68

Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Page 2: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Mục lụcLời mở đầu ...........................................3Thư gửi sinh viên Đại học Hoa Sen nhân ngày khai giảng ..........................4Sống tử tế, dễ mà khó .........................6Suy nghĩ về chuyện “tử tế” ................10Chúng ta đang cố gắng giải quyết những nghịch lý ...............12Kết quả từ một chuyến đi .................15Giới thiệu Câu lạc bộ Tuổi Xanh .....19Hãy là chính mình... ..........................21Ươm mầm ..........................................26“Học đàng hoàng” .............................30Ngẫm nghĩ về hợp tác quốc tế và quy hoạch đô thị ...........................32Kết nối năm châu trong tầm tay hay xa vời? ..........................................36Kết nối năm châu ...............................40Bay cao những ước mơ .....................46Nhìn lại những hoạt động quảng bá và hưởng ứngchủ đề năm học 2012 - 2013: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu” ...........................................50Tổng kết cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm học 2011 - 2012) ......................53Những “bông hoa” ngát hương trong vườn Bác ..................................56Bài học về tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe .............................60Sách mới của Ban tu thư Đại học Hoa Sen ................................64Bài ca Đại học Hoa Sen ....................67

NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠIB15-Lô 2 – Mỹ Đình I – Hà Nội – Việt Nam Tel: (04) 6287 2617 – (04) 6287 2348Fax: (04) 6287 1730E-mail: [email protected]

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí MinhSố 137 Đinh Tiên Hoàng – P.Đa Kao – Q.1TP.Hồ Chí Minh Tel: (08) 3820 8632 Fax: (08) 3820 8653 – (08) 3820 8527E-mail: [email protected]: http://nxbthoidai.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản: VŨ VĂN HỢPBiên tập: BÙI TRÂN THÚY TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢOVẽ bìa & trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆPSửa bản in: KHÁNH HOÀI

In 2000 cuốn, khổ 140x200mm tại nhà in Lê Quang Lộc. Giấy đăng ký KHXB số: 251-2012/CXB/03/05-12/TĐ; Quyết định xuất bản số: 933/QĐ-NXBTĐ/CN398 cấp ngày 27/11/2012In xong và nộp lưu chiểu Quý 4 năm 2012

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

LỜI MỞ ĐẦUTừ năm 2012 - 2013, Đại học Hoa Sen đề ra khẩu hiệu: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”- “To live as one should, to study as one must, and to see one-self as a part of the world”.

Khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu, gần gũi, nhưng thực hiện được những điều này vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận, nhất là đối với các thành viên của Hoa Sen.

Khẩu hiệu có thể là những điều chúng ta từng trăn trở, băn khoăn, không biết mình đã làm được chưa; và những người xung quanh ta thì sao?

Khẩu hiệu cũng có thể được xem là những điều hiển nhiên mà ai cũng có thể làm được, bởi vì đã sống thì phải “tử tế”, đã học thì dĩ nhiên là “đàng hoàng” nên mới qua được nhiều bậc học, nhận được nhiều bằng cấp. Không có gì cần phải bàn luận nữa.

Và… với một số người khác thì khẩu hiệu cũng có thể là quá xa vời, bởi vì, không rõ ý nghĩa, yêu cầu cụ thể của nó thì làm sao biết được mình có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện hay không.

Bản tin Hoa Sen số 5 gồm những bài viết của giảng viên, nhân viên và sinh viên của trường về chủ đề này với nhiều nội dung, quan điểm khác nhau, sẽ rọi thêm ánh sáng vào những vấn đề vốn thiết thân, gần gũi với từng người, nhưng cùng nhau nhắc lại, cùng nhau suy nghĩ không phải là không cần thiết.

Hy vọng mỗi chúng ta sẽ có những định hướng cho bản thân nhằm hướng đến việc thực hành “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu” và để khẩu hiệu này sớm trở thành phương châm sống của các thành viên Hoa Sen.

Ban Biên tập

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 3

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Thư gửi Sinh Viên

ĐẠI HỌC HOA SEN

NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG

Các bạn tân sinh viên, các vị khách, đội ngũ giảng viên, nhân viên trường ĐH Hoa Sen quý mến,

Đại học là nơi thiêng liêng, là tài sản trí tuệ cao quý nhất của nhân loại. Vào đây để nghe tiếng vọng của chân lý, của khoa học từ ngàn xưa. Vào đây là đi tìm chân lý, muốn thấy sức mạnh kỳ diệu của chân lý, của lý tính, của ý tưởng mà bạn đang linh cảm. Hay nói một cách lãng

mạn như một học giả, Đại học là một thiên đường, với các dòng sông tri thức chảy ở đó, nghệ thuật, khoa học chảy từ đó, với những chiều sâu chưa thể khám phá hết được…

Einstein nói: Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên môn. Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý.

Ông muốn nói: anh ta phải là con người của văn hoá, của đạo đức để có được những cảm nhận con người như thế. Các bạn thử tưởng tượng chúng ta sẽ ra sao, nếu chúng ta là những người sản xuất ra sắt, mà tâm hồn chúng ta lại đầy rỉ sắt, nói như nhà văn hào Goethe của Đức.

Văn hào Schiller của Đức đã khẳng định trong một bài thơ văn xuôi mang tên “Cái lớn lao của Đức” nhấn mạnh tính chất đạo đức và văn hoá của dân tộc Đức như sau: “... người Đức sống trong/ một ngôi nhà sắp sụp đổ, nhưng bản thân anh ta/ là một cư dân cao cả, và trong khi/ Vương quốc chính trị chao đảo/ phẩm chất tinh thần vẫn tiếp tục được dựng xây/ củng cố bền chặt và hoàn hảo hơn"

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU4

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

John Stuart Mill, tác giả quyển sách nổi tiếng “Bàn về Tự do”, trong một bài diễn văn khai mạc Đại học St. Andrew 1867 đã nói về tính văn hoá, nhân văn của Đại học như sau: Con người là con người, trước khi con người là luật gia, bác sĩ, nhà kinh doanh, hay nhà sản xuất; và nếu chúng ta làm cho họ thành những người có năng lực và nhạy cảm, họ sẽ tự làm cho họ thành những luật gia hay bác sĩ có năng lực và nhạy cảm. Mục tiêu của Đại học không phải tạo ra các luật gia, bác sĩ hay kỹ sư có kỹ năng, mà tạo ra những con người có năng lực (tư duy) và có văn hóa […].

Đại học phải là môi trường văn hoá. Đó là điều quan trọng Humboldt đã nhấn mạnh luôn. Và giáo dục phải được thực hiện trong một môi trường văn hoá. Nếu không, chúng ta giống như những con người sản xuất ra sắt, mà tâm hồn chúng ta đầy rỉ sắt.

Nếu các bạn tìm lại các bậc vĩ nhân thì sẽ thấy bao giờ họ cũng có những Mentor (chữ này nên viết hoa trân trọng), những người truyền cảm ứng và nuôi dưỡng tinh thần họ.

Đằng sau Thomas Jefferson, người viết “Bản tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ, và cũng của nhân loại, Abraham Lincoln, người giải phóng nô lệ, hay Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của mọi thời đại, Galileo Galilei, nhà

khoa học khai sáng cha đẻ của ngành vật lý học hiện đại, hoặc Wilhelm von Humboldt, nhà cải cách giáo dục Đại học Đức và thế giới, đều có các Mentor của họ. Họ là đều là những con người bám rễ vào văn hoá. Chỉ có như thế họ mới làm nên những gì vĩ đại.

Các bạn hãy tìm cho mình những Mentor cho cuộc đời mình, để được luôn luôn nuôi dưỡng và đánh thức.

Con người phải là cái gì thì mới làm được cái gì, như Goethe nói. Đúng thế! Không là cái gì thì mình sẽ không làm được cái gì, phải không các bạn? Cái gì đó chính là một con người có năng lực chuyên môn và có văn hoá và đạo đức, nghĩa là một con người trọn vẹn. Lúc đó bạn mới làm được những điều thật sự hữu ích và mới hạnh phúc với chính mình. Giá trị của quốc gia là giá trị của những con người văn hoá.

Xin chúc các bạn tân sinh một năm học mới đầy ý nghĩa với nhiều cảm xúc cao quý. Chúc các bạn, tất cả chúng ta và chúc Đại học Hoa Sen thành công.

TS.Nguyễn Xuân Xanh Tháng 10/2012

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 5

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

SỐNG TỬ TẾ, DỄ MÀ KHÓTử tế là một khái niệm quá rộng, một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức học. Một hiểu biết vốn đã hạn hẹp, lại bị quy định bởi những giới hạn của một bài báo, chắc chắn không thể nào tát cạn được hết mênh mông câu chuyện. Để có thể nói được đôi điều về nó, xin được thu hẹp cái chủ đề này lại thành câu hỏi: “Những người trẻ, đang khát khao học hỏi có thể sống tử tế được không? Và sống như thế nào?”

Giống như nhiều khái niệm khác trong đạo đức học, sự tử tế chưa thực sự được định nghĩa một cách đầy đủ, nhưng những nội dung cơ bản nhất của nó thì có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến. Ở đây chỉ là cố gắng làm rõ một lần nữa những nội dung đó.

Trước hết, sống tử tế là cư xử với người khác với lòng tôn trọng. Thiếu sự tôn trọng chính đáng, ta dễ trở thành kẻ dửng dưng; nhưng nếu tôn

trọng không đúng đối tượng, có nguy cơ ta sẽ trở thành người dễ dãi, thậm chí ta biến tâm thức lành mạnh của ta thành tâm thức lệ thuộc, yếu đuối.

Đối tượng để cho ta bày tỏ sự tôn trọng rất rộng, chứ không phải chỉ là những nhân vật nổi tiếng, nhiều hào quang, với những thành tựu nổi bật thu hút sự chú ý của số đông. Có khi đó chỉ là một người bình thường với những cố gắng lương thiện hàng ngày để vươn lên trong cuộc sống

SỐNG TỬ TẾ 6

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

và trong học tập. Nếu người ấy là bạn ta, ta hãy hãnh diện vì có họ. Ta thường có khuynh hướng dành hết lòng tôn trọng cho những “ngôi sao” và rồi trong trái tim không còn chút phập phồng trước những người lặng lẽ tỏa sáng, với chút ít ánh sáng chỉ đủ cho ta thấy gương mặt “người, quá người” (nói theo Nietzsche) của họ. Ta thường ngày đêm chiêm ngắm “những công trình hoành tráng” đến không còn chút thời gian cúi xuống một mảng cỏ xanh vẫn được tỉa tót sạch đẹp quanh chỗ bạn ngồi hàng ngày trong công viên. Những đền đài hút hồn ta và tâm hồn ta trống rỗng trước những viên gạch nhỏ, những nét hoa văn – tức là những nét cử chỉ dễ thương, dễ mến nhưng dễ bị khuất lấp. Bạn đã bao giờ đứng ngây ngất nhìn một đứa bé ân cần dắt tay một cụ già băng qua một ngã tư đông người chưa? Bạn thử tưởng tượng đi, nếu bạn nhìn thấy cảnh đó, lòng bạn có dâng lên cảm xúc gì không? Tóm lại, nếu bạn không bị thuyết phục bởi những tấm gương nhân cách trọn vẹn vĩ đại, và cũng không rung động trước những biểu hiện đơn sơ thiện hảo, tích cực từ trong cuộc sống hàng ngày quanh ta thì chắc chắn bạn đang có vấn đề nghiêm trọng: bạn đang rất cô độc theo nghĩa không có ai thực sự “ngồi tận đáy lòng bạn” (Emile Durkheim)

Nhưng sống tử tế với người khác không có nghĩa chỉ là sẵn sàng ngợi ca, là phân phát tràn lan những lời có cánh làm mát ruột người khác. Không, người sống tử tế chắc chắn không phải là một bậc thánh nhân từ trước mặt mọi người. (Vả chăng, ngay cả thánh thần cũng không hoàn toàn lặng thinh trước cái xấu, cái ác. Truyền thuyết kể rằng Chúa Jesus đã từng nổi trận lôi đình khi thấy đền thờ Jerusalem bị đám người buôn bán làm cho nhếch nhác.) Sống tử tế là biết và dám tỏ rõ sự bất bình, thậm chí giận dữ khi chứng kiến người khác làm những điều đi ngược lại lương tâm thông thường. Lời tử tế thường khi là lời khó nghe. Cuộc sống thường ngày chắc chắn cho ta nhiều dẫn chứng về điều này. Chẳng phải bất cứ ai giữa chúng ta cũng có ít nhất trong đời một người thầy vừa tận tâm khuyến khích điều tốt vừa nghiêm khắc hết mực phán xét điều chưa tốt đó sao?

Nhưng có một điều chắc chắn, sống tử tế là khiêm tốn một cách trung thực. Tuy nhiên, tệ hại nhất là giả vờ khiêm tốn. Bạn không thể khiêm tốn với người “cao” hơn mình, nhưng sẵn sàng kiêu căng “chà đạp” người “thấp” hơn mình. Chúng ta khiêm tốn với nhau đơn giản chỉ vì tất cả chúng ta đều là

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 7

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

những nhân vị, có giá trị ngang nhau khi sinh ra làm người. (Kiêu căng trong mọi trường hợp đều là vô lối, đều không chấp nhận được và không liên quan gì đến sự tử tế. Kiêu căng là một trong những phản đề của tử tế.)

Đến đây có thể nói, tử tế là một nét đạo đức của con người

Nét đạo đức đó giúp phân biệt con người với loài cầm thú và phân biệt một con người sống trong xã hội và một người sống cô độc, tách biệt hẳn khỏi xã hội “quay lưng lại nỗi đau khổ của con người và chăm lo riêng cho bộ da của mình” (Karl Marx). Bắt chước Edmund Husserl, ta hãy nói: “Tử tế là tử tế với một ai đó”. Nói một cách khác, sự tử tế có nội dung xã hội học.

Nhưng giả sử, như có người nói, môi trường xã hội đang nhiễm trùng, thì sao? Tử tế trong trường hợp này phải chăng là “độc thiện kỳ thân” (chỉ cầu cái tốt đẹp cho riêng bản thân mình) hay lập dị? Không phải vậy. Sự giả định có thể hơi cực đoan, nhưng ngay cả nếu thực trạng đúng như thế, tình hình vẫn chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Không ai ngăn cản ta, trong đêm tối mịt mùng, thắp lên một ngọn đèn để soi đường cho một người khách lạc lối. Khi tất cả những người đi đường vội vã băng qua một người bị nạn, cái “dòng thác vô cảm” đó chực cuốn ta

theo, nuốt chửng ta, nhưng hãy nhắm mắt một giây xem, bạn và tôi, chúng ta vẫn còn chút “phản lực” trong người mà. Nó sẽ giúp chúng ta cưỡng lại sức lôi cuốn khủng khiếp kia. Ta sẽ chạy chậm lại, dừng hẳn, nghiêng mình xuống với người đồng loại bất hạnh của mình. Rất chắc chắn là không có ai khen bạn, kiểu như: “Anh ta/cô ta mới đạo đức làm sao!”, nhưng tự nhiên bạn vẫn thấy tâm hồn mình nhẹ lâng lâng và thơm tho như vừa bước ra khỏi một khu vườn đầy hoa.

Như vậy, vấn đề là đừng quên lắng nghe theo tiếng gọi tự nhiên trong lòng ta, dù hiện nay nó như một nốt nhạc đẹp bị chìm mờ trong vô vàn tạp âm tiêu cực. Hãy tin rằng tử tế là một tính cách bẩm sinh của con người, không bao giờ bị dập tắt hoàn toàn. (Sẽ có người phản đối nói rằng, tử tế không phải là một tính cách bẩm sinh mà là một cái gì có thể truyền trao, có thể thủ đắc qua thời gian. Nhưng ở đây lập trường của người viết bài này là lập trường của Mạnh Tử, không phải của John Locke.)

Đáng tiếc là không nhiều người tin như vậy, và với họ, điều quan trọng là “sống sót” từng ngày, là chộp bắt các cơ hội bằng mọi phương tiện, kể cả phải đạp lên những lẽ phải thông thường. Họ cho rằng thành công thực tế sẽ biện minh cho tính chính đáng

SỐNG TỬ TẾ 8

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

của mọi hành vi. Tử tế với họ là một điều gì đó xa vời, trừu tượng.

Họ không cần nhớ rằng, chính nhờ sự tử tế của người khác mà họ có được những cơ hội và chỗ đứng hôm nay. Mới hôm qua thôi, cha mẹ và cả gia đình đã dốc đồng bạc cuối cùng cho chuyến đi dài tìm kiếm tri thức đích thực của họ. Và mới hôm qua thôi, người thầy của họ đã cố gắng đến mức kiệt sức để mang đến cho họ những tri thức mới nhất và khó hiểu nhất, góp thêm vào hành trang của họ.

Sống tử tế nhiều khi chỉ là đơn giản sống sao cho xứng đáng với sự tử tế của người khác dành cho mình, nhưng thật lạ, như bạn thấy đó, rất nhiều người đã không làm được.

