20
International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn HIN TRNG NGHCÁ HCHỨA LƯU VỰC SÔNG MÊKONG - TÂY NGUYÊN Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Lê ThPhương Dung Trung tâm Hp tác Quc tế Nuôi trng và Khai thác thy sn bn vng (ICAFIS) TÓM TT Tây Nguyên là khu vc có vtrí địa chiến lược vô cùng quan trng ca Vit Nam, không chvmt an ninh quc phòng mà còn vkinh tế xã hội, đặc bit là thuđiện, nông nghi p và lâm nghip. Theo báo cáo ca Hội Đập lớn năm 2012, tổng din tích lưu vực sông Mê Kông Vit Nam khong 71.000 km 2 , trong đó diện tích lưu vực các sông Tây Nguyên (Sê San, Srêpôk) chi ếm khong 42% tổng lưu vực sông Mekong trên lãnh thVit Nam. Phn ln các nghiên cu và nhng chính sách của Nhà nước trước đây ở Tây Nguyên, đều bqua hoặc chưa đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế ca Tây Nguyên vgóc độ phát trin thusn. Nghiên cứu này được thc hin trong 08 tháng, năm 2013 do UBan song Mekong đặt hàng, chyếu tng quan, rà soát các tài liu nghiên cu có sn kết hp vi kho sát thc tế ti các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, và Gia Lai nhằm đánh giá tiềm năng, hiện trng nghcá hchứa lưu vực sông Mekong trên địa bàn các tnh Tây Nguyên. Báo cáo bước đầu cho thy, dù hi n ti, sản lượng khai thác thusn khu vc Tây Nguyên chchi ếm 1.2% so vi cnước (khong 4,000 tấn/năm) và sản lượng nuôi trng chchi ếm 0.9% so vi cnước (khong 30,000 tấn/năm) nhưng Tây Nguyên là khu vc có tiềm năng rất lớn để phát trin thusn. Khu vực này ước có khong 1.4 triu ha mặt nước hcha thuđiện và thuli. Vi ti ềm năng này, khu vc Tây Nguyên trthành mt trong nhng khu vc có tiềm năng bậc nht cnước để phát trin nghcá h(thuđiện và thuli). Thi gian qua, dù còn khiêm tốn, nhưng thy sản đã góp phn to thêm công ăn việc làm, bsung thc phẩm giàu đạm động vt, ổn định đời sng kinh tế và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng và góp phần bo vmôi trường sinh thái. Hin ti nghcá tay nguyên đang phát triển song song hai phương thức nuôi chính 1) Nghcá nhtruyn thống chăn th, qung canh ci ti ến và bán thâm canh (các đối tượng truyn thng nhe mè, trôi, trm, chép, rô phi v.v..) và 2) Nghcá hi ện đại giá trcao theo phương thức thâm canh (như cá tầm, cá hi, cá lăng nha, cá chình và mt sthuđặc sn). Hin tranh chp trong sdng nguồn nước hcha cho các mục đích khác nhau như thuỷ sản và tưới tiêu, thuđiện và xlũ v.v.. phn ln còn mức độ thp, tuy nhiên mt shbắt đầu căng thẳng như hồ TrAn, hEASOUP v.v..Bên cạnh đó, các vấn đề ni cộm để phát trin thusn các hcha hin nay Tây Nguyên là thi ếu quy hoch khai thác và sdng tng th, thiếu thchế điều phi hoạt động đa mục đích, thiếu chthqun lý hcha, xung đột li ích trong khai thác sdng nguồn nước và thi ếu đầu tư cho

Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên

Embed Size (px)

Citation preview

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

HIỆN TRẠNG NGHỀ CÁ HỒ CHỨA LƯU VỰC SÔNG MÊKONG - TÂY NGUYÊN

Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Lê Thị Phương Dung

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS)

TÓM TẮT

Tây Nguyên là khu vực có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng của Việt Nam, không chỉ về mặt an ninh quốc phòng mà còn về kinh tế xã hội, đặc biệt là thuỷ điện, nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo báo cáo của Hội Đập lớn năm 2012, tổng diện tích lưu vực sông Mê Kông ở Việt Nam khoảng 71.000 km2, trong đó diện tích lưu vực các sông ở Tây Nguyên (Sê San, Srêpôk) chiếm khoảng 42% tổng lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu và những chính sách của Nhà nước trước đây ở Tây Nguyên, đều bỏ qua hoặc chưa đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của Tây Nguyên về góc độ phát triển thuỷ sản. Nghiên cứu này được thực hiện trong 08 tháng, năm 2013 do Uỷ Ban song Mekong đặt hàng, chủ yếu tổng quan, rà soát các tài liệu nghiên cứu có sẵn kết hợp với khảo sát thực tế tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, và Gia Lai nhằm đánh giá tiềm năng, hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mekong trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Báo cáo bước đầu cho thấy, dù hiện tại, sản lượng khai thác thuỷ sản khu vực Tây Nguyên chỉ chiếm 1.2% so với cả nước (khoảng 4,000 tấn/năm) và sản lượng nuôi trồng chỉ chiếm 0.9% so với cả nước (khoảng 30,000 tấn/năm) nhưng Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng rất lớn để phát triển thuỷ sản. Khu vực này ước có khoảng 1.4 triệu ha mặt nước hồ chứa thuỷ điện và thuỷ lợi. Với tiềm năng này, khu vực Tây Nguyên trở thành một trong những khu vực có tiềm năng bậc nhất cả nước để phát triển nghề cá hồ (thuỷ điện và thuỷ lợi). Thời gian qua, dù còn khiêm tốn, nhưng thủy sản đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, bổ sung thực phẩm giàu đạm động vật, ổn định đời sống kinh tế và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện tại nghề cá tay nguyên đang phát triển song song hai phương thức nuôi chính 1) Nghề cá nhỏ truyền thống chăn thả, quảng canh cải tiến và bán thâm canh (các đối tượng truyền thống nhe mè, trôi, trắm, chép, rô phi v.v..) và 2) Nghề cá hiện đại giá trị cao theo phương thức thâm canh (như cá tầm, cá hồi, cá lăng nha, cá chình và một số thuỷ đặc sản). Hiện tranh chấp trong sử dụng nguồn nước hồ chứa cho các mục đích khác nhau như thuỷ sản và tưới tiêu, thuỷ điện và xả lũ v.v.. phần lớn còn ở mức độ thấp, tuy nhiên ở một số hồ bắt đầu căng thẳng như hồ Trị An, hồ EASOUP v.v..Bên cạnh đó, các vấn đề nổi cộm để phát triển thuỷ sản các hồ chứa hiện nay ở Tây Nguyên là thiếu quy hoạch khai thác và sử dụng tổng thể, thiếu thể chế điều phối hoạt động đa mục đích, thiếu chủ thể quản lý hồ chứa, xung đột lợi ích trong khai thác sử dụng nguồn nước và thiếu đầu tư cho

