93
1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghip (FCPF) Qucác-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Qucác-bon (ER-PIN) Quc gia: VIT NAM Tên Chương trình Giảm phát thi: QUN LÝ RNG BN VNG THÔNG QUA LP KHOCH XÂY DNG MC GIM PHÁT THI HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIP BC TRUNG BNgày np/chnh sa: 26 tháng 5 năm 2014 Tuyên bkhông tha nhn Ngân hàng Thế giới không đảm bo vđộ chính xác ca nhng dliu ca tài liệu Đề xuất ý tưởng tham gia Qucác-bon (ER-PIN) do Các nước thành viên REDD+ np và skhông chu trách nhiệm gì đối vi bt chu qunào gây ra bi vic sdng nhng dliu đây. Các ranh giới, màu sc, tên gi và nhng thông tin khác được trình bày trên bt cbản đồ nào ca ER-PIN không có hàm ý nào tphía Ngân hàng Thế giới đối vi tư cách pháp lý của bt clãnh thhoc hàm ý vsđồng thun hoc chp nhn nhng ranh giới đó. Ban thư ký (FMT) ca Qucác-bon trong lâm nghiệp (FCPF) và các nước thành viên ca REDD+ scông brng rãi tài liu này theo Chính sách Tiếp cn thông tin ca Ngân hàng Thế gii và Hướng dn Công bthông tin ca FMT-FCPF.

vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

1

Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF)

Quỹ các-bon

Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ các-bon (ER-PIN)

Quốc gia: VIỆT NAM

Tên Chương trình Giảm phát thải:

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG THÔNG QUA LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MỨC GIẢM

PHÁT THẢI HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VÙNG SINH THÁI NÔNG

NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ

Ngày nộp/chỉnh sửa: 26 tháng 5 năm 2014

Tuyên bố không thừa nhận

“Ngân hàng Thế giới không đảm bảo về độ chính xác của những dữ liệu của tài liệu Đề xuất ý tưởng tham

gia Quỹ các-bon (ER-PIN) do Các nước thành viên REDD+ nộp và sẽ không chịu trách nhiệm gì đối với

bất cứ hậu quả nào gây ra bởi việc sử dụng những dữ liệu ở đây. Các ranh giới, màu sắc, tên gọi và những

thông tin khác được trình bày trên bất cứ bản đồ nào của ER-PIN không có hàm ý nào từ phía Ngân hàng

Thế giới đối với tư cách pháp lý của bất cứ lãnh thổ hoặc hàm ý về sự đồng thuận hoặc chấp nhận những

ranh giới đó.

Ban thư ký (FMT) của Quỹ các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) và các nước thành viên của REDD+ sẽ

công bố rộng rãi tài liệu này theo Chính sách Tiếp cận thông tin của Ngân hàng Thế giới và Hướng dẫn

Công bố thông tin của FMT-FCPF.

Page 2: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

2

.

1. Tên cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Chương trình Giảm phát thải

1.1 Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Chương trình Giảm phát thải Hãy cung cấp thông tin liên lạc của tổ chức và các nhân chịu trách nhiệm đề xuất và điều phối Chương

trình Giảm phát thải Tên cơ quan quản lý

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT)

Mô tả loại hình cơ quan Cơ quan nhà nước

Người liên lạc chính Ngài/Tiến sĩ Cao Đức Phát Chức danh Bộ trưởng Địa chỉ Số 2 Ngọc Hà, Hà Nội-Việt Nam. Email [email protected] Địa chỉ trang web http://www.Bộ NN&PTNT.gov.vn

1.2 . Liệt kê danh sách các đơn vị đối tác và các tổ chức tham gia Chương trình Giảm phát thải Hãy liệt kê những cơ quan/đơn vị đối tác, các tổ chức hiện đang tham gia xây dựng Chương trình Giảm

phát thảihoặc có chức năng thi hành về mặt tài chính, triển khai, điều phối và kiểm soát các hoạt động

của Chương trình Giảm phát thải. Thêm dòng nếu cần.

Tên đối tác Người liên hệ, số điện thoại

và địa chỉ email

Năng lực và vai trò chính trong Chương trình

Giảm phát thải

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Tổng cục lâm nghiệp

(VNFOREST)

Tiến sĩ Nguyễn Bá Ngãi

[email protected]

Chỉ đạo Quy trình chuẩn bị ER-PIN

Văn phòng REDD+ Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng

[email protected]

Điều phối quy trình thiết kế và chuẩn bị ER-

PIN

Dự án chuẩn bị sẵn sàng -FCPF Tiến sĩ Phạm Mạnh

Cường

manhcuongpham01@gmail

.com

Chịu trách nhiệm về mặt chiến lược và

tính hợp lý của Chương trình Giảm phát

thải, cung cấp thông tin về dự án FCPF.

Quỹ Bảo vệ và phát triển

rừng Việt Nam (Được chính

thức thành lập vào 2010)

Ông Phạm Hồng Lượng

[email protected]

Thiết kế tổ chức thể chế cho Chương trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Đinh Ngọc Minh Thành viên của Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia

Cơ quan đầu mối quốc gia của

UNFCCC-Bộ Tài nguyên và

Môi trường

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu

[email protected]

Thành viên của Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia

Ủy ban dân tộc và miền núi Ông Nguyễn Văn Xuân Thành viên của Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia

Bộ Tài chính Ông Nguyễn Mạnh Hòa Thành viên của Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng,

tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Công Cường

[email protected]

Đại diện tỉnh

Chi cục lâm nghiệp, tỉnh Nghệ

An

Ông Nguyễn Khắc Lâm

[email protected]

Đại diện tỉnh

Sở NN&PTNT, Tỉnh Hà Tĩnh Ông Nguyễn Xuân Vy

[email protected]

Đại diện tỉnh

Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Quảng

Bình

Ông Phạm Văn Bút

[email protected]

Đại diện tỉnh

Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Quảng

Trị

Ông Lê Văn Quý

[email protected]

Đại diện tỉnh

Page 3: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

3

Sở NN&PTNT-Tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Tạ Văn Tuân

[email protected]

Đại diện tỉnh

CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) Ông Steven Swann [email protected] Cố vấn kỹ thuật

Tổ chức WWF Ông Nguyễn Ngọc Thắng

[email protected]

Hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính

(hội thảo tham vấn các bên liên quan)

Winrock International Bà Katie Goslee

[email protected]

Cố vấn kỹ thuật

Hiệp hội lâm nghiệp Việt Nam Bà Phạm Minh Thoa

[email protected]

Đóng góp ý kiến để xây dựng hệ

thống chia sẻ lợi ích

Hiệp hội lâm nghiệp Việt Nam Ông Đoàn Diễm

[email protected]

Đóng góp ý kiến về các nhân tố

gây mất rừng và suy thoái rừng

Trung tâm nghiên cứu và phát triển

vùng cao (CERDA)

Bà Vũ Thị Hiền

[email protected]

Chia sẻ thông tin các bên liên quan,

tham vấn, tham gia

Trung tâm vì sự phát triển bền vững

miền núi (CSDM) Bà Lương Thị Trường

[email protected]

Chia sẻ thông tin các bên liên quan,

tham vấn, tham gia

CÁC NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC

Dự án Rừng và Đồng bằng Tiến sĩ Christophe Dickinson

[email protected]

Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để xây

dựng mảng kỹ thuật

Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực

hiện REDD+ ở Việt Nam

Tiến sĩ Phạm Mạnh Cường

[email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Ông Nguyễn Ngọc Thắng

[email protected]

Hỗ trợ tài chính và hội thảo tham

vấn tại địa phương

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Tiến sĩ Vũ Tấn Phương

[email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật về việc xây dựng và

ước tính mức phát thải cơ sở

Viện Điều tra quy hoạch rừng Ông Vũ Tiến Điển

[email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật về việc xây dựng và

ước tính mức phát thải cơ sở

Viện Điều tra quy hoạch rừng Tiến sĩ Nguyễn Đình Hùng

[email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống

giám sát rừng

Viện Điều tra quy hoạch rừng Ông Nguyễn Quang Vinh

[email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống

giám sát rừng

MẠNG LƯỚI NGÀNH TƯ NHÂN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

H

Điện thoại: 08 3836 4788/66; Fax: 08 3836

4722

Hỗ trợ quy trình cấp chứng chỉ rừng

Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Website: hawa.com.vn;

Email: [email protected] BàHieu

(0944 736 530), Bà Kim (0988 002 616)

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

VIFORES Website: Vietfores.org Hỗ trợ quy trình cấp chứng chỉ rừng

Mạng lưới lâm sản toàn cầu Người liên hệ: Lê Công Uẩn Hỗ trợ quy trình cấp chứng chỉ rừng

GFTN-Điều phối viên Việt Nam Email: [email protected] WWF-Việt Nam [email protected]

D13, làng quốc tế Thăng Long, Quận Cầu Giấy

IPO Box 151. Hanoi, Vietnam

Giấy Tel: 84-4-3719-3049

Fax: 84-4-3719-3048

Page 4: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

4

1. Quyền hạn của cơ quan đầu mối về REDD+ quốc gia Hãy cung cấp thông tin về cơ quan và cá nhân đóng vai trò đầu mối về REDD+ và phê duyệt Chương

trình Giảm phát thải, hoặc với đối tượng đang tham gia thảo luận.

Tên cơ quan Văn phòng REDD+ tại Việt Nam (VRO)

Người liên lạc chính Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng

Chức danh Chánh văn phòng của VRO

Địa chỉ Room 409, B9 building, No. 2 Ngoc Ha, Hanoi, Vietnam

Điện thoại +84 912094190

Email [email protected]

Trang web www.Vietnam-Redd.org

2.1. Việc phê duyệt Chương trình Giảm phát thảibởi chính phủ Hãy cung cấp phê duyệt bằng văn bản đối với Chương trình Giảm phát thảibởi các lãnh đạo đại diện cho các

quốc gia Thành viên REDD (đính kèm tài liệu với ER-PIN này). Hãy giải thích thêm nếu những quy trình quốc

gia để phê duyệt Chương trình này thuộc thẩm quyền của cơ quan đầu mối về REDD+ của quốc gia và/hoặc

những cơ quan nhà nước khác sẽ hoàn thiện hoặc thay đổi Chương trình và điều đó có thể ảnh hưởng như thế

nào tới tình trạng của các văn bản đính kèm này. Chương trình Giảm phát thảiphải được thiết lập ở một Quốc

gia Thành viên REDD đã tham gia ký kết hiệp định Tài trợ Chuẩn bị Sẵn sàng (hoặc tương đương) với một Đối

tác Tiếp nhận từ Quỹ Sẵn sàng và đã chuẩn bị một dòng thời gian hợp lý và khả thi để nộp Báo cáo đánh giá

mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam lên Ủy ban các Quốc gia thành viên.

ER-PIN được Tổng cục lâm nghiệp xây dựng, dưới dự điều phối của Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO). Tài

liệu ER-PIN được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt, quá trình xây dựng tài liệu này đã phải trải qua rất nhiều

lần tham vấn với Ban chỉ đạo Quốc gia về REDD+ và các hội thảo tham vấn cấp quốc gia và tại các địa phương.

Tại Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về REDD+ gồm có những đại diện từ những bộ ngành hữu quan, do Bộ

trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì, nhằm chỉ đạo việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia

(NRAP) và bất cứ hợp phần nào liên quan, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp phù hợp đối với

những vấn đề REDD+ cũng như tín chỉ các-bon.

2.2. Cam kết chính trị Hãy nêu cam kết chính trị đã có đối với Chương trình Giảm phát thải, gồm có mức độ ủng hộ từ phía chính

phủ và liệu có cam kết liên ngành đối với Chương trình Giảm phát thảinói chung và REDD+ nói riêng không.

Phía chính phủ Việt Nam từ lâu đã cam kết hỗ trợ REDD và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, điều này có thể

thể thấy qua hàng loạt những quyết định từ Trung ương và những bộ ngành hữu quan nhằm theo dõi và hỗ trợ

những hoạt động liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu bao gồm:

Quyết định số 403/QD-TTg tháng 3 năm 2014 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng

xanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020;

Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu; và

Quyết định 799/QĐ-TTg, ngày 27/6/2012, phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về REDD+ (NRAP).

Rõ ràng đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ như Chính sách chi trả dịch vụ môi trường (PFES). Đây là

một chính sách mới và được xem là một bước đột phá trong công tác quản lý và phát triển rừng và đã thiết lập

các khung thể chế, pháp lý nhằm tăng cường nguồn thu bổ sung cho đầu tư rừng ở Việt Nam.

Chính phủ cũng cho thấy sự cam kết thông qua việc thực thi hàng loạt những chính sách liên quan và cân nhắc

đầu tư vào ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm giải quyết những nhân tố chính gây

biến đổi rừng, và hỗ trợ công tác chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ (quy chế, Hệ thống giám sát rừng (FMS),

Hệ thống phân bổ lợi ích (BDS)).

Page 5: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

5

2. BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC VÀ TÍNH HỢP LÝ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI

3.1 Tóm tắt những thành tựu chính của các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng ở trong nước tính đến nay Hãy cập nhật tóm tắt những hoạt động chuẩn bị sẵn sàng, theo hạng mục hợp phần của Đề xuất (R-PP).

Nếu như đã có thông tin được công bố về tiến độ, hãy tham khảo và đưa đường dẫn.

Hiện nay có 23 dự án hoạt động về REDD đã và đang được triển khai trong cả nước. Dự án lớn nhất là Chương

trình UN-REDD pha II từ năm 2013-2015, do Chính phủ Na Uy tài trợ, Chương trình này đã thiết lập mạng lưới

REDD+ tại 06 tỉnh dự án đó là Lào Cai, Bắc Kan, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau. Mục tiêu chung

của dự án là tăng cường năng lực của Việt Nam để có thể nhận được chi trả các-bon dựa vào các kết quả hoạt

động REDD+ và tiến hành đổi mới ngành lâm nghiệp. Những dự án chính liên quan tới REDD được trình bày

chi tiết dưới đây và chi tiết có thể xem tại trang web về REDD+ của Việt Nam, đó là: www.vietnam-redd.org.

Theo các hợp phần của Đề xuất:

Hợp phần 1: Tổ chức và tham vấn: Các nhóm kỹ thuật và các tiểu nhóm kỹ thuật (TWG) đã được thành lập, quy trình tham vấn đã được triển khai; các hội thảo tập huấn đang diễn ra ở cấp tỉnh và một số hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình UNREDD pha II;

Hợp phần 2: Chuẩn bị Chiến lược REDD+: Tóm tắt đánh giá những nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng vì đó là một phần hoạt động của quy trình ER-PIN, SESA và ESMF chưa được hoàn thành nhưng đã có một số hoạt động hỗ trợ cho quy trình SESA như phân tích những kẽ hở, thiếu sót về mặt pháp lý và chính sách liên quan tới REDD+;

Hợp phần 3: Xây dựng Kịch bản tham chiếu: Một mức tham chiếu ban đầu đã được thiết lập với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD và JICA;

Hợp phần 4: Thiết kế một hệ thống giám sát: Các phần của hệ thống Đo lường báo cáo thẩm định (MRV) đã được thí điểm trong Chương trình UN-REDD, và trong quy trình đánh giá rừng quốc gia, thông qua Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV);

Hợp phần 5 và 6: Lịch trình và ngân sách, thiết kế một khung Giám sát đánh giá (M&E): Một dự toán chi tiết, kế hoạch hoạt động, một kế hoạch tham vấn đã được thiết lập.

3.2 Hiện trạng của Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam và dự tính ngày

nộp cho Ủy ban các nước thành viên REDD (FCPF) (PC) (gồm có Mức phát thải tham chiếu

REL/FRL, Chiến lược REDD+, Hệ thống giám sát REDD+ quốc gia và Khung quản lý môi trường và

xã hội (ESMF)

Việc triển khai dự án Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp đã được tiến hành và bị chậm trễ so với tiến độ đề

ra, tuy nhiên, những hoạt động đã được tiến hành tại 03 tỉnh thí điểm Quảng Bình, Quảng Trị và Dak Nông,

đã xây dựng được một kế hoạch hoạt động và kế hoạch đấu thầu, việc nộp Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng

thực hiện REDD+ ở Việt Nam sẽ có thể tiến hành vào khoảng tháng 11/12 năm 2015. Những mốc quan trọng

để hoàn thiện Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam được trình bày trong bảng tóm

tắt hoạt động dưới đây:

Bảng 3.1 Tóm tắt lộ trình của các dự án và những ý tưởng hỗ trợ phương pháp thực hiện REDD+ và thực

trạng chuẩn bị cho Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam

Chương trình hay

hoạt động

Thời điểm Tiến độ

UNREDD Pha I 2009- Nov 2012 Báo cáo bài học kinh nghiệm 2012; Đánh giá hiệu quả của

hoạt động nâng cao nhận thức của Chương trình UN-REDD

tại Việt Nam (2009-2011) tháng 6 năm 2012.

Quản lý rừng cộng đồng

(CFM)

Trước năm 2010

nhưng đang diễn

ra

Hàng loạt những dự án do Ngân hàng phát triển Đức (KfW) tài

trợ và dự án thí điểm quản lý rừng cộng đồng do TFF tài trợ;

những kinh nghiệm học hỏi. VD: Hướng dẫn về CFM; KH

quản lý 5 năm, phương pháp tập huấn và hỗ trợ thí điểm sở

hữu đất

Chứng chỉ rừng (FSC) Trước 2010

nhưng đang diễn

ra

Thành công với FSC với diện tích 46.814ha tại rất nhiều tỉnh

bao gồm Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; FSC đã được tài trợ

cho một số ý tưởng và dự án từ GIZ, KfWvà một số tổ chức

phi chính phủ gồm có WWF, Dự án phát triển ngành lâm

nghiệp (FSDP), 5 rừng trồng tư nhân lớn.

Page 6: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

6

Chính sách và thể chế Chi

trả dịch vụ môi trường rừng

(PFES) được phê duyệt

2011 Nghị định 99 hướng dẫn triển khai PFES trong cả nước vào năm 2011

Sau khi đã triển khai thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La từ năm 2010.

UN-REDD Pha II 2012 trở đi Phê duyệt của chính phủ từ tháng 7 năm 2013; kết quả đầu ra và

kinh nghiệm được đưa vào ER-PIN

Lập bản đồ rừng và tính

toán mức tham chiếu (RL)

2012 Nghiên cứu chi tiết do JICA tài trợ. Báo cáo nghiên cứu tiềm

năng rừng và đất đai liên quan tới rừng và biến đổi khí hậu.

Dữ liệu được sử dụng trong ER- PIN và nghiên cứu về nguyên

nhân mất rừng, suy thoái rừng

Triển khai dự án rừng và

đồng bằng (VFD)

(dự án hỗ trợ REDD+)

2012 Triển khai các chiến dịch biến đổi khí hậu lồng ghép vào kế hoạch

hành động về biến đổi khí hậu, sử dụng đất , hỗ trợ các lãnh đạo

xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. Phạm vi công

việc, gồm có một đánh giá về hoạt động dự án, đối với những nhân

tố gây mất rừng, suy thoái rừng, PFES ở Thanh Hóa và Nghệ An

(cộng thêm 2 tỉnh không thuộc Chương trình Giảm phát thải)

Đồng quản lý tại các rừng

của khu bảo tồn (SUF) và

chia sẻ lợi ích

2012 Thí điểm thể chế về chia sẻ lợi ích và đồng quản lý tại các rừng

đặc dụng; những bài học kinh nghiệm về REDD+ và đã được

sử dụng trong SESA

Phân tích những thiếu sót

của chính sách, pháp lý

2013 trở đi Phân tích và báo cáo về những kẽ hở, xây dựng phương pháp

để thực hiện, theo dõi

Thông tin sẽ được đưa vào SESA.

Những hoạt động liên

quan tới FLEGT (Thương

mại, quản trị và thực thi

lâm luật)

2012 – trở đi Phương pháp lưu trữ để cải thiện FLEGT từ các dự án của WWF,

KfW,

Dự án dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học Carbi

Chương trình REDD+ tại

Quảng Bình

2012-trở đi Phân tích các nhân tố, điều kiện KT-XH, Cơ chế tham vấn tự do,

biết trước, được thông tin và đồng thuận (FPIC) và những quy

trình bảo đảm an toàn do GIZ hỗ trợ; thông tin sẽ được đưa vào

SESA và sẽ tìm hiểu, nghiên cứu về các nhân tố gây mất rừng,

suy thoái rừng

Những hoạt động chuẩn bị

sẵn sàng bắt đầu được

triển khai

Cuối 2012 trở đi Đã bắt đầu từ 2013 để thiết kế và triển khai Đề xuất Chuẩn bị

sẵn sàng, các kế hoạch hoạt động, ngân sách và kế hoạch đấu

thầu đã được xây dựng và phê duyệt.

Dự thảo kế hoạch tham

vấn và truyền thông

Tháng 4/2014 Hướng dẫn về chiến lược truyền thông và sự tham gia của các

bên liên quan

Đã có tháng 4 năm 2014, thông tin và kinh nghiệm được sử

dụng cho SESA

Dự thảo ER-PIN Tháng 5/2014 Đang được xây dựng

Đánh giá giữa kỳ Có thể sẽ hoàn

thành vào tháng

11 năm 2014

Từ nay đến cuối tháng 11 năm 2014

Tham vấn các bên liên

quan và cơ chế tham vấn

(GRM)

Dự kiến sẽ hoàn

thành vào tháng

06 năm 2015

Tháng 5 năm 2014 trở đi; Hướng dẫn về GRM được nêu trong

kế hoạch tham vấn và sẽ được cập nhật sau khi đi thực tế, có

thông tin cho SESA và việc triển khai thực hiện sẽ phối hợp với

các hoạt động của SESA.

Đánh giá tác động môi

trường và xã hội (SESA),

Khung quản lý môi trường

và xã hội (ESMF)

Dự kiến sẽ hoàn

thành vào tháng

06 năm 2015

SESA, Chương trình hành động REDD+ cấp quốc gia và chuẩn

bị một ESMF để triển khai REDD+, tháng 5 năm 2014 trở đi

Kế hoạch hành động

REDD+ cấp tỉnh (PRAPs)

Tháng 9/2015 Chi tiết về các nhân tố gây mất rừng, suy thoái rừng, trữ lượng

các-bon và làm việc với 2 công ty lâm nghiệp nhà nước.

Đã có Điều khoản tham chiếu vào tháng 5/ 2014; FCPF PRAP

và 1 dự thảo PRAPs

expected mid 2015

Báo cáo đánh giá mức độ

sẵn sàng thực hiện REDD+

ở Việt Nam (R-Package)

Tháng 12/2015

Page 7: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

7

3.3 Sự phù hợp với chiến lược quốc gia về REDD+ và những chính sách liên quan khác

Hãy mô tả:

a) Các hoạt động theo kế hoạch và các hoạt động đang diễn ra của Chương trình liên quan tới hàng loạt

những biện pháp can thiệp/hoạt động của chiến lược REDD+ quốc gia (mới có) như thế nào?.

b) Chương trình Giảm phát thảicó liên hệ chiến lược với việc xây dựng và/hoặc triển khai chiến lược

REDD+ quốc gia như thế nào (gồm có những chính sách, khung quản lý quốc gia và thể chế)

c) Những hoạt động của Chương trình Giảm phát thảiphù hợp với luật quốc gia và các ưu tiên phát

triển ra sao.

Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt một Quyết định toàn diện và đổi mới số 4033 về“tăng trưởng xanh” gồm có việc

triển khai hiệu quả và đầy đủ việc sử dụng năng lượng nhằm giảm phát thải khí nhà kính (GHG), giảm phát thải do

các phương tiện giao thông, cải thiện các kỹ thuật canh tác để giảm phát thải khí. Ở tầm vĩ mô,Quyết định đề xuất

sửa đổi các kế hoạch tổng thể, chiến lược phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới những hoạt động tăng trưởng

xanh, thúc đẩy phát triển bền vững và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp sản xuất, hoạt động

bền vững. Việc triển khai được tổ chức thông qua một Ban Điều phối liên bộ về tăng trưởng xanh dưới sự chỉ đạo

của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối về tăng trưởng xanh và

rất nhiều các bộ ngành hữu quan có nhiệm vụ triển khai các hoạt động chi tiết hướng tới tăng trưởng xanh được giao

cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các hoạt động này gồm có “Trồng cây gây rừng, cải thiện chất lượng

rừng/tái cơ cấu/quản lý rừng bền vững, hoàn thiện thể chế trong giai đoạn 2013-2020”. Những mục tiêu cụ thể được

đặt ra gồm có việc tăng độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2020, cải thiện việc sử dụng đất đối với đất không được

sử dụng và đất trống, đồi núi trọc và tăng diện tích rừng ngập mặn ở các vùng ven biển theo Quyết định hỗ trợ “xây

dựng và triển khai các Chương trình Giảm phát thảido mất rừng và suy thoái rừng”.

Phần tóm tắt ở trên của Quyết định 403 về Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia (NRAP) và những hoạt động

được đề xuất trong kế hoạch đó. Một nhiệm vụ của NRAP, phải triển khai trong giai đoạn 2011-2015, là “xây

dựng các kế hoạch hành động nhằm triển khai ở cấp tỉnh và lồng ghép các hoạt động REDD+ vào hoạt động bảo

vệ phát triển rừng, lập kế hoạch sử dụng đất, cũng như các chương trình, dự án giảm phát thải trong ngành nông

nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác,..) Vào năm 2015, Bộ NN&PTNT-Tổng cục Lâm nghiệp (với sự hỗ trợ

của Chương trình UN-REDD đã xây dựng và phê chuẩn mẫu chuẩn và hướng dẫn quốc gia về việc xây dựng nội

dung và quy trình thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP). Việc áp dụng những hướng dẫn quốc

gia này sẽ đảm bảo rằng mỗi tỉnh ở trong Chương trình Giảm phát thảisẽ xây dựng PRAP một cách thống nhất,

chủ yếu là việc xác định những nhân tố gây mất rừng và suy thoái rừng, những nguyên nhân cơ bản và những

hoạt động can thiệp cần thiết để giải quyết các vấn đề đó. Có những đối tác Chương trình Giảm phát thải(và các

nhà tài trợ của họ) ở các tỉnh khác nhau tham gia xây dựng những hướng dẫn này sẽ đảm bảo sự nhất quán và

chất lượng của PRAP xuyên suốt chương trình, mặc dù có thể có sự linh hoạt khi thiết kế các biện pháp can thiệp

chiến lược cho mỗi tỉnh tùy thuộc vào bối cảnh và điều kiện của từng địa phương.

Những hoạt động được đề xuất trong Chương trình này phù hợp với NRAP, Quyết định 403, và với những ưu

tiên phát triển quốc gia được nêu trong Kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng quốc gia trong giai đoạn 2011-2020

với mục tiêu chính là bảo vệ và phát triển bền vững 13.388.000 héc ta rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm

2010) và 750.00 héc ta rừng tái sinh; 1.250.000 héc ta rừng trồng mới, 1.350.000 héc ta rừng trồng lại; và tăng

diện tích rừng lên khoảng 15.100.000 héc ta vào năm 2020.

4. Địa điểm thực hiện và thời gian hoạt động của Chương trình Giảm phát thải

4.1 Quy mô và địa điểm của Chương trình Giảm phát thải Hãy mô tả và vẽ bản đồ vùng quy hoạch của Chương trình và các vùng xung quanh, những đặc điểm địa lý,

văn hóa của vùng. Cho biết địa điểm và ranh giới của nơi thực hiện Chương trình. VD: Tổ chức hành

chính.

Chương trình Giảm phát thảigồm có toàn bộ Vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tổng diện tích đất khoảng

5,1 triệu héc ta (chiếm 16% tổng diện tích đất đai của Việt Nam, xem Hình 4.2), trong đó 80% là núi đồi và phần

còn lại là các đồng bằng ven biển có diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm 14% diện tích tự nhiên. Vùng này

có khí hậu gió mùa nhiệt đới. Lượng mưa trung bình khoảng 2500 mm với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa

từ tháng 06 đến tháng 12, có áp thấp và bão, 85% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 09 đến tháng

11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 5.

1Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2014 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh ở

Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020.

Page 8: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

8

Vùng này bao gồm 06 tỉnh, đó là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa

Thiên Huế-đây là nơi cư trú của 11 triệu người (chiếm 12% tổng dân số). Giáp với phía Bắc của vùng này là

các vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, giáp phía Nam của vùng là vùng sinh

thái nông nghiệp ven biển phía Nam. Vùng này gồm có một vùng núi cao và ở sâu trong dãy Bắc Trường Sơn,

chia cắt Việt Nam và Lào về phía Tây, và một đồng bằng ven biển nhỏ hẹp dọc theo bờ biển Đông. Dọc theo

chiều dài, diện tích của Chương trình chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông, và có những vùng

rừng ít người sinh sống thuộc các dãy núi của dãy Bắc Trường Sơn.

Dữ liệu giám sát quốc gia về độ che phủ rừng hàng năm của Cục kiểm lâm cho thấy khoảng 44 % (2,3 triệu héc

ta) của diện tích Chương trình Giảm phát thảilà rừng vào năm 2012; gần như tất cả (95%) số đó là rừng tự

nhiên. Trên một nửa (1,7 triệu héc ta) của đất rừng vùng này nằm dưới sự quản lý của nhà nước, gần 1/3 (0,9

triệu héc ta) đã được giao cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng thôn bản. (Xem Mục 14 để biết thêm thông tin

chi tiết về sở hữu đất rừng trong vùng thực hiện Chương trình).

4.1.1 Tầm quan trọng và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học

Sinh cảnh trong Chương trình Giảm phát thảigồm có 05 hành lang bảo tồn được quốc tế công nhận (được phân loại

ưu tiên bảo tồn là “cao”, hoặc “Cực kỳ”– Xem Hình 4.2), gồm có 20 khu bảo tồn, 19 vùng đa dạng sinh học có tầm

quan trọng quốc tế, Khu bảo tồn sinh quyển và con người của UNESCO tại phía Tây Nghệ An, Vườn quốc gia

Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vùng này là vùng sinh sống của 14 loài

nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp toàn cầu; gồm có: Voi Châu Á, Sao La, hổ châu Á, 06 loài linh trưởng bản địa2.

Hình 4.1 Bản đồ khu vực ven biển bắc trung bộ Hình 4.2 Các-bon sinh khối rừng, những

vùng đa dạng sinh học quan trọng và

các hành lang bảo tồn

2 CEPF (2012); IUCN (2013).

Page 9: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

9

Hình 43: Bản dồ diện tích rừng năm 2005 Hình 43: Bản đồ diện tích rừng năm 2010

4.1.2 Thực trạng Kinh tế xã hội

Vùng thực hiện Chương trình Giảm phát thảilà vùng có tỉ lệ đói nghèo cao nhất và nặng nề nhất tính theo đầu người

trong cả nước. Gần 1/3 trong tổng số 11 triệu người (29%) đang phải sống dưới mức đói nghèo, và khoảng cách

nghèo đã tăng lên 22% so với từ đầu thế kỷ. Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung bộ có mức thu nhập bình quân

hộ gia đình thấp nhất trong cả nước với 525 Đô la Mỹ thu nhập bình quân năm trên một hộ. Cứ 4 người thì có một

người ở vùng này phải sống ở nhà tạm, thời giant rung bình để tới trường là 45 phút đi bộ; và số lượng xe máy tính

theo đầu người thấp nhấp so với các vùng còn lại ở Việt Nam4.

Người H’mông, Dao, Thái và sống ở miền Bắc của vùng này, người dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Môn-Khmer thì

chủ yếu sống ở vùng phía Nam tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong thời gian

gần đây, nhưng tỉ lệ đói nghèo ở những đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cao và mức chênh lệch của họ so với người

Kinh đã tăng5. Cộng đồng dân tộc thiểu số thường bị cô lập về mặt kinh tế và xã hội cũng dễ bị tác động không

đồng đều bởi biến đổi khí hậu vì:

Việc tiếp cận và sở hữu đất sản xuất (nông nghiệp và lâm nghiệp) không được đảm bảo (vấn đề này sẽ

được thảo luận kỹ hơn ở Mục 14);

Những vùng núi, vùng sâu vùng xa và hạn chế việc tiếp cận với thị trường, các chương trình khuyến nông của

chính phủ; và

Bị hạn chế tham gia vào quá trình lập kế hoạch và nhận được ưu tiên từ những chương trình, dự án liên quan

của Nhà nước6.

Bảng 4.1. Tỉ lệ đói nghèo tính theo đầu người và thành phần, vùng và ngành

(theo Điều tra mức sống Việt Nam năm 2012 VHLSS)

Vùng/ngành Nghèo Cực nghèo Tỉ lệ của tổng

dân số Chỉ số % Đóng góp theo % Chỉ số % Đóng góp theo %

Quốc gia 20.7 100 8 100 100

Ven biển Bắc Trung

Bộ

28.4 16.5 9.7 14.6 1

2

.

0

Nông thôn 27 91.4 10.7 94.4 7

0

.

3

Thành thị 6.0 8.6 1.5 5.6 29.7

3 Hiện nay theo Quy định của nhà nước là thu nhập bình quân theo đầu người ít hơn 450.000 đồng/tháng (21 Đô la

Mỹ/tháng). 4

Trung tâm kinh tế Quốc tế (2002); Nguyễn Thắng và các cộng sự (2006); Vũ Tuấn Anh (2008); Lương Thu Oanh (2012). 5

Tóm tắt và con số điều tra mức sống Việt Nam (VHLSS) 2012 6

CARE (2013)

Page 10: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

10

4.2. Thời gian hoạt động dự kiến của Chương trình Giảm phát thải

Hãy mô tả Chương trình Giảm phát thảisẽ diễn ra trong bao lâu:

a) Để chuẩn bị; và

b) Triển khai (gồm có ngày dự kiến bắt đầu thực hiện Chương trình).

Thời gian dự kiến để chuẩn bị một kế hoạch triển khai chi tiết cho 06 tỉnh dự án và khoảng 42 huyện sẽ là 09 tháng từ

quý IV của năm 2014 và sẽ hoàn thành vào giữa năm 2015.

Thông thường, thời gian lập kế hoạch ở Việt Nam là 5 đến 10 năm vì thế cho tới năm 2020, Chương trình Giảm phát thảisẽ được điều chỉnh và lồng ghép vào các chương trình của nhà nước vì vậy Chương trình này sẽ là chủ đề chính trong chính sách của Chính phủ. Cụ thể là: Chương trình này phù hợp với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh cho tới năm 2020, cả hai kế hoạch này sẽ được triển khai thực hiện tại vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Dự kiến thời gian thực hiện giai đoạn 1 sẽ là 5 năm từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 đến 31 tháng 12 năm 2020.

5. Miêu tả những hoạt động và biện pháp được xây dựng trong Chương trình Giảm phát thải

5.1 Phân tích các nhân tố gây mất rừng và suy thoái rừng, xu thế bảo tồn hoặc tăng cường

Hãy phân tích những tác nhân, nguyên nhân và nhân tổ chủ yếu gây mất rừng và suy thoái rừng. Đồng thời mô tả bất

cứ chính sách hoặc xu thế nào góp phần bảo tồn hoặc tăng cường trữ lượng các-bon. Hãy phân biệt giữa các tác

nhân và xu thế trong khuôn khổ Chương trình Giảm phát thải, và bất cứ nhân tố, hoặc xu hướng nào xảy ra bên ngoài

vùng quy hoạch chương trình nhưng gây ảnh hưởng tới việc sử dụng đất, sở hữu đất và trữ lượng các-bon trong vùng

quy hoạch của chương trình. Phân tích rút ra từ việc Đề xuất chuẩn bị Sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (R-

PP) và/hoặc Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (R-Package).

5.1.1 Cơ sở (trước những năm 2000) tạo nên nguyên nhân mất rừng chính

Theo De Knonick (1999), nguyên nhân chủ yếu gây nên mất rừng nhanh chóng ở Việt Nam đó là: “tăng trưởng dân số,

tăng trưởng kinh tế; nhu cầu về các rau màu xuất khẩu và lương thực; và ngày càng gia tăng nhu cầu đối với những sản

phẩm làm từ gỗ như dùng làm bột giấy trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, xây dựng và nhu cầu năng lượng”. Theo

nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguyên nhân chính gây nên mất rừng ở Việt Nam là do nhu cầu của

người dân đối với lâm sản tăng lên cũng như nhu cầu về đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ trên diện rộng bởi các

Lâm trường quốc doanh (ADB 2000).

Trong những năm gần đây, động lực tăng trưởng của ngành nông nghiệp là nhu cầu cần có đất rừng để canh tác cây lâu

năm (Ví dụ: Cà phê, chè, cao su, hạt điều) đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập và đời sống của bộ phận dân cư sống ở

nông thôn (ADB 2001: 2), các trung tâm thành phố và cả những con đường lớn8.

Điều này có thể thấy rõ thông qua các số liệu thống kê và dẫn chứng nêu trong Điều tra mức sống tại Việt Nam (VHLSS)

và các điều tra về các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SFDP), những số liệu này cho thấy sản xuất lâm nghiệp (ngoại

trừ các hộ gia đình chuyên trồng cây cung cấp bột giấy và dăm gỗ hoặc trồng chè, cà phê hoặc cao su) là một bộ phận

rất nhỏ của những hệ thống nông nghiệp và mang lại thu nhập ít ỏi cho gia đình (ADB:53), tuy nhiên, ngành lâm nghiệp

đóng vai trò rất quan trọng ở các vùng miền núi và đặc biệt đối với các nhóm dân tộc thiểu số, điều này cho thấy sự

khác biệt ở từng vùng miền.

Các công ty lâm nghiệp quốc doanh (SFCs) tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong hoạt động quản lý rừng, điều này có

thể thấy được từ thực tế rằng rừng chỉ có thể được phân bổ cho hộ gia đình nếu như các SFC đồng ý chuyển nhượng

(Lang 2001:121). Quy trình phân bổ đất đai ở rất nhiều nơi gặp trở ngại bởi các SFC ngần ngại trao quyền quản lý với

diện tích rừng cho các hộ gia đình, tổ chức mặc dù họ không đủ năng lực để thực hiện thành công chức năng được giao

phó (Vũ Hữu Tuynh 2001:6). Mặc dù tình trạng này đã được cải thiện ở rất nhiều tỉnh thành vì SFC đã hợp thức hóa

quyền sở hữu đất của họ thông qua việc chuyển đổi đất của SFC thành đất của cộng đồng, điều này được trình bày rõ

hơn ở Mục 14).

Việc xây dựng đường sá ở vùng sâu vùng xa (thường vô tình) khiến cho những loại gỗ khó tiếp cận trở nên hoặc là dễ

vận chuyển, hoặc là dễ tiếp cận với thị trường. Nhu cầu đối với gỗ ở vùng sâu vùng xa tăng cao vì những cây gỗ dễ lấy

đã bị khai thác hết. Những kẻ khai thác gỗ trái phép thường có những đối tác địa phương và đôi khi những đối tượng này

lại thuê các đối tượng khai thác gỗ trái phép tại địa phương thực hiện hành vi chặt phá. Rất nhiều chương trình của Chính

phủ như Chương trình 135, Chương trình 135II chủ yếu tập trung về vấn đề cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trong khi

Chương trình 30a cũng cấp vốn cho hoạt động khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình (xem Mục 14 để biết thêm chi tiết

về hoạt động khoán bảo vệ rừng).

7 Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành đồng Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt

Nam trong giai đoạn 2014-2020. 8 Điển hình là khi có một con đường mới được xây dựng hoặc tình trạng thời tiết được cải thiện, sự phát triển liền kề dọc

theo con đường chính là tác nhân gây mất rừng đầu tiên và tới tận khi nào tỉ lệ mất rừng có xu hướng cao nhất (cho tới khi

diện tích rừng giảm).

Page 11: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

11

Hoàn thành đánh giá toàn quốc về các nhân tố gây mất rừng và suy thoái rừng đã nêu trong Đề xuất chuẩn bị sẵn

sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (R-PP), tham vấn các tài liệu dự án ODA, các kế hoạch của tỉnh và các hội

thảo các bên liên quan đã xác định được 03 nhân tố chính hiện đang tồn tại, có sự khác biệt dọc theo vùng Bắc

Trung Bộ, trong Giai đoạn thí điểm của Chương trình ER (2000-2010): a, Chuyển đổi rừng sang mục đích thương

mại và canh tác nông nghiệp; b, Chuyển đổi rừng thành cơ sở hạ tầng, kết quả là hàng loạt những hoạt động như

xây dựng đường sá, thủy điện, hệ thống cấp nước thủy điện đa mục đích; đường dây cáp, mở rộng vùng thị xã và

thành thị một cách nhanh chóng; và c, Khai thác gỗ thiếu bền vững, khai thác hợp pháp và trái phép. Bảng 5.1

(bên dưới) trình bày tổng quan các nhân tố chính trong tự nhiên, những tác nhân chủ yếu và nguyên nhân chủ

đạo, Bảng 5.2 phân chia các nhân tố lịch sử chủ yếu, chuyển đổi rừng thành các kiểu phụ khác, và đưa ra thông

tin chi tiết về phạm vi và các kiểu quản lý/sở hữu rừng bị ảnh hưởng bởi hoạt động chuyển đổi này và có hai

nguyên nhân chính nữa là do xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác gỗ. Mỗi tác nhân chính được thảo luận vắn tắt

dưới đây.

Bảng 5.1 Tóm tắt những nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng ở

Vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ

Nhân tố chính Đại diện Những nguyên nhân chính

Mất rừng

a) Chuyển đổi rừng sang canh

tác nông nghiệp và mục đích

thương mại.

Công ty quốc

doanh, công ty

thuộc quản lý

nhà nước, đầu

tư tư nhân và

hộ gia đình

- Nhu cầu hàng hóa (Thị trường giá cả nội địa/quốc tế)

- Các kế hoạch và chính sách khuyến nông của tỉnh/quốc gia

- Lập kế hoạch sử dụng đất không đồng bộ, thiếu hiệu quả

- Thực thi pháp luật (phối hợp giữa các Cơ quan nhà nước)

và hệ thống pháp luật thiếu hiệu quả.

- Hàng hóa và dịch vụ rừng mất giá

- Đói nghèo liên miên (sản lượng nông-lâm thấp; ít biện pháp

sinh kế thay thế)

- Nhập cư kinh tế tự phát, chủ yếu đến tỉnh khác trồng cao

su, cà phê, hạt tiêu...

- Đầu tư nhà nước đối với lâm nghiệp không hiệu quả

b) Chuyển đổi rừng vì mục

đích xây dựng cơ sở hạ tầng

gồm có xây dựng đường sá, mở

rộng vùng nông thôn (gồm có

thị trấn, thị xã); vùng kinh tế

đặc biệt; nhà máy thủy điện,

công trình tưới tiêu thủy điện

đa mục đích (gồm có đường

dây cáp công suất cao và

đường đi)

Công ty nhà

nước, công ty

thuộc sở hữu

nhà nước, đầu

tư tư nhân

- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh/quốc gia

- Nhu cầu năng lượng của tỉnh/quốc gia.

- Khó khăn trong việc quản lý phát triển kinh tế tự phát

- Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu

không hiệu quả khi lập kế hoạch

- Lập kế hoạch và phê duyệt các dự án phát triển thiếu trách

nhiệm (thiếu bảo đảm về mặt pháp lý)

- Hiểu biết hạn chế về các tác động môi trường và xã hội về

việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong số những người lập kế

hoạch trong nước.

Suy thoái rừng

c) Khai thác gỗ chọn lọc bất hợp

pháp và hợp pháp vì mục đích

thương mại và sinh kế

Các doanh

nghiệp nhà

nước và tư

nhân, Các hộ

gia đình

- Nhu cầu về gỗ trong nước và quốc tế

- Thiếu quyền sở hữu về rừng-dẫn tới quản lý yếu kém

và không quan tâm đến vấn đề khai thác gỗ trái phép.

- Hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật (phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước)

- Giám sát tài nguyên rừng không hiệu quả (khôn khéo)

- Chưa hoàn thành công tác giao đất giao rừng

Page 12: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

12

Nhân tố chính Đại diện Những nguyên nhân chính

- Sự tham gia không hiệu quả của các bên trong quá

trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch và xây

dựng chương trình ngành lâm nghiệp

- Những quy định khai thác gỗ thiếu bền vững

- Mô hình quản trị và quản lý rừng (đơn độc) không hiệu

quả

- Đói nghèo liên miên (sản lượng nông lâm nghiệp

thấp, hạn chế phương án sinh kế thay thế);

- Đầu tư công cho ngành lâm nghiệp còn thiếu.

Bảng 5.2 Quy mô và các phương thức quản lý/sở hữu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chính gây nên mất

rừng và suy thoái rừng ở Vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ.

Nhân tố gây

mất rừng và

suy thoái

rừng

Nguyên nhân chủ yếu

Nhân tố đại

diện

Diện tích bị ảnh

hưởng (ha)

trong Giai đoạn

thí điểm

(2000-2010)

Loại rừng

quản lý

chủ yếu

Các loại

hình sở hữu

chính

Rừng được

chuyển đổi sang

đất nông nghiệp

(cao su, sắn)

Mục tiêu sản xuất

của tỉnh lấy mủ và

tinh bột

Các công ty

lâm nghiệp

quốc doanh

và tư nhân

29,500 Rừng sản xuất Rừng nhà

nước

Chưa có kế hoạch

chuyển đổi rừng

sang canh tác

nông nghiệp (làm

nương rẫy)

Nhu cầu lấy mủ

và tinh bột Các hộ gia

đình

27.800 ha và tất

cả diện tích

rừng tự nhiên

Rừng phòng

hộ và rừng

sản xuất

Rừng của

nhà nước

và hộ gia

đình

Được lập kế

hoạch chuyển

sang rừng trồng

(Keo)

Gỗ quốc gia, mủ cao

su và mục tiêu sản

xuất bột giấy; nhu cầu

từ thị trường TQ

Các công ty

lâm nghiệp

quốc doanh

11.805

(theo số liệu Chi

cục KL tỉnh)

Rừng sản xuất State

forests

Khai thác gỗ hợp

pháp và trái phép

Gỗ cho nhu cầu sử

dụng của hộ gia đình

và mục đích thương

mại

Các hộ gia

đình và các

công ty lâm

nghiệp quốc

doanh

2.160.000ha

(rừng tự nhiên)

và 712.000 ha

(rừng trồng)

Rừng sản xuất Rừng của

hộ gia

đình, cộng

đồng và

nhà nước

Rừng tự nhiên

chưa có kế hoạch

chuyển thành

rừng trồng (Keo)

Nhu cầu dăm gỗ và

mục tiêu sản xuất gỗ Các hộ gia

đình

Chưa biết

(nhưng gây ảnh

hưởng tới tất cả

vùng rừng tự

nhiên)

Rừng sản xuất

và rừng phòng

hộ

Rừng của

nhà nước

và hộ gia

đình

Đã và chưa có kế

hoạch chuyển đổi

rừng sang mục

đích xây dựng cơ

sở hạ tầng

Mục tiêu phát triển của

tỉnh và quốc gia

Các công ty

tư nhân, công

ty nhà nước,

công ty sở

hữu nhà nước

Chưa rõ, rất khó

để chứng minh

diện tích rừng có

thể biến mất ngay

trong quá trình

lập kế hoạch

Tất cả Hộ gia đình,

tư nhân và

nhà nước

Page 13: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

13

Nhân tố gây

mất rừng và

suy thoái

rừng

Nguyên nhân chủ yếu

Nhân tố đại

diện

Diện tích bị ảnh

hưởng (ha)

trong Giai đoạn

thí điểm

(2000-2010)

Loại rừng

quản lý

chủ yếu

Các loại

hình sở hữu

chính

Chuyển đổi theo

kế hoạch thành

các nhà máy thủy

điện, hệ thống

tưới tiêu thủy

điện đa mục đích,

đường dây cáp,

đường đi.

Sản xuất thủy điện của

tỉnh/quốc gia/kế hoạch

tưới tiêu

Các công ty

tư nhân, công

ty nhà nước,

công ty sở

hữu nhà nước

Chưa rõ, nhưng có

ít nhất 14 công

trình thủy điện và

công trình tưới

tiêu kết hợp thủy

điện đã bắt đầu

được triển khai

trong giai đoạn

này

Tất cả 03 loại

hình quản lý

rừng , nhưng

có ít hơn ở loại

hình rừng tự

nhiên

Hộ gia đình,

tư nhân và

nhà nước

Chuyển đổi theo

kế hoạch và

không theo kế

hoạch liên quan

tới đầu tư cho

giao thông

Mở rộng và nâng

cấp hệ thống

đường sá quốc

gia và ở tỉnh

Nhà nước Chưa rõ, thu hút

phát triển

kinh tế xã hội dọc

theo con đường

được cải tạo

Tất cả các loại Nhà nước

Kế hoạch mở

rộng thành phố

gồm có thị xã và

các khu kinh tế

mới

Phát triển thành phố, các

vùng kinh tế mới (Có 6-7

vùng kinh tế mới trong

vùng)

Lãnh đạo

nhà nước

và tỉnh

Chưa biết Chủ yếu sản

xuất rừng suy

thoái và có thể

là một số rừng

ngập mặn

Hộ gia đình,

công ty tư

nhân và nhà

nước

Cần lưu ý rằng trong giai đoạn 2016-2020, việc chuyển đổi đất rừng vẫn được tiếp tục diễn ra, nhưng chủ yếu

đối với đất trống, đất suy thoái và đất rừng trồng. Ví dụ, tại tỉnh Quảng Trị, có 4.233 ha đất trống, và 5.250 ha

đất rừng sản xuất đã được chuyển đổi sang trồng cao su; trong khi chỉ có khoảng 205 ha rừng tự nhiên (rừng

đặc dụng và rừng phòng hộ) được chuyển đổi sang mục đích phi lâm nghiệp.

