10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 Ở TRƯỜNG THPT

VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

  • Upload
    others

  • View
    15

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO

DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM

1975 Ở TRƯỜNG THPT

Page 2: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái ý

thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về lí luận văn học. Đây là những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương (TPVC) cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học.

Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Để đọc hiểu TPVC, đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, đánh giá. Trong dạy học tác phẩm, không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri thức lí luận văn học. Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải TPVC một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà HS có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu.

Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong nhà trường hiện đại là phát triển toàn diện HS. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em. Tri thức lí luận văn học góp phần nâng cao trình độ “quan niệm” trong tiếp nhận văn học, củng cố và mở rộng vốn văn hóa đọc cũng như phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho HS.

Như vậy, lí luận văn học trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết để cung cấp bước đầu cho HS tìm hiểu, tiếp xúc với từng TPVC cụ thể. Nó được xem như là những kiến thức nhập môn có tính chất mở đường hướng dẫn cho học sinh đi sâu vào bản thể từng tác phẩm và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ.

Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986, văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học, đưa ra những cái nhìn mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới. Văn học không còn chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Cho đến nay dẫu có nhiều ý kiến khác nhau nhưng không còn

Page 3: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

ai phủ nhận những thành tựu lớn của văn học giai đoạn này. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Văn học giai đoạn này đã đáp ứng yêu cầu của một đối tượng người đọc mới. Sự phát triển ý thức và trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học buộc văn học phải đổi mới nhiều mặt. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi cái nhìn của nhà văn về hiện thực, về con người. Thế giới bên trong của con người được chú trọng hơn với những diễn biến phức tạp hơn, đa dạng hơn và nhân văn hơn mà trước đây văn học chưa có điều kiện nói kĩ đến.

Thêm vào đó, trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, có những tác phẩm sau năm 1975 được đưa vào trong chương trình đòi hỏi HS phải được trang bị những hiểu biết về lí luận văn học hiện đại thì mới có thể giải mã, phát hiện, khám phá những nét đặc sắc của nó. Vì thế, bản thân GV còn khá lúng túng trong việc tiếp cận và tìm ra phương pháp thích hợp để tổ chức quá trình cảm thụ, tiếp nhận cho HS. Bởi lẽ, để làm tốt công việc tổ chức cho HS chiếm lĩnh được các văn bản văn học Việt Nam sau năm 1975 đòi hỏi ở người GV nhiều kiến thức về lí luận văn học cũng như bản lĩnh và tài năng sư phạm.

Chính vì những lẽ trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tri thức lí luận về thể loại vào dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1975 ở trườngTHPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ phận văn học này ở nhà trường phổ thông.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. a. Cơ sở lí luận. 1.a.1. Tri thức lí luận văn học là tri thức phương pháp, là “chìa khóa” để

đọc hiểu tác phẩm văn chương. Tri thức lí luận văn học là hệ thống tri thức về toàn bộ những phương diện

cơ bản nhất của đời sống văn học. Hệ thống tri thức cơ bản đó được trình bày dưới dạng những khái niệm, thuật ngữ nhằm giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, đặc trưng và quy luật của văn học. Dạy học văn học cũng là một khoa học, một nghệ thuật. Mà đã là khoa học thì nó sẽ có hệ thống quan điểm, hệ thống phương pháp, hệ thống kiến thức công cụ. Nếu sáng tác văn học là một dòng chảy liên tục thì lí luận văn học là những khoảnh khắc văn học dừng lại để tự ý thức về chính mình. Không có sự tự ý thức đó thì không thể có điều kiện để đúc rút kinh nghiệm nhằm tiến lên phía trước, để chọn lọc những giá trị quý báu bồi đắp nên bề dày của văn hoá. Nếu không có tri thức lí thuyết về văn học thì không có cách gì để tiếp cận các hiện tượng văn học, không có công cụ để khám phá, phát hiện bản chất, đặc trưng, quy luật và giá trị của nó.

Lí luận văn học là công cụ về lí thuyết để trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về bản chất của văn học, cấu trúc loại hình của tác phẩm, đặc trưng của các thể loại văn học. Từ những hiểu biết này, HS được trang bị lối tiếp cận tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại của nó, tìm đúng kênh giao tiếp trong quá trình cảm thụ TPVC.