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

phát triển thuỷ sản vùng lòng hồ. Mặc dù chưa có những nghiên cứu bài bản về tác động môi trường của hoạt động khai thác và NTTS trên hồ chứa, tuy nhiên, cũng đã có một số nhà khoa học cảnh báo về việc nuôi thuỷ sản thâm canh gây ô nhiễm một số thuỷ vực ở Lâm Đồng ví dụ hồ Tuyền Lâm; việc xổng thoát một số loài cá ngoại lai, xâm hại xuồng sinh thái tự nhiên của hồ Trị An cũng đã được báo chí nhắc đến nhiều song song với việc lấn chiếm hồ, đắp bờ bao trái phép để nuôi thuỷ sản. Nghiên cứu cũng để xuất, để khai thác hiệu quả nghề cá hồ chứa khu vực Tây Nguyên, rất cần một chính sách riêng cho quản lý và phát triển nghề cá ở khu vực này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc 1) Cần có quy hoạch, sắp xếp khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các hồ chứa dựa trên tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực chú ý đến tính đa mục tiêu, liên tỉnh, thậm chí liên quốc gia 2) Cần có một Uỷ ban cấp vùng, trực thuộc Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tham mưu, tư vấn cho BCĐ Tây Nguyên và UBND các tỉnh Tây Nguyên để quản lý hiệu quả tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau gồm cả thuỷ sản 3) Mỗi hồ cần có chủ thể rõ ràng trong quản lý, điều tiết khai thác và sử dụng tài nguyên nước, tránh xung đột lợi ích các ngành ví dụ thuỷ sản và cà phê 4) Cần trao quyền khai thác thuỷ sản cho các chủ thể cụ thể ví dụ HTX thuỷ sản, Cty thuỷ sản hoặc hộ gia đìnhv.v.. qua cơ chế đồng quản lý; khuyến khích đầu tư phát triển thuỷ sản qua tín dụng ưu đãi, sản xuất giống; thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và bắt lại (aquaculture-based fisheries development) v.v.. song song với việc khoanh vùng, bảo tồn các bãi giống, bãi đẻ và các loài cá quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.

Từ khóa: Nghề cá hồ chứa, Tây nguyên, Lưu vực, sông Mekong

I. GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thuỷ điện và thuỷ lợi nhanh nhất trên thế giới. Do những lợi thế về địa hình và nhu cầu tưới tiêu, thuỷ lợi và sản xuất điện tăng nhanh chóng trong khoảng 15 năm trở lại đây, Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều hồ chứa cỡ lớn và trung bình: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 1.750 hồ chứa; vùng Đồng bằng sông Hồng có 35 hồ chứa; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải miền Trung có 32 hồ chứa, vùng Tây Nguyên có 972 hồ chứa, vùng Đông Nam bộ có nhiều hồ lớn như Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận và rất nhiều hồ chứa nhỏ. Tổng diện tích các thuỷ vực nước ngọt của Việt Nam được dùng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản là 1,4.106ha ((Nguồn: Báo cáo từ Hội đập lớn

Việt Nam). Ngoài vai trò chính như thủy điện, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải thiện giao thông, chống lũ cho hạ lưu…hồ chứa còn mang lại lợi ích kinh tế về du lịch, thể thao và đặc biệt phát triển ngành thủy sản. Nguồn: [1] Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2009)

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Hình 1: Chức năng của hồ chứa phân theo mức thu nhập của các quốc gia

Lưu vực sông Mê Kông ở Việt Nam có diện tích khoảng 71.000 km2, chiếm hơn 8% diện tích toàn lưu vực và 20% diện tích Việt Nam. Lưu vực sông Mê Kông ở Việt Nam bao gồm lưu vực của một số sông là Nậm Rốm và Nậm Núa, một số sông suối phía tây huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị), sông Sêkong, các sông ở Tây Nguyên, và sông Cửu Long (Nguồn: Báo cáo từ Hội đập lớn Việt Nam).

Các sông ở Tây Nguyên có diện tích lưu vực khoảng 29,700 km2(tiểu vùng 7V). Tây Nguyên là thượng nguồn đối với Campuchia trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là hạ nguồn cuối cùng của lưu vực sông Mê Kông. Ở Tây Nguyên, các sông Sê San, Srêpôk là 2 sông nhánh chính phía bờ trái của sông Mê Kông. Lưu vực của 2 sông này trên lãnh thổ Việt Nam nằm trên địa phận của 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. (Nguồn: Báo cáo từ Hội đập lớn Việt Nam).

