166
i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN TÚ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN GIỮA NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Bình Giang 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

i

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TUẤN TÚ

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN

GIỮA NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC TRONG HAI

THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Nguyễn Bình Giang

2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung

HÀ NỘI - 2019

Page 2: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu thu

thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả. Kết quả nêu

trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Tú

Page 3: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng

quản lý đào tạo sau đại học, các thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn

lâm Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình

học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Bình Giang và PGS.TS Nguyễn Xuân

Trung đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi

hoàn thành luận án này.

Tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Cục Quản trị Tài vụ, Đại sứ

quán Việt Nam tại Đan Mạch, Bộ Ngoại giao, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Tú

Page 4: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................ ............................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..... ................................ 9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 9

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................ .......... 14

1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, khoảng

trống nghiên cứu và điểm mới của luận án .............................................. ................... 21

1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ......................... 21

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án… ...................................... 22

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG

MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN.................................................... ....................... 25

2.1. Những vấn đề lý luận về thương mại hàng hóa trung gian.. ................................. 25

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................ .................................................................... 25

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian.......... ................... 27

2.1.3. Phân loại hàng hóa trung gian.... ....................................................................... 39

2.1.4. Các tiêu chí đánh giá quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian… .................. 43

2.1.5. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hóa trung gian. ................................. 44

2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian.. .......... 52

2.2. Cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ............................... 55

2.2.1. Mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á ....................................................................... 55

2.2.2. Mạng sản xuất nội khối Đông Á và vai trò của thƣơng mại hàng hoá trung

gian ................................................................................................................................ 59

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ

THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN NHẬT BẢN – TRUNG

QUỐC................................................................................ ........................................... 68

3.1. Khái quát thực trạng quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc

kể từ năm 2001 đến nay ................................................................................................ 68

3.1.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại Trung Quốc – Nhật Bản kể từ năm 2001

đến nay. ......................................................................................................................... 68

3.1.2. Chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong phát triển quan hệ thƣơng

mại song phƣơng... ........................................................................................................ 71

3.2. Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.. .................... 77

Page 5: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

v

3.2.1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc............................................................. ................................................................. 77

3.2.2. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc............................................................................................................. ................ 89

3.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc ................................................................................................................... 95

CHƢƠNG 4: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN VIỆT

NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – NHẬT BẢN: MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ

KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM..................... ................................ 116

4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung

Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. ..................................................................................... 116

4.1.1. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung

Quốc.............................................................................................. .............................. 116

4.1.2. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản .... 119

4.1.3. Một vài đánh giá......... ...................................................................................... 121

4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng

hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc ..................................................................... 127

4.2.1. Bài học nên tham khảo, học hỏi.. ...................................................................... 127

4.2.2. Bài học nên tránh............. ................................................................................. 133

4.3. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam......................................................... 135

4.4. Điều kiện cần và đủ để áp dụng các bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính

sách đối với Việt Nam.. ............................................................................................... 145

4.4.1. Điều kiện cần..................................................................................... .............. 145

4.4.1. Điều kiện đủ........................................................................................ .............. 146

Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 147

KẾT LUẬN .................................................................................. ............................ 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............ ....................... 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 154

Page 6: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : The Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

AJCEP : ASEAN-Japan Comprehensive

Economic Partnership Agreement)

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn

diện ASEAN – Nhật Bản

BEC : Broad Economic Categories Phân loại danh mục hàng hóa

theo ngành kinh tế rộng

CAFTA : China – ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Trung

Quốc – Asean

EU : Europian Union Liên minh Châu Âu

FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp

FTA : Free Trade Area/Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại

tự do

GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GMS : Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở

rộng

I/O : Input – Output Table Bảng Input – Output

JETRO : Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Thương mại

Nhật Bản

KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu

LTTA : Long Term Trade Agreement Hiệp định thương mại dài hạn

METI : Ministry of Economy, Trade and

Industry

Bộ kinh tế, công nghiệp và

thương mại

MNCs : Multinational Companies Các công ty đa quốc gia

Page 7: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

vii

MUTRAP : Multileteral Trade Assitance

Project

Dự án hỗ trợ thương mại đa

biên

NBSC : National Bureau of Statistics of

China

Tổng cục thống kê Trung Quốc

NICs : Newly Industrialised Countries Các nước mới công nghiệp hóa

NIEs : Newly Industrialised Economies Các nền kinh tế mới công

nghiệp hóa

ODA : Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD : Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế

RCEP : Regional Comprehensive Economic

Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế toàn

diện

R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển

SITC : Standard International Trade

Classification

Danh mục phân loại thương

mại quốc tế tiêu chuẩn

SMEs : Small and Medium-sized

Enterprises

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SNA : System of National Account Hệ thống tài khoản Quốc gia

CPTPP : Comprehensive and Progressive

Trans – Pacific Partnership

Hiệp định đối tác toàn diện và

tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

UN : United Nations Liên hợp quốc

VJEPA : Vietnam – Japan Economic

Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế Việt

Nam - Nhật Bản

WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

XK : Xuất khẩu

XNK : Xuất nhập khẩu

Page 8: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Phân loại hàng hoá theo BEC 40-41

Bảng 2.2 Đặc trưng của mỗi loại hình doanh nghiệp 49

Bảng 2.3 Thương mại hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng ở

khu vực Đông Á

62

Bảng 3.1 Thương mại hàng hóa Nhật Bản – Trung Quốc (từ số liệu

của Nhật Bản)

69

Bảng 3.2 Thương mại hàng hóa Trung Quốc – Nhật Bản (từ số liệu

của Trung Quốc)

70

Bảng 3.3 Thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản

vào các năm 2000, 2012 và 2017

83

Bảng 3.4 Bảng cân đối I/O và vai trò của hàng hoá trung gian trong

quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc (tỷ USD)

92

Bảng 4.1 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung

Quốc (từ năm 2000 – 2016)

117

Bảng 4.2 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật

Bản (năm 2000 – 2016)

120

Page 9: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

Hình 2.1 Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia 31

Hình 2.2 Quá trình phân đoạn sản xuất 35

Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các

giai đoạn sản xuất

48

Hình 2.4 Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu 56

Hình 2.5 Sơ đồ miêu tả một mảng sản xuất ở Đông Nam Á 58

Hình 2.6 Mạng sản xuất Đông Á và vai trò của hàng hóa trung gian 59

Hình 2.7 Tỷ lệ xuất – nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản

và Trung Quốc trong khu vực Đông Á (%)

60

Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phân theo các đối tác

chủ yếu (% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản)

71

Hình 3.2 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung

Quốc (trăm triệu USD)

78

Hình 3.3 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang Nhật

Bản (trăm triệu USD)

80

Hình 3.4 Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với Nhật Bản

giai đoạn 1988 – 2012 (trăm triệu USD)

85

Hình 3.5 Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

trong chuỗi cung ứng Đông Á trong các năm 2002 và 2012

90

Page 10: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại hàng hóa trung gian luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhóm

nước đang phát triển và đóng vai trò rất quan trọng trong liên kết thương mại và sản

xuất theo chiều dọc. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn đi tìm giải đáp cho câu

hỏi: Việt Nam đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm thế nào để có thể

tham gia sâu vào chuỗi giá trị dài hạn, trong đó hàm ý là gia tăng tỷ trọng xuất khẩu

các hàng hóa trung gian?

Trong số các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, không thể không nhắc

tới Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung

Quốc đạt 72 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 22 tỷ USD và nhập khẩu đạt 50 tỷ

USD; trong khi kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 29,8 tỷ USD, trong

đó xuất khẩu đạt 14,7 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,1 tỷ USD [132]. Nằm trong khu

vực Đông Á, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ “mô hình đàn nhạn bay” do Nhật Bản dẫn

đầu, và chịu sự chi phối về các hoạt động thương mại với Trung Quốc khi Việt Nam

ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc với mức độ nhập siêu ngày càng

lớn, Việt Nam đang gặp rất nhiều những thách thức trong quan hệ thương mại với

hai quốc gia lớn nhất châu Á này. Xét trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản là

quốc gia đứng ở vị trí thượng nguồn, có trình độ công nghệ hiện đại, hàng hoá xuất

nhập khẩu đòi hỏi chất lượng cao và cạnh tranh; còn Trung Quốc là quốc gia nằm ở

khu vực hạ nguồn, có chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thấp hơn Nhật Bản,

nhưng cao hơn so với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm

gần đây, cùng với sự gia tăng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc,

Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ nước này và Trung Quốc luôn là đối tác

thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản chuyển sang đối tác thương

mại lớn thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam –

Nhật Bản trong nhiều năm gần đây luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thương mại

song phương Việt Nam – Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, không

loại trừ khả năng Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tiếp

Page 11: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

2

tục tồn tại nền kinh tế luôn ở “đẳng cấp thấp hơn” so với Trung Quốc và các nước

trong khu vực.

Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và

Trung Quốc cho thấy, đây là mối quan hệ mang tính bổ sung cơ cấu lẫn nhau trong

đó Trung Quốc luôn giữ ở tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản.

Điều đáng lưu ý là: Nhật Bản nằm ở phía thượng nguồn của chuỗi cung ứng, có sự

chi phối mạng sản xuất Đông Á tương đối mạnh, và Trung Quốc đã được hưởng lợi

rất nhiều từ quan hệ hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Thương mại nội ngành

trong hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng tạo ra những khác

biệt về sản phẩm, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới với

các sản phẩm đa dạng, chi phí thấp, giá rẻ. Trong nhiều thập kỷ tham gia mạng sản

xuất Đông Á, thu hút FDI từ Nhật Bản và các quốc gia khác, Trung Quốc đã tạo

được giá trị gia tăng cho hàng hoá trung gian của đất nước mình, trở thành quốc gia

có tiềm lực kinh tế lớn mạnh.

Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam

và Trung Quốc mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung, khiến cho nền kinh tế Việt

Nam ngày càng kém sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp, thậm chí

Việt Nam gần như “làm thuê” cho các công xưởng sản xuất gia công ở Trung Quốc.

Trong khi đó, mối quan hệ hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ

sung, nhưng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố về khoảng cách công nghệ, trình độ phát

triển kinh tế, sự phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại hàng

hoá trung gian ba bên này đang đẩy Việt Nam vào thế bất lợi do chủ yếu tham gia

vào các chuỗi giá trị ngắn, chủ yếu trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến

thô, sơ chế…, mà chưa vững bước tham gia trong chuỗi giá trị dài (các sản phẩm

chế biến sâu, linh kiện, thiết bị chế tạo, nghiên cứu phát triển, vệ tinh chế tạo…).

Chính vì lý do trên, đề tài “Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và một số kiến nghị chính sách

cho Việt Nam” là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu

được bản chất của quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật

Page 12: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

3

Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học kinh

nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc mở rộng và nâng cao chất

lượng hàng hóa trung gian khi mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên

thế giới nói chung và với Nhật Bản, Trung Quốc nói riêng.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận án này nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai

quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017, đánh giá các nhân tố

ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai nước này, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong thúc đẩy quan

hệ thương mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và với

hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản

sau đây:

- Làm rõ các nội hàm liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

giữa hai quốc gia. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại

hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ 2001 đến năm 2017.

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung

gian Nhật Bản – Trung Quốc, chỉ ra những thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên

nhân trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc thời

gian qua.

- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian

Nhật Bản – Trung Quốc, tìm giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa trung

gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và giữa Việt Nam với Nhật Bản, Việt

Nam với Trung Quốc nói riêng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tƣợng nghiên cứu: quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai

quốc gia Nhật Bản – Trung Quốc. Hàng hóa trung gian (intermediate good), hay

còn gọi là hàng hóa linh phụ kiện hay hàng hóa bán thành phẩm, là hàng hóa sử

Page 13: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

4

dụng làm đầu vào cho sản xuất ra thành phẩm (final good) để bán cho người tiêu

dùng. Thương mại hàng hóa trung gian, vì vậy, còn được gọi là thương mại nội

ngành, thương mại linh phụ kiện.

- Phạm vi nghiên cứu nội dung: các chính sách thương mại song phương

Nhật Bản – Trung Quốc, thực trạng và đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hoá

trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại

hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, bài học và hàm ý chính sách đối với

Việt Nam

+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa

trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc trong phạm vi không gian khu vực Đông Á.

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2017.

Do độ trễ của các tài liệu thống kê thương mại hàng hoá của hai quốc gia

Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như khó truy cập được các tài liệu nghiên cứu cập

nhật của các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, quốc tế về thực trạng quan hệ hàng hoá

trung gian Nhật Bản – Trung Quốc; đồng thời các bài báo trong nước và ngoài nước

chỉ phản ánh các tài liệu cập nhật về quan hệ thương mại hàng hoá Nhật Bản –

Trung Quốc, chứ không đủ số liệu để đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá trung

gian Nhật Bản – Trung Quốc, nên phạm vi nghiên cứu của luận án dừng lại trong

giai đoạn 2000-2017.

Trong giai đoạn 2000-2017, Trung Quốc thực sự trỗi dậy, đem lại những cơ

hội và thách thức đối với thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đây cũng là

thời điểm Nhật Bản có những điều chỉnh chính sách hợp tác kinh tế với Trung Quốc

theo hướng cùng có lợi. Hai thập niên đầu thế kỷ XXI cũng chứng kiến sự thay đổi

chính sách thương mại song phương giữa hai nước. Giai đoạn này được đánh dấu

thành hai giai đoạn nhỏ: 2001-2010: quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc

có chiều hướng tích cực trong xu thế năng động của liên kết khu vực và FTA song

phương trong khu vực; giai đoạn 2011-2017: khu vực Đông Á có nhiều biến động

phức tạp, cộng với ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên quan

hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có sự thay đổi và chuyển hướng.

Page 14: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

5

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:

- Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dựa

trên các lý thuyết thương mại, hợp tác song phương để đánh giá phân tích quan hệ

thương mại Nhật Bản – Trung Quốc và sử dụng các nhân tố lịch sử, quan hệ quốc

tế, chính trị học, văn hóa … để giải thích bản chất của mối quan hệ trên.

- Phƣơng pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để

phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc theo thời gian, theo định hướng và mục tiêu chính sách thương mại của hai

nước. Việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại của hai nước sẽ cho thấy

những đặc trưng riêng của từng giai đoạn nhỏ, từng phân ngành, có liên quan đến

chính sách khu vực của Nhật Bản và Trung Quốc; và việc tổng hợp lại sẽ cho

thấy những đặc trưng chung của mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian

song phương, tạo cơ sở cho việc rút ra bài học và khuyến nghị chính sách đối với

Việt Nam.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án thu thập các công trình

nghiên cứu có liên quan đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc, để phân tích, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng

trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để

hoàn thiện.

+ Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh quan hệ

thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn từ

2001 đến năm 2017. Phương pháp so sánh này cũng nhằm so sánh quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc với các nước khác trong khu vực

nhằm làm rõ vai trò của mối quan hệ này trong liên kết thương mại và chuyển giao

công nghệ ở khu vực Đông Á.

+ Phương pháp case-study: Luận án không phân tích toàn bộ quan hệ thương

mại Nhật Bản – Trung Quốc, mà chỉ tập trung phân tích quan hệ thương mại hàng

hóa trung gian, tập trung vào các nhóm ngành xuất nhập khẩu chủ lực của hai nước.

Page 15: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

6

5. Đóng góp mới về lý luận và ý nghĩa khoa học của luận án

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quan hệ thương mại hàng hoá trung

gian giữa các quốc gia, tìm hiểu các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng

hoá trung gian song phương. Điều này giúp làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến

quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Đây là một nội dung quan

trọng trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại nhưng chưa được nghiên cứu tổng

thể và hệ thống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó.

- Luận án đã đề xuất được khung phân tích về thương mại hàng hóa trung

gian giữa hai quốc gia, áp dụng cho phân tích quan hệ hàng hóa trung gian giữa

Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng các tiêu chí đánh giá

về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia.

6. Đóng góp mới của luận án và ý nghĩa thực tiễn của các đóng góp đó

- Luận án đã phân tích thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản

và Trung Quốc. Đây là hai đối tác thương mại hàng hoá trung gian quan trọng của

Việt Nam. Quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho thấy sự phụ

thuộc lẫn nhau trong liên kết thương mại Đông Á, trong chuỗi cung ứng và chuỗi

giá trị khu vực Đông Á.

- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam –

Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra những đánh giá chung, rút ra những bài

học thiết thực từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó kiến nghị chính

sách cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại thương mại hàng hoá trung

gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc.

- Luận án có ý nghĩa về mặt thực tiễn bởi nghiên cứu thực trạng mối quan hệ

thương mại hàng hoá song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ làm rõ được sự

phụ thuộc lẫn nhau của hai nước này trong mạng sản xuất khu vực Đông Á, thấy rõ

vai trò và vị trí khác nhau của hai nước này trong liên kết khu vực Đông Á và mạng

sản xuất Đông Á. Việc tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và đánh giá các nhân tố tác

động lên mối quan hệ này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ giúp Việt Nam

định vị rõ vị trí và những nhiệm vụ cần phải làm trong hệ thống thương mại hàng

hóa trung gian của khu vực, từ đó có thể nâng cấp các ngành sản xuất trong nước,

Page 16: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

7

tránh sự phụ thuộc và thúc đẩy hiệu quả hơn nữa mối quan hệ thương mại hàng hóa

trung gian với Trung Quốc và Nhật Bản.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

đến: (i) Các lý thuyết về thương mại hàng hoá trung gian; (ii) Các chính sách và

thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố tác

động đến mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản; (iii) Thực trạng

quan hệ hàng hóa trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. Từ

việc nghiên cứu các công trình trước đó, luận án phát hiện ra những giá trị nghiên

cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, hướng tiếp cận của đề tài

luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa

trung gian.

Phân tích làm rõ nội hàm về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa

hai nước thông qua việc nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới thương mại nói

chung và thương mại hàng hoá trung gian nói riêng, phân loại hàng hóa trung gian,

các tiêu chí đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá

trung gian. Từ cơ sở lý luận đó, chương hai đi vào phân tích mô hình đàn nhạn bay

ở Đông Á – nguyên nhân dẫn đến mạng sản xuất nội khối Đông Á và thương mại

hàng hoá trung gian phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á trong các thập niên qua.

Đây là cơ sở thực tiễn để luận án phân tích thực trạng thương mại hàng hoá trung

gian Nhật Bản – Trung Quốc trong bối cảnh phát triển kinh tế mang tính chất đặc

thù như khu vực Đông Á.

Chương 3: Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại

hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.

Chương này phân tích thực trạng thương mại hàng hoá song phương Nhật

Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017 và các chính sách trong phát triển

thương mại song phương. Từ đó, làm căn cứ để phân tích thực trạng, đặc điểm và

Page 17: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

8

các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc. Chương này nhằm làm rõ vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ song

phương Nhật Bản – Trung Quốc, trong các chuỗi giá trị hàng hoá khu vực và toàn

cầu, sự ảnh hưởng và quan hệ kinh tế thương mại phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước

lớn nhất khu vực Đông Á, từ đó làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm và kiến

nghị chính sách cho chương 4.

Chương 4: Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung

Quốc, Việt Nam – Nhật Bản : Bài học và một số kiến nghị chính sách.

Thông qua phân tích khái quát thực trạng thương mại hàng hoá trung gian

giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, chương 4 muốn làm rõ một số

đặc điểm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt

Nam – Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian. Trên cơ sở đó và

dựa vào các kết quả nghiên cứu của các chương trước đó, chương 4 rút ra một số

bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới.

Page 18: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

9

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết liên quan đến luận án, ở Việt Nam hiện

nay thương mại hàng hóa trung gian được nghiên cứu dưới các thuật ngữ: thương

mại hàng hóa bán thành phẩm, thương mại chiều dọc, thương mại nội bộ ngành…

Chưa có khái niệm nào hoàn chỉnh về “thƣơng mại hàng hóa trung gian”. Trong

các nghiên cứu của Cù Chí Lợi [29], Lê Thị Ái Lâm [25] và Trần Văn Tùng [44],

khái niệm, bản chất, đặc điểm và cấu trúc của mạng sản xuất quốc tế đã được các

tác phẩm này đề cập đến khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa

trung gian chưa được đưa thành một khái niệm hoàn chỉnh, mà mới chỉ hàm ý trong

một số phân tích khi đưa ra các vấn đề lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu bởi đối

tượng và phạm vi nghiên cứu của các tác phẩm này tương đối khác với chủ đề

nghiên cứu của đề tài.

Dương Minh Tuấn [41, tr. 13-21] đã đề cập tới khái niệm và bản chất của mô

hình “đàn nhạn bay”, phân tích một số luận thuyết về phân đoạn sản xuất, về cơ chế

tập trung hàng hóa sản xuất ở Đông Á, về mô hình giao dịch nội bộ ở cấp cao trong

mạng lưới sản xuất quốc tế… Theo tác giả, thương mại quốc tế ở khu vực Đông Á

chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (hàm ý là trao đổi thương mại hàng hóa trung gian),

do vậy tính liên kết trong thương mại nội bộ Đông Á là rất chặt chẽ. Tác giả cũng

phân tích vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc trong mạng sản xuất Đông Á và mối

quan hệ thương mại mang tính bổ sung giữa hai nước này. Tuy các vấn đề liên quan

đến “thương mại hàng hóa trung gian” chưa được tác giả làm rõ, nhưng cũng mang

lại những giá trị tham khảo đáng lưu ý cho đề tài nghiên cứu.

Nguyễn Bình Giang [16] đã phân tích về việc nâng cấp ngành với vấn đề

tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Theo tác giả, phân công lao động quốc tế đã

chuyển từ chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang chiều dọc (mỗi nước một công

đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động theo

Page 19: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

10

chiều dọc, buôn bán trung gian nội ngành ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong

thương mại quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Tác giả cũng đề cập thêm về

chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị toàn cầu trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của nhóm

nước đang phát triển, nhóm nước có nền kinh tế mới nổi, và các nước phát triển vào

mạng lưới phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, tác giả ít đề cập đến thương mại

hàng hóa trung gian do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào nâng cấp

ngành và một số hàm ý cho Việt Nam.

Nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực,

Lưu Ngọc Trịnh [39] cho rằng có một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại và đầu

tư nội khối, trong đó có chính sách theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư, FDI

và các công ty đa quốc gia, mạng sản xuất khu vực. Liên kết kinh tế khu vực theo

chiều dọc đã khiến thương mại hàng hóa trung gian trong khu vực Đông Á phát

triển mạnh, xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau và sự chia sẻ sản xuất

(fragmentation of production) từ đó xuất hiện.

Ngô Minh Thanh [36] đã đề cập đến hoạt động FDI sôi nổi ở Đông Bắc Á,

nhất là Trung Quốc, nhờ các công ty xuyên quốc gia và việc phát triển các mạng sản

xuất của các công ty này. Nghiên cứu này đề cập đến hoạt động FDI và hoạt động

phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia (MNCs) ở Đông Bắc Á hơn là đề cập

đến mạng sản xuất ở Đông Bắc Á.

Nghiên cứu về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và

Trung Quốc đối với khu vực trong những thập niên gần đây, từ đó thấy được quan

điểm hợp tác của hai nước này trong nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế -

thương mại.

Ngô Xuân Bình [3, tr. 3-10] đã phân tích sự thay đổi chính sách đối ngoại

của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh, trọng tâm hướng đến các nước ở khu vực

Đông Á, trong đó có Trung Quốc.

Vũ Văn Hà [17] đã làm rõ sự tác động của bối cảnh mới đối với quan hệ

Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản; làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát

Page 20: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

11

triển quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, quan hệ ASEAN – Trung Quốc, quan hệ

ASEAN – Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa

ba thực thể này; làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba

thực thể này đến khu vực nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách

nhằm tranh thủ thời cơ phát triển quan hệ của Việt Nam với các thực thể đó.

Hoàng Thị Bích Loan [27] nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc

đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo tác giả, Trung Quốc đã

tận dụng triệt để tư cách thành viên WTO của mình để nhanh chóng hội nhập kinh

tế với khu vực và thế giới. Theo tác giả, chỉ trong thời gian ngắn, nền kinh tế Trung

Quốc phát triển bùng nổ, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế toàn

cầu cũng như đang làm thay đổi đáng kể cục diện kinh tế khu vực Châu Á- Thái

Bình Dương. Nước này đã thực thi chiến lược kinh tế “Go out” (đi ra thế giới) mà

khu vực Đông Á là một trong những điểm đến quan trọng nhất.

Ngoài ra, chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung

Quốc trong vài thập kỷ qua còn có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Đỗ Thị

Ánh [2, tr. 17-26], Lê Hoàng Anh [1, tr. 12-17], Nguyễn Duy Dũng [11, tr. 19-25],

Nguyễn Thanh Bình [6, tr. 69-80]….

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chính sách

đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong những thập niên gần

đây cho thấy trong vài thập niên gần đây Nhật Bản và Trung Quốc đã có những thay

đổi chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế tập trung vào các nước khu vực châu Á,

hình thành các cơ chế hợp tác đa phương, song phương, ký kết các FTA và có những

quan điểm chính trị ngoại giao cạnh tranh nhau với tư cách là hai nước lớn trong khu

vực châu Á. Đây là những tư liệu quý giúp NCS có được cách đánh giá tổng quát về

chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực

châu Á nói chung và giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản nói riêng.

Liên quan đến quan hệ hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, có

thể thấy rõ là các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bùi Trường Giang

[15] cho rằng cùng với xu hướng hình thành các FTA ở Đông Á, dòng thương mại

Page 21: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

12

nội bộ ngành ngày càng tăng và chủ yếu là hàng hóa trung gian, hàng hóa bán thành

phẩm, trong đó quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc đang ngày càng phụ

thuộc vào nhau và Trung Quốc đang dần thay thế Nhật Bản để trở thành đối tác

thương mại lớn nhất của các thành viên ASEAN+3. Ngô Xuân Bình [4] cho rằng,

gia tăng hợp tác kinh tế - một tiền đề quan trọng, trong đó có trao đổi thương mại

hàng hóa nội bộ giữa Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cũng nhận diện

những lợi ích và trở ngại và những cơ hội hướng tới một FTA Nhật Bản – Trung

Quốc – Hàn Quốc.

Các công trình nghiên cứu trên phần nào cho thấy bức tranh chung về chính

sách và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung

Quốc. Tuy nhiên, trong các tác phẩm trên, quan hệ hàng hóa trung gian được đề cập

khá rời rạc, không theo hệ thống, chưa theo một chủ đề riêng biệt. Vì vậy, rất khó

để đánh giá vai trò của hàng hóa trung gian trong quan hệ thương mại song phương

Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như bản chất của mối quan hệ này, nên rất cần phải

có những nghiên cứu kế thừa và chuyên sâu hơn.

Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng

hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu trong nước

mới chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam

hoặc Trung Quốc – Việt Nam.

Về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nguyễn Đình Liêm

[26] đã đánh giá tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung trước tác

động của một Trung Quốc trỗi dậy và phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra như

vấn đề lòng tin chính trị trong quan hệ Việt – Trung; vấn đề nhập siêu của Việt Nam

từ Trung Quốc; vấn đề đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; vấn đề sức mạnh mềm

văn hóa Trung Quốc; vấn đề quốc phòng - an ninh trong quan hệ Việt - Trung; vấn

đề Biển Đông trong quan hệ giữa hai nước và trên cơ sở đó đã đề ra đối sách xử lý

quan hệ Việt - Trung trong 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối cảnh

Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.

Page 22: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

13

Nhóm tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương

[33] và Lê Thanh Tùng, Lê Huyền Trang [43] đã nêu lên thực trạng xuất, nhập khẩu

hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2014. Kết quả nghiên cứu

cho thấy hoạt động thương mại của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung

Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một gia tăng. Ngoài

ra, các tác giả phân tích những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam – Trung

Quốc trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số khuyến nghị góp phần hạn chế nhập

khẩu từ Trung Quốc.

Về FDI của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, Viện nghiên cứu Trung Quốc

[130] đã trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam giai

đoạn 1991 – 2010, trong đó nêu bật những thay đổi quan trọng về tốc độ và quy mô

vốn, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng… và đưa ra những nhận xét tích cực cũng như

mặt tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt Nam.

Về quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, tác giả Trần Anh Phương

[35], Dương Minh Tuấn [42], Phùng Thị Vân Kiều [23] cùng phân tích thực trạng

quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại

giao. Theo các tác giả, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Nhật Bản và Việt

Nam trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại đã phát triển nhanh chóng, đạt

được nhiều kết quả tích cực và hiện đang trong thời kỳ mới với triển vọng tốt đẹp.

Tuy nhiên thực trạng khả quan này vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng

phát triển của hai nước do đó cần đề ra các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quan hệ

thương mại giữa hai nước để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Các công trình nghiên này đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thực trạng và

nguyên nhân của thực trạng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Nhật

Bản. Tuy nhiên, sự kết nối mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc và ảnh hưởng của nó cũng như bài học đối với Việt Nam chưa được

các tác phẩm trên đề cập đến, vì vậy vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Page 23: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

14

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.

Về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian, nghiên cứu của Grubel và

Lloyd [68] là một trong những công trình sớm nghiên cứu về mối liên hệ giữa

thương mại hàng hóa trung gian với việc phân đoạn sản xuất quốc tế. Theo Grubel

và Lloyd, nếu quá trình sản xuất có thể được chia thành nhiều giai đoạn, thì mỗi giai

đoạn sản xuất có thể được tiến hành ở nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất

các sản phẩm của giai đoạn đó. Do đó, các quốc gia càng khác biệt nhau về nguồn

lực thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn.

Liên quan tới mạng sản xuất và mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và

FDI, Akamastu [47] đã đưa ra mô hình “đàn nhạn bay” dựa trên sự phân công lao

động quốc tế trong vùng. Mô hình này ban đầu mô tả mô hình công nghiệp hoá của

một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi áp dụng cho mô hình

công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu vực. Sự hợp

tác và phát triển vùng theo mô hình này có thể hình dung dựa trên ba nhóm nhạn

bay theo trình tự rượt đuổi: thứ nhất là Nhật Bản, thứ hai là các nước NICs và tiếp

theo là các nước ASEAN 4 tương ứng với lợi thế so sánh của các nước này trong

vùng. Các ngành công nghiệp cũng chuyển biến một cách tương ứng với các lợi thế

so sánh trên từ các ngành sử dụng nhiều lao động đến các ngành sử dụng nhiều tri

thức và công nghệ. Trong đội hình bay trên, mỗi con nhạn đều nhận được từ Nhật

Bản một cơ cấu công nghiệp tương tự như của Nhật Bản nhưng với độ trễ thời gian

lớn hơn và đến một thời gian nhất định cơ cấu công nghiệp và thương mại vùng có

tính bổ xung lẫn nhau cũng sẽ được hình thành. Ở đây, FDI được xem là hình thức

chủ yếu của sự phát triển mạng lưới sản xuất vùng trên.

Young-Kyung [126] đã đưa ra mô hình về thương mại hàng hóa theo chiều

dọc (vertical trade), trong đó hàng hóa trung gian được trao đổi dựa trên nguyên tắc

lợi thế so sánh và có những đặc điểm chủ yếu trong trao đổi thương mại hàng hóa

trung gian. Bổ sung cho các quan điểm này, Pittiglio [100] đưa ra sự phân biệt giữa

thương mại hàng hóa theo chiều dọc và thương mại hàng hóa theo chiều ngang và

các yếu tố quyết định đến hai hình thức thương mại này.

Page 24: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

15

Theo Kimura và Ando [80], một công ty chẳng bao giờ làm tất cả các khâu

trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu

cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập nguyên liệu hay

linh kiện (hàng hóa trung gian) từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong

nước hoặc nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác

để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới.

Hơn nữa, ngay trong nôi bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và

đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản

xuất cho công ty.

Kleinert [81] đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và FDI

thông qua thương mại hàng hóa trung gian. Ông cho rằng, các sản phẩm đầu vào

cho sản xuất ở các nước đang phát triển phần lớn đều phải nhập khẩu ở nước ngoài

và đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và đầu tư quốc tế. Trong phần lý

thuyết liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian, ông chứng minh tầm quan

trọng của thương mại hàng hóa trung gian qua mô hình Heckscher – Ohlin nhằm

giải nghĩa cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại hàng hóa trung gian và vai

trò của các công ty đa quốc gia.

Nhóm tác giả Miroudot, Lanz và Ragoussis [93] đã phân tích một số khái

niệm, đặc điểm của thương mại hàng hóa trung gian, phương pháp tiếp cận và đánh

giá thương mại “hàng hóa và dịch vụ trung gian”, các hình thức trao đổi thương mại

hàng hóa trung gian và tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với năng

suất lao động. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có

được những kiến thức cơ bản nhất để hình thành nên cơ sở lý luận về thương mại

hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản.

Liên quan đến chính sách thương mại của Nhật Bản và Trung Quốc, có

nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận với các góc độ khác nhau. Nhóm tác giả

Hook, Gilson, Hughes và Dobson [74] đã phân tích bối cảnh quốc tế mới và vai trò

của Nhật Bản trong các mối quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế, trong đó

nhấn mạnh một số mối quan hệ quan trọng của Nhật Bản với Mỹ và Đông Á. Hoặc

Page 25: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

16

Vyas [116] đưa ra các khái niệm về quyền lực mềm, nghiên cứu mối quan hệ Nhật

Bản – Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nghiên cứu quyền lực mềm

trong mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trong ba khía cạnh: nhà nước, chính

quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Thêm vào đó, Urata [113] đã phân

tích thực trạng mối quan hệ thương mại và đầu tư của Nhật Bản với khu vực Đông

Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam; chiến lược FTA của Nhật Bản với Đông Á

và cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa trong khu vực. Katayama [79] đã phân tích

các giai đoạn phát triển của mối quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc, những rào cản

trong phát triển mối quan hệ đó hiện nay.

Tác giả Hideo [71] đã phân tích vai trò nổi lên của Trung Quốc đối với

hoạt động xuất nhập khẩu Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến

mô hình đàn nhạn bay, cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản. Gần hơn nữa,

nhóm tác giả Du, Xiao và Sheng [60] đã phân tích thực trạng của mối quan hệ

kinh tế - thương mại Trung Quốc – Nhật Bản, những nhân tố bổ sung cho mối

quan hệ này và triển vọng.

Liên quan trực tiếp đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc, chỉ có ít một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này. Tổ chức thương mại

thế giới (WTO) và Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) [118] trong ấn

phẩm “Trade patterns and global value chains in East Asia: from trade in goods to

trade in tasks” đã giành một chương (Chương XIII) để phân tích về thương mại

hàng hóa trung gian, trong đó có nhấn mạnh đến các sản phẩm hàng hóa trung gian

của châu Á và mối quan hệ thương mại ba bên Mỹ – Nhật Bản –Trung Quốc. Trong

ấn phẩm này, các tác giả muốn nhấn mạnh, các nước đang phát triển châu Á nhập

khẩu các hàng hóa trung gian nhiều hơn xuất khẩu, trong đó năm 2009 Nhật Bản

nhập khẩu tới 51% hàng hóa trung gian (ngoài nhiên liệu) và Trung Quốc nhập

khẩu 75% hàng hóa trung gian; trong khi xuất khẩu 56% (đối với Nhật Bản) và 39%

(đối với Trung Quốc) là hàng hóa trung gian. Mối quan hệ thương mại Nhật Bản –

Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về

hàng hóa trung gian.

Page 26: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

17

Tác giả Ueki [111] đã nghiên cứu thực trạng trao đổi hàng hóa trung gian ở

các nước Đông Á, đặc biệt trong ngành dệt may và ô tô và các nhân tố tác động đến

thương mại hàng hóa trung gian của các nước này. Bổ sung cho các luận điểm của

Ueki, tác giả Makishima [91] đã tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của dòng thương

mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các nước Đông Á (đặc biệt là Trung

Quốc, và ASEAN4 gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines), vai trò của

các tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản trong phát triển thương mại hàng hóa

trung gian ở khu vực Đông Á. Báo cáo đưa ra phát hiện rằng, trong giai đoạn 1998-

2008, trao đổi thương mại hàng hóa trung gian của Nhật Bản sang ASEAN 4 tăng

2,3 lần, sang Trung Quốc tăng 4,8 lần.

Đối với hàng hóa trung gian của Trung Quốc, các tác giả Huang, Salike và

Zhong [75] đã nghiên cứu ảnh hưởng chính sách của Trung Quốc đối với hàng hóa

trung gian nước này trong suốt ba thập kỷ qua. Đưa ra những phân tích cho động

lực phát triển của thương mại nội ngành của Trung Quốc từ góc độ thay đổi thể chế,

các tác giả đã trình bày hai giả thuyết sau khi xem xét một loạt các chính sách và tài

liệu mô tả việc điều chỉnh các tổ chức có liên quan tới thương mại nội ngành. Thứ

nhất, việc cải cách theo xu hướng ủng hộ tự do trong thương mại và các thể chế FDI

đã giúp thương mại của Trung Quốc cất cánh. Thứ hai, nước này có tham vọng

trong việc đạt được công nghệ tiên tiến và đang xây dựng một hệ thống phức tạp để

nâng cao trình độ công nghệ. Phân tích chỉ số IAT của Gurbel và Lloyd đối với

thương mại hàng hóa trung gian thuộc danh mục SITC 7 và SITC 8, đây là các

thành phần chính trong chuỗi giá trị của khu vực Đông Á, cho thấy những thay đổi

cơ bản về mặt cơ cấu trong thương mại hàng hóa trung gian của Trung Quốc. Bên

cạnh đó, thay đổi về thể chế cũng giải thích yếu tố đằng sau sự thành công của

Trung Quốc để trở thành một người chơi quan trọng trong mạng lưới sản xuất của

khu vực Đông Á.

Ảnh hưởng của Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với

Trung Quốc còn được phân tích thông qua cách tiếp cận về mô hình đàn nhạn bay

và chuỗi cung ứng. Rueda [105] đã phân tích sự phân công lao động trong

Page 27: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

18

ASEAN+3 và mức độ liên kết sản xuất giữa các nước, trong đó hàng hóa trung gian

đóng vai trò quan trọng. Việc trao đổi hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các

nước ASEAN+3, trong đó có Trung Quốc đã và đang tạo nên các công xưởng

sản xuất ở châu Á và chuỗi cung ứng trong nội bộ khu vực Đông Á. Để bổ sung

cho quan điểm này, Shrestha [107] đã sử dụng bảng số liệu global input-output

(GIO) giai đoạn 1997-2010 để giải thích cho chuỗi giá trị, đặc biệt ở khu vực

Đông Á, đã thay đổi và phát triển như thế nào trong suốt giai đoạn trên. Kết quả

cho thấy, các nước Đông Á (trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc) đã gia tăng tỷ

lệ trao đổi hàng hóa trung gian trong giai đoạn 2000-2010 và mức độ liên kết

hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn gần đây (thông qua hàng

hóa trung gian) có xu hướng chậm lại do có sự gia tăng trao đổi hàng hóa trung

gian với các nước ASEAN.

Ngoài ra, quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

còn được phân tích qua các số liệu của JETRO trên trang web www.jetro.go.jp; Ủy

ban thống kê quốc gia Trung Quốc (NBSC) trên trang web http://www.stats.gov.cn;

số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc (China Custom statisitics).

Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng

hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu ngoài nước

cũng chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam

hoặc Trung Quốc – Việt Nam.

Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Nhật Bản – Việt Nam, trong các

tác phẩm bằng tiếng Anh của mình, các tác giả Le Thuy Ngoc Van [89], Do Thi

Thuy [58], Le Hong Hiêp [88] đã nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai nước

trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Theo các tác giả, trong bối cảnh toàn cầu

hóa, việc mở rộng hợp tác nói chung và hợp tác kinh tế nói riêng là nhu cầu thiết

yếu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mỗi nước trên cơ sở thế mạnh của mình lại có

những quan điểm hợp tác cụ thể đối với từng đối tác. Việt Nam đang trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều vốn và công nghệ. Trong khi Nhật Bản lại

có vốn và công nghệ tuy nhiên nước này đang phải đối mặt với tình trạng dân số

Page 28: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

19

già, thiếu lao động sản xuất. Tham gia vào hợp tác quốc tế, nhu cầu của hai nước sẽ

được giải quyết. Việc xác định rõ lợi thế cạnh tranh, những đặc điểm kinh tế của hai

nước là rất cần thiết để từ đó thấy được nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế –

thương mại giữa hai nước.

Cũng về vấn đề này nhưng ở một khía cạnh khác, tác giả Ngo Xuan Binh

[96] đã phân tích về việc điều chỉnh vốn ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam

trong bối cảnh toàn cầu hóa hóa và khu vực hóa. Theo tác giả, trong những năm gần

đây, do những khó khăn về kinh tế, Nhật Bản đã cắt giảm ngân sách ODA, tuy

nhiên Việt Nam vẫn là đối tượng ưu tiên của chính sách ODA Nhật Bản, bằng

chứng là ngân sách ODA cho các dự án ở Việt Nam chưa bị cắt giảm. Điều này cho

thấy sự nhất quán trong việc điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt

Nam. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu các ưu tiên trong

chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam sẽ được duy trì trong tương lai

như thế nào trong khi Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn

về kinh tế và những trở ngại trong việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam cùng với

tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá và khu vực hóa.

Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc – Việt Nam, cũng

như các nghiên cứu trong nước, các bài viết nước ngoài về quan hệ thương mại giữa

Trung Quốc – Việt Nam cũng tập trung vào phân tích thực trạng thương mại giữa

hai nước trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại hàng hóa. Nguyen Thi

Bich Ngoc [98], Ngo Xuan Binh [97], Do Tien Sam và Ha Thi Hong Van [59] đều

cho rằng Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất

của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước trong 10 năm gần

đây luôn ổn định đã chứng tỏ những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại

giữa hai nước như tính bổ sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý thuận tiện

cho việc chuyển hàng hóa, sự đa dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã

được phát huy hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực cho hai nước. Tuy nhiên,

không thể phủ nhận một thực tế khách quan thương mại của Việt Nam đang phụ

thuộc rất lớn vào Trung Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc

Page 29: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

20

ngày một gia tăng. Tran [109] trong luận văn tiến sĩ của mình đã phân tích về sự

phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với chủ

quyền của Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách ngoại giao của

Việt Nam đối với Trung Quốc và Mĩ.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước cung cấp các thông tin

đầy đủ hơn về chính sách, thực trạng cũng như mô hình trao đổi hàng hóa trung

gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong hai thập niên qua. Như liệt kê trong phần

tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài trong phần cuối của luận án, có thể thấy

những công trình mà đề tài nghiên cứu lên đến gần 100 nghiên cứu. Những tài liệu

này là tư liệu quý giúp NCS tiếp tục các định hướng nghiên cứu của mình. Tuy

nhiên, không một nghiên cứu nào độc lập thực hiện đủ các mục tiêu và các câu hỏi

nghiên cứu của đề tài luận án, thậm chí các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu này

được trả lời một cách đa dạng, đa nghĩa, đa cách tiếp cận, do vậy chưa thể cung cấp

bức tranh đầy đủ và logic về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc, các nhân tố tác động đến mối quan hệ này và bài học rút ra cho các

nước đi sau, trong đó có Việt Nam.

1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước,

khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án

1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào làm rõ khái

niệm về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia theo các thuật

ngữ khác như: hàng hoá bán thành phẩm, hàng hoá linh kiện, thương mại chiều dọc,

thuơng mại nội ngành. Các lý thuyết cơ bản liên quan đến thương mại hàng hoá

trung gian đã làm rõ các vấn đề phân đoạn sản xuất, mạng sản xuất, lý do một quốc

gia tham gia vào mạng sản xuất, phân công lao động quốc tế theo chiều dọc, theo

chiều ngang, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong quan hệ

thương mại hàng hoá trung gian, vai trò của FDI trong thương mại hàng hoá trung

gian... Đây là những giá trị nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa để làm rõ nội hàng của

Page 30: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

21

thương mại hàng hoá trung gian, những nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng

hoá trung gian giữa hai quốc gia.

Về mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu trước đó đã làm rõ bối cảnh kinh

tế Đông Á – nơi diễn ra mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản.

Trong bối cảnh này, các tác giả đã làm rõ mô hình đàn nhạn bay, sự lệ thuộc kinh tế

lẫn nhau giữa các quốc gia Đông Á, vai trò của mối quan hệ thương mại song

phương Trung Quốc – Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á. Từ đó, thực trạng mối

quan hệ thương mại song phương Trung Quốc – Nhật Bản đã được nhiều tác giả đề

cập đến theo các khía cạnh khác nhau: chính sách, lịch sử của mối quan hệ thương

mại song phương, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước từ 2000 –

2017... Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản được

phân tích dưới góc độ chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hoá trong khu vực Đông Á

và dưới góc độ một số sản phẩm hàng hoá điển hình như dệt may, ô tô... Các công

trình nghiên cứu này giúp tác giả luận án kế thừa được các tư liệu, những phân tích

và đánh giá về một số vấn đề liên quan đến nội dung luận án của các học giả đi

trước, từ đó có cơ sở đê thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu của luận án.

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trước chưa làm rõ nội hàm các tiêu chí

đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá

trung gian giữa các quốc gia. Các vấn đề này chỉ được đề cập một cách nhỏ lẻ và

phân tán. Vì vậy nhiệm vụ và điểm mới của luận án là làm rõ khung phân tích và

các tiêu chí đánh giá thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia.

Thứ hai, thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Trung Quốc và Nhật

Bản chỉ được đề cập đến trong phạm vi rộng của mối quan hệ thương mại hàng hoá

nói chung của hai quốc gia này hoặc trong quan hệ thương mại của mạng sản xuất

nội khối Đông Á. Chính vì vậy, khoảng trồng nghiên cứu đặt ra ở đây là: chưa làm

rõ được thực trạng, đặc điểm và bản chất của mối quan hệ hàng hoá trung gian giữa

Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước này trong trao

đổi hàng hóa trung gian và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung

Page 31: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

22

gian Nhật Bản – Trung Quốc, tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với

hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với khu vực Đông Á, ASEAN. Vì vậy, luận

án sẽ tiếp tục bổ sung các khoảng trống nghiên cứu nói trên để làm rõ thực trạng,

đặc điểm và các nhân tố tác động, thành công và hạn chế của mối quan hệ hàng hoá

trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017.

Thứ ba, phần lớn các công trình nghiên cứu trước đó chưa rút ra được các bài

học kinh nghiệm và các đề xuất chính sách cho các quốc gia đang phát triển (trong

đó có Việt Nam) trong quan hệ hàng hoá trung gian với các nước; hoặc một vài

công trình nghiên cứu có đưa ra một số bài học kinh nghiệm hết sức đơn giản chỉ

dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và

Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều

(Việt Nam trong mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và

Trung Quốc). Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần giải quyết để rút ra các bài

học và kiến nghị chính sách thiết thực cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới và với Trung Quốc và Nhật

Bản trong bối cảnh phát triển mới.

Thứ tư, về mặt kỹ thuật, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ

phân tích quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản cho đến

năm 2010 – 2012. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay và tình

hình địa chính trị Đông Bắc Á diễn biến ngày càng phức tạp, liên kết khu vực Đông

Á đang có những thay đổi khi CPTPP đi vào hoạt động, thì những động thái của

mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, Nhật Bản –

Trung Quốc – Mỹ, hoặc Nhật Bản – Trung Quốc - ASEAN có khả năng sẽ phải

thay đổi cho phù hợp với thực tế diễn ra. Luận án sẽ khắc phục khoảng trống nghiên

cứu này để cập nhật các động thái mới của mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu

vực Đông Bắc Á để làm rõ hơn thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian

Nhật Bản – Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, những nhân tố tác

động đến mối quan hệ này và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với Việt Nam.

Page 32: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

23

Tiểu kết Chƣơng 1

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã cung cấp phần

nào những cơ sở lý luận và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật

Bản – Trung Quốc. Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, NCS cũng phần

nào hiểu được các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại hàng hóa trung

gian của hai nước và kết quả đạt được trong xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian

Nhật Bản – Trung Quốc. Tuy nhiên, không có một công trình nghiên cứu nào phân

tích hệ thống và toàn diện về sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trung gian trong trao đổi

thương mại Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước

này trong trao đổi hàng hóa trung gian. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng đến thương

mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cũng chỉ được một số tác giả đề

cập đến, nhưng chưa toàn diện, chưa đúng cách tiếp cận của luận án. Tác động của

thương mại hàng hóa trung gian đối với hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với

khu vực Đông Á, ASEAN cũng không được các tác giả trong và ngoài nước phân

tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.

Trong điều kiện thiếu vắng rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, thì các bài học kinh nghiệm rút ra

từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho các nước đi

sau và những kiến nghị chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với

Nhật Bản – Trung Quốc còn hoàn toàn thiếu vắng hoặc tương đối đơn giản, mới chỉ

dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và

Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều

(Việt Nam trong mối quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc). Chính vì vậy,

NCS sẽ tiếp tục làm rõ những bài học kinh nghiệm và các kiến nghị chính sách cho

Việt Nam trong thời gian tới.

Page 33: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

24

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN

2.1. Những vấn đề lý luận về thƣơng mại hàng hóa trung gian

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản:

- Hàng hóa trung gian (intermediate goods): Theo từ điển kinh tế, hàng hóa

trung gian là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong quá trình sản

xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng.

Deardorff [57] cho rằng, hàng hóa trung gian là một yếu tố đầu vào của

quá trình sản xuất, nó được sử dụng trong sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối

cùng. Hàng hóa này được sản xuất ra nhưng lại không phải là hàng hóa cuối

cùng (final goods).

Từ các định nghĩa trên, có thể cho rằng, tất cả các hàng hóa đƣợc ngƣời sản

xuất sử dụng để sản xuất ra một loại hàng hóa khác đƣợc gọi là hàng hóa trung

gian. Các nguyên vật liệu thô, các hàng hóa bán thành phẩm đều thuộc về hàng hóa

trung gian. Chẳng hạn, bông thô được sử dụng để sản xuất ra sợi được gọi là hàng

hóa trung gian. Sợi được bán cho các nhà máy dệt để sản xuất ra quần áo, cũng

được gọi là hàng hóa trung gian. Do vậy, hàng hóa trung gian là tất cả các hàng hóa

được trao đổi thương mại từ ngành này sang ngành khác để sản xuất ra các hàng

hóa khác. Giá trị của hàng hóa trung gian thường không được tính trong GDP của

một quốc gia.

Khác với hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng liên quan đến sản phẩm

hoàn chỉnh, được bán ra thị trường và phục vụ mục đích tiêu dùng. Hàng hóa cuối

cùng được phân làm hai loại: hàng tiêu dùng và hàng dùng cho sản xuất. Giá trị của

hàng hóa cuối cùng được tính trong GDP.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng

không nên cứng nhắc. Một hàng hóa có thể được coi là hàng hóa trung gian, nhưng

cũng có thể được coi là hàng hóa cuối cùng, tùy thuộc mục đích sử dụng. Ví dụ, bột

mì sử dụng trong các hộ gia đình được coi là một hàng hóa cuối cùng, nhưng nếu sử

Page 34: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

25

dụng bột mì để làm bánh mì thì đó lại là hàng hóa trung gian. Tuy nhiên, sự phân

biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng cũng giúp chúng ra hiểu hơn

được khái niệm về “ranh giới của sản xuất” (production boundary).

- Thƣơng mại hàng hóa trung gian (intermediate goods trade)

Theo từ điển kinh tế, thương mại hàng hóa trung gian là sự trao đổi các hàng

hóa trung gian (hàng hóa được sản xuất ra không phải để cho tiêu dùng cuối cùng)

giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua

giá cả) hay bằng hàng hóa khác như trong hình thức hàng đổi hàng.

Trong thương mại hàng hóa trung gian, cần phải hiểu rõ một số khái niệm

như tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing), thuê ngoài quốc tế hay còn gọi

là gia công quốc tế (international outsourcing); thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là

dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring); liên kết ngang, liên kết dọc và liên

kết nhiều chiều.

Tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing) là việc một nhà sản xuất

trong nước muốn tìm mua các sản phẩm trung gian từ bên ngoài để phục vụ cho quá

trình sản xuất; Thuê ngoài quốc tế hay còn gọi là gia công quốc tế (international

outsourcing) nghĩa là quá trình sản xuất các sản phẩm đầu vào trung gian theo hợp

đồng, sự hợp tác chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị

trường nước ngoài; Thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là dịch chuyển sản xuất ra

nước ngoài (offshoring) là việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ

quốc gia nhằm sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để sản xuất ra các sản phẩm đầu vào

trung gian cho quá trình sản xuất.

Các khái niệm “global sourcing”, “international outsourcing”, “offshoring”

đều liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian bởi nó liên quan đến hai nhân tố:

biên giới quốc gia của một doanh nghiệp và địa điểm sản xuất. Thương mại hàng

hóa trung gian có nghĩa là trao đổi hàng hóa từ các nhà cung cấp bên ngoài quốc

gia, do vậy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hàng hóa trung gian và FDI, đồng thời nó

liên quan đến hợp tác thương mại – đầu tư theo chiều dọc (vertical integration).

Như vậy, từ các khái niệm trên đây, tác giả luận án cho rằng, hàng hóa trung

gian (intermediate goods) là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong

Page 35: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

26

quá trình sản xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng.

Thương mại hàng hóa trung gian, vì thế, cũng hay được gọi thay thế bằng thương

mại linh kiện (parts and components trades). Thương mại hàng hóa trung gian có

quan hệ mật thiết với phân công lao động theo chiều dọc (phân công các phân đoạn

sản xuất nội bộ ngành giữa các quốc gia) và mạng sản xuất quốc tế, chuỗi cung ứng

quốc tế.

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

Do hàng hóa trung gian là một phần của hàng hóa thương mại nói chung vì

vậy để có cơ sở lý luận phân tích cho các chương sau của luận án, NCS sẽ trình bày

một số lý thuyết áp dụng trong thương mại quốc tế như sau:

2.1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tƣơng đối

Trong quan hệ thương mại quốc tế, A. Smith [108] đã đưa ra lý thuyết “lợi

thế so sánh tuyệt đối” cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau là xuất phát từ

lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước. Ông xuất phát

từ một nguyên tắc đơn giản là trong thương mại quốc tế các nước tham gia đều có

lợi vì nếu chỉ có quốc gia này có lợi mà quốc gia gia khác lại bị thiệt thì quan hệ

thương mại giữa hai nước sẽ không tồn tại. Theo Smith, sức mạnh làm cho nền kinh

tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần

chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào

lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt

đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có bất kỳ lợi thế tuyệt đối nào

vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế

để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế.

Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Ricardo [103],

nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải

thích tổng quát, chính xác hơn về sự xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Cơ

sở của lý thyết này chính là sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự

nhiên và kỹ thuật mà còn về điều kiện sản xuất nói chung. Điều đó có nghĩa là về

nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chuyên

môn hoá sản xuất những sản phẩm nhất định dù có hay không lợi thế về tự nhiên và

Page 36: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

27

kỹ thuật. Ricardo cho rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có

nhiều, hơn nữa phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ ở

những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi

thế tương đối. Theo ông mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động

quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế tương đối, ngoại thương cho phép mở rộng khả

năng tiêu dùng của một nước.

Hecksher và Ohlin [99] đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo

thêm một bước bằng việc đưa ra lý thuyết H-O (hay mô hình H-O) để trình bày lý

thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện

tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng

tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất

đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước

có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là

do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đã sử dụng được những yếu tố sản

xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế

tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất

đai, khí hậu...) và công nghệ của các nước là tương đương nhau đã khiến cho

một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất những sản phẩm nhất

định. Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi

thế so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốc

của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản

xuất). Lý thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể

nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế,

và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và

phát triển kinh tế ở những nước này.

2.1.2.2. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia

Theo Porter [101], lý thuyết lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất không

thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại và không đưa câu trả lời tại sao ở

những nước khác nhau có những nét tương đồng về quy mô kinh tế, công nghệ,

Page 37: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

28

nguồn lực tài nguyên, lao động,…, hoạt động kinh tế của nước này lại tốt hơn nước

kia. Những giả định làm nền tảng cho lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất có sức

thuyết phục hơn ở thế kỷ XVIII và XIX. Khi đó các ngành công nghiệp còn bị phân

tán, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhân công chứ không đề cao kỹ năng và thương

mại phản ánh sự nhiều sự khác biệt trong điều kiện phát triển tài nguyên thiên nhiên

và vốn. Tuy nhiên, trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, lợi thế so sánh dựa trên

yếu tố sản xuất từ lâu không thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại. Điều

này đặc biệt đúng ở những ngành và phân đoạn công nghiệp có liên quan tới công

nghệ phức tạp và đòi hỏi nhân công có tay nghề cao, chính là những ngành có vai

trò quan trọng nhất đối với năng suất quốc gia.

Do đó, Porter cho rằng thành công của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào

hai đặc điểm cơ bản sau: (i) những lợi thế về chi phí sản xuất (lợi thế so sánh) và

(ii) những lợi thế về sản xuất sản phẩm cá biệt (lợi thế cạnh tranh). Ông đã xây

dựng mô hình "viên kim cương quốc gia" để phân tích năng lực cạnh tranh của quốc

gia trên thị trường quốc tế. Theo mô hình này [13], lợi thế cạnh tranh của một quốc

gia sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính như sau:

- Các điều kiện nhân tố sản xuất (factor conditions) gồm có: các nhân tố

cơ bản và các nhân tố tiến bộ. Các nhân tố cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên

nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động (không có kỹ năng và bán kỹ năng), nguồn vốn

vay. Các nhân tố tiến bộ bao gồm bao gồm trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng viễn

thông hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao… Các nhân tố cơ bản là những nhân

tố được kế thừa (factor endowment) và phát triển trong quá trình đầu tư hiện đại.

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các nhân tố cơ bản sẽ bị thu hẹp lại. Đối với

các quốc gia đang phát triển, trong quá trình đuổi bắt với thế giới công nghiệp tiên

tiến, thì các nhân tố tiến bộ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định lợi thế cạnh

tranh quốc gia. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhân tố cơ bản lại đóng

vai trò quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ.

- Các điều kiện cầu (demand conditions): Đặc tính của cầu trong nước đối

với sản phẩm hoặc hàng hóa của ngành đó. Ba thuộc tính quan trọng của cầu trong

Page 38: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

29

nước là: (i) kết cấu (hay bản chất nhu cầu của khách hàng) của cầu trong nước; (ii)

quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu trong nước; và (iii) những cơ chế lan

truyền sở thích trong nước ra thị trường nước ngoài. Tác động của hai thuộc tính

sau phụ thuộc vào thuộc tính đầu tiên. Vì vậy, theo Porter [101], chất lượng của cầu

trong nước sẽ quan trọng hơn số lượng cầu trong nước trong việc quyết định lợi thế

cạnh tranh.

- Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan (related and supporting

industries): sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc có liên quan tạo ra

những lợi thế cho các ngành công nghiệp đầu ra theo các cách khác nhau. Đầu tiên

là thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sinh lời một cách hiệu quả,

sớm, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi. Ngoài ra, lợi ích quan trọng của các

ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Lợi thế cạnh tranh xuất hiện

từ mối quan hệ công việc gần gũi giữa các nhà cung cấp hàng phụ trợ nổi tiếng thế

giới và nhà sản xuất.

- Chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Những điều kiện

trong một quốc gia liên quan đến việc thành lập tổ chức và quản lý doanh nghiệp,

cũng như đặc tính cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức

của các công ty trong các ngành khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Lợi thế quốc

gia có được từ sự hài hòa giữa các lựa chọn này và các nguồn lợi thế cạnh tranh

trong một ngành công nghiệp nhất định.

Page 39: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

30

Nguồn: Porter [101]

Hình 2.1.: Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia

Ngoài bốn yếu tố chính như vừa trình bày ở trên, Porter [101] còn nhấn

mạnh thêm hai biến số có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đó

là: các sự kiện khách quan và chính phủ.

Các sự kiện khách quan: là những sự phát triển nằm ngoài tầm kiểm soát

của doanh nghiệp (và thường là cả chính phủ của các quốc gia) như những phát

minh về lý thuyết, những đột phá trong công nghệ cơ bản, chiến tranh, sự phát triển

chính trị bên ngoài và sự chuyển hướng nhu cầu chính ở thị trường nước ngoài.

Chúng tạo ra những gián đoạn có thể phá bỏ hoặc định hình lại cấu trúc công nghiệp

và đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp của một nước hất cẳng doanh nghiệp nước

CHIẾN LƯỢC CÔNG TY, CẤU TRÚC VÀ CẠNH TRANH NỘI

ĐỊA

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ

LIÊN QUAN

ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN XUẤT

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦU

Page 40: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

31

khác. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế cạnh tranh trong

nhiều ngành công nghiệp.

Chính phủ ở mọi cấp độ: có thể thúc đẩy hoặc làm giảm lợi thế quốc gia. Vai

trò này nhìn thấy rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng chính sách lên mỗi nhân tố. Quy định

của chính phủ đưa ra có thể thay đổi các điều kiện cầu nội địa. Đầu tư vào giáo dục có

thể thay đổi các điều kiện yếu tố đầu vào. Chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy các

ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan. Những chính sách được thực thị mà không

xem xét đến những ảnh hưởng của chúng lên toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định

có thể làm xói mòn lợi thế quốc gia cũng như có thể phát triển nó.

2.1.2.3. Lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu

Liên quan trực tiếp đến trao đổi thương mại hàng hóa trung gian, có thể thấy

rõ ở khu vực Đông Bắc Á, mạng lưới trao đổi hàng hóa trung gian giữa các nước

phát triển (Nhật Bản, NIEs) với các nước đang phát triển (Trung Quốc, ASEANS).

Do đó, để có cơ sở nghiên cứu cho các chương sau của luận án, phần này sẽ phân

tích sâu về lý thuyết mạng sản xuất toàn cầu.

Theo Nguyễn Bình Giang [16], mạng sản xuất là một hệ thống phân công lao

động giữa nhiều nhà sản xuất nhưng có một nhà sản xuất dẫn dắt trong quá trình

cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất khác nhau phân công

nhau trong việc đảm đương mỗi phân đoạn. Tập hợp các nhà sản xuất ấy tạo thành

mạng sản xuất. Mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chế biến, chế tạo có thể

có quá trình sản xuất và đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau. Vì thế, mạng sản

xuất rất đa dạng về cấu tạo, hình thức, quy mô, phạm vi. Một mạng sản xuất có thể

gồm một hoặc cả hai loại quan hệ, đó là quan hệ nội bộ công ty (các chi nhánh,

công ty con là thành viên của mạng) hoặc quan hệ liên công ty (các công ty độc lập

là thành viên của mạng).

Mạng sản xuất quốc tế là mạng sản xuất trải rộng ở ít nhất hai nước. Trong

nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta có thể gặp các cách gọi khác nhau như: mạng sản

xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất xuyên

Page 41: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

32

quốc gia, mạng sản xuất xuyên biên giới…. Tuy nhiên, do đây không phải là chủ đề

chính của luận văn nên NCS sẽ sử dụng cách gọi mạng sản xuất toàn cầu thay thế

cho tất cả các cách gọi khác.

Có thể tiếp cận mạng sản xuất dưới hai góc độ: (i) Chuỗi cung ứng và (ii)

chuỗi giá trị.

(i) Chuỗi cung ứng (supply chain) là một quá trình mua-bán (khớp nối cung-

cầu) nhiều giai đoạn. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua-bán các tài

nguyên thiên nhiên để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để

làm thành bộ phận phụ trợ, và cuối cùng là mua-bán các bộ phận phụ trợ để làm

thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến người tiêu dùng cuối cùng

(ii) Mạng sản xuất toàn cầu khi không nhìn từ góc độ phân công lao động và

quản trị sản xuất, mà nhìn từ góc độ khả năng của mỗi thành viên (địa phương, quốc

gia) trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu thêm lợi ích gắn với

lượng giá trị gia tăng ấy, được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo một số học giả, mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành dựa trên

phân tán lao động sản xuất quốc tế và phân công lao động quốc tế theo chiều dọc vì

vậy lý thuyết lợi thế so sánh luôn là nền tảng để phân tích sự hình thành của mạng

lưới sản xuất. Khoảng cách về trình độ công nghệ, các yếu tố liên quan đến giá cả

phần nào giải thích sự di chuyển hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Do đó,

để lý giải sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cần phân tích một số lý thuyết

như sau:

- Lý thuyết phân đoạn sản xuất

Có một vài nghiên cứu về sự phân mảng sản xuất hay chuyên môn hóa theo

chiều dọc nhằm giải thích sự phát triển của thương mại quốc tế. Luận điểm phân

đoạn sản xuất được xem là cơ sở quan trọng để giải thích sự phát triển của phân

công lao động quốc tế dựa trên quy trình sản xuất (phân công lao động theo chiều

dọc) hơn là dựa theo sự phân công lao động ngành. Đây là một trong những lý

Page 42: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

33

thuyết cơ bản phân tích sự di chuyển FDI đến các nước kém phát triển để tạo ra các

liên kết kinh tế theo chiều dọc và hình thành nên một hệ thống sản xuất quốc tế.

Deardorff [56] định nghĩa phân đoạn có nghĩa là “chia tách quá trình sản

xuất ra thành hai hay nhiều cộng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực

khác nhau nhưng đều phải hướng tới sản xuất sản phẩm cuối cùng”. Các khối sản

xuất (PB) được kết nối với nhau bởi các liên kết dịch vụ (SL).

Chính sự khác biệt về giá cả, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ giữa

các quốc gia đã tạo ra động lực để phân đoạn quá trình sản xuất ra làm nhiều

khối như vậy. Thí dụ, một nhà máy sản xuất bình thường ở Nhật Bản có đủ khả

năng đảm nhiềm toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đơn giản cho đến phức tạp

của một sản phẩm. Tuy nhiên, một vài công đoạn sản xuất lại yêu cầu kĩ thuật

cao trong khi có những bước sản xuất khác chỉ đòi hởi những lao động trình độ

thấp thôi. Trong quy trình sản xuất nói trên, nếu bố trí các khối sản xuất một

cách tách biệt về mặt địa lý như giữa Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc thì có

thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Page 43: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

34

Trƣớc khi phân đoạn

Thượng nguồn Hạ nguồn

Sau khi phân đoạn

SL

SL SL

SL SL

PB: Khối sản xuất SL: Dịch vụ liên kết

Nguồn: Deardoff [56]

Hình 2.2: Quá trình phân đoạn sản xuất

- Lý thuyết nội bộ hóa (Internalisation theory)

Lý thuyết nội bộ hóa giải thích mô hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao

trong mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế [80]. Một công ty chẳng bao giờ làm

tất cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra

nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập

nguyên liệu hay linh kiện từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc

nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục

quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới. Hơn nữa, ngay

PB

PB PB

PB

PB

Page 44: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

35

trong nội bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và đặt tại các khu vực

khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty

Do sự chia tách chuỗi giá trị ra như vậy các công ty phải đưa ra quyết định ở

phạm vi trong nước và quốc tế trong cùng một thời gian, họ phải xem xét hoạt động

nào được thực hiện trong nước, hoạt động nào thực hiện ở nước ngoài. Việc ra

quyết định này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực

vào lĩnh vực, vào vùng mà doanh nghiệp đã có cơ sở vật chất, năng lực cạnh tranh.

Với từng công đoạn sản xuất này, doanh nghiệp phải dựa trên lợi thế cạnh tranh của

mình mà quyết định thực hiện công đoạn sản xuất nào tại nhà máy của mình, đồng

thời cũng phải xem xét các yếu tố bên ngoài về địa lý, môi trường kinh tế, chính trị,

xã hội ở những khu vực khác để tìm được địa điểm đặt những công đoạn sản xuất

khác sao cho hợp lý. Nếu các quyết định này là đúng đắn, đã được suy xét kĩ càng

thì sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cũng

tạo cơ hội tiếp cận với nhiều đối tác kinh doanh tiềm năng khác nhau.

- Mô hình đàn nhạn bay (Flying-geese pattern)

Khái niệm “đàn nhạn bay” lần đầu tiên được nhà kinh tế Nhật Bản

Akamastu đưa ra năm 1932 [47]. Mô hình đàn nhạn bay giải thích sự lần lượt cất

cánh của công nghiệp các nước trong khu vực bằng việc phân công lao động gắn

với liên kết quốc tế. Mô hình nguyên thủy là mô hình một quốc gia - một sản phẩm.

Ban đầu quốc gia phải nhập khẩu sản phẩm. Rồi nó tự phát triển năng lực của mình

dựa vào thị trường nội địa và tự sản xuất sản phẩm đó thay thế nhập khẩu. Trong

quá trình sản xuất thay thế nhập khẩu, năng lực của quốc gia được nâng cao hơn

nữa, tới mức nó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trở thành người xuất

khẩu sản phẩm đó.

Mô hình đàn nhạn bay mở rộng là mô hình một quốc gia - nhiều sản phẩm

giải thích quốc gia dần dần chuyển từ phát huy lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm đơn

giản sang sản phẩm phức tạp hơn, ví dụ từ may sang dệt. Mô hình này cho thấy một

quốc gia có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế bằng cách chuyển

sang phát huy lợi thế so sánh của mình ở sản phẩm ngày càng phức tạp hơn

Page 45: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

36

Mô hình đàn nhạn bay đầy đủ là mô hình nhiều quốc gia - nhiều sản phẩm.

Quốc gia cất cánh trước chuyển sang sản xuất sản phẩm phức tạp hơn, nhường cho

quốc gia cất cánh sau sản xuất sản phẩm đơn giản; cứ thế, lần lượt từ công đoạn này

sang công đoạn khác của cùng loại sản phẩm, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác,

và từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Akamatsu giải thích cơ chế dẫn tới sự thay đổi phân công lao động quốc tế

trong mô hình đàn nhạn bay là do sự thay đổi "cơ cấu chi phí so sánh" mà đến lượt

sự thay đổi cơ cấu chi phí do thay đổi về kỹ năng, tri thức và năng lực đổi mới tạo

ra. Quá trình thay đổi này gắn với sự phát triển của nhu cầu trong nước và các mối

liên kết giữa nước cất cánh trước với nước cất cánh sau. Akamatsu cổ vũ một chính

sách công nghiệp để thúc đẩy phát triển một số ngành non trẻ.

2.1.2.4. Những kế thừa của luận án từ các lý thuyết liên quan đến quan hệ

thƣơng mại hàng hoá trung gian.

Qua nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá

trung gian có thể thấy quan hệ thương mại hàng hoá trung gian trước hết được dựa

trên cơ sở các lý thuyết truyền thống về phân công lao động quốc tế và lợi thế so

sánh giữa hai quốc gia. Mọi mối quan hệ thương mại song phương đều xuất phát từ

các lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối, làm tối ưu hoá lợi ích của mỗi quốc gia

khi trao đổi thương mại. Ở mô hình thương mại quốc tế đơn giản giữa hai quốc gia,

các nước có thể xuất khẩu cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng. Mỗi nước

cũng đều có năng lực để sản xuất một khối lượng hàng hoá trung gian nhất định và

đầu vào của hàng hoá trung gian nước này khác với đầu vào hàng hoá trung gian

được sản xuất ở nước khác. Sản xuất hàng hoá trung gian của mỗi nước sẽ phụ

thuộc vào quy mô của thị trường. Nước có quy mô lớn hơn sẽ có khối lượng hàng

hoá trung gian lớn hơn (theo phân công lao động quốc tế) và sản lượng hàng hoá

cuối cùng vì vậy cũng lớn hơn. Theo lý thuyết lợi thế so sánh, các nước sẽ có nhu

cầu trao đổi hàng hoá (kể cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng) để tiết

kiệm chi phí và tối đa hoá lợi ích trong thương mại quốc tế.

Page 46: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

37

Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vấn đề cạnh tranh trở nên được

ưu tiên hàng đầu và đầu tư quốc tế được coi là rất có ích cho việc chuyển giao công

nghệ ra nước ngoài, khiến cho các quốc gia có nhu cầu du nhập nhiều hơn nữa các

công nghệ hiện đại từ nước ngoài (thông qua đầu tư nước ngoài hoặc mua bán công

nghệ) để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, từ những năm 1990s đến

nay các lý thuyết về thương mại quốc tế đã có rất nhiều tiến bộ và thay đổi, tập trung

phần lớn vào các lợi thế cạnh tranh, các mối liên kết và mạng sản xuất toàn cầu.

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc phần

lớn dựa vào các cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế được hình thành và phát triển từ

thập niên 1990s cho đến nay. Mạng sản xuất quốc tế theo cách hiểu đơn giản, đó là

một kiểu cơ cấu phân chia chi nhánh quốc tế trong nội bộ công ty do các công ty đa

quốc gia tạo ra bằng đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. Thông qua đầu tư

nước ngoài, mỗi phần của sản xuất được đặt ở các nước khác nhau, tuỳ thuộc vào

đặc điểm khác nhau của mỗi khu vực (lý thuyết phân đoạn sản xuất). Hầu hết các

thành phẩm được lắp ráp cuối cùng sẽ được giao đến các nước khác, chứ không

phải ở những khu vực sản xuất trên đây (lý thuyết nội bộ hoá). Kiểu mạng lưới sản

xuất này đảm bảo cho sự hội nhập kinh tế của khu vực Đông Á và sự phát triển của

nền kinh tế hướng vào xuất khẩu do tất cả các nước đều được hưởng lợi từ lợi thế

cạnh tranh dựa trên phân công lao động. Sự phân chia mạng sản xuất này buộc các

công ty mẹ ở nước dẫn đầu (chẳng hạn như Nhật Bản trong mô hình Đàn nhạn bay)

phải cung cấp các thiết bị, linh kiện, dụng cụ, phụ tùng cho các chi nhánh công ty

của Nhật Bản ở nước ngoài, từ đó hình thành hệ thống thương mại hàng hoá trung

gian. Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con ở nước ngoài và các công ty liên

doanh tại nước tiếp nhận đầu tư đã hình thành nên các hệ thống liên kết ngược, liên

kết xuôi giữa các doanh nghiệp. Dù là liên kết ngược hay liên kết xuôi, các doanh

nghiệp đều phải ký các hợp đồng mua linh kiện và nguyên vật liệu giữa các công ty

để phục vụ sản xuất, hình thành nên các nhà cung cấp và các công ty lắp ráp ở nước

ngoài. Thương mại hàng hoá trung gian hình thành từ mạng sản xuất toàn cầu, bởi

nó không chỉ bao gồm các hoạt động giao dịch trong nội bộ công ty, mà nó còn bao

hàm cả các hình thức hợp tác thương mại và đầu tư với các công ty ở nước ngoài,

Page 47: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

38

các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng, các đối tác chiến lược… Mục tiêu chính của

mạng sản xuất toàn cầu là cung cấp các nguồn lực, năng lực, linh kiện, nguyên liệu,

chuyên môn hoá sản xuất, phân đoạn sản xuất để tận dụng các lợi thế so sánh, lợi

thế cạnh tranh, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh cho công ty. Các nước Đông

Á, trong đó Nhật Bản dẫn đầu đã trở thành một bộ phận quan trọng của mạng sản

xuất toàn cầu, kéo theo dòng luân chuyển thương mại nội khối mạnh mẽ trong thập

niên 1990s và 2000s, phần lớn là các hàng hoá trung gian, khiến các nước này có

thể bổ sung cơ cấu kinh tế lẫn nhau một cách hiệu quả nhất, giảm chi phí giao dịch

tối đa nhất. Đây cũng là khu vực có các nguồn cung cấp hàng hoá trung gian nôi

khối chiếm tỷ lệ lớn, tạo ra hiệu ứng dây chuyền nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài xuất ra một lượng lớn thiết bị, phụ tùng và tiếp nhận các dịch vụ hỗ

trợ, giúp các nước trong khu vực Đông Á trở thành các quốc gia công nghiệp hoá

nhanh nhất nhờ thiết lập mạng sản xuất toàn cầu, bổ sung cơ cấu hàng hoá cho

nhau, kết nối lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm và công nghệ lẫn nhau.

2.1.3. Phân loại hàng hóa trung gian.

2.1.3.1. Theo phân loại danh mục hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (BEC):

Theo phân loại danh mục hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (BEC) của Liên

hợp quốc (UN) [112], hàng hóa được phân loại dựa theo công dụng cuối cùng,

tương thích với các nhóm tương ứng với 3 nhóm hàng hoá cơ bản trong hệ thống tài

khoản quốc gia (SNA), đó là: hàng hoá tư liệu sản xuất, hàng hoá trung gian và

hàng hoá tiêu dùng. Cụ thể là như sau:

Bảng 2.1: Phân loại hàng hoá theo BEC

STT Phân loại theo BEC Các loại hàng hóa cơ

bản

1 Rau quả, lƣơng thực

11 Hàng hóa thô

111. Chủ yếu dành cho công nghiệp Hàng hóa trung gian

112. Chủ yếu dành cho tiêu dùng hộ gia đình Hàng hóa tiêu dùng

12 Hàng hóa chế biến

Page 48: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

39

121. Chủ yếu dành cho công nghiệp Hàng hóa trung gian

122. Chủ yếu dành cho tiêu dùng hộ gia đình Hàng hóa tiêu dùng

2 Nguồn cung đầu vào cho ngành công nghiệp

21 Hàng hóa thô Hàng hóa trung gian

22 Hàng hóa chế biến Hàng hóa trung gian

3 Nhiên liệu, dầu nhờn

31 Hàng hóa thô Hàng hóa trung gian

32 Hàng hóa chế biến

321. Dùng cho ô tô Không phân loại

322. Khác Hàng hóa trung gian

4 Hàng hóa vốn (trừ thiết bị vận tải), linh kiện và

phụ tùng

41 Hàng hóa vốn (trừ thiết bị vận tải) Hàng hóa vốn

42 Thiết bị và phụ tùng Hàng hóa trung gian

5 Thiết bị vận tải, linh kiện và phụ tùng

51 Ô tô khách Không phân loại

52 Khác

521. Dùng cho công nghiệp Hàng hóa vốn

522. Dùng cho lĩnh vực phi công nghiệp Hàng hóa tiêu dùng

53 Linh kiện và phụ tùng Hàng hóa trung gian

6 Hàng hóa tiêu dùng

61 Tiêu dùng lâu bền Hàng hóa tiêu dùng

62 Tiêu dùng bán lâu bền Hàng hóa tiêu dùng

63 Tiêu dùng không lâu bền Hàng hóa tiêu dùng

Nguồn: UN [112]

Theo cách phân loại này, hàng hóa trung gian bao gồm các sản phẩm nhiên

liệu, dầu nhờn đã sơ chế và một loạt các sản phẩm hàng hóa khác được sử dụng cho

các sản phẩm chế tạo. Hàng hóa phân loại theo BEC có mối quan hệ “một với

nhiều” với danh mục SITC (danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn-

Page 49: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

40

Standard International Trade Classification), có nghĩa là một nhóm của BEC thì

tương ứng với nhiều nhóm của SITC. Danh mục BEC được xây dựng để phục vụ

cho mục đích phân tích số liệu thống kê thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu

theo các nhóm lớn như lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị vốn,

hàng tiêu dùng lâu bền và hàng tiêu dùng bán lâu bền, và có thể phân chia thành các

nhóm hàng chi tiết hơn nữa để bổ sung cho số liệu đã được tổng hợp theo các nhóm

của SITC.

2.1.3.2. Theo Bảng Input – Output

Bảng Input - Output (bảng I/O) bắt nguồn từ những ý tưởng trong cuốn “Tư

bản” của Karl Marx khi ông tìm ra mối quan hệ trực tiếp theo quy luật kỹ thuật giữa

các yếu tố tham gia quá trình sản xuất. Hirschman [72] đã đưa ra mô hình “tăng

trưởng không cân đối” (unbalanced growth), trong đó có nhấn mạnh về chỉ số lan toả

và độ nhạy của ngành, cấu trúc kinh tế ở đây được hiểu là sự lan toả số nhân của các

ngành trong nền kinh tế. Tư tưởng này của ông sau đó được Leontief [90, tr. 565-576]

phát triển bằng cách toán học hoá toàn diện quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế.

Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan hệ tuyến tính giữa số lượng sản

phẩm được sản xuất ra và các sản phẩm vật chất, dịch vụ làm chi phí đầu vào.

Bảng I/O thể hiện ma trận về việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ trung gian

trong quá trình sản xuất ở các ngành khác nhau. Đặc biệt, nó chỉ ra số lượng cần

thiết của các sản phẩm đầu ra của một ngành sản xuất này được sử dụng như đầu

vào của một ngành sản xuất khác. Hay nói cách khác, Bảng I/O bao gồm các thông

tin về tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa từ một ngành công nghiệp p được sử dụng làm yếu

tố đầu vào cho ngành công nghiệp k. Bảng I/O còn thể hiện các đầu vào sản xuất

trong nước và đầu vào nhập khẩu. Trong bảng I/O, có những đánh giá về cấu trúc

tổng cầu, bao gồm nhu cầu sản phẩm trung gian và nhu cầu sản phẩm cuối cùng.

Nhu cầu trung gian là nhu cầu về sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành sử

dụng trong quá trình sản xuất của từng ngành kinh tế. Nhu cầu cuối cùng bao gồm

tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tổng tích

luỹ tài sản và xuất khẩu. Các tổ chức đa phương trên thế giới, chẳng hạn như

Page 50: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

41

OECD, đã sử dụng bảng I/O có số liệu khác nhau của nhiều nước OECD để đánh

giá thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên.

