9
Tinh Thần Hộ Sinh Của Socrates Trong Đào Tạo Kỹ Năng http://hoasao.vn/

Ap dung quan diem cua Socrates trong dao tao Ky nang

Embed Size (px)

Citation preview

Tinh Thần Hộ Sinh Của Socrates Trong Đào Tạo

Kỹ Năng

http://hoasao.vn/

Một giảng viên kĩ năng không chỉ cần bộ óc của

một triết gia, họ còn cần một trái tim mở rộng

của nhà tu hành. Mỗi giảng viên tại Hoa Sao

không hẳn được xem là giảng viên thuần túy,

mà là ngươì định hướng, là ngươì khơi gợi

những tiềm lực của học viên từ đó giúp mỗi

học viên biết cách tỏa sáng tại môi trường

làm việc.

http://hoasao.vn/

Phương pháp hộ sinh trí tuệ

http://hoasao.vn/

Phương pháp hộ sinh trí tuệ được bắt

nguồn từ Socrates – một triết gia Hy

Lạp cổ đại (469 – 399 tcn). Do ảnh

hưởng từ nghề hộ sinh của mẹ,

Socrates đã phát minh ra phương pháp

hộ sinh tinh thần, hộ sinh trí tuệ nhằm

giúp người đối thoại tự nhận ra chân lý.

Với quan điểm sống: “Tôi chỉ biết một

điều là Tôi không biết gì cả”, Socrates

đã khơi gợi trong sâu thẳm tâm can

người đối thoại khả năng muốn được

hiểu biết và tự hiểu biết qua suy tư của

chính họ. Phương pháp hộ sinh của ông

tuân theo bốn bước sau:

http://hoasao.vn/

1-     Giả vờ không biết để nhờ người đối thoại giảng cho. Rồi bằng những

câu hỏi trúng đích (có khi châm biếm, mỉa mai) chứng minh rằng người đối

thoại thật ra chẳng biết gì! “Khôn ngoan là kẻ biết điều mình không biết!

Không biết không đáng trách, đáng trách là không chịu học”

2-     Tiếp theo là dùng phương pháp quy nạp để xây dựng từng bước cái

biết vững chắc. Đó là phân tích chính xác những ví dụ cụ thể trong đời

thường, từ đó rút ra những kết luận và định nghĩa tạm thời.

3-     Bằng phương pháp định nghĩa, làm cho những khẳng định tạm thời ấy

càng lúc càng tinh vi và chính xác hơn.

4-     Sau cùng, có được những định nghĩa rõ ràng, phổ quát về vấn đề đang

bàn.

http://hoasao.vn/

Bằng nghệ thuật của mình, ông dẫn đưa người đối thoại khám phá ra khả năng nhận thức và tự nhận thức, giúp họ tự nhận ra chân lý đích thực được ẩn dấu đằng sau sự u mê của họ. Ông không truyền thụ tri thức theo một chiều hướng từ trên xuống dưới, nhưng dùng hệ thống câu hỏi để giúp họ sinh ra những kiến thức về một vấn đề nhất định. Chính vì vậy mà Socrates chưa từng nhận làm thầy của bất kỳ người nào, mặc dù trên thực tế có rất nhiều người theo học ông thời đó.

• Ông cho rằng: “Thuật hộ sinh của tôi cũng giống như nghệ thuật của các bà đỡ trong những nét chính,

chỉ khác ở chỗ là tôi đỡ đẻ cho đàn ông chứ không phải đàn bà và trong khi họ vật vã sinh hạ, tôi chú

trọng đến phần hồn chứ không phải phần xác; thành tựu của thuật này là khi tôi nghiệm được thấu đáo

xem ý tưởng mà chàng trai đã đẻ ra là một thành kiến sai lầm hoặc một sinh nở cao quý, chân thực.

Giống như các bà đỡ, tôi không sinh đẻ được và lời thiên hạ thường chê trách rằng tôi chỉ đặt câu hỏi cho

người khác chứ không có đủ khôn ngoan để tự trả lời là rất đúng – lý do là vì thần bắt tôi đỡ đẻ mà không

cho phép tôi sinh sản. Vì thế mà bản thân tôi không khôn ngoan và cũng chẳng có gì để trưng bày như

phát kiến hay sản phẩm do tâm hồn mình sinh ra, nhưng bất kỳ ai chuyện trò với tôi đều được lợi. Vài

người lúc đầu có vẻ khờ khạo, nhưng sau đó, khi sự trao đổi giữa chúng tôi đã chín muồi và nếu Thần

cũng thuận tình phù hộ, họ đều làm nổi những tiến bộ đáng ngạc nhiên, như cả kẻ bàng quan lẫn bản

thân họ đều nhận thấy. Thật rõ ràng là họ chưa bao giờ học được bất cứ điều gì từ tôi cả và nhiều phát

hiện hay đẹp mà họ thấy gắn bó thiết thân đều do công phu của họ. Nhưng họ nợ tôi và Thần sự hộ sinh

ra chúng” (Plato, Theaetetus).

http://hoasao.vn/

Áp dụng trong đào tạo kỹ năng

Đào tạo kỹ năng là lĩnh vực khác với môi trường giáo dục học đường. Sự khác biệt này nằm ở chỗ, giáo dục học đường thuần túy là trang bị kiến thức nhằm phát triển trí tuệ của học viên; trong khi đó đào tạo kỹ năng là khơi gợi và làm sống dậy khả năng tiềm ẩn vốn có nơi học viên. Chính vì vậy phương pháp đào tạo kỹ năng phải giống như việc hộ sinh của Socrate, nhằm giúp học viên tự khai phá ra khả năng tiểm ẩn của mình. 

http://hoasao.vn/

Thực tế cho thấy, trước khi là một giảng viên đào tạo Kỹ năng, bất cứ ai cũng từng là người chẳng hiểu gì về kỹ năng, hay chỉ thực hiện mập mờ nó mà không biết cách gọi nó như thế nào. Trong quá trình tương tác cộng đồng, do yêu cầu phát sinh mà họ dần nhận ra nhu cầu mình cần phải thay đổi, hay hoàn thiện. Vì vậy theo cách nói của Socrate, người đào tạo kỹ năng hay người đi học kỹ năng chẳng phải là thầy hay trò của bất cứ ai. Mà đơn thuần chỉ là người hộ sinh và người được hộ sinh để sản sinh ra “một nhân vị” mới trong tương tác với cộng đồng hay công việc yêu cầu.

• Từ cội rễ của Đào tạo kỹ năng, các giảng viên Hoa Sao không hẳn được xem là giảng viên thuần túy, mà là người định hướng, khêu lên tim đèn ẩn sâu trong tiềm lực của học viên để giúp họ sáng hơn và tỏa ánh sáng ấy trong môi trường mà họ sẽ tương tác. Chính vì vậy mà người đào tạo không thể trình bày những gì mình có, mà trình bày những gì học viên cần để giúp họ thăng hoa trong suy nghĩ, ứng xử và hành động. 

• Vốn là những tinh túy được đúc kết trong nhu cầu cuộc sống, Kỹ năng cũng cần được trải nghiệm để sự trải nghiệm đó được sẻ chia một cách chân thực, chứ không chỉ dừng lại ở lời được phát ra. Đó cũng chính là giá trị trân quý trong Thánh Kinh của người Do Thái rằng: “Không ai cho cái mình không có”. Vì vậy, người đào tạo kỹ năng cần phải có óc thông thái của một triết gia, tim rộng mở của một nhà tu, tâm thức nhạy bén của một nhà tâm lý và tinh thần của một vận động viên để có thể làm cháy lan những thứ đó sang người mà họ sẽ đào tạo.

http://hoasao.vn/

• Từ nguồn gốc và triết lý đó, các giảng viên Hoa Sao sẽ mang lại cho học viên của mình những phương pháp tiếp cận, bài tập huấn luyện hay môi trường tương tác rất khác biệt trong các khóa đào tạo – huấn luyện kĩ năng ở Hoa Sao, đặc biệt với các kỹ năng liên quan đến khách hàng, như: Chăm sóc khách qua điện thoại/ Telesales-Telemarketing/ Kỹ năng thuyết phục đàm phán,…

Trải nghiệm cùng các khóa đào tạo – huấn luyện kỹ năng của Hoa Sao để kiểm chứng.

http://hoasao.vn/