10
LIỆU PHÁP NGỮ DIỄN ĐỒNG TƯƠNG TÁC (COLLABORATIVE LANGUAGING THERAPY) Nguồn: https://postmoderntherapies.wikispaces.com/Collaborative+languaging+therapy Người dịch: Nguyễn Minh Tiến Harold Goolischian và Harlene Anderson 1. Phân biệt các khái niệm Nhân loại tồn tại trong một hệ thống ngôn ngữ có khả năng tạo lập ý nghĩa (meaning making language system). Nhà trị liệu là những người góp phần vào việc tạo lập ý nghĩa cho thân chủ trong khi trị liệu (Anderson, 2005). Chúng ta luôn luôn ở trong một tiến trình diễn nghĩa (translating process) Việc diễn giải thì có tính đối thoại (dialogical) Đối thoại là một tiến trình diễn giải những điều diễn giải (a process of interpretations of interpretations) Chúng ta tham gia vào những gì chúng ta suy nghĩ hoặc những gì chúng tin rằng mình hiểu hoặc biết. Trong một cuộc đối thoại, đáp ứng của mỗi người tham gia nói chuyện là sản phẩm của những gì mà người ấy tin là mình đã lĩnh hội được Sự tò mò của nhà trị liệu sẽ có tác dụng mời gọi sự tò mò của thân chủ Cái ngã của nhà trị liệu có tính đối thoại và có tính quan hệ (dialogical and relational), được tạo nên bởi ngôn ngữ và xã hội. (Anderson, 2005, p.499)

Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

LIỆU PHÁP NGỮ DIỄN ĐỒNG TƯƠNG TÁC

(COLLABORATIVE LANGUAGING THERAPY)

Nguồn: https://postmoderntherapies.wikispaces.com/Collaborative+languaging+therapy

Người dịch: Nguyễn Minh Tiến

Harold Goolischian và Harlene Anderson

1. Phân biệt các khái niệm

Nhân loại tồn tại trong một hệ thống ngôn ngữ có khả năng tạo lập ý nghĩa (meaning

making language system). Nhà trị liệu là những người góp phần vào việc tạo lập ý nghĩa cho

thân chủ trong khi trị liệu (Anderson, 2005).

Chúng ta luôn luôn ở trong một tiến trình diễn nghĩa (translating process)

Việc diễn giải thì có tính đối thoại (dialogical)

Đối thoại là một tiến trình diễn giải những điều diễn giải (a process of interpretations

of interpretations)

Chúng ta tham gia vào những gì chúng ta suy nghĩ hoặc những gì chúng tin rằng

mình hiểu hoặc biết.

Trong một cuộc đối thoại, đáp ứng của mỗi người tham gia nói chuyện là sản phẩm

của những gì mà người ấy tin là mình đã lĩnh hội được

Sự tò mò của nhà trị liệu sẽ có tác dụng mời gọi sự tò mò của thân chủ

Cái ngã của nhà trị liệu có tính đối thoại và có tính quan hệ (dialogical and

relational), được tạo nên bởi ngôn ngữ và xã hội. (Anderson, 2005, p.499)

Page 2: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

Những hệ thống của con người là những hệ thống ngôn ngữ và có khả năng tạo lập ý

nghĩa; nghĩa là chúng ta có thể tạo lập ý nghĩa cho nhau.

Một hệ thống trị liệu cũng là một hệ thống tạo lập ý nghĩa trong đó thân chủ và nhà

trị liệu cùng nhau tạo lập các ý nghĩa.

Bất kỳ một hệ thống nào trong trị liệu cũng đều là thứ được thống hợp lại xung

quanh một “vấn đề” nào đó.

Chúng ta gọi những con người mà chúng ta nói chuyện trong lúc trị liệu, bao gồm cả

chúng ta trong đó, là những hệ thống tổ chức các vấn đề và hóa giải các vấn đề

(problem-organizing, problem-dis-solving systems).

Trong quyển sách của mình, “Conversation Language and Possibilities”, bà Anderson (2005)

đã nêu lên 6 điều giả định của phương pháp tiếp cận trị liệu đồng tương tác của bà như sau:

(1). Những hệ thống của con người được tạo lập thông qua ngôn ngữ và các ý nghĩa;

(2). Thực tại được tạo lập thông qua bối cảnh xã hội;

(3). Tư duy của chúng ta được “biên soạn” trong mối liên quan với bản thân chúng ta

cũng như với bối cảnh xã hội;

(4). Thực tại, ý nghĩa và những trải nghiệm của chúng ta được tạo lập thông qua các

tương tác và đối thoại với người khác;

(5). Ngôn ngữ mang ý nghĩa đến với cuộc sống của chúng ta, đến cái thế giới mà

chúng ta đang sống, và ngôn ngữ cũng phục vụ như chiếc chìa khóa dẫn vào thế giới

xã hội;

(6). Kiến thức được lĩnh hội thông qua các tương tác, ngôn ngữ và các trải nghiệm

của chúng ta.

Liệu pháp đồng tương tác (C.T. = collaborative therapy) bao gồm một quá trình đối thoại có

tính tham gia và tương tác qua lại. Cách thức tiếp cận này đánh giá cao những nhãn quan

của thân chủ, mời gọi họ trình bày và cùng họ tổng hợp lại những nhãn quan mà từ đó thân

chủ xem xét điều gì là quan trọng trong cuộc sống thường ngày của họ. Nhà trị liệu thừa

nhận rằng thân chủ là chuyên gia về các trải nghiệm sống của chính họ. Còn nhà trị liệu theo

cách tiếp cận đồng tương tác sẽ làm việc với thân chủ để phát huy nghị lực của họ, về những

mong muốn trở nên lành mạnh của họ, để xây dựng những mối quan hệ thành công và nâng

cao chất lượng cuộc sống (Anderson, 2007b).

Những tính chất đặc trưng của liệu pháp đồng tương tác (Anderson, 2007b, pp. 54-55):

Liệu pháp đồng tương tác là loại liệu pháp có tính tiến triển (evolving), động năng

(dynamic) và phi thể thức (non-formulaeic): Nó được dựa trên một tiến trình phản

Page 3: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

ảnh trong đó những giả định cung cấp thông tin cho việc thực hành và việc thực

hành lại cung cấp thông tin cho việc lập các giả định.

Trọng tâm của trị liệu chuyển từ cá nhân hoặc gia đình sang những “con người trong

mối quan hệ” (person(s)-in-relationships): Phương pháp tiếp cận này được dựa trên

một sự chuyển đổi về tư tưởng có thể áp dụng được cho những con người, tình

huống và bối cảnh.

Việc áp dụng cũng có thể xảy ra bên ngoài những cuộc gặp gỡ trị liệu: Cách tiếp cận

này còn có thể áp dụng được với những hệ thống và những bối cảnh khác không phải

trị liệu. Nhà trị liệu có thể sử dụng những giả định của liệu pháp đồng tương tác và

lập trường có tính triết lý của nó để áp dụng khi họ làm việc trong các hệ thống khác.

Việc lượng giá trở nên một phần của việc thực hành hằng ngày: Nhà trị liệu và thân

chủ sẽ cùng nhau lượng giá công việc khi hai bên cùng làm việc với nhau. Những gì

họ nhận biết được sẽ cung cấp thông tin cho công việc của họ, trong khi đánh giá cao

và xây dựng nên những gì được xem là hữu ích, đồng thời cũng xem xét lại những gì

không mang lại hiệu quả.

Giảm nguy cơ kiệt quệ (burnout) cho nhà trị liệu: Những nhà trị liệu đã báo lại rằng

họ đã có thể hồi phục lại sự cảm kích và tôn trọng đối với các thân chủ, cũng như hồi

phục lại được sự nhiệt tình và năng lượng dành cho công việc.

Cả những thân chủ lẫn nhà trị liệu đều có thể cảm nhận được sự tự do và niềm hy

vọng: Thân chủ có cảm giác được thuộc về, được tham gia vào và được làm chủ quá

trình trị liệu, rồi từ đó, dẫn đến khả năng chia sẻ trách nhiệm của họ đối với quá

trình trị liệu cùng kết quả của nó.

Mối quan hệ của những đồng nghiệp cũng được thăng tiến: Những nhà trị liệu cũng

cho biết rằng khi họ sống với lập trường triết lý này với những đồng nghiệp, cũng

giống như khi họ làm việc với thân chủ, họ cũng có nhiều khả năng tốt hơn trong

việc đánh giá cao, hiếu kỳ hơn và cởi mở hơn đối với những khác biệt.

Khi sự đồng tương tác diễn ra, các ý tưởng sẽ trở nên sáng tỏ và những nhãn quan

đa dạng sẽ trở nên có tiếng nói chung (Nguyên văn: “… multiple perspectives can be

voiced in a collaborative manner”).

2. Các tác giả:

Liệu pháp đồng tương tác (C.T.) sử dụng các hệ thống gia đình và liệu pháp gia đình theo

cách thức đối lập với học thuyết xã hội phổ biến được nói đến bởi Talcott Parson, trong đó

áp dụng khoa điều khiển học (cybernetics) vào trong học thuyết về xã hội (Anderson &

Goolishian, 1986). Anderson và Goolishian, việc áp dụng về lý thuyết này đã giúp “phân chia

tầng lớp” cho cấu trúc và các vai trò của những hệ thống xã hội, tương tự như một củ hành,

trong đó mỗi lớp đều ở trong một sự cân bằng mang tính phụ thuộc và theo thang bậc với

các lớp khác như một hệ thống toàn vẹn, tạo nên trạng thái quân bình hoặc thăng bằng nội

tại (homeostasis). Sự quân bình này cho thấy có một thực tại khách quan mà ta có thể nhận

Page 4: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

biết được và bất cứ một bệnh lý tiềm tàng nào cũng có thể được phát hiện và được chữa trị

trong mối tương quan theo thang bậc trong hệ thống xã hội ấy (Anderson & Goolishian,

1988).

Anderson và Goolishian (1986) ghi nhận rằng đã bắt đầu có một sự thay đổi trong học

thuyết về xã hội, với những dẫn nhập của lý thuyết gia xã hội người Đức Niklas Luhman,

người đã nhấn mạnh vào những hành động và sự diễn ngôn mang tính đồng tương tác

(collaborative action and discourse) trong sự kiến tạo các hệ thống xã hội. Hậu quả là liệu

pháp gia đình đã bắt đầu chú trọng vào các vấn đề của loài người thay vì cố gắng để hiểu

những mô hình vận hành của những hệ thống con người (Anderson & Goolishian, 1986).

Trường phái đồng tương tác bắt nguồn từ một sự “lắp ghép về mặt khái niệm”

(conceptional collage) của các học thuyết sinh học – tâm lý – xã hội theo nhãn quan hậu hiện

đại (Anderson, 1995). Anderson và Goolischian (1986) đã truy nguyên những thay đổi này

với khởi đầu thông qua các khoa điều khiển học thế hệ thứ nhất, điều khiển học thế hệ thứ

hai, học thuyết kiến tạo (constructivist theory), học thuyết lượng tử (quantum theory) và

quyết định luận cấu trúc (structure determinism) hướng đến việc xem loài người như là một

“hệ thống ngôn ngữ và tạo lập ý nghĩa”, ở đó các hệ thống được tạo lập thông qua giao tiếp

và đối thoại thay vì là những cấu trúc xã hội được phân tầng. Anderson (1995) đồng thời

cũng đã trích dẫn ra từ nhiều học thuyết có ảnh hưởng khác, chẳng hạn như lý thuyết về các

địa hạt của ngôn ngữ (language domains), học thuyết về trần thuật (narrative theory), học

thuyết nữ quyền hậu hiện đại (postmodern feminist theory), khoa chú giải văn tự cổ

(hermeneutics) và học thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism). Trong bài viết gần đây

hơn của bà, Anderson (2007) đã có ý nói đến những ảnh hưởng này dưới hình thức “chiếc

ô hậu hiện đại”, trong đó ngôn ngữ và kiến thức tạo nên ý nghĩa thông qua các tương tác.

Harold Goolishian (Chú thích: có tài liệu ghi là Harry Goolischian – N.D.) và Harlene

Anderson là những đại diện cho tiếng nói cơ bản của liệu pháp đồng tương tác ngay từ lúc

khởi đầu thực hiện cách tiếp cận cho đến những hình thức hiện nay của nó. Vào năm 1988,

Anderson và Goolischian, từ sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ như một phương tiện tạo lập

nên ý nghĩa, đã phát triển một tiền đề cho liệu pháp C.T. với tên gọi là trạng thái “không

biết” (Anderson, 2005). Trạng thái “không biết” (Not-Knowing) đã được Anderson và

Goolishian phát triển thành một cách thức giúp họ làm việc hiệu quả hơn với thân chủ và

các thực tại chủ quan của họ, qua đó mục đích của việc trị liệu chính là mở ra khoảng không

gian để những ý nghĩa mới có thể xuất hiện thông qua đối thoại (Anderson, 2005). Việc góp

phần tạo điều kiện để đối thoại xảy ra được dựa trên niềm tin rằng nhà trị liệu không có

được những kiến thức có tính khách quan về thân chủ và nhà trị liệu không bao giờ có thể

hiểu được thân chủ một cách đầy đủ nếu như không hiểu rằng thân chủ mới chính là

chuyên gia về cái thực tại chủ quan của họ (Anderson, 2005). Anderson viết rằng “vị thế

không biết” bao gồm một khả năng lắng nghe thực sự, chủ động và có tính trân trọng, trong

Page 5: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

đó nhà trị liệu phải có tâm thế thăm dò và cởi mở đối với thực tại chủ quan của thân chủ

(Anderson, 2005).

Một tác giả quan trọng khác có thể được kể đến đó là Tom Andersen, người đã phát triển

nên khái niệm về “nhóm phản ảnh” (reflecting team), nhằm mục đích sử dụng học thuyết

trong CT và như một sự điều chỉnh từ cách thức tiếp cận của trường phái Milan qua đó một

nhóm chuyên viên trị liệu gặp gỡ gia đình thân chủ (Andersen, 1987, 1992). Những thành

viên của nhóm trị liệu sẽ lắng nghe cả chuyên viên phỏng vấn và gia đình, từ phía sau một

tấm kính một chiều, khi cuộc đối thoại được mở ra (Andersen, 1987). Quan niệm của

Andersen (1992) về cách tiếp cận của trường phái Milan bao gồm việc chuyển đổi từ vị thế

“hoặc cái này, hoặc cái kia” sang lập trường “cả thế này, lẫn thế kia”, mang lại một cách tiếp

cận mang tính thăm dò, thử nghiệm trong việc giải quyết vấn đề, bao gồm việc đưa ra

những ý tưởng mới có thể hữu ích trong cuộc đối thoại trị liệu. Sau khi thời gian qui định đã

trôi qua, chẳng hạn sau 40 phút, các thành viên của nhóm sẽ phản ảnh lại những ý kiến khác

nhau và đa dạng mà họ có được trong lúc lắng nghe. Những ý tưởng mới này sẽ được bàn

luận theo một cách thức sao cho có thể tạo ra những ý nghĩa mới trong việc hiểu vấn đề và

kéo theo những cách thức để giải quyết. Gia đình thân chủ và người phỏng vấn khi đó sẽ

lắng nghe các phản ảnh của nhóm về phiên làm việc. Các phản ảnh này được đưa ra như

những ý kiến mang tính thăm dò chứ không như những sự thật khách quan hoặc ban ra lời

khuyên và cung cấp một thứ ngôn ngữ rộng mở hơn và “công cộng” hơn thay vì là thứ ngôn

ngữ có tính “riêng tư”. Việc mở rộng cuộc đối thoại trị liệu từ kiểu riêng tư sang kiểu công

khai hơn sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa cuộc đối thoại để nó được định đặt lại theo cách

nói chuyện của thân chủ thay vì sử dụng những thứ ngôn ngữ lý thuyết mang tính “hàn lâm”

hoặc chỉ nêu lên những khía cạnh tiêu cực vốn vẫn là đặc trưng của những cuộc đối thoại trị

liệu mang tính chất riêng tư. Mặc dù vậy, mục đích chính của nhóm phản ảnh là nhằm tạo

nên những ý nghĩa và ý tưởng mới mà từ đó thân chủ có thể quyết định liên hệ với những ý

tưởng ấy hay không là tùy họ.

3. Tổng quan học thuyết

A. Sự hình thành vấn đề (problem formation)

Do bởi những ý nghĩa vốn là những “kiến tạo xã hội” (social construction) được xem xét bởi

mỗi con người qua lăng kính có tính riêng biệt và cá nhân của mình, cho nên có nhiều khả

năng ngôn ngữ có thể bị hiểu nhầm và những “huyền thoại” (myth) (p.499) có thể được tạo

nên vì ý nghĩa của ngôn ngữ có thể bị lạc mất trong cuộc thảo luận khi có nhiều cách thức

diễn nghĩa khác nhau về cùng một cuộc nói chuyện (Anderson, 2005).

Anderson (1992) cho rằng các vấn đề tồn tại trong ngôn ngữ và thể hiện sự giảm thiểu

những năng lực và tự do cá nhân của một con người do bởi sự trần thuật bằng ngôn ngữ

vốn có tính tự giới hạn. Anderson và Goolischian (1986) định nghĩa những vấn đề như là

Page 6: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

điều tồn tại chỉ khi có sự than phiền về mặt ngôn ngữ. Các vấn đề được tạo lập khi hệ thống

những niềm tin về những tình huống trong đời sống của thân chủ gây ra tình trạng phiền

nhiễu do có sự giới hạn những ý nghĩa được tạo nên trong những hệ thống đã bị bão hòa

bởi các vấn đề như nhà trường, công sở, gia đình và bạn bè đồng trang lứa. Vì lý thuyết

đồng tương tác bắt nguồn từ liệu pháp gia đình nên nó sẽ cố gắng bao gồm bất cứ ai có quan

tâm nhiều nhất đến vấn đề của thân chủ. Những người này có thể gồm những chuyên viên

tư vấn học đường, giáo viên, bạn bè, cha mẹ và/hoặc những thành viên khác trong gia đình.

Liệu pháp đồng tương tác bắt đầu bằng việc thâu thập những dữ liệu liên quan đến cách

nhìn, cách định nghĩa và những “lý thuyết về vấn đề” của cái “hệ thống định dạng vấn đề”

này (tức là gia đình; Anderson & Goolischian, 1986). Bằng cách này, nhà trị liệu trở thành

một người, thông qua đối thoại, sẽ cùng tham gia vào vấn đề của thân chủ bằng cách đồng

sáng tạo (co-creating) cả những định nghĩa về vấn đề lẫn những giải pháp cho vấn đề. Qua

tiến trình “đồng sáng tạo” này, điều quan trọng cần nhấn mạnh là nhà trị liệu không phải là

người dẫn dắt cuộc đối thoại hướng đến những định nghĩa hoặc giải pháp đã định trước, mà

thay vào đó, nhà trị liệu cần khơi gợi những khả năng tinh tế nơi thân chủ hướng đến việc

hiểu vấn đề là như thế nào. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng những cách thức định

nghĩa vấn đề cũng phải linh hoạt và xem xét hết tính phức tạp của nó.

B. Sự duy trì các vấn đề (problem maintainance)

Các vấn đề được duy trì khi sự hiểu biết của một người bị “mắc mứu” trong việc làm thế nào

để tương tác với người khác. Cuộc đối thoại trị liệu sẽ cung cấp những cách thức để mở ra

khoảng không gian cho việc sáng tạo nên những ý nghĩa mới, những câu chuyện mới bằng

cách khám phá và mở rộng phạm vi cho những “điều-chưa-được-nói” (Anderson &

Goolischian, 1992). Cách tiếp cận theo kiểu khám phá như thế này đã được phát triển nên

theo kiểu một “vị thế không biết”, trong đó thái độ của nhà trị liệu được thể hiện dưới hình

thức một sự tò mò rất chân thành về cách nhìn đời chủ quan của cá nhân thân chủ

(Anderson & Goolishian, 1992). Cách tiếp cận này thể hiện qua sự lắng nghe chủ động và

trân trọng từ đó giúp gia tang sự hiểu biết lẫn nhau trong cuộc đối thoại (Anderson, 1995).

Anderson (1995) đã xem đây là một cách thức tương tác và đi vào mối quan hệ một cách tự

nhiên với một con người và đặc trưng cho một tiến trình gọi là “C Therapy” (Liệu pháp với

các chữ “C” – connecting: kết nối, collaborating: đồng tương tác, và constructing: kiến tạo).

C. Giải quyết vấn đề (problem resolution)

Các vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, khi mà thân chủ nói về vấn đề của họ theo

một cách thức khác đi. Đối thoại tạo điều kiện cho sự thay đổi bằng cách sáng tạo và định

nghĩa nên ý nghĩa mới trong hệ thống niềm tin của một con người. Đối thoại giúp dịch

chuyển ý nghĩa từ chỗ có tính bệnh lý sang tình trạng bình thường hơn, từ chỗ “chung

chung” chuyển sang trở nên đặc hiệu hơn. Từ cách nhìn này, vấn đề chỉ tồn tại “trong” ngôn

ngữ và “thông qua” ngôn ngữ. Mục đích của trị liệu là nói về vấn đề theo một cách khác

Page 7: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

thông qua một quá trình khám phá với một cung cách có tính quan hệ. Cuộc đối thoại sẽ mở

đường cho việc “hóa giải” các vấn đề khi ngôn ngữ trở thành một “liều lượng nhỏ”

(modicum) giúp cho sự thay đổi bằng cách sáng tạo nên ý nghĩa mới thông qua sự tương tác

mang tính động năng (dynamic interaction) (Anderson & Goolishian, 1992). Tiến trình này

là sản phẩm của một mối quan hệ chân thành giữa thân chủ và nhà trị liệu bao gồm sự tôn

trọng, hiểu biết lần nhau, sự chân thành và cởi mở đối với thế giới quan mang tính chủ quan

của thân chủ.

4. Tiến trình trị liệu

Tiến trình trị liệu là một tiến trình đối thoại mang tính trị liệu (therapeutic conversation /

dialogue / “talking with”). Trong tiến trình này, thân chủ và nhà trị liệu dấn thân vào một

tình thế gây bối rối cho nhau (engage in a mutual puzzling), tìm kiếm cách hiểu như thế nào

là “vấn đề” và như thế nào là “giải pháp” theo cách định nghĩa của thân chủ. Anderson

(2007a) đã mô tả tiến trình này một nỗ lực tương tác nhằm chia sẻ các ý nghĩa.

Chúng ta nói chuyện với thân chủ về những nỗi bận tâm của họ, nhận biết quan điểm của

họ, thông qua việc học tập mà sáng tạo nên một tiến trình “cùng nhau ở đó” (“in there

together” process) từ đó dẫn đến các ý nghĩa mới, những câu chuyện kể theo cách mới và

một tâm thế mới (tạm dịch từ “new agency” – N.D.).

Nhân tố trung tâm của cuộc đối thoại trị liệu là điều mà chúng tôi gọi là những câu hỏi hội

thoại (conversational questions) – những câu hỏi luôn được đặt ra từ vị thế “không biết”, từ

một nhu cầu nhằm biết thêm về những gì đã được nói.

A. Vai trò của nhà trị liệu

Chuyên môn và trách nhiệm của nhà trị liệu là phải tạo ra một không gian mà trong

đó có thể diễn ra tiến trình trị liệu, tức là cuộc đối thoại trị liệu, và tạo điều kiện để

thúc đẩy tiến trình đó. Việc này được thực hiện bằng cách tạo nên một môi trường

sao cho, một cách tự nhiên, có thể mời gọi được mối quan hệ có tính đồng tương tác

và những cuộc đối thoại mang tính sáng tạo.

Đây là vị thế của một người “không can thiệp” (non-interventionist position)

Nhà trị liệu và bối cảnh sống của mình góp phần vào tiến trình trị liệu cũng nhiều

như thân chủ và bối cảnh sống của họ.

Hệ thống trị liệu và tiến trình trị liệu có cấu trúc và những nỗ lực mang tính chất

đồng tương tác và không phân thứ bậc.

Trị liệu là một tiến trình hồi quy và mang tính tương tác (interactive, circular

process) trong đó những thực tại đời sống và tính “chuyên gia” của cả thân chủ lẫn

nhà trị liệu đều được trân trọng, được công nhận và được sử dụng.

Cả thân chủ lẫn nhà trị liệu đều tham gia như nhau vào việc sáng tạo nên “thực tại trị

liệu” (tức là việc chẩn đoán và chữa trị).

Page 8: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

Nhà trị liệu cũng mời gọi thân chủ tham gia chia sẻ câu hỏi liên quan đến những mối

bận tâm của họ. Việc hỏi chuyện được bắt đầu bởi nhà trị liệu khi người này bước

vào mối quan hệ với thân chủ với tư cách một người học hỏi để hiểu biết về những

trải nghiệm của họ và thân chủ thì như người thầy dạy. Khi diễn ra việc thân chủ

“dạy” và nhà trị liệu “học”, những điều vốn đã quen thuộc với thân chủ sẽ được nói

đến bằng những cách thức không quen thuộc mà từ đó sang tạo nên những ý nghĩa

mới đối với thân chủ. Việc phát hiện ra những điều không quen thuộc sẽ dẫn đến

việc có thêm những tò mò và những tiên liệu mới (Anderson, 2007a).

Nhà trị liệu tôn trọng và dựa vào khả năng tự vận hành (Tạm dịch từ “self-agency” –

N.D.) trong hệ thống của thân chủ cũng như khả năng tự sáng tạo của họ trong việc

tìm kiếm những giải pháp thay thế cho tình trạng lưỡng nan của họ.

Vai trò của nhà trị liệu là tạo ảnh hưởng trên bối cảnh hoặc không gian để diễn ra sự

thay đổi chứ không chuyên chú vào sự thay đổi ở những khía cạnh có thể được nhận

biết “một cách khách quan” như hành vi, mô hình tương tác hoặc những hành vi loạn

chức năng của gia đình.

Nhà trị liệu là một chuyên gia trong việc tạo lập và xúc tiến một cuộc đối thoại từ đó

mở ra cơ hội cho việc xuất hiện những khía cạnh mới trong hệ thống ý nghĩa của

thân chủ và khuyến khích sự thay đổi trong cách nhìn cũng như trong cách hành xử.

Sự thay đổi trong một phần của hệ thống có thể ảnh hưởng lên cơ hội thay đổi ở

những phần khác. Sự thay đổi ở đây bao gồm sự mở rộng, chuyển biến hoặc nới lỏng

những ý tưởng (hoặc hành vi) thông qua nói chuyện.

Theo Anderson (1997), vai trò của nhà trị liệu KHÔNG bao gồm những việc sau đây:

như một người biên tập lại câu chuyện kể của thân chủ, như một “phiến đá sạch”

(tabula rasa) hoặc một “tấm màn trống” (blank sceen), như một nhà thương thuyết,

một trọng tài hoặc như một chuyên viên can thiệp.

Nhà trị liệu giữ một lập trường “đa thiên vị” (multi-partiality), hoặc đứng về phía tất

cả thành viên, bằng cách tạo sự hỗ trợ một cách đầy đủ chứ không chia sẻ cái thực tại

được đồng thuận của thành viên này hay thành viên khác. Nó bao gồm việc mở ra

khoảng không gian cho thân chủ có thể nói ra những gì họ cần nói. Đây là cách thay

thế cho kiểu “lắng nghe một cách phòng vệ” (listening defensively) – một cách nghe

trong đó nhà trị liệu biết được thân chủ sẽ nói gì và sẵn sàng để sửa sai. Lập trường

này dựa trên tiền đề rằng chúng ta chẳng bao giờ có thể hiểu được người khác ở

mức tối ưu, chúng ta chỉ có thể cố gắng để hiểu được những gì mà họ nói với chúng

ta thôi

Những nhà trị liệu đồng tương tác chủ động cố gắng để KHÔNG hướng dẫn thân chủ

- Liệu pháp đồng tương tác là một tiến trình “hết điều hỏi này đến điều hỏi khác” (a

process of question after question) trong đó nhà trị liệu và thân chủ gắn kết với nhau

trong một cuộc tìm kiếm sự hiểu biết.

B. Các can thiệp

Page 9: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

Nhà trị liệu duy trì việc phỏng vấn bên trong các tham số của (các) vấn đề theo sự

mô tả của thân chủ

Nhà trị liệu cùng lúc hoan nghênh những ý kiến đa dạng và trái chiều

Lựa chọn những ngôn ngữ có tính hợp tác hơn là có tính không hợp tác

Học hỏi, tìm hiểu và nói chuyện theo ngôn ngữ của thân chủ

Nhà trị liệu là một người lắng nghe có tính trân trọng

Đặt câu hỏi, khi mà lời đáp cần đến những câu hỏi mới

Nhà trị liệu có nhiệm vụ tạo nên một bối cảnh đối thoại nhằm cho phép sự cộng tác

qua lại trong việc xác định vấn đề và tiến trình hóa giải vấn đề.

Duy trì một cuộc đối thoại với chính bản thân mình

C. Đánh giá

Phỏng vấn và đặt câu hỏi là những đặc trưng của hệ thống ngôn ngữ của trường phái đồng

tương tác. Nó không có và cũng không cần đến một phương pháp đánh giá được quy chuẩn

nào cả. Hơn nữa, việc đánh giá có thể được thực hiện ngay trong lúc bàn luận. Nhà trị liệu

phát hiện vấn đề bằng cách nói chuyện về vấn đề và xem xét loại ngôn ngữ nào đang giữ hệ

thống ở lại với nhau. Vấn đề được đánh giá khi nhận ra rằng loại ngôn ngữ mà người ta sử

dụng để nói chuyện xung quanh cái gọi là “vấn đề” đã tạo ra vấn đề.

Page 10: Liệu pháp ngữ diễn đồng tương tác (Collaborative Therapy)

References

Anderson, H. (1992). Collaborative language systems: Toward a postmodern therapy. In R. Mikesell,

D. D. Lusterman, & S. McDavid (Eds.), Integrating Family Psychology and Systems Theory (pp. 27 –

44). Washington: APA Press.

Anderson, H. (2007a). Dialogue: People creating meaning with each other and finding ways to go

on. In H. Anderson & D. Gehart (Eds.), Collaborative Therapy: Relationships and Conversations that

make a Difference (pp. 33-41). New York: Routledge.

Anderson, H. (2007b). The heart and spirit of collaborative therapy: The philosophical stance - "A

way of being" in relationship and conversation. In. H. Anderson & D. Gehart (Eds.), Collaborative

Therapy: Relationships and Conversations that make a Difference (pp.43-59). New York: Routledge.

Anderson, H. (2007c). A postmodern umbrella: Language and knowledge as relational and

generative, and inherently transforming. In H. Anderson and D. Gehart (Eds.), Collaborative

Therapy: Relationships and Conversations That Make A Difference (pp. 7– 20). New York, NY:

Taylor & Francis Group.

Anderson, H. (2005). Myths about "Not-Knowing." Family Practice, 44, 497-504.

Anderson, H. (1997). Conversation, language, and possibilitie: A postmodern approach to therapy.

New York: Basic Books.

Anderson H. & Goolishian, H. A. (1986) Problem determined systems: Towards transformation in

family therapy. Journal of Strategic & Systemic Therapist, 5(4), 1 – 13.

Anderson, H. & Goolishian, H. A. (1992). The client is the expert: A not-knowing approach to

therapy. In S. McNamee

& K. J. Gergen (Eds.), Therapy as Social Construction (pp. 25 –39). Newbury Park, CA: Sage

Publications, Inc.

Anderson, H. & Goolishan, H. (1988). Human systems as linguistic systems: Some preliminary and

evolving ideas about the implications for clinical theory. Family Process, 27, 371-393.

Andersen, T. (1987). The reflecting team: Dialogue and meta-dialogue in clinical work. Family

Process, 26, 415 – 428.

Goolishian, H. & Anderson, H. (1990). Understanding the therapeutic process: From individuals and

families to systems in language. In F. Kaslow (Ed.) Voices in Family Psychology. Newbury Park, CA:

Sage Publications.