114
1 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN TRƯỜNG HOẶC CÔNG VIÊN GẦN TRƯỜNG

Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

1

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TẠI VƯỜN TRƯỜNG HOẶC CÔNG VIÊN GẦN TRƯỜNG

Page 2: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tên bai Nôi dung khai thac GDMT Mưc đôkhai thac

Địa điểm

Bài 40Thực vật

- Nhận thấy sự đa dạng của giới thực vật.- Có lòng yêu quý cây xanh và có ý thức chăm sóc bảo vệ cây.

Liên hệ Công viên hoặc

vườn trường

Bài 41, 42Thân cây

- Nhận thấy sự đa dạng của các loại thân cây, chức năng vận chuyển nhựa để nuôi sống cây của thân cây.- Kể được lợi ích của các loại thân cây mang lại cho con người.- Có lòng yêu cây xanh và có ý thức bảo vệ cây xanh.

Liên hệ Công viên hoặc

vườn trường

Bài 43, 44Rễ cây

- Nhận thấy sự đa dạng của các loại rễ cây, chức năng của rễ cây.- Thấy được giá trị sử dụng của các loại rễ cây; có ý thức giữ gìn chăm sóc cây.

Liên hệ Công viên hoặc

vườn trường

Bài 45Lá cây

- Nhận biết và phân biệt các loại lá cây qua màu sắc, hình dạng, kích thước.- Biết cấu tạo của lá cây: cuống lá, phiến lá, gân lá.- Có tình cảm thân thiện, yêu

Liên hệ Công viên hoặc

vườn trường

2

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

Page 3: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

thiên nhiên.

Bải 46Khả năng kỳ diệu của lá

cây

- Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kỳ diệu của lá cây trong việc tẩo ôxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Liên hệVườn trường

Bài 56, 57Đi thăm thiên

nhiên

- Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.- Yêu thích thiên nhiên.- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.

Bộ phận Công viên

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Bai 45: La cây

IV. Chuẩn bị HS chuẩn bị thước kẻ, giấy trắng, bút vẽ, bảng vẽ (nếu có).

3

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết và phân biệt các loại lá cây qua màu sắc, hình dạng, kích thước. Quan sát và chỉ được 3 phần của lá cây: cuống lá, phiến lá, gân lá. Có tình cảm thân thiện, yêu thiên nhiên, giữ vệ sinh nơi công cộng.II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên gần trường

Page 4: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Lựa chọn công viên gần trường, GV chuẩn bị liên hệ với công viên để đưa HS đến học. Trước khi dạy tiết học này, GV nên đến thực tế công viên trước để tìm địa điểm tổ chức dạy học cho hợp lý và chủ động.

GV cho HS xếp thàng 2 hàng dọc để đi sang công viênV. Cac bước tiến hanh

1. Hoạt động 1: Khởi động- Khi đến công viên, GV chọn vị trí thoáng, rộng ở gần cổng vào công viên

để tập trung HS, ổn định trật tự.- GV: Cả lớp cùng hát bài Ra vườn hoa em chơi (Bông hoa này là của

chung).Ra vườn hoa em chơi 

Dưới ánh nắng vườn hoa tươi đẹp Em muốn hái một bông hoa hồng 

Nhưng cô dặn em đừng hái Hoa trong vườn là của chung !

Nghe lời cô em ngoan Em không hái một bông hoa nào Hoa sắc thắm nhìn em hoa cười Em vâng lời cô dặn không hái Bông hoa này là của chung !

- GV: Khi ra công viên chúng ta không nên làm gì?- HS: Không hái hoa, bẻ cành, không vứt rác bừa bãi đi vệ sinh đúng nơi

quy định2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của lá cây

- GV dẫn HS đến địa điểm có nhiều cây xanh thấp vừa để HS tập quan sát lá cây.

- Chia HS thành 4 nhóm: mỗi nhóm sẽ quan sát một nhóm cây trong công viên.

Bước 1: Thảo luận nhóm

4

Page 5: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV giao việc thảo luận nhóm cho HS: Quan sát lá cây và trả lời các câu hỏi:

+ Lá cây có những màu gì? Màu gì là phổ biến?+ Lá cây có những hình dạng gì? + Dùng thước đo các loại lá cây rồi cho biết kích thước của các

loại lá cây như thế nào? (VD: lá cọ, lá hoa hồng, lá hoa đào, lá hoa súng, …)

Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bay kết quả lam việc nhóm- Gợi ý:

+ Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây có màu đỏ hoặc vàng.

+ Lá cây có hình dạng khác nhau như hình: tròn , hình bầu dục , hình kim , hình dải dài ...

+ Kích thước của các loại lá khác nhau. Bước 3: Thảo luận chung

- GV: Lá cây mang lại ích lợi gì?- HS: Tán lá cây che bóng mát, lá ra để ăn, lá cây tạo ô xy cho bầu không

khí trong lành,…- GV: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ cây xanh?- HS: Em không hái hoa, bẻ cành, trồng thêm cây xanh, chăm sóc cây,…

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các bộ phận của lá cây - Thảo luận nhóm : Quan sát lá cây và trả lời các câu hỏi:

+ Lá cây gồm những bộ phận nào ?+ Hãy chỉ đâu là cuống lá , phiến lá

- Gợi ý: Lá cây gồm 3 phần: cuống lá, phiến lá, gân lá4. Hoạt động 4: Phân loại lá cây

- GV giao việc cho HS:+ Quan sát các loại lá cây trong công viên.+ Viết tên của lá cây, màu sắc, hình dạng và độ lớn của các loại lá

cây đó vào giấy.

5

Page 6: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV nhắc nhở HS chỉ quan sát lá trên cây, không được hái lá, bẻ cành làm ảnh hưởng đến cây.

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV cũng có thể tổ chức cho HS tìm hiểu các loại lá cây trong vườn trường

hoặc các loại cây trồng trong chậu cây cảnh trong trường. Tùy theo thời gian của tiết học tại công viên mà GV tổ chức đón HS và hướng

dẫn HS đến địa điểm học cho hợp lý.

Mô đun 2

Bai 46: Khả năng kỳ diệu của la cây

IV. Chuẩn bị GV hướng dẫn HS trồng 3 cây xanh trong một khoảng đất trong vườn trường,

sau 1 tuần tưới nước và chăm sóc cây đã sinh trưởng tốt thì bắt đầu tiến hành thí nghiệm như sau:

+ Cây 1: Có ánh sáng mặt trời đầy đủ.+ Cây 2: Trùm toàn bộ tán cây bằng túi nilon màu đen.+ Cây 3: Trùm một phần tán lá cây bằng túi nilon trong suôt.

Mỗi tổ sẽ phụ trách trồng và chăm sóc một cây.

6

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Kể tên 3 chức năng của lá cây: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. Kể được lợi ích sử dụng của lá cây trong cuộc sống. Biết cách chăm sóc cây, có lòng yêu cây xanh và thiên nhiên xung quanh.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Vườn trường

Page 7: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Sau 1 tuần sẽ bắt đầu tiết học tại vườn trường với thí nghiệm đã chuẩn bị như trên.

V. Cac bước tiến hanh- GV hướng dẫn HS xếp 2 hàng dọc đi trật tự xuống vườn trường để tránh

làm ảnh hưởng đến các lớp khác.- GV cùng HS đi đến góc vườn được bố trí thí nghiệm.

1. Hoạt động 1: Thí nghiệm về chức năng của lá cây Bước 1: Đại diện từng tổ trình bay cach trồng cây thí nghiệm của mình

đã được phân công va kết quả thí nghiệm quan sat được trên cây+ Cây 1: Có ánh sáng mặt trời đầy đủ.+ Cây 2: Trùm toàn bộ tán cây bằng túi nilon màu đen.+ Cây 3: Trùm một phần tán lá cây bằng túi nilon trong suôt.

Bước 2: Thảo luận nhóm- GV giao việc cho HS quan sát 3 cây thí nghiệm, kết hợp quan sát hình 1,

trang 88 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 và cho biết:+ Màu sắc của lá cây ở 3 cây như thế nào?+ Mặt trong của túi ni lon bọc tán lá cây có hiện tượng gì?+ Cây xanh hấp thụ khí gì và thải khí gì trong quá trình quang hợp

và hô hấp?- HS quan sát 3 cây thí nghiệm và hình trong sách giáo khoa, thảo luận và

trả lời cây hỏi. Bước 3: Trình bay kết quả thảo luận

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.- Gợi ý:

+ Cây 1: Lá xanh, tươi tốt bình thường.+ Cây 2: Lá màu xanh nhạt, do thiếu ánh sáng nên không quang

hợp được, chỉ có quá trình hô hấp diễn ra.+ Cây 3: Lá xanh, có hơi nước đọng trong túi nilon.+ Mặt trong túi nilon trong suốt có đọng các giọt nước, do lá cây

thoát hơi nước đọng lại.+ Quá trình hô hấp: Cây lấy ô xy và nhả khí các bô níc.+ Quá trình quang hợp: Cây lấy khí các bô níc và nhả khí ô xy.

7

Page 8: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV: Quá trình quang hợp của cây xanh có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường không khí?

- HS: Cây có vai trò làm trong lành môi trường không khí: hút khí các bô níc do nhà máy và con người thải ra, nhả khí ô xy cần cho sự thở của con người.

- GV: Lá cây có chức năng gì?- HS: Lá cây có 3 chức năng: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

2. Hoạt động 2: Vai trò của lá cây trong cuộc sống con người Bước 1: Lam việc với vật thật

- GV giao việc cho HS:+ Tìm hiểu các loại cây có trong vườn trường.+ Lá những loài cây này được chúng ta sử dụng để làm gì?

- HS: Tự tìm hiểu các loại cây trong vườn và giá trị sử dụng của lá cây mà mình biết.

Bước 2: Thảo luận cả lớp- Gợi ý: Lá rau cải làm rau ăn; lá cây khoai lang để chăn nuôi, lá ngải cứu

làm thuốc, làm rau ăn, lá chuối để gói bánh...3. Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh ai đúng: Kể tên các loại lá cây

- GV yêu cầu HS kể tên các loại lá cây theo yêu cầu sau:+ Làm thức ăn cho con người: bắp cải, rau muống,…+ Làm thức ăn chăn nuôi: rau khoai, bèo,..+ Làm thuốc: ngải cứu, rau má, nhọ nồi,.,+ Gói hang, gói bánh: lá dong, lá chuối, lá sen,..+ Làm nón: lá nón+ Làm nhà: lá cói, lá dừa, …

- GV khen HS trả lời nhanh và đúng.VI. Gợi ý cho người sử dụng Cây dùng trong thí nghiệm nên chọn loại cây dễ trồng, lá có kích thước trung

bình để dễ nhận thấy sự khác biệt về màu sắc trong thí nghiệm. Ví dụ: cây đậu, ngô,...

Nếu khó có thời gian để HS tự trồng cây trong thí nghiệm, GV có thể chuẩn bị trước và giới thiệu cho HS về thí nghiệm trong giờ học tại vườn trường.

8

Page 9: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tên bai Nôi dung khai thac GDMT Mưc đôkhai thac

Địa điểm

Bài 36Không khí cần

cho sự sống

- Bảo vệ môi trường không khí trong lành, không bẩn bụi, ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Liên hệ Công viên

Bài 40Bảo vệ bầu không khí trong lành

- Thu gom xử lý rác thải bảo vệ bầu không khí.

Toàn phần Công viên

Bài 47,48Ánh sáng cần cho sự sống

- Vai trò của ánh sáng mặt trời đối với sự sinh trưởng của cây xanh, động vật, con người.

Liên hệ vườn trường, công viên

Bài 57Thực vật cần

gì để sống

- Chăm sóc cây xanh ở gia đình môi trường sống xanh, sạch, đẹp.- Cung cấp đủ ánh sáng, nước và các chất cần thiết cho cây xanh.

Liên hệ vườn trường

Bải 58Nhu cầu nước của thực vật

- Chăm sóc cây xanh ở gia đình môi trường sống xanh, sạch, đẹp.- Cung cấp đủ ánh sáng, nước và các chất cần thiết cho cây xanh.

Liên hệCông viên

Bài 59Nhu cầu chất

- Cung cấp chất khoáng cho cây bằng cách bón phân, tưới

Liên hệ Vườn trường

9

KHOA HỌC LỚP 4

Page 10: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

khoáng của thực vật

nước,…

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Bai 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

IV. Chuẩn bị GV làm việc với ban quản lý công viên, đi thực tế công viên để chọn vị trí cho

các hoạt động học tập của HS sẽ tổ chức ở công viên: vị trí tập trung HS, vị trí thu dọn rác, vị trí ngồi vẽ tranh cổ động, vị trí trồng cây...

