8
ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Tân Thành TRANG 6 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5353 - THỨ HAI NGÀY 15/7/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957 Nặng lòng với văn hóa dân tộc TRANG 5 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Khởi nghiệp từ nuôi ngọc trai TRANG 3 TRANG 4 TRANG 2 Năng nổ, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ cộng với cách nghĩ, cách làm xông pha, táo bạo, anh Đỗ Tiến Tĩnh - Bí thư Chi bộ Thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên đã góp phần khơi gợi đông đảo người dân trong thôn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Người bí thư chi bộ trẻ tâm huyết, hết lòng vì thôn xóm Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 5 Ngày 12/7, tại thành phố Đà Lạt, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tổ chức khai mạc Hội nghị lần thứ 5, khóa XI. Tham dự có các đồng chí: Trần Thanh Bình - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng; Bùi Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Trung ương I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam; các đồng chí Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI... VĂN HÓA - XÃ HỘI Lộc Thành: Thay đổi từ chương trình nông thôn mới TRANG 4 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nông dân Đạ Tẻh biến rác thành tiền TRANG 7 Mười năm xây đắp nông thôn mới XEM TIẾP TRANG 2 KINH TẾ Lợi ích từ cho vay qua tổ vay vốn ở Đơn Dương TRANG 3 TRANG 5 Phụ nữ Đà Lạt tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch Năng suất cà phê huyện Bảo Lâm không ngừng được nâng lên. nh: K.Phúc Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” qua nửa đầu nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Lạt đã tổ chức 303 buổi tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp chi, tổ hội cho 22.973 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia học tập và thực hiện. Để phù hợp với giai đoạn hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt quyết định thay đổi một số nội dung của từng tiêu chí. Bài 2: Bảo Lâm quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận phát biểu chúc mừng hội nghị.

XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTVận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu

cây trồng ở Tân ThànhTRANG 6

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5353 - THỨ HAI NGÀY 15/7/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠYDo chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi

hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP

CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957

Nặng lòng với văn hóa dân tộc

TRANG 5

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Khởi nghiệp từ nuôi ngọc traiTRANG 3

TRANG 4

TRANG 2

Năng nổ, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ cộng với cách nghĩ, cách làm xông pha, táo bạo, anh Đỗ Tiến Tĩnh - Bí thư Chi bộ Thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên đã góp phần khơi gợi đông đảo người dân trong thôn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Người bí thư chi bộ trẻ tâm huyết, hết lòng vì thôn xóm

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 5Ngày 12/7, tại thành phố Đà Lạt, Ban

Chấp hành Trung ương Đoàn đã tổ chức khai mạc Hội nghị lần thứ 5, khóa XI.

Tham dự có các đồng chí: Trần Thanh Bình - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng; Bùi Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Trung ương I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam; các đồng chí Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI...

VĂN HÓA - XÃ HỘILộc Thành:

Thay đổi từ chương trình nông thôn mới

TRANG 4

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNông dân Đạ Tẻh biến rác thành tiền

TRANG 7

Mười năm xây đắp nông thôn mới

XEM TIẾP TRANG 2

KINH TẾLợi ích từ cho vay qua

tổ vay vốn ở Đơn DươngTRANG 3

TRANG 5

Phụ nữ Đà Lạt tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

Năng suất cà phê huyện Bảo Lâm không ngừng được nâng lên. Anh: K.Phúc

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia

đình 5 không, 3 sạch” qua nửa đầu nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Lạt đã tổ chức 303 buổi tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp chi, tổ hội cho 22.973 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia học tập và thực hiện. Để phù hợp với giai đoạn hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt quyết định thay đổi một số nội dung của từng tiêu chí.

Bài 2: Bảo Lâm quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận phát biểu chúc mừng hội nghị.

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

2 THỨ HAI 15 - 7 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tôi có dịp gặp anh Tĩnh đúng vào dịp toàn huyện đang bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu.

Khắp nơi trong huyện bà con đang vui vẻ, phấn khởi trò chuyện rôm rả về vụ lúa mới. Anh Tĩnh sinh năm 1983, ở tuổi 36, tính đến nay đã có 4 năm làm Bí thư Chi bộ thôn. Anh kể, những ngày đầu khó khăn lắm. Mặc dù trưởng thành từ phong trào đoàn và được Đảng ủy xã, người dân quí mến, tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ thôn nhưng do tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm về công tác Đảng nên thời gian đầu vô cùng bỡ ngỡ. Việc gì anh cũng thấy chưa tự tin nên cứ liên tục phải hỏi các chú, các bác đi trước ở trong thôn, rồi lại chạy lên xã, nhiều khi các bác la “cứ mạnh dạn làm đi chứ sao cái gì cũng phải hỏi”. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ cũng như động viên của lãnh đạo xã, của các chú, các bác trong thôn nên anh Tĩnh đã nắm bắt được công việc rất nhanh và từ đó tìm được cách thức thực hiện, triển khai tại thôn theo cách riêng của mình.

Người bí thư chi bộ trẻ tâm huyết, hết lòng vì thôn xómNăng nổ, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ cộng với cách nghĩ, cách làm xông pha, táo bạo, anh Đỗ Tiến Tĩnh - Bí thư Chi bộ Thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên đã góp phần khơi gợi đông đảo người dân trong thôn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Xác định trong thôn có nhiều cán bộ lão thành, các đảng viên lớn tuổi nên anh Tĩnh tận dụng ưu thế này để tìm sự hỗ trợ và từ đó tạo sự đồng thuận với đông đảo thế hệ, tầng lớp nhân dân trong thôn, nhất là với các phong trào xây dựng nông thôn mới như chuyển đổi mô hình kinh tế, hiến đất, hiến công làm đường nông thôn, bảo vệ môi trường, tạo dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp các ngõ xóm. Anh luôn tìm cách gặp gỡ để lắng nghe và hỏi ý kiến những thế hệ đi trước, những người có uy tín trong thôn. Nhờ tính tình thật thà, lễ phép cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, sẵn sàng dấn thân, gương mẫu trong công việc nên các chú, các bác trong thôn luôn chỉ bảo từng chút một, từ đó mọi công việc đều hoàn thành đạt kết quả ngoài mong đợi của anh.

“Ở làng quê, mọi hoạt động, phong trào hay công việc của thôn đều phải lấy tình cảm mà vận động

và kêu gọi chị ạ. Bà con thôn quê trọng tình cảm, chính vì vậy cái tình mới là yếu tố chính quyết định sự thành công. Thêm nữa, xét về mặt lý, mình làm bí thư thì còn có một ít tiền hỗ trợ công tác mỗi tháng, chứ bà con nhân dân tham gia chỉ có tinh thần” - anh Tĩnh chia sẻ. Xuất phát từ suy nghĩ này nên quá trình triển khai bất cứ việc gì, anh Tĩnh đều thông qua ý kiến với bà con, tìm sự đồng thuận và trực tiếp tích cực xắn tay làm cùng với bà con.

Gia đình vốn cũng còn nhiều khó khăn, cuộc sống kinh tế với mối lo cơm áo gạo tiền vẫn khiến Tĩnh phải bươn chải mỗi ngày, nhưng với suy nghĩ “nhiệt tình, làm tốt việc của thôn thôi chưa đủ mà còn phải chứng minh được với mọi người rằng, mình làm được gì cho gia đình và bản thân nữa thì dân mới tin, mới nghe theo, công tác mới thuận lợi hơn”, anh Tĩnh đã cùng vợ không quản ngại khổ cực, sẵn sàng tham gia vào những công việc ở trong vùng như phụ hồ, làm thuê… để tăng thu nhập. Cùng với việc chăm chỉ, tìm tòi học hỏi canh tác trên 6 sào ruộng của gia đình, hai năm trước vợ chồng anh Tĩnh đã tích góp đủ tiền để xây dựng được căn nhà khang trang. “Cuộc sống từ đó cũng vui vẻ và tự tin hơn, cảm thấy nói hay vận động thì người dân cũng dễ tin hơn” - anh Tĩnh tâm sự.

Thôn 3, xã Đức Phổ vốn là một thôn ở trung tâm xã, dân trí cũng khá cao so với các thôn khác nên ngoài những khó khăn kể trên, anh Tĩnh cho biết những hoạt động vận

động tham gia đóng góp về kinh tế không gặp nhiều khó khăn mà trái lại, nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, bởi đa phần họ quan niệm rằng, xóm làng sạch đẹp, phát triển thì ai cũng có lợi. Vì vậy mà chỉ cần dân quý, dân tin thôi thì mọi chuyện đều dễ dàng. Phát huy lợi thế này, anh đã cùng với các tổ chức đoàn thể vận động người dân thực hiện được rất nhiều phong trào xây dựng nông thôn mới và tạo dựng được bộ mặt nông thôn trong vùng sạch đẹp, khang trang. Nhiều đoạn đường, ngõ xóm đã “nở hoa” xanh mát, đèn điện thắp sáng tận ngõ xóm. Tình hình an ninh trật tự tại địa phương cũng luôn ổn định, không có trộm cắp, tình làng nghĩa xóm gắn bó, yêu thương. Thôn nhiều năm liền được công nhận là thôn văn hóa, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, đời sống Nhân dân ngày càng khởi sắc.

