60
Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên ... · vùng trong tương lai và đánh giá tính dễ bị tổn thương. Nghiên cứu đã

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển (ICMP)

Tầng 9, Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html

Biên soạn xongTháng 10 năm 2013

In ......

Dàn trang và trình bàyGolden Sky Co.,ltdTầng 5 số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hình ảnh©GIZ

Tác giảAlfred Eberhardt

Biên tập Lương Thu Thủy

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường, Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và (iii) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ Liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức (BMWi) và Bộ Tài chính CHLB Đức (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh Chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

GIZ tại Việt Nam

4

Danh sách các bảng biểu ...........................................................................................................................5

Các từ viết tắt ..................................................................................................................................................5

1 Khuôn khổ và các mục tiêu báo cáo ...............................................................................................6

1.1 Thực trạng Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau .........................................................................................................7

1.2 Quá trình lập kế hoạch và thực hiện thích ứng với BĐKH ở Cà Mau ............................................................8

1.3 Tình hình phân tích và trọng tâm đánh giá ...........................................................................................................9

2 Các phương pháp lồng ghép hiện có ..........................................................................................12

2.1 Đánh giá các biện pháp và các khoản đầu tư hiện nay ...................................................................................13

2.2 Thống kê các cơ chế và công cụ lồng ghép được áp dụng cho đến nay .................................................18

3 Các tiềm năng cho các phương pháp tiếp cận lồng ghép trong tương lai ....................20

3.1 Các phương hướng và thách thức lồng ghép ....................................................................................................21

3.2 Các công cụ tiềm năng và khả năng áp dụng của nó tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ........24

4 Lộ trình tăng cường lồng ghép thích ứng với BĐKH tại đồng bằng sông Cửu Long .....30

4.1 Phương pháp tiếp cận chung ...................................................................................................................................31

4.2 Sự hỗ trợ dự kiến của Chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm

thích ứng với BĐKH tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái

ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long của GIZ ..........................................................................................34

Mục lục

5

Phụ lục 1: Điều khoản tham chiếu ...................................................................................................................... 36

Phụ lục 2: Quyết định................................................................................................................................................ 41

Phụ lục 3: Danh mục dự án đầu tư thuộc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau ......... 47

Phụ lục 4: Trích dẫn từ Công cụ Xác định mức ưu tiên cho thích ứng được đề xuất ...................... 52

Phụ lục 5: Thí dụ minh họa hệ thống định danh đối với ngân sách hàng năm ................................ 53

Bảng 1: Tổng hợp các dự án đang/sẽ thực hiện có liên quan đến thích ứng với BĐKH ................................14

Bảng 2: Tổng hợp các cơ chế lồng ghép được áp dụng tại tỉnh Cà Mau .............................................................18

Bảng 3: Tổng hợp các phương pháp tiếp cận tiềm năng cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH ..........24

Danh sách các bảng biểu

ADB Ngân hàng phát triển châu ÁAPRT Công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứngAusAid Cơ quan Phát triển quốc tế AustraliaCC Biến đổi khí hậu (BĐKH)CCA Thích ứng với Biến đổi khí hậu CCCEP Chương trình Biến đổi khí hậu và các Hệ sinh thái ven biểnDARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DoF Sở Tài chínhDONRE Sở Tài nguyên và Môi trường DPI Sở Kế hoạch và Đầu tưEIA Đánh giá tác động môi trườngGIZ Tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZIPCC Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônMoF Bộ Tài chínhMONRE Bộ Tài nguyên và Môi trườngMPI Bộ Kế hoạch và Đầu tưMTEF Khung chi tiêu trung hạnNTP RCC Chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó với BĐKHNTP Chương trình mục tiêu quốc giaOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếSEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiSP-RCC Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKHPEFA Chi tiêu công và Trách nhiệm giải trình tài chínhPFM Quản lý tài chính côngPPC Ủy ban nhân dân tỉnhSEA Đánh giá môi trường chiến lược

Các chữ viết tắt

010101Khuôn khổ và các mục tiêu báo cáo

6

7

1.1 Thực trạng Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

Việt Nam được Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH xác định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đều đang bị đe dọa.

Cụ thể hơn, Nghiên cứu tác động của BĐKH và biện pháp thích ứng tại đồng bằng sông Cửu Long của ngân hàng phát triển châu Á năm 2011 đánh giá tình hình BĐKH trong hiện tại và tương lai tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu bao gồm dự đoán các điều kiện khí hậu của vùng trong tương lai và đánh giá tính dễ bị tổn thương. Nghiên cứu đã cung cấp các bản đồ số hóa như các bản đồ vùng ngập lụt. Các tính dễ bị tổn thương chính được xác định gồm:

l Nguy cơ ngập lụt dự kiến sẽ tăng lên từ 20% đến 50% từ năm 2030 đến năm 2050.l Mực nước biển dâng cao hơn sẽ làm suy giảm khả năng thoát nước ra biển của các dòng lũ, do đó

sẽ gây ngập trong diện rộng và sâu hơn.l Suy thoái và xói lở diễn ra tại tất cả các hệ thống ven biển.l Sự xâm nhập mặn ngày càng tăng sẽ trở thành vấn đề phổ biến trong toàn bộ khu vực nghiên cứu

và dẫn đến mức đánh giá rủi ro cao nhất đối với tỉnh Cà Mau. l Các khu vực của tỉnh Cà Mau tiêu biểu cho một trong các điểm nóng dễ bị tổn thương tại đồng

bằng sông Cửu Long.

Các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ nét, ví dụ hiện tượng xói lở bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng diễn biến phức tạp. Ngoài ra, khả năng chống chịu ngày càng suy yếu do các quá trình phát triển như lấn chiếm các khu vực ven biển của các khu định cư mới, cơ sở hạ tầng giao thông và sự mở rộng nhanh và lớn của các ao nuôi tôm. Tất cả những điều này dẫn đến sự suy thoái rừng và các hệ sinh thái ven biển, làm tăng tính dễ bị tổn thương của rừng và các hệ sinh thái này.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

8

1.2 Quá trình lập kế hoạch và thực hiện thích ứng với BĐKH ở Cà Mau

Trên cơ sở các chiến lược quốc gia và nghiên cứu nói trên của ngân hàng phát triển châu Á, Cà Mau – như các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long - đã xây dựng Kế hoạch hành động cấp tỉnh về Ứng phó với BĐKH và Mực nước biển dâng. Kế hoạch hành động này bao gồm các dự tính về BĐKH và xác định các tính dễ bị tổn thương chính, đồng thời xây dựng các mục tiêu chiến lược và các hoạt động và khoản đầu tư thích ứng tiềm năng cho tỉnh. Dựa vào kế hoạch hành động này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thông qua một quyết định vào tháng 9 năm 20121, quyết định này trích dẫn một danh mục cô đọng các hoạt động và khoản đầu tư được thực hiện đến năm 2015 thuộc các hạng mục sau:

l Nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng;l Xây dựng cơ chế, chính sách và công tác quản lý;l Các dự án ứng phó.

Quyết định đưa ra một giả định quan trọng là 2% chi phí sẽ do các nguồn của trung ương và tỉnh cấp, trong đó 98% (chủ yếu là tất cả các khoản dự án đầu tư) dự kiến sử dụng nguồn vốn ODA.

Việc triển khai thực hiện các dự án này cũng như là các biện pháp thích ứng khác sẽ là nhiệm vụ chính trong tương lai. Việc này sẽ chỉ thành công nếu tất cả các nguồn cấp vốn được tận dụng triệt để và các biện pháp thích ứng hiệu quả (các dự án đầu tư và dịch vụ) được tích hợp trong khuôn khổ quy hoạch – đặc biệt là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn và kế hoạch ngân sách hàng năm. Ngoài việc bảo vệ bờ biển theo nghĩa hẹp, công tác thích ứng cần được phản ánh trong hầu hết các lĩnh vực của tỉnh như nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông vận tải, y tế và ứng phó khẩn cấp – theo đó liên quan đến hầu hết tất cả các sở ngành của tỉnh.

Trong nhiều trường hợp, việc thích ứng không được hiểu là các biện pháp ứng phó riêng rẽ. Các khoản đầu tư và các biện pháp nên được xây dựng theo hướng nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH. Đây là lô gic chính cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH và ngụ ý rằng số lượng các khoản đầu tư và các biện pháp phù hợp để lồng ghép công tác thích ứng được tăng cường đáng kể.

Theo cách hiểu này, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 với chức năng là hướng dẫn chung cho sự phát triển hơn nữa của tỉnh trong tất cả các lĩnh vực cũng sẽ là tài liệu chủ đạo cho việc lồng ghép công tác thích ứng. Mặc dù định hướng chiến lược hiện nay theo hướng thích ứng với BĐKH thông qua Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng, nhưng các biện pháp thích ứng và các điều chỉnh theo định hướng thích ứng với BĐKH trong các hoạt động thực tế của tỉnh và các khoản đầu tư công không được phản ánh trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 hiện nay của tỉnh cũng như là trong các kế hoạch và công bố ngân sách hàng năm của tỉnh. Một nguyên nhân chính là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay được xây dựng trước Kế hoạch hành động cấp quốc gia và cấp tỉnh về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng. Vì đối với tất cả các dịch vụ và khoản đầu tư công tại Việt Nam, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và các kế hoạch ngân sách hàng năm có liên quan là cơ sở để triển khai thực hiện.

1 Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau: Phê duyệt kết quả dự án “Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng tỉnh Cà Mau”. Quyết định 1350/QD-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

9

Tuy nhiên, có thể giả định rằng cho đến nay nhiều hoạt động thuộc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đang phản ánh một mức độ nào đấy công tác thích ứng với BĐKH kể cả khi không được nêu cụ thể là biện pháp thích ứng. Điều này có thể sẽ xảy ra với tất cả các biện pháp bảo vệ bờ biển và cải tạo kênh mương, cửa cống, các hệ thống thủy lợi và đai rừng ven biển. Cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch thủy lợi và các hoạt động khác có thể cũng xem xét các tác động của BĐKH trong tương lai và các cách nâng cao khả năng chống chịu. Công tác thích ứng ‘ẩn’ này là một trong những giả thuyết chính đang áp dụng mà nghiên cứu này phải hợp thức hóa.

Những tham vọng trong việc lồng ghép thích ứng với BĐKH cấp tỉnh cũng phải phản ánh quá trình phân cấp của Việt Nam. Thách thức chính trong việc thích ứng với BĐKH của tỉnh là kiện toàn các quy trình thủ tục lập kế hoạch ở tất cả các cấp chính quyền để tận dụng các khung hỗ trợ quốc gia và đồng thời phản ánh các yêu cầu và nhu cầu cụ thể của địa phương.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động dự kiến, các nguồn tài chính có hạn ở cấp tỉnh đang và sẽ luôn là một thách thức. Cần có các chiến lược khác nhau cho vấn đề này như

l tối ưu hóa các quy trình lập ngân sách trong đó có việc dự báo chắc chắn hơn các quỹ hiện có,l xác định các dịch vụ sinh lời tiềm năng, l ưu tiên cho các biện pháp thích ứng hiệu quả và sử dụng mang tính chiến lược tất cả các nguồn tài

chính tiềm năng.

Theo nghĩa này, quyết sách chính trị phải “tận dụng tối đa nguồn ngân sách”.

1.3 Tình hình phân tích và trọng tâm đánh giá

Dựa vào báo cáo cơ sở này, hai báo cáo GIZ đã nghiên cứu các điều kiện khung quan trọng của quá trình lập ngân sách cấp tỉnh và trung ương. Báo cáo thứ nhất tập trung vào cấp tỉnh và thảo luận về các khả năng và thách thức của tỉnh Cà Mau khi thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng vào tháng 11 năm 20122.

Đưa sự phân cấp tài chính của Việt Nam vào xem xét, báo cáo thứ hai đề cập đến các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào công tác lập kế hoạch và dự thảo ngân sách có liên quan đến thích ứng với BĐKH ở cấp trung ương và cấp tỉnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường – cũng như là các tổ chức tài trợ khác. Các cuộc thảo luận được dựa trên các kết quả tại tỉnh Cà Mau và phân tích các điểm bế tắc trong quá trình lập kế hoạch và dự thảo ngân sách từ quan điểm của chính quyền trung ương.

Các kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát được đưa ra thảo luận với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Cà Mau cũng như là của các tỉnh lân cận là Kiên Giang và An Giang nhằm chia sẻ các kết quả và xin ý kiến của các sở về các kết quả sơ bộ. Báo cáo cuối cùng3 đưa ra cái nhìn tổng quan về tất cả các cơ chế tài chính có liên quan cho công tác thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp ODA.

2 Bernhard, R./Ferguson,J.: Quy hoạch, Cấp tài chính và Quản lý ứng phó với BĐKH của tỉnh Cà Mau. Cà Mau ngày 14 tháng 12 năm 2012.

3 Kraulich, P./Dr. Eckardt, U.: Phân tích Các dịch vụ thích ứng với BĐKH và sự phản ánh của các dịch vụ này trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn và trong các kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh. Tháng 4 năm 2013.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

10

Trên cơ sở hai cuộc khảo sát trước đó, báo cáo này tập trung chủ yếu vào việc thống kê lại các dự án đầu tư có liên quan đã và sẽ thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 ở cấp tỉnh. Sự kiểm kê này đang được thực hiện với giả thuyết áp dụng đã được đề cập ở phần trên là nhiều hoạt động và các dự án đầu tư đang thực hiện có thể liên quan đến thích ứng với BĐKH mặc dù không được chỉ rõ như thế trong các kế hoạch ngân sách. Ở bước hai, báo cáo này nghiên cứu các tiềm năng tương lai và các cơ chế cụ thể cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH một cách đầy đủ vào trong công tác lập kế hoạch ngân sách và ngành trong tương lai. Công việc này đang được thực hiện với quan điểm cho rằng việc cấp vốn cho công tác thích ứng với BĐKH phải được đảm bảo ở mức tương xứng và chất lượng của các dự án đầu tư được cấp vốn phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đề ra về thích ứng với BĐKH, nghĩa là trong Kế hoạch hành động cấp tỉnh về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng. Theo đó, báo cáo bao gồm một phần tập trung vào quá khứ và một phần tập trung vào tương lai – phần hai của báo cáo. Phần kết luận đưa ra các kiến nghị cụ thể để thực hiện trên địa bàn tỉnh. Phù hợp với trọng tâm địa lý của chương trình, báo cáo tập trung vào các khu vực ven biển nhưng xác định các khu vực này theo một nghĩa rộng, vì các thách thức ngành chủ yếu như sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng quản lý nước và sự xâm nhập mặn hầu như đang diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh.