Page 4: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

Những tri thức lí luận văn học cung cấp cho học sinh “chìa khoá” để đọc hiểu tác phẩm. Đọc hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy học văn. Mục đích đào tạo của quá trình dạy học văn là hình thành và phát triển văn hoá đọc cho HS. Nói cách khác là đào tạo bạn đọc HS thực sự trở thành những bạn đọc năng động và sáng tạo. Với các em học sinh THPT, dẫu rằng giữa cảm tính và lý thuyết thì cái quan trọng trước nhất vẫn là cảm tính. Điều đó có nghĩa, trong giảng dạy văn chương trước hết phải làm sao tạo nên ở các em những rung động thẩm mỹ để các em biết yêu, ghét, biết “cúi xuống trước nỗi đau của người khác”... Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Bởi lẽ những cảm xúc ấy sẽ trở nên nông cạn, hời hợt, chợt loé sáng rồi chợt tắt nếu các em không cảm nhận một cách có ý thức. TPVC là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bức thông điệp thẩm mỹ- đứa con đẻ tinh thần của nhà văn đã đi trọn vòng đời của mình khi đến với độc giả. Khi sáng tác, nhà văn luôn mong muốn sẽ tìm được tiếng nói tri âm ở người đọc. Không thể phủ nhận rằng, kiến thức lí luận đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp độc giả đọc, cảm thụ, đánh giá và phê bình một tác phẩm văn chương cụ thể.

Với học sinh THPT, yêu cầu được đặt ra cho việc cung cấp kiến thức lí luận văn học “không phải là để bồi duỡng tư duy lý luận mà là để tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học”. Như vậy, có thể thấy những kiến thức lí luận là những kiến thức cơ bản, giúp cho HS tìm hiểu, phân tích những TPVC cụ thể. Có thể xem đây là kiến thức nhập môn có tính chất mở đường hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm một cách hiệu quả. Từ đó, HS mới khám phá được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm cũng như tài năng của nhà văn. Việc giúp HS vận dụng tri thức lí luận sẽ tạo cho các em tiếp cận giải mã tác phẩm một cách khoa học.

1. a. 2. Khái niệm. 1.a. 2.1. Thể loại văn học. a. Khái niệm 1: Thể loại của tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn

của các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Nhưng sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại hình nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. (Lí luận văn học – Phương Lựu (chủ biên) – NXB Giáo Dục)

b. Khái niệm 2: Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy … Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại để giữ gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định. (Từ điển Thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) – NXB Giáo Dục).

1.a.2.2. Khái niệm Chủ nghĩa siêu thực:

Page 5: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

Là khuynh hướng văn nghệ tiền phong chủ nghĩa ra đời ở Pháp vào những thập niên đầu của thế kỷ XX và được giới văn nghệ sĩ ở một số nước khác như: Bỉ, Tiệp, Nam Tư, Mĩ … hưởng ứng.

Cơ sở triết học của chủ nghĩa siêu thực là học thuyết trực giác của Béc Xông và phân tâm học của Phrớt. Những nguyên tắc mĩ học của trường phái siêu thực là:

- Hướng về thế giới vô thức của con người mà họ là một lĩnh vực vô hạn đối với sự khám phá sáng tạo nghệ thuật.

- Đề cao cái ngẫu hứng, chú trọng việc ghi chép những cái xuất hiện lướt qua trong đầu không qua sự kiểm soát của lí trí.

- Vứt bỏ sự phân tích lô gic, đập tan các gông cùm của lí trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri.

- Dựa theo lý thuyết “tự động tâm linh” của Brơ tông họ kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên không suy nghĩ của trẻ thơ, tới trạng thái mê sảng, tới những ảo giác mộc mạc của những bộ lạc nguyên thủy và nền nghệ thuật cổ sơ của họ.

Vì thế Chủ nghĩa siêu thực chủ trương thơ ca phải được tuôn trào tự do, không cần sử dụng các dấu chấm câu, không cần tuân thủ trật tự ngữ pháp, đề cao sự liên tưởng tự do cá nhân. (Từ điển Thuật ngữ văn học).

1.a.2.3. Khái niệm Thơ trữ tình: Thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những

cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cái thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tác phẩm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học. (Từ điển Thuật ngữ văn học).

1.a.2.4. Khái niệm Truyện: Truyện – tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương

thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học.

Truyện là phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Cho nên tác ophaamr tự sự bao giờ cũng có cốt truyện… cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết, sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách… đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được…(Từ điển Thuật ngữ văn học).

