41
BÁO CÁO DIỄN ĐÀN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI HỢP TÁC VÀ LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRONG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ THỰC THI FLEGT-VPA Đà Nẵng, tháng 6 năm 2016

Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final-2

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO DIỄN ĐÀN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ:

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI HỢP TÁC VÀ LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRONG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ THỰC THI FLEGT-VPA

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2016

2

MỤC LỤC

I. Giới thiệu ................................................................................................................................ 3

II. Tiến trình ............................................................................................................................... 3

III. Phƣơng pháp áp dụng .......................................................................................................... 8

IV. Kết quả khóa tập huấn ......................................................................................................... 9

4.1. Đánh giá chung về khoá tập huấn ................................................................................... 9

Hình 1: Đánh giá chung về khóa tập huấn ........................................................................ 9

4.2. Đánh giá cụ thể sau tập huấn ....................................................................................... 10

Hình 2: Đánh giá mức độ quan tâm của học viên theo chủ đề ........................................ 10

Hình 3: Đánh giá mức độ đáp ứng của từng chủ đề........................................................ 10

Hình 4: Học viên tự đánh giá nhu cầu tập huấn tiếp theo ............................................... 12

4.3. Những nội dung cụ thể mà các thành viên mong muốn được tập huấn tiếp ................. 12

4.4. Kết luận và đề xuất ........................................................................................................ 13

V. Kết quả bài tập nhóm .......................................................................................................... 15

5.1. Kế hoạch hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs............................................................. 15

5.2. Xây dựng kế hoạch vận động chính sách chung ........................................................... 18

5.3. Kế hoạch vận động chính sách theo từng lĩnh vực cụ thể ............................................. 21

5.4. Hoàn thành bài tập nhóm về vận động chính sách sau khi đi thực tế ........................... 22

PHỤ LỤC................................................................................................................................. 25

PHỤ LỤC 1: CHƢƠNG TRÌNH DIỄN ĐÀN ..................................................................... 25

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ DIỄN ĐÀN ...................................... 30

3

I. Giới thiệu

Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào tiến trình đàm phán VPA, hỗ trợ tích cực các cộng đồng và doanh nghiệp trong tiến trình này.Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự và giữa các tổ chức xã hội với doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế, đã dẫn đến những trở ngại trong quá trình tham vấn. Nhận thức vấn đề này, và với sự hỗ trợ và hợp tác của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) và Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) đã phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đà Nẵng tổ chức một diễn đàn giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự (CSO) để thảo luận về việc hợp tác và cách thức để các CSO có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả trong tiến trình đàm phán VPA. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu của học viên trong khoá tập huấn Vận động chính sách tổ chức từ ngày 18 đến 20 tháng 5, trong diễn đàn lần này, CED đã cùng với các CSO xây dựng kế hoạch vận động chính sách vào các lĩnh vực cụ thể trong quản trị rừng và thương mại lâm sản.

Tham dự diễn đàn có sự tham gia của 24 học viên đến từ các tổ chức CSO trong mạng lướitham gia vào quá trình đàm phán “Hiệp định Đối tác tự nguyện – Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT-VPA)” (VNGOs-LEGT), 5 đại diện đến từ VCCI Đà Nẵng, Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung, Câu lạc bộ doanh nhân Hồ Chí Minh (SIYB),9 đại diện doanh nghiệp và 3 đại diện cơ quan báo chí địa phương.

Các học viên được tạo cơ hội để gặp gỡ, và học hỏi từ những chuyên gia về truyền thông phát triển, vận động chính sách, phóng viên báo chí, doanh nghiệp làm truyền thông, hiệp hội và cơ quan chính phủ nhằm có được cái nhìn đa chiều, từ nhiều góc độ, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác, qua đó mỗi học viên sẽ tự nhìn nhận và đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tổ chức mình trong cách làm truyền thông hiện nay để sớm khắc phục được những điểm yếu, phát huy được những thế mạnh của mình cũng như tìm được sự trợ giúp cần thiết từ chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phát triển khi cần.

II. Tiến trình

Diễn đàn được tổ chức trong 3 ngày từ 27 đến 29 tháng 6 năm 2016 tại Thành phố Đà Nẵng. Nội dung diễn đàn tập trung vào 4 phần chính:

Phần 1: diễn đàn doanh nghiệp và CSO (ngày 27/6)

- Trao đổi giữa CSO và doanh nghiệp về các vấn đề trong FLEGT-VPA; - Chia nhóm làm bài tập xây dựng kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp trong FLEGT-

VPA.

Phần 2: Các CSO xây dựng kế hoạch vận động chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể:

- Bảo hiểm lâm nghiệp; - Quy hoạch trồng và khai thác rừng; và - Nguồn vốn cho hộ trồng rừng. (ngày 28/6).

Phần 3: Các bước tiến hành truyền thông và vận động chính sách hiệu quả

- Giảng viên chính tiếp tục giới thiệu về các bước tiến hành vận động chính sách và các công cụ truyền thông hiệu quả trong vận động chính sách;

- Đại biểu tiếp tục hoàn thành kế hoạch vận động chính sách của nhóm mình;

- Giảng viên giới thiệu kết quả khảo sát Công ty cổ phần Cẩm Hà về hiểu biết và nhu cầu đào tạo doanh nghiệp về FLEGT-VPA mà CED đã thực hiện năm 2014.

4

- Chia lớp thành 2 nhóm, phân công nhiệm vụ khi đến làm việc với Công ty Cẩm Hà. Nhóm 1: tìm hiểu về chuỗi hành trình sản phẩm. Nhóm 2: tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp.

Phần 4: Đi thực tế tại Công ty cổ phần Cẩm Hà (sáng 29/6)và hoàn thiện kế hoạch vận động chính sách của mỗi nhóm (chiều 29/6).

Nội dung chi tiết ngày 1: 27/6/2016

Trong phần khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thắng – Giám đốc dự án Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) nêu lý do tại sao có diễn đàn này. Hiện nay, EU và Chính phủ Việt Nam đều quan ngại về khả năng đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo tính hợp pháp (TLAS)của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) khi VPA được ký kết và có hiệu lực thi hành. Trong khi đó, một đối tượng chính khác cũng chịu tác động rất lớn khi VPA được ký kết đó là người trồng rừng.Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể thích ứng được với VPA, làm thế nào để cộng động ít bị tổn thương nhất, đó là câu hỏi lớn đặt ra cho các CSO? Chỉ có các CSO mới có thể chung tay cùng với doanh nghiệp giải quyết những vấn đề này. Vì vậy, CSOs cần phải kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và cộng đồng, đưa tiếng nói của họ đến Chính phủ thông qua những sáng kiến về chính sách, đồng thời nâng cao vị thế của SCOs trong xã hội.

Bà Tô Kim Liên đã có một bài trình bày về sự hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs trong quản trị rừng và thương mại lâm sản. Trong bài trình bày này, bà Liên đã nêu ra l{ do tại sao doanh nghiệp và CSO cần hợp tác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành gỗ và những hoạt động cụ thể mà CSO và doanh nghiệp có thể hợp tác trong FLEGT-VPA.CED đã tổ chức nhiều diễn đàn về FLEGT-VPA nhưng doanh nghiệp tỏ ra ít quan tâm vì họ không thấy lợi ích của họ khi tham gia. Nhiều vấn đề cần phải bàn thêm như: việc cấp phép FLEGT sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cộng đồng, làm thế nào để cấp phép minh bạch, không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một phụ lục quan trọng của VPA là đánh giá độc lập, hiện nay vấn đề này mới đang bàn, chưa có thông tin cụ thể nên rất cần vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp và VCCI trong giai đoạn này, làm sao để giám sát, đánh giá việc cấp phép minh bạch và thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững (SRD) chia sẻ, SRD đã tham gia với Tổng cục Lâm nghiệp từ năm 2010, khi VPA bắt đầu được đàm phán. SRD đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về gỗ hợp pháp trên 4 tỉnh đối với doanh nghiệp và 7 tỉnh đối với cộng đồng. Qua đánh giá, SRD thấy rằng, gần như 100% doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam (dưới 20 lao động) không thể đáp ứng được yêu cầu về gỗ hợp pháp của EU. Các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải thường về môi trường làm việc, thuê nhân công, phòng cháy chữa cháy, nguyên liệu đầu vào mua qua thương lái,... Trong khi đó, có rất nhiều CSO làm về các lĩnh vực liên quan trên và có nhiều CSO biết rõ về VPA các CSO có thể tìm hiểu và nắm rõ nên các CSO có thể giúp các doanh nghiệp bằng cách cung cấp kiến thức cho họ, giúp đỡ họ trong việc cung cấp danh sách những nhà cung cấp nguyên liệu tốt trên thị trường, giúp họ các vấn đề về lao động, môi trường, điều kiện lao động.

Bà Cao Thị Ngọc Thúy – điều phối viên mạng lưới VNGOs-FLEGT chia sẻ, qua nhiều khảo sát của SRD, thấy rằng các doanh nghiệp thiếu kiến thức về FLEGT, vì vậy, CSOs có thể hợp tác bằng các hình thức sau: nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin thực tiễn qua đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp hoặc giám sát thực thi VPA.

Ông Ngô Văn Toại – giảng viên trường cán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, Hồ Chí Minh chi sẻ, rất cần thiết phải có sự hợp tác giữa CSO và doanh nghiệp. Đối với các đề án lâm nghiệp của Chính phủ, luôn tồn tại một mối liên hệ không bền vững giữa doanh nghiệp

5

và người dân vì lợi ích không hài hòa, không gặp nhau, vì thế, CSOs có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp và cộng đồng giải quyết sự bất đồng này.

