14
HƯỚNG DN VBN ĐỒ THÔN BN CÓ STHAM GIA SDNG BN ĐỒ NH HƯỚNG DN CHO GING VIÊN Daniel Mueller & Bjoern Wode biên son Carola Wehr chnh sa tháng 06/2004 C C C F F F 4 4 4 H H H í í í n n n g g g d d d É É É n n n c c c h h h o o o g g g i i i n n n g g g v v v i i i ª ª ª n n n v v v Ï Ï Ï b b b n n n ® ® ® å å å n n n h h h

Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

  • Upload
    foreman

  • View
    2.367

  • Download
    6

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hướng dẫn vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Citation preview

Page 1: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

HƯỚNG DẪN VẼ BẢN ĐỒ THÔN BẢN CÓ SỰ THAM GIA SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ẢNH

HƯỚNG DẪN CHO GIẢNG VIÊN

Daniel Mueller & Bjoern Wode biên soạn Carola Wehr chỉnh sửa tháng 06/2004

CCCFFF 444

HH H−− −

íí ínn n

gg g dd d

ÉÉ É nn n

cc chh h

oo o gg g

ii i ¶¶ ¶nn n

gg g vv v

ii i ªª ªnn n

vv vÏÏ Ï

bb b¶¶ ¶ n

n n ®® ®

åå å ¶¶ ¶

nn nhh h

Page 2: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Giới thiệu

Thế nào là bản đồ ảnh trực giao?

Bản đồ ảnh là bản in của ảnh máy bay có tham chiếu tọa độ địa lí được đặt trong hệ thống toại độ bản đồ. ảnh máy bay đã được nắn chỉnh hình học được gọi là ảnh trực giao (Sau đây gọi là bản đồ ảnh).Bản đồ ảnh đã được nắn chỉnh hình học và in ra là tư liệu Viễn thám chính xác và kinh tế nhất phục vụ cho mục đích thành lập bản đồ ở tỷ lệ lớn. Bản đồ ảnh rất dễ sử dụng và là một công cụ không đòi hỏi có trình độ văn hoá cao để gắn kết người dân một cách có hiệu quả khi thảo luận về sử dụng, lập kế hoạch và quản lí nguồn lợi tự nhiên.

Vẽ bản đồ có sự tham gia là gì?

Các phương pháp tiếp cận truyền thống để thành lập bản đồ sử dụng đất thường do người bên ngoài thực hiện thông qua việc giải đoán ảnh Viễn thám ( được gọi là đoán đọc viên). Những người này thường không có hiểu biết sâu về điều kiện tự nhiên cũng như tình trạng tài nguyên của địa phương,. Sự giới hạn về các kiến thực thực địa này có thể sẽ đưa ra các kết quả không chính xác hay phân loại thiếu về các loại hình sử dụng đất.

Mục tiêu của vẽ bản đồ có sự tham gia là giúp người dân có thể thực hiện việc chuyển tại mọi khía cạnh về nguồn lực đất đai của họ, những nguồn lực này đối với họ rất quan trọng. Trong quá trình này, người dân khoanh vẽ các loại hình sử dụng đất của họ trên giấy bóng kính (transparency) đặt lên trên bàn đồ ảnh máy bay có tọa độ địa lí, sau đó sẽ được quét, đưa vào máy tính, nắn chỉnh hình học sao cho trùng khớp với bản đồ ảnh và sau đó tiến hành số hoá. Sự tham gia của người dân với hiểu biết sâu sắc về thực tế địa phương với mong muốn nâng cao tính chính xác của các số liệu thu thập được.

Tại sao lại cần phải vẽ bản đồ có sự tham gia?

