74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNG ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài : “Nhượng quyền thương mại” Giảng viên hướng dẫn: Phạm Đức Huy. Nhóm thực hiện: 11. TP.HCM, 5/2011 MỤC LỤC 1.Một số vấn đề về nhượng quyền thương mại. 4 2.Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam....14 3.Quy trình đăng ký và hợp đồng nhượng quyền ..........................................29 4. Nhận xét và kiến nghị..................42 1

1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA TÍN DỤNG

----------

BÀI TIỂU LUẬNĐề tài: “Nhượng quyền thương mại”

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Đức Huy.

Nhóm thực hiện: 11.

TP.HCM, 5/2011

MỤC LỤC

1.Một số vấn đề về nhượng quyền thương mại..........................4

2.Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam..............................14

3.Quy trình đăng ký và hợp đồng nhượng quyền...................29

4. Nhận xét và kiến nghị............................................................42PHỤ LỤC....................................................................................48TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................51

1

Page 2: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Khái niệm Franchise còn khá mới mẻ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hoặc cụm từ Nhượng quyền kinh doanh hay Nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Nhượng quyền thương mại được coi là “Một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây” và là “xu thế của tương lai”, đem lại cho kinh tế thế giới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả, giúp chủ thương hiệu mở rộng thị phần, khuếch trương thương hiệu của mình một cách nhanh nhất mà không phải bỏ ra nhiều chi phí còn bên nhận chuyển nhượng lại có cơ hội được khai thác thương hiệu nổi tiếng, thừa hưởng mô hình quản lý với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền kinh doanh thương mại là cánh rất thuận tiện để các thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra thế giới và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đi vào Việt Nam.

Mặc dù còn khá lạ lẫm với Nhượng quyền thương mại nhưng Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên để làm được điều này cần một nỗ lực không nhỏ từ nhiều phía cả nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng…nhất là khi loại hình kinh doanh này vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, tình hình áp dụng Franchise tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay.

2

Page 3: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

1. Một số vấn đề về nhượng quyền thương mại:1.1.Nhượng quyền thương mại là gì?

Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm của nhiều trường phái được đưa ra nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền có hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau:

Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc công khai chi tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền thương mại.

Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh họat động nhượng quyền thương mại.

Nhóm các nước điều chỉnh họat động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ.

Dựa trên 3 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu như sau:

Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (The IFA): Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; Bên nhận họat động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.

Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): Nhượng quyền thương mại là quyền chuyển nhượng tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng.

Khái niệm của Mêhicô: Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sử chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành, các họat động thương mại, hoặc các hành chính đã được chủ thương hiệu thiết lập, với chất lượng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã được tạo dựng dưới thương hiệu đó.

Khái niệm của Nga: Theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với 1 khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền đuợc sử dụng trong các họat động kinh

3

Page 4: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

doanh của bên sử dụng 1 tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ,…

Khái niệm của Việt Nam: Như đã trình bày ở trên, các quốc gia trên thế giới đã hình thành và phát triển một cách hợp lý các vấn đề pháp lý liên quan tới họat động nhượng quyền. Do vậy, những cái tên như: Burger King, Five Star Chicken, Jolliebee, KFC,… không những chỉ xuất hiện ở các nước sở tại mà còn vuơn xa đến rất nhiều nước trên thế giới trở thành những hệ thống nhượng quyền toàn cầu.

Tại Việt Nam, cùng với sử phát triển của hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô,… đã làm cho bức tranh thị trường của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn.

Nhượng quyền thương mại (NQTM) hay Franchise là một hoạt động thương mại, được quy định cụ thể tại Luật Thương Mại 2005, Chương VI, Mục 8. Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 35 hướng dẫn chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây là những văn bản pháp luật đầu tiên thừa nhận cơ sở pháp lý cho hoạt động NQTM ở Việt Nam. Về phương diện pháp lý, tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh."

1.2. Một số khái niệm về nhượng quyền thương mại.

''Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.

''Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

''Bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.

''Bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 trên trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.

4

Page 5: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

“Bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.

''Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền. Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

''Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại” là công việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại:

''Hợp đồng phát triển quyền thương mại” là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực đia lý nhất định.

''Quyền thương mại chung” là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.

''Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.

1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại:

Trong thực tiễn, mô hình nhượng quyền là một mô hình kinh doanh có rất nhiều cách thức. Song, nếu chỉ căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, xét về cơ bản, có các hình thức sau đây:

Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp: Hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. Hình thức này thường không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu như bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh ở tại những quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuơng mại khác nhau.

5

Page 6: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Nhượng quyền mở rộng: Thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong pạhm vi 1 lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba. Bên nhận quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch đã được bên nhượng quyền định trước. Mỗi đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thíêt lập đều không có tư cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc vào bên nhận quyền.

Nhượng quyền khởi phát: nhượng quyền thuơng mại mang tính quốc tế. Nghĩa là bên nhận quyền và bên nhượng quyền đều ở các quốc gia khác nhau. Bên nhựơng quyền trao cho bên nhận quyền, tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhận quyền và bên nhượng quyền được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba. Điều này sẽ góp phần khai thác một cách triệt để tiềm năng kinh tế của các thị truờng mới. Tuy vậy, đi đôi với nó cũng sẽ là những rủi ro rất lớn cho toàn bộ hệ thống kinh doanh.

Nếu căn cứ theo hình thức họat động kinh doanh thì nhượng quyền thương mại bao gồm:

Nhượng quyền sản xuất: Loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền những thông tin liên quan tới bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại, thậm chí là những công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có thể hỗ trợ bên nhận quyền ở một số khía cạnh như hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và các dịch vụ hậu mãi.

Nhượng quyền dịch vụ: Nhượng quyền trong các lĩnh vực họat động có tính chất dịch vụ như sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng… Bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển thành công một (hoặc một số) mô hình dịch vụ nhất định mang thương hiệu riêng. Bên nhận quyền sẽ được cung ứng các dịch vụ ra thị trường theo mô hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền.

Nhượng quyền phân phối: Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, L’OREAL…) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (Cửa hàng phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON).

Trong thực tiễn của họat động nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp có thể có sự lựa chọn một hình thức kết hợp của các hình thức nhượng quyền đã nêu trên phù hợp với khả năng của mình và hoàn cảnh kinh tế cũng như yêu cầu về mặt pháp lý của mỗi quốc gia.

6

Page 7: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

1.4. Các vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại:

Mối quan hệ tốt đẹp giữa bên giao quyền và nhận quyền rất quan trọng cho sự thành công của 2 bên. Do phương pháp nhượng quyền thành lập mối quan hệ kinh doanh đã tồn tại nhiều năm rồi, nên nền tảng hay các bước khởi động phải được xây dựng hết sức cẩn thận bằng cách các bên phải thực sự hiểu thấu đáo về chương trình nhượng quyền thương mại.

Phương pháp nhượng quyền được điều hành bởi luật nhà nước yêu cầu các bên giao quyền phải cung cấp cho các bên nhận quyền tiềm năng thông tin miêu tả rõ mối quan hệ giữa bên giao quyền và nhận quyền.

Hai tài liệu pháp lý của phương pháp nhượng quyền là:

- Tài liệu thông tin nội bộ, còn được hiểu là thông báo chi tiết chuẩn về nhượng quyền.

- Hợp đồng nhượng quyền.

Thông báo chi tiết chuẩn về nhượng quyền: ( UFOC )

Mục đích của UFOC là cung cấp thông tin về bên giao quyền cho các bên nhượng quyền tiềm năng, cả thông tin về hệ thống nhượng quyền và cả hợp đồng nhượng quyền mà họ sẽ cần phải ký, và vì vậy họ có thể đưa ra một quyết định có đầy đủ thông tin.

Thêm vào phần tài liệu nội bộ đó, UFOC sẽ bao gồm cả những hợp đồng nhượng quyền thực tế, và những hợp đồng khác mà bên nhận quyền cần phải ký, cùng với các thông tin tài chính của bên giao quyền.

UFOC được thiết kế ra để cung cấp cho bên nhận quyền những thông tin mà họ cần để ra được quyết định đúng đắn về đầu tư vào một nhượng quyền thương mại nào đó cụ thể.

Theo luật, bên giao quyền không thể đưa ra một nhượng quyền thương mại nếu chưa xuất trình cho bên nhận quyền tài liệu thông tin nội bộ này. UFOC bao gồm những thông tin sau:

- Bên giao quyền.

- Các nhân lực chủ chốt của công ty.

- Kinh nghiệm quản lý trong quản lý nhượng quyền.

- Lịch sử kiện tụng và phá sản của bên giao quyền.

7

Page 8: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

- Các chi phí ban đầu và tiếp theo liên quan đến việc mở và điều hành phi vụ nhượng quyền.

- Mua bán và đầu tư cần thiết.

- Quyền về lãnh thổ hay khu vực.

- Trách nhiệm của bên giao quyền và nhận quyền.

- Các nhượng quyền khác trong hệ thống và các thông tin liên lạc

Việc nhận tài liệu UFOC này được điều khiển bởi nguyên tắc 10 ngày. Bên giao quyền phải bố trí cho bên nhận quyền 10 ngày làm việc để nghĩ về quyết định của họ trước khi họ được phép ký vào hợp đồng nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền:

Hợp đồng nhượng quyền thương mại chi tiết hơn bản UFOC về các điều khoản về mối quan hệ giữa bên giao quyền và bên nhận quyền. Một hợp đồng nhượng quyền thương mại chuẩn có thể bao gồm các chi tiết cụ thể sau:

- Hệ thống nhượng quyền: như là cách sử dụng thương hiệu, sản phẩm.

- Lãnh thổ, khu vực.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên: tiêu chuẩn, lộ trình, đào tạo, trợ giúp, quảng cáo,...

- Quãng thời gian nhượng quyền.

- Các khoản thanh toán của bên nhận quyền cho bên giao quyền.

- Kết thúc và hoặc quyền chuyển nhượng - nhượng quyền.

Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản pháp lý dùng để điều khiển mối quan hệ và cụ thể hoá các điều khoản mua bán trong nhượng quyền. Giống như UFOC, hợp đồng nhượng quyền cũng có quãng thời gian suy nghĩ. Bên nhận quyền tiềm năng có quyền theo luật pháp được phép có 5 ngày làm việc để suy nghĩ trước khi được phép ký hợp đồng nhượng quyền cuối cùng. Điều này giúp họ có đủ thời gian để xem xét và suy nghĩ các điều khoản của hợp đồng.

1.5 Thuận lợi – thách thức của hình thức nhượng quyền thương mại:

1.5.1. Thuận lợi:

Theo điều tra nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế gần đây cho thấy 90% công ty theo hợp đồng Franchise tại Hoa Kỳ tiếp tục họat động sau 10 năm,

8

Page 9: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng Franchise thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập.

