36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẢO HIỂM ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013) Sinh viên: Lê Tiến Đạt Lớp: Kinh tế bảo hiểm 53A Chuyên ngành: Bảo hiểm Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Văn Định Hà nội, tháng 3 năm 2014

Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Với trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lănh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xă hội. Tuy nhiên, thiên tai, dịch bệnh hàng năm đă gây thiệt hại cho người nông dân với khối tài sản ước tính 1,5% GDP. Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng, đối với nền kinh tế nói chung, tháng 03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013. Thời gian thực hiện thí điểm đã kết thúc, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai nhưng kết quả đạt được là không thể phủ nhận.

Citation preview

Page 1: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA BẢO HIỂM

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông

nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Sinh viên: Lê Tiến Đạt

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 53A

Chuyên ngành: Bảo hiểm

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Hà nội, tháng 3 năm 2014

Page 2: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

2

Page 3: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

MỤC LỤC

Ph n 1. S n xu t nông nghi p Vi t Nam và s c n thi t c a b o hi m nông nghi pầ ả ấ ệ ở ệ ự ầ ế ủ ả ể ệ .......................................5

1.1. Khái quát v s n xu t nông nghi p Vi t Namề ả ấ ệ ở ệ .........................................................................................5

1.1.1. N n nông nghi p nhi t đ i và đ c tr i r ng trên 4 vùng r ng l n, ph c t pề ệ ệ ớ ượ ả ộ ộ ớ ứ ạ ...................................5

1.1.2. Nông nghi p là tr đ c a n n kinh tệ ụ ỡ ủ ề ế................................................................................................5

1.1.3. N n nông nghi p v n còn l c h uề ệ ẫ ạ ậ .......................................................................................................6

1.1.4. Nông nghi p b nh h ng r t l n b i bi n đ i khí h uệ ị ả ưở ấ ớ ở ế ổ ậ .....................................................................6

1.1.5. Tình hình s n xu t nông nghi p năm 2013ả ấ ệ .........................................................................................7

1.2. S c n thi t khách quan và vai trò c a b o hi m nông nghi p Vi t Namự ầ ế ủ ả ể ệ ở ệ ..............................................8

1.2.1. S c n thi t khách quanự ầ ế ......................................................................................................................8

1.2.2. Vai trò................................................................................................................................................12

Ph n 2. Th c tr ng tri n khai b o hi m nông nghi p Vi t Namầ ự ạ ể ả ể ệ ở ệ .....................................................................14

2.1. Giai đo n tr c quy t đ nh 315/QĐ-TTg (01-3-2011)ạ ướ ế ị ..............................................................................14

2.2. Giai đo n 2011-2013ạ ................................................................................................................................17

2.2.1. V c ch , chính sáchề ơ ế ........................................................................................................................17

2.2.2. V vi c ph i h p, ch đ o th c hi n c a các B , ngànhề ệ ố ợ ỉ ạ ự ệ ủ ộ ....................................................................20

2.2.3. V vi c tri n khai th c hi n đ a ph ngề ệ ể ự ệ ở ị ươ ........................................................................................21

2.2.4. V ho t đ ng c a các DNBH, DN TBHề ạ ộ ủ ................................................................................................22

2.2.5. K t qu tri n khaiế ả ể ..............................................................................................................................22

Ph n 3. Đánh giá chung v vi c tri n khai thí đi m b o hi m nông nghi p Vi t Nam ầ ề ệ ể ể ả ể ệ ở ệ ...................................26

3.1. K t qu đ t đ cế ả ạ ượ .....................................................................................................................................26

3.2. H n ch và nguyên nhânạ ế ..........................................................................................................................27

3.2.1. V phía ng i dânề ườ ..............................................................................................................................27

3.2.2. V phía DNBHề ....................................................................................................................................28

3.2.3. V phía Nhà n cề ướ ..............................................................................................................................30

3.3. Ki n nghế ị...................................................................................................................................................32

3.3.1. Đ i v i BTCố ớ .........................................................................................................................................32

3.3.2. Đ i v i B NN&PTNTố ớ ộ .........................................................................................................................32

3.3.3. Đ i v i UBND các t nh, thành phố ớ ỉ ố.....................................................................................................33

3.3.4. Đ i v i DNBHố ớ .....................................................................................................................................33

LỜI NÓI ĐẦU

Với trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện

tích lănh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp - nông thôn - nông dân

chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xă hội. Tuy nhiên, thiên tai, dịch bệnh hàng năm đă

gây thiệt hại cho người nông dân với khối tài sản ước tính 1,5% GDP. Vì vậy, nhận thức được

3

Page 4: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng, đối

với nền kinh tế nói chung, tháng 03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013.

Thời gian thực hiện thí điểm đã kết thúc, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình

triển khai nhưng kết quả đạt được là không thể phủ nhận.

4

Page 5: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Phần 1. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp

1.1. Khái quát về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

1.1.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á nên nhiệt độ và lượng

mưa chịu sự chi phối của gió mùa. Gió mùa mùa đông mang lại kiểu thời tiết lạnh và khô có

mưa phùn vào cuối mùa, đây là kiểu khí hậu thích hợp các loại cây trồng ưa lạnh như su hào,

cải bắp, xà lách, cà chua,... Gió mùa mùa hạ mang lại kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đây là

kiểu khí hậu rất thích hợp với các loại cây ưa nóng như bầu, bí, mướp, các loại quả... Như vậy,

có thể thấy khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố mùa vụ trong nông nghiệp là rất lớn, mỗi mùa

thích hợp với một loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Ngoài ra do đất nước kéo dài theo hướng

B-N nên sự phân bố cây trồng và vật nuôi cũng có sự phân hóa theo không gian địa lý: trung

du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết –

khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn lớn, như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung

vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều thường gây nên khô hạn, có nhiều

vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát

sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng.

1.1.2. Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế

Đối với Việt Nam, nông nghiệp được coi là xương sống của hệ thống kinh tế, bởi lẽ,

nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế.

Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng

thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa

chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm… Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan

mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng

lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn,

mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và

tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong

việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân

cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định

chính trị - xã hội của đất nước.

Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái

kinh tế thế giới, nông nghiệp Việt Nam ngày càng tỏ rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Năm

5

Page 6: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

2011 xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010.

Thặng dư thương mại toàn Ngành năm 2011 đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cả

nước; nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu

quốc gia. Năm 2012, nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,4%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,8%, lâm

nghiệp 6,4%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,7%. Năm 2013, giá

trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,2%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,3%,

lâm nghiệp 6%, thủy sản 4,5%.

1.1.3. Nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu

Nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kết

cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao

động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp,… Sản xuất nông nghiệp nhỏ

lẻ, manh mún khi có đến 99% trong số 10 triệu nông hộ trực tiếp tham gia vào sản xuất nông

nghiệp là nông hộ nhỏ có sở hữu dưới 2 ha đất canh tác. Có 20 triệu lao động trực tiếp tham

gia vào hoạt động sản xuất này và mỗi năm tăng thêm khoảng 600.000 người tham gia vào lĩnh

vực. Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn

nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu

nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn, mỗi năm cả nước cần tới trên 1 triệu lao

động, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học,

cao đẳng; 39,4% trung cấp và 9,8% sơ cấp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất nông nghiệp và quá trình cơ giới hóa nông nghiệp diễn ra rất chậm chạp, thiếu tính đồng

bộ, thành tựu xuất hiện trong thời gian rất ngắn. Nông nghiệp chủ yếu phát triển về chiều rộng

và chạy theo số lượng, chưa thực sự phát triển chiều sâu, nên chất lượng hiệu quả và sức cạnh

tranh chưa cao, do đó sản phẩm tiêu thụ khó, giá bán giảm thấp dần, trong khi vật tự kỹ thuật

đầu vào luôn trong xu hướng tăng cao.

1.1.4. Nông nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu

Thứ nhất tình hình hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn và tần suất xuất hiện dày hơn. Ví

dụ năm 2010 khô hạn xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh ở miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc

Trung Bộ. Khi đó tỉnh Sơn La là tỉnh có diện tích ngô lớn nhất, năng suất giảm đến 40%; còn

vụ hè thu ở các tỉnh bắc Trung bộ lẽ ra phải cấy trong tháng 6 nhưng hết tháng 7 vẫn chưa thể

cấy vì đồng khô hạn, ngay ở các hồ chứa cũng không có nước. Năm 2013, nóng hạn xảy ra rất

nghiêm trọng ở duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lẽ ra 16.000 ha lúa hè thu phải gieo

6

Page 7: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

cấy, nhưng không có đủ nước nên có khuyến cáo nông dân không sản xuất. Đợt hạn này cũng

đã làm hàng nghìn héc ta cà phê ở Tây Nguyên bị chết.

Thứ hai rét đậm, rét hại cũng có nhiều biểu hiện thất thường. Rõ nhất là rét dài hơn,

những ngày rét đậm – hại nhiều. Rét xâm nhập sâu hơn vào các tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ.

Thứ ba là diễn biến mưa trái mùa, mưa đá, lốc xoáy bất thường. Tình trạng mưa trái

mùa vào lúc điều đang ra hoa làm ảnh hưởng rất lớn đến cây điều ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Thứ tư bão cũng rất bất thường. Ví dụ như siêu bão Sơn Tinh (cuối tháng 10 đầu tháng

11 năm 2012) đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình. Lẽ ra thời điểm đó

bão đổ bộ vào duyên hải Nam Trung Bộ, khi đó gặt xong rồi, thu hoạch xong rồi không ảnh

hưởng lớn; nhưng bão lại đổ bộ vào phía bắc đang trong trọng tâm vụ đông khiến đồng bằng

Sông Hồng mất hàng chục nghìn ha cây vụ đông.

Thứ năm, đồng bằng sông Cửu Long chịu tình trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng

lên và tình trạng khô hạn. Diện tích lúa bị ngập vĩnh viễn tại đồng bằng sông Cửu Long nếu

mực nước biển dâng 12 cm năm 2020, 30 cm năm 2050, sẽ là 1,4%, 6%, tương ứng 1.317 km2

và 1.345,44 km2. Bên cạnh đó, sự xâm nhập mặn lấn sâu vào diện tích lúa cũng tăng lên.

1.1.5. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết nắng

hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phía Nam dẫn

đến năng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản

phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi,

thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó

khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy

ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi.

Sản lượng lúa ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm 2012 (Năm

2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu

ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Sản xuất cây vụ đông ở các

tỉnh phía Bắc tăng so với năm trước, trong đó lạc đạt 492,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; rau các loại

đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%, chỉ có đậu tương đạt 168,4 nghìn tấn, giảm 3%. Cây công nghiệp

lâu năm tiếp tục phát triển, diện tích và sản lượng một số cây chủ yếu tăng so với năm 2012,

trong đó cà phê diện tích đạt 584,6 nghìn ha, tăng 2,1%, sản lượng đạt 1289,5 nghìn tấn, tăng

2,3%; cao su diện tích đạt 545,6 nghìn ha, tăng 7%, sản lượng đạt 949,1 nghìn tấn, tăng 8,2%.

Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2013 ước tính đạt 530,9

7

Page 8: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng 5,6%; bưởi đạt 449,3 nghìn

tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, sản lượng vải, chôm chôm đạt 641,1 nghìn tấn, giảm 1,1% so với

năm 2012; quýt đạt 177,7 nghìn tấn, giảm 2,4%.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm, đàn trâu cả nước có 2,6 triệu con, giảm 2,6% so với năm

2012; đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 0,7%, riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa

năm 2013 của cả nước đạt 186,3 nghìn con, tăng 11,6%; đàn lợn có 26,3 triệu con, giảm 0,9%;

đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%, trong đó đàn gà 231,8 triệu con, tăng 3,6%. Tính

đến ngày 18/12/2013 cả nước không còn địa phương nào có dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm

long móng chưa qua 21 ngày, dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn có ở tỉnh Hòa Bình.

Sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm 2012, trong đó

cá đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện tích nuôi trồng thủy

sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha,

giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước

tính đạt 3.210 nghìn tấn, tăng 3,2%, trong đó cá 2.407 nghìn tấn, tăng 0,2%; tôm 544,9 nghìn

tấn, tăng 15%. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi

tôm sú vì loại tôm này cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bị bệnh hơn. Năm 2013,

diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 65,2 nghìn ha, gấp gần 2 lần so năm 2012; sản lượng

đạt 230 nghìn tấn, tăng 56,5%. Sản lượng cá tra cả năm ước tính đạt 1170 nghìn tấn, giảm 6%

so với năm 2012.

1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

1.2.1. Sự cần thiết khách quan

Sản xuất nông nghiệp thường trải trên một phạm vi rộng lớn và hầu hết lại tiến hành

ngoài trời, vì thế nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Đối tượng của sản xuất

nông nghiệp là những cơ thể sống như cây trồng, vật nuôi. Chúng không chỉ chịu ảnh hưởng

của điều kiện tự nhiên, mà còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học. Vì vậy, xác suất xảy

ra rủi ro trong nông nghiệp đã lớn lại càng lớn hơn so với nhiều ngành sản xuất khác.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người sản xuất luôn phải đối mặt với rất nhiều

các loại rủi ro khác nhau với cơ chế ảnh hưởng hết sức đa dạng và phức tạp. Với những hộ bán

sản phẩm ngay sau khi thu hoạch để trả nợ thì gặp nhiều rủi ro hơn so với những hộ chủ động

nâng cao chất lượng, sản xuất nhiều sản phẩm và tham gia vào các thị trường phát triển hơn.

Những hộ bán sản phẩm tại các chợ địa phương thì gặp rủi ro về giá cả - được mùa mất giá.

Những hộ tham gia vào cộng đồng sản xuất nông sản có khả năng gặp rủi ro bị phá vỡ hợp

8

Page 9: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

đồng mặc dù có thể giảm rủi ro về đầu ra, có cơ hội tăng chất lượng nông sản. Những hộ có thể

tiếp cận thị trường ở mức cao hơn như thị trường nông sản giá trị cao thì có thể bị ảnh hưởng

từ sự vỡ bong bóng trên thị trường. Và tựu chung lại, căn cứ vào cách thức tác động, có thể

chia các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thành một số dạng chính sau đây:

i. Rủi ro trực tiếp

- Thiên tai: Những thiên tai thường gặp trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là:

+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Với vận tốc gió cao, bão và áp thấp nhiệt đới phá hủy nhà

cửa và tạo thành sóng phá hoại các đê biển bảo vệ các vùng đất bên trong, tàn phá mùa màng,

vật nuôi. Đồng thời, thường kèm theo mưa lớn, kéo dài trên diện rộng nên thường gây ra tình

trạng ngập lụt các diện tích đất nông nghiệp trong thời gian dài. Những vùng chịu ảnh hưởng

nhiều nhất của bão là các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.

+ Úng lụt: Theo thống kê, có từ 70% đến 80% lượng mưa trung bình ở Việt Nam

(2.500mm/năm) xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11. Ở Bắc bộ, mưa chủ yếu xuất hiện vào

khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, sau đó giảm dần. Mưa lớn tập trung vào

tháng 7 và tháng 8 với lượng mưa trung bình từ 300mm đến 500mm. Các nghiên cứu cũng cho

thấy ở miền Bắc, nếu mưa liên tục 48 tiếng thì:

• Với lượng mưa 200 mm sẽ làm úng 110.000 ha

• Với lượng mưa 200-250 mm sẽ làm úng 170.000-180.000 ha

• Với lượng mưa 250-300 mm sẽ làm úng 220.000 ha

• Với lượng mưa lớn hơn 300 mm sẽ làm úng 240.000 ha

+ Lũ và lũ quét: Mưa lớn gây úng lụt, nước ở các sông lên cao gây lũ, nước lớn từ

thượng nguồn đổ về bất ngờ gây lũ quét… gọi chung là thủy tai – thực sự đã và đang là những

nguy cơ thường trực đối với đại đa số người Việt Nam nói chung và cư dân trong khu vực

nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Thống kê cho thấy có tới hơn 70% dân số Việt Nam có nguy

cơ bị ảnh hưởng bởi thủy tai.

+ Hạn hán: Hạn hán không những là nguyên nhân gây ra tổn thất trên phạm vi rộng đối

với cây trồng và vật nuôi mà còn tác động đến vấn đề làm tăng độ nhiễm phèn, ảnh hưởng đến

thủy triều và lưu thông dòng chảy. Ở miền Bắc, hạn hán thường xảy ra vào vụ Đông Xuân, còn

ở miền Nam, hạn hán thường xảy ra vào vụ Hè Thu và ở miền núi, hạn thường xảy ra ở vụ

mùa.

9

Page 10: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

+ Rét và ấm: Rét và ấm thường ảnh hưởng đến sản xuất lương thực ở miền Bắc và miền

Trung. Khi thời tiết rét đậm (nhiệt độ hạ xuống dưới 13oC) sẽ khiến nhiều cây trồng, vật nuôi

bị chết hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết ấm trái với quy

luật thông thường sẽ khiến cho nhiều loại cây trồng bị rút ngắn thời gian sinh trưởng, mạ

chóng già, kết quả là sản lượng thu hoạch giảm sút.

+ Động đất: Về cấu tạo địa chất, Việt Nam có hai vùng đứt gãy đó là đứt gãy sông Cả-

sông Mã và đứt gãy sông Đà- sông Hồng (còn gọi là nếp đứt kiến tạo). Hai vùng này là nơi gây

ra những cơn địa chấn và động đất ở nước ta. Động đất xảy ra không chỉ tàn phá nhà cửa, công

trình, làm nhiều người thiệt mạng mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cây trồng, vật

nuôi trong khu vực chịu ảnh hưởng.

+ Mưa đá: Khi rơi xuống đất, mưa đá sẽ làm dập nát cây trồng, hoa màu và làm hư

hỏng nhà cửa, công trình những nơi chúng đi qua.

+ Sương muối: Trong điều kiện thời tiết giá rét mùa đông và đầu xuân, thường vào

những đêm không có mây, gió, khí lạnh đọng lại sát mặt đất, khi tiếp xúc với những vật thể có

nhiệt độ lạnh dưới 0oC thì một phần hơi nước sẽ bám vào bề mặt vật đó mà ngưng kết thành

tinh thể băng nhỏ. Đó chính là sương muối. Sương muối có thể làm chết nhiều loại cây trồng

và hoa màu trong vụ Đông Xuân.

- Sâu bệnh, dịch bệnh

+ Sâu bệnh: Sâu bệnh có thể gây ra tác hại ở những mức độ khác nhau. Đối với sâu đục

thân: ở mức độ nhiễm nhẹ sẽ làm mất 5%-7% sản lượng, mức độ nặng làm mất tới 50% sản

lượng. Rầy nâu, đạo ôn: mức độ nhiễm nhẹ làm mất 3%-5% sản lượng, mức độ nặng mất 30%-

100% sản lượng. Đối với bệnh khô vằn: mức độ nhiễm nhẹ làm mất 2%-3% sản lượng, mức độ

nặng sẽ làm mất 30%-40% sản lượng.

+ Dịch bệnh: Trong lĩnh vực chăn nuôi, dịch bệnh là một trong những nguyên nhân

chính khiến vật nuôi ốm và chết hàng loạt. Có rất nhiều loại dịch bệnh khác nhau, như dịch tụ

huyết trùng ở lợn, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, cúm virus H5N1 ở gia cầm…

ii. Rủi ro gián tiếp

- Đất: Đất nông nghiệp ở Việt Nam do Chính phủ quản lý. Việc quản lý này đi đôi với việc

quy định về mục đích sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là đất được giao để trồng một loại cây nào

đó (chẳng hạn lúa) thì không được sử dụng để trồng các loại cây trồng khác. Vì thế, có một

dạng rủi ro luôn tiềm ẩn đối với nông dân là ruộng đất của họ có thể bị phân chia lại hoặc được

giao trồng một loại cây khác mà họ không có kinh nghiệm.

10

Page 11: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

- Quản lý nguồn nước: Tình trạng thiếu nước và quản lý nguồn nước không tốt thường khiến

cho các kế hoạch về mùa vụ không đảm bảo tính chắc chắn trong quá trình thực hiện (chẳng

hạn quy mô gieo trồng 2 hay 3 vụ thâm canh…). Do thiếu cả về cơ sở hạ tầng và trình độ quản

lý các công trình thủy lợi nên rất dễ dẫn tới tình trạng ngập lụt do hệ thống tiêu nước kém hoặc

tràn nước từ các kênh rạch và các con sông. Mặt khác, việc cung cấp nước từ hệ thống tưới

tiêu không đảm bảo có thể gây thiệt hại cho các loại cây trồng vào mùa khô.

- Sử dụng phân bón: Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hiện nay ở Việt Nam đã trở

nên phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, chúng luôn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn đối

với không chỉ những nông dân sử dụng mà còn đối với sức khoẻ của cả gia đình họ và cộng

đồng.

- Rủi ro bảo quản: Thực tế hiện nay cho thấy trong quá trình thu hoạch và bảo quản nông sản,

bà con nông dân nước ta còn thiếu các phương tiện thu hoạch và hệ thống kho tàng bảo quản.

Điều này sẽ khiến cho sản lượng thu hoạch bị hao hụt, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng

của nông sản. Theo tính toán, hàng năm có tới 15% đến 18% giá trị thiệt hại của rủi ro bảo

quản là do mưa, mốc và chuột gây ra.

- Sự cô lập: Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á và các nhà tài trợ khác

đối với Việt Nam thì rủi ro cô lập với thị trường và nguồn thông tin do chất lượng đường giao

thông quá thấp cũng như hệ thống truyền hình không đồng bộ là một trong các nhân tố chính

làm cản trở tiến trình tăng trưởng thu nhập và hạn chế đói nghèo ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Việc cô lập này sẽ khiến người nông dân hầu như không có cơ hội để tiếp cận với các kiến

thức khoa học, công nghệ tiến bộ cũng như lựa chọn thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình.