Người muốn sống tử tế phải đối mặt với thử thách gần như hàng ngày. Chỉ vì họ còn có một lương tâm lành mạnh, một tâm hồn đẹp. Chỉ vì họ đang còn sống trong một xã hội mà khuynh

hướng căn bản của nó là tiến lên phía trước, dù trong nhất thời nó đang dẫm chân tại chỗ hoặc đang thụt lùi.

Hướng thượng, đó là động lực của mỗi người tử tế. Khi không còn động lực đó trong người, bạn sẽ thấy mình không còn dấy động biểu cảm trước cái tốt hoặc cái xấu, tức là bạn thờ ơ, bạn chết máy. Không có gì là trừu tượng ở đây cả. Ngược lại, điều đó rất thực tế, có thể tự kiểm chứng hàng ngày. Chẳng hạn, một quyển sách hay bạn vừa đọc xong sẽ đưa bạn đi xa để bỏ lại sau lưng ít nhất là một chặng quá khứ ngây thơ, ngờ nghệch.

Cái xã hội thu nhỏ - ngôi trường của bạn đó - cũng có một động lực bình thường là vận hành tới, cùng một chiều hướng với những người tử tế. Trong đó có bạn.

Mai Sơn Ban Tu thư

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 9

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN “TỬ TẾ”

Khi được lấy ý kiến về việc “sống tử tế” để chuẩn bị cho khẩu hiệu năm học, bản thân tôi cũng như một vài các anh chị đồng nghiệp, một số sinh viên cảm thấy gai gai như có ai đang chỉ vào mình bảo: “Bạn chưa đủ tử tế”. Tự ái lẫn tò mò, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm xem thế nào là tử tế và tìm ra được một định nghĩa đơn giản: “Tử tế là những việc nhỏ bé bình thường được làm đúng đắn, cẩn thận như giúp người già qua đường hoặc rộng hơn là chuyện tử tế có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của một con người, tổ chức hoặc quốc gia ví như thói quen xếp hàng nơi công cộng.”

Tôi lại tiếp tục đặt ra câu hỏi: như vậy, việc “sống tử tế” có dễ dàng không? Đôi lần tôi đã phải lựa chọn giữa làm việc tử tế B hay việc tử tế C. Ví dụ vui như trong một sáng thứ hai vội vã đông đúc người xe qua lại, bạn có bao giờ lựa chọn giữa việc leo lề lấn tuyến để đảm bảo cam kết đi làm đúng giờ với việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, ung dung đợi đến lượt mình qua ngã tư ồn ào, khói bụi. Khi

SỐNG TỬ TẾ 10

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

chọn giải pháp một, tôi sẽ tự biện hộ: “Vì không muốn xâm phạm ngày giờ công”. Nếu chọn giải pháp hai, tôi lại có lý cớ để than thở với trưởng bộ phận: “Sáng nay, đường kẹt xe quá, em không dám leo lề nên đành…”. Và tất nhiên, tôi sẽ không phải chọn lựa, không cần tìm lời biện minh, giải thích nếu như tôi có thể ra khỏi nhà sớm hơn bằng việc tập cho mình thói quen dậy sớm. Như vậy, con người không phải sinh ra là đã biết sống tử tế, nhưng cách sống tử tế có thể dễ dàng trở thành một thói quen nếu như có sự rèn luyện của bản thân và sự chia sẻ từ những người xung quanh.

Một người thầy thân thiết đã từng nói với tôi: “Mọi người thấy thoải mái khi trêu em vì em chỉ cười và không giận”. Tôi đã cảm ơn thầy vì thầy đã nhận xét tốt về tôi. Nhưng tôi chưa có dịp nói với thầy, đó là do tôi chịu ảnh hưởng của thầy, một người luôn nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, luôn cười “hề hề” trong mọi cuộc trò

chuyện. Tinh thần lạc quan và sự tử tế của thầy đã mang lại cảm giác ấm áp cho người được tiếp xúc. Như luật nhân quả, sự tử tế sẽ được đền đáp bằng sự tử tế. Tôi cũng đã thấy điều đó từ thầy.

Như vậy khi được là chính mình, quan tâm và biết chia sẻ thì tôi hay các anh chị sẽ lựa chọn việc “sống tử tế” như một thói quen. Trong thế giới phẳng, khi mọi thứ tốt, xấu dễ dàng được phơi bày thì cách để tồn tại, như lời khuyên của Thomas L. Friedman, là: “Hãy là người tốt”.

Hương Thảo

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 11

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

CHÚNG TA ĐANG CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT NHỮNG NGHỊCH LÝMột trong những nghịch lý của nền giáo dục của chúng ta là nó có quá nhiều chiến dịch thi

đua, nhằm đạt nhiều thành tích (đại đa số là xuất sắc hoặc gần như vậy) nhưng là một nền giáo dục có nhiều vấn đề. Chúng ta quan tâm, ưu tư và có những cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Vui khi con em chúng ta có thành tích trong học tập; buồn khi con đường đi đến thành tích có cái gì đó không ổn mà lại phải trả giá cao cho nó.

Một người bạn có con đang theo học cấp I chia sẻ với tôi: “Mình cũng là giáo viên nhưng thấy cách dạy học của cô giáo con mình, tôi lo lắng quá! Cháu nó thuận tay trái nên cầm viết bằng tay này, nhưng khi chuyển đến lớp mới, cô giáo bắt cháu phải viết bằng tay phải. Tôi có giải thích nhưng cô giáo vẫn không đồng ý và bắt buộc phải đổi tay vì nếu không, khi cháu viết sẽ đụng đến bạn khác?!” Vì lý do ấy, mặc nhiên, cháu bé phải viết bằng tay phải. Vậy viết tay trái là điều nghịch lý, không thể chấp nhận trong trường học Việt Nam?

KHUyNH HướNG ĐảO lộN CáC Giá Trị?

Xã hội chúng ta ngày nay đang có khuynh hướng đảo lộn các giá trị. Quan sát một chút sẽ thấy chúng ta đang lấy cái mục tiêu ngắn hạn để biện minh cho mục đích đích chủ đạo. Nếu nói tất cả những hành động, việc làm của chúng ta là để phát triển con người thì dường như chúng ta đang hy sinh con người để đạt được những giá trị ngắn hạn này. Câu chuyện mà người bạn chia sẻ đã nêu ở trên chứng minh rất rõ điều này. Và chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất.

SỐNG TỬ TẾ 12

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

“SốNG TỬ TẾ, HọC ĐÀNG HOÀNG…” lÀ KHái NiệM Xa lạ?

Thiết nghĩ điều này không có gì mới mẻ hay xa lạ. Mà nó là căn bản của con người. Tại những nước phát triển, người ta không nhất thiết đặt vấn đề này ra nữa, nhất là ở cấp Đại học vì nó như là một yêu cầu tất yếu của “nghề làm người”, nói theo cách của J.J Rousseau. Nó là mục tiêu và cũng là giá trị nội tại chi phối cách tổ chức giáo dục nhà trường cũng như xã hội mà họ đang sống. Con người mang tính xã hội, nhưng để hội nhập và phát triển trong xã hội con người phải trải có quá trình học hỏi và đào luyện. Sống đúng với giá trị của mình là con người đang tôn vinh cái đẹp, là kích hoạt tính nhân văn vốn đã có.

Cái mới là chúng ta đưa nó vào mục tiêu của giáo dục của trường. Chúng ta thấy cần thiết và không thể trễ hơn được nữa. Cần phải làm cho sinh viên hiểu rằng họ phải sống tốt hơn mỗi ngày. Bên cạnh việc chuyển tải kiến thức, chúng ta muốn khơi dậy trong các em những giá trị căn bản, trọng yếu của cuộc sống. Đó là tiếng chuông cảnh báo và cũng là một lời kêu gọi không chỉ cho sinh viên mà thiết nghĩ là cho mọi người chúng ta. Không phải vì chúng ta chưa “tử tế” nhưng nhu cầu hoàn thiện bản thân là nhu cầu mãi mãi tồn tại.

CHúNG Ta Cố GắNG Giải qUyẾT NHữNG NGHịCH lý

Giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội là vấn đề không phải của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Khẩu hiệu của chúng ta đã phản ánh rất rõ mong muốn của nhà trường là đào tạo con người thông qua đào tạo tri thức. Chúng ta không chạy đua theo ánh hào quang của thành tích mà chỉ muốn tích cực tham gia vào công việc “trồng người” cho xã hội. “Học đàng hoàng” là cách nói khác của tinh thần “học thật, chất lượng thật”. Các em nhỏ từ gia đình được vào trường rồi bước ra xã hội, các chặng đường ấy liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta đang tương tác với các em ở chặng đường cuối trước khi các em làm việc với một chức danh, chức vụ cụ thể như một người thật sự trưởng thành. Chúng ta đang cố gắng gợi lên cảm thức về những giá trị nhân bản nơi các em. Có thể không đủ nhưng ít nhất chúng ta cũng đã cố gắng làm cái có thể để giúp các em biết “sống tử tế”, có trách nhiệm với việc “học đàng hoàng” bằng khả năng và nỗ lực của chính bản thân. Chúng ta không đủ sức thắp sáng cả xã hội, nhưng cũng không phải là người chỉ ngồi nguyền rủa bóng đêm.

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 13

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT

“Sống đàng hoàng, học tử tế…” là những góc nhìn của cách sống có trách nhiệm. Nhưng sống có trách nhiệm với ai và với cái gì ? Đó là sống có trách nhiệm với chính bản thân, với gia đình, với xã hội, với môi trường sống và với quê hương. Đại học Hoa Sen đang thực hiện trách nhiệm giáo dục xã hội của mình. Tôi tin rằng đây là một phương châm tốt vì nó thể hiện những điều tưởng chừng đơn giản nhưng việc nhắc lại để cùng nhau thực hiện không phải là không cần thiết. Chúng ta cũng đang có định hướng đúng để chí ít, tại Hoa Sen, trong phạm vi và khả năng của mình, khắc phục những thất bại mà ngành giáo dục Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm giải pháp.

Nguyễn Văn Pháp Khoa Ngôn ngữ và văn hóa học

SỐNG TỬ TẾ 14

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT QUẢ TỪ MỘT

CHUYẾN ĐI Tôi còn nhớ như in cái ngày mà tôi

đến phòng chào cô Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng để lên đường đi

sang Pháp hơn 1,5 tháng. Chuyến đi này tôi được nhà trường cho

phép đi mà không phải trừ ngày công hay nghỉ phép. Đây là chuyến giao lưu mà tôi được hội VNED (Hội

bảo trợ trẻ em bị nhiễm dioxine Việt Nam của Việt kiều và người

Pháp) mời tham dự. Chuyến đi vận động cho vụ kiện đòi công bằng

cho nạn nhân Việt Nam nhiễm chất độc da cam đang diễn ra tại Mỹ.

Cô Phượng đã nói với tôi: “Cô thích công việc này lắm, nhưng cô không có thời gian, nếu em làm được gì thì

nên làm”.

Sau khi quay về với bao ước mơ hoài bão, với những kinh nghiệm học được từ xứ người, tôi có chia sẻ trong buổi họp cơ quan toàn trường. Qua chia sẻ của tôi, cô Hiệu trưởng đề nghị anh Phan văn Giang (lúc ấy là Bí thư đoàn trường) sẽ cùng tôi thực hiện những việc mà tôi học hỏi được.

Sau đó ít lâu, tôi đã quyết định thành lập Nhóm Tình Thương vào ngày 25/01/2005. Lúc này thành viên của nhóm gồm những bạn sinh viên (SV) khóa 02, 03, 04. Thời gian đầu, hoạt động chưa nhiều, tôi đồng ý làm đại diện phía Nam cho hội VNED cho đến bây giờ. Sau đó, chúng tôi cũng tổ chức bán các vật phẩm nhỏ để gây quỹ rồi kêu gọi hỗ trợ để tổ chức được chương trình Trung thu cho trẻ em lang thang.

Tôi nhớ như in cái đêm Trung thu đó, nhóm của chúng tôi với thành viên đa số là SV, thêm một hai anh chị đã đi làm. Chúng tôi chuẩn bị được khoảng 70 phần quà. Điểm đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là quận 8, nơi khó nhất của thành phố, rồi Nhà Bè. Lúc này chúng tôi quyết định chia thành hai nhóm: một nhóm đi quận 8, một nhóm đi Nhà Bè. Đêm đó trời mưa lâm râm nên chẳng có thấy trăng đâu cả. Nhưng không bạn nào chùn bước, chúng tôi đi mà không

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 15

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

cần áo mưa, rồi đến khoảng gần 11h00 là trời cũng tạnh cho chúng tôi quay về nhà. Tôi đi chuyến quận 8. Lúc đầu một vài bé lang thang không biết chúng tôi là ai, nhưng đến khi chúng tôi trao quà, thì từ trong xóm, các em lại chạy ùa ra rồi xúm lại giật quà của chúng tôi. Thời đó, khu quận 8 phức tạm lắm, không được như bây giờ. Chúng tôi, những sinh viên, những người đang đi làm, chưa bao giờ chứng kiến cảnh giành giật la lối như vậy, sợ quá, chúng tôi chỉ còn biết cố giữ những phần quà còn lại và nhanh chân chạy ra khỏi cái nơi thật “kinh khủng” này. Sau đó, chúng tôi đi lang thang và trao những phần quà còn lại cho các em mà chúng tôi gặp trên đường từ quận 8, quận 6, quận 5 rồi về quận 1. Đặc biệt, chúng tôi gặp một em bé,

trong đêm Trung Thu, còn mặc bộ đồng phục học sinh đi bán kẹo singum và vài thứ khác để phụ mẹ, kiếm tiền đi học. Nhận quà Trung Thu và hỏi thăm chúng tôi, em cảm động và nói: “Hồi nào giờ em chưa bao giờ có quà Trung Thu, đây là lần đầu!”. Nghe em nói, cả nhóm nghẹn ngào và chúng tôi thầm nhủ: “Hãy cố gắng để các em bé khác cũng có được mùa Trung Thu mà đứa trẻ nào cũng chờ đợi.” Và kể từ năm đó, chương trình Trung Thu luôn được tiếp tục tổ chức và là chương trình thường niên của nhóm chúng tôi.

Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức chương trình Quốc tế thiếu nhi, chương trình tặng quà Tết cho người nghèo và chương trình Buffet chia sẻ.

SỐNG TỬ TẾ 16

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Ban đầu chúng tôi chỉ tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán, nhưng đến Tết năm 2008 từ ý tưởng của cô Phượng và chị Hồ Tố Phương chúng tôi thực hiện chương trình với tên gọi là “Cây mùa xuân”. Chúng tôi mang một cây con đến trồng ở một trung tâm hay trường học, sau đó các em nơi đây có nhiệm vụ chăm sóc cây này và chúng tôi gọi đó là “Cây mùa xuân”. Hiện tại, chúng tôi đã trồng được năm lần “Cây mùa xuân”. Tết đến, với màu áo vàng và đỏ, thể hiện sắc xuân, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đi trồng cây với đồng phục mang hình ảnh mùa xuân mới.

Tôi nhớ như in, một lần, cô Phượng cùng đi với chúng tôi chương trình trồng cây mùa xuân tại một trường tiểu học ở Củ Chi (cô đã tham gia nhiều lần, trừ những năm cô phải đi công tác). Mọi người trong đoàn đều mặc chung một màu áo. Lúc đầu vui chơi, trò chuyện và tham gia nhiều hoạt động, ai cũng hoà mình với các em, như thấy mình trẻ lại, quên đi công việc, học hành, cả cô cũng thế. Niềm vui với các bé khó dứt, chuẩn bị chuyển sang tiết mục khác, phần trao quà cho Ban Giám hiệu của trường tiểu học, nhưng chúng tôi không thể tìm được cô Hiệu trưởng. Cô cũng như đa số các bạn còn đang mải vui với các em, phải mất một lúc lâu, chúng tôi mới thấy cô. Trong bộn bề

công việc của trường, những lúc như thế này tôi nghĩ sẽ rất quý đối với cô, tôi thấy cô đang trẻ lại, cô hòa mình để cùng chia sẻ với các bé. Tôi hy vọng không chỉ riêng cô, mà còn rất rất nhiều anh chị khác cũng có tâm trạng như vậy. Nếu ai chưa từng đến với hoạt động này thì hãy tham gia cùng chúng tôi, chỉ một lần thôi, bạn sẽ thấy thú vị.

Về những kỷ niệm đáng nhớ thì không sao kể xiết, chúng tôi chỉ biết rằng hết chương trình này lại tiếp chương trình khác, “Quốc tế thiếu nhi”, rồi “Trung Thu”, lại đến “Áo ấm mùa đông” (chương trình tặng thức ăn, dầu xoa, mềm và áo ấm cho những người không có nhà, sống lang thang dưới gầm cầu, vỉa hè), “Cứu trợ đồng báo lũ lụt miền Trung” (chương trình này chúng tôi quyên góp từ sinh viên và được Công đoàn, Đoàn Thanh Niên hỗ trợ). Chúng tôi cử người mang quà cứu trợ đến trao tận tay cho bà con ở miền Trung, Quảng Nam năm 2009

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 17

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

và Quảng Trị năm 2010). Với chương trình “Buffet chia sẻ” (chúng tôi đã thực hiện được năm lần Buffet và đã xây được hai ngôi nhà tình thương năm 2011 và năm 2012).

