45
Lời mở đầu Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khởi dậy tiềm năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn với bản chất xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, sự cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, tạo cơ hội cho một bộ phận bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi cách mưu lợi cho bản thân, điều này dẫn đến quyền và lợi ích của người lao động luôn bị đè bẹp, xâm hại. Vì thế Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật, thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó, công đoàn là một tổ chức gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả để bảo vệ người lao động. Đảng và nhà nước ta cũng có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động công đoàn. Công đoàn cơ sở là tổ chức 1

Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp ( Quản trị nguồn nhân lực )

  • Upload
    kudos21

  • View
    144

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Lời mở đầuĐường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khởi dậy tiềm

năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên mặt trái của nền

kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn với bản chất xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế

phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, sự cạnh tranh sống còn của các doanh

nghiệp. Cơ chế thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, tạo cơ hội cho

một bộ phận bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi cách mưu lợi cho bản

thân, điều này dẫn đến quyền và lợi ích của người lao động luôn bị đè bẹp, xâm hại.

Vì thế Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật, thành lập nên nhiều cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó,

công đoàn là một tổ chức gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả để bảo vệ

người lao động. Đảng và nhà nước ta cũng có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể vị

trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt

động công đoàn. Công đoàn cơ sở là tổ chức thiết thực bảo vệ người lao động, tạo mối

quan hệ hài hoà, ổng định giữa các chủ thể tham gia lao động. Công đoàn trực tiếp bảo vệ

công nhân trong nhiều lĩnh vực, đại diện cho tập thể lao động khi giải quyết tranh chấp

lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp

pháp của người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay việc vi phạm quyền và lợi ích

hợp pháp của người lao động đang diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt là

doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp này hoạt động

hiệu quả, đồng thời nhiều doanh nghiệp và người lao động có sự nhìn nhận sai lạc về vai

trò của tổ chức công đoàn.

1

Page 2: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Vậy để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về “Công đoàn trong doanh nghiệp và tầm ảnh hưởng của nó tới người lao động”

Lời mở đầu.......................................................................................................................1

I. Công đoàn trong doanh nghiệp................................................................................2

1. Khái niệm về Công đoàn..........................................................................................2

2. Lợi ích của công đoàn đối với người lao động.........................................................2

3. Những người lãnh đạo công đoàn............................................................................2

4. Các chiến lượt của công đoàn......................................................................................2

II. Tầm ảnh hưởng của công đoàn trong doanh nghiệp...........................................2

1. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực

Thương mại,Du lịch .......................................................................................................2

1.1. Thực trạng công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch.........................2

1.2. Thực trạng công tác tổ chức, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc

doanh lĩnh vực Thương mại,Du lịch............................................................................2

2. Tầm ảnh hưởng...........................................................................................................2

2.1. Công đoàn chăm lo đời sống cho người lao động.................................................2

2.3 Công đoàn với công tác an toàn – vệ sinh lao động :.............................................2

2.4. Công đoàn góp phần xây dựng quan hệ lao động:................................................2

3. Hạn chế.......................................................................................................................2

4. Hướng phát triển.........................................................................................................2

Kết luận.............................................................................................................................2

2

Page 3: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

I. Công đoàn trong doanh nghiệp.

1. Khái niệm về Công đoànTheo Điều 1 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 thì:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao

động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã

hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công

chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người

lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản

lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,

tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao

trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử phát triển

Ngày thành lập Công Đoàn

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng nón – Hà Nội, Ban Chấp hành lâm thời Đông

dương Cộng sản Đảng đã quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ

lần thứ nhất (tổ chức tiền than của Công đoàn Việt Nam)

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí

Nguyễn Đức Cảnh Uỷ viên BCH Trung ương lâm thời Đông dương Cộng sản Đảng đứng

đầu.

Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ

Từ 1929 đến nay Công đoàn Việt Nam đã qua 7 lần thay đổi tên gọi

Công Hội đỏ: 1929 – 1935

Nghiệp đoàn Ái Hữu: 1935 – 1939

Hội Công nhân Phản Đế: 1939 – 1941

Hội công nhân Cứu Quốc: 1941 – 1946

3

Page 4: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 1946 – 1961

Tổng Công đoàn Việt Nam: 1961 – 1988

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : 1988 đến nay

Doanh nghiệp co phải thành lâp công đoàn?

Công ty không bắt buộc  phải thành lập tổ chức công đoàn.

Theo quy định tại Điều 189 Bô luật lao đông 2012 thì:

“1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập,

gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập

công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu

cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo

điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người

sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt

động.”

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 cũng đã ghi nhận:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có

quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Hơn nữa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2012 thì:

“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự  nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc

tập trung dân chủ”

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không

phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao

động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có

quyền hạn chế quyền họ (vấn đề này đã được ghi nhận tại văn bản pháp quy cao nhất là

Hiến pháp). Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ 2012 thì doanh nghiệp

có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

4

Page 5: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Doanh nghiệp co phải đối tượng đong phí công đoàn?1. Công ty thuôc đôi tương phai đong phi công đoàn:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì Đối tượng đóng kinh phí công

đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức

công đoàn cơ sở. Trong đó co “Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập,

hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư”.

Như vậy, dù có hay chưa có công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì vẫn phải bắt buộc đóng

kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh

nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013.

2. Mưc đong phi công đoàn:

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền

lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng

mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội

theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian đong kinh phi công đoàn:

Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 170/QĐ-TLD năm 2013 thì thời gian đóng kinh phí công

đoàn đối với doanh nghiệp là đóng mỗi tháng 1 lần, kinh phí công đoàn của tháng trước

đóng vòa 10 ngày đầu của tháng sau.