5.1.2 Các tác nhân gây mất rừng

Nghiên cứu về các tác nhân gây mất rừng ở khu vực thực hiện chương trình đang được diễn ra với một số hoạt

động chi tiết được triển khai và đã có một số kết quả ban đầu được cung cấp từ nghiên cứu của dự án GIZ

Quảng Bình và những hoạt động cụ thể của Chương trình UN-REDD Pha II tại tỉnh Hà Tĩnh và dự án Rừng và

đồng bằng (VFD) ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Hi vọng những hoạt động này sẽ cung cấp thông tin hữu ích

và cập nhật cho Chương trình ER.

a) Quy hoạch chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp

Việc chuyển đổi rừng ở vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ nhằm mục đích nông nghiệp, chủ yếu là chuyển sang

trồng cao su, đã được tiến hành với số lượng khoảng 4.500-10.000 ha/năm, tùy theo tỉnh trong Giai đoạn thí

điểm. Giá mủ cao su cao (Hiện nay là 60 triệu đồng/tấn năm 2011, tương đương với 2.850 Đô la Mỹ/tấn) và

việc mất mùa sắn gần đây đã đẩy nhanh việc mở rộng diện tích trồng cao su trong khu vực. Các tỉnh tiếp tục

lập kế hoạch mở rộng diện tích trồng cao su mặc dù ở những vùng này chịu thiệt hại rất nhiều từ bão lũ. Tuy

nhiên, có rất nhiều người nông dân tiếp tục trồng cao su bởi vì họ có thể thu được lợi nhuận cao hơn (mặc dù

thời điểm này giá tinh bột sắn giảm từ 40.000 đồng xuống còn 15.000 đồng), và cao su tiếp tục được xem là

nhân tố gây mất rừng ở vùng này trong tương lai. Tỷ lệ cao thứ hai của việc chuyển đổi rừng ở khu vực này

là chuyển đổi sang trồng sắn lấy tinh bột (và gần đây là năng lượng sinh học). Chủ yếu sắn được trồng ở

các xã và một số lượng không đáng kể ở các nương rẫy khiến cho những rủi ro về việc sống lệ thuộc

vào rừng tự nhiên nếu như giá sắn ở mức cao. Có một số hạn chế khi chuyển đổi rừng suy thoái thành keo

lai và rừng trồng keo tai tượng khi các vùng duyên hải đang phải gánh chịu các tác động từ bão lũ, các hộ gia

đình cũng phải chịu thiệt hại khi phải thu hoạch sớm tránh mưa bão. Những loài cây lâu năm được đưa vào kế

hoạch chuyển đổi rừng với số lượng khá hạn chế gồm có cà phê, chè và hồ tiêu. Những vùng rừng ngập mặn ở

khu vực này tuy ít nhưng mang lại khá nhiều lợi ích phi các-bon, chủ yếu là bảo vệ vùng duyên hải khỏi cường

độ và tần suất mưa bão gây nên bởi biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn bị đeo dọa bởi hoạt động nuôi trồng thủy

sản (đầm tôm), hoạt động này diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1990. Rất nhiều những vùng canh tác này thu lợi

nhanh, là nguồn gốc của các mầm bệnh và những vấn đề khác khiến cho việc nuôi trồng thủy sản chỉ mang lại

lợi nhuận ngắn hạn. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục diễn ra ở các rừng ngập mặn hiện có

gồm cả những rừng trồng mới.

Page 14: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

14

b) Chuyển đổi rừng sang diện tích nông nghiệp không theo quy hoạch (canh tác nương rẫy)

Canh tác nương rẫy được mở rộng, nhưng bị hạn chế ở những vùng núi cao phía Tây của khu vực, với rất ít

hoặc không có diện tích nương rẫy nào được thống kê ở vùng trung tâm (Tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng

Bình). Tuy nhiên, có tới 12.800 ha ở phía bắc (tỉnh Nghệ An) và 14.500 ha ở phía nam (tình Quảng Trị và tỉnh

Thừa Thiên Huế) có diện tích canh tác nương rẫy trong vùng (theo số liệu báo cáo của Chi cục kiểm lâm năm

2011). Canh tác nương rẫy là do phong tục tập quán lâu đời của các cộng đồng người dân tộc thiểu số do họ

không có các hình thức sinh kế thay thế khác, thiếu các dịch vụ khuyến nông, thiếu đất tốt để canh tác nông

nghiệp (chủ yếu là dành cho các cặp mới cưới) và sự hạn chế tiếp cận với thị trường. Canh tác nương rẫy là

một trong những mối lo ngại đặc biệt khi những công trình tưới tiêu thủy điện đa mục đích và nhà máy thủy

điện đã và sẽ được xây dựng vì những tác động có thể có đối với hệ sinh thái và thời gian hoạt động của các

nhà máy, công trình này cũng khá dài.

c) Chuyển đổi đất rừng sang rừng trồng theo quy hoạch

Ở vùng này, việc chuyển đổi đất rừng nghèo tự nhiên sang rừng trồng đã được tiến hành với diên tích trung

bình là 235 ha/năm (ở phía nam) tới 5.000 ha/năm (ở phía bắc) tùy thuộc vào mỗi tỉnh. Đã xuất hiện sự kết hợp

giữa hình thức đầu tư nhà nước và tư nhân trong các dự án ở địa phương. Tỉnh Bình Định, là một trung tâm có

truyền thống nghề gỗ với hình thức mua bán xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ miền Trung sang Lào và hầu

hết thành phẩm hiện nay là ở khu vực này, do vậy gần đây rừng trồng phát triển nhanh chóng và có một số

nguồn đầu tư chính là từ các công ty Nhật Bản dưới hình thức liên doanh. Thêm vào đó, gần đây một số công

ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng trong thời gian gần đây được phát triển và mở rộng hơn. Việc mở

rộng này đặc biệt đáng chú ý vào giai đoạn cổ phiếu tăng cao trong những năm 2008-2009. Theo báo cáo, một

số công ty nhỏ có hợp đồng thuê đất được đảm bảo với người dân địa phương để trồng rừng trên đất của họ.

Trong một số trường hợp, các hợp đồng này đã hết hạn sớm hơn thời hạn ký kết vì những người dân quyết định

trồng cây của họ. Tại rất nhiều huyện, việc xuất hiện công ty trồng rừng rõ ràng đã tạo nên sự quan tâm và thu

hút đầu tư vào trồng rừng tiểu điền. Thường thì việc chiếm hữu đất của các công ty quy mô nhỏ và vừa không

nhiều, vì vậy, cũng rất khó cho các công ty này để đảm bảo có một diện tích đất lớn và hợp đồng thuê dài hạn để

trồng rừng, và ít nhất thì một số công ty cũng thấy được tầm quan trọng của việc khuyến khích người dân với

vai trò “người trồng bên ngoài” đối với rừng trồng chính và nhờ đó có thể tang diện tích chung của rừng trồng.

Trong báo cáo, ở một số dự án của tỉnh, đã có một số thay đổi về quyền sở hữu đất đối với những lâm trường

quốc doanh trước đây (SFE) vì những lâm trường này đã được chuyển đổi thành các công ty tư nhân và đất cũng

như đất rừng sẽ được phân chia cho các đối tượng quản lý phù hợp hơn, xét về góc độ lợi nhuận, hiệu quả tài chính

(ví dụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế) và một số khu vực, một phần đất đai đã được giao cho các xã theo hình thức trồng

rừng tiểu điền. Vì vậy những người nông dân sẽ theo mô hình rừng do công ty giới thiệu và tiến hành trồng rừng.

Tương lai phát triển của rừng trồng chắc chắn sẽ cần phải tính đến nhu cầu của gỗ có chứng chỉ rừng, việc cung cấp

gỗ này hiện đang là yêu cầu bắt buộc ở thị trường Châu Âu và những công ty có những hợp đồng lớn phải nhập khẩu

gỗ có chứng chỉ rừng chủ yếu là từ Malaysia.

Việc trồng keo ban đầu đã được tăng cường bởi những công ty có sự hậu thuẫn và thuộc sở hữu của nhà nước,

và gần đây, những công ty này đã được mở rộng vì giá cổ phiếu rẻ, (mặc dù cũng có sự giảm về số lượng công

ty hoạt động trong thời gian gần đây). Thêm vào đó, có những đầu tư vào trồng cây keo vô tính cao sản và việc

giới thiệu cây trồng này được tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghệ Liên bang Úc- CSIRO hỗ trợ. Một

số công ty làm việc với những chủ đất địa phương nhằm thành lập rừng trồng và ở một số vùng khác, các công

ty cố gắng đảm bảo hợp đồng thuê đất với những lâm trường quốc doanh trước kia hoặc thậm chí là cả với

những công ty lâm nghiệp quốc doanh. Số lượng các lâm trường quốc doanh đã giảm và đất trước kia thuộc sở

hữu của họ đã bị cổ phần hóa thành rừng trồng nông nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ và các diện tích

nhỏ hơn thì được phân bổ cho các cộng đồng địa phương theo hình thức trồng rừng tiểu điền.

d) Tác động của mưa bão

Khu vực thực hiện chương trình thường phải chịu những trận mưa khắc nghiệt do áp thấp nhiệt đới và mưa bão,

rất nhiều vùng núi cao nội địa rất dễ bị tác động bởi lượng đất xói mòn lớn ở các vùng đất dốc, đôi khi ở các

sườn đất rất dốc, các vũng chứa lại nhỏ hẹp nên hiện tượng mưa lụt rất nhanh xuất hiện. Khi tỉ lệ che phủ bị

giảm hoặc mất đi, những đợt mưa lũ này có thể tàn phá khu vực này và việc quản lý lượng mưa trở thành trở

ngại rất lớn. Những vùng núi cao thường dễ bị xói mòn và thường hứng chịu cảnh xói mòn đất, kể cả khi có

diện tích rừng che phủ, khi diện tích che phủ bảo vệ bị mất đi, hiện tượng xói mòn diễn ra nhanh chóng hơn.

Những mất mát từ bão lũ không thể dễ dàng thống kê theo phương pháp thông thường, nhưng một đánh giá do dự

án Phát triển ngành lâm nghiệp, hợp phần trồng rừng thực hiện về những thiệt hại bị gây ra bởi mưa bão vào năm

2009 cho thấy tổng cộng có 5.720 héc ta (khoảng 20% tổng diện tích rừng trồng của dự án) đã bị ảnh hưởng với

khoảng 1.100 héc ta (khoảng 4%) diện tích bị hư hại nặng nề, Xem thêm phần Phụ lục 02 để biết thêm chi tiết.

Page 15: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

15

e) Quy hoạch chuyển đổi rừng vì mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình thủy điện

(i) Cơ sở hạ tầng giao thông

Mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông rất đáng kể trong giai đoạn thí điểm. Hoạt động giao thông trong 15

năm qua đã tăng gấp ba lần và việc tăng số lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển lần lượt là 70% và 100%

trong khoảng năm 1999 đến năm 2005, cho thấy mức tăng trưởng nhanh về nhu cầu đối với các dịch vụ giao

thông. Từ năm 1995-2006, những phương tiện đăng ký đã tăng từ khoảng 4 triệu lên gần 20 triệu. Vào năm

2006, Việt Nam đã đăng ký 19,6 triệu phương tiện trong đó có 18,6 triệu xe máy và 970.000 ô tô9, và sẽ tiếp

tục tăng trưởng khoảng 10,1%/năm. Số lượng xe ô tô ở Việt Nam ước đạt khoảng 4,2 triệu chiếc vào năm 2020

và gấp 4,5 lần mức hiện tại.

Chi phí ước tính của chương trình cho giai đoạn 2006-2010 là 47,6 nghìn tỉ đồng (3 triệu đô la Mỹ) hoặc gấp

năm lần mức chi phí đề xuất của Chương trình Đầu tư công cho đường sá nông thôn giai đoạn 2001-2005.

Những nỗ lực chính của cả các hoạt động của nhà tài trợ và chính phủ trong lĩnh vực giao thông nông thôn đã

mang lại “đường đi cơ sở tới tất cả các xã”. Đã có những tiến độ rõ rệt và số lượng xã thiếu đường vào đã được

giảm xuống còn 359 xã vào năm 2005. Khoản đầu tư này gồm có việc cải thiện chất lượng, sức chịu tải của hệ

thống đường sá và hướng tới 24% còn lại của dân số không tiếp cận được tất cả các loại đường dành cho tất cả

các loại thời tiết nhằm đạt được trung bình 90% các nơi có đường nông thôn và đường trải nhựa/bê tông là 55%.

Có những khác biệt lớn trong những hệ thống đường ở tỉnh giữa các hệ thống đường quốc lộ và đường nông

thôn, do vậy cần quan tâm hơn đến vấn đề này trong tương lai.

Những con đường chính được xây dựng trong phạm vi thực hiện chương trình trong giai đoạn thí điểm gồm có

Đường cao tốc số 14 đi Hồ Chí Minh; và sự phát triển dân cư, KT-XH dọc theo con đường này (và hầu hết các

con đường khác), và đường này đi xuyên qua những vùng rừng tự nhiên bao gồm một số khu bảo tồn. Việc xây

dựng đường cao tốc tương lai còn gồm có một số đường Cao tốc 04 làn (Express Way) như sau: Từ Thanh Hóa

đến Vinh (đang tiến hành với chiều dài 170 km); từ Đông Hà đến Lao Bảo (55km) và cuối cùng là đường Hà

Nội đi Đà Nẵng (tổng chiều dài xấp xỉ khoảng 368 km).

(ii) Đô thị hóa nhanh chóng

Tăng trưởng dân số nhanh và mở rộng thành thị là điểm nổi bật ở rất nhiều vùng ở Việt Nam gồm cả vùng

duyên hải Nam Trung bộ và vì vùng này được chọn lựa và tiến hành xây dựng một số vùng kinh tế quan trọng

đặc biệt (xem Phụ lục 03).

(iii) Thủy điện và công trình thủy điện, tưới tiêu đa mục đích

Khoảng 14 nhà máy thủy điện và công trình thủy điện, tưới tiêu đa mục đích đã được xây dựng trong giai đoạn

thí điểm với ít nhất hơn hai nhà máy đang bắt đầu được khởi công vào cuối giai đoạn thí điểm. Chuyển đổi đất

rừng sang xây dựng công trình thủy điện trong khu vực trong Giai đoạn Thí điểm, có tỉ lệ khá cao: Ước tính 10

sẽ có khoảng 13,600-21,700 ha đất rừng bị chuyển đổi.

Những lo ngại về những tác động xã hội và môi trường , đảm bảo mức sống gồm có việc đột ngột xả nước, là

nguyên nhân khiến Bộ Công Thương rà soát lại tất cả các dự án thủy điện đang chờ thực hiện trong kế hoạch

thủy điện tổng thể quốc gia, là một phần của Kế hoạch quốc gia về Phát triển Năng lượng11, hủy 424 dự án

trong cả nước12 và yêu cầu tiến hành một điều tra về các tác động về an toàn và môi trường của các dự án thủy

điện đã kết thúc vào tháng 3 năm 2014. Hiện nay, Thủ tướng chính phủ chỉ phê duyệt những dự án thủy điện

mới13.

9 Ô tô, vv Có 4 bánh

10 Dựa trên ước tính khoảng 10-16 héc-ta rừng tự nhiên bị phá bỏ/MW cho một nhà máy thủy điện.

11Quyết định 1208/QD-TTg phê duyệt Kế hoạch Tổng thể Quốc gia về Phát triển Năng lượng cho giai đoạn

2011-2020 với tầm nhìn đến năm 2030.

12Những dự án này hiện đang bị đình chỉ chủ yếu là các công trình thủy điện quy mô nhỏ, tuy nhiên, thủy điện nhỏ chiếm

một phần khá quan trọng trong Kế hoạch Tổng thể về phát triển năng lượng Xem Phụ lục 3

13Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ra ngày 18 tháng 2 năm 2014 về Chương t r ình Hành đ ộng của Chính

phủ nhằm tr iển khai Nghị quyết 62/2013 của Quốc Hội (về tăng cường quản lý và lập kế hoạch các dự án thủy

điện).

Page 16: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

16

5.1.3 Những tác nhân gây suy thoái rừng

Tác nhân gây mất rừng là do hiện tượng khai thác gỗ trái phép và thiếu bền vững. Khai thác gỗ thiếu bền vững ở

trong khu vực được thực hiện bởi các công ty lâm nghiệp quốc doanh có chứng chỉ kinh doanh hợp pháp, hoạt

động khai thác gỗ có tổ chức trái phép, do người Kinh và những hộ gia đình người dân tộc thiểu số khai thác

nhằm mục đích sinh kế (xây dựng nhà theo phương pháp truyền thống). Dữ liệu về số lượng các vụ khai thác gỗ

trái phép và gỗ bị tịch thu đã giảm trong Giai đoạn Thí điểm. Ví dụ, ở tỉnh Nghệ An, số lượng vụ vi phạm hành

chính đã giảm xuống 70% (Năm 2001 có 4.524 vụ, năm 2012 có 1.308 vụ) và khối lượng gỗ khai thác trái phép

bị tịch thu giảm xuống còn gần một nửa (Năm 2001 là 5.394 m3 và năm 2012 có 2.881 m3).

Khai thác gỗ hợp pháp từ rừng tự nhiên cũng đã giảm một nửa trong giai đoạn thí điểm, từ 200.000 m3/năm

xuống còn 100.000 m3/năm và không có hiện tượng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên từ năm 2014 trở đi. Nhằm mục

đích cải tạo chất lượng rừng tự nhiên, việc cấm khai thác gỗ ở rừng trồng gần đây được phê duyệt nhằm chấm

dứt mọi hoạt động khai thác từ rừng sản xuất không đạt chuẩn SFC quốc tế. Lệnh cấm khai thác hợp pháp sẽ tạo

điều kiện khơi dậy nạn khai thác gỗ trái phép nếu như các biện pháp thực thi pháp luật và bảo vệ không được tăng

cường phù hợp. Việc khai thác rừng trồng không phải là nhân tố gây nên mất rừng hoặc suy thoái rừng vì rừng

trồng, sau khi khai thác, thường nhanh chóng được trồng lại bởi chủ đất (Công ty hoặc các hộ gia đình) nhằm đáp

ứng nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế về dăm gỗ và gỗ.

Khoanh vùng khai thác gỗ, LSNG và củi từ rừng tự nhiên nhằm mục đích sử dụng trong gia đình, cùng với hoạt

động buôn bán trái phép, là một trong những nhân tố hiện và sẽ gây nên mất rừng, cần phải được giám sát chặt

chẽ. Một nhân tố quan trọng nữa trong khai thác gỗ trái phép do cộng đồng địa phương tham gia vào công tác bảo

vệ rừng tự nhiên (rừng trồng và rừng sản xuất) và tham gia trồng rừng mà không có tiến triển nào đối với việc

sắp xếp, bố trí quyền sở hữu đất rừng. Hiện này tại rất nhiều vùng rừng tự nhiên (Ví dụ: Rừng do nhà nước sở

hữu và quản lý (dưới sự quản lý của SFCs hoặc các Ban quản lý Rừng phòng hộ và các Ban quản lý rừng đặc

dụng), rừng và nguồn tài nguyên LSNG được xem là “quà tặng miễn phí” và đặc biệt là vấn đề đang nổi cộm đối

với các cộng đồng sống lệ thuộc vào rừng đó là dòng “người bên ngoài” đổ vào khu vực và tiến hành khai thác

gỗ trái phép và thu hái LSNG với số lượng lớn để bán sang thị trường Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình sống

phụ thuộc vào rừng muốn biết một số loại hình sử dụng hợp pháp đối với rừng và ngược lại họ cũng sẵn sàng làm

việc chặt chẽ hơn với các Ban quản lý và bảo vệ rừng mà họ phụ thuộc (điều này cũng được thảo luận ở Mục 14

về sở hữu đất)14.

5.2 Đánh giá những nhân tố chính cản trở việc thực hiện REDD+

Hãy mô tả những nhân tố chính hiện đang cản trở việc xác định các nguyên nhân, và/hoặc hạn chế việc bảo

tồn và tăng cường lượng dự trữ các-bon.

Những nhân tố chủ yếu hiện đang cản trở việc xác định những nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái

rừng ở Vùng Sinh thái-Nông nghiệp Bắc Trung Bộ có thể được phân loại và và tóm tắt như dưới đây:

5.2.1 Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ

Quản lý rừng bền vững không tạo đủ thu nhập và nông sản đủ cho chi phí cơ hội, chi phí từ trồng cao su và

các loại cây nông nghiệp khác, đặc biệt là sắn cao hơn, ổn định hơn và thường quay vòng vốn nhanh hơn. Thu

nhập hộ gia đình nghèo ở nông thôn chủ yếu (43%) phụ thuộc vào nông nghiệp và các hoạt động lâm nghiệp chỉ

chiếm rất ít (5%) tỉ lệ đóng góp vào nền kinh tế hộ gia đình (mặc dù việc sử dụng sinh kế từ tài nguyên rừng có

thể là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch sinh kế, đặc biệt là đối với các hộ gia đình dân tộc thiểu số sống

phụ thuộc vào rừng).

Hàng hóa và dịch vụ rừng giảm chất lượng, tổng diện tích đất rừng phân bổ cho các hộ gia đình và cộng đồng

địa phương bị hạn chế. 53,7 % hộ gia đình (HH) trong vùng có diện tích đất rừng nhỏ hơn 1 héc-ta và 30,7 % số

hộ gia đình chỉ có diện tích đất rừng từ 1 đến 3 héc-ta. (Điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011-

Tổng cục thống kê). Rất nhiều rừng tự nhiên được giao cho người dân địa phương. Ví dụ, theo hình thức quản lý

rừng cộng đồng, và rừng có chất lượng xấu và thường cần có thời gian tái sinh dài. Thu nhập từ rừng trồng, tính

tới thời gian rất gần đây, đã mang lại sản lượng thấp và thu nhập thấp. Đầu tư vào lâm nghiệp và rừng trồng

thường là dài hạn nhưng việc đưa loài keo lai vô tính và loài keo tai tượng mới được cải thiện đã tạo nên một tác

động đáng chú ý lên các hộ trồng rừng tiểu điền cũng như các công ty trồng rừng lớn vì cả hai loại này đều mang

lại thu nhập khá tốt cho hộ gia đình và công ty. Tuy nhiên, thiệt hại do mưa bão có thể có ít nhất một lần rất nhiều

chu kỳ của rừng trồng ven biển (7 năm đối với dăm gỗ hoặc trên 12 năm đối với gỗ xẻ-Tuy nhiên, thiệt hại đối

với rừng trồng lâu năm hơn của loài keo tai tượng có thể ít hơn so với loài keo vô tính có chu kỳ thu hoạch ngắn

hơn). Rất nhiều tiểu nông muốn chặt cây sớm hơn chu kỳ (đôi khi sớm khoảng 05 năm), giảm lợi ích nhưng sẽ

tránh được mất mát gây ra bởi mưa bão.

14 Có một số nghiên cứu về vấn đề lệ thuộc vào rừng, giảm thiểu LSNG, và tăng áp lực từ các hoạt động khai thác gỗ trái

phép bởi “người bên ngoài” ví dụ như Mối quan hệ giữa vấn đề sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học tại các Rừng đặc dụng

tại Việt Nam– Những bài học kinh nghiệm: Hans-Dieter Bechstedt 2010, Quỹ bảo tồn Việt Nam. Đây là phần tóm tắt chuyến

đi hiện trường chi tiết làm việc với các cộng đồng sống lệ thuộc vào rừng (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) ở Miền Trung

Việt Nam.

Page 17: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

17

Cần công nghệ chính xác hơn để giảm thiểu các tác động của mưa bão.

Các dịch vụ môi trường rừng hiện nay đang được tiếp nhận một cách không đầy đủ đối với ngành du

lịch và năng lượng trong nước (HEP). Tài chính (các-bon) nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu chưa

được bàn đến. Tuy nhiên, chi phí giao dịch khá cao cho các hoạt động của REDD+, và giá các-bon dự tính thấp

có thể khiến người dân không mặn mà với các hoạt động REDD+, nếu tài chính các-bon không được lồng ghép

vào việc lập kế hoạch và chương trình của nhà nước để có thể triển khai hoạt động bền vững trên diện rộng hơn

và hướng tới tăng trưởng xanh ở các ngành liên quan tới tài nguyên đất.

Dự đoán các nhu cầu năng lượng tại quốc gia và trong khu vực sẽ tiếp tục tăng (xem Phụ lục 03).

5.2.2 Việc lập kế hoạch phát triển ngành và sử dụng đất không có sự lồng ghép

Tất cả các tỉnh đã có kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên, rất nhiều những kế hoạch này thường được lập

một cách sơ sài, không có sự tham gia hiệu quả của người dân khi xây dựng các chính sách và cần được cải thiện

khi lập kế hoạch và chương trình ở tất cả các ngành sử dụng đất sản xuất; các kế hoạch (và ngành) sử dụng đất

thường có xu thế phân chia, hướng trọng tâm vào các phương pháp, ưu tiên ngành theo kế hoạch (hoặc thậm chí

một hoặc hai mặt hàng VD: Các loại cây công nghiệp chiếm ưu thế trong các kế hoạch và chính sách khuyến

nông của tỉnh hoặc quốc gia15) điều này không khuyến khích được sự phối hợp giữa các ngành lâm nghiệp và

ngành sử dụng đất khác (xem Mục 14 thảo luận về sở hữu đất, sử dụng rừng truyền thống và những nỗ lực về

mặt chính sách, pháp luật nhằm giải quyết vấn đề này) và những cơ quan hữu quan của tỉnh, trung ương (Bộ

TNMT, Bộ LĐ, TBXXH, Bộ KH-ĐT) cần thiết phải lập kế hoạch lồng ghép các mục tiêu phát triển KT-XH vào

trong bức tranh nhiều lâm-nông nhiều mảng ghép ở vùng duyên hải miền Trung. Có những ví dụ tiêu biểu về

việc lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia16, tuy nhiên, để tuân thủ hoàn toàn theo đúng các hướng dẫn thì

cần rất nhiều chi phí.

Hạn chế tác động về mặt môi trường và xã hội của sự phát triển cơ sở hạ tầng giữa các lãnh đạo lập kế

hoạch, kế hợp với việc sử dụng không hiệu quả những biện pháp giảm thiểu nhằm bảo vệ môi trường và xã hội

trong các quy trình lập kế hoạch, và ví dụ, trong quá trình lập kế hoạch phát triển mở rộng các nhà máy thủy điện

và công trình thủy điện tưới tiêu đa mục đích trong cả nước, gồm cả vùng duyên hải miền Trung này, thường

không có sự tham gia tích cực của đại diện ngành lâm nghiệp, cũng như những cộng đồng người dân tộc thiểu

số, trong các quy trình như Đánh giá tác động môi trường.

Theo dõi, giám sát không thường xuyên những biện pháp bảo đảm an toàn môi trường và xã hội, thiếu

các biện pháp hỗ trợ về mặt pháp lý.

15 Trong khi thành công của Việt nam là việc trở thành một trong những nước có lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản

tươi sống và một số loại nông sản gồm có cà phê, hồ tiêu, gạo, gỗ dăm cao su, tôm, vv đã được ghi nhận, thì đồng thời Việt

Nam cũng phải trả giá về mặt môi trường, ví dụ, với diện tích rừng tự nhiên lớn và rừng bị suy thoái ở khu vực Tây Nguyên

đang được chuyển đổi sang trồng cà phê và hồ tiêu hoặc chuyển đổi rừng ngập mặn sang những đầm nuôi tôm ngắn hạn.

16 Quảng Bình đã công bố những hướng dẫn của tỉnh (Lập kế hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, các quy định phát triển

và bảo vệ rừng, lập kế hoạch phát triển thôn bản) và những hướng dẫn này đã được phê duyệt dưới dạng các Quyết định.

Điều này cho thấy việc tuân thủ sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn và tập trung cao độ hơn vào các quy trình ra quyết định

và lập kế hoạch có sự tham gia, vốn được xem là một thế mạnh của Quảng Bình so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, trong giai

đoạn triển khai kế hoạch thực sự thì có rất nhiều sự chồng chéo về quyền hành giữa các lãnh đạo các ban ngành hữu quan

và ngân sách không đủ chi dùng nên khó có thể tuân thủ đúng theo các hướng dẫn đặc biệt là đối với các yêu cầu của các

quy trình ra quyết định có sự tham gia thường chỉ được thực hiện khi có các dự án có vốn tài trợ nước ngoài được triển khai.

Dự án GIZ về các biện pháp bảo đảm an toàn xã hội liên quan tới REDD+, tháng 11 năm 2013.

Page 18: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

18

5.2.3 Sử dụng tài nguyên rừng thiếu bền vững

Thiếu đầu tư nhà nước (về mặt tài chính và kỹ thuật) cho ngành lâm nghiệp-cho công tác bảo vệ rừng,

bảo tồn đa dạng sinh học và những hoạt động phục hồi cảnh quan nói chung. Chỉ có 1/3 (2,2 triệu trong

tổng số 6,7 triệu héc-ta) rừng đặc dụng và rừng phòng hộ của Việt Nam được giao khoán cho các hộ gia

đình hoặc cộng đồng thôn bản phục vụ cho các hoạt động bảo vệ rừng thực tế.

Quy định pháp luật về sở hữu đất chưa rõ ràng-từ việc giao đất giao rừng chưa đầy đủ cho các chủ rừng.

Mặc định việc “quản lý” diện tích rừng của UBND xã đã tạo nên một cơ chế cận mới do thiếu những hoạt

động khuyến khích bảo vệ hoặc/và sử dụng bền vững, kết hợp với năng lực quản lý yếu kém của một bộ

phận cán bộ UBND xã, huyện.

Các phương thức quản trị và quản lý rừng thiếu hiệu quả (đơn lẻ)-cộng đồng địa phương chưa nhận thức

rõ về phương pháp quản lý rừng cộng đồng (CFM) vì rất khó để đưa ra một tên đăng ký cho một cộng

đồng thôn theo Luật Đất đai năm 2003 (xem Mục 14 thảo luận về những vấn đề sở hữu đất). Do vậy,

không có những hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng bền vững của quốc gia cho các hộ gia đình và cộng

đồng, mặc dù các tỉnh đã có hướng dẫn chi tiết được xây dựng bởi một dự án ODA. Có một số thí điểm

và diện tích rừng dự án khá rộng, hỗ trợ thành công mô hình CFM, tuy nhiên, phương pháp vẫn chưa

được dịch sang tiếng Việt và công bố rộng rãi để sử dụng trong phạm vi toàn quốc.

Giám sát tài nguyên rừng thiếu hiệu quả (khôn khéo).

Thực thi pháp luật và hệ thống pháp lý không hiệu quả-sự phối hợp giữa những cơ quan và quan chức

thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế do thiếu sự: (i) phối hợp chặt chẽ và cơ chế trao đổi thông tin giữa các

cơ quan chịu trách nhiệm thực thi; và (ii) phân bố đủ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phối hợp.

Những quy định khai thác gỗ thiếu bền vững và mang tính chất phức tạp.

Đói nghèo liên miên ở vùng nông thôn

Đất dành cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp ít-đất rừng chủ yếu bị suy thoái, có đặc tính xấu, đất

màu mỡ hơn được chuyển đổi sang mục đích sản xuất nông nghiệp, khiến cho sản lượng rừng trồng ở

Việt Nam thấp, ví dụ, thậm chí loài keo vô tính cũng cần đất phù hợp, và ở nơi nào cây được trồng trên

đất xấu thì loài keo tai tượng truyền thống sẽ chiếm ưu thế hơn loài keo lai17.

Hạn chế các phương án sinh kế thay thế-theo Điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam (VHLSS) trong

cả nước và số liệu của Tổng cục thống kê năm 2012, mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn

đã tăng trong những năm gần đây, nhưng vùng này vẫn có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất

cả nước-900.000 đồng/tháng (43 Đô la Mỹ/tháng)18. Những hộ nghèo nhất có mức thu nhập trung bình là

300.000 đồng /tháng tương đương 14 Đô la Mỹ/tháng). Quy định mới cho biết các hộ nghèo ở nông thôn

là các hộ chỉ có mức thu nhập trung bình dưới 450.000 đồng/đầu người/tháng và họ sống chủ yếu dựa vào

nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 43% thu nhập hộ gia đình.

Di cư làm kinh tế tự phát có thể được coi là một vấn nạn ở rất nhiều nơi gồm có: (i) Di cư để trồng cà phê

và hồ tiêu (chủ yếu ở vùng Tây Nguyên); (ii) số lượng lớn những người đi theo (vợ, con, người buôn bán

vặt…) ở những công trình lớn, ví dụ, công trường thủy điện Trung Sơn ở Thanh Hóa khá nhỏ, dự án dự

tính sẽ có ít nhất khoảng 2-3.000 người di cư làm kinh tế tại khu vực quanh công trường, sống trong điều

kiện cơ sở hạ tầng rất khó khan; và (iii) việc di cư từ nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm.

17 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo nghiên cứu của Nhật Bản và CSIRO về loài keo vô tính, keo tai tượng (Acacia mangium)

cho thấy tỉ lệ tăng trưởng rất cao vượt cả những mức so sánh thử nghiệm đã thực hiện ở Nhật Bản và Malaysia. Đối với

loài keo vô tính trồng ở đất nghèo kiệt, keo tai tượng sẽ chiếm ưu thế hơn loài vô tính. Theo Dự tính năng suất của các rừng

trồng keo tai tượng ở vùng Đông Nam Á, tác giả Matsumura và Naoto Formath- Chương 10, năm 2011.

18 Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là ở vùng Tây Bắc (740.000 đồng/tháng tương đương 35 Đô la Mỹ/tháng) và

mức cao nhất là ở vùng Đông Nam (2.160.000 đồng tương đương 103 Đô la Mỹ/tháng)

Page 19: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

19

5.3 Mô tả và giải thích rõ hơn về những hoạt động theo kế hoạch hoặc đang diễn ra trong Chương trình

Giảm phát thải

Hãy mô tả những hoạt động đề xuất và những can thiệp về mặt chính sách của Chương trình Giảm phát thải

gồm có những hoạt động liên quan tới hoạt động quản trị, và giải thích những hoạt động này làm thế nào để giải

quyết những nhân tố và những nguyên nhân chính của việc mất rừng và suy thoái rừng và/hoặc hỗ trợ tăng

cường lượng dự trữ các-bon, vượt qua những trở ngại nêu trên (VD: Chương trình Giảm phát thảitham gia như

thế nào vào việc thay đổi những quy định, chính sách hiện có hoặc/và việc sử dụng tài nguyên rừng thiếu bền

vững?)

Chương trình Giảm phát thảicủa vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ áp dụng phương pháp sử dụng tài

nguyên bền vững nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh và của quốc gia thông qua việc lập kế hoạch

tăng cường giảm phát thải (LEDP) cho các ngành liên quan tới đất đai (nông nghiệp, lâm nghiệp và năng lượng).

Phương pháp LEDP, thông qua PRAP (như chỉ đạo của NRAP), được xem là một phương thức thiết lập một môi

trường phù hợp cho các hoạt động cụ thể ở mỗi ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp và năng lượng). Những

biện pháp can thiệp sẽ giảm lượng phát thải từ việc sử dụng đất nhằm tận hưởng nguồn tài chính các-bon như một

nguồn thu giúp đảm bảo việc bảo vệ cảnh quan bền vững, đã được lồng ghép trong các mục tiêu và mục đích dưới

đây của Chương trình:

Mục đích: Vùng Sinh thái-Nông nghiệp Bắc Trung Bộ được xác định là vùng cảnh quan bền vững, mang lại lợi

ích về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, là mối quan tâm của nhiều ngành hữu quan nhằm xác định các nhân tố

gây mất rừng và suy thoái rừng vì đây là một điểm sáng về tăng trưởng xanh đối với Việt Nam nói riêng và khu

vực ASEAN nói chung.

Mục tiêu: Đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh và quốc gia thông qua xúc tác tài chính các-bon để

phát triển bền vững nông lâm nghiệp ở vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ-nhằm đạt được những thành

tựu đổi mới sau: (i) đổi mới kinh tế xanh trong hoạt động sử dụng đất; (ii) xóa đói giảm nghèo và phát triển sinh

kế nông thôn; và (iii) bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái-thông qua các-bon,

và các nguồn tài chính đổi mới khác.

Nhằm đạt được mục tiêu này và hướng tới mục đích dài lâu của Chương trình Giảm phát thải, có 04 chiến lược (và

những hoạt động thành phần) được đề xuất nhằm giải quyết 04 nguyên nhân chủ đạo gây mất rừng và suy thoái

rừng, được trình bày ở Bảng 5.3 dưới đây.

Bảng 5.3 Tóm tắt những chiến lược ngành được nêu trong Chương trình Giảm phát thảiở Vùng

Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ.

Chiến lược Hoạt động đề xuất Những nhân tố được xác

định

Những nguyên nhân

chủ yếu được xác

định

1. Tạo môi trường lý

tưởng.

a) Lập kế hoạch Hành động

REDD của tỉnh (Cải thiện việc

lập kế hoạch đa ngành)

Tất cả Lập kế hoạch sử dụng

đất, rừng (thiếu sự lồng

ghép) thiếu hiệu quả

b) Tăng cường thể

chế

Tất cả Lập kế hoạch sử dụng

đất, rừng (thiếu sự lồng

ghép) thiếu hiệu quả

2. Chiến lược ngành

nông nghiệp

a) Tăng cường chuỗi giá trị

kinh doanh nội tại

Chuyển đổi thành đất SX

nông nghiệp theo KH và

không có KH

Đói nghèo liên miên

3. Chiến lược

ngành lâm

nghiệp

a) Giao đất rừng sản xuất; mở

rộng quyền sử dụng rừng và

các phương pháp đồng quản

Chuyển đổi đất rừng sang

đất nông nghiệp theo QH và

ngoài QG; quản lý rừng

thiếu bền vững

Khai thác gỗ trái phép

Chưa rõ về quyền sở hữu

đất và quyền sử dụng rừng

b) Chứng chỉ rừng sản xuất bền

vững

Quản lý rừng thiếu bền

vững Những biện pháp khuyến

khích chưa đủ để áp dụng

các phương pháp sản xuất

bền vững.

c) Chi trả dịch vụ môi trường

rừng

Chuyển đổi sang đất nông

nghiệp ngoài quy hoạch;

khai thác gỗ trái phép

Đói nghèo liên miên;

Dịch vụ hệ sinh

thái rừng chưa

được đánh giá cao

d) Tăng cường phối hợp thực thi

pháp luật

Khai thác gỗ trái phép Hệ thống pháp lý và thực

thi pháp luật thiếu hiệu

quả

Page 20: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

20

Chiến lược Hoạt động đề xuất Những nhân tố được

xác định

Những nguyên nhân

chủ yếu được xác

định e) Tăng cường chỉ đạo đối với

ngành lâm nghiệp để chống

chịu bền bỉ với mưa bão

Số lượng mưa bão và áp

thấp nhiệt đới dữ dội tăng

khiến rừng trồng bị mất và

gián tiếp gây mất rừng do

việc khai thác gỗ trước kỳ

(lo sợ bị mất gỗ)

Công nghệ chưa được

kiểm nghiệm (trong điều

kiện Việt Nam)

4. Tăng cường

chiến lược ngành

năng lượng

a) Tăng cường hiệu quả của

năng lượng ở tất cả các cấp,

các ngành gồm có ngành công

nghiệp sản xuất gỗ và bột giấy

(nhu cầu năng lượng cao)

Giảm nhu cầu năng lượng,

giảm suy thoái rừng và mất

rừng

Chi phí cơ hội cao đối với

ngành năng lượng

b) Tăng cường sử dụng năng

lượng tái chế và khí sinh học

c) Cải thiện quy trình lập kế

hoạch môi trường thông qua

việc sử dụng PRAP

Quy trình đánh giá

tác động môi trường

không hiệu quả; việc

phối hợp giữa ngành

lâm nghiệp và ngành

năng lượng. 5.3.1 Tạo môi trường lý tưởng.

Chiến lược môi trường lý tưởng là một chiến lược chủ đạo của phương pháp hướng tới cảnh quan bền vững của

Chương trình Giảm phát thải, bao gồm 02 hành động can thiệp chính, đó là: (i) Kế hoạch hành động REDD+

của tỉnh (PRAP), đây có thể là một phương pháp lập kế hoạch đa ngành miêu tả những hoạt động sẽ được diễn

ra ở đâu, do ai thực hiện; và (ii) phối hợp tăng cường thể chế (đảm bảo rằng các nhân tố nhà nước và phi nhà

nước có khả năng triển khai các kế hoạch để đạt được các kết quả giảm phát thải.)

a) Lập kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh

Theo quy định nêu trong NRAP, PRAPs là cấp hoạt động trong quá trình lập kế hoạch cho quốc gia và cho

Chương trình giảm phát thải.PRAP là phương tiện để hướng quy trình lập kế hoạch đa ngành vào sự phát triển

ngành truyền thống và lập kế hoạch dựa vào sản phẩm, nhằm đạt được lợi ích về các-bon và lợi ích phi các-bon

thông qua môi trường sản xuất bền vững. Thêm vào đó, nhằm đảm bảo rằng Chương trình Giảm phát thảiđược

hoạt động lồng ghép vào NRAP, PRAP cũng giúp xây dựng các biện pháp can thiệp, hoạt động cụ thể ở tỉnh nhằm

giải quyết những nhân tố chính gây mất rừng và suy thoái rừng vì mức độ tác động của các nhân tố ngày biến đổi

rất nhiều tùy thuộc vào sinh cảnh. PRAP cũng liệt kê những chương trình (của chính phủ và vốn ODA) và nguồn

tài chính hiện có góp phần triển khai các hoạt động đề xuất. Một quy trình với các bước thực hiện khôn khéo cũng

được lồng ghép vào PRAP như những biện pháp can thiệp19 ở Việt Nam, quy trình này có thể điều chỉnh và áp

dụng trong quá trình triển khai Chương trình giảm phát thải:

Giai đoạn I –PHÂN TÍCH SỰ CHUẨN BỊ

1. Phân tích các bên liên quan;

2. Phân tích tổng hợp của tổ chuyên trách về các nhân tố, rào cản và những nguyên nhân chủ yếu; (desk-

based)

3. Phân tích không gian về việc giảm phát thải và tiềm năng lợi ích phi các-bon20

Giai đoạn II –QUY TRÌNH CÓ SỰ THAM GIA

1. Phân tích có sự tham gia về các nhân tố, rào cản và nguyên nhân cơ bản;

2. Xác định các biện pháp can thiệp có sự tham gia nhằm giải quyết các nhân tố, rào cản và nguyên nhân

cơ bản;

3. Đánh giá có sự tham gia về các tác động môi trường và xã hội có thể mang lại từ các hoạt động, biện

pháp can thiệp;và

4. Lựa chọn có sự tham gia các tiêu chí nhằm giám sát việc triển khai các biện pháp can thiệp và các tác

động phi các-bon

19 JICA, SNV, UN-REDD. 20 Gồm có việc lập kế hoạch bối cảnh và áp dụng công cụ lựa chọn hàng hóa

Page 21: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

21

Giai đoạn III – NĂNG LỰC KINH TẾ

1. Đánh giá tiềm năng các-bon (giảm phát thải/tăng cường dự trữ) mang lại từ việc thực hiện các biện pháp

can thiệp; và

2. Phân tích tính kinh tế của các biện pháp giảm thiểu đề xuất dựa vào chi phí phải bỏ ra và lợi ích mang

lại.

Giai đoạn IV – KẾT CẤU CỦA REDD+

1. Tăng cường hoạt động của những cơ chế tham vấn hiện có;

2. Xác định những cơ chế khuyến khích đa lợi ích và các hình thức chia sẻ, kết hợp lợi ích; và

3. Tăng cường hệ thống giám sát hiện có đối với các chỉ số các-bon và phi các-bon.

b) Tăng cường thể chế

Năng lực thể chế cần phải được xây dựng cho các cơ quan nhà nước hữu quan, các chủ rừng và chủ trang trại,

và những cộng đồng dân cư nhằm triển khai PRAP hiệu quả và đạt được những kết quả mong muốn đối với

việc giảm phát thải. Những khu vực ưu tiên để xây dựng năng lực gồm có:

Giám sát rừng có sự tham gia (các chỉ số các-bon và phi các-bon);

Các phương thức quản lý rừng bền vững VD: (RIL; ERL);

Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; và

Những phương thức quản lý cây trồng tốt nhất được lựa chọn (gồm có chuỗi xử lý từ rác thải

thành năng lượng).

Một trong những cơ hội và thách thức lớn nữa là thiết lập một môi trường lý tưởng, linh hoạt và tạo ra các cơ

hội phát triển sinh kế tại các vùng đất bị suy thoái, đất trống đủ hấp dẫn và bền vững nhằm ngăn chặn các hoạt

động phá hoại hệ sinh thái vì mục đích sinh kế. Triển khai hiệu quả mô hình rừng cộng đồng cũng có thể rất

quan trọng vì có thể mang lại cơ hội sinh kế cho người dân và có thể bao gồm:

Cải thiện tiềm năng sử dụng rừng phục vụ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cải thiện tính tương thích

của hoạt động trồng rừng, tái sinh rừng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo21;

Tầm quan trọng của việc cải thiện những lợi ích mang lại từ việc quản lý LSNG bền vững22 và có thể

sản xuất kết hợp với nhiều mô hình trồng rừng và quản lý rừng cộng đồng gồm có việc cải thiện chuỗi

giá trị của những sản phẩm này; và

Hợp tác và lập kế hoạch có hệ thống giữa các bộ ngành hữu quan.

c) Rừng cộng đồng và chia sẻ lợi ích

Việc đưa vào mô hình quản lý rừng cộng đồng với quy mô lớn hơn vẫn còn gặp phải một số những rào cản về thể

chế ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn khi triển khai hình thức quản lý rừng cộng đồng và cơ chế chia sẻ lợi ích gồm có

vấn đề liên quan tới sở hữu đất đai (xem Mục 14 trình bày về những vấn đề này), bảo vệ rừng và thách thức về

việc triển khai những mô hình quản lý rừng mới. Ví dụ, tầm quan trọng của LSNG được đề cao. Một giải pháp

dành cho rất nhiều vùng có rừng bị suy kiệt là hướng mối quan tâm đối với nguồn tài nguyên tới những đối

tượng thương mại bên ngoài, tuy nhiên, thách thức ở đây là phải đảm bảo rằng cộng đồng địa phương không bị

gạt bỏ. Có thể tránh được điều này thông qua một quá trình lập kế hoạch sử dụng đất rừng được thực hiện một

cách cẩn thận, đổi mới và có sự tham gia. Có một số ví dụ cho thấy cộng đồng được hưởng lợi khi các công ty

lâm nghiệp quốc doanh nhượng quyền sử dụng đất hoặc khi các công ty trồng rừng mua công nghệ mới (loài mới,

vườn ươm, cải thiện kỹ thuật trồng) 21 Trong vùng thực hiện Chương trình, dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) đã triển khai hoạt động tại các tỉnh gồm

Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, Ngân hàng Phát triển Đức đã tài trợ cho

các dự án rừng ở đây (dự án KfW6 ở tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam). Các dự án này đã góp phần tăng lợi nhuận từ các

khoản đầu tư và tăng cường độ tín nhiệm đối với các hộ nông dân trồng rừng. Dự án FSDP cũng đã giới thiệu chứng chỉ rừng

thành công tại địa phương và KfW6 cùng với dự án trồng rừng đã giới thiệu các phương pháp quản lý rừng cộng đồng.

22 Hiện nay, nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại LSNG khác nhau, chủ yếu là vì mục đích làm thuốc và giá cả các loại này tăng nhanh vì sự khan hiếm của một số loại thảo dược và lan làm thuốc (rất nhiều báo cáo của SNV, WWF, VCF), thêm

vào đó, GIZ cũng tài trợ cho hàng loạt những nghiên cứu, trong đó có những nghiên cứu về LSNG

Page 22: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

22

và cộng đồng có thể tham gia với tư cách người trồng độc lập23 và cũng có thể hưởng lợi từ việc dễ dàng tiếp

cận với chuỗi marketing.

d) Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)

PFES là một phương pháp đổi mới của ngành lâm nghiệp Việt Nam và đã có cam kết mạnh mẽ về mặt chính trị

(Nghị định 99), với khởi điểm là một quỹ chung của quốc gia vào năm 2010 và cho tới năm 2013 quỹ này đã

hình thành một quỹ quốc gia, và 31 quỹ ở các tỉnh.24Tuy nhiên, yêu cầu cần có thể thực hiện và đạt được thành

công của PFES là cần có một quy trình minh bạch hơn, cải thiện hệ thống giám sát và khuyến khích, thu hút

người sử dụng dịch vụ chi trả nhiều hơn.

5.3.2. Chiến lược ngành nông nghiệp

Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng mang lại thu nhập cao, thông qua những phương pháp kinh doanh của ngành

nhằm hạn chế sự mất rừng và suy thoái rừng ở những khu vực thường xảy ra hiện tượng khai thác gỗ trái phép và

canh tác nương rẫy. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính (tiếp cận với nguồn vốn) có thể được tăng cường, thông qua những

dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm của huyện (thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội), nhằm tăng sản lượng sắn, tre và keo tại các vùng rừng trồng kém năng suất. Khi

có sự hỗ trợ phù hợp và khả thi, việc mở rộng các mô hình nông lâm hiện có sẽ được tiến hành25.

Việc trồng cao su sẽ chỉ được hỗ trợ phù hợp với các hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về trồng cao su trên đất

trống, cùng với những đánh giá rủi ro liên quan tới thị trường (giá cao su thường giảm) và khí hậu (mưa bão

ngày càng nhiều và dữ dội hơn).

5.3.3. Chiến lược ngành lâm nghiệp

a) Giao đất rừng sản xuất

Nhằm hỗ trợ mục tiêu của dự án ngành lâm nghiệp trồng lại 164.000 héc-ta rừng suy thoái, và trồng 35.000

héc-ta rừng trồng mới và trồng lại 32.000 héc-ta rừng vào năm 2020, việc giao đất rừng sản xuất sẽ là hoạt động

chủ đạo của ngành lâm nghiệp, thuộc Chương trình giảm phát thải. Phần lớn diện tích (75.000 héc-ta), không

thuộc quyền sở hữu rừng của các chủ rừng, được ưu tiên cho cộng đồng và người dân tộc sống lệ thuộc vào

rừng và và chủ yếu áp dụng phương thức quản lý rừng cộng đồng theo truyền thống. Chú trọng những nỗ lực

trồng rừng ở những vùng đất trống mới được giao và hỗ trợ tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng rừng suy thoái

nhằm tăng cường lượng các-bon dự trữ một cách nhanh chóng. Thành công của giao đất giao rừng (FLA) đã

thúc đẩy công tác bảo vệ và duy trì độ che phủ rừng ở những vùng núi cao, và tính hợp lý của sự phân quyền

này là người dân có thể quan tâm tới công tác quản lý bảo vệ rừng hơn nếu họ có quyền chính thức đối với đất

rừng (Sikor 2001), FLA chính thức nhằm duy trì độ che phủ rừng tự nhiên và mang lại thu nhập thông qua các

hoạt động lâm nghiệp. FLA sẽ được thảo luận kỹ hơn ở Mục 14 về sở hữu đất). Việc giao thêm rừng chủ yếu

dành cho (tùy vào độ dài của chu kỳ khai thác của cây) các hộ nghèo và người dân tộc thiểu số có ít cơ hội sinh

kế thay thế khi có những chiến lược sinh kế ở nông thôn khác được triển khai. Để phục vụ cho chuỗi giá trị

nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính (tiếp cận với các khoản tín dụng) sẽ được cung cấp thông qua Ngân

hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ các trung tâm khuyến

nông, khuyến lâm của huyện.