Ông Nguyễn Diễn – Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng tổng kết lại phiên làm việc sáng ngày 27/6. Ông Diễn khẳng định lại rất cần thiết phải có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs vì VPA chắc chắn sẽ ký kết. Dựa vào sứ mệnh, nhiệm vụ, đối tượng mình quan tâm mà CSOs có thể có nhiều hình thức hợp tác khác nhau với doanh nghiệp, như:

- Truyền thông, cung cấp thông tin về FLEGT-VPA, tìm nguồn tài trợ giúp các doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng,

- Nắm bắt thông tin, vướng mắc của người dân, của doanh nghiệp để phản ánh lên Chính phủ, có thể làm việc này qua VCCI,

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tượng thuộc tổ chức mình khi họ bị xâm phạm quyền lợi,

- Khi làm việc với doanh nghiệp nếu gặp khó khăn nên phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương,

- Tham gia vào giám sát độc lập.

Ông Nguyễn Diễn – Phó giám đốc VCCI tổng kết hoạt động buổi sáng

Đầu giờ chiều ngày 27/6, Bà Tô Kim Liên tổng kết những kết quả của đợt tập huấn lần 1 tại Hà Nội (18-20/5/2016) và kz vọng của học viên và ban tổ chức trong diễn đàn lần này.

Dựa trên thảo luận của các đại biểu, Ban điều hành đã chia lớp thành 3 nhóm, làm bài tập xây dựng kế hoạch hợp tác giữa CSOs và doanh nghiệp, sau đó lần lượt các nhóm trình bày. (Chi tiết xem thêm mục 5.1).

Ngày làm việc thứ nhất kết thúc ở bài trình bày của các nhóm về kế hoạch hợp tác giữa CSOs và doanh nghiệp trong FLEGT-VPA.

Nội dung chi tiết ngày 2: 28/6/2016Ngày làm việc thứ hai bắt đầu bằng việc nhóm cuối trình bày về kế hoạch hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs, các nhóm còn lại đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận.

Tiếp theo đó, bà Tô Kim Liên đã trình bày các bước tiến hành và các công cụ truyền thông hiệu quả trong vận động chính sách. Sau đó, các nhóm tiếp tục làm bài tập thứ hai là truyền

6

thông vận động chính sách trong quản trị rừng và thương mại lâm sản. Mỗi nhóm chọn một trong ba lĩnh vực để truyền thông: bảo hiểm lâm nghiệp; quy hoạch trồng và khai thác rừng; và nguồn vốn cho hộ trồng rừng (xem chi tiết trong mục 5.2).

Các học viên đang tập trung làm bài tập thực hành

Buổi chiều ngày 28/6 các nhóm tiếp tục hoàn thiện và trình bày bài tập của nhóm. Cuối giờ chiều, bà Tô Kim Liên đã giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Cẩm Hà, chia lớp học thành 2 nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau khi đi thực tế tìm hiểu ở Công ty Cẩm Hà. Phiên buổi chiều ngày 28/6 kết thúc khi các nhóm thảo luận xong { tưởng và câu hỏi sẽ đặt cho ban lãnh đạo Công ty Cẩm Hà.(Xin xem thêm chi tiết giới thiệu về công ty Cẩm Hà và câu hỏi thảo luận).

Nội dung chi tiết ngày 3: 29/6/2016

Sáng ngày 29/6, các đại biểu đã đi thực tế tại Công ty Cổ phần Cẩm Hà (sau đây gọi tắt là Công ty).Tại hội trường công ty, ông Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc và ông Nguyễn Đức Tiến – phụ trách xuất nhập khẩu đã có một buổi trao đổi với các đại biểu tham dự diễn đàn.

Ông Hoàng giới thiệu về Công ty Cẩm Hà: quy trình thu mua và chế biến sản phẩm ở công ty, quản trị và quản lý doanh nghiệp bao gồm cả môi trường và lao động. Nguồn nguyên liệu sử dụng hiện tại đến 80% là gỗ thu mua trong nước, chủ yếu là gỗ keo, một phần nhỏ là bạch đàn. Thông thường, người dân sẽ bán gỗ cho các doanh nghiệp chuyên khai thác, có thể có sơ chế, chính quyền địa phương là cơ quan cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp đó, sau đó Cẩm Hà mua lại, nhập kho và kê khai, định hình đầu vào. Giá 1 m3 gỗ nguyên liệu khoảng 1.900.000 đồng.

Một số câu hỏi mà đại biểu đặt cho ông Hoàng và ông Tiến:

- Có khi nào Công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu? Giá thu mua như vậy có phải là giá hợp lý với người trồng rừng không?

- Phía công ty đã quản lý chuỗi cung ứng như thế nào? Công ty có cơ chế gì để bảo vệ mình nếu bị cáo buộc không thực thipháp luật từ bên thứ ba?

- Công ty có áp dụng sản xuất sạch hơn trong dây chuyền sản xuất không? - Hầu hết các doanh nghiệp đều không lấy được giấy phép khai thác khi nhập qua một

bên thứ ba, trong khi đó, VPA bắt buộc doanh nghiệp phải trình được giấy phép khai thác để chứng minh nguồn gốc gỗ? Vậy Công ty định xử lý vấn đề này như thế nào?

Ông Hoàng đại diện công ty trả lời một số vấn đề trên:

7

- Nguồn nguyên liệu: Công ty chủ yếu mua từ các công ty chế biến, không mua trực tiếp từ nông dân. Trước đây đã có những lần thử nghiệm mua trực tiếp từ nông dân (khai thác và chế biến), nhưng không hiệu quả do không có kinh nghiệm trong khâu khai thác, vận chuyển và xẻ gỗ … nên sau này chỉ tập trung mua từ các đơn vị khai thác và chế biến. Ông Hoàng cũng chi tiết thêm các loại hình doanh nghiệp trong ngành gồm có: doanh nghiệp trồng rừng, doanh nghiệp khai thác (gồm sơ chế và xẻ gỗ), và doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ (trong nhà và ngoài trời). Công ty Cẩm Hà là doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.

- Quản lý chuỗi cung: Doanh nghiệp chỉ kiểm soát được các vấn đề nguồn gốc gỗ, lao động và môi trường từ khi nhập gỗ của các công ty chế biến gỗ và xuất sang thị trường Châu Âu. Các bên thứ ba đánh giá, kiểm soát trong phạm vi các xưởng sản xuất của công ty. Khoảng 2 năm thì Công ty cũng có đi thăm các cơ sở chế biến gỗ ở các tỉnh.

- Sản xuất sạch hơn: hiện tại phía Công ty không áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, tuy nhiên, vẫn tuân thủ các quy định về môi trường, xử lý rác thải. Rác thải của công ty được chia thành 2 loại: rác sinh hoạt và phế thải từ nhà máy, hai loại này được thu gom và xử lý riêng biệt.

- Về giấy phép khai thác: đối với gỗ trong nước thì vấn đề này đơn giản, đối với gỗ nhập khẩu qua một bên thứ 3 thì Công ty luôn yêu cầu bằng chứng để chứng minh gỗ hợp pháp theo yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, đối với gỗ nhập khẩu, nếu đã được xuất đi thì chắc chắn đã được kiểm định bởi hải quan nước họ, thêm vào đó, Cẩm hà chỉ nhập gỗ FSC (khoảng 90%), bản thân nó đã được chứng nhận của tổ chức FSC nên yên tâm về nguồn gốc.

- Về việc mua nguyên liệu: trước hết Công ty phải tính đến giá thành vận chuyển và giá nguyên liệu. Do các vùng lân cận đều trồng gỗ keo nên Công ty ưu tiên mua ở gần, vừa giảm chi phí vận chuyển vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

- Việc xử lý cáo buộc vi phạm: từ khi công ty hoạt động đến nay chưa xảy ra tình trạng bị khách hàng phản ánh vi phạm pháp luật, Công ty luôn có đầy đủ giấy tờ, bằng chứng, chứng minh nguồn gốc hàng hóa (CO), đến nay đã lấy được lòng tin của nhiều khách hàng nên việc xuất hàng cũng rất dễ dàng.

Ông Tiến đã nêu vấn đề khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải hiện nay là cấp phép CO tại Sở Công Thương. Đối với thị trường Mỹ, khách hàng đã có niềm tin, Công ty có thể tự làm kiểm định chất lượng, xuất đi rất dễ. Đối với thị trường châu Âu (EU), CO do VCCI cấp rất thuận lợi và dễ dàng. CO do Bộ Công thương cấp, mỗi lần làm CO thấy rất khó khăn, một giấy phép phải đợi mất 13 – 15 ngày, trong khi đó, chậm một ngày giao hàng sẽ bị phạt 30-50 USD/lô hàng.

Ông Hoàng đưa ra hai kiến nghị:

1) Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi làm CO qua Bộ Công thương, khi VPA ký thì nhiều khả năng CO cũng do Bộ Công Thương cấp vì vậy chắc chắc sẽ không thuận lợi cho doanh nghiệp.

2) EU đã thắt chặt đầu vào từ khi đồng Euro bị rớt giá cách đây 2 năm, nếu sắp tới cần có thêm giấy phép FLEGT, tăng thêm chi phí hành chính, thời gian, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Chưa kể từ khi có Brexit, đồng EUR mất giá so với đồng USD, vì vậy theo ông Hoàng, chắc chắn ngành gỗ sẽ đứng trước những thách thức rất lớn, thậm chí phá sản.

8

Vì vậy, ông Hoàng cũng như ông Tiến rất mong CSOs, VCCI sẽ có những kiến nghị lên Chính phủ, làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp gỗ nói chung và các doanh nghiệp xuất đi EU nói riêng.

Trước khi đi thăm nhà xưởng, ông Nguyễn Diễn đại diện VCCI phát biểu.Việc thuê một cơ quan nước ngoài để kiểm định nguyên liệu là rất tốn kém cho doanh nghiệp (ví dụ gỗ FSC giá cao gấp đôi gỗ không có FSC – mặc dù cả hai đều là gỗ rừng trồng và gỗ hợp pháp). Trong khi đó, các cơ quan nhà nước Việt Nam có đủ năng lực để làm việc đó, về phương pháp, về nguồn lực, Việt nam hoàn toàn có thể tự xác minh gỗ hợp pháp. Vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra { kiến của mình thông qua CSOs, thông qua VCCI để đến được đoàn đàm phán.Mặt khác, CSOs cần nâng cao năng lực của mình để có thể tham gia sâu hơn nữa vào việc xác minh, giám sát, trình các ý kiến thay đổi chính sách, tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp và VCCI đều khảng định việc hợp tác giữa CSO và doanh nghiệp là cực kz cần thiết để tăng cường sức mạnh và tiếng nói của hai khu vực này, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường.