Báo cáo này dựa trên chuyến công tác kéo dài một tuần rưỡi với các cuộc phỏng vấn ở cấp tỉnh và tham quan thực tế các dự án có liên quan, đồng thời cũng dựa trên sự đánh giá các tài liệu hiện có như các kế hoạch, nghị định và quy định. Các kết quả ban đầu đã được thảo luận triệt để với các đối tác trong cuộc họp ngày 1 tháng 10 năm 2013. Điều khoản tham chiếu cho chuyến công tác và báo cáo được trình bày trong Phụ lục 1.

Đoàn công tác xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các đối tác tham gia phỏng vấn vì sự đón tiếp thân mật và buổi thảo luận thành công trong một không khí rất cởi mở.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

11

12

020202Các phương pháp lồng ghép hiện có

13

Đánh giá định tính

Như đã giải thích trong chương 1, các biện pháp thích ứng được dự kiến trong Kế hoạch hành động về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng của tỉnh Cà Mau không được đưa vào rõ ràng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 và các khoản dự phòng ngân sách của tỉnh – chủ yếu do Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thông qua trước Kế hoạch hành động. Theo giả thuyết chính được áp dụng trong chương 1, có những chỉ báo rõ ràng rằng tuy thế mà các khoản đầu tư và các biện pháp liên quan đến thích ứng đang được triển khai thực hiện:

l Hiện đang có các cơ chế cấp tài chính liên quan trực tiếp đến thích ứng với BĐKH có thể áp dụng cho các biện pháp thích ứng đến thời điểm này. Trong số đó có Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH. Các quỹ cấp vốn từ chương trình này không đáng kể trong các năm ngân sách 2011 và 2012. Tuy nhiên, có các chỉ báo rằng các quỹ được cấp này từ giờ sẽ tăng lên. Một tác động ngày càng mạnh hơn có thể là Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH, chương trình này sẽ chuyển các khoản đóng góp của các nhà tài trợ thông qua hệ thống lập ngân sách của Việt Nam. Trong năm 2012, toàn bộ các quỹ của chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH đạt 300 triệu đô la Mỹ4. Ngoài chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH, các quỹ hợp tác song phương trực tiếp cũng phải được tính đến, trong đó chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với Biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ (xem chú thích 3).

2.1 Đánh giá các biện pháp và các khoản đầu tư hiện nay

4 Lê Văn Minh: Tổng quan về Tài chính cho BĐKH ở Việt Nam.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

14

l Hơn nữa, rõ ràng là một số biện pháp và dự án đầu tư đang thực hiện nằm trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các Kế hoạch ngân sách của tỉnh đang hướng về thích ứng với BĐKH. Ví dụ, tất cả các dự án trồng lại rừng ngập mặn và bảo vệ bờ biển đều liên quan đến thích ứng với BĐKH.

l Các cuộc phỏng vấn với các Sở ngành đã cho thấy kể cả trong các dự án không tập trung vào thích ứng với BĐKH trong các mục tiêu chính của nó, thì một vài khía cạnh của thích ứng với BĐKH vẫn được tích hợp nếu có thể. Một ví dụ là việc gia cố và đắp cao tuyến đường nhằm nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH.

Trong quá trình thống kê, tất cả các dự án đều được tổng hợp, từ đó có thể giả định về sự đóng góp toàn bộ hay một phần cho việc thích ứng với BĐKH. Sự phân tích này dựa trên thông tin được cung cấp trong các cuộc phỏng vấn nói trên với tất cả các Sở có liên quan của tỉnh và dựa trên việc xem xét lại các tài liệu liên quan, đặc biệt là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau. Việc kiểm kê tỉ mỉ hơn sẽ đòi hỏi phải phân tích các tài liệu dự án chi tiết mà điều này thì không thể trong khuôn khổ chuyến công tác này. Bảng dưới đây liệt kê các kết quả của cuộc khảo sát. Nó bao gồm các dự án có liên quan và giải thích sự có liên quan đến thích ứng với BĐKH trong cột cuối cùng. Theo Điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu này, danh mục bao gồm các khoản đầu tư và các hoạt động đang thực hiện nhưng không có các nghiên cứu và các hoạt động quy hoạch.

Bảng 1: Tổng hợp các dự án đang / sẽ thực hiện có liên quan đến thích ứng với BĐKH.

STT Dự án Sở chịu trách nhiệm

Nguồn cấp vốn Sự liên quan đến thích ứng với BĐKH, các nhận xét khác

1 Các biện pháp bảo vệ bờ biển, ví dụ đê chắn sóng và chống xói lở ở bờ biển Tây

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKHChương trình mục tiêu quốc giaTỉnhHợp tác ĐứcNgân hàng Đức KfW (dự kiến)

Các vấn đề xói lở tại cơ sở hạ tầng bảo vệ bờ biển hiện có có thể liên quan hoàn toàn đến thích ứng với BĐKH – và do đó cũng là các biện pháp của dự án.

2 Trồng lại rừng ngập mặn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH

Hoàn toàn liên quan đến thích ứng với BĐKH. Biện pháp được thông qua trong năm 2013 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3 Xây dựng cửa cống Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các quỹ quốc gia Tỉnh

Nâng cấp hệ thống cửa cống kết hợp với công tác bảo vệ bờ biển và cải tạo hệ thống kênh mương có một phần nguyên nhân bởi BĐKH.

4 Chống xói lở tại các kênh mương

Sở Giao thông vận tải/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quỹ Thủy lợi quốc giaTỉnh

Các biện pháp nâng cấp bờ kè có liên quan đến BĐKH.

5 Các điều chỉnh trong các hệ thống thủy lợi hiện có

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quỹ Dự phòng Thủy lợi quốc gia

Các phương án thủy lợi phản ánh phần nào sự thích ứng với BĐKH

6 Tăng chi phí bảo trì các hệ thống thủy lợi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quỹ Dự phòng Thủy lợi quốc gia

Các phương án thủy lợi phản ánh phần nào sự thích ứng với BĐKH

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

15

7 Các hoạt động tái định cư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA Liên quan phần nào nếu tập trung vào các cộng đồng dễ bị tổn thương đặc biệt là ở bờ biển Tây.

8 Lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH vào trong các chương trình giảng dạy ở trường học

Sở Giáo dục và Đào tạo

Đã hoàn thành trong các năm trước (Bạc Liêu).

9 Nâng cấp các trạm xá để tăng khả năng chống chịu với BĐKH

Sở Y tế Tỉnh vốn ODA

Góp phần thích ứng với BĐKH.Dự án đang được thực hiện với 101 trạm xá

10 Cung cấp nước uống cho các trạm xá

Sở Y tế Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạchVốn ODA

Không liên quan chủ yếu đến thích ứng với BĐKH nhưng góp phần thích ứng

11 Kiểm soát tỉ lệ sinh / kế hoạch hóa gia đình

Sở Y tế Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

Liên quan đến thích ứng với BĐKH nếu tập trung vào các khu vực ven biển dễ bị tác động

12 Nâng cấp các con đường

Sở Giao thông vận tải

Tỉnh Ứng phó phần nào với các nguy cơ ngập lụt và các cơn bão ngày càng tăng.Gia cố và đắp cao nền cho đường quốc lộ, nâng cấp các con đường của tỉnh

13 Nâng cấp các công trình công cộng thành nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai

Sở Xây dựng Tỉnh Liên quan phần nào đến thích ứng với BĐKH. Phản ánh các tiêu chuẩn tốt hơn trong các công trình xây mới đồng thời áp dụng cho các công trình hiện có.

14 Tăng cường sức chống chịu của nhà ở cho các hộ nghèo

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Quốc gia, vốn ODA, tư nhân

Hoàn toàn liên quan đến thích ứng với BĐKH. Thí điểm với 600 ngôi nhà cần được nâng cấp

15 Quỹ Bảo hiểm xã hội Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Quốc gia, tỉnh Quỹ bồi thường cho các nạn nhân của thiên tai có từ năm 1995, cũng liên quan đến BĐKH.

16 Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thích ứng với BĐKH

Sở Khoa học và Công nghệ

Quỹ quốc gia Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nghiên cứu về những lỗ hổng kiến thức về thích ứng với BĐKH

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

16

Có thể rút ra kết luận ban đầu như sau:

Định lượng ngân sách cho các khoản đầu tư và biện pháp liên quan đến công tác thích ứng với BĐKH. Sự ước tính định lượng có thể của phần ngân sách của các khoản đầu tư và các biện pháp có liên quan đến thích ứng với BĐKH này đã được thảo luận với các bên phỏng vấn. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ước tính đại khái là 40% các khoản chi tiêu của tỉnh Cà Mau có liên quan đến thích ứng với BĐKH. Trong bước đầu tiên theo hướng phân tích chi tiết hơn, các Định danh về mức liên quan đến thích ứng với BĐKH của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế như giải thích trong chương 3 đã được áp dụng cho các kế hoạch ngân sách hiện nay cho các năm tài khóa 2012 và 2013 và phần của thích ứng với BĐKH được tính trên cơ sở sau:

l Định danh 2 (hoàn toàn liên quan đến thích ứng với BĐKH): 100 %l Định danh 1 (liên quan đáng kể đến thích ứng với BĐKH): 40 %l Định danh 0 (không liên quan đến thích ứng với BĐKH): 0 %

Tùy theo năm tài khóa và loại ngân sách (bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương hoặc chi phí vốn cho các khoản đầu tư của tỉnh), phần của thích ứng với BĐKH cũng thay đổi từ 10% đến 35%. Những con số này có thể thay đổi vì các lí do sau đây:

l Sự xác định chính xác phần của thích ứng với BĐKH đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu dự án và nguồn ngân sách mà điều này rất khó thực hiện.

l Nhiều dự án kéo dài trong vài năm tài khóa. Do đó, các chỉ báo trong hai kế hoạch ngân sách được chọn chỉ xác định được một phần hoạt động – ngay cả có khả năng không phải phần có liên quan đến thích ứng với BĐKH nhất.

l Ngân sách năm 2013 vẫn đang được thực hiện. Chưa thể đưa ra những kết luận cuối cùng về các khoản chi thực tế tại thời điểm này. Ngân sách 2013 sẽ chỉ được công bố vào năm 2015.

Trong báo cáo cơ sở này, các con số được đề cập có thể không nên được xem là ‘các con số chắc chắn’ mà có thể dẫn đến kết luận ban đầu như sau:

Số lượng lớn hơn các khoản đầu tư và các biện pháp trong giai đoạn hiện nay đã đóng góp cho công tác thích ứng với BĐKH. Nó liên quan đến các dự án của hầu hết các sở. Phần lớn nhất là khoản đầu tư cho công tác bảo vệ bờ biển, trồng lại rừng và cơ sở hạ tầng sông nước (cửa cống, các hệ thống thủy lợi, biện pháp chống xói lở, v.v…) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng về mặt phần ngân sách thực tế, các khoản đầu tư / biện pháp liên quan đến thích ứng với BĐKH hoặc các phản ánh thích ứng với BĐKH trong các dự án đầu tư nhiều hơn mức biên cho đến thời điểm này.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

18

Các cơ chế lồng ghép Ví dụ được áp dụng Sở chịu trách nhiệm

Phản ánh thích ứng với BĐKH trong các quy trình lập kế hoạch

• Các bản đồ ngập lụt được phản ánh trong quy hoạch đô thị

Sở Xây dựng

• Tăng cường việc cấp nước từ nguồn nước mặt thay vì nguồn nước ngầm để chống sụt lún đất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

• Tăng cường phản ánh thích ứng với BĐKH trong Kế hoạch thủy lợi tổng thể

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xác định mức độ ưu tiên • Ưu tiên kế hoạch hóa gia đình tại các vùng ven biển dễ bị tổn thương

Sở Y tế

• Tiêu chí đánh giá các chương trình y tế: số hộ gia đình được hưởng lợi

Sở Y tế

Bảng 2: Tổng hợp các cơ chế lồng ghép đã áp dụng tại Cà Mau.

Từ đánh giá các cơ chế lồng ghép hiện có, có thể rút ra các kết luận ban đầu như sau:

Sự phản ánh thích ứng với BĐKH trong các quá trình lập kế hoạch và xác định mức độ ưu tiên của các biện pháp có liên quan đến thích ứng với BĐKH có thể phân thành các phương pháp tiếp cận / cơ chế lồng ghép hiện có. Các quá trình lồng ghép thường ‘rời rạc’ hơn và không áp dụng một phương pháp thống nhất. Ví dụ, sự phản ánh các bản đồ ngập lụt không áp dụng chính xác phương pháp lập bản đồ chồng lớp và việc xác định mức ưu tiên luôn không dựa trên các tiêu chí có hệ thống. Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận hiện có có thể được xem là các cơ chế lồng ghép tiềm năng trong tương lai.