Dựa trên hai cách phân loại này, luận án chủ yếu sử dụng cách phân loại

danh mục hàng hoá theo ngành kinh tế rộng. Đây là cách phân loại khiến tác giả

luận án dễ dàng tìm kiếm được số liệu thống kê thương mại của JETRO trên trang

web www.jetro.go.jp; Ủy ban thống kê quốc gia Trung Quốc (NBSC) trên trang

web http://www.stats.gov.cn; số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc (China

Custom statisitics) để phân tích và đánh giá thực trạng thương mại hàng hoá trung

gian Nhật Bản – Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2017.

2.1.4. Các tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian được dựa vào một số tiêu chí đánh

giá sau đây:

- Kim ngạch xuất – nhập khẩu: Kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá trung

gian là đại lượng đo lường tổng giá trị hàng hoá trung gian tham gia xuất khẩu

(hoặc nhập khẩu) được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Theo chỉ tiêu này,

có thể đánh giá được giá trị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) trong một đơn vị thời gian

là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh với mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu (hoặc

nhập khẩu) hàng hoá trung gian qua các thời kỳ. Kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng

hoá trung gian thể hiện bằng số liệu xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian từng thời

kỳ, số liệu về các đối tác có trao đổi hàng hoá trung gian; số liệu về các loại hàng

hoá trung gian đang có quan hệ xuất nhập khẩu với các đối tác.

- Vai trò của thương mại hàng hoá trung gian trong nền kinh tế: thông qua

giá trị và tốc độ tăng của xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian, của đầu tư nước

ngoài, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập

khẩu hàng hoá trung gian trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của một

nước (đo bằng tỷ lệ %), mức độ phụ thuộc vào công nghệ và nguyên liệu nhập khẩu

từ nước ngoài của một quốc gia, mức độ tự chủ công nghệ trong thương mại hàng

hoá trung gian.

- Cơ cấu thương mại nội ngành trong hàng hoá trung gian: trao đổi hàng hoá

hai chiều tương tự nhau nhằm tăng sự đa dạng hàng hoá và giảm giá cả hàng hoá,

Page 51: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

42

tận dụng các lợi thế theo quy mô. Thước đo chuẩn của thương mại nội ngành được

ước với giá trị bằng 100, phản ảnh thương mại nội ngành và sự phụ thuộc lẫn nhau

trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian đạt mức cao nhất. Khi hoàn toàn

không có thương mại nội ngành hàng hoá trung gian, thì xuất khẩu và nhập khẩu

hàng hoá trung gian được ước với giá trị bằng 0.

- Chất lượng cơ cấu xuất khẩu (nhập khẩu) hàng hoá trung gian: Được đo

bằng hạng mục hàng hoá trung gian được trao đổi thương mại, trình độ công nghệ

của hàng hoá đó. Nước có chất lượng hàng hoá trung gian cao hơn và hàm lượng

công nghệ trong hàng hoá trung gian cao hơn thường có xu hướng chi phối quá

trình sản xuất và liên kết thương mại theo chiều dọc, trong khi đó nước có chất

lượng cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trung gian thấp hơn thường có xu hướng trở thành

nơi gia công lắp ráp các sản phẩm bởi có sự khác biệt về các nhân tố hàng hoá trung

gian đầu vào giữa nước sở tại và nước đầu tư theo hướng tăng chuyên mô hóa theo

chiều dọc.

- Độ mở cửa về thương mại hàng hoá trung gian: Đánh giá mức độ mở của

của nền kinh tế trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian thông qua các chỉ số:

số lượng và mức độc cắt giảm thuế quan.

- Độ mở cửa về đầu tư nước ngoài: Đánh giá mức độ mở của của nền kinh tế

đối với đầu tư nước ngoài thông qua các chỉ số: số lượng các nhà đầu tư, các điều

kiện đầu tư, tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian trong các dự án đầu tư.

2.1.5. Đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hóa trung gian

Thứ nhất, quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian là một hoạt động nằm

trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng là sự

liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường [85, tr. 65-83].

Hoặc chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm

thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản

phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng [72, tr 2-7]. Chuỗi cung ứng

không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người

bán lẻ và bản thân khách hàng [54, tr. 265-275). Còn theo Nguyễn Bình Giang [16],

Page 52: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

43

chuỗi cung ứng là một quá trình mua – bán (khớp nối cung – cầu) nhiều giai đoạn.

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua – bán các tài nguyên thiên nhiên

để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để làm thành bộ phận

phụ trợ, và cuối cùng là mua – bán các bộ phận phụ trợ để làm thành sản phẩm hoàn

chỉnh để giao đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát rằng thương mại hàng hoá trung

gian liên quan đến các hoạt động mua – bán, cung – cầu các sản phẩm trung gian ở

các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, linh kiện, bán

sản phẩm trước khi sản phẩm đó được làm thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến

tay người tiêu dùng cuối cùng.

Trong chuỗi cung ứng, xuất hiện 3 hình thức hợp tác là hợp tác theo chiều

dọc, hợp tác theo chiều ngang và hợp tác đa chiều. Hợp tác theo chiều dọc kết nối

từ nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng cuối dùng. Hợp tác theo

chiều ngang là hợp tác giữa các tác nhân trong cùng một công đoạn nhằm giảm chi

phí và tăng giá bán sản phẩm. Hợp tác đa chiều là nhằm mục đích đạt được sự linh

hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực hợp tác. Mức độ hợp

tác, giao dịch giữa các khâu trong chuỗi cung ứng phụ thuộc vào hình thức hợp tác,

liên kết và hình thức giao dịch giữa các đối tác.Thông qua hợp tác, các thành viên

trong chuỗi cung ứng sẽ tự tìm được công đoạn mà mình tham gia hiệu quả nhất

dựa trên việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng thành viên trong chuỗi, qua

đó giúp ngành và sản phẩm từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thương mại hàng hoá trung gian cũng là một hoạt động nằm trong chuỗi giá

trị [16]. Chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn phối hợp bên trong các bộ phận,

phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc, được trao đổi buôn bán với

nhau. Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản

phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất

khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng [78]. Nó bao

gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán

sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào,

dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị [21]. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những

Page 53: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

44

người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.

Vì vậy có thể hiểu rằng, chuỗi giá trị là toàn bộ quá trình sản xuất hàng hoá, từ

nguyên liệu thô cho tới các sản phẩm trung gian, tới các thành phẩm, được thực

hiện ở bất cứ nơi nào mà kỹ năng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn ở

mức giá cả cạnh tranh cũng như đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Như vậy, chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị đều được dùng để miêu tả một

chuỗi các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau, với nhiều tác nhân tham gia từ

nhà cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong

đó, chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản

phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng; còn chuỗi giá trị nhấn mạnh đến giá trị của

một sản phẩm (dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác nhân khác nhau để đến tay

người tiêu dùng.

Thứ hai, quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian xuất hiện do mức độ phân

tán sản xuất quốc tế ngày càng cao cũng nhƣ sự xuất hiện của chuỗi cung ứng theo

chiều dọc và các chiến lƣợc tìm nguồn cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp.

Do quá trình sản xuất sản phẩm được phân chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau

và mỗi công đoạn phân tán ở các địa điểm khác nhau, nên các nhà sản xuất khác

nhau phân công nhau đảm đương mỗi phân đoạn [100]. Mức độ phân tán sản xuất

quốc tế đã dẫn đến hình thành 3 phương thức giao dịch thương mại hàng hoá khác

nhau: giao dịch hàng hoá cuối cùng với hàng hoá cuối cùng; giao dịch hàng hoá

trung gian với hàng hoá trung gian; và giao dịch hàng hoá cuối cùng với hàng hoá

trung gian trong một ngành công nghiệp. Cũng do tính chất phân tán sản xuất quốc

tế, các doanh nghiệp có nhu cầu đi tìm các nguồn cung ứng toàn cầu, gia tăng các

hoạt động thuê ngoài để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm,cải thiện

năng lực cạnh tranh [76, tr. 75-96]. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm sản

xuất kinh doanh và mô hình sở hữu sản xuất các hàng hoá trung gian nhờ chiến lược

cung ứng toàn cầu thông qua hình thức thuê ngoài quốc tế hoặc thuê ngoài ngoại

biên. Thuê ngoài quốc tế hay còn gọi là gia công quốc tế (international outsourcing)

nghĩa là quá trình sản xuất các sản phẩm đầu vào trung gian theo hợp đồng, sự hợp

tác chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước

Page 54: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

45

ngoài; Thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài

(offshoring) là việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia

nhằm sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để sản xuất ra các sản phẩm đầu vào trung

gian cho quá trình sản xuất.

Thương mại hàng hoá trung gian được tiến hành theo hình thức liên kết

chiều dọc (vertical trade) [126]. Thương mại quốc tế theo chiều dọc là hình thức

trao đổi thương mại giữa các hàng hoá trung gian trong mạng sản xuất quốc tế. Liên

kết thương mại theo chiều dọc được minh hoạ bằng hình 1. Hình 1 minh hoạt mối

quan hệ thương mại theo chiều dọc giữa 3 nước. Nước 1 sản xuất các sản phẩm

trung gian và xuất khẩu các hàng hoá trung gian này sang nước 2. Nước 2 vừa tiến

hành nhập khẩu hàng hoá trung gian, cùng với vốn, lao động và các hàng hoá trung

gian trong nước để sản xuất ra hàng hoá cuối cùng. Tiếp theo đó, nước 2 xuất khẩu

các hàng hoá cuối cùng sang nước 3. Liên kết thương mại theo chiều dọc xuất hiện

khi cả hai nước đều nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hoá trung gian. Liên kết

thương mại theo chiều dọc mô tả các hàng hoá xuất khẩu của một nước được sản

xuất nhờ sử dụng các sản phẩm đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Thông qua liên

kết này, chuyên môn hoá theo chiều dọc được thiết lập, ở đó các công ty khai thác

hiệu quả lợi thế so sánh trong từng công đoạn của quá trình sản xuất nhờ sử dụng

các sản phẩm đầu vào nhập khẩu, và sản phẩm đầu ra vẫn tiếp tục được sử dụng cho

các công đoạn tiếp theo của sản xuất, chứ chưa phải là sản phẩm cuối cùng được sử

dụng hoặc tiêu dùng trên thị trường trong nước.

Page 55: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

46

Nguồn: Young-Kyung [126]

Hình 2.3. Mô tả đơn giản liên kết thƣơng mại theo chiều dọc

và các giai đoạn sản xuất

Giả sử quá trình sản xuất được phân làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 bao gồm

các công đoạn sản xuất hàng hoá trung gian và giai đoạn 2 là các công đoạn chế

biến các hàng hoá trung gian đó. Mỗi công đoạn sẽ đòi hỏi các loại hình doanh

nghiệp khác nhau. Thứ nhất, các doanh nghiệp đó có thể là các doanh nghiệp trong

nước, chuyên sản xuất tất cả các linh kiện, sản phẩm trung gian, cho đến sản phẩm

cuối cùng (doanh nghiệp HH); Thứ hai, là các doanh nghiệp có thể sản xuất tất cả

các linh kiện, sản phẩm trung gian ở trong nước, và hoàn thiện thành sản phẩm cuối

cùng nhờ một nhà máy lắp ráp ở nước ngoài (doanh nghiệp HF, liên kết dọc); Thứ

ba, là các doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia, có thể sản xuất tất cả các sản

phẩm ở các nước ngoài (doanh nghiệp FF, liên kết ngang). Đặc trưng của từng loại

doanh nghiệp thể hiện thông qua bảng sau:

Page 56: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

47

Bảng 2.2.: Đặc trƣng của mỗi loại hình doanh nghiệp

Loại doanh

nghiệp

Đặc điểm của

doanh nghiệp

Sản xuất Thƣơng mại FDI

Doanh nghiệp

HH

Sản xuất kinh

doanh truyền

thống

Sản xuất tất cả

các linh kiện, sản

phẩm trung gian

và hoàn thành

sản phẩm cuối

cùng tại nước chủ

nhà

Chuyên môn

hoá theo chiều

ngang (xuất

khẩu hàng hoá

cuối cùng)

Không

Doanh nghiệp

HF

Các doanh

nghiệp phân

đoạn sản xuất

theo chiều dọc

Sản xuất tất cả

các linh kiện, sản

phẩm trung gian

ở nước chủ nhà,

lắp ráp ở nước

ngoài

Chuyên môn

hoá theo chiều

dọc (xuất khẩu

hàng hoá trung

gian)

FDI theo

chiều dọc

(các nhà

máy lắp

ráp)

Doanh nghiệp

FF

Các công ty

xuyên quốc

gia theo chiều

ngang

Sản xuất tất cả

các linh kiện, sản

phẩm trung gian

và hoàn thành

sản phẩm cuối

cùng ở nước

ngoài

Không FDI theo

chiều ngang

(các nhà

máy lắp ráp

và sản xuất

linh kiện)

Nguồn: Carpenter [53]

Khi chi phí sản xuất trong nước tăng cao, các doanh nghiệp trong nước có xu

hướng dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài và trở thành các doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng liên kết thương mại và đầu tư theo nhiều

hình thức khác nhau. Thương mại quốc tế hình thành, tạo nên sự liên kết giữa các

doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong cùng ngành để sản xuất

ra sản phẩm. Cùng với tác động tạo sức ép cạnh tranh, di chuyển lao động, sao chép

Page 57: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

48

học hỏi và chuyển giao công nghệ, liên kết thương mại và sản xuất giữa doanh

nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong cùng ngành không chỉ mang

lại lợi ích cho cả hai bên tham gia liên kết mà còn góp phần làm môi trường kinh

doanh lành mạnh và ổn định hơn. Dưới hình thức liên kết này, sản phẩm của doanh

nghiệp này sẽ là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia (liên kết dọc) hoặc các

doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm (liên kết ngang). Khi tham gia liên

kết sản xuất và trao đổi thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp

FDI), doanh nghiệp trong nước sẽ có thêm đối tác kinh doanh và thị trường tiêu thụ

sản phẩm. Ngược lại, khi tham gia liên kết sản phẩm với doanh nghiệp trong nước,

các doanh nghiệp FDI sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển (như khi mua nguyên

liệu đầu vào của doanh nghiệp trong nước), đồng thời có thể mua được các yếu tố

đầu vào sản xuất rẻ hơn so với nhập khẩu.

Thứ ba, thƣơng mại hàng hoá trung gian thông qua liên kết ngƣợc và xuôi

(backward and forward linkages) [16]. Nhìn chung, trong một nền kinh tế, sự thay

đổi cấu trúc của các ngành thường có liên quan chặt chẽ với nhau: một số ngành

phụ thuộc nhiều vào các ngành khác trong khi một số ngành khác chỉ phụ thuộc vào

một số ít hơn các ngành còn lại. Do vậy sự thay đổi của một số ngành sẽ có ảnh

hưởng đến nền kinh tế hơn các ngành khác. Liên kết ngược dùng để đo mức độ

quan trọng tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm vật

chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất. Tỷ lệ này càng cao có

nghĩa liên kết ngược của ngành đó càng lớn và khi ngành đó phát triển sẽ kéo theo

sự tăng trưởng của toàn bộ hệ thống. Liên kết xuôi hàm ý mức độ quan trọng của

một ngành như là nguồn cung sản phẩm vật chất và dịch vụ cho toàn bộ hệ thống

sản xuất, liên kết này được xem như độ nhạy của nền kinh tế. Hệ thống liên kết

ngược-xuôi này nếu phân đoạn một cách cụ thể thì gồm có thượng nguồn, trung

nguồn và hạ nguồn. Trung nguồn là nơi có các hoạt động đơn giản, ít thâm dụng

công nghệ, dùng nhiều lao động phổ thông. Thượng nguồn là nơi có các chức năng

như R&D, thiết kế, phát triển ngành hàng, v.v... thâm dụng vốn, thâm dụng công

nghệ, thâm dụng lao động có tay nghề cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Hạ nguồn là

nơi có các hoạt động như phát triển thương hiệu, marketing, cấp phép, bán hàng,

Page 58: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

49

dịch vụ hậu mãi, v.v... dù không đòi hỏi thâm dụng công nghệ, nhưng lại đòi hỏi

thâm dụng tri thức, sự sáng tạo và tạo nhiều giá trị gia tăng. Ngay bản thân ở trung

nguồn, các chức năng thầu phụ và logistics cũng cao cấp hơn chức năng lắp ráp, gia

công. Khi doanh nghiệp FDI là nhà cung cấp (phía thượng nguồn, liên kết xuôi), thì

các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận thị trường công nghệ mới, cải thiện

hoặc giảm chi phí các yếu tố đầu vào trung gian được sản xuất bởi các doanh nghiệp

FDI trong các lĩnh vực thượng nguồn. Tuy nhiên, sự hiện diện của các doanh nghiệp

nước ngoài đem đến các khó khăn do các doanh nghiệp cung cấp địa phương bởi

các doanh nghiệp cung cấp địa phương sẽ cung cấp các hàng hoá trung gian tương

tự như các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng khiến một số nhà cung cấp

hàng hoá trung gian địa phương phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh

hoặc tự rút khỏi thị trương. Mối liên kết xuôi này được thể hiện trong việc các

doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đầu vào chất lượng cao hơn hoặc với một mức

giá thấp hơn để sản xuất hàng tiêu dùng của người tiêu dùng cuối cùng.

Khi người mua (phía hạ nguồn) là các doanh nghiệp trong nước, thì hoạt

động liên kết ngược xuất hiện. Hình thức liên kết ngược này có thể góp phần cải

thiện công nghệ của các nhà cung cấp địa phương hoặc giúp các doanh nghiệp hỗ

trợ của địa phương phát triển. Các mối kiên kết ngược này dẫn đến hình thành các

nhà cung cấp đầu vào hoặc nguyên liệu thô của địa phương. Liên kết ngược giúp

các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung đảm nhận sản xuất dòng sản phẩm chính của họ,

còn lại là sản phẩm phụ và các sản phẩm trung gian là do các doanh nghiệp địa

phương đảm nhận nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Liên kết ngược giúp các doanh nghiệp địa phương trở thành các nhà cung cấp sản

phẩm trung gian, linh kiện cho các doanh nghiệp FDI, từ đó có cơ hội cải thiện chất

lượng hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương trong

chuỗi giá trị sản phẩm.

2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

Dựa trên những nghiên cứu của các tác giả đi trước trong nghiên cứu định

tính và định lượng như Ethier [62, tr. 389-405], Feenstra và Hanson [63, tr. 371-

393], Helpman và Krugman [70], Hummels, D., Ishii, J. và Yi, K [76], Porter [101],

Page 59: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

50

Venables [115] có thể rút ra một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá

trung gian như sau:

1) Quy mô thị trƣờng: Quy mô thị trường ảnh hưởng đến thương mại hàng

hoá trung gian theo nhiều cách khác nhau. Ethier [62, tr. 389-405] cho rằng từ khi

phân công lao động quốc tế bị giới hạn bởi sự mở rộng của thị trường, thương mại

tự do, thì các nhà sản xuất linh kiện và sản phẩm trung gian có xu hướng hướng tới

các nền kinh tế có quy mô lớn hơn và vì vậy tăng số lượng sản xuất các hàng hoá

trung gian. Helpman và Krugman [70] cũng cho rằng khi quy mô kinh tế lớn hơn,

các nhà sản xuất sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc khai thác lợi thế nhờ quy mô với

một loạt các sản phẩm khác biệt, đồng thời khi nền kinh tế lớn hơn cũng có thể có

một nhu cầu cao hơn cho hàng hoá nhập khẩu. Kết quả là, một đất nước có quy mô

thị trường trong nước nhỏ sẽ ít có cơ hội tạo dựng lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong

sản xuất cá hàng hoá trung gian khác nhau. Vì vậy, với thị trường quốc tế có quy

mô lớn hơn, cơ hội đối với các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại hàng hoá

trung gian sẽ lớn hơn. Hummels, D., Ishii, J. và Yi, K.M. [76] nhận thấy các nền

kinh tế quy mô nhỏ thường có xu hướng liên kết thương mại theo chiều dọc với các

nền kinh tế quy mô lớn bởi vì với quy mô của họ, họ chỉ có thể sản xuất được một

khối lượng ít các hàng hoá trung gian và nhập khẩu phần lớn hơn các sản phẩm đầu

vào để sử dụng cho các hoạt động xuất khẩu. Jones và Kierzkowki [77, tr. 1-10]

phân tích thương mại hàng hoá trung gian có xu hướng tăng với quy mô thị trường

được mở rộng giữa hai quốc gia do nền kinh tế theo quy mô sẽ được mở rộng sang

các lĩnh vực kinh tế khác, chẳng hạn như ngành dịch vụ.

2) Công nghệ: Khoảng cách công nghệ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng

đến các hoạt động thương mại hàng hoá trung gian bởi vì các công đoạn khác nhau

của sản phẩm, linh kiện trung gian đòi hỏi mức độ công nghệ khác nhau, đầu tư cho

nghiên cứu và triển khai (R&D) khác nhau [101]. Công nghệ có vai trò quan trọng

trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trung gian trên thị trường

quốc tế, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

giữa hai quốc gia.

Page 60: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

51

3) Sự khác biệt về các yếu tố nguồn lực quốc gia (factor endowments): Các

quốc gia chỉ xuất khẩu những hàng hoá mà họ có nguồn lực dồi dào như đất đai, lao

động và vốn, và nhập khẩu các hàng hoá khi nó bị khan hiếm nguồn lực để sản xuất

ra hàng hoá đó. Either [62, tr. 389-405] cho rằng các nước có mức độ hội tụ các yếu

tố nguồn lực lớn hơn sẽ có khối lượng giao dịch thương mại theo chiều ngang thấp

hơn. Tương tự, thương mại hàng hoá trung gian sẽ được tiến hành giữa các nước có

sự khác biệt lớn về yếu tố nguồn lực.

4) Khoảng cách (distances): Khoảng cách giữa các đối tác trong thương mại

nói chung và thương mại hàng hoá trung gian bao gồm khoảng cách về địa lý, văn

hoá và khoảng cách về tổ chức giữa các đối tác [67]. Các khoảng cách này có ảnh

hưởng nhất định trong hoạt động thương mại quốc tế, khoảng cách càng gần nhau,

các đối tác sẽ có những tương đồng nhau về văn hoá, ngôn ngữ, tập quán kinh

doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ thương mại phát triển tốt hơn. Yếu

tố về khoảng cách có thể tạo ra tính hấp dẫn hoặc cản trở thương mại hàng hoá bởi

nó liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia, mức độ tập trung

thương mại, thị hiếu tiêu dùng của thị trường... Khoảng cách về địa lý càng xa,

thương mại hàng hoá trung gian càng bị thu hẹp bởi họ phải chi phí nhiều hơn cho

phí vận chuyển, chi phí thông tin, khác biệt văn hoá. Do vậy, nếu các quốc gia có

đường biên giới chung, thương mại hàng hoá có thể cao hơn so với các quốc gia

không có chung đường biên giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hàng

hoá trung gian.

5) Trình độ phát triển kinh tế:

Trình độ phát triển kinh tế ở hai nước khác nhau sẽ làm cho quan hệ thương

mại hang hoá trung gian mang tính bổ sung lẫn nhau, làm tăng kim ngạch thương

mại với những mặt hàng có độ thâm dụng các nhân tố đầu vào khác nhau [67]. Sự

khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia có thể trở thành nhân tố

hấp dẫn hoặc cản trở hoạt động thương mại hàng hoá trung gian tuỳ vào từng điều

kiện nghiên cứu khác nhau. Nếu sự khác biệt đó là quá lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu

hàng hoá trung gian sẽ bị hạn chế bởi hạng mục và chất lượng hàng hoá trung gian

Page 61: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

52

của nước này rất khó hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của nước

kia, dẫn đến khả năng hạn chế xuất khẩu.

6) Thể chế, chính sách của chính phủ:

Thể chế chính trị ảnh hưởng đến thươmg mại hàng hoá trung gian theo

hướng hình thành nên các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại theo chiều

hướng tích cực hay tiêu cực. Thể chế chính phủ được xác định theo mức độ trách

nhiệm, tính hợp pháp, tính minh bạch và sự lựa chọn chính sách kinh tế, thương mại

thông qua việc thay đổi các ưu đãi chính sách [101]. Nó có tác dụng làm giảm hoặc

gia tăng chi phí thương mại tuỳ thuộc theo từng thể chế chính trị. Thể chế chính trị

cũng ảnh hưởng đến mức độ cởi mở của nền kinh tế, mở cửa thương mại và sự mở

cửa thương mại này được đo bằng mức thuế quan trung bình. Sự khác biệt về thể

chế chính trị, văn hoá, điều kiện lịch sử, …, gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại

hàng hoá trung gian. Các nhân tố này thường không có ảnh hưởng rõ ràng đến hoạt

động thương mại hàng hoá trung gian, nhưng vẫn là những nhân tố cần phải được

nhắc đến khi nghiên cứu quan hệ thương mại song phương.

Chính sách kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế như chính sách về

chuẩn mực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thuế quan, phi thuế quan, tỷ giá...Các

chính sách này có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với các hoạt động thương mại

hàng hoá. Một số chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ sẽ không chỉ

đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, mà còn tác động đến mức độ tập trung

thương mại. Hoặc những biến động về tỷ giá hối đoái càng cao thì mức độ thương

mại nội ngành, thương mại hàng hoá trung gian của các quốc gia đó càng giảm

[101].

7) Thu nhập bình quân đầu ngƣời: Các quốc gia có mức thu nhập bình quân

đầu người cao thì cơ cấu về cầu sẽ phức tạp và có sự khác biệt hơn [67]. Thu nhập

bình quân đầu người càng cao, mức độ giao dịch thương mại hàng hoá trung gian

càng lớn bởi mức thu nhập tác động đến nhu cầu tiêu dùng, thu nhập khác nhau sẽ

có nhu cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng khác nhau, từ đó thúc đẩy thương mại

hàng hoá trung gian phát triển. Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa

các quốc gia càng nhỏ, thương mại hàng hoá trung gian càng lớn bởi người dân ở

Page 62: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

53

các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp có thể muốn tiêu thụ hàng hoá

với tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn, và người dân ở các nước có thu nhập bình quân

đầu người cao hơn sẽ đòi hỏi chất lượng hàng hoá và sự khác biệt hoá về sản phẩm

phức tạp hơn. Vì vậy, ít có sự chồng chéo trong cấu trúc cầu về hàng hoá trung gian

giữa các quốc gia có thu nhập thấp và các quốc gia có thu nhập cao. Hơn nữa, các

nước có thu nhập cao thường có nguồn vốn dồi dào và sản xuất ra các sản phẩm có

chất lượng thâm dụng vốn cao hơn, còn các nước có thu nhập thấp thường tập trung

sản xuất các sản phẩm có hàm lượng thâm dụng lao động cao hơn. Sự khác biệt về

thu nhập bình quân đầu người được kỳ vọng là có mối tương quan ngược chiều với

thương mại hàng hoá trung gian.

2.2. Cơ sở thực tiễn về quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian

Do phạm vi của luận án chỉ tập trung vào việc phân tích quan hệ thương mại

hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc nên NCS chỉ giới hạn phạm vi

của cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa trong khu vực Đông Á, nơi có

sự tham gia sôi động của các nước trong việc trao đổi hàng hóa trung gian.

2.2.1. Mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á

Mô hình "đàn nhạn bay" do nhà kinh tế học Nhật Bản, Akamatsu Kaname

khởi xướng đầu tiên từ những năm 1930 [47]. Mô hình này ban đầu mô tả quá trình

công nghiệp hoá của một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi

áp dụng cho công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu

vực. Trong mô hình đó, Nhật Bản được xem như là con nhạn đầu đàn, tiếp theo là

các nền kinh tế mới công nghiệp hoá NIEs, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Các nước này được ví như một đàn nhạn và bay theo một trình tự nhất định theo

hình chữ V. Trong những thập kỷ sau này (từ những năm 1970 trở đi), mô hình này

đã được Kojima [82, tr. 375-401] bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự kết hợp lý thuyết

của Akamtsu với các luận thuyết kinh tế học tân cổ điển. Điều này được xem là sự

"Tây phương hoá" mô hình này. Sự bổ sung và chỉnh sửa này đã làm tăng vị trí và

ảnh hưởng của nó trong các đường lối, chính sách của Nhật Bản và tăng sự thích

ứng của nó đối với giai đoạn Nhật Bản từ nền kinh tế đang phát triển sang nền kinh

tế phát triển hàng đầu thế giới.

Page 63: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

54

Nguồn: Akamatsu [47]

Hình 2.4. Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu

Mạng lưới sản xuất Đông Á chủ yếu được định hình theo mô hình “đàn nhạn

bay” dựa trên sự phân công lao động quốc tế trong vùng. Mô hình này ban đầu mô

tả mô hình công nghiệp hoá của một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở

rộng phạm vi áp dụng cho mô hình công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất

và hợp tác trong khu vực. Những điểm chủ yếu của luận thuyết này đối với hợp tác

vùng là:

+ Các nước kém phát triển hơn có thể học từ các nước tiên tiến thông qua

nhập khẩu những nguyên liệu đầu vào và sản xuất hàng hoá cho nhu cầu trong nước

và xuất khẩu hàng hoá đó ra nước ngoài và cuối cùng là nhập khẩu trở lại các sản

phẩm từ các nước kém phát triển hơn (hình thức cơ bản của mô hình đàn nhạn bay).

+ Mô hình này đã tạo nên những chuyển biến thực chất của nền kinh tế thông

qua việc lặp lại từng bước cùng một chu kỳ từ sử dụng các công nghệ dùng nhiều

lao động đến công nghệ sử dụng nhiều vốn và cuối cùng là phát triển các ngành

công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao hơn (hình thức biến thể của

mô hình đàn nhạn bay)

+ Mô hình công nghiệp hoá mà Nhật Bản đã trải qua sẽ được lặp lại từ nền

kinh tế này đến nền kinh tế khác trong vùng thông qua chuyển giao công nghệ và

Page 64: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

55

đầu tư trực tiếp (khía cạnh quốc tế của đàn nhạn bay).

Sự hợp tác và phát triển vùng theo mô hình này có thể hình dung dựa trên ba

nhóm nhạn bay theo trình tự rượt đuổi: thứ nhất là Nhật Bản, thứ hai là các nước

NIEs và tiếp theo là các nước ASEAN 4 tương ứng với lợi thế so sánh của các nước

này trong vùng. Các ngành công nghiệp cũng chuyển biến một cách tương ứng với

các lợi thế so sánh trên từ các ngành sử dụng nhiều lao động đến các ngành sử dụng

nhiều tri thức và công nghệ. Trong đội hình bay trên, mỗi con nhạn đều nhận được

từ Nhật Bản một cơ cấu công nghiệp tương tự như của Nhật Bản nhưng với độ trễ

thời gian lớn hơn và đến một thời gian nhất định cơ cấu công nghiệp và thương mại

vùng có tính bổ sung lẫn nhau cũng sẽ được hình thành.

Mô hình đàn nhạn bay đã giải thích sự lần lượt cất cánh của công nghiệp các

nước Đông Á bằng việc gắn phân công lao động với liên kết quốc tế. Mô hình này

được thực hiện trong thập kỷ 1960s đến thập kỷ 1990s với trình tự rượt đuổi theo 3

nhóm nhạn: nhóm thứ nhất là Nhật Bản, nhóm thứ hai là các NIEs (Hàn Quốc, Đài

Loan, Singapore và Hong kong), nhóm thứ 3 là các nước ASEAN4 với các lợi thế

so sánh của các nước ngày trong vùng. Trong mô hình này, các ngành công nghiệp

cũng chuyển biến một cách tương ứng với các lợi thế so sánh trên, từ các ngành sử

dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều tri thức và công nghệ.

Page 65: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

56

Nguồn: Kimura và Ando [80]

Hình 2.5: Sơ đồ miêu tả một mạng sản xuất ở Đông Á

Trong mạng sản xuất này, Nhật Bản và Hàn Quốc đứng ở công đoạn sản xuất

thượng nguồn, sở hữu các sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn. Các sản

phẩm đầu vào trung gian như linh kiện, bộ phận được sản xuất ở các nước đang phát

triển Đông Nam Á có nguồn lao động dư thừa, tài nguyên dồi dào và chi phí thấp, đứng

ở công đoạn sản xuất hạ nguồn. Mô hình thương mại ở khu vực Đông Á vì vậy gắn liền

với phân công lao động quốc tế và mạng sản xuất của khu vực này, trong đó các nước

kém phát triển hơn sẽ xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ nguồn tài

nguyên thiên nhiên, còn các nước có trình độ phát triển cao hơn xuất khẩu các hàng hoá

có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn. Quan hệ thương mại nội khối Đông Á phần

lớn được tiến hành theo chiều dọc, trong đó tỷ trọng hàng hoá trung gian liên tục tăng

Page 66: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

57

cao theo thời gian và liên kết kinh tế thương mại được mở rộng nhờ việc ký kết liên tục

các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) và khu vực.

2.2.2. Mạng sản xuất nội khối Đông Á và vai trò của thương mại hàng hoá

trung gian.

Mạng sản xuất nội khối Đông Á hình thành nhanh chóng nhờ vai trò của

thương mại và đầu tư quốc tế. Kể từ giữa thập niên 1980s, do trình độ kinh tế và

quy mô kinh tế khác nhau, các nước Đông Á đã thực hiện chiến lược hợp tác kinh tế

nội khối sâu rộng. Giai đoạn 1985-2000 chứng kiến các nước Đông Á đẩy mạnh

chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, hưởng lợi từ xu thế toàn cầu hoá

và thực hiện tự do hoá kinh tế sâu rộng và hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới.

Từ năm 2000 đến nay, các nước Đông Á tăng cường hợp tác kinh tế bên trong và

bên ngoài khu vực, và tính đến tháng 11 năm 2010 Đông Á đã ký tới 43 FTAs với

các nước trên thế giới, chiếm tới 20,9% trong tổng số FTAs đã ký kết của các nước

thành viên WTO. Trong ma trận liên kết của ngành công nghiệp chế tạo, ta có thể

thấy vai trò quan trọng của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan với tư cách là những

nhà cung cấp linh kiện và hàng hoá trung gian lớn của khu vực và Trung Quốc dần

trở thành công xưởng sản xuất của Đông Á.

Nguồn: Tác giả

Hình 2.6: Mạng sản xuất Đông Á và vai trò của thương mại hàng hoá trung gian

Page 67: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

58

Mạng sản xuất nội khối Đông Á có các đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, mạng sản xuất Đông Á mang tính phi tập trung và thƣơng mại

hàng hoá trung gian đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Mạng sản xuất Đông Á được dựa trên sự phi tập trung hoá tiến trình sản xuất

sản phẩm, trong đó các sản phẩm được sản xuất ở những công đoạn khác nhau, tổ

chức sản xuất khác nhau phụ thuộc vào yếu tố phân bổ nguồn lực khác nhau giữa

các nước và các vùng. Khu vực thương mại tự do đông Á đã cho thấy hệ thống sản

xuất ở khu vực này chủ yếu tập trung vào liên kết theo chiều dọc. Từ cuối thập kỷ

1990s, thương mại hang hoá trung gian đã trở thành một bộ phận quan trọng trong

cấu trúc thương mại khu vực, chiếm tới trên 35% tổng khối lượng giao dịch thương

mại hang hoá của khu vực Đông Á năm 2010 [120, tr. 1-10]. So với tỷ trọng giao

dịch thương mại hàng hoá trung gian, tổng kim ngạch hàng hoá tiêu dùng cuối cùng

ở khu vực Đông Á chỉ đạt mức độ khiêm tốn, chiếm 16% tổng kim ngạch thương

mại hàng hoá nội khối năm 1998, sau giảm còn chiếm 15% vào năm 2010 (xem

bảng 2.3). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hoá trung gian

ở khu vực Đông Á tăng nhanh hơn rất nhiều so với hàng hoá tiêu dùng cuối cùng và

điều này cho thấy tầm quan trọng của phi tập trung hoá sản xuất trong mạng sản

xuất Đông Á.

Trong các văn bản hợp tác kinh tế nội khối Đông Á, những ưu tiên trong các

hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN, ASEAN +1, ASEAN +3 đều đề cập

đến các vấn đề nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trong từng giai đoạn sản xuất. Để

được hưởng các ưu tiên trong đối xử thương mại khu vực, các nhà sản xuất ở các

nước Đông Á phải đáp ứng được các nguyên tắc xuất xứ sản phẩm. Ví dụ, để thực

hiện các cam kết về thương mại hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực cắt giảm thuế

quan, hàng hóa sản xuất tại các nước thành viên ASEAN phải đáp ứng những quy

tắc xuất xứ trong các hiệp định FTA. Trong các hiệp định FTA của các nước

ASEAN, về cơ bản, các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định này đều có cấu trúc

tương đối giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của từng đối tác, đồng thời cùng với

những cam kết cắt giảm khác nhau, quy tắc xuất xứ trong mỗi FTA của ASEAN

cũng có những khác biệt nhất định. Quy tắc xuất xứ này đã khuyến khích các nước

Page 68: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

59

thành viên nội khối ASEAN, hoặc trong khối ASEAN +1 sử dụng hang hoá trung

gian từ các nước thành viên trong khối, khuyến khích hoạt động liên kết thương mại

theo chiều dọc phát triển mạnh mẽ và các ngành công nghiệp trong khu vực có sự

liên kết chặt chẽ với nhau hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Phân công lao

động trong khu vực Đông Á đã nâng tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào

trung gian từ các nước đối tác, đặc biệt tập trung vào các ngành công nghiệp điện

tử, mô tô và các ngành công nghiệp chế tạo khác, dẫn đến phi tập trung hoá sản xuất

ở khu vực này luôn ở mức độ cao hơn các khu vực khác trên thế giới.

Bảng 2.3: Thƣơng mại hàng hoá trung gian

và hàng hoá cuối cùng ở khu vực Đông Á

Năm Tổng

KNXNK

hàng hoá

trung gian

(trăm triệu

USD)

Tổng KNXNK

hàng hoá tiêu

dùng cuối

cùng (trăm

triệu USD)

Tổng

KNXNK

khu vực

Đông Á

(trăm triệu

USD)

Tỷ trọng

hàng hoá

trung gian

trong tổng

KNXNK

(%)

Tỷ trọng

hàng hoá

tiêu dùng

cuối cùng

trong tổng

KNXNK

(%)

2001 3935,4 4352 22731 17 19

2002 5265,52 4722 24450 22 26

2003 7490,44 5441 20920 36 17

2004 10370,52 6362 36880 28 16

2005 12939,88 7131 43370 30 12

2006 16424,4 8121 68895 24 15

2007 19677,8 8949 58824 33 15

2008 21771,52 10205 68932 31 16

2009 19398,76 8812 55640 35 15

2010 25976,76 11160 73290 35 15

Nguồn: [120]

Thứ hai, Nhật Bản và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong mạng sản

xuất Đông Á và thƣơng mại hàng hoá trung gian.

Page 69: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

60

Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc với khu vực Đông Á liên

tục mở rộng. Vào năm 1990, Đông Á chỉ chiếm khoảng 32,7% kim ngạch xuất khẩu

của Nhật Bản ra thế giới, nhưng năm 2011 tỷ lệ này của Đông Á là 56,9%, tăng

24% trong vòng 21 năm. Tỷ trọng Đông Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu của

Nhật Bản cũng tăng tới 14% trong cùng giai đoạn, từ 28,4% lên 42,9% [113, tr. 1-

31]. Trong hoạt động thương mại của Nhật Bản với khu vực Đông Á, các sản phẩm

trung gian chiếm tỷ trọng lớn và nó được gắn chặt với dòng FDI của Nhật Bản tới

các nước Đông Á. Do đó, các nước khu vực Đông Á đã đẩy mạnh nhập khẩu linh

phụ kiện và bán thành phẩm của Nhật Bản, rồi lắp ráp, chế biến và tái xuất thành

phẩm tới một thị trường ngoài Đông Á. Dòng vốn FDI cho phép công nghệ của

Nhật Bản và các NIEs vào Trung Quốc và các nước ASEAN, hình thành nên

phương thức “tam giác thương mại” gồm Nhật Bản – NIEs – Trung Quốc và

ASEAN, trong đó Trung Quốc và ASEAN đóng vai trò chế xuất hàng hoá cho Nhật

Bản và NIEs để Nhật Bản tái xuất sang các thị trường truyền thống của mình là Mỹ

và EU. Sự mở rộng mạng lưới sản xuất của Nhật Bản trong khu vực Đông Á theo

phương thức tam giác thương mại, trong đó Nhật Bản đứng ở vị trí thượng nguồn,

đã làm gia tăng tỷ trọng thương mại hàng hoá trung gian của Nhật Bản với các nước

Đông Á. Trong nhiều thập kỷ thực hiện liên kết nội khối Đông Á, Nhật Bản luôn là

đối tác thương mại hàng đầu của khu vực Đông Á.