Sau thời gian 1 giờ 30 phút làm việc trong hội trường.Các đại biểu đã được xuống thăm xưởng của Công ty. Quy trình thu mua của Công ty: gỗ đã được sơ chế qua (cưa, xẻ thanh) vận chuyển về công ty được phơi tự nhiên cho khô trước khi đưa vào sấy (để giảm nhiên liệu sấy) sản xuất xuất khẩu.

Các học viên được tham quan xưởng gỗ của công ty cổ phần Cấm Hà

Chiều ngày 29/6, các đại biểu quay lại diễn đàn để hoàn thành kế hoạch vận động chính sách.Sau đó, các nhóm trình bày, trao đổi với các thành viên khác.

Bà Tô Kim Liên phát biểu bế mạc diễn đàn, khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác giữa doanh nghiệp và CSO. Hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã rất cởi mở và sẵn sàng hợp tác với CSO, vì thế các CSO và NGO cần tận dụng cơ hội và tham gia tích cực vào tiến trình VPA và không ngừng nâng cao năng lực, đồng thời chủ động hợp tác với doanh nghiệp và truyền thông để tăng cường sức mạnh và có tiếng nói mạnh mẽ hơn, qua đó có thể có đóng góp hiệu quả hơn vào tiến trình đàm phán và thực thi VPA. Sau ba ngày làm việc tích cực, các đại biểu đã có những chia sẻ hữu ích và đạt được kết quả nhất định về truyền thông vận động chính sách trong FLEGT-VPA.

III. Phương pháp áp dụng

Đánh giá nhu cầu đào tạo của các tổ chức đã tham gia tập huấn khóa 1 tại Hà Nội tháng 5 năm 2016. Dựa trên cơ sở đó, CED đã xây dựng chương trình diễn đàn và tập huấn trong 3 ngày tập trung vào 2 chủ đề chính là xây dựng mạng lưới hợp tác giữa

9

doanh nghiệp và CSOs và hỗ trợ CSOs lập kế hoạch vận động chính sách trong tiến trình đàm phán và thực thi FLEGT-VPA.

Trong khóa tập huấn đã sử dụng phương pháp hội nghị, hội thảo, nghiên cứu điển hình, videos minh họa, thực hành, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các tổ chức.

Các phần bài tập thay vì chỉ áp dụng lý thuyết vào làm bài tập thì các học viên cùng thảo luận tập trung vào những vấn đề hay các { tưởng cụ thể cho các tổ chức có thể cùng nhau hợp tác và thực hiện sau khóa tập huấn. Các { tưởng và kế hoạch của các nhóm đều được trình bày, góp {, điều chỉnh bổ sung giữa các thành viên cũng như giảng viên trong khóa tập huấn.

IV. Kết quả khóa tập huấn

4.1. Đánh giá chung về khoá tập huấn

Sau khi kết thúc khoá tập huấn, Trung tâm đãthu được 20 phiếu đánh giá (80% số học viên tham dự). Khoá tập huấn được đánh giá là thành công khi đáp ứng 79% (hình 3) so với kz vọng của học viên và 82% (hình 4) học viên có mong muốn được tập huấn nâng cao trong các khóa tiếp theo với các nội dung cụ thể.Nhìn chung, học viên hài lòng vớigiảng viên chính, nội dung và hậu cần của khóa tập huấn. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm cần được cải thiện về phương pháp và sự tham gia của học viên.

Hình 1: Đánh giá chung về khóa tập huấn

Các học viên cũng đưa ra ý kiến cụ thể về khoá tập huấn như sau:

- Về giảng viên:Rất chuyên nghiệp và nhiệt tình, nội dung giảng rất phù hợp và hay.

- Về nội dung và phương pháp: Phương pháp áp dụng rất chuyên nghiệp, có sự tham

gia của nhiều bên. Tuy nhiên, cũng có một vài học viên đánh giá chưa có nhiều sự

tham gia của doanh nghiệp, thiếu trò chơi khởi động.

0.80

0.81

0.83

0.83

0.84

0.78 0.79 0.80 0.81 0.82 0.83 0.84 0.85

Sự tham gia

Hậu cần

Phƣơng pháp

Nội dung

Giảng viên

Đánh giá sau tập huấn (0-1)

10

4.2. Đánh giá cụ thể sau tập huấn

Hình 2: Đánh giá mức độ quan tâm của học viên theo chủ đề

Kết quả đánh giá ở Hình 2 cho ta thấy mức độ quan tâm nhiều nhất của học viên là phần:làm thế nào để tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các CSO. Bên cạnh đó, các nội dung tập huấn: các bước truyền thông vận động chính sách hiệu quả và hoạt động trao đổi và trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp gỗ cũng được hầu hết các học viên đánh giá cao.

Hình 3: Đánh giá mức độ đáp ứng của từng chủ đề

Đánh giá cho thấy học viên hài lòng nhất với hai chủ đề “Đi thực tế tại doanh nghiệp gỗ” và “Các bước truyền thông vận động chính sách”.Trên thực tế, CSOs ít có cơ hội được đi thực tế và thăm các doanh nghiệp, chính vì thế cơ hội trao đổi cởi mở với Giám đốc một doanh nghiệp tương đối lớn ở Quảng Nam và tìm hiểu sâu hơn về quá trình chế biến, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp giúp các học viên mở mang kiến thức rất nhiều. Chuyến thăm và trao đổi với doanh nghiệp cũng giúp các thành viên tham gia đưa ra các { tưởng hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp để giúp cả doanh nghiệp và cộng đồng cùng phát triển bền vững.Bên

0.94

0.94

0.95

0.92 0.94 0.96

Các bƣớc truyền thông & VĐCS cho

CSOs

Đi thực tế doanh nghiệp gỗ

Hợp tác DN và CSOs và KH VĐCS

Mức độ quan tâm (0-1)

0.72

0.79

0.79

0.68 0.70 0.72 0.74 0.76 0.78 0.80

Hợp tác DN và CSOs và KH VĐCS

Các bƣớc truyền thông VĐCS

Đi thực tế doanh nghiệp gỗ

Mức độ đáp ứng (0-1)

11

cạnh đó, chủ đề vận động chính sách là một trong những nội dung mà các CSO trong mạng lưới đang muốn được nâng cao năng lực, nên các đại biểu rất nhiệt tình tham gia thảo luận và làm bài tập về chủ đề này.

Nội dung “Hợp tác giữa doanh nghiệpvà CSOs” chưa đáp ứng được kì vọng của học viên, một phần do có ít doanh nghiệp tham gia diễn đàn và tập huấn, một phần vì thiếu thời gian và các CSO cũng chưa hiểu nhiều về doanh nghiệpnên chưa chi tiết được kế hoạch hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs. Những phần thảo luận này của các nhóm làm còn sơ sài, để áp dụng vào thực tế còn rất khó.Vì vậy, các nhóm cần thời gian tìm hiểu để hiểu thêm nhu cầu của doanh nghiệp cũng như cơ hội hợp tác với doanh nghiệp.

Một số đánh giá cụ thể cho từng nội dung trong diễn đàn:

- Kế hoạch hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs: Vấn đề mới và các tổ chức rất quan tâm. Nội dung này đáp ứng yêu cầu của các CSOs. Tuy vậy,chưa có thời gian tham khảo tài liệu đã có để hiểu hơn về doanh nghiệp, hơn nữa trong diễn đàn ý kiến của doanh nghiệp chưa nhiều. Khóa tập huấn chưa đủ thời gian cho thực hành và thảo luận. CSO chưa rõ nguồn ngân sách có thể có, làm thế nàothu hút đầu tư. Tóm lại việc hợp tác doanh nghiệp và CSO là cần thiết nhưng dochưa đủ thời gian và thành phần doanh nghiệp tham gia còn ít, nênmới thảo luận về nguyên tắc và lợi ích hợp tác;

- Các bước tiến hành truyền thông và vận động chính sách hiệu quả: Các bước truyền thông rất quan trọng nhưng thời gian ít nên hội thảo đi khá lướt các phần này. Mặc dù nội dung và cách thức tiến hành phù hợp yêu cầu của các CSOs, nhưng do thời gian ngắn nên chưa hướng dẫn chi tiết, thời gian dành cho thảo luận hơi ngắn, nên mặc dù rất cần thiết, nhưng các kế hoạch truyền thông của các nhóm đưa ra còn sơ sài (cần có thời gian chi tiết, và bổ sung nội dung đầy đủ);

- Đi thực tế doanh nghiệp gỗ: Thời gian hạn chế nên vẫn còn một số thắc mắc chưa hỏi được doanh nghiệp. Mặc dù, chuyến thăm đáp ứng yêu cầu của các CSOs, nhưng chưa được thực tế dây chuyền sản xuất (do các xưởng đang trong thời gian bảo dưỡng và chuẩn bị cho mùa đơn hàng mới) nên có nhiều thông tin chưa kiểm chứng được, các thành viên cũng chưa được thăm dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp để biết chuỗi nguyên liệu đi đến từng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Tham quan doanh nghiệp đã giúp học viên hiểu rõ thêm về quy trình sản xuất và xuất khẩu, nhiều điều bổ ích. Học viên mong muốn được tham quan thêm các công ty khác trong chuỗi hành trình sản phẩm gỗ. Nhìn chung, tuy thời gian ít nhưng chuyến đi đáp ứng được các mong đợi đối với học viên là muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.

