75
[email protected] HÀNH HƯƠNG THEO BƯỚC CHÂN THẦY Nguon dunglac.org Trang 1

HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

  • Upload
    nguyen

  • View
    1.124

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

HÀNH HƯƠNG THEO BƯỚC CHÂN THẦY

Nguon dunglac.org Trang 1

Page 2: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§1

Hành Hương Theo Bước Chân Thầy

Từ Đất Kangaroo mà đi Đất Thánh vào cuối tháng Bẩy quả là một liều lĩnh: khách hành hương phải

kinh qua hai thái cực của Đông và Hạ. Nhưng đối với bản thân tôi, khó còn con đường nào khác. Đất

Thánh nằm trong mơ ước đã từ rất lâu. Và từ cuối 2004, lúc vừa về hưu, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là đi

Đất Thánh để có dịp được theo bước chân Thầy, như kiểu nói của H.V. Morton (1). Nhưng các biến

động quân sự cũng như chính trị tại Do Thái từ những năm đầu của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba với những

intifada liên tiếp xẩy ra và chính sách cứng rắn của Ariel Sharon khiến cho viễn tượng tới Đất Thánh

gần như trở thành viển vông. Năm 2005, tôi có tham gia một cuộc hành hương gọi là theo bước chân

Môsen, Thánh Gia và các Tông Đồng Phaolô, Gioan, Phêrô và Giacôbê, tới Cairô, Núi Xinai,

Compostella, Smiếcna, Êphêsô, Patmos, Côrintô, Nhã Điển và Rôma. Nhưng Đất Thánh đúng nghĩa

thì vẫn nằm ngoài bước chân mình.

Cuộc tông du của Đức Bênêđíctô XVI tới Đất Thánh vào tháng Năm vừa qua không những mở ra

nhiều triển vọng tốt đẹp cho mối liên hệ giữa Tòa Thánh, Nhà Nước Do Thái và Thẩm Quyền

Palestine, cũng như cho các liên hệ đầy hứa hẹn giữa ba niềm tin lớn của nhân loại là Do Thái Giáo,

Hồi Giáo và Kitô Giáo, mà còn hé mở cho thấy cả người Do Thái lẫn người Palestine đều rất cần các

khách hành hương, bởi du lịch vẫn là nguồn lợi kinh tế quan trọng cho cả hai. Mặt khác, cuối năm

2008, từ Việt Nam, ít nhất cũng đã có 2 phái đoàn hành hương tới Đất Thánh, một do Đức Hồng Y

Phạm Minh Mẫn cầm đầu, và một do Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn hướng dẫn. Cả hai phái đoàn đều

có những phản hồi tích cực. Và tại Sydney, hai phái đoàn, một Việt, một Úc, cũng đã dự tính lên

đường tới Đất Thánh vào đầu tháng Bẩy và đầu tháng Chín, năm 2009. Tất cả những biến cố ấy

khiến mộng ước tới Đất Thánh của tôi trở thành hết sức chín muồi, không thực hiện, nó sẽ rơi rụng và

thối rữa mất.

Do Thái tại Hồng Kông

Vợ chồng tôi quyết định tham gia một phái đoàn hành hương khởi hành từ Sài Gòn vào cuối tháng

Bẩy, thay vì cùng đi với phái đoàn do Cha Văn Chi hướng dẫn, khởi hành từ Sydney vào cuối tháng

Sáu. Một phần vì đàng nào, chúng tôi cũng phải về Sài Gòn để dự lễ cưới và lễ hỏi của hai đứa cháu,

con người anh em cột chèo, vào đầu tháng Tám. So ra, về phương diện chi phí, không khác nhau bao

nhiêu: kể cả vé máy bay khứ hồi từ Sydney về Sài Gòn và chi phí cho trọn chuyến đi về Đất Thánh,

mỗi người chúng tôi chỉ phải trả chưa tới bốn nghìn Úc Kim. Đường đi tất nhiên có dài hơn và do đó,

vất vả hơn một chút. Trước nhất, chúng tôi phải dừng chân tại phi trường Singapore từ nửa đêm tới

sáng hôm sau mới có chuyến bay về Sài Gòn. Ở đấy chưa đầy một ngày, đã phải khăn gói ra phi

trường Tân Sơn Nhất để đáp chuyến bay Cathay Pacific đi Hồng Kông.

Lần đầu tiên được đặt chân tới phi trường Hồng Kông, khách hành hương khá phấn khích. Đó là một

phi trường lớn. Đi hoài không hết. Một phần, vì anh hướng dẫn viên không thông thạo đường đi nước

bước ở đây, nên cả gần một giờ sau, đoàn mới tìm ra quầy “check-in” của Hãng Hàng Không El Al

của Do Thái. Hồn phách chưa ổn định, khách hành hương đã phải giáp mặt với bộ máy an ninh

nghiêm nhặt của Nhà Nước Israel ngay trên mảnh đất cựu thuộc địa của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị.

Có thể nói: Nhà Nước ấy đã thiết lập cả một bộ máy an ninh thu nhỏ ngay tại đây. Họ phỏng vấn từng

khách hành hương, hỏi han về những người cùng đi, đồ đoàn mang theo bị họ lục lọi không sót một

Nguon dunglac.org Trang 2

Page 3: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

món, kể cả những món đã được gửi đi trước. Ngay cuốn Sách Hành Hương, gồm các bài đọc Thánh

Lễ, các bài thánh ca, các trích đoạn Thánh Kinh, và nhiều hướng dẫn du lịch khác bằng tiếng Việt,

cũng được nhân viên an ninh Do Thái kiên nhẫn rở từng trang khám xét. Bất cứ một đề nghị giúp bạn

hành hương nào trong khả năng tiếng Anh cũng bị nhân viên Do Thái bác bỏ. Đoàn hành hương của

chúng tôi chỉ có 15 người mà thời gian phỏng vấn và khám xét kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Vào

được phòng chờ đợi chỉ còn biết tìm chỗ đặt tạm chiếc lưng xuống nằm nghỉ, chờ giờ máy bay cất

cánh. Rất may, thời gian chuyển tiếp từ Cathay Pacific qua El Al khá dài: hơn 5 tiếng đồng hồ.

Khởi đầu, chỉ có đoàn hành hương chúng tôi, sau có thêm sự hiện diện của đoàn “ô sin” người Phi

Luật Tân, rồi lần lượt xuất hiện những người thuộc dòng giống được chúng tôi đoán là Do Thái, vì đa

số họ đội mũ chỏm (kiểu mũ giám mục, nhưng mầu đen) hay mũ rộng vành cũng mầu đen. Người đội

mũ chỏm có thể ăn vận bất cứ loại trang phục gì, nhưng người đội mũ rộng vành thường mặc quần

dài đen, áo sơ-mi trắng và áo vét đen. Họ có phải là “rabbi” cả không? Cậu thiếu niên Do Thái 18 tuổi

trả lời: không hẳn, họ chỉ là người “tôn giáo”. Không biết cậu ta có ý nói gì khi bảo họ là người “tôn

giáo”. Sau này trên máy bay, tôi có hỏi một thương gia Do Thái ngồi bên cạnh, ông ta cũng cho biết

“họ chỉ là người tôn giáo”. Phải chăng không phải người Do Thái nào cũng là người tôn giáo? Và như

thế, có những người Do Thái không phải là người tôn giáo? Dù sao, thì cậu thiếu niên Do Thái 18 tuổi

kia, người đang thi hành nghĩa vụ quân sự trong ba năm, cũng rất ghét “những người tôn giáo” đang

nhởn nhơ trước mặt cậu tại phòng chờ của phi trường Hồng Kông này. Cậu bảo: bọn họ không thi

hành nghĩa vụ quân sự, không đóng thuế như tôi. Và khi thấy nhóm người tôn giáo ấy bắt đầu đứng

lên, hướng về Giêrusalem cầu nguyện, cậu bảo: thôi đi, về Giêrusalem mà thi hành nghĩa vụ quân sự

và đóng thuế như tôi đi mấy cha nội!

Hình ảnh nhóm người “tôn giáo” Do Thái đứng cầu nguyện ngay tại phi trường Hồng Kông khiến

người ta phải chú ý. Họ “bất cần” thiên hạ. Tâm trí họ hoàn toàn mất hút vào lời cầu nguyện, đầy tính

cộng đoàn. Và họ cầu nguyện bằng cả con người của họ, khiến ta nhớ tới lối cầu nguyện của Môsen,

của Miriam chị gái ông, với trống với phách, với ca hát nhẩy múa hân hoan trước mặt Giavê. Người

nào cũng có một Sách Cầu Nguyện loại bỏ túi, họ vừa đọc, vừa tiến lên phía trước, lùi lại phía sau,

quay qua bên trái, quay qua bên phải, cúi đầu, dang tay, có khi xoay cả người một vòng. Điều đáng

lưu ý, không một bóng phụ nữ nào trong nhóm họ. Cậu thiếu niên 18 tuổi cho hay: còn lâu họ mới

ghét phụ nữ; họ là người không cần biết gì tới kế hoạch hóa gia đình, có những tay có tới hàng tá

con. Bọn tôi nuôi chúng chứ họ có phải nuôi đâu!

Tôi bước vào chuyến bay của hãng hàng không El Al để đi Tel Aviv với nhiều hình ảnh khá độc đáo

về đất nước và con người Do Thái: một đất nước khá ý thức về sự mỏng dòn của nền an ninh riêng

và những con người không đơn khối như người ta vốn nghĩ. Ngồi trên máy bay, cảm nghĩ về ý thức

an ninh kia càng lớn thêm lên: Từ Hồng Kông đến Tel Aviv, nếu bay theo đường thẳng, chắc chắn chỉ

mất chừng 7 tiếng đồng hồ là tới nơi. Nhưng El Al bay lên phía Bắc, vào hẳn không phận của Nga,

bay ngang Biển Caspian rồi mới bay xuống phía dưới, vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ, rồi vòng qua Địa

Trung Hải mà vào Tel Aviv, gần như đi hết một nửa vòng tròn, mất khoảng 10 tiếng đồng hồ mới tới

nơi. Tuy nhiên, tới Tel Aviv, khách hành hương gặp một bộ mặt khác hẳn. Thủ tục chỉ bao gồm việc

kiểm soát giấy thông hành và sau khi lãnh hành lý, khách hành hương được tự do lên xe rời phi

trường thoải mái. Không một bóng cảnh sát, không một bóng nhân viên quân sự như tại phi trường

Hồng Kông.

Ấn tượng đẹp trước đây về Hồng Kông có chăng chỉ còn trong trí tưởng tượng. Thực tế, nó là một

khu vực có trần thấp nặng nề, tìm một vòi nước uống công cộng không có, không có những tiệm bán

thức ăn “nhanh” như phi truờng Singapore, mua đồ bằng mỹ kim, bị thối bằng tiền Hồng Kông. Không

lớn bằng Hồng Kông và vì chúng tôi không có nhu cầu ăn uống như lúc ngồi chờ hàng mấy tiếng

Nguon dunglac.org Trang 3

Page 4: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

đồng hồ tại Hồng Kông, phi trường Tel Aviv tránh được việc không bị khách hành hương chỉ trích, ít

nhất cũng cho chuyến tới.

Núi Tabor

Đáp xuống Tel Aviv sớm, trời còn lãng đãng sương, chúng tôi được đưa thẳng về Nadarét, một thị

trấn cách Tel Aviv chừng 2 giờ xe buýt. Và sau khi nhận phòng khách sạn, chúng tôi lên đường tham

quan ngay. Thánh điểm đầu tiên là Núi Tabor. Vừa băng qua Làng Nain, nơi Chúa Giêsu cho người

con trai duy nhất của một bà goá sống lại, một quãng, nhìn về tay trái đã thấy sừng sững ngọn núi

Tabor xanh đậm, mờ nhạt phía xa. Tới gần, cảnh trí ngọn núi khá nên thơ với cây rừng xanh rờn và

nhà cửa san sát dưới sườn núi, xa xa các thị trấn quanh vùng trùng điệp xuất hiện. Xe buýt phải dừng

lại lưng chừng núi. Khách hành hương một là phải leo bộ tiếp lên tới đỉnh, theo con một con đường

ngoằn ngoèo mà có tài liệu cho rằng gồm 4,300 bậc được xây từ thế kỷ thứ 4 dành cho các khách

hành hương Kitô giáo (có lẽ tính từ dưới chân núi). Hai là đón taxi. Đoàn chúng tôi chọn giải pháp sau

để lên tận đỉnh theo một con đường tân lập khá vòng vèo. Trời Galilê vào mùa này khá nóng, nhưng

trên đỉnh Tabor, không khí dịu hẳn lại và tươi vui hẳn lên vì những khuôn mặt tươi trẻ, đủ mầu đủ sắc

của các sinh viên đại học tới từ tổng giáo phận Paris. Họ không phải là 15 người như chúng tôi, mà là

1,700 người và 1,700 người này hành động như một đoàn người cùng có chung một cảm thức, một

động thái. Cũng như các thanh thiếu niên chúng tôi gặp năm 2005 tại cánh đồng Marienfeld ở

Cologne nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, các sinh viên đại học Paris tại Núi Tabor này là hình ảnh trung

thực của những người hành hương Kitô giáo muôn thuở: họ tới đây tìm vết chân Thầy bằng cách

thực sự sánh bước với Người cả theo nghĩa vật lý (cuốc bộ từ chân núi) lẫn theo nghĩa thiêng liêng

(vừa đi vừa đọc và suy niệm Lời Người). Quả là một kinh nghiệm nâng cao tâm hồn khi ngắm nhìn họ

tiến bước và suy niệm, nhất là được trò truyện với họ. Đẹp thay những bước chân chim, nhún nhẩy

sánh bước với Thầy.

Chúng tôi được giới thiệu tượng bán thân của Đức Phaolô VI ngay tại đường dẫn vào Nhà Thờ Hiển

Dung. Ngài từng tới đây năm 1964 và dâng thánh lễ tại thánh điểm này. Gần nhà thờ hơn chút nữa là

khuôn mặt bằng đồng của Kiến Trúc Sư Antonio Barluzzi. Ông là người thiết kế và xây dựng phần lớn

các ngôi nhà thờ của Giáo Hội Công Giáo tại Đất Thánh, trong đó phải kể tới Nhà Nguyện (Latinh)

Canvariô trong Nhà Thờ Mộ Thánh tại Giêrusalem, Vương Cung Thánh Đường Diệtsimani tại Núi Cây

Dầu, Nhà Thờ Thánh Ladarô tại Bêthania; Nhà Nguyện Chăn Chiên tại Bêlem, Nhà Thờ Chúa Chiên

Lành tại Giêricô, Nhà Thờ Thăm Viếng tại En Karem, Vương Cung Thánh Đường Tabor, Nhà Thờ Bát

Phúc tại Galilê…

H.V. Morton ca tụng nét độc đáo và tính đa dạng trong các thiết kế của Barluzzi, không do văn phong

hay truyền thống kiến trúc nào cho bằng do lòng đạo hạnh của nhà sáng tạo. Vì mọi đền thờ của

Barluzzi đều nhằm mục đích nói lên một đáp ứng xúc cảm đối với trình thuật Phúc Âm. Người ta nên

so sánh nét ảm đạm uy nghiêm của Vương Cung Thánh Đường Diệtsimani ở Núi Cây Dầu với nét

hân hoan đầy tính thánh ca Giáng Sinh của Nhà Nguyện Chăn Chiên tại Bêlem. Người ta cũng thấy

cùng một nét tương phản như thế giữa Nhà Thờ Thăm Viếng tại Ain Karem và Vương Cung Thánh

Đường Tabor; và giữa hai thánh đường này với Nhà Thờ Bát Phúc tại Galilê. Đức Hồng Y Celso

Constantini, người qua đời trước Barluzzi hai năm, khi viếng Đất Thánh đã viết mấy dòng lưu niệm

như sau: “Cơ Quan Trông Coi Đất Thánh đã khôn ngoan và may mắn chọn làm giám đốc các công

trình nghệ thuật của mình tại Palestine nhà kiến trúc sư lỗi lạc người Rôma là Antonio Barluzzi. Được

phú bẩm một bén nhậy sâu sắc về nghệ thuật tôn giáo, nhà kiến trúc sư này đã hiểu được nhu cầu

phải làm sống lại thảm kịch Kitô giáo ngay tại chỗ này (in situ), và đã rút tỉa được cảm hứng cho các

Nguon dunglac.org Trang 4

Page 5: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

thiết kế nghệ thuật của mình từ tiếng nói của Chúa Kitô đang vang vọng từ những chỏm núi này,

thung lũng kia và Mặt Hồ Genezaret này”.

Cuộc đời Barluzzi là một cuộc đời đáng tưởng niệm. Khi Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt, dù lúc ấy đã

trở thành một kiến trúc sư có hạng, Barluzzi có ý định đi tu làm linh mục. Nhưng thay vì ơn gọi ấy, cha

giải tội khuyên ông qua Đất Thánh để tái tạo các thánh đường. Ông vâng lời ra đi, sống với các tu sĩ

Phanxicô như một tu sĩ Phanxicô chính hiệu, hoàn toàn tuân giữ luật Dòng. Không màng chi tiền tài

hay danh vọng, ông chỉ một lòng dùng gỗ đá và bàn tay con người tạo nên những công trình đầy chất

nghệ thuật để thay mặt Giáo Hội ca tụng Thiên Chúa giữa một thế giới càng ngày càng ra xa lạ với

niềm tin Công Giáo. Các công trình của ông, cộng với niềm tin dai dẳng, trì chí, đầy kiên nhẫn “bám

trụ” của người Palestine Công Giáo, chính là những viên đá sống động sẽ hiện diện hết sức lâu dài tại

Đất Thánh, bất chấp mọi thoả hiệp chính trị có thể có từ bất cứ phe phái nào. Ngày nay, khó có thể có

một sức mạnh nào đó dám phá đổ những viên đá sống động này. Xin ngả mũ chào nhà sáng tạo đạo

hạnh, biết nhìn xa trông rộng, trồng ngay ngắn cây hiện diện Công Giáo giữa lòng một xã hội đang tìm

mọi cách thu gọn sự hiện diện ấy. Một mình ông đã thực hiện được hầu hết công trình của mười mấy

thập tự chinh thuở nào.

Morton hy vọng ông được người đời biết đến. Tuy nhiên cho đến hiện nay, cuộc đời ông hầu như đã

bị đẩy vào quên lãng, rất ít người viết về ông và ông đã lặng lẽ qua đời tại Rôma năm 1960, sau một

cơn nhồi máu cơ tim khiến ông bị điếc não (cerebral deafness) và khí thũng (pulmonary emphysema),

mất hết trí nhớ và mù loà, gây ra do cơn xúc động bị nhà chức trách bác bỏ dự án xây dựng ngôi

vương cung thánh đường mới cho Nadarét vào năm 1958. Morton, gặp ông mấy tuần trước khi ông

lâm chung, nhận xét rằng: trước đây ông vốn là một ông già quắc thước, cao, gầy với mái tóc hoa

râm, nhưng đau khổ đã biến ông “thành một ông thánh đang sinh thì, giống hệt các bức tranh của El

Greco hay Ribera”. Morton không thể hiểu được tại sao một Kitô hữu đạo hạnh từng đem lại cho Đất

Thánh một nét đẹp chưa từng có như thế lại kết thúc đời mình trong một hoàn cảnh bi thương như

vậy. Nhưng thực ra, đó là cuộc đời của Antonio Barluzzi. Vì theo Canon Peter C Nicholson (2),

Barluzzi sống cuộc sống của một tu sĩ Phanxicô đích thực, đơn giản và thánh thiện, hoàn toàn tránh

xa sự dòm ngó của thế gian. Ông làm mọi sự chỉ để vinh danh Thiên Chúa và không bao giờ quan

tâm tới danh tiếng bản thân. Ông là đầy tớ trung thành của Thầy Chí Thánh và mọi sự ông làm đều vì

một mục đích duy nhất là để tôn vinh Thầy. Cha Pacifico Gori thuộc Christian Information Centre ở

Giêrusalem, từng viết: Barluzzi từ bỏ mọi lợi điểm mà nghề nghiệp của ông có thể mang tới, và chỉ

muốn sống và chết như một người nghèo với các tu sĩ Phanxicô tại Đất Thánh. Đối với nhiều người

từng biết, từng qúy trọng và từng yêu mến ông, quả là cảm kích khi nghĩ rằng con người từng hiến cả

cuộc đời mình một cách cao thượng để tôn kính và vinh danh Giêrusalem dưới thế không thể nào lại

không được Chúa Cha mời gọi để trở thành viên đá sống động trên Giêrusalem thiên quốc”.

Điều đáng tiếc: người phiên dịch cho đoàn hành hương của chúng tôi, dù rất thông thạo Thánh Kinh

và khoa khảo cổ, vì đã học 4 năm tại Pháp và hiện đang theo học tại Viện Thánh Kinh và Khảo Cổ

Pháp ở Giêrusalem này, tỏ ra không biết gì tới Barluzzi.

Phía trên cửa vào Vương Cung Thánh Đường, người ta đọc được trích đoạn Phúc Âm Mátthêu 17:1-

8 khắc vào tường đá, nói về việc Chúa Giêsu Biến Hình hay Hiển Dung. Nhưng cả ba Phúc Âm Nhất

Lãm (Mc 9:2-8; Lc 9:28-36), khi tường thuật lại biến cố Hiển Dung, đều chỉ nhắc tới “một ngọn núi

cao”, chứ không nhắc chi tới tên ngọn núi. Bởi lẽ đó, có người, cho đến bây giờ, vẫn cho ngọn núi cao

này là Núi Hermon, chứ không phải Tabor, vì so với Hermon, Tabor chỉ là một ngọn đồi cao khoảng

500 thước, trong khi Hermon cao tới 2,700 thước.

Tabor đích danh chỉ được nhắc tới trong Sách Thủ Lãnh (Tl 4: 6-7) khi đề cập đến trận chiến quyết

Nguon dunglac.org Trang 5

Page 6: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

định giữa Barak của Israel và Sisera, thống lãnh đoàn quân Jabin, trong đó đoàn quân Sisera bị triệt

hạ toàn bộ, Sisera phải bỏ trốn và chết dưới tay một thiếu phụ tên Jael. Và Sách Thánh Vịnh (Tv

89:13) đã nhắc đến Tabor cùng một lúc với Hermon: “Người sáng tạo phương trời Nam Bắc; núi

Tabor cùng với đỉnh Hermon hò reo kính danh Người”.

Tuy nhiên, năm 348, Giám Mục Giêrusalem là Cyril cho rằng Núi Tabor mới chính là thánh điểm nơi

Chúa đã hiển dung trước mặt ba môn đệ và đến cuối thế kỷ thứ 4, đã có một nhà thờ tại ngọn núi này.

Đến năm 570, ba nhà thờ theo kiểu Byzantine đã được ghi chú là hiện diện tại nơi đây hay đúng hơn

một nhà thờ lớn với ba nhà nguyện dâng kính Chúa Kitô, Môsê và Êlia. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7,

đã có một đan viện kiên cố cuả các đan sĩ người Armenian trên đỉnh Tabor. Qua thế kỷ thứ 9, người

ta có nhắc tới một vị giám mục Hy Lạp tại thánh điểm này. Núi Tabor là một thánh điểm quan trọng

thời Thập Tự Chinh và rất nhiều vị ẩn tu đã tới đây tu tập tại các hang động trên sườn núi. Khoảng

năm 1099, một đan viện phụ Latinh đã được đề cử tới đây và lúc đó, ngôi nhà thờ lớn với ba nhà

nguyện nói trên vẫn còn tồn tại tại thánh điểm này.

Năm 1631, Fakhr al-Din cho phép các tu sĩ Phanxicô sống trên đỉnh Tabor và phép này được chế độ

Ottoman xác nhận nhiều lần trong các thế kỷ 17 và 18. Các tu sĩ này phần lớn sử dụng các phòng ốc

cũ của lâu đài hoang phế cho đến khi họ tái khám phá ra ngôi nhà thờ đổ nát của Thập Tự Chinh vào

năm 1858 và bắt đầu tái thiết nó. Năm 1924, ngôi nhà thờ hiện nay được hoàn tất, xây trên chính ngôi

nhà thờ của thế kỷ 12, do kiến trúc sư A. Barluzzi thực hiện.

Bất kể lai lịch của nó ra sao, Tabor đã trở thành thánh điểm hành hương của Kitô hữu từ thế kỷ thứ 4.

Lúc chúng tôi bước vào nhà thờ, đoàn hành hương của các sinh viên đại học Paris đang cử hành

Thánh Lễ với sự đồng tế của hơn 7 vị linh mục. Bàn Thờ rực rỡ ánh sáng, đóng khung sau một cầu

vồng muôn sắc, với phía cộng đoàn chìm trong một thứ ánh sáng lờ mờ, quả đã đưa chúng tôi trở lại

với khung cảnh Hiển Dung ngày nào khiến Phêrô ngây ngất, hồn ra khỏi xác, nói như mơ: chúng con

sẽ làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia. Những ba chìm bầy nổi của thừa tác vụ

rao giảng sau đó đã làm Ông quên khuấy lời nói đó. Nhưng hậu thế Ông không quên và hiện nay ngôi

nhà thờ chính và hai nhà nguyện kính Môsê và Êlia vẫn sừng sững trên đỉnh Tabor và đã được nâng

lên hàng Vương Cung Thánh Đường.

(còn tiếp)

Ghi Chú

(1) In The Steps Of The Master, Methuen, 1934

(2) The Churches of Anttonio Barluzzi, compiled for McCabe Foundation Trust

Nguon dunglac.org Trang 6

Page 7: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§2

Hấp hôn

Bỏ núi Tabor, đoàn hành hương chúng tôi tới Cana, nơi Chúa làm phép lạ đầu tiên biến sáu chum

nước đầy thành rượu ngon cho một đám cưới. Biến cố này được duy nhất Phúc Âm Thánh Gioan

thuật lại tại chương 2. Địa danh Cana còn được Phúc Âm này nhắc tới hai lần nữa nhân đề cập đến

việc Chúa chữa lành đứa con của một sĩ quan cận vệ của nhà vua (4:46-54) và việc Chúa Giêsu phục

sinh hiện ra với các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a (Galilê) trong đó có Na-tha-na-en, quê ở Cana (21:1-

2). Ngoài ra, địa danh này không được một tài liệu nào khác nhắc đến.

Theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, ấn bản 1914, người ta không tìm được dấu chỉ nào chắc chắn

cho biết nơi chốn của Cana, ngoại trừ nó không xa Nadarét hay Ca-phác-na-um và du khách muốn đi

từ Giêrusalem tới Nadarét phải băng qua nó hay đi qua gần nó. Căn cứ vào đó, mặc dù có đến ba nơi

khác là Kenet-el-Jalil, Ain Kana (thuộc Israel) và Qana (thuộc Lebanon) cũng cho mình là Cana “dấu

lạ”, truyền thống có từ thế kỷ thứ 8 vẫn cho nơi đó chính là Kafr Kanna hiện nay, cách đông bắc

Nadarét chừng 7 cây số. Ngày nay, Cana đã thành một thị trấn náo nhiệt. Vào thời Thập Tự Chinh, đã

có một nhà thờ được xây tại địa điểm người ta tin là Chúa đã làm phép lạ hóa nước thành rượu. Địa

điểm này hiện nay thuộc quyền sở hữu của Dòng Phanxicô. Dòng này đã xây một nhà thờ mới lớn

hơn, trên nền nhà thờ cũ. Chính trong nhà thờ này, hai cặp vợ chồng trong đoàn chúng tôi (già có,

sồn sồn có) đã được “hấp hôn” trong một nghi thức đơn giản do một vị tuyên úy Việt Nam cùng đi với

đoàn chủ sự, trước sự chứng kiến và hợp nguyện của cả đoàn. Được nghe lại đoạn Phúc Âm Thánh

Gioan mô tả “dấu lạ” đầu hết của Chúa Giêsu xẩy ra ngay tại địa điểm này gần hai ngàn năm trước

mà biểu tượng còn kia với sáu chiếc chum xếp ngay ngắn phía đàng sau bàn thờ và được vị linh mục

rẩy nước thánh trên đôi bàn tay đang nắm lấy nhau, dù già như bọn tôi cũng vẫn là một ấn tượng sâu

sắc, ít nhất cũng sâu sắc hơn tấm giấy đã được đóng dấu sẵn của Custodia Di Terra Santa mà người

tiếp nhận phải tự điền tên vào, chứng nhận chúng tôi đã “lặp lại lời thế hứa kết hôn tại nơi thánh này”.

Và chắc chắn đậm đà hơn mùi rượu Cana mà sau đó chúng tôi có mua đem về khách sạn đãi bạn bè.

Truyền Tin

Từ Cana, chúng tôi trở lại Nadarét, cách đó không xa. Cựu Ước không hề nhắc chi tới Nadarét. Nó vô

danh đến độ có người cho rằng nó không hiện hữu, cho mãi tới thế kỷ thứ hai công nguyên. Họ nghĩ

như thế, vì mặc dù nhà khảo cổ trứ danh dòng Phanxicô là cha Belarmino Bagatti, trong những cuộc

khai quật ở đây trong các năm 1955 đến 1965, từng khám phá ra nhiều đồ gốm có từ Giữa Thời Đại

Đồ Đồng (từ năm 2,200 đến năm 1500 trước công nguyên) và các đồ xứ, các vựa lúa và cối xay từ

Thời Đại Đồ Sắt (từ năm 1,500 tới năm 586 trước công nguyên), nhưng đối với các thời Assyri,

Babilon, Ba Tư, Hy Lạp và đầu thời Rô Ma, cha không khám phá được gì về phương diện khảo cổ.

Rất có thể khu vực này hết người định cư từ năm 720 trước công nguyên, lúc người Assyri tàn phá

nhiều thị trấn trong khu vực này.

Tuy nhiên, cả bốn Phúc Âm lẫn Tông Đồ Công Vụ đều nêu đích danh Nadarét đến 29 lần như là quê

hương của Chúa Giêsu. Chính Philatô, Tổng Trấn Rôma, cũng đã cho viết tấm bảng “Giêsu Nadarét,

Vua Dân Do Thái” đóng vào thập giá của Người. Hiển nhiên, Nadarét phải hiện hữu vào thời Chúa

Giêsu. Theo ước đoán của cha Bagatti, lúc ấy, cùng lắm, Nadarét chỉ là một khu nông nghiệp nhỏ với

chừng 20 gia đình. Hai nhà khảo cổ James Strange và John Dominic Crossan cũng cùng một ước

đoán như thế. Các ước đoán này khá ăn khớp với lời nhận định của Na-tha-na-en khi nghe Phi-líp-

phê nhắc tới Nadarét lần đầu tiên: “Từ Nadarét, làm sao có được điều gì hay ho?” (Ga 1:46).