Bản đồ ảnh là công cụ thông tin có sự tham gia ở cấp thôn bản hữu hiệu để:

Hình ảnh hoá việc sử dụng nguồn tài nguyên để hỗ trợ cho quá trình thảo luận mà không có bất cứ rào cản về thông tin. Qua đó khuyến khích người dân phản ảnh và thảo luận những vấn đề liên quan đến đất đai;

Cho phép xác định nhanh những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường của thôn bản bằng cách xác định và thảo luận những vấn đề liên quan đến sử dụng nguồn lợi tự nhiên với sự tham gia tích cực của cả cộng đồng;

1 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 3: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Tạo ra sự hiểu biết, thống nhất chung giữa những người sử dụng đất và các cơ quan hành chính địa phương về phân bố trên thực tế và thực trạng nguồn lợi tự nhiên và việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên này;

Tạo ra một công cụ cho quá trình cùng ra quyết định hướng vào nhu cầu giữa các thôn bản khác nhau và giữa các thôn bản và các thực thể của Nhà nước khác;

Thu thập số liệu phân bố chính xác trong phạm vi lớn hơn trên cơ sở kiến thức địa phương;

Đưa ra giải pháp cho quá trình giám sát tác động có sự tham gia đối với các khoản đầu tư cho phát triển nông thôn của Chính phủ và các nhà tài trợ khác;

Giải quyết tranh chấp về ranh giới hiện nay;

Tạo ra thông tin (bản đồ) về sử dụng đất có độ chính chính xác cao có thể được phê duyệt một cách chính thức cho công tác quản lí.

2 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 4: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Tiến trình thực hiện

Vẽ bản đồ ảnh có sự tham gia là một quá trình được sử dụng để tạo ra hàng loạt các số liệu và sẽ được đưa vào hệ thống thông tin địa lí (gọi tắt là GIS). Những thông tin thu được thông qua quá trình này cho phép xử lí, phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau và dễ dàng cập nhật phục vụ cho các mục tiêu cụ thể.

Quá trình tiến hành vẽ bản đồ ảnh có sự tham gia gồm những bước sau:

1. Công tác chuẩn bị 2. Đi hiện trường (thực địa) 3. Xử lí số liệu 4. Phản hồi thông tin đến các bên tham gia (và tiếp nhận thông tin từ họ)

Từng bước được miêu tả cụ thể ở các phần sau:

I. Công tác chuẩn bị

Thu thập thông tin sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và các số liệu về KT-XH;

Lựa chọn thôn bản theo các mục tiêu đã vạch ra;

Lựa chọn đại biểu nên thể hiện đầy đủ thành phần dân cư của thôn bản theo giới tính, tuổi tác và vị trí trong xã hội. Qui mô của nhóm có thể từ 6 đến15 người;

In bản đồ ảnh máy bay (nên in trên khổ giấy A0); tỉ lệ bản đồ phụ thuộc vào mức độ chi tiết mong muốn và điều kiện cụ thể của địa phương, thông thường là 1:5,000. Hiện nay đã có sẵn ảnh máy bay năm 1999/2000. Chúng được nắn chỉnh hình học theo hệ toạ độ UTM và VN2000. Trong bản in các ảnh máy bay cần có các thông tin bổ trợ như: lưới toạ độ (dạng chữ thập), mũi tên chỉ hướng Bắc, tên làng, tỷ lệ bản đồ, ngày/tháng chụp ảnh máy bay. Ngoài ra, một số yếu tố trên bản đồ nền địa hình như là các tuyến đường chính, sông suối cũng có thể được thêm vào nhưng chỉ ở những vùng có khả năng quan sát tốt như những vùng thảm thực vật. Để có thể định hướng được tốt hơn thì có thể thêm vào các đường đồng mức cái (với kiểu đường- Linestyle- nhỏ) và các điểm độ cao. Ngoài ra, nếu có thể thì thêm vào các ngôi nhà của những người sẽ tham gia thảo luận, điều này sẽ giúp họ tham gia giải đoán ảnh tốt hơn và cũng sẽ giúp cho họ được tự tin hơn trong các cuộc thảo luận vì họ đang nói về chính mảnh đất của họ trong cộng đồng. Mỗi bản in ảnh máy bay nên in có độ phủ trùm các ảnh lân cận (ra ngoài ranh giới của thôn bản) để thuận tiện hơn trong việc ghép nối các ảnh về sau. ..

