41
LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin hiện nay, Internet ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật và đời sống, nói một cách đơn giản, Internet là một tập hợp máy tính nối kết với nhau, là một mạng máy tính toàn cầu mà bất kì ai cũng có thể kết nối bằng máy PC của họ. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà sức mạnh của internet bùng nổ thì việc tra cứu thông tin, đọc báo, tìm kiếm tài liệu trên mạng không còn là điều gì đó quá xa lạ. Thông qua Intertnet mọi người có thể tra cứu thông tin, tìm tài liệu hay đơn giản là đọc báo trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với công nghệ Word Wide Web, hay còn gọi là Website sẽ giúp bạn đưa những thông tin mong muốn của mình lên mạng Internet cho mọi người dùng xem một cách dễ dàng với các công cụ và những ngôn ngữ lập trình khác nhau. Sự ra đời của Open Source cho phép chúng ta xây dựng các trang Web đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung

Báo cáo môn mã nguồn mở

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo môn mã nguồn mở

LỜI NÓI ĐẦU

Với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin hiện nay, Internet ngày càng

giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật và đời sống, nói một cách đơn

giản, Internet là một tập hợp máy tính nối kết với nhau, là một mạng máy tính toàn cầu

mà bất kì ai cũng có thể kết nối bằng máy PC của họ.

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà sức mạnh của internet bùng nổ thì việc tra

cứu thông tin, đọc báo, tìm kiếm tài liệu trên mạng không còn là điều gì đó quá xa lạ.

Thông qua Intertnet mọi người có thể tra cứu thông tin, tìm tài liệu hay đơn giản là đọc

báo trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Với công nghệ Word Wide Web, hay còn gọi là Website sẽ giúp bạn đưa những

thông tin mong muốn của mình lên mạng Internet cho mọi người dùng xem một cách dễ

dàng với các công cụ và những ngôn ngữ lập trình khác nhau. Sự ra đời của Open Source

cho phép chúng ta xây dựng các trang Web đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng

một cách nhanh chóng. WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software)

được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ

quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội

dung của họ lên Internet.

Với lí do đó, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Th.s Trần Thanh

Huân, nhóm em đã chọn đề tài: ”Xây dựng trang tin tức Công nghệ thông tin” làm đề

tài cho bài tập lớn của mình.

Tuy nhiên, do mới làm quen với Wordpress , mặc dù đã cố gắng tìm hiểu sử dụng

thành thạo nhưng chắc rằng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự

thông cảm, những lời góp ý và chỉ bảo tận tình của quý Thầy/Cô và các bạn.

Xin trân thành cảm ơn !

Page 2: Báo cáo môn mã nguồn mở

Phần I: MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài

” Xây dựng trang tin tức Công nghệ thông tin”.

2. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay , thời đại mà sức mạnh của internet bùng nổ thì việc tra

cứu thông tin, đọc báo, tìm kiếm tài liệu trên mạng không còn là điều gì đó quá xa lạ.

Thông qua Website mọi người có thể tra cứu thông tin, tìm tài liệu hay đơn giản là đọc

báo trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy , chúng em đã

xây dựng trang web tin tức về

Công nghệ thông tin để cung cấp cho mọi người về tin tức Công nghệ trong và

ngoài nước. ” Xây dựng trang tin tức Công nghệ thông tin” đã được chúng em áp dụng

các công cụ hỗ trợ, phần mềm mã nguồn mở,các kiến thức đã có để thiết kế một trang

web chuẩn, bắt mắt đầy đủ chức năng cần thiết phục vụ các nhu cầu của người sử dụng

và yêu cầu của khách hàng.

3. Mục tiêu

Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở và cài đặt thành công

- Làm chủ được phần mềm nguồn mở

Được trải nghiệm và rút kinh nghiệm qua dự án thực tế.

Xây dựng các tài liệu cho dự án một cách tường minh và đầy đủ.

Kiểm soát được các vấn đề xảy ra.

Hoàn thiện sản phẩm, kết thúc bài tập lớn thành công.

4. Bố cục đề tài

Chương I: Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Wordpress.

Chương II: Cơ sở dữ liệu và Web sản phẩm.

Chương III: Hướng dẫn cài đặt.

Page 3: Báo cáo môn mã nguồn mở
Page 4: Báo cáo môn mã nguồn mở

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I : Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Wordpress

1.1. Giới thiệu về mã nguồn mở

Phần mềm mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm được cung cấp dưới

dạng cả mã và nguồn, không chỉ miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản

quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc

chung quy định trong giấy phép Phần mềm mã nguồn mở (Ví dụ: General Public Licence

- GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với phần mềm

nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại). Nhìn chung thuật ngữ “Open Source” được

dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép

nguoiwf dùng có quyền “ sở hữu hệ thống”.

Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi

phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn … Tức là những dịch vụ thực

sự đã được thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn

mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.

Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho

mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sửa phù hợp

với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều

người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành lại những bản cải tiến vì mục đích

công cộng.

Lợi ích của phần mềm mã nguồn mở là miễn phí ?

Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn toàn an tâm

khi chia sẻ một chương trình tuyệt vời với bạn bè.

Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp.

Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu nằm trong một phần mềm độc quyền ? Việc sử dụng

một định dạng file bí ẩn sẽ khiến bạn chỉ dùng chương tình của một công ty. Do

Page 5: Báo cáo môn mã nguồn mở

yêu cầu công việc, bạn muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng

chương trình bản quyền không cho phép. Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt hỗ

trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm chắc chắn rằng dữ liệu của bạn sẽ không còn

yes nghĩa. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải

quyết vấn đề của bạn. Nhưng với Open Source bạn có thể gặp hàng nghìn nhà

cung cấp làm vừa lòng mình. Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng

bảo mật tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh hơn

phần mềm có bản quyền.

Các hệ thống Open Source nhất là hệ thống dựa trên UNIX thường linh

hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng nhiều khối thống nhất và được

miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay thế nhiều phần của hệ thống với phần có gia

diện tương tự. Có một cộng đồng hỗ trợ lớn và không bị phụ thuộc vào một công

ty nào.

Cơ hội kinh doanh ?

Open Source đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều hợp đồng lớn

đã chấp nhận phần mềm Open Source, chẳng hạn như tại IBM, Oracle và Sun.

Thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến Open Source như đối thủ to lớn.

Với Open Source việc phân phối và phát triển là một phương pháp lâu dài

để tạo ra phần mề, người mua được cung cấp cả giải pháp phần mềm lẫn những

dòng mã có giấy phép Open Source. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng

sẽ ưa chuộng phần mềm Open Source hơn.

Hiện nay, đã có một số tổ chức dự định sử dụng Open Source để xây dựng

nhân tố cốt lõi của hệ thống từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web

server ... đến các hệ thống quản trị nội dung và nhiều phần mềm kinh doanh thông

minh.

Mặc dù con đường để free software (phần mềm miễn phí) khẳng định được

vị trí vẫn còn dài nhưng đáng chú ý là Open Source đã giành được khoảng 70% thị

trường ứng dụng Web và dường như con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm.

Bằng cách này cả công ty lẫn khách hàng đều có lợi. Về phía khách hàng,

Page 6: Báo cáo môn mã nguồn mở

họ được dùng phần mềm chất lượng tốt, hỗ trợ khách hàng đầy đủ với giá rẻ. Về

phía nhà cung cấp dựa trên Open Source tiết kiệm đáng kể các chi phí về phát

triển, kiểm lỗi, quản lý dự án. Đồng thời nhân lực của họ lại nhanh chóng nâng cao

trình độ, giảm bớt thời gian làm việc “chân tay” khi tiếp nhận Source code có “giá

trị” và “chất lượng” từ những Open Source được xây dựng chuyên nghiệp, cấu

trúc phần mềm, lập trình,... tốt ngay từ đầu.

Trên thị trường phần mềm có nhiều lại giấy phép có thể chia các giấy phép

này như sau :

Phần mềm thương mại (Commercial Software) là phần mềm thuộc

bản quyền của tác giả hoặc nhà sản xuất, chỉ được cung cấp ở dạng

mã nhị phân, người dùng phải mua và không có quyền phân phối lại.

Phần mêm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software) là những

phiên bản giới hạn của phần mềm thương mại được cung cấp miễn

phí nhằm mục đích thử nghiệm, giới thiệu sản phẩm và kích thích

người dùng quyết định mua. Loại sản phầm này không chỉ giới hạn

về tính năng mà còn giới hạn về thời hạn sử dụng (thường là 60

ngày).

Phần mềm “chia sẻ” (Shareware) là loại phàn mềm có đủ các tính

năng và được phân phối tự do nhưng có một giấy phép khuyến cáo

các cá nhân hoặc tổ chức mua, tùy tình hình cụ thể. Nhiều tiện ích

Internet như “WinZip” dùng các thuận lợi của Shareware như một hệ

thống phân phối.

Phần mềm phi thương mại (Non-commercial Use) là loại phần mềm

được sử dụng tự do và có thể phân phối lại bởi các tổ chức phi lợi

nhuận. Nhưng tổ các tổ chức kinh tế, thí dụ các doanh nghiệp …

muốn dùng phải mua. Netscape Navigator là một ví dụ của loại phần

mềm này.

Page 7: Báo cáo môn mã nguồn mở

Phần mềm không phải trả phần trăm cho nhà sản xuất (Royalties

Free Software Libraries) là những phần mềm mà mã nhị phân cũng

như mã nguồn được dùng và phân phối tự do, nhưng người dùng

không được phép sửa đổi. Ví dụ: các thư viện lớp, các tệp “header”

…..

Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD – (Open Source BSD-style) là

một nhóm nhỏ khép kín (closed team) đã phát triển các phần mềm

nguồn mở theo giấy phép phân phối Berkely (BSD – Berkely

Software Distribution) cho phép sử dụng và phân phối các phần

mềm này dưới dạng mã nhị phân và mã nguồn. Tuy người dùng có

quyền sửa đổi mã, nhưng về nguyên tắc nhóm phát triển không cho

phép người dùng tự do lấy mã nguồn từ kho mã ra sửa (gọi là check-

out) và đưa mã đã sửa vào lại kho mã mà không được học kiểm trả

trước (gọi là “check-in”).

Phần mềm nguồn mở kiểu Apache (Open Source Apache-style) chấp

nhận nguồn mở kiểu BSD nhưng cho phép những người ngoài nhóm

phát triển xâm nhập vào lõi của mã nền (core codebase), tức là được

phép thực hiện các “check-in”.

Phần mềm nguồn mở kiểu CopyLeft hay kiểu Linux (Open Source

CopyLeft, Linux-style) phần mềm nguồn mở kiểu CopyLeft (trò

chơi chữa của Free Software Foundation – FSD và GNU – Gnu’s

Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight ! ) hay còn gọi là

giấy phép GPL (Genaral Public Licence) là một bước tiến quan

trọng theo hướng tự do hóa của các giấy phép phần mềm. Giấy phép

GPL yêu cầu không những mã nguồn gốc phải được phân phối theo

các qui định của GPL mà mọi sản phẩm dẫn xuất cũng phải tuân thủ.

GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các

phần mềm nguồn mở theo GPL cụ thể người dùng không những sao

chép, sửa đổi, mua bán các phần mềm nguồn mở dưới CopyLeft mà

Page 8: Báo cáo môn mã nguồn mở

còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm

lại nếu phần mềm nguồn mở gốc đã theo CopyLeft thì mọi phần

mềm nguồn mở dẫn xuất của nó cũng đương nhiên theo CopyLeft.

1.2 Giới thiệu về phát triển phần mềm mã nguồn mở bằng Wordpress.

WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt, dễ sử dụng và phổ

biến nhất trên thế giới. Các so sánh đều cho thấy người dùng sử dụng CMS này cho việc

lập các trang web cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ nhất như CNN, Dow John,

Wall Street Journal... sử dụng WordPress.

Thống kê năm 2013 cho thấy có đến xấp xỉ 20% các trang web nằm trong top 10 triệu

trang web hàng đầu thế giới đang sử dụng WordPress.

1.2.1 WordPress là gì?

WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng

ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ

liệu MySQL. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt

Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty

Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân,

và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích.

Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình viên

cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng

tuyệt vời. Và cho đến thời điểm viết bài này là 2015, WordPress đã được xem như là một

hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) vượt trội để hỗ trợ người

dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới

thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có

độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,…vâng…

Page 9: Báo cáo môn mã nguồn mở

vâng…Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên

nền tảng WordPress.

Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án nhỏ, mà hiện

nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới sử dụng mã

nguồn WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch, Mashable, CNN, BBC

America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,…rất nhiều không thể kể hết

được.

1.2.2 Những thành tựu của WordPress

Khi tìm hiểu về WordPress, bạn sẽ thật tự hào khi biết rằng mã nguồn mà các bạn đang

tìm hiểu ngay sau đây có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã nguồn CMS mở phổ

biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều đó, các bạn cần biết là:

Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng WordPress

mỗi giây.

Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 23% tổng số lượng website trên thế

giới.

Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm 60%.

Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.

WordPress đã được dịch sang 52 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên lại chưa có

phiên bản tiếng Việt chính thức, nhưng bạn có thể Việt hóa dễ dàng bằng cách tìm

bài trên blog với từ khóa “Việt hóa WordPress“.

Có hơn 80 chương trình họp mặt về WordPress được tổ chức vào năm 2014.

Mã nguồn WordPress hiện đang có khoảng 785 lập trình viên cùng hợp tác phát

triển.

Page 10: Báo cáo môn mã nguồn mở

Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện

WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.

1.2.3 Những lý do mà bạn nên chọn WordPress

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt

vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn.

Dễ sử dụng

WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không

có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất

đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một

website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự

cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau

vài cú click.

1.2.4 Cộng đồng hỗ trợ đông đảo

Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn

sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá

trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho

vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.

Hiện nay trên mạng internet ,rất nhiều website hướng dẫn sử dụng WordPress tốt nhất với

hàng trăm bài viết hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể tìm với keyword “học

wordpress toàn tập” có hàng trăm nghìn kết quả sẽ hiện ra.

1.2.4 Nhiều gói giao diện có sẵn

Trong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website WordPress

thường được gọi là theme . Hiện nay WordPress có rất nhiều theme miễn phí khác nhau

để bạn có thể dễ dàng thay đổi “da thịt” của website mình chỉ với vài cú click mà không

Page 11: Báo cáo môn mã nguồn mở

cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một theme cho riêng mình. Còn nếu bạn muốn

website đẹp và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể mua các theme trả phí với giá bán dao

động từ $30 đến $65.

Tuy nhiên nếu là người mới tập làm quen với WordPress, hãy tạm quên việc dùng theme

trả phí vì cách cài đặt nó có thể không mấy dễ dàng cho người mới bắt đầu.

1.2.5 Nhiều plugin hỗ trợ

Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng mà bạn

cần. Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, bạn không có chức năng hiển thị các

bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều plugin miễn phí hỗ trợ thì bạn có

thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để website mình có chức năng đó. Tương tự

với theme, cũng có rất nhiều plugin trả phí mang những tính năng rất độc đáo và có ích

vào website và nó sẽ có giá khoảng từ $10 đến $80 tùy theo độ phức tạp.

1.2.6 Dễ phát triển cho lập trình viên

Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML,

CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính

năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn

mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính

năng.

Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có

thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một

lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.

1.2.7 Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

Page 12: Báo cáo môn mã nguồn mở

Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng

Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ

dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.

1.2.8 Có thể làm nhiều loại website

Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có

thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ

tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm

được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để

nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó.

1.2.9 Những hiểu lầm về WordPress

Trước khi học WordPress, bạn nên tìm hiểu kỹ về WordPress để tránh gây hiểu

lầm cho nhiều người về mã nguôn này.

WordPress chỉ là một phần mềm

Đúng vậy, WordPress chỉ là một phần mềm nguồn mở được viết bằng PHP &

MySQL để giúp bạn tạo được website nhanh hơn. Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ giúp

bạn tạo được một website bất kỳ chỉ với các thao tác đơn giản.

Mặc dù thư viện các giao diện có sẵn (Theme) và Plugin rất nhiều nhưng để tuỳ

biến website sử dụng WordPress tốt hơn, bạn cần phải có kiến thức về PHP, HTML,

CSS, Javascript,…tất cả các kỹ thuật liên quan tới website.

WordPress chỉ dành cho người không biết code

Hoàn toàn sai lầm, nếu bạn đã nghe ai đó nói với bạn rằng WordPress chỉ dành

cho những người không chuyên lập trình sử dụng thì điều này hoàn toàn không chính

xác.

Page 13: Báo cáo môn mã nguồn mở

Dĩ nhiên những người không biết lập trình sẽ dùng WordPress bằng cách sử dụng

các tính năng có sẵn, thư viện giao diện phong phú và các plugin hỗ trợ cũng đã đủ để

làm được website. Nhưng nếu bạn biết code thì càng tốt vì WordPress có phần lõi mã

nguồn rất mạnh để bạn áp dụng kỹ năng không giới hạn, nếu bạn cho rằng WordPress chỉ

dành cho người không biết lập trình thì hãy xem qua WordPress Nâng Cao.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ WEB SẢN PHẨM

2.1 Cơ sở dữ liệu

2.2 Website sản phẩm2.2.1 Trang chủ:

Trang chủ hiển thị thông tin các danh mục tin tức có trong trang: Tin ICT, Lập trình, Công nghệ, Game……….v.v

Page 14: Báo cáo môn mã nguồn mở
Page 15: Báo cáo môn mã nguồn mở

2.2.2 Trang nội dung một category

Page 16: Báo cáo môn mã nguồn mở

2.2.3 Trang chi tiết một tin bài

Page 17: Báo cáo môn mã nguồn mở

2.2.4: Trang quản trị (trang chủ)

2.2.5 Trang danh sách bài viết

Page 18: Báo cáo môn mã nguồn mở

2.2.6 Trang tạo một bài viết mới

Page 19: Báo cáo môn mã nguồn mở

CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT

1. Những phần mềm cần thiết cho bài tập lớn

+ Phần mềm Vmware Workstation 12 Pro : Hỗ trợ tạo máy ảo để cài đặt hệ điều

hành Ubuntu

+ Phần mềm Xampp/Lampp : tạo máy chủ Web (Web server)

+ File ubuntu-16.04.1-desktop-amd64.ios để cài đặt hệ điều hành

+ File cài đặt Wordpress: Download phiên bản mới nhất tại https://wordpress.org/

2. Các bước thực hiện

2.2.1 Cài đặt hệ điều hành Ubuntu

Sử dụng phần mềm Vmware Workstation để tạo máy ảo và cài đặt hệ điều hành

Ubuntu. Sau khi vài đặt ta thực hiện các thao tác trên hệ điều hành này.

2.2.2 Cài đặt phần mềm giả lập Server (Xampp/Lampp)

Page 20: Báo cáo môn mã nguồn mở

- Download phiên bản mới nhất của Lampp tại trang :

https://www.apachefriends.org/download.html

- Sau khi download file sẽ được hiển thị trong thư mục Downloads (mặc định hoặc

có thể ở folder khác do người dùng cài đặt).

- Tiến hành cài đặt Lampp:

Sau khi download về, mở terminal lên và di chuyển đến thư mục chứa nó (thường

sẽ ở Downloads) bằng câu lệnh sau:

cd Downloads/

ls

chmod +x xampp-linux-5.6.3-0-installer.run

sudo ./xampp-linux-5.6.3-0-installer.run

Trong đó lệnh

ls để liệt kê danh sách file và forder có trong thư mục hiện tại là Download

chmod +x cấp quyền chạy cho file

Page 21: Báo cáo môn mã nguồn mở

sudo ./xampp… thực hiện chạy file bằng quyền quản trị, sau khi thực hiện lệnh

này bạn cần nhập password.

Bây giờ bắt đầu cài đặt Xampp bằng giao diện:

Bước 1:

Page 22: Báo cáo môn mã nguồn mở

Bước 2:

Bước 3:

Page 23: Báo cáo môn mã nguồn mở

Bước 4:

Bước 5:

Page 24: Báo cáo môn mã nguồn mở

Bước 6:

Bước 7:

Sau đó ta khởi động lại Xampp (/Lamp):

Page 25: Báo cáo môn mã nguồn mở

$ sudo /opt/lampp/lampp restart

Mở trình duyệt Firefox và gõ vào đường dẫn: http://localhost

Page 26: Báo cáo môn mã nguồn mở

phpmyadmin:

Đã hoàn thành cài đặt Xampp cho linux !

2.2.3 Cài đặt Wordpress trên localhost:

* Bước 1: Download Wordpress tại trang chủ: https://wordpress.org/download/

Page 27: Báo cáo môn mã nguồn mở

* Bước 2:

Sau đó bạn giải nén ra sẽ có được một thư mục mang tên “wordpress” như hình

dưới:

Câu lệnh giải nén: $ unzip wordpress-4.7.zip

Tiếp theo, hãy truy cập vào thư mục wordpress, bạn sẽ thấy có một số thư mục tên là wp-

admin, wp-includes,wp-content và một số tập tin tên là index.php, wp-config-

sample.php,.. Tất cả các tập tin và thư mục này, chúng ta gọi nó là mã nguồn WordPress.

* Bước 3: Copy hoặc di chuyển folder wordpress vào trong thư mục htdocs của

xampp(lampp):

$ sudo mv /home/nhom10/Downloads/wordpress/ /opt/lampp/htdocs/

Page 28: Báo cáo môn mã nguồn mở

Bước 4: Tạo databse cho wordpress trong phpmyadmin

+ Khởi động lampp và truy cập vào phpmyadmin

$ sudo /opt/lampp/lampp start

+ Tạo database mới

Page 29: Báo cáo môn mã nguồn mở

* Bước 5: Tiến hành cấu hình cài đặt wordpress:

Trên trình duyệt firefox truy cập vào địa chỉ sau: http://localhost /wordpress/

Giao diện tiến hành cài đặt hiện ra như hình bên dưới:

Page 30: Báo cáo môn mã nguồn mở

Tiến hành cấu hình databse:

Chú ý: Đến bước này, hệ thống không thể tự tạo file wp-config.php nên chúng ta phải tự

tạo file này

Page 31: Báo cáo môn mã nguồn mở

B1: Mở Terminal và di chuyển đến thư mục wordpress trong htdocs

cd /opt/lampp/htdocs/wordpress/

B2: Tạo file wp-config.php và copy toàn bộ đoạn text được thông báo (hình

trên).

$ sudo gedit /opt/lampp/htdocs/wordpress/wp-config.php

Lưu file vừa tạo lại và tiếp tục cài đặt.

B3: Quay lại trình duyệt và Click Run the install trên trình duyệt, chúng ta

bắt đầu điền thông tin cho trang wordpress

Đăng nhập:

Page 32: Báo cáo môn mã nguồn mở

Trang quản trị sau khi đăng nhập:

Page 33: Báo cáo môn mã nguồn mở

Click Visit Site để ra Trang chủ website đã tạo bằng wordpress:

Đây là kết quả sau khi hoàn thành cài đặt wordpress.

Hệ quản trị nội dung wordpress - CMS (Content Management System) cung cấp

rất nhiều các theme (giao diện) miễn phí cũng như trả phí, giúp xây dựng các trang tin

tức, bán hàng, giới thiệu công ty …. Chúng ta có thể tải các theme miễn phí và cài đặt để

được một website hoàn chỉnh như trên (THTnews). Website THTnews sử dụng theme

Colormag do ThemeGrill, website: http://themegrill.com/themes/colormag/ .