Kết thúc năm học, thế hệ SV này ra trường thì thế hệ năm sau nối gót, nhưng tình cảm của các anh chị đã và đang tham gia trong nhóm thì khó dứt. Chúng tôi cứ nói vui với nhau là: “Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu” rồi những câu thơ của nhóm đã ra đời:

Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mấtChia sẻ là niềm đau vơi đi một nửaVà niềm hạnh phúc nhân đôi

Và logo của nhóm cũng ra đời

Nhóm Tình thương là ngôi nhà chung cho những mảnh đời còn khó khăn, không may mắn và là nơi những ai muốn chia sẻ và cần chia sẻ.

Việc thành lập Nhóm Tình thương, ngoài mong muốn chia sẻ cho cộng đồng, chúng tôi còn mong muốn các bạn trẻ, đặc biệt là SV Hoa Sen, không chỉ có học, mà nên quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng, xã hội. Các bạn không chỉ học được tri thức ở trường mà còn

học được giá trị sống khi tham gia các hoạt động cộng đồng, những trải nghiệm quý báu ấy sẽ là hành trang để các bạn vào đời.

Giá trị này các bạn trong nhóm đã cảm nhận được, điều bất ngờ là trong một chia sẻ của một bạn khóa 08, hiện tại, bạn đã tốt nghiệp, có nơi làm việc, bạn đã ghi trong CV xin việc: bạn tham gia Nhóm Tình thương từ năm 2008 lúc mới vào trường. Và thật bất ngờ, công ty đã trả lương cho bạn ấy căn cứ vào thâm niên từ năm 2008 (khi bạn bắt đầu tham gia Nhóm Tình thương) chứ không phải lúc bạn bắt đầu làm việc vào năm 2011.

Nhiều bạn khác lại chia sẻ, làm thì mệt, nhưng vui, em không mong muốn nhận lại gì. Cái em nhận là niềm vui của những người có hoàn cảnh khó khăn mà nhóm đã giúp. Tự hào nhất là khi đâu đó, có ai nhắc đến Nhóm Tình thương, khi mình tự giới thiệu là thành viên của nhóm thì ánh mắt, thái độ của người đối diện khác hẳn, câu mình thường nghe là: “Ô, Nhóm Tình thương…”. Biết bao yêu thương, trìu mến, đó là động lực, là phần thưởng vô giá để chúng tôi tiếp tục hành trình mang yêu thương đến những con người bất hạnh, khó khăn để sẻ chia.

Mỹ quyên Nhóm tình thương

lOGO NHÓM

SỐNG TỬ TẾ 18

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

GIỚI THIỆU CÂU LẠC BỘ TUỔI XANHTuổi trẻ, ai cũng nhiệt tình, đam mê, khát khao được cống hiến và muốn được khẳng định mình. Vì thế, sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt và tiên phong trong các phong trào xung kích, tình nguyện. Thanh niên cũng rất ham học hỏi, mong muốn rèn luyện nhiều kỹ năng, đồng thời được giao lưu, kết bạn. Hiểu được nhu cầu đó, ngày 09/09/2009, Câu lạc bộ Tuổi Xanh, trực thuộc trường Đại Học Hoa Sen, đã ra đời. Nơi đây, đã gắn kết những tấm lòng tình nguyện để cùng nhau tổ chức những hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường sống

Hoạt động xã hội: Là một trong những thế mạnh của câu lạc bộ. Với 3 năm hoạt động, câu lạc bộ đã thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa, trở thành chiếc cầu nối để đưa người trẻ đến với cuộc sống, với những con người chịu nhiều thiệt thòi, những mảnh đời bị lãng quên. Tham gia các hoạt động này, các bạn sẽ được nâng cao nhận thức về giá trị cuộc sống, từ đó, biết trân trọng những gì mình

đang có. Sinh viên cũng có thể rút cho mình những kinh nghiệm về các kỹ năng mềm như thuyết trình trước công chúng, quản lý, tổ chức sự kiện…

Một số hoạt động câu lạc bộ đã thực hiện:

Vui hội Trăng Rằm – Tân Mỹ, Bến Tre Giấc mơ màu xanh – chùa Kỳ Quang Thăm các cụ ở Trung tâm người

già và khuyết tật Thạnh Lộc Phát bánh Trung Thu cho trẻ em

lang thang Thăm và tặng quà xóm Sở Thùng Noel 2012 – Mái ấm Thiện Duyên Xuân Tình nguyện – Ba Tri, Bến Tre Thăm các bé ở Trung tâm trẻ

khuyết tật Thiên Phước...

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 19

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Hoạt động bảo vệ môi trường: Một thanh âm không thể tạo nên một bản nhạc. Một cá nhân không thể tạo nên một cộng đồng. Khi tổ chức các hoạt động gìn giữ môi trường như quét dọn, nhặt rác, làm áp phích tuyên truyền, câu lạc bộ hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói kêu gọi mọi người có ý thức gìn giữ nơi mình sống. Hành động thiết thực này thể hiện sự quan tâm của sinh viên đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Một số hoạt động câu lạc bộ đã thực hiện:

Chung tay vì Trái Đất Xanh – Thạnh Xuân

Dọn dẹp làng Tre – Bình Dương....

Hỗ trợ sinh viên: Để trở thành sinh viên, các bạn không tr ánh khỏi những e ngại, lúng túng vì phải đối diện với nhiều áp lực từ: gia đình, bạn bè, trường lớp và công việc. Để giúp các bạn, câu lạc bộ phát triển thêm chức năng hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên, cụ thể là giúp tìm

nhà trọ, cung cấp thông tin các tuyến xe buýt, chia sẻ kinh nghiệm học tập cách thức giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày khi phải sống xa gia đình.

Một số hoạt động câu lạc bộ đã thực hiện:

Hỗ trợ hương trình Tiếp sức mùa thi hằng năm

Chương trình hỗ trợ Tân sinh viên đầu năm học

Ngoài ra, CLB còn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực như: huấn luyện kỹ năng và hỗ trợ nhân lực để thực hiện các chương trình của Đoàn – Hội nhà trường.

Với slogan “Xanh mãi sức trẻ”, các thành viên của CLB Tuổi Xanh vẫn luôn nỗ lực, mở rộng các hoạt động, góp phần thắp sáng ngọn lửa sức trẻ của các thế hệ sinh viên.

Thông tin liên hệ của CLB Tuổi Xanh:

Mail: [email protected]: www.facebook.com/clb.tuoixanhĐăng ký tham gia CLB:https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dEZ5RkZEVVRtNlR5TUZfbE9nM2lxQ2c6MQ#gid=0

SỐNG TỬ TẾ 20

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH...Có việc cần tra lại lịch sử Trường Hoa Sen, thì thấy trên Wikipedia tiếng Việt đã có sẵn tự lúc nào những thông tin: Trường Đại học Hoa Sen Tên gọi khác: Hoa Sen UniversityKhẩu hiệu: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuNguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Hoa_Sen

Tự nhiên, thấy lòng vui gấp bội vì đọc được điều đã xuất hiện ở website Hoa Sen không phải chỉ là của Hoa Sen. Mới hay rằng họ nhanh thật.

Bỗng nhớ lại rằng đó đây trong trường, vẫn còn tự băn khoăn: “tử tế” là gì, “đàng hoàng” nghĩa là sao? Liệu rằng ta đây đã là tử tế, đàng hoàng chưa?

Những ngày đầu năm học mới, không khí làm việc ở trường hình như vui hẳn lên. Một loạt các tổng kết với nhiều thành tựu đáng ghi nhận như tổng kết năm học, tổng kết việc thực hành tiết kiệm và tổng kết khen thưởng. Kết quả nào cũng tốt cả vì là

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 21

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

SỐNG TỬ TẾ 22

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

kết quả thực. Rồi việc thực hiện kế hoạch năm học mới, với niềm tự hào về những nền tảng vững chắc, về đội ngũ vững mạnh và công việc vững tiến. Mỗi năm mỗi làm việc, mỗi phát triển, bền bỉ. Ai vào việc nấy, một cách vui vẻ, thoải mái. Những giá trị được cộng thêm dù lớn dù nhỏ cũng đều làm cho mỗi thành viên Hoa Sen tự thấy vui hơn.

Phòng Hành chánh Quản trị: nhẹ nhõm vì các dự án xây dựng thuận buồm xuôi gió, ngôi nhà mơ ước số 8 Nguyễn Văn Tráng sẽ đi vào hiện thực sau hơn 10 năm ròng rã thai nghén

Phòng Kế toán Tài chính: hài lòng về kết quả tài chính trong năm và hai dự án kích cầu đã được UBND thành phố thông qua

Phòng Nhân sự: phấn khởi vì đã thiết kế thêm được một chính sách khen thưởng mới

Phòng Hỗ trợ sinh viên: vững vàng hơn sau những biến động về nhân sự quản lý

Phòng Đào tạo: cũng đã bắt đầu thở được hơi thở của phần mềm Peoplesoft

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 23

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Phòng Hợp tác quốc tế: đã “hâm nóng” lại bầu không khí tranh luận đang có nguy cơ rơi vào ảm đạm

Phòng Nghiên cứu Khoa học: tiếp tục nghiên cứu, định hướng cho giảng viên (GV), sinh viên (SV) và bước đầu đã hoàn thành nhiệm vụ

Phòng Tuyển sinh: cũng có sóng, có gió nhưng vẫn thành công với việc đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh trong tình hình khó khăn chung

Phòng Quản trị thông tin: đã tạo được niềm tin nơi người sử dụng với một hệ thống mạng phủ sóng khắp Trường Hoa Sen

Bộ phận mua sắm: hồ hởi với việc hương lượng được các hợp đồng cực khó, mà lại thành công.

Ban đảm bảo chất lượng: vui niềm vui của sự khởi sắc trong công tác Tự đánh giá ngoài

Ban Tu thư: đã được nhìn nhận giá trị vốn có là góp phần đáng kể trong việc tạo được hình ảnh của Đại học Hoa Sen

Bản tin HSU (tiền thân là Lotus Info): đã tục bản, đang chứng tỏ một cách truyền thông mới thân thiện và hiệu quả

CLB Face: được biết đến nhiều hơn trong cộng đồng “chống tham nhũng” với những hoạt động được tổ chức từ nguồn tài trợ “chống tham nhũng”

Khoa Đào tạo chuyên nghiệp: đã ổn định tổ chức và phát triển thêm những chương trình đào tạo mới

Khoa Kinh tế Thương mại: luôn là Khoa có số lượng SV cao nhất trường với những thành viên dẫn đầu trong lĩnh vực quản trị để mang đến những hiệu quả đào tạo thực

Khoa Khoa học & Công nghệ: đã có những nghiên cứu của GV đáng được ghi nhận, đó là nét mới nổi bật của Khoa

Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa học: ngày càng khởi sắc với những dự án tự thân vận động từ chính sinh viên

Chương trình Giáo dục tổng quát: sau 3 năm hình thành, đã đạt những thành quả nhất định trong việc đào tạo những con người toàn diện

Trung tâm EZ: tự hào về đội ngũ nhân viên nhiệt tình, là tác nhân góp phần vào thành quả của Trung tâm.

Thư viện: vẫn kiên trì với những công việc nhằm đổi mới cung cách phục vụ, bổ sung những nguồn sách quý cho GV và NV

SỐNG TỬ TẾ 24

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Công đoàn: vẫn luôn đồng hành cùng đội ngũ, là “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” và từ năm 2008 đến 2011 đã liên tục nhận được cờ thi đua Liên đoàn Lao động Thành phố

Đoàn Thanh Niên và Hội sinh viên: đã không ngừng đổi mới các phong trào, từ hình thức đến nội dung, góp phần xây dựng một môi trường học tập lý thú và năng độn

Team ERP: Hoan hô tinh thần xung phong đầy trách nhiệm của các bạn!

Hãy tự vỗ tay khen ngợi chính mình, trong niềm vui của công việc đã đạt được từ nỗ lực của mỗi cá nhân. Quả thật, chúng ta đã và đang sống đàng hoàng trên đôi chân của mình.

Vì vậy, hãy tự tin về sự tử tế của con người Hoa Sen. Tử tế một cách tự nhiên như bản chất vốn có mà có khi chính ta chưa tự nhận ra.

Có thể vẫn còn phảng phất những băn khoăn về việc “sống tử tế, học đàng hoàng”, người ta cứ lo âu mãi vì mình còn chưa “tử tế” và biết đâu cũng chưa “đàng hoàng”.

Băn khoăn là cần thiết. Vì có băn khoăn thì chúng ta mới tiếp tục phấn đấu, sống tốt hơn và làm tốt hơn. Nỗ lực thêm một chút nữa cho chính mình, cho đồng nghiệp, cho cộng đồng và cho môi trường. Tự nhiên sẽ thấy mình vui

hơn. Vậy đã là tử tế hơn!

Có đôi lúc nào đó vì chúng ta chủ quan, hoặc quá đà mà chợt quên đi những điều mình đã làm được, đã trải qua, thì hãy cứ lẩm nhẩm: “Sống tử tế, học đàng hoàng”. Chắn chắn sẽ nhìn thấy được giá trị tự thân của khẩu hiệu.

Chúng ta hãy tin rằng, khi mình là chính mình, thì đó đã là sự tử tế rồi. Vì bản tính tự nhiên của con người vốn là vậy. Với con người Hoa Sen, chất “tử tế, đàng hoàng” đã là sẵn có nhưng luôn phải tiếp tục mài dũa. Hãy luôn nhớ mình phải là chính mình. Như lời bài thơ của mà tôi vẫn nghiền ngẫm:

“Mình là ai?Mình tên là Nhớ (không quên)Nếu quên thì Nhớ (là tên của mình)” Trích bài thơ “Thương cảm” Duy Từ - 2005

Nó cũng như câu khẩu hiệu của chúng ta vậy. “Sống tử tế, học đàng hoàng”, hãy nhớ (không quên), “nếu quên thì nhớ”, một cách thật tự nhiên, đó là con người Hoa Sen, bản sắc Hoa Sen.

Phạm Thị Thủy Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 25

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

ƯƠM MẦMTừ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim… (Tố Hữu)

Các bạn và tôi, đều đã từng trải qua thời thơ ấu khi chập chững cắp sách

đến trường. Những ký ức tuổi thơ được viết thành những nốt nhạc bình

dị nhưng rất khó quên:

“Hôm qua em đến trường. Mẹ dắt tay từng bước...

...Cọ xòe ô che nắng. Râm mát đường em đi.”

(Hoàng Minh Chính).

Trong mười hai năm, chúng ta đã hoàn thành chương trình bậc phổ thông để

đi tiếp những chặng đường khác trong cuộc đời của mình. Thỉnh thoảng,

không biết các bạn có giống tôi, nhớ những lời ca, tiếng hát mà chúng ta đã

từng quen thuộc một thời…

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu”(Thơ Vũ Hoàng – Nhạc Đỗ Trung Quân).

Những ngày vô tư, cùng bạn bè đạp xe đến trường trên những con đường rợp bóng hoa phượng, dường như chúng tôi chưa biết quan tâm đến sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ của xã hội. Có thể vì chúng tôi chưa có được quan điểm sống rõ ràng nên cứ loanh quanh trong những lối mòn chật hẹp, đôi khi thấy bế tắc. Hai câu thơ “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim” của tác giả Tố Hữu cứ văng vẳng bên tai tôi đến tận bây giờ.

“Sống với lý tưởng hay sống với chân lý?Sống vì tôi hay sống vì tôi và chúng ta?Sống thực dụng hay sống thực tế?Sống vọng ngoại hay sống hướng ngoại?Sống để được hay sống để truyền đạt?”

Nhiều mùa hè và những mùa tựu trường của tôi ở nhiều trường học khác nhau cũng đã đến rồi đi. Dường như tôi vẫn cứ “ngơ ngẩn” như thế, không phải với hình ảnh chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng hay tâm trạng băn khoăn vì “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” mà vì nhiều năm học đã trôi qua, nhưng sao mình chưa thật sự trưởng thành? Bởi một điều gi đó, tôi không rõ lắm…

HỌC ĐÀNG HOÀNG26

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Theo lẽ thường, tựu trường, ba mẹ dắt con đi mua sắm nào là sách vở, quần áo mới; bạn bè chúc nhau học giỏi, thuận lợi trong học tập. Năm học 2012 - 2013, Đại học Hoa Sen lại mang đến cho 2600 sinh viên một món quà đặc biệt. Đó là bài giảng đầu tiên của GS Nguyễn Xuân Xanh với chủ đề: “Khoa học, đại học và lý tưởng tuổi trẻ” nhằm giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của khoa học, của một trường Đại học để từ đó, ươm mầm cho những ước mơ của lý tưởng tuổi trẻ.

Khai Trí! Hoa Sen muốn dẫn dắt sinh viên đến với một trường Đại học mà - tư duy nhận thức và ‎ý thức học tập được đặt trên một nền tảng mang tính khoa học và tính nhân văn. Theo lời của GS.Nguyễn Xuân Xanh “… Sự ra đời của Đại học Bologna, Paris, Oxford và Cambridge chấm dứt đêm dài của thời kỳ đen tối. Đó là sự chuyển động của học thuật ra khỏi tu viện để thâm nhập vào xã hội. Các tu sĩ tin rằng nó sẽ phát triển tốt hơn, rộng rãi hơn, phục vụ xã hội nhiều hơn. Học thuật bắt đầu lan toả xuyên quốc gia và phát triển mạnh”.

