65
Chương hai VĂN BẢN TỰ SỰ I - LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Những điều cần lưu ý - Ở học kì I lớp 8, học sinh đã được học bài tóm tắt văn bản tự sự với các nội dung cơ bản sau : + Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. + Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự. + Cách thức tóm tắt văn bản tự sự. + Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. - Chương trình Ngữ văn 9 tiếp tục dạy tóm tắt văn bản tự sự song chủ yếu là việc thực hành tóm tắt các tác phẩm văn xuôi trung đại với tinh thần tích hợp. Học sinh khi làm bài tập thực hành chỉ cần xoáy vào hai nội dung cần có. + Nắm được các tình huống và sự cần thiết phải tóm tắt một văn bản tự sự. + Được rèn luyện cách tóm tắt văn bản tự sự qua các bài tập cụ thể. - Những vấn đề phức tạp hơn về tóm tắt văn bản như độ dài ngắn của văn bản tóm tắt ; tóm tắt phục vụ những mục đích đặc biệt ; tóm tắt các văn bản có những nội dung, tính chất khác nhau ; tóm tắt phần đầu (hoặc phần cuối, hoặc phần giữa) văn bản... sẽ tiếp tục được học ở những lớp thuộc cấp THPT. 1. Ghi nhớ Chất lượng của một bài tóm tắt văn bản tự sự thường được thể hiện ở các tiêu chuẩn sau : + Đáp ứng- đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt. Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà Đông Hotline: 0902196677 Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax /

hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Chương hai VĂN BẢN TỰ SỰ

I - LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

- Ở học kì I lớp 8, học sinh đã được học bài tóm tắt văn bản tự sự với các nội dung cơ bản sau :

+ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.

+ Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự.

+ Cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

+ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.

- Chương trình Ngữ văn 9 tiếp tục dạy tóm tắt văn bản tự sự song chủ yếu là việc thực hành tóm tắt các tác phẩm văn xuôi trung đại với tinh thần tích hợp. Học sinh khi làm bài tập thực hành chỉ cần xoáy vào hai nội dung cần có.

+ Nắm được các tình huống và sự cần thiết phải tóm tắt một văn bản tự sự.

+ Được rèn luyện cách tóm tắt văn bản tự sự qua các bài tập cụ thể.

- Những vấn đề phức tạp hơn về tóm tắt văn bản như độ dài ngắn của văn bản tóm tắt ; tóm tắt phục vụ những mục đích đặc biệt ; tóm tắt các văn bản có những nội dung, tính chất khác nhau ; tóm  tắt    phần đầu  (hoặc phần cuối, hoặc phần giữa) văn bản... sẽ tiếp tục được học ở những lớp thuộc cấp THPT.

1. Ghi nhớ

Chất lượng của một bài tóm tắt văn bản tự sự thường được thể hiện ở các tiêu chuẩn sau :

+ Đáp ứng- đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.

+ Bảo đảm tính khách quan : trung thành với văn bản được tóm tắt; không thêm bớt vào các chi tiết những sự việc không có trong văn bản ; không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt...

+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh : dù ở mức độ khấc nhau nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thức).

+ Bảo đảm tính cân đối : số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương mục, phần,... một cách phù hợp.

+ Luôn nhớ quy tắc sau :

Chỉ nêu các tình tiết chính. Không kể lại lời đối thoại. Không nêu các tình tiết phụ.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 2: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

2. Bài tập

Bài số 1. Cho đề bài sau : Hãy tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trong đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu.

Một bạn học sinh đã làm bài như sau :

“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần chúa cho binh lính dân hầu và các nội thần giả đàn bà ngồi bán hàng quanh Hồ Tây, bọn nhạc công ngồi gần đó chốc lại hoà vài khúc nhạc, việc xây dựng đình đài, chúa làm liên tục. Thuở ấy, bao nhiêu chim quý, đá lạ, chậu hoa cây cảnh đẹp đều phải thu về cho chúa, kể cả một cây đa to, cành lá rườm rà, chở qua sông, huy,động biết bao người, lại còn đánh thanh la rộn ràng đốc thúc. Bọn hoạn quan cung giám nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm dân lành, nhà nào có của tốt, đồ đẹp xí phần, rồi đêm lại mò lấy trộm, rồi vu cho nhà đó giấu của tốt không chịu nộp bắt vạ. Nhà của chính tác giả đã phải chặt đi một cây lê, hai cây lựu trắng đang nở hoa rất đẹp, để tránh tai vạ”.

a) Theo em, bài làm trên đã tóm tắt văn bản đạt yêu cầu chưa ?

b) Nếu đạt, vì sao ? Nếu chưa đạt, vì sao ? Hướng sửa chữa.

Bài số 2. Hãy tóm tắt một câu chuyện xảy ra mà em đã nghe và chứng kiến trong đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu.

Bài số 3. Để tóm tắt được truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê trong đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu, một bạn học sinh đã dự kiến các tình tiết chính sau :

1. Hoàn cảnh sống và làm việc của ba cô gái thanh niên xung phong : Phương Định, Thao, Nho.

2. Những đặc điểm tiêu biểu chung và riêng của ba cô gái.

3. Những đặc điểm về hình thức và phẩm chất của nhân vật Phương Định.

4. Những hồi tưởng của Phương Định về quá khứ êm đềm  nơi  quê  hương Hà Nội với ngôi nhà nhỏ và mẹ.

a) Theo em, dự kiến của bạn học sinh trước khi tóm tắt truyện ngắn đã đầy đủ chưa ? Thiếu hay thừa ? Hãy làm cho hoàn chỉnh.

b) Sau đó, dựa vào các tình tiết đã dự kiến, trình bày phần tóm tắt truyện trong đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu.

Bài số 4. Hãy tóm tắt truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu.

Bài số 5. Hãy tóm tắt hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái trong đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 3: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

II - MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

- Chương trình Ngữ văn THCS được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này, có những điểm giống và khác nhau.

+ Giống nhau : Trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn cả hai vòng đều lặp lại các kiểu vãn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, điều hành (hành chính, công vụ). Cả hai vòng đều đọc - hiểu các văn bản thuộc các thể loại như tự sự, trữ tình, nghị luận, kịch,... ; cả hai vòng đều học về các vấn đề cơ bản của tiếng Việt như : từ vựng, cú pháp, chính tả,...

+ Khác nhau : Bổ sung thêm một số vấn đề khác, đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Chẳng hạn, văn miêu tả học ở vòng một với mục đích chủ yếu là giới thiệu và hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng chung nhất như : quan sát, tưởng tượng, so sánh, liên tưởng,... Về các đề tài. miêu tả phổ biến nhất như : tả cảnh, tả người với những yêu cầu cơ bản, nhưng không phức tạp (chỉ xem miêu tả như một kĩ năng riêng biệt, chỉ yêu cầu viết một đoạn văn miêu tả không dài,...). Đến vòng hai, vẫn là văn miêu tả nhưng được dùng ở yêu cầu cao hơn. Các bài học ở vòng hai không tách các yếu tổ miêu tả ra để xem xét một cách độc lập, mà thấy sự đan xen, hoà quyện của các yếu tố này với các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh, lập luận trong một văn bản, nhất là sự gắn bó của miêu tả với tự sự và thuyết minh. Nếu vòng một chỉ tập trung tả bên ngoài, thì vòng hai kết hợp' tả ngoại hình với tả tâm lí, tình cảm, kết hợp tả cảnh với tả tình, sự phù hợp giữa ngoại hình với nội tâm nhân vật, thay đổi điểm nhìn trong quan sát,..; Ngoài ra, vòng hai còn giới thiệu thêm văn thuyết minh như một trường hợp đặc biệt của văn miêu tả mà vòng một chưa học. Đề bài tập làm văn ở vòng hai là loại đề tổng hợp, yêu cầu về độ dài và tính hoàn chỉnh của bài văn được đặt ra một cách rõ rệt.

- Về lí thuyết, chia ra các phương thức biểu đạt để dễ. phân biệt và rèn luyện. Thực ra trong thực tế, luôn có một sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức biểu đạt chính. Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo chính yếu mà các nhà văn thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả, biểu cảm ; có khi cả thuyết minh và nghị luận trong tự sự nữa. Theo tinh thần trên, sách Ngữ văn 8 đã hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một kiểu văn bản.

- Chương trình Ngữ văn 9 lại tiếp tục hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một kiểu văn bản. Ở lớp 9, sẽ có những tiết học nhằm củng cố và rèn luyện việc viết bài văn tự sự một-cách linh hoạt, đồng thời giúp soi sáng cho việc dạy đọc - hiểu các văn bản ở phần Văn theo tinh thần tích hợp. Nói cách khác, các tri thức và kĩ năng của phần Tập làm văn không chỉ giúp học sinh tạo lập văn bản (viết bài văn của mình), mà còn giúp các em đọc - hiểu văn bản của người khác.

- Ở phần II này các bài tập đều hướng vào hình thành và rèn kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả với hai yêu cầu sau :

+ Thứ nhất, thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự (kể chuyện)

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 4: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

+ Thứ hai, luyện tập viết các đoạn văn, bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả.

1. Ghi nhớ

Trong khi kể chuyện, người kể cần miêu tả chi tiết hành động,, cảnh vật, con người và sự việc thì câu chuyện mới trở nên cụ thể, gợi cảm và sinh động.

Bài số 6. Đọc phần trích của văn bản dưới đây :

“Ở lớp 3A của mình, cô giáo vẫn hay đọc truyện tả về mẹ của người ta rất hiền từ và dịu dàng. Nhưng mình thấy mẹ mình không giống thế đâu !

... Mình rất thích tấm ảnh mẹ đeo huy chương. Mẹ mặc võ phục trắng, thắt đai đen ngang bụng, cổ đeo chiếc huy chương vàng sáng loáng. Mình thấy mẹ đẹp và oai như siêu nhân vũ trụ. Mẹ đá thật cao và hét thật to. Mình ước gì có khủng long hay quái vật hành tinh xuất hiện để mẹ mình tiêu diệt. Những lúc mẹ mặc áo đầm như Xu-ka, trông mẹ chỉ hơi đẹp đẹp thoi.

Mình hỏi Bảo Hân (học sinh lớp võ mẹ dạy) :

- Mẹ cậu có biết võ như mẹ tớ không ?

- Mẹ tớ ấy à ? Không, mẹ tớ chỉ biết nấu cơm thôi !

- Thế thì mẹ cậu dở lắm ! Thế mẹ cậu có huy chương vàng không ?

- Cũng không thì phải ! Tớ chỉ thấy mẹ tớ có dây chuyền vàng thôi”.

(Trích Trần Duy Phương, truyện ngắn Mẹ của mình)

a) Em hiểu nội dung văn bản trích như thế nào ? Chuyện do ai kể ?

b) Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong văn bản trên. Nêu tác dụng của các yếu tố đó.

c) Trong văn bản trích trên, có một đoạn đối thoại. Hãy thảo luận cùng các bạn trong lớp em về tác dụng của đoạn đối thoại này.

d) Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trích trên.

Bài số 7. Đọc hai đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (Chị em Thuỷ Kiều, Cảnh ngày xuân - Ngữ văn 9, tập một).

a) Tìm các yếu tố tả người, tả cảnh trong hai đoạn trích.

b) Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích ?

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 5: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Bài số 8. Hãy viết một đoạn văn kể chuyện chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều). Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả hợp lí.

Bài số 9. Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thụy Kiều bằng lời van của em.

Theo em, bài văn em vừa trình bày được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A - Tự sự.

B - Miêu tả.

C - Biểu cảm.

D - Thuyết minh.

III - HƯỚNG DẪN RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ

Bài số 10. Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

a) Tìm hiểu đề

b) Lập dàn ý

c) Viết bài văn hoàn chỉnh.

Bài số 11. Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân.

(Yêu cầu như ở Bài số 10).

Bài số 12. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc xem trên màn ảnh. (Yêu cầu như ở Bài số 10, 11).

Bài số 13. Đã có lần, em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

(Yêu cầu như ở Bài số 10, 11, 12).

IV - MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

- Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 8, miêu tả chủ yếu được đề cập đến là dạng bài miêu tả bên ngoài. Đối với tả người, đó là miêu tả ngoại hình. Ngữ văn 9 tiếp tục rèn luyện về miêu tả, nhưng có nâng cao và phát triển thêm. Học sinh cần hiểu thế nào là miêu tả bên ngoài, thế nào là miêu tả nội tâm trước khi rèn kết hợp các yếu tố này trong tự sự.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 6: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Đối tượng của miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc,... có thể quan sát được trực tiếp. Còn đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật,... những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

- Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ .với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng nhân vật người đọc hình dung được hình thức bên ngoài.

Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến của nghệ thuật. Những tác phẩm vãn học dân gian, nhìn chung không có miêu tả tâm.trạng, nội tâm. Nhân vật trong truyện cổ dân gian chủ yếu tự bộc lộ mình qua hành động, sự việc, ngôn ngữ,... Tính cách nhân vật cũng đơn giản, một chiều, phần lớn là các nhân vật chức năng - loại nhân vật sinh ra chỉ để làm một việc, thực hiện một chức năng nào đó. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết, mới có miêu tả nội tâm, miêu tả tâm trạng.

1. Ghi nhớ

- Miêu tả nội tâm là tái hiện những suy. nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật ; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

2. Bài tập

Bài số 14. Đọc phần trích của các văn bản dưới đây :

1. “Cụ Bá sinh một người con gái không biết tên là gì, người ta thường gọi nôm là Mít. Mặt tròn, má phình, chân tay mũm mĩm, da mịn, tóc dài, đứng lên còn chấm đất. Cô không đẹp lắm nhưng có duyên, cười rất tươi, má lúm đồng tiền tròn xoáy. .Cô thích đội khăn vuông mỏ quạ. Trời rét cũng như trời nóng, cô thích trùm khăn để khỏi xấu đôi má phình”.

(Theo Song An Hoàng Ngọc Phách)

2. “Đêm Hà Nội thật đẹp. Những con phố vắng. Hàng cây vào đông thưa lá. Mùi hoa sữa đặc quánh. Hường đã bao lần ước ao được đi trên con đường thoang thoảng mùi hoa sấu với người Hường yêu. Hai cô bạn đã ngủ. Hường lại để những ý nghĩ lướt đi trên con đường vắng”.

(Trích truyện ngắn Niềm tin của Nguyễn Thị Lan,

Giải Nhì cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, sinh viên, học sinh - NXB Giáp dục, 2004)

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 7: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

3. “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì nó chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên... Này ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão cư xử với tôi như thế này ?”. Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn tránh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !”.

(Trích Nam Cao, Lão Hạc)

4. “Về quê ! Lúc bức xúc, hoang mang nhất, tôi lại tìm về quê, hơi ấm mẹ sẽ làm tôi nhẹ nhõm và dịu lòng... Tôi bắt đầu vào đời từ năm năm trước : Ngày tôi rời quê ra thành phố, tôi hoan hỉ : Chào những ao tù nước đọng, chào đường làng gập ghềnh sống trâu,  chào tuổi thơ nhọc nhằn tối ngày cắt cỏ chăn trâu, tóc cháy hòe vàng. Xa thật rồi những ngày tháng mười mót thóc dài lội bì bõm đạp rong rêu, gốc rạ. Bàn chân tôi không còn nứt nẻ đạp cỏ giẫm sương sớm, gánh năn lác khô đi ngược chiều gió thổi cuối mùa đông... Lòng háo hức, ý nghĩ nông nổi ngày xa quê ấy, buồn vui thời sinh viên, cay đắng lúc chờ xin việc... tất cả như vừa mới hôm qua”.

(Trích truyện ngắn Những bước đi vào đời của Sương Nguyệt Minh -

Giải Nhì   cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên,

sinh viên, học sinh, NXB Giáo dục, 2004)

a) Nêu nội dung của các văn bản trích trên, mỗi nội dung chứa trọn từ 1 đến 2 câu văn.

b) Tìm những câu văn, đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bên ngoài, miêu tả ngoại hình của con người.

Tìm những câu văn, đoạn văn miêu tả nội tâm của nhân vật (tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật trực tiếp).

c) Những; câu văn, đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bên ngoài hoặc ngoại hình của nhân vật ờ các văn bản trên, có mối quan hệ gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật ? Hãy phân tích để làm rõ.

Từ đó có thể phân biệt được thế nào là miêu tả nội tâm trực tiếp, thế nào là miêu tả nội tâm gián tiếp không ?

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 8: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Bài số 15. Từ chỗ hiểu về miêu tả nội tâm nhân vật, hãy chọn 1 hoặc 2 đoạn văn trích trong các tác phẩm đã học, vận dụng để phân tích những câu văn miêu tả nội tâm trực tiếp, gián tiếp và kết luận về cái hay của cách miêu tả sâu Sắc này trong văn tự sự.

Bài số 16. Để giải một bài tập : Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều, Nguyễn Du), một bạn học sinh đã chọn các câu thơ dưới đây. Theo em, cách chọn của bạn học sinh này đúng hay sai ? Vì sao ?

- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài lầu Ngưng Bích :

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tẩm trăn ẹ gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Hoặc :

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- Những câu thơ miêu tả nội tâm :

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ?

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 9: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Bài số 17. Đọc nhiều lần đoạn trích Mã Giấm Sinh mua Kiều - Truyện Kiều - Nguyễn Du).

a) Em có đồng ý không nếu bạn em chọn hai câu thơ sau đây là    hai câu miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh ?

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao

- Hai câu thơ miêu tả trên có giúp người đọc hiểu phần nào phẩm chất bên trong của Mã Giám Sinh không ? Phân tích.

b) Một bạn học sinh khác đã chọn bốn câu thơ dưới đây (cũng trong đoạn trích trên) miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. Em có đồng ý không ? Tại sao ?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng /

Ngại ngùng dín gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.

Bốn câu thơ miêu tả trên về Thuý Kiều có giúp người đọc hiểu thêm được hình thức bên ngoài của nàng Kiều không ? Vì sao ?

Bài số 18. Hãy ghi nhật kí về một ngày không thể quên của em, có thể là chuyện vui, có thể là chuyện buồn hoặc là một sự kiện bất ngờ nào đó đến với em (có thể sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả nội tâm trực tiếp và yếu tố miêu tả nội tâm gián tiếp).

Bài số 19. Có thể chọn một tác phẩm văn học dân gian đã học ở các lớp 6, 7 (thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,...) để phân tích và chứng minh nội dung sau : “Nhìn chung, văn học dân gian không có miêu tả tâm trạng, nội tâm của nhân vật. Miêu tả nội tâm nhân vật trong tự sự là một bước tiến của nghệ thuật văn chương”.

V - NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

- Chương trình Ngữ văn THCS cung cấp sáu kiểu văn bản dựa trên sáu phương thức biểu đạt chính. Trong sáu phương thức biểu đạt ấy, có những phương thức gần nhau hơn. Ví dụ : tự sự và miêu tả, tự sự và biểu cảm, miêu tả và thuyết minh, miêu tả và biểu cảm,...

- Phương thức nghị luận có những điểm khác biệt khá rõ với các phương thức đã nêu. Nếu các phương thức kể ở trên chủ yếu dùng hình-tượng, hình ảnh, xúc cảm để tái hiện hiện thực, thì nghị luận dùng lí lẽ,'sự lô gích, phán đoán..., nhằm làm sáng tỏ cho một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở cho tư duy hình tượng (tưởng

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 10: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

tượng - hư cấu), còn nghị luận là cơ sở của tư duy luận lí (khoa học lô gích). Đặc trưng tủa nghị luận là sự chặt chẽ, rỗ ràng và có sức thuyết phục cao.

Mặc dù có những điểm khác nhau như thế nhưng nghị luận vẫn xuất hiện trổng các văn bản tự sự, cũng như trong các văn bản nghị luận vẫn xuất hiện các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và thuyết minh.

Vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, cho nên trong văn bản tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt. Mà cuộc sống thì vô cùng phong phú, đa dạng với đầy đủ các tình huống, cảnh ngộ, các kiểu nhân vật, các mẫu người mà ta vẫn gặp hằng ngày. Để tập trung khắc hoạ một kiểu nhân vật nào đấy hoặc thể hiện một triết lí hay suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về lí tưởng, về cuộc đời, về yêu ghét, vui buồn,... người viết 'không thể không dùng các yếu tố nghị luận để tô đậm điều mình muốn thể hiện một cách ấn tượng. Ví dụ : Nhà văn Lỗ Tấn đã mượn yếu tố nghị luận để diễn tả suy nghĩ của một nhân vật về một tương lai giải phóng khỏi cuộc đời đau khổ của người nông dân, người lao động qua truyện ngắn Cố hương.

Để làm rõ tính cách của Hoạn Thư “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”, tác giả thiên tài Nguyễn Du cũng phải kết hợp miêu tả với yếu tố nghị luận.

Một ông giáo của Nam Cao, “người có chữ” đã trăn trở, dằn vặt về con người, về cuộc đời, không thể không kết hợp các yếu tố miêu tả với nghị luận. Độ dày đặc của yếu tố nghị luận còn nhiều hơn nữa trên các trang sách của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Bến quê,...

- Tất nhiên, trong một văn bản mà phương thức chính, là tự sự thì yếu tố nghị luận đưa vào chỉ với mục đích tăng sức thuyết phục của tự sự, có nghĩa là nghị luận đưa vào văn bản tự sự sao cho có sự đan xen hợp lí, không làm mất đi phương thức chính là tự sự, yếu tố nghị luận trong một câu chuyện chỉ là những yếu tố biệt lập, đơn lẻ ở một tình huống cụ thể, một sự việc, một nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện.

1. Ghi nhớ

Trong văn bản tự sự, để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật, qua phương pháp nghị luận, nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thực hiện mục đích ấy. Nội dung trình bày thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

2. Bài tập

Bài số 20. Hãy đọc câu chuyện sau-đây và trả lời các câu hỏi.

“Mùa-hè đến. Trời nắng chang chang. Thỏ Con không còn gì để ăn nữa. Nó đành đội mũ cẩn thận và ra khỏi nhà để kiếm cái ăn. Thỏ vào rừng tìm mãi. Bỗng nhiên, Thỏ Con reo lên một cách sung sướng : “Ôi, ở đầy có hai củ cải trắng. Mình thật may mắn”. Thỏ Con liền nhổ hai củ cải trắng lên khỏi mặt.đất, rồi đi về nhà... Đi được một đoạn, Thỏ chợt nhớ tới Dê Con : “Trời nắng thế này, chắc Dê Con không có gì ăn. Ta đem cho Dê Con một củ cải trắng mới được”. Thỏ Con đến nhà Dê Con, nhưng Dê Con đi vắng. Thỏ Con để một củ cải

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 11: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

trắng lên bàn của Dê Con, rồi ra về. Dê Con đi kiếm cái ăn. Nó kiếm được một cái bắp cải và quyết định ăn một nửa, còn một nửa để dành cho hôm sau. Vừa mở cửa vào nhà, Dê Con ngạc nhiên khi thấy một củ cải trắng ở trên bàn, nó ngạc nhiên kêu lên : “Ôi ! Củ cải trắng ở đâu mà ngon thế này ?”. Dê Con ngắm nghía củ cải trắng, rồi chợt nghĩ : “Trời nắng thế này, chắc Hươu Con không có gì ăn. Ta phải đem cho Hươu Con củ cải trắng mới được”. Dê Con đến nhà Hươu Con, nhưng Hươu Con không có nhà. Dê Con liền đặt củ cải trắng lên bàn của Hươu Con và ra~về. Hươu Con vừa từ rừng về, nhìn thấy củ cải trắng trên bàn, thèm quá, Hươu Con định ăn... Nhưng Hươu Con sực nhớ là bạn Thỏ Con đang đói. Nó quyết định đem đến cho Thỏ Con củ cải trắng. Trong nhà, Thỏ Con đang ngủ say. Hươu Con không muốn đánh thức bạn dậy, nó lặng lẽ đặt củ cải trắng lên bàn và ra về. Thỏ Con ngủ vùi trong gió mát.

Đến khi bụng đói cồn cào, Thỏ ta mới vươn vai trở dậy. Nhìn thấy củ cải trắng trên bàn, Thỏ Con vô cùng ngạc nhiên, kêu lên :

- Ôi, lạ thật ! Sao củ cải trắng của mình lại về đây nhỉ ?

Thỏ Con suy nghĩ một lát và hiểu rằng ; Những người bạn tốt bao giờ cũng biết nhường nhau. Và họ đã đem củ cải trắng đến cho mình !”.

(Theo báo Hoạ mi, số 19, 2005)

a) Hãy chọn trong các gợi ý sau để đặt tên cho câu chuyện trên, sao cho đúng và hay.

A - Thỏ Con và củ cải trắng.

B - Cuộc phiêu lưu đầy tình yêu thương của củ cải trắng.

