28
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ PHÂN TÍCH VAI TRÒ NGƢỜI CHO VAY CUỐI CÙNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Ngành: Kế toán – Tài chính Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: Tô ThNht Minh Sinh viên thực hiện : Lê Võ Mai Chi MSSV: 1154020123 Lớp: 12DTC01 Huỳnh Thị Kiều Hương MSSV: 1211190032 Lớp: 12DTC01 Lê Thị Yến Nhi MSSV: 1211190069 Lớp: 12DTC01 Bùi Phương Thảo MSSV: 1211190084 Lớp: 12DTC01 Lềnh Sau Kiều MSSV: 1211191751 Lớp: 12DTC01 TP. Hồ Chí Minh, 2014

Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Download free tài liệu đồ án khoa tài chính ngân hàng.Đề tài phân tích vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng nhà nước việt nam

Citation preview

Page 1: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

PHÂN TÍCH VAI TRÒ

NGƢỜI CHO VAY CUỐI CÙNG

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Ngành: Kế toán – Tài chính

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Tô Thị Nhật Minh

Sinh viên thực hiện :

Lê Võ Mai Chi MSSV: 1154020123 Lớp: 12DTC01

Huỳnh Thị Kiều Hương MSSV: 1211190032 Lớp: 12DTC01

Lê Thị Yến Nhi MSSV: 1211190069 Lớp: 12DTC01

Bùi Phương Thảo MSSV: 1211190084 Lớp: 12DTC01

Lềnh Sau Kiều MSSV: 1211191751 Lớp: 12DTC01

TP. Hồ Chí Minh, 2014

Page 2: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

i

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi: Sinh viên lớp 12DTC01, Khoa kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường

ĐH Công Nghệ TPHCM.

Chúng tôi Xin cam đoan: Toàn bộ nội dung đồ án “PHÂN TÍCH VAI TRÒ

NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG”. Do chúng tôi tự học tập từ bài giảng của cô

trên lớp, nghiên cứu trên Internet, sách báo, và các tài liệu trong và ngoài nước có

liên quan. Không sao chép hay sử dụng bài làm của bất kỳ ai khác.

Mọi tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý thầy cô và

nhà trường.

………………, ngày …..tháng …..năm ……

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Page 3: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho phép chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô trong trường nói

chung và các thấy cô trong khoa kế toán - tài chính - ngân hàng nói riêng đã tận tình

giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức ,những kinh nghiệm quý báu

trong suốt thời gian qua. Để chúng tôi có điều kiện tham gia học tập, bổ sung kiến

thức cho bản thân ,nghiên cứu và hoàn thành đồ án này.

Đặt biệt xin chân thành cảm ơn giảng viên: Tô Thị Nhật Minh đã tận tình giúp đỡ,

trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung đồ án tốt này trong suốt quá trình từ xây

dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành đồ án.

Cuối cùng xin cảm ơn, các bạn học viên cùng lớp đã động viên và hỗ trợ chúng tôi

trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đồ án này.

Với khuôn khổ của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự

đóng góp quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

………………, ngày …..tháng …..năm ……

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Page 4: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên :

Lê Võ Mai Chi ____________ MSSV: 1154020123 ______ Lớp: 12DTC01

Huỳnh Thị Kiều Hương _____ MSSV: 1211190032 ______ Lớp: 12DTC01

Lê Thị Yến Nhi ____________ MSSV: 1211190069 ______ Lớp: 12DTC01

Bùi Phương Thảo __________ MSSV: 1211190084 ______ Lớp: 12DTC01

Lềnh Sau Kiều ____________ MSSV: 1211191751 ______ Lớp: 12DTC01

Nhận xét chung

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

, ngày ..tháng ..năm 2014

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 5: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

iv

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1

CHƢƠNG 1 : Vai trò “Ngƣời cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Nhà nƣớc

Việt Nam ..................................................................................................................2

1.1. Cách thức thực hiện chức năng Người cho vay cuối cùng ................................3

1.1.1. Tái chiết khấu ..................................................................................................3

1.1.2. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá ............................................7

1.1.3. Cho vay theo hồ sơ tín dụng ...........................................................................8

1.1.4. Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại ..........9

CHƢƠNG 2: Chức năng “Ngƣời cho vay cuối cùng” của NHNN Việt Nam

đƣợc áp dụng trong các năm gần đây ...................................................................9

2.1. Rút tiền ồ ạt trên quy mô hệ thống đối với hợp tác xã tín dụng (HTXTD) và quỹ

tín dụng (QTD) ........................................................................................................12

2.2. Rút tiền ồ ạt ở Ngân hàng ACB .......................................................................13

2.2.1. Năm 2003 ......................................................................................................13

2.2.1. Năm 2012 ......................................................................................................14

2.3. Rút tiền ồ ạt ở Ngân hàng Phương Nam: .........................................................16

2.4. NHTMCP Nông thôn Ninh Bình: ....................................................................16

CHƢƠNG 3: Nhận Xét và Biện Pháp giúp Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện

chức năng “Ngƣời cho vay cuối cùng” ................................................................17

3.1. Nhận xét chung ................................................................................................17

3.2. Giải pháp đẩy mạnh tính hiệu quả của chức năng NCVCC của NHNN .........17

3.2.1. Tăng cường chức năng,củng cố niềm tin ở các NHTM và người dân ..........17

3.2.2. Cải thiện các chính sách vĩ mô tạo sự ổn định cho nền kinh tể ....................19

3.2.3. Ngườỉ gửi tiền cần có nhận định sáng suốt trước mọi tình huống ................20

Page 6: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

v

KẾT LUẬN ............................................................................................................20

Tài liệu tham khào ................................................................................................21

Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................22

Page 7: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam đã phải đối mặt

với hàng loạt các khó khăn, nguy cơ đổ vỡ, trong đó nguyên nhân vừa do ảnh hưởng

từ khủng hoảng tài chính thế giới vừa do chính từ bản thân các ngân hàng. Nhiều vụ

việc gây tranh cãi trong thời gian qua đã làm gia tăng rủi ro khủng hoảng của ngân

hàng Việt nam trong tương lai.