1.a.2.5. Khái niệm Kí: Kí là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm

nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự. Tính xác thực là đặc trưng cơ bản của thể kí, Kí phản ánh hiện thực khách

quan. Những sự kiện, con người đều mang tính xác thực. Kí cũng có khả năng hư cấu nhưng liều lượng hư cấu có giới hạn và không thể xa rời thực tiễn.

Page 6: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

Kí là thể loại in đậm dấu ấn hình tượng tác giả. Người viết kí không ẩn mình mà trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát. Cái tôi tác giả kể, thông tin, miêu tả hoặc dẫn dắt người đọc tiếp cận cuộc sống, con người

Ngôn ngữ kí chủ yếu là ngôn ngữ của tác giả. Là thể loại nhanh nhạy, kí phản ánh kịp thời những vấn đề sôi bỏng của đời sống, nên ngôn ngữ kí gần với ngôn ngữ đời thường.

Cấu trúc tác phẩm kí thường theo trục tuyến thời gian, cảm xúc, sự kiện. Thể loại kí có những thể cơ bản sau: bút kí, sử kí, phóng sự, tuỳ bút, kí sự,

hồi kí, nhật kí. (Từ điển Thuật ngữ văn học). b. Cơ sở thực tiễn. 1.b.1. Khảo sát các tác phẩm văn học sau năm 1975 trong SGK Ngữ

văn 12 (Ban cơ bản). - Về thơ, có tác phẩm: Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo. - Về kí, có tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc

Tường. - Về truyện, có tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. - Về kịch, có tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của lưu Quang Vũ. Như vậy, văn học Việt Nam sau năm 1975 ở chương trình Ngữ văn 12

THPT có sự xuất hiện của nhiều tác phẩm với nhiều thể loại mà việc tổ chức quá trình đọc hiểu không hề đơn giản. Nhiều tác phẩm có nhiều hướng tiếp cận, khai thác khác nhau. Văn học thời kì này phát triển theo tinh thần dân chủ hoá. Giữa tác phẩm và người đọc là một cuộc đối thoại. Vì thế, bản thân GV cũng như HS cần được trang bị những tri thức về lí luận văn học và biết cách vận dụng những tri thức này vào quá trình tiếp nhận thì mới có thể lĩnh hội được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Việc phân tích các tác phẩm này sẽ có ý nghĩa mở ra hướng tiếp cận, khám phá cho HS trong quá trình đọc hiểu các văn bản khác. Từ đó, trang bị cho HS những kiến thức công cụ nhằm hoàn thiện nâng cao phương pháp đọc hiểu tác phẩm ở các em. Điều đó có nghĩa là cần tích cực hình thành cho HS một cách đọc đối thoại, đọc đồng sáng tạo để HS có thể cảm nhận và phân tích tác phẩm một cách chủ động. Để các em đến với văn học và tìm hiểu giá trị của các TPVC không chỉ đơn thuần bằng những rung động cảm tính mà thực sự khám phá tác phẩm một cách có khoa học, có lý luận. Đây là một đòi hỏi mang tính chất bắt buộc trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đọc văn ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

1.b.2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn của giáo viên và học sinh lớp 12 ở trường THPT Sông Ray

* Về phía GV: Qua kết quả dự giờ của một số giáo viên dạy khối 12 ở tổ Văn, tôi nhận

thấy ở một bộ phận GV, việc đổi mới phương pháp dạy học đôi khi chỉ đơn thuần mang tính hình thức. Do đó, hiệu quả các giờ học chưa cao. Giờ văn nhiều khi vẫn “thiên về rung cảm xúc động trong HS mà coi nhẹ khái quát...”. Thêm vào đó, nhiều GV vẫn chưa ý thức đúng mức về tầm quan trọng của tri thức lí luận văn học trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Vì thế, vấn đề làm thế nào để hình thành kiến thức lí luận cho HS, giúp các em vận dụng những

Page 7: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

kiến thức công cụ này vào khám phá tác phẩm cũng không được chú ý đến. Rất nhiều GV chưa thực sự chú trọng trang bị, hình thành cho HS những kiến thức lí luận văn học một cách trực tiếp bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức lí luận cho HS thông qua việc dạy tác phẩm.