C - Thỏ Con, Dê Con, Hươu Con.

D - Những người bạn tốt bao giờ cũng biết nhường  nhau.

E - Tình bạn tuổi thơ.

b) Văn bản trên do sơ ý nên viết liền mạch. Hãy tách thành các phần hợp lí trong bố cục một văn bản tự sự. Sự phân chia ấy được dựa trên cơ sở nào ?

c) Theo em, đối tượng cần nghe câu chuyện trên thường là các bé ở lứa tuổi nào ?

Văn bản tự sự trên có kết hợp khéo léo yếu tố nghị luận không ? (dù sự đan xen của nghị luận ở đây rất nhẹ nhàng). Hãy chỉ ra các yếu tố nghị luận ấy.

d) Người kể chuyện trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ? Suy nghĩ của em về các nhân vật : Thỏ Con, Dê Con, Hươu Con. Theo em, tại sao người viết lại đưa tình huống khi Thỏ Con đến nhà Dê Con thì không gặp Dê Con, và khi Hươu Con mang củ cải trắng đến nhà Thỏ Con, Thỏ Con lại đang ngủ rất say. Nếu Dê Con gặp Hươu Con và Hươu Con lại gặp Thỏ Con thì tình huống truyện sẽ thế nào ?

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 12: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Bài số 21. Đọc lại văn bản Thuý Kiều báo ân  báo oán (Truyện  Kiều, Nguyễn Du), có bạn học sinh cho rằng : Tuy Hoạn Thư đang trong cơn “hồn lạc phách xiêu”, nhưng vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Em có đồng ý với ý kiến của bạn học sinh trên không ? Hãy chép lại những dòng thơ có lời biện minh của Hoạn Thư.

a) Những lí lẽ nào được nêu ra sau đây đúng nhất với đoạn biện minh của Hoạn Thư :

A - Tôi là đàn bà, nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu lẽ đời thường).

B - Tôi đã đối xử tốt với cô (Kiều) khi cho cô ra ở gáy viết kinh và khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công). *

C - Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai (tìm đồng minh để đỡ tội).

D - Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô, nên bây giờ chỉ còn trông mong ở lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao, tâng bốc Kiều).

E - Cả A, B, C, D.

b) Việc đan xen lập luận khi kể lể của Hoạn Thư đã, có tác dụng gì trong việc tạo hấp dẫn cho người đọc.

- Trong đoạn trích trên, còn có lời của Thuý Kiều với vai trò của người buộc tội bị cáo. Trong lời của Thuý Kiều có đan xen yếu tố lập luận không ? Nếu có, hãy chỉ ra dấu hiệu hình thức của lập luận và các lí lẽ trong nội dung lập luận.

Bài số 22. Văn bản dưới đây được lược trích trong truyện ngắn Mua nhà của Nam Cao, sáng tác năm 1943.  *

Kẻ bán nhà là một kẻ nhiều công nợ. Anh ta goá vợ. Anh ta phải nuôi hai đứa con thơ dại... Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp tốt là tôi ngu. Vày thì tôi mua cái nhà...

... Những mè, rui đã gỡ xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát... Tôi thấy con bé bừng mắt. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy ? Lòng tôi thắc mắc, nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ “mẹ ơi !”.

Tim tôi động một cái giống như bước hụt, rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá ! Tôi ác quá ! ...

... Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, cái nhà rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước... Nhưng mà thôi, anh Kim ạ ! Nghĩ ngợi làm gì nữa ? Ó cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co, thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ ? Nhưng biết làm sao được ? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy ? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình, mà chẳng thiệt đến ai

a) Em hiểu nội dung đoạn lược trích trên như thế nào ? Trình bày trong vài ba câu.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 13: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

b) Văn bản tự sự trên có đan xen yếu tố nghị luận không ? Hãy chỉ ra từng câu, từng đoạn, nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận (nếu có) đã gây sự thu hút cho người đọc ở điểm nào ? Phân tích.

c) Thời gian sáng tác truyện ngắn trên (1943) cùng nội dung đoạn trích gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì ? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu thể hiện cảm nghĩ của mình.

Bài số 23. Hãy lắng nghe cuộc đối thoại sau của hai nhân vật trong một truyện ngắn.

(Một bên là cậu ấm, con nhà giàu, đua xe, bạn gái chết, cậu ta phải cắt cụt đôi chân, đã hai tháng sống trong cơn cuồng nộ tuyệt vọng ; một bẽn là cô sinh viên nghèo, không gia đình, nhận trông thuê cậu ấm để lấy tiền ăn học).

"... -Nằm một chỗ, bà già vẫn phát lương. Còn mua sẵn chiếc xe hơi an ủi. Nhưng giờ tôi chỉ muốn chết. Hãy chỉ cho tôi cách chết ít đau đớn nhất. Tôi sẽ trả công cho cô.

... -Hôm nay có mấy kiểu chết trên báo, cậu chọn kiểu nào ? Nhảy từ cà phê 33 tầng vào sinh nhật lần thứ 21. Hỗn chiến tại quán bia, bị đâm. Một nữ sinh 17 tuổi dắt xe đạp băng qua đường sắt bị tàu đụng. Một thanh niên đi xe máy sụt ổ gà bị xe rác cán chết.

-Toàn ghê rợn / — Gã nhăn mặt.

-Làm gì có cái chết dịu dàng / Để tới cái chết phải băng qua đau đớn.

... - Cô sẽ làm gì nếu mai cô chết ? -Gã hỏi lại.

-Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để mai tôi vẫn sống. Một ngày là một cuộc chiến.

-Giá nghèo như cô, tôi sẽ không bất hạnh thế này. Không có xe để đua, không có tiền để đốt đời mình...

-Tại cậu chưa nếm mùi nghèo khổ đó thôi ! Tàn bạo, khốc liệt lắm, cuốn trôi bao ước mơ, đè bẹp bao số phận. Nhưng khi thừa mứa quá, nỗi đau trong tim còn dữ dội hơn cả cái đói. Một nhà văn đã nói thế.

-Cô nói đúng. Tôi thừa tiền mà đầy trống vắng. Nhà tôi ai cũng sống giả dối, mọi thứ dùng tiền mua. Mà này, cô em bằng tuổi tôi sao “già” thế ?

-Một chiếc xe chở ba người đã cướp mất tuổi thơ của tôi khi tôi lên sáu... Tôi văng khỏi chiếc xe đạp khóc ré lên, còn mẹ tôi nằm trên đường trưa im lặng... Tôi không có cha... ông cậu đem tôi về, lấy hết tiền người ta bồi thường, cho đi học nửa buổi, còn nửa buổi sai vặt, bưng bê trong quán cà phê của họ...

14 tuổi, tôi bị bà mợ ép bán cho một doanh nhân. Tôi cầm chai rượu quật vào ông ta và từ đó lang thang, vất vưởng rồi nương thân trong một mái ấm toàn những đứa trẻ không có tuổi thơ như mình. Tôi tự kiếm sông bằng mọi cách, giương vuốt bảo vệ mình và cố đổi thay số phận.

-Đời cô buồn nhỉ!

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 14: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Bởi vậy mỗi ngày của tôi là một cuộc chiến, chiến đấu để tồn tại, để biến đời buồn thành vui...

... -Tôi thích sự thách thức. Chính nhờ vậy mà tôi lao vào cuộc đua. Gã thở dài.

- Giờ cậu dám đua nữa không ?

-Đua với ai khi thế này... ?

-Với tôi. Chúng ta đua ngoi lên dưới ánh mặt trời. Thời hạn năm năm... ”

(Lược trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương - Giải Nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, sinh viên, học sinh của Hội Nhà văn Việt Nam và NXB Giáo dục, 2004).

a) Trong các lời đối thoại trích trong truyện ngắn trên có đan xen yếu tố nghị luận không ? Hãy chỉ ra cụ thể. Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận ấy.

b) Em hiểu nhan đề câu chuyện Một cuộc đua như thế nào ?

c) Viết cảm xúc, suy nghĩ của em về hai nhân vật qua lược trích đối thoại trên.

Bài số 24. Đọc văn bản trích sau :

Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được...

Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm, hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi :

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.     

Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để cây lớn lên mới uốn, nó gãy”.

(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

a) Chỉ ra những yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự trích trên. Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận đó với nội dung văn bản tự sự.

b) Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu để phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trên và về bà của em.

VI - LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬU DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 

1. Ghi nhớ

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 15: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

-Tập trung hướng dẫn học sinh làm các dạng bài.tập thực hành viết đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố nghị luận một cách hợp lí, nhằm nâng cao chất lượng một văn bản tự sự.

-Để các em biết nhận diện hoặc tạo ra các dấu hiệu, đặc điểm của yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự, có thể chú ý các điểm sau :

+ Nghị luận thực chất là cấc cuộc đối thoại (đối thoại với người khác hoặc với chính mình) trong đó người viết thường nêu các nhận xét, phán đoán, cấc lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng nào đó.

+ Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định và phủ định, câu cố cấc mệnh đề hô ứng như : Nếu ... thì ; không những (không chỉ) ... mà còn ; càng .... càng ; vì thế ... cho nên ; một mặt... mặt khác ; vừa ... vừa ...                               '

+ Trong đoạn văn nghị luận, người viết thường dùng nhiều từ lập luận như : tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, ...

2. Bài tập

Bài số 25. Đóng vai nàng Kiều viết thư cho cha mẹ, kể lại sự việc : nàng đã được Từ Hải giúp thực hiện được việc báo ân, báo oán.

Bài số 26. Một bạn học sinh lớp em rất tốt với mọi người song lại bị cả lớp hiểu nhầm. Hôm nay, trong giờ sinh hoạt cuối tuần em phải có ý kiến bảo vệ bạn, vì em là người hiểu bạn nhất. Hãy viết một văn bản hoàn chỉnh với các lí lẽ rõ ràng, kết hợp với những mẩu chuyện cụ thể, em hãy giúp cả lớp hiểu đúng về bạn.

Bài số 27. Đọc nhiều lần văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 9, tập hai).

a) Hãy chứng minh : đây là một văn bản tự sự, có rất nhiều yếu tố lập luận, triết lí về cuộc đời, về con người.

b) Từ đó, rút ra những vấn đề sâu sắc về cuộc đời, về con người mà truyện Bến quê đã thể hiện.

VII - HƯỚNG DẪN RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ (HƯỚNG TỚI BÀI VIẾT SỐ 3)

Bài số 28. Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.

a) Tìm hiểu đề.

b) Lập dàn ý.

c) Viết thành bài hoàn chỉnh.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 16: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Bài số 29. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy (yêu cầu như ở Bài số 28).

Bài số 30. Nhân ngày 20-11, hãy kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ (yêu cầu như ở Bài số 28, 29).

Bài số 31. Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ để nói về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha, anh đi trước (yêu cầu như ở Bài số 28, 29, 30).

VIII - TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

Những điều cần lưu ý

- Hình thức hoạt động Ngữ văn làm thơ không có gì mới với học sinh lớp 9 (vì ở lớp 6 các em được tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ ; lớp 7 : tập làm thơ lục bạt ; lớp 8 : tập làm thơ 7 chữ...).

- Các em sẽ rút kinh nghiệm từ các buổi tập làm thơ ở các lớp 6, 7, 8 để việc tập làm thơ ở lớp 9 có hiệu quả. Giờ học làm thơ này sẽ rất thú vị vì đã tạo được không khí tươi vui, kích thích hứng thú, sáng tạo ; luyện cảm xúc, luyện nói, luyện đọc diễn cảm.

- Các tiết tập làm thơ không nhằm để học sinh trở thành nhà thơ (tất nhiên cũng có những trường hợp này). Việc tập làm thơ nhằm giúp các em củng cố các khái niệm về vần chân, vần lưng, vần liên tiếp, vần gián cách của thơ ca ; giúp các em hiểu và làm thành thạo việc ngắt đoạn thơ, tách khổ, thơ, ngắt nhịp đa dạng để thể hiện cảm xúc của người viết. Từ đó, giúp các em có nhiều thuận lợi khi phân tích các thể thơ.

1. Ghi nhớ

Thơ tám chữ là thể thơ mà mỗi dòng có tám chữ, có cách ngắt nhịp đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định) ; có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ: 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).

2. Bài tập

Bài số 32. Chọn một bài thơ tám chữ em đã học ở lớp 6, lớp 7 hoặc lớp 8. Chép lại bài thơ và xét xem bài thơ có những dấu hiệu của thể thơ tám chữ không ? (Gợi ý : vần, số câu trong các khổ thơ, cách ngắt nhịp, số câu trong toàn'bài).