2.2 Thống kê các cơ chế và công cụ lồng ghép được áp dụng cho đến nay

Việc lồng ghép hiệu quả thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao đáng kể thông qua các cơ chế và công cụ lồng ghép thích hợp. Các công cụ tiềm năng sẽ được thảo luận và phân tích chi tiết trong chương 3.2. Với báo cáo cơ sở này, rất có lợi để đánh giá các cơ chế lồng ghép đã được áp dụng tại tỉnh Cà Mau và rút ra các kết luận về các tiềm năng lồng ghép trong tương lai. Trong các cuộc phỏng vấn, xác định được các cơ chế sau đây:

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

19

20

030303Các tiềm năng cho các phương pháp tiếp cận lồng ghép trong tương lai

21

3.1 Các phương hướng và thách thức lồng ghép

Như đã giải thích một phần trong chương 1, lồng ghép là một phương pháp tiếp cận cần thiết để thao tác luận sự thích ứng hiệu quả với BĐKH và để đảm bảo các quỹ cần thiết cho nhiệm vụ đầy tham vọng này. Cụ thể, mục đích của việc lồng ghép có thể cô đọng lại như sau:

l Cấp đủ vốn cho công tác thích ứng với BĐKH là thách thức chung: Các quỹ ước tính cho việc thích ứng thành công là rất bao la. Quyết định 1350 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (xem phụ lục 2) tính toán để thực hiện Kế hoạch hành động về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng đến năm 2015 cần số tiền là 5.703,8 tỷ đồng (tương đương với 270 triệu đô la Mỹ). Ở cấp độ quốc tế, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về ‘Kinh tế học về thích ứng với BĐKH5 ước tính trong năm 2010 tổng chi phí trên toàn thế giới cho việc thích ứng sẽ giao động từ 75 đến 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2050. Phương tiện tài chính ở quy mô này không thể cung cấp được chỉ bằng các quỹ thích ứng với BĐKH riêng lẻ. Thay vào đó, cần phải có sự kết hợp của nhiều nguồn khác nhau (tỉnh, quốc gia, vốn ODA, các cơ chế cấp tài chính riêng biệt cho thích ứng với BĐKH) như đã xây dựng trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thích ứng với BĐKH phải được lồng ghép vào tất cả các quỹ và ngân sách có liên quan.

l Minh bạch các ngân sách nào chi cho thích ứng với BĐKH: ‘quan điểm trái ngược’ của lô gic lồng ghép này đó là thách thức đối với các khoản chi cho công tác thích ứng với BĐKH có thể ‘ẩn’ trong các kế hoạch ngân sách. Điều này phản tác dụng trong việc cấp ngân sách rõ ràng cho công tác thích ứng với BĐKH và – hơn thế nữa – trong việc thu hút các nguồn vốn ODA cho công tác thích

5 Ngân hàng thế giới: Cái giá cho các nước đang phát triển để thích ứng với BĐKH. Các phương pháp và ước tính mới. Dự thảo tư vấn. Washington 2010

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

22

ứng. Sức hút với các nhà tài trợ sẽ tăng lên nếu các phần ngân sách dành cho thích ứng với BĐKH được xác định rõ ràng. Ví dụ về tỉnh Sóc Trăng minh họa cho các tiềm năng để thúc đẩy nguồn vốn ODA: tỉnh đã xây dựng danh mục ưu tiên cho các dự án phát triển chung để thu hút vốn ODA hiệu quả hơn6, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hoạt động quảng bá thích hợp trên phạm vi quốc tế vì văn bản tài liệu chỉ có phiên bản tiếng Việt. Các hội thảo sáng kiến của nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ hiện do GIZ hỗ trợ tại tỉnh Cà Mau có thể tăng cường hơn nữa tính rõ ràng của các nhu cầu của tỉnh.

l Bảo đảm sự nhất quán trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện: Việc minh bạch trong quá trình phân bổ ngân sách có liên quan đến thích ứng với BĐKH và sự tương quan của nó với các khuôn khổ quy hoạch có thể nâng cao sự nhất quán giữa Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch thích ứng với BĐKH và các kế hoạch của ngành. Các lợi ích của sự nhất quán này là rõ ràng hơn trong việc xác định các khoản đầu tư / biện pháp nào được dự kiến trong các kế hoạch được đảm bảo bằng các kế hoạch tài chính và cái nào vẫn cần thêm vốn.

l Tăng cường các khoản đầu tư / biện pháp chống chịu thông qua lồng ghép: Việc lồng ghép các khía cạnh của thích ứng với BĐKH vào trong tất cả các dự án đầu tư / các hoạt động có liên quan sẽ ‘điều chỉnh’ các dự án tốt hơn, bền vững hơn về mặt kinh tế vì những thiệt hại trong tương lai do BĐKH gây ra đang được giảm thiểu.

Tất cả các Sở của tỉnh Cà Mau tham gia phỏng vấn trong chuyến công tác này đều thừa nhận tầm quan trọng của việc lồng ghép. Tuy nhiên, các Sở cũng nhấn mạnh rằng họ không biết nhiều về các chiến lược và công cụ thích hợp để thích ứng thành công. Về mặt này, nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật đã được xây dựng. Điều này đưa đến một kết luận ban đầu:

Các nguyên tắc để lồng ghép thành công

Quan trọng là phải xem xét mục tiêu cuối cùng của việc lồng ghép là tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu các tác động của BĐKH ở hiện tại và tương lai. Điều này muốn nói rằng các khoản chi ngân sách cho thích ứng với BĐKH rõ ràng là cần thiết nhưng việc tăng lên mức tối đa các khoản chi này không phải là một mục tiêu. Nói một cách khác: các chi phí để đạt được cùng một khả năng chống chịu càng thấp thì quá trình thích ứng sẽ càng hiệu quả. Điều này đưa đến kết luận ban đầu như sau:

Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biền cần sự hỗ trợ kỹ thuật có mục tiêu về các chiến lược và công cụ thích hợp để lồng ghép thích ứng với BĐKH vào trong quá trình lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch ngành.

Việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào trong các cơ chế lập ngân sách luôn phải được xem xét trong mối quan hệ với việc quy hoạch và xác định mục tiêu quan trọng. Lồng ghép đồng thời cũng phải được đề cập trong ngân sách cũng như là trong quy hoạch lớn / ngành.

6 Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng: Quy hoạch về Thu hút, Quản lý và Sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Sóc Trăng 2010.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

23

Một khía cạnh quan trọng khác của việc lồng ghép cũng cần phải xem xét là câu hỏi phạm vi hoạt động của vấn đề này có thể được thực hiện ở cấp tỉnh đến đâu. Trong nhiều khía cạnh, quá trình lập kế hoạch và dự thảo ngân sách chủ yếu ở cấp quốc gia:

l Quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được dựa trên các đề nghị của các cơ quan cấp tỉnh nhưng việc lựa chọn các biện pháp cuối cùng lại diễn ra ở cấp quốc gia.

l Có một số Chương trình mục tiêu quốc gia tập trung trực tiếp vào công tác thích ứng với BĐKH (Chương trình mục tiêu quốc gia - Ứng phó với BĐKH) hoặc liên quan đến thích ứng với BĐKH (như Chương trình mục tiêu quốc gia – Nước sạch và vệ sinh môi trường). Việc lựa chọn các dự án được cấp vốn thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia diễn ra ở cấp quốc gia.

Điều này muốn nói rằng việc lồng ghép ở cấp quốc gia và cấp tỉnh nên song hành cùng nhau. Có những cơ hội nhất định để tăng cường việc lồng ghép thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia đặt trong bối cảnh Cải cách ngân sách quốc gia mà Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của GIZ đang hỗ trợ. Cái gọi là ‘Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả’ đã được dự tính và có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết giữa lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch ngành như yêu cầu ở trên. Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả sẽ phản ánh kết quả của các khoản chi, trong trường hợp của công tác lồng ghép thích ứng với BĐKH, kết quả này là ‘khả năng chống chịu được nâng cao’. Điều này có thể liên quan đến việc lồng ghép thích ứng với BĐKH đến đâu thì vẫn chưa rõ trong giai đoạn hiện nay của quá trình cải cách. Cải cách ngân sách quốc gia dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 20167.

Tầm quan trọng của cấp quốc gia trong việc lập ngân sách không nên ảnh hưởng đến thực tế là cấp tỉnh vẫn có một phạm vi để có hành động và quyết định riêng đối với việc lồng ghép thích ứng với BĐKH. Các ví dụ là:

l Cái gọi là ‘các khoản bổ sung cân đối’ được cấp cho các tỉnh mà không cần biểu quyết ngân sách và có thể được sử dụng ở các mức ưu tiên do cấp tỉnh xác định.

l Tất cả các đề nghị và thông báo về nhu cầu của các cơ quan cấp tỉnh trong quá trình lập ngân sách sẽ có tính thuyết phục hơn nếu các đơn này được dựa trên các công cụ lồng ghép như thiết lập mức độ ưu tiên có hệ thống (xem chương 4).

Kết luận ban đầu:

Việc lồng ghép thích ứng với BĐKH nên được phản ánh ở cấp tỉnh cũng như là cấp quốc gia. Về điều này, các liên kết với Quá trình cải cách ngân sách quốc gia có thể hữu ích. Cấp tỉnh vẫn có chỗ cho hoạt động lồng ghép riêng, hoạt động này nên được triển khai một cách có hệ thống.

7 Các thông tin quan trọng về Cải cách ngân sách nhà nước do ông Trịnh, Chương trình cải cách ngân sách GIZ cung cấp, 25.9.2013.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

24

3.2 Các công cụ tiềm năng và khả năng áp dụng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Như đã giải thích ở chương 3.1, các Sở của tỉnh Cà Mau đã xây dựng nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật về cách tăng cường lồng ghép thích ứng với BĐKH. Trong phần dưới đây sẽ mô tả các công cụ tiềm năng cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH mà đã được áp dụng trong các bối cảnh khác nhau tại các quốc gia khác và sẽ rút ra các kết luận về sự phù hợp với tỉnh Cà Mau. Trong cái nhìn tổng thể đầu tiên, Bảng 3 hệ thống hóa các phương pháp tiếp cận lồng ghép chung và đưa ra các ví dụ nổi bật về các công cụ có liên quan.

Bảng 3: Tổng hợp các phương pháp tiếp cận tiềm năng cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH

Các công cụ được chọn nêu trong bảng 3 sẽ được nghiên cứu cụ thể hơn trong phần các đặc điểm tiêu chuẩn hóa dưới đây – đặc biệt là về mức độ phù hợp của các công cụ này để áp dụng tại tỉnh Cà Mau.

Phương pháp tiếp cận Các mục tiêu (Các) công cụ cụ thể Các ví dụ áp dụng (trong và ngoài Việt Nam)

Định danh/ Xếp loại • Tăng cường tính minh bạch của ngân sách

• Tăng sức hút với các nhà tài trợ

• Hệ thống định danh • Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế / Hệ thống định danh ‘Rio’ (Hoàn toàn liên quan – Liên quan đáng kể - Không liên quan)

Định danh + hạn ngạch • Bảo đảm các khoản chi cho thích ứng với BĐKH ở mức tối thiểu

• Hạn ngạch ngân sách tổng thể cho thích ứng với BĐKH

• Các hạn ngạch khác nhau cho các đường ngân sách

• Quản lý các Quỹ khu vực của Liên minh châu Âu (Theo dấu)

• Thực hiện quản trị Quỹ Liên minh châu Âu tại bang ven biển của Đức Schleswig-Holstein

Xác định mức ưu tiên • Đối phó với các quỹ hạn hẹp

• Tăng cường sự minh bạch ngân sách

• Tăng sức hút với các nhà tài trợ

• Các tiêu chí minh bạch cho việc xác định mức ưu tiên (phân tích chi phí – lợi ích, giám sát đường bờ biển, các phương pháp bảo vệ bờ biển dựa trên bằng chứng, công cụ ra quyết định)

• Quyết định về tiêu chí 1219 cho chương trình mục tiêu quốc gia

• Công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng đề xuất cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

• Phân tích chi phí – lợi ích, dự báo ngân sách (GIZ)

• Các phương pháp bảo về bờ biển dựa trên bằng chứng (GIZ)

Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả

• Chỉ đạo việc lồng ghép theo định hướng kết quả• Nâng cao sức hút với các nhà tài trợ

• Các chỉ số kết quả (ví dụ, dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia / ngành về bảo vệ bờ biển)

• Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả trong Cải cách ngân sách nhà nước đang thực hiện ở Việt Nam• Các tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ bờ biển (GIZ)

Đánh giá BĐKH đối với các dự án/chương trình được chọn

• Bảo đảm ‘chất lượng’ các dự án/chính sách với việc cấp tài chính lồng ghép

• Chống chọi lại khí hậu• Đánh giá tác động môi

trường / Đánh giá môi trường chiến lược

• Chống chọi lại khí hậu cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

25

Công cụ: Định danh / xếp loại Các mục tiêu cụ thể• Nâng cao tính minh bạch của ngân sách• Ưu tiên cho các biện pháp lồng ghép tiếp theo• Nâng cao sức hút với các nhà tài trợ để hỗ trợ

các loại hoạt động nhất định.

Hoạt động:

Các hệ thống định danh được dựa trên các phương pháp đánh dấu (hoặc ‘định danh’) các hoạt động trong các kế hoạch hành động hoặc các đường ngân sách trong các kế hoạch ngân sách theo các tiêu chí nhất định. Các mục được định danh sẽ chỉ ra mức độ liên quan đến thích ứng với BĐKH – hoàn toàn hay một phần. Có thể chỉ ra mức độ liên quan bằng các mức khác nhau của các định danh được áp dụng (ví dụ, từ hoàn toàn liên quan đến hơi liên quan).

Ví dụ:

Một công cụ định danh được áp dụng rộng rãi và phổ biến là hệ thống định danh do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế xây dựng (gọi là ‘các định danh Rio’). Nó được nhiều nguồn vốn ODA sử dụng để xếp loại các can thiệp dự án của mình. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đã xác định một thang gồm 3 cấp về tính liên quan và chỉ ra mỗi cấp bằng một định danh có đánh số:

• Định danh 2: Thích ứng với BĐKH là mục tiêu chủ yếu hoặc chính của biện pháp.• Định danh 1: Thích ứng với BĐKH là một phần đáng kể của biện pháp.• Định danh 0: Không liên quan đến thích ứng với BĐKH.

Sự phù hợp với cấp tỉnh:

Hệ thống định danh theo 3 cấp phân loại mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế áp dụng có thể được sử dụng cho cấp tỉnh để định danh các dự án thuộc danh mục dự án Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các khoản chi trong danh mục ngân sách của tỉnh. Một điều quan trọng cần chú ý là hệ thống định danh 3 cấp là một công cụ xếp loại khá thô sơ và có thể thực hiện chức năng chủ yếu để chọn trước hoặc sàng lọc cho các bước tiếp theo của quá trình lồng ghép. Các phương án cho các hoạt động tiếp theo là:

• Có thể chọn các dự án được định danh cho danh mục ưu tiên cấp vốn thuộc các khía cạnh của thích ứng với BĐKH.

• Có thể chọn các dự án được định danh trình lên các nhà tài trợ quốc tế / song phương.• Các dự án được định danh có thể được đánh giá về BĐKH (ví dụ, chống chọi lại khí hậu) để tăng cường sức

chống chịu của các dự án.

Việc định danh chính xác hơn cho các dự án và khoản đầu tư cần có sự phân tích chuyên sâu về phạm vi và thiết kế dự án, mà điều này luôn vượt quá mức độ chi tiết được trình bày trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc trong các kế hoạch ngân sách. Cũng về vấn đề này, hệ thống định danh 3 cấp chỉ nên được sử dụng là bước mở đầu cho việc lồng ghép chuyên sâu hơn.