Nhằm hạn chế, phòng tránh và ngăn chặn nguy cơ, một trong những biện pháp

hiệu quả có khả năng cao nhất áp dụng ở nước ta là sử dụng chức năng “Người cho

vay cuối cùng” của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự

đi sâu vào vấn đề này mà chỉ cung cấp những lý luận một cách khái quát về Ngân

hàng Nhà Nước hoặc khủng hoảng các ngân hàng.

Dựa trên tình hình đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài nghiên cứu là: Phân tích

chức năng “Người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bằng cách phân tích lý luận về tính hiệu quả của chính sách Người cho vay cuối

cùng và số liệu cụ thể về những thực trạng ở Việt nam, đề tài trình bày những giải

pháp cấp thiết để nâng cao tính hiệu quả trong việc áp dụng chức năng Người cho

vay cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, lý luận, đánh giá qua số

liệu, so sánh đối chiếu giữa lý thuyết và thực trạng tình hình, và cuối cùng tổng hợp

kết luận.

Đề tài đƣợc chia thành 3 phần chính:

Chƣơng I: Vai trò “Người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chƣơng II: Chức năng “Người cho vay cuối cùng” của NHNN Việt Nam được áp

dụng trong các năm gần đây.

Chƣơng III: Nhận Xét và Biện Pháp giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức

năng “Người cho vay cuối cùng”.

Page 8: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

2

CHƢƠNG 1

Vai trò “Ngƣời cho vay cuối cùng”

của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Theo luật NHNN Việt Nam năm 2010, NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của NHNN

về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ

cho Chính phủ. NHNN Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, hoạt

động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số

nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua

tài khoản. NHNN xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

trong các trường hợp như các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi

trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức tín dụng

có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác. Hoạt động của NHNN

nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống

các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc

gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, NHNN có chức năng nhận tiền gửi và cấp tín dụng cho các tổ chức tín

dụng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Những lúc ngân hàng trung gian hoặc tổ chức tín dụng kẹt tiền mặt hoặc những đợt

rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở

thành âm, vì những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin vào ngân

hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian không đủ tiền mặt chi trả cho nhân

dân. Vì thế ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác và không thu

hồi kịp những khoản vay về thì nó phải đến NHNN vay tiền như người cứu cánh

cuối cùng. Trong trường hợp này, NHNN đóng vai trò là chủ nợ đồng thời là người

cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng đó.

Đây là một phần trong chức năng của NHNN, khi các ngân hàng thương mại

lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản hoặc mất khả năng chi trả.

Page 9: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

3

1.1. Cách thức thực hiện chức năng Ngƣời cho vay cuối cùng:

NHNN thực hiện chức năng Người cho vay cuối cùng thông qua các công cụ

cấp tín dụng, tái cấp vốn. Về khái niệm, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của

NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín

dụng. NHNN với các hoạt động như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có

giá; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác, NHNN tiếp vốn cho

ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm cung ứng cho nền

kinh tế có đủ phương tiện thanh toán khi cần thiết. Trong trường hợp này, NHNN

luôn đứng ở vai trò là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, và vì thế nên

nghiệp vụ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại của NHNN có ý nghĩa quyết

định đối với hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.

Ngân hàng NHNN cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều

phương pháp khác nhau:

Tái chiết khấu.

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.

Cho vay theo hồ sơ tín dụng.

Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại.

Với việc nhận tiền gửi và tín dụng cho ngân hàng thương mại, NHNN trở thành

trung tâm tín dụng của nền kinh tế. Sau đây, đề tài nghiên cứu sẽ phân tích các cơ

sở pháp lý của công cụ cấp tín dụng qua các hình thức cho vay của NHNN đối với

tỏ chức tín dụng.

1.1.1. Tái chiết khấu:

Tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc NHNN tiếp vốn cho

các ngân hàng thương mại bằng cách mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà

ngân hàng thương mại đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy, nhằm khai thông

năng lực thanh toán hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trên cơ

sở các hệ số tín dụng hoặc chứng từ được ngân hàng thương mại chiết khấu trước

đây. Vì vậy trong nghiệp vụ này, lãi suất tái chiết khấu cũng là công cụ quan trọng

Page 10: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

4

hàng đầu để có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng cho

nền kinh tế. Vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên tiêu chuẩn

định lượng và định tính. Nghĩa là, NHNN không là người tác nghiệp, không phải là

người rực tiếp cho vay đối với nền kinh tế nhưng hoàn toàn có khả năng chi phối

đến khối lượng tín dụng mà hệ thống ngân hàng trong nước cung ứng cho nền kinh

tế.

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất NHNN áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực

hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do NHNN xác định và công bố,

phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Thông qua lãi suất tái

chiêt khấu, NHNN có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung ứng tín dụng của

ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hay tăng mức cung tiền.

Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHNN sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn

chế cơ hội cho vay. Ngược lại, nếu NHNN hạ thấp lãi suất chiết khấu ngân hàng

thương mại trong trường hợp này sẽ đi vay rẻ hơn nên có khuynh hướng giảm lãi

suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay tăng. Ngoài ra chính sách chiết khấu, tái chiết

khấu còn là công cụ đăc lực trong ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội. Đối với

chính sách kích thích xuất khẩu ngân hàng tủng ương sẽ ưu tiên tái chiết khấu các

thương phiếu xuất khẩu hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu

đó.

Đối tƣợng áp dụng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu:

Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước

ngoài;

Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành

Ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là NHNN đã tăng khối lượng tiền cung

ứng. Vì vậy, NHNN chỉ có thể chấp nhận tái chiết khấu cho các tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ

các điều kiện sau:

Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Page 11: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

5

Không có nợ quá hạn tại NHNN tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

Có tài khoản tiền gửi mở tại NHNN (Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là NHNN chi nhánh được ủy

quyền) thực hiện chiết khấu.

Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi NHNN

đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được

chiết khấu tại NHNN.

Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường

truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại NHNN (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ

tin học).

Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết.

Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức là chi tiêu tín dụng

cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm.

Bản thân các ngân hàng thương mại đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là

những hối phiếu tốt.