23 Ví dụ tại các vùng dự án FSDP (nhưng không phải các biện pháp can thiệp của dự án FSDP) gồm có xã Phong Mỹ, huyện

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và xã Đăk Mang, huyện Hoài An, tỉnh Bình Định.

24 Hiện nay có khoảng 247 hợp đồng PFES (trong đó có 161 hợp đồng thủy điện, 50 hợp đồng cung cấp nước, 36 hợp đồng

du lịch); vào năm 2012, tổng doanh thu từ thủy điện đạt 1.154 tỷ đồng, ngành cung cấp nước đạt 16,9 tỷ đồng và du lịch đạt

0,9 tỷ đồng; theo bài trình bày về PFES tháng 09 năm 2013.

25 Ví dụ, mô hình trồng sắn, tre, keo ở tỉnh Nghệ An: sắn được thu hoạch trong năm (2,5 triệu đồng/héc-ta; tương đương 120

Đô la Mỹ/héc-ta); tre được thu hoạch sau 4 đến 5 năm (6 triệu đồng/héc-ta; tương đương 285 Đô la Mỹ/héc-ta); và keo thu

hoạch sau 5-7 năm (10,8 triệu đồng/héc-ta tương đương 512 Đô la Mỹ/héc-ta) (Tất cả các số liệu là tính tổng, không bao

gồm chi phí nhân công) (SNV 2010).Thu nhập của nhóm hộ nông dân trồng rừng của dự án FSDP cao hơn, nhưng có sự khác

nhau do sử dụng nguyên liệu, giống cây trồng có chất lượng khác nhau (keo lai vô tính và loài keo tai tượng và tùy vào địa

phượng, ví dụ, dăm gỗ của loài keo tai tượng ngắn hạn có thể thu nhập được sau chu kỳ 7 năm sau khi trừ tất cả các chi

phí và phí nhân công thì dao động khoảng từ 412 Đô la Mỹ/héc-ta cho tới 5.072 Đô la Mỹ/héc-ta tùy vào độ giàu nghèo

của đất; trong khi đó rừng trồng lấy gỗ xẻ (kỹ thuật quản lý khác nhau) thì cho thu nhập cao hơn từ 1.216 Đô la Mỹ đối với

đất nghèo và 8.732 Đô la Mỹ đối với đất tốt.

Page 23: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

23

b) Sản xuất bền vững và chứng chỉ rừng

Cùng với lệnh cấm khai thác gỗ trong cả nước đối với tất cả rừng sản xuất, ngoại trừ những trường hợp rừng có

chứng chỉ quốc tế, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật sẽ được cung cấp cho những chủ rừng sản xuất để họ có được chứng

chỉ rừng. Ưu tiên sẽ dành cho các công ty lâm nghiệp và cộng đồng thôn bản triển khai mô hình rừng cộng đồng.

Cần có một mô hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ kết hợp (gỗ, LSNG) (dịch vụ chi trả môi trường rừng nội

địa; chi trả các-bon quốc tế. Kỹ thuật Khai thác tác động thấp (RIL) sẽ được giới thiệu tới những rừng sản xuất tự

nhiên đã có chứng chỉ. Rất khó để có được thị trường mới của các sản phẩm gỗ có chứng chỉ (theo yêu cầu từ phía

Châu Âu và Bắc Mỹ) vì những nhà cung cấp gỗ của tỉnh, của địa phương cho tới các công ty báo cáo rằng họ phải

phân loại nguyên liệu từ các vùng khác nhau và thậm chí cả nguyên liệu nhập từ nước ngoài (Malaysia). Phí thông

thường mà các công ty phải trả cho sản phẩm gỗ có chứng chỉ địa phương ít nhất là 20% giá trị hàng26. Giá FSC

có thể ảnh hưởng nhiều đến nếp nghĩ của các tiểu điền vì gỗ có chứng chỉ có thể dễ dàng tiêu thụ hơn trên thị

trường và mọi người cũng sẽ thấy rằng mặc dù phải đầu tư nhiều thời gian vào rừng trồng nhưng giá cả, lượng tiền

thu được từ gỗ sẽ nhiều hơn. Điều đáng tiếc là có một xu hướng trong số những hộ trồng rừng tiểu điền là họ

thường thu hoạch cây sớm hơn quy định, vào năm thứ 5 hoặc thứ 6, chủ yếu là do các yếu tố: (i) áp lực từ phía

những người làm cùng (một nhóm hộ gia đình muốn bán cây lấy dăm gỗ và người mua thì muốn chặt phá luôn

một thể hơn là khai thác một khoảng rừng); (ii) thiếu tiền mặt, và muốn trả nợ và đề phòng bất trắc rủi ro có thể

có do mưa lũ –chặt luôn để giảm nguy cơ bị mất trong tương lai gần. Tiền thu lại từ chặt cây năm thứ 5, thứ 6 có

thể ít hoặc rất ít, đặc biệt là nếu như lô rừng đó ở vùng đất xấu hoặc đất có vấn đề. Tính khả thi của việc khuyến

khích hộ gia đình cân nhắc việc chuyển từ trồng cây lấy dăm gỗ sang lấy gỗ và thậm chí là có chứng chỉ rừng,

phương án trồng cây lấy gỗ có thu hút hơn. Trong rất nhiều trường hợp, chu kỳ khai thác có thể kéo dài từ mức

6-7 năm đến 12-15 năm, đối với các rừng trồng để đẩy mạnh sản xuất gỗ quy mô lớn hơn với giá trị cao hơn

(so với giá trị thấp của các cây gỗ khai thác lấy dăm gỗ). Cũng có một số lợi thế của việc tiến hành trồng rừng

đan xen, đặc biệt là khi người nông dân đã có thêm diện tích đất nông nghiệp, nơi họ có thể trồng cây lấy gỗ

trên loại đất không tốt (hoặc nếu không có thể không được sử dụng), và duy trì vì vậy có thể được đáp ứng dễ

dàng, còn lại lượng lao động sẽ tập trung vào vụ mùa. Sẽ có hỗ trợ cho các chủ rừng để xây dựng các cơ sở chế

biến gỗ và phi gỗ quy mô nhỏ được cấp phép nhằm tạo nên giá trị gỗ và các sản phẩm LSNG, tăng doanh thu

cho các chủ rừng.

Có một số dự án ở Việt Nam đã lồng ghép xây dựng năng lực về FSC, trong đó có dự án FSDP27 đã giới thiệu về FSC tại 05 xã ở 04 tỉnh, GIZ đã làm việc về SFC ở khu vực Tây Nguyên. Có diện tích đất có chứng chỉ là 46.8145 héc-ta và gồm có 04 công ty và cộng đồng địa phương tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tại Quảng Trị, gỗ có chứng chỉ được dự án SECO/WWF và Ngân hàng phát triển Đức hỗ trợ thực hiện, 28 và việc bán gỗ xẻ được hỗ trợ bởi Mạng lưới lâm sản toàn cầu– Việt Nam (GFTN-V).

c) Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Việc mở rộng, vận hành và đổi mới chi trả dịch vụ môi trường rừng là cần thiết để đảm bảo rằng việc khai thác

gần các rừng sản xuất từ giờ trở đi không bị chuyển sang các rừng đặc dụng và rừng bảo vệ tự nhiên. Giám sát

việc đổi mới (xem Mục 9.4) và cơ chế ưu đãi (xem Mục 15.1), với các phương án gói gọn các chi trả về các kết

quả, và những lợi ích phi tiền tệ gắng với sản xuất nông nghiệp hoặc/và lâm nghiệp sẽ được giới thiệu. 02 hình

thức chính được nêu trong Chương trình Giảm phát thải

Việc ký kết hợp đồng với các hộ (được hoạt động với tư cách ủng hộ, đối tác của các nhóm nông dân

trồng rừng của các hộ gia đình) và cộng đồng thôn bản để triển khai các hoạt động bảo vệ rừng cho

các BQL rừng nhà nước; và

Thí điểm đồng quản lý rừng tự nhiên để chia sẻ các lợi ích dịch vụ và hàng hóa rừng với cộng đồng địa

phương đồng thời gắn họ với trách nhiệm bảo vệ rừng (xem Mục 14 để thảo luận kỹ hơn về điều này).

26 Tại Quảng Trị, có 24% gỗ tròn có đường kính 19cm từ nhóm chứng chỉ rừng tiểu điền ở Việt Nam-Giai đoạn thử nghiệm

và triển vọng trong tương lai. 27 FSDP đang hỗ trợ chứng chỉ rừng cấp xã ở 04 tỉnh (Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế) và có 05

huyện, xã đã có chứng chỉ trên diện tích 784 héc-ta. 28 Sự kết hợp của sao đen và keo tai tượng với tỉ lệ 9:1, vào năm 2010 là nhóm FSC đầu tiên với cây được trồng từ những

năm 1998, 1999, 2003, 2004 và 2008; Các công ty đã trả giá cao hơn 24% đối với gỗ keo tròn có chứng chỉ (đường kính

≥19 cm) và điều quan trọng là gỗ không có chứng chỉ với đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 13 cm chỉ được bán làm gỗ dăm,

trong khi đó gỗ có chứng chỉ khác vơi đường kính từ 10-14 cm đã được xem là gỗ tròn. ‘Nhóm chứng chỉ rừng tiểu điền ở

Việt Nam: Giai đoạn thử nghiệm và triển vọng trong tương lai M. R. Auer; Human Ecology. 2012.

Page 24: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

24

Một ưu tiên quan trọng bổ sung đối với phương án này đó là sẽ trồng, bảo vệ rừng ven biển gồm các loại gỗ

cứng pha tạp, thông, Casuarina và các loài ngập mặn (nếu không được đầu tư trong các dự án đầu tư khác).

Tiềm năng để phát triển rừng ven biển khá khiêm tốn xét về khía cạnh diện tích, so với các vùng cao, vùng sâu

vùng xa, nhưng việc trồng rừng này là cần thiết để hạn chế tác động của mưa bão. Do vậy, lợi ích các-bon khá

hạn chế, nhưng các lợi ích phi các-bon khác từ việc hạn chế tác động mưa bão trong điều kiện biến đổi khí hậu

là những động cơ chủ đạo cho những việc thiết lập những rừng ven biển của Chương trình.

d) Tăng cường thực thi pháp luật

Trong phạm vi Vùng quy hoạch, Chương trình Giảm phát thảisẽ giải quyết những vấn đề định tính tồn tại từ lâu về nỗ lực thi hành pháp lý ở Việt Nam khiến hạn chế việc tuân thủ pháp luật, đó là: (i) phụ thuộc vào các biện pháp mang tính đối phó chứ không mang tính chủ động; và (ii) nỗ lực thường tập trung vào việc đàn áp thay vì ngăn chặn; và (iii) một định hướng nội địa, nội tại (Chương trình Giảm phát thảisẽ tập trung giải quyết cả vấn đề thương mại trái phép trong nước và quốc tế nhằm hạn chế dịch chuyển phát thải thông qua các biện pháp can thiệp của Chương trình)29. Hỗ trợ cho các chính quyền và cơ quan thực thi pháp luật địa phương nhằm thực thi pháp luật theo hướng chiến lược và khôn khéo hơn theo 04 chiến lược dưới đây:

(i) Tái định hướng nỗ lực thực thi pháp luật hướng tới phòng chống hơn là giải quyết vụ việc, thông qua:

Thể chế hóa quy trình lập kế hoạch và khoanh vùng quản lý rừng đa mục đích tốn kém;

Lồng ghép các phương pháp bảo vệ tài sản trong quá trình lập kế hoạch và triển khai quản lý rừng; và

Tăng cường năng lực nhân sự của kiểm lâm nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho các chủ rừng trong quá trình lập

kế hoạch, triển khai và giám sát quản lý rừng.

(ii) Tăng cường các xử lý hình sự, gồm có khả năng thu hút các giám sát viên dân sự xã hội, đối với tội phạm

rừng (từ thu giữ gỗ cho tới điều tra, bắt giữ và khởi kiện) và tham nhũng trong nội bộ các đơn vị, ban

ngành lâm nghiệp và cơ quan hành pháp:

Triển khai các nhân tố chủ đạo của Hệ thống đảm bảo tính hợp lệ của gỗ tại Việt Nam trước thềm Hiệp

định đàm phán tự nguyện FLEGT với Liên minh Châu Âu30; và

Tăng cường năng lực nhân sự của những cơ quan thực thi pháp luật chủ đạo nhằm triển khai luật-kiểm

lâm viên, cán bộ hải quan, công an khi xác định các loại gỗ, thu giữ các bằng chứng, xét hỏi về kỹ thuật

khai thác, chế biến và hiện diện tại tòa.

(iii) Áp dụng phương pháp thực thi thông minh hơn thay thế phương pháp dựa theo phản ứng, thông qua:

Tập trung, nỗ lực thực thi pháp luật tại những điểm bán lâm sản trái phép-xưởng cưa, nhà máy chế biến

gỗ, thị trường, các nhà hàng bán động vật hoang dã, và tại những điểm xuất khẩu;

Hiện đại hóa hệ thống báo cáo vi phạm rừng như một công cụ để hướng tới mục tiêu thực thi pháp luật,

gồm có sử dụng các sản phẩm giám sát viễn thám và dữ liệu chuẩn và các kênh quản lý liên ngành (Cục

kiểm lâm, cảnh sát môi trường, Tổng cục hải quan, Trung tâm thông tin chống rửa tiền) và;

Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các cấp trung ương và địa phương-đặc biệt là giữa Cục kiểm lâm,

công an (rất nhiều mảng bao gồm kinh tế, môi trường và buôn lậu), Tổng cục hải quan và Tòa án nhân

dân tối cao-cùng với việc thành lập một nhóm Công tác điều tra liên ngành xử lý những vụ việc buôn

bán gỗ trái phép cấp cao).

(iv) Đối thoại chính sách quốc gia để thông tin cho các nhà lập pháp về thực thế của việc thực thi lâm luật có

hiệu quả không và nhu cầu cần hoàn thiện môi trường chính trị ở cấp cao nhất, gồm có:

Tăng cường thực thi pháp luật tại các chương trình nghị sự chính trị của các lãnh đạo cấp cao, nhà chính trị

và quan chức cơ quan hành pháp;

Xây dựng các chiến lược thực thi công lý nhằm giải quyết, đối phó với các tội phạm có tổ chức phức tạp; và

Tăng cường các lchương trình nghị sự đổi mới pháp luật quốc gia để hoàn thiện những thiếu sót, kẽ hở trong

khung pháp lý quốc gia và đảm bảo tuân thủ các cam kết chính trị quốc tế đã và sẽ tham gia (UNTOC- Công

ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; UNFCCC-Ủy ban liên chính phủ về biến

đổi khí hậu; FLEGT VPA-Hiệp định đối tác tự nguyện).

29 Ngân hàng Thế giới (2010) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quản trị và thực thi lâm luật; UNODC –Cơ quan phòng

chống ma túy và tội phạm của Liên hợp Quốc (2013) Xử lý hình sự đối với buôn bán gỗ trái phép tại Việt Nam.

30 Việt Nam hi vọng sẽ hoàn thành quy trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) vào tháng 10 năm 2014 và triển

khai trong hai năm tiếp theo (2014- 2016).

Page 25: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

25

e) Tăng cường tư vấn để rừng có thể chống chọi với bão lũ

Những mất mát do mưa bão có thể giảm được nhờ việc áp dụng kỹ thuật chắn gió (sử dụng các cây lớn ở một

số vùng hoặc rừng trồng dày để bảo vệ những vùng rừng trồng khác) và trồng các loại cây chịu được gió lớn ở

những vùng dễ bị tác động. Cây keo lai và cây keo tai tượng được biết đến là những loài chỉ chịu được gió nhẹ

vì những cây này khá mảnh khảnh (và cao), bởi vậy, chương trình cần tính đến các phương án giảm thiểu tác

động, đặc biệt là kinh nghiệm cho thấy nhiều gia đình phải chịu bão lũ ít nhất một lần trong chu kỳ khai thác 7

năm của cây trồng.

5.3.4. Tăng cường chiến lược ngành năng lượng

Việc chuyển đổi rừng thành các công trình thủy điện cần tăng cường các quy định đánh giá tác động môi trường

và xã hội, tăng cường các biện pháp quản lý môi trường và hỗ trợ nhiều hơn để đảm bảo về mặt pháp lý. Ngành

lâm nghiệp cần được tham gia vào quy trình lập kế hoạch xây dựng, triển khai các nhà máy thủy điện với tư

cách bên liên quan; bất cứ sự chuyển đổi rừng nào để xây dựng nhà máy thủy điện đều cần phải lồng ghép vào

quy trình lập kế hoạch tổng thể về quản lý bảo vệ rừng của tỉnh. Những người dân bị tác động có quyền tham

gia vào quy trình đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng, họ cần được đền bù

theo luật (Luật Đất đai năm 2013 và Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004). Chương trình Giảm phát thảisẽ hỗ

trợ các lãnh đạo địa phương xây dựng những kế hoạch chuyển đổi rừng để xây dựng nhà máy thủy điện phù

hợp với Luật bảo vệ và phát triển rừng. Sẽ có hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình nhằm củng cố các quy trình đánh

giá tác động môi trường cho các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, và quy trình lập kế hoạch chuyển đổi đất

rừng (và những tác động lớn hơn có thể có), các biện pháp giảm thiểu tác động, những kế hoạch giám sát quản

lý môi trường đã được phê duyệt.

a) Tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng

Hàng loạt những nghiên cứu đã được hoàn thiện nhằm rà soát và cải thiện hiệu quả của ngành năng lượng thuộc các ngành riêng biệt, lựa chọn một trong những ngành có nhu cầu cao về sử dụng năng lượng và sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả đó là ngành chế biến gỗ thành dăm gỗ (cần được sấy khô để xuất khẩu) và ép bột giấy để làm MDF31,hoạt động tiêu thụ năng lượng ở các nhà máy lớn (ít nhất có 02 nhà máy thuộc chương trình ở tỉnh Quảng Trị và Thanh Hóa32) và tiết kiệm năng lượng cũng là điều nên xem xét ở thời điểm này.

b) Năng lượng tái chế và khí sinh học

Năng lượng tái chế được tìm ra rất chậm chạp với một số đầu tư vào các tuốc-bin gió33 vv., khí sinh học đã có

nhiều sự hỗ trợ hơn và đã được tăng cường, triển khai trong cả nước. Việt Nam được thiên nhiên ban tặng rất

nhiều nguồn năng lượng tái chế trong cả nước. Sinh khối từ các sản phẩm và chất thải nông nghiệp có ở Việt

Nam tương đương với 10 triệu tấn dầu 1 năm. Năng lượng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ mét khối một năm, năng

lượng này có thể lấy từ các hố rác, phân gia súc và những chất thải nông nghiệp. Tiềm năng kỹ thuật của các

công trình thủy điện nhỏ (<30MW) có thể đạt trên 4.000MW (và nếu có thể thì những nhà máy thủy điện nhỏ

có thể tiếp tục được xây dựng trong tương lai). Năng lượng mặt trời rất dồi dào với bức xạ mặt trời trung bình

đạt 5kWh/m2 trong một ngày trên cả nước. Vị trí địa lý của Việt Nam với gần 3400km đường bờ biển cũng là

nguồn năng lượng gió dồi dào ước đạt 500-1000 kWh/m2 một năm.Những nguồn năng lượng thay thế này có

thể được tận dụng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng ở Việt Nam. Trong khi đó, có một

số thành công ban đầu, việc khai thác các nguồn năng lượng tái chế vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng hiện

có của quốc gia.

31 Chương trình nhiên liệu Thay thế và bền vững Châu Á: Việt Nam đang tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng Tháng

3 năm 2010.

32 Dự án nhà máy trồng cây lấy gỗ làm MDF với đầu tư 65,8 triệu Đô la Mỹ công suất 120,000m3

sẽ được hoàn thành vào

năm 2015.

33 Dự án năng lượng tái chế của GIZ

Page 26: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

26

c) Củng cố quá trình lập kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội và Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh

Lập kế hoạch sử dụng đất liên ngành cần phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP) ở tỉnh

và cần có chiến lược giảm phát thải đạt mức 20% ở tỉnh.

5.4 Phân tích lợi ích/rủi ro của những hành động và biện pháp can thiệp của Chương trình Giảm phát

thải Hãy giải thích việc lựa chọn và ưu tiên những hành động và biện pháp can thiệp của Chương trình Giảm phát

thảiđược xác định trong phần 5.3, lưu ý tới những rủi ro của việc triển khai các hoạt động và những lợi ích có

thể có, về khía cạnh giảm phát thải và các lợi ích phi các-bon

Trọng tâm của Chương trình là nhằm hỗ trợ xây dựng một chính sách và môi trường hỗ trợ đầu tư trồng cây

bởi các hộ trồng rừng tiểu điền, đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho các cộng đồng và hộ gia đình, hỗ

trợ rừng trồng và thiết lập, quản lý các mô hình canh tác hỗn hợp nông-lâm nghiệp (mặc dù việc điều tra địa

chính thường được tiến hành để tăng cường hiệu quả chi phí) và khi cộng đồng tham gia quản lý rừng ở Vùng

quy hoạch của Chương trình, sau khi đã tiến hành tham vấn rộng rãi và có sự đồng thuận từ phía cộng đồng về

sử dụng đất và về ranh giới.

Bảng 5.6 Phân tích lợi ích/ rủi ro của các hành động của Chương trình Giảm phát thải

Biện pháp can

thiệp

Tiềm năng lợi ích

phi các-bon

Rủi ro Biện pháp quản lý và giảm

thiểu rủi ro

Ưu tiên hàng đầu

Quản lý rừng cộng

đồng và bảo vệ diện

tích rừng tiềm năng để

nhận thêm chi trả do

giảm phát thải;

Những thu nhập bổ

sung từ kết quả bảo vệ

rừng hiệu quả; Tăng

cường quản lý rừng

bền vững và khai

thác, sử dụng lâm sản

ngoài gỗ (LSNG) bền

vững.

Có thể không có chi trả, nếu

lượng phát thải không giảm;

Tỉ lệ chi trả vẫn chưa rõ và vì

vậy người dân cũng chưa

mặn mà, có thể khiến gia

tăng hiện tượng suy thoái

rừng và mất rừng;

Là một phần của chương trình

bảo vệ phát triển rừng của

tỉnh;

Chọn những vùng rừng phù

hợp có mức phát thải cao;

Hỗ trợ của chương trình nhằm

tăng năng suất cây nông

nghiệp tiềm năng cho các

thành viên bảo vệ rừng;

Thành lập các nhóm bảo vệ

rừng cộng đồng.

Kiểm lâm phối hợp với cộng

đồng trong công tác tuần tra

bảo vệ rừng

Trồng những cây

mang lại thu nhập cao

để tránh việc mất rừng

và suy thoái rừng nhờ

nông nghiệp bền vững

Các cây trồng có giá

trị

Suy thoái rừng có thể

tăng nếu như nhu cầu cây

trồng tăng; Rủi ro của

việc trồng cao su và keo

ở vùng ven biển những

khu hay có bão.

Hỗ trợ của chương trình nhằm

tăng sản lượng của những loài

cây nông nghiệp có tiềm

năng; Hỗ trợ kỹ thuật để trồng

cao su

Hỗ trợ các hộ gia đình

trồng rừng trên đất

trống và trồng lại

những loài có chu kỳ

khai thác dài (cây gỗ

tròn)

Thu nhập cao hơn nếu

trồng cây lấy gỗ tròn;

Trồng đan xen và tỉa

thưa có thể tăng thu

nhập; Giảm sự lệ

thuộc của người dân

vào tài nguyên rừng

Đầu tư nhiều (15-20 triệu/héc-ta);

Không có thu nhập ngay nếu

trồng các loại cây lấy gỗ tròn

và có thể không phù hợp với

các hộ nghèo có diện tích đất

rừng ít và đất chỉ phù hợp

trồng cây nông nghiệp.

Hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện các vườn ươm và lựa chọn cẩn thận giống cây trồng, trồng keo (ở vùng phù hợp34) và hỗ trợ bảo vệ rừng, đặc biệt là hỗ trợ các hộ nghèo, hộ có ít đất canh tác.

Page 27: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

27

Biện pháp can

thiệp

Tiềm năng lợi ích

phi các-bon

Rủi ro Biện pháp quản lý và giảm thiểu

rủi ro

Hỗ trợ chính quyền địa

phương chuẩn bị kế

hoạch hợp lý nhằm

chuyển đổi rừng sang

xây dựng cơ sở hạ tầng

(mỏ, nhà máy thủy

điện, đường sá) và phát

triển nông nghiệp tuân

thủ các chính sách bảo

đảm an toàn về môi

trường và xã hội của

Ngân hàng Thế giới

(WB).

Tích cực tham gia vào

quá trình lập kế hoạch

ngành lâm nghiệp và

tư vấn, khuyến nghị

cho những lãnh đạo

đối với các kế hoạch

đầu tư, nếu như thấy

chưa phù hợp với quy

định của WB về bảo

đảm an toàn môi

trường và xã hội và

các quy định/kế hoạch

của ngành lâm nghiệp;

Chi phí cơ hội cao nếu xây

dựng cơ sở hạ tầng và canh

tác cây trồng nông nghiệp

có thể khiến cho Chính phủ

đưa ra các quyết định để

chuyển đổi rừng, vì đất rừng

được xem là chưa được sử

dụng hiệu quả so với mục

đích sử dụng khác, theo

đánh giá của các lãnh đạo

địa phương. Các tác động

môi trường và xã hội không

được rà soát đầy đủ bởi

những người ra quyết định;

Sự tham gia của ngành lâm nghiệp

trong quá trình chuẩn bị và đánh

giá các dự án xây dựng cơ sở hạ

tầng nhằm giảm thiểu các tác động

tiêu cực xét về góc độ ảnh hưởng

môi trường và xã hội đối với rừng

và người dân địa phương;

Xây dựng năng lực cho

cán bộ lâm nghiệp và

cộng đồng địa phương

trong công tác quản lý

rừng cộng đồng, công

nghệ RIL và giám sát

các-bon và các hoạt

động giúp tăng thu

nhập;

Xây dựng năng lực để

sử dụng và quản lý

rừng bền vững

Chi phí tập huấn cho cộng

đồng và các hộ gia đình cao;

Cần có hỗ trợ kỹ thuật từ bên

ngoài, ít nhất là ở giai đoạn

đầu;

Những thành công phần lớn

dựa vào sự hỗ trợ tài chính và

kỹ thuật của các nhà tài trợ

trong nước và quốc tế.

Phối hợp với các chương trình và

dự án hỗ trợ khác của chính phủ và

các nhà tài trợ.

Ưu tiên thứ hai

Bếp tiết kiệm nhiên liệu

cải tiến

Tiết kiệm củi

Tạo việc làm cho

người dân

Cần đầu tư ban đầu của người

dân

Chỉ cần hỗ trợ

Làm xanh hóa các mỏ ở

Khu bảo tồn

Có thể khôi phục lại

rừng sau khi đã khai

thác mỏ; Vai trò của

ngành mỏ đó là nhân

tố gây mất rừng/suy

thoái rừng

Thiếu nhân sự và năng lực

thực hiện

Cần có nghiên cứu bởi những dự án

hỗ trợ kỹ thuật khác

6. Chia sẻ thông tin, tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

6.1 Sự tham gia của các bên liên quan vào Chương trình Giảm phát thảicho tới nay Hãy mô tả các nhóm liên quan chính tham gia vào quá trình thiết kế Chương trình Giảm phát thảinhư

thế nào và tóm tắt những vấn đề được nêu bởi những bên liên quan, những vấn đề này đã được giải

quyết thông qua Chương trình ra sao tính tới nay, và các bước tiếp theo để giải quyết

6.1.1 Thiết kế của Chương trình Giảm phát thải

a) Những đầu vào của dự án FCPF đối với Chương trình Giảm phát thải

FCPF đã tiến hành hàng loạt những hội thảo khởi động ở các tỉnh trong tháng 12 năm 2013, gồm các tỉnh Dak

Nông, Quảng Bình, Quảng Trị nhằm thảo luận về việc chọn lựa huyện thí điểm và những xã, huyện nào

muốn tham gia dự án.

34 Như đã nêu ở trong bài viết, việc sử dụng keo lai đã mang lại một số kết quả khả quan trên đất tốt, nhưng sản lượng lại

giảm rất nhanh nếu trồng trên đất xấu trong khi đó keo tai tượng lại thu hồi vốn tốt hơn. Tương tự như vậy, rất nhiều vùng

ven biển cũng không phù hợp với loài keo, vì keo không chống chịu được gió mạnh và thường bị úng nước.

Page 28: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

28

Bảng 6.1 Huyện, xã và thôn tham gia dự án FCPF

Tỉnh Huyện Xã Những vấn đề gặp phải ở xã

Thôn Những vấn đề gặp phải ở thôn35

Quảng Bình

Quảng Ninh

Trường Sơn

Cổ Tràng Lệ Thủy Khe Cát

Lâm Thủy

Bản Mới Xà Khía

Quảng Trị Đăk

Rông

Hướng

Hóa

Hải

Lăng

Húc

Nghì

Hương

Sơn Hải Lâm

Hải Ba

Thôn Húc Nghi ở

bên trong và gần

rừng đặc dụng của

Khu bảo tồn Đăk

Rông;

Thôn

Cưp

Thôn

Mới

Trường

Phước,

Phương

Lang

Thôn Cưp: Thôn có 240

người dân sinh sống (100% là

người dân tộc Vân Kiều)

trong vùng lõi của Khu bảo

tồn Dak Rông, Vấn đề sở hữu

đất chưa rõ ràng; Có thể thiếu

đói 3-4 tháng/năm; Dân số

sống phụ thuộc nhiều vào

rừng. Quyền của người dân

đối với rừng của nhà nước.

Có thể có những biện pháp

giảm thiểu: Chia sẻ lợi ích,

sinh kế thay thế.

Tất cả các tỉnh cần yêu cầu báo cáo36 về hoạt động bảo vệ rừng năm 2013 và Quảng Bình báo cáo có trên

1.324 trường hợp vi phạm, Đăk Nông có 1.072 trường hợp vi phạm và Quảng Trị có trên 500 trường hợp vi

phạm nhưng có cả các vụ buôn bán trái phép gỗ và động vật hoang dã từ Lào về Việt Nam.

Những kết quả đầu ra của hội thảo và báo cáo về các vấn đề đã xảy ra tại các rừng và những vấn đề cộng đồng

thôn bản và chi cục kiểm lâm của tỉnh đang phải đối mặt nhằm xây dựng những biện pháp can thiệp phù hợp.

b) Chuẩn bị ER-PIN

Bộ NN&PTNT thành lập một nhóm làm việc gồm có các thành viên từ những cơ quan ban ngành khác nhau

của nhà nước, các chuyên gia độc lập, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác quốc tế. Những người này được

mời để đóng góp kiến thức, góp ý để xây dựng một quy trình tham vấn. Nhóm làm việc cũng chịu trách nhiệm

phụ trách chuẩn bị ER-PIN.

Những thảo luận chuyên sâu về những khía cạnh của Chương trình Giảm phát thải và REDD+, đã được tiến

hành, những chủ đề gồm có việc lựa chọn khu thí điểm, xây dựng thể chế, cơ chế phối kết hợp, các hoạt động

REDD+ và GRM. Thính giả tâm điểm gồm những bên liên quan, các đại diện các bên liên quan ở cấp tỉnh và

cấp huyện, cùng với những cơ quan nhà nước, các đối tác phát triển quốc tế, ví dụ, GIZ REDD+ Quảng Bình,

Dự án Rừng và đồng bằng của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Liên minh Châu Âu, Tổ chức

phát triển Hà Lan (SNV) (thành phần của nhóm ER-PIN), những dự án tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu

và rừng của WB và UN-REDD. Một phương pháp chia giai đoạn và các bước đi khôn khéo sẽ được áp dụng,

bắt đầu từ việc chia sẻ thông tin, phối hợp ra quyết định thông qua các hội thảo và họp ở cấp trung ương cũng

như địa phương dựa trên những cuộc tham vấn trước đây về NRAP và R-PP. Những phản hồi từ rất nhiều hội

thảo, cuộc họp với các cán bộ dự án, thông tin được chia sẻ, vv đã được sử dụng để xác định những hợp phần

can thiệp chính (những hợp phần này đã được trình bày tại cuộc hội thảo quốc gia vào tháng 04) và cũng sẽ

đảm bảo rằng những biện pháp can thiệp đã lưu ý đến những phát hiện từ rất nhiều dự án (đã làm việc lâu hơn

và sâu hơn so với nhóm ER-PIN chỉ có thể làm việc trong một khoảng thời gian chuẩn bị rất hạn hẹp) đã được

bổ sung, vào những phương pháp đã và sẽ có và không bị trùng lặp với những nỗ lực, những hoạt động của

Chương trình Giảm phát thải.

35 Những vấn đề được cộng đồng người dân tộc thiểu số nêu lên được xem là “ảnh chụp nhanh”.

36

Bản tin số 1 của Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ ở Việt Nam”, tháng 5 năm 2014 (từ trang web:

www. Vietnam-redd.org).

Page 29: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

29

03 cuộc họp tham vấn (tháng 12 năm 2012, tháng 3 năm 2013, tháng 5 năm 2013) đã được tổ chức ở cấp quốc

gia song song cùng với những hoạt động của NRAP và việc triển khai hoạt động của Chương trình UN-REDD

pha II với sự tham gia của các đại diện từ các bộ ngành hữu quan. Cuộc họp tham vấn cuối cùng đã được tổ

chức dưới sự chủ trì của Tổng cục lâm nghiệp và Bộ NN&PTNT vào tháng 1 năm 2014).

Đợt cuối cùng của các cuộc họp tham vấn được tổ chức lần lượt vào ngày 15 tháng 4 tại Hà Nội và ngày 29

tháng 4 tại Thừa Thiên Huế về ER-PIN để thảo luận những phát hiện của ER-PIN với sự tham gia của đại diện

các tỉnh, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước.

c) Những kinh nghiệm từ việc thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam pha I

Những kinh nghiệm và bài học từ Chương trình UN-REDD pha I đã được sử dụng37 để đưa ra những phản hồi

từ địa phương khi thiết kế ER-PIN, ví dụ, năm 2011 Chương trình UN-REDD đã tổ chức 19 khóa tập huấn nâng

cao nhận thức và có khoảng một nửa trong số đó được tổ chức tại địa phương gồm có 06 buổi ở xã về cơ chế

chia sẻ lợi ích. Chương trình UN-REDD đã tổ chức thêm một số buổi tham vấn và hội thảo khởi động vào năm

2013/2014 trong đó có tỉnh Hà Tĩnh (một tỉnh thuộc Chương trình giảm phát thải).

6.2 Quy trình tham vấn và tiếp cận mục tiêu Hãy mô tả những nhóm của các bên liên quan sẽ tham gia vào việc thiết kế và triển khai Chương trình Giảm

phát thảira sao và cơ chế tham vấn tự do, được biết trước cho tới việc hỗ trợ rộng rãi cho cộng đồng của

Chương trình và những hoạt động liên quan, gồm có những thỏa thuận chia sẻ lợi ích, sẽ được đảm bảo ra

sao. Hãy mô tả quy trình này phù hợp với kiến thức và quyền của người Bản địa và cộng đồng địa phương

ra sao, thông qua việc tuân thủ những quy định quốc tế liên quan, luật pháp và quy chế quốc gia..

Tham vấn cộng đồng được xem là một đầu vào quan trọng trong thiết kế cuối cùng của Chương trình Giảm phát

thải, như đã nêu ở Mục 6.1 bên trên, FCPF, cùng với các lãnh đạo huyện và tỉnh, đã lựa chọn một số xã, những

mối quan tâm của cộng đồng địa phương ở thôn và xã sẽ được lưu ý khi tiến hành các buổi họp có sự tham gia

của các bên sau này, sẽ hướng trọng tâm vào một số nhóm nhỏ và sau đó thông tin sẽ được ghi chép, lưu giữ.

Để nắm bắt được Vùng quy hoạch với 06 tỉnh dự án, sẽ có thêm các buổi tham vấn và cuộc họp được tổ chức

tại những huyện vùng cao ở Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An.

Một dự thảo chi tiết về chiến dịch truyền thông và kế hoạch tham vấn các bên liên quan38 gồm có một khung thời

gian hoạt động cùng với kế hoạch đấu thầu đã được dự án xây dựng với chi tiết về quy trình tham vấn gồm có:

(i) Xác định tất cả các bên sẽ tham gia quy trình tham vấn/đối tượng tham vấn (gồm có những bộ ngành hữu

quan, những viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và

trong nước, tham vấn chi tiết ở tỉnh, huyện, xã và thôn); (ii) Những vấn đề cần tham vấn và phương pháp tiếp

cận; (iii) Hướng dẫn về việc tiến hành tham vấn; (iv) Phân tích và chia sẻ kết quả; (v) Thiết lập cơ chế tham

vấn; và (vi) Hoàn thành việc giám sát đánh giá với dự thảo mẫu biểu M&E.

Chiến lược truyền thông gồm có các bước để thực hiện 08 bước của quy trình FPIC dựa vào những kinh nghiệm

của UN-REDD cũng như kinh nghiệm của dự án GIZ tại Quảng Bình39 và gồm có những yêu cầu cần thiết đối

với chất lượng của đối thoại viên tham gia triển khai FPIC.

Vùng thực hiện Chương trình có những cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống và trong kế hoạch hoạt động có

nêu phương pháp nên được sử dụng ở cấp thôn bản: (i) Ngôn ngữ sử dụng ở tài liệu truyền thông cần phải thông

dụng, dễ hiểu và không có những cụm từ kỹ thuật khó diễn giải; (ii) Nếu cần, các tài liệu truyền thông cần được

chuyển sang ngôn ngữ của người dân tộc, của cộng đồng để nội dung truyền thông có thể tác động rõ rệt hơn

lên thành công của các chiến dịch truyền thông. Chương trình cần đảm bảo rằng ngữ nghĩa của những thông

điệp được đảm bảo thống nhất.

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc, là những đối tượng sử dụng rừng quan trọng và cần có những yêu cầu, chi

tiết về quy trình tham vấn với phụ nữ, cần họ tham gia đầy đủ khi tham vấn. Ví dụ, bất cứ cuộc họp nào cũng

cần có phụ nữ và các cuộc họp được tổ chức ở địa điểm mà họ cảm thấy thoải mái để khuyến khích đông người

tham gia. Chương trình cũng cần đảm bảo rằng những ghi chép được sử dụng và được lập kế hoạch để làm tư

liệu cho các hệ thống BDS, MRV.

37 Đánh giá hiệu quả của những hoạt động, khóa tập huấn nâng cao nhận thức của Chương trình UN-REDD tại Việt Nam

(2009-2011) tháng 06 năm 2012.

38 Kế hoạch tham vấn các bên liên quan và chiến lược truyền thông, FCPF, tháng 4 năm 2014.

39 Các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội, dự án REDD+ Quang Binh, GIZ, tháng 2014; Hướng dẫn FPIC,

REDD+ Quảng Bình, GIZ, tháng 4 năm 2014.

Page 30: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

30

Người dân tộc thiểu số sống ở rất nhiều vùng rừng núi cao, và họ là những người có truyền thống sử dụng rừng,

họ cần được tham vấn và tham gia vào việc xây dựng các hoạt động chi tiết của Chương trình. Cần chú ý đặc

biệt đối với người dân tộc thiểu số và phụ nữ dân tộc khi xây dựng kế hoạch tham vấn, đó là cho phép họ được

biết thông tin đầy đủ về cuộc họp, và điều quan trọng là có đủ thời gian để cân nhắc những kết quả đầu ra hoặc

đưa ra quyết định. Hoạt động chi tiết là cần rà soát và tính đến những biện pháp bảo đảm an toàn nào nên áp

dụng, đồng thời xác định được điều cần chú ý đặc biệt ở đây là gì. Ví dụ, rất nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số

quen sống ở vùng núi cao, như đã nêu ở Mục 6.2, họ có thể sống lệ thuộc rất lớn vào rừng để đảm bảo nguồn

lương thực và sinh kế, tình trạng sở hữu đất của họ cũng khá phức tạp (cả hai trường hợp này đều là những vấn

đề nội bộ, vì họ là một cộng đồng, và mối quan hệ của họ với những cộng đồng xung quanh, và đồng thời với

những ban quản lý nhà nước khác nhau có thể quản lý rừng trong khu vực, VD: Ban quản lý rừng phòng hộ

hoặc Ban quản lý rừng đặc dụng, hoặc Ban quản lý của một công ty lâm nghiệp nhà nước). Tăng cường quản

lý rừng và quản trị các khu vực này có thể tạo nên cơ hội cho những người dân địa phương, nhưng cũng có thể

gây ảnh hưởng tới việc họ sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Những biện pháp đặc biệt cần được áp dụng nhằm

đảm bảo rằng các hoạt động của chương trình phù hợp với văn hóa cũng như nhu cầu của người dân địa phương.

Điều này có thể thực hiện theo hai cách: (i) Thông qua việc sử dụng các tiêu chí tham vấn xã hội cho bất cứ

hoạt động nào của chương trình; và (ii) Thông qua một Khung Quy trình (một phần của ESMF)40, và để thực

hiện được điều này cần đánh giá bất cứ hạn chế hoặc thay đổi nào đối với việc tiếp cận với tài nguyên thiên

nhiên của cộng đồng địa phương và đưa ra các biện pháp giảm thiểu những hạn chế này trên cơ sở tùy vào mỗi

trường hợp cụ thể. Những hoạt động chi tiết của Chương trình Giảm phát thảicần được thực hiện phù hợp với

ESMF cuối cùng, gồm có một quy trình có sự tham gia của các lãnh đạo ban quản lý rừng (rừng phòng hộ, rừng

đặc dụng, hoặc công ty lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương nhằm đạt được những thỏa thuận về sử dụng

rừng41. (vấn đề sở hữu đất có thể xem thêm ở Mục 14).

Như đã nêu, diện tích Chương trình đề xuất gồm phần lớn là rừng tự nhiên và 05 hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận (được phân loại ưu tiên bảo tồn toàn câu “cao” hoặc “cực kỳ” –xem Hình 4.2), gồm có 20 khu bảo tồn, 19 khu đa dạng sinh học mang tầm quốc tế và 02 khu di sản văn hóa của UNESCO42. Sẽ có một đánh giá chi tiết trong SESA và ESMF nhưng những tác động có thể có đối với môi trường của các hoạt động được phát hiện trong quá trình xây dựng ER-PIN gồm có việc có thể mất những giá trị đa dạng sinh học còn sót lại do tiếp tục chuyển đổi rừng thành rừng trồng (keo, cao su hoặc các loại cây công nghiệp khác). Nhìn chung Chương trình sẽ phải giải quyết vấn đề phát triển lâm nghiệp bền vững, cải thiện công tác quản trị rừng và đặc biệt là mang lại lợi ích cho một số rừng đặc dụng, một số trong đó có là vùng sinh cảnh quan trọng quốc tế nằm trong Vùng quy hoạch của Chương trình. ESMF hoàn thiện sẽ gồm có những biện pháp giảm thiểu chi tiết và cụ thể, các kế hoạch quản lý gồm có những phươn`g pháp giám sát.

7. Lập kế hoạch tài chính và hoạt động

7.1 Tổ chức thể chế Hãy mô tả cơ chế quản trị đã hoặc sẽ có để quản lý Chương trình Giảm phát thải(hội đồng, lực lượng

chuyên trách) và tổ chức thể chế giữa các bên liên quan của Chương trình (VD: Ai tham gia vào chương

trình, tham gia như thế nào, gồm có những vai trò của các tổ chức dân sự xã hội và những cộng đồng sống

phụ thuộc vào rừng).

7.1.1 Cơ quan triển khai và các bên liên quan

Ban chỉ đạo REDD+ Việt nam, do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì đã được thành lập (năm 2011) theo quyết

định của Thủ tướng chính phủ, nhằm điều phối việc triển khai REDD+ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ

chức cá nhân, các tổ chức dân sự xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác quốc tế. Ngay sau đó, Văn

phòng REDD+ Việt Nam được thành lập với tư cách Ban chỉ đạo REDD+ thuộc VNFOREST, cơ quan chủ

đạo của Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm quản lý và phát triển ngành lâm nghiệp.

40 ESMF sẽ xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn nhằm giảm thiểu và quản lý những rủi ro môi trường và xã hội như

đã nêu phù hợp với các tiêu chuẩn, pháp chế quốc gia và những chính sách áp dụng của Ngân hàng Thế giới. 41 Đã có một số thể chế thí điểm nhằm giảm thiểu vấn đề hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên (Quyết định 126/QĐ-TTg ngày

2/2/2012 thí điểm Cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý và phát triển các rừng đặc dụng và hiện nay Việt Nam đã có một số năm

kinh nghiệm triển khai cơ chế này vì những thí điểm chính thức cũng nằm trong những khu hỗ trợ bổ sung của Chương trình. 42 Di sản UNESCO Khu bảo tồn Sinh quyền và con người-Phía Tây Nghệ An và di sản văn hóa thế giới-Vườn quốc gia

Phong Nha-Kẻ Bàng.

Page 31: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Hình 7.1 Cơ cấu quản lý của Chương trình

Bảng 7.1 Tóm tắt những thể chế nhà nước chính tham gia vào việc quản lý, quản trị Chương trình giảm phát thải

Tổ chức Chức năng Thành phần

Ban chỉ đạo

REDD+ quốc gia

(NRSC)

Được phép thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trưởng ban là Bộ

trưởng Bộ NN&PTNT phối hợp với các hoạt động và nỗ lực của

các cơ quan hữu quan ở cấp TW nhằm triển khai REDD+ và đưa

ra chỉ đạo chiến lược về Chương trình Giảm phát thải; hướng dẫn

xây dựng và triển khai NRAP, và bất cứ cấu phần nào của chương

trình, đề xuất những chính sách liên quan về, và các giải pháp đối

với các vấn đề REDD+ và tín chỉ các-bon đối với những ngành liên

quan tới đất đai.

Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài

nguyên và Môi trường

(MONRE); Bộ Kế hoạch và

Đầu Tư (MPI); Bộ Tài chính

(MoF), Bộ Khoa học và Công

nghệ (MOST); Bộ Ngoại giao

(MOFA), Uỷ ban dân tộc và

miền núi (CEMA)

Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông

thôn (Bộ

NN&PTNT)

Là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các

lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất muối, nghề cá, dịch vụ

cung cấp nước/tưới tiêu, phát triển nông thôn trong cả nước

24 Vụ/đơn vị.

Tổng cục Lâm

nghiệp

(VNFOREST)

Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chung và phát triển ngành lâm

nghiệp.

Chịu trách nhiệm triển khai Chương trình Giảm phát thải, điều phối

và đảm bảo những hoạt động diễn ra nhịp nhàng ở tất cả các cấp.

VNFOREST đóng vai trò là cơ quan đầu mối của REDD+ và chịu

trách nhiệm điều phối tất cả những nỗ lực, hoạt động giữa các cơ

quan nhà nước, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát

triển quốc tế về việc triển khai thực hiện REDD+.

VNFOREST sẽ báo cáo lên Ban chỉ đạo Quốc gia về tiến độ các

hoạt động REDD+.

8 vụ, 6 vườn quốc gia, 1 viện

nghiên cứu, tuân thủ luật Bảo vệ

và phát triển rừng.

Bộ Tài nguyên và

Môi trường

(MONRE)

Là cơ quan đầu mối của Quỹ môi trường toàn cầu hoạt động trong

lĩnh vực biến đổi khí hậu, quản trị đất và lập kế hoạch sử dụng đất.

Thi hành luật Đất đai, ,

Luật bảo vệ môi trường, Luật đa

dạng sinh học, vv... chịu trách

nhiệm lập KH sử dụng đất.

Page 32: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Tổ chức Chức năng Thành phần

Quỹ REDD+

Việt Nam (sẽ

được thành lập

vào năm 2014)

- Nhằm huy động và tiếp nhận hiệu quả những nguồn hỗ trợ tài

chính từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có hỗ trợ hợp tác, đóng góp

tín thác, và những đóng góp khác từ các nước, các tổ chức, các

nhân và các nguồn cống hiến cho các mục tiêu REDD+ ở Việt

Nam;

- Nhằm quản lý REDD+ hiệu quả, tuân thủ những tiêu chuẩn

pháp lý và những quy trình chuẩn quốc tế thông qua hình thức tín

thác từ các tổ chức và nhà tài trợ quốc tế,với vai trò là một người

được ủy thác đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu REDD+

ở Việt Nam;

- Thực hiện trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng các

nguồn tài chính trong khung hoạt động REDD+ tuân thủ các quy

định hướng dẫn của UNFCCC và những quy tắc, tiêu chuẩn quốc

tế khác (gồm có việc thực thi những quy trình báo cáo, các biện

pháp bảo đảm an toàn môi trường và xã hội) và luật Việt Nam.

Chưa rõ

Văn phòng

REDD+ Việt Nam

Được thành lập năm 2011 nhằm điều phối và quản lý quy trình

xây dựng các công cụ hỗ trợ triển khai Kế hoạch hành động

REDD+ quốc gia. Đây là cơ quan giám sát quốc gia, chịu trách

nhiệm quản lý hàng ngày NRAP. Hoạt động này gồm có những

chức năng MRV và cần đảm bảo rằng việc cấp tín chỉ các-bon

cho lượng phát thải giảm và trữ lượng các-bon tăng được quản lý

đúng đắn và năng lực cũng như các hệ thống cấp tín chỉ đã đi vào

hoạt động. Đồng thời, lường trước những vấn đề gặp phải đối với

các quy trình của NRAP. VRO thuộc VNFOREST.

1 chánh văn phòng và 5 nhân

viên.

Mạng lưới

REDD+ quốc gia

- Chuẩn bị một kế hoạch hành động gồm có lộ trình, thiết kế và

triển khai tất cả các nhân tố tạo nên một hệ thống REDD quốc gia

hiệu quả cho Việt Nam.

- Điều phối các đầu vào từ các đối tác phát triển quốc tế, và đảm

bảo tài trợ song phương và đa phương được dùng để hỗ trợ triển

khai những hợp phần cụ thể của kế hoạch hành động theo cách

thức phù hợp với những lợi thế so sánh từ phía những đối tác

quốc tế cũng như nhu cầu tài chính của mỗi hợp phần.

- Rà soát và đánh giá định kỳ việc triển khai kế hoạch hành động,

thiết kế và triển khai các biện pháp nhằm giải quyết những thiếu

sót phát sinh trong quá trình triển khai.

- - Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động sẽ hỗ trợ đầy đủ việc xây

dựng và triển khai các biện pháp, hoạt động REDD+ phù hợp với

kế hoạch hành động.

- - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

Các cơ quan nhà nước, các tổ

chức phi chính phủ, các tổ chức

dân sự xã hội, các trường đại

học, viện nghiên cứu.

Các tiểu nhóm kỹ

thuật

- Nghiên cứu về các vấn dề chuyên môn của REDD (quản trị,

MRV, BDS, triển khai tại địa phương, các biện pháp bảo đảm và

sự tham gia của ngành tư nhân)

Các đại diện của VNFOREST,

Cơ quan đầu mối quốc gia của

REDD (VNFOREST), FSIV,

FIPI, Đại học Lâm nghiệp, Cục

khí tượng thủy văn và biến đổi

khí hậu (MONRE), Đối tác hỗ

trợ ngành lâm nghiệp- Chương

Trình Hỗ Trợ Ngành Lâm

Nghiệp Và Đối Tác, Chương

trình phát triển Liên hợp quốc-

UNDP, FAO, JICA, GIZ,

ICRAFT, và các chuyên gia từ

VNFOREST

Page 33: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Tổ chức Chức năng Thành phần

Ban chỉ đạo

REDD+ cấp tỉnh

Chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày Chương trình hành động

REDD+ ở tỉnh. Tại mỗi tinhr, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ban chỉ

đạo REDD+ cấp tỉnh quản lý các hoạt động REDD+. Cơ quan

này sẽ triển khai Chương trình Giảm phát thảidưới quyền của

UBND tỉnh và theo chỉ đạo của VRO.

Sở NN&PTNT

tỉnh

Các cơ quan ở cấp tỉnh điều phối (phối hợp với Chương trình

bảo vệ và phát triển rừng) các hoạt động của chương trình, xây

dựng kế hoạch triển khai hàng năm; phối hợp với các ban

ngành hữu quan triển khai chương trình; hàng năm rà soát các

kế hoạch triển khai và xem xét các báo cáo tiến độ gửi lên

UBND tỉnh; đề xuất phương án giải quyết các vấn đề nằm

ngoài quyền hạn của mình lên Chi cục kiểm lâm huyện và tỉnh.

Quản lý rừng và nông

nghiệp, bảo vệ ở cấp tỉnh

và huyện

Các công ty lâm

nghiệp nhà nước

và các BQL rừng

Các công ty lâm nghiệp quốc doanh, gồm cả công ty trồng và

quản lý rừng, các công ty chế biến công nghiệp rừng.

BQL bảo vệ rừng chịu trách nhiệm quản lý và và bảo vệ rừng và

rừng đầu nguồn

Ban quản lý rừng ở khu vực

tham gia và chịu trách nhiệm

bảo vệ rừng.

Ngành tư nhân Những công ty độc lập, công ty liên doanh đầu tư và phát triển

rừng, cũng như những công ty làm việc trong các ngành khác

nhưng có thể tạo áp lực đối với rừng (nông nghiệp, nuôi tôm,

vv) có thể bị ảnh hưởng bởi việc triển khai các hoạt động

REDD+

Hiệp hội lâm sản và gỗ Việt Nam (VIFORES) hỗ trợ việc cấp

chứng chỉ rừng và các công ty chế biến gỗ và xuất khẩu tập

trung ở tỉnh Bình Định, đã hỗ trợ việc giới thiệu chứng chỉ rừng,

có một số công ty có chứng chỉ rừng và một số rừng trồng có có

chứng chỉ rừng. Do thiếu gỗ có chứng chỉ nên nhiều công ty

nhập gỗ có chứng chỉ từ Malaysia.

7.1.1 Quản lý tài chính

Quỹ REDD+ Việt Nam:(sẽ được thành lập vào giữa 2014) Đây là một quỹ tín thác thuộc Quỹ Bảo vệ và

phát triển rừng Việt Nam (VNFF) được thành lập theo Nghị quyết số 05/2008/ND-CP ngày 14/01/2008 của

Chính phủ nhằm tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính để triển khai các hoạt động REDD+. Quỹ REDD+

của Việt Nam hoạt động công khai và minh bạch, dưới sự giám sát của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, và

những lãnh đạo của Việt Nam.

Quỹ REDD+ cấp tỉnh thuộc hệ thống REDD+ quốc gia, nằm dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn và quản lý của các

cấp có thẩm quyền, nhằm tổ chức và huy động tài chính cho quỹ thông qua việc hướng dẫn, quản lý, kiểm tra

và giám sát về mặt kỹ thuật, chuyên môn, quỹ sẽ hoạt động từ nguồn vốn được cấp từ quỹ Trung ương, quỹ sẽ

phân bổ những nguồn quỹ này tới các tổ chức/cộng đồng/hộ gia đình nhằm triển khai các hoạt động REDD+.

Page 34: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

7.1.2 Hướng dẫn chiến lược và kỹ thuật

a) Nhóm kỹ thuật

Có rất nhiều hướng dẫn chiến lược và kỹ thuật từ Ban quản lý VNFF phối hợp chặt chẽ với Mạng lưới REDD+

quốc gia, Nhóm kỹ thuật (TWG) và 06 tiểu nhóm kỹ thuật (STWG). Những TWG đóng vai trò như một diễn

đàn nhằm thảo luận sâu hơn về những vấn đề kỹ thuật của REDD+. Hiện nay, có 06 tiểu nhóm kỹ thuật đã được

thành lập và tích cực hoạt động về các lĩnh vực: Quản trị, MRV, Hệ thống phân phối lợi ích, triển khai tại địa

phương, Các biện pháp bảo đảm an toàn và sự tham gia của ngành tư nhân. Mặc dù có vẻ những vấn đề này có

thể sẽ yêu cầu các tổ chức đã làm việc về REDD+ có những nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích sự tham

gia rộng rãi của các bên liên quan, đặc biệt là những tổ chức trong nước.

b) Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội (CSOs)

Các tổ chức phi chính phủ ở tất cả các cấp cần tham gia triển khai Chương trình cũng như các hoạt động liên

quan và họ cũng có thể cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo việc thông tin liên lạc với cộng

đồng địa phương cũng như họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối sự tham gia của các nhóm

người dân tộc thiểu số, người sử dụng đất, tiếp cận với cộng đồng nghèo không được các nhà chức trách lưu

tâm trong quá trình lập kế hoạch phát triển của tỉnh. Một số tổ chức phi chính phủ đã thành công khi giới thiệu

các hoạt động và chương trình liên quan tới REDD+.

c) Mở rộng vai trò của ngành tư nhân

Các công ty lâm nghiệp có vai trò thử nghiệm những công nghệ mới và điều này được minh chứng khi họ đã đầu tư

rừng trồng và cộng đồng địa phương nhanh chóng tiếp nhận công nghệ và đầu tư vào rừng trồng của mình với tư cách

người trồng bên ngoài (tham khảo phần ví dụ trước tại Bình Định và Thừa Thiên Huế). Ngành tư nhân có thể làm việc

với cộng đồng với một diện tích rộng hơn và ngành tư nhân cũng sẽ khuyến khích đầu tư vào gỗ có chứng chỉ và

truyền đạt kiến thức về việc làm thế nào để thiết lập và duy trì rừng trồng được cấp chứng chỉ.

7.2 Mối liên hệ giữa tổ chức thể chế với khung triển khai REDD+ quốc gia

Hãy mô tả tổ chức thể chế của Chương trình Giảm phát thải phù hợp với khung triển khai REDD+ quốc gia

như thế nào.

Chương trình Giảm phát thảinằm trong hoạt động của Chương trình Hành động REDD+ quốc gia. Dự tính

trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ sẵn sàng có bằng chứng để được chi trả các-bon dựa vào kết quả thực

hiện các hoạt động liên quan tới REDD+ tại những tỉnh này. Những tỉnh được lựa chọn là những tỉnh đang

trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+.

Hình 7.2 Mối liên hệ giữa Bộ NN&PTNT và VNFF và Chương trình REDD+ quốc gia

Page 35: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Hình 7.2 mô tả khung hoạt động REDD+ quốc gia hiện tại như Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia, VRO, mạng lưới

REDD+, các tiểu nhóm kỹ thuật (STWGs) phù hợp với thiết kế quản trị, quản lý Chương trình Giảm phát thảira

sao.

Bộ NN&PTNT, VNFOREST và VNFF cấp Trung ương cũng như ban lâm nghiệp tỉnh, cục kiểm lâm, Quỹ bảo

vệ và phát triển rừng43 có đầy đủ năng lực để thực hiện Chương trình Giảm phát thải. Định hướng chung của

VNFF là:

Huy động nguồn lực từ xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần hoàn thiện hướng dẫn về xã

hội hóa ngành lâm nghiệp;

Nâng cao nhận thức về, và trách nhiệm với; công tác bảo vệ và phát triển rừng đối với những đối

tượng hưởng lợi từ rừng hoặc tham gia và những hoạt động có tác động trực tiếp vào rừng;

Tăng cường năng lực cho các chủ rừng và hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng,

góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp; và

Đảm bảo tính công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích và tuân thủ đúng những quy định,

yêu cầu của luật Việt Nam cũng như các nhà tài trợ quốc tế.

Phương pháp quản lý quỹ được chia thành hai cấp, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng trung ương (VNFF) và Quỹ

bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (FPDF):

(i) Tổ chức của Quỹ ở cấp Trung ương như sau:

Quỹ cấp TW của VNFF được thành lập bởi quyết định và được quản lý bởi Bộ NN&PTNT;

Quỹ gồm có một Hội đồng quản lý quỹ, một Ban kiểm soát, và một Ban quản lý điều hành, như

trong Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) (sẽ được thay thế bởi VNFF) VNFF sẽ gồm có 01 thành viên

đại diện cho nhà tài trợ quốc tế; và

Bộ NN&PTNT sẽ phê duyệt tổ chức và hoạt động của Quỹ.

(ii) Tổ chức của Quỹ ở cấp tỉnh như sau

Một quỹ cấp tỉnh của VNFF được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh khi những

điều kiện liên quan được đáp ứng, quỹ có thể thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở NN&PTNT

tỉnh; và

Bộ máy quản lý quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc giám đốc Sở NN&PTNT quyết định.

7.4. Các bước tiếp theo để hoàn thiện thiết kế Chương trình Giảm phát thải(REL/FRL, hệ thống

giám sát Chương trình Giảm phát thải, tài chính, quản trị, vv..). Hãy đưa ra khoảng thời gian ước tính

cho những bước thực hiện này

Những hoạt động ban đầu nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch chi tiết và hoàn thiện Chương trình Giảm phát thảisẽ

tập trung vào 03 quy trình chính: (i) Tiếp tục thu thập thêm thông tin chi tiết nhằm hỗ trợ các hoạt động can

thiệp tại 06 tỉnh dự án; và (ii) Thu thập thông tin KT-XH của khoảng 41 huyện (và không rõ bao nhiêu xã); và

(iii) Hoàn thiện quy trình thiết kế cuối cùng nhằm xây dựng một khung thời gian cho các hoạt động chi tiết và

nguồn cho các hoạt động này (lập dự toán).

43 FPDF’s; Được thành lập theo Nghị định của Thủ tướng chính phủ số 05/2008/ND-CP ngày 14 tháng 1 năm 2008).

Page 36: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Bảng 7.2 Những bước chính để xây dựng Chương trình Giảm phát thải

Nhiệm vụ Những hoạt động chính Cơ quan đầu

mối

Kết quả đầu ra Ngày

tháng

SESA và

ESMF Hoàn thiện quy trình SESA. Hoàn thiện quy

trình ESMF Tiếp tục giải quyết những vấn đề

kẽ hở về mặt hành chính và pháp lý.

Bộ NN &PTNT ESMF và các tài liệu

liên equan. Cập nhật

chính sách và phân tích

những điểm kẽ hở/kẽ hở.

Update on policy and

Design of the

proposed

interventions

requyred to support

the ER program

PRAP,

Tạo môi trường lý

tưởng

Thu thập dữ liệu KT-XH

theo các thông số chính

Hoàn thiện phương pháp

Bộ NN&PTNT,

Các tỉnh

6 dự thảo PRAPs 2014-

2015

Giao đất giao rừng

(FLA)

Cập nhật chi tiết về tình

hình sở hữu đất của

Chương trình (khoảng 41

huyện)

Bộ TN&MT, Cục

KL

Các tỉnh, các

huyện

Cập nhật tình hình sở

hữu đất hiện tại, chi phí

cần để tiến hành giao đất

giao rừng.

2014-

2015

SFM Quản lý

rừng bền vững

Xác định vùng tiềm năng

và số xã tham gia Bộ NN&PTNT,

Cục kiểm lâm,

Các tỉnh, các huyện

Khu tiềm năng để thực

hiện

CFM

2014-

2015

Chuyển đổi rừng

sang trồng cao su

Xác định vùng tiềm năng Bộ NN&PTNT,

Các tỉnh, các

huyện

Bản đồ các mối đe dọa

cho các tỉnh

2014-

2015

PFES Thu thập thông tin chi

tiết về những đối tượng

chi trả PFES (đã có tại 2

tỉnh Thanh Hóa và Nghệ

An, còn lại 4 tỉnh)

Bộ NN&PTNT,

Các tỉnh

Dự thảo kế hoạch hành

động PFES

2014-

2015

FLEGT Xác định những điểm yếu

chính và những điểm vi

phạm

Bộ NN&PTNT,

Cục Kiểm lâm

Các tỉnh

Tóm tắt phương pháp và

chương trình điều phối

2014-

2015

Tiếp tục tham vấn với

các ngành tư nhân,

công ty trong Vùng

quy hoạch chương

trình

Tiến hành tham vấn các bên liên quan và đưa

ra các khuyến nghị đối với sự tham gia và

trách nhiệm của ngành tư nhân

BỘ NN&PTNT Vai trò của ngành tư

nhân sẽ lớn hơn

2014

Cập nhật số liệu giảm

phát thải-ER/R.

Bắt đầu cập nhật số liệu ER/R Bộ NN&PTNT 2015

Thu thập thông tin về

kế hoạch phát triển

KT-XH của 6 tỉnh

(SEDP)

Thu thập tất cả SEDP trong thời gian triển

khai Chương trình gồm có những khía cạnh

chính của Chương trình Giảm phát thảinếu

phù hợp

Bộ NN&PTNT,

Các tỉnh

Tóm tắt SEDP để đưa

vào Chương trình Giảm

phát thải

2015

Thành lập quỹ

REDD+ thuộc VNFF

Thành lập quỹ REDD+ thuộc quản lý tại trụ

sở của VNFF; BỘ NN&PTNT Quỹ REDD+ quốc gia

được thành lập.

2014

Thiết lập

MRV

Thiết lập hệ thống MRV ở cấp quốc gia theo

những yêu cầu của UNFCCC Bộ NN&PTNT

và Bộ Tài nguyên

và môi trường

Hệ thống MRV quốc gia

đã có

2014-

2015

Hệ thống giám sát

của Chương trình

Thiết lập một hệ thống giám sát Chương trình

Giảm phát thải VRO, FIPI, VAF Một hệ thống giám sát

chương trình

2015-

2016

Tài chính cho dự

án/chương trình

Bộ NN&PTNT Đầu tư công, hỗ trợ

không hoàn lại, vay để

phát triển ngành lâm

nghiệp.

From

2016

Tiến hành kiểm kê

rừng quốc gia

Tổng cục Lâm

nghiệp, Viện

Điều tra quy

hoạch rừng

2016

Page 37: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

7.4 Dự toán kinh phí (tính theo triệu Đô la Mỹ)

Hãy mô tả việc phân bổ nguồn tài chính trong Chương trình Giảm phát thảigồm có những nguồn tài chính có

thể có. Dự toán cần nêu cả những chi phí cho giai đoạn khởi động và cả tài chính trong dài hạn. Nếu như

Chương trình Giảm phát thảiđược xây dựng dựa trên những dự án hoặc chương trình được tài trợ thông qua

những nhà tài trợ hoặc những ngân hàng phát triển đa phương, hãy nêu chi tiết những dự án hoặc chương

trình đó, gồm có khung tài chính của họ. Sử dụng bảng ở phần Phụ lục I để trình bày tóm tắt dự toán ngân

sách ban đầu.

Trong giai đoạn trước mắt, chi phí để xây dựng một Chương trình Giảm phát thảichi tiết sẽ được chi

trả từ nguồn tiền của Quỹ FCPF.

Theo dự tính, chương trình sẽ cần khoảng 37,5 triệu Đô la Mỹ để hoạt động trong khoảng thời gian 10 năm và

sẽ làm việc tại khoảng 41 xã tại 06 tỉnh. Nguồn tiền hoạt động dự tính sẽ lấy ít nhất khoảng 72.31 triệu Đô la

Mỹ từ nguồn chi trả phát thải. Chính phủ sẽ áp dụng phương pháp thận trọng và giữ lại một phần khí phát thải

ở vùng đệm (xem Phụ lục 1 để biết thêm chi tiết).

Có một số nhà tài trợ đa phương làm việc ở vùng quy hoạch của chương trình đang triển khai một số hoạt động

REDD+ và những hoạt động liên quan, hi vọng rằng họ có thể đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm triển khai

một số hoạt động.

Một dự toán kinh phí chi tiết sẽ được xây dựng trong quá trình chuẩn bị Văn kiện dự án

Giảm phát thải.

8 Mức phát thải tham chiếu và lượng phát thải dự kiến

8.1 Phương pháp thiết lập Mức phát thải tham chiếu (REL) và/hoặc Mức tham chiếu rừng (FRL)

Hãy mô tả vắn tắt REL/FRL của chương trình đã và sẽ được thiết lập như thế nào? Giải thích rõ việc thiết

lập REL/FRL phù hợp với hướng dẫn cập nhật của UNFCCCC và với Khung Phương pháp luận của Quỹ

Các-bon của FCPF, và với REL/FRL quốc gia (mới có) (hoặc với phương pháp quốc gia về thiết lập

REL/FRL).

8.1.1 Thiết lập REL/FRL ở Việt Nam

Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các nước có thể có sự linh hoạt

khi xây dựng các phương pháp của mình nhằm thiết lập REL/RL44, miễn là thẩm định và đánh giá độc lập.

Gần đây, JICA đã thực hiện một nghiên cứu khái quát về việc chuẩn bị REL/FRL cho Việt Nam45.Nghiên cứu

này cung cấp một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh và một phân tích đầy đủ về Việt Nam. Những nỗ lực khác đã

được thực hiện nhằm xây dựng RLs cho mỗi tỉnh ở khắp Việt Nam gồm có các tỉnh sau:

Mức tham chiếu (RL) ở tỉnh Lâm Đồng được thiết lập theo chương trình LEAF;

Mức RL sơ bộ ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An thông qua chương trình VFD;

Mức RL ở Quảng Bình được xây dựng bởi tổ chức GIZ; và

Mức FRL tạm thời được xây dựng bởi Chương trình UN-REDD Pha II tại một số tỉnh thí điểm (Lào

Cai, Bắc Kan, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Thuận, Cà Mau).

Một số mức RL này có thể sử dụng phương pháp phân tích kỹ càng hơn và dữ liệu được đảm bảo hơn nghiên

cứu của JICA. Bởi vậy, những phương pháp này có thể góp phần hoàn thiện hơn phân tích của JICA. Tuy nhiên,

tất cả những nỗ lực, hoạt động mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh và không có dữ liệu nào được cung cấp cho toàn bộ

vùng Bắc Trung Bộ. Nhằm tăng cường tính nhất quán ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nghiên cứu của JICA vì thế sẽ

được sử dụng làm tiêu chuẩn sơ bộ.

44 UNFCCC Quyết định số 12/CP.17 2011 đề cập việc thiết lập REL/FRL cần được xây dựng một cách minh bạch, hoàn

thiện, thống nhất và thông tin đưa ra phải chính xác, gồm có những dữ liệu đã có. Dữ liệu và thông tin được sử dụng xây

dựng REL/FRL cần phù hợp với điều tra khí nhà kính quốc gia và các nước cần hướng tới việc xây dựng mức RL quốc gia,

nhưng tạm thời có thể xây dựng mức RL ở tỉnh

45 JICA. 2012.Nghiên cứu về tiềm năng đất và rừng liên quan tới biến đổi khí hậu và rừng tại Việt Nam. Tổng cục Lâm

nghiệp. Hà Nội.

Page 38: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

a) Mức đề xuất REL/FRL của Việt Nam

Dưới đây là tóm tắt những phương thức chủ đạo cần được xác định trong quá trình xây dựng một mức

REL/FRL và những quyết định đề xuất của Việt Nam nhằm thực hiện các phương thức này, theo nghiên cưú

của JICA.

Bảng 8.1. Những phương pháp chính và đề xuất xây dựng REL/FRL của Việt Nam

Mô tả Đề xuất của Việt Nam Giải thích

Các bể chứa và các khí

bao hàm

Các bể chứa:

- Sinh khối trên mặt đất (AGB)

- Sinh khối dưới mặt đất (BGB)

Các khí: Khí CO2

AGB và BGB là những nguồn chính chứa

các-bon và có thể biến đổi do những tác

động của con người. Không có thông tin

hoặc/và thông tin chưa thích hợp cho các

bể chứa và khí phi các-bon khác.

Những hoạt động liên

quan

Gồm có việc mất rừng

Suy thoái rừng và

Tăng cường/ cải thiện rừng

Mất rừng và suy thoái rừng là những nguyên

nhân chính gây ra phát thải khí. Nguồn khí

phát thải được giữ lại chủ yếu là do hoạt

động bảo vệ rừng, cải thiện chất lượng rừng

(thay đổi từ trữ lượng rừng thấp sang trữ

lượng rừng trong phân loại rừng và từ

không có rừng thành có rừng) Giai đoạn thí điểm 2000-2010 Phù hợp với hệ thống điều tra rừng quốc gia

bắt đầu từ năm 1990, và lặp lại 05 năm 01

lần. Điều tra rừng lần cuối kết thúc vào năm

2010. Định nghĩa rừng được

sử dụng

Độ che phủ rừng tối thiểu: 10%

Độ cao tối thiểu: 5 m đối với rừng tự nhiên

1.5m đối với rừng trồng tăng trưởng chậm, 3

m đối với rừng trồng tăng trưởng nhanh

Diện tích tối thiểu: 0.5 ha

Định nghĩa này được sử dụng trong Điều tra

rừng quốc gia

8.1.2 Những phương pháp được sử dụng để tính toán lượng phát thải/dự trữ

a) Rừng và sự phân tầng sinh thái

Do khí hậu và điều kiện địa hình đa dạng ở Việt Nam, sự tăng trưởng rừng có sự khác biệt lớn giữa các kiểu

rừng và từ vùng này tới vùng khác. Bởi vậy, sự phân tầng sinh thái và rừng được sử dụng để thống nhất việc tính

toán lượng gỗ dự trữ đối với các kiểu rừng ở các vùng sinh thái khác nhau. 12 kiểu rừng được sử dụng là: (1)

Rừng lá rộng thường xanh (giàu); (2) Rừng lá rộng thường xanh (trung bình); (3) Rừng lá rộng thường xanh

(nghèo); (4) Rừng lá rộng thường xanh (trồng lại)46; (5) Rừng rụng lá; (6) Rừng tre nứa; (7) Rừng hỗn giao tre

nứa và gỗ; (8) Rừng lá kim; (9) Rừng hỗn giao lá kim và lá rộng; (10) Rừng núi đá vôi; (11) Rừng ngập mặn;

và (12) Rừng trồng.

Sự phân tầng sinh thái hình thành nên 14 vùng sinh thái sinh học gồm có47: (1) Rừng mưa nhiệt đới thảo quả;

(2) Rừng khô Đông Dương; (3) Rừng ngập mặn Đông Dương; (4) R ừ n g m ư a n h i ệ t đ ớ i Luang

Prabang; (5) Rừng mưa nhiệt đới Bắc Trường Sơn; (6) Rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương; (7) Rừng núi

thấp Bắc Việt Nam; (8) Rừng đầm lầy nước ngọt sông Hồng; (9) Rừng thường xanh cận nhiệt đ ớ i Nam

Trung Quốc; (10) Rừng thường xanh khô Đông Nam Đông Dương; (11) Rừng mưa nhiệt đới Nam Trường Sơn;

(12) Rừng khô đất thấp phía Nam; (13) Rừng đầm lầy nước ngọt Tonle Sap ; (14) Rừng than bùn Tonle Sap

Mekong.

46 Thông tư số 34. Quy định các loại rừng giàu, trung bình, nghèo kiệt và trồng lại dựa trên trữ lượng gỗ tính theom3/ha.

Giá trị của việc phân loại rừng giàu, trung bình, nghèo, trồng lại lần lượt là 201-300, 101-20010-100 và ít hơn 10 m3/ha 47 Sự phân tầng hệ sinh thái của WWF

Page 39: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

b) Ước tính lượng phát thải/trữ lượng khí

Việc ước tính lượng khí phát thải/trữ lượng các-bon là theo Phương pháp Trữ Lượng-Khác nhau48. Lượng khí

phát thải/trữ lượng khí được tính toán cho những khoảng thời gian khác nhau (từ 2000-2005; 2005-2010) và

sau đó cộng dồn cho cả giai đoạn 2000-2010.

Việc tính toán lượng khí phát thải/trữ lượng khí gắn với việc mất rừng, suy thoái rừng và việc tăng cường, cải

thiện chất lượng rừng yêu cầu phải có những dữ liệu của các hoạt động và lượng các-bon dự trữ. Dữ liệu về

lượng các-bon dự trữ và hoạt động ở Việt Nam được xây dựng cho 12 tầng rừng ở 14 vùng sinh thái sinh học

trong cả nước. Sự phân tầng rừng được tính toán dựa trên sự che phủ của 14 vùng sinh thái với 12 kiểu rừng.

Dữ liệu hoạt động và trữ lượng các-bon49 được lấy từ dữ liệu điều tra rừng quốc gia (NFI). Việt Nam đã bắt

đầu thực hiện NFI từ năm 1990 và tiếp tục hoạt động này 05 năm 01 lần. Tính đến nay, Việt Nam đã hoàn thành

04 chu kỳ của NFI. Dữ liệu được sử dụng để xây dựng REL/FRL được lấy từ chu kỳ thứ 03 (2000 – 2005) và

chu kỳ thứ 04 (2006– 2010) của NFI. Dữ liệu chu kỳ thứ 3 của NFI được xây dựng bằng cách sử dụng vệ tinh

Landsat ETM+ và điều tra hiện trường tại 4.200 ô thí điểm. Hình ảnh vệ tinh SPOT-4,SPOT-5 và 2.100 ô mẫu

để điều tra thực địa đã được sử dụng làm dữ liệu rừng quốc gia giai đoạn 2006-2010. NFI xây dựng bản đồ

phân bổ rừng, diện tích và trữ lượng gỗ đối với mỗi thảm thực vật và với mỗi vùng địa lý khác nhau (cấp quốc

gia, cấp tỉnh). Theo nghiên cứu của JICA, tất cả các dữ liệu rừng quốc gia đã được thẩm định và nghiên cứu đã

chỉ ra rằng sai số của dữ liệu về các thảm thực vật rừng là khoảng 5- 10%50.

Dự trữ các-bon (CS) được thể hiện theo tấn Các-bon cho 12 địa tầng ở 14 hệ sinh thái dựa trên cơ sở dữ liệu

quốc gia về lượng dự trữ gia tăng (m3/ha) từ điều tra hiện trường một số ô thí điểm của NFI.

Công thức tính toán lượng các-bon dự trữ cho mỗi địa tầng như sau:

CS (tấn C/ha) = (AGB + BGB)*CF Trong đó AGB là lượng sinh

khối trên mặt đất BGB là

lượng sinh khối dưới mặt

đất.

CF là phân số các-bon (%).

AGB được tính như sau:

AGB = GS*BCEF Trong đó: GS là lượng dự trữ gia tăng và BCEF

là nhân tố chuyển đổi và gia tăng sinh khối

(tấn/m3)

Giá trị của BCEF được lấy từ các giá trị mặc định liên quan tới vùng khí hậu, kiểu rừng và lượng dự

trữ gia tăng (m3/ha)51.

BGB được tính toán sử dụng công thức

BGB = AGB*R

Trong đó: R là tỉ lệ sinh khối dưới mặt đất trên so với

tỉ lệ sinh khối trên mặt đất. Giá trị của R và CF được

lấy từ những giá trị mặc định từ IPCC và giá trị của R

và CF được sử dụng lần lượt là 0,24 và 0,2752.

Các nhân tố giảm phát thải được tính toán sử dụng Phương pháp Lượng dự trữ Khác nhau (Stock Difference

Method). Lượng phát thải được tính toán thông qua việc tính toán sự thay đổi lượng khí các-bon dự trữ của mỗi

địa tầng giữa hai thời điểm khác nhau (ở đây được sử dụng khoảng từ 200-2005; 2005-2010).

Đối với trường hợp mất rừng, dự trữ các-bon sau mất rừng được giả định dưới 0 vì đất sử dụng là đất trống,

khu dân cư, đất canh tác nông nghiệp. Đối với trường hợp suy thoái rừng, việc ước tính được dựa vào sự thay

đổi lượng dự trữ gỗ ở mỗi thảm thực vật. Vấn đề suy thoái rừng được cân nhắc nếu như địa tầng rừng có lượng

dự trữ gỗ cao bị chuyển đổi thành thảm thực vật có lượng dự trữ gỗ ít hơn. Dự trữ các-bon từ hoạt động tăng

cường chất lượng rừng gồm có cải thiện chất lượng rừng (thay đổi từ thảm thực vật rừng trữ lượng gỗ thấp sang

thảm thực vật rừng có trữ lượng gỗ cao và từ vùng không có rừng thành vùng có rừng).

48 IPCC 2006 Hướng dẫn Điều tra Khí nhà kính Quốc gia

49 Những nhân tố gây giảm phát thải và dữ liệu hoạt động có sẵn theo yêu cầu

50 JICA. 2012. Nghiên cứu về tiềm năng đất và rừng gắn với biến đổi khí hậu và rừng ở Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam-Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội.

51 FAO. Bảng 5.4. Những nhân tố chuyển đổi và gia tăng sinh khối mặc định (BCEFs). Bảng cung cấp BCEFs dành cho

rừng tự nhiên và rừng lá kim và 08 mốc dự trữ gia tăng (< 10, 11-20, 21-40, 41-60, 61 – 80, 81-120, 120-200, và > 200

m3/ha). 52 2006 IPCC Hướng dẫn Điều tra khí nhà kính quốc gia. Chương 4: Đất rừng.

Page 40: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

40

Kết quả của việc ước tính lượng khí phát thải/dự trữ liên quan tới mất rừng và suy thoái rừng, tăng cường bảo

tồn rừng sẽ được tổng hợp lại cho 08 vùng sinh thái nông nghiệp53.

Tuy nhiên, theo như đề xuất trong các vùng thực hiện Chương trình Giảm phát thải, RELs/FRLs cần được chuẩn

bị ở cấp tỉnh và việc củng cố dữ liệu hoạt động, đặc biệt là trữ lượng các-bon tại mỗi vùng sử dụng đất. Phương

pháp tiếp cận ở cấp thứ 2 sẽ được sử dụng nhằm ước tính lượng khí phát thải/dự trữ sử dụng dữ liệu trong nước,

đặc biệt là lượng dự trữ các-bon sẽ có sử dụng phương trình quốc gia để ước tính sinh khối được xây dựng từ

Chương trình UN-REDD pha I. Bể chứa các-bon đất cũng sẽ được cân nhắc để đưa vào khi xây dựng REL/FRL

sử dụng những dữ liệu từ điều tra khí nhà kính quốc gia. Hiện nay chưa có đảm bảo về ước tính phát thải, và điều

này sẽ được đưa vào phân tích trong thời gian tới.

Mặc dù việc áp dụng REL hoặc FRL, một “dấu mốc” nhằm xác định các kết quả của các hoạt động giảm thiểu tác

động, đang trong quá trình thảo luận ở Việt Nam, FRL nên được áp dụng thông qua việc tính đến lượng dự trữ có

được khi diện tích rừng tăng lên và đây là trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, khi độ che phủ rừng tăng lên.

Bởi vậy, lựa chọn phương pháp cần cân nhắc đến điều kiện hoàn cảnh của từng quốc gia và phương pháp xây dựng

RFL, rất cần thiết tăng cường xây dựng một lý thuyết thuyết phục nhằm sử dụng trong những thương thảo, đàm

phán quốc tế sau này. Trong Chương trình Giảm phát thải, Việt Nam sẽ xác định hai khía cạnh, đó là giảm khí

phát thải bị gây ra bởi mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường dự trữ các-bon thông qua bảo vệ, phát triển rừng.

8.2 Mức REL/FRL từ Chương trình Giảm phát thải

Hãy ước tính REL/FRL đối với diện tích Chương trình Giảm phát thải, Bởi vì mỗi ước tính sơ bộ cũng sẽ rất

hữu ích

8.2.1 Ước tính sơ bộ ở quốc gia

Ước tính sơ bộ về mức phát thải/dự trữ gây ra bởi mất rừng và suy thoái rừng, phát triển bảo vệ rừng giai đoạn

2000-2010 đã được phân tích. Phân tích này cho thấy không có xu hướng rõ ràng trong các mức phát thải/dự trữ

đã có trong giai đoạn này. Bởi vậy, mức FRL bình quân (Tương đương triệu tấn CO2/năm) được đề xuất là mức

tham chiếu trong Chương trình Giảm phát thảiở Việt Nam (xem Bảng 8.2).

Có thể thấy rằng lượng khí phát thải gây ra bởi mất rừng và suy thoái rừng biến đổi rất lớn theo từng vùng sinh

thái nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2010, 03 vùng sinh thái nông nghiệp hàng đầu có mức phát thải lớn là

Bắc Trung Bộ, tiếp đó là vùng Đông Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên, có lượng dự trữ khá lớn do công tác bảo vệ

phát triển rừng được thực hiện tốt. Trong giai đoạn này, tổng mức dự trữ các-bon của cả nước là 869 triệu tấn

CO2. Có thể thấy rằng mức phát thải ròng cho tất cả các vùng ngoại trừ vùng Bắc Trung Bộ chính là mức dự trữ

(Xem Bảng 8.2).

Bảng 8.2 Ước tính mức phát thải (+) và mức dự trữ (-) trong giai đoạn 2000-2010 và FRL

Vùng sinh thái nông nghiệp

Phát thải

(MtCO2e)

Dự trữ

(MtCO2e)

Phát thải ròng

(MtCO2e)

FRL trung bình

(MtCO2e/năm)

1. Tây Bắc Bộ 79.8 -133.3 -53.5 -5.4

2. Đông Bắc Bộ 125.4 -268.0 -142.6 -14.3

3. Đồng Bằng sông Hồng 0.5 -5.2 -4.7 -0.5

4. Bắc Trung Bộ 160.0 -153.0 7.0 0.7

5. Nam Trung Bộ 75.5 -93.2 -17.7 -1.8

6. Tây Nguyên 116.6 -141.7 -25.1 -2.5

7. Đông Nam Bộ 43.0 -55.3 -12.4 -1.2

8. Đồng bằng sông Mê Kong 16.0 -19.3 -3.3 -0.3

Cả nước 616.8 -869.1 -252.2 -25.2

Page 41: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

41

53 Vùng quản trị cơ sở. Cả nước chia thành 08 khu sinh thái nông nghiệp gồm có: i) Tây Bắc; ii) Đông Bắc;

iii) Đồng bằng sông Hồng; iv) Bắc Trung Bộ; v) Nam Trung Bộ; vi) Tây Nguyên; vii) Đông Nam; và viii) Đồng bằng sông

Mê Kông.

Page 42: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

42

Mức ước tính khí phát thải và dự trữ dành cho mỗi tỉnh thuộc Chương trình Giảm phát thảiở vùng Bắc Trung

Bộ. Dữ liệu phân tích cho thấy tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Quảng Bình là 03 tỉnh có mức phát thải cao nhất.

Lượng khí phát thải trung bình cho giai đoạn 2000-2010 đối với Nghệ An là 4,7. Thanh Hóa là 3,9 và Quảng

Bình là 3,1 triệu tấn CO2.

Tuy nhiên, một lượng lớn khí dự trữ cũng được phát hiện ở những tỉnh này. Trong số 06 tỉnh thuộc Chương

trình Giảm phát thải, có 02 tỉnh (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) có lượng dự trữ lớn lơn lượng phát thải (Xem

Bảng 8.3).

Chương trình Giảm phát thảisẽ hoạt động ở cả hai hướng đó là giảm tổng lượng khí phát thải và tăng lượng khí

các-bon dự trữ. Dự kiến sẽ triển khai Chương trình này ở Vùng Bắc Trung Bộn, vùng này sẽ được chuyển đổi

từ một vùng phát thải khí trong nước thành vùng trữ lượng ròng.

Bảng 8.3 Ước tính lượng khí phát thải (+) và trữ lượng (-) cho giai đoạn từ 2000 – 2010 theo tỉnh ở khu vực

Bắc Trung Bộ

Tỉnh Phát thải

(triệu tấn CO2)

Trữ lượng

(triệu tấn CO2)

Phát thải ròng

(triệu tấnCO2)

FRL trung

bình (triệu tấn

CO2/năm) 1. Thanh Hóa 39.3 -37.3 1.98 0.20

2. Nghệ An 47.1 -41.3 5.85 0.58

3. Hà Tĩnh 16.7 -14.9 1.83 0.18

4. Quảng Bình 31.2 -29.3 1.91 0.19

5. Quảng Trị 14.0 -15.2 -1.21 -0.12

6. Thừa Thiên Huế 11.7 -15.1 -3.34 -0.33

Cả vùng 160.0 -153.0 7.0 0.70

8.2.2 Tóm tắt phương pháp chưa được thống nhất

Mức REL/RL đã được xây dựng thông qua một dự án quốc gia được JICA tài trợ54 và việc xây dựng này gồm có sự

chuẩn bị một sê-ri bản đồ kỹ thuật số trong 05 năm, năm 1990, 2010, tính toán việc xây dựng mức RL tạm thời,

xây dựng ước lượng lượng dự trữ các-bon. Báo cáo trích dẫn một số điểm quan trọng nhằm hạn chế tối đa sự biến

thiên và sử dụng những phương pháp triệt để và minh bạch:

Khi phân tầng khi xây dựng Nhân tố Phát thải, kết luận rằng những vùng Sinh thái sinh học có thể triển

khai để giảm thiểu sự biến thiên;

Xét về góc độ địa lý để tính toán lượng gỗ trung bình cho mỗi kiểu rừng, việc phân tầng là cần thiết bởi

vì đó là cách để giảm sự biến thiên;

Việc phân tầng dựa trên vùng sinh thái nông nghiệp được so sánh và kiểm định, dựa trên việc kiểm tra

phân tầng dựa trên sự biến động của những nước khác, Nghiên cứu quyết định áp dụng vùng sinh thái sinh học

được giới thiệu bởi các tổ chức quốc tế (trong trường hợp này là WWF). Vùng sinh thái nông nghiệp và vùng sinh

thái sinh học thuận lợi cho việc phân tầng;

Nhằm giảm sự biến thiên của việc phân tầng vùng sinh thái nông nghiệp và vùng sinh thái sinh học, sai số

chuẩn của khối lượng gỗ trung bình được so sánh và việc phân tầng, được xem là có sai số chuẩn nhỏ nhất đã được

áp dụng. Sai số chuẩn của lượng gỗ trung bình được so sánh giữa hai vùng giống nhau được lựa chọn. Ví dụ, khi

so sánh sai số chuẩn của Rừng thường xanh (giàu), sai số chuẩn của rừng nhiệt đới phía Bắc Đông Dương (vùng

sinh thái sinh học) là 144 và mức chuẩn sai số đối với khu vực Tây Bắc (vùng sinh thái nông nghiệp) là 191. Bởi

vậy, vùng sinh thái nông nghiệp có sai số chuẩn nhỏ hơn. Kết quả tương tự nhận được đối với rừng thường xanh

(trung bình) và rừng thường xanh (nghèo). Có xu thế tương tự trong kết quả so sánh giữa một loạt những vùng

phía bắc (rừng thường xanh cận nhiệt đới phía Nam Trung Quốc-Việt Nam và vùng Đông Bắc). Mặt khác, vùng

sinh thái nông nghiệp cho thấy kết quả sai số chuẩn cao hơn đối với rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa và để

giảm sự biến thiên trong các dữ liệu, rừng thường xanh ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá lượng sinh khối được

xem là loại rừng mang lại hiệu quả tốt để áp dụng; và

Nhằm đánh giá trữ lượng các-bon rừng, cần thu thập hai bộ dữ liệu chính: Dữ liệu sinh khối tính trên đơn

vị diện tích, để làm được việc này cần sử dụng bản đồ phân bổ rừng, và bản đồ hành chính khác; khi những nhân

tố này được cải thiện về độ chính xác, kết quả tính toán trữ lượng các-bon sẽ ít bị biến động hơn.

54 Nghiên cứu về tiềm năng rừng và đất liên quan tới “Biến đổi khí hậu và rừng” , nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Hiệp hội công nghệ rừng Nhật Bản, JICA, tháng 3 năm 2012.

Page 43: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

43

9. Hệ thống giám sát rừng

9.1. Mô tả phương pháp và năng lực đo lường và báo cáo mức giảm phát thải

Hãy mô tả phương pháp đề xuất nhằm giám sát, báo cáo sự giảm phát thải khí của Chương trình Giảm phát

thải gồm có năng lực của các cơ quan thực hiện phương pháp này

Đối với Chương trình Giảm phát thảiđược thực hiện dựa vào kết quả thực hiện, cần có một hệ thống giám sát

rừng (FMS) để ước lượng lượng khí phát thải phát sinh bởi Chương trình Giảm phát thải. Nhằm thực hiện theo

Quyết định số 11/COP 19, FMS sẽ được xây dựng dựa vào những hệ thống giám sát rừng hiện có. Hiện nay, hệ

thống giám sát rừng quốc gia Việt Nam có 03 nhân tố chính:

9.1.1 Chương trình Đánh giá, giám sát, điều tra rừng quốc gia (NFIMAP)

Theo hàng loạt các Quyết định của Thủ tướng chính phủ, NFIMAP đã được triển khai bởi Viện điều tra quy

hoạch rừng (FIPI) từ năm 1991. Cho tới nay, 04 chu kỳ năm năm đã được hoàn thành55. Tuy nhiên, chương

trình này chưa được triển khai trong giai đoạn 2011-2015. Điều này là do một dự án NFI&S (xem bên dưới)

đang được triển khai trong giai đoạn này. Chương trình này sử dụng viễn thám kết hợp với điều tra thực địa để

giám sát diễn biến tài nguyên rừng. Mỗi chu kỳ đã xây dựng bản đồ che phủ rừng cho tỉnh với tỉ lệ 1:100.000; bản

đồ che phủ rừng khu vực với 06 vùng rừng với tỉ lệ 1: 250.000 và một bản đồ che phủ rừng quốc gia với tỉ lệ 1:

1.000.000. Chu kỳ IV cũng đã xây dựng bản đồ che phủ rừng cấp xã (tỉ lệ 1:25.000) và cấp huyện (tỉ lệ 1: 50.000).

Dữ liệu hệ thống lô thí điểm tạm thời chưa được thu thập cho mỗi chu kỳ. Hiện nay, NFIMAP đang được rà soát

để hoàn thiện và có thể sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2016-2020 và những chu kỳ tiếp theo.

9.1.2 Các dự án Kiểm kê và Điều tra rừng quốc gia (NFI&S)

Một số dự án NFI&S đã được triển khai theo các quyết định của Thủ tướng chính phủ và hiện nay Dự án NFI&S

đang được triển khai trong giai đoạn 2011-2016. Trong dự án NFI&S gần đây nhất, có hai giai đoạn để thiết kế

bản đồ che phủ rừng: (i) “Giai đoạn điều tra rừng”-diễn giải về hình ảnh viễn thám sẽ được sử dụng kết hợp với

điều tra thực địa nhằm vẽ bản đồ che phủ rừng không dựa trên hồ sơ địa lý (được gọi là “các bản đồ kiểm kê

rừng”); (ii) “Giai đoạn kiểm kê rừng” - các bản đồ kiểm kê rừng sẽ được sử dụng làm đầu vào kết hợp với các

bản đồ địa lý của chủ rừng để thiết kế bản đồ che phủ rừng dựa vào thông tin địa lý (còn được gọi là “bản đồ

kiểm kê rừng”). Các bản đồ kiểm kê rừng sẽ được in ra để phát cho mỗi chủ rừng (tham khảo Mục 14 về sở hữu

đất) để thẩm định và sửa đổi nếu cần. Bởi vì việc thiết kế các bản đồ kiểm kê rừng cần áp dụng phương pháp

có sự tham gia, yêu cầu có độ chính xác cao hơn so với bản đồ điều tra rừng. Tỉ lệ bản đồ che phủ rừng là

1:10.000 hoặc 1:25.000 ở cấp xã, 1:50.000 cấp huyện và 1:100.000 cấp tỉnh. Trong giai đoạn kiểm kê rừng,

một hệ thống các lô mẫu sẽ được kiểm kê để ước tính lượng các-bon dự trữ cho mỗi loại rừng. Dữ liệu về

những lô mẫu này có thể được sử dụng để ước tính lượng dự trữ các-bon trung bình ở bể chứa các-bon AGb

cho mỗi kiểu rừng. Cơ quan chính triển khai giai đoạn kiểm kê rừng này là FIPI, thuộc Tổng cục lâm nghiệp.

Đối với giai đoạn kiểm kê rừng, nhân tố chính là các lãnh đạo tỉnh và chủ rừng địa phương với sự hỗ trợ kỹ

thuật từ các viện quốc gia như FIPI và Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

9.1.3 Chương trình Báo cáo và Giám sát Rừng và Đất rừng hàng năm

Cục kiểm lâm đã triển khai chương trình này từ năm 200156. Dựa trên các bản đồ tham khảo của dự án

NFI&S, các kiểm lâm thu thập thông tin về những diễn biến tại các xã họ phụ trách, sau đó cập nhật

dữ liệu lên hệ thống. Việc cập nhật này thường được dựa vào những báo cáo từ các chủ rừng và không cần có

hình ảnh viễn thám hoặc điều tra thực địa. Sau đó dữ liệu sẽ được tổng hợp vào hệ thống dữ liệu của Cục kiểm

lâm từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh cho tới cấp trung ương. Chương trình này đã thiết kế một bộ dữ liệu về diện

tích rừng, đất rừng phân theo các nhân tố tác động, chủ rừng, chức năng rừng, đơn vị hành chính. Tuy nhiên, bộ

dữ liệu vẫn có một số điểm hạn chế, đó là: (i) dữ liệu chỉ có về diện tích rừng; (ii) không có dữ liệu về trữ lượng

rừng; và (ii) và dữ liệu về biến đổi diện tích không thể theo dõi theo vùng vì không được đưa vào bản đồ.

55 Chu kỳ I: 1991-1995; Chu kỳ II: 1996-2000; Chu kỳ III: 2001-2005; và Chu kỳ IV: 2006-2010.

56 Dựa theo Thông tư số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/03/2000 của Bộ NN&PTNT.

Page 44: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

44

Trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, Việt Nam đã xây dựng phiên bản đầu tiên của một Tài

liệu Khung về Đo lường-báo cáo-Thẩm định (MRV)57.Tài liệu này là một tài liệu “đang được hoàn thiện” và

đang được rà soát, cập nhật theo tiến độ thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Cơ sở phương pháp luận của Hệ thống

giám sát rừng Chương trình Giảm phát thảisẽ dựa trên phương pháp Tài liệu Khung MRV, nhằm khuyến nghị,

tính toán lượng phát thải/trữ lượng khí nhà kính thông qua việc kết hợp thông tin về mức độ can thiệp của các

hoạt động của con người (Dữ liệu Hoạt động; AD) với các hệ số nhằm tính toán lượng phát thải/trữ lượng theo

từng hoạt động (Nhân tố phát thải/tăng trữ lượng; EFs/RFs). Bởi vậy Hệ thống giám sát rừng của Chương trình

Giảm phát thảisẽ áp dụng phương pháp đo lường, giám sát và báo cáo hoạt động (MMR) của AD và EFs/RFs.

Trong hệ thống giám sát rừng được đề xuất, AD sẽ là lấy nguồn chính từ các hình ảnh vệ tinh và EFs/RFs thì

lấy dữ liệu các lô mẫu.

Kể từ khi Vì phương pháp thiết lập mức tham chiếu được mô tả ở Mục 8.1 cũng dựa trên AD được thu thập từ

hình ảnh vệ tinh và EFs/RFs thì từ các dữ liệu lô mẫu của NFIMAP, cách thức phương pháp luận để giám sát mức

phát thải/trữ lượng được mô tả ở đây được nhất quán với phương thức sử dụng khi thiết lập các mức tham chiếu.

a) Thu thập các dữ liệu hoạt động

Như đã đề cập ở trên, AD sẽ được thu thập từ hệ thống giám sát đất đai (LMS), hệ thống này hoạt động chủ yếu

dựa vào dữ liệu viễn thám. Diện tích đất sử dụng và diễn biến sử dụng đất sẽ được thu thập cho cả Vùng quy

hoạch. Thêm vào đó, có thể dựa vào Phương pháp 3 của Hướng dẫn điều tra khí nhà kính quốc gia (IPCC).

Theo Hướng dẫn của IPCC, chỉ có phát thải/trữ lượng do con người gây ra mới cần được tính toán. Trong ngành

sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp-LULUCF, phát thải/trữ lượng xuất hiện ở “đất được

quản lý” là phát thải/trữ lượng do con người gây nên. Tổng diện tích đất đai trong Vùng quy hoạch Chương

trình Giảm phát thảisẽ được xem là “đất được quản lý” bởi vì tất cả việc sử dụng đất (đất rừng, đất canh tác

nông nghiệp, vv) đều thuộc các chủ sở hữu hợp pháp.

b) Xây dựng bản đồ che phủ rừng cơ sở

Như đã đề cập ở trên, Việt Nam hiện nay đang triển khai dự án NFI&S cho giai đoạn từ 2011-2016. Trong

những năm 2011-2012, 02 tỉnh thí điểm của dự án đó là Bắc Kan và Hà Tĩnh58 đã được lựa chọn để kiểm

nghiệm phương pháp. Trong giai đoạn 2013-2014, dự án NFI&S triển khai hoạt động tại 13 tỉnh thành ở vùng

Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Dự tính NFI&S sẽ được triển khai ở 25 tỉnh thành trong giai đoạn 2014-

2015 và các tỉnh còn lại sẽ triển khai hoạt động trong giai đoạn 2015-2016.