Văn học Việt Nam sau năm 1975 với sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo của nhà văn cùng với việc ra sức tìm kiếm, thể nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp mới thực sự là những “thách thức” đối với GV trong việc tổ chức quá trình đọc hiểu ở HS. Để giờ học đạt hiệu quả như mong muốn, GV cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của tri thức lí luận văn học đối với việc đọc hiểu tác phẩm. Trên cơ sở đó, có những định hướng giúp HS vận dụng những tri thức mang tính công cụ này vào quá trình tiếp nhận tác phẩm. Thông qua từng bài học cụ thể, giúp HS tích luỹ, củng cố và khắc sâu tri thức lí luận văn học. Có như vậy, mới khắc phục nguy cơ những tri thức lí luận văn học đang biến thành những tri thức thuần lí.

Việc nhận diện, nắm chắc thể loại và vận dụng tri thức về thể loại vào dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng là một hướng đi góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ phận văn học này. Bởi lẽ, trong chương trình Ngữ văn lớp 12, phần văn học sau 1975 xuất hiện nhiều thể loại khác nhau. Nếu như GV không có trong tay những tri thức cần thiết về thể loại thì việc định hướng và tổ chức cho HS chiếm lĩnh tác phẩm sẽ không hề đơn giản. Phải làm sao để HS thực sự đến với văn chương bằng cả trái tim và trí tuệ. Có như vậy, giờ văn mới thực sự được trả về đúng với bản chất của nó.

Phần văn học Việt Nam sau 1975 có nhiều tác phẩm mới với hướng tiếp cận mở, GV gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản. Bản thân một bộ phận GV còn lúng túng trong việc hướng dẫn HS tìm ra hướng phân tích tác phẩm. Rõ ràng GV muốn tiếp cận, giải mã những tác phẩm trong giai đoạn này thì phải biết tự tìm tòi đổi mới trong phương pháp tiếp cận văn chương đương đại. Những tri thức lí luận thực sự phải trở thành tri thức phương pháp, chìa khoá để giải mã tác phẩm. Có như vậy, GV mới có thể tổ chức, định hướng quá trình tiếp nhận tác phẩm ở HS một cách có hiệu quả.

* Về phía HS: Hầu hết HS ý thức về tầm quan trọng của tri thức lí luận trong quá trình đọc

hiểu tác phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít HS chưa nhận thức được điều này. Tình trạng HS chưa biết cách vận dụng những tri thức lí luận văn học vào quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là một thực tế khá phổ biến ở nhà trường phổ thông hiện nay. Điều đó khiến cho các em tiếp thu các tác phẩm một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo.

Khi học các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1975, HS còn gặp nhiều khó khăn: khó khăn về tài liệu tham khảo, có kiến thức nhưng khó vận dụng...Để có thể cảm và hiểu được những tác phẩm sau năm 1975, đòi hỏi ở HS những tri thức về lí luận văn học và sự hướng dẫn của GV để HS có thể vận dụng được những tri thức ấy vào tiếp nhận tác phẩm. Trong quá trình giảng dạy, GV phải định hướng cho HS những tri thức cần thiết bổ trợ cho việc phân tích tác phẩm. Có làm được như vậy, HS mới có thể khám phá các lớp ý nghĩa của

Page 8: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

những tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1975 ở chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tri thức lí luận văn học trong dạy học đọc hiểu TPVC. Đặc biệt, bộ phận văn học Việt Nam sau năm 1975 với nhiều tác phẩm mới, nhiều hướng tiếp cận, nếu như không vận dụng những tri thức mang tính công cụ vào việc tổ chức quá trình đọc hiểu để khám phá tác phẩm là điều khó khăn. Vận dụng tri thức về thể loại văn học vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản là nhằm góp phần nâng cao trình độ quan niệm trong tiếp nhận văn học, phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho HS.

2. VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM

1975 Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca –

Thanh Thảo theo hướng vận dụng tri thức lí luận về thể loại thơ hiện đại. a. Thơ: Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm

trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Bàn về thơ, Sóng Hồng viết: Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn tả bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường. (Từ điển Thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) – NXB Giáo Dục).

b. Đặc điểm của thơ hiện đại: * Về cơ bản, thơ thuộc loại trữ tình, dù trong thơ có thể chứa đựng những

yếu tố của tự sự. Đi vào thế giới của thơ, người đọc bắt gặp ở đó những biểu hiện trực tiếp cảm xúc, cả những suy tư của chủ thể trữ tình. Chính vì tập trung vào thể hiện những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm thầm kín, chủ quan của chủ thể trữ tình nên thơ có khả năng biểu hiện những vấn đề và chân lý phổ quát của tồn tại con người như sự sống, cái chết, tình yêu, niềm tin, lý tưởng...Ở thơ, bao giờ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường, trong đó, đặc biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt đặc biệt của từ ngữ ở phương diện âm thanh và phương diện tạo hình. Có thể khẳng định: thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là tiếng nói, khúc hát của tâm hồn. Vì vậy, đến với thơ là tìm đến với những tâm hồn đồng điệu, để bắt gặp tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.