Nhìn từ phía các nước Đông Á, sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc đã gây ra

một số hiệu ứng phức tạp, nhất là trong giai đoạn trước năm 2000 do cơ cấu xuất

khẩu hàng hoá của các nước ASEAN và Trung Quốc tương đối giống nhau. Tuy

nhiên, từ cuối thập niên 1990s, mô hình đàn nhạn bay gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là

sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Sự suy thoái kéo dài của nền

kinh tế Nhật Bản đã làm thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa Nhật Bản và các NIEs

Đông Á, tạo điều kiện cho Trung Quốc thực hiện quá trình đuổi bắt công nghệ với

các nước ASEAN 4. Trung Quốc trong thập niên 2000s đã thu hẹp khoảng cách

công nghệ với các nước ASEAN trong các sản phẩm tập trung công nghệ trung bình

và thâm dụng nhiều lao động, hình thành nên những đặc trưng mới của mạng sản

xuất Đông Á. Trung Quốc trở thành nền kinh tế mới nổi của khu vực Đông Á, tham

Page 70: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

61

gia sâu rộng hơn vào mạng sản xuất của khu vực, biến Trung Quốc trở thành công

xưởng của thế giới [98]. Đến cuối thập niên 2000, Trung Quốc đã thay thế Nhật

Bản, trở thành đối tác thương mại đứng hàng đầu của các nước Đông Á và được các

nước ASEAN tiếp nhận như là một đối tác đem lại nhiều lợi ích kinh tế - thương

mại cho các nước ASEAN.

Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: RIETI-TID [104]

Hình 2.7: Tỷ lệ xuất – nhập khẩu hàng hoá trung gian

của Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực Đông Á

Trong thương mại hàng hoá trung gian, vai trò của Nhật Bản giảm dần trong

khi Trung Quốc nổi lên trở thành đối tác quan trọng ở Đông Á. Tỷ lệ xuất khẩu

hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Đông Á chiếm một phần rất nhỏ và có xu

hướng giảm dần, trong khi xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang

Đông Á liên tục tăng, đặc biệt là từ năm 2001 khi Trung Quốc ký CAFTA với

ASEAN. Trong nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Đông Á, tỷ lệ nhập khẩu của

Nhật Bản trước đây chiếm vị trí hàng đầu ở các nước Đông Á, vượt xa Trung Quốc,

nhưng hiện nay Trung Quốc đã vượt lên và trở thành đối tác nhập khẩu hàng hoá

trung gian hàng đầu ở khu vực Đông Á.

Chỉ số thương mại nội ngành tính theo công thức của Grubel và Lioyd [70]

Page 71: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

62

giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN tăng rất nhanh. Nếu như năm

2002, chỉ số thương mại nội ngành trong ngành sản xuất thiết bị điện tử giữa Trung

Quốc – Nhật Bản và Hàn Quốc là 0,44, giữa Trung Quốc và Singapore là 0,89, giữa

Nhật Bản – Singapore là 0,39, thì vào năm 2011 chỉ số này là như sau: Trung Quốc –

Nhật Bản 0,55; Trung Quốc – Hàn Quốc: 0,38; Trung Quốc – Singapore 0,99; Nhật

Bản – Singapore: 0,54 (chỉ số càng cao, mức độ thương mại nội ngành càng lớn)

[123]. Trong mạng lưới sản xuất của khu vực, mặc dù có sự tham gia tích cực và quy

mô lớn của Trung Quốc, nhưng dưới sự tác động của phân công lao động quốc về và

sự phát triển của R&D, vị trí và sự tham gia của Nhật Bản, các NIEs, Trung Quốc và

ASEAN trong mạng lưới sản xuất khu vực vẫn theo những thứ bậc trình tự nhất định,

trong đó Nhật Bản vẫn đứng thứ hạng đầu khu vực Đông Á trong các sản phẩm có

hàm lượng tri thức và công nghệ cao, tiếp đó là các NIEs Đông Á. Giữa Nhật Bản và

Trung Quốc trong mạng sản xuất Đông Á vừa tồn tại dưới hình thức hợp tác và cạnh

tranh, tuy nhiên xu hướng hợp tác vẫn mang tính nổi trội hơn cả.

Thứ ba, mạng sản xuất Đông Á luôn phải chịu những tổn thƣơng khi có các

cú sốc từ bên ngoài.

Trong cấu trúc "tam giác thương mại” (triangular trade) của mạng sản xuất

Đông Á, Nhật Bản là nước sản xuất và xuất khẩu các hàng hoá vốn và hàng hoá

trung gian tập trung nhiều công nghệ cao, 4 NIEs Đông Á tập trung sản xuất và xuất

khẩu các hàng hoá vốn và hàng hoá trung gian có công nghệ trung bình, các nước

ASEAN và Trung Quốc tập trung sản xuất và xuất khẩu các kinh kiện, bộ phận và

các sản phẩm trung gian thông qua công nghệ sơ chế và lắp ráp, sau đó xuất khẩu

sản phẩm cuối cùng sang Mỹ và EU. Cấu trúc này giúp các nước Đông Á trong một

thời gian dài đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cải thiện năng lực cạnh tranh

của nền kinh tế, nhưng sự phụ thuộc vào cầu hàng hoá chế tạo cuối cùng ở các nước

bên ngoài khu vực Đông Á (như Mỹ, EU) khiến hệ thống mạng sản xuất Đông Á rất

dễ bị tổn thương. Nếu như thị trường Mỹ hoặc EU giảm nhu cầu đối với sản phẩm

chế tạo cuối cùng do khủng hoảng kinh tế hoặc các tác động kinh tế khác, mạng sản

xuất Đông Á rất khó tìm kiếm thị trường thay thế và giá trị sản phẩm rất khó giữ

được ở mức cao. Chẳng hạn, khi ngành công nghiệp chế tạo xuất khẩu của Trung

Page 72: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

63

Quốc phải chịu rủi ro từ thị trường toàn cầu, các ngành công nghiệp liên quan khác

ở các nước Đông Á sẽ lập tức chịu tác động dây chuyền. Cuộc khủng hỏang kinh tế

toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ Mỹ và Châu Âu cũng đã tác động đến mạng sản xuất

Đông Á theo 4 kênh: linh kiện và thiết bị điện tử; các sản phẩm nguyên liệu thô của

một số ngành công nghiệp nhu công nghiệp hoá chất và sắt thép; hàng hoá nguyên

liệu khai khoáng; và các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải và thương

mại. Do phụ thuộc nhiều vào cầu hàng hoá cuối cùng của thị trường bên ngoài, hoạt

động thương mại hàng hoá trung gian ở khu vực Đông Á thường chịu tổn thương

khi gặp các cú sốc từ thị trường bên ngoài.

Tiểu kết Chƣơng 2

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động thương mại quốc tế. Sự phát triển của thương mại hàng hoá trung gian phản

ánh mối liên kết thương mại nội ngành, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong

hệ thống thương mại quốc tế.

Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

và các hoạt động thương mại hàng hoá trung gian trong mạng sản xuất Đông Á, có

thể thấy sự phân công lao động ở khu vực Đông Á thể hiện các nước có trình độ

phát triển kinh tế cao hơn như Nhật Bản thường có tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trung

gian cao hơn tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá trung gian, trong khi các nước có trình độ

kinh tế thấp như như Việt Nam, Trung Quốc thường có tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá

trung gian cao hơn xuất khẩu.

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian trong nội khối Đông Á có xu

hướng gia tăng trong thời gian gần đây, thể hiện mức độ cao của liên kết kinh tế -

thương mại nội khối cũng như mức độ tập trung của mạng sản xuất trong khu vực.

Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, nhập khẩu sản phẩm trung gian của Trung

Quốc từ thị trường Nhật Bản cũng luôn lớn hơn xuất khẩu các sản phẩm trung gian

sang thị trường này. Mối quan hệ này phản ánh Trung Quốc tiếp tục có những lợi

thế so sánh về chi phí lao động giá rẻ, sản xuất hàng hoá tập trung nhiều hàm lượng

Page 73: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

64

lao động và tài nguyên, trong khi Nhật Bản vẫn ở công đoạn cao hơn của mạng sản

xuất Đông Á, nắm giữ những lợi thế về công nghệ và tri thức. Đây là xu hướng tích

cực của phân công lao động theo chiều dọc ở khu vực Đông Á, và trong hệ thống

phân công lao động này Nhật Bản và Trung Quốc phải đóng vai trò cầu nội địa đủ

lớn của khu vực để có thể trở thành thị trường tiêu dùng sản phẩm cuối cùng cho

dòng thương mại nội khối.

Page 74: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

65

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG

MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC

3.1. Khái quát thực trạng quan hệ thƣơng mại song phƣơng Nhật Bản – Trung

Quốc kể từ năm 2001 đến nay

3.1.1. Tổng quan về quan hệ thương mại Trung Quốc – Nhật Bản kể từ

năm 2001 đến nay

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn trên thế giới, có quan hệ hàng

hoá song phương rất lớn và đây được coi là một trong những đối tác thương mại lớn

nhất thế giới. Theo báo cáo của JETRO [134], tính đến cuối năm 2017, tổng kim

ngạch thương mại Nhật Bản – Trung Quốc đạt 296,9 tỷ USD, trong đó Nhật Bản

xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 132,65 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc đạt

164,25 tỷ USD, thâm hụt thương mại là 31,6 tỷ USD. So với năm 2004, kim ngạch

thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc sau 13 năm đã tăng lên rất nhanh (xem

bảng 3.1). Điều đặc biệt là Nhật Bản luôn chịu thâm hụt thương mại với Trung

Quốc kể từ đầu thập niên 2000 đến nay. Trung Quốc luôn là 1 trong 3 đối tác

thương mại lớn nhất của Nhật Bản, và vị trí của nước này trong cán cân thương mại

Nhật Bản liên tục được cải thiện. Vào năm 2017, Trung Quốc chiếm 19 % tổng kim

ngạch xuất khẩu của Nhật Bản và chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật

Bản. Tỷ trọng của Trung Quốc liên tục gia tăng trong tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2001-2017

Trong thời kỳ 2012 – 2017, quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc bị

ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku của

Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và những căng thẳng ở biển Đông, làm

bùng phát các cuộc biểu tình chống hàng Nhật Bản và tẩy chay hàng hóa Nhật Bản

ở hàng loạt các tỉnh thành của Trung Quốc, điều này đã ảnh hưởng đến kim ngạch

xuất nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang Trung Quốc, khiến khối lượng và tỷ

Page 75: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

66

trọng trao đổi thương mại giữa hai nước không hề được cải thiện so với thời điểm

năm 2010.

Bảng 3.1: Thƣơng mại hàng hóa

Nhật Bản – Trung Quốc (từ số liệu của Nhật Bản)

Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu (nghìn USD) Tỷ trọng (%)

Xuất khẩu

của Nhật

Bản sang

Trung Quốc

Nhập khẩu

của Nhật Bản

từ Trung

Quốc

Cán cân

thương mại

% tổng

KNXK của

Nhật Bản

% tổng

KNNK của

Nhật Bản

2004 73.818.019 94.227.211 -20.409.192 13,1 20,7

2006 92.851.689 118.516.332 -25.664.643 14,3 20,5

2008 124.035.383 142.337.115 -18.301.732 15,9 18,8

2010 149.086.369 152.800.714 -3.714.344 19,4 22,1

2012 144.686.177 189.018.794 -44.332.617 18,1 21,3

2014 127.105.265 182.071.443 -54.966.178 18,5 22,3

2016 113.874.305 156.443.992 -42.569.687 17,7 25,8

2017 132.650.750 164.255.540 -31.604.790 19 24

Nguồn: JETRO [134]

. Hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là

nguyên liệu dệt may, linh kiện vi tính và máy móc thiết bị, trong đó các thiết bị điện

tử chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2016, xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang thị

trường Trung Quốc đạt 113,8 tỷ USD, và Trung Quốc là đối tác xuất khẩu đứng thứ

hai của Nhật Bản, sau Mỹ (xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang Mỹ năm 2016

đạt 130 tỷ USD. Năm 2017, quan hệ giữa hai nước được cải thiện dẫn đến kim

ngạch xuất nhập có chiều hướng gia tăng.

Xét từ phía Trung Quốc, số liệu của UN cho thấy [139], tỷ lệ xuất khẩu hàng

hóa của Trung Quốc sang Nhật Bản đã giảm dần, chiếm từ 16,8% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2001 xuống còn 6% tổng kim ngạch xuất

khẩu của Trung Quốc năm 2017. Tương tự, tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa của Trung

Page 76: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

67

Quốc từ Nhật Bản đã giảm từ 17,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung

Quốc vào năm 2001 xuống còn 8% vào năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu của Trung

Quốc sang Nhật Bản tăng từ 44,9 tỷ USD năm 2001 lên 137,26 tỷ USD năm 2017.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Nhật Bản vào Trung Quốc cũng tăng từ 42,8 tỷ

USD năm 2001 lên 165,8 tỷ USD năm 2017.

Bảng 3.2: Thƣơng mại hàng hóa

Trung Quốc – Nhật Bản (từ số liệu của Trung Quốc)

Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu (nghìn USD) Tỷ trọng (%)

Xuất khẩu

của Trung

Quốc sang

Nhật Bản

Nhập khẩu

của Trung

Quốc từ Nhật

Bản

Cán cân

thương mại

% tổng

KNXK của

Trung

Quốc

% tổng

KNNK của

Trung

Quốc

2001 44.940.523 42.787.308 2.153.215 16,8 17.5

2004 73.509.042 94.326.727 -20.817.685 12,3 16,8

2006 91.622.673 115,672,580 -24,049,907 9,4 14,6

2008 116,132,454 150,600,041 -34,467,587 8,1 13,2

2010 121,043,964 176,736,084 -55,692,120 7,6 12,6

2012 151,626,580 177,832,335 -26,205,755 7,4 9,7

2014 149,391,340 162,920,512 -13,529,172 6,3 8,3

2016 129,268,487 145,268,487 -16,000,000 6,1 9,1

2017 137,258,933 165,794,005 -28,535,072 6 8

Nguồn: UN [139]

Mặc dù cả hai nước đều công bố những số liệu thâm hụt thương mại song

phương nhưng về phía Trung Quốc, sự phụ thuộc trong trao đổi thƣơng mại với

Nhật Bản có chiều hƣớng giảm đi kể từ năm 2001, trong khi đối với Nhật Bản sự

phụ thuộc này đang có chiều hƣớng tăng lên. Kể từ năm 2009, Trung Quốc vượt

Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Còn Nhật Bản đang là

đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ. Sự phụ thuộc kinh tế Trung

Quốc – Nhật Bản trở nên lớn hơn sau quyết định của chính phủ Trung Quốc vào

Page 77: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

68

tháng 5 năm 2012 cho phép hoán đổi trực tiếp giữa đồng Yên và đồng Nhân dân tệ

trong trao đổi thương mại thay vì phải giao dịch bằng đồng USD trước đó.

Hình 3.1: Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phân theo các đối tác chủ yếu

(% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản)

Nguồn: METI [138]

3.1.2. Chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong phát triển quan hệ

thương mại song phương

* Về chính trị - ngoại giao:

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan hệ Nhật – Trung rơi vào tình trạng

đối đầu do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Lạnh. Quan hệ song phương Nhật

Bản – Trung Quốc chính thức được bình thường hoá vào năm 1972 khi Thủ tướng

Nhật Bản Tanaka và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai kí bản tuyên bố chung

đánh dấu sự chấm dứt đối đầu giữa hai nước. Trong giai đoạn đầu bình thường hoá

quan hệ ngoại giao, quan hệ Nhật – Trung chưa thực sự nồng ấm. Chỉ sau khi Mỹ

chính thức ký hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao vơí Trung Quốc năm 1979, mối

quan hệ Nhật – Trung mới được phát triển mạnh mẽ nhằm cản trở sự phát triển của

khối Xô Viết. Trong những năm cuối thập kỷ 1970 và trong thập kỷ 1980, quan hệ

song phương Nhật Bản – Trung Quốc tiếp tục phát triển bởi Nhật Bản cho rằng sự

ổn định và phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát

Page 78: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

69

triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thị trường khổng lồ của Trung

Quốc là rất cần cho nền kinh tế dựa vào ngoại thương của Nhật Bản; còn Trung

Quốc cho rằng vốn và kĩ thuật của Nhật Bản rất cần đối với sự phát triển kinh tế của

Trung Quốc.

Quan hệ song phương Nhật Bản – Trung Quốc kể từ năm 1972 đến nay được

thể hiện bằng một số chính sách quan trọng sau :

- Tháng 9 năm 1972, hai nước đã ra thông báo chung chấm dứt tình trạng

chiến tranh.

- Năm 1978, ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Trung – Nhật.

- Từ năm 1979, Nhật Bản bắt đầu mở rộng viện trợ phát triển chính thức

(ODA) sang Trung Quốc, mở ra mốc son mới trong quan hệ chính trị - kinh tế giữa

hai nước.

- Trong thập kỷ 1980, quan hệ Nhật – Trung rơi vào căng thẳng sau sự kiện

ngày 15 tháng 8 năm 1985, Thủ tướng Nakasone Yasuhiro của Nhật đã có chuyến

thăm chính thức đến đền Yasukuni. Các cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở

Trung Quốc đã làm xấu đi quan hệ song phương đã được thiết lập trước đó. Đặc

biệt sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 ở Trung Quốc, quan hệ Nhật – Trung rời

vào tình trạng căng thẳng khi Nhật Bản áp dụng một số biện pháp trừng phạt kinh tế

đối với Trung Quốc sau sự kiện này.

- Tháng 8 năm 1991, Thủ tướng Kaifu Toshiki đã tới thăm Bắc Kinh và đồng

ý nối lại ODA Nhật Bản sang Trung Quốc. Năm 1992, chủ tịch nước Giang Trạch

Dân có chuyến đi thăm Nhật Bản để đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hoá

quan hệ Trung – Nhật.

- Năm 1996 Nhật Bản dừng trợ cấp ODA cho Trung Quốc để phản đối

những tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Cũng trong năm nay, Thủ tướng

Hashimoto Ryutaro thăm đền Yasukuni, khiến quan hệ Nhật – Trung lại rơi vào

thời kỳ sóng gió.

- Trong giai đoạn 2002-2006, hai nước đã dừng các cuộc thăm viếng lẫn nhau.

Nhật Bản bắt đầu cắt giảm ODA cho Trung Quốc từ năm 2001, và sau đó quyết định

dừng các khoản cho vay mới vào năm 2008. Các vụ tranh chấp song phương về nguồn

Page 79: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

70

cung khí đốt và dầu mỏ ở Biển Hoa Đông đã leo thang trong năm 2004-2005.

- Tháng 10 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008, quan hệ Nhật – Trung ấm lên

khi Thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Fukuda có các chuyến thăm Trung Quốc trong

giai đoạn này.

- Trong giai đoạn 2010 đến nay, quan hệ Nhật – Trung tiếp tục bị ảnh hưởng

bởi các vấn đề biển đảo, ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế - thương mại song

phương. Vào cuối tháng 9 năm 2012, Nhật Bản phải đối mặt với thâm hụt thương

mại là 7 tỷ USD, chưa từng thấy trong 31 năm qua do sự suy yếu kinh tế của châu

Âu và những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Tính cho cả năm 2012 tổng

kim ngạch thương mại Trung – Nhật đã giảm 3,9% so với năm 2011, mức giảm đầu

tiên trong ba năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu [69].

Nhiều nghiên cứu cho rằng Trung Quốc là quốc gia giữ vai trò quan trọng

đối với sự phát triển và ổn định ở khu vực Đông Á. Trung Quốc đang vươn lên

để trở thành nước lớn trong thế kỷ XXI. Sau gần 30 năm cải cách và mở cửa,

Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu làm cơ sở cho quá trình phát triển toàn

diện. Phương châm mà Trung Quốc lựa chọn là “phát triển hòa bình” (trỗi dậy

hòa bình), không lặp lại con đường phát triển bằng chiến tranh như các cường

quốc đi trước. Là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên thiên

nhiên và nguồn lực kinh tế phong phú, tiềm năng công nghệ và chiến lược quân

sự to lớn để có thể trở thành một trung tâm có khả năng lôi kéo một loạt các

quốc gia lân cận ở khu vực Đông Bắc Á. Với tư cách đó, Trung Quốc đóng một

vai trò to lớn trong việc hình thành cục diện chính trị khu vực Đông Á nói riêng,

cục diện chính trị thế giới nói chung.

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay và trong hai thập

niên tới là tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi

thực hiện công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng

thời nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và trên trường quốc

tế, vươn lên thành một cường quốc toàn diện trên thế giới. Trung Quốc coi quan hệ

Trung – Nhật có tầm quan trọng số 1 tại châu Á. Trước ý đồ của Nhật Bản muốn

vươn lên trở thành cường quốc về chính trị và quân sự, tăng cường liên minh với

Page 80: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

71

Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, Trung Quốc chủ trương cải thiện và xây dựng quan hệ

đối tác chiến lược ổn định lâu dài với Nhật Bản; vừa lôi kéo, vừa đấu tranh đối với

các lực lượng cánh hữu ở Nhật Bản; lấy hợp tác cùng có lợi làm cơ sở thúc đẩy

quan hệ song phương phát triển ổn định, về lâu dài nhằm hạn chế tối đa các tác

động tiêu cực của mối quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ.

* Về chính sách kinh tế:

Trong lĩnh vực kinh tế, hai nước nhanh chóng trở thành những đối tác quan

trọng của nhau, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc và Trung

Quốc cũng đã vươn lên thành bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản sau Mỹ. Thương

mại là lĩnh vực quan trọng nhất của quan hệ kinh tế giữa hai nước. Cả hai nước đều

lập những cơ chế để mở rộng buôn bán cũng như để giải quyết những tranh chấp

liên quan đến thương mại một cách thân thiện. Cả hai bên đều cố gắng duy trì quan

hệ tốt và thăm dò những lĩnh vực hợp tác mới. Các mối ràng buộc kinh tế góp phần

thắt chặt quan hệ đến một mức độ mà cả hai đều phụ thuộc nhau. Chính sách hợp

tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Nhật Bản và Trung quốc thực hiện thông qua một số

văn bản sau đây:

- Ngày 16/2/1978, Nhật Bản và Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại dài

hạn (Long Term Trade Agreement – LTTA) cho giao đoạn 1978 -1985, cam kết giải

quyết những khó khăn phát sinh trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, Trung Quốc

thoả thuận cung cấp các nguồn năng lượng cho Nhật Bản và Nhật Bản sẽ cung cấp

các hàng hoá nhập khẩu công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc bằng các phương thức

thanh toán ưu đãi trong quan hệ song phương về phía Trung Quốc để giảm bớt các

khó khăn cho Trung Quốc về ngoại tệ trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế.

- Tháng 5 năm 1982, Thủ tướng Triệu Tử Dương đã đến thăm Nhật Bản và

tuyên bố "ba nguyên tắc" của Trung Quốc trong điều chỉnh quan hệ song phương

với Nhật Bản, đó là: hòa bình và hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi, và ổn định lâu

dài. Tháng 11 năm 1983, Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Dụ Bàng đã đi thăm Nhật

Bản và bổ sung nguyên tắc "thứ tư" trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, đó là:

"tin cậy lẫn nhau".

- Năm 1986, hai nước ký kết Hiệp định Xúc tiến Đầu tư tại Bắc Kinh.

Page 81: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

72

- Tháng 2 năm 1992, chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách chống bán phá

giá đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Năm 2000, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành cuộc Đối thoại kinh tế cấp

cao song phương nhằm thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư song

phương, năng lượng, môi trường, hợp tác khu vực và toàn cầu.

- Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, và ngay trong năm này Nhật Bản

đã tiến hành một số biện pháp phòng vệ phương mại đối với một số hàng nông sản

nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Năm 2008, hai bên đưa ra Tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác toàn diện

mối quan hệ hợp tác chiến lược vì lợi ích lẫn nhau, trong đó bao gồm 70 kế hoạch

hành động trong nhiều lĩnh vực.

* Về chính sách thƣơng mại

Do những mối quan hệ chính trị - kinh tế có nhiều bước thăng trầm giữa

Trung Quốc và Nhật Bản trong suốt mấy thập kỷ qua, nên mối quan hệ thương mại

song phương giữa hai nước chỉ dừng ở quan hệ thương mại song phương thông

thường. Có nghĩa là, mối quan hệ thương mại này được dựa trên các thoả thuận hợp

tác kinh tế song phương mà hai bên đã ký kết trong lĩnh vực kinh tế (như đã đề cập

ở phần trên) với mục đích chia sẻ nguồn lực và lợi thế so sánh trong một số lĩnh vực

thương mại mà hai bên cùng quan tâm. Các thoả thuận này thường dựa trên các

nguyên tắc hợp tác thương mại được quy định trong WTO và trong một thời gian

nhất định, chỉ tập trung vào một số nội dung hợp tác thương mại cụ thể và chú trọng

các lợi ích ngắn hạn, trung hạn đem lại cho hai bên.

Vì vậy, ASEAN trở thành đầu mối quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ mối

quan hệ thương mại Trung Quốc – Nhật Bản trong bối cảnh hai nước này kể từ năm

2000 đến nay chưa thống nhất thành lập được một FTA song phương. Sau việc hình

thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) năm 2001,

ASEAN tiếp tục trở thành đối tượng để Nhật Bản tìm kiếm những giải pháp để gắn

kết với thị trường mở rộng này. Sau sự ra đời của CAFTA, hàng loạt các tiến triển

về FTAs ở Đông Á đều xoay quanh ASEAN, cụ thể là: FTAs giữa ASEAN – Hàn

Quốc được ký kết năm 2007; FTAs ASEAN - Nhật Bản được ký kết tháng 4 năm

Page 82: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

73

2008. Hiện nay ASEAN đang đàm phán FTA song phương với một số nước như Ấn

Độ, Ôxtrâylia, Niu Dilân… Với phương thức FTA ASEAN + 1, ASEAN đang đóng

vai trò như là một thực thể kinh tế thống nhất và là “tâm trục” trong xu hướng hợp

tác và hội nhập ở khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù

Trung Quốc hiện nay là bạn hàng thương mại lớn của Nhật Bản và có tới hơn một

nửa hoạt động tại nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản là tại Trung Quốc,

nhưng việc đàm phán ký kết FTA song phương giữa hai nước vẫn tồn tại nhiều

khoảng cách lớn về các vấn đề chính trị song phương. Trong các chiến lược và

chính sách thương mại, kinh tế quan trọng của Nhật Bản, cho đến nay vẫn chưa hề

nhắc đến việc hình thành FTA với Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi những hiệp

định này lại là thành tố chủ chốt của việc xây dựng Cộng đồng kinh tế Đông Á. Về

phía Trung Quốc, trong nhiều chính sách thương mại lớn của mình với khu vực

châu Á, đặc biệt với ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ…, vẫn chưa thấy sự khởi động tích

cực cho một FTA song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong cuộc chiến

tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra vào năm 2018, thế giới chứng kiến những

bước quan hệ kinh tế xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, với một loạt

các cuộc viếng thăm và ký kết các thoả thuận hợp tác về an ninh kinh tế, ngoại giao,

cơ sở hạ tầng…, nhưng mối quan hệ thương mại song phương cũng chỉ dừng lại ở

quan hệ thương mại thông thường và được hưởng lợi từ các thoả thuận hợp tác được

hai nước ký kết trong giai đoạn ngắn hạn. Hay nói cách khác, chính sách thương

mại song phương được dựa trên mối quan hệ kinh tế nóng (giữa hai quốc gia trong

bối cảnh nền kinh tế Đông Á phát triển năng động nhất trên thế giới) và mối quan

hệ chính trị song phương nóng lạnh thất thường.

3.2. Quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

3.2.1 Thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc

- Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian giữa hai nƣớc

Về phía Nhật Bản, xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản tăng liên tục

trong mấy thập niên gần đây. Trong quan hệ thương mại song phương với Trung

Quốc, xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản tăng liên tục, trong đó xuất khẩu

Page 83: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

74

hàng hoá sơ chế tăng từ 3,63 tỷ USD năm 1990 lên 54,41 tỷ USD vào năm 2013; và

hàng hoá linh kiện tăng từ 1,63 tỷ USD lên 49,26 tỷ USD trong cùng một giai đoạn

[138]. Giá trị xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung Quốc và một số

nước ASEAN trong thời gian qua luôn tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu hàng hoá tiêu

dùng cuối cùng, cho thấy châu Á tiếp tục nằm trong chuỗi cung ứng không thể thiếu

của nền kinh tế Nhật Bản, và Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung

ứng hàng hoá của Nhật Bản. Một điều dễ nhận thấy là, trước năm 2000, Trung Quốc

luôn đứng thứ hạng sau Mỹ, EU, Hàn Quốc, ASEAN trong kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá trung gian của Nhật Bản, nhưng sau năm 2000 vị trí của Trung Quốc đã được cải

thiện nhanh chóng và Trung Quốc hiện nay đã trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của

Nhật Bản về hàng hoá trung gian, vượt qua tất cả các đối tác truyền thống của Nhật

Bản là Mỹ và EU. Tuy nhiên, kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, do

nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục được mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện năng lực

nguồn cung trong nước, nên xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung

Quốc có chiều hướng suy giảm, kể cả hàng sơ chế và hàng linh kiện.

Hàng hoá sơ chế Linh kiện

Nguồn: METI [138]

Hình 3.2: Xuất khẩu hàng hoá trung gian của

Nhật Bản sang Trung Quốc (trăm triệu USD)

Page 84: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

75

Năm 2017, Nhật Bản xuất khẩu hàng hoá trung gian sang Trung Quốc (tính

theo kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản) chủ yếu là các linh kiện và thiết bị máy

móc có hàm lượng kỹ thuật cao. Trong tổng số 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của

Nhật Bản vào Trung Quốc, có tới 8 mặt hàng thuộc hàng hoá trung gian, bao gồm:

1) Thiết bị và linh kiện điện, điện tử (trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 29,6 tỷ

USD); 2) Các linh kiện thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế (11,8 tỷ USD); 3)

Nhựa và các sản phẩm chất dẻo (7,9 tỷ USD); 4) Hoá chất hữu cơ (6,5 tỷ USD); 5)

Các hàng hoá trung gian khác không phân loại (6,4 tỷ USD); 6) Sắt thép (5,5 tỷ

USD); 7) Đồng và và các sản phẩm từ đồng (2,7 tỷ USD); 8) Các sản phẩm hoá chất

khác (1,9 tỷ USD). Tính trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang

Trung Quốc trong năm 2017, 8 mặt hàng hoá trung gian này chiếm tới 53% (trong

tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc năm 2017 là 132,6 tỷ

USD). So với năm 2010, xuất khẩu hàng hoá trung gian chủ lực của Nhật Bản sang

Trung Quốc có chiều hướng gia tăng trong một số mặt hàng như linh kiện thiết bị

điện, điện tử, các linh kiện thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế; còn các mặt

hàng khác có xu hướng giảm, nhưng không nhiều [139].

Về phía Trung Quốc, trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với

Nhật Bản, Nhật Bản đứng sau một số đối tác thương mại khác của Trung Quốc là

Mỹ, Hàn Quốc, EU và ASEAN. Xuất khẩu hàng hoá sơ chế của Trung Quốc sang

Nhật Bản tăng liên tục, nhưng cũng chỉ dừng ở mức đạt 30 tỷ USD vào năm 2013,

trong khi EU28 và ASEAN đạt con số 65 tỷ USD mỗi đối tác, Mỹ đạt 59 tỷ USD.

Xuất khẩu linh kiện của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 2013 chưa đạt đến con số

30 tỷ USD, trong khi EU28 và Mỹ đạt 55 tỷ USD, ASEAN đạt 45 tỷ USD. So với

việc trao đổi thương mại hàng hoá cuối cùng, xuất khẩu hàng hoá trung gian của

Trung Quốc sang Nhật Bản có giá trị nhỏ hơn. Trung Quốc có sự kết nối chặt chẽ

hơn với các nước ASEAN (thể hiện xuất khẩu hàng hoá trung gian sang ASEAN

tăng liên tục) và các nước ngoài Đông Á như Mỹ và EU.

Page 85: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

76

Hàng hoá sơ chế Linh kiện

Nguồn: METI [138]

Hình 3.3: Xuất khẩu hàng hoá trung gian

của Trung Quốc sang Nhật Bản (trăm triệu USD)

Cũng như số liệu của Nhật Bản, trong năm 2017, 7 mặt hàng hàng hóa trung

gian xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc sang Nhật Bản là: 1) Thiết bị, linh kiện

điện, điện tử (trị giá xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 33,1 tỷ USD), 2) Các sản phẩm

phụ kiện may mặc, được đan hoặc móc (8,0 tỷ USD), 3) Các sản phẩm phụ kiện

may mặc, không được đan hoặc móc (7,3 tỷ USD); 4) Đồ nội thất, ánh sáng, biển

báo, thiết bị xây dựng (4,7 tỷ USD); 5) Các linh kiện thiết bị quang học, hình ảnh,

kỹ thuật, y tế (4,5 tỷ USD); 6) Chất dẻo và các sản phẩm từ chất dẻo (4,3 tỷ USD);

7) Sắt thép các loại (3,1 tỷ USD). Tính trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của

Trung Quốc sang Nhật Bản năm 2017, 7 hàng hoá trung gian chủ lực này đạt 66 tỷ

USD, chiếm 48%. So với năm 2010, các hàng hoá trung gian chủ lực của Trung

Quốc sang Nhật Bản đều có xu hướng gia tăng về giá trị kim ngạch xuất khẩu [139].

- Về cơ cấu thƣơng mại nội ngành trong hàng hoá trung gian giữa hai nƣớc:

Chỉ số thương mại nội ngành giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong top 7-8

nhóm hàng xuất nhập khẩu chính đều có xu hướng gia tăng và ở mức độ gần như

cân bằng. Nhật Bản là nhà cung cấp hàng hoá trung gian chủ yếu cho các doanh

Page 86: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

77

nghiệp sản xuất ở Đông Á. Khi thương mại nội ngành giữa Nhật Bản và Trung

Quốc tăng lên, xuất khẩu hàng hoá đầu vào trung gian của Nhật Bản sang Trung

Quốc cũng tăng lên đều đặn. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các hàng hoá trung

gian đầu vào của Nhật Bản từ thập niên 1990 cho đến nay đều rất cao, và Trung

Quốc vẫn là nước nhập siêu hàng hoá trung gian từ Nhật Bản. Trong thương mại

hàng hoá trung gian nội ngành, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành quốc gia

xuất khẩu hàng hoá trung gian lớn nhất khu vực Đông Á, cũng trở thành nước dẫn

đầu thế giới về xuất khẩu hàng hoá trung gian, tiếp theo đó là Mỹ, Đức, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Pháp, Malaysia, Italy, Mexico và Anh. Trong khu vực Đông Á, Nhật

Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành trục tam giác quan trọng trong quan hệ

thương mại hàng hoá trung gian. Đối với mặt hàng máy móc thiết bị nói chung (chỉ

tính sản phẩm trung gian), xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 2013

chiếm 9% và xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc chiếm 18% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị (chỉ tính sản phẩm trung gian) của hai nước này

ra thế giới. Đặc biệt, trong nhóm tiểu ngành thiết bị và linh kiện điện, xuất khẩu của

Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 10% và xuất khẩu của Nhật Bản sang

Trung Quốc mặt hàng này chiếm 38% (chỉ tính sản phẩm trung gian) trong tổng kim

ngạch xuất khẩu mặt hàng này của hai nước ra thế giới năm 2013 [139]. Một điều

đáng chú ý ở đây là, không những kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian (là máy

móc, thiết bị, linh kiện) của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc luôn chiếm tỷ

trọng cao hơn so với Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản, mà giá trị này có sự

tăng nhanh theo thời gian trong nhiều năm gần đây. Trung Quốc luôn là nước nhập

siêu hàng hoá trung gian từ Nhật Bản và tốc độ nhập siêu này có xu hướng gia tăng

trong thời gian gần đây, thể hiện mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào

nền kinh tế Nhật Bản lớn hơn nhiều so với nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc vào

Trung Quốc. Điều này cũng đúng khi chúng ta nghiên cứu số lượng và lượng vốn

FDI của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc trong hai thập niên gần đây. Những thay

đổi cơ cấu kinh tế của Nhật Bản kể từ cuối thập niên 1980 theo hướng đầu tư mạnh

hơn cho các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học và công nghệ cao luôn đưa Nhật

Bản trở thành nền kinh tế dẫn dắt mạng sản xuất ở khu vực Đông Á.

Page 87: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

78

- Về chất lƣợng cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian:

Nhật Bản nhập khẩu phần lớn các hàng hoá trung gian từ Trung Quốc là các

mặt hàng có công nghệ thấp hơn. Trong giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc

của Nhật Bản, 7 mặt hàng trung gian có giá trị nhập khẩu lớn nhất chiếm tới 50%,

bao gồm 1) Thiết bị và linh kiện điện điện tử (trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc đạt

46,7 tỷ USD); 2) Các sản phẩm phụ kiện may mặc, được đan hoặc móc (8,5 tỷ

USD), 3) Các sản phẩm phụ kiện may mặc, không được đan hoặc móc (8,2 tỷ

USD); 4) Nhựa và chất dẻo (5 tỷ USD); 5) Đồ nội thất, ánh sáng, biển báo, thiết bị

xây dựng (4,7 tỷ USD); 6) Các linh kiện thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế

(4,7 tỷ USD), 7) Sắt thép các loại (3,6 tỷ USD). So với năm 2010, kim ngạch nhập

khẩu các hàng hoá trung gian chủ lực từ Trung Quốc có tăng trong một số mặt hàng

như linh kiện, thiết bị điện, điện tử; chất dẻo các loại; nhưng lại có xu hướng giảm

kim ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng trung gian chủ lực khác [139].

Nhập khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc từ Nhật Bản chủ yếu là các

hàng hoá có công nghệ cao hơn hoặc nguyên liệu phục vụ sản xuất. Năm 2017, 8

mặt hàng trung gian chủ lực nhập khẩu từ Nhật Bản bao gồm: 1) Thiết bị và linh

kiện điện, điện tử (trị giá nhập khẩu khẩu từ Nhật Bản đạt 42,2 tỷ USD); 2) Các linh

kiện thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế (15,9 tỷ USD); 3) Nhựa và các sản

phẩm chất dẻo (9,7 tỷ USD); 4) Hoá chất hữu cơ (7,0 tỷ USD); 5) Sắt thép (6,0 tỷ

USD); 6) Các sản phẩm hoá chất khác (3,3 tỷ USD); 7) Đồng và các sản phẩm từ

đồng (3,1 tỷ USD); 8) Các linh kiện sản phẩm từ sắt thép (2,4 tỷ USD). Tính trong

kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc từ Nhật Bản trong năm 2017, 8 mặt

hàng hoá trung gian này đạt 89,6 tỷ USD, chiếm tới 54% (trong tổng kim ngạch

nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản năm 2017 là 165,8 tỷ USD). So với năm

2010, nhập khẩu hàng hoá trung gian chủ lực của Trung Quốc từ Nhật Bản có chiều

hướng gia tăng trong hầu hết các mặt hàng, trừ nhóm hàng thiết bị, linh kiện điện và

điện tử [139].

- Về vai trò của thƣơng mại hàng hoá trung gian trong nền kinh tế:

Page 88: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

79

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt kịp Nhật Bản về tổng giá trị

xuất khẩu hàng hoá trung gian, trở thành người cung cấp hàng hoá trung gian chủ

yếu trong khu vực Đông Á.

Bảng 3.3: Thƣơng mại hàng hoá trung gian

Trung Quốc – Nhật Bản vào các năm 2000, 2012 và 2017

Triệu USD

Năm Giá trị thƣơng mại hàng hoá

trung gian

% trong tổng kim

ngạch xuất nhập

khẩu hàng hoá

trung gian của

Trung Quốc

% trong tổng

kim ngạch xuất

nhập khẩu hàng

hoá trung gian

của Nhật Bản

Xuất

khẩu

sang

Nhật

Bản

Nhập

khẩu từ

Nhật

Bản

Cán cân

thương

mại

% Tổng

KNXK

% tổng

KNNK

% tổng

KNXK

% tổng

KNNK

2000 11.046 21.740 -10.694 44,0% 48,9% 24,6% 33,9%

2012 54.867 90.485 -35.618 26,9% 36,2% 42,5% 84,4%

2017* 66,0 89,6 -23,6 48% 54% 53% 50%

Nguồn: Fujita và Hamaguchi [65] và UN [137]

Ghi chú: (*) chỉ tính cho các hàng hoá trung gian chủ lực

Tuy nhiên Trung Quốc luôn chịu thâm hụt trong cán cân thương mại hàng

hoá trung gian với Nhật Bản và mức thâm hụt này ngày càng mở rộng trong những

năm gần đây.

Thương mại hàng hoá trung gian luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản và tỷ trọng này có xu hướng

tăng lên. Năm 2000, xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang Nhật Bản

chiếm 44% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc,

nhưng năm 2017 đã tăng lên đạt 48%. Về nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Nhật

Bản, năm 2000 nhập khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc từ Nhật Bản chiếm

Page 89: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

80

48,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc, năm 2017

đã tăng lên đạt 54%. Tương tự đối với Nhật Bản, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu

hàng hoá trung gian từ Trung Quốc cũng tăng lên trong tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2017.

Nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc từ Nhật Bản

Xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Nhật Bản

Hình 3.4: Xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc với Nhật Bản

giai đoạn 1988-2012 (trăm triệu USD)

Nguồn: Xue [121]

Page 90: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

81

Qua hình trên có thể thấy, Trung Quốc có mức độ phụ thuộc nhiều hơn vào

Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian so với Nhật Bản phụ thuộc

vào Trung Quốc. Phần lớn hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản là

hàng hoá trung gian, trong khi nhập khẩu hàng hoá vốn cuối cùng và hàng tiêu dùng

cuối cùng lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Còn đối với Nhật Bản, phần lớn hàng hoá Nhật

Bản nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng cuối cùng (có kim ngạch nhập

khẩu cao nhất và mức tăng cao nhất trong tất cả các loai hàng hoá), bởi hàng tiêu

dùng cuối cùng của Trung Quốc có những lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường

Nhật Bản. trong khi đó, các loại hàng hoá trunng gian Nhật Bản nhập khẩu từ thị

trường Trung Quốc không nhiều, đặc biệt là hàng hoá bán thành phẩm (semi-

finished products) có xu hướng giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong thời

gian gần đây.

Thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng liên tục

trong gần hai thập kỷ qua nhờ liên kết kinh tế trong khu vực Đông Á diễn ra sôi

động chưa từng thấy. Hơn nữa, việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 cũng

làm cho mức độ tập trung thương mại hàng hoá trung gian tăng lên chưa từng có

ở Đông Á. Trong giai đoạn 2000-2012, nhập khẩu hàng hoá trung gian của

Trung Quốc tăng lên 5,6 lần (từ 44,4 tỷ USD tăng lên 249,8 tỷ USD), xuất khẩu

hàng hoá trung gian của Trung Quốc tăng lên 8,4 lần (từ 24,6 tỷ USD lên 202,7

tỷ USD). Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản

tăng lên 2 lần (từ 32,5 tỷ USD lên 64,4 tỷ USD) và xuất khẩu hàng hoá trung

gian của Nhật Bản tăng lên 2,4 lần (từ 88,1 tỷ USD lên 214,4 tỷ USD) [65, tr.

81-100]. Sự tập trung hàng hoá trung gian tại Đông Á cho thấy Nhật Bản luôn

đứng vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng hàng hoá trung gian trong khu vực,

trong các năm đầu của thế kỷ XXI.

- Về độ mở cửa thƣơng mại hàng hoá trung gian:

Trong quan hệ hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, có thể thấy rõ

chính sách thúc đẩy thương mại của hai nước có ảnh hưởng tích cực đến thương

mại hàng hoá trung gian. Chính phủ Trung Quốc cho phép nhập khẩu các sản phẩm

đầu vào (nguyên liệu thô, hàng hoá bán thành phẩm, linh kiện, bộ phận) đều được

Page 91: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

82

miễn thuế. Hơn nữa, nhật khẩu hàng hoá là sản phẩm đầu vào cho các dự án FDI

(linh kiện, thiết bị, máy móc) cũng được miễn thuế hải quan. Những ưu đãi này đã

giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có điều kiện thuận lợi thực hiện các liên kết

thương mại và đầu tư theo chiều dọc, giúp thương mại hàng hoá trung gian Nhật

Bản – Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Còn đối với Nhật Bản,

chính phủ nước này ủng hộ chính sách thương mại tự do, khuyến khích các công ty

Nhật Bản đầu tư tại Trung Quốc. Dòng chảy đầu tư và hoạt động thương mại giữa

Trung Quốc và Nhật Bản là minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của 2 quốc

gia này trong khu vực Đông Bắc Á. Trong đó, Trung Quốc là trung tâm của xu

hướng phát triển còn Nhật Bản là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động

thương mại của khu vực do nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào xuất khẩu, hoạt

động thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 1/5 doanh thu ở nước ngoài và

chiếm 50% hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.

Khác với phía Nhật Bản có hoạt động thương mại hàng hoá trung gian sôi

động và tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Á (Trung Quốc, ASEAN, NIEs), trong

khi xuất khẩu hàng hoá cuối cùng của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở thị trường Mỹ

và EU, thì Trung Quốc đã mở rộng phương thức “tam giác thương mại” hàng hoá

trung gian sang Mỹ và EU. Trong phân khúc sản xuất ở khu vực Đông Á, Trung

Quốc tuy đã mở cửa nền kinh tế từ năm 1979, nhưng phải mất một thời gian nữa

mới trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế ở châu Á bởi phần lớn các thiết bị,

linh kiện và hàng hoá sơ chế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở thị trường

ASEAN – phân đoạn thấp trong mạng sản xuất Đông Á, còn lại là mở cửa ra thị

trường bên ngoài Đông Á (Mỹ, EU), bước đầu hoà nhập vào mạng sản xuất toàn

cầu. Đầu tư của Trung Quốc trên thị trường ASEAN ngày càng mở rộng, đặc biệt

sau khi Trung Quốc và ASEAN ký CAFTA năm 2001, khiến trao đổi thương mại

hàng hoá trung gian có điều kiện thuận lợi để gia tăng khối lượng và tỷ trọng trong

tổng kim ngạch thuơng mại hàng hoá trung gian của Trung Quốc. Trung Quốc là

một thị trường khổng lồ, thu hút nhiều dự án FDI lớn của Nhật Bản, Châu Âu và

Mỹ. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc, đặc biệt trong

Page 92: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

83

các ngành sản xuất linh kiện điện tử. Điều này đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất

và trao đổi hàng hoá sơ chế và linh kiện tại Trung Quốc.

- Về độ mở cửa đầu tƣ nƣớc ngoài tạo điều kiện cho thƣơng mại hàng hoá

trung gian:

Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc phát triển mạnh

mẽ là nhờ các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản liên tục mở rộng sản xuất sang

Trung Quốc. Dòng vốn FDI của Nhật Bản sang Trung Quốc đạt 6,57 tỷ USD năm

2005, liên tục tăng và đạt 12,6 tỷ USD năm 2011, 13,4 tỷ USD năm 2012, 9,1 tỷ

USD năm 2013, 10,3 tỷ USD năm 2014 và 8,8 tỷ USD năm 2015, trong đó FDI của

Nhật vào các ngành công nghiệp chế tạo của Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất

(77,5% năm 2005 và 60,5% năm 2015) [138]. Mạng lưới các công ty Nhật Bản mở

rộng nhanh chóng ở Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2012, có 7.700 công ty của

Nhật Bản có mặt ở Trung Quốc, chiếm 33% tổng số công ty của Nhật Bản có mặt

khắp toàn cầu. Trong số 7700 công ty Nhật Bản có mặt tại Trung Quốc, có 4142

công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo, trong đó ngành thực phẩm có

193 công ty, hoá chất có 342 công ty, sản phẩm thép có 249 công ty, máy móc sản

xuất có 291 công ty, máy móc điện tử có 326 công ty, thiết bị thông tin và truyền

thông có 469 công ty, thiết bị vận tải có 534 công ty và các ngành công nghiệp chế

tạo khác có 1738 công ty [137]. Tính theo bảng cân đối I/O của Nhật Bản (xem

bảng 3.4), năm 2010 sản lượng của Nhật Bản đạt 8.190 tỷ USD, giá trị gia tăng đạt

4.187,4 tỷ USS. Xuất khẩu hàng hoá trung gian sang Trung Quốc đạt 89,4 tỷ USD

và nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc đạt 40,2 tỷ USD (từ các doanh

nghiệp nội địa Trung Quốc). Cùng với dòng FDI của Nhật Bản sang Trung Quốc

tăng mạnh, xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang các doanh nghiệp FDI

của Nhật Bản tại Trung quốc đạt 20,3 tỷ USD và nhập khẩu hàng hoá trung gian của

các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc đạt 11,3 tỷ USD. Tổng sản lượng của

các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc đạt 10.707,5 tỷ USD, giá trị gia tăng đạt

3.455,8 tỷ USD, trong khi tổng sản lượng của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại

Trung Quốc đạt 141,3 tỷ USD, giá trị gia tăng đạt 43 tỷ USD, trong đó mua hàng

Page 93: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

84

hoá từ các doanh nghiệp Trung Quốc đạt 50,7 tỷ USD, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt

20,3 tỷ USD, nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới đạt 10,1 tỷ USD.

3.2.2. Đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc

Thứ nhất, quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản

nằm trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của mạng sản xuất Đông Á, trong đó

thƣơng mại hàng hoá trung gian song phƣơng có mức độ thâm hụt ngày càng lớn,

nghiêng về phía Trung Quốc.

Mức độ thâm hụt thương mại hàng hoá trung gian giữa Trung Quốc với Nhật

Bản được giải thích phần lớn là do dòng FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc tăng

nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi Trung Quốc gia nhập WTO. Các

dự án FDI của Nhật Bản ở Trung Quốc tăng nhanh đã làm tăng việc thu mua các

nguyên liệu đầu vào và các hàng hoá trung gian, chủ yếu từ Nhật Bản. Các doanh

nghiệp Nhật Bản phần lớn tập trung ở các vùng ven biển, ven sông, ven biên giới

của Trung Quốc, và sản phẩm trung gian của các doanh nghiệp này phần lớn

được cung cấp bởi mô hình công ty mẹ - con, có nghĩa là các công ty mẹ ở Nhật

Bản cung cấp hàng hoá trung gian cho các công ty con ở Trung Quốc và nhập

khẩu các nguyên liệu đầu vào khác cho các công ty mẹ tại Nhật Bản. Nhật Bản là

một quốc gia được đánh giá là đứng đầu về công nghệ ở Đông Á, có năng lực

sản xuất các sản phẩm và linh kiện trung gian công nghệ cao và chuyển giao các

sản phẩm linh kiện này sang các công ty con ở nước ngoài nhằm giảm chi phí,

giá thành, tìm kiếm lợi nhuận.

Page 94: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

85

Năm 2002 Năm 2012

Nguồn: Fujita và Hamaguchi [65]

Hình 3.4: Thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

trong chuỗi cung ứng Đông Á trong các năm 2002 và 2012

Trung Quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của khu vực Đông Á nhờ đẩy

mạnh quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với các nước trong khu vực, đặc biệt

là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Trong chuỗi cung ứng hàng hoá trung gian ở khu vực Đông Á, kim ngạch thương

mại hàng hoá trung gian của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh, trở thành một thị

trường khổng lồ của khu vực. Sự tham gia của Trung Quốc vào mạng sản xuất

Đông Á chủ yếu trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định, trong đó Trung Quốc

chuyên lắp ráp và sản xuất các linh kiện và bán sản phẩm. Trong quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc và vị trí của hai nước này

trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản xuất khẩu với lượng hàng hoá trung gian

lớn hơn sang Trung Quốc và cơ cấu hàng hoá trung gian của Nhật Bản được đánh

giá là tiên tiến hơn so với cơ cấu hàng hoá trung gian của Trung Quốc, do vậy ảnh

hưởng của Nhật Bản đối với nền kinh tế Trung Quốc là tương đối lớn. Hàng hoá

trung gian của Nhật Bản sang Trung Quốc thông qua thương mại và đầu tư quốc tế

đang giúp Trung Quốc nâng cấp cơ cấu công nghiệp, tiếp nhận chuyển giao công

nghệ cần thiết để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc đang

Page 95: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

86

đưa Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng ở

Đông Á, bởi vì sự gia tăng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đòi hỏi phải nhập

khẩu các nguyên phụ liệu, phụ tùng công nghiệp và các sản phẩm trung gian các từ

các nước láng giềng. Mạng sản xuất khu vực Đông Á đang chuyển hướng về phía

Trung Quốc thay vì Nhật Bản như trước đây, khiến liên kết thương mại nội vùng trở

nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa thể là đối thủ đáng

gờm đối với Nhật Bản trong khu vực Đông Á bởi trong cơ cấu thương mại hàng hoá

trung gian với Nhật Bản, Trung Quốc luôn nằm ở khâu giá trị gia tăng thấp hơn và

có mối quan hệ thương mại sôi động với khu vực ASEAN hơn là với Nhật Bản.

Thứ hai, quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc đƣợc thực

hiện thông qua liên kết ngƣợc và xuôi

Dựa trên bảng cân đối I/O và danh mục các sản phẩm hàng hoá trung gian,

hàng hoá cuối cùng, có thể thấy được mức độ liên kết ngược và liên kết xuôi trong

quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Các ngành được xác định có

mối liên kết ngược là mối liên hệ giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên

liệu đầu vào cho nhà sản xuất đó; và các ngành được xác định có mối liên kết xuôi

là mối liên hệ giữa ngành sản xuất sản phẩm đó với ngành sử dụng sản phẩm đó

như là đầu vào của mình.

Page 96: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

87

Bảng 3.4: Bảng cân đối I/O và vai trò của hàng hoá trung gian trong

quan hệ thƣơng mại Nhật Bản – Trung Quốc (tỷ USD) (năm 2007)

Cầu hàng hoá trung gian Nhật Bản Trung Quốc Tổng

cầu

cuối

cùng

Nhập

khẩu

Tổng sản

lƣợng

(output)

Công

ty

Nhật

Bản

Công ty

Trung

Quốc

Công

ty

Nhật

Bản

tại

TQ

Tổng

cầu

hàng

hoá

trung

gian

Cầu

hàng

hoá

cuối

cùng

trong

nước

Xuất

khẩu

ra thế

giới

Cầu

hàng

hoá

cuối

cùng

Cầu

hàng

hoá

cuối

cùng

trong

nước

Xuất

khẩu

ra thế

giới

Sai

số

Cầu

hàng

hoá

cuối

cùng

Đầu vào

trung

gian,

trong đó

Nhật Bản 3452,3 89,4 20,3 3562,0 3952,8 645,8 4598,6 29,3 0,0 0,0 29,3 4628,0 0 8190,0

Doanh

nghiệp

Trung

Quốc

40,2 6349,8 50,7 6440,7 63,1 0,0 63,1 2987,5 1192,7 23,6 4203,8 4266,9 0 10707,5

Doanh

nghiệp

Nhật tại

Trung

Quốc

15,6 35,9 16,8 68,4 11,3 0,0 11,3 38,8 22,8 0.0 61,6 72,9 0,0 141,3

Nhập

khẩu từ

thế giới

460,4 760,4 10,1 1231,0 131,1 0,0 131,1 129,0 0,0 0,0 129,0 260,1 1491,1 0,0

Tổng đầu

vào trung

gian

4002,6 7251,8 98,4 11352,7 4176,7 645,8 4822,5 3192,1 1215,5 23,6 4431,2 9253,7 1567,6 19038,8

Tổng giá

trị gia

tăng

4187,4 3455,8 43,0 7686,1

Tổng

đầu vào

(input)

8190,0 10707,5 141,3 19038,8

Nguồn: Yamada [124]

Bảng cân đối I/O trên đây cho thấy các luồng giao dịch, sản lượng và giá trị

gia tăng, xuất hiện trong Bảng 3.4, trong đó sản lượng của Nhật Bản lên tới 8.190,0

tỷ USD và giá trị gia tăng là 4.187,4 tỷ USD. Xuất khẩu từ Nhật Bản sang các công

ty Trung Quốc và các công ty của Nhật tại Trung Quốc lần lượt là 89,4 tỷ USD và

20,3 tỷ USD cho hàng hóa trung gian và hàng hoá cuối cùng. Nhật Bản cũng nhập

khẩu hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian lần lượt là 63,1 tỷ USD và 40,2 tỷ

Page 97: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

88

USD từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hóa trung gian

của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc sang Nhật Bản lên tới 20,3 tỷ USD,

trong khi nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hoá cuối cùng lần lượt là 11,3 tỷ

USD và 15,6 tỷ USD.

Sản lượng (ouput) của các doanh nghiệp Trung Quốc là 10.705,5 tỷ USD và

giá trị gia tăng là 3.455,8 tỷ USD. Mặt khác, sản lượng của các doanh nghiệp Nhật

Bản tại Trung Quốc là 141,3 tỷ USD và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này

đạt 43,0 tỷ USD với các giao dịch mua hàng hoá trung gian từ các công ty Trung

Quốc 50,7 tỷ USD, nhập khẩu từ Nhật Bản 20,3 tỷ USD và nhập khẩu từ các nước

khác là 10,1 tỷ USD. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc đã cung cấp hàng

hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng cho chính các doanh nghiệp Nhật Bản tại

Trung Quốc với tổng giá trị, tương ứng 35,9 tỷ USD và 38,8 tỷ USD tương ứng.

Các doanh nghiệp này đã xuất khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng

sang Nhật Bản, lần lượt là 15,6 tỷ USD và 11,3 tỷ USD.

Phân tích I/O cho thấy vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế của Trung

Quốc. Nó cho thấy hoạt động sản xuất của các công ty con Nhật Bản tại Trung

Quốc với vai trò cung cấp các hàng hoá cuối cùng cho thị trường Trung Quốc, xuất

khẩu ra thị trường nước ngoài và cung cấp hàng hoá trung gian để hỗ trợ sản xuất

của các công ty con Nhật Bản ở Trung Quốc. Mối quan hệ bổ sung giữa thương mại

và FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc đã tác động tích cực đến thương mại hàng

hoá trung gian của hai nước này. Đặc trưng của dòng vốn FDI của Nhật Bản vào

Trung Quốc là tập trung chủ yếu ở các công ty vừa và nhỏ (SMEs). Phần lớn các

SMEs đều là những hãng tập trung sản xuất các sản phẩm đơn lẻ, vì vậy rất khó để

các SMEs này thiết lập các giai đoạn sản xuất của họ theo từng công đoạn, và xuất

khẩu hàng hoá của các SMEs mẹ sang các SMEs con chi nhánh nước ngoài có thể

không tăng, chính vì vậy các SMEs của Nhật Bản có xu hướng thu mua hàng hoá

trung gian từ phía Trung Quốc nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất.

Hơn nữa, dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc tập trung chủ yếu ở các

vùng ven biển, và các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia cũng thường hội tụ

ở các vùng ven biển. Sự hội tụ của các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia

Page 98: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

89

Nhật Bản ở các vùng ven biển đã khuyến khích các nhà sản xuất trong nước của

Trung Quốc tìm kiếm các cơ hội giao dịch và trao đổi hàng hoá với các chi nhánh

của các công ty xuyên quốc gia. Điều này tạo điều kiện cho các chi nhánh công ty

xuyên quốc gia này tìm kiếm các nhà cung cấp địa phương và giảm nhập khẩu hàng

hoá trung gian từ các công ty mẹ. Mạng lưới liên kết ngược xuôi trong trao đổi

thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã đưa Trung Quốc trở thành

nhà cung cấp linh kiện, hàng hoá trung gian quan trọng cho các công ty Nhật Bản.

Thứ ba, liên kết dọc trong hoạt động thƣơng mại hàng hoá trung gian giữa

Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang đem lại cho Trung Quốc nhiều thách thức.

Thách thức trước hết là quá trình đồng nhất hoá. Đồng nhất hoá các sản

phẩm hàng hoá trung gian nhập khẩu phụ thuộc vào cơ chế thương mại. Trung

Quốc chỉ nhập khẩu hàng hoá trung gian để phục vụ cho công nghiệp chế biến,

trong khi hàng hoá nhập khẩu bình thường của Trung Quốc bao gồm cả hàng hoá

trung gian, hàng hoá cuối cùng và hàng hoá vốn. Phân tích theo bảng I/O của Trung

Quốc có thể thấy hàm lượng nước ngoài (nhập khẩu hàng hoá trung gian) trong cơ

cấu xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc chiếm từ 25-46% giá trị xuất khẩu hàng

hoá (năm 2002). Hàm lượng nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong các ngành vi tính

điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị vi tính ngoại vi, pin và dụng cụ điều khiển điện

tử, thiết bị radio/TV và các thiết bị viễn thông khác, chất dẻo… Trong thời gian gần

đây, hàm lượng hàng hoá trung gian trong giá trị hàng hoá xuất khẩu của Trung

Quốc lại có chiều hướng gia tăng [55]. Mạng sản xuất Đông Á đang làm tăng mạnh

hoạt động thương mại hàng hoá trung gian của Trung Quốc hơn là hoạt động

thương mại thông thường. Trên một nửa hàng hoá trung gian của Trung Quốc được

nhập khẩu từ Nhật và NIEs trong năm 2002, nhưng gần đây vị trí của Nhật Bản và

NIEs Đông Á đã giảm, nhường chỗ cho vị trí các nước ASEAN. Hàm lượng hàng

hoá trung gian của ASEAN tăng trong giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của

Trung Quốc cho thấy Trung Quốc bắt đầu giảm phụ thuộc vào Nhật Bản trong

chuyên môn hoá sản phẩm theo chiều dọc, đồng thời tăng nhanh sự phụ thuộc vào

thị trường nguyên liệu và sản phẩm trung gian ở khu vực Đông Nam Á. Có thể nói,

Trung Quốc trở thành người khổng lồ trên thị trường thương mại toàn cầu, đạt được

Page 99: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

90

thặng dư thương mại lớn nhờ tăng mạnh các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ, chất lượng

thấp, hàm lượng công nghệ thấp. Các ngành công nghiệp xuất khẩu này đang cạnh

tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới nhờ giá rẻ, nhưng nó đang làm mất dần đi

tính cạnh tranh bên ngoài của nền kinh tế Trung Quốc bởi phần lớn hàng xuất khẩu

của Trung Quốc ra thị trường thế giới là hàng hoá trung gian có giá trị gia tăng thấp.

Sự kết nối yếu ớt trong thương mại hoá trung gian Trung Quốc với Nhật Bản, trong

khi tăng mạnh thị phần hàng hoá trung gian của ASEAN trong giá trị sản phẩm xuất

khẩu đã chứng minh Trung Quốc khó có thể vượt Nhật Bản trong giá trị gia tăng

các sản phẩm xuất khẩu và tiếp tục nằm ở vị trí thấp hơn Nhật Bản trong chuỗi cung

ứng Đông Á và toàn cầu.

3.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

Nhật Bản – Trung Quốc

Theo lý thuyết “cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter [101] và các nhân

tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian như đã trình bày ở

chương 2, có thể liệt kê một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung

gian Nhật Bản – Trung Quốc như sau:

3.2.3.1. Nhân tố thuộc về Trung Quốc và Nhật Bản

Thứ nhất, quy mô thị trường

Đối với Nhật Bản, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng.

Sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc đem lại nhiều tiềm năng hợp tác thương

mại - đầu tư, bởi nền kinh tế này đang có lợi thế về một thị trường tiêu thụ

khoảng 1,35 tỷ dân [140], GDP đạt 11.200 tỷ USD (năm 2016) và dự trữ ngoại tệ

đạt khoảng 3.112 tỷ USD năm 2017, là nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

[133]. Tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc trong vài thập niên qua đã

khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu vào nước này bởi mức cầu

hàng hóa ở Trung Quốc luôn rất cao, từ hàng chất lượng thấp đến hàng hóa xa xỉ

của Nhật Bản và thế giới.

Page 100: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

91

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất mạnh hàng

hóa Nhật Bản, đặc biệt là hàng điện tử, máy móc thiết bị linh kiện điện, sản phẩm

hóa chất và thiết bị vận tải. Ngoài ra, Trung Quốc còn là thị trường tiềm năng lớn

đối với Nhật Bản trong các sản phẩm dệt may (17,7%), nông nghiệp và thủy sản

(5,4%), điện tử (16,8%), máy móc (15,1%) và đồ chơi (8,1%) [113]. Kể từ khi

Trung Quốc gia nhập WTO cho đến nay, thị trường Trung Quốc luôn rộng mở đối

với hàng hóa nước ngoài bởi không còn nhiều trở ngại trong hàng rào thuế quan

theo cam kết WTO, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, khiến xuất khẩu hàng

hóa của Nhật Bản tăng rất mạnh vào Trung Quốc trong thời kỳ này. Chẳng hạn vào

tháng 10 năm 2013, doanh số bán ô tô của hãng Honda trên thị trường Trung Quốc

đạt 75.000 xe, tăng gấp 3 lần so với cuối cùng kỳ năm trước. Tập đoàn Toyota

thông báo doanh số bán ô tô trong tháng 10 năm 2013 tăng 80,6%, đạt 82.400 USD

so với cùng kỳ năm trước [60, tr. 120]. Xuất khẩu hàng điện tử Nhật Bản vào Trung

Quốc cũng tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Tuy tình hình xuất khẩu những

mặt hàng chủ lực của Nhật Bản sang Trung Quốc có những biến động thất thường

do tình hình chính trị căng thẳng đem lại, nhưng nhìn chung việc Trung Quốc gia

nhập WTO đem lại nhiều tiềm năng lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào

thị trường này.

Đối với Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều tiềm năng lớn trong quan hệ thương

mại và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trước hết, nền kinh tế

có tổng GDP đạt 4.900 tỷ USD năm 2013 của Nhật Bản cho thấy Nhật Bản vẫn là

nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc. Là một nền kinh tế phát triển, thị

trường Nhật Bản có sức tiêu thụ lớn.

Cơ cấu thương mại hàng hóa của Trung Quốc với Nhật Bản đã thay đổi căn

bản kể từ khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và gia nhập WTO. Vào những năm

đầu thập kỷ 80, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu

là các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thô như dầu hỏa, than, thực phẩm, cotton,

lụa… tuy nhiên cho đến cuối những năm 90 và những năm đầu thế kỷ 21, hàng hóa

xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đa phần là các hàng hóa đòi hỏi thâm

Page 101: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

92

dụng lao động có trình độ kỹ thuật. Hiện tại, hàng hóa Trung Quốc thống trị thị

trường nội địa Nhật Bản trong rất nhiều ngành công nghiệp (liên quan tới hàng hóa

trung gian) như gia công lắp ghép máy móc và thiết bị, thực phẩm, dệt may, giầy

dép, đồ trang sức, dụng cụ thể thao, đồ chơi… Ngoài ra, các nhà cung cấp Trung

Quốc còn có chỗ đứng trong một số ngành công nghiệp đòi hỏi thâm dụng vốn

như hóa học vô cơ, mortor máy phát điện, thiết bị âm thanh và ánh sáng… Có

thể thấy rằng Trung Quốc hiện tại có khả năng cung cấp các sản phẩm đòi hỏi

trình độ kỹ thuật và có nhu cầu cao tại thị trường công nghiệp và tiêu dùng của

Nhật Bản. Ở trong nước, Nhật Bản không thể sản xuất các sản phẩm này với chi

phí rẻ như của Trung Quốc.

Một yếu tố nữa liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào

thị trường Nhật Bản đó là do chính sách phân tán sản xuất của các công ty Nhật

Bản. Từ đầu những năm 90, các công ty của Nhật Bản đã mở rộng đầu tư tại

Trung Quốc, đặt các chi nhánh sản xuất của mình tại một số tỉnh duyên hải của

Trung Quốc để lợi dụng yếu tố địa lý và chi phí nhân công thấp. Các công ty này

sau đó đã xuất khẩu hàng hóa ngược trở lại Nhật Bản để đáp ứng các nhu cầu

tiêu dùng trong nước.

Thứ hai, trình độ công nghệ

Các công ty Nhật Bản là những đầu tầu chủ yếu hoạt động nghiên cứu và

phát triển ở Nhật Bản [101]. Các công ty này đã thành lập ra các phòng thí nghiệp

phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển và đưa ra những chính sách để thu hút

các sinh viên xuất sắc vào làm việc tại các phòng thí nghiệm này. Bên cạnh đó, các

công ty của Nhật cũng có kỹ năng đặc biệt trong việc thu hút các công nghệ từ nước

ngoài. Người Nhật có truyền thống kế thừa và du nhập những tinh hoa của các nền

văn hóa khác. Các công ty Nhật luôn có sự tôn trọng các đối thủ cạnh tranh và

không hề có biểu hiện tự mãn về công nghệ hay quan tâm về nguồn gốc.

Con đường phát triển kinh tế khác nhau của Nhật Bản và Trung Quốc cho

thấy rõ yếu tố công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại hàng hoá

trung gian của hai nước này. Nhật Bản bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp

Page 102: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

93

hoá chất, bán dẫn và nhiều ngành quan trọng khác nữa từ những năm đầu thập niên

1960s trong khi Trung Quốc đến năm 1979 mới bắt đầu mở cửa và cải cách kinh tế.

Bằng việc áp dụng công nghệ của Mỹ, tăng chi tiêu R&D, Nhật Bản đã sản xuất ra

các sản phẩm có chất lượng cao, chi phí ngày càng rẻ và trở thành một trong những

nhà chế tạo hàng đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp. Trung Quốc đã đi sau

Nhật Bản gần hai thập kỷ, không thể tiến hành đuổi bắt công nghệ với Nhật Bản

như các NIEs đã thực hiện vào cuối thập kỷ 1970. Sự chậm trễ trong đuổi bắt công

nghệ được minh chứng qua các sự kiện: khi Nhật Bản sản xuất hàng loạt các sản

phẩm điện tử viễn thông có DRAM 256K vào năm 1984, thì Trung Quốc mới chỉ

hoàn thành sản xuất DRAM 4K vào năm 1979, 16K vào năm 1980 và 64 K vào

năm 1985 [121]. Khoảng cách công nghệ này đã khiến Trung Quốc sẵn sàng tiếp

nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, do sự khác biệt về hệ

thống kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đã từng

bước chuyển sang cơ chế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và nhập khẩu ngày

càng nhiều các hàng hoá trung gian từ các nước đầu tư để phục vụ phát triển kinh tế.

Những con số về thâm hụt thương mại hàng hoá trung gian song phương

giữa Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy Trung Quốc vẫn phụ thuộc tương đối vào

hàng hóa Nhật Bản, đặc biệt là nhóm hàng bán dẫn, điện tử, máy móc thiết bị. Bên

cạnh đó, công nghiệp chế tạo của Nhật Bản tại Trung Quốc có thể giúp các doanh

nghiệp Trung Quốc nâng tầm thương hiệu của họ lên cấp độ toàn cầu. Trung Quốc

xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, dệt may,

đồ chơi, thực phẩm và thủy sản, thủ công mỹ nghệ nhưng đây hầu hết là các sản

phẩm tập trung nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp, vì vậy hàng hóa Trung Quốc

trên thị trường Nhật Bản phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng hóa các

nước ASEAN. Việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và công nghệ của

các doanh nghiệp Nhật Bản buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải mạnh mẽ hơn

và phát triển thị trường nhanh hơn. Hiện tại, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn phải

đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong số đó là việc người tiêu dùng Nhật Bản

không quen với các thương hiệu Trung Quốc. Mỗi khi nhắc tới hàng hóa Trung

Quốc, người Nhật có xu hướng liên tưởng đến các sản phẩm bán với giá rẻ. Tuy

Page 103: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

94

nhiên, với áp lực tăng lương từ quê nhà, các doanh nghiệp Trung Quốc không thể

dựa vào giá rẻ để xâm chiếm thị phần tại Nhật Bản. Để khắc phục vấn đề này, các

doanh nghiệp Trung Quốc đã kết hợp với các nhà sản xuất Nhật Bản tạo ra các dòng

sản phẩm mới với thương hiệu riêng. Chẳng hạn, Haier đang bán loại máy giặt với

thương hiệu riêng do hãng Sanyo của Nhật Bản phát triển. Một khó khăn khác đó là,

các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn phải dựa khá nhiều vào Nhật Bản để sản

xuất máy móc và linh kiện, điều này càng khiến áp lực đối với thâm hụt thương mại

tăng cao và cũng cho thấy vai trò không thể thiếu của Nhật Bản trong quan hệ

thương mại đầu tư của Trung Quốc.

Thứ ba, sự khác biệt về các yếu tố nguồn lực quốc gia

Sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên hoặc các yếu tố sản xuất như chi

phí sử dụng đất cao đã khiến Nhật Bản phải đối mặt với những bất lợi mang tính

hệ thống trong sản xuất hàng hóa. Do đó, Nhật Bản đã đẩy mạnh việc tìm kiếm

các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên và phát triển cơ sở sản xuất tại các nước

có nhiều điều kiện thuận lợi trong vấn đề này, nổi bật trong đó là Trung Quốc.

Ngược lại với Nhật Bản, Trung Quốc là một nước rộng lớn (đứng thứ tư

trên thế giới về quy mô diện tích) và có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú, có thế mạnh trong các ngành khai khoáng. Đặc biệt, nước này có nguồn trữ

lượng đất hiếm nhiều nhất trên thế giới (chiếm một nửa số đất hiếm của toàn thế

giới). Theo nhiều chuyên gia, đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong các ngành

sản xuất hàng hóa trung gian. Trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc,

dầu mỏ và than đá chiếm 24,8% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản từ

Trung Quốc năm 1990, giảm còn 1,1% vào năm 2011. Các nguồn nguyên liệu khác

như xi măng, đá ceramic, sắt thép và khoáng chất chiếm khoảng 8,3% tổng kim

ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ Trung Quốc [139].

Trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian nội ngành, Trung Quốc và

Nhật Bản đang có sự khác biệt về lợi thế so sánh. Trung Quốc được đánh giá là

nước có lợi thế so sánh lớn hơn Nhật Bản trong các ngành thâm dụng nhiều lao

động. Với chiến lược “đi ra ngoài” và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài,

Page 104: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

95

Trung Quốc thực sự đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, với các sản

phẩm giá rẻ và xuất khẩu hàng loạt. Nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đã

được thế giới biết đến, chẳng hạn như trong lĩnh vực điện tử Trung Quốc có doanh

nghiệp Lenovo, Huawei, trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu với các doanh nghiệp

của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, đặc biệt là về giá cả. Sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh

và lợi thế so sánh trong thương mại nội ngành Trung Quốc – Nhật Bản đã khiến mối

quan hệ thương mại này mang tính chất bổ sung lẫn nhau trên thị trường trong nước

và thế giới. Nhật Bản ngày nay đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá trong trao đổi

thương mại sản phẩm trung gian với Trung Quốc, đặc biệt trong các ngành công

nghiệp chế tạo. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không cạnh tranh được với Nhật Bản

trong quan hệ thương mại sản phẩm trung gian bởi các sản phẩm cùng loại này của

Nhật Bản luôn có chất lượng tốt hơn. Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản tập trung vào các sản phẩm tham dụng nhiều

lao động, và Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc thúc đẩy thương mại với

Nhật Bản để nhập khẩu các hàng hoá trung gian cho các cơ sở chế biến và lắp ráp.

Nhật Bản trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng tận dụng các lợi thế

về vốn và công nghệ để đầu tư vào các doanh nghiệp chế biến và lắp ráp ở Trung

Quốc, tận dụng các lợi thế về chi phí nhân công thấp, để xuất khẩu hàng hoá ra khu

vực Đông Á và thị trường thế giới. Đây cũng là một lý do giải thích sự phụ thuộc

vào cấu trúc hàng hoá trung gian của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu từ Nhật

Bản. Trung Quốc đã nhập khẩu các linh kiện, hàng hoá trung gian từ Nhật Bản và

sử dụng lao động có tay nghề thấp, chi phí rẻ để lắp ráp, gia công và xuất khẩu ra

thị trường bên ngoài.

Thứ tư, khoảng cách giữa hai quốc gia

Theo Ghemawat [67], khi kinh doanh ở một thị trường nước ngoài, các công

ty luôn gặp những rủi ro, rào cản vô hình mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự khác biệt

giữa hai quốc gia. Những khác biệt đó được gọi chung là khoảng cách. Những

khoảng cách này được nghiên cứu trên nhiều phương diện như địa lý, quản trị chính

phủ và văn hóa. Sự khác biệt của các phương diện này khiến các công ty phải gánh

Page 105: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

96

chịu một khoản chi phí lớn. Khoảng cách giữa hai quốc gia càng lớn thì rào cản đầu

tư càng cao hay chi phí đầu tư càng lớn. Điều này làm gia tăng chi phí giao dịch và

làm giảm thương mại giữa hai nước, từ đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh quốc tế của một công ty.

Khoảng cách địa lý cũng là một vấn đề được đề cập nhiều trong các nghiên

cứu về thương mại quốc tế [12]. Do khoảng cách địa lý được tính toán dựa trên kinh

độ và vĩ độ của các thành phố chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ, vì vậy nhiều

nghiên cứu đã cho thấy khoảng cách địa lý làm giảm thương mại giữa các cặp quốc

gia. Khoảng cách địa lý càng lớn càng gây ra nhiều vấn đề trong vận chuyển hàng

hóa giữa hai quốc gia như rủi ro trong vận tải và bảo hiểm hàng hóa, từ đó gia tăng

chi phí. Ngoài ra, khi vận chuyển những hàng hóa có trọng lượng lớn trong điều

kiện khoảng cách địa lý xa thì các vấn đề vận chuyển hàng hóa cần có bảo hiểm,

điều này cũng làm tăng chi phí trong giao dịch thương mại giữa hai quốc gia có

khoảng cách địa lý lớn. Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sẽ bị đội chi phí cao

nếu khoảng cách vận chuyển xa.

Điều này thể hiện được vì sao quan hệ thương mại nói chung và quan hệ

hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc phát triển rất sôi động và mạnh

mẽ do hai nước có vị trí tương đối khác nhau (Nhật Bản là một nước phát triển có

nền công nghiệp hiện đại còn Trung Quốc là một nước đang phát triển, trong quá

trình tích lũy khoa học công nghệ) và khoảng cách địa lý gần sát nhau thông qua

một eo biển vì vậy rất thuận lợi cho giao thương giữa hai nước. Vị trí địa chiến lược

của Trung Quốc và Nhật Bản ở khu vực Đông Á khiến hai nước này ngày càng xích

lại gần nhau vì lợi ích kinh tế, mặc dù giữa hai quốc gia vẫn còn nhiều rào cản về

thể chế chính trị và các vấn đề tranh chấp trong lịch sử. Không nơi nào rõ ràng hơn

trong mối quan hệ Trung – Nhật, dù vẫn còn nhiều tranh chấp do lịch sử để lại từ di

sản của chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ thương mại và đầu tư song phương lại

phát triển mạnh đến thế. Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành những đối tác

thương mại và đầu tư hàng đầu của nhau, chi phối xu hướng phát triển kinh tế của

khu vực Đông Á. Khoảng cách địa lý gần gũi và nằm trong khu vực Đông Á phát

Page 106: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

97

triển năng động nhất thế giới đã có ảnh hưởng tích cực đối với quan hệ thương mại

song phương Nhật – Trung, đưa Trung Quốc và Nhật Bản tham gia sâu hơn vào

mạng sản xuất toàn cầu trong khu vực.

Thứ năm, trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong

kinh doanh quốc tế [12]. Sự giàu có hay thu nhập của người tiêu dùng là một trong

những yếu tố tạo nên khoảng cách kinh tế giữa các nước và có ảnh hưởng đến mức

độ thương mại giữa các nước. Hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển (như

Nhật Bản) chủ yếu tập trung phát triển các công nghệ hiện đại và chuyển giao sang

các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn để thực hiện sản xuất và nhập khẩu

trở lại các loại hàng hóa sau khi đã sản xuất hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các nước có

nền kinh tế thịnh vượng và phát triển thường có xu hướng quan hệ thương mại với

các nước tương đồng về kinh tế với họ nhiều hơn. Trong khi đó, các nước có nền

kinh tế kém phát triển (như Trung Quốc) thường có quan hệ thương mại với các

nước giàu hơn. Điều này được giải thích bởi lợi thế cạnh tranh, mà ở đây là giá cả

và chi phí. Các nước có nền kinh tế phát triển sản xuất những sản phẩm công nghệ

cao, đạt chuẩn quốc tế sẽ thực hiện kinh doanh tại thị trường tương đồng để duy trì

lợi thế cạnh tranh.

Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản được bình thường hóa vào năm 1972, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định thương mại Nhật Bản – Trung Quốc

và nhiều hiệp định hợp tác khác trong thập niên 1970s. Trong thập niên 1980s và

1990s, chiến lược mở cửa kinh tế của Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng

lớn nguồn FDI, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài Nhật Bản, và điều này đã tạo

thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước. Khi lập quan hệ

ngoại giao năm 1972, kim ngạch chỉ có hơn 1 tỷ USD, nhưng cho đến nay con số đó

đã là 303 tỷ USD (năm 2017 theo số liệu của Trung Quốc, xem bảng 3.2).

Ngày nay, Trung Quốc và Nhật Bản đang nắm giữ một tỷ trọng lớn trong sản

lượng toàn cầu, là hai nước lớn nhất trong khu vực Đông Á. Hai nền kinh tế này có

tính chất bổ sung lẫn nhau sâu sắc. Bằng việc mở rộng phân tán sản xuất ra nước

Page 107: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

98

ngoài, các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mạng

lưới sản xuất và phân phối của khu vực Đông Á. Nhờ có FDI của Nhật Bản, mạng

lưới thương mại hàng hóa trung gian của Đông Á được hình thành và phát triển

nhanh chóng. Đối với Trung Quốc, dựa vào chính sách cải cách mở cửa từ những

năm đầu của thập niên 80 cho đến nay, nước này là địa điểm thu hút FDI nhiều nhất

từ Nhật Bản trong khu vực Đông Á, và mạng lưới sản xuất của khu vực lan tỏa rất

nhanh từ Trung Quốc sang các nước khác. Ngành công nghiệp máy điện tử là ngành

nhận được nhiều FDI nhất của Nhật Bản, theo sau là các ngành công nghiệp vải,

máy móc, và trang thiết bị giao thông.