4. Phân câp nôp kinh phi công đoàn:

Khoản 2 Điều 5 Quyết định 170/QĐ-TLD năm 2013 quy định về nộp kinh phí lên công

đoàn cấp trên, cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn có trách nhiệm nộp lên

công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp 35% số thu kinh phí công đoàn; 40% số thu

đoàn phí công đoàn của đơn vị. Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết

toán nộp theo số thu quyết toán.

Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn, khi nhận được kinh phí

công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng phải cấp 65% số thu kinh phí

5

Page 6: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

công đoàn cho công đoàn cơ sở. Khi cấp được dùng phương thức bù trừ 40% số

thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp

trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị, sử dụng 65% số thu để chi

cho hoạt động của đơn vị này theo quy định của Tổng Liên đoàn, nếu chi chưa hết

số kinh phí được sử dụng thì tích lũy và chuyển cho công đoàn cơ sở của đơn vị đó

sau khi được thành lập.

Vị trí và vai trò

Tìm hiểu Luật Công đoàn nhận thấy Công đoàn cơ sở có một vị trí, vai trò hết sức quan

trọng trong Doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức Công đoàn cơ sở hoạt

động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động,

qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

2. Lợi ích của công đoàn đối với người lao độngCông đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,

chính đáng của người lao động và được pháp luật khuyến khích thành lập.

Công đoàn cơ sở tham gia với Doanh nghiệp trong việc ký kết Hợp đồng lao động cho

người lao động, phối hợp cùng Doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội

quy lao động, tham gia ý kiến để Doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho

người lao động.

Công đoàn cơ sở là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với Doanh

nghiệp. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với Doanh nghiệp về môi trường

làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị trang bị đầy

đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.

Trong những năm gần đây khi kinh tế phát triển, đời sống người lao động dần được nâng

lên thì vai trò của Công đoàn cơ sở tại Doanh nghiệp lại càng được phát huy mạnh. Công

đoàn cơ sở có cơ hội để kết hợp với Doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động văn

hóa, tham quan du lịch, chế độ ngày lễ tết, thực hiện việc thăm hỏi động viên những lúc

6

Page 7: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

ốm đau và  xây dựng chế độ chính sách đến người lao động và người thân trong gia đình

người lao động.., Thông qua các hoạt động đó, vai trò của Công đoàn ngày càng được

khẳng định. Trong Doanh nghiệp, Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, nơi

người lao động được tham gia trở thành Đoàn viên công đoàn, qua những hoạt động thiết

thực của Tổ chức Công đoàn, Người lao động sẽ nhận thấy được trách nhiệm, quyền lợi

nghĩa vụ của mình đối với tổ chức Công đoàn và Doanh nghiệp.

Lợi ích của công đoàn đối với  doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp thực thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự hoặc cải tiến đầu tư,

công nghệ, trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công đoàn cở sở có

thể phản ảnh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao

động, sản xuất qua đó giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để

phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với

những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp. 

 

Công đoàn là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động

với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã

gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp. Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, đình công… Công đoàn cơ sở sẽ tổ chức

đối thoại nhằm dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư

cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động, hạn chế công nhân

hoặc người lao động tự ý bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam

kết, thoả ước lao động...

 

Trong công tác quản lý người lao động, Doanh nghiệp sẽ có tổ chức giúp giám sát người

lao động thực hiện các quy định của Pháp luật, Nội quy, Quy chế của Doanh nghiệp từ đó

giúp Doanh nghiệp đảm bảo được việc quản lý người lao động được tốt hơn. Trong hoạt

động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp đều phải đề cao an toàn lao đông lên hàng

đầu, Công đoàn cơ sở vớ tư cách tổ chức tập hợp các Đoàn viên của mình tuyên truyền

giúp cho Đoàn viên Công đoàn hiểu về pháp luật an toàn lao động một cách tốt nhất đó

7

Page 8: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

cũng chính là vao trò của Công đoàn trong việc bảo về quyền lợi người lao động qua đó

giúp Doanh nghiệp đảm bảo được chế độ an toàn giảm thiểu tai nạn lao động.

 

Như vậy cần khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp nếu

được phát huy hiệu quả thì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Doanh nghiệp được đẩy

mạnh, các đoàn viên công đoàn được tham gia giao lưu, học hỏi công đoàn các Doanh

nghiệp trong hệ thông công Đoàn Việt Nam. Người lao động mặc nhiên được bảo vệ về

các quyền lợi và hưởng chế độ khác từ Công đoàn cấp trên qua đó sẽ đem lại những lợi

ích thiết thực cho Doanh nghiệp cũng như người lao động. Đồng thời tạo động lực cho

Doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần

nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối trong việc thành lập công đoàn

1. Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp co trách nhiệm:

Tạo điều kiện và hỗ trợ người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công

đoàn, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên

truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ

công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.Doanh nghiệp cũng có

trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động.

Ngoài ra khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong

nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được doanh nghiệp gia hạn

hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm

công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không

chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở

hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

8

Page 9: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

2. Các doanh nghiệp bị nghiêm cấm khi có các hành vi: Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao

động; ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, yêu cầu người

lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn, phân biệt đối xử về tiền lương,

thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở

việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

3. Những người lãnh đạo công đoàn.Giữa các công đoàn địa phương có sự khác nhau rất lớn về quy mô và quyền lực như giữa

các công đoàn toàn quốc. Công đoàn địa phương bầu ra các quan chức, như chủ tịch, thư

ký, thủ quỷ, đại diện kinh doanh và các đại diện chấp hành. Nếu công đoàn địa phương

đủ lớn, thì đại diện kinh doanh và thư ký, thủ quỹ đều là những CNV chuyên trách. Đại

diện kinh doanh giữ một vai trò rất quan trọng trong thương lượng hợp đồng và khiếu nại.

Chủ tịch và các quan chức khác đảm nhiệm những công việc toàn thời gian trong nghiệp

đoàn hay ngành. Thông thường họ có thời gian rộng rãi cho những nhiệm vụ của công

đoàn và thanh toán các chi phí.