Đặt giấy bóng kính (Mica) lên trên bản đồ ảnh. Nên sử dụng các tờ bóng kính khác nhau cho 2 bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch, nhưng nên đặt tờ bóng kính sẽ làm bản đồ quy hoạch chồng khớp lên trên tờ bản đồ hiện trạng và ảnh máy bay; Hệ thống toạ độ trên

1 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 5: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

ảnh ở ngoài ranh giới khoanh vẽ cũng phải được chuyển lên trên giấy bóng kính cùng với toạ độ tương ứng để có thể sử lí số liệu trong tương lai một cách thống nhất;

Văn phòng phẩm: ghim kẹp (để cố định giấy bóng kính tạm thời trên bề mặt bản đồ ảnh máy bay), bút viết trên giấy bóng kính (loại không xoá được) với nhiều mầu khác nhau dùng để khoanh vẽ;

Máy định vị toàn cầu (GPS) để bổ trợ cho quá trình thu thập dữ liệu tại những nơi có ranh giới không hiện hữu (Ví dụ: kế hoạch trong tương lai, quyền sở hữu) và cho phép hiệu chỉnh kết quả nhanh chóng tại thực địa cũng như hỗ trợ việc đi vẽ lát cắt bổ xung với khoảng chính xác từ 3-5 mét, vì vậy đề xuất rằng chỉ dùng GPS để đo với những lô có diện tích từ 10 ha trở lên.

II. Họp thôn bản Họp thôn bản có thể kéo dài từ 1/2 ngày đến 1 ngày tuỳ theo mối quan tâm và sự nhiệt tình của người dân. Người dân phải được thông báo trước một cách rõ ràng về chủ đề sẽ thảo luận và địa điểm và ngày giờ họp thôn bản. Nơi họp nên chọn một nơi bằng phẳng đồng thời có thể quan sát tốt các khu vực xung quanh. Người hướng dẫn phải đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng có cơ hội như nhau khi tham gia thảo luận và thể hiện nguyện vọng thực sự của họ.

Trước tiên, cán bộ hướng dẫn nên có một giới thiệu ngắn nhằm cung cấp những thông tin về (i) cách tiếp cận vẽ bản đồ có sự tham gia của người dân, (ii) giải thích ngắn gọn về tính năng kĩ thuật ảnh máy bay, (iii) thời gian (ngày, tháng, năm) mà ảnh máy bay chụp của ảnh máy bay được sử dụng, (iv) đảm bảo đủ thời gian, cơ hội để làm rõ, trả lời các câu hỏi, vấn đề còn tồn tại.

Bất kì khi nào có thể người hướng dẫn nên để những người tham gia tự hướng thảo luận của họ. Đầu tiên những người tham gia phải có đủ thời gian để làm quen với bản đồ ảnh. Sự chỉ dẫn ban đầu sẽ thúc đẩy quá trình này thông qua việc xác định vị trí hiện tại và đánh dấu những vị trí đất dễ xác định như sông, đường đi và khu vực dân cư. Việc vẽ bản đồ có thể bắt đầu với những đối tượng sử dụng đất quan trọng như ruộng lúa nước và rừng thiêng, và với những loại hình sử dụng đất gần với thôn bản và ở những nơi tương đối phẳng. Người hướng dẫn nên thông báo cho người dân về ngày tháng năm chụp ảnh máy bay và người dân phải đánh giá mức độ thay đổi sử dụng đất (nếu có) từ khi chụp ảnh đến hiện tại và những thay đổi sử dụng đất theo mùa vụ cũng cần được thảo luận.

Nhìn chung những người sử dụng rừng khá thành thạo trong việc giải đoán bản đồ ảnh. Do đó, người hướng dẫn cần phải kiên nhẫn và để cho người dân tiến hành công việc giải đoán ảnh theo cách riêng của họ;

Người dân thích đặt bản đồ ảnh trong mối liên hệ với những điểm trên mặt đất dễ nhìn thấy (như đường đi, dòng sông, dải rừng). Nếu những điểm mốc dễ nhận biết đó khó có thể tìm thấy trên bản đồ thì người hướng dẫn nên dùng địa bàn để hiệu chỉnh lại vị trí của bản đồ ảnh;

2 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 6: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Thông thường thì các ranh giới thường xuyên điều chỉnh trong quá trình thảo luận. Do đó, người dân cần được cung cấp bút viết trên bảng trắng (hoặc trên giấy mica) để có thể xoá được trong trường hợp chưa thoả mãn với ranh giới đã khoanh vẽ. Lưu ý trong quá trình vẽ phải chậm và cẩn thận. Sau khi người dân đã thống nhất về ranh giới thì ranh giới sẽ được cố định bằng bút viết bảng loại không xoá được. Trên bản giấy bóng kính đầu tiên về hiện trạng sử dụng đất thì xác định ranh giới từng loại đất, trong khi với tờ giấy bóng kính thứ hai về quy hoạch thì chỉ khoanh vẽ những vùng sẽ quy hoạch. Tiêu đề phải được biểu thị riêng cho từng bản vẽ.