Phụ lục 2 đưa ra ví dụ về cách áp dụng hệ thống định danh 3 cấp này cho danh mục dự án của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phải nhấn mạnh rằng việc phân tích chuyên sâu các dự án thuộc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là không thể thực hiện được trong chuyến công tác ngắn này. Do đó, Phụ lục 2 nên được xem như một minh họa về phương pháp định danh hoạt động như thế nào về mặt nguyên tắc, chứ không phải là kết quả cuối cùng của việc định danh.

Tài liệu tham khảo:Sổ tay về Các định danh khí hậu Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - Ủy ban hỗ trợ phát triển. Paris 2011.http://www.oecd.org/dac/stats/48785310.pdf

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

26

Công cụ: Định danh + hạn ngạch Mục tiêu cụ thể• Bảo đảm các khoản chi cho thích ứng với BĐKH

ở mức thấp nhất.• Tính toán các khoản chi thực tế cho thích ứng

với BĐKH.

Hoạt động:

Công cụ này được dựa trên phương pháp định danh (xem ô trên) nhưng ngoài ra còn kết nối các hạn ngạch chi tiêu khác nhau với các mức định danh. Sự kết hợp này đặc biệt phù hợp để đảm bảo các khoản chi cho thích ứng với BĐKH ở mức thấp nhất hoặc để đạt được sự minh bạch hơn, xác định phần nào của ngân sách thực sự chi cho thích ứng với BĐKH.

Ví dụ:

Chính sách ngân sách của EU là một ví dụ cho sự kết hợp phương pháp định danh và hạn ngạch. Theo Quyết định của Hội đồng châu Âu tháng 2 năm 2013, 20% ngân sách của EU chi cho các hoạt động liên quan đến khí hậu với một số Quỹ có liên quan của EU (đặc biệt là Quỹ cơ cấu). Để bảo đảm cho điều này, vào đầu năm 2014 sẽ giới thiệu ‘Hệ thống theo dõi’. Các phương pháp cụ thể cho các Quỹ cơ cấu bao gồm định danh Rio của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và các phần chi tiêu cấp cho hoạt động về khí hậu. Sự tương quan được xác định như sau:

• Định danh 2 (liên quan chủ yếu đến BĐKH): 100 % các khoản chi cho BĐKH• Định danh 1 (liên quan đáng kể đến BĐKH): 40 % các khoản chi cho BĐKH• Định danh 0 (không liên quan đến BĐKH): 0 % các khoản chi cho BĐKH

Hệ thống theo dõi của EU vẫn đang được xây dựng. Một điều quan trọng cần chú ý là các định danh sẽ được áp dụng cho các hạng mục chi tiêu chứ không phải các khoản đầu tư riêng lẻ. Do đó, phương pháp này không cần phải phân tích chi tiết từng khoản chi. Mặt khác, phương pháp này không được chính xác lắm. EU dự kiến đây chỉ là một khung định hướng chung chứ không phải sự chỉ đạo thực hiện chi tiết xuống từng phương pháp.

Bang Schleswig-Holstein của Đức đang trong quá trình phân tách hệ thống dự kiến của EU thành Quỹ cụ thể hoạt động tại bang này. Vẫn chưa quyết định liệu công cụ này sẽ tập trung vào các khoản đầu tư và biện pháp đơn lẻ hay sẽ áp dụng theo một cách tổng hợp hơn. Dù trong trường hợp nào, cũng cần phải phản ánh các thông tin quan trọng liên quan đến ngành về các biện pháp / các hạng mục của biện pháp khi định danh Rio. Bang Schleswig-Holstein dự tính chỉ định một nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn để đóng góp những thông tin này một cách đều đặn.

Sự phù hợp với cấp tỉnh:

Sự kết hợp giữa định danh và sự tính toán ngân sách liên quan đến thích ứng với BĐKH sẽ rất được chú ý ở cấp tỉnh như là bước đầu tiên trong việc chỉ đạo ngân sách theo định hướng thích ứng với BĐKH. Điều này trùng khớp với các dự định của bang Schleswig-Holstein Đức. Sẽ không còn chỗ cho hệ thống hạn ngạch bắt buộc ở cấp tỉnh như quy định của EU. Sau khi hoàn thành Cải cách ngân sách nhà nước, phạm vi của các hệ thống bắt buộc này có thể được nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:

Ủy ban EU: Theo dõi khoản chi liên quan đến BĐKH trong chính sách phát triển nông thôn sau năm 2013. Brussels 2013.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

27

Công cụ: Xác định mức ưu tiên Các mục tiêu cụ thể:• Tập trung các quỹ có hạn cho các biện pháp

quan trọng nhất / đáng đồng tiền.• Nâng cao tính minh bạch ngân sách.• Nâng cao sức hút với các nhà tài trợ để hỗ trợ

các hoạt động được chọn trên cơ sở các tiêu chí minh bạch.

Hoạt động:

Mỗi quá trình lập ngân sách đều có các quy trình xác định mức ưu tiên. Các khoản đầu tư và các biện pháp được cấp vốn sẽ được chọn ra trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Hiện nay, về thích ứng với BĐKH, việc này đang được thực hiện theo một phương pháp tình thế và không xây dựng các tiêu chí rõ ràng. Một phương pháp tiếp cận hệ thống hơn tập trung vào cấp vốn liên quan đến khí hậu sẽ áp dụng các chỉ số được xác định rõ ràng và có liên quan đến khí hậu và áp dụng các chỉ số này để chọn ra các biện pháp ưu tiên đưa vào trong Kế hoạch ngân sách và / hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ số tiềm năng có thể là:

• Dự báo ngân sách• Các phương pháp dựa trên bằng chứng (ví dụ trong bảo vệ bờ biển) / công cụ hỗ trợ ra quyết định• Mức độ cấp bách của hoạt động được yêu cầu• Sự đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đề ra (ví dụ các mục tiêu của Kế hoạch hành động về Ứng phó

với BĐKH và mực nước biển dâng)• Tỉ số chi phí – lợi ích• Khu vực được hưởng lợi / số người được hỗ trợ• Xác định vị trí các điểm nóng về tính dễ bị tổn thương• Tránh sự thích nghi không tốt (ví dụ tránh việc định cư trong các khu vực dễ bị ngập lụt)

Ví dụ:

Một ví dụ mới đây là ‘Công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng’ do Ngân hàng thế giới hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng. Mục đích là áp dụng công cụ này trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia, cấp ngành và cấp địa phương. Việc xác định mức độ ưu tiên được thao tác luận theo phương pháp tiếp cận 4 bước, trong đó cuối cùng cũng bao gồm việc xác định các chỉ số8, bước sàng lọc trước và trung tâm là quá trình chọn lựa. Quá trình chọn lựa dựa trên sự xếp hạng với nhiều tiêu chí với mức quan trọng khác nhau. Các biện pháp cạnh tranh được đề xuất cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ được xếp hạng thông qua việc cộng điểm cho các chỉ số tương ứng (mức điểm được trình bày trong Phụ lục 3). Công cụ hiện vẫn đang được xây dựng. Có vẻ công cụ này rất phức tạp vì nó cần nhiều thông tin chi tiết về các hoạt động được đề xuất để xác định các mức điểm xếp hạng khác nhau. Thông tin này sẽ không có sẵn khi Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc ngân sách hàng năm đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Trong bất kỳ trường hợp nào, tiêu chí để xác định mức độ cấp bách của hoạt động có thể mang lại lợi ích to lớn.

Sự phù hợp với cấp tỉnh:

Việc xác định mức độ ưu tiên có hệ thống được xếp hạng cao trong các phương pháp tiếp cận lồng ghép tiềm năng cấp tỉnh như đã được áp dụng trong một số phần của chương 2. Việc xác định mức ưu tiên có thể được đẩy mạnh hơn nữa cho đến thời điểm này vì có những hoạt động quan trọng được thực hiện ở cấp tỉnh:

• Các nguồn ngân sách của tỉnh;• Lựa chọn các biện pháp được cấp vốn từ các khoản bổ sung cân đối mà không cần biểu quyết ngân sách;• Các đơn đề nghị chính đáng được đưa vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các Kế hoạch ngân sách;• Xếp hạng các biện pháp thành các biện pháp ưu tiên trình lên các nhà tài trợ quốc tế và song phương (nhà

tài trợ của Cà Mau và sáng kiến Tổ chức phi chính phủ do GIZ hỗ trợ);• Tập trung các biện pháp thích ứng với BĐKH cho các khu vực cần thiết nhất về mặt địa lý

Tài liệu tham khảo:

Ủy ban EU: Theo dõi khoản chi liên quan đến BĐKH trong chính sách phát triển nông thôn sau năm 2013. Brussels 2013.

8 Vì chính sách quốc gia (thích ứng với BĐKH) vẫn chưa xây dựng bộ chỉ số, nên những chỉ số này cũng không có trong Công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

28

Công cụ: Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả Các mục tiêu cụ thể:• Lồng ghép phù hợp với các kết quả đặt ra.• Nâng cao sức hút với các nhà tài trợ, những đối tượng luôn hướng về việc xác định các mục tiêu liên quan đến kết quả.

Hoạt động:

Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả hướng quá trình lập ngân sách theo các mục tiêu hướng đến kết quả. Việc này dựa trên giả định rằng các khoản chi không phải là một mục tiêu mà nó liên quan đến sự đóng góp trong việc đạt được các mục tiêu quan trọng đề ra. Trong trường hợp thích ứng với BĐKH, các mục tiêu này liên quan đến việc tăng cường khả năng chống chịu hoặc giảm thiểu các rủi ro / tính dễ bị tổn thương. Một ví dụ có sự hỗ trợ của GIZ là phương pháp tiếp cận các biện pháp và phương pháp bảo vệ bờ biển được tiêu chuẩn hóa. Việc tiêu chuẩn hóa trên cơ sở quá trình phê chuẩn quốc gia có thể được áp dụng để xây dựng các chỉ số kết quả và các mục tiêu.

Ví dụ:

Trên thế giới, phân bổ ngân sách dựa trên kết quả còn khá mới mẻ trong xây dựng chính sách ngân sách. Có một vài ví dụ về các hệ thống đã thực hiện như các bang Hesse và Hamburg của Đức. Việt Nam đang dự kiến thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên kết quả trong quá trình Cải cách ngân sách cấp quốc gia.

Sự phù hợp với cấp tỉnh:

Không thể giới thiệu phân bổ ngân sách dựa trên kết quả ở cấp tỉnh một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, nếu kết hợp với và sau khi giới thiệu Cải cách ngân sách quốc gia, nó có thể có ý nghĩa khi thiết lập các phương pháp tiếp cận theo định hướng kết quả cũng ở cấp tỉnh. Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào kế hoạch cụ thể của hệ thống quốc gia trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc / Chương trình Phát triển Liên hợp quốc: Lồng ghép thích ứng với Biến đổi khí hậu vào trong Quy hoạch phát triển. Hướng dẫn cho người có liên quan. 2011.

http://www.unep.org/pdf/mainstreaming-cc-adaptation-web.pdf

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

29

Công cụ: Đánh giá BĐKH cho các dự án được chọn: Chống chọi lại khí hậu / Đánh giá tác động môi trường / Đánh giá môi trường chiến lược

Mục tiêu cụ thể:• Bảo đảm ‘chất lượng’ của các dự án / chính sách

liên quan đến thích ứng với BĐKH được cấp vốn thông qua các phương pháp lồng ghép.

Hoạt động:

Tương tự như phân bổ ngân sách dựa trên kết quả, đánh giá BĐKH của các dự án cũng nhằm vào ‘khía cạnh chất lượng’ của việc lồng ghép: Không phải mức chi tiêu cho BĐKH mà là sự đóng góp của nó cho việc thích ứng thành công mới là mối quan tâm chính. Trong khi phân bổ ngân sách dựa trên kết quả tập trung vào các quá trình lập ngân sách rộng hơn, thì phương pháp đánh giá này tập trung vào các dự án được chọn cũng như là các kế hoạch ngành (ví dụ quy hoạch thủy lợi). Trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm về các phương pháp đánh giá được xây dựng hiệu quả. Trong số đó có các phương pháp đánh giá đặc biệt liên quan đến thích ứng với BĐKH như công cụ Chống chọi lại khí hậu do GIZ xây dựng. Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược có thể được thực hiện theo cách mà chúng giải quyết thích hợp các khía cạnh về thích ứng với BĐKH.

Các công cụ đánh giá luôn tuân theo một chuỗi các bước với sự sàng lọc khái quát khi bắt đầu và quá trình chọn lọc các phương án ưu tiên nhất để tập trung thực hiện.

Ví dụ:

Công cụ chống chọi lại khí hậu được xây dựng và áp dụng trong nhiều trường hợp với sự hỗ trợ của GIZ gồm các bước sau:

• Chuẩn bị / thiết lập tiêu điểm• Phân tích các tác động của khí hậu và tính dễ bị tổn thương• Xác định và so sánh các phương án hoạt động• Tích hợp các phương án được ưu tiên vào trong các quá trình lập kế hoạch và thực hiện

Công cụ chống chọi với khí hậu được áp dụng vào năm 2010 tại tỉnh Trà Vinh dưới sự hỗ trợ của GIZ. Trọng tâm của công cụ chống chọi với khí hậu là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc xác định mức ưu tiên có hệ thống cho các phương án thích ứng tiềm năng được cho điểm theo các tiêu chí được cho thang điểm trong các bước từ 1 – 5. Trong phần này, công cụ Chống chọi với khí hậu cho thấy các điểm tương đồng với các công cụ xác định mức ưu tiên (xem phần trên).

Sự phù hợp với cấp tỉnh:

‘Đảm bảo chất lượng’ cho các khoản đầu tư và các biện pháp thích ứng với BĐKH được chọn để cấp vốn ở cấp tỉnh thì rất phù hợp và có thể thực hiện trực tiếp. Nó sẽ hữu ích nếu bắt đầu với một vài trường hợp thí điểm để học hỏi kinh nghiệm. Các lĩnh vực áp dụng hữu ích là:

• Các kế hoạch sử dụng đất liên quan đến khả năng chống chịu trong tương lai tại các khu vực của tỉnh. • Các biện pháp và các quan niệm bảo vệ bờ biển (Đánh giá tác động môi trường cho các dự án, Đánh giá

môi trường chiến lược cho các phương án bảo vệ bờ biển).

Tài liệu tham khảo:

GIZ: Chống chọi với khí hậu để phát triển. Thích ứng với BĐKH, Giảm thiểu rủi ro. Eschborn 2010.GIZ: Sổ tay hướng dẫn Công cụ chống chọi với khí hậu, tỉnh Trà Vinh, thị trấn Trà Vinh 2010.