- Mức độ cần tập huấn thêm theo từng chủ đề của học viên được đánh giá dựa trên khoảng cách giữa mức độ quan tâm đối với một chủ đề và mức độ đáp ứng sau khóa học của chính chủ đề đó. Khoảng cách này càng lớn thì năng lực này càng cần tăng cường. Theo đánh giá này, các chủ đề cần được tăng cường tập huấn là:

12

Hình 4: Học viên tự đánh giá nhu cầu tập huấn tiếp theo

4.3. Những nội dung cụ thể mà các thành viên mong muốn được tập huấn tiếp

4.3.1. Vận động chính sách

- Chi tiết hơn về các bước lập kế hoạch vận động chính sách. Phân tích 1 kế hoạch vận động chính sách thành công để học viên có thể học hỏi và áp dụng;

- Vận động chính sách về: Tài chính, Bảo hiểm rủi ro, Quy hoạch trồng và khai thác rừng, Hệ thống thực thi lâm luật, kiểm tra rừng hiệu quả;

- Huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông và xã hội; - Đối thoại chính sách với các bên liên quan; - Phương pháp vận động chính sách, ví dụ/ case study từ các nước trên thế giới; cách

thức huy động nguồn lực xã hội và truyền thông; - Vận động chính sách về bảo hiểm lâm nghiệp; tập huấn nghiên cứu thực địa để tìm

bằng chứng cho vận động chính sách; - Các bước truyền thông hiệu quả; kỹ năng xây dựng thông điệp truyền thông; xây

dựng quan hệ đối tác; - Muốn được tìm hiểu rõ và nắm được về bảo hiểm rủi ro cho các hệ thống.

4.3.2. Truyền thông cho mạng lưới:

- Chi tiết hơn về chiến lược truyền thông, cách xây dựngmột câu chuyện từ vấn đề thực tiễn để truyền thông;

- Tổ chức hội thảo để phân tích thực trạng về sử dụng đất; - Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ; - Sự liên kết thực hiện có hiệu quả FLEGT giữa mạng lưới CSO và doanh nghiệp; - Phương pháp truyền thông; cách thức, kỹ năng xây dựng các tài liệu truyền thông,

công cụ truyền thông (viết tin bài, xây dựng phóng sự truyền thanh, truyền hình); xây dựng kế hoạch cho chiến dịch truyền thông

- Thực hành truyền thông, xây dựng nội dung và hình thức truyền thông trong mạng xã hội;

- Cách viết bản tin chính sách, viết câu chuyện điển hình; quan hệ báo chí - quan hệ với cơ quan cấp trung ương;

- Xây dựng hình ảnh mạng lưới CSO,thu hút các thành viên tham gia của các bên liên quan.

0.50

0.65

0.65

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70

Đi thực tế doanh nghiệp gỗ

Hợp tác DN và CSOs và KH VĐCS

Các bƣớc truyền thông VĐCS

Nhu cầu tập huấn thêm

13

4.3.3. Truyền thông cho tổ chức:

- Phân tích một kế hoạch hoặc chiến lược truyền thông thành công trong thực tế; - Công cụ hỗ trợ tổ chức để tổ chức có tiếng nói tại địa phương; - Các CSOs ở các địa phương trong mạng lưới; - Xây dựng và củng cố hình ảnh của tổ chức; - Phương pháp truyền thông; kỹ năng xây dựng công cụ, phương tiện, phóng sự,

truyền thông về VPA-FLEGT, phương pháp xây dựng bản tin phát thanh cho cộng đồng về VPA-FLEGT;

- Xây dựng kịch bản cho một phóng sự để làm hợp đồng với truyền hình, báo chí; - Xây dựng kế hoạch vận động chính sách của từng tổ chức để tham gia tích cực hơn

và hiệu quả vào quá trình thực thi VPA-FLEGT; - Truyền thông vận động chính sách về bảo hiểm lâm nghiệp; - Vận động về vấn đề thực thi việc giao đất, giao rừng.

4.3.4. Kết nối CSOs và doanh nghiệp:

- Phương pháp kết nối giữa CSOs với doanh nghiệp dẫn đến sự hợp tác hiệu quả và bền vững giữa hai bên;

- Hợp tác thực hiện nâng cao năng lực quy hoạch trồng rừng và khai thác rừng đáp ứng yêu cầu của FLEGT;

- Hợp tác, tìm kiếm tăng cường nguồn lực; - Hỗ trợ có hiệu quả đối với người trồng rừng; - Phương pháp huy động sự tham gia của các bên; - Phương pháp xác định vấn đề trong hợp tác; - Khoá này rất tiếc vì sự tham gia của doanh nghiệp rất ít. Muốn có các chuyến khảo

sát -> hợp tác thực sự giữa CSOs với doanh nghiệp -> các hoạt động cụ thể giữa CSO với doanh nghiệp như: tăng cường sự hiểu biết cho doanh nghiệp về VPA-FLEGT, tham vấn doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đưa lên Đoàn đàm phấn FLEGT-VPA;

- Phương pháp kết nối và cách thức huy động các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn;

- Làm thế nào kết nối doanh nghiệp với CSO tốt hơn và hiệu quả; truyền thông các vấn đề liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, lên kế hoạch chi tiết hơn với các doanh nghiệp

- Kết nối giữa doanh nghiệp và CSO trong việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý rừng, quản lý lâm sản;

- Tổ chức diễn đàn giữa CSO và doanh nghiệp; thiết lập mối quan hệ với VCCI và các hiệp hội DN khác; truyền thông nâng cao hình ảnh của CSO với doanh nghiệp.

4.4. Kết luận và đề xuất

Khóa tập huấn đã thành công và đáp ứng được mong đợi của học viên cũng như đạt được các mục tiêu đề ra.Tuy nhiên, một số CSO còn ít kinh nghiệm thực hiện các chương trình truyền thông và vận động chính sách một cách bài bản và chuyên nghiệp nên thời lượng dành cho các phần này chưa đủ để có thể thảo luận và đưa các kế hoạch chi tiết cụ thể.Cần có những hỗ trợ cụ thể để các tổ chức có cơ hội áp dụng các kiến thức đã được tập huấn và áp dụng vào thực tiễn tại cơ quan mình và thực hiện các hoạt động có liên quan đến FLEGT.

Khóa tập huấn đã giúp các tổ chức thảo luận và đề xuất được một số hoạt động cụ thể để tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và { tưởng vận động chính sách rất mới (ví dụ: bảo

14

hiểm lâm nghiệp). Hy vọng WWF và các tổ chức có thể hỗ trợ thực hiện một số đề xuất hoặc { tưởng mà các tổ chức đưa ra trong khóa tập huấn này.

Khóa tập huấn đã tạo điều kiện kết nối các tổ chức từ trước, trong và sau khóa tập huấn thông qua các phương tiện (email, mạng xã hội).Đặc biệt giúp kết nối các tổ chức CSO và hiệp hội doanh nghiệp và VCCI, tạo điều kiện các tổ chức xây dựng kênh hợp tác sau này.

Các tổ chức cần tiếp tục trao đổi và thảo luận để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm chiến lược truyền thông và vận động chính sách đã phác thảo trong khóa tập huấn.

WWF và các tổ chức và mạng lưới VNGO tận dụng các nguồn lực để hỗ trợ các đề xuất cụ thể mà các tổ chức đưa ra để có các ví dụ hay thực tiễn điển hình, câu chuyện thành công về truyền thông và vận động chính sách trong lĩnh vực này để có thể nhận rộng.

Cần vận động nguồn lực để hỗ trợ các sáng kiến hợp tác giữa CSO và doanh nghiệp để thúc đẩy sự hợp tác tích cực giữa hai khu vực này – chỉ có như vậy việc thực thi FEGT VPA mới có thể hiệu quả.

15

V. Kết quả bài tập nhóm

5.1. Kế hoạch hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs

i) Nhóm 1:

Hoạt động Nguồn lực Phương pháp Kết quả

Vận động hành lang 2017 Các mối quan hệ với các cá nhân/ tổ chức liên quan

Các mối quan hệ: ngành Lâm nghiệp, Cơ quan các cấp, doah nghiệp....

Mối quan hệ giữa CSO và doanh nghiệp (hiệp hội doanh nghiệp)

Cung cấp và phổ biến thông tin về VPA-FLEGT

2017-2018 Chuyên gia về VPA (mạng lưới FLEGT) Truyền thông / diễn đàn: trực tiếp, gián tiếp

Nhận thức của doanh nghiệp về VPA-FLEGT được nâng cao

Hỗ trợ kỹ thuật 2019 Chuyên gia hiểu biết về VPA-FLEGT (mạng lưới FLEGT)

Xây dựng website cho các đối tượng liên quan

Doanh nghiệp tuân thủ các quy định liên quan VPA-FLEGT

Xây dựng mạng lưới CSO-doanh nghiệp-Cộng đồng

2019 Chuyên gia hiểu biết về Cộng đồng, doanh nghiệp, FLEGT (mạng lưới FLEGT)

Tư vấn về LD & TLAS Mạng lưới và mối quan hệ giữa doanh nghiệp-Cộng đồng-CSO

Kính phí từ nguyồn tài trợ (EU, WWF, SIDA...)