Sự phân loại sử dụng đất phải được thảo luận và giải thích cẩn thận trước khi các loại hình sử dụng đất được viết vào bản vẽ dưới dạng các ký hiệu chuẩn. Nếu một ký hiệu không nằm trong bảng chuẩn được sử dụng thì một bản chú dẫn chính xác phải được đính kèm theo các bản vẽ để phục vụ cho việc xử lý sau này. Các địa danh địa phương được sử dụng để xác định phương hướng như là các tên đồi, tên sông,… và chúng cần được viết trên giấy bóng kính.

Vì ranh giới trên bản đồ là một phần của tài liệu pháp lý nên vị trí ranh giới phải khoanh vẽ rất cẩn thận phải được sự thống nhất của những người dân tham gia.

L−u ý: Ng−êi hç trî nªn dµnh nhiÒu thêi gian ®Ó l¾ng nghe h¬n lµ nãi

Kiểm tra thực địa để kiểm chứng các thông tin nên được tiến hành vào buổi chiều.

III. Xử lí số liệu

Khi sử lí số liệu thông tin thôn bản bằng phần mềm GIS trong việc lập kế hoạch và quản lí sử dụng đất trong tương lai, cần phải tiến hành 4 bước sau.

1. Chuẩn bị giấy bóng kính:

Sau khi đi thực địa, số liệu sẽ được nhập vào chương trình GIS. Vì vậy, bản in ảnh máy bay và giấy bóng kính khoanh vẽ phải được chuyển đồng thời cho người/đơn vị sẽ chịu trách nhiệm số hoá. Hiện tại có nhiều cách khác nhau để nhập dữ liệu vào chương trình GIS như phương pháp số hoá trên màn hình các thông tin từ ảnh máy bay (phương pháp này không yêu cầu sự chuẩn bị đặc biệt nào về giấy bóng kính); phương pháp thứ hai là quét (scan) các tờ giấy bóng kính vào máy tính. Để có thể nắn chỉnh được các ảnh quét theo hệ toạ độ thực thì lưới toạ độ trên bản đồ ảnh cần được chuyển lên giấy bóng kính và điểm giao nhau của lưới toạ độ được đánh bằng dấu cộng nhỏ (+) (được vẽ bằng bút viết không xoá được). Những dấu cộng này (được gọi là điểm khống chế) sẽ được sử dụng để nắn chỉnh bản đồ trên giấy bóng kính với các thông tin tham khảo khác.

3 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 7: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Các bước chuẩn bị tiếp theo bao gồm làm sạch đường ranh giới lô trên giấy bóng kính bằng cách bỏ những nét đứt và xoá những ô vẽ lỗi và những nét vẽ không cần thiết. Các ô/thửa cần được khoanh kín ranh giới để dễ dàng số hoá sau này.

2. Số hoá trên màn hình/Quét ảnh

A. Số hoá trên màn hình.

Số hoá trên màn hình được thực hiện trên ảnh máy bay số. Người giải đoán thông thường sẽ vẽ các ranh giới trực tiếp trên màn hình dựa vào các đường và hình dạng của các đối tượng có ảnh máy bay trên màn hình. Phương pháp này có một số thuận lợi là không đòi hỏi phải có máy quét và kết quả số hoá trực tiếp trên màn hình là dữ liệu dạng vector và đây cũng là dạng dữ liệu yêu cầu cuối cùng, không cần thiết phải có sự chuyển đổi dữ liệu giữa dạng vector và Raster (Dạng dữ liệu được tạo ra từ quá trình quét ảnh). Khi dữ liệu được số hoá trên nền của ảnh máy bay thì hệ toạ độ địa lý (UTM, VN2000) cũng được xác định/thiết lập cho các lớp GIS (Các lớp thông tin)

