30
Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng Nhiều người nhìn thấy logo của LG, Amazon hay FedEx hằng ngày mà không nhận ra những ý nghĩa đằng sau chúng. Dù người ta đã tốn nhiều giấy mực để bàn về ý nghĩa của logo LG, một số người khác phát hiện ra rằng có một khuôn mặt pacman ẩn giấu đằng sau logo của hãng này. Pacman vốn là một trò chơi điện tử rất phổ biến ở Nhật Bản và các nước phương Tây trong thập niên 1980. Sức ảnh hưởng của trò chơi này lớn đến nỗi từng có cả một "văn hóa pacman" thời kỳ đó. Khi nhìn logo của cửa hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon, người ta dễ dàng nghĩ đến một cái miệng cười thân thiện. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, mũi tên chạy từ chữ A đến chữ Z hàm ý tại cửa hàng của Amazon, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ A đến Z.

Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Nhiều người nhìn thấy logo của LG, Amazon hay FedEx hằng ngày mà không nhận ra những ý nghĩa đằng sau chúng.

Dù người ta đã tốn nhiều giấy mực để bàn về ý nghĩa của logo LG, một số người khác phát hiện ra rằng có một khuôn mặt pacman ẩn giấu đằng sau logo của hãng này. Pacman vốn là một trò chơi điện tử rất phổ biến ở Nhật Bản và các nước phương Tây trong thập niên 1980. Sức ảnh hưởng của trò chơi này lớn đến nỗi từng có cả một "văn hóa pacman" thời kỳ đó.

Khi nhìn logo của cửa hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon, người ta dễ dàng nghĩ đến một cái miệng cười thân thiện. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, mũi tên chạy từ chữ A đến chữ Z hàm ý tại cửa hàng của Amazon, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ A đến Z.

Page 2: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Nhiều người đã nhìn logo của FedEx hàng trăm lần mà không nhận ra rằng có một mũi tên được tạo ra bởi hai chữ cái E và X ở cuối cùng. Mũi tên ngụ ý tốc độ của hãng chuyển phát nhanh này.

Logo của công ty phần mềm nổi tiếng thế giới Sun Microsystems bao gồm 4 chữ Sun đan xen nhau và có thể đọc được khi nhìn từ mọi hướng. Các chuyên gia đánh giá đây là ví dụ tuyệt vời về các loại logo có tính đối xứng.

Page 3: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Khi mới nhìn logo của hãng kem hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, khách hàng chỉ thấy hai chữ cái B và R, viết tắt cho thương hiệu Baskin Robbins. Tuy nhiên, sau đó người ta sẽ nhận ra số 31 được nhấn mạnh bằng màu hồng và tò mò muốn biết con số này tượng trưng cho điều gì. Đây là chiêu quảng cáo cho ý tưởng của hãng về việc bán 31 loại kem trong tháng, mỗi ngày một hương vị khác nhau.

Hãng truyền thông NBC sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất trên thế giới, bao gồm hình một con công đang xòe rộng đuôi, cổ nhìn sang bên phải, biểu lộ hàm ý công ty này luôn nhìn về phía trước, không phải phía sau.

Page 4: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Carrefour là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Do là một công ty của Pháp, từ Carrefour trong tiếng Pháp mang nghĩa "đường giao nhau". Logo của hãng bao gồm chữ “C” ở giữa và 2 mũi tên chỉ hai hướng ngược chiều.

Five-Ten là một hãng nổi tiếng chuyên sản xuất giày thể thao, có trụ sở tại Mỹ. Logo này khiến người ta không thể quên cái tên Five Ten, khi nhìn từ một hướng họ sẽ nhìn thấy con số 5 và nhìn từ hướng khác thì lại nhận ra số 10.

Page 5: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Logo của thương hiệu socola Toblerone ẩn giấu hình một con gấu trên hình đỉnh núi. Con gấu này là biểu tượng của thành phố Berne, Thụy Sĩ, nơi sản xuất ra loại socola nổi tiếng thế giới này.

Logo độc đáo của dịch vụ thực phẩm trực tuyến Forkware mang hình cái dĩa (fork) quấn tròn như một dây mạng (wire). Logo này cũng trông như ký hiệu @, mang tính công nghệ cao.