Bên mua nhượng quyền (Franchisee):

- Truớc hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chính của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ. Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đọan xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các quy tắc chung.

- Thứ hai, đuợc sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

- Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành họat động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.

- Thứ tư, bên nhận quyền được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.

Bên bán nhượng quyền (Franchisor):

- Thứ nhất, vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng họat động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mỏ rộng họat động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng họat động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng họat động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.

9

Page 10: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

- Thứ hai, mở rộng họat động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thị bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay. Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng họat động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được.

- Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh của sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo khá lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vuợt qua. Họat động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao; giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.

- Thứ tư, tối đa hóa thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình.

- Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ, họ sẽ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.

- Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền không thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn bên nhượng quyền.

1.5.2. Thách thức:

Bên bán nhượng quyền:

- Thứ nhất, khi mạng lưới phân phối dày đặc, rộng lớn tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì công việc quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn. Đôi khi chỉ là thái độ thiếu lịch sự của một nhân viên trong cửa hàng franchise hay thiếu vệ sinh an tòan thực phẩm dẫn tới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống. Trong những năm đầu, do là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong bước đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện

10

Page 11: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

trạng có quá nhiều quán café cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng chất lượng. Nói cách khác, Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình vì bắt đầu bán franchise với số lượng khá lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị. Thật vậy, có quán thì khá bề thế, có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn hay có quán có máy lạnh, phục vụ tốt, tay nghề khá còn có quán tay nghề kém, bình dân, trang trí nội thất cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung. Từ cuối năm 2002, Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắc phục tình trạng này nhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400 quán café trải dài khắp đất nước quả là một thách thức của người điều hành mỗi quán café và của chủ thương hiệu nói chung.

- Thứ hai, nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình họat động cũng là một thách thức đuợc đặt ra đối với người quản lý thương hiệu. Bên mua franchise sẽ được chủ thương hiệu đào tạo phương thức họat động, cung cấp những công thức chế biến đặc biệt mang đặc trưng thương hiệu. Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam. Như trường hợp nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang của An Giang khi xuất khẩu sang châu Âu thông qua một đại lý đã bị chính đại lý đó lợi dụng và chủ thương hiệu Sa Giang tại Việt Nam đã phải mua lại nhãn hiệu của chính mình nếu không thì không có cách nào xâm nhập thị trường Mỹ.

- Ngoài ra, bên bán nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ đó là đối tác chủ thương hiệu thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong nỗ lực giành lấy khách hàng và thị phần.

Bên mua nhượng quyền:

- Không được tự ý điều chỉnh việc kinh doanh: thay đổi menu, hạ giá thành sản phẩm… Việc kinh doanh phải nhắm đến một đối tựơng khách hàng với một mục tiêu nhất định theo phân khúc thị trường mà bên nhượng quyền đã xác định trong chiến lược kinh doanh của mình. Khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp nhượng quyền đều giới hạn việc sử dụng thương hiệu trong một khu vực kinh doanh nhất định. Ngoài mục đích kinh doanh chính, các franchisee không được thay đổi bất kỳ một sự xáo trộn nào không được phép quy định trong hợp đồng. Tất cả các chương trình quảng bá, khuyến mãi đều phải thông qua ý kiến của bên nhượng quyền. Lý giải về việc này, anh Hoàng Trung phụ trách đào tạo nhượng quyền của Trung Nguyên cho biết: “Mục đích là để bảo vệ thương hiệu cho franchisor và để đảm bảo sự công bằng cho các franchisee khác trong hệ thống không làm ảnh hưởng đến doanh số của nhau khi có những chương trình khuyến mãi, giảm giá tự phát của một số cửa hàng”.

- Báo cáo doanh thu và tình hình họat động định kỳ. Các franchisee phải đóng một khoản phí định kỳ dao động trong khoảng từ 3-10% tổng doanh thu hàng tháng, còn ở Việt Nam là 2-3%. Đây là khoản phí bắt buộc, vì vậy nếu bên mua franchise quản lý chi phí không tốt, kinh doanh thu lỗ thì vẫn phải nộp cho

11

Page 12: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

bên chủ thương hiệu 1 khoản phí định kỳ dựa trên doanh số bán ra. Đây cũng là một khó khăn lớn mà bên mua nhượng quyền thường phải gặp phải.

Mức phí trên tổng doanh thu của franchisor Việt Nam:

Trung Nguyên 2%Phở 24 3%Tapio cup 2%

- Chỉ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ định hoặc cung ứng bởi chủ thương hiệu do đó không chủ động được giá cả, thậm chí ảnh hưởng đến tiến độ công việc thay vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có chất lượng ngang bằng thì phải đợi để có được nguồn nguyên liệu quy định… Trường hợp các cửa hàng KFC ở Việt Nam để làm ra món khoai tây chiên mỗi năm hệ thống này phải nhập về Việt Nam gần 200 tấn khoai tây Washington từ Mỹ theo yêu cầu của chủ thương hiệu.

- Nguy cơ bị tổn hại do các franchise khác trong hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc làm trái với các hoạt động kinh doanh đã được thống nhất.Vào quý II năm 2005, Nam An group đã phát hiện một trường hợp Phở 24 làm trái quy định: tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm lượng thịt trong tô, tắt máy lạnh; rất may là phát hiện kịp thời chưa gây ảnh hưởng đến uy tín chuỗi cửa hàng Phở 24.

- Không chủ động được khi chủ thương hiệu cắt hợp đồng khi hết thời hạn. Thời hạn hiệu lực của một hợp đồng nhượng quyền được các franchisor Việt Nam xác định khác nhau tùy theo các lĩnh vực và chiến lược nhượng quyền. Kết quả khảo sát cho thấy lĩnh vực kinh doanh thức uống có thời hạn trung bình là 2-3 năm, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là 5 năm…

- Nguy cơ bị lừa đảo tại một số quốc gia, đã có trường hợp chủ thương hiệu sau khi nhận tiền nhượng quyền các franchisee thì biến mất.

- Quản lý kinh doanh là một công việc phức tạp đòi hỏi các franchisor phải có kinh nghiệm hoặc hiểu biết chuyên môn. Đây cũng là điều mà các franchisee cẩn xem xét quyết định có nên đăng ký xin được chuyển nhượng hay không. Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình chuyển nhượng nằm ở chỗ đội ngũ nhân viên hay trang thiết bị đồng bộ mà ở chỗ chính đối tác mua franchise – người chủ quản lý cửa tiệm nhượng quyền. Nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là đầu tư đơn thuần thì khó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt hiệu quả tối ưu ảnh hưởng ít nhiều đối với hình ảnh của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác, nếu đối tác mua franchise có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng làm việc theo ý của mình.

Thách thức đối với cả bên bán và bên mua:

- Vẫn chưa có khung pháp lý chính thức điều chỉnh hoạt động này, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiền hành nhượng quyền. Thậm chí khi các quy

12

Page 13: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

định trong Luật Thương mại thay đổi về hoạt động nhượng quyền thương mại chính thức có hiệu lực thì cũng tạo nên sự chồng chéo với Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ sửa đổi. Theo đó trong chương IV điều 32 thì Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xác nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, thương hiệu tuỳ theo giá trị hợp đồng mà Bộ hay Sở xác định. Nhưng Luật Thương mại (sửa đổi và thông qua vào tháng 6/2005) thì lại quy định cơ quan xác nhận đăng ký nhượng quyền là Bộ Công thương. Sự chồng chéo này có thể gây ra lung túng, khó khăn, tốn kém cho các doanh nghiệp khi áp dụng.

- Nguồn nhân lực có kiến thức nhượng quyền thương mại còn quá khan hiếm chủ yếu là do doanh nghiệp đào tạo hoặc nhân viên tự học.

- Việc xúc tiến nhượng quyền thương mại hiện vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhưng thực sự vẫn chưa tạo được một thị trường chuyển nhượng sôi động tại Việt Nam.

- Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng loạt tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh bằng phương pháp franchising họ có thể thành lập nên mạng lưới kinh doanh dày đặc cạnh tranh với cường độ khốc liệt và có khả năng chiếm lĩnh cả thị trường bán lẻ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ở Việt Nam phải sớm vạch ra chiến lược lâu dài.

- Đội ngũ quản lý ở các công ty ở Việt Nam đa phần tự học hỏi do những sai lầm, thất bại. Trong khi đó, đội ngũ quản lý, chuyên viên các doanh nghiệp nước ngoài đều được đào tạo một cách bài bản, với chương trình tập huấn cập nhật. Đây là một điểm hạn chế của giáo dục Việt Nam, cũng như của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Như Úc chẳng hạn, từ năm 1999, chính phủ nước này đã cho ra đời chương trình giáo dục chính quy về franchise thiết kế đặc biệt cho các chủ thương hiệu, các nhà quản lý trung và cao cấp, nhân viên làm việc trong các hệ thống franchise của nước Úc. Chương trình này đã thu hút sự tham gia của hơn 20% trên tổng số các hệ thống franchise tại Úc. Bằng cấp chứng chỉ cho các chương trình này được cung cấp bởi trung tâm nghiên cứu về franchise của Đại học New South Wales, một trong những trường Đại học nổi tiếng và uy tín nhất nước Úc. Tương tự, tại Mỹ và các quốc gia khác, franchise thực sự trở thành một môn học phổ biến. Hiệp hội Franchise quốc tế còn có hẳn một chương trình đào tạo cao học về quản trị franchise phối hợp tổ chức tại trường Đại học Nova Southern University của Mỹ.

2. Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:2.1.Khái quát về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều

13

Page 14: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm? Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm tới.

Vì sao franchisie ngày càng phát triển mạnh mẽ? Thực tế cho thấy sức hấp dẫn của nó nằm hai điểm: chi phí thấp và ít tủi ro (tổng kết của hiệp hội liên hiệp chuyển giao thưong hiệu quốc tế - IFA), và việc chia sẽ gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường.

2.2 Các quy định của nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại:

Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không đề cập đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... Do đó, mặc dù hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1990 thế kỷ trước nhưng sự phát triển còn rất hạn chế; đa số công chúng chưa có được sự nhận thức đúng đắn về hình thức kinh doanh mới mẻ này; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng franchising trong nhiều trường hợp không được tôn trọng... điều đó, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hình thức kinh doanh mới mẻ này.

Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại. Tiếp đến, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây là hai văn bản hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ với việc xác định các vấn đề cơ bản như khái niệm nhượng quyền thương mại, quyền thương mại, điều kiện nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và các vấn đề tài chính liên quan đến nhượng quyền thương mại.

2.2.1 Các chủ thể trong hoạt động nhượng quyền thương mại:

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại một cách hợp pháp, có

14

Page 15: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Những đặc trưng về mặt chủ thể này của hợp đồng nhượng quyền thương mại đã làm cho hợp đồng loại này có những tính chất khác biệt so với các loại hợp đồng khác. Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, mà đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm bên nhận quyền thứ hai. Theo đó, bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền kinh doanh thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất. Trong trường hợp này, các bên lại phải có những thoả thuận, ứng xử phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, nhất là bên nhượng quyền.

Như vậy, dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền. Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, bao gồm cả bên nhận quyền thứ nhất (bên nhận quyền sơ cấp) và bên nhận quyền thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp).

Pháp luật thương mại Việt Nam cũng chỉ ra các đối tượng có thể trở thành chủ thể của một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm:

Bên nhượng quyền.

Bên nhận quyền.

Bên nhượng quyền thứ cấp.

Bên nhận quyền sơ cấp.

Bên nhận quyền thứ cấp.

(Trích khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

Theo đó, hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: ở hình thức cơ bản nhất, tồn tại các bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Ở hình thức phức tạp hơn, các bên nhận quyền sơ cấp có thể được thực hiện việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp và trở thành bên nhượng quyền thứ cấp. Quy định này đáp ứng được tính đa dạng với rất nhiều biến thể mà hoạt động nhượng quyền thương mại chứa đựng.

2.2.2. Điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền:

2.2.2.1 Điều kiện đối với bên nhượng quyền:

Theo Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì thương nhân NQTM chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Thứ nhất: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm.

15

Page 16: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

- Thứ 2: thương nhân nhượng quyền đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tại Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006

Theo đó, đăng kí tại Sở Công thương cấp tỉnh đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa; Bộ Công thương đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài

- Thứ 3: hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này, cụ thể là:

Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

(Trích Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP)

Trên thực tế, pháp luật của một số nước đưa ra những yêu cầu khá khắt khe đối với bên nhượng quyền, hầu hết những quy định này tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt động, số lượng các cơ sở kinh doanh đã có… Thực chất mục đích của các yêu cầu khắt khe được đặt ra đối với bên nhượng quyền là để cho bên nhận quyền, ở một mức độ nhất định nào đó, tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền.

2.2.2.2 Điều kiện đối với bên nhận quyền:

Theo Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại

Nói một cách cụ thể hơn, bên nhận quyền phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh, thậm chí là chứng chỉ hành nghề khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, bên nhận

16

Page 17: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

quyền phải có tư cách độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền.

2.2.3.Các quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền:

Quyền:

a. Nhận tiền nhượng quyền:

Khi doanh nghiệp bán Franchise trao cho bên mua quyền kinh doanh sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình thì đổi lại, doanh nghiệp mua Franchise phải trả cho bên bán một khoản chi phí sử dụng bản quyền được tính bằng chiếc khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận.

Trong hoạt động nhượng quyền thông thường, có 2 loại chi phí cơ bản mà thương nhân nhượng quyền nhận được:

Royalty Fee ( Phí bản quyền): đây là khoản phí chính mà bên mua nhượng quyền phải trả cho bên bán theo một quy trình liên tục trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Nói cách khác họ trả khoản phí này để được ở lại trong hệ thống. Chi phí này có thể phải trả theo từng tháng, tuần, hoặc một quy trình đều đặn khác tùy theo thỏa thuận hợp đồng. Advertising Fee ( Phí quảng cáo): chí phí này mang bản chất như một khoản tài trợ mà bên mua được yêu cầu đóng góp vào quỹ quảng cáo do bên bán quản lý và dùng cho cả hệ thống. Bên bán nhượng quyền sẽ sử dụng quỹ cho việc tạo ra các nguyên vật liệu quảng cáo và marketing, trong một vài trường hợp nó được sử dụng tới đánh giá các hoạt động quảng cáo hoặc bồi hoàn chi phí quản lý quỹ.

b. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại:

Thương nhân nhượng quyền có quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại của mình. Điều này cũng góp phần giữ vững bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống

c. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Khi được nhượng quyền, bên nhận sẽ được cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, lô gô, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài trí cửa hàng, ... đều phải thực hiện đúng theo quy

17

Page 18: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

định nhà nhượng quyền nhằm đảm bảo bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống.

Vì vậy thương nhân nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Trong trường hợp bên mua nhượng quyền không đảm bảo được những yêu cầu về sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thương nhân nhượng quyền có quyền khởi kiện hoặc giải quyết bằng trọng tài thương mại, tùy theo thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Nghĩa vụ:

a. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp tài liệu,tư liệu… về hệ thống kinh doanh , sản phẩm của mình cho bên nhận quyền có thế bằng văn bản, người hướng dẫn trực tiếp.

VD: Một cá nhân hay tập thể nào đó nhận nhượng quyền từ công ty KFC , thì công này phải có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình về hệ thống tạo ra sản phẩm của mình, bí mật trong sản phẩm của mình và chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm.

b. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhượng quyền để điều hành theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

Bên nhận quyền sẽ phải họat động theo đúng hệ thống mà bên nhượng quyền đã đưa ra. Để làm được như vậy,bên phía nhận quyền sẽ cần phải được đào tạo từ ban đầu: được tham gia các khóa học tập huấn về quản lý hệ thống, đọc các tài liệu viết về hệ thống, đước hướng dẫn cụ thể và trực tiếp tại nơi sản xuất kinh doanh trong thời gian đầu…

Các sản phẩm của bên nhượng quyền thường xuyên có sự đổi mới để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và kể cả cách thức họat động kinh doanh đôi lúc cũng sẽ bị thay đổi. Để đảm bảo rằng bên nhượng quyền luôn điều hành họat động kinh doanh theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền phải có nghĩa vụ trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhượng quyền.

VD: Công ty Phở 24h (bên nhượng quyền) để đảm bảo hệ thống của bên nhượng quyền mình luôn họat động đúng theo hệ thống. Phở 24h sẽ cho chủ, quản lý (bên nhận nhượng quyền) đi học về các thức làm việc trong hệ thống của

18

Page 19: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

công và sau đó phổ biến ,truyền đạt lại cho nhân viên. Trong thời gian đầu sẽ có người trợ giúp cửa hàng cũng như người kiểm tra về chất lượng của cửa hàng. Mỗi khi có thay đổi gì về hệ thống, menu, khuyến mãi… Phở 24h sẽ thông báo cho các cửa hàng bằng: văn bản chuyển fax hoặc trực tiếp,điện thọai…

c. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng ,cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhượng quyền:

Bên nhượng quyền(bên A) Bên nhận nhượng quyền(bên B)

Kỹ thuật, công nghệ,quản lý Vốn ,nhân lực

Để đảm bảo đúng quy cách trong thiết kế đồng bộ giữa các cửa hàng và khả năng cạnh tranh,họat động của cửa hàng. Bên A sẽ tư vấn, lựa chọn địa điểm cụ thể,phù hợp (mặt bằng kinh doanh) cho bên B,nếu bên B không đồng ý bên A có thể chuyển đổi địa điểm phù hợp hơn. Trong phần thiết kế(màu sắc,trang trí,nội thất,trưng bày…) bên B phải theo sự chỉ dẫn của bên A .

VD: KFC và Lotteria là 2 đối thủ cạnh lớn của nhau, chính vì thế ở đâu có cửa hàng KFC thì Lotteria cũng tìm cách để mở cửa hàng ở gần đó để cạnh tranh với đối thủ của mình.

Về thiết kế tùy vào diện tích của mội cửa hàng mà có sự bày trí riêng phù hợp, tuy nhiên, màu sắc, bảng hiệu, trang trí (hằng ngày và event),trang phục… đều có sự đồng bộ.VD:KFC luôn có màu đỏ truyền thống tại các cửa hàng khác nhau.

d. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

“Đối tượng” ở đây được hiểu là sản phẩm,công nghệ,dịch vụ… của bên nhượng quyền nhượng quyền lại cho bên nhận quyền. Các “Đối tượng” này phải được đảm bảo về quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền (Đã được đăng kí quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền) Để đảm bảo về luật cạnh tranh,tránh xảy ra tranh chấp mâu thuẫn, việc này sẽ giúp thương nhân nhận quyền yên tâm kinh doanh.

Điều 6: Điều kiện đối với bên nhận quyền (Số 35/2006/NĐ-CP)

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng kí kinh doanh khi có đăng kí kinh doanh ngành nghề phủ hợp với đối tượng của quyền thương mại

19

Page 20: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

e. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại;

“Mọi người đều có quyền bình đẳng”, các thương nhân nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại đều là những thành viên có vị trí như nhau trong hệ thống , nên họ luôn phải có sự đối xử bình đẳng từ phía thương nhân nhượng quyền (khuyễn mãi chung,giúp đỡ về kỹ thuật công nghệ,thưởng phạt…). Không phân biệt quan hệ gia đình,ruột thịt,bạn bè,kinh doanh lời lỗ…

Việc này sẽ tạo lòng tin,động lực cho thương nhân nhượng quyền.

Tuy nhiên,một số trường hợp, bên nhượng quyền đồng ý cho một hoặc một số cửa hàng khuyến mãi riêng biệt, giảm giá, bán sản phẩm mới… Vì những lý do chính đáng ( VD:bị cạnh tranh gay gắt, mùa vắng khách,cửa hàng mới khai trương) và phải giải thích với các thương nhân nhận quyền khác để tránh hiểu lầm.

2.2.4.Các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền:

Quyền:

Theo điều 288 Luật thương mại 2005, bên nhận quyền có 2 quyền sau:

1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

Bên nhận quyền (bên mua) có quyền được hưởng các yếu tố như tài chính, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo, ...từ bên nhượng quyền (bên bán).

Ngoài ra, bên mua còn được phép chuyển giao quyền thương mại cho người khác theo các quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 35.

Hơn nữa, bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 Luật Thương Mại.

Tuy nhiên, bên mua chỉ được sử dụng các sự trợ giúp của bên bán trong phạm vi hệ thống nhượng quyền thương mại mà hợp đồng quy định.

2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

20

Page 21: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

1.Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Trong ngôn ngữ nhượng quyền, khi bạn sử dụng thuật ngữ “Franchise Fee” tất cả những người trong cuộc đều hiểu rằng đó là khoản phí ban đầu bạn phải trả cho Franchisor khi ký kết hợp đồng. Nó là khoản phí dành cho việc gia nhập hệ thống và thường là một khoản cố định kha khá.

Continuing Royalty là những chi phí bạn phải trả cho Franchisor theo một quy trình liên tục trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Bạn trả khoản phí này để được ở lại trong hệ thống.

Advertising Fee là một khoản tài trợ, bạn được yêu cầu đóng góp vào quỹ Advertising, quỹ này do Franchisor quản lý và dùng cho cả hệ thống. Franchisor sử dụng quỹ cho việc tạo ra các nguyên vật liệu quảng cáo và marketing, trong một vài trường hợp nó được sử dụng tới đánh giá các hoạt động quảng cáo, bồi hoàn chi phí quản lý quỹ của Franchisor.

2.Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền

Trong phạm vi những nghĩa vụ ban đầu, hầu như toàn bộ các Frachisor sẽ cung cấp cho bạn những thứ sau:

Quyền sử dụng hệ thống của Franchisor, bao gồm cả tên thương mại, nhãn hiệu dịch vụ, thương hiệu và cách điều hành hệ thống.

Các dịch vụ giúp bạn phát triển cửa hàng của mình, bao gồm cả những tiêu chuẩn kỹ thuật cho mỗi vị trí đặt cửa hàng, thông tin thị trường và hỗ trợ thiết kế

Nguồn dụng cụ, trang thiết bị, đồ đạc, các biểu tượng, và những sản phẩm cho công việc kinh doanh của bạn.

Một bản copy của sổ tay điều hành mật của Franchisor Huấn luyện ban đầu cho bạn, người quản lý của bạn và một vài nhân viên Cung cấp tài liệu và sự hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức chương trình marketing

cho việc khai trương cửa hàng Phần mềm máy tính Những hỗ trợ và huấn luyện khác tại địa điểm kinh doanh của bạn về quản

lý hoạt động của cửa hàng.

Hai Franchisor cùng cung cấp cho bạn và nhân viên của bạn khóa huấn luyện trong một tháng.  Tuy nhiên, một trong số họ cung cấp đến bạn một

21

Page 22: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

khóa huấn luyện phức tạp hơn, tức là vừa huấn luyện về lý thuyết đồng thời huấn luyện trong thực tế công việc. Franchisor còn lại chỉ vạch ra các kế hoạch hành động cho bạn trong vòng một tháng.

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt

Mọi hợp đồng nhượng quyền đều bao gồm nhiều điều khoản nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, các sáng chế, bí quyết kinh doanh.

Những bí mật thương mại có thể mang lại một lợi thế canh tranh cho một doanh nghiệp miễn là các đối thủ không thể biết gì về chúng. Vì vậy, không giống bằng sáng chế, chỉ có giá trị đến 20 năm sau khi thông tin này đã được phổ biến rộng rãi, ngược lại, một bí mật thương mại có thể còn giá trị để mang lại một lợi thế cạnh tranh lâu dài hơn sau khi một bằng sáng chế đã hết hiệu lực. 

Thí dụ, nếu công thức cho Coco-Cola đã được cấp bằng sáng chế thay vì được xác nhận như là một bí mật thương mại thì bằng sáng chế này chắc chắn đã hết hiệu lực từ lâu, mặt khác, với một lợi thế cạnh tranh, Coco-Cola và nghành kinh doanh nước giải khát của thương hiệu này đã được ỵêu thích hơn 100 năm qua.

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại

Trong hoạt động của cửa hàng bạn sẽ cần sự hỗ trợ của Franchisor, đặc biệt trong thời gian đầu và cả sau đó cũng vậy. Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm, bạn cần sự thay đổi. Một Franchisor tuyệt vời đem đến cho bạn nhiều dịch vụ khác nhau, những dạng franchisee khác nhau. Tuy nhiên, hãy quan tâm đến những nghĩa vụ sau của Frachisor, đó là những nghĩa vụ họ có thể phải thực hiện sau khi cửa hàng của bạn đã đi vào hoạt động.

Cập nhật thường xuyên cho sổ tay điều hành. Tiếp tục huấn luyện cho nhân viên và đội ngũ quản lý của bạn. Một

Franchisor tuyệt vời, là người sẽ liên tục cung cấp cho bạn các khóa huấn luyện.

Sắp xếp, sáng tạo, hỗ trợ thực hiện các hoạt động marketing, quảng cáo cho từng cửa hàng và toàn bộ hệ thống nhượng quyền.

22

Page 23: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mà bạn sẽ được phép hoặc được yêu cầu chào bán. Một Franchisor tuyệt vời luôn tìm cách phát triển công việc kinh doanh của toàn hệ thống theo các quy trình cụ thể nhằm duy trì khả năng cạnh tranh.

Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, hãy quan tâm đến những thứ như các tiêu chuẩn trong mua bán và các kế hoạch.

Các cơ hội và thỉnh thoảng là những yêu cầu tham gia vào các chương trình mua hàng theo nhóm nhằm kiểm kê, đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, bảo hiểm .v.v.

Nghĩa vụ của Franchisor trong việc thiết lập Hội đồng tư vấn cho Franchisee (Franchisee Advisory Council), từ đó bạn có thể tham gia vào quản lý hệ thống nhượng quyền.

Cá nhân hoặc một nhóm người giúp bạn cải thiện hoạt động kinh doanh. Hầu hết các franchisor đều có những chuyến ghé thăm cửa hàng của bạn, cũng như những dạng hỗ trợ khác. Thường những dịch vụ này được thực hiện theo nhiều cách, có thể là chuyến viếng thăm cá nhân bởi nhân viên của franchisor. Bạn cũng có thực hiện quyền lợi của mình bằng điện thoại, thư hoặc thậm chí bằng đường internet.

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

2.2.5. Các hành vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại:

1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;

b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;

c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;

d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;

đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;

23

Page 24: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;

i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

(Trích điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

2.3 Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập.

Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại sẽ trở thành một trong những phương thức kinh doanh quan trọng. Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu: KFC, Lotteria, Jollibee… Và gần đây nhất, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc đã tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng franchise với công ty Viet Lifestyle. Những người khổng lồ này nghĩ gì và doanh nghiệp Việt Nam hành động ra sao?

Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM.

Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm 2007, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Ngoài ra, Gloria Việt Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm nay. Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh vùng châu Á, Tập đoàn Gloria Jean cho biết "Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về thị trường Việt Nam. Chúng tôi biết rõ cà phê là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất may là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm cà phê của chúng tôi. Việt Nam có thể mạnh về loại cà phê Robusta, còn Gloria Jean phát triển mạnh đối với loại Arabica và đây cũng chính là sản phẩm chúng tôi muốn phát triển. Mặt khác, Việt Nam đang phát triển và là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Chúng tôi nghiên cứu nhiều thị trường ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Thái Lan, Malaysia... và nhận thấy các thị trường này giống nhau và đều có tiềm năng phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để xâm nhập thị trường Việt Nam. Đối với tôi, vấn đề thời gian có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của nhãn hiệu như

24

Page 25: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Gloria Jean." Từ đây ta có thể thấy rõ khả năng làm ăn kinh doanh rất bài bản và chuyên nghiệp với việc tìm hiểu rất tốt về sản phẩm, về thị trường Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài khi muốn vào Việt Nam kinh doanh.

KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để phục vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM…

Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam. Ông Han Guang Chou, Phó Tổng giám đốc Han’s Singapore Pte. Ltd, một thương hiệu nổi tiếng về bánh ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh tại Singapore cho biết, Han’s đã tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn, sẵn sàng “xuất ngoại” sang Việt Nam. Những đối tác mua thương hiệu của Han’s sẽ được hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, nhất là trong giai đoạn thiết lập ban đầu.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng các thương hiệu lớn vào Việt Nam nhanh nhất bằng con đường nhượng quyền. Điều đó đang trở thành hiện thực, Louis Vuitton, Gucci, hai nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới này là một ví dụ: Louis Vuitton - một thương hiệu có "tuổi đời" 150 năm - xuất hiện ở Hà Nội đã 10 năm nay, giờ đang tiến vào TP.HCM. Hãng thời trang vốn rất tự hào là mọi sản phẩm của mình đều được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ nước Pháp này chọn ngay tòa nhà mới nằm ở khúc quanh đẹp nhất thành phố. Gucci - một thương hiệu thời trang sang trọng bậc nhất của Ý - cũng đã góp mặt bằng cửa hàng sang trọng 250m2 bên cạnh Milano ngay trong khách sạn 5 sao Sheraton Saigon.

Ở những lĩnh vực khác, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng bắt đầu bước vào thị trường có sức mua thuộc hạng "top ten" thế giới này. Có thể kể đến những tên tuổi mới như: Coffee Bean & Tea Leaf, Bread Talk hay Pizza Hut...

Một bức tranh rất nhộn nhịp của nền kinh tế Việt Nam thời hội nhập kinh tế quốc tế là như thế. Điều này là một triển vọng rất tốt đối với nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, quyền lực ngày càng tăng và đòi hỏi của họ cũng càng lớn; bên cạnh đó, nó còn là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải suy nghĩ và hành động để đáp lại xu hướng này một cách sáng tạo và đem lại cho người tiêu dùng càng nhiều giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp không muốn “chết” ngay trên sân nhà.

2.4 Ảnh hưởng của hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài lên công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Tiệm phở Minh Châu, một địa chỉ khá quen thuộc đối với nhiều thực khách nghiện món "quốc hồn quốc túy" này trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM bỗng

25

Page 26: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

biến mất, thay vào đó là tiệm thức ăn nhanh KFC với hình ảnh ông già "Tây" mặc đồ trắng đội mũ phớt mời chào thực khách.

Miss Sài Gòn, quán cà phê "ruột" của giới trẻ nằm ngay bùng binh hồ Con Rùa, một ngày đẹp trời cũng phải dọn đi chỗ khác nhường chỗ lại cho Lotteria, một thương hiệu thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc.

Nhiều công ty nước ngoài đang ráo riết săn tìm các mặt bằng đẹp thông qua việc thành lập hẳn một đội chuyên đi tìm mặt bằng, thuê các công ty địa ốc. Mở rộng hệ thống với tốc độ chóng mặt hiện nay chính là hệ thống thức ăn nhanh KFC và Lotteria ở khu vực nội thành TP.HCM. Ở những ngã ba, ngã tư, góc phố đẹp đến các trung tâm thương mại, siêu thị - những vị trí đắc địa của trung tâm thành phố đều thấy bóng dáng hai thương hiệu này.

2.5 Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam.

Xu thế toàn cầu hoá đang từng giờ, từng ngày tác động nhiều lãnh vực họat động kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo… Hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài tại thị trường Việt Nam thể hiện rất rõ xu thế này. Hệ thống này phát triển mạnh mẽ và rất năng động qua những chiến lược mà ta đã thấy ở bên trên. Điều gì đang và sẽ tiếp tục xảy ra với thị trường này? Hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài do sự non yếu của mình. Chính vì vậy, nhượng quyền thương mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó. Trong xu thế đó, vần đề đặt ra là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nhượng quyền trong xu thế cạnh tranh quốc tế như hiện nay?

Các thương hiệu Dilmah, Qualitea, Jollibee, KFC,…, đang hoạt động rất hiệu quả ở Việt Nam theo hình thức Franchise. Nhưng đó mới chỉ là những thương hiệu khởi đầu cho làn sóng Franchise ở Việt Nam. Hàng loạt tập đoàn bán lẻ, đồ ăn nhanh dự kiến ồ ạt vào Việt Nam sau thời điểm gia nhập WTO dưới hình thức Franchise. Vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt nhanh hình thức này thì có thể sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt trong thị trường bán lẻ.

Ông Lý Quý Trung, Giám đốc tập đoàn Nam An, ông chủ nhãn hiệu Phở 24, cho rằng, sở dĩ các thương hiệu trong ngành bán lẻ của Mỹ và các nước phát triển giàu, mạnh, khó cạnh tranh là nhờ cách nhân rộng các thương hiệu thành công qua nhượng quyền thương mại.

Ông Terry Ghani, Giám đốc TGA (Malaysia), dự báo sẽ có một cuộc đổ bộ của nhiều nhãn hiệu nước ngoài tràn vào Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam phải “chiến đấu” để giữ được thị phần của mình.

Thành công của chuỗi cửa hàng nhượng quyền với các sản phẩm về gà KFC là một minh chứng điển hình không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế

26

Page 27: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

giới. Chính vì vậy, nhượng quyền thương mại là cách tập trung sức mạnh trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO.

Và thực tế đang diễn ra:

Hệ thống franchise nội địa:

Tổng giám đốc chuỗi cửa hàng Phở 24, Lý Quý Trung nhận xét: "Giới trẻ ngày càng quen với thức ăn nhanh. Bây giờ mới chỉ có KFC hay Lotteria, mai mốt có thêm Mc Donald hay một nhãn nào khác nữa thì tình hình cạnh tranh chắc chắn sẽ căng hơn. Chúng tôi sẽ phải có hành động, có chiến lược bài bản để các bạn trẻ không quay lưng lại món phở truyền thống". Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam ra đời từ thời điểm tháng 7 năm 2005. Thương hiệu Phở 24 đã xây dựng được 35 cửa hàng tại ba miền Bắc-Trung-Nam và dự kiến có 80 cửa hàng vào năm 2007 và 100 cửa hàng vào năm 2008, trong đó đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng.

Còn Đoàn Đình Hoàng, một chuyên gia thương hiệu nông sản, cùng một số người bạn xây dựng một thương hiệu cà phê mới là Passio với một cách thức kinh doanh cũng khá mới là "cafe to go" - tạm hiểu là mua và xách đi ngay. Hoàng hy vọng Passio sẽ nhanh chóng trở thành chuỗi cửa hàng cà phê nhượng quyền thương mại của Việt Nam đi trước Starbucks một bước.

Hiện nay, mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp tục được xem là bước đột phá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại, nhằm cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.

Công ty Cổ phần Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM đang có kế hoạch mở cửa hàng thức ăn nhanh (fast food), sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên phong sẽ là Kinh Đô và Vissan.

Thương hiệu thời trang Foci, trong 48 cửa hiệu thời trang Foci hiện nay, có 35 cửa hiệu nhượng quyền thương mại. Dự kiến, năm 2008, Foci sẽ nhân lên 100 cửa hiệu trên toàn quốc. Mục tiêu lâu dài của Foci là xây dựng một thương hiệu thời trang đẳng cấp quốc tế và đưa Foci ra thế giới bằng con đường nhượng quyền thương mại.

Phát triển Franchise ra quốc tế:

Rõ ràng đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng rất năng động và sáng tạo trong một môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay. Và sự năng động và sáng tạo ấy không chỉ là đáp lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường nội địa mà các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách nắm bắt cơ hội trong việc đưa thương hiệu của mình ra nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (Franchise). Đây là một bước đi rất phù hợp trong việc đạt được tham vọng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp với họ. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián

27

Page 28: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất. Đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.

Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như hàng thủ công, mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đầu tiên nắm bắt hình thức kinh doanh này và cũng đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan, đặc biệt các nước Australia, Mỹ, Pháp, Canada... cũng có quán Trung Nguyên. Phở 24 tại Tp.HCM cũng đã thành công với phương thức này khi tiếp thị thương hiệu ra nước ngoài với các cửa hàng ở Indonesia, Philippines, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Với sự thành công hiện có, Phở 24 có kế hoạch mở rộng thương hiệu đến tận Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, HongKong, và Nhật Bản trong thời gian tới. Công ty Tranh thêu tay XQ Silk đã chuyển nhượng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ.

2. Quy trình đăng ký và hợp đồng nhượng quyền:2.1. Quy trình đăng ký (tại Sở Công thương địa phương):

3.1.1 Cơ sở pháp lý:

- Luật Thương mại năm 2005.

- Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ.

- Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Công thương.

3.1.2 Đối tượng giải quyết:

- Thương nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Thương nhân có dự kiến hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.1.3 Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:

3.1.3.1 Hồ sơ đăng ký lần đầu:

a. Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-2 kèm theo);

b. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu kèm theo);

c. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

28

Page 29: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

d. Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

e. Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu (trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp);

(Chú ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)

3.1.3.2 Hồ sơ thủ tục đăng ký lại :

(Áp dụng cho trường hợp thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính về thành phố Hồ Chí Minh) bao gồm:

a. Các loại giấy tờ được nêu tại mục 3.1;

b. Thông báo chấp thuận đăng ký nhượng quyền thương mại của cơ quan đã đăng ký trước đây.

3.1.4. Thời gian thụ lý hồ sơ:

- Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc Sở sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

- Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

3.1.5. Thông báo chuyển đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:

Trường hợp thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh/thành phố khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh biết để thông báo chuyển đăng ký.

2.2. Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh (ví dụ của công ty HDC):

Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25-9-1995.

29

Page 30: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Căn cứ vào Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 (nay là Chính phủ) về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Căn cứ theo Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ và thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ KH, CN&MT. Căn cứ vào điều 4.1.1 Thông tư 1254/BKHCN/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định 45/ND-CP về chuyển giao công nghệ. Căn cứ vào nhu cầu của bên B và khả năng đáp ứng của bên A.

Hôm nay, ngày tháng năm 2004, tại Công ty Cổ phần HDC tại Hà nội, chúng tôi gồm:

CÔNG TY CỔ PHẦN HDC

(Là pháp nhân sở hữu hợp pháp thương hiệu WIFI-CAFÉ)

Trụ sở chính : 117 Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội

Điện thoại : 04.9762868 Fax :

GPKD số : 0103004304

Mã số thuế : 0101495863

Tài khoản số : 0021000745577

Do Ông : Nguyễn Hoàng Phương - Giám đốc làm đại diện.

ĐẠI LÝ ĐƯỢC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU WIFI-CAFÉ

(Được gọi tắt là “ĐẠI LÝ ”)

Địa chỉ kinh doanh :

Điện thoại cửa hàng :

GPKD số :

Mã số thuế :

Địa chỉ liên lạc :

Điện thoại : Fax:

Do Ông :………………………..- Chủ ĐẠI LÝ làm đại diện

CMND số : Cấp ngày : tại

PHẦN I: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

30

Page 31: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

1. Thương hiệu Wifi-Café: Là tài sản hữu hình và vô hình được tạo ra từ nhãn hiệu sản phẩm Wifi-Café và mô hình kinh doanh độc đáo sáng tạo bởi công ty HDC. Wifi-Café đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được thừa nhận bởi pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.2. Đại lý là Hội Quán Wifi-Café tại địa chỉ :…….. đã được Công ty cổ phần HDC bổ nhiệm làm Đại lý và chịu ràng buộc bởi các điều kiện của hợp đồng này. Cửa hàng là thuộc quyền sở hữu của Đại lý. 3. Sản phẩm: Là các sản phẩm do Công ty cổ phần HDC trực tiếp nghiên cứu, khai thác & phân phối cho Đại lý để cung cấp cho khách hàng, các sản phẩm được quy định theo phụ lục đính kèm.4. Mô hình Hội Quán Wifi-Café thiết kế theo phong cách Wifi-Café của công ty HDC:

Hội Quán Wifi-Café là nơi cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm về ẩm thực mang phong cách đặc trưng công nghệ của thế hệ trẻ trong thời đại Internet. Phong cách Wifi-Café được thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm, công thức chế biến và phong cách phục vụ riêng độc quyền và sáng tạo, được giám sát chặt chẽ và liên tục bởi công ty HDC. Tất cả các Hội Quán Wifi-Café đều mang đậm triết lý này thông qua các đợt tập huấn được tổ chức bởi công ty HDC.

Hội Quán Wifi-Café cũng cung cấp một cơ hội lớn lao cho các đối tác – là Đại lý chính thức Wifi-Café của công ty HDC – để tạo dựng một cơ sở kinh doanh căn bản và lâu dài trong thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin. Công ty HDC cam kết hỗ trợ tối đa cho các đại lý về công nghệ, phong cách, đào tạo và quảng bá để nâng cao hình ảnh của các Hội Quán Wifi-Café. Hợp tác với HDC, các ĐẠI LÝ có được cơ hội trở thành thành viên của một trong những công ty công nghệ cao đầy tham vọng tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin không dây. Các đối tác nhượng quyền cũng được quyền sử dụng và khai thác trong phạm vi cho phép thương hiệu Wifi-Café đã được đăng ký bản quyền.

Hội Quán Wifi-Café là diễn đàn thật cho việc gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm không những trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mà còn đẩy mạnh mối quan hệ gần gũi và tạo ra cơ hội hợp tác mới cho tất cả các thành viên tham gia.

Hội Quán Wifi-Café là nơi có thể triển khai thử nghiệm các kinh nghiệm học hỏi được từ việc sử dụng các sản phẩm mới, công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin và các thiết bị máy tính cầm tay.

Hội Quán Wifi-Café cố gắng là nơi tin cậy để các thành viên tham gia mua bán, trao đổi các sản phẩm PDA và các phụ kiện.

Hội Quán Wifi-Café có cơ hội được nâng cấp để trở thành một trung tâm bảo hành và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp trực thuộc công ty HDC.

Hội Quán Wifi-Café là nơi : o Các bạn doanh nhân có thể có đầy đủ các phương tiện như Internet băng thông rộng không dây, Fax, Photo, Scan, liên lạc thông qua các cuộc gọi VoIP.o Các bạn sinh viên đến trao đổi và tìm tòi các kiến thức phục vụ cho học tập.

31

Page 32: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

o Các bạn trẻ yêu thích công nghệ gặp gỡ, trao đổi và kiểm chứng các kinh nghiệm của mình.o Đặc biệt với các sản phẩm ẩm thực cao cấp và độc quyền mang màu sắc và phong cách công nghệ mà không nơi nào có được.

Nền tảng của phong cách Wifi-Café là tính cách trẻ trung hiện đại, mạnh mẽ, sáng tạo đặc trưng của công nghệ Wifi. Phong cách của Wifi-Café được thể hiện qua các đặc trưng cụ thể sau, nhằm tạo cho chuỗi Hội Quán Wifi-Café một phong cách riêng biệt Toàn bộ các Hội Quán Wifi-Café được thiết kế mang phong cách riêng và được sự thống nhất bởi các chuyên gia tư vấn thiết kế của công ty HDC và các đại lý nhằm tạo sự đồng nhất về không gian và ý tưởng, giúp khách hàng dù đi đến quán nào cũng cảm thấy thân yêu như quán ở quê nhà.

32

Page 33: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

PHẦN II : CÁC ĐIỀU KHOẢNHai bên thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng theo các điều khoản sau:

ĐIỀU I: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNGBên A ( bên nhượng quyền) cho phép bên B (người nhận quyền) quyền

phân phối hàng hoá và dịch vụ theo phương thức của hệ thống Hội Quán Wifi-Café. Hệ thống này được thiết kế bởi Bên A và chịu sự kiểm soát và trợ giúp định kỳ của Bên A.

Bên B có quyền được sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền, gắn liền với thương hiệu và hệ thống Hội Quán Wifi-Café nói trên, như quyền đối với các chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật thương mại, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ... với một khoản phí nhượng quyền hàng năm trả cho bên A.

Phí nhượng quyền hàng năm được tính bằng : 12.000.000,00 VNĐ/năm ( Mười hai triệu đồng chẵn một năm). Phí này chỉ có hiệu lực trong thời hạn hợp đồng. Hết thời hạn hợp đồng, phí nhượng quyền có thể thay đổi tùy thuộc tình hình kinh doanh, thị trường và các yếu tố thương mại khác.

ĐIỀU II: PHẠM VI QUYỀN SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU WIFI-CAFÉ2.1. Đại lý được sử dụng nhãn hiệu Wifi-Café để xúc tiến hoạt động kinh

doanh tại địa điểm duy nhất đã được ghi rõ ở trên, trên nền tảng uy tín và tiếng tăm của thương hiệu.

Trong trường hợp có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, Đại lý phải nhận được sự đồng ý chính thức bằng văn bản từ Công ty cổ phần HDC (là pháp nhân sở hữu thương hiệu Wifi-Café).

2.2. Khai thác những lợi ích hữu hình, vô hình trên nền tảng uy tín của thương hiệu Wifi-Café để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho việc quảng bá cửa hàng.

ĐIỀU III : CÁC TIÊU CHÍ HÌNH THÀNH HỘI QUÁN WIFI-CAFÉNhằm tạo ra chuỗi cửa hàng Wifi-Cafe mang phong cách riêng, với mục

tiêu chung trong việc chiếm lĩnh thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ Wifi-Café, cửa hàng Đại lý cần đảm bảo những tiêu chí sau :

3.1 ĐỊA ĐIỂM

Lựa chọn và thẩm định địa điểm

Địa điểm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công trong kinh doanh của mô hình Hội Quán Wifi-Café. Vì vậy, ĐẠI LÝ phải xem xét đánh giá cẩn thận trước khi quyết định thuê mặt bằng.

Địa điểm đẹp là những địa điểm được đánh giá là có khả năng kinh doanh tốt, mang lại hình ảnh hiệu quả và tôn vinh thương hiệu Wifi-Café.

Quy định về việc lựa chọn địa điểm

33

Page 34: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Để trở thành một Hội Quán Wifi-Café, các ĐẠI LÝ phải có một địa điểm thỏa mãn một trong các yêu cầu sau :

- Diện tích kinh doanh tương đối lớn (50m2 trở lên), khả năng đầu tư vào mặt bằng cao và hội đủ một trong các điều kiện sau :

Là nơi tập trung đông dân cư: gần chợ, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu vui chơi, khu du lịch …

Là nơi dễ thấy, dễ nhìn : ngã ba, ngã tư, ngã năm hoặc những vòng xoay, những quảng trường, khu du lịch dành riêng cho người đi bộ.

Là nơi tập trung những quán cà phê đang kinh doanh thịnh vượng. Đây là những khu phố, dãy phố cà phê nổi tiếng đã được người tiêu dùng biết đến.

Nơi đang phát triển thành những thành phố trong tương lai. Nơi có các điểm dừng đặc biệt như : khách sạn, nhà nghỉ... hoặc ở

những vị trí thuận lợi khác. Khu biệt lập : là những toà nhà, cao ốc, khu thương mại, siêu thị, sân

bay, nhà ga, khu du lịch…với đối tượng khách hàng riêng biệt, có những đặc điểm riêng về nghề nghiệp, công việc, thu nhập...

- Ưu tiên những người có mặt bằng chủ sở hữu. Trường hợp mặt bằng thuê thì hợp đồng thuê nhà phải có hiệu lực từ 03 năm trở lên.

- Diện tích kinh doanh được hiểu là phần diện tích kinh doanh thực, không bao gồm diện tích khu vực pha chế và công trình phụ (nhà vệ sinh, nhà bếp,kho…)

Thủ tục thuê mướn mặt bằng

Tiến trình thuê mướn mặt bằng : xác định được vị trí, địa điểm thuận tiện kinh doanh, ĐẠI LÝ phải thông báo ngay cho Công ty cổ phần HDC biết để nhận được sự đồng ý sau đó mới tiến hành ký kết hợp đồng thuê mặt bằng.

Sau khi hoàn thành các thủ tục thuê mặt bằng, ĐẠI LÝ sẽ tiến hành xây dựng và trang trí nội thất cửa hàng. Việc thiết kế và thi công nội thất phải được sự thống nhất của các chuyên gia tư vấn thiết kế thuộc công ty HDC. Tùy theo quy mô từng địa điểm, ĐẠI LÝ phải tiến hành sửa chữa hoặc xây dựng Hội Quán Wifi-Café của mình trong vòng 60 ngày. Nếu quá thời hạn 60 ngày mà Hội Quán Wifi-Café vẫn chưa hoạt động kinh doanh thì công ty HDC có quyền xem xét hủy bỏ hiệu lực hợp đồng. Trường hợp ngoại lệ cần phải có văn bản do ĐẠI LÝ gửi cho HDC để xem xét việc kéo dài thời gian thi công.

3.2 CON NGƯỜI THAM GIA HỢP TÁC

- Thiện chí hợp tác- Ưu tiên người có kinh nghiệm kinh doanh trong ngành dịch vụ- Hiểu biết về thị trường sẽ kinh doanh, có khả năng quản lý.- Ưu tiên các thành viên chính thức trong diễn đàn

www.handheldvn.com

3.3 TUÂN THỦ KHOẢNG CÁCH SO VỚI CÁC ĐẠI LÝ NHƯỢNG QUYỀN WIFI-CAFÉ HIỆN CÓ.

34

Page 35: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Ghi chú: Riêng với các khu biệt lập như : toà nhà – cao ốc văn phòng, sân bay, khu vui chơi - giải trí, nhà ga, siêu thị … công ty HDC được quyền mở các đại lý nhượng quyền mới mà không cần tuân thủ theo tiêu chí này.

ĐIỀU IV: TRÁCH NHIỆM CỦA HDC (WIFI-CAFÉ)4.1 Bên A có trách nhiệm duy trì và phát triển phương thức và hệ thống các

Hội Quán Wifi-Café với các tiêu chí như sau :

- Tiêu chuẩn của Hội Quán Wifi-Café : Địa điểm, các biển hiệu, biển quảng cáo, vé gửi xe, thiết kế trang trí nội thất, trang bị bàn ghế, khăn trải bàn, cốc tách, vật dụng pha chế, đồ uống, văn phòng phẩm, đồng phục của nhân viên, menu, giấy lau, hệ thống order và thanh toán, vật dụng quảng cáo, card visit, brochure. . .được thống nhất thiết kế theo phong cách của toàn bộ hệ thống Wifi-Café ( Xem phụ lục bảng liệt kê chi tiết và mẫu mã thiết kế kèm theo).

- Tiêu chuẩn về con người, hệ thống quản lý: Được tuyển chọn, đào tạo và xác lập theo phong cách Wifi-Café.

- Tiêu chuẩn về công nghệ: Duy trì và phát triển hệ thống Wifi (có thể mở rộng WiMAX trong thời gian không xa) với các thiết bị, phần mềm tiêu chuẩn cho việc vận hành, bảo trì và quản lý hệ thống. Hệ thống luôn được vận hành với tốc độ cao nhất có thể và được sự hỗ trợ thường xuyên của đơn vị cung cấp đường truyền. (theo sự cam kết & thỏa thuận của Công ty HDC và các đơn vị trên).

- Tiêu chuẩn về hàng hóa cung cấp cho các cửa hàng nhận nhượng quyền : là các sản phẩm nhãn hiệu Wifi-Café được đăng ký bởi cục sở hữu công nghiệp và theo cam kết chất lượng của công ty HDC. Hàng hóa cũng có thể bao gồm các sản phẩm thực phẩm ( cafe gói mang thương hiệu Wifi-Cafe, beer hoặc các thực phẩm ăn uống khác), các thiết bị hay cũng có thể là các giải pháp khai thác công nghệ Wifi do công ty HDC cung cấp cho các ĐẠI LÝ (được liệt kê bởi các phụ lục và cập nhật thường xuyên).

4.2 Tư vấn thiết kế Hội quán Wifi-Café miễn phí với các chất liệu trang trí nội ngoại thất theo phong cách Wifi-Café. Tư vấn các địa chỉ có giá ưu đãi tốt nhất cho việc thi công nội thất, cung cấp các thiết bị, vật phẩm theo mẫu Wifi-Café hoặc giới thiệu đơn vị thi công, nhà cung cấp có chất lượng.

Thiết kế, lắp đặt, cài đặt hệ thống vận hành Wifi miễn phí ( bao gồm ADSL modem & AP, thiết bị mạng LAN, giải pháp VPN, VoIP point-point, máy chủ, phần mềm bảo mật quản lý vận hành…). Thiết bị phục vụ công nghệ Wifi sẽ được công ty HDC cài đặt và bán ưu đãi trả chậm cho ĐẠI LÝ trong thời hạn hai (2) năm. (với giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 12.000.000 đ. Nếu phần đầu tư cho thiết bị trên có giá trị thực tế lớn hơn 12.000.000 đ thì bên đại lý sẽ phải đầu tư phần giá trị vượt trội đó). Phần thiết bị được bán trả chậm cho ĐẠI LÝ có thời hạn hai (2) năm này sẽ được công ty HDC và ĐẠI LÝ thống nhất giá trị bằng giấy ghi nợ và được quy đổi ra đôla Mỹ (USD). Hết thời hạn cho nợ, ĐẠI LÝ có trách nhiệm hoàn trả số kinh phí này cho công ty HDC.

4.3 Quảng bá thương hiệu bằng mọi hình thức để Wifi-Café luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu Việtnam.

35

Page 36: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

4.4 Cung cấp một số sản phẩm, giải pháp công nghệ theo yêu cầu của ĐẠI LÝ với giá ưu đãi của đại lý ( sẽ được thoả thuận bởi một hợp đồng khác nằm ngoài hợp đồng này)

4.5 Bên A chịu trách nhiệm kiểm soát và trợ giúp định kỳ nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ do bên nhượng quyền cung cấp. Bố trí nhân sự (nhân viên Tư vấn hỗ trợ) có nhiều kinh nghiệm trong ngành kinh doanh dịch vụ, công nghệ PDA, IT thăm viếng đại lý (ít nhất 1 lần/tháng) để tư vấn và giải quyết kịp thời những yêu cầu, khó khăn của ĐẠI LÝ .

Tư vấn giải pháp kinh doanh nhằm giúp ĐẠI LÝ kinh doanh hiệu quả.

Tư vấn, đào tạo thường xuyên đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, cam kết cung cấp các công việc về giải pháp, sửa chữa kỹ thuật chuyên sâu với giá ưu đãi đại lý.

4.6 Bên A đảm bảo việc sở hữu quyền khai thác và sử dụng các thương hiệu liên quan Wifi-Café, các tên miền, . . .và cấp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cho bên B.

4.7 Bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh đại lý.

ĐIỀU V: TRÁCH NHIỆM & CÁC QUYỀN LỢI KHÁC CỦA ĐẠI LÝTrách nhiệm:

5.1 Đăng ký các giấy phép kinh doanh cần thiết để kinh doanh hợp lệ.

5.2 Cam kết kinh doanh lành mạnh theo đúng quy định của Pháp luật. Chịu trách nhiệm pháp lý đối với hiệu quả kinh doanh tại ĐẠI LÝ mà không ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và chuỗi Hội Quán Wifi-Café của Công ty cổ phần HDC.

5.3 Có trách nhiệm cùng xây dựng và bảo vệ uy tín, hình ảnh thương hiệu Wifi-Café trong thời gian hợp đồng có hiệu lực:

Luôn giữ hình ảnh hệ thống Wifi-Café đồng nhất, cụ thể:

- Trang bị đủ các danh mục vật phẩm Wifi-Café. Thực hiện và sử dụng đúng mục đích.

- Không sử dụng vật phẩm nhãn hiệu khác cạnh tranh với thương hiệu Wifi-Cafe.

- Thiết kế cửa hàng, trang trí theo đúng định hướng và phong cách nhận diện của Wifi-Café.

- Với những hạng mục mà ĐẠI LÝ tự thực hiện theo nhu cầu thực tế cần phải có sự tham khảo ý kiến và sự đồng ý chính thức bằng văn bản của công ty cổ phần HDC.

- Không trưng bày các biểu tượng, logo, hình ảnh mang tính quảng cáo của sản phẩm khác cạnh tranh với hệ thống Wifi-Cafe ở bên trong và bên ngoài cửa hàng.

5.4 Phối hợp cùng công ty cổ phần HDC và hệ thống Wifi-Café trong việc tổ chức các hoạt động PR, quảng cáo, thông tin đại chúng, khuyến mãi và các hoạt động khác liên quan đến phục vụ, quản lý . . .trong từng thời điểm.

36

Page 37: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

5.5 Tạo thuận lợi cho Wifi-Café kiểm tra cửa hàng (nếu cần thiết) và cung cấp đầy đủ thông tin về thực trạng kinh doanh.

5.6 Không cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống Wifi-Café cho bất kỳ bên thứ 3 nào ngoài mục đích cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này hoặc do yêu cầu của pháp luật và cơ quan chức năng. ĐẠI LÝ đảm bảo rằng các nhân viên của mình sẽ tuân thủ điều kiện này.

5.7 Tháo dỡ và hoàn trả lại ( nếu có ) toàn bộ các trang trí, hình ảnh, biểu tượng, logo liên quan đến thương hiệu Wifi- cafe trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày hợp đồng được chấm dứt.

5.8. Trả đầy đủ phí nhượng quyền hàng năm và các chi phí phát sinh do hoạt động hợp tác kinh doanh hàng năm cho bên A.

5.9 Bên B được quyền sử dụng đúng và đủ các đối tượng sở hữu trí tuệ do bên A cấp trong phạm vi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng của bên B và bên B không có quyền nhượng cho bên thứ 3. Trong trường hợp bên A phát hiện thấy dấu hiệu trên, Bên A có quyền tạm ngừng cấp quyền và yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp (theo luật sở hữu trí tuệ). Bên B phải chịu hoàn toàn các phí tổn, trách nhiệm khi sự việc này xảy ra.

Quyền lợi :

5.10 QUYỀN KHAI THÁC KHÁCH HÀNG

Khai thác khách hàng của ĐẠI LÝ được hiểu là chỉ nằm trong phạm vi khuôn viên quán.

5.10.1 Khu vực địa lý đặc thù ( không gian đóng ):

Wifi-Café được quyền mở thêm ĐẠI LÝ trong những khu vực địa lý mang tính biệt lập với bên ngoài chẳng hạn khu chế xuất, toà nhà cao ốc, siêu thị, khu vui chơi giải trí, sân bay, nhà ga…

5.10.2 Khu vực bình thường :

Dựa trên điểm số cho 5 hạng mục chuẩn để chọn lựa quyết định nên hay không nên mở đại lý:

37

Page 38: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Mật độ dân số

Lưu lượng khách

Góc đường

Loại hình đô thị

Trọng số kinh doanh thức uống

Quy mô quán (số bàn)

< 180 người/phút 1 chiều Không trực

thuộc TWKhu phố cà phê 20 bàn trở lên

180 người/phút 2 chiều Trực thuộc

TWKhu phố thường 21 – 30 bàn

> 180 người/phút Ngã 3 31 – 50 bàn

Ngã 4 51-70 bàn

Ngã 5 trở lên Trên 70 bàn

Ghi chú: Thành phố trực thuộc TW gồm: Tp.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng

5.11.3 Huấn luyện  - Đào tạo :

-   Huấn luyện đào tạo ít nhất 2 lần/ năm cho:

+ Nhân viên: Phục vụ hỗ trợ khách hàng, kỹ thuật pha chế…

+ Quản lý: Kỹ năng quản lý, quản lý quán cà phê, quản lý wifi…

+ Các chuyên đề về âm thanh, ánh sáng, các tư vấn về âm thanh ánh sáng phù hợp…

+ Các chương trình riêng mang tính đặc thù của chuỗi Wifi-Café

- Huấn luyện về sử dụng và khai thác các thiết bị dựa trên công nghệ Wifi.

5.11.4 Hưởng lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chương trình quảng bá thương hiệu Wifi-Café do Bên A thực hiện.

Đây là chương trình được công ty thực hiện chung cho toàn hệ thống ĐẠI LÝ nhượng quyền Wifi-Café nhằm làm cho người tiêu dùng ngày càng biết đến thương hiệu Wifi-Café, khẳng định vị trí số 1 trong lãnh vực Wifi-Café tại Việt Nam, góp phần kích thích ngýời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của hệ thống Wifi-Café, bao gồm :

- Tham gia các hội thảo liên quan tới công nghệ chuyên nghành - Tài trợ các chương trình – hoạt động thu hút nhiều người tiêu dùng- Thực hiện các chương trình PR, quảng cáo, quảng bá thương hiệu

trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong và ngoài nước.

38

Page 39: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

ĐIỀU VI : SẢN PHẨM – CHIẾT KHẦU6.1 WIFI-CAFÉ

6.1.1 Có trách nhiệm bán các sản phẩm đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan nhà nước. ( Đối với các mặt hàng thiết bị, phụ kiện khai thác công nghệ IT, Wifi… sẽ được thoả thuận bởi một hợp đồng khác nằm ngoài hợp đồng này)

6.1.2 Có mức giá ưu đãi dành cho ĐẠI LÝ so với giá bán lẻ với những sản phẩm do Wifi-Café cung cấp (Xem phụ lục đính kèm).

6.2 Đại lý

6.2.1 Luôn có đủ sản phẩm của Wifi-Café cung cấp để trưng bày và bán cho khách hàng.

6.2.2 Bảo quản và bán hàng đúng theo tiêu chuẩn của hệ thống Wifi-Café

6.2.3 Không mua bán và sử dụng các sản phẩm (hoặc dịch vụ) cạnh tranh trực tiếp với hệ thống Wifi-Café.

6.2.4 Đại lý cam kết không bán ra thị trường các sản phẩm cùng loại với các sản phẩm của hệ thống Wifi-Café khác với giá quy định. Giá quy định là giá được công ty HDC cập nhật liên tục theo địa chỉ www.wifi-cafe.com

6.2.5 Không có hành vi thay đổi bao bì, chất lượng, nội dung sản phẩm cũng như quy cách bên ngoài các sản phẩm do hệ thống Wifi-Café cung cấp.

ĐIỀU VII : PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG VÀ GIAO HÀNG7.1 Đặt hàng: ĐẠI LÝ có thể đặt hàng trực tiếp, qua điện thoại, fax theo

định kỳ hay đột xuất.

7.2 Giao hàng :

Wifi-Café giao hàng căn cứ theo biểu đặt hàng của các đại lý. Việc giao hàng sẽ được cập nhật và chuyển theo định kỳ cho các đại lý.

ĐIỀU VIII : PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN8.1 Thanh toán :

8.1.1 Phần chi phí nhượng quyền hàng năm 12.000.000 VNĐ ( bằng chữ : Mười hai triệu đồng/ một năm) được thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng. Đối với các năm tiếp theo ĐẠI LÝ sẽ có trách nhiệm thanh toán vào ngày đầu tiên của năm tiếp theo.

8.1.2 Phần thanh toán của các sản phẩm hàng hóa do hệ thống Wifi-Café cung cấp cho ĐẠI LÝ (các sản phẩm thực phẩm, vật dụng dùng chung trong toàn bộ hệ thống Wifi-Cafe…) được thanh toán theo thỏa thuận từng lô hàng.

8.2 ĐẠI LÝ thanh toán tiền cho Wifi-Café bằng một trong các phương thức sau :

8.2.1 Bằng tiền mặt: Ngay sau khi nhận đủ hàng, ĐẠI LÝ giao tiền cho nhân viên giao nhận với đúng họ tên (căn cứ theo thẻ nhân viên) đã được Wifi-Café thông báo bằng văn bản cho Đại lý.

39

Page 40: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

8.2.2 Bằng chuyển khoản: ĐẠI LÝ thanh toán qua Ngân hàng trước khi nhận hàng.

ĐIỀU IX : HIỆU LỰC HỢP ĐỒNGHợp đồng có hiệu lực 02 (hai) năm kể từ ngày ký (từ ngày…đến ngày…).

Các phụ lục đính kèm là một phần không thể tách rời của hợp đồng này.

ĐIỀU X: THANH LÝ HỢP ĐỒNGHợp đồng này có thể được chấm dứt và thanh lý theo các trường hợp sau :

10.1 Hết hiệu lực mà hai bên không tiến hành gia hạn.

10.2 ĐẠI LÝ vi phạm một trong các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng này.

10.3 Một trong hai bên bị giải thể, phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

10.4 ĐẠI LÝ tự ý ngừng kinh doanh cửa hàng liên tục trong 02 (hai) tháng mà không thông báo lý do bằng văn bản chính thức cho công ty HDC.

10.5 ĐẠI LÝ có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, dân sự, kinh tế nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của Wifi-Cafe hoặc uy tín của toàn hệ thống.

ĐIỀU XI : BẤT KHẢ KHÁNGTrường hợp bất khả kháng là những trường hợp xảy ra mà sau khi ký kết

hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được như : chiến tranh, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai. . .

ĐIỀU XII : ĐIỀU KHOẢN CHUNGTrong trường hợp có bất kỳ mâu thuẫn, tranh chấp hay bất đồng nào phát

sinh giữa các bên trong khi thực hiện hợp đồng này, các bên đồng ý giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải.

Trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng, hai bên thỏa thuận sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo quy định của pháp luật Việt nam.

Hợp đồng này được làm thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau. HDC giữ 01 (một) bản, ĐẠI LÝ giữ 01 (một) bản.

ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN HDC ĐẠI DIỆN ĐẠI LÝ

40

Page 41: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

4. Nhận xét và kiến nghị:Đối với việc Franchise trong nước.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế này, tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, khi chỉ xét riêng hình thức nhượng quyền thương mại thì chúng ta cũng thấy rất rõ xu thế này. Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là một cách thức phát triển thương hiệu, thâm nhập thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị trường tốt. Với phương thức liên kết chặt chẽ, cả bên nhượng và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hình thức này rất phù hợp với chúng ta trong giai đoạn Việt Nam đang rất cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thay vì tìm cách chống đỡ sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh đang làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp hãy tự mình làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của chính mình bằng các lợi thế cạnh tranh mới tốt hơn. Nói cách khác là “tự làm mới mình để làm cũ đối thủ”. Vấn đề này ngày càng trở nên quan trọng khi Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể hình dung một thế giới ngày nay như một chiếc bình thông nhau, tất cả những gì có trên thế giới rất dễ dàng có mặt tại Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cố gắng rất nhiều trong giai đoạn hiện nay. Điều này lại càng rất đúng đối với hệ thống franchise mà chúng ta đang chứng kiến – một sự thâm nhập thị trường Việt Nam rất mạnh mẽ của những hệ thống này trong nhiều lĩnh vực. Một vấn đề quan trọng ở đây là tư duy hợp lý trong thời kỳ mới: họ nên biết rằng chính tầm nhìn và sự sáng tạo sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng – điều mà khách hàng luôn mong muốn trong quá trình tương tác với doanh nghiệp.

Phát triển hệ thống franchise của doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, mà phải là một sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm bài bản để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống franchise của nước ngoài. Khi ấy doanh nghiệp phải chuẩn bị rất chu đáo mọi chuyện trước khi triển khai hệ thống này – vì hệ thống có khả năng cạnh tranh bền vững tốt thì phát triển tốt, ngược lại, hệ thống chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn ban đầu và sẽ suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng của hệ thống Franchise.

Một lần nữa, Franchise là một trong những phương thức đầu tư khôn ngoan và chắc chắn nhất hiện nay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng thực tế cho thấy, franchise là mô hình kinh doanh dễ nảy sinh tranh chấp nhất, đặc biệt là về bản quyền thương hiệu, giữ gìn bí quyết nghề nghiệp và những tranh chấp về doanh thu. Việc bảo vệ thương hiệu là vấn đề sống còn của bên nhượng quyền. Việc mở rộng theo hình thức franchise khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị giảm uy tín thương hiệu nếu bên nhận quyền không thực hiện dung cam kết. Một kiến nghị quan trọng nữa là: bên cạnh việc phát triển các cửa hàng, doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến việc

41

Page 42: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

giám sát các cửa hàng nhượng quyền của mình để bảo đảm giữ vững thương hiệu trong quá trình kinh doanh.

Việc áp dụng mô hình này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng nhanh chóng quy mô kinh doanh mà không cần đầu tư nhiều vốn. Tuy nhiên việc duy trì thành công mô hình kinh doanh franchise đòi hỏi doanh nghiệp phải có nội lực khá mạnh, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác huấn luyện, công tác phục vụ và hỗ trợ kinh doanh cho đối tác. Ngoài ra, việc kiểm soát để làm sao cho đối tác hợp tác trung thành, gắn bó với công ty cũng là một vấn đề. Trong franchise có sự chuyển giao công nghệ và kỹ thuật chế biến sản phẩm. Nếu sau một thời gian đối tác nắm vững kỹ thuật, công nghệ... mà “quay lưng” với mình thì thiệt hại của doanh nghiệp là không thể tính được...

Đối với việc franchise ra nước ngoài:

Franchise ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước. Đó là thị hiếu tiêu dùng có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắc riêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hoá, tranh thủ thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Thêm nữa, chi nhánh được franchise làm sao hoạt động tốt và mang đến sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tương đương với chi nhánh chính thức của doanh nghiệp thì mới đảm bảo được uy tín và sự bền vững trong hoạt động. Chính vì vậy vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên đáp ứng các nhu cầu khác cho chi nhánh nhượng quyền hoạt động tốt là một vấn đề phức tạp. Thực hiện điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì những chi nhánh nhượng quyền ở nước ngoài còn khó khăn gấp nhiều lần. Những quy định của pháp luật nước sở tại là rất kỹ, doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu về vấn đề này nên gặp nhiều khó khăn. Thêm một cái nền không vững chắc nữa mà các doanh nghiệp không dám nhượng quyền ồ ạt, đó chính là nền tảng pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam chưa thật vững chắc nên dễ phát sinh các tranh chấp về ăn chia, về ý tưởng... Chính vì vậy, xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho franchise là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Giải pháp nào cho nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Xu thế toàn cầu hoá đang từng giờ, từng ngày tác động nhiều lãnh vực họat động kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo… Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Trong xu thế đó, vấn đề đặt ra là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nhượng quyền trong xu thế cạnh tranh quốc tế như hiện nay?

Để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng môt hệ thống các qui trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và

42

Page 43: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

bền vững trong dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình.

Chất lượng chuyển giao là chất lượng của toàn bộ các yếu tố ngắn hạn được chuyển từ nhà nhượng quyền cho nhà nhận quyền từ lúc khởi nghiệp. Chất lượng chuyển giao tập trung nhận diện và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của nhà nhận quyền trong việc khởi nghiệp, cụ thể là xem xét các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc khởi sự và quản lý của nhà nhận quyền cho phù hợp và hiệu quả. Thông thường, các yếu tố này thường được nhà nhượng quyền thể hiện trong hồ sơ nhượng quyền và cụ thể hoá trong hợp đồng nhượng quyền. Trong đó, cả hai bên cam kết thực hiện hàng loạt các cam kết nhằm tối đa hoá lợi ích của hai bên. Chất lượng chuyển giao thường được quan tâm nhất là chất lượng của sản phẩm cung ứng, mô hình kinh doanh, thời gian hoạt động, qui trình đào tạo, vấn đề về cấp phép, thời gian cung cấp hàng hóa - dịch vụ, về quyền phân phối, độc quyền, phí chuyển nhượng, phí vận hành hàng tháng, hiệu quả của các chương trình tiếp thị, kinh doanh và những hỗ trợ khác như vận hành, tài chính, tiếp cận và cung cấp thông tin hệ thống, bí quyết kinh doanh, các qui định bắt buộc nhà nhận quyền tuân theo, thương hiệu, các qui trình kinh doanh, qui trình huấn luyện, khả năng phát triển kinh doanh của nhà nhận quyền, thái độ tham gia huấn luyện, cam kết thanh toán của các nhà nhận quyền, cam kết của nhà nhận quyền về tính đồng nhất và minh bạch trong kinh doanh…

Chất lượng quan hệ là chất lượng của các yếu tố niềm tin, sự cam kết, sự tranh luận, mối quan hệ, hợp tác và rất nhiều các yếu tố “mềm” khác được xây dựng và phát triển trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, chất lượng quan hệ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho cả hệ thống. Trong khi chất lượng chuyển giao được qui định rất rõ bằng các thước đo cụ thể trong ngắn hạn thì chất lượng quan hệ được xây dựng xuyên suốt trong suốt thời gian tồn tại của hệ thống hay trong dài hạn.

Giải pháp phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại.

Vì vậy, có thể thấy rằng muốn phát triển một cách bền vững hệ thống theo hình thức nhượng quyền thương mại, cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết của cả nhà nhượng quyền và nhận quyền trong một thời gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, nhà nhượng quyền cần cân nhắc hệ thống các giải pháp sau:

Trước hết, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống

43

Page 44: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu. Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai.

Hai là cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới.

Ba là xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhuợng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Bốn là chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của Starbuck, MacDonald là những minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò của nhà nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giơ hết. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực.

Năm là đào tạo và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã

44

Page 45: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển.

Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Thực vậy, niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền sư tin tưởng vào nhà nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽ có được và phát huy hiệu quả của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong một năm, hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng cho mình hê thống các giải pháp để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát triển trong dài hạn. Góp phần tô điểm cho bức tranh sống động của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mới.

45

Page 46: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

KẾT LUẬN

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 6%/năm, một quốc gia có dân số trên 85 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo ra được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm. Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một lựa chọn được ưu tiên xét đến cho tất cả các nhà kinh doanh.

Trong những năm tới, hình thức kinh doanh này sẽ càng phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt nam. Cùng với sự phát triển này, Luật Thuơng mại Việt Nam cũng sẽ đuợc cải thiện, bổ sung và sửa đổi để kịp thời đáp ứng những cái mới của loại hình kinh doanh này, nhằm hỗ trợ và đảm bảo cho các hoạt động thương mại diễn ra công bằng và hiệu quả.

46

Page 47: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

PHỤ LỤC: TRÍCH LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 (Mục VIII, Điều 284-291)

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 286. Quyền của thương nhân nhượng quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

1. Nhận tiền nhượng quyền;

2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

47

Page 48: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Điều 290. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba

1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.

48

Page 49: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

Điều 291. Đăng ký nhượng quyền thương mại

1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.

49

Page 50: 1dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · Web viewBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÍN DỤNGBÀI TIỂU LUẬN Đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.www.kfc.com.vn

2.www.muabancongty.com

3.www.muabandoanhnghiep.com

4.www.saga.vn

5.www.tamnhin.net

6.www.vietfranchise.vn

7.www.tailieu.vn

50