16
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI VI ỆN ĐẢM BO CHT LƢỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------ VÕ BÌNH NGUYÊN TÍNH TÍCH C C HỌC TP CA SINH VIÊN ĐHQG TP.HCM: NGHIÊN CU SO SÁNH THEO GI ỚI TÍNH LU ẬN VĂN THC Hà Nội Năm 2014

VIỆNĐẢM BẢ O CH ẤT LƢỢNG GIÁrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/14121/1/05050001770.pdf · 3.4. Phân tích so sánh tính tích cực học tập của sinh viên

  • Upload
    others

  • View
    46

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------

VÕ BÌNH NGUYÊN

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

ĐHQG TP.HCM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

THEO GIỚI TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------

VÕ BÌNH NGUYÊN

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

ĐHQG TP.HCM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

THEO GIỚI TÍNH

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Mã số: 60 14 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội – Năm 2014

1

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC..................................................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 4

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ 6

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 7

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 7

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 9

3. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 9

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................... 9

4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9

4.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 9

5. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................. 10

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 10

6.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 10

6.2 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 10

7. Phạ m vi nghiên cứu .................................................................................................. 10

8. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 10

8.1. Phương pháp nghiên cứu định tính: ................................................................... 10

8.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 11

9. Cách thức chọn mẫu ................................................................................................ 11

9.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi .................................................... 11

9.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu .................................................................. 12

10. Mô tả mẫu .............................................................................................................. 12

11. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 12

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................ 14

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 14

1.1.1. Các xu hướng nghiên cứu về tính tích cực học tập của sinh viên .................. 14

1.1.2 Nghiên cứu về yếu tố giới tính trong tính tích cực học tập của sinh viên ....... 19

2

1.2 Cơ sở lý luận cơ bản ............................................................................................... 22

1.2.1 Khái niệm tính tích cực ................................................................................... 22

1. 2.2 Quá trình phát triển của tính tích cực ............................................................. 27

1.2.3 Khái niệm tính tích cực học tập ....................................................................... 28

1.2.4. Biểu hiện của tính tích cực học tập ................................................................ 29

1.3. Khái niệm giới tính, giới ....................................................................................... 32

1.3.1 Khái niệm giới tính .......................................................................................... 32

1.3.2 Khái niệm giới ................................................................................................. 32

1.3.3 Quan điểm giới về TTC xã hội ........................................................................ 32

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 36

CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 37

2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 37

2.1.1. Mô hình đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 37

2.1.2. Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, phục vụ trực thuộc ...................................... 39

2.1.3. Hoạt động đào tạo ........................................................................................... 40

2.1.4. Công tác nghiên cứu khoa học ....................................................................... 41

2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 42

2.3. Thiết kế công cụ đo lường .................................................................................... 42

2.4. Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường ..................... 44

2.5. Khảo sát chính thức............................................................................................... 48

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 50

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH SO SÁNH TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA

SINH VIÊN THEO GIỚI TÍNH TẠI ĐHQG TP.HCM ........................................ 51

3.1 Mức độ tích cực học tập của sinh viên ................................................................... 51

3.2 So sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên tại ĐHQG TP.HCM....... 53

3.2.1 So sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên trong lớp học ........... 54

3.2.1.1 Hoạt động “đi học đúng giờ” theo giới tính .............................................. 55

3.2.1.2 Hoạt động “chăm chú nghe giảng và chép bài đầy đủ” theo giới tính ...... 56

3.2.1.3 Hoạt động tham gia phát biểu xây dựng bài theo giới tính ....................... 57

3.2.1.4 Giới tính và hoạt động làm việc riêng trong giờ học ................................ 58

3

3.2.1.5 Hoạt động trao đổi đổi với giảng viên những vấn đề chưa hiểu theo giới

tính. ....................................................................................................................... 59

3.2.1.6 Hành vi ngủ gật trong lớp theo giới tính. .................................................. 59

3.2.2 So sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên ngoài giờ lên lớp ..... 60

3.2.2.1 Hoạt động tìm hiểu kỹ mục tiêu, lập kế hoạch và có phương pháp học

tập cụ thể theo giới tính ......................................................................................... 61