Hãng xe Audi 

Page 6: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

Logo của hãng xe đắt tiền này là 4 vòng tròn đan xen lẫn nhau, tượng trưng cho 4 công ty đóng vai trò chủ chốt trong hiệp hội liên minh xe hơi vào năm 1932. 4 công ty đó là DKW, Horch, Wanderer và Audi. Như vậy logo này chứng minh cho sự tự hào về quá khứ của hãng xe Audi đấy nhỉ?Giải đua xe công thức 1 

 

Page 7: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Thoạt nhìn thì đây là một cái logo vô cùng đơn giản nhưng thử nhìn kĩ xem. Số “1” được khéo léo lồng vào giữa chứ “F” và hàng mũi tên đỏ biểu tượng cho tốc độ xé gió của các cuộc đua. Đơn giản mà đi vào lòng người ở chỗ này đây! Tập đoàn Unilever 

 Unilever là tên một tập đoàn thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. Chính vì sự đa năng trong sản phẩm nên logo của Unilever cũng muốn truyền tải một thông

điệp thật đa dạng.  Không phải ngẫu nhiên mà chữ U viết tắt kia được tạo thành bởi nhiều hình thù, chẳng cái nào giống cái nào như trong hình đâu. Mỗi hình đều mang một ý nghĩa riêng cả đấy: trái tim đại diện

Page 8: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

cho tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc và sức khỏe, con chim biểu tượng cho sự tự do, cây lá ý muốn nói sự hòa hợp với thiên nhiên trong từng sản phẩm, v.v… 

Tiếp tục "soi" thật kỹ vào các logo nào! 

Hãng máy tính IBM với logo truyền thống rất thực dụng, đơn giản, dễ hiểu, logo này được Paul Rand thiết kế vào năm 1972. Nhưng vào năm 1981, có lẽ để thay đổi không khí và muốn biến cái logo trở nên “xì-tin” hơn, đích thân Paul Rand đã “cải biến” và cho ra đời logo phụ rất bắt mắt và gợi mở như trên. IBM- “I” có cách phát âm giống “eye”; cái mắt, “B” có cách phát âm giống “bee” con ong, thế là IBM đã có một logo rất vui nhộn và bay bổng sáng tạo. 

Page 9: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Trên đây là hai logo của hai tờ tạp chí khá nổi tiếng ở Mỹ, chuyên về mảng hôn nhân và gia đình là Families và Marriage. Khoan hãy bàn về nội dung “chưa phù hợp” với tuổi của teen mình mà hãy nhìn và khâm phục khả năng thiết kế logo của họ: 3 chữ “I” được biến tấu thành ông bố, bà mẹ và một đứa con (rất logic, rất đúng với tiêu chí “mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nhé!). Còn 2 chữ “R” trong từ Marriage lại quay sang “nắm tay”, “hôn nhau chùn chụt” y hệt cô dâu và chú rể vậy.

Page 10: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Forkwire là tên một trang web giao đồ ăn trực tuyến rất thông dụng ở Mỹ, "fork" có nghĩa là cái dĩa nhưng logo của hãng lại "biến ảo" cái dĩa uốn theo chữ @, một biểu tượng kinh điển của ngôn ngữ mạng. Đúng là một logo thật đỉnh, nhìn vào thôi là biết ngay chức năng và cách thức

làm ăn của công ty.    

Page 11: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Chỉ cần giơ chai Pepsi vào gương là sẽ có dòng số "bí ẩn" này! “Giải thưởng” bí ẩn và khó hiểu  nhất có lẽ thuộc về logo của Pepsi. Đầu tiên bạn hãy kiếm ngay một lon hoặc chai Pepsi, soi hàng chữ Pepsi và trong gương bạn sẽ có được dòng số “bí hiểm” từ chữ Pepsi ngược: 12939. Nếu đây là ngày tháng năm theo cách viết của người Mỹ thì nó sẽ là ngày 9 tháng 12 năm 1939 (mà cũng có thể là 1839). Nhưng dãy số trên lại trở nên vô nghĩa nếu như so với dòng lịch sử ra đời của Pepsi. 