Cán bộ công đoàn đại diện cho công đoàn tại nơi làm việc và chịu trách nhiệm xử lý

những khiếu nại và những vấn đề kỷ luật. Bình thường cán bộ công đoàn do các đoàn

viên công đoàn trong đơn vị đó bầu ra với nhiệm kì một năm. Hiệu quả hoạt động của

công đoàn địa phương thường được xét đoán qua cách xử lý có hiệu quả khiếu nại của nó.

Cán bộ công đoàn hoạt động như một người canh cổng có thể khuyến khích các CNV

làm đơn khiếu nại (hay thậm chí làm đơn thay cho họ). Hay cán bộ công dona92 còn có

thể tìm cách giải quyết các vấn đề một cách không chính thức qua trao đổi ý kiến với ban

lãnh đạo.

Cả các CNV và các công đoàn đều có thể được xem là những thực thể chính trị. Thế

nhưng các hoạt động chính trị còn quan trọng hơn đối với các công đoàn. Những người

lãnh đạo công đoàn, đặc biệt là những người lãnh đạo công đoàn địa phương có ít quyền

lợi hơn nhiều so với những nhà quản lý cùng cấp của mình. Họ luôn phải được bầu lại và

9

Page 10: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

những hợp đồng mà họ thương lượng phải được các đoàn viên công đoàn phê chuẩn. Các

đoàn viên cũng có thể khống chế những người lãnh đạo công đoàn bằng cách biểu quyết

bãi miễn họ hay tham gia vào những cuộc đình công không chính thức.

Thông thường các đoàn viên công đoàn thờ ơ với những công việc của công đoàn, trừ

nhừng thời kì khủng hoảng, như quyết định đình công. Bình thường chỉ có 10 đến 15%

đoàn viên tham dự một cuộc họp bình thường của công đoàn. Trên lý thuyết các công

đoàn đều có tính dân chủ, các đoàn viên có thể ảnh hưởng đến các chính sách và các

quyết định của công đoàn.

Tuy nhiên, công đoàn điển hình thường do một tỷ lệ phần trăm nhỏ các thành viên điều

hành, người lãnh đạo công đoàn có hiệu quả nhận thức được rằng những yêu cầu do công

đoàn đặt ra không được làm cho người chủ doanh nghiệp phải từ bỏ doanh nghiệp. Người

lãnh đạo công đoàn giỏi sẽ giúp đỡ những người chủ doanh nghiệp bằng cách giám sát

thực hiện hợp đồng và duy trì kỷ cương đối với những đoàn viên tự do tùy tiện. Công

việc của người lãnh đạo công đoàn phải thể hiện được những yêu cầu và lợi ích rất đa

dạng và thường hay mâu thuẫn với nhau của các đoàn viên.

4. Các chiến lượt của công đoànNgày nay phong trao công đoàn đang gặp khó khăn. Trong những năm 1980 nhiều công

đoàn đã trở thành nạn nhân từ những thành công của mình trong những năm 1950 và

1960. Những điều kiện lao động rất tồi tệ và những hành vi tùy tiện của người chủ doanh

nghiệp đã từng được sự đồng tình công khai của công đoàn vào đầu thế kỷ ngày nay đã

được cải thiện rất nhiều. Về mặt pháp lý họ không còn bị lép vế nữa. Họ đã đứng ra

thương lượng những hợp đồng có lợi cho các thành viên của mình. Những thời kỳ thuận

lợi cho những người chủ doanh nghiệp có nghĩa là những thỏa ước lao động hào phóng

có thể được chuyển sang cho những người tiêu dùng dưới hình thức giá cao hơn. Một mối

quan hệ chính thức, có cấu trúc cao giữa công đoàn và ban lãnh đạo đã được phát triển

lên cùng với nhừng hợp đồng chi tiết đã được thi hành thông qua những thủ tục khiếu nại.

10

Page 11: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Thế nhưng cơ sở sức mạnh của công đoàn - hợp đồng chi tiết, sự thống nhất trong quản lý

hợp đồng những quy tắc làm việc chặt chẽ, và sự chú trọng nhiều đến tính ổn định - chính

là những yếu tố đã hạn chế khả năng của người chủ doanh nghiệp đáp ứng được những

trục trặc kinh tế và sự cạnh tranh của những năm 1980. Những thế tục quy định chính

thức chỉ có thể thay đối thông qua thương lượng kéo dài đã gây khó khăn cho việc phản

ứng đủ nhanh nhậy với những thay đổi của những điều kiện bên ngoài. Kết quả là hình

ảnh của công đoàn đã thay đổi từ chỗ là người bạn của công nhân thành một người bảo vệ

hiện trạng; một trở lực đối với sự thay đổi cần thiết. Những công đoàn lớn ít được quý

trọng và trong khi tiền bạc và những người tình nguyện trong hàng ngũ công đoàn vẫn

được các ứng cử viên chính trị hoan nghênh, họ không tìm cách công khai hóa mối quan

hệ đó.

Trong những năm 1990, tuy nhiên lãnh đạo công đoàn toàn quốc đã danh ưu tiên cao hơn

và tài trợ nhiều hơn cho những nỗ lực tổ chức tập trung vào những công việc lương thấp,

như những công nhân duy tu công trình xây dựng, nhân viên thư ký và văn phòng, hay

bệnh viện và các y tá gia đình và người phục vụ. Ngoài ra, ba trong số những công đoàn

công nghiệp lớn nhất cả nước - UAW, Thợ Cơ Khí, và Công Nhân Thép Liên Bang - đã

sáp nhập, mục tiêu thành lập một công đoàn khổng lồ của họ là bao trùm nhiều ngành và

có mặt tại mọi khu vực của cả nước mà họ hy vọng sẽ chuyển thành một lcu75 đòn bẩy

mạnh hơn trong việc thương lượng những hợp đồng toàn công ty hay toàn ngành . Trước

khi sáp nhập, ba công đoàn này thường đại diện cho những nhà máy khác nhau của cùng

mộ công ty và những công ty khác nhau trong cùng một ngành.