Sông Sê San bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và đông hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Diện tích lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam là 11.450 km2 với chiều dài dòng chính 252 km và mật độ lưới sông 0,38 km/km2.

Sông Srêpôk là một nhánh chính của sông Mê Kông bắt nguồn từ các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng với diện tích lưu vực trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 12.030 km2, chiều dài dòng chính 291 km và mật độ lưới sông 0,55 km/km2, phần lớn diện tích lưu vực nằm trong tỉnh Đắk Lắk (khoảng 10.400 km2), phần còn lại nằm ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng.

Hiện tại, trên hai lưu vực sông chính Srêpôk và Sê San có 17 thủy điện xếp theo bậc thang, trong đó sông Srêpôk có 11 thủy điện, sông Sê San có 6 thủy điện lớn đang hoạt động, xây dựng. Ngoài ra, còn hơn 200 dự án thủy điện đang tiếp tục được nghiên cứu đầu tư, xây dựng.

Bảng 1: Các công trình thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông – Tây Nguyên

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

TT

Tên hồ/đập Tỉnh Diện tích hồ chứa (ha)

Dung tích toàn bộ hồ chứa (106 x m3)

Công suất thiết kế (MW)

Sông/suối chính

Năm hoàn thành

1 Yaly Gia Lai, Kon Tum

6,450 1037 720 Sesan 2003

2 Pleikrong Kon Tum 5,328 1.048,7 100 Sesan 2009 3 Se San 3 Gia Lai 340 92 260 Sesan 2006 4 Sê San 3A Gia Lai 453 80.6 108 Sesan 2007 5 Sê San 4 Gia Lai 5,841 893.3 360 Sesan 2010 6 Sê San 4A Gia Lai 155.20 7.55 63 Sesan 2009 7 Thượng Kon Tum Gia Lai 173 220 Sesan Đang thi

công 8 Buôn Kuốp Đắk Lắk 1,200 280 Srepok 2010 9 Srepok 3 Đắk Lắk 220 Srepok 2010 10 Srepok 4 Đắk Lắk,

Đắk Nông 33 Srepok 2010

11 Srepok 4A Đắk Lắk 64 Srepok Đang thi công

12 Buôn Tua Srah Đắk Lắk 2,000 520 86 Krong No-Srepok

2009

13 Đray H'inh Đắk Lắk 12 Srepok 14 Đray H'inh 2 Đắk Lắk 18 Srepok 15 Krong Kma Đắk Lắk 20 12 Krong Kma 2008 16 Hòa Phú Đắk Lắk 29 Srepok Đang thi

công 17 Ea sup 3 Đắk Lắk 6 Ea H'leo 18 Đức Xuyên Đắk Nông 58 Krong No-

Srepok

19 Ea Hiao 3 4 Ea H'leo Đang thi công

Nguồn: Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN (2013)

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Với tiềm năng lớn về diện tích mặt nước các hồ chứa và sông, thủy sản đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống kinh tế và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu “ Đánh giá hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông – Tây Nguyên” nhằm cung cấp một bức tranh tổng quát cho các nhà quản lý, nghiên cứu và hoạch định chính sách từ đó đề ra các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng của vùng, bên cạnh đó cũng là cơ sở để hoàn thiện các điểm chưa phù hợp của hệ thống quản lý tại địa phương.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013, trên cơ sở rà soát các nghiên cứu sẵn có và đánh giá tại thực địa, với các phương pháp sau:

1) Phương pháp kế thừa: Nhóm nghiên cứu đã rà soát các báo cáo khoa học và báo cáo kỹ thuật có sẵn của: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP); Trung tâm Thông tin (FICEN); Hội đập lớn; Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI); Đại học Nha Trang; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (Ria3); Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 (Ria 2); Dự án “Quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong”…

2) Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (participatory research): Nghiên cứu huy động sự tham gia của các bên liên quan đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở Tây Nguyên bao gồm các HTX khai thác, nuôi trồng trên các hồ chứa (EASOUP, Buôn Triết), hồ thuỷ điện (Trị An) và hồ tự nhiên (Hồ Lắk); tham vấn các Chi cục Thuỷ sản các tỉnh Đắc Lắk, Gia Lai; Phòng Chăn nuôi thuỷ sản (Đắck Nông); các Cty nuôi thuỷ sản (Lâm Đồng); Trung tâm Giống quốc gia Thuỷ sản nước ngọt (Đắc Lắc), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 2 và 3; Khoa Thuỷ sản-trường Đại học Nông Lâm tp HCMC v.v..Các bên liên quan tham gia nghiên cứu chủ yếu cung cấp thông tin, làm rõ một số nội dung nghiên cứu, kiểm chứng lại các phát hiện và kết luận nghiên cứu. Trong các chuyến khảo sát thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tiếp xúc và phỏng vấn sâu 24 người, phỏng vấn bán cấu trúc bằng danh sách câu hỏi dạng checklist 32 người.