Bởi vậy, rõ ràng là cần sử dụng những kết quả của dự án này nhằm xây dựng AD cho hệ thống giám sát của

Chương trình Giảm phát thải. Vẫn còn chưa rõ khi nào thì dự án NFI&S sẽ được triển khai ở các tỉnh khác trong

Vùng quy hoạch của Chương trình Giảm phát thải, Chính phủ Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho những tỉnh này.

c) Cập nhật hàng năm bản đồ che phủ rừng

Sau khi đã xây dựng bản đồ dữ liệu che phủ rừng cơ sở, hàng năm cần cập nhật để có bản đồ che phủ rừng

năm.Phương pháp cập nhật bản đồ nhưu sau: (i) Sử dụng những hình ảnh viễn thám có độ phân giải trung bình

(ví dụ: LANDSAT-8, DMCI, vv) để xác định các điểm nóng của rừng (Ví dụ: Địa điểm thường hoặc mới có

những thay đổi về độ che phủ rừng); (ii) Sử dụng hình ảnh viễn thám có độ phân giải cao (Ví dụ VNREDSAT-

1, SPOT-5, SPOT-6) kết hợp với những điều tra thực địa để cập nhật bản đồ che phủ rừng, đối với những vùng

ít biến động, kiểm lâm viên địa phương, từ Chi cục Kiểm lâm, có thể sử dụng hệ thống báo cáo truyền thống để

cập nhật những thay đổi. Cục kiểm lâm chịu trách nhiệm chính trong việc cập nhật bản đồ che phủ rừng năm

theo định kỳ59. FIPI sẽ có vai trò giải thích hình ảnh viễn thám để xác định các điểm nóng và cập nhật những

điểm nóng này lên bản đồ che phủ rừng.

Các kết đầu ra của LMS gồm có:

Các bản đồ che phủ rừng hàng năm ở nhiều cấp khác nhau (xã, huyện, tỉnh và Vùng quy hoạch);

Ma trận những thay đổi về việc sử dụng đất hàng năm, để báo cáo về những quy trình biến đổi sử

dụng đất; và

Một bảng ma trận chuyển đổi hoạt động năm, để báo cáo về những thay đổi trong những hoạt

động của mỗi tiểu hạng mục sử dụng đất.

56 Chương trình UN-REDD Việt Nam (2011) Tài liệu Khung về Đo lường báo cáo và thẩm định, quyển 3. 57 Tỉnh Hà Tĩnh nằm trong Vùng quy hoạch của Chương trình Giảm phát thải 59 Theo Thông tư số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/03/2000 của Bộ NN&PTNT.

Page 45: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

45

d) Ước tính các nhân tố giảm phát thải/tăng trữ lượng

Việc thiết lập mức tham chiếu sẽ sử dụng dữ liệu lô mẫu từ NFIMAP để ước tính EFs/RFs. Tuy nhiên, NFIMAp

không được triển khai trong giai đoạn 2011-2015 và thay vào đó NFI&S lại được triển khai. Dự án NFA thuộc

Chương trình Hợp tác lâm nghiệp của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc –Phần Lan đang tiến hành hoàn thiện

NFIMAP (tên của Chương trình cũng sẽ được thay đổi) và có thể có NFIMAP được sửa đổi đưa vào triển khai thực

hiện trong giai đoạn 2016-2020 và những chu kỳ tiếp theo.

Dự án NFI&S đang triển khai cũng có một hợp phần nhằm ước tính diện tích trung bình cho mỗi kiểu rừng. Hoạt

động này được tiến hành thông qua một hệ thống lô mẫu, khác với những lô mẫu đã sử dụng trong NFIMAP. Vì

NFIMAP không được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 nên dữ liệu lô mẫu của dự án NFI&S sẽ được

sử dụng để ước tính lượng các-bon dự trữ cho mỗi kiểu rừng ở năm đầu tiên thực hiện tín chỉ (nghĩa là năm 2016)

của Chương trình Giảm phát thải. Có thể việc hoàn thiện NFIMAP sẽ được bắt đầu thực hiện vào giai đoạn 2016-

2020 và những chu kỳ tiếp theo. Giả định điều đó xảy ra, dữ liệu lô mẫu NFIMAP sẽ được sử dụng để ước tính trữ

lượng các-bon trong mỗi kiểu rừng cho năm cuối cùng thực hiện tín chỉ (nghĩa là năm 2020). Nếu không, một đợt

kiểm kê rừng tương tự như dự án NFI&S sẽ được triển khai vào năm 2020 tại Vùng quy hoạch để ước tính trữ lượng

các-bon trung bình cho mỗi kiểu rừng. Từ trữ lượng các-bon trung bình cho mỗi kiểu rừng ở năm đầu và năm cuối

của Chương trình, sẽ tính được mức EFs/RFs hàng năm của mỗi thay đổi về sử dụng đất. (Đối với phân loại đất

không rừng, IPCC mặc định loại này có trữ lượng các-bon trung bình).

Dữ liệu lô NFIMAP trước đây cũng như dữ liệu hiện có của lô dự án NFI&S tính theo hệ mét (VD: Đường kính

của vòng trên của cây, chiều cao của cây, loài cây) để ước tính bể chứa sinh khối trên mặt đất. Hệ mét dùng để

ước tính sinh khối dưới mặt đất, cây chết, rác thải và các bể chứa các-bon hữu cơ của đất chưa xác định rõ. Bởi

vậy, những giá trị mặc định của IPCC sẽ được sử dụng để ước tính những bể chứa các-bon này.

e) Xây dựng phương trình sinh trưởng cho từng quốc gia

Để việc báo cáo khí phát thải/hấp thụ phù hợp với Tầng 2 của IPCC, cần áp dụng đối với những kiểu rừng chính

những phương trình sinh trưởng và những nhân tố chuyển đổi/nhân rộng. Thông tin này cùng với dữ liệu NFI

sẽ giúp việc xây dựng EFs/RFs cho mỗi quốc gia đối với kiểu rừng liên quan tùy thuộc vào sự thay đổi trong

sử dụng đất rừng. Chương trình UN-REDD pha I Việt nam đã xây dựng phương trình sinh trưởng cho những

kiểu rừng chính ở một số vùng sinh thái rừng giàu trong nước. Trong Vùng quy hoạch của Chương trình Giảm

phát thải, phương trình sinh trưởng đã có cho kiểu rừng lá rộng thường xanh và rừng tre nứa, và sẽ sử dụng

phương trình này để ước tính EFs, RFs.

f) Ước tính lượng phát thải/hấp thụ

Hấp thụ/giảm phát thải khí nhà kính từ rừng sẽ được tính toán sử dụng phương pháp ngành của LULUCF phù

hợp với những hướng dẫn quốc tế, đó là bản Hướng dẫn sửa đổi của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

1996 (IPCC), Hướng dẫn kiểm kê Khí nhà kính (ở đây gọi là Hướng dẫn sửa đổi IPCC 1996), Quản lý sự biến

thiên và hướng dẫn phương pháp chuẩn IPCC 2000 về kiểm kê khí nhà kính quốc gia (ở đây còn được gọi là

GPG-UM) và Hướng dẫn phương pháp chuẩn 2003 IPCC về sử dụng đất, thay đổi đất sử dụng, lâm nghiệp

(ở đây được gọi là GPG-LULUCF). Phương pháp này phù hợp với những phương pháp được sử dụng để ước

tính lượng giảm phát thải/hấp thụ các-bon ở ngành LULUCF trong phiên đối thoại quốc gia lần 2 của Việt Nam

ở UNFCCC60, đây là Đối thoại quốc gia mới nhất của Việt Nam tại UNFCCC.

g) Lượng hóa sự biến thiên

Sự biến thiên có thể tăng cả ở cả quá trình thiết lập Mức tham chiếu và tính toán Mức giảm phát thải. Nhằm

đảm bảo tính nhất quán trong Chương trình Giảm phát thải, một quy trình gồm 3 bước để giải quyết sự biến

thiên sẽ được áp dụng như sau:

Bước 1 - Xác định và đánh giá nguồn biến thiên: Đầu tiên, tất cả các giả định và nguồn biến thiên liên quan tới

AD, EFs/RFs và phương pháp tính toán tạo nên sự biến thiên về ước tính mức giảm phát thải/trữ lượng cần

được xác định. Tiếp đó, nguồn biến thiên được đánh giá về mức độ đóng góp vào sự biến thiên tổng thể của

mức giảm phát thải/hấp thụ.

Bước 2 - Giảm tối thiểu mức biến thiên với chi phí thấp nhất và mang tính khả thi nhất: Sự biến thiên có thể do

cả những lỗi hệ thống hoặc những lỗi ngẫu nhiên. Những lỗi hệ thống được giảm đến mức tối thiểu thông qua

việc triển khai một bộ quy trình hoạt động tiêu chuẩn nhất quán và toàn diện, gồm có một loạt những đánh giá

chất lượng, các quy trình quản lý chất lượng trong điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương trong Chương

trình. Những lỗi ngẫu nhiên được tối thiểu hóa về phạm vi thực hành dựa trên việc đánh giá đóng góp chủ quan

vào sự biến thiên tổng thể của mức giảm phát thải/hấp thụ. Ví dụ về điều này có thể thấy khi những lợi ích nhận

được khi có thêm ERs lớn hơn chi phí do tăng quy mô mẫu.

60 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Đối thoại lần 2 của Việt Nam tại UNFCCC

Page 46: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

46

Bước 3 –Định lượng biến thiên còn lại: Sự biến thiên của các dữ liệu hoạt động và những nhân tố phát thải được sử

dụng trong quá trình thiết lập Mức Tham chiếu và MMR (Đo lường-Giám sát và báo cáo) sẽ được định lượng áp dụng

theo những tiêu chuẩn quốc tế ban hành, vì vậy việc ước tính lượng phát thải, trữ lượng và Giảm phát thải để có thể so

sánh được khi thực hiện Chương trình Giảm phát thải. Tính biến thiên của việc ước tính Giảm phát thải sẽ được định

lượng sử dụng phương pháp thống kê Monte Carlo. Những phương pháp này có thể tính đến những nguyên nhân cơ

bản của sai sót trong dữ liệu, và những phương pháp đo lường kết hợp đối với hiện tượng mất rừng, suy thoái rừng và

cải thiện chất lượng rừng được lồng ghép vào một ước tính sai số kết hợp. Những sự biến thiên này sẽ được báo cáo lại

với độ tin cậy 90% ở cả hai chiều.

h) Hệ thống thông tin

Là một phần của FMS, một hệ thống thông tin sẽ được thiết lập. Hệ thống thông tin này sẽ có một cơ sở dữ liệu GIS

nhằm lưu giữ tất cả bản đồ và dữ liệu được thu thập bởi FMS cũng như những thông tin về các phương pháp, và một

cổng thông tin từ trang web cung cấp thông tin tới các bên liên quan, người dùng và người xem. Thông tin chi tiết về

những phương pháp và dữ liệu quan trọng sẽ giúp tái xây dựng Mức Tham chiếu và những mức phát thải/trữ lượng sẽ

được tài liệu hóa và công bố online qua trang web. Những thông tin sau có thể công bố trên mạng:

Định nghĩa rừng;

Định nghĩa phân loại rừng (VD: Rừng suy thoái, rừng tự nhiên, rừng trồng.,), nếu có thể áp dụng;

Lựa chọn đối với các dữ liệu hoạt động và các phương pháp tiền xử lý và xử lý;

Lựa chọn đối với các nhân tố gây phát thải/tăng dự trữ và mô tả sự hình thành các nhân tố đó;

Ước tính lượng khí phát thải/trữ lượng khí ; gồm có phương pháp tính toán;

Sự phân loại khí theo nguồn và trữ lượng;

Ước lượng tính chính xác, đúng đắn và/hoặc mức độ tin cậy, nếu áp dụng

Thảo luận về những biến động/biến thiên chính;

Tính hợp lý của việc điều chỉnh phát thải; nếu có thể áp dụng; và

Các phương pháp và giả định gắn với việc điều chỉnh mức phát thải, nếu có thể áp dụng.

Thêm vào đó, những thông tin dưới đây về không gian, bản đồ và/hoặc dữ liệu tổng hợp sẽ được công khai:

Vùng quy hoạch;

Dữ liệu hoạt động (VD: Thay đổi độ che phủ rừng hoặc chuyển đổi giữa các loại rừng);

Các nhân tố gây phát thải/tăng trữ lượng;

Lượng phát thải trung bình năm trong Giai đoạn Tham chiếu;

Mức phát thải được điều chỉnh; và

Bất cứ dữ liệu nào được sử dụng để điều chỉnh mức phát thải, nếu có thể áp dụng.

Thông tin về những lợi ích nhiều chiều (xem Mục 9.5) như bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế nông thôn, các chỉ

số quản trị, vv… sẽ được thu thập và đưa lên trang web thông qua hệ thống thông tin.

Ở Việt Nam, Việc Dự án xây dựng một hệ thống Quản lý thông tin của ngành lâm nghiệp-Pha I (FORMIS I) từ năm

2009-2013 đã xây dựng một hệ thống với đầy đủ cơ cấu và năng lực nhằm thu thập và chia sẻ thông tin qua những giao

diện chuẩn. Hệ thống FORMIS gồm có 03 tiểu hệ thống: (i) Cơ sở dữ liệu nhằm lưu giữ những dữ liệu định tính và

định lượng được thu thập và quản lý bởi những cơ quan thuộc và không thuộc hệ thống FORMIS; (ii) Là diễn đàn để

nâng cao năng lực hội nhập những ứng dụng, dữ liệu mới, đảm bảo an ninh, công khai dữ liệu và các chức năng hoạt

động một cách chuẩn mực; và (iii) Là công cụ chuyển giao nội dung cho những kênh khác nhau như cổng thông tin

đưa thông tin tới những người sử dụng mục tiêu và đánh giá nhiều loại ứng dụng. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, chỉ

có một lượng nhỏ dữ liệu được đưa vào cơ sở dữ liệu của hệ thống FORMIS. Dự án pha II về xây dựng Hệ thống Quản

lý thông tin của ngành lâm nghiệp mới chỉ được bắt đầu triển khai vào tháng 5 năm 2013 và sẽ kéo dài đến năm 2018.

Dự án nhằm quy tụ tất cả những dữ liệu tài nguyên rừng vào hệ thống quản lý thông tin đã được xây dựng trong pha I

của dự án FORMIS I. Nếu như đề xuất Chương trình Giảm phát thảiđược phê duyệt, Chính phủ Việt Nam sẽ ưu tiên

hợp nhất dữ liệu liên quan tới rừng ở các tỉnh của Vùng quy hoạch vào hệ thống quản lý thông tin này và sử dụng

FORMMIS như là một hệ thống thông tin cho các hoạt động của Chương trình.

Page 47: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

47

9.2 Mô tả mức độ phù hợp của hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải với hệ thống theo dõi REDD+

quốc gia (đang xây dựng)

Hệ thống giám sát rừng quốc gia cho REDD+ hiện đang được xây dựng và sẽ giúp theo dõi hiện trạng rừng tại các tỉnh.

Mỗi tỉnh sẽ thực hiện một Chương trình Báo cáo và Giám sát đất lâm nghiệp và rừng hàng năm đã được xây dựng và sửa

đổi, trong đó cung cấp dữ liệu về thay đổi chất lượng rừng; Chương trình này tuân theo những hướng dẫn và tiêu

chuẩn quốc gia. Những tỉnh tiên phong về REDD+ mà không thuộc Vùng quy hoạch của Chương trình giảm phát thải

đã được xác định và thử nghiệm. Do Vùng quy hoạch của Chương trình giảm phát thải bao gồm một số tỉnh, hệ thống

giám sát Chương trình giảm phát thải sẽ là tập hợp của tất cả các dữ liệu được tạo ra từ hệ thống giám sát hàng năm

hoạt động tại mỗi tỉnh. Do đó, hệ thống hoàn toàn phù hợp với hệ thống giám sát rừng quốc gia về REDD+ đang được

xây dựng.

Hệ thống giám sát Chương trình giảm phát thải ít nhất sẽ áp dụng tất cả các thông số kỹ thuật của hệ thống giám sát

rừng quốc gia NFI&S và các chương trình NFIMAP sửa đổi. Hệ thống chỉ xem xét áp dụng kỹ thuật cao hơn (ví dụ,

tăng số lượng các ô mẫu để đạt được độ chính xác cao hơn) so với NFMS nếu chi phí hiệu quả hơn (ví dụ, không tính

tới những lợi ích nhận được từ giảm phát thải mà việc sử dụng các kỹ thuật truyền thống có chi phí lớn hơn so với chi

phí bỏ ra để đạt được độ chính xác cao hơn). Để phù hợp, hệ thống giám sát rừng Chương trình giảm phát thải sẽ tiến

hành phân tầng rừng khi tính toán các-bon cho REDD + giống như khi xây dựng mức tham chiếu (xem Mục 8.1).

9.3 Mô tả mức độ phù hợp của hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải với hướng dẫn mới nhất của

UNFCCC và Khung phương pháp luận của Quỹ Các--bon FCPF

9.3.1 Hệ thống giám sát phù hợp với hướng dẫn của UNFCCC

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải phù hợp với hướng dẫn mới nhất của UNFCCC ở các điểm sau:

Áp dụng kết hợp cả hệ thống viễn thám (hệ thống giám sát đất bằng vệ tinh) và kiểm kê các-bon rừng trên mặt

đất (kiểm kê rừng quốc gia) khi ước tính lượng giảm phát thải liên quan tới rừng và mức hấp thụ, diễn biến

rừng và trữ lượng các-bon rừng.

Tuân thủ nguyên tắc Minh bạch, Chính xác, Đầy đủ, So sánh được và Nhất quán (TACCC):

o Minh bạch: Các nguồn dữ liệu quan trọng, định nghĩa, phương pháp luận và các giả định cần được

giải thích rõ ràng, tài liệu hóa và công khai trực tuyến để khách quan đánh giá (tạo điều kiện phổ biến

rộng rãi và đánh giá việc kiểm kê);

o Chính xác: Phương pháp luận phù hợp với hướng dẫn thực hành thực tế sẽ được áp dụng để tăng tính

chính xác của việc kiểm kê. Một kế hoạch QA/QC sẽ được xây dựng và áp dụng để tăng độ chính xác

và giảm sự thiếu chắc chắn càng sớm càng tốt;

o Đầy đủ: Bao quát tất cả các hoạt động REDD+, bể/khí các-bon, hệ thống giám sát Chương trình Giảm

phát thảicũng bao quát đầy đủ các nguồn giảm phát thải và bể hấp thụ của Vùng quy hoạch;

o So sánh được: hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ áp dụng phương pháp luận và định

dạng theo quy trình của UNFCCC khi ước tính và báo cáo lượng giảm phát thải và hấp thụ; và

o Nhất quán: hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ áp dụng các định nghĩa và phương pháp

luận một cách nhất quán để ước tính lượng giảm phát thải/hấp thụ. Với AD, mặc dù hình ảnh viễn

thám và cách thức diễn giải khác nhau nhưng lại không bị sai lệch hệ thống. Với EFs/RFs, do

NFIMAP chưa được thực hiện vào giai đoạn 2011-2015, dữ liệu các ô mẫu thu thập bằng NFI&S

được sử dụng cho năm bắt đầu tính t ín ch ỉ (ví dụ: 2016). Điều này không vi phạm nguyên

tắc nhất quán vì hệ thống ô mẫu sử dụng trong NFIMAP và NFI&S có nền tảng khoa học hợp lý và

không bị sai lêch hệ thống; và

Kết quả sẽ được lồng ghép vào việc kiểm kê khí nhà kính quốc gia cho khu vực LULUCF và được báo cáo thông

qua Truyền thông quốc gia của Việt Nam tới UNFCCC.

Page 48: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

48

9.3.2 Phù hợp với Khung phương pháp luận của Quỹ Các-bon FCPF

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải hoàn toàn phù hợp với Khung phương pháp luận của Quỹ các-bon

FCPF, chi tiết như sau:

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải tính đến mất rừng, suy thoái rừng và cải thiện rừng. Hệ thống

giám sát rừng đề xuất hàng năm sẽ cung cấp bản đồ độ che phủ rừng, vì vậy nó có thể dễ dàng xác định diện

tích phá rừng, suy thoái rừng và cải thiện rừng bằng cách so sánh bản đồ độ che phủ rừng của hai thời điểm,

(phù hợp với tiêu chí 3 của Khung phương pháp luận FCPF);

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ tính tới, đo đạc và báo cáo mọi bể chứa các-bon và khí nhà

kính quan trọng (ngoại trừ những bể chứa các-bon chiếm ít hơn 10% tổng giảm phát thải liên quan tới rừng,

hoặc khi loại bỏ các bể chứa các-bon này sẽ dẫn tới việc đánh giá thấp tổng giảm phát thải) (phù hợp với tiêu

chí 4);

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ theo các hướng dẫn IPCC 1996 đã sửa đổi, IPCC 2000 GPG-

UM và IPCC 2003 GPG LULUCF, gần đây được Các bên tham gia thông qua như cơ sở để ước tính

lượng phát thải khí nhà kính và hấp thụ liên quan đến rừng (phù hợp với tiêu chí 5);

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ cung cấp chi tiết dữ liệu và phương pháp, lượng giảm phát

thải và hấp thụ đo lường được sẽ được công khai trực tuyến (phù hợp với tiêu chí 6);

Như đề cập ở trên, Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải tuân theo các nguyên tắc TACCC và

sẽ cung cấp dữ liệu và thông tin một cách minh bạch, nhất quán theo thời gian, phù hợp để đo đạc

báo cáo và kiểm định lượng giảm phát thải và hấp thụ các-bon (phù hợp với tiêu chí 14);

Các phương pháp tương tự sẽ được sử dụng để ước tính lượng khí thải và hấp thụ cho việc thiết lập Mức tham

chiếu và Giảm phát thải (phù hợp với mục 14.1);

Dữ liệu hoạt động sẽ được xác định hàng năm để có thể ước tính được giảm phát thải ngay từ khi bắt đầu ERPA,

Vùng cho mỗi hoạt động (mất rừng, suy thoái rừng và cải thiện rừng) sẽ được xác định bằng cách sử dụng

IPCC Phương pháp 3 (phù hợp với mục 14.2);

Số liệu kiểm kê rừng toàn quốc và phương trình tương quan sinh trưởng/yếu tố cụ thể của từng nước được sử

dụng để ước tính hệ số phát thải/hấp thụ cho việc thiết lập Mức tham chiếu và MMR. Phương pháp này phù

hợp với phương pháp IPCC cấp độ 2, sự không chắc chắn cho mỗi hệ số phát thải cũng được ước tính và ghi

lại (phù hợp với mục 14.3);

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải tuân theo nguyên tắc của Hệ thống giám sát rừng quốc gia mà

vận hành ở cấp tỉnh thông qua việc giám sát ở tỉnh hàng năm. Hệ thống giám sát Chương trình giảm phát thải

ít nhất sẽ áp dụng tất cả các đặc tả kỹ thuật của NFMS, và chỉ áp dụng kỹ thuật cao hơn khi không tính tới

những lợi ích nhận được từ giảm phát thải mà việc sử dụng các kỹ thuật truyền thống có chi phí lớn hơn so với

chi phí bỏ ra để đạt được độ chính xác cao hơn (phù hợp với mục 15.1); và

Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ tính đến người dân/cộng đồng địa phương trong việc thu

thập/xác minh AD và EFS/RFS, được thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn và lợi ích phi carbon. Người

dân/cộng đồng địa phương sẽ được bù đắp cho những đóng góp của họ vào các hoạt động trên (phù hợp với

tiêu chí 16).

9.4 Mô tả vai trò tiềm năng của người dân bản địa hoặc cộng đồng địa phương trong việc thiết kế hoặc thực

hiện hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải

Dựa vào các biện pháp can thiệp giám sát rừng có sự tham gia được thí điểm những năm gần đây61

, hệ thống giám sát

Chương trình Giảm phát thải sẽ nâng quy mô của các mô hình này lên cấp khu vực nhằm áp dụng trên toàn quốc, tuân

theo các yếu tố phù hợp của NFMS, sau năm 2020. Hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải sẽ vận hành hiệu quả

theo Điều 32.2 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện hành (2004). Cộng đồng địa phương và đồng bào dân

61 Bao gồm: Thí điểm NFI&S do chính phủ thực hiện tại Bắc Kạn và Hà Tĩnh; Giám sát các-bon có sự tham gia do Chương trình

UN-REDD thực hiện tại Lâm Đồng; Giám sát rừng có sự tham gia do Lâm Đồng tự thực hiện tại tỉnh.

Page 49: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

48

tộc thiểu số có thể tham gia vào hệ thống giám sát theo một trong hai cách:

(i) Một cách trực tiếp với tư cách là chủ rừng (hộ gia đình hoặc tập thể theo CFM); hoặc

(ii) Một cách gián tiếp như các nhà cung cấp dịch vụ ký hợp đồng phụ với chủ rừng lớn hơn thuộc nhà

nước (ví dụ các Công ty lâm nghiệp hoặc Ban quản lý khu bảo tồn), như theo đề án PFES.

Vai trò của cộng đồng địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện Hệ thống giám sát Chương trình

giảm phát thải thể hiện ở:

(i) Tính toán các-bon có sự tham gia:

Xác định và giám sát các nhân tốc chính hoặc nguyên nhân thay đổi độ che phủ rừng, suy thoái rừng, và

nâng cao trữ lượng các bon bằng phương pháp tiếp cận cảnh quan;

Thu thập dữ liệu hiện trường (AGB), theo giao thức quốc gia được chuẩn hóa để ước tính trữ lượng các-

bon rừng và EFS/RFS; và

Hỗ trợ đánh giá tính chính xác (không gian và phi không gian) của dữ liệu hoạt động tạo ra cho REDD+,

để xác minh hoặc xác nhận sản phẩm viễn thám, như đã lập kế hoạch tại 'giai đoạn thống kê' của

NFI&S.

(ii) Giám sát lợi ích phi các-bon – (Xem Mục 9.5):

Xác định các chỉ số cơ bản cho các lợi ích/nguy cơ tới môi trường và xã hội liên quan tới các biện pháp

can thiệp REDD +, được xác định trong quá trình lập PRAP (xem Mục 5.3); và

Thu thập và tiến hành phân tích cơ bản dữ liệu về môi trường và xã hội đối với các chỉ số, và/hoặc truy

cập thông tin từ NFMS để cung cấp thông tin cho việc quản lý các biện pháp can thiệp

(iii) Giám sát các biện pháp can thiệp:

Tiến hành phân tích cơ bản dữ liệu AD và AGB, và/hoặc truy cập thông tin từ NFMS để cung cấp thông

tin cho việc tinh lọc các biện pháp can thiệp về mặt quản lý

PFM của Chương trình Giảm phát thải đề xuất sẽ được lồng ghép vào việc giám sát thay đổi độ che phủ rừng (và chất

lượng) hàng năm do Chi cục kiểm lâm thực hiện, trong đó có các nhiệm vụ và năng lực nguồn nhân lực (với phạm vi ở

tất cả các cấp chính quyền, từ trung ương đến cấp xã), để tham gia với các chủ rừng và cộng đồng địa phương.

9.5 Mô tả để làm rõ liệu có thể và bằng cách nào hệ thống giám sát Chương trình Giảm phát thải có thể

cung cấp thông tin về đa lợi ích như bảo tồn đa dạng sinh học hay cải thiện sinh kế, các chỉ số quản trị, v.v

Nhằm minh chứng các tác động về mặt môi trường và xã hội do Chương trình Giảm phát thảiđem lại, hiện nay các

phương pháp có sự tham gia của PRAP đang được kiểm tra thông qua các hoạt động sẵn sàng song phương và đa

phương nhằm giám sát đa lợi ích (và những rủi ro) liên quan tới những hoạt động/biện pháp can thiệp liên quan tới

REDD+ (xem Mục 5.3). Ba trong số năm lợi ích phi các-bon (rủi ro) được xác định trong Mục 16 dự kiến sẽ được giám

sát theo Chương trình Giảm phát thảiđược đề xuất theo các thành phần của PRAPs: 1) quản trị rừng; 2) Sinh kế nông

thôn bền vững; và 3) các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Hai phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia đang được thử nghiệm: PIAM và P-PRAP. Cả hai phương pháp bao gồm

hai cuộc hội thảo tham vấn các bên liên quan để: a) đánh giá rủi ro và lợi ích; và b) xác định các chỉ số và xây dựng

một kế hoạch giám sát cho PRAP. Các kết quả của hội thảo kế hoạch giám sát, hướng tới sự kết thúc của quá trình

PRAP, sẽ có ba bộ chỉ số và kế hoạch giám sát:

62Các chủ rừng (xem Mục 14 về quyền sở hữu đất) sẽ có trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo

hướng dẫn của, và chịu sự kiểm tra của các cơ quan lâm nghiệp chuyên ngành của tỉnh

Page 50: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

49

(i) Để đo lường những tiến độ đạt được các mục tiêu của các biện pháp can thiệp PRAP nhằm giảm phát

thải và tăng cường khả năng hấp thụ;

(ii) Để đo lường bước tiến trong việc giảm thiểu và quản lý rủi ro về xã hội và môi trường, và tăng cường

các lợi ích xã hội và môi trường; và

(iii) Để xác định các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội hình thành trong quá trình quản lý việc

thực hiện PRAP.

Ba kế hoạch giám sát sẽ được tóm lại trong "Kế hoạch giảm nhẹ các tác động tới môi trường và xã hội”63, một tài liệu

bổ sung cho mỗi PRAP. Sau đó, , ngoài việc được công bố thông qua các hệ thống thông tin quốc gia hiện có và mới

nổi, “Báo cáo giảm nhẹ các tác động tới môi trường và xã hội” hàng năm sẽ được trình lên các cơ quan chính quyền

trung ương và địa phương liên quan. Giao thức thu thập dữ liệu sẽ áp dụng từ các mô hình thí điểm giám sát đa lợi ích

có sự tham gia hiện đang triển khai, bao gồm các chỉ số đa dạng sinh học theo mô hình PFM của tỉnh Lâm Đồng, và

phương pháp giám sát quản lý có sự tham gia của Chương trình UN-REDD. Về việc giám sát tính toán các-bon có sự

tham gia (Mục 9.4), giám sát lợi ích phi các-bon/rủi ro sẽ được vận hành thông qua hệ thống giám sát độ bao phủ rừng

hàng năm (và chất lượng) của Chi cục Kiểm lâm.

Để thấy được ảnh hưởng của địa phương tới Chương trình giảm phát thải, phương pháp xác định chỉ số từ dưới lên sẽ

được điều chỉnh trong suốt thời gian thực hiện chương trình để phù hợp với các chỉ số theo khung quốc gia đang nổi

lên, chẳng hạn như các chỉ số của NFIMAP (xem Mục 9.1), cũng như Hệ thống giám sát đa dạng sinh học quốc gia.

Như đối với dữ liệu tính toán các-bon có sự tham gia (hoạt động và AGB), dữ liệu NCB sẽ được phân tích cục bộ để

cung cấp thông tin cho việc quản lý các PRAP, bao gồm Chương trình giảm phát thải và các kế hoạch quản lý rừng cho

mỗi PRAP. Dữ liệu cũng sẽ được tổng hợp lên thông qua văn phòng Chi cục Kiểm lâm ở mỗi cấp của hệ thống phân

cấp quản lý - huyện → tỉnh → quốc gia - vào hệ thống thông tin hiện có và trong tương lai để thông báo tiến trình cải

cách chính sách trong nước, cũng như yêu cầu báo cáo quốc tế (đặc biệt là, Khung phương pháp luận của Quỹ các-

bon64 và các biện pháp đảm bảo an toàn của Cancun UNFCCC).

10 Dịch chuyển phát thải

10.1 Các hành động để giải quyết các tác động ngược chiều của lợi ích khí nhà kính

Mô tả những rủi ro về dịch chuyển phát thải (ro rỉ) ở trong nước và quốc tế Vui lòng mô tả những rủi ro về dịch chuyển phát thải ở trong nước và quốc tế do tiến hành các hoạt động của Chương trình ER đề xuất. Sau đó mô tả bằng cách nào các hoạt động của Chương trình giảm phát thải đề xuất sẽ giảm thiểu nguy cơ dịch chuyển phát thải trong nước và quốc tế chuyển (nếu có), thông qua việc thiết kế Chương trình giảm phát thải đề xuất, các hoạt động Chương trình giảm phát thải và lựa chọn địa điểm. Với các chương trình địa phương, đặc biệt chú ý đến việc xác định những rủi ro dịch chuyển phát thải trong nước, các hoạt động Chương trình giảm phát thải đề xuất giảm thiểu những rủi ro này thế nào, nếu không sẽ góp phần làm giảm lượng giảm phát thải Chương trình giảm phát thải đề xuất tạo ra. Mô tả để cho thấy các hoạt động này phù hợp với các tính năng thiết kế của chiến lược REDD + quốc gia để giải quyết nguy cơ dịch chuyển phát thải.

Những rủi ro tiềm năng của dịch chuyển phát thải trong nước và quốc tế do các hoạt động của Chương trình giảm phát

thải đề xuất được tóm tắt trong bảng 10.1 và những diễn giải dưới đây. Do là một phần trong thiết kế Chương trình

giảm phát thải nên việc đánh giá toàn diện rủi ro dịch chuyển phát thải sẽ được tiến hành để có các phương án đo lường

dịch chuyển phát thải theo quy định trong NFMS (đặc biệt là theo NFIMAP sửa đổi và các hợp phần giám sát rừng

hàng năm), và có các phương án giảm thiểu rủi ro cho NRAP, theo đó Chương trình giảm phát thải sẽ hoạt động. Dịch

chuyển phát thải trong nước sẽ được NFMS đo đạc và hạch toán đầy đủ (xem Mục 9.1). Trong NRAP không có nội

dung nào nhắc tới việc giải quyết các rủi ro dịch chuyển phát thải, dù là trong nước hay quốc tế. Do đó, Chương trình

giảm phát thải sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện NRAP.

63

Về bản chất, việc đánh giá lợi ích/rủi ro về môi trường và xã hội của PRAP, kế hoạch và các báo cáo năm để giảm thiểu các tác

động tương ứng với sự tham gia của tỉnh vào quy trình SESA-ESMF để thực hiện NRAP. 64

Chỉ số 35.2.

Page 51: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

50

Bảng 10.1 Tóm tắt rủi ro dịch chuyển phát thải trong nước và quốc tế, và biện pháp để giảm nhe rủi ro

Hoạt động Rủi ro dịch chuyển phát thải Biện pháp giảm nhe rủi ro

Trong nước Quốc tế 1. Giao đất rừng sản

xuất

Thấp – phần lớn

không tận dụng đúng

mức đất bị suy thoái

và đất trống; khả năng

các vùng khác sẽ

chuyển sang trồng cao

su nếu giá cao su tăng

vọt

Thấp – du canh và trồng cây

công nghiệp có thể dịch

chuyển trong nước; khả

năng chuyển sang sản xuất

cao su nếu giá cao su quốc tế

tăng vọt hoặc chi phí lao

động tăng

Phân bổ, đầu tư vào rừng sản

xuất, đặc biệt đối với các hộ gia

đình và cộng đồng, cung cấp thu

nhập thay thế ổn định để hạn chế

du canh và khi biến động thị

trường của giá cả hàng hóa toàn

cầu (đặc biệt là cao su)

2. Chứng chỉ rừng sản

xuất bền vững

Thấp – lệnh cấm khai

thác gỗ rừng tự nhiên

trên toàn quốc sẽ hạn

chế khai thác gỗ tại

Việt Nam

Tương đối thấp –

Lệnh cấm khai thác gỗ trong

nước có thể dẫn tới khai thác

sang Lào nhưng sản xuất gỗ

có chứng nhận có thể làm

giảm dịch chuyển từ các

Vùng quy hoạch

Lệnh cấm khai thác gỗ trong nước

có thể khiến việc khai thác gỗ

dịch chuyển sang Lào hoặc xa

hơn. Bằng cách cấp chứng nhận

rừng sản xuất trong Vùng quy

hoạch, một số nguồn cung cấp có

thể được duy trì trong Vùng quy

hoạch giúp giảm nguy cơ dịch

chuyển quốc tế

3. Chi trả dịch vụ môi

trường rừng

Thấp – có thể dẫn tới

tình trạng du canh ở

những tỉnh không thực

hiện PFES; khai thác

gỗ trái phép

Thấp – Chỉ mỗi PFES không

thể ngăn chặn việc khai thác

gỗ lậu hay làm dịch chuyển

nguyên nhân suy thoái rừng

sang Lào hoặc các nước khác

xa hơn

PFES, với cơ chế giám sát rừng,

được thông qua để bù đắp cho các

chủ rừng và cộng đồng địa

phương ký hợp đồng phụ như một

nguồn thu nhập thay thế

4. Tăng cường thực thi

pháp luật

Trung bình – Khai

thác gỗ lậu tại các vùng

khác của Việt Nam sẽ

tăng cao nếu việc thực

thi pháp luật không

được tăng cường

đồng đều ở tất cả các

vùng

Trung bình – Việc khai thác

gỗ lậu ở Lào và các nước khác

có thể tăng lên nếu quốc tế

không có biện pháp giải quyết

vấn đề cung cấp gỗ lậu

Các biện pháp can thiệp nhằm

thực thi pháp luật được thông qua

để giúp cải thiện việc thực thi

chính sách quốc gia; kết hợp với

FLEGT và thực hiện các hợp

phần VPA đã được thông qua để

phản ứng chiến lược với rò rỉ

quốc tế

10.1.1 Dịch chuyển trong nước

Có một số rủi ro về dịch chuyển trong nước do Chương trình giảm phát thải tạo ra, ví dụ như có thể làm dịch chuyển sản

xuất nông nghiệp và sản xuất gỗ sang các vùng khác, tuy nhiên rủi ro này được cho là thấp, lý do là:

(i) Chương trình giảm phát thải đề xuất thúc đẩy các nguồn sản xuất gỗ thay thế thông qua việc giao và cấp giấy chứng

nhận rừng sản xuất trong bối cảnh nhà nước cấm khai thác gỗ trên toàn quốc trong rừng tự nhiên;

(ii) Sự khác biệt về điều kiện sinh thái giữa các vùng sinh thái nông nghiệp hạn chế việc dịch chuyển của chuyển đổi

sang mục đích nông nghiệp;

(iii) Chương trình giảm phát thải đề xuất tập trung vào phát triển bền vững - thông qua hỗ trợ sinh kế dựa vào rừng

(thông qua quản lý rừng cộng và lâm nghiệp quy mô nhỏ), do đó sẽ kết hợp việc đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng

với trách nhiệm tăng cường bảo vệ rừng (thông qua PFES ); và

(iv) Hệ thống giám sát rừng quốc gia sẽ giúp xác định và giải quyết vấn đề dịch chuyển phát sinh.

Page 52: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

51

10.1.2 Dịch chuyển quốc tế

Lệnh cấm khai thác gỗ trên toàn quốc hiện nay có thể tạo ra dịch chuyển quốc tế. Việt Nam chủ yếu dựa vào gỗ nhập

khẩu để sản xuất các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho xuất khẩu65. Việt Nam không có thẩm quyền đối với các quốc gia

khác, và do đó trong khuôn khổ UNFCCC không yêu cầu Việt Nam giải quyết rò rỉ quốc tế, do đó khó có thể loại bỏ

nguy cơ này. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam coi tội phạm rừng trái phép quốc tế là một vấn đề nghiêm trọng trong

khu vực ASEAN và cam kết giảm thiểu rủi ro. Ngoài Biên bản ghi nhớ song phương hiện có về thương mại gỗ xuyên

biên giới với các nước láng giềng là Lào, Campuchia, Việt Nam đã đàm phán FLEGT VPA từ năm 2010 và sẽ có kết

quả đàm phán vào cuối năm 2014. Hơn nữa, Lào đang chuẩn bị đàm phán FLEGT. Chương trình giảm phát thải đề xuất

sẽ thực hiện những yếu tố chính của VPA (Định nghĩa về tính hợp pháp và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp) để hạn

chế nguy cơ dịch chuyển quốc tế. Tuy nhiên có khả năng việc sản xuất gỗ không bền vững sẽ gia tăng ở các nước lân

cận để đáp ứng nhu cầu quốc tế.

11. Các tác động ngược chiều

11

11.1. Mô tả những rủi ro chính của tác động ngược chiều của lợi ích khí nhà kính do con người và do thiên

nhiên (ví dụ như hỏa hoạn, mở rộng sản xuất nông nghiệp vào rừng, những thay đổi trong giá cả hàng hóa).

Ngoài ra mô tả bất kỳ hoạt động hoặc các tính năng thiết kế trong chương trình giảm phát thải đề xuất được kết hợp để

giảm thiểu những rủi ro do con người hoặc tác động ngược chiều, và các hoạt động phù hợp với các tính năng thiết kế

của chiến lược quốc gia về REDD + để giải quyết những rủi ro của tác động ngược chiều như thế nào.

Tác động ngược chiều của lợi ích khí nhà kính có thể là hoả hoạn, dịch bệnh, khai thác gỗ trái phép, mở rộng sản xuất

nông nghiệp ngoài kế hoạch (đáp ứng sự tăng giá hàng hóa toàn cầu), phát triển cơ sở hạ tầng tập trung, hoặc biến đổi

khí hậu (đặc biệt là tăng tần suất và cường độ của bão). Bảng 11.1 thể hiện việc đánh giá rủi ro sơ bộ và xác định chiến

lược giảm thiểu có thể thực hiện. Chiến lược giảm thiểu rủi ro tổng thể là cân nhắc sự đánh đổi giữa giảm phát thải,

mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội của những lựa chọn sử dụng đất thông qua các quá trình PRAP có sự tham gia.

Tương đương với một chiến lược REDD + quốc gia của Việt Nam nhưng NRAP lại không có bất kỳ quy định cụ thể

nào để giải quyết rủi ro của tác động ngược chiều (do con người hoặc thiên nhiên). Do đó, chương trình giảm phát thải

sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện NRAP khi liên quan đến cơ chế giảm thiểu tác động ngược chiều.

Bảng 11.1 Rủi ro tác động ngược chiều, đánh giá rủi ro và chiến lược giảm thiểu

Rủi ro Mức độ rủi ro Chiến lược giảm thiểu

Do con người

Mở rộng sản xuất

nông nghiệp phục vụ

thương mại (cây

công nghiệp) và cho

sinh hoạt

Trung bình– Giá hàng hoá (cao su) vượt ra

khỏi tầm kiểm soát của Chương trình giảm

phát thải

Kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia thông

qua PRAP; cải thiện sinh kế thông qua giao

đất rừng sản xuất và phát triển các hợp đồng

PFES để bảo vệ rừng tự nhiên

Phát triển cơ sở hạ

tầng

Rủi ro thấp với những vùng quan tâm tới

chương trình, khu vực miền núi xa đồng

bằng ven biển;

Cơ sở hạ tầng tại các khu vực ven biển

được dự kiến sẽ mở rộng cho du lịch, khu

kinh tế và giao thông vận tải; Có khả năng

chỉ mở rộng các chương trình HEP nhỏ;

Hiện tại tất cả các HEP tương lai đều cần

thủ tướng phê duyệt

Kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia thông

qua PRAP; giao đất giao rừng đảm bảo

quyền sở hữu đất theo luật định

65

Ước tính có khoảng 4 triệu m3 gỗ nhập khẩu hàng năm từ các quốc gia khác nhau, trong đó có Lào (biên giới phía Tây với Bắc

miền Trung Việt Nam và Malaysia (gỗ FSC). Các sản phẩm gỗ sản xuất của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia, nhưng

Page 53: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

52

các thị trường chính là United State of America (37%), EU (15%) và Nhật Bản (15%). Hầu như 100% các chip gỗ được xuất khẩu

từ Việt Nam đi Trung Quốc; khối lượng nhỏ khác đi Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.

Page 54: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

53

Rủi ro Mức độ rủi ro Các chiến lược giảm thiểu rủi ro

Khai thác gỗ lậu Rủi ro thấp – Chiến lược chính của Chương

trình giảm phát thải

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Biến đổi khí hậu Trung bình - tần suất hoặc mức độ nghiêm

trọng của bão tăng lên có thể ảnh hưởng đến

rừng gần ven biển và ven biển

Nâng cao tư vấn kỹ thuật, lựa chọn địa

điểm phù hợp cho các đồn điền trồng cây

công nghiệp tương lai khi thực hiện

PRAP để tránh bão; lựa chọn loài cây tốt

hơn, có khả năng chịu được gió mạnh,

như trồng loại bẻ được gió ở vùng ven

biển (trong vòng 50 km từ bờ biển)

Do thiên nhiên

Bão Trung bình – Bão là chuyện thường xảy ra tại

các địa bàn

Như trên – tương tự với các biện pháp

giảm thiểu biển đổi khí hậu

Cháy rừng Thấp – là nguyên nhân nhỏ dẫn tới mất

rừng và suy thoái rừng; có thể gia tăng

cùng với biến đổi khí hậu

VNFORESTS cần theo dõi, giám sát; thực

hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy

(Vietnam hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt

tại Chi cục Kiểm lâm)

Trong quá trình xây dựng Chương trình giảm phát thải, VRO sẽ đánh giá chi tiết rủi ro của tác động ngược chiều mà sẽ

giúp xác định:

• Rủi ro của tác động ngược chiều do con người và thiên nhiên mà có thể làm giảm hiệu quả của việc giảm phát thải

trong quá trình và vượt khỏi điều khoản của ERPA;

• Các biện pháp để chứng minh hiệu quả của thiết kế và thực hiện Chương trình giảm phát thải sẽ giảm thiểu đáng kể rủi

ro tác động ngược chiều;

• Các biện pháp giải thích cho tác động ngược chiều do giảm phát thải được chuyển tới Quỹ các-bon FCPF trong thời

hạn của ERPA; và

• Đề xuất nâng cao cơ chế quản lý và giảm thiểu tác động ngược chiều trong thiết kế Chương trình giảm phát thải

Trong quá trình thực hiện Chương trình giảm phát thải, bất kỳ sự giảm thải đáng kể nào trong Vùng quy hoạch hoặc

thay đổi trong các trường hợp mà Chương trình giảm phát thải xem xét, có thể dẫn đến tác động ngược chiều của giảm

thải chuyển nhượng trước đó bởi do việc giám sát tiếp theo, và sẽ được báo cáo tới Quỹ Các-bon trong khoảng thời gian

quy định trong Khung phương pháp luận Quỹ các-bon. Một tỷ lệ phát thải tiềm năng trong Chương trình giảm phát thải

đề xuất sẽ được sử dụng để bảo hiểm cho sự xuất hiện của tác động ngược chiều trong Vùng quy hoạch của chương

trình. Việt Nam sẽ tham gia vào lựa chọn vùng đệm Quỹ Các-bon. Bên cạnh các giải pháp vùng đệm, trong quá trình

hoàn thiện Chương trình giảm phát thải, và lồng ghép với việc thiết kế quỹ REDD + quốc gia theo NRAP, các chiến

lược giảm thiểu rủi ro không thường xuyên khác của quốc gia- được gọi là quỹ bồi thường địa phương/quốc gia và cơ

chế bảo đảm - sẽ được nghiên cứu xem xét.

12 Giảm phát thải mong đợi

12.1 Giảm phát thải mong đợi (ERs) Vui lòng cung cấp ước tính về tác động của Chương trình giảm phát thải đề xuất lên REL/FRL (theo % phát thải giảm được). Dựa vào % này, cũng ước tính khối lượng giảm thải mà Chương trình có thể tạo ra, thể hiện

bằng tấn CO2e:

a) Tính đến 31/12/ 2020 (ngày kết thúc FCPF)

b) Theo giai đoạn 10 năm; và

c) Tính bền vững của Chương trình trong trường hợp keo dài hơn 10 năm.

Page 55: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

54

Dựa trên sự giảm thải và khả năng hấp thụ trong giai đoạn tham chiếu và kế hoạch quản lý rừng ở khu vực Bắc Trung

Bộ, cũng như biện pháp can thiệp đã lên kế hoạch sẽ được thực hiện trong Chương trình giảm phát thải, lượng giảm thải

và khả năng hấp thụ đã được ước tính. Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp can thiệp thông qua sự hỗ trợ của Chương

trình giảm phát thải và chính phủ Việt Nam tạo ra tiềm năng lớn giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng và tăng

khả năng hấp thụ do cải thiện rừng. Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm khí thải trong những lĩnh vực then chốt.

Theo đó, tới năm 2020 đạt mục tiêu giảm 20% khí thải trong lâm nghiệp66. Theo ước tính lượng giảm phát thải 12

MtCO2e và khả năng hấp thụ 8,6 MtCO2e có thể đạt được trong Chương trình giảm phát thải (xem Bảng 12.1).

Bảng 12.1 Tiềm năng giảm phát thải và khả năng hấp thụ dự kiến từ Chương trình giảm phát thải giai đoạn 2016-2020

Biện pháp can thiệp Mục tiêu

(ha)

Tiềm năng giảm

phát thải

(MtCO2e)

Tiềm năng

hấp thụ các-

bon(MtCO2)

1. Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng

1.1. Giảm 20% diện tích rừng chuyển đổi sang phát triển cơ

sở hạ tầng (thủy điện, khai thác mỏ, xây dựng đường bộ) và

phát triển nông nghiệp phù hợp với biện pháp bảo đảm an

toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới)

17,000 4.

37

1.2. Cải thiện và tạo ra thu nhập từ cây trồng để tránh 20% của

nạn phá rừng và suy thoái rừng không có kế hoạch bằng nông

nghiệp bền vững

12,000 3.

08

1.3. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương và

các cơ quan có liên quan vào quản lý rừng cộng đồng, kỹ

thuật RIL, giám sát các-bon và hoạt động tạo ra thu nhập

250,000 4.59

2. Cải thiện chất lượng rừng

2.1. Cải thiện chất lượng rừng bằng cách trồng rừng giàu và

quản lý rừng hiệu quả (tăng trữ lượng các-bon thêm 15%)

300,000 2.75

2.2. Trồng rừng trên đất trống và trồng lại các loại cây dài hạn

(gỗ tròn)

200,000 5.87

Tổng lượng phát thải/hấp thụ (MtCO2e) 12.04 8.62

12.2 Khối lượng đề xuất lên Quỹ các-bon FCPF Vui lòng giải thích phần giảm phát thải mong đợi sẽ đề xuất lên Quỹ các-bon, trường hợp xác định được bên mua hoặc

nhà cung cấp tài chính khác, phần giảm phát thải mong đợi sẽ được đề xuất tới họ.