Các công đoàn đang thay đổi cách thức họ quan hệ qua lại với những người chủ doanh

nghiệp. Các chương trình hợp tác đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và có một số

công đoàn đã tham gia vào quyết định chiến lược của người chủ doanh nghiệp.

11

Page 12: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

II. Tầm ảnh hưởng của công đoàn trong doanh nghiệp.

1. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh

vực Thương mại,Du lịch .

1.1. Thực trạng công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch.

Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài

quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch gặp không ít khó khăn. Trong

thời gian qua, các cấp Công đoàn trong ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong vận động

phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, tuy nhiên kết quả không được khả quan.

Theo điều tra, tổng số Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh được thành lập chưa tương

xứng với tốc độ phát triển của hệ thống các doanh nghiệp; nếu so với tổng số doanh

nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch thì chỉ có khoảng 5% số

lượng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn. Theo kết quả điều tra cho thấy, số

nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch có tổ chức Công đoàn thấp.

Năm 2000, số doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở là 71,5% (so với số doanh nghiệp đủ

điều kiện thành lập Công đoàn)

2004 tỷ lệ này là 61,8%. Sở dĩ có tỷ lệ doanh nghiệp đã thành lập Công đoàn cao là do

Công đoàn ngành chưa nắm hết được số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập Công đoàn.

Số công nhân tham gia công đoàn cũng chiếm tỷ lệ rất thấp:

Năm 1998 có 3,8% số công nhân vào Công đoàn; năm 2001 có 5,5% công nhân, lao động

vào Công đoàn; đến năm 2004 là 12,2%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước

(40%) về số công nhân, lao động tham gia công đoàn.

Nguyên nhân của việc công nhân, lao động lĩnh vực Thương mại, Du lịch ít vào Công

đoàn và số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại,Du lịch thành lập

tổ chức Công đoàn chưa nhiều là do:

12

Page 13: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, địa

điểm kinh doanh không ổn định, số lượng lao động ít lại thường biến động, rất khó khăn

cho việc tiếp cận để vận động thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp.

+ Công đoàn cấp trên thiếu thông tin về doanh nghiệp để phân loại doanh nghiệp có đủ

điều kiện thành lập Công đoàn, do vậy chưa có chương trình, biện pháp thiết thực nên tỷ

lệ phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn so với số doanh nghiệp hiện có còn thấp

và thường quá chậm so với thời gian thành lập doanh nghiệp.

+ Đặc biệt chưa có chế tài bảo vệ cán bộ công đoàn nói chung và bảo vệ Chủ tịch công

đoàn cơ sở nói riêng trước các chủ doanh nghiệp. Nhà nước tuy đã có chế tài xử lý các

chủ doanh nghiệp vi phạm Luật công đoàn, Luật Lao động khi chấm dứt hợp đồng lao

động với Chủ tịch công đoàn cơ sở vì lý do hoạt động Công đoàn nhưng trên thực tế chưa

được thực hiện tốt.

+ Công tác tuyên truyền để làm cho chủ doanh nghiệp hiểu đúng đủ về vai trò và chức

năng của tổ chức Công đoàn còn hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu về công

đoàn nên có những chủ doanh nghiệp còn gây khó khăn, không ủng hộ hoặc không tạo

điều kiện thuận lợi cho việc vận động công nhân, lao động vào Công đoàn và thành lập tổ

chức Công đoàn tại doanh nghiệp.

+ Một bộ phận công nhân, viên chức, lao động chưa hiểu về Công đoàn và vai trò của tổ

chức Côngđoàn trong các doanh nghiệp, nên không muốn gia nhập tổ chức Công đoàn,

làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động phát triển đoàn viên và thành lập Công

đoàn cơ sở.

+ Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với chính quyền và các cơ quan chức năng các

cấp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, việc thu thập các thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ

dẫn tới tới kết quả phát triển đoàn viên, thành lập Côngđoàn cơ sở còn hạn chế.

+ Sự quan tâm của tổ chức Đảng các cấp đến công tác chỉ đạo xây dựng giai cấp công

nhân và Côngđoàn có lúc, cónơi chưa được quan tâm, nên chưa tạo điều kiện thuận lợi

13

Page 14: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

cho Công đoàn thực hiện công tác phát triển đoàn viên và thành lập Côngđoàn trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

chưa được đầu tư đủ mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ được giao nên còn lúng túng trong

việc tổ chức thực hiện, thậm chí một số cán bộ công đoàn còn có biểu hiện ngại làm công

tác phát triển đoàn viên trong công nhân, lao động.

+ Hoạt động Công đoàn chưa thực sự thu hút được đông đảo đội ngũ đoàn viên công

đoàn, mới chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp ởđội ngũ cán bộ chủ chốt của Công đoàn; do

vậy chưa trở thành động lực lôi cuốn người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn.

+ Hệ thống tổ chức Công đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự phối hợp

đồng bộ giữa Công đoàn ngành với Công đoàn địa phương.

1.2. Thực trạng công tác tổ chức, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

lĩnh vực Thương mại,Du lịch

Sự phát triển về số lượng, quy mô doanh nghiệp đa dạng, mạng lưới sản xuất, kinh doanh

của các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vị rộng, do vậy lực lượng lao động trong

doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành

Thương mại và Du lịch phân tán. Đây là một trong những khó khăn mà tổ chức Công

đoàn Thương mại, Du lịch gặp phải khi xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp

ngoài quốc doanh.

Hiện nay, Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức theo lãnh thổ, tức

là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại và Du lịch hoạt động dưới sự

chỉ đạo của các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Liên đoàn

Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại phân cấp cho các công đoàn quận

huyện, thị xã chỉ đạo, quản lý hoạt động. Do vậy, về mặt tổ chức cấp trên trực tiếp của

công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại, Du lịch chưa có mô hình

thống nhất.

14

Page 15: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Vai trò tổ chức, chỉ đạo theo ngành nghề của công đoàn ngành chưa được phát huy mạnh

mẽ. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác vận động, tập hợp công nhân,

lao động vào công đoàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Côngđoàn

Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương

mại, Du lịch

Theo điều tra khảo sát, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh hiện nay rất mỏng cả về số lượng và chất lượng; công tác tạo nguồn cán bộ

công đoàn cơ sở gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự được quan tâm.

Do đặc điểm phổ biến của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở khu vực ngoài quốc doanh là

hoạt động kiêm nhiệm, luôn biến động lớn sau các kỳ đại hội trong khi đó khoảng thời

gian giữa hai kỳ đại hội ngắn gây khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên

kỹ năng hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế,đặc biệt là những

cán bộ công đoàn mới tham gia nhiệm kỳ đầu tiên; điều kiện thời gian để tham gia các

khoá đào tạo nghiệp vụ hạn hẹp

Theo điều tra, trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở: Có 13% cán bộ công

đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch có trình

độ cao đẳng và đại học; 10% có trình độ trung cấp; 10 % trình độ sơ cấp.

Như vậy, cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ cử nhân kinh tế chiếm tỷ lệ cao hơn cả

(9,0%). Tiếp đó là trình độ đại học về kỹ thuật (4,0%). Tuy nhiên, phần lớn cán bộ công

đoàn cơ sở chưa được đào tạo qua các ngành quản lý hành chính, phápluật, kinh tế. Các

ngành khác mới chỉqua tập huấn ngắn hạn.

Đặc biệt, trình độ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực

Thương mại, Du lịch mới chỉ có 60% được tập huấn ngắn hạn về công tác công đoàn, 5%

có trình độ sơ cấp và có tới 35% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghịêp vụ Công

đoàn. 65% chưa được trang bị kiến thức về bảo hộ lao động, 60% chưa được đào tạo, tập

huấn về Bộ luật lao động, 50% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về Luật Công đoàn, 70%

15

Page 16: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

chưa được tập huấn, đào tạo về kỹ năng thương lượng, đàm phán về ký kết hợp đồng lao

động,xây dựngThương lượng thoả ước lao động tập thể.

Mới chỉ có 35% cán bộ công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực

Thương mại, Du lịch được tập huấn về kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình

công, 5% được tập huấn kiến thức về kinh tế thị trường.

Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở có chức danh chuyên môn phó giám đốc, trưởng phòng

tổ chức, trưởng phòng hành chính, số cán bộ công đoàn là nhân viên hay người trực tiếp

sản xuất không nhiều. Về trình độ so với mặt bằng trình độ chung của cán bộ công đoàn

cơ sở của cả nước thì trình độ cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc

doanh ngành Thương mại, Du lịch thấp hơn.

Số liệu trên cho thấy đa số cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

lĩnh vực Thương mại, Du lịch mặc dù ở mức độ khác nhau nhưng đều có trìnhđộ chuyên

môn nhất định. Nhưng điều đáng lưu tâm hơn cả là mới chỉ có gần hai phần ba số cán bộ

công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

được trang bị kiến thức về Công đoàn thông qua tập huấn ngắn hạn và có trình độ sơ cấp

Công đoàn. Còn tới hơn một phần ba (35,0%) cán bộ công đoàn cơ sở chưa hề được trang

bị một chút kiến thức nào về công tác Công đoàn. Đây là một trong những lý do chủ quan

khiến cho hiệu quả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh

vực Thương mại, Du lịch còn hạn chế.

Về phẩm chất đạo đức của cán bộ công đoàn thì đa số cán bộ công đoàn cơ sở doanh

nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch được công nhân - lao động

đánh giá có phẩm chất đạo đức tốt. Nhưng đánh giá có năng lực công tác, năng lực hoàn

thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ Công đoàn của cán bộ Công đoàn thì chưa

cao, mới chỉ chiếm trên dưới 50%. Đây là điều cần phải quan tâm. Người sử dụng lao

động đánh giá về năng lực của cán bộ Công đoàn

16

Page 17: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

2. Tầm ảnh hưởng

2.1. Công đoàn chăm lo đời sống cho người lao động.

Trước tình hình sản xuất gặp khó khăn ảnh hưởng tới người lao động trong các tổ chức

doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, xây

dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp như xây dựng thỏa ước lao động tập thể có

lợi hơn cho người lao động, nhiều chính sách, chế độ của Nhà nước, Tập đoàn đã được

vận dụng giải quyết, công nhân bị bệnh nghề nghiệp được điều dưỡng phục hồi sức khỏe,

chi dưỡng sức.Công đoàn đã có vai trò quan trọng, tham gia tích cực trong việc xây dựng

ban hành các văn bản quy định, quy chế về lao động, khoán sản phẩm, tiền lương, tiền

thưởng, thi tuyển, nâng bậc, thi đua, khen thưởng kỉ luật.. nhất là đào tạo đội ngũ CNLĐ

có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ SXKD của đơn vị

sản xuất , cùng với chuyên môn, Công đoàn đã cụ thể hóa các phong trào thi đua chung

phù hợp với các công đoàn tổ, đội.

2.2. Công đoàn trong doanh nghiệp có chức năng bảo vệ lợi ích của NLĐ

Công đoàn luôn sát cánh cùng giai cấp công nhân và người lao động. Chức năng của

Công đoàn có tầm ảnh hưởng rất lớn tác động tới người lao động.