3) Phương pháp tham vấn chuyên gia: Các bản dự thảo của báo cáo đã được nhóm chuyên gia của Trung tâm Giống quốc gia Thuỷ sản nước ngọt khu vực miền Trung Tây Nguyên, và chuyên gia của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) đọc góp ý để hoàn thiện cho báo cáo.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng kinh tế xã hội

Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. thì vùng Tây Nguyên rộng 54.639 km2. Tuy nhiên đây lại là vùng có dân số ít nhất toàn quốc, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người (TKDS 2009). Tây Nguyên là vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước. Tây Nguyên có 44 dân tộc sinh sống, là khu vực có số lượng dân tộc nhiều nhất cả nước. Các dân tộc bản địa ở đây chủ yếu là Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Ba Na, người Kinh và một số dân tộc phía bắc như Tày, Nùng, Mường, Thái di cư vào từ thập niên 1970 đến nay . Chính vì vậy, khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân cư không cao. Những đặc trưng trên đã có những tác động nhất định đến sự phát triển của nghề cá nội trong khu vực.

Do đặc điểm địa hình phức tạp, đồng bào dận tộc nhiều, trình độ học vấn thấp…dẫn đến việc phát triển kinh tế trong khu vực gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân thấp.

Bảng 2: Thu nhập hàng tháng của lao động khu vực Tây Nguyên

Đv: nghìn đồng

2000 2004 2006 2008 TTBQ

%/năm

CẢ NƯỚC 651,5 1.068,5 1.565,3 2.159,0 16,2

Tây Nguyên 823,4 1.015,2 1.585,8 2.169,1 12,9

Nguồn: NGTK cả nước năm 2008

Bảng 3 Tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Nguyên theo chuẩn mới của Chính phủ

Vùng 2004 2006 2007 2008

Cả nước 18,1 15,5 14,8 13,5

Tây Nguyên 29,4 26,6 23 21

Nguồn: NGTK cả nước năm 2007, 2008

3.2. Hiện trang về nguồn lợi thuỷ sản

Lưu vực sông Mê Kông là vùng có đa dạng sinh học cao với quần thể động thực vật phong phú. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân. Phần lớn diện tích lưu vực sông Srêpốk (thuộc lưu vực sông Mê Kông) ở Tây Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các nhánh sông Srêpốk chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xem là nơi có nguồn lợi thuỷ sinh vật tự nhiên phong phú nhất của hệ thống sông Mê Kông ở Tây Nguyên. Các loài thuỷ

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

sinh vật ở đây đóng vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn dinh dưỡng chất lượng cao cho toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Nguồn lợi cá thuộc lưu vực sông Srêpôk rất phong phú về thành phần loài và đa dạng về sự phân bố. Cho đến nay đã ghi nhận được hơn 200 loài cá ở khu hệ này, trong đó có khoảng 32 loài cá quý hiếm. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về về thành phần loài cá phân bố ở các đập thủy điện trong lưu vực Mekong ở Tây Nguyên.

Bảng 4: Số loài cá phân bố ở số hồ chứa khu vực Tây Nguyên

TT Tên hồ Diện tích (ha)

Số loài Thời gian điều tra

Tổng số Cá thả Cá tự nhiên

1 Yaly 6,450 19 2 17 2004

2 Easoup hạ 240 45 7 40 1996-2002

3 Eakao 210 19 7 14 1996-2002

4 Eakar 141 12 7 7 1996-2000

5 Buôn Triết 120 27 4 23 2009-2012

6 Yang Reh 56 15 7 10 1996-2000

Nguồn: Dự án “Quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong” (2010)

3.3. Hiện trạng khai thác thủy sản

Nhìn chung, nghề khai thác cá hồ chứa khu vực Tây Nguyên là nghề cá quy mô nhỏ quy mô hộ gia đình. Người đánh cá thường sử dụng thuyền chèo (gỗ hoặc nhôm) đi được từ 1-4 người để khai thác cá. Thường thì 1 thuyền chỉ đi một người, trường hợp đi 2 người là 2 vợ chồng hoặc người thân trong gia đình đi theo để giúp đỡ. Mục đích nghề khai thác cá ở các hồ chứa cũng như ở các thủy vực nước ngọt khác ở Tây Nguyên là để ăn, tăng thêm thu nhập, và giải trí (chiếm khoảng 60% tổng số người đánh bắt), còn lại khoảng 40% người tham gia là nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Ngư cụ khai thác

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Những người không chuyên nghiệp thì ít đầu tư về ngư cụ nên số lượng ít còn những người chuyên nghiệp thì số lượng ngư cụ nhiều hơn. Ngư cụ khai thác ở các hồ chứa thuộc lưu vực Mekong ở Tây Nguyên (kể cả hồ thủy điện) cũng tương đối giống nhau và giống ở các dạng thủy vực nước ngọt khác. Ngư cụ phổ biến là lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó quay, lừ, câu cần, câu giăng, dí điện (electro-fishing), và chài quăng.

Bảng 4: Các ngư cụ khai thác chính ở một số hồ chứa

TT Tên hồ Ngư cụ khai thác chính

1 Yaly Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó, dí điện, câu cần, câu giăng, lừ

2 Pleikrong Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó, dí điện, câu cần, câu giăng, chài, lừ

3 Buôn Kuốp Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó, dí điện, câu cần, câu giăng, chài, lừ

4 Buôn Tua Srah Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó, dí điện, câu cần, câu giăng, chài, lừ

5 Đray H'inh Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó, dí điện, câu cần, câu giăng, chài, lừ

6 Easoup Lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó quay, vó đèn, câu cần, câu giăng, chài

7 Eakao Lưới liên hợp, lưới rê 1 lớp, lưới rê 3 lớp, vó quay, vó đèn, câu cần, câu giăng, chài, lưới chụp, lưới rùng

Nguồn: Dự án “Quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong” (2010)

Mùa vụ khai thác

Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, thời gian khai thác trong mùa mưa là 4 tháng. Tổng số ngày khai thác được trong mùa mưa theo số liệu điều tra tính được 50 ngày/người. Năng suất đánh bắt trung bình: 13 kg/ngày.

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian khai thác trong mùa khô 6 tháng. Tổng số ngày khai thác thủy sản được trong mùa khô là 65 ngày/người. Năng suất đánh bắt trung bình: 8 kg/ngày.

Sản lượng khai thác nghề cá

Sản lượng nghề cá nội địa và các hồ chứa trong khu vực

Khu vực Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghề cá nội địa. Tính sơ bộ đến năm 2011, sản lượng khai thác của vùng Tây Nguyên là 29.086 tấn, tăng 125,8% so với năm 2002 và 98,5% so với năm 2007. Giai đoạn 2007-2011, khai thác chiếm tỷ trọng 13,6-20,9% trong cơ cấu tổng sản lượng của ngành ở khu vực và chiếm tỷ trọng 0,8-1,2% so với cả nước. Sản lượng khai thác là giảm dần trong giai đoạn này mà một trong những nguyên nhân là việc ngăn dòng xây dựng thủy điện.

Bảng 5: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của khu vực Tây Nguyên

Đơn vị: Tấn

Sản lượng

2002 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011

Tổng sản lượng

Cả nước 2.647.408 4.199.082 4.602.026 4.870.317 5.142.745 5.432.904

Tây Nguyên 12.882 16.455 18.432 20.239 25.258 29.086

Sản lượng khai thác

Cả nước 1.802.599 2.074.526 2.136.408 2.280.527 2.414.408 2.502.487

Tây Nguyên 2.779 3.438 3.412 3.906 3.882 3.960

Sản lượng nuôi trồng

Cả nước 844.810 2.124.555 2.465.607 2.589.790 2.728.334 2.930.415

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Tây Nguyên 10.103 13.017 15.020 16.332 21.375 25.127

Nguồn: Tổng cục thống kê (2012)

Bảng 6: Năng suất và sản lượng khai thác ở một số hồ chứa thủy điện và thủy lợi ở Tây Nguyên

TT Hồ Tỉnh Diện

tích (ha)

Năng suất

(kg/ha)

Sản lượng (tấn)

Số ngư dân

(người)

Thời gian điều tra

Ghi chú

1 Yaly1

Gia Lai, Kon Tum

3.700 71 263 90 2003-2004

2 Pleikrong1 Kon Tum

6.400 117 750 1500 2012

3 Ajun Hạ2 Gia

Lai 3700 85-

208 315-770 70-100

1996-2003

Thả cá hàng năm

4 Eakao3 Đắk

Lắk 210 230-

570 80

1996-2002

Thả cá hàng năm

5 Eakar3 “nt” 141 454

1996-2000

Thả cá hàng năm

6 Easoup3 “nt” 240 147-

246 60

1996-2002

7 Yang Reh3 “nt” 56 566

25 1998-2000

Thả cá hàng năm

8 Buôn Triết “nt” 120 183 30 2009- Thả cá hàng

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

2012 năm

Nguồn: Dự án “Quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong” (2010)

Hiện trạng sản phẩm khai thác

Do nghề cá hộ chứa lưu vực sông MêKong – Tây Nguyên là nghề các nhỏ, quy mô hộ gia đình, hoạt động phần lớn bán chuyên nghiệp, ngư cụ khai thác có nhiều loại kịch thức mắt lưới nhỏ, một số loại còn nằm trong danh mục cấm như te điện, xiệc điện….Nên sản phẩm khai thác được thường nhỏ hơn kích thước cho phép rất lớn như cá thát lát tới 80%, cá chép lên tới 75%, cá lóc 81% và có lăng lên tới 87%.

Bảng 3.18.Thống kê sản phẩm của nghề Chài quăng

Nguồn: Nguyễn Tiến Thắng, ĐH Nha Trang (2010)

([L] là chiều dài được phép khai thác theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản cũ (Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bảng 3.19. Thống kê sản phẩm của nghề Đăng mắt lưới nhỏ

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Nguồn: Nguyễn Tiến Thắng, ĐH Nha Trang (2010)

3.4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản

Nhìn chung, cũng giống như các hồ chứa thủy lợi trên khu vực, ở các hồ chứa thủy điện thuộc lưu vực Mekong ở Tây Nguyên cũng tiến hành nuôi thủy sản để tận dụng mặt nước và nguồn thức ăn tự nhiên của các hồ chứa. Có hai hình thức nuôi cá hồ chứa là nuôi lồng bè và thả cá trực tiếp vào hồ.

Hình thức thả trực tiếp vào hồ được tiến hành ngay sau khi ngăn đập với những đối tượng quyen thuộc với nghề nuôi cá hồ chứa ở Việt Nam như cá mè trắng, mè hoa, Trôi Ấn, Chép, Trắm cỏ. Tuy nhiên, do quản lý và khai thác không tốt, nên tỷ lệ hoàn lại trong đánh bắt thấp, và dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Đến thời điểm hiện tại, hầu như các hồ chứa thủy điện không tiếp tục thả cá giống vào trong hồ chứa.

Với hình thức nuôi lồng, tuy diện tích mặt nước và điều kiện môi trường nước ở nhiều hồ chứa có thể phát triển nghề nuôi cá lồng nhưng hiện nay nghề nuôi cá lồng ở các đập thủy điện chưa phát triển được do hai nguyên nhân. Thứ nhất là chưa tìm ra đối tượng nuôi phù hợp cho nghề nuôi cá lồng ở khu vực Tây Nguyên. Nguyên nhân thứ hai là khu vực Tây Nguyên có mùa đông lạnh hơn ở các nơi khác, với nhiệt độ nước xuống dưới 20oC kéo dài từ 3-4 tháng, ảnh hưởng đến các loài cá nuôi trong lồng, đặc biệt là những loài có thời gian nuôi dài, phải trãi qua mùa đông.

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Vì thế tình hình nuôi cá lồng trong các hồ chứa ở Tây Nguyên nói chung (kể cả hồ chứa thủy điện) còn kém phát triển.

Bảng 2: Diện tích nuôi lồng ở một số hồ thủy điện và thủy lợi thuộc khu vựcTây Nguyên

TT Tên đập Tỉnh Diện tích lồng (ha)

Số lồng

Đối tượng nuôi

Chủ đầu tư Năm bắt đầu nuôi

1 Sêrêpôk 4 Đắk Lắk, Đắk Nông

1100 44 Cá Lăng nha Nhà máy Thuỷ điện Sêrêpôk 4

2011

2 Buôn Tua Srah

Đắk Lắk 1,000 40 Cá Tầm Tập đoàn Cá

tầm Việt Nam 2012

3 Buôn Kuốp

Đắk Lắk Cá Lăng

nha, cá lóc, rô phi

Doanh nghiệp, người dân

2011

4 Eakao Đắk Lắk 40 Cá Lăng nha Doanh nghiệp 2010

Nguồn: [1] Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2009)

3.5. Hiện trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản hồ chứa đều được tiêu thụ dưới dạng tươi sống thông qua các nậu vựa và hệ thống chợ xã, huyện hoặc đưa tới các thành phố trong và ngoài vùng. Các sản phẩm chế biến từ thủy sản được nuôi trồng và khai thác khu vực hồ chứa mang tính đặc thù theo từng địa phương và chủ yếu tiêu thụ tại chỗ. Một số đối tượng có giá trị cao từ khai thác thường được đưa xuống tiêu thụ ở các trung tâm, thành phố và phục vụ du lịch.

Cơ cấu thị trường tiêu thụ và mặt hàng tiêu thụ: Định hướng thị trường, lựa chọn đối tượng sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn và thích hợp với sinh thái vùng như chình, chép, rô phi đơn tính, rô đồng, bống tượng, tai tượng, lóc, lăng, trê, thác lác ... Đồng thời chú trọng phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, ba ba, lươn, ếch, cá sấu, cá cảnh.

Các sản phẩm khai thác và nuôi trồng từ hồ chứa chủ yếu được tiêu thụ nội địa dưới dạng các sản phẩm tươi, khô, sơ chế hoặc làm mắm. Ngoài ra sản phẩm cá nuôi hoặc khai thác ở hồ chứa vẫn

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

chưa đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, nên người dân phải sử dụng một lượng cá từ các nơi khác đưa về

:

Biểu đồ 2: Mối quan hệ trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản hồ chứa

3.6. Tổ chức quản lý – cơ chế chính sách

Về tổ chức quản lý

Nuôi trồng thủy sản hồ chứa tại các tỉnh của vùng chủ yếu là xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho các hộ sống xung quanh hồ, sau khi nhà nước thu hồi đất để đắp đập ngăn hồ phục vụ đa mục tiêu.

Đa số các hộ NTTS đều là các hộ nghèo do đó vấn đề chính sách xóa đói giảm nghèo đã được Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ. Đối với từng địa phương một số cũng đã có những dự án hỗ trợ đối với các hộ dân sống bằng nghề nuôi và đánh bắt cá vùng hồ bằng cách đầu tư mua con giống thả xuống hồ như tỉnh Đắk Lắk. Cho thuê, khoán mặt nước hồ chứa để khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Cùng với ngành Thủy sản, còn có nhiều ngành khác như Thủy điện, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Du lịch, Quân đội,... cùng hoạt động trên một hồ chứa dưới các hình thức nông trường, lâm trường, xí nghiệp thủy nông và một số hội và đoàn thể,... Tình trạng chưa phân cấp rõ ràng trong quản lý hồ chứa dẫn đến xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các ngành, chưa phát huy tối đa tiềm năng hồ chứa.

Người bán (người nuôi và khai thác cá ở

hồ)

Người bán lẻ ở các chợ địa phương

Tiểu thương (lái buôn)

Khách tham quan du lịch

Nhà hàng và quầy thực phẩm lẻ ở địa

phương

Nhà nước (các Trung tâm hoặc Công ty quản lý và khai thác hồ)

Con giống, bảo vệ

Phí khai thác (cố định)

ứng vốn (ghe, ngư cụ,…)

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Các hồ chứa lớn, đa mục tiêu đều có Ban quản lý lòng hồ. Tùy từng loại hồ, mục đích sử dụng mà quy mô, cấp hoạt động của các Ban quản lý hồ chứa khác nhau. Nhìn chung những hồ lớn, hoạt động thủy sản chỉ kết hợp trong thủy điện, tưới tiêu nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt, một số hồ chứa nhỏ thì hoạt động thủy sản được quan tâm cho phép khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 7: Các phương thức quản lý nghề cá hồ chứa