HS chuẩn bị giấy, bút, găng tay vệ sinh, cây con,… GV đón HS tại công viên hoặc dẫn HS từ lớp sang công viên tùy theo thời gian

của tiết học.V. Cac bước tiến hanh

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch (20 phút)

Bước 1: GV dẫn HS tham quan công viên

10

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong

sạch. Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch, có hành động góp phần làm

trong sạch bầu không khí như trồng và bảo vệ cây xanh, nhặt bỏ rác đúng nơi quy định,…

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên gần trường

Page 11: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Bước 2: Thảo luận- GV: Hôm nay được đến học ở công viên, em thấy bầu không khí ở công

viên như thế nào?- HS: Bầu không khí công viên rất trong lành, thoáng đãng.- HS: Công viên có nhiều cây xanh nên rất thoáng mát và dễ chịu.- GV: Để bảo vệ bầu không khí trong lành thì chúng ta nên làm điều gì?- HS: Em bỏ rác đúng nơi quy định.- HS: Em không hái hoa, bẻ cành.- HS: Em trồng thêm cây xanh.- HS: Em đi vệ sinh đúng nơi quy định.- GV: Ngoài ra, ở nhà em và gia đình còn nên làm gì để bảo vệ bầu không

khí trong sạch?- HS: Gia đình em không đốt than tổ ong vì có khói độc, gây ô nhiễm

không khí.- HS: Gia đình em bỏ rác khi có kẻng xe rác đi thu gom, không bỏ rác ra

đường, ngõ gây ô nhiễm môi trường.- Kết luận: Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm môi

trường không khí như: thu gom và xử lý phân, rác hợp lý, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,…

2. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động về bảo vệ bầu không khí trong sạch (10 phút)- GV giao việc cho HS tìm ý tưởng và vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không

khí trong sạch.- Sau 10 phút, GV thu lại và nhận xét bài vẽ của các em, khen các bài vẽ

có ý tưởng tốt và vẽ đẹp.3. Hoạt động 3: Em bảo vệ bầu không khí trong sạch (10 phút)

- GV hướng dẫn HS đeo găng tay vệ sinh để cùng đi gom nhặt những giấy rác rơi trên thảm cỏ, lối đi trong công viên.

11

Page 12: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV có thể xin phép ban quan lý công viên để HS được trồng 1 cây nhỏ trong công viên.

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV nhắc nhở HS thực hiện nội quy của công viên, không hái hoa bẻ cành. Nếu không có điều kiện tổ chức cho các em trồng cây trong công viên, GV có

thể giao việc cho HS về nhà tự trồng và chăm sóc một cây nhỏ trong chậu cây hoặc sử dụng các đồ hộp cũ để trồng cây.

Mô đun 2

Bai 57: Thực vật cần gì để sống?

IV. Chuẩn bị Chậu trồng cây, cây con, đất trồng cây, bình tưới cây, keo dán trong suốt. Chuẩn bị thí nghiệm trồng cây trong vườn trường: Trước tiết học vài ngày, GV

hướng dẫn HS trồng và chăm sóc cây xanh trong thí nghiệm sau. GV chia lớp thành 5 nhóm:

+ Nhóm 1: Cây 1: Đặt trong phòng tối, tưới nước thường xuyên.+ Nhóm 2: Cây 2: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên,

nhưng bôi một lớp keo mỏng lên 2 mặt lá.

12

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết các yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Biết cách chăm sóc cây đúng cách, có lòng yêu thiên nhiên.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Vườn trường

Page 13: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

+ Nhóm 3: Cây 3: Để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.+ Nhóm 4: Cây 4: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên.+ Nhóm 5: Cây 5: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên,

trồng cây bằng sỏi đã rửa sạch. Mỗi nhóm phụ trách chăm sóc và theo dõi sự sinh trưởng của 1 cây, ghi kết

quả theo dõi vào bảng kết quả:

Các yếu tố cây được cung cấp

Ánh sáng

Không khí

Nước Chất khoáng

trong đất

Kết quả

Cây 1

Cây 2

Cây 3

Cây 4

Cây 5

V. Cac bước tiến hanh- GV hướng dẫn HS xếp 2 hàng dọc đi trật tự xuống vườn trường để tránh

làm ảnh hưởng đến các lớp khác.- GV cùng HS đi đến góc vườn được bố trí thí nghiệm.

1. Hoạt động 1: Thảo luận kết quả thí nghiệm (30 phút)- GV cùng HS học tại vườn trường.

Bước 1: Đại diện từng nhóm giới thiệu về cây do nhóm phụ trach- Cách trồng cây trong thí nghiệm: cây được cung cấp yếu tố nào, thiếu

yếu tố nào cần cho sự phát triển của cây?- Kết quả theo dõi sự phát triển của cây: Cây phát triển như thế nào trong

điều kiện được cung cấp các yếu tố đó? - Gợi ý:

Các yếu tố cây Ánh Không Nước Chất Kết quả

13

Page 14: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

được cung cấp sáng khí khoáng trong đất

Cây 1 x x x Cây còi cọc, yếu ớt, sẽ bị chết

Cây 2 x x x Cây sẽ còi cọc, chết nhanh

Cây 3 x x x Cây sẽ bị héo, chết nhanh

Cây 4 x x x x Cây phát triển bình thường

Cây 5 x x x Cây bị vàng lá, chết nhanh

Bước 2: Thảo luận chung- GV: Thực vật cần những gì để sống và phát triển bình thường?- HS: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì

mới sống và phát triển bình thường.2. Hoạt động 2: Trò chơi: phỏng vấn (10 phút)

- Một em đóng vai người phỏng vấn. - Năm em đóng vai tương ứng với 5 cây xanh, trong đó 4 cây thiếu một

yếu tố ánh sáng hoặc nước, hoặc không khí hoặc đất. Riêng cây số 4 đầy đủ các yếu tố.

- VD: HS1: Bạn cây ơi sao lá bạn vàng thế?- HS2: Lá tôi vàng vì tôi thiếu chất dinh dưỡng, tôi chỉ được uống nước và

ăn đá sỏi nên tôi đói lắm.VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể chọn các loại cây dễ trồng, dễ sống, có thân cây vừa phải không quá

nhỏ hoặc quá to để phù hợp cho HS tự trồng cây. Ví dụ: cây đậu, cây ngô con, hoặc các loại cây hoa.

Nếu khó bố trí thời gian trước để HS tự trồng cây thí nghiệm, GV có thể chuẩn bị trước cho tiết học.

14

Page 15: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tên bai Nôi dung khai thac GDMT Mưc đô khai thac

Địa điểm

Bài 22Tre, mây,

song

- Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên mây, tre, song hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Liên hệ Công viên

Bài 51Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa

- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật, chúng có vai trò duy trì nòi giống, ngoài ra chúng còn làm đẹp cảnh quan, môi trường.

Liên hệ Công viên

Bài 52Sự sinh sản của thực vật

có hoa

- Một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, vì vậy cần phải bảo vệ những loài côn trùng có ích trong tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái.- Trong sản xuất nông nghiệp cần hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vì các loại thuốc có thể tiêu diệt những loài côn trùng có ích.

Liên hệ vườn trường,

công viên

Bài 53Cây con mọc

lên từ hạt

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt.

Liên hệ vườn trường

Bải 54Cây con có thể mọc lên từ một số bộ

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt

Liên hệVườn trường

15

KHOA HỌC LỚP 5

Page 16: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

phận của cây mẹ

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Bai 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa

IV. Chuẩn bị Kính lúp cầm tay, sách giáo khoa GV đi thực tế công viên để chọn vị trí cho các hoạt động học tập của HS sẽ tổ

chức ở công viên: vị trí tập trung HS, vị trí GV đón HS tại công viên hoặc dẫn HS từ lớp sang công viên tùy theo thời gian

của tiết học.V. Cac bước tiến hanh

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) Bước 1: GV dẫn HS tham quan công viên để quan sat cac loai hoa

- GV tổ chức cho HS quan sát các loài hoa trong công viên như hoa cúc, hoa đào, hoa hồng, hoa lay ơn, hoa giấy, … để thấy được sự đa dạng của các loài hoa.

- GV dặn dò HS không hái hoa, bẻ cành trong công viên.

16

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết các bộ phận cấu tạo cơ bản của hoa như nhị, nhụy. Phân biệt được hoa đực, hoa cái ở một số loài hoa. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ, không hái hoa, bẻ cành.II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên gần trường

Page 17: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Bước 2: Thi hat về cac loai hoa- GV yêu cầu HS tìm và hát các bài hát về hoa (hoặc có từ “hoa”).- Các tổ thi đua lần lượt hát các bài hát.- GV khen các tổ tìm và hát được nhiều bài hát.

VD: Mùng 8 tháng 3

Em ra thăm vườn

Chọn một bông hoa

Xinh tươi tặng cô giáo

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan sinh sản của một số loài hoa (15 phút) Bước 1: Thảo luận nhóm

- GV giao việc cho HS làm việc theo nhóm 6 HS:

+ Quan sát hoa và chỉ vào nhị, nhụy của hoa.+ Hoa nào có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa?+ Hoa nào chỉ có nhị hoặc chỉ có nhụy?

- GV chia nhóm 4 HS, phân công vị trí làm việc cho từng nhóm.- HS làm việc theo nhóm, thực hiện theo yêu cầu của GV.- HS ghi kết quả làm việc nhóm vào bảng sau:

Hoa có cả nhị va nhụy Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cai)

……………………………………...……………………………………..…………………………………….……………………………………..

……………………………………...……………………………………..…………………………………….……………………………………..

- Gợi ý:

+ Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục

đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy.

+ Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng như hoa mướp, hoa

bầu, hoa bí,…

+ Đa số hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

17

Page 18: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu cấu tạo của nhị và nhụy (15 phút)

Bước 1: Quan sat hình trong sach giao khoa

- GV giao việc cho HS:

+ Quan sát hình 6, trang 105, sách giáo khoa Khoa học lớp 5.

+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của nhị và nhụy.

- HS làm việc theo yêu cầu của GV. Từng HS chỉ và nói cho các bạn trong

nhóm nghe tên từng bộ phận của nhị và nhụy.

- GV giúp đỡ các nhóm làm việc.

Bước 2: Lam việc với vật thật

- GV giao việc cho HS:

+ Dùng kính lúp để quan sát trên bông hoa thật.

+ Quan sát các bộ phận của nhị và nhụy như đã giới thiệu trong

hình trong sách giáo khoa.

- HS làm việc theo yêu cầu của GV.

- GV nhắc nhở HS không hái hoa, chỉ dùng kính quan sát hoa trên cây.

- Gợi ý:

+ Cấu tạo của nhị gồm: bao phấn (chứa các hạt phấn) và chỉ nhị.

+ Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy, noãn.

- GV: Hoa có vai trò gì đối với thực vật có hoa?

- HS: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

- GV: Hoa mang lại lợi ích gì cho con người?

- HS: Hoa dùng để trang trí, làm cảnh, làm đẹp nhà cửa, đường phố, công

viên,…

18

Page 19: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

4. Hoạt động 4: Trò chơi Đố hoa (10 phút)- GV đọc câu đố về các loài hoa để HS suy nghĩ tìm đáp án.- Ví dụ về câu đố hoa:

1. Hoa gì hẹn đến ngày sau2. Hoa gì lại mọc trên đầu hùng kê3. Hoa gì nghe tiếng mà ghê4. Hoa gì sắc trắng cận kề ơn trên5. Hoa gì thơm ngát về đêm6. Hoa gì sống cạnh bùn phèn không dơĐáp án:

1. Hoa mai2. Hoa mào gà3. Hoa súng4. Hoa huệ5. Hoa dạ hương6. Hoa sen

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV cũng có thể tổ chức các hoạt động học tập cho HS trong vườn trường, nếu

vườn hoặc sân trường có nhiều loài hoa phục vụ cho bài học. GV có thể lựa chọn các câu đố về hoa khác hoặc tùy theo vùng miền để chọn

câu đố về hoa cho phù hợp.

19

Page 20: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Mô đun 2

Bai 54: Cây con có thể mọc lên từ môt số bô phận của cây mẹ

IV. Chuẩn bị GV chuẩn bị một số củ đang mọc mầm như củ khoai tây, củ khoai lang, củ

gừng, nghệ, hành, tỏi. GV chuẩn bị một vài đoạn thân cây có mầm như thân cây sắn, mía, hoa

hồng, rau ngót,… Dụng cụ trồng cây: cuốc nhỏ, dao, bình tưới nước,… Trước tiết học 1 tuần, GV tổ chức cho HS trồng một số củ, thân cây đã

chuẩn bị như trên trong vườn trường: GV hướng dẫn cách trồng và giao cho mỗi nhóm trồng một loại cây hoặc củ, nhóm sẽ chăm sóc, tưới nước và theo dõi sự mọc mầm của cây, củ đó để báo cáo trong tiết học tuần tới.

V. Cac bước tiến hanh- Đến giờ học, GV cùng HS học tại vườn trường tại khu vực bố trí trồng

cây.1. Hoạt động 1: Trình bày kết quả trồng cây của nhóm (20 phút)

Bước 1: Đại diện cac nhóm trình bay về kết quả trồng cây của mình:- Cây gì?- Trồng bằng bộ phận nào?- Kết quả sau một tuần như thế nào?