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ liên quan (quản lý rừng, thị trường)

Cơ sở vật chất, năng lực của doanh nghiệp

16

ii) Nhóm 2:

Hoạt động Thời gian Lợi ích Nguồn lực Cách làm Kết quả

1) Tìm hiểu nhu cầu và thế mạnh

của CSO và doanh nghiệp

2017 Hiểu về nhau chỉ ra được thế mạnh và

yếu, nhu cầu của CSO, doanh nghiệp

- Con người

- Tài chính

- Kỹ thuật

Tiếp cận, trao đổi để

nắm bắt thông tin

Tổng hợp kết quả đánh giá nhu

cầu ưu tiên

2) Nâng cao năng lực, nhận thức

của CSO và doanh nghiệp

2017-2018 Hiểu được nhu cầu doanh của doanh

nghiệp và đưa ra giải pháp. Hiểu quy

định của VPA đến doanh nghiệp và

cộng đồng dân cư

Tiếp cận, hội thảo,

đối thoại, tuyên

truyền

Hiểu rõ tác động của VPA-

FLEGT

3) Giải quyết vấn đề khó khăn 2018-2019 Giải quyết những khó khăn phát sinh

khi triển khai FLEGT

Xây dựng kế hoạch

giải quyết vấn đề

khó khăn

Xây dựng kế hoạch hành động

4) Truyền thông để thực thi FLEGT 2017-2019 Nâng cao nhận tức, năng lực, uy tín

của doanh nghiệp, CSO, cộng đồng

dân cư

Tuyên truyền thông

qua phát thanh,

truyền thông

Doanh nghiệp và các bên liên

quan hiểu rõ tác động và thực

hiện kế hoạch hành động

iii) Nhóm 3:

Hoạt động Thời gian Lợi ích Nguồn lực Cách tiến hành Kết quả

CSO Doanh nghiệp CSO Doanh nghiệp

Nghiên cứu khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu gỗ (Trồng, khai thác, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu)

Tháng 7, 9/ 2016

- Nắm được thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp

- Xây dựng được quan hệ hợp tác với doanh nghiệp

- Tạo ra cơ hội cùng hợ tác lâu dài

- CSO được nâng cao năng lực về FLEGT/VPA

- Doanh nghiệp được chia sẻ thực trạng của doanh nghiệp, nhu cầu, khó khăn, mong muốn liên quan đến FLEGT

- Được cung cấp thông tin,

1) Điểm mạnh - Các CSO có hiểu biết về FLEGT/

VPA; - Có mạng lưới, có nhiều chuyên

gia; - CSO có thể tìm được nguồn tài

trợ; - Có điều kiện về cơ sở vật chất

ở mức đạt yêu cầu; - Có tổ chức mạng lưới tốt; - Có tiếng nói độc lập, ít bị chi

1) Điểm mạnh - Doanh nghiệp là đối tác

trực tiếp chịu tác động trực tiếp của VPA

- Có nguồn kinh phí - Có nguồn nhân lực - Có nhiều đối tác - Một số doanh nghiệp có

hiểu biết về VPA 2) Điểm yếu - Tiếp cận với chính sách

- Lập kế hoạch nghiên cứu khảo sát

- Tìm đầu mối, xác định các bên liên quan;

- Thủ tục hành chính: …

- Tìm nguồn tài chính để thực

- Hiểu được nhu cầu, hiện trạng hoạt động, khó khăn – thuận lợi, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lộ trình FLEGT;

- Có thể vận động tài trợ/

17

- CSO được trở thành cầu nối/ trung gian giữa doanh nghiệp – cộng đồng – chính phủ, chính quyền, nhà tài trợ.

được hỗ trợ các kênh truyền thông chính thống, do đó doanh nghiệp được nâng cao năng lực

- Doanh nghiệp phát triển bền vững hơn

phối. 2) Điểm yếu - Thiếu tiếng nói chính thức; - Không có nguồn tài chính bền

vững; - Hiểu biết và mối quan tâm của

CSO về FLEGT/VPA không đồng đều;

- Vị thế và niềm tin của doanh nghiệp đối với CSO còn hạn chế, gây khó khăn cho quá trình hợp tác;

3) Cơ hội - FLEGT/VPA sắp được kí kết nên

được sự quan tâm của chính phủ và doanh nghiệp;

- Do đó, sự đầu từ các nguồn lực cho FLEGT cũng nhiều hơn (tài chính, khoa học, công nghệ, đào tạo…)

- Sẽ có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để thúc đẩy hợp tác.

4) Điểm yếu - Hệ thống văn bản pháp luật, cơ

chế chính sách của Việt Nam thiếu đồng bộ, thiếu sự đồng bộ với luật pháp quốc tế;

- CSO chưa được công nhận và có tư cách pháp nhân chính thức nên khó vận động và tạo được các quan hệ hợp tác chính thức với doanh nghiệp.

VPA còn hạn chế; - Một số doanh nghiệp chưa

hiểu, thiếu kiến thức về VPA

- Ít vốn hoặc khó tiếp cận các nguồn vốn

- Sựliên kết giữa các doanh nghiệp với nhau còn hạn chế

3) Cơ hội - Hiệp định VPA tạo điều

kiện cho doanh nghiệp phát triển

- Tạo uy tín cho doanh nghiệp phát triển bền vững

- Có thêm nhiều đối tác từ nước ngoài;

- Góp phần nâng cao hình ảnh cho doanh nghiệp Việt Nam

4) Thách thức - Hệ thống văn bản của Việt

Nam chưa đồng bộ - Tính cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trên thế giới còn thấp

- Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam không ổn định, thiếu, chủ yếu nhập khẩu, lệ thuộc vào nhập khẩu.

- Cơ chế FLEGT của Việt Nam còn gây khó khăn cho doanh nghiệp

hiện được nghiên cứu

kinh phí cho các hoạt động hợp tác cùa CSO và doanh nghiệp.

18

5.2. Xây dựng kế hoạch vận động chính sách chung

i) Nhóm 1:

Lĩnh vực hoạt

động

Thời gian Đối tượng vận động Thuận lợi/ Khó khăn Kết quả dự kiến

Tài chính 2017 - Doanh nghiệp

- Các tổ chức liên quan khác

-Tài chính, ngân hàng, thuế

- Mạng lưới VNGOs-FLEGT

Mới, chưa phổ biến Các cơ quan liên quan đồng ý hỗ

trợ (bằng văn bản)

Bảo hiểm rủi ro 2018 - Doanh nghiệp

- Cơ quan tài chính

- Doanh nghiệp bảo hiểm

- Mới về quy trình, thủ tục

- Thuận lợi: xu hướng hội nhập thúc đẩy

việc thực hiện bảo hiểm rủi ro

Có văn bản của nhà nước về việc

đóng bảo hiểm rủi ro

Quy hoạch trồng

và khai thác rừng

2020 Chính quyền địa phương

Cơ quan quản lý Lâm nghiệp

- Thuận lợi: đã có chủ trương tái cơ cấu

ngành Lâm nghiệp

- Khó khăn:

+ Quy hoạch tổng thể chưa có

+ Đất chưa có sổ đỏ, tranh chấp đất đai

Có văn bản về quy hoạch trồng

và khai thác rừng

Hệ thống văn bản

pháp luật thực thi

lâm luật

2012-2025 - Nhà hoạch định chính sách

- Cơ quan truyền thông

- Doanh nghiệp

- Cộng đồng

Thuận lợi: Mối quan hệ với cơ quan báo

chí, cộng đồng, doanh nghiệp. Bằng

chứng thực tế trong quá trình thực hiện,

nghiên cứu (mạng lưới VNGOs, FLEGT)

Hệ thống văn bản pháp luật thực

thi lâm luật được ban hành

19

ii) Nhóm 2:

Lĩnh vực Thời gian Đối tượng Thuận lợi/ Khó khăn Kết quả

Tài chính 2017-2019 - Nhà hoạch định chính sách

- Doanh nghiệp, tổ chức CSO

- Cộng đồng dân cư

- Thuận lợi: có mạng lưới VNGO-FLEGT

(có dự án)

- Nhà nước

- Khó khăn: kinh phí thực hiện

Văn bản pháp luật phù hợp với

các đối tượng được xây dựng

Bảo hiểm rủi ro 2017-2020 - Nhà nước

- Ngân hàng

- Doanh nghiệp

- Thuận lợi: Cộng đồng dân cư và doanh

nghiệp

- Khó khăn: chưa có tổ chức nào đứng ra

đảm nhận

Chế độ/ hệ thống bảo hiểm cho

sản xuất Lâm nghiệp được xây

dựng

Quy hoạch trồng và

khai thác rừng

Từ 2017 - Chính quyền

- Cơ quan quản lý lâm nghiệp

- Doanh nghiệp, cộng đồng dân cư

- Thuận lợi: Cộng đồng dân cư, hộ gia

đình, doanh nghiệp

- Khó khăn: tranh chấp lấn chiếm chưa có

quyền sử dụng đất

Quy hoạch sản xuất Lâm nghiệp

đảm bảo phù hợp vùng, miền,

đối tượng

Hệ thống văn bản

pháp luật thực thi

lâm luật

Từ 2016 - Cơ quả nhà nước

- Doanh nghiệp, CSO

- Cộng đồng dân cư

- Khó khăn: Văn bản có nhiều chồng chéo

- Thuận lợi: có văn bản của FLEGT

Hệ thống văn bản pháp luật

được điều chỉnh phù hợp.

Hộ gia đình/doanh nghiệp được

cung cấp thông tin, nâng cao

năng lực thực hiện pháp luật

20

iii) Nhóm 3:

Lĩnh vực hoạt động Thời gian Đối tượng vận động Thuận lợi/ Khó khăn Kết quả dự kiến

Tài chính

Vốn cho người trồng rừng

2017-2020 - Từ các tổ chức quốc tế

- Từ Tổng cục Lâm nghiệp

- Từ các Ngân hàng cho vay ưu đãi

- Từ các dự án của các NGO khác

- Các tổ chức liên quan (bộ Tài chính, bộ NN và PTNT, bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng chính sách)

- Các cơ quan cấp cơ sở

- Các nhà từ thiện

- Các phong trào đoàn thể/ các hiệp hội (lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, gỗ....)