TT Tên hồ/đập Tỉnh Sông/suối chính Năm hoàn thành Đơn vị quản lý

1 Yaly Gia Lai,

Kon Tum Sesan 2003

CT Thủy điện Yaly - EVN

2 Pleikrong Kon Tum Sesan 2009 Tổng công ty Điện

lực Việt Nam

3 Sê San 3A Gia Lai Sesan 2007

CT cổ phần thủy điện Sê San 3A -

Tổng công ty Sông Đà

4 Sê San 4 Gia Lai Sesan 2010 CT cổ phần tư vấn XD điện I - EVN

5 Sê San 4A Gia Lai Sesan 2009 CT cổ phần thủy điện Sê San 4A -

EVN

6 Thượng Kon Tum Gia Lai Sesan Đang t.công Công ty cổ phần

thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

7 Buôn Kuốp Đắk Lắk Srepok 2010 Tổng Công ty Điện

lực Việt Nam

8 Srepok 3 Đắk Lắk Srepok 2010 Tổng Công ty Điện

lực Việt Nam

9 Srepok 4 Đắk Lắk, Srepok 2010 CT cổ phần đầu tư

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

Đắk

Nông và phát triển điện

Đại Hải

10 Buôn Tua Srah Đắk Lắk Krong No-Srepok 2009 Tổng Công ty Điện

lực Việt Nam

11 Đray H'inh Đắk Lắk Srepok Điện lực Đắk Lắk

12 Đray H'inh 2 Đắk Lắk Srepok CT cổ phần Thuỷ

điện (Công ty Điện lực 3)

13 Krong Kmar Đắk Lắk Krong Kma 2008 Tổng công ty Sông

Đà

14 Ea sup 3 Đắk Lắk Ea H'leo Công ty TNHH xây

dựng Nhật Hà

Nguồn: CT Thủy điện Yaly (2013)

Về công tác quản lý tại địa phương và các tác động

Nhìn chung, công tác quản lý nghề cá tại các địa phương trong những năm qua chưa thực tốt. Trước năm 2010 tại các tỉnh Tây Nguyên chưa có cơ quan chuyên trách về quản lý thủy sản mà chỉ có bộ phần nhỏ phụ trách về thủy sản và chưa nhiều cán bộ được đào tạo về chuyên ngành quản lý thủy sản. Các Chi cục thủy sản chỉ mới được thành lập năm 2009 bao gồm: Chi cục thủy sản Đăk Lak, Gia Lai, KonTum

Về cơ chế chính sách

Nhận thức được vai trò quan trong và tiêm năng của nghề các nội địa cũng như nghề cá hồ chứa, Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số chính sách nhằm khuyên khích động viên, tăng cường quản lý phát triển nghề cá nội đị, nghề cá hồ chưa. Tuy nhiên vẫn chưa có một số chính sách riêng cho phát triển nghề cá hồ chưa. Một số chính sách liên quan bao gồm:

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ thủy sản số 02/2007/CT-BTS ngày 15 tháng 06 năm 2007 về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa.

- Trong Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg, ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng chỉ tiêu 50.000 tấn cá nuôi từ hồ chứa vào năm 2010.

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

- Quyết định số 129/QĐ –TCTS-KHTC ngày 13 tháng 3 năm 2013 về việc “Nghiệm thu hoàn thành dự án – Quy hoạch phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020”.

Bê cạnh đó để quản lý tốt nguồn lợi thủy sản và thực hiện khai thác hợp lý và bền vững, ngành thủy sản hiện đang thực hiện luật thủy sản ban hành năm 2003 cùng với các thông tư hướng dẫn của ngành.

- Tại Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản đã dành khoản 2 điều 5 quy định

về cấp giấy phép trong các trường hợp sau:

+ Khai thác cá loại thủy sản bị cấm; khai thác trong vùng cấm; trong thời gian cấm khai thác hoặc bằng nghề cấm;

+ Khai thác các loại thủy sản thuộc danh mục các loại thủy sản mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố trữ lượng nguồn lợi của các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

- Nghị đinh số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

+ Về đối tượng cấm khai thác, tại phụ lục 5, thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định những đối tượng cấm khai thác, kích thước mắt lưới được phép khai thác, kích thướccá được phép khai thác.

IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT

* Kết luận

• Lưu vực sông Mekong khu vực Tây Nguyên Việt Nam có rất nhiều hồ chứa (972 hồ), diện tích lưu vực 29,700 km2, diện tích mặt nước tiềm năng 1.4 triệu ha, có một tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản.

•Mặc dù tiềm năng rất lớn, tuy nhiên hiện tại sản lượng sản phẩm thủy sản của khu vực Tây Nguyên vẫn còn thấp (năm 2011 sản lượng NTTS chỉ là 29,086 tấn, trong đó sản lượng từ khai thác 3,960 tấn, chiếm chưa tới 1% sản lượng thuỷ sản toàn quốc).

• Cộng đồng làm nghề cá ở lưu vực sông Mê Kông – Tây Nguyên phần lớn là cộng đồng nghèo (tỷ lệ nghèo năm 2008 -21%), có thu nhập thấp (216,000 VNĐ/tháng, năm 2008), sinh kế chủ yếu từ nông nghiệp. Thủy sản có tiềm năng lớn nhưng mới chỉ được khai thác như một sinh kế bổ sung. Hoạt động khai thác thủy sản ở quy mô nhỏ quy mô hộ gia đình, phương tiện và ngu cụ khai thác còn thô sơ và chủ yếu là ngư cụ truyền thống

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

• Do sản lượng ít, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị cao nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong khu vực vẫn ở phạm vi hẹp, tiêu thụ tại địa phương là chính chưa có sản phẩm để xuất ra các địa phương ngoài hay đi quốc tế.

• Tình trạng quản lý nghề cá hồ chứa trong khu vực chưa phân cấp rõ ràng dẫn đến xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các ngành, chưa phát huy tối đa tiềm năng hồ chứa. Bên cạnh đó các Cơ quan quản lý thủy sản địa phương mới thành lập nên còn có nhiều hạn chế trong công tác quản lý.