Theo Giáo sư, Đại học thời trung cổ đánh dấu sự ra đời của một tầng lớp trí thức độc lập, không lệ thuộc vào bộ máy quyền lực và bổng lộc, muốn có vai trò tích cực trong xã hội như những tác nhân, kẻ sáng tạo, không giống nhiều nền văn hoá khác mà ở đó sự sáng tạo đã bị trao về bộ

máy cầm quyền hay cho thần linh, tôn giáo, con người không có vai trò gì đáng kể trong cuộc khám phá vĩ đại của nhân loại. Lịch sử của châu Âu là lịch sử của sự khẳng định con người, cá nhân với dấu ấn mạnh mẽ của nó đã đặt con người vào vị trí trung tâm từ suối nguồn của văn minh Hy Lạp. (W.Jaeger).

Giáo sư (GS) khiến tôi liên tưởng đến phương pháp dạy học của Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, những năm tháng mà hầu như học sinh chỉ biết nghe những gì thầy cô giảng dạy một cách thụ động.

Bây giờ thì đã hoàn toàn đổi khác, các bạn sinh viên Hoa Sen thân mến, chính các bạn sẽ là trung tâm của bài giảng, các bạn được khuyến khích suy nghĩ độc lập, không phải chịu bất cứ áp lực nào. Vì thế, các bạn hãy mạnh mẽ chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất với bản thân, có bản lĩnh để biết sống và bênh vực cho một cuộc sống tử tế, biết lao động chân chính với sức lực của chính mình. Các bạn sẽ là nhân tố cốt lõi của bất kỳ một cuộc cách mạng khoa học giáo dục nào trong công cuộc phát triển - và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Như GS.Nguyễn Xuân Xanh đã khẳng định: “…các cuộc cách mạng khoa học, cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp là

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 27

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

những người anh em sinh đôi…” Thiết nghĩ chúng ta cũng nên có một cuộc cách mạng giáo dục với cuộc cách mạng công nghiệp giảng dạy.

“Mười năm trồng cây – Trăm năm trồng người”, lời của Bác Hồ quả là chính xác. Cuộc cách mạng khoa học giáo dục luôn song hành cùng cách mạng công nghiệp giáo dục thì mới có thể thỏa mãn các yêu cầu cốt lõi mà mỗi người giảng viên phải có được.

Như vậy, chúng ta có cần xác định “chuẩn của con người Việt Nam thế kỉ 21”? Khi nói đến một quy trình sản xuất công nghệ thì cái chuẩn của sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu. Như vậy, đối với công nghệ giáo dục thì đâu là cái chuẩn cho những giá trị cốt lõi nhất của một con người?

Có nên chăng, chúng ta cần xây dựng “…một con người vừa truyền thống vừa hiện đại; vừa có những phẩm chất đặc trưng của người Việt Nam như yêu nước, cần cù, nhân ái… vừa có những phẩm chất của “công dân quốc tế” – con người hiện đại như trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp cao, có lối sống tác phong công nghiệp, có khả năng hội nhập quốc tế…” (TS.Ngô Minh Anh, báo Tuổi trẻ)

Chính những giá trị của khoa học đã từng được gìn giữ bởi các tu sĩ suốt nhiều thế kỷ trước đây đã cho thấy bản

chất của khoa học luôn được bảo bọc bởi tính nhân văn. Một con người có năng lực phát triển khoa học nhưng không có tính nhân bản, và lối sống tử tế, dung hòa với xã hội loài người thì khác chi một rô bốt của thế kỷ 21 – thế kỷ của khoa học và công nghệ.

“Sống tử tế – Học đàng hoàng – Kết nối năm châu” đó là khẩu hiệu và chiến lược của Đại Học Hoa Sen cho ba năm học tiếp theo. Cũng như Stephen Hawking đã nhận xét: “Không phải do những học thuyết chính trị hay kinh tế mới nào, mà do những sự phát triển kỹ thuật bão táp được tạo điều kiện bởi những tiến bộ trong nghiên cứu cơ bản gây ra”.

Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: chúng ta hãy suy nghĩ xem những yếu tố nào là yếu tố cơ bản trong tính nhân văn, phải chăng là sống sao cho tử tế, lao động một cách đàng hoàng chân chính, không vì lợi ích cá nhân mà giẫm trên những giá trị đạo đức cốt lõi, cụ thể là không tham nhũng, không gian lận, không tư thù…

Như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, một con người với trí khôn đầy đủ và đạo lý trong sáng luôn là trụ cột vững chắc của nước nhà. Chúng ta phải luôn có đầy đủ trí và lực để sẵn sàng bước đi trên con đường phát triển tư duy và tri thức của con người.

HỌC ĐÀNG HOÀNG28

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Chúng ta cũng nên suy nghĩ thêm: Học với ai và học như thế nào?

“Học thầy không tày học bạn”! Sách sẽ là người bạn thân thiết nhất cho bất cứ ai biết yêu quý sách. Như GS.Nguyễn Xuân Xanh đã nói: “Vì sao Nhật Bản thành công thần tốc như thế? Hãy nhìn vào văn hoá đọc sách của họ. Họ là một dân tộc cực kỳ năng động và tò mò. Những cuốn sách bàn về tự do bán ở phương Tây vài trăm ngàn bản nhưng khi được dịch sang tiếng Nhật thời Minh Trị Duy Tân bán lên cả triệu bản; hay như những quyển sách được biên soạn của nhà khai sáng Fukuzawa Yukichi. Người Nhật mê cuồng đọc sách thời mở cửa. Do vậy, đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, nhất là của giới tinh hoa cầm quyền Samurai, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà để khai minh, khai trí và để khai sinh một thời đại mới cho đất nước. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức”.

Cũng như các bạn thôi, tôi cũng có một chân lý sống để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp của mình – Các bạn ơi! Đừng bao giờ bước chập chững theo sau tôi. Cho phép tôi được làm bạn, được sánh vai với các bạn để được truyền đạt những gì tốt đẹp nhất mà tôi đã từng biết. Hãy nói cho tôi nghe những gì bạn muốn biết để chúng ta cùng nhau học tập các bạn nhé! Chúng ta sẽ tìm thấy giá trị đích thực của tri thức, của

tính nhân văn và lòng nhân ái trong mỗi khía cạnh của cuộc sống và trong chính trái tim của mình.

Đức Phật đã từng nói rằng Ngài chỉ đưa ra những con đường đi đúng đắn và tốt đẹp, nhưng không cưỡng ép bất cứ ai phải đi theo con đường ấy. Bước vào cánh cửa Đại học – các bạn sẽ được mở ra vô vàn những chân trời mới mà chính bạn là nhân tố quyết định mình sẽ bước đi như thế nào. Bạn tìm cho mình một chân lý sống chưa?

“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắngNếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dươngNếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấmLà người tôi sẽ chết cho quê hương.”(Tự nguyện - Trương Quốc Khánh)

Hãy luôn tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào lý trí, tin tưởng vào trái tim của mình và của cả những người xung quanh.

Nguyễn Chí Duy Khương Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 29

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

“HỌC ĐÀNG HOÀNG”Vậy là tôi của những ngày đầu nơi giảng đường đại học đã trôi qua với nhiều cảm xúc. Thấm thoắt mà đã hơn một tháng kể từ khi tôi trở thành tân sinh viên. Buổi lễ khai giảng năm học mới, cô Hiệu trưởng có chia sẻ với chúng tôi về chủ đề năm học này là: “ Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”. lúc đó, tôi chưa thật sự hiểu và suy nghĩ sâu sắc về chủ đề này, nhưng sau một thời gian ngắn học tập ở ĐH Hoa Sen, có lẽ tôi đã một phần hiểu được mục tiêu mà nhà trường đặt ra, nhất là về khái niệm “học đàng hoàng”.

Những năm học phổ thông, tôi luôn nghĩ: “Học đạt được điểm số cao, không vi phạm nội quy, về nhà học bài, làm bài tập đầy đủ” là tôi đã có thể trở thành một học sinh giỏi, một học sinh

“đàng hoàng” cả về học tập lẫn đạo đức. Nhưng vào được giảng đường Đại học, tôi nhận ra chỉ bấy nhiêu thôi chưa đủ để tôi trở thành người “học đàng hoàng”.

Học Đại học, đặc biệt là tại ĐH Hoa Sen, tính chủ động, sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Những buổi học đầu tiên ở lớp Kinh tế Vi mô, Toán cao cấp, Pháp luật Đại cương, tôi bối rối xen lẫn ngạc nhiên khi không thấy những lời nhắc nhở lấy vở ra chép bài hay nhớ về nhà làm bài tập. Nhưng không vì vậy có nghĩa là chúng tôi được “nghỉ ngơi” đâu nhé! Buổi học hôm sau, thầy

vẫn kiểm tra bài tập và gọi lên bảng như bình thường. Sau vài lần như vậy, tôi rút ra được khá nhiều điều hay ho cho mình. Tôi hào hứng với sự chủ động mà giảng viên đã trao cho chúng tôi trong mỗi giờ lên lớp. Thêm vào đó là những bài thuyết trình nhóm, những hoạt động của Hội Thanh niên. Một tháng có lẽ rất ngắn, nhưng tôi thấy mình đã trưởng thành từng ngày: Tự tin hơn, năng động và tích cực hơn trong học tập và hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Chính thức trở thành sinh viên, thái độ và suy nghĩ của tôi về việc học cũng thay đổi. Từ khi được học những môn – không - phải - phổ - thông, sự nỗ lực và phấn đấu của tôi dành cho việc học cũng nhiều hơn, tích cực hơn. Vì tôi biết khi học những môn này, là tôi đang chuẩn bị những hành trang cuối cùng trước khi chính thức bước ra xã hội,

HỌC ĐÀNG HOÀNG30

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

hòa mình vào thế giới của những người trưởng thành thật sự. Mục đích học tập của tôi cũng rõ ràng hơn, không đơn thuần chỉ là “học để thi”, hay học để “cá chép hóa rồng” nữa…Phải chăng “rồng” cần bay xa và cao hơn nữa?

Ngồi trong giảng đường Đại học, tôi tin những tháng ngày vất vả của mình nơi mái trường THPT đã được đền đáp xứng đáng. Nhưng điều này không cho phép tôi dừng lại và tự thỏa mãn. Chỉ có bốn năm ĐH để tôi tích lũy kinh nghiệm, thu thập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thực tập thôi ư? Vậy là, ngay từ bây giờ tôi phải “học đàng hoàng”, vì chính tôi đang vẽ nên con đường mà mình sẽ đi sau này, để tôi còn tiếp tục “sống tử tế” và còn “kết nối năm châu” nữa chứ!

Tôi rất tâm đắc với chủ đề mà trường đặt ra cho năm học mới. Với tôi, tôi chọn Hoa Sen vì tôi tin vào những gì mình đã nghe và biết về trường. Sau một thời gian học tập tại đây, niềm tin của tôi càng được củng cố bởi những điều mà chính bản thân tôi đã và đang trải nghiệm. Tôi chỉ mong sao mình sẽ luôn “sống tử tế” mà trước hết là có trách nhiệm với việc học tập của mình, tự tin, hăng hái và vui vẻ học tập, hạnh phúc cho đến ngày nhận được bằng tốt nghiệp tại Hoa Sen. Tôi chỉ ước sao tôi sẽ không “sợ”, không “ngại” trước những thử thách trong

tương lai. Tôi chỉ muốn mình sẽ có đủ bản lĩnh để bảo vệ và theo đuổi những gì mình đam mê.

Ở Hoa Sen, tôi biết tôi sẽ thành công khi tôi “học tập đàng hoàng” và phát huy được hết năng lực của mình. Hơn tất cả, tôi biết mình còn rất trẻ nên tôi sẽ không ngại xắn tay áo để học mọi thứ, học cả những gì ngoài chuyên môn, sở thích của mình. Có thể tôi sẽ học chủ nghĩa Mác-Lênin, học toán rời rạc, học nguyên lí điện tử hay học cả về máy tính và truyền thông mặc dù tôi biết mình không có năng khiếu và đam mê với những ngành học này. Đây không phải là lúc cho tôi e ngại hay là lúc để tôi đón nhận thành công. Đây là lúc mà tôi có thể nếm thất bại để tiếp tục rèn luyện, trau dồi thêm cho vốn sống cho mình. Ở Hoa Sen, tôi luôn được khuyến khích để trải nghiệm những điều mới mẻ!

Tôi tin tưởng bản thân mình và hoàn toàn tin tưởng vào những gì trường Hoa Sen sẽ đem đến cho tôi trong tương lai.

Nguyễn Thụy Nhật Giao Sinh viên ngành Marketing Khoa Kinh tế Thương mại

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 31

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT NỐI NĂM CHÂU32

NGẪM NGHĨ VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Trong một thời gian ngắn ngủi chính thức tham gia tổ chức và thực hiện các công việc chuyên trách của phòng Hợp tác quốc tế tại trường Đại học Hoa Sen, người viết bài này chợt nhận ra giữa công việc quy hoạch đô thị và hợp tác quốc tế trong trường Đại học có vài điểm tương đồng khá thú vị. Tại sao lại là quy hoạch mà không phải là một ngành bất kỳ nào khác? Vì đây là lĩnh vực mà bản thân tôi đã thực hiện trong suốt 11 năm qua. Những tương đồng này không nhất thiết xuất phát từ bản chất của hai vấn đề nói trên mà nó liên quan đến cách mỗi công việc được thực hiện, cũng như cách người khác cảm nhận mà tôi rất muốn được chia sẻ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến hai lĩnh vực tưởng chừng không liên quan nhưng khi thực hiện nó, chúng ta thường bắt gặp tâm lý và tư duy thụ động.

Thứ nhất, cả hai công việc quy hoạch đô thị và hợp tác quốc tế (ít nhất là ở Việt Nam) thường do một cơ quan nào đó thực hiện mà những người không thực hiện nó thường chỉ biết đến kết quả sau khi công việc được thực hiện xong. Vì tính chất chuyên môn của công việc ngoài khả năng hiểu biết của công chúng nên những cơ quan phụ

trách thường có khuynh hướng không chia sẻ nhiều trong quá trình họ làm việc. Trong khi đó, cả việc quy hoạch đô thị lẫn hợp tác quốc tế đều cần có và nên có sự hiểu biết và tham gia của công chúng trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả chấp nhận được. Không phải là không có lý do mà “ngoại giao nhân dân”

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 33

được đề cao trong hoạt động đối ngoại của Đảng. Đối với việc quy hoạch đô thị, có lẽ với hầu hết chúng ta, chỉ biết đến việc quy hoạch sau khi có một quy hoạch cụ thể nào đó xuất hiện, hay sau khi có một công trình xây dựng nào đó kết thúc. Còn đối với hợp tác quốc tế, chúng ta chỉ biết đến sự thành công của nó khi có một biên bản ghi nhớ (MOU) được ký, hay một dự án được thực hiện với một hay nhiều đối tác nước ngoài, hay có sự xuất hiện của sinh viên nước ngoài tại trường. Lẽ ra công chúng cần phải được cung cấp thông tin và tạo điều kiện để hiểu vấn đề, từ đó, sẽ có thể tham gia tích cực hơn.

Thứ hai, đại đa số công chúng chỉ quan tâm đến quá trình quy hoạch đô thị hay thực hiện hợp tác quốc tế khi kết quả của nó tác động đến cuộc sống của họ. Lẽ ra họ phải quan tâm và tham gia vào quá trình chuẩn bị các công việc này từ trước đó rất lâu thì mới hy vọng có được kết quả mong muốn. Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất trong vấn đề quy hoạch. Khi một lô cốt xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, ngay lập tức nó nhận được sự quan tâm của những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ngay tức khắc, những người này sẽ mong muốn biết công trình này phục vụ ai, kéo dài bao lâu, và ai thi công. Khi bản đồ quy hoạch Hà Nội được giới thiệu với công chúng, thì ngay sau đó, vấn đề quy hoạch sự phát triển của Hà Nội thu hút sự quan tâm

của nhiều người. Trước khi những vấn đề trên xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, cụ thể là kẹt xe hay giá đất tăng hay giảm, thì người ta quan tâm nhưng họ lại không bận lòng đến một tương lai của Hà Nội. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại đường phố Sài Gòn. Điều thú vị là hoạt động hợp tác quốc tế hầu như cũng chỉ nhận được sự quan tâm của một bộ phận rất nhỏ trong trường Đại học. Chỉ khi có một chương trình có yếu tố nước ngoài ra đời hay khi một nhân vật từ quốc gia xa xôi nào đó xuất hiện thì một số thành viên của trường Đại học mới quan tâm tìm hiểu xem đó là chương trình gì, chương trình ấy có gì mới mẻ, thú vị, ai có thể tham gia được, người khách kia có thể trở thành đối tác của trường không…? Lẽ ra họ phải chủ động hơn trong các hoạt động có thể mang lại lợi ích cho trường hoặc cho chính họ.