- Quỹ ứng phó biến đổi khí hậu và Redd+

- Các tổ chức quốc tế đang rất quan tâm hỗ trợ công tác bảo vệ rừng và môi trường

- Chính phủ có kế hoạch bổ sung sửa đổi 1 số chính sách

- Các NGO muốn nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên, các gói ưu đãi cho các hộ trồng rừng và doanh nghiệp

- Ưu tiên của quốc tế chứng nhận trong tăng trưởng xanh

Khó khăn:

- Nguồn kinh phí ngày càng cắt giảm

- Các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp

- Cơ quản thực thi tại địa phương nhũng nhiễu

- Uy tín các tổ chức CSO chưa cao nên khả năng thuyết phục khó

- Tham nhũng, tỉ lệ vốn đến người dân thấp/ không đúng đối tượng

- Năng lực quản lý vốn thấp/ hạn chế

- Có nguồn kinh phí để thực hiện chính sách

- Tạo ra quan hệ lâu dài

- Người trồng rừng được hưởng lợi

+ vốn vay nhiều hơn

+ vốn vay dài hạn/ thời hạn vay

+ lãi suất ưu đãi

+ thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp

- Nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân

- Nâng cao đời sống

- Phát triển rừng bền vững

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

- Đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp

21

5.3. Kế hoạch vận động chính sách theo từng lĩnh vực cụ thể

i) Nhóm 1: Kế hoạch vận động chính sách – Bảo hiểm lâm nghiệp

1. Vấn đề: - Ở Việt Nam chưa có bảo hiểm về lâm nghiệp - Bảo hiểm lâm nghiệp là một trong những cơ sở xác định giá trị tài sản dựa trên rừng và

đất rừng 2. Phân tích: Rừng có bảo hiểm là cơ sở để ngân hàng xét duyệt vay vốn 3. Mục đích: hình thành chính sách bảo hiểm lâm nghiệp ở Việt Nam 4. Mục tiêu: - Các chính sách bảo hiểm quốc tế được áp dụng vào bối cảnh Việt Nam (Groupama...) - Chính sách hỗ trợ cho đối tượng trồng rừng và các bên liên quan được đề xuất -> phù hợp

với đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp 5. Thông điệp “An sinh lâm nghiệp – Bảo vệ tương lai” 6. Công cụ: - Nhà nước hỗ trợ 65% phí mua bảo hiểm (lấy từ phí chi trả Chuyên viên môi trường rừng,

bảo vệ rừng....) - Có chính sách đảm bảo phí bồi thường (1000$/ha/vụ tổn thất – chính sách Groupama) - Chính sách tái bảo hiểm (cho các tổ chức nước ngoài) 7. Kế hoạch theo dõi – Đánh giá: - Công cụ giám sát (trạm giám sát, trạm quan trắc) - Phối hợp với kiểm lâm địa phương 8. Kế hoạch vận động: - Viết các bài nghiên cứu về chính sách bảo hiểm Lâm nghiệp trên báo - Tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm, diễn đàn có sự tham gia của các tổ chức quốc tế - Dự thảo đề xuất chính sách

ii) Nhóm 2: Quy hoạch trồng và khai thác rừng

1. Mục tiêu: tạo ra vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng lượng gỗ hợp pháp hợp hợp FLEGT. 2. Cơ sở pháp lý: nghị quyết số 30-NQ/TW và QĐ 686/QĐ-TTG 3. Đối tượng: nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã, doanh nghiệp, CSO, cộng đồng dân cư, kiểm lâm,

chuyên trách Lâm nghiệp 4. Nội dung: - Địa điểm nghiên cứu, đánh giá điểm trên 7 vùng sinh thái (mỗi vùng 1 tỉnh) - Thời gian: từ quý 4/2016 - Phương pháp:

o Nghiên cứu bàn, phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan o Hội thảo tham vấn các nhóm đối tượng liên quan

5. Nội dung nghiên cứu: - Thực trạng về quyền sử dụng đất rừng, - Thực trạng về sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ 6. Các chính sách hiện hành mà các bên liên quan được thụ hưởng 7. Kết quả mong đợi: xác định thực trạng và đưa ra giải pháp sử dụng đất 8. Thực hiện nghiên cứu: 9. Kế hoạch cụ thể:

22

Thời gian Đối tượng Nội dung Phương pháp Kết quả

Q1/2017 Các cơ quan quản lý nhà nước, ban hành chính sách sử dụng đất đai, doanh nghiệp, CSO, cộng đồng

- Thực trạng, giải pháp sử dụng đất và khuyến nghị - Kết nối mạng lưới để vđcs và thực hiện FLEGT - Vận động thực hiện văn bản quy định của nhà nước. Có kiến thức đề nghị cấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ nếu có) Kế hoạch trồng và khai thác rừng, - Thực hiện văn bản pháp luật về giao đất giao rừng, rà soát, trả lại đất cho dân -Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng

Hội thảo cấp tỉnh, truyền thông

7 hội thảo

Q2/2017 CSO, doanh nghiệp Diễn đàn, hội thảo, truyền thông, báo chí

Cộng đồng dân cư Truyền thông (Internet, truyền thanh, bảng tin, tờ rơi...)

Công ty lâm nghiệp Ban quản lý rừng phòng hộ Kiểm lâm

Tổ chức hội thảo, báo chí, diễn đàn báo chí

iii) Nhóm 3: Huy động nguồn vốn cho hộ trồng rừng

1. Xác định vấn đề: - Phát triển rừng, tăng diện tích rừng trồng cần phải huy động nguồn vốn - Xác định nguồn vốn sẽ được tạo ra từ đâu 2. Mục tiêu: Có nguồn lực về vốn dồi dào để thuận lợi cho việc tổ chức trồng rừng 3. Nghiên cứu: - Nhu cầu vốn để đáp ứng diện tích rừng trồng - Xác định các đối tượng cần huy động 4. Thu thập thông tin dữ liệu các cấp: - Các văn bản pháp quy của các cấp có liên quan - Đánh giá hiện trạng - Đánh giá nhu cầu - Xác định nguồn cung cấp tài chính có thể 5. Lập các nhóm vận động chính sách - Thành lập nhóm tư vấn về tài chính - Thành lập nhóm tư vấn lập kế hoạch phát triển rừng bền vững 6. Vận động thông qua truyền thông - Đưa ra thông điệp: Xã hội chung tay góp sức bảo vệ và phát triển rừng bằng nguồn lực

đóng góp. - Để triển khai thông điệp này thông qua các kênh: truyền hình, báo chí, đài phát thanh,

internet, áp phích, poter.... 7. Giáo dục nâng cao nhận thức những người làm chính sách - Hội thảo - Báo cáo 8. Xây dựng quan hệ hợp tác - Lập kế hoạch để xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan cấp kinh phí tiềm năng

5.4. Hoàn thành bài tập nhóm về vận động chính sách sau khi đi thực tế

Học viên chia thành 2 nhóm lơn, một nhóm tập trung vào hoàn thiện kế hoạch vận động chính sách về bảo hiểm lâm nghiệp, một nhóm hoàn thiện kế hoạch vận động chính sách về quy hoạch và khai thác rừng.

23

i) Nhóm 1:Kế hoạch truyền thông, vận động chính sách Bảo hiểm lâm nghiệp

Hoạt động Thời gian, địa điểm

Đối tượng Phương pháp (Cách thức thực hiện) Nguồn lực hỗ trợ

Kết quả mong đợi Đơn vị thực hiện

Truyền thông thông tin qua báo chí

- Thu thập thông tin, dữ liệu về bảo hiểm Nông-Lâm nghiệp

-Dịch các bài nghiên cứu

- Điều tra nghiên cứu hiện trạng

- Mời các chuyên gia viết bài (Quốc hội, NGOs...)

- Đăng bài lên các báo uy tín

SRD

Tổ chức đối thoại chính sách

- Đưa ra các bằng chứng thuyết phục về sự cần thiết phải có bảo hiểm Lâm nghiệp

- Mời các chuyên gia quốc tế của các công ty bảo hiểm

- Mời các chuyên gia có uy tín về chính sách ở Việt Nam

- Tổ chức đối thoại chính sách (có sự tham gia của báo chí)

- Tăng giá trị của rừng và tăng giá bán gỗ, người dân được hưởng lợi hơn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

- Có bảo hiểm Lâm nghiệp sẽ được thế chấp Ngân hàng -> vay vốn

- SRD, ADC, PAN, CMARD 2, ECODE, CRDR, CORENAM

- CCRC, PAN, SRD

Dự thảo đề xuất chính sách

- Tổng hợp các ý kiến đóng góp từ đối thoại chính sách

- Soạn dự thảo, tham vấn ý kiến

- Nắm bắt được các thủ tục (hồ sơ, quá trình...)

24

ii) Nhóm 2:Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho các đối tượng thực hiện quy hoạch trồng rừng và kiểm tra rừng đáp ứng yêu cầu FLEGT

Hoạt động Đối tượng Đơn vị thực hiện

Nguồn lực Thời gian Phương pháp

Tổ chức hội thảo để phân tích thực trạng và đưa ra cá khuyến nghị sử dụng đất (cấp tỉnh)

- Chính quyền: tỉnh, huyện - Kiểm lâm - Ban quản lý rừng phòng hộ - Công ty lâm nghiệp

CSO WWF, CED, CSO, EU

2017-2018 Thuyết trình, thảo luận, phóng sự

Truyền thông để người dân hiểu về VPA-FLEGT và các lợi ích từ gỗ hợp pháp

- Người dân - Cộng đồng - Chính quyền xã

CSO WWF, CED, CSO, EU

2017-2018 Tờ rơi, bản tin, truyền thanh xã, truyền hình, internet

Đào tạo, hướng dẫn người dân trồng rừng thực hiện theo quy trình VPA-FLEGT

- Chính quyền xã - Chủ rừng

CSO, doanh nghiệp

WWF, CED, doanh nghiệp, CSO, địa phương

2017-2019 Thuyết trình, thảo luận nhóm, thảo luận

Đối thoại chính sách phát triển và bảo vệ rừng - Chính quyền địa phương - Dân - Doanh nghiệp

CSO, doanh nghiệp

WWF, CED, doanh nghiệp

2017-2019 Thuyết trình, chia sẻ, hỏi đáp

Tham quan, học tập kinh nghiệm từ các vùng khác (đã thực hiện tốt quy hoạch trong rừng)

- Chính quyền địa phương - Chủ rừng

CSO WWF, CED, doanh nghiệp

2019 Chia sẻ, thực địa mô hình

Các ấm phẩm truyền thông: tờ rơi, tờ gấp, bảng tin, báo chí, phát thanh Báo cáo kết quả

- Chính quyền địa phương - Kiểm lâm - Người dân - Công ty lâm nghiệp - Phòng Tài nguyên, Môi trường

Tổng cục Lâm nghiệp, CSO

Tổng cục lâm nghiệp, CSO

2017-2019 Văn bản góp ý, gửi trực tiếp

25

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CHƯƠNG TRÌNH DIỄN ĐÀN

DIỄN ĐÀN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ:

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI HỢP TÁC VÀ LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRONG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ THỰC THI FLEGT-VPA

Cơ sở :

Dự án: “Tiếp cận chung với tiến trình FLEGT-VPA tại Lào và Việt Nam, do Liên minh châu Âu và SIDA tài trợ, thông qua WWF và Tổng cục Lâm nghiệp, bắt đầu thực hiện từ tháng 4 năm 2014 và kết thúc vào tháng 3 năm 2018. Mục tiêu của dự án nhằm đàm phán k{ kết hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) tại Lào và Việt Nam hướng tới đánh giá nhu cầu và lợi ích của các tổ chức xã hội dân sự, các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, ngành lâm nghiệp và khối doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS giúp họ tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong quá trình thực thi FLEGT-VPA.

