13
ĐẠI CƢƠNG VÀ SƠ CẤP CU VBNG Mc tiêu: - Biết sinh lý bnh ca bng - Chẩn đoán được mt tổn thương bỏng: nguyên nhân, độ sâu, din tích, vtrí - Gii quyết được sơ cấp cu mt tình hung bng 1. Nhc li gii phu và chức năng da: 1.1 Gii phu da: Epidermis Dermis Hypodermis 1.2 Chức năng da Diện tích da: sơ sinh 0,25m 2 ; người ln: 1,6 - 2 m 2 Din tích da theo công thc: Din tích (m 2 ) = [87 (H + W) 2600] /10 000 H: chiu cao tính theo cm W: cân nng tính theo kg Hoặc1kg tương ứng 221 cm 2 da Cu to 3 lp: biu bì, trung bì và hn bì, biểu bì thay đổi mi sau 4 6 tun

đại cương sơ cấp cứu về bỏng

  • Upload
    som

  • View
    35

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

ĐẠI CƢƠNG VÀ SƠ CẤP CỨU VỀ BỎNG

Mục tiêu:

- Biết sinh lý bệnh của bỏng

- Chẩn đoán được một tổn thương bỏng: nguyên nhân, độ sâu, diện tích, vị trí

- Giải quyết được sơ cấp cứu một tình huống bỏng

1. Nhắc lại giải phẫu và chức năng da:

1.1 Giải phẫu da:

Epidermis

Dermis

Hypodermis

1.2 Chức năng da

Diện tích da: sơ sinh 0,25m2; người lớn: 1,6 - 2 m

2

Diện tích da theo công thức:

Diện tích (m2) = [87 (H + W) – 2600] /10 000

H: chiều cao tính theo cm

W: cân nặng tính theo kg

Hoặc1kg tương ứng 221 cm2 da

Cấu tạo 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạn bì, biểu bì thay đổi mới sau 4 – 6 tuần

Page 2: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

a. Biểu bì:

Bảo vệ cơ thể, cách nhiệt, giữ nước. Khi mất biểu bì hiện tượng mất nước qua da tăng

10 – 20 lần

Nhận cảm giác, tránh nguy hại cho cơ thể

Thẩm mỹ (màu da), giúp tổng hợp vitamin D

b. Trung bì:

Nuôi biểu bì qua lớp nhú, bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và chất độc

Điều chỉnh thân nhiệt: mồ hôi, co giãn lưới mao máu

Cảm giác: xúc giác, áp lực, rung, nhiệt, ngứa, đau

Đảm bảo tính đàn hồi, dẻo của da

Hấp thụ thuốc qua ống tuyến, chân lông va lớp nhú vào vào cơ thể

Hàng rào sinh học miễn dịch, có các tế bào miễn dịch sinh tiết các men, cytokine

Tham gia đáp ứng viêm

c. Hạ bì:

Mạch máu phong phú nuôi trung bì, giúp da di động trên cơ, gân và xương

Hấp thu thuốc, chất hoà tan, dự trữ năng lượng

2. Đại cƣơng về bỏng

2.1 Định nghĩa

Bỏng là thương tổn bề mặt cơ thể nông hay sâu, gây hư hại hay biến đổi cấu trúc da

hoặc các thành phần của nó. Tổn thương của bỏng không chỉ khu trú tại chỗ mà còn có thể

gây ra rối loạn toàn thân.

Tác nhân gây bỏng thường là nhiệt, hoá chất, điện và tia xạ.

2.2 Nguyên nhân:

a. Bỏng do sức nóng : thường gặp nhất

Bỏng do sức nóng khô: củi gỗ, xăng dầu, bình khí gas, oxy ... bị nổ, kim loại nung

Bỏng do sức nóng ướt: nước sôi, dầu mỡ, nhựa đường

Bỏng do độ lạnh: nitơ lỏng

Nhiệt độ

- Nhiệt độ 44- 45oC: đe doạ sự sống tế bào, tiếp xúc 6h gây hoại tử biểu bì

- Nhiệt độ 46- 47oC: Giảm 50% ATP tế bào, tế bào biểu mô tử vong ở 47

oC

- Nhiệt độ 50oC: Tổn thương chất nguyên sinh cóthể hồi phục

Page 3: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

- Nhiệt độ 50- 60oC: Thoái biến protein không hồi phục, hoại tử biểu bì

- Nhiệt độ 60- 70oC: Hoại tử tế bào, collagen biến chất ở 65

oC

Năng lượng tiếp xúc

- 3 – 8calo/cm2: tổn thương vừa

- 8 – 10 calo/cm2: tổn thương nặng

- 10 – 40calo/cm2:tổn thương rất nặng

- 40 – 1000calo/cm2: gây hoại tử

Thời gian tiếp xúc gây bỏng sâu

- 1 giây ở 68oC-

- 5 giây ở 60oC

- 30 giây ở 54oC

- 2 phút ở 52oC

- 5 phút ở 49oC

b. Bỏng do điện :