Thứ ba, cả công chúng và những cơ quan đảm trách thường cho rằng công việc quy hoạch hay hợp tác quốc tế chỉ do một số người có chuyên môn nào đó hay có thẩm quyền nhất định thực hiện, nhưng trên thực tế thì đây là những lĩnh vực đòi hỏi sự hợp tác của rất nhiều người với những chuyên môn khác nhau. Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu những nỗ lực của

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

bộ phận chuyên trách hợp tác quốc tế của một trường Đại học không có được sự hỗ trợ cần thiết các bộ phận khác, như công việc đơn giản nhất của người quét dọn cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nên một ngôi trường sạch sẽ để nhận được những cảm tình tốt đẹp của đối tác ngay khi tiếp xúc ban đầu. Và ấn tượng ấy có thể dẫn đến những hợp tác tốt đẹp. Đã có một ngộ nhận kéo dài rằng chỉ có những kiến trúc sư được đào tạo về quy hoạch tại một trường kiến trúc mới trở thành nhà quy hoạch. Và quá trình thực hiện việc thiết kế nhiều quy hoạch đô thị cho tới gần đây còn thiếu vắng sự tham gia của các nhà kinh tế, các chuyên gia về dân số, xã hội, và môi trường. Điều đó đã dẫn đến tình trạng các đô thị của chúng ta càng được sắp xếp thì lại càng lộn xộn!

Tạm gác vấn đề quy hoạch mà xem xét đến hoạt động hợp tác quốc tế, chúng ta thấy rằng trong hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học, tâm lý và tư duy thụ động chung sẽ hạn chế cơ hội lẽ ra sẽ có được nếu các thành viên trong tổ chức có cách hành xử khác. Điều may mắn là tâm lý này có thể được điều chỉnh khi tổ chức có một văn hóa tích cực và đủ mạnh để làm thay đổi các cá nhân đơn lẻ.

Tại trường Hoa Sen, chủ đề năm học “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối

KẾT NỐI NĂM CHÂU34

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

năm châu” được quảng bá vào một thời điểm đặc biệt khi Hoa Sen vừa kỷ niệm 20 năm thành lập với sự ra đời của nhiều chương trình hợp tác với các trường Đại học tại châu Âu. Mặc dù 20 năm chưa hẳn là một chặng đường dài xét trong tương quan với các trường Đại học như Cambridge ở Anh, Yale ở Mỹ, nhưng với bề dày lịch sử này, văn hóa tổ chức của Hoa Sen đã kịp hình thành và tiếp tục phát triển để trưởng thành trong vài chục năm tới nhằm quyết định sự thành công của Hoa Sen trong tương lai. Mặc dù việc định hình văn hóa là điều chỉ có thể thực hiện với thời gian, nhưng chủ đề của năm học sẽ ít nhiều góp phần tạo nên nét văn hóa mới về cách học tập và làm việc. Riêng với nội dung “kết nối năm châu”, mặc dù có thể hiểu theo một số cách khác nhau nhưng tựu trung, đó là hoạt động mang tính chất hợp tác quốc tế. Và câu hỏi đặt ra cho mỗi thành viên của tổ chức là: “Chúng ta nên làm gì để tránh tạo ra tư duy và tâm lý tiêu cực.”

Trong bối cảnh mà việc “kết nối năm châu” được nhấn mạnh, hoạt động hợp tác quốc tế cần được xem là hoạt động mà mọi người đều có thể hiểu tham gia đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng Hoa Sen. Và nó cần được thực hiện theo cách mà nó nên được thực hiện. Một cách đơn giản, tối thiểu, mỗi thành viên cần xem mình

là một trong các mắc xích nối Hoa Sen với thế giới và cần tự hỏi xem mình đã làm được điều gì để các mắc xích ấy ngày càng kết nối được nhiều hơn. Mỗi người có thể biết sử dụng tiếng Anh để nói và hiểu được những câu đơn giản. Hoặc mỗi bộ phận tùy vào nhiệm vụ và chức năng có thể làm nhiều điều khác nhau, đơn giản như sẵn sàng cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, hay một cách chủ động, tiếp xúc đối tác quốc tế. Như vậy, vai trò của bộ phận chuyên trách hợp tác quốc tế chỉ là nơi điều phối các hoạt động khi cần thiết. Điều quan trọng hơn là, chính phòng Hợp tác quốc tế cũng cần tạo thêm nhiều cơ hội và tích cực hơn nữa trong việc thu hút, thuyết phục các thành viên của phòng, Khoa tham gia các dự án của phòng cũng như giúp đội ngũ Hoa Sen tự tin hơn nữa, hiểu thấu đáo hơn về vai trò tiềm năng của họ.

Chúng tôi chỉ có thể làm được điều nói trên một cách hiệu quả thông qua việc chia sẻ thông tin rộng rãi với đội ngũ Hoa Sen và tập trung hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định hợp tác quốc tế ở cấp độ chiến lược.

TS.Nguyễn lưu Bảo Đoan Phòng Hợp tác Quốc tế

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 35

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT NỐI NăM CHÂU TrONG TẦM TAY HAY XA VỜI?Một trong những nội dung của khẩu hiệu năm học 2012 – 2013 và trong những năm tiếp theo của Đại học Hoa Sen là phát triển các hoạt động “kết nối năm châu”. Nói một cách khác đó là những hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa các thành viên của một trường Đại học với cộng đồng Đại học và cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.

Nhà trường đã có những trình bày thấu đáo về nội dung của khẩu hiệu “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”. Bài viết này muốn góp thêm một vài luận bàn về những kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động “kết nối năm châu”.

Hơp tác quốc tế vốn là truyền thống của các trường Đại học vì cộng đồng khoa học quan niệm rằng tri thức khoa học là tài sản chung của nhân loại. Tri thức ấy cần được phổ biến rộng rãi và kịp thời để phục vụ cho sự phát triển của mọi thành viên của hành tinh, để làm bệ phóng cho những sáng kiến và thành tựu khoa học tiếp theo.

Đại học của những nước nghèo có làm hợp tác quốc tế được không? Hay chỉ là tiếp nhận những chương trình viện trợ từ các nước giàu?

Có một thực tế là nhiều chương trình hợp tác thường kết nối các Đại học hoặc cơ quan nghiên cứu của các nước phát triển với Đại học ở các nước đang phát triển (hợp tác Bắc – Nam). Nguồn tài trợ đến từ các tổ chức quốc tế hoặc từ các nước phát triển. Nhưng nguồn tài nguyên tạo điều kiện cho một hợp tác bình đẳng chính là trình độ của những nhà khoa học đáp ứng những yêu cầu của các chương trình nghiên cứu khoa học quốc tế. Những hiểu biết sâu sắc về văn minh, văn hóa, lịch sử,

KẾT NỐI NĂM CHÂU36

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

đất nước và con người của bản thân các nhà khoa học về đất nước mình sẽ rất cần thiết cho những hoạt động trao đổi học thuật, góp phần đem lại những thông tin mới, thú vị và có ý nghĩa cho các đối tác. Đội ngũ các nhà khoa học tự nhiên và xã hội đều có chỗ đứng trong hoạt động hợp tác quốc tế. Xét trên một mặt nào đó, các nhà khoa học xã hội Việt Nam có nhiều ưu thế để thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng. Nhiều chương trình khoa học quan tâm hợp tác với Việt Nam vì muốn nghiên cứu những nét đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

Chúng ta cũng cần kết nối với các nước phương Nam và các nước trong khu vực để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và góp phần xây dựng những mạng lưới, những cộng đồng khu vực có mối liên kết chặt chẽ. Sự kết nối này sẽ thúc đẩy phát triển khoa học, nâng cao trình độ của các nhà khoa học trong khu vực, góp phần phát triển tình hữu nghị, xây dựng hòa bình và phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay, hợp tác giữa các Đại học các nước phương Nam gặp khá nhiều thuận lợi vì bản thân các nước này quan tâm đầu tư cho hợp tác tuy phương tiện còn hạn chế và các chương trình hợp tác quốc tế đều khuyến khích hợp tác đa phương, huy động các thế mạnh của các nước phương Bắc và các nước phương Nam.

Kết nối năm châu đem lại lợi ích gì cho Đại học Hoa Sen, cho giảng viên và sinh viên Hoa Sen?

Trường Đại học Hoa Sen, với tuổi đời còn “trẻ”, đã nỗ lực phát triển hợp tác với các Đại học nước ngoài bằng nhiều con đường như tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, hợp tác nghiên cứu ngay trong nước với những nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia, gửi giảng viên và sinh viên đi nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu, mời giảng viên nước ngoài cộng tác giảng dạy tại trường, tiếp nhận và giảng dạy cho sinh viên nước ngoài, giao lưu giữa sinh viên Hoa Sen và sinh viên nước ngoài, thiết lập những chương trình đào tạo quốc tế. Lợi ích của các hoạt động này quá rõ ràng! Sinh viên được trải nghiệm quốc tế ngay trên đất nước mình, có dịp thực hành tiếng Anh với người bản xứ, tìm hiểu những nét văn hóa và đời sống của nước ngoài. Theo học các chương trình Cao học hay Tiến sĩ ở nước ngoài, người học sẽ có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học của mình để sau này tham gia vào nguồn nhân lực có trình độ cao hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Họ sẽ là lực lượng góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tương lai.

Nhờ kết nối năm châu, Đại học Hoa Sen được cộng đồng quốc tế và trong nước

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 37

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT NỐI NĂM CHÂU38

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

biết đến và đánh giá là một trường Đại học có định hướng chiến lược đúng đắn và có nhiều tiềm năng phát triển. Kết nối năm châu cũng giúp cho trường có thêm nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của mình.

Giảng viên và sinh viên Hoa Sen cần có những năng lực gì để tham gia kết nối năm châu?

Trước hết là niềm tin vào những lợi ích về mặt khoa học, nhân văn của kết nối năm châu và ý chí phát triển hoạt động này. Cần có ý chí vì hoạt động này đòi hỏi đầu tư công sức và năng lực, nhưng đôi lúc chúng ta lại có cảm tưởng nếu không thực hiện thì không ảnh hưởng nhiều đến sự sống còn của trường nên ta sẽ có xu hướng xem mục tiêu này là thứ yếu so với những ưu tiên khác về đào tạo.

Có trình độ chuyên môn vững vàng và thông hiểu những tiêu chuẩn làm nghiên cứu khoa học, lập dự án nghiên cứu để vận động tài trợ quốc tế và thực hiện thành công công trình nghiên cứu khoa học.

Nắm vững ngoại ngữ, ưu tiên là tiếng Anh, nhưng nếu biết thêm các ngoại ngữ khác càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy có những nhà khoa học có hiểu biết uyên thâm về một lĩnh vực nào đó nhưng do bị hạn chế về ngoại ngữ nên khó phát huy vai trò của mình trên trường quốc tế.

Quan tâm xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng khoa học quốc tế, tìm những nhân tố tích cực, nhiệt tình trong hợp tác khoa học với Việt Nam và với Hoa Sen.

Không bỏ qua những cơ hội tham gia các hội thảo quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình, cố gắng viết tham luận để dần dần xây dựng uy tín khoa học.

Xây dựng nhóm làm việc trong nội bộ khoa, bộ môn, vì mọi công trình nghiên cứu đều cần một tập thể thực hiện. Những nhà khoa học đầu đàn đã có ít nhiều uy tín quốc tế sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp trẻ và giúp họ xây dựng uy tín quốc tế. Với cách đó, quy mô đội ngũ làm hợp tác quốc tế sẽ được tăng cường.

Sinh viên cần rèn luyện chuyên môn, tiếng Anh, tìm mọi cơ hội giao tiếp, tìm các cơ hội đi thực tập hoặc tiếp tục học ở nước ngoài.

Kết nối năm châu không phải là vọng ngoại mà là một chiến lược tăng cường nội lực của trường để đứng vững và phát triển trong thời đại toàn cầu hóa

Thái Thị Ngọc Dư Phòng Nghiên cứu Khoa học

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 39

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

KẾT Nối NĂM CHÂU

Một trong ba điều tâm niệm cho niên học mới này ở Đại học Hoa

Sen là“kết nối năm châu” và có lẽ Chương trình Giáo dục tổng quát là một phương cách hữu hiệu để

đạt mục đích này. Thế “kết nối năm châu” là gì?

Ngay từ thuở ban đầu, con người luôn là một động vật di chuyển không ngừng. Tổ tiên ta đã khăn gói ra khỏi châu Phi rồi khoảng 50.000 năm sau đó đã phủ trên tất cả các châu lục khác. Đó có phải là “kết nối năm châu” không? Và khả năng“kết nối năm châu” này cũng là một đặc trưng của nhân loại; các động vật khác hầu hết chỉ loanh quanh trong khu vực chúng quen sống (habitat) và cảm thấy dễ chịu. Chỉ có một số nhỏ các sinh vật biết “đi nghỉ” ở vùng khí hậu tốt hơn, nhưng hàng năm vẫn trở lại bản địa của mình. Cá Ông bơi từ miền Bắc Cực xuống gần xích đạo mùa sinh nở; nhiều giống chim xứ Bắc mùa đông hay bay về miền nhiệt đới cho ấm; cá hồi sinh ở thượng nguồn rồi trưởng thành ở biển nhưng cũng tìm về đúng thượng nguồn của mình để đẻ trứng rồi chết; loài bướm Monarch ở Bắc Mỹ cũng bay hàng loạt về Mexico sinh nở rồi lại bay về Mỹ vào mùa xuân….

Con người đến vùng Đông Nam Á định cư cũng khoảng 30.000 năm rồi. Họ sinh sống bằng hải sản ven biển, cây cỏ và các thú vật săn được cho đến khi phát minh ra giống lúa nước nuôi sống được số dân lớn. Từ đó, họ có xã hội và cũng từ đó cha ông ta bắt đầu “kết nối” với nhau. Sau này nhờ vào gió mùa hàng năm, họ bắt đầu buôn bán, trao đổi sản phẩm với nhau từ các hải đảo đến các vùng ven biển.

KẾT NỐI NĂM CHÂU40

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Gần đây hơn, người Việt ta lập quốc ở vùng Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng khoảng vài nghìn năm trước. Đã có một thời oanh liệt chống được ngoại xâm nhờ lãnh đạo sáng suốt, thương dân cũng như nhờ biết xây đắp thành lũy, biết sáng tạo ra vũ khí có hiệu quả như nỏ thần… nhưng ta cũng bị thôn tính và làm nô lệ hơn 11 thế kỷ. Từ khi giành lại độc lập, cha ông chúng ta tiếp cận với “người ngoài” bằng đường biển cũng như Nam tiến trên đất liền, để có một nước Việt Nam như ngày nay.

Trong thế kỷ vừa qua, ông bà chúng ta đã thật sự tỏa ra khắp năm châu. Trong thế chiến thứ nhất, khoảng 100.000 người Việt bị đem sang Âu châu hỗ trợ cho nước Pháp; sau thế chiến thứ Hai, và sau khi đất nước bị chia cắt, gần một triệu người lại Nam tiến, một hành trình tiêu biểu của Việt Nam mà cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Sau khi đất nước thống nhất, có lẽ hơn hai triệu người Việt di dân sang khắp năm châu. Một số khá lớn đã mệnh vong trong cuộc hành trình nguy hiểm này; nhưng ngày nay đã có khoảng gần bốn triệu người “gốc Việt” sinh sống ở gần 100 quốc gia trên thế giới.

Vậy, “kết nối năm châu” không phải là câu chuyện mới nữa. Cái mới, cái đáng nói ở đây là một khía cạnh khác: “Chúng ta cần phải tiếp cận với thế giới như thế nào?”

Qua kinh nghiệm của cha ông ta, cũng như học từ những trải nghiệm của bản thân, tôi tạm nghĩ có thể thu gọn lại thành sáu chữ và một phương châm: Tự tin - Tự trọng - Tự cường và “thêm bạn bớt thù”

Tự TiN VÀO CHíNH MìNH

Thời buổi toàn cầu hóa bây giờ vẫn còn một yếu tố không khác gì những thời trước: cá nhân nào cũng muốn đạt được một cuộc sống dễ chịu hơn, tìm được một người đồng hành như ý và muốn cho tương lai con cháu mình sáng sủa hơn chính mình.

Cái khác ở thời điểm này là ta phải cạnh tranh với những người khắp Thế giới chứ không còn chỉ cần vượt qua được người cùng làng, cùng tỉnh hay cùng một nước nữa. Nếu khi xưa đỗ xong Trạng Nguyên là cả đời êm ấm rồi thì ngày nay lập nên một cơ nghiệp đồ sộ trong nước cũng vẫn lo có ai “bên ngoài” dòm ngó và muốn “nuốt chửng” mình hay sẽ cạnh tranh đến khi ta sạt nghiệp. Cứ nhìn các tập đoàn “nước ngoài” đang thao túng một số các thị trường trong nước thì đủ rõ. Từ quả cam, miếng thịt ta ăn hàng ngày cho tới các công ty địa ốc, các hoạt động bảo hiểm, các doanh nghiệp “đa

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 41

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

cấp” và chắc cũng chẳng bao lâu nữa sẽ đến lượt các ngân hàng.