Page 12: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Logo cũ của Pepsi như này nè! Năm 1898, trước cái khí hậu nóng nực tại bắc Carolina, một dược sĩ trẻ tên là Bradham bắt đầu thí nghiệm chế tạo một thứ nước giải khát mới toanh bắt đầu từ các loại gia vị, nước quả và sirô… Và anh ta đã thành công, một loại đồ uống có tên là Pepsi-Cola đã ra đời. Đầu tuên nó có tên là “Brad’s Drink” (đồ uống của Brad) và có thành phần từ hạt cây cô-la, vani và nước hương liệu. Năm 1902, Bradham thành lập công ty và đặt chung tên của công ty và loại nước uống của

mình là Pepsi – Cola.  Một cách giải thích khá thuyết phục cho sự hiện diện của dòng số đó là: Năm 1939, Bradham muốn tạo một logo mới dễ nhớ về sản phẩm của mình. Nhưng sau bao tháng suy nghĩ, ông vẫn không chọn được 1 cái nào phù hợp. Vào một ngày mùa đông tuyết rơi ở New York, ông đang suy nghĩ về nó, bước ra ban công để tìm chút thư giãn. Ông lấy tay ghi lên ô cửa sổ ngày hiện tại,

12.9.39 (ngày 9 tháng 12 năm 39, viết theo cách Mỹ).  Sau khi bước vào phòng và nhìn ra ban công, qua ô cửa kính, ông thấy những con số 12 9 39 hình như tạo nên 1 chữ gì đó. Bước lại gần để xem thì ông thấy đó là nguyên chữ PEPSI do đọc các con số ở mặt bên kia của ô cửa sổ. Do ô cửa sổ dính đầy tuyết nên các con số đã hiện ra rất rõ và qua cửa kính đã được nhìn ra thành chữ PEPSI. Một sự trùng hợp khó tin và vô cùng bất ngờ, sau đó Bradham đã nghiên cứu và cho ra đời logo Pepsi theo hình thù bây giờ.  Chanel 

Page 13: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Chanel, hãng thời trang nổi tiếng đến từ Paris, nhãn hiệu dành cho những quý cô tinh tế. Nhắc đến Chanel người ta có thể nghĩ ngay đến những trang phục, phụ kiện như túi xách hay nước hoa mang đậm chất lãng mạn và quý phái đặc trưng của nước Pháp. Logo của Chanel là 2 chữ C quay lưng và lồng vào nhau. Logo này bắt đầu xuất hiện vào năm 1952 trên lọ nước hoa Chanel No.5 và sau đó nó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Đã có rất nhiều sự lí giải khác nhau về ý nghĩa của biểu tượng này. Có giả thiết cho rằng đây là hình hai chiếc móng ngựa lồng vào nhau theo như bản phác thảo vào năm 1886 của họa sĩ Mikhail Vrubel, giả thiết khác thì lại coi biểu tượng hai chữ lồng vào nhau tượng trưng cho sự thành công và may mắn. Nhưng giả thiết hai chữ C là viết tẳt của từ “CoCo” được coi là có cơ sở nhất. Vì người sáng lập ra thương hiệu này là Gabrielle Bonheur Chanel. Khi còn là ca sĩ ở một  quán café nhỏ tại Pháp, bà thường lấy nghệ danh là “CoCo”, và sau này khi đã trở thành nhà thiết kế nổi tiếng, nghệ danh này đã được gắn với họ của bà để tạo nên một thương hiệu nổi tiếng: CoCo Chanel. Lacoste 

Page 14: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Lacoste được cả thế giới biết đến với biểu tượng chú cá sấu nhỏ màu xanh của mình. "Tiểu sử"

của chú cá sấu này cũng khá thú vị.  Người sáng lập ra thương hiệu Lacoste là Jean Rene Lacoste, một vận đông viên tennis. Năm 1993, ông đã gây dựng một công ty thời trang chuyên sản xuất áo cho môn thể thao này. Tuy vậy logo của hãng không hề có liên quan gì đến tennis mà lại bắt nguồn tử nickname của ông: Alligator (cá sấu). Có lần một trong những người bạn của ông vẽ tặng cho ông hình một con cá sấu. Và khi sáng lập công ty thời trang, Jean Rene Lacoste đã dùng hình này làm biểu tượng cho nhãn hiệu riêng của mình. Chỉ không lâu sau đó, biểu tượng chú cá sấu nhỏ này đã được cả thế

giới biết đến.  Hermès 

Page 15: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Đây là nhãn hàng thời trang xa xỉ đến mức nó đã trở thành một trong những chuẩn mực của sự