Sự phát triển, khởi sắc của Thôn 3 theo đánh giá của lãnh đạo Đảng ủy xã, có phần đóng góp không nhỏ của anh Đỗ Tiến Tĩnh. Anh là tấm gương, là cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và Nhân dân. Rõ ràng, với vai trò, sự nhiệt huyết của mình anh đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, cùng với người dân thực hiện một cách hiệu quả. Sự tận tâm, trách nhiệm của người cán bộ trẻ cũng đã thắp lửa cho các phong trào của thôn, xóm, phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới. NGUYÊN THI

Anh Đỗ Tiến Tĩnh. Anh: N.Thi

Vừa qua, đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, tại huyện Bảo Lâm. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp với Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Văn Hiệp đánh giá cao nỗ lực của Ban Tuyên giáo các huyện, thành, Ban Tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc trong công tác tham mưu cho cấp ủy tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cũng như chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, để kịp thời tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, định hướng công tác tư tưởng; đồng thời, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nảy sinh. Ban Tuyên giáo các huyện, thành và Ban Tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phản bác các luận

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY:

Giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2019

điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, thông tin giả trên mạng xã hội. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ bám sát các ngày lễ, các sự kiện chính trị của địa phương và của đất nước...

Các đại biểu tham dự hội nghị đã góp ý, làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác tuyên giáo, như: cần kiện toàn lại đội ngũ báo cáo viên cơ sở để nâng cao hiệu

quả tuyên truyền; đẩy mạnh việc chống các luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng; nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả...

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Văn Hiệp đề nghị Ban Tuyên giáo các huyện, thành, Ban Tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức, ý thức trong tổ chức học tập, quán triệt

các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tại địa phương; phản bác kịp thời các thông tin sai trái trên mạng xã hội; chuẩn bị các kế hoạch tuyên truyền cho Festival Hoa Đà Lạt, Mộc bản triều Nguyễn; cần mua và đọc Báo Lâm Đồng, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản... T.ĐỒNG

Đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận ở tổ về nội dung kế hoạch sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI; góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII. Ngoài ra, tại hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe chuyên đề “Đấu tranh trên không gian mạng và vai trò của Đoàn Thanh niên”; bàn về một số công tác cán bộ khác.

Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Trần Đức Quận đã giới thiệu khái quát về tiềm năng, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng thời gian qua. Đồng chí khẳng định vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Lâm Đồng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Đức Quận chân thành cảm ơn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quan tâm, chia sẻ, động viên, ủng hộ sự phát triển của Lâm Đồng thời gian qua và mong muốn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

DUY NGUYỄN

Bảo Lộc tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng cho 19 đảng viên

Sáng 12/7, Thành ủy Bảo Lộc đã long trọng tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thành phố.

Đợt này, có 19 đảng viên vinh dự được nhận Huy hiệu 70, 60, 55 và 50 năm tuổi Đảng; trong đó, có 6 đảng viên nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, 2 đảng viên nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, 4 đảng viên nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng và 7 đảng viên nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Dịp này, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đã tặng Bằng khen “5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, tiêu biểu từ 2014 - 2018” cho Chi bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Bảo Lộc (trực thuộc Đảng bộ Cơ quan TP Bảo Lộc); tặng Bằng khen cho 6 đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền, 2014 - 2018”.

Phát biểu tại buổi trao Huy hiệu Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Bí thư Thành ủy Bảo Lộc đã ghi nhận những đóng góp to lớn của các đảng viên trong suốt thời gian qua; đồng thời, mong muốn các đảng viên nhận Huy hiệu Đảng tiếp tục cống hiến, xây dựng TP Bảo Lộc ngày càng giàu mạnh. Bí thư Thành ủy Bảo Lộc cũng đã gửi lời chúc mừng tới các tập thể, cá nhân vinh dự được Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng Bằng khen. KHÁNH PHÚC

Hội nghị... TIẾP TRANG 1

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

3 3 THỨ HAI 15 - 7 - 2019KINH TẾ

Có thể nói, nuôi ngọc trai là mô hình mới lạ ở huyện Di Linh, nên đã gây sự tò mò khiến nhiều người muốn

tìm hiểu về mô hình này. Nơi nuôi ngọc trai là thung lũng rộng, sâu, trải dài, nằm lọt thỏm giữa hai dãy núi ở đầu nguồn xã Sơn Điền. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề tỉnh Ninh Bình, năm 2014, anh Thành lập gia đình với chị Phan Thị Minh Phương ở xã Gung Ré. Do khó khăn kiếm việc làm, nên anh đã bỏ thời gian 3 tháng để quay về Ninh Bình học nghề nuôi cấy ngọc trai.

Anh Phạm Tất Thành chia sẻ: “Nghề nuôi cấy ngọc trai nước ngọt phát triển mạnh cách đây khoảng 3-4 năm, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Ninh Bình và gia đình tôi chuyên làm nhân để cấy lấy ngọc. Tuy tôi mới chuyển về đây sinh sống được hơn một năm, nhưng nhận thấy điều kiện khí hậu ở Lâm Đồng mát mẻ, nguồn nước ổn định, nên có nhiều thuận lợi trong phát triển nghề nuôi ngọc trai và có thể thực hiện cấy, ghép quanh năm. Bên cạnh đó, chất lượng ngọc trai cũng cao hơn, viên ngọc tròn đều và sáng bóng hơn. Đây cũng là một trong những lợi thế mà ở ngoài Bắc không có được, bởi điều kiện khí hậu ở phía Bắc ngày càng nóng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của ngọc trai, nên trong năm chỉ có 3 tháng là thích hợp nhất để cấy, ghép ngọc trai”.

Khởi nghiệp từ nuôi ngọc trai

Với ý chí quyết tâm xây dựng thành công mô hình nuôi trai lấy ngọc ở vùng đất Lâm Đồng, hơn một năm qua, cùng với số tiền của gia đình và nguồn vốn vay của ngân hàng, anh Phạm Tất Thành đã đầu tư kinh phí vào mô hình này khoảng 2 tỷ đồng để thuê đất, thuê máy đào múc 5 ao nuôi với diện tích khoảng 10.000 m2; đồng thời xây dựng 2 ao nuôi dưỡng, phòng cấy ghép có diện tích 12 m2 và trang bị các loại dụng cụ như: bàn, ghế, dao, kéo, đèn…

Nói về quá trình nuôi trai lấy ngọc, anh Phạm Tất Thành cho biết, điều khó khăn lớn nhất là nguồn giống, bởi ở Lâm Đồng không có và hầu hết phải nhập từ ngoài Bắc. Vì vậy, thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu hết tập tính sinh trưởng của con trai, nên trong quá trình vận chuyển con giống, do không thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm khiến nhiều con giống bị chết. Bên cạnh đó, các dụng cụ và thuốc nhuộm tế bào dùng để cấy đều phải nhập từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, khâu chọn giống, cấy ghép ngọc và nuôi dưỡng là quan trọng nhất. “Từ khi nhập con giống về phải nuôi dưỡng trong thời gian một tháng rồi mới tiến hành cấy. Để cấy, ghép thành công phải thực hiện tốt các công đoạn như: cắt tế bào, cấy ghép hạt ngọc, nuôi dưỡng, đưa ra treo dưới nước ao. Trong đó, công đoạn cấy, ghép là phức tạp nhất” - anh Thành cho hay.

Đến nay, anh Thành đã cấy được 20.000 con trai, mỗi con cấy 2 nhân. Chỉ sau một năm nữa, hàng ngàn con trai này sẽ “nhả” ra hàng chục ngàn viên ngọc. Hiện nay với giá thị trường 500.000 đồng/viên ngọc, hứa hẹn sẽ mang về nguồn thu cho gia đình anh Thành hàng chục tỷ đồng. Ngoài việc nuôi ngọc trai thành phẩm, hiện anh Thành còn bán con giống đã cấy nhân, tạo ngọc, với giá bán 50.000 đồng/con.

Nuôi trai lấy ngọc cũng khá đơn giản, chi phí khá thấp, bởi thức ăn của nó chủ yếu là các loài phù du, tảo… có sẵn trong tự nhiên, nên thi thoảng cần kiểm tra khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng tạo ngọc và chất lượng độ bóng của ngọc. Ngoài sản phẩm chính là ngọc trai, thịt con trai cũng được dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn trong chăn nuôi, còn vỏ trai dùng làm nguồn phân bón… Việc nuôi

trai lấy ngọc còn có tác dụng làm cho môi trường nước được trong lành, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, có thể kết hợp nuôi với các loài cá. Về đầu ra cho sản phẩm ngọc trai, ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

“Đà Lạt là thành phố phát triển mạnh về du lịch, nên ngoài những sản phẩm phục vụ du lịch hiện có, việc có thêm những sản phẩm mới dùng làm quà lưu niệm, đồ trang sức có giá trị cao như sản phẩm ngọc trai là cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, tôi đã đến khảo sát tại khu vực hồ Tuyền Lâm và dự tính thời gian tới xin chuyển về đây để mở rộng cơ sở nuôi ngọc trai vừa liên kết phục vụ du lịch; đồng thời quảng bá sản phẩm ngọc trai đến với du khách”, anh Phạm Tất Thành chia sẻ về dự tính trong thời gian đến. NDONG BRỪM

Lợi ích từ cho vay qua tổ vay vốn ở Đơn Dương

Đến 31/5/2019, hoạt động của Agribank chi nhánh Đơn Dương (Agribank Đơn Dương) đã đạt tổng nguồn vốn huy động 1.209

tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 2.768 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay NNNT đạt 2.764 tỷ đồng, chiếm 99,86% trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh với 7.398 khách hàng; dư nợ cho vay xây dựng NTM đạt 2.023 tỷ đồng, chiếm 73,1% trên tổng dư nợ với 6.362 khách hàng. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đối với 5 lĩnh vực ưu tiên đạt 386 tỷ đồng, chiếm 13,95% trên tổng dư nợ với 2.258 khách hàng; cho vay hỗ trợ tiêu dùng đối với khách hàng trên địa bàn nông thôn nhằm hạn chế tình trạng tín dụng đen đạt 12,2 tỷ đồng với 525 khách hàng. Hiện tại, tổng nợ xấu của toàn chi nhánh đến 31/5/2019 chiếm 0,4% trên tổng dư nợ.