Giải pháp duy nhất có thể giúp ta đứng vững là giáo dục, từ trên xuống dưới và liên tục suốt đời. Nếu ngày xưa cách làm ruộng không thay đổi trong nhiều thế kỷ thì ngày nay công nghệ tin học, các khám phá mới về sinh học, y học… bắt chúng ta phải thích nghi hàng năm mới bắt kịp thiên hạ. Ta đứng dậm chân là ta thụt lùi!

Tự TrọNG, qUý Xã Hội VÀ TôN ViNH DÂN TộC MìNH

Năm thế kỷ vừa qua, người Âu châu đã bá chủ toàn cầu, đến nỗi người Anh có thể khoe rằng: “Mặt trời không hề lặn trên quốc kỳ của chúng tôi.” Và điều ấy cũng không phải là ngoa.

Ở Việt Nam ta, nước Pháp chỉ gửi vài nghìn quân, một ít chiến hạm.. và thế là ta lại mất nước lần nữa. Đồng bào ta đã trả một giá rất đắt cho bài học “bế quan tỏa cảng”, chỉ vì cái giáo dục của ta thời phong kiến đã bịt mắt ta lại, không cho ta nhận ra những tiến bộ vượt bậc của người Âu thời ấy.

Đau đớn hơn nữa, bị người Pháp đô hộ đã làm cho người Việt ta tự ti đến nỗi cứ nghĩ cái gì của người da trắng – của “Tây” – đều là hay, là tốt cả và gần như bất cứ người da trắng nào cũng vượt

trội hơn người mình. Hơn cả chính mình nữa! Ngay đến bây giờ cũng vẫn còn! Đã bao lần bạn bước vào một nhà hàng, cửa tiệm hay văn phòng cùng với người da trắng từ bất cứ nước nào, có khi chỉ là “Tây ba lô” và nhân viên người Việt đã đon đả, có khi còn xum xoe, khúm núm, đón tiếp người da trắng như một khách quý đại gia còn coi bạn, người đồng hương, như “pha?”

Vì thế, muốn kết nối thành công với thiên hạ bất cứ từ đâu tới, ta phải “biết mình, biết người” đã. Biết để học những gì mình còn thua người ta chứ không phải để tìm kẽ hở của người ta mà tấn công, như Tôn Tử đã dạy về binh pháp. Biết để cố gắng trau dồi những gì ta còn thiếu sót, còn thua người. Và biết để ta có cơ sở khi cảm thấy hãnh diện về người đồng hương, về các thành quả của đất nước.

Tóm lại, ta tự lực vươn lên cho bằng người. Đó là tự trọng. Không mặc cảm nữa!

Tự CườNG Để CHEN CHÂN Với THẾ Giới

Khi ta đã đạt được căn bản tự tin và tự trọng, lúc đó ta mới nên nói chuyện tự cường.

Tự cường là tin vào sức mạnh của chính mình, nhưng không tự kiêu, không tự mãn, không lạm dụng sức

KẾT NỐI NĂM CHÂU42

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

mạnh đó. Ngược lại, ta cũng không để cho ai bắt nạt ta, không cho ai lừa dối ta, không cho ai đô hộ ta lần nữa.

Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ ràng hai lĩnh vực công và tư. Trong đời tư, ai cũng có quyền và nhiều khi cũng nên “xí xóa” với bạn bè, “thông cảm” với bà con trong họ, hoặc “chín bỏ làm mười” với người mình yêu.

Nhưng trong việc “công”, quyền lợi của dân tộc, toàn vẹn của đất nước, việc bảo vệ cái “gia tài của mẹ” như tên của Trịnh Công Sơn đã đặt, chúng ta không ai có quyền “lấy chín làm mười” được. Chín chỉ là chín; không thể nào là mười được.

Xưa kia, đối mặt với kẻ thù, Việt Nam ta thường chỉ là “một chọi một”, không có ai giúp, không có đồng minh. Nhưng sang thế kỷ này, với bao nhiêu tổ chức quốc tế, từ Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại quốc tế, hay IMF, Ngân hàng Thế giới… cho đến các tòa án quốc tế, các liên minh kinh tế, chính trị, văn hóa… và phương tiện truyền thông lập tức và toàn cầu, ta có thể có đồng minh, có bạn, hay ít nhất có những người, những quốc gia có cảm tình với ta.

THêM BạN BớT THù

Đây mới chính là mục đích của “kết nối năm châu” vì sáu chữ “vàng” bên trên chỉ là phương tiện để đạt cứu cánh chiến lược này.

Một câu nói từ thời còn trung học vẫn làm tôi nhớ mãi và càng ngày càng thấy “có lý”: “No man is an island” (Không ai là một hải đảo) Trong thế kỷ bây giờ, ta có thể thêm tí mắm muối: “No country is an island” (Không có quốc gia nào là một hải đảo)

Và quả thật như vậy. Bạn cứ tưởng tượng xem thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu Mỹ lại đổ quân xâm chiếm Philippine như hồi năm 1898, hoặc Trung quốc chiếm Tây Tạng như hồi năm 1950, hoặc Liên Xô “tái lập trật tự” ở Hung năm 1956? Ngược lại, trong cuộc chiến tranh Việt - Mỹ hồi thập niên 60 – 70, bộ đội Bác Hồ được sự ủng hộ mạnh mẽ của các phong trào phản chiến trên khắp Thế giới. Chính sách kỳ thị chủng tộc của Nam Phi bị đánh bại phần lớn cũng do sự tẩy chay của gần hết các quốc gia trên Thế giới, dẫn đến việc Nam Phi phải thả lãnh tụ Nelson Mandela. Và gần đây nhất, chính quyền Miến Điện cũng đã phải trả tự do cho lãnh tụ Aung San Suu Kyi sau nhiều năm bắt tù tại gia.

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 43

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Do đó, chúng ta không còn cô độc như xưa nữa. Ở một tầm mức nào đó, chúng ta có đồng minh khi ta có chính nghĩa. Trong bối cảnh mới này, chiến lược căn bản của nước ta phải là “thêm bạn, bớt thù”. Ta không xâm phạm quyền lợi của ai và ta cũng không để ai xâm phạm quyền lợi của mình. Ta đối xử với mọi người, mọi nước trong tình thân hữu, trên căn bản bình đẳng và công lý. Và ta dùng văn hóa là đầu mối để thêm bạn. Quân sự chỉ là nhất thời; kinh tế cũng thường trồi sụt; chỉ có văn hóa là trường tồn. Một câu thơ của Pushkin, một khúc nhạc Beethoven, hay một điệu rối nước… sẽ vẫn được trân trọng hàng nghìn năm nữa.

GiáO DụC TổNG qUáT GiúP ĐượC Gì?

Chương trình Giáo dục tổng quát của Hoa Sen gồm ba phần: lý luận chính trị, giáo dục thể chất và kỹ năng, kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ba phương diện của một con người biết sống: đức dục, thể dục và trí dục.

Tất cả các sinh viên Hoa Sen, theo quy định của Bộ GD - ĐT, phải học hai môn chính trị và thể thao; và theo quy định của nhà trường, phải học môn kỹ năng và kiến thức tùy chọn.

Học ở Đại học khác với lúc còn ở trung học. Các sinh viên bây giờ đã

trưởng thành, đã có thể làm nghĩa vụ quân sự, có thể ký hợp đồng hợp pháp và dĩ nhiên là có quyền kết hôn dù cha mẹ ưng thuận hay không. Do đó, các bạn cũng có nhiều chọn lựa. Trong số các lớp học về kỹ năng và kiến thức, có bạn sẽ chọn môn mà mình hoàn toàn không biết gì, để khám phá một chân trời mới. Có khi những bạn này tìm thấy một nghề mới, một góc nhìn mới về xã hội hay về chính mình; ít ra họ cũng mở tầm hiểu biết của chính họ.

Có những bạn khác chọn môn mình đã quen biết đôi chút, để nhìn sâu hơn, rộng hơn. Cách này cũng tốt thôi. Hiểu biết thì vô biên và họ sẽ tiếp tục tìm tòi thêm suốt cuộc đời họ.

Cũng không ít bạn sẽ học cho xong, cho “hết nợ”. Cũng không phải là xấu hay đáng trách gì. Trong cuộc đời, ai cũng sẽ có bao nhiêu trường hợp phải “trả nợ quỷ thần” để đạt được mục đích khác.

Và còn bao nhiêu hoàn cảnh khác nữa. Việc các bạn đang học tại Hoa Sen, chứ không ở một Đại học khác cũng đã thể hiện một sự chọn lựa rõ ràng. Việc các bạn chọn môn học nào, lớp nào, có khi còn cả thầy/cô nào nữa, hoặc để được học cùng lớp với ai đó…. tất cả đều là chọn lựa. Và mỗi chọn lựa, không nhiều thì ít, sẽ có ảnh hưởng đến những chọn lựa về sau và dần dần sẽ ảnh hưởng đến cả đời mỗi người.

KẾT NỐI NĂM CHÂU44

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Mục đích của Giáo dục tổng quát như thế đó, giúp các bạn chọn lựa những quyết định hiệu quả nhất, hợp với bạn nhất và khả thi nhất cho bạn. Chúng tôi là những người hướng dẫn; các bạn là người chọn lựa. Cho chính các bạn để trở thành những con người tự trọng, biết tự lực, dám tự cường vươn ra thế giới.

Vũ Đức Vượng Chương trình Giáo dục Tổng quát

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN ĐANG HỌC TIẾN SĨ

Họ và tên Tên khóa học

Nguyễn Trùng Lập Tiến sĩ - ĐH Khoa học Tự nhiên (kết hợp với Viện Khoa học - Công nghệ tiên tiến Nhật Bản JAIST)

Hoàng Đức Bình Tiến sĩ - AIT

Nguyễn Vũ Ngọc Tùng Tiến sỹ tại ĐH Bordeaux 1 - Pháp

Nguyễn Thị Kim Tiến sĩ theo đề án 322 - Western Sydney University - Australia

Hồ Hải Văn Tiến sĩ theo đề án 322 - Alberta University - Canada

Lê Xuân Quỳnh Tiến sĩ theo đề án 322 - Nottingham University - England

Phạm Thị Bích Ngọc Tiến sĩ theo đề án 322 - Goethe University - Germany

Xem tiếp trang 66

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 45

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Bay CaO NHữNG

ướC MƠKhi còn là một học sinh Trung học,

chuẩn bị bước sang ngưỡng cửa Đại học, nhiều người trong chúng

ta đã cảm thấy rất phấn khởi và vui mừng vì chẳng bao lâu nữa

sẽ được công nhận là một người trưởng thành, được tự do chọn các môn học mà mình yêu thích, được

nằm dài trên các bãi cỏ xanh mát của khuôn viên trường đại học, và

được khẳng định mình trong xã hội ….Và chúng ta sẽ giống như những sinh viên cười đùa trong

nắng xuất hiện trên các trang bìa tạp chí sinh viên, chúng ta cũng

sẽ giống như những anh, chị nhân viên bước đi những bước dài năng

động trong các cao ốc văn phòng của khu trung tâm thành phố

Tuy nhiên trong thực tế, có những viễn cảnh đã diễn ra, nhưng cũng có những điều chưa bao giờ đến, và trong suy nghĩ của nhiều bạn sinh viên những điều đó thật sự xa vời, nhất là đối với sinh viên của một trường Đại học Việt Nam. Tuy nhiên, ước mơ của bạn có thể thành hiện thực, khi bạn là một sinh viên trường Đại học Hoa Sen.

Trúng tuyển vào Đại học Hoa Sen, bạn có quyền chọn chương trình học bằng tiếng Việt hoặc hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình này đòi hỏi bạn thường xuyên tiếp xúc với giáo trình tiếng Anh, giao tiếp với Thầy Cô người nước ngoài và viết báo cáo hoàn toàn bằng tiếng Anh….

Ngoài ra, khi đã hoàn tất năm đầu tại trường, bạn sẽ được trường giới thiệu các chương trình sinh viên trao đổi có chứng nhận tín chỉ, chương trình học bổng để bạn có thể vừa học tại Hoa Sen và có thêm một học kỳ trải nghiệm tại một trường quốc tế khác.

Chương trình đào tạo tại trường Đại học Hoa Sen không chỉ dành cho việc học tập tại Việt Nam, mà còn là một sự chuẩn bị vững chắc cho quá trình học tập, làm việc trong môi trường quốc tế.

KẾT NỐI NĂM CHÂU46

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Nguyễn Hoàng Thanh Cao, cựu SV ngành Quản trị kinh doanh của Hoa Sen, khi nhận học bổng 01 năm tại trường Groupe ESC Chambéry Savoie, Pháp đã tự tin chia sẻ: “ Trường này chỉ có mình em là ở Sài Gòn thôi, còn 1 bạn khác ở Hà Nội. Nhưng cả vùng Rhone Aples chỉ có 3 Vietnamese, còn Trung Quốc chiếm rất đông. Học tập cũng thú vị lắm, cả lớp 40% là Trung Quốc còn lại là Eramus students, và French students. Học cũng không khó trong thời gian đầu nhưng reports và presentations thì nhiều. Em cũng thầm cám ơn là em quen với việc làm nhiều Presentations và reports ở trường mình (Hoa Sen) nên cũng đỡ vất vả hơn nhiều bạn khác”

Không dừng lại chương trình đào tạo, trường Đại học Hoa Sen còn tạo ra một môi trường học tập, giúp các bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và nâng cao nhận thức. Cụ thể, trường có nhiều cơ hội “du học tại chỗ” thông qua các chương trình trao đổi ngắn hạn diễn ra tại trường với sự tham gia của các sinh viên, giảng viên quốc tế.

Các lớp học chuyên đề cũng đã thu hút được nhiều sinh viên quốc tế tham gia. Cụ thể hàng năm, Hoa Sen có các lớp học chuyên đề về: Giới và Phát triển, Gia đình Việt nam, và các lớp học viết đề án kinh doanh đến từ các trường: School of International Training – World Learning, Suffolk University, De Anza College, ESCIA School, Kirkwood Community College…. Để từ hình thức trao đổi này, các bạn sinh viên Hoa Sen được mở ra cơ hội du học thật sự: “Tôi đã được tham gia thảo luận cùng các bạn sinh viên quốc tế, được tiếp cận với các kiến thức cần thiết để hiểu sâu hơn những vấn đề liên quan đến giới và các giải pháp cho những vấn đề đó. Ngoài ra, sau khi tham gia lớp học, bản thân tôi cũng đã có cơ hội tiếp cận đến những hội nghị mang tầm quốc tế như Global Partnership for Young Women tổ chức bởi UNWomen tại Hàn Quốc bằng

Nguyễn Hoàng Thanh Cao (bìa phải)

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 47

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

những kiến thức em đã tiếp thu trong các hội thảo có liên quan trước đó” Ngô Ngọc Hoàng Oanh – Sinh viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Hoa Sen, vinh dự được tham gia HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ HỢP TÁC TOÀN CẦU CHO PHỤ NỮ TRẺ tại Hàn Quốc

Và sẽ có đôi lần bạn thắc mắc vì sao có một nhóm bạn người nước ngoài mặc áo thun đủ màu sắc, đeo balo Hoa Sen bước vào lớp học của bạn, không có gì đáng ngạc nhiên nhiều nếu bạn đã là sinh viên năm hai trở lên. Tại trường Hoa Sen, hàng năm đón tiếp khoảng 10 sinh viên quốc tế tham gia chương trình chính quy, và hơn 50 sinh viên quốc tế đến tham gia các chương trình ngắn hạn. Trong thời gian học tại Hoa Sen, các bạn ấy cũng là sinh viên Hoa Sen như bạn, không phân biệt quốc tịch, màu da, hay ngôn ngữ.

“Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần trong cuộc đời mình, nhưng một trong những trải nghiệm mở rộng tầm nhìn là quá trình tôi học tập tại Đại học Hoa Sen trong năm cuối đại học. Đó là một kinh nghiệm không thể quên, và không nghi ngờ gì nữa vì đó là một trong những điểm nhấn trong cuộc đời sinh viên của mình.

Tôi cảm nhận được nền văn hóa và tính chất của một lớp học người Việt. Hành trình này là một điều kỳ diệu. Những thầy cô giáo hiểu rõ tôi đang cố gắng thích nghi với sự khác biệt văn hóa, thậm chí họ biết tôi thừa hưởng một chút Việt trong cội nguồn mình. Tôi biết vì sao người Việt hayngại tiếp xúc với người nước ngoài vì họ có khó khăn trong sử dụng tiếng Anh. Đó là trở ngại của họ, nhưng khi bạn có thể hòa mình bằng một vài câu chuyện hài hước, họ sẽ rất thân thiện và hiếu khách. Nhiều người tôi gặp trong suốt thời gian tôi học tại Đai học Hoa Sen trong hay ngoài lớp học, giờ đã trở thành những người bạn thân thiết của tôi” Sinh viên Tu Lu – Đai học Suffolk, thành phố Boston, tiểu ban Massachusset Hoa Kỳ chia sẻ khi tham gia học 1 học kỳ trao đổi tại Khoa Kinh tế Thương mại trường Đại học Hoa Sen.