đẳng cấp và sang trọng.  Khởi nghiệp với việc sản xuất những chiếc yên ngựa hoàn hảo từ năm 1837 do Thierry Hermes điều hành. Cái tên Hermès nổi tiếng trên thế giới từ những năm 1879 khi con trai của Thierry là Charles-Emile Hermes kế tục sự nghiệp của cha. Từ lúc ấy, họ bắt đầu mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực thời trang với quần áo và phụ kiện được chế tác bằng da. Năm 1922, Hermès bắt đầu khẳng định tên tuổi của mình bằng những mẫu túi da đầu tiên của hãng. Từ đó cho đến nay, Hermès vẫn luôn là một trong những thương hiệu đẳng cấp trong làng thời trang thế giới. Những điều này có thể lí giải phần nào cho logo của hãng, đó là hình một quý ông sang trọng đứng trước cỗ xe ngựa uy nghiêm, một bức tranh toát lên toàn bộ vẻ quý tộc và đẳng cấp như chính thương hiệu Hermès vậy. Versace 

Page 16: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Nhìn vào biểu tượng của Versace, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến một nhân vật ác quỷ trong thần thoại Hi Lạp là Medusa (quỷ đầu rắn). Theo như trong thần thoại, Medusa có khả năng hóa đá bất cứ ai nhìn vào đôi mắt chết người của nó. Gianni Versace đã sáng tác ra biểu tượng này vào năm 1978. Ông là một người tôn thờ những hình tượng thần thoại cổ điển và theo như lí giải của mình, biểu tượng này làm toát lên đặc điểm của nhãn hiệu Versace: “sự quyến rũ và hấp dẫn chết người”.  KFC: “It’s Finger lickin' good" (Vị ngon trên từng ngón tay) 

 KFC là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới chỉ sau McDonald’s. Thực ra câu slogan chuyển thể sang tiếng Việt chưa thể hiện được hết ý đồ của

Page 17: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

KFC đâu. Ý nghĩa của slogan này rất thú vị : khi ăn, ta có thể "liếm" hương vị của miếng gà rán

trên các đầu ngón tay thay vì dùng khăn ăn để lau tay.  Từ đó ta có thể cảm nhận được hương vị của miếng gà rán một cách chân thực nhất. Có thể thấy FKC đã rất thông minh khi sử dụng slogan này vì nó khơi gợi được trí tưởng tượng của khách

hàng khi nghĩ đến thương hiệu gà rán KFC.  Nokia: “Connecting people” (Kết nối mọi người) 

 Hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với câu khẩu hiệu của hãng điện thoại Nokia: Kết nối mọi người. Câu khẩu hiệu tuy ngắn gọn mà thông minh này tượng trưng cho tiêu chí của công ty, đó là kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ những rào cản, khoảng cách với nhau. Có thể nói Nokia đã rất nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của mình thông qua câu slogan này bằng cách không ngừng chế tạo ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng, ứng dụng mới với giá thành hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Nhờ đó mà nhãn hiệu Nokia đã trở thành biểu tượng thân thuộc với tất cả mọi người. Apple: "Think different" (Hãy suy nghĩ khác biệt) 

Page 18: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham

muốn khám phá của người sử dụng.  Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này. Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi) 

Page 19: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với slogan “Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người ta hãy tiến về phía trước và được ra đời vào năm 1970. Theo một số giả thuyết thì Nike đã thuê một số

hãng quảng cáo thiết kế slogan cùng logo cho công ty.  Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) không cảm thấy hài long với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án "trình bày" nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có

lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi!   Nhưng câu nói đầy "thái độ" ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận. Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khồng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại.

. MaxWell House - Good to the last drop! (Ngon đến giọt cuối cùng) 

Page 20: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Đây là khẩu hiệu của hãng cà phê nổi tiếng ở Mỹ MaxWell House. Đọc qua câu slogan này, không khó để chúng ta thấy nó hao hao slogan quảng cáo của nước mắm Chinsu “Thơm ngon

đến giọt cuối cùng” nhỉ?  Câu slogan này ra đời trong một hoàn cảnh thật tình cờ: Chuyện kể rằng năm 1907, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Roosevelt nổi tiếng là một người thích uống cà phê. Biết được điều này, nhà buôn Joel Owley Cheek đã cố tình thể hiện tài chế biến của ông tại hội chợ vùng Mashville, Tennessee, nơi Tổng thống sẽ ghé qua. Khi Roosevelt đi ngang qua gian hàng của Joel, ngài được mời một ly cà phê bốc khói thơm lừng. Giai thoại kể rằng, Roosevelt đã quay sang nhóm người đi cùng và tuyên bố: “Good to the last drop!” Câu nói vô tình đó không ngờ đã mở ra một trang mới cũng như sự nổi tiếng cho nhãn hiệu cà phê Maxwell House và trở thành một trong những slogan hay nhất mọi thời đại. Hơn 100 năm qua, hãng MaxWell House đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để mang hương vị

thơm ngon và lời cam kết chất lượng của hãng để làm vừa lòng khách hàng của họ.  2. De Beers Consolidated – A diamond is forever! (Kim cương là vĩnh cửu) 

Page 21: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Đây là khẩu hiệu tiếp thị được ngành quảng cáo chọn là một trong top 10 slogan của thế kỉ 20. Slogan này được hãng quảng cáo N.W.Ayer tạo ra năm 1948 cho Công ty kim cương De Beers Consolidated. “A diamond is forever” được khai thác từ câu danh ngôn “Love is forever” (Tình yêu là vĩnh cửu) nhằm ám chỉ kim cương của De Beers Consolidated đồng nghĩa với sự bất diệt, và do đó đồ trang sức kim cương được coi là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu. Cho đến ngày nay, kim cương vẫn tiếp tục nắm giữ sức mê hoặc đến kỳ diệu, là một biểu tượng bất diệt của tình yêu. Không thể phủ nhận câu slogan này đã góp phần kích thích mọi người tiêu thụ mạnh kim cương, tạo nên tiếng tăm cũng như nguồn doanh thu không nhỏ cho De Beer Consolidated. 3. Burger King - Have it your way. (Thưởng thức theo cách của bạn) 

Page 22: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Hãng Burger King đã từng đứng vị trí thứ hai trên thị trường bánh hamburger tại Mỹ, chỉ sau McDonald’s. Mở đầu chiến dịch quảng cáo của mình với khẩu hiệu “Have it your way" vào năm 1974, gần như đây là một lời chế giễu của Burger King về cung cách làm việc theo phương thức "sản xuất hàng loạt" hamburger của McDonald's. Đối với Burger King, ăn uống là một nghệ thuật và người thưởng thức là một nghệ sỹ, vì vậy hãy “thưởng thức theo cách của bạn”. Đây có thể coi là một chiến dịch marketing thành công, góp phần củng cố vị trí số hai của họ. 4. Adidas – Impossible is nothing (Không có gì là không thể) 

Page 23: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất trong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ “Impossible is nothing” bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng của mọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội. Chiến dịch marketing cũng như slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, tạo tình cảm của người dân với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất. 5. Sony – make.believe 

Page 24: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 Thông điệp mới này được Sony công bố năm 2009 nhằm thống nhất các ý tưởng truyền thông của Sony xuyên suốt các lĩnh vực điện tử, trò chơi, phim truyện, âm nhạc, điện thoại di động và các dịch vụ qua mạng. “make.believe” biểu tượng cho tinh thần sáng tạo và cải tiến không ngừng, đồng thời tôn vinh cả hai lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Sony: ngành điện tử và ngành giải trí. “believe” tượng trưng cho lý tưởng và các ý tưởng của Sony, bao gồm khả năng suy nghĩ, sự tưởng tượng và mơ ước; còn ”make” nhấn mạnh đến khả năng của tập đoàn trong việc biến các ý tưởng thành hiện thực. Dấu chấm (.) nằm giữa make và believe là sự giao thoa giữa ý tưởng và hiện thực, là nơi mà cảm hứng gặp gỡ sáng tạo và sáng tạo gặp gỡ thực tế. Dấu chấm tượng trưng cho vai trò của Sony trong việc "kết nối" các ý tưởng thành hiện thực. Có thể nói make.believe là sự kết hợp giữa giấc mơ và hiện thực, giữa nhà thiết kế và các kỹ sư, giữa phần cứng và phần mềm, giữa

điện tử và giải trí, giữa Sony và người tiêu dùng. 

  3.  Google: Ban đầu, Google chưa mang tên “google” như giờ đâu. Thay vào đó, tên

gốc của gã khổng lồ tìm kiếm là “googol” cơ. Điều này chính là thuật toán chỉ số 10 mũ 100

(số 1 và 100 số 0 đứng sau), nhằm mô tả khả năng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin vô

tận của người dùng trên toàn thế giới.

Page 25: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

 

Tuy nhiên, khi bộ đôi Sergey Brin và Larry Page trình bày dự án với nhà đầu tư, họ đã viết

nhầm tấm séc dưới cái tên “Google”. Ngoài ra, ông trùm cũng thất bại trong việc mua lại tên

miền Googol.com nên phải lựa chọn Google để thay thế. Cũng khá hay ho đấy teen nhỉ?

