4
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Số: 2567/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 08 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy hoạch tài nguyên tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 177/TTr-SKHĐT ngày 12 tháng 9 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chính như sau: 1. Quan điểm quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước (quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thuỷ sản, quy hoạch cấp nước,… ) và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; với quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trên cơ sở tối ưu các nguồn lực; phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương,

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …media.angiang.gov.vn/QD_Quyhoach_KH/2016/2527/2567_QH TNN.signed.pdf · Giang và Kiên Giang, cũng như khu

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …media.angiang.gov.vn/QD_Quyhoach_KH/2016/2527/2567_QH TNN.signed.pdf · Giang và Kiên Giang, cũng như khu

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Số: 2567/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị

định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 08 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy hoạch tài nguyên tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 177/TTr-SKHĐT ngày 12 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chính như sau: 1. Quan điểm quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử

dụng đất và quy hoạch phát triển của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước (quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thuỷ sản, quy hoạch cấp nước,… ) và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; với quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trên cơ sở tối ưu các nguồn lực; phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương,

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …media.angiang.gov.vn/QD_Quyhoach_KH/2016/2527/2567_QH TNN.signed.pdf · Giang và Kiên Giang, cũng như khu

2

các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu theo định hướng phát triển bền vững. Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ được nguồn sinh thủy, chất lượng nước, hệ sinh thái thủy sinh, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, gắn kết phân bổ nguồn nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở các sông, các tiểu lưu vực trong điều kiện biến đổi khí hậu. Định hướng, cơ sở cho công tác quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành trong tương lai, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Mục tiêu quy hoạch Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 nhằm mục tiêu phân bổ hài hòa, hợp lý trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra góp phần chủ động thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu, việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông, bảo đảm an ninh về nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng bền vững.

3. Các nhiệm vụ chính: 3.1. Thứ tự phân bổ nguồn nước trong kỳ quy hoạch Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước đoạn sông Tiền, sông Hậu qua tỉnh

An Giang, cùng các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn tỉnh như sau: - Cấp nước 100% cho sinh hoạt (đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước trong

mọi trường hợp). - Cung cấp nước 100% cho công nghiệp và dịch vụ. - Cấp nước 100% cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. - Cung cấp nước tưới trong nông nghiệp. Trong trường hợp hạn hán tần

suất nước đến là 75% thì cấp nước cho nông nghiệp chiếm 90%. - Duy trì lượng nước tối thiểu để có thể đẩy mặn vào mùa khô, đảm bảo

trong tương lai nguồn nước không bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến khả năng khai thác.

3.2. Bảo vệ tài nguyên nước - Phân vùng chất lượng nước phù hợp mục đích khai thác, sử dụng trong

kỳ quy hoạch và giảm nguồn thải phát sinh các chất gây ô nhiễm như BOD5, TSS, ..., đặc biệt ưu tiên cắt giảm nguồn thải từ hoạt động sản xuất lúa, xử lý triệt để nước thải sinh hoạt; để đáp ứng yêu cầu phục vụ cấp nước sinh hoạt thì ưu tiên bảo vệ chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu, kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Mặc Cần Dưng, kênh Chắc Cà Đao.

- Giới hạn chiều sâu mực nước hạ thấp cho phép khai thác của các tầng chứa nước.

- Khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giải pháp tích trữ nước phục vụ các tháng mùa kiệt (đặc biệt là địa bàn huyện Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên)

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …media.angiang.gov.vn/QD_Quyhoach_KH/2016/2527/2567_QH TNN.signed.pdf · Giang và Kiên Giang, cũng như khu

3

và hạn chế lũ lụt; tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang, cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Bảo vệ và phát triển rừng, rừng phòng hộ, đồng thời phục hồi các khu đất ngập nước.

- Quan trắc, cảnh báo sạt lở và khoanh chia các vùng lập quy hoạch chỉnh trị sông trên địa bàn tỉnh để giảm thiểu thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân.

4. Các giải pháp thực hiện chủ yếu 4.1. Nhóm giải pháp về chính sách, thể chế và pháp luật: Rà soát và ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các công trình, các dự án ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, tái sử dụng nước, tiết kiệm nước, hạn chế rác thải, nước thải trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nước mặt, cũng như chủ động, tích cực tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư giám sát các hoạt động khai thác nước mặt, khai thác nước ngầm, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác quản lý tài nguyên nước với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

4.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành: Từng bước xây dựng bộ máy quản lý tài nguyên nước hợp lý, đủ năng lực quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quản lý lĩnh vực tài nguyên nước trong thời gian tới. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ phương án phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước. Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, tình hình ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn, cũng như tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt trên phương tiện truyền thông.

4.3. Nhóm giải pháp về tài chính: Chương trình quản lý nguồn tài nguyên nước cần được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; chương trình bảo vệ môi trường, nông thôn mới; Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm để đầu tư ngân sách nhà nước (như xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng nước; …) bằng nguồn vốn của Trung ương và địa phương, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức Quốc tế, Ủy hội sông Mê Kông cho công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan: Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin; cơ chế trách nhiệm giữa các tổ chức/cá nhân, ngành, lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; Xây dựng chương trình giám sát sức

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …media.angiang.gov.vn/QD_Quyhoach_KH/2016/2527/2567_QH TNN.signed.pdf · Giang và Kiên Giang, cũng như khu

4

khỏe dòng sông dựa vào cộng đồng, đặc biệt dòng sông hoặc đoạn sông có nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; Tập trung năng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức quản lý tài nguyên nước và tổ chức, cá nhân liên quan khác ở cấp tỉnh, huyện, xã.

4.5. Nhóm giải pháp về phát triển tài nguyên nước, bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước: Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước từ các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước như công trình thủy lợi, cấp nước tập trung; Giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, kênh rạch chính, tầng chứa nước chính, tổ chức/cá nhân khai thác, sử dụng nước quy mô lớn, khu/cụm công nghiệp, khu đô thị; Tăng cường phối hợp bảo vệ môi trường nước khu đô thị, khu/cụm công nghiệp, lưu vực sông.

5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Phu lục kèm theo) Điều 2. Tổ chức thực hiện - Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch theo quy định;

phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch; định kỳ rà soát, thống kê, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tích hợp các nội dung Quy hoạch tài nguyên nước vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, phân bổ các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép, tích hợp các nội dung Quy hoạch tài nguyên nước vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - TT TU, HĐND, UBND tỉnh; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, - UBND huyện, thị, thành phố; - Lãnh đạo VP.UBND tỉnh; - Phòng: KTN, KTTH, TH, KGVX, NC, TTCBTH; - Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lâm Quang Thi