Bước 2: Thảo luận cả lớp

20

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết một số cách cây con mọc lên từ bộ phận của cây mẹ. Biết cách trồng cây con từ bộ phận cây mẹ; có lòng yêu thiên nhiên, cây cối

xung quanh.II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)

III. Địa điểm Vườn trường

Page 21: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV: Hãy quan sát các mẫu cây của các nhóm và chỉ ra chồi mọc ra từ phần nào của thân cây?

- HS: Chồi mọc ra ở phần đốt của thân cây.- GV: Hãy nói xem chồi có thể mọc ra từ vị trí nào trên củ khoai tây, củ

gừng, hành, tỏi?- HS: Chồi mọc ra từ các mắt trên củ, chồi mọc ra từ phần trên của củ

hành, tỏi.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ có trong vườn trường (10 phút)

- GV giao việc cho HS quan sát các loại cây có trong vườn trường và theo hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi sau:

+ Loài cây nào có thể được trồng bằng thân hay đoạn thân cây?+ Loài cây nào có thể trồng bằng thân rễ?+ Loài cây nào cây con có thể mọc ra từ lá?

- Gợi ý: + Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa

hồng, mía, khoai tây,….+ Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ,…+ Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời,…

3. Hoạt động 3: Thi kể tên một số loài cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ (10 phút)

- GV tổ chức cho HS thi kể tên một số loài cây được trồng bằng thân rễ, thân giò, bằng thân hay đoạn thân của cây mẹ và một số cây mọc ra từ lá. 

- VD: + Củ nghệ (thân rễ)+ Sống đời (lá)+ Rau muống (thân)

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể chọn các loại cây dễ trồng, dễ sống, có thân cây vừa phải không

quá nhỏ hoặc quá to để phù hợp cho HS tự trồng cây. Ví dụ: cây rau ngót, cây lá bỏng, hoặc rau muống...

Nếu khó bố trí thời gian trước để HS tự trồng cây thí nghiệm, GV có thể chuẩn bị trước cho tiết học.

21

Page 22: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

22

Page 23: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN MỸ THUẬT LỚP 3 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Bài/Dạng bài Nội dung khai thácMức độ khai

thác, địa điểm tổ chức

* Chủ đề:Thực vật

* Dạng bài:Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài 3, 5, 10, 11, 27, 29 (6 tiết)]

- HS biết một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật.- Một số vai trò của thực vật đối với con người.- Một số biện pháp cơ bản về bảo vệ thực vật.- Giáo dục HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.- Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Liên hệ.- Bộ phận.- Công viên, vườn hoa ( gần trường)- Sân hoặc vườn trường

* Chủ đề:Đông vật.

* Dạng bài: Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 14, 15, 26, 31 (4 tiết)]

- HS biết một số loài động vật quen thuộc (vật nuôi), động vật hoang dã.- Có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật đồng thời biết được mối quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày.- Phê phán hành động săn bắt động vật trái phép.

- Bộ phận.- Liên hệ- Vườn bách thúHoặc:- Trại chăn nuôi

* Chủ đề:Phong cảnh va đề tai.

- HS biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.- Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc.

- Bộ phận.- Liên hệ- Công viên, vườn hoa ( gần

23

MỸ THUẬT LỚP 3

Page 24: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

* Dạng bài: Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 4, 11, 20, 24, 33, 34 (10 tiết)]

- Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.- Một số biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường thiên nhiên.

trường)- Sân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Bai 11: Vẽ theo mẫu: Vẽ canh la

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc (Đó là những loại lá có ở địa

điểm tổ chức dạy học cho HS) Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ - bài vẽ của học sinh năm trước Một vài bài trang trí, vật dụng có họa tiết là chiếc lá hay cành lá Một số ảnh chụp về rừng cây xanh tốt, rừng cây bị chặt phá, cháy rừng, … Bảng ký họa

24

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó. Vẽ được cành lá đơn giản. Có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh. Tác dụng của cây xanh đối với đời sống con ngườiII. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 25: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Học sinh:

Mang theo cành lá đơn giản (là những loại đơn giản có ở địa điểm tổ chức dạy học cho HS, 02 HS chuẩn bị 1 cành)

Vở tập vẽ lớp 3 Bút chì, màu vẽV. Cac bước tiến hanh

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra đồ dùng học tập của HS2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới

Thời gian

Nôi dung KT va KN cơ

bản

Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học

sinh* Giới thiệu bài

- Em hãy kể tên một số loại lá cây khác nhau mà em biết?- Kể tên các loại cây có ở xung quanh nơi chúng ta đang đứng?- Loại lá cây nào em thích?- Em hãy nói về lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống của chúng ta?Dùng một số lá cây có ở xung quanh để cho HS nhËn biÕt ®-îc ®Æc ®iÓm, h×nh d¸ng, mµu s¾c cña c¸c cµnh l¸ ®ã.

- HS nhớ lại các loại lá cây có trong cuộc sống.- HS kể tên các loại cây có ở xung quanh.VD: Lá cây bàng, lá cây hoa sữa, lá cây sấu…- HS kể tên loại lá cây mà em thích.- HS nói về lợi ích của lá cây.

Hoạt đông 1 Quan sát, nhận xét

- GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết:+ Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá.

+ Cành lá có những phần nào?

- HS quan sát – Trả lời câu hỏi của GV về:+ Lá ổi, lá sấu, lá phượng, ...+ Cành lá phong

25

Page 26: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

+ Lá cây thường có mầu gì?

- GV cho HS xem một vài bài trang trí để các em thấy: Cành lá đẹp có thể sử dụng làm họa tiết trang trí.+ Loại lá cây nào em thích?

- Cây xanh có tác dụng gì đối với đời sống con người, chúng ta phải làm gì để có nhiều cây xanh?

phú về hình dáng và màu sắc.+ Cành, cuống, lá: Có loại mọc đối xứng, có lá mọc so le, có lá to, có lá nhỏ.+ Màu xanh cây (đậm, nhạt)- Lá hoa phượng vĩ- Lá hoa hồng- Lá sắn(Đa số lá màu xanh lá cây)

- Làm thức ăn (rau)- Làm trong sạch không khí- Rễ cây giữ nước, giữ đất chống lũ lụt, lở đất, ...- Trồng cây, chăm sóc cây- Bảo vệ cây

Hoạt đông 2 Cách vẽ con vật

- GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ:+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.+ Vẽ phác cành, cuống lá (chú ý hướng của cành, cuống lá).+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá.+ Vẽ chi tiết cho giống nhau.+ Có thể vẽ màu như mẫu.+ Có thể vẽ màu khác: cành lá

- HS quan sát học tập- HS nhận ra cách vẽ

- Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy vẽ.- Vẽ cành, cuống.- Hình chính: cuống,

26

Page 27: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

non, cành lá già, …+ Vẽ màu có đậm, có nhạt- GV cho xem một số bài vẽ cành lá của lớp trước để các em học tập cách vẽ.

dáng lá

- Gọi 2 HS mô tả cách vẽ cho cả lớp xem.- HS xem tranh ảnh các hình vẽ lá cây

Hoạt đông 3 Thực hành

- GV chia nhóm để HS vẽ theo cành lá mà mình lựa chọn.- GV hướng dẫn HS làm bài+ Phác hình chung+ Vẽ rõ đặc điểm của lá cây+ Vẽ màu tự chọn- GV chia nhóm để HS vẽ theo cành lá mà mình lựa chọn.- GV động viên HS hoàn thành bài tập.

HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm vẽ loại cây mà em thích

Hoạt đông 4 Nhận xét đánh giá

Dặn dò: Sưu tầm tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)

- GV gợi ý HS nhận xét bài- Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ vẽ bài.- GV nói về lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống của chúng ta.- Cảm nhận của HS khi được học tại thực địa.- GV nhận xét chung giờ học.

- HS nhận xét chọn bài đẹp mình ưa thích về:+ Hình dáng, cấu tạo, cành là.+ Màu sắc, bố cục bài vẽ.

VI. Gợi ý cho người sử dụng

27

Page 28: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những cây nào có hình dáng, màu sắc đẹp, loài cây nào đang cần được bảo vệ, chăm sóc và tác dụng của chúng đối với môi trường sống của con người.

Mô đun 2

Bai 24: Vẽ tranh: Đề tai tự do

IV. Chuẩn bị

Giáo viên:

Sưu tầm một số tranh của các họa sĩ và thiếu nhi vẽ về một số chủ đề khác

nhau.

Bảng ký họa

Học sinh:

Vở tập vẽ lớp 3

Bút chì, màu vẽ

V. Cac bước tiến hanhThời Nôi dung Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

28

I. Mục tiêuGiúp học sinh:

Làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do

Vẽ được một bức tranh theo ý thích

Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)

III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 29: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

gianKT va KN cơ

bản Hoạt động của giáo viênHoạt động của

học sinh* Giới thiệu bài Các em có biết vì sao giờ học

Mĩ thuật hôm nay chúng ta lại được ra vẽ ngoài trời không?- Để được quan sát những hình ảnh, màu sắc cũng như không gian thực để bổ sung cho trí nhớ, trí tưởng tượng của các em những hình ảnh chân thực của cuộc sống.

HS suy nghĩ, trả lời

Hoạt đông 1Tìm chọn nội dung đề tài

- Thông qua tranh, ảnh GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS lựa chọn:+ Cảnh đẹp trong công viên, vườn hoa, khu vui chơi công cộng mà các em đang đứng.+ Cảnh đẹp đất nước+ Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa+ Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển.+ Cảnh thiếu nhi vui chơi, …+ Cảnh giờ học vẽ của lớp mình ngoài thiên nhiên…=> Tạo được hứng thú, bồi dưỡng năng lực tư duy cho các em ngay trong không gian thực.- Để giữ được vẻ đẹp của cảnh đẹp đất nước, của các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, … chúng ta cần bảo vệ, chăm sóc,

- HS chọn đề tài mà mình thích, nhằm hướng các em suy nghĩ, tưởng tượng khi vẽ.

29

Page 30: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

… giúp cho cảnh quan môi trường được trong sạch.

Hoạt đông 2 Cách vẽ tranh đề tài tự do

- GV hỏi: Các bước tiến hành một bài vẽ?- GV minh họa:+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.+ Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động.+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đạm, màu nhạt.+ Nên vẽ màu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ cần biết.- GV cho xem bài vẽ tranh: Đề tài tự do của lớp trước để các em học tập cách vẽ.

- HS trả lời.

- HS quan sát

- HS quan sát

Hoạt đông 3 Thực hành

- GV chia nhóm theo nội dung mà các em thích vẽ:VD: Nhóm các em vẽ về cảnh đẹp trong công viên, nhóm vẽ về cảnh đẹp của biển...+ Tìm các hình ảnh phù hợp với nội dung (có thể vẽ ngay những hình ảnh có ở trước mắt).+ Nhắc học sinh không vẽ giống nhau.- GV gợi ý học sinh vẽ màu. Chú ý:+ Vẽ màu có đậm, có nhạt làm nổi rõ được trọng tâm của bài (giúp cho học sinh quan sát màu sắc thực của cây, nhà, con

HS vẽ tranh đề tài tự do

Chia nhóm HS vẽ đề tài cùng chủ đề

30

Page 31: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

đường, bầu trời... có ở trước mắt).+ Khuyến khích cách vẽ màu của từng học sinh.- GV động viên HS hoàn thành bài tập.

Hoạt đông 4 Nhận xét đánh giá

Dặn dò: HS xem lại các bài tập trang trí đường diềm, hình vuông đã thực hành.

- GV gợi ý HS nhận xét bài- Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ.- GV củng cố ý thức bảo vệ môi trường, ...- GV nhận xét chung giờ học

- GV gợi ý HS nhận xét bài đẹp về:+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung)+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại)+ Màu sắc của tranh (phong phú, có đậm, có nhạt)- HS lựa chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo ý thích.

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những di tích, cảnh đẹp nào cần

chăm sóc, giữ gìn cảnh quan, … những loài động, thực vật cần được chăm sóc, bảo vệ và tác dụng của chúng đối với đời sống con người.

31

Page 32: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN MỸ THUẬT LỚP 4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Bài/Dạng bài Nội dung khai thácMức độ khai

thác, địa điểm tổ chức

* Chủ đề:Thực vật

* Dạng bài:Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài 9, 14, 18, 22, 27 (4 tiết)]

- HS biết một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật.- Một số vai trò của thực vật đối với con người.- Một số biện pháp cơ bản về bảo vệ thực vật.- Giáo dục HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.- Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Liên hệ.- Bộ phận.-Công viên, vườn hoa ( gần trường)- Sân hoặc vườn trường

* Chủ đề:Đông vật.

