70
Vấn đề 1 : MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT Ý THỨC . Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Nêu quan điểm vật chất Quan niệm vật chất được con người quan niệm từ thời xa xưa nhưng còn rất đơn giản, thô sơ như: nước, lửa, kim, thủy, mộc, hỏa, thổ… người cổ đại lấy quan điểm từ tự nhiên không do một thần linh nào. Định nghĩa vật chất : - Sự phát triển của khoa học tự nhiên mà đặc biệt là trong lĩnh vựa vật lý học hiện đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã làm cho các nhà duy vật rơi vào tình trạng khủng hoảng về thế giới quan. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở kế thừa những quan điểm về vật chất của các nhà duy vật trong thời kỳ cổ đại và cận đại, Lenin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học này và đã nêu ra một định nghĩa về vật chất đặt trong mối liên hệ với ý thức nhằm khẳng định bản chất vật chất của thế giới : Vật chất là phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lenin : Toàn tập , Nxb. Tiến bộ , Moscow, 1980, t.18, tr.151). - Phân tích định nghĩa như sau: + Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày. + Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất. + Thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Điều đó khẳng định "thực tại khách quan" (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất). Còn "cảm giác", (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức. + "Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Điều đó nói lên "thực tại khách quan" (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể bằng "cảm giác" (ý thức) con người có thể nhận

Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Vấn đề 1 : MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC . Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1. Nêu quan điểm vật chất

Quan niệm vật chất được con người quan niệm từ thời xa xưa nhưng còn rất đơn giản, thô sơ như: nước, lửa, kim, thủy, mộc, hỏa, thổ… người cổ đại lấy quan điểm từ tự nhiên không do một thần linh nào.

Định nghĩa vật chất :

- Sự phát triển của khoa học tự nhiên mà đặc biệt là trong lĩnh vựa vật lý học hiện đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã làm cho các nhà duy vật rơi vào tình trạng khủng hoảng về thế giới quan. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở kế thừa những quan điểm về vật chất của các nhà duy vật trong thời kỳ cổ đại và cận đại, Lenin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học này và đã nêu ra một định nghĩa về vật chất đặt trong mối liên hệ với ý thức nhằm khẳng định bản chất vật chất của thế giới :“Vật chất là phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lenin : Toàn tập , Nxb. Tiến bộ , Moscow, 1980, t.18, tr.151).

- Phân tích định nghĩa như sau:+ Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu

theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

+ Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

+ Thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Điều đó khẳng định "thực tại khách quan" (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất). Còn "cảm giác", (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

+ "Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Điều đó nói lên "thực tại khách quan" (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể bằng "cảm giác" (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và "thực tại khách quan" (vật chất) chính là nguồn gốc nội dung của "cảm giác" (ý thức).

Trong định nghĩa này, con người không sinh ra vật chất mà chỉ dựa vào vật chất để nhào nặn nó , chuyển đổi nó từ dạng này thành dạng khác để phục vụ con người.VD : con người chuyển đất đá thành gạch, xi măng xây nhà .

Thuộc tính quan trọng nhất để phân biệt giữa vật chất và ý thức là tồn tại khách quan.

Định nghĩa vật chất mang lại ý nghĩa khoa học lớn lao:

- Một là, bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất. Hiểu đúng vật chất là gì để từ đó thấy được những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm.

- Hai là, khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất bao gồm duy vật thời cổ đại và duy vật siêu hình, nhận thức được yếu tố vật chất cả trong tự nhiên và xã hội.

- Ba là, góp phần mở đường cho khoa học phát triển do thừa nhận khả năng nhận thức của con người. Mở đường cho các ngành khoa học phát triển: VD: Khoa học xã hội: vật chất là cái nền tảng đầu tiên sau đó mới đến các tiêu chí về văn hóa, đạo đức => phú quý sinh lễ nghĩa.

2. Quan niệm về ý thức

Page 2: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Ý thức được hình thành trên cơ sở 2 nguồn gốc : nguồn gốc tự nhiên (bao gồm thế giới khách quan và bộ não người) và nguồn gốc xã hội (bao gồm lao động và ngôn ngữ). Trong 4 yếu tố đó , lao động luôn đóng vai trò quyết định nhất.

Nguồn gốc

Bản chất của ý thức

- Quan điểm vật chất siêu hình: Là phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người (Sai lầm ở chỗ phản ánh sự vật 1 cách quá cứng nhắc, không thay đổi, không biến động).

- Quan điểm duy tâm chủ quan: VD cái đẹp phụ thuộc vào sự chủ quan, đánh giá, quan niệm con người. Cái đẹp không phải nằm trên đôi má của người con gái chưa chồng mà cái đẹp nằm trong đôi mắt của chàng trai si tình. Thương nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo

- Quan điểm duy vật biện chứng: (Mác-Lenin): ý thứclà sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, với tính năng động ý thức sẽ sang tạo lại hiện thực xã hội theo nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện ở việc con người thu nhận thông tin, cải biến thông tin trên cơ sở cái đã có, ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất. Ý thức có thể tiên đoán, tiên liệu tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thiết khoa học. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện tượng xã hội, ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan. Đây chính là bản chất xã hội của ý thức.

Ý thức là 1 hiện tượng xã hội, mang bản tính XH+ Ý thức cá nhân là ý thức XH nhưng được phản ánh ở các mức độ theo trình độ khác nhau giữa các cá

nhân.

Page 3: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Ý thức cá nhân không tách rời khỏi ý thức xã hội.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

- Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ có con người mới có ý thức. Do đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức.

+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất.VD:Những ước mơ phong tục, tập quán, thói quen nảy sinh trên những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiễn xã hội – lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiền đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng, văn hoá nhân loại.

+ Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức, sự biến đổi của ý thức là sự phản ảnh đối với sự biến đổi của vật chất. Vì: Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sốngquyết định. Và những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất. Hay nói cách khác, do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó cũng luôn luôn biến đổi theoVD: tại sao đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường? Vì điều kiện vật chất là môi trường đang bị ô nhiễm và còn người nhận thức được sự ô nhiễm môi trường này nên muốn bảo vệ môi trường.

+ Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức. VD: cái khó ló cái khôn.+ Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn.

VD : muốn phát triển thì phải có vật chất. Có thực mới vực được đạo.

- Sự tác động của ý thức đối với vật chất :

+ Phản ánh thế giới khách quan: tìm ra bản chất, quy luật phát triển của sự vật.+ Cải biến sáng tạo thế giới khách quan.

Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động của ý thức đối với vật chất có thể diễn ra theo các chiều hướng khác nhau, phụ thuộc vào việc con người nhận thức đúng, hành động đúng với quy luật khách quan hay không. Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất. Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất. 

Ví dụ : Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.

Đối với nước ta, việc vận dụng nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung trước năm 1975 là hoàn toàn đúng đắn nhằm huy động tối đa sức người, sức của cho công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giành độc lập ở miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên sau năm 1975, do việc duy trì quá lâu  cơ chế quản lý kinh tế – xã hội này, khi  không còn phù hợp với tình hình  mới nữa nên đã kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:

Page 4: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Vì vật chất quyết định nội dung và sự biến đổi của ý thức cho nên trong họat động nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng nguyên tắc khách quan, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan.

- Vì ý thức có khả năng tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người nên cần phát huy tính năng động của quan của ý thức; phát huy vai trò của tri thức khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn. Nếu không phát huy tính năng động sẽ không phát triển. Cái phát huy tính chủ quan của ý thức => giải thích cho người người không có điều kiện học tập mà vẫn đậu thủ khoa.

- Thực hiện nguyên tác tôn trong khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí ; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực , lấy ý muộn chủ quan làm chính sách , lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược , sách lược.(Chủ quan duy ý chí là lấy tình cảm , chủ quan quyết định) v.v… Đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm , xem thường tri thức khoa học , xem thường lý luận , bảo thủ , trì trễ , thụ động v.v… trong hoạc động hận thức và thực tiễn. Chống lại 2 hướng là trì trệ :

+ Chủ quan duy ý chí.+ Bảo thủ.

5. Liên hệ thực tiễn VN :

Trước thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất còn chưa có, chúng ta nôn nóng muôn đốt cháy giai đoạn

nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất mà không

nhìn thấy vai trò quyết định của lực lượng sản xuất. Sau giải phóng đất nước ta là một đất nước nông nghiệp

với số dân tham gia vào ngành này tới hơn 90%. Nhưng chúng ta vẫn xây dựng các nhà máy công nghiệp

trong khi để nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thêm

vào đó là sự phân công không hợp lý về quản lý nhà nước và của xã hội, quyền lực quá tập trung vào Đảng,

và Nhà nước quản lý quá nhiều các mặt của đời sống xã hội, thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã hội

thiếu sức sống, thiếu năng động và sáng tạo. Ở đây chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan của

thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và

phải trải qua nhiều chặng đường.

Để vực nền kinh tế lạc hậu của nước nhà, Đảng xác định là phải phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần để tăng sức sống và năng động cho nền kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển các quan hệ

hàng hoá và tiền tệ và tự do buôn bán, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và phát triển theo khuôn khổ

của pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu là làm cho thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể

đóng vai trò chủ đạo. Song song quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì chúng ta

cũng cần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta cũng cần mở rộng giao lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào tổ chức thương

mại thế giới WTO, AFTA... đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn vậy, ta phải đa

phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác, phải quán triệt trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không

can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị – xã hội nhằm khai thác tiềm

Page 5: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

năng lao động, tài nguyên thiên nhiên đất nước, tăng xuất nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện

đại và kinh nghiệm quản lý

Với các chủ trương trên ta nhận thấy vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, đó cũng là bài

học quan trọng của Đảng là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy

luật khách quan”.

VẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gắn liền với nguyên lý về sự phát

triển. Hai nguyên lý này thống nhất hữu cơ với nhau vì liên hệ là nguồn gốc của vận động, không có sự vận

động sẽ không có sự phát triển. Do vậy trong nhận thức và hành động, chúng ta phải quán triệt quan điểm

toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển.

1. Nguyên lý về MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

a. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện

tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế

giới, đồng thời cũng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những

mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng. Đó là các mối liên hệ giữa:

các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng,…

b. Tính chất của các mối liên hệ

- Tính khách quan: vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng; tồn tại độc lập không phụ thuộc

vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động

thực tiễn của mình.VD: Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong chuỗi thức ăn.

- Tính phổ biến: vì nó là mối liên hệ vốn có tồn tại ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng, một quá

trình; giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình; cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó bắt nguồn từ

tính thống nhất vật chất của thế giới.VD: Giữa các bộ phận trong con người luôn có mối liên hệ mật

thiết. Đồng thời, giữa người và người luôn có mối quan hệ với nhau.