B. Scan (Quét ảnh)

Bản đồ trên giấy bóng kính phải được quét bằng máy Scaner và được coi là nguồn số liệu đầu vào của phần mềm GIS. Số lần quét phụ thuộc vào kích thước của máy quét. Với máy quét khổ A4 cần quét khoảng xấp xỉ 15 mảnh để quét hết bản đồ trên bóng kính khổ A0, vì vậy để rút ngắn được thời gian thì nên dùng máy quét khổ A0 hay ít nhất là máy quét khổ A3

Giấy bóng kính có thể được quét đen trắng với độ phân giải là 150 DPI (150 điểm trên 1 đoạn dài 2,5 cm), bởi vì chất lượng scan không phải là yếu tố quan trọng và cần lấy được đường khoanh ranh giới từ giấy bóng kính mà thôi. Scan đen trắng giảm kích thước file và do đó giảm thời gian sử lí số liệu sau này. Để lưu trữ các ảnh đã quét, nên đặt tên tệp (filename) cho các tệp ảnh này, tên tệp có thể gắn với vị trí của ảnh trên giấy bóng kính. Chúng tôi gợi ý đánh số cho ảnh quét theo thứ tự chỉ rõ vị trí ảnh trên giấy bóng kính theo hàng thứ tự từ trái qua phải va từ trên xuống dưới. Ví dụ: ảnh quét ở góc trên cùng bên trái đặt tên là “11”, tệp ảnh tiếp theo bên phải là “12”, và cứ thế tiếp tục. Đối với hàng thứ 2, tên tệp ảnh sẽ bắt đầu bằng số “21” ở bên trái của hàng thứ 2. Ngoài ra, tệp ảnh của các thôn bản khác nhau nên đặt ở các thư mục riêng rẽ trong máy tính để tránh trường hợp nhầm lẫn về sau.

C. Nhập số liệu vào GIS

Hệ toạ độ dùng trong các dữ liệu LUP/LA ở GIS cần phải giống như hệ toạ độ dùng trong ảnh máy bay và bản đồ nền địa hình (UTM, VN2000). Tuy nhiên hệ toạ độ VN2000 không phải là một hệ toạ độ quốc tế nên khi dùng phải đăng nhập các tham số của nó hoặc các phần mềm GIS phải sử dụng khả năng chuyển đổi dữ liệu.

4 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 8: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

A) Số hoá trên màn hình

Nếu số hoá trên màn hình thực hiện với các phần mềm GIS thì các dữ liệu đầu ra đã là dữ liệu yêu cầu (hay nói cách khác là đã được nhập vào GIS).

B) Dữ liệu đã được quét

* Ví dụ : phần mềm ArcView.

Tài liệu hướng dẫn này minh hoạ phương pháp nhập số liệu bằng phần mềm ArcView GIS với Mô đul phân tích ảnh (Image Analysis extension). Trong phần mềm ArcView, bản đồ đã được quét vào được mở với lựa chọn nguồn số liệu (Data source types) là ‘Image Analysis Data Source’. Sau đó sử dụng công cụ ‘Align Tool’ để nắn chỉnh ảnh quét theo hệ toạ độ của bản đồ cơ sở (ví dụ: bản đồ địa hình). Những dấu cộng (+) mà chúng ta vẽ trên giấy bóng kính và đã biết toạ độ được dùng làm điểm khống chế. Kích hoạt công cụ ‘Align Tool’, sau đó phóng to ảnh quét để xác định chính xác điểm khống chế, bấm vào điểm khống chế, bấm tiếp phím chuột phải và chọn “Enter To Coordinate”. Sau đó, nhập toạ độ x, y của điểm đó. Quá trình đó phải được lặp lại ít nhất 4 điểm ở 4 góc bản đồ quét. Nếu toạ độ của 4 điểm khống chế được nhập 1 cách chính xác thì sai số bình phương nhỏ nhất sẽ có giá trị nhỏ hơn 1. Sau đó, ảnh đã năns chỉnh hình học và lưu trữ sau đó được mở trên phần mềm ArcView GIS với lựa chọn nguồn số liệu (Data source types) là ‘Image Data Source’. Tất cả ảnh scan được hiệu chỉnh được hiển thị đặt cạnh nhau sẽ phản ánh toàn bộ bản đồ thôn bản như nó được vẽ trên giấy bóng kính. Sau khi nắn chỉnh hình học, dữ liệu ảnh phải được số hoá và lưu trữ ở dạng số (vector).* Ví dụ : Phần mềm MicroStation/ MapInfoPhần mềm MicroStation có thể được dùng để số hoá các dữ liệu đã được quét (scan) vào máy tính. Trên màn hình, dựa vào các ảnh giấy bóng kính đã được quét, chúng ta sẽ số hoá các đối tượng dạng đường và dạng vùng, sau đó các thông tin sẽ được xuất (export) sang các phần mềm GIS khác như Arcview hoặc Mapinfo. Khi được nhập (import) vào các phần mềm GIS, các thông tin phải ở dạng số (khuôn dạng vector)