* Dạng bài:Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 3, 8, 16 (3 tiết)]

- HS biết một số loài động vật quen thuộc (vật nuôi), động vật hoang dã.- Có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật đồng thời biết được mối quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày.- Yêu mến các con vật, có một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật.- Phê phán các hành động săn bắt động vật trái phép.

- Bộ phận.- Liên hệ- Vườn bách thú (gần trường)Hoặc:- Trại chăn nuôi gần trường

32

MỸ THUẬT LỚP 4

Page 33: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

* Chủ đề:Phong cảnh va đề tai.

* Dạng bài:Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 5, 11, 12, 20, 25, 26, 29, 30, 33, 34 (10 tiết)]

- HS biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam..(miền núi, đồng bằng, miền biển, thành phố, nông thôn…).

- Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.- Một số biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Bộ phận.- Liên hệ- Công viên, vườn hoa (gần trường)- Sân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Bai 14: Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, la

IV. Chuẩn bị

33

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nắm được hình dáng, cấu trúc, đặc điểm và màu sắc của một số loài hoa, lá

đơn giản, nhận ra vẻ đẹp của họa tiết trong trang trí. Biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.. Yêu mến, chăm sóc vẻ đẹp của hoa lá, của thiên nhiên.. Tác dụng của cây xanh đối với đời sống con ngườiII. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 34: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Giáo viên: SGK, SGV Tranh, ảnh một số loại hoa, chiếc lá thật (có đặc điểm và màu sắc khác nhau) Hình gợi ý cách vẽ đơn giản (GV vẽ sẵn trên đồ dùng dạy học) Bài vẽ của HS lớp trước Bảng ký họaHọc sinh: SGK Bút chì, màu, tẩy, …V. Cac bước tiến hanh

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra đồ dùng học tập của HS2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới

Thời gian

Nôi dung KT va KN cơ

bản

Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

Hoạt động của giáo viênHoạt động

của học sinh* Giới thiệu bài Khởi động: Ghép hình cho cân đối

* Chuẩn bị một số hình cánh hoa, chiếc lá đơn giản có màu sắc khác nhau = > Gọi học sinh lên ghép. Yêu cầu : nhanh + đúng

Hoạt đông 1 Quan sát, nhận xét

- GV giới thiệu một số hoa, lá thật đang có ở trước mắt kết hợp một số câu hỏi để HS nhận ra :+ Các loại hoa, lá có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú.+ Hình vẽ hoa, lá thường được sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn.+ HS xem một số hình hoa lá đã được đơn giản và trang trí ở khăn,

- HS quan sát và nhận xét, các loại hoa, lá hình dáng, màu sắc

34

Page 35: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

áo, váy, bát, đĩa, …- Yêu cầu HS xem hình trong SGK và trả lời câu hỏi:+ Tên gọi, hình dáng, màu sắc chúng có gì khác nhau?+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết?+ So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc?- GV giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, … lá bưởi, lá trầu, … và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá được vẽ đơn giản.+ Giống nhau về hình dáng và đặc điểm.+ Khác nhau về các chi tiết

- Trả lời câu hỏi

- HS quan sát

- Trả lời câu hỏi

Hoạt đông 2 Cách vẽ

-HS quan sát hoa, lá thấy được hình dáng chung của chúng.Giáo viên minh họa một vài nét:+ Vẽ hình dáng chung của hoa.+ Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá+ Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá.+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết

- HS quan sát hoa, lá thấy được hình dáng chung của chúng

35

Page 36: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- Luy ý:+ Có thể vẽ theo trục đối xứng.+ Lược bớt một số chi tiết rườm ra.+ Chú ý vào đặc điểm, hình dáng của hoa, lá và vẽ nét cho mềm mại.+ Vẽ màu theo ý thích

Hoạt đông 3 Thực hành

- HS xem một số bài hoa, lá vẽ đơn giản của HS lớp trước cho các em tham khảo.- GV lưu ý HS:+ Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy.+ Lược bỏ những chi tiết không cần thiết.+ Vẽ hình cho rõ đặc điểm, vẽ màu theo ý thích.

- HS quan sát cách vẽ và thực hành bài vào phần giấy cho phù hợp.

Hoạt đông 4 Nhận xét đánh giáDặn dò: Chuẩn bị bài sau, quan sát đồ vật dạng hình trụ.

- Chọn một số bài đạt và chưa đạt cho HS nhận xét về :+ Hình hoa, lá vẽ đơn giản, màu sắc.- GV nhận xét bổ sung.- GV nói về lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống của con người.

- Xem một số bài của lớp trước và nhận xét.

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những loài hoa, lá nào đang cần

được trồng, chăm sóc và bảo vệ, tác dụng của chúng đối với môi trường.

36

Page 37: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Mô đun 2

Bai 27: Vẽ theo mẫu cây: Vẽ cây

IV. Chuẩn bịGiáo viên:

Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình dáng cơ bản (dáng tán tròn, tán hình tháp,

tán tầng, ...) đơn giản và đẹp (thân, cành, lá phân biệt rõ ràng).

Hình gợi ý cách vẽ

Bài vẽ của học sinh các lớp trước

Bảng ký họa

Học sinh:

Vở tập vẽ

Bút chì, màu, tẩy

Sưu tầm một số tranh ảnh về cây

V. Cac bước tiến hanh1. Ổn định tổ chức, kiểm tra đồ dùng học tập của HS

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

37

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết được hình dáng, màu sắc và sự phong phú của một số loài cây

quen thuộc. Biết cách vẽ và vẽ được một vài cây đơn gian. Biết yêu quý cây cối. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối quanh em..II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 38: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Thời gian

Nôi dung KT va KN cơ

bản

Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1-2’ * Giới thiệu bài - Các em quan sát các cây trong công viên/vườn trường, em có nhận xét gì về các cây này?- Cây cối là người bạn vô cùng thân thiết và quan trọng với cuộc sống của con người.-Em nào nêu được những ích lợi của cây?

- HS báo cáo việc sưu tầm của mình.

- HS ( 3 - 4) em giới thiệu mình có những cây gì?- HS nêu được: lợi ích của cây là: cung cấp thực phẩm, ôxi, cảnh quan cho cuộc sống con người.

5-7’ Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét .

- Con hãy trình bày phần sưu tầm lên bàn của mình.- Em sưu tầm được những cây gì? Tả hình dáng 1 cây ( Hình dáng thân, cành, tán lá, màu sắc lá, hoa, quả…).- Dáng vẻ cây rất phong phú nhưng ta có thể phân loại đơn giản một số kiểu tán lá.- GV chốt ý: Có rất nhiều loại cây, mỗi loại đều có hình dáng và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy như: thân, cành, lá. Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian. Cây rất cần thiết cho con người, cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, chống sói

- 3 đến 4 H/S giới thiệu về cây mình sưu tầm

- Học sinh co thể tự phân loại cây minh sưu tầm thuộc dạng tán hình gì .- HS tìm xem những cây nào thuộc loại tán trên.- HS xác định loại cây mình định vẽ.

38

Page 39: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

mòn, điều hoà không khí; lá, hoa, quả có thể làm thức ăn; gỗ có thể dùng để làm nhà, đóng bàn ghế,…Cây là bạn của con người, vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

6-8’ - Hoạt đông 2: Cách vẽ

- GV dùng hình minh họa (dạng tán tròn, tán hình tháp, tán hình tầng,cây dây leo, thân cỏ, …). Nhắc nhở HS quan sát kỹ cây em định vẽ- Phác hình chung của cây cho vừa với khổ giấy.- Vẽ cụ thể dáng thân cành, các mảng tán lá. Chú ý các đặc điểm cành lá của riêng mỗi cây.- Có thể diễn tả đậm nhạt bằng chì đen hoặc mầu.Chú ý: Mỗi cây có đặc điểm riêng về dáng, tán lá cành và màu sắc theo từng mùa. Quan sát để vẽ cho đúng.

- Quan sát tranh minh họa cách vẽ hoặc quan sát giáo viên vẽ hình.- HS xem minh họa 2 cách thể hiện.

18’ Hoạt đông 3 Thực hành

- Tổ chức cho học sinh vẽ trên sân trường hoặc vườn trường.- Quan sát cây trong chậu cảnh.

- HS vẽ ngoài thiên nhiên có nhiều hứng thú và tình cảm.

4-5’ - Hoạt đông 4: Nhận xét

- Tổ chức cho học sinh xếp bài.- Yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ em thích.- Nhận xét : Bạn vẽ đẹp chưa, cây bạn vẽ có đặc điểm giống cây mẫu không?

- HS nhận xét nêu ý kiến bài vẽ nào mình thích.- HS tìm câu trả lời- Yêu cây cối, thiên nhiên.- Chăm sóc cây

39

Page 40: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Dặn dò : Quan sát một số lọ hoa có trang trí.

+ Hình vẽ của bạn trên giấy đã hợp lý chưa? đẹp hay xấu?+ Vậy em thấy cây trên sân trường ta có những lợi ích gì? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây?

- Thấy được vẻ đẹp của cây cối.- HS quan sát mẫu trên bàn- Cho 4,5 học sinh nêu ý kiến.- Chăm bón tưới nước, không hái hoa, phá cây…

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những loại cây nào đang cần được

trồng, chăm sóc và bảo vệ, tác dụng của chúng đối với môi trường.

40

Page 41: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN MỸ THUẬT LỚP 5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Bai/Dạng bai Nôi dung khai thacMưc đô khai

thac, địa điểm tổ

chưc* Chủ đề:Đông vật.

* Dạng bài:Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 5, 21, 34 (3 tiết)]

- HS biết một số loài động vật quen thuộc (vật nuôi), động vật hoang dã.- Có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật đồng thời biết được mối quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày.- Yêu mến các con vật, tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ động vật.- Phê phán các hành động săn bắt động vật trái phép.

- Bộ phận.- Liên hệ- Vườn bách thú gần trườngHoặc:- Trại chăn nuôi gần trường

* Chủ đề:Phong cảnh va tranh đề tai.

* Dạng bài: Vẽ, nặn, xé - cắt dan.

[Bài: 3, 19, 23, 27, 34 (5 tiết)]

- HS biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. .(miền núi, đồng bằng, miền biển, thành phố, nông thôn…).- Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc.- Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường.- Một số biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Toàn phần (27)- Bộ phận.- Liên hệ- Công viên, vườn hoa ( gần trường)- Sân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

41

MỸ THUẬT LỚP 5

Page 42: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Mô đun 1

Bai 27: Vẽ tranh: Đề tai môi trường

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Tranh, ảnh đẹp về môi trường – phong cảnh, các hoạt động bảo vệ môi trường Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm – Bài vẽ của học sinh lớp trước Bảng ký họaHọc sinh: Tranh ảnh về môi trường Bút chì, màu, tẩy, …V. Cac bước tiến hanh

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra đồ dùng học tập của HS2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới

Thời gian

Nôi dung KT va KN cơ

bản

Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

Hoạt động của giáo viênHoạt động

của học sinh

42

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trườngII. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 43: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

* Giới thiệu bài GV: Các con hiểu thế nào là môi trường (Là không gian sống xung quanh ta: có nhà cửa, đường sá, trời, cây, sông biển ...)- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.

- HS trả lời

Hoạt đông 1 Quan sát, nhận xét

-GV giới thiệu một số hoa, lá thật hoặc ảnh chụp về hoa, lá kết hợp một số câu hỏi để HS nhận ra:+ Các loại hoa, lá có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú.+ Hình vẽ hoa, lá thường được sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn.+ HS xem một số hình hoa lá đã được đơn giản và trang trí ở khăn, áo, váy, bát, đĩa, …- Yêu cầu HS xem hình trong SGK và trả lời câu hỏi:+ Tên gọi, hình dáng, màu sắc chúng có gì khác nhau?+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết?+ So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc?- GV giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, … lá bưởi, lá trầu, … và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá được vẽ đơn giản.+ Giống nhau về hình dáng và đặc

- HS quan sát và nhận xét, các loại hoa, lá hình dáng, màu sắc

- Trả lời câu hỏi

- HS quan sát

43

Page 44: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

điểm.+ Khác nhau về các chi tiết - Trả lời câu

hỏi

Hoạt đông 2 Cách vẽ

- GV minh họa một vài nét lên bảng :+ Vẽ hình dáng chung của hoa (SGK).+ Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá+ Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá.+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết- Luy ý:+ Có thể vẽ theo trục đối xứng.+ Lược bớt một số chi tiết rườm ra.+ Chú ý vào đặc điểm, hình dáng của hoa, lá và vẽ nét cho mềm mại.+ Vẽ màu theo ý thích

- HS quan sát hoa, lá thấy được hình dáng chung của chúng

Hoạt đông 3 Thực hành

- HS xem một số bài hoa, lá vẽ đơn giản của HS lớp trước cho các em tham khảo.- GV lưu ý HS:+ Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy.+ Lược bỏ những chi tiết không cần thiết.+ Vẽ hình cho rõ đặc điểm, vẽ màu theo ý thích.