Hiện tại, có rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào tiến trình đàm phán VPA, hỗ trợ tích cực các cộng đồng và doanh nghiệp trong tiến trình này.Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự và giữa các tổ chức xã hội với doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế, đã dẫn đến những trở ngại trong quá trình tham vấn. Nhận thức vấn đề này, và với sự hỗ trợ và hợp tác của WWF và TCLN, CED sẽ phối hợp với VCCI Đà Nẵng tổ chức một diễn đàn giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự để thảo luận về việc hợp tác và cách thức để các CSO có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả tích cực trong tiến trình đàm phán VPA. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu của học viên trong khoá tập huấn Vận động chính sách tổ chức từ ngày 18 đến 20 tháng 5, Trung tâm Giáo dục và Phát triển sẽ hỗ trợ các CSO xây dựng kế hoạch vận động chính sách để các CSO có thể chủ động tham gia tích cực, đóng góp { kiến vào tiến trình VPA tại Việt Nam.

Mục tiêu :

Tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các CSO và doanh nghiệp nhằm tham gia tích cực và hiệu quả vào tiến trình đàm phán “Hiệp định Đối tác Tự nguyện - Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản(FLEGT-VPA)”.

Đối tượng :

30 đại diện tham gia tập huấn đến từ:

Các tổ chức XHDS (bao gồm cả NGOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp có liên quan đến đàm phán thực thi FLEGT-VPA

26

Các hiệp hội doanh nghiệp

Đại diện các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ

Lưu ý: Diễn đàn DN sẽ mời thêm một số doanh nghiệp tham gia và đóng góp ý kiến

Kết quả dự kiến:

Tạo diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa XHDS và doanh nghiệp

Tạo cơ hội kết nối các XHDS với nhau nhằm nâng cao năng lực vận động chính sách cho các tổ

chức XHDS

Hoàn thiện kế hoạch truyền thông và vận động chính sách của các tổ chức XHDS nhằm giúp họ

tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào quá trình đàm phán thực thi FLEGT-VPA

Thời gian và Địa điểm: 3 ngày từ 27-29 tháng 6 năm 2016, tại thành phốĐà Nẵng

Các nội dung tập huấn dựa trên đánh giá nhu cầu tập huấn tiếp theo từ các tổ chức đã tham gia tập

huấn lần I (tháng 5 năm 2016)

Xây dựng kế hoạch vận động chính sách của các tổ chức XHDS trên cơ sở đó thảo luận kế hoạch

hợp tác giữa các XHDS để có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình thực thi FLEGT-VPA

Hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự để có thể nâng cao hiệu quả truyền thông giúp cộng đồng

và doanh nghiệp hiểu và thực thi hiệu quả FLEGT-VPA.

Đối thoại với đại diện doanh nghiệp: tăng cường hợp tác giữa XHDS và doanh nghiệp (1 buổi)

Đi hiện trường/thăm doanh nghiệp (1 buổi)

Các tham dự viên cần mang theo máy tính laptop cho phần thực hành

Chương trình 3 ngày:

Thời gian Nội dung Ghi chú

NGÀY 1:27 tháng 6 năm 2016

08:00-08:15 Khai mạc, giới thiệu đại biểu BTC, đại diện VCCI và WWF

Phần 1: Diễn đàn doanh nghiệp và các tổ chức XHDS

08:15-9:45 Những thách thức hội nhập từ hiệp định FLEGT-VPA đối với doanh nghiệp - Thuận lợi đối với doanh nghiệp - Những thách thức trong quá trình thực thi - Những hoạt động mà DN và các tổ chức XHDS

có thể hợp tác với DN

Đại diện hiệp hội ngành gỗ

09:45-10:00 Thực tiễn hội nhập – tiến trình FLEGT-VPA góc nhìn từ một DN chế biến gỗ trên địa bàn - Quy định hiện hành về nguồn gốc gỗ hợp

pháp, yêu cầu về môi trường, lao động theo hệ thống pháp luật Việt Nam mà hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng và thực hiện

- Nếu FLEGT-VPA được ký kết và đưa vào thực thi, doanh nghiệp có đề nghị gì để đảm bảo hệ thống cấp phép minh bạch, trung thực, và kịp thời không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN

Đại diện doanh nghiệp ngành gỗ

10:00-10:15 Giải lao

10:15-10:45 Làm thế nào tổ chức XHDS hợp tác hiệu quả với Tô Kim Liên, giám đốc CED

27

DN gỗ trong tiến trình FLEGT-VPA

10:15-12:00 Đối thoại DN và XHDS hợp tác hiệu quả trong tiến trình FLEGT-VPA - Hợp tác giữa các tổ chức XHDS, HHDN và DN

trong quá trình thực thi FLEGT-VPA - Làm thế nào các DN và các tổ chức XHDS trong

đó có các HHDN có thể tham gia giám sát được quá trình thực thi (đặc biệt là cấp phép FLEGT)

Điều hành Nguyễn Diễn, phó giám đốc VCCI

12:00 – 13:30 Ăn trưa

Phần 2: Kế hoạch vận động chính sách cho tổ chức XHDS tham gia FLEGT-VPA

13:30 – 14:00 Tổng kết những kết quả chính của đợt tập huấn I và những kz vọng của tập huấn lần II từ BTC và các thành viên

CED

14:00 – 15:00

- Thảo luận và xây dựng kế hoạch hợp tác, vận động chính sách đối với các tổ chức XHDS tham gia FLEGT-VPA

- Bài tập: Xây dựng KH hợp tác giữa các tổ chức trong VĐCS (làm việc theo nhóm – 3 nhóm)

Vũ Thị Hằng CED

15:00 – 15:15 Giải lao

15:15 – 16:15

Tiếp tục thảo luận: - Kế hoạch hợp tác với DN - Kế hoạch tham gia vào giám sát thực hiện VPA

Các nhóm hoàn thành bài tập

16:15 – 17:00

Các nhóm lên trình bày kết quả Thảo luận chung

Đại diện các nhóm

NGÀY 2 : Ngày 28 tháng 6 năm 2016

Phần 3: Các bước tiến hành truyền thông và vận động chính sách hiệu quả cho các tổ chức XHDS

08:00-08:15 Tổng kết lại các kết quả chính ngày 1

8:15 – 9:15 Các bước tiến hành hiệu quả và các công cụ cần thiết (truyền thông và vận động chính sách)

Tô Kim Liên, Giám đốc CED

9:15 – 10:15

Làm bài tập và thảo luận: - Huy động cộng đồng tham gia - Nghiên cứu thu thập thông tin - Thành lập nhóm tư vấn (dựa vào năng lực

chuyên môn của các tổ chức) - Vận động thông qua truyền thông - Nâng cao nhận thức cho những người làm

chính sách và ra quyết định

Các nhóm thảo luận

10:15 – 10:30 Giải lao

10:30 – 12:00 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận Đại diện các nhóm

12:00-13:30 Ăn trưa

Phần: Các bước tiến hành truyền thông và vận động chính sách hiệu quả cho các tổ chức XHDS (tiếp)

13:30 – 14:30 Các công cụ cần sử dụng trong huy động cộng đồng; xây dựng mạng lưới hỗ trợ Truyền thông, vận động

Chuyên gia - CED

15:00-15:15 Giải lao

15:15-16:00 Xây dựng kế hoạch truyền thông vận động chính sách (thảo luận và hoàn thiện các KH đã thực hiện ở khóa tập huấn 1)

CED

28

Bài tập: Hoàn thiện kế hoạch truyền thông – gắn với vận động chính sách

NGÀY 3: Ngày 29 tháng 6 năm 2016

Phần 4: Đi thực tế 3 DN ngành gỗ trên địa bànthành phố Đà Nẵng và viết báo cáo chuyến đi

7:30 – 7::45 Phổ biến nội quy, hướng dẫn khi đi thăm DN BTC & toàn thể học viên

7:45 – 8:30 Chia nhóm, thảo luận cách thu thập thông tin và hình ảnh: Nhiệm vụ nhóm 1: tìm hiểu chuỗi hành trình sản phẩm Nhiệm vụ nhóm 2: Tìm hiểu về quản trị trong doanh nghiệp

BTC & các nhóm

8:30 – 10:30

Nhóm 1: Di chuyển đi thăm DN Nhóm 2: Di chuyển và đi thăm DN Lưu {: Các nhóm hỏi các câu hỏi xoay quanh các vấn đề cần trình bày

BTC &học viên nhóm 1 BTC &học viên nhóm 2

12:00 – 13:30 Ăn trưa

13:30 – 15:00 Các nhóm báo cáo về chuyến đi thực địa tới doanh nghiệp. Thảo luận thêm: - DN có quan tâm đến hợp tác và hỗ trợ cộng