Sau khi các thông tin về hiện trạng sử dụng đất được đưa vào GIS, nên copy thành một tệp dữ liệu khác và đổi tên là Quy hoạch sử dụng đất. Lớp hiện trạng sử dụng đất (đã đổi tên file là Quy họạch) này sẽ được sửa đổi dựa theo tờ giấy bóng kính quy hoạch sử dụng đất.

3. Nhập dữ liệu thuộc tính.

Mỗi lô/khoảnh của các file dữ liệu thành quả trong GIS phải có 1 mã hoá loại hình sử dụng đất và 1 mã hoá tên địa phương. Ngoài ra các dữ liệu thuộc tính khác cũng được đăng nhập kèm (ví dụ: năm thực hiện,..). Trước khi xử lý dữ liệu trong Arcview, file dữ liệu (dạng shapefile) phải được cắt theo ranh giới của bản đồ ảnh và làm sạch các lỗ hổng và phần chồng phủ lên nhau. Khi quá trình chỉnh sửa kết thúc, ta có thể tiến hành tính toán các chỉ số thống kê sử dụng đất cho từng thôn bản tương ứng.

5 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Pham Manh Cuong
PhÇn nµy nªn ®­îc chØnh söa l¹i trªn b¶n tiªng Anh theo ®óng h­íng dÉn cña phÇn mÒm
Pham Manh Cuong
Ch­a ghi ¶nh thi lµm sao cã thÓ më ®­îc????
Page 9: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

5. Trang trí bản đồ thành quả.

Bản đồ trước khi in cần phải được trang trí. Màu sắc và các ký hiệu cũng như thông tin trên bản đồ phải tuân thủ theo các hướng dẫn tiêu chuẩn. Ngoài ra cần thêm vào bản đồ các thông tin như: tiêu đề bản đồ; tỷ lệ; hệ toạ độ địa lý; lưới toạ độ; ngày/tháng/năm điều tra, thu thập dữ liệu; …. Thông thường tỷ lệ bản đồ ở cấp thôn bản là 1: 10.000.

Các đặc tính như là điểm độ cao; đường đồng mức; đường, sông suối chính thường là có sẵn ở dạng số trong bản đồ địa hình vì vậy các yếu tố này cũng được đưa vào trong các bản đồ hiện trạng và quy hoạch.

IV. Phản hồi và tiếp nhận thông tin phản hồi từ các bên tham gia

Sau khi quá trình xử lý số liệu kết thúc, bản đồ sử dụng đất được in ra được đem trở lại bản để kiểm tra và hiệu chỉnh (nếu cần thiết) cho đến khi đạt được một được tất cả các bên tham gia nhất trí . Bản đồ ảnh gốc cũng được chuyển đến cho người dân khi quá trình sử lý số liệu kết thúc.

Thông tin bản đồ thành quả sẽ được trình bày theo cách đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương và đồng thời theo cách mà cộng đồng có thể hiểu được. Thông tin được trình bày trên bản đồ nên là năm chụp ảnh máy bay, ranh giới các vùng đất đã xác định, phân loại sử dụng đất và tên địa phương, tỷ lệ bản đồ và hệ toạ độ.

Một bản copy của bản đồ thành quả được in ra được để lại thôn bản để sử dụng làm công cụ ra quyết định cho người dân trong các cuộc họp thôn bản của họ sau này.

6 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 10: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Những điểm ghi chú chung về vẽ bản đồ ảnh có sự tham gia

Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh Điểm yếu Giải pháp

Dễ hiểu Không có địa hình không gian 2 chiều và đường khoanh sử dụng đất của bản đồ ảnh không gian 3 chiều bị sai lệch;

Thêm các đường đồng mức vào trong bản đồ ảnh

Cần những người dân thông thạo địa hình.

Khả năng di chuyển tốt hơn sa bàn.

Thuận tiện trong việc lưu trữ, bảo quản.

Công việc ngoại nghiệp tốn ít thời gian

Có thể chuyển tải dữ liệu vào GIS, do đó dễ dàng xử lí, tập hợp, phân tích và chuyển tải thông tin cho các bên tham gia;

Khả năng thu thập và xử lí số liệu ở cấp huyện, thậm chí ở cả cấp cao hơn còn rất hạn chế;

Cần tiếp tục xử lý dữ liệu tại cấp tỉnh

Thu thập các thông tin tại cấp xã và cấp huyện

Tính chính xác về mặt không gian lớn hơn so với các bản đồ sử dụng đất có tỉ lệ lớn hiện đang được sử dụng;

Khi sử dụng bản đồ ảnh cũ người dân có khuynh hướng vạch, khoanh ranh giới theo các đường ranh giới cũ;

Thảo luận về các thay đổi sử dụng đất.

Kiểm tra hiện trường.

Rõ ràng hơn và giảm đáng kể mâu thuẫn, tranh chấp về ranh giới;

Hiện nay khó kiếm bản đồ ảnh mới nhất (có cập nhật);

Sử dụng các ảnh máy bay chụp các năm 1999/2000.

Tăng khả năng chấp nhận kết quả chính thức;

Khả năng lưu trữ dạng số giúp giảm chi phí in ấn từng khu, thửa và thông tin tạo ra;

Cần có các trang thiết bị chuyên ngành

Kết hợp xem xét các khoản đầu tư khi chuẩn bị ngân sách

Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin Yêu cầu một số kỹ năng cụ thể Đào tạo (1-2 tuần)

Nâng cao tiềm năng lập kế hoạch.

Kết hợp được sự hiểu biết của người dân địa phương trong các vùng địa lý tương tự

Tình hình sử dụng đất trên bản đồ ảnh thường đề cập tới một mùa nào đó trong năm.

Thảo luận về ảnh hưởng khí hậu/thời tiết với người dân.

Có khả năng giám sát, phân tích định lượng sự thay đổi sử dụng đất.

Các ảnh máy bay phải có sẵn trong các thời kỳ nhất định (ví dụ 5 năm)

7 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 11: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Kết luận

Phương pháp lập bản đồ có sự tham gia dựa trên bản đồ ảnh làm từ ảnh máy bay là một công cụ có sự tham gia chính xác, hiệu quả đối với việc lập kế hoạch sử dụng đất, đánh giá nguồn lực, tài nguyên, đánh giá tác động và giải quyết mâu thuẫn. Học viên tham gia thực hành vẽ bản đồ cho thấy mức độ tham gia khá cao và có trách nhiệm, hầu hết là do tính chính xác cao của dữ liệu.. Bên cạnh đó, các dữ liệu được nhập vào chương trình GIS giúp cho các hoạt động xử lí số liệu sau này, cho phép nâng cao các hoạt động địa chính, thống kê sử dụng đất có chất lượng tốt hơn và giám sát biến động sử dụng đất bằng máy tính dễ dàng hơn.

Phụ lục

PHỤ LỤC 1: Bản đồ ảnh vẽ nháp hiện trạng sử dụng đất , thôn Pa Hoc

PHỤ LỤC 2: Giấy bóng kính hiện trạng sử dụng đất, thôn Pa Hoc

PHỤ LỤC 3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thôn Pa Hoc

8 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 12: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Phụ lục 1: Bản đồ ảnh máy bay của bản Pa Hóc với ranh giới sử dụng đất, phân loại đất và tên địa phương do người dân bổ xung (xã Chiếng Hặc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn la)

1 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 13: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Phụ lục 2: Bản giấy bóng kính (trích dẫn) sau khi họp thôn bản ở bản Pa Hóc là cơ sở cho xử lí số liệu và số hoá dữ liệu bản đồ sử dụng đất

2 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia

Page 14: Huong dan ve ban do thon ban co su tham gia

Phụ lục 3: Bản đồ sử dụng đất hoàn chỉnh của bản Pa Hóc

3 Sử dụng bản đồ ảnh vẽ bản đồ thôn bản có sự tham gia