- HS quan sát cách vẽ và thực hành bài vào phần giấy cho phù hợp.

Hoạt đông 4 Nhận xét đánh giáDặn dò: Chuẩn bị

- Chọn một số bài đạt và chưa đạt cho HS nhận xét về :+ Hình hoa, lá vẽ đơn giản, màu sắc.

- Xem một số bài của lớp trước và nhận

44

Page 45: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

bài sau, quan sát đồ vật dạng hình trụ.

- GV nhận xét bổ sung.- GV nói về lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống của con người.

xét.

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những loài hoa, lá nào đang cần

được trồng, chăm sóc và bảo vệ, tác dụng của chúng đối với môi trường.

Mô đun 2

Bai 19: Vẽ tranh: Đề tai ngay tết, lễ hôi va mùa xuân

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình dáng cơ bản (dáng tán tròn, tán hình tháp,

tán tầng, ...) đơn giản và đẹp (thân, cành, lá phân biệt rõ ràng). Hình gợi ý cách vẽ Bài vẽ của học sinh các lớp trướcHọc sinh:

45

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Nhận biết được hình dáng, màu sắc và sự phong phú của một số loài cây

quen thuộc. Biết cách vẽ và vẽ được một vài cây đơn gian. Biết yêu quý cây cối. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối quanh em..II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 46: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Vở tập vẽ Bút chì, màu, tẩy Sưu tầm một số tranh ảnh về câyV. Cac bước tiến hanh

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra đồ dùng học tập của HS2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới

Thời

gian

Nôi dung KT va KN cơ

bản

Phương phap – Hình thưc cac hoạt đông D – H

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1-2’ * Giới thiệu bài - Các em quan sát các cây trong sách giáo khoa trang 64 và các em có nhận xét gì về các cây này?- Cây cối là người bạn vô cùng thân thiết và quan trọng với cuộc sống của con người.-Em nào nêu được những ích lợi của cây?

- HS báo cáo việc sưu tầm của mình.

- HS ( 3 - 4) em giới thiệu mình có những cây gì?- HS nêu được: lợi ích của cây là: cung cấp thực phẩm, ôxi, cảnh quan cho cuộc sống con người.

5-7’ Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét .

- Con hãy trình bày phần sưu tầm lên bàn của mình.- Em sưu tầm được những cây gì? Tả hình dáng 1 cây ( Hình dáng thân, cành, tán lá, màu sắc lá, hoa, quả…).- Dáng vẻ cây rất phong phú nhưng ta có thể phân loại đơn giản một số kiểu tán lá.

- 3 đến 4 H/S giới thiệu về cây mình sưu tầm

- Học sinh co thể tự phân loại cây minh sưu tầm thuộc dạng tán hình gì .

46

Page 47: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV chốt ý: Có rất nhiều loại cây, mỗi loại đều có hình dáng và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy như: thân, cành, lá. Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian. Cây rất cần thiết cho con người, cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, chống sói mòn, điều hoà không khí; lá, hoa, quả có thể làm thức ăn; gỗ có thể dùng để làm nhà, đóng bàn ghế,…Cây là bạn của con người, vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

- HS tìm xem những cây nào thuộc loại tán trên.- HS xác định loại cây mình định vẽ.

6-8’ - Hoạt đông 2: Cách vẽ

- GV dùng hình minh họa (dạng tán tròn, tán hình tháp, tán hình tầng,cây dây leo,thân cỏ…). Quan sát kỹ cây em định vẽ- Phác hình chung của cây cho vừa với khổ giấy.- Vẽ cụ thể dáng thân cành, các mảng tán lá. Chú ý các đặc điểm cành lá của riêng mỗi cây.- Có thể diễn tả đậm nhạt bằng chì đen hoặc mầu.Chú ý: Mỗi cây có đặc điểm riêng về dáng, tán lá cành và màu sắc theo từng mùa. Quan sát để vẽ cho đúng.

- Quan sát tranh minh họa cách vẽ hoặc quan sát giáo viên vẽ hình.- HS xem minh họa 2 cách thể hiện.

18’ Hoạt đông 3 Thực hành

- Tổ chức cho học sinh vẽ trên sân trường hoặc vườn

- HS vẽ ngoài thiên nhiên có

47

Page 48: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

trường.- Quan sát cây trong chậu cảnh.

nhiều hứng thú và tình cảm.

4-5’ - Hoạt đông 4: Nhận xét

Dặn dò : Quan sát một số lọ hoa có trang trí.

- Tổ chức cho học sinh xếp bài.- Yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ em thích.- Nhận xét : Bạn vẽ đẹp chưa, cây bạn vẽ có đặc điểm giống cây mẫu không?+ Hình vẽ của bạn trên giấy đã hợp lý chưa? đẹp hay xấu?+ Vậy em thấy cây trên sân trường ta có những lợi ích gì? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây?

- HS nhận xét nêu ý kiến bài vẽ nào mình thích.- HS tìm câu trả lời- Yêu cây cối, thiên nhiên.- Chăm sóc cây- Thấy được vẻ đẹp của cây cối.- HS quan sát mẫu trên bàn- Cho 4,5 học sinh nêu ý kiến.- Chăm bón tưới nước, không hái hoa, phá cây…

VI. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể liên hệ ở khu vực gần trường có những loại cây nào đang cần được

trồng, chăm sóc và bảo vệ, tác dụng của chúng đối với môi trường.

48

Page 49: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 3 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tuần/tiết

Bai học Nôi dung khai thac Mưc đô khai thac, địa điểm tổ chưc

3-4 Bài ca đi học

Bài hát về chủ đề trường lớp, giáo dục lòng yêu mến trường, ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh trường lớp

Bộ phậnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

5-6 Đếm sao Bài hát về chủ đề thiên nhiên, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trườngsống xung quanh.

Toàn phầnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

7-8 Gà gáyBài hát về chủ đề vật nuôi trong nhà, giáo dục HS có ý thức chăm sóc vật nuôi, một nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người.

Bộ phậnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

12-13 Con chim non

Bài hát về chủ đề loài vật, giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài chim, tránh săn bắt chim.

Toàn phầnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

14-15 Ngày mùa vui

Bài hát về chủ đề quê hương đất nước, giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên qua phong cảnh quê hương đất nước với những cánh đồng lúa chín vàng.

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

16 Cá heo với âm nhạc

Câu chuyện về chủ đề thiên nhiên và động vật dưới biển, giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho sinh vật biển

Toàn phầnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

19-20 Em yêu Bài hát về chủ đề trường lớp, giáo Bộ phận

49

ÂM NHẠC LỚP 3

Page 50: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

trường em dục lòng yêu mến trường, ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường lớp xanh, sạch, đẹp.

Công viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

21-22 Cùng múa hát dưới trăng

Bài hát về chủ đề loài vật, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật có ích, không tàn phá rừng.

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

25-26 Chị Ong nâu và em bé

Bài hát về chủ đề loài vật, giáo dục ý thức bảo vệ loài ong, nguồn cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho con người (mật ong)

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

27-28 Tiếng hát bạn bè mình

Bài hát về chủ đề thiên nhiên, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trườngsống xung quanh.

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU Mô đun 1

Tiết 3: Học bai hat: Bai ca đi học

IV. Chuẩn bị

50

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết bài hát có tính chất nhịp nhàng, nhộn nhịp với môi trường trong lành,

không khí vui tươi trên con đường đến trường. Hát đúng lời 1 và giai điệu của bài hát. Qua việc tham gia tiết học, vừa rèn luyện khả năng hoạt động âm nhạc, vừa

cảm nhận được niềm vui thích, bầu không khí phấn chấn, nhộn nhịp của con đường đến trường dưới tác động tích cực của thiên nhiên quanh các em

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 51: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Giáo viên: Hát thật chính xác, chú ý sắc thái tình cảm của bài hát. Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát lớp 3. 01 trống con (có thể lấy trống sử dụng trong nghi thức đội)

Học sinh:

Tập bài hát 3.

Vở ghi bài, bút.

Phách.

V. Cac bước tiến hanh1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)

- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.

- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.

2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt đông 1: Trò chơi âm nhạc (7’)- GV gõ trống tiết tấu sau (Bài ca đi học) 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp vỗ tay hoặc hát

thành tiếng tùng theo. Sau đó gọi 3-4 HS bước lên gõ trống lại theo tiết tấu đó:

- Khi hs đã thành thục, GV gọi một HS lên gõ trống và tất cả lớp cùng vỗ

tay liên tiếp khoảng 10-15 lần. Sau đó gọi một HS nhận xét chu kỳ tiết

tấu vừa chơi đó. (HS nhận xét khi tiếng trống vang lên theo tiết tấu đó ta

cảm thấy rất nhộn nhịp, thúc giục, vui vẻ và giống như là tiếng trống

ngày hội)

Hoạt đông 2: Học bai hat (20 phút)Giới thiệu bài hát

- Nhạc sĩ Phan Trần Bảng tốt nghiệp lớp Sư phạm Âm nhạc đầu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã viết nhiều ca khúc hay cho trẻ em như:

51

Page 52: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Trường em xinh, Cộc cách tùng cheng, … Bài hát Bài ca đi học là một hành khúc vui tươi viết ở giọng Rê trưởng, mô tả cảnh học sinh đến trường trong niềm hân hoan cùng bạn bè.

- GV mở đĩa cho HS nghe một lần từ đầu đến hết bài.Dạy hát

- GV: Tiết tấu vừa chơi ở hoạt động trước chính là tiết tấu của bài hát Bài ca đi học. Trong tiết học này HS sẽ chỉ học lời một của bài.

- GV dạy từng câu theo lối móc xích cho HS hát theo với tốc độ hơi chậm. Chú ý câu hát dễ sai cao độ:

Hát đúng:

Hát sai:

- Trong bài có hai câu hát 1 và 3 giai điệu giống nhau, câu 2 và 4 giai điệu khác nhau ở phần cuối. GV cho HS nhận xét nhằm phát huy khả năng nhận biết giai điệu, lời ca của bài.

- GV cho HS hát nhiều lần cho thuộc lời và hát chính xác cao độ, trường độ. Sau đó nâng dần tốc độ cho đúng với tính chất của bài.

Trao đổi- GV hỏi 2-3 HS mô tả con đường từ nhà đến trường (gợi ý nêu cả cảnh vật

xung quanh và quang cảnh khi đến trường).- HS: Nói về xe cộ, đường xá, người qua lại tấp nập, cây cối, bầu trời, …

(thực chất đường thành phố khá bụi bặm và khô cứng với chủ yếu là người và xe)

52

Page 53: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV: Đề nghị HS nhận xét về quang cảnh, môi trường đó (có mát mẻ không, có trong lành không, hay chật chội, bụi bặm, …)

- GV: Cho HS so sánh con đường đến trường trong bài hát với con đường đến trường thực tế hàng ngày các em đi.. Gọi 1-2 HS cảm nghĩ về 2 con đường đó. Sau đó gọi 1 - 3 HS hỏi về thái độ của HS đối với môi trường: Nên làm gì để môi trường xung quanh trong lành, mát mẻ hơn? (Gợi ý nếu HS chưa nêu được: không vứt rác bừa bãi, không bứt lá bẻ cành, …)

Củng cố- Cho cả lớp hát 2 lần theo nhạc và vỗ tay theo phách lời 1 của bài hát. Dặn

HS về nhà hát thuộc lời 1 và tập hát thử lời 2 của bài.Kết thúc

- GV hướng dẫn HS đi theo hàng về lớp.VI. Gợi ý cho người sử dụng

1. Phương pháp Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho HS chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS. Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải thật chính xác cao độ và trường độ.

Sửa sai về cao độ của bài hát trên: Có thể dùng tay ra hiệu cao độ kết hợp hát mẫu vài lần cho HS phân biệt, đồng thời hướng dẫn HS hát “phơi phới” thành “phới phới”.

2. Hình thức tổ chức hoạt động Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Khi tổ chức chơi trò chơi với tiết tấu, GV có thể cho hs di chuyển đội hình theo nhóm, theo hướng tạo thành các hình chữ U, Z, O, …

Mô đun 2

Tiết 27: Học bai hat: Tiếng hat bạn bè mình

53

Page 54: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Hát thật chính xác, chú ý sắc thái tình cảm của bài hát. Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát lớp 3.