- Rủi ro tín dụng: Mặc dù hiện nay hệ thống Ngân hàng NN & Phát triển nông thôn, Ngân

hàng chính sách xã hội đã có mạng lưới khá rộng trên toàn quốc song người nông dân vẫn còn

khó khăn trong việc vay các khoản tiền tương đối lớn với thời gian hoàn trả trên một năm

(chẳng hạn việc vay tiền để mua máy bơm nước hoặc để đầu tư vào các cây trồng lâu năm).

Điều này sẽ trực tiếp kìm hãm sự phát triển và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

iii. Rủi ro thị trường

- Lạm phát: Lạm phát không chỉ đe dọa sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến

toàn bộ nền kinh tế. Đối với nông dân, lạm phát sẽ làm giảm giá trị mùa màng. Lạm phát

không những làm suy giảm sức mua của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán các khoản tín dụng của nông dân.

11

Page 12: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

- Tăng giá vật tư nông nghiệp, thủy lợi phí: Vật tư nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc trừ

sâu… là những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Hệ thống các

công trình thủy lợi, kênh mương tưới tiêu là không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vì thế,

khi giá cả của các yếu tố này tăng cao sẽ khiến cho người nông dân rất khó khăn, làm cản trở

việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Mất thị trường, sụt giá nông sản: Sau khi kết thúc quá trình sản xuất, đầu ra trở thành vấn đề

then chốt đối với tất cả các hộ nông dân sản xuất có tính chất hàng hóa. Do đó, việc mất thị

trường truyền thống hay sụt giá nông sản sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận thu được từ hoạt động

sản xuất. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như: tính tự phát trong sản xuất

nông nghiệp ở Việt Nam là khá cao; hay do việc thiếu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đầu ra

một cách kỹ lưỡng, thiếu kinh nghiệm trong việc đàm phán, ký kết các đơn hàng; hoặc cũng có

thể là tình trạng tư thương thông đồng với nhau ép giá nông sản mỗi khi được mùa…

iv. Rủi ro khác

- Ngoài những rủi ro chính nêu trên, sản xuất nông nghiệp còn phải đối mặt với nhiều loại rủi

ro khác, như: rủi ro ốm đau, tai nạn và chết của nông dân; rủi ro liên quan đến máy móc, thiết

bị phục vụ sản xuất như trộm cắp, cháy, thiệt hại trong quá trình xây dựng, hỏng hóc máy móc;

các rủi ro hỗn hợp bao gồm rủi ro về chính trị, bạo loạn, chiến tranh, nhiễm phóng xạ…

Trong nông nghiệp có hàng trăm, hàng ngàn loại cây trồng và vật nuôi khác nhau, mỗi

loại lại thường gặp những rủi ro khác nhau. Thậm chí, có những loại rủi ro mà hậu quả của

chúng gây thiệt hại mang tính chất thảm họa. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người

chăn nuôi và trồng trọt. Mặc dù có lao động, có đất đai nhưng muốn mở rộng quy mô sản xuất,

muốn đầu tư thâm canh, muốn sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, họ cũng không dám mạnh

tay vay vốn để đầu tư.

Những đặc điểm trên cho thấy, tính chất ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta

là rất thấp. Do đó, để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng bồi thường kịp thời những

tổn thất do các rủi ro gây ra, biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất là phải tiến hành bảo hiểm

nông nghiệp. Như vậy, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ra đời là cần thiết khách quan.

1.2.2. Vai trò

Để giải quyết những hạn chế của những phương pháp xử lý rủi ro truyền thống (nhóm

biện pháp cơ chế, chính sách định hướng thị trường, nhóm biện pháp kỹ thuật, nhóm biện pháp

12

Page 13: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

tài chính)thì xét trên phương diện xử lý rủi ro, bảo hiểm là một trong các giải pháp hết sức hữu

hiệu trong việc trợ giúp và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển:

Một là, bảo hiểm góp phần khắc phục các rủi ro, tổn thất trong nông nghiệp, qua đó

giúp nông dân sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Như đã phân tích, các rủi ro trong

nông nghiệp rất đa dạng, phức tạp và khi xảy ra thường để lại hậu quả khá nặng nề cho sản

xuất và đời sống. Với việc tham gia bảo hiểm, các rủi ro về tài chính đã được nông dân chuyển

giao lại cho DNBH. Khi đó, DNBH sẽ có trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ sao cho có hiệu

quả, đảm bảo thực hiện việc bồi thường khi có rủi ro xảy ra.

Hai là, bảo hiểm góp phần mở rộng tín dụng nông nghiệp. Để có thể được vay vốn sản

xuất, các ngân hàng thường đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp - điều này sẽ khiến

nhiều hộ không thể vay được tiền. Bằng việc tham gia bảo hiểm, các ngân hàng có thể yên tâm

cho nông dân vay vì khi đó họ có khả năng trả nợ - hợp đồng bảo hiểm chính là thứ tài sản thế

chấp hữu hiệu, đảm bảo cho nông dân trả được tiền vay ngay cả khi họ mất mùa. Chính vì thế,

tín dụng nông nghiệp có cơ hội thuận lợi để phát triển, tạo điều kiệu cho nông dân mở rộng

quy mô sản xuất, mua sắm các máy móc, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất.

Ba là, bảo hiểm thúc đẩy quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản

xuất. Khi đã tham gia bảo hiểm, nông dân hoàn toàn yên tâm vì tiền vốn và phương tiện khoa

học kỹ thuật họ đầu tư vào sản xuất sẽ không bị mất trắng ngay cả trong trường hợp xảy ra

thiên tai, dịch bệnh bất ngờ.

Bốn là, bảo hiểm góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước, bởi

lẽ với việc sản xuất nông nghiệp được bảo hiểm, nguồn thu từ thuế nông nghiệp sẽ ổn định

hơn, đồng thời khoản kinh phí dành để cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai và tai nạn bất

ngờ sẽ có điều kiện thu hẹp lại.

Năm là, bảo hiểm là sự bổ sung rất hiệu quả cho những hạn chế của các biện pháp xử

lý rủi ro truyền thống thường gặp phải. Cụ thể như: bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ có hiệu

quả cho các rủi ro trực tiếp; bảo hiểm là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp thiên tai, dịch

bệnh vượt ra khỏi phạm vi của các biện pháp can thiệp về mặt kỹ thuật; người tham gia bảo

hiểm chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ thay vì việc phải tự tích lũy một quỹ dự trự tài chính lớn

của biện pháp tự bảo hiểm; bảo hiểm là một phương cách chủ động đối phó với các rủi ro có

thể xảy ra với mức bảo đảm có thể giúp người được bảo hiểm khôi phục lại hoạt động sản xuất

của mình như trước khi xảy ra rủi ro…

13

Page 14: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Mặc dù xử lý rủi ro bằng bảo hiểm có những ưu thế như vậy song chủ yếu là nhằm bảo

vệ cho các rủi ro trực tiếp – những rủi ro thường gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho sản xuất

nông nghiệp. Các rủi ro mang tính gián tiếp và thị trường thường khó có thể xác định được

mức độ và hậu quả. Vì thế, về cơ bản, chúng không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Phần 2. Thực trạng triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

2.1. Giai đoạn trước quyết định 315/QĐ-TTg (01-3-2011)

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng BHNN lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nhỏ đến nỗi

nhiều người không biết đến BHNN có tồn tại ở Việt Nam hay không. Mặc dù được khởi động

từ rất sớm, cách đây hơn 30 năm, song cho đến năm 2010 phí BHNN của toàn thị trường mới

chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (Bảng 1). Rất ít doanh

nghiệp tham gia BHNN. Hầu như các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản đều không được bảo

hiểm.

Bảo Việt đã triển khai thí điểm BHNN từ năm 1982 tại hai huyện Nam Ninh và Vụ Bản

của tỉnh Nam Định với toàn bộ diện tích trồng lúa của 2 huyện trên. Sau 2 năm triển khai thí

điểm do chuyển đổi cơ chế từ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hộ gia đình, nên

việc triển khai thí điểm tạm thời dừng lại. Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí

điểm bảo hiểm cây lúa tại 12 tỉnh (An Giang, Bình Định, Bình Thuận, Bắc Giang, Bến Tre, Cà

Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long), mà điển hình là

tỉnh Hà Tĩnh nơi chịu ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai nhiều nhất. Kết quả bảo hiểm này chưa

thực ý nghĩa vì tổng diện tích được bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 1,16% tổng diện tích gieo

trồng toàn quốc (năm 1995). Năm 1997, Bảo Việt tiếp tục mở rộng tại 16 tỉnh, thành đối với

cây lúa, với diện tích bảo hiểm lúc đó là 208.900 ha, số hộ được bảo hiểm: 315.200 hộ. Tuy

nhiên, đến năm 1999, Bảo Việt phải loại bỏ lĩnh vực kinh doanh này vì không mang lại lợi

nhuận cho doanh nghiệp, thu phí được 13,05 tỷ đồng nhưng phải chi bồi thường thiệt hại đến

14,4 tỷ đồng.

14

Page 15: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt còn triển khai các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp

khác, như: bảo hiểm chăn nuôi (bảo hiểm bò sữa, cá tra, cá basa ở 1 số địa phương có khu nuôi

tập trung như Đồng Tháp, An Giang,…), bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm cháy rừng…

Rừng và cao su (2 sản phẩm bảo hiểm cây công nghiệp chính của Bảo Việt) cũng được bảo

hiểm, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích gieo trồng thực tế. Diện tích cao su được bảo

hiểm chỉ chiếm 10% (doanh thu phí bảo hiểm trong 3 năm 1996, 1997 và 1998 là 3,4 tỷ đồng,

bồi thường 200 triệu đồng), còn rừng chỉ được bảo hiểm một vùng 20.000ha ở Kiên Giang.

Bảo hiểm cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy mới được thực hiện cho một dự án liên doanh

trồng rừng với 44.000 ha trong 2 năm 1997, 1998 với phí bảo hiểm thu được 120.000 USD.

Song, sau vài năm hoạt động, Bảo Việt vẫn không thể mở rộng được loại hình bảo hiểm này

hơn nữa và cuối cùng đã phải dừng lại do chi phí quá lớn.

Kết quả thí điểm đã cho thấy: bồi thường lớn hơn phí thu chưa tính chi phí quản lý,

tuyên truyền quảng cáo, chi phí triển khai nghiệp vụ mới; quy mô ngày càng thu hẹp, chưa tìm

được mô hình thích hợp; không quản lý được rủi ro (những năm thí điểm xét về tổng thể là

những năm được mùa, không có rủi ro thiên tai lớn). Đặc biệt việc giải quyết hậu quả sau thí

điểm: cán bộ dôi dư mất nhiều năm mới khắc phục được. Sau thời gian thí điểm không thành

công, Bảo Việt vẫn duy trì BHNN, song quy mô rất nhỏ, tập trung vào: bảo hiểm cây cao su ở

Bình Phước, Tây Ninh và bò sữa ở Kon Tum, Tuyên Quang. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh

không cao, tỷ lệ bồi thường chiếm trên 80% so với doanh thu phí bảo hiểm, cao hơn rất nhiều

so với tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm khác của Bảo Việt.