Công tác cho vay qua tổ vay vốn góp phần giảm áp lực công việc đối với cán bộ, tiết giảm chi phí, đồng thời, tạo thêm kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng được Agribank Đơn Dương thực hiện cho vay qua tổ vay vốn gắn với điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng tại một số cụm xã trên địa bàn huyện. Việc thành lập tổ vay vốn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi, với mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank, trước mắt tập trung cho vay các món từ 200 triệu đồng trở xuống.

Đến 31/5/2019, tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn tại Agribank Đơn Dương là 287.806 triệu đồng (chiếm 10,40% trên tổng dư nợ) với 51 tổ vay vốn và 1.607 thành viên; tổng doanh số cho vay thông qua các tổ là 459.886 triệu đồng, doanh số thu nợ là 172.080 triệu đồng. Trong đó, 26 tổ do Hội Nông dân quản

Hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn mới (NTM) Đơn Dương, có giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trên 54% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện; từ đầu năm 2018, Agribank chi nhánh Đơn Dương đã thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) qua hình thức ký thỏa thuận liên ngành. Công tác này được phối hợp cùng Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ để cho vay thông qua tổ vay vốn, tổ liên kết đối với hộ gia đình và cá nhân.

lý với dư nợ 157.946 triệu đồng và 815 thành viên; 25 tổ do Hội Phụ nữ quản lý với dư nợ 129.860 triệu đồng và 792 thành viên. Tổng số khách hàng vay từ 200 triệu đồng trở xuống là 1.267 khách hàng, chiếm 78,62% tổng số khách hàng tham gia tổ vay vốn và xã có dư nợ cho vay thông qua tổ lớn nhất là Tu Tra với dư nợ 104.654 triệu đồng với 16 tổ và 538 tổ viên.

Từ tháng 11/2018 trở về trước, việc giải ngân, thu nợ của các tổ vay vốn vẫn thực hiện tại trụ sở và các phòng giao dịch của chi nhánh, nhưng khi triển khai điểm giao dịch

lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng tại 3 xã Tu Tra, Ka Đơn, Próh, việc giải ngân, thu nợ của các tổ vay vốn đã chuyển dần vào thực hiện tại các phiên giao dịch của điểm giao dịch lưu động và người dân đã quen dần với việc giao dịch tại điểm giao dịch lưu động. Đến 31/5/2019, tại chi nhánh không phát sinh nợ xấu cho vay thông qua tổ, chỉ còn 8 khách hàng có dư nợ nhóm 2 với mức dư nợ là 1.820 triệu đồng (chiếm 0,63% trên tổng dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn).

Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của

các tổ vay vốn, cán bộ tín dụng đã kết hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank; với các chương trình cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay phát triển đàn bò sữa, cho vay kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen tại địa bàn nông thôn... Đặc biệt, là tiện ích của điểm giao dịch lưu động, đến nay, tổng số tổ viên các tổ vay vốn sử dụng dịch vụ tại điểm lưu động chiếm hơn 56% tổng số bút toán của điểm giao dịch lưu động.

Đánh giá tình hình triển khai cho vay qua tổ trên địa bàn, ông Nguyễn Quang Tùng - Giám đốc Agribank Đơn Dương cho biết: Việc gắn kết các tổ vay vốn với hoạt động của điểm giao dịch lưu động tại trung tâm xã bước đầu mang lại hiệu quả, tổ viên đã quen dần với việc thực hiện các giao dịch ngân hàng tại điểm giao dịch lưu động. Tổ trưởng các tổ vay vốn đã thực hiện nghiêm túc những việc tổ trưởng không được làm: không vay hộ, vay ké, thu nợ gốc lãi từ tổ viên; không quyên góp lập quỹ, nhận tiền bồi dưỡng hoặc thu phí dưới bất kỳ hình thức nào từ tổ viên; không xâm tiêu, không có tình trạng lạm dụng quyền hạn gây khó khăn cho tổ viên khi vay vốn…

Tuy nhiên, hoạt động cho vay thông qua tổ vay vốn còn vướng mắc ở chỗ, tổng số khách hàng vay từ 200 triệu đồng trở xuống thông qua tổ vay vốn chỉ chiếm 27,95% tổng số khách hàng có mức vay từ 200 triệu đồng trở xuống tại Agribank Đơn Dương; đặc biệt, phần lớn khách hàng tại các xã trên địa bàn đã tham gia các tổ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, do vậy, nếu có thể thay đổi nguyên tắc khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng tại 1 tổ chức tín dụng trong việc cho vay tín chấp theo quy định thì sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong quá trình vay vốn. LÊ HOA

Lãnh đạo Agribank Đơn Dương tổng kết lợi ích từ hoạt động cho vay qua tổ vay vốn. Anh: L.Hoa

Thực hiện khâu cắt tế bào. Anh: N.Brừm

Với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống, anh Phạm Tất Thành, chàng rể xã Gung Ré, huyện Di Linh chọn cho mình hướng khởi nghiệp bằng nghề nuôi cấy ngọc trai nước ngọt. Hiện mô hình khởi nghiệp của anh đã bén rễ tại xã Sơn Điền, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

4 THỨ HAI 15 - 7 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

MƯỜI NĂM XÂY ĐẮP NÔNG THÔN MỚI

LỘC THÀNH: Thay đổi từ chương trình nông thôn mớiĐồng thuận xây dựng đường giao thôngnông thônNgay từ khi bắt tay vào thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thành xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên đã có những bước đi thích hợp trong lộ trình triển khai xây dựng NTM, tạo tiền đề để đưa địa phương phát triển về mọi mặt.

Chính vì hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn mà các tầng lớp nhân dân trong xã đã cùng nhau đóng góp công sức, tiền của, hiến đất... để xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Nhờ đó, hệ thống giao thông liên thôn, liên xóm ngày càng hoàn thiện. Ông Đặng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành cho biết: “Thời gian qua, ở xã Lộc Thành, rất nhiều con đường đã được làm từ chính sức dân. Có thể kể đến đường Thôn 5 đi Thôn 7 dài 904 m, kinh phí đầu tư trên 325 triệu đồng, riêng dân hưởng ứng hơn 100 triệu đồng. Hoặc đoạn đường Thôn 8A dài 318 m, người dân cũng đóng góp 76 triệu đồng, trong tổng số chi phí xây dựng 252 triệu đồng. Hay tuyến đường Thôn 8B dài 448 m, trong tổng chi

phí là 355 triệu đồng, người dân đóng góp là 107 triệu đồng”.

Theo ông Đặng Ngọc Thanh, chưa dừng lại ở đó, người dân xã Lộc Thành còn đóng góp 225 triệu đồng để cùng Nhà nước hoàn thành và đưa vào sử dụng con đường ở Thôn 1, có chiều dài 940 m, tổng kinh phí xây dựng là 745 triệu đồng. Đường nối Thôn 6 với Thôn 5 dài 350 m, kinh phí hơn 277 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 83 triệu đồng... Bên cạnh đó, người dân xã Lộc Thành cũng đã tham gia ngày công và chung sức 85 triệu đồng để xây dựng cầu treo từ Thôn 7 đi xã Tân Lạc, kinh phí để làm cây cầu này là 300 triệu đồng. “Nói về lợi ích của đường giao thông nông thôn thì ai cũng thấy rất rõ. Vì vậy, tôi quyết định hiến 3.000 m2 đất (trị giá khoảng 150 triệu đồng) để làm đường giao thông nông thôn”, ông Nguyễn Trung Thành, ngụ Thôn 7, người hiến đất làm đường giao thông nông thôn nhiều nhất ở xã Lộc Thành, cho hay. “Ở xã Lộc Thành, ngoài ông Thành ra, còn rất nhiều người hiến trên 100 m2 đất để làm

đường giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành - ông Đặng Ngọc Thanh nói thêm.

Cùng với việc huy động sức dân, từ nguồn vốn định canh định cư, xã Lộc Thành đã hoàn thành con đường trải nhựa Thôn 10 đi Tà Ngào dài 4.566 m trong năm 2012, với kinh phí trên 14,4 tỷ đồng. Tiếp đó, đường vào Phòng khám Đa

khoa Lộc Thành dài 212 m làm xong vào tháng 4 năm 2013. Từ nguồn vốn của Chương trình 135, con đường Thôn 10C dài hơn 700 m, kinh phí 400 triệu đồng cũng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2012. Ngoài ra, người dân xã Lộc Thành còn đóng góp số tiền 150 triệu đồng để rải nhựa đoạn đường dài 150 m ở Thôn 13... “Rất

nhiều con đường ở xã Lộc Thành được làm theo phương thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và tạo bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới”, ông Đặng Ngọc Thanh chia sẻ.

Nâng cao đời sống người dânPhó Chủ tịch UBND xã Lộc

Thành Đặng Ngọc Thanh cho rằng, mục đích của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM không ngoài nâng cao đời sống người dân, cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó, Đảng ủy, UBND xã Lộc Thành đã tranh thủ các nguồn đầu tư cho chương trình NTM, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác của Nhà nước, đồng thời phát huy tối đa nội lực của người dân để thực hiện chương trình. Trong đó, xã Lộc Thành chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp với địa phương, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Những năm qua, xã Lộc Thành đã vận động người dân tăng cường tái canh cà phê, kết hợp trồng xen một số cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, cũng như đưa những giống chè năng suất cao vào trồng...

(XEM TIẾP TRANG 8)

Năm 2015, sau khi thẩm định, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định công nhận xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Người dân ở đây cho biết: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã mang đến cho Lộc Thành một làn gió mới, góp phần đưa bộ mặt của xã ngày một khởi sắc, đời sống Nhân dân được cải thiện rõ nét.

Một góc xã nông thôn mới Lộc Thành. Ảnh: T.C

PV: Bảo Lâm đặt ra mục tiêu đạt huyện NTM vào cuối năm 2020. Vậy, đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò điều hành, chỉ đạo của BCĐ Chương trình xây dựng NTM các cấp trên địa bàn?

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên: Đến nay, toàn huyện đã có 362 km

đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa và cứng hóa; 17 công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp; đầu tư, xây dựng mới 81 km đường điện trung thế, hạ thế; xây mới, cải tạo 99 công trình trường học các cấp... Thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện đã đạt 56 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn hơn 3%... Đó là những con số cho thấy,

hạ tầng nông thôn của địa phương không ngừng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, Bảo Lâm vẫn còn 3 xã chưa đạt chuẩn NTM là Lộc Lâm, Lộc Bảo và Lộc Bắc. Đây lại là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống còn nhiều khó khăn và trình độ, nhận

thức của bà con còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, theo Quyết định 558 của Thủ tướng Chính phủ thì Bảo Lâm đã đạt 5/9 tiêu chí và 2 tiêu chí hiện đã tiệm cận chờ bình xét. Song, chúng tôi sẽ không đặt nặng thành tích, mà lấy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm “nòng cốt”; đồng thời, dựa trên cơ sở những quyền lợi, lợi ích của

người dân làm “thước đo” để phát triển và hoàn thành mục tiêu.

Vì vậy, để đưa Bảo Lâm trở thành huyện NTM vào năm 2020, địa phương sẽ tập trung mọi nguồn lực từ kinh phí, tri thức và con người... vào xây dựng NTM. Theo đó, chúng tôi tiếp tục tăng cường chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phụ trách các tiêu chí cùng phối hợp với các địa phương phát huy những mặt mạnh và tháo gỡ khó khăn để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Đối với cấp xã, chúng tôi phân thành 2 nhóm (các xã đã đạt chuẩn NTM và các xã chưa đạt) để cùng triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Theo đó, các xã đã đạt, sẽ tập trung xây dựng xã đạt NTM nâng cao và kiểu mẫu. Thời gian tới, huyện tập trung các nguồn lực đầu tư cho các xã chưa đạt; đồng thời, chỉ đạo các xã phát huy nội lực huy động tối đa sức dân cùng chung sức, chung lòng xây dựng NTM.

PV: Là địa phương có đông đồng bào DTTS, đời sống người dân còn nhiều khó khăn; tới đây, Bảo Lâm

sẽ làm gì để nâng cao đời sống cho bà con?

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên: Hiện, Bảo Lâm có đến gần 32%

dân số là đồng bào DTTS, với 21 dân tộc anh em. Hầu hết bà con đồng bào DTTS đều sống tập trung tại các vùng sâu, vùng xa và trình độ, nhận thức còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất của bà con còn nhỏ lẻ, manh mún nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Để nâng cao đời sống cho bà con, thời gian qua, Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết nhằm đầu tư, phát triển vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó, UBND huyện đã xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy.

Bên cạnh những nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, năm 2019, địa phương sẽ trích 1 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp để bổ sung giúp các xã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con.

Với những gì đã và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng, huyện Bảo Lâm đủ cơ sở để đạt huyện NTM vào cuối năm 2020.

KHÁNH PHÚC (thực hiện)

Bài 2: Bảo Lâm quyết tâm đạt chuẩnhuyện nông thôn mới vào năm 2020

Đến nay, Bảo Lâm đã có 10/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình xây dựng NTM huyện Bảo Lâm để thấy rõ vai trò chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM của huyện.

Đồng chí Nguyễn Trung KiênChủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.

Năng suất cà phê huyện Bảo Lâm không ngừng được nâng lên. Ảnh: K.P

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

5 THỨ HAI 15 - 7 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bà Hoàng Nhật Lệ - Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Lạt cho biết: Hội luôn quan tâm phát hiện,

giới thiệu tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu; những mô hình, cách làm hay với 189 lượt tập thể và 370 lượt cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua. Tổ chức biểu dương “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, bền vững” giai đoạn 2012 -2017 và khen thưởng 6 tập thể phường, xã, 17 chi hội, 17 cá nhân; tọa đàm “Nâng cao chất lượng các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng thời biểu dương 6 tập thể và 17 cá nhân.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được triển khai có hiệu quả. Để nội dung phù hợp với giai đoạn hiện nay, Hội Phụ nữ Đà Lạt quyết định thay đổi một số nội dung của từng tiêu chí, cụ thể: Thay đổi tên gọi tiêu chí “Không đói nghèo” thành “Không đói, giảm nghèo” (mức độ “giảm nghèo” được đưa ra chỉ tiêu hàng năm là 40% và mỗi cơ sở tự xác định trong các tiêu chí nghèo đa chiều); tiêu chí: “Không sinh con thứ ba trở lên” thành “Không vi phạm chính sách dân số”. Với phương thức vận động, khuyến khích hội viên, phụ nữ tự nguyện tham gia thực hiện có hiệu quả các tiêu chí của Cuộc vận động, có 22.760/24.425 hội viên đăng ký tham gia (đạt 93,5%).

TP Đà Lạt hiện có 23.925 hộ gia đình có hội viên phụ nữ /40.929 hộ gia đình. Cấp Hội thành phố đăng ký 2 phần việc, cấp Hội cơ sở đăng ký 34 phần việc và xây dựng kế hoạch tổ chức giúp 1.210 hộ gia đình chưa đạt các tiêu chí “5 không, 3 sạch”, đến nay giúp được 498 hộ gia đình đạt “5 không, 3 sạch”, nâng tổng số hộ gia đình đạt các tiêu chí Cuộc vận

động là 23.213 hộ. Xây dựng điểm 18 mô hình “Chi hội phụ nữ kiểu mẫu” với 876 hộ hội viên tham gia; 21 mô hình “Xử lý rác thải tại nguồn trong sản xuất nông nghiệp”; 10 mô hình “Tiết kiệm từ phế liệu” để xây dựng quỹ giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; kết quả đến nay đã thu được tổng số tiền trên 270 triệu đồng hỗ trợ cho 57 lượt chị; trồng và chăm sóc 3,3 km “Hàng rào hoa, xanh” và 9,2 km “Tuyến đường hoa xanh - sạch - đẹp”. Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ làm nòng cốt trong việc đóng góp tiền để bê tông hóa các con đường với số tiền trên 890 triệu đồng; phát quang trên 42 km đường; nạo vét, khơi thông 35 km mương suối, cống rãnh, thu gom trên 48 m3 bùn đất và rác thải các loại với hơn

6.400 lượt người tham gia.Hưởng ứng phong trào thi đua

ái quốc “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, 100% cơ sở Hội đã cụ thể hóa để triển khai cho các chi hội xây dựng và duy trì 215 mô hình phù hợp với tình hình địa phương, thu hút 12.365 lượt thành viên tham gia vào mô hình tiết kiệm, Phong bì tình thương, Vòng tay nhân ái, Trái tim nhân ái, Chung một tấm lòng, Hũ gạo tình thương, Một hoàn cảnh một hành động. Xây dựng và duy trì 73 mô hình “5 chị giúp 1 chị” tại các chi hội, số chị được giúp hàng năm là 329 lượt chị với số tiền trên 1 tỷ đồng; duy trì 9 mô hình Tiết kiệm xanh, 11 mô hình Tiết kiệm từ phế liệu, các mô hình Cho và nhận, Nhường cơm xẻ áo, Phụ nữ giúp

nhau giảm nghèo, Vòng tay nhân ái, Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo vượt khó với tổng số tiền 569 triệu đồng giúp 75 lượt hội viên phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Triển khai phong trào phụ nữ khởi nghiệp, Hội tổ chức 3 buổi tuyên truyền cho 511 chị, phát động tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp có 25 ý tưởng, trong đó có 13 ý tưởng tham gia Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh, kết quả đoạt 3 giải nhì, 2 giải ba, 8 giải khuyến khích. Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo mô hình “Chuỗi giá trị” Phường 11, mô hình Tổ móc len và Tổ hợp tác khoai lang sấy dẻo an toàn xã Tà Nung, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp

Trăn trở với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ông Pang Ting Mút - Trưởng nhóm cồng chiêng Tổ dân phố Bon Đưng I (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) đã và đang cố gắng giữ gìn các giá trị văn hóa bản địa không bị mai một.

Sinh ra dướ i chân nú i LangBiang hùng vĩ, lớn lên theo những điệu cồng tiếng

chiêng âm vang núi rừng, đối với ông Pang Ting Mút, đây là bản sắc văn hóa đặc sắc của cha ông để lại cần được giữ gìn và phát triển. Thế nhưng, theo thời gian, tiếng cồng chiêng hòa trong những đêm xoay quanh bếp lửa bập bùng dần thưa thớt khiến người con của núi Bà đau đáu về sự mai một của văn hóa dân tộc.

Vậy là, hơn 20 năm trước, khi cuộc sống của người dân quanh núi còn bao khó khăn, chật vật, ông

Pang Ting Mút đã mạnh dạn thành lập nhóm cồng chiêng Đang Jrung. Được sự ủng hộ của các già làng và chính quyền địa phương, ông tập hợp một số thanh niên trong buôn làng dạy họ đánh chiêng, chơi cồng, thổi tù và, kèn bầu, múa, hát... Từ

những buổi học này, ông và những người biết chơi cồng chiêng đã gieo vào lòng những người trẻ niềm tự hào về giá trị văn hóa của cha ông để lại. Để rồi, từ lúc nào, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc dần hình thành trong thanh thiếu niên tại địa bàn.

Nhóm cồng chiêng Đăng Jrung ngoài những giờ luyện tập dần làm quen với việc đón du khách gần xa. Cùng với những thanh niên bắt đầu say mê cồng chiêng, ông Pang Ting Mút tập hợp những nghệ nhân am hiểu về văn hóa truyền thống để biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, giới thiệu về phong tục tập quán bản địa. Và những đêm giao lưu cồng chiêng đã làm bừng sáng lại vùng núi LangBiang, hơn thế còn tạo thu nhập cho một bộ phận người dân từ chính cội nguồn văn hóa. Nhóm cồng chiêng Đăng Jrung hiện tạo công ăn việc làm cho khoảng 30 người. Cil Đuynh - chàng trai 20 tuổi nhưng đã có gần 5 năm gắn bó với cái cồng, cái

chiêng ngày vẫn đi làm rẫy, đêm về lại háo hức tham gia biểu diễn cồng chiêng tại nhóm cồng chiêng Đăng Jrung. “Ngoài việc có thêm thu nhập, mình được thỏa sức với những điệu múa cồng chiêng đã được cha ông lưu giữ bao đời nay, để nét đẹp này mãi được lưu truyền không bị mai một”, Cil Đuynh chia sẻ.

Từ việc giới thiệu, quảng bá góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc bản địa, mỗi năm nhóm cồng chiêng Đăng Jrung của ông Pang Ting Mút đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 50 triệu đồng, một số tiền không nhỏ đối với một người dân tộc thiểu số ở địa phương. Kinh phí thu được từ hoạt động biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch, ngoài thù lao trả cho các nghệ nhân tham gia, một phần ông để trang trải cuộc sống gia đình, phần còn lại ông đầu tư vào việc sưu tầm, lưu giữ các loại nhạc cụ, các vật dụng dùng trong sinh hoạt của cha ông ngày trước. “Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu đến

du khách những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tôi muốn qua đó giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về văn hóa truyền thống của ông bà xưa. Và đặc biệt là góp phần xây dựng ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa cho thế hệ trẻ”, vừa chỉ tay vào không gian sưu tập các loại nhạc cụ dân tộc, ông Pang Ting Mút cho hay.

Cùng với hoạt động truyền dạy và giao lưu, nhóm cồng chiêng Đăng Jrung còn thường xuyên tham gia biểu diễn phục vụ các hoạt động của địa phương. Với ông Pang Ting Mút và các nhóm cồng chiêng trên địa bàn, mong muốn được nhà nước quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng một làng văn hóa cổ K’Ho luôn đau đáu. Để ở đó, các nhóm cồng chiêng tham gia vào các hoạt động trong làng nhằm mang đến cho khách du lịch những giá trị văn hóa mang tính nguyên gốc, tính bản địa, đồng thời tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân như hiện nay.

VIỆT HÙNG

Nặng lòng với văn hóa dân tộc

Ông Pang Ting Mút luôn trăn trởvới việc bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa dân tộc bản địa. Ảnh: V.H

Phụ nữ Đà Lạt tích cực học tập, lao động sáng tạo,xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch

Trường Gia Phát - xã Trạm Hành. Phát động phong trào xây dựng Quỹ tiết kiệm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có 3.919 thành viên tham gia với số tiền huy động là hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 123 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

Hội LHPN TP Đà Lạt tiếp tục triển khai hoạt động vận động, quản lý nguồn vốn tiết kiệm. Đến nay có 153 tổ Tiết kiệm xoay vòng vốn, Của để dành, Tổ mua sắm vật dụng có 4.459 thành viên tham gia với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hội viên phụ nữ vay đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng, đến nay tổng dư nợ do Hội quản lý là hơn 70 tỷ đồng với 2.231 hộ vay. Hội duy trì 33 tổ vay vốn tín chấp tại Quỹ tín dụng Liên Phương, có 192 chị tham gia với số tiền vay vốn là hơn 12 tỷ đồng. Phối hợp Trung tâm Nông nghiệp, Hội Nông dân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố mở 15 lớp tập huấn và dạy nghề cho 1.861 hội viên phụ nữ, tạo việc làm cho 455 hội viên vào các cơ sở đan móc, sấy hồng khô, sản xuất đặc sản, làm công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo tiêu chí mới, năm 2017 TP Đà Lạt có 97 hộ nghèo (trong đó 57 hộ do phụ nữ làm chủ), 162 hộ cận nghèo, Hội Phụ nữ Đà Lạt giao chỉ tiêu cho mỗi cơ sở Hội có những biện pháp giúp đỡ từ 1 - 2 phụ nữ thoát nghèo bền vững, kết quả đã giúp 14 phụ nữ nghèo thoát nghèo. Năm 2018, toàn thành phố có 56 hộ nghèo (trong đó 49 hộ do phụ nữ làm chủ), 106 hộ cận nghèo, kết quả Hội đã giúp 21 phụ nữ nghèo thoát nghèo.

AN NHIÊN

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” qua nửa đầu nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Đà Lạt đã tổ chức 303 buổi tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp chi, tổ hội cho 22.973 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia học tập và thực hiện. Để phù hợp với giai đoạn hiện nay, Hội LHPN thành phố Đà Lạt quyết định thay đổi một số nội dung của từng tiêu chí.

Đà Lạt khen thưởng các điển hình tiêu biểu qua nửa nhiệm kỳ thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ. Ảnh: A.N

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

6 THỨ HAI 15 - 7 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chủ động phát hiện những dấu hiệu tham nhũng

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND 12 huyện, thành cùng thủ trưởng các cơ quan liên quan phải tăng cường thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, chủ động phát hiện những dấu hiệu tham nhũng, tạo bước chuyển rõ nét cả hai mặt phòng ngừa và xử lý.

Trong đó, tập trung ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp, kịp thời chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện các nhiệm vụ điều tra, thanh tra, kiểm tra, thi hành án, quản lý thị trường, thu thuế… trên địa bàn.

Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan trong tỉnh Lâm Đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng…� MẠC�KHẢI

Tân Thành là một xã thuần nông, dân số hơn 1.500 hộ, với gần 5.500 nhân khẩu. Lâu nay, người dân địa phương

chủ yếu canh tác cây công nghiệp dài ngày như cà phê, dâu tằm và một số cây hoa màu ngắn ngày khác nhưng thu nhập bấp bênh, không ổn định. Qua đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Khối Dân vận xã và Hội Nông dân xã Tân Thành đã không ngừng tuyên truyền, vận động hội viên nông dân và người dân địa phương thay đổi tập quán canh tác cũ, mạnh dạn chuyển từ diện tích cây trồng không hiệu quả sang sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Và để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương, Hội Nông dân xã Tân Thành cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu nông sản cho người dân. Từ đó, đã làm cho nền nông nghiệp địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập đời sống của người nông dân không ngừng được nâng lên. Qua đó, cũng đã góp phần đáng kể cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Về với Tân Thành hôm nay, những diện tích cà phê già cỗi, diện tích lúa một vụ và một số loại cây trồng kém hiệu quả khác đang dần được thay thế bằng những giống cây trồng mới khác. Trên địa bàn, diện tích nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun tự động theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không ngừng

mọc lên. Nhiều loại giống cây trồng mới cũng đã bén rễ và tạo thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết, hiện nay, toàn xã có hơn 1.636 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 353 ha diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hơn 100 ha diện tích phủ màng polime, 253 ha diện tích tưới tự động ngoài trời, 3,3 ha nhà lưới và 0,78 ha nhà kính. Nếu như trước đây người dân địa phương chỉ canh tác những loại cây trồng quen thuộc theo phương pháp truyền thống thì nay cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính để sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nhiều người dân đã áp dụng thành công giống cây trồng mới và cho thu nhập cao. Tiêu biểu như mô hình trồng lan của gia đình ông Chu Văn Thắng ở thôn Tân Hòa với diện tích 2.000 m2 trồng lan vũ nữ, mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Hay mô hình trồng cà chua trong nhà lưới, nhà kính của gia đình ông Hoàng Hữu Quyết ở thôn Tân Liên với diện tích hơn 2.000 m2, mỗi năm trừ chi phí cho gia đình ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng; hay mô hình của gia đình ông Lò Văn Khụt ở thôn Tân Hưng với 1.000 m2 trồng ớt ngọt, mỗi năm mang về thu nhập khoảng 100 triệu đồng…

Không chỉ mạnh dạn đầu tư nhà lưới, nhà

Vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Tân ThànhThời gian qua, Hội Nông dân phối hợp với Khối Dân vận xã Tân Thành, huyện Đức Trọng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân cũng như người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng; liên kết trong sản xuất để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

kính phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao mà còn được sự tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân và Khối Dân vận xã, nông dân địa phương cũng đã liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng nông sản.

Qua công tác tuyên truyền, vận động, đã có 30 hộ gia đình nông dân tham gia thành lập tổ hợp tác trồng rau an toàn tại địa phương và liên kết với Công ty TNHH Thảo Nguyên để tiêu thụ hơn 2 tấn sản phẩm mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã Tân Thành cũng đã giới thiệu cho hơn 230 hội viên liên kết với các hợp tác xã và doanh nghiệp như Hợp tác xã Nam Sơn, Hợp tác xã Tiến Huy, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời, Công ty NNTHH Phong Thúy… để được đầu tư vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND xã Tân Thành Nguyễn Văn Thiện, thành công bước đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết sản xuất nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền, vận động. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và liên kết sản xuất tạo thu nhập ổn định đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Qua đó, để người dân có điều kiện phát huy nội lực đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Vừa qua, mô hình Tổ hợp tác liên kết sản xuất rau công nghệ cao, an toàn ở xã Tân Thành đã được thẩm định, công nhận là mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

“Xã Tân Thành đã triển khai, xây dựng nông thôn mới và về đích cuối năm 2015. Hiện nay, xã đang tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, vì vậy rất cần sự tiếp tục chung tay góp sức, phát huy nội lực của Nhân dân trên địa bàn. Do đó, thời gian tới, Khối Dân vận cũng như Hội Nông dân xã cần tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động để người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nâng cao thu nhập và đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn”, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết thêm. DUY�NGUYỄN

Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao cho thu nhập ổn định tại xã Tân Thành. Ảnh: D.Nguyễn

Tước 1.186 giấy phép lái xe

Đẩy mạnh tuyên truyền về dân số và phát triểnTheo chỉ đạo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch

hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Chi cục Dân số - KHHGĐ Lâm Đồng đã có hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai các hoạt động nhân Ngày Dân số thế giới 11/7 trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ đề Ngày Dân số thế giới 11/7/2019: Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD Cairo, 1994).

Nội dung tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về công tác dân số và phát triển trong thời gian tới như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác

dân số trong tình hình mới... Đồng thời, tuyên truyền lợi ích của việc tư

vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; lợi ích của việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Thực hiện tốt các quyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và thanh niên, vị thành niên; tác hại của phá thai, giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Tác hại của tảo hôn; hôn nhân cận huyết thống cho nhóm đối tượng tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; phổ biến pháp luật về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; các Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật

Hôn nhân gia đình. Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới, giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, giáo dục giới tính toàn diện cho giới trẻ.

Theo đánh giá của Tổng cục DS-KHHGĐ, Việt Nam đã sớm đạt được tất cả các mục tiêu đề ra trong Chương trình hành động của Hội nghị Dân số và Phát triển 1994, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Dân số Việt Nam đã đạt 96 triệu người, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 20% năm 1993 lên 34,9% năm 2017. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giảm từ 1,7% trong giai đoạn 1989 - 1999 xuống khoảng 1% từ năm 2010 - 2019. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam

tăng thêm 3 cm, đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ. Mức sinh của nước ta trong những năm gần đây đã giảm mạnh. Năm 2016, Việt Nam đạt mức sinh thay thế, bình quân mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu và được duy trì cho đến nay.

Tuy nhiên, công tác về dân số phải được thay đổi theo chất lượng cơ cấu, quy mô dân số hợp lý để chuẩn bị cho quá trình dân số Việt Nam chuyển từ “dân số vàng” sang quá trình già hóa dân số. Chất lượng dân số già ở nước ta đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vấn đề dân số với nhiều khó khăn thách thức như: Chênh lệch mức sinh giữa các địa phương; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng; tốc độ già hóa dân số cao; tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp; phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập…

AN�NHIÊN

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, Thanh tra Sở đã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm tra độc lập theo chuyên đề, đột xuất về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn vận tải trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra, Thanh tra Sở đã ra quyết định xử lý 491 trường hợp vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, thu phạt với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt xe chở hàng quá tải trọng 180 trường hợp, số tiền xử phạt 1,198 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng CSGT toàn tỉnh cũng đã tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và đã phát hiện xử phạt 26.834 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tạm giữ 2.552 xe mô tô, 188 xe ô tô; thu phạt hơn 19,405 tỷ đồng và tước 1.186 giấy phép lái xe các loại.� NGUYÊN�THI

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

7 THỨ HAI 15 - 7 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ông Vũ Viết Thưởng, nông dân thuộc chi hội thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh vừa nhận

được số tiền vay 4,3 triệu đồng. Số tiền không lớn nhưng rất đặc biệt bởi nó có được từ việc thu gom rác thải tái chế của Chi hội Nông dân thôn Xuân Thành. Trên 80 hội viên của mô hình “Biến rác thành tiền” đã nhặt và lưu trữ chai lọ, vỏ lon… các loại và đúng ngày họp chi hội định kỳ, số vật liệu tái chế được bán thành tiền, thêm một nguồn hoạt động của chi hội nông dân thôn. Ông Thưởng cho biết, ông sẽ dùng số tiền vay để mua một ít con giống như gà, vịt về chăn nuôi, cải thiện thu nhập cho gia đình. Và tới khi thu được tiền bán gia cầm, ông Thưởng sẽ trả lại chi hội số tiền để quay vòng cho hội viên khác mượn.

Không chỉ có chi hội thôn Xuân Thành, hiện hai chi hội khác cùng xã là chi hội Xuân Châu và chi hội Tôn K’Long cũng đã thành lập mô hình “Biến rác thành tiền”, bà Đinh Thị Nhiễu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Pal cho biết. Bà Nhiễu chia sẻ, thực hiện kế hoạch của Hội Nông dân huyện, nông dân Đạ Pal thành lập mô hình điểm của phong trào “Biến rác thành tiền” tại chi hội thôn Xuân Thành. Chi hội nhắc nhở hội viên nhặt nhạnh chai lọ, những vật dụng có thể tái chế xếp gọn lại, tới ngày họp chi hội mang ra cân bán. Số tiền thu

Nông dân Đạ Tẻh biến rác thành tiềnNhững người nông dân làm quen với phân loại rác, nhặt từng vỏ lon, chai nhựa để đổi thành tiền. Vừa giữ gìn môi trường, vừa có thêm kinh phí giúp chi hội nông dân hoạt động hiệu quả hơn là mục tiêu của phong trào “Biến rác thành tiền” của Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh. Và, từ điểm sáng đầu tiên, phong trào đang lan rộng ra toàn vùng đất mới.

Ông Vũ Viết Thưởng nhận số tiền vay 4,3 triệu đồng từ tiền bán rác thải thu gom của chi hội Xuân Thành. Ảnh: D.Q

Cưỡng chế, thu hồi phần đất lâm nghiệp mở đường trái phép

Vừa qua, UBND Phường 11 (TP Đà Lạt) phối hợp với Ban Quản lý rừng Lâm Viên tổ chức cưỡng chế, thu hồi trả lại nguyên trạng phần đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, mở đường trái phép tại Tiểu khu 155 - khu vực nằm cạnh Quốc lộ 20, thuộc địa bàn tổ Sào Nam...

được chi hội tự quyết định sẽ sử dụng ra sao tùy vào nhu cầu, có thể là cho hội viên mượn không lãi, có thể dùng để khen thưởng con em hội viên học giỏi… Bà Nhiễu rất mừng cho biết, hội viên nông dân hưởng ứng rất tích cực, thu gom được rất nhiều chai lọ, vật liệu tái chế. Từ mô hình điểm ban đầu, hiện đã có thêm 2 thôn tham gia thu gom rác thải. Bà Nhiễu tâm sự, Đạ Pal là vùng dâu tằm của Đạ Tẻh, vấn đề môi trường rất được chú trọng vì ô nhiễm sẽ khiến vườn dâu bị ảnh hưởng, tằm chết. Vì vậy, việc vận động nông dân thu gom rác thải tái chế đồng thời tạo thêm cho bà con ý thức về phân loại rác thải ngay từ nguồn để bảo vệ môi trường. Rác nào tiêu hủy được thì bà con chôn lấp như rác thải rau, giấy; rác thải tái chế thì thu gom để bán gây quỹ; bao bì thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm thì thu gom, bỏ vào bể xây theo quy định để ngành tài nguyên môi trường xử lý theo đúng quy định.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Đạ Tẻh cho biết, Đạ Tẻh đã duy trì từ lâu phong trào thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Nay nông dân huyện đề ra phong

trào “Biến rác thành tiền” với mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, tạo thói quen phân loại rác thải cho cư dân. Phân loại rác thải vừa tiết kiệm, bảo vệ môi trường, vừa có thêm nguồn thu cho các chi hội hoạt động. Ban đầu, huyện chọn Đạ Pal làm điểm bởi đây là vùng trồng dâu nuôi tằm, bà con có ý thức giữ gìn môi trường khá tốt vì cây dâu con tằm cần môi trường an toàn. Từ thành công của Đạ Pal, phong trào lan sang các xã Quốc Oai, An Nhơn, Đạ Kho, những xã vùng lúa, vùng cây trồng khác của Đạ Tẻh. Mỗi chi hội thành lập một mô hình, nhắc nhau cùng ý thức phân loại rác thải, chôn lấp rác dễ phân hủy và thu gom vật liệu có thể tái chế. Với mỗi hộ, số tiền từ bán vỏ lon, vỏ chai có thể không lớn nhưng với hàng trăm hộ, số thu có thể coi như nguồn quỹ nhỏ, làm phong phú thêm cho hoạt động của hội. Và cũng từ hành động thu gom rác thải của nông dân, bà con ý thức hơn về việc giữ gìn môi trường nông thôn, tiêu chí thứ 17 trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng một nông thôn xanh, sạch, bền vững.

DIỆP�QUỲNH

Theo ông Lê Văn Tây - Chủ tịch UBND Phường 11, phần đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, mở đường trái phép bị cưỡng chế trên nằm cạnh Quốc lộ 20 (thuộc địa bàn tổ Sào Nam, Phường 11, TP Đà Lạt), trước đây lực lượng chức năng của phường cùng cán bộ lâm nghiệp đã lập biên bản đình chỉ thi

công, buộc khôi phục nguyên trạng. Nhưng gần đây một số đối tượng lại lén lút san gạt, mở lại đường vận chuyển vật liệu xây dựng, xây dựng taluy trái phép trên diện tích đất nông nghiệp nằm bên dưới taluy của Quốc lộ 20, nên cơ quan chức năng lại vào cuộc, xử lý trả lại nguyên trạng.

Liên quan vụ việc, cùng ngày tại vị trí trên, UBND Phường 11 cũng đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với bà Phạm Thị Bích Trâm (SN 1975, hiện trú tại 209 Tự Phước, Phường 11, TP Đà Lạt) về hành vi xây dựng taluy trên đất nông nghiệp khi chưa có giấy phép của cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng buộc bà Trâm dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm trên để chờ xử lý theo luật định. THỤY�TRANG

Gia đình bà Trâm đã tự ý cho xây dựng taluy trên lô đất nông nghiệp khi chưa được cấp thẩm quyền cấp phép xây dựng.

Lạc Dương bổ sung 19 dự án đầu tư công

Dịch tả lợn châu Phi có diễn biến ngày càng phức tạp

ĐAM RÔNG:Truyền dạy cồng chiêng cho 40 thanh niên K’Ho ở Đạ Long

Theo thống kê mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, tính tới 15h ngày 11/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Dự đoán trong thời gian tới, nguy cơ lây lan sẽ còn tiếp tục.

Tại Lâm Đồng, trong ngày 11/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm 11 hộ và 2 thôn mới có lợn mắc bệnh thuộc 2 huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Tổng số lợn mắc bệnh trong ngày (cả hộ cũ và mới) là 519 con, số lợn tiêu hủy là 519 con, trọng lượng tiêu hủy là 45.751 kg.

Tính lũy kế đến 15h ngày 11/7, bệnh

dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 189 hộ/41 thôn/16 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố là: Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, làm 5.861 con lợn mắc bệnh. Số lợn đã tiêu hủy là 5.838 con, trọng lượng 567.402 kg.

Theo nhận định của Sở NN&PTNT, trong thời gian tới, bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục có nguy cơ lây lan rộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tính từ ngày 21/6, thời điểm phát hiện 2 ổ dịch đầu tiên tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng thì sau gần một tháng dịch bệnh đã lan ra thêm 8

huyện, thành phố trên địa bàn với số lượng lợn tiêu hủy gần 6.000 con.

Hiện công tác dập dịch đang được các cấp, địa phương khẩn trương. Lãnh đạo Sở, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đang phối hợp với các địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch bệnh; bố trí cán bộ thực hiện giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để làm cơ sở xuất bán, vận chuyển, giết mổ đối với những đàn lợn không mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.� C.THÀNH

Huyện Lạc Dương vừa được bổ sung 19 dự án đầu tư công từ nay đến năm 2025,

tổng kinh phí hơn 431 tỷ đồng.Đây là nguồn vốn đầu tư công trung hạn

thuộc ngân sách tỉnh Lâm Đồng, trong đó phân bổ tổng mức đầu tư 6 dự án hơn 234 tỷ đồng gồm: Nâng cấp, mở rộng đường trung tâm xã Đạ Sar; kè chống sạt lở khu vực suối Vạn Xuân; đường Văn Lang; đường Jriêng Ốt; đường 19/5; thị trấn Lạc Dương; đường

từ xã Lát, Lạc Dương đi xã Phi Tô, Lâm Hà. Và 13 dự án còn lại dự kiến bổ sung

nguồn đầu tư trung hạn với tổng mức đầu tư gần 197 tỷ đồng xây dựng các công trình

trường học, ổn định dân cư, cầu dân sinh, hồ chống bồi lắng, kè chống sạt lở sông, suối

trên địa bàn…Cụ thể, ưu tiên bố trí 159 tỷ đồng nguồn

vốn đầu tư từ nay đến cuối năm 2020; còn lại 272 tỷ đồng nguồn vốn chuyển tiếp đầu

tư giai đoạn 2021-2025. MẠC�KHẢI

Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, UBND huyện Đam Rông vừa

khai giảng lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ người K’Ho từ 15 - 25 tuổi tại xã Đạ Long, một xã vùng sâu hầu hết

là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.Tham dự lớp học, 40 học viên được

các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy từng âm điệu cơ bản của bộ chiêng 6, các bài chiêng cổ truyền của người K’Ho được

dùng trong các lễ hội truyền thống, cách thức diễn tấu cồng chiêng... Trong 20

ngày học tập, các học viên có điều kiện tiếp thu một cách bài bản giá trị văn hóa

cồng chiêng của dân tộc mình từ thế hệ đi trước truyền lại.

Lớp học diễn ra từ nay đến hết tháng 7/2019. Sau khi kết thúc, các học viên sẽ

hình thành nên CLB cồng chiêng, nâng tổng số CLB cồng chiêng của huyện Đam Rông lên thành 7 CLB, trở thành hạt nhân nòng cốt của phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Từ đó sẽ nâng cao ý

thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

QUỲNH�UYỂN

Sản lượng mỗi năm đạt gần 320 tấn rau hữu cơ

Theo thống kê mới đây của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng sản xuất hơn 32 ha rau các loại theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, đạt

tổng sản lượng gần 320 tấn/năm. Cụ thể, gồm 6 đơn vị doanh nghiệp sản

xuất 32 ha diện tích rau hữu cơ vừa nêu, trong đó chiếm nhiều diện tích nhất với 8 ha thuộc Vườn ươm Thiên Sinh (Đơn Dương); còn lại 5 Công ty TNHH Jan’S

(Lạc Dương), Univer ( Đơn Dương), Florama Việt Nam (Lạc Dương), Tượng

Sơn (Đức Trọng), Liên doanh Organic (Đà Lạt) sản xuất từ 1,7 ha đến gần 3,7 ha.

Tất cả đơn vị doanh nghiệp sản xuất rau hữu cơ các loại ở Lâm Đồng đều thực hành

quy trình khép kín theo chuỗi giá trị, toàn bộ sản phẩm thu hoạch được sơ chế, chế biến tại chỗ đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO

22000 về an toàn thực phẩm của châu Âu trước khi phân phối ra thị trường…

� VĂN�VIỆT�

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, …

8 THỨ HAI 15 - 7 - 2019

QUỐC�TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Trường Chinh và bà Trần Thị Thu Hà sử dụng đất tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

- Giấy CNQSD đất số hiệu L 011936 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ bà Vũ Thị Thùy Trang ngày 10/4/1998, số vào sổ theo dõi cấp giấy: 00318/QSDĐ.

+ Thửa đất số 59, diện tích 10.940 m2.+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ số: 06, xã Lộc Phú.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu T 267921 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ bà Vũ

Thị Thùy Trang ngày 28/6/2001, số vào sổ theo dõi cấp giấy: 00404/QSDĐ.+ Thửa đất số 60, diện tích 8.040 m2.+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ số: 06, xã Lộc Phú.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Năm 2009, hộ bà Vũ Thị Thùy Trang sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Trường

Chinh và bà Trần Thị Thu Hà nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: L 011936; T 267921 cho ông Vũ Trường Chinh và bà Trần Thị Thu Hà quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ bà Vũ Thị Thùy Trang ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng

ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Trường Chinh và bà Trần Thị Thu Hà tại các thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆNCông ty Cổ phần quốc tế KaizenĐịa chỉ: Số 18 Nguyễn Thị Định, Khối 14, phường Quang Trung, TP Vinh,

tỉnh Nghệ An.Thông báo thành lập Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần quốc tế Kaizen

tại Đà Lạt.Văn phòng đại diện công ty đóng tại địa chỉ số 72, đường Pasteur, Phường 4,

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Số điện thoại: 02633.523388; email: [email protected].

Văn phòng hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD - mã số VPĐD 2901889042-002.

Do bà Nguyễn Thị Oanh; sinh ngày 26/2/1984; cư trú tại số 101 Nguyễn Công Trứ, Phường 2, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm Trưởng Văn phòng đại diện.

Văn phòng hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp - mã số doanh nghiệp 2901889042.

THÔNG BÁO MỜI THẦU CUNG CẤP HÀNG HÓA Cảng Hàng không Liên Khương - CN TCT Cảng Hàng

không Việt Nam - CTCP tổ chức chào hàng rộng rãi các gói thầu: “Cung cấp đèn LED chiếu sáng công cộng” theo thời gian và địa điểm như sau:

Phát hành hồ sơ thông báo mời chào giá: Từ 08h00 ngày 12/07/2019 đến 16h30 ngày 16/07/2019

Địa điểm phát hành hồ sơ: Văn phòng - Cảng Hàng không Liên Khương, Quốc lộ 20, TT. Liên Nghĩa, H. Đức Trọng, T. Lâm Đồng

Số điện thoại: 02633.843.802Chỉ dẫn đối với nhà thầu:Hình thức đấu thầu: Chào hàng rộng rãi.Thời gian tiếp nhận hồ sơ chào giá: từ 8h00 ngày

12/07/2019 đến 16h30 ngày 17/07/2019Thời gian mở thầu: 9h00 ngày 18/07/2019

ASEAN sắp có tiêu chuẩn chung về thực phẩm hữu cơ

Khu vực tư nhân tại các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang chuẩn bị thống nhất tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ (organic) nhằm giảm giá thành sản xuất và cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ ASEAN Vitoon Panyakul, nhóm này sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn hữu cơ tại Hội chợ Biofach Đông Nam Á 2019 và Hội chợ Thiên nhiên Đông Nam Á 2019 diễn ra từ ngày 11-14/7 tại tỉnh Nonthaburi, giáp với Bangkok.

Hiệp hội Hữu cơ ASEAN là một tổ chức đại diện cho sáu quốc gia sản xuất sản phẩm hữu cơ chủ chốt ở Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Campuchia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan.

Ông Vitoon nói với truyền thông địa phương rằng các nước sản xuất sản phẩm hữu cơ ở ASEAN vẫn có những tiêu chuẩn khác nhau về cây trồng, vật nuôi, thủy sản và thực phẩm chế biến hữu cơ.

Các tiêu chuẩn hữu cơ đồng nhất trong ASEAN sẽ cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng và giảm chi phí sản xuất của các nước trong khu vực.

Tổng diện tích đất canh tác hữu cơ của ASEAN ước tính khoảng 4.800 km2, tức là khoảng 19.200-24.000 m2 mỗi nông dân. Hầu hết các thành viên ASEAN, trừ Malaysia và Singapore, đều là những nước sản xuất sản phẩm hữu cơ để xuất khẩu, chủ

yếu là nguyên liệu.Ông Vitoon cho rằng các nước ASEAN nên

cùng nhau giảm bớt các sản phẩm hữu cơ đại trà và sản xuất những sản phẩm hữu cơ có chất lượng tốt hơn.

Thị trường sản phẩm hữu cơ của Thái Lan có giá trị khoảng 3 tỷ baht (97,6 triệu USD), trong đó doanh thu từ xuất khẩu là 2,1 tỷ baht và 900 triệu baht là tiêu dùng nội địa.

Thị trường nông nghiệp hữu cơ thế giới hiện nay có giá trị 104 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%. Mỹ là thị trường hữu cơ lớn nhất thế giới với giá trị 45,2 tỷ USD, tiếp theo là Đức với giá trị 10,04 tỷ USD.

Ông Vitoon nói rằng việc sản xuất hữu cơ ở ASEAN vẫn phải đối mặt với những thách thức, bao gồm yếu kém trong quản lý chuỗi cung ứng và thiếu quảng bá thống nhất từ đầu đến cuối.

Biến đổi khí hậu do sự ấm lên toàn cầu, hạn hán kéo dài và các chi phí nhân công cao hơn cũng có tác động đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Theo ông Vitoon, hiện nay, người tiêu dùng vẫn hoang mang về các sản phẩm hữu cơ vì có quá nhiều quảng cáo thực phẩm sạch, an toàn khác nhau.

Những tiêu chuẩn hữu cơ đồng nhất trong ASEAN, ở một chừng mực nào đó, sẽ giúp giải quyết sự “bối rối” này.

TTXVN

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát triển một công nghệ mới cho phép phân tích các dữ liệu từ vệ tinh, trong đó có thể chỉ ra những lỗi trong cấu trúc các công trình hạ tầng cơ bản.

Báo cáo của NASA được đăng trên tạp chí Remote Sensing vừa qua, cho biết những thay đổi trong cấu trúc các cơ sở hạ tầng này vốn rất nhỏ và không thể nhận ra bằng mắt thường.

Sau vụ sập cầu Morandi khiến hàng chục người thiệt mạng gần thành phố Genoa của Italy hồi tháng 8/2018, một nhóm các nhà khoa học từ NASA, Trường Đại học Bath ở Anh và Cơ quan Vũ trụ Italy đã sử dụng các phép đo radar khẩu độ tổng hợp từ nhiều vệ tinh khác nhau và các điểm tham chiếu để phác thảo những thay đổi trong cấu trúc của cây cầu từ năm 2003 đến thời điểm sập.

Sử dụng một quy trình mới, các nhà khoa học có thể phát hiện ra những thay đổi theo thời gian của cây cầu, với kích thước chỉ tính

bằng đơn vị milimet, trong khi những điều này không thể phát hiện với phương pháp xử lý tiêu chuẩn áp dụng đối với các quan sát radar khẩu độ tổng hợp trong không gian.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng phần nền gần trụ cầu bị sập cho thấy những dấu hiệu “lão hóa rõ rệt” vào đầu năm 2015.

Họ cũng lưu ý rằng một số đoạn của cây cầu này đã có những thay đổi về cấu trúc trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 8/2018 - một dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy cây cầu đã trở nên mất an toàn.

Theo chuyên gia Pietro Milillo của NASA, “nghiên cứu này nhằm phát triển một kỹ thuật mới có thể hỗ trợ đánh giá tình trạng của các cây cầu và công trình hạ tầng cơ bản khác”.

Ông nhấn mạnh kỹ thuật mới không thể giải quyết toàn bộ vấn đề về an toàn cấu trúc cơ sở hạ tầng, nhưng có thể góp phần hoạch định các quy trình tiêu chuẩn để đưa ra đề xuất bảo trì khi cần thiết.

TTXVN

NASA phát triển kỹ thuật mới giúp phát hiện các lỗi cơ sở hạ tầng

Lộc Thành... TIẾP TRANG 4

... Sau khi tái canh, năng suất cà phê ở xã Lộc Thành bình quân đạt từ 30 - 32 tạ/ha, năng suất chè đạt 135 tạ/ha. “Hiện, xã Lộc Thành chỉ còn 88 hộ nghèo, chiếm 2,25% và còn 267 hộ cận nghèo, chiếm 6,81% dân số”, ông Đặng Ngọc Thanh nói.

Mức sống người dân ngày càng nâng cao, các tiêu chí về môi trường, y tế, giáo dục... cũng từng bước được cải thiện. Người dân xã Lộc Thành đang chung tay xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành Đặng Ngọc Thanh tâm sự rằng,

trong quá trình giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM, xã Lộc Thành gặp rất nhiều khó khăn đối với tiêu chí Tổ chức sản xuất. Bởi việc vận động người dân vào hợp tác xã rất khó khăn. “Chúng tôi cũng đã giải thích cho người dân thấy được lợi ích của việc vào hợp tác xã nhưng tâm lý người dân vẫn chưa thông. Một phần của vấn đề là giá cả nông sản không ổn định và phần nữa là do tâm lý mạnh ai nấy làm nên người dân không chịu vào hợp tác xã”, ông Đặng Ngọc Thanh tâm tư.

TRỊNH�CHU