Học sinh: Tập bài hát 3. Vở ghi bài, bút. Phách.V. Cac bước tiến hanh

1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.2. Các hoạt động chủ yếu

54

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết bài hát có tính chất vui tươi, mềm mại với quang cảnh bao la rộng lớn

và yên bình của hành tinh xanh (trái đất). Hát đúng lời ca và giai điệu của bài. Qua việc tham gia tiết học, vừa rèn luyện khả năng hoạt động âm nhạc, vừa

hiểu được khao khát của tác giả mong muốn loài người sống thật tốt với nhau và cùng xây dựng, gìn giữ môi trường trái đất thật trong sạch, yên ả, thanh bình.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 55: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Hoạt đông 1: Kiểm tra bai cũ (5’)- GV mở đĩa nhạc phần đệm cho cả lớp hát lại một lần bài Chị ong nâu và

em bé.- GV gọi 1-2 nhóm 3 em lên biểu diễn và cho điểm

Hoạt đông 2: Trò chơi với tiết tấu (7’)- GV chia lớp làm hai nhóm A và B đứng sang hai bên, GV đứng giữa.- GV hướng dẫn HS gõ tiết tấu theo các hình thức khác nhau như sau:

Cách thức, vật dụng phát ra âm thanh: đọc mồm (theo số ghi sẵn), vỗ tay, giậm chân, gõ phách.

- Tiết tấu 1: Với tiết tấu đơn giản này, gv cho trẻ vỗ tay 2-3 lần. Sau đó:

+ Cho nhóm A vỗ 4 nốt đơn, nhóm B vỗ tiếp nối nốt trắng (đổi nhóm);

+ Tất cả vỗ tay 4 nốt đơn rồi giậm chân phải nốt trắng;+ Cho nhóm A vỗ 4 nốt đơn, nhóm B giậm chân nốt trắng (đổi

nhóm);+ Cũng theo cách trên, thay cách vỗ tay hoặc giậm chân bằng gõ

phách.- Tiết tấu 2:

1 2 3 4 1 2 1 đảo - phách

+ Cách làm tương tự như với tiết tấu trên, nhưng vì tiết tấu này khó hơn nên GV có thể chia đôi hình tiết tấu ra, cho vỗ, giậm kèm theo đọc theo số, cuối cùng đọc to câu đảo phách theo hai nốt đơn.

Hoạt đông 3: Học bai hat (15’)Giới thiệu bài

55

Page 56: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV đề nghị HS quan sát, lắng nghe cảnh vật rộng khắp bốn phía quanh mình và cả trên trời, dưới đất (cả nhìn ra mặt nước nếu vị trí đứng gần hồ) (30 giây)

- GV hỏi học sinh nhìn thấy gì, nghe thấy gì?- HS sẽ trả lời trung thực. GV chọn lọc để gọi những HS có các câu trả lời

gần với nội dung bài hát như bầu trời trong xanh bao la, nhiều cây cối hoa lá, chim chóc, …

- GV tóm tắt lại ý các hs trả lời: “… khung cảnh trái đất của chúng ta như các em vừa quan sát, lắng nghe thật đã được nhạc sĩ Lê Hoàng Minh sáng tác bài hát Tiếng hát bạn bè mình. Bài hát này đã được giải thưởng trong cuộc thi sáng tác bài hát thiếu nhi năm 1993”.

- Sau khi tập trung HS lại thành 3 hàng đứng hình vòng cung, GV mở nhạc có lời cho hs nghe bài hát một lần.

Dạy hát- GV dịch giọng xuống dmoll hát từng câu cho hs hát theo. Chú ý những

chỗ khó như bình yên giấc – say (vừa nhảy quãng xa vừa đảo phách); tung cánh – Đón mấy trời (tiếng cánh nốt rê hát xuống nửa cung tiếng Đón ở nốt đô, HS dễ hát nhầm cao độ thành nốt rê); lâu bền lá cành và câu kết Tiếng hát bạn bè mình (nhảy quãng xa và khó liên tục).

- Khi học hát hết bài, GV cho HS hát theo đài đĩa, hát vỗ tay theo phách, theo tiết tấu bài, di chuyển vị trí đứng của các nhóm.

- Trao đổi nội dung bài hát (có thể xen kẽ quá trình học hát):- GV hỏi vài ba em HS: “Trong bài hát có những hình ảnh nào?”- HS: “Mẹ ru con, đàn chim đang bay, mây trời hiền lành, chồi non, bồ

câu, tiếng hát, hành tinh ngát xanh”- GV: “Những hình ảnh đó có đẹp không? Có làm cho em thích thú không?

Tại sao? Em sẽ làm gì để gìn giữ những hình ảnh đó?”- HS: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

Củng cố- GV cho cả lớp hát lại bài, hát theo nhóm, hát cá nhân.- GV lưu ý một số chỗ khó mà HS hát chưa đúng, chưa tốt.

56

Page 57: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV hỏi cảm xúc của HS sau khi học bài hát; hỏi và nhắc lại những hành động đẹp nhằm gìn giữ môi trường trái đất xanh mà HS đã nêu trong suốt tiết học.

VI. Gợi ý cho người sử dụng1. Phương pháp Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho hs chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS. Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải thật chính xác cao độ và trường độ.

Sửa sai về cao độ của bài hát trên: có thể dùng tay ra hiệu cao độ kết hợp hát mẫu thật chậm, to và rõ ràng các chỗ nhảy quãng, đảo phách vài lần cho HS phân biệt và làm theo.

Lưu ý sau mỗi lần HS thực hiện việc gì thì GV nên để HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau nhằm giúp HS tích cực suy nghĩ và hoạt động với các vấn đề đang diễn ra, sau đó nếu cần thì tổng kết hay định hướng đúng cho HS.

2. Hình thức tổ chức hoạt động Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Khi tổ chức chơi trò chơi với tiết tấu, nếu có thời gian GV có thể cho HS tự nghĩ một vài âm thanh khác, GV chọn âm thanh hợp lý cho HS đọc theo.

57

Page 58: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tuần/tiết

Bai học Nôi dung khai thac Mưc đô khai thac, địa điểm tổ chưc

2-3 Em yêu hoà bình Bài hát về chủ đề hoà bình, giáo dục HS lòng yêu chuộng hoà bình, giữ gìn cuộc sống bình yên, chán ghét chiến tranh gây đau thương đổ máu, ngăn chặn những hành vi phá hoại môi trường.

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

4-5Bạn ơi lắng nghe Bài hát về chủ đề thiên nhiên,

giáo dục HS có ý thức yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước trong sạch

Toàn phầnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

8-9 Trên ngựa ta phi nhanh

Bài hát về chủ đề vật nuôi, giáo dục HS ý thức quan tâm và chăm sóc vật nuôi có ích.

Bộ phậnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

12-13 Cò lả Bài hát về chủ đề thiên nhiên và loài vật, giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài chim, tránh săn bắt chim.

Toàn phầnCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

58

ÂM NHẠC LỚP 4

Page 59: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

23-24 Chim sáo Bài hát về chủ đề loài vật, giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho các loài chim

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Sân hoặc vườn trường

26-27 Chú voi con ở bản Đôn

Bài hát về chủ đề loài vật,giáo dục ý thức bảo vệ , chăm sóc voi - một loài thú quí hiếm.

Liên hệCông viên, vườn hoa ( gần trường)Vườn thú Hà NộiSân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Tiết 3: Ôn tập bai hat: Em yêu hòa bình

59

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Hát thuộc lời ca, hát đúng theo giai điệu, tiết tấu và thể hiện được tình cảm

của nội dung bài. Biết hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng và tập biểu diễn. Đọc đúng bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu trong SGK. Qua việc tham gia tiết học này ở ngoài trời, vừa rèn luyện khả năng hoạt

động âm nhạc, vừa hiểu được hòa bình thực chất là những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi, thân thiện và êm ả với chính bản thân mà hàng ngày các em tiếp xúc, sinh hoạt, học hành và vui chơi. Từ đó các em cảm nhận được giá trị của nó và rèn luyện thói quen, ý thức gìn giữ, bảo vệ cảnh quan xung quanh mình.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 60: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Hát thật chính xác, chú ý sắc thái tình cảm của bài hát; Luyện tập một số động

tác vận động và múa theo bài.

Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát “Em yêu hòa bình” (có hát + không hát).

Bảng phụ có dây treo (có thể treo lên cây hoặc mang theo giá để) chép sẵn bài

tập cao độ và tiết tấu.

10 tờ giấy trắng khổ A4, 10-15 mét chỉ hoặc dây dù nhỏ. Nếu có điều kiện thì

có thể chuẩn bị 2-3 phần quà nho nhỏ như kẹo bánh, bút, sách hoặc quà tặng

làm giải thưởng khác.

Học sinh:

Sách Âm nhạc 4.

Vở ghi bài, bút.

Phách.

V. Cac bước tiến hanh1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)

- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.

- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.

2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt đông 1: Trò chơi khéo tay Canh chim hòa bình (8 phút)- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 tờ giấy A4. Yêu cầu HS

tùy ý cắt, dán, xé, vẽ hay gấp hình mỗi tờ giấy một con chim bồ câu trong

vòng 5 phút.

- Sau khi HS mang sản phẩm lên nộp và cả lớp trở về vị trí, GV gọi HS tự

nhận xét, nhận xét chéo nhau và tổng hợp ý kiến. GV giải thích chim bồ

60

Page 61: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

câu chính là biểu tượng của hòa bình, là mong muốn của loài người được

sống trong yên bình, hạnh phúc, là sự thể hiện tình cảm giữa người với

người, giữa người với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh mình.

- Sau khi trao thưởng (nếu có), GV đề nghị HS buộc dây chỉ và treo các

chú chim đó lên các cành cây xung quanh rồi quay trở về tiếp tục học bài.

Hoạt đông 2: Ôn tập bai hat Em yêu hòa bình- GV mở đĩa cho cả lớp hát lại một lần từ đầu đến cuối bài.

- GV gọi 2-3 HS lên vừa hát vừa biểu diễn.

- GV sửa kĩ hơn các từ có luyến cho hs hát theo bằng cách hát chậm, có thể

kết hợp ra hiệu bằng tay đưa theo chiều luyến lên hoặc luyến xuống của

từ: “Tre đướng làng”, “Em yêu xóm làng”, …

- Khi HS hát tương đối tốt, GV xử lí sắc thái tình cảm cho HS bằng cách

làm mẫu và cho HS hát theo: Từ đầu bài đến Yêu những mái trường rộn

rã lời ca hát với âm lượng vừa phải, vui vẻ. Đến cao trào Em yêu dòng

sông hai bên bờ xanh thắm, dòng nước êm trôi lắng động phù sa thì hát

to tát, rõ ràng, trong sáng và đến câu hát cuối thì êm ả, nhẹ nhàng hơn.

- GV hướng dẫn HS vận động và múa theo các động tác đã chuẩn bị.

- GV gọi HS hát múa theo nhóm, cá nhân, … Sau mỗi lần HS thực hiện có

nhận xét hoặc gọi HS nhận xét.

Trao đổi:- GV gợi ý cho HS nhắc lại nội dung bài hát và hỏi bài có những hình ảnh

gì? HS đã được biết những hình ảnh nào trong đó? So sánh với nơi đang

đứng học và nơi mình đang sống, có gì giống với hình ảnh trong bài?

Cảm nghĩ của em với các hình ảnh đó, đẹp? thích? không thích? (tại sao

không thích) Nếu thích thì làm gì để gìn giữ nó và tạo ra nhiều hình ảnh

61

Page 62: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

đẹp hơn? (Hướng vào mục đích cho HS hiểu được giá trị của môi trường

và ý thức gìn giữ nó)

- Sau khi trao đổi, GV mở nhạc cho cả lớp hát lại một lần.

Hoạt đông 2: Bai tập cao đô va tiết tấu- GV mang giá để bảng phụ hoặc treo bảng lên cây vừa tầm nhìn cho HS.

a) Vị trí các nốt đô, mi, son, la trên khuông nhạcGV đọc mẫu cho HS đọc theo cao độ 4 nốt đô – mi – son – la theo chiều đi

lên và đi xuống với tốc độ rất chậm để HS vừa nhận biết vị trí nốt nhạc trên khuông, vừa hình dung được cao độ của nốt.

b) Luyện tập tiết tấuĐây là một tiết tấu tương đối khó. Để thể hiện tốt sự nhanh chậm, ngưng

nghỉ của âm thanh, GV cần phải đọc rất chắc chắn và có phương pháp hướng dẫn linh hoạt, phù hợp. Có thể thực hiện như sau:

+ Nốt đen đọc là đen, lặng đọc là lặng, và đơn đọc là đơn.+ GV gõ phách đều đặn và đọc mẫu cho HS đọc theo:

Với hình ngôi sao, GV hướng dẫn HS im lặng hoặc nắm tay để ngón chỏ vuông góc với miệng (ra hiệu im lặng), có thể phát âm sh, h, … cho sinh động.

Âm hình tiết tấu thứ hai làm tương tự.c) Luyện tập cao độ và tiết tấu

GV chỉ từng nốt cho HS đọc tên nốt (không có cao độ). Sau khi đọc hết lượt,

GV chỉ một số nốt bất kì trong bài để HS nhận diện.

GV chia cả bài làm 4 tiết nhỏ để hướng dẫn HS đọc theo lối móc xích. GV

đọc chậm, rõ ràng kết hợp vỗ tay đều đặn theo phách để làm mẫu cho HS đọc theo.