- Tính đa dạngcủa các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau

đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển

của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác

nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính

chất và vai trò khác nhau. Và vì nó còn diễn ra trong không gian và thời gian khác nhau.VD: Mối liên hệ

Page 6: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng, cụ thể là liên hệ  bên trong, liên hệ  bên ngoài, liên hệ

gián tiếp, trực tiếp , liên hệ cơ bản, không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu. Riêng trong lĩnh vực xã

hội: có rất nhiều MỐI LIÊN HỆ khác nhau như: kinh tế , chính trị , xã hội , văn hóa , dân tộc, tôn giáo,

huyết thống, làng xã...

c. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Vì mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ với nhau, vì vậy, trong quá trình nhận thức bắt buộc

ta phải tôn trọng quan điểm toàn diện. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là khi nhận thức sự vật phải

luôn đặt sự vật trong mối liên hệ, xác định rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, đồng thời chốn quan

điểm phiến diện, chiết trung.VD: khinghiên cứu 1 nước thì đặt nó trong quan hệ với các nước trong khu

vực.

- Vì mối liên hệ đa dạng, phong phú nên trong hoạt động nhận thức ta phải tôn trọng quan điểm lịch sử- cụ

thể. Yêu cầu của quan điểm lịch sử- cụ thể là:

+ Một là, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải chú ý đến điều kiện lịch sử - cụ thể của sự vật,

hiện tượng. Phải phản ánh sự vật, hiện tượng trong những thời điểm lịch sử - cụ thể khác nhau: trong

quá khứ, hiện tại và tương lai, trong quan hệ cụ thể của nó với sự vật và hiện tượng khác. Bởi vì sự

vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Nếu sự nghiên của chúng ta

tách sự vật, hiện tượng ra khỏi không gian và thời gian tồn tại của nó thì mọi kết luận sẽ sai lầm.

+ Hai là, vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra,

đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của vấn đề đó trong hoàn

cảnh lịch sử - cụ thể như thế nào. Phải biết cụ thể hóa, cá biệt hóa cái chung vào từng cái riêng, tránh

rập khuôn, giáo điều, máy móc.

2. Nguyên lý về SỰ PHÁT TRIỂN

a. Khái niệm sự phát triển:

- Quan điểm siêu hình cho rằng nguồn gốc của sự phát triển là do sự tác động từ bên ngoài sự vật. Nếu có

thừa nhận sự phát triển thì họ cho rằng đó chỉ là sự tăng giảm về số lượng, sự tuần hoàn, lặp lại cái cũ,

không có sự biến đổi về chất, không có sự kế thừa.

- Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng phát triển là quá trình cái cũ mất đi, các mới ra đời, là sự vận

động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

+ Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới vật chất, là một dạng đặc biệt của sự vận động. Phát

triển không đồng nhất với vận động.

+ Trong sự vận động và phát triển có cả sự đứng im, thậm chí thụt lùi.

+ Phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọc cái cũ.

b. Tính chất của sự phát triển:

- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển của sự vật hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của con

người hay sức mạnh siêu nhiên mà đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong bản

thân sự vật.

Page 7: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội và trong tư duy của con

người. Sự phát triển diễn ra đối với mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự

vật, hiện tượng đó. Trong mọi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái

mới, phù hợp với quy luật khách quan.

- Tính đa dạng, phong phú: được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện

tượng song đối với những lĩnh vực, sự vật, hiện tượng khác nhau thì sự phát triển diễn ra cũng sẽ là khác

nhau và trong từng giai đoạn trong bản thân sự vật thì sự phát triển cũng khác nhau. Tồn tại ở những

không gian và thời gian khác nhau thì sự vật phát triển cũng sẽ khác nhau.

Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều tác động từ nhiều sự

vật, hiện tượng hay quá trình khác; ngoài ra, còn chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch

sử cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng thay đổi của sự vật, hiện tượng thậm chí có

thể làm cho sự vật hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt

khác.

c. Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong nhận thức và hành động phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển yêu cầu:

- Xem xét, phân tích sự vật, hiện tượng trong sự vận động, biến đổi qua từng giai đoạn lịch sử, từng môi

trường cụ thể. Ví dụ, thông thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt

độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch

sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát

triển của các hệ thống đó.

- Phát hiện và dự báo xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. VD: Đảng khẳng định “CNXH trên thế

giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnh của các dân

tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử loài người

nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội IX, trang 65)

- Khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến. Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô hình

CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ở Liên Xô có bao nhiêu Bộ,

Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc về công nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát

triển công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ.

- Phải lạc quan cách mạng, tin tưởng vào cái mới. VD: Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là

một quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những

bệnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan duy ý chí

… dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng định “Theo quy luật

tiến hóa của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”

VẤN ĐỀ 3: QUY LUẬT THỐNG NHẤTVÀĐẤU TRANHCỦACÁC MẶT ĐỐI LẬP

Page 8: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

(QUY LUẬT MÂU THUẪN), PHẢN ÁNH NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰCCỦASỰ PHÁT TRIỂN.

1. MÂU THUẪN là hiện tượng KHÁCH QUAN và PHỔ BIẾN.

Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập, khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

Phép biện chứng duy vật thừa nhận rằng mâu thuẫn là khách quan và phổ biến nghĩa là mọi sự vật hiện tượng cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều chứa đựng những mặt, những yếu tố có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, đồng thời vừa ràng buộc tác động qua lại, vừa loại trừ nhau. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi lúc trong quá trinh phát triển của sự vật, không có mâu thuẫn này cũng có mâu thuẫn khác.

Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu tróc tự thân bên trong của sự vật quy định nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sù trong cùng mét lóc có thể có nhiều mặt đối lập.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, quy định lẫn nhau và là tiền đề cho nhau của các mặt đối lập.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đó.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong thế giới được thể hiện dưới hình thức khác nhau. Đồng thời nó là một quá trình phức tạp diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau.

2. MÂU THUẪN là nguồn gốc và động lực của SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN.Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập

dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.

Trong quá trình tác động qua lại này, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời vì nó chỉ tồn tại trong một điều kiện, thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im tương đối của sự vật.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại ổn định cũng như nhảy vọt của vật chất. Ngay trong sự thống nhất ấy thì sự đấu tranh vẫn diễn ra tạo nên động lực bên trong dẫn đến sự chuyển hóa các mặt đối lập, cái cũ mất đi, cái mới ra đời.

Sự tác động qua lại đẫn đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện mâu thuẫn thể hiện ở khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải

Page 9: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trên thê giới.

3. Các loại mâu thuẫn.

Mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng; tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, điều kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. Dựa vào vai trò, vị trí của mâu thuẫn trong quá trình phát triển của sự vật, phép biện chứng duy vật khái quát 1 số mâu thuẫn sau:

+ Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; trong đó, mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng; mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác (ví dụ: đồng hóa-dị hóa: bên trong; cơ thể-môi trường: bên ngoài); cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại).

+ Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật (liên hệ: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa). Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải

+ Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.

4. Ý nghĩa phương pháp luận.

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn.

Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.

Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

VẤN ĐỀ 4: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

1. Khái niệm thực tiễn và những hình thức cơ bản của thực tiễn :

Page 10: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Khái niệm- Thực tiễn là toàn bộ hoat động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải

biến tự nhiện và xã hội .- Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng công cụ vật chất tác động vào

đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình.- Thực tiễn là hoạt động đặc trưng cho bản chất người và không ngừng phát triển bởi các thế hệ loài

người, vì thế thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động có tính lịch sử - xã hội, nó diễn ra trong những điều kiện tất yếu khách quan của lịch sử.

- Mục đích của thực tiễn là cải biến thế giới.Những hình thức cơ bản của thực tiễn:

- Sản xuất vật chất: đây là hình thức cơ bản nhất. Đây là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội.

- Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm giúp cải biến những quan hệ chính trị - xã hội. Nó có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng xã hội. Đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.

- Hoạt động thực nghiệm khoa học:là hoạt động của con người được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm nhận thức và biến đổi tự nhiên và xã hội. Hình thức này tác động trực tiếp đối với sự phát triển của nhận thức khoa học.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có va trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Thực tiễn : đích Nhận thức : mũi tênMũi tên nhắm tới đích

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức :- Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Thông qua thực tiễn, con người tác động vào tự

nhiện, buộc nó phải bộc lộ các thuộc tính, những quy luật vận động, khiến con người có thể nhận thức chúng. Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, tức làm cơ sở cho nhận thức. Mọi nhận thức dù ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn tự thực tiễn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức :

Page 11: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Nhận thức có động lực trực tiếp là nhu cầu trí tuệ (muốn hiểu biết). Song , xét tới cùng, động lực cơ bản, có tính chất quyết định đối với nhận thức là thực tiễn, bởi :+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Chính trong thực tiễn

con người vấp phải không ít trở ngại, khó khăn, thậm chí thất bại. Điều đó buộc con người phải ra sức tìm hiểu (nhận thức) để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra.VD: Từ nhu cầu phải chưã trị những bệnh nan y và từ nhu cầu khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người nên con người đã tìm hiểu để khám phá và giải mã bộ gen người.

+ Chính trong thực tiễn, các giác quan của con người dần được hoàn thiện, công cụ nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại (như kính vi điện tử, kính thiên văn, công nghệ thông tin, công nghệ nano…) khiến cho năng lực tư duy (tức nhận thức của con người ngày càng phát triển).

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức :- Trong phạm vi hạn hẹp, có thể mục đích của nhận thức là chính nhận thức. Tuy nhiên, suy cho cùng,

mục đích của mọi nhận thức không phải vì nhận thức, mà là để cải biến thế giới khách quan. Cải biến xã hội(tức thực tiễn), vì nhu cầu của con người. Như vậy, nhận thức từ thực tiễn mà ra phải quay về phục vụ thực tiễn. Đặc biệt lý luận khoa học chỉ thực sự có giá trị nó được vận dụng vào thực tiễn.VD: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và phát triển.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:- Điều này có nghĩa là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Mặc dù

sự đúng, sai của các luận đề trong một số lĩnh vực khoa học có thể có tiêu chuẩn logic nội tại của nó. Song, xét tới cùng, chính thực tiễn mới là tiêu chuẩn kiểm nghiệm sự đúng (chân lý), sai của các luận đề đó.Ngoài ra, cũng cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.VD: Trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng của mình là tốt nhất. Nhưng mặt hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn để kiểm nghiệm.3. Ý nghĩa phương pháp luận :

- Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Quan điểm thực tiễn yêu cầu: + Một là, nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn , dựa trên cơ sở thực tiễn , đi sâu vào nghiên cứu thực

tiễn, phải coi trọng việc tổng kết thực tiễn.+ Hai là, nghiên cứu lý luận phải nhằm phục vụ thực tiễn , học đi đôi với hành.+ Ba là, tránh lý luận xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai làm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan

lieu. Liên hệ trong giáo dục: “Học đi đôi với hành. Giáo dục gắn bó với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

VẤN ĐỀ 5:QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI

TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Theo Ph.Angghen, “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất”. Chính vì vậy mà ta có thể nói, sản xuất vật chất là một trong những hoạt động đặc trưng của con người.

Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất(tức là quá trình cải biến tự nhiên) con người tất yếu cẩn phải có lực lượng sản xuấtvà cần phải thiết lập các mối quan hệ sản xuất; trên cơ cở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật…

Page 12: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Lực lượng sản xuấtlà tổng hợp các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Hay nói một cách đơn giản hơn, lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố thuộc về người lao động (năng lực, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm… của người lao động) và các tư liệu sản xuất (đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…).

Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Vì, suy cho cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người. Đồng thời, giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất đều phụ thuộc vào trình độ sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

Ví dụ: thời kì nguyên thủy, con người bắt cá bằng hai bàn tay. Không lâu sau, con người đã biết vót chông để bắt cá. Sau đó, con người đã biết đan lưới để đánh cá. Và hiện nay, con người có thể đánh cá xa bờ với sự trợ giúp của các loại tàu hiện đại có trọng tải lớn. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao. Như vậy, lực lượng sản xuấtcó tính sáng tạovà tính sáng tạo đó có tính lịch sử.

Lực lượng sản xuấtlà nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chấtcủa quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có lực lượng sản xuất thì chưa thể diễn ra quá trình sản xuất được mà còn cần có những quan hệ sản xuấtđóng vai trò là hình thức xã hộicủa quá trình sản xuất ấy.

Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ kinh tếgiữa người với ngườitrong quá trình sản xuất(sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác. VD: Trong thời kì phong kiến, địa chủ sở hữu ruộng đất, nông dân chỉ có thể cày mướn trên mảnh đất đó.Và các sản phẩm được làm ra cũng thuộc về tay các địa chủ, người nông dân chỉ được trả công cho việc cày mướn. Khi đó, quan hệ sở hữu là sở hữu tư nhân (tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất). Do đó, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột.

Quy luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) bao gồm hai mối quan hệ cơ bản giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một là: mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Hai là: mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Trước hết, ta xét về“mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất”.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình đó. Chính vì vậy mà mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tế của lực lượng sản xuất hiện thực trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử.

Page 13: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Tuy nhiên, QHSX, với tư cách là hình thức của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có tác động trở lại với LLSX. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu QHSX phù hợp với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự phát triển LLSX thì sẽ có tác dụng tích cực, và ngược lại, nếu không phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực.

Tiếp theo là: “mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn”.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một phương thức sản xuất xác định, LLSX của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của QHSX đối với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển. Nhưng chính sự phát triển của LLSX lại luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với QHSX. Những QHSX hiện thực này từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các LLSX đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó. Từ đó, xuất hiện nhu cầu khách quan là phải tái thiết lập mối quan hệ giữa chúng theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. VD: Trong xã hội tư bản, tính chất nền sản xuất hàng hóa cao (dây chuyền, công nghệ mang tính xã hội, công cụ phát triển, con người có trình độ phát triển) nhưng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất (bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dẫn đến giá trị thặng dư mà công nhân hưởng rất ít, coi lao động là bắt buộc). Do không phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nên dẫn đến mâu thuẫn giai cấp (tư sản và vô sản). Từ đó nảy sinh đấu tranh giai cấp để thay đổi quan hệ sản xuất cũ thành quan hệ sản xuất mới, đó là: cộng sản chủ nghĩa bình đẳng.

Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất kĩ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến sự khác biệt và đối lập, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với thực trạng phát triển của LLSX. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.

Tóm lại, trong phạm vi phân tích sự phát triển của xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là nội dung cơ bản của: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất, nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Nhờ quy luật này mà ta có thể thấy được sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất thấp đến phương thức sản xuất cao hơn. Hơn nữa, quy luật này còn vừa là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện tượng xã hội và các sự biến đổi trong đời sống chính trị, văn hóa của các cộng đồng người trong lịch sử; vừa là cơ sở lý luận khoa học cho

Page 14: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

việc xác định đường lối phát triển đất nước, theo đó để phát triển đất nước, trước hết phải phát triển LLSX, trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX từng bước thiết lập QHSX phù hợp, phải chú ý đến vai ò tích cực của QHSX với LLSX.

VẤN ĐỀ 6 : MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘIVÀÝ THỨC XÃ HỘI

1. Khái niệm TỒN TẠI XÃ HỘIvà Ý THỨC XÃ HỘI:Tồn tại xã hội(TTXH) là phạm trù chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất

của xã hội. Bao gồm:- Phương thức sản xuất vật chất;- Điều kiện tự nhiên: hoàn cảnh địa lý;- Điều kiện dân cư: dân số và mật độ dân số

Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử loài người

Ý thức xã hội (YTXH) là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm các tư tưởng, quan điểm (về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật) cùng những tình cảm, tâm trạng, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định. Kết cấu của YTXH:

- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội: YTXH bao gồm các hình thái khác nhau (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học,…).

- Theo trình độ phản ánh: YTXH bao gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận, trong đó:Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hằng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận.

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.

- Theo 2 trình độ và 2 phương thức phản ánh của YTXH đối với TTXH, thì YTXH gồm: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.Tâm lý xã hội: toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí… của những cộng đồng người nhất định; là sụ phản ánh trực tiếp và tự phát đối vói hoàn cảnh sống của họ.

Hệ tư tưởng xã hội: toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội.

Trong xã hội có giai cấp => YTXH cũng có tính giai cấp.=> Phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giai cấp.

Page 15: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Mỗi giai cấp đều có đời sống sinh hoạt tinh thần đặc thù của nó nhưng hệ tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội, nó có ảnh hưởng đến ý thức của các giai cấp trong đời sống xã hội.

Theo quan niệm của C.Mác và PH.Ăngghen: “Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối”

2. MỐI QUAN HỆbiện chứng giữa TỒN TẠI XÃ HỘIvà Ý THỨC XÃ HỘIVai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội:

C.Mác và PH.Ăngghen đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất.

=> Không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó (không thể tìm trong đầu óc con người) mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Không thể giải thích được chính xác nguyên nhân cuối cùng cho sự biến đổi của một thời đại nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Cần phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, thì:

- TTXH quyết định YTXH - YTXH là sự phản ánh đối với TTXH;

YTXH phụ thuộc TTXH. Khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì YTXH (gồm những tư tưởng, lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật) tất yếu sẽ biến đổi theo.

- TTXH quyết định YTXH không phải một cách đơn giản trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:

Theo nguyên lý “TTXH quyết định YTXH” thì khi TTXH biến đổi sẽ tất yếu dẫn đến những sự biến đổi của YTXH. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng diễn ra bởi có nhiều yếu tố của YTXH (trong đời sống tâm lý XH và hệ tư tưởng XH) có thể tồn tại rất lâu dài, ngay cả khi cơ sở TTXH nảy sinh ra nó đã được thay đổi căn bản. VD: chế độ phong kiến đã qua rất lâu nhưng ý thức tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại cho đến ngày nay, như: trọng nam khinh nữ, đầu óc gia trưởng, …Nguyên nhân của sự tồn tại này là vì: 1) Bản chất của YTXH chỉ là p/ánh của TTXH => YTXH chỉ có thể b/đổi sau khi có sự b/đổi của TTXH.

Nhưng sự b.đổi của TTXH diễn ra với tốc độ nhanh do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn.=> YTXH không thể phản ứng kịp.

Page 16: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

2) Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán, tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH.3) YTXH luôn gắn với lợi ích của từng nhóm, từng giai cấp nhất định trong XH => những tư tuỏng cũ, lạc

hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ, truyền bá (nhằm chống lại lực lượng XH tiến bộ).

+ Ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hội (do nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật), dự báo một cách khoa học sự vận động xã hội trong tương lai.

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của XH đặt ra. Tuy nhiên, suy đến cùng, khả năng phản ánh vượt trước của YTXH vẫn phụ thuộc ít nhiều vào TTXH.

VD: Năm 1960, Bác Hồ đọc diễn văn lễ mừng Quốc khánh 2-9-1960 trong bối cảnh miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, diễn văn có đoạn viết: "Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".

Tất cả những gì Bác dự báo đều đã trở thành sự thật. 15 năm sau ngày Bác đọc diễn văn mừng lễ Quốc Khánh (2/9/1960) với sự quả quyết “Bắc Nam sum họp một nhà”, mùa xuân 1975, thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất, Nam Bắc một nhà như tiên đoán diệu kỳ của Bác.

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó (kế thừa ý thức xã hội cũ, sau đó bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp.

Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Lịch sử phát triển của tư tưởng cũng cho thấy, những giai đoạn hưng thịnh/suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật,… nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh/suy tàn của nền kinh tế tại thời điểm đó. Vì vậy, không thể giải thích 1 tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà bỏ qua các giai đoạn phát triển tư tưởng trước.

Tính kế thừa của YTXH thể hiện rõ trong tập quán, truyền thống văn hóa của XH. Trong XH có giai cấp, tính kế thừa của YTXH gắn liền với t/chất g/cấp của nó. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của XH cũ để lại trên cơ sở thế giới quan mácxít. V.I.Lê Nin nhấn mạnh: “Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy dưới ách thống trị của XH tư bản, XH của bọn địa chủ, quan liêu”.

VD: Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong toàn bộ tư tưỏng của loài người mà trực tiếp là kế thừa triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Và giờ đây, chúng ta đang phân tích và vận dụng những tinh hoa trong sáng tạo của 2 ông nhằm mực đích phát triển xh hiện tại.

+ Giữa các hình thái ý thức xã hội, có sự tác động qua lại trong sự vận động và phát triển của chúng;

YTXH được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái YTXH sẽ phản ánh 1 đối tượng nhất định, 1 phạm vi nhất định của TTXH,

Page 17: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ với nhau. => Không thể giải thích TTXH một cách trực tiếp từ một số mặt, tính chất trong mỗi hình thái ý thức.

Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến những hình thái ý thức khác.

VD: Ở Tây Âu thời trung cổ thì tôn giáo đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần của XH như: triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền. Tuy nhiên, các nước Tây Âu ở giai đoạn lịch sử sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn, tác động mạnh mẽ đến các hình thái YTXH khác.

Ngày nay, trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái YTXH, ý thức chính trị thường có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội thông qua hoạt động của con người

Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của YTXH, biểu hiện tập trung vai trò của YTXH đối với TTXH.

Thường diễn ra theo 2 hướng:

- Nếu ý thức xã hội (tiến bộ) - phản ánh đúng tồn tại xã hội, đúng hiện thực, quy luật kinh tế khách quan => sẽ định hướng đúng cho con người trong cải tạo hiện thực => thúc đẩy XH ptriển.

- Nếu ý thức xã hội (lạc hậu) => ngăn cản sự ptriển của XH.Nói chung ý thức xã hội vai trò của nó phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:

- Phụ thuộc vào giai trò lịch sử của giai cấp, vươn cao ngọn cờ tư tưởng (tức là những lực lượng giai cấp tiên phong).

- Phụ thuộc vào mức độ vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng đó của chủ thể lãnh đạo quản lý.

- Phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của những tư tưởng đó vào quần chúng.TÓM LẠI:

YTXH phụ thuộc vào TTXH nhưng nó vẫn có tính độc lập tương đối của nó.

Vì vậy, nếu chỉ thấy TTXH quyết định YTXH, một cách máy móc, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của YTXH mà không thấy vai trờ của TTXH => rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

3. Ý nghĩa phương pháp luậnQuan điểm duy vật mắc xích về “tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội” là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử; là một trong những cơ sở phương pháp luận căn bản của hoạt động nhận thức và thực tiễn:

+ Việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội ta cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh nó.

Page 18: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.

4. Vận dụng vào thực tiễn- Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả 2

mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội.

VD: Muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì cần phải đưa công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm thủ công truyền thống của người nông dân sang làm ăn lớn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để cho năng suất cao.- Đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến

những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong TTXH.

Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, cần phát huy những tư tưởng tiến bộ cách mạng đấu tranh đẩy lùi các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. VD: Cần phải đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và không

ngừng tiếp thu, ứng dụng những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của nhân loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xem văn hoá là nền tảng tinh thần trong đời sống xã hội là động lực mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội…

- Thứ tư, ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và phát triển của xã hội tương lai.

Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật vận động, phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong đời sống xã hội như: bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng toàn cầu...

- Thứ năm, nghiên cứu các hình thái xã hội, trong đó, ý thức chính trị, ý thức pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến việc hình thành ý thức công dân và thực hành ý thức xã hội.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội. Lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là định hướng quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước.

- Phải thường xuyên đổi mới các TTXH lẫn YTXH, trong đổi mới TTXH cần quán triệt quan điểm toàn diện, đồng bộ, trong đó vai trò của phương thức sản xuất là quan trọng quyết định.

VẤN ĐỀ 7: HÀNG HÓA

- Sản xuất hàng hóa, các điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hóa

- Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

- Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

Page 19: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA, các ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI và ƯU THẾ của sản xuất hàng hóa

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hµng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của lịch sử loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Với những thuộc tính của mình hàng hoá giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản. “ Có nền kinh tế hàng hoá thì tất nhiên tồn tại cạnh tranh cạnh tranh là quy luật bắt buộc của nền kinh tế hàng hoá”. Vì vậy việc nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó là một việc quan trong có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với quá trình cạnh tranh

Cho đến cuối thời kỳ Công xã nguyên thủy, đầu thời kỳ Chiếm hữu nô lệ, nền sản xuất hàng hóa mới ra đời, tuy nhiên nó không hoàn toàn phủ định nền sản xuất tự cung tự cấp mà chúng cùng tồn tại và tùy thuộc vào hoàn cảnh mà kiểu sx nào phổ biến hơn.

Khi bắt đầu thời kỳ CHNL, sx hàng hóa ngày càng phổ biến do tính ưu thế bởi nhờ vào quá trình sxhh sẽ thúc đẩy llsx phát triển, nâng cao năng suất lđ xh, thúc đẩy quá trình xã hội hóa sx và tạo điều kiện cho nền sx lớn ra đời.

Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, sản phẩm được sx ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất, tái sản xuất đều gắn với thị trường. những vấn đề kinh tế lớn đều được giải quyết thông qua thị trường.

Sản xuất hàng hoára đời, tồn tại và phát triển dựa trên 2 điều kiệnsau đây: 

* Phân công lao động xã hội 

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Kéo theo sự phân công lao động xã hội là chuyên môn hoá sản xuất: mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một vài loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau để thoả mãn nhu cầu của mỗi người. Phân công lao động xã hội là cơ sở và tiền đề của sản xuất hàng hoá. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng và đa dạng hơn. 

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. . Vậy để sản xuất hàng hoá ra đời cần phải có thêm điều kiện nữa. 

*Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất trong XH . Sự tách biệt này do sự khác nhau về quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sx mà khởi thủy là chế độ tư hữu về tư liệu sx quyết định.

Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động 

Chế độ tư hữu đã làm cho tư liệu sản xuất là của riêng mỗi người nên họ hoàn toàn có quyền quyết định quá trình sản xuất của mình; chế độ tư hữu tạo nên sự độc lập về kinh tế giữa những người sản xuất,chia cắt họ thành từng đơn vị riêng lẻ, trong quá trình sản xuất những người sản xuất có quyền quyết định về việc sản xuất loại hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, bằng cách nào và trao đổi với ai. Như vậy, chế độ tư hữu làm cho những người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau, nhưng phân công lao động lại làm cho

Page 20: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

họ phụ thuộc vào nhau. Đây là một mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn này phải thông qua trao đổi, mua-bán sản phẩm của nhau trên cơ sở trao đổi ngang giá sp, do đó nền kinh tế hàng hóa ra đời. 

Trên đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá. 

Như vậy, Sản xuất hàng hoácó những đặc trưng cơ bảnsau: 

* Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua-bán. 

Trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau: sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự cung, tự cấp: sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người nông dân trong thời kì công xã nguyên thuỷ, sản xuất của những nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến v.v. và Sản xuất hàng hoá: để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua-bán. 

* Lao động của người sản xuất hàng hoá vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.   Sở dĩ nói như vậy là bởi vì tất cả các sản phẩm đều được sx ra cho xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của người làm ra nó vừa đáp ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội. Tuy vậy do tồn tại về chế độ tư hữu về tư liệu sx làm cho lao động của người sx hàng hóa mang tính chất tư nhân bởi vì việc sản xuất ra cái gì tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng và tư bản độc lập của mỗi người. Chính vì thế mà khi tham gia vào lao động xã hội tính chất tư nhân trong lao động của người sx hàng hóa sẽ phù hợp hay không phù hợp với tính chất, nhu càu của XH

Đây cũng là cơ sở dẫn đến khủng hoảng. 

=> Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hoá. 

Ưu thế của sản xuất hàng hoá. So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế sau đây: 

- Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất.

Khai thác được những lợi thế: tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. 

=> Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hoá lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hoá lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng, sâu sắc.

=> nó phá vỡ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế giữa các quốc gia với nhau. 

- Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển 

- Trong nền sản xuất hàng hoá, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết

Page 21: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải thiện hình thức và chủng loại hàng hoá, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn. 

- Trong nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

2. Hàng hóa, THUỘC TÍNH của hàng hóa &MỐI QUAN HỆ giữa các THUỘC TÍNH

Trong nền sản xuất hàng hóa tồn tại một phạm trù lịch sử đó chính là hàng hóa. Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra, nó có thể làm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa là sản phẩm của lao động của con người làm ra, nó tồn tại rất đa dạng phong phú dưới nhiều dạng vật thể như nhà cửa, xe cộ…hoặc dưới dạng phi vật thể như du lịch, truyền hình cáp, sóng điện thoại di động…nó cũng có thể cùng một lúc đáp ứng cho nhiều người cùng sử dụng công cộng như cầu đường, dịch vụ Internet…hoặc cũng có thể chỉ cho một cá nhân sử dụng như quần áo, dày dép…Nhưng dù những đặc tính của mỗi hàng hóa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị.

Khi nhắc tới hàng hóa ta sẽ nghĩ ngay đến thuộc tính đầu tiên là giá trị sử dụng. Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ: gạo để nấu ăn, vải để mặc, sắt thép để chế tạo máy… Các loại vật phẩm đều có một số công dụng nhất định. Đây là một thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Con người ta không thể sử dụng ý chí của mình để chi phối sáng tạo hay hủy bỏ một hay một vài thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa mà chỉ có thể phát hiện thêm những thuộc tính mới của hàng hóa và lợi dụng chúng để tạo thêm những giá trị sử dụng mới nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. Không phải bất kỳ vật nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa, như nước trong tự nhiên, không khí con người hít thở mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn, nhưng không phải là hàng hóa. Để trở thành hàng hóa phải có giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng khi nói như thuộc tính hàng hóa sẽ không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sx hàng hóa mà là giá trị sử dung cho người khác, cho xã hội thông qua việc trao đổi mua bán.

Thuộc tính thứ hai của hàng hóa là thuộc tính giá trị. Thuộc tính giá trị của hàng hóa nói lên hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi.

Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động sẽ không có giá trị. Tương tự sản phẩm tiêu phí sức lao động càng nhiều để sx thì giá trị càng cao.

Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị, còn giá trị là nội dung cơ sở, bản chất bên trong của hàng hóa. Khi trao đổi sp cho nhau, người sx sẽ ss lao động ẩn bên trong hàng hóa với nhau. Như

Page 22: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

vậy, thực chất của quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi mua bán lượng lao động hao phí ẩn chứa trong hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử gắn liền với nền sx hàng hóa.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập:+ Thống nhất: hai thuộc tính của hàng hóa không tách rời nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không phải là hàng hóa.+ Đối lập: người sản xuất hàng hóa quan tâm là giá trị. Ngược lại, người tiêu dùng là giá trị sử dụng, nhưng muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả đúng giá trị cho người bán hàng. - Mâu thuẫn: người tiêu dùng luôn đòi hỏi giá trị sử dụng ngày càng cao, chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá rẻ, ngược lại nhà sản xuất thì muốn bán hàng hóa được giá cao, chi phí thấp.

3. Lượng GIÁ TRỊ HÀNG HÓA và các NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Lượng giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động. Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết. Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá, đó là:

Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.

Page 23: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.

Ý nghĩa thực tiễn

trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa, chúng ta cũng cần lưu ý rằng trong điều kiện ngày nay, nền sản xuất xã hội hóa ngày càng cao. Quá trình xã hội hóa đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành quốc tế. Trong thực tiễn đã hình thành chi phí sản xuất quốc tế. VN là một bộ phận trong hệ thống phân công lao động quốc tế, việc tính toán chi phí sản xuất, lao động hao phí của một đơn vị sản phẩm không phải chỉ riêng ở nước ta mà phải đặt trong mối quan hệ chung đó. Chính những vấn đề này đặt ra cho chúng ta một số vấn đề cần suy nghĩ sau đây:

Một là, từ một nền sản xuất nhỏ lạc hậu phong kiến, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ sơ vật chất bị tàn phá hết sức nặng nề, năng suất lao động còn thấp. Để nước ta có thể tham gia một cách tích cực vào phân công lao động quốc tế, không còn cách nào khác hơn là phải nhanh chóng tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, đổi mới trang thiết bị máy móc, xây dựng và phát triển nhanh cơ cấu hạ tầng, chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

Hai là, lao động sống, nhân tố cấu thành lượng giá trị hàng hóa, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ở nước ta hiện nay, mỗi năm bổ sung cho đội ngũ lao động một lực lượng rất lớn, gần hai triệu người. Những mặt tích cực trong đội ngũ lao động hiện có là có trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, cần cù, chăm chỉ, chịu khó, thông minh, nắm bắt nhanh những thành tựu văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì đội ngũ lao động hiện có, kể cả bổ sung hàng năm cũng đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết, những vấn đề cần giải quyết. Trước hết đó là cơ cấu đội ngũ lao động không đồng đều giữa khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng. Các thứ bậc trong bằng cấp chưa tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa đại học, trung cấp, sơ cấp, công nhân lành nghề chưa tương xứng hợp lý. Điều này thể hiện ở nhiều cơ quan đơn vị sản xuất, hành chính sự nghiệp nếu tính bằng cấp đại học có thể đạt con số tuyệt đối. Nhưng nếu dựa vào đó để đánh giá trình độ, đánh giá hiệu quả lao động, đánh giá chất xám cao trong cấu thành giá trị thì chưa phải như vậy, nghĩa là chưa cao nếu không nói là có những người trình độ quá thấp kém so với bằng cấp của mình.

Ba là, vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa trong tình hình cụ thể hiện nay, yêu cầu cấp bách về việc đào tạo một đội ngũ lao động có đủ những tiêu chuẩn cơ bản về chính trị vững vàng, gắn bó với quê hương, yêu nghề, có trình độ chuyên môn giỏi, cần đạt được một cơ cấu thích hợp giữa các nhà khoa học nghiên cứu, đội ngũ thực hành, giữa các ngành nghề; phù hợp với kết cấu của tổng giá trị hàng hóa cần tạo ra mà nhu cầu xã hội đòi hỏi. Giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, cần có kế hoạch trong đào tạo để có sự chuyển dịch theo một tỷ trọng hợp lý, theo hướng lao động trí tuệ, lao động chất xám ngày càng tăng trong cấu thành giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yêu cầu cấp thiết. Bởi lẽ, có các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mới chỉ là khả năng; muốn biến khả năng thành hiện thực tạo ra nhiều của cải thì cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Như chúng ta đã biết, quản lý là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật, quản lý là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. Một nhà kinh tế học nào đó đã ví nghề quản lý giống như một nhạc sĩ. Nghĩa là

Page 24: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

nếu anh có năng khiếu lại được đào tạo trong nhà trường sẽ trở thành một cán bộ quản lí giỏi. Do đó, chúng ta cần phải có kế hoạch cụ thể trong vấn đề này; theo yêu cầu xã hội hóa sản xuất ngày càng cao trên phạm vi quốc tế.

Bốn là, trong kinh tế thị trường bốn khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng thì sản xuất và tiêu dùng đóng vai trò quyết định. Để giảm chi phí sản xuất, giảm hao phí lao động quá khứ và lao động sống trong một đơn vị sản phẩm, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường, hình thành hệ thống thị trường hoàn chỉnh đồng bộ. Phải phát triển mạng lưới giao thông vận tải như đường bộ đường thủy, đường sông, đường hàng không...Tận dụng tất cả các loại phương tiện, nâng cấp các phương tiện sẳn có đổi mới trang thiết bị . Ưu tiên lựa chọn các loại phương tiện vận chuyển có hiệu quả cao. Có sự chọn lựa thích hợp trong quá trình sản xuất như địa điểm thích hợp, vị trí thuận lợi, nhu cầu đòi hỏi cho sản xuất và tiêu dùng.

Năm là, vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa trong thời kỳ quá độ ở VN. Với cơ cấu kinh tế ở nước ta, đó là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần. Mặc dù, các thành phần kinh tế đều là một bộ phận trong hệ thống phân công lao động xã hội, đều sản xuất hàng hóa, đều hướng ra thị trường, đều chịu sự chi phối của các quy luật sản xuất hàng hóa... nên thống nhất với nhau. Tuy nhiên các thành phần kinh tế mâu thuẫn với nhau; như mâu thuẫn trong nội bộ mỗi thành phần kinh tế; giữa thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu với thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu. Chính vì vậy, việc vận dụng lý luận giá trị vào mỗi thành phần kinh tế có sự khác nhau. Trong chừng mực nào đó, với bản chất của mỗi thành phần kinh tế việc chạy theo mục đích duy nhất là lợi nhuận có thể dẫn đến tác hại không lường, có thể dẫn đến sự tách rời quá xa giữa giá cả và giá trị hàng hóa. Hoặc cạnh tranh không hoàn hảo, dẫn đến tình trạng cả lớn nưốt cá bé, tình trạng phá sản, tình trạng đói nghèo, khoảng cách ngày càng xa giữa các từng lớp giai cấp trong xã hội là không thể tránh khỏi. Do đó, vận dụng lý luận giá trị hàng hóa, chính là phải phát triển kinh tế quốc doanh, tạo cơ sơ vững mạnh về kinh tế để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế khác. Do đặc điểm kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ công hữu, nắm các mạch máu kinh tế chủ chốt và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đây là thế mạnh của nền kinh tế, nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với thành phần kinh tế này. Để đảm bảo kinh tế quốc doanh kinh doanh có hiệu quả, cần phải xử lý thích hợp và đúng đắn đối với loại hình sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại một cách hợp lý các đơn vị kinh tế quốc doanh, chuyển các đơn vị, loại hình kinh doanh hiệu quả sang các hình thức kinh doanh khác thích hợp, có hiệu quả cao. Để kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, giữa vai trò then chốt trong kết cấu tổng giá trị hàng hóa, đảm bảo cho định hướng xã hội chủ nghĩa.

VẤN ĐỀ 8:HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Hàng hóa sức lao động

Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại ừong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đỏ đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

- Điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa

Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

+ Người có sức lao động phải tự do về thân thể,

+ Người cósức lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất: Nếu người lao động tự do có tư liệu sản xuất, thì anh ta không đi làm thuê. Sở dĩ anh ta phải bán sức lao động, chính là vì anh ta đã bị tước hết tư liệu

Page 25: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

sản xuất

Quá trình giải phóng người lao động và tước đoạt người lao động đã xảy ra trong buổi đầu của chế độ tư bản chủ nghĩa và đã biến người lao động thành người vô sản làm thuê, biến sức lao động thành hàng hóa.

- Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

+ Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuẩt ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tửc là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.

2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Bản chất tư bản, bản chất giá trị thặng dư

Sản xuất tư bản là sự kết hợp hai loại hàng hóa được nhà tư bản mua về từ trên thị trường, đó là hàng hóa sức lao động, và hàng hóa là các tư liệu sản xuất, để tạo ra một loại hàng hóa mới, trong đó có giá trị thặng dư.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

Xét về mặt giá trị, từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ( lao động cụ thể, lao động trừu tượng), Sản xuất tư bản chủ nghĩa được biểu hiện ra như một quá trình hai mặt:

Một mặt: Bằng lao động cụ thể, người công nhân bảo tồn giá trị tư liệu sản xuất, chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm, C Mác gọi bộ phận tư bản thể hiên dưới hình thái tư liệu sản xuất nói trên là tư bản bất biến ( ký hiệu là C). Tư bản bất biến là một điều kiện để sản xuất giả trị không phải là nguồn gốc giá trị thặng dư).

Mặt khác, bằng lao động trừu tượng, người công nhân tái sản xuất giá trị sức lao động của mình trong sản phẩm, và tạo ra giá trị thặng dư cho tư bản. I

Bộ phận tư bản khả biến thành sức lao động, thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C Mác gọị là tư bản khả biến. Đây là bộ phận tư bản giữ vai trò quyết định tạo ra giá trị thặng dư.( Ký hiệu là V)

Như vậy giá trị hàng hóa là, W = C + V + m

Trong đó, C là tư bản bất biển, là bộ phận giá trị tư liệu sản xuất chuyển sang sản phầm (giá trị cũ); V + m, tư bản khả biển và giá trị thặng dư là giá trị mới tạo ra trong sản phẩm.

Trong một ngày công nhân làm thuê cho tư bản, phần thời gian mà ngưởi công nhân tạo ra một lượng giá trị bằng với phần giá trị tư bản trả công cho họ, gọi là thời gian lao động tất yếu; phần thòi gian còn lại công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho tư bản, gọi là thời gian lao động thặng dư.

Từ đó, xét về bản chất, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê

3. Lượng giá trị tbặng dư

Lượng giá trị thặng dư được xem xét qua các phạm trù, khái niệm sau

Page 26: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Tỷ suất giả trị thặng dư

m' = (m/v)x 100%,hay

m’ = ( TGLĐTD/ TGLĐTY) X 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột sức lao động сông nhân làm thuê.

- Quy mô giá trị thặng dư:

M = m'.V hay M = ( m/v .V) |

- Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Có hai phương pháp:sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đổi và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

+ Sản xuất gỉá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân (vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hổi sức khoẻ) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm

Vì lợi nhuận, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là để sản xuất giá bị thặng dư tuyệt đối.

+ Giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu đuợc do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao dộng, cưòng độ lao động vẫn như cũ.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng du thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ ra ít chỉ phí hơn các nhà tư bản khác mà vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa

Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. Giá tri thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ trong cạnh tranh.

C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giả trị thặng dư tương đổi.

4. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản- Tích lũy tư bản

- Thực chất của tích luỹ tư bản

Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn truớc. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.

Page 27: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản.

+ Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng.

+ Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư.

+ Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy

+ Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập.

+ Khối lượng giá trị thặng dư.

Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư:

Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:

o Mức độ bóc lột sức lao động.

o Trình độ năng suất lao động.

o Quy mô tư bản ứng trước.

o Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

Tư bản sử dụng: là toàn bộ giá trị của tư bàn dưới hình thái các tư bản cố định, được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩmẽ

Tư bản tiêu dùng: là phần giá trị của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX theo mức độ khấu hao.

Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX

Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ cảng lớn.

- Tích tụ tư bản và tập trung tư bản

+ Tích tụ tư bản: là sự tăng thêm quy mô tư bản do kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.

+ Tập trung tư bản: là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn.

Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điếm khác nhau:

o Nguồn gốc để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó, tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã bội. Còn nguồn để tập trung tư bản lả những tư bản cá biệt có sẵn trong xã bội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không tăng quy mô của tư bản xã hội.

o Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phán ánh trực tiếp mối quan bệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cưởng bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sát nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai

Page 28: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

cấp các nhà tư sản; động thời nó cũng tác động đến mọi quan hệ giữa tư bản và lao động.

o Tích tụ và tập trung tu bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó, cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Nguợc lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuẩt tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản cảng sầu sắc hơn.

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về mặt quy moo, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C Mac phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản

+ Cấu tạo kỹ thuật của tư bản : là quan hệ tỷ lệ giữa số lượngtư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên.

+ Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất

Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong câu tạo kỹ thuật của tư bản sỗ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này C Mac dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật

Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại gỉảm xuống một cách tương đối . Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng bị thất nghiệp.

5. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa) là giá trị của tư liệu sản xuất ( = c ); lao động hiện tại (lao động sống) là lao động tạo ra giá trị mới (= v+m ).