+Chức năng tham gia quản lý: Thực hiện chức năng tham gia quản lý không có nghĩa là

công đoàn làm hay can thiệp , làm cản trở công việc của quản lý. Tham gia quản lý là thể

hiện quyền của công đoàn, của người lao động trong điều kiện chính quyền đã thuộc về

nhân dân lao động, Đồng thời tham gia quản lý chính là thiết thực bảo vệ lợi ích trước

mắt và lợi ích lâu dài của công nhân, của tập thể, phát huy vai trò quản lý của công đoàn

*Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và người lao

độnglà biện pháp tổng hợp nhất để họ tham gia quản lý. Vận động, tổ chức công nhân,

viên chức và người lao động tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch dản xuất kinh

doanh, nhiệm vụ công tác , tham gia quản lý lao động, tìm việc làm tạo điều kiện làm

việc thuận lợi cho công nhân, viên chức và lao động.

*Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng của công nhan , viên chức và

người lao động.

*Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới.

17

Page 18: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

+Chức năng giáo dục:Một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng

giáo dục của công đoàn là làm cho người lao động nhận thức đầy đủ về lợi ích chung của

cộng đồng. Muốn có lợi ích phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Từ đó củng cố kỷ luật

lao động, không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn , tay nghề, chuyên môn, nghiệp

vụ, xây dựng ý thức tự nguyện , tự giác trong lao động, công tác. Giaos dục pháp luật ,

giáo dục thẩm mỹ, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức mới cho công nhân , viên

chức và người lao động.

*Chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động:Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, phát

triển nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân các doanh nghiệp liên doanh,

doang nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài... được khuyến khích hoạt động làm cho xu

hướng thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân rõ rệt, số lượng công nhân khu vực ngoài nhà

nước tăng lên. Quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột, ức hiếp người lao động đang diễn ra

hằng ngày, hàng giờ và có xu hướng phát triển. Các hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của

người lao động, công đoàn đã nhận thức sâu sắc và giáo dục đầy đủ lên các đoàn viên về

các lợi ích của người lao động phải hài hòa với lợi ích của người sử dụng lao động, chủ

doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người lao động và công đoàn là người

bảo vệ lợi ích đó.

*Công đoàn tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc kí kết hợp đồng lao động cho

người lao động

*Công đoàn chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng thỏa ước lao

động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế cho người lao động.

*Công đoàn là nơi giải quyết các khúc mắc giữa người lao động mà doanh nghiệp, tham

gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh

đó Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doang nghiệp về mô trường làm việc, thời gian

làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động, đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ

thông thông gió, chống nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ trang thiết bi bảo hộ lao

động cho người lao động.

+Để đảm bảo lợi ích của người lao động Công đoàn tham gia cùng tổ chức Đảng, chính

18

Page 19: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

quyền, doanh nghiệp tìm việc làm và tạo điều kiện việc làm cho công nhân, viên chức và

người lao động; Công đoàn tham gia vào lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, vấn đề nhà ở;

trong việc kí kết hợp đồng lao động của công nhân, người lao động, đại diện cho công

nhân thỏa ước thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình công theo Bộ

luật lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,

bảo hộ lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân viên chức và người lao động,

phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, phát triển văn hóa nghệ thuật, thể dục thể

thao, du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng...

2.3 Công đoàn với công tác an toàn – vệ sinh lao động :

Công đoàn là tổ chức đại diện cho tập thể người lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi

ích hợp pháp của người lao động. Thẩm quyền của công đoàn biểu hiện ở các lĩnh vực,

mức độ khác nhau phụ thuộc vào từng quan hệ cụ thể. Luật an toàn vệ sinh lao động

(ATVSLĐ) quy định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở tại Điều 10 Luật

ATVSLĐ ( Luật có hiệu luật thi hành từ ngày 1/7/2016 ) :

1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch,

quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều

kiện lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện

điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm

giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng bị

xâm phạm.

3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền,

nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ

sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định

về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai

19

Page 20: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho

người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các

biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất

an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động.

6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy

định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh

lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn

luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.

7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao

động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm

việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở phối hợp với người sử dụng lao

động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai

nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo

quy định tại Điều 34 của Luật này thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với

cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Luật này để tiến

hành điều tra.

9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần

chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại

nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp

trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người

lao động ở đó yêu cầu.

20

Page 21: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và

tiếp tục chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì kinh

tế khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

ngày càng phát triển. Cùng với đó số lượng doanh nghiệp và người lao động làm việc

trong khu vực này ngày càng tăng nhanh, số người làm công ăn lương tăng nhanh, yếu tố

chủ thợ và sự khác biệt về lợi ích sẽ ngày càng rõ nét, nguy cơ cao về điều kiện lao động

không được đảm bảo. Do vậy, vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc

đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động sẽ ngày càng lớn.

 An toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích cho người lao

động. Bên cạnh đó, việc ATVSLĐ bảo đảm là để nâng cao năng suất lao động và hạ giá

thành sản phẩm của doanh nghiệp. An toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế -

xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, tổ chức công đoàn có vai trò nhiệm vụ trong việc bảo

đảm an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở.

Nhận thức rõ vấn đề, những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã tham gia xây dựng và thực

hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động: giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra an

toàn vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nhiều công đoàn cơ

sở, tổ chức hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tuyên truyền, vận động người lao

động thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động; đồng thời nghiên cứu, ứng dụng khoa

học công nghệ về an toàn lao động, đào tạo kỹ sư bảo hộ lao động…

Cũng chính từ những hoạt động sát sao của Công đoàn Việt Nam nên nhiều tổ chức công

đoàn tại các tỉnh, doanh nghiệp cũng ý thức tốt hơn trong vai trò của mình đối với người

lao động.

Vd: - Điển hình như tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tập đoàn hiện có 6.492 an

toàn vệ sinh viên, chiếm tỷ lệ 8,1% lao động trực tiếp. Đây là lực lượng thường xuyên

cung cấp những thông tin và hiến kế giúp cán bộ quản lý và công đoàn thực hiện tốt công

các an toàn vệ sinh lao động.

21

Page 22: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

- “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, đây là nội quy lao động của Công ty

cổ phần Khai thác đá TT Huế được phổ biến rộng rãi đến công nhân lao động với

những yêu cầu nghiêm ngặt của công tác khai thác đá có sử dụng chất nổ. So với

những năm trước, số công nhân lao động ở mỏ đá Ga Lôi hiện nay có 56 người

làm việc với máy móc hiện đại và đã không còn cảnh công nhân bốc đá bằng tay

lên xe ô tô. Hàng năm, doanh nghiệp đã chi trên 400 triệu đồng cho công tác

ATVSLĐ như: cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động cá nhân, chi

bồi dưỡng nặng nhọc độc hại, công tác tuyên truyền, tập huấn... Ba năm qua, Công

ty cổ phần khai thác đá TT Huế không xảy ra tai nạn lao động, góp phần bảo đảm

năng suất lao động của công ty đạt hơn 100 ngàn  khối đá thành phẩm các loại mỗi

năm, bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Việt Nam mặc dù được đánh giá đã có nhiều động thái tích cực trong việc đảm bảo an

toàn vệ sinh cho doanhh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tiềm ẩn

nhiều nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn sử dụng các

thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, nhà xưởng không đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng

ồn… Đặc biệt, nhận thức và tính kỷ luật, kỷ cương của người lao động còn hạn chế, nhất

là đối với lao động trẻ, mới bước vào nghề, tác phong công nghiệp kém,... cộng với việc

trang bị bảo hộ lao động chưa được chú trọng dẫn tới việc nhiều vụ tai nạn lao động xảy

ra gây thiệt hại đến tính mạng người lao động và tài sản của doanh nghiệp.

Chính vì vậy sự vào cuộc của các tổ chức Công đoàn là rất cần thiết, góp phần bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên chức, người lao động, góp phần

đáng kể vào việc từng bước đưa ATVSLĐ vào nề nếp, trở thành yếu tố không thể thiếu

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp.

2.4. Công đoàn góp phần xây dựng quan hệ lao động:

Về vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định tại Điều 188

Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau :

22

Page 23: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

- Thứ nhất, Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

- Thứ hai, Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện

thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế

trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức

- Thứ ba, Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra

tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao

động tiến hành đình công.

- Thứ tư, Công đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây

dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ

chức.  Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức

Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò

không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên

của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn

chỉnh.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ là giải quyết thỏa đáng mối quan hệ

giữa quản lý, sử dụng lao động và phân phối sản phẩm, bảo đảm sự phát triển bền vững

của doanh nghiệp; người lao động được quan tâm về đời sống vật chất, tinh thần, có việc

làm và thu nhập ổn định, có cơ hội học tập; quan hệ lợi ích giữa các bên hài hòa, tin cậy

nhau, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Tạo ra sự hợp tác tích cực giữa các chủ thể trong quan hệ lao động nhằm giảm thiểu mọi

xung đột có thể xảy ra. Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về chức năng, vai trò của

Công đoàn trong quan hệ lao động. Nhưng trên thực tế vai trò này vẫn chưa thực sự được

phát huy một cách có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Vì việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn còn phụ thuộc nhiều yếu tố,

trong đó có yếu tố thực lực của chính bản thân mỗi tổ chức Công đoàn.

23

Page 24: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang vận hành theo cơ chế thị trường, vì vậy tính chất của

quan hệ lao động so với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây đã thay đổi. Do có sự thay

đổi về tính chất của quan hệ lao động nên đã ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của

Công đoàn. Sự thay đổi của quan hệ lao động, đòi hỏi Công đoàn phải lấy lĩnh vực lao

động làm lĩnh vực hoạt động cơ bản và lấy việc điều hoà, ổn định quan hệ lao động làm

nhiệm vụ xã hội cơ bản. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Công

đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ

chức nào khác có thể thay thế.

Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo

thành quan hệ lao động hoàn chỉnh. Hoạt động của các cấp Công đoàn trong những năm

qua đang thích ứng dần với nhu cầu thay đổi của quan hệ lao động, song chúng ta còn

thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ lao động ngày một

phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế thị trường XHCN.

Để tiếp tục khẳng định và thực hiện tốt hơn vai trò của một bên không thể thiếu trong

quan hệ lao động, Công đoàn cần chủ động hơn nữa trong việc điều tiết quan hệ lao động,

trong đó cần chú ý các vấn đề sau:

- Trong điều tiết quan hệ lao động, Công đoàn không xuất hiện là người trung gian, mà

phải là đại diện một bên, đóng vai trò một bên chủ thể quan hệ lao động trực tiếp tham

gia.

- Công đoàn điều tiết và ổn định quan hệ lao động phải lấy sự phát triển của doanh nghiệp

và kinh tế xã hội làm mục đích cuối cùng. Người lao động thu được lợi ích cuối cùng

phải dựa vào vào sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế xã hội. Do đó trong quá trình

Công đoàn đại diện người lao động xử lý quan hệ lao động,  phải nghĩ tới lợi ích của

doanh nghiệp. Khi nêu yêu cầu bảo vệ lợi ích CNLĐ, cần phải xét tới tình hình thực tế và

sức chịu đựng của doanh nghiệp.

- Công đoàn điều tiết và ổn định quan hệ lao động, phải trên cơ sở lấy quy định của pháp

luật làm chuẩn. Sự điều hoà và ổn định của quan hệ lao động, thực hiện thông qua sự điều

24

Page 25: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

chỉnh của pháp luật. Quá trình Công đoàn điều tiết và ổn định quan hệ lao động phải trên

cơ sở chấp hành pháp luật lao động của Nhà nước. Đây chính là yêu cầu của pháp luật đối

với tổ chức Công đoàn trong việc điều hoà và ổn định quan hệ lao động, vừa là căn cứ

pháp luật để Công đoàn dựa vào đó để điều hoà và ổn định quan hệ lao động.

