106
CÁC LOẠI TRẠM, PHÕNG MÁY, TUYẾN MÀ VIETTEL ĐANG TRIỂN KHAI THI CÔNG. Trạm dây co( trên mái) Trạm dây co( dưới đất) Trạm trên mái (cột tự đứng hapulico)

các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

CÁC LOẠI TRẠM, PHÕNG MÁY, TUYẾN MÀ VIETTEL ĐANG TRIỂN

KHAI THI CÔNG.

Trạm dây co( trên mái) Trạm dây co( dưới đất) Trạm trên mái (cột tự

đứng hapulico)

Page 2: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Trạm dưới đất( cột tự

đứng Hapulico)

Trạm trên mái( cột cóc

trên mái)

Trạm dưới đất (Cột tự

đứng tam giác)

Page 3: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Trạm phát sóng di động Móng cột anten trên mái Trạm dưới đất (cột tự

đứng tứ giác)

Page 4: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Móng cột dưới đất Mo Phòng máy lắp ghép trên

mái

Móng co dưới đất ( Móng

ngược)

Page 5: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Phòng máy xây mới Móng co dưới đất

(Móng xuôi)

Lắp đặt 2 gá chống xoay

Page 6: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Lắp đặt Viba Lắp đặt bộ gá GSM Lắp đặt 01 gá chống xoay

Page 7: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG MÓNG CỘT ANTEN DƯỚI ĐẤT

Để đảm bảo chất lượng xây dựng móng cột dưới đất đảm bảo ta phải tiến

hành thi công theo các bước sau:

1. Giác móng.

3. Đào đất hố móng.

2. Kiểm tra vật liệu, vật tư đưa vào thi công.

6. Lắp dựng cốp pha.

4. Đổ bê tông lót móng cột.

5. Lắp dựng cốt thép.

7. Công tác bê tông đế móng cột

8. Lắp dựng bu lông móng Mo và Mco đảm bảo.

9. Đổ bê tông móng Mo và móng Mco.

10. Công tác tháo dỡ coppha và bảo dưỡng bê tông.

11. Lấp đất và hoàn trả mặt bằng.

Page 8: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 1: Kỹ thuật giác móng:

1. Giác móng - Để xác định chính xác vị trí các móng co đối với móng giữa (móng M0) các

đội thi công phải được trang bị 1-2 bộ giác móng, (65÷70)m dây cước, 01 thước

dây dài 50m theo hình vẽ dưới đây:

Page 9: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Đặt giác móng vào vị trí Mo, quay 1 đỉnh của bộ giác móng về hướng của 1

móng co theo theo hướng thiết kế, căng dây đúng vào rãnh ở đỉnh và rãnh ở cạnh

đối diện, kéo thước xác định vị trí theo móng co theo cự ly quy định. Đóng cọc

xác định móng co thứ nhất.

+ Lần lượt xác định các móng co còn lại. Khi nào xác định được toàn bộ các móng

co đều không va chạm với các công trình kiến trúc tại địa điểm xây dựng thì mới

xem là giác xong móng. (Nếu 1 trong các số các móng co không đủ bán kính, va

chạm hoặc quá gần các công trình kiến trúc nào không đảm bảo an toàn thì phải

vẽ lại hiện trạng mặt bằng theo thực tế báo cáo về bộ phận điều hành thi công để

liên hệ thay đổi thiết kế cho phù hợp với địa hình thực tế)

2. Công tác giấu tim móng

+ Khi đào đất hố móng thì cọc đánh dấu vị trí tâm móng sẽ bị mất, do đó phải

thực hiện công tác đánh dấu tâm móng (chuyển tim) trước khi đào hố móng.

Dấu tim móng Mo (cột 3 móng co):

Page 10: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Ghi chó: Tim mãng co lµ tim cña phÇn

bª t«ng nh« nªn khái mÆt ®Êt, kh«ng

ph¶i lµ tim cña phÇn mãng bª t«ng n»m

díi ®Êt.

DÊu tim mãng co:

Page 11: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

1= 2

1 = 2

DÊu tim mãng Mo cña cét 4 c¹nh:

• Cét anten th©n tam gi¸c nhưng cã tíi 4 mãng co cã yªu cÇu rÊt nghiªm ngÆt vÒ

sù ®èi xøng cña c¸c mãng co qua mét trôc ®Þnh vi nh sau:

Từ yêu cầu kỹ thuật nói

trên móng Mo được đóng

cọc dấu như sau:

Hai cọc dấu C1,C2 phải nằm trên

trục định vị.

Hai cọc còn lại C3, C4 tùy trọn theo

nguyên tắc khi nối với C3, C4 phải

đi qua tim móng Mo.

Khoảng cách từ cọc dấu đến tim

móng trong bất kỳ trường hợp nào

cũng không được nhỏ hơn 2 m.

Page 12: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Nguyên tắc chung đóng và sử dụng cọc dấu:

+ Cọc không nằm ở khu vực tổ đất.

+ Khi nối hai cọc bằng dây tim thì dây không vướng đất đào.

+ Cọc phải được bảo vệ để người và phương tiện thi công không va vào cọc dấu.

+ Tất cả các cọc dấu phải được thông báo( hoặc treo biển cảnh báo) cho toàn thể

người lao động biết và không làm hư hỏng, xê dịch trước khi thi công xong móng.

3. Độ lệch móng co – Dung sai cho phép( Theo HD.00.XD.08 – TTGS):

- Góc tiêu chuẩn giữa 2 dây co liền nhau A=120º

+ Cột 3 co, 02 móng co thi công chuẩn, bị lệch 01 móng co:

- Góc co A*=120º ± 4º

- Để xác định góc A* khó khăn nên thay vì kiểm tra góc A*, ta kiểm tra điều

kiện khống chế ∆ như sau:

- Bán kính co tiêu chuẩn : R > = H/3 -1 (m),

- ∆ độ lệch giữa móng co chuẩn và thực tế.

Page 13: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Với độ cao cột:

H=24m: ∆ ≤ 50 cm

H=30m: ∆ ≤ 60 cm

H=36m: ∆ ≤ 75 cm

H=42m: ∆ ≤ 90 cm

H=48m: ∆ ≤ 100 cm

H=54m: ∆ ≤ 115 cm

H=60m: ∆ ≤ 130 cm

Cột lệch 1 mố co

Page 14: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Cột 3 co thi công bị lệch đều, các góc A* =120º nhưng lệch hướng chuẩn:

- Góc lệch cho phép B ≤ 10º.

- Theo điều kiện khống chế ∆

theo chiều cao cột như sau:

Cột bị lệch đều 03 mố co

- Với độ cao cột:

H = 24m: ∆ ≤ 120 cm

H = 30m: ∆ ≤ 155 cm

H = 36m: ∆ ≤ 190 cm

H = 42m: ∆ ≤ 225 cm

H = 48m: ∆ ≤ 260 cm

H = 54m: ∆ ≤ 295 cm

H = 60m: ∆ ≤ 330 cm

Page 15: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Cột 4 móng co:

- Góc co lớn nhất A ≤ 120º

- Bán kính co tiêu chuẩn : R > = H/3 -1 (m)

- Tỷ lệ La/Lb ≤ 1,73 (La là kích thước cạnh dài, Lb là kích thước cạnh ngắn)

Cột 4 co chuẩn Cột 04 co bị lệch 01 mố co.

Page 16: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Sai số giới hạn cho phép của cột 04 co lấy như móng cột 03 co cho hai trường

hợp lệch 01 móng co và lệch đều các móng co.

Cột 04 co bị lệch đều tất cả

các mố.

Page 17: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 2: Kiểm tra, nghiệm thu vật liệu, vật tư đưa vào thi công.

- Yêu cầu:

+ Vật tư, vật liệu đưa vào thi công phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng

chủng loại và đạt yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

- Kiểm tra:

+ Kiểm tra chất lượng thép, cát, đá, xi măng, nước đưa vào thi công…

Đá phải sạch không lẫn tạp chất, kích thước đá phải đều nhau ít hạt dẹt, dùng

thước kẹp kiểm tra xác xuất kích cỡ của đá, đảm bảo đúng chủng loại theo thiết

kế cấp phối (đá 1x2, 2x4, 4x6). Bằng trực quan kiểm tra độ đồng nhất đá dăm

thông qua màu săc, kích cỡ…đảm bảo không lẫn các tạp chất ngoài đá.

Đá hạt dẹt, lẫn tạp chất

không đạt yêu cầu thiết kế Đá hình khối có góc cạnh đều,

sạch đạt yêu cầu thiết kế

Page 18: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Cát vàng đổ bê tông phải sạch không lẫn tạp chất, hạt to( hạt nhỏ dùng để

xây và trát).

Cát lẫn nhiều tạp chất nhiều,

không đạt yêu cầu thiết kế

Cát sạch, hạt to đạt yêu cầu

thiết kế

Thép đúng chủng loại, đạt yêu cầu thiết kế và không bị hoen gỉ: Thường

dùng các loại thép của các tổng công ty thép Việt Nam( như Thép Việt Úc,

Việt Hàn, Việt Nhật, Thép Miền Nam, Thép Miền Trung, Hòa Phát…) được

chứng nhận và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Dùng thước kẹp kiểm tra đường

kính cốt thép, đảm bảo đồng đều về tiết diện, bằng trực quan kiểm tra bề mặt

cốt thép (không bị hoen gỉ, sạch).

Page 19: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Thép hoen gỉ,

không đạt yêu cầu thiết kế Thép đúng chủng loại,

không gỉ sét đạt yêu cầu thiết kế

Xi măng: Chỉ sử dụng xi măng của các thương hiệu của tổng công ty xi

măng Việt Nam như Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp,

Nghi Sơn, Hà Tiên…là nhưng công ty đáp ứng được TCVN 2682:1999.

Page 20: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Gạch xây: Kiểm tra kích thước, độ cong bằng thước kẹp với độ chính xác cao.

Kích thước, độ cong của mẫu thử phải có dung sai nằm trong khoảng cho phép theo

bảng.

Chiều dài Chiều rộng Chiều dày

Gạch đặc 45 ±2

Gạch đặc 60 ±3

Gạch rỗng ±3

Loại gạchDung sai, mm

±6 ±4

+ Tôn: Dùng thước kẹp panme đo chiều dày tôn, bằng trực quan kiểm tra màu

sắc, ghỉ sét hay tôn có bong sơn không.

+ Nước: Rõ nguồn gốc, không có màu, mùi lạ hoặc váng dầu mỡ…trên mặt

nước.

Page 21: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 3: Đào đất hố móng.

1. Đào hố hóng: Đào móng phải đảm bảo đúng kích thước hình học và độ

sâu theo yêu cầu thiết kế. + Phân loại đất hố đào

Đất khô ráo và từ đất cấp III trở lên

Đất khô ráo cấp I, II

Đất yếu có cốt mực nước ngầm cao

Đất bùn, cát chảy

a. Đất khô ráo từ cấp III trở lên:

- Kích thước hố đào bằng kích thước bê tông lót, cộng thêm 0,2m mỗi bên.

- Thành hố đào thẳng đứng (Đối với hố đào H ≤ 2,3m)

- Đất đổ cách mép hố đào khoảng 1m.

Page 22: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

b. Đất khô ráo, cấp I, II không sụt lở. * Với móng có độ sâu < 1,7m:

- Kích thước đáy hố đào bằng kích thước lớp bê tông lót cộng thêm 0,2m mỗi bên

- Kích thước miệng hố = kích thước đáy hố cộng thêm 0,6m mỗi bên.

- Đất đào đổ xa miệng hố 2m để tránh sụt lở.

Đo kích thước hố móng đúng kích thước thiết kế.

* Với móng có độ sâu 1,7≤Hhố ≤ 2,3m: tiến hành đào 2 cấp:

- Cấp 1 sâu 1,15m, kích thước đáy hố bằng kích thước miệng cấp 2 và mở rộng

0.6m mỗi bên. Kích thước miệng hố móng bằng kích thước đáy cấp 1 và mở

rộng 0.6m mỗi bên.

- Cấp 2: Sâu 1,15m kích thước đáy bằng kích thước bê tông lót cộng 0,2m mỗi

bên. Kích thước miệng hố bằng kích thước đáy cộng thêm 0,6m mỗi bên.

Page 23: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

* Đất yếu có mạch nước ngầm cao:

- Với móng có độ sâu ≤ 1,7m: đáy hố đào bằng kích thước bê tông lót cộng với

0,5m mỗi bên. Miệng hố bằng đáy hố cộng với 0,7m mỗi bên.

- Nhất định phải tổ chức hố thoát nước bằng máy bơm, thời gian bơm rút nước

> 2 giờ sau khi đổ xong bê tông.

- Với móng có độ sâu 1,7≤Hhố ≤ 2,3m: đào giật cấp, thành hố thẳng đứng được

gia cố bằng cọc tre (hoặc cọc cừ tràm), lót ván gỗ dầy 3cm. Tổ chức thoát nước

như đối với loại hố đào móng có độ sâu ≤ 1,7m.

- Đất đào đổ cách mép hố 3 m để tránh sạt nở.

* Đất bùn, cát chảy: Quy cách hố đào như loại đất yếu, có mực nước ngầm cao

nhưng công tác gia cố thành hố đào yêu cầu phải được đầu tư lớn hơn (xem hình

vẽ)

Hố đào: 1,7≤Hhố ≤ 2,3m

Page 24: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ H ≤ 1,7m

+ 1,7≤Hhố ≤ 2,3m

Page 25: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

2. C«ng t¸c ®µo vµ lÊp ®Êt

+ Khi ®µo hè mãng vµ ®ưêng hµo, kh«ng ®uîc ®µo s©u qu¸ cao tr×nh ®Æt kÕt

cÊu vµ vi ph¹m tíi cÊu t¹o tù nhiªn cña nÒn ®Êt. Sai sè cña chiÒu dµy ®Ó l¹i ë

®¸y hè ®µo qui ®Þnh trong b¶ng 3

B¶ng 3: mm

Tªn sai sè Sai sè cho phÐp

1. ChiÒu dµy cho phÐp ®Ó l¹i ë ®¸y hè: Kh«ng qu¸:

- Khi thi c«ng thñ c«ng 100

- Khi thi c«ng c¬ giíi 100

2. Sai lÖch cao tr×nh ®¸y hè mãng ®óc s½n so

víi thiÕt kÕ

±50

Bước 4: Đổ bê tông lót đáy hố móng.

- Yêu cầu: Vệ sinh hố, lót bao xi măng hoặc bạt dứa phía dưới.

- Do trong quá trình đào đất tim móng có thể thay đổi nên khi đào xong phải

xác định lại tim móng từ các cọc dấu, có thể phải chỉnh sửa lại hố đào trước khi

vệ sinh hố đào để đổ bê tông lót.

Page 26: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

* Chú ý: Qúa trình lấy tim móng Mo, Mco có thể chưa chuẩn xác nên sau khi

đào đất phải xác định kỹ lại các tim móng Mo, Mco trước khi đổ bê tông lót

đồng thời các móng co tránh xảy ra sai sót. Nếu lần đầu thi công (hoặc chưa có

nhiều kinh nghiệm thì nên thi công móng Mo trước rồi lần lượt thi công móng

Mco sau.

-Thi công: Đổ bê tông theo thiết kế đá 4x6 mác 100 chiều dày đổ 100mm

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông lót móng :

- Độ sụt 6 – 8 cm .

- Vật liệu : Đá dăm 4x6 ,xi măng PCB30.

STT Thành phần hao phí ĐV Mác bê tông 100

1 Xi măng kg 207

2 Cát vàng m3 0,502

3 Đá dăm m3 0,898

4 Nước lít 175

Page 27: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Đo độ sâu hố móng trước và sau khi đổ bê tông, BT lót dày 10cm

Page 28: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 5: Lắp dựng cốt thép.

- Nối buộc cốt thép phải đúng yêu cầu kỹ thuật (đối với thép trơn 30D cho mối

nối trong vùng chịu kéo, 20D trong vùng chịu uốn; Đối với thép gai: 25D trong

vùng chịu kéo, 15D trong vùng chịu uốn. Mỗi mối nối cần ít nhất là 3 dây buộc

bằng thép 1mm).

- Đối với mố trụ chú ý phần lắp dựng cụm bulông (Bulông phải thẳng đứng,

bản mã thăng bằng sau đó phải cố định vào thép trụ và không được dịch chuyển

trong quá trình đổ bêtông)

- Đối với các móng co, phần cổ móng cao hơn mặt đất, khi lắp đặt cốt thép,

cốt pha và móc neo cần phải hết sức chú ý đến kích thước hình học cũng như

hướng tâm cột.

- Tất cả các móc neo dây co phải hướng vào tâm cột (nếu cột là tam giác các

góc dây co tạo với nhau là 1200, cột vuông là 900). Đối với móng neo bị khuất

do các công trình kiến trúc hiện hữu hoặc do địa hình tự nhiên không nhìn thấy

thì phải kéo lại dây giác móng, kết hợp với quả dọi để đảm bảo độ hướng tâm

của móc và móng co.

* Chú ý: Để đảm bảo việc lắp dựng cốt thép được thuận lợi, khi gia công cốt

thép phải chú ý tới các thanh khung bên ngoài và bên trong để khi lắp dựng có

thể lồng vào nhau dễ dàng, tránh việc các khung sắt cùng kích thước sẽ không

lắp dựng được.

Page 29: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Lắp dựng cốt thép móng Mo. Lắp dựng cốt thép móng Mco thuận.

Lắp dựng cốt thép, bản bích móng Mo. Lắp dựng móc neo móng Mco.

Page 30: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 6: Lắp dựng cốt pha móng cột.

* Yêu cầu:

- Cốt pha phải đảm bảo đúng kích thước hình học, đảm bảo độ kín khít và

vững chắc trong quá trình đổ bê tông.

- Bề mặt phải phẳng, không cong vênh (để tránh thoát nước bê tông và tăng

độ mịn của bề mặt bê tông sau khi đổ thì ta thường dùng bạt( hoặc vỏ bao xi

măng) để lót bên trong ván khuôn.

- Dùng vỏ bao hoặc túi nilon bịt kín phần hở phía trên của bu lông móng và

móc neo tránh để bê tông bám vào.

* Thi công:

- Ghép cốp pha: Do thi công đổ bê tông móng cột Mo, Mco theo 2 bước: đổ bê

tông đế móng xong, tháo dỡ ván khuôn mới tiến hành đổ bê tông cổ móng Mo,

cánh móng Mco nên ghép cốp pha cũng theo 2 bước.

- Có thể dùng cốp pha gỗ xẻ, ép hoặc thép tùy vào địa điểm, quy mô thi công của

công trình nơi đang thi công.

- Trong quá trình đổ, đầm dùi bê tông có thể làm ván khuôn, khung thép xê dịch

nên phải điều lại theo tim dây căng.

- Lắp đặt các thanh chống, giằng chắc chắn, đảo bảo cho cốp pha ổn định trong

suốt quá trình đổ bê tông.

Page 31: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Ghép cốp pha đế móng Mo Ghép cốp pha đế móng Mco.

Ghép cốp pha trụ móng Mo Ghép cốp pha cánh móng Mco.

Page 32: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Ghép cốp pha cánh móng Mco

(móng ngược) Ghép cốp pha cánh móng Mco

(móng xuôi)

* Căng dây trong suốt quá trình để

điều chỉnh ván khuôn, khung thép (nếu

lệch) và dùng túi nilon bịt kín bulong

móng cột, móng co.

Page 33: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 7: Công tác bê tông đế móng cột.

+ Sau khi lắp dựng cốt thép,con kê dày 5cm kê thép đáy móng và côp pha xong.

Kiểm tra lại tổng thế trước khi tiến hành đổ bê tông.

Đổ và đầm bê tông đế móng Mo Đổ và đầm bê tông đế móng Mco

* Thi công:

- Đổ bê tông theo thiết kế đá 1x2, M200#. (tất cả các móng có độ sâu >1,5m khi

đổ bê tông phải sử dụng máng trượt)

- Đầm bê tông đảm bảo kỹ, trong thời gian cho phép, (thường khi bê tông không

còn lún, nổi nước xi măng trên mặt thì tạm dừng đầm).

- Đổ bê tông phải có máy đầm dùi hoặc gậy thép, xà beng để đầm tay

- Đầm đúng kỹ thuật từ giữa ra xung quanh, chiều dày mỗi lớp đầm từ (30-

50)cm, thời gian đầm dùi tại một vị trí từ (20-40)s

Page 34: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

STT Thành phần hao phí ĐV Mác bê tông

100 150 200 250 300

1 Xi măng kg 230 296 361 434 458

2 Cát vàng m3 0,494 0,475 0,450 0,415 0,424

3 Đá dăm m3 0,903 0,881 0,866 0,858 0,861

4 Nước lít 195 195 195 195 181

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông: - Độ sụt : 6 – 8 cm.

Khi sử dụng xi măng PCB30: Vật liệu : Đá dăm 1x2

STT Thành phần hao phí ĐV Mác bê tông

150 200 250 300

1 Xi măng kg 246 296 344 394

2 Cát vàng m3 0,495 0,475 0,456 0,436

3 Đá dăm m3 0,891 0,881 0,872 0,862

4 Nước lít 195 195 195 195

Khi sử dụng xi măng PCB40: Vật liệu : Đá dăm 1x2

Page 35: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 8: Lắp dựng bu lông móng Mo và móc neo Mco.

+ Sau khi đổ bê tông đế móng 01 ngày (hoặc qua đêm), ta tiến hành lắp đặt bu

lông móng cột , móc neo móng co và ván khuôn để tiến hành tiếp tục đổ bê

tông.

Page 36: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Chú ý: Qúa trình lắp dựng bu lông neo, mặt bích móng Mo thường hay xảy ra

lỗi, làm cho bu lông không thẳng,mặt bích không thăng bằng và lệch vị trí so

với trụ bê tông, vì vậy phải chỉnh tim trục theo dây căng, dùng dây thép buộc cố

định các chân bu lông với nhau bằng các thanh thép fi8 or fi6 để đảm bảo các bu

lông không dịch chuyển khi đổ bê tông.

Bước 9: Đổ bê tông trụ móng Mo và cánh móng Mco.

+ Khi đã lắp dựng cốt thép, ván khuôn đảm bảo kỹ thuật ta tiến hành đổ bê tông

trụ móng Mo và cánh móng Mco.

+ Trộn bê tông đá 1x2, M200#

Page 37: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Tương tự đổ bê tông đế móng, khi đổ bê tông trụ móng Mo và cánh móng

Mco phải đầm bê tông đảm bảo đặc chắc,đầm dùi tại 1 vị trí từ (20-40)s với mỗi

chiều cao lớp đầm (30-50)cm. Khi nào thấy nước xi măng nổi lên trên mặt thì tạm

dừng đầm, trong quá trình đẩm phải cẩn thận, tránh làm sai lệch cốt thép.

+ Trong quá trình đổ bê tông, bu lông neo, mặt bích, móc co, khung thép có

thể dịch chuyển trong hộp ván khuôn nên vừa đổ bê tông vừa căn chỉnh lại để

đảm bảo kỹ thuật.

Page 38: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Sau khi đổ bê tông và đầm nén tới mặt bích móng cột, nước sẽ nổi lên trên rất

nhiều, khó căn chỉnh lại mặt bích đảm bảo thăng bằng và chèn bê tông dưới mặt

bích đảm bảo nên phải đổ thừa bê tông qua mặt bích tầm 3cm, đợi khoảng 3h khi bê

tông đang ninh kết, hút hết nước thì dùng bàn xoa làm phẳng mặt lại mặt trụ bê tông

và đầm chèn bê tông dưới mặt bích đảm bảo không xốp.

+ Dùng thước thủy (livo) để cân chỉnh thăng bằng lại cho mặt bích trước khi bê

tông đông cứng.

Bước 10: Tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng bê tông.

+ Đối với các cấu kiện bê tông dưới đất, sau 02 ngày (48 tiếng) có thể tháo dỡ

ván khuôn để bảo dưỡng.

Page 39: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

* Yêu cầu:

- Tránh sứt mẻ bê tông và bề mặt bê tông khi bật, tách ván khuôn.

- Bê tông phẳng nhẵn, đạt kích thước theo thiết kế.

- Sau khi tháo dỡ cốp pha, ta tiến hành lấp đất và đưa vào bảo dưỡng trước khi lắp

dựng cột BTS và thiết bị phát sóng.

Page 40: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Kiểm tra chất lượng móng cột BTS:

* Móng Mo:

- Dùng livo kiểm tra độ thăng bằng của mặt bích, kiểm tra độ thẳng đứng của

bulong bằng mắt thường.

- Kiểm tra vị trí các bulong và mặt bích đặt trên mặt trụ bê tông theo thiết kế( tim

mặt bích và tim trụ bê tông cách nhau 10cm).

- Kích thước móng đúng thiết kế, bề mặt bê tông kín khít, không bị nứt, rỗ. Cấp

phối bê tông đúng thiết kế (dựa vào súng bật nảy).

* Móng Mco: Trường hợp cột 3 co.

- Độ cao móc neo, trụ móng đúng theo thiết kế, móc neo phải hướng tâm.

- Kích thước cánh, đế móng co đúng theo thiết kế( nếu phần chìm trong đất thì có

thể kiểm tra qua ảnh đã chụp trước khi lấp), và sườn móng phải hướng tâm.

- Bề mặt bê tông phẳng, nhẵn, kín khít, không được nứt rỗ. Cấp phối bê đúng thiết

kế (kiểm tra qua kết quả súng bật nảy).

- Dùng cước kiểm tra độ lệch tâm giữa móng Mco và móng Mo.

- Kiểm tra bán kính co bằng thước dây: R ≥ H/3 ± 1(m)

+ Sai lệch về kích thước phải đảm bảo theo phụ lục: Theo tiêu chuẩn TCVN

4453:1995

( Mức cho phép áp dụng cả đối với cấu kiện có chiều dài nhỏ hơn 1m)

Page 41: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Tên các sai lệchMức cho phép

mm

1. Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của

các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ

nghiêng thiết kế:

a. Trên 1m chiều cao kết cấu.

b. Trên toàn bộ chiều cao kết cấu:

- Móng.

- Tường đổ trong cốp pha cố định và cột đổ liền với sàn.

- Kết cấu khung cột.

5

20

15

10

2. Độ lệch của mặt bê tông so với mặt phẳng ngang.

a. Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào.

b. Trên toàn bộ mặt phẳng công trình.

5

20

3. Sai lệch trục của mặt phẳng bê tông trên cùng so với

thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát mặt bê tông 8

4. Sai lệch theo chiều dài hoặc nhịp của các kết cấu 20

5. Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu 8

Page 42: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bê tông phẳng, không bị rỗ. Mặt

bích thăng bằng.

Mặt bích không thăng bằng dẫn

tới lắp dựng bị nghiêng (phải kê

long đen) => không đảm bảo.

Page 43: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 11: Lấp đất và hoàn trả mặt bằng thi công.

+ Lấp đất và đầm nén đảm bảo: Tùy theo loại đất, cát tại nơi thi công móng cột

và phương tiện đầm mà chiều cao lớp đầm và biện pháp khác nhau. Thường

thì đổ các lớp đất đầm từ 25 cm tới 35cm để đầm đến khi đảm bảo độ chặt mới

tiến hành lấp lớp tiếp theo.

- San bằng mặt đất tự nhiên xung quanh, san phần đất thừa, với những móng

Mco nằm trên taluy dốc, sườn dốc, yêu cầu Mco không được nằm trên đất

mượn, sau khi lấp đất phải đảm bảo móng Mco không bị sạt lở, gây lật.

Thường phải đổ bê tông trên mặt kt 3.5x3.5x0.12 m theo thiết kế chống sạt lở.

Móng Mo trước khi đầm đất Móng Mo sau khi đầm đất đảm bảo

Page 44: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Chú ý: Sau khi thi công xong phải hoàn trả và vệ sinh lại mặt bằng công trình

thi công.

- Hoàn trả mặt bằng sạch sẽ, sửa chữa và khắc phục những hạng mục hư hỏng

do thi công gây ra trước khi bàn giao.

Móng co không

đầm khi lấp đất.

Page 45: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

TRIỂN KHAI THI CÔNG MÓNG PM LẮP GHÉP, PHÕNG MÁY XÂY MỚI.

CÁC LOẠI PHÕNG MÁY VIETTEL ĐANG SỬ DỤNG

Page 46: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 47: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

I. THI CÔNG MÓNG NHÀ LẮP GHÉP

1. Các bước triển khai thi công xây dựng móng phòng máy lắp ghép.

Bước 1: Giác móng phòng máy (lấy móng Mo làm chuẩn để tiến hành xác

định vị trí, tim trục phòng máy).

Trường hợp PM có cửa quay vào cột

Page 48: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

1. Khi giác móng nhà lắp ghép phải đảm bảo lỗ nhập trạm luôn thẳng với móng

M0 để đảm bảo thang cáp đi thẳng từ cột vào nhà trạm (trừ trường hợp thiết kế

đặc biệt)

- Dầm móng nhà lắp ghép phải kiểm tra kỹ khoảng cách các dầm (khoảng cách

các cạnh của hình chữ nhật – các cạnh đối và 02 đường chéo bằng nhau). Sau khi

xác định được các đường tim trục thì làm các công tác chuyển tim như thi công

móng cột BTS để đào đất hố móng thi công.

Bước 2: Đào đất.

Bước 3: Đổ bê tông lót và (lắp dựng cốt thép đế và trụ móng).

Bước 4: Lắp dựng cốt thép ván khuôn đế và trụ móng

Bước 5: Đổ bê tông đế và trụ móng

Bước 6: Lắp dựng cốt thép, ván khuôn dầm móng

Bước 7: Đổ bê tông dầm móng

Một số Chú ý khi thi công móng nhà lắp ghép: Việc thi công dầm móng nhà

lắp ghép không phức tạp nhưng phải chú ý một số chi tiết sau:

2. Đóng khuôn cốp pha dầm bê tông móng nhà container phải kiểm tra kỹ về

kích thước đảm bảo dầm đúng 200x200, nếu sai số lớn thì không bắt được bu lông

vòng đế móng (phải đục bỏ bê tôn để lgắp thì sẽ không đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ.

Page 49: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

3. Đảm bảo mặt dầm phẳng, thăng bằng ta dùng ống nước kiểm tra các mặt

dầm sau khi đầm nén, làm phẳng.

4. Căng dây cước định vị tim trong suốt quá trình để đảm bảo tim, trục dầm không

bị thay đổi khi đổ bê tông.

Page 50: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

2. Kiểm tra chất lượng móng nhà lắp ghép.

- Kiểm tra vị trí , khoảng cách móng nhà lắp ghép so vơi móng Mo đảm bảo

đúng theo thiết kế.

- Kiểm tra đế và trụ bê tông:

+ Kích thước đế, trụ đúng thiết kế.

+ Khoảng cách các mố trụ theo đúng thiết kế.

+ Chiều cao nhô lên khỏi mặt đất đúng thiết kế.

+ Bề mặt bê tông phẳng, không bị rỗ nứt, cấp phối đúng theo thiết kế( dùng

súng bắn Mác bê tông, hoặc kiểm tra tỉ lệ trộn vật liêu khi đang trộn bê tông,

đánh giá qua bằng mắt thường về thẩm mỹ và rắn chắc).

- Kiểm tra dầm bê tông:

+ Kích thước dầm bê tông (dài, rộng, cao) đúng thiết kế (Kiểm tra mặt cắt

ngang dầm thường là 200x200 mm).

+ Tim của các dầm phải vuông góc với nhau, khoảng cách tim hai đường

chéo của dầm phải bằng nhau.

+ Mặt trên của dầm phải thăng bằng, cùng độ cao.

+ Bề mặt bê tông phẳng, không bị rỗ nứt, cấp phối đúng theo thiết kế.

Page 51: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Móng nhà lắp ghép lệch, không đúng thiết kế nên không bắt được bu lông vòng

Page 52: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

II. THI CÔNG PHÕNG MÁY XÂY MỚI, PHÕNG MÁY NỔ

1. Các bước triển khai thi công xây dựng phòng máy xây mới, nhà máy nổ.

Bước 1: Giác móng phòng máy (lấy móng Mo làm chuẩn để tiến hành xác định

tim trục phòng máy xây mới).

Bước 2: Đào đất.

Bước 3: Nghiệm thu vật liệu.

Bước 4: Đổ bê tông lót móng.

Bước 5: Xây móng nhà, xây bậc tam cấp.

Bước 6: Lắp dựng cốt thép + ván khuôn giằng móng

Bước 7: Đổ bê tông giằng móng.

Bước 8: Đắp đất móng nhà, đắp cát nền nhà.

Bước 9: Xây tường sau đổ giằng móng, đổ bê tông, lắp dựng tấm chớp lanh tô.

Bước 10: Gia công lắp dựng ván khuôn cốt thép dầm sàn mái.

Bước 11: Đổ bê tông dầm sàn mái.

Bước 12: Xây tường thu hồi tường bao mái

Bước 13: Trát trần, tường trong ngoài nhà .

Bước 14: Đổ bê tông nền nhà, lát gạch nền nhà, lắp cửa lợp mái tôn.

Bước 15: Sơn tường, trần, dọn dẹp hoàn trả mặt bằng.

Page 53: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

STT Thành phần hao phí ĐV Mác vữa

50 75 100

1 Xi măng kg 213,02 296,03 385,04

2 Cát vàng m3 1,15 1,12 1,090

3 Nước lít 260 260 260

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xây tường :

- Cát vàng ( mô đun độ lớn ML > 2 ) xi măng PCB30.

STT Thành phần hao phí ĐV Mác vữa

50 75 100

1 Xi măng kg 230,02 320,03 410.04

2 Cát mịn m3 1,12 1,09 1,05

3 Nước lít 260 260 260

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa trát .

- Cát mịn ( mô đun độ lớn ML = 1,5 – 2 ),xi măng PCB30.

Định mức cấp phối cho 1 m3 vữa xây, trát dùng xi măng PC30

Page 54: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Định mức cấp phối cho 1 m3 vữa xây, trát dùng xi măng PCB40

STT Thành phần hao phí ĐV Mác vữa

50 75 100

1 Xi măng Kg 163,02 227,02 297,02

2 Cát vàng m3 1,16 1,13 1,11

3 Nước lít 260 260 260

STT Thành phần hao phí ĐV Mác vữa

50 75 100

1 Xi măng kg 176,02 247,02 320,03

2 Cát mịn m3 1,14 1,12 1,09

3 Nước lít 260 260 260

Định mức cấp phối vật liệu 1m3 vữa trát :

- Cát mịn ( mô đun độ lớn ML = 1,5 – 2 ), xi măng PCB40.

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xây tường .

- Cát vàng (mô đun độ lớn ML > 2 ) xi măng PCB40.

Page 55: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

2. Kiểm tra chất lượng nhà cải tạo, xây mới (phòng máy BTS, NMN)

- Kiểm tra toàn bộ kích thước nhà trạm, NMN bao gồm: kích thước lòng ngoài,

lòng trong, kích thước các lỗ nhập trạm, ô thoáng, ô thoáng có nan chớp bê tông

với nhà máy nổ, kích thước của ra vào, bậc thang, hố cát và nền bê tông xung

quanh…

- Đo khoảng cách, vị trí tương đối của nhà trạm với NMN, nhà trạm với móng

Mo theo thiết kế (hoặc theo thiết kế, công văn của chủ đầu tư yêu cầu về vị trí thi

công).

- Dùng thước kẹp kiểm tra kích thước và độ dày của cánh cửa, lưới chắn côn

trùng, tôn lợp mái, ống thoát nước …

- Dùng thước livo kết hợp với thước nhôm 2m kiểm tra độ thẳng đứng của khối

xây, độ sai lệch do xê dịch trục của kết cấu không được vượt quá quy đinh sau:

( Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 và TCVN 4085:1985)

Page 56: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Tên sai số Sai số cho phép (mm)

Móng Tường Cột

1. Sai số kích thuớc:

- Chiều dày

- Cao trình đỉnh khối xây và các tầng

- Chiều rộng mảng tưêng cạnh cửa

- Chiều rộng các ô cửa

- Độ lệch trục của các ô cửa sổ cạnh nhau

- Độ lệch trục của kết cấu

15

-15

-

-

-

±10

+15,-10

-15

-20

+20

20

±10

±15

-15

-

-

-

±10

2. Sai sè mÆt ph¼ng vµ gãc cña khèi x©y

víi phư¬ng th¼ng ®øng:

- Trong ph¹m vi 1 tÇng

- Trªn toµn nhµ

3. Sai sè c¸c hµng theo phư¬ng ngang cña

khèi x©y trªn ®o¹n dµi 10m

4. §é gå ghÒ trªn bÒ m¨t ph¼ng ®øng cña

khèi x©y: khi kiÓm tra b»ng thưíc dµi 2m

- Trªn bÒ mÆt sÏ tr¸t v÷a

- Trªn bÒ mÆt kh«ng tr¸t

-

10

20

-

5

10

30

20

10

5

10

30

-

5

5

Sai số hình học khối xây cho phép theo TCVN 5593: 1991

Page 57: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, nếu

tiếng gõ chắc, bề mặt vữa không bị rạn vết chân chim, vết hằn của dụng cụ trát, gồ

ghề cục bộ cũng như các khuyết tật ở góc, cạnh, gờ chân tường…

- Kiểm tra mac vữa trát bằng súng bật nảy như kiểm tra bê tông.

- Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát kiểm tra theo trị số của bảng sau:

( Theo tiêu chuẩn TCVN 5674:1992)

* Nếu trong thiết kế không quy định về mức độ trát thì áp dụng sai số cho

hạng mục trát đơn giản.

Page 58: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Kiểm tra chất lượng láng và lát gạch: đảm bảo phải phẳng, không gồ ghề, lồi

lõm cục bộ. Sai số về cao độ, độ dốc và chênh giữa 2 mép của vật liệu láng liền

kề theo bảng:

( Theo tiêu chuẩn TCXDVN 303:2004)

- Chất lượng lắp dựng tôn lợp mái, cửa đi: kiểm tra màu sắc tấm tôn, dùng

thước kẹp kiểm tra xác xuất độ dày của tấm tôn lợp. Đinh vít liên kết giữa tôn và

xà gồ được bắt chặt, bắt vào múi tôn dương.

- Đối với cửa ra vào, đảm bảo các bản lề không bị xệ, thao tác đóng, mở cửa và

khóa dễ dàng. Khe hở cửa và mép tường , mép sàn không lơn hơn 10mm.

Page 59: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

THI CÔNG HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA CHO TRẠM BTS

Các loại hệ thống tiếp địa Viettel đang triển khai thi công:

Hệ thống tiếp địa đóng cọc

Hệ thống tiếp địa gem

Hệ thống tiếp địa Khoan lỗ

1. Hệ thống tiếp địa khoan 1 lỗ sâu 10m và một cọc đóng trực tiếp:

Page 60: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Địa điểm áp dụng: cho các trạm trên mái khu vực các tỉnh đồng bằng.

- Tổ đất gồm 01 cọc thép bọc đồng f16 dài 2,4m, thả lỗ khoan f90 sâu 10 m và 01

cọc thép bọc đồng dài 2,4m đóng trực tiếp liên kết với dây đồng C50 bằng mối

hàn hoá nhiệt (cadweld). Thực hiện theo các bước như sau:

+ Thực hiện công tác chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thi công sau khi nhận bản vẽ

thiết kế.

+ Xác định được vị trí khoan hố tiếp địa theo bản vẽ thiết kế.

+ Để khoan hố, sử dụng áp lực của máy bơm nước đồng thời khoan bằng tay.

Trong quá trình khoan, nếu gặp sự cố thì phải báo ngay về cho người chỉ huy để

tìm biện pháp khắc phục.

+ Dừng sau khi khoan đạt độ sâu theo thiết kế 10m.

+ Đào rãnh với kích thước theo thiết kế và đóng trực tiếp 01 cọc thép bọc đồng

f16 dài 2,4m.

+ Đào rãnh liên kết 2 hố khoan với kích thước sâu x rộng = 600x550mm.

+ Tiến hành hàn nối các cọc thép bọc đồng với dây đồng trân C50 bằng mối hàn

hoá nhiệt, thả 01 cọc xuống hố khoan 10m.

+ Dùng dây cáp théo fi8Thực hiện các mối hàn mặt bích cho hệ thống chống sét

của cột và thoát sét qua các dây co của cột, dây đồng trần C50 thoát sét cho nhà

trạm. Dây dẫn sét phải được cố định vào tường và đi trong ống 34 đi xuống và

hàn nối với tổ đất bằng mối hàn hóa nhiệt

•Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.

Page 61: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

2. Hệ thống tiếp địa đóng cọc:

2.1 Hệ thống tiếp địa đóng 9 cọc: Địa điểm áp dụng: khu vực Trung du, miền

núi (vùng 1, vùng 2, các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước

và một số huyên miền núi của Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá).

Page 62: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

2.2 Hệ thống tiếp địa đóng 6 cọc: Địa điểm áp dụng: khu vực các tỉnh đồng bằng.

Page 63: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Thi công hệ thống tiếp địa đóng cọc:

Tổ đất gồm 9 cọc (hay 6 cọc tùy theo thiết kế) cọc thép bọc đồng f16 dài 2,4m

đóng trực tiếp và liên kết với nhau bằng dây đồng trần C50, sử dụng mối hàn hoá

nhiệt. Các bước thực hiện như sau:

+ Khi thi công đào rãnh phải căn cứ vào thiết kế chi tiết. Khi có sai khác vướng

mắc về địa hình thì phải báo cáo về bộ phận điều hành thi công và chi nhánh tỉnh

để yêu cầu sửa thiết kế cho phù hợp với địa hình thực tế. (đồng thời đề xuất

phương án đào rãnh đặt dây tiếp địa theo địa hình hiện trạng thực tế phải đảm bảo

theo yêu cầu về chu vi vòng ring và khoảng cách giữa các cọc đồng theo yêu cầu

của thiết kế).

+ Đào rãnh tiếp địa đủ sâu theo vòng tròn thiết kế: sâu 600mm và rộng 550mm

+ Đóng trực tiếp 9 cọc (hoặc 6 cọc) thép bọc đồng quanh rãnh đào, đúng độ sâu

(2,4m tính từ đáy rãnh đào) và khoảng cách. Nếu trong trường hợp đóng cọc gặp sự

cố (điện ngầm, nước ngầm, đá bản…) phải báo về cho người chỉ huy để tìm biện

pháp khắc phục.

+ Sau khi đóng cọc sẽ thực hiện việc hàn nối liên kết các cọc bằng dây đồng C50

bằng mối hàn CADWELD.

+ Tuyệt đối không được lấp khi rãnh chưa đủ độ sâu, các mối hàn vòng ring chưa

đảm bảo chất lượng.

Mối hàn mặt bích cột (2 mối) phải được vệ sinh tạo được sự tiếp xúc tốt cho mối

hàn

Page 64: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+Toàn bộ các điểm nối mà phải sử dụng mối hàn CADWELD.

+Phải để đây tiếp địa chờ cho hệ thống thiết bị đúng theo quy định (02 sợi).

- Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.

3. Hệ thống tiếp địa điển hình dạng hố

Page 65: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

- Địa điểm áp dụng: tại khu vực có địa hình núi đá.

+ Đầu tiên, phải xác định được vị trí các hố tiếp địa ở móng co

M0,M1,M2,M3.

+ Sau khi đã xác định được vị trí, đội thi công sẽ tiến hành đào hố ở các vị

trí sát với các móng co với kính thước theo thiết kế là 1,5x1,5x1.

+ Đào các rãnh liên kết giữa các hố M1, M2, M3 về phía móng co M0 với

độ sâu x rộng là 600x550mm.

+ Sau khi đã kết thúc việc đào hố và các rãnh liên kết ta sẽ thực hiện việc

rải dây đồng C50 cho các hố. Dây đồng phải được rải san đều trong lòng hố

theo hình zic zắc và rải dây liên kết.

+ Sử dụng bột GEM đổ xuống các hố (chia đều bột GEM cho các hố).

+ Tuyệt đối không được lấp khi rãnh và hố khi chưa đủ độ sâu, các mối

hàn chưa đảm bảo chất lượng.

+ Mối hàn mặt bích cột (2 mối) phải được vệ sinh tạo được sự tiếp xúc tốt

cho mối hàn

+Toàn bộ các điểm nối mà phải sử dụng mối hàn CADWELD.

+Phải để đây tiếp địa chờ cho hệ thống thiết bị đúng theo quy định (02 sợi).

+ Sau khi đã hoàn tất việc hàn nối ta tiến kiểm tra lại toàn bộ các mối hàn

và tiến hành việc lấp đất đầm chặt.

- Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.

Page 66: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

3. Hệ thống tiếp địa đóng cọc thép V

Page 67: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 68: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Chú ý: Một số lưu ý thi công tiếp địa.

+ Thi công tiếp địa theo đúng thiết kế chi tiêt: Độ sâu rãnh chôn dây tiếp địa là

60cm, các mối hàn dây-dây, dây-cọc, dây-mặt bích chân cột BTS phải đầy đặn,

chắc chắn, đúng vị trí, đẹp.

+ Thi công thoát sét dây co đúng quy cách, đủ khóa cáp (khóa gang).

+ Một số hình ảnh thi công tiếp địa:

Page 69: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 70: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

•Đo kiểm:

- Sau khi kết thúc quá trình thi công. Đối với tất cả các hệ thống tiếp địa ta phải

tiến hành việc đo trị số của hệ thống tiếp địa bằng đồng hồ đo điện trở đất ba dây

hoặc đồng hồ đo điện trở đất dạng kìm. Trị số điện trở đất ≤ 4.

- Trong trường hợp không đạt phải báo cáo với người chỉ huy và chi nhánh tỉnh

để có phương án thiết kế bổ xung.

Page 71: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Chú ý: Khi đo điện trở đất phải đảm bảo đất tại nơi đóng 02 cọc phu trợ phải ẩm,

nếu khô thì phải tưới ít nước thêm vào cho ẩm trước khi đóng cọc.

+ Nếu đo điện trở đất đảm bảo ≤ 4Ω, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật => kết thúc quá

trình thi công tiếp địa

+ Trường hợp đo điện trở đất > 4Ω, phải thông báo cho ban điều hành để nắm tình

hình và phối hợp cùng chi nhánh tỉnh đề xuất phương án thiết kế bổ xung với chủ đầu

tư.

THI CÔNG LẮP DỰNG CỘT ANTEN

Các loại vật tư để thi công cột lắp dựng anten

Bản định vị móng Mo Bu lông neo móng Mo Cụm Bu lông neo móng

Mo (cột trên mái)

Page 72: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Đốt cột anten vuông 300x300x3000 Đốt cột anten tam giác 600x600x6000

(400x400x6000)

Kim thu sét 600x600-2,4m, 400x400-2,4m

300x300-1,8m

Mặt bích bịt đầu cột 600x600, 400x400

300x300

Page 73: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Thang cáp Gá đỡ cầu cáp-cột Trụ đỡ thang cáp

Vòng ốp móc co 600x600,400x400

300x300

Tăng đơ ɸ24, 22,18.

Page 74: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bu lông bắt vòng ốp móc co

(hoặc nối cột 300x300,400x400,600x600)

(16x60), (18x80), (22x90)

Lót cáp fi10 và fi12 Khóa cáp fi10 và fi12

Ma ní fi18 + chốt mani fi22

Ma ní fi122 + chốt mani fi25 Bộ gá chống xoay

Page 75: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Cáp thép Bộ đèn báo không

Bước 2: 05 người dựng thủ công đốt 1 (4 người khiêng đốt 1 theo phương

thẳng đứng, 1 người giữ thăng bằng 1 thanh gỗ 4x4 dài 3m, đầu trên thanh

gỗ này buộc vào 1 thanh chủ của đốt cột)

- Dựng xong đốt 1, căng chỉnh độ thẳng đứng, siết bu lông, căng dây tạm để

ổn định thân đốt D1.

Bước 1: Kiểm tra mặt bích móng Mo, mặt bích các đốt cột xem có thăng bằng

không. Tránh tình trạng lắp cột lên bị nghiêng phải chèn thêm long đen (không

đảm bảo kỹ thuật, sẽ không nghiệm thu lắp dựng được).

1. Dựng cột 300x300 trên mái:

Page 76: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 3: Lắp tó vào đỉnh đốt 1, lắp pu li, buộc đốt 2, 3 người kéo đốt 2 lên quá

đỉnh đốt 1 khoảng 5cm, rồi từ từ hạ xuống, liên kết chân đốt 2 với đỉnh đốt 1.

- Lắp từng dây co tầng 1.

- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột, căn chỉnh cột

- Căng dây co tầng 1.

- Chuyển tó lên đỉnh đốt 2

- Quá trình lặp lại như cũ.

Nếu công nhân có sức khoẻ hạn chế, lúc chuyển tó lên cao nên rút hẳn puli

và cáp ra khỏi đỉnh tó, treo tạm vào đỉnh đốt 1, lắp xong tó ở vị trí mới sẽ

chuyển pu li cùng với cáp lên đỉnh tó để chuẩn bị lắp đốt mới. (Hình 5.1)

Page 77: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 78: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Lắp dựng cột dưới đất):

Bước 1: Kiểm tra mặt bích móng Mo, độ hướng tâm các móng co, mặt bích

các đốt cột xem có thăng bằng không. Tránh tình trạng lắp cột lên bị nghiêng

phải chèn thêm long đen (không đảm bảo kỹ thuật, sẽ không nghiệm thu lắp dựng

được).

Bước 2: Định vị tó và đóng cọc tạm

+Dựng thủ công tó ɸ76x6, L=7.5m. Buộc cố định vào Mo bằng dây dù ɸ15,

đế ống tó kê miếng đệm để tránh lún khi nâng cột nặng.

+Neo tạm bằng dây dù ɸ15, lắp puli trên đỉnh (Nếu dây dù đủ dài ta có thể

neo puli vào các mố co của trạm thay vì đóng cọc neo).

+Lắp puli chuyển hướng, cố định tời.

+Lắp cáp nâng từ tời → puli đỉnh → puli chuyển hướng(chân tó).

Page 79: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 80: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Dựng đốt 1:

- L(tó) là khoảng cách từ puli đỉnh cột tới mặt móng Mo phải đảm bảo L(tó)≥ 4.8m

đảm bảo việc lắp dựng được dễ dàng.

- L(cọc) phải đảm bảo khoảng cách từ chân ống tó tới cọc đóng từ 3-4m, nếu dây néo

đủ dài ta có thể buộc vào các mố co của móng cột.

- Tiến hành buộc cáp vào cấu kiện (điểm buộc cách đỉnh cấu kiện 2m)

- Tời đưa cấu kiện vào trạng thái gần thẳng đứng, chân cấu kiện cách đỉnh bu lông

móng ≥ 0,1m

- Điều chỉnh cho chân đốt 1 vào vị trí lắp đặt

- Nhả tời thật chậm để bu lông móng xuyên qua lỗ khoan mặt bích chân đốt 1 một

cách thoải mái, không va chạm làm hỏng ren bu lông.

- Lắp êcu và siết vừa phải

- Căn chỉnh độ thẳng đứng và siết chặt bu lông móng

- Nâng tó lắp vào đỉnh đốt 1 để chuẩn bị lắp đốt 2 (khoảng cách từ puli đỉnh ống tó

tới mặt bích đốt (1…n+1) phải đảm bảo L(tó)≥ 4.8m .

- Buộc ống tó vào đốt (1…n+1) đảm bảo tó cố định chắc vào đốt côt trong quá trình

tời, dễ cởi để chuyển lên đốt trên.

Page 81: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 82: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Chuyển tó leo lên đỉnh đốt 1:

- Trình tự thao tác:

• 1 công nhân ở đỉnh Đ1 giữ tó luôn luôn tì vào thân cột

• 1 công nhân ở chân tó có nghiệm vụ vừa di chuyển đai buộc di động, vừa giữ

chân tó luôn luôn áp sát thân cột.

• Tời nâng chân tó đến khi đỉnh tó cao hơn đỉnh đốt cột + 4,8m thì buộc tó vào

thân cột.

• Chuyển puli đỉnh từ đỉnh Đ1 lên đỉnh tó.

Page 83: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 84: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Lắp dựng đốt 2: Trình tự thao tác

- Buộc đầu cáp hàng vào điểm buộc quy định

- Tời đưa cấu kiện lên vị trí lắp đặt trong khi 1 công nhân vừa di chuyển lên cao

vừa giữ chân đốt 2 không va vào chân đốt 1.

- Đưa chân đốt 2 vào đỉnh đốt 1 sao cho lỗ trùng lỗ.

- Lắp bu lông đầu tiên

- Căn chỉnh để lắp các bu lông còn lại

- Siết vừa phải toàn bộ bu lông

- Lắp dây co tầng 1

- Căn chỉnh độ thẳng đứng

- Siết chặt bu lông nối đốt, tăng dây co, kiểm tra lại độ thẳng đứng, tháo dây neo

tạm, chuẩn bị lắp đặt đốt cột tiếp theo.

Page 85: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 86: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Lắp các đốt cột tiếp theo:

- Qui trình lắp các đốt cột tiếp theo tương tự như lắp đốt 2: Chuyển puli đỉnh

(Lắp vào đỉnh đốt cột 2+n vừa lắp xong) buộc đầu cáp nâng hàng vào chân tó leo,

đưa tó leo lên đỉnh đốt Đ2+n, tháo cáp nâng hàng để tiếp tục buộc cáp vào đốt Đ3+n,

đưa Đ3+n lên quá đỉnh Đ2+n cách ít nhất 0,2m, lắp chân Đ3+n vào đỉnh Đ2+n

- Để tránh việc leo trèo quá nhiều, tăng hiệu quả lắp dựng cột thì:

• Từ đốt thứ 3 công nhân làm việc trên cao chỉ có 2 nghiệm vụ: chuyển tó leo

và lắp đốt mới. Việc đưa đốt cột lên cao do tời và thợ phụ điều khiển chân đốt

cột bằng dây 10.

• Dây níu 10 được buộc vào chân đốt cột khi đốt cột còn nằm dưới đất.

• Khi đốt cột được tời đưa lên cao, thợ phụ phải dùng dây níu điều khiển để

cấu kiện không va vào thân cột đã lắp.

- Tính toán cắt dây co:

Để đảm bảo dây co cắt ra chính xác nhất ta làm như sau: Lấy đoạn dây neo

(dây thừng) buộc vào vị trí bản ốp của tầng dây co thứ nhất kéo dài tới các mố co

để tính khoảng cách (kí hiệu là các Lco1,Lco2, Lco3...)

Cắt dây cáp từ ru lô: Lcáp1 = Lco1 + Lphụ

Thường lấy Lphụ =0.1 Lco1 (Trong mọi trường hợp không lấy Lphụ nhỏ hơn

1.5m). => Lcáp1 = 1.1 Lco1

Page 87: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Quy cách bắt khóa cáp điển hình.

Page 88: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Tính toán dây co cho các tầng 2,3,4,5…áp dụng theo công thức Pitago

trong tam giác vuông (đã biết Lco1,Lco2, Lco3…và bán kính co Rco): ta tính

được Hco1= Lco12 – Rco2 => Ta tính được Hco các tầng co thứ 2,3,4,5…

áp dụng tiếp theo Pitago ta tính được: Lco(2,3,4,5…)=

Cột BTS tại vùng núi bị chênh cao.

Page 89: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

=> Lcáp(2,3,4,5…) = 1.1 Lco(2,3,4,5…) để cắt cáp trong ru lô trước khi lắp trên cột.

Các công cụ thi công và thiết bị để lắp dựng cột BTS:

- Ống Tó ɸ76x6, l = 7,5 m: 1 cái

- Tời quay tay 0,5 tấn + cáp: 01 bộ đầy đủ.

- Cọc ghim tời: L652x5x1 m: 4 cái

- Đòn quay tời 25 x 2,5m: 2 cái

- Cọc neo tạm: L652x5x1 m : 3 cái

- Dây níu 10: 150m

- Dây dù 15: 60m

- Dụng cụ cầm tay (cờ lê, mỏ lết, con xỏ đầu nhọn 16, cưa cắt cáp, đục thép,

búa tạ, búa 1kg, búa 3kg): 1 bộ

- Puli các loại: 3cái

- Đai da an toàn: 3 cái

Chú ý: Trường hợp khi cột bị nghiêng, dây co căng không đều, mặt bích cột

bị lệch thì phải nới bu lông tại mặt bích lệch, nới dây co và tăng dần các dây co

trùng sau đó xiết chặt bu long bắt mặt bích cột.

Page 90: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

THI CÔNG LẮP DỰNG NHÀ LẮP GHÉP

Bước 1: Nhận vật tư lắp dựng:

Chú ý kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư: tấm vách, chân đế, bu lông vòng,

các thanh khung và phụ kiện, lồng điều hòa…….

Bước 2: Kiểm tra dầm móng nhà lắp ghép:

Kiểm tra kích thước móng, kích thước dầm móng, độ bằng phẳng của móng,

hướng của móng nhà với móng cột M0, đường dự kiến đi thang cáp để lắp cửa

nhà LG cho phù hợp

Bước 3: Lắp chân đế và thanh dầm, giằng nhà LG:

Lắp đặt 6 chân đế nhà lắp ghép và các thanh dầm, tăng cứng nhà, lắp đặt bu

lông vòng nhà, lắp 3 tấm sàn nhả LG, chú ý tấm sàn có 3 lỗ D chờ lắp ở phía

trước giáp cánh cửa, tấm không có lỗ lắp ở giữa và tấm có 1 lỗ lắp ở phía cuối

nhà căn chỉnh tấm sàn (chú ý các lỗ chờ trên tấm sàn phải lắp về phía bên phải

của nhà theo hướng nhìn từ cửa vào nhà trạm.)

Bước 4: Lắp dựng các thanh khung nhà

Lắp các thanh đứng và thanh ngang

Page 91: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 92: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 5: Lắp dựng các tấm vách và cửa nhà LG

+ Lắp lần lượt các tấm vách trái, phải (mỗi vách 3 tấm)

+ Lắp vách hậu (3 tấm) chú ý 2 tấm cạnh lỗ chờ thang cáp trên tấm lệch về phía

nào thì tấm nằm phía bên đó, tấm hậu giữa chú ý lỗ chờ ống bảo ôn điều hòa

nằm về phía bên phải, lỗ thông gió nằm phía dưới

->chú ý giữa các tấm vách có khe để chèn thanh thép hộp 10x30 vào khe chờ

giữa các vách.

+ Lắp vách trước và cánh cửa: lắp 2 tấm trái phải của vách trước sau đó mới lắp

tấm cửa nhà (lưu ý phải lắp cầu thang lên nhà trạm trước khi lắp cánh cửa nhà)

Bước 6: Lắp tấm nóc nhà LG

+ Lắp lần lượt 2 tấm nóc nhà điều chỉnh cho ăn khớp đúng vị trí sau đó lắp các

miếng thép khóa tấm nóc vào thanh khung nhà 2 bên trái phải (mỗi bên 3

miếng) và lắp tấm ốp nóc dọc nhà bắt ốc cố định vào thanh khung ngang trước

sau nhà.

Bước 7: Lắp tấm ốp góc trong và ngoài nhà

+ Lăp thanh ốp góc lần lượt ngoài nhà rồi đến trong nhà.

Bước 8: Lắp thang cáp trong nhà

+ Lắp con son đỡ thang cáp sau đó lắp thang, chú ý thang cáp hình chữ U có

đáy chữ U quay ra cửa nhà trạm.

Page 93: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 9: Lắp lồng điều hòa và quạt thông gió, lắp hộc để tài liệu, khung để

bình cứu hỏa

Bước 10: Kiểm tra hoàn thiện nhà:

+ Kiểm tra siết ốc hoàn thiện nhà, lau dọn vệ sinh nhà trạm sạch sẽ từ trong ra

ngoài. Sơn lại những vị trí xây sước, bơm keo silicon vào các khe nối vách nhà,

mép lồng thông gió trước sau.

Page 94: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 95: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 96: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Công tác an toàn trong lắp dựng:

1. Kiểm tra kỹ lưỡng dây an toàn, tời tó, túi đựng dụng cụ trước khi bắt đầu

lên cột thi công,

2. Khi buộc từ chân lên đỉnh tó vào cáp tời thành nhiều đoạn nhỏ (40cm) để

để khi tó lên qua đỉnh cột tháo dây ra lần lượt tránh bị giật tó gây nguy

hiểm.

3. Trong quá trình thao tác trên cột cần hết sức chú ý luôn phải thắt dây an

toàn vào cột,

Page 97: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

THI CÔNG TRỒNG, KÉO CỘT ĐIỆN AC

Các bước thi công trồng cột điện AC:

Bước 1: Phóng tuyến xác định vị trí và khoảng cách trồng cột điện AC (đảm

bảo các cột cách nhau từ 40-50m)

Bước 2: Đào hố chôn cột điện (phụ thuộc vào cấp đất, loại cột đơn hay đôi

và loại dây điện AC) đảm bảo đúng kích thước.

Bước 3: Trồng cột điện (đảm bảo cột thẳng, không nghiêng ngả, tuyến cột

trồng phải thẳng hàng (trừ địa hình đặc biệt), không được trồng cột theo kiểu

chữ Z.

- Phương pháp dựng cột thủ công: 08 người khiêng cột điện đến hố đào,

chân cột để sát hố vào vị trí đã đào sẵn rãnh trượt, phía đối diện của hố

dùng thanh gỗ nhẵn hoặc ván dựng đứng theo thành hố móng cột, sau đó

cùng nhau ghé vai đẩy dần ngọn cột lên đồng thời 2 người dùng thang tre

vừa chống vừa đẩy cột điện lên đến khi cột điện thẳng đứng tiến hành

chèn chân cột và đổ bê tông móng cột, tiếp theo lấp đất và đầm chặt

móng cột đến mặt đất tự nhiên.

- Phương pháp dựng cột bằng Pa lăng xích: Tiến hành lắp dựng tó 3 chân

tại vị trí hố móng đào sau đó di chuyển cột điện vào vị trí, tiến hành treo

pa lăng xích và móc vào vị trí 2/3 phía đầu trên cột,

Page 98: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

tiến hành kéo pa lăng xích đưa cột lên và điều chỉnh chân cột vào vị trí hố móng

sau đó nhả pa lăng xích để hạ cột vào hố móng,

Tiếp theo tiến hành chèn chân chột, đổ bê tông móng cột và đắp đất đầm chặt hố

móng đến mặt đất tự nhiên.

Page 99: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Để thi công dựng cột điện AC ta dùng Pa lăng xích để thi công:

Page 100: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Kích thước đào đất và đổ bê tông cho cột điện AC:

Page 101: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 102: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 103: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt
Page 104: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện và kéo dây điện.

- Lắp đặt bản ốp lên đầu cột bằng dây đai và khóa đai, chú ý tại những vị trí cột

chuyển hướng cần lắp 2 bản ốp hướng móc về 2 hướng kéo dây để lắp 2 kẹp

siết cáp cho 2 hướng kéo dây này.

- Tiến hành rải đây điện dọc theo tuyến sau đó đưa dây lên cột lắp đặt kẹp siết

cáp và kẹp treo cáp vào để đỡ dây điện, ở vị trí đường thẳng cách 2 cột phải sử

dụng 1 kẹp siết cáp để cho dây khỏi bị trùng.

+ Tại các vị trí vượt đường, vượt sông….thì sử dụng các thanh thép chữ

V70x70x7 dài 1m nối vào đỉnh cột bằng bu lông để tăng chiều cao cột.

+ Cột BTCT sử dụng để thi công điện AC là cột H6.5B, cột BTCT vuông H7m-

V65, cột ống sắt fi90, dày 2.5mm mạ kẽm nhúng nóng, dài 6m.

+ Block bê tông dùng để đổ cho cột điện AC: Bê tông đá 2x4, mác 150, kích

thước theo bảng tra.

Chú ý : trong quá trình thi công: khi đường điện đi qua các công trình điện

lưới, đường sắt … cần đảm bảo khoảng cách an toàn quy định để đàm bảo an

toàn cho quá trình thi công và vận hành khai thác đường điện sau này.

Page 105: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt

+ Với khoảng cách kéo điện AC vị trí đấu nối tới phòng máy BTS:

L ≤ 200m thì kéo dây 2x25mm2.

200m < L ≤ 800m kéo dây 2x35mm2.

800m < L ≤ 1500m kéo dây 2x50mm2.

1500m < L ≤ 3000m kéo dây 2x70mm2

Trường hợp L> 3000m hoặc dự toán ≥ 300 triệu thì phải có dự toán được

phòng Cơ điện Tập Đoàn phê duyệt mới được phép thi công

+ Trường hợp kéo điện 3 pha: L≤ 1500m thì dùng dây 4x25mm2.

1500< L ≤ 3000m thì dùng dây 4x35mm2.

L>3000m thì phải xin dự toán của phòng Cơ điện Tập đoàn phê duyệt mới

Được phép thi công.

* Các loại dây dùng để kéo điện AC kéo cho trạm BTS:

Page 106: các loại trạm,cột mà viettel đang xây dựng,lắp đặt