Khi HS đọc tương đối tốt, GV chia tổ, nhóm, cá nhân đọc.

Củng cố- GV mở nhạc, cho HS hát lại một lần bài Em yêu hòa bình.

62

Page 63: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV hỏi 1-2 HS về những việc làm cụ thể để gìn giữ những hình ảnh thân thuộc yêu thương như thế nào. HS trả lời theo những điều đã trao đổi từ trước và những phát hiện mới trong suốt giờ học.

- GV dặn HS về nhà sáng tạo thêm các điệu múa để phụ họa cho bài hát; nhắc nhở hs luôn có ý thức gìn giữ vệ sinh, gìn giữ cảnh vật và có thái độ tốt với bạn bè, với môi trường xung quanh. Nhớ vị trí các nốt nhạc và đọc tốt bài tập cao độ, tiết tấu.

VI. Gợi ý cho người sử dụng1. Phương pháp Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho hs chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS. Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải thật chính xác cao độ và trường độ.

Tập cho HS đọc cao độ, tiết tấu thật chắc nhịp: Biện pháp tốt nhất là GV khai thác máy đo nhịp; có thể dùng đàn (nếu nơi thực hiện tiết dạy có điện) hoặc ghi tiếng đếm nhịp vào đĩa (tốc độ hơi chậm so với yêu cầu của bài).

Lưu ý sau mỗi lần HS thực hiện việc gì thì GV nên để HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau nhằm giúp HS tích cực suy nghĩ và hoạt động với các vấn đề đang diễn ra, sau đó nếu cần thì tổng kết hay định hướng đúng cho HS.

2. Hình thức tổ chức hoạt động Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Khi tổ chức chơi trò chơi, GV khai thác tối đa không gian sẵn có cho HS; với bài tập đọc tiết tấu, Gv có thể cho HS tập trung sát gần lại với nhau theo từng tốp để họ vừa nhìn thấy, nghe thấy nhau và vừa tạo không khí vui vẻ mà vẫn tập trung.

63

Page 64: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Mô đun 2

Tiết 32: Học bai hat tự chọn: Em hat gọi mặt trời

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Hát thật chính xác, chú ý sắc thái tình cảm của bài hát. Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát “Em hát gọi mặt trời”, “Chú voi con ở Bản

Đôn” (có hát + không hát).Học sinh: Sách Âm nhạc 4. Vở ghi bài, bút. Phách.V. Cac bước tiến hanh

64

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết về một bài hát mang phong cách núi rừng Tây Nguyên với nét nhạc nhẹ

nhàng, vui tươi và hình ảnh con người, thiên nhiên nơi cao nguyên sôi động và đẹp đẽ.

Hát đúng lời và giai điệu của bài hát. Qua việc tham gia tiết học này ở ngoài trời, vừa rèn luyện khả năng hoạt

động âm nhạc, vừa được gần gũi với môi trường thiên nhiên, cảm nhận được giá trị của môi trường sống lành mạnh, hình thành và rèn luyện thói quen, ý thức gìn giữ, bảo vệ cảnh quan xung quanh mình.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 65: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt đông 1: Ổn định lớp, kiểm tra bai cũ (7’)- GV mở nhạc yêu cầu cả lớp hát múa bài “Chú voi con ở bản Đôn”- GV gọi 1-2 HS lên gõ tiết tấu TĐN số 8. Gọi HS nhận xét. GV cho điểm.

Hoạt đông 2: Học bai hat (20 phút)Giới thiệu bài hát

- GV: Hỏi HS lớp 4 đã học bài hát nào về Tây Nguyên? (Bạn ơi lắng nghe; Chú voi con ở bản Đôn)

- GV: Nội dung các bài có những điểm gì giống nhau? (Nói về núi rừng, đồng lúa, con người)

- GV: Tây Nguyên là một vùng đất cao nguyên của Việt Nam bao gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Hôm nay các em sẽ học thêm một bài về Tây Nguyên với những hình ảnh quen thuộc của núi rừng cao nguyên và giai điệu rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, đó là bài hát “Em hát gọi mặt trời” của tác giả Nguyễn Thúy Liễu.

- GV hát theo nhạc một lần.Dạy hát

- Dạy theo lối móc xích. GV hát mẫu từng câu hát với tốc độ chậm để HS hát theo. Khi HS hát tốt cả bài thì nâng tốc độ cho phù hợp với tính chất của bài.

- Chú ý các chỗ khó cần tập riêng và kĩ hơn để hs hát đúng với đặc trưng vùng Tây Nguyên gồm những chỗ luyến, quãng 2 thứ (si-đô, mi-fa), nhảy quãng xa (mau trổ - bông, hòa – tiếng chiêng với tiếng – cồng, nghe buôn – làng) và móc giật.

65

Page 66: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- Khi HS thuộc bài tương đối, GV mở rộng hình thức cho HS hát như chia nhóm cho hát nối, hát đuổi; hát đơn ca, tốp ca, …

Trao đổi- GV: trong bài có những hình ảnh gì? (Mặt trời, cánh đồng, cây lúa, đồi

nương, tiếng cồng chiêng, ngày hội mùa) Em có thích bài hát không? Vì sao?

- GV: hỏi 2-3 HS đã từng thấy những hình ảnh nào giống trong bài? Quan sát xung quanh em và thấy những hình ảnh gì? Nghe thấy gì? Có thấy đẹp không? Có thấy thích không?

- Có thể HS trả lời đẹp hoặc có những nét không đẹp. GV định hướng cho HS để có được môi trường thiên nhiên đẹp đẽ như vậy cần có bàn tay chăm sóc của con người. Các em HS nhỏ có cần tham gia gìn giữ không, hay đó là việc của người lớn? (Khẳng định đó là việc của mọi người).

- Nếu có những hình ảnh không đẹp thì hỏi hs có nhận xét gì, suy nghĩ gì về hình ảnh đó? (VD đường xá bụi bặm, một cây nào đó bị bẻ xác xơ, nước hồ bẩn, …) - Ảnh hưởng đến sức khỏe, cảnh quan.

- GV cùng HS xây dựng một tiêu chí cụ thể để thực hiện. VD mỗi ngày quét/lau nhà một lần giúp mẹ; mỗi ngày nhặt một chiếc lá rụng/một mẩu rác cho vào thùng rác, …

Hoạt đông 3: Trò chơi âm nhạc “Âm thanh của núi rừng”- Thay bằng lời ca, GV mở nhạc và hát bằng âm Hưm (âm mũi) một lần

làm mẫu, sau đó cho HS hát theo. Khi HS thực hiện được rồi, thay Hưm bằng tiếng Tinh.

- GV chia lớp làm 2 nhóm. Mở nhạc chỉ huy cho nhóm thứ nhất hát âm Hưm từ đầu đến “mau trổ bông”; nhóm tiếp theo hát đến hết bài bằng âm Tinh. Sau đó đổi lại.

- GV cho 1 nhóm hát nửa đầu bài là âm Hưm, nửa sau bài là âm Tinh; đồng thời nhóm kia hát lời ca của bài. Sau đó đổi lại.

Củng cố- GV cho cả lớp hát lại bài, hát theo nhóm, hát cá nhân.- GV lưu ý một số chỗ khó mà HS hát chưa đúng, chưa tốt. Gợi ý cho HS

về nhà tự ôn bài, kết hợp vận động, múa và tự sáng tạo thêm hình thức biểu diễn.

66

Page 67: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV hỏi và nhắc lại những hành động đẹp nhằm gìn giữ quê hương, gìn giữ môi trường xung quanh mình mà HS đã nêu trong suốt tiết học.

VI. Gợi ý cho người sử dụng1. Phương pháp Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho hs chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS. Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải thật chính xác cao độ và trường độ.

Thông qua ôn tập các bài hát và bằng các phương pháp đưa ra câu hỏi mở, GV tập cho HS thói quen quan sát, so sánh, nhận xét các sự vật, hiện tượng xung quanh mình và biết nhận xét về bài hát (luyến láy, rộn ràng, vui, …) làm tăng khả năng cảm thụ âm nhạc cho HS.

Lưu ý sau mỗi lần HS thực hiện việc gì thì GV nên để hs tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau nhằm giúp hs tích cực suy nghĩ và hoạt động với các vấn đề đang diễn ra, sau đó nếu cần thì tổng kết hay định hướng đúng cho HS.

2. Hình thức tổ chức hoạt động Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Trò chơi trong bài thực chất là những âm thanh mô phỏng âm thanh của núi rừng mênh mông, kì bí và tiếng đàn đá, đàn T’rưng. GV có thể chia nhóm, quay mặt vào nhau, hoặc đứng sau những hàng cây chẳng hạn, …GV cũng có thể hướng cho HS tự sáng tạo theo cách thể hiện của riêng mình.

67

Page 68: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

A. GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA

Tuần/Tiết

Bai học Nôi dung khai thac Mưc đô khai thac, địa điểm tổ chưc

2-3Reo vang bình minh

Bài hát về chủ đề thiên nhiên, giáo dục HS yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên

Toàn phầnCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trường

4-5 Hãy giữ cho em bầu trời xanh

Bài hát về chủ đề hòa bình, giáo dục HS ý thức bảo vệ hòa bình, yêu hòa bình, chống chiến tranh vì chiến tranh tàn phá cuộc sống thanh bình, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống xã hội.

Liên hệCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trường

6-7 Con chim hay hót

Bài hát về chủ đề loài vật, giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho các loài chim

Liên hệCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trường

12-13 Ước mơ Bài hát về chủ đề thiên nhiên, giáo dục HS biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích cho con người.

Liên hệCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trường

21-22 Tre ngà bên Lăng Bác

Bài hát về chủ đề Bác Hồ, giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên quanh Lăng Bác

Toàn phầnCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trườngLăng Bác

24-25 Màu xanh quê hương

Bài hát về chủ đề quê hương ,đất nước,giáo dục tình yêu thiên nhiên,yêu quê hương và ý thức bảo vệ cảnh

Toàn phầnCông viên, vườn hoa (gần trường)

68

ÂM NHẠC LỚP 5

Page 69: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

quan thiên nhiên Sân hoặc vườn trường30-31 Dàn đồng ca

mùa hạBài hát về chủ đề loài vật, giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho loài ve

Liên hệCông viên, vườn hoa (gần trường)Sân hoặc vườn trường

B. MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU

Mô đun 1

Tiết 8: Ôn tập 2 bai hat: Reo vang bình minh va

Hãy giữ cho em bầu trời xanh

Nghe nhạc: Tiếng hat tuổi thơ

IV. Chuẩn bịGiáo viên: Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát lớp 5.

69

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết hát theo giai điệu và sắc thái 2 bài hát. Tập biểu diễn bài hát theo các hình thức đã học. Hiểu nội dung bài hát, trải nghiệm thực hành việc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan

trường lớp và môi trường xung quanh. Sau khi nghe bài hát Tiếng hát tuổi thơ, có thể cảm thụ giai điệu, tiết tấu

cũng như lời ca của bài một cách tự nhiên, trong sáng với sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 70: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Bài hát Tiếng hát tuổi thơ (nhạc không lời, nhạc có hát) 2 cành hoa, 2 bông hoa bằng giấy hoặc đất nặn dùng làm giải thưởng cho trò

chơi. Hát và biểu diễn tốt cả 3 bài hát.Học sinh: SGK Âm nhạc 5. Vở ghi bài, bút. Giấy khổ A3, hồ dán, bút màu (sáp hoặc bút dạ)V. Cac bước tiến hanh

1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt đông 1: Ôn bai hat “Reo vang bình minh” (15’)- Giáo viên mở đĩa nhạc phần đệm cho cả lớp hát một lần.- Trò chơi vẽ tranh: Chia thành 4 nhóm vẽ và ghép lá khô rụng theo nội

dung bài hát trong vòng 10 phút. Tiêu chí: Vật liệu mỗi nhóm gồm có 1 tờ giấy khổ A3, hồ dán, bút màu và thu lượm lá khô xung quanh; hoàn thành đúng thời gian, bức tranh hài hòa, thể hiện được phong cảnh bình minh trong lành đầy màu sắc rực rỡ. Trong quá trình vẽ phải giữ gọn gàng sạch sẽ, không giây bẩn, không làm bừa bãi ra xung quanh.

- Hết 5 phút, GV đề nghị HS nộp sản phẩm lên phía trước. Gọi 2-3 HS tự nhận xét bài của nhóm và bài của nhóm bạn.

- GS trao thưởng cho 2 bức tranh đẹp hơn 2 cành hoa, còn lại là 2 bông

hoa.

- GV mở nhạc cho cả lớp hát và múa các động tác đơn giản (từ tiết trước

hoặc hướng dẫn mới 1-2 động tác)

Hoạt đông 2: Ôn bai hat “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” (7’)

70

Page 71: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- GV hỏi HS hiểu về “bầu trời xanh” như thế nào? (gợi ý)

- HS: Là thiên nhiên tươi đẹp, không có chiến tranh; môi trường trong

lành, yên ả; là không khí hòa bình, hạnh phúc.

- GV gọi nhóm, cá nhân hát, múa theo nhạc của bài.

- GV gọi HS lên nhận xét; GV tổng hợp và cho điểm.

Hoạt đông 3: Nghe bai hat “Tiếng hat tuổi thơ” (10’)Giới thiệu bài

- GV mở cho HS nghe từ đầu đến cuối một lần bài hát.

- GV giới thiệu: Đây là một bài hát rất hay của nhạc sĩ Thái Nghĩa viết ở

giọng mi thứ. Bài có tính chất nhanh, vui tươi và thanh thoát. (Nội dung

của bài sẽ được GV trao đổi cùng HS sau).

- GV cho HS nghe lời một, tạm dừng và hỏi HS về nội dung. Sau đó cho

nghe nốt và tiếp tục hỏi HS về nội dung.

- GV cho HS nghe lại một lần từ đầu đến cuối. Gọi 2 HS lên phát biểu cảm

nghĩ khi nghe bài hát.

- GV mở phần nhạc không lời và hát theo kết hợp múa phụ họa. Trước khi

hát, có thể gợi ý HS hát cùng.

- GV mở toàn bộ bài hát.

Củng cố

- GV nhắc lại một số hình thức biểu diễn các bài hát vừa ôn. Dặn dò HS

làm gì cũng phải luôn có ý thức gìn giữ, bào vệ môi trường xung quanh

luôn gọn gàng, sạch đẹp, không những không làm ảnh hưởng người khác

mà chính bản thân cũng thấy thoải mái, dễ chịu và thích thú hơn.

VI. Gợi ý cho người sử dụng1. Phương pháp

Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho HS chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ

71

Page 72: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ

chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS.

Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải

thật chính xác cao độ và trường độ.

Thông qua ôn tập các bài hát và bằng các phương pháp đưa ra câu hỏi mở, gv

tập cho hs thói quen quan sát, so sánh, nhận xét các sự vật, hiện tượng xung

quanh mình và biết nhận xét, so sánh các bài hát làm tăng khả năng cảm thụ

âm nhạc cho HS.

Lưu ý sau mỗi lần HS thực hiện việc gì thì GV nên để HS tự nhận xét và nhận

xét lẫn nhau nhằm giúp HS tích cực suy nghĩ và hoạt động với các vấn đề đang

diễn ra, sau đó nếu cần thì tổng kết hay định hướng đúng cho HS.

2. Hình thức tổ chức hoạt động

Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại

khóa.

Đây là tiết học nhạc, không phải học vẽ hay tạo hình, do đó trò chơi chủ yếu

nhằm mục đích hướng vào nội dung bài hát và giáo dục bảo vệ môi trường cho

HS, do đó, GV tổ chức thực hiện một cách nhẹ nhàng, thoải mái; các hoạt động

khác cũng khai thác phần biểu diễn của HS.

72

Page 73: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Mô đun 2

Tiết 28: Ôn tập 2 bai hat: Mau xanh quê hương (Theo điệu Sa-ri-ăng dân ca Khmer) va Em vẫn nhớ trường xưa

Kể chuyện âm nhạc

IV. Chuẩn bịGiáo viên:

Đài đĩa (có pin), đĩa nhạc bài hát lớp 5.

Tranh minh hoạ cho câu chuyện.

Đĩa 2 bản nhạc Menuet (giọng G) và Sonata số 14 (Ánh trăng) của L.V.

Beethoven.

Học sinh:

SGK Âm nhạc 5.

Vở ghi bài, bút.

V. Cac bước tiến hanh1. Tập trung tới địa điểm dạy học; ổn định lớp (5’)

73

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Biết hát theo giai điệu và sắc thái 2 bài hát. Tập biểu diễn bài hát theo các hình thức đã học. Hiểu nội dung bài hát, tham gia trò chơi, qua đó nâng cao ý thức gìn giữ,

bảo vệ cảnh quan trường lớp và môi trường xung quanh. Qua câu chuyện, biết thêm về một nhạc sĩ thiên tài, đồng thời giáo dục HS

tình thương yêu con người. II. Thời gian 1 tiết học (40 phút)III. Địa điểm Công viên, vườn hoa gần trường hoặc vườn trường

Page 74: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

- Giáo viên tập trung học sinh đi thành hai hàng men theo vỉa hè quanh

trường sang vườn hoa/công viên.

- Học sinh xếp thành 3 hàng ngang tại khoảng trống trong vườn hoa/công

viên.

2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt đông 1: Ôn bai hat “Mau xanh quê hương” (10’)Giáo viên mở đĩa nhạc phần đệm cho cả lớp hát một lần.

Trao đổi, thảo luận:

- GV đưa ra yêu cầu và đặt câu hỏi gợi ý cho HS.

- 1-2 HS nhắc lại nội dung bài hát.

- GV chia 3 nhóm, ra hiệu lệnh bằng cách mở bài hát để HS tỏa ra quan sát

xung quanh và nhận xét có những hình ảnh nào giống, khác với “quê

hương” trong bài hát; khi nào tắt nhạc thì tập trung lại và đại diện nhóm

phát biểu (Giống: cây cối xanh tươi, lá cờ tung bay, HS tới trường, quang

cảnh yên ả, thanh bình; Khác: đồng ngô lúa-vườn hoa, sông núi-đường xá

với nhiều xe cộ).

- HS: Hát, quan sát và trả lời; có thể đặt câu hỏi cho nhóm khác.

- GV gọi một nhóm khoảng 8 HS vừa múa vừa hát theo nhạc của bài (HS

tự chuẩn bị trước vì đây là tiết ôn thứ 2 về bài này).

- GV đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ môi trường như

“Em thấy phong cảnh/quang cảnh vườn hoa và xung quanh thế nào?”

(Nhiều hoa, cây cối trông rất đẹp); “Đường xá trong vườn hoa và xung

quanh vườn hoa ra sao?” (Sạch sẽ, thoáng đãng, rất tốt cho vui chơi, nghỉ

ngơi – Có thể sẽ có nhận xét như có rác bẩn, mùi hôi ở một vài chỗ; cây,

hoa bị bẻ, …) Từ đó GV đưa ra những đề nghị cụ thể cho hs như cần giữ

gìn vệ sinh chung để có một “màu xanh quê hương” được tươi đẹp, một

môi trường sạch sẽ, vệ sinh cho chúng ta chơi, học, nghỉ ngơi; cần tự

nguyện dọn rác bẩn và nhắc nhở người khác làm theo, …

74

Page 75: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Hoạt đông 2: Ôn bai hat “Em vẫn nhớ trường xưa” (7’)- GV mời một nhóm 5 HS hát trong đó có 1 em lĩnh xướng; 8 HS múa theo

nhạc bài “Em vẫn nhớ trường xưa” 2 lần liền nhau có dạo đầu, giữa: Lần

1 tất cả hát 2 lời; dạo xong 1 em lĩnh xướng lời 1 rồi tất cả vào lời 2.

Nhận xét, trao đổi:

- GV hỏi một em miêu tả lại hình ảnh ngôi trường trong bài hát và cùng

thảo luận về những hình ảnh đó; hỏi cảm nhận của 2-3 HS về nội dung

của bài; liên tưởng tới quang cảnh, môi trường thanh bình, hài hòa màu

sắc và ý thức chăm sóc, giữ gìn cây cối luôn xanh tươi, mượt mà, rợp

bóng mát che nắng mưa cho em tới trường.

Hoạt đông 3: Kể chuyện âm nhạc “Khúc nhạc dưới trăng” (15’)- GV mời một HS lên phía trước cầm sách giáo khoa đọc to, vừa phải và

truyền cảm câu truyện.

Trao đổi:

GV hỏi:+ Câu chuyện diễn ra ở đâu? Thời gian nào? Có những nhân vật

nào?+ Nội dung câu chuyện?

Thông tin cho câu hỏi:+ Câu chuyện diễn ra vào đêm mùa thu thại một thị trấn ở nước

Đức. Chuyện gồm có nhạc sĩ Bét-tô-ven, người đàn ông và con gái của ông ta.

+ Chuyện nói về hoàn cảnh ra đời của bản Xô-nát Ánh trăng của nhạc sĩ thiên tài người Đức Bét-tô-ven (Sonata số 14 – L.V. Beethoven). Câu chuyện ngắn gọn, giản dị đã nêu được lòng ham mê âm nhạc của cả những người lao động nghèo; tình cảm, tình yêu âm nhạc và những trải nghiệm cuộc sống đã làm cho nhạc của Bét-tô-ven chiếm được cảm tình của mọi tầng lớp công chúng trong xã hội.

75

Page 76: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

GV gợi ý để cho hs có thể tóm tắt nội dung câu chuyện. Sau đó gọi 1-2 em xung phong lên phía trước kể chuyện theo tranh đã được GV chuẩn bị với câu gợi ý ngắn gọn và mở nhạc nền trong khi hs kể như sau:

Nhạc sĩ Bét-tô-ven đang đi dạo (nhạc nền bản Menuet)

Nhạc sĩ nghe thấy tiếng nhạc và ghé thăm nhà (nhạc nền bản Menuet)

76

Page 77: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Nhạc sĩ chơi đàn (nhạc nền bản Menuet, ngừng 1 lát chuyển bản Sonata Ánh trăng đến hết câu chuyện)

Nhạc sĩ trở về nhà với âm hưởng bản nhạc vừa mới sáng tác

77

Page 78: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

Nhạc sĩ hoàn thiện bản nhạc Xô-nát Ánh trăngTiếng nhạc dứt, câu chuyện kết thúc. Cả lớp vỗ tay tán thưởng. GV gọi 1

HS nhận xét bạn kể (Giọng kể, sự tự tin, độ chính xác, …) GV nhận xét và cho điểm người kể.

Nếu có thời gian, GV mời 4 HS lên đóng vai và thực hiện câu chuyện: Người dẫn chuyện, nhạc sĩ Bét-tô-ven, người cha và con gái.

Củng cố (2’):

- Giáo viên khái quát lại các kiến thức vừa học: Một số kĩ năng hát có múa

phụ họa, hát lĩnh xướng. Nhắc lại nội dung các bài hát miêu tả quê

hương, mái trường và câu chuyện về nhạc sĩ Bét-tô-ven với bản nhạc Xô-

nát Ánh trăng.

- GV đặt các tình huống ngược lại, nếu vứt rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành,

… thì các em sẽ hình dung thấy các con đường, vườn hoa, cây cối, nhà

trường, … sẽ như thế nào?

- GV nhấn mạnh: Để có được những hình ảnh rất đẹp như vậy cần có bàn

tay chăm sóc, giữ gìn cảnh quan, môi trường của con người, mà chính

78

Page 79: Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường

các em cũng là những người tích cực góp phần vào việc bảo vệ môi

trường đó.

Kết thúc:

GV dẫn HS trở về trường theo lối cũ.VI. Gợi ý cho người sử dụng1. Phương pháp Dựa vào phương pháp truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp gợi

mở cho hs chủ động tìm hiểu, hoạt động; không dựa quá nhiều vào dụng cụ trực quan mà khai thác môi trường tự nhiên sẵn có xung quanh địa điểm tổ chức dạy học ngoài trời.

Sử dụng nhiều phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập cho HS. Dạy học ngoài trời có khó khăn và thuận lợi riêng. GV cần quan sát, bao quát

lớp học chặt chẽ hơn, nói với âm lượng to hơn và khi hát không có đàn phải thật chính xác cao độ và trường độ.

Thông qua ôn tập các bài hát và bằng các phương pháp đưa ra câu hỏi mở, gv tập cho HS thói quen quan sát, so sánh, nhận xét các sự vật, hiện tượng xung quanh mình và biết nhận xét, so sánh các bài hát làm tăng khả năng cảm thụ âm nhạc cho HS.

Lưu ý sau mỗi lần HS thực hiện việc gì thì GV nên để hs tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau nhằm giúp hs tích cực suy nghĩ và hoạt động với các vấn đề đang diễn ra, sau đó nếu cần thì tổng kết hay định hướng đúng cho HS.

2. Hình thức tổ chức hoạt động Với lợi thế không gian thuận lợi, thoải mái hơn dạy học trong lớp, GV tổ chức

cho HS học theo hình thức kết hợp chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức hoạt động 3 Kể chuyện âm nhạc, GV cần cho HS đứng gần người kể hơn để có thể nghe rõ câu chuyện. Khi HS chơi trò đóng vai, HS vừa nhìn vào tranh vừa kể và GV động viên, gợi ý lời thoại, không cần chính xác câu từ mà chỉ cần đúng nội dung chính. Các HS khác ngồi thành vòng tròn hoặc chữ U, chữ C hẹp (có thể 2-3 tầng) để tiện quan sát và nghe được lời thoại của nhân vật.

79