• Phương thức nuôi trồng thủy sản dựa vào thả giống rồi đánh bắt lại (chăn thả) đã tỏ ra hiệu quả hơn là hoạt động đánh bắt truyền thống, về chi phí thấp, năng suất cao, phù hợp với hầu hết các hồ chứa nước, nhưng nó là hiệu quả hơn để quản lý trong hồ chứa nhỏ. Về lâu dài, phương thức này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn của Chính phủ, các cơ quan phát triển quốc tế vì đây là cách quan trọng để xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam.

• Nuôi thuỷ sản lồng bè, đặc biệt là nuôi cá "nước lạnh" thâm canh đang tỏ ra là một hình thức sáng tạo để nâng cao năng suất, sản lượng cá trong hồ chứa, tạo ra một sản lượng lớn cá cho vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn quản lý hồ chứa và các mối quan tâm về sinh thái cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.

• Xung đột giữa các chủ thể liên quan đến việc sử dụng và quản lý nước; khai thác bằng các ngư cụ huỷ diệt, ô nhiễm nguồn nước, bệnh cá xảy ra, du nhập các loài ngoại lai ví dụ cá hồi và cá tầm nuôi là vấn đề quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và nghề cá ở các hồ chứa trong khu vực Tây Nguyên Việt Nam cũng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu.

• Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về phát triển nghề cá. Tuy nhiên các chính sách riêng cho nghề cá nội địa, nghề cá hồ chứa lại chưa nhiều và chưa được quan tâm một cách thích đáng.

* Đề xuất

-Chính phủ, Bộ NN và PTNT, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND các tỉnh Tây Nguyên cần có quy hoạch, sắp xếp khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các hồ chứa dựa trên tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực chú ý đến tính đa mục tiêu, liên tỉnh, thậm chí liên quốc gia; Cần có một Uỷ ban cấp vùng, trực thuộc Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tham mưu, tư vấn cho BCĐ Tây Nguyên và UBND các tỉnh Tây Nguyên để quản lý hiệu quả tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau gồm cả thuỷ sản

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

- Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây nam Bộ, Các cơ quan quản lý Trung ương, cũng như các cơ quan quản lý tại địa phương cần thống nhất phương án quản lý nghề cá hồ chứa tránh tình trạng quản lý trồng chéo; xung đột lợi ích giữa thuỷ sản và các ngành khác như hiện nay.

- Tổng Cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT xây dựng các chính sách, chương trình dự án nhằm phát huy được tiềm năng của nghề cá hồ chứa, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, nơi có tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc rất cao.

- Tổng Cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, Các tỉnh và các cơ quản nghiên cứu cần có chính sách về vốn, giao khoán mặt nước, khoa học kỹ thuật để phát triển nghiên cứu giống mới cho nuôi thủy sản hồ chứa, các công nghệ nuôi cá nước lạnh hiệu quả, công nghệ sản xuất giống và trứng cá tầm, cá hồi tại chỗ; cải tiến phương tiện khai thác thủy sản, kết nối thị trường & phát triển các chuỗi giá trị thuỷ sản hồ chứa; cần khoanh vùng bảo tồn, thành lập các Khu bảo vệ thuỷ sản nội địa tại Tây Nguyên; trao quyền quản lý khai thác thuỷ sản cho các chủ thể như HTX, Cty thuỷ sản hồ chứa.

- Bên cạnh đó Chính quyền địa phương cũng cần xây dựng các chương trình, dự án đào tạo nâng cao lực cho đội ngũ cán bộ địa phương nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển thủy sản của tỉnh mình gồm cả tuyên truyền nâng cao nhận thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Tùng và các thành viên, 2009. , 2013, “Quy hoạch và phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020”.Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Nguyễn Tiến Thắng, 2010 ““Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Nha Trang, trang 48, 49, 50.

3. Mai Đình Yên, 2007 “Thực trạng và giải pháp quản lý nghề cá nội địa Việt Nam”. Hợp phần Tăng cường Quản lý khai thác thủy sản (SCAFI), Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản giải đoạn 2 (FSPSII).

International Collaborating Centre for Aquaculture and Fisheries Sustainability (ICAFIS) | Vietnam Fisheries Society (VINAFIS) Email: [email protected] Website: http://icafis.vn

4. Tổng cục Thống Kê, 2011 “Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2001 -2010”

5. Trần Thị Thu Hiền , 2012, “Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân”.Trung Tâm tin học - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

6. Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam, 2012 “Báo cáo cập ngành thủy sản năm 2012”.

7. Dự án “Quản lý nghề cá lưu vực sông Mekong”, 2010. Cơ sở dữ liệu: Các báo cáo của Dự án và số liệu điều tra.

8. Nguyễn Quốc Thắng. 2004. “Điều tra về tình hình kinh tế xã hội và khai thác của nghề cá ở hồ Yaly thuộc tỉnh Gia Lai”

9. Báo Pháp luật. 2011. Thủy điện Tây Nguyên và hệ lụy - Bài 1: Phá rừng làm thủy điện: http://phapluattp.vn/2011112711315378p1112c1115/thuy-dien-tay-nguyen-va-he-luy-bai-1-pha-rung-lam-thuy-dien.htm

12. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN. http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=623

13. CT Thủy điện Yaly. http://ialyhpc.vn/?php=about&basic=detail&id=240.

16.Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) http://sesanhpc.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=168&Itemid=240

17. Phan Đình Phúc, 2010 “Đánh giá hiện trạng nghề cá tỉnh Đắk Lắk” Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA3).

Source: Dinh Xuan Lap, Tuong Phi Lai , Le Thi Phuong Dung, 2016, “Status of Fisheries in the reservois in Me Kong – Highlands of Viet Nam” Vietnam Fishereries Development, Quality and Sustainability. Pg 115 – 131, Vietnam Institute of Fisheries Economic and Planning, Ministry of Agriculture and Rural development.