Cùng với Bảo Việt, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam cũng triển

khai bảo hiểm nông nghiệp. 7-2001, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo

hiểm Groupama có vốn 100% nước ngoài (Pháp) – là tập đoàn bảo hiểm lớn về nông nghiệp và

có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế, sau nhiều năm nghiên cứu thị trường BHNN

Việt Nam và rút kinh nghiệm từ Bảo Việt, Groupama đã thận trọng cung cấp dịch vụ bảo hiểm

cho vật nuôi và cây trồng, bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nông nghiệp, bảo

hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp; bảo hiểm

tai nạn lao động nông nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm đối

với hoạt động nuôi tôm từ năm 2002 với thị trường chủ yếu là ĐBSCL. Tuy nhiên, Groupama

đã phải chấm dứt cung cấp dịch vụ bảo hiểm nuôi tôm sau một cơn bão gây ra thiệt hại nặng

nề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng doanh thu từ loại hình bảo hiểm nông nghiệp của

Groupama cũng không đáng kể, tỷ lệ bồi thường rất lớn (năm 2005 tỷ lệ bồi thường lên tới

4.426%). Còn đối với bảo hiểm con gà, họ nhập 1 loại vòng từ Pháp về để đeo vào chân những

con gà được bảo hiểm, nhưng sau đó loại vòng này cũng được sản xuất ở quận 5 Tp.HCM và 15

Page 16: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

người tham gia bảo hiểm đã mua loại vòng trên về đeo cho gà của mình. Chính điều này đã

khiến Groupama chỉ còn triển khai BHNN đối với các trang trại, còn hình thức bảo hiểm đối

với gia đình thì đành bỏ cuộc.

Năm 2003, Groupama bảo hiểm cho cả người chăn nuôi với quy mô chỉ 1 con bò, tuy

nhiên bảo hiểm con nào thì con đó chết. Kết hợp cùng với bộ phận khuyến nông của địa

phương kiểm tra lại mới biết nông dân chăn nuôi không đúng cách, thiếu kỹ thuật làm cho bò

suy kiệt đến chết, buộc công ty bảo hiểm phải bồi thường. Sau đó, Groupama phải nâng quy

mô đàn nuôi từ 3 con trở lên đối với bò và 5 con trở lên đối với lợn. Năm 2005, công ty này

mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam

Bộ, đồng thời thu hẹp đối tượng bảo hiểm, theo đó, chỉ bảo hiểm cho vật nuôi (bò và lợn).

Năm 2006, Groupama đã tạm thời ngừng hoạt động BHNN để đánh giá lại thị trường, nhìn

nhận những tổn thất và có chiến lược phát triển mới do liên tục lỗ từ khi thành lập.

Năm 2010, tham gia vào BHNN có thêm Bảo Minh bảo hiểm cây cà phê, BIC (Tổng

CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) bảo hiểm cây cao su và ABIC

(Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam) bảo hiểm bò sữa tại Nghệ An.

Bên cạnh đó, những tổ chức khác như Quỹ bảo hiểm GlobalAgRick Inc cũng đã tiến hành

nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số đối với lũ tại Đồng Tháp và hạn hán ở Đắc Lắc;

Ngân hàng Thế giới tài trợ để xây dựng đề án về phát triển bảo hiểm nông nghiệp;… nhưng tất

cả những hoạt động đó mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu hoặc chỉ triển khai thí điểm. Vì

vậy, đến hết năm 2010, trên toàn quốc mới chỉ có khoảng 1% số cây trồng; 0,24% đàn trâu, bò;

0,1% đàn lợn và 0,04% số gia cầm được bảo hiểm. Khi gặp thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất

bát, thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được coi là chủ

chốt cho nông dân vay, sẽ phải khoanh nợ, xóa nợ. Như vậy, thực chất ở Việt Nam, Agribank

đang hoạt động như người bảo hiểm nông nghiệp với chi phí chịu rủi ro lấy từ nguồn tiền của

Chính phủ, thay vì do nông dân đóng.

Về phía người nông dân, họ đã phải “tự cứu mình” bằng việc tự lập ra các quỹ như:

"Quỹ bảo hiểm xóm" ở xã Tân Lập (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), hay Quỹ bảo hiểm vật nuôi tại

Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu… Theo đó, mỗi hộ sẽ đóng góp một phần sản lượng

thu hoạch sau mỗi mùa vụ để chia sẻ cho các hộ khi mất mùa, gặp rủi ro, hoặc đóng bảo hiểm

cho vật nuôi để khi gặp rủi ro sẽ được quỹ hỗ trợ. Hiện tổng số vốn của các quỹ đã lên tới 10 tỉ

đồng. Sự ra đời của các quỹ kiểu này tuy chỉ mang tính tự phát song cũng đem lại hiệu quả tích

cực, làm cho người nông dân cảm thấy rủi ro phần nào được san sẻ, nên yên tâm hơn và gắn bó

16

Page 17: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

hơn với các tổ chức sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng phản ánh mong muốn của họ muốn

có bảo hiểm trong lĩnh vực này.

Về phía Nhà nước, cũng đã ban hành 1 số quy định về BHNN. Cụ thể là Điều 4, Luật

KDBH (2000) quy định: “Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục

vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp”. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008, về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn nêu: "… thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân

nông thôn". Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020: "Nghiên

cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về thiên tai". Nghị quyết số 22-NQ/CP, ngày

23-9-2008, của Chính phủ về "Ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế

thị trường". Nghị quyết số 24-NQ/CP, ngày 28-10- 2008, của Chính phủ về "Đề án thí điểm

bảo hiểm nông nghiệp". Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức là chỉ đạo.

2.2. Giai đoạn 2011-2013

2.2.1. Về cơ chế, chính sách

Trước thực trạng “dậm chân tại chỗ” nếu không muốn nói có lúc BHNN Việt Nam

đứng trước nguy cơ chết yểu, nhận thức được tầm quan trọng của BHNN trong việc góp phần

ổn định và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nước nhà phát triển, ngày 01-03-2011, Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm BHNN

giai đoạn 2011-2013 tại 20 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Sau Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ, việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai

một cách đồng bộ với sự phối hợp thống nhất giữa Bộ Tài chính (BTC), Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm

bảo hiểm nông nghiệp, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh,

Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các cơ

quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Theo đó, Thực hiện bảo hiểm cây lúa tại 7 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Thực hiện bảo hiểm chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm

tại 9 tỉnh: Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình

Dương và Hà Nội. Thực hiện bảo hiểm nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân

trắng tại 5 tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Theo Quyết định 315, nội

dung quan trọng được đề cập là Nhà nước sẽ hỗ trợ phí bảo hiểm cho người nông dân khi tham

gia BHNN, hỗ trợ chi phí quản lý và tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là điều mà

Việt Nam chưa từng thực hiện trước đó, sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với BHNN được 17

Page 18: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

thực hiện cả ở cấp Trung ương và cấp địa phương với mong muốn sẽ đẩy mạnh phát triển

BHNN, thu hút người nông dân tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định và phát triển sản xuất

nông nghiệp nước nhà nói riêng, an sinh xã hội cho nông thôn Việt Nam nói chung. Cụ thể:

Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm đối với hộ nghèo, 80% đối với hộ cận nghèo, 60% đối với

hộ không thuộc diện nghèo hay cận nghèo, và 20% đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 100% đối với các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung

ương; hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%,

ngân sách địa phương tự đảm bảo 50% còn lại; đối với các tỉnh, thành phố còn lại, ngân sách

địa phương tự đảm bảo toàn bộ. Việc hỗ trợ phí bảo hiểm được thực hiện thông qua doanh

nghiệp bảo hiểm (DNBH), khi DNBH cấp đơn và thu phí theo hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên phải đến ngày 01-7-2011 thì chương trình thí điểm mới thực sự bắt đầu sau

khi Thông tư 47/TT-BNNPTNT do Bộ NN&PTNT ban hành ngày 29-6-2011 có hướng dẫn cụ

thể. Ví dụ đối tượng được bảo hiểm quy định chi tiết hơn: lợn (thịt, nái, đực giống); gia cầm thì

có gà (thịt, đẻ) và vịt (thịt, đẻ); bò thì có bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa; trâu (thịt, cày

kéo, sinh sản). Các dịch bệnh và thiên tai được bảo hiểm cũng được cụ thể hóa: thiên tai (bão

lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần); các loại dịch bệnh cây

lúa (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen; dịch rầy nâu), lợn (dịch tai xanh, bệnh lở mồm

long móng),... Mức độ thiệt hại được bảo hiểm: do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh

được bảo hiểm làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% (<75%) năng suất

bình quân vụ sản xuất trong 03 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở

mức 30% trở lên (theo giá trị kinh tế) thì được bảo hiểm. DNBH cũng sẽ chi trả tối đa 20% giá

trị bảo hiểm cho việc điều trị bệnh của đối tượng được bảo hiểm. Bên cạnh đó là quy định các

tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với cây lúa nước (Phụ lục I ban hành kèm theo

Thông tư 47) tại các vùng miền trong vụ đông – xuân và vụ mùa; quy định về quy trình chăn

nuôi trâu, bò và bò sữa tham gia thí điểm tại Phụ lục II;…

Ngày 17-8-2011, BTC ban hành Thông tư 121/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các nội

dung: phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm; kênh phân phối; điều kiện giao kết

hợp đồng; thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm; điều kiện DNBH được thanh toán hỗ trợ;

trách nhiệm của các Bộ, UBND, DNBH; chế độ tài chính đối với DNBH, DN TBH. Trong đó,

đáng chú ý là việc DNBH tham gia triển khai theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận và

phải hạch toán tách biệt doanh thu, chi phí với các hoạt động BHNN (nếu có) mà DNBH đang

triển khai.

18

Page 19: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

Ngày 16-12-2011, BTC ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông

nghiệp kèm theo Quyết định 3035/QĐ-BTC. Theo đó, cây lúa (cây lúa nước) được bảo hiểm

theo chỉ số năng suất và không áp dụng mức miễn thường; đơn vị được bảo hiểm là các xã

thuộc các tỉnh thực hiện thí điểm BHNN; năng suất được bảo hiểm (mức miễn thường): tính

bằng 80% năng suất bình quân xã chứ không phải là 75% như trong Thông tư 47/2011/TT-

BNNPTNN; người dân cũng có thể tham gia bảo hiểm bổ sung: bảo hiểm cho chi phí gieo

trồng lại trong trường hợp trên 20% diện tích lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian

cấy/sạ gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm với số tiền bồi thường bằng 5% số tiền bảo hiểm

của diện tích lúa phải gieo cấy/sạ lại. Khác với bảo hiểm cây lúa, trong bảo hiểm vật nuôi có

áp dụng miễn thường khấu trừ cho tất cả các rủi ro: 40% tổn thất được bảo hiểm, trong trường

hợp vật nuôi phải tiêu hủy theo quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì là 50% tổn

thất được bảo hiểm; mức miễn thường chỉ áp dụng đối với rủi ro bệnh, dịch bệnh chứ không áp

dụng với rủi ro thiên tai: 10% số lượng vật nuôi được bảo hiểm cho mỗi hợp đồng bảo hiểm

(chăn nuôi trang trại), 10% tổng đàn tính trên quy mô toàn xã (chăn nuôi cá lẻ). Trong bảo

hiểm tôm/cá, cũng chỉ áp dụng mức miễn thường đối với dịch bệnh còn thiên tai thì không

nhưng đặc biệt ở chỗ là tính theo ngày nuôi: trong 10 ngày nuôi đầu tiên mà xảy ra tổn thất do

dịch bệnh thì DNBH sẽ không bồi thường; mức khấu trừ là 30% của số tiền bồi thường trên

từng cơ sở nuôi trồng bị thiệt hại.

Ngày 23-8-2012, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 43/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT và ngày 24-8-2012, BTC ban hành

quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách

nhiệm bảo hiểm nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 3035/2011/QĐ-BTC theo hướng

mở rộng phạm vi được bảo hiểm, giảm phí đóng. Trong thiên tai được bảo hiểm thì có thêm

giông, lốc xoáy; tiêu chí và quy mô địa bàn được tăng thành từ 3 xã trở lên, quy mô bảo hiểm

toàn xã, bỏ quy định xã lựa chọn vùng nuôi. Đối với bảo hiểm cây lúa, mở rộng đơn vị được

bảo hiểm là xã, thôn hoặc hợp tác xã; năng suất được bảo hiểm tăng từ 80% lên 90% năng suất

bình quân xã; dịch bệnh có thêm bệnh bạc lá, sâu đục thân; tỷ lệ phí bảo hiểm ở cả 7 tỉnh đều

giảm; bảo hiểm bổ sung: chỉ cần trên 5ha lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ

gây ra bởi rủi ro được bảo hiểm. Đối với bảo hiểm vật nuôi, bỏ quy định về điều kiện số lượng

vật nuôi tham gia bảo hiểm; bỏ quy định về mức miễn thường đối với rủi ro dịch bệnh; thêm

dịch bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán ở trâu, bò; bệnh đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng,

dịch tả ở lợn; bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle), gumboro, dịch tả (vịt) ở gà, vịt được bảo hiểm;

thêm các quy định cho vịt thịt, vịt đẻ, lợn đực giống; số tiền bảo hiểm bò sữa tăng từ

35.000.000 VNĐ/con lên 60.000.000 VNĐ/con; tỷ lệ phí thuần có mức giảm lớn. Riêng bảo

19

Page 20: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

hiểm tôm/cá thì có trường hợp cá basa bị loại khỏi đối tượng được bảo hiểm; thêm bệnh hoại

tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng, thêm bệnh

hoại tử cơ hay bệnh dục cơ do vi rút (IMNV) ở tôm thẻ chân trắng được bảo hiểm; tỷ lệ phí

bảo hiểm giữ nguyên.

Ngày 27-02-2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 358/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ

sung 1 số điều của Quyết định 315/2011/QĐ-TTg. Theo đó, sẽ nâng mức hỗ trợ cho hộ nông

dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN từ 80% lên 90% phí

bảo hiểm. Các hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm

đối với vật nuôi thì vẫn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc,

gia cầm và cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất

vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Nhưng tổng mức bồi thường bảo hiểm và mức hỗ trợ

trực tiếp đối với trường hợp vật nuôi bị thiệt hại không được vượt quá giá trị kinh tế của vật

nuôi tại thời điểm vật nuôi bị thiệt hại. Sau đó, ngày 06-5-2013, BTC đã ban hành Thông tư

57/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC để phù hợp với Quyết định 358 của

Thủ tướng với nội dung tương tự.

Ngày 08-5-2013, BTC ban hành Quyết định 1042/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung 1 số điều

của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá theo hướng tăng mức phí đóng và

các điều khoản chặt chẽ hơn, phạm vi được bảo hiểm thu hẹp lại: đơn giá thức ăn, con giống

tính theo công bố của cơ quan chuyên môn do UBND tỉnh chỉ định còn hiệu lực tại thời điểm

cấp đơn bảo hiểm. DNBH có quyền từ chối bồi thường 1 phần số tiền bồi thường đối với

trường hợp tổn thất xảy ra mà DNBH chứng minh được: người được bảo hiểm khai báo tổn

thất chậm so với quy định, không thực hiện nuôi thủy sản theo đúng mật độ, tôm chết không

đồng nhất về kích cỡ được xác định nhiều loại độ tuổi cùng nuôi trong 1 cơ sở nuôi trồng. Tỷ

lệ thiệt hại được bảo hiểm giảm, các nhóm ngày nuôi được chia nhỏ hơn và tỷ lệ phí bảo hiểm

tăng (trước là khác nhau giữa 3 hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến,

còn bây giờ là áp dụng chung cho cả 3 hình thức với mức cao nhất).

Ngày 23-7-2013, BTC tiếp tục nâng tỷ lệ phí đối với bảo hiểm tôm/cá trong Quyết định

1725/QĐ-BTC. Theo đó, tỷ lệ phí bảo hiểm tôm tăng từ 9,72% lên 13,73% và tỷ lệ phí bảo

hiểm cá tra tăng từ 4,82% lên 6,83%.

2.2.2. Về việc phối hợp, chỉ đạo thực hiện của các Bộ, ngành

Để triển khai chính sách chế độ và nâng cao hiệu quản lý, giám sát rủi ro, sau Hội nghị

sơ kết tại Nghệ An ngày 06-7-2012, BTC tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT thành lập thêm

nhiều đoàn công tác thường xuyên trao đổi, làm việc với Ban chỉ đạo các địa phương để giải

20

Page 21: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

thích chính sách chế độ, nắm tình hình triển khai ở cơ sở, các khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở

đó đã phối hợp với Ban chỉ đạo địa phương có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo quyền lợi

của người tham gia bảo hiểm và việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp đúng chế độ quy định.

BTC đã chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc phổ biến, hướng dẫn chính sách

chế độ cho người dân, tổ chức khai thác, theo dõi thực hiện hợp đồng bảo hiểm; tăng cường

công tác quản lý rủi ro; xác nhận dịch bệnh, xác định dịch bệnh và mức độ thiệt hại thực tế

đảm bảo giải quyết bồi thường bảo hiểm chặt chẽ, đúng chế độ quy định, phòng ngừa trục lợi

bảo hiểm.

BTC đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí để tổ chức tuyên truyền

trên các phương tiện thông tin đại chúng như VTV1, Truyền hình Chính phủ Vietnam online,

Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin Bộ Tài chính... Những thông

tin của các cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần làm cho người dân, cơ quan hữu quan hiểu

rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, chế độ BHNN.

2.2.3. Về việc triển khai thực hiện ở địa phương

Ban chỉ đạo địa phương tiếp tục được kiện toàn, thay đổi về chất:

i. 100% tỉnh, huyện, xã thuộc địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đều đã

thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên. Một số địa

phương (Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Bến Tre) đã bổ sung Sở Công an vào thành viên Ban

chỉ đạo tỉnh nhằm thực hiện công tác phòng, chống trục lợi bảo hiểm.

ii. Ngoài ra, để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát rủi ro (từ khâu khai thác đến

khâu bồi thường), đảm bảo bồi thường bảo hiểm đúng chế độ quy định, ngăn chặn trục

lợi bảo hiểm, một số Ban chỉ đạo tỉnh đã thành lập Tổ thẩm định điều kiện tham gia bảo

hiểm, Tổ giám định bồi thường (Trà Vinh), Tổ kiểm tra, giám sát (Bình Thuận, Sóc

Trăng) hoặc Tổ giúp việc.

Sau Hội nghị sơ kết tại Nghệ An, hầu hết các địa phương đã rà soát, ban hành quy trình

trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình

làm cơ sở cho việc xác định điều kiện được bảo hiểm; tiếp tục thực hiện thống kê, rà soát các

đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm; thống kê, rà soát các chỉ số như năng suất lúa, giá lúa,

giá trị kinh tế về chăn nuôi, thuỷ sản làm căn cứ triển khai...

Các Ban chỉ đạo địa phương đã quan tâm kiểm tra cơ sở, chỉ đạo kịp thời các sở, ban

ngành giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời, tích cực chỉ

đạo các đơn vị chức năng phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác tập huấn, hướng

21

Page 22: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

dẫn quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đến tận huyện, xã, hộ dân; vận động nông dân tích

cực tham gia bảo hiểm, ký kết, theo dõi thực hiện hợp đồng bảo hiểm cũng như xác định tổn

thất, nguyên nhân tổn thất để giải quyết bồi thường kịp thời, đúng chế độ quy định.

Các địa phương đã chủ động tuyên truyền, phổ biến chính sách đưa tin trên đài, báo địa

phương, phát hành tờ rơi đến hộ dân. Đặc biệt là tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn trực

tiếp đến các hộ gia đình.

2.2.4. Về hoạt động của các DNBH, DN TBH

Mặc dù có nhiều khó khăn phức tạp, do nghiệp vụ triển khai mới, cán bộ khai thác

mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, song các DNBH cũng đã rất nỗ lực, thể hiện tinh thần trách

nhiệm cao trong việc hỗ trợ thực hiện chương trình thí điểm của Chính phủ: tiếp tục thiết lập

mạng lưới đại lý, cộng tác viên, tiếp tục tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các đối tượng này,

đồng thời tuyên truyền trực tiếp đến các hộ dân để hiểu rõ quy tắc bảo hiểm, quyền lợi và

nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm.

Trong quá trình triển khai, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhiều, tổn thất cũng phát sinh

ngày càng lớn, phức tạp dẫn đến mức chi trả bồi thường lớn, tạo gánh nặng về tài chính cho

DNBH, DN TBH. Tính đến hết 4-2013, BV đã phải bồi thường 400,8 tỷ đồng gấp hơn 2 lần

tổng phí thu được và còn phải bồi thường gần 36 tỷ đồng nữa. Các DN TBH bị lỗ 330 tỷ đồng,

trong đó Vinare bị lỗ hơn 30 tỷ đồng, còn các nhà nhận TBH nước ngoài bị lỗ gần 300 tỷ đồng.

2.2.5. Kết quả triển khai

Mặc dù thời gian triển khai thí điểm BHNN (2011-2013) đã kết thúc, tuy nhiên vẫn

chưa có kết quả chính thức của toàn giai đoạn và dự kiến phải đến 30-6-2014 mới có báo cáo

trình Chính phủ. Trên 1 số báo điện tử cũng có đưa ra những kết quả sơ bộ của toàn giai đoạn

2011-2013 nhưng nó không đầy đủ và có sự khác nhau giữa các báo, nên bài viết xin đưa ra

báo cáo được trình bày trong “Hội nghị đánh giá thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp” tại Hà Nội

ngày 9-5-2013.

Theo báo cáo của các địa phương và các DNBH, tính đến ngày 30/4/2013, việc thí điểm

BHNN đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 234.235 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng

bảo hiểm (trong đó 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là

5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng.

Về cây lúa (các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang,

Đồng Tháp) với tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 45.412 ha; tổng số hộ tham

gia bảo hiểm là 189.797 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 1.477.657 triệu đồng; tổng số phí bảo

22

Page 23: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

hiểm là 65.126 triệu đồng; đã giải quyết bồi thường là 6.314 triệu đồng, còn phải bồi thường

2.800 triệu đồng.

Về vật nuôi (các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,

Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội) với tổng số vật nuôi tham gia bảo hiểm là:

623.131 con (trâu, bò, lợn, gia cầm); tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 29.163 hộ; tổng giá trị

được bảo hiểm 1.104.904 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 38.748 triệu đồng; đã giải quyết

bồi thường 2.362 triệu đồng và còn phải bồi thường 258 triệu đồng.

Về thuỷ sản (các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau) với tổng diện

tích tham gia bảo hiểm là 5.523 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 15.275 hộ; tổng giá trị

được bảo hiểm là 2.855.013 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 199.421 triệu đồng; đã giải

quyết bồi thường 458.145 triệu đồng và còn phải bồi thường 41.197 triệu đồng.

23

Page 24: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

BẢNG 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN NGÀY 30-4-2013Nguồn: Bộ Tài Chính

STT DNBH

Lượt hộ tham gia Doanh thu phí gốc

(trđ)D.tích lúaBH (ha)

Số lượng vật nuôi tham

gia BH (con)

D.tích nuôi trồng thủy sản tham gia BH

(ha)

Giá trị được BH (trđ)

Bồi thường (trđ)

TỔNG Hộ nghèoHộ cận nghèo Hộ khác

Phát sinh

Bồi thường

CÂY LÚA 189.797 161.239 22.036 6.522 65.126 45.412 0 0 1.477.657 9.114 6.3141 Nam Định 32.238 24.569 7.626 43 17.100 10.994 337.8172 Thái Bình 32.101 30.499 1.282 320 5.643 4.404 0 107.915 2.712 03 Nghệ An 73.601 65.523 5.529 2.549 22.548 13.762 481.499 6.081 5.9934 Hà Tĩnh 33.605 26.229 6.906 470 9.266 6.430 192.260 305 3055 Bình Thuận 6.129 5.989 140 0 3.540 2.049 71.168 06 An Giang 1.313 322 13 978 1.001 1.654 45.0317 Đồng Tháp 10.810 8.108 540 2.162 6.029 6.118 241.967 16 16VẬT NUÔI 29.163 26.164 1.367 1.632 38.748 0 623.131 0 1.104.904 2.620 2.362

8 Bắc Ninh 367 272 39 56 324 11.307 10.419 8 89 Đồng Nai 442 441 1 599 2.317 15.062 0 0

10 Nghệ An 14.726 14.018 562 146 18.802 50.318 524.895 251 7411 Vĩnh Phúc 3.092 2.850 39 203 8.264 0 390.691 0 220.997 417 33612 Hải Phòng 1.142 1.114 21 7 751 113.695 35.039 114 11413 Thanh Hoá 3.042 2.708 238 96 2.750 13.935 74.763 96 9614 Bình Định 4.929 4.456 369 104 4.943 31.022 141.215 65 6515 Bình Dương 17 9 4 4 24 118 74716 Hà Nội 1.406 296 95 1.015 2.290 9.728 81.766 1.670 1.670

THỦY SẢN 15.275 1.913 132 13.230 199.421 0 0 5.523 2.855.013 499.341 458.14517 Bến Tre 2.388 177 29 2.182 34.690 776 476.394 72.072 52.40918 Sóc Trăng 9.573 1.583 59 7.931 70.203 2.686 918.865 204.000 220.63419 Trà Vinh 152 1 151 19.221 25 485.544 31.243 33.43520 Bạc Liêu 1.435 123 38 1.274 47.415 1.374 598.329 185.626 133.01921 Cà Mau 1.727 29 6 1.692 27.891 662 375.881 6.400 18.647

Page 25: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

TỔNG CỘNG 234.235 189.316 23.535 21.384 303.295 45.412 623.131 5.523 5.437.574 511.076 466.821

25

Page 26: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

Như vậy có thể thấy những điểm khác biệt của chương trình thí điểm BHNN so với mô

hình bảo hiểm nông nghiệp trước Quyết định 315/QĐ-TTg:

• Có sự hỗ trợ mạnh và nhất quán từ Chính phủ, các cấp, các ngành thông qua: cơ chế hỗ

trợ phí bảo hiểm của Nhà nước; ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, ngành liên quan; sự vào cuộc của Chính quyền địa phương các cấp; các DNBH sẵn sàng hưởng ứng triển khai

• Cách tiếp cận mới: với cây lúa (sử dụng phương pháp tiếp cận theo chỉ số); với vật nuôi,

thủy sản (lấy đơn vị quản lý rủi ro đến cấp xã)

Phần 3. Đánh giá chung về việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

3.1. Kết quả đạt được

Đầu tiên, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm nói chung và về

BHNN nói riêng. Rõ ràng, bảo hiểm là 1 khái niệm còn mới mẻ, lạ lẫm với đại đa số người

dân; do đó còn nhiều suy nghĩ sai lầm, tiêu cực về bảo hiểm. Một khi người dân nhận thức đầy

đủ vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp và tự nguyện tham gia thì

chính sách BHNN của Nhà nước mới có thể coi là thành công. Hơn nữa, điều này cũng sẽ là

tiền đề để người dân tiếp cận với 1 biệp pháp đối phó với rủi ro hiệu quả, đó chính là tham gia

bảo hiểm. Trong tổng số hàng ngàn hộ nghèo và hộ cận nghèo được hỗ trợ toàn bộ và phần lớn

phí bảo hiểm, anh Đỗ Văn Mười (xã An Khánh, Châu Thành, Đồng Tháp) vô cùng phấn khởi

vì trong 06 vụ liên tiếp anh được hỗ trợ toàn bộ phí mua bảo hiểm nên rất an tâm chăm sóc cho

4.000m2 lúa (đất thuê) của mình. Tham gia bảo hiểm để không may khi có thiên tai, dịch bệnh

xảy ra cũng sẽ được bồi thường phần nào chi phí để có vốn tiếp tục sản xuất. Vừa được công

nhận thoát nghèo, đồng nghĩa với việc anh không được hỗ trợ toàn bộ phí bảo hiểm như trước

đây nhưng anh cho biết sẽ tiếp tục đăng ký mua bảo hiểm trong những vụ tới.

Thứ hai, góp phần tạo ra kênh hỗ trợ về tài chính đối với người sản xuất nông nghiệp,

đồng thời khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và góp phần to lớn trong việc xóa đói giảm

nghèo bền vững khu vực nông thôn. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như

KT-XH của cả nước. Những kết quả đó phần nào tăng thêm niềm tin cho người dân và các cấp

vào cơ chế này đồng thời khẳng định rằng triển khai BHNN là một chủ trương đúng đắn của

Đảng và Nhà nước, là cần thiết trong hoạt động sản xuất của người nông dân. Gia đình anh

Nguyễn Quốc Sự (xã Hòa Mỹ, Cái Nước, Cà Mau) có mấy ao nuôi tôm bị mất trắng. Do mua

bảo hiểm cho nên gia đình anh được xét đền bù, nhận lại phần lớn chi phí đã bỏ ra. Ðược nhận

tiền bảo hiểm nhanh chóng, bà con chung quanh tấm tắc khen anh biết nhìn xa trông rộng.

26

Page 27: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

Trước lời khen đó, anh thật thà: "Tôi chỉ biết là Nhà nước đã nghĩ ra chính sách gì giúp nông

dân thì đều đúng, đều vì nông dân mình cả, không nghe, không làm theo Nhà nước thì còn làm

theo ai, nên tôi không quá tính toán, lăn tăn khi mua bảo hiểm cho các ao nuôi".

Thứ ba, không thể không nhìn nhận sự cố gắng, nỗ lực tích cực từ phía Chính phủ, các

cấp, các ngành, các DNBH, DN TBH trong suốt quá trình thực hiện: điều chỉnh chính sách,

sản phẩm bảo hiểm sao cho phù hợp với thực tế, đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân;

tuyên truyền, khuyến khích và hướng dẫn người dân tham gia BHNN. Như việc Bảo Việt đã

cho phép thu phí làm nhiều kỳ tạo điều kiện cho các chủ hộ chăn nuôi tham gia bảo hiểm, đây

là cách làm sáng tạo và thu hút được sự quan tâm của người dân. Hay ở Đồng Tháp – tỉnh đã

vận động được 4 công ty, doanh nghiệp tham gia mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư

nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” để hỗ trợ một phần phí bảo

hiểm khi nông dân sử dụng vật tư nông nghiệp của doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả. Với mô

hình này số lượng các đối tượng cũng như diện tích tham gia đều tăng lên.

Cuối cùng là những bài học kinh nghiệm được rút ra để làm cơ sở cho việc triển khai

BHNN trên toàn quốc đạt kết quả mong muốn.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.2.1. Về phía người dân

Đa số người dân vẫn còn thờ ơ với bảo hiểm cây lúa và bảo hiểm vật nuôi: tỷ lệ hộ

thường tham gia là rất thấp, trong khi hộ thường có diện tích trồng lúa lớn, có đàn vật nuôi quy

mô lớn. Nhìn vào Bảng 2, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm cây lúa chiếm tới

96,6% tổng số hộ tham gia, còn ở bảo hiểm vật nuôi là 94,4%. Bởi vì hộ nghèo và cận nghèo

được Nhà nước hỗ trợ lần lượt 100%, 90% phí bảo hiểm nên họ không có ngần ngại gì trong

việc tham gia. Còn các hộ còn lại, mặc dù được Nhà nước hỗ trợ 60% phí bảo hiểm nhưng vẫn

là 1 mức phí cao nên họ rất cân nhắc. Với tập quán sản xuất theo kinh nghiệm, nhận thức trước

các rủi ro cũng như quản trị rủi ro còn rất thấp nên người dân Việt Nam chưa có thói quen,

chưa có hiểu biết để tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, do thu nhập còn hạn chế nên người dân cũng

chưa có đủ điều kiện tài chính tham gia bảo hiểm, nếu họ mua bảo hiểm thì coi như không còn

lợi nhuận. Các chính sách đưa ra chưa hấp hẫn và chưa thật hợp lý. Ông Trần Văn Thol (Đồng

Nai) nói: “Trang trại của tôi nuôi khoảng 6 ngàn con gà tam hoàng. Tôi cũng muốn tham gia

BHNN cho yên tâm. Nhưng lúc gà dưới 2 tuần tuổi tỷ lệ rủi ro cao thì không được bảo hiểm,

còn sau đó đã tiêm phòng đầy đủ ít rủi ro mới bảo hiểm nên tôi không tham gia”. Cũng theo

ông Thol, dù mức phí bảo hiểm ở gà chỉ 3.000 đồng/con, nhưng vẫn cao. Bởi đàn gà được giá,

cũng chỉ lời 18-20 triệu đồng, nếu ký hợp đồng BHNN thì số tiền phải đóng 18 triệu đồng/lứa, 27

Page 28: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

coi như gần hết tiền lời. Một lý do khác cũng khiến người dân “chê” BHNN vì chưa có dịch,

cũng không nghĩ mình sẽ gặp thiên tai hay dịch bệnh, chỉ khi rủi ro xảy ra mới thấy tiếc vì

không tham gia bảo hiểm. Thêm nữa, do thời gian qua, giá nông sản thường ở dưới chi phí sản

xuất, hầu hết các hộ bị thua lỗ nên không muốn tăng thêm 1 khoản chi phí nữa. Điều này dẫn

tới hệ quả là quy tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm không được tuân thủ: diện tích lúa được

bảo hiểm chỉ chiếm 2,48% tổng diện tích lúa ở 7 tỉnh triển khai thí điểm; số lượng vật nuôi

(bò, trâu, bò sữa, gia cầm) được bảo hiểm còn khiêm tốn hơn, chỉ đạt 0,64% tổng lượng vật

nuôi ở 9 tỉnh triển khai thí điểm.

Hiện tượng trục lợi diễn ra phổ biến ở bảo hiểm thủy sản. Do quy định còn lỏng lẻo,

như quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng không có quy định khống chế mật độ thả nuôi

đối với loại hình thả nuôi thâm canh. Theo đó, thả nuôi với mật độ càng dày thì nguy cơ phát

sinh dịch bệnh càng cao, làm tăng tỷ lệ bồi thường. Quy định tỷ lệ thiệt hại và mức bồi thường

đối với cá tra chưa thực sự chặt chẽ, qua tính toán cho thấy mức bồi thường cao hơn giá trị đầu

tư thực tế từ 1,2-1,5 lần; làm cho 1 bộ phận người tham gia bảo hiểm thiếu quan tâm chăm sóc

tôm, cá; tính toán trục lợi từ chương trình bảo hiểm. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát trong

suốt quá trình nuôi; và công tác giám định tổn thất của DNBH gặp rất nhiều khó khăn vì đối

tượng được bảo hiểm ở dưới nước, không thể quan sát bình thường mà đánh giá được. Và trên

hết vẫn là nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế (chưa tuân thủ việc ghi nhật ký ao

nuôi, chứng từ đầu tư, giấy kiểm dịch giống,…).

Nhiều yêu cầu của người dân không phù hợp với các nguyên tắc của bảo hiểm, đơn cử,

người dân mong muốn bảo hiểm tất cả các loại thiên tai, dịch bệnh, cả những tổn thất không

phải do rủi ro thì về nguyên tắc, bảo hiểm chỉ bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn.

Hay trong khi nguyên tắc bảo hiểm là trung thực tuyệt đối, người dân vẫn không muốn cung

cấp các chứng từ có liên quan, thực hiện các thủ tục cần thiết, dù đã được tiết giảm khá nhiều.

3.2.2. Về phía DNBH

Các DNBH gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro và giám định

tổn thất từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, việc

giám sát đối tượng được bảo hiểm, giám sát việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất,

canh tác, nuôi trồng..., việc giám định, xác định loại dịch bệnh, xác nhận dịch bệnh, xác định

thiệt hại ... ảnh hưởng đến việc ra quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không, chấp nhận yêu

cầu bồi thường hay không. Bởi vì phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá

rộng, lực lượng cán bộ thiếu và yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm

mới (chủ yếu tuyển mới và từ các bộ phận nghiệp vụ khác chuyển sang), chưa có công cụ quản

28

Page 29: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

lý nghiệp vụ, chưa có công cụ quản lý số liệu hiệu quả. Toàn bộ công việc của hệ thống vẫn

đang được thực hiện thủ công trong khi số lượng số liệu là rất lớn.

Năm 2013, có những thời điểm cả Bảo Việt và Bảo Minh phải tạm dừng ký kết hợp

đồng bảo hiểm thủy sản mới vì lỗ nặng, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Anh Lâm

Quang Tiến cũng như nhiều hộ dân hàng chục năm qua gắn bó với con tôm ở xã Vĩnh Hậu A,

huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tỏ ra hoang mang khi một vụ tôm đã qua nhưng không thấy công

ty có ý định triển khai ký mới bảo hiểm với người dân. Trước tình trạng dịch bệnh diễn biến

khó lường, rủi ro cao, gia đình anh Tiến và nhiều hộ khác ở đây không dám mạo hiểm nên đã

bỏ trắng ao, không dám thả nuôi tiếp. Chính quyền và người dân quan ngại, nếu không tiếp tục

ký bảo hiểm con tôm nữa thì vùng nuôi tôm có diện tích 50ha này sẽ bị bỏ trắng. Đây cũng là

thực tế của người nuôi thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL được Chính phủ chỉ định tham gia thí

điểm BHNN. Do số lượng và tỷ lệ bồi thường BH thủy sản năm 2012 khá lớn, khiến cho năm

2013, các DNBH gốc gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái BH. Ðây là lý do cốt

yếu mà cả Bảo Việt lẫn Bảo Minh đều phải dừng triển khai BH thủy sản để siết chặt công tác

thẩm định, đánh giá rủi ro trước, trong và sau khi tiến hành ký HÐBH. Phó TGĐ Bảo Minh

Phạm Xuân Phong thẳng thắn: DN hiện đang rất khó khăn về dòng tiền, quá trình tái BH lại

kéo dài, phần phí BH do Ngân sách Nhà nước (NSNN) hỗ trợ vẫn chưa giải ngân hết nên

không đủ nguồn để xử lý nhanh công tác bồi thường, DN buộc phải lựa chọn phương thức bảo

đảm an toàn dòng tiền cho chính mình trước để có thể đứng vững, từ đó mới có điều kiện thực

hiện công tác giúp Nhà nước thực hiện BHNN, nếu không thu xếp được tái BH, chắc chắn Bảo

Minh không thể mạo hiểm ký HÐ với người nuôi. Lý do sâu xa hơn đó là tình trạng trục lợi

của người dân diễn ra phổ biến, chưa kiểm soát được.

Bảo Minh Cà Mau có nhiều sai phạm gây bức xúc cho người dân, khiến cho ý nghĩa của

việc tham gia bảo hiểm không đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Bá Lợi ở xã Định Bình cho biết: hơn

bốn tháng qua, tôi và nhiều hộ dân ở đây chưa được Bảo Minh Cà Mau thanh toán sau khi nộp

hồ sơ đầy đủ cho đơn vị này. Tiền dự trữ không có trong khi tiền nợ mùa tôm trước vẫn còn thì

làm gì có tiền đầu tư vụ mới. Đơn phương thay đổi điều khoản của hợp đồng: Bảo Minh buộc

tất cả những hợp đồng của người nuôi tôm đã mua bảo hiểm trước ngày 08-5-2013 phải đóng

thêm mức bảo hiểm theo quy định mới tại Quyết định 1042/QĐ-BTC. Ông Trần Thành Hên,

nông dân xã Tạ An Khương Nam, cho hay, năm 2012 bị thiệt hại 5 ao tôm, đến tháng 10-2013

vẫn chưa được bồi thường. Nếu bồi thường đầy đủ thì ông có số tiền khoảng 300 triệu đồng,

còn muốn được bồi thường nhanh thì phải chịu chấp nhận mức thỏa thuận, chỉ còn khoảng 120

triệu đồng. Ông cho biết, lúc ký hợp đồng và nhận tiền, doanh nghiệp bảo hiểm không nói

trước vấn đề giảm từ 15%-60% đối với tôm trên 50 ngày tuổi, để rồi đến khi bồi thường thiệt 29

Page 30: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

hại thì mới đưa ra thỏa thuận. Ông Hên bức xúc: "Biểu phí bồi thường ngay từ đầu do công ty

bảo hiểm quyết định chứ có phải do dân đâu mà bây giờ công ty kêu gọi dân chia sẻ. Mới chỉ

là thí điểm thôi mà còn ngược xuôi đủ điều, chúng tôi thấy nản lắm. Nếu nhân rộng mà làm

như thế này chắc chẳng ai tham gia…". Anh Trần Văn Hải, cán bộ nông nghiệp xã Tạ An

Khương, bộc bạch: "Bảo hiểm nông nghiệp là một chủ trương lớn, hợp lòng dân. Lúc đầu thực

hiện, chúng tôi có nhiều cố gắng tuyên truyền vận động người dân tham gia. Đến nay, khi nông

dân bị thiệt hại thì lại bị chính Công ty Bảo Minh (đại diện cho Nhà nước thực hiện việc chi trả

tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại cho dân) "cò kè bớt một thêm hai" khiến cho ý nghĩa của việc tham

gia bảo hiểm nông nghiệp không đạt hiệu quả".

Vinare gặp khó trong việc thực hiện tái bảo hiểm do trên thị trường tái bảo hiểm quốc

tế, ngoài việc BHNN rất khó thu xếp do rất hạn chế các nhà nhận tái bảo hiểm, BHNN của

Việt Nam trong giai đoạn thí điểm cũng không thể hấp dẫn do: rủi ro cao, điều kiện rộng, phí

rất cạnh tranh, tỷ trọng phí bảo hiểm cây lúa thấp, thủy sản cao, thiếu sự minh bạch về số liệu,

nhiều vấn đề liên quan đến giám định tổn thất và giải quyết bồi thường,… Kết quả kinh doanh

BHNN theo chương trình thí điểm trong năm 2012 có kết quả rất xấu và kế hoạch 2013 thủy

sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phí bảo hiểm.

3.2.3. Về phía Nhà nước

Sản phẩm bảo hiểm chưa hoàn thiện, chưa thật sự hấp dẫn, nhiều quy định chưa hợp lý.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ quá trình triển khai thí điểm. BHNN là loại hình

bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu làm thí điểm, kinh nghiệm thực tế là rất hạn chế, đặc biệt

đối với sản phẩm thủy sản kể cả các nhà bảo hiểm quốc tế cũng không có nhiều kinh nghiệm

để tư vấn cho Việt Nam. Số liệu thống kê phục vụ cho công tác định phí bảo hiểm “thiếu và

yếu” nên ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định mức phí phù hợp; thiếu các cơ quan chuyên

môn, cơ quan giám định độc lập phục vụ cho công tác công bố thông tin phục vụ cấp đơn bảo

hiểm và giám định tổn thất. Mặt khác, tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất

nhỏ, manh mún, lại bị thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, diễn biến phức tạp và mỗi địa

phương mỗi khác. Một vài vấn đề còn tồn tại trong các sản phẩm cụ thể như sau:

i. Bảo hiểm cây lúa:

- Các quy định đều dựa trên phạm vi rộng lớn, chưa phù hợp cho từng cá nhân hộ tham gia. Hộ

sản xuất lúa có năng suất thấp, hoặc mất trắng, nhưng năng xuất thực tế bình quân của toàn xã

cao hơn 90% thì các hộ này không được bồi thường. Ngược lại khi có thiên tai dịch bệnh, năng

suất thực tế bình quân toàn xã thấp hơn 90% năng suất các năm, nhưng hộ có năng suất cao

hơn 90% năng suất bình quân của xã vẫn được bồi thường. Các quy định về bồi thường còn

30

Page 31: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

nhiều phức tạp, tốn nhiều thời gian làm giảm sự tin tưởng của nông dân tham gia bảo hiểm…

Khi có thiệt hại xảy ra, nông dân vẫn phải chờ đến cuối vụ lúa, khi thống kê công bố năng suất

mới được bồi thường… Ngoài ra còn nhiều tác nhân thiệt hại trên lúa, như mưa lớn bất

thường, triều cường gây ngập úng; ốc bươu vàng, chuột hại chưa được Bộ NN&PTNT bổ sung

vào đối tượng thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Tỷ lệ phí bảo hiểm thiếu cụ thể cho từng mùa vụ trong năm. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên

tiểu vùng nếu không được Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch sẽ không được bồi thường. Trong

khi đó, cấp tỉnh chỉ công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ và phạm vi có tính chất rộng lớn

và nguy hiểm, điều này làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, thuyết phục địa phương và

người dân tham gia bảo hiểm,…

ii. Bảo hiểm vật nuôi

- Những quy định ràng buộc, nhất là quy định về chuồng trại, diện tích, điều kiện ánh sáng, chế

độ chăm sóc, quy trình chăn nuôi... là một điều quá khó với người nông dân, nhất là những

nông dân thuộc diện hộ nghèo sẽ khó đáp ứng được. Mức phí bảo hiểm chưa phù hợp với thực

tế. Theo tính toán, nếu tham gia bảo hiểm cho một con lợn thịt, dù đã được Nhà nước hỗ trợ

60%, người dân vẫn phải đóng 120.000 đồng/con, trong khi nuôi trong khoảng bốn tháng, xuất

bán trừ chi phí người dân chỉ có lãi khoảng 100.000 đồng/con.