- Công đoàn điều tiết và ổn định quan hệ lao động trên cơ sở thông qua phương thức thoả

ước là chính. Giám sát, đôn đốc việc thực hiện tốt giao kết hợp đồng lao động tại doanh

nghiệp và chủ động thương lượng, đàm phán, ký kết, thực hiện tốt thoả ước lao động tập

thể và tăng cường việc tổ chức đối thoại giữa người sử dụng lao động với người lao động

trong doanh nghiệp

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thực

hiện pháp luật lao động trong CNLĐ và chủ động đôn đốc, phối hợp cùng người sử dụng

lao động.

- Nâng cao năng lực của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS trong hoạt động đối

thoại, tham vấn, thương lượng.

- Khi thành lập mới Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong khu vực có quan hệ lao

động, trước hết cần nghiên cứu, xác định rõ đối tác của Công đoàn phải là đại diện cho

người sử dụng lao động (nếu không có đại diện sử dụng lao động thì không nên hình

thành tổ chức Công đoàn).

Đối với tổ chức công đoàn, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ cũng góp

phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức công đoàn thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ

người lao động ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, đại diện cho tập

thể lao động xây dựng, thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể; tuyên truyền phổ

biến đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa

vụ của người lao động; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật liên quan đến người

lao động, đồng thời đại diện tập thể lao động thương lượng với người sử dụng lao động

giải quyết những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của người lao động, nhằm bảo vệ quyền

25

Page 26: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, chống lại hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa

các tranh chấp lao động đáng tiếc xảy ra.

3. Hạn chế

- Theo thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước xảy ra 235 cuộc tranh

chấp lao động dẫn đến ngừng việc và đình công,  tăng 59 cuộc so với cùng kỳ năm 2014,

trong đó nhiều cuộc có diễn biến biến phức tạp, điển hình như cuộc ngừng việc của gần

170 nghìn công nhân, lao động thuộc 47 doanh nghiệp tại 4 địa phương bắt nguồn từ cuộc

ngừng việc của hàng ngàn công nhân thuộc Công ty TNHH Pouyuen (Khu công nghiệp

Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) để thể hiện sự

không đồng tình với Điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014.

- Công đoàn cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn lúng túng về nội dung và

phương pháp hoạt động. Việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước ở nhiều đơn vị không có điều kiện triển khai. Tỷ lệ CNLĐ gia

nhập công đoàn và CĐCS đạt vững mạnh hàng năm thấp.

- Trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các

kỹ năng, nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở chưa được xác định

chính xác, trọng tâm.

- Vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở trong thương lượng tập thể còn yếu. Việc

thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà

nước và doanh nghiệp FDI có tỷ lệ thấp và chất lượng còn hạn chế, việc đàm phán

thương lượng còn mang nặng tính hình thức.

- Các hoạt động phong trào tại công đoàn cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu tham gia và hưởng

thụ của đoàn viên, gắn kết mặt xã hội của các đoàn viên. Nhiều nơi thực hiện theo yêu

cầu của cấp trên, chưa chú ý đến yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên ở cơ sở.

- Trong phương thức hoạt động còn có trường hợp ra mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền,

quan liêu, độc đoán, chưa coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, phát huy tính tự

26

Page 27: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng. Vẫn nặng về hội họp, ra nhiều văn

bản, nghị quyết mà thiếu sự kiểm tra, đôn đốc.

4. Hướng phát triển

- Hoạt động công đoàn tiếp tục hướng mạnh về cơ sở và đạt được một số kết quả quan

trọng. Công tác nghiên cứu, tham gia hoàn thiện các chính sách, pháp luật có liên quan

trực tiếp đến đoàn viên và người lao động được Tổng Liên đoàn và Công đoàn các tỉnh,

ngành tập trung thực hiện, trong đó nổi bật là tham gia ý kiến sửa đổi Điều 60, Luật Bảo

hiểm xã hội  năm 2014.

- Chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật An toàn vệ sinh Lao động, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và

phối hợp với chuyên gia hàng đầu quốc tế nghiên cứu đề xuất xây dựng Chương riêng về

Tố tụng Lao động trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi)...

- Công đoàn các cấp chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Công

đoàn và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của ngành, địa

phương, cơ sở.

- Tập trung chăm lo, tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy việc thực

hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định của Chính phủ.

- Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công đoàn đạt một số kết quả; công tác thu, chi tài chính công đoàn từng bước đi

vào nền nếp...

Ví dụ:

- Các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, chào mừng Đại hội

Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Đại hội thi đua yêu nước công nhân, viên chức, lao động tiến tới Đại hội Thi đua yêu

nước toàn quốc lần thứ IX do Công đoàn phát động tiếp tục phát huy hiệu quả, công

27

Page 28: Hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp  ( Quản trị nguồn nhân lực )

nhân,viên chức, lao động cả nước đã phát huy hàng ngàn đề tài, sáng kiến, cải tiến, giải

pháp hữu ích.

- Đặc biệt, với quyết tâm phát điện sớm tổ máy số 1 (trước 31.12.2015), Nhà máy thuỷ

điện Lai Châu sẽ góp phần đưa Nhà máy hoàn thành trước kế hoạch 1 năm, làm lợi cho

nhà nước khoảng 5.000 tỉ đồng/năm.

Kết luậnCông đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân vàcủa người lao

động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày

nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của Công đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ

quốc, nên việc nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn là một việc cần thiết của người

cán bộ Công đoàn.

Do vậy, các cấp công đoàn cần đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ công đoàn nhất là cán bộ công đoàn cơ sở, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có

trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cao, nắm chắc các quy định của pháp luật,

nhất là pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, pháp luật doanh nghiệp và công đoàn, nắm

chắc các nguyên tác, phương pháp hoạt động và tình hình thực tế của doanh nghiệp và có

kỹ năng đàm phán, thương lượng với giới chủ.

28