Sét đánh

Điện giật (điện hạ thế và cao thế)

c. Bỏng do hoá chất :

Acid, base, muối kim loại nặng

d. Bỏng do bức xạ :

Tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia laser, tia gamma, hạt cơ bản beta

2.3 Sinh lý bệnh của bỏng:

a. Tại chỗ

Khi tác nhân gây bỏng tiếp xúc với bề mặt da, nhiệt độ cao sẽ phá huỷ tổ chức ở mô da,

đồng thời làm đông tác mạch máu dẫn đến hoại tử da. Sự phóng thích các hoá chất trung gian

và thay đổi tính thấm thành mạch sẽ dẫn đến sự thoát huyết tương gây phù nề hoặc bóng

nước tại vị trí bỏng. Sự thoát huyết tương xảy ra ở cả vùng bỏng lẫn da lành. Tính thấm thành

mạch tăng dần và đạt tối đa sau 8 -12h sau bỏng, giảm dần về bình thường sau 24 – 72h sau

bỏng. Ngoài ra, tổn thương ở hệ bạch huyết và các mao mạch cũng làm hạn chế sự hấp thu

dịch ở tổn thương. Tổn thương tại chỗ có 3 vùng xác định

1. Vùng hoại tử: sức nhiệt > 60 oC

2. Vùng cận hoại tử: sức nhiệt 45 - 60 oC

3. Vùng xung huyết

Page 4: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Nếu điều trị không thích hợp vùng cận hoại tử có thể chuyển thành hoại tử bỏng sâu.

b. Toàn thân

Khi diện tích bỏng rộng, lượng huyết tương mất đi nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn

có thể dẫn đến tình trạng sốc bỏng. Sự suy giảm cung lượng tim và cô đặc máu kèm với sự

thoái biến myoglobin (bỏng sâu) có thể gây nên tình trạng suy thận cấp trước thận và tại thận.

Rối loạn huyết động học cũng làm giảm tưới máu não, biểu hiện bởi rối loạn tri giác, ban đầu

là kích thích vật vã, sau là lơ mơ và hôn mê. Tình trạng sốc nếu không được dự đoán, nhận

biết và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.

Ngoài ra ở bệnh nhân bỏng nặng và sâu còn có tình trạng suy giảm miễn dịch và nhiễm

trùng.

2.4 Diễn tiến bình thƣờng của bỏng:

Đa số bỏng nông, diện tích hẹp nên tiên lượng nhẹ, chỉ cần chăm sóc tại chỗ là khỏi.

Bỏng nặng diễn biến qua các giai đoạn:

a. Giai đoạn 1: sốc bỏng (48 giờ đầu)

Do đau: BN kêu la vật vã, nôn và buồn nôn, dần dần nằm lả đi, vẻ mặt thờ ơ, vã mồ hôi

ở trán, mũi, lạnh đầu chi.

Do giảm khối lượng tuần hoàn: huyết tương thoát ra ngoài mạch, ngấm vào tổ chức gây

phù nề. Nạn nhân nằm lả đi, mạch nhanh nhỏ, HA tụt.

Xét nghiệm máu: máu bị cô đặc, dự trữ kiềm giảm, BN nhiễm toan. Kali máu tăng,

creatinin tăng.

Các cơ quan bị ảnh hưởng của sốc là : não, gan, thận, trong đó thận nặng nền nhất. Dễ

bị viêm thận do sốc bỏng: nước tiểu ngày càng ít đi, đỏ đặc, đái ra huyết cầu tố, protein… Từ

thiểu niệu, dần dần trở nên vô niệu à suy thận cấp.

Nếu không bồi phụ khối lượng tuần hoàn sớm và đầy đủ, tỷ lệ tử vong rất cao.

b. Giai đoạn 2: nhiễm độc huyết (3-15 ngày)

Do hấp thụ các chất độc từ tổ chức bị hủy hoại và độc tố vi trùng, hoặc do hậu quả của

những rối loạn gan, thận sau giai đoạn sốc bỏng

Page 5: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Về lâm sàng: BN kích thích vật vã, lơ mơ, tri giác kém dần, có thể di vào hôn mê. BN

sốt cao 40 – 410 C, da lạnh, nổi vân tím. BN thở nhanh nông, không đều, do bị viêm phổi. BN

chán ăn, nôn, đi ỉa lỏng và thậm chí còn bị chảy máu tiêu hoá.

Xét nghiệm máu: lượng hồng cầu giảm do máu bị cô đặc, rối loạn điện giải và toan hoá

máu. Ure và creatinin tăng cao, protein giảm.

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy cần điều trị tại

chỗ, cắt lọc tổ chức hoại tử tốt, bồi phụ đủ khối lượng tuần hoàn, cân bằng đực điện giải máu

cho BN

c. Giai đoạn 3: nhiễm trùng huyết

Do mất một diện tích da rộng và trong thời gian dài. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu

vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ xanh, có thể cả uốn ván. Nhiễm trùng tại chỗ bỏng có

thể gây nhiễm khuẩn máu. Những trường hợp bỏng nặng, nếu qua được thời kỳ sốc bỏng, thì

70 % tử vong trong giai đoạn này.

Về điều trị: vô trùng, kháng sinh, bồi phụ máu, dịch đủ và ghép da sớm cho bệnh nhân.

d. Giai đoạn 4: phục hồi hoặc suy kiệt

Vết bỏng lành sẹo (độ II không cần ghép da, tự lành sau 2 tuần). Các chức năng cơ

quan và vận động dần hồi phục.

Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, ghép da sớm… thì BN hồi phục dần.

Nếu điều trị kém, bỏng nặng…BN suy kiệt dần với một vòng luẩn quẩn: thiếu máu,

thiếu protein, nhiễm khuẩn… càng loét thêm, miếng da ghép bị bong và cuối cùng là tử vong.

3. Chẩn đoán bỏng

a. Tác nhân: như mục 2.2

Sức nóng (khô, ướt)

Điện, sét

Hoá chất

Bức xạ

b. Diện tích:

Người lớn theo “luật 9” của Wallace:

Vị trí Diện tích ( %) Cộng

Đầu – mặt – cổ 9 % 9 %

Thân mình phía trước 9 % x 2 18 %

Thân mình phía sau 9 % x 2 18 %

Page 6: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Một chi trên 9 % 18 % ( 2 tay)

Một chi dưới 9 % x 2 36 % ( 2 chân )

Vùng hậu môn sinh dục 1 % 1 %

100 %

Cách tính bằng lòng bàn tay ( theo Faust ): mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân được tính

bằng 1 % diện tích da bị bỏng (các ngón tay khép, duỗi thẳng, Diện tích tính từ lằn cổ tay đến

đầu các ngón tay)

Đối với trẻ em: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ đầu mặt cổ so với chi dưới càng lớn hơn

người lớn.

Sơ sinh 1 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 13 tuổi.

Đầu mặt 20 % 17 % 13 % 10 % 8 %

Hai đùi 11 % 13 % 16 % 18 % 19 %

Hai cẳng chân 9 % 10 % 11 % 12 % 13 %

Luật 9 của Wallace

c. Độ sâu:

Hiện nay có nhiều cách phân loại độ sâu của tồn thương bỏng:

Page 7: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Dupuytren chia bỏng làm 6 độ: da đỏ, nốt phỏng, hoại tử trung bì, hoại tử toàn lớp da,

hoại tử da cơ và xương.

Quân Y Pháp chia bỏng thành 2 loại:

- Bỏng kín: vết bỏng tự liền da

- Bỏng hở: vết bỏng có mô hạt

Một số nước Âu Mỹ phân chia theo độ sâu bỏng thành 3 độ: Độ I, độ II (độ II nông và

độ II sâu), độ III (độ III nông và độ III sâu).

Nga phân chia thành 4 độ: độ I, độ II, độ IIIa, độ IIIb, độ IV.

Hiện nay phần lớn viện bỏng ở nước ta chia mức độ tổn thương bỏng thành 2 nhóm

(bỏng nông và bỏng sâu) và 5 mức độ sâu (theo tác giả Lê Thế Trung)

Bỏng nông Bỏng sâu

Độ I Độ II Độ III

Độ IV Độ V III nông III sâu

Viêm cấp đỏ

da do bỏng

Tổn thương

biểu bì, lớp đáy

còn

Tổn thương

lớp nhú, phần

phụ của da còn

Tổn thương

lớp lới, chỉ còn

phần sâu tuyến

mồ hôi

Bỏng toàn bộ

lớp da

Bỏng da và

các lớp dưới

da, nội tạng

1. Viêm da: (bỏng độ I).

- Tổn thương lớp nông biểu bì, viêm da vô trùng

- Da xung huyết, viêm nề

- Khỏi sau 2 - 3 ngày

- Hay gặp khi tắm nắng

Page 8: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

2. Bỏng lớp thượng bì (độ II).

- Tổn thương biểu bì, phần lớn lớp đáy còn nguyên vẹn

- Vòm phỏng mỏng, nền hồng nhạt, tăng cảm

- Dịch nốt phỏng vàng trong hoặc hang nhạt

- Tự khỏi nhờ biểu mô từ phần còn lại của các tế bào mầm ở lớp đáy biểu bì

- Khỏi sau 7 – 10 ngày để lại nền nhạt màu hơn da lành xung quanh.

3. Bỏng trung bì: (độ III)

a. Bỏng lớp trung bì nông (độ III nông).

- Tổn thương tới lớp nhú, còn ống, gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã

- Nốt phỏng vòm dày, nền đỏ

- Dịch nốt phỏng màu trắng đục, có các cục huyết tương đông vón

- Tăng cảm kể cả với luồng không khí

- Tự liền nhờ biểu mô hoá từ các phần phụ còn lại của da

- Khỏi sau 12 – 15 ngày

b. Bỏng lớp trung bì sâu (độ III sâu) da bị hoại tử:

- Tổn thương tới lớp lưới trung bì, chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi

- Giảm cảm giác đau

- Bỏng độ trung gian, nhiều dạng tổn thương, khó chẩn đoán

- Hoại tử rụng vào N12 – N14 sau bỏng

- Rất dễ chuyển thành bỏng sâu (độ IV)

- Mô hạt mọc lên xen kẽ với các đảo biểu mô của tuyến mồ hôi. Thời gian tự khỏi 30-

40 ngày.

4. Bỏng toàn bộ lớp da (độ IV)

- Tổn thương sâu hết lớp da, qua lớp da hoại tử nhìn thấy các lưới huyết quản ở dưới da

bị hoại tử lấp quản có đông máu trong lòng huyết quản

- Dạng hoại tử khô hoặc ướt

- Tất cả các thành phần biểu mô đều bị phá huỷ

- Không tự liền được do không còn các thành phần biểu mô

- Hoại tử rụng hình thành mô hạt

a. Hoại tử khô

- Chắc, khô, đen hoặc vàng sẫm, lõm hơn da lành

- Lưới tĩnh mạch dới da lấp quản

Page 9: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

- Khô đét và rụng cả khối, nhiều dịch mủ phía dưới

- Thường do sức nhiệt khô: lửa, tiếp xúc vật nóng

b. Hoại tử ướt:

- Màu trắng bệch, đỏ xám như đá hoa, tro xám

- Gồ cao hơn da lành

- Xung quanh phù nề xung huyết rộng

- Tan rữa và rụng từ N15 – N20

Sau 3-4 tuần hoại tử rụng. Hoại tử ướt rụng nhanh hơn hoại tử khô. Mô hạt mọc và có

hiện tượng biểu mô hoá từ bờ vết thương vào giữa.

5. Bỏng da và các lớp dưới cân (độ V)

- Tổn thương qua lớp da tới cơ, gân, xương, nội tạng

- Thường do bỏng điện cao thế, bỏng lửa khi lên cơn động kinh

- Khám thấy lộ gân cơ xương hoại tử

- Thời gian rụng hoại tử: 2 – 3 tháng

Mô hoại tử thường rụng muộn và có nhiều biến chứng như viêm khớp, viêm sụn, viêm

xương, chảy máu thứ phát, hình thành các ổ mủ hoặc viêm mủ lan rộng. Bỏng độ I, II, III, là

bỏng nông: vết thương có thể tự liền đươc, ít để lại những di chứng tại chỗ ảnh hưởng xấu

đến chức năng vận động các khớp.

Nếu bỏng sâu có diện tích rộng tiên lượng sẽ nặng có nhiều biến chứng tại chỗ và toàn

thân, khi chữa khỏi thường có di chứng tại chỗ ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động và

thẩm mỹ.

Để phân độ chính xác dộ bỏng, cần hỏi kĩ bệnh sử, thăm khám, làm các nghiệm pháp

lâm sàng và cận lâm sàng, có thể nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau

- Hỏi bệnh: thời điểm, hoàn cảnh bị bỏng, tác nhân bỏng, sơ cứu…

- Lâm sàng: - Quan sát: lới tĩnh mạch lấp quản, rụng móng tay, chân, nứt nẻ, lộ gân,

cơ, xương, khớp, các tạng

- Các nghiệm pháp:

+ Thử cảm giác vùng da bỏng

+ Cặp rút lông còn lại ở vùng hoại tử

+ Rạch hoại tử giải phóng chèn ép

+ Nghiệm pháp tuần hoàn vùng bỏng

- Các phương pháp khác: chất màu, laser dopler, siêu âm, đồng vị phóng xạ, chụp

nhiệt hình, phản chiếu tia sáng, đo điện trở da, đo pH da, sinh thiết vùng da bỏng…

Page 10: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Bỏng độ I Bỏng độ II Bỏng độ III

Bỏng độ IV (hoại tử khô) Bỏng độ IV (hoại tử ướt) Bỏng độ V

d. Phân độ:

Đặc điểm Bỏng nặng Bỏng trung bình Bỏng nhẹ

Diện tích bỏng >=25% 15-25% <15%

Diện tích bỏng sâu >=10% 2-10% <2%

Bỏng sâu cổ, tay,

chân, tầng sinh môn

(+) (-) (-)

Bỏng hô hấp (+) (-) (-)

Thương tổn kèm theo (+) (-) (-)

Bệnh mạn tính (+) (-) (-)

4. Tiên lƣợng:

4.1 Nguyên nhân gây bỏng:

Bỏng do hoá chất nặng hơn bỏng nhiệt, nhiệt khô thường gây bỏng sâu do đó thường

nặng hơn bỏng do sức nhiệt ướt. Tử vong do bỏng lửa cao hơn bỏng nước sôi. Bỏng điện cao

thế thường sâu đến các khối cơ, nhiều mô hoại tử và chảy máu thứ phát. Bỏng do hơi nóng và

các khí nóng thường kèm theo bỏng đường hô hấp. Bỏng do vôi tôi thường có hoại tử ướt do

đó dễ bị nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn mủ xanh

Page 11: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

4.2 Diện tích và độ sâu của bỏng:

Nếu chỉ bỏng nông dù diện tích rộng tới 90% vẫn có khả năng cứu sống được. Nhưng

nếu bỏng sâu từ 40% diện tích cơ thể trở lên vẫn có một tỷ lệ tử vong khá cao

4.3 Cơ địa bệnh nhân:

Trẻ em và người già tiên lượng nặng hơn so với người lớn nếu có cùng diện tích và

mức độ tổn thương bỏng như nhau.Người đang mắc bệnh sốt rét , lao phổi…Tiên lượng xấu

hơn người bình thường. Phụ nữ chửa bị bỏng thường có diễn biến nặng

4.4 Dựa vào vị trí bỏng:

Bỏng đường hô hấp hiếm gặp hơn nhưng rất nặng. Bỏng vùng đầu mặt, tiên lượng nặng

có lẽ do rối loạn vận mạch gây thiếu máu não, gây phù não. Bỏng vùng hậu môn sinh dục dễ

bị nhiễm khuẩn. Bỏng bàn tay gây sẹo co và dẫn đến mất chức năng của bàn tay…

4.5 Hoàn cảnh:

Khi lên cơn động kinh, say rượu, ngất, bất tỉnh mà bị bỏng thì thường là bỏng sâu vì

người bệnh mất ý thức tự bảo vệ.

4.6 Căn cứ vào cách điều trị và hoàn cảnh bị bỏng:

Sau khi bị bỏng có được cấp cứu kịp thời hay không? Cách chữa có chính xác hay

không? đó là những vấn đề có liên quan đến các biến chứng xảy ra như: sốc, nhiễm độc,

nhiễm khuẩn, suy mòn và khả năng tái tạo và phục hồi của vết bỏng.

Đơn giản hơn:

Theo Baux Score: (tuổi bệnh nhân + % bỏng sâu) = tỉ lệ tử vong

Theo Kazuhumi Okamoto

1/2 (S% bỏng độ 2 + S % bỏng độ 3 + tuổi) = tỉ lệ tử vong

(Chú ý độ bỏng 2, 3 theo công thức Kazuhumi Okamoto tương ứng độ 2,3 và 4,5 theo

Lê Thế Trung)

5. Xử trí:

5.1 Sơ cứu tại chỗ :

Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng

Loại bỏ các vật dụng có thể gây chít hẹp như nhẫn, vòng, thắt lưng, giày, ủng.

Nếu quần áo không còn tác nhân gây bỏng, không cần thiết phải cởi. Nếu còn tác nhân

gây bỏng, không lột bỏ quần áo, mà dùng kéo cắt tháo bỏ, không bóc quần áo dính vào vết

bỏng, không làm vỡ các bóng nước, không bôi các thuốc khác.

Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh 10-250C chảy liên tục trong 15 phút

Page 12: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch và chuyển ngay

tới bệnh viện.

Chống đau: có thể dùng Morphin 1% ngoại trừ bỏng vùng hô hấp.

Ủ ấm

Riêng bỏng vùng đầu, mặt cổ : có ngưng tuần hoàn phải hà hơi thở ngạt và xoa bóp tim

ngoài lồng ngực.

Thiết lập đường truyền (nếu có thể) ở vị trí da lành hoặc vùng da tổn thương (khi cần

thiết)

5.2 Nguyên tắc xử trí tại bệnh viện :

a. Bỏng nhẹ: điều trị ngoại trú

Chăm sóc vết thương

Kháng sinh

Thuốc giảm đau

Ngừa uốn ván

b. Bỏng trung bình, bỏng nặng

Điều trị toàn thân (Hồi sức hô hấp, chống sốc) trước rồi điều trị vết bỏng sau.

Hồi sức hô hấp:

- Rất quan trọng (đặc biệt trong bỏng đường hô hấp)

- Kiểm tra đường thở, đảm bảo thông khí. Thở oxy qua mash có dự trữ

- Rạch giải áp đối với bỏng sâu vùng cổ, ngực, bụng để cải thiện thông khí

- Đặt nội khí quản khi:

+ suy hô hấp

+ mất tri giác

+ có dấu hiệu lâm sàng tổn thương do hít

Chống sốc bỏng :

- Đặt sonde thông tiểu

- Đo áp lực TM trung ương

- Mở đường truyền tĩnh mạch lớn xa nơi bỏng để truyền lượng dịch lớn trong 24 giờ

đầu

- Bồi hoàn điện giải:

+Công thức Brooke

24 giờ đầu : (8 giờ đầu ½ , 8 giờ kế ¼ , 8 giờ cuối ¼ )

Page 13: đại cương sơ cấp cứu về bỏng

dd điện giải 1,5ml x P kg x S %

dd keo 0,5ml x P kg x S %

dd Glucose 5% 2000ml

24 giờ sau

dd keo và dd điện giải = ½ nhu cầu 24 giờ đầu

dd Glucose 5% 2000ml

+Công thức Parkland

24 giờ đầu

dd Lactate Ringer 4ml x P kg x S %

24 giờ sau:

dd keo 0,5ml x P kg x S %

dd Glucose 5% 2000ml

+ Tiến hành xét nghiệm Ion đồ, Uré, creatinine máu, đường máu, dung tích hồng cầu,

khí máu động mạch, ECG, X-quang phổi (mỗi 4-6 giờ)

- Giảm đau

- Phòng ngừa uốn ván

- Kháng sinh sớm

- Dinh dưỡng

- Vitamin

Điều trị vết thương bỏng :

- Giảm cọ sát, chống khuẩn, hạn chế thoát huyết tương, tạo điều kiện để mau hồi phục.

- Rửa sạch vết thương bằng nước muối đẳng trương.

- Sát trùng da quanh vết bỏng.

- Nếu vết thương bỏng có da hoại tử đen, thì tiến hành cắt lọc.

- Băng kín bằng dịch vô trùng.

- Băng ngoài bằng gạc khô, thấm dịch.

Với bỏng sâu: mổ sớm, lựa một trong các giải pháp:

- Cắt lọc hoại tử sớm (3-7 ngày), ghép da ngay

- Cắt lọc hoại tử sau 7-10 ngày, khi vết thương có tổ chức hạt – ghép da

- Cắt lọc hoại tử muộn, ghép da lên tổ chức hạt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Lê Thế Trung, Bỏng Những Kiến Thức Chuyên Ngành, Nhà xuất bản Y học,

2003.