18
Bài 33: (tiết 2) AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được tính chất hóa học của H 2 SO 4, đặc biệt là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của H 2 SO 4 đặc. - Nêu được phương pháp sản xuất H 2 SO 4 . - Trình bày được cách nhận biết ion sunfat. 2. Kỹ năng - Dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính oxi hóa, tính khử. - Hình thành kỹ năng quan sát thí nghiệm và dự đoán, kết luận về tính chất hóa học của H 2 SO 4 . - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H 2 SO 4 . 3. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của H 2 SO 4 với nền kinh tế và cuộc sống. - Hình thành ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với H 2 SO 4 . II. Trọng tâm bài học - Tính chất hóa học của H 2 SO 4 . III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - SGK, kế hoạch bài dạy, file trình chiếu. - Phim thí nghiệm. 2. Học sinh - SGK, tập ghi chép. - Học sinh học bài cũ và đọc bài trước ở nhà. 1

Axith2 so4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Axith2 so4

Bài 33: (tiết 2)

AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Trình bày được tính chất hóa học của H2SO4, đặc biệt là tính oxi hóa mạnh và tính

háo nước của H2SO4 đặc.

- Nêu được phương pháp sản xuất H2SO4.

- Trình bày được cách nhận biết ion sunfat.

2. Kỹ năng

- Dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính oxi hóa, tính khử.

- Hình thành kỹ năng quan sát thí nghiệm và dự đoán, kết luận về tính chất hóa học

của H2SO4.

- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2SO4.

3. Thái độ

- Nhận thức được tầm quan trọng của H2SO4 với nền kinh tế và cuộc sống.

- Hình thành ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với H2SO4.

II. Trọng tâm bài học

- Tính chất hóa học của H2SO4.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- SGK, kế hoạch bài dạy, file trình chiếu.

- Phim thí nghiệm.

2. Học sinh

- SGK, tập ghi chép.

- Học sinh học bài cũ và đọc bài trước ở nhà.

IV. Phương pháp – phương tiện dạy học

1. Phương pháp

- Trò chơi, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm, sử dung sách giáo khoa.

2. Phương tiện

- Bảng đen, máy chiếu.

1

Page 2: Axith2 so4

V. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ôn đinh lớp

2. Tiến trình giảng dạy

THỜI

GIAN

SLIDE TRÌNH CHIẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT

ĐỘNG

CỦA HỌC

SINH

HOẠT ĐỘNG: KIỂM TRA BÀI CŨ

5 phút

Nhấp vào mỗi số tương ứng 1 câu hỏi hiện ra, HS

chọn đáp án nào thì GV nhấp vào chữ cái đó. Lưu ý

đối với mỗi câu hỏi, HS sẽ có thời gian 10 giây,

thời gian bắt đầu được tính khi GV nhấp chuột lần

GV dẫn vào bài: "Tiết học trước,

chúng ta đã nhắc lại kiến thức về axit

H2SO4 loãng. Vậy hôm nay trước khi

vào bài học cô có một trò chơi nhằm

kiểm tra lại kiến thức của các em. Đó

là trò chơi Chiếc nón kì diệu".

GV chia lớp làm 3 đội chơi. Luật chơi

như sau: sẽ có 8 câu hỏi. Để giành

quyền ưu tiên, 3 đội sẽ lần lượt quay,

đội có số điểm cao nhất là đội được đi

trước, đội nào đạt số điểm cao nhất sẽ

là đội chiến thắng (các đội lần lượt

chọn câu hỏi theo thứ tự điểm số). Sau

khi trả lời đúng câu hỏi dù đúng hay

sai thì đều được lật ô chữ. Lưu ý các ô

chữ sẽ được lật từ từ, không yêu cầu

đoán ô chữ bí ẩn.

GV ghi nhận điểm số ở từng câu.

Đội giành chiến thắng sẽ có một phần

quà nhỏ từ GV.

Mỗi câu hỏi

HS có 10

giây để suy

nghĩ và trả

lời (quan sát

thời gian ở

hình tròn

bên trên

phía trái và

khi âm

thanh kết

thúc cũng là

hết 10 giây).

2

Page 3: Axith2 so4

đầu tiên, khi đó sẽ có âm thanh và vòng trón đổi

màu dần trong 10 giây.

Sau đó GV nhấp vào ô đáp án để kiểm tra đáp án

HS chọn đã chính xác chưa. Đáp án đúng sẽ hiện

màu xanh dương.