Phƣơng thức giao dịch:

Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng

thời kỳ, NHTW có thể thực hiện chiết khấu hẳn thời hạn còn lại của chứng từ có giá

hoặc chiết khấu có kỳ hạn kèm theo hợp đồng bán lại.

Công thức xác định số tiền thanh toán khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu:

St = 365*1001

*

TcLsc

Gt

Page 12: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

6

Trong đó:

St: Số tiền NHNN thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn.

Gt: Giá trị thanh toán giấy tờ có giá ngắn hạn khi hết hạn.

Tc: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá ngắn hạn (từ ngày chiết khấu đến ngày

đến hạn thanh toán giấy tờ có giá ngắn hạn).

Lsc: Lại suất chiếu khấu.

365: Số ngày quy ước cho một năm.

Trong trường hợp NHNN thực hiện chiết khấu có kỳ hạn giấy tờ có giá ngắn hạn

đối với các ngân hàng, công thức xác định số tiền NHNN bán lại giấy tờ có giá

ngắn hạn nhƣ sau:

Gbl = 365*100

*1*

TmLsSt

Trong đó:

Gbl: Giá bán lại.

St: Số tiền NHNN thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có gá ngắn hạn.

Ls: Lãi suất trúng thầu phiên gần nhất hoặc lãi suất của kỳ phát hành gần nhất

của từng loại giấy tờ có giá ngắn hạn.

Tm: Thời gian NHNN chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn (Số ngày).

Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, tái chiết khấu có ưu và nhược điểm

sau:

Ưu điểm: Các khoản cho vay của NHNN đều được đảm bảo bằng các giáy tờ có

giá do nó có khả năng tự thanh toán. Công cụ này có tính chất tích cực hơn các biện

pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tac động của quy luật cung cầu.

Nhược điểm:NHNN bị thụ động do yếu tố chủ động vay hay không nằm ở ngân

hàng thương maị.

Page 13: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

7

1.1.2. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá:

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay của NHNN

Việt Nam đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố GTCG thuộc sở hữu của ngân

hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Cầm cố GTCG là việc NHNN nắm giữ bản gốc

GTCG, hoặc yêu cầu ngân hàng chuyển khoản GTCG vào tài khoản của NHNN mở

tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một

hay nhiều khoản vay cam cố của ngân hàng tại NHNN.

Lãi suất cho vay cầm cố là lãi suất tái cấp vốn mà NHNN áp dụng khi thực hiện

cho vay cầm cố đối với các ngân hàng, tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì

trong suốt thời hạn cho vay. Lãi suất tái cấp vốn được NHNN công bố trong từng

thời kỳ.

Đối với các trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì ngân

hàng phải chịu lãi suất quá hạn b'ng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín

dụng.

Các đối tượng được vay cầm cố tại NHNN phải có đủ các điều kiện cho vay cầm

cố, bao gồm:

Là các tổ chức tín dụng được phép và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát

đặc biệt.

Có GTCG đủ tiêu chuẩn cầm cố theo quy định của NHNN.

Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại NHNN.

Không có dư nợ quá hạn tại NHNN tại thời điểm xin vay.

Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích và trả nợ (gốc và lãi)

cho NHNN đúng thời gian quy định.

Việc cho vay cầm cố của NHNN đối với các ngân hàng thực hiện theo các

nguyên tắc sau:

Khoản cho vay cầm cố được bảo đảm bằng các GTCG đủ tiêu chuẩn theo

quy định của NHNN.

Page 14: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

8

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện

thanh toán cho các ngân hàng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh khoản; ngân hàng

được vay cầm cố phải hoàn trả vốn vay NHNN (cả gốc và lãi) đầy đủ và đúng hạn.

1.1.3. Cho vay theo hồ sơ tín dụng:

Cho vay theo hồ sơ tín dụng là hình thức cấp tín dụng của NHNN dựa trên cơ sở

các hồ sơ tín dụng mà các tổ chức tín dụng đã cho vay đối với khách hàng. Theo

nghiệp vù này, NHTM phải xuất trình cho NHNN hồ sơ tín dụng đã được thẩm định

và chấp nhận cho khách hàng vay mà chưa tìm được nguồn vốn cần thiết. Căn cứ

vào như cầu điều hoà khối cung tiền tệ, chỉ số phát hành tiền bổ sung trong năm do

Chính phủ quyết định, cũng như nhu cầu vay vốn của NHTM, NHNN thẩm định hồ

sơ để chấp nhận hoặc từ chối cho vay. Trong trường hợp chấp nhận, NHNN cấp

một khoản tín dụng cho NHTM với nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành, trên

cơ sở đảm bảo các tài sản có của NHTM.

Lãi suất tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là lãi suất tái

cấp vốn được NHNN công bố trong từng thời kỳ.

Lãi suất nợ quá hạn bang 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng

giữa NHNN và tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng được NHNN xem xét tái cấp vốn dưới hình thức cho vay

lại theo hồ sơ tín dụng bao gồm:

Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng hợp tác xã (Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong thời

gian chưa chuyển đổi sang mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo

quy định của Luật Các tổ chức tín dụng).

Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

NHNN xem xét và quyết định tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ

các điều kiện sau:

Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 2 Thông tư này, gặp khó

khăn về khả năng thanh toán nhưng chưa đen mức bị đặt vào tình trạng kiểm

soát đặc biệt.

Page 15: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

9

Không có hoặc không còn giấy tờ có giá để đề nghị tái cấp vốn theo

hình thức cho vay có bảo đảm bang cam cố giấy tờ có giá theo quy định của

NHNN.

Có các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng đủ tiêu

chuẩn theo quy định tại Thông tư này.

1.1.4. Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thƣơng mại:

Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có

thể vay NHNN với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho

nhân dân.

Nhưng giả sử NHNN quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là

10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay

đến NHNN, NHNN sẽ cho vay với lãi suất cao hơn là 12%. Lúc đó ngân hàng trung

gian sẽ cân nhắc, việc lỗ trông thấy khi vay tiền của NHNN sẽ buộc các ngân hàng

trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng

tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền.