 

   4.  Yahoo: Thường xuyên sử dụng Yahoo! Messenger nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu

về nguồn gốc tên gọi Yahoo chưa? Đây là tên viết tắt của cụm từ "Yet Another Hierarchical

Officious Oracle" được hiểu như danh mục tìm kiếm trực tuyến, trong đó "hierarchical" (phân

cấp) cho biết cơ sở dữ liệu của Yahoo được sắp xếp theo lớp, "oracle" có nghĩa là nguồn gốc

của sự thật và trí khôn, còn "officious" mô tả nhiều nhân viên văn phòng tra cứu Yahoo trong

giờ làm việc.

 

Page 26: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

Năm 1994, hai nhà đồng sáng lập David Filo và Jerry Yang quyết định lựa chọn tên gọi trên

sau khi miệt mài tra cứu từ điển và thấy rằng Yahoo cũng rất dễ nhớ, dễ đọc.

 

   5.  Intel: Thuở trước, hai "cha đẻ" Gordon Moore và Bob Noyce muốn đặt tên thành

tựu của họ là "Moore Noyce". Đáng tiếc, tên gọi này đã được đăng ký thương hiệu bởi một

khách sạn nên họ phải chuyển sang phương án khác. Cuối cùng, cái tên Intel (viết tắt của

INTegrated Electronic) tồn tại đến ngày nay.

 

Page 27: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

   6.  HP: Đơn giản, HP là tên viết tắt của bộ đôi sáng lập, Bill Hewlett và Dave Packard.

Tuy nhiên, ban đầu để xác định nên chọn thương hiệu nào giữa Hewlett-Packard và Packard-

Hewlett thì hai người đã phải tung đồng xu đó nha!

 

   7.  Asus: Asus là một trong những thương hiệu sản xuất máy tính và các linh kiện

phần cứng rất nổi tiếng phải không nào. Nhưng nguồn gốc tên gọi của họ lại khá hài hước í!

Page 28: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

 

Tên gốc của Asus là Pegasus - một loài ngựa có cánh trong thần thoại Hy Lạp. Nhưng ban

lãnh đạo lo ngại rằng chữ “P” đứng quá sâu trong bảng chữ cái ABC nên thương hiệu có

nguy cơ chìm nghỉm. Giải pháp hợp lý là phải đưa thương hiệu của họ lên đầu tiên, nhằm

được chú ý hơn trong thương vụ làm ăn. Cuối cùng, “Peg” được cắt phăng đi và chỉ còn lại

Asus đứng sau.

   8.  Cisco: Cisco là tên viết tắt của thành phố San Francisco, nơi đặt trụ sở của tập

đoàn công nghệ hệ thống này. Ngoài ra, trong logo của Cisco còn bao gồm biểu tượng cây

cầu Cổng Vàng (Golden Gate) cũng rất nổi tiếng tại San Francisco nhé.

 

Page 29: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

   9.  Red Hat: Nếu quan tâm hệ điều hành mã nguồn mở thì hẳn bạn rất quen thuộc

cái tên Red Hat. Chuyện rằng nhà sáng lập Marc Ewing được ông nội tặng một chiếc mũ đỏ

và sau đấy bạn bè thường gọi cậu là "chàng trai mũ đỏ". Tuy nhiên, trong thời gian phát

triển bản thử nghiệm nền tảng của mình, chiếc mũ vô tình bị mất. Điều ấy trở thành lý do để

cái tên Red Hat Linux xuất hiện: Ai nhìn thấy mũ đỏ ở đâu xin trả lại nhé!

 

  

 10.  Hotmail: Tham vọng của nhà sáng lập Jack Smith là muốn xây dựng một sản

phẩm có thể truy cập mọi lúc mọi nơi với bất kỳ máy tính nào trên thế giới. Vậy nên sau khi

nghiên cứu đầy đủ mọi hồ sơ, ông quyết định chọn dự án kinh doanh về dịch vụ mail của

Sabeer Bhatia.

 

Page 30: Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

 

Jack Smith đã lục lọi từ điển nhằm tìm kiếm một cái tên thật đẹp có kết thúc bằng đuôi

"mail" và Hotmail được lựa chọn. Tên gọi này cũng bao gồm các ký tự html ở bên trong

(HoTMaiL) vì đấy là ngôn ngữ lập trình dùng xây dựng các trang web