HOẠT ĐỘNG: TÍNH CHẤT HÓA HỌC

10

phút

GV đặt vấn đề liệu Cu có phản ứng với H2SO4 đặc, đun nóng hay không.Để kiểm chứng, GV cho HS xem đoạn phim thí nghiệm so sánh (nhấp vào nút Play phía trên bên phải để chạy đoạn phim).

a/ Tính oxi hóa mạnh

Chất khử là kim loại

- GV: “Cũng giống như axit sunfuric loãng thì axit sunfuric đặc cũng có tính chất đầy đủ của một axit. Bên cạnh đó thì cũng có một số đặc tính khác biệt mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây.”- GV cho HS xem phim thí nghiệm:

Ống 1: Cu lá + H2SO4 loãng, đun nóng. Ống 2: Cu lá + H2SO4 đặc, đun nóng.

- GV yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng. - GV nêu vấn đề: “Tại sao ở ống nghiệm số 2 lại xảy ra phản ứng?”

- HS quan

sát thí

nghiệm và

nêu hiện

tượng.

Ống 1:

3

Page 4: Axith2 so4

Xem xong, GV nhấp vào nút trở về để trở về slide bài dạy.GV cho HS quan sát hình ảnh 2 ống nghiệm sau khi phản ứng đã xảy ra một thời gian dài để HS nhìn rõ hiện tượng.

- GV giải thích: Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không phản ứng với H2SO4 loãng, do vậy ống 1 không có hiên tượng gì. Nhưng H2SO4 đặc lại phản ứng được với Cu, nguyên nhân là do axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh, đã oxi hóa Cu.- GV hướng dẫn HS viết PTPỨ (cho xác đinh số oxh):

Cu + 2H2SO4đ,n CuSO4 + SO2

+ 2H2O

GV:”Vậy trong phản ứng giữa Cu và

axit sunfuric đặc thì tác nhân oxi hóa

chính là S, S từ +6 về +4”.

- GV khái quát hoá phản ứng của kim

loại với H2SO4 đặc, to:

KL + H2SO4 đ,n Muối + SP khử (S/

H2S/ SO2) + H2O

- GV nhấn mạnh:

H2SO4 đặc phản ứng với hầu

hết kim loại (trừ Au, Pt…), đẩy

kim loại lên số oxi hóa cao

nhất.

SP khử: S; H2S; SO2: Tùy

thuộc vào nồng độ axit và tính

Không hiện

tượng.

Ống 2: Lá

đồng tan ra,

dd sau phản

ứng có màu

xanh lam.

4

Page 5: Axith2 so4

3 phút

khử của kim loại. Chất khử

trung bình và yếu thường cho

SO2.

Các kim loại Al, Fe, Cr bi thu

động hóa trong H2SO4 đặc,

nguội.

Lưu ý: Fe, Al, Cr… bi thu động hóa trong dung dich H2SO4 đặc nguội. “Các em có biết tại sao gọi là thu động hóa không?”- GV: “Khi ta ngâm nó vào axit H2SO4

đặc nguội thì nó không tác dung, không những vậy, sau đó nó còn làm cho các kim loại đó không còn khả năng phản ứng với các chất khác.”- GV yêu cầu HS hoàn thành các

PTPỨ sau:

Fe + H2SO4đ,n ... + SO2 + ...

Al + H2SO4đ,n ...+ S + ...

Mg + H2SO4đ,n ... + H2S + ...

- GV kiểm tra đáp án và cho HS ghi

vào vở.

- GV: “Ngoài tác dung với kim loại,

nó còn phản ứng với phi kim, và các

hợp chất có tính khử.”

Chất khử là phi kim

- GV hướng dẫn HS viết phương trình

C tác dung H2SO4 đặc, to:

C + 2H2SO4đ,n CO2 + 2SO2  +

2H2O

- HS trả lời.

- HS hoàn

thành các

PTPỨ.

5

Page 6: Axith2 so4

3 phút

5 phút

- GV giảng giải: “C có sự thay đổi số

oxi hoá từ 0 lên +4 (số oxi hoá cao

nhất).”

-GV hướng dẫn HS hoàn thành phản

ứng H2SO4 đặc, to tác dung với S, P

(hướng dẫn HS dự đoán, xác đinh sản

phẩm khử):

S + 2H2SO4đ,n 3SO2 + 2H2O

P + 5H2SO4đ,n 5SO2 + 2H3PO4 +

2H2O

Chất khử là hợp chất

- GV yêu cầu HS xác đinh số oxi hóa

của Fe trong các oxit sắt ở các phản

ứng dưới đây:

FeO + H2SO4đ,nFe3O4 + H2SO4đ,n Fe2O3 + H2SO4đ,n - GV giảng giải cho HS biết: Trong hai phản ứng đầu, H2SO4đ thể hiện tính oxi hóa, còn phản ứng cuối H2SO4đ thể hiện tính axit. - GV hướng dẫn HS hoàn thành PTPỨ.- GV đưa ra kết luận: H2SO4 đặc thể hiện tính oxi hóa khi tác dung với những hợp chất có tính khử, còn đối với những hợp chất không có tính khử H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính axit.- GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm và hoàn thành các PTPỨ sau:

KBr + H2SO4đ H2S + H2SO4đ b/ Tính háo nước

- GV cho HS xem thí nghiệm: Rót H2SO4 đặc vào cốc đã đựng sẵn saccarozơ. - GV yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng.- GV giải thích thí nghiệm:

- HS hoàn

thành các

PTPỨ.

- HS hoàn

thành các

PTPỨ.

- HS hoàn

thành các

PTPỨ.

- HS quan

sát thí

nghiệm và

nêu hiện

6

Page 7: Axith2 so4

H2SO4 đặc đã hấp thu nước rất mạnh

của phân tử đường tạo thành C.

C12H22O11 12C + 11H2O

Sau đó, một phần C bi H2SO4 đặc oxi

hoá thành CO2 và SO2 gây hiện tượng

sủi bọt đẩy C trào ra ngoài cốc.

C+2H2SO4 đặc CO2 + 2SO2 + 2H2O

- GV hình thành phương trình tổng

quát khi cho cacbohidrat tác dung với

H2SO4 đặc.

Tổng quát:

Cn(H2O)m nC + mH2O

- GV kết luận:

H2SO4 đặc có 3 tính chất hóa học quan

trọng:

o Tính axito Tính oxi hóa mạnho Tính háo nước

tượng.

Khi rót

H2SO4 đặc

vào cốc

đựng

saccarozơ,

ban đầu

đường

chuyển sang

màu đen.

Sau đó, chất

màu đen sủi

bọt, trào ra

khỏi miệng

cốc.

HOẠT ĐỘNG: ỨNG DỤNG

3 phút - GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng

dung của H2SO4 trong kinh tế và đời

sống qua đoạn clip.

- GV yêu cầu HS nêu vài ứng dung.

- HS quan

sát và trả

lời.

7

H2SO4đặc

H2SO4đặc

Page 8: Axith2 so4

HOẠT ĐỘNG: SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC

5 phút - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu

SGK và trả lời một số câu hỏi sau:

+ Sản xuất axit sunfuric hiện nay bằng

phương pháp nào?

+ Nguyên liệu sản xuất là gì?

- GV hướng dẫn học sinh sơ đồ điều

chế axit sunfuric.

-GV yêu cầu học sinh viết các PTPỨ

đã học.

-GV hướng dẫn HS viết PTPỨ mới.

- HS nghiên

cứu SGK và

trả lời câu

hỏi.

- HS viết

PTPỨ.

HOẠT ĐỘNG: MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT

5 phút - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và

phân loại các muối sau:

Na2SO4, ZnSO4, KHSO4, Mg(HSO4)2

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét đáp

- HS nghiên

cứu SGK và

trả lời.

- HS quan

8

Page 9: Axith2 so4

án.

- GV giới thiệu tính tan của muối

sunfat.

- GV cho HS xem clip, yêu cầu HS

quan sát hiện tượng và viết PTHH khi

cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dd

Na2SO4, sau đó thêm tiếp khoảng 2ml

dd BaCl2 vào ống nghiệm.

Từ đó rút ra kết luận về cách nhận biết

ion Ba2+ .

sát và nêu

hiện tượng,

viết PTHH.

HOẠT ĐỘNG: BÀI TẬP CỦNG CỐ

9

Page 10: Axith2 so4

- Hướng dẫn HS trích mẫu thử bằng cách dùng

ống bóp để hút dung dich từ bình tam giác cho

vào ống nghiệm để tiến hành các phản ứng.

- Khi có hiện tượng quan sát được thì ghi chép

- GV : Để củng cố bài hôm nay, cô

có một bài tập nhận biết, dùng phần

mềm có khả năng mô phỏng trực

quan, đó là Crocodile Chemistry.

- GV: Trước khi làm bài tập nhận

biết này, cô sẽ chia lớp thành 3

nhóm. Các em sẽ suy nghĩ cách để

nhận biết các dung dich trong các

lọ thủy tinh mất nhãn. Nhóm nào

trả lời đúng sẽ được điểm cộng.

( chiếu file crocodile )

- GV: Như các em thấy, thì 4 dd

của chúng ta là: KOH, BaCl2,

H2SO4, HCl và có 4 thuốc thử là

phenolphtalein, dung dich HNO3,

dung dich Na2SO4, dung dich

CuSO4. Lưu ý là chỉ chọn 1 trong 4

thuốc thử. Và cô gợi ý thêm đó là

hóa chất nào đã được nhận biết có

thể dùng để nhận biết chất chưa

được nhận biết.

GV: 3 nhóm có thời gian 2 phút để

suy nghĩ , sau đó 1 bạn sẽ lên thực

hiện thí nghiệm trên phần mềm

Crocodile dưới sự hướng dãn của

giáo viên. Sau đó, mời đại diện của

nhóm đã có ra đáp án nhanh nhất

lên nhận biết 4 dung dich đề cho.

10

Page 11: Axith2 so4

vào trong bảng (đã chuẩn bi trong Crrocodite)

- Khi đã nhận biết được chất nào thì GV yêu

cầu HS ghi vào khung trống ngay phía dưới

bình tam giác để các bạn HS còn lại dễ theo

dõi.

- Sau khi sử dung ống bóp lấy hóa chất, GV

gợi ý cho HS vệ sinh ống bóp và ống nghiệm

bằng cách rửa bằng nước (chậu nước) để đảm

bảo đúng nguyên tắc trong phòng thí nghiệm

trên thực tế.

- Sau khi HS trình bày, GV nhận

xét đáp án và khen thưởng nhóm

làm đúng.

HS thực hiện thao tác Crocodite chemistry:

1. Nhóm chọn dd phenolphtalein để nhận biết - Trích mẫu thử (hút dung dich từ 4 bình tam giác cho vào 4 ống nghiệm riêng biệt đã

chuẩn bi).

- Sau đó, dùng ống bóp hút

phenolphtalein cho vào lần lượt

4 ống nghiệm chứa mẫu thử đã

chuẩn bi.

+ Thấy ống nghiệm thứ 3 hóa

hồng.

11

Page 12: Axith2 so4

Dung dich chứa trong bình tam giác thứ (3) ban đầu là KOH.Chỉ nhận biết được KOH nên không dùng phenolphtalein để phân biệt.

2. Nhóm chọn dd HNO3 để nhận biết- Trích mẫu thử (hút dung dich từ 4 bình tam giác cho vào 4 ống nghiệm riêng biệt đã

chuẩn bi).

- Dùng ống bóp hút dung dich thuốc thử HNO3 cho vào 4 ống nghiệm.

+ Không thấy xuất hiện hiện

tượng trong cả 4 ống nghiệm.

Không thể dùng dung dịch HNO3 để nhận biết 4 lọ mất nhãn.

3. Nhóm chọn dung dịch Na2SO4 để nhận biết- Trích mẫu thử (hút dung dich từ 4 bình tam giác cho vào 4 ống nghiệm riêng biệt đã

chuẩn bi).

- Dùng ống bóp hút dung dich Na2SO4 cho lần lượt vào từng mẫu thử.

+ Ba ống nghiệm đầu tiên không có hiện tượng.

+ Ống thứ 4 có kết tủa trắng, vậy ống thứ 4

chứa BaCl2.

PTHH: Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4

Không thể dùng dung dịch Na2SO4 để nhận biết 4 lọ mất nhãn.

4. Nhóm chọn dung dịch CuSO4 để nhận biết- Trích mẫu thử (hút dung dich từ 4 bình tam giác cho vào 4 ống nghiệm riêng biệt đã

chuẩn bi).

- Dùng ống bóp hút dung dich CuSO4 vào lần lượt từng mẫu thử.

+ Ống 1 và 2 không có hiện tượng.

+ Ống 3 có kết tủa màu xanh, nhận biết được ống nghiệm thứ 3 chứa dung dich ban

đầu là KOH.

PTHH: 2KOH + CuSO4 K2SO4 + Cu(OH)2

12

Page 13: Axith2 so4

+ Ống 4 có kết tủa trắng, ta nhận được ống thứ 4 chứa dung dich ban đầu là BaCl2.

PTHH: CuSO4 + BaCl2 CuCl2 + BaSO4

- Làm sạch ống nghiệm.

- Trích mẫu thử (hút dung dich từ 2 bình tam giác chưa nhận biết được cho vào 2 ống

nghiệm riêng biệt đã chuẩn bi).

- Dùng ống bóp hút dung dich BaCl2 đã nhận biết được (ống 4) vào 2 ống nghiệm

chứa dung dich chưa nhận biết còn lại (ống 1 và 2).

+ Ống 1 có kết tủa trắng, vậy ống 1 chứa dung dich ban đầu là H2SO4.

PTHH: H2SO4 + BaCl2 HCl + BaSO4

+ Ống 2 không có hiện tượng, vậy ống 2 chứa dung dich ban đầu là HCl.

Dùng dung dịch CuSO4 để nhận biết 4 lọ mất nhãn.

13