3.2.2.2 Hoạt động chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nộp bài đúng hạn theo giới

tính ........................................................................................................................ 62

3.2.2.3 Giới tính và hành vi nghỉ các buổi học, khi sắp thi mới học bài .............. 63

3.2.2.4 Giới tính và tìm tài liệu phục vụ học tập, tham dự các buổi thảo luận,

thuyết trình chuyên đề ........................................................................................... 64

3.2.2.5 Hành vi tham gia nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức một cách

sáng tạo vào cuộc sống theo giới tính ................................................................... 65

3.2.2.6 Giới tính và hành vi dành nhiều thời gian cho việc học ........................... 66

3.2.2.7 Giới tính và hành vi nghiêm túc tự đánh giá kết quả học tập của bản thân 67

3.2.3 So sánh theo giới tính về động cơ học tập của sinh viên ................................. 68

3.2.4 Giới tính và mức đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ........... 72

3.3 Phân tích so sánh tính tích cực học tập của sinh viên giữa các nhóm ngành theo

giới tính .......................................................................................... .............................. 74

3.4. Phân tích so sánh tính tích cực học tập của sinh viên theo giới tính ở các năm

học. ............................................................................................................................. .. 77

3.5 Phân tích so sánh tính tích cực học tập giữa nam và nữ sinh viên theo nơi cư trú 80

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 82

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 88

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 92

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà toàn cộng đồn g

nhân loại, cũng như mỗi dân tộc và từng cá nhân phải tự quyết định vận mệnh

của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, văn minh, thì yêu

cầu xây dựng nhân cách, bồi dưỡng con người có năng lực tự đào tạo, phát huy

nội lực càng trở nê n tất yếu và cấp thiết. Ngày nay, chúng ta đang sống trong

thời kỳ của sự bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn

lúc nào hết, với lượng tri thức ngày càng phong phú và đa dạng, nhu cầu nhận

thức của con người là vô cùng, nhưng đời s ống của một cá nhân lại bị giới hạn

bởi không gian và thời gian. Hơn nữa, thời gian đào tạo ở trườn g là rất có hạn

trong khi hình thức giáo dục truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, khối lượng

kiến thức được ứng dụng của một con người được đào tạo ở một lĩ nh vực cụ thể

nào đó chỉ có khoảng 20% kiến thức học được ở nhà trường truyền thống; 80%

số kiến thức còn trống là do nhu cầu công việc của đời sống là không học được

(Nguyễn văn Quang 2010) . Rõ ràng, thời đại ngày nay đòi hỏi con người không

chỉ nắm những tri thức sách vở mà cần có những tri thức mang tính sáng tạo để

giải quyết các vấn đề của thực tiễn, của kỹ năng sống. Thực tiễn lại luôn đặt ra

những điều mới mẻ buộc ta phải tích cực cập nhật các tri thức để ứng xử, đáp

ứng các yêu cầu đặt ra của xã hội hiện đại.

Ở trườ ng đại học, học tập của sinh viên là một quá trình nhận thức đặc biệt

trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Tính tích cực học tập

có vai trò quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu

sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực hoạt

động trí tuệ trong học tập để tự “khám phá” phát hiện ra tri thức. Lòng khao khát

hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức và khả năng tự rèn luyện

bản thân là nhữ ng đức tính cần được phát triển và giáo dục cho sinh viên ngay

trên ghế nhà trường. Giải quyết thành công nhiệm vụ này trước hết sẽ tạo tiền đề

chắc chắn cho việc nắm vững sâu sắc tài liệu học tập. Đồng thời nó đảm bảo

5

những điều kiện để sinh viên tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và

không ngừng học tập. Mặt khác trong hoạt động dạy học, tính tích cực học tập

không chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện mà nó còn là kết quả của hoạt

động học tập, là mục đích của quá trình dạy học. Tính tích cực học tập là một

phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trình nhận thức giúp cho quá trình

nhận thức luôn luôn đạt kết quả cao, giúp cho con người có khả năng học tập

không ngừng.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là có hay không sự khác nhau về t ính tích

cực học tập giữa nam và nữ sinh viên? Khi mà xã hội tồn tại và phát triển được là

do sức đóng góp của cả phụ nữ và nam giới. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ

và nam giới luôn sinh sống và làm việc trong mối quan hệ mật thiết song giữa họ

lại có k hác biệt rõ rệt về thể lực, chức năng sinh sản, tính cách, phạm vi giao tiếp,

thu nhập và địa vị xã hội. Người ta cho rằng, mọi sự khác biệt đó là do tự nhiên,

bẩm sinh.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giới cho thấy sự khác biệt đó là

do sự khác nhau trong phân công lao động, tiếp cận kiểm soát nguồn lực và lợi

ích, các nhu cầu và quyền ra quyết định giữa nam và nữ. Vậy, nếu như chỉ xét

đơn thuần về phương diện giới tính thì sự khác biệt giữa nam và nữ ảnh hưởng

đến tính tích cực học tập như thế n ào? Có sự ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến

kết quả học tập?

Việc tìm ra ảnh hưởng của yếu tố ảnh giới tính đến tính tích cực học tập

của sinh viên không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn

sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành đổi mới

căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng giáo

dục ngang tầm khu vực và quốc tế.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Tính

tích cực học tập của sinh viên ĐHQG Tp.HCM: Nghiên cứu so sánh theo giới

tính”.

Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận về TTC học tập của sinh viên, khảo

sát và đánh giá thực trạng TTC học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM trong

6

giai đoạn hiện nay thông qua yếu tố giới tính. Phân tích nhằm làm rõ ảnh hưởng

của yếu tố giới tính đến TTC học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM hiện nay,

cũng như sự khác biệt về TTC học tập theo giới tính giữa các trường thành viên

của ĐHQG TP.HCM theo một số đặc trưng cụ thể. Trên cơ sở đó gợi ý các giải

pháp, chính sách nhằm tăng cường TTC học tập của sinh viên, góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về tính

tích cực học tập và kết quả của đề tài sẽ giú p cho người dạy, người học và nhà

quản lý nhận rõ tầm ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến TTC trong hoạt động học

của sinh viên, từ đó có những phương pháp dạy, phương pháp học và quản lý dạy

và học có hiệu quả cao.

3. Những đóng góp mới của đề tài

Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên theo phương diện

so sánh ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến TTC học tập của sinh viên đại học nói

chung và sinh viên ĐHQG TP.HCM nói riêng. Vì thế kết quả nghiên cứu sẽ góp

phần :

- Làm sáng tỏ những vấn đề l ý luận về TTC và TTC học tập của sinh viên

cũng như biểu hiện của nó và các yếu tố ảnh hưởng .

- Nghiên cứu được thực trạng và kiểm chứng độ ảnh hưởng của yếu tố giới

tính đến TTC học tập của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

- Là căn cứ để thiết kế các chương trình hành động phù hợp trong học tập

và rèn luyện, xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao TTC học tập của sinh viên

tại các trường thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM.

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu so sánh tính tích cực học tập của sinh viên nam với sinh viên

nữ tại ĐHQG TP.HCM

4.2. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào sinh viên đại học hệ chính quy đang học tập

7

tại một số trường thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM.

5. Giới hạn nghiên cứu

Căn cứ vào giới hạn không gian và thời gian: nghiên cứu này tiến hành

phân tích, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến TTC học tâp của sinh viên

tại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Có sự khác nhau về TTC học tập giữa sinh viên nam so với

sinh viên nữ tại ĐHQG TP.HCM hay không?

- Câu hỏi 2: Sự ảnh hưởng của giới tính đến TTC học tập của sinh viên

diễn ra như thế nào theo các nhóm trường, nhóm ngành, khóa học và theo một số

yếu tố đặc trưng khác?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Sinh viên nữ có TTC học tập cao hơn so với sinh viên nam tại ĐHQG

TP.HCM.

H2: Có sự khác biệt về TTC học tập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ

theo các nhóm trường, nhóm ngành, khóa học và nơi cư trú trước khi vào đại

học.

7. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đại học Quốc gia Thành phố HCM .

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm 2014.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

8.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp hồi cứu tài liệu: Luận văn thực hiện s ưu tầm và nghiên cứu

các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (bài báo, tạp chí, luận

văn, các nghiên cứu trong và ngoài nước) về các vấn đề có liên quan đến đề

tài. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề

tài và sắp xếp thành thư mục tham khảo.

8

Phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có kinh

nghiệm trong giáo dục đại học nói chung và quản lý đào tạo nói riêng ) nhằm

thu thập thêm thông tin cho những câu hỏi mở, thông tin thu về sẽ được tổng

hợp, phân loại để làm trích dẫn trong luận văn nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề

nghiên cứu. Ngoài ra, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu

này và nó được dùng để khám phá bổ sung mô hình...

8.2. Phương pháp nghiên cứu định lượ ng

Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định

lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn sinh viên

(phiếu điều tra). Mục đích nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát,

vừa để xác định thành phần cũng như g iá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm

định mô hình lý thuyết.

Việc kiểm định thang đo cùng với cả lý thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy

Cronbach Alpha và phần mềm Quest. Phân tích tương quan, kiểm định

ANOVA, kiểm định giá trị trung bình,... v.v dựa trên kết quả xử lý số liệu

thống kê qua phần mềm Microsoft Office 2007, SPSS version 20 và Quest /

Conquest.

9. Cách thức chọn mẫu

9.1. Chọn mẫu đối tượ ng khảo sát bằng bảng hỏi

Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo

cụm tại 4 đơn vị trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Trường Đại học Khoa học Xã hội

& Nhân văn – đại diện cho Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn; Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên – đại diện cho Khối ngành Tự nhiên; Trường Đại

học Kinh tế - Luật – đại diện cho Khối ngành Kinh tế; Khoa Y – đại diện cho

khối ngành Khoa học sức khỏe.

Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm sinh viên theo giới tính trên tổng số sinh viên,

tại mỗi đơn vị chọn một khoa thuộc khóa đào tạo năm thứ nhất và năm thứ ba đại

diện cho các nhóm ngành khác nhau như trên.

Số sinh viên được phát phiếu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ danh sách lớp,

tổng số sinh viên được phát phiếu hỏi là 720.

9

9.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu

Tại mỗi khoa, chọn ngẫu nhiên 04 sinh viên (02 sinh viên đại diện cho

năm thứ nhất và 02 sinh viên đại diện cho năm thứ ba). Ngoài ra, trong quá trình

phỏng vấn sẽ chọn mời một số giảng viên, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong

lĩnh vực giáo dục – đào tạo làm đối tượng phỏng vấn sâu.

10. Mô tả mẫu

Sau khi thu lại phiếu hỏi có 657 phiếu hợp lệ. Trong số 657 SV tham

gia trả lời bảng hỏi có 3 1 1 SV nam, 3 4 6 SV nữ. Số lượng điều tra cụ thể từng

trường như sau:

+ Tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên: Chọn 1 58 sinh viên thuộc khoa

Khoa học vật liệu (trong đó gồm 91 sinh viên nam và 67 sinh viên nữ);

+ Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn: Chọn 1 62 sinh viên

thuộc khoa Xã hội học (trong đó gồm 56 sinh viên nam và 106 sinh viên nữ);

+ Tại Trường Đại học Kinh tế - Luật: Chọn 160 sinh viên thuộc khoa

Quản trị kinh doanh (trong đó gồm 71 sinh viên nam và 89 sinh viên nữ);

+ Tại Khoa Y: Chọn 177 sinh viên thuộc ngành Y đa khoa (trong đó gồm

93 sinh viên nam và 84 sinh viên nữ);

Kết quả phân tích cũng cho thấy số sinh viên đến từ nông thôn nhiều hơn

thành thị: với 427 em có nơi cư trú trướ c khi vào đại học ở vùng nông thôn

(chiếm 65%), 230 em có nơi cư trú trước khi vào đại học ở vùng thành thị (chiếm

35%). Kết quả học tập của sinh viên ở mức trung bình khá, điểm tổng kết trung

bình học kỳ gần nhất thời điểm khảo sát của những sinh viên này là 3,61.

11. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan và Cơ sở lý luận

Chương 2: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích so sánh TTC học tập của sinh viên theo giới

tính tại ĐHQG TP.HCM

10

Chương 4: Phân tích so sánh TTC học tập của sinh viên giữa các

nhóm ngành, năm học và nơi cư trú th eo giới tính tại ĐHQG TP.HCM

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Thị Bích (2007) , Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại

học tại thành phố Hồ Chí Minh , Luận văn thạc sĩ Tâm lý học.

2. Nguyễn Ngọc Chinh (2010), “Phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc

học ngoại ngữ: Một giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp giảng

dạy”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng, Số 1(36).2010.

3. Đỗ Thị Coỏng (2004), Nghiên cứu tính tích cực học tập môn tâm lý học của

sinh viên Đại học Sư phạm Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ.

4. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học liên xô, NXB Tiến bộ Maxcơva

5. Phạm Minh Hạc (1983), Nhập môn tâm lý học , Nxb Giáo dục, HN

6. Đỗ Thu Hà (2010), Nghiên cứu việc sử dụng quy thời gian ngoài giờ lên lớp

của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, T rung tâm nghiên

cứu giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Văn Hoà (1997), Cơ sở lý luận của việc tổ chức tình huống học tập và

hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức, Thông báo Khoa học số

3, ĐHQGHN, ĐHSPHN.

8. Ngô Công Hoàn (1996), Tâm lý học trẻ em, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Ánh Hồng, (2002) Phân tích về mặt tâm lý lối sống sinh viên Tp. Hồ

Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án TS tâm lí học, Trường ĐH. Sư phạm

Hà Nội

10. Lê Thị Xuân Liên, Phát huy tính tích cực của học sinh – sinh viên trong

dạy, học toán ở trường Cao đẳng sư phạm,

http://www.qtttc.edu.vn/nghiencuukhoahoc/74-hoi-thao-hoi-nghi/171-hi-tho-qi-

mi-ppdh-cac-mon-khoa-hc-t-nhienq.html, cập nhật ngày 30/03/2010.

11. Nguyễn Văn Lượt (2005), “ Tính tích cực xã hội của sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội & Nhân văn – Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, ISSN:1859-0098,

số 11/2005, tr.48-tr.52.

12. Vũ Thị Tuyết Mai (2011), Tính tích cực học tập của học viên cao học: Tác

12

động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo , Luận văn thạc sỹ

Xã hội học, Hà Nội.

13. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học, số: 08/2012/QH13

14. Nguyễn Văn Quang (2010), Một vài suy nghĩ về tự học tự bồi dưỡng , Sở

Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh, http://www.hatinh.edu.vn/, cập nhật ngày

14/01/2010.

15. Trần Thị Lệ Quyên (2011), Vai trò của phụ nữ trong Quản trị đại học , Luận

văn Thạc sĩ ĐLĐG trong GD.

16. Võ Thị Tâm (2010) Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên

chính quy trường Đại h ọc Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ

ĐLĐG trong GD.

17. Đinh Văn Thạch (2011) Ảnh hưởng của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

đến phương pháp học tập của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Tp.

HCM, Luận văn Thạc sĩ ĐLĐG trong GD

18. Nguyễn Quý Thanh & Nguyễn Trung Kiên (2012), Tính tích cực học tập của

sinh viên: Một phân tích về khoảng cách giữa nhận thức và thực hành, Tạp chí

Tâm lý học, số 8 (161) tr 41-54, 2012.

19. Nguyễn Quý Thanh (2008), Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên

với phương pháp học tập tích cực, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Phạm Xuân Thanh (2011), Mô hình Rasch và Phân tích dữ liệu bằng

phần mềm QUEST (trang 43- 44), Cục KT&ĐBCL Giáo dục – Bộ GD&ĐT

21. Nguyễn Thiết, Phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy – học học

phần Đại số tuyến tính theo chương trình Cao đẳng sư phạm mới,

http://www.qtttc.edu.vn, cập nhật ngày 29/03/2010.

22. Trịnh Tri Thức (1994) Nghiên cứu giới ở Việt Nam - Quá trình và xu hướng,

Tạp chí Cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/, cập nhật ngày 6/3/2007

23. Nguyễn Xuân Thức (1997), Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi , Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm –

tâm lý, Hà Nội.

13

24. Vũ Hồng Tiến (2007), Một số phương pháp dạy học tích cực, website:

dayhocintel.net, < http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=94>

25. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS tập I, II, Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

26. Phạm Văn Tuân (2011), “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực học tập

của sinh viên trường Đại học Trà Vinh”, Khoa Kinh tế, Luật & Ngoại ngữ, ĐH

Trà Vinh.

27. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại . NXB

Giáo dục, Hà Nội.

28. Thái Duy Tuyên (2003), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của

người học, Tạp chí Giáo dục, số 48, tr.13-16

29. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1997), Tâm lý học

đại cương , NXB ĐHQGHN.

Tiếng Anh

30. Ackhanghenxki. L.M ( 1983), Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, NXB sách

giáo khoa Mac- Lênin, HN

31. Abdullah (2011), Factors Affecting Business Students’ Performance in Arab

Open University: The Case of Kuwait, International Journal of Business and

Management, 6(5),146-55.

32. Babanxki Iu.K (1981), Tích cực hoá quá trình dạy học, Cục đào tạo và bồi

dưỡng, Bộ Giáo dục Hà Nội

33. Carroll E.Jzard (1992), Những cảm xúc của người , NXB Giáo dục.

34. Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A. and Rustichini, A. (2000), College

Choice and Academic Performance , Paper prepare for the conference on

"Politiche pubbliche per il lavoro" in Pavia.

35. Chet Meyers and Thomas B.Jone, Promoting active learning: strategies for

the college classroom,http://www.josseybass.com, cập nhật ngày 26/03/2010.

36. Côvaliôp. A.G (1971), Tâm lý học cá nhân , Tập 1,2,3, NXB Giáo dục, HN.

14

37. Evans, M (1999) Schools-leavers, Transition to Tertiary Study: A Literature

Review. Working paper no. 3/99. Department of Econometrics and Business

Statistics, Monash University, Australia.

38. Hijazil Syed Tahir and Naqvi Raza (2006), Factors affecting students

Performance: A Case Of Private Colleges, Bangladesh e- Journal of Sociology,

3(1)1-10.

39. Katheleen McKinney, Cross Chair, Active learning,

http://www.cat.ilstu.edu/additional, cập nhật ngày 27/03/2010.

40. Kharlamốp I.F (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào,

NXBGD, HN.

41. Michael Prince, Does active learning work? A review of the research, journal of

engineering education, http://www4.ncsu.edu, cập nhật ngày 29/03/2010.

42. Nunnally, J. (1978), Psycometric Theory, New York, McGraw-Hill.

43. Peterson, R. (1994), “A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha”, Journal

of Consumer Research, No. 21 Vo.2.

44. Ruđich. P.A (1980), Tâm lý học thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, HN.

45. Slater, S. (1995), “Issues in Conducting Marketing Strategy Research”, Journal of

Strategic.

46. V. Ôkôn (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề , NXB Giáo dục, HN.

47. Wilbert McKeachie (1998), Strategies, research and theory for college and

University teachers, Houghton – Mifflin, http://courses.science.fau.edu, cập nhật

ngày 29/03/2010.

48. X.L.Rubinxtein. Về tư duy & con đường nghiên cứu tư duy .NXB, 1985