30

004404Lộ trình tăng cường lồng ghép thích ứng với BĐKH tại đồng bằng sông Cửu Long

31

4.1 Phương pháp tiếp cận chung

Sự đánh giá khác nhau các phương pháp tiếp cận được chọn để lồng ghép đã được làm rõ trong chương 3.2, rằng nó không hữu ích gì khi bắt đầu quá ‘rộng’ ở cấp tỉnh, nghĩa là áp dụng toàn bộ các công cụ có liên quan ngay từ đầu. Thay vào đó, có thể thu thập các kinh nghiệm từ một vài công cụ đặc biệt phù hợp để thực hiện trước mắt. Các kinh nghiệm rút ra từ các lần thực hiện thí điểm này có thể được mở rộng cũng như là dần dần tích hợp các công cụ khác. Đặc biệt, các công cụ đòi hỏi sự tương tác mạnh mẽ với cấp quốc gia có thể được xem xét ở giai đoạn sau. Trong cuộc họp trao đổi với chính quyền tỉnh ngày 1 tháng 10 năm 2013, phương pháp này nhận được sự nhất trí cao. Một số Sở đại diện đã trình bày về nhu cầu hỗ trợ đối với các công cụ áp dụng thí điểm cụ thể. Theo đó, các công cụ sau đây đã được nhắc lại nhiều lần là các lựa chọn để thực hiện thí điểm:

l định danh / xếp loại;l xác định mức ưu tiên.

Điều này sẽ dẫn đến một ‘phương pháp tiếp cận lộ trình’ 2 bước. Đề xuất phương án sau:

Bước 1: Các công cụ áp dụng thí điểm

Việc áp dụng thí điểm có thể bắt đầu sớm hoặc muộn hơn. Các mục tiêu chính của các hoạt động trong giai đoạn thí điểm gồm:

l Thu được các kiến thức thực tế về các công cụ lồng ghép.l Bảo đảm vị trí đàm phán thuận lợi trước các đối tác cấp quốc gia trong quá trình lập kế hoạch ngân

sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. l Thu hút nhiều vốn ODA hơn.l Tăng cường tính nhất quán giữa Kế hoạch hành động về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng

với các kế hoạch ngành có liên quan và kế hoạch ngân sách cấp tỉnh.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

32

Các công cụ thích hợp và các lĩnh vực áp dụng cho các trường hợp thí điểm phải được lựa chọn kỹ càng. Với trình độ kiến thức trong chuyến công tác, chúng tối đưa ra các đề xuất sau:

l Định danh: Có vẻ hữu ích khi áp dụng phương pháp định danh đối với quá trình lập kế hoạch ngân sách hàng năm và kế hoạch trung hạn từ năm 2014 cũng như là đối với việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 – 2020 trong thời gian tới. Các đơn kiến nghị do tỉnh trình lên phải được thể hiện theo 3 ‘định danh Rio’ như đã mô trả ở trên. Phụ lục 2 minh họa ví dụ về một đơn đề nghị như thế. Như đã nói trong chương 3.1, hệ thống ‘định danh Rio’ là một công cụ hoàn toàn thô sơ và không cho phép sự đánh giá chi tiết. Phương pháp định danh trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dẫn đến các kết quả sau:

o Các hoạt động được xếp hạng cao có thể được ủng hộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán với cấp quốc gia.

o Phương pháp định danh tạo cơ sở cho việc tính toán ban đầu phần đóng góp của các hoạt động thích ứng với BĐKH trong danh mục dự án thuộc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc này có thể được sử dụng làm lý lẽ trong các cuộc đàm phán với cấp quốc gia và với các nhà tài trợ đồng cấp vốn tiềm năng.

o Các dự án được định danh là ‘các ứng cử viên’ cho các công cụ đánh giá chuyên sâu ở cấp tỉnh để tối ưu hóa tính hiệu lực và hiệu quả của các công cụ này cho việc thích ứng.

Lĩnh vực thứ hai để áp dụng thử nghiệm là ngân sách hàng năm của tỉnh. Mục đích sẽ giống với phần trên. Sự thử nghiệm đầu tiên có thể thực hiện với chu kỳ ngân sách 2015 (trong năm 2014) kể cả khi không phải tất cả các câu hỏi phương pháp đều được giải quyết trước. Việc thử nghiệm sớm như thế có thể đem lại những trải nghiệm về các lợi ích và thách thức, mà các nội dung này có thể được giải quyết cụ thể hơn trong bước hai. Việc định danh ngân sách cũng thế, Phụ lục 4 đưa ra thí dụ minh họa. Thực hiện định danh Rio cho kế hoạch ngân sách năm 2013. Quan trọng là phải xem sự áp dụng này như một sự minh họa về các hệ thống định danh trong tương lại sẽ như thế nào chứ không phải xem đây là một kết quả chính xác của việc định danh (mà trong chuyến công tác này không thể có được các thông tin chi tiết cần thiết cho việc này).

Như đã giải thích trong chương 3.2, bang ven biển của Đức là Schleswig-Holstein đang xây dựng một hế thống định danh cho công tác chỉ đạo hoạt động của các Quỹ cơ cấu của EU. Các công cụ thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2014. Theo đó, nên tạo điều kiện để trao đổi thêm kinh nghiệm giữa tỉnh Cà Mau và bang Schleswig-Holstein.

l Xác định mức độ ưu tiên: Các lĩnh vực áp dụng hữu ích cho phương pháp xác định mức ưu tiên bao gồm danh mục dự án thuộc các Kế hoạch hành động cấp tỉnh về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng và quyết định 1350 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Danh mục các dự án, đặc biệt là trong kế hoạch là khá toàn diện và có thể đè nặng lên các nguồn lực hiện có. Về các quy trình thực hiện thực tế và để thu hút được nguồn vốn ODA có mục tiêu, việc xác định mức độ ưu tiên dựa trên các chỉ số được xây dựng rõ ràng sẽ rất hữu ích.

Một lĩnh vực khác để áp dụng sẽ là quy trình dự thảo ngân sách hàng năm và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Phương pháp định danh như đã mô tả ở trên có thể là cơ sở cho việc xác định mức độ ưu tiên ở bước 2. Một phương án là áp dụng công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng theo kiểu chạy thử. Khuyến cáo nên đánh giá kỹ công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng về tính thích hợp của công cụ này đối với quá trình lập kế hoạch phát triển

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

33

kinh tế xã hội tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có một mối lo ngại là công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng quá phức tạp cho trường hợp thí điểm như thế này (xem phần đánh giá trong ô thuộc chương 3.2). Liên hệ với những người xây dựng công cụ xác định mức ưu tiên cho thích ứng, một số nội dung được tinh giản đi có thể phù hợp.

l Các công cụ đánh giá BĐKH được chọn: Nên thực hiện các trải nghiệm đầu tiên với một số công cụ đánh giá BĐKH đã nêu trong bước 1. Điều này sẽ giúp giải quyết khía cạnh chất lượng của việc lồng ghép. Một số kế hoạch ngành được chọn có liên quan đến thích ứng với BĐKH có thể được đem ra đánh giá thông qua công cụ Chống chọi với khí hậu hoặc thông qua Đánh giá môi trường chiến lược theo định hướng khí hậu. Các kế hoạch có liên quan gồm các kế hoạch sử dụng đất và các kế hoạch bảo vệ bờ biển. Các kế hoạch ngành có thể thực hiện đánh giá cụ thể hơn và có lẽ được ưu tiên hơn so với việc đánh giá một Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phức tạp hơn. Các kế hoạch ‘chống chọi với khí hậu’ có thể tạo ra cơ sở vững chắc hơn cho việc thiết kế các biện pháp chống chịu của ngành:

Trước khi áp dụng, nên đánh giá các thành tựu đạt được và các thiếu sót của biện pháp bảo vệ bờ biển tại tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở các kết quả này, phương pháp đánh giá thỏa đáng có thể được ‘điều chỉnh cho phù hợp’ với lĩnh vực áp dụng được chọn.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

34

Bước 2: Các phương pháp lồng ghép được liên kết với các quy trình cấp quốc gia

Bước 2 nên mở rộng và nâng cao các kinh nghiệm thu được của bước 1. Bước này nên được thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với các quy trình cấp quốc gia, đặc biệt là Cải cách ngân sách hiện nay trong đó có Phân bổ phân sách dựa trên kết quả được dự kiến. Các công cụ sau đây có thể phù hợp với bước 2:

l Định danh + hạn ngạch: Các kinh nghiệm thu được trong bước 1 với các hệ thống định danh có thể được mở rộng ra để xây dựng một số hệ thống hạn ngạch giúp đảm bảo cấp đủ vốn cho công tác thích ứng với BĐKH.

l Phân bổ ngân sách dựa trên kết quả: Các phương án khác nhau liên quan đến quản lý ngân sách với sự giám sát và chỉ đạo theo định hướng kết quả có thể được thử nghiệm trong sự phối hợp chặt chẽ với cấp quốc gia. Ngoài ra, ví dụ về hỗ trợ chính phủ quốc gia trong việc phê chuẩn các biện pháp bảo vệ bờ biển trở thành các tiêu chuẩn quốc gia / hoặc toàn ngành có thể là một ví dụ để xây dựng tốt hơn các chỉ số kết quả.

Một kế hoạch chi tiết hơn cho bước 2 có vẻ là khó khăn trong giai đoạn hiện nay của các hoạt động lồng ghép. Các kinh nghiệm ở cấp tỉnh thu được ở bước 1 cũng quan trọng không kém các cải cách nâng cao trong quá trình Cải cách ngân sách quốc gia.

4.2 Sự hỗ trợ dự kiến của Chương trình Lồng ghép bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích ứng với BĐKH tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long của GIZ (ICMP/CCCEP)

Chương trình ICMP/ CCCEP sẽ hỗ trợ các hoạt động nói trên thông qua các biện pháp sau:

l Hỗ trợ các đối tác cấp tỉnh trong việc lựa chọn và thiết kế các trường hợp thử nghiệm.l Cung cấp kiến thức về cách ‘điều chỉnh phù hợp’ các công cụ được chọn để áp dụng.l Hỗ trợ thực hiện các công cụ thử nghiệm đầu tiên đã có trong năm 2014 để học hỏi các kinh

nghiệm ban đầu sớm nhất có thể. Kế hoạch ngân sách hàng năm năm 2015 (được dự thảo trong năm 2014) có thể là ví dụ đầu tiên.

l Thực hiện đánh giá có hệ thống các công cụ thử nghiệm và rút ra kết luận cho tiến trình hành động trong tương lai.

l Tổ chức tập huấn và các hoạt động nâng cao năng lực để hỗ trợ áp dụng thành công một công cụ.l Hỗ trợ chung cho các cơ quan đối tác trong việc áp dụng các công cụ.l Xây dựng Hướng dẫn và Sổ tay về các công cụ được thử nghiệm.l Liên lạc với Chương trình Cải cách Ngân sách cấp quốc gia do GIZ hỗ trợ để tìm ra các điểm bắt đầu

thích hợp cho bước 2. l Phổ biến các kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau cho các tỉnh khác và cho cấp quốc gia. Các công cụ áp

dụng thí điểm có thể làm mô hình cho các công cụ khác.l Tạo điều kiện trao đổi quốc tế về các kinh nghiệm có liên quan.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

35

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

36

Phụ lục 1: Điều khoản tham chiếu

Điều khoản tham chiếucho

Chuyến công tác / Khảo sát ngắn hạndo ông Benjamin Hodick, Cố vấn trưởng dự án (CTA), GIZ, Cà Mau soạn thảo

Quản lý vùng ven biển:Xếp loại các hoạt động và khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến thích ứng với BĐKH trong khuôn

khổ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay giai đoạn 2011 - 2015

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)tỉnh Cà Mau

1. Bối cảnh

Chương trình GIZ Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP) tại Việt Nam.

Việt Nam được Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH xác định là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Cụ thể, các đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng đang có nguy cơ bị đe dọa.

Tại tỉnh Cà Mau thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sự mở rộng nhanh và lớn của các ao nuôi tôm đã dẫn đến sự suy thoái các đai rừng ven biển và sự suy giảm đáng kể đa dạng sinh học. Các tác động của BĐKH ngày càng trở nên rõ nét hơn và làm suy giảm khả năng chống chịu của các hệ sinh thái ven biển và giảm khả năng thích ứng của các hệ sinh thái này.

Trên cơ sở dữ liệu về địa mạo và thủy văn, và trên cơ sở đánh giá thực trạng các tuyến đê và rừng ngập mặn - biện pháp bảo vệ bờ biển tự nhiên, một nhiệm vụ quan trọng sẽ là xác định các biện pháp bảo vệ hiệu quả (các dự án đầu tư và dịch vụ) tại các điểm thí điểm để lồng ghép vào trong các chiến lược thích ứng với BĐKH của tỉnh và các kế hoạch đầu tư trung hạn – các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Trong quá trình phân cấp phân quyền ở Việt Nam, một thách thức chủ yếu tại tỉnh Cà Mau là kiện toàn các quy trình thủ tục lập kế hoạch ở tất cả các cấp chính quyền để bảo đảm các kết quả cao hơn cho các dịch vụ và dự án đầu tư thích ứng nhằm thỏa mãn các mục tiêu chính sách quốc gia về BĐKH (quản lý vùng ven biển) và các yêu cầu, nhu cầu cụ thể của địa phương.