Bài số 33. Đọc bài thơ nhan đề Con về quê mới làm dâu của Nguyễn Thị Đan Thanh (báo Văn nghệ trẻ, số 19, 8-5-2005).

Mai con về quê mới làm dâu

Còn ai nữa têm miếng trầu cho má

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 17: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Thương cọng rau răm một kiếp đời vất vả

Rồi chiều nao tựa cửa đợi con về.

Xa quê rồi ôm ấp mãi tình quê

Gian nhà nhỏ - một quãng đời thơ ấu

Bếp lửa hồng má sưởi ấm canh thâu

Lắt lẻo cầu tre thuở nhỏ đến trường.

Lấy chồng rồi mới hiểu hết tình thương

Mới hiểu hết những vui buồn của má

Khi câu ru đời không còn xa lạ 

Trái tim con phải san sẻ cho người.

Mai con về quê mới, má ơi!  

Giấu giọt lệ trong những chiều mưa đổ

Nhớ quê nghèo mắt má đẫm hoàng hôn

Thương lưng còng - quang gánh nặng đường trơn.

Con đi về quê mới để làm dâu

Sẽ hất ru con câu hát nào má hát

Cậy mây trời hôn giùm con tóc bạc

Để bến nước nhà chồng - con má gắng lắng trong...

a) Nêu những hiểu biết của em về thể thơ tám chữ qua bài thơ trên. (Gợi ý : Căn cứ vào vần, số cầu, nhịp ngắt, khổ thơ,...)

b) Bài thơ là lời của ai nói với ai ? Nội dung của những lời nói đó ? Bài thơ khiến em suy nghĩ và cảm thấy xúc động nhự thế nào ? Hãy viết cảm nghĩ ấy trong một đoạn văn ngắn.

c) Trong bài thơ này có những câu không đúng tám chữ, theo em tác giả viết như vậy có dụng ý gì ?

IX - ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 18: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Nói đến tự sự là nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện : ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục,... Ở các lớp 6, 7, 8 học sinh đã học nhiều phương pháp miêu tả nhân vật ở các mặt : ngoại hình, hành động, trang phục...

- Ngữ văn 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Trong độc thoại có độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm (không thành lời) . Phân tích nhân vật, không thể không chú ý tới việc phân tích ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ là một phương tiện nghệ thuật để nhà văn khắc hoạ tính cách và phẩm chất nhân vật khá rõ nét.

- Đối thoại là “một trong những dạng thức của lời nói, trong đó có sự hiện diện của người nói, người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện...”. Trong cuộc sống hằng ngày, đối thoại diễn ra thường xuyên với đặc điểm : “Các phát ngôn có tính riêng biệt, ngắn gọn ; có các kết cấu cú pháp đơn giản ; sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ”.

Trong văn bản tự sự, đối thoại cũng mang các đặc điểm trên, nhưng tất cả đều được miêu tả bằng con chữ, nhất là các yếu tố phi ngôn ngữ như : cử chỉ, điệu bộ.

- Độc thoại ; “Là sự thể hiện lời nói, trước hết hướng tới bản thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại. Độc thoại được đặc trưng bởi một cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ đề rộng hơn so với đối thoại”.

+ Tuy cùng “hướng tới bản thân mình” nhưng trong độc thoại có hai hình thức biểu hiện :

Độc thoại thành lời (thành tiếng) Độc thoại chỉ diễn ra trong suy nghĩ (nói thầm với chính mình), trường hợp này gọi

là độc thoại nội tâm.

+ Hình thức độc thoại, nhất là độc thoại nội tâm đã giúp các tác giả thể hiện'được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con người, đặc biệt là con người trong thế giới hiện đại. Do vậy, hình thức này được vận dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học hiện đại.

- Yêu cầu đối với học sinh lớp 9 :

+ Biết nhận diện các yếu tố đối thoại, độc thoại trong các văn bản tự sự.

+ Thấy được vai trò, tác dụng của các yếu tố này.

+ Biết vận dụng vào bài viết của mình một cách hợp lí.

1. Ghi nhớ 

-Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 19: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

-Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. Trong vãn bản tự sự khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng ; còn khi người độc thoại không thể hiện thành lời, thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

-Các hình thức đối thoại tái hiện cuộc thoại như thật; hình thức độc thoại giúp bộc lô tính cách và diễn biến tâm lí của nhân vât,...

2. Bài tập

Bài số 34. Tóm tắt gọn phần truyện dưới đây :

(Một cô bé học sinh lớp 6 - tên Quyên - cùng với mẹ (là bác sĩ) đi bộ một chặng đường dài sang làng bên ăn cỗ. Người xưng “tôi” là cô bé Quyên).

Ăn cỗ xong, tôi ra cổng chơi với trẻ con. Có hai đứa trạc tuổi tôi là con cô - nhà có cỗ. Hà là chị. Minh là em. Hà bảo :

- Làng tớ có ngôi nhà ma đấy.

- Thật thế à ?

- Ngôi nhà ma ở tít cuối làng. Người mẹ suốt ngày bịt kín mặt, kín chân tay. Còn đứa con trai đẹp trai ra phết nhưng chúng tớ cũng chả dám chơi.

- Dẫn tớ đi xem được không ?

Hà có vẻ lưỡng lự :

- Cũng được, ban ngày chả sao. Tối mới sợ. Đi !

Ngôi nhà ma tít cuối làng, đóng kín cửa. Tôi đến sát hàng rào bằng trúc thưa. Trong hàng rào là sân lát gạch có mấy cây hoa hồng đang đâm bông. Tôi cảm thấy thất vọng, ngôi nhà ma thế này ư ?

- Ối trời ơi, chạy đi ! Tiếng Hà kêu thất thanh. Tôi chạy, suýt đâm sầm vào một người đàn bà bịt mặt, chân tay quấn xà cạp, vác chiếc cuốc. Tôi chạy đến chỗ chị em Hà đang run rẩy. Tôi bảo :

- Có gì mà cậu hét ghê thế ?

- Đấy, cậu không thấy à ? Cái bà bịt mặt ấy ở nhà ma đấy !

- Tớ chẳng thấy gì khác mọi người, đi làm đồng tớ thấy nhiều người bịt mặt.

- Í, cậu ở làng khác không biết chứ. Ở đây, chúng tớ bị cấm tiệt, không được đến gần nhà này đâu. Người lớn bảo bà ấy bị ma hủi nó ăn hết tay, hết chân. Đến là bị lây đấy.

- Nhưng mà mẹ tớ bảo không phải là ma đâu, chỉ là bệnh, chữa được, chẳng sợ.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 20: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Thế đố cậu đến gần bà ấy đấy.

- Tớ chẳng sợ.

Tôi bước xăm xăm đến ngôi nhà mà cánh cổng đã được mở. Tôi bước hẳn vào sân. Thấy tôi, người đàn bà bịt mặt đã bỏ khăn, bước ra ngoài sân. Tôi kêu lên :

- Ở, mẹ bạn Huy ? !

Rồi tôi gọi to :

- Huy ơi, Huy ơi !

Huy từ trong nhà chạy ra, nắm chặt lấy tay tôi, mừng rỡ : “Sao bạn biết nhà tôi ở đây mà đến thăm thế này ?”.

- Mẹ ơi, đây là bạn Quyên ngồi cùng bàn với con. ,

Mẹ bạn Huy nhìn tôi một hồi lâu, rồi quỳ xuống chân tôi, nước mắt giàn giụa :

- Cháu ơi, cô xin cháu, cô lạy cháu, cháu đừng nói với các bạn lớp cháu là nhà Huy có ma là mẹ nó bị ma hủi ăn nhé... Huy nó chẳng bị sao đâu, còn cô cũng khoẻ rồi...

... Tôi cũng oà khóc :

- Cô ơi, cháu thề cháu chẳng nói với ai đâu, cô ạ. Bạn Huy học giỏi lắm, chúng cháu mãi mãi là bạn thân của nhau.

Trong khi chúng tôi đang nói chuyện, thì Hà và Minh đã chạy về báo cho mọi người. Một lúc sau, một đám người chạy đến. Mẹ chạy đầu tiên. Mẹ thở dốc rồi lao đến ôm chặt tôi vào lòng. Tôi vùng ra khỏi vòng tay mẹ. *

- Đây là bạn Huy học cùng lớp với con. Bạn ấy là học sinh giỏi toán của trường con. Ngày nào mẹ bạn ấy cũng đưa bạn ấy đi học, lại đón về. Bây giờ con mới biết nhà bạn í ở đây.

Lúc tôi nói, mẹ bạn Huy cứ ôm mặt khóc. Khi hiểu câu chuyện, mẹ tôi lại ôm. lấy mẹ bạn Huy :

- Chị đừng khóc nữa, để tôi nói lại cho mọi người hiểu. Tôi là bác sĩ nên mọi người sẽ tin. Thế hằng ngày mẹ con chị phải đi bộ 14 cây số để đến làng tôi học ư ? Và với bàn tay thế này, chị lao động thế nào để nuôi cháu ?

- Vâng, ở đây không ai cho con tôi học cả. Còn hằng ngày tôi đi đóng gạch. Hết việc đóng gạch, thì tôi đi làm thuê. Ái thuê làm gì, tôi cũng làm. Miễn sao nuôi được con ăn học.

Tôi quay lai nhìn thấy cô Tú, cô Thảo và mẹ bạn Hà đều đang khóc. Rồi lần lượt, họ đến bên mẹ bạn Huy ôm lấy vai an ủi.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 21: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Chúng tôi ở lại chơi nhà bạn Huy đến tận chiều. Và cũng từ chiều hôm ấy, ngôi nhà ma k:h5ng còn nữa.

Ghi chú : Câu chuyện này xảy ra đã từ lâu lắm rồi, hạn Huy đã trở thành bác sĩ. Bạn ấy chuyên chữa trị cho những người bị bệnh hủi! Ở đâu trên đất nước chúng ta còn ngôi nhà ma nữa là bạn ấy đến ngay. Còn tối trở thành nhà báo đấy. Tôi phát hiện các ngôi nhà ma và báo cho bạn Huy. Các bạn nhỏ, nếu ở đâu có ngôi nhà ma nữa hãy báo cho chúng tôi nhé !

(Lược trích truyện ngắn của Y Ban, Giải Nhất cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đổng, NXB Giáo dục, 2003)

a) Phần truyện lược trích trên có mấy tình huống đối thoại. Hãy chỉ ra cụ thể là đối thoại giữa ai với ai ?

b) Nhờ cố các tình huống đối thoại ấy, câu chuyên được phát triển như thế nào ? Ngoài ra, đối thoại của truyện còn giúp ta hiểu thêm những gì nữa ?

c) Hãy chọn cách đặt đầu đề truyện sao cho đúng và hay theo gợi ý :

A - Ngôi nhà thân thiện.

B - Ngôi nhà ma.

C - Một lần đi ăn cỗ làng bên.

D - Tình người.

d) Theo em, phần truyện trích trên có đối thoại, độc thoại nội tâm không ? Ghỉ ra cụ thể. Giải thích vì sao lại có hay không có các loại thoại ấy.

e) Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về vấn đề : “Nội dung của truyện Ngôi nhà ma mang tính nhân văn ở chỗ nào” ?

Bài số 35. Đọc câu chuyện sau :

“Sáng nay, trước khi đi làm, bố dặn mình : “Ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”

Mình có nghịch ngợm gì đâu nào ? Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ra ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàng lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế, mà không nặng nhỉ ? Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi. Nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bèn lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ô, bụng nó căng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì ở trong ấy ?

Nhưng, bụng gì mà kì thế này, sao mình chỉ vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ, rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ : đồ chơi của bố mau hư quá !

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 22: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Chiều về, bố hỏi : “Ở nhà, ai nghịch cá của bố ?”. Mẹ bảo : “Còn ai trồng khoai đất này ?”. May quá, chỉ thế thôi, không ai nhắc gì đến mình.

Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bị bể bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm. Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá cứ khóc mếu mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc, Bây giờ, đồ chơi của bố bị mình lạm hỏng, mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không ? Mình thấy tội nghiệp bố quá !

Mình ra đứng cạnh bên bố, mà bố cũng chẳng nói gì.

- Bố ơi !

- Gì con ? '

- Con làm hỏng nó đấy bố ạ !

- Hỏng gì ?

- Con cá ấy mà ! Con làm đấy...

- A ...

- Bố ơi ! ...

- Bố đừng khóc bổ ạ ! Con mua kem cho bố ăn nhé ! Con Con xin lỗi !

Bố phì cười. A, thế là bố vui rồi đấy !

Bố không giận mình nữa đâu. Bố cũng chẳng bắt đền gì mình. Bố còn bế mình lên hôn vào má mình nữa cơ”.

(Truyện của Đặng Thị Đức Liên - Giải Khuyến khích cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, NXB Giáo dục, 2003)

a) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Người kể là ai ? Lứa tuổi nào ? Cơ sở nào khiến em khẳng định lứa tuổi của người kể chuyện.

b) Hãy chọn nhan đề của truyện sao cho đúng và hay.

A - Làm bể đồ chơi của bố.

B - Thật thù và dũng cảm.

C - Bố đừng khóc,- bố ạ !

D - Thật đáng yêu !

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 23: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

* Bắc, Chiến và Nam tranh luận : Bắc cho đây là em bé ở địa phương Nam Bộ ; nhưng Chiến lại bảo có thể em bé là người miền Bắc ; riêng Nam bảo em bé là người miền Trung.

Ý kiến của riêng em như thế nào ? Cơ sở nào giúp em chọn lựa và khẳng định ý kiến.

c) Câu chuyện trên có một lời thoại và hai đoạn đối thoại ? Cho biết lời thoại của ai và đối thoại giữa ai với ai ? Đối thoại và lời thoại trong truyện có tác dụng như thế nào với nội dung ?

d) Truyện ngắn t;rến có độc thoại không ? Chỉ ra cụ thể. Trên cơ sở nào mà em kết luận : Truyện có độc thoại hay là không ?

e) Em bé trong truyện : tự em đã thật thà, dũng cảm hay còn có sự hỗ trợ giáo dục của gia đình ? Hãy lí giải.

Tác giả đã đưa ra những chi tiết rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của tuổi thơ, khiến bạn đọc thích thú. Đó là những chi tiết nào ?

Bài số 36. Viết (hoặc sưu tầm) một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (gạch dưới các yếu tố ấy từ 1 đến 3 gạch - nếu sưu tầm, cần chỉ rõ nguồn gốc vấn đề. Tác giả là ai ? In trên sách, báo, tài liệu nào).

* Nêu tác dụng sâu sắc của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự ?

X - NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Những điều cần lưu ý

- Ai cũng biết tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào ? Nhưng ai là người kể chuyện ? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì ? Có nghĩa là : sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt (điểm nhìn) của ai ? Người đó là người nào ? ; người trong cuộc, hay người ngoài cuộc ? Cũng là sự việc và con người ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi người kể thì nội dung hiện thực được phản ánh và ý nghĩa của câu chuyện có thể rất khác nhau.

- Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 6 có học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể.

- Tiếp theo, các lớp 7 và 8 cũng kết hợp luyện tập về chuyển đổi ngôi kể trong các bài Tập làm văn.

- Ngữ văn 9 tiếp tục nâng cao một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự.

Thực chất, đây là vấn đề điểm nhìn trong tự sự. Nhưng, thuật ngữ này có thể khó đối với học sinh lớp 9, nên sách giáo khoa chỉ dừng lại ở người kể chuyện.

- Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau :

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 24: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

+ Khi vô nhân xưng

+ 'Khi nhập vào một nhân vật trong truyện

+ Khi ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”, xưng “mình”)

+ Khi ở ngôi thứ ba

- Khi trình bày, miêu tả sự việc, người kể chuyện thương gắn với một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. Người ta thường nói tới ba loại điểm nhìn trong văn bản tự sự

+ Điểm nhìn bên trong : là điểm nhìn thông qua “đôi mắt” của một nhân vật trong truyện.

+ Điểm nhìn bên ngoài : là điểm nhìn của một người quan sát bên ngoài, điểm nhìn khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật.

+ Điểm nhìn thấu suốt : là điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất cả mọi hành động, hiểu biết mọi tư tưởng tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra các nhận xét, đánh giá về họ,

Ví dụ:

- Nếu viết:

Em bé tươi cười chào cô giáo và các bạn.

(Ở đây, người viết dùng điểm nhìn bên ngoài)

- Nếu viết:

Em bé vô cùng xúc động, tuy miệng tươi cười chào cô giáo và các bạn, nước mắt của em đã giàn giụa trên đôi má căng tròn.

(Ở đây, người viết đã dùng điểm nhìn bên trong, nhập vào nhân vật em bé mà tả, mà kể)

- Nếu viết:

Cả lớp đứng dậy, cô giáo và các bạn chạy về phía em ; miệng tươi cười mà nước mắt em đã giàn giụa trên đôi má căng tròn.

(Ở đây, người viết đã dùng điểm nhìn thấu suốt đánh giá thái độ tất cả các nhân vật)

- Không nên đánh đồng người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng “tôi”. Trong văn bản tự sự, vấn đề người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau là rất có ý nghĩa. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình một cách lạnh lùng, khách quan ; tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu trong giọng văn kể chuyện, trần thuật.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 25: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Vấn đề “điểm nhìn” đối với học sinh lớp 9 là rất khó. Các em học sinh khá, giỏi, kể cả trung bình và yếu kém chỉ cần đọc và tham khảo mà thôi. Chủ yếu là các em nhận diện được về hình thức (người kể chuyện, ngôi kể), ý nghĩa, tác dụng của các hình thức đó trong việc nâng cao chất lượng văn tự sự.

1. Ghi nhớ

Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) và ngôi thứ ba (thường xưng tên nhân vật), còn có hình thức thứ ba. Đó là ngôi kể giấu mình nhưng cố mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

2. Bài tập

Bài số 37. Đọc câu chuyện sau :

“Khi tôi học lớp Ba thì bố mẹ tôi thông báo tôi sắp được làm chị cả. Cái “chức” mà tôi không thích tí nào. Mấy ông anh họ đều nói là khi nó - đứa em tôi - ra đời, thì tôi sẽ không còn là “con một”, tôi sẽ bị “ra rìa”, bố mẹ tôi sẽ “thương nó hơn thương tôi”. Vì thế, khi nghe tin mẹ sinh một em bé gái thì tôi điềm nhiên, không có thái độ gì.

Đến khi vào thăm mẹ, nhìn thấy mái tóc đen mượt, cái mũi mốc mốc, cái mồm chọp chọp và đặc biệt nhất là đôi mắt của nó - tròn, to, đen láy nhìn thẳng vào tôi như muốn trêu ngươi, muốn nói “chào bà chị” — thì không hiểu sao tôi thấy rất vui, rất muốn thử sức làm một bà chị. Bao nhiêu ý nghĩ tưởng tượng về nó trước đây đều sai bét, trong đầu tôi chỉ còn nghĩ “sao nó dễ thương, đáng yêu thế nhỉ”. Mẹ hỏi tôi đặt tên em là gì, tôi nói ngay tắp lự : Mai Phương - Đào Mai Phương, đệm của tên nó sẽ là tên tôi.

Rồi nó lớn dần lên. Tôi thấy lạ là khi nó chưa ra đời, thì tôi không ưa, mà khi Mai Phương càng lớn, tôi lại càng yêu nó. Cái cách nó học nói, rồi học đi, ăn bột, tất cả đối với tôi đều đáng yêu làm sao ! Nhưng các bạn biết không, thật khó khăn khi nói với một người rằng ta yêu “người ấy” như thế nào ? Nhất là khi “người ấy” lại là nó - em tôi.

Chúng tôi cãi nhau suốt ngày, mặc dù nó bé hơn tôi tám tuổi. Tôi chỉ thắng, khi ở nhà có tôi và nó. Còn nếu bố mẹ ở nhà thì tôi là người thua cuộc với điệp khúc “con phải nhường em chứ”., “em nó còn bé”. Chính vì thế, tôi luôn gắt gỏng với nó. Tôi muốn mọi việc phải công bằng. Nhiều lúc tôi ước được làm em để được bố mẹ chiều như nó, khi tôi mệt, hoặc đói, cũng có nhiều lúc tôi lại ước nó là con trai hoặc nó gần bằng tuổi tôi để có thể chia sẻ mọi thứ, chứ không phải là nó cách tôi tám tuổi và suốt ngày tôi với nó cãi nhau. Thậm chí, tôi cảm thấy việc xưng “em” với nó thật là ngượng nghịu. Chính vì thế hãn hữu lắm mới có từ “em” từ miệng tôi nói ra với nó. Cách xưng hô của tôi với nó hằng ngày toàn là “mày ra chị bảo”.

Lâu hơn chút nữa, nó biết cãi. Nó bảo “sao em toàn gọi chị bằng chị, còn chị gọi em là mày”. Mẹ thấy đúng và bắt tôi đổi cách xưng hô với nó. Dần dần, tôi thay đổi cách xưng hô và thấy không khó như tôi tưởng. Ngay cả với bọn trẻ con ngoài đường tôi cũng chiếm được

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 26: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

cảm tình của chúng hơn, khi từ “bọn mày”, tôi đổi lại bằng cách âu yếm hơn đến mấy lần “mấy bé”. Tôi thầm cám ơn nó đã dạy tôi về cách xưng hô dù nó kém tôi tám tuổi.

Tết năm nay nó lên chín, còn tôi thì tròn mười sáu. Dù người ngoài nhìn nó là một đứa trẻ con còn bé, nhưng đối với tôi, năm nay tôi thấy nó lớn hơn nhiều. Nó ngoan hơn, biết giúp tôi nhiều việc hơn. Đặc biệt, một lần, nó ôm cổ tôi thổ lộ : “Yêu chị Mai lắm !”, thì tôi cảm nhận sâu sắc tình cảm của nó dành cho tôi. Lúc đó, tôi thấy hạnh phúc và tự hào vì có đứa em như nó, cho dù nó đang học lớp Hai.

Hơn lúc nào hết, ngay bây giờ đây, tôi muốn hét lên thật to, thật to để nó hiểu “Chị cũng yêu em lắm lắm, Phương ạ”.

(Theo Đào Xuân Mai, báo Nhỉ đồng, số 44, 45, 46, 2005)

a) Câu chuyên được kể theo ngôi thứ mấy ?,Tác dụng của ngôi kể này.

b) Hãy chọn đầu đề cho truyện, sao cho đúng và hay :

A - Chị em tôi.

B - Em gái tôi.

C - Tình chị em.

c) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện trên (đoạn từ 10 đến 12 câu).

Bài số 38. Đọc câu chuyện sau :

“Cái tin ông Hùng bà Mai trúng vé xổ số độc đắc : đúng là mơ. Sau lại có tin : ông bà không trúng vé số độc đắc nữa (vì số thì đúng cả, nhưng xê-ri thì chệch). Lại một chuyện như mơ nữa. Nhưng thông tin sung sướng hay đau buồn như thế có làm cho vòng đua cuộc đời có chững lại đôi chút...

Sau những xao động do một quả mơ vô tình rơi xuống, mặt hồ trở lại yên tĩnh lạ thường, như chưa có chuyện gì xảy ra. Người ta lại thấy ông Hùng dậy sớm đi làm ca kíp và bà Mai lại chong đèn khâu khâu, đan đan tần tảo nuôi chín đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học trong hoàn cảnh gian khổ, nghèo khó và lương thiện. Cái phố nhỏ ngày ấy thật vắng và thật thanh bình. Có thể nghe tiếng rơi “bộp” của quả bàng chín trên mặt đường nhựa... Có thể nghe tiếng rao tẻ ngắt của người bán cháo đậu gánh rong, của bà bán bún ốc ngon quen thuộc và cả cửa người bán sứa...

Tuy là thợ phay bậc bảy - công nhân của một nhà máy cơ khí lớn, nhưng ông Hùng lại có vẻ đẹp lịch sự của một công chức đi làm công sở. Và cũng không ai ngờ rằng : do tham gia tự vệ tại Uỷ ban kháng chiến Quận 6 ở Hà Nội, mà ông và bà Mai (một cô gái trong gia đình nền nếp ở Hà Nội) nên vợ nên chồng. Ông Hùng luôn có nguyện ước nung nấu sao cho các con cả trai lẫn gái đều được học hành đến nơi đến chốn.

Bà Mai đan lát, thêu thùa, may vá cực khéo. Bà có dáng người dong dỏng cao, da trắng, khuôn mặt trái xoan, búi tó trễ. Mỗi lần có việc ra phố hoặc lên Hàng Đào mua len, đưa

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 27: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

hàng thêu đan, bà thường mặc áo dài, cầm cái ví xanh hình chữ nhật, thoa một lớp phấn mỏng và đeo đôi hoa tai. Có lần bà đi bộ suốt dọc phố Huế - Chợ Hôm, tà áo dài bà mặc bay bay phía sau... Đó là hình ảnh bà Mai những năm 1954 - 1955 (khi bà đã sinh hạ được bốn cô con gái).

Bà Mai có người anh trai tên là Chúc. Ông là vị tướng đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ. Giữa người anh - một tướng lĩnh xông pha trận mạc và người em gái yếu đuối - suốt đời lo nội trợ, sinh con, nuôi con, đan lát thêu thùa, những tưởng như hai thái cực. Nhưng không, họ lại có một điểm chung giống nhau : hiền hậu, thương người. Nhờ vậy, hai anh em họ Lê đã trở thành huyền thoại.

Tiền lương của ông Hùng chỉ đủ để mua gạo (theo sổ), mua dầu đốt (theo phiếu) còn lại mọi thứ đều trông vào đôi tay khéo léo của bà Mai. Gian nan xiết bao những đêm trắng, bà thức để khâu, đan kịp áo cho khách, các con lớn cũng phụ việc giúp mẹ. Ông bà đã dồn sức nuôi dạy chín đứa con rau cháo học hành thành đạt nên người. Cứ nghe bà kể về từng đứa con - mỗi đứa hiện lên trong tình cảm của bà như những tài sản vô giá, mỗi đứa mỗi vẻ. Cô con gái thứ nhất “hoa khôi của phố”. Năm con lên ba tuổi, bà dắt đi Hàng Đào. Mải mua hàng, quay lại, bà không thấy con đâu. Hốt hoảng đi tìm, vừa đi bà vừa khóc gọi. May có người mách : trông thấy một con bé đang ngắm nghía hàng ở đầu phố; và bà không ngờ rằng : đứa con gái mà ông bà vẫn gọi yêu là Cả Đỉnh ấy, sau này khi vắng ông bà, đã thay cha mẹ chăm em ăn học, dựng vợ gả chồng cho các em . Cô con gái thứ hai, khi nhỏ, đau mắt nặng, bố mẹ thường gọi đùa là “Hai Toét”. Cứ mỗi lần sang lớp học, bà Mai thường tắm rửa, thay quần áo và tết cho “Hai Toét” hai bím tóc dài. Cô giáo thường khen sạch sẽ mỗi lần “Hai Toét” đến lớp. Thương cha mẹ, “Hai Toét” thường thức đêm khâu áo len và quyết hoàn thành công việc được giao đến cùng. Ông Hùng hay nói đùa : Cho nó vào Nam là nó theo quân giải phóng của bà Nguyễn Thị Định luôn. Ai cũng hiểu : ông tự hào về bản lĩnh của cô Hai. Cô con gái thứ ba sinh ra trắng đẹp, bụ bẫm như trẻ em châu Âu,* hiền nhưng học chậm. Ông bà đặt tên là “Ba Rụt”.”Ba Rụt” được vào học lớp may trong quân đội. Sau hai tháng vào đơn vị thì có lệnh hành quân gấp vào khu Bốn khói lửa, đó là năm 1968', giặc Mĩ bắn phá miền Bắc ác liệt, đặc biệt ở khu Bốn. Ba Rụt lên đường ra mặt trận vào tuổi 16, bị thương nặng sau đó được đưa ra Bệnh viện 103. Cả nhà vào thăm, khi tỉnh lại, Ba Rụt không nhận rõ được từng người thân... Cô thứ tư đẹp như Kiều, học xong Đại học Bách khoa, tham gia bộ đội, hiện đang giữ hàm Đại tá trong Bộ Tư lệnh Hoá học. Ở cô bé thứ tư có sự đối lập của nghệ thuật, toát ra từ cuộc đời và nghề nghiệp. Cậu con trai thứ năm - cậu trưởng - đang học đại học thì lên đường tham gia nghĩa vụ. Sau đó, cậu trở lại học tiếp và hiện đang dạy tại một trường Trụng cấp. Cô thứ sáu nhỏ nhắn, chẳng hiểu lí do gì lại mang biệt danh “Chim én nhỏ” - cô đang làm y sĩ cho một bệnh viện ở Hà Nội. Cậu thứ bảy sinh ra tóc quăn tít, da trắng (giống búp bê to trong nhà) người ta bảo do bà Mai lúc có mang cậu bảy, bà hay nhìn búp bê. Hiện cậu là Trưởng phòng của một cơ quan lớn ở Hà Nội. Cậu có nét mặt, dáng đi, nụ cười như khuôn đúc từ ông Hùng. Cô thứ tám vừa xinh, vừa ngoan là nhân viên Cửa hàng Bách hoá Tổng hợp. Cô đã mất lúc 25 tuổi (vì căn bệnh hiểm nghèo). Cậu chín (út) sinh ra trong đêm giặc Mĩ bắn phá, ném bom miền Bắc ác liệt. Cậu được bố mẹ đặt cho cái tên kỉ niệm một thời của Hà Nội : Anh Dũng. Cậu đang làm cán bộ ở một cơ quan của Nhà nước.

Nuôi chín đứa con trong những ngày đất nước khó khăn, gian khổ coi như một chiến công. Hàng đan, may cũng không còn được như xưa. Bà Mai nhận trông những đứa trẻ nhỏ của các gia đình khó khăn : Bố mẹ chúng đi làm xa, về muộn ; bố mẹ chúng li hôn... Bà Mai yêu

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 28: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

thương lũ trẻ lạ lùng, như chính con mình dứt ruột đẻ ra. Bà bế ẵm, ru rín chúng suốt ngày. Bát thìa dùng cho trẻ, bà tráng nước sôi trước khi cho chúng ăn, xong lại rửa sạch cất vào cái âu bằng men to, có nắp đậy. Thức ăn bố mẹ chúng gửi, bà đã tận tâm dỗ, ép chúng ăn với mong mỏi cho chúng khoẻ như bố mẹ chúng mong. Hôm nào dậy muộn, bố mẹ chúng không chuẩn bị kịp thức ăn, bà lại nấu cho chúng ăn cùng. Đạc biệt, bà kiên nhẫn ru cho chúng ngủ trưa bằng được. Bà bế chúng mỏi rời tay. Ai đi qua cũng bảo : con nhà nào tốt số được bà trông nom. Có lúc thương mẹ vất vả, các con lớn cũng xúm lại trông trẻ đỡ bà. Và có lúc thương mẹ quá, các con cũng nhắc nhở bà : chăm bọn trẻ vừa vừa kẻo bà ốm. Bà thường ôn tồn giải thích : “BỐ mẹ chúng đi vắng cả, chúng còn trông vào đâu ngoài mình nữa”. Các con xót mẹ thì nhắc vậy thôi, biết cũng không cản được những việc bà làm. Suốt dọc phố này, bà Mai nổi tiếng là thương người.

Chín đứa con của ông Hùng, bà Mai giờ đã trở thành các dược sĩ, nhà giáo, nhà khoa học, nhà kinh tế, sĩ quan quân đội... Các anh, các chị đã lớn lên trong những tháng năm gian khổ bằng dòng sữa, bằng cơm áo mẹ cha. Nhưng các anh các chị đã thực sự nên người nhờ tình yêu thương nhân hậu của bố mẹ. Tình yêu thương ấy - mỗi người con của ông Hùng bà Mai - đều cảm thấy vì nó đang chảy trong máu mình, và tình yêu thương ấy còn truyền tới các sinh linh bé nhỏ thuộc những dòng máu khác nữa...

Thế là, chín người con của ông Hùng, bà Mai đều được cha mẹ chia cho một phần gia tài, một phần thừa kế vô giá : đó là tình yêu thương nhân hậu với con người.

Đó cũng là kết quả xổ số độc đắc mà ông Hùng, bà   Mai  (giờ đây, đã ở “thế giới bên kia”), cũng mỉm cười mãn nguyện vì đã  trúng thưởng.

Lần này : các con số đúng. Và xê-ri cũng đúng”.

(Theo Thái Minh)

a) Chọn cách đặt đầu đề cho truyện sao cho đúng và hay theo gợi ý :

A - Thừa kế.

B - Lớn lên trong yêu thương,

C - Kết quả xổ số độc đắc.

D - Một gia đình người Hà Nội.

b) Người kể trong truyện trên là ai ? Ngôi thứ mấy ? Tác dụng của người kể trong truyện như thế nào ?

c) Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện trên trong đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu.

Bài số 39. Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có đoạn như sau :

" Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhẹ nhẹ vào lưng nó,  khẽ  hỏi  :

- Húc kia ! Thầy hỏi con nhé, con là con ai ?

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 29: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu ?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu, ông lại hỏi :

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn nâm !

Nước mật ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay, ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ qưá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy, nỗi khổ trong lòng cũng vợi đi được đôi lời”.

a) Nội dung đoạn trích nói gì ?

b) Trong đoạn trích có đối thoại không ? Tác dụng của đối thoại. Đoạn trích có độc thoại nội tâm không ? Em hãy nêu cụ thể vấn đề. Giải thích vì sao có, vì sao không có độc thoại nội tâm ấy.

c) Hãy chuyển ngôi kể thành ngôi thứ nhất và tạo ra đoạn văn mới. So sánh đoạn mới tạo ra với đoạn trích trên.

XI - LUYỆN NÓI : TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN, CHUYỂN ĐỔI NGÔI KỂ

1. Ghi nhớ

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 30: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

-Từ lớp 6 tới lớp 9, việc luyện nói càng khó khăn, do càng lớn, các em càng ngại nói. Song, phải vượt qua cái ngại đó để luyện tập vì lâu dài, bước vào cuộc sống, nói là phương tiện thường xuyên phải dùng đến.

- Một trong những hạn chế của giờ nói trên lớp là học sinh thường nói như viết (đúng ra là viết ra giấy, rồi đọc) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, lạc, không theo một bố cục hợp lí và thiếu một tư thế, một tác phong phù hợp.

- Khi luyện nói cần lưu ỷ những điểm sau :

+ Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói.

+ Khi luyện tập ở nhà, nên hình dung đang trình bày trước các bạn  :  mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào ?

+ Nói tự nhiên, rỗ ràng, mạch lạc : tư thế nghiêm trang, mắt hướng vào người nghe.

+ Ba bài tập luyện nói ở sách giáo khoa cũng như các bài tập bổ sung khác nên có sự chuẩn bị ở nhà trước thì kết quả nói mới cao.

Bài số 40. Tâm trạng của em sau khi gây ra một chuyện không tốt cho bạn.

(Xem lại bài luyện tập số 3, phần Bài 8, Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, SGK Ngữ văn 9, tập một).

Bài số 41. Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh : Nam là một người bạn rất tốt.

(Xem lại bài thực hành số 1, Bài 12, Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, SGK Ngữ văn 9, tập một).

Bài số 42. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến : “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”).

Hãy đóng vai Vũ Nương (hoặc Trương Sinh) để trình bày trước lớp câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất.

XII - ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN HỌC KÌ I LỚP 9

A. Trả lời các câu hỏi ôn tập (Phần ôn tập Tập làm văn, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1. Phần Tập làm văn ở SGK trong chương trình Ngữ văn 9, Học kì I có hai nội dung lớn :

1. Văn bản thuyết minh : có kết hợp các biện pháp nghệ thuật với yếu tố miêu tả.

2. Văn bản tự sự :

+ Có kết hợp với yếu tố biểu cảm, miêu tả, nội tâm, kết hợp với lập luận. '

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 31: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

+ Có một số nội dung mới trong văn bản tự sự như : đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự ; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.

Như vậy, nội dung phần Tập làm văn ở chương trình Ngữ văn 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng.

Câu 2.

- Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật với văn bản thuyết minh:

+ Không phải nội dung thuyết minh nào cũng dùng „xĩược các biện pháp nghệ thuật.

+ Các kiến thức khoa học đời sống có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào thuyết minh. Điều đó sẽ giúp cho văn bản thuyết minh đỡ khô khan và người nghe, người đọc thích thú hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

- Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh :

+ Chủ yếu văn miêu tả gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh. Miêu tả ở đây cần thiết song chỉ đóng vai trò phụ trợ.

+ Nhờ kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh mà đối tượng cần thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.

+ Tuy nhiên, cũng phải thấy : thuyết minh và miêu tả có những điểm khác nhau. Có thể nêu sự khác nhau giữa văn thuyết minh và văn miêu tả bằng bảng so sánh sau :

Miêu tả Thuyết minh- Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.

- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.

- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng - Bảo đảm tính khách quan, khoa học- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết - ít dùng tương đương so sánh

- ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết - Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật

- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học

- ít tính khuôn mẫu - Thường theo một số yêu cầu, quy định (mẫu)

- Đa nghĩa - Đơn nghĩa

Ví dụ :

1- Có thể dùng nghệ thuật nhân hoá cái quạt điện như một con người tự kể về mình và các loại quạt điện khác.

2- Thuyết minh về con trâu với đời sống người Việt Nam, cần dùng yếu tố miêu tả để làm rõ hình ảnh con trâu, tạo điều kiện cho văn thuyết minh có hiệu quả hơn.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 32: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Câu 3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự.

- Giống : vẫn là những câu văn miêu tả và tự sự.

- Khác : ở trong văn bản thuyết minh hai yếu tố này chỉ là thứ yếu, đan xen để làm văn bản thuyết minh thêm chất lượng. Có nghĩa là : hai yếu tố này phải có mặt một cách hợp lí trong văn bản thuyết minh.

Câu 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một đã nêu khá nhiều nội dung về văn bản tự sự (là trọng tâm của Tập làm văn ở lớp 9). Các nội dung tự sự vừa lặp lại, vừa nâng cao. Điều này thể hiện ở yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự ; yêu cầu về kĩ năng kết hợp với các phương thức trong một văn bản ; yêu cầu để thấy được vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm lập luận ; vai trò, tác dụng của đối thoại và độc thoại, của việc thay đổi người kể chuyện trong văn bản tự sự ra sao.

- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nội tâm :

“Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hàng, năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

(Trích Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7, tập một)

- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :

“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại yên ủi quân lính; truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng :

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước..

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 33: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 14, Ngô gia văn phái)

- Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận :

“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc, bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :

- Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu ! Lão vừa xin tôi một ít bả chó...

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :

- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”.

(Trích Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 5. Ví dụ về đoạn văn tự sự dưới đây có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm :

“Tôi cất giọng véo von :

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào ?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi :

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế ? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế ?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị : “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 34: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

(Trích Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 6. Tìm ba đoạn văn tự sự (ở ba vị trí người kể khác nhau). Các em học sinh tự chuẩn bị.

Câu 7. Như đã nêu ở câu 1 (Phần ôn tập) : Văn tự sự ở lớp 9 về đặc điểm cơ bản giống như các lớp dưới, có nâng cao ở hai trọng tâm :

- Một là, tự sự kết hợp với biểu cảm, với miêu tả nội tâm ; tự sự kết hợp với lập luận.

- Hai là (nâng cao thêm một số kiến thức mới) : đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự ; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

Câu 8. (Phần ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo), SGK Ngữ văn 9, tập một)

Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là Văn bản tự sự, vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, chỉ là những yếu tố bổ trợ, nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta cán cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9.

 

TT Kiểu văn bản chính

Các yếu tố kết hợp với văn bản'chính

Tự sự Miêu tả

Nghị

 

luận

Biểu

 

cảm

Thuyết

 

minh

Điều

 

hành1 Tự sự   X X X X  2 Miêu tả X     X X  3 Nghị luận   X   X X  4 Biểu cảm X X  X      5 Thuyết minh   X X      6 Điều hành            

Câu 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần : mở bài, thân bài và kết bài. Tuy vậy bài viết tập làm văn kể chuyện của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu cơ bản của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn.

Câu 11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản - tác phẩm văn hộc tương ứng trong SGK Ngữ văn. Chẳng hạn, khi học về các yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, các

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 35: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người học hiểu sâu hơn eác đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân. (Các em xem lại bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, hõặc bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự đã học để làm sáng tỏ).

Câu 12. Ngược lại, những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,...

B. Bài tập luyện

Bài số 43 (ôn). Có truyện thơ năm chữ như sau :

Xưa... tại vùng

 

Lái Thiêu Hai mẹ con côi cút

Nhà nghèo sống cơ cực

Thương con, mẹ nuông chiều !

Chú bé biết mẹ yêu

Càng tha hồ vòi vĩnh

Tinh nghịch lại bướng bỉnh

Bày chơi ác - lắm trò !

Cho vịt uống rượu no

Bắt cóc ngồi hút thuốc

Cây non nào... cũng tuốt

Ném bẩn xuống hồ, ao...

Có hôm bắt gà vào

Nhổ trụi chùm lông cánh

Cột đuôi mèo - rồi đánh

Đuổi cho chạy vòng quanh

Như một đứa bụi đời

 

Sống đầu bờ, cuối bãi

Lang thang, lêu lổng mãi

Hư đốn đã quen thân !

Gặp bầy vịt đang ăn

Biết trong lều có trứng

Chú nhặt đá ném trúng

Làm vỡ trứng tứ tung !

Người chăn vịt nổi khùng

Vác gậy ra đuổi mắng !

Chú co giò chạy thẳng

Tìm đường trốn thoát nhanh

Bị một trận hoảng kinh

Chú bần thần mỏi mệt!

Gục bên tường ngủ thiếp !

Thức dậy : góc rừng dày !

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 36: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Làm đổ cả nồi canh

Nước tung đầy chân mẹ !

Bực mình, mẹ mắng khẽ

Chú bỏ nhà ra đi !

Dọc đường gặp chuyện gì

Chú cũng sà nhập cuộc

Mặt mày thì nhem nhuốc

Quần áo lại lôi thôi !

Chú nhớ - đôi bàn tay

Thường vuốt ve, chiều chuộng

Ngày lo ăn, lo uống

Đêm nâng giấc cho ta... !

Hình mẹ bỗng hiện ra

Dịu hiền bàn tay vẫy

Chú vươn mình đứng dậy

Tìm lối cũ quay về!

Và đây rồi : xóm quê

Con kênh tràn sóng nước

Lắt lẻo chiếc cầu tre

Nếp nhà tranh quen thuộc

Nhưng - đau thương, chua xót

Tìm mẹ - mẹ đâu còn !

Mẹ chết - vì mất con

Hoá cây xanh đứng đó !

Đi về đâu... đêm nay... ?

Sống một mình trơ trọi!

Vừa rét lại vừa đói

Biết tìm ai... cho ăn ?

Chú sực nhớ ra rằng :

“Không gì bằng có mẹ !

Người quỷ yêu ta thế!

Ai gây nông nỗi này ? ”

Một dòng trắng lặng lẽ

Từ ruột quả tràn tuôn

Chứ há miệng mủt luôn

Ôi! Ngon như sữa mẹ

Bụng no, đầy sức khoẻ

Càng xiết chặt cây xanh !

Nước mắt chú vòng quanh

Nghe từ cây tha thiết:

“Ăn ba lần mới'biết

Quả ấy ... có ngọt ngon ?

Con có lớn, nên khôn

Mới tỏ hay lòng mẹ !”

Đúng rồi! ôi, tiếng “mẹ”...

Chú oà lên - thở than !

Cả cây xanh ôm choàng

Như tay người âu yếm !

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 37: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Còn mình chú vỏ võ

Đành ôm cây khóc than !

Bỗng - cây rủn toàn thân

Rồi đơm đầy những quả !

Đang lúc bụng đói lả

Một quả chín lặi rơi

Quả đầu : chát - khó xơi !

Quả thứ hải : vỏ cứng !

Lần thứ ba : quả rụng

Chú giữ mãi trong tay

Nắn, bóp nhẹ và xoay

Chờ cho mềm, nứt kẽ!

Nhưng, muôn vàn yêu mến

Không còn mẹ nữa rồi!

Chú sống với bạn thôi

Đem quả chia cho bạn !

Nghĩ giận mình vô hạn

Tự gây cảnh sầu đau !

Chú lần kể vì sao

Có quả ngon, quả ngọt... !

Bạn bè nghe sau trước

Đến thương tiếc, ngậm ngùi

Thề xin hứa trọn đời :

Biết nghĩa sâu tình mẹ !

     Được quả ngon quý thế

       Ai cũng thích ươm, trồng

         Thành thị đến ruộng đồng

Đều gọi : cây vú sữa !

(Trần Đình Tuấn, Kim Liên, Hà Nội, báo Nhi đồng, số 42, 2005)

a) Hãy chọn đặt nhan đề cho truyện thơ trên theo gợi ý sau :

A - Sự tích cây vú sữa.

B - Tĩnh mẹ.

C - Đứa con hư đã biết nghĩ.

D - Bài học nhắc ta về tình mẹ.

b) Chỉ ra ngôi kể của truyện thơ trên.

c) Hãy chuyển truyện thơ trên thành văn xuôi (đảm bảo trung thành với nội dung, có thay đổi diễn đạt cho hợp lí).

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 38: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

HS chọn hai hướng chuyển :

+ Giữ ngôi kể của truyện thơ

+ Chuyển ngôi kể khác

d) Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện thơ trên trong một đoạn’văn ngắn.

Bài số 44 (ôn). Đọc câu chuyện sau :

“Sáng chủ nhật, bố mẹ lại cho Hoàng lên thăm ông bà nội. Nhà của ông bà nội ở một khu tập thể trung tâm thành phố, trên tầng hai.

Hoàng rất thuộc cái cầu thang ấy. Bước chân nhỏ xíu của Hoàng không thể bước một bước chân, một bậc cầu thang được đâu ! Thế mà các anh lớn tuổi hơn Hoàng một chút, cứ chạy vèo vèo từ trên tầng năm xuống, nện guốc dép ầm ầm, làm “an ninh” cầu thang không lúc nào yên (ông nội Hoàng hay nói thế). Có anh lại còn ngồi hẳn lên lan can cầu thang, tụt vèo từng đợt xuống. Khiếp quá ! Mẹ Hoàng thường bảo : “Các anh làm thế là không ngoan đâu”. Từ tầng một lên đến tầng hai, Hoàng phải đi qua mấy đợt cầu thang nhỉ. Hoàng xoè bàn tay bé xíu đếm : Một, hai, ba... Ba đợt cầu thang. Trèo qua ba đợt cầu thang, Hoàng đã thấy mỏi chân rồi đấy !

“Reng...” “Hoàng bấm chuông. Cửa mở. Bà nội tươi cười đón Hoàng. Hoàng chào bà nội và hỏi ngay : “Bà ơi ! Ông nội Hoàng đâu hả bà ?”. Bà xoa đầu Hoàng bảo : “Ông đi họp tổ hưu một lát về ngay”, cỏ.thế chứ. Vì nếu ông ở nhà, ông đã ra cửa đón Hoàng rồi. Và thể nào ông cũng lại xin hai cái thơm hai bên má” (“cho khỏi lệch” - ông vẫn bảo Hoàng thế khi thơm xong một cái). Hôm nay chủ nhật mà ông lại đi họp, chắc lại “sơ kết tuần” giống  ở lớp Hoàng thôi. Đang nghĩ ngợi, bỗng thấy cô Song Phương gọi  Hoàng “Hoàng ơi ! Cháu vào xem phim hoạt hình này !”. Hoàng reo to : “Hay quá !” và chạy như bay vào nhà...

Phim đang hay, bỗng cô Song Phương lại gọi : “Hoàng ơi ! Ra ban công, ông nội gọi cháu này !”. Hoàng vội chạy ra ban công nhìn xuống. Ô kìa ! Ông nội của Hoàng kìa ! Ông đang đứng dưới đường. Nhưng lạ chưa : Ông cứ giơ hai tay với lên ban công, chỗ Hoàng đang đứng :

- Hoàng ơi ! Cho ông lên với !

Hoàng vội chỉ tay ra phía cửa đằng sau :

- Ông đi vòng lại. Đằng sau có cầu thang lên đấy !

Lạ thật, Hoàng càng nói, ông lại càng cố giơ hai tay lên trời (như sắp bay lên, giọng nũng nịu giống Hoàng thế).

- Không ! Không ! Ông lên lối này cơ ! Ông lên lối này cơ !

Hoàng lẩm bẩm một mình : “Hôm nay sao nhiều chuyện bực mình thế”. Tự nhiên ông nội cứ đòi lên lối này, làm gì có đường mà lên nhỉ ? Hoàng nói to vọng xuống, sợ ông không nghe rõ :

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 39: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Không lên lối này được đâu, ông nội ơi ! Ông không lên lối cầu thang là phải đứng dưới đường đấy !

Ông nội vẫn giơ hai tay về phía Hoàng giải thích :

- Ông lên cầu thang mỏi chân lắm. Hay là Hoàng dắt ông lên ? !

Thôi, đúng rồi, ông nội già yếu, lên cầu thang sẽ mỏi chân đấy. Đi vội, ông còn có thể vấp ngã nữa, Hoàng vội gọi bà nội :

- Bà cho cháu xuống tầng một dắt ông nội lên nhé. Ông mệt đấy bà ạ !

Bà phì cười, ôm cái đầu tròn lủm của thằng cháu hồn nhiên, láu lỉnh ; thơm mãi vào mái tóc húi “cua” kiểu cầu thủ bóng đá của cháu, bà bảo :

- Cô Song Phương cùng cháu Hoàng xuống đón ông nội lên đi ! Cháu Hoàng dắt ông lên cẩn thận nhé.

Hoàng vui quá “vâng ạ”. Sợ ông nội chờ, Hoàng vội gọi to xuống để ông yên tâm :

- Ông ơi ! Ông chờ nhé. Hoàng xuống đón ông đây !

Con Miu mắt xanh chẳng hiểu thế nào, thấy Hoàng xỏ chân vào giày, rộn ràng, giục cô đi xuống, cũng “ngheo” một tiếng làm nũng, rồi phóng theo hai cô cháu Hoàng xuống tầng một đón ông.

(Cao Bích Xuân, báo Hoạ mi, số 52, 2002)

a) Hãy chọn và đặt đầu đề cho truyện trên theo gợi ý sau sao cho đúng và hay :

A - Đón ông.

B - Tình ông cháu.

C - Chán yêu ông !

D - Hoàng thật đáng yêu !

b) Xác định ngôi kể của câu chuyện. Người kể là ai ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể và người kể câu chuyện.

c) Phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện trên trong một đoạn văn ngắn.

Bài số 45 (ôn). Đọc văn bản thuyết minh sau :

“Khu du lịch Đầm Sen là đơn vị giải trí được ra đời và phát triển gắn liền với quá trình phát triển 30 năm của thành phố Hồ Chí Minh, kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Mời bạn ghé qua Đầm Sen để khám phá công viên Khủng Long - một thế giới của loài vật khổng lồ đã từng có mặt khắp nơi trên trái đất từ cách đây hàng triệu năm.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 40: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Công viên Khủng Long là một mô hình vui chơi hấp dẫn, mới lạ, lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á. Những chú khủng long được toạ lạc trên diện tích rộng 5.000 m2, kinh phí xây dựng 15 tỉ đồng. Toàn bộ công viên có 110 con khủng long đủ chủng loại với những tên gọi rất đặc thù như : Bá Vương Long, Nga Mi Long, Uyển Long, Mã Môn Khê Long, Tam Giác Long... có con cao 12m sẽ biểu diễn và mang đến cho du khách những cảm nhận thật sự về một thế giới khủng long.

Công viên Khủng Long còn có một phòng chiếu phim tư liệu để du khách. có thể tìm hiểu về cuộc sống của các loại khủng long cách đây hàng triệu năm.

Một điều hấp dẫn nữa của Công viên Khủng Long là các bạn sẽ được đi du thuyền để khám phá sự bí hiểm của loài vật này. Du khách có cảm giác như mình lạc vào một thế giới khủng long thật sư với khung cảnh thiên nhiên thật huyền bí. Núi rừng, cây cỏ mang nét hoang sơ với những cảnh sinh hoạt rất đời thường của khủng lòng.

Kết thúc cuộc khám phá, các bạn sẽ có cơ hội thả mình vào khung cảnh thơ mộng của cánh đồng hoa rực rỡ”.

(Theo Lê Anh, báo Nhi đồng, số 44, 45, 46, 2005)

a) Hãy đặt tên đầu đề cho văn bản thuyết minh trên theo gợi ý sau :

A - Khám phá Công viên Khủng Long.

B - Khu du lịch Đầm Sen.

C - Khu dụ lịch trên thành phố mang tên Bác.

D - Mời bạn đến giải trí tại Công viên Khủng Long.

b) Để cho bài thuyết minh hay hơn, em có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả được không ? Cho biết vì sao ?

(Gợi ý : Thử đóng vai một chú khủng long trong Công viên Khủng Long để thuyết minh toàn bộ nội dung trên và xem điều đó có phù hợp và hay không ?).

XIII - KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I

Đề kiểm tra Học kì I lớp 9 thí điểm, môn Ngữ văn (năm học 2004 - 2005). (Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề).

Câu 1 (2,5 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu 'súng trăng treo.

(Đồng chí)

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 41: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

1. Tác giả của bài thơ Đồng chí là ai ?

A - Huy Cận

B - Chính Hữu

C - Phạm Tiến Duật

2. Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào thời gian nào ?

A - Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

B - Thời kì sau kháng chiến chống Pháp, c - Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

3. Ý nào dưới đây được thể hiện đúng nhất nội dung của khổ thơ trên ?

A - Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội.

B - Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.

C - Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.

4. Ý nào sau đây thể hiện cảm nhận không đúng về câu thơ Đầu súng trăng treo ?

A - Hình ảnh thơ cụ thể, chân thực mà giàu sức gợi cảm.

B - Hình ảnh thơ độc đáo mang ý nghĩa biểu tượng,

C - Câu thơ thể hiện sự kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

5. Từ “đầu” trong câu thơ thứ ba được dùng theo nghĩa nào ?

A - Nghĩa gốc.

B - Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

C - Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ..

Câu 2 (2,5 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, trong đó có sử dụng từ Hán Việt. Chọn hai từ Hán Việt để giải nghĩa.

Câu 3. (5 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau :

Đề 1. Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.

Đề 2. Dựa vào nội dung tác phẩm Làng của Kim Lân, hãy đóng vai ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 42: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Chương hai

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 43: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

VĂN BẢN TỰ SỰ

Bài số 1. Bạn học sinh đó tóm tắt đúng vì :

+ Đã chọn các tình tiết chính.

+ Không nhắc lại đối thoại.

+ Không chọn tình tiết phụ.

Bài số 2. Học sinh tự làm.

Bài số 3.

a) Theo dự kiến của bạn học sinh, thì các tình tiết chính là chưa đủ. Cần bổ sung. Ví dụ Phương Định, Thao, Nho đã sống và chiến đấu trên cao điểm trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ và ác liệt.

b) c) d) Học sinh tự làm.

Bài số 4 + 5. Học sinh tự làm Bài số 6

a) Hai bạn lớp 3 kể về mẹ của mình.

Chuyện do Minh tự kể và đối thoại với Bảo Hân.

Chuyện kể ở ngôi thứ nhất.

b) c) d) Học sinh tự làm.

Bài số 7 + 8. Học sinh tự làm.

Bài số 9

- Phương .thức biểu đạt chính : A - Tự sự

Bài số 10, 12,13. Học sinh tự làm (có gợi ý ở phần Phụ lục).

Bài số 14. 

Văn bản 1 : Kể về việc cụ Bá sinh hạ người con gái và việc, miêu tả cô gái đó.

Văn bản 2 : Miêu tả cảnh đêm Hà Nội đẹp và đầy gợi nhớ - bộc lộ suy nghĩ nội tâm.

Văn bản 3 : Miêu tả ngoại hình lão Hạc để bộc lộ nội tâm đau khổ của lão.

Văn bản 4 : Bộc lộ nội tâm của một cô gái ở thôn quê ra thành phố học  và làm việc. Những cảm xúc và kỉ niệm nơi cô gái.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 44: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

b) c) d) Học sinh tự làm.

Bài số 16. - Bạn chọn đúng ở đoạn 1 và đoạn 3.

- Đoạn 2 : là sự kết hợp : miêu tả cảnh bên ngoài lầu Ngưng Bích để bộc lộ nội tâm Thuý Kiều.

Bài số 17. a) và b) đều đúng.

Bài số 18,19. Học sinh tự làm.

Bài số 20

a) Tuỳ chọn. Song đây cũng là một tình huống : B.

b) Ba phần : theo bố cục một văn bản tự sự.

c) Lứa tuổi : nhi đồng.

Yếu tố nghị luận : Những người bạn tốt bao giờ cũng biết nhường nhau.

d) Thỏ Con, Hươu Con, Dê Con là các nhân vật còn rất bé, rất hồn nhiên, đáng yêu.

Các tình huống được tạo ra cho câu chuyện thể hiện sự tế nhị khi quan tâm đến nhau ; Nếu ta quan tâm lộ liễu quá bạn không dễ dàng chấp nhận. Các tình huống đã làm câu chuyện thêm đẹp.

Bài số 21.

a) E.

b) Học sinh tự làm.

* Lập luận của Thuý Kiều : Học sinh tự làm.

Bài số 22

a) Một người đàn ông vợ chết, thua bạc, bán nhà trong lúc đang còn nuôi các con nhỏ. (Một cảnh trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng).

b) Có đan xen yếu tố nghị luận. Học sinh tự làm tiếp.

c) Học sinh tự làm.

Bài số 23

a) Trong đoạn đối thoại có xen các yếu tố nghị luận. Tự chọn ra và nêu tác dụng.

b) “Một cuộc đua” : có nhiều ý nghĩa.

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 45: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

- Một cuộc đua xe của cậu ấm con nhà giàu, thừa tiền nướng vào cuộc chơi. Hậu quả : bạn gái chết, cụt chân, cậu ta luôn lên cơn cuồng nộ vì tuyệt vọng.

- Một cuộc đua của một cô sinh viên mồ côi cha mẹ, tự lực cánh sinh, vượt lên để đua với cuộc đời, giành sự sống : đi làm kiếm tiền và tự nuối thân, đi học.

- Một cuộc đua nữa đã mở ra khi kết thúc câu chuyện : cuộc đua vươn lên dưới ánh mặt trời là cuộc đua của hai số phận, biết vượt lên khốn khó, dồi dào nghị lực phấn đấu để làm người.

c) Học sinh tự viết.

Bài số 24, 25, 26, 27.    Học sinh tự làm.

Bài số 28, 29, 30, 31. Học sinh tự làm  (có gợi ý ở phần Phụ lục).

Bài số 32, 33 : Học sinh tự tập làm thơ 8 chữ.

Bài số 34

a) Phần truyện lược trích trên cỏ các tình huống đối thoại sau :

- Đối thoại của nhân vật xưng “tôi” với Hà, Minh.

- Đối thoại của nhân vật xưng “tôi” với mẹ con bạn Huy.

- Đối thoại của mẹ nhân vật xưng “tôi” với mẹ bạn Huy.

b) Nhờ có các tình huống đối thoại mà từ chỗ làng đó quan niệm có “ngôi nhà ma” thì bây giờ không còn “ngôi nhà ma” nữa, mọi người dần hiểu về nhau, tình người ngày càng đẹp lên.

c) Một tình huống chọn : A.

d) Không có đối thoại nội tâm.

e) Học sinh tự làm. 

Bài số 35

a) Truyện kể theo .ngôi thứ nhất. Người kể là cậu bé rất nhỏ4 tuổi; nhi đồng. Dựa vào các chi tiết trong truyện, ta biết cậu bé ở lứa tuổi rất nhỏ.

b) Một tình huống chọn : D.

c),  d) Học sinh tự làm.

e) Có sự hỗ trợ giáo dục gia đình, nhưng rất tế nhị. Bố mẹ cậu bé cũng là người có văn hoá, hiểu biết tâm lí trẻ thơ. Chọn chi tiết : có hai chi tiết rõ nhất... (Học sinh tự làm).

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/

Page 46: hoc360.net · Web view“ Năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), chúa Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng ba bốn lần

Bài số 36. Học sinh tự làm.

Bài số 37

a) Ngôi thứ nhất.

b) A.

c) Học sinh tự làm.

Bài số 38

a) A.

b) Người kể trong truyện là người giấu mặt, họ ở khắp mọi nơi, biết mọi chuyện, lại còn nhận định đánh giá về sự việc nữa (đó là kiến thức mới về người kể trong văn tự sự ở lớp 9).

c) Học sinh tự làm.

Bài số 39

a) Trong những ngày tuyệt vọng, ông Hai đã trò chuyện với thằng con út để bộc lộ nỗi lòng mình.

b) Đoạn trích :

- Phần đầu là đối thoại giữa hai nhân vật (nhưng cũng để bộc lộ nội tâm).

- Phần sau là đối thoại nội tâm của ông Hai.

c) Học sinh tự làm và so sánh.

Bài số 40, 41, 42. Luyện nói : Học sinh tự lập dàn ý để luyện nói trên lớp và giờ tự học.

Bài số 43, 44, 45 (ôn tập). Học sinh tự làm.

 

 

 

Trung tâm Luyện thi AMAX – Hà ĐôngHotline: 0902196677

Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/