đồng không? - Ý kiến của doanh nghiệp làm thế nào có thể

giám sát được việc thực thi VPA (cấp phép FLEGT)

- Vai trò của các HHDN mà DN là thành viên (kz vọng và mong muốn của DN về vai trò này)

- Những hợp tác có thể có giữa các DN và các tổ chức XHDS

Nhóm 1, 2,

15:00-15:15 Giải lao

15:15-16:00 Thảo luận và tổng kết kế hoạch hợp tác giữa các tổ chức XHDS, HHDN và với DN

BTC

16:00-16:30 Bế mạc BTC

Các đơn vị tham gia:

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực tài nguyên và môi trường – Hà Nội

Trung tâm con người và thiên nhiên (Panture),

Trung tâm môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD)

Trung tâm môi trường và Phát triển cộng đồng bền vững (S-CODE)

Trung tâm Phát triển cộng đồng sinh thái (ECODE)

Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu – Hà Nội

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (CORENARM),

Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD),

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Hà Tĩnh (CRDR)

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao Khoa học và Công nghệ (CARTEN) – Phú Thọ

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC) – Thái Nguyên

Trung tâm Hỗ trợ ứng phó Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Thanh Hóa

Trung tâm Phát triển Cộng Đồng Quảng Bình (CDC)

29

Trung tâm kiểm lâm va khai thác rừng, trường cán bộ NN&PTNT 2 (Hồ Chí Minh)

Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

Trung tâm Green Việt – Đà Nẵng

Các Hiệp hội doanh nghiệp

VCCI chi nhánh Đà Nẵng

Hiệp hội DNNVV miền Trung, Câu lạc bộ doanh nhân SIYB Hồ Chí Minh

Cùng một số doanh nghiệp gỗ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

30

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ DIỄN ĐÀN

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị Địa chỉ Điện thoại Email

CÁC TỔ CHỨC

1 Cao Thị Ngọc Thúy Điều phối viên mạng lưới

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Số 56, ngách 19/9, phố Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

0912 424 435 [email protected] [email protected]

2 Vũ Thị Bích Hợp Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Số 56, ngách 19/9, phố Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

[email protected]

3 Vũ Trung Kiên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu

Số 8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

0903 039 976 [email protected]

4 Trương Quang Học Cán bộ Trung tâm Phát triển cộng đồng sinh thái (ECODE)

Tầng 2 - No1, Chung cư Ba Hàng A, Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội

0913.247.972 [email protected]

5 Bùi Thị Bình Liên Cán bộ Dự án Trung tâm Phát triển Cộng Đồng Bền Vững (S-CODE)

E1501, tòa nhà Lilama 124 Minh Khai, Hà Nội

0978 274 677 [email protected]; [email protected]

6 Nguyễn Xuân Lãm Cán bộ Dự án Pannature 24H2 Khu đô thị mới Yên Hòa, Hà Nội

0935.776.889 [email protected]

7 Nguyễn Hữu Minh Cán bộ Dự án Pannature 24H2 Khu đô thị mới Yên Hòa, Hà Nội

0988 912 579

8 Lê Văn Việt Cán bộ dự án Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC)

Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên - Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên

01694 922 596

[email protected]; [email protected]

9 Nguyễn Thị Thuyết Phó GĐ TT Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao Khoa học và Công nghệ (CARTEN)

Khu 8, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ

0975 907 298 [email protected]

31

10 Đặng Thị Thanh Thủy Chuyên gia tư vấn

Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường

422 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

0982 738 681 [email protected]

11 Phạm Thị Thúy Nhân viên Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD)

Số 23, ngõ 1104, Đê La Thành

01679 114 172

[email protected]

12 Lê Thị Phương Nhân viên Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD)

Số 23, ngõ 1104, Đê La Thành

01646.489.123

[email protected]

13 Vũ Thị Hằng Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

0916 055 402 [email protected]

14 Tô Kim Liên Giám đốc CED 0906 274 956 [email protected]

15 Phạm Thị Hải Yến Cán bộ CED 0906 258 747 [email protected]

16 Trần Đức Dũng Chủ tịch SIYB Hồ Chí Minh 246A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1, Hồ Chí Minh

0903 823 952 [email protected]

17 Ngô Văn Toại Phó khoa khuyến nông

Trung tâm kiểm lâm và khai thác rừng, trường cán bộ NN&PTNT 2

45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 Tp.Hồ Chí Minh

0914 270 418 [email protected]

18 Hà Thị Phương Thảo Cán bộ Trung tâm kiểm lâm va khai thác rừng, trường cán bộ NN&PTNT 2

45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 Tp.Hồ Chí Minh

0945 680 468 [email protected]

19 Nguyễn Thị Ái Mỹ Cán bộ Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

29-Đoàn Hữu Trưng, TP Huế, Thừa Thiên Huế

0914.145.716 [email protected]; [email protected]

20 Phan Thị Băng Thanh Cán bộ truyền thông

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản L{ tài Nguyên (CORENARM)

38, Nguyễn Cư Trinh, Huế

01675.095.560

[email protected]

32

21 Bùi Ngọc Nhơn Cán bộ

Trung tâm Hỗ trợ ứng phó Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Thanh Hóa

26, Đường Hoàng Xuân Viện, Phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa,

0373 755152; 0915 772 959

[email protected]

22 Trần Thị Thanh Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn ( CRDR)

Khối 1 B Thị trấn nghèn Can Lộc Hà Tĩnh

0982 079 626 [email protected]

23 Hoàng trọng Huy cán bộ phòng nghiên cứu khoa học và CGCN

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn ( CRDR)

0983 999 641 [email protected]

24 Nguyễn Văn Đinh Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn ( CRDR)

[email protected]

25 Nguyễn Thanh Ngọc Trưởng đại diện Hiệp hội DNNVV miền Trung,

0985 0022 52 [email protected]

26 Nguyễn Văn Thiện Cán bộ Viện Thái Bình Dương Thành phố Tam Kz - Quảng Nam

0935 588 336 [email protected]

27 Võ Thị Hồng Thảo Cán bộ Viện Thái Bình Dương Thành phố Tam Kz - Quảng Nam

0935 588 226

28 Nguyễn Văn Cường Cán bộ Viện Thái Bình Dương Thành phố Tam Kz - Quảng Nam

0962 914 415

29 Trần Hữu Vỹ Giám đốc Green Việt K39/21 Thành Vinh 1, Sơn Trà, Đà Nẵng

0904 617 688 [email protected]

30 Nguyễn Diễn Phó Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng 256 Trần Phú - Thành phố Đà Nẵn

[email protected]

31 Phan Thị Ngọc Hà Trường Cao đẳng Thương Mại Đà Nẵng

45 - Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng.

0913 929 101

DOANH NGHIỆP

1 Đỗ Thị Cúc Kế toán trưởng Cty TNHH Innovgreen Chu Lai

0914 072 565

33

2 Bùi Thị Chu Trinh Nhân viên XNK Cty TNHH Innovgreen Chu Lai

0914 331 005

3 Ngô Quốc Dũng Trợ l{ GĐ Cty TNHH Innovgreen Chu Lai

0902 443 108

4 Vũ Thị Lan Phó GĐ Tân Cảng Tiên Sa 0934 937 547 [email protected]

5 Huznh Tấn Đạt GĐ kinh doanh Tân Cảng Tiên Sa Lô 33 Đường Bình Minh 1, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu

0983 151 209

6 Lương Thị Thu Hương Giám đốc Công ty Hợp Thiện K297 H72/09 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

0914 726 129

7 Nguyễn Thị Kim Cúc Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ tư vấn Bảo Ngân Khoa

221,Nguyễn Đình Chiểu, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

8 Lê Thị Ly Na Giám đốc Cty TNHH tư vấn, thiết kế, xây dựng Magic arch-Lyna

417 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

0916 377 465

9 Lê Tất Hoài Tâm Cty Cổ phần tập đoàn Điện Bàn

Cụm Công Nghiệp Thương Tín, Điện Nam Đông, Điện Bàn, Quảng Nam

0905 305 077

PHÓNG VIÊN

1 Nguyễn Tuấn Phóng viên Báo điện tử người đưa tin

0935 643 246 [email protected]

2 Bùi Hoài Nam Phóng viên VPĐD Báo Vietnam News tại Đà Nẵng

28 Lê Thánh Tôn 0903 298 900 [email protected]

3 Nguyễn Đình Tăng Phóng viên PVTT Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

26 Trần Phú 0905 198 313 [email protected]

34

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG KHOÁ TẬP HUẤN

Các đại biêu tham dự diễn đàn

35

Bà Tô Kim Liên - Giám đốc CED

Ông Nguyễn Diễn – Phó Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc dự án WWF - phát biểu khai mạc

36

Bà Vũ Thị Hợp - Giám đốc SRD (ngoài cùng bên phải)

Bà Cao Thị Ngọc Thúy - Điều phối viên mạng lưới VNGOs-FLEGT

37

Các nhóm thảo luận

Ông Bùi Ngọc Nhơn – Trung tâm hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Thanh Hóa

38

Bà Bùi Thị Bình Liên – Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững (S-CODE) đại diện nhóm trình bày kế hoạch vận động chính sách về quy hoạch và khai thác rừng

Ông Vũ Trung Kiên – Giám đốc trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu đại diện nhóm trình bày kế hoạch vận động chính sách về bảo hiểm lâm nghiệp

39

Ông Trần Đức Dũng – Phó chủ nhiệm câu lạc bộ doanh nhân Hồ Chí Minh (SIYB)

Bà Nguyễn Thị Ái Mỹ - Cán bộ Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế

40

Thực địa Công ty cổ phần Cẩm Hà

Trong hội trường Công ty cổ phần Cẩm Hà

41

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Công ty cổ phần Cẩm Hà

Bãi gỗ của Công ty cổ phần Cẩm Hà