Do vậy, việc tối đa hóa các dịch vụ thích ứng/bảo vệ bờ biển hiệu quả được dự kiến là một mục tiêu chính. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính có hạn ở cấp tỉnh, các yếu tố chính để lập quy hoạch và kế hoạch ngân sách hợp lý là tối ưu hóa việc dự báo các quỹ hiện có và xác định các dịch vụ sinh lời tiềm năng, để đảm bảo việc dự toán chính xác và hỗ trợ quá trình xác định mức độ ưu tiên cho quyết sách chính trị “để tận dụng tối đa ngân sách”.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

37

Thích ứng với BĐKH:

Trên cơ sở các chiến lược quốc gia, hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng các Kế hoạch hành động cấp tỉnh về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng thay mặt cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong năm 2012. Các kế hoạch / chiến lược hành động này chủ yếu là mô tả thực trạng và các dự tính chung về BĐKH cho toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phần còn lại của tài liệu nhấn mạnh các mục tiêu chiến lược khá chung và rộng, trong đó có các hoạt động và dự án đầu tư thích ứng tiềm năng. Cũng trên cơ sở tài liệu này là quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm 2012, trong đó liệt kê các khoản đầu tư cụ thể đến năm 2015. Mặc dù cơ sở cho định hướng chiến lược về công tác thích ứng với BĐKH trong tỉnh đã có (như mô tả ở trên), nhưng các hoạt động và các khoản đầu tư công hiện nay của tỉnh có liên quan đến thích ứng với BĐKH không được phản ánh trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm hiện nay của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và các kế hoạch và công bố ngân sách hàng năm của tỉnh. Một lí do là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay của tỉnh được xây dựng trước các Kế hoạch hành động về Ứng phó với BĐKH cấp quốc gia và cấp tỉnh trong năm 2010 và 2011. Vì sẽ không có bất kì loại đường ngân sách riêng rẽ nào cho thích ứng với BĐKH, cả cấp quốc gia hay cấp tỉnh đều không có, do vậy một mục tiêu sẽ là lồng ghép và ưu tiên các chiến lược, hoạt động và các khoản đầu tư công liên ngành về thích ứng với BĐKH vào trong các kế hoạch đầu tư trung hạn hiện nay (các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội) và các kế hoạch ngân sách hàng năm. Điều này không chỉ cần thiết để tăng cường công tác lập kế hoạch trong tương lai mà còn để đảm bảo rằng các tỉnh sẽ theo sát các mục tiêu quốc gia, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính hạn hẹp và thu hút các cơ quan tài trợ tiềm năng để bổ sung đủ vốn.

2. Mục tiêu của nhiệm vụ tư vấn

Như đã nói ở trên, mặc dù cho đến nay các hoạt động và các khoản chi tiêu công của tỉnh có liên quan đến thích ứng với BĐKH vẫn chưa được xếp loại như vậy, nhưng có thể giả định rằng các hoạt động đã và sẽ được thực hiện trong khuôn khổ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 là có liên quan trên góc độ thích ứng với BĐKH.

Sự xếp loại này sẽ được xem như là cơ sở cho công tác lập kế hoạch thích ứng với BĐKH trong tương lai của tỉnh và để hướng dẫn thêm cho tất cả các sở ngành có liên quan.

Trong sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác chính cấp tỉnh của chương trình BĐKH và các Hệ sinh thái ven biển GIZ, gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, một mục tiêu chính trong lĩnh vực chuyên đề đầu tiên của chương trình BĐKH và các Hệ sinh thái ven biển là điều chỉnh / cập nhật các phương pháp tiếp cận chiến lược của các tỉnh với công tác thích ứng với BĐKH, lồng ghép các phương pháp này vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và cuối cùng là phản ánh thực tế trong các kế hoạch ngân sách của tỉnh.

Do vậy, mục tiêu của chuyến công tác sẽ là thực hiện kiểm kê / đánh giá các khoản đầu tư liên ngành đã và sẽ thực hiện có liên quan đến thích ứng với BĐKH trong giai đoạn từ 2011 – 2015.

Với sự hỗ trợ các cán bộ dự án GIZ Cà Mau và các đối tác chính của GIZ, chuyên gia tư vấn sẽ đánh giá và phân hạng các khoản đầu tư về thích ứng với BĐKH thông qua các cuộc phỏng vấn với tất cả các sở ngành cấp tỉnh có liên quan (xem danh sách các sở ở phần dưới). Chuyên gia tư vấn sẽ kiểm tra Kế hoạch

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

38

5 năm phát triển kinh tế xã hội hiện nay và các văn bản ngân sách hàng năm và sẽ sử dụng các tài liệu này làm cơ sở để phỏng vấn các sở của tỉnh để đánh giá xem liệu các khoản đầu tư đang và sẽ thực hiện có thể được xác định là mang tính thích ứng và liệu chúng liên quan một phần hay không liên quan đến công tác thích ứng.

Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu xem xét đến các ý kiến, suy nghĩ, các nhận xét và đánh giá của các sở ngành của tỉnh và các chuyên gia của họ. Nếu cần, một chuyến đi thực tế đến các địa điểm đầu tư tại địa phương trong phạm vi trách nhiệm của một sở ngành được chỉ định có thể hỗ trợ việc đánh giá mức độ liên quan đến thích ứng với BĐKH là một trường hợp / hoặc ví dụ (thời gian có hạn).

Một kết quả dự kiến là giả định ban đầu ở trên là sai và đối với tỉnh chưa có hoạt động nào cho thấy sự liên quan hoàn toàn đến thích ứng với BĐKH.

Cuối cùng các kết luận và kiến nghị phải đưa ra các ví dụ về cách lồng ghép và kiểm tra các quan điểm thích ứng trong các kế hoạch cụ thể của tỉnh và làm thể nào để đảm bảo các quy trình xếp loại và định danh được thực hiện khi nào (trong quá trình lập kế hoạch) và bởi ai (các đơn vị và các sở).

3. Các nội dung và Trọng tâm của các nhiệm vụNhiệm vụ: (20.09 – 02.10. 2013)

Báo cáo và trình bày các kết quả:

Chuyên gia quốc tế của đoàn công tác, ông Eberhardt sẽ lập một bản báo cáo trên cơ sở các cuộc phỏng vấn và điều tra hiện trường về sự xếp loại mức độ có liên quan đến thích ứng với BĐKH của các khoản đầu tư và các hoạt động khác của khu vực công trong các kế hoạch ngân sách và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm (Phần 1).

Các kết luận và kiến nghị phải chỉ ra các phương pháp tiếp cận tiềm năng trong tương lai đối với công tác lập kế hoạch, xác định mức ưu tiên cho các hoạt động và các khoản đầu tư về thích ứng với BĐKH (Phần 2).

Tổng độ dài của báo cáo (không kể phần phụ lục) không quá 20 – 25 trang.

4. Các kết quả của nhiệm vụ

- Bản nháp các kết quả ban đầu / báo cáo nhiệm vụ;- Bản dự thảo và báo cáo cuối cùng (hạn nộp báo cáo cuối cùng: ngày 30 tháng 10 năm 2013).

5. Lịch trình nhiệm vụ dự kiến

Chuyên gia quốc tế: ông A.Eberhardt;GIZ Cà Mau: Bà Seib, ông Tĩnh, ông Hodick

Ban Quản lý dự án cấp tỉnh của Chương trình Biến đổi khí hậu và các Hệ sinh thái ven biển: Đối tác được chỉ định

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

39

Nhiệm vụ / Địa điểm Thời gian

Phân tích các văn bản quan trọng:Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015;Chiến lược / Kế hoạch hành động về Ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng hiện nay của tỉnh Cà Mau;Các kế hoạch và công bố ngân sách hàng năm;Các văn bản khác có liên quan

Thứ Tư ngày 18 – thứ Sáu ngày 20 tháng 9

Bay từ Đức sang Việt Nam Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9

Buổi chiều- Tới Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh); khách sạn www.starcitysaigon.com gần

sân bay do dự án GIZ Cà Mau đặt phòng – chị Ngân ([email protected])

Chủ nhật ngày 22 tháng 9

Buổi sáng:- Đáp chuyến bay sáng sớm từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau (05:55)- Làm thủ tục check-in tại khách sạn (Khách sạn Ánh Nguyệt)- Họp với dự án GIZ Cà Mau và cán bộ điều phối của Ban quản lý dự án cấp tỉnh

(ông Thanh); Buổi chiều:Phỏng vấn:- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ Hai ngày 23 tháng 905:55 – 07:00

Phỏng vấn:Buổi sáng:- Sở Kế hoạch và Đầu tư;- Sở Tài chính;Buổi chiều:- Sở Tài nguyên và Môi trường;- Sở Khoa học và Công nghệ;

Thứ Ba ngày 24 tháng 9

Phỏng vấn:Buổi sáng:- Sở Giáo dục và Đào tạo;- Sở Y tế;Buổi chiều:- Sở Giao thông vận tải;- Sở Xây dựng;

Thứ Tư ngày 25 tháng 9

Phỏng vấn:Buổi sáng:- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;Buổi chiều:- Sở Công thương;- (khoảng cách thời gian dự kiến để dịch chuyển một cuộc phỏng vấn)

Thứ Năm ngày 26 tháng 9

Buổi sáng / Chiều:- Thăm quan hiện trường các địa điểm đầu tư liên quan đến thích ứng với BĐKH

trên địa bàn tỉnh Cà Mau;- Khoảng cách thời gian phỏng vấn (phòng khi cần phải dịch chuyển một cuộc

phỏng vấn)

Thứ Sáu ngày 27 tháng 9

Đánh giá các kết quả phỏng vấn/lập báo cáo sơ bộ/bản nháp và trình bày Thứ Bảy ngày 28 tháng 9

Đánh giá các kết quả phỏng vấn/lập báo cáo sơ bộ/bản nháp và trình bày Chủ nhật ngày 29 tháng 9

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

40

Buổi sáng- Dự kiến phỏng vấn một trong số các sở ngành của tỉnh Cà Mau;- Gặp gỡ trao đổi với Cố vấn trưởng chương trình BĐKH và các Hệ sinh thái ven

biển Cà Mau (ông Hodick);Buổi chiều:- Gặp gỡ trao đổi với Giám đốc Chương trình BĐKH và các Hệ sinh thái ven biển

(ông Thức) / Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Ông Tâm)

Dịch bày trình bày sơ bộ / báo cáo nhiệm vụ sang tiếng Việt (ông Tĩnh, cán bộ biên dịch dự án / cán bộ liên lạc)

Thứ Hai ngày 30 tháng 9

Buổi sáng:- Họp với Giám đốc Chương trình BĐKH và các Hệ sinh thái ven biển và Phó

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;- Họp và trình bày các kết quả sơ bộ với Ban quản lý dự án tỉnh và ăn trưaBuổi chiều:- Quay về thành phố Hồ Chí Minh (xe dự án, 5 – 6 tiếng);Buổi tối- Đáp chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh về Đức (về tới thành phố Hồ Chí

Minh trước chuyến bay 3 – 4 tiếng)

Thứ Ba ngày 1 tháng 10

Về tới Đức Thứ Tư ngày 2 tháng 10

Hoàn tất Báo cáo (tiếng Anh) Đến 30 tháng 10

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

41

Phụ lục 2

Quyết định

Về: Phê duyệt kết quả dự án “Xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng ở tỉnh Cà Mau”

Ban hành ngày: 25 tháng 9 năm 2012

Số hiệu: 1350/QĐ-UBND

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định:

Điều 1: Ban hành Kế hoạch hành động về thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012 – 2015 (sau đây gọi là Kế hoạch hành động), các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Kế hoạch hành động định hướng cho các chương trình, dự án của tỉnh theo hướng thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ và phòng ngừa thiệt hại do tác động của BĐKH gây ra đóng góp cho các Mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH và phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Cà Mau.

2. Các nội dung/ nhiệm vụ:

- Xây dựng và tăng cường thiết chế, cơ chế, chính sách để nâng cao tính hiệu lực trong thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng;

- Xây dựng và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý các cấp trong nhiệm vụ thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng.

- Xây dựng các giải pháp về quản lý môi trường, năng lực dự báo và cảnh báo thiên tai do tác động của BĐKH và mực nước biển dâng.

- Xây dựng các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất, sắp xếp hợp lý khu dân cư để giảm nhẹ tác động của BĐKH và mực nước biển dâng;

- Xây dựng các giải pháp về quản lý tổng hợp tài nguyên nước kết hợp với bảo vệ và bảo tồn tài nguyên nước theo định hướng thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng;

- Xây dựng các giải pháp về quản lý tổng hợp và các biện pháp chống xói lở bờ biển theo định hướng thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng;

- Xây dựng các giải pháp về bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát hiệu quả khí sinh học và khí nhà kính từ các bãi rác để thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng;

- Xây dựng các giải pháp về thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng cho các ngành như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Xây dựng, Y tế và Chăm sóc y tế, Du lịch, Khoa học & Công nghệ và Giao thông vận tải.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp về phúc lợi xã hội và y tế cộng đồng.- Xây dựng và đề xuất phương pháp lồng ghép các vấn đề về thích ứng với BĐKH và mực nước biển

dâng vào trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau. - Nâng cao sức hút với các nhà tài trợ quốc tế để đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH và mực

nước biển dâng tại tỉnh Cà Mau.

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

42

Danh sách các nhiệm vụ và dự án ưu tiên thực hiện được nêu trong phụ lục đính kèm)

3. Thời gian thực hiện: từ năm 2012 đến 2015

4. Chi phí thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh

Tổng số tiền là 5.706,8 tỷ đồng, trong đó dự kiến huy động từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH: 43,5 tỷ đồng- Ngân sách tỉnh: 15,9 tỷ đồng- Nhà tài trợ quốc tế: 5.613,7 triệu đồng- Kết hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan khác: 33,7 tỷ đồng.

Điều 2: Kế hoạch thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan tổ chức và thực hiện Kế hoạch hành động, hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và phân bổ các quỹ, các Chương trình mục tiêu quốc gia và các tờ trình ngân sách hàng năm về Kế hoạch hành động gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp theo đúng quy định của Luật Ngân sách, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về các kết quả thực hiện Kế hoạch hành động và đề xuất giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

2. Trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh khác:

- Thực hiện quản lý nhà nước theo sự phân công chức năng.- Tất cả các bên có liên quan sẽ nghiên cứu, lồng ghép và đề xuất lồng ghép giải pháp thích ứng với

BĐKH và mực nước biển dâng vào trong các chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển ngành của mình theo phân công chức năng của mình để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát và đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động theo định hướng các mục tiêu và tính hiệu lực.

Điều 3: Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Cà Mau Phạm Thành Tươi

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

43

DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015(ban hành kèm theo Quyết định số 1350/QĐ/UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

STT Các nhiệm vụ/dự án Cơ quan thực hiện

Các nguồn vốn dự kiến

Thời gian Số tiền(triệu đồng)

I. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng

1 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao năng lực cho các cơ quan và cấp quản lý trong nhiệm vụ thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về Thích ứng với BĐKH

2012-2015 5.000

2 Tuyên truyền mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử hiệu quả năng lượng tại tỉnh Cà Mau

Sở Công thương Kết hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 400

3 Nâng cao khả năng ứng cứu và hỗ trợ trang thiệt bị ứng cứu cho các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan để thích ứng với BĐKH

2012-2015 4.000

II. Xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý: 162.700

1 Xây dựng quy trình lồng ghép các vấn đề về BĐKH vào trong kế hoạch phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực tại tỉnh Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.500

2 Rà soát và giám sát chất lượng hệ thống giao thông vận tải đường bộ tại tỉnh Cà Mau để đề xuất các biện pháp thích ứng trong bối cảnh BĐKH và mực nước biển dâng.

Sở Giao thông vận tải

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.000

3 Đánh giá tác động của BĐKH đối với trồng trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản để đề xuất giải pháp thích ứng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.000

4 Nghiên cứu, đánh giá khả năng khai thác và áp dụng năng lượng sạch (năng lượng gió và mặt trời…) ở Cà Mau

Sở Công thương Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.000

5 Đánh giá tác động của BĐKH đối với nguồn tài nguyên nước ở Cà Mau để đề xuất các biện pháp bảo vệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.500

6 Đánh giá tác động của BĐKH đối với sức khỏe cộng đồng ở Cà Mau

Sở Y tế Ngân sách địa phương 2012-2015 500

7 Lập kế hoạch quản lý tổng hợp khu vực ven biển tỉnh Cà Mau để thích ứng với kịch bản BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân sách địa phương 2012-2015 2.000

8 Quy hoạch hệ thống cấp nước máy để thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 2.000

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

44

9 Quy hoạch khu tái định cư cho cư dân ven biển sống trong khu vực dễ bị tổn thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 5.000

10 Nghiên cứu để xác định cơ sở, giải pháp ngăn sóng cho từng khu vực, đặc biệt là các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Sở Xây dựng Ngân sách địa phương 2012-2015 1.000

11 Nghiên cứu để tìm ra sinh kế thay thế cho người nghèo, người bị mất đất do quá trình tái định cư trong bối cảnh BĐKH và mực nước biển dâng ở Cà Mau

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Ngân sách địa phương 2012-2015 400

12 Nghiên cứu giải pháp về phúc lợi xã hội tại các khu vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 15.000

13 Nghiên cứu giải pháp tăng cường tính hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong phòng và chữa các bệnh thường gặp do BĐKH và nước biển dâng

Sở Y tế Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.000

14 Quy hoạch và điều chỉnh sử dụng đất cho phù hợp với kịch bản BĐKH

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 10.000

15 Quy hoạch khai thác và sử dụng thích hợp nguồn tài nguyên nước để thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng tại Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 3.000

16 Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải để thích ứng với BĐKH – mực nước biển dâng tại tỉnh Cà Mau

Sở Giao thông vận tải

Các Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 5.000

17 Nghiên cứu đề xuất chính sách Bảo hiểm Y tế cho người nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Y tế Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 300

18 Đánh giá tác động của BĐKH đối với thành phố Cà Mau và đề xuất biện pháp bảo vệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.000

19 Xây dựng đề án “Cơ chế phát triển sạch” tại tỉnh Cà Mau và tìm kiếm dự án Cơ chế phát triển sạch cấp quốc gia

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 1.500

20 Đánh giá tác động của BĐKH đối với khu dự trữ sinh quyển và đề xuất giải pháp bảo tồn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 2.000

21 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH

2012-2015 5.000

22 Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp và mô hình thí điểm về bảo tồn các địa điểm văn hóa, điểm du lịch giáp bờ biển để thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng

DINET Kết hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác liên quan đến thích ứng với BĐKH

2012-2015 10.000

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

45

23 Nghiên cứu và thực hiện giải pháp nhằm giảm phát thải từ các nhà máy sản xuất, bãi rác để thích ứng có hiệu quả với BĐKH

Sở Khoa học và Công nghệ

Ngân sách địa phương 2012-2015 1.000

24 Giám sát và đánh giá thực trạng tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái biển và đảo ở Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân sách địa phương 2013-2015 5.000

25 Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào công tác lập kế hoạch quản lý vùng ven biển tỉnh Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA, tổ chức phi chính phủ,…

2012-2015 85.000

III. Dự án giải pháp: 5.534.700

1 Phục hồi và bảo vệ rừng phòng hộ dọc bờ biển để thích ứng với BĐKH ở Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA, tổ chức phi chính phủ,…

2012-2020 50.000

2 Kết hợp bảo vệ bờ biển và khôi phục rừng ngập mặn trong bối cảnh BĐKH và mực nước biển dâng ở Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA, tổ chức phi chính phủ,…

2013-2018 310.000

3 Chương trình giữ rừng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA, tổ chức phi chính phủ

2012-2015 88.700

4 Đầu tư cho công tác cải tạo hệ thống đê điều cho biển Tây, biển Đông và Mũi Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA 2013-2020 2.000.000

5 Đầu tư cho công tác cải tạo hệ thống thủy lợi ở Cà Mau theo đúng quy hoạch thủy lợi có dự tính đến kịch bản BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA 2013-2015 2.000.000

6 Nâng cao hệ thống y tế, trang thiết bị y tế tại địa phương trong bối cảnh BĐKH và mực nước biển dâng

Sở Y tế Vốn ODA, tổ chức phi chính phủ,….

2012-2020 30.000

7 Xây dựng khu tránh bão cho nhân dân vùng ven biển và nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khi có bão.

Sở Xây dựng Vốn ODA, Tổ chức phi chính phủ,…

2012-2020 20.000

8 Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển gắn liền với phát triển du lịch sinh thái tại đầm Thị Tường, tỉnh Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân sách địa phương 2012-2015 5.000

9 Nâng cấp Hệ thống giám sát khí hậu và dự báo BĐKH, thiên tai; nâng cao năng lực cảnh báo để phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA, Tổ chức phi chính phủ,…

2012-2020 30.000

10 Nghiên cứu áp dụng các loài cây trồng, vật nuôi, thủy sản có khả năng chống chịu với BĐKH

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân sách địa phương 2012-2015 1.000

11 Đầu tư cho công tác chống xói lở ở các khu vực dọc bờ sông, kênh mương ở Cà Mau

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ODA 2013-2020 1.000.000

Tổng vốn đầu tư 5.706.800Tương đương 270 triệu USD

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

46

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

47

Phụ lục 3: Danh mục dự án đầu tư thuộc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau

Chú thích cho phần xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế:

Định danh 2 – Mục tiêu chính là thích ứng với BĐKH

Định danh 1 – Liên quan đáng kể đến thích ứng với BĐKH

Định danh 0 – Không liên quan đến thích ứng với BĐKH

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LỚN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH Ghi chú Xếp hạng của OECD về mức độ liên quan đến thích ứng với BĐKH

A CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ

I Giao thông vận tải

1 Đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn – Đất Mũi) Đang thực hiện 1

2 Đường hành lang ven biển phía Nam Đang thực hiện 1

3 Cầu Đầm Cùng Đang thực hiện 1

4 Cầu Năm Căn Đã được phê duyệt 1

5 Cầu Rạch Ruộng Nhỏ Đang thực hiện 1

6 Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63 Đang thực hiện giải phóng mặt bằng

1

7 Nâng cấp, mở rộng đường U Minh – Khánh Hội Đường cứu hộ, cứu nạn 1

8 Cầu Hòa Trung 1

9 Cầu bắc qua sông Ông Đốc thị trấn Sông Đốc 1

10 Đường vành đai phía Tây Nam tỉnh Cà Mau Lộ bê tông 1

11 Đường ven sông Ông Đốc kéo dài đến Quốc lộ 1A (Rau Dừa, Rạch Ráng – Sông Đốc)

Lộ bê tông 1

12 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tắc Thủ - Cơi Năm – Đá Bạc

Lộ bê tông 1

13 Đường tránh Quốc lộ 1A đi qua thành phố Cà Mau (đến Năm Căn)

1

14 Đường tránh Quốc lộ 1A đi qua thành phố Cà Mau (đến đoạn đấu nối Quản Lộ-Phụng Hiệp vào Quốc lộ 63)

1

15 Nâng cấp, mở rộng sân bay Cà Mau 0

16 Cải tạo, nâng cấp sân bay Năm Căn 0

17 Đường bờ biển Tây 1

18 Đường bờ biển Đông 1

19 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tắc Thủ-Rạch Ráng-Sông Đốc

1

20 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau-Đầm Dơi 1

21 Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Láng Trâm – Thới Bình 1

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

48

22 Xây dựng tuyến đường U Minh – Thới Bình (Kênh Zê Rô) 1

23 Xây dựng tuyến đường Trí Phải – Thới Bình 1

24 Đường đến trung tâm xã (gồm cả các xã mới tách ra) 1

25 Các tuyến đường liên xã 1

26 Chương trình xây dựng cầu và đường giao thông nông thôn

1

27 Cầu Kênh Mới Vốn ODA 1

28 Cầu Kênh 90 Vốn ODA 1

29 Cầu Cái Keo 1

30 Cầu Chà Là (bắc qua sông Bảy Háp) 1

31 Cầu Vàm Đàm 1

32 Cầu bắc qua sông Cái Tàu (tuyến Thới Bình – U Minh) 1

33 Cầu bắc qua sông Trẹm (tuyến Thới Bình – U Minh) 1

34 Cầu cửa biển Gành Hào 1

35 Bến xe khách liên tỉnh (mới) 0

36 Bến xe khách và đường sắt Năm Căn 0

37 Bến xe khách và đường sắt Sông Đốc 0

38 Tuyến đường Cà Mau – Đầm Dơi – Năm Căn 1

39 Tuyến đường Hòa Trung – Trần Phan 1

40 Tuyến đường trung tâm phía Bắc bờ Sông Đốc 1

41 Đường vành đai thuộc thị trấn Sông Đốc 1

42 Tuyến đường trục Bắc – Nam tại thị trấn Sông Đốc 1

43 Tuyến đường trung tâm phía nam bờ Sông Đốc 1

44 Các tuyến đường trên đảo Hòn Khoai 1

II Thủy lợi, đê sông và biển, bờ kè

1 Các tuyến đê biển 2

Gia cố, nâng cấp đê biển Tây 2

Đắp đê biển Đông 2

2 Đê sông (29 tuyến đê) 2

3 Xây dựng tiểu vùng thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp

1

4 Nạo vét kênh Bạc Liêu – Cà Mau 1

5 Nạo vét sông Ông Đốc 1

6 Nạo vét tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên địa bàn tỉnh

1

7 Bờ kè chống sạt lở bờ sông tại phường 2, 5, thành phố Cà Mau

Đang thực hiện 1

8 Bờ kè chống sạt lở đất tại khu dân cư ven sông thành phố Cà Mau

1

9 Bờ kè chống sạt lở đất tại khu dân cư ven sông thị trấn Năm Căn

1

10 Bờ kè chống sạt lở đất tại chợ xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi 1

11 Trung tâm giống thủy sản cấp I (cấp vùng) huyện Ngọc Hiển

0

12 Khu neo đậu và tránh bão tại cửa sông Rạch Gốc 2

13 Khu neo đậu tránh bão tại cửa sống Khánh Hội 2

14 Khu neo đậu tránh bão tại cửa sông Cái Đôi Vàm 2

15 Khu neo đậu tránh bão tại cửa sông Bồ Đề 2

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

49

16 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và khu định cư rừng sản xuất U Minh Hạ

0

17 Dự án Vườn quốc gia U Minh Hạ 1

18 Dự án Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 1

19 Dự án phát triển vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ 1

20 Dự án phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 1

21 Khu bảo tồn sinh thái biển Cà Mau 2

22 Dự án rừng ngập mặn 2

23 Dự án nuôi trồng thủy sản vùng ven biển và hải đảo 1

24 Dự án khôi phục và phát triển nghề nuôi cá 1

25 Đề án sắp sếp lại khu vực dân cư sống phía ngoài đê biển, bên trong các khu rừng phòng hộ vả đặc dụng

2

26 Xây dựng cơ sở hạ tầng điểm nuôi tôm công nghiệp huyện Ngọc Hiển

1

III Công nghiệp, điện lực, dầu khí

1 Dự án xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn Đang thực hiện 0

2 Nhà máy phân bón Cà Mau Đầu tư cho cơ sở hạ tầng 0

3 Khu công nghiệp Khánh An Đầu tư cho cơ sở hạ tầng 0

4 Khu công nghiệp Hòa Trung 0

5 Khu công nghiệp Năm Căn 0

6 Khu công nghiệp Sông Đốc Đầu tư cho cơ sở hạ tầng 0

7 Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối điện trung áp và hạ áp

0

8 Cụm dịch vụ và công nghiệp dầu khí 0

9 Nhà máy sản xuất Dầu Khí hóa lỏng Khánh An 0

10 Nhà máy sản xuất Glyphotsat 0

IV Hệ thống cấp và thoát nước

1 Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước thành phố Cà Mau Đang thương lượng vay vốn ODA

1

2 Hệ thống cấp nước tại thị trấn Sông Đốc Đang thực hiện 1

3 Hệ thống thoát nước tại thị trấn Sông Đốc Đang thực hiện 1

4 Hệ thống cấp và thoát nước tại thị trấn Năm Căn 1

5 Hệ thống cấp nước tại các khu đô thị cấp huyện 1

6 Hệ thống thoát nước tại các khu đô thị cấp huyện 1

B CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ HỘI

I Y tế

1 Bệnh viện sản, phụ khoa Cà Mau, bệnh viện nhi 0

2 Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng 1

3 Bệnh viện Lao Phổi 0

4 Bệnh viện Đông y 0

5 Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn Đang thực hiện 1

6 Bệnh viên đa khoa huyện Trần Văn Thời Đang thực hiện 1

7 Bệnh viện đa khoa huyện Đầm Dới Đang thực hiện 1

8 Bệnh viện đa khoa huyện Cái Nước Đang thực hiện 1

9 Bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình Đang thực hiện 1

10 Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân Đang thực hiện 1

11 Bệnh viện đa khoa huyện U Minh Đang thực hiện 1

12 Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Hiển Đang thực hiện 1

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

50

13 Trung tâm y tế huyện, thành phố Đang lập kế hoạch 1

14 Các dự án đầu tư cho các trụ sở của các Trung tâm và Chi nhánh trực thuộc Sở Y tế

0

II Giáo dục và Đào tạo

1 Trường đại học Cà Mau Đang lập hoạch 0

2 Cao đẳng Y tỉnh Cà Mau Đang chuẩn bị, đang nâng cấp

0

3 Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Cà Mau Chuẩn bị xây dựng cơ sở 2 0

4 Trường Cao đẳng Kinh tế - Thể thao và Du lịch Chuẩn bị xây dựng 0

5 Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Vốn ODA của Hàn Quốc 0

6 Trường cao đẳng Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc Vốn ODA của Hàn Quốc 0

7 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau 0

8 Chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2

Đang thực hiện 1

9 Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển Chuẩn bị thực hiện 0

10 Xây dựng nhà trẻ, trường mầm non trên địa bàn tỉnh 1

11 Trường THPT Cà Mau 0

12 Trường THPT Nguyễn Việt Khái 0

13 Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau (giai đoạn 2) 0

III Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1 Dự án đầu tư xây dựng “nhà tưởng niệm Bác Hồ” tại thành phố Cà Mau