*Ở trường phổ thông hiện nay, hiện tượng HS ít hiểu biết về thơ, ít yêu thơ không phải là điều hiếm gặp. Thậm chí với nhiều em, thế giới thơ hoàn toàn là một thế giới xa lạ. Bản thân các em hiểu biết rất ít về thơ hiện đại. Để tìm được con đường đưa thơ đến với HS, thiết nghĩ bản thân mỗi GV chỉ giảng được thơ trên trang sách khi nắm được thơ của cuộc đời và tấm lòng người giảng cũng là một tấm lòng thơ. Bởi lẽ, dù là thơ cổ điển hay hiện đại, dù người làm thơ có muốn đổi mới gì đi chăng nữa thì thơ ca muôn đời vẫn là tiếng nói hồn nhiên

Page 9: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

nhất, nguyên sơ nhất và giàu tính nhân bản nhất của con người về cuộc sống, về sự cao đẹp của con người.

Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về loại thể, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó. Vì thơ là hình tượng trong ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang, nên khi dạy thơ, GV cần lưu ý đến khâu đọc diễn cảm. “Khi đọc thơ, phải làm cho mỗi tiếng trong thơ sáng hết hình và ngân hết nhạc”. Khi tổ chức quá trình dạy đọc hiểu các tác phẩm thơ hiện đại, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ. Nếu trong thơ trung đại, thường không có sự hiện diện trực tiếp của cái tôi chủ thể trữ tình thì trong thơ hiện đại, cái tôi của chủ thể trữ tình thường công khai và có ý thức mạnh mẽ tự biểu hiện, không chỉ xúc cảm, quan niệm về thế giới mà còn cả những điều thầm kín riêng tư nhất.

Tìm hiểu nội dung của bài thơ nhất thiết phải hướng dẫn HS tìm ra được mạch diễn biến, triển khai của tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Điều này có nghĩa là phải tìm cho được cách kết cấu của bài thơ. “Mỗi tác phẩm là một cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, thành phần phức tạp. Toàn bộ những yếu tố, thành phần đó sắp xếp, gắn với nhau theo một kiểu gọi là kết cấu của tác phẩm”. Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố của bài thơ như: ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng, nhưng yếu tố cơ bản quy định nên kết cấu của bài thơ chính là mạch diễn biến của cảm xúc và ý tưởng. Kết cấu bộc lộ tài năng và tính sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời phản ánh được quy luật vận động và phát triển của đời sống. Đời sống thì đa dạng, luôn vận động tiến hoá, điều đó dẫn đến sự đa dạng và luôn biến hoá của hình thức kết cấu.

M.Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Ngôn ngữ là chất liệu để người nghệ sĩ vẽ nên bức tranh đời sống và truyền đạt những thông điệp tư tưởng – thẩm mĩ đến người đọc. Ngôn từ tác phẩm chính là chiếc cầu nối giữa nhà văn và người đọc. Như vậy, ngôn ngữ chính là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện các tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người cầm bút. Đặc biệt trong thơ, mọi khả năng biểu đạt, sức mạnh và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học được thể hiện đầy đủ hơn cả. Ngôn ngữ thơ gắn chặt với đặc điểm ngôn ngữ của mỗi dân tộc, đồng thời mang đậm dấu ấn cá tính phong cách của nhà thơ. Nếu trong thơ trung đại, do sự chi phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh, do quan niệm mỹ học thiên về tính cân xứng, tính sùng cổ, mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng thì trong thơ hiện đại, ngôn ngữ thơ thoát khỏi tình trạng nặng về tính trang nhã, ước lệ, dày đặc điển cố trong từ chương sách vở để gần hơn với tình cảm, cảm xúc tự nhiên của con người do chủ thể trữ tình được giải phóng thoát khỏi những ràng buộc con người cá nhân. Chính sự đa dạng về tư duy nghệ thuật và sự phong phú về giọng điệu đã khiến cho ngôn ngữ thơ có sự phân hoá và phân cực về cả bề nổi và về cả tầng sâu: bên cạnh thứ ngôn ngữ gần gũi với đời thường là loại ngôn ngữ mờ nhoè, đậm chất tượng trưng, siêu thực, bên cạnh