Thứ sáu, chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Trung Quốc và

Nhật Bản

Kể từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản tích cực mở cửa kinh tế

và hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản

– Trung Quốc được hưởng lợi trước hết từ cơ cấu thuế quan của Trung Quốc. Năm

2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO, tỷ lệ thuế quan giảm

mạnh, đặc biệt là đối với hàng hoá trung gian. Vào năm 1998, tỷ lệ thuế quan của

Trung Quốc áp cho hàng hoá trung gian là 14,72%, năm 2007 giảm còn 6,14%;

trong khi tỷ lệ thuế quan của Nhật Bản áp cho hàng hoá trung gian là 0,33% năm

1998 và 0,40% năm 2007 [84]. Tỷ lệ thuế quan áp cho hàng hoá trung gian luôn

thấp hơn hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá vốn đã ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại

Trung quốc – Nhật Bản, trong đó hàng hoá trung gian đóng vai trò quan trọng trong

thương mại nội khối.

Các chính sách thúc đẩy thương mại của hai nước cũng ảnh hưởng tích cực

đến thương mại hàng hoá trung gian. Tại Trung Quốc, nhập khẩu các sản phẩm đầu

vào (nguyên liệu thô, hàng hoá bán thành phẩm, linh kiện, bộ phận) đều được miễn

thuế. Hơn nữa, nhật khẩu hàng hoá là sản phẩm đầu vào cho các dự án FDI (linh

kiện, thiết bị, máy móc) cũng được miễn thuế hải quan. Những ưu đãi này đã giúp

các doanh nghiệp Nhật Bản có điều kiện thuận lợi thực hiện các liên kết thương mại

Page 108: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

99

và đầu tư theo chiều dọc, giúp thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Mặc dầu cho đến nay, Nhật Bản và Trung Quốc chưa ký kết hiệp định

thương mại tự do song phương nhưng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian

Nhật Bản – Trung Quốc đang được hưởng lợi từ các FTA ASEAN +1 như: ASEAN

và Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc....trong đó, ASEAN

được coi là cầu nối của dòng thương mại tự do trong khu vực Đông Á. Những đàm

phán về một FTA giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu được khởi động từ tháng 5

năm 2010 tuy nhiên những đàm phán này chưa đi đến sự đồng thuận với những lo

ngại của Nhật Bản về việc các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ của Trung Quốc có thể

tràn vào thị trường Nhật Bản gây ảnh hưởng xấu, còn Trung Quốc thì lo ngại sự

cạnh tranh của hàng hoá nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp trung gian của Nhật

Bản sẽ gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước. Ngoài ra, quan hệ

thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc đang được thực hiện thông

qua các cuộc đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

bắt đầu từ tháng 5/2013 giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung

Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Quan hệ kinh tế thương mại Nhật Bản – Trung Quốc được cải thiện chủ yếu

thông qua các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo quốc gia hai nước, và

thông qua những hỗ trợ hợp tác kinh tế song phương qua cơ chế của WTO, qua các

diễn đàn đối thoại song phương và đa phương trong khu vực như Diễn đàn khu vực

ASEAN, diễn đàn đối thoại an ninh Nhật Bản – Trung Quốc, APEC, hợp tác văn

hoá, kỹ thuật song phương... Mặc dù chưa chính thức ký FTA song phương, nhưng

Nhật Bản có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế - thương mại của Trung

Quốc. Phân tích cơ cấu thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung

Quốc, có thể thấy Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản phần lớn là hàng bán dẫn,

thiết bị điện tử, máy móc, nguyên vật liệu cơ bản dành cho sản xuất. Trung Quốc

nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng hoá trung gian từ Nhật Bản, rồi lắp ráp ở trong

nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu thiếu nguồn cung nguyên vật liệu và

Page 109: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

100

hàng hoá trung gian từ phía Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ, Châu Âu không thể thúc

đẩy các mối quan hệ thương mại tích cực như hiện nay. Hơn nữa, xuất khẩu hàng

hoá của Nhật Bản sang Trung quốc phần lớn là hàng hoá trung gian và thiết bị sản

xuất có giá trị gia tăng cao và khó có thể thay thế bằng một đối tác thương mại

khác. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Nhật Bản phần lớn là

hàng hoá trung gian như sản phẩm điện tử, máy móc, dệt may, đồ chơi, thiết bị nội

thất, các hàng hoá tập trung nhiều lao động và có giá trị gia tăng thấp. Những hàng

hoá trung gian của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản đang gặp phải sự cạnh

tranh lớn từ các nước Đông Nam Á và khó có những ảnh hưởng quan trọng đến cơ

cấu xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc

vẫn là đối tác thương mại rất quan trọng của Nhật Bản, đặc biệt trong các ngành

công nghiệp ô tô, năng lượng, thép hiếm và các hàng hoá trung gian có giá trị gia

tăng thấp hơn. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua vẫn được

thực hiện hiệu quả trong bối cảnh “kinh tế nóng, chính trị lạnh” và các chính sách

của phía chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản nhìn chung là mang tính ưu đãi, tạo

điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế - thương mại song phương.

Thứ bảy, bất đồng về lịch sử, địa lý giữa hai nước

Xuất phát từ các vấn đề lịch sử và những lời phát biểu mang tính nhạy cảm

từ lãnh đạo hai phía, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước có những thời

điểm bị “lạnh” bất thường.

Những tranh chấp xung quanh quần đảo Điếu ngư/Senkaku giữa Trung Quốc

và Nhật Bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại song phương.

Năm 2010, lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá

Trung Quốc với lý do được cho tàu cá này đã đâm vào hai tàu tuần tra bờ biển của

Nhật Bản tại vùng biển tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc đã lập tức yêu cầu đối

thoại với Nhật Bản và tạm dừng hàng loạt hoạt động trao đổi về sinh viên giữa hai

nước. Sự mâu thuẫn gần như tới mức đỉnh điểm khi chính quyền thành phố Tokyo

quyết định “quốc hữu hóa” một số đảo thuộc quần đảo Sensaku/Điếu Ngư vào tháng

9 năm 2012 khiến cho dư luận và chính quyền Trung Quốc hết sức tức giận. Sự

Page 110: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

101

căng thẳng không chỉ diễn biến trên biển mà xảy ra ngay cả trên đất liền. Những

cuộc biểu tình chống Nhật Bản nổ ra khắp các thành phố lớn của Trung Quốc. Các

nhà máy và hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản tại Trung Quốc bị đập phá và tẩy chay.

Trong khi báo chí Trung Quốc liên tục đưa các hình ảnh về việc quân đội nước này

tập trận ở nhiều quân khu thì Nhật Bản cũng tiến hành một cuộc tập trận chung với

Mỹ dựa trên giả định đánh chiếm một hòn đảo tranh chấp. Căng thẳng sau đó được

hạ nhiệt rồi lại tiếp tục leo thang khi vào tháng 10 năm 2014, khi các nghị sỹ và

thành viên nội các Nhật Bản đến thăm viếng đền Yasukuni. Đây là một địa điểm

gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà cả ở một số quốc gia đã từng bị

Nhật xâm lược trong chiến tranh thế giới thứ hai, bởi đây là nơi thờ phụng những

người lính Nhật Bản và lính Triều Tiên, Đài Loan đã chết trong chiến tranh. Các lần

đến thăm đền của thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá nhân hay nhà nước đều

luôn dẫn đến căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với các quốc gia trên, trong

đó có Trung Quốc, làm ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ thương mại hàng hoá trung

gian Trung Quốc – Nhật Bản. Về phía Trung Quốc cũng có hành động được xem là

đáp trả khi điều 3 tàu tuần tra cỡ lớn đi vào khu vực quần đảo tranh chấp giữa hai

nước. Những động thái này đã khiến quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc

trong vài năm gần đây có chiều hướng suy giảm mạnh.

3.2.3.2. Nhân tố thuộc về quốc tế và khu vực

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động nặng nề đến các nền kinh tế trên thế

giới, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc, ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại

song phương trong những năm gần đây. Kể từ khi căng thẳng thương mại Nhật –

Trung bùng nổ vào năm 2012, quan hệ thương mại song phương cho đến nay vẫn

vô cùng ảm đạm. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ yếu của tăng kim

ngạch nhập khẩu gây thâm hụt thương mại Nhật Bản là sự gia tăng chi tiêu nhiều

hơn cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng và dầu thô dùng cho cho sản xuất nhiệt điện vì tất

cả các nhà máy điện hạt nhân ở nước này đang ngừng hoạt động, đồng thời là sự

suy yếu của đồng Yên. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản sang

Page 111: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

102

Trung Quốc đều giảm. Tình hình xuất khẩu các thiết bị điện tử như mạch vi xử lý,

máy quay kỹ thuật số và thiết bị sản xuất điện thoại di động thấp hơn trước.

Tình hình địa chính trị phức tạp ở khu vực Đông Bắc Á đã khiến việc thiết

lập FTA Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc đối diện với rất nhiều khó khăn, ảnh

hưởng đến quan hệ song phương Nhật Bản – Trung Quốc. Cho đến nay, ba nước

trong khu vực Đông Bắc Á vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề rất phức tạp như

vấn đề Triều Tiên, biển Đông, tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản – Trung Quốc,

Hàn Quốc – Trung Quốc… Nhật Bản và Trung Quốc cho đến nay chưa ký kết được

FTA song phương trong khi liên kết thương mại và tự do hóa thương mại ở khu

vực Đông Á (gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) được đánh giá là hiệu ứng

“bát mỳ ống”. Những mối quan hệ phức tạp này đã làm ảnh hưởng lớn đến hợp tác

thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc trong thời gian qua và trong

tương lai gần bởi chưa có dấu hiệu nào cho thấy FTA ba bên Nhật Bản – Hàn

Quốc – Trung Quốc sẽ được ký kết trong bối cảnh an ninh Đông Bắc Á đầy phức

tạp như hiện nay.

Sự nổi lên của các NIEs và ASEAN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ

hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Nếu như trước kia, nhập khẩu hàng

hoá trung gian của Trung Quốc từ Nhật Bản và NIEs là chính, nhưng ngày nay với

sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của ASEAN và tiến trình thực hiện Hiệp định thương

mại tự do ASEAN- Trung Quốc mang lại nhiều kết quả hội nhập cho cả hai phía, thì

mối quan hệ này cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường ASEAN dần dần thay thế Nhật

Bản và NIEs để trở thành khu vực nhập khẩu chính của Trung Quốc.

3.2.3.3. Đánh giá chung về tầm quan trọng của các nhân tố tác động lên

quan hệ thƣơng mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

Dựa vào các phân tích ở trên, có thể thấy được một số đặc điểm chính liên

quan đến các nhân tố tác động lên mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian

Nhật Bản và Trung Quốc như sau:

Page 112: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

103

- Theo lý thuyết về truyền thống về thương mại quốc tế, thương mại giữa

hai nước với nhau là xuất phát từ lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế của

từng nước. Đối với hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc, hai nước

đều có lợi thế nhất định của mình trong từng lĩnh vực. Với Nhật Bản, là một nước

theo đuổi định hướng xuất khẩu để phát triển, nước này gặp nhiều bất lợi trong

điều kiện nhân tố sản xuất cơ bản (khan hiếm tài nguyên, đất đai, chi phí nhân

công cao…). Ngược lại, Trung Quốc lại là đất nước giàu tài nguyên với một thị

trường rộng lớn đầy tiềm năng (hơn 1,3 tỷ người) với chi phí nhân công rẻ. Do đó,

Nhật Bản coi Trung Quốc là nguồn nguyên liệu thô quý giá và là thị trường quan

trọng với sức tiêu thụ lớn giúp nước này phát triển, thoát ra khỏi nền kinh tế ảm

đạm trong nhiều thập kỷ. Nhật Bản rất quan tâm tới việc xuất khẩu, thiết lập các cơ

sở sản xuất tại Trung Quốc để tận dụng các lợi thế so sánh của nước này trong mạng

lưới sản xuất của khu vực.

Còn với Trung Quốc, mặc dầu nước này có những lợi thế trong điều kiện sản

xuất nhân tố cơ bản (giàu tài nguyên, đất đai rộng lớn, chi phí nhân công rẻ…) và

điều kiện cầu (thị trường rộng lớn và đa dạng), nước này lại không có thế mạnh

trong điều kiện nhân tố sản xuất tiến bộ (trình độ khoa học công nghệ). Có thể thấy

rõ trình độ khoa học của Trung Quốc vẫn còn kém trong một số ngành sản xuất

quan trọng. Mặc dù, hiện tại Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới và là nước

có nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới tuy nhiên hầu hết các sản phẩm do nước

này sản xuất đều tập trung nhiều lao động và có giá trị gia tăng thấp, Vì vậy, theo

nhiều chuyên gia, “Trung Quốc hiện tại không cần Nhật Bản đầu tư mà nước này

cần công nghệ của Nhật Bản”. Công nghiệp chế tạo của Nhật Bản có thể giúp

Trung Quốc tự sản xuất ra các sản phẩm phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao, nâng tầm

thương hiệu của các doanh nghiệp Trung Quốc lên cấp độ toàn cầu.

Tuy nhiên, theo Porter [101, tr. 254] lợi thế chỉ được duy trì khi nguồn sinh

ra lợi thế được mở rộng và nâng cấp. Một số nhân tố quyết định tạo ra lợi thế bền

vững hơn các nhân tố khác. Những điều kiện tạo ra những lợi thế động (đổi mới

về công nghệ, lợi thế người đi đầu, áp lực năng cấp) sẽ quan trọng hơn những điều

Page 113: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

104

kiện tạo ra lợi thế tĩnh (chi phí yếu tố sản xuất hay thị trường trong nước lớn). Do

đó, lợi thế cạnh tranh nằm chủ yếu về sự khác biệt của sản phẩm, chứ không nằm

trong sự tối thiểu hóa các chi phí… Những lợi thế về giá lao động rẻ, nguyên liệu

thô, hiếm, quy mô thị trường chỉ tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định, chứ không

tạo ra nền tảng cho nền kinh tế phát triển lên một trình độ nhất định. Công nghệ

hiện đại mới chính là yếu tố có khả năng gạt các nguồn lực tự nhiên ra khỏi quỹ

đạo cạnh tranh quốc tế thay chúng bằng các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao

và thành công nhiều hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, không có tiến bộ

công nghệ, một quốc gia vẫn có thể nâng cao được mức sống của dân tộc mình

nhờ tích lũy vốn hay viện trợ nhưng không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng

kinh tế ổn định bởi vì tiến bộ công nghệ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết

định ở tất cả các lĩnh vực và các giai đoạn phát triển kinh tế. Nhưng mức độ ảnh

hưởng của công nghệ đến khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào

sự giàu có của mỗi quốc gia đó. Vì vậy, những nước giàu thường khuyếch trương

công nghệ để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh. Còn tại các nước đang phát

triển, lợi thế cạnh tranh về công nghệ phụ thuộc trước hết vào khả năng tiếp nhận

công nghệ thông qua FDI và thông qua các kênh chuyển giao công nghệ từ nước

ngoài, hơn là khả năng sáng tạo, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn.

- Vai trò của chính phủ và yếu tố tác động của các sự kiện khách quan (các

vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ảnh hưởng của khu vực…) có tác

động không nhỏ đến quan hệ thương mại giữa hai nước.

+ Vai trò của chính phủ:

Các nhà nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh truyền thống cho rằng chính

sách của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tối thiểu các yếu tố

chi phí bằng các chính sách như trợ cấp xuất khẩu, gỡ bỏ các rào cản thương mại

(thuế quan, các thủ tục hải quan,..), giảm lãi xuất, giảm tiền lương, hỗ trợ cơ sở hạ

tầng, thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có lợi thế…

+ Các sự kiện khách quan:

Page 114: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

105

Hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc – Nhật Bản đã bị ảnh hưởng

nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008. Theo sau đó là các tác

động từ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư – Senkaku, các bất đồng lịch sử, tình

hình địa chính trị phức tạp tại Đông Bắc Á đã khiến cho hợp tác thương mại giữa

hai nước đối mặt với tình hình xấu chưa từng thấy. Quan hệ giữa hai nước đã thay

đổi từ mô hình "chính trị lạnh và kinh tế nóng" thành mô hình "chính trị lạnh và

kinh tế lạnh".

Do đó, để hiểu thương mại giữa Trung Quốc – Nhật Bản, các học giả theo

trường phái chủ nghĩa hiện thực không tập trung vào di sản lịch sử mà sẽ chú

trọng vào việc phân tích cơ cấu quyền lực trong khu vực Đông Bắc Á [51]. Vào

những năm 1990, vị thế trung tâm kinh tế của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á đã

bị đe dọa bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Do nền kinh tế bị trì trệ trong hơn

một thập kỷ rưỡi, Nhật Bản cần giao thương với các nước để thúc đẩy chính

sách xuất khẩu, đặc biệt trong đó có thị trường đang phát triển với tốc độ rất

nhanh là Trung Quốc. Theo nhiều học giả, chính sự tăng trưởng của Trung

Quốc trong hai thập kỷ qua đã góp phần vào sự phục hồi của nền kinh tế Nhật

Bản. Mặc dù trong những năm 2000, nền kinh tế Nhật Bản đã dần phục hồi

nhưng nước này vẫn không lấy lại được vị thế của mình như trước đây và với

việc Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế

giới cho thấy Trung Quốc mới chính là trung tâm kinh tế của khu vực Đông

Bắc Á và là một đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể cho chi tiêu

quân sự. Theo các báo cáo gần đây, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng lên

15,3% trong năm 2004, 11,4% năm 2007 và 15% trong năm 2009 [51]. Nhiều

nguồn năng lượng đã được đổ vào việc nâng cấp trang thiết bị quân sự và phát

triển công nghệ mới. Khả năng quân sự được nâng cao của Trung Quốc đã làm

cho Nhật Bản và các nước láng giềng của nước này lo ngại vì nó cho phép Trung

Quốc trở nên quyết đoán hơn. Sự kiện các tàu cá của Trung Quốc bị bắt giữ bởi

lực lượng tuần duyên biển Nhật Bản năm 2010 là một ví dụ rõ ràng chứng minh

Page 115: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

106

cho việc Trung Quốc đang sử dụng thương mại như là đòn bẩy trong các tranh

chấp lãnh thổ không liên quan, gây nguy hiểm cho sự ổn định và niềm tin trong

thương mại. Theo các học giả nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, tranh chấp quần

đảo Điếu Ngư - Senkaku có thể ban đầu do lịch sử để lại, nhưng tình trạng tranh

chấp hiện tại cơ bản là xung đột về các nguồn lực giữa hai quốc gia: các mỏ dầu

dự trữ tiềm năng; quần đảo Okinawa của Nhật Bản, một vị trí chiến lược gần Đài

Loan; và các tuyến vận tải biển quan trọng, khiến cho các lý do này trở thành động

cơ hợp lý đối với Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản phải cân nhắc việc lựa

chọn hoặc bảo vệ vùng lãnh thổ của mình nhưng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến

mối quan hệ với Trung Quốc, hay là giữ quan điểm bị động để bảo đảm thương

mại hai nước.

Vì vậy, nhiều học giả suy đoán rằng trong tương lai sự phụ thuộc lẫn nhau

của hai nước sẽ giảm dần do một số yếu tố chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ

quan là việc các công ty Nhật Bản đã giảm đầu tư trực tiếp FDI vào Trung Quốc

vì rủi ro của những khoản đầu tư này ngày càng cao do các yếu tố căng thẳng

chính trị giữa hai nước, chi phí nhân công tăng cao và vấn đề sở hữu trí tuệ của

Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản đang dần chuyển một phần hướng đầu tư

(chính sách Trung Quốc + 1 của các công ty Nhật Bản để đa đạng hóa đầu tư) vào

các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào,

Campuchia,… nơi mà chi phí nhân công và các chi phí đầu tư vẫn còn tương đối

thấp và tầm ảnh hưởng của Nhật Bản lên các quốc gia này vẫn còn lớn. Yếu tố

khách quan là sự tham gia một cách đáng kể của Trung Quốc vào mạng lưới sản

xuất ở khu vực Đông Bắc Á trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định, trong đó

Trung Quốc chuyên lắp ráp và sản xuất các linh kiện và bán sản phẩm. Sau khi

tiếp nhận FDI và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản và của một số nước phát

triển khác, vị trí của Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều trong mạng sản xuấ t

khu vực, không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về lượng cũng như sự mở rộng quy mô,

tỷ trọng đầu tư mà còn được thể hiện cả về trình độ công nghệ của các sản phẩm

xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nước trong mạng lưới sản xuất Đông Á. Do

đó có thể khẳng định rằng nhập khẩu công nghệ cao của Trung Quốc chính là

Page 116: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

107

nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàm lượng công nghệ cao của hàng hóa xuất khẩu

nước này. Hầu hết các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc là các

thiết bị, linh kiện máy, điều này chứng tỏ Trung Quốc đã tham gia một cách khá

đáng kể vào mạng lưới sản xuất trong khu vực. Và theo nhiều chuyên gia, vấn đề

này đã tạo ra một tâm lý e ngại về một viễn cảnh cạnh tranh giữa các công ty Nhật

Bản và Trung Quốc, dẫn đến việc chuyển hướng đầu tư của các công ty Nhật Bản

ra khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng tầm quan trọng của mối quan hệ thương

mại hiện tại giữa Nhật Bản – Trung Quốc là không thể phủ nhận do đây là hai

trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, có mối quan hệ lâu năm và mang tính

bổ sung hỗ trợ nhau. Trung Quốc coi Nhật Bản là đầu mối quan trọng trong lĩnh

vực công nghệ và chuyên môn hàng hóa công nghiệp – lĩnh vực thiết yếu trong

quá trình xây dựng lại và hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật

Bản coi Trung Quốc là nguồn tài nguyên thô quý giá bởi sự khan hiếm của quốc

gia này và là thị trường quan trọng với sức tiêu thụ lớn và đa dạng.

Tiểu kết Chƣơng 3

Thương mại hàng hoá trung gian đóng vai trò quan trọng trong quan hệ

thương mại Nhật Bản – Trung Quốc. Trong cơ cấu kim ngạch thương mại của mỗi

nước, hàng hoá trung gian chiếm tỷ trọng tương đối cao. Kể từ năm 2001 đến nay,

kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian hai chiều tăng liên tục, đặc biệt

trong mối quan hệ này thâm hụt thương mại nghiêng về phía Trung Quốc. Trong

mạng sản xuất Đông Á và chuỗi cung ứng khu vực, hàng hoá trung gian của Nhật

Bản luôn ở vị trí cao nhất, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn,

trong khi hàng hoá trung gian của Trung Quốc phần lớn là hàng hoá có giá trị gia

tăng thấp, giá rẻ, chất lượng thấp. Quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản –

Trung Quốc thể hiện mối liên kết dọc trong sản xuất, trong đó Nhật Bản đứng ở vị

trí thượng nguồn, Trung Quốc đứng ở vị trí hạ nguồn. Chuỗi cung ứng được thực

hiện theo hình thức liên kết ngược: Trung Quốc là thị trường hàng hoá trung gian

Page 117: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

108

quan trọng của Nhật Bản, và ASEAN là thị trường hàng hoá trung gian quan trọng

của Trung Quốc.

Mặc dù cả hai nước chưa ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương

(FTA) như đã ký kết với các nước ASEAN và các nước Châu Á khác, nhưng quan

hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương vẫn tiếp tục phát triển. Đây là một

biểu hiện của mối quan hệ “kinh tế nóng, chính trị lạnh” mà Trung Quốc và Nhật

Bản đã dành cho nhau trong suốt mấy thập niên qua. Hàng hoá trung gian được phát

triển thuận lợi nhờ các nhân tố như quy mô thị trường, nhu cầu bổ sung công nghệ

và cơ cấu kinh tế trong mạng sản xuất Đông Á, môi trường tự do hoá thương mại

mở rộng, nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều từ các bất đồng lịch sử kéo dài, tranh

chấp biển đảo và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong cấu trúc “tam giác thương

mại” khu vực Đông Á, Nhật Bản vẫn thể hiện là con nhạn dẫn đầu, có sự chi phối

mạng sản xuất Đông Á nhờ chiến lược đầu tư và thương mại mở rộng sang khu vực

Đông Á, trong khi đó Trung Quốc đang cố gắng bứt khỏi cấu trúc đó, coi ASEAN,

Mỹ, EU là những thị trường hàng hoá trung gian quan trọng của mình thay vì Nhật

Bản như trước đây. Sự hợp tác và cạnh tranh kinh tế - thương mại giữa Nhật Bản và

Trung Quốc vì thế sẽ tiếp diễn với các phương thức trao đổi hàng hoá trung gian

khác nhau và cơ cấu kinh tế thoát dần sự phụ thuộc lẫn nhau.

Page 118: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

109

Chƣơng 4

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN

VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – NHẬT BẢN:

MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

4.1. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam –

Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản.

4.1.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam –

Trung Quốc.

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc phát triển

mạnh mẽ kể từ năm 2000 trở lại đây. Về xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt

Nam sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 1,046 tỷ USD (năm 2000,

chiếm 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam năm

2000) lên mức 3,935 tỷ USD năm 2012, chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng hoá trung gian của Việt Nam năm 2012 (xem bảng 4.1). Trong vòng 12 năm,

kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang thị trường Trung

Quốc tăng 3,7 lần và hàng hoá trung gian xuất khẩu sang Trung Quốc dần chiếm tỷ

trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam.

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phần lớn là hàng hoá có

giá trị gia tăng thấp. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu gạo và sắn

sang Trung Quốc chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

năm 2013, xuất khẩu cao su chiếm 8,5%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,9%, các

nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt, may, giày da chiếm 15,8%, dầu lửa và khí đốt

chiếm 9,4% [87]. Xuất khẩu hàng hoá trung gian chiếm tới khoảng 70% kim

ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc; năm 2008 chiếm tới

73,16% [114]. Vào năm 2016, top 8 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

sang Trung Quốc phần lớn là sản phẩm trung gian, bao gồm: 1) Thiết bị điện, điện

tử (5,6 tỷ USD); 2) Thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế (1,7 tỷ USD); 3)

Bông các loại (1,6 tỷ USD); 4) Nhiên liệu khoáng dầu, sản phẩm chưng cất (1,5 tỷ

USD); 5) Cao su và các sản phẩm cao su (1,1 tỷ USD); 6) Giầy dép và linh kiện

Page 119: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

110

giầy dép (928,8 triệu USD); 7) Gỗ, than gỗ, sản phẩm từ gỗ (837,3 triệu USD), 8)

Ngũ cốc (783,1 triệu USD). 8 mặt hàng trung gian chủ lực xuất khẩu sang Trung

Quốc năm 2016 đạt 14,048 tỷ USD, chiếm 63,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá của Việt Nam sang Trung Quốc. So với số liệu của các năm trước đó, xuất

khẩu các mặt hàng trung gian chủ lực này của Việt Nam sang Trung Quốc đều có

xu hướng gia tăng [139].

Bảng 4.1: Quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian

Việt Nam – Trung Quốc (từ năm 2000 - 2016)

(Triệu USD)

Năm 2000 2004 2008 2012 2016*

Nhập khẩu hàng hoá

trung gian

713,3 3.421,0 10.417,3 19.327 29.200

Xuất khẩu hàng hoá

trung gian

1.046,9 2.331,1 3.548,2 3.935 14.048

Cán cân thương mại

hàng hoá trung gian

333,6 -1.089,9 -6.869,1 -15.392 -15.152

% tổng kim ngạch nhập

khẩu của Việt Nam từ

Trung Quốc

50,9% - - - 58,4%

% tổng kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam

sang Trung Quốc

69,7% - - - 63,8%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên: i) Van [114]; ii) Fujita và

Hamaguchi [65] và iii) UN [139]

Ghi chú: chỉ tính cho các mặt hàng trung gian chủ đạo

Về nhập khẩu, Việt Nam cũng phần lớn nhập khẩu hàng hoá trung gian từ

Trung Quốc. Năm 2016, các mặt hàng trung gian chủ lực nhập khẩu từ Trung Quốc

bao gồm: 1) Thiết bị điện, điện tử (15,3 tỷ USD); 2) Sắt thép (4,6 tỷ USD), 3) Nhựa

và các sản phẩm chất dẻo (2,3 tỷ USD); 4) Nhôm các loại (1,5 tỷ USD); 5) Vải dệt

kim hoặc móc (1,9 tỷ USD); 6) Sợi nhân tạo (1,4 tỷ USD); 7) Bông (1,1 tỷ USD); 8)

Page 120: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

111

Các sản phẩm từ sắt thép (1,1 tỷ USD). 8 mặt hàng nhập khẩu trung gian chủ lực

này của Việt Nam đạt 29,2 tỷ USD, chiếm 58,4% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc. So với số liệu của các năm trước đó, nhập

khẩu các mặt hàng trung gian chủ lực này của Việt Nam từ Trung Quốc đều cũng có

xu hướng tăng nhanh [139].

Nếu năm 2000, kim ngạch mới chỉ đạt 713,3 triệu USD, thì đến năm 2016 đã

đạt tới 29,2 tỷ USD, tăng 40,9 lần trong vòng 16 năm. Hàng hoá trung gian nhập

khẩu luôn chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt nam kể từ năm

2000, cụ thể năm 2000 chiếm 50,9% và năm 2016 chiếm 58,4%. Nhìn chung, theo

phân loại ngành kinh tế lớn (BEC), có thể thấy nhóm hàng nhập khẩu từ Trung

Quốc phần lớn là hàng phụ trợ công nghiệp và tư liệu sản xuất hàng hoá trung gian

phục vụ sản xuất. Cơ cấu hàng tiêu dùng cuối cùng và hàng hoá vốn chỉ chiếm dưới

50% hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Có tới 70% hàng hoá nhập khẩu từ Trung

Quốc là để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và các doanh

nghiệp Việt Nam (năm 2013) [128].

Thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc được tạo thuận lợi

sau khi Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia CAFTA năm 2001 và Chương trình

hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Trong mối quan hệ hợp tác

này, Trung Quốc dường như đang được hưởng lợi từ các sản phẩm trung gian giá rẻ

của Việt Nam và xuất khẩu trở lại các sản phẩm trung gian có giá trị gia tăng giá

thành cao hơn, giá trị tốt hơn sang các doanh nghiệp Việt Nam. Sự phụ thuộc của

nền kinh tế Việt Nam và ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam vào các sản

phẩm trung gian của Trung Quốc ngày càng lớn và điều này gây tổn thương cho nền

kinh tế Việt Nam khi có những biến động giá cả hàng hoá từ Trung Quốc hoặc khi

nền kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế.

4.1.2. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam –

Nhật Bản

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang một

sắc thái khác với Trung Quốc. Trước hết, Việt Nam không ở trong tình trạng nhập

siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản và mối quan hệ thương mại này tương đối

Page 121: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

112

cân bằng. Thứ hai, hàng hoá trung gian chỉ chiếm tỷ lệ tương đối vừa phải trong

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam trong những năm

qua. Thứ ba, nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản

chiếm khoảng 68,1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2000,

giảm dần và chiếm 56,9% vào năm 2016; xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt

Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng hoá của Việt Nam năm 2000 tăng dần và đạt mức 60,9% vào năm 2016.

Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chủ

yếu bao gồm các mặt hàng công nghiệp nhẹ, thâm dụng nhiều lao động hoặc

nguyên liêụ, bán thành phẩm.năm 2016, xuất khẩu 8 mặt hàng trong tổng số 10 mặt

hàng chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản đều thuộc về hàng hoá trung gian, bao

gồm: 1) Thiết bị điện, điện tử (3,2 tỷ USD); 2) Linh phụ kiện và sản phẩm may

mặc, không đan móc (1,4 tỷ USD); 3) Linh phụ kiện và sản phẩm may mặc, đan

móc (1,2 tỷ USD), 4) Động vật giáp xác, cá, động vật không xương (728 triệu

USD); 5) Giày dép và phụ kiện (688,9 triệu USD), 6) Thiết bị phụ kiện nội thất, ánh

sáng, đèn báo (621,4 triệu USD); 7) Nhựa và các sản phẩm chất dẻo (565,9 triệu

USD); 8) Gỗ, than gỗ và sản phẩm từ gỗ (549,9 triệu USD). 8 sản phẩm trung gian

chủ lực này đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 8,954 tỷ USD, chiếm 60,9% tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản. So với các năm trước đó,

xuất khẩu các mặt hàng trung gian chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản có xu

hướng gia tăng về giá trị kim ngạch [139].

Page 122: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

113

Bảng 4.2: Quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian

Việt Nam – Nhật Bản (từ năm 2000 – năm 2016)

(Triệu USD)

Năm 2000 2004 2008 2012 2016*

Nhập khẩu hàng

hoá trung gian

1.567,0 2.450,2 5.758,6 7.277,0 8,604

Xuất khẩu hàng

hoá trung gian

1.578,0 2.442,4 6.506,0 4.492,0 8,954

Cán cân thương

mại hàng hoá trung

gian

11 -7,8 747,4 -2.785 350

% tổng kim ngạch

nhập khẩu của Việt

Nam từ Nhật

68,1% - - - 56,9%

% tổng kim ngạch

xuất khẩu của Việt

Nam sang Nhật

60,6% - - - 60,9%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên: i) Van [114]; ii) Fujita và

Hamaguchi [65]; iii) UN [137].

Ghi chú: chỉ tính cho các mặt hàng trung gian chủ đạo

Về nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng trung gian cùng

chủng loại nhưng có chất lượng công nghệ cao hơn. Năm 2016, 8 mặt hàng trung

gian chủ lực nhập khẩu từ Nhật Bản bao gồm: 1) Thiết bị điện điện tử (4,2 tỷ USD);

2) Sắt thép (1,7 tỷ USD); 3) Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo (1 tỷ USD); 4)

Thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế (552,2 triệu USD), 5) Sắt thép (464,2

triệu USD); 6) Cao su và sản phẩm bằng cao su (287,6 triệu USD); 7) Sợi nhân tạo

(201,5 triệu USD); 8) Đồng và các sản phẩm bằng đồng (199,8 triệu USD). 8 sản

phẩm nhập khẩu trung gian chủ lực này đạt 8,604 tỷ USD chiếm 56,9% kim ngạch

nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản. So với các năm trước đó, nhập khẩu các sản phẩm

trung gian này có sự gia tăng về giá trị kim ngạch [139].

Page 123: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

114

Nhật Bản là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc

và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Các mặt hàng nhập

khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản là máy móc thiết bị phục vụ sản

xuất, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm sắt thép, linh

kiện phụ tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, nông sản, hải sản, sản phẩm may mặc, gỗ

và sản phẩm gỗ… Khác với Trung Quốc, cơ cấu hàng hoá trung gian của Nhật Bản

và Việt Nam mang tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh. Nhật Bản là nước

nhập siêu lớn về thủy sản, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, các thực phẩm chế

biến và nhập những mặt hàng nguyên phụ liệu, linh kiện có chi phí thấp và giá

thành rẻ từ Việt Nam, trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối

về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản phần lớn các

máy móc, thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm trung gian phục vụ cho sản xuất, giúp Việt

Nam tham gia tốt vào chuỗi cung ứng hàng hoá trong khu vực ASEAN với Nhật

Bản. Việc nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản giúp Việt Nam đa dạng hoá

cơ cấu xuất khẩu của mình (có hàm lượng hàng hoá trung gian từ Nhật Bản) theo

hướng chế tạo xuất khẩu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo

có giá trị cao hơn.

4.1.3. Một vài đánh giá

Thứ nhất, thực trạng trao đổi hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Nhật

Bản, Trung Quốc cho thấy, tốc độ gia tăng thƣơng mại hàng hoá trung gian giữa

Việt Nam và Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với thƣơng mại hàng hoá trung gian

giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Nếu như năm 2000, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hoá trung gian

của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với thị trường Nhật Bản, nhưng trong vài năm

gần đây vị trí đó đã bị hoán đổi và Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng

hoá trung gian lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 2012, hàng hoá trung gian Việt

Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lớn gấp 2,6 lần so với hàng hoá trung gian nhập

khẩu từ Nhật Bản và năm 2016 con số này gấp 3,4 lần.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu nhập khẩu hàng hoá trung gian, Việt Nam phụ

thuộc rất lớn vào hàng hoá Trung Quốc, kể cả hàng phụ trợ công nghiệp và hàng tư

Page 124: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

115

liệu sản xuất. Có tới 70% hàng hoá Trung Quốc nhập vào Việt Nam là để phục vụ

hoạt động của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam nhập

khẩu từ nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ, đến nhóm nguyên phụ liệu dệt

may giày da; linh kiện điện điện tử; sắt thép các loại, rau quả sơ chế, động vật

tươi sống, hoa quả không được qua kiểm dịch, sản phẩm hoá chất độc hại… qua

cả con đường chính ngạch và tiểu ngạch. Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam

đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào đầu vào sản xuất (hàng hoá trung gian) và

đầu ra tiêu thụ. Hơn thế nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu như

chỉ dựa vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc để tồn tại và hầu hết các ngành

đều phải dựa vào nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị (lạc hậu) của Trung Quốc để

sản xuất và nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (như dệt may, giày dép,...)

phải dựa vào các vật tư, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất và xuất

khẩu. Sự phụ thuộc này đang biến Việt Nam trở thành nước cung cấp trung gian

và nguyên liệu sản xuất rẻ mạt, bị động, luôn bị ép giá để phục vụ cho “công

xưởng sản xuất thế giới” Trung Quốc.

Trong khi đó, thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản đem lại một

chiều hướng khác. Xét về cơ cấu hàng hoá, Việt Nam đang nhập khẩu từ Nhật Bản

nhiều mặt hàng có chất lượng và công nghệ cao hơn hàng Trung Quốc, bao gồm các

mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện máy tính, điện tử, sắt thép,

linh kiện phụ tùng ô tô, chất dẻo các loại, vải các loại….Đây là những mặt hàng

trung gian Việt Nam đang nhập nhiều từ Nhật Bản và có chiều hướng gia tăng trong

những năm gần đây. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng hoá trung gian lớn thứ

hai của Việt nam sau Trung Quốc, tuy nhiên giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá trung

gian của Việt nam trên thị trường Nhật Bản chỉ bằng 1/3 so với giá trị thương mại

hàng hoá trung gian của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở chính sách thương mại của Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản đều thực hiện các ưu đãi của các hiệp

định thương mại tự do khu vực như Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc –

ASEAN (CAFTA), Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – ASEAN (JAFTA),

nhưng Việt Nam đã tận dụng không tốt các cơ hội do các hiệp định này mang lại.

Page 125: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

116

Thay vì một chính sách thương mại tự do, cởi mở nhưng giành những ưu tiên định

hướng thương mại theo cơ cấu kinh tế, Việt Nam đã không kiểm soát được việc

nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc, đặc biệt là qua con đường tiểu

ngạch. Việt Nam đã chậm trễ trong điều chỉnh chính sách thương mại, trong phân

bổ và sử dụng các nguồn lực, nên không quản lý được nhập khẩu tiểu ngạch, không

chuyển nhập từ tiểu ngạch sang chính ngạch, không kiểm soát được cơ cấu hàng

hoá xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, còn thụ động với nhu cầu tiêu thụ

hàng hoá từ thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh các nước ngày càng mở cửa thị

trường cho hàng hoá bên ngoài, Việt Nam đã không đánh giá đúng bản chất và cơ

cấu hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là vai trò quan trọng của hàng hoá trung gian

trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do vậy đã để doanh nghiệp lựa chọn hàng hoá

nhập khẩu từ Trung Quốc với giá thành rẻ, nhiều chủng loại phong phú, phù hợp

với nhiều phân khúc thị trường. Sau một thời gian dài phụ thuộc vào hàng hoá trung

gian nhập khẩu từ Trung Quốc, chiến lược “thoát Trung” trong hoạt động thương

mại đầu tư của Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn khi các nước khác trong khu

vực đã có những điểu chỉnh cơ cấu kinh tế và nâng cấp chất lượng thương mại hàng

hoá trung gian xuất nhập khẩu một cách tương đối hiệu quả hơn Việt Nam.

Thứ hai, tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian của Việt Nam từ thị

trƣờng Trung Quốc đang đặt ra nhiều vấn đề trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào

Trung Quốc về nguyên liệu và hàng hoá trung gian và cả thị trường đầu ra (tiêu thụ

sản phẩm). Chẳng hạn trong ngành dệt may, theo báo cáo của Dự án hỗ trợ thương

mại đa biên giai đoạn III (Mutrap III), Việt Nam phải nhập khẩu bông tới 90% và

nhập xơ nhân tạo đến 70%, chủ yếu là từ Trung Quốc [46]. Hoặc trong ngành da

giày, để sản xuất một đôi giày, Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu và

hàng hoá gia công từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc để gia công và xuất khẩu.

80% nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu cũng từ Trung Quốc.