Nguon dunglac.org Trang 7

Page 8: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Đầu thế kỷ 20, khi đến Nadarét, Morton chỉ thấy đó là một thị trấn có những ngôi nhà mầu trắng như

tuyết, những hàng bách nhọn hoắt như mũi đòng, thật nhiều vườn vả và ôliu và cảm giác khó chịu khi

bị các em bé chìa tay bên vệ đường xin bố thí (baksheesh) và những người đàn bà níu kéo chào

hàng. Tuy có nhắc đến nhiều thánh điểm, nhưng Morton chỉ nói đến Suối Đức Mẹ, cho đó là nơi duy

nhất có sức thuyết phục và vẫn còn là nguồn cung cấp nước duy nhất cho Nadarét, và Nhà Thờ

Thánh Gabriel. Ngày nay, Nadarét đã thay đổi nhiều, trở thành một thành phố hiện đại, thủ phủ và là

thành phố lớn nhất miền Bắc Do Thái với dân số sấp sỉ 70, 000 người mà phần đông là công dân Ả

Rập của Do Thái, trong đó, 31.3% là Kitô hữu, 68.7% theo Hồi Giáo. Việc buôn bán đã trở thành qui

củ, và cảnh xin ăn ngoài phố không còn như thời Morton đến thăm. Nhà cửa san sát, vẫn còn những

hàng bách cao vút và thỉnh thoảng đây đó những vườn ôliu xanh rờn. Người dân Nadarét không hẳn

hiếu khách, nhưng có tác phong kinh doanh hơn xưa.

Địa điểm đầu tiên tại Nadarét được chúng tôi tới thăm là Nhà Thờ Thánh Gabriel của anh em Chính

Thống Giáo. Danh xưng chính thức của nhà thờ này là Nhà Thờ Chính Thống Giáo Thánh Gabriel

hay Nhà Thờ Chính Thống Giáo Truyền Tin. Theo Giáo Hội Chính Thống, chính tại đây, khi đi kín

nước giếng, Đức Mẹ đã được thiên thần Gabriel hiện ra báo tin Ngài sẽ thụ thai Chúa Giêsu. Ngôi

thánh đường này đã có từ thời Byzantine, nhưng cấu trúc còn đến ngày nay được xây cất năm 1769,

trên ngay một con suối mà vào thời ấy vốn là nguồn cung cấp nước duy nhất cho Nadarét đã từ mấy

ngàn năm trước. Nước suối vẫn còn chẩy bên trong hậu cung Nhà Thờ hiện nay và cung cấp nước

cho chiếc giếng cách đó chừng 140 thước, thường được gọi là Giếng Đức Mẹ. Chúng tôi được dịp

viếng cả hai cấu trúc ấy. Giếng Đức Mẹ là một cấu trúc tân thời. Rất tiếc, chúng tôi chỉ đi băng qua nó,

nên không thấy tình trạng nước non ra sao. Riêng suối nước nằm cuối một chiếc hang thấp hình vòm

được Thập Tự Chinh xây từ thế kỷ 12 thì luôn có nước róc rách nghe rất vui tai. Khách hành hương

liệng bạc cắc xuống khá nhiều, chắc là để cầu may mắn, kiểu “giếng ước” (wishing well), khiến suối

nước tăng vẻ lóng lánh nhờ ánh sáng phản chiếu từ các đồng bạc cắc ấy. Tường của hang được

trang trí bằng gạch của người Armenian và có một đường nhỏ dẫn xuống suối giúp người ta có thể

dùng gáo nhỏ bằng kim khí để múc nước. Chúng tôi không được hân hạnh ấy. Nhưng thực ra, các

bích họa tỉ mỉ vẽ cùng khắp trên tường và trần Nhà Thờ lôi cuốn chúng tôi nhiều hơn. Và theo truyền

thống Chính Thống Giáo, bàn thờ chính được che bằng một tấm màn ảnh thánh gọi là “iconostasis”.

Bởi vì Giáo Hội anh em này thường nhấn mạnh tới khía cạnh mầu nhiệm của các Bí Tích. Mọi đồ

thánh, đồ trang trí và con người trong một ngôi nhà thờ Chính Thống đều toát ra một nét mầu nhiệm

nào đó. Bình hương, vâng bình hương cùng khắp, không những được treo lủng lẳng bằng ba sợi dây

tượng trưng cho Ba Ngôi Thiên Chúa như Công Giáo chúng ta, mà còn gồm cả 12 quả chuông nhỏ

tượng trưng cho 12 Tông Đồ, rồi ảnh thánh, hình dáng ngôi nhà thờ, các linh mục mặc áo đen, ca

những khúc ca lạ, để râu dài, nhà thờ thiếu sưởi ấm, các cây nến và cả âm nhạc nữa … tất cả đều

nhắc các tín hữu Chính Thống nhớ tới tính mầu nhiệm của Đạo và nhà thờ bao giờ cũng được xây

theo chiều hướng ấy (3).

Giống như phần lớn các nhà thờ Chính Thống khác, Nhà Thờ Thánh Gabriel khá nhỏ về kích thước,

mục đích là để dễ đem người ta vào việc thờ phượng chung, mặc dù việc thờ phương chung này

không hoàn toàn giống như việc thờ phượng chung trong các giáo hội Phương Tây. Chính Thống

Giáo quan niệm rằng việc thờ phượng đó đưa tín hữu vào việc cùng tham dự một công việc thánh để

rồi sau đó lại tách rời họ ra và nhắc họ nhớ rằng điều thánh thiện ở bên trong, còn điều không thánh

thiện thì ở bên ngoài kia. Nhà thờ thường mờ mờ ảo ảo và thường không có hệ thống sưởi ấm để

nhắc tín hữu nhớ rằng ánh sáng và sức nóng duy nhất của Chúa phát xuất từ cây nến và tư tưởng

bạn phải tập trung quanh cây nến ấy.

Địa điểm Truyền Tin của anh em Chính Thống được chọn như trên vì dựa vào bản văn Kitô Giáo

Nguon dunglac.org Trang 8

Page 9: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

thuộc thế kỷ thứ hai, tức phúc âm ngoại thư gọi là Phúc Âm Đầu Hết của Giacôbê (Jacobi

Protevangelium). Theo phúc âm này, Đức Mẹ là một trong bẩy trinh nữ được chọn từ dòng dõi Đavít

để đan một tấm màn mới cho Nơi Cực Thánh trong Đền Thờ Giêrusalem. Một ngày kia, khi đang đi

kín nước tại suối nước trong thành Nadarét, ngài nghe có tiếng phát ra: “Kính chào, cô đầy ơn phúc.

Thiên Chúa ở cùng cô, cô có phúc hơn mọi người nữ”. Ngài nhìn qua bên phải và tìm xem tiếng chào

đó từ đâu mà tới và bắt đầu run sợ. Rồi ngài trở về nhà, đặt vò nước bên cạnh, ngồi xuống, lấy sợi ra

và bắt đầu đan. Lúc ấy, một thiên thần hiện ra với ngài…”. Trình thuật của Luca (1:26-38) chỉ nhắc

đến tên thành Nadarét, chứ không nhắc chi tới địa điểm xẩy ra biến cố Truyền Tin, mặc dù các bản

văn Tân Ước tiếng Việt đều dịch là “sứ thần vào nhà trinh nữ” hay “vào nơi trinh nữ ở”.

Truyền thống Công Giáo và Tin Lành nói chung vẫn cho là sứ thần Gabriel truyền tin cho Thánh Nữ

Đồng Trinh tại nhà ngài như lời dịch của bản văn tiếng Việt. Và địa điểm Vương Cung Thánh Đường

Truyền Tin hiện nay đã trở thành thánh điểm hành hương từ thế kỷ thứ 4, như là nơi Đức Mẹ được

chính thức mời gọi làm Mẹ hạ sinh Chúa Cứu Thế.

Vương Cung Thánh Đường này là một tòa kiến trúc tân thời do Giáo Hội Công Giáo xây trên các tàn

tích cũ của các nhà thờ thời Byzantine và Thập Tự Chinh. Hang Truyền Tin trong các nhà thờ này đã

được nhìn nhận là địa điểm truyền tin từ thế kỷ thứ 4. Người ta không rõ nhà thờ đầu tiên được xây ở

đấy năm nào, nhưng một bàn thờ đã được nhắc đến vào năm 384 và đến năm 570, người ta có nhắc

tới một ngôi nhà thờ tại đó.

Ở bên dưới nhà thờ hiện nay, khảo cổ đã đào được một nhà thờ theo kiểu Byzantine, đã có từ thế kỷ

thứ 4 hay thế kỷ thứ 5. Nó có ba cánh, một hậu cung kéo dài và một tiền đình lớn. Một đan viện nhỏ

được xây ở phía nam nhà thờ. Năm 680, một người hành hương tên Arculf cho hay đã thấy hai nhà

thờ tại Nadarét, một ở tại Suối Đức Mẹ, một tại địa điểm hiện nay. Nhà thờ Byzantien tại địa điểm

Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin hiện nay tồn tại tới cuối hế kỷ thứ 9, lúc 12 đan sĩ có liên hệ

tới nhà thờ này được nhắc tới trong Bản Tưởng Niệm năm 808. Nhà thờ này sau đó có lẽ đã bị hủy

hoại trước hoặc trong thời Thập Tự Chinh; Năm 1106-1108, đan viện trưởng Daniel ghi lại rằng nó bị

bỏ hoang và đã được Tancred (lãnh tự Thập Tự Chinh đầu tiên) và người Franks tái thiết toàn diện.

Nhà thờ do Thập Tự Chinh xây lớn hơn nhà thờ Byzantine. Nhà thờ này có ba cánh và sáu gian. Một

đền thánh nhỏ ở cánh phía bắc chứa Ngôi Nhà Đức Mẹ ở phía dưới. Về phía nam của nhà thờ, người

ta thấy nhiều cơ sở của một đan viện, và về phía bắc, là toà giám mục. Sau trận đánh năm 1187, cư

dân Kitô Giáo của Nadarét vào trú ẩn trong nhà thờ này nhưng tất cả đều bị sát hại. Nhà thờ do đó bị

phạm thánh, nhưng vẫn được để yên. Năm 1192, Salah al-Din cho phép một số giáo sĩ được trở lại

và cho phép Kitô hữu lui tới nhà thờ. Vua Thánh Louis đã tới hành hương tại đây năm 1251. Tuy

nhiên, vào năm 1263, một tiểu vương Baybars tấn công Nadarét và phá bình địa ngôi nhà thờ này.

Kitô hữu vẫn được phép viếng hang truyền tin, mà chính người Hồi Giáo cũng tôn kính, tuy nhiên họ

không được phép tái thiết nhà thờ. Qua thế kỷ 14, muốn vào Hang Truyền Tin, khách hành hương

phải trả lệ phí vào cửa cho người Hồi Giáo canh hang.

Cũng trong thế kỷ này, các tu sĩ dòng Phanxicô thiết lập một tu viện tại Nadarét và dường như đã

kiểm soát được thánh điểm này trong một thời gian vào giữa thế kỷ thứ 16. Họ tái thiết và chiếm giữ

tòa giám mục cũ và bắt đầu sửa chữa lại ngôi nhà thờ vào năm 1620. Tuy nhiên, suốt trong các thập

niên 1600, họ bị trục xuất nhiều lần. Cuối cùng, vào năm 1730, các tu sĩ này hoàn tất được ngôi thánh

đường mới và thánh đường này được nới rộng vào năm 1871.

Nhà thờ trên được phá năm 1955 để xây dựng ngôi thánh đường hiện nay, trên nền các ngôi thánh

đường có trước, như trên đã nói. Ngôi thánh đường mới, được thánh hiến năm 1969, là ngôi thánh

đường lớn nhất tại cả vùng Trung Đông, là nhà thờ xứ cho 7,000 người Công Giáo tại Nadarét và là

thánh điểm hành hương chính của các khách hành hương Công Giáo và Thệ Phản. Đỉnh Vương

Nguon dunglac.org Trang 9

Page 10: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Cung Thánh Đường là một mái vòm vĩ đại cao 55 thước, có hình dáng Bông Huệ Đức Bà, trùm phủ

lên chính hang truyền tin cổ truyền. Từ khắp các ngả Nadarét, người ta có thể nhìn thấy Vương Cung

Thánh Đường này. Nó gồm hai nhà thờ, giống như Nhà Thờ Lộ Đức, nhà thờ trên và nhà thờ dưới.

Nhà thờ trên được trang trí bằng các tranh ghép Đức Mẹ do các cộng đồng khắp thế giới dâng tặng.

Nhà thờ dưới vây quanh Hang hay Động Truyền Tin, nơi thiên thần Gabriel báo tin cho Đức Mẹ và đó

chính là cao điểm của Vương Cung Thánh Đường này.

Khi chúng tôi bước vào nhà thờ dưới, thì một bầu khí thờ phượng thực sự đang diễn ra: các sinh viên

đại học Paris đang hàng hàng lớp lớp ngồi quanh Hang Truyền Tin, đắm mình vào chiêm niệm. Lặng

lẽ bước qua các hàng ngũ sinh viên này, chúng tôi tiến sát gần Hang, lúc ấy được đóng kín bằng một

hàng song sắt kiên cố. Nhìn vào trong thấy một bàn thờ có hàng chữ “Verbum caro hic factum est”

(Ngôi Lời Đã Thành Nhục Thể Tại Đây). Bản thân tôi cứ mải miết hướng vào hàng chữ ấy mà quay

mà chụp, dù bên tai, tiếng người hướng dẫn bảo tôi: chụp phiến đá ở phía dưới bàn thờ mới đúng.

Lúc say mê nhìn ngắm các bức tranh ghép tại nhà thờ trên, một bản đồng ca của các sinh viên đại

học Paris từ nhà thờ dưới vọng lên qua mái vòm vĩ đại đang tỏa sáng khắp nơi, khách hành hương

như sống lại biến cố truyền tin ngày nào, trong đó, một thiếu nữ rất trẻ “dám” trao cả cuộc đời trinh

nguyên cho một lời báo tin vô cùng sửng sốt vì đột ngột. Nhờ thế, mà muôn đời ngả mũ kính chào Cô,

trong đó có đoàn hành hương bé nhỏ chúng tôi, một đoàn hành hương với thật nhiều tâm tình hỗn

tạp.

Đến với Đất Thánh, Morton bảo rằng ông cố gắng loại bỏ tâm thức như lúc còn ở Anh. Vì ở đấy, mỗi

lần nghĩ tới Chúa Kitô hay Mẹ Thánh Người, ông chỉ có thể nghĩ đến các Đấng Thiêng Liêng đang ở

trên thiên đàng, sẵn sàng nghe lời ông tâm sự, trò truyện, chứ không phải các Đấng Làm Người từng

sống, từng ăn, từng ngủ, từng lo âu mệt mỏi, từng lê bước trên những con đường bụi bặm, gập

ghềnh. Và bởi thế, có những lúc ông thấy bối rối vì hàng thế kỷ đạo hạnh đã cạnh tranh nhau để xác

định cho bằng được chỗ nào là chỗ các Ngài đã bước chân qua, hòn đá nào, ngóc ngách nào các

Ngài từng đặt chân tới. Cuối cùng, Morton kết luận: “Nhưng đối với tôi, xem ra không quan trọng bao

nhiêu việc có phải thực sự là con đường này, hay nơi kỷ niệm kia. Điều quan trọng là đã có hàng bao

nhiêu người đàn ông đàn bà dấn thân trên những nẻo đường này, vào những nơi kỷ niệm kia và đã

bắt gặp cái nhìn của Chúa Kitô”. Tâm thức của Morton cũng là tâm thức của tôi khi đứng tại nhà thờ

trên của Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin, sau khi thăm Nhà Thờ Chính Thống Giáo Thánh

Gabriel, và được chứng kiến lòng đạo ở cả hai nơi.

Lòng đạo ấy càng ngày càng tìm được nhiều biểu thức mới lạ hơn, như các bức tranh đại biểu cho

mọi dân tộc trên thế giới đang trang hoàng các bờ tường bao quanh Vương Cung Thánh Đường,

trong đó có cả bức tranh Đức Mẹ Việt Nam. Điều đáng tiếc là các bức tranh này phần lớn không mô

tả biến cố truyền tin mà chỉ vẽ hình Đức Mẹ bồng con. Thiển nghĩ chắc vì biến cố ấy siêu việt quá, khó

lòng dùng cây cọ hay bất cứ phương tiện gì để lột tả. Không lạ gì, chính Hang hay Động Truyền Tin

cũng chỉ bao gồm một bàn thờ đơn giản với hàng chữ chân phương “Ngôi Lời Đã Thành Nhục Thể

Tại Đây” để chỉ người biết chiêm niệm mới nắm bắt được chút gì của biến cố mầu nhiệm này.

Bỏ Nhà Thờ Truyền Tin, chúng tôi đi theo một sân dài, dọc tu viện Phanxicô mà bên dưới ngổn ngang

các đồ vật do khảo cổ khai quật từ ngôi làng Nadarét nguyên thủy, tới nhà thờ Thánh Giuse, nằm

song song với Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin, để cử hành Thánh Lễ trong ngày. Theo truyền

thuyết, Nhà Thờ Thánh Giuse được xây trên xưởng mộc của Thánh Gia. Nhưng truyền thống sau đó

cho rằng nó được xây trên chính ngôi nhà của Thánh Giuse và Thánh Gia. Cái hang bên dưới nhà

thờ được các cư dân thời Đế Quốc La Mã sử dụng làm chỗ chứa nước và lương thực, một lối sắp

xếp khá tiêu biểu cho các căn hộ vào thời ấy. Nơi này vào thời Byzantine, đã được biến thành nơi thờ

phượng. Thời Thập Tự Chinh, nghĩa là thế kỷ 12, một nhà thờ khác đã được xây trên nhà thờ thời

Nguon dunglac.org Trang 10

Page 11: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Byzantine. Đó chính là nhà thờ Nuôi Dưỡng hay Nhà Thánh Giuse. Nhà thờ này sau đó bị người Ả

Rập phá hủy vào năm 1263 sau khi đánh bại Thập Tự Quân. Năm 1745, tức dưới thời đế quốc Thổ

(Ottoman), các tu sĩ Phanxicô mua lại nhà thờ Thập Tự Quân đã đổ nát và xây ở đấy một nhà nguyện

vào năm 1754. Ngôi nhà thờ mới hiện nay được các tu sĩ Phanxicô tái thiết năm 1914 bên trên các

nhà thờ và hang trước đây.

Trong nhà thờ, có nhiều tranh và kính mầu vẽ các sinh hoạt của Thánh Gia, trong đó có khung kính

mầu diễn tả lễ cưới của Thánh Giuse và Đức Mẹ. Nhưng khung kính mầu cảm động nhất là cảnh

Thánh Giuse hấp hối trong tay Đức Mẹ và Chúa Giêsu lúc ấy đã trưởng thành. Một tay đỡ lấy tay phải

dưỡng phụ, tay kia Chúa đưa lên chúc phúc cho ngài. Đức Mẹ thì một tay đặt lên vai chồng mình, tay

kia nắm lấy tay trái của ngài, mắt không rời người chồng thân yêu đang sắp xa lìa hai mẹ con. Không

còn cảnh nào nhân bản bằng cảnh chia ly này.

Dĩ nhiên phải có tranh mô tả Chúa Giêsu học nghề thợ mộc với Thánh Giuse. Lúc tới Nadarét vào

đầu thế kỷ 20, Morton cho hay ông thấy cả một dẫy phố những tay thợ mộc mà phần đông đều là Kitô

hữu gốc Ả Rập, đang bận rộn cùng cưa cùng bào, mà sản phẩm phổ thông nhất là những chiếc nôi

bằng gỗ, đu đưa được, thường sơn mầu xanh, một mầu người ta tin có thể xua được ma qủy. Khi

đứng trong các cửa tiệm đó, ông tự hỏi: thực ra Chúa Giêsu có làm nghề thợ mộc hay không. Thánh

Máccô gọi Người là “thợ mộc” (6:3), nhưng Thánh Mátthêu chỉ gọi Người là “con bác thợ mộc”

(13:55). Chỉ dựa vào các ví von của Chúa Giêsu để chứng tỏ Người là một bác thợ mộc chuyên

nghiệp quả là việc khó. Thí dụ, Người từng ví con đường cứu rỗi như “chiếc cổng hẹp”, khuyên ta nên

“xây nhà trên đá” chứ không xây trên cát, cho rằng “ách” của Người nhẹ nhàng, hay nói về người chủ

vườn nho dựng tháp canh cho vườn nho, hoặc ông vua xây tháp mà không chịu ngồi tính toán phí

tổn… tất cả cho thấy Người rất quen thuộc với công việc của một người thợ mộc. Nhưng những ví

von ấy không đủ để chứng tỏ Người hành nghề thợ mộc, vì Người cũng có những hiểu biết như thế

về nhiều ngành nghề khác và từng đem những hiểu biết ấy vào các giáo huấn của Người. Ngày nay,

không còn một con phố nào ở Nadarét dành riêng cho các bác thợ mộc. Và những chiếc cưa, chiếc

bào, chiếc đục cổ truyền có chăng chỉ còn trong Khách Sạn Thánh Gia gần Đền Thờ Hồi Giáo và khu

chợ chính của Nadarét, nơi chúng tôi dùng bữa trưa ngày đầu tiên trên Đất Thánh.

Chú thích

(3) Experiencing the Orthodox Church: Mystify, Mystify Me by Polina Slavcheva, SofiaEcho.com,

4/25/2006.

Nguon dunglac.org Trang 11

Page 12: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§3

 Biển nhiều tên

Tại Nadarét, trước khi viếng Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin, chúng tôi rẽ qua viếng Nhà Thờ

Hội Đường, do Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp sở hữu, nằm về phía cuối Chợ Chính. Theo Phúc

Âm Luca, được vị tuyên úy đọc lớn tiếng giữa căn phòng, chính tại Hội Đường này, Chúa Giêsu đã

mở sách Isaia mà cho người đồng hương biết rằng mình là Đấng Được Xức Dầu. Nhưng họ chỉ biết

Người là “con ông Giuse” và vì quá tức giận, họ đã đem Người “lên tận đỉnh núi” dự tính xô Người

xuống vực thẳm.

Núi ấy được truyền thống nhận dạng là Núi Vực Thẳm (Mount Precipice hay Mount Kedumim), tọa lạc

ở bên ngoài Nadarét, khá xa với Nhà Thờ Hội Đường (ít ra cũng khoảng 3 cây số). Lúc đi viếng Núi

Tabor, đoàn hành hương chúng tôi có đi qua núi này, nhưng không dừng lại. Triền ngọn núi quả dựng

đứng, không giống các ngọn đồi trong nội thành Nadarét. Bị xô xuống đó, người bị xô chết là phần

chắc. Nhưng Chúa đã thoát được. Điều đáng ghi nhận là trong chuyến tông du gần đây của Đức Giáo

Hoàng Bênêđíctô XVI, Núi Vực Thẳm đã được chọn làm địa điểm nghênh đón ngài tại Nadarét và

chính tại đây ngài đã đọc bài diễn văn kết thúc Năm Gia Đình.

Như thế, chúng tôi đã viếng hầu hết các nơi thánh tại Nadarét, ngoại trừ Vương Cung Thánh Đường

Chúa Giêsu Niên Thiếu, do các cha Salêdiêng quản lý, và Nhà Thờ Chúa Kitô do Giáo Hội Anh Giáo

sở hữu.

Ngày hôm sau, chúng tôi đi viếng các thánh điểm quanh vùng Hồ Galilê. Khối nước ngọt khổng lồ dài

22 cây số, rộng 12 cây số này được người Kitô giáo biết nhiều nhất dưới cái tên vừa kể, một cái tên

mà Morton cho là dịu dàng bậc nhất và dù tách biệt nó khỏi thừa tác vụ của Chúa Giêsu, nó vẫn là

một từ ngữ đáng yêu vì chỉ cần nghe ba vần của nó, người ta cũng đã như thể nghe thấy tiếng nuớc

hồ vỗ vào bờ. Nó êm ru không như tên Giuđêa cứng cỏi, nó dịu dàng không như Giuđêa hung dữ.

Không cần viếng Đất Thánh, người ta cũng thấy được cái cứng cỏi đất đá của Giuđêa và nghe được

tiếng nước rơi từ các mái chèo trên Galilê.

Ngoài tên Hồ hay Biển Galilê ra, Tân Ước còn dùng tên Hồ hay Biển Tiberias để gọi khối nước này

(Ga 6:1), có lẽ vì nó gần thị trấn Tiberias, do Vua Hê-rô-đê An-ti-pa thiết lập và đặt tên theo Hoàng Đế

Rô-ma Tiberius. Phúc âm Luca (5:1) thì gọi nó là Hồ hay Biển Gennesaret, theo một bình nguyên mầu

mỡ nằm về phía tây. Cựu Ước, trái lại, gọi nó là Biển Chinnereth hay đọc là Kinnereth (Ds 34:11; Gs

13:27). Tên này có thể phát xuất từ chữ kinnor trong tiếng Hi Bá Lai, có nghĩa là cây đàn harp hay cây

đàn lyre vì hình thù của Biển rất giống hai loại nhạc cụ này. Trên đường từ khu Kibbutz Ginosar xuống

thuyền trên Biển Galilê, chúng tôi có thấy người ta trưng bày hai loại nhạc cụ này.

Điều trên cho thấy, đối với người Do Thái, họ thích dùng tên Kinneret hơn. Sở dĩ như thế, vì người Do

Thái vốn không ưa những gì dính dáng tới Tân Ước. Mặt khác cái tên Galilê cũng không được họ

thích nghe. Vì Galilê vốn có nghĩa là “vòng đai hay vùng dân ngoại”, nó chưa bao giờ có tính Do Thái

hoàn toàn, ngay từ thời xa xưa. Salômôn từng hiến 10 thành thuộc Galilê cho Hiram, Vua của Tyre,

để trả một phần món nợ xây đền thờ Giêrusalem. Những thời kỳ tiếp theo cũng đã xẩy ra nhiều cuộc

xâm lấn của Dân Ngoại. Nên người Do Thái Giáo Chính Thống tại Giêrusalem luôn nhìn người Galilê

với con mắt khinh miệt và từng cười nhạo giọng nói địa phương của họ, như câu truyện “chối Chúa”

của Phêrô đã chứng tỏ. Nhưng vùng ấy là vùng thân thiết của Chúa Giêsu, quê hương Nadarét của

Người không xa nơi này bao nhiêu, và nơi này là địa bàn rao giảng của Người, nó là thửa đất mầu

mỡ cho lời của Người từ một hạt cải nhỏ xíu trở thành cây cao nhiều cành. Morton bảo mỗi lần nghe

tiếng Galilê, tâm trí ông đều gợi lên hình ảnh Người, không phải hình ảnh Đức Kitô như trong lời

Nguon dunglac.org Trang 12

Page 13: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

giảng của Phaolô, mà là hình ảnh Chúa Giêsu thân thiết nhất với tâm hồn ta, Đấng đã để trẻ em tới

với mình và rao giảng một phúc âm đầy yêu thương và lân tuất cho người khiêm hạ, đơn sơ và trĩu

nặng.

Địa điểm đầu tiên của vùng Biển Galilê mà chúng tôi tới thăm là Tagbah. Đây không phải là một thành

phố mà là một khu vực nhỏ ở bờ tây bắc, không xa Caphácnaum. Thời xưa, Tagbah cũng được biết

dưới tên Heptapegon có nghĩa là Chốn Bẩy Nguồn, vì có tới bẩy con suối cung cấp nước ấm, làm gia

tăng lượng tảo (algae) cho vùng biển này, mà tảo thì rất lôi cuốn đối với cá. Chính vì thế, các ngư phủ

kéo nhau tới Bẩy Nguồn cả hàng mấy ngàn năm nay. Đến thế kỷ thứ 4 sau Chúa Giáng Sinh, Bẩy

Nguồn trở thành địa điểm quen thuộc để khách hành hương thời Byzantine nghỉ ngơi và dùng bữa ăn

ngoài trời, nhờ nó có nhiều bóng cây và nhiều cá mú ngon miệng. Nên không phải là tình cờ mà hai

trong ba thánh điểm hành hương tại vùng này có liên hệ tới thực phẩm dư thừa: phép lạ hóa bánh

trong thừa tác vụ Galilê của Chúa Giêsu và bữa sáng với cá bên hồ sau khi Chúa sống lại. Ngọn đồi

bên trên hai nơi đó chính là Núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu giảng bài giảng bất hủ trong lịch sử nhân

loại.

Nhà Thờ Hóa Nhiều Bánh và Cá (cũng gọi là Nhà Thờ Hóa Nhiều) là một nhà thờ hiện đại, nhưng

được xây trên địa điểm một nhà thờ có từ thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Nó duy trì được một tranh ghép rất

tuyệt diệu của Kitô Giáo sơ khai cũng như viên đá truyền thống trên đó bữa ăn lạ lùng đã được dọn

ra. Bữa ăn này được thuật lại trong Máccô 6:30-44. Chúa Giêsu đã cho năm ngàn đàn ông và chắc

chắn nhiều hơn thế các đàn bà và trẻ em ăn trưa bằng năm chiếc bánh và hai con cá được Người

hóa ra nhiều, nhiều đến nỗi đám đông ăn no nê mà vẫn dư tới 12 thúng đầy bánh và cá vụn.

Theo Egeria, một nhà hành hương người Tây Ban Nha thuộc thế kỷ thứ 4, phiến đá trên đã trở thành

một bàn thờ và tín hữu đến kính viếng thường đục lấy những mẩu đá nhỏ đem về lấy hên. Có lẽ vì thế

nay phiến đá chỉ còn vào khoảng 1 x 0.60 x 0.14m, nằm dưới một bàn thờ mà phía trước có một tranh

ghép rất đẹp, mới được phục hồi, mô tả hai con cá nằm hai bên một giỏ bánh. Không ai được phép

đục đẽo nó nữa. Đoàn hành hương chúng tôi chỉ được phép chụp hình và hôn kính nó mà thôi.

Một phiến đá thứ hai cũng được nhận dạng từ lâu là phiến đá trên đó Chúa Giêsu Phục Sinh dọn bữa

sáng cho các môn đệ bên bờ hồ Galilê. Hôm ấy, thấy Chúa Giêsu Phục Sinh trong ánh lửa bập bùng

của buổi sáng tinh mơ, không một môn đệ nào dám lên tiếng hỏi xem người dọn bữa cho họ là ai. Vì

còn là ai khác “chịu” giúp họ bắt được nhiều cá và còn dọn bữa sáng với đủ cả cá và bánh (lại cá và

bánh nữa) cho họ một cách thân tình đến thế, ngoài Thầy mình (Ga 21). Phiến đá này, nằm trong Nhà

Thờ Thánh Phêrô Tối Thượng Quyền, cũng thuộc Tagbah, to hơn phiến đá trong Nhà Thờ Hóa Nhiều

và vì thế nằm choán phía trước một bàn thờ nhỏ, trông có phần “sạch sẽ” hơn, được đặt tên hẳn hòi

là Mensa Christi (Bàn ăn của Chúa Kitô).

Gọi là Nhà Thờ Tối Thượng Quyền là để nhấn mạnh đoạn cuối câu truyện trong đó, Chúa Giêsu trao

quyền chăm sóc các chiên và chiên con của Người cho Thánh Phêrô, sau khi hỏi ông có yêu Người

không ba lần. Nhà hành hương Egeria nhắc tới thánh điểm này khi cho biết: gần Nhà Thờ Hóa Nhiều

Bánh và Cá, “là một số bậc đá mà Chúa Giêsu đã đứng trên đó”. Có lẽ bà muốn nhắc tới những bậc

bằng đá nằm về phía Hồ của Nhà Thờ. Người ta không rõ những bậc đá này có từ bao giờ, nhưng rất

có thể đã có từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 lúc người ta khai thác hầm đá vôi ở đây. Điều lý thú là bên

dưới các bậc đá này có sáu hàng cột đôi hình trái tim được đặt tên là Mười Hai Tòa. Có lẽ chúng

được lấy từ một tòa nhà hoang phế, đem về đây để tưởng niệm Mười Hai Tông Đồ, theo câu nói của

Chúa Giêsu trong Phúc Âm Luca “Để các con được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc

của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en” (Lc 22:30).