Quá trình giảm phát thải đòi hỏi một thời gian dài hơn để các hoạt động giảm thiểu có tác động trong khi Quỹ Carbon

chỉ có thể hoạt động đến năm 2020. Trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam cam kết giảm phát thải trong các lĩnh vực

then chốt, trong đó mục tiêu giảm thải cho lâm nghiệp là 20% tính tới năm 2020. Xem xét sự cam kết của Chính phủ

Việt Nam và các chương trình giảm phát thải của Quỹ Carbon, lượng giảm phát thải sẽ được cung cấp cho Quỹ Các-

bon là 10,3 MtCO2e hoặc 50% tổng lượng phát thải cộng với khả năng hấp thụ của giai đoạn 2016-2020 như đã đề cập

trong Bảng 12.1.

13. Đánh giá sơ bộ Chương trình Giảm phát thải đề xuất trong bối cảnh Đánh giá chiến lược quốc gia về tác

động môi trường và xã hội (SESA) và Khung quản lý tác động môi trường và xã hội (ESMF)67

66Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu giảm thải trong các lĩnh vực liên quan tính đến 2020.

67 SESA là quy trình đánh giá được áp dụng cho các nước REDD+ thuộc FCPF trong việc thực hiện R-PP và giai đoạn chuẩn bị sẵn

sàng REDD+. ESMF là một đầu ra của SESA mà sẽ cung cấp khung kiểm tra các vấn đề và những ảnh hưởng đi kèm với các

chương trình, hoạt động, và/hoặc các chính sách/quy định có thể có trong tương lai liên quan đến việc thực hiện các chiến lược

REDD + quốc gia nhưng chưa được biết đến ở thời điểm hiện tại

Page 56: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

55

13.1 Tiến độ đối với việc xây dựng tài liệu SESA/ESMF Mô tả những tiến độ của Việt Nam trong việc thực hiện SESA và xây dựng ESMF, và sự đóng góp/mối quan hệ của tài

liệu này đối với Chương trình Giảm phát thải.

a) Tóm tắt tiến độ

Khi SESA chưa được hoàn thiện, thì có thể tham khảo thông tin quan trọng liên quan đến SESA đã có sẵn từ giai đoạn

chuẩn bị sẵn sàng và thông tin từ các dự án quốc tế đang thực hiện trong vùng chương trình. Một số hoạt động liên quan

tới SESA đã bắt đầu triển khai sẽ góp phần vào kết quả dự kiến của hai hợp phần SESA là xác định và quản lý những

rủi ro chiến lược. Những vấn đề về SESA bao gồm: (i) xác định các vấn đề môi trường và xã hội, những ưu tiên và

khuyến nghị về cách giải quyết những ưu tiên của thu hẹp khoảng cách về pháp lý, thể chế, chính sách và về năng lực,

(ii) làm việc về nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng; và (iii) làm việc sơ bộ về các rủi ro xã hội và tác động tiềm

tàng.

Việt Nam đã thông qua một cách tiếp cận toàn quốc cho việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo NRAP.

Cách tiếp cận này hướng tới các khung pháp lý, thể chế hiện có của Việt Nam (bao gồm hệ thống thông tin; cơ chế phản

hồi và tiếp nhận thông tin và cơ chế giải quyết khiếu nại và không tuân thủ) để phát triển hệ thống các biện pháp đảm

bảo an toàn toàn quốc (CSS) cho NRAP.

b) Bước tiến đối với vấn đề kẽ hở pháp lý

Vào tháng 2/2012, Tiểu nhóm kỹ thuật về các biện pháp đảm bảo an toàn (STWG-SG) được thành lập68, chủ trì là chính

phủ (VRO) và tổ chức xã hội dân sự (CSO) đồng chủ trì (SNV). Trong suốt năm 2012, STWG-SG đã rà soát những lựa

chọn để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho REDD+, cùng với các khung đảm bảo an toàn đa phương của

quốc tế áp dụng cho REDD+: Những chính sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới, thông qua quy trình SESA-ESM;

Tiêu chí và nguyên tắc môi trường và xã hội của UN-REDD (SEPC); các tiêu chuẩn môi trường và xã hội REDD+ của

CSO quốc tế cho REDD+ (SES). Sau khi xem xét đã thông qua cách tiếp cận CSS, bắt đầu với việc phân tích lỗ hổng

của khung pháp lý (các chính sách hiện hành, luật và các quy định– PLRs), mà sẽ hình thành nền tảng cho lộ trình đảm

bảo an toàn cho NRAP.

kẽ hở pháp lý được tiến hành trong năm 2013 đã tham gia phân tích toàn diện69 để cho thấy PLRs hiện tại của Việt

Nam đáp ứng 'thông lệ quốc tế'70 về biện pháp bảo đảm an toàn của Cancun như thế nào, đã được trình bày trước STWG-

SG và nhận được phản hồi71 vào tháng 12 năm 2013. Các phân tích kẽ hở pháp lý được tiến hành để hình thành lộ trình,

cấu thành những phân tích đầu tiên cho quá trình đang diễn ra, và có vai trò như là cơ sở của những khuyến nghị cụ thể

(ngắn hạn và dài hạn) về cải cách và tăng cường khung pháp lý (PLR). NRAP ghi nhận các biện pháp bảo đảm an toàn

cũng như những yêu cầu có liên quan khác của UNFCCC ('Cancun') và Chính phủ cũng đã quen thuộc với các chính

sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới, những yêu cầu của FCPF và Quỹ Các-bon để thực hiện theo các chính sách

hoạt động của Ngân hàng Thế giới.

Lộ trình hiện nay chỉ là một "tài liệu tổng hợp dựa vào tiến trình đang thực hiện” và sẽ còn tiếp tục được phát triển thêm

thông qua những sửa đổi và đầu vào (khung thể chế), thông qua quá trình tham vấn các bên liên quan của STWG-SG.

Việc phân tích khung thể chế và thông tin phản hồi và cơ chế tiếp nhận thông tin phản hồi (FGRM) sẽ được tiến hành

trong quá trình xây dựng SESA-ESMF thuộc giai đoạn sẵn sàng thực hiện REDD+ vào năm 2014. PHân tích khoảng

trống trong hệ thống thông tin và biện pháp không tuân thủ sẽ được tiến hành song song theo Chương trình UN-REDD

giai đoạn II. Lộ trình các biện pháp đảm bảo an toàn sửa đổi, hình thành từ việc phân tích ba yếu tố CSS - khung pháp

lý, thể chế và tuân thủ - sẽ được trình Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2015, để có những điều chỉnh cho giai đoạn

hai của NRAP (2016-2020). Lộ trình các biện pháp đảm bảo an toàn mà chính phủ phê duyệt cho NRAP sẽ cung cấp

khuôn khổ bao quát để Chương trình Giảm phát thảivà các PRAP cấu thành của nó vận hành thông qua áp dụng Chính

sách, Luật và Quy định (PLRs) hiện có và cải tiến, năng lực thể chế và thông tin, hệ thống không tuân thủ và FGRM.

68 STWG-SG là mở đối với các thành viên Mạng lưới REDD + quốc gia và bao gồm đại diện từ chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức

liên chính phủ, các tổ chức XHDS quốc gia và quốc tế, đại diện cho cộng đồng địa phương và cử tri đồng bào dân tộc thiểu số.

6954 PLRs đã được phân tích theo lộ trình lần 1; tổng cộng 60 PLRs được phân tích theo lộ trình lần 2 hiện tại. 70Rey, D., Roberts, J., Korwin, S., Rivera., và Ribet, U. (2013a) Hướng dẫn để hiểu và thực hiện UNFCCC. ClientEarth, London,

Vương Quốc Anh. 71Lộ trình, cùng với ma trận phân tích đầy đủ, kết hợp với ý kiến các bên liên quan đã được đăng tải bằng tiếng Việt và tiếng Anh

trên trang web của REDD + Việt Nam.

Page 57: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

56

Song song với quá trình lộ trình CSS quốc gia và phù hợp với cơ cấu chính quyền phân cấp được nêu trong Mục 3.2,

theo đó NRAP được vận hành thông qua các PRAP, Việt Nam cũng đang trong quá trình thí điểm quy trình SESA-ESMF

có sự tham gia ở cấp địa phương. Hai phương pháp đánh giá tác động môi trường và xã hội có sự tham gia đã được phát

triển và lên kế hoạch để thử nghiệm thực địa tại các khu hai và ba của năm 2014:

I. Đánh giá và giám sát tác động có sự tham gia (PIAM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo dự án MB-REDD; và

II. Kế hoạch hành động REDD + cấp tỉnh có sự tham gia (P-PRAP) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Chương trình

UN-REDD giai đoạn II thực hiện, nhằm nhân rộng ra ba tỉnh khác, trong đó có Hà Tĩnh trong Chương trình Giảm

phát thải..

Quá trình đánh giá 'SESA-ESMF' ở cấp tỉnh sẽ là cơ sở cho phương pháp tiếp cận từ dưới lên cho việc đánh giá

SESA-ESMF cấp quốc gia, được thực hiện bởi dự án sẵn sàng thực hiện REDD+ của FCPF (2014-2015), lựa chọn

chiến lược REDD + một cách hiệu quả, và tác động môi trường và xã hội liên quan của các chiến lược này, từ mỗi

vùng sinh thái / khu sinh thái nông nghiệp rừng lớn trong nước.

c) Các bước tiến trong việc xác định nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng

Việc thu thập dữ liệu về nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng của vùng chương trình đã được thực hiện liên tục

trong suốt thời gian chuẩn bị ER-PIN. Thông tin chi tiết có tại một số nguồn bao gồm cả nghiên cứu quốc gia của JICA72

và đặc biệt trong dự án về REDD + của GIZ73 tại Quảng Bình, dự án VFD tại Thanh Hóa và Nghệ An74, Chương trình

UN-REDD của Liên Hợp Quốc cũng đã xem xét các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng ở cấp tỉnh.

d) Đánh giá sơ bộ về rủi ro xã hội và các tác động tiềm ẩn

Tương tự với các hoạt động REDD + đang thực hiện về mất rừng và suy thoái rừng, các dự án khác cũng đã thực hiện

và ghi nhận những thông tin về xã hội cho REDD +75. Ngoài ra, có một số tỉnh và rừng đặc dụng được chọn để thực

hiện dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, bao gồm các vấn đề SIA, EIAs76, nghiên cứu bán chi tiết có sự tham gia ở cấp

xã và thôn về tình hình kinh tế xã hội, sự phụ thuộc rừng, các lựa chọn tiềm năng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng

tới các dân tộc thiểu số sống trong và xung quanh các khu rừng đặc dụng thuộc vùng dự án. Do đó, nhiều vấn đề kinh

tế xã hội và phát triển kinh tế gần đây được tài liệu hoá trên diện rộng của các tỉnh nằm trong chương trình và tất cả đều

cung cấp thông tin SESA

e) Giá trị gia tăng của SESA và EMSF

Dự kiến việc đánh giá SESA và xây dựng ESMF sẽ đóng góp thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội và REDD+ hiện nay

tại các vùng chương trình và là đầu vào cho các dự án REDD + khác, nhưng cũng đóng vai trò như một quá trình để tài

liệu hoá và lồng ghép tiếp cận thông tin liên quan tới kinh tế xã hội và môi trường cho vùng dự án với mục tiêu:

72 JICA. Báo cáo nghiên cứu về tiềm năng đất đai và rừng liên quan đến biến đổi khí hậu tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2012. Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội Việt Nam.

73 REDD + Quảng Bình, Phân tích những nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng, GIZ, tháng 11 năm 2013.

74 Mục tiêu của Chương trình Rừng và đồng bằng Việt Nam là giúp hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang phát triển

bền vững với lượng phát thải thấp. Dự án sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để thực hiện các chính sách quốc gia đã ban hành gần đây

về thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc xây dựng khả năng phục hồi biến đổi khí hậu trong cộng đồng vùng cao và giảm

khí thải trong các khu rừng và khu vực nông nghiệp từ hỗ trợ REDD + và thực tiễn tăng trưởng xanh. Chương trình Rừng và đồng

bằng Việt Nam tại Thanh Hóa: Báo cáo phạm vi tỉnh tháng 9/2013 và tương tự tại Nghệ An: Báo cáo phạm vi tỉnh tháng 9/2013. 75 Các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của dự án REDD + Quảng Bình, cấp tỉnh Quảng Bình tháng 11/2013;

Nguyên tắc tự nguyện, được thông báo trước, được thông tin đầy đủ và đồng thuận của dự án REDD + Quảng Bình cấp tỉnh Quảng

Bình tháng 11/2013. Tài liệu tham khảo VFD như trong lưu ý 61. 76

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP): Đánh giá tác động môi trường và Cập nhật quản lý môi trường và Kế hoạch Giám

sát tài chính bổ sung và mở rộng (bao gồm Thanh Hóa và Nghệ An) Tháng 10/2011; Đánh giá tác động xã hội của dự án trồng rừng

sản xuất nhỏ ở Nghệ An và Thanh Hóa; Ngoài ra, Quỹ bảo tồn Việt Nam, (một hợp phần của FSDP) đã thực hiện Báo cáo tham vấn

xã hội cho hầu hết các khu rừng đặc dụng thuộc vùng chương trình giai đoạn 2010-2012.

Page 58: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

57

(a) hỗ trợ việc thiết lập các chính sách về các biện pháp đảm bảo an toàn theo chuẩn quốc tế được áp dụng; và (b)

quy trình SESA được sử dụng để phát triển hơn nữa cách tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn (và giúp lấp

đầy các khoảng trống chính sách được xác định trong phân tích trước đó). Đặc biệt, với vai trò là một đầu ra,

EMSF cần phù hợp vì EMSF được kỳ vọng sẽ giúp phát triển và xây dựng các kế hoạch quản lý chi tiết nhằm

giảm thiểu các tác động kinh tế xã hội và môi trường mà đã được phát triển cho các hoạt động dự án, nhưng sẽ

không áp dụng ngoài các dự án. ESMF được mong đợi sẽ giới thiệu một quy trình thống nhất cho tất cả các hoạt

động REDD+ và các dự án liên quan đang diễn ra +, và có thể áp dụng rộng hơn (về khu vực và việc lấp đầy

khoảng trống chính sách) và lâu dài (bằng cách gắn với chính sách quốc gia trong NRAP).

13.2 Kết hợp kết quả và/hoặc đầu ra của SESA vào Chương trình giảm phát thải đề xuất

Căn cứ Mục 7.1, vui lòng mô tả Chương trình giảm phát thải đề xuất dự kiến sẽ sử dụng các kết quả đầu ra và/hoặc

kết quả của SESA như thế nào. Cung cấp phân tích về cách thức mà trong đó các hoạt động trong Chương trình giảm

phát thải đề xuất sẽ dựa vào các biện pháp và thủ tục trong ESMF. Liệu có khả năng xuất hiện khoảng trống hoặc

các vấn đề liên quan đến sự phù hợp của các hoạt động Chương trình giảm phát thải đề xuất với các tiêu chuẩn an

toàn được áp dụng, bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn của UNFCCC?

CSS của NRAP hiện nay đang được xây dựngthông qua quá trình xây dựng lộ trình, sẽ xác định các khung pháp lý,

khung thể chế và khung tuân thủ hiện có để điều tiết việc thực hiện PRAPs của Chương trình giảm phát thải. Lộ trình

hiện tại đã xác định những tỉnh PLRs nào hiện có sẽ phải thực hiện hiệu quả để đảm bảo thống nhất với các biện pháp

đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới và Thỏa thuận Cancun. Đầu vào tiếp theo phân tích khung thể chế và không

tuân thủ dự kiến vào 2014-2015, sẽ cho biết nhu cầu nâng cao năng lực thể chế hiện tại, hệ thống thông tin, FGRM và

các biện pháp không tuân thủ áp dụng cho NRAP và các PRAPs (sáu trong số đó sẽ được hoàn thành thông qua Chương

trình giảm phát thải đề xuất).

Việc thí điểm PIAM và P-PRAP sẽ mang lại kết quả đầu ra SESA-ESMF cấp tỉnh cho năm tỉnh của Việt Nam vào cuối

năm 2015, trong đó có một tỉnh (Hà Tĩnh) nằm trong Chương trình giảm phát thải đề xuất. Phương pháp điều chỉnh do

các tỉnh thí điểm thiết lập, với sự hỗ trợ từ các dự án phát triển hiện tại, sẽ được áp dụng cho các tỉnh còn lại trong

Chương trình giảm phát thải, và đóng vai trò cốt lõi cho quá trình PRAP mà sẽ vận hành Chương trình vào năm 2015-

2016.

Những hoạt động được lập cho Chương trình giảm phát thải đề xuất sẽ dựa trên các phương pháp và quy trình thủ tục

của Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường và xã hội (ESMP)- là những kết quả đầu ra cuối cùng của PIAM và P-

PRAP - như áp dụng đối với kế hoạch cấp tỉnh cho REDD + của NRAP. ESMPs sẽ gồm những nội dung:

Những ảnh hưởng tiềm ẩn về môi trường và xã hội (lợi ích và rủi ro) đối với các bên liên quan;

Các biện pháp can thiệp PRAP với rủi ro NCB thấp hơn và tiềm năng lợi ích cao hơn;

Các chỉ số về mục tiêu 'SMART' để giảm thiểu và quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi ích phi cacbon; và

Các khuyến nghị nâng cao năng lực cho các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp can thiệp PRAP.

PRAP-ESMPs sẽ đóng góp vào quá trình hình thành SESA-ESMF quốc gia mà được thực hiện trong khuôn khổ dự án

sẵn sàng thực hiện REDD+ của FCPF năm 2014-2015.

Việt Nam đang ở trong tình thế độc nhất vô nhị khi mà các đánh giá cấp tỉnh - các nguyên nhân gây mất rừng và suy

thoái rừng (cũng như rào cản đối với "các hoạt động cộng thêm”); xác định các biện pháp can thiệp để giải quyết các

nguyên nhân và các rào cản; và tác động môi trường và xã hội tiềm năng của các biện pháp can thiệp - được tiến hành

chi tiết, rõ ràng và có sự tham gia của các bên liên quan hơn là các quá trình cấp trung ương. Do đó, các PRAPs (và

ESMPs) của các tỉnh cấu thành nên Chương trình giảm phát thải đề xuất, và song song đó là SESA-ESMF cho NRAP,

có khả năng thực thi và cung cấp thông tin cho nhau.

Những phân tích khoảng trống của PLR trong dự thảo lộ trình các biện pháp đảm bảo an toàn lần 2 đã xác định các

khoảng trống hay các vấn đề chính liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn của FCPF (Ngân hàng Thế giới) cho

NRAP; những vấn đề khoảng trống đều áp dụng cho Chương trình Giảm phát thảivà được tóm tắt trong Bảng 13.1.

Những khoảng trống và các vấn đề sẽ hình thành chuyên đề cụ thể theo SESA-ESMF của NRAP, trong giai đoạn 2014-

2015, mà sẽ đóng góp hơn nữa để khuyến nghị lộ trình an toàn của quốc gia.

Page 59: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

58

Theo hướng dẫn trong Khung phương pháp luận, chương trình sẽ tuân thủ các chính sách đảm bảo an toàn và các thủ

tục mà Ngân hàng Thế giới áp dụng, và thúc đẩy, hỗ trợ các biện pháp đảm bảo an toàn có trong quyết định của Cancun-

UNFCCC. Kế hoạch về các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ được chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng chi tiết, bao

gồm cả thỏa thuận giám sát phù hợp, và sẽ được công bố rộng rãi qua trang web REDD của Việt Nam: Vietnam-

redd.org.

13.3 Cơ chế tiếp nhận và phản hồi thông tin Vui lòng mô tả những cơ chế sẽ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp có liên quan tới Chương trình giảm phát

thải đề xuất.

Theo lộ trình các biện pháp đảm bảo an toàn Việt Nam, một phân tích đầy đủ khoảng trống của PLRs hiện có đã được

tiến hành. Về cơ chế tiếp nhận và phản hồi thông tin, kết quả phân tích này đã chỉ ra rằng khung pháp lý tại Việt Nam

công nhận quyền thực thi công lý ở tất cả các cấp, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ quyền pháp lý. Khuôn khổ pháp lý cũng

đảm bảo quyền kháng cáo, khắc phục và bồi thường thiệt hại và khả năng thực thi các quyết định của mình. Việt Nam

có Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo (2011) trong đó cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện cho người dân để thực thi

công lý liên quan đến quyết định hành chính thông qua luật sư hoặc nhân viên trợ giúp pháp lý.

Có quy trình khiếu nại và giải quyết tranh chấp pháp lý quy định chi tiết trong hai luật chính được sử dụng để quản lý

diện tích đất và rừng, Luật Đất đai (Điều 132, 135, vv) và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Điều 84 vv). Cả hai luật đều

khuyến khích giải quyết mọi tranh chấp hoặc khiếu nại ở cấp địa phương và cho phép khiếu nại hoặc tranh chấp bất đầu

từ cấp xã. Khiếu nại có thể được chuyển tiếp lên cấp huyện hoặc tỉnh và cuối cùng là Bộ trưởng Bộ TN&MT (xem Mục

14.1) trong trường hợp của Luật Đất đai. Đối với Luật Bảo vệ và phát triển rừng "Tranh chấp về quyền sử dụng tất cả

các loại rừng và/hoặc quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng sẽ được giải quyết bởi Toà án nhân dân. Tranh chấp về

đất rừng và/hoặc đất trồng rừng được giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai ".

Trong Nghị định 99 về PFES có thủ tục khiếu nại, nhưng những thủ tục này có thể được cải thiện để đảm bảo minh

bạch hơn.

Một vấn đề thường gặp ở cấp xã và thôn là người dân thường không biết quyền lợi của mình, họ không thể đọc hoặc

viết, hoặc trưởng thôn không truyền đạt mối quan tâm của họ tới các quan chức cấp cao hơn để giải quyết. Một quy

trình xử lý khiếu nại để giúp giải quyết khiếu nại của người dân một cách kịp thời là điều cần thiết. Vấn đề này cần

được đề xuất trong Khung quy trình, hình thành đầu ra cho SESA và được bao gồm trong ESMF (xem Mục 13). Chiến

lược truyền thông của dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” (Dự án FCPF)77 có bàn đến cơ

chế tiếp nhận và phản hồi thông tin, tuy nhiên, vẫn cần phải phát triển hơn nữa một hệ thống phù hợp với địa phương

và được đề cập tới trong Khung quy trình. Dự án FCPF vẫn đang tiến hành các công tác thực địa và dự định hình thành

Đăng ký Khiếu nại để theo dõi tình hình, ngoài ra sẽ thành lập hội đồng (một hội đồng độc lập) để định kỳ xem xét các

khiếu nại gửi tới dự án FCPF. Vai trò của hội đồng sẽ được đưa vào Khung quy trình (như một phần của ESMF) và

được chuyển sang Chương trình giảm phát thải. Điểm quan trọng đối với hệ thống khiếu nại:

Thủ tục khiếu nại78 sẽ bao gồm một quá trình chính thức dựa trên Luật Đất đai, trong đó bao gồm bốn giai đoạn

của hòa giải bắt đầu từ UBND xã, nếu không giải quyết được thì khiếu nại có thể được đưa đến UBND huyện,

tiếp đó là UBND tỉnh. Nếu các bên vẫn không hài lòng thì có thể được gửi lên Tòa án Huyện xem xét trong vòng

45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của UBND tỉnh. Tòa án Huyện sẽ đưa ra quyết định trong thời gian

được quy định của pháp luật Việt Nam.

Khiếu nại nên được tiếp nhận bằng lời nói (bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc địa phương) hoặc bằng văn bản

Khiếu nại có thể được tiếp nhận qua nhiều kênh khác nhau, ví dụ trực tiếp từ các cá nhân hoặc một nhóm, hoặc

thông qua một đại diện, ví dụ như trưởng thôn, đại diện của một tổ chức quần chúng hoặc một tổ chức NGO, tiếp

nhận bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc bằng văn bản. Khiếu nại cũng có thể được thông báo

qua UBND xã để báo lại cho chương trình; hoặc thông qua giám sát tuân thủ.

77Chiến lược truyền thông và kế hoạch tham vấn các bên liên quan, dự án FCPF, Tháng 4/2014.

78Khiếu nại liên quan đến những vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức, không thể giải quyết ở cấp địa phương và về các

vấn đề liên quan đến đất đai và tài sản. Với các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi các chương trình, những vấn đề này có thể liên

quan đến (a) mâu thuẫn giữa các cộng đồng trong việc tiếp cận và quản lý tài nguyên thiên nhiên, (b) bất kỳ vấn đề khiếu nại nào

liên quan đến văn hóa dân tộc thiểu số.

Page 60: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

59

• Các nguyên tắc chính trong quá trình chính thức là: (a) để giải quyết các vấn đề ở cấp thấp nhất có thể; và (b) để

giải quyết khiếu nại càng nhanh càng tốt để tránh các vấn đề nhỏ phát sinh thành vấn đề lớn..

• Tờ rơi thông tin Chương trình sẽ cung cấp thông tin thiết thực về khiếu nại tới người dân địa phương, ví dự như

địa chỉ liên lạc, địa chỉ và sẽ đề cập đến cả hai cơ chế pháp lý và hội đồng độc lập (do dự án FCPF thiết lập).

Rõ ràng là có những thủ tục khác nhau trong các luật khác nhau để xử lý các tranh chấp và khiếu nại, tuy nhiên, cơ chế

khiếu nại được biết đến và sử dụng nhiều nhất nằm trong Luật Đất đai (theo Luật Khiếu nại và tố cáo) và quá trình này

đã được nhiều dự án sử dụng làm cơ sở phát triển cơ chế khiếu nại79.

Việc xây dựng cơ chế thủ tục khiếu nại (dựa trên quá trình thí điểm tại thực địa) sẽ tiếp tục được phát triển khi thực hiện

dự án FCPF và được bao gồm trong SESA và EMSF, và với những công việc vẫn đang triển khai về khoảng trống pháp

lý và chính sách thì việc này sẽ tăng thêm giá trị cho khu vực mà cơ chế khiếu nại không được xác định rõ.

14 Quyền sử dụng đất và tài nguyên

14.1 Quyền về vùng lãnh thổ, đất đai, và lợi ích giảm thiểu

Vui lòng mô tả quyền về đất đai và sử dụng đất trong bối cảnh Chương trình Giảm phát thải, và mô tả quyền về vùng

lãnh thổ, đất đai và lợi ích giảm thiểu từ REDD + được phản ánh như thế nào trong các hoạt động truyền thống và

trong khuôn khổ pháp lý và/hoặc quy định được hệ thống hóa.

.

14.1.1 Tình trạng sử dụng và quản lý đất đai

Mặc dù quyền sử dụng đất và tài nguyên là vấn đề phức tạp, nhưng quyền sử dụng đất tại Việt Nam80 lại được trao cho

các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất81 và một khi đã đăng ký thì quyền này sẽ được chính phủ bảo hộ. Quyền này

sẽ được hỗ trợ thông qua: (i) cơ chế khiếu nại tố cáo, những khiếu nại này nên được giải quyết ở cấp địa phương82 thủ

tục được sử dụng ở cấp địa phương (xã, huyện, thị xã và cấp tỉnh); (ii) các ranh giới rừng được thống nhất sử dụng

phương pháp tiếp cận có sự tham gia, ví dụ, rừng đặc dụng và đất của các công ty lâm nghiệp bị xâm lấn cho nông

nghiệp là một vấn đề được thống nhất sử dụng approaches83and có sự tham gia sau đó được khảo sát; ((iii) quản lý

rừng cộng đồng, ranh giới đất rừng cộng đồng và quyền sử dụng cũng phải được xác định bằng cách áp dụng quá trình

tham gia được dự án lâm nghiệp KfW xây dựng; (iv) trong nhiều khu vực rừng ở vùng sâu, vùng xa cộng đồng dân tộc

thiểu số vẫn còn phụ thuộc nhiều vào rừng tự nhiên, thí điểm luật mới84 hỗ trợ cơ chế chia sẻ lợi ích, quyền sử dụng

rừng và đồng quản lý, cho phép khai thác hợp pháp và đồng quản lý ở một số vườn quốc gia;

79 Bao gồm các thủ tục khiếu nại cho Khung chính sách tái định cư của dự án ngành lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ

(FSDP và VCF), và dự án thủy điện Trung Sơn (Phụ lục Tư vấn, Truyền thông và Quan hệ cộng đồng, 2011). 80 Ở Việt Nam, đăng ký quyền sử dụng đất dựa trên cơ sở các hoa lợi, quyền sử dụng và thu lợi ích từ tài sản, nhưng không chuyển

quyền sở hữu hoàn toàn vì đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước.

81Luật Đất đai năm 2003 (Điều 46 và Điều 47) quy định về việc đăng ký quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính để ghi lại việc

đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai và các điều định nghĩa quá trình đăng ký và cập nhật. 82 Hòa giải các tranh chấp, khiếu nại, tranh chấp biên giới được quy định chi tiết tại Điều 135-138 của Luật Đất đai năm 2003 83 Nghị quyết về ranh giới rừng đặc dụng, bao gồm ranh giới bên ngoài, ranh giới và sử dụng đất cho các cộng đồng nhỏ nằm tại

ranh giới rừng đặc dụng, là một phần không thể thiếu của Quỹ bảo tồn Việt Nam, chương trình tài trợ nhỏ được hỗ trợ bởi WB,

GEF, Hà Lan, Quỹ Ủy thác lâm nghiệp (TFF) và hoạt động từ 2005-2013.

84 Quyết định 126/QĐ-TTg về thí điểm chính sách cơ chế chia sẻ lợi ích (BSM) trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng

ngày 02/2/2012. Cho đến thời điểm có quyết định mới này, bất kỳ việc sử dụng, khai thác đất và rừng đặc dụng đều được coi là bất

hợp pháp, mặc dù cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng và đôi khi nằm bên trong (rừng đặc dụng có tổng cộng khoảng

95.786 người sống bên trong rừng đặc dụng trên toàn quốc trong khu vực trung tâm - phía Bắc và khu vực Nam Trung Bộ có

khoảng 11.882 người sống trong rừng đặc dụng, số liệu từ VCF 2013). Nghị định này đề ra những hạn chế và thời gian đối với thu

mua bền vững lâm sản ngoài gỗ. Một phần của Quyết định đặt ra nhiều trách nhiệm hơn đối với cộng đồng địa phương, nhưng

cũngkhuyến khích họ báo cáo các vấn đề từ bên ngoài ví dụ như khai thác gỗ bất hợp pháp. Quyết định này đặt tiền lệ cho các dự

thảo pháp luật về đồng quản lý.

Page 61: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

60

và (v) giao đất giao rừng từ lâu đã là nền tảng của điều hành, quản lý đất và rừng và đến cuối tháng 12/ 2010, đã có 1,8

triệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Bộ TN&MT cấp với diện tích khoảng 8.843.000 ha hay khoảng 69,4%

tổng mục tiêu đất rừng 85.

Căn cứ vào chức năng quản lý chính, rừng ở Việt Nam được phân thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản

xuất::

• Rừng phòng hộ được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ lưu vực, đất, chống xói mòn và sa mạc hóa, giảm

nhẹ thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm: lưu vực sông; chắn gió, chắn

cát và chắn sóng lấn biển.

• Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên (như công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

hoặc một khu vực bảo tồn môi trường sống cho loài), các hệ sinh thái đại diện, thực vật và động vật; cho các mục

đích nghiên cứu; để bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh văn hóa lịch sử; và cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng và du

lịch. Rừng đặc dụng cũng thường đóng vai trò như rừng phòng hộ đầu nguồn.

• Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất gỗ, lâm sản ngoài gỗ, kết hợp bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất

bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng hạt.

Tình trạng tài sản rừng hiện tại của Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ, xét trên loại quản lý rừng được thể hiện

trong Hình 14.1.

Hình 14.1 Tài sản rừng của Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ, năm 2012, phân chia theo loại hình

quản lý rừng (giám sát rừng 2012, Bộ NN&PTNT)

14.1.2 Quyền sử dụng đất nông nghiệp và rừng theo luật định

Theo Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai sửa đổi 2013 và Luật Lâm nghiệp 2004, rừng và đất nông nghiệp

"thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Chỉ những người sử dụng rừng/đất (tổ chức, công ty, hộ gia

đình và cộng đồng) có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng mới có quyền đăng ký. Chính phủ giao, cho thuê đất,

giao rừng cho các tổ chức, các công ty, hộ gia đình và cộng đồng mà không thu tiền sử dụng đất (tiền thuê) để quản lý

và sử dụng bền vững lâu dài (50-70 năm).

Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có diện tích lớn (>5,000 ha) được giao cho các ban quản lý rừng. Rừng phòng hộ và

rừng sản xuất diện tích nhỏ (<5,000 ha) có thể được giao cho các hộ gia đình và cộng đồng để quản lý và sử dụng

nguồn tài nguyên. Với rừng trồng, chủ hộ gia đình thuê đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê

lại, trao thừa kế hoặc sử dụng như những tài sản thế chấp rừng sản xuất để tiếp cận các khoản vay. Tuy nhiên, đối với

rừng sản xuất tự nhiên các hộ gia đình bị hạn chế quyền thu hoạch, nhận PFES và sử dụng lâm sản và dịch vụ rừng như

tài sản thế chấp, trừ trường hợp rừng được giao cho dự án quản lý rừng cộng. Các quyền của cộng đồng địa phương

được giới hạn trong các trường hợp giao rừng. Họ không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế

chấp, bảo lãnh vốn vay phát triển kinh doanh, hoặc phân chia đất rừng giữa các thành viên cộng đồng (hộ gia đình).

85

Giao đất rừng ở Việt Nam: Quy trình và kết quả thực hiện, Tropenbos International’ tháng 5/2013.

Page 62: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

60

Kết quả cho những nỗ lực giao đất giao rừng của chính phủ trong những năm gần đây là giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất dài hạn (cho thuê) đã được cấp cho 684.864 ha đất nông nghiệp (80,3%), 17.103 ha đất nuôi trồng thủy sản

(50,7%) và 1,83 triệu ha đất lâm nghiệp (75,9%) tới những người sử dụng đất khác nhau ở khu vực sinh thái nông

nghiệp Bắc Trung Bộ (Bộ TN&MT năm 2012). Các diện tích rừng được giao cho các tổ chức và công ty Nhà nước86

chiếm phần lớn so với chủ sở hữu không thuộc Nhà nước (hộ gia đình, cộng đồng và các công ty tư nhân). 66,7% diện

tích rừng tự nhiên và 30% diện tích rừng trồng thuộc về các chủ rừng nhà nước. Chỉ có 22% rừng tự nhiên được giao

cho các hộ gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, 54,5% diện tích rừng trồng thuộc về các hộ gia đình và điều này cho thấy

các hộ gia đình là các nhân tố chính để cung cấp gỗ trồng cho thị trường. Diện tích rừng được giao cho các cộng đồng

địa phương khá hạn chế (1,2% diện tích rừng) và cho thấy chính quyền địa phương đã không còn coi cộng đồng là một

lựa chọn khả thi. Lý do là, mặc dù một "cộng đồng dân cư" có thể được giao đất lâm nghiệp, nhưng cộng đồng thôn

bản không được công nhận là pháp nhân theo pháp luật và rất khó để trao quyền đăng ký tới nhóm hộ gia đình87.

Đối với đất nông nghiệp, các hộ gia đình cũng là nhân tố chính. Gần 84,0% của 835.200 ha đất nông nghiệp trong khu

vực này đã được giao cho các hộ gia đình (xem Hình 14.2).

Hình 14.2 Phân tích về người sử dụng đất nông nghiệp ở Vùng nông nghiệp sinh thái Bắc Trung Bộ, trong

năm 2010 (Bộ TN&MT 2010)

86

Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, công ty lâm nghiệp nhà nước, tỉnh, huyện xã, vv

87 Khi Luật Đất đai công nhận quyền cá nhân theo Luật dân sự, để ban hành quyền cho một nhóm người hoặc cộng đồng hoặc một nhóm các công dân theo pháp luật hiện hành (Điều 71 Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng, và mục 71.4 Đất được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, quán của đồng bào dân tộc thiểu số), sẽ yêu cầu đăng ký tất cả các quyền và lợi ích cá nhân kể cả những người vắng mặt, tức là quyền của một cá nhân sẽ không bị loại bỏ. Mặc dù cũng có vấn đề trong việc chuyển nhượng quyền cá nhân, tuy nhiên, trong nhiều dự án quản lý rừng cộng đồng, cộng đồng đã thống nhất đất sẽ do chính quyền huyện phân tới cộng đồng, và coi như chưa được đăng ký, nhưng qua đó tránh được việc loại bỏ bất kỳ lợi ích nào chưa được đăng ký và việc chuyển giao không còn là vấn đề khi nó được giao cho cộng đồng. Các cơ chế chia sẻ lợi ích thí điểm (BSMs) theo Quyết định 126 có quá trình đăng ký để khuyến khích mỗi cá nhân và hộ gia đình trong làng đăng ký lợi ích của họ về tập quán truyền thống thu lâm sản ngoài gỗ. Ví dụ tại Bạch Mã cho thấy những người không đăng ký đều là những người không sử dụng rừng như các giáo viên trường làng.

Page 63: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

60

a) Quyền sử dụng đất nông nghiệp và rừng theo tập quán

Quyền sử dụng đất nông nghiệp và rừng theo tập quán không được hệ thống hóa trong các luật về đất và rừng tại Việt

Nam (nó không được chính thức công nhận88), tuy nhiên, Chính phủ đã có một số chính sách để bảo vệ các quyền của

người dân tộc thiểu số và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như ưu tiên trong giao rừng/giao đất nông nghiệp; hỗ trợ kỹ

thuật và tài chính cho sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp, khai thác gỗ để làm nhà; và phát triển cơ sở hạ tầng tại các

khu vực miền núi.

b) Quyền tiếp cận tài nguyên rừng

Chính phủ gần đây đã thông qua lệnh cấm khai thác gỗ trong tất cả các khu rừng sản xuất tự nhiên từ năm 2014 trở đi,

ngoại trừ: (i) hộ gia đình và các chủ rừng cộng đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của họ; và (ii) công ty lâm nghiệp nhà

nước, được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững (SFC) hay các chứng nhận quốc tế khác về quản lý rừng bền vững.

Quy chế quản lý rừng quốc gia (Quyết định 186/2006/QĐ-TTg) quy định thu hoạch tre, măng và lâm sản ngoài gỗ khác,

không bao gồm những loài được bảo vệ hợp pháp. Nghị định 99/2010/NĐ-CP về PFES quy định chủ rừng có thể được

chi trả cho các hoạt động dịch vụ môi trường như bảo vệ rừng đầu nguồn tại các trạm thủy điện, các công ty cấp nước,

du lịch sinh thái và các hoạt động hấp thụ carbon. Trong trường hợp các chủ rừng nhà nước ký hợp đồng bảo vệ rừng

với các cộng đồng địa phương, hộ gia đình thì 80% số tiền PFES sẽ được trả cho cộng đồng hoặc ký hợp đồng cung

cấp dịch vụ hộ gia đình, 10% cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh và 10% được giữ lại cho các chủ rừng để

trang trải chi phí hành chính.

c) Quyền sở hữu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và các vấn đề sử dụng

Đất lâm nghiệp bị hạn chế: Nông dân nghèo cần thêm đất để trồng (xem Hình 14.3). Hơn 560.000 ha đất chưa

được sử dụng và 60.000 ha đất tạm thời do các UBND xã quản lý trong khu vực vẫn chưa được phân bổ

Hình 14.3 Cơ cấu sản xuất tiểu điền (hộ gia đình) phân theo độ lớn rừng trồng ở Vùng nông nghiệp sinh thái

Bắc Trung Bộ, năm 2006 (Tổng cục Thống kê 2006)

Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: đất nông nghiệp bình quân đầu người ở khu vực trung bình là 0,4 ha, trong

đó 0,2 ha là đất trồng lúa (xem hình 14.4). Vì vậy, nguy cơ chuyển đổi đất rừng không có kế hoạch sang đất nông

nghiệp là cao trong khu vực, đặc biệt là cao su, các cây công nghiệp khác, lúa khô và trồng cây keo.

88 Tuy nhiên, Luật Đất đai không lưu ý những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều 71.4 đất được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ chế chia sẻ lợi ích thí điểm (BSMs) theo Quyết định 126 có quá trình đăng ký để khuyến khích mỗi cá nhân và hộ gia đình trong làng đăng ký lợi ích của họ về tập quán truyền thống thu lâm sản ngoài gỗ. Ví dụ tại Bạch Mã cho thấy những người không đăng ký đều là những người không sử dụng rừng như các giáo viên trường làng.

Page 64: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

61

Hình 14.4 Cấu truc tiểu điền (hộ gia đình) phân theo diện tích đất nông nghiệp được giao ở Vùng nông

nghiệp sinh thái Bắc Trung Bộ năm 2006 (GSO 2006)

Điều kiện đất nghèo hạn chế sản lượng gỗ: đất của hầu hết các khu vực rừng trồng là rất nghèo và không thể được

sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Điều này dẫn đến năng suất rừng trồng thấp. Sử dụng phân bón và trồng các

loài Keo được lựa chọn là giải pháp có thể để tăng năng suất.

Xung đột trong việc sử dụng rừng và nông nghiệp, chẳng hạn như sự xâm lấn sản xuất nông nghiệp vào các khu

vực rừng, giữa các công ty lâm nghiệp và các ban quản lý rừng với cộng đồng địa phương, đặc biệt là rừng trồng.

14.1.3 Tổng quan về các hành động đánh giá quyền sử dụng đất và quy trình để cộng đồng tham gia vào các chương

trình can thiệp được đề xuất

a) Quy trình thiết lập sử dụng đất ở cấp xã và thôn bản

Hồ sơ quyền sử dụng đất đối với diện tích chương trình đã sẵn sàng cho các tỉnh, huyện thông qua Sở Tài nguyên và

Môi trường và thông qua chính quyền xã. Tỉnh và huyện luôn có một kế hoạch sử dụng đất và bao gồm sử dụng đất

nông nghiệp và loại và sử dụng rừng. Có ban đăng ký địa chính và sổ đăng ký kiểm kê đất đai ở từng xã. Ở cấp xã có

một Ban giao đất và là một phần của chính quyền cấp xã. Hồ sơ đất chính thức của xã ghi lại quyền sử dụng đất của xã

bao gồm cả quyền ở cấp xã và thôn và những thay đổi.

Trong trường hợp các biện pháp can thiệp của chương trình diễn ra theo kế hoạch, quyền sử dụng đất của các cộng đồng

tham gia trước tiên sẽ được xem xét tại cấp tỉnh và cấp huyện, cùng với việc tham chiếu bản đồ sử dụng đất. Giống như

các dự án hoặc chương trình phát triển khác tại Việt Nam, Chương trình cần xác minh quyền sử dụng đất và quyền sở

hữu tại cấp xã và cấp thôn bản và các vấn đề đặc biệt khác như phụ thuộc rừng. Đối với quá trình này, quyền sử dụng

đất của xã và thôn bản đầu tiên sẽ được thảo luận với chính quyền xã và đăng ký với xã việc kiểm kê đất đai, đăng ký

hồ sơ quyền sử dụng đất hiện tại, và bất kỳ thay đổi nào ở cấp xã, thôn và hộ gia đình. Những hồ sơ này sẽ ghi lại các

hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những hộ chưa có. Tuy nhiên, vì việc phát hành quyền sử dụng

đất thường được thực hiện một cách hệ thống, theo từng làng của xã. Do đó sẽ là bất bình thường nếu có làng nào có hộ

gia đình có và không có đăng ký89. Đăng ký giấy chứng nhận sử dụng đất có thể được cấp cho cư dân để sử dụng đất

rừng và đất nông nghiệp. Hộ nào có đăng ký sử dụng đất phải thống nhất ranh giới với các các hộ láng giềng, sau đó

khảo sát và đánh dấu ranh giới. Khu vực của chương trình dự kiến gồm các làng vùng sâu vùng xa, chưa có giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính quyền xã vẫn có thể ghi nhận lại phần diện tích và sử dụng đất mà các hộ gia

đình sử dụng. Thông thường quyền sử dụng đất sẽ được thảo luận trước tiên trong các cuộc họp cấp xã để xem xét các

hồ sơ chính thức, sau đó tại mỗi thôn lại tổ chức các cuộc họp toàn thôn hoặc theo nhóm hộ gia đình90. Kế

hoạch truyền thông của chương trình và quy trình FPIC sẽ cần phải được làm rõ rằng một cộng đồng có quyền đồng

thuận với dự án được đề xuất mà có thể ảnh hưởng đến đất đai, tài nguyên, sinh kế, và cộng đồng của họ. Do đó, cộng

đồng địa phương phải được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, tư vấn về các quyền lợi của mình, và có đủ thời gian

để xem xét lựa chọn có tham gia hay không. Quá trình tạo thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng địa phương và cho

phép họ thực hiện các quyền và đưa ra quyết định cần tính đến những điểm tích cực và tiêu cực để đảm bảo họ có đủ

thời gian quyết định, chứ không chỉ là kết quả của một quy trình91 với các bước được đưa ra trước đó.

89 Một ngoại lệ có thể là người mới đến một ngôi làng hoặc các cặp vợ chồng mới cưới. 90 Một số dân tộc thiểu số có các hộ gia đình sống khá phân tán - nhưng cách tiếp cận chung là gắn kết các hộ gia đình lại với nhau

để thảo luận các vấn đề đất đai và sử dụng rừng, lâm sản ngoài gỗ, vv

Page 65: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

62

Việc đăng ký chính thức đất rừng được nêu trong các biện pháp can thiệp chương trình giao đất giao rừng đề xuất và

một số dự án khác nằm trong khu vực chương trình dự kiến cũng sẽ hỗ trợ việc chính thức giao đất giao rừng. Dự kiến

quá trình này sẽ đóng góp và hỗ trợ các biện pháp can thiệp FLEGT đề xuất. Nếu không có biện pháp gì, ví dụ như hỗ

trợ từ chương trình thì việc sẵn lòng hợp tác của các cộng đồng địa phương tham gia vào bảo vệ rừng tự nhiên được cho

là khá hạn chế.

b) Sử dụng rừng sản xuất, đặc dụng và phòng hộ theo cách truyền thống

Quyền hoa lợi truyền thống thường không được chính thức ghi nhận, tức là không có sự công nhận chính thức các

quyền hoặc có đăng ký. Tuy nhiên, các xã có “quỹ” đất và một số đất đai có thể được dành cho mục đích sử dụng của

xã, chẳng hạn như rừng của xã (cho lâm sản ngoài gỗ hoặc củi) hoặc đất chăn thả gia súc. Việc sử dụng này có thể được

thống nhất, và được chính quyền xã công nhận, do đó công nhận một số hoạt động sử dụng rừng truyền thống. Một số

tập quán truyền thống cũng được giải quyết thông qua Hợp đồng để hộ gia đình cá nhân bảo vệ rừng, cho phép những

người tham gia ký hợp đồng sử dụng một cách hạn chế một khu vực rừng, thường là rừng phòng hộ để kiếm củi, lâm

sản ngoài gỗ và được trả một khoản tiền nhỏ để bảo vệ rừng.

Với các cộng đồng sống trong hoặc gần rừng, hoặc những người sống phụ thuộc vào rừng phòng hộ và rừng đặc dụng,

thì quyền lợi hợp pháp để tiếp cận và sử dụng đất và rừng thường rất hạn chế (mặc dù đôi khi Hợp đồng Bảo vệ Rừng

có thể được áp dụng nhưng chủ yếu là rừng phòng hộ) và chỉ được thỏa thuận không chính thức giữa một cộng đồng

và Ban quản lý. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như các hộ gia đình có ít động lực để bảo vệ rừng và họ sẽ đơn

giản coi đó như là "hàng hóa chung" mà không coi là thuộc về người dân địa phương. Ví dụ, sẽ dễ dàng cho "người

ngoài" khai thác gỗ bất hợp pháp mà không phải chịu hậu quả gì từ các cộng đồng địa phương. Đây cũng là vấn đề

tương tự của rừng sản xuất tự nhiên. Để giải quyết vấn đề này trong khu vực đất rừng đặc dụng, (nhưng nó cũng có thể

được áp dụng cho rừng phòng hộ), Tổng cục Lâm nghiệp đã giới thiệu thí điểm có chế đồng quản lý92 và xây dựng các

hướng dẫn, trong đó cho phép người dân thu gom (ví dụ như thu gom bền vững lâm sản ngoài gỗ) tại các khu vực được

xác định trong rừng đặc dụng (nhưng không phải là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng). Đổi lại các cộng

đồng địa phương sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng và đồng ý hợp tác chặt chẽ với Ban Quản lý rừng đặc

dụng. Trong Quyết định có nêu tất cả các hộ gia đình, cá nhân quan tâm tới việc sử dụng rừng, ví dụ, thu gom bền vững

lâm sản ngoài gỗ, được khuyến khích đăng ký quan tâm và sẽ đủ điều kiện tham gia "thỏa thuận chia sẻ lợi ích" để lấy

lâm sản ngoài gỗ hợp pháp và bền vững. Để đạt được điều này, ranh giới phải được thống nhất tại cuộc họp thôn và

được sự đồng ý giữa các làng lân cận. Những thỏa thuận tương tự cũng cần được thực hiện đối với việc sử dụng rừng

hiện tại và tương lai. Nếu thí điểm thành công thì cách tiếp cận này có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho đất rừng đặc

dụng, đất lâm nghiệp và rừng phòng hộ, và dựa trên cách tiếp cận này Tổng cục Lâm nghiệp hiện đang làm dự thảo

Quyết định về quản lý hợp tác dựa trên Quyết định 126. Quá trình này sẽ đóng góp và hỗ trợ các biện pháp can thiệp

mà chương trình FLEGT đề xuất.

Với các cộng đồng nằm trong hoặc sống phụ thuộc vào rừng sản xuất và có sự dư thừa về rừng so với yêu cầu của các

công ty lâm nghiệp, thì có một lựa chọn. Lựa chọn này được hỗ trợ bởi chương trình các biện pháp can thiệp quản lý

rừng cộng đồng. Đó là, thông qua quyết định sử dụng đất của huyện, trao rừng cho thôn hoặc hơn một thôn trong khoảng

50 năm, và trở thành rừng do cộng đồng quản lý. Như vậy các cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm hơn để bảo vệ rừng lâu

dài thông qua việc thành lập lực lượng bảo vệ rừng cộng đồng và quản lý rừng bền vững, kết hợp lập kế hoạch lâm

nghiệp hiện đại và thừa nhận sử dụng rừng truyền thống của cộng đồng thôn bản. Đó thường là xây dựng kế hoạch quản

lý 5 năm cho gỗ tròn, sau đó là quản lý lâm sản ngoài gỗ dựa vào nhóm người sử dụng lâm sản ngoài gỗ của thôn bản.

Lựa chọn này đặc biệt quan trọng đối với sinh kế cho người sử dụng rừng là phụ nữ.

91 Có nhiều dự án NGO tuân theo quy trình cho phép nhiều thời gian ra quyết định hơn và trong khi điều này có thể gây mất thời gian

thỏa thuận thực hiện về vấn đề sử dụng đất và rừng giữa các làng khác nhau. Tuy nhiên, Ban quản lý nhà nước cũng được nhận thức

được vấn đề này. Ví dụ, rừng đặc dụng MB của VQG Bạch Mã đã ý thức về vấn đề này khi giới thiệu Quyết định 126 BSM với người

sử dụng rừng là dân tộc thiểu số truyền thống, và quá trình khởi động mất gần một năm để đạt được thoả thuận giữa 7 thôn.

92 Quyết định 126 / QĐ-TTg thí điểm chính sách hệ thống chia sẻ lợi ích (BSM) trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ngày

02 tháng 2 năm 2012: Làm việc với VQG Bạch Mã, VQG Hoàng Liên Sa Pa và KBTTN Xuân Thủy; ngoài ra sáu rừng đặc dụng MB đã tham gia vào thí điểm BSM trên cơ sở không chính thức. Dự thảo Hướng dẫn cho việc thực hiện các Hệ thống chia sẻ lợi ích.

Page 66: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

63

Quy trình tham gia vào việc thiết lập các khu vực quản lý rừng cộng động, và công nhận sử dụng rừng truyền thống

được thiết lập tốt93, dựa trên nhiều cộng đồng thôn bản thông qua các cuộc họp về sử dụng rừng hiện tại và lâm sản

ngoài gỗ, các cuộc họp và thỏa thuận về ranh giới giữa các làng lân cận. Các cuộc họp riêng biệt cho nhóm sử dụng

rừng là phụ nữ cũng được tổ chức khi thấy cần thiết. Quá trình này sẽ đóng góp và hỗ trợ các biện pháp can thiệp mà

chương trình FLEGT đề xuất.

Bảng 14.1 Các hoạt động chương trình đề xuất

Vấn đề trọng tâm của sử

dụng đất/ quyền sở hữu đất

Biện pháp can thiệp của

Chương trình giảm phát thải

Các loại đất tiềm năng

Diện tích đất

(ha)

Đất rừng chưa được quản

lý/ giao và việc thiếu đất

rừng để giao cho các hộ gia

đình và cộng đồng

Phân bổ đất trống cho các hộ

gia đình để trồng rừng sản

xuất

- Đất tạm thời dưới quyền quản lý

của UBND xã - Loại đất Ia và Ib

560,000

60,000

Rừng đặc dụng và rừng

phòng hộ bị hạn chế do

các hợp đồng bảo vệ

rừng

Khoán bảo vệ rừng cho

đồng bào dân tộc thiểu số

và các thành phần khác để

thừa nhận những diện

tích đã được hợp đồng

khu vực rừng của chính

phủ và các dự án khác

- Rừng tự nhiên dưới sự

quản lý của UBND xã

- Rừng loại Ic

- Diện tích rừng tự nhiên

nghèo kiệt và rừng non của 3

loại rừng, chưa được nhà nước

ký hợp đồng

200,000

Diện tích rừng bị hạn chế do

quản lý rừng bền vững

(SFM)

Lập kế hoạch quản lý

rừng bền vững cho các

rừng ưu tiên

- Rừng của hộ gia đình/cộng đồng

được chọn

- Rừng của công ty lâm nghiệp

được chọn

70% diện tích

rừng cộng

đồng thuộc

SFM

Diện tích đất trống lớn

(600,000 ha) là tiềm năng

để tăng cường trữ lượng

các-bon

Trồng rừng mới trên diện tích

đất trống được lựa chọn và

trồng lại sau khi thu hoạch

- Đất dưới sự quản lý của UBND

xã, rừng của hộ gia đình,Ban

quản lý rừng phòng hộ và rừng

đặc dụng được lựa chọn 94

600,000

Rủi ro chuyển đổi rừng tự

nhiên do chi phí cơ hội cao

của hàng hoá (cao su, sắn,

keo…)

Hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện kế

hoạch sử dụng đất và kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng

(bao gồmPRAP) và các quy

trình EIA

Chủ yếu là chuyển đổi rừng

phục vụ phát triển nông nghiệp

và cơ sở hạ tầng

Giảm 70%

chuyển đổi

rừng có kế

hoạch

Xung đột trong sử dụng

rừng và nông nghiệp giữa

các ban quản lý dự án/ các

công ty lâm nghiệp với cộng

đồng địa phương

- Xem xét hiện trạng sử dụng

đất của các công ty lâm

nghiệp và trang trại của

Chính phủ theo Nghị quyết

số 30/NQ-TW (năm 2014)

của Bộ Chính trị - Hỗ trợ vấn đề quản lý rừng

cộng đồng và đồng quản lý

của Chương trình

- Phục hồi đất nông nghiệp và lâm

nghiệp không được sử dụng hiệu

quả;

- Đồng quản lý và quản lý rừng

cộng đồng của ba loại rừng

Không có số

liệu

Sẽ được khảo

sát trong quá

trình chuẩn bị

chi tiết

93 Những dự án rừng do KfW tài trợ, ví dụ: KfW6 Quảng Ngãi, gần khu vực của chương trình, có rất nhiều hướng dẫn về việc thiết

lập CFM, quy trình tổ chức các cuộc họp, ranh giới thoả thuận, xây dựng kế hoạch quản lý 5 năm; và " Tóm tắt Hội thảo Tương lai

của quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ", tháng 6 năm 2011, KfW6, IUCN, RECOFTC tài trợ. 94 Rừng đặc dụng phần thành ba khu: khu vực bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) mà có chất lượng rừng và đa dạng sinh học tốt nhất,

khu vực hành chính có chất lượng và kích thước rừng thay đổi, và khu phục hồi sinh thái nơi có thể trồng các loài cây bản địa.

Page 67: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

64

15 Chia sẻ lợi ích

15.1 Mô tả cơ cấu chia sẻ lợi ích dự định sẽ áp dụngcho Chương trình giảm phát thải Vui lòng mô tả cơ cấu chia sẻ lợi ích sẽ áp dụng cho Chương trình giảm phát thải

Theo chiến lược Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, thay vì các hợp đồng bảo vệ rừng95, cơ chế đồng quản

lý rừng và đồng lợi ích từ rừng giữa các đơn vị nhà nước và cộng đồng có thể được thiết lập.

Nhiều công việc đã được tiến hành để xem xét những loại hình cơ cấu chia sẻ lợi ích phù hợp nhất cho REDD +. Đặc

biệt, một tài liệu do GIZ và Bộ NN&PTNT thực hiện vào năm 2010 cung đã đưa ra 17 kiến nghị xung quanh việc thiết

kế hiệu quả và minh bạch hệ thống chia sẻ lợi ích 96. Điều này thu hút việc phân tích cơ cấu chia sẻ lợi ích hiện có trong

hệ thống PFES quốc gia và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Các khuyến nghị cho thấy tầm quan trọng của việc thiết

kế các khuôn khổ tài trợ quốc gia minh bạch để hỗ trợ quá trình phân chia lợi ích ở cấp địa phương.

Ngay sau một trong những khuyến nghị trong báo cáo của GIZ và Bộ NN&PTNT, Việt Nam được hỗ trợ xây dựng hệ

số chi trả (Hệ số R) để đưa vào phương pháp chia sẻ lợi ích97. Hệ số R được thiết kế với mục đích để tính khoản chi trả

cho việc thực hiện REDD+ dựa trên nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái. Tới thời điểm này, hệ số R vẫn chỉ là khái

niệm và chưa được triển khai thí điểm.

Hơn nữa, Việt Nam đã thực hiện tham vấn ở cấp địa phương những người được trực tiếp tham gia98 để xác định các

loại hình lợi ích mà họ mong muốn. Các hoạt động này đã chứng tỏ tầm quan trọng của cách tiếp cận tham vấn để đảm

bảo những ưu đãi REDD +mang lại phù hợp nhất với những người sẽ tham gia thực hiện REDD+. Đặc biệt, đại diện

của Chương trình UN-REDD, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã thiết kế và thí điểm cách tiếp cận quyết định chia

sẻ lợi ích ở cấp địa phương. Phương pháp sử dụng cách tiếp cận tương tác để những người tham gia REDD+ ra quyết

định về quy mô, tính chất, thời gian và hệ thống chia sẻ những lợi ích REDD+ trong tương lai. Phương pháp này đã

được áp dụng ở một số khu vực khác của Việt Nam và có thể tăng quy mô áp dụng khi triển khai các hoạt động REDD+

tại các tỉnh và trên cả nước trong tương lai.

Những công việc trên đã được phát triển ở cả cấp quốc gia và địa phương để chia sẻ lợi ích tại Việt Nam và tạo nền

tảng cho việc thiết kế mô hình khuyến khích cụ thể một khi PAMS được khớp nối, bao gồm:

Cơ cấu chia sẻ lợi ích ở cấp quốc gia sẽ bao gồm Quỹ REDD + quốc gia để tiếp nhận và quản lý tài chính

REDD+. Trách nhiệm quản lý quỹ thuộc về Bộ Tài chính.

Cơ cấu quản lý tài chính cấp tỉnh - sẽ sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng hiện có (FPDFs) được đặt ra để

phân bổ lợi ích liên quan đến lâm nghiệp tới người dân địa phương.

95 Có lúc chính thức được gọi là "sổ xanh" Hợp đồng Bảo vệ rừng do Cục Kiểm lâm đưa ra theo Chương trình 147, 661 (đã hoàn tất)

hoặc Chương trình 30a cho hộ gia đình để bảo vệ một khu vực nhỏ (50ha) rừng phòng hộ mà theo đó mỗi cá nhân nhận được một khoản

tiền nhỏ; số tiền có thể khác nhau, nhưng hiện đang ở mức100.000 đồng mỗi năm cho mỗi ha; Tuy nhiên, ở các xã nghèo như trong

Chương trình 30a thì số tiền có thể cao hơn cho cùng một diện tích. 96 Bộ NN & PTNT Việt Nam, UN-REDD và GTZ, (2010) Thiết kế Hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp cho REDD+ ở Việt Nam. 97 Phạm Minh T., Phùng Văn, K., Enright, A., Nguyễn Thành, T., Nguyễn Trúc, BS (2012) Thành lập thí điểm hệ số R cho chia sẻ lợi

ích REDD+, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, Chương trình UN-REDD, Việt Nam. Nguồn tại:

http://www.snvworld.org/en/sectors/redd/publications. 98 Enright, A., McNally, R. và Sikor, T. (2012). Phương pháp tiếp cận để thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích cho người nghèo địa phương

thực hiện REDD+: Những bài học từ Việt Nam. Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV. Nguồn từ:

http://www.snvworld.org/en/sectors/redd/publications và Sikor, T., Enright, A., Nguyễn Trung, T., Nguyễn Vinh, Q., Vũ Văn, M. (2012)

Thí điểm ra quyết định của địa phương về việc xây dựng Lợi ích phù hợp cho REDD+, Chương trình UN-REDD Việt Nam

http://www.snvworld.org/en/sectors/redd/publications

Page 68: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

65

• Các tỉnh sẽ đóng vai trò là đơn vị phân phối lợi ích/ưu đãi dựa theo quy định trong PRAP của tỉnh.

• Cơ cấu chia sẻ lợi ích ở cấp địa phương sẽ kết hợp các khoản đầu tư và các ưu đãi sau đầu tư. Về nguyên tắc, các

phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào các loại hình hoạt động REDD+ đang được thực hiện. Cách tiếp cận này cũng

sẽ được hỗ trợ thông qua tham vấn người dân địa phương tham gia vào các quyết định chia sẻ lợi ích quan trọng như

thời gian, loại hình và quy mô của lợi ích. Phương pháp này đã được thử nghiệm tại Việt Nam và sẽ giúp hình thành

cách thức chia sẻ những lợi ích đầu tư/ưu đãi phù hợp nhất cho các địa phương.

15.2 Mối liên kết giữa cơ cấu chia sẻ lợi ích đang được hình dung và các hoạt động trong Chương trình

giảm phát thải. Hãy giải thích làm cách nào để những cơ cấu chia sẻ lợi ích sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động được

xác định trong Mục 5.3 để giải quyết nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng. Ở giai đoạn này, nếu có thể,

hãy xác định các vấn đề hoặc hạn chế tiềm ẩn có thể xuất hiện trong quá trình xây dựng Chương trình giảm phát

thải mà có thể cần thêm các bước tiến để thực hiện có hiệu quả các cơ chế chia sẻ lợi ích.

Theo các hoạt động của Chương trình giảm phát thải liệt kê tại Mục 5.3, cơ cấu chia sẻ lợi ích tại địa phương như sau:

Đảm bảo quyền sở hữu: Chia sẻ lợi ích cho các hoạt động này cần kết hợp biện pháp khuyến khích cả trước

và sau khi đầu tư. Cung cấp những lợi ích phi tiền mặt để hỗ trợ phục hồi cảnh quan rừng và trồng rừng, bao gồm

cây giống, phân bón, đào tạo lâm sinh .vv. sẽ được áp dụng để giúp các cộng đồng lựa chọn các loài cây thích hợp

nhất cũng như giúp đỡ để đảm bảo rằng các kỹ thuật quản lý dài hạn là phù hợp. Việc thực hiện dựa trên kết quả

sẽ được áp dụng theo hình thức trao quyền sử dụng đất cho người quản lý cộng đồng trên cơ sở những nỗ lực

trồng rừng và phục hồi rừng như ban đầu.

Tăng cường sản xuất: Ở đây, lợi ích sẽ được cung cấp dưới hình thức cung cấp trước một khoản tài chính để

đầu tư vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận (cho trà) và để cải thiện mối liên kết thị trường đối với các

mặt hàng thiếu sự đầu tư cơ sở chế biến (ví dụ như tre). Cây công nghiệp khác sẽ có các khoản đầu tư REDD +

để cải thiện năng suất và tạo ra nhiều sản lượng trên một đơn vị diện tích. Các khoản đầu tư như vậy sẽ được thực

hiện với điều kiện thoả thuận giảm sự xâm lấn rừng.

Tăng cường thực thi pháp luật: Tăng cường đầu tư vào tuần tra rừng (ví dụ: các cán bộ và phụ cấp hỗ trợ)

và các hỗ trợ khác như đường dây nóng để báo cáo hành vi vi phạm.

Các giải pháp năng lượng tái tạo: Trường hợp có mối liên kết rõ ràng giữa thu mua gỗ nhiên liệu với phá

rừng và suy thoái rừng, việc chia sẻ lợi ích sẽ dưới hình thức giới thiệu các giải pháp năng lượng tái tạo thay thế

bao gồm cải tiến bếp nấu ăn, khí sinh học và biến chất thải thành năng lượng cho các phụ phẩm nông nghiệp (tre

và gạo). Các giải pháp năng lượng tái tạo sẽ như một hình thức chia sẻ chi phí với người nhận REDD+, với việc

một phần của chi phí được địa phương chi trả và sẽ được hoàn trả dựa trên bằng chứng cho thấy việc thu mua gỗ

nhiên liệu đã giảm đi một khối lượng như đã thoả thuận trước đó.

Quản lý rừng bền vững - mô hình chia sẻ lợi ích ngay từ đầu cần dựa trên việc hỗ trợ trước một khoản chi

phí để hạn chế khai thác rừng bằng cách áp dụng thực hành lâm nghiệp bền vững, bao gồm chứng nhận rừng.

Tuân thủ dựa trên lợi ích phải được thực hiện trong việc giúp tìm người mua có thể đảm bảo giá cả thị trường nhất

định cho phát triển và thu hoạch gỗ bền vững.

Các mô hình trên không chỉ thúc đẩy lợi ích chính của các hoạt động có liên quan tới REDD+ (lợi ích các-bon) mà còn

thúc đẩy đa lợi ích, ví dụ nhưnhư đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế hoặc quyền sử dụng đất làm rõ.

Các hoạt động dự kiến trong các PRAP (xem Mục 5.3) để người tham gia REDD+ thực hiện sẽ bao gồm các hoạt động

do chính họ xác định dựa trên kinh nghiệm của họ và sẽ giải quyết tốt nhất những nguyên nhân gây mất rừng và suy

thoái rừng. Các cơ chế chia sẻ lợi ích sẽ gắn trực tiếp đến các hoạt động ở cấp địa phương thông qua việc kết hợp cung

cấp các khoản đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động họ lựa chọn cũng như các lợi ích tiền tệ và phi tiền tệ sau đầu tư.

Các hoạt động sẽ được chính quyền tỉnh giám sát để đảm bảo sự tuân thủ và đối chiếu chéo với dữ liệu MRV để đảm

bảo lợi ích được cung cấp phù hợp với hoạt động thực hiện.

Page 69: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

66

15.3 Tiến độ trong cách thức chia sẻ lợi ích

Mô tả các tiến độ đạt được cho đến nay trong việc thảo luận và chuẩn bị cách thức chia sẻ lợi ích, và những bên đang

tham gia vào quy trình này

Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) là một trong những hợp phần quan trọng của NRAP và ở cấp địa phương nên hướng tới

đa lợi ích (carbon và phi carbon) thông qua ưu đãi cá nhân và tập thể, khuyến khích tiền tệ và phi tiền tệ tuỳ vào các biện

pháp can thiệp cụ thể. Các kết quả nghiên cứu Hệ thống chia sẻ lợi ích trong Chương trình UN-REDD giai đoạn 1 đã

được xem xét chi tiết99 tổng số 22 khuyến nghị để cải thiện hệ thống, bao gồm:

Các điều kiện cần phải được làm rõ hơn;

Áp dụng tốt hơn FPIC và các biện pháp đảm bảo an toàn;

Các quyền của dân tộc thiểu số và cộng đồng phụ thuộc vào rừng cần được tăng cường;

Việc lập bản đồ các loại rừng và quyền sở hữu rừng cần rõ ràng hơn;

Các hình thức cho thuê rừng cần được cải tiến;

Cơ chế tiếp nhận, phản hồi thông tin cần được cải thiện:

Vai trò của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trong bảo vệ rừng cần được thừa nhận và vì vậy REDD+ cần đào

tạo phụ nữ vì họ sẽ tham gia nhiều hơn vào REDD + với vai trò chủ chốt; và

Cần xem xét việc hợp tác chặt chẽ về đồng quản lý hợp và đồng lợi ích giữa các Ban quản lý rừng và cộng

đồng.

Để hỗ trợ việc thực hiện NRAP, hoàn thiện các khuyến nghị về BDS, và xây dựng chương trình làm việc để thực hiện

những vấn đề này, Chương trình UN-REDD đã tổ chức tham vấn ở cấp quốc gia, địa phương (tỉnh, huyện, xã) và các

cấp địa phương, nhằm mục đích thu thập ý kiến của tất cả các bên liên quan (từ quan chức chính phủ cho tới hộ gia

đình cấp thôn bản) về các vấn đề chính sách, và đảm bảo rằng những quan điểm này sẽ được phản ánh trong các khuyến

nghị chính sách và chương trình làm việc.

Để phục vụ việc thiết kế chi tiết Chương trình giảm phát thải, việc thiết kế cần xây dựng dựa trên cách tiếp cận có sự

tham gia được thí điểm trước đó để xác định loại hình cụ thể của lợi ích, thời gian và cách thức phân bổ lợi ích "vì

người nghèo" như đề cập trong NRAP. Chương trình giảm phát thải sẽ kết hợp đầu tư, cùng với các khoản chi trả cho

các kết quả đạt được để khuyến khích các bên liên quan ở địa phương chuyển đổi sang hệ thống sản xuất bền vững hơn.

Ví dụ, các khoản đầu tư có điều kiện, dưới dạng hàng hóa và/hoặc dịch vụ, sẽ được cung cấp cho nông dân địa phương

để phát triển mô hình nông lâm kết hợp (ví dụ như rừng cao su). Những ưu đãi như vậy có thể được kết hợp với đền bù

cho nỗ lực thực hiện bằng cách cấp giấy chứng nhận hàng hóa, cung cấp bảo hiểm giá, hoặc ưu đãi tiếp cận tín dụng để

đầu tư tại gia giúp tăng năng suất.

a) Bước tiến và ví dụ về PFES

Cơ chế chia sẻ lợi ích tuân theo Nghị định 99, Quyết định 380 và Thông tư 80 và nêu ra công thức về mức chi trả cho

mỗi ha, diện tích rừng trung bình của mỗi hộ gia đình và phân loại hệ số rừng (nghèo, trung bình, phục hồi, rừng trồng,

rừng tự nhiên, vv.). Quỹ đã được phân bổ đều cho tất cả dân làng và điều này khiến họ có ý thức trách nhiệm bảo vệ

rừng và giảm nguy cơ chiếm dụng của Ban quản lý thôn bản. Tuy nhiên, lựa chọn này có nghĩa là mỗi hộ gia đình chỉ

nhận được một số tiền nhỏ ($1/ha/year); ngược lại, chi phí cơ hội cho việc sản xuất ngô ở Sơn La khoảng

$1500/ha/năm100.

99Tham vấn việc Hỗ trợ sự xây dựng Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD +) và Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS)

cho Việt Nam tháng 10 năm 2012.

Page 70: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

67

Ở những nơi cộng đồng không có tư cách pháp lý cần thiết để tham gia vào một thỏa thuận PFES, họ sẽ không quan

tâm tới vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 hạn chế quyền của cộng đồng trong việc ký

kết hợp đồng và các quan hệ pháp luật dân sự khác, nhưng để thay đổi luật không phải là dễ. Do đó một phương pháp

thay thế để khuyến khích cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng cũng đã được áp dụng. Cách tiếp cận này cũng đảm bảo

rằng những người dễ bị tổn thương và bị thiệt thòi (ví dụ, người nghèo, hộ gia đình người cao tuổi hoặc không có đất)

vẫn có thể được hưởng lợi từ PFES.

16. Lợi ích phi các-bon (NCB)

16.1 Lợi ích về môi trường và xã hội

Bên cạnh việc giảm phát thải, vui lòng mô tả những lợi ích về môi trường và xã hội mà Chương trình giảm phát thải

đề xuất dự kiến sẽ đạt được, và những vấn đề khác mà Chương tình có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Với vai trò là tiểu chương trình thuộc NRAP, Chương trình giảm phát thải đề xuất sẽ phù hợp với những mục tiêu đa

lợi ích tổng thể của NRAPs, bên cạnh các mục tiêu của các chính sách quốc gia quan trọng khác, đáng chú ý là: Chiến

lược phát triển Rừng Quốc gia102; Chi trả các dịch vụ môi trường rừng (PFES); Kế hoạch hành động và Chiến lược đa

dạng sinh học quốc gia103; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh104.

Cách tiếp cận chiến lược tổng thể của Chương trình, như phác thảo trong Mục 5, là để triển khai tài chính các-bon từ

Quỹ Carbon và các nguồn tiềm năng khác (người mua song phương và đa phương), tạo chất xúc tác quy hoạch phát

triển phát thải thấp qua cách tiếp cận cảnh quan của Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Phương pháp tiếp cận

ba mũi nhọn, trong đó cân bằng cách tiếp cận đa lợi ích (các-bon và phi các-bon) với phát triển bền vững, sẽ được sử

dụng để đảm bảo các lợi ích về môi trường, xã hội và giảm phát thải, đó là: 1) các biện pháp đảm bảo an toàn đa lợi ích

ở cấp quốc gia (xem Mục 13); lồng ghép đa lợi ích vào quy hoạch địa phương (Mục 13); và khuyến khích đa lợi ích ở

cấp địa phương (xem Mục 15).

Ngoài các khung tổng thể của ESMF được xây dựng cho NRAP thì các PRAPs – với mức độ hoạt động của cả NRAP

và Chương trình giảm phát thải - sẽ đóng vai trò như một phương tiện lồng ghép đa lợi ích vào quy hoạch phát triển

kinh tế-xã hội rộng hơn. Hai phương pháp phân tích bổ sung sẽ được sử dụng để đảm bảo lợi ích phi các-bon (NCB)

được tối ưu hóa (và giảm thiểu rủi ro) trong quá trình thực hiện PRAP:

• Phân tích không gian của NCB - xây dựng dựa trên các đánh giá quốc gia và thí điểm địa phương; và

• Phương pháp đánh giá tác động có sự tham gia - PIAM và P-PRAP (được giới thiệu trong Mục 13)

100 Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam: Từ chính sách đến thực tế; trang 93; CIFOR 2013.

101‘Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, gia tăng hấp thụ khí nhà kính của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, và góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và giảm nghèo, và phấn đấu hướng tới phát triển bền vững '.

102‘Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng 16.24M ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; tăng diện tích đất có rừng lên 47% vào năm 2020; để đảm bảo sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế khác nhau và các tổ chức xã hội trong phát triển rừng; tăng sự đóng góp của họ cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế của người dân nông thôn miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.’

103 ‘Lồng ghep mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vào việc thực hiện NRAP; vẽ bản đồ khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao trong NRAP; thúc đẩy việc sử dụng các loài bản địa để làm giàu và phục hồi rừng trong khuôn khổ REDD +; giảm rủi ro cho đa dạng sinh học từ việc thực hiện NRAP thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm an toàn môi trường và xã hội. ".’

104‘Xây dựng và thực hiện Chương trình Giảm phát thảitừ phá rừng và suy thoái rừng (REDD +), quản lý rừng bền vững kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế của người dân địa phương để ứng phó với BĐKH’.

Page 71: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Chương trình giảm phát thải xác định 5 loại NCB:

(i) Tăng cường quản trị rừng;

(ii) Sinh kế nông thôn bền vững;

(iii) Bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái;

(iv) Thích ứng biến đổi khí hậu; và

(v) Bảo vệ các quyền con người

Các biện pháp can thiệp của Chương trình giảm phát thải có thể mang lại, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhiều NCB. Thật vậy, các biện pháp được lựa chọn cho NCB của họ, càng nhiều giảm

lượng khí thải của họ (tăng cường loại bỏ), tiềm năng. Bảng 16.1 xác định các NCB chính, quy mô chỉ tác động tiềm năng, và những người hưởng lợi trực tiếp nhất, dự đoán từ các can thiệp

chương trình ER.

Thông qua quy hoạch có sự tham gia cấp tỉnh và các biện pháp can thiệp ngành lâm nghiệp tập trung, quản trị được cải thiện sẽ là lợi ích phi các-bon trọng tâm của Chương trình giảm phát thải

đề xuất, lưu ý rằng thất bại quản trị là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất các lợi ích phi các-bon khác (sinh kế bền vững, các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, vv).

Page 72: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

Bảng 16.2 Lợi ích phi các-bon dự kiến từ các biện pháp can thiệp của Chương trình giảm phát thải, quy mô và các bên hưởng lợi chính

Biện pháp can thiệp Những lợi ích phi các-bon cơ bản (NCB) Quy mô Những bên hưởng lợi chính

1. Xây dựng PRAP

có sự tham gia

i) Tăng cường quản trị thông qua việc thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình

lập kế hoạch

i-iv) Tất cả các NCB khác thông qua những lợi ích MT-Xh, đánh giá rủi ro trong chuỗi hoạt động của Chương trình Giảm phát thải.

06 tỉnh - 5.1 triệu héc-ta; 41

Huyện

Tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các cơ quan chính phủ,

không thuộc ngành lâm nghiệp, người dân tộc thiểu số,

cộng đồng không được tham gia trong quá trình lập kế

hoạch từ xưa tới nay

2. Giao đất giao

rừng i) Tăng cường quản trị thông qua sở hữu đất rừng hợp pháp (phân quyền)

ii) Sinh kế bền vững thông qua các ưu tiên đầu tư rõ ràng vào các chiến lược (lâm –nông nghiệp)

750,000 ha đất rừng chưa được phân bổ đảm bảo quyền “sở hữu”

Cộng đồng thôn và tiểu điền (các hộ gia đình) là những “chủ sở hữu mới”; chính quyền địa phương tham gia quy trình quản lý đất đai sửa đổi

3. Tăng cường Lâm

luật i) Tăng cường quản trị thông qua việc xóa bỏ các hành vi phạm pháp có tổ chức (khai thác gỗ

trái phép và buôn bán động vật hoang dã có tổ chức (phạm tội bởi “người bên ngoài”)

iii) Dịch vụ hệ thống sinh thái và đa dạng sinh học được củng cố bởi giảm thiểu các mối đe dọa tới những loài gỗ quý và duy trì sự toàn vẹn của hệ sinh thái rừng.

m3/năm; giảm số lượng khai thác gỗ

trái phép

Chính quyền địa phương thông qua việc đổi mới thực thi pháp luật,

cộng đồng thôn và tiểu điền (hộ gia đình) còn được gọi là các”chủ sở hữu mới”.

4. Chứng chỉ rừng

(rừng tự nhiên) ii) Sinh kế bền vững nhờ có hoạt động sản xuất được bao cấp đối với các sản phẩm hàng hóa

(dịch vụ) có giá trị.

iii) Dịch vụ hệ sinh thái và giá trị đa dạng sinh học được củng cố nhờ duy trì toàn vẹn hệ sinh thái

rừng

Không có BQL rừng cộng đồng/chứng

chỉ rừng (hoặc tổng diện tích rừng tự

nhiên) có thể được cấp chứng chỉ

SFCs dường như phải dừng hoạt động khi phải đối mặt với lệnh cấm

khai thác; cộng đồng địa phương và sự hợp tác của tiểu điền (hộ gia

đình) là các “chủ sở hữu” rừng

5. Quản lý rừng bền

vững

(Rừng trồng)

ii) Sinh kế bền vững thông qua cơ chế sản xuất bao tiêu những sản phẩm có giá trị cao Diện tích rừng cao su/keo

Tiềm năng sử dụng đất trống.

SFC và rừng trồng tư nhân; cộng đồng thôn bản và sự hợp tác của các hộ

6. Chi trả dịch vụ

môi trường rừng

(PFES)

ii) Sinh kế bền vững khi có những ưu đãi trước mắt/đầu tư sau này dựa vào kết quả bảo vệ

rừng

iii) Dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị đa dạng sinh học được duy trì nhờ tính toàn vẹn của hệ

sinh thái rừng được đảm bảo.

iv) Thích ứng với biến đổi khí hậu nhờ có đầu tư duy trì rừng tự nhiên.

Diện tích rừng tự nhiên có hợp đồng

cung cấp PFES, số lượng hộ gia đình,

chủ rừng ký hợp đồng tham gia.

Chính quyền địa phương có các ưu tiên đối với việc bảo vệ rừng

; chủ sở hữu rừng tự nhiên có thu nhập bổ sung/thay thế từ các hoạt động

bảo vệ rừng, cộng đồng địa phương và hộ gia đình có các ưu tiên trước

mắt và chi trả, đầu tư sau này dựa vào việc họ bảo vệ rừng tốt hay

không.

7. Phục hồi

sinh cảnh

rừng

ii) Sinh kế bền vững nhờ tăng cường dịch vụ, hàng hóa hệ sinh thái.

iii) Dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị đa dạng sinh học được củng cố nhờ duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng.

iv) Thích ứng với biến đổi khí hậu nhờ có đầu tư duy trì rừng tự nhiên.

Diện tích đất rừng tự nhiên bị suy thoái. Cộng đồng địa phương và hộ gia đình có cơ hội làm việc trực tiếp và cải

thiện dịch vụ/hàng hóa từ rừng. Chính quyền địa phương thông qua sự

đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, các chính sách

biến đổi khí hậu.

8. Nông lâm kết hợp

cộng đồng i)Tăng cường quản trị nhờ trao quyền sở hữu rừng cho cộng đồng thôn/tiểu điền (hộ gia đình)

ii) Sinh kế bền vững nhờ có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ các dịch vụ, hàng hóa rừng.

iii) Các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị đa dạng sinh học được tăng cường nhờ có mở rộng sinh cảnh của rừng bán tự nhiên nếu sử dụng các loài cây bản địa.

Diện tích đất rừng có thể được cộng

đồng quản lý. Cộng đồng địa phương và các hộ gia đình có cơ hội làm việc trực tiếp và

cải thiện dịch vụ/hàng hóa từ rừng. Chính quyền địa phương thông qua

hoạt động cải thiện quản lý rừng.

Page 73: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

70

16.2 Tính đa dạng và bài học kinh nghiệm Mô tả những điểm mới của Chương trình giảm phát thải đề xuất và những bài học có giá trị sẽ mang lại cho

Quỹ các-bon FCPF

Đổi mới trong phương pháp luận của Chương trình giảm phát thải đề xuất, với tiềm năng đem lại những bài học ý nghĩa

cho Quỹ Các-bon FCPF, cơ chế tuân thủ UNFCCC trong tương lai, cho Việt Nam và các Chương trình REDD+ của các

nước khác, được bao hàm ở phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên liên quan nhằm mang lại sự đổi mới,

các giải pháp kỹ thuật và phương thức thực hành để được chia sẻ một cách hợp pháp ngoài khu vực được đề xuất, trong

Quỹ Các-bon FCPF, cho cảnh quan bền vững trong các dự án khác của Ngân hàng Thế giới, các quỹ như Quỹ các bon

sinh học. Tại Việt Nam, Các nhóm cộng đồng Thực Hành sẽ được thành lập để có thể chia sẻ bài học giữa các chính

phủ, chủ sở hữu rừng và cộng đồng địa phương.

a) Phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững

Không giống như các vùng bị chi phối bởi các mặt hàng nông nghiệp và là nguyên nhân dẫn tới mất rừng và suy thoái

rừng, ví dụ như vùng cà phê ở Tây Nguyên của Việt Nam, Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ được đặc trưng

bởi các yếu tố tương tác phức tạp (Mục 5.1). Do đó, việc kết hợp đúng đắn các biện pháp can thiệp, điều chỉnh tuỳ vào

nguyên nhân cụ thể của từng địa phương (tỉnh) cần phải được xác định để có thể cắt giảm phát thải ở những vùng phức

tạp này. PRAP có sự tham gia, đóng vai trò là một cơ chế cho phép lồng ghép giảm nhẹ biến đổi khí hậu, cùng với các

lợi ích phi các-bon, vào việc sử dụng đất địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đây là những cách tiếp cận

sẽ giúp việc kết hợp các biện pháp can thiệp REDD+ với điều chỉnh tuỳ từng địa phương đạt được hiệu quả.

Gần đây một số phương pháp mới đang được thử nghiệm ở giai đoạn sẵn sàng thực hiện NRAP và có thể được mở rộng

quy mô trong Chương trình giảm phát thải phục vụ quy hoạch phát triển đa ngành phát thải thấp. Ngoài ra, các tỉnh trọng

điểm phía Bắc Trung Bộ sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững theo hướng giảm lượng khí thải và quản

lý cảnh quan, và thông qua việc ghi nhận các liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa rừng, nông nghiệp và nước để giảm phát

thải và tăng trưởng xanh bền vững. Hai tỉnh (Thanh Hóa và Nghệ An) sẽ thí điểm chiến lược tăng trưởng xanh. Phát thải

từ rừng, nông nghiệp và chất thải nông nghiệp của hai tỉnh này sẽ giảm đi thông qua các biện pháp can thiệp khí hậu

thông minh và cơ hội đầu tư với khu vực tư nhân. Điều này cũng sẽ là bài học về xây dựng chiến lược phát thải thấp và

tăng trưởng xanh cho các nước tham gia Quỹ các-bon FCPF.

b) Lồng ghép các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Khu vực miền núi Việt Nam nằm trong số những nơi dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu (UNDP,

2012). Cộng đồng vùng cao đang phải đối mặt với hạn hán, sạt lở đất, lũ quét và các sự kiện thời tiết cực đoan đang gia

tăng, dẫn đến làm trầm trọng thêm các vấn đề an ninh lương thực và nguyên nhân cơ bản của tình trạng mất rừng và

suy thoái rừng. Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện những chương trình đầy tham vọng để đưa ra các giải pháp cho địa

phương tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Những giải pháp này sẽ được thử nghiệm và lồng ghép vào quá

trình lập kế hoạch và các biện pháp can thiệp cộng đồng nhằm ổn định an ninh lương thực, giảm tác động của thiên tai

và tăng cường sản xuất nông nghiệp.

c) Phương pháp tiếp cận toàn diện để giám sát rừng

Lồng ghép vào hệ thống giám sát rừng quốc gia hiện có để: (i) tính toán các-bon rừng; (ii) quản lý các biện pháp can

thiệp; và (iii) mục tiêu lợi ích phi các-bon. Phương pháp Giám sát rừng có sự tham gia (PFM) sẽ được mở rộng từ những

tỉnh thí điểm trước đó để lồng ghép thể chế của các bên liên quan khác theo chiều dọc và chiều ngang trong việc tính

toán các-bon cho Chương trình giảm phát thải và sau đó là NRAP. Chủ rừng, cùng với cộng đồng địa phương, sẽ áp

dụng các giao thức thu thập dữ liệu cho: nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng; dữ liệu hoạt động theo không gian và

phi không gian; và sinh khối trên mặt đất để ước lượng hệ số phát thải/hấp thụ. Quản lý rừng có sự tham gia, thông qua

điều chỉnh độ che phủ rừng hàng năm và hệ thống giám sát sự thay đổi độ che phủ rừng ở Việt Nam, cũng sẽ giám sát

việc thực hiện các biện pháp can thiệp của Chương trình giảm phát thải thông qua các chỉ số để tạo thuận lợi quản lý

Chương trình và các PRAPs cấu thành. Chỉ số cho các lợi ích phi các-bon (đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái và

hàng hóa, chẳng hạn như lâm sản ngoài gỗ; tài sản sinh kế, vv), được xác định trong quá trình PRAP có sự tham gia sẽ

tạo ra dữ liệu đóng góp vào sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn.

Page 74: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

71

d) Hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn áp dụng trên cả nước

Vận hành CSS quốc gia thông qua: (i) cải thiện việc thực hiện và thi hành PLRs hiện có; (ii) lồng ghép các lợi ích phi

các-bon vào kế hoạch địa phương; và (iii) khuyến khích các lợi ích phi các-bon ở mức độ thực hiện các hoạt động giảm

phát thải. CSS, như đề cập trong NRAP, sẽ tiếp tục phát triển với đầu vào phân tích chiến lược từ quá trình xây dựng

SESA-ESMF quốc gia, cùng với các sáng kiến hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ khác (đặc biệt là Chương trình UN-

REDD giai đoạn II). Chương trình giảm phát thải sẽ bổ sung xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia thông

qua các cơ chế địa phương để đảm bảo các lợi ích môi trường và xã hội được tối ưu hóa và thực hiện. Tăng cường t hiện

PLRs hiện tại sẽ cung cấp thông tin phản hồi về cải cách chính sách và xây dựng chương trình nâng cao năng lực thể

chế. Là một phần của PRAP, việc đánh giá và giám sát tác động sẽ cung cấp những thông tin về việc tuân thủ các biện

pháp đảm bảo an toàn có thể được gửi đến, và tổng hợp ở cấp quốc gia để báo cáo trong NRAP, tạo cơ hội nhận tài trợ

song phương/đa phương trong tương lai.

17. Tiến trình đăng ký

17.1 Đăng ký quốc gia

Xin vui lòng mô tả ngắn gọn mối quan hệ của Chương trình Giảm phát thảiChương trình Giảm phát thảivới việc sắp

xếp tổ chức quản lý các hoạt động REDD + quốc gia, và liệu Chương trình giảm phát thải đề xuất có là một phần

của hệ thống nào để theo dõi REDD + hoặc các hoạt động giảm phát thải khác (ví dụ, một đăng ký REDD+)

Việc đăng ký tham gia thực hiện REDD + quốc gia được dự đoán sẽ được xây dựng, như một phần của các hoạt động

được FCPF/Ngân hàng Thế giới tài trợ theo dự án sẵn sàng thực hiện REDD+.

Việc quản lý Chương trình Giảm phát thảivà sắp xếp quản lý hoạt động REDD + sẽ được quản lý thông qua cùng một

hệ thống thể chế và quản lý dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Lâm nghiệp.

Chương trình Giảm phát thảisẽ củng cố thông tin trên toàn quốc về tất cả các hoạt động giảm phát thải.

18. Danh mục từ viết tắt trong ER-PIN

Giải thích nghĩa các từ viết tắt, thêm dòng nếu cần thiết.

Từ viết tắt Ý nghĩa

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BCEFs Các nhân tố gia tăng và chuyển đổi nhiêu liệu sinh khối

BDS Hệ thống phân phối lợi ích

CF Quỹ Các-bon

CFM Quản lý rừng cộng đồng

CFM UBND xã

CPC Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (Australia)

CSIRO Các tổ chức xã hội dân sự

CSO Đánh giá tác động môi trường

EIA Giảm phát thải

ER Tài liệu chương trình giảm phát thải

ERDP Mức giảm phát thải

ERL Cam kết Chi trả cho kết quả giảm phát thải

ERPA Khung quản lý xã hội và môi trường

EZ Vùng Kinh tế

FCPF Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp

FIPI Viện Điều tra quy hoạch rừng

FLA Giao đất giao rừng

FLEGT Tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản

FMS Hệ thống giám sát rừng

FPD Cục kiểm lâm –Thuộc Tổng cục lâm nghiệp, đồng thời là các Chi cục kiểm lâm tại tỉnh, huyện và hầu hết các

xã mặc dù một kiểm lâm viên có thể phụ trách nhiều xã.

FPDS Quỹ Phát triển và bảo vệ rừng tỉnh (là quỹ dành cho các chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuộc quyền quản lý

của Quỹ Phát triển và bảo vệ rừng TW-VNFF)

FPIC Tự nguyện, được biết trước, được thông tin đầy đủ và đồng thuận

FRL Mức tham chiếu rừng/mức phát thải tham chiếu rừng quốc gia

FSC Hội đồng quản trị rừng

FSDP Dự án phát triển ngành lâm nghiệp

FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

GEF Quỹ Môi trường toàn cầu

GIZ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức

GoV Chính phủ Việt Nam

Page 75: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

72

Từ viết tắt Y nghĩa

GRM Cơ chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin ở cấp quốc gia

GSO Tổng cục thống kê

HCMC Thành phố HCM

HEP Nhà máy thủy điện

HH Hộ gia đình

IPCC Ủy Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KfW Ngân hàng phát triển Đức

LEDP Lập kế hoạch/chiến lược phát triển phát thải thấp

LMS Hệ thống giám sát đất đai

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MOLISA Bộ Lao động, thương binh và xã hội

MONRE Bộ Tài nguyên và môi trường

MPI Bộ Kế hoạch Đầu tư

MRV Hệ thống Đo đạc báo cáo và thẩm định

Mt Triệu tấn

MW Đơn vị đo công suất (dùng trong các nhà máy thủy điện)

NCAR Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc trung bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Thừa Thiên Huế

NFI&S Thống kê và điều tra rừng quốc gia

NFIMAP Chương trình Đánh giá và Giám sát, điều tra rừng quốc gia

NGO Tổ chức phi chính phủ

NRAP Kế hoạch hành động quốc gia về REDD+

NTFP Lâm sản phi gỗ

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

OP Chính sách hoạt động (về bảo đảm an toàn) của Ngân hàng Thế giới

PAs Các khu bảo tồn (còn được gọi là các rừng đặc dụng ở Việt Nam)

PFES Chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng

PRAP Kế hoạch hành động REDD+ ở tỉnh

R-PP Đề xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD

RECOFTC Trung tâm vì con người và rừng

REL Mức phát thải tham chiếu

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (5 năm)

SESA Đánh giá chiến lược môi trường và xã hội

SFC Công ty lâm nghiệp nhà nước

SFE Lâm trường quốc doanh

SFM Quản lý rừng bền vững

SNV Tổ chức phát triển Hà Lan

SUF Rừng đặc dụng (Ví dụ Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn)

TA Hỗ trợ kỹ thuật

TFF Quỹ ủy thác lâm nghiệp Việt Nam

TOR Điều khoản tham chiếu

TT Hue Tỉnh Thừa Thiên Huế

VCF Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam

VFD Dự án Rừng và đồng bằng VN (do USAID tài trợ)

VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2012

VNFF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

VNForest Tổng cục lâm nghiệp

VPA Thỏa thuận đối tác tự nguyện

VRO Văn phòng REDD+ Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới

Page 76: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

74

Phụ lục 1: Kế hoạch tài chính

Giá các-bon $7/tấn.

Page 77: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

76

FCPF Carbon Fund ER-PIN Template v.4August, 2013

Phụ lục 2: Điều kiện khí hậu nông nghiệp khu vực Bắc Duyên hải miền Trung

Bắc Trung Bộ có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 5,1 triệu ha, trong đó 80% là đồi núi, còn lại là đồng

bằng ven biển với đất nông nghiệp, chiếm 14% diện tích tự nhiên. Khu vực có khí hậu gió mùa nhiệt đới.

Lượng mưa trung bình là khoảng 2500 mm với hai mùa một năm: mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 12 với

nhiều cơn bão và 85% lượng mưa tập trung của trong tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 1 đến

tháng 5. Khu vực có mật độ dân số khoảng 200 người/km2 và dân số khoảng 10 triệu vào năm 2001 (13%

dân số cả nước). Trong giai đoạn 1995-2000, tăng trưởng GDP của khu vực vào khoảng 5,3% mỗi năm

(76% trung bình toàn quốc). Khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội thấp và tỷ lệ hộ nghèo cao. Thu nhập

bình quân đầu người hàng năm trong khu vực vẫn còn thấp (khoảng $190), khoảng 65% bình quân cả

nước.

Đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ là điều kiện tự nhiên đa dạng với điều kiện miền núi ở phía

Tây và ven biển ở phía Đông. Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển cảng biển và du lịch ven

biển, nuôi trồng thủy sản biển và ven biển cũng phát triển khá mạnh.

Điều kiện tự nhiên của vùng Duyên hải miền Trung khác nhau rất nhiều từ vùng đất thấp ven biển ở phía

Đông đến vùng trung du và vùng đất cao ở khu vực miền núi ở phía Tây. Vùng đồng bằng ven biển rất

thích hợp để trồng các loại cây hàng năm, tùy thuộc vào sự sẵn có của nước ngọt. Khu vực miền núi đất

kém phì nhiêu do nước chảy liên tục làm xói mòn các chất dinh dưỡng. Hầu hết các khu vực ven biển có

xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản biển và ven biển và các ngành công nghiệp, trong khi ở các vùng

cao, đồng bào dân tộc thiểu sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp ở sườn dốc.

Do hạn chế quỹ đất cho nông nghiệp, công nghiệp (ví dụ như nhà máy lọc dầu, cảng biển) và du lịch đã

được phát triển để có nguồn thu nhập thay thế, do đó khu vực này trở thành điểm đến du lịch chính của

đất nước.

Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp là do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, đất kém màu mỡ, cơ

sở hạ tầng nghèo nàn và thiếu nước ngọt trong mùa khô. Hàng năm các khu vực cũng dễ bị bão và lũ lụt.

Ngoài ra, suy thoái môi trường do nạn phá rừng và canh tác không phù hợp trên đất dốc ở vùng núi phía

Tây là mối lo ngại từ lâu.

Bảng 2.1 Các hành động phát triển nông nghiệp tiềm năng cho khu vực

105

Hạn chế Hành động được khuyến nghị Chiến lược đầu tư

Những hạn chế chính: dễ bị lũ lụt ở vùng ven biển và đất dốc (thường dốc) ở phía tây trong khu vực miền núi.

1. Hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc

phát triển các doanh nghiệp thượng

nguồn và hạ nguồn (tức là nguồn cung

cấp đầu vào, chế biến, tiếp thị và xuất

khẩu) để tạo ra công ăn việc làm nhiều

hơn tại nông thôn

2. Tập trung nâng cao chất lượng sản

phẩm và kiểm soát chất lượng.

3. Liên kết các chương trình nghiên

cứu và mở rộng với các trường đại học

trong khu vực và trung tâm nghiên

cứu để phát triển hệ thống dịch vụ hỗ

trợ nông nghiệp mạnh,

ví dụ tư vấn về gỗ và Bão

4. Thực hiện trồng rừng tại các khu

vực miền núi ở phía Tây và quản lý

vùng ven biển ở phía Đông

Các nghành công nghiệp nông thôn và du lịch Đa dạng hoá nông nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ sản và chăn nuôi gia súc Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp

Phát triển thị trường

Bảo vệ lâm nghiệp

Quản lý khu vực ven biển

105Nghiên cứu đa dạng hoá nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới

Page 78: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

77

Ảnh hưởng của bão

Những thiệt hại do bão không dễ dàng để định lượng một cách thường xuyên, nhưng việc đánh giá thiệt

hại do bão gây ra cho đất trồng thuộc dự án FSDP WB trong năm 2009 cho thấy tổng cộng 5,720 ha

(tương đương khoảng 20% tổng diện tích trồng của dự án) chịu ảnh hưởng với khoảng 1.100 ha (khoảng

4%) bị ảnh hưởng nặng nề. Các thiệt hại do bão có thể được giảm nhẹ thông qua việc trồng các loại cây

chắn gió và cây trồng có khả năng chịu gió mạnh. Việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu tác động của

bão sẽ có tác động rất tích cực về mặt đầu tư kinh tế vào diện tích rừng của dự án. Chi tiết thiệt hại xem

tại Bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2 Diện tích đất trồng bị thiệt hại do bão (số liệu năm 2009)

Năm

Hộ gia đình

bị ảnh

hưởng

Diện tích bị thiệt hại

(ha)

Tổng

Thiệt hại dưới 40% Thiệt hại

40-80%

Thiệt hại

80-100%

2005 670 1,202 350 532 320 2006 1,335 1,614 583 766 265 2007 1,937 2,035 584 1,080 371 2008 995 870 436 287 147 Tổng 4,937 5,721 1,953 2,665 1,104

Số liệu kinh tế xã hội

Bảng 2.3 Trung tâm hành chính của các tỉnh thuộc chương trình

Tỉnh Thành phố Tổng số thị

trấn Tổng số huyện Tổng số xã

Thanh Hoá 1 2 24 505

Nghệ An 1 2 17 435

Hà Tĩnh 1 2 10 235

Quảng Bình 1 0 6 141

Quảng Trị 1 1 8 117

Thừa Thiên-Huế 1 2 6 105

Tổng 6 9 71 1,538

Phụ lục 3: Thông tin thêm về nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng

Khu vực đang đầu tư vào các vùng kinh tế phát triển, các vùng kinh tế lớn được nêu dưới đây cho thấy sự đầu

tư đáng kể và liên tục từ năm 2006. Số lượng các dự án tăng lên và có sự đầu tư cốt lõi

Bảng 3.1 Vùng kinh tế thuộc chương trình

STT

T Tên vùng kinh tế

kinhktetees Diện tích Các dự án chính

1 Nghi Sơn_Thanh

Hóa

Số lượng dự án: 2006: 80,600ha

2015: khoảng 160,000ha

2025: 230,000ha Diện tích: 18.611,8 ha

Decision 1364/QĐ-TTg dated 10/10/2007

Công nghiệp nặng: lọc dầu, cán thép, cơ khí, sản xuất và lắp ráp ô tô, điện, v.v

2 Đông Nam Nghệ An

- Nghệ An

11/6/2007 tại quyết định 85/2007/QĐ-TTg 18,826 ha

613,520 m2/23 dự án bị huy

Kế hoạch tới năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008.