Ngay trong ngành nông nghiệp, nếu như trước đây các ngành sản xuất chế biến

nông nghiệp của Việt Nam bị chặn ở đầu ra do không xuất khẩu được sản phẩm,

chủ yếu do giá thành cao hơn thị trường, nhưng trong thời gian gần đây các ngành

Page 126: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

117

công nghiệp chế biến nông nghiệp ở Việt Nam còn bị chặn ở đầu vào do không mua

nguyên vật liệu trong nước, mà phải phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm trung gian

nhập khẩu.

Như vậy, có thể thấy trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với

Trung Quốc, Việt Nam đang phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc hơn là Trung

Quốc phụ thuộc vào Việt Nam. Trung Quốc dường như đang kiểm soát chặt chẽ nền

công nghiệp Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trung gian

sang thị trường Việt Nam, đẩy nhanh con số nhập siêu, đồng thời làm giá đối với

sản phẩm xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam khiến hàng hoá Việt Nam

sang Trung Quốc bị ép giá và thu lại giá trị xuất khẩu rất thấp.

Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc cũng cho

thấy Việt Nam đang rơi vào bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hoá sớm

(deindustrialization). Là một nước giàu tài nguyên nhưng có trình độ công nghệ

thấp hơn so với Trung Quốc, Việt Nam đang bị hấp dẫn bởi xuất khẩu các hàng hoá

thô, sơ chế, bán thành phẩm, trong khi đó Trung Quốc lại xuất khẩu hàng hoá thành

phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang các nước giàu tài nguyên như Việt Nam.

Hậu quả là sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang bị thu hẹp, và nhập khẩu hàng

hoá trung gian từ Trung Quốc đang làm thui chột khả năng đổi mới và sáng tạo sản

phẩm [128], gây tác động tiêu cực lâu dài đối với kinh tế Việt Nam.

Nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở chỗ, đi cùng với thương mại hàng hoá

trung gian, lượng vốn FDI của Trung Quốc đổ sang Việt Nam ngày càng lớn. Phần

lớn các nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều là sản phẩm đầu vào của các

doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác của Việt

Nam. Do ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xuất

khẩu của Việt Nam chưa phát triển, nên Việt Nam buộc phải nhập khẩu và lệ

thuộc vào hàng hoá trung gian từ nước ngoài, trong đó có Trung QUốc. Sự phụ

thuộc này là một lẽ đương nhiên bởi Trung Quốc gần với Việt Nam, khiến chi

phí thương mại hàng hoá song phương được cắt giảm ở mức tối ưu. Hơn nữa,

chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian

qua dường như chú trọng quá nhiều vào việc tăng khối lượng và giá trị kim

Page 127: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

118

ngạch xuất khẩu, ít tập trung đến vấn đề nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá

xuất khẩu và đầu tư công nghệ cao cho các nhà máy sản xuất xuất khẩu. Chính vì

vậy, việc lựa chọn máy móc thiết bị trung gian từ phía Trung Quốc dường như

được các doanh nghiệp Việt Nam cho là phù hợp giúp giảm chi phí đầu tư ban

đầu. Do vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam khó có năng lực chuyển dịch lên trình

độ cao hơn trong điều kiện các dự án FDI của Trung Quốc và các thiết bị máy

móc của các doanh nghiệp phần lớn nhập từ Trung Quốc.

Thứ ba, tình trạng cân đối trong quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian

của Việt Nam với Nhật Bản cho thấy Nhật Bản đang có những ảnh hƣởng tích cực

đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Những yêu cầu khắt khe trên thị trường Nhật Bản về chất lượng sản phẩm,

rào cản phi thuế quan, vệ sinh, nguồn gốc xuất xứ… đang giúp cho các doanh

nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu hàng hoá trung

gian của Việt Nam, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá nguyên phụ liệu của sản phẩm và

giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, phát triển mạnh hơn mối quan

hệ hợp tác với các doanh nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến, xây dựng mối liên kết

chuỗi giá trị sản xuất lớn để có thể tiếp nhận các đơn hàng lớn hơn về xuất khẩu

hàng hoá trung gian. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang bị tụt dần

vị trí so với Trung Quốc trong cung cấp hàng hoá trung gian cho Việt Nam. Điều

này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ phía

Nhật Bản bởi các nhà đầu tư nước ngoài Nhật Bản có mặt tại Việt Nam đều muốn

sử dụng thị trường Việt Nam để xuất khẩu các hàng hoá trung gian của mình và thu

mua hàng hoá trung gian tại nước chủ nhà để phục vụ chuỗi cung ứng của các

doanh nghiệp Nhật. Theo khảo sát của JETRO, có đến 75% doanh nghiệp Nhật Bản

trả lời muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa tại nơi đầu tư, điều này cũng phù hợp với mong

muốn của Việt Nam [131]. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải nhiều thách thức

bởi Việt Nam chưa đạt được chuỗi cung ứng phụ kiện và hàng hoá trung gian như

phía Nhật Bản mong muốn. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của các công

ty Nhật Bản tại Việt Nam rất thấp so với các nước châu Á khác. Cụ thể, tỷ lệ nội địa

hóa nguyên liệu, linh kiện của Việt Nam là 27,9%, thấp hơn so với mức bình quân

Page 128: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

119

chung là 47,8%, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là 60,8%, Thái Lan là 52,9%,

Indonesia là 43,3%. Tỷ lệ nội địa thấp có nghĩa là các nhà đầu tư phải nhập khẩu

nhiều hơn các nguyên vật liệu và linh phụ kiện. Hậu quả là chi phí sản xuất ở Việt

Nam sẽ cao hơn chi phí ở các nước có tỷ lệ nội địa hóa cao và các sản phẩm sản

xuất tại Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh

kiện nội địa khoảng 40% là nhập khẩu từ Nhật Bản, 13% là nhập khẩu từ ASEAN,

11% là nhập khẩu từ Trung Quốc [131]. Như vậy, việc yếu kém trong việc cung

ứng các nguyên liệu và phụ kiện trong nước là một trong các yếu tố tiêu cực cản trở

việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian gần đây, FDI từ Nhật Bản vào Việt

Nam đang giảm 3 năm liên tiếp, và nguồn vốn FDI của Nhật Bản đang được chuyển

hướng đầu tư vào Singapore, Indonesia. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Nhật

Bản, có 1.600 doanh nghiệp nước này đầu tư sang Việt Nam tính đến tháng

10/2016. Năm 2014, Nhật đã tụt xuống vị trí số 4 sau Hàn Quốc, Hồng Kông,

Singapore. Đây cũng là vị trí thấp nhất của Nhật Bản sau nhiều năm giữ vị trí số 1

hoặc đứng thứ hai trong các đối tác đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Một trong những

nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Nhật ở Việt

Nam, đó là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hoá tại

Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ chi phí nguyên vật

liệu, linh kiện chiếm 70% trong tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy, đẩy mạnh

thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản trong thời gian tới là điều cần thiết

đối với Việt Nam để tránh sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và có điều kiện

gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi trao đổi thương mại hàng hoá

trung gian với Nhật Bản

4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quan hệ thƣơng

mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

4.2.1. Bài học nên tham khảo, học hỏi

Thứ nhất, thƣơng mại hàng hoá trung gian đóng vai trò quan trọng trong

phát triển kinh tế, vì vậy cần phải đánh giá đƣợc nhu cầu của nền kinh tế đối với

loại hàng hoá này để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào hàng hoá trung gian

nhập khẩu, gây tổn hại cho phát triển kinh tế trong nƣớc.

Page 129: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

120

Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung

Quốc cho thấy Trung Quốc luôn phải chịu thâm hụt lớn trong thương mại hàng hoá

trung gian với Nhật Bản. Sự thâm hụt này cho thấy Trung Quốc lệ thuộc nhiều vào

hàng hoá trung gian Nhật Bản hơn là Nhật Bản lệ thuộc vào Trung Quốc. Đối với

nền kinh tế Trung Quốc, đây là một thị trường có mức cầu lớn, dân số hơn 1,4 tỷ

người và có nhu cầu nhập khẩu lớn tất cả các loại tài nguyên, nguyên liệu, hàng hoá

trung gian để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng trưởng

nóng liên tục của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua là cơ hội để hàng hoá trung

gian Nhật Bản xuất khẩu vào Trung Quốc, đi theo đó là các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài Nhật Bản mở rộng đầu tư, thu mua nguyên liệu địa phương, sản xuất

chế biến và xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang thị trường

Trung Quốc luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong tổng kim ngạch thương mại hàng hoá

trung gian của nước này, cho thấy tầm quan trọng của hàng hoá trung gian Nhật

Bản trong giá trị xuất khẩu sản phẩm cuối cùng của Trung Quốc ra thị trường thế

giới. Chuyên môn hoá, thương mại theo chiều dọc đã được thực hiện tương đối hiệu

quả giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian qua và sự gia tăng hàm lượng

hàng hoá trung gian của Nhật Bản trong hàng hoá xuất khẩu cuối cùng của Trung

Quốc cho thấy chuỗi cung ứng hàng hoá giữa Nhật Bản và Trung Quốc được thực

hiện hiệu quả, trong đó Nhật Bản đứng ở vị trí thượng nguồn và Trung Quốc đứng ở

vị trí hạ nguồn. Khi nói đến Trung Quốc, phần đông người dân trên thế giới thường

nghĩ ngay đến các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ được sản xuất bởi những công nhân

nhận đồng lương rẻ mạt. Tuy nhiên, giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang

giảm dần do xu hướng tăng nhập khẩu nguyên liệu và các hàng hóa trung gian, đặc

biệt là từ phía Nhật Bản bởi Nhật Bản là đối tác thương mại xuất khẩu hàng hoá

trung gian đứng hàng đầu ở Trung Quốc. Các linh kiện, hàng hoá trung gian do

Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản đang chiếm phần lớn giá trị thành phẩm hàng

hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, xuất khẩu ròng, được tính theo công thức lấy

giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu, chỉ có đóng góp rất hạn chế vào tăng

trưởng chung của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Trên thực tế, động lực kinh tế

chính của Trung Quốc là đầu tư vào vốn vật chất, bao gồm các nhà máy và cơ sở hạ

Page 130: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

121

tầng. Các khoản đầu tư này chiếm hơn một nửa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

trong 10 năm trở lại đây.

Ngoài ra, Trung Quốc không còn là một nền kinh tế có mức lương thấp.

Lương nhân công ở nước này tăng nhanh hơn so với ở Bangladesh và Việt Nam.

Thậm chí trong lĩnh vực sản xuất, Trung Quốc cũng đã bắt đầu tiến lên chuỗi giá trị

gia tăng, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung vào sản xuất hàng hóa công nghệ thấp,

chi phí rẻ như giầy dép và quần áo sang những sản phẩm phức tạp có hàm lượng

công nghệ cao hơn. Nhờ thiết lập tốt vai trò của thương mại hàng hoá trung gian với

các đối tác có trình độ kinh tế phát triển như Nhật Bản, hàng xuất khẩu cuối cùng

của Trung Quốc có tính cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thế giới. Sự tăng trưởng

mạnh mẽ của thương mại hàng hoá trung gian của Trung Quốc với Nhật Bản giúp

chúng ta giải thích lý do vì sao Trung Quốc trở thành trung tâm tái xuất của khu vực

Đông Á, có giá trị xuất khẩu hàng hoá ngày càng tăng và tham gia ngày càng hiệu

quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đối chiếu với trường hợp Việt Nam cho thấy, chúng ta đã không học hỏi

được kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong quan hệ thương mại hàng hoá

trung gian với Nhật Bản. Với cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian hai chiều

Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, có thể thấy quan hệ thương mại song phương

Việt nam – Trung Quốc đang mang đậm đặc trưng của mối quan hệ thương mại

giữa hai nước đang phát triển, trong đó Trung Quốc là nước đang phát triển đứng ở

vị trí thượng nguồn và Việt Nam là nước đang phát triển đứng ở vị trí hạ nguồn.

Điều đặc biệt nguy hiểm là, công nghệ thấp, gây ô nhiễm và giá rẻ của Trung Quốc

đang chi phối phần lớn nền kinh tế Việt Nam, thể hiện qua việc Trung Quốc đang là

nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, khiến Việt Nam phải tiếp nhận sự

chuyển giao công nghệ luôn ở nấc thang thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, làm

giảm động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của các doanh nghiệp và làm cho

hàng hoá Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu, kể cả hàng

hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng. Sự phụ thuộc quá lớn vào hàng hoá trung

gian nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm tê liệt sản xuất trong nước, không khuyến

Page 131: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

122

khích các doanh nghiệp nội địa đổi mới sáng tạo. Hơn nữa, hàng hoá trung gian của

Trung Quốc vào Việt Nam có công nghệ thấp, giá thành rẻ, lấn át hàng hoá trung

gian của các nước phát triển hơn như Nhật Bản, đang dẫn Việt Nam rơi vào bẫy

công nghệ thấp, và giá trị gia tăng tạo ra trên sản phẩm xuất khẩu cuối cùng dường

như bằng không (không có gía trị gia tăng trong hàng hoá xuất khẩu, mà chỉ đơn

giản là “làm thuê” cho các công xưởng gia công và các doanh nghiệp FDI của

Trung Quốc. Bài học có thể vận dụng từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản

là: quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương chỉ có thể đem lại những

tác động tích cực nếu như hai nước đối tác biết tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh, có

những chiến lược đúng đắn trong tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu,

trở thành một đối tác thương mại không thể thiếu trong liên kết thương mại khu

vực, tiếp nhận hiệu quả chuyển giao công nghệ trong thương mại và đầu tư, từ đó

tạo nên những giá trị gia tăng cho hàng hoá trung gian của nước mình. Nếu không

thực hiện được nguyên tắc đó, nước có công nghệ lạc hậu hơn sẽ khó tránh khỏi sự

phụ thuộc vào thương mại và công nghệ của nước đứng ở vị trí thượng nguồn, và sẽ

thất bại trong việc thu được lợi ích từ quan hệ thương mại hàng hoá trung gian.

Thứ hai, lựa chọn đối tác phù hợp trong trao đổi hàng hoá trung gian là một

giải pháp quan trọng giúp các quốc gia thuận lợi hơn trong tham gia chuỗi cung

ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

Trong số các đối tác xuất khẩu hàng hoá trung gian vào Trung Quốc, Nhật

Bản đứng ở vị trí số một. Sự phân tán sản xuất đã tạo ra những vị trí để các nước

tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sử dụng và nâng cấp các lợi thế so sánh của mình

trong thương mại quốc tế. Trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản là nước thượng

nguồn, tiếp theo là NIES (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) và Trung Quốc đứng ở

vị trí hạ nguồn. Trong khi đó, đối tác nhập khẩu hàng hoá trung gian lớn nhất Đông

Á của Trung Quốc là Nhật Bản, chứ không phải NIEs. Sự hợp tác này đem lại cho

Trung Quốc nhiều lợi thế: không phải cạnh tranh nhiều với các nước trong khu vực

ở vị trí hạ nguồn (như ASEAN, Việt Nam), mà vẫn tạo ra sự khác biệt của sản phẩm

xuất khẩu cuối cùng bởi Nhật Bản và Trung Quốc có những lợi thế khác nhau trong

Page 132: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

123

các loại hàng hoá, và mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc –

Nhật Bản mang tính bổ sung hơn là cạnh tranh. Các doanh nghiệp FDI của Nhật

Bản vào Trung Quốc đã giúp Trung Quốc thuận lợi hơn trong việc nâng cao giá trị

sản phẩm cuối cùng bởi hàng hoá trung gian có thể đóng góp quan trọng tới giá trị

xuất khẩu sản phẩm cuối cùng của Trung Quốc, đặc biệt trong những ngành máy

tính, thiết bị điện tử, viễn thông, chất dẻo – những ngành mà doanh nghiệp FDI tập

trung nhiều nhất. Nhìn vào Trung Quốc, có thể thấy Việt Nam đang đi theo một lựa

chọn sai lầm khi coi Trung Quốc là đối tác trao đổi hàng hoá trung gian quan trọng

nhất Trung Quốc và Việt Nam đều đứng ở hạ nguồn trong chuỗi giá trị, nhưng Việt

Nam lại tập trung nhập khẩu các sản phẩm trung gian đầu vào của Trung Quốc để

phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành dệt may và điện tử. Đây là hai ngành mà

cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang có những lợi thế so sánh tương đồng và hàm

lượng hàng hoá trung gian của Trung Quốc trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt

Nam đang khiến sản phẩm Việt Nam đang phải trực tiếp cạnh tranh với hàng hoá

xuất khẩu Trung Quốc trên thị trường thế giới (sẽ được phân tích kỹ hơn ở chương

sau). Ví dụ, điện thoại Samsung được lắp ráp tại Bắc Ninh từ các linh kiện hàng hoá

trung gian của Trung Quốc, sau đó được bán sang thị trường Mỹ cùng với điện

thoại Huawai được lắp ráp tại Quảng Đông. Do tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt

Nam ngày càng giống Trung Quốc, với sự gia tăng ngày càng nhiều thị trường mục

tiêu, mối liên kết thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc

không chỉ nằm trong một chuỗi cung ứng đơn lẻ, mà còn nằm trên các chuỗi cung

ứng khác nhau do các nước thượng nguồn dẫn dắt. Chính vì vậy, việc thành lập

CPTPP bao gồm Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, là muốn đặt ra những quy

tắc xuất xứ để Việt Nam buộc không được nhập khẩu hàng hoá trung gian của

Trung Quốc nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang CPTPP. Tuy nhiên, điều

này là khó có thể thực hiện bởi kinh tế Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế

Trung Quốc và việc lựa chọn nhập khẩu hàng hoá trung gian ở nước hạ nguồn như

Trung Quốc đang khiến Việt Nam đang sa lầy trong việc nâng cấp giá trị hàng hoá

của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Page 133: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

124

Thứ ba, bảo hộ thƣơng mại hàng hoá trung gian ở mức độ hợp lý là điều cần

thiết để bảo vệ nền kinh tế trong nƣớc.

Mặc dù thúc đẩy tự do hóa thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế

và là những thoả thuận chung trong liên kết thương mại Đông Á nói chung và trong

quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc nói riêng, nhưng cũng

thừa nhận rằng các nước vẫn phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh

từ hàng hóa nước ngoài. Các biện pháp phòng vệ thương mại đựợc xem là công cụ

hiệu quả nhằm giảm áp lực hàng nhập khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước.

Thương mại hàng hoá trung gian cần một sự bảo hộ cao hơn so với thương mại

hàng hoá nói chung bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sản xuất và các nguồn lực cho

tăng trưởng. Trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản, Trung

Quốc đã không ít lần đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại. Chẳng hạn như

trong ngành công nghiệp ô tô, từ năm 1994, chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng

quy định bắt buộc các hãng xe nước ngoài phải lập liên doanh với một công ty

Trung Quốc mới được sản xuất ô tô tại đây, với tỷ lệ kiểm soát liên doanh phải là

50-50, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Quy định mang tính bảo hộ

này đã dẫn tới mạng lưới liên doanh sản xuất ô tô phức tạp sau tại Trung Quốc. Nó

khiến các doanh nghiệp nước ngoài cung ứng hàng hoá trung gian cho ngành công

nghiệp ô tô Trung Quốc tăng nhanh cung cấp linh kiện thông qua các dự án đầu tư

FDI hơn là xuất nhập khẩu linh kiện trực tiếp để tránh phí thuế quan đang bị áp

dụng tương đối cao. Các công ty sản xuất linh kiện nổi tiếng của Nhật Bản bắt đầu

xuất hiện và xây dựng các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Năm 2001, với việc gia

nhập WTO, Trung Quốc buộc phải giảm thuế và các chi phí khác, các doanh nghiệp

FDI Nhật Bản trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã có cơ hội thuận lợi hơn

trong việc mở rộng thương mại và đầu tư trong ngành. Chính vì vậy, nhập khẩu

hàng hoá trung gian của Nhật Bản không ngừng tăng lên, nhưng sự bảo hộ vẫn tiếp

diễn khi chính phủ Trung Quốc vẫn xây dựng hàng rào bảo hộ bằng các hình thức

quy định chặt chẽ trong liên doanh để giúp các hãng ô tô trong nước có đủ thời gian

và năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô, đổi mới sáng tạo và đưa ra các

phát minh sang chế riêng của nước mình. Phòng vệ thương mại còn được thực hiện

Page 134: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

125

thông qua các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu các mặt

hàng nào đó, hoặc như làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hoá Nhật Bản trên toàn lãnh

thổ Trung Quốc (năm 2012 khi có những tranh chấp lãnh thổ xảy ra), khiến các nhà

sản xuất Nhật Bản thuộc mọi lĩnh vực từ công nghiệp ô tô, đến công nghiệp điện tử,

dệt may đều gánh chịu những thiệt hại lớn. Theo báo cáo của JETRO năm 2013, các

biện pháp phòng vệ của Trung Quốc thông qua cải cách cơ cấu kinh tế trong nước,

thay đổi mức cầu hàng hoá hướng vào các doanh nghiệp trong nước, tập trung khai

thác nguồn lực trong nước thay vì nhập khẩu, khống chế nhập siêu… đã tác động

mạnh đến xuất khẩu hàng hoá trung gian từ Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc,

đặc biệt trong các mặt hàng như thiết bị điện, điện tử, bán dẫn, linh kiện ô tô…

Nhìn chung, xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra kể cả ở Trung Quốc và

Nhật Bản trong trao đổi thương mại song phương nhằm bảo hộ hàng hóa trong

nước. Để bảo hộ tốt, hai nước đã xây dựng hệ tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá,

tẩy chay hàng kém chất lượng hoặc không đúng quy định, chú trọng đến thị

trường nội địa, và quan tâm đến việc bảo vệ thị trường nội địa trước hàng nước

ngoài nhập khẩu, khống chế tình trạng nhập siêu một cách chủ động và bền vững

trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập

khẩu, đa dạng hoá các nguồn cung ứng nguyên liệu và sản phẩm trung gian từ thị

trường bên ngoài.

4.2.2. Bài học nên tránh: Không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị

trường cung ứng và nhập khẩu hàng hoá trung gian là biện pháp quan trọng để kiểm

soát rủi ro.

Kiểm soát rủi ro trong thương mại hàng hoá trung gian là điều cần thiết để

tránh những tổn thương và thiệt hại khi xảy ra cú sốc nguồn cung ứng. Nhìn chung,

thương mại hàng hoá trung gian có vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với xuất

khẩu các hàng hoá cuối cùng, đặc biệt là ở các ngành công nghiệp chế tạo như điện

tử, viễn thông, máy móc thiết bị điện. Trong thương mại hàng hoá trung gian Nhật

Bản – Trung Quốc, hàm lượng nhập khẩu các thiết bị trung gian cho các ngành này

chiếm tỷ trọng rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với xuất khẩu dịch vụ. Do các nước

Page 135: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

126

được phân công ở các công đoạn khác nhau trong mạng sản xuất khu vực và toàn

cầu, những cú sốc của một nước này có thể gây ảnh hưởng và rủi ro đến nước kia và

ngược lại. Trong thương mại hàng hoá trung gian, các nền kinh tế trở nên phụ thuộc

lẫn nhau nhiều hơn, có nghĩa là cũng dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh

tế từ bên ngoài. Do Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, có sức tiêu thụ rất lớn

hàng hoá nhập khẩu từ các nước trên thế giới, trong đó có hàng Nhật Bản, nên một

biến động không tốt của nền kinh tế Trung Quốc cũng gây ra những tác động tiêu

cực đối với thương mại song phương và tăng trưởng kinh tế của các nước. Trong

thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến những bất đồng về lịch sử và địa lý giữa Nhật

Bản và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian song

phương. Tình trạng hạ cánh cứng của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần

đây cũng khiến xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm

mạnh, tác động xấu đến quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Mặc dù Trung

Quốc là nước phụ thuộc vào hàng hoá trung gian Nhật Bản, nhưng những chính

sách về tỷ giá, thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc đều có

những tác động tiêu cực đến kinh tế Nhật Bản, cho dù Nhật Bản là nước có trình độ

phát triển cao hơn, nằm ở vị trí thượng nguồn của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng

về bản chất là quá trình theo dõi hàng hoá thông qua việc thống kê và điều khiển từ

khâu cung cấp hàng hoá, bổ sung nguyên liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác là

điều hành và quản lý sự lưu thông của hàng hoá. Đã có không ít bài học về việc các

chuỗi cung ứng quá phụ thuộc đã bị suy yếu khi gặp thảm hoạ thiên nhiên hoặc rủi

ro kinh tế. Phát triển thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản đem lại nhiều

lợi ích cho các ngành công nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp

Trung Quốc đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bởi các doanh nghiệp

FDI vào Trung Quốc không chỉ là các các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) mà còn

là các công ty xuyên quốc gia lớn của Nhật. Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy ra

nếu hai nước áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau hoặc không giải

quyết được những bất đồng về chính trị. Còn tại Việt Nam, với quy mô thị trường

nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc, rủi ro khi lệ thuộc vào hàng hoá trung gian

nhập khẩu của Trung Quốc là rất lớn. Rủi ro này thường bắt nguồn từ các chính

Page 136: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

127

sách và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước, từ việc phát triển ngành công nghiệp

phụ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tạo thuận lợi cho các doanh

nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu… Khi thị trường Trung Quốc biến động, hoặc

một biện pháp được áp dụng về thuế, hạn ngạch, tỷ giá…, những rủi ro này rất dễ

đưa Việt Nam vào tình trạng bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá trung gian, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và phát triển kinh tế.

4.3. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Thứ nhất, cần nhanh chóng nâng cao chất lƣợng hàng hoá trung gian trong

giao dịch thƣơng mại quốc tế để tránh những tác động tiêu cực đối với tăng trƣởng

kinh tế.

Mối quan hệ giữa đầu vào nhập khẩu hàng hoá trung gian với năng suất lao

động đã được kiểm định thông qua thực trạng trao đổi hàng hoá trung gian giữa

Việt Nam và Trung Quốc. Với đầu vào nhập khẩu hàng hoá trung gian chất lượng

kém, chúng ta đang gặp phải những tác động tiêu cực trong cơ cấu và khả năng

cạnh tranh ngành hàng với các nước trong khu vực, không khuyến khích các doanh

nghiệp trong nước nâng cao năng suất lao động, không khai thác hiệu quả các lợi

thế so sánh trong nước. Khi các doanh nghiệp và các nhà sản xuất chuyển hướng

sang nhập khẩu hàng hoá trung gian từ bên ngoài, thay vì nâng cao phát triển các

ngành công nghiệp phụ trợ để sản xuất hàng hoá trung gian trong nước, nền kinh tế

sẽ hứng chiụ các tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững của

Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và

Trung Quốc, cũng như đánh giá thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Việt

Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, có thể thấy trước mắt Việt Nam cần

phải nhanh chóng hạn chế tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc,

đặc biệt là hàng hoá trung gian chất lượng thấp, cùng loại, mang tính cạnh tranh hơn

là bổ sung trên thị trường Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng hàng hoá trung gian nhập khẩu, các ngành công

nghiệp trong nước cần phải chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hoá bằng cách tăng

cường và đẩy mạnh hơn nữa cam kết hội nhập để mở rộng, đa dạng hóa thị trường,

tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống; cơ cấu lại sản xuất cũng như

Page 137: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

128

những ngành xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để sau khi hội

nhập, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đủ năng lực đến nhiều thị trường khác chứ

không chỉ phụ thuộc vào một số thị trường dễ tính. Hơn nữa, cần phải lựa chọn đối

tác để thu hút đầu tư, đặc biệt là chú trọng thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp

phụ trợ, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi thị

trường toàn cầu, giảm bớt nhập siêu, đảm bảo giá trị gia tăng cho hàng hoá trung

gian, kể cả hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.

Thứ hai, cần điều chỉnh cơ cấu thị trƣờng và cơ cấu sản phẩm trong trao đổi

thƣơng mại hàng hoá trung gian, tránh lệ thuộc vào một thị trƣờng đơn lẻ và tránh

nhập khẩu các sản phẩm trung gian kém chất lƣợng.

Chính phủ cần phải xác định sự cân bằng thương mại, cân đối giữa nhu cầu

thay thế nhập khẩu và nhu cầu tăng trưởng xuất khẩu giữa các ngành. Các Bộ,

ngành cần phải nghiên cứu một cách tổng quát, chi tiết các ngành công nghiệp chủ

chốt theo định hướng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, phân tích chi tiết chuỗi

giá trị và chuỗi cung ứng trong các ngành, để từ đó xác định được các hàm lượng

giá trị gia tăng, các tiềm năng phát triển hàng hoá trung gian, nhu cầu nhập khẩu

hàng hoá trung gian, để từ đó điều chỉnh và xác định cơ cấu thị trường trong trao

đổi hàng hoá trung gian một cách khoa học, theo kế hoạch tổng thể.

Để điều chỉnh hiệu quả cơ cấu thị trường và sản phẩm trong quan hệ thương

mại hàng hoá trung gian, Việt Nam cần thực hiện quyết liệt việc đổi mới mô hình

tăng trưởng kinh tế từ việc dựa vào khai thác các lợi thế so sánh tĩnh trong thương

mại quốc tế chuyển sang khai thác lợi thế so sánh động, lấy công nghệ và tri thức

làm nền tảng để đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm

trung gian có giá trị gia tăng cao hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn để phục vụ sản

xuất và xuất khẩu. Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở cửa hội

nhập đang mở ra cho xuất khẩu Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách

thức. Vì thế, Việt Nam cần biết những lợi thế so sánh của mình để từ đó phát huy,

nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra sâu rộng hiện nay, nhiều ý

kiến cho rằng cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu sang

Page 138: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

129

thay thế nhập khẩu và phát triển thị trường nội địa, chẳng hạn như Trung Quốc đã

làm thông qua các biện pháp: tăng cường bảo hộ thị trường trong nước, kích cầu

tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, đối với Việt Nam hiện nay, thị trường trong nước chưa

phát triển mạnh mẽ thì cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao

sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là con đường nhanh nhất để

Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền

kinh tế thế giới. Do vậy, nhu cầu phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng

xuất khẩu ngày càng trở nên cấp bách.

Việc xây dựng mô hình tăng trưởng mới cần phải hướng theo chiều sâu, dựa

vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu

quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ

việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có “tĩnh” sang lợi thế cạnh tranh “động”

không những là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mà còn duy

trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như khả năng cạnh

tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường. Nhờ

đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới có những biến động bất lợi. Chuyển

nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo

hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác. Trong

cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, cần giảm mạnh khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô,

chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị

trường và giá cả để tăng giá trị nhóm hàng nhiên liệu và khai khoáng. Trong nhóm

hàng công nghiệp chế tạo, chế biến, cần khai thác các nguồn nguyên liệu, sản phẩm

trung gian nhập khẩu một cách đa dạng để phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm

lượng giá trị gia tăng cao hơn.

Thứ ba, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ để tham gia hiệu quả vào

mạng sản xuất quốc tế, giảm bớt sự lệ thuộc vào nhập khẩu hàng hoá trung gian và

gia tăng giá trị sản phẩm của hàng hoá trung gian xuất khẩu.

Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ

Page 139: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

130

muốn tìm các nhà cung ứng ngay tại thị trường Việt Nam nhưng vẫn không tìm

được nhiều. Nhà cung ứng là doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam còn ít, vì

vậy các công ty xuyên quốc gia buộc phải nhập khẩu hàng hoá trung gian vào Việt

Nam để lắp ráp hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp Việt Nam

đã và đang phát triển theo bề rộng, theo hướng gia công như dệt may, giày dép… và

lắp ráp như ô tô, xe máy, thiết bị điện và điện tử… là chủ yếu. Đặc biệt, tỷ lệ cung

ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng điểm khá hạn chế như ôtô

là 20-30%, da giày, dệt may trên 10%... Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là là giá trị

gia tăng của sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn thấp, năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp trong các ngành này còn rất kém… Vì vậy, điều quan trọng nhất hiện

nay để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp Việt Nam trong điều

kiện tự do hóa thương mại là phải làm sao nâng cao được tỉ lệ cung ứng nguyên phụ

liệu trong nước. Để làm tốt được điều này, Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là

phải phát triển thành công ngành công nghiệp phụ trợ bởi ngành công nghiệp phụ

trợ có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá

trị toàn cầu. Để phát triển công nghiệp phụ trợ thành công, cần thực hiện một số giải

pháp sau đây: 1) Thực hiện một hệ thống chính sách, kế hoạch nhất quán, cụ thể để

phát triển công nghiệp phụ trợ. Chính sách này nhằm lựa chọn các ngành công

nghiệp phụ trợ cần ưu tiên phát triển trong bối cảnh hiện nay theo nguyên tắc mỗi

thời kỳ không nên tập trung lựa chọn nhiều ngành công nghiệp phụ trợ, mà nên tập

trung một số ít các ngành để tránh đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực, tạo ra các sản

phẩm mũi nhọn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; 2) Thực hiện đồng bộ chính sách

thương mại, ưu đãi tín dụng, chi tiêu R&D cho các ngành công nghiệp phụ trợ. Mục

tiêu là thúc đẩy nhanh chóng và tạo thế mạnh cho công nghiệp phụ trợ, chẳng hạn

như thép, kim loại màu, hoá dầu, nguyên phụ liệu dệt may…, làm đầu vào quan

trọng cho các ngành công nghiệp khác. Khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư cho

nghiên cứu ứng dụng, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp

vừa và nhỏ để làm động lực cho phát triển công nghiệp phụ trợ; 3) Chú trọng đầu tư

công nghệ cho các doanh nghiệp phụ trợ, trong đó có các chính sách tư vấn, hỗ trợ

về đổi mới công nghệ, cải tiến trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây

Page 140: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

131

dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia tư vấn kỹ thuật, ứng dụng và hợp tác nghiên cứu

ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận công

nghệ mới,… để giúp các doanh nghiệp phụ trợ đủ khả năng trở thành nhà cung cấp

hàng hoá trung gian chất lượng cao cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia...

Thứ tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc, tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi tham gia thƣơng mại hàng hoá

trung gian.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã thành công trong việc phát triển các mối

liên kết xuôi trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng mối liên kết ngược lại kém phát

triển. Trên thực tế, Việt Nam đã nhập khẩu phần lớn hàng hoá trung gian phục vụ

sản xuất và xuất khẩu với giá trị gia tăng thấp. Một trong những nguyên nhân quan

trọng là chúng ta mới chú trọng đến việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp mới,

chưa tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện tại, khiến

các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc di chuyển lên chuỗi cung ứng

và chuỗi giá trị, kể cả trên vị trí thượng nguồn và hạ nguồn. Hay nói cách khác,

đang có sự khác biệt về năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh

nghiệp FDI, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh

nghiệp lớn và doanh nghiệp nỏ, khiến chuỗi cung ứng ở Việt Nam bị phá vỡ và

phân khúc, hàng hoá trung gian của Việt Nam luôn nằm ở hạ nguồn trong khu vực

Đông Á, rất kém sức cạnh tranh. Để khắc phục nhược điểm này, và tạo điều kiện

thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả thương mại hàng hoá trung gian với Trung

Quốc và Nhật Bản nói riêng, với các nước khác trên thế giới nói chung, trong thời

gian tới, rất cần phải thực hiện một số giải pháp quan trọng như sau: 1) Tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp tư nhân, cả về thể chế, cơ chế chính sách,

những ưu đãi, tăng cường liên kết doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ với doanh

nghiệp vừa và lớn, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tham gia chuỗi cung ứng; 2) Hỗ

trợ tài chính cho khu vực doanh nghiệp tư nhân: thông qua các quỹ phát triển doanh

nghiệp, các quỹ bảo lãnh tín dụng và một số cơ chế tài chính khác; 3) Nâng cao

năng lực sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và

nhỏ bằng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, đầu tư đổi mới

Page 141: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

132

công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn của

các thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học

công nghệ và phương thức sản xuất hiện đại; khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xây

dựng chiến lược xuất khẩu nhập khẩu hàng hoá phù hợp với từng thị trường;

khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp thap gia vào mạng lướng sản xuất, phân phối ở

nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu; 4) Cần nhanh chóng đổi mới tư duy,

khuyến khích các doanh nghiệp chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập

trung quy mô lớn; chuyển từ gia công thuần tuý sang các phương thức sản xuất có

giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hoá; 5) Khuyến khích các doanh nghiệp

tập trung đầu tư theo chiều sâu, gắn sản xuất với nghiên cứu khoa học, nâng cao

hàm lượng chất xám cho mỗi sản phẩm. 6) Thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính

sách, biện pháp tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa và

gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp FDI. Từ đó, cần tìm cách thức để

phát huy vai trò, tác động lan tỏa của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam,

thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam có thể tham khảo các hình thức liên kết và tác động

lan toả của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa Trung

Quốc. Việt Nam cần có các chính sách và biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp

Nhật Bản tham gia sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam, rồi xuất khẩu trở lại thị

trường Nhật Bản. Đây là cách tốt nhất để vừa đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu,

vừa làm gia tăng tỷ trọng hàng Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của

Nhật Bản. Hiện nay, các công ty Nhật Bản cũng đang tích cực đầu tư ra nước ngoài

để sản xuất theo hướng này, chẳng hạn như vào Trung Quốc. Nhập khẩu công nghệ

nguồn thông qua các dự án FDI của Nhật Bản có thể coi là một giải pháp hữu hiệu

giúp tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá trị, đồng thời

giúp Việt Nam giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian công nghệ thấp

của Trung Quốc như trong thời gian qua; 7) Tập trung phát triển nguồn nhân lực

cho các doanh nghiệp trong nước. Khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại và các

sản phẩm nhập khẩu trung gian có hàm lượng công nghệ cao phụ thuộc nhiều vào

năng lực và trình độ của người lao động. Trong giai đoạn đầu nhập khẩu công nghệ,

người lao động chỉ cần có trình độ giáo dục bậc phổ thông cơ sở. Trong giai đoạn

Page 142: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

133

sau, giai đoạn tiếp thu và ứng dụng công nghệ, lao động cần được đào tạo ở bậc đại

học, để họ hiểu và theo kịp với trình độ công nghệ thế giới. Tại các nước đang phát

triển, trong đó có Việt Nam, tình trạng thiếu lao động và những nhà nghiên cứu có

trình độ là một trở ngại cho việc tiếp thu công nghệ từ nước ngoài. Do vậy, nếu đầu

tư tích cực và hiệu quả cho phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp

thu công nghệ tiên tiến hơn so với hiện nay. Nhật Bản, Hàn Quốc và ngay cả Trung

Quốc đã rất thành công khi thực hiện những nỗ lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực

trình độ cao một cách có hệ thống và nghiêm túc. Nguồn lao động có trình độ ngày

càng tăng là điều kiện tiên quyết, bởi vì hầu hết công nghệ ngày càng có hàm lượng

kỹ năng cao hơn. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng nhập khẩu hàng hoá trung

gian kém chất lượng và trình độ công nghệ thấp như hiện nay, không còn cách nào

khác là Việt Nam cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho

người lao động một cách hiệu quả.

Thứ năm, lựa chọn giải pháp phù hợp trong thúc đẩy thƣơng mại hàng hoá

trung gian với Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong thời gian qua, quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản –

Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến thương mại nội khối Đông Á, hình thành nên

mạng sản xuất Đông Á mà ở đó mỗi nước nằm ở một tầng cung ứng khác nhau.

Trong mối quan hệ thương mại tay ba giữa Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản, Việt

Nam đã phụ thuộc nhiều vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có hàng

hoá trung gian. Sự phụ thuộc này dễ làm tăng tính tổn thương của hàng hoá Việt Nam

trong thương mại nội khối Đông Á và thương mại toàn cầu khi giá trị gia tăng của

hàng hoá Việt Nam thấp. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp cần đưa ra là:

- Đối với thị trường Trung Quốc, trước mắt cần nhanh chóng rà soát tất cả

các nhóm hàng hoá trung gian xuất nhập khẩu, để điều chỉnh kịp thời một số hàng

hoá trung gian Việt Nam đang nhập khẩu của Trung Quốc có mức thuế thấp, cùng

loại, đang cạnh tranh với hàng nội địa và gây ô nhiễm môi trường. Việc kiểm soát

và điều chỉnh danh mục hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam hạn chế tình trạng

nhập siêu tràn lan từ Trung Quốc, tránh được những hậu quả từ việc không lựa chọn

Page 143: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

134

chặt chẽ nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc trong thời gian qua.

Để kiểm soát hiệu quả danh mục sản phẩm hàng hoá trung gian trong trao

đổi thương mại quốc tế, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa xuất,

nhập khẩu trung gian một cách thống nhất và quy định về tiêu chuẩn, phương thức

kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa. Rà soát và cập nhật danh mục các mặt

hàng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để có biện pháp

kiểm soát nhập khẩu; Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công

thương tổ chức thực hiện nhập khẩu hợp lý, đảm bảo sản xuất, không nhập quá nhu

cầu; Xem xét khả năng tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu

trong nước đã sản xuất được, thay thế nhập khẩu. Đồng thời, rà soát lại các danh

mục mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng nào trong nước có thể sản xuất, cung ứng

được thì sử dụng hàng trong nước để hạn chế nhập khẩu.