Page 10: VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY …

thứ ngôn ngữ bình dị là những văn bản thơ ngôn ngữ chắp vá một cách cố ý nhằm tạo nên sự lạ hoá…

c. Cách thực hiện. c.1. Về tác giả: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự đổi mới trong thơ

Thanh Thảo. Đàn ghi ta của Lorca rất tiêu biểu cho nỗ lực cách tân thơ Việt Nam của Thanh Thảo, bài thơ có phần khó hiểu vì nó nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực mà ông chịu ảnh hưởng ít nhiều ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha Gar-xi-a Lorca mà ông hết lòng ngợi ca. Cho nên khi dạy bài thơ này giáo viên phải cung cấp và giảng giải cho học sinh khái niệm thơ tượng trưng và siêu thực, được thể hiện cụ thể trong bài thơ như thế nào?

c.2. Về bài thơ: Gv phải giảng cho học sinh hiểu được giá trị của bút pháp siêu thực trong Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo.

Trước hết, thơ hiện đại dòng tượng trưng, siêu thực tạo nên sự khác biệt với thơ cổ điển và lãng mạn ở việc thể hiện vai trò “cái tôi”. Nếu trong thơ cổ điển, cái tôi bị phủ định, trong thơ lãng mạn, cái tôi lại được đưa lên vị trí độc tôn thì đối với các nhà thơ tượng trưng và siêu thực, cái tôi đã mất vị trí độc tôn, bị lu mờ, thậm chí trở thành cái tôi đa ngã. Chủ nghĩa siêu thực đề ra một hệ thống quan điểm mỹ học, gồm: Đề cao và chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất ngờ trong thế giới vô thức; đề cao vai trò của cái hỗn độn, phi logic, phi luận lí; phá vỡ sự ngăn cách giữa chủ thể và khách thể.

Bản thân HS sẽ khó hiểu những lí thuyết mà GV cung cấp. Vì vậy, những kiến thức trừu tượng này cần được chứng minh cụ thể qua từng hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm. GV có thể gợi ý để HS hiểu những ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng, siêu thực thể hiện trong văn bản này. Hình ảnh đầu tiên được Thanh Thảo gợi ra là “những tiếng đàn bọt nước”. Người đọc có thể hiểu tiếng đàn đó không chỉ có chức năng tạo ra âm thanh, thành bản nhạc mà nó còn mang tính tạo hình qua hình ảnh “bọt nước”. Đây là hình ảnh đem lại sự thụ cảm vừa bằng thính giác vừa bằng thị giác, mà sáng tạo ra các hình ảnh thị giác là điều mà các nhà thơ siêu thực thường quan tâm. Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” lại có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống đấu bò tót của Tây Ban Nha và ám chỉ tình hình chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài nơi đây. Như vậy, có thể hiểu cả Tây Ban Nha đang trở thành một đấu trường, không phải giữa người đấu với bò mà giữa người với người, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và thể chế chính trị hà khắc.

Bài thơ dẫu có chịu ảnh hưởng của bút pháp ấn tượng, tượng trưng nhưng kĩ thuật siêu thực mới thực sự quyết định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Nghệ thuật siêu thực tập trung ở cái nhìn, một cái nhìn đặc biệt, không phân biệt sự vật hiện tượng trong không gian thời gian, không phân biệt yếu tố trừu tượng hay cụ thể. Chiếc áo choàng đỏ gắt gợi vẻ ngang tàng, khí phách của Lorca và của nền văn hóa đấu bò Tây Ban Nha, đồng thời gợi cái chết bi thảm của người nghệ sĩ khao khát tự do, khao khát cách tân nghệ thuật.

Từ cái nhìn này, GV phải giảng giải cho học sinh hiểu được: thơ siêu thực tạo nên những kết nối ngẫu nhiên (tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy). Kĩ thuật liền kề này thực chất là đả phá trật tự tuyến tính trong tư duy thơ trước đó.