Khó xác định Cảng

Nhà máy bia

Page 79: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

78

ST

TT Tên vùng kinh

tế kinhktetees Diện tích Các dự án chính

702 dự án được đầu tư trong đó có 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. (Điện tử viễn thông Hàn Quốc BSE) và hơn 40 dự án hiện vẫn đang triển khai

3

Vũng Áng – Hà

Tĩnh

Vị trí địa lý thuận lợi, dễ sang Lào, Thái Lan

22.781ha

Quyết định 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006

Điều kiện tốt cho du lịch

và giải trí

Nhà máy nhiệt điện luyện kim;

Cảng nước sâu

4

Hòn La – Quảng

Bình

Quyết định 79/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 10,000 ha (đất chính 8.900 ha)

Cảng, cán thép, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm,

đóng tàu, chế biến khoáng sản,

nhà máy lọc dầu. Một nhà máy

nhiệt điện: 1200 KW.

5

Chân Mây-Lăng

Cô- TTHuế

Quyết định 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 27,108 ha

Tính tới 2015: Khoảng 90,000 người.

Tính tới 2025: Khoảng 170,000 người.

Cảng

Du lịch

6

Mỹ Thuỷ-

Quảng Trị

250 ha gần cảng Cửa Việt Nhà máy gỗ MDF 65.8 triệu đô la Mỹ, công suất 120,000m3

Kết thúc năm 2015

Quy hoạch cảng biển sâu Mỹ Thuỷ - Quảng Trị, Chính phủ đã đồng ý bổ sung Khu kinh tế đông nam biển Quảng Trị vào Quy hoạch tổng thể các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020. Các khu kinh tế biển có tổng diện tích 237,71 km ², lợi thế tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp khí đốt kết hợp với tiềm năng khí đốt ở gần bờ, năng lượng và hậu cần. Tổng vốn đầu tư dự kiến sẽ được khoảng 1,5 tỷ USD trong giai đoạn đầu.

Cảng Mỹ Thuỷ là trung tâm của Khu vực kinh tế Đông Nam;

Nhà máy nhiệt điện 1.200 MW

Than trong đó tiêu thụ 3 triệu tấn

than mỗi năm.

Nhu cầu năng lượng quốc gia và thủy điện trong khu vực

Tiêu thụ năng lượng

Trong khoảng những năm 2000 và 2005, tổng tiêu tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Việt Nam tăng 10,6%

mỗi năm. Tăng trưởng trong tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch là cũng cao tương tự, với việc sử dụng than đá tăng 14,9%

mỗi năm, sử dụng dầu 8.2 % mỗi năm, và khí tự nhiên sử dụng 37% mỗi năm.

Công suất phát điện hiện nay của Việt Nam và kế hoạch mở rộng trung hạn bao gồm thủy điện, khí đốt tự nhiên và

nhiệt điện dầu nhiên liệu và điện đốt than. Với sự tăng trưởng trong phát điện theo dự kiến sẽ tiếp tục ở mức 15%

mỗi năm trong vòng một thập kỷ nữa, vấn đề lớn nhất liên quan đến hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực này là việc

đảm bảo công suất nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động càng tiết kiệm năng lượng càng tốt.

Việc tiêu thụ năng lượng tăng gấp ba lần trong thập kỷ trước từ 1997-2007 phụ thuộc vào nguồn tài nguyên năng

lượng của Việt Nam, đặc biệt là thủy điện, trong khoảng thời gian chi phí năng lượng tương đối thấp.

Bảng 3.2 Dự báo nhu cầu công suất điện giai đoạn 2011-2030 tính theo MWs

2011 2015 2020 2025 2030

Tổng nhu cầu 18,406 30,803 52,040 77,084 110,215

Tổng công suất lắp đặt 24,607 43,132 70,115 98,010 137,780

Tổng công suất dự phòng 6,201 12,329 18,075 19,870 27,565

Nguồn cung phân bổ như

sau

Page 80: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

79

Bơm lưu trữ và thuỷ điện 10,631 14,283 17,987 20,926 21,057

% thuỷ điện so với tổng

công suất

57.8% 46.4% 35.6% 27.1% 19.1%

Thuỷ điện công suất nhỏ và

năng lượng tái tạo

511 1,679 3,129 4,829 4,829

Nhiệt điện than 4,185 15,515 32,535 45,190 77,310

Nhiệt điện khí đốt và dầu 8,362 10,582 13,625 17,525 17,525

Hạt nhân 1,000 6,000 10,700

Nhập khẩu 918 1,073 1,839 4,609 6,359

Công nghiệp giấy và bột giấy

Nhu cầu năng lượng của ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ điện, than,

chiếm tương ứng 52% và 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Năng lượng nhiệt lớn được tiêu thụ trong

quá trình sấy khô khi sản xuất giấy và trong tạo ra hơi nước sử dụng cho thiết bị bay hơi khi sản xuất bột

giấy dựa vào chất hóa học. Điện được sử dụng cho một loạt các nhiệm vụ bao gồm bào gỗ, bơm, xử lý

không khí và ánh sáng. Ngoài ra, khi Công nghệ bột cơ học peroxyt (kiềm có sử dụng hóa chất trong quá

trình nghiền) được áp dụng, nó tiêu tốn một lượng lớn điện. Tại một số nhà máy, hơi nước được hỗ trợ

bởi gỗ thải và bột giấy như một hình thức đồng phát và nhiệt để sấy khô cũng có nguồn gốc từ nhiệt thải.

Nhìn chung, ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng cao,

chiếm 7% sử dụng điện và 9% tiêu thụ than trong ngành công nghiệp. Năm 2002, ngành công nghiệp

tiêu thụ 597 triệu kWh điện, 350.000 tấn than, 11.200 tấn dầu diesel và 87.000 tấn dầu nhiên liệu. Hiệu

quả năng lượng thấp do việc sử dụng công nghệ cũ và hạn chế khai thác năng lượng phục hồi và hệ thống

tái sử dụng, ví dụ như thu hồi nhiệt thải và đồng phát.

Page 81: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

80

Thuy điện

Bảng 3.3 Tình trạng của nhà máy thuy điện vừa và nhỏ

Khu vực <50KW 50-100KW 100-500KW >500KW Tổng Đang hoạt

động Số trạm Công suất Số trạm Công suất Số trạm Công suất Số trạm Công suất Số trạm Công suất Số trạm Công suất

Bắc duyên hải

miền

Trung

12 260 1 50 9 1720 3 5460 26 7490 8 1400

Từ: Dự án Nâng cao năng lực cho lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông - ADB Thuỷ điện CR.

Có ba con sông lớn trong khu vực, lưu vực sông Mã, sông Chu, sông Cả và sông Hương.

Bảng 3.4 Công suất dự kiến từ các con sông trong khu vực chương trình

Sông Tỉnh MW Sông Mã Thanh Hoá 542 Sông Cả Nghệ An, Hà Tĩnh 398 Sông Hương TT Huế 282

Bảng 3.5 Đề án lớn hoàn thành gần đây (trong khoảng thời gian tham khảo) hoặc đang được xây dựng

Tên đề án Tỉnh/sông Công ty vận hành MW Cửa Đạt Gần đây đã hoàn thành,

cũng là một chương trình

thủy lợi

Thanh Hóa Công ty cổ phần thuỷ điện Cửa Đạt

2x485

Trung Sơn

Đang xây dựng, dự kiến

hoàn thành 2015/17

Thanh Hóa /sông Mã EVN / Nhà máy thủy điện Trung Sơn (WB tài trợ)

275

Hồi Xuân/Hủa Na Thanh Hóa /sông Mã EVN ? 180? Bình Điền TT Huế/sông Hương Tổng công ty xây dựng Sông Đa 3

0 A Lưới TT Huế 1

70

Tả Trạch TT Huế MARD HEP 21 Nhan Hac Nghệ An Tổng công ty xây dựng Hà Nội 60 Bản Cốc Nghệ An Tổng công ty xây dựng Hà Nội 18 Sao Va Nghệ An Tổng công ty xây dựng Hà Nội 3

Bản Mồng Nghệ An MARD HEP and irrigation 42 Thác Muối Nghệ An/ sông Cả 53 Hương Sơn Hà Tĩnh Công ty máy móc xây dựng

Việt Nam 30

Ngàn Trươi Hà Tĩnh Nhà máy thủy điện MARD (HEP) và công trình tưới tiêu

20

Số 2 Quảng Trị Sông Rào Quán HEP và công trình tưới tiêu

64

Đắk Rông 3 Quảng Trị HEP 8 Sông Sen Huong Phuong HEP 25

Bảng 3.6 Dự án thủy điện nhỏ106 trong chương trình được xem xét, tình trạng không rõ ràng

Dự án thuy điện nhỏ

được xem xet Sông KW Đường đi (km)

Thanh Hóa Huoi Vong Huoi vong 1000 3 Hon Hua Hon Mau (sông Cả) 1000 9 Tam Lu Lo 7000 8

106Khái niệm dự án thuỷ điện nhỏ có thể thay đổi, nhưng nhìn chung đó là các nhà máy công suất nhỏ hơn hoặc đạt 20-30MW.

Page 82: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

81

Dự án thuy điện nhỏ

được xem xet Sông KW Đường đi (km)

Khu Stream Khu 1000 13 Sông Chang Sông Chang 3000 15 Sông Am Sông Chu 2000 12 Sông Dan Sông Chu 1000 11 Nghệ An Luu Kieu N. Kieu 1000 3 Yen Thang Huoi Nguyen Lam river 26,000 8 Xoong con Cha Lap Lam 7000 6 Trung Huong Khe Thu Lam 3000 5 Mon Son Sông Giang 3000 10 Sao Va Sông Cả 3000 Nhan Hac Sông Cả 18,000 21 Bản Cốc Sông Cả 18,000 8.5 Nậm Cằn 1 Nam Can 7000 15 Hà Tĩnh Vu Quang Nam Truoi 20,000 2 Huong Sen Nam Troi 30,000 1 Ho Ho Ngan Sau 13,000 4 Quảng Bình Khe Nét Khe Nét 2000 18 Khe Rôn Khe Rôn 3000 9

Page 83: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

82

Phụ lục 4: Sử dụng đất, độ che phủ rừng và quyền

sở hữu đất

Một trong những chính sách lớn liên quan đến phát triển trồng cao su 107 là xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2015 với mục tiêu chính là tăng cường sản xuất cao su và thiết lập đồn điền cao su trên đất nông nghiệp không hiệu quả và rừng tự nhiên bị suy thoái.

Bảng 4.1 Dự kiến trồng cây cao sư 108

Năm

Tổng diện tích (ha)

Tổng khối lượng

(triệu tấn)

Tổng giá trị xuất khẩu

(tỉ USD)

2010

650,000

0.8

1.6

2015

800,000

1.1

1.8

2020

800,000

1.2

2.0

Dự kiến trồng cây cao su tại khu vực Bắc Trung Bộ tới năm 2020

Khu vực

Diện tích trồng mới

(ha)

Diện tích ổn định

(ha)

Nguồn đất chính

Bắc Trung Bộ

20,000

80,000

Đất nông nghiệp

không hiệu quả

Ở một số tỉnh, đặc biệt là ở Tây Nguyên mô hình hợp tác đã được thiết lập giữa các công ty tư nhân và

Công ty lâm nghiệp để phát triển các đồn điền cao su. Trong mô hình này các công ty lâm nghiệp góp

đất của mình như sau:

Đối với công ty lâm nghiệp

• Dựa trên phê duyệt của UBND tỉnh (cơ quan điều hành), đóng góp đất đai của họ cho các công ty tư nhân để cùng nhau thiết lập các đồn điền cao su • Đóng góp lao động cho các công ty liên doanh, điều này một phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong công ty lâm nghiệp • Khi nhựa của đồn điền cao su được thu hoạch, công ty lâm nghiệp được phân phối lợi ích tỷ lệ thuận với tỷ lệ góp vốn trong đất và lao động

Đối với các công ty cao su tư nhân • Phối hợp với các công ty lâm nghiệp trong việc triển khai các dự án phát triển trồng cao su và việc chuyển đổi đất rừng đang được quản lý bởi công ty lâm nghiệp • Góp vốn, vật chất, kỹ thuật để thực hiện các mô hình • Giữ phần lớn vốn đầu tư, do đó công ty tư nhân chịu trách nhiệm về việc quản lý và hướng dẫn trong liên doanh • Khi đồn điền cao su sản xuất nhựa, công ty tư nhân được hưởng lợi ích tỷ lệ thuận với tỷ lệ góp vốn vào liên doanh

Giao đất lâm nghiệp Ví dụ về sự tiến bộ về giao đất lâm nghiệp trên toàn quốc, tính đến năm 2010 khoảng 1,8 triệu giấy chứng

nhận sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)

107Quyết định 750/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển cao su tới năm 2015 tầm nhìn tới 2020. 108Từ Bảo vệ rừng và phát triển cây cao su ở Việt Nam, Xu hướng rừng/Tropenbos International tháng 9/2013.

Page 84: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

83

công nhận quyền sử dụng đất bao gồm 8.843.000 ha hay khoảng 69% tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất. Phần lớn đã được cấp cho các hộ gia đình, các GCNQSDĐ trung bình cấp cho hộ gia đình có

diện tích rừng 3ha, trong khi quyền sử dụng đất được cấp cho một tổ chức với diện tích trung bình 930ha.

Bảng 4.2 Cấp chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp tính đến 2010109

Đặc điểm Diện tích Số giấy chứng nhận

Tổng diện tích ấn định để cấp GCNSDĐ

17,743,000

GCNSDĐ cấp tính đến 2010 8,843,000 1,818,000 Trong đó:

Cho các tổ chức 5,505,000 5,875

Cho các hộ gia đình 3,338,000 1,175,083

Sử dụng đất theo vùng và tỉnh Sau đây là các bảng thể hiện sử dụng đất và diện tích rừng theo vùng và tỉnh, huyện, số liệu từ Bộ TN & MT và Cục Kiểm lâm. Chương trình giảm phát thải được đề xuất sẽ làm việc với 41 quận, huyện có nhiều rừng nhất, chủ yếu ở phía Tây ở vùng núi phía biên giới với Lào.

Bảng 4.3 Tóm tắt giao đất khu vực Bắc ven biển miền Trung (ha) (Bộ TN&MT 2005)

Vùng

Tổng diện tích

rừng

Thành phần được giao đất

Tổng

Hộ gia đình

Các tổ chức

kinh tế

Các tổ

chức khác

Tổng được giao

cho các tổ chức

Đầu tư

nước ngoài

Cộng đồng

Khu vưc Băc Trung Bô Rừng sản xuât 1,143,179 965,712 539,795 15,154 362,778 42,755 405,533 - 1,832 Rừng đăc dung 563,732 482,278 487 221 1,135 480,435 481,570 - - Rừng phong hô 1,428,967 910,671 337,450 38,236 313,221 221,667 534,888 7 92 Tổng 3,135,878 2,358,661 877,732 53,611 677,134 744,857 1,421,991 7 1,924

Bảng 4.4 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Bắc miền Trung và người sử dụng (ha) (số liệu từ FPD 2012)

Phân loại

Tổng Ban quản lý

rừng Công ty

lâm nghiệp Các tổ chức

kinh tế Lực lượng

vũ trang

Hộ gia

đình

Cộng đồng Các tổ

chức khác

UBND xã

Đất có rừng 2,879,640 1,290,273 367,656 2,358 52,276 837,193 33,935 34,906 261,045 Rừng tự nhiên 2,167,625 1,186,971 258,641 0 38,393 449,813 23,999 8,015 201,793 Rừng trồng 712,015 103,301 109,015 2,358 13,883 387,380 9,936 26,891 59,252 Đất trống 595,493 206,499 47,354 119 5,582 177,316 1,926 4,500 152,197

Thoạt nhìn,các bảng trên cho thấy một sự thay đổi tổng diện tích rừng là 256.238 ha từ năm 2005 đến2012. Tuy

nhiên, sự khác biệt giữa tổng diện tích rừng năm 2005 và 2012 cần có sự giải thích. Số liệu năm 2005 Bộ

TN&MT đưa ra dựa trên hình ảnh vệ tinh SPOT 5, vào thời điểm đó là khá chính xác để ghi lại các khu vực có

rừng che phủ, vấn đề không rõ ràng ở đây là chất lượng rừng. Cũng sau năm 2005 đã có một sự hợp nhất giữ đất

rừng do Bộ NN&PTNT thực hiện và chất lượng của kiểm kê rừng quốc gia được cải thiện. Trong năm 2012,

phân loại "đất trống" ở Việt Nam không có nghĩa là đất trống, nhưng có thể bao gồm rừng tự nhiên bị suy thoái

nặng nề, điều này theo cách nào đó đã giải thích cho sự thay đổi diện tích rừng. Tuy nhiên, có mốitương quan

khá chặt chẽ giữa các tổ chức nắm quyền sử dụng đất rừng được giao cho hộ gia đình. Cũng cần lưu ý là sự gia

tăng trong "cộng đồng" được giao đất lâm nghiệp tăng từ 1.832 ha đến 33.935 ha. Dự kiến trong thời gian chuẩn

bị nội dung chi tiết cho Chương trình giảm phát thải, nhiều công việc chi tiết hơn sẽ được thực hiện để xem xét

vấn đề sử dụng đất và quyền sử dụng đất trong vùng dự án.

109Số liệu từ MONRE và Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp 2010

Page 85: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

84

Bảng 4.5 Tình hình giao đất rừng phong hộ (ha) (2005 MONRE)

Tỉnh Tổng diện tích

rừng phòng hộ Diện tích chưa được giao

Tổng

Cộng đồng

Băc duyên hải miên Trung 1,428,967 518,298 184,224 334,074 +Thanh Hóa 240,595 25,702 - 25,702 +Nghệ An 577,213 258,313 179,273 79,040 +Hà Tĩnh 180,226 29,114 - 29,114 +Quảng Bình 234,645 114,982 - 114,982 +Quảng Trị 78,434 56,670 2,987 53,683 +Thừa Thiên Huế 117,854 33,517 1,964 31,553

Bảng 4.6 Tình hình giao đất rừng sản xuất (ha) (2005 MONRE)

Tỉnh Tổng diện tích

rừng sản xuất Diện tích chưa được giao

Tổng

Cộng đồng

Băc duyên hải miên Trung 1,143,179 177,467 59,023 118,444 +Thanh Hóa 228,086 1,669 - 1,669 +Nghệ An 405,683 84,392 58,402 25,990 +Hà Tĩnh 82,501 16,551 - 16,551 +Quảng Bình 264,815 39,568 - 39,568 +Quảng Trị 80,239 21,838 621 21,217 +Thừa Thiên Huế 81,855 13,449 - 13,449

Bảng 4.7 Tình hình giao đất rừng đặc dụng (ha) (2005 MONRE)

Tỉnh Tổng diện tích

rừng đặc dụng Diện tích chưa được giao

Tổng Cộng đồng Xã

Băc duyên hải miên Trung 563,732 81,424 - 81,424 +Thanh Hóa 85,317 - - - +Nghệ An 211,498 75,837 - 75,837 +Hà Tĩnh 78,683 90 - 90 +Quảng Bình 91,793 - - - +Quảng Trị 33,664 105 - 105 +Thừa Thiên Huế 62,777 5,392 - 5,392

Bảng 4.8 Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2016-2020 của các tỉnh Bắc duyên hải miền

Trung

Tỉnh Rừng phong hộ Tái sinh tự nhiên Rừng mới

tập t rung Trồng lại Trồng cây

phân tán Rừng chuyển đổi mục

đích Rừng chuyển đổi mục

đích Khai thác trên

rừng tự nhiên Khai thác trên rừng

trồng

(ha) (ha) (ha/ year) (ha/ year) (trees/ year) (ha/ year) (ha) (m3/ year) (m3/ year) Thanh Hóa 548,150 10,000 5,200 5,500 1,650,000 5,500 4,900 6,000 400,000

Nghệ An 972,425 82,000 20,000 12,000 4,800,000 3,600 7,000 10,000 900,000

Hà Tĩnh 364,655 9,200 3,200 7,800 500,000 1,000 7,400 9,000 490,000

Quảng Bình 535.596 42,000 1,500 2,100 4,000,000 770 10,000 13,800 183,000

Quảng Trị 229,844 9,400 2,460 4,000 4,000,000 235 7,200 21,000 470,000

Thừa Thiên

Huế 128,000 17,000 2,400 20,000 7,000,000 700 ? 10,000 200,000

Tổng 2,243,610 169,600 34,760 31,400 21,950,000 11,805 29,500 69,800 2,643,000

Page 86: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

85

Sư dung đât

Huyên Tinh Đông

Hà Quảng

Trị Vĩnh

Linh Hương

Hoá Gio

Linh

ĐaKrong Cam

Lộ Triêu

Phong Hải

Lăng Cồn

Cỏ Tông diên tich huyên 476,008 7,306 636 62,584 115,716 47,381 122,755 34,792 35,548 49,070 220

1. Đât nông nghiêp 266,749 4,065 167 46,421 42,983 27,453 74,146 18,985 22,671 29,698 160

1.1 Đât sản xuât nông nghiêp 71,968 1,587 149 15,163 13,640 12,935 5,624 5,841 7,680 9,349 -

1.1.1 Cây trồng hang năm 48,027 1,412 149 7,920 6,284 7,627 4,787 3,382 7,365 9,101 -

1.1.2 Cây trồng lâu năm 23,941 175 - 7,243 7,356 5,308 837 2,459 315 248 -

1.2 Đât rưng 192,307 2,281 14 30,578 29,106 14,135 68,499 13,077 14,542 19,915 160

1.2.1 Sản xuât 80,241 2,280 14 22,619 3,485 6,186 16,027 9,464 9,343 10,823 -

1.2.2 Phong hộ 78,434 1 - 7,854 25,622 7,949 18,944 3,613 5,199 9,092 160

1.2.3 Đăc dung 33,634 - - 105 - - 33,529 - - - -

3. Chưa sư dung 168,332 844 18 8,655 70,168 14,794 46,390 10,824 4,772 11,842 25

3.1 Đât băng phăng 15,617 402 14 2,717 100 4,524 1,197 858 2,303 3,477 25

3.2 Đât đồi 151,931 442 4 5,498 69,927 10,270 45,193 9,763 2,469 8,365 -

3.3 Đa 784 - - 441 141 - - 202 - - -

Tình hình sử dụng đất cấp tỉnh tại khu vực Duyên hải miền Trung (MONRE 2005)

Bảng 4.9 Sử dụng đất tại Quảng Tri

Bảng 4.10 Sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế

Sử dụng đất Huyện

Tỉnh TP.Huế Phong

Điền Quảng

Điền Phú

Vang Hương

Thuỷ Hương

Trà A

Lưới Phú

Lộc Nam

Đông Tổng diện tích huyện 506,529 7,105 95,559 16,324 28,074 45,828 52,220 123,279 72,931 65,209 1. Đất nông nghiệp 319,398 2,241 66,325 7,669 10,829 29,842 30,263 84,253 41,453 46,523 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 51,899 1,796 9,034 5,425 7,371 5,229 7,357 5,529 6,365 3,793 1.1.1 Cây trồng hàng năm 42,411 1,576 7,954 5,425 7,325 4,862 5,503 2,789 5,967 1,010 1.1.2 Cây trồng lâu năm 9,488 220 1,079 - 47 367 1,854 2,740 398 2,783 1.2 Đất rừng 262,487 436 56,972 1,397 1,594 24,324 22,534 78,643 33,910 42,677 1.2.1 Sản xuất 81,854 419 10,829 - 607 13,019 13,683 24,075 10,161 9,061 1.2.2 Phòng hộ 117,856 - 14,131 1,397 987 10,785 8,851 49,165 10,756 21,784 1.2.3 Đặc dụng 62,779 18 32,012 - - 520 - 5,403 12,994 11,832 3. Chưa sử dụng 112,584 107 19,575 1,380 3,303 9,855 12,822 35,464 12,994 17,084 3.1 Đất bằng phẳng 17,594 78 7,450 1,380 3,303 409 630 1,590 1,800 954 3.2 Đất đồi 93,642 29 12,126 - - 9,446 12,113 32,604 11,194 16,130 3.3 Đá 1,350 - - - - - 79 1,271 - -

Bảng 4.11 Sử dụng đất tại Nghệ An

Sử dụng đất Huyện

Tỉnh Thành phố

Vinh Cửa

Lò Quế

Phong Quỳ

Châu Kỳ

Sơn Tương

Dương Nghĩa

Đàn Quỳ

Hợp Quỳnh

Lưu Tổng diện tích huyện 1,649,854 6,756 2,817 189,036 105,720 209,004 280,819 75,644 94,259 60,769 1. Đất nông nghiệp 1,450,310 3,323 1,348 180,165 100,930 204,432 271,093 58,757 80,910 44,406 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 249,047 2,749 896 4,520 5,346 1,524 8,319 35,620 15,160 19,611 1.1.1 Cây trồng hàng năm 193,546 1,982 669 4,107 4,208 897 7,147 24,544 13,609 16,578 1.1.2 Cây trồng lâu năm 55,500 766 226 413 1,139 627 1,172 11,077 1,551 3,033 1.2 Đất rừng 1,194,395 109 435 175,464 95,493 202,845 262,726 22,731 65,523 23,014 1.2.1 Sản xuất 405,685 - - 39,095 41,399 18,083 71,401 16,175 45,175 13,907 1.2.2 Phòng hộ 577,217 55 435 61,459 42,674 184,763 145,866 6,557 18,574 9,107 1.2.3 Đặc dụng 211,498 54 - 74,910 11,420 - 45,459 - 1,774 - 3. Chưa sử dụng 85,851 108 319 4,949 2,242 2,455 6,762 5,440 8,123 5,951 3.1 Đất bằng phẳng 13,272 108 310 706 243 5 570 629 219 1,624 3.2 Đất đồi 61,381 - 2 3,597 1,999 2,100 6,190 3,754 4,431 3,716 3.3 Đá 11,199 - 7 646 - 350 2 1,057 3,473 611

Bảng 4.12 Sử dụng đất tại Thanh Hoá Sử dụng đất

Huyện Tỉnh Thanh Hóa

city Bỉm

Sơn Sầm

Sơn Mường

Lát Quan Hóa Bá

Thước Quan

Sơn Lang

Chánh Ngọc

Lạc Cẩm

Thủy Thạch

Thành Hà

Trung Vĩnh

Lộc Tổng diện tích

huyện

1,113,

630 5,794 6,701 1,789 81,462 99,014 77,522 93,017 58,659 49,634 42,583 55,885 24,451 15,803

1. Đất nông nghiệp 810,61

4 2,607 3,717 833 53,904 81,250 60,697 73,465 44,710 36,953 29,973 40,703 14,059 7,913

1.1 Đất sản xuất

nông nghiệp

245,36

7 2,209 1,899 478 2,929 6,232 7,390 6,860 3,878 16,977 10,628 16,564 9,275 6,655

1.1.1 Cây trồng

hàng năm

218,77

9 2,186 1,807 403 2,859 5,987 6,945 5,849 3,337 13,753 7,847 13,250 8,624 6,274

1.1.2 Cây trồng lâu

năm

26

,589

23 92 75 70 245 445 1,010 541 3,223 2,781 3,314 651 381 1.2 Đất rừng 553

,99

9 229 1,536 201 50,957 74,978 53,215 66,530 40,706 19,764 19,173 24,003 4,172 1,088

1.2.1 Sản xuất 228,08

8 - 1,536 - 17,751 28,841 25,554 32,919 23,467 12,550 5,984 6,978 2,178 1,038

1.2.2 Phòng hộ 240,59

8 10 - 62 25,964 21,304 15,215 33,611 17,240 7,215 13,189 11,683 1,702 50

1.2.3 Đặc dụng 85,3

17 219 - 139 7,241 24,834 12,446 - - - - 5,342 293 -

3. Chưa sử dụng 154

,891

92 1,277 104 26,021 13,150 12,716 17,077 12,387 4,278 6,891 6,875 4,892 4,251 3.1 Đất bằng phẳng 15

,7

99 - 129 99 450 711 351 895 62 227 94 52 329 676

3.2 Đất đồi 114,97

1 - 97 - 23,870 12,329 4,094 14,752 11,888 3,773 6,496 4,565 3,311 3,139

3.3 Đá 24,1

29 92 1,051 5 1,702 111 8,271 1,430 438 278 302 2,258 1,252 437

Bảng 4.13 Sử dụng đất tại Hà Tĩnh

Sử dụng đất Huyện

Tỉnh Thị trấn

Hà Tĩnh

Hồng

Lĩnh Hương

Sơn Đức

Thọ Vũ

Quang Nghi

Xuân Can

Lộc Hương

Khê Thạch

Hà Cẩm

Xuyên Kỳ

Anh Tổng diện tích huyện 602,650 5,639 5,855 110,415 20,243 63,821 21,943 37,722 127,809 39,963 63,653 105,587 1. Đất nông nghiệp 462,776 3,338 3,994 94,302 13,143 56,893 12,763 23,581 106,772 24,887 43,304 79,799 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 117,168 2,978 2,063 10,762 9,900 3,303 7,735 15,464 12,739 16,074 12,785 23,365 1.1.1 Cây trồng hàng năm 86,567 2,436 1,820 7,413 8,388 2,079 6,113 12,837 5,592 12,314 9,907 17,668 1.1.2 Cây trồng lâu năm 30,600 542 243 3,349 1,512 1,223 1,622 2,627 7,147 3,760 2,877 5,698 1.2 Đất rừng 341,412 65 1,853 83,453 3,129 53,574 4,534 7,854 93,955 7,548 30,239 55,208 1.2.1 Sản xuất 82,502 - 343 21,072 2,509 5,328 745 1,479 25,817 3,092 3,801 18,316 1.2.2 Phòng hộ 180,227 62 1,511 53,190 620 14,384 3,789 6,274 50,779 4,399 14,561 30,658 1.2.3 Đặc dụng 78,683 3 - 9,190 - 33,861 - 101 17,359 58 11,877 6,234 3. Chưa sử dụng 65,699 409 460 10,054 2,150 3,536 4,269 5,061 11,772 5,239 8,759 13,990 3.1 Đất bằng phẳng 17,589 409 319 2,688 1,112 657 1,376 1,465 1,547 3,747 2,188 2,081 3.2 Đất đồi 45,361 - 142 7,332 1,038 2,878 2,891 3,426 10,142 1,299 5,057 11,156 3.3 Đá 2,751 - - 34 - 2 1 170 83 193 1,515 753

Page 87: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

86

Bảng 4.14 Sử dụng đất tại Quảng Bình

Sử dụng đất Huyện

Tỉnh Đồng

Hới Minh

Hoá Tuyên

Hoá Quảng

Trạch Bố

Trạch Quảng

Ninh Lệ

Thuỷ Tổng diện tích huyện 806,527 15,571 141,271 115,098 61,389 212,418 119,169 141,611 1. Đất nông nghiệp 660,856 10,310 109,255 94,281 36,084 192,641 107,030 111,255 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 66,859 2,976 5,315 5,461 9,407 19,771 7,021 16,908 1.1.1 Cây trồng hàng năm 53,972 2,292 4,478 3,419 8,973 14,012 6,536 14,262 1.1.2 Cây trồng lâu năm 12,887 684 838 2,041 434 5,759 485 2,646 1.2 Đất rừng 591,253 6,758 103,822 88,773 26,016 171,948 99,705 94,231 1.2.1 Sản xuất 264,815 4,332 31,040 58,678 10,629 45,004 46,877 68,255 1.2.2 Phòng hộ 234,646 2,426 72,783 30,095 15,387 35,151 52,828 25,976 1.2.3 Đặc dụng 91,793 - - - - 91,793 - - 3. Chưa sử dụng 98,090 1,450 29,061 15,611 15,060 9,630 6,252 21,026 3.1 Đất bằng phẳng 16,226 667 1,468 2,721 4,402 2,962 439 3,567 3.2 Đất đồi 74,658 783 27,593 10,680 9,509 3,454 5,533 17,106 3.3 Đá 7,207 - - 2,210 1,149 3,214 281 353

Page 88: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

87

Phụ lục 5: Nhu cầu gỗ

Thế mạnh của ngành công nghiệp gỗ và đồ nội thất của Việt Nam

Tính đến tháng 12 năm 2011 tổng diện tích rừng trồng của Việt Nam đạt 2,4 triệu ha, (Bộ NN & PTNT năm

2012), là kết quả của sự mở rộng diện tích rừng khoảng 100.000 ha mỗi năm (Bộ NN & PTNT 2011). Một

trong những nguyên nhân chính là do tiếp cận và nhu cầu về lâm sản, và có lẽ cũng do sự kết hợp giữa phản

ứng với các điều kiện kinh tế và các yếu tố khác như có sẵn đất (thông qua giao đất giao rừng và tái cơ cấu

SFCs), nguồn tín dụng sẵn có tương đối ưu đãi cho các công ty (trước năm 2008), hộ gia đình tiếp cận được

với một lượng nhỏ tín dụng, và phản ứng chính trị với những cơ hội thị trường (thiết lập mục tiêu), tuy nhiên,

một số sự mở rộng dẫn đến mất rừng tự nhiên.

Như đã được báo cáo ở những tài liệu khác, Keo lai và Keo tai tượng được cung cấp qua dự án FSDP đều phát

triển tốt và vượt mọi mong đợi, thậm chí tương tự với các loại cây ở Nhật Bản và Úc, bao gồm các tỉnh Nghệ

An và Thanh Hóa;

Những thị trường có thể tiếp cận với chi phí hậu cần cạnh tranh (các nhà máy xuất khẩu dăm gỗ) cho loại gỗ

chất lượng thấp được sản xuất như một sản phẩm phụ của sản xuất gỗ tròn;

Lực lượng lao động lành nghề, chi phí thấp và năng suất;

Phát triển chính sách lâm nghiệp để khuyến khích, tạo thuận lợi cho đầu tư trồng rừng và công nhận đóng góp

của các hộ gia đình và các công ty lớn;

Lao động dồi dào dễ dàng thích nghi và chi phí thấp hơn so với các nước láng giềng; và

Với ngành sản xuất đồ nội thất vẫn còn là ngành công nghiệp đang phát triển ở Đông Nam Á, vẫn có nhiều cơ

hội trên thị trường cho các nhà sản xuất cung cấp đồ nội thất được thiết kế tót, chất lượng và đúng thời hạn.

Những thay đổi trên thị trường gỗ quốc tế vẫn liên tục diễn ra

Vào năm 2011, Báo cáo Triển vọng đầu tư đất lấy gỗ đã xác định sáu xu hướng chính trong tái cơ cấu ngành

lâm nghiệp và những ám chỉ cho chiến lược đầu tư rừng - những xu hướng này vẫn phù hợp trong năm 2013/14:

Sự nổi lên của Trung Quốc như là một yếu tố trung tâm trong thị trường gỗ quốc tế;

Việc chuyển đổi liên tục từ khai thác gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng như nguồn cung cấp gỗ chính, và

liên tục nhấn mạnh việc cần tăng cường năng suất của những đồn điền gỗ này;

Tăng cường sản xuất các sản phẩm gỗ thiết kế từ gỗ trồng kích thước nhỏ - với chi phí từ gỗ rừng tự nhiên

kích thước lớn hơn;

Từ chối nhu cầu giấy in báo, in ấn và giấy viết, đặc biệt là ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản;

Nhu cầu tăng lên về sinh khối cho một loạt các sản phẩm sinh học bao gồm năng lượng sinh học, nhiên liệu

sinh học, sinh học, vật liệu mới; và

Tiếp tục tập trung vào việc giảm hoặc đảo ngược các tác động môi trường và xã hội như một phần của chứng

nhận chuỗi cung ứng, quản lý đầu tư và các quy tắc thương mại quốc tế.

Page 89: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

88

Trung Quốc có nhu cầu lớn đới với xây dựng nhà ở và tiêu thụ bình quân tính theo đầu người tăng nhanh

chóng. Trung Quốc hiện chiếm 50% thị trường toàn cầu cho gỗ xẻ và vượt Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu gỗ

lớn nhất thế giới trong năm 2011. Nhu cầu tăng mạnh đối với tất cả các sản phẩm gỗ dẫn đến sự thâm hụt gỗ

ngày càng tăng cho nước này, như thể hiện trong Bảng 5.1 dưới đây

Bản 5.1 Gia tăng thâm hụt gỗ ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp đang phát triển của Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp

chất xơ nhập khẩu, chủ yếu từ Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia (xem Bảng 5.2 và 5.3).

Bảng 5.2 Nhập khẩu dăm gỗ và gỗ cứng của

Trung Quốc Bảng 5.3 Tiêu thụ bột gỗ của Trung Quốc

Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu dăm gỗ hàng đầu. Các thị trường Trung Quốc về

cơ bản dựa vào giá, trong khi người tiêu dùng Nhật chú trọng mối quan hệ cung cấp dài hạn. Kết quả là các nhà

sản xuất Đông Nam Á đã vượt qua Úc để trở thành nhà cung cấp dăm gỗ hàng đầu vào Châu Á. Sự tăng mạnh

trong công suất làm bột gỗ của Trung Quốc dự kiến sẽ được duy trì nhờ vào dăm gỗ nhập khẩu qua khu vực

Châu Á Thái Bình Dương khi Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường với vai trò là nước nhập khẩu dăm gỗ hàng đầu.

(nguồn RISI 2013 Rà soát giao dịch bột giấy )

Về gỗ rừng trồng, đã có tăng trưởng nhanh chóng ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan trong việc phát triển các

loại cây trồng để làm bột giấy với vòng quay rất ngắn (ví dụ 5-6 năm) để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng

trong nước và Trung Quốc đối với giấy và bột giấy. Tất cả các chính phủ trong khu vực đang tích cực thúc đẩy

phát triển gỗ rừng trồng hơn để hỗ trợ việc phát triển của ngành công nghiệp gỗ dựa trên địa phương khi tài

nguyên gỗ rừng tự nhiên suy giảm và nhu cầu trong nước đối với gỗ xẻ, gỗ dán, giấy và bột giấy tăng cao.

Page 90: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

89

Những thách thức các đồn điền sản xuất nhỏ ở các vùng dự án phải đối mặt

Hiện nay trên thế giới nhu cầu về gỗ xẻ có giấy chứng nhận là rất lớn và còn tiếp tục mở rộng. Tuy nhiên

tới nay nguồn cung được chúng nhận trong nước lại rất nhỏ;

Phần lớn ngành công nghiệp cây trồng của Việt Nam nằm ở bờ biển và gần các khu vực ven biển và có

thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão. Hầu hết rừng trồng và các hộ gia đình có thể mong đợi một số

đều chịu thiệt hại do bão ít nhất một lần trong một đợt trồng luân phiên. Các biện pháp giảm thiểu bão có

thể được tuyên truyền, trồng các loại cây bẻ gió và chọn các loại cây tốt hơn trong khu vực bão dễ bị.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền các biện pháp giảm thiểu rất chậm, bảo hiểm cho cây trồng đã được thảo

luận nhưng cũng chậm được thông qua. Thách thức từ các thủ tục FSC và cởi mở với thanh tra quốc tế không nên bị đánh giá thấp. Chứng nhận

FSC được yêu cầu và mất thời gian để đạt được, đòi hỏi nhiều hỗ trợ công việc giấy tờ, chú ý đến từng

chi tiết, và nhất quán ở cấp trồng rừng mà người nông dân không quen thuộc; Mức độ sẵn sàng của các hộ gia đình làm theo lời khuyên - một số vấn đề mở rộng sẽ ảnh hưởng đến chất

lượng và lợi nhuận của gỗ và đã được ghi nhận và nhận xét, bao gồm:

o (i) nông dân trồng cây quá dày đặc trong các đồn điền, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sản

lượng;

o (ii) Ở một số vùng chọn cây trồng không phù hợp - Cho rằng keo lai là sự lựa chọn tốt nhất,

phù hợp với tất cả là sai;

o (ii) Chặt cây trồng sớm có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơn đầu tư ban đầu và do đó có thể ảnh

hưởng đến vốn tái đầu tư vào các đồn điền trong tương lai;

o (iii) Cắt tỉa và tỉa thưa hoạt động kém, các đồn điền dăm gỗ không đòi hỏi nhiều sự chăm sóc,

tuy nhiên, đồn điền gỗ xẻ cần cắt tỉa cẩn thận và tỉa thưa để đạt sự tăng trưởng tối đa và tăng

đường kính gỗ; và

o (iv) Khó khăn trong việc tuân thủ những yêu cầu của FSC về những vấn đề như bảo vệ các

lưu vực sông, sử dụng các vùng đệm gần suối;

Việc thực hiện kém hiệu quả của FFGs đã cản trở sự tham gia của cộng đồng, sự hấp thu phần gia tăng,

và tiếp thị trong vùng dự án. Dự án đã nhận thức được sự kém hiệu quả của FFGs một thời gian dài nhưng

nhận thấy khó giải quyết vấn đề.

Page 91: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

90

Phụ lục 6: Ví dụ về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)

Bảng 6.1 Tóm tắt chi tiết từ hai vùng thí điểm PFES tại Lâm Đồng và Sơn La

Tỉnh/địa bàn

Loại chủ rừng

Số lượng

Diện tích đất trung

bình (ha)

Chi trả trung bình

(ha)

(1000 VND)

Chi trả nhận được

(1000 VND/năm)

Sơn La Cá nhân 3 220 660

32,396

Nhóm hộ gia đình 14 220 3,080

1,242

Rừng cộng đồng 140 220 30,800

1,497 Lâm Đồng

Cá nhân 1-3 350 350-1050

2,000

Tuần tra rừng 333.9 65 8,000

7,000

Bảng 6.2 Doanh thu theo vùng và quốc gia mong đợi từ PFES

Năm Tổng doanh thu từ người mua dịch vụ (triệu USD)

Nhà máy thuy điện Các công ty nước Du lịch sinh thái Tổng doanh thu

2009

10.5

0.48

0.016

11

2010

4.9

0.43

0.018

5.35

2011

13.38

0.72

0.034

14.13

2012

57.73

0.85

0.044

58.62

Tổng

86.51

2.48

0.112

89.1

Vùng Số nhà máy thuy điện Doanh thu

Ty lệ % ty VND triệu USD

Bắc

28

541.5

25.7

50.2

Trung

31

389.2

18.5

36.1

Nam

14

148.1

7.1

13.7

Tổng

73

1078.8

51.3

100

Ví dụ các tỉnh dự án VFD Thanh Hóa và Nghệ An (Phạm vi báo cáo 2013) cả hai tỉnh đều nằm trong

khu vực thuộc Chương trình giảm phát thải đề xuất.

Bảng 6.3 Các đơn vị chi trả thuy điện tiềm năng và thực tế tại Thanh Hoá

Tên đơn vị chi trả Nhà đầu tư Địa điểm Công suất thiết kế (MW) Năm hoạt động

Các nhà máy thuy điện trả cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt Vinaconex Thường Xuân 97 2010

Các nhà máy thuy điện trả trực tiếp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thanh Hoá Thuỷ điện Sông Mực Công ty Sông Mực Như Thanh 2 2008

Bá Thước 2 Hoang Anh Gia Lai Bá Thước 80 2012

Cẩm Thủy 1 Các công ty cơ sở hạ tầng và giao thông

Cẩm Thuỷ 22.8 2014 Bá Thước 1 Hoàng Anh Gia Lai Bá Thước 60 2015

Hồi Xuân Công ty Hồi Xuân Quan Hóa 102 2015 Trung Sơn WB and Trung Sơn Quan Hóa 260 2016

Dốc Cáy

Công ty cổ phần nhà máy thuỷ điện Bắc Trung Thường Xuân

15 2013

Trí Nang

Công ty cổ phẩn thuỷ điện Trí Nang Lang Chánh 4 2013

Sông Am Công ty cổ phần Việt Nam Lang Chánh 13 2014

Page 92: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

91

Bảng 6.4 Đơn vị chi trả du lịch thực tế tại tỉnh Thanh Hoá

Tên Địa Điểm Năm hoạt động

Vườn quốc gia Bến En Huyện Như Thanh 08/11/1997

Công ty giải trí và du lịch An Bình Mai Thị trấn Sầm Sơn 01/05/2006

Chi nhánh công ty Thảo Thọ Quyến Huyện Hoằng Hoá 15/10/2010 Công ty BĐS Sông Đà

Vùng sinh thái biển Linh Trường

23/03/2011

Chi nhánh quản lý du lịch Vùng sinh thái biển Linh Trường 08/05/2011

Công ty TNHH thương mại du lich và EURO Vùng sinh thái biển Hải Tiến 22/09/2011

Bảng 6.5 Các đơn vị tiềm năng chi trả sử dụng nước tại tỉnh Thanh Hoá

Tên đơn vị chi trả

Nhà đầu tư

Địa điểm Công suất thiết kế

(m3/year)

Nhà máy nước Mật Sơn Phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá 18,250,000

Nhà máy nước Hàm Rồng

Công ty TNHH Thanh Hoá

Xã Đông Cương, thành phố Thanh

Hoá

7,300,000

Nhà máy nước Bỉm Sơn Thị trấn Bỉm Sơn 3,650,000

Trạm nước Quảng Xương Quảng Xương 365,000

Trạm nước Hoằng Hoá Huyen Hoằng Hoá 602,250

Nhà máy nước Nguyên Bình Huyện Tĩnh Gia 511,000

Nhà máy nước Triệu Sơn Huyện Triệu Sơn 438,000

Chi nhánh cấp nước Yên Định

Trung tâm nước sạch và vệ sinh

môi trường nông thôn

Huyện Yên Định 240,900

Chi nhánh cấp nước Vĩnh Lộc Huyện Vĩnh Lộc 492,750

Chi nhánh cấp nước Thiệu Hoá Huyện Thiệu Hoá 277,400

Chi nhánh cấp nước Nông Cống Huyện Nông Cống 116,800

Nhà máy nước Hoàng Khánh Công ty cổ phần Hoàng Gia Hoang Hoa district 5,475

Nhà máy nước Đông Cương Công ty TNHH Tân Ngọc Hải Thành phố Thanh Hoá 1,825

Nhà máy nước Hải Hoà Công ty TNHH Linh Minh Nhật Huyện Tĩnh Gia 7,300

Nhà máy nước Sao Vàng Công ty TNHH Hồng Ngọc Huyện Thọ Xuân 1,095

Nhà máy nước Quảng Phong Công ty TNHH Thảo Linh Huyện Quảng Xương 14,600

Nhà máy nước Bắc sơn Thái Bình Dương Thị trấn Sầm Sơn 9,125

Xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường

MB

Huyện Hậu Lộc

456,250

Khu kinh tế Nghi Sơn Công ty xây dưng và sản xuất vật liệu xây dựng

Bình Minh

Huyện Tĩnh Gia

10,950,000

Nhà máy nước Ngọc Lặc

Công ty TNHH Thanh Hoá

Huyện Ngọc Lặc 438,000

Nhà máy nước Cẩm Thuỷ Huyện Cẩm Thuỷ 255,500

Nhà máy nước Nông Cống Huyện Nông Cống 328,500

Page 93: vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects... · 1 Qũy Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Quỹ các-bon Đề xuất ý tưởng tham gia Quỹ

92

Bảng 6.6 Các đơn vị chi trả thuy điện tiềm năng và thực tế tại Nghệ An

Tên các bên được hưởng lợi Huyện Công suất

(MW)

Tình trạng

chi trả Khe Thơi Con Cuông 14 Chưa chi trả

Suoi Choăng Con Cuông 4 Chưa chi trả

Chi Khê Con Cuông 41 Chưa chi trả

Châu Khe Con Cuông 41 Chưa chi trả

Tổng Con Cuông 100

Ban Canh Kỳ

Sơn

1.5 Đã chi trả

Nậm Mô Kỳ

Sơn

18 Đã chi trả

Nậm Cắn Kỳ

Sơn

20 Chưa chi trả

Na Loi Kỳ

Sơn

2.4 Chưa chi trả

Nam Tip Song Kỳ

Sơn

6 Chưa chi trả

Mỹ Lý Kỳ

Sơn

250 Chưa chi trả

Nậm Mô 1 Kỳ

Sơn

95 Chưa chi trả

Tổng Ky Sơn 391.4

Nam Pu n/a n/a Chưa chi trả

Nam Tip n/a 6 Chưa chi trả

Dong Van n/a 20 Chưa chi trả

Khe Lim n/a 1 Chưa chi trả

Khe Cam n/a 1 Chưa chi trả

Khe Bu n/a 0.8 Chưa chi trả

Khe Na n/a 1 Chưa chi trả

Luu Kien n/a 1 Chưa chi trả

Mon Son n/a 1.8 Chưa chi trả

Nam Hat Quế Phong 45 Chưa chi trả

Sao Va Quế Phong 18 Đã chi trả

Ban Coc Quế Phong 3 Đã chi trả

Hua Na Quế Phong 180 Đã chi trả

Song Quang Quế Phong 12 Chưa chi trả

Nhan Hac Quế Phong 45 Chưa chi trả

Ca Nan 1, Ca Nan 2 Quế Phong 12 Chưa chi trả

Chau Thon Quế Phong 18 Chưa chi trả

Dong Van Quế Phong 20 Chưa chi trả

Tien Phong Quế Phong 4 Chưa chi trả

Hanh Dich Quế Phong 6 Chưa chi trả

Cua Dat Quế Phong 97 Đã chi trả

Tổng Quế Phong 460

Song Quang 3 Quý

Châu

9.15 Chưa chi trả

Châu Thắng Quý

Châu

14 Chưa chi trả

Nam Pong Quý

Châu

30 Chưa chi trả

Tổng Quý Châu 53.15

Bản Vẽ Tương Dương 320 Đã chi trả

Khe Bo Tương Dương 100 Đã chi trả

Xoong Con Tương Dương 15 Chưa chi trả

Yen Thang Tương Dương 11 Chưa chi trả

Xốp Cộp Tương Dương 4 Chưa chi trả

Ban Ang Tương Dương 17 Chưa chi trả

Nam Non Tương Dương 20 Chưa chi trả

Tổng Tương Dương 487