CHƢƠNG 2

Chức năng “Ngƣời cho vay cuối cùng” của NHNN Việt Nam

đƣợc áp dụng trong các năm gần đây

Chức năng NCVCC được áp dụng trong những tình huống khác nhau, ở các

quốc gia với những thể chế Nhà nước khác nhau, nhưng luôn có một số cơ chế hoạt

động thống nhất, bao gồm: Khoản vay phải có tài sản đảm bảo, có điều kiện thế

chấp tốt, cho vay ở mức lãi suất bù, ưu tiên trả nợ cho NHNN. Phần này nhóm sẽ

tập trung làm rõ mục đích của các cơ chế trên.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới có quy định rằng các khoản vay của NHNN phải

có thế chấp bảo đảm. Lý do là để tránh tình trạng NHNN trở thành chủ nợ của

những ngân hàng đổ vỡ, điều có thể dẫn đến gánh nặng đối với vốn của NHNN

hoặc xung đột về lãi suất khi NHNN trở thành chủ nợ của một tổ chức bị kiểm soát.

Page 16: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

10

Vì vậy NHNN có lợi thế hơn so với thị trường liên ngân hàng ở chỗ nó có thể vượt

qua quyền ưu tiên của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Chính phủ có thể cải thiện một

số ngân hàng trong việc cung cấp thanh khoản bởi họ có quyền lực cao hơn những

cơ quan tư nhân, ví dụ như quyền thu hồi tài sản. Trong thực tế, hoạt động NCVCC

thường thuộc về trách nhiệm của NHNN trong khi bảo hiểm tiền gửi thường được

tổ chức bởi một tổ chức công hoặc bản thân ngành ngân hàng.

Việc cho vay ở mức lãi suất bù có thể giúp thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, từ

đó có thể tạo ra nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Đồng thời, mức lãi suất cao làm hạn chế

các đối tượng đi vay, là động lực cho các ngân hàng này cố gắng tìm mọi nguồn hỗ

trợ trên thị trường trước khi tìm đen NHNN. Do vậy, nó đảm bảo rằng, NHNN

trong trường hợp này chính là giải pháp cứu trợ cuối cùng. Cơ chế quan trọng khác

khi áp dụng NCVCC đó là lượng cho vay phải đủ lớn và không giới hạn, điều này

giúp chứng minh khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng luôn sẵn có, và nhờ đó,

tài sản của ngân hàng sẽ không bị mất giá. Ket quả là, NHNN có thể củng cố niềm

tin ở hệ thống ngân hàng và tránh được những vụ rút tiền ồ ạt tiếp theo hoặc hiệu

ứng lây lan.

Như vậy với các cơ chế hoạt động trên, chức năng NCVCC không những không

tạo xung đột mà còn mang tính bổ sung cho các mục tiêu của chính sách tiền tệ và

ổn định kinh tế vĩ mô.

Khi có bất kì một ngân hàng nào đó trong hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng

gần như phá sản thì vai trò NCVCC của NHNN càng trở nên quan trọng hơn bao

giờ hết

Phá sản ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là một trong

những vấn đề phức tạp nhất hiện nay không chỉ dưới phương diện hoạch định, thực

hiện chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia mà còn dưới phương diện nghiên cứu và

áp dụng pháp luật. Trong các tài liệu nghiên cứu, các tác giả thường né tránh vấn đề

mang tính “nhạy cảm” này, vì cho rằng đây là vấn đề thuộc “vùng cấm” trong chính

sách điều tiết kinh tế của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Song nền kinh tế thị

trường vẫn vận hành theo những qui luật vốn có của nó, các ngân hàng phải chịu

Page 17: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

11

nhiều rủi ro từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể mất khả năng thanh toán và dẫn đến

phá sản.

Một thực tế dễ dàng nhận thấy là cho đến thời điểm hiện nay, măc dù đã thực

hiện “Luật Phá sản doanh nghiệp”, tuy nhiên Toà kinh tế chưa tuyên bố phá sản một

tổ chức tín dụng nào. Không phải là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn vững

mạnh mà do pháp luật về phá sản TCTD chưa có một văn bản pháp luật nào rõ ràng

mà chỉ có sự dẫn chiếu rất mơ hồ: “Luật các TCTD” ngày 12/12/1997 dẫn chiếu

sang “Luật Phá sản doanh nghiệp”; “Luật phá sản doanh nghiệp” trao quyền cho

Chính phủ qui định cụ thể, Nghị định 189/CP của Chính phủ lại dẫn chiếu ngược về

“Luật Phá sản Doanh nghiệp”. Trong khi đó tự bản thân “Luật phá sản doanh

nghiệp” không thể điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực phá sản các TCTD.

Sau đây, đề tài nêu ra thực trạng áp dụng chức năng NCVCC của NHNN Việt

Nam khi các hệ thống tín dụng, ngân hàng tại Việt Nam gặp khủng hoảng về mặt tài

chính.

Hiện nay NHNN Việt Nam hầu như chỉ mới thực hiện hai hình thức là cho vay

có bảo đảm bằng cầm cố chứng từ có giá và chiết khấu, tái chiết khấu. Hoạt động

tái cấp vốn của NHNN trong gần 30 năm qua đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh

khoản của các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống các tổ

chức tín dụng. Cho dù vậy, hoạt động tái cấp vốn cũng còn một vài hạn chế. Thời

gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ có giá của NHNN còn dài, có

khi lên tới 5 ngày đối với những tổ chức tín dụng không có trụ sở chính tại Hà Nội

và 2 ngày đối với những tổ chức tín dụng có trụ sở chính tại Hà Nội. Bên cạnh đó,

quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định, chưa

được hiệu quả bởi lẽ việc phân bổ hạn mức chiết khấu của NHNN với các tổ chức

tín dụng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài

sản có và vốn tự có của tổ chức tín dụng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá

mà tổ chức tín dụng nắm giữ.

Page 18: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

12

Trong các năm 2003, 2005, và 2012, có 03 Ngân hàng thương mại cổ phần đó là

NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Phương Nam và NHTMCP Nông thôn Ninh

Bình.

2.1. Rút tiền ồ ạt trên quy mô hệ thống đối với hợp tác xã tín dụng

(HTXTD) và quỹ tín dụ ng (QTD):

Sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (1986), Việt Nam bước

vào công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Vào thời kì đầu của giai đoạn đổi mới, nền

còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn còn

theo quán tính của cơ chế bao cấp cũ. TS. Nguyễn Đại Lai khẳng định: sau hơn 10

năm giải phóng vẫn đang ở giai đoạn cao, thậm chí là ở giai đoạn cao trào nhất của

cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế - chính trị - xã hội.

Thời kỳ này NHNN chủ trương chuyển hẳn HTXTD và QTD sang hạch toán

kinh doanh. Sau khi có Quyết định số 07/NHQĐ ngày 19/10/1988 “Quy định tạm

thời về Tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân đô thị” của Tổng giám đốc

NHNN, nhiều tổ chức tín dụng ra đời.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, năng lực quản trị, điều hành của các

HTXTD và QTD vẫn còn non yếu. Thực tế, các cán bộ điều hành các HTXTD và

QTD lúc bấy giờ hầu hết chưa được trang bị kiến thức về nghiệp vụ tài chính, ngân

hàng nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và lúng túng. Cùng lúc, khung pháp lý

về hoạt động tài chính, ngân hàng mới đang dần được nghiên cứu và xây dựng. Do

thiếu những quy định an toàn về kinh doanh tiền tệ, hoạt động của các HTXTD và

QTD luôn chứa nhiều rủi ro. Bản thân người cho vay và người đi vay không nắm

chắc được những khía cạnh kinh doanh dẫn đến hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ,

bị mất khả năng thanh toán và cuối cùng dẫn đến phá sản. Đặc biệt, các HTXTD

cũng hoạt động độc lập với nhau. Nếu một tổ chức tín dụng gặp khó khăn sẽ không

nhận được sự hỗ trỡ của các tổ chức khác. Vì vậy, nguy cơ tổ chức tín dụng đổ vỡ

ngày càng gia tăng.

Vào cuối thập kỷ 80, đỉnh điểm là 3 năm 1988-1990, 8.000 HTXTD và QTD bị

đổ vỡ.

Page 19: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

13

Việc hàng loạt các HTXTD và QTD bị phá sản tạo ra tâm lý lo sợ bị mất tiền

cho những người gửi tiền. Họ kéo đen rút tiền ồ ạt ở các tổ chức khác. Các QTD và

HTXTD này đã không thể đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền mặt với khối lượng lớn

như vậy, dẫn đen sụp đổ theo hiệu ứng Domino, lan truyền rộng rãi trên địa bàn cả

nước.

Trong khi đó, cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng cũng như bảo vệ cho người gửi

tiền chưa có, vậy nên NHNN với vai trò NCVCC đã trực tiếp giải quyết cho vay để

chi trả tiền gửi tiết kiệm cho nhân dân. Cho dù vậy, nhiều người vẫn không rút được

tiền. Có thể thấy r'ng, sự biến động này đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của

dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như những chính sách điều

tiết, quản lý của Chính phủ và NHNN.

2.2. Rút tiền ồ ạt ở Ngân hàng ACB:

2.2.1. Năm 2003:

Ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc ACB - được cơ quan công an mời lên trong

ngày 20/8/2003 để làm rõ những sai phạm về quản lý kinh tế. Sau đó, sự kiện đột

biến rút tiền hàng loạt ở NHTMCP Á Châu xảy ra từ ngày 14 đến 16/10/2003 do tin

đồn ông Hải đã bỏ trốn. Tin đồn về tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã gây nên một tâm

lý hoang mang, hốt hoảng ở khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB. Mặc dù

Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý, các phó chủ tịch UBND TP.HCM đã trực tiếp đến

ACB, lên tiếng bác bỏ tin đồn này, trong hai ngày 14 và 15/10/2003, khách hàng

vẫn ùn ùn kéo đen rút tiền, nhiều người trong số họ rút tiền trước hạn.

Thiệt hại trước tiên thuộc về người gửi tiền khi rút tiền trước hạn, bởi sẽ không

được trả lãi bằng mức lãi khi họ rút đúng kỳ hạn. Theo đánh giá của một cán bộ

NHNN được trích dẫn trên báo Vietnamnet ngày 13/7/2005, trong tổng số tiền huy

động 3.500 tỷ đồng của NHTMCP Á Châu thời điểm đó, có tới 500 tỷ đồng là tiền

lãi do người gửi tiền rút tiết kiệm trước hạn mà đáng lẽ đã thuộc về họ. Ngân hàng

ACB cũng đã chịu nhiều tổn thất. ACB phải chi trả cho người gửi tiền trong hai

ngày 14 -15.10 tổng số tiền khoảng 700 tỷ đồng, trong đó có 16 triệu Đô la Mỹ (đã

quy đổi)

Page 20: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

14

Bản thân ngân hàng ACB, theo lời Ông Nguyễn Thanh Toại, phó Tổng giám

đốc NHTMCP Á Châu: ACB đã quyết định tạm ngưng giải ngân cho các hợp đồng

vay vốn để chuẩn bị trong trường hợp người dân rút tiền thì ngân hàng cũng có

nguồn đáp ứng thanh khoản. Đối với những sổ tiết kiệm đen hạn rút, ACB sẽ lập

tức giải quyết. Riêng đối với những sổ tiết kiệm chưa đến hạn, ACB sẽ hẹn lại

khách hàng vài ngày sau đến nhận tiền. ACB vẫn đảm bảo thanh khoản của hệ

thống. Mặt khác, các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB. Trong ngày 14/10

ngân hàng Vietcombank TP.HCM đã cho ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài

Gòn Thương tín cho vay 2 triệu USD. NHNN với vai trò NCVCC đã tích cực hỗ trợ

cho ACB. Sau khi hỗ trợ cho ACB vay 500 tỉ đồng vào tối 14/10, sáng 15/10

NHNN đã tiếp tục hỗ trợ Á Châu 1.400 tỉ đồng, nhưng ngân hàng chỉ mới nhận

khoảng 800 tỉ đồng do số lượng khách hàng đen rút tiền giảm hẳn. Đồng thời, ngày

15/10, Thống đốc Lê Đức Thuý đã ra văn bản nói rõ cam kết của mình đối với ngân

hàng ACB. Văn bản của Thống đốc ghi: Thống đốc NHNN cam kết đáp ứng đầy đủ

mọi nhu cầu về VNĐ, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

thực hiện tốt các điều kiện sau đây: Bảo đảm an toàn tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ

hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của khách hàng gửi tiền và giao dịch với ngân

hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết; chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút

tiền bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu

cầu.

2.2.2. Năm 2012:

Vào 9 năm sau, năm 2012, NHTMCP Á Châu lại tiếp tục phải trải qua một đợt

khủng hoảng, sự kiện bắt đầu từ chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), Phó

chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị Cơ quan cảnh

sát điều tra Bộ Công an tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt

động kinh tế. Vì tin rằng ông Kiên đóng vai trò quan trọng trong ban điều hành, ban

giám đốc Ngân hàng ACB, cũng như nghi ngờ việc ông Kiên bị bắt có liên quan

đen hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB, người dân hoang mang, lo sợ mất

tiền gửi. Họ kéo nhau đen các trụ sở của ACB để rút tiền.

Có thể nói, sự kiện ông Kiên bị bắt đã gây ra nhiều hậu quả cho ngân hàng

ACB. Trước hết, ở thời điểm đó, cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Sau hai

Page 21: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

15

ngày ông Kiên bị bắt, cổ phiếu của ACB giảm kịch sàn. Bên cạnh đó, nhu cầu rút

tiền mặt tăng cao tạo áp lực thanh khoản cho ACB, chỉ trong hai ngày 21/8 và 22/8,

khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền

khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng.

Bản thân NHTMCP ACB. sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, ông Nguyễn

Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ngân hàng này cho biết, hoạt động của ACB vẫn

diễn ra bình thường và việc ông Kiên bị bắt giữ không có ánh hưởng gì do 2 nguyên

nhân: Thứ nhất, ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của ACB, nắm giữ dưới 5%

cổ phần và cũng không giữ các chức vụ trong HĐQT và ban TGĐ, do đó việc liên

quan đen ông Kiên không thuộc diện phải công bố thông tin.Thứ hai, việc bắt giữ

ông Kiên không liên quan tới hoạt động tại ngân hàng ACB mà vì lý do kinh te của

cá nhân ông Kiên.

Song song với biện pháp đáp ứng chi trả tiền cho khách hàng, trong ngày 23/8,

ngân hàng ACB đã công bố chương trình tăng lãi suất nhằm thu hút người dân gửi

tiền trở lại. Khách hàng khi gửi tối thiểu 100 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, sẽ được

hưởng lãi suất cố định lên tới 12%/năm, và được nhận lãi định kỳ 1 tháng, 2 tháng,

3 tháng, 6 tháng, cuối kỳ tùy theo nhu cầu và lựa chọn của khách hàng. Đặc biệt,

khách hàng tham gia chương trình này sẽ được ưu đãi khi vay cầm cố sổ tiết kiệm

12+. Theo bản tin Thời sự Đài truyền hình Việt Nam tối ngày 25/8, ACB tiếp tục

hút tiền về hệ thống bằng việc triển khai chương trình khuyến khích gửi lại đối với

khách hàng đã rút tiền. Khách hàng đã rút tiết kiệm nếu gửi lại sẽ nhận được quà

tặng. Không những thế, ACB cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất đến hạn trên sổ tiết

kiệm thay vì lãi suất không kỳ hạn cho những khách hàng rút tiền trước thời hạn.

Về phía NHNN Việt Nam: Trong thông báo phát ngày 22/8, ông Nguyễn Hữu

Nghĩa, Chánh Thanh tra NHNN Việt Nam cho biết NHNN tiếp tục cam kết sẵn

sàng hỗ trợ vốn cho ACB để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của các tổ chức kinh

te và dân cư tại ngân hàng này.

Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội chiều 21/8, Thống đốc Nguyễn Văn Bình

cũng khẳng định, NHNN đã chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh sẵn sàng hỗ trợ ACB

cũng như các ngân hàng khác nếu người dân có động thái rút tiền hàng loạt. Nhờ

chương trình lãi suất hấp dẫn của ACB và những cam kết của NHNN Việt Nam,

Page 22: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

16

niềm tin của người gửi tiền đã dần dần được khôi phục và người dân đã quay lại gửi

tiền tại ACB.

2.3. Rút tiền ồ ạt ở Ngân hàng Phƣơng Nam:

Nguyên nhân là do người gửi tiền hiểu sai và hoang mang sau khi nghe bản tin

Thời sự của Đài truyền hình Việt Nam lúc 19h tối ngày 21/7/2005 về dấu hiệu lừa

đảo ở Ngân hàng này. Vào 9h sáng ngày 22/7/2005, 150 khách hàng kéo đến xếp

hàng tại các quầy giao dịch của ngân hàng, gấp đôi số lượng người đến giao dịch

trong những ngày bình thường. Số tiền mà người gửi tiền đen rút tại Chi nhánh Hà

Nội của Ngân hàng này trong ngày 22/7/2005 là trên 20 tỷ đồng, hầu hết là rút trước

hạn.

Ngay trong buổi sáng ngày 22/7/2005, đại diện NHNN chi nhánh Hà Nội đã trực

tiếp xuống ngân hàng Phương Nam giải thích và trấn an người dân. Bà Nguyễn Thị

Mai Sương, phó giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội một mặt khẳng định NHNN

vẫn đang tiếp tục cử thanh tra xuống xác minh thông tin về những sai phạm của

ngân hàng Phương Nam. Mặt khác, bà cũng khẳng định rằng trong thời điểm đó

ngân hàng Phương Nam vẫn đảm bảo tình trạng tài chính và khả năng thanh khoản

ổn định. Đặc biệt, theo bà Mai Sương, ngân hàng Phương Nam đã rút 200 tỷ đồng

trong tài khoản của mình tại NHNN để sẵn sàng cho việc chi trả tiền gửi cho khách

hàng. Nhờ đó, mà lượng người đen rút tiền tại ngân hàng Phương Nam đã giảm hẳn

từ cuối giờ giao dịch sáng ngày 22/7/2005.

2.4. NHTMCP Nông thôn Ninh Bình:

NHTMCP Nông thôn Ninh Bình diễn ra từ ngày 07/7/2005 đến 14/7/2005.

Nguyên nhân dẫn đến sự cố này khiến là bắt nguồn từ tin đồn ngân hàng này có liên

quan đến vụ án lừa đảo của Nguyễn Đức Chi, với khoản vay lên tới 10 triệu Đô la

Mỹ và Tổng giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn. Tổng số tiền người dân rút ra những

ngày này lên tới 20 tỷ đồng trong tổng số vốn huy động tiết kiệm từ dân cư là 80 tỷ

đồng. Đứng trước tình hình đó, NHNN đã duyệt cho vay 70 tỷ đồng và thực te ngân

hàng này đã sử dụng 40 tỷ.

Page 23: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

17

Chƣơng 3

Nhận Xét và Biện Pháp

giúp Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện

chức năng “Ngƣời cho vay cuối cùng”

3.1. Nhận xét chung:

Nhìn chung thực trạng khủng hoảng của các ngân hàng thương mại, các tổ chức

tín dụng tại Việt Nam trong các năm vừa qua, hiện tượng xảy ra mặc dù diễn ra vào

những thời điểm khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là bắt nguồn từ

thông tin bất cân xứng, sự lan truyền các tin đồn thất thiệt và những hạn chế, bất cập

trong hoạt động của bản thân các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống giám sát ngân

hàng còn nhiều yếu kém. Trong các trường hợp này, NHNN Việt Nam đóng vai trò

quan trọng và then chốt là NCVCC. Nhờ vậy, niềm tin của dân chúng nhanh chóng

được phục hồi. Tuy vậy, vẫn gây ra những hậu quả đáng kể cho bản thân người gửi

tiền, các ngân hàng và cả hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh tính hiệu quả của chức năng NCVCC của NHNN :

NHNN Việt nam được trang bị chức năng NCVCC với lãi suât tái cấp vốn như

là một cứu cánh cho các ngân hàng thương mại khi gặp khó khăn về thanh khoản,

cũng chính là cứu cánh cho ngân hàng thương mại đối với tình trạng mất khả năng

thanh khoản. Trong phần này, đề tài nêu lên một số giải pháp để vai trò NCVCC

của NHNN được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

3.2.1. Tăng cƣờng chức năng của NHNN, củng cố niềm tin ở các NHTM và

ngƣời dân:

Thứ nhất, về NHNN, nhìn chung cơ chế vận hành của NHNN và hệ thống tiền tệ

của Việt nam đã học hỏi và kề thừa kinh nghiệm của nhiều NHNN trên the giới.

Tuy nhiên, điều mà NHNN Việt nam còn thiếu đo là sự tin tưởng của người dân và

các ngân hàng thương mại vào khả năng cũng như sự nhất quán của mình. Niềm tin

chính là điều đầu tiên và quan trọng nhất bởi một trong những nguyên nhân chính

Page 24: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

18

dẫn đến người dân rút tiền ồ ạt và ngân hàng mất khả năng thanh khoản ở Việt nam

chính là do những tin đồn thất thiệt và xuất phát từ tâm lý hoang mang của người

dân. Ví dụ như đầu tháng 2 năm 2008, đứng trước tình trạng lạm phát, NHNN đã

đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ khiến tình trạng thanh khoản trong hệ thống

ngân hàng xấu đi nhanh chóng. Mặc dù chính sách được đề ra là hợp lý nhưng việc

thực hiện một cách quá đột ngột đã tạo ra một cú sốc lớn trong hệ thống ngân hàng.

Cũng trong năm này, NHNN đã đề mức lãi suất tái cấp vốn thấp hơn lãi suất liên

ngân hàng nhưng các NHTM vẫn phải chấp nhận vay vốn trên thị trường liên ngân

hàng. Điều này chứng tỏ không phải ngân hàng nào cũng có thể vay tiền từ NHNN

với lý do thanh khoản. Như vậy các NHTM đã không thực sự tin tưởng có thể vay

vốn từ NHNN để hỗ trợ thanh khoản. Do đó NHNN cần củng cố và hoàn thiện cơ

chế pháp lý cấp tín dụng của NHNN trong tình trạng thiếu thanh khoản của hệ

thống ngân hàng. Việc hỗ trợ các NHTM phải được quyết định càng sớm càng tốt,

tránh trường hợp khủng hoảng lan rộng gây nguy hại cho cả hệ thống. Tuy nhiên,

các chính sách cũng cần được ban hành và thực hiện một cách có tổ chức, nhằm tạo

điều kiện cho các NHTM, các doanh nghiệp và người dân thích ứng kịp thời. Đồng

thời, việc hỗ trợ và cung cấp vốn phải được công khai một cách rõ ràng, minh bạch,

cân bang giữa các NHTM. Một khi đã có lòng tin ở người dân, NHNN sẽ có khả

năng trấn an người dân trong trường hợp có biến cố xảy ra đối với hệ thống ngân

hàng.

Thứ hai, thẩm định cho vay là quy trình đầu tiên khi NHNN thực hiện vai trò

NCVCC của mình. Bước thẩm định giúp NHNN đánh giá, thẩm tra khả năng hỗ trợ

thanh khoản cho tổ chức tín dụng. Neu việc thẩm định được thực hiện đúng đắn và

chính xác thì hiệu quả NCVCC của NHNN được nâng cao. Việc thẩm định phụ

thuộc phần lớn vào hệ thống giám sát tài chính. Tuy nhiên, hệ thống giám sát tài

chính của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quan trọng là hệ thống giám sát tài chính

cần những quy định và cơ chế giám sát rõ ràng về mức độ an toàn của tổ chức tín

dụng, đặc biệt là khả năng đánh giá khi nào cần hỗ trợ thanh khoản và khi nào tiến

hành thủ tục đóng cửa tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán. Không những thế,

khi cung cấp thanh khoản, phải xác định chắc chắn và trung thực tổ chức tín dụng đi

vay có tài sản thế chấp đầy đủ và có khả năng chi trả hay không, nếu không NHNN

Page 25: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

19

sẽ trở thành chủ nợ của một ngân hàng phá sản, ảnh hưởng đến vốn của NHNN và

hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Rõ ràng quy trình về việc đánh giá và

cho vay của NHNN với vai trò NCVCC cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, mục đích NHNN “cho vay cuối cùng” là để hỗ trợ thanh khoản ngắn

hạn, tránh những hậu quả nghiêm trọng ánh hưởng đến toàn hệ thống. Chính vì vậy

quy trình thẩm định này mặc dù đòi hỏi tính chính xác và an toàn nhưng cũng cần

nhanh chóng và kịp thời.

Cơ chế giám sát của NHNN phải được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, nhờ đó mới

có thể phân định được ngân hàng thiếu thanh khoản và ngân hàng mất khả năng

thanh toán. Cơ quan giám sát phải có cách thức xử lý những ngân hàng cố tình làm

mập mờ trong bảng cân đối tài sản nhằm đánh lừa về tình trạng thực của mình và

vay vốn từ NHNN.

3.2.2. Cải thiện các chính sách vĩ mô tạo sự ổn định cho nền kinh tể:

Để bảo đảm tính thanh khoản, NHNN cần tạo động lực cho các chủ ngân hảng

tăng cường việc giám sát và chọn lọc đầu tư những dự án có triển vọng tốt.

Mức độ khó dễ, mức chi phí của việc kiểm tra và thẩm định dự án phụ thuộc vào

tình trạng nền kinh tế. Nó đòi hỏi chính sách vĩ mô hướng đến sự phát triển bền

vững cho nền kinh tế, đòi hỏi chính sách có thể áp dụng kịp thời trong những thời

điểm khó khăn. Vì vậy ngoài những nền tảng pháp quy cơ bản để xây dựng các

chính sách, các nhà hoạch đinh chính sách không nên xem nhẹ tác động mạnh mang

tính hiệu ứng đám đông khi ban hành, điều chỉnh các chính sách.

Ngoài ra, việc công bố các thông tin vĩ mô cũng cần được đảm bảo có độ chính

xác, minh bạch và kịp thời, cần được thực hiện chuyên nghiệp và được kiểm soát

bởi hành lang pháp lý để tránh tình trạng thông tin sai lệch được lan truyền, gây ảnh

hưởng tiêu cực đến tâm lý cũng như niềm tin của người dân và các tổ chức tài

chính.

3.2.3. Ngƣờỉ gửi tiền cần có nhận định sáng suốt trƣớc mọi tình huống:

Có thể nói tâm lý theo số đông là tâm lý khả phổ biến trong nhiều người

dân.Tuy nhiên trong thực tế, không phải số đông bao giờ cũng đúng. Mỗi khi có

Page 26: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

20

thông tin về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng, hành động hoang mang tìm cách

rút tiền càng nhanh càng tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng đó

cũng như toàn bộ hệ thống. Do vậy, trước những tình hình như vậy, người dân nên

bình tĩnh tìm hiểu tình hình, động tĩnh của ngân hàng đang gặp khó khăn và phương

án của NHNN. Đồng thời, cần có những chính sách giúp tăng cường hiểu biết của

người dân về chức năng NCVC và các biện pháp phòng ngừa như bảo hiểm tiền

gửi, giám sát ngân hàng,...thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy,

người dân sẽ có cơ sở kiến thức nhất định trong việc đưa ra quyết định của bản

thân.

KẾT LUẬN

Đề tài đã phân tích một cách cụ thể các trường hợp áp dụng kinh nghiệm chức năng

“Người cho vay cuối cùng” của ngân hàng Nhà nước trong việc ngăn chặn hiện

tượng mất khả năng thanh khoản tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm

tăng cường tính hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước với chức năng người cho vay

cuối cùng, trong đó bao gồm việc cải thiện các chính sách cũng như cơ chế hoạt

động, quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tăng niềm tin ở các

Ngân hàng thương mại và người dân; điều chỉnh chính sách vĩ mô phù hợp với sự

thay đổi của thị trường, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác; và biện pháp cuối

cùng nằm ở chính người gửi tiền.

Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng bởi Ngân hàng nhà nước, các cơ quan

ban hành chính sách trong việc phân tích đưa ra chính sách phù hợp nhất nhằm

phòng tránh rủi ro về thanh khoản trong tương lai cũng như vai trò Người cho vay

cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Page 27: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.sbv.gov.vn/

2. http://www.baomoi.com/BHTGVN-vi-loi-ich-cua-nguoi-gui-tien-va-su-an-

toan-lanh-manh-cua-he-thong-NH/126/10347411.epi

3. http://doanhnhanhanoi.net/46070/cuu-canh-cho-vay-cuoi-cung-cua-he-

thong-ngan-hang-trung-gian.html

4. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Sau-ngay-thu-ba-den-toi-o-ngan-hang-A-Chau-

ACB-khong-pha-san/45108802/157/

5. http://www.nguoi-

viet.com/absolutenm2/templates/?a=153865&z=2&template=viewtemplatep

hone.htm

6. http://www.saigonnews.vn/kinh-doanh/57024-khach-hang-rut-5000-ty-dong-

khoi-acb-trong-ngay-228.html

7. http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2012-08-24/vi%E1%BB%87t-

nam-v%E1%BB%A5-vi%E1%BB%87c-acb-nghi%C3%AAm-

tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n/1005182

8. http://dantri.com.vn/doanh-nghiep/rut-tien-o-at-tai-ngan-hang-tmcp-phuong-

nam-67201.htm

9. http://data.vdsc.com.vn/2005/07/quot;su-coquot;-ngan-hang-phuong-nam-

khong-nhieu-khach-hang-rut-tien-truoc-han-37-13996.htm

10. http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Chinh-tri/52879/rut-ti7873;n-7891;-7841;t-

7903;-ninh-binh-vi-m7897;t-tin-273;7891;n-th7845;t-thi7879;t

Page 28: Phan tich vai tro nguoi cho vay cuoi cung cua ngan hang nha nuoc

22

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng Thương Mại

NHTMCP Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

NCVCC Người cho vay cuối cùng

GTCC Giấy tờ có giá

HTXTD Hợp Tác Xã Tín Dụng

QTD Quỹ Tín Dụng