Việc kiểm soát và quản lý danh mục hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc có

thể được thực hiện bằng một số biện pháp sau: 1) Quản lý chặt chẽ hơn việc mua

bán, trao đổi hàng hoá (trong đó phần lớn là hàng hoá trung gian) qua các cửa khẩu

biên giới Việt – Trung; 2) Áp dụng một số tiêu chuẩn kỹ thuật của một số nước

trong khối ASEAN như Thái Lan,Malasia, Singapore, Indonesia… để nhanh chóng

hạn chế một số nhóm hàng hoá trung gian chất lượng thấp vào Việt Nam; 3) Tăng

cường khuyến khích xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian chính ngạch, thúc đẩy phát

triển ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá trung

gian xuất khẩu và phục vụ trên thị trường nội địa, góp phần hạn chế nhập siêu; 4)

Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu để hạn

chế nhập khẩu hàng hoá trung gian công nghệ thấp, lạc hậu; 5) Giám sát chặt chẽ

chất lượng hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, có những chế tài hạn chế hoặc xử

phạt các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc không đúng

mục đích, ảnh hưởng xấu tới các ngành sản xuất trong nước.

- Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam cần tìm kiếm các giải pháp để thúc

đẩy quan hệ thương mại song phương lên tầm cao mới, tạo điều kiện thuận lợi cho

xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian, tiến tới giảm phụ thuộc nhập khẩu hàng hoá

trung gian từ Trung Quốc, đồng thời tăng nhanh tỷ trọng hàng hoá trung gian của

Page 144: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

135

Nhật Bản trong cán cân thương mại của Việt Nam, góp phần tích cực hơn cho

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm cuối cùng.

Để làm được điều đó, Việt Nam cần phải chú trọng thu hút FDI từ các doanh nghiệp

sản xuất Nhật Bản, cải thiện môi trường thu hút đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật

Bản; lựa chọn những ngành sản xuất ưu tiên trong thu hút đầu tư Nhật Bản, ưu tiên

tiếp thu công nghệ Nhật Bản; xây dựng hệ thống danh mục sản phẩm cần khuyến

khích trao đổi thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản; giám sát chất lượng

hàng hoá trung gian xuất nhập khẩu sang thị trường Nhật. Cùng với đó, cần tích cực

thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường

Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các Hiệp định mang lại, đặc biệt là

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).

Nhật Bản luôn là thị trường khó tính, đòi hỏi hàng hoá trung gian có chất

lượng cao hơn các nước trong khu vực, vì vậy để có thể đẩy nhanh xuất khẩu hàng

hoá trung gian sang Nhật Bản, rất cần phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế và phát

triển công nghiệp hỗ trợ; đổi mới tư duy trong sản xuất, tập trung tạo ra giá trị gia

tăng và sự khác biệt trong sản phẩm, tránh sản xuất đại trà các mặt hàng có giá trị

gia tăng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và kiểm dịch.

Chú trọng thu hút FDI từ Nhật Bản là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao

chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói chung

và thế giới nói riêng. Tăng cường liên kết dọc trong thương mại và đầu tư với các

doanh nghiệp Nhật Bản sẽ giúp hàng hoá trung gian Việt Nam nâng cao giá trị gia

tăng, cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm. Để thu hút FDI

hiệu quả hơn từ Nhật Bản, các giải pháp cần phải thực hiện trong thời gian tới là: 1)

Nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá tại

Việt Nam (theo các doanh nghiệp Nhật Bản, tỷ lệ nội địa hoá ở Việt Nam hiện mới

đạt 33,2%, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc: 67,3%; Thái Lan: 56,8%). Nguồn

linh kiện, nguyên vật liệu mà doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cung cấp

cho các nhà đầu tư nước ngoài thấp, lại còn giảm, khiến cho mối liên kết giữa các

doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản trở nên hạn chế, giảm sức

lan toả của dòng vốn FDI Nhật Bản đối với khu vực doanh nghiệp và kinh tế trong

Page 145: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

136

nước; 2) Cải thiện cơ sở hạ tầng (phần cứng và phần mềm, từ đường sá cầu cống,

đến ngân lực, hệ thống tài khoá, hệ thống ngân sách…) để tạo niềm tin cho nhà đầu

tư Nhật Bản; 3) Tận dụng các cơ hội từ Hiệp định đối tác chiến lược sâu rộng (năm

2014), đặc biệt trong việc cam kết hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch

thương mại và đầu tư vào năm 2020, mở cửa thị trường cho một số mặt hàng của

hai nước đến năm 2020… để nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại hàng hoá trung

gian giữa hai quốc gia.

4.4. Điều kiện cần và đủ để áp dụng các bài học kinh nghiệm và kiến

nghị chính sách đối với Việt Nam

Để áp dụng hiệu quả các bài học kinh nghiệm rút ra từ thương mại hàng hoá

trung gian Nhật Bản – Trung Quốc và có căn cứ khoa học cho các đề xuất kiến nghị

trên đây, cần đảm bảo được hai điều kiện: 1) Điều kiện cần: Nâng cao năng lực

cạnh tranh công nghệ quốc gia; 2) Điều kiện đủ: Chuyển đổi nhanh chóng và hiệu

quả mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.

4.4.1. Điều kiện cần

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là điều kiện đảm đảm bảo tăng

trưởng xuất khẩu ổn định, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang các ngành kinh tế có

hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Điều kiện này chịu sự tác động và

chi phối của nhiều chính sách khác nhau. Cụ thể là:

- Các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm

đầu tư dài hạn vào phát triển công nghệ trong sản xuất. Chính sách kinh tế vĩ mô

cần phải được ổn định lâu dài, trong đó có các chính sách lạm phát, tỷ giá hối đoái,

lãi suất...

- Các chính sách khoa học công nghệ quốc gia phải mang tính tạo điều kiện

cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận môi trường nghiên cứu, ứng dụng và sử dụng

công nghệ hiệu quả, trong đó có chính sách tăng đầu tư R&D, tăng hỗ trợ doanh

nghiệp về tài chính trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới.

- Các chính sách thương mại mang tính tạo điều kiện để các doanh nghiệp

tiếp cận công nghệ mới, có hình thức phòng vệ thương mại để ngăn ngừa nhập khẩu

các công nghệ thấp, công nghệ lạc hậu.

Page 146: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

137

- Phát triển nguồn nhân lực, cả về trình độ, kỹ năng, quản lý... để tạo năng

lực hấp thụ và ứng dụng công nghệ hiện đại.

- Chuyển giao công nghệ mang tính lựa chọn, có định hướng, ưu tiên nhập

khẩu và chuyển giao công nghệ cao và trung bình, kiên quyết từ chối cấp phép nhập

khẩu và chuyển giao các công nghệ gây ô nhiễm và công nghệ thấp. Chính sách

nhập khẩu công nghệ phải có định hướng lâu dài, tập trung vào các ngành công

nghiệp ưu tiên để rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước.

4.4.2. Điều kiện đủ

Tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều

rộng sang chiều sâu chịu sự chi phối và tác động của một số vấn đề sau đây:

- Cần có một kế hoạch tổng thể , lâu dài cho việc tái cấu trúc và chuyển đổi mô

hình tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch này không phải là vài năm, mà là một giai đoạn

phát triển; tập trung đúng và trúng vào 3 khâu: tái cấu trúc đầu tư (chủ yếu là đầu tư

công), tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng.

- Cần nhìn nhận khách quan những khuyết tật của mô hình tăng trưởng và cơ

cấu kinh tế cũ để loại bỏ khuyết tập, tiến hành đổi mới.

- Xác định rõ động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới để có kế hoạch

tập trung nguồn lực và chính sách đồng bộ, hiệu quả.

- Cần có đủ nguồn lực để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu

trúc nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực tài chính và con người.

Tiểu kết Chƣơng 4

Trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang dịch chuyển từ chiều

ngang sang chiều dọc, trong đó mỗi nước sẽ chịu trách nhiệm phụ trách một công

đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm, thì thương mại hàng hoá trung gian trở nên quan

trọng hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam, mặc dù đã có những nỗ lực tích cực trong

việc tham gia vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng hàng hoá Việt

Nam vẫn dừng chân ở vị trí rất thấp trong các công đoạn sản xuất và cung ứng hàng

hoá. Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian của Việt Nam với các

nước Nhật Bản, và Trung Quốc cho thấy Việt Nam còn gặp phải rất nhiều thách

Page 147: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

138

thức và rủi ro trong trao đổi thương mại hàng hoá trung gian trên thị trường quốc tế.

Những hạn chế trong xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam với Trung

Quốc và Nhật Bản đang tạo ra những điểm nghẽn trong việc nâng cao giá trị gia

tăng của sản phẩm xuất khẩu, trong việc nâng cao nội lực của các doanh nghiệp sản

xuất nội địa và tạo ra những nguy cơ cho nền kinh tế Việt Nam khi thị trường hàng

hoá thế giới có những biến động khó lường.

Bài học từ quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

giúp Việt Nam nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng lại hệ tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu, tránh nhập khẩu những hàng hoá trung gian

mà các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực sản xuất, xây dựng những hàng rào kỹ

thuật nhằm hạn chế những mặt hàng kém chất lượng từ bên ngoài, bảo vệ người tiêu

dùng trước những sản phẩm độc hại và kém chất lượng. Bên cạnh đó, cũng cần một

cơ quan hay hiệp hội ngành hàng chứng minh được những thiệt hại trong ngành

nghề, do ảnh hưởng bởi hàng Trung Quốc. Số liệu về sản xuất, sản lượng hàng tiêu

thụ, lượng hàng tồn kho, công nhân mất việc làm... nếu được thống kê đầy đủ, các

hiệp hội hoàn toàn đủ cơ sở để chứng minh hàng hoá trung gian Trung Quốc đang

bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước. Để

khống chế sự lệ thuộc nặng nề vào hàng hoá trung gian Trung Quốc cũng cần hoàn

thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ, thiết bị lạc

hậu, ô nhiễm môi trường, hàng hóa chất lượng thấp, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu

hàng hoá sang Trung Quốc để cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung

Quốc và hướng tới cân bằng trong tương lai.

Luận án cũng chỉ ra một số hàm ý về mặt chính sách, giúp Việt Nam lựa

chọn lại đối tác và cơ cấu hàng hoá trung gian trong trao đổi thương mại quốc tế

trong tương lai. Những yếu kém trong trao đổi hàng hoá trung gian của Việt Nam

với Trung quốc và Nhật Bản trong thời gian qua cũng khiến chúng ta nhận thức lại

tầm quan trọng của thương mại hàng hoá trung gian, để từ đó có những giải pháp

hiệu quả trong tham gia mạng sản xuất quốc tế, tránh những tổn thương và sự đứt

quãng khi tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu

Page 148: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

139

KẾT LUẬN

Trong khu vực Đông Á, Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn, có

ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ quốc tế trong khu vực. Kể từ khi hai nước

tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1972 cho đến nay, quan hệ

thương mại song phương Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện tại,

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Nhật Bản là đối tác

thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ. Cùng với những sáng kiến đang

được đề ra về Cộng đồng kinh tế Châu Á (AEC), Khu vực thương mại tự do Nhật

Bản – Trung Quốc – Hàn Quốc (JKCFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu

vực (RCEP) v.v…, hợp tác khu vực Đông Á đang ngày càng được mở rộng, trong

đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho đến nay Nhật Bản và Trung Quốc vẫn chưa ký được một hiệp

định thương mại song phương (FTA) giữa hai nước, trong bối cảnh khu vực Đông

Á trở thành hiệu ứng “bát mì ống” bởi các hiệp định thương mại song phương. Có

rất nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này, nhưng việc chưa ký kết FTA song

phương cho thấy Nhật Bản và Trung Quốc chưa phát huy hết tiềm năng hợp tác

thương mại trong thời gian qua. Sự nổi lên của Trung Quốc trong mấy thập niên qua

đang vừa là cơ hội, vừa là thách thức và mối đe dọa đối với vai trò đầu tàu kinh tế

trước đây của Nhật Bản ở châu Á. Hơn nữa, những biến động phức tạp của tình

hình Đông Á, trong đó có vấn đề Triều Tiên, biển đảo (biển Đông, quần đảo Điếu

Ngư/Senkaku), vấn đề lịch sử giữa Nhật Bản và Trung Quốc, … khiến quan hệ

thương mại Nhật Bản – Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI còn gặp

nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hợp tác thương mại khu vực châu Á, trong

đó có Việt Nam.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và chính trị, nhưng quan

hệ thương mại song phương Trung Quốc – Nhật Bản luôn phát triển mạnh mẽ,

trong đó có quan hệ thương mại hàng hoá trung gian. Các kết quả nghiên cứu trong

luận án cho thấy, Trung Quốc và Nhật Bản có giá trị kim ngạch thương mại hàng

hoá trung gian tăng rất nhanh kể từ năm 2001 đến nay, trong đó Trung Quốc luôn ở

vị trí nhập siêu hàng hoá của Nhật Bản. Hơn nữa, quan hệ thương mại hàng hoá

Page 149: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

140

trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời gian qua cũng cho thấy, hàng hoá

trung gian của Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng ở Trung Quốc, tăng dần đều kể từ

năm 2001, luôn ở mức tăng cao nhất so với hàng hoá tiêu dùng cuối cùng và hàng

hoá vốn nhập khẩu từ Nhật Bản; trong khi đó tỷ trọng hàng hoá trung gian của

Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản không cao, có xu hướng giảm trong thời gian

gần đây. Điều này thể hiện, trong mạng sản xuất Đông Á, Trung Quốc vẫn là một

nước đang phát triển, có những mối liên kết ngược dòng với Nhật Bản rất hiệu quả

và có chiến lược liên kết xuôi dòng với các nước có trình độ phát triển ngang bằng

hoặc thấp hơn như ASEAN, trong đó có Việt Nam. Chiến lược này đã đem lại nhiều

thành công cho Trung Quốc trong mấy thập niên phát triển kinh tế vừa qua.

Đối với Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn,

có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh tế - thương mại – đầu tư của Việt Nam

trong thời gian qua. Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức

không hề nhỏ trong khu vực châu Á khi bối cảnh địa chính trị khu vực đang thay

đổi theo chiều hướng phức tạp, trong đó có sự ảnh hưởng rất lớn của các nước lớn

như Nhật Bản, Trung Quốc nhưng đồng thời cũng có những yếu tố quan trọng như

Mỹ và Nga đang thực hiện chính sách hướng Đông. Nếu như trong những năm cuối

thế kỷ XX, châu Á chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, đồng thời

chứng khiến hợp tác kinh tế - thương mại trong khu vực Đông Á rất sôi động, đưa

khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế - thương mại lớn của thế giới, thì

những năm đầu thế kỷ XXI chúng ta đang chứng kiến một sự cạnh tranh quyền lực

rất lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực này, cả về kinh tế, chính trị và

quân sự. Và nếu như trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, sự phát triển kinh tế ở

Đông Á diễn ra theo mô hình làn sóng, với đội hình đàn nhạn bay do Nhật Bản dẫn

đầu, thì sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong thế kỷ XXI đang khiến mô hình

này có sự thay đổi và một số nước Đông Nam Á có nền kinh tế gần kề Trung Quốc

(trong đó có Việt Nam) đang trở thành thị trường đầu tư và thương mại tiềm năng

của Trung Quốc với các sản phẩm công nghệ thấp và trung bình. Trong nhiều năm

gần đây, cùng với sự gia tăng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc,

Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ nước này và Trung Quốc luôn là đối tác

Page 150: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

141

thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản chuyển từ đối tác

thương mại lớn thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt

Nam – Nhật Bản trong nhiều năm gần đây luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thương

mại song phương Việt Nam – Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài,

không loại trừ khả năng Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và

tiếp tục tồn tại nền kinh tế luôn ở “đẳng cấp thấp hơn” so với Trung Quốc và các

nước trong khu vực.

Tại Việt Nam, thương mại hàng hoá trung gian có vai trò vô cùng quan

trọng, đặc biệt là với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và Nhật Bản.

Thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích

cho các ngành công nghiệp Việt Nam, nhưng cho đến nay Việt Nam dường như

chưa phát triển đủ các ngành công nghiệp hỗ trợ để tham gia hiệu quả trong chuỗi

cung ứng hàng hoá trung gian, dẫn đến sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhóm hàng

hoá này ngày càng lớn, đặc biệt trong các ngành mũi nhọn như ô tô, điện tử, dệt

may. Việc phụ thuộc vào các nguyên liệu, hàng hoá trung gian từ thị trường bên

ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đang đặt Việt Nam vào tình

huống xấu: không mua được hàng hoá trung gian để phục vụ sản xuất trong nước,

có nghĩa là khâu sản xuất không có mối liên kết với khâu nguyên vận liệu, cũng có

nghĩa là Việt Nam bị cắt đứt ra khỏi chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

đem lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong thời đại công

nghệ 4.0, Việt Nam rất cần phải có những giải pháp hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng hiện đại, trong đó cần chú trọng đến những giải pháp nâng cao

chất lượng hàng hoá trung gian của Việt Nam trên thị trường thế giới, giảm phụ

thuộc nhập khẩu hàng hoá trung gian vào một thị trường và vào các nhóm hàng hoá

chất lượng thấp, tìm kiếm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá trung

gian Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có

các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và của

ngành công nghiệp phụ trợ.

Page 151: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Tuấn Tú (2012), “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và

giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28

(2012), tr.200-208

2. Nguyễn Tuấn Tú (2015), “Quan hệ thƣơng mại Nhật Bản – Trung Quốc:

tiềm năng và hạn chế”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

số 1 (113), tr. 20-27

3. Nguyễn Tuấn Tú (2017), “Thực trạng thƣơng mại hàng hoá trung gian

của Việt Nam với Nhật Bản và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu

Châu Phi và Trung Đông số 7 (143), tr. 29-35.

4. Nguyễn Tuấn Tú (2018), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thƣơng mại hàng

hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Châu

Phi và Trung Đông số 2 (150), tr 29-35

Page 152: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Lê Hoàng ANH (2006), “Chủ nghĩa khu vực Đông Á và quan hệ Nhật

Bản – ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 9), tr 12-17.

2. Đỗ Thị ÁNH (2008), Ngoại giao kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh hội

nhập Đông Á: chiến lƣợc cạnh tranh và điều chỉnh đối với Trung

Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 2), tr 17-26.

3. Ngô Xuân BÌNH (2000), “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ

sau chiến tranh lạnh”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

4. Ngô Xuân BÌNH (2006), “Liên kết kinh tế Đông Bắc Á: Liệu có một FTA

Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc?”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Bắc Á (số 1), tr 3-10.

5. Ngô Xuân BÌNH (2008), “Bàn về sức mạnh Trung Quốc”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 1), tr 83-90.

6. Nguyễn Thanh BÌNH (2005), “Vài nét về sự cạnh tranh ảnh hƣởng của

Trung Quốc và Nhật Bản ở Đông Nam Á”, Nghiên cứu Nhật Bản

(Số 2) tr 69-80, Trung tâm Thông tin và Khoa học Công nghệ.

7. Nguyễn Thanh BÌNH (2007), “Quan hệ Nhật – Trung: hoà giải và thách

thức”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 11/2007).

8. Nguyễn Thanh BÌNH (2008), 30 năm hợp tác kinh tế Nhật Bản-Trung

Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 9/2008).

9. Hồ CHÂU (2002), “Xu hƣớng phát triển của Nhật Bản và quan hệ Nhật

– Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 4).

10. Hồ CHÂU (2005), “Chiến lƣợc đối ngoại của Nhật bản trong những

thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 2).

Page 153: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

144

11. Nguyễn Duy DŨNG (2006), “Điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại của Nhật

Bản trong bối cảnh quốc tế mới”, Nghiên cứu Nhật Bản (Số 10), tr

19-25, Trung tâm Thông tin và Khoa học Công nghệ.

12. Võ Văn DỨT (2016), “Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách

địa lý và xuất khẩu của công ty con tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1, tr. 48-56

13. Đỗ Đức ĐỊNH (2006), “Lợi thế cạnh tranh: Những yếu tố cơ bản”, Tạp

chí Châu Phi Trung Đông (số 7), tr. 24-31

14. Trần Anh ĐỨC (2008), “Một số vấn đề gây trở ngại trong quan hệ Nhật

– Trung từ sau chiến tranh Lạnh đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Bắc Á (số 3/2008).

15. Bùi Trƣờng GIANG (2010), “Hƣớng tới chiến lƣợc FTA của Việt Nam:

Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

16. Nguyễn Bình GIANG (chủ biên) (2015), “Nâng cấp ngành với vấn đề

tham gia mạng sản xuất quốc tế: Kinh nghiệm Đông Á”, Nhà xuất

bản Khoa học Xã hội.

17. Vũ Văn HÀ (chủ biên) (2007), “Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật

Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam”, Nhà xuất

bản Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

18. Nguyễn Thu HẰNG (2010), “Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc – quan hệ

tam giác đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dƣơng”, Học viện

Ngoại giao.

19. Nguyễn Thị HIỆP (2012), “Các yếu tố tác động đến thƣơng mại nội

ngành chế biến của Việt Nam”, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh, Đại học Thái Nguyên

20. Trần Thị Bảo HƢƠNG (2014), “Suy thịnh về thực lực quốc gia và quan

hệ song phƣơng Trung – Nhật xoay quanh vấn đề TPP”, Tạp chí

nghiên cứu Đông Bắc Á (số 12/2014).

Page 154: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

145

21. Trần Tiến KHAI (2013), “Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông

nghiệp”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

22. Doãn Công KHÁNH (2014), “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc:

thực tiễn, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc

(số 8).

23. Phùng Thị Vân KIỀU (2012), “Phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam

– Nhật Bản tƣơng xứng tầm quan hệ đối tác chiến lƣợc”, Tạp chí

nghiên cứu Đông Bắc Á (số 1).

24. Paul R. KRUGMAN và Maurice OBSTEFELD (1996), “Kinh tế học quốc

tế – Lý thuyết và chính sách, tập I (Những vấn đề về thƣơng mại

quốc tế) – bản dịch”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

25. Lê Thị Ái LÂM (chủ biên) (2012), “Mạng sản xuất toàn cầu và vai trò

của các công ty đa quốc gia”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

26. Nguyễn Đình LIÊM (2013), “Quan hệ Việt – Trung trƣớc sự trỗi dậy của

Trung Quốc”, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.

27. Hoàng Thị Bích LOAN (2016), “Chiến lƣợc kinh tế của Trung Quốc đối

với khu vực Đông Bắc Á ba thập niên đầu thế kỉ XXI”, Học viện

Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

28. Đinh Thị Thanh LONG (2015), “Chuỗi giá trị toàn cầu – Cơ hội và

thách thức cho sự phát triển”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân

hàng, “số 159)

29. Cù Chí LỢI (chủ biên) (2012), “Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia

của các ngành công nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã

hội.

30. Lê Đăng MINH (2014), “Phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng cao sức

cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế”, Trường Đại

học Văn Hiến.

Page 155: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

146

31. Trần Quang MINH (2016), “Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt

Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới ở Đông Á”, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

32. Trung NGHĨA (2016), “Thƣơng mại Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung

Quốc đến mức nào?”, Báo Người đồng hành, ngày 29 tháng 01 năm

2016, http://ndh.vn/thuong-mai-viet-nam-dang-phu-thuoc-vao-

trung-quoc-den-muc-nao--20160128030038651p4c145.news .

33. Bùi Thị Minh NGUYỆT, Trần Văn HÙNG, Lê Thị Mai HƢƠNG (2016),

“Thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (số 2), tr. 173-180.

34. Đặng Thị Tuyết NHUNG và Đinh Công KHAI (2011), “Chuỗi giá trị

ngành dệt may Việt Nam”, Chương trình giảng dạy kinh tế

Fulbright.

35. Trần Anh PHƢƠNG (2013), “Thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản trong

tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nƣớc”, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia.

36. Ngô Minh THANH (2007), “Tìm hiểu mạng sản xuất ở Đông Bắc Á”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 1).

37. Trần Văn THỌ (2007), “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở

Châu Á”, Tạp chí Thời đại mới (số 12/2007).

38. Đặng Thu THỦY (2014), “Những mâu thuẫn chính trong quan hệ giữa

Trung Quốc và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến năm

2012”, Đại học Khoa học Xã hội nhân văn

39. Lƣu Ngọc TRỊNH (chủ biên) (2010), “Cộng đồng kinh tế Đông Á

(EAEC) và những toan tính của các nƣớc lớn”, Nhà xuất bản Lao

động.

Page 156: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

147

40. Dƣơng Minh TUẤN (2007), “Mô hình đàn nhạn bay - học thuyết chiến

lƣợc trọng yếu của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế vùng Đông Á”,

Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10

41. Dƣơng Minh TUẤN (2008), “Mô hình đàn nhạn bay và vị trí của Nhật

Bản trong mạng lƣới sản xuất vùng Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Bắc Á (Số 7), tr 13-21.

42. Dƣơng Minh TUẤN (2013), “Quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt Nam –

Nhật Bản giai đoạn 2001-2010: thực trạng và các giải pháp tăng

cƣờng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (Số 8), tr 22-30.

43. Lê Thanh TÙNG, Lê Huyền TRANG (2014), “Quan hệ thương mại Việt

Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và

Chính trị thế giới (số 8)

44. Trần Văn TÙNG (2007), “Đông Á đổi mới công nghệ để tham gia vào

mạng lƣới sản xuất toàn cầu”, Nhà xuất bản Thế giới.

45. Nguyễn Thị Thuý VINH, Trần Hữu CƢỜNG và Dƣơng Văn HIỂU

(2013), "Một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản",

Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 1, tr 125-132.

46. Wolfgang WIEGEL (2011), “Nghiên cứu chiến lƣợc về chuỗi giá trị

ngành, đặc biệt về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh”, Mutrap III.

B. TIẾNG ANH

47. Akamatsu, K. (1961), “A theory of unbalanced growth in the world

economy”, Weltwirtschaftliches Archiv, pp. 196-217.

48. Armstrong, S. (2010), “Interaction between trade, conflict and

cooperation: the case of Japan and China”, Asia Pacific Economic

Paper.

49. Armstrong, S. (2014), “Economics still trumps politics between Japan

and China”, Kokusai Mondai (International Affairs), 634, pp.1-17.

Page 157: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

148

50. Athukorala, P.C. (2014), “Global production sharing and trade patterns

in East Asia”, The Oxford Handbook of the Economics of the

Pacific Rim, pp.333-361.

51. Baldursson, B.M. (2017), “Understanding Sino-Japanese Trade

Relations: Can History and Realism Explain Trade?”, Doctoral

dissertation.

52. Caporale, G., M., Sova, A. and Sova, R. (2015), “Trade flows and trade

specialization: The case of China”, Economics and Finance

working paper, Brunel University

53. Carpenter, T. T. H. (2005), “Multinationals, intra-firm trade and FDI a

simple model”, Graduate Institute of International Studies.

54. Chopra, S. and Meindl, P. (2007), “Supply chain management. Strategy,

planning & operation”. Das summa summarum des management,

pp. 265-275.

55. Dean, J.M., Fung, K.C. and Wang, Z. (2008), “How vertically

specialized is Chinese trade?”, BOFIT Discussion Paper No.

31/2008.

56. Deardorff, A.V. (2001), “Fragmentation across cones”, in

“Fragmentation: New production patterns in the world economy”,

pp.35-51

57. Deardorff, A.V. (2006), “Preface of Terms of Trade: Glossary of

International Economics”, World Scientific Publishing.

58. Do, Thuy Thi (2014), "Locating Vietnam-Japan’s strategic partnership

in the changing East Asian political landscape", JIIA Paper.

59. Do, Tien Sam and Ha, Thi Hong Van, “Vietnam – China trade, FDI,

ODA relations (1998-2008) and the impacts upon Vietnam”,

http://www.ide.go.jp/library/English/Publish/Download/Brc/pdf/01

_vietnamandchina.pdf

Page 158: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

149

60. Du, J., Xiao, J. and Sheng, Z. (2014), “Development Trend of Sino-

Japanese Economic and Trade Relations”, Business and

Management Research, 3(2), p.120.

61. Economy, E. (2005), “China's rise in Southeast Asia: implications for the

United States”, Journal of Contemporary China (14), pp.409-425.

62. Ethier, W.J. (1982), “National and international returns to scale in the

modern theory of international trade”, The American Economic

Review, 72(3), pp. 389-405.

63. Feenstra, R.C. and Hanson, G.H. (1997), “Foreign direct investment and

relative wages: Evidence from Mexico's maquiladoras”, Journal of

international economics, 42(3), pp. 371-393.

64. Forrest, A. (2009), “Future patterns in China-Japan power relations: a

problematic and puzzling reality”, Journal of Peace, Conflict and

Development, 14, pp.1-15.

65. Fujita, M. and Hamaguchi, N. (2016), “Supply chain internationalization

in East Asia: Inclusiveness and risks”, Papers in Regional

Science, 95(1), pp.81-100

66. Ganeshan, R. and Harrison, T.P. (1995), “An introduction to supply

chain management”, Department of Management Science and

Information Systems, Penn State University, pp. 2-7.

67. Ghemawat, P. (2001), “Distance Still Matters: The Hard Reality of

Global Expansion”, Harvard Business Review, 79 (2001) 137

68. Grubel, H. G. and Lloyd, P. J. (1975), “Intra-industry trade: the theory

and measurement of international trade in differentiated products”,

Macmillan.

69. He, Y. (2013), “Forty years in paradox: Post-normalisation Sino-

Japanese relations”, China Perspectives, 2013(2013/4), pp.7-16.

Page 159: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

150

70. Helpman, E. and Krugman, P.R. (1985), “Market structure and foreign

trade: Increasing returns, imperfect competition, and the

international economy”, MIT press.

71. Hideo, O. (2004), “The Impact of China’s Rise on Sino-Japanese

Economic Relations”, The Rise of China and a Changing East

Asian Order; (ed. Kokubun Ryosei and Wang Jisi), Japan Center for

International Exchange, pp. 175-193.

72. Hirschman, A.O. (1958), “The Strategy of Economic Development”, Yale

University Press.

73. Hiratsuka, D. (2008), “Production fragmentation and networks in East

Asia characterized by vertical specialization”, Vertical

Specialization and Economic Integration in East Asia, pp. 91-116.

74. Hook, G.D., Gilson, J., Hughes, C.W. and Dobson, H. (2011), “Japan's

international relations: politics, economics and security”, Vol. 44,

Routledge.

75. Huang, Y., Salike, N. and Zhong, F. (2017), “Policy effect on structural

change: A case of Chinese intermediate goods trade”, China

Economic Review, 44, pp.30-47.

76. Hummels, D., Ishii, J. and Yi, K.M. (2001), “The nature and growth of

vertical specialization in world trade”, Journal of international

Economics, 54(1), pp. 75-96.

77. Jones, R.W. and Kierzkowski, H. (2005), “International Fragmentation

and the New Economic Geography”. The North American Journal

of Economics and Finance, 16, pp. 1-10.

78. Kaplinsky, R. and Morris, M. (2001), “A Manual for Value Chain

Research”, www.ids.ac.uk/ids/global/ (accessed 2017).

79. Katayama, K. (2011), “Development of Japan-China relations since

1972”, International Journal of China Studies, 2(3), p. 647.

Page 160: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

151

80. Kimura, F. and Ando, M. (2005), “The economic analysis of

international production/distribution networks in East Asia and

Latin America: The implication of regional trade

arrangements”, Business and Politics, 7(1), pp.1-36.

81. Kleinert, J. (2000), “Growing Trade in Intermediate Goods:

Outsourcing. Global Sourcing or Increasing Importance of MNE

Networks”, Kiel Institute of World Economics.

82. Kojima, K. (2000), “The “flying geese” model of Asian economic

development: origin, theoretical extensions, and regional policy

implications”, Journal of Asian Economics, 11(4), pp. 375-401.

83. Krugman, P. and Venables, A.J. (1995), “Globalization and the

Inequality of Nations”, The quarterly journal of economics, 110(4),

pp. 857-880.

84. Kuroiwa, I. and Ozeki, H. (2010), “Intra-regional trade between China,

Japan, and Korea: before and after the financial crisis”. Institute of

Developing Economies Discussion Paper (237).

85. Lambert, D.M. and Cooper, M.C. (2000), “Issues in supply chain

management. Industrial marketing management”, 29(1), pp. 65-83.

86. Lei, F. (2013), “China, Japan, Korea trade in goods and the approach to

CJKFTA”, National Academy of economic strategy.

87. Lee, J. (2014), “Reforms Will Decide Vietnam's Ability to Resist

Economic Dominance by China”, Institute of Southeast Asian

Studies.

88. Le, Hong Hiep (2017), “The strategic significance of Vietnam – Japan

ties”, ISEAS – Yusof Ishak Institute

89. Le, Thuy Ngoc Van (2013), "Vietnam-Japan Trade Relations in the 1st

Decade of the 21st Century”.

Page 161: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

152

90. Leontief, W. (1973), “National income, economic structure, and

environmental externalities”, NBER, pp. 565-576.

91. Makishima, M. (2011), “Production network and intermediate goods

trade: Cases of Japan”, in Intermediate Goods Trade in East Asia:

Economic Deepening through FTAs/EPAs, edited by Mitsuhiro

Kagami, BRC Research Report, (5).

92. Ma, T., Liu, Y. and Ge, Y. (2017), “A Comparative Study of Trade

Relations and the Spatial-Temporal Evolution of Geo-Economy

between China and Vietnam”, Sustainability, 9(6), p.944.

93. Miroudot, S., Lanz, R. and Ragoussis, A. (2009), “Trade in intermediate

goods and services”, OECD Trade Policy Papers, No. 93, OECD

Publishing, Paris.

94. Nabers, D. (2008), “China, Japan and the quest for leadership in East

Asia”, Working Paper (67).

95. Nakagane, K. (2013), “China's Economic Development and Sino-

Japanese Economic Relationships: Beyond the Flying Geese

Pattern Theory”, Journal of Contemporary East Asia Studies, 2(1),

pp.29-54.

96. Ngo, Xuan Binh (2010), “The Adjustment of Japan's ODA to Vietnam in

the Context of Globalization and Localization”,

97. Ngo, Xuan Binh (2017), “Main Characteristics of Vietnam–China Trade

Relations, 2000–15”, China Report, Vol 53, Issue 3, pp. 355 - 366

98. Nguyen, Thi Bich Ngoc (2015), “Vietnam – China economic relations

and recommendations for ASEAN – China”, in Chinese global

production networks in ASEAN, Springer

99. Ohlin, B. (1952), “Interregional and International Trade”, Vol. 39,

Harvard University Press, Cambridge.

Page 162: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

153

100. Pittiglio, R. (2014), “An essay on intra-industry trade in intermediate

goods”, Modern Economy, 5(05), p. 468.

101. Porter, M. E. (2011), “Competitive advantage of nations: creating and

sustaining superior performance (Vol. 2)”, Simon and Schuster.

102. Ramasamy, B. and Yeung, M.C. (2016), “The determinants of parts and

components trade: the role of trust and commitment”, International

Journal of Trade and Global Markets (9), pp.249-271.

103. Ricardo, D. (1891), “Principles of political economy and taxation”, G.

Bell.

104. RIETI-TID (2012), Research Institute of Economy, Trade and Industry,

Japan.

105. Rueda Maurer, M.C. (2015), “Flying Geese and Supply Chain Trade”,

Zurich University of Applied Sciences, School of Management and

Law.

106. Sheng, Z. and Ma, J. (2011), “An Analysis of Emerging China’s

Economy and its Influence on World Economy”, Research in World

Economy (2), p.21.

107. Shrestha, N. (2015), “Global Chains for Value-Added and Intermediate

Goods in Asia”, Center for Economic and Social studies in Asia

(CESSA) working paper.

108. Smith, A. (1950), “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth

of Nations”, (1776), Methuen.

109. Tran, K. K. (2015), “How will Vietnam’s economic relationship and

dependency on china affect its response to China’s increasing

threat to its sovereignty?”, Doctoral dissertation, Monterey,

California: Naval Postgraduate School.

Page 163: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

154

110. Uchida, Y. (2008), “Vertical specialization in East Asia: some evidence

from East Asia using Asian international input-output tables from

1975 to 2000”, Chosakenkyu-Houkokusho, IDE-JETRO.

111. Ueki, Y. (2011), “Intermediate goods trade in East Asia” in Intermediate

Goods Trade in East Asia: Economic Deepening Through

FTAs/EPAs, BRC Research Report (5).

112. United Nation (2011), “Revision of the Classification by Broad

Economic Categories (BEC)”.

113. Urata, S. (2014), “Japan's Trade Policy with Asia”, Public Policy

Review, 10(1), pp.1-31.

114. Van, Ha Thi Hong (2011), “Intermediate goods trade between Vietnam

and China”, in intermediate goods trade in East Asia: Economic

deepening through FTAs/EPAs, (ed. Mitsuhiro Kagami), IDE-

JETRO.

115. Venables, A.J. (1996), “Equilibrium locations of vertically linked

industries”, International economic review, pp.341-359.

116. Vyas, U. (2010), “Soft power in Japan-China relations: state, sub-state

and non-state relations”, Routledge.

117. Washio, K. (2006), “Globalization of Japanese Companies in East

Asia”, The Chuo-Gakuin University Review of Economics &

Commerce, 20(2), pp.95-106.

118. W.T.O. and JETRO (2011), “Trade patterns and global value chains in

East Asia: from trade in goods to trade in tasks”, World Trade

Organisation, Geneva, Switzerland, p.132.

119. Xingmin, Y. (2011), “China’s intermediate goods trade in ASEAN: a

profile of four countries”, in intermediate goods trade in East Asia:

Economic deepening throuth FTAa/EPAs, (ed. Mitsuhiro Kagami),

IDE-JETRO.

Page 164: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

155

120. Xinxuan, C.H.E.N.G. (2013), “Development of East Asia Regional

Production Network and the Status of Participating of

China”, International Business and Management, 7(1), pp.1-10.

121. Xue, D.F. (2015), “The Comparision of the China and Japan on

attracting foreign direct investment”, International Journal of

Economics, Commerce and Management, Vol. III, Issue 3,

122. Xuwen, Z. (2013), “Northern Economy and Trade: Brief Analysis on

Historical Summary and Countermeasures of Sino-Japanese Trade

Relations”, Business and Management Research.

123. Yang, L. (2014), “Production sharing in East Asia: China’s position,

trade pattern and technology upgrading”, Working Paper No 7,

Berlin

124. Yamada, M. (2014), “Input–Output Analysis of the Interdependence

between Japan and China through Japanese Overseas

Production”, Journal of Economic Structures, 3(1), p.3.

125. Yokota, K. (2008), “Parts and Components Trade and Production

Networks in East Asia-A Panel Gravity Approach” in Vertical

Specialization and Economic Integration in East Asia

126. Young-Kyung, S. U. H. (2009), “Fragmentation of International

Trade”, SERI Quarterly, 2(1), p. 22.

C. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC

Tiếng Việt

127. Bộ Công thƣơng (2012), “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật

Bản”, Nhà xuất bản Bộ Công thương.

128. CIEM (2014), “Thực trạng sự phục thuộc của kinh tế Việt Nam vào

Trung Quốc”, http://www.vnep.org.vn/Upload/1-

%20FULL%20Su%20

Page 165: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

156

phu%20thuoc%20cua%20KTVN%20vao%20TQ.pdf

129. TTXVN (2012), “Căng thẳng quan hệ thƣơng mại Nhật – Trung”.

130. Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2014), “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc

tại Việt Nam sau 20 năm nhìn lại”,

http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=516

131. Vietnambiz (2017), “Môi trƣờng đầu tƣ hút doanh nghiệp Nhật”,

http://vietnambiz.vn/moi-truong-dau-tu-hut-doanh-nghiep-nhat-

14317.html

132. VnEconomy (2017), “Kim ngạch 72 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác

thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam”, http://vneconomy.vn/thi-

truong/kim-ngach-72-ty-usd-trung-quoc-la-doi-tac-thuong-mai-lon-

nhat-cua-viet-nam-20170120125450465.htm

Tiếng Anh

133. Bloomberg L.P, “China’s Foreign-Exchange Reserves Surge, Exceeding

$2 Trillion”

134. JETRO, “Japanese trade and investment statistics”,

https://www.jetro.go.jp/en/reports/statistics/

135. JETRO (2014), “JETRO survey: analysis of Japan – China trade in 2013

and outlook for 2014”, Japan,

https://www.jetro.go.jp/en/news/releases/2014/20140228009-

news.html

136. JETRO (2016), “Broad economic zones and growth strategies for

Japanese companies”, Japan,

https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/news

/releases/2016/25775525206556e1/overview.pdf

137. METI (2014), “Survey of overseas business activities”,

http://www.meti.go.jp/english/statistics/tyo/kaigaizi/index.html

Page 166: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT ... - gass.edu.vn · Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất

157

138. METI (2015), “White paper on international economy and trade 2015”,

http://www.meti.go.jp/english/report/data/gWT2015fe.html

139. United Nation, “Commodity trade database”, https://comtrade.un.org/.

140. World Bank (2013), “Population Data”,

https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=CN.