- Theo qui tắc bảo hiểm phải bảo hiểm toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi. Tuy nhiên một số chủ

nuôi có nhiều đàn lợn ở độ tuổi khác nhau, có những đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng (còn

khoảng 10-20 ngày) nên họ không tham gia bảo hiểm cho những đàn lợn này, như vậy họ

không thể tham gia bảo hiểm cho những đàn lợn còn lại. Quy tắc này cũng tương tự ở bò sữa,

nhưng lại khiến dễ nảy sinh trục lợi bảo hiểm do người dân tham gia cả cho bò già, bò kém

chất lượng, sắp bị thải loại,…

iii. Bảo hiểm thủy sản

- Hiện tại các tỉnh ven biển thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với tôm chưa có quy trình xét

nghiệm, chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp trên con tôm, mà chỉ xác định bằng phương pháp

kiểm tra lâm sàng, gây khó khăn cho cơ quan thú y trong việc xác định dịch bệnh.

Một số cán bộ, đảng viên có đất canh tác tại các huyện thí điểm chưa thể hiện tinh thần

nêu gương trong việc thực hiện, nên phần nào cũng làm giảm lòng tin đối với nông dân. Nhận

thức về vai trò của bảo hiểm nói chung, BHNN nói riêng của 1 số cán bộ lãnh đạo các cấp còn

hạn chế. Sự phối hợp trong thực hiện công việc cũng như giải quyết bồi thường chưa nhịp

nhàng, còn lúng túng trong xử lý một số trường hợp phát sinh vấn đề về bảo hiểm. Công tác

31

Page 32: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

chỉ đạo, tuyên truyền có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt và lúng túng. Nhiều quyết định, yêu

cầu đề xuất và kiến nghị của các cơ quan quản lý các cấp không phù hợp thực tế kinh doanh và

thông lệ của bảo hiểm, ví dụ: yêu cầu mở rộng rủi ro điều kiện bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm

không dựa trên cơ sở thực tiễn và tính toán với căn cứ khoa học... làm cho các DNBH rất lúng

túng, bị động và rất khó khăn khi thu xếp tái bảo hiểm và/hoặc thuyết phục các nhà nhận tái

bảo hiểm thay đổi các điều kiện/điều khoản đã ký kết từ đầu.

Việc giải ngân kinh phí hỗ trợ phí tham gia bảo hiểm còn chậm, chưa có cơ chế hỗ trợ

cho DNBH, DN TBH tham gia triển khai thí điểm khiến DNBH gặp khó khăn trong bồi

thường khi có tổn thất lớn xảy ra.

Quy trình sửa đổi, điều chỉnh, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm. Ví dụ Quyết định

358/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 27-02-2013 mà đến tận ngày 06-5-2013, mới có

Quyết định 57/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC để phù hợp với Quyết

định 358 của Thủ tướng với nội dung tương tự mà không phải giải thích, hướng dẫn gì thêm.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với BTC

Phối hợp với Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp, theo dõi, nghiên

cứu cơ chế chính sách xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính, tái bảo hiểm của DNBH đảm

bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa người dân, DNBH và Nhà nước. Tăng cường chỉ đạo các

DNBH thực hiện công tác quản lý, giám sát, ngăn chặn, phòng chống trục lợi bảo hiểm gây

thiệt hại cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm. Nên có chế tài xử lý các trường

hợp cố ý trục lợi bảo hiểm.

Phối hợp với Bộ NN&PTNT tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách cho những

năm tiếp theo. Phối hợp thường xuyên với Bộ NN&PTNT và Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố

giải thích chính sách chế độ mới, nắm sát tình hình thực tiễn ở cơ sở, các khó khăn, vướng

mắc, kịp thời sửa đổi cơ chế chính sách và đưa ra các biện pháp giải quyết, đảm bảo quyền lợi

của người tham gia bảo hiểm và DNBH.

3.3.2. Đối với Bộ NN&PTNT

Nghiên cứu ban hành quy trình phòng chống rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất

nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương rà soát, hoàn chỉnh quy trình sản xuất canh tác, chăn

nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện của địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát

32

Page 33: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

công tác phòng chống thiên tai, bệnh dịch, phòng chống trục lợi bảo hiểm, công tác tuân thủ

quy trình sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Tiến hành tái cấu trúc, hiện đại hóa ngành Nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp phát triển, giá trị sản xuất gia tăng góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của

người dân.

3.3.3. Đối với UBND các tỉnh, thành phố

Tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp với các DNBH tổ chức tuyên truyền, giới

thiệu, hướng dẫn cơ chế chính sách BHNN mới, nhất là quyền lợi của nông dân, ý nghĩa của

việc tham gia bảo hiểm để mọi người dân hiểu rõ từ đó họ mới tích cực tham gia.

Thống kê, rà soát các chỉ số như năng suất lúa, giá lúa, giá trị kinh tế về chăn nuôi, thuỷ

sản, ban hành các quy trình trồng lúa, chăn nuôi và nuôi thủy sản phù hợp với đặc điểm sản

xuất nông nghiệp tại địa phương. Chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn tổ chức theo dõi

tình hình thiên tai, dịch bệnh; theo dõi, giám sát việc tuân thủ quy trình sản xuất; tổ chức công

bố thiên tai; công bố, xác nhận dịch bệnh để làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Phối

hợp với DNBH kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm, ngăn chặn, phòng chống

trục lợi bảo hiểm.

3.3.4. Đối với DNBH

Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

Phối hợp với UBND các cấp tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn về cơ chế

chính sách BHNN theo quy định mới, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm.

Xây dựng, thực hiện, kiểm tra các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, phòng chống

trục lợi bảo hiểm. Phối hợp với các DN TBH để đảm bảo việc tái bảo hiểm được thuận lợi,

đúng quy định. Trường hợp khó khăn, vướng mắc cần phối hợp với các đơn vị liên quan

nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ, báo cáo BTC xem xét.

KẾT LUẬN

BHNN là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa to lớn và thiết thực trong xóa đói, giảm

nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là vùng nông thôn. Để tiếp tục nhân rộng

chính sách bảo hiểm này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ, của các cấp, các ngành

33

Page 34: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

có liên quan, các công ty bảo hiểm trong việc ngăn chặn động cơ trục lợi BHNN tại các địa

phương; cũng cần sự hợp tác của những người tham gia BHNN trong việc nâng cao nhận thức

về BHNN. BHNN thực chất là bảo hiểm tương hỗ và việc triển khai thí điểm cũng vì mục tiêu

ổn định, phát triển ngành nghề cũng như đời sống của nông dân, chính vì vậy không nên có

tâm lý ỷ lại hoặc có hành vi gian dối để kiếm lời từ chương trình đầy ý nghĩa này…

34

Page 35: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phát triển bền vững 2012 của Tập đoàn Bảo Việt

2. Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm số 4 2012 của Tập đoàn Bảo Việt

3. “Nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp” trên vukehoach.mard.gov.vn (31-12-2013)

4. “Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu” trên monre.gov.vn (03-12-2013)

5. “Số phận của 99% hộ nông dân nhỏ ra sao khi Việt Nam hội nhập sâu” trên dantri.com.vn

(12-12-2013)

6. “Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013” trên tapchitaichinh.vn (23-12-

2013)

7. “Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và vấn đề đặt ra” trên dangcongsan.vn (29-9-2011)

8. “Về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho nông dân” trên tạp chí Cộng sản điện tử (15-8-2013)

9. “BIC triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su” trên thesaigontimes.vn (26-10-2010)

10. “Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp” của Ths.Nguyễn Quốc Nghi trường

Đại học Cần Thơ trên tạp chí Tài chính Doanh nghiệp (số 3-2011)

11. “Tình hình thực hiện bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam theo Quyết định số 315/QĐ-TTg

và một số ý kiến đề xuất” trên tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 193-2013)

12. “Gập ghềnh bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, cần nhiều giải pháp để nông dân tiếp cận với

bảo hiểm” – chuyên đề bảo hiểm trên Thời báo kinh tế Việt Nam

13. “Dân “chê” bảo hiểm nông nghiệp” trên baodongnai.com.vn (10-11-2013)

14. “Bảo hiểm nông nghiệp: hướng sản xuất an toàn, bền vững” trên dongthap.gov.vn (12-12-

2013)

15. “Chung quanh việc thí điểm bảo hiểm thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long” trên

nhandan.com.vn (05-7-2013)

16. “Bảo hiểm con tôm và những bất cập cần tháo gỡ” trên daidoanket.vn (07-10-2013)

17. “Nông dân “chết đứng” vì mua không được bảo hiểm nông nghiệp” trên nongnghiep.vn

(12-6-2013)

18. “Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp – đầu không xuôi, đuôi không lọt” trên báo Sài Gòn giải

phóng (27-9-2013)

19. “Quyết tâm chống trục lợi bảo hiểm nông nghiệp” trên taichinhdientu.vn (21-8-2013)

35

Page 36: Thực trạng triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam (2011-2013)

23

20. “Bảo hiểm nông nghiệp ở ĐBSCL - Chủ trương đúng” trên baotintuc.vn (17-10-2013)

21. Các văn bản pháp luật liên quan tới việc triển khai thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013

của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

22. Slide tập huấn Thông tư 47/2011 của Bộ NN&PTNT

23. Slide tập huấn Thông tư 121/2011 của Cục quản lý&Giám sát bảo hiểm

24. Các slide tập huấn sản phẩm bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm vật nuôi của

Bảo Việt.

25. Các báo cáo được trình bày trong Hội nghị “Tổng kết tình hình thực hiện thí điểm bảo

hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ”

tại Hà Nội ngày 09-5-2013:

i. Báo cáo đánh giá thí điểm BHNN của BTC

ii. Bảng tổng hợp kết quả thí điểm BHNN tính đến hết 30-4-2013

iii. Tham luận của Bảo Minh

iv. Tham luận của Bảo Việt

v. Tham luận của Ban chỉ đạo TP Hà Nội

vi. Tham luận của Trà Vinh

vii. Tham luận của Vinare

26. Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh năm 2012 của Vụ kế hoạch – Bộ NN&PTNT

(vukehoach.mard.gov.vn )

36