Egeria không nhắc gì tới ngôi nhà thờ nào tại đây. Nhưng từ cuối thế kỷ thứ 4, đã có một nhà thờ tại

thánh điểm này. Đến thế kỷ thứ 9, ngôi nhà thờ tại đây được nhắc đến dưới tên Nhà Thờ Than Hồng

Nguon dunglac.org Trang 13

Page 14: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

với Mười Hai Tòa đã được đặt ở đó để tưởng niệm Mưới Hai Tông Đồ. Ngôi nhà thờ nhỏ hiện nay do

Dòng Phanxicô xây năm 1933, bằng đá xám, tại ngay bờ tây bắc của Hồ Galilê. Tại chân tường nhà

thờ về phía tây, người ta còn thấy rõ các bức tường của nhà thờ thế kỷ thứ 4. Morton nhận định rằng:

Dòng Phanxicô luôn có cái nhìn khảo cổ chính xác và giá trị, không như phần lớn các nhà thờ của

Chính Thống Giáo tại vùng này. Khách hành hương sau khi viếng Nhà Thờ, có thể tản bộ và ngâm

chân dưới làn nước mát của Biển Hồ Galilê đang lăn tăn gợn sóng không xa.

Thánh điểm thứ ba tại Tagbah là Núi Bát Phúc, có ngôi nhà thờ bát giác nổi tiếng của Barluzzi, mà

không một khách hành hương nào bỏ qua. Đoàn hành hương chúng tôi tới đó để dâng Thánh Lễ

trong ngày. Phúc âm hôm đó dĩ nhiên là Mátthêu 5: 1-12: Bài Giảng Trên Núi hay Hiến Chương Nước

Trời, đề cập tới tám mối phúc thật. Tám mối phúc này được in bằng tiếng Latinh, trên tám tấm kính

mầu, gắn tại tám góc của mái vòm nhà thờ.

Từ thế kỷ thứ 4, khách hành hương đã tuốn đến đây để tưởng niệm Bài Giảng Trên Núi, như lời

tường thuật của Egeria. Sau khi nhắc tới Nhà Thờ Hóa Nhiều Bánh và Cá, bà cho hay: “Gần đấy, trên

núi cao, có một cái động được Chúa Cứu Thế leo lên và giảng Các Mối Phúc”. Vết tích ngôi nhà thờ

nhỏ thuộc thế kỷ thứ 4 đã được tìm thấy ở chân đồi phía dưới nhà thờ hiện nay, có cả vết tích của

một đan viện nữa. Còn nhà thờ hiện nay được xây dựng năm 1938. Đó là một ngôi nhà thờ, tuy nhìn

bên ngoài khá cao và lớn, nhưng có nội cung nhỏ. Chính vì thế, chúng tôi không được cử hành Thánh

Lễ trong đó, mà được chỉ thị rước cha từ trong nhà thờ tiến lên một bàn thờ ngoài trời ở trên đồi để

cử hành. Từ bàn thờ này, chúng tôi được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh nhà thờ trên tấm phông

xanh ngát của Biển Hồ Galilê, giữa một khung cảnh mát rượi của cây cao bóng cả. Khung cảnh này

quả thích hợp để dân chúng tụ tập nghe bài giảng vô cùng độc đáo của Thầy Chí Thánh. Các nhà

nghiên cứu cho rằng đó cũng là động lực khiến các khách hành hương “tái khám phá” ra nơi Chúa

giảng này để vừa vang vọng lời của Người vừa ngắm toàn diện khung cảnh những nơi Người từng

sống và giảng dạy (4).

Con thuyền Giêsu

Tuy nhiên, cao điểm trong ngày phải kể là cuộc đi thuyền trên Biễn Hồ Galilê. Đoàn hành hương

chúng tôi băng qua khu Kibbutz Ginosar để lên riêng một chiếc thuyền gỗ tương đối còn mới và sạch

sẽ có khoảng bốn người phục vụ. Thuyền mang cờ Do Thái và người đàn bà trưởng toán nói tiếng

Anh rất thành thạo. Bà hãnh diện cho rằng thuyền của bà là một mô phỏng Con Thuyền Giêsu thuộc

thế kỷ thứ nhất mà hai anh em Moshe và Yval Lufan, vốn là các ngư phủ thuộc thế hệ thứ hai của

Kibbutz này, mới tìm ra năm 1986. Tiếc rằng chúng tôi không được vào Bảo Tàng Viện Yigal Allon

nằm ngay trong khu Kibbutz Ginosar, nơi trưng bày Con Thuyền Giêsu này, nên không kiểm nghiệm

được lời nói của người trưởng toán chiếc thuyền gỗ đưa chúng tôi lênh đênh trên Biển Hồ từng là nơi

diễn ra khá nhiều phép lạ của Chúa Giêsu, được Người dùng làm phương tiện đào tạo các môn đệ

của Người. Tại đây, Người từng dẹp yên sóng gió (Mt 8:23-27), bước đi trên nước (Mt 14:24-33), giúp

các môn đệ thu hoạch mẻ cá lạ (Ga 21:6) và từng ngồi thuyền để dạy dỗ dân chúng (Mc 4:1-2).

Khác thuyền của các môn đệ ngày xưa, thuyền chở chúng tôi chạy bằng động cơ, với tay lái đặt ở

một khoang thuyền trên cao, đứng ở đó, người điều khiển có thể bao quát cả vùng chung quanh.

Nhưng điều ấy vẫn không tránh được một tai nạn suýt xẩy ra với một toán đua xe máy nước cận kề.

Rất may, chiếc thuyền thắng kịp.

Thuyền đưa khách hành hương đi một vòng, đủ thì giờ cho chúng tôi cùng nhau đọc và suy niệm

đoạn phúc âm Chúa dẹp yên sóng gió và suy niệm về những can thiệp của Chúa trong cuộc đời mình.

Phải nhận một điều: cũng đoạn phúc âm đã được đọc và suy niệm nhiều lần này nay vang lên một âm

sắc thật đặc biệt như ru hồn khách hành hương trở lại với gần hai ngàn năm trước để cùng đồng

hành với Thầy Chí Thánh và các môn đệ của Người, những người ngư phủ tầm thường và xoàng

Nguon dunglac.org Trang 14

Page 15: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

xĩnh, đến sóng gió vật lý cũng run sợ, nhưng được Thầy vừa huấn luyện vừa ban sức mạnh cho, đã

đủ can đảm vượt bất cứ thứ trùng khơi nào sau này, kể cả trùng khơi chính trị và tôn giáo, để xây

dựng Nước của Người. Chúng tôi còn ở rất xa lý tưởng ấy.

Và vì bụng bắt đầu đói, nên người trưởng đoàn đã dẫn chúng tôi vào một nhà hàng gần đó. Dường

như nhà hàng này là nhà hàng duy nhất trong vùng cung cấp bữa ăn đặc biệt trong đó bắt buộc phải

có món Cá Phêrô. Hầu hết các đoàn hành hương đều đổ dồn về đây để dùng bữa. Lúc chúng tôi tới,

hầu như các dẫy bàn của nhà hàng đều đã có người chiếm dụng. Họ thuộc đủ các quốc tịch và ngôn

ngữ khác nhau và ai cũng hân hoan thưởng thức nguyên một con Cá Phêrô, được chiên dòn, sắp sẵn

trên một chiếc dĩa lớn. Phục vụ trong nhà hàng toàn là nam giới. Họ rất thành thạo, và không khách

hành hương nào phải chờ đợi lâu trước khi con Cá Phêrô được bưng lên thơm phức. Loại cá này

hiển nhiên có rất nhiều trong vùng. Lúc chúng tôi ăn ở đó, ít nhất số thực khách cũng phải là 200

người và còn nhiều đợt khác nữa. Ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, chưa hề nghe có

ai tới Hồ Galilê lại không ăn Cá Phêrô. Thực ra, tại biển Galilê có đến ba loại cá. Cá mòi (sardine) có

lẽ là loại cá nhỏ mà cậu bé trong Phúc Âm cung cấp để Chúa Giêsu hóa nhiều, nuôi hơn 5,000 người.

Loại cá thứ hai là loại cá dầy có râu mép tiếng Anh gọi là barbel. Loại cá thứ ba chính là Cá Phêrô

trông giống như cá rô nhưng to và dẹp hơn, có con nặng tới 1 ký rưỡi, tiếng Anh gọi là musht. Không

hiểu tại sao, người ta gọi loại cá này là Cá Phêrô. Nhưng nếu Thánh Phêrô chuyên môn đi lùng loại

cá này mà đánh, thì hẳn ngài phải phát đạt lắm, vì loại cá này ai ăn cũng khoái. Người nào trong

chúng tôi cũng cho rằng bữa trưa hôm nay là bữa trưa ngon nhất trên Đất Thánh.

Tại vùng Biển Hồ Galilê, chúng tôi còn tới viếng thánh điểm Caphácnaum mà ngày xưa vốn là địa bàn

hoạt động của Chúa Giêsu và các môn đệ. Khu chúng tôi tới thăm nằm ngay bên cạnh Biển Hồ Galilê,

về phía bắc, được rào chung quanh, có tấm biển trên cổng ra vào viết hàng chữ “Caphácnaum của

Chúa Giêsu”. Điều ấy quả không ngoa, vì Mátthêu 9:1 và Máccô 2:1 gọi nó là “thành của Người”. Ở

đấy, Người thực hiện rất nhiều phép lạ. Dù sao, nó cũng là thành của hai môn đệ đầu tiên: Phêrô và

Anrê (Mc 1: 29). Tại đây, Người cũng kêu gọi anh em Giacôbê và Gioan (Mc 1:16), rồi Mátthêu (Mc

2:13). Tuy nhiên, cũng như Nadarét, Caphácnaum từng bị Chúa nguyền rủa: “Vào ngày chung thẩm,

Xôđôm sẽ được xử khoan hồng hơn ngươi” (Mt 11:23-24).

Tại khu khảo cổ này, chúng tôi được viếng Nhà Thờ Caphácnaum. Nhà thờ này được xây trên địa

điểm truyền thống vẫn cho là nhà của Thánh Phêrô. Đây là một căn nhà nằm gần bãi biển, thuộc khu

nghèo nàn vì tường làm bằng đá đen basan, có mái nhẹ và không cửa sổ (nên phải đục mái để hạ

người bất toại xuống, xem Mc 2:1-2). Có bằng chứng cho thấy từ giữa thế kỷ thứ nhất, một phòng của

căn nhà đã được để riêng ra cho công chúng sử dụng và khi Egeria tới đó năm 381, bà cho hay, căn

nhà của “thủ lãnh các tông đồ đã được biến thành một nhà thờ, với các tường nguyên thuỷ vẫn còn

đấy”. Qua thế kỷ thứ 5, một nhà thờ lớn hơn, hình bát giác thay thế nhà thờ cũ. Và năm 570, nhà

hành hưoơg người Piacenza cho hay “nhà Thánh Phêrô nay là một vương cung thánh đường”. Sau

thời gian này, Caphácnaum hầu như bị bỏ hoang, đến cả Thập Tự Chinh cũng không lưu ý tới. Một du

khách vào thế kỷ 13 cho hay thị trấn này chỉ còn khoảng bẩy căn nhà của các ngư phủ nghèo nàn.

Phải chờ đến thế kỷ 19, các tu sĩ Dòng Phanxicô mới tới đây mua đất đai, dựng hàng rào, trồng cây

cối làm nơi dừng chân cho khách hành hương. Và họ bắt đầu các công trình khai quật và trùng tu

trong các năm từ 1905 tới 1926. Nhà Thánh Phêrô được họ khám phá năm 1968. Ngôi nhà này chắc

chắn là nhà của Thánh Phêrô, nơi Chúa Giêsu từng cư ngụ, vì có bằng chứng nó được tôn kính và

được công chúng sử dụng rất sớm (từ giữa thế kỷ thứ nhất). Mặt khác, sự nhận diện này không hề

mâu thuẫn với bất cứ điều gì đã được khai quật và thực sự phù hợp với những chi tiết Thánh Kinh.

Năm 1990, Dòng Phanxicô cho xây một nhà thờ tân tiến có hình dáng hết sức đặc biệt, ngay trên địa

điểm căn nhà trên. Nhà thờ hình sáu cạnh, trông giống con thuyền vũ trụ, dựng trên cột cao, có nền

Nguon dunglac.org Trang 15

Page 16: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

bằng kính để khách hành hương có thể nhìn thấy ngôi nhà thờ nguyên thủy ở bên dưới. Đức Giáo

Hoàng Gioan Phaolô II có tới đây năm 2000.

Ngoài nhà thờ này, chúng tôi cũng được thấy tàn tích của một hội đường Do Thái, chỉ cách nhà thờ

một dẫy nhà đã có từ các thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ thứ sáu. Khác với nhà Thánh Phêrô, hội đường

này được xây bằng đá vôi trắng, vốn không có trong vùng, trên một thế đất cao và được trang hoàng

hết sức mỹ thuật. Phía sau hội đường là một dẫy nhà có tới mấy chục căn, dĩ nhiên đã đổ nát, chỉ còn

lại những bức tường phân cách các phòng. Tiếp nối dẫy nhà này và song song với hội đường là nơi

thu góp rất nhiều các tảng đá được đẽo gọt và khắc rất tinh xảo đủ hình từ ngôi sao Đavit tới chân

nến bẩy ngọn. Các cây cọ (palm) và khuynh diệp Úc Châu mà các tu sĩ Phanxicô trồng ngày nào là

bóng mát qúy giá đối với chúng tôi giữa cái nắng chói chang của trời Caphácnaum đang hạ. Hàng

trăm sinh viên đại học Paris đang im lặng suy niệm dưới bóng những hàng cây ấy khiến người ta nhớ

lại việc Chúa Giêsu từng giảng dạy tại hội đường này.

Đoàn chúng tôi cũng thuận đường xuống cực nam Biển Hồ Galilê để viếng Yardenit, nơi người ta tin

Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho. Yardenit vốn có nghĩa là Yarden Nhỏ. Mà

Yarden là tiếng Do Thái chỉ Sông Gióc-đan. Yardenit, nằm trong khuôn viên Kibbutz Kineret, là một

địa điểm hành hương rất sầm uất của Kitô giáo thế giới: hàng năm, nó đón tiếp ít nhất nửa triệu người

đến thăm, riêng năm 2000, số du khách tới đây là hơn một triệu. Lúc chúng tôi tới nơi, rất nhiều đoàn

hành hương đang ở dưới sông. Có đoàn với đồng phục trắng toát đang cử hành nghi thức rửa tội

bằng cách dìm hẳn người xuống nước, trong khi đồng đạo ca hát trong điệu thánh vũ nhịp nhàng. Cả

một bầu khí đạo hạnh và vui tươi xuất hiện dưới làn nước trong xanh, giữa một khung cảnh thơ mộng

của trời, của mây, của cây, của đá, của công trình nhân bản và công trình thiên nhiên hòa lẫn. Đoàn

chúng tôi chọn địa điểm rửa tội yên tĩnh ở cuối khúc sông, ngay chỗ Gióc-đan rẽ để chẩy về Biển Chết

cách đó gần 100 cây số. Ở đấy, chúng tôi cùng cầu nguyện và tham dự nghi thức đổ nước trên đầu,

với chính làn nước đã từng được đổ lên đầu Thầy Chí Thánh. Quả không còn phương tiện nào cảm

kích hơn để tưởng nhớ bí tích Rửa Tội đã tiếp nhận từ hồi tấm bé. Lên bờ, chúng tôi còn có dịp đọc

lại đoạn trích Phúc Âm Thánh Máccô 1: 9-11 bằng tiếng Việt, được đoàn hành hương của Giáo Xứ

Mẹ Việt Nam ở Washington D.C., do Đức Ông Peter Nguyễn Thanh Long hướng dẫn, ghi trên một

bảng đá lớn gắn lên bờ tường bao quanh khu Yardenit vào ngày 15 tháng 11 năm 2007. Trong giây

phút rất nhanh, chúng tôi có cảm giác như quê hương Việt Nam đang hiện diện đâu đó rất gần.

Chú thích

(4) Jerome Murphy O'Connor, Oxford Archaeological Guides: The Holy Land, tr.280)

Nguon dunglac.org Trang 16

Page 17: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§4

Lên Đền

Ở Nadarét hai ngày, hôm 26 tháng Bẩy, đoàn hành hương chúng tôi lên đường đi Giêrusalem. Nói

theo người hướng dẫn đoàn, chúng tôi Lên Đền. Động từ “lên” quả có nhiều ý nghĩa. Vùng Giuđêa

nơi có kinh thành Giêrusalem vốn ở thế đất cao. Tuy ở phiá đông vùng này, có nơi thấp hơn mặt biển

tới 400 thước, nhưng ở phía nam và tây nam, thế đất cao tới 1,020 thước so với mặt biển. Dù sao,

thánh điện Giêrusalem, xây trên một nền cao, vốn là đỉnh điểm diễn ra việc thờ phượng của cả dân

tộc Do Thái từ ngàn xưa và hiện giấc mơ muôn thuở của dân tộc này vẫn là được tái thiết lại đền

thánh ấy. Giấc mơ Lên Đền vì thế vẫn là giấc mơ của họ lúc này. Và của cả đoàn hành hương bé nhỏ

chúng tôi. Đến Đất Thánh mà không lên Giêrusalem thì chắc chắn chưa tới Đất Thánh.

Morton kể lại câu truyện cảm động về một nông dân Kitô hữu tới Giêrusalem vào đầu thế kỷ 20. “Tôi

gặp một nông dân già, lưng gù, quần áo tả tơi, chân mang đôi giầy nỉ to tướng. Ông là người Bảo Gia

Lợi, tới đây trên một chuyến tầu hành hương, như người Nga vốn làm, và có lẽ ông đã phải chắt bóp

cả một đời dành dụm để có được giây phút này.

Ông đang qùy bên phiến đá hoa cương, hôn lấy hôn để, nước mắt dàn dụa qua những nếp nhăn sâu

trên mặt chẩy xuống phiến đá. Hai bàn tay sần sùi thô kệch, các móng nứt nẻ và đen ngòm vì lao

nhọc, đang âu yếm nhẹ nhàng vuốt ve phiến đá hoa cương; rồi ông chắp tay lại trong một thế cầu

nguyện, và làm dấu Thánh Giá.

Ông cầu nguyện lớn tiếng, miệng run rẩy, nhưng tôi không hiểu ông đang cầu nguyện những gì. Rồi

lấy từ túi ra mấy mẩu giấy bẩn thỉu và một dải ruy-băng, ông nhẹ nhàng chà chúng trên Mồ, sau đó

cất chúng vào túi áo.

Nghĩ rằng có thể có đủ chỗ cho mình, nên tôi cúi đầu, bước vào Mồ. Vị đan sĩ Hy Lạp, người nông

dân đang qùy, và tôi vừa choán hết cái không gian nhỏ xíu này. Thực ra, nếu ông cứ tiếp tục qùy thì

cũng chẳng sao, nhưng có lẽ thấy phiền vì thấy tôi bước vào, nên ông đứng lên, nước mắt vẫn dàn

dụa, và thì thào với tôi điều gì đó. Thế là chúng tôi đứng đối diện với nhau, ngực gần như chạm vào

nhau. Khi nhìn vào mắt ông, tôi nhận thấy mình đang được chiêm ngắm niềm hạnh phúc đích thực.

Đây là giấc mơ cả đời của ông. Tôi chưa bao giờ được thấy một niềm hạnh phúc nào chân thật như

thế trước đây. Cả đời, tôi chưa bao giờ được chiêm ngưỡng sự bình an và hài lòng nào được in rõ

đến thế trên khuôn mặt một con người”.

Matilde Serao, nhà báo Ý, gốc Hy Lạp, nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, trong tác phẩm “In the Country of

Jesus” nói nhiều hơn tới các khách hành hương Kitô giáo tại Giêrusalem. “Bạn dễ dàng nhận ra

khách hành hương người Nga qua nét nghèo nàn và khiêm nhường của ông, qua cung cách làm Dấu

Thánh Giá kỳ cục, khá rộng và chậm chạp; và trên hết, qua cách ông ném cái thân hình kềnh càng,

nặng nề xuống đất. Áo khoác của ông rách như bươm và chiếc quần vá bạc thếch; đầu ông khi cúi

xuống lộ ra những lọn tóc quăn xinh xắn, đôi mắt ông mờ đi vì những dòng lệ âm thầm đang lăn qua

má nhiễu xuống nền Mồ. Bàn tay ông run lên nắm lấy chiếc mũ lông thú cũ kỹ. Bạn cũng dễ dàng

Nguon dunglac.org Trang 17

Page 18: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

nhận ra vị linh mục người Malta nhờ mầu da bánh mật, hàng mi rậm, nét mặt mệt mỏi, quần áo tả tơi,

và cái bái quỳ lâu dài của ngài. Ngài đã phải ăn xin cho chuyến đi từ hòn đảo quê hương, du hành

hạng ba, và cử hành Thánh Lễ hàng ngày tại mọi làng mạc và thị trấn dọc theo duyên hải. Bạn cũng

dễ dàng nhận ra người đàn bà Ba Lan nghèo nàn nhờ đôi mắt sáng nói lên niềm hạnh phúc bên

trong, người từng lặn lội suốt ba tháng ròng, lội bộ xuyên qua Syria, sống nhờ bố thí của các tu viện,

nhà trú ẩn và khách qua đường, hôn tay mọi người, không biết nói bất cứ thứ ngôn ngữ nào ngoài

tiếng mẹ đẻ. Bất chấp bệnh tật và mệt mỏi, bà tiếp tục sống, chỉ mong sao thấy được, rờ được Mộ

Thánh; và khi thấy được Mộ, bà vui đến ngất lịm. Bạn cũng nhận ra người nông dân Hy Lạp nghèo

nàn qua bàn tay rám nắng vì cầy sâu cuốc bẫm. Bàn tay ấy run lên khi chạm tới phiến đá trắng, một

phiến đá ông từng mơ ước bao nhiêu năm nay và với biết bao khó khăn ông mới với tới được…”.

Qumran và Biển Chết

So với những người hành hương này, chúng tôi kém công lao hơn nhiều, tuy xuất phát từ những

vùng xa xôi hơn họ. Lòng đạo thì không dám so sánh, nhưng về háo hức, thiển nghĩ hẳn giống nhau.

Người hướng dẫn xem chừng muốn kìm hãm cái háo hức ấy, nên căn dặn chúng tôi phải canh chừng

nhiều điều khi tới Giêrusalem: an toàn bản thân, tình hình căng thẳng với binh lính trang bị đầy mình,

người chính thống giáo có khi dùng cả bạo lực nếu mình không tôn trọng giờ giấc thờ phượng của

họ…

Không biết mỗi lần phải Lên Đền, Thánh Gia cũng như người dân Nadarét xưa dùng con đường nào.

Phần chúng tôi, đi theo lộ 90, dần dần bỏ lại phía sau mầu xanh của Galilê, để bắt gặp cảnh đồng

điệu của khí hậu và mầu sắc sa mạc. Còn chăng chỉ là những đồn điền trồng chà là ngay ngắn, thỉnh

thoảng làm dịu đôi mắt mệt mỏi vì phải nhìn mãi những đồi trọc, những hàng rào điện tử phân cách

Israel và Jordan và những lô cốt, đồn canh trơ trọi. Trước khi tới Đền Thánh, chúng tôi dừng lại thăm

Qumran, nơi phái Essenes, sống cùng thời với Chúa Giêsu, chôn dấu các sách cuộn thời danh từ thế 

kỷ thứ nhất trong các hang động thuộc một địa điểm hoàn toàn hoang sơ, thiếu cả bóng cây, và mãi

năm 1947, người ta mới tình cờ tìm lại được.

Sách Thánh không nhắc gì tới nhóm Essenes. Người đầu tiên nhắc tới họ và lối sống cộng đoàn của

họ (không lập gia đình, sống độc thân, sống chung với nhau, chia sẻ tiền bạc, nhà ở, tài sản, thực

phẩm cà cả quần áo nữa) chính là nhà triết học Do Thái tên Philo thành Alexandria (khoảng năm 20-

54 công nguyên). Văn sĩ La Mã là Pliny, tục gọi là Pliny Trưởng Lão (chết khoảng năm 79 công

nguyên) và Flavius Josephus, trong Chiến Tranh Do Thái (khoảng năm 75 công nguyên) cũng có

nhắc tới nhóm này. Họ trở nên nổi tiếng từ lúc Các Sách Cuộn Biển Chết được tìm thấy vào năm

1947 tại Qumran.

Ngày nay, trừ mấy bóng cây ở khu đón tiếp, Qumran là một vùng đồi trọc, toàn một mầu đá đỏ. Nơi

chúng tôi tới thăm là Hang Số Bốn (có tất cả 11 hang), là hang nổi tiếng nhất. Hơn 15,000 mẩu giấy

từ hơn 200 sách cuộn đã được tìm thấy tại hang này trong đó có 122 sách cuộn thánh kinh hay các

mẩu của chúng, dĩ nhiên thuộc Cựu Ước.  Tại đây, người ta dựng lên mấy lều vải lớn để che nắng.

Đứng trong các lều này, nhìn qua tay trái, khách hành hương có thể thấy mầu xanh nhạt của Biển

Chết, và con đường xe chạy dọc theo Biển ấy. Nhìn về phía trước, là một dẫy hang đá đỏ, thỉnh

thoảng mới thấy một lỗ hang, phía gần đỉnh. Cùng một khung cảnh ấy xuất hiện bên cánh phải. Quay

lưng lại, khách hành hương được thấy nhà ăn cộng đồng, nhà bếp, phòng kho, nơi làm việc của cộng

đoàn Qumran ngày xưa. Nắng tiếp tục gay gắt trên toàn vùng núi và đất đỏ, khiến những tia hơi nước

Nguon dunglac.org Trang 18

Page 19: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

phả từ cao xuống trên đầu du khách tại khu tiếp tân làm chúng tôi tỉnh cả người. Đây có lẽ là hệ thống

làm mát ngoài trời duy nhất trên toàn lãnh thổ Đất Thánh.

May một điều, liền sau đó, chúng tôi được tham quan Biển Chết. Chỉ nghe đến tên thôi, ai cũng cảm

thấy e ngại. Người trưởng đoàn còn bồi thêm nhiều lời căn dặn làm tăng thêm nổi e ngại ấy: đừng để

nước vào miệng nhất là vào mắt, rất nguy hiểm. Mà nguy hiểm thật. Tuy nước Biển Chết nâng mình

lên, không làm mình chìm, nhưng nó vẫn là nước biển với sóng luôn lay động làm mình mất thăng

bằng. Không khéo, người có thể bị lật sấp, nước vào mắt và vào miệng chắc chắn hết sức khó chịu.

Chỉ cần vô tình bị một hột nước thôi, miệng đã đắng nghét rồi và mắt thì cay sè khốn khổ. Tuy nhiên,

cái hứng khởi được nằm ngửa trên nước đọc báo như hình quảng cáo khích lệ làm cho ai trong đoàn

hành hương chúng tôi cũng xuống biển và ngả lưng trên làn nước xanh biếc của nó. Nhiều người

lượm được cả những cục muối to bằng quả cau từ dưới lòng biển.

Điều lạ là Biển Chết nối với Biển Galilê bằng con sông Gióc-đan. Nhưng Biển Galilê thì nước ngọt

nhiều cá mú mà Biển Chết thì mặn đắng, không một sinh vật nào sống được. Hai biển này vì thế có

thật nhiều khác biệt. Biển Chết nằm dưới mặt biển tới 422 mét và bờ của nó là điểm thấp nhất của bề

mặt trái đất tính về đất khô. Nó sâu tới 378 mét, là biển siêu mặn  sâu nhất trên thế giới. Nó cũng là

một trong những khối nước mặn nhất thế giới, với độ muối lên tới 33.7%, mặn hơn nước đại dương

tới 8.6 lần. Biển chết dài 67 kilômét va chỗ rộng nhất lên tới 18 kilômét. Nó từng thu hút du khách từ

các vùng quanh Địa Trung Hải cả hàng nghìn năm nay. Theo Thánh Kinh, nó là nơi trú ẩn của Vua

Đavít. Nó cũng là nơi nghỉ ngơi chữa bệnh đầu tiên của thế giới (ít nhất cũng đối với Hêrốt Đại

Vương) và là nguồn cung cấp khá nhiều sản phẩm khác nhau, từ dầu ướp xác Ai Cập tới bồtạt làm

phân bón. Người ta cũng dùng muối và các khoáng chất của nó để tạo ra mỹ phẩm và các bao dược

thảo. Phần lớn anh chị em trong đoàn hành hương chúng tôi không thoả mãn với hơn nửa giờ ngâm

mình trong nước Biển Chết, nên đã mua về mỗi người cũng đến 5 hay 6 gói muối của vùng này để

“ngâm chân” sau khi đã trét đầy mình với bùn của Biển này. Nhiều người thuộc giống dân Cô-ca-

diêng còn ngồi phơi nằng cả nửa giờ đồng hồ với chất bùn đen đó trên người.

Cây Sung Giêricô

Bỏ Biển Chết, đoàn chúng tôi ghé Giêricô, nơi Chúa Giêsu thấy Giakêu trên cây sung. Cây sung hình

như khác với cây vả. Cây vả bị Chúa nguyền rủa không chịu sinh trái. Chứ cây sung là cây ban

phước vì đã giúp Giakêu nhìn thấy Chúa Giêsu và giúp Chúa Giêsu khám phá ra Giakêu, một người

tuy lùn nhưng tấm lòng không lùn chút nào. Không biết tại Giêricô hiện nay có bao nhiêu cây sung

(sycamore), nhưng ngoài đoàn chúng tôi ra, nhiều đoàn khác cũng tới viếng cùng một cây sung ở ngã

ba một con đường trong nội thành Giêricô này. Và mảnh vườn này cũng chỉ duy nhất một cây sung

này mà thôi. Có thể vì tuổi đời của nó cao, nên người ta tin nó là cây sung đã được Giakêu trèo lên để

thấy rõ Chúa Giêsu khi Người đi qua đây chăng? Cha Vincent Mai Văn Kính, vị tuyên úy khả kính

đang theo học tại Đất Thánh này, không chắc chắn đây là cây sung, nhưng ngài cũng tạm dùng chữ

sung mà dịch cây sycamore cho tiện. Hình như lá sycamore không hoàn toàn giống như là cây sung ở

quê hương Bắc Việt của tôi. Trái của nó xem ra không được lớn bằng nhưng cách nó mọc từ cành và

thân cây, khiến người ta lại thấy nó giống trái sung.

Giêricô là một thành ở phía tây Sông Gio-đan, dưới mực biển 250 thước, cách cực bắc Biển Chết

khoảng 8 cây số. Suối nước ngọt của Giê-ri-khô làm nó trở thành một ốc đảo giữa sa mạc bao quanh,

‘một thị thành của chà là’. Thành này bảo vệ các nhánh của Sông Gióc-đan, qua đó, Giô-suê đã phái

Nguon dunglac.org Trang 19

Page 20: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

đi các thám tử của mình. Nó được bảo vệ kiên cố và là chướng ngại chính đầu tiên cản trở bước tiến

quân của người Ít-ra-en. Giô-suê gặt hái được chiến thắng đầu tiên tại mảnh đất này khi Giê-ri-cô thất

thủ. Thời các Thủ Lãnh, Ê-hút giết vua Éc-lon của Mô-áp tại Giê-ri-cô. Thời Ê-li-a và Ê-li-sa, nó là quê

hương của khá nhiều tiên tri. Khi từ lưu đày trở về, người Giê-ri-cô đã giúp tái thiết các bức tường của

Giê-ru-sa-lem.     

Trong Tân Ước, chính tại Giê-ri-cô, Chúa Giê-su đã chữa mắt cho Ba-ti-mê, và Gia-kêu đã trở thành

con người mới hẳn. Câu truyện người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu cũng xẩy ra trên đường từ Giê-ru-sa-

lem đi Giê-ri-cô. Giê-ri-cô có một lịch sử lâu dài. Thị trấn đầu tiên được xây dựng ở đây khoảng năm

6000 trước CN. Thời Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, sinh hoạt tại Giê-ri-cô là một sinh hoạt đầy văn

minh. Trong các ngôi mộ vào khoảng năm 1600 trước CN, người ta đã tìm ra nhiều đồ gốm, bàn ghế

bằng gỗ, giỏ và hộp đựng với những chạm trổ đẹp đẽ.

Hiện nay, trong các khai quật tại Tell-es-Sultan, các nhà khảo cổ đã khám phá ra dấu vết của hơn 20

cuộc định cư liên tiếp tại Giêricô, mà cuộc định cư đầu tiên đã xẩy ra cách nay 11,000 năm, tức năm

9,000 trước Chúa Giáng Sinh. Nó được coi là một trong những thành phố có người ở liên tục lâu đời

nhất trên thế giới. Như trên đã nói, nó được Cựu Ước gọi là “Thành của Chà Là”. Quả không ngoa,

tới Giêricô, bạn sẽ được thấy những hàng chà là chi chít trái chín thơm ngon. Nhiều con suối trong

thành và chung quanh thành là lý do khiến cho con người tìm về đây rất sớm để định cư.

Trước đây, Giêricô vốn là lãnh thổ của Jordan. Nhưng trong cuộc Chiến Sáu Ngày năm 1967, Do Thái

đã chiếm thành phố này cùng với toàn bộ Bờ Phía Tây. Nhưng năm 1994, nó là một trong những

thành phố đầu tiên được trao cho Thẩm Quyền Palestine kiểm soát, theo Hiệp Ước Oslo. Hiện nay,

nó thuộc quyền cai trị của người Palestine. Tại đây có một phủ thống đốc. Cuộc sống của người dân

Palestine tại thành phố này có nhiều hạn chế về kinh tế. Cảnh xin ăn thường xẩy ra cùng với nạn nài

ép mua bán những sản phẩm rẻ tiền. Tiếng quen thuộc hay được nghe thấy là “one dollar” bất luận

người bán muốn bán gì. Đến ông từ nhà thờ Chúa Chiên Lành, nơi chúng tôi chờ cử hành thánh lễ

trong ngày, cũng tỏ ra muốn được “one dollar” của khách hành hương.

Ở Giêricô, chúng tôi được đứng từ xa, ngắm nhìn Núi Cám Dỗ cao chót vót có nhiều công sự truyền

tin trên đỉnh. Tương truyền đó là nơi Chúa Giêsu bị ma qủy cám dỗ sau khi ăn chay 40 ngày đêm

trong hoang địa. Lưng chừng Núi, cheo leo một tu viện của chính thống giáo Hy Lạp, có tên là Đan

Viện Cám Dỗ. Nhìn xa, tu viện như bám toòng teng vào vách núi trơ trụi. Từ địa điểm Nhà Hàng Cám

Dỗ, nơi chúng tôi dùng bữa trưa, có hệ thống xe cáp treo đưa du khách lên thăm Núi này. Có lẽ vì

không đủ thì giờ, ban tổ chức chuyến hành hương của chúng tôi đã bãi bỏ việc thăm Núi ấy. Nhưng

tiện đường, chúng tôi đã được thăm Dòng Suối Êlisa, nơi tương truyền nhà tiên tri này đã liệng muối

xuống, biến nước đang độc thành lành (Các Vua 2 2:19-22).

Nguon dunglac.org Trang 20

Page 21: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§5

Giêrusalem về đêm

Cử hành thánh lễ tại Nhà Thờ Chúa Chiên Lành xong, chúng tôi từ giã Giêricô, lên đường đi

Giêrusalem. Đây mới đúng là lên Đền. Giêricô nằm ở một thế đất dưới mặt biển 260 mét, trong khi

Giêrusalem nằm trên một thế đất cao hơn mặt biển tới gần 600 mét. Độ cao như thế cách nhau gần

một kilô mét, trong khi đường dài cách nhau chỉ khoảng 27 kilô mét. Không lạ gì, khi bình luận đoạn

phúc âm Thánh Luca (10: 29-37) nói về người Samaritanô nhân hậu, đến chỗ “tình cờ, có thầy tư tế

cũng đi xuống trên con đường ấy”, vị tuyên úy của cộng đoàn tôi cho rằng: không hẳn là đi xuống mà

là lao xuống, lao xuống như bay, nếu đi xe (mà các vị tư tế thì đi xe là cái chắc, đâu có đi lừa như anh

chàng quê mùa xứ Samaria!) vì từ Giêrusalem mà xuống Giêricô, đường rất giốc. Chắc vị tuyên úy

của tôi muốn giảm khinh cho thầy tư tế này chăng, vì lao xuống như bay thì làm sao thắng kịp, thôi

tránh qua bên kia mà đi cho rồi!

Chúng tôi đi theo chiều ngược với thầy tư tế, nhưng cho dù xe chở chúng tôi không phóng như bay,

có gặp người mắc nạn dọc đường, chúng tôi cũng bắt chước thầy mà thẳng đường, chứ không cần

“tránh qua bên kia” mà tới Giêrusalem. Thầy tư tế nghĩ bổn phận của thầy chỉ là việc phụng sự ở Đền

Thờ. Hết việc phụng sự ấy là hết bổn phận. Chúng tôi phải lên Đền, chú mục của chúng tôi lúc này là

lên Đền, mong sao cho chóng tới lúc được thấy Đền.

May mắn, đường không xa lắm, chỉ một loáng, đã thấy bảng chỉ đường mang tên Giêrusalem, một tên

mà từ tấm bé, chúng tôi từng được nghe nhắc tới, lúc thì đủ âm đủ vần như trên, lúc thì đọc tắt Gia

Liêm nghe cho có vẻ địa danh Việt Nam. Thực thế, không thành phố nào được người khắp thế giới

biết tới ngay từ hồi tấm bé bằng Giêrusalem. Nó được Thánh Kinh nhắc tới 632 lần, trong đó, Tân

Ước nhắc tới 145 lần, với đủ âm sắc của thất tình: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố,dục. Lần đầu tiên, nó được nhắc

tới dưới tên tắt Salem là trong trình thuật Menkixêđê, vị quân vương kiêm tư tế, chúc phúc cho tổ phụ

Ápraham (St 14: 18-20). Dưới tên đầy đủ, nó được nhắc tới lần đầu trong sách Giôsuê 10:1 khi nhắc

tới Ađôni Xeđéc, vua Giêrusalem, được tin Giôsuê chiếm thành Ai… Lần chót, nó được nhắc tới là

trong Khải Huyền 21:10 “Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và

chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống”. Cả ba hình ảnh

khởi đầu và kết thúc ấy về Giêrusalem đều là điềm rất tốt cho chuyến hành hương đầy mong đợi của

chúng tôi. Có điều tự thân nó, Giêrusalem là một thành phố có thân phận thật long đong. Theo từ

nguyên, nó vốn có nghĩa là hòa bình, hoà hợp, toàn bộ. Mà thực tế, nó là hiện thân của chiến tranh,

của mâu thuẫn, tranh chấp, chia rẽ dọc dài từ ngày hiện hữu. Nó từng bị hủy diệt hai lần, bị bao vây

23 lần, bị tấn công 52 lần và bị chiếm đóng và chiếm lại 44 lần.

Có lúc, như dưới triều Hoàng Đế Hadrian của La Mã (thế kỷ thứ hai công nguyên), nó đã bị đổi tên

thành Aelia Capitolina mà dân Israel bị ngăn cấm không được lai vãng, tới tận thế kỷ thứ 7. Và ngày

nay, dù nằm trọn dưới quyền kiểm soát của Nhà Nước Israel, nó vẫn là miếng mồi tranh chấp chưa

biết sẽ ngả ngũ ra sao, giữa hai thẩm quyền Israel và Palestine.

Rồi những ngọn đồi với những toà nhà bám vào sườn đầy cây dần dần xuất hiện, tạo nên một cảm

giác nhẹ nhõm cho đôi mắt sau khi cứ phải nhìn mãi một mầu đất sa mạc độc điệu. Nhìn qua tay phải,

khách hành hương đã thấy thung lũng toàn một mầu xanh phân chia Núi Cây Dầu với Thành Thánh

đúng nghĩa. Nhìn lên, đã thấy tường thành cũ và mái vòm vàng ươm lóng lánh dưới ánh mặt trời của

Đá Tảng (Dome of The Rock). Khí hậu mát mẻ của Giêrusalem thật tương phản với Giêricô. Chúng

tôi vội vàng làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn The Olive Tree trên đường St George, tắm rửa, ăn

Nguon dunglac.org Trang 21

Page 22: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

cơm chiều xong, là vội đi thăm Giêrusalem về đêm.

Giêrusalem là thành phố quốc tế, nên sinh hoạt về đêm của nó hết sức đa dạng, nhiều mặt. Nhưng

mặt quan trọng nhất của nó vẫn là tôn giáo và là mặt được cha tuyên úy Mai Văn Kính quan tâm và

được đại đa số chúng tôi biểu đồng tình. Dù sao, sau khi chiếm được Giêrusalem của người Giơvút,

việc đầu tiên Vua Đavít làm là rước Hòm Bia Thiên Chúa về đó. Và kể từ ngày đó, Giêrusalem trở

thành Thành Thánh của Thiên Chúa. Dù ngày nay, người theo chủ thuyết Sion (Zionism) có bất cần

sự kiện và ý nghĩa lịch sử ấy, và chỉ dựa vào lực lượng và thực tế chính trị để giải quyết các vấn đề

của Giêrusalem nói riêng và của cả Israel nói chung ra sao thì ra, nhưng giải pháp có thực phải bao

gồm mặt tôn giáo này. Do đó, trạm đầu tiên trong cuộc tham quan Giêrusalem về đêm của chúng tôi

là nhà thờ chính tòa St George của Giáo Hội Anh Giáo, toạ lạc tại đường Nablus, khá gần với khách

sạn nơi chúng tôi cư ngụ. Trái với dự đoán, nhà thờ này đã được xây dựng theo lối tân Gô-tích vào

cuối thế kỷ 19 và là tòa của Giám Mục Giêrusalem thuộc Giáo Hội Anh Giáo miền Giêrusalem và

Trung Đông. Nhà thờ khá lớn, đứng từ khách sạn The Olive Tree, đó là nhà thờ dễ nhìn thấy nhất.

Không biết số giáo dân Anh Giáo tới đây tham dự các buổi phụng vụ có đông không, nhưng người

quản thủ là một người Palestine theo Công Giáo La Mã. Anh ta khá ngạc nhiên khi nghe tại Việt Nam,

số người Công Giáo lên đến hơn 7 triệu. Bỏ nhà thờ St George, chúng tôi tiếp tục hướng về phía Cổ

Thành, băng qua nhiều nhà trọ nổi tiếng như YMCA. Điều ngạc nhiên là Tòa Tổng Lãnh Sự của Mỹ

cũng nằm tại khu vực này mà không cần kín cổng cao tường cũng như lực lượng an ninh cùng khắp

như Sài Gòn thuở nào. Vấn đề an ninh trên đất Israel không như báo chí và truyền thông quốc tế tô

vẽ.

Rồi tường thành Giêrusalem sừng sững xuất hiện dưới màn trời đêm, lúc chúng tôi băng qua một số

sạp hàng bán lẻ của người Palestine. Mùi thịt nướng thơm phức khiến nhớ tới Sài Gòn và những

quán ăn cùng khắp. Cổng Đamát đen ngòm nằm dưới kia, người qua lại khá đông. Chúng tôi tiếp tục

đi trên vỉa hè đường Sultan Sulaiman để tới cổng Hêrốt đang sửa chữa. Băng qua đường, chúng tôi

đi dọc theo thung lũng Kít-rôn chìm lỉm trong một mầu đen thăm thẳm, nơi Chúa Giêsu và các môn đệ

thường băng qua để tới Vườn Diệtsimani. Băng qua cây cầu trên đường Lion, chúng tôi tới nhà thờ

Các Dân Tộc mà tên chính thức gọi là Nhà Thờ Hấp Hối. Lúc ấy nhà thờ đã đóng cổng và cửa, nên

chúng tôi chỉ biết đứng ngoài chụp hình và cố mở to hai mắt để đọc những hàng chữ viết bên dưới

một bức bích họa vẽ cảnh Chúa hấp hối một mình: “sustinete hic et vigilate mecum” (anh em ở lại đây

mà canh thức với Thầy, Mt 26:38). Trời Giêrusalem về đêm khá lạnh, nhưng chúng tôi vẫn nán lại

trước Nhà Thờ Hấp Hối một lúc.

Quay lưng lại nhà thờ, chúng tôi thấy thấp thoáng những ngôi mộ của Nghĩa Trang Hồi Giáo và bức

tường Cổ Thành. Mái Vòm của Đền Thờ Đá Tảng chìm hẳn vào bóng đêm. Xe cộ không nhiều, thỉnh

thoảng dăm, ba chiếc chạy vượt qua. Chúng tôi theo đường Lion, tiến qua Cổng Sư Tử, vào hẳn

trong Cổ Thành. Đi bộ ngoài đường phố, chỉ có đoàn chúng tôi giữa trời đêm xe lạnh của Giêrusalem.

Nhưng bên trong Cổ Thành, nhất là từ chỗ bắt đầu Đường Thánh Giá, người Palestine vẫn sinh hoạt

tấp nập. Cũng một con đường, ở ngoài tường thành là Lion, mà bên trong mang tên Mujahidin, nơi có

nhà Đức Mẹ Sinh Ra và nhà thờ Thánh Anna, thân mẫu của Ngài. Nối dài chính là nơi bắt đầu Đường

Thánh Giá (Via Dolorosa) với nhà thờ Đánh Đòn. Đường khá hẹp, lát đá gồ ghề, hai bên là những tòa

nhà và ngôi nhà liền nhau với tường gần như được xây bằng cùng một loại đá giống nhau. Bộ hành

và xe cộ đủ loại cùng chia sẻ một mặt đường nhỏ hẹp ấy.

Cuộc tham quan đêm nay mang tính thăm dò, nên chúng tôi chỉ đi một phần của Đường Thánh Giá,

để sau đó, rẽ vào đường Al-Wad, nơi có nhiều cửa hàng sầm uất, bán đủ mọi mặt hàng, nhưng phần

lớn vẫn là đồ kỷ niệm. Người đi lại ở chỗ này đông hơn ở khúc Đường Thánh Giá và cũng chính tại

đây, chúng tôi được thấy sự hiện diện của 2 binh sĩ Do Thái với súng ống và trang bị đầy đủ. Họ từ

Nguon dunglac.org Trang 22

Page 23: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

chối không đứng chụp hình chung với chúng tôi, nhưng chỉ hai nhân viên bán quân sự đang từ phía

Đường Thánh Giá bước tới và cho hay: chúng tôi có thể chụp hình chung với hai người đó. Hai nhân

viên bán quân sự này chỉ đeo sơ sài một dùi cui bên hông, đầu không đội nón, và trang phục rất gọn

nhẹ. Cũng tại đây, chúng tôi được chứng kiến phong cách một người “tôn giáo” Do Thái với phẩm

phục toàn đen, kể cả nón rộng vành, đi thật nhanh để băng qua Al-Wad giữa rừng người mà chúng tôi

đoán không thuộc cùng chủng tộc với ông ta, hay ít nhất, cũng không “thánh” như giòng giống ông ta.

Ông ta cố gắng hết sức để không đụng vào ai và dùng chiếc nón rộng vành của mình che một bên

mặt, không biết để người ở một bên Al-Wad không nhìn thấy ông ta, hay để ông ta khỏi phải nhìn họ.

Hình ảnh này khiến chúng tôi nghĩ tới người Biệt Phái và học lý khắc nghiệt của họ về sự thánh, nơi

thánh và người thánh. Không ngờ mấy ngàn năm, học lý khắc nghiệt ấy vẫn còn sống nguyên vẹn.

Đường Al-Wad dẫn thẳng ra Cổng Đamát, từ đó, chúng tôi băng qua Đường Sultan Sulaiman và rẽ

vào Đường Nablus để về lại khách sạn.Cuộc đi bộ về đêm không giúp học hỏi bao nhiêu, chỉ là khúc

dạo đầu cho những ngày sắp tới. Nhìn lại tường thành sừng sững, tôi nhớ lời nhận xét của Morton về

các bức tường nói chung của cổ thành Giêrusalem. Ông bảo: có những bức tường như bức tường ở

Andalusia, miền Nam Tây Ban Nha, dựng lên làm rào cản đối với những đôi tình nhân. Lại có những

bức tường như bức tường ở Tuscany, được dựng lên để ngừa những tên sát nhân. Và cũng có

những bức tường như bức tường của Hampton Court Palace, Anh Quốc, được dựng lên để kẻ

thường dân không thấy những vui chơi phè phỡn của giai cấp qúy tộc. Nhưng các bức tường của Cổ

Thành Giêrusalem quả chẳng giống bức tường nào ông từng gặp. Chúng có dáng dấp lấm lét

(furtiveness) nào đó phát sinh từ tâm trạng sợ sệt và bất an. Chúng khá cao, rêu phong và đắm chìm

trong thời gian. Các cửa của chúng như được xây cho kẻ lùn… Hàng thế kỷ nghi ngờ và bách hại…

đã đúc nên một nét khiếp sợ của gái đồng trinh (a virginal terror) lên các tường thành Giêrusalem, gần

như thể mỗi người gõ chuông, mỗi người gõ cổng đều là một tên khiếp dâm bàn thờ. Mọi vẻ đẹp đều

được dấu kín phía sau những bức tường ấy. Thực thế, tường nào xem ra cũng xấu xí một cách cố

tình, dường như để đánh lừa kẻ cướp và nhìn vào chúng, người ta nhớ tới các nữ tu thánh thiện ngày

nào từng xẻ mặt xẻ mũi để bảo toàn đức hạnh khi quân cướp mọi rợ tấn công thành lũy cuối cùng của

Đế Quốc Rôma…

Dù sao, đi ngang qua Cổ Thành, Morton thấy có cái gì tù túng. Những lối đi lù mù, những bức tường

cao và trơ trụi, và những toà nhà hỗn tạp dựng lên để vinh danh Thiên Chúa, được bó gọn chặt chẽ

với nhau bằng một tường thành thật cao. Bước tường thành, vốn là áo giáp và thuẫn đỡ cho thành

phố trong những lúc nguy biến, vẫn tiếp tục gây nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ trên tâm trí người ta và

bạn nhận ra điều này từng giây từng phút trong ngày. Ở bên trong bức tường, bạn thấy rõ vòng ôm

trọn vẹn của nó, và nếu ở bên ngoài bức tường ấy, bạn sẽ thấy nó dùng đôi tay đá mầu nâu ôm trọn

lấy thành phố như thể không cho nó thấy thế giới hiện đại.

Các nhận xét vào đầu thế kỷ 20 ấy phần nào đã lỗi thời. Sau nhiều đợt cải tiến, mầu sắc của

Giêrusalem ngày nay đã ra khác nhiều. Tuy nhiên, mầu sắc dù có thay đổi, kích thước và lối sắp xếp

của Cổ Thành Giêrualem hầu như vẫn nguyên vẹn và vì thế, nhiều cảm nhận của Morton hình như

vẫn còn giá trị. Bảo tồn dáng dấp xưa, nhất là đối với một thành phố có chiều dầy hơn 5,000 năm như

Giêrusalem, vẫn phải là một ưu tiên. Hơn nữa, lịch sử nhiều khi chỉ là một lặp lại những gì từng xẩy ra

nhiều năm trước đó. Nhìn tấm bảng trên đường Nablus chỉ lối vào Vườn Mộ (Garden’s Tomb), người

ta đọc được ba thứ tiếng khác nhau: tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Mọi tấm bảng chỉ dẫn

trong thành phố Giêrusalem, và theo nguyên tắc, trên lãnh thổ Do Thái, đều theo cùng một nguyên tắc

ba thứ tiếng ấy, theo thứ tự trên hay theo thứ tự ngược lại. Tuy nhiên, không ở đâu nguyên tắc này

được tuân giữ bằng ở Giêrusalem. Nguyên tắc này có từ thời nước Anh được Hội Quốc Liên ủy

Nguon dunglac.org Trang 23

Page 24: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

quyền cai trị vùng đất gọi là Palestine sau Thế Chiến I (tháng Sáu năm 1922), nghĩa là sau khi Tướng

Edmund Allenby của Anh bước qua Cổng Jaffa ngày 11 tháng Mười Hai năm 1917, chiếm lại Cổ

Thành Giêrusalem khỏi tay Đế Quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông vốn được coi là nhà chinh phục Kitô

Giáo đầu tiên, sau Thập Tự Quân, tiến vào Thành Thánh. Theo điều 23 của bản Ủy Quyền Palestine

trên đây, “Tiếng Anh, tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái phải là ba ngôn ngữ chính thức của Palestine”.

Điều ấy chỉ là một lặp lại chính sách của Cổ La Mã, lúc họ cai trị Palestine thời Chúa Giêsu. Thực thế,

Tổng Trấn Philatô từng dùng ba thứ tiếng La Tinh, Hy Lạp và Do Thái viết lên tấm bảng đóng vào thập

giá của Người: Giêsu Nadarét, Vua Dân Do Thái.

Nguon dunglac.org Trang 24

Page 25: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§6

Núi Cây Dầu

Ngày hôm sau, chúng tôi mới chính thức hành hương các địa điểm thánh tại Giêrusalem, khởi đầu

bằng Núi Cây Dầu, theo con đường Chúa Giêsu vinh hiển vào Thành Thánh để dừng chân tại Nhà

Thờ Các Dân Tộc, hay Nhà Thờ Hấp Hối, là Nhà Thờ chúng tôi đã thăm qua vào đêm hôm trước.

Muốn tới Núi Cây Dầu, chúng tôi trở lại con đường hôm qua từng đưa chúng tôi từ Giêricô tới

Giêrusalem. Vừa vượt qua thung lũng xanh, chúng tôi theo mũi tên rẽ mặt để chạy theo hướng vào

Núi Cây Dầu. Núi hay Đồi này cao hơn Giêrusalem một chút và như đứng đó làm bức màn phân cách

Thành Thánh với vùng đất sa mạc dẫn xuống Biển Chết và thực sự phân chia hai vùng khí hậu khác

nhau. Thực vậy, trong lúc các ngọn đồi của Giêrusalem về đêm khá giá lạnh, thì tại Giêricô và nói

chung Thung Lũng Gióc-đan, trong đó có Biển Chết, trời lại nóng bức và ngột ngạt, vì Thung Lũng

Gióc-đan vốn là một khe nứt khá lạ lùng trên bề mặt trái đất khiến nó gần như nóng nực quanh năm.

Trạm dừng đầu tiên là Nhà Nguyện Thăng Thiên, nơi tương truyền Chúa đã lên trời sau khi truyền

cho các môn đệ nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu họ sám

hối để được ơn tha tội” (Lc 24:47-51).

Điều đáng lưu ý: đây là thánh điểm chung cho cả Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo. Vì Hồi Giáo cũng tin Chúa

Giêsu lên trời và thực tế thánh điểm này thuộc quyền sở hữu của Hồi Giáo (Islamic Wadf of

Jerusalem). Thánh điểm này từng được tôn kính từ thời Egeria hành hương Đất Thánh năm 384.

Năm 680, nhà hành hương tên Arculf mô tả ngôi nhà thờ tại đây như một toà nhà tròn có mái lộ thiên,

với ba cửa vào ở hướng nam, tám ngọn đèn thắp sáng ban đêm qua một cửa sổ hướng về

Giêrusalem, bên trong có một tòa nhà nhỏ chứa dấu bàn chân Chúa Kitô “in rõ ràng trên đất”… Khi

Thập Tự Quân tới đây khoảng năm 1150, họ cho xây lại nhà thờ này theo hình bát giác có mái và cho

xây tường ngoài bao quanh. Năm 1198, sau khi vương quốc Thập Tự Quân tan rã, Salah al-Din ban

nhà thờ này cho hai kẻ theo mình. Những người này đã cho xây thêm mái vòm bằng đá và hốc tường

chỉ hướng Mecca (mihrab). Và toà nhà được dùng làm đền Hồi Giáo suốt hơn 300 năm sau. Tòa nhà

trở thành hoang phế vào cuối thế kỷ thứ 15, và phần phía đông của bức tường bát giác bao quanh

được bít kín để tạo nên đền thờ bất cân xứng hiện nay. Năm 1620, đền hồi giáo và tháp cao (minaret)

được thêm vào nhà nguyện và toàn bộ thánh điểm này hiện vẫn thuộc quyền sở hữu Hồi Giáo như đã

nói.

Thành thử ngay ở cổng vào Nhà Nguyện Thăng Thiên, ta thấy về bên phải chính là đền thờ nhỏ Hồi

Giáo xây năm 1620, tên là Zawiyat al-Adawiyya, có người ngồi canh cửa và hàng chữ không được

vào. Qua cổng, chúng tôi đi vào một khoảng sân rộng bao quanh ngôi Nhà Nguyện để chờ đến lượt

được vào hôn kính dấu tích bàn chân Chúa. Người hành hương thì đông, mà ngôi Nhà Nguyện thì

khá nhỏ. Một đoàn các tu sĩ Dòng Phanxicô cũng đang phải tụ tập ở một góc sân đàng kia chờ đến

lượt. Trong khi chờ đợi, cha Mai Văn Kinh cho chúng tôi suy niệm đoạn Phúc Âm Thánh Luca nói về

biến cố Thăng Thiên. Rồi theo bậc xi măng, chúng tôi được dẫn thẳng vào Nhà Nguyện. Vì đây là dấu

tích đầu tiên chúng tôi được thấy Chúa để lại trần gian, nên mọi người đều cảm kích đến không biết

phải làm gì. Có người qùy xụp xuống, lôi trong người đủ mọi hình ảnh người thân mà mình mang theo

đặt lên phiến đá có dấu bàn chân Chúa, rồi thì thầm cầu nguyện; có người mạnh dạn hơn cúi xuống

hôn kính dấu chân Chúa, khiến mọi người khác làm theo. Phiến đá này ghi vết bàn chân phải của

Chúa, còn phiến đá ghi vết bàn chân trái của Chúa đã được đưa vào Đền Thờ Hồi Giáo Al-Aqsa từ

thời Trung Cổ. Ít ai chú ý tới hốc tường chỉ hướng Mecca nằm về phía tây Nhà Nguyện. Và cũng

Nguon dunglac.org Trang 25

Page 26: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

không ai chú ý tới chiếc hầm mộ nhỏ cạnh Nhà Nguyện, nơi được cả ba tôn giáo độc thần là Do Thái

Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo tôn kính nhưng dựa vào ba niềm tin khác nhau. Người Do Thái Giáo tin

rằng đó là nấm mộ của nữ tiên tri Huldah thuộc thế kỷ thứ 7 trước công nguyên (Các Vua quyển thứ

hai 22:14-20); người Kitô Giáo thì coi là mộ của nữ thánh Pelagia thuộc thế kỷ thứ 5; trong khi người

Hồi Giáo thì coi nó là mộ của nữ thánh Rabi'a al-Adawiya thuộc thế kỷ thứ 8 mà tên được dùng để gọi

đền hồi giáo này.

Bỏ Nhà Nguyện Thăng Thiên, chúng tôi cuốc bộ qua Nhà Thờ Kinh Lạy Cha gần đó. Hai thánh điểm

này không những gần nhau về địa điểm, mà có lúc còn chung một căn tính nữa. Thực vậy, sử gia

Giáo Hội là Eusebius (260-340) có ghi rằng Hoàng Đế Constantinô xây một nhà thờ trên một cái hang

trên Núi Cây Dầu và nhà thờ này có liên hệ tới biến cố Thăng Thiên (Constantinô xây hai nhà thờ

khác trên hang là Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem và Nhà Thờ Giáng Sinh ở Bêlem). Khi việc tôn

kính biến cố Thăng Thiên được rời lên trên đồi để tạo ra Nhà Nguyện Thăng Thiên, thì hang này trở

thành nơi chỉ còn liên hệ tới việc Chúa Giêsu dạy về tốt xấu trong Phúc Âm Mátthêu (Mt 24:1-26:2).

Chính tại đây, Egeria đã được nghe đoạn Phúc Âm này, được đọc vào Thứ Ba Tuần Thánh.

Như thế, ký ức về giáo huấn của Chúa vẫn luôn được liên kết với thánh điểm này, nhất là từ ngày

ngoại thư Công Vụ Thánh Gioan thuộc thế kỷ thứ 3 (chương 97) nhắc tới một chiếc hang trên Núi Cây

Dầu có liên hệ với việc giáo huấn ấy. Còn về việc thay đổi từ giáo huấn tốt xấu qua giáo huấn Kinh

Lạy Cha thì có người cho là do sự phối hợp tài tình giữa đoạn Luca 10:38-11:4 với đoạn Máccô

11:12-25. Ta biết: đoạn Luca này có nhắc tới hai chị em Mácta và Maria tại một làng kia (hai bà vốn

quê ở Bêtania, gần Núi Cây Dầu) lo tiếp đãi Chúa Giêsu; Maria lắng nghe lời Chúa, được Người cho

là đã chọn phần tốt hơn. Liền sau câu truyện đó, Luca nói rằng sau khi “Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi

kia”, các môn đệ xin Người dạy cho cách cầu nguyện, và Người đã dạy họ Kinh Lạy Cha. “Nơi kia” với

“làng kia” có thể là một. Còn đoạn Máccô thì nhắc đích danh làng Bêtania và cho biết khi rời làng này,

Chúa thấy đói, tìm cây vả, thì vả không có trái, bị Người nguyền rủa. Hôm sau, nhân đi qua đó, thấy

cây vả đã ra khô héo, Chúa dùng biến cố ấy mà dạy các môn đệ về niềm tin và nối kết niềm tin với lời

cầu nguyện. Điều lý thú là ngay sau đó, Người nói đến việc tha thứ cho anh em như điều kiện cần

thiết của tác phong cầu nguyện, một chủ đề của Kinh Lạy Cha, một Kinh vốn không được Phúc âm

Máccô đích danh thuật lại.

Dù sao, khi các Thập Tự Quân tới Giêrusalem, thì thánh điểm này chỉ còn liên hệ tới Kinh Lạy Cha mà

thôi. Và kể từ đó, thánh điểm này được gọi là Nhà Thờ Kinh Lạy Cha. Tại các bờ tường ở tiền đình

cũng như ở hành lang chung quanh và cả ở trong Nhà Thờ nữa, người ta cho gắn những tấm bảng

lớn bằng gạch men in Kinh Lạy Cha bằng đủ mọi ngôn ngữ mà có người cho tổng số là 62. Chúng tôi

biết có bảng bằng tiếng Việt, nhưng tìm mãi không thấy. Khi thấy được thì hết sức hân hoan, bởi cha

ông chúng ta khá nhanh chân đã đặt bảng này bên trong Nhà Thờ, trên bờ tường phía tay phải.

Chúng tôi bèn cùng nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn để hát lên lời kinh bất hủ này bằng tiếng

mẹ đẻ giữa những người muôn dân nước. Chỉ tiếc chị ca trưởng “bắt” một điệu ca lạ hoắc đối với dân

Úc gốc Việt, nên đành chỉ biết “ê, a” theo. Và lời kinh bằng tiếng Việt có khác với lời kinh chúng tôi hát

hôm nay, vì nó là bản kinh thuộc thế hệ Công Đồng Đông Dương, những năm thuộc thập kỷ 1930, với

những tiếng “chúng tôi”, “vâng ý cha dưới đất bằng trên trời vậy”, “dùng đủ”, “lại chớ để” và “bèn

chữa”. Điều ấy cũng dễ hiểu vì theo lời cha tuyên úy Mai Văn Kính, nhóm sinh viên thần học Việt Nam

tại Trường Truyền Giáo ở Rôma đã cho đặt tấm bảng đó từ những năm cuối thập kỷ vừa nói. Xin ngả

mũ kính chào các bậc cha ông này mà nay chắc chắn không còn ai trên dương thế.

Vừa ra khỏi Nhà Thờ Kinh Lạy Cha, chúng tôi choáng ngợp trước khung cảnh toàn diện của

Giêrusalem, nhìn từ con đường tương truyền là Chúa Giêsu đã qua đó mà vinh hiển vào Thành

Thánh ngày Lễ Lá. Bắt đầu là tường Cổ Thành và cứ thế đi lên đỉnh đồi là các đền đài và di tích thánh

Nguon dunglac.org Trang 26

Page 27: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

cũng như nhà cửa và cơ sở tân lập. Hiếm có địa điểm nào có thể thấy toàn bộ Giêrusalem bằng địa

điểm này.

Dựa vào cả bốn phúc âm, ta có đủ cơ sở để tin đây chính là con đường Chúa đã đi qua để vào

Giêrusalem như Đấng Mêxia mà người Do Thái, nhân danh nhân loại, hằng mong đợi. Khi thuật lại

biến cố này, ngoại trừ Phúc Âm Gioan, cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đồng loạt nêu đích danh nơi xuất

phát là gần làng Bếtphaghê và Bêtania “bên triền Núi Cây Dầu” (Mt 21:1-11; Mc 11:1-11; Lc 19:28-

38). Tuy không nêu đích danh nơi xuất phát, nhưng Phúc Âm Gioan trước đó cho hay Chúa Giêsu

ngụ tại làng Bêtania, nơi nhà ba chị em Mácta, Maria và Ladarô. “Hôm sau”, Người vào Giêrusalem

để được dân chúng đón rước long trọng như Đấng Mêxia (Ga 12:12-16).

Vì là triền Núi Cây Dầu, nên đường đi khá dốc, chúng tôi phải đi thật chậm để khỏi bị té, không dám

khinh suất. Muốn nhìn toàn cảnh Giêrusalem, phải dừng hẳn lại. Một quãng thì tới Nhà Thờ Chúa

Khóc nằm về phía tay phải, tiếng Latinh là Dominus Flevit. Tương truyền, đây là nơi Chúa khóc

thương Giêrusalem. Điều này hẳn đúng, vì Phúc Âm Thánh Luca nói rằng: trên đường vinh quang vào

Thành, “khi Người đến gần chỗ dốc xuống Núi Cây Dầu… và trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc

thương mà nói: ‘[…] Sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi

tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá

nào…’” (Lc 19:37-44).

Có tới đây mới thấy người của thế kỷ thứ 7 thật có lý khi “nhận ra” địa điểm này để xây dựng một nhà

thờ tưởng niệm biến cố trên. Chỗ này tự nhiên đất bằng phẳng hẳn ra một khoảng thật rộng đủ cho

các công trình xây cất và nhiều vườn cây râm mát. Sau đó, đường gần như giốc hẳn xuống cho tới

lúc gặp Nhà Thờ Hấp Hối. Đúng như Thánh Luca mô tả “gần chỗ dốc xuống Núi Cây Dầu”. Nhà thờ

hiện nay được các Cha Dòng Phanxicô ủy nhiệm cho kiến trúc sư đạo hạnh Antonio Barluzzi xây

dựng vào năm 1954. Từ ngoài Đường Chúa Vào Thành, Nhà Thờ lẩn khuất sau nhiều hàng cây rậm

rạp, nhưng càng tới gần càng thấy dáng dấp nước mắt rơi của nó. Barluzzi dùng dáng dấp ấy để

nhắc nhở người muôn thế hệ về sau nhớ tới những dòng lệ của Chúa đối với một thành phố Người

hết lòng yêu qúy nhưng luôn luôn lẩn tránh tình yêu của Người. Chắc chắn qua Giêrusalem, Người

cũng muốn gửi những dòng lệ ấy cho chúng tôi, những người ở cách Giêrusalem ấy muôn vàn cả về

không gian lẫn thời gian, nhưng về tác phong, quả là con cháu của nó. Điều lý thú, là đứng trong Nhà

Thờ Chúa Khóc, nhìn qua cửa sổ Bàn Thờ, ta có thể thấy Núi Đền Thờ (Temple Mount) rõ mồn một.

Xưa kia nó là địa điểm của cả Đền Thờ do Salômôn xây lẫn Đền Thờ do Hêrốt Đại Vương xây sau

này, hai Đền Thờ áp dụng đầy đủ nhất câu “sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào” của Chúa

Giêsu.

Chúng tôi từ giã Nhà Thờ Chúa Khóc và hiểu tại sao ở chỗ này, dân lại có nhiều cành lá để trải

đường cho Chúa vào thành, vì đường dẫn vào Nhà Thờ được phủ mát bằng rất nhiều cây xanh vươn

cao cành lá, dù phía tay phải vốn là thung lũng Giosaphát, có lẽ là nghĩa địa vĩ đại duy nhất của cả

Giêrusalem, vĩ đại từ những ngày xa xưa, khiến cả người Do Thái Giáo và Hồi Giáo đều tin đây là địa

điểm diễn ra Cuộc Phán Xét Chung vào ngày thế mạt.

Trên triền dốc dẫn tới Vườn Diệtsimani, chúng tôi có dừng lại tại một hốc tường dựng ở dọc đường,

về phía tay phải, để tôn kính một cột đá tròn trĩnh tuy không nhẵn nhụi, tương truyền là cột đá Chúa

Giêsu đã đụng tới trên đường vào Giêrusalem. Tuy chưa được ai giới thiệu trước, nhưng nghe là cột

đá được Chúa Giêsu đụng tới, không ai trong chúng tôi lại bỏ qua không bước tới đụng vào và chụp

hình. Lòng tôn kính này bị xúc phạm nặng nề khi một thanh niên da đen dùng một khúc gậy tre đụng

vào nó, còn khúc gậy tre thứ hai được anh ta lấy đập vào khúc gậy kia trong khi xoay tròn khúc gậy

này. Không chịu đựng nổi, một thành viên trong đoàn chúng tôi lên tiếng phản đối. Anh ta thách thức

Nguon dunglac.org Trang 27

Page 28: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

trả lời: tôi biết điều tôi làm, các anh không biết gì về Giêsu! Có người cho anh ta “mát”, nhưng cũng

không thiếu người giật mình, nhận ra có lẽ anh ta đúng, chúng tôi có biết gì về Chúa Giêsu thật

không?

Dù sao, chỉ một lát sau, chúng tôi đã bước vào Vườn Diệtsimani và Nhà Thờ Hấp Hối, nơi theo tương

truyền, Chúa đã cùng các môn đệ lui tới sau Buổi Tiệc Ly và chính tại đây, cơn hấp hối khủng khiếp

đã xẩy tới với Chúa Giêsu, cơn hấp hối đã khiến “mồ hôi Người như những giọt máu lớn rơi xuống

đất” (Lc 22:43-44). Thực ra, Phúc Âm Luca không nêu đích danh Diệtsimani là nơi xẩy ra sự kiện trên,

mà chỉ nói Chúa Giêsu cùng các môn đệ “đi ra Núi Cây Dầu” (câu 39). Phúc Âm Gioan cũng không

nêu đích danh Diệtsimani, mà chỉ nói: Chúa Giêsu cùng các môn đệ qua “bên kia Suối Kítrôn… để

vào một thửa vườn” (câu 1-2). Tuy nhiên, cả Phúc Âm Mátthêu lẫn Phúc Âm Máccô đều nêu đích

danh Diệtsimani là nơi diễn ra cơn hấp hối hết sức thống khổ của Chúa, dù hai vị không gọi nơi ấy là

một thửa vườn như Phúc Âm Gioan mà chỉ là một thửa đất (Mt 26:36; Mc 14:32).

Căn cứ vào đó, các học giả nhất trí rằng Diệtsimani nằm ở dưới chân Núi Cây Dầu, như Eusebius

thành Xêdaria đã khẳng định trong cuốn Onomasticon của ông, nhưng địa điểm chính xác thì không ai

rõ. Điều rõ ràng, nó là nơi Chúa Giêsu và các môn đệ năng lui tới, đến độ Giuđa Ítcariốt biết nó rất rõ

để dẫn quân lính tới bắt Người dễ dàng. Và nó mau chóng trở thành địa điểm hành hương của các

Kitô hữu tiên khởi. Năm 333, một khách hành hương từ Bordeaux từng viếng địa điểm này và cho hay

“về bên trái, có tảng đá trên đó Giuđa phản bội Chúa Giêsu”. Eusebius cho rằng: các tín hữu có thói

quen tới đây cầu nguyện.

Vườn Diệtsimani có hình tứ giác mỗi chiều chừng 60 mét. Tại đây có bẩy cây ôliu mà cây lớn nhất có

chu vi tới khoảng 8 mét. Nếu chúng không hiện diện lúc Chúa Giêsu ở đó, thì ít nhất chúng cũng là

hậu duệ của những cây ôliu từng được chứng kiến Người hấp hối. Ít nhất chúng cũng đã có ở đó

chừng 9 trăm năm nay. Có người còn quả quyết chúng đã có ở đó từ thế kỷ thứ 7. Điều này càng thấy

rõ nếu so sánh chu vi hiện nay của chúng với chu vi của cây ôliu được Đức Phaolô VI trồng vào năm

1964 là cây chỉ có chu vi chừng 0.30 mét là cùng, dù đã 45 tuổi. Về phía đông của Vườn có một khối

đá mà tương truyền vẫn cho là nơi các tông đồ “ngủ khò” chờ Chúa Giêsu đi cầu nguyện trở về. Về

hướng nam “chừng ném một hòn đá”, còn lại gốc một chiếc cột dính vào tường. Nền Nhà Thờ Hấp

Hối ngày xưa đã được tìm thấy phía sau bức tường này vào đầu thế kỷ 20.

Thực thế, Thánh Giêrôm, khi dịch tác phẩm Onomasticon của Eusebius, có thêm rằng “một nhà thờ

hiện đang được xây dựng tại đó”. Thánh Sylvia thành Aquitania (385-388) kể rằng vào Thứ Năm Tuần

Thánh, có cuộc rước kiệu từ Núi Cây Dầu đi xuống và đã dừng lại tại “một nhà thờ đẹp đẽ” xây tại địa

điểm Chúa Giêsu kinh qua cơn hấp hối. Nhà thờ này đã bị người Ba Tư hủy diệt vào năm 614; sau đó

được Thập Tự Quân tái thiết và sau cùng bị san bình địa vào năm 1219. Theo Bách Khoa Từ Điền

Công Giáo ấn bản 1914, Arculf (khoảng năm 670), Thánh Williambald (723), Đanien Người Nga

(1106) và Gioan thành Wurzburg (1165) cũng có nhắc tới Nhà Thờ Hấp Hối này và căn cứ vào lời của

họ, đầu thế kỷ 20, người ta đã khám phá ra nền của ngôi nhà thờ ấy, không xa Vườn Diệtsimani hiện

nay bao nhiêu, như đã nói ở trên.

Nhà thờ hiện nay chính thức vẫn được gọi là Nhà Thờ Hấp Hối. Tuy nhiên, tên thường dùng lại là Nhà

Thờ Các Dân Tộc. Là bởi nó được xây dựng nhờ sự đóng góp của 12 nước khác nhau: đó là Á Căn

Đình, Ba Tây, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ, Gia Nã Đại, Đức, và Mỹ. Ngoài ra,

các tranh ghép ở các hậu cung (apses) Nhà Thờ là do các nước Ái Nhĩ Lan, Hung Gia Lợi, và Ba Lan

dâng tặng. Nước Úc cũng có phần đóng góp đó là mão gai đặt trên phiến đá tương truyền là nơi Chúa

qùy cầu nguyện cùng Chúa Cha với lời cầu xin hết sức nhân bản: xin cất chén đắng này, nhưng theo

ý Cha, đừng theo ý Con!

Nguon dunglac.org Trang 28

Page 29: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Nhà Thờ được xây dựng trong các năm từ 1919 tới 1924. Sở dĩ lâu như thế, vì năm 1920, khi đang

làm nền, người ta khám phá ra một chiếc cột khoảng 2 thước bên dưới nền nhà thờ của Thập Tự

Quân. Ngoài ra, người ta cũng tìm được nhiều mảnh tranh ghép của nhà thờ ấy. Chính vì thế, kiến

trúc sư Antonio Barluzzi đã cho di chuyển nền nhà thờ mới và bắt đầu khai quật nhà thờ cũ. Sau khi

đã nhận diện đầy đủ nền nhà thờ cũ, họa đồ nhà thờ mới được vẽ lại và công trình xây dựng nó được

tái tục từ tháng Tư năm 1922 tới tháng Sáu năm 1924 thì hoàn thành và cung hiến.

Nhà thờ có sáu cột chia thành ba gian. Kiếng mầu tím được sử dụng cùng khắp để nói lên bầu khí ảm

đạm của cuộc hấp hối và trần Nhà Thờ được sơn xanh thẫm giống mầu trời về đêm. Mặt tiền Nhà

Thờ được chống bằng một hàng cột kiểu Côrintô bên dưới một bức tranh ghép tân thời vẽ Chúa

Giêsu là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Mái Nhà Thờ hình mái vòm, với những

chiếc cột lớn, và tranh ghép mặt tiền khiến Nhà Thờ có dáng dấp Byzantine. Các tu sĩ Dòng Phanxicô

giữ quyền sở hữu Nhà Thờ này. Tuy nhiên, một bàn thờ lộ thiên đặt trong vườn Nhà Thờ đã được

nhiều giáo hội Kitô Giáo khác sử dụng, trong đó có Chính Thống Giáo Hy Lạp, Thệ Phản, Giáo Hội

Luthêrô, Giáo Hội Tin Lành và Anh Giáo.

Bước vào trong Nhà Thờ là cả một bầu khí tôn nghiêm. Người nào cũng lộ đầy nét tôn kính. Nhìn lên

tường phía sau bàn thờ, người ta thấy bức bích họa lớn vẽ cảnh Chúa ngồi một mình trên một khối đá

cầu nguyện, trong khi ở một góc, các môn đệ đang ngủ như chết, khiến cảnh cô đơn của Chúa lên

đến cực điểm. Bàn thờ là một bàn thánh bình thường có phủ khăn, trước bàn thờ ấy chính là khối đá

phẳng trên đó Chúa từng hấp hối với mồ hôi hòa với máu chẩy xuống đất. Chúng tôi muốn được vào

hôn phiến đá ấy, nhưng không ai cho phép. Lúc chúng tôi ở đó, thì các tu sĩ phục vụ Nhà Thờ đang

chuẩn bị cho một Thánh Lễ dành cho các tu sĩ Dòng Phanxicô, những người chúng tôi từng gặp tại

Nhà Nguyện Thăng Thiên. Điều ấy khiến chúng tôi hơi buồn, vì lúc ở trên xe buýt, người hướng dẫn

từng “báo tin vui”: hôm nay, chúng ta sẽ được cử hành thánh lễ tại Vườn Diệtsimani! Hóa ra không

phải tại Nhà Thờ Hấp Hối mà là tại Hang Diệtsimani ở bên cạnh.

Từ Hang Diệtsimani đi ra, chúng tôi vào viếng Nhà Thờ Đức Mẹ Qua Đời, nằm chung một địa điểm

với Hang Diệtsimani. Theo truyền thống Chính Thống Phương Đông, Diệtsimani cũng là thửa vườn

nơi Đức Mẹ qua đời trước khi Ngài được triệu về trời từ Núi Sion. Theodisius (khoảng năm 530) cho

hay tại hang này “[trong thung lũng Giosaphát] cũng có vương cung thánh đường Rất Thánh Maria,

Mẹ Thiên Chúa, với mộ của Ngài”. Lòng nhà thờ nằm sâu dưới mặt đất, khiến nhà thờ càng có bầu

khí âm u với thật nhiều bình hương treo lủng lẳng khắp ngả. Rẽ tay phải, chúng tôi được dẫn tới hình

Đức Mẹ bồng con được nhiều người tôn kính với nến đèn luôn cháy sáng. May mắn thay cho ai được

mắt của Đức Mẹ nhấp nháy nhìn. Anh bạn cùng đoàn với chúng tôi hết sức hân hoan khoe rằng chính

anh được diễm phúc ấy và anh đã ghi được bức hình bất hủ lúc mắt Đức Mẹ nhấp nháy với anh. Rất

tiếc sau đó, chúng tôi quên khuấy không xin anh cho xem bức hình.

Nguon dunglac.org Trang 29

Page 30: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§7

Bêlem

Trong khi chờ xe búyt tới đưa đi Bêlem, chúng tôi lại có dịp ngồi trước Nhà Thờ Hấp Hối để nhìn về

Tường Thành Giêrusalem. Khung cảnh hôm nay hoàn toàn khác với đêm qua. Giêrusalem sinh động

hẳn lên. Tường thành nay rõ mồn một dưới ánh nắng chói chang. Tuy nhiên, trái với dự đoán của tối

hôm trước, từ phía trước Nhà Thờ Hấp Hối, chúng tôi không nhìn thấy khu đền Đá Tảng của Hồi Giáo

vốn là địa điểm xây Đền Thờ Giêrusalem của cả Salômôn lẫn Hêrốt. Tường Thành vẫn vây kín mọi sự

trong vòng ôm thật cao và thật chắc của nó.

Tuy nhiên, chưa nghe có ai muốn hủy bỏ bức tường ấy. Trái lại, cách Giêrusalem chưa quá 10 kilô

mét, có một bức tường bị khá nhiều người muốn phá bỏ và phá bỏ ngay lúc này. Đó là bức tường

người Do Thái cho dựng giữa Bêlem và Giêrusalem để ngăn ngừa nạn khủng bố tự sát khỏi tấn công

người dân và các cơ sở của họ. Bức tường xi măng cốt sắt cao tới 8 mét này được người Do Thái gọi

là “hàng rào an ninh” nhưng người Palestine gọi nó là “bức tường kỳ thị chủng tộc. Việc dựng nó gây

ảnh hưởng nặng nề lên Bêlem cả về chính trị, xã hội và kinh tế. Và dư luận quốc tế nhất loạt lên án

nó, có khi còn nặng nề hơn Bức Tường Bá Linh dạo nào. Tòa án Quốc Tế bảo nó “đi ngược lại luật

pháp quốc tế”. Người Palestine muốn băng qua nó phải có giấy phép và giấy phép này mang theo

những điều kiện khó khăn.

Cách cả mấy trăm mét, chúng tôi đã thấy nó với hình dáng sừng sững và mầu xám xấu xí dưới nền

trời trong xanh của Bêlem. Tới trạm gác, người tài xế chở chúng tôi ngồi trong xe nói vọng ra: Vitnam

(đọc và viết đều không có chữ E), và xe chúng tôi được cho phép chạy tiếp để rồi dừng lại trước một

tiệm ăn “Tầu” do người Palestine làm chủ và đầu bếp, không xa trạm gác bao nhiêu. Tiệm ăn này

nằm đối diện ngay với bức tường, nên chúng tôi có dịp được đọc những hàng chữ viết dọc theo nó

phần lớn nội dung là: Hãy hủy bức tường ngay bây giờ! Tiếc rằng người viết hàng chữ đó “không có

gang có thép” như Ronald Reagan, nên chắc chắn hiệu quả chẳng có nhiêu, như đối với bức tường

Bá Linh ngày nào. Dùng cơm trưa xong, chúng tôi rẽ qua một cửa hàng bán đồ kỷ niệm trước khi thực

sự khám phá Bêlem.

Bêlem vốn là thành tuổi trẻ của vua Đavít và cũng là sinh quán của Chúa Giêsu; đồng thời là địa điểm

hành hương của Kitô hữu kể từ ngày Nhà Thờ Giáng Sinh được xây dựng tại đây vào thế kỷ thứ 4.

Thành này cũng là một trung tâm đơn tu gần như cùng một thời. Quả vậy, thế kỷ thứ 5, Thánh

Giêrônimô đã lập một đan viện tại đây. Và với sự giúp đỡ của các giáo sĩ Do Thái, ngài đã dịch Bộ

Cựu Ước từ nguyên bản Hi-bá-lai sang tiếng Latinh, vốn được Giáo Hội Công Giáo coi là tiêu chuẩn.

Bêlem vốn phồn thịnh cho tới thời Thập Tự Quân, nhưng dân số dần dần giảm đi trong các thế kỷ sau

đó và chỉ khá hơn sau cuộc chiến 1948 với việc ngụ cư của hàng ngàn người tị nạn Palestine.

Kể từ năm 1995, Bêlem được đặt dưới quyền kiểm soát của Thẩm Quyền Quốc Gia Palestine. Thẩm

quyền này đã khởi sự một chương trình phục hưng kinh tế và du lịch. Dù số lượng khổng lồ khách

hành hương kéo tới đây và đô thị được phát triển hỗn độn, Bêlem vẫn duy trì được bầu không khí cố

hữu của nó nhất là tại khu trung tâm gần Công Trường Máng Cỏ và khu buôn bán ở phía tây.

Về phương diện hành chánh, Bêlem hiện là thủ phủ của Tòa Thống Đốc Bêlem thuộc Thẩm Quyền

Quốc Gia Palestine. Dân số khoảng 30,000 người. Bêlem cũng được coi là một trung tâm văn hóa và

du lịch của Palestine. Nó cũng là nơi sinh sống của các cộng đoàn Kitô hữu kỳ cựu nhất trên thế giới,

nhưng con số đã giảm nhiều do di dân.

Theo lịch sử, nó nằm dưới sự thống trị của người Hồi Giáo ít nhất cũng từ năm 637. Người Anh đã

Nguon dunglac.org Trang 30

Page 31: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

chiếm lại nó từ tay Đế Quốc Thổ trong Thế Chiến I và năm 1947, nó được sát nhập vào khu vực quốc

tế trong Kế Hoạch Phân Chia Palestine của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Ả Rập

và Do Thái năm 1948, Gióc-đan đã sát nhập nó vào lãnh thổ của mình. Trong cuộc chiến Sáu Ngày

vào năm 1967, Do Thái đã chiếm lại Bêlem. Rồi kể từ năm 1995, nó được Thẩm Quyền Quốc Gia

Palestine điều hành, như trên đã nói, theo hiệp ước Oslo ký kết giữa Do Thái và Phong Trào Giải

Phóng Palestine, dưới sự trung gian của Mỹ.

Trong Thánh Kinh, nó được nhắc đến lần đầu như là nơi chôn cất Rachel, người vợ sủng ái của Israel

(Giacóp), ông tổ trực tiếp của Dân Do Thái (St 48:7). Mộ của Bà nằm ngay cửa ngõ dẫn vào Bêlem.

Rất tiếc, đoàn hành hương của chúng tôi không tới thăm ngôi mộ nổi tiếng này. Rút và mẹ chồng là

Naômi từng mót lúa ở Bêlem trong cánh đồng của Bôát và trở thành bà cố của Đavít sau này. Cũng

chính tại đây, Đavít được tiên tri Samuen xức dầu tấn phong làm vua thứ hai của Israel, trở thành

quân vương văn võ song toàn, được người Do Thái muôn đời xưng tụng… Sau ông, Bêlem rơi vào

quên lãng, dù tiên tri Mikha trong thế kỷ thứ 7, thứ 8 trước công nguyên (khoảng những năm 735-687)

từng tiên đoán “Phần ngươi, hỡi Bêlem, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta

sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mệnh thống lãnh Israel” (Mk 5:1).

Đấng ấy, như mọi người biết chính là Chúa Giêsu, sinh ra trong một máng chiên lừa ở Bêlem. Vô

danh đến nỗi, nếu không có ngôi sao chỉ đường, chắc ba nhà thông thái Phương Đông đành quay về

cố hương, không đến được Bêlem. Tuy nhiên, sự kiện ấy hình như đã lọt vào tiềm thức Hadrian,

hoàng đế La Mã, nên ông đã xua quân tiến chiếm Bêlem trong các năm 132-135 và cho xây tại chính

địa điểm Giáng Sinh một đền thờ dâng kính thần Adonis, một vị thần của tái sinh và mùa màng. Năm

326, hoàng hậu Helena, mẹ hoàng đế Constantinô, đã cho xây một ngôi nhà thờ trên nền đền thờ ấy

khi bà viếng Bêlem. Như trên đã nói, năm 614, đế quốc Sassanid của Ba Tư đánh chiếm Bêlem. Lý

do họ không phá hủy đền thờ Giáng Sinh là vì ở đó có tranh ghép ba nhà thông thái trong trang phục

Ba Tư. Thập Tự Quân chiếm lại Bêlem trong một thời gian ngắn. Sau đó, nó rơi vào tay Saladin năm

1187. Kitô hữu vẫn được tự do lui tới các địa điểm thánh tại Bêlem, tuy nhiên luôn có sự tranh chấp

giữa hai giáo hội Chính Thống và Công Giáo về quyền kiểm soát các địa điểm thánh này, nhất là dưới

thời Đế Quốc Thổ, mặc dù trước đó gần như đã có thỏa thuận là Công Giáo sở hữu đan viện sát cạnh

nhà thờ Giáng Sinh, còn chính nhà thờ Giáng Sinh thì thuộc quyền kiểm soát của Chính Thống, và hai

bên chung quyền kiểm soát Động Sữa.

Về phương diện dân số, năm 1947, Kitô hữu (Chính Thống và Công Giáo) chiếm 75% tổng dân số

Bêlem, nhưng tới năm 1998, họ trở thành thiểu số, chỉ chiếm 23%. Thẩm Quyền Palestine chính thức

cam kết duy trì chính sách bình đẳng cho các khu dân cư Kitô Giáo của Thành Phố, mặc dù vẫn có

những vi phạm từ phía lực lượng an ninh và dân quân. Nói chung, Kitô hữu, dù vẫn tiếp tục rời bỏ

Thành Phố, nhưng họ có thiện cảm với người Hồi Giáo. Một cuộc thăm dò năm 2006 do Trung Tâm

Nghiên Cứu và Đối Thoại Văn Hóa Palestine thực hiện, đã cho thấy 90% Kitô hữu có bạn bè Hồi

Giáo, 73.3% nhất trí rằng Thẩm Quyền Quốc Gia Palestine rất tôn trọng các di sản Kitô Giáo trong

Thành Phố và có tới 78% qui việc ra đi của Kitô hữu cho Israel, vì đã hạn chế đi lại trong khu vực này.

Hiện nay, Bêlem sống nhờ du lịch. Ngành này hiện chiếm 65% nền kinh tế của Thành Phố và 11%

nền kinh tế của cả Thẩm Quyền Quốc Gia Palestine. Nhà thờ Giáng Sinh dĩ nhiên là một trong các địa

điểm lôi cuốn khách du lịch nhiều nhất và là kim nam châm thu hút khách hành hương Kitô Giáo. Nó

tọa lạc tại trung tâm thành phố, là một phần của Công Trường Máng Cỏ, được xây trên một chiếc

hang gọi là Hang Thánh, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Gần đó là Động Sữa nơi Thánh Gia trú ẩn trên

đường qua Ai Cập lánh nạn, và bên cạnh là động nơi Thánh Giêrônimô sống 30 năm để phiên dịch

Nguon dunglac.org Trang 31

Page 32: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Bộ Cựu Ước sang tiếng Latinh.

Nhà thờ Giáng Sinh

Khi đã vượt qua “bức tường phân biệt chủng tộc”, bạn nhanh chóng quên đi thân phận của người

Palestine mà phần không nhỏ là hậu duệ của các Kitô hữu từ những thuở ban đầu. Nhà thờ Giáng

Sinh cũng là một thực tại Kitô Giáo sống còn lâu đời nhất tại Đất Thánh.

Đây là nơi tương truyền Chúa Giêsu đã sinh ra. Trình thuật Chúa sinh ra tại Bêlem được kể rõ trong

hai Phúc Âm Mátthêu (2:1) và Luca (2:4-7). Cả hai trình thuật đều không nhắc chi tới một cái hang,

nhưng non một thế kỷ sau, cả Thánh Justinô Tử Đạo và Phúc Âm Đầu Hết của Giacôbê đều nói Chúa

Giêsu sinh tại một cái hang. Điều này có lý vì phần lớn các nhà tại khu vực này được cất trước một

cái hang. Nếu Đức Mẹ và Thánh Giuse tìm không ra phòng ở các nhà trên, thì phần chắc là phải tìm

tới phía sau các căn nhà ấy mà sinh con.

Bằng chứng đầu tiên về việc một chiếc hang ở Bêlem được tôn kính như là nơi Chúa Giêsu sinh ra

tìm thấy trong các trước tác của Thánh Justinô Tử Đạo (khoảng năm 160). Và truyền thống ấy đã

được Origen và Eusebius củng cố vào thế kỷ thứ 3. Năm 326, Hoàng Đế Constantinô và mẹ là thánh

nữ Helena đã cho xây một nhà thờ trên chiếc hang ấy. Nhà thờ này được cung hiến vào ngày 31

tháng 5 năm 339, có sàn hình bát giác. Ở giữa, có một lỗ rộng 4 mét có hàng rào để người ta nhìn

thấy hang. Ngày nay, vẫn còn lại một phần tranh ghép sàn của thời ấy. Năm 530, Hoàng Đế

Justinianô cho phá nhà thờ do Constantinô xây để dựng một nhà thờ rộng hơn, tức nhà thờ còn tồn

tại đến bây giờ. Như trên đã nói, người Ba Tư khi chiếm Bêlem vào năm 614, đã không phá hủy nhà

thờ vì kính trọng bức tranh ghép ba nhà thông thái ăn vận theo phong tục của họ. Điều này đã được

một công đồng họp tại Giêrusalem trong thế kỷ thứ 9 trích dẫn để chứng minh sự ích lợi của tranh ảnh

đạo.

Thời Đế Quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà Thờ Giáng Sinh bị bỏ bê, tuy không bị phá hủy. Phần lớn các đá hoa

cương của nhà thờ bị lấy đi đem về trang trí cho Núi Đền tại Giêrusalem. Trận động đất năm 1834 và

trận hỏa hoạn năm 1869 vẫn không phá hủy được Nhà Thờ. Năm 1847, việc đánh cắp ngôi sao bạc

dùng để đánh dấu chính xác nơi Chúa Giêsu sinh ra đã là nguyên cớ cho một khủng hoảng quốc tế

dẫn tới Cuộc Chiến Crimée (1854-1856). Năm 1852, nhà thờ được đặt dưới sự chăm sóc chung của

cả ba Giáo Hội: Công Giáo, Ácmêni và Chính Thống Hy Lạp. Tuy nhiên, người Hy Lạp được quyền

kiểm soát Hang Giáng Sinh.

Bước vào bên trong, chúng tôi thấy lòng nhà thờ khá rộng, mái cao, sàn nhà, hai bên tường và cả

trần nhà cũng như các cột lớn (44 chiếc) đều được trang trí bằng hình ảnh đạo kiểu Hy lạp. Nhà thờ

khá đông khách hành hương, nhất là về phía dẫn xuống Hang Giáng Sinh. Các tu sĩ phục vụ Nhà Thờ

lúc này hoàn toàn thuộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, những người rất giống “người tôn giáo” Do

Thái chúng tôi gặp ở Hồng Kông, nghĩa là phớt tỉnh Ăng-lê, cứ thản nhiên đồng ca kinh chiều, giữa cái

ồn ào của khách hành hương đến từ muôn phương.

Cao điểm vẫn là kiên nhẫn xếp hàng về phía tay phải của lòng Nhà Thờ để tiến về phía Hang Giáng

Sinh nằm ở phía đầu Thánh Đường. Nhưng người chờ đông quá, nên chúng tôi đổi hướng đi thăm

hang Thánh Giêrônimô trước, nơi ngài từng sống 30 năm để phiên dịch Thánh Kinh, tọa lạc ngay

cạnh Nhà Thờ Giáng Sinh. Con mắt người hiện đại khó mà nhận ra lý do tại sao Thánh Nhân lại sống

trong một cái hang “tối tăm” để làm việc trong một thời gian khá dài như thế. Bình thản trở lại, mới hay

thời ấy rất có thể hang không tối tăm và khó ra vào như bây giờ, vì chưa có những toà nhà bên cạnh

như Nhà Thờ Thánh Catarina, án ngữ hay các lối vào không bị thay đổi, bít kín như bây giờ. Có

xuống đấy mới hay không phải chỉ là nơi Thánh Nhân ngủ nghỉ mà còn là nơi ngài làm việc, cử hành

phụng vụ, tiếp đãi người quen, bạn bè. Hang cũng là nơi sinh sống của nhiều Kitô hữu thời ấy nữa.

Một hàng chữ Latinh trên vách đá viết theo kiểu xưa “Locus sancti Hieronymi presbyterii & Ecclesiae

Nguon dunglac.org Trang 32

Page 33: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

doctoris” (Nơi của Thánh Giêrônimô linh mục và tiến sĩ Hội Thánh) chắc là mới viết sau này. Nhìn qua

bên trái, nhiều hàng chữ khác viết Ave Maria (Kính mừng Maria) không rõ từ hồi nào, nhưng được

viết trên vách đá của một căn hộ tiên khởi. Dù sao, cũng xin ngả mũ chào những vách đá từng bầu

bạn với một trong những vị đại thánh tiến sĩ của Giáo Hội mà công trình vẫn còn được Giáo Hội trân

trọng cho đến tận nay.

Rời Hang Thánh Giêrônimô, chúng tôi tới thăm nhà thờ Thánh Catarina thành Alexandria nằm sát bên

trái Nhà Thờ Giáng Sinh và nối với Hang Thánh Giêrônimô bằng một đường cầu thang bằng đá.

Tương truyền, nhà thờ này được xây trên địa điểm Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Nữ và tiên đoán bà

sẽ được phúc tử đạo (khoảng năm 310). Nhà thờ được nhắc đến lần đầu vào thế kỷ 15 và rất có thể

bao gồm một phần của đan viện thời Thập Tự Quân vào thế kỷ 12. Dấu vết của đan viện do Thánh

Giêrônimô lập vào thế kỷ thứ 5 cũng tìm thấy ở đây. Năm 1881, nhaàthờ này được nới rộng do các

cha Dòng Phanxicô và được kiến trúc sư Antonio Barluzzi canh tân vào năm 1948. Hiện nay nhà thờ

có vóc dáng hiện đại, hết sức sáng sủa, với những kính mầu và một dàn ống đàn organ tân tiến. Lúc

chúng tôi ở đây, các sinh viên đại học Paris cũng có mặt. Gặp họ ở đâu, tôi đều thấy thái độ nghiêm

túc trong suy niệm, học tập và cầu nguyện, khiến tôi cũng lắng đọng tâm hồn, giữa cái nóng chẩy mồ

hôi của Bêlem, vốn thuộc Sa Mạc Giuđêa.

Rời nhà thờ Thánh Catarina, chúng tôi trở lại Nhà Thờ Nhà Thờ Giáng Sinh và dù khách hành hương

vẫn còn rất đông, chúng tôi đành phải xếp hàng với họ. Được một điều: ai đến đây cũng lịch thiệp,

không chen lấn, dù hàng nối đuôi xem ra như không hề nhúc nhích. Nhìn ngang nhìn dọc, nhìn về

phía trước chỉ thấy ảnh Đức Mẹ, ảnh Chúa, ảnh các thiên thần và các thánh “đáp lễ”. Hang Giáng

Sinh không biết ở mô? Nhưng rồi cũng đến lúc miệng Hang “sáng láng” hiện ra. Sáng láng thật vì các

chùm đèn từ dưới Hang chiếu ra làm cửa vào Hang sáng rực, trái với khung cảnh âm u của lòng Nhà

Thờ. Dùng camera, tôi quẹt một đường thì thấy ở cửa Hang, các khuôn mặt đạo hạnh của muôn dân

nước đang háo hức nhìn vào bên trong, chờ đến lượt. Ai cũng một nét mặt hạnh phúc trông chờ,

cùng lắm chỉ kém nét hạnh phúc của người nông dân Bảo Gia Lợi mà Morton gặp ở Mồ Thánh đầu

thế kỷ 20.

Sau cùng, vợ chồng tôi cũng xuống được tới Hang. Hang Giáng Sinh hình chữ nhật, nằm dưới Nhà

Thờ, được coi là tiêu điểm của Nhà Thờ này. Nó chính là nơi ít nhất từ thế kỷ thứ 2, Kitô hữu vẫn tôn

kính như là nơi Chúa Giêsu được Đức Mẹ sinh ra. Rồi Ngôi Sao Bạc nằm dưới một bàn thờ cũng đã

được nhìn thấy, nó đánh dấu chính nơi Chúa sinh ra với hàng chữ “tại đây Chúa Giêsu Kitô đã được

Trinh Nữ Maria sinh ra”. Nó mới chính là tiêu điểm và nó mới chính là nguyên nhân tạo nên sự kiên

nhẫn chờ đợi. Ai cũng muốn nán lại, không những hôn kính, mà còn để quay phim chụp hình. Dù vị tu

sĩ Chính Thống Giáo luôn miệng “quickly, please”. Mà hôn được, chụp hình được mình hôn ngôi sao

ấy quả là hả hê, sẵn lòng theo lệnh vị tu sĩ xếp hàng bước ra khỏi Hang. Nếu không, chỉ còn đường

kiên nhẫn bắt đầu xếp hàng trở lại để thoả lòng mong ước.

Điều ấy khó lòng xẩy ra với chúng tôi, bởi người trưởng đoàn luôn hối thúc đi thăm nơi khác. Trạm

tiếp theo là Động Sữa, không xa nhà thờ Giáng Sinh. Vừa băng qua Công Trường Máng Cỏ và một

dẫy phố bán đồ kỷ niệm, động ấy đã xuất hiện về bên tay phải. Trái với Công Trường Máng Cỏ và sân

nhà thờ Giáng Sinh, Động Sữa thật yên tĩnh và êm ả, dù một số công nhân đang dùng các dụng cụ

chạy bằng điện để sửa và thay một số cửa ra vào. Ngang với mặt đường là một nhà nguyện do các

cha Dòng Phanxicô xây dựng bên trên động. Chúng tôi được dẫn theo một đường vòng để xuống

chính động và nghe dẫn giải về sự tích của nó. Tương truyền đây là nơi Thánh Gia trú ngụ lúc Hêrốt

cho tàn sát các trẻ sơ sinh của Bêlem, trước khi lánh nạn qua Ai Cập, thoát bàn tay hung hiểm của

Nguon dunglac.org Trang 33

Page 34: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

tên bạo chúa này. Tương truyền cũng cho rằng trong khi cho con bú, Đức Mẹ đã để rơi một giọt sữa

xuống nền động, biến động thành trắng xóa như sữa mẹ.

Nơi chúng tôi nghe thuyết chỉ có một số hình ảnh về Thánh Gia, nhất là bức tranh sống động vẽ cảnh

Thánh Giuse đi chân đất, trong hành trang chạy loạn, đang vừa tiến bước vừa ái ngại nhìn hai mẹ con

trong cảnh màn trời chiếu đất. Ơn quan phòng và trái tim người chồng, người cha thật kỳ diệu, dù

người chồng này và người cha này từng kinh qua những giây phút nát lòng vì sự kiện người vợ này

người con này không hẳn thuộc về mình theo nghĩa thể lý. Ra khỏi động, chúng tôi còn được chứng

kiến nhiều hình ảnh đẹp hơn nữa về tác phong chăm bẵm con thơ. Người mẹ đồng trinh tuyệt diệu

nhất trần gian này cũng là người mẹ đã dùng cả thân xác phàm nhân của mình mà chăm bẵm người

con thần thánh. Bức tượng Đức Mẹ cho Chúa Hài Đồng bú ở trên mặt tiền nhà nguyện là hình ảnh nói

lên cụ thể nhất: Người giống chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi. Vú mẹ là nguồn sống của con. Tiếc

thay, xã hội và nền văn hóa hiện đại đã làm méo mó hẳn ý nghĩa vừa sinh học vừa nhân bản ấy, biến

cặp vú người đàn bà trở thành một món đồ mua bán, mua vui, không còn ý nghĩa gì khác. Tuy nhiên,

bức tượng này, có lẽ vì vị trí công cộng của nó, nên vẫn còn nhiều đặc tính “e lệ”. Chúa Con “rúc” vào

ngực Mẹ để bú, che lấp hết cả vú Mẹ. Trái lại, một bức tranh trưng bày phía bên trong nhà nguyện

cho thấy trọn bầu vú Mẹ và Chúa Con dù đã no nê vẫn chưa chịu nhả vú Mẹ ra. Hình ảnh ấy quả đã

nói lên hết tính nhân bản của tình mẫu tử. Nghệ thuật thánh quả đã khởi đi từ những thực tại hết sức

nhân bản như thế.

Cánh Đồng Chiên và lời chúc hòa bình

Từ Động Sữa, chúng tôi qua viếng Cánh Đồng Chiên, một cánh đồng từ thời xa xưa đã được nhận

diện như là cánh đồng của những người chăn chiên tới chiêm ngưỡng Chúa Hài Đồng. Người ta tin

như thế, vì cánh đồng này cho đến nay vẫn là một cánh đồng mầu mỡ, chắc chắn là nơi những người

chăn chiên kia đưa chiên của mình tới gặm cỏ. Tuy nhiên, cảnh thiên thần hiện ra với họ chính xác

xẩy ra ở chỗ nào thì người Chính Thống Hy Lạp và các tu sĩ Phanxicô không nhất trí với nhau. Người

nhận ở chỗ này kẻ nhận ở chỗ kia. Cả hai địa điểm đều đã được khai quật và người ta đã tìm thấy

các nhà thờ và đan viện ở cả hai chỗ ấy từ thế kỷ thứ 4 hay sớm hơn. Cả Egeria (năm 384) lẫn Arculf

(năm 670) đều nhắc đến những nhà thờ và đan viện này. Đây cũng là cánh đồng nơi Rút và mẹ

chồng mót lúa của Bôát.

Như thế, hiện nay tại Cánh Đồng Chiên, có tới 5 nhà thờ. Chúng tôi chỉ đi thăm hai nhà thờ do các

cha Dòng Phanxicô trông coi. Đó Nhà Thờ Hang Tự Nhiên tại Khirbat Siyar al-Ghanim và nhà thờ có

hình chiếc lều du mục do kiến trúc sư Antonio Barluzzi xây năm 1954. Hang tự nhiên hay hang trú

bằng đá này tọa lạc tại một khu vực đẹp mắt, từ đó, bạn có thể thấy được những ngọn đồi chung

quanh. Kể từ năm 1859, hang tự nhiên này lôi cuốn nhiều khách hành hương hơn. Tại đây, một cuộc

khai quật từng phần đã được C. Guarmani thực hiện năm 1859 nhưng mãi đến những năm 1951-

1952, nó mới được khai quật đầy đủ bởi linh mục V. Corbo. Các cuộc khai quật này đã khám phá ra

cơ sở đan viện làm nghề nông với đủ máy ép, bể nước, kho chứa và những nơi trú ẩn.

Hang quay về hướng đông, tránh được các ngọn gió tây và thu nhận đủ cái ấm áp của những tia

nắng ban mai. Hang cũng mở ra một thung lũng hẹp, nơi súc vật có thể tụ lại lúc gặp nguy hiểm. Điều

ấy càng chứng tỏ nơi này chính là nơi các mục đồng trú ngụ khi họ được thiên thần hiện ra báo tin

vui. Các cha Dòng Phanxicô đã biến hang này thành một nhà nguyện có nhiều ý nghĩa. Mái đá tự

nhiên của nó được phủ bằng một lớp mồ hóng đen như muốn chứng tỏ rằng nơi đây vốn được dùng

làm chỗ tạm trú từ lâu.

Lúc chúng tôi ở đây, không hiểu từ đâu có những tiếng đồng ca bài “O come ye, all faithful, yoyful and

Nguon dunglac.org Trang 34

Page 35: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

triumphant, O come ye, o come ye to Bethlehem”, nhìn chung quanh chỉ thấy dăm ba người Á Châu

đang trố mắt quan sát hang. Sau mới biết, bài hát đó vọng sang từ ngôi nhà thờ của Barluzzi, cách đó

không xa. Điều đặc biệt là dù nhà thờ tại hang tự nhiên này mang đủ tính chất cổ kính, nó vẫn được

trang hoàng bằng bức ảnh Đức Mẹ Guadalup khá lớn gần ngay bên bàn thờ. Ở đây, chúng tôi được

suy niệm bài trình thuật mục đồng nghe tin vui và rủ nhau lên đường về Bêlem bái kính “Đấng Cứu

Độ”.

Cách nhà thờ hang tự nhiên mấy bước là tàn tích của nhà thờ và đan viện thời Byzantine được các

nhà khảo cổ định niên biểu thuộc thế kỷ thứ 4. Lên một chút nữa, trên một nọn đồi nhỏ, các cha Dòng

Phanxicô đã trao cho kiến trúc sư Antonio Barluzzi xây một nhà thờ khác trông giống như một chiếc

lều du mục để tưởng nhớ các biến cố chung quanh việc thiên thần hiện ra với các mục đồng và sự

kiện họ hân hoan lên đường đi bái kính Chúa Giêsu. Các biến cố này được vẽ lại trên ba bức bích

hoạ lớn, do Noni thực hiện bên trong nhà thờ. Bức vui nhất chính là bức vẽ cảnh các người chăn

chiên đủ lứa tuổi đang kéo nhau tiến về Bêlem. Người vui nhất vẫn là cậu bé, vừa đi vừa nhẩy mừng,

có con chó cùng đồng hành trong những bước đi nhẹ nhõm. Cụ già dù không còn sức nhẩy múa như

thế, nhưng cũng vác chiên trên vai, thẳng lưng tiến về nơi “Đấng Cứu Độ” sinh ra. Barluzzi mặc cho

ngôi nhà thờ này một vẻ hân hoan trông thấy qua hàng chuông 3 chiếc trên nóc lối vào nhà thờ. Về

hàng chuông này, Morton từng nhận xét: tại Bêlem, chỉ có một giọng Hồi Giáo mời gọi tín hữu cầu

nguyện (muezzin) nhưng chuông thì nhiều lắm. Trên cổng vào là hàng chữ Latinh: Ecce angelus

Domini stetit super illos” (Này thiên thần Chúa đứng trên họ). Nguyên bản Phổ Thông ghi là juxta illos,

bên cạnh họ chứ không trên họ. Có lẽ ở đây, người ta muốn cho câu nói phù hợp hơn với bức bích

hoạ của Noni bên trong nhà thờ chăng?

Lúc chúng tôi từ giã Cánh Đồng Chiên và cũng là từ giã Bêlem, mặt trời vẫn còn khá cao. Ánh nắng

vẫn chan hòa khắp nơi. Xe buýt chở chúng tôi lại phải băng qua trạm kiểm soát của Do Thái trước khi

thẳng đường trở lại Giêrusalem. Không như lần vào, trong lần ra này, tiếng “Vitnam” không có hiệu

quả gì, mặc dù khuôn mặt của chúng tôi mười mươi khác khuôn mặt người Palestine. Tuy không phải

xuống xe như hàng chữ lớn trên tấm bảng chỉ dẫn ở bên ngoài trạm kiểm soát nói rõ, chúng tôi vẫn

được một nhân viên an ninh Do Thái thân hành lên tận xe xem mặt và yêu cầu xuất trình giấy thông

hành. Câu các thiên thần hát trong lúc các người chăn chiên vây quanh Chúa Hài Đồng và được ghi

một hàng trên mái vòm nhà thờ của Barluzzi: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an cho người

thiện tâm dưới đất” chắc chắn bị lực lượng an ninh Do Thái ở đây cũng như các nhà cầm quyền của

họ không lưu ý bao nhiêu.

Nguon dunglac.org Trang 35

Page 36: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§8

Đường Đau Khổ

Hôm sau, chúng tôi trở lại Cổ Thành để tham dự nghi thức mà không một người hành hương nào có

thể bỏ qua khi tới Giêrusalem. Đó là đi đường Thánh Giá và viếng Mồ Chúa.

Từ Cổng Sư Tử, đi vào chừng hơn trăm mét, bên tay phải bạn là một chiếc cổng đóng kín, trên có đề

bằng chữ Anh: Birthplace of The Virgin Mary (Nơi sinh của Trinh Nữ Maria). Chúng tôi không được

băng qua cổng này mà phải đi thêm chừng 20 mét nữa để tới Nhà Thờ Thánh Anna, tương truyền là

nơi song thân của Đức Mẹ cư ngụ lúc đã cao niên, và do đó là nơi hai cụ hạ sinh Đức Mẹ. Bách Khoa

Từ Điển Công Giáo ấn bản 1914 cho rằng: theo Phúc Âm Đầu Hết của Giacôbê, một ngoại thư có từ

thế kỷ thứ 2, hai thánh Gioakim và Anna đầu tiên sống tại Sephoris, hạ lưu Hồ Galilê, phía bắc

Nadarét chừng 8 kilô mét. Nhưng sau đó dọn về sống tại Giêrusalem, trong một căn nhà được Thánh

Sophronius thành Giêrusalem (thế kỷ thứ 6, thứ 7) gọi là Probatica. Mà tên Probatica được dùng để

gọi căn nhà của hai vị có lẽ là vì nó nằm gần chiếc ao hay hồ nước tên Probatica hay Bêthesđa (viết

theo Cha Nguyễn Thế Thuấn) trong Phúc Âm Gioan 5:2. Phúc Âm này cho hay: “nơi Ao Cừu, có sở

gọi là Bêthesđa theo tiếng Hípri”. Theo từ điển mở Wikipedia, Thánh Gioan dùng chữ Hy Lạp

Probatike để gọi Ao Cừu (Bản Các Giờ Kinh Phụng Vụ gọi là Cửa Chiên). Mà probatike quả là thuộc

về cừu hay chiên theo nghĩa đen. Hiện nay, các học giả đều cho rằng probatike thực sự được dùng

để chỉ sự kiện Bêthesđa nằm gần Cửa Chiên, một cửa của tường thành cũ, gần cửa Sư Tử bây giờ.

Tại đây, từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đã có một hồ chứa nước. Khoảng năm 200 trước công

nguyên, người ta cho xây thêm một hồ nữa. Qua thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, các hang tự nhiên

ở phía đông hai hồ nước này được biến thành những bể tắm nhỏ, trở thành một phần của đền thờ

thần chữa bệnh (tức thần Asclepius, do đó gọi tên đền là asclepieion), chắc chắn do người La Mã

xây. Giữa thế kỷ thứ 1 công nguyên, Hêrốt Agríppa cho nới rộng tường thành, do đó đem đền thờ

thần chữa bệnh này vào trong thành. Khi xây lại Giêrusalem và đặt tên cho nó là Aelia Capitolia,

Hadrian đã nới rộng đền thờ thần chữa bệnh thành một đền lớn hơn để dâng kính hai thần Asclepius

và Serapis. Thời Byzantine, đền thờ này đã được biến thành một nhà thờ. Sau khi Thập Tự Quân

chiếm được Giêrusalem, nhà thờ này đã được tái thiết và được làm nhỏ lại. Thời Saladin, nhà thờ bị

biến thành trường thần học của Hồi Giáo. Rồi dần dần bị bỏ hoang, biến thành nơi đổ rác. Năm 1856,

người Thổ Nhĩ Kỳ biếu địa điểm này cho Pháp. Và người Pháp cho xây Ngôi Nhà Thờ Thánh Anna

hiện nay, ở một địa điểm nằm về phía đông nam, xa hẳn nơi có những cuộc khai quật khảo cổ.

Điều lý thú là các cuộc khai quật trong thế kỷ 19 đã khám phá ra một bể nước lớn chỉ cách tây bắc

Nhà Thờ Thánh Anna chừng 30 mét mà người ta cho là chính Giếng Bêthesđa. Những cuộc khai quật

năm 1964 lại khám phá ra tàn tích của các nhà thờ thời Byzantine va Thập Tự Quân và nhất là đền do

Hadrian xây dâng kính các thần Asclepius và Separis, giếng nhỏ chữa bệnh Asclepieion, một trong

hai giếng lớn hơn và đập nước giữa các giếng ấy. Điều cũng lý thú là các cơ sở thời Byzantine đã

được xây dựng ngay tại tâm điểm các cơ sở của Hadrian, và chứa luôn các giếng chữa bệnh.

Du khách hiện nay có thể nhận diện từng cơ sở một, nhờ những tấm bảng chỉ dẫn nhỏ gắn vào các

tầng khai quật khác nhau, kể cả địa điểm Chúa Giêsu đã chữa một người bại liệt từng nằm bên giếng

38 năm ròng rã, chờ nước động để nhẩy xuống cho khỏi bệnh, mà không bao giờ kịp.

Vào thăm nhà thờ Thánh Anna, người ta được chiêm ngưỡng bức tượng thánh nữ trò truyện với

người con gái lúc ấy chừng 8,9 tuổi đang đứng bên cạnh. Thân hình to lớn của mẹ như bao trùm con

gái thân yêu, mà lời mẹ khuyên còn bao trùm hơn nữa người con gái sẽ trở thành người đàn bà diễm

Nguon dunglac.org Trang 36

Page 37: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

phúc nhất trần gian, mọi nơi, mọi thời. Nơi thánh mữ hạ sinh người con gái duy nhất ấy được vây

thành một vòng cung nằm về phía tay phải nhà thờ. Tại đấy, có đặt một băng ghế dài đủ chỗ cho hai

ba người ngồi. Nhiều khách hành hương đã ngồi ở đấy để suy niệm về biến cố khai mở thời đại Nhập

Thể. Một “blogger” nhân cơ hội này đã suy niệm về ý nghĩa của tên thánh nữ đã dùng đặt cho con gái.

Tên ấy có nghĩa trước nhất là đắng đót, quả đã tiên tri thân phận sau này của con gái, lời tiên tri được

Simêong sau này nói rõ hơn: một lưỡi kiếm sẽ đâm thâu lòng bà. Đúng ra là cô, vì lúc ấy người mẹ trẻ

Maria cùng lắm chỉ mới 18 tuổi! Nhưng đấy mới chỉ là một ý nghĩa của tên Maria. Vì tên này còn có

nghĩa là biển, là đại dương, được “blogger” này thêm vào chữ yêu thương, biển yêu thương. Mỗi lần

đau khổ trong đời, cô đều tìm tới biển này để, dù cái buồn có thăm thẳm như lũng sâu nước mắt,

cũng phải nguôi ngoai. Mẹ vốn là nguồn cậy trông, là niềm dịu ngọt, mênh mông hơn cả bốn đại

dương cộng lại.

Ra khỏi Nhà Thờ Thánh Anna, chúng tôi bước vào “Via Dolorosa”, Đường Đau Khổ, hay Đường

Thánh Giá. Đường này trải qua một lịch sử phát triển khá lâu dài. Nó đã khởi sự có từ thời Byzantine

nhưng cho tới thế kỷ 18, con số chặng và địa điểm các chặng khác bây giờ. Phải từ thế kỷ 18 trở đi,

nó mới có lộ trình và số chặng như hiện nay, nghĩa là gồm 14 chặng, 9 chặng ở bên ngoài và 5 chặng

bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Tuy nhiên, địa điểm một số chặng vẫn chưa nhất định, phải qua thế kỷ

19, vấn đề ấy mới được nhất trí hoàn toàn. Hiện nay, lộ trình này bắt đầu tại Trường Tiểu Học

Umariya, gần địa điểm của pháo đài Antonia ngày trước và tiến về phía tây qua Cổ Thành để kết thúc

bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Điều đặc biệt là: như trên đã nói, các bảng chỉ dẫn tại Giêrurasalem

thường được viết bằng ba thứ tiếng Anh, Do Thái và Ả Rập, riêng bảng “Via Dolorosa” được viết bằng

tiếng La Tinh và cả ba khối trên đều chấp nhận.

Chặng thứ nhất và chặng thứ hai kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu giáp mặt với Tổng Trấn Philatô. Tại địa

điểm này, có ba nhà thờ Công Giáo đã có từ đầu thế kỷ 19, đặt tên theo các biến cố trên: Nhà Thờ

Kết Án và Bắt Vác Thánh Giá, Nhà Thờ Đánh Đòn, và Nhà Thờ Này Là Người. Một khu vực lát gạch

khá rộng theo kiểu La Mã ở bên dưới ba nhà thờ này vốn được truyền thống coi là nền đá (tiếng Do

Thái là Gápbatha, tiếng Hy Lạp là Lithostratos, Ga 19:13) nơi Philatô kết án Chúa Giêsu. Ba nhà thờ

này dần dần được xây sau khi cha Marie-Alphonse Ratisbonne, Dòng Tên, mua lại từng phần địa

điểm này vào năm 1857. Trong số ba nhà thờ này, nhà thờ mới xây nhất chính là Nhà Thờ Đánh Đòn,

do kiến trúc sư Antonio Barluzzi thực hiện cuối thập niên 1920. Cao trên bàn thờ, dưới mái vòm, là

một tranh ghép trên nền vàng mô tả Mão Gai bị các sao đâm qua. Nhà thờ cũng được trang trí bằng

ba kính mầu diễn tả các cảnh: Chúa Giêsu bị đánh đòn mình cột vào cột đá, Philatô rửa tay, và việc

thả tự do cho Barabbas.

Tại địa điểm này, một thánh giá gỗ bằng tầm người lớn vác đã được cung cấp sẵn cho đoàn chúng

tôi. Tuy không lớn bằng thánh giá “Chúa Giêsu Da Trắng” và “ông Simong Thổ Dân” vác ngày nào tại

Sydney, nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008, thánh giá này cũng đủ nặng để những người

hành hương cảm nhận được nỗi thống khổ của Thầy Chí Thánh trên đường lên Canvariô ngày nào.

Và vì thế, việc hân hạnh được thay nhau vác nó quả là một kinh nghiệm đầy xúc động cho tất cả 7

thành viên nam giới trong đoàn của chúng tôi, trong khi các thành viên nữ đỡ phía đuôi thập giá. Một

cảnh tượng bi hùng cảm động, độc nhất trên đời, mãi mãi khắc ghi vào ký ức.

Rồi vì thập giá quá nặng, Chúa Giêsu bị ngã quị tới ba lần. Lần đầu được tưởng niệm tại chặng thứ

ba, đặt tại cuối phần phía đông của Đường Thánh Giá, gần Nhà Nguyện Công Giáo Ba Lan có từ thế

kỷ thứ 19. Những người Công Giáo xây dựng nhà thờ này thực ra là người Ba Lan gốc Ácmêni và

năm 1947-1948, chính quân đội Ba Lan đã ủng hộ tài chánh để trùng tu nhà thờ này. Lần ngã thứ hai

Nguon dunglac.org Trang 37

Page 38: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

được tưởng niệm tại chặng thứ bẩy, đặt tại một ngã tư đường gần một nhà nguyện xây năm 1875 của

Dòng Phanxicô. Thời hoàng đế Hadrian, ngã tư này chính là giao điểm của hai trục đường bắc nam

(cardo) và trục đường đông tây (decumanus) sau trở thành Via Dolorosa. Lần ngã thứ ba được tưởng

niệm ở chặng thứ chín, không được đặt tại chính Via Dolorosa mà đặt tại lối vào Đan Viện Chính

Thống Êthiôpia và Đan Viện Chính Thống Thánh Antôn của Ai Cập, cả hai tạo mái cho Nhà Nguyện

Thánh Helena ở sâu dưới đất trong Nhà Thờ Mộ Thánh. Thời Chúa Giêsu, Đường Thánh Giá lồi lõm,

lởm chởm ra sao không biết, nhưng Via Dolorosa hiện nay được lát bằng đá cứng khá gồ ghề. Mỗi

lần đến chỗ Chúa ngã, ai cũng rùng mình như thấy cái đau của Người trong da thịt mình.

Đường Thánh Giá, như ta biết, cũng thuật lại những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu trên đường vác

thập giá. Tất cả có bốn cuộc gặp gỡ như thế. Chỉ có một cuộc được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm nhắc

tới, một cuộc chỉ được Phúc Âm Luca nhắc tới, trong khi hai cuộc gặp gỡ còn lại chỉ có trong tương

truyền. Cuộc gặp gỡ theo tương truyền đầu tiên chính là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Mẹ Sầu Bi

của Người. Cuộc gặp gỡ này được tưởng niệm tại chặng thứ bốn, đặt tại Nguyện Đường Chính

Thống Ácmêni có từ thế kỷ 19. Nguyện đường có tên Đức Mẹ Đau Thắt (Our Lady of the Spasm) này

được xây cất năm 1881 nhưng căn hầm của nó hiện duy trì nhiều di tích khảo cổ của một tòa kiến trúc

thời Byzantine, trong đó có nền nhà được ghép tranh. Cuộc gặp gỡ được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm

nhắc tới là cuộc gặp gỡ với Simôn Thành Kyrênê, người vác đỡ thập giá cho Chúa. Biến cố này được

tưởng niệm tại chặng thứ 5, đặt tại cuối phía đông thuộc khu phía tây của Via Dolorosa, kế cận Nhà

Nguyện Simôn Kyrênê, một nhà nguyện của các cha Phanxicô xây năm 1895.

Cuộc gặp gỡ thứ ba cũng thuộc tương truyền là cuộc gặp gỡ với Thánh Nữ Veronica, người dâng

khăn cho Chúa lau mặt và Chúa đã để lại nguyên khuôn mặt của Người trên tấm khăn ấy. Dù có

người cho rằng tên Veronica chỉ là một hình thức nói lái hay biến thái của từ Latinh vera icon (có

nghĩa là ảnh thật), nhưng tương truyền này đã có từ rất lâu và đã đi vào lòng sùng kính của cả Đông

lẫn Tây, nên nó đã trở thành gia sản chung của Giáo Hội từ những ngày tiên khởi, và do đó đã có chỗ

đứng nhất định trên Via Dolorosa và cùng khắp các giáo hội Đông Tây. Nghĩ cho cùng một người phụ

nữ đạo hạnh nào đó dám từ đám đông bước ra trao khăn cho Chúa lau mặt thì cũng chỉ là hiện tượng

thông thường, giống như trong phim Ben Hur có người trao cho Chúa một gáo nước. Và nếu khuôn

mặt Chúa có hiện nguyên hình trên tấm khăn đó thì việc ấy cũng không nằm ngoài quyền năng của

Người. Dù sao, một bức hình như thế cũng đã được nhắc đến trong Các Thư của Chúa Giêsu Kitô và

Abgarus, Vua Edessa, một ngoại thư Tân Ước có trước cả Eusebius. Cuộc gặp gỡ này được tưởng

niệm ở chặng thứ sáu, đặt tại Nhà Thờ Thánh Nhan và Thánh Veronica do người Công Giáo Hy Lạp

xây năm 1883 trên nền kiến trúc cũ có từ thế kỷ 12, được người ta tin là chính nhà của Thánh

Veronica. Hiện nay, các nữ tu thuộc Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu coi sóc.

Cuộc gặp gỡ thứ tư tưởng niệm biến cố Chúa gặp các phụ nữ đạo hạnh của Giêrusalem. Biến cố này

được duy nhất Phúc Âm Luca thuật lại. Gặp họ, Chúa đã dừng lại và cho họ một lời khuyên. Chặng

thứ tám của Via Dolora đã được dành cho biến cố này và được đặt kế cận Đan Viện Thánh

Charalampus của Chính Thống Giáo Hy lạp. Nó được ghi dấu với chữ Nika (tiếng Hy lạp có nghĩa là

chiến thắng) được khắc vào tường và cây thánh giá có trang trí.

Vì là ngày thường, nên đoàn chúng tôi là đoàn duy nhất đi đường Thánh Giá trên Via Dolorosa lúc ấy,

dù tại chặng thứ 9, trước khi bước vào Nhà Thờ Mộ

Chúa để hoàn tất các chặng từ 10 đến 14, chúng tôi có thấy 3 thánh giá gỗ khác đã được dựng tựa

vào tường, sau khi sử dụng. Đường đã hẹp, người đi lại nhiều, mà xe cộ đủ loại, kể cả xe cày cấy,

vẫn rầm rộ phóng qua. Và trong khi chúng tôi suy niệm, hát xướng, người Ả Rập vẫn tỉnh bơ ngồi cho

Nguon dunglac.org Trang 38

Page 39: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

con bú, hút thuốc, truyện trò như chỗ không người. Việc buôn bán tấp nập đương nhiên là vẫn tiếp

diễn, có người còn chào hàng chúng tôi trong lúc di chuyển. Trong các xã hội tân tiến, ngoài các xã

hội cực đoan như Cộng Sản, những địa điểm có giá trị lịch sử tôn giáo cao, được nhiều du khách

khắp thế gới tuôn đến kính viếng, như Via Dolora, hẳn đã được tốt nhất thì dành riêng cho tôn giáo,

mà tệ nhất cũng được dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, nghĩ lại, tình thế Via Dolorosa chỉ phản ảnh

đời thực mà thôi, một đời thực mà lòng đạo của tôi hôm nay bắt buộc phải thích ứng. Vả lại, tại sao tôi

lại không nhận lấy trách nhiệm biến những người Ả Rập và cả Do Thái kia trở thành những người

cùng một tâm tình tôn giáo với mình?

Nguon dunglac.org Trang 39

Page 40: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§9

Mộ Thánh

Phần “ngoài đường” của Via Dolorosa kết thúc tại chặng thứ 9, nơi tưởng niệm Chúa ngã lần thứ 3.

Trên đây có chỗ chúng tôi nói: chặng thứ nhất của Via Dolorosa là trường tiểu học Al Omariya, nằm

về phía tay trái nếu ta vào Cổ Thành từ Cổng Sư Tử. Đây chính là dinh tổng trấn bên trong Pháo Đài

Antonia, nơi Philatô xử và kết án Chúa Giêsu. Có chỗ chúng tôi lại bảo: chặng thứ nhất và chặng thứ

hai cùng ở một địa điểm với ba nhà thờ: Kết Án và Bắt Vác Thánh Giá, Đánh Đòn và Này Là Người

nằm về phía tay phải tính từ Cổng Sư Tử. Điều ấy không có chi mâu thuẫn. Vì thường không phải lúc

nào, công chúng cũng vào được chặng thứ nhất vốn là trụ sở của một trường Hồi Giáo. Sở dĩ cuộc đi

đường Thánh Giá long trọng của các Cha Dòng Phanxicô vào mỗi thứ Sáu bao giờ cũng bắt đầu từ

địa điểm này là vì diễn ra vào lúc 3 giờ chiều, là giờ trường tiểu học Al Omariya không sinh hoạt. Bởi

thế, phần lớn các đường Thánh Giá đều bắt đầu tại ba nhà thờ nói trên.

Năm chặng còn lại được đặt bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Cây Thánh Giá gỗ đã được để lại tại

chặng thứ 9. Từ đó, chúng tôi băng qua một nhà nguyện Chính Thống Giáo, lúc đó đang cử hành

phụng vụ, để lọt vào sân trước Nhà Thờ Mộ Chúa. Thánh Giá không còn, nên chúng tôi cũng phần

nào thấy mình không còn đi đường Thánh Giá nữa. Đến nỗi, cử hành chặng thứ 10, tức chặng mô tả

việc Chúa Giêsu bị lột trần, ở chỗ nào, tôi cũng không còn nhớ nữa. Theo sách vở, việc cử hành đó

phải diễn ra tại nhà nguyện người Franks, phía trái, bên ngoài cửa chính, chỗ dẫn vào Canvariô của

Công Giáo, từng được Thập Tự Quân xây dựng vào thế kỷ thứ 12. Nhưng hình như chúng tôi không

cử hành tại đó, mà cử hành ở một địa điểm khác bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa, trước cầu thang lên

đỉnh Canvariô.

Hành vi đầu tiên của chúng tôi khi bước vào bên trong nhà thờ này, là vội qùy xuống xung quanh một

bệ cao có chứa một phiến đá đủ cho một người lớn nằm. Đó chính là phiến đá đặt xác Chúa Giêsu

mới lấy từ Thánh Giá xuống, để lau lọt trước khi tẩm liệm và chôn cất. Phiến đá này có từ năm 1808,

sau khi phiến có từ thế kỷ 12 bị hủy hoại. Quyền sở hữu địa điểm này thay đổi trong nhiều thế kỷ,

nhưng nay thuộc bốn giáo phái chính là Ácmêni, Ai Cập, Hy Lạp cà La Tinh. Dĩ nhiên, nó thánh thiêng

với mọi tín đồ Kitô giáo, không phân biệt ai. Người nào cũng phải quỳ sụp bên cạnh nó. Đồ đạc mang

theo được chúng tôi và các Kitô hữu khác đặt ngay trên phiến đá, miệng lâm râm cầu nguyện và kính

cẩn nghiêng mình hôn phiến đá ấy nhiều lần. Nếu không thấy các Kitô hữu khác đang nóng lòng chờ

đến lượt, thì chắc chắn không một ai trong chúng tôi muốn đứng lên.

Từ phiến đá tẩm liệm ấy, chúng tôi theo lối đi vòng phía sau Nhà Nguyện Mộ Chúa để vào Nhà

Nguyện Thánh Maria Mađalêna của Công Giáo do các cha Dòng Phanxicô trông coi, nằm ở phía tay

phải. Đây là nhà nguyện được Morton coi là đơn giản nhất về trang trí giống một trinh nữ (a chastity of

decoration), một nét được coi là đặc trưng Tây Phương. Từ nhà nguyện này, chúng tôi được thấy

người từ muôn nước đang xếp hàng rất đông chờ đến lượt vào thăm nơi Chúa Giêsu được chôn cất.

Có nóng lòng muốn vào nơi đó ngay lúc này, cũng không có cách chi được toại nguyện. Chúng tôi

đành ngồi chờ tại đây vậy. Ngoài nhà nguyện vuông vức có tính công cộng này, các cha Dòng

Phanxicô còn một nhà nguyện và nhiều cơ sở khác nằm phía sau Nhà Nguyện Thánh Maria

Mađalêna, nơi được coi là địa điểm Chúa hiện ra với thánh nữ sau khi Người sống lại. Trong khi chờ

cho hàng nối đuôi trước Nhà Nguyện Mộ Chúa ngắn đi, chúng tôi được các cha Dòng Phanxicô

hướng dẫn vào nhà nguyện ở phía trong để cử hành Thánh Lễ trong ngày. Chính tại nhà nguyện này,

chúng tôi được gặp Sơ Quy, vị nữ tu người Việt từng phục vụ tại Đất Thánh này từ lâu (có người cho

là 50 năm).

Nguon dunglac.org Trang 40

Page 41: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Sau Thánh Lễ, chúng tôi xếp hàng vào viếng Mộ Chúa. Hàng tuy dài, nhưng đây là đỉnh cao chuyến đi

Đất Thánh của chúng tôi, nên dù phải chờ hàng giờ, chúng tôi vẫn phải chờ để vào cho bằng được.

Rất may, không biết có nhờ một sắp xếp đặc biệt gì không, mà các tín hữu khác đã nhường cho đoàn

chúng tôi đứng ở đầu hàng. Khu vực chờ đợi, thường được gọi là Viên Đình (Rotunda) hay Nhà Thờ

Phục Sinh (Anastasis), đã giữ nguyên địa điểm và hình dáng của Nhà Thờ Phục Sinh do Constantinô

xây trên Mộ Chúa vào thế kỷ thứ 4. Trên đỉnh khu này là một mái vòm lớn được hoàn thành trong

thập niên 1960, được trang trí vào năm 1997 với ngôi sao 12 cánh để chỉ 12 Tông Đồ. Mái vòm có

đường kính 20.5 mét và cao 34 mét. Bên dưới mái vòm, chính là Mộ Chúa được đặt trong một lăng

lớn trông giống như một chiếc hộp. Người ta thường gọi lăng này là một tiểu kiến trúc (edicule). Nó

được chống đỡ bằng một hệ thống sàn ở bên ngoài để chống động đất và do đó trông không hấp dẫn

bao nhiêu. Cấu trúc hiện nay được thực hiện trong các năm 1809-1810 sau trận hỏa hoạn năm 1808.

Nó thay thế cấu trúc có từ năm 1555, do các cha Dòng Phanxicô đặt làm. Bên trong lăng, có hai

phòng nhỏ. Phòng thứ nhất chính là Nhà Nguyện Thiên Thần của Chính Thống Giáo Hy Lạp, nơi có

một bàn thờ trên đó có phiến đá được thiên thần lăn qua một bên vào ngày Chúa Phục Sinh. Một cửa

thấp phía đối diện dẫn tới Nhà Nguyện Mộ Chúa nhỏ xíu trong đó có Mộ Chúa. Đây chính là chặng

thứ 14 của Via Dolorosa và là địa điểm thánh thiêng nhất của thế giới Kitô Giáo. Tại đây có phiến đá

trên đó đặt xác Chúa Giêsu và cũng từ phiến đá này, Người đã trỗi dậy Phục Sinh vinh hiển. Phiến đá

này được đặt tại đây lúc tái thiết lăng vào năm 1555 và được cố ý làm nứt để làm nản lòng những tên

trộm đồ thời Đế Quốc Thổ.

Lối vào và lối ra Mộ Chúa chỉ là một, và Nhà Nguyện Mộ Chúa quá nhỏ, nên chỉ 2 hay 3 người được

vào một lúc, như chính Morton đã mô tả vào đầu thế kỷ 20. Một vị giáo sĩ Chính Thống Giáo luôn có

mặt ở đấy để kiểm soát sự ra vào này, một sự kiểm soát, tuy cần thiết, nhưng đã gây nhiều căng

thẳng cho khách hành hương, khiến họ bớt đi phần nào sự chú tâm thiêng liêng. Từ ngoài nhìn vào,

người ta không thấy gì bên trong Mộ Chúa, chỉ thấy được hình dáng tín hữu lom khom cúi xuống hôn

phiến đá đặt xác Chúa, khi có máy ảnh của ai đó lóe đèn lên chụp hình. Âm thanh duy nhất được

nghe rõ lúc ấy chỉ là “quick, please, quick!” của vị giáo sĩ Chính Thống, mặc đồ đen từ đầu tới chân

với bộ râu dài cùng mầu với y phục, làm cho ngôi nhà nguyện đã tối càng tối thêm. Chỉ nhờ cụm nến

cháy đánh dấu nơi đặt đầu Chúa, tôi mới nhận ra phiến đá để hôn kính và vội vàng rời khỏi nhà

nguyện để các tín hữu khác được dịp tiến vào tỏ lòng tôn kính phiến đá, nơi đặt xác Chúa và cũng là

nơi Chúa sống lại. Ngoài ra, không được chiêm ngưỡng bất cứ chi tiết nào khác bên trong nhà

nguyện này, một nhà nguyện được coi là nơi cực thánh của thế giới Kitô Giáo.

Dù, theo lời một linh mục Dòng Phanxicô người Ý nói tiếng Pháp mà tôi được hầu truyện, cả ba Giáo

Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Ácmêni và Giáo Hội Công Giáo đều thay phiên nhau cử hành

phụng vụ trong nhà nguyện này, nhưng cách trang trí trong nhà nguyện rõ ràng mang nặng ảnh

hưởng của Chính Thống Giáo, luôn nhấn mạnh tới khía cạnh kín nhiệm, sao cho con mắt trần thế

không nhìn thấy rõ. Ánh sáng tối tăm của Nhà Nguyện Mộ Chúa đủ chứng minh điều ấy. Theo thiển ý,

nơi cực thánh cần được chiếu sáng rực rỡ, nhất là khi Giáo Hội Chính Thống vẫn gọi Nhà Thờ Mộ

Thánh là Nhà Thờ Phục Sinh (Anastasis). Đã gọi là nơi kỷ niệm biến cố có một không hai trong lịch sử

là biến cố Phục Sinh, thì ánh sáng phải là nét chính yếu.

Chính vì thế, đối với tôi, việc hôn kính phiến đá Mộ Chúa không gây được nhiều xúc động như lúc

được hôn nơi dựng Thánh Giá của Người trên đỉnh Golgotha hay đỉnh Canvariô, là nơi đặt hai chặng

thứ 11 và 12 của Via Dolorosa. Muốn lên hai chặng này, người ta dùng một cầu thang khá dốc đặt

gần lối ra vào chính. Chặng thứ 11 đặt tại phần Đồi Canvariô Công Giáo hay La Tinh, như người ta

vốn gọi tại Đất Thánh. Bàn thờ tại đây do gia đình Medici từ Florence dâng kính, trên trần vòng cung

Nguon dunglac.org Trang 41

Page 42: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

phía trên bàn thờ là tranh ghép thế kỷ 12, mô tả cảnh Chúa bị đóng đinh vào thập giá trước sự chứng

kiến của Mẹ Người. Vì khách hành hương rất đông, nên đoàn chúng tôi phải đứng tại chỗ và suy niệm

tiếp chặng thứ 12 để tưởng niệm biến cố Chúa tắt thở trên Thánh Giá, đặt tại phần Đồi Canvariô

Chính Thống hay Hy Lạp như người ta vốn gọi tại Đất Thánh. Đó chính là địa điểm của Đồi Canvariô

mà quanh đó, Nhà Thờ Mộ Chúa đã được xây dựng. Qua một lớp kính, khách hành hương có thể

nhìn thấy một tảng đá nằm dưới hai bên bàn thờ, và dưới bàn thờ, có một chiếc lỗ giúp khách hành

hương có thể đụng tới tảng đá ấy. Tại chặng 12 này, có tượng Chúa chịu nạn lớn bằng người thật

được đặt cao phía sau một bàn thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp. Dưới bàn thờ này có một chiếc dĩa

bạc đánh dấu nơi dựng Thánh Giá Chúa, nơi những giọt máu cuối cùng của Người đổ xuống. Nếu có

lòng biết ơn nào thì đây là nơi để bày tỏ. Kitô hữu nào cũng cung kính, nghiêm chỉnh, lặng lẽ chờ đến

phiên mình được tiến tới hôn lên dĩa bạc kia. Người phụ nữ Đông Phương xếp hàng trước tôi, liên

tiếp làm dấu thánh giá ngược, không đợi gặp dĩa bạc. Bà bắt đầu hôn từ ngoài vào trong, từ cạnh bàn

thờ, tới chân bàn thờ, trước khi qùy xuống hôn dĩa bạc. Bà không hề lưu tâm đến việc chụp hình lưu

niệm, như chúng tôi hay như phần đông các tín hữu đến từ Hồng Kông, khiến vị tu sĩ Chính Thống

Giáo luôn miệng “Quick, please; one line, please; move, please”. Trong ánh sáng chan hòa của Đỉnh

Canvariô, những tiếng ấy nguyên tuyền chỉ có nghĩa như một yêu cầu, không mang bất cứ âm sắc

tiêu cực nào. Nên cảm xúc thiêng liêng còn nguyên vẹn khi rời nơi ấy.

Điều đặc biệt là tại khu vực Chính Thống Giáo này, giữa hai bàn thờ Hy Lạp và La Tinh, còn có một

bàn thờ Công Giáo khác của các cha Dòng Phanxicô để dâng kính Đức Mẹ, trên đó có bức tượng gỗ

Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi) với lưỡi gươm đâm qua trái tim, do Nữ Hoàng Tây Ban Nha dâng tặng

năm 1778, để tưởng nhớ sự thống khổ của Đức Mẹ trước cái chết của Con Trai duy nhất của mình.

Có tài liệu cho rằng đây chính là chặng thứ 13 của Via Dolorosa, điều mà đoàn chúng tôi không nhận

ra.

Rời đỉnh Golgotha, chúng tôi theo một bậc thang tiến về phía bờ tường nằm song song với Phiến Đá

Tẩm Liệm, và ngăn cách nó với Nhà Thờ Chính Tòa Giêrusalem và Antiốc của Chính Thống Giáo Hy

Lạp (Catholicon) để suy niệm việc tháo xác Chúa Giêsu từ Thánh Giá xuống mà đoàn chúng tôi coi là

chặng thứ 13. Trên bức tường này có một tranh ghép mô tả việc tẩm liệm Xác Chúa Giêsu trước khi

chôn cất. Việc tẩm liệm với nhũ hương, lôi hộ và dầu thơm này dĩ nhiên được thực hiện trên Phiến Đá

Tẩm Liệm. Chặng 14 tưởng niệm việc táng xác Chúa đáng lý phải diễn ra bên trong chính Mộ Thánh,

một việc chắc chắn không bao giờ có thể xẩy ra cho một đoàn hành hương, nên chúng tôi đã dừng lại

bên ngoài Mộ Thánh để hoàn tất Via Dolorosa, giữa ánh sáng mờ ảo của đèn điện và ánh mặt trời

chiếu qua mái vòm trên đầu.

Thánh điểm xác thực nhất

Lúc ấy, tuy người hành hương vẫn tiếp tục kéo tới để xếp hàng vào viếng Mộ Chúa cũng như hoàn tất

các chặng quan trọng nhất của Via Dolorosa, nhưng Phiến Đá Tẩm Liệm có thưa người nhiều hơn,

nhờ thế anh chị em trong đoàn chúng tôi được dịp qùy lâu giờ hơn bên cạnh Phiến Đá để cầu nguyện

và suy niệm. Sau đó, chúng tôi còn được dịp kính viếng nhiều nhà nguyện và nhà thờ khác bên trong

Nhà Thờ Mộ Chúa. Đầu tiên là Nhà Thờ Chánh Tòa Giêrusalem và Antiốc của Giáo Hội Chính Thống,

tục gọi là Catholicon, nằm đối diện với Nhà Nguyện Mộ Thánh, nối tiếp với khu viên đình. Nhà thờ này

bao gồm một phông ảnh thánh (iconostasis), hai bên là hai tòa của các thượng phụ Giêrusalem và

Antiốc. Trên đó là một mái vòm nhiều màu sắc, xây sau vụ động đất năm 1927, được trang trí với ảnh

Chúa Kitô và nhiều ảnh thánh khác. Điều đặc biệt là truyền thống từ nghìn xưa vẫn coi nơi Chúa chịu

đóng đinh và sống lại là trung tâm trái đất, cho nên từ thế kỷ thứ 10, nó đã được đánh dấu bằng một

phiến đá omphalos (tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái rốn, cái rốn trái đất). Ngày nay, nó được đánh dấu

bằng một chiếc bình bằng đá hoa cương đặt tại cuối phía tây nhà thờ này. Sau đó là Nhà Nguyện

Nguon dunglac.org Trang 42

Page 43: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Adong, nằm ngay bên dưới Đỉnh Canvariô, nơi có phiến đá nứt phía sau một lớp kính.Theo Origen,

một giáo phụ thuộc thế kỷ thứ 2, truyền thống vẫn tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh ngay tại chỗ

Adong được chôn cất. Người ta cũng tin rằng vết nứt trên phiến đá là do một trận động đất xẩy ra lúc

Chúa chịu đóng đinh. Tiến thêm chút nữa, còn có ba nhà nguyện khác do Thập Tự Quân xây dựng.

Đó là nhà nguyện Thánh Longinus (người lính đâm đòng vào cạnh sườn Chúa, sau đó được ơn trở

lại), nhà nguyện Chia Áo của người Ácmêni và nhà nguyện Chế Riễu hay nhà nguyện Đội Mão Gai có

chứa Cột Đá Chế Riễu. Giữa hai nhà nguyện vừa nói là một lối cầu thang dẫn xuống Nhà Thờ Thánh

Helena, vị thánh đã tìm ra Thánh Giá thật của Chúa… Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở khác, mà vì thời

gian eo hẹp, đoàn chúng tôi không thể kính viếng hết, mặc dù rất muốn.

Chúng tôi nghĩ khách hành hương nào tới đây cũng có cùng một ước nguyện được kính viếng càng

nhiều thánh tích càng hay. Ở đâu, chúng tôi cũng gặp được những người giống các Kitô hữu đầu thế

kỷ 20 qua mô tả của Morton: “Họ là đám đông luôn khơi dậy sự trìu mến nơi tâm hồn ta. Họ là đám

đông được linh hứng bởi một Đức Tin trần truồng như trẻ sơ sinh… Họ là biểu tượng không những

của nỗi đau tra vấn trong trái tim con người mà còn của cả câu trả lời nữa”.

Điều hết sức nổi bật là họ không hề lưu ý chi tới sự kiện Nhà Thờ Mộ Thánh thực ra là một quần thể

của rất nhiều cơ sở tôn giáo thuộc nhiều tuyên tín khác nhau. Nó thuộc quyền sở hữu của ít nhất 6

hay 7 hệ phái Kitô Giáo. Và một điều dị thường là có lúc 6 hay 7 hệ phái Kitô Giáo đó đã cần tới sự

hiện diện của một người Hồi Giáo để điều hợp sự hài hòa chung sống. Thực vậy, ở tay trái lối vào

Nhà Thờ Mộ Chúa, trước đây có một chiếc ghế cao dành cho người giữ cửa Hồi Giáo ngồi: chính anh

ta kiểm soát chìa khóa của nhà thờ để tránh các tranh chấp thường diễn ra giữa các hệ phái Kitô

Giáo. Việc ấy ngày nay không còn nữa, nhưng địa điểm thánh thiêng nhất của thế giới Kitô Giáo vẫn

bị chia cắt một cách cẩn thận giữa các hệ phái trên và các hệ phái này canh giữ phần thuộc về mình

một cách hết sức cẩn mật.

Tưởng cũng nên nhắc lại, việc phân chia quyền sở hữu này bắt đầu thành hình sau khi Saladin bẻ

gẫy Vương Quốc Kitô Giáo tại Giêrusalem vào năm 1187, một vương quốc vốn dành quyền kiểm soát

Nhà Thờ Mộ Thánh cho Giáo Hội Phương Tây. Nhưng khi Vương Quốc này không còn, thì quyền

kiểm soát ấy được phân chia như ta đã thấy. Ta biết rằng sau khi tin nhận Chúa Kitô, Constantinô cho

xây nhiều nhà thờ tại Đất Thánh, mà nhà thờ quan trọng nhất chính là Nhà Thờ Mộ Thánh, khởi sự

xây từ năm 326, tại địa điểm chung quanh Mộ Chúa Giêsu. Trong thời gian đào xới làm nền, người ta

đã khám phá ra Đồi Golgotha cũng như Cây Thánh Giá thật. Nhà Thờ Mộ Thánh được cung hiến vào

năm 335, gồm một phòng lộ thiên (atrium), một nhà thờ có mái, một sân rộng với Đồi Golgotha nằm

về phía đông nam và mộ Chúa Giêsu đặt trong một toà kiến trúc nhỏ vòng cung (edicule). Khi cung

hiến, Mộ Chúa chưa hoàn tất vì việc đục sườn đá để lộ mộ Chúa đòi nhiều thời gian hơn. Mãi tới năm

384, Mộ Chúa mới hoàn thành. Nhà thờ này sau đó bị người Hồi Giáo phá hủy vào năm 1009. Với sự

đồng ý của người Hồi Giáo, năm 1048, hoàng đế Constantine Monomachos đã cung cấp ngân khoản

cho cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem trùng tu lại nhà thờ nhưng vớ iqui mô nhỏ hơn. Chính tại nhà

thờ trùng tu này, Thập Tự Quân đã hát Kinh Te Deum vào năm 1099 và họ bắt đầu thực hiện nhiều

công trình tái và kiến thiết trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Điều đáng buồn là vì là người Tây Phương, họ đã

dành quyền kiểm soát nhà thờ này cho Giáo Hội Latinh (Công Giáo). Nhưng Thập Tự Quân cai trị

Giêrusalem không lâu, khi người Hồi Giáo trở lại nắm quyền, việc kiểm soát Nhà Thờ Mộ Thánh rơi

vào tay các Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Hy Lạp). Tuy nhiên, sau đó, quyền kiểm soát nhà

thờ (custodians) đã được chia sẻ giữa 3 Giáo Hội: Chính Thống Hy Lạp, Tông Truyền Ácmêni và

Công Giáo La Mã. Qua thế kỷ 19, Giáo Hội Chính Thống Ai Cập (Coptic), Giáo Hội Chính Thống

Êthiôpi và Giáo Hội Syri cũng thủ đắc được quyền kiểm soát có giới hạn hơn qua một số bàn thờ và

Nguon dunglac.org Trang 43

Page 44: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

công trình khác bên trong và chung quanh nhà thờ. Riêng Mộ Chúa và viên đình (rotunda) chung

quanh là tài sản chung của mọi hệ phái.

Nhà thờ chịu nhiều hư hại trong các thế kỷ tiếp theo, phần lớn do không được bảo trì đúng mức (cha

chung không ai khóc). Cố gắng của Cha Dòng Phanxicô năm 1555 đem lại nhiều thiệt hại hơn là ích

lợi. Năm 1808, nó bị hỏa hoạn và cuộc động đất năm 1927 đã làm nó thiệt hại nặng. Mãi năm 1959,

ba cộng đồng chính là Công Giáo La Mã, Chính Thống Hy Lạp và Tông Truyền Ácmêni mới đạt được

thỏa thuận cho một kế hoạch trùng tu lớn. Nguyên tắc hướng dẫn là: chỉ phần nào không còn chức

năng cấu trúc mới bị thay thế, và phải sử dụng loại đá giống loại đá của thế kỷ 11 và 12.

Người ta đọc rõ tính phức tạp trong lịch sử kiểm soát hay sở hữu của nhà thờ qua phong thái trang trí

hỗn tạp của mỗi hệ phái và thời kỳ từ Byzantine, tới Trung Cổ, Thập Tự Chinh, và các yếu tố tân thời.

Giáo phái nào cũng muốn nói lên phong thái riêng. Người ta khó có thể tưởng tượng đây là ngôi

thánh đường thánh thiêng nhất của Kitô Giáo. Nhưng đồng thời vì bề dày lịch sử và tầm quan trọng

tôn giáo của nó, nên nó vẫn có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với tin hữu Kitô. Nhất là vì nó là thánh điểm

Kitô Giáo duy nhất tại Đất Thánh có được tính xác thực lịch sử.

Quả thế, phần lớn các sử gia và khảo cổ gia đều cho rằng Nhà Thờ Mộ Chúa chắc chắn đã được xây

trên chính phần mộ của Chúa Giêsu. Cách bằng chứng sau đây đã được liệt kê. Thứ nhất, đầu thế kỷ

thứ 1 công nguyên, thánh điểm này vốn là hầm đá bỏ hoang bên ngoài tường thành. Những ngôi mộ

thuộc hai thế kỷ thứ 1 trước và sau công nguyên đã được các thợ đục đá khoét dọc vào tường phía

tây. Thứ hai, các yếu tố trắc đồ (topographical) của địa điểm nhà thờ rất tương ứng với mô tả của

Phúc Âm, là các mô tả cho rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên một ngọn đồi đá trông giống như một

sọ người, nằm ở bên ngoài thành phố (Ga 19:17) và gần đấy có một ngôi mộ (Ga 19:41-42). Đất bồi

do gió mang tới cũng như các hạt giống được mưa tưới tắm có thể đã tạo một bề mặt xanh tươi cho

ngọn đồi khiến Phúc Âm Gioan gọi nó là một thửa vườn. Thứ ba, Hai sử gia Eusebius và Socrates

Scholasticus xác nhận rằng Cộng Đồng Kitô Giáo tại Giêrusalem vốn tổ chức các buổi thờ phượng tại

địa điểm này cho tới năm 66. Thứ bốn, Ngay sau khi khu vực này được đem vào nội thành trong các

năm 41-43, địa điểm này đã không bị cư dân xây dựng lên trên. Thứ năm, Hoàng Đế Hadrian của La

Mã đã xây một đền thờ kính thần Venus (Aphrodite) trên địa điểm này vào năm 135; điều này có thể

cho thấy địa điểm này được Kitô hữu coi là thánh thiêng và Hadrian muốn dành địa điểm này cho tôn

giáo truyền thống của La Mã. Thứ sáu, truyền thống địa phương của cộng đoàn chắc chắn đã được

xem sét kỹ lưỡng khi Constantinô khởi sự xây nhà thờ này năm 326, vì địa điểm này khá bất tiện và

gây tốn kém. Nhiều toà nhà quan trọng hiện có phải phá sập, nhất là ngôi đền do Hadrian xây trên đó.

Chỉ xếch về phía nam đôi chút, người ta thấy một miếng đất còn hoàn hảo hơn nhiều, đó là sân trống

của nghị trường Hadrian. Thứ bảy, sử gia tận mắt là Eusebius quả quyết rằng trong lúc đang đào xới,

người ta đã tìm lại được nơi tưởng niệm nguyên thủy (Life of Constantine 3:28).

Dựa trên các điểm ấy, cuốn Oxford Archaeological Guide to the Holy Land đã viết như sau: "Đây có

phải là nơi Chúa Kitô qua đời và được chôn cất không? Đúng, rất có thể như thế”. Còn Dan Bahat,

một học giả Do Thái, trước đây vốn là khảo cổ gia của Thành Phố Giêrusalem nói như sau về ngôi

nhà thờ này: “Chúng ta không tuyệt đối chắc chắn địa điểm Nhà Thờ Mộ Chúa chính là địa điểm chôn

xác Chúa Giêsu, nhưng ta không còn một địa điểm nào khác gần có giá trị như địa điểm này, và ta

thực sự không có lý do gì để bác bỏ tính xác thực của địa điểm này”.

Nguon dunglac.org Trang 44

Page 45: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

§10 -/-HẾT-/-

Bức Tường Phía Tây

Phải rời Nhà Thờ Mộ Chúa với bề dày lịch sử 16 thế kỷ này quả là điều khó khăn. Nên trước khi thực

sự rời nó, chúng tôi còn được kể nhiều điều thích thú như vết nứt trên chiếc cột đá ở cửa chính chẳng

hạn. Tín hữu Chính Thống Giáo tin rằng hàng năm vào Thứ Bảy Tuần Thánh, lửa thánh từ trời vẫn

xuống thắp sáng ngọn nến trong tay vị thượng phụ của họ. Tuy nhiên, chỉ có vị thượng phụ của Chính

Thống Giáo Hy Lạp được hưởng phép lạ đó mà thôi. Năm 1579, thượng phụ Ácmêni là Hovhannes I

cầu nguyện cả ngày lẫn đêm mong nhận được lửa thánh, rồi một tia sét bỗng đâu đánh vào chiếc cột

gần cửa ra vào, nhưng nến của ông không cháy mà cháy nến của thượng phụ Hy Lạp là Sophronius

IV đang đứng gần đó. Tia sét kia đã gây nên một đường nứt ở đoạn gần cuối chân cột. Dù năm 1238,

Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX từng tuyên bố phép lạ ấy chỉ là một trò bịp và năm 2005, trên truyền

hình Hy Lạp, Michael Kalopoulos, một tác giả và sử gia tôn giáo, đã nhúng ba cây nến vào chất

phosphore trắng; lửa cũng tự nhiên bốc cháy trên ba cây nến ấy sau chừng 20 phút, do đặc tính tự

bắt lửa của chất phosphore trắng khi tiếp xúc với không khí, nhưng phép lạ lửa thánh vẫn được cử

hành hàng năm và được trực tiếp truyền hình đi nhiều quốc gia.

Sau cùng, chúng tôi cũng phải bịn rịn từ giã Nhà Thờ Mộ Thánh để băng qua một khu chợ, tới khu

vực Kitô Giáo hiện vẫn còn đầy cờ quạt chăng mừng Đức Bênêđíctô XVI dịp ngài tới thăm hồi tháng

Năm. Khu chợ này để lại một chút ấn tượng không đẹp về những người bán đồ kỷ niệm và đổi tiền.

Chân nến bẩy ngọn được người bán hàng ở Bêlem cho giá 140 mỹ kim (khoảng 500 đồng shekels Do

Thái), thì ở đây nó là 800 shekels, nhưng giá cuối cùng để mua chỉ là 250 shekels. Còn người đổi tiền

thì trước đó hiến giá 300 shekels cho 100 úc kim, mấy phút sau quay lại, anh ta đã đổi thành 290

shekels.

Sau bữa ăn trưa tại khu vực Kitô Giáo, chúng tôi lên đường đi thăm Bức Tường Phía Tây còn được

gọi là Bức Tường Than Khóc, phần duy nhất còn sót lại của Đền Thờ Giêrusalem thời Hêrốt Đại

Vương. Khỏi nói, tại đây, chúng tôi đã gặp rất nhiều người Do Thái “tôn giáo” và không tôn giáo.

Nhưng chắc chắn không có những người Duy Xion (zionists), là lớp người tích cực nhất trong việc

thành lập ra quốc gia Do Thái. Họ vốn chỉ tin vào lực lượng chính trị và quân sự, coi truyện than khóc

một bức tường mang nhiều ý nghĩa tôn giáo chỉ là truyện tầm phào. Dù việc than khóc ấy vốn là một

nét “văn hóa” trong lịch sử lâu dài của Israel, ít nhất cũng từ thời tiên tri Mikha và Isaia, được tăng

cường sau khi La Mã tàn phá Đền Thờ vào năm 70. Chắc vì vậy, Hadrian đã ra lệnh cấm không cho

người Do Thái lai vãng tới khu Đền Thờ ngày trước. Họ chỉ được phép tiếp tục than khóc dưới thời

Constantinô, nhưng chỉ mỗi năm một lần! Mãi tới thế kỷ 16, bức tường ấy mới trở thành nơi họ

thường xuyên được cầu nguyện.

Tuy nhiên, trong hậu bán thế kỷ 20, việc cầu nguyện ấy từng bị gián đoạn hết 19 năm trường. Thực

thế, trong cuộc chiến tranh giữa Do Thái và khối Ả Rập năm 1948, cả Cổ Thành lẫn Bức Tường Than

Khóc đã bị Giócđan chiếm đóng. Điều VIII của Thỏa Hiệp Ngưng Bắn năm 1949 có dự liệu cho người

Do Thái tại đất Do Thái được quyền lui tới Bức Tường. Nhưng suốt trong 19 năm sau đó, Giócđan

nhất định từ khước, không chịu thi hành điều ấy, bất chấp các can thiệp liên tiếp của Liên Hiệp Quốc.

Người Do Thái đành phải tụ tập tại phần đất của họ trên Núi Xion, để từ xa chiêm ngắm bức tường

này và cầu nguyện. Chính vì thế, trong Chiến Tranh Sáu Ngày vào năm 1967, một trong các mục tiêu

hàng đầu của quân đội Do Thái là tiến chiếm Bức Tường Than Khóc. Yitzchak Rabin, thủ tướng thứ 5

của Do Thái, mô tả cảm xúc khi nghe tin quân đội nước ông tiến vào bức tường này như sau: “Trong

Nguon dunglac.org Trang 45

Page 46: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Chiến Tranh Sáu Ngày, có một giây phút tượng trưng cho chiến thắng vĩ đại: đó là lúc những người

lính dù đầu tiên, dưới quyền điều động của Gur, tới được những viên đá của Bức Tường Phía Tây…

Chưa bao giờ có, và sẽ không bao giờ có một giây phút như thế nữa. Không ai dàn dựng giây phút

đó. Không ai dự định trước. Không ai chuẩn bị nó và cũng không một ai sẵn sàng đối với nó. Dường

như Đấng Quan Phòng đã điều hợp toàn bộ sự việc: đoàn nhẩy dù đã dùng những lời của Kinh

Kaddish mà lớn tiếng và đau buồn khóc thương các đồng đội đã gục ngã dọc đường, những lời kinh

đã được những viên đá của Bức Tường Phía Tây nghe được sau 19 năm im lặng, rồi thì những giòng

nước mắt sót thương, những tiếng hô hân hoan, và bài quốc ca Hatikvah vang lên”.

Nhân cái hùng khí chiến thắng ấy, dù không nhận được lệnh của bất cứ ai, quân đội Do Thái đã phá

sập Khu Marốc của người Hồi Giáo, chỉ cách Bức Tường 4 mét, để mở rộng cái lối đi chật hẹp, nơi

chỉ chứa tối đa chừng 12,000 người một ngày thành một công trường bao la có thể chứa hơn 400,000

người. Và như thế đã nối liền Bức Tường với Khu Do Thái. Phần dành cho việc cầu nguyện nhờ thế

được nới rộng về phía nam để tăng gấp đôi chiều dài nguyên thủy từ 30 mét lên 60 mét, trong khi

khoảng cách 4 mét trước bức tường được tăng lên 40 mét, biến khu vực trước bức tường với diện

tích 120 mét vuông trước năm 1967 thành Công Trường Bức Tường Phía Tây vĩ đại, với tổng diện

tích lên đến 20,000 mét vuông.

Khỏi nói cũng đủ thấy đối với người Do Thái, bức tường này quan trọng như thế nào. Hãy nghe David

Yellin điều trần trước ủy ban của người Anh điều tra vụ bạo loạn năm 1929: “Đứng trước qúy vị hôm

nay là một dân tộc đã bị tước đoạt mọi sự được nó coi là trân qúy và thánh thiêng từ ngày xuất hiện

trên mảnh đất sở hữu này: nào là mồ mả các tổ phụ, nào là mồ mả các quân vương vĩ đại, mồ mả các

tiên tri thánh thiện và trên hết địa điểm của Đền Thờ vinh hiển của nó. Mọi sự đã bị cướp mất khỏi

dân tộc này và trong số các bằng chứng nói lên sự thánh thiện của nó, chỉ còn lại một vết tích duy

nhất, đó là một phía cái phần nhỏ nhoi của một bức tường hiện là ranh giới đánh dấu nơi đặt Đền Thờ

xưa của nó. Đối diện với bức tường đá trần trụi này, dân tộc kia đang đứng dưới bầu trời bao la, trong

cái nóng của mùa hè và dưới những cơn mưa mùa đông, và đang dốc cõi lòng mình ra với Thiên

Chúa trên trời”. Nó thánh thiêng với họ đến độ huyền nhiệm thư Zohar, có từ thế kỷ thứ 2 công

nguyên, cho rằng Nhan Thiên Chúa hiện diện nơi đây. Bộ Midrash, cũng được viết xuống từ thế kỷ

thứ 2, thì cho rằng Nhan Thiên Chúa không bao giờ di chuyển khỏi Bức Tường Phía Tây.

Bức tường này ngoài sự kiện hiện là nơi gần nhất đối với điểm thánh thiêng nhất của Do Thái Giáo

tức Even ha-shetiya (Phiến Đá Nền Tảng) đang nằm trên Núi Đền Thờ, nó còn được các bản văn

midrash có từ thời hậu cổ đại (khoảng thế kỷ thứ 5,6 công nguyên) cho là không bao giờ bị hủy diệt.

Có người trong đoàn hành hương của chúng tôi thắc mắc về điểm này vì nó có vẻ đi ngược với lời

tiên tri của Chúa Giêsu: không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Cha tuyên úy Mai Văn Kính đã trả lời

như sau: Chúa có ý nói tới chính Đền Thờ, còn Bức Tường Phía Tây chỉ là một tường chắn (retaining

wall) dính liền vào sườn núi, lính La Mã không hủy được. Về điểm này, tưởng cũng nên nói rõ: bức

tường hiện nay gồm tới 45 lớp đá, 28 lớp trên mặt đất và 17 lớp dưới mặt đất. 7 lớp đầu tiên trông

thấy được có từ thời Hêrốt, 4 lớp kế tiếp được triều đại Umayyads xây thêm vào thế kỷ thứ 7 công

nguyên, 14 lớp kế tiếp được xây thêm thời đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. 3 lớp trên cùng là do vị Mufti của

Giêrusalem xây trước năm 1967.

Có điều, cho đến nay, người Hồi Giáo vẫn coi Bức Tường cũng như vùng chung quanh nó là của họ.

Có lẽ vì vậy và cũng có thể để phòng ngừa các xáo trộn kiểu các năm 1928 và 1929, trong đó thái độ

bất kính của người Hồi Giáo đối với Bức Tường đã gây ra đổ máu, nên người Do Thái rất để ý đến

vấn đề an ninh của khu vực này. Đây là địa điểm tham quan duy nhất tại khắp các nơi chúng tôi đi

qua ở Đất Thánh có cổng kiểm soát điện tử nghiêm nhặt, giống hệt các cổng kiểm soát lối vào phòng

đợi lên máy bay tại các phi trường thế giới sau ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Nguon dunglac.org Trang 46

Page 47: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Vừa qua cổng kiểm soát ấy, bạn thấy ngay Công Trường Bức Tường Phía Tây bao la ở trước mặt.

Người ra vào tấp nập, hơn cả ở Nhà Thờ Mộ Thánh. Nam giới tiến vào bên trong một chút, nữ giới ở

lại phía gần cổng hơn. Chúng tôi được dặn dò giữ thái độ cầu nguyện và được dẫn tới một chiếc bàn

trên đó để sẵn những chiếc mũ chỏm bằng giấy cứng. Dù đã có sẵn mũ đội đầu, mỗi người chúng tôi

cũng lấy một mũ chỏm và thích thú đội lên đầu để tiến sát lại Bước Tường Than Khóc.

Thời bây giờ, người Do Thái không còn đến đây để than khóc nữa, có lẽ vì bức tường nghiễm nhiên

đã trở thành của họ và họ đã có một chỗ tựa vững chắc là Nhà Nước Do Thái, được sự hỗ trợ mạnh

mẽ của đại cường duy nhất hiện có trên hành tinh. Nhưng thái độ khi cầu nguyện của họ thì vẫn như

ngày xưa, hay ít nhất cũng hệt như mô tả của Morton vào đầu thế kỷ 20: người thì chống tay vào

tường, cúi đầu thinh lặng cầu nguyện, không cần sách vở, người thì mang theo cả bục để sách rồi

vừa đọc thành tiếng vừa lắc lư thân hình theo lời đọc, ngửa mặt lên trời, dơ tay lên cao, chuyền động

tay dơ lên cao ấy qua bên phải, qua bên trái. Có người cầu nguyện dăm ba phút rồi đi, có người đứng

lâu hơn cả 15 phút. Có người quay gót, có người đi giật lùi ra về. Điều đáng lưu ý nhất là người Do

Thái không cầu nguyện trong thái độ bất động. Họ muốn dùng cả con người của họ để cầu nguyện.

Họ cầu nguyện bằng âm thanh và chuyển động cơ thể. Hiện tượng ấy không những đúng ở phần lộ

thiên của Bức Tường mà còn cả ở phần không lộ thiên của nó nữa, phần được lồng trong các phòng

ốc, tòa nhà, phần mà có tác giả cho còn lớn hơn cả phần lộ thiên. Đây là phần có đặt Hòm Bia Lề

Luật (Torah Ark). Sinh hoạt cầu nguyện ở phần này còn sinh động hơn ở phần lộ thiên nhiều. Có điều

ở phần này, ngoại trừ những người đứng sát tường, phần lớn những người khác có ghế ngồi và họ

trầm ngâm hơn. Ở đây, chúng tôi còn thấy có cả một lớp học mà xem và nghe ra như không phải là

lớp học. Bởi trong một căn phòng có cửa, quay mặt lại cử tọa là một vị giảng thuyết, bên dưới là một

cử tọa khá đông mà người nào cũng có một chiếc giá với cuốn sách lớn mở sẵn, được họ chăm chú

đọc, chăm chú đến độ dường như không biết gì tới sự hiện diện của vị giảng thuyết. Vị này thỉnh

thoảng “nói to” mấy câu, rồi lại im lặng. Có thể đây chỉ là một lớp hướng dẫn thực tập suy niệm theo

cách trình bày từng điểm (point meditation) chăng? Dù sao, nhân cơ hội này, chúng tôi cũng đã gặp

được một số “người tôn giáo” Do Thái thiện cảm. Họ đã không ngần ngại cho mượn chiếc nón rộng

vành mầu đen của họ để chúng tôi đội chụp hình.

Theo gương Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI cũng như Barack Obama, ai trong chúng tôi

cũng nhét vào các khe đá một mẩu giấy cầu nguyện, một tập quán ít nhất cũng có từ thế 18 và hiện

phổ thông đến nỗi gần đây Công Ty Điện Thoại Do Thái thiết lập một dịch vụ điện thư để người ta gửi

các lời cầu nguyện tới đặt vào tường. Hơn một triệu mảnh giấy như thế đã được đặt tại đây và hàng

năm, người ta cho thu những mảnh giấy ấy lại và đem chôn trên Núi Cây Dầu.

Nhà Thờ Gà Gáy

Rời Bức Tường Phía Tây, điều ân hận chỉ là không được lên Núi Đền Thánh gần đó để tận mắt chiêm

ngưỡng Đền Thờ Al-Aqsa có từ năm 720 và nhất là Mái Vòm Đá Tảng (Dome of the Rock) có từ năm

691, nơi đánh dấu biến cố giáo chủ Mô-ha-mét về trời. Núi Đền vốn là địa điểm của Đền Thờ

Giêrusalem xưa, nơi Chúa Giêsu và các Tông Đồ năng lui tới cầu nguyện.

Để bù lại, chúng tôi được đi viếng Nhà Thờ Thánh Phêrô Chối Chúa, mà tên thường gọi là Nhà Thờ

Gà Gáy (St Peter’s in Gallicantu), tọa lạc tại sườn phía đông của Núi Xion, do Dòng Mông Triệu trông

coi.

Biến cố chối Chúa được Phúc Âm Luca thuật lại (Lc 22:54-62). Phải nhờ tiếng gà gáy và cái nhìn

thẳng vào mắt ông của Chúa Giêsu, Phêrô mới bừng tỉnh nhận ra mình chối Thầy. Một bức tranh lớn

đã được vẽ trên tường phía trong của nhà htờ nói về sự kiện ấy. Đến lúc đó thì quá trễ, Phêrô chỉ còn

biết ra ngoài để khóc lóc thảm thiết. Ngay từ thời Byzantine, người ta đã nhận diện địa điểm này là

dinh Caipha, nơi Chúa bị điệu tới và là nơi Phêrô chối Thầy. Một nhà thờ đã được xây tại đây vào

Nguon dunglac.org Trang 47

Page 48: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

giữa thế kỷ thứ 5, sau đó bị người Hồi Giáo phá hủy. Thập Tự Quân đã trùng tu nhà thờ và đổi tên

thành Nhà Thờ Gà Gáy. Nhà thờ hiện nay được xây dựng năm1931, hòa hợp được một cách tài tình

đủ cả đường nét hiện đại, nghệ thuật ban sơ và tính cổ đại. Bên dưới nhà thờ có nhiều căn phòng

được đục vào đá, có từ thời Đền Thờ Thứ Hai, được coi là nơi giam giữ tù nhân. Phần chắc là Chúa

Giêsu từng bị giam tại một trong các căn phòng này, nên chúng tôi đã xuống tới tầng hầm cuối cùng,

vốn được tin là nơi giam các tử tù, trong đó có Chúa Giêsu, để suy niệm về sự thống khổ của Người.

Từ sân thượng khu Nhà Thờ Gà Gáy, nhìn về phía sau lưng, người ta có thể thấy Bức Tường Phân

Cách với West Bank; và nếu nhìn về phía tay trái, người ta thấy Làng Bêthania, nơi có mộ Ladarô,

người từng được Chúa Giêsu cho sống lại. Chúng tôi không có dịp được viếng cả hai nơi ấy. Thay

vào đó, chúng tôi tiến qua Nhà Thờ Đức Mẹ Ngủ, một nhà thờ được hoàn thành năm 1910 do các cha

Dòng Biển Đức người Đức, trên một miếng đất thuộc Núi Xion được Vua Thổ Nhĩ Kỳ tặng cho Hoàng

Đế Wilhelm II của Đức năm 1898, nhân dịp hoàng đế tới viếng Giêrusalem. Nhà thờ này được dâng

kính Đức Mẹ thiếp ngủ (dormitio), một niềm tin đã có từ thế kỷ thứ 4. Người ta vốn tin một hang hầm

ở tầng dưới là nơi Đức Mẹ cư ngụ và “thiếp ngủ”. Căn hầm đó hình tròn có đường đi chung quanh với

Nhà Nguyện Đức Mẹ Ngủ làm trung tâm, nơi có một tượng được tạc bằng đá mô tả tư thế Đức Mẹ

đang nằm ngủ. Phía trên có một tranh ghép ở mái vòm, mô tả cảnh Chúa Giêsu đang tiếp nhận linh

hồn Đức Mẹ. Nhìn cảnh Đức Mẹ “thiếp ngủ” một cách hết sức thanh thản, ai trong chúng tôi cũng

thầm thĩ cầu xin được diễm phúc như Ngài vào lúc từ giã cõi đời này.

Thánh điểm Kitô Giáo cuối cùng được chúng tôi kính viếng trong ngày là Phòng Tiệc Ly, nơi Chúa

chia sẻ bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ, không xa Nhà Thờ Đức Mẹ Ngủ bao nhiêu và toạ lạc

ngay trên Mộ Vua Đavít, thuộc Núi Xion. Cả Nhà Thờ Gà Gáy cũng tọa lại trên ngọn núi này, ngọn núi

ngày xưa có pháo đài của người Giêbusít bị Đavít đánh bại và được đổi tên là Thành Vua Đavít. Núi

này nằm về phía nam khu Ácmêni của Cổ Thành Giêrusalem.

Hình ảnh cảm động trong đó Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gục đầu vào bàn thờ cầu nguyện

tại phòng này làm nhiều người vẫn yên trí Phòng Tiệc Ly đã được biến cải để trở thành một nhà thờ

hay một nhà nguyện, hoặc ít nhất tại đây cũng có một bàn thờ nào đó. Nhưng không, lúc chúng tôi tới

kính viếng thì đó là một căn phòng trống hoàn toàn. Khách hành hương hầu như đứng chật ních cùng

khắp, với những lời chỉ dẫn vang lên hỗn độn, khiến nhiều người, trong đó có tôi, không tập trung để

tưởng niệm biến cố có một không hai trong lịch sử trong đó Đấng Cứu Thế vừa thiết lập chức linh

mục thừa tác vừa thiết lập hy lễ Thánh Thể, một hiện thực hóa Hy Lễ Một Lần Cho Tất Cả vào ngày

hôm sau trên Thánh Giá.

Đúng là một căn phòng lớn trên lầu như mô tả của Chúa Giêsu với hai môn đệ khi sai các ông đi

chuẩn bị bữa tiệc Vượt Qua sau cùng (Mc 14:12-15). Mặc dù căn phòng hiện nay được xây từ thế kỷ

12 do Thập Tự Quân thực hiện, như một phần của Nhà Thờ Đức Mẹ Núi Xion (Nhà Thờ Đức Mẹ

Ngủ), nhưng người ta tin nó được xây trên hay gần địa điểm diễn ra Bữa Tiệc Ly và cũng là địa điểm

Chúa Thánh Thần hiện xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Bên dưới sàn tòa nhà, người ta tìm thấy những

chiếc sàn thời La Mã và Byzantine, và nền móng tòa nhà thì đã có từ thế kỷ thứ 2. Epiphanius thành

Salamis cho hay: năm 130, trên núi Xion đã có một nhà thờ tại địa điểm hiện nay. Nhà thờ này sau đó

đã được trùng tu vào thế kỷ thứ 4, lúc Kitô hữu được tự do hành đạo và được gọi là Nhà Thờ Thượng

Lầu Các Thánh Tông Đồ, một thuật ngữ thực ra áp dụng cho biến cố Hiện Xuống hơn là biến cố Tiệc

Ly vì từ năm 348, truyền thống vẫn coi nhà thờ này là điạ điểm Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Qua

thế kỷ thứ 5, nhà thờ này được gọi là nhà thờ “Xion, Mẹ mọi Nhà Thờ” và cũng từ đây nó được đồng

nghĩa với Nhà Thờ Tiệc Ly. Điều này rõ ràng hợp lý vì hai biến cố này đều cùng xẩy ra ở Phòng Trên

Lầu cả. Nhà thờ sau đó bị hủy hoại và được Thập Tự Quân xây lại như mới theo kiến trúc gôtích.

Nguon dunglac.org Trang 48

Page 49: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Nhưng rồi nhà thờ này sau đó cũng bị hủy hoại sau khi Thập Tự Quân thua trận. Đến thế kỷ 14, các

cha Dòng Phanxicô mới phục hồi nó. Nó từng bị người Thổ Nhĩ Kỳ biến thành một đền Hồi Giáo vào

năm 1524. Thực ra họ quan tâm tới Mộ Vua Đavít nằm ở tầng dưới hơn là Phòng Tiệc Ly trên lầu.

Vua Đavít vốn là một tiên tri của họ.

Điều đáng để ý là trên các đỉnh cột đá hoa cương, dùng để chống đỡ mái vòm phía trên cầu thang,

người ta còn thấy những hình nổi mô tả bồ nông con (pelicans) đang mổ ngực mẹ, một biểu tượng

của tình yêu và lòng hy sinh trong nghệ thuật Kitô Giáo, và có vị thánh đã mang ví với tình yêu Chúa

Thánh Thể dành cho các tín hữu của mình. Biểu tượng ấy hình như càng sáng hơn lên trong tâm trí

chúng tôi khi một đoàn hành hương đông đảo người nói tiếng Ý cùng hòa nhịp một bài thánh ca du

dương mà cung giọng rất giống cung giọng buổi Chầu Thánh Thể đêm nào của 400,000 khách hành

hương tại trường đua Rankwick, Sydney, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008.

Cuộc hành hương tới Giêrusalem của chúng tôi đến đây kể như chấm dứt, dù một số anh chị em vẫn

còn muốn vớt vát nên đêm cuối cùng này họ lại thăm thành thánh về đêm một lần nữa. Một số vào Cổ

Thành mua sắm. Một số tới thăm Học Viện Giáo Hoàng Notre Dame, nằm sát cạnh Cổ Thành, mà

gần đây Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã ủy quyền cho Đạo Binh Chúa Kitô coi sóc. Cơ sở Học

Viện khá vĩ đại, gồm ba dẫy nhà nhiều tầng xây theo hình chử U vuông vức, trên một thửa đất 4,000

thước vuông. Thoạt đầu chúng tôi tưởng đây chỉ là nơi tổ chức các khóa tu nghiệp trình độ đại học, vì

hiện có một linh mục Việt Nam từ Hoa Kỳ đang tu nghiệp tại đây. Sau mới biết thực ra cơ sở này

được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 làm trung tâm hành hương cho người Công Giáo Pháp, tương tự

như trung tâm hành hương dành cho người Nga tại Cổng Jaffa. Các cha ở đây rất niềm nở và sẵn

sàng đón tiếp khách hành hương bốn phương.

Hôm sau, trước khi lên máy bay từ giã Đất Thánh, chúng tôi còn được đi viếng En Kareim, nơi Đức

Mẹ tới thăm người chị họ là Thánh Nữ Êlisabét, và do đó là nơi sinh của Thánh Gioan Tiền Hô. Từ

Giêrusalem tới Ein Karem, người ta có cảm tưởng như từ Sài Gòn lên Đà Lạt: một mầu xanh tươi,

một cái mát mẻ bỗng từ đâu xuất hiện, dù hai nơi chỉ cách nhau chưa đầy 10 cây số, và trên danh

nghĩa, Ein Karem là một vùng ngoại ô của Giêrusalem. Mầu xanh và cái mát mẻ kia quả đã làm tươi

mát tâm hồn khách hành hương để họ cùng muôn thế hệ cất lên bài Kinh Ngợi Khen (Magnificat) và

bài kinh Chúc Tụng (Benedictus) của hai nhân vật từng là gạch nối giữa Cựu và Tân Ước. Cả hai bài

kinh ấy đều được viết bằng tiếng Việt trên một tấm bảng men gắn dọc theo tường Nhà Thờ Thăm

Viếng và Nhà Thờ Thánh Gioan Tiền Hô (St John Ba-Harim).

Sau khi dùng cơm trưa tại Tu Viện Đức Mẹ Núi Xion, chúng tôi từ giã Ein Karem, thẳng đường đi

Jaffa, hải cảng từng đón bàn chân tiên tri Giôna trên đường trốn đi Tácsít thay vì vâng lệnh Chúa tới

Ninivê (Gn 1:3) và bàn chân Tông Đồ Phêrô tới đó phục sinh cho bà góa Tabitha (Cv 9:36-42) và

được thị kiến trong đó Chúa bảo ông “những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ

gọi là ô uế” (Cv 10:10-16). Thị kiến ấy đã giúp Ông theo gương Phaolô lên đường tới với Dân Ngoại.

Hiện nay, tại Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Jaffa, có một bích họa vẽ lại thị kiến ấy. Trong ánh sáng lờ mờ

của ngôi thánh đường này, chúng tôi vẫn nhận ra những nét chính của bức tranh. Và bức tranh ấy là

công trình nghệ thuật thánh sau cùng chúng tôi được chiêm ngắm tại Đất Thánh..

Sau hơn một giờ trục trặc để giải quyết việc không đủ chỗ ngồi cho mọi người trong đoàn hành hương

của chúng tôi, chuyến bay LY0075 của hãng hàng không Do Thái El Al cũng đã cất cánh từ Tel Aviv

chở chúng tôi về Hồng Kông để hôm sau từ đó đáp chuyến bay CX765 về Sài Gòn, kết thúc chuyến

viếng thăm Đất Thánh đầy ý nghĩa và ấn tượng. Đại đa số là ấn tượng tích cực. Duy một ấn tượng

tiêu cực vẫn dai dẳng trong tôi cho đến hôm nay. Dù chấp nhận và mở cửa chào đón Kitô hữu tới Đất

Thánh, tâm thức người Do Thái vẫn còn nhiều lấn cấn với tôn giáo này. Đêm cuối cùng tại

Nguon dunglac.org Trang 49

Page 50: HàNh HươNg Theo BướC ChâN ThầY

[email protected]

Giêrusalem, tôi có dịp đọc cuốn “In and About Jerusalem, The Golden Tourist Guidebook to Arts,

Tradition & Leisure” khá dày và in rất mỹ thuật để sẵn trên bàn các phòng Khách Sạn The Olive Tree.

Sau đây là nguyên văn phần nói về Kitô Giáo: “Giêrusalem có một ý nghĩa đặc biệt từ lúc bắt đầu Kitô

Giáo. Đây chính là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của (Chúa) Giêsu. Theo điều được chép trong

Tân Ước, ngài đã chịu đóng đinh và lên trời tại đây. Đây cũng là nơi lời tiên tri Kitô Giáo về ngày phán

xét sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, tư thế Giêrusalem khá phức tạp. Một đàng, nó là thành nơi (Chúa)

Giêsu chịu thống khổ, chịu đóng đinh và được chôn cất, cho nên nó thánh thiêng. Nhưng mặt khác,

(Chúa) Giêsu lại từng tiên đoán ngày nó bị hủy diệt. Các trưởng lão của Giáo Hội tin rằng một

Giêrusalem đổi mới chỉ dành cho các Kitô hữu mà thôi, vì Kinh Thành Do Thái đã bị tiêu hủy và sẽ

không bao giờ được họ tái thiết.

Năm 451 công nguyên, tại Công Đồng Canxêđoan, Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã được nhìn nhận,

và thành phố này trở nên một trung tâm hành hương từ khắp nơi trong thế giới Kitô Giáo. Khách hành

hương bắt đầu lục lọi các nơi thánh, nghĩa là những nơi xẩy ra các truyện tích trong Cựu và Tân Ước.

Các thánh tích (relics) từ nhiều địa điểm khác nhau đã được phân phối từ Giêrusalem cho khắp thế

giới, và các Thập Tự Quân đã tới Giêrusalem để giải thoát Kinh Thành khỏi tay người Hồi Giáo.

Giêrusalem từng là thủ đô một nhà nước của Thập Tự Quân tại Đất Thánh này… Giữa thế kỷ 19,

nhiều cơ sở Kitô Giáo thuộc nhiều hệ phái khác nhau bắt đầu hoạt động mạnh tại Giêrusalem và Đất

Thánh, dưới sự bảo trợ của các quốc gia Kitô Giáo Âu Châu.Việc người Do Thái thiết lập ra quốc gia

Do Thái và việc tái thiết Giêrusalem không phù hợp với thái độ truyền thống của người Kitô Giáo. Một

số Kitô hữu coi việc đó như một mâu thuẫn với tín điều của họ…Hiện nay, thái độ của Vatican đối với

Do Thái tập trung vào các đòi hỏi chính trị, bảo đảm tự do tôn giáo, và được tự do lui tới các nơi

thánh”.

Nguon dunglac.org Trang 50