0

2 Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Cà Mau 0

3 Nhà thi đấu đa năng tỉnh Cà Mau 0

4 Bảo tàng Cà Mau 0

5 Trùng tu di tích Đình Tân Hưng 0

6 Trùng tu di tích Chứng tích tội ác Mỹ - Ngụy tại biệt khu Hải Yến – Bình Hưng

0

7 Trùng tu Văn phòng Trung ương Cục miền Nam 0

8 Quảng trường văn hóa tỉnh Cà Mau 0

9 Công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau 0

10 Trung tâm thể thao Sông Đốc 0

11 Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện, thành phố 0

12 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, phường, thị trấn 0

13 Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên 0

14 Nhà văn hóa thiếu nhi huyện 0

15 Đầu tư, nâng cấp trung tâm thể thao tỉnh (phường 9, thành phố Cà Mau)

0

16

17 Sân vận động tỉnh Cà Mau – khán đài A 0

18 Đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng các điểm du lịch: U Minh Hạ, Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Đầm Thị Tường

1

IV Lao động, Thương binh và Xã hội

1 Trung tâm Giáo dục, Lao động và Xã hội Đang thực hiện 0

2 Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau Đang thực hiện 0

3 Nghĩa trang liệt sỹ huyện Năm Căn Đang thực hiện 0

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

51

4 Nghĩa trang 10 Liệt sỹ khởi nghĩa Hòn Khoai, Cà Mau Đang lập kế hoạch 0

5 Trung tâm điều dưỡng cho người có công với Cách mạng Đang lập kế hoạch 0

C CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC NGÀNH KHÁC

1 Khu đô thị Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Cà Mau Đang thực hiện 0

2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 82 xã nông thôn mới Đang thực hiện 1

3 Dự án nâng cấp đô thị Cà Mau Do Ngân hàng thế giới cấp vốn

1

4 Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau Kế hoạch đã được phê duyệt

1

5 Dự án nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH và mực nước biển dâng

Đang lập kế hoạch 2

6 Nhá máy xử lý rác thải Cà Mau Đã khởi công 1

7 Dự án xây dựng bãi rác tại các thị trấn 1

8 Trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp 0

9 Trung tâm thương mại Cửu Long Đã hoàn thành giai đoạn 1

0

10 Siêu thị Coopmart Đang thực hiện 0

11 Trung tâm thương mại phường 1, phường 2, phường 6, thành phố Cà Mau

0

12 Trung tâm thương mại Năm Căn 0

13 Chợ trung tâm thị trấn Sông Đốc 0

14 Hệ thống chợ nông thôn 0

15 Đô thị mới ở thành phố Cà Mau 1

16 Các dự án tái định cư của thành phố Cà Mau 1

17 Quy hoạch nhà ở ven bờ sông và bờ mương thành phố Cà Mau

1

18 Xây dựng ký túc xá cho sinh viên 0

19 Nâng cấp, cải thiện hệ thống truyền thông thông tin 1

20 Dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau 1

21 Dự án nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Năm Căn 1

D 03 KHU ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC

1 Thành phố Cà Mau (Trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo dục của vùng)

0

2 Thị trấn Năm Căn (trung tâm kinh tế biển của vùng, xuất/nhập khẩu hàng hóa)

0

3 Thị trấn Sông Đốc (dịch vụ kinh tế biển cho cả vùng) 0

E CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH

1 Nhà máy đóng và sửa chữa tàu 1

2 Nhà máy chế biến gỗ 0

3 Nhà máy sản xuất ván ép 0

4 Xây dựng và đầu tư chuyên sâu cho nhà máy chế biến thủy sản

0

5 Nhà máy lắp ráp điện tử dân dụng thành phố Cà Mau 0

6 Nhà máy chế biến cá đóng hộp Sông Đốc 0

7 Nhà máy cơ khí 0

8 Nhà máy lắp ráp thiết bị ngoại vi và máy tính thành phố Cà Mau

0

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

52

Các

lợi í

ch tr

ực

tiếp

Các

lợi í

ch g

ián

tiếp

Hạn

g đư

ợc

đánh

giá

cuố

i cù

ng

Các

nguồ

n th

ông

tin

sử

dụng

để

đánh

gi

á

Tính

bền

vữn

gG

iảm

nhẹ

Xã h

ộiM

ôi tr

ường

Tỷ lệ

các

tiêu

chí

50%

15%

5%15

%15

%

Hoạ

t độn

g th

ích

ứng

với

BÐKH

(đượ

c sà

ng lọ

c =

CẤP

BÁCH

)(T

ừ bả

ng 6

)

Mục

tiêu

ưu

tiên

KH(t

ừ bả

ng 3

)

Mục

tiêu

ưu

tiên

KH(t

ừ bả

ng 3

)

Hoạ

t độn

g X

…..

Hoạ

t độn

g Y

…..

……

……

……

……

……

……

Hoạ

t độn

g Z…

..

Phụ

lục

4: T

rích

dẫn

từ C

ông

cụ X

ác đ

ịnh

mức

ưu

tiên

cho

thíc

h ứn

g đư

ợc đ

ề xu

ất

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

53

Phụ

lục

5: T

hí d

ụ m

inh

họa

hệ th

ống

định

dan

h đố

i với

ngâ

n sá

ch h

àng

năm

Xác

định

các

địn

h da

nh v

à m

ức p

hân

bổ n

gân

sách

cho

thíc

h ứn

g vớ

i BĐ

KHl

Đ

ịnh

danh

2 (l

iên

quan

chủ

yếu

đến

KH):

10

0 %

các

kho

ản c

hi c

ho B

ĐKH

l

Địn

h da

nh 1

(liê

n qu

an đ

áng

kể đ

ến B

ĐKH

): 40

% c

ác k

hoản

chị

cho

KHl

Đ

ịnh

danh

0 (k

hông

liên

qua

n đế

n BĐ

KH):

0 %

các

kho

ản c

hi c

ho B

ĐKH

STT

DA

NH

MỤ

CKế

hoạ

ch

vốn

năm

20

13

Tron

g đó

Chủ

đầu

Địn

h da

nh

của

OEC

D

Phần

đó

ng

góp

cho

thíc

h ứn

g vớ

i BĐ

KH

Vốn

tron

g nư

ớc

Vốn

ngoà

i nư

ớc

M

ột s

ố cô

ng tr

ình,

dự

án

ACÁ

C CÔ

NG

TRÌ

NH

CH

UYỂ

N T

IẾP

IN

ÔN

G –

LÂM

– T

HỦ

Y SẢ

N

1Vố

n đố

i ứng

cho

dự

án x

ây d

ựng

cống

Hươ

ng M

ai4.

000

4.00

0

Giá

m đ

ốc S

ở N

ông

nghi

ệp v

à Ph

át

triể

n nô

ng th

ôn1

1.60

0

2Vố

n đố

i ứng

cho

dự

án q

uản

lý th

ủy lợ

i phụ

c vụ

phá

t triể

n nô

ng th

ôn

vùng

đồn

g bằ

ng s

ông

Cửu

Long

(Hệ

thốn

g th

ủy lợ

i tiể

u vù

ng X

Nam

Mau

)

2.00

02.

000

G

iám

đốc

Sở

Nôn

g ng

hiệp

Phát

tr

iển

nông

thôn

180

0

3Vố

n đố

i ứng

Dự

án q

uản

lý th

ủy lợ

i phụ

c vụ

phá

t triể

n nô

ng th

ôn

vùng

ĐBS

CL (C

ác d

ự án

cấp

nướ

c nô

ng th

ôn)

2.00

02.

000

G

iám

đốc

Tru

ng tâ

m n

ước

sinh

hoạ

t và

vệ

sinh

môi

trườ

ng n

ông

thôn

180

0

4Vố

n đố

i ứng

Dự

án n

guồn

lợi v

en b

iển

vì s

ự ph

át tr

iển

bền

vững

Mau

3.00

03.

000

G

iám

đốc

Sở

Nôn

g ng

hiệp

Phát

tr

iển

nông

thôn

23.

000

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

54

IIG

IAO

TH

ÔN

G

1Tu

yến

đườn

g nộ

i ô th

ị trấ

n Tr

ần V

ăn T

hời (

đoạn

từ c

hợ R

ạch

Ráng

đến

i rác

)3.

200

3.20

0

Chủ

tịch

UBN

D h

uyện

Trầ

n Vă

n Th

ời0

2Cầ

u Đ

ền th

ờ Bá

c H

ồ th

ị trấ

n Cá

i Nướ

c, h

uyện

Cái

Nướ

c3.

200

3.20

0

Chủ

tịch

UBN

D h

uyện

Cái

Nướ

c0

3Cầ

u Tr

ung

tâm

hàn

h ch

ính

huyệ

n Cá

i Nướ

c6.

600

6.60

0

Chủ

tịch

UBN

D h

uyện

Cái

Nướ

c0

4Cầ

u kê

nh 2

1, h

uyện

U M

inh

8.00

08.

000

G

iám

đốc

Sở

Gia

o th

ông

vận

tải

0

5H

ệ th

ống

giao

thôn

g kh

u hà

nh c

hính

huy

ện P

hú T

ân (g

iải p

hóng

mặt

bằ

ng v

à ch

ỉ triể

n kh

ai x

ây d

ựng

1 số

tuyế

n đư

ờng)

5.00

05.

000

Ch

ủ tịc

h U

BND

huy

ện P

hú T

ân1

2.00

0

IVCÔ

NG

CỘ

NG

1D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

công

trìn

h Tr

ung

tâm

Hội

ngh

ị35

.000

35.0

00

Giá

m đ

ốc S

ở Xâ

y dự

ng0

2Cá

c tu

yến

đườn

g nộ

i ô th

ành

phố

Cà M

au (C

ác c

ông

trìn

h ch

uyển

tiế

p)30

.000

30.0

00

Chủ

tịch

UBN

D th

ành

phố

Cà M

au0

3Vố

n đố

i ứng

phầ

n ng

ân s

ách

tỉnh

Dự

án n

âng

cấp

đô th

ị vùn

g Đ

BSCL

- T

iểu

dự á

n th

ành

phố

Cà M

au

20.0

0020

.000

Ch

ủ tịc

h U

BND

thàn

h ph

ố Cà

Mau

18.

000

VKH

OA

HỌ

C VÀ

NG

NG

HỆ

1D

ự án

đầu

tư n

âng

cấp

hệ th

ống

thiế

t bị c

ông

nghệ

thôn

g tin

các

quan

Đản

g tỉn

h Cà

Mau

3.00

03.

000

Ch

ánh

Văn

phòn

g Tỉ

nh ủ

y Cà

Mau

0

2D

ự án

xây

dựn

g hạ

tầng

côn

g ng

hệ th

ông

tin c

ho c

ác c

ơ qu

an c

ấp

tỉnh

và h

uyện

, thà

nh p

hố C

à M

au (p

hân

kỳ 3

)4.

900

4.90

0

Chán

h Vă

n ph

òng

UBN

D tỉ

nh0

VIKH

ỐI Đ

ẢNG

, NH

À N

ƯỚ

C

1Tr

ụ sở

Sở

Tư p

háp

tỉnh

Cà M

au4.

000

4.00

0

Giá

m đ

ốc S

ở Tư

phá

p0

2Tr

ụ sở

Khán

h H

ưng,

huy

ện T

rần

Văn

Thời

6.00

06.

000

Ch

ủ tịc

h U

BND

huy

ện T

rần

Văn

Thời

12.

400

3Tr

ung

tâm

Kiể

m đ

ịnh

chất

lượn

g cô

ng tr

ình

xây

dựng

Mau

(phầ

n xâ

y lắ

p)4.

700

4.70

0

Giá

m đ

ốc S

ở Xâ

y dự

ng0

BCÔ

NG

TRÌ

NH

MỚ

I

IN

ÔN

G L

ÂM N

GH

IỆP,

TH

ỦY

SẢN

1Tr

ụ sở

Hạt

Kiể

m lâ

m P

hú T

ân1.

800

1.80

0

Chi c

ục tr

ưởng

Chi

cục

Kiể

m lâ

m1

720

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

55

IICÔ

NG

NG

HIỆ

P, Đ

IỆN

1Cô

ng tr

ình

phát

triể

n lư

ới đ

iện

xã T

ân H

ải, h

uyện

Phú

Tân

xã T

ân

Dân

huy

ện Đ

ầm D

ơi4.

000

4.00

0

Giá

m đ

ốc S

ở Cô

ng T

hươn

g0

2Cô

ng tr

ình

phát

triể

n lư

ới đ

iện

xã T

rần

Hợi

huy

ện T

rần

Văn

Thời

4.00

04.

000

G

iám

đốc

Sở

Công

Thư

ơng

0

IVG

IAO

TH

ÔN

G

1Bế

n ph

à sô

ng C

ửa L

ớn14

.000

14.0

00

Giá

m đ

ốc S

ở G

iao

thôn

g Vậ

n tả

i0

VKH

OA

HỌ

C VÀ

NG

NG

HỆ

1 T

rung

tâm

dữ

liệu

của

tỉnh

phục

vụ

lưu

trữ

và q

uản

lý d

ữ liệ

u10

.000

10.0

00

Giá

m đ

ốc S

ở Th

ông

tin v

à Tr

uyền

th

ông

0

VIKH

ỐI Đ

ẢNG

, NH

À N

ƯỚ

C

1D

ự án

đầu

tư x

ây d

ựng

công

trìn

h tr

ụ sở

Liê

n đo

àn L

ao đ

ộng

tỉnh

Mau

(ngâ

n sá

ch tỉ

nh h

ỗ tr

ợ 02

tỷ đ

ồng)

2.00

02.

000

Ch

ủ tịc

h Li

ên đ

oàn

Lao

động

tỉnh

0

2Cô

ng tr

ình

sửa

chữa

, nân

g cấ

p tr

ụ sở

Tỉn

h ủy

Mau

5.00

05.

000

Ch

ánh

Văn

phòn

g Tỉ

nh ủ

y Cà

Mau

0

Tổ

ng18

5.40

018

5.40

0

19.3

20

Xếp loại các Dịch vụ và Khoản đầu tư công cấp tỉnh có liên quan đến công tác thích ứng với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

57

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau