58
ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

  • Upload
    bhtv28

  • View
    1.780

  • Download
    96

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM

Page 2: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Thành viên Nội dung

Luận cuơng chính trị 10-1930

GIAI ĐOAN 1930 – 1935

GIAI ĐOAN 1936 – 1939

GIAI ĐOAN 1939 – 1945

Page 3: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Nội dung của Luận cương chính trị 10-1930

- Mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương

- Phương hướng chiến lược cách mạng

- Lực lượng cách mạng

- Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền

- Phương pháp cách mạng

- Quan hệ với cách mạng thế giới

- Vai trò lãnh đạo của Đảng

Trần Phú (1904 – 1931)

Tấm biển trên căn hầm tại ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội

Page 4: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương

Thợ thuyền,

dân cày và các

phần tử khốn

khổ

Địa chủ phong

kiến & chủ

nghĩa đế quốc

Mâu

thuẫn

Page 5: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Phương hướng chiến lược cách mạng

_ Lúc đầu là cách mạng tư sản dân

quyền

• Tính chất thổ địa và phản đế

• Thời kì dự bị để làm cách mạng xã hội

_ Sau khi cách mạng tư sản dân quyền dành thắng lợi sẽ tiếp

tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản, đấu tranh đi thẳng lên

con đường xã hội chủ nghĩa

Page 6: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền

_ Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để

_ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương

hoàn toàn độc lập.

Hai nhiệm vụ chiến lược này có mối quan hệ khăng khít

với nhau.

Trong đó “ vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản

dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân

cày.

Page 7: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

_ Giai cấp vô sản: vừa là động lực chính vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

_ Dân cày: là lực lượng đông đảo nhất.

_ Tư sản:

• Tư sản thương nghiệp

• Tư sản công nghiệp

_ Tiểu tư sản:

• Bộ phận thủ công nghiệp

• Tiểu tư sản thương gia

• Tiểu tư sản trí

• Các phần tử lao khổ

Lực lượng cách mạng

Page 8: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Phương pháp cách mạng

Đảng phải lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chính phủ của

địch, giành lấy chính quyền.

Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật,

“phải tuân theo khuôn pháp nhà binh”

Page 9: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Quan hệ với cách mạng thế giới

Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế

giới.

Giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết với giai cấp vô

sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp.

Đồng thời phải liên lạc mật thiết với phong trào cách mạng

ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa

Page 10: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Vai trò lãnh đạo của Đảng

_Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho

thắng lợi của cách mạng.

_Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, kỉ luật tập

trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.

_Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa

Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền

lợi giai cấp vô sản ở Đong Dương, đấu tranh để đạt được mục

đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Page 11: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Ý nghĩa và ưu điểm:

_ Luận cương chính trị là sản phẩm của trí tuệ tập thể

_ Kết quả của sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của

chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đường lối Quốc tế Cộng sản với thực

tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng ở Đông Dương

_ Phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và Sách lược

tóm tắt” của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo 2/1930

_ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, phương pháp cách

mạng.

Page 12: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Mặt hạn chế:

– Không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu.

– Luận cương không đề ra được một liên minh dân tộc và

giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp

và tay sai.

– Luận cương chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng

của các giai cấp.

– Hội nghị đã không đúng khi quyết định thủ tiêu Chính

cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn

thảo và được Hội nghị hợp nhất thông qua.

Page 13: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Luận cuơng chính trị 10-1930

Nguyên nhân của hạn chế

– Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều.

– Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai

cấp ở Việt Nam.

– Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong

Quốc tế Cộng sản.

Page 14: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tiến Trình

Giai đoạn 1930 – 1935

Giai đoạn 1936 – 1939

Giai đoạn 1939 - 1945

Page 15: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Quá trình phát triển và những hạn chế (1930-1935)

Phong trào cách mạng & chủ trương khôi phục của Đảng

Phong trào XôViết Nghệ Tĩnh 1930-1931

Page 16: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

Trong các tháng 9 và 10 – 1930, Ban Chấp hành Nông hội

ở thôn, xã thành lập các uỷ ban tự quản theo kiểu Xôviết.

Nghệ An, Xôviết ra đời tháng 9/1930.

Hà Tĩnh, Xôviết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931.

Thực hiện nhiều chính sách tiến bộ

• Về chính trị.

• Về kinh tế.

• Về văn hóa- xã hội.

Page 17: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Chủ Trương Khôi Phục Của Đảng

• Năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong và một số đảng viên

còn lại trong nước, ngoài nước đã tổ chức Ban lãnh đạo

Trung ương Đảng.

• Tháng 06/1932, Ban lãnh đạo Trung ương công bố Chương

trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, khẳng

định:

“Kinh nghiệm hai năm tranh đấu dạy ta rằng con đường giải

phóng độc nhất chỉ là con đường võ trang tranh đấu của quần

chúng”

Page 18: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Chủ Trương Khôi Phục Của Đảng

Chương trình hành động đề ra 4 yêu cầu:

1. Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại

trong nước và ra nước ngoài.

2. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại

tự do cho tất cả tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải

tán hội đồng đề hình.

3. Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác.

4. Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.

Page 19: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Chủ Trương Khôi Phục Của Đảng

ĐH Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ nhất 27 - 31/3/1935 tại

Ma Cao – Trung Quốc

Một là, củng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng, đồng thời, phải đưa nông dân, lao động, trí thức cách mạng đã qua thửthách vào Đảng.

Hai là, đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; Củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng: Đoàn thanh niên cộng sản, cứu tế đỏ, Mặt trận thống nhất phản đế. Đại hội nhấn mạnh: “Thâu phục quảng đại quần chúng là nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời”.

Ba là, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộLiên Xô.

Page 20: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tổng kết giai đoạn 1930 - 1935

Qua 4 năm chống khủng bố trắng, khôi phục và phát triển phong trào, Đảng ta không những đứng vững mà còn được tôi luyện và trưởng thành. Đảng đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho một cao trào cách mạng mới.

Thành quả lớn nhất đạt được: khẳng định thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình.

Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Page 21: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tiến Trình

Giai đoạn 1930 – 1935

Giai đoạn 1936 – 1939

Giai đoạn 1939 - 1945

Page 22: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Quá trình phát triển và những hạn chế (1936-1939)

Hoàn cảnh lịch sử

Chủ trương và nhận thức

mới của Đảng

Giải quyết các hạn chế

Page 23: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

1 Hoàn cảnh lịch sử

Quá trình phát triển và những hạn chế (1936-1939)

Page 24: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tình hình thế giới

Hậu quả của cuộc

khủng hoảng kinh tế

thế giới 1929-1933

đã làm cho mâu

thuẫn nội tại của chủ

nghĩa tư bản thêm

gay gắt và phong

trào cách mạng của

quần chúng dâng

cao.

Một số nước đi vào

con đường phát xít

hoá: dùng bạo lực để

đàn áp phong trào

đấu tranh trong nước

và ráo riết chạy đua

vũ trang phát động

chiến tranh thế giới

mới.

Page 25: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

ĐH VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935)

Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế

giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói

chung mà là chủ nghĩa phát xít.

Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và

nhân dân lao động thế giới chưa phải là đấu

tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính

quyền mà là chống phát xít và chiến tranh, đòi

tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.

Page 26: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

ĐH VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935)

Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn

đề lập Mặt trận thống nhất chống đế

quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Page 27: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tình hình trong nước

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến

động ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi

giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn

cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ

vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh của

nhân dân làm cho bầu không khí chính trị trở nên

ngột ngạt, yêu cầu có những cải cách dân chủ.

Page 28: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

2 Chủ trương và nhận thức

mới của Đảng

Quá trình phát triển và những hạn chế (1936-1939)

Page 29: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp

Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải. Xuất

phát từ tình hình thực tế Hội nghị đã xác định:

Page 30: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Mục tiêu chiến lược: không

thay đổi so với Hội nghị lần

thứ nhất- “cách mạng tư sản

dân quyền - phản đế và điền

địa - lập chính quyền công

nông bằng hình thức Xô viết”,

“để dự bị điều kiện đi tới cách

mạng xã hội chủ nghĩa”.

• Kẻ thù trước mắt và nguy

hại nhất là bọn phản động

thuộc địa và bè lũ tay sai của

chúng.

• Nhiệm vụ trước mắt của

cách mạng: chống phát xít,

chống chiến tranh đế quốc,

chống bọn phản động thuộc

địa và tay sai, đòi tự do, dân

chủ, cơm áo và hòa bình.

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 31: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

• Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp CN và

Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân

Pháp, ủng hộ Chính phủ MTND Pháp để cùng chống

kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở

Đông Dương.

• Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội

nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật

không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh

công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

Giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 32: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do

đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện

Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành

Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan

hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và

điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải

phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với

cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát triển cuộc đấu tranh

chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải

chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”.

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 33: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ

giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ

đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội nghị lần thứ ba

(3-1937), lần thứ tư (9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ

năm (3-1938) đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng,

quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ

chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần

chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống

phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 34: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

- Tại Hội nghị tháng 7-1939 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh

nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên, hoạt

động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội

đồng quản hạt Nam kỳ (4-1939).

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 35: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tóm lại, trong những năm 1936-1939, bám sát tình hình thực

tiễn, Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn

trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với

các hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Qua cuộc vận

động dân chủ lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở

rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và

đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi

tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng.

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Page 36: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

3 Giải quyết các hạn chế

Quá trình phát triển và những hạn chế (1936-1939)

Page 37: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

• Xác định lại kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn

phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

• Nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân

tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách

mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc

không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộc cách

mạng điền địa.

Giải quyết các hạn chế

Page 38: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương mở rộng tháng 3-1937

đã bổ khuyết những hạn chế của Hội nghị Ban Chấp hành

Trung ương tháng 7-1936,

- Khắc phục các biểu hiện hẹp hòi trong tập hợp quần chúng,

đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, có ý

nghĩa thúc đẩy phong trào cách mạng và củng cố tổ chức

Đảng trong tình hình mới.

Giải quyết các hạn chế

Page 39: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Ngày 29 và 30-3-

1938) chủ trương chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đưa

ra những khẩu hiệu cách mạng quá cao, không thích hợp, làm

cho giai cấp tư sản và các đảng phái cải cách xa lánh Mặt

trận. Đi đôi với chống xu hướng cô độc.

- Hội nghị cũng chủ trương chống khuynh hướng hữu khuynh,

chỉ chú trọng giao thiệp với tầng lớp trên, với những người

cầm đầu các đảng phái, mà coi nhẹ phong trào quần chúng,

nhất là phong trào công nông.

Giải quyết các hạn chế

Page 40: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Tiến Trình

Giai đoạn 1930 – 1935

Giai đoạn 1936 – 1939

Giai đoạn 1939 - 1945

Page 41: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hoàng Cảnh

Thế Giới: Thảm hoạ phátxít

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan.

Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

=>Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp.

Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.

Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Page 42: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hoàng Cảnh

Trong nước:

Pháp thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn.

Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng.

23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật.

Một cổ 2 tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật.

=>Mâu thuẫn giữa dân tộc trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Trước tình hình đó Đảng đã đề ra tình hình chiến lược mới giai đoạn 1939-1945 thể hiện qua ba hội nghị trung ương lần thứ VI, VII, VIII của Đảng.

Page 43: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VI (11/1939 )

Nội dung

1. Nhận định tình hình đông dương và thế giới: Nhật vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật.

2. Nhận định mâu thuẩn của dân tộc Đông Dương với Đế quốc Pháp.

3. Nhiệm vụ hàng đầu vào lúc này là giải phóng dân tộc.

4. Thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.

Page 44: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VI (11/1939 )

Nội dung

5. Phương pháp đấu tranh:

chuyển từ đòi dân sinh, dân chủ sang trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai

hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

Mt thống nhất dân tộc phản đế ĐD thay cho Mt Dân chủ ĐD.

6. Phương pháp cách mạng:

Chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến.

Hội nghị quyết định chuyển sinh hoạt của Đảng về nông thôn, củng cố và xây dựng

Đảng chống bệnh tả khuynh vẫn còn trong nội bộ Đảng.

Page 45: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VI (11/1939 )

Ý nghĩa:

Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước.

Mở đầu cho quá trình chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng. Bước đầu cho thấy sự đúng đắng trong Cương Lĩnh 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Page 46: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VII (11-1940)

Nội dung

1. Khẳng định chủ trương của hội nghị trung ương 6 là hoàn toàn đúng đắn.

2. Củng cố lực lượng du kích Bắc Sơn đồng thời đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

3. Đề ra nhiệm vụ phải khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

4. xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật-Pháp.

Page 47: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VIII (5/1941)

Nội dung

1. Mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc phát xít Pháp Nhật.

2. Tán thành chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng trong 2 hội nghị trung ương 6 và 7.

3. Tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công tiến đến dân cày có ruộng.

Page 48: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VIII (5/1941)

Nội dung

4. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết.

5. chủ trương khởi nghĩa vũ trang, khẳng định cách mạng Đông Dương kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

6. Hình thức đấu tranh khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Page 49: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VIII (5/1941)

Ý nghĩa:

Phản ánh sự nhạy bén của Đảng trước tình hình mới có nhiều thay đổi

Kế thừa và phát huy cương lĩnh của Hồ Chí Minh

Hội nghị phát triển hoàn chỉnh chủ trương của hội nghị trung ương 6 và 7 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Chuyển hướng mới đề ra quyền tự giải quyết dân tộc

Đảng ta dần hoàn thiện quá trình chuyển hướng chiến lược nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, đây là chủ trương đúng đắn trong tình hình mới.

Page 50: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Hội nghị trung ương VIII (5/1941)

Ý nghĩa:

Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập hợp quần chúng, phương pháp cách mạng từ khởi nghĩa vũ trang và đã đề ra được quyền dân tộc tự quyết.

Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới là hoàn toàn đúng đắn và đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945.

Page 51: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

1

• Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

2

• Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc.

3

• Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng.

Page 52: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Chỉ thị Nhật – Pháp băn nhau và hành động của ta 3/1945

Chỉ thị đã nhận định: Nhật đảo chính Pháp sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy nhiên nó sẽ làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩa mau chóng chín muồi.

Xác định kẻ thù là Nhật, khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Đồng thời chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho khởi nghĩa.

Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.

Page 53: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Chỉ thị Nhật – Pháp băn nhau và hành động của ta 3/1945

Dự báo thời cơ:

Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở.

Quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.

=> Cao trào kháng Nhật cứu nước đã thu được những kết quả quan trọng, là tiền đề trực tiếp đưa tới thắng lợi của tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.

Page 54: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Ý nghĩa:

Cao trào kháng Nhật cứu nước thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa mau đến.

Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạng được tăng cường, trận địa cách mạng được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.

Là một cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.

Page 55: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Tổng khởi tháng Tám năm 1945

Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa.

Tối 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

Ngày 23/8, tại Huế chính quyền đã về tay nhân dân.

Ngày 25/8, tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.

Chiều 30/8 vua Bảo Đại thoái vị, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn sụp đổ.

2/9/1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập .

Page 56: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

TỔNG KẾT

Bài học kinh nghiệm

Về chỉ đạo chiến lược: Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp; giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Về xây dựng lực lượng: Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng.

Page 57: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

TỔNG KẾT

Bài học kinh nghiệm

Về phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công.

Page 58: Quá trình phát triển và giải quyết những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đảng (1930 – 1945)

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BAN!