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa Ký hiệu giá trị hàng hóa là W

W = c + v + m

Về mặt lượng:Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa

Song đôi với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đên việc ứng tư bản để mua ( c ) và ( v ). Do đó, nhà tư bản chi

Page 29: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ không tính đến hao phíhết bao nhiêu lao động xã hội. C Mác gọi chi phí đó là chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu: k

k = c + v

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản

Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành:

W = k + m

Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất có sự khác nhau cả về lượng lẫn chất

Về lượng: ( c+v ) < ( c+v+m )

Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước ( K )

Tư bản ứng trước ( K ) là: 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ

Tức là: K > k

Nhưng khi nghiên cứu, Mác thường giả định tư bản cô định hao mòn hết trong 1 năm, nên tổng tư bản ứng trước(K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau ( K = k )

Về chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.

Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị

Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) che đậy thựcchất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hóa: W = k + m trong đók = c+v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biếnmất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thăng dư.

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

+ Lợi. nhuận:

Do có sự chênh lệch về lượng giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hóa đúng giá trị trừ đi phần tư bản ứng ra, nhà tư bản còn thu về tiền lời (ngang bằng với m) và được gọi là lợị nhuận, ký hiệu P:

Vậy: Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.

“Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”

W = c + V + m

= K + m

= K + P

Giữa P và m có gì giống nhau, khác nhau?

Giống nhau: đều có chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của công nhân.

Page 30: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và: tổng tư bản ứng ra để sản xuất" kinh doanh ( P ' )

P' = m/(C+V) x 100% = P/K x 100%

Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được bản ứng trước

Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.

Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

Giữa P và m có gì giống nhau, khác nhau?

Giống nhau: đều có chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của công nhân.

Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thăng dư

*VỀ CHẤT

m’ biểu hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với LĐ;còn P’ nói lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản.

*VỀ LƯỢNG:

P’< m’

Page 31: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Tỷ suất giá trị thặng dư: tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại I

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng truớc càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suẩt lợi nhuận càng lớn.

VẤN ĐỀ 9: TƯ TƯỞNG HCM VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HCM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

1. KHÁI NIỆM tư tưởng Hồ Chí MinhCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định : “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đàng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”Ngoài ra còn nhiều khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng mỗi khái niệm xét về tổng quát đều phản ánh tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi khái niệm luôn phản ánh ba nội dung cơ bản:Một là, nguồn gốc hình thành tư tưởng HCMHai là, nội dung hay nội hàm cơ bản của tư tưởng HCMBa là, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng HCM.

2. Những NỘI DUNG CƠ BẢN của tư tưởng Hồ Chí MinhHCM đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của thời đại mới. Hệ thống đó bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

⁻ Tư tưởng HCM về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc⁻ Tư tưởng HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ⁻ Tư tưởng HCM về Đàng Cộng Sản Việt Nam⁻ Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc⁻ Tư tưởng HCM về quân sự⁻ Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân⁻ Tư tưởng HCM về kết hợp sức mạh dân tộc với sức mạnh của thời đại⁻ Tư tưởng văn hóa, đạo đức, nhân văn của HCM

Nội dung cốt lõi của tư tưởng HCM là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, là mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao động.

3. GIÁ TRỊ của tư tưởng Hồ Chí MinhĐối với dân tộc: Tư tưởng Hồ Chí Minhlà tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và

dân tộc ta,và là nền tảng tư tưởng, là “kim chỉ nam” đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.

Page 32: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Tư tưởng HCM là tài sản tinh thầnvô giá của dân tộc VN. Sỡ dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa, phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng VN và thể giới.Người trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Leenin, đồng thời, người cũng mạnh dạn loại bỏ những gì không phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.Ngoài ra, tư tưởng HCM còn là một hệ thống những quan điểm soi sáng cho chúng ta, giúp đảm bảo cho sự thắng lợi của CM VN, đảm bảo cho tương lai tiền đồ vẻ vang của dân tộc VN.

Tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của CM VN.Tư tưởng HCM là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi đến thắng lợi. Tiêu biểu là trong suốt chặng đường hơn nửa thế kỉ, tư tưởng của Người đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ tháng lợi này đến thắng lợi khác.Trông bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng HCM giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người.Tư tưởng HCM mãi sống với chúng ta, vì đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với thời đại. Qua thực tiễn cách mạng, tư tưởng HCM ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu triệu con người.

Đối với thế giới: làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác lênin, cung cấp nhiều kinh nghiệm quý cho cách mạng thế giới.Tư tưởng HCM không chỉ phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra con đường đấu tranh giả phóng loài người mà còn góp phần rất lớn trong việc cỗ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tư tưởng HCM phản ánh khát vọng thời đạiHồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ. Bởi lẽ, Người có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường cách mạng vô sản.Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, HCM đã hình thành 1 hệ thống các luận điểm chính xác, đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin.Với những nhận thức sâu sắc và độc đáo, người chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình đi lên CNXH, về sự tự thân vận động của công cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của CMVN và các vấn đề về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội; về hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc… có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay.

Tư tưởng HCM tìm ra con đường đấu tranh giải phóng loài ngườiĐóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là việc xác định con đường cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Các dân tộc thuộc địa cần phải đoàn kết, liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Page 33: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại, đặc điểm của thời đại, đặt cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản: xác định giai cấp lãnh đạo, phương pháp cách mạng và hướng phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong Mặt trân thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”.

Tư tưởng HCM việc cỗ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng dân tộcTrong lòng nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ đối với tất cả các dân tộc thuộc địa châu Á, châu Phi đứng dậy đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến, đấu tranh cho độc lập tự do. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đường cho các dân tộc đi tới thực hiện ước mơ cao đẹp của con người.

4. Ý NGHĨAcủa việc học tập, nghiên cứu tư tưởng HCMHọc tập tư tưởng HCM ngoài việc đề hiểu rõ hơn về con người vĩ đại HCM thì còn để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, học tập và nghiên cứu tư tưởng HCM nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như di chúc của Người. Giáo dục đạo đức, phẩm chất, tư cách, nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tấm gương sáng của Người.

VẤN ĐỀ 10:TƯ TƯỞNG HCM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách tổng quát. Chủ nghĩa xã hội là gì?. Người trả lời: chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và tinh thần ngày càng tốt. Nói một cách cụ thể là: chủ nghĩa xã hội là phải làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ.

            Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội, đặc biệt là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và lý luận về thời kì quá độ lên CNXH.

Từ nhận thức mới. HCM đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng chỉ rõ tính tất yếu đi lên CNXH ở VN:

Một là: Các nước sớm hay muộn cũng sẽ đi lên CNXH. Vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử và là con đường duy nhất đúng mang lại độc lập dân tộc thật sự và hạnh phúc thật sự cho nhân dân Việt Nam.

Hai là: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc, sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất và làm cho mọi người được hưởng niềm vui, hòa bình, hạnh phúc được”.

Ba là: tìm hiểu về nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và những bài học kinh nghiện rút ra từ phong trào cách mạng thế giới, HCM khẳng định tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu của VN sau khi giành được độc lập dân tộc theo con đường cách mang vô sản.

Page 34: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Tóm lại, Quan điểm của Người: ở VN, CNXH là bước phát triển tất yếu sau khi giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Xây dựng CNXH là nhằm giải phóng con người một cách triệt để: Nhà nước được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

2. Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH ở Việt Nam

Theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có quan niệm như sau:

Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là những mặt về chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội…

a.Kinh tế

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. và thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.

b.Chính trị

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là “của dân, do dân và vì dân” dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

c. Xã hội

Trong chủ nghĩa xã hội, không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (ai làm nhiều hưởng nhiều, ai àm ít hưởng ít, không làm không hưởng, tất nhiên trừ người già cả, tàn tật, trẻ con…).

Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, không có áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

d.Văn hóa

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, mọi người sống với nhau có tình có nghĩa, các dân tộc thì bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

Chủ nghĩa xã hội Việt Nam phải xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, trong đó lấy tính dân tộc làm gốc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đời sống con người vui tươi nhưng phải lành mạnh.

4. Quan điểm HCM về mục tiêu của CNXH ở Việt Nam

Mục tiêu chung

Page 35: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Ở HCM, mục tiêu chung của CNXH cũng đồng thời là mục tiêu phấn đấu trong suốt sự nghiệp của Người. đó là: Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu của CNXH còn được HCM chỉ ra trên các lĩnh vực cụ thể, nó vừa thể hiện tính toàn diện, vừa thể hiện tính hệ thống, đó là:

Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học-kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Mục tiêu chính trị: chế độ chính trị mà chúng ta đang xây dựng là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Là khối địa đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong nhà nươc đó, quyền lực thuộc về nhân dân, chính phủ là đầy tớ của dân.

Mục tiêu văn hóa-xã hội: theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính dân tộc sâu sắc, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp vơi kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Viêt Nam. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu…

Con người có lối sống tốt đẹp theo phương châm: “Mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Xây dựng con người XHCN là nhiệm vụ hàng đầu của CM XHCN trên lĩnh vưc văn hóa.

Mục tiêu về quan hệ xã hội: Xây dựng một xã hội công bằng dân chủ có quan hệ tốt đẹp giữa người và người, các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đạo đức lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội tôn trọng bình đẳng giuuã nam và nữ.

Mục tiêu về quan hệ quốc tế: có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước dân chủ trên thế giới.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển và ngày càng hoàn thiện dần cùng với sự phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung. Điều này được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). 25 năm sau, quan niệm trên đây về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã được Đại hội XI của Đảng sửa đổi, bổ sung và diễn đạt lại: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

4. Quan điểm HCM về động lực của CNXH

Page 36: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Hồ Chí Minh xem xét động lực ở cả các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - trí thức.

Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.

Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu. 

Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực xã hội.

Ngoài các động lực bên trong, cần phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Cùng với việc chỉ ra các nguồn lực phát triển, Hồ Chí Minh còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội như: tham ô, lãng phí, quan liêu…

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định, nội lực là quyết định, ngoại lực là rất quan trọng.

VẤN ĐỀ 11:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG NÀY ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY.

1. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải biến CM từ XH nọ sang XH

kia trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời kì quá độ bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được

chính quyền và nó kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH với kiến trúc thượng

tầng về tư tưởng văn hóa phù hợp. Và thời kì quá độ là tất yếu đối với các loại hình nước đi lên CNXH.

Có 2 con đường quá độ tiến lên CNXH:

+ Con đường thứ nhất (quá độ trực tiếp): là nước tư bản phát triển ở trình độ cao tiến lên CNXH.

+ Con đường thứ hai (quá độ gián tiếp): là nước tư bản trung bình hoặc chưa qua CNTB quá độ lên

CNXH.

Vận dụng CN Mác – Lênin và từ thực tiễn CMVN, HCM đã khẳng định : Sau khi CMGPDT thuận lợi, VN

sẽ tiến dần lên CNXH. Như vậy, con đường quá độ lên CNXH ở VN là hình thái quá độ gián tiếp – quá độ

từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH. Đây là phát hiện mới của HCM

làm phong phú lý luận của CN Mác – Lênin về thời kì quá độ lên CNXH.

Theo HCM, thời kì quá độ ở VN có 2 đặc điểm:

+ Từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH

+ Không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Đây là 2 đặc điểm lớn nhất, nó chi phối đến các đặc điểm khác, nó thể hiện trong các lĩnh vực, làm nảy sinh

nhiều mâu thuẫn, nổi bật là : Nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ tuy nhiên thực trạng

Page 37: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

KT – XH quá thấp kém của đất nước.

2. Tính chất, nhiệm vụ và nội dung XD CNXH ở VN trong thời kì quá độ lên CNXH

Tính chất của thời kì quá độ lên CNXH ở VN

- VN xây dựng CNXH từ một XH thuộc địa nửa phong kiến, từ nền sx lạc hậu sang nền sx hiện đại.

- Qúa trình cải tạo, phát triển nền KT quốc dân

- Cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp trong điều kiện mới

Vì việc đi lên CNXH là công việc mới mẻ, có thể mắc sai lầm, khuyết điểm nên phải vừa học vừa làm,

không thể làm nhanh được, phải nhận thức rõ mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ, đó là mâu thuẫn giữa

nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng KT – XH quá thấp kém của nước ta.

Nhiệm vụ của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta

Một là, xây dựng nền tảng kĩ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư

tưởng cho CNXH.

Hai là, cải tạo xã hội cũ, xậy dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó nhiệm vụ xây

dựng là chủ chốt và lâu dài.

Ba là, không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh chống lại các thế lực thù địch phá hoại

CNXH.

Theo HCM, thời kì quá lên CNXH ở VN khó khăn, bởi vì:

+ CM CNXH sẽ làm đảo lộn mọi lĩnh vực đời sống xã hội từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản

xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Do đó, nó đặt ra và đòi hỏi giải quyết nhiều vấn

đề. HCM coi đây là cuộc chiến khổng lồ.

+ Là thời kì xây dựng các nhân tố mới của CNXH trên các lĩnh vực, trong đó khó khăn nhất là lĩnh

vực kinh tế, bởi vì: Đảng và Nhà nước, nhân dân ta chưa có kinh nghiệm nên phải vừa làm vừa

học.

+ Là thời kì có nhiều thế lực thù địch chống phá

Vì vậy, HCM nhắc cán bộ đảng viên phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.

Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã ở nước ta trong thời kì quá độ

- Trong lĩnh vực chính trị: nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của

Đảng đối với xã hội. Vì vậy:

+ Phải chỉnh đốn đổi mới Đảng về mọi mặt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu

+ Đảng, Nhà nước cần hình thức mới, tổ chức mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới của CM

+ Đảng phải luôn giữ mối quan hệ máu thịt với nhân dân, chống quan liêu, thoái hóa, biến chất,..

+ Mặt trận dân tộc thống nhất cần củng cố, mở rộng mà nòng cốt là liên minh Công – Nông – Trí,

do ĐCS lãnh đạo

+ Tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị

- Trong lĩnh vực kinh tế:

Page 38: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Xây dựng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ chế quản lý nhằm tăng năng suất lao động.

Tiến hành công nghiệp hóa XHCN, xd KT Trung ương, phát triển KT địa phương.

+ Phát triển CN, NN, TN trong đó NN làm mặt trận hàng đầu, củng cố TN làm cầu nối tốt nhất

giữa các ngành sản xuất. Phát triển nền KT nhiều thành phần; ưu tiên phát triển kinh tế quốc

doanh để tạo cơ sở vật chất cho CNXH.

+ Khuyến khích và giúp đỡ hình thức sở hữu tập thể; tổ chức hợp tác phải theo nguyên tắc phát

triển dần dần, từ thấp đến cao, đảm bảo tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi; chống chủ quan, gò ép,

hình thức. Khuyến khích nông dân và người LĐ riêng lẻ vào HTX theo nguyên tắc tự nguyện.

Phải hướng dẫn, giúp đỡ tư sản hoạt động có lợi cho quốc kế, dân sinh, phù hợp với KT nhà

nước, cải tạo họ bằng hình thức tư bản nhà nước.

+ Coi trọng quan hệ phân phối và quản lý KT trên cơ sở hoạch toán, sử dụng đòn bẩy KT, chỉ ra

điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo LĐ và đề cập đến vấn đề khoán trong SX.

- Trong lĩnh vực VH – XH: HCM nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới XHCN, đề cao vai trò

của VH, GD và KH – KT. Người cho rằng, muốn xây dựng CNXH phải có học thức nên cần phải học cả

văn hóa, chính trị, kinh tế…Coi trọng nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài.

3. Phương châm, bước đi và biện pháp xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN

Phương châm:

- XD CNXH là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của CN

Mác – Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến,

nhưng ko sao chép máy móc, giáo điều.

- Xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc diểm dân

tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

Lưu ý, ko đc rời xa CN Mác – Lênin, ko đc tuyệt đối hóa đặc điểm dân tộc, ko giáo điều khi áp dụng

nguyên lý chung

Về bước đi trong xây dựng CNXH

- Nông nghiệp: “Lúc đầu làm cải cách ruộng đất, sau tiến lên một bước là tổ chức đổi công sao cho tốt,

cho khắp, lại tiến lên hình thức HTX rồi tiến lên HTX cao hơn”.

- Công nghiệp: “Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có noognt hôn, bây giờ mới có thành thị.. nếu muốn công

nghiệp hóa gấp là chủ quan…ta cho NN là quan trọng và ưu tiên, rồi tiến đến tiểu thủ công nghiệp và

CN nhẹ, sau mới tiến đến CN nặng… ta làm trái với Liên Xô cũng là Mác xít”.

Trong bước đi, HCM chú ý đến công nghiệp hóa XHCN, coi đó là con đường phải đi của chúng ta, là

nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ lên CNXH. Và điều kiện để CNH thắng lợi là : phát triển NN

vững chắc, toàn diện, tiểu thủ công nghiệp, CN nhẹ phát triển đa dạng, giải quyết được lương thực thực

phẩm và nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.

Biện pháp

- Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sang tạo

Page 39: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

- Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp cải tạo với xây dựng

trong đó xây dựng là chủ chốt

- Dân chủ trong xây dựng và thực hiện kế hoạch

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà

nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Đối với nước ta, biện pháp cơ bản lâu dài là: đem của dân, sức dân, tài dân, làm lợi cho dân; sự nghiệp

XD CNXH phải là sự nghiệp của toàn dân, do ĐCS lãnh đạo.

4. Ý nghĩa

- TT HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH đã làm sáng tỏ nhiều nội dung về CNXH và con

đường đi lên CNXH ở VN, cũng như những nước chậm phát triển

- TT HCM đã nêu lên hầu hết vấn đề cốt lõi của CNXH. Do đó, TT HCM về CNXH trở thành tài sản vô

giá, là cơ sở lý luận, là kim chỉ nam cho việc Đảng ta kiên trì định hướng XHCN.

- TT HCM về CNXH còn gợi mở những vấn đề có tính nguyên tắc để Đảng ta tiếp tục xác định hình thức,

biện pháp, bước đi… trong quá trình XD CNXH ở VN cho phù hợp với xu thế vận động của thời đại.

- TT HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH đã và đang là nguồn sáng của sự nghiệp đổi mới

hiện nay.

- Nếu chúng ta thực hiện đúng tư tưởng của Người sẽ tránh được nhiều sai lầm, khuyết điểm và tạo ra

những bước đi vững chắc; xây dựng thành công CNXH ở VN

VẤN ĐỀ 12:QUAN ĐIỂM HCM VỀ XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, HCM chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho VN để xây dựng sau khi CM giải phóng dân tộc theo con đường CM vô sản thành công: một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

1.1. Nhà nước của dân:

Bởi vì, Nhà nước là do nhân dân đã phải đổi bằng bao mồ hôi, công sức và xương máu mới giành được cho nên nó phải là của dân và do dân. Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và XH đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Nhân dân làm chủ Nhà nước thì nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

HCM đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại

Page 40: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, "cậy thế" với dân, "quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân".

1.2. Nhà nước do dân

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Nhà nước của dân thì phải do nhân dân làm chủ, mọi quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần".

Nhà nước do dân thể hiện ở quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiên ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).

Nhà nước của dân, do dân còn thể hiện là nhân dân có quyền bầu ra đại biểu của mình, thì cũng có quyền bãi miễn những đại biểu đó khi không còn xứng đáng. Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

1.3. Nhà nước vì nhân dân

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Trên tinh thần đó HCM nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh.

HCM luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Cả cuộc đời Người “chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”.

Tóm lại: tư tưởng HCM về dân chủ, về nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ, nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

2. QUAN ĐIỂM HCM VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC.

2.1. Về bàn chất giai cấp công nhân của Nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện, do đó, nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chất một giai cấp nhất định, không có một nhà nước nào là phi giai cấp. Người khẳng định: Nhà nước và pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ, nhưng Nhà nước và pháp luật tư sản cũng chỉ là công cụ để bảo vệ giai cấp tư sản, giai cấp bóc lột.

Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ:

- Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Nhà nước ta định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Nhà nước ta được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

HCM chỉ rõ về bản chất của Nhà nước ta là:

- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân; tính pháp luật của ta phải thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.Nhà nước ta do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Mục đích của Nhà nước và pháp luật của ta là bảo vệ duy trì và phát triển quyền lực và quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Nhiệm vụ của Nhà nước ta là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi kẻ thù xâm phạm tới lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

2.2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.

Page 41: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Mở đầu Hiến pháp 1959, Bác viết: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đội tiền phong của nó là Đảng Lao Động Việt Nam”. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:

- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng.

- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dân tộc vì nó lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Trong thời gian Người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thức, quan lại cao cấp của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước ta là nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

3. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ

3.1. Xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp.

Bác rất quan tâm xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngày 3-9-1945, trong phiên đầu tiên của Chính phủ, người yêu cầu tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo hình thức: phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên phạm vi cả nước càng sớm càng tốt.

Để thống nhất và mang tính hợp pháp các hoạt động của Chính phủ lâm thời, trong 3 tháng đầu tiên hoạt động Người đã ký và ban hành 64 sắc lệnh để quản lý và điều hành đất nước.

Bác rất chú trọng ban hành các văn bản pháp luật, Người đã 2 lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và 1959; Bác ký công bố 16 Đạo luật, 613 Sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác.

3.2. Nhà nước quản lý, điều hành xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật.

Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của HCM. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. Người nói: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

"Thần linh pháp quyền" là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, HCM bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Đặc biệt đối với các cán bộ phải “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”

3.3. Tăng cường pháp luật phải đi đôi với giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

- Người rất coi trọng giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

- Người luôn khuyến khích nhân dân phê bình và giám sát các hoạt động của Nhà nước.

- Người không hải lòng vì pháp luật của ta không được thực hiện nghiêm minh, xét xử thiếu công bằng, lẫn lộn giữa công và tội; Người nói: có công thì được thưởng, có lỗi thì phải phạt. Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công.

- HCM luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị trong việc lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, theo Người:

+ Việc định ra pháp luật là rất quan trọng, song điều quan trọng hơn là XH thi hành một cách nghiêm túc và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.

Page 42: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

+ Dùng đức trị là để cảm hóa, khơi dậy lòng hướng thiện, ngăn ngừa những thói hư tật xấu, hạn chế thấp nhất cái ác, là cơ sở thực hiện tốt pháp trị.

+ Đức trị là khuyên người ta những việc nên làm, pháp luật là buộc người ta những việc phải tránh.

+ Đức trị là trị nước bằng tình. Pháp trị là trị nước bằng luật. Không nên xử phạt là không đúng, song chút gì cũng dùng đến xử phạt là không nên.

3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức tài

Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nói một cách tổng quát nhất về yêu cầu đối với đội ngũ này là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Đi vào những mặt cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:

Một là, tuyệt đối trung thành với CM.

Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Ba là, phải liên hệ mật thiết với dân; nêu cao phê và tự phê bình.

Bốn là, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán và chịu trách nhiệm, thắng không kiêu, bại không nản.

Năm là, phải có những đức tính: cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư.

4. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNG, HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ.

4.1. Tổ chức bộ máy Nhà nước.

- Phải chọn được những người có đức, có tài thay mặt dân vào cơ quan Nhà nước.

- Bộ máy phải gọn nhẹ, chức năng, nhiệm vụ phải rõ ràng.

- Phương thức hoạt động phải sâu sát, gần dân, kính dân, yêu dân.

-Viên chức Nhà nước phải là công bộc của nhân dân; phải có đức, có tài, trong đó đức là gốc.

- Phải có quy định cụ thể để dân giám sát, giúp đỡ các hoạt động của chính quyền.

- Phải để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, theo Người: “Nước lấy dân làm gốc thì chính quyền nhà nước cũng phải lấy dân làm gốc”.

4.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật với giáo dục đạo đức CM

- Tăng cường pháp luật phải đi đôi với giáo dục pháp luật để mọi người tự hiẻu và tự giác thực hiện nghiêm minh pháp luật đã đề ra.

- Nhà nước pháp quyền thì pháp luật là tối thượng; nhưng không được xem nhẹ giáo dục đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư.

- Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức; hình thành nhà nước pháp quyền nhân nghĩa của dân, do dân và vì dân.

4.3. Kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Thời đại nào cũng vậy, căn bệnh cố hữu của Nhà nước là quan liêu, tham nhũng; căn bệnh nan y này phải kiên quyết loại bỏ để Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Người mắc tội tham ô, lãng phí, quan liêu cũng nặng như tội làm việt gian, mật thám; dù cố ý hay vô tình đều là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, nó phá hoại đạo đức cần, kiệm, liêm, chính của cán bộ ta.

Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng cần như đánh giặc ngoài mặt trận. “Nếu chiến sỹ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”.

Để tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu và phải huy động được sức mạnh của nhân dân, của cả hệ thống chính trị, sử dụng tất cả các biện pháp tư tưởng, tổ chức, giáo dục, hành chính, kinh tế và

Page 43: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

pháp trị.

Tóm lại: Bác Hồ rất quan tâm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu quả để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

VẤN ĐỀ 13 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC

1.1. Khái niệm

Đạo đức mà Bác Hồ đề xướng, thực hành và giáo dục dân ta là đạo đức làm người, đạo đức công dân và đạo đức CM:

- Đạo đức làm người là: đối với mình thì phải kiên quyết sửa đổi lỗi mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng ham muốn về vật chất, nói phải đi đôi với làm. Đối với gia đình thì phải có lòng hiếu thuận Ông Bà, Cha Mẹ, làm tròn bổn phận với mọi người. Đối với mọi người thì sống theo phương châm: “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

- Đạo đức công dân là: phải sống và làm việc theo Hiến Pháp, pháp luật; gương mẫu thực thi hiến pháp, pháp luật.

- Đạo đức CM: “Đạo đức CM là phải xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu; xây dựng cái mới, cái tiến bộ vì hạnh phúc của nhân dân”.

Đạo đức mà Bác Hồ đề xướng, thực hành và giáo dục dân ta khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức của giai cấp bóc lột. Người viết: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”.

1.2. Quan điểm HCM về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, đạo đức cách mạng.

HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, nguồn của sông, của suối. . Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

HCM coi đạo đức là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của con người CM. “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH. Sức hấp dẫn của CNXH là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng hành động của mình chiến đấu cho lý tưởng cộng sản.

Cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức HCM yêu cầu: Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.

2. QUAN ĐIỂM VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CM

2.1. Trung với nước, hiếu với dân.

Đạo Nho dạy con người phải trung quân ái quốc và phải hết lòng thờ kính mẹ cha, ông bà người trên của mình. Từ “trung hiếu” trong đạo Nho đã được Bác tiếp thu, kế thừa và phát triển lên thành phạm trù mới của đạo đức CM đó là “trung với nước hiếu với dân”. Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước, với nhân dân là mối quan hệ lớn nhất, là phẩm chất quan trọng và bao trùm nhất.

Page 44: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Nội dung chủ yếu của trung với nước là: Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung của hiếu với dân là: Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hiếu thảo, kính trọng Ông, Bà, Cha, Mẹ.

Chính Người cũng là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích nước, lợi dân”. Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”.

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần: là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, không lười biếng, không ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Cần cù thì phải đi đôi với sáng tạo, làm việc có khoa học, tổ chức thật tốt

Kiệm: là tiết kiệm thời gian, tiền của, vật chất của Xã Hội, nhân dân và bản thân mình. Tiết kiệm là quốc sách, là hàng đầu, nhưng tiết liệm không phải xem đồng tiền to bằng cái trống; việc đáng tiêu thì phải tiêu, việc chưa đáng tiêu thì từ từ hẳn tiêu, việc không đáng tiêu thì không tiêu

Liêm: là thanh liêm, phải biết tôn trong và giữ gìn của công, không lấy của công làm của tư, không lấy cái kim sợi chỉ của nhân dân, không tham địa vị, tiền tài danh vọng

Chính: là chính trực, ngay thẳng, không gian tà, không nói dối, không nịnh hót người trên, xem thường kẻ dưới, không khoác lác, không tự cao tự đại, phải chân thành và khiêm tốn.

Bác viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm. liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người".

Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

Bác dạy Cần, Kiệm, Liêm Chính, chí công vô tư là để ta vững vàng vượt qua mọi thử thách: "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục"

2.3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

- Tình yêu thương trong tư tưởng HCM, không chung chung trừu tượng như kiểu tôn giáo, mà được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản.

- Tình yêu thương con người trong tư tưởng HCM là sự phản ánh tình yêu thương giai cấp và nhân dân, sống vì tập thể, với phương châm: "Mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người".

- Phải có tinh thần ủng hộ và bảo vệ cái tốt, lên án cái xấu, cái ác, làm cho điều thiện ngày càng nảy nở trong xã hội. Phải biết châm lo đời sống vật chất và tình thần cho nhân dân.

Tình thương yêu con người theo HCM phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em… Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người nghèo khổ, bị áp bức, bị

Page 45: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

2.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi quốc gia dân tộc.

- Có tình thần đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới, với phương châm: " Rằng đây bốn Biển là nhà, Vàng-Đen-Trắng-Đỏ đều là anh em"

- Phải biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, giúp bạn là tự giúp mình" Bốn phương vô sản đều là anh em"

- Phải tích cực góp phần xây dựng mục tiêu của thời đại là Hòa Bình, dân chủ, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, HCM đã dày công xây đắp tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Đã tạo ra được một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.

3. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI.

3.1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, HCM luôn luôn nêu gương sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức, Người làm mà không nói.

Người còn dặn cán bộ không được hứa suông, đã hứa với dân rồi thì phải làm cho kỳ được. Bác nêu: "... Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước".

Theo Bác nói đi đôi với làm và nêu gương về đạo đức là nét đẹp của văn hóa phương Đông. Bác viết: “nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Bác rất chú ý “ĐẠO LÀM GƯƠNG”, cán bộ phải hết sức làm gương. Trong tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần thực hiện "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" .

Người đặc biệt quan tâm bồi dưỡng và nhân rộng những tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội. Những tấm gương "Người tốt việc tốt" rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà chúng ta không thể coi thường. Bác đã nói: "Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có".

3.2. Xây đi đôi với chống:

Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống cái phi đạo đức. Về xây, là xây cái mới cái tiến bộ, là xây lòng Trung - Hiếu với Đảng và nhân dân, là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, và phải sống có văn hóa, đối xử tình nghĩa với nhau. Về chống, là chống cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu, chống bảo thủ giáo điều, không chịu học tập cái mới, chống thói hư tật xấu.

HCM đặc biệt coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là một thứ bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó đẻ ra hàng trăm thứ bệnh khác như tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tự cao, tự đại, chuyên quyền, tham danh, trục lợi… Cũng vì vậy HCM căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật".

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người.

Page 46: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

Để việc xây và chống có kết quả, theo HCM, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, thông qua phong trào quần chúng và các cuộc vận động lôi kéo mọi người thực hiện việc xây và chống cái gì đó rất cụ thể, rõ ràng, để mọi người tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của mình.

3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:

Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. "Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cá nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác nói: “rèn luyện đạo đức cá nhân như chèo thuyền ngược nước, dừng tay chèo là thuyền lại trôi xuôi”.

Học tập tấm gương đạo đức HCM cần gắn việc học tập với giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong các cơ quan, đơn vị, nhằm phê phán những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, giác ngộ trước những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa chữa, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình người tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân rộng, tạo nên một phong trào sống chiến đấu, lao động và học tập theo đạo đức HCM mang đầy đủ ý nghĩa thực tiễn và có sức thuyết phục

BONUS – Liên hệ bản thân

Hiện nay em thấy bản thân mình vẫn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức HCM cũng là cách giúp em hoàn thiện bản thân mình hơn. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng theo em trước hết nên thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.

Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.

Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.

Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.

Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.

Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh. Vậy cần phải làm theo Bác như thế nào?

Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội…

Đồng thời, khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì phải thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.

Thực hiện tốt những phong trào hằng ngày như: giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm, có thể làm những bảng nhắc nhở tuyên truyền cho những người khác như: “nếu là người lịch sự, xin đừng vứt rác bừa bãi”, hay “vui lòng tắt đèn khi ra khỏi phòng”..Những bảng nhắc nhở ngộ nghĩnh này có thể để ở những chỗ dễ

Page 47: Vấn đề 1 - Web viewVẤN ĐỀ 2: HAI NGUYÊN LÝ CƠ ... và sự chế tạo cơ khí mà toán học ra đời và ... tương xứng với trình độ chuyên môn; giữa

nhìn, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt trong bản thân và cho những người khác. Hay xây dựng phong trào học tập, làm việc khoa học, chẳng hạn như chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá… Đấy chính là hướng cho bản thân học tập Bác Hồ ở tính tiết kiệm thời gian, chăm chỉ học tập và tham gia những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội.

Thiên về cá nhân thì sẽ học tập Bác từ những điều giản dị bình thường như tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập; tạo quan hệ tốt, gần gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã từng làm.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.