Năm học mới đã bắt đầu, trường Đại học Hoa Sen chọn cho mình khẩu hiệu: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu” với phiên bản tiếng Anh

KẾT NỐI NĂM CHÂU48

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

“To live as one should, to study as one must, and to see oneself as a part of the world” và khẩu hiệu chỉ này không chỉ là tiêu chí cho trường đại học Hoa Sen phấn đấu trong một năm học, mà còn là triết lý giáo dục của trường mà đội ngũ sư phạm đã kiên trì theo đuổi từ khi thành lập trường.

Mỗi sinh viên Hoa Sen khi học tập và trải nghiệm tại Hoa Sen, bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích đó, điều còn lại là bạn có quan sát thật kỹ, cố gắng tìm kiếm thật nhiều, và sẵn sàng dấn thân vào những trải nghiệm quý báu ấy hay không. Nếu có, tôi tin là bạn sẽ không chỉ mơ ước trở thành những sinh viên thoải mái cười đùa trong nắng ấm của khung trường đại học, những nhân viên năng động trong các cao ốc mà các bạn sẽ tiếp tục mơ ước vươn đến những chân trời mới. Ở đó, sẽ có nhiều tri thức hơn, có nhiều bạn bè để các bạn được chia sẻ, học hỏi nhiều hơn. Chúng tôi tin chắc là như vậy.

lê Thị Vân anh Phòng Hỗ trợ sinh viên

Để biết thêm về các chương trình trao đổi sinh viên, học bổng du học, cơ hội giao lưu các bạn có thể liên hệ hai văn phòng sau đây:

Phòng Hợp tác Quốc tế : Anh Nguyễn Quốc Sĩ E: [email protected]

Phòng Hỗ trợ Sinh viên:

Chị Lê Thị Vân Anh E: [email protected]

Anh Nguyễn Kế Tường E: [email protected]

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 49

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

NHÌN LẠI NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ VÀ

HƯỞNG ỨNG CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2012 - 2013:

“SỐNG TỬ TẾ, HỌC ĐÀNG HOÀNG, KẾT NỐI NăM CHÂU”Với mong muốn không chỉ đào tạo ra những con người có khả năng thích nghi, học tập suốt đời, có năng lực cạnh tranh lâu dài mà còn phải có đầy đủ phẩm giá đạo đức cần có của một con người hiện đại; năm học 2012 - 2013, Ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen đã phát động chủ đề năm học là “Sống tử thế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”.

Từ những ngày đầu tiên phát động chủ đề năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã khảo sát, lấy ý kiến và nhận được sự hưởng ứng của giảng viên, nhân viên. Đặc biệt, chủ đề “sống tử tế” đã được toàn thể giảng viên, nhân viên bàn luận và đóng góp ý kiến sôi nổi: “Sống tử tế là sống tốt với mọi người và với chính mình. Tử tế là tôn trọng sự thật”; “Sống tử tế là sống đối xử với mọi người xung quanh chan hòa, thân ái. Sống tử tế là sống thật, sống đúng với lương tâm của mình”; Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tích cực hỗ trợ cộng đồng khi cần thiết”…

Trong khoảng thời gian từ ngày 15/09 đến 05/10, trước khi khai giảng năm học mới, trường đã triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, thu hút đông đảo giảng viên, nhân viên, đặc biệt là những bạn tân sinh viên tham gia. Cụ thể vào ngày 05/10, tại cơ sở Tản Viên, số 2 Tản Viên, Q. Tân Bình, TP.HCM, có buổi trò chuyện của TS.Nguyễn Xuân Xanh và TS.Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng nhà trường, với các bạn tân sinh viên về chủ đề năm học mới và chủ đề: “Khoa học, Đại học và Lý tưởng tuổi trẻ”.

Nhân dịp tiếp nhận vai trò mới là

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU50

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Trưởng khoa của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học, trên website của Khoa, TS.Phạm Quốc Lộc cũng đã chia sẻ đến các bạn tân sinh viên về chủ đề năm học của ĐH Hoa Sen. Theo TS.Phạm Quốc Lộc: “… Sống tử tế là một trong những phẩm giá của con người hiện đại, và đó cũng là một mục tiêu quan trọng của giáo dục, kể cả giáo dục Đại học. Suy rộng ra, người có trình độ Đại học phải hiểu và thực thi trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng, dân tộc. Tri thức phải luôn đi kèm với trách nhiệm. Người có tri thức và trách nhiệm sẽ luôn là người vững chãi, tự tin, và mỗi bước tiến của họ đều bền vững. Học đàng hoàng lẽ ra là điều bình thường của bất kể ai cắp sách đến trường. Song, trước thực trạng xã hội còn quá nhiều tiêu cực trong giáo dục, như: mua bằng, bán điểm, quay cóp, đạo văn, v.v., thì khẩu hiệu “học đàng hoàng” không phải là thừa. Nó sẽ nhắc nhở chúng ta hằng ngày trong việc trau dồi kiến thức, phát triển kỹ năng. Nó nhắc nhở chúng ta “học thực” để mỗi cá nhân là một “giá trị thực”. Chỉ bằng sự “thực” đó thì chúng ta mới có thể tự tin bước vào một thị trường lao động quốc tế hoá cao vốn đòi hỏi và khắc nghiệt. Tấm bằng nào rồi cũng phai màu theo năm tháng, nhưng tri thức mà tấm bằng đó xác nhận không

thể phai mờ theo, mà phải luôn được bồi hoàn, được làm mới. Chỉ bằng sự “học thực” thì tri thức mới đủ năng động để thích ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Học đàng hoàng, học thực là cách duy nhất để chúng ta “kết nối năm châu”, tức hội nhập quốc tế, trên mọi lĩnh vực: chuyên môn, học thuật, lao động, hay đơn thuần là giao lưu văn hoá…” (1)

Hưởng ứng chủ đề năm học 2012 – 2013: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”, từng bộ phận, cá nhân của tập thể Trường ĐH Hoa Sen đã đăng ký đi làm đúng giờ, lên lớp, họp đúng giờ; giữ quan hệ đúng mực với đồng nghiệp, sinh viên, đối tác; báo cáo đầy đủ việc làm; tuân thủ quy định trong nghiên cứu khoa học…

Đặc biệt, trong cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Công Đoàn trường phát động từ tháng 9 đến tháng 10 vừa qua, tập thể thư viện đã đóng góp chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chi Minh với sống tư tế, học đoàng hoàng, kết nối năm châu”. Trong chuyên đề này, Tổ thư viện đã giới thiệu các tác phẩm, bài viết tiêu biểu của Bác thể hiện quan điểm, suy nghĩ của Người về đạo đức làm người, về sự nghiệp giáo dục và tinh thần

(1) http://nnvhh.hoasen.edu.vn/vi/7/hoa-sen/loi-ngo-truong-khoa

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 51

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

đoàn kết quốc tế. Tiêu biểu nhất phải kể đến kế hoạch học tập tốt tiếng Anh để hưởng ứng chủ đề năm học. Chị Lê Đức Hòa, nhân viên Trung tâm NIIT Chợ Lớn chia sẻ trong bài dự thi của mình: “Tất cả chúng tôi đều phải rất nỗ lực cho việc học tập, với hình thức: Mỗi ngày cùng học 5 từ vựng mới và có kiểm tra lại những từ vựng cũ đã được học, cùng kiểm tra chéo với nhau về cách thực hành văn phạm, cùng nghe những đoạn báo cáo bằng tiếng Anh. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy rất vui với việc tự học để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Với phương pháp này, chúng tôi vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian, chúng tôi tin rằng mình sẽ thành công bởi vì “có công mài sắt, có ngày nên kim” (2)

Tiếp nối hoạt động quảng bá chủ đề năm học, ngày 20/11, Ban biên tập Website đã ra mắt chuyên đề “Sống tử tế - Sống đẹp” nhằm tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt, tuyên truyền và chia sẻ lối sống tử tế, tinh thần sống đẹp trong xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, chủ đề năm học “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu” của ĐH Hoa Sen có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó gợi chúng ta nhớ lại “bốn cột trụ của giáo dục” (The Four Pillars of Education) do Unesco công

bố năm 1972. Đây được coi như cương lĩnh của nền giáo dục hiện đại, bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live together) nhằm đào tạo cho xã hội những người đủ tài, đủ đức, có tâm và có tầm.

Riêng bản thân tôi, tôi thật sự tâm đắc về chủ đề “sống tử tế”. Xin mượn lại câu nói nổi tiếng của một tác giả người Anh, Aldous Huxley (1894 - 1963), ông đã hồi tưởng lại cuộc đời của mình và rút ra một điều đơn giản trước khi qua đời rằng: “Hãy tử tế với nhau hơn nữa” (Let us be kinder to one another).

Hy vọng rằng, những câu chuyện về sống tử tế, sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu nghiêm túc, mong muốn nhanh chóng kết nối, hội nhập đã, đang và sẽ còn tiếp nối, lan tỏa trong cộng đồng ĐH Hoa Sen.

Nguyễn Bích Thủy Phòng Truyền thông

(2) http://tintuc.hoasen.edu.vn/vi/1459/tin-chuyen-de/thuc-hien-viec-tu-hoc-va-ren-luyen-nang-cao-trinh-do-ngoai-ngu

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU52

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

TỔNG KẾT CUỘC THI “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH“ (NĂM HỌC 2011 - 2012)Nhằm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ ngày 11 tháng 06 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012, Công đoàn trường đã tổ chức cuộc thi: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” dành cho các tổ Công đoàn và các cá nhân với đa dạng các thể loại: văn, thơ, nhạc, hình ảnh, clip.

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 53

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Ngay sau khi Công đoàn phát động, các tổ đã tích cực đăng ký các nội dung dự thi.

Ngày 24 tháng 09 năm 2012, trên website Hoa Sen đã xuất hiện chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” trên trang Tin tức Hoa Sen tại địa chỉ: http://tintuc.hoasen.edu.vn/vi/tin-chuyen-de/hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/956 để đăng tải các bài dự thi. Đến tháng 10 năm 2012 đã có 24 tác phẩm dự thi với sự tham gia tích cực của 13 tổ Công đoàn. Tất cả các bài dự thi này lần lượt được đưa lên website với sự đón nhận nhiệt tình của mọi người, kể cả sinh viên. Nhiều bài viết chân tình, xúc động, thể hiện lòng yêu kính, sự cảm phục đối với Bác Hồ cùng với mong muốn được học hỏi, làm theo Bác.

Tiêu biểu như bài viết “Những bông hoa ngát hương trong vườn Bác” của chị Phạm Thị Hồng Ngọc – tổ Công đoàn MF (giải nhất) có đoạn:

“Nhân dịp trường phát động cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi đã tìm và đọc được bài “Yêu thương con người - nét đẹp vĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh”... Bài viết đã giúp tôi hiểu thêm nhiều về Hồ Chủ tịch, Người không chỉ là vị lãnh tụ tài ba,

lỗi lạc mà điều đáng để vạn dân kính trọng chính là Người còn có trái tim vô cùng nhân hậu”...

“Hiểu tư tưởng của Người để nhìn lại mình và các đồng nghiệp xung quanh qua những sự việc xảy ra, tôi mới chợt nhận ra trên đời còn có biết bao người tử tế và nhân hậu. Những lúc này tôi mới thấy “phần thiện” đã chiếm ưu thế và “nảy nở” thế nào”...

Tác giả mơ ước chân tình, xúc động: “Tôi mong sao nét đẹp văn hóa trong cách hành xử giữa con người với nhau sẽ luôn được đề cao và nhân rộng trong toàn thể các thành viên đang học tập và làm việc dưới mái nhà Hoa Sen hôm nay và mãi về sau. Tôi ao ước những người con Hoa Sen thực sự sẽ là những người sống tử tế, sống có ý nghĩa cho gia đình, cộng đồng và xã hội”.

Trong một bài viết khác, “Bài học về tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe” của chị Ánh Nguyệt – Phòng Truyền thông (giải nhì) đã viết:

“Rồi tôi đến với trường Hoa Sen, như một cơ duyên ngay từ ngày đầu tiên đi phỏng vấn vào buổi sáng thứ 6, tôi đọc được dòng thông báo: “Thang máy không hoạt động ngày thứ 6 để hưởng ứng ngày Đại học xanh”... “Chúng ta vẫn luôn cố gắng để giữ “trái đất xanh” bằng nhiều cách… và tại Hoa Sen

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU54

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

tôi đã thấy một cách khác, mang đặc trưng của trường: Đi bộ vào thứ 6”... Nghe nói người quản lý của tôi vẫn hằng ngày đi bộ lên phòng làm việc, sau đó lại nghe rằng cả thầy Hiệu phó của tôi cũng vậy. Từ đó, tôi đặt mục tiêu cho mình mỗi khi phải đi trong vòng ba lầu để tiết kiệm điện thang máy và rèn luyện sức khỏe...

Với sự thoải mái, nhẹ nhàng khi thực hiện tiết kiệm, tác giả kết luận: “Tôi vẫn còn nhiều câu chuyện nhỏ khác để viết về tinh thần tiết kiệm, về những nỗ lực học tập, làm việc, ứng dụng khoa học sáng tạo… mà hàng ngày chúng tôi đang thực hiện để hoàn thiện bản thân... như lời Bác Hồ đã dạy. Tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội nữa để viết và kể cho các bạn...”

Phải nói rằng: Ban Giám khảo đã hết sức cân nhắc để có một kết quả công bằng, hợp lý và rất vui mừng vì tác phẩm dự thi không chỉ có văn xuôi mà còn có thơ, bài vọng cổ, hình ảnh và cả clip nữa. Tổng kết cuộc thi, có 01 giải nhất, 02 giải nhì (trong đó, có 1 bài vọng cổ), 03 giải ba, 08 giải khuyến khích.

Qua cuộc thi, Ban Giám khảo đã nhận được những chia sẻ chân tình, thể hiện sự nghiêm túc trong ý thức tìm hiểu để học tập và làm theo tấm gương của Bác. Song song đó là sự liên hệ từ cuộc sống, từ thực tế công việc để từng

bước, làm theo tấm gương của Bác. Chúng ta càng an tâm hơn vì đội ngũ Hoa Sen đã, đang góp phần thực hiện khẩu hiệu năm học. Việc “sống tử tế” ngày càng có ảnh hưởng tích cực.

Hy vọng tinh thần thi đua học tập và làm theo tấm gương của Bác sẽ không ngừng được phát huy, nhân rộng trong toàn trường, góp phần bổ sung cho trường ta ngày càng có thêm nhiều “những bông hoa ngát hương trong vườn Bác”!

Nguyễn Dạ Thu

`

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 55

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

NHữNG “BôNG HOa” NGÁT HƯƠNG TRONG VƯỜN BÁCNhân dịp trường phát động cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi đã tìm và đọc được bài “yêu thương con người - nét đẹp vĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh“. Bài viết đã giúp tôi đã hiểu thêm nhiều về Hồ Chủ tịch, Người không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, lỗi lạc mà điều đáng để vạn dân kính trọng chính là Người có trái tim vô cùng nhân hậu.

Hiểu tư tưởng của Người để nhìn lại mình và các đồng nghiệp với những sự việc đã xảy ra, tôi mới chợt nhận ra trên đời còn có biết bao người tử tế, nhân hậu và tôi bắt đầu hiểu “phần thiện” trong con người vẫn chiếm ưu thế và đang “nảy nở”.

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU56

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Tôi muốn nói về một sự việc xảy ra trong năm nay mà tôi tạm gọi là “biến cố”. Sở dĩ tôi gọi như vậy vì sự ra đi của anh không đơn giản chỉ là sự mất mát đối với những ai đã yêu mến anh mà đó là sự ra đi của một người Thầy tuyệt vời. Đây là một tổn thất đáng kể đối với gia đình Hoa Sen. Tôi muốn nói đến anh Đặng Văn Ngọc – giảng viên Khoa Đào tạo Chuyên nghiệp và Trung tâm Đào tạo.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin phép được nêu lên một số gương sáng về tình người và lòng nhân hậu.

Tôi muốn nói lời tri ân đến Cô Phạm Thị Thủy – P.Hiệu trưởng, Cô Bùi Trân Thúy – P. Chủ tịch Công đoàn, Cô Đào Thị Hải – Phó trưởng Khoa Đào tạo chuyên nghiệp, Anh Mai Ngọc Hòa và Chị Đào Thị Tuyết Hồng - Trung tâm Đào tạo Cao Thắng. Có thể nói đây là các thành viên chủ lực, đã phối hợp chặt chẽ với người thân của anh Ngọc trong suốt thời gian anh điều trị và cả việc hậu sự của anh. Trong đó, Cô Thủy – Cô Thúy – Cô Hải là “Bộ Ba” giữ vai trò chỉ đạo chung và thường xuyên có những cuộc họp khẩn để ra quyết định kịp thời trong mọi tình huống.

Hẳn ai cũng đồng tình rằng thời gian đối với mọi người đều quý, nhưng càng quý hơn đối với một lãnh đạo như Cô Thủy. Vậy mà, ngay khi nghe

tin anh nhập viện, Cô cùng mọi người đã tất tả đến bệnh viện. Những ngày tiếp theo, Cô cũng thường xuyên vào bệnh viện để thăm và động viên một bệnh nhân vừa thoát khỏi cơn nguy kịch. Đến ngày anh mất, Cô cũng có mặt ở lễ tang anh như một người thân.

Cô Thúy vốn tính hay lo nên khi chuyện xảy ra, có lẽ Cô đã không ít lần mất ngủ, dường như, lòng Cô luôn bất an, kể cả ngày nghỉ phép, vì không biết hung tin sẽ đến lúc nào. Cô là người thay mặt CĐ để thường xuyên đưa tin về diễn biến bệnh của anh Ngọc, nhiều lần viết thư kêu gọi đóng góp, kiên trì “vận động hành lang” để có tiền tiếp tục chăm sóc cho anh. Khi anh Ngọc đã qua đời, trong bài viết về anh nhân sinh nhật lần thứ 45 của anh, Cô cũng đã trải lòng với những trang viết rất xúc động.

Cô Đào Thị Hải với lợi thế là chủ nhiệm ngành Thư ký Y khoa, có mối quan hệ với các bệnh viện nên nhận trách nhiệm trao đổi với các bác sĩ về bệnh trạng của anh Ngọc. Cô cũng đã nhiều lần được các cựu SV TKYK “ưu tiên” đưa và phòng Chăm sóc đặc biệt thăm, động viên để một người neo đơn như anh Ngọc ấm lòng, tiếp thêm sức mạnh để anh chống chọi với bệnh tật.

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 57

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Anh Mai Ngọc Hòa sát cánh mọi lúc để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân từ việc ăn uống đến vệ sinh cá nhân. Đã có một thời gian, bệnh viện như nơi đi chốn về của anh. Nghĩa cử này, theo tôi, không phải ai cũng có thể làm được.

Chị Đào Thị Tuyết Hồng, một “thủ quỹ” bất đắc dĩ nhưng giải quyết công việc nhanh nhẹn, linh hoạt mà vẫn đảm bảo nguyên tắc. Chị sẵn sàng có mặt tại bệnh viên vào bất cứ lúc nào khi có yêu cầu đóng viện phí, chị còn là cầu nối giữa gia đình, trường và bệnh viện để kết hợp giải quyết mọi việc suôn sẻ. Thật khó kể ra hết số đầu việc mà chị Hồng đảm nhận từ anh Ngọc nhập viện cho đến khi anh an nghỉ.

Tôi cũng không thể không nhắc đến các anh chị đã tự nguyện chăm sóc bệnh nhân tận tụy và chu đáo như: chị NguyễnThị Hà Ni, anh Đặng Dương Hoàng Anh...Từ lúc nào không rõ, các anh chị đã xem anh Ngọc là người thân của mình. Anh Hòa và Hoàng Anh thay phiên nhau trực đêm trong BV, sáng hôm sau, vẫn làm việc bình thường. Tôi chưa nghe một lời than vãn nào.

Ngoài ra, Cô Phan Thị Nhi Hiếu, là thành viên BCH Công đoàn cũng đã nhiệt tình giới thiệu, bố trí, sắp xếp nhân sự trực bệnh viện. Đặc biệt hơn,

Cô là nữ giảng viên duy nhất đã xông xáo đăng ký trực ca đêm-sáng nhiều lần để được đích thân chăm sóc người em thân thương. Và đến lúc anh Ngọc vừa nhắm mắt, Cô cũng kịp thời có mặt để lo việc hậu sự cho anh.

Thầy Ngô Hùng Dũng là người đã thay thế anh Ngọc tiếp nhận các lớp Thiết bị văn phòng mà anh đang dạy. Thầy sẵn sàng nghiên cứu để dạy thêm môn học mới và đã hoàn tất tốt công việc. Thầy lại còn dùng hơn một nửa khoản thù lao đã nhận để hỗ trợ anh Ngọc.

Tôi thực sự cảm kích vì những nghĩa cử và tấm lòng nhân hậu của các thành viên trong gia đình Hoa Sen. Bên cạnh đó, còn những cựu GV, NV, SV đã nhiều lần đóng góp cho anh Ngọc, có những nam GV, SV tuy chưa từng học với Thầy Ngọc cũng tình nguyện trực bệnh viện, bất kể ngày-đêm.

Chăm sóc anh tận tâm nhưng vẫn đảm bảo việc trường, việc nhà là điều tôi muốn nhấn mạnh và một lần nữa, muốn ngợi ca những người con Hoa Sen. Nhiều năm qua làm việc tại trường, lần đầu tiên tôi mới thấy một việc của cá nhân lại trở thành việc chung, thắm đượm tình người như thế này. Ai cũng tự nguyện, đồng lòng, không có chỗ cho sự đùn đẩy. Tang lễ của anh được tổ chức tươm tất, trang trọng và ấm cúng. Chắc hẳn anh sẽ rất

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU58

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

ấm lòng, nhắm mắt ra đi trong sự bình yên, trong lời nguyện cầu của những người đã hết lòng yêu quý anh.

Tình cảm dành cho anh Ngọc không chỉ thể hiện bằng những lời hỏi thăm suôn mà danh sách đóng góp cứ ngày càng dài thêm, thắm đượm tình người bao la. Với người đồng nghiệp đặc biệt này, sự đóng góp không chỉ đến từ các thành viên hiện tại đang làm việc, học tại Hoa Sen mà gia đình còn nhận được sự đóng góp từ cựu sinh viên, cựu nhân viên trong và ngoài nước và (kể cả người thân của nhân viên). Số tiền quyên góp lên đến mức kỷ lục. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả sự yêu quý, cảm phục mà tôi trân trọng dành cho các anh chị.

Phải chăng, lúc sống anh đã cho quá nhiều? Hẳn là vậy, trong tôi, hình ảnh của anh thật hồn nhiên, vui tính, yêu đời, tử tế, và đặc biệt, anh là người con hiếu thảo. Hiếm thấy một người đồng nghiệp nhiệt tình và sẵn lòng như thế và cũng khó tìm được một Thầy giáo tâm huyết, được tất cả học trò yêu quý như anh. Nhưng mấy ai biết “góc khuất” của cuộc đời anh: “… người sẵn sàng chia sẻ với người khác nhưng lại âm thầm chịu đựng những nghiệt ngã đời thường của chính bản thân” (trích Điếu văn). Trong tôi, anh cũng chính là người con gương mẫu của Bác, mẫu người Thầy, người con, người anh, người em tử tế mà

chúng ta nên học hỏi.

Chúng ta, đang chung tay làm cho cuộc sống tốt đẹp, mang tính nhân văn và đậm đà bản sắc văn hóa Hoa Sen. Các thành viên trong gia đình Hoa Sen đều xứng đáng là con cháu của Bác vì đã thực hiện được một trong bốn chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, đó là lòng yêu thương con người. Xin cảm ơn những bông hoa của Bác, những bông hoa ngát hương.

Tôi mong sao nét đẹp trong cách hành xử giữa những đồng nghiệp sẽ luôn được đề cao và nhân rộng để hôm nay và mãi về sau chúng ta đều là những người sống tử tế, sống có ý nghĩa cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Hồng Ngọc Trung tâm đào tạo - MF

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 59

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM VÀ rÈN LUYỆN SỨC KHỎETôi vẫn nhớ rất rõ, quyển sách đầu tiên ba mua cho tôi khi tôi học lớp 1 là quyển: Những câu chuyện kể về Bác Hồ. Quyển sách đã theo tôi như một hành trang nho nhỏ trong suốt những tháng năm tuổi thơ ở vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Nội dung sách là những câu chuyện kể về Bác. Đọc những câu chuyện ấy, Bác hiện lên trong tôi thật bình dị, sống động. Đối với tôi, Người là tấm gương về nghị lực, về sự khiêm tốn, giản dị nhưng vẫn tinh tế, gần gũi. Và tính cách đẹp nhất ở Bác là tấm lòng vì dân vì nước cho đến những giây phút cuối đời.

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU60

Page 61: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 61

Page 62: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Rồi tôi đến với trường Hoa Sen, như một cơ duyên. Ngày đầu tiên đi phỏng vấn vào buổi sáng thứ 6, tôi đọc được thông báo: “Thang máy không hoạt động ngày thứ 6 để hưởng ứng ngày Đại học xanh”. Đi bộ hết năm tầng lầu nên tôi có nhiều thời gian hơn để ngẫm nghĩ về “chiến dịch” của nhà trường. Thật thú vị khi trường có một hoạt động góp phần bảo vệ trái đất, để tiết kiệm điện, rèn luyện sức khỏe và cũng để tôi có chút thời gian để nhìn ngắm, suy gẫm về mọi thứ xung quanh khi đi bộ từ tầng hầm gửi xe lên phòng làm việc.

Chúng ta vẫn luôn cố gắng để giữ “trái đất xanh” bằng nhiều cách: tránh xả rác nơi công cộng, trồng cây, hưởng ứng Giờ trái đất, … và tại Hoa Sen, tôi đã được làm quen với một cách thức tiết kiệm khác: Đi bộ vào thứ 6. Điều này khiến tôi nhớ đến những câu chuyện về Bác, mãi đến khi chuyển về Phủ Chủ tịch, Người vẫn hằng ngày cuốc đất trồng rau để tăng gia sản xuất và như Bác nói, đó là cách để rèn luyện sức khỏe. Người vẫn hằng ngày đi bộ từ nhà sàn đến nhà ăn bất kể mưa to gió lớn, dù tuổi tác đã cao. Người thường khuyến khích, động viên toàn dân cùng rèn luyện thể dục thể thao để bảo vệ sức khỏe, cũng là để bảo vệ đất nước.

Với tôi, cũng có đôi khi tôi lười vận động. Nhưng rồi tình cờ tôi lại nghe nói người quản lý của tôi vẫn hằng ngày đi bộ lên phòng làm việc, sau đó lại nghe thêm cả thầy Hiệu phó cũng dùng thang bộ mỗi ngày. Tôi nhận ra, không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác nữa trong Hoa Sen mà tôi quý trọng vẫn hằng ngày học tập theo tấm gương tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe của Bác. Tiết kiệm cho nhà trường, và chỉ với một hành động nhỏ hằng ngày chúng tôi cũng đang góp phần để bảo vệ trái đất thân yêu. Điều này lại giúp tôi quyết tâm chuyển ngày thứ 6 đi bộ thành việc “đi bộ hằng ngày lên phòng làm việc ”. Tôi đặt mục tiêu cho mình mỗi khi phải đi trong vòng ba lầu, nhất định tôi sẽ đi bộ để tiết kiệm điện thang máy.

Biết tôi đi thang bộ, một vài người bạn khác cũng đi cùng tôi. Tuy khoảng thời gian ngắn nhưng chúng tôi có cơ hội để nói chuyện với nhau hơn, hiểu nhau nhiều hơn và nhất là cảm thấy gần gũi hơn mặc dù khi đi thang bộ, khoảng cách của chúng tôi giữa các bậc thang rộng hơn khoảng cách của chúng tôi khi đứng túm tụm với nhau trong thang máy rất nhiều.

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU62

Page 63: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

Sau này “Ngày thứ 6 đi bộ” đã chuyển thành ”Chỉ có thang máy đi lên, và không đi xuống”. Rồi sau đó, không còn khóa chiều đi xuống của thang máy nữa, mà chỉ để tấm biển nhỏ kêu gọi sự tự giác của mọi người khi sử dụng thang. Tôi đặc biệt thích điều đó, bởi vì đấy không phải là một quy định cứng nhắc, nhưng nó đánh động đến ý thức của những ai đã đến Hoa Sen, và bất kì điều gì được thực hiện bằng sự tự nguyện đều có hiệu quả cao và mang lại sự sảng khoái cho người tham gia. Mặt khác, đối với những ai thật sự cần dùng thang máy cho một công việc rất gấp, vì sức khỏe yếu hoặc còn nhiều bỡ ngỡ khi mới vào trường đều không bị cản trở. Dù là đi bộ 1 ngày, hay tất cả các ngày chỉ đi lên bằng thang máy, đi xuống bằng cầu thang bộ thì đó cũng là một hành động nhỏ của trường để thực hiện chính sách tiết kiệm. Để cùng nhau noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh thân yêu. Người là tấm gương trong sáng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trí tuệ lỗi lạc, lối sống lành mạnh và sự chăm lo rèn luyện thân thể không phải chỉ để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân mà đó cũng là điều kiện cần thiết để phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.

Nói về Hoa Sen, tôi vẫn còn nhiều câu chuyện nhỏ khác rất thú vị mà hằng ngày chúng tôi đang thực hiện để hoàn thiện bản thân, để góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng và phát triển đất nước như Bác Hồ đã dạy. Tôi hi vọng sẽ có nhiều cơ hội nữa để viết và kể cho các bạn những câu chuyện về trường Đại học Hoa Sen thân yêu của chúng tôi.

ánh Nguyệt P. Truyền thông

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 63

Page 64: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

SáCH Mới CỦA BAN TU THƯ ĐẠI HỌC HOA SEN

MiCrOSOfT aCCESS 2010: Từ kiến thức căn bản đến kỹ năng thực hành chuyên nghiệp

Giáo trình đại học nội bộ - Khối không chuyên Tin

Tác giả: ThS.Nguyễn Thị Thanh Thanh ThS.Nguyễn Thị Thanh Tâm TS.Lê Anh Vũ

MiCrOSOfT EXCEl 2010: Từ kiến thức căn bản đến kỹ năng thực hành chuyên nghiệp

Giáo trình Đại học nội bộ - Khối không chuyên Tin

Tác giả: ThS.Đỗ Trọng Danh ThS.Nguyễn Vũ Ngọc Tùng

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU64

Page 65: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

DịCH THUậT VÀ Tự DO Lý thuyết và phương pháp dịch văn chương, báo chí, thính thị, chuyên ngành & đạo đức dịch thuật

Tác giả: TS.Hồ Đắc Túc

“Với cách trình bày khoa học nhưng đơn giản cho các vấn đề chuyên môn và văn phong trong sáng, Dịch thuật và Tự do không khô khan và đi quá sâu vào những lĩnh vực liên quan, nhưng vẫn giúp bạn đọc nhìn rõ hơn thế giới dịch thuật và những vấn đề hiện còn tranh cãi. Tác giả không áp đặt lý thuyết nào cho người học mà chỉ dựa trên lý thuyết để đề xuất các giải pháp cho các tình huống dịch

thuật cụ thể, như thế người học có thể “tự do” lựa chọn giải pháp khi thực hành dịch thuật…”

Đi MộT NGÀy ĐÀNG

“Đi một ngày đàng” là cuốn sách nhỏ tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xoay quanh chuyện học hỏi.

Là những học giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo nhiều kinh nghiệm, các tác giả đem đến cho người đọc những đúc kết toàn diện, công phu về bản chất của việc thu nhận kiến thức, về lịch sử nền học vấn của con người, những tương đồng và dị biệt trong việc tổ chức học vấn giữa các quốc gia, quan hệ giữa sự học và vận mệnh cá nhân, vận mệnh xã hội. Bên cạnh những khảo cứu mang tính học thuật là những bài viết nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc. Cuốn sách bước đầu lay ta khỏi giấc ngủ, để ngộ ra một điều: sự học không hề dễ dàng, không phải là sự thụ hưởng thụ động, mà là một hành trình tìm kiếm tích cực…”

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 65

Page 66: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

ĂN VÓC HọC Hay

Tác giả: BS. Đỗ Hồng Ngọc

“Đây là những chuyện đời thường, hằng ngày chúng ta vẫn gặp, chuyện cái ăn, cái mặc, nếp nghĩ, nếp làm… Nhưng nó lại là cái cớ để chúng ta có dịp trò chuyện thân tình với nhau hôm nay, giữa một người đi trước và một người đi sau - giữa hai thế hệ - cách nhau có khi hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn rất nhiều điều gần gũi nhau.

Cho nên khi viết cho em, khi nói với em, cũng chính là cơ hội để tôi nhìn lại tôi.” (Đỗ Hồng Ngọc)

Họ và tên Tên khóa học

Trịnh Thu Nga Tiến sĩ theo đề án 322 - ĐH Texas - Hoa kỳ

Nguyễn Thị Bội Hoàng Tiến sĩ theo đề án 322 - Tasmania University - Australia

Phạm Thị Ngọc Hoa Tiến sĩ theo đề án 322 – Curtin - Australia

Nguyễn Lê Uyên Tiến sĩ theo đề án 322 - Đại học công nghệ Sydney - Australia

Phan Thị Việt Nam Tiến sĩ theo đề án 322 - California University - USA

Lê Mộng Diễm Hằng Tiến sĩ theo đề án 322 - Assumption University - Thailand

DaNH SáCH GiảNG ViêN ĐaNG HọC TiẾN SĨTiếp theo

trang 45

SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU66

Page 67: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

w w w.hoasen.edu.vn

Lưu hành nội bộ

“Bài ca Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh sinh viên Trần Xuân Khánh (2004- 2007, ngành CNTT), hiện đang làm việc tại IBM Việt Nam

BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2012 67

Page 68: Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu

93 Cao Thắng, Q.3, TP.HCMĐT: (848) 3830 1877 ext 328 - 114Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn