317
Tân Ước Lược Khảo Tác giả: Merrill C. Tenney Giới Thiệu Khóa Trình ĐƠN VỊ MỘT: THẾ GIỚI THỜI TÂN ƯỚC 1 Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước 2 Các Tôn Giáo Khác, Do Thái Giáo ĐƠN VỊ HAI: CÁC SÁCH TIN LÀNH: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG ĐẤNG CHRIST Thời Kỳ Khởi Đầu: 6 T.C - 29 S.C 3 Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan 4 Sách Tin Lành Mathiơ 5 Sách Tin Lành Mác 6 Sách Tin Lành Luca 7 Sách Tin Lành Giăng ĐƠN VỊ BA: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN Thời Kỳ Bành Trướng: 29 S.C - 60 S.C 8 Sự Thành Lập và Sự Chuyển Biến Của Hội Thánh 9 Hội Thánh Dân Ngoại 10 Thơ Tín Côrinhtô. 11 Thời Kỳ Bị Giam Cầm của Phao Lô ĐƠN VỊ BỐN: CÁC NAN ĐỀ CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN Thời Kỳ Củng Cố: 60 - 100 S.C 12 Hội Thánh Trong Cơn Khủng Hoảng 13 Hiểm Họa Tà Giáo 14 Hội Thánh Trong Sự Trông Đợi 15 Kinh Điển và Bản Văn Tân Ước Từ Vựng Giới Thiệu Khoá Trình Một sự khải thị mới Suốt lịch sử nhân loại, con người đã suy nghĩ về những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Ngài ngự nơi đâu? Ngài ra sao? Mối liên hệ giữa Ngài với con người là gì? Trong Cựu ước, sự hiện diện của Ngài được biểu hiện bởi một trụ lửa hoặc một đám mây. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn là một sự mầu nhiệm. Tân ước là sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho con người, qua Đức Chúa Jesus Christ, Con Ngài. Chính Chúa Jesus đã phán "Ta với Cha là một" (GiGa 10:30), "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha" (GiGa 14:9).

Tan uoc ( luot khao)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tan uoc ( luot khao)

Tân Ước Lược Khảo Tác giả: Merrill C. Tenney

Giới Thiệu Khóa Trình ĐƠN VỊ MỘT: THẾ GIỚI THỜI TÂN ƯỚC1 Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước 2 Các Tôn Giáo Khác, Do Thái GiáoĐƠN VỊ HAI: CÁC SÁCH TIN LÀNH: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG ĐẤNG CHRIST Thời Kỳ Khởi Đầu: 6 T.C - 29 S.C3 Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan 4 Sách Tin Lành Mathiơ 5 Sách Tin Lành Mác6 Sách Tin Lành Luca7 Sách Tin Lành Giăng ĐƠN VỊ BA: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊNThời Kỳ Bành Trướng: 29 S.C - 60 S.C8 Sự Thành Lập và Sự Chuyển Biến Của Hội Thánh9 Hội Thánh Dân Ngoại 10 Thơ Tín Côrinhtô. 11 Thời Kỳ Bị Giam Cầm của Phao Lô ĐƠN VỊ BỐN: CÁC NAN ĐỀ CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN Thời Kỳ Củng Cố: 60 - 100 S.C 12 Hội Thánh Trong Cơn Khủng Hoảng 13 Hiểm Họa Tà Giáo 14 Hội Thánh Trong Sự Trông Đợi 15 Kinh Điển và Bản Văn Tân Ước Từ Vựng

Giới Thiệu Khoá Trình

Một sự khải thị mới Suốt lịch sử nhân loại, con người đã suy nghĩ về những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Ngài ngự nơi đâu? Ngài ra sao? Mối liên hệ giữa Ngài với con người là gì? Trong Cựu ước, sự hiện diện của Ngài được biểu hiện bởi một trụ lửa hoặc một đám mây. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn là một sự mầu nhiệm. Tân ước là sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho con người, qua Đức Chúa Jesus Christ, Con Ngài. Chính Chúa Jesus đã phán "Ta với Cha là một" (GiGa 10:30), "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha" (GiGa 14:9).

Page 2: Tan uoc ( luot khao)

Chức vụ trên trần gian của Chúa Jesus là một sự bày tỏ không ngừng về tình yêu thương và lòng thương xót của Cha. Ngài đã đặt các lẽ thật về tình yêu và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời vào lòng các môn đồ Ngài. Toàn bộ chức vụ Ngài là chức vụ của sự ban cho. Đức Chúa Cha đã ban Đức Chúa Con. Đức Chúa Con đã dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội thế gian, nhờ đó tái lập lại mối thông công giữa Đức Chúa Cha và con người. Khi Chúa Jesus hoàn tất chức vụ Ngài trên trần gian này, Ngài giao nó lại cho môn đồ. Ngài bảo họ "Cha đã sai ta thể nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy" (GiGa 20:21). Chính môn đồ Ngài là những người đã ghi chép lại các sự kiện trong cuộc đời Chúa Jesus trong các sách Phúc Âm. Toàn bộ các tác giả Tân ước, trừ Phao Lô và Luca, đều đã đồng sống và đồng bước đi theo Chúa Jesus. Nhưng Phao Lô cũng đã đích thân gặp mặt Chúa Jesus và điều đó đã biến cải đời sống ông. Ông không còn là người bắt bớ các Cơ Đốc Nhân nữa vì ông đã thấy Đức Chúa Con. Từ đó, cuộc đời ông được dâng hiến vào công việc bày tỏ Chúa Jesus Christ cho thế giới đang chết mất này. Đức Chúa Trời đã chọn một người Do Thái, sốt sắng, có học vấn cao, từ bỏ chính mình để đem tin lành cho thế giới ngoại bang. Chính Phao Lô là người đã để lại cho chúng ta sự giải luận đầy đủ nhất về giáo lý Cơ Đốc và sự dạy dỗ Cơ Đốc qua cáC thơ tín gởi cho các tân tín hữu của hội thánh đầu tiên. Tân ước mở đầu bằng sự bày tỏ về Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời là Đấng đã trở nên loài người. Nước Ngài tại trần gian không mang vẻ cao quý hay vinh quang gì trong con mắt của nhân loại. Vương miện của Ngài chính là mão gai. Ngài không có cung điện hay của cải gì khác. Nhưng sách cuối cùng của Tân ước đưa ra cho chúng ta sự khải thị mới về Đức Chúa Trời cao trọng, được cất lên cao, được ngồi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự vinh quang, tôn trọng. Trong nước của Ngài tại trần gian, con người đã chế giễu Ngài, nhổ trên Ngài. Nhưng trong nước thiên đàng của Ngài, chúng ta thảy đều nhóm quanh ngai Ngài và cùng hát với mọi thánh đồ trong mọi thời đại "Chiên Con đã chịu giết xứng đáng thay!". Đó là sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời cho con người. Qua việc khảo cứu Tân ước này, nguyện Chúa giúp bạn thấy được một khải tượng lớn lao hơn về Đức Chúa Trời, như bạn đã thấy qua Con Ngài, để bạn có thể càng giống Ngài hơn, và rồi bạn cũng có thể như sứ đồ Phao Lô, có thể bày tỏ Ngài cho thế giới hư mất đang hấp hối này. Mô Tả Môn Học Tân Ước Lược Khảo (CA 1013 Tín chỉ: giờ ) Khóa học này sẽ giới thiệu một cái nhìn toàn cảnh về Tân ước qua việc trình bày: 1. Thứ tự thời gian của việc trước tác các sách và các sự kiện có trong Tân ước.

Page 3: Tan uoc ( luot khao)

2. Các thông tin quan trọng về địa lý. 3. Các đặc điểm chủ yếu của Tân ước. 4. Một bố cục và bảng tóm tắt nội dung của các sách trong Tân ước. 5. Các giáo lý, các phân đoạn, các từ ngữ và sự kiện nổi bật trong Tân ước. Chúng tôi đã cố gắng tổng hợp sứ điệp của các sách trong Tân ước, các giáo lý, các nhân vật. Việc này được thực hiện bằng cách phân tích các phần đóng góp riêng lẻ của chúng vào trong sứ điệp chung. Việc tổng hợp này dựa trên bối cảnh của phần thông tin căn bản của phần giới thiệu về quyền tác giả (kể cả tư liệu về tiểu sử), về niên hiệu viết sách, về mục đích, cách hành văn, người nhận (bao gồm cả bối cảnh tôn giáo, văn hóa lịch sử, chính trị) và nơi viết của mỗi sách. Các Mục Tiêu Của Môn Học Các mục tiêu chung của tài liệu này có ba mặt: 1. Đầu - truyền đạt kiến thức cho bạn với tư cách một học viên (mục tiêu về kiến thức) 2. Tim - đem lại sự biến đổi trong bạn, với tư cách một học viên (mục tiêu về kinh nghiệm). 3 Tay - khiến bạn hành động với tư cách một học viên (mục tiêu phục vụ) Xin đọc các mục tiêu cụ thể hơn sau đây, và cùng cầu nguyện với tôi để chúng có thể được trở nên trọn vẹn khi chúng ta cùng nghiên cứu Tân ước. Các Mục Tiêu Về Kiến Thức 1. Giúp bạn có thể nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu hơn. Mục tiêu này có thể đạt được nhờ tài liệu này trang bị cho bạn những hướng dẫn để nghiên cứu Kinh Thánh có hiệu quả, và bằng cách khuyến khích bạn thực hành việc nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu qua các bài tập trong bài học. 2. Giúp bạn có thể gặt hái một kiến thức tốt hơn về sứ điệp của mỗi sách trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách học biết về phần thông tin giới thiệu cơ bản về tác giả, niên hiệu, mục đích, lối hành văn, độc giả và nơi viết sách. 3. Giúp bạn có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ Tân ước. Mục tiêu sẽ đạt được nhờ lập ra diễn tiến theo thứ tự thời gian của việc trước tác các sách và các sự kiện trong Tân ước; nhờ biết các thông tin quan trọng về địa danh; nhờ làm quen với các đặc điểm chính của sách; nhờ nghiên cứu bố cục và bảng tóm tắt nội dung của mỗi sách; và nhờ nghiên cứu chi tiết hơn về các phân đoạn, các giáo lý, các từ ngữ, các sự kiện nổi bật hơn trong Tân ước. 4. Giúp bạn có thể phát triển được một nhận thức tổng hợp về các sách, các giáo lý, các nhân vật, các nan đề khác nhau trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ phân tích những đóng góp riêng và mối liên hệ chung của chúng.

Page 4: Tan uoc ( luot khao)

5. Giúp bạn có thể thấy đặc điểm tập trung vào Đấng Christ của Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ nhận ra các nền tảng Cựu ước cho đặc tính trung tâm của Đấng Christ, và bằng cách nhận ra các đóng góp của mỗi một sách trong Tân ước, mỗi một giáo lý và mỗi một sự kiện hướng về sự ứng nghiệm tiệm tiến của công tác cứu rỗi của Đấng Christ trong thời đại hội thánh và trong các thời đại hầu đến. 6. Giúp bạn có thể đánh giá được tầm quan trọng của Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời, là sự bày tỏ đặc biệt về ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại trong mọi thời đại. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách khám phá ra rằng Tân ước bao gồm sự khải thị cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và cũng trong Đức Thánh Linh nữa, nó trang bị cả các nguyên tắc chỉ đạo lẫn động lực cho phép của sự sống dư dật và sự sống đời đời. Các Mục Tiêu Về Kinh Nghiệm 1. Khuyến khích bạn tìm tòi và tiếp nhận các lẽ thật của Kinh Thánh nói chung, và của Tân ước nói riêng, với tinh thần cầu nguyện để sau khi quay về với Đấng Christ, bạn có thể trưởng thành trong từng trãi Cơ Đốc, bạn sẽ tấn tới trong tình yêu, sự nên thánh và đức tin một khi các nguyên tắc thuộc linh được thực hành trong mối tương quan của bạn với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính bạn. 2. Để thôi thúc bạn lớn lên trong tình yêu và lòng tận tụy đối với Đức Chúa Jesus Christ. Bạn sẽ khám phá qua môn nghiên cứu Tân ước rằng Ngài là Anpha và Ômêga của kinh nghiệm loài người. 3. Để đem lại cho bạn một kiến thức thực nghiệm về Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách suy gẫm và học thuộc các câu Kinh Thánh then chốt. Các Mục Tiêu Phục Vụ 1. Để trang bị bạn trở nên một người nghiên cứu Kinh Thánh chuyên cần, bạn có thể kết quả tốt trong sự phục vụ Cơ Đốc. 2. Giúp bạn có thể học thuộc nội dung then chốt của Kinh Thánh, nó sẽ đem lại cho bạn sự cảm thúc, động cơ và lòng tự tin để sẵn sàng cho sự phục vụ Cơ Đốc. 3. Giúp bạn phát triển hơn nữa về đức tin, quyền năng, khải tượng sự khôn ngoan và lòng thương xót đối với sự phục vụ Cơ Đốc. Điều này sẽ xảy ra khi Lời Đức Chúa Trời mà bạn sẽ tiếp thu được đem ra áp dụng vào các hoàn cảnh trong cuộc sống bạn và trong đời sống của những người bạn chăm sóc. 4. Thách thức bạn qua sự phơi bày các lẽ thật Kinh Thánh, để tìm hiểu sự tăng trưởng tâm linh với tinh thần cầu nguyện, để cho sự xức dầu dồi dào và các ân tứ của Thánh Linh sẽ hiện hữu trong công tác giảng dạy Lời Đức Chúa Trời của bạn. Sách Giáo Khoa và Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu Bạn sẽ sử dụng tài liệu Tân ước Lược Khảo: Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên

Page 5: Tan uoc ( luot khao)

Cứu của Jesse K. Moon cùng với các sách giáo khoa sau: New Testament Survey, Bản Nhuận chánh của Merrill C. Tenney, Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 1985. hoặc New Testament Survey của Merrill C. Tenney. Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 1961. Các số trang của Bản Nhuận Chánh 1985 được ghi trước tiên trong phần bài đọc. Các số trang của Ấn Bản 1961 được để trong ngoặc Kinh Thánh K.J.V (A.V) LƯU Ý: Nếu bạn dùng thêm một bản Kinh Thánh Tân ước Diễn ý để đọc kèm với bản K.J.V thì sẽ rất tốt cho việc học hỏi của bạn. Sách giáo khoa của Merrill C. Tenney trình bày một lối tiếp cận xuất sắc thuần túy tin lành đối với phần giới thiệu về Tân ước, nhưng chính Kinh Thánh Tân ước phải được xem là nguồn tài liệu chính cho phần giới thiệu về Tân ước. Thời Gian Học Chúng tôi đề nghị bạn nên có một thời giờ học đều đặn. Dĩ nhiên, bạn có thể tận dụng những thì giờ rảnh để học, nhưng không gì có thể thay thế được một thì giờ học thường xuyên. Hãy cố học xong tối thiểu mỗi bài một tuần. Trong một lớp, thường phải dành ra hai hoặc ba buổi để học một bài. Nếu tự học, có thể bạn phải cần từ ba đến sáu giờ cho một bài học. Thời gian mà bạn thực sự cần cho mỗi bài học tùy thuộc vào kiến thức của bạn về chủ đề và tùy thuộc vào thực lực kỹ năng nghiên cứu của bạn trước khi bắt đầu khóa học. Thời gian học còn tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các chỉ dẫn và phát huy các kỹ năng cần thiết cho việc tự nghiên cứu. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập để bạn dành đủ thời gian đạt được các mục tiêu tác giả đã đề ra, cũng như các mục tiêu của riêng bạn. Các Phương Pháp Học Hãy đọc cẩn thận các lời khuyên có ghi trong tập học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ ICI mong bạn học bài, ôn bài cách nào để làm bài kiểm tra Đánh Giá Tiến Bộ từng Đơn Vị, và để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Nếu bạn không thường xuyên học tập theo cách ICI chỉ dẫn, bạn sẽ phải sửa đổi phương pháp sao cho có thể đạt được thành quả cao nhất trong khóa học này. Các Phương Pháp Học Bộ Môn Này Nếu bạn tự học tài liệu này, toàn bộ công việc của bạn, trừ bài thi cuối khóa đều có thể được hoàn tất qua thư từ. Dầu ICI đã soạn sẵn tài liệu này để bạn tự học, nhưng bạn cũng có thể học chung trong một nhóm hay một lớp. Nếu vậy, giáo viên sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn, và bạn hãy làm theo chỉ dẫn của giáo viên. Cơ Cấu Bài Học và Cách Học

Page 6: Tan uoc ( luot khao)

Mỗi bài học gồm có: 1) tựa đề 2) Nhập đề, 3) Dàn bài, 4) Các mục tiêu của bài học, 5) Các sinh hoạt học tập, 6) các từ then chốt, 7) Khai triển bài học, gồm cả các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài tự trắc nghiệm và 9) Phần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu. Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các chủ đề, giúp bạn tập trung sự chú ý vào những quan điểm quan trọng nhất khi bạn nghiên cứu, và giúp bạn biết cần phải học điều gì. Phần khai triển bài học trong tài liệu này nằm sau phần bài đọc trong sách giáo khoa cho từng đoạn. Xin nhớ rằng các phần bài đọc trong sách giáo khoa Bản Nhuận Chánh (1985) được đưa ra trước. Nếu bạn sử dụng sách giáo khoa 1961, phần bài đọc của bạn được để trong ngoặc. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khi học qua cả tài liệu này. Với việc nghiên cứu từng phần, trước tiên trong sách giáo khoa rồi đến trong tài liệu hướng dẫn, bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu, bất cứ lúc nào rảnh, thay vì phải đợi để nghiên cứu cả bài một lần. Các phần giải thích, bài tập và các phần giải đáp trong tài liệu này đều được soạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu bài học. Một số câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học có thể trả lời ngay vào khoảng trống cho sẵn, trong khi một số câu khác cần phải trả lời vào một cuốn sổ, khi bạn trả lời vào sổ, hãy biết chắc là bạn đã ghi số câu hỏi và tựa bài học. Hãy viết câu trả lời theo đúng thứ tự. Điều này sẽ giúp bạn khi ôn các phần đánh giá từng đơn vị. Đừng xem trước câu trả lời, hãy trả lời chúng trước đã. Nếu bạn tự trả lời trước, bạn sẽ nhớ rõ điều mình đã học hơn. Sau khi bạn đã trả lời, hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với phần đáp án ở cuối bài học, sau đó hãy sửa lại câu trả lời của bạn. Các câu hỏi này rất quan trọng, chúng giúp bạn phát triển và hoàn thiện kiến thức và sự phục vụ Cơ Đốc của bạn, các công việc mà sách đề nghị cũng giúp bạn thực hành kiến thức của mình. Xếp Hạng Cuối Khóa Việc xếp hạng được căn cứ trên bài thi cuối khóa có giám định. Việc xếp hạng của bạn được tính là A: ưu hạng; B: Trên trung bình; C: Trung bình; D: dưới trung bình; U: Không được cấp chứng chỉ; Inc: Không hoàn tất; WP: Được phép thi lại, WU: Không được chấp nhận. Tập Học Viên Tập Học Viên bạn nhận kèm theo tài liệu này có ghi nhiều chỉ dẫn cho phần bài làm Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị và bài thi cuối khóa. Nó cũng có các câu giải đáp cho bài tự trắc nghiệm, các phần đánh giá tiến bộ đơn vị và các tờ bài làm và các mẫu đơn quan trọng khác. Hãy dùng bảng liệt kê trên trang bìa để quyết định xem phải nộp các tài liệu nào và khi nào cho giáo viên của

Page 7: Tan uoc ( luot khao)

bạn. Phần Đánh Giá Tiến Bộ Theo Đơn Vị và Bài Thi Cuối Khóa Dầu điểm của các câu trả lời các câu hỏi trong bài tự trắc nghiệm và bài đánh giá tiến bộ đơn vị không tính vào việc xếp hạng cuối khóa, nhưng bạn nên gởi các tờ bài làm của bạn ở phần đánh giá tiến bộ đơn vị về cho giáo viên để được sửa bài và được gợi ý cho việc học của bạn. Sau đó bạn có thể ôn lại tài liệu trong sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu và Kinh Thánh về những điểm bạn thấy khó hiểu. Việc ôn lại các mục tiêu bài học, bài tự trắc nghiệm và các bài đánh giá tiến bộ đơn vị sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Chứng Chỉ Cho Khóa Học Để nhận được chứng chỉ ICI cho khóa học này, bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được làm trước mặt giám thị coi thi do ICI cử đến. Vì chúng tôi có nhiều giám thị coi thi tại nhiều quốc gia, nên bạn có thể dễ dàng tiếp xúc với giáo viên giám thị tại địa phương bạn. Giáo viên sẽ cho bạn biết thêm chi tiết. Bạn cũng có thể theo học bộ môn này vì giá trị thực tiễn của nó mà không cần chứng chỉ. Nếu vậy, bạn không cần nộp bài làm và cũng không cần thi cuối khóa. Việc nghiên cứu tài liệu này sẽ làm cuộc sống bạn thêm phong phú, dầu bạn có muốn thi lấy chứng chỉ hay không. Chứng Chỉ Qua Kỳ Thi Bạn có thể nhận được chứng chỉ mà không cần nghiên cứu các tài liệu của môn học này, nếu bạn thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và bài tự trắc nghiệm trong tập tài liệu này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa, nên có lẽ bạn cần nghiên cứu các tài liệu này. Hãy hỏi ý kiến của Giám Đốc Quốc Gia ICI của bạn để biết thêm chi tiết. Chuyên Viên Soạn Nội Dung Cho Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu Này. Jesse K. Moon là một Mục sư viện trưởng Viện Cao Đẳng Kinh Thánh và là mục sư lo cho sinh viên tại Trừơng Cao Đẳng Southwestern ASSemblies of God College, tại Waxahachie, Texas, tại đây ông đảm nhận trách nhiệm dạy các môn Tuyên đạo pháp, quản lý Hội Thánh, cố vấn mục vụ, và Kinh Thánh. Ông đã nhận bằng cử nhân khoa học của Viện Southwestern Assemblies of God College (Waxahachie, Texas, U.S.A) và đang giữ học vị Thạc sĩ Thần học, Tiến sĩ mục vụ của Viện Đại Học Texas Christian University (Fort Một Khảo Cứu Về Tân ƯớcWorth, Texas, U.S.A). Tiến sĩ Moon kết hợp lối tiếp cận uyên thâm với Kinh Thánh và lòng nhiệt tình quan tâm của ông về sinh viên để biến tài liệu hướng dẫn này thành một tài liệu hướng dẫn có giá trị và rất hấp dẫn cho người nghiên cứu về Tân ước.

Page 8: Tan uoc ( luot khao)

Giáo Viên ICI của Bạn Giáo viên ICI của bạn rất sẵn lòng giúp đỡ bạn, hãy hỏi giáo viên của bạn về mọi thắc mắc liên quan đến việc thu xếp kỳ thi cuối khóa. Hãy bảo đảm dành đủ thời gian để có thể lập các kế hoạch phù hợp. Nếu có nhiều người muốn học chung, hãy yêu cầu giáo viên của bạn thu xếp cho nhóm. Nguyện Chúa chúc phước cho bạn khi nghiên cứu môn Tân Ước Lược Khảo. Nguyện Chúa dùng bài học này làm phong phú thêm đời sống và chức vụ của bạn và giúp bạn làm trọn trọng trách mình trong thân thể Đấng Christ cách hữu hiệu hơn. CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC TÂN ƯỚC (Hãy khoanh tròn mỗi đoạn khi bạn đọc) BÀI 1 (không có) BÀI 2 (không có) BÀI 3 (không có) BÀI 4 Mathiơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 BÀI 5 Mác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 BÀI 6 Luca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 BÀI 7 Giăng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 BÀI 8 Công Vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11: 1-18 BÀI 9 Cong Cv 11:19-30, Giacơ 1 2 3 4 5; Galati 1 2 3 4 5 6; Công vụ 16 17 18 19 20 21:1-16; ITêsalônica 1 2 3 4 5; IITêsalônica 1 2 3 BÀI 10 ICôrinhtô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16; IICôrinhtô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13; Rôma 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 BÀI 11 21:17-31, 22 23 24 25 26 27 28; Philêmôn 1; Êphêsô 1 2 3 4 5 6; Côlôse 1 2 3 4; Philíp 1 2 3 4 BÀI 12 ITimôthê 1 2 3 4 5 6; Tít 1 2 3; IITimôthê 1 2 3 4; IPhierơ 1 2 3 4 5; Hêbơrơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 BÀI 13 IIPhierơ 1 2 3; Giuđe 1; IGiăng 1 2 3 4 5; IIGiăng 1; IIIGiăng 1 BÀI 14 Khải huyền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 BÀI 15 (không có)

Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước

Điều quan trọng đối với việc nghiên cứu Tân ước chính là sự hiểu biết về thế giới vào thời Tân ước được viết ra. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới thời Tân ước đều góp phần vào việc lập nên bối cảnh cho Đấng Christ bước vào trần gian. Từ thời kỳ làm phu tù tại Babylôn năm 586 T.C, dân Giuđa đã bị các thế lực

Page 9: Tan uoc ( luot khao)

ngoại quốc cai trị. Họ lần lượt ở dưới ách thống trị của Babylôn, Batư rồi đến Đế quốc Hylạp của Alexander đại đế, và cuối cùng họ thành thuộc địa của Đế quốc Lamã. Đang khi ở dưới ách thống trị của người Batư, một số người Do Thái bị lưu đày đã trở về Palestine và thành Giêrusalem được tái thiết. Một số khác muốn ở lại Babylôn hay di chuyển đến các vùng khác trong đế quốc. Và vì vậy, trong thời kỳ xảy ra các sự kiện được ghi lại trong Tân ước, tuyển dân của Đức Chúa Trời không còn là một tập thể thống nhất nữa. Nhiều người đã tiếp nhận các phong tục và văn hóa của chính kẻ đã chinh phục họ. Tuy nhiên, tôn giáo Do Thái Giáo của họ vẫn còn rất sống động, và đã trở thành nền tảng cho những người Do Thái thành kính, là những người đọc sách Luật Pháp đều đặn và các tiên tri đang trông đợi Đấng Mêsi sắp đến. Họ mong rằng Đấng Mêsi của họ sẽ giải cứu họ thoát khỏi ách thống trị của các hoàng đế Lamã. Chính trần gian này là nơi Chúa Jesus Christ sẽ sanh ra vào đúng thời điểm thích hợp, đúng địa điểm thích hợp, để làm trọn chương trình cứu rỗi của Cha Ngài. Và từ đó đến nay, thế gian này chẳng hề giống như thế nữa. Phương Diện Chính Trị Đế Quốc Lamã Chính Quyền Cấp Tỉnh Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Hylạp. Quốc Gia Do Thái Phương Diện Xã Hội Xã Hội Do Thái Xã Hội Ngoại Đạo Kiến Thức Văn Hóa Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức Phương Diện Kinh Tế Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Mô tả hệ thống cấp tỉnh của Lamã và mối liên hệ giữa nó và Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo ở thế kỷ đầu tiên. • Mô tả tình trạng của quốc gia Do Thái dưới thời Ptolemies, Seleucidae, Maccabees, Herods, các quan tổng đốc và các thầy tế lễ. • Kể ra những đặc điểm nổi bật của thế giới xã hội thời Tân ước được phản ánh qua xã hội, kiến thức văn hóa và các tiêu chuẩn đạo đức của người Do Thái và người ngoại đạo. • Giải thích ảnh hưởng của phương diện kinh tế trên Cơ Đốc giáo thế kỷ đầu tiên thể hiện qua nông nghiệp, công nghiệp, tài chánh, sự chuyên chở và đi lại của thời đó, 1. Đọc phần giới thiệu tài liệu này. Hãy chú ý kỹ phần Cơ Cấu Bài Học và

Page 10: Tan uoc ( luot khao)

Cách Học. Phần này có những chỉ dẫn quan trọng giúp cho sự thành công của bạn khi học. Hãy chú ý các mục tiêu chung của khóa học. Tất cả các mục tiêu đều quan trọng, nhưng có lẽ một số nào đó sẽ nổi bật cho bạn. 2. Nghiên cứu phần dàn bài và mục tiêu bài học. Những phần này sẽ giúp bạn tìm ra điều cần phải học trong bài. 3. Học qua cả phần khai triển bài học. Đừng quên đọc toàn bộ các câu Kinh Thánh trưng dẫn đã cho, làm các bài tập và kiểm tra câu trả lời của bạn. Bạn sẽ cần một cuốn sổ riêng cho môn học này. Dùng cuốn sổ này để viết ra các câu trả lời khi khoảng trống không đủ để bạn trả lời. 4. Đọc sách giáo khoa, trang 3-62 (1-63) khi trong phần khai triển bài học yêu cầu. 5. Khai triển và sử dụng biểu đồ các vị hoàng đế Lamã chính yếu, biểu diễn đối với mỗi đơn vị: Niên hiệu cai trị; đánh giá về nhân cách, mô tả, sự cai trị và ý nghĩa của vị hoàng đế đó đối với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. 6. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài, kiểm ra cẩn thận câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng. Hiểu được ý nghĩa của các từ chúng tôi liệt kê ở đầu bài học sẽ giúp ích bạn khi học. Bạn sẽ thấy các từ được xếp theo thứ tự a b c và được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối tài liệu này. Nếu bạn còn thắc mắc về nghĩa của từ nào trong phần từ được liệt kê, bạn có thể tra xem bây giờ hay khi bắt gặp những từ ấy trong bài. Giai cấp quý tộc aristocracy Chủ nghĩa mị dân demagoguery Đấu sĩ gladiator Văn hóa Hylạp Hellenism Người Hêlênít Hellenist Chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp Hellenistic Tôn ti hierachy Trào phúng epigram Tính ngữ epithet PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ Tenney 3-45 (1-45) Khi bạn đọc phần bài đọc này, bạn sẽ hơi lúng túng vì toàn bộ những đế quốc hoàng đế, niên hiệu và những nền văn hóa này. Chúng ta sẽ đi theo phần dàn bài ở đầu bài học này. Sách giáo khoa cũng có dàn bài tương tự. Điều này sẽ giúp bạn xác định vị trí các phần trưng dẫn ở sách giáo khoa có trong tài liệu này. Lưu ý: Như đã nêu ở trên, hãy bắt đầu bằng cách đọc các trang 3-45 (1-45) trong sách giáo khoa. Sau đó hãy tiếp tục với phần giải luận bên dưới đây.

Page 11: Tan uoc ( luot khao)

Bạn nên xem đây là kiểu mẫu nghiên cứu của bạn cho toàn bộ các phần trong tài liệu. Trong phần này bạn đã đọc về hai đế quốc chính và các sự phân chia của chúng. Một số đời cai trị xảy ra đồng thời, kết quả là khó mà biết chắc được các niên hiệu và ảnh hưởng chắc chắn. Để tập trung được vào các đế quốc này, việc lập một bố cục ngắn sẽ rất hữu ích. Chúng gần giống bố cục sau: ĐẾ QUỐC HYLẠP (333 - 165 T.C) - từ cuộc chinh phục xứ Batư của Alexander cho đến cuộc nổi dậy của nhà Maccabees. Triều đại của người Maxêđoan (333 - 322 T.C) Triều đại của người Êdíptô (322 - 198 T.C) - Nhà Ptolemies. Triều đại của người Syri (198 - 168 T.C) - Nhà Seleucidae. THỜI KỲ ĐỘC LẬP CỦA DÂN DO THÁI (168 - 63 T.C) - từ cuộc nổi dậy của nhà Maccabees đến cuộc chinh phục của Pompey. Triều đại của nhà Maccabees (168 - 142 T.C) Triều đại Hasmonean (142 - 37 T.C) ĐẾ QUỐC LAMÃ (63 T.C - 70 S.C) - Từ cuộc chinh phục đến việc phá hủy đền thờ và thành Giêrusalem. Triều đại Hêrốt (37 T.C - 6 S.C) Thời kỳ cai trị của quan tổng đốc (63 T.C cho đến Constantine) Thời kỳ cai trị của các thầy tế lễ (142 T.C - 70 S.C) Hãy nghiên cứu bố cục này để biết về các đế quốc, các sự phân chia, phạm vi của từng đời cai trị và các biến cố khởi đầu và kết thúc của mỗi đế quốc. Đế Quốc Lamã Tenney 3-13 (1-12) Hãy đọc ba đoạn đầu trong phần này rồi lật đến bản đồ "Thế giới Lamã Trong Thời Chúa Jesus" ở mặt trong bìa trước của sách giáo khoa ("Đế quốc Lamã Thế Kỷ Thứ Nhất T.C". Mặt trong bìa sau). Hãy nghiên cứu bản đồ này khi bạn xem xét thông tin bạn vừa mới đọc về sự bành trướng của Đế quốc Lamã. Đây là một đại Đế quốc trong những năm đầu Cơ Đốc giáo, phải không? 1. Để biết về thông tin quan trọng của mục sinh hoạt học tập 6 về các hoàng đế Lamã, hãy khai triển biểu đồ các quân vương Lamã: Augustus, Tiberius, Claudius và Nero. Hãy lập các tiêu đề cho biểu đồ. Chỉ đưa vào phần tư liệu quan trọng nhất và viết thật ngắn gọn. Để làm mẫu cho bạn, hãy xem các dữ kiện về Augustus trên biểu đồ dưới đây, sau đó làm tiếp cho các hoàng đế khác. Sau khi làm xong, hãy xem lại vài lần để quen thuộc với các sự việc, rồi lưu biểu đồ vào sổ của bạn để tiện tham khảo sau này. Hãy liên hệ các hoàng đế này với thời gian của các biến cố chính của người Do Thái và Cơ Đốc Nhân bằng cách nghiên cứu biểu đồ "Các Hoàng Đế

Page 12: Tan uoc ( luot khao)

Lamã ở Thế Kỷ Đầu Tiên", trang 427 (427) của sách giáo khoa. Chính Quyền Cấp Tỉnh Tenney 13-15 (12-15) Trong phần nghiên cứu này hãy cố gắng hiểu rõ về bản chất của hệ thống chính quyền cấp tỉnh của Lamã. 2. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Hai loại chính quyền cấp tỉnh là gì? .....................................................................................................................................................................................................................b. Ai cai trị mỗi loại ấy? ......................................................................................................................................................................................................................................c. Các điều kiện nào cần cho mỗi loại? ...............................................................................................................................................................................................................d. Xứ Palestine ở dưới quyền của loại nào vào thời Đấng Christ? .......................................................................................................................................................................e. Những quyền tự do và những hạn chế nào có trong mỗi loại? ..........................................................................................................................................................................3. Hãy đọc kỹ phân đoạn kể ra các tỉnh của Lamã có trong Tân ước. Bạn sẽ xem lại chúng liên tục khi bạn đọc Tân ước. Hãy đưa danh sách này vào sổ của bạn. Cũng xem thêm bảng "Các Quan Tổng Đốc Lamã của Xứ Giuđê" ở trang 428 (428) sách giáo khoa. Nó cũng giúp thiết lập mối liên hệ giữa họ với các sự kiện trong Tân ước. Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng của Văn Hóa Hylạp Tenney 15-19 (15-19) Việc nghiên cứu phần này sẽ cho bạn thấy rằng nền văn hóa của các vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp đã ảnh hưởng rầt nhiều đến Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. 4. Khi bạn đọc xong phần này trong sách giáo khoa, hãy đánh dấu các đóng góp tích cực của văn hóa Hylạp cho Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Dùng màu khác nhau để đánh dấu các ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa Hylạp trên Do Thái Giáo và Cơ ĐốcGiáo. Việc này sẽ giúp làm nổi bật các yếu tố này.

Page 13: Tan uoc ( luot khao)

Bạn sẽ xúc động bởi tầm quan trọng của chúng trong khi học về chúng. Quốc Gia Do Thái Tenney 19-45 (20-45) Khi xem phần này trong sách giáo khoa, bạn sẽ đọc thấy những câu quan trọng này: "Sự kết thúc của quốc gia Do Thái không có nghĩa là sự kết thúc của Do Thái Giáo" (trang 20-21). Do Thái Giáo vẫn sống và trở thành nền tảng cho Cơ Đốc Giáo. 5. Bắt đầu từ đoạn trích trên và kết thúc tại phần "Dưới Triều Hêrốt" trang 31, (31), hãy tìm ra từng sự kiện, từng tổ chức đang phát triển, văn phẩm và sự phát triển của ngôn ngữ nào cuối cùng đã giúp ích lớn lao cho Cơ Đốc Giáo. Hãy lập một danh sách những đóng góp đó, và nếu được chia xẻ nó với bạn mình. Hãy thảo luận ý nghĩa của mỗi mục trong trang danh sách đó. Xếp hạng các mục ấy theo thứ tự tầm quan trọng của chúng đối với Cơ Đốc Giáo và xem thử bạn của bạn có đồng ý với đánh giá của bạn hay không? Hãy làm phần bài viết của bài tập này và vở. Có lẽ cách tốt nhất để làm quen với vua Hêrốt là đọc phần này trong sách giáo khoa. Hãy lật đến biểu đồ "Gia Đình của Hêrốt" (trang 429 (429), ghi ra các câu Kinh Thánh trưng dẫn và đọc chúng trong Kinh Thánh của bạn. Phần "Dưới Thời của Các Thầy Tế Lễ Đến Sự Sụp Đổ của Giêrusalem Năm 70 S.C" trong sách giáo khoa, rất quan trọng để hiểu nhiều về điều đã xảy ra trong Tân ước đặc biệt là các sự kiện quan trọng như là các buổi xử án Chúa Jesus trước tòa án tôn giáo và tòa án dân sự. Cùng với dữ liệu quan trọng khác trong phần này, bạn sẽ phải nhớ rằng sự cai trị của các thầy tế lễ đã ra đời đồng thời với sự cai trị của nhà Ptolemies, celeucidae, Maccabees, Herods và các quan tổng đốc. 6. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến chức tế lễ trước khi Giêrusalem bị sụp đổ năm 70 S.C. a. Dưới nhiều loại chính quyền dân sự khác nhau trong suốt lịch sử dân Ys, tiếng nói của thầy tế lễ vẫn mang tính quyết định b. Chưa hề có lúc nào mà chức tế lễ không hoạt động. c. Ngay cả khi ở dưới quyền của những kẻ cai trị người ngoại bang, dân Ys vẫn đã được xem là ở dưới quyền điều khiển của các thầy tế lễ. d. Bao lâu các thầy tế lễ không can thiệp vào sự cống nạp hay chính sách đối ngoại, thì họ vẫn còn được các nhà cai trị cho phép hành chức vụ theo thông lệ của họ. e. Vào thời khởi nghĩa của Maccabees, chức tế lễ rất có thế lực và được các nhà cầm quyền rất trọng vọng. PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI Tenney 48-49 (47-48) Trong phần này tác giả cho thấy thế giới xã hội ở thế kỷ đầu tiên cũng quan

Page 14: Tan uoc ( luot khao)

trọng, cần thiết y như trong thời đại chúng ta vậy. Khi bạn đọc phần này, hãy xem thử bạn có đồng ý rằng tình hình xã hội ở nước bạn có thể sánh với tình hình xã hội ở thề kỷ đầu. Hãy viết ra các nhận định của bạn. Xã Hội Do Thái Tenney 48-49 (47-48) 7. Trong phần này, Tenney chia xã hội Do Thái ra làm hai hạng lớn. a. Hai hạng đó là gì? .....................................................................................................................................................................................................................................b. Hai hạng này có tại nước bạn không? ...................................................................Xã Hội Ngoại Giáo Tenney 49-51 (48-50) 8. Hãy kể ra năm giai cấp xã hội được đề cập trong phần này, và nêu hai đặc điểm của mỗi giai cấp. a. ...............................................................................................................................1) .......................................................................................................................2) .......................................................................................................................b. ................................................................................................................................1) .......................................................................................................................2) .......................................................................................................................c. ................................................................................................................................1) ........................................................................................................................2) .......................................................................................................................d. .................................................................................................................................1) .......................................................................................................................2) .......................................................................................................................e. .................................................................................................................................

Page 15: Tan uoc ( luot khao)

1) .......................................................................................................................2) .......................................................................................................................Kiến Thức Văn Hóa Tenney 51-58 (51-58) Trong phần này bạn sẽ biết được văn hóa La mã và Hylạp đã tác động thế nào đến đạo đức của dân chúng. Điều này được thể hiện qua đấu trường, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và kịch nghệ. 9. Mô tả vắn tắt mỗi một phương diện trên trong văn hóa Lamã đã tác động thế nào đến dân chúng. a. Đấu trường ..............................................................................................................b. Văn chương ...........................................................................................................c. Âm nhạc ................................................................................................................d. Kịch nghệ ..............................................................................................................Bạn nên nghiên cứu kỹ những phần nói về "Ngôn Ngữ, Các Trường Học và Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức", vì chúng liên quan rất mật thiết với sự xuất hiện của Tin lành. 10. Trên bảng sau hãy kể ra bốn ngôn ngữ chủ chốt và cách sử dụng chủ yếu của từng loại ngôn ngữ. Đừng quên liên hệ ý nghĩa của tiếng Aram và tiếng Hylạp với sự truyền bá tin lành. Ngôn Ngữ Cách Sử Dụng Chủ Yếu Ý Nghĩa a b c d Hãy để ý thể nào Đức Chúa Trời đã cung cấp một nền văn hóa thâm thúy và một ngôn ngữ phổ biến, bởi sự dự bị đúng lúc qua người Hylạp cho công tác truyền rao Tin lành. Cũng chú ý đến cách mà Đức Chúa Trời dự bị qua người Rôma, đường sá cho việc đi lại của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, và dự bị một chính quyền để bảo vệ và giúp họ tự do giảng tin lành. Trong phần về các trường học, bạn sẽ thấy rằng hệ thống giáo dục chưa đạt đến được tầm cỡ của các hệ thống giáo dục trong đa số nước trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, nó đủ để đem lại một trình độ học vấn vừa phải trong giai cấp hạ lưu và trung lưu ở thế kỷ đầu tiên. Theo tôi, trình độ học vấn này đem lại một sự khao khát kiến thức rất lớn mà nó đã mở rộng cửa cho tin

Page 16: Tan uoc ( luot khao)

lành. Mức độ đạo đức nói chung rất thấp, đó là một bằng chứng về nhu cầu lớn lao đối với tin lành. Một bằng chứng rõ ràng khác nữa về nhu cầu đối với một tin lành quyền năng ấy là sự thú nhận rằng các lời giáo huấn của các nhà hiền triết vào thế kỷ đầu tiên, chẳng hạn như Seneca, đều không thể đem lại một tấm gương, cũng không đem lại động lực để đạt đến được các lý tưởng cao cả mà họ đã dạy dỗ. Trong đoạn trên, tôi đã cố nêu ra cho bạn một ví dụ về cách bạn có thể nghiên cứu một phần tài liệu mà dường như nó khá tầm thường và không quan trọng. Bạn có thể từ đó rút ra các sự kiện thích đáng, phân tích chúng và lập ra một bố cục ý nghĩa hay bảng tóm tắt của thông tin này. Hãy xem lại phân đoạn này một lần nữa. Những dòng tầm thường này trong sách giáo khoa đã mang nhiều hàm ý quan trọng đối với các Cơ Đốc nhân ở thế kỷ đầu tiên và đối với tin lành, đúng không? Sẽ có lúc bạn dùng các ý tưởng này đưa vào bố cục giảng dạy của bạn. Có thể nó sẽ giống như thế này: I. NHU CẦU VỀ TIN LÀNH Vì cớ tình trạng vô đạo đức II. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN TIN LÀNH Qua khả năng đọc viết và liên lạc bằng một ngôn ngữ phổ thông. III. CÁNH CỬA TIN LÀNH Được mở rộng bởi sự khao khát tri thức do trình độ học vấn đem lại. IV. QUYỀN NĂNG CỦA TIN LÀNH Không một lý tưởng luân lý nào đem lại động lực để đạt được các mục tiêu cao cả của nó, ngoại trừ tin lành của Đức Chúa Jesus Christ. Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức Tenney 58 (58-59) 11. Hãy lập hai danh sách vào sổ của bạn với các tiêu đề Các Yếu Tố Đạo Đức Tích Cực và Các Yếu Tố Đồi Bại. Hãy đọc phần nói về các tiêu chuẩn đạo đức và viết mỗi yếu tố đã cho vào dưới tiêu đề nào mô tả nó. Danh sách nào dài nhất. .......................................................................................................................................12. Bây giờ hãy dành ra giây lát để liệt kê một số yếu tố đạo đức tích cực và các yếu tố đồi bại ở thành phố hay quốc gia của bạn. Chúng như thế nào so với các yếu tố ấy trong thế kỷ đầu tiên. ....................................................................................................................................................................................................................................................Bạn sẽ nói rằng cộng đồng của bạn có đạo đức tốt hơn, hay kém hơn thế giới thế kỷ đầu tiên? PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ

Page 17: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 58-62 (59-63) 13. Hãy đọc phần này rồi khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Các tình hình kinh tế trong thế kỷ đầu tiên không tác động gì đến việc truyền bá tin lành. b. Vùng đất bị đế quốc Lamã chiếm đóng rất màu mỡ và sản xuất ra trái cây lạ. c. Hàng hóa được chế tạo ở mức độ không đáng kế, chủ yếu là do các thợ thủ công hoặc do nhập khẩu bằng đường biển. d. Vì có quá nhiều nô lệ nên có thể có sự sản xuất hàng hóa hàng loạt với giá thấp. e. Hầu hết những hoạt động ngân hàng hữu hiệu của thời nay đã được sử dụng trong thế kỷ đầu tiên. f. Đường sá của người Lamã được xây dựng rất tốt, cung cấp phương tiện để có được sự cai trị và sự liên lạc tốt hơn. Bây giờ bạn hãy đọc lại các mục tiêu của bài này để biết chắc là bạn có thể làm trọn các yêu cầu của chúng. Hãy làm bài tự trắc nghiệm rồi kiểm tra câu trả lời của bạn.

Bài Tự Trắc Nghiệm GHÉP CẶP: Ghép các chủ đề hay các danh hiệu (bên phải) thích hợp với định nghĩa. ....1 Mở đầu Đế quốc Hylạp. ....2 Hoàn tất cuộc hủy phá thành Giêrusalem năm 70 S.C ....3 Tồn tại từ 333 - 165 T.C ....4 Là quan tổng đốc Lamã mà Chúa Jesus đã chết dưới quyền ông ta. ....5 Một trong những ngôn ngữ chủ chốt của Đế quốc Lamã vào thế kỷ thứ nhất S.C ....6 Đã đến Palestine với cuộc chinh phục Pompey. ....7 Caitrị Palestine đồng thời với Ptolemies, Seleuciade và Hêrốt. ....8 Đem lại thời kỳ độc lập cho người Do Thái. ....9 Là hoàng đế đã thiêu sống các Cơ Đốc nhân vì trận hỏa hoạn lớn tại Rôma năm 64 S.C, cùng với hậu quả là rất nhiều Cơ Đốc nhân bị bắt bớ. ...10 Bắt buộc mọi người phải thờ lạy mình như là một vị thần, đã bắt bớ các Cơ Đốc nhân, đã đày Giăng ra đảo Bátmô. ...11 Là hoàng đế Lamã lúc dân Giuđa bị trục xuất khỏi Lamã. ...12 Ngồi trên ngôi, trong thời kỳ chức vụ công khai và sự chết của Chúa Jesus. ...13 Là Hoàng Đế Lamã đầu tiên. ...14 Là ngôn ngữ của tòa án trong Đế quốc Lamã. ...15 Thoái hóa dưới ảnh hưởng của kịch nghệ và đấu trường Lamã.

Page 18: Tan uoc ( luot khao)

...16 Giám sát trực tiếp các tỉnh náo loạn. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất 17. Vị Hoàng đế Lamã khi Chúa Jesus giáng sanh tên là a) Tiberius b) Augustus c) Nero d) Domitian. 18. Các Hoàng đế Lamã trong thời kỳ bành trướng Tin Lành là a) Claudius và Nero b) Domitian và Nero c) Tiberius và Nero d) Claudius và Domitian. 19. Đế quốc đã tác động mạnh mẽ đến Cơ Đốc Giáo qua văn hóa của mình đó là a) Lamã b) Hylạp c) Hêbơrơ d) Aram. 20. Ngôn ngữ của thần học Do thái vào thời Chúa Jesus là tiếng a) Hylạp. b) Latin c) Hêbơrơ d) Aram 21. Ngôn ngữ của vùng Cận Đông có thể là ngôn ngữ phổ thông của Chúa Jesus chính là tiếng a) Hêbơrơ b) Aram c) Syri d) Hylạp 22. Ngôn ngữ của văn hóa và ngôn ngữ chung của đa số dân chúng phía Đông Rôma là tiếng a) Hêbơrơ b) Aram c) Latin d) Hylạp 23. Những người làm ra đường sá cho việc truyền bá tin lành là người a) Lamã b) Batư c) Hylạp d) Do Thái

Page 19: Tan uoc ( luot khao)

24. Những người cung cấp thứ ngôn ngữ để Tân ước được lưu hành nhanh chóng bằng thứ tiếng đó ngay sau bản gốc đó là người a) Syri b) Hêbơrơ c) Rôma d) Hylạp 25. Người cung cấp hệ thống chính trị giúp các môn đồ tự do rao truyền tin lành là người a) Hylạp b) Lamã c) Do Thái d) Syri

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1 Biểu đồ của bạn nên chứa toàn bộ thông tin bạn cho là quan trọng đối với mỗi vị hoàng đế. 2. a Chính quyền dưới quyền Viện nguyên lão; Chính quyền dưới quyền Hoàng đế. b. Viện Nguyên Lão: quan trấn thủ; hoàng đế, quan tư lệnh, quan toàn quyền, quan tổng đốc. c. Viện Nguyên Lão: Những tỉnh bình an, trung thành. Hoàng đế, những tỉnh còn loạn lạc. d. Hoàng đế. e. Chính quyền thành phố được phép giữ lại chủ quyền tại địa phương và được phép đúc tiền. Người Lamã không hề can thiệp vào việc thờ lạy. Đường sá được xây dựng, các phúc lợi công được chỉnh đốn, thương mại phát triển. Thuế má nặng nề. 3. Danh sách của bạn nên gồm có các tỉnh sau của Lamã: Tây ban nha; xứ Gaul, Iliri, Maxêđoan, Achai, Asi, Bông, Bithini, Galati, Cápbađốc, Silisi, Giuđê, Chíprơ, Bămphyli, Lycia. 4. Câu trả lời của bạn. 5. Câu trả lời của bạn. 6. a, c và d là câu đúng 7. a. Giàu và nghèo b. Bạn có thể trả lời là "có". 8. Câu trả lời của bạn có thể gồm có những điểm sau (theo cách trả lời của bạn): a. Giai cấp quý tộc: 1) Các nhà quý tộc mới đã thống lãnh các lãnh thổ công cộng và mua các lãnh thổ riêng với giá thấp. 2) Các nhà thầu và các nhà đầu cơ trở nên giàu có nhờ bóc lột các tỉnh.

Page 20: Tan uoc ( luot khao)

b. Giai cấp trung lưu: 1) Chiến tranh và sự tranh giành nô lệ gần như đã loại bỏ tầng lớp trung lưu. 2) Sau khi rời khỏi lãnh thổ của mình, những người thuộc tầng lớp trung lưu đã trở thành thành viên của các đám đông tại Rôma, không nhà cửa, không việc làm, không lương thực. c. Quần chúng: 1) Thân phận của những người tự do này còn đáng thương hơn giai cấp nô lệ, vì họ thiếu việc làm ổn định. 2) Người thất nghiệp đi theo bất cứ ai cung cấp lương thực hay giúp họ tiêu khiển (để kiếm được sự ủng hộ của quần chúng cho các mục tiêu ích kỷ của mình). d. Nô lệ: 1) Hơn một nửa số dân sống trong đế quốc Lamã được người ta cho là nô lệ. Nhiều nô lệ còn có học vấn cao hơn chủ Lamã của mình. 2) Chế độ nô lệ đã hạ thấp giá trị đạo đức và lòng tự trọng, sự bại hoại lan truyền từ nô lệ sang chủ nô. e. Tội phạm: 1) Người thất nghiệp trong xã hội khiến cho tội phạm càng gia tăng. 2) Nhiều sĩ quan đã phạm biết bao điều gian ác, vô luân. 9. a Các buổi trình diễn ca ngợi tính tàn bạo với những cảnh đổ máu. b. Bày tỏ cảm nghĩ chống lại hoàng đế và phong tục tập quán đương thời. c. Nó giải trí cho quần chúng thay vì cho cá nhân. 10. Ngôn ngữ: Tiếng Hylạp Koine (ngôn ngữ chung). Cách sử dụng chủ yếu: Ngôn ngữ mà các nhà truyền giáo cơ đốc (Phao Lô chẳng hạn) đã truyền bá tin lành tại nhiều nước khác nhau. Ý nghĩa: là ngôn ngữ mà toàn Tân ước được lưu hành. b. Ngôn ngữ: Hêbơrơ. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Kinh Thánh người Do Thái trước khi chúng được dịch ra. Ý nghĩa: Không quan trọng lắm trong việc phát triển hội thánh thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. c. Ngôn ngữ: Latin. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Luật pháp, văn thơ Lamã. Ý nghĩa: Rốt cuộc là ngôn ngữ của thần học Cơ Đốc, do nó rõ ràng và chính xác. d. Ngôn ngữ: Aram. Cách sử dụng chính: Là ngôn ngữ chủ yếu của vùng Cận Đông. Ý Nghĩa: Ngôn ngữ của một số tác phẩm sớm nhất về đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Jesus. 11. Danh sách của bạn, có thể bạn tìm thấy có nhiều yếu tố đồi bại hơn là phần đã liệt kê. 12. Câu trả lời của bạn. 13. b, c, e và f là các câu đúng.

Các Tôn Giáo Khác Do Thái Giáo

Cơ Đốc Giáo đã xuất hiện trong một thế giới có nhiều tôn giáo. Nhân loại luôn luôn có một khao khát bẩm sinh muốn hiểu biết và thờ lạy Đức Chúa Trời. Vì họ không biết Đức Chúa Trời chân thật, nên họ đã tạo ra nhiều khái niệm khác về Đức Chúa Trời, và các khái niệm đó đã trở nên tôn giáo của

Page 21: Tan uoc ( luot khao)

họ. Trong thế giới thời Tân ước, có nhiều tín ngưỡng và nhiều vị thần. Các tôn giáo huyền bí đông phương, tà thuật, các vị thần trong thần thoại, việc thờ lạy các hoàng đế, hết thảy đều nổi bật cùng với Do Thái Giáo, đạo của người Do Thái. Trong Bài 1, chúng ta đã học về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới thời Tân ước, và mỗi phương diện trở thành một yếu tố chuẩn bị thế giới để đón Đấng Christ vào đời như thế nào. Thế giới tôn giáo, đặc biệt là Do Thái Giáo cũng là một ảnh hưởng chuẩn bị của con người để đón nhận Đấng Mêsi. Không một tôn giáo hay triết lý nào của thời ấy có thể làm thỏa mãn đầy đủ khát vọng sâu xa của con người muốn biết Đức Chúa Trời và thờ lạy Ngài. Trong Mathiơ 2:1-2;, chúng ta thấy các nhà thông thái từ Đông Phương đến Giêrusalem tìm Vua mới ra đời và nói rằng: "Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài". Điều này không có nghĩa là dân chúng đã chấp nhận Cơ Đốc Giáo một cách dễ dàng. Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã đối diện với bắt bớ, hất hủi, bị hiểu lầm đang khi họ cố gắng truyền bá Tin lành Đấng Christ. Nhưng tin lành đã không thể bị chặn đứng! Ngày nay, 2.000 năm sau, tin lành đã lan tràn khắp thế giới, đến với những người nam, người nữ của mọi dân tộc, mọi chi phái, mọi tôn giáo! Thế Giới Tôn Giáo (ngoại trừ Do Thái Giáo) Thế Giới Thần Linh Hylạp Việc Thờ Lạy Hoàng Đế Các Tôn Giáo Huyền Bí Sự Thờ Lạy của Các Tà Thuật Các Triết Lý Do Thái Giáo Nguồn Gốc Thần Học Đền Thờ Nhà Hội Năm Thánh Hệ Thống Giáo Dục Văn Chương Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo Tản Dân Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Kể tên và mô tả các tôn giáo khác nhau ở thế kỷ thứ nhất, kể cả các nguyên lý và mục tiêu cao cả mà chúng cố gắng đạt đến, rồi so sánh chúng với Cơ

Page 22: Tan uoc ( luot khao)

Đốc Giáo. • Tìm ra các triết lý chủ yếu nào đã tác động đến dân chúng trong thế giới mà Cơ Đốc Giáo xuất hiện. • Phân tích các giáo lý, các phe nhóm, các tổ chức chủ chốt của Do Thái Giáo, chứng tỏ chúng liên quan thế nào đến Cơ Đốc Giáo. • Giải thích mối liên hệ giữa kinh Talmud với Thứ Kinh (Apocrypha) với Kinh Thánh Cựu ước. 1. Đọc sách giáo khoa các trang 65-114 (65-120) có trong phần khai triển bài học. 2. Đọc phần khai triển bài học và làm từng bài tập. Sau đó làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. 3. Xem lại danh sách các từ then chốt. Đừng quên tra nghĩa của bất cứ từ nào bạn chưa quen. 4. Xem lại bài 1-2 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ đơn vị. Đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên, rồi lấy bài Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1 và tờ bài làm ra khỏi tập học viên. Làm theo những chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi nộp cho giáo viên ICI là người sẽ kiểm tra bài và báo cho bạn kết quả. Thứ Kinh Apocrypha Thuộc về Thứ Kinh apocryphal được thờ lạy như vị thần deified Tản Dân Diaspora

THẾ GIỚI TÔN GIÁO (NGOẠI TRỪ DO THÁI GIÁO) Tenney 65-78 (65-80) Bạn đã khám phá ra rằng Cơ Đốc Giáo không xuất hiện trong một tình hình tôn giáo trung lập. Một số phương diện trong bối cảnh tôn giáo là điểm lợi cho Cơ Đốc Giáo và một số lại là điểm bất lợi. Sách giáo khoa khảo sát năm thể loại tôn giáo khác nhau trong nền văn hóa mà Cơ Đốc Giáo đã phát triển. Khi bạn học qua đoạn này và đoạn tiếp theo trong sách giáo khoa, hãy cố nhìn thấy ý nghĩa của các tôn giáo này đối với Cơ Đốc Giáo cả ở thế kỷ đầu và thế kỷ hai mươi. Về nhiều khía cạnh, hiện trường vẫn giống nhau. Điều này sẽ giúp bạn liên hệ việc nghiên cứu của bạn với sự khởi đầu của Cơ Đốc Giáo và với cuộc sống cùng chức vụ của bạn ngày nay. Thế Giới Thần Linh Hyla Tenney 65-67 (65-67) Như tựa đề của phần này gợi ý, người Lamã đã kết hợp các thần linh của họ với các vị thần tương ứng của người Hylạp. Chữ thế giới thần linh được dùng để chỉ ra rằng nó đại diện cho toàn bộ các vị thần của con người. Từ này (pantheon) là một từ kết hợp từ chữ pan nghĩa là "toàn bộ", và theos,

Page 23: Tan uoc ( luot khao)

nghĩa là "thần". Pantheon cũng được dùng để chỉ về một đền thờ của "mọi vị thần". Một đền thờ như thế đã được xây cất tại thành Rôma vào năm 27 T.C. Ngôi đền này về sau đã trở thành một ngôi giáo đường cho một Hội Thánh Cơ Đốc. 1. Bạn sẽ thấy rằng việc thờ lạy thế giới thần linh Hyla đang sa sút vào thời Chúa Jesus. Theo sách giáo khoa, có hai vấn đề góp phần vào sự sa sút này. đó là những vấn đề gì? a ....................................................................................................................................b ....................................................................................................................................Việc Thờ Lạy Hoàng Đế Tenney 67-68 (67-68) Chúng ta lưu ý ở đây là nghi lễ thờ lạy hoàng đế đã phát triển dần đến khi nó trở thành một công cụ mạnh mẽ của chính sách nhà nước. Qua quá trình đó, nó đẩy Cơ Đốc nhân vào tình trạng đối kháng với nhà nước. Vì vậy, chính sách này đã phân chia dân chúng thành hai nhóm đối lập tùy theo lòng trung thành tối cao với Đấng Christ hay với Sêsa. 2. Trả lời các câu hỏi sau dựa vào đoạn văn bạn vừa đọc. a. Ai là vị hoàng đế đầu tiên đã được thờ lạy như vị thần? ....................................................................................................................................b. Việc này được thực hiện bởi quá trình nào? ....................................................................................................................................c. Ai là vị hoàng đế Lamã đầu tiên ép buộc thần dân của mình phải thờ lạy mình? ....................................................................................................................................d. Cơ Đốc nhân đã phản ứng thế nào với các sắc lệnh bắt buộc phải thờ lạy hoàng đế?.................................................................................................................................... Bạn có thể có khuynh hướng hạ thấp việc thờ lạy hoàng đế hay thờ lạy chính quyền đối với thời cổ đại, nhưng việc này có lẽ không thực tế. Bạn có thể nghĩ đến một chính quyền nào trong lịch sử cận đại đã tiếp cận kiểu thờ phượng chính quyền hay vị lãnh đạo chính quyền ấy hay không? Các Tôn Giáo Huyền Bí

Page 24: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 68 (68) Tenney bàn đến nhiều điểm tương đồng rất rõ rệt giữa các tôn giáo huyền bí khác nhau của Đông Phương. Tuy nhiên, ông không lưu ý đến một số nét tương đồng giữa chúng và Cơ Đốc Giáo. Giữa chúng cũng có nhiều điểm tương phản rất rõ rệt. 3. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước các câu tỏ ra các điểm tương đồng giữa các tôn giáo huyền bí và Cơ Đốc Giáo. a. Thần là một đấng đã chết rồi hoặc là đã phục sinh hoặc là đã cải tử hoàn sinh. b. Các nghi lễ kết nạp cách bí mật. c. Niềm tin nơi sự bất tử. d. Niềm tin nơi sự bình đẳng của mọi người. e. Niềm tin nơi kinh nghiệm tôn giáo của bản thân. f. Tin nơi nhiều vị thần. g. Cử hành các lễ nghi tẩy sạch. Bạn nghĩ Cơ Đốc Giáo có những điểm gì chung với các tôn giáo đặt nền tảng trên sự sai lầm rõ rành rành? Bạn có thể giải thích điều này cho chính bạn hiểu rõ và cho những kẻ không tin, là những người có thể sẽ chất vấn bạn về điều đó hay không? Sự Thờ Lạy Tà Thuật Tenney 68-71 (68-72) Trong phần này Tenney định nghĩa sự thờ lạy tà thuật là "những sự tuân thủ mê tín và sự quan tâm của quần chúng lao động đối với các sức mạnh trong vũ trụ, là những điều họ không thể hiểu nhưng có thể cảm nhận được một cách mập mờ" (68-69 (68-69). Bạn nên học biết định nghĩa này và biết các phương diện chính của loại tôn giáo thiên về chiêm tinh học này, vì cớ ảnh hưởng của nó vẫn còn vươn đến tận thời đại của chúng ta một cách rõ rệt. Dường như trên thế giới ngày nay, sự quan tâm về tà thuật đã phục hồi mạnh mẽ. Hãy xem sách giáo khoa nói gì về thái độ của các đối tượng sau đối với tà thuật. Kinh Thánh (Cựu và Tân ước) Người Giuđa (để đối chiếu với Dân Ngoại) Cơ Đốc nhân Như đã nói, sự lôi cuốn của tà thuật đã lên đến cao điểm trong thời Tiberius, hoàng đế Lamã đã cai trị trong thời kỳ Chúa Jesus thi hành chức vụ và chịu chết. Ngày nay, có phải sự lôi cuốn của tà thuật còn lớn lao hơn cả thời kỳ cao điểm của nó như đã nói trong thời Đấng Christ. Cơ Đốc Nhân ngày nay có nên giữ thái độ của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên hay không? 4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG có liên quan đến thái độ của người Do Thái, của dân ngoại, của Kinh Thánh và của các Cơ Đốc Nhân ở

Page 25: Tan uoc ( luot khao)

thế kỷ đầu tiên đối với tà thuật? a. Đa số dân Do Thái và dân ngoại rất mê tín và thích thú với tà thuật. b. Dân ngoại dự phần vào tà thuật nhiều hơn là dân Do Thái. c. Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều nghiêm cấm tín đồ can dự vào các sức mạnh của ma quỷ hay tà thuật. d. Chiêm tinh học là một niềm tin thần bí có thể chấp nhận được như là một sự hướng dẫn cho đời sống của một Cơ Đốc Nhân. e. Các Cơ Đốc Nhân không chịu liên can gì đến tà thuật. Các Triết Lý Tenney 71-78 (72-80) Khi học phần này, bạn hãy đọc định nghĩa của Tenney về triết học. Khi dạy về triết học, tôi thích định nghĩa này hơn cả mọi định nghĩa tôi tìm thấy trong các loại triết học. Mọi vấn đề thuộc về các triết lý được đề cập đến trong sách giáo khoa cũng được dựa trên các tiền đề để đối chiếu với các tiền đề cơ bản của Cơ Đốc Giáo. Tôi đề nghị bạn hãy học các điểm quan trọng của các triết lý này. 5. Lập bảng vào sổ tay của bạn giống như mẫu sau đây. Hãy đưa vào các tiêu đề sau: a. Tên của triết lý b. Tên của người sáng lập hay người dạy dỗ nổi bật c. Định nghĩa ngắn về triết lý này. d. Niềm tin chính (thật vắn tắt). e. Mục tiêu chính mà triết lý đó cố đạt tới. f. Mối liên quan giữa triết lý này với Cơ Đốc Giáo.

DO THÁI GIÁO Teuney 80-114(81-120) Đây là đoạn quan trọng cho kiến thức của bạn về Tân Ước và Cơ Đốc giáo. Trong bài trước, chúng ta đã thấy Do Thái giáo đã được dự định có sức sống vượt trên mọi nổ lực muốn tiêu diệt nó, và nó đã cung cấp nền tảng cho Cơ Đốc Giáo. Do Thái giáo là một tôn giáo độc đáo trong cả nguyên tắc lẫn trong các niềm tin. Dưới đây là các đặc điểm độc nhất của Do Thái giáo. Hầu như toàn bộ các câu hỏi cho mỗi đặc điểm đều có thể trả lời có hoặc không. Hãy viết câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Hãy lưu ý đến sự tương phản giữa Do Thái giáo và các tôn giáo khác. Khi bạn trả lời xong, hãy viết vào trong sổ của bạn một đoạn để tóm tắt các khía cạnh của các tôn giáo khác. 6. Do Thái giáo ban đầu là tôn giáo của một dân tộc, nhưng đã không chỉ hạn chế cho người Do Thái. a. Các tôn giáo khác có bắt nguồn từ một dân tộc không?

Page 26: Tan uoc ( luot khao)

b. Các quốc gia khác có giới hạn cho dân của nước đó hay không? c. Các vị lãnh tụ tôn giáo tại các quốc gia khác có được nhiều quyền hạn trong chính quyền nước họ như các thầy tế lễ Do Thái giáo hay không? 7. Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần (chỉ có một Đức Chúa Trời). a. Các tôn giáo đa thần có bao nhiêu vị thần? b. Các tôn giáo đa thần có chấp nhận sự thờ lạy các vị thần của các tôn giáo khác hay không? 8. Do Thái giáo đã nổi bật trong tầm quan trọng gắn bó với đền thờ và trong mức độ lòng ủng hộ đối với nó. a. Các tôn giáo khác có dâng sinh tế bằng súc vật trong đền thờ không? b. Các tôn giáo khác có các hình tượng (tượng hay các tác phẩm điêu khắc về con người hay thú vật) trong đền thờ hay không? c. Các tôn giáo khác có được sự ủng hộ độc nhất của nhiều người như Do Thái giáo đã có hay không? 9. Nền đạo đức của Do Thái giáo vốn đã có từ trong bản chất sự thờ phượng. Các tôn giáo khác có liên hệ nếp sống đạo đức với các của lễ dâng trong đền thờ như Do Thái giáo hay không? 10. Nền đạo đức Do Thái giáo áp đặt khắt khe trên mọi kẻ tin theo. Có các triết lý nào, có các lý tưởng đạo đức buộc các môn sinh phải sống và cư xử với nhau triết lý ấy không? .......................................................................................................................................................................................................................................................................11. Cơ Đốc Giáo đã được thành lập trên sự khải thị tự xác chứng từ nơi Đức Chúa Trời. Các tôn giáo của dân tộc (ngoại trừ Do Thái giáo) ở thế kỷ thứ nhất sau công nguyên dùng cách khởi đầu nào để lần theo nguồn gốc của họ? ..............................................................................................................................................12. Phân đoạn bắt đầu từ cuối trang 80 (81) trong sách giáo khoa và tiếp theo ở đầu trang 81 (82) nêu ra bốn đóng góp khác biệt của Do Thái Giáo cho Cơ Đốc Giáo. Hãy thử xem bạn có tìm thấy và liệt kê chúng ra được không. a. .......................................................................................................................................b. .......................................................................................................................................c. ...........................................................................................................................

Page 27: Tan uoc ( luot khao)

...........d. ......................................................................................................................................Nguồn Gốc Tenney 81-83 (82-84) Người Do Thái lưu đày tại Babylôn đã đóng góp hai điều nổi bật cho Do Thái giáo: 1) Sự phát triển nhà hội và 2) sự ra đời tầng lớp các thầy thông giáo, các viên ký lục. Dầu ảnh hưởng của Babylôn đã đem lại một số đổi thay nào đó trong văn hóa nhưng hai sự phát triển này đã giúp Do Thái giáo giữ lại các nguyên tắc căn bản của nó. Thần Học Tenney 83-87 (84-89) Khi đọc xong phần này, bạn có thể thấy tính độc nhất của người Do Thái đã góp phần thế nào vào sự tách biệt của người Do Thái giữa các cộng đồng đông đảo hơn của Dân Ngoại. Tuy điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến việc giữ gìn sự thuần túy của thần học, nó lại không thể giúp người Do Thái tác động đến mục tiêu Đức Chúa Trời đã định. Tác động thuộc linh sẽ được tạo ra về sau này, không phải bởi Do Thái giáo truyền thống, nhưng bởi Tin lành như chúng ta sẽ thấy. 13. Bất chấp các áp lực của các nền văn hóa vây quanh Do Thái giáo, người Do Thái vẫn giữ được nền thần học của họ mà không bị biến đổi bao nhiêu. Hãy kể ra các nguyên lý của đức tin Do Thái giáo đã sụp đổ vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. a .......................................................................................................................................b ......................................................................................................................................c .......................................................................................................................................d ........................................................................................................................................e .......................................................................................................................................f

Page 28: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

............g ........................................................................................................................................h .......................................................................................................................................14. Hãy phân tích và mô tả ngắn gọn mỗi nguyên lý trên, làm thế nào đã trở thành nền tảng cho giáo lý Cơ Đốc Giáo. Hãy viết chúng vào vở của bạn. Đền Thờ Tenney 87-90 (89-92) Tuy chúng ta đã thấy địa vị độc nhất của đền thờ trong sự thờ phượng của người Do Thái ở phần đầu bài này, nhưng bạn nên biết rằng không phải chỉ có một đền thờ. Thực ra có ba đền thờ: 1. Đền thờ do Salômôn xây cất, bị phá hủy do vua Nêbucátnếtsa, vào năm 586 T.C 2. Đền thờ tái thiết, do Giêrubabên hoàn tất năm 516 T.C, nó bị phá hủy từng phần rất nhiều lần giữa 168 và 37 T.C. 3. Đền thờ được tái thiết công phu bởi Hêrốt đại đế, nó được hoàn tất giữa 62 và 64 S.C và bị Titut phá hủy hoàn toàn vào năm 70 S.C. Chúng tôi đã đưa ra các bức phác họa của cả hai đền thờ để bạn có thể đối chiếu đền thờ của Salômôn và của Hêrốt. Hãy nghiên cứu kỹ các phác họa này (nhất là đền thờ của Hêrốt) để hiểu rõ hơn về kích cỡ, những trang thiết bị của đền thờ, các chức năng của chúng. Hãy để phác họa đền thờ của Hêrốt trước mặt bạn khi bạn đọc phần mô tả trong sách giáo khoa. PHÁC HỌA BÊN NGOÀI CỦA ĐỀN THỜ SALÔMÔN Hãy xem hình kiểu đền thờ Hêrốt và khu vực ngoại vi trong trang 89 (91 sách giáo khoa.

ĐỀN THỜ SALÔMÔN A. HÒM GIAO ƯỚC B. NƠI CHÍ THÁNH (DEBIR) C. NƠI THÁNH (HEKAL) D. CÁC PHÒNG - KHO E. HIÊN CỬA F. GIA KIN G. BÔ ÁCH khung 2.3 ĐỀN THỜ HÊRỐT

Page 29: Tan uoc ( luot khao)

A. NƠI CHÍ THÁNH (bên trong đền thờ) 20 cubít vuông. B. NƠI THÁNH rộng 20 cubít, dài 40 cubít. C. Hành lang thầy tế lễ. D. BÀN THỜ E. Hành lang dành cho dân Ysơraên. F. HIÊN CỬA rộng 100 cubít. G. Cửa đẹp - nơi các thầy thông giáo dạy học và tranh luận. H. Nơi dân ngoại không thể vào. I. Nơi cư ngụ của quan tổng đốc khi ở tại Giêrusalem, có một đội quân đồn trú để đánh dẹp những kẻ gây rắc rối đền thờ. Các áo dài của thầy tế lễ được cất ở đó như là một dấu hiệu thần phục người Lamã. K. Bờ tường. l. Hành lang dành cho phụ nữ. M. Bức tường bằng những tảng đá lớn (khoảng 1x5m) (Royal Porch: Cửa Vua, Salomon's porch: Cửa Salômôn; Court of Gentiles: Hành lang Dân Ngoại; Castle of Antonia: Lâu đài Antonia; East: Phía Đông. Khung 2.3 Ở đây Tenney đã nhận định rằng các Cơ Đốc nhân tiếp tục sử dụng đền thờ cho đến khi nhánh hội thánh Dân Ngoại đã phát triển (trang 90 (92)). Vì vậy đền thờ có tác dụng nổi bật và kéo dài trên hội thánh. Nhà Hội Tenney 90-92 (93-95) Phần này sẽ chứng tỏ rằng nhà hội có ảnh hưởng lớn trên hội thánh. Khi học phần này, bạn sẽ biết về các vật dụng trong nhà hội và các yếu tố trong sự thờ phượng. Bạn sẽ thấy nhà hội đã ảnh hưởng đến sự thờ phượng của Cơ Đốc nhân, cung cấp cho hội thánh cả điểm nhấn mạnh về Kinh Thánh lẫn bài giảng. Cùng với ảnh hưởng này, hội thánh đã sử dụng chính các nhà hội Do Thái trong một thời kỳ. 15. Đọc phần mô tả về nhà hội trong sách giáo khoa, và nghiên cứu các phác họa của các nhà hội trong tài liệu này. a. Cách các Cơ Đốc nhân sử dụng nhà hội giống với cách người Do Thái sử dụng nhà hội như thế nào? b. Các Cơ Đốc nhân nào đã sử dụng nhà hội? Năm Thánh Tenney 92-96 (95-99) Bạn sẽ được nhắc kỹ càng, nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu phần này vì mối tương quan hiển nhiên giữa các ngày đặc biệt của năm thánh của người Do Thái và của Cơ Đốc Giáo. Hãy nghiên cứu bảng "Năm Thánh" trong trang 92 (93) sách giáo khoa. Cũng đừng quên đọc các câu Kinh Thánh Tân ước trưng dẫn cho các ngày đặc biệt nêu trong sách giáo khoa để

Page 30: Tan uoc ( luot khao)

hiểu rõ hơn về mối liên hệ của chúng đối với hội thánh. 16. Hãy lập một danh sách vào sổ của bạn, kể ra bảy ngày lễ của người Do Thái, tháng Do Thái có ngày lễ, tháng hiện nay mà mỗi kỳ lễ sẽ xảy ra, và ý nghĩa của mỗi kỳ lễ. Việc này sẽ giúp bạn nhớ chúng. Hệ Thống Giáo Dục Tenney 96-98 (99 - 101) Theo như nhận định của Tenney, giáo dục là một đặc điểm chủ chốt của nếp sống người Do Thái. Tuy nó hạn hẹp, nhưng nó rõ ràng và chính xác, hơn thế nữa, nó đã bao gồm toàn bộ dân sự khi nó tìm cách ghi khắc sâu vào trong trí và bảo tồn các giá trị tôn giáo. Ngoài ra việc huấn nghiệp đã thêm một yếu tố thực tiễn vào đó khi nó chuẩn bị cho giới trẻ trở nên hữu ích và để tự kiếm sống. Điều này được minh họa rõ qua đời sống Phao Lô. 17. Giáo dục rất quan trọng đối với dân Do Thái tan lạc chủ yếu vì a. Đó là các phương tiện để họ dạy Luật Pháp cần thiết cho sự sống còn của dân tộc họ. b. Qua giáo dục, họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn kẻ cai trị họ. c. Đó là cách duy nhất để họ trở nên giàu có và nổi tiếng. d. Đó là cách duy nhất họ có thể học để thích ứng với các phong tục của môi trường mới quanh họ. Văn Chương Tenney 98 - 105 (101-109) Có nhận thức đầy đủ về văn chương Do Thái Giáo là điều cần thiết để hiểu rõ về nhiều điều mà bạn sẽ đọc được trong Tân ước. Quả thật như vậy, vì cớ số lượng đáng kể của phần tài liệu từ Cựu ước được trích dẫn trong Tân ước. Hãy lật đến bảng "Các Câu Kinh Thánh Cựu ước Được Trích Dẫn Trong Các Sách Tin Lành" trong bảng phụ lục A của tài liệu này, bạn sẽ kinh ngạc bởi mức độ mà Tân ước trích dẫn từ Cựu ước. Một lý do khác nữa cần phải biết về văn chương Do Thái Giáo có liên quan đến bộ kinh Talmud. Bạn không thể hiểu các hàm ý đầy đủ trong một số lần Chúa Jesus và Phao Lô đề cập đến lời truyền khẩu của người Do Thái, hoặc những lần đụng độ giữa Chúa Jesus và môn đồ Ngài với các thầy thông giáo, phe Pharisi, Sađusê, nếu bạn không hiểu biết về nội dung và cách sử dụng kinh Talmud. Hãy nghiên cứu kỹ phần này cho đến khi bạn hiểu được mối liên hệ giữa các văn phẩm khác của người Do Thái với Kinh Thánh Cựu ước. 18. Sắp xếp mỗi một thành phần trong văn chương Do Thái (bên phải) với lời mô tả thích hợp (bên trái) .....a Các tác phẩm đúng theo Kinh Thánh hay tín ngưỡng nhưng không được chấp nhận là có uy quyền. .....b Kinh Thánh kinh điển của người Do Thái mà Chúa Jesus và các tác giả

Page 31: Tan uoc ( luot khao)

Tân ước đã trích dẫn. .....c Bộ sưu tập các lời truyền khẩu của người Do Thái kèm theo những lời bình giải của các Rabi đầu tiên. .....d Sách Luật pháp hay là năm sách đầu trong Kinh điển Hêbơrơ mà đã được bổ sung thêm các lời giải thích truyền miệng vào đó. Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo Tenney 105 - 112 (109-117) Mỗi phe nhóm của người Do Thái được đề cập đến trong phần này của sách giáo khoa (ngoại trừ phe Essenes), đều được nhắc đến trong Tân ước. Phe Pharisi và Sađusê được các tác giả Tân ước nhắc đến liên tục. Chắc chắn là bạn có thể phân biệt được người Pharisi và Sađusê dựa trên các niềm tin của họ. Nếu bạn liệt kê các niềm tin của mỗi nhóm thành một cột và đặt chúng sát bên nhau, bạn sẽ thấy niềm tin của mỗi nhóm trái ngược hẳn với nhau. 19. Đối chiếu phe Pharisi và Sađusê bằng cách mô tả họ theo những lĩnh vực sau đây: Phe Pharisi Phe Sađusê a. Những điểm cơ bản của thần học b. Thái độ đối với Luật pháp c. Các thiên sứ và thần linh d. Sự sống bất diệt. e. Sự sống lại f. Họ còn tồn tại không? Tản Dân Tenney 112 - 114 (117 - 120) Khi nghiên cứu phần này, bạn sẽ thấy rằng dầu dân Do Thái đã bị tản lạc từ Palestine đến rất nhiều quốc gia, bắt đầu từ cuộc lưu đày dân Ysơraên năm 721 T.C nhưng họ vẫn giữ được những nét riêng của dân Do Thái. Đi đến đâu, họ cũng lập nhà hội nhằm cố gắng duy trì di sản tôn giáo. Bạn sẽ thấy rõ rằng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã dùng các nhà hội làm nơi rao truyền tin lành. Các nhà hội đã được Đức Chúa Trời xếp đặt để giúp người Do Thái giữ gìn đức tin và cũng để trợ giúp công tác giảng tin lành của Cơ Đốc Nhân. Trong Bài 1 và 2 chúng ta đã thấy cách Đức Chúa Trời dùng người Lamã, người Hylạp và người Do Thái để phát triển hội thánh và truyền bá tin lành. Nhận thức về thế giới mà Tân ước đã xuất hiện sẽ giúp bạn nắm được hầu hết phần nghiên cứu của bạn về Tân ước mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài sau. Trước khi làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị, bạn hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời.

Page 32: Tan uoc ( luot khao)

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu đúng, chữ S trước câu sai. ....1 Người Lamã thờ lạy đa số các vị thần của thần thoại Hylạp trong thế giới thần linh Hyla. ....2 Vào thời Đấng Christ, việc thờ lạy thế giới thần linh Hylạp không phổ biến lắm, vì cớ các triết gia thời ấy chế giễu các nghi thức thờ phượng. ....3 Hầu hết các vị hoàng đế ban đầu của đế quốc Lamã khăng khăng buộc thần dân phải thờ lạy họ. ....4 Việc thờ lạy hoàng đế vạch ra mối nguy hiểm là con người tôn cao địa vị của một con người khác. ....5 Các tôn giáo huyền bí Đông Phương không có điểm gì giống với Cơ Đốc Giáo. ....6 Các tôn giáo đông phương bao gồm cả các từng trãi cảm xúc trong sự thờ lạy. ....7 Người Lamã và Hylạp rất thích thú nơi tà thuật. ....8 Người Do Thái lại không bao giờ thích thú nơi tà thuật. ....9 Dùng thuật chiêm tinh để đoán trước tương lai đã giúp nhiều người đề ra kế hoạch và lập các mục tiêu. ...10 Nhiều triết gia tin rằng con người có đủ khả năng để hiểu về thế giới của chính mình và quyết định lấy số phận của chính mình. ...11 Nhiều dân tộc khác, ngoài dân Do Thái đã tin nhận Do Thái Giáo trong thời Đấng Christ. ...12 Việc nghiên cứu học hỏi về Luật Pháp là một phần quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo của người Do Thái. ...13 Do Thái giáo giới thiệu Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị và có thể hiểu biết được về Ngài. ...14 Thần học của người Do Thái bao gồm cả niềm tin nơi trách nhiệm cá nhân, sự sống lại, sự đoán xét của Đức Chúa Trời trong tương lai, và sự xuất hiện của Đấng giải cứu hay Đấng Mêsi. ...15 Trong thời Đấng Christ, nhà hội là trung tâm thờ phượng chính tại Giêrusalem. ...16 Nhiều nhà hội đã được thành lập trong thời Đấng Christ. ...17 Nhà hội chỉ được dùng cho các buổi nhóm tôn giáo. ...18 Giáo dục là phần rất quan trọng đối với người Do Thái, vì đó là phương tiện dạy dỗ về Luật pháp. ...19 Đối với người Do Thái, kinh Torah tượng trưng cho tiếng phán của Đức Chúa Trời. ...20 Kinh Torah, kinh Talmud và Thứ Kinh là ba bản dịch khác nhau của

Page 33: Tan uoc ( luot khao)

người Do Thái từ kinh Cựu ước. CÂU GHÉP CẶP. Trong mỗi bài tập sau, hãy làm theo chỉ dẫn cụ thể đã cho. 21-27 Ghép các triết lý (bên phải) với phần mô tả của mỗi triết lý (bên trái). ...21. Niềm tin này cho rằng mục tiêu cao cả nhất là không có nhu cầu gì hay ham muốn gì nữa. ...22 Vì chúng ta sống trong một thế giới mà không có mục đích hay ý định gì, nên mục tiêu cao nhất có thể có ấy là lạc thú. ...23 Thế giới thực là thế giới tinh thần, mà trong đó thế giới vật chất chỉ là một cái bóng. ...24 Vì tri thức tùy thuộc vào kinh nghiệm, nên không thể có một tiêu chuẩn tối cao, vì vậy mọi điều chỉ có tính tương đối. ...25 Vì thế giới bị điều khiển bởi một Lý Trí Tuyệt Đối, nên hành động theo lý trí là mục tiêu cao cả nhất. ...26 Tinh thần của con người là thiện, thân xác là xấu, là ác, vì vậy mọi ham muốn của thể xác đều phải bị loại bỏ. ...27 Triết lý này hứa ban sự cứu rỗi nhờ tri thức và phủ nhận thế giới vật chất. 28-34 Ghép các ngày lễ (bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái). ...28 Ngày này thật sự là một ngày kiêng ăn, trong ngày này thầy tế lễ thượng phẩm dâng của lễ hàng năm làm của lễ chuộc tội. ...29 Đó là ngày lễ quan trọng nhất, lễ kỷ niệm sự giải cứu ra khỏi Êdíptô. ...30 Đây là ngày người ta đọc sách Êxơtê trong nhà hội. ...31 Ngày lễ của các Tuần lễ, hay là ngày dâng Hoa Quả Đầu Mùa, là ngày dâng của lễ đưa qua đưa lại. ...32 Ngày lễ Khánh Thành Đền Thờ, kính trọng nhà Macabê về việc tẩy sạch đền thờ. ...33 Ngày Lễ Năm Mới này được giữ bởi việc đọc Luật Pháp công khai và sự vui mừng hớn hở. ...34 Nó kỷ niệm sự lưu lạc trong đồng vắng và việc kết thúc mùa gặt. TRẢ LỜI NGẮN: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách nêu tên các phe nhóm được mô tả trong mỗi câu. 35. Nhóm nào trong Do Thái Giáo là những người biệt lập, hay người khắt khe về đạo đức, là những người vâng giữ cả luật pháp thành văn lẫn lời truyền khẩu? .....................36. Nhóm nào là nhóm giữ tình anh em mật thiết, các thành viên không lập gia đình và giữ tài sản làm của chung? ..........................................................37. Nhóm nào là nhóm cai trị trong sinh hoạt dân sự của Do Thái Giáo và vâng giữ nghiêm nhặt kinh Torah? ..........................................................ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 1

Page 34: Tan uoc ( luot khao)

Bây giờ bạn đã đọc xong bài 1 và 2, hãy ôn lại để chuẩn bị làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1. Bạn sẽ tìm thấy nó trong tập học viên. Hãy trả lời mọi câu hỏi và đừng xem đến sách giáo khoa. Hãy gởi tờ bài làm này cho giáo viên ICI của bạn,kèm theo tất cả các tư liệu đã ghi trên bìa tập học viên. Sau đó, bạn có thể tiếp tục học sang bài 3.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Những sự gian dâm gớm ghiếc và những sự cải vả nhỏ nhen của các vị thần. b Các vị thần không bảo vệ nổi các tín đồ của mình. 2. a Augustus b Qua sự bầu cử của Viện Nguyên Lão. c Domitian. d Họ không chịu tham dự. 3. a, c, d, và e tỏ ra các điểm tương đồng. 4. a, c và e là các câu đúng. 5. Bảng của bạn. Bảng này sẽ giúp bạn nhìn thấy những điểm tương đồng và dị biệt giữa các triết lý khác nhau này và nhớ được những giáo huấn của mỗi triết lý. 6. Theo thứ tự sau. a. Có b. Không c. Không 7. a Một số có rất nhiều. b Có 8. a Một số có làm như vậy (sự thờ lạy thần Molóc có cả việc dâng trẻ con làm sinh tế). b Có c Không 9. Không 10. Có (nhưng chúng không có động lực bên trong để giúp các môn đồ sống đạt đến các lý tưởng đạo đức ấy). 11 Truyền khẩu và trực giác huyền bí 12. Theo Thứ tự nào cũng được a. Người Do Thái đã viết toàn bộ, ngoại trừ hai sách trong Tân ước. b. Cội rễ của các giáo lý trong Tân ước nằm ở Cựu ước. c. Có rất nhiều phần trích dẫn từ Cựu ước trong Tân ước. d. Chúa Jesus là một người Do Thái. 13. Theo thứ tự nào cũng được. a. Sự hiệp một và siêu việt của một Đức Chúa Trời.

Page 35: Tan uoc ( luot khao)

b. Mối tương quan riêng tư giữa Đức Chúa Trời và dân Ysơraên. c. Con người là một tạo vật do Đức Chúa Trời tạo dựng và được ban cho sự tự do chọn lựa vâng lời hay không vâng lời Đấng tạo dựng mình. d. Tôi lỗi là không vâng giữ được ý chỉ của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Luật Pháp. e. Trách nhiệm của con người đối với những hậu quả của sự lựa chọn của mình. f. Sự hình phạt và ban thưởng cho cá nhân và dân tộc được căn cứ trên sự vâng lời hay không vâng lời. g. Sự hiện hữu trong chốn âm phủ (sheol) của bản thân sau khi chết. h. Sự trông đợi Đấng Mêsi. 14. Sự phân tích của bạn (trong sổ của bạn). 15. a Họ giữ theo cùng một thủ tục ở một mức độ nào đó. b. Cộng đồng trong thư Giacơ. 16. Câu trả lời của bạn. Hãy so sánh câu trả lời của bạn với danh sách ở các trang 92 - 93 (95) trong sách giáo khoa. 17. a 18 a 3) b 1) c 4) d 2) 19. Phe Pharisi a. Toàn bộ Cựu ước, thêm cả luật truyền khẩu. b. Vâng giữ hoàn toàn cả luật thành văn lẫn luật truyền khẩu. c. Tin có thiên sứ. d. Tin nơi sự sống bất diệt. e. Tin nơi sự sống lại. f. Còn. Phe Sađusê a Chỉ kinh Torah thành văn mà thôi. b Vâng giữ luật thành văn theo lối giải thích nghĩa đen. c. Phủ nhận sự hiện hữu của họ. d. Phủ nhận sự sống bất diệt. e. Phủ nhận sự sống lại. f. Không.

Thời kỳ khởi đầu: 6T.C - 29S.C Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan

Page 36: Tan uoc ( luot khao)

Há không phải là điều đáng kinh ngạc khi Tân ước đã được viết ra trong khoảng bảy mươi năm, bởi ít nhất là tám tác giả thuộc nhiều bối cảnh xã hội và học vấn khác nhau, nhưng có một sự thống nhất khác thường trong cấu trúc, trong chủ đề và trong sứ điệp hay sao? Phierơ, ngư phủ; Luca, thầy thuốc; Giacơ em Chúa Jesus; Giăng, môn đồ được yêu; Phao Lô, một học giả; và nhiều người khác thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã góp phần vào công tác ghi chép câu chuyện tin lành và ý nghĩa của Tin lành ấy đối với mọi kẻ tin. Nhân vật chính của Tân ước là Đức Chúa Jesus Christ, Đấng được Đầu Thai, Đấng đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta. Bởi chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ đã đem nguồn hy vọng đến cho thế giới tuyệt vọng này. Các sách tin lành ký thuật đời sống và chức vụ của Ngài, sách Công vụ ghi lại tác động của sứ điệp Ngài qua sự phát triển của hội thánh đầu tiên; các sách thơ tín áp dụng sự dạy dỗ của Ngài vào đời sống mọi tín đồ và sách Khải huyền bày tỏ cho chúng ta lời hứa đời đời rằng Ngài sẽ trở lại để đón chúng ta về với Ngài. Thật là một sứ điệp vinh diệu biết bao! Trong bài học trước, chúng ta đã đối chiếu Cơ Đốc giáo với các tôn giáo khác trong thế giới thời Tân ước. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước, tức là của giao ước cũ và giao ước mới. Nhân vật trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Jesus Christ. Khi chúng ta xem cấu trúc của Tân ước và nghiên cứu bối cảnh lịch sử của chức vụ và đời sống Chúa Jesus, tôi mong rằng bạn sẽ phát huy được sự am hiểu mới mẻ về Lời thành văn của Đức Chúa Trời, mà sứ điệp của Ngài đã đem lại sự cứu rỗi cho nhân loại hư mất này. Giới Thiệu về Tân Ước Tên Gọi Nội Dung Các Sách Tin Lành là Các Tác Phẩm Văn Học Nan Đề Cộng Quan Giải Pháp Đề Xuất Đời Sống Đấng Christ Các Nguồn Thông Tin Thế Tục Các Thời Kỳ Trong Đời Sống Đấng Christ Khu Vực Địa Lý Trong Đời Sống Chúa Jesus Sự Dạy Dỗ của Chúa Jesus Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Kể tên các sách trong Tân ước và tác giả của mỗi sách. • Phân loại các sách Tân ước thành bốn phần theo đặc điểm văn chương và theo giai đoạn thời gian.

Page 37: Tan uoc ( luot khao)

• Phân tích ba lý thuyết về nguồn gốc của các sách tin lành Cộng Quan. • Tìm ra các phương pháp dạy dỗ mà Chúa Jesus đã sử dụng được đề cập trong sách giáo khoa và trong tài liệu này. • Am hiểu tác động của đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Jesus trên đời sống và chức vụ của chính bạn. Sinh Hoạt Học Tập 1. Nghiên cứu bài học như thường lệ. Đọc những trang trong sách giáo khoa và Kinh Thánh của mỗi phần trong bài học. 2. Khi học đến phần khai triển bài học, hãy lưu ý đặc biệt đến các câu hỏi nghiên cứu. Bạn sẽ nhớ tốt hơn về những gì bạn đã học nếu viết câu trả lời của mình trước khi xem phần giải đáp cuối bài. 3. Đừng quên tra và đọc mọi câu Kinh Thánh tham khảo chưa được trích dẫn đầy đủ trong phần khai triển bài học. 4. Làm bài tự trắc nghiệm cuối bài học và kiểm tra bài làm của bạn. Các sách Tin Lành kinh điển canonical Gospel Những mục đích mô phạm dicdactic purpose Trào phúng epigram Được đầu thai incarnated Khoa sư phạm pedagogy Cộng quan synoptic

GIỚI THIỆU VỀ TÂN ƯỚC Tenney 129-135 (123-129) Trong bài trước, bạn đã biết được có ba sự chuẩn bị trong lịch sử dành cho kỷ nguyên Tân ước. Một là về văn hóa, và cơ bản được đại diện bởi thế giới Hylạp. Thứ nhì là về chính trị, được đại diện bởi thế giới Lamã. Thứ ba là về tôn giáo và được đại diện bởi thế giới Hy bá lai. Mỗi một sự chuẩn bị trong lịch sử này đã góp phần vào Tân ước, nhưng ảnh hưởng Hy bá lai là quan trọng nhất. Và dĩ nhiên, đóng góp lớn nhất của người Hêbơrơ là Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ mà chúng ta gọi là Cựu ước. Bạn đã xem xét Cựu ước đã đóng góp gì cho Tân ước qua những phần trích dẫn Cựu ước trong Tân ước. Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước. Tôi tin rằng Đấng Christ là chủ đề trọng tâm và nhất quán của toàn bộ Kinh Thánh. Cựu ước là nền tảng và Tân ước là cơ sở kiến trúc. Cựu ước là lời dự báo và Tân ước là phần hoàn tất. Cựu ước hình thành phần chuẩn bị và nói tiên tri về nhân tánh, thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Tân ước lập thành sự bày tỏ phần thực hiện và truyền bá về nhân tánh thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Chúng ta có thể thấy rõ tính trung tâm của Đấng Christ trong Kinh Thánh của người Hêbơrơ nếu chúng ta xem đến các lời tiên tri trong Cựu ước nói

Page 38: Tan uoc ( luot khao)

về nhân tánh thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Trong bảng ở trang sau, hãy chú ý đến những câu trưng dẫn trong Tân ước mà mỗi lời tiên tri được ứng nghiệm. Hãy đọc bảng này, chọn một số lời tiên tri nào hấp dẫn bạn và đọc các phần trưng dẫn trong Cựu ước và Tân ước của chúng. Trong chức vụ, bạn sẽ có dịp sử dụng bảng về các lời tiên tri về Đấng Mêsi này. Thật dễ dàng nhìn thấy là Đấng Christ là chủ đề trọng tâm của Tân Ước, bao gồm nhân tánh, thần tánh và chức vụ của Ngài. Ngài được giới thiệu về mặt lịch sử trong các sách Tin lành, và về mặt giáo lý qua các sách thơ tín về về mặt tiên tri qua sách Khải Huyền. Tên Gọi Tenney 129-130 (123-124) Khi bắt đầu học phần này, bạn sẽ thấy tên Tân ước mang nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Bạn có thể thấy từ giao ước được đưa vào trong lời giải thích của Tenney và Giao ước mới so sánh thế nào với giao ước cũ. Bạn sẽ nhận được ích lợi từ việc đọc đi đọc lại phần này trong sách giáo khoa. 1. Chữ Ước xuất xứ từ chữ trong tiếng Latinh................................................................2. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào định nghĩa đúng nhất cho từ Latin mang nghĩa Giao Ước liên hệ với Tân ước của Kinh Thánh. a. Chúc thư hay di chúc cuối cùng. b. Một bản hợp đồng hay giao ước ràng buộc giữa hai bên. 3. Giải thích sự khác nhau giữa giao ước cũ và giao ước mới. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ĐỀ TÀI TIÊN TRI ỨNG NGHIỆM NHÂN TÁNH CỦA ĐẤNG MÊ SI Thuộc dòng dõi người nữ Sinh bởi nữ đồng trinh Hậu tự của Ápraham Thuộc chi phái Giuđa Thuộc nhà Đavít Được sinh tại Bếtlêhem Được đặt tên là Emnanuên Được gọi ra khỏi Êdíptô

Page 39: Tan uoc ( luot khao)

Được xức dầu bởi Đức Thánh Linh Người mở đường của Ngài THẦN TÁNH CỦA ĐẤNG MÊ SI Là Con đời đời Được đầu thai Là Tôi Tớ chịu thống khổ Là Đá Góc Nhà Là Sao Mai Là Vua và Thầy Tế Lễ Là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Chí Cao Là Đấng Tiên Tri Cao Trọng Nhất Là Nhánh, là Chồi Mống Là cây Phủ Việt Được dân Ngoại thờ phượng Là Chúa Bình An Cai trị các dân Là Vua của cõi vũ trụ Có nước đời đời CHỨC VỤ CỦA ĐẤNG MÊ SI Các tiêu chuẩn của chức vụ Ngài Là người thi hành nhiều phép lạ Soi sáng cho Dân Ngoại Ban phước cho Dân Ngoại Chịu buồn rầu Bị chối bỏ, hất hủi Bị bỏ rơi Bị kẻ thù vây quanh Bị nhổ trên mặt và bị đánh đập Bị cho uống giấm Bị đóng đinh Bị thống khổ vì khát Áo xống bị đem chia phần Không một cái xương nào bị gãy Bị liệt vào hàng kẻ phạm tội Bị Đức Chúa Trời lìa bỏ Được chôn với kẻ giàu Trao linh hồn mình cho Đức Chúa Trời Được sống lại Được cất lên nơi vinh hiển Nội Dung

Page 40: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 130-135 (124-129) Khi học phần này, hãy lưu ý đến ba cách phân loại Tân ước. 1. Đặc điểm văn chương. 2. Tác giả. 3. Thời kỳ. Tenney phân loại Tân ước theo tác giả trong trang 131 (126), theo thời kỳ (trong trang 133 (128)). Để giúp bạn xem cả ba cách phân loại trên một biểu đồ, tôi đã bổ sung vào bảng phân loại theo thời kỳ của Tenney thêm một cột dành cho tác giả và một cột dành cho đặc điểm văn chương. Hãy nghiên cứu kỹ khung 3.2 để có thể phân loại các sách theo thời kỳ đã chỉ ra. 4. Sau khi nghiên cứu bảng này, hãy cố gắng làm các bài tập sau vào sổ mà không xem lại bảng này. a. Kể tên các sách mang tính lịch sử và tác giả mỗi sách. b. Kể tên các sách mang tính giáo lý, và tác giả mỗi sách. c. Kể tên các sách mang tính cá nhân, và tác giả mỗi sách. d. Kể tên sách mang tính tiên tri và tác giả của sách. e. Phân loại mỗi sách tùy theo thời kỳ sách được viết ra: thời kỳ khởi đầu, thời kỳ bành trướng hay thời kỳ củng cố.

CÁC SÁCH TIN LÀNH LÀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Tenney 137-145 (131-139) Hãy đọc phần này trong sách giáo khoa và chú ý điểm nhấn mạnh đến cả tính đa dạng lẫn nhất quán của các sách tin lành. Những câu nói ấy có đúng theo sự hiểu biết của riêng bạn về nguyên nhân vì sao chúng ta có bốn sách tin lành không? Bạn có để ý rằng tôi nói "bốn sách tin lành" hay không? Tôi không nói rằng "bốn tin lành", vì cớ chúng ta chỉ có một tin lành mà thôi và bốn bản ký thuật hay bốn sách nói về tin lành ấy, được viết theo bốn quan điểm. Trích sách giáo khoa, chúng ta có "bốn sách riêng biệt được viết ra trong các thời điểm khác nhau ở những nơi khác nhau, viết cho các nhóm người khác nhau" (trang 138 (132)). Mỗi sách tin lành được chọn lọc tùy theo mục đích của tác giả và mang tính đầy đủ trọn vẹn xét theo ý nghĩa nó truyền đạt "ý định của tác giả" (trang 139 (133)). Nan Đề Cộng Quan Tenney 139-140 (133-134) Khi học đến phần này, hãy biết chữ cộng quan có ý nghĩa gì. Bạn sẽ làm quen với vấn đề được đề cập đến như là "nan đề cộng quan", nếu bạn đọc các phần Kinh Thánh tham khảo ở cuối trang 139 (đầu trang 134) sách giáo khoa. Cũng hãy lật đến phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" (sách giáo khoa trang 206-210 (203-206) và để ý đến những điểm trùng lặp và những điểm khác nhau trong các câu chuyện.

Page 41: Tan uoc ( luot khao)

Giải Pháp Đề Xuất Tenney 140-145 (134-139) Bạn cần phải học biết bốn lý thuyết về nguồn gốc của bốn sách cộng quan được trình bày trong phần này của sách giáo khoa (Bản Nhuận Chánh của sách giáo khoa thảo luận về một lý thuyết thứ năm, nhưng không cần học về lý thuyết thứ năm). Bạn cũng nên biết cách giải thích bằng lời nói của riêng bạn về những gì có liên quan đến mỗi lý thuyết và những điểm mạnh và điểm yếu của nó là gì. Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ dạy trong một lớp học về môn Các Sách Tin Lành Cộng Quan và cần phải giải thích các lý thuyết này cho lớp. Bạn có thể giải thích nan đề cộng quan cho một trong số các bạn mình. Để giúp bạn hiểu về dòng tư liệu giả định trong mục "Giả thuyết về tư liệu", chúng ta có thể lập biểu đồ sau: "Q" MÁC 5. Khoanh tròn mẫu tự trước câu ĐÚNG a. Các sách tin lành là một bản ký thuật đầy đủ về mọi điều Chúa Jesus đã làm và đã phán b. Theo sách giáo khoa, các sách Tin Lành là bốn sách riêng biệt được viết ở nhiều thời điểm khác nhau. c. Ba sách tin lành đầu được gọi là các sách Tin Lành Cộng Quan, vì chúng rất giống với nhau. d. Rõ ràng là tác giả các sách Tin Lành Cộng Quan đã làm việc chung với nhau trong khi viết các sách này. 6. Tóm tắt ngắn gọn bốn lý thuyết sau về nguồn gốc các sách Tin Lành Cộng Quan. a. Lời truyền khẩu ........................................................................................................................................................................................................................................b. Lệ thuộc hỗ tương .......................................................................................................................................................................................................................................c. Giả thuyết về tư liệu ..................................................................................................................................................................................................................................d. Lý thuyết Formgeschichte. ....................................................................................

Page 42: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

.........7. Để tóm tắt các kết luận về các lý thuyết này, chúng ta có thể nói rằng các sách Tin Lành nên được xem như là a) Các tác phẩm riêng rẽ của bốn người không có một sự giao tiếp nào với nhau. b) Những bản sưu tầm các bản văn khác nhau được xếp chung với nhau vào một thời điểm sau này do các học giả thực hiện. c) Các nổ lực trung thực để sắp xếp và ghi lại các sự kiện trong đời sống Chúa Jesus dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh theo khuôn khổ các mục đích của mỗi tác giả. d) Các tác phẩm của bốn tác giả riêng rẽ cùng dùng chung những phần ghi chú từ một nguồn tài liệu thứ năm, nhưng đã tổ chức và sắp xếp tùy theo ý thích và lựa chọn của chính tác giả.

ĐỜI SỐNG ĐẤNG CHRIST Tenney 203 - 226 (199-225) Phần dàn bài yêu cầu chúng ta xem xét đời sống Đấng Christ ở điểm này. Làm như vậy ngay sau phần giới thiệu về Tân ước và phần nghiên cứu về vấn đề Cộng quan thì dường như đây là một việc rất hợp lý. Vì vậy, khi nghiên cứu về đời sống Đấng Christ trước việc nghiên cứu riêng về các sách tin lành, sẽ đem lại cho chúng ta một cái nhìn tốt hơn. Các Nguồn Thông Tin Thế Tục Tenney 203-205 (199-201) Khi đọc đến phần này bạn sẽ biết rằng văn chương của thế tục vào đầu vài thập kỷ sau khi Đấng Christ chịu chết có đề cập đôi chút về Đấng Christ hoặc về Cơ Đốc Giáo. 8. Trong phân đoạn cuối của phần này (trang 205 (201) sách giáo khoa cho thấy rằng các thông tin ngắn gọn đó trong văn chương thế tục hé lộ ba vấn đề của Cơ Đốc Giáo. Hãy kể ra a .....................................................................................................................................b .....................................................................................................................................c .....................................................................................................................................Các Thời Kỳ Trong Đời Sống Đấng Christ

Page 43: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 205-211 (201-208) Tác giả đã đưa vào phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" dưới dạng bố cục (trang 206-210 (203-206). Hãy dành thời gian để phân tích sự hài hòa này. Hãy đọc qua suốt phần tài liệu này nhiều lần (đặc biệt là những phần chính được đánh số la mã) để nắm được một bức tranh tổng quát về những phần phân chia chính trong đời sống Đấng Christ. 9. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Tiểu sử đầy đủ nhất về Đấng Christ được tìm thấy trong Luca. b. Mỗi sách tin lành giới thiệu một bảng tường trình các biến cố trong cuộc đời Chúa Jesus theo thứ tự thời gian. c. Các sách tin lành quan tâm đến ý nghĩa của các sự kiện được ghi lại hơn là đến việc ghi chép đầy đủ các sự kiện ấy. d. Toàn bộ các sách tin lành đều ghi lại sự sống lại của Chúa Jesus từ trong kẻ chết. Khu Vực Địa Lý Trong Đời Sống Chúa Jesus Tenney 211-220 (208-217) Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về các địa điểm được đề cập đến trong các sách Tin Lành trong bài 4-7. Sau khi đọc phần này, hãy đọc lại hai phân đoạn cuối và ghi chép các địa điểm này vì cớ chúng có ý nghĩa đối với cuộc đời Chúa Jesus. 10. Trên bản đồ "Những Địa Điểm Quan Trọng Đối Với Chúa Jesus" và Bản đồ "Giêrusalem và Khu Ngoại Vi" (khung 3.4 và 3.5), hãy viết tên các địa danh và đánh dấu vị trí của những địa điểm được đề cập đến trong hai phân đoạn cuối ấy. Bạn có thể kiểm tra việc này với các bản đồ trên trang 174 (167), và 261 (258) trong sách giáo khoa. Việc ghi lại phần này càng chính xác càng tốt sẽ giúp bạn ghi nhớ vị trí của chúng. Hãy thực hành bài tập này nhiều lần trên một trang giấy; rồi sau đó, dùng trí nhớ điền vào các bản đồ đó (khung 3.4 và 3.5). Sự Dạy Dỗ Của Chúa Jesus Tenney 220-226 (218-225) Tenney bàn đến các kỹ năng truyền thông của Chúa Jesus và khả năng của Ngài trong tư cách một giáo sư lỗi lạc. Bạn nên lưu ý rằng điều gây ấn tượng cho những người đương thời không phải là khoa sư phạm của Ngài (bộ môn khoa học hay nghệ thuật khi dạy dỗ), dầu Ngài rất có thể đã quen thuộc với toàn bộ mọi sách lược dạy dỗ đương thời và với các đặc điểm của người học hỏi. Trái lại, đó là năng lực sử dụng những sự kiện quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn để liên hệ lẽ thật thuộc linh và áp dụng vào đời sống dân chúng một cách có ý nghĩa, Ngài đã thách thức suy nghĩ của dân chúng và Ngài đã sử dụng những ẩn dụ để tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến dân chúng đang kéo theo vị Giáo sư đã đi đến nơi khác rồi. Tuy nhiên, Đức

Page 44: Tan uoc ( luot khao)

Thánh Linh cùng với điều Ngài phán đã thách thức dân chúng đáp ứng và nhiều người trong số đó là người đã nghe Ngài phán, đã tích cực nói ra ảnh hưởng của Ngài trên đời sống họ. Ngoài những phương pháp dạy dỗ của Chúa Jesus mà Tenney bàn đến, còn có thêm ba phương pháp giảng dạy mà Ngài đã sử dụng rất hữu hiệu chúng ta cần phải đề cập đến. Đó là: 1. Các phép lạ của Ngài. 2. Những lời cầu nguyện của Ngài. 3. Những bài giảng của Ngài. Các bài giảng của Chúa Jesus nhiều đến nỗi không thể kể ra trong phần này, nhưng chúng là một phương pháp dạy dỗ tuyệt vời. Tuy thường bị bỏ qua nhưng Chúa Jesus đã dùng các phép lạ và lời cầu nguyện của Ngài để dạy dỗ nhiều lẽ thật lớn. Chúng được liệt kê trong các bảng "Các Phép Lạ của Đấng Christ", phụ lục B, và "Những Lời Cầu Nguyện của Đấng Christ", phụ lục C của tài liệu này. Sự dạy dỗ của Chúa Jesus bao gồm mọi đề tài cần yếu đối với con người. Tuy các sách tin lành không mang đặc trưng giáo lý chúng vẫn giới thiệu ngắn gọn nhiều giáo lý Đấng Christ đã dạy, mà sau này được khai triển đầy đủ hơn trong các thư tín. Trong bài 4, bạn sẽ nghiên cứu một danh sách mở rộng các giáo lý Đấng Christ đã dạy, nhưng trong bài này bạn chỉ nên đọc kỹ phần "Nội dung" và đừng dành thêm thời gian cho phần này nữa. 11. Ghép từng phương pháp dạy (bên phải) phù hợp với lời mô tả thích hợp (bên trái). .....a Phương pháp mà dân chúng đưa ra các nan đề và Chúa giải đáp cho họ. .....b Có liên quan đến sự tranh luận, thường thường đưa ra từ một điểm cơ bản trong Kinh Thánh. .....c Dùng lối nói buộc dân chúng suy nghĩ hoặc trực tiếp hoặc qua các biện pháp tu từ thường liên quan đến các nan đề sâu kín nhất của con người; kêu gọi người nghe đáp ứng. .....d Lối dạy dùng đứa trẻ để minh họa về sự hạ mình và dùng việc góa phụ dâng tiền để minh giải về nguyên tắc dâng hiến. ....e Một ẩn dụ mở rộng dể hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng lẽ thật thuộc linh. .....f Dùng sự chữa lành người mù từ thuở sanh ra để dạy về sự đui mù thuộc linh (GiGa 9:1-4) ....g Lời nói ngắn gọn in sâu vào tâm trí người nghe, thường chứa đựng một nghịch lý. ....h Mọi việc làm nhằm tôn cao vinh hiển Đức Chúa Trời đều sẽ được căn cứ trên sự trò chuyện với Đức Chúa Trời (xem LuLc 6:12-16)

Page 45: Tan uoc ( luot khao)

Bài Tự Trắc Nghiệm GHÉP CẶP. Ghép tên hay đề tài (bên phải) phù hợp với định nghĩa của nó (bên trái). ...1 Nơi Chúa Jesus đã đến cùng hai môn đồ sau khi Ngài sống lại. ...2 Cuốn sách ghi lại đặc tính của Đức Chúa Trời và sự thiết lập một phương cách giao tiếp mới của Đức Chúa Trời với con người qua Đấng Christ. ...3 Nơi Chúa Jesus đã dự bữa với Mari và Mathê, giữa núi Ôlive và Giêrusalem ...4 Thay thế cho một từ tiếng Đức có nghĩa là "nguồn". ...5 Nơi Chúa Jesus đã rút về khi sự thù địch gia tăng quá mạnh mẽ; gần nơi đồng vắng. ...6 Thung lũng giữa núi Ôlive và Giêrusalem. ...7 Đề cập rất ít về Đấng Christ, 6-60 S.C ...8 Thành phố chính của xứ Giuđê mà Chúa đã thi hành chức vụ. ...9 Là một giáo sư, được đặc trưng bởi sự thẳng thắn, sự mới mẻ đầy uy quyền. ...10 Một từ chứng tỏ mối liên hệ thời gian của giao ước thứ nhất và thứ nhì giữa Đức Chúa Trời và con người. ...11 Được Chúa Jesus dùng như một phương pháp dạy dỗ, vì chúng dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng những bài học thuộc linh. ...12 Một từ ngữ Latin có nghĩa là một "di chúc" hay "giao ước". ...13 Một phương pháp dạy dỗ kết hợp, được Chúa sử dụng rất nhiều. ...14 Xuất xứ từ hai chữ trong tiếng Hylạp, có nghĩa là "xem chung với nhau". ...15 Một lời nói ngắn gọn, chua cay được dùng như một phương pháp dạy dỗ. ...16 Tập trung quanh các câu hỏi như: Các tác giả của Mathiơ, Mác, Luca có sao chép của nhau, có sử dụng một nguồn chung, hay có hợp tác với nhau hay không. ...17 Là một phương pháp trong đó dân chúng đưa ra các nan đề và Chúa Jesus giải đáp cho họ. ...18 Một lý thuyết giả định rằng Mathiơ và Luca đã mượn tư liệu để viết các sách của mình từ nơi Mác và từ một bộ sưu tập các lời phán của Chúa Jesus. ...19 Các bài học được minh họa với con người: Cách Chúa dùng một đứa trẻ để minh họa sự hạ mình. ...20 Một phương pháp luân lý mà Chúa Jesus đã dùng khi dạy từ Kinh Thánh. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất

Page 46: Tan uoc ( luot khao)

21. Yếu tố nào trong các câu sau đây KHÔNG thuộc về những sự chuẩn bị trong lịch sử cho kỷ nguyên Tân ước. a) Văn hóa b) Tôn giáo c) Địa lý d) Chính trị 22. Câu nào mô tả mối quan hệ giữa Cựu ước và Tân ước a) Cựu ước là sự chuẩn bị, Tân ước là sự thực hiện. b) Tân ước là nền tảng, Cựu ước là cơ sở kiến trúc. c) Cựu ước là phần thực hiện, Tân ước là lời dự báo. d) Tân ước là phần khởi đầu, Cựu ước là phần hoàn tất. 23. Câu nào phát biểu chính xác về vai trò của Đấng Christ trong Kinh Thánh? a) Đấng Christ chỉ là chủ đề trọng tâm trong Cựu ước mà thôi. b) Đấng Christ chỉ là chủ đề trọng tâm trong Tân ước mà thôi. c) Đấng Christ là chủ đề trọng tâm nhưng không phải là chủ đề nhất quán cho cả Cựu ước lẫn Tân ước. d) Đấng Christ là chủ đề trọng tâm và nhất quán cho cả Cựu ước lẫn Tân ước. 24. Câu nào phân loại chính xác Tân ước theo đặc điểm văn chương? a) Đấng Christ được trình bày về mặt lịch sử qua các sách thư tín, về mặt giáo lý qua các sách Tin lành và Công vụ và về mặt tiên tri qua sách Khải huyền. b) Đấng Christ được trình bày về mặt lịch sử qua các sách Tin lành và Công vụ, về mặt giáo lý trong các sách thư tín và về mặt tiên tri trong sách Khải huyền. c) Đấng Christ được trình bày về mặt lịch sử qua các sách thư tín và khải huyền, về mặt giáo lý qua sách Công vụ và về mặt tiên tri qua các sách Tin Lành. d) Đấng Christ được trình bày về mặt giáo lý qua sách Khải huyền, về mặt tiên tri qua các sách thư tín, về mặt lịch sử qua sách Công vụ và các sách Tin Lành. 25. Câu nào phân loại đúng về Tân ước theo các thời kỳ? a) Khởi đầu 6 T.C - 29 S.C; củng cố 29-60 S.C; bành trướng 60-100 S.C b) Khởi đầu 1 T.C - 5S.C; bành trướng 6-15 S.C; củng cố 16-26 S.C c) Khởi đầu 33 T.C - 40 S.C; bành trướng 41-55 S.C; củng cố 50 - 100 S.C d) Khởi đầu 6 T.C - 29 S.C; bành trướng 29-60 S.C; củng cố 60-100 S.C ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG. Viết vào chỗ trống sau. 26 .................................................................Là tác giả của sách Công vụ. 27 .................................................................Đã viết thư Rôma

Page 47: Tan uoc ( luot khao)

28 .................................................................đã viết I, II, IIIGiăng. 29 .................................................................là tác giả của I và II Côrinhtô. 30 .................................................................đã viết sách Giuđe. 31 .................................................................đã viết sách Giacơ 32 .................................................................đã viết IPhierơ. 33 .................................................................đã viết IIPhierơ. 34 .................................................................đã viết Êphêsô, Côlôse, Philêmôn và Philíp. 35 .................................................................đã viết Galati. 36 .................................................................là tác giả của ITêsalônica. 37 .................................................................đã viết IITêsalônica.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Testamentum 2 b) 3. Giao ước cũ bao gồm sự khải thị về đức thánh khiết của Đức Chúa Trời trong tiêu chuẩn công bình của luật pháp mà những kẻ nhận lấy nó bị buộc phải vâng giữ; trái lại giao ước mới thể hiện một sự khải thị về đức thánh khiết của Đức Chúa Trời trong Con, hoàn toàn công nghĩa là Đấng ban quyền năng cho những kẻ nhận lấy sự khải thị ấy được trở nên con cái Đức Chúa Trời. 4. Hãy kiểm tra lại câu trả lời của bạn với bảng "Phân Loại Tân Ước" trong bài học này. 5 b và c là câu đúng. 6 a Các sự kiện về Chúa Jesus đã được sắp đặt có hệ thống, rồi được ghi nhớ, và được truyền miệng cách hoàn toàn trung thực trước khi chúng được viết ra lần cuối. b Hai trong số các sách Tin lành mượn tư liệu từ sách thứ ba. c Mathiơ và Luca đã viết các sách tin lành của mình dựa theo các bản văn của Mác, và cùng với một nguồn khác gọi là nguồn "Q". d Một bản sưu tập vô tổ chức từ các mảnh hay các mẩu chuyện về Chúa Jesus đã được truyền miệng từ người này sang người khác trước khi chúng được viết ra. 7 c) 8 Bạn có thể kể ra các câu trả lời sau theo bất cứ thứ tự nào. a Cơ Đốc Giáo đã được truyền bá rộng rãi vào thế kỷ thứ hai. b Sự hiện diện của Đấng Christ trong lịch sử đã được ngay cả những kẻ chống đối Ngài công nhận. c Trong một số tác phẩm thế tục, Jesus đã được xem như một kẻ cuồng tín

Page 48: Tan uoc ( luot khao)

và có phe nhóm của mình phát triển phi thường. 9 a, c và d là các câu đúng. 10. Hãy kiểm tra các bản đồ của bạn với các bản đồ trên trang 174 (167) và 261 (258) trong sách giáo khoa. 11. a 8) b 3) c 4) d 5) e 1) f 6) g 2) h 7)

Sách Tin Lành Mathiơ

Chúng ta đã thấy mối liên hệ của bốn sách tin lành với nhau, và với các sách khác trong Tân ước, giờ đây chúng ta đã sẵn sàng nghiên cứu đầy đủ hơn về mục đích và lối tiếp cận của mỗi sách tin lành, bắt đầu từ sách tin lành Mathiơ. Trong sách Mathiơ, Chúa Jesus được giới thiệu là Đấng Mêsi, là Vua. Sách dạy nhiều về nước Đức Chúa Trời và kẻ có thể dự phần vào nước ấy. Sách này là cây cầu nối giữa Cựu và Tân ước, những câu trưng dẫn phong phú các lời tiên tri về Đấng Mêsi trong kinh Cựu ước và chỉ về Chúa Jesus là sự ứng nghiệm lời tiên tri đó. Thật thú vị khi để ý rằng sách này nhấn mạnh mối liên hệ giữa tin lành với Luật pháp. Sách được viết bởi một người mà mãi đến khi gặp trực diện với Chúa Jesus, ông vẫn bị mang tiếng là kẻ vi phạm luật pháp. Mathiơ đã trực tiếp biết rằng Chúa Jesus không đến để phá bỏ luật pháp mà là để làm trọn luật pháp. Sách Tin lành Mathiơ được viết cho những người thừa hưởng di sản của dân Do Thái, mà nền tảng của họ là Luật pháp của một Đức Chúa Trời chân thật độc nhất, nhưng lại là những kẻ thất bại thảm hại trong việc tuân giữ luật pháp của Ngài. Vì sách này chứa đựng sự dạy dỗ của Chúa Jesus nhiều hơn các sách Tin Lành khác, nên đó là một nguồn rất giá trị để chia xẻ với các sách kia về các nguyên tắc mà Chúa đã dạy. Sự gặp gỡ của Mathiơ với Cứu Chúa là một từng trãi biến cải đời sống. Sách của ông viết về đời sống Chúa Jesus, các phép lạ của Ngài về sự dạy dỗ và chức vụ của Ngài trở thành phương tiện để đem lại một từng trãi biến đổi đời sống cho mọi kẻ đọc sách ấy và tin. Qua sự nghiên cứu này, nguyện bạn được thách thức chia xẻ kinh nghiệm của chính bạn trong Đấng Christ cho những người chưa hề gặp gỡ Ngài! Nguồn Gốc Của Sách Mathiơ

Page 49: Tan uoc ( luot khao)

Niên Hiệu và Nơi Chốn Nội Dung Bố Cục Điểm Nhấn Mạnh Các Nhân Vật Những Nét Đặc Trưng Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Nói lên nguồn gốc của sách Tin Lành Mathiơ kể cả niên hiệu và nơi viết cùng với mục đích viết sách này. • Mô tả các chủ đề chính, các giáo lý chủ chốt, các biến cố lớn, các nhân vật quan trọng nhất có trong sách này. • Đối chiếu sách Mathiơ và các sách tin lành khác, chỉ ra các điểm tương đồng và dị biệt. • Sử dụng kiến thức bạn thâu thập thêm được về nội dung của sách Mathiơ vào công tác giảng dạy của bạn, hay vào việc cá nhân chứng đạo. 1. Đọc qua các sách tin lành Mathiơ để nắm khái quát về sứ điệp của sách trước khi bạn bắt đầu nghiên cứu phần khai triển bài học. Sau đó, xem kỹ các trang 149-159 (141-152) sách giáo khoa, đồng thời mở sẵn Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa. 2. Học hết phần khai triển bài học và cẩn thận trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đừng quên kiểm tra câu trả lời với phần giải đáp cuối bài. Hãy sửa bất cứ câu trả lời nào bạn trả lời sai và xem lại tài liệu để biết chắc rằng bạn đã hiểu rồi trước khi đi sang phần khác. 3. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài và kiểm tra lại phần bài làm của bạn. Sự giáng sanh của Chúa Jêsus advent đoạn kết denouement thuộc về lai thế học eschatological gia phổ genealogy sự nhập thể incarnation thuộc về các giáo phụ patristic mô phạm didactic

NGUỒN GỐC CỦA SÁCH MATHIƠ Tenney 149-150 (141-142) Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về sách tin lành Mathiơ bằng cách chú ý rằng sách này được cho là của Mathiơ Lêvi, một trong mười hai sứ đồ. Như Tenney ghi chú, chúng ta biết rất ít về Mathiơ ngoài ra tên và nghề nghiệp của ông. Tuy nhiên, các văn sĩ trong hội thánh đầu tiên đã biết ông và biết những gì ông đã làm và lời chứng của họ giúp chúng ta có những suy luận chắc chắn về nguồn gốc của sách Tin Lành Mathiơ.

Page 50: Tan uoc ( luot khao)

1. Xem lại phần "Nguồn Gốc" trong sách giáo khoa và xác định vị trí, đánh dấu và đọc nhiều lần ba "suy luận" mà Tenney nói rằng "có thể được rút ra từ các lời tuyên bố thuở ban đầu về nguồn gốc của sách tin lành thứ nhất". a. ...................................................................................................................................b. ...................................................................................................................................c. ...................................................................................................................................2. Các suy luận này có đủ để xác định quyền tác giả sách tin lành này là của Mathiơ hay không?............................................................................... Hãy giải thích ............................................................................................................................................................................................................................................................................3. Từ phần tư liệu trong Tân ước và trong sách giáo khoa, hãy viết bảng tóm tắt tiểu sử đầy đủ nhất mà bạn có thể viết về Mathiơ. Hãy viết vào sổ của bạn. 4. Bây giờ hãy làm quen với Mathiơ bằng cách đặt mình vào thời kỳ, vào hoàn cảnh và vào tư cách của Mathiơ. Giả sử bạn là Mathiơ, và trong tư cách một môn đồ của Chúa Jesus, bạn đã ở cùng với các môn đồ khác, và được đề cập đến trong các phân đoạn sau. Hãy viết bên cạnh mỗi đoạn Kinh Thánh trưng dẫn sau đây, bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong cương vị của Mathiơ. a. Mat Mt 9:9-13 ..................................................................................................................................................................................................................................................b. 10:2-7 ..................................................................................................................................................................................................................................................c. 26:1-57 ..................................................................................................................................................................................................................................................d. 28:1-9 ...........................................................................................................

Page 51: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

...........e. 28:16-20 .............................................................................................................................................................................................................................................f. Cong Cv 1:13 ..................................................................................................................................................................................................................................................

NIÊN HIỆU VÀ NƠI CHỐN Tenney 150-151 (142-143) Trong phần này của sách giáo khoa, hãy tìm vị trí và đánh dấu các yếu tố mà Tenney dùng để ấn định những năm 50-70 S.C là thời gian viết sách Mathiơ. Có thể bạn cũng cần ghi ngay các yếu tố này vào sổ của bạn. Hãy lật sang phần tương tự của sách giáo khoa nói về sách Mác, Luca và Giăng, đối chiếu điều Tenney nói về niên hiệu của mỗi sách trong bốn sách Tin lành, sau đó hãy lật đến bảng "Giới Thiệu Khái Lược Về Tân Ước", phụ lục D trong tài liệu này và quan sát mối liên hệ theo thứ tự thời gian giữa bốn sách tin lành cũng như đối với các sách khác trong Tân ước. Hãy ghi nhớ thứ tự lời được viết ra của bốn sách tin lành theo như lời truyền khẩu. Vì Mathiơ thường được xem là được viết ra tại Antiốt, hãy xác định vị trí thành phố này trên bản đồ Kinh Thánh của bạn. Cũng hãy định vị Antiốt trên bản đồ "Bản Đồ Khoảng Cách" trong tài liệu này, phụ lục E. Hãy học mọi điều bạn có thể học về Antiốt qua bản đồ. 5. Bây giờ bạn hãy đọc phần thông tin về việc thành lập hội thánh Antiốt (trang 255-258 (251-154)) sách giáo khoa. Việc này sẽ giúp bạn cảm nhận môi trường mà sách Mathiơ được viết ra. Hãy ghi sáu đặc điểm của hội thánh Antiốt. a ......................................................................................................................................b ......................................................................................................................................c ......................................................................................................................................d ...........................................................................................................................

Page 52: Tan uoc ( luot khao)

...........e ......................................................................................................................................f ......................................................................................................................................Chữ thuộc về giáo phụ trong sách giáo khoa (trang 151 (143)) chỉ về các vị lãnh tụ và các giáo sư nổi bật của hội thánh trong sáu thế kỷ đầu tiên sau Đấng Christ.

NỘI DUNG Tenney 151-152 (143-145) Mục đích viết sách Mathiơ được tuyên bố rõ ràng ngay câu mở đầu. Bây giờ hãy lật và hãy đọc lại các câu đầu của đoạn đầu sách Tin lành Mathiơ rồi bạn sẽ thấy rằng ngay cả bảng gia phổ cũng mang tính giáo huấn trong vấn đề này. Luca, với ý định viết một sách tin lành cho mọi người, đã đi ngược trở lên tận Ađam, tổ phụ của loài người trong bảng gia phổ của ông. 6. Mathiơ, chủ yếu là viết cho độc giả người Do Thái, truy đến..................................... tổ phụ của............................................... , trong bản gia phổ của mình. Bây giờ hãy lật sang trang 156 (150) trong sách giáo khoa và đọc đoạn đầu tiên trong phần "Điểm Nhấn Mạnh". Hãy gạch dưới ba dòng đầu và học kỹ chúng. Chúng nêu lên ba mục đích viết sách Tin lành Mathiơ. Hãy viết chúng vào sổ để bạn có thể nhớ được. Mathiơ được đặt đầu tiên sau Cựu ước, dầu Mác có lẽ được viết trước Mathiơ. Mathiơ được đặt đầu tiên trong Tân ước vì cớ có liên hệ mật thiết với Cựu ước về nội dung và mục đích hơn các sách tin lành khác. Sách Mathiơ chủ yếu được viết cho người Do Thái để bày tỏ mối liên hệ giữa giao ước cũ và giao ước mới, giữa Luật pháp và Tin lành.. Hãy lật đến bảng "Các Câu Kinh Thánh Cựu Ước Được Trích Dẫn Trong Các Sách Tin Lành" trong tài liệu này, phụ lục A, bạn sẽ thấy Mathiơ thường xuyên trích dẫn Cựu ước nhiều hơn Mác, Luca, Giăng. Chính điều này là một chìa khóa đáng tin cậy cho mục đích của Mathiơ. Có hai từ trong sách giáo khoa, trong trang 156 (149) mà bạn sẽ cần phải hiểu. Từ thứ nhất là "có tính giáo huấn" trong cách dùng của Tenney có nghĩa là "được dùng để hay có ý định dạy dỗ, để chỉ dẫn". Một từ khác là "đoạn kết" mang ý nghĩa là "sự bày tỏ cuối cùng hay sự kiện cuối cùng làm cho sáng tỏ bản chất hay kết quả của một câu chuyện".

Page 53: Tan uoc ( luot khao)

Khi biết được mục đích viết sách hay chủ đề chính của sách Mathiơ là để bày tỏ mối liên hệ giữa Luật Pháp và Tin Lành, hãy đọc lại phần "Nội Dung" trong trang 151 (143) sách giáo khoa, và xem kỹ phần tóm lược của Tenney về nội dung của sách Mathiơ. 7. Dựa trên phần nghiên cứu của bạn trong phần này, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu bổ sung đúng nhất. Chủ đề của sách tin lành Mathiơ là a) Đấng Christ, đầy tớ của loài người. b) Bày tỏ sự ứng nghiệm lời hứa về Đấng Mêsi qua Đấng Christ, là Đấng Mêsi, và sự tương quan của Ngài với Luật Pháp. c) Gia phổ của Đavít. d) Sự khước từ của dân Ys, không nhận Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Mêsi đã được dự ngôn. 8. Khoanh tròn mẫu tự trước câu ĐÚNG. a. Hai phần về tiểu sử trong sách Mathiơ được tập trung quanh sự nổi lên của chức vụ Chúa Jesus và sự sa sút của tình trạng được mến mộ của Ngài. b. Trong sách Mathiơ, Chúa Jesus không xưng mình là Đấng Mêsi. c. Khi nói về nước Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đang muốn nói về vương quốc thuộc linh mà thôi. d. Mục đích Chúa làm phép lạ là để dạy dân chúng ý nghĩa thực tế của nếp sống trong nước Đức Chúa Trời. e. Chúa Jesus dùng các thí dụ làm một phương pháp dạy dỗ để kẻ không sẵn lòng tiếp nhận thì không hiểu được ý của Ngài. f. Sự khủng hoảng trong sự khải thị về Đấng Mêsi chính là sự chết của Đấng Mêsi trên thập tự giá. g. Đoạn kết, hay kết quả chung cuộc của sự khải thị về Đấng Mêsi trong sách Mathiơ chính là Đại Mạng Lịnh Truyền Giáo.

BỐ CỤC Tenney 152-159 (145-152) Bạn sẽ có thể tập trung vào sứ điệp của Mathiơ dễ dàng hơn nếu thỉnh thoảng xem thêm các bố cục trên trang 152 (145) và 158 (151) sách giáo khoa. Tenney tập trung vào bí quyết chính để hiểu mối liên hệ giữa Luật pháp với Tin lành trong hai phân đoạn cuối trang 146 và đoạn đầu trang 147. Trọng tâm của phần này là lời giải thích bài giảng của Chúa Jesus trong Mathiơ đoạn 5. Như Tenney nêu lên "Ngài đòi hỏi một sự công bình vượt quá tiêu chuẩn của chủ nghĩa duy luật pháp của người Do Thái, vì nó ở bề trong chứ không phải ở bề ngoài; mang tính tự phát chứ không phải là để cho hợp pháp; được đánh giá bởi con người chứ không phải bởi bộ luật. Tiêu chuẩn cao cả nhất của nó chính là Đức Chúa Trời". Và dĩ nhiên, Tân ước nêu lên

Page 54: Tan uoc ( luot khao)

Chúa Jesus là tiêu chuẩn cho sự trọn lành của chúng ta (Eph Ep 4:11-13). Hãy xem xét hai phân đoạn này trong sách giáo khoa vì chúng giải thích một chìa khóa chủ yếu cần thiết để giúp bạn hiểu về Luật pháp và Tin lành. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi giải thích Tân ước cho chính đời sống và chức vụ của bạn. Nếu bạn muốn nhớ các ý tưởng này, cách tốt hơn hãy tự tóm tắt vào sổ của bạn. 9. Những câu nào giải thích đúng nhất mối tương quan giữa Luật Pháp và Tin lành mà Tenney đã nêu ra? a) Tin lành không loại bỏ Luật pháp; trái lại Tin lành thêm vào Luật pháp một điều đòi hỏi nữa ấy là mọi người phải vâng giữ các điều răn của Chúa Jesus cũng như là giữ mọi phần của Luật pháp hầu cho được tiếp nhận vào nước Đức Chúa Trời. b) Tin lành không loại bỏ Luật pháp, nhưng bởi quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ khiến cho mọi tín đồ có thể sống thánh khiết nhờ vâng giữ Luật pháp và sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Tôi chắc rằng khi bạn đọc qua Mathiơ và sách giáo khoa, bạn bắt đầu lưu tâm đến nhiều giáo lý quan trọng. Danh sách nằm sau phần này không có nghĩa là đã đầy đủ. Nó nêu lên hầu hết các giáo lý chủ chốt và ít nhất là một câu trưng dẫn khởi đầu cho mỗi giáo lý trong Mathiơ. Hãy kiểm tra điều mà sách giáo khoa và Mathiơ nói về mỗi một giáo lý ấy. Bạn chỉ có thời gian để làm việc này thật ngắn gọn. Sau khi học xong khóa học này, có thể bạn cần phải nghiên cứu kỹ càng các giáo lý này bằng cách tra tìm, nghiên cứu mọi câu Kinh Thánh trưng dẫn cho chúng, về dịp tiện và phương pháp dạy giáo lý ấy (ẩn dụ, bài giảng, phép lạ, v.v...) và các nhân vật liên quan; bằng cách lập dàn bài của các lẽ thật được dạy dỗ bởi mỗi giáo lý trong Mathiơ và bằng cách khai triển các bài học và các bài giảng. Hãy xem bảng (khung 4.1) trong bài này. 10. Hãy kiểm tra điều mà sách giáo khoa và Mathiơ nói về mỗi một giáo lý trong giáo lý này. Hãy viết ra dịp tiện, phương pháp dạy giáo lý ấy (ẩn dụ, bài giảng, phép lạ, v.v...), các nhân vật liên quan; và một lời phán ngắn gọn về sự dạy dỗ của Chúa Jesus đối với từng lẽ thật đã được dạy dỗ. a. Sứ mạng của Đấng Christ (Mat Mt 9:9-13) 1) Dịp tiện .....................................................................................................................2) Phương pháp dạy ....................................................................................................3) Các nhân vật .............................................................................................................4) Các lẽ thật được dạy dỗ. ..........................................................................................

Page 55: Tan uoc ( luot khao)

b. Sự tha thứ (Tenney 158 (151) 12:14-15) 1) Dịp tiện ...................................................................................................................2) Phương pháp dạy .......................................................................................................3) Các nhân vật ...........................................................................................................4) Các lẽ thật được dạy ...............................................................................................c. Các điều kiện làm môn đồ (16:24-28) 1) Dịp tiện ................................................................................................................2) Phương pháp dạy ......................................................................................................3) Các nhân vật .........................................................................................................4) Các lẽ thật được dạy ...............................................................................................d. Sự Trọn vẹn của Cơ Đốc nhân (5:43-48) 1) Dịp tiện ................................................................................................................2) Phương pháp dạy ....................................................................................................3) Các nhân vật ...........................................................................................................4) Các lẽ thật được dạy ................................................................................................e. Sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ (16:27; 17:9, 22, 23) 1) Dịp tiện ................................................................................................................2) Phương pháp dạy ...................................................................................................3) Các nhân vật ............................................................................................................4) Các lẽ thật được dạy. ..............................................................................................ĐIỂM NHẤN MẠNH Tenney 156-157 (150) Sau khi đọc lại phần này trong sách giáo khoa (trang 156-157 (150)), hãy lật sang phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" (trang 206 - 210 (203

Page 56: Tan uoc ( luot khao)

- 206)). Hãy chú ý cẩn thận phần tài liệu độc nhất cho mỗi điểm và những điểm được lập lại trong hai hay ba sách Tin lành kia. Cũng hãy lật đến phần phụ lục trong tài liệu này và nghiên cứu các bảng nói về Các Phép Lạ, phụ lục B; Các Ẩn Dụ, phụ lục F; và Những Lời Cầu Nguyện, phụ lục C. Việc này sẽ giúp bạn thấy điểm nhấn mạnh của Mathiơ khi đem đối chiếu với các tác giả sách Tin lành kia. Khi nghiên cứu các bảng này, bạn đừng quên hình dung diễn tiến các sự kiện chủ yếu theo thứ tự thời gian trong sách Mathiơ.

CÁC NHÂN VẬT Tenney 157-158 (151) Vì Tenney nêu ra (trang 157 (151)) rằng "Mathiơ vì ít nhấn mạnh đến các nhân vật cá thể qua câu chuyện của mình hơn là các tác giả các sách cộng quan kia", nên chúng ta sẽ dành phần nghiên cứu các nhân vật nổi bật sang bài học sau. Có lẽ ý tưởng cầu khẩn sẽ là ý tưởng thích hợp ở phần này. Đọc qua sách Mathiơ, ngày nay tôi đặc biệt xúc động với bản ký thuật của Mathiơ về nhiều hạng người đến với Chúa Jesus đại diện cho rất nhiều nhu cầu của con người. Mathiơ nói rằng "nhìn thấy kẻ đến cùng Ngài" hoặc "họ được đem đến cho Ngài". Há chẳng phải là điều kỳ diệu khi biết rằng chúng ta cũng thuộc trong số người chạy đến Ngài với biết bao nhu cầu, và biết rằng Ngài sẽ sung sướng chăm sóc cho chúng ta hay sao? Tôi cũng lưu ý khi Mathiơ phác họa mỗi một người đến với Chúa đều tỏ ra kính cẩn và tôn sùng. Vì cớ lợi ích cho chức vụ và đời sống của bạn, bạn nên đọc lại Mathiơ một lần nữa và lập một danh sách của những người đã đến với Chúa Jesus, ghi ra nhu cầu của họ, cách họ đến và cách Đấng Christ đáp ứng cho họ. BẢNG CÁC GIÁO LÝ TRONG SÁCH MATHIƠ Nhân tánh của Đấng Christ Sự sinh ra bởi nữ đồng trinh Tính đáng tin cậy của Lời Đức Chúa Trời Các lời tiên tri về Đấng Mêsi. Sự nhập thể Sự dẫn dắt và giữ gìn của Đức Chúa Trời Sự ăn năn Sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời Phép báp têm bằng nước Báp têm trong Đức Thánh Linh Ba ngôi Đức Chúa Trời Sự cám dỗ phạm tội Thân vị và công tác của Satan Sự kêu gọi thiên thượng và sự làm môn đồ

Page 57: Tan uoc ( luot khao)

Các vai trò trong chức vụ Mối tương quan giữa Luật Pháp và Tin lành Các mối liên hệ trong xã hội Đạo đức và các thuộc tánh của Cơ Đốc nhân Tính dục Lời thề Thái độ đối với điều ác Địa ngục Thiên đàng Yêu thương và công bằng Ơn Thần hựu Sự trọn vẹn của Cơ Đốc nhân Lòng nhân đức Sự ban cho và cầu nguyện Không phô trương Sự cầu nguyện (kiểu mẫu) Nước Thiên Đàng Sự kiêng ăn Đời sống kinh tế Sự giả hình và sự xét đoán Khuôn vàng thước ngọc Đường rộng và đường hẹp

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG Tenney 158-159 (151-152) Khi bạn học qua phần này, bạn sẽ thấy rất dễ biết ba nét đặc trưng mà Tenney đã gán cho sách Mathiơ. 11 Hãy kể ra ba nét đặc trưng của Mathiơ do Tenney nêu ra và dùng lời của bạn giải thích ý nghĩa của từng nét đặc trưng ấy. a. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................b. ...............................................................................................................................................................................................................................................................................c.

Page 58: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

.........

...........................................................................................................................

.............Trong bài 3, bạn đã nghiên cứu một phần có tiêu đề "Khu Vực Địa Lý Trong Đời Sống Đấng Christ". Nếu bạn thấy không thể nhớ để xác định vị trí địa lý của các địa điểm nổi bật mà Mathiơ nêu ra, hãy quay lại trang 211-220 (208-217) cũng như sổ của bạn và xem lại khu vực địa lý các chuyến đi của Đấng Christ trong sách Tin lành Mathiơ. Nhiều phân đoạn đặc biệt trong Mathiơ sẽ làm phong phú cho đời sống và chức vụ của bạn, nếu bạn dành thời gian để học thuộc. Ít ra, bạn cũng phải trở nên quen thuộc với nội dung của chúng và có thể nhớ xác định vị trí của chúng bằng trí nhớ hoặc dùng Thánh Kinh Phù Dẫn. Các "Phân đoạn khuôn vàng thước ngọc" này là: 1. Các Phước Lành 5:3-13 2 Bài Cầu Nguyện Mẫu Của Chúa (bài cầu nguyện chung) 6:9-13 3 Khuôn vàng thước ngọc 7:12 4. Điều Răn Lớn 22:37-40 5. Đại Mạng Lịnh Truyền Giáo 28:19-20

Bài Tự Trắc Nghiệm GHÉP CẶP. Ghép các câu Kinh Thánh với định nghĩa a) 5:3-12 b) 24:1-25:46c) 28:19-20 d) Phierơ e) 22:37-40 f) Giăng Báptít g) 6:12, 14-15 h) 7:12 L) 19:11 j) 6:9-13....1 Nêu ra Các Phước Lành ....2 Đưa ra Bài Cầu Nguyện Chung ....3 Nêu ra Khuôn Vàng Thước Ngọc. ....4 Lời giảng về sự ăn năn trong sách Mathiơ. ....5 Dạy về giáo lý tha thứ của Đấng Christ. ....6 Nêu ra Đại Mạng Lịnh Truyền Giáo ....7 Dạy về giáo lý hôn nhân và ly dị. ....8 Nhận lãnh lời tuyên bố của Đấng Christ về Hội thánh.

Page 59: Tan uoc ( luot khao)

....9 Dạy giáo lý về những sự cuối cùng.

...10 Đưa ra Điều Răn Lớn. CÂU CHỌN LỰA Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 11. Theo phần bàn luận của chúng ta, sách tin lành Mathiơ được viết bởi a) Mathiơ, em của Papias. b) Mathiơ anh của Eusebius c) Mathiơ Lêvi, người thâu thuế. d) Mathiơ em họ của Luca 12. Câu nào nói KHÔNG ĐÚNG về Mathiơ? a) Ông là một người thâu thuế. b) Ông được sách Công vụ cho thấy là đã hoạt động trong hội thánh cho đến năm 95 S.C c) Không có chỗ nào trong sách Tin lành thứ nhất gọi ông là tác giả một cách rõ ràng. d) Ông là người thâu thuế. 13. Có lẽ sách Mathiơ được viết ở a) Athên vào năm 85 SC b) Cabênaum vào năm 50 SC c) Athên vào năm 85 TC d) Antiốt vào năm 50-70 SC. 14. Câu nào trình bày thứ tự thời gian của việc trước tác bốn sách tin lành? a) Mác, Mathiơ, Luca, Giăng. b) Mathiơ, Mác, Luca, Giăng. c) Luca, Mác, Mathiơ, Giăng. d) Mathiơ, Luca, Mác, Giăng. 15. Mathiơ chủ yếu được viết cho a) Một nhóm độc giả người Do Thái. b) Một nhóm độc giả người Hylạp. c) Một nhóm độc giả người ngoại đạo. d) Một nhóm độc giả người Lamã. 16. Mathiơ được viết ra để bày tỏ mối tương quan giữa a) Các phép lạ và các ẩn dụ. b) Người Do Thái và người Lamã. c) Lịch sử và lời tiên tri. d) Luật Pháp và Tin lành. 17. Cấu trúc của Mathiơ xoay quanh một bố cục kép. Câu nào trình bày bố cục kép đó? a) Về địa lý và thứ tự thời gian. b) Về tiểu sử và đề tài. c) Về đề tài và thứ tự thời gian.

Page 60: Tan uoc ( luot khao)

d) Về triết lý và tâm lý. 18. Câu nào KHÔNG phải là chìa khóa để nhận biết mục đích của Mathiơ. a) Bảng gia phổ của ông bắt đầu từ Ápraham, tổ phụ của người Do Thái. b) Ông liên tục lập lại chủ đề "Nước" c) Ông trích Cựu ước thường xuyên hơn các tác giả sách Tin lành khác. d) Ông kết luận sách của mình bằng một câu trích dẫn Luật Môise. 19. Câu nào mô tả đúng nhất về nội dung sách Mathiơ? a) Nó mang tính giáo huấn, nói về Đấng Mêsi và mang tính tiểu sử. b) Nó quan tâm đến việc làm hơn là lời dạy dỗ. c) Nó quan tâm đến các nhân vật cá thể nhiều hơn Mác. d) Nó hầu như không có một bài giảng nào. 20. Câu nào KHÔNG phải là một đặc trưng của Mathiơ. a) Hội thánh. b) Tôi tớ trung tín. c) Bài giảng d) Vua. 21. Câu nào liên hệ đúng nhất đến phần trích dẫn này của Tenney? "Ngài đòi hỏi một sự công bình vượt quá tiêu chuẩn của chủ nghĩa duy luật pháp của người Do thái, vì nó ở bề trong chứ không phải ở bề ngoài, mang tính tự giác chứ không phải là để cho hợp pháp, được đánh giá bởi con người chứ không phải bởi bộ luật". a) Chìa khóa chủ yếu để hiểu mối tương quan giữa Luật Pháp và Tin Lành. b) Một cố gắng để giảm bớt các đòi hỏi của ân điển. c) Một nổ lực đem lại một chủ nghĩa duy luật pháp cải tiến vào trong Tân ước. d) Một phương cách có thể chấp nhận được để thêm việc làm vào đức tin. 22. Câu nào trong những phần chia bố cục chính của Mathiơ KHÔNG đúng theo diễn tiến thời gian? a) Sự thương khó của Đấng Mêsi được hoàn tất. b) Các lời tiên tri về Đấng Mêsi được thực hiện. c) Quyền năng của Đấng Mêsi được thể hiện. d) Mục đích của Đấng Mêsi được tuyên bố ra. 23. Diễn tiến nào của các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian? a) Sự giáng sinh, các phép lạ, sự xung đột, các ẩn dụ, thập tự giá. b) Sự giáng sinh, xung đột các ẩn dụ, các phép lạ, thập tự giá. c) Sự giáng sinh, các phép lạ, các ẩn dụ, sự xung đột, thập tự giá, d) Sự giáng sinh, các phép lạ, các ẩn dụ, thập tự giá, sự xung đột. 24. Câu nào nói hoàn toàn chính xác về khu vực địa lý trong Mathiơ? a) Antiốt gần bờ biển và cách Giêrusalem 20 dặm. b) Galilê là một thành nhỏ trong vùng Cabênaum.

Page 61: Tan uoc ( luot khao)

c) Naxarét và Cana là các thành phố nhỏ, ở gần nhau và ở giữa Biển Lớn và biển Galilê. d) Bếtlêhem gần với Antiốt hơn là Giêrusalem. 25. Tuy rằng không phải toàn bộ các ẩn dụ trong Mathiơ không được gom vào một chỗ, nhưng hầu hết là như vậy. Câu bổ sung nào sau đây là đúng? các ẩn dụ nổi bật hẳn trong các đoạn. a) 4, 5, 6 với đoạn 6 là đoạn có nhiều ẩn dụ nhất. b) 4, 5, 6 với đoạn 6 là đoạn có ít ẩn dụ nhất. c) 11, 12, 13 với đoạn 13 là đoạn có ít ẩn dụ nhất. d) 11, 12, 13 với đoạn 13 là đoạn có nhiều ẩn dụ nhất.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1) a Nếu sách này là một văn kiện giả mạo, kẻ giả mạo hẳn đã chọn tên một sứ đồ nổi bật hơn. b Một người thâu thuế hẳn là một người có khả năng đọc viết và ghi chép. Ông hẳn đã có khả năng biên soạn các lời phán của Chúa Jesus thành ra những bài giảng và sắp xếp thành câu chuyện. c Mathiơ có thể đã xuất bản một tác phẩm bằng tiếng Hylạp dầu rằng thoạt đầu ông đã viết một tài liệu bằng tiếng Aram mà nó đã bị thất lạc. 2 Đủ. Các văn sĩ trong Hội thánh đầu tiên đã kể quyền tác giả là của Mathiơ. Do không có bằng chứng mâu thuẫn, chúng ta có thể chấp nhận ý kiến của các học giả, là những người đã nghiên cứu các tư liệu từ thuở ban đầu và đã quyết định chấp nhận truyền thống của hội thánh là quyết định đúng nhất. 3 Bạn nêu lưu ý rằng ông đã là người thâu thuế trước khi gặp Chúa Jesus, đã từng giữ sổ thuế đã từng đọc, viết và làm nhiều phép toán, đã từng làm việc trong ngày Sabát. Vì thế đã vi phạm luật giữ ngày sabát, có lẽ đã phạm tội hối lộ và bóc lột bằng cách thâu nhiều hơn số thuế tối thiểu, đã không giữ các luật lệ truyền khẩu của Do Thái giáo như là các thầy thông giáo, người Pharisi, các thầy tế lễ các trưởng lão và các thành viên của Tòa Công Luận (tòa án tối cao của Do Thái giáo), đã chẳng bao giờ mời những người Do Thái chính thống đến nhà, đã không được người Do thái chính thống chấp nhận giao tiếp, đã mời "những kẻ thâu thuế và kẻ xấu" và Chúa Jesus đến nhà mình dự bữa ăn khi Chúa Jesus gọi ông theo Ngài, và ông đã được biến đổi tánh tình và lối cư xử sau khi ông trở nên môn đồ Ngài. 4 Câu trả lời của bạn. 5. Bạn nên lưu ý rằng Antiốt: a) Là hội thánh dân ngoại đầu tiên, là hội thánh mẹ của nhiều hội thánh khác. b) Đã sai các giáo sĩ đầu tiên được công nhận đến các vùng chưa nghe tin lành.

Page 62: Tan uoc ( luot khao)

c) Là địa điểm xảy ra cuộc tranh luận đầu tiên về việc công nhận người ngoại bang cũng như người Do thái là Cơ Đốc nhân. d) Là trung tâm hội họp của các vị lãnh đạo nổi bật của hội thánh. e) Đã thay thế Hội thánh Giêrusalem trong tư cách các trụ sở truyền giáo qua các nhà truyền giáo và trong tư cách một trung tâm tại quê hương cho công tác giảng đạo của Cơ Đốc nhân. f) Là hội thánh mà tín đồ được gọi là Cơ Đốc nhân lần đầu tiên. 6. Ápraham người Do Thái. 7 b 8. a, d, e và f là những câu đúng. 9 b 10 a 1) Bữa ăn tại nhà Mathiơ 2) Vấn đáp 3) Người Pharisi và người Sađusê. 4) Kêu gọi tội nhân ăn năn. b 1) Bài Giảng Trên Núi 2) Giảng Luận 3) Các môn đồ 4) Sự tha thứ và sự phạm tội. c 1) Chúa Jesus trò chuyện với Phierơ. 2) Vấn đáp 3) Các môn đồ. 4) Tự chối mình. d 1) Bài Giảng Trên Núi. 2) Giảng luận 3) Các môn đồ 4. Gắng hết sức để được trọn vẹn, tình yêu thương và sự công bình của Đức Chúa Trời. e 1) Sự hóa hình 2) Phép lạ 3) Phierơ, Giacơ và Giăng. 4) Sự phục sinh. 11 a Mathiơ là sách tin lành của bài giảng - trong đó chứa đựng sự dạy dỗ của Chúa Jesus nhiều hơn bất cứ sách Tin lành nào khác. b Đây là sách tin lành của hội thánh - đây là sách tin lành duy nhất mà trong đó Đấng Christ phán về hội thánh. c Đây là sách tin lành của Vua - tính cách Vua của Đấng Christ được nhấn mạnh.

Sách Tin Lành Mác

Page 63: Tan uoc ( luot khao)

Trong sách Tin lành Mathiơ, chúng ta đã thấy Đấng Christ trong tư cách Đấng Mêsi, là Vua. Chúng ta tìm thấy trong sách Mác một điều trái ngược biết bao, sách tin lành Mác trình bày Đấng Christ trong tư cách một tôi tớ đang thi hành chức vụ cho kẻ cùng khốn. Điều có ý nghĩa ấy là Mác, người xuất thân từ một gia đình giàu có, rất có thể là gia đình có rất nhiều tôi tớ, đã nhìn thấy trong người chủ của mình một tinh thần tôi tớ. Ông đã thấy nơi Đấng Christ những phẩm cách nhu mì, hạ mình, hăng hái phục vụ và tính đáng tin cậy là các phẩm cách rất đáng có ở nơi một tôi tớ. Khi hai môn đồ Ngài đến cùng Ngài cầu xin những địa vị cao trọng trong nước Ngài, Ngài đáp lời họ trong chừng mực nào đó bằng những lời sau. Hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi người. Vì Con Người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (Mac Mc 10:43-45). Trong sách Tin Lành Mác, chúng ta liên tục đọc thấy Chúa Jesus nói về chính Ngài là Con Người. Vì Ngài hoàn toàn đồng hóa mình với những kẻ mà Ngài đã đến để cứu họ, nên đám đông đã tìm kiếm Ngài. Ngài hẳn đã có thể đi lại giữa những kẻ rất giàu có và đầy uy lực. Trái lại, Ngài đã chọn việc ngồi ăn với kẻ thâu thuế và kẻ xấu nết, chữa lành cho kẻ bịnh hay bị quỷ ám, nâng đỡ kẻ sa ngã. Đi đến đâu, Ngài cũng đã biến đổi nhiều cuộc đời. Chức vụ của Ngài là một chức vụ hành động, đầy quyền năng và là chức vụ hầu việc. Quả là một sự thách thức cho những kẻ trong số chúng ta đã được quyền năng Ngài biến đổi! Bạn có hiểu được tinh thần tôi tớ của Ngài chưa? Bạn có đang hầu việc Chúa bất cứ nơi nào bạn thấy có nhu cầu? Có nhiều đời sống được biến đổi nhờ nơi chức vụ của bạn hay không? Khi bạn học bài này, hãy cầu xin Chủ của bạn dầm thấm bạn trong các phẩm cách của tôi tớ giống như Ngài đã bày tỏ ra khi Ngài ở giữa con người. Nguồn Gốc Của Sách Mác Niên Hiệu và Nơi Chốn Nội Dung Bố Cục Điểm Nhấn Mạnh Các Nhân Vật Những Nét Đặc Trưng Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Thảo luận bối cảnh lịch sử của sách Tin lành Mác, bao gồm tác giả, niên hiệu của sách, nơi viết sách và những người nhận sách này. • Giải thích mục đích và điểm nhấn mạnh của sách Tin lành Mác.

Page 64: Tan uoc ( luot khao)

• Đối chiếu Mác với ba sách Tin lành kia và đưa ra những điểm tương đồng và dị biệt. • Liên hệ các đề tài quan trọng trong Mác với các khung cảnh thích hợp của chúng trong Kinh Thánh. • Áp dụng các lẽ thật thuộc linh trong sách Mác vào đời sống và chức vụ của bạn. 1. Đọc suốt sách Tin Lành Mác để nắm khái quát về sứ điệp của sách. Xem lại các phần bài đọc sách giáo khoa để khai triển một nền tảng tốt cho việc nghiên cứu phần khai triển bài học. 2. Học qua phần khai triển bài học như thường lệ. Tham khảo các bài đọc trong sách giáo khoa khi cần thiết trong lúc bạn trả lời các câu hỏi nghiên cứu, hoặc khi muốn làm sáng tỏ bất cứ điểm nào trong tài liệu nghiên cứu này. 3. Xem lại danh sách các từ then chốt để kiểm tra thử bạn có hiểu nghĩa của mỗi từ hay không. Tham khảo phần từ vựng để biết nghĩa của các từ bạn chưa biết. 4. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra bài bạn làm. thuộc về sứ đồ apostolic tạo nên đỉnh điểm climactic ủy nhiệm thư credentials đoạn kết epilogue tính truyền giảng evangelistic siêu nhiên supernatural Sự hóa hình transfiguration

NGUỒN GỐC CỦA SÁCH MÁC Tenney 160-161 (153-155) Hãy lật sang phần "Nguồn Gốc" trong sách giáo khoa và đọc phần tiểu sử của Giăng Mác. Tuy sách Mác không nêu tên Mác là tác giả của sách, nhưng chúng ta chấp nhận truyền thống quy cho Giăng Mác là tác giả. Tenney đưa ra một lượng lớn dữ liệu về Mác. Hãy đọc nhiều lần phần này để quen thuộc với cá tánh, hoàn cảnh của Mác và những người mà ông đã giao tiếp. 1. Hãy xem phần trưng dẫn bên dưới và hãy viết ra suy nghĩ của bạn về điều mà khúc Kinh Thánh nói về Mác và những công lao của Mác đóng góp cho Tin Lành. Hãy viết thêm vào sổ của bạn những ý mà bạn cho là quan trọng. a. 14:51-52 ............................................................................................................b. Cong Cv 12:25; 13:4.................................................................................................c. 13:13 ..........................................................................................................

Page 65: Tan uoc ( luot khao)

d. IITi 2Tm 4:11, Phil Plm 1:24 .....................................................................................

NIÊN HIỆU VÀ NƠI CHỐN Tenney 161-164 (155-158) Khi nghiên cứu đến phần này, hãy chú ý đến cách mà lời chứng của Eusebius, Clement và Origen phù hợp nhau về việc viết sách Mác. Cũng hãy xem điểm dị biệt giữa Irenaeus, Clement và Origen về việc viết sách Mác. 2. Hãy đọc qua tám suy luận liên quan đến quyền tác giả sách Mác trong trang 162-163 (156). Sau đó tóm tắt từng suy luận bằng một câu ngắn, rồi nghiên cứu phần tóm tắt của bạn. a (Suy luận 1 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................b (Suy luận 2 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................c (Suy luận 3 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................d (Suy luận 4 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................e (Suy luận 5 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................f (Suy luận 6 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................g (Suy luận 7 của Tenney) ......................................................................................................................................................................................................................................h (Suy luận 8 của Tenney)

Page 66: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................

...........................................................................................................................

................Đừng quên theo dõi phần giải thích trong sách giáo khoa (trang 163-164 (154) về ý kiến của một số học giả cho rằng Mathiơ và Luca đã mượn tư liệu từ Mác để viết sách của mình. Cũng hãy nghiên cứu kỹ quan điểm khác về quyền tác giả đồng thời của ba sách là do sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. Quan điểm này là câu trả lời hợp lý không những cho nghi vấn này mà còn cho nhiều nghi vấn khác về quyền tác giả do các học giả trường phái tự do nêu ra. Tenney chỉ ra niên hiệu viết sách Tin Lành Mác là trước năm 70 SC, nhưng ông không cố gắng đưa niên hiệu khả dĩ sớm nhất. Tôi muốn ủng hộ niên hiệu 50 SC. Bạn sẽ cần nhớ rằng cả chứng cớ nội tại lẫn ngoại tại đều chỉ về Rôma như là nơi viết ra sách Mác. 3. Với niên hiệu viết sách Tin lành Mác giữa khoảng 50-70 SC, những suy luận mà bạn đã tóm tắt trên đây có ý nghĩa gì? ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

NỘI DUNG Tenney 164-171 (158-165) Để rút ra phần tóm tắt cho mục đích của sách Mác, hãy lật sang trang 171 (165) và đọc hai câu, từ "Mục đích của..." đến "của người nghe". Bây giờ hãy lật sang đầu trang 167 (161) và đọc câu thứ nhì. Tôi đề nghị bạn viết hai câu này vào sổ. Sau khi đã thuộc lòng mục đích này, hãy đọc chậm rãi phần "Nội Dung" trong sách giáo khoa một lần nữa. Khi đó bạn hãy tìm các bằng chứng nào thỏa đáp mục đích của Mác là viết một sách Tin Lành bằng ngôn ngữ bình dân, bị ngắt quãng bởi việc làm để truyền rao tin lành cho dân Ngoại. Cũng hãy xem xét những điểm Tenney nêu ra về 1. Tính trung tâm của Đấng Christ (trang 164-165 (158)) 2. Nhấn mạnh tính siêu nhiên (trang 165 (158)) 3. Tư cách tôi tớ của Đấng Christ (trang 167 (161)) 4. Tính khẩn cấp của sứ mạng Đấng Christ (trang 167-168 (161)) 4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG a. Khi Tenney nói mục đích của Mác chủ yếu mang tính truyền giảng, ông muốn nói rằng sách Mác trình bày sứ điệp tin lành theo cách không đòi hỏi ở

Page 67: Tan uoc ( luot khao)

người nghe bất cứ một kiến thức cơ bản nào trước đó về tôn giáo của người Do Thái. b. Sứ điệp mang tính truyền giảng trong sách Mác cơ bản được nhắm vào những người có hiểu biết về dân Do Thái. c. Sách Tin lành Mathiơ liên hệ gần gũi với thần học của người Do Thái hơn là sách Tin Lành Mác. d. Sách Tin lành Mác nhấn mạnh Chúa Jesus trong tư cách vừa là Con Đức Chúa Trời, vừa là tôi tớ Đức Chúa Trời. e. Mác tường thuật cách giản dị về các sự kiện trong đời sống và chức vụ của Đấng Christ, mà không đưa ra lời giải thích hay ý kiến của bản thân tác giả. f. Sách Tin lành Mác nói rất ít về phép lạ của Đấng Christ. g. Sách Tin lành Mác là một sách nói về việc làm, thể hiện Chúa Jesus khi Ngài chuyển nhanh về một mục tiêu vô hình nào đó.

BỐ CỤC Tenney 166-170 (159-164) Phải thừa nhận rằng khó mà nắm được bố cục sách Mác, vì cớ lối viết của Mác và vì cớ độ dài của bố cục mà sách giáo khoa đã cho. Hãy đọc bố cục của Tenney để nắm khái quát về cấu trúc sách Mác theo Tenney. Sau đó hãy học thuộc bố cục ngắn của sách Tin lành về việc làm này để làm nổi bật tư cách tôi tớ của Chúa Jesus. Bạn sẽ có thể dùng trí nhớ để lập lại những phần chính này. Sự chuẩn bị cho đầy tớ và của Đầy Tớ ......................................Mac Mc 1:1-13 Công tác của Đầy Tớ .........................................................1:14-13:37 Sự chết của Đầy Tớ ..........................................................14:1-15:47 Sự phục sinh của Đầy Tớ ........................................................16:1-20 5. Khi xem lại bố cục của Tenney và bố cục ngắn trên đây, bạn nói chủ đề nhất quán của sách Tin lành Mác là gì? ĐIỂM NHẤN MẠNH Tenney 170-171 (164-165) Khi đọc lại phần này trong sách giáo khoa bạn hãy để ý một từ trong câu đầu của mỗi một phân đoạn trong bốn phân đoạn ấy làm nổi bật điểm nhấn mạnh trong sách Mác. Các từ này là hành động, phản ứng, sự sinh động và tính truyền giảng. Hãy khoanh tròn chúng lại. Hãy lật sang phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" trang 206-210 (203-206) và để ý cẩn thận phần tư liệu độc đáo trong sách Mác. Cũng hãy lật sang phục lục B, F và C trong tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và xem các

Page 68: Tan uoc ( luot khao)

bảng về phép lạ, ẩn dụ và sự cầu nguyện của Chúa chúng ta. Việc này sẽ giúp bạn thấy được điểm nhấn mạnh của Mác khi đối chiếu với tác giả các sách Tin lành khác. Hãy nghiên cứu các bảng này và phải nắm chắc được bạn sẽ có thể liệt kê các sự kiện chính trong Mác theo thứ tự thời gian. 6. Khi đối chiếu sách Mác với các sách Tin lành khác, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu mô tả đúng về sách Mác hơn là các sách khác. a. Phương pháp hành văn b. Đầy dẫy hành động c. Chép nhiều phép lạ d. Phương pháp giáo huấn e. Thông giải lời tiên tri f. Tỏ ra các phản ứng của đoàn dân đối với Chúa Jesus. g. Phương pháp truyền giảng h. Nhấn mạnh các ẩn dụ.

CÁC NHÂN VẬT Tenney 171 (165) Trong Bài 4, chúng ta đã bàn về việc làm quen với một số nhân vật trong các sách Tin Lành Cộng Quan. Bảng "Các Nhân Vật Được Đề Cập Trong Các Sách Tin Lành" trong phụ lục G của tài liệu này và phần "Chú Dẫn Các Nhân Vật" trong sách giáo khoa, trang 441-442 (455-456) cho chúng ta một danh sách mở rộng của nhiều nhân vật ấy. Hãy đọc xem điều mà Kinh Thánh và sách giáo khoa nói về từng nhân vật bạn chưa quen. 7. Hãy lật sang bảng trên trang sau và điền vào đó thông tin theo yêu cầu. Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn sau khi làm xong bảng này.

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG Sách giáo khoa không có phần "Những Nét Đặc Trưng" của sách Mác, vì đã bàn đến trong phần trước. Vì vậy, đây là thời điểm thuận tiện để nắm rõ hơn về khu vực địa lý trong sách Mác. Có nhiều phần trợ giúp bạn để nghiên cứu về các địa điểm quan trọng trong sách Mác. 1. Hãy lật sang bảng "Những Địa Điểm Được Đề Cập Trong Các Sách Tin Lành" trong phụ lục H trong tài liệu này. Hãy xác định những nơi được đề cập đến trong Mác và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn. 2. Xác định các địa điểm này trên bản đồ Kinh Thánh và trên "Bản Đồ Khoảng Cách" trong phụ lục E. 3. Lật đến phần "Mục Lục về Địa Danh" ở cuối sách giáo khoa. Sau đó xác định vị trí và đọc các phần sách giáo khoa nói về mỗi địa danh được nhắc đến trong sách Mác. Có nhiều phân đoạn đặc biệt sẽ làm phong phú đời sống và chức vụ bạn. Bạn nên biết rõ nội dung của chúng và có thể xác định địa chỉ của chúng từ

Page 69: Tan uoc ( luot khao)

trí nhớ hay từ Kinh Thánh phù dẫn. Các "Phân Đoạn Vàng Ngọc" này là 1. Giá Trị Của Sự Sống và Giá Phải Trả Để Làm Môn Đồ ..........................8:34-38 2. Quyền Năng Của Đức Tin và Sự Tha Thứ Trong Sự Cầu Nguyện .........11:22-26 3. Thiết Lập Tiệc Thánh ............................................................................14:22-25 4. Đại Mạng Lịnh ......................................................................................16:15-20 Bây giờ hãy ôn lại các đề tài trong phần dàn bài, và biết được chắc chắn là bạn có thể làm trọn được các mục tiêu của bài học. Sau đó, hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra bài làm của bạn. Những Nhân Vật Đã Phản Ứng Với Đáp Ứng Của Chúa Jesus Cho Nhu Cầu Của Con Người 1 Kinh Thánh Trưng Dẫn và Các Nhân Vật a 1:21-27 b 2:1-12 c 4:37-41 d 7:32-37 e 14:1-9 2 Nhu Cầu 3 Việc Làm Của Chúa Jesus 4 Các Phản Ứng Đối Với Chúa Jesus 1:27 2:7 2:12 4:41 7:37 14:1-2 14:3-9 5 Các Nguyên Nhân của Phản Ứng

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1 Truyền thống xác nhận Giăng Mác là tác giả sách tin lành Mác và cho biết rằng ông là con của a) Một gia đình Cơ Đốc nhân tại Giêrusalem b) Một gia đình người Hêbơrơ tại Syri. c) Một gia đình người Hylạp tại Thổ Nhĩ Kỳ. d) Anania và Saphira

Page 70: Tan uoc ( luot khao)

2 Câu nào sau đây KHÔNG nói đúng về Mác? Ông là người phụ tá của a) Phao Lô b) Banaba c) Phierơ d) Giăng Báptít 3 Một số học giả cho rằng Mathiơ và Luca đã mượn nhiều tư liệu từ sách của Mác. Đâu là giải pháp hợp lý để giải thích cho việc quá nhiều tư liệu tương đồng trong các sách cộng quan? a) Chúng đều được viết bởi Mác. b) Chúng đều được Phao Lô biên soạn lại sau khi chúng đã được nhiều người khác nhau viết ra. c) Chúng đều được đồng thời ban cho các tác giả sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. d) Chúng được làm cho giống nhau trong quá trình xuất bản ở các thế kỷ sau. 4. Mục đích của sách Mác là viết một bảng tường trình về Tin lành bằng ngôn ngữ bình dân, ngắt quãng bởi hành động để truyền giảng cho dân ngoại. Khi thực hiện mục đích này, điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là điểm ông nhấn mạnh: a) Tính trung tâm của Đấng Christ. b) Công việc siêu nhiên của Đấng Christ. c) Tư cách tôi tớ của Đấng Christ. d) Gia phả của Đấng Christ. 5. Tập hợp từ nào sau đây đặc trưng đúng nhất cho Mác? a) Hành động, phản ứng, sự sinh động và tính truyền giảng. b) Hỏi, đáp, nan đề, giải pháp. c) Đức tin, niềm hy vọng, tình yêu thương và quyền phép. d) Thần học, sự giải nghĩa, giảng luận, thông giải. 6. Theo sách Mác, Chúa Jesus đã KHÔNG làm điều nào sau đây tại Tyrơ và Siđôn? a) Đuổi tà linh ô uế ra khỏi đứa con của người đàn bà Hylạp. b) Cố ẩn mình khỏi đám đông nhưng không được. c) Biến nước thành rượu. d) Chữa lành nhiều kẻ bịnh và đuổi nhiều quỷ. 7. Mác đề cập đến nhiều phụ nữ trong 15:40-41 đã chăm lo cho Chúa Jesus. Ai là người thuộc về số người đó? a) Mari Mađơlen b) Êlisabét. c) Hêrôđia d) Nữ tiên tri Anne.

Page 71: Tan uoc ( luot khao)

8. Trong 15:21, Mác kể cho chúng ta về một người tên Simôn bị bắt phải vác thập tự giá của Chúa Jesus. Mác KHÔNG bảo cho chúng ta rằng Simôn. a) Là cha của Ruphu b) Là người Syren c) Có con trai tên là Alécxanđơ. d) Có người vợ tên là Gian nơ. 9. Chỉ có Mác (8:22-26) kể cho chúng ta việc chữa lành một người mù kia. Dòng nào sau đây không thuộc về câu chuyện này của Mác? a) Họ phải đến làng Bếtsaiđa. b) Ngài dắt người mù ra khỏi làng. c) Ngài bảo người ấy phải dầm mình xuống sông Giôđanh bảy lần. d) Ngài thấm nước miếng trên mắt người ấy. 10 Câu nào sau đây nói đúng về sách Tin Lành Mác. a) Mác ghi lại rất ít về chức vụ của Chúa Jesus tại Giêrusalem trước tuần lễ Thương khó. b) Mác nêu ra một vài phép lạ và dùng trong mỗi một phép lạ như là một sự dạy dỗ mở rộng về sự thương khó. c) Mác đưa ra một gia phổ khai triển của Đấng Christ. d) Mác tránh dùng những từ có thể gây ra ấn tượng là Chúa Jesus đang vội vã. 11. Mác có kể câu chuyện Chúa Jesus rút lui khỏi thành Sêsarê Philíp để tìm dịp ở riêng. Câu nào xác định đúng nhất vị trí thành phố này. a. Nó cách Giêrusalem khoảng 115 dặm về phía Biển Lớn. b) Nó cách khoảng 115 phía Bắc Giêrusalem dưới chân núi Hẹtmôn. c) Khoảng 20 dặm phía Đông Giêrusalem gần sông Giôđanh. d) Khoảng 100 dặm về phía Nam Giêrusalem gần biên giới Aicập. GHÉP CẶP. Hãy ghép từng đề tài (bên phải) vào câu Kinh Thánh thích hợp (bên trái). ....12 "Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta và đạo Tin lành mà mất sự sống thì sẽ cứu". ....13 "Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất đều đó sẽ ban cho các ngươi. Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ để cha các ngươi trên trời cũng tha thứ cho các ngươi". ....14 "Hãy đi khắp thế gian giảng tin lành cho mọi người". ....15 "Ngài phán rằng: Nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người". 16-19. Ghép mỗi câu Kinh Thánh trưng dẫn vào với đề tài thích ứng.a) 14:1-15:47 b) 16:1-20

Page 72: Tan uoc ( luot khao)

c) 1:1-13 d) 1:14-13:37...16 Sự chuẩn bị cho Đầy Tớ và Của Đầy Tớ ...17 Sự chết của Đầy Tớ. ...18 Sự phục sinh của Đầy Tớ ...19 Công tác của Đầy Tớ.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Chính Mác có thể là "người trẻ tuổi kia", là người làm chứng cho sự kiện này. b Mác đã dự phần trong tư cách một phụ tá hay một người tập sự của Banaba người bà con của mình và của Phao lô. c Mác bỏ Phao lô và Banaba, và từ Bamphyli quay về Giêrusalem. d Mác là đầy tớ hữu dụng nhất và là bạn đồng công của Phaolô. 2. (Bạn nên tóm tắt các câu của Tenney) a Mác đã sinh trưởng trong bầu không khí sùng đạo Do Thái giáo lúc Chúa Jesus lớn lên. b Có thể Mác đã chứng kiến một số sự kiện mà ông ghi lại trong sách Tin lành Mác. c Là một người phụ tá và người tập sự của các sứ đồ, là những người lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên, Mác hẳn đã hoàn toàn quen thuộc với những điều các sứ đồ đã giảng về đời sống và sứ điệp của Chúa Jesus. d Mác đã là một người tích cực giảng đạo và làm chứng trong những chuyến truyền giáo đầu tiên cho Dân Ngoại. e Mác đã quan tâm đến sự kiện nhiều hơn là các ý niệm. Những điều mà ông làm chứng là điều ông học được từ các nhân chứng trực tiếp. f Có thể chính Mác là người trẻ tuổi mà ông nhắc đến trong 14:51-52 là kẻ theo Chúa và làm chứng việc bắt giữ Chúa trong vườn Ghếtsêmanê. g Nếu Mác và độc giả của ông đã biết Alécxanđơ và Ruphu thì chắc chắn ông đã viết sách Tin Lành của mình trong thế hệ sau sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh (khoảng năm 30 SC). h Truyền thống tuyên bố rằng Mác đã viết trong sách tin lành của mình các lời giảng của Phierơ. Trong trường hợp này, rất quan trọng để thấy được sự phù hợp giữa bố cục nội dung trong sách Mác và trong bài giảng của Phierơ được ghi lại trong Cong Cv 10:34-43. 3. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm các điểm sau: Giả sử Mác đã hai mươi tuổi trước khi Chúa bị đóng đinh và sống lại. Ông hẳn sẽ 40 tuổi vào năm 50 SC hoặc là 60 tuổi vào năm 70 SC. Tuổi của ông đã đủ để làm một nhân chứng và làm một người ghi chép lại một cách đáng tin. Nếu có khoảng thời gian từ 20 đến 40 năm đã trôi qua giữa sự phục sinh và việc viết sách tin

Page 73: Tan uoc ( luot khao)

lành Mác, người ta có thể nghĩ trí nhớ của ông hẳn sẽ tốt hơn nếu ông viết với khoảng thời gian ngắn nhất giữa các sự kiện với thời điểm viết sách. Tuy nhiên, chắc chắn ông đã nghe các sự kiện này được thuật lại tỉ mỉ trong những lần ông nghe Phierơ giảng cho nhiều người khác nhau. 4. a, c, d, e và g là các câu đúng. 5. Chúa Jesus Christ, con Đức Chúa Trời là Đầy tớ của Đức Chúa Trời. 6. b, c, f và g là các câu đúng. 7. Tùy ý bạn. Bảng của bạn có thể gồm có một số điểm sau. a Mac Mc 1:21-27 1) Người bị tà linh ám, 2) Cần được đuổi tà ma ra khỏi mình, 3) Chúa Jesus truyền tà ma ra khỏi, 4) Những người ngồi trong nhà hội kinh ngạc, 5) Vì Chúa Jesus đã truyền lịnh với quyền phép của chính Ngài (và đã dạy với quyền phép của chính Ngài là tiếng phán tích cực đến từ Đức Chúa Trời). b 2:1-12 1) Người bịnh bại, 2) Cần được chữa lành, 3) Chúa đã tha tội của người này và chữa lành người, 4) Có các thầy thông giáo đã chỉ trích Ngài. Khi họ kiện cáo Chúa Jesus về việc tha tội, là việc chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm, Ngài đã bảo người bại hãy vác giường và trở về nhà. Những người khác trong nhà đã ngợi khen và làm sáng danh Đức Chúa Trời, 5) Các thầy thông giáo cho rằng Chúa Jesus là kẻ lộng ngôn. Những kẻ ngợi khen Đức Chúa Trời đã công nhận rằng Ngài có quyền năng của Đức Chúa Trời. c 4:37-41 1) Các môn đồ trên một chiếc thuyền đánh cá, 2) Được cứu khỏi cơn bão trên biển Galilê, 3) Chúa đã quở sóng gió và dẹp yên cơn bão, 4) Những người ở trên thuyền đã sợ hãi trong cơn bão. Họ bối rối không hiểu Chúa Jesus là ai, 5) Các môn đồ đã lẫn lộn, nhưng chắc chắn họ đã nhận ra rằng Chúa Jesus không phải chỉ là một con người, vì Ngài đã bày tỏ quyền phép thiên thượng. d 7:32-37 1) Một người điếc và ngọng, 2) Cần được chữa lành, 3) Chúa đã rờ người, ngước mắt lên trời và phán "Hãy mở ra!". 4) Người ta kinh ngạc quá đỗi. 5) Ngài hành động như là chữa lành cho người, nhưng Ngài đã ngước mặt lên trời để cho biết rằng sự chữa lành này đã đến từ Đức Chúa Trời. e 14:1-9 1) Các thầy thông giáo và người Pharisi, người đàn bà đã đổ dầu thơm quí giá trên đầu Chúa Jesus. 2) Các thầy thông giáo và người Pharisi cần trừ khử Chúa Jesus, vì Ngài dạy rằng Giao ước Mới (Tân ước) vốn mẫu thuẫn với luật truyền khẩu của họ đã làm trọn Giao ước Cũ. 3) Chúa Jesus đã biết rằng Ngài sẽ chết vì cớ sự thù địch của những kẻ chống đối Ngài, nhưng Ngài đã để cho người đàn bà đổ dầu thơm trên đầu Ngài. 4) Các kẻ chống đối Ngài

Page 74: Tan uoc ( luot khao)

âm mưu giết Ngài, người đàn bà này là người tỏ lòng biết ơn vì cớ Giao Ước Mới, đã trung tín với Ngài. 5) Những người nghĩ rằng phải bán dầu thơm để lấy tiền giúp kẻ nghèo, chắc chắn là những người đã không biết gì như Ngài đã biết trước về sự chết và sự chôn sắp đến của Ngài.

Sách Tin Lành Luca

Điều đáng lưu ý ấy là dầu có bốn câu chuyện nói về đời sống và chức vụ của chúa Jesus, trong đó nhiều sự kiện giống nhau được ghi lại, nhưng lối tiếp cận của mỗi câu chuyện lại bày tỏ cho chúng ta một phương diện khác nhau về Con của Đức Chúa Trời. Sách Tin lành Luca nhấn mạnh vào nhân tính của Đấng Christ. Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus đã được so sánh và đối chiếu với Ađam, một người nam duy nhất khác nữa đã bước vào thế gian trong tình trạng không phạm tội lỗi. Theo Oswald Chambers, Đức Chúa Trời đã đặt Ađam trong một ngoại cảnh để ông có thể biến đổi sự vô tội của mình thành đặc điểm đạo đức bởi một loạt sự lựa chọn". Nhưng Ađam đã thất bại, ông đã đầu hàng sự cám dỗ, và tội lỗi đã vào trong thế gian. Từ lúc đó, con người phải bị sinh ra trong tội lỗi. Chambers tiếp tục nói như sau: Sự thánh khiết là một sự hòa hợp giữa tính tình của một con người và luật pháp của Đức Chúa Trời, như đã được thể hiện trong đời sống Chúa Jesus...Đức Chúa Jesus Christ là Ađam sau hết, đã làm điều mà Ađam thứ nhất không làm được; Ngài đã biến sự vô tội thành ra đặc điểm thánh khiết. Luật pháp của Đức Chúa Trời đã hiện thân trong Đức Chúa Jesus Christ, Ngài đã bước đi trên trần gian này trong thân xác con người, và đã sống một đời sống trọn vẹn mà Đức Chúa Trời mong muốn (Chambers, trang 15). Chúa Jesus đã sống giữa vòng con người như mọi con người khác, chịu cùng một giới hạn thuộc thể như nhau. Ngài đã "bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội" (HeDt 4:15). Sách tin lành Luca cho chúng ta thấy Đấng Christ là Người, là Cứu Chúa của nhân loại, mang lấy gánh nặng của chúng ta, cảm biết những nỗi thất vọng của chúng ta, chịu đau đớn và cô đơn bị cám dỗ cũng như chúng ta, song trong mọi sự, Ngài đã biến đổi sự vô tội thành ra đặc điểm thánh khiết! Và nhờ Ngài, chúng ta có thể tìm thấy sự hòa hợp giữa tính xác thịt tự nhiên của chúng ta và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Nguồn Gốc của Sách Luca. Tác Giả Niên Hiệu và Nơi Chốn Nội Dung Bố Cục Điểm Nhấn Mạnh

Page 75: Tan uoc ( luot khao)

Các Nhân Vật Những Nét Đặc Trưng Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Nói được nguồn gốc của sách Tin Lành Luca, kể cả tác giả, niên hiệu và nơi chốn và mục đích viết sách này. • Mô tả điểm nhấn mạnh của sách, các giáo lý chủ yếu của sách, và các nhân vật cùng các sự kiện quan trọng nhất trong sách. • So sánh sách Tin lành Luca với các sách Tin lành khác, và đưa ra những điểm tương đồng và dị biệt. • Để cho Đức Thánh Linh dùng việc nghiên cứu sách Tin Lành Luca để phát triển sự tăng trưởng tâm linh của chính bạn và chức vụ của bạn đối với những người khác. 1. Đọc suốt qua sách Luca để nắm khái quát về sứ điệp của sách. Sau đó tra sách giáo khoa trang 173-186 (169-183). Trong khi bạn đọc sách giáo khoa, cứ mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa khi bạn đọc đến chúng. 2. Nghiên cứu phần khai triển bài học theo thủ tục đã có. Đừng quên trả lời hết mọi câu hỏi nghiên cứu và kiểm tra câu trả lời của bạn. Nhờ cách này, bạn sẽ học được nội dung cách hữu hiệu hơn. Sau đó, khi làm bài tự trắc nghiệm, bạn có thể ôn lại phần bạn đã học và ghi nhớ được chúng. 3. Bạn sẽ thấy phần phụ lục ở cuối tài liệu cung cấp nhiều thông tin hữu ích, nhất là phần tư liệu dung hòa chung cho các sách tin lành. Nhà thân oan apologist Người theo chủ nghĩa toàn cầu cosmopolitan Tinh xảo patent Khai Triển Bài Học Tenney 173-176 (169-171) Khi lật đến phần này trong sách giáo khoa, bạn sẽ thấy rằng (không giống như các tác giả của hai sách tin lành trước) có rất nhiều bằng chứng nội tại và ngoại tại về nguồn gốc của sách tin lành Luca. Hãy đọc hết phần này và để sẵn một tờ giấy rời. Hãy gạch dưới dữ liệu quan trọng nhất về Luca, các hoàn cảnh của ông, các đồng nghiệp của ông và những đóng góp của ông cho văn phẩm Tân ước. 1. Trả lời các câu hỏi sau dựa theo sách giáo khoa: a. Khi xem xét sự kiện: đã có các sách khác kể về cuộc đời Chúa Jesus rồi khi sách Luca được viết ra, tại sao tác giả muốn viết sách này? .........................................................................................................................................................................................b. Ông đã thu thập thông tin về đời sống và chức vụ của Chúa Jesus từ đâu?

Page 76: Tan uoc ( luot khao)

.................

...........................................................................................................................

............c. Tác giả đã có những tư cách nào để viết ra bản ký thuật đặc biệt này? .............................................................................................................................................................d. Chúng ta có thể giả định gì về nhân vật mà tác giả đã viết cho ông bản ký thuật này?....................................................................................................................................... e. Chúng ta có thể giả định gì về nhân vật đã trước tác sách này? ........................................................................................................................................................................TÁC GIẢ Tenney 176-179 (171-174) Khi bạn đọc sách này, bạn sẽ thấy có một bằng chứng vững vàng rằng sách Tin Lành Luca và sách Công vụ được viết ra do cùng một tác giả. 2. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Vì cả sách Luca và Công vụ đều được gởi cho cùng một nhân vật, và tác giả sách Công vụ có nhắc đến một sách trước đây, nên chúng ta có thể cho rằng cả hai sách đều được viết ra bởi cùng một tác giả. b. Tác giả sách Luca là một bạn thiết của sứ đồ Phao Lô. c. Sách Luca và sách Công vụ khác nhau về bút pháp và ngữ vựng. d. Tác giả là một trong mười hai môn đồ đầu tiên. e. Luca đã tháp tùng Phao Lô trong nhiều hành trình truyền giáo của Phaolô. f. Luca không phải là một người có học vấn cao. g. Chính Luca là một nhà truyền giáo và người giảng đạo năng nổ. h. Chữ "chúng ta" trong sách Công vụ gợi ý rằng tác giả là một đồng nghiệp thân thiết của sứ đồ Phao lô.

NIÊN HIỆU VÀ NƠI CHỐN Tenney 179 (175) Khi đọc phần này, bạn nên để ý rằng việc viết sách Luca có thể xác định một cách bảo đảm và hợp lý là vào năm 60 SC. Trong khi sự bảo đảm ấy được dành cho niên hiệu của sách, thì điểm gần nhất mà chúng ta có thể đưa ra về địa điểm viết sách ấy là một nơi nào đó trong thế giới chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp.

Page 77: Tan uoc ( luot khao)

NỘI DUNG Tenney 179-180 (175-176) Hãy đọc câu mở đầu của phần này, rồi lật sang phần "Bố Cục" (trang 180 (176)). Câu đầu tiên trong phần "Bố cục" nói rõ ràng chủ đề trọng tâm của sách Luca. Hãy xem phần còn lại và gạch dưới những câu nói đến điểm nhấn mạnh của Luca về nhân tánh của Đấng Christ. Hãy đọc lại những dòng được gạch dưới và nó sẽ giúp bạn thấy rõ ràng Luca đã viết để nhấn mạnh nhân tánh của Chúa Jesus để giới thiệu Ngài là Con Người. Hãy nhớ rằng Mathiơ nhấn mạnh tư cách Đấng Mêsi của Ngài, Mác nhấn mạnh tư cách Tôi Tớ của Ngài, Luca nhấn mạnh tư cách Con Người của Ngài và chúng ta sẽ thấy rằng Giăng nhấn mạnh Thần tánh của Ngài. 3. Bây giờ, từ câu mở đầu trong phần Nội Dung" và từ những phần được gạch dưới trong phần "Bố Cục", hãy viết một câu tóm tắt mục đích của Luca........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... BỐ CỤC Tenney 180-183 (176-179) Vì sách Tin lành Luca rất xuất sắc về hình thức văn chương và nội dung, nên người ta có thể lập bố cục rất hay cho sách này. Hãy lật phần này trong sách giáo khoa và xem vài lần phần bố cục mà Tenney lập cho nội dung sách Luca để nắm kỹ được cấu trúc của sách. 4. Chép lại bảy tựa đề chính vào sổ của bạn, chừa khoảng trống dưới mỗi tựa đề để dùng trí nhớ liệt kê ra các tiểu mục mà bạn nhớ được.

ĐIỂM NHẤN MẠNH Tenney 183-185 (179-182) Hãy đọc phần này của sách giáo khoa và dùng viết chì khoanh tròn các chữ sau đây, chúng sẽ giúp bạn nhớ được những điểm nhấn mạnh của Luca. 1. Những bài ca tụng. 2. Tính lịch sử. 3. Người theo chủ nghĩa toàn cầu. 4. Giáo lý 5. Phụ nữ 6. Thiếu nhi 7. Người nghèo và người bị áp bức.

Page 78: Tan uoc ( luot khao)

Chúng ta đã thấy Luca giới thiệu nhiều giáo lý và chú ý đáng kể đến các giáo lý ấy. Nhiều giáo lý mà Luca hoặc giới thiệu hoặc nhấn mạnh nhiều hơn các sách cộng quan kia ấy là: 1. Nhân tánh của Đấng Christ. 2. Sự cứu rỗi. 3. Sự xưng công bình. 4. Đức Thánh Linh. Hãy dành thời gian đọc thật kỹ điều sách giáo khoa đã nói về các giáo lý này trên trang 184-185 (180-181). Hãy dùng Kinh Thánh và đọc từng câu Kinh Thánh trưng dẫn. Hãy xem xét tầm quan trọng của các giáo lý này trong đời sống bạn. Sau khi học xong khóa học này, bạn sẽ cần phải nghiên cứu kỹ các giáo lý này và khai triển phần nghiên cứu và các bài giảng từ các giáo lý này để áp dụng trong chức vụ của bạn. 5-8 Phân tích các phân đoạn sau. Hãy điền vào các chỗ trống trong các đề tài sau. 5. Nhân tánh của Đấng Christ (LuLc 1:26-3:38) a. Trường hợp ...................................................................................................................b. Phương pháp dạy ........................................................................................................c. Các nhân vật .................................................................................................................d. (Các) lẽ thật được dạy (LuLc 2:8-20, 52) .................................................................6. Sự cứu rỗi (19:1-10) a. Trường hợp .................................................................................................................b. Phương pháp dạy ........................................................................................................c. Các nhân vật .................................................................................................................d. (Các) lẽ thật được dạy. ..............................................................................................7. Sự xưng công bình (18:9-14) a. Trường hợp .................................................................................................................b. Phương pháp dạy ........................................................................................................c. Các nhân vật ..............................................................................................................

Page 79: Tan uoc ( luot khao)

d. (Các) lẽ thật được dạy ...................................................................................................8. Đức Thánh Linh a. Trường hợp ...............................................................................................................b. Phương pháp dạy ........................................................................................................c. Các nhân vật ..............................................................................................................d. (Các) lẽ thật được dạy (24:49) ..........................................................................

CÁC NHÂN VẬT Tenney 185-186 (182-183) Nhờ nghiên cứu nhân vật trong sách Mác, bạn đã quen thuộc với các nhân vật nổi bật được đề cập trong Luca. Tuy nhiên, bạn sẽ rút tỉa ích lợi từ phần này trong sách giáo khoa, trong đó, Tenney giới thiệu các nhân vật trong Luca. Hãy để chân dung của các nhân vật trong Luca làm phong phú đời sống của bạn. 9. Rõ ràng Chúa Jesus là nhân vật trung tâm trong sách Tin Lành Mác. Ngài được phát họa bằng cách nào? .................................................................................................................................................................................................................................................

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG Mục Tiêu 5: Xác định vị trí trên bản đồ các địa điểm chính được đề cập đến trong Luca. Tuy sách giáo khoa không có phần Những Nét Đặc Trưng cho sách Luca, nhưng nó giới thiệu những phương diện độc đáo của sách tin lành này ở những phần khác. Hãy lật đến phần "Nội Dung" (trang 179-180 (175-176), và đọc để biết những nét đặc trưng độc đáo của Luca. Sau đó hãy lật sang phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" (trang 206-210 (203-206), và cẩn thận để ý phần tư liệu chỉ có trong Luca, cũng hãy lật đến các Phụ lục B, F, C trong tài liệu này và xem lại các bản về phép lạ, ẩn dụ, lời cầu nguyện của Đấng Christ. Việc này sẽ giúp bạn thấy điểm nhấn mạnh đặc biệt của Luca so với những điểm nhấn mạnh của các tác giả của sách Tin lành khác. Khi bạn nghiên cứu các bảng này, hãy học thuộc các sự kiện chính trong sách Luca theo đúng thứ tự thời gian. 10. Để học biết về dữ kiện địa lý quan trọng trong Luca, xin làm những việc sau đây:

Page 80: Tan uoc ( luot khao)

a. Lật đến bảng "Những Địa Điểm Được Đề Cập Trong Các Sách Tin Lành" (Phụ lục H trong tài liệu), hãy xác định các địa điểm được đề cập trong Luca và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn có liên quan đến mỗi địa điểm. b. Xác định các địa điểm này trên bản đồ Kinh Thánh của bạn cũng như trên "Bản Đồ Khoảng Cách" (phụ lục E). c. Lật đến phần "Mục Lục Địa Danh" ở bìa cuối sách giáo khoa. Hãy tìm đọc các miền trong sách giáo khoa đối với từng địa danh được đề cập trong Luca. Nhiều phân đoạn trong sách Luca sẽ làm phong phú cho đời sống và chức vụ của bạn. Nếu bạn không thể học thuộc, ít ra bạn cũng nên làm quen với nội dung và có thể xác định vị trí của những phân đoạn ấy bằng trí nhớ hoặc nhờ Thánh Kinh Phù Dẫn. Các "phân đoạn vàng ngọc" này là 1. Bài ca của Mari ...................................................................................1:46-55 2. Tiêu chuẩn Của Chúa Jesus Đối Với Chức Vụ .....................................1:18-19 3. Bổ Nhiệm Mười Hai Sứ Đồ ..................................................................6:12-16 4. Ví Dụ Về Người Samari Nhơn Lành ...................................................10:30-37 5. Lòng Mong Muốn của Cha Ban Ân Tứ Thánh Linh ............................11:11-13 6. Lời Khuyên Bảo Hãy Tìm Của Báu Trên Trời ....................................12:22-34 7. Ví Dụ về Người Con Trai Hoang Đàng ...............................................15:11-24 8. Sự Tái Lâm Trong Vinh Hiển Của Chúa .............................................21:25-28 9. Đại Mạng Lịnh Truyền Giáo và Sự Ban Cho Quyền Phép Lớn Lao ....24:46-49 Bạn đã học hết Bài 6. Hãy ôn lại cẩn thận các mục tiêu bài học để xem thử bạn có làm được yêu cầu của mục tiêu hay không. Nếu bạn không hiểu phần tài liệu nào, hãy ôn lại phần đó và các bài đọc có liên quan. Việc này giúp bạn khi làm bài tự trắc nghiệm.

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Câu nào nói KHÔNG ĐÚNG về Luca, tác giả của sách Luca - Công vụ. a) Ông là bạn và đồng nghiệp của Phao lô. b) Ông có ít nhiều lợi thế trong nghề thuốc.

Page 81: Tan uoc ( luot khao)

c) Ông là ngừơi Do Thái d) Ông là một sử gia lỗi lạc đầu tiên của hội thánh và là một nhà thân oan bằng văn chương cho Cơ Đốc giáo. 2. Sách Luca chắc chắn đã được viết ra sau a) Sách Giăng b) Sách Mathiơ c) Sách Mác d) Cơn bắt bớ của người Lamã (năm 64-68 SC) 3. Giáo lý nào KHÔNG ĐƯỢC Luca giới thiệu, C-NG KHÔNG được nhấn mạnh nhiều hơn các tác giả các sách Cộng quan khác? a) Sự cứu rỗi b) Sự xưng công bình c) Đức Thánh Linh d) Tư cách Đấng Mêsi của Đấng Christ. 4. Câu nào KHÔNG nói đúng về Luca? a) Sách Tin lành Luca chủ yếu là nói về lịch sử. b) Giáo lý được nhấn mạnh trong sách Luca. c) Luca có nhiều ví dụ chỉ có trong sách tin lành này. d) Luca tập trung vào sự ứng nghiệm các lời tiên tri về Đấng Mêsi của Chúa Jesus. 5. Ví dụ nào chỉ có trong sách Tin lành Luca? a) Người Samari nhơn lành. b) Người làm vườn gian ác. c) Hạt cải d) Chàng rể. 6. Trong đoạn 19, Luca kể cho chúng ta nghe về một người tên Xachê, kẻ làm đầu những kẻ thâu thuế đã nhận được sự cứu rỗi. Luca KHÔNG kể cho chúng ta điều nào trong các câu sau về Xachê? a) Ông là một người lùn. b) Ông đồng ý bồi thường gấp tư cho bất cứ ai bị ông lừa gạt. c) Ông là một người Xêlốt. d) Ông nói "Nầy tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo". 7. Trong thí dụ về người Pharisi và người thâu thuế trong 18:9-14, câu nào sau đây nói KHÔNG ĐÚNG về người Pharisi. a) Ông kiêng ăn hai lần một tuần. b) Ông được đề cao vì ông tự hạ mình. c) Ông dâng một phần mười mọi của cải mình d) Ông tạ ơn Đức Chúa Trời vì ông không phải người thâu thuế. 8. Luca ghi lại một buổi nói chuyện của Chúa Jesus (sau khi Ngài sống lại) với hai người trên đường Emmaút. Câu nào xác định đúng nhất vị trí của

Page 82: Tan uoc ( luot khao)

làng này. a) Khoảng 70 km ở phía Bắc Giêrusalem. b) Khoảng 15 km ở phía Đông Giêrusalem. c) Khoảng 13 km phía Tây Giêrusalem. d) Khoảng 5 km phía Nam Giêrusalem. GHÉP CẶP. Ghép mỗi lời mô tả phù hợp với câu Kinh Thánh hoặc câu giải nghĩa đúng. Bên phải sẽ có một câu đúng không sử dụng. Hãy cố gắng làm các câu này mà không xem đến Kinh Thánh. Sau đó, hãy tra xem các phân đoạn mà bạn không nhận ra. Bài tập này sẽ chuẩn bị bạn để xác định địa chỉ các phân đoạn Kinh Thánh then chốt bằng trí nhớ, và nó sẽ giúp bạn nhận biết một số các phân đoạn này trong phần đánh giá tiến bộ đơn vị của bạn. a) Chúa Jesus là Con Người. b) Bài ca của Mari c) Sách Công vụ d) Nêu tên 12 sứ đồ e) Chỉ được giới thiệu trong Luca mà thôi. f) Được gọi tên trong Mathiơ, Mác, Luca. g) Năm 60 SC h) Mong muốn của Cha là ban Đức Thánh Linh. i) Tiêu chuẩn của Chúa Jesus đối với chức vụ. j) Tìm kiếm của báu trên trời. k) Năm 45 SC l) Đại Mạng Lịnh và Sự Ban Cho Quyền Phép Lớn Lao. m) Ẩn dụ về người Samari nhơn lành....9 6:12-16 ...10 12:22-34 ...11 11:11-14 ...12 Niên hiệu viết sách Luca ...13 1:46-49 ...14 Xachari ...15 24:46-49 ...16 Luca đã viết sách này. ...17 4:18-19 ...18 10:30-37 ...19 Sứ đồ Giăng ...20 Chủ đề trung tâm của Luca.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Bạn nên dùng lời của mình ghi các ý này. a Ông chưa được thỏa mãn với các bảng tường trình khác sẵn có lúc đó.

Page 83: Tan uoc ( luot khao)

b Từ các nhân chứng trực tiếp hoặc từ những quan sát của bản thân. c Ông đã biết các sự kiện và đã công tác lâu dài với các tín đồ khác. d Chắc chắn ông là người có địa vị cao. e Ông đã có khả năng viết lách và biết cách giới thiệu sứ điệp của Đấng Christ một cách hợp lý, có hệ thống2. a, b, e, g và h là các câu đúng. 3. Câu nói của tôi sẽ như sau: Mục đích của Luca là viết một câu chuyện về tin lành có hệ thống, đầy đủ, chính xác về lịch sử. Việc giới thiệu Chúa Jesus trong tư cách một Con Người sẽ hấp dẫn cho toàn nhân loại. (câu nói của bạn về mục đích có điều gì giống với câu này không? Hãy nghiên cứu kỹ câu này, vì nó sẽ là chìa khóa để giúp bạn hiểu sách Luca). 4. Câu trả lời của bạn. 5. a Sự giáng sinh của Chúa Jesus. b Vấn đáp c Thiên sứ Gápriên, Mari, Êlisabét và Xachari. d Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, được giới thiệu cả về mặt thần tính lẫn mặt nhân tính. Nổi bật về giáo lý Đức Thánh Linh.6 a Chúa đi ngang qua Giêricô b Bài học theo đối tượng. c) Chúa Jesus và Xachê d) Con Người đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất. 7. a Hai người cầu nguyện trong đền thờ. b Một ví dụ c Người Pharisi và người thâu thuế. d Người hạ mình được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời. 8. a Hai người quay về Emmaút. b Vấn đáp c Hai người nam, Chúa Jesus và mười một môn đồ. c Môn đồ sẽ hoàn tất công tác của Ngài bằng quyền năng của Đức Thánh Linh. 9. Là một nhân vật thực tế trong lịch sử. 10. Câu trả lời của bạn.

Sách Tin Lành Giăng

Hơn bất cứ một sách Tin Lành nào khác, sách Tin lành Giăng bày tỏ cho chúng ta qui mô của lòng mong ước của Đức Chúa Trời được tương giao với tạo vật của Ngài. "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" (GiGa 3:16). Đức Chúa Jesus Christ, Con của Đức Chúa Trời, Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đã đến trần gian và ở giữa con người. Một sự bày tỏ tình yêu kỳ diệu biết bao! Con đã hiện hữu từ buổi đầu trong

Page 84: Tan uoc ( luot khao)

quyền năng sáng tạo, khi Đức Chúa Trời dựng nên con người và hà sanh khí vào con người. Con đã có mặt ở bên hữu Đức Chúa Cha trong suốt lịch sử thất bại của con người trong việc vâng lời và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Và Con đã có mặt khi Đức Chúa Trời, với lòng nhân từ thương xót đã dự bị một của lễ chuộc tội cho con người. Chúa Jesus Christ đã trở nên của lễ đó. Một hình ảnh yêu thương đẹp đẽ biết bao! Đấng sáng tạo để cho chính Ngài bị thương tích bởi chính tạo vật của Ngài, đổ mạng sống của Ngài ra để cứu lấy mạng sống của nhiều người! Lòng của Đức Chúa Cha chắc chắn đã phải đau đớn biết bao khi phải quay mặt khỏi Con Ngài khi Con mang lấy mọi tội lỗi của thế gian trên cây thập tự! Chúa Jesus, qua đời sống và qua sự chết của Ngài đã bày tỏ cho chúng ta tình yêu của Đức Chúa Cha "Ai thấy ta tức là đã thấy Cha" (14:9). Sách Tin lành Giăng là một sách tin lành của niềm tin. Nó là một bản ký thuật thật về đời sống và chức vụ của Đấng Christ, được viết ra nhằm mục đích để cho con người có thể tin Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời, và nhờ niềm tin đó tìm được sự tha thứ tội mình và được sự sống đời đời (20:30-31). Đó là sự khải thị trọn vẹn về tình yêu của Đức Chúa Trời đến nỗi dầu không có phần Kinh Thánh khác, con người vẫn có thể đọc sách này và tin. Nguyện bạn được khích lệ để chia xẻ sứ điệp của sách này cho những người chưa kinh nghiệm được tình yêu của Đức Chúa Trời, để họ cũng có thể biết Đức Chúa Trời và kinh nghiệm được quyền năng sáng tạo của tình yêu Đức Chúa Trời trong chính đời sống họ. Nguồn Gốc Niên Hiệu và Nơi Chốn Nội Dung Bố Cục Điểm Nhấn Mạnh Mục Đích Các Nhân Vật Những Nét Đặc Trưng Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Phát biểu các sự kiện cơ bản về nguồn gốc và tác giả của sách Tin Lành Giăng • Giải thích mục đích và điểm nhấn mạnh của Giăng. • So sánh nội dung và bút pháp của sách tin lành Giăng với các sách Tin Lành Cộng Quan. • Áp dụng các giáo lý chính về thần tánh của Đức Chúa Jesus Christ và mối liên hệ của con người với Con Đức Chúa Trời vào đời sống và chức vụ của bạn. 1. Đọc qua cả sách Tin Lành Giăng để nắm khái quát về sứ điệp của sách.

Page 85: Tan uoc ( luot khao)

Tra sách giáo khoa, trang 188-200 (185-197) để khai triển một bối cảnh thích hợp cho việc nghiên cứu này. Trong khi đó, cứ mở sẵn Kinh Thánh để tra các câu Kinh Thánh trưng dẫn có trong sách giáo khoa. 2. Học phần khai triển bài học như thường lệ, và làm bài tự trắc nghiệm khi đã học xong bài. 3. Ôn lại bài 3-7 để chuẩn bị cho bài đánh giá tiến bộ đơn vị. Hãy đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên rồi lấy ra Phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 2 và Tờ Bài Làm ra khỏi tập học viên, làm theo các chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi gởi về cho giáo viên ICI của bạn là người sẽ kiểm tra bài làm của bạn và chấm điểm cho bạn. để thân oan apologetic sự cáo chung consummation mè nheo importunate thiên kiến predilection

NGUỒN GỐC Tenney 188-191 (185-189) Vì bạn vừa đọc Kinh Thánh xong và các bài chỉ định trong sách giáo khoa về sách Giăng, chắc Bạn đã có một kiến thức tổng quát khá tốt về chúng. Bây giờ, bạn nên quay lại một số phần tài liệu trong sách giáo khoa và Kinh Thánh để ghi nhớ kỹ những nét quan trọng nhất. Chúng ta sẽ đi theo dàn bài đã cho ở đầu bài. Sách giáo khoa cũng đi theo một dàn bài tương tự, trừ ra phần "Những Nét Đặc Trưng". Dàn bài này sẽ giúp bạn xác định địa chỉ những câu trưng dẫn sách giáo khoa trong tài liệu này. Hãy viết ra mọi dữ kiện hay mọi ý kiến có ý nghĩa nào đến với bạn, phần ghi chép của bạn sẽ giúp ích khi bạn ôn bài, và chúng cũng sẽ cung cấp tư liệu hay để bạn dùng trong chức vụ mình. 1. Phần bài đọc tóm tắt này sẽ gây ấn tượng cho bạn về quan điểm truyền thống cho rằng tác giả của sách Tin Lành Giăng là sứ đồ Giăng. Từ một lượng lớn dữ kiện tiểu sử có trong phần Tác Giả, hãy kể ra vắn tắt các yếu tố quan trọng nhất về tiểu sử của ông. Sau đó, hãy nghiên cứu chúng cho đến khi bạn cảm thấy bạn đã biết rõ về Giăng. Bạn có muốn trở nên giống như ông không? Hãy viết ra những điều mà bạn đã khám phá trong các đề tài sau về Giăng. a. Gia đình ................................................................................................................................................................................................................................................................b. Tuổi thọ .......................................................................................................................

Page 86: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

..............c. Nơi ông sống vào cuối đời ..................................................................................................................................................................................................................................d. Dân tộc và ngôn ngữ .........................................................................................................................................................................................................................................e. Nơi sinh ................................................................................................................................................................................................................................................................f. Mối liên hệ với Chúa Jesus ...................................................................................................................................................................................................................................g. Nghề nghiệp ban đầu và các đồng nghiệp. ............................................................................................................................................................................................................h. Vai trò của ông trong các sự kiện của sự phục sinh. ..........................................................................................................................................................................................

NIÊN HIỆU VÀ NƠI CHỐN Tenney 191-192 (189) Khi bắt đầu đọc phần này bạn sẽ thấy việc viết sách Giăng được phỏng đoán khác nhau giữa hai niên hiệu cách nhau đến 100 năm. Các học giả Kinh Thánh phái bảo thủ thường xác định việc viết sách tin lành Giăng ngay trước cuối thế kỷ đầu tiên. Bạn nên nhớ rằng năm 90 SC là niên hiệu đáng chấp nhận nhất. Sách giáo khoa đưa ra thông tin về nơi viết sách Giăng. Những điểm quan trọng nhất bạn cần phải biết là: 1 Được viết trong môi trường Dân Ngoại. 2 Được viết trong vùng Tiểu Á. 3 Rất có thể được viết tại Êphêsô. 4 Được viết sau khi hội thánh đã đạt đến mức độ trưởng thành.

Page 87: Tan uoc ( luot khao)

2. Để ý niên hiệu được chấp nhận đối với việc viết sách Giăng và các sách Cộng quan. Sách tin lành Giăng được viết ra khi nào so với các sách Cộng quan.

NỘI DUNG Tenney 192-193 (189-191) Khi chúng ta nghiên cứu nội dung sách Giăng, chúng ta đang xem xét hầu như là một tài liệu mới. Các học giả đã xác định rằng có lẽ 92% nội dung của sách Giăng không xuất hiện trong các sách tin lành kia. Chữ đầu phần này trong sách giáo khoa cho chúng ta thấy mục đích viết sách Giăng. Tenney chỉ ra rằng "Chìa khóa của nội dung sách Tin Lành Giăng" được chính tác giả đưa ra trong 20:30-31. Hãy học thuộc những câu này, những câu ấy sẽ mở mang kiến thức của bạn về sách Giăng. Bạn sẽ thấy có một điểm nhấn mạnh vững vàng trong các câu này về thần tính của Đấng Christ. Thực ra, đây là chủ đề chính xuyên suốt cả sách, vì cớ Giăng muốn miêu tả Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời. 3. Để ôn lại các chủ đề chính của bốn sách Tin Lành, hãy viết vào sau mỗi sách Tin lành chữ nào mô tả đúng nhất thuộc tánh của Chúa Jesus mà sách đó nhấn mạnh. a. Mathiơ nhấn mạnh .....................................................................................................b. Mác nhấn mạnh ..........................................................................................................c. Luca nhấn mạnh ........................................................................................................d. Giăng nhấn mạnh ........................................................................................................Có lẽ đây là lúc thích hợp để khai triển thêm việc đối chiếu bốn sách tin lành. Có bốn lời tiên tri trong Cựu ước mà các học giả Kinh Thánh đã thấy là giống với bốn điểm nhấn mạnh trên. Hãy đọc bốn phân đoạn trưng dẫn này (khung 7.1) và sau đó nghiên cứu những đối chiếu trong bảng này. CÁC LỜI TIÊN TRI CỰU ƯỚC TRONG CÁC SÁCH TIN LÀNH Khi bạn đọc qua phần "Nội Dung", hãy ghi ra ba từ chìa khóa. Phân đoạn cuối cùng trong phần này là một bảng tóm tắt hay về điều mà những từ phép lạ, tin và sự sống thực hiện trong sách Giăng. 4. Dùng lời của bạn giải thích vắn tắt ý nghĩa của từng chữ trong ba chữ chìa khóa trong sách tin lành Giăng. a. Phép lạ ........................................................................................................................b. Tin

Page 88: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

..c. Sự sống ......................................................................................................................BỐ CỤC Tenney 193-197 (191-195) Bố cục của sách Giăng được sắp xếp vây quanh chữ chìa khóa Tin. Cấu trúc của sách thích hợp với một bố cục đơn giản hợp lý. Hãy xem bố cục này khi bạn nghiên cứu nội dung sách Giăng. Nó sẽ giúp bạn nhớ các phần chính của sách và đi theo diễn tiến của các sự kiện. Giăng đã chọn một số sự kiện và phép lạ nhất định để ông có thể kết hợp quanh đó các đề tài hoặc các giáo lý giới thiệu về sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Những giải thích của Giăng về các phép lạ thường mang tính triển khai rộng. Vì vậy, sách Giăng được đặc trưng bởi các lời giải thích này hay các bài giảng về nhiều đề tài khác nhau. Ông có mười hai bài giảng không được ghi lại trong ba sách tin lành kia. Trong danh sách dưới đây, phần trưng dẫn cho mỗi bài giảng được đính kèm theo một câu mô tả vắn tắt cho đề tài. Hãy đọc danh sách này nhiều lần để ghi nhớ được các đề tài này, vì chúng là trọng tâm của sách tin lành Giăng. Hãy chọn bốn bài giảng nào bạn biết ít nhất về chúng, hãy lật phần Kinh Thánh trưng dẫn và đọc từng chủ đề. Khi bạn đọc, hãy nhớ trong đầu mình mục đích và ba chữ chìa khóa của Giăng. Việc này sẽ giúp bạn nắm được ý nghĩa trọn vẹn của từng bài giảng và sẽ nêu cho bạn các lẽ thật quý giá để chia xẻ cho nhiều người được bạn chăm sóc. 1. Sự tái sinh tâm linh .....................................................................................3:1-21 2. Sự sống đời đời ...........................................................................................4:4-26 3. Nguồn và lời chứng của sự sống đời đời ...................................................5:19-47 4. Bánh sự sống ............................................................................................6:26-59 5. Nguồn Lẽ Thật .........................................................................................7:14-29 6. Sự Sáng của thế gian ................................................................................8:12-20 7. Đối tượng thật của đức tin .........................................................................8:21-30 8. Sự tự do thuộc linh ....................................................................................8:31-59

Page 89: Tan uoc ( luot khao)

9. Người Chăn Hiền Lành ..............................................................................10:1-21 10. Sự hiệp một của Đức Chúa Trời ............................................................10:22-38 11. Đấng Cứu Chuộc của thế gian ..............................................................12:20-36 12. Tương lai ở với Đấng Christ và Đức Thánh Linh ..............................13:31-16:33 5. Giăng tuyển chọn cẩn thận các sự kiện ghi lại trong sách tin lành của mình để a) Đưa vào toàn bộ các phép lạ của Chúa Jesus. b) Đưa vào toàn bộ các bài giảng của Chúa Jesus. c) Bày tỏ quyền năng và thần tánh của Đấng Christ. d) Giới thiệu nhiều nhân vật khác nhau đã được sự sống của Chúa Jesus đụng chạm đến họ. 6. Sách tin lành Giăng giới thiệu Đức Chúa Jesus là a) Con Người b) Dòng dõi của Ápraham c) Ngôi Lời trở nên xác thịt d) Chúa của Dân Ngoại. 7. Lời Chúa Jesus kêu gọi mọi người tin Ngài được căn cứ trên a) Đức tin đui mù của họ. b) Những lời tuyên bố của Ngài về thần tánh c) Khả năng của Ngài dùng lời nói để thuyết phục họ. d) Những sự kiện và những vấn đề rõ ràng. 8. Hai nguyên tắc đối kháng nhau mà chúng ta thấy trong suốt sách Giăng ấy là: a) Tin và không tin b) Tha thứ và không tha thứ c) Sự ích kỷ và sự vị tha. d) Hành động và không hành động.

ĐIỂM NHẤN MẠNH Tenney 197-198 (195-196) 9 Hãy đọc hết phần này trong sách giáo khoa và cầm sẵn viết chì, đánh dấu vào bốn đặc trưng chính của sách Giăng. Sau đó, hãy dùng lời của bạn để viết chúng vào dưới đây. a. ....................................................................................................................................

Page 90: Tan uoc ( luot khao)

b. ....................................................................................................................................c. ....................................................................................................................................d. ....................................................................................................................................10. Bây giờ hãy xem lại các phân đoạn đề cập đến mỗi đặc trưng này. Hãy nêu một ví dụ cho từng đặc trưng. Cũng như việc bạn đã làm trong hai bài trước, hãy lật đến phần "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" (trang 206-210 (203-206) và để ý kỹ phần tư liệu của riêng sách Giăng. Cũng hãy lật đến phụ lục B, F và C trong tài liệu hướng dẫn này. Hãy xem các bảng nói về phép lạ, ẩn dụ, lời cầu nguyện của Chúa Jesus. Việc này sẽ giúp bạn thấy điểm nhấn mạnh đặc biệt của Giăng khi đối chiếu với các tác giả các sách tin lành kia. Khi nghiên cứu các bảng này, hãy cố gắng nhớ các sự kiện chính trong sách Giăng theo đúng thứ tự thời gian.

MỤC ĐÍCH Tenney 198-199 (196-197) Tenney chỉ ra rằng Giăng đã có một mục đích kép khi viết sách tin lành Giăng. Một là để thân oan. Bằng cách nói này, Tenney muốn nói rằng Giăng đã viết sách này để khiến độc giả tin Tin lành. Mục đích thứ hai của Giăng khi viết sách này là để bổ sung, tức là ông muốn thêm vào hay là điền cho đủ các bản ký thuật khác. Có lẽ cách nói tốt nhất ấy là Giăng muốn bày tỏ tin lành từ một quan điểm khác để được đến với một nhóm độc giả đặc biệt. Bạn đã biết 20:31 là câu Giăng công bố mục đích viết sách của mình. Trong câu này, Giăng tỏ ra rằng ông muốn thuyết phục độc giả tin nơi thần tánh của Đấng Christ. Đây là lập trường mà ông khai triển trong sách tin lành của mình. Mục đích này là để bổ sung cho các sách tin lành khác. Như chúng ta đã thấy trước đây trong tài liệu này, Mathiơ nhấn mạnh tư cách Đấng Mêsi, Mác nhấn mạnh đến tư cách Đầy Tớ, Luca nhấn mạnh tư cách Con Người. Và Giăng nhấn mạnh đến Thần tánh. Mỗi một điểm nhấn mạnh một lập trường cần yếu và tất cả đem lại toàn cảnh cuộc đời và công tác của Đấng Christ. 11. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG a) Sách tin lành Giăng được gọi là một sách thân oan, vì nó là một bài giảng luận có hệ thống để binh vực niềm tin Cơ Đốc.

Page 91: Tan uoc ( luot khao)

b) Sách tin lành Giăng chứa nhiều thông tin đã có trong các sách cộng quan rồi. c) Khi chúng ta nói sách tin lành Giăng bổ sung cho các sách cộng quan, chúng ta muốn nói rằng nó thêm vào cho các sách kia (hay là điền vào) các chi tiết mà các sách kia không có. d) Các chi tiết Giăng đưa ra đôi khi mâu thuẫn với các sách kia. e) Các câu chuyện về các sự kiện do Giăng ghi lại nhiều khi bổ sung cho các bản ký thuật kia trong cùng những sự kiện đó, nhưng không hề mâu thuẫn với chúng.

CÁC NHÂN VẬT Tenney 199-200 (197) Giăng sử dụng nhiều nhân vật để đại diện cho niềm tin hoặc sự không tin nơi Đấng Christ. Không có một sách tin lành nào khác cung cấp một nhóm đại diện như thế. Giăng vẽ lên những bức chân dung rất sinh động của từng nhân vật bằng các hành động, lời nói và các phản ứng. Hãy lật ra bảng "Các Nhân Vật Được Đề Cập Trong Các Sách Tin Lành", phụ lục G trong tài liệu này. Hãy chọn các nhân vật mà bạn biết về họ ít nhất và các nhân vật nào hấp dẫn bạn nhiều nhất. Sau đó, đọc các câu trưng dẫn về họ trong Giăng. Ông sẽ thực sự khiến cho các nhân vật này "trở nên sống động" đối với bạn. 12. Câu nào là lời giải thích chính xác về sự khai triển chân dung nhân vật của Giăng. a) Dầu các câu chuyện về các sự kiện liên quan đến nhân vật nào đó đem lại cho chúng ta một bức tranh sống động của các nhân vật này, nhưng chủ ý là ông trình bày các nguyên tắc của niềm tin hoặc lòng vô tín. b) Ngoài một vài nhân vật chính ra, Giăng không để lại cho chúng ta một hình ảnh rõ ràng về những cá nhân có liên quan trong các sự kiện mà ông ghi lại, vì đây không phải là chủ ý của ông khi viết sách.

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG Những địa điểm mà các sự kiện diễn ra trong 50 ngày cuối của Đấng Christ trên trần gian này rất quan trọng. Hãy lật đến bảng "Những Địa Điểm Được Đề Cập Trong Các Sách Tin Lành", phụ lục H trong tài liệu này. Hãy đối chiếu các địa danh được đề cập trong từng sách tin lành trong tuần lễ trước khi Chúa bị đóng đinh, thời gian xử án và bị đóng đinh của Chúa Jesus, và 40 ngày sau khi Ngài phục sinh. Hãy nghiên cứu bản đồ Giêrusalem và khu ngoại vi, và xác định vị trí của mọi địa điểm mà Chúa Jesus đã trãi qua trong 50 ngày cuối cùng của Ngài trên trần gian. Khung 7.2 Một nét đặc trưng khác cần xem xét là những buổi xử án Chúa Jesus. Chúng được đưa ra như sau:

Page 92: Tan uoc ( luot khao)

CÁC BUỔI XỬ ÁN ĐẤNG CHRIST Tòa án tôn giáo BUỔI XỬ ÁN QUAN ÁN TRƯNG DẪN 1 2 3 Toà Án Dân Sự 4 5 6 Hãy tham khảo "Sự Hài Hòa Trong Đời Sống Đấng Christ" (trang 206-210 (203-206)) trong sách giáo khoa để hiểu diễn tiến thời gian của những sự kiện trong những ngày cuối cùng này. Khi chúng ta đến phần xem xét "các phân đoạn khuôn vàng thước ngọc" trong sách Giăng, những lựa chọn tùy sở thích của chúng ta thật lớn lao. Vì có quá nhiều những phân đoạn thiêng liêng và đẹp đẽ trong Giăng, nên chúng ta không thể liệt kê toàn bộ các phân đoạn đó. Tuy nhiên, các phân đoạn mà chúng ta đã chọn dưới đây sẽ làm phong phú đời sống và chức vụ của bạn. Hãy cố gắng học thuộc ít nhất một nửa trong mỗi loại. Bạn nên quen thuộc với nội dung và địa chỉ của tất cả các phân đoạn này đến nỗi bạn có thể xác định chúng bằng trí nhớ hay bằng Thánh Kinh Phù Dẫn. Bảy phân đoạn "Ta Là" chính yếu: 1. Ta Là Bánh của Sự Sống ...........................................................................6:35 2. Ta là Sự Sáng của Thế Gian ..............................................................8:12, 9:5 3. Ta Là Cái Cửa ..........................................................................................10:7 4. Ta Là Người Chăn Hiền Lành ...........................................................10:11, 14 5. Ta Là Sự Sống Lại và Sự Sống ...............................................................11:25 6. Ta Là Đường Đi Lẽ Thật và Sự Sống ........................................................14:6 7. Ta Là Gốc Nho Thật ..................................................................................15:1 Các phân đoạn khác 8. Đoạn mở đầu của Giăng (thần tánh, công tác trước khi nhập thể, và sự

Page 93: Tan uoc ( luot khao)

nhập thể của Đấng Christ) ...................................................................................1:1-14 9. Tóm tắt Tin Lành .................................................................................3:16-21 10. Lời hứa trọng đại của Đấng Christ về Đức Thánh Linh ......................7:37-39 11. Lời Hứa Của Chúa Jesus Về Việc Sắm Sẵn Một Chỗ và Sự Tái Lâm ...14:1-3 12. Lời Hứa Của Chúa Jesus Về Đấng Yên Ủi (Đấng Binh Vực) ...........14:13-16

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước câu đúng và chữ S vào trước nếu là câu sai. .....1 Phần lớn nội dung sách Tin Lành Giăng không xuất hiện trong các sách Tin Lành khác. .....2 Giáo lý trung tâm trong sách Tin Lành Giăng là thần tánh của Đấng Christ. .....3 Tác giả sách Tin lành Giăng là người đầu tiên qua đời trong số mười hai sứ đồ. ....4 Sách tin lành Giăng xác quyết rằng Chúa Jesus đã hiện diện với Đức Chúa Cha trong buổi sáng thế. .....5 Sách Tin lành Giăng chủ yếu được gởi cho độc giả người Lamã. .....6 Sách Tin lành Giăng là sách tin lành thứ ba được viết ra. .....7 Chúa Jesus bị xét xử tại tòa án ba lần trước khi bị đóng đinh. .....8 Ba chữ quan trọng trong nội dung sách Giăng là phép lạ, tin và sự sống. .....9 Thời kỳ Hội Nghị trong bố cục sách Giăng theo Tenney vừa chỉ về sự dạy dỗ đặc biệt của Chúa Jesus cho các môn đồ, vừa chỉ về sự trò chuyện đặc biệt của Chúa Jesus và Đức Chúa Cha. ....10 Sự xưng công bình chung quyết cho niềm tin ấy là sự sống lại của Đấng Christ. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 11. Giăng có thể được gọi là vị sứ đồ của a) Hành động b) Sự hạ mình c) Lòng nhịn nhục d) Tình yêu thương 12. Giăng đã ghi lại các phép lạ của Đấng Christ để dân sự sẽ a) Được chữa lành b) Tin

Page 94: Tan uoc ( luot khao)

c) Kinh ngạc d) Tìm kiếm các phép lạ. 13. Từng trãi cao nhất mà một người có thể nhận lãnh được là a) Sự sống thiên thượng mà Đức Chúa Trời ban cho người tin nơi Đấng Christ. b) Tình yêu đồng loại. c) Sự chữa lành thuộc thể hoặc tinh thần. d) Một sự hiểu biết Kinh Thánh rõ ràng và các từng trãi thuộc linh mầu nhiệm. 14. Để giới thiệu nhiều giáo lý khác nhau trong sự khải thị của Đức Chúa Trời, Giăng đã a) Vay mượn rất nhiều từ các sách tin lành khác. b) Tránh dùng những ví dụ cụ thể trong chức vụ của Đấng Christ. c) Liên tục trưng dẫn Kinh Thánh Cựu ước cho cùng đề tài. d) Tiếp theo sau việc mô tả các sự kiện hoặc các phép lạ bằng các bài giảng luận liên hệ. 15. Giăng có hai mục đích khi viết sách Tin lành của Giăng. Một là khiến độc giả tin tin lành. Mục đích kia là a) Để được công nhận là một trong các sứ đồ thân thiết nhất với Chúa Jesus. b) Huấn luyện các môn đồ không ở cùng Chúa Jesus trong khi Ngài thi hành chức vụ trên trần gian. c) Điền vào, hay thêm vào cho những điều đã được ghi lại trong các sách Tin lành khác. d) Định tội những người đã chối bỏ Chúa Jesus khi Ngài thi hành chức vụ trên trần gian. 16. Phần nào có trong sách Giăng a) Bài ca của Mari b) Bảy câu nói "Ta Là" của Đấng Christ. c) Câu chuyện Chúa Giáng sinh. d) Ẩn dụ về hạt cải. 17. Những phần kết hợp nào được mô tả trong sách tin lành Giăng? a) Giống như chim ưng mang tính thuộc linh, Chồi của Đức Giêhôva. b) Viết cho người Do Thái, mang tính tiên tri, giống như sư tử. c) Con người trọn vẹn, mang tính lịch sử, Con Người. d) Mang tính thực tiễn, giống như bò đực; Đầy Tớ ta là Chồi Mống. 18. Câu nào KHÔNG phải là đặc trưng chính của sách Giăng. a) Vốn từ ngữ đặc biệt b) Các ẩn dụ c) Nhấn mạnh nhân tính của Đấng Christ. d) Nhấn mạnh thần tính của Đấng Christ.

Page 95: Tan uoc ( luot khao)

TRẢ LỜI NGẮN: Viết vào khoảng trống câu trả lời bổ sung hoàn chỉnh nhất cho mỗi câu. 19 a Mathiơ giới thiệu Đấng Christ trong tư cách ...............................................................b Mác giới thiệu Đấng Christ trong tư cách .....................................................................c Luca giới thiệu Đấng Christ trong tư cách ....................................................................d Giăng giới thiệu Đấng Christ trong ............................................................................20. Trong sách Tin lành Giăng, Đức Chúa Trời bày tỏ Chính Ngài qua.........................., đem lại kết quả là mới..................................................... ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 2 Bây giờ hãy ôn lại Bài 3 đến Bài 7 để chuẩn bị cho phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 2. Bạn sẽ tìm thấy nó và tờ bài làm trong tập học viên. Hãy trả lời hết mọi câu hỏi và đừng tham khảo sách giáo khoa hoặc tài liệu này. Hãy gởi tờ bài làm cho giáo viên ICI kèm theo mọi tư liệu theo yêu cầu ở bìa tập học viên. Sau đó, bạn có thể học tiếp bài 8

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Con của Xêbêđê và Salômê, chắc bà là em của Mari, mẹ Chúa Jesus. b. Người còn sống cuối cùng trong mười hai sứ đồ, có lẽ là đã qua đời vào cuối thế kỷ thứ nhất. c. Sống những năm tuổi già tại Êphêsô. d. Là người Do Thái viết bằng tiếng Hylạp nhưng có thói quen lấy ý trong tiếng Aram. e. Là người Palestine bản thân có kiến thức về quê hương, Giêrusalem về xứ Giuđê, Galilê và Samari. f. Là một nhân chứng trực tiếp cho các việc làm và sự dạy dỗ của Chúa Jesus từ lúc khởi đầu chức vụ của Ngài và rất gần gũi với Chúa Jesus trong tuần lễ thương khó. g. Là một đồng nghiệp cùng đánh cá với anh mình là Giacơ, và với Anhrê và Phierơ, ít ra cũng là như vậy trước khi ông đi theo Chúa Jesus. h. Là một trong những người đầu tiên đến thăm ngôi mộ trống, đã thấy vải liệm mở ra, không có xác ở trong, và đã tin (GiGa 20:8). 2. Theo các học giả Kinh Thánh, sách Giăng được viết ra sau cùng. 3. a Tư cách Đấng Mêsi b Tư cách Đầy Tớ c Tư cách Con Người

Page 96: Tan uoc ( luot khao)

d Thần tánh 4. a Phép lạ là bằng chứng cho quyền năng thiên thượng của Đức Chúa Jesus. b Tin chỉ về toàn bộ lời cam kết phó thác đời sống của một người cho Đấng Christ. c Sự sống nói về một bản tánh mới của tín đồ và điều mà nó đem lại cho người ấy trong Đấng Christ. 5 c) 6. c 7 d Những sự kiện và những vấn đề rõ ràng. 8. a 9. a Nhấn mạnh mối liên hệ cá nhân của Chúa Jesus với con người. b. Sử dụng vốn từ ngữ đặc biệt. c Nhấn mạnh thần tính của Chúa Jesus. d Nhấn mạnh nhân tính của Chúa Jesus. 10. Xem các ví dụ của Tenney (trang 197-198 (195-196) 11. a, c và e là các câu đúng. 12. a

Thời Kỳ Bành Trướng: 29-60 S.C Sự Thành Lập Và Chuyển Biến Của Hội Thánh

Các sách Tin Lành mà chúng ta vừa nghiên cứu bắt đầu bằng sự giáng sinh của Đấng Christ và kết thúc với sự chết và sự sống lại của Ngài. Sách Công vụ bắt đầu với sự khai sinh của Hội Thánh, nhưng theo đúng ý nghĩa là đoạn cuối cùng chưa được viết ra, vì câu chuyện của Hội Thánh vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Có ba nhân vật chính trong sách Công vụ là Phierơ, Phao Lô và nhân vật quan trọng hơn cả là Đức Thánh Linh. Khi Chúa Jesus về trời, chức vụ của Ngài giữa vòng con người vẫn không chấm dứt. Ngài đã sai một "Đấng Yên Ủi khác", Một Đấng không bị ràng buộc bởi những giới hạn của con người. Một nhóm môn đồ bé nhỏ, lúng túng đã trở thành một tập thể tín đồ được Đức Thánh Linh điều khiển, sứ điệp cứu rỗi của họ đã làm đảo lộn thế giới. Chức vụ của Phierơ chủ yếu là ở giữa những người Do Thái ở gần thành Giêrusalem, trong khi Phao lô được kêu gọi vào một chức vụ phổ biến hơn, là chức vụ cho Dân Ngoại. Bản ký thuật trong sách Công vụ là bản ký thuật về sự xức dầu của Đức Thánh Linh trên hai người này và về sự tuôn đổ Thánh Linh trên Hội Thánh, là thân thể của Đấng Christ. Hội Thánh đã tiếp tục tăng trưởng suốt nhiều thế kỷ và ngày nay, Hội Thánh đã đến tại mọi nơi trên địa cầu này. Và cũng đồng một Đức Thánh Linh ấy vẫn hành động

Page 97: Tan uoc ( luot khao)

trong Hội Thánh hiện nay, cảm động tấm lòng của nhiều người bằng quyền năng cáo trách, ban quyền năng để hầu việc cho những kẻ đã được cứu chuộc. Bản ký thuật về Hội Thánh đầu tiên gồm có những đắc thắng và những thất bại, những niềm vui và những nỗi buồn, sự tăng trưởng và sự bắt bớ. Khi nghiên cứu, lòng của chúng ta sẽ được thôi thúc để rao giảng tin lành và hầu việc Chúa với cùng một lòng sốt sắng đã được thể hiện qua những tín đồ đầu tiên được đầy dẫy Đức Thánh Linh, mà ảnh hưởng của họ trên thế gian này đã vươn tới tận thế kỷ hai mươi này! Sự Thành Lập Hội Thánh Bản Ký Thuật: Sách Công Vụ Nền Tảng Sự Tản Lạc Lần Thứ Nhất Sự Chuyển Biến Của Hội Thánh Sự Giảng Đạo Tại Samari Hoạn Quan Êthiôbi Sự Hoán Cải Của Phao Lô Sự Giảng Đạo Của Phierơ Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Giải thích mối liên hệ giữa sách Luca và sách Công vụ. • Biết được mục đích của sách Công vụ gồm kế hoạch của sách, nguồn năng quyền và những nhân vật mà qua họ mục đích ấy được hoàn thành. • Tóm tắt các đề tài và các sự kiện có ý nghĩa trong mười một đoạn đầu của sách. • Áp dụng kiến thức đã gặt hái được từ Hội Thánh được sanh bởi Đức Thánh Linh, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, được Đức Thánh Linh ban quyền năng, được Đức Thánh Linh dẫn dắt của thế kỷ đầu tiên để có được sự tăng trưởng tâm linh của chính bạn, và để có một chức vụ kết quả trong Hội Thánh ở thế kỷ hai mươi này. 1. Đọc Cong Cv 1:1-11:18 từ đầu đến cuối để nắm khái quát về sứ điệp của nó. Hãy tra xem tư liệu trong sách giáo khoa, các trang 231-253 (229-249). Trong khi đọc sách giáo khoa, bạn cứ mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa. 2. Đang khi đọc Kinh Thánh hay các sách khác, bạn có bắt gặp những từ bạn không hiểu hay không? Bạn có thực hành để tìm định nghĩa của những từ đó trong từ điển chăng? Bạn sẽ hiểu rõ hơn về giáo trình này nếu bạn tiếp tục sử dụng từ điển và phần từ vựng của các từ then chốt ở cuối tài liệu này. 3. Nghiên cứu bài học như thường lệ, kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp và tham khảo Kinh Thánh, sách giáo khoa và tài liệu này khi cần thiết.

Page 98: Tan uoc ( luot khao)

Các cử tri constituency vạch ra tiêu chuẩn normative phạm tội ly giáo schismatic đồng bộ hóa synchronized vượt trội transcended tính phổ thông universality

SỰ THÀNH LẬP HỘI THÁNH Tenney 231-242 (229-240); 1:1-8:3 Sách giáo khoa chỉ ra rằng có "một khoảng cách lớn lao" giữa một nhóm nhỏ các môn đồ đã nhận được mạng lệnh rao giảng danh Đấng Christ cho mọi dân tộc so với một Hội Thánh năng động non trẻ đã nhanh chóng đem Tin Lành cho thế giới đương thời. Tenney nêu lên bảy câu hỏi liên kết với nhau về cách "khoảng cách" này có thể được nối với nhau thế nào. Ông khẳng định rằng sách Công vụ cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi này. Sách Công vụ là quyển thứ hai trong bộ sách lịch sử của Luca nói về các việc làm và sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Trong quyển thứ nhất (sách Tin lành Luca) ông ghi lại những điều Chúa Jesus đã đích thân làm và dạy. Trong quyển thứ nhì (Sách Công vụ), ông ghi lại điều mà chúa Jesus đã tiếp tục làm và dạy dỗ qua các Cơ Đốc nhân được mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh. Trong khi nguồn thông tin của Luca cho quyển thứ nhất là những người cung cấp thông tin đã chứng kiến trực tiếp và đáng tin cậy, thì điều ông kể lại trong quyển thứ nhì xuất phát từ từng trải trực tiếp và đáng tin cậy. Trong khi quyển thứ nhất giới thiệu đời sống và chức vụ của Đấng Christ, quyển thứ nhì giới thiệu sự khai sinh và phát triển của Hội Thánh. Vì vậy, chúng ta có quyền xem sách Công vụ như là cuốn tiếp theo của sách tin lành Luca và lời giới thiệu cho các sách Thư Tín hoặc như là phần kết luận cho các sách Tin Lành và như là phần mở đầu cho các sách Thơ Tín. Mục đích của sách Công vụ được phát biểu rất hay trong 1:1-8 để tiếp tục các việc làm và sự dạy dỗ của Đấng Christ. Những câu này hứa về quyền năng để làm trọn mục đích này. Chúng cũng quy định kế hoạch để mục đích này được tiến hành. 1:8 nêu ra rõ ràng ba đặc trưng này trong mục đích của sách Công vụ, và dường như nó cung cấp chìa khóa cho bố cục của sách Công Vụ. 1. Đọc 1:8 rồi điền vào bảng sau bằng phần của câu Kinh Thánh áp dụng cho từng đặc trưng trong mục đích của sách Công vụ. a Mục đích ..........................................................................................................................b Quyền năng ..........................................................................................................................

Page 99: Tan uoc ( luot khao)

.............................................................c Kế hoạch 1...........................................................2...........................................................3........................................................................................................................Chúng ta đã nghiên cứu quyền tác giả của sách Công vụ rất chi tiết trong bài 6. Trong bài đó, chúng ta thấy Luca một thầy thuốc người Hylạp, đã đóng góp một phần rất lớn cho Cơ Đốc giáo qua một tác phẩm gồm hai quyển. Bạn có thể tưởng tượng lịch sử Hội Thánh sẽ như thế nào nếu không có sách Công vụ? Khi chúng ta tiếp tục phần khai triển bài học, chúng ta sẽ xem xét một số các đóng góp này. Địa điểm và niên hiệu viết sách có lẽ là tại Lamã vào khoảng 63 SC, ngay lúc cuối sự nghiệp của sứ đồ Phaolô và ngay trước trận đại hỏa hoạn của Nêrô tại Lamã vào năm 64 SC. Bản Ký Thuật: Sách Công vụ Tenney 231-239 (230-237) Bây giờ bạn lật ra 1:1-5 và đối chiếu với LuLc 1:1-4 và 24:46-53. Bạn có thể thấy rất rõ rằng sách Công vụ là cuốn tiếp theo của sách Luca và cùng chia xẻ một mục đích chung. Hơn nữa, bạn có thể sẽ cảm nhận được mối liên hệ mật thiết giữa hai sách này của Luca. Trong bố cục trang 232 (230) sách giáo khoa và trong phần thảo luận nội dung trong cuối trang 239 (giữa trang 237), tác giả khảo sát toàn bộ sách Công vụ để giúp bạn có cái nhìn từ xa về sách Công vụ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chi tiết hơn của chúng ta trong bài này cũng chỉ đưa chúng ta đến Cong Cv 11:18. Trong sách giáo khoa (trang 232 (230)), Tenney nói rằng 1:8 cung cấp một bố cục theo địa lý cho cả sách. Chúng ta đã thấy lẽ thật này trong phân đoạn trên, khi chúng ta thảo luận về mục đích của sách. Thực ra, Hội Thánh đã đi theo kế hoạch đã quy định trong 1:8 - đem tin lành đến cho Giêrusalem trước, rồi đến xứ Palestine ("...xứ Giuđê, xứ Samari..." và cuối cùng là đến Rôma và thế giới nói chung ("cho đến cùng trái đất"). Điều quan trọng đáng lưu ý ấy là các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã không chạy bá vơ. Trái lại, họ đã đi theo kế hoạch truyền giảng tại các thành phố chủ chốt, từ đó Tin lành đã có thể tuôn trào ra thành những vòng lan rộng không dứt. Một vài thành phố mang tính chiến lược này ấy là: Antiốt, Icôni, Líttrơ, Đẹtbơ, Êphêsô, Philíp, Têsalônica, Côrinhtô, và Rôma. Đến đây, việc làm quen với các địa danh có ý nghĩa trong sách Công vụ sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu của bạn. Trên bản đồ Kinh Thánh của bạn trang 236-237 (238-239)) sách giáo khoa, hãy xác định vị trí của mọi địa điểm nào trong danh sách trên mà bạn không thể xác định

Page 100: Tan uoc ( luot khao)

chính xác bằng trí nhớ. Sau đó khi bạn đọc sách giáo khoa và sách Công vụ, bạn hãy sẵn sàng học thêm về mỗi địa điểm được đề cập. Trong đoạn văn thứ ba trên trang 232 (đoạn đầu trang 231) sách giáo khoa, tác giả nêu ra một đặc trưng lý thú khác của sách Công vụ. Sách này có thể chia bố cục bởi nhiều câu khác nhau, theo sự tăng trưởng về số lượng và về tâm linh của tín đồ. Hãy lật đến những câu trưng dẫn mà sách giáo khoa đưa ra về sự tăng trưởng đó và đọc chúng trong sách Công vụ. Bạn có thể đánh dấu hoặc đánh số chúng trong Kinh Thánh của bạn theo một cách nào đó. Đoạn văn cuối trang 232 (đoạn thứ nhì trang 231) bàn đến cách thứ ba để chia bố cục sách Công vụ dựa trên những nhân vật chính. Họ là Phierơ, Êtiên, Banaba, Philíp và Phaolô. Bạn sẽ cần biết nhân vật chủ yếu nào (hoặc các nhân vật chủ yếu nào) là nổi bật nhất trong nhiều phân đoạn khác nhau. Trong số các nhân vật này, Phierơ và Phaolô là nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử Kinh Thánh Tân ước. Hãy nghiên cứu những lời mô tả song song của sách giáo khoa về hai nhân vật quan trọng này. Sách Công vụ cũng giới thiệu nhiều nhân vật khác nữa. Đây là danh sách các nhân vật mà bạn cần làm quen với họ trong hành trình qua sách Công vụ: Luca giới thiệu một phạm vi rộng rãi về những người nam, nữ trong sách này: Cơ Đốc Nhân, người ngoại đạo, người Do Thái, dân Ngoại Bang, người có học thức và người vô học, người sùng đạo và thường dân. Cả bạn và thù đều được thể hiện qua những cuộc chạm trán giữa họ với Hội Thánh. Sách giáo khoa (trang 233-234 (231-232)) đưa ra đôi chút phần trợ giúp về thứ tự thời gian của sách, dầu Tenney đã làm trong trang 234-235 (233) để liên kết các sự kiện trong sách Công vụ với các sự kiện chính trị đương thời. Tuy rõ ràng là Luca không có ý viết liên tục theo diễn tiến thời gian, nhưng ông ngẫu nhiên đưa ra các trưng dẫn đến lịch sử thế tục đương thời đủ để giúp một học giả cẩn thận chắp nối lại (từ các sách Thơ Tín và lịch sử thế tục) thành một diễn tiến thời gian thỏa đáng cho sách Công vụ. Từ những trưng dẫn này, chúng ta có thể sắp xếp thành bảng niên đại sau: Chúng ta thấy sách Công vụ bao trùm gần ba mươi năm, khoảng thời gian gần bằng khoảng thời gian được các sách Tin lành đề cập đến. Việc phân chia thời gian cho sách Công vụ như sau: Đoạn 1:1-9:25 .................................................................30-37 SC = 7 năm Đoạn 9:26-12:24 .............................................................37-44 SC = 7 năm Đoạn 12:25-15:35........................................................... 44-51 SC = 7 năm Đoạn 15:36-21:16 ...........................................................51-58 SC = 7 năm Đoạn 21:17-28:31 ...........................................................58-63 SC = 7 năm Khi nghiên cứu sách Công vụ, những phần phân chia thời gian này sẽ giúp bạn liên kết phương diện thời gian với các sự kiện. Tôi kinh ngạc khi đọc những điều Hội Thánh đầu tiên đã làm được trong mỗi thời kỳ bảy năm này.

Page 101: Tan uoc ( luot khao)

Điều này đặc biệt đúng khi tôi xem toàn bộ sách Công vụ kéo dài chỉ 33 năm. Ồ, thế giới này sẽ được nghe giảng tin lành đầy đủ biết dường nào, nếu trong mỗi một gian đoạn 33 năm trong lịch sử Hội Thánh, Hội Thánh đã được thành công như Hội Thánh đã thành công trong sách Công vụ. Trong sách giáo khoa, ở đầu trang 239 (cuối trang 236), Tenney nêu một số phương diện trong sinh hoạt Hội Thánh được bày tỏ qua sách Công vụ. Hãy xem đây là những điểm quan trọng khi bạn nghiên cứu sách Công vụ, và để ý xem sách giáo khoa nói gì về chúng. 2. Đây là bảy phương diện trong sinh hoạt của Hội Thánh. Hãy định nghĩa ngắn gọn từng phương diện này. a. Mục tiêu ........................................................................................................................b. Quyền năng ................................................................................................................c. Phương pháp ...............................................................................................................d. Tổ chức ......................................................................................................................e. Phương cách dẫn dắt ...................................................................................................f. Kỷ luật .......................................................................................................................g. Mối liên hệ với chính quyền dân sự ...........................................................................3. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG về những điểm nhấn mạnh của sách Công vụ a. Nửa sách đầu quan tâm đến sự phát triển của Hội Thánh là một tập thể, nửa sách sau nhấn mạnh đến Phaolô trong tư cách một cá nhân. b. Sự tăng trưởng của Hội Thánh ít được chú ý đến trong bản ký thuật của Luca. c. Nhiều nhân vật được nhấn mạnh trong mối liên hệ của họ với sự phát triển Hội Thánh. d. Dầu Phierơ chủ yếu thi hành chức vụ cho người Do Thái và Phaolô chủ yếu lo cho dân Ngoại Bang, nhưng họ đã cộng tác hài hòa với nhau. e. Sách Công vụ ghi chép mọi sự kiện đã xảy ra trong sự tăng trưởng và phát triển của Hội Thánh. f. Mẫu mực của sinh hoạt Hội Thánh trong Công vụ kể cả công tác đi ra truyền giáo của Hội Thánh vẫn có hiệu lực đối với Hội Thánh ngày nay. g. Chúng ta có thể nói sách Công vụ mang tính thân oan. Nền Tảng

Page 102: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 239-242 (237-240); Cong Cv 1:1-8:3 Trong phần này, sách giáo khoa cho thấy rằng tuy Cơ Đốc Giáo được thành lập dựa trên Do Thái giáo, nhưng từ ngay ban đầu, nó đã có những đặc trưng khác bao gồm sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus. Và chỉ trong một thời gian năm năm ngắn ngủi, Hội Thánh đã phát triển đặc trưng riêng của Hội Thánh, bao gồm thêm bốn nét đặc trưng phân biệt nữa. 4 Theo sách giáo khoa, bốn nét đặc trưng của Hội Thánh gồm mọi câu sau trừ một câu. Câu nào không phải là đặc trưng của Hội Thánh. a) Một nhóm người riêng biệt. b) Một tổ chức độc nhất c) Một tập hợp các niềm tin d) Một phẩm trật chính thức được công nhận. e) Một mục đích khác biệt. Theo Tenney, "Ngày khai sinh Hội Thánh là Lễ Ngũ Tuần" (trang 240 (238)). Sự kiện và từng trãi này đã giúp cho các môn đồ tầm thường ngày trước đảo lộn thế giới". Luca cố ý nhấn mạnh vai trò của Đức Thánh Linh trong đời sống của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên này. Hãy đễ ý những câu Kinh Thánh trưng dẫn của sách giáo khoa trong phân đoạn thứ nhì của mục "Lễ Ngũ Tuần" (trang 240 (238)). Hãy đọc lại những câu trưng dẫn này trong sách Luca và Công vụ, rồi bạn sẽ thấy tầm quan trọng mà Luca gán cho Đức Thánh Linh trong Hội Thánh. Cũng hãy quan sát Luca nhấn mạnh thế nào đến giáo lý Đức Thánh Linh vào cuối sách Tin lành của mình và đầu sách Công vụ. LuLc 24:49 ..........................Luca đưa ra lời hứa của Chúa Jesus về Đức Thánh Linh. 24:49 ...........................Luca đưa ra mạng lịnh của Chúa Jesus bảo hãy nán lại trong thành Giêrusalem cho đến khi Đức Thánh Linh giáng lâm. 24:52-53 ......................Luca chứng tỏ sự vâng lời của các môn đồ khi quay về Giêrusalem để thờ phượng và chờ đợi. Cong Cv 1:4-5:8 .......................Luca đưa ra cả lời hứa của Chúa Jesus về Đức Thánh Linh lẫn mạng lịnh của Ngài truyền cho các môn đồ hãy ở lại trong thành Giêrusalem cho đến khi được báp têm bằng Thánh Linh. 1:12-14 .....................Luca chứng tỏ các môn đồ đã vâng lời và quay về Giêrusalem để thờ phượng và chờ đợi. Điều quan trọng đáng lưu ý là phép báp têm này được Giăng Báptít báo trước và được Chúa Jesus hứa, đã thực sự được làm trọn trong 2:4. Chúng ta cũng thấy nó được lập lại trong nhiều trường hợp khác (4:8, 31 và 13:9). Ngoài ra, ba nhóm người khác đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh tiếp theo sự tuôn đổ Đức Thánh Linh khởi đầu trên nhóm người trong 2:4. Hãy lật sách giáo khoa 247 (242) và đọc đoạn bàn về phép báp tem trong Đức Thánh

Page 103: Tan uoc ( luot khao)

Linh của các nhóm người sau đó. Sau đó, đọc các câu trưng dẫn về việc tuôn đổ Đức Thánh Linh trong Kinh Thánh của bạn: 1. Trên các môn đồ của Chúa Jesus trong ngày lễ Ngũ Tuần ...................2:1-4 2. Trên người Samari .................................................................................8:17 3. Trên dân Ngoại Bang tại nhà Cọt nây ............................................10:44-46 4. Trên các môn đồ của Giăng Báptít ....................................................19:4-6 Khi đọc về những lần xảy ra mang tính đại diện của phép báp têm bằng Đức Thánh Linh ấy, người ta không thể không mang lấy ấn tượng rằng từng trãi này được dự định đem làm chuẩn mực cho Cơ Đốc nhân trên toàn cầu và cho mọi thời đại. Trong bài giảng của Phierơ vào dịp lễ Ngũ Tuần đầu tiên của Hội Thánh, ông đã nói về sự ban cho Đức Thánh Linh "Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi" (Cong Cv 2:39). Phierơ đã giải thích sự tuôn đổ Đức Thánh Linh ở 2:4 và các biểu hiện theo sau chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri Giôên về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh khắp toàn cầu trong những ngày sau rốt. Trong thời đại chúng ta, chúng ta đang chứng kiến đợt lớn thứ nhì (2:4 là đợi thứ nhất) của sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giôên. Trên khắp thế giới ngày nay, Đức Chúa Trời đang đổ đầy Thánh Linh Ngài trên hàng trăm ngàn tín đồ thật lòng, Ngài đang làm điều đó vì cớ hết thảy những lý do giống như những lý do khiến Ngài đã làm trong thời của Phierơ. Đừng từ chối nhận lãnh phép Báptêm bằng Đức Thánh Linh cho chính mình, và hãy chia xẻ lẽ thật về từng trãi này với những người mà bạn chăm sóc. Một trong những giá trị lớn lao của sách Công vụ đó là nội dung giáo lý của sách. Các giáo lý này là những giáo lý đã được đề cập trong các sách Tin lành được khai triển thêm đôi chút trong sách Công vụ. Tuy nhiên, không một giáo lý nào nổi bật hơn giáo lý về Đức Thánh Linh qua sách Công vụ. Khắp sách đều được ngắt quãng bởi các việc làm của Đức Thánh Linh liên quan đến cá nhân Cơ Đốc nhân và Hội Thánh. Ngài được xem là Đức Thánh Linh của Lời Hứa ............................................................................................... Quyền Phép ............................................................................./...........Sự Chữa Lành ......................................................................................Sự Hiệp Một và Dạn Dĩ .......................................................................Sự Đoán Xét ........................................................................................Sự Quản Lý .........................................................................................Lẽ Thật Tôn Giáo ................................................................................Công Tác Giảng Tin Lành ...................................................................Sự Cáo Trách, Sự Hoán Cải và Sự Yên Ủi ...........................................

Page 104: Tan uoc ( luot khao)

Sự Dẫn Dắt ..........................................................................................Sự Kêu Gọi Phổ Thông ........................................................................Sự Giải Thóat Bởi Phép Lạ ..................................................................Công Cuộc Truyền Giáo ......................................................................Sự Bảo Vệ và Tổ Chức ........................................................................Lời Khuyên Khôn Ngoan ....................................................................Sự Quan Phòng và Hướng Dẫn Bởi Ơn Thần Hựu ...............................Công Tác Giảng Dạy ...........................................................................Sự Bày Tỏ ............................................................................................Việc Kỳ, Dấu Lạ và Phép Lạ ...............................................................Chức Vụ Thương Xót ..........................................................................Lời Tiên Tri .........................................................................................Trạng Sư Trước Các Quan Tòa ............................................................Sự Khôn Sáng và Sự Giải Cứu .............................................................Sự Binh Vực và Ủng Hộ ......................................................................Sự Đắc Thắng ......................................................................................Lời Làm Chứng Của Cơ Đốc Nhân ......................................................Sự Giữ Gìn Thiên Thượng ...................................................................Chiến Thắng Cuối Cùng ......................................................................Trên trang 240 (238), sách giáo khoa bắt đầu phần bàn luận "sự giảng đạo ban đầu". Khi bạn nghiên cứu phần này, hãy đánh dấu những yếu tố khác nhau trong sự giảng đạo của các sứ đồ được trình bày trong phần này. Tôi đã phân tích bài giảng của Phierơ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần và thấy rằng bài giảng của ông mang tính điển hình cho toàn bộ việc giảng đạo được ghi lại trong sách Công vụ. BÀI GIẢNG CỦA PHIERƠ Chủ đề chính của ông: Chúa Jesus là Chúa và là Đấng Christ (Mêsi ) Bài giảng của ông chia thành bốn phần chính: I. Tuyên bố rằng thời điểm ứng nghiệm đã đến (2:16-22, 33, 38-39). II. Ôn lại đời sống, chức vụ, sự chết và sự sống lại của Đấng Christ (2:22-24). III. Trích lời Kinh Thánh Cựu ước làm bằng chứng về tư cách Đấng Mêsi của Chúa Jesus (2:25-36). IV. Phần ứng dụng cho thính giả và mời gọi ăn năn và tin nơi Đấng Christ (2:37-40). Hãy so sánh các yếu tố khác nhau trong sự giảng đạo của các sứ đồ mà bạn đã đánh dấu trong sách giáo khoa với chủ đề và bốn phần chính trong bài giảng của Phierơ, và xem thử chúng có điều gì khác nhau không. 5-8 Trong phần Tổ Chức và Các Nhà Lãnh Đạo, bạn có thể tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau.

Page 105: Tan uoc ( luot khao)

5. Hội Thánh có được tổ chức chặc chẽ hay không? Giải thích ................................................................................................................................................................................6. Cách thức lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên chủ yếu là gì? ................................................................................................................................................................................7. Vì sao bảy chấp sự đầu tiên được chọn ra? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................8. Bạn sẽ mô tả sự lãnh đạo của các nhân vật sau đây như thế nào? a. Phierơ ...................................................................................................................................................................................................................................................................b. Giăng ....................................................................................................................................................................................................................................................................c. Êtiên ....................................................................................................................................................................................................................................................................Sự Tản Lạc Lần Thứ Nhất Tenney 242 (240) Trong phần này bạn sẽ khám phá sự kiện khiến các Cơ Đốc Nhân bị tản lạc ra từ Giêrusalem. Hãy đọc 8:1 và bạn sẽ thấy rằng mọi Cơ Đốc Nhân đều bị tan lạc, "trừ ra các sứ đồ". 9. Vì sao bạn cho rằng các vị lãnh đạo đã ở lại Giêrusalem? .................................................................................................................................................................................10. Bạn nghĩ điều gì là ích lợi chính xảy đến như là kết quả của sự tản lạc

Page 106: Tan uoc ( luot khao)

này? .......................................................................................................................................

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA HỘI THÁNH Tenney 245-253 (241-249); 8:4-11:8 Bạn đã biết về phần lớn tư liệu trong phần này ở các phần trước của bài. Có lẽ lúc này chỉ cần chú ý rằng sự biến chuyển từ luật pháp sang ân điển không phải là một sự ngẫu nhiên và cũng không phải là một quá trình cải cách lâu dài; trái lại, nó được xếp đặt bởi Đức Thánh Linh và đã xảy ra mau lẹ và có chủ ý. Hãy đọc các trang trong chương này của sách giáo khoa để tra xem ý tưởng về sự chuyển biến có mục đích này, và đọc các câu Kinh Thánh tham khảo khi bạn gặp chúng. Sự Giảng Đạo Tại Samari Tenney 245-247 (241-242) Trong phần này, bạn sẽ thấy điều đã xảy ra cho bảy người được chọn trong Công vụ đoạn 6, để chăm sóc cho các nhu cầu tạm thời của hội chúng tại Giêrusalem. Khi Hội Thánh bị tản lạc, nhiều người trong số họ đã trở thành những người giảng Tin lành. 11. Sự giảng đạo của Philíp tại Samari là một điều bất thường đối với một người Do Thái. Hãy giải thích vì sao đây là điều bất thường và chứng tỏ điều gì về sự hiểu biết của Philíp về Tin lành? .....................................................................................................................................................................................................................................................12. Phierơ và Giăng đã thi hành chức vụ tại Samari. Họ cần biết chắc "người Samari được nhận lấy.........................................................................................." Đến đây, sách giáo khoa đưa ra các câu trưng dẫn sách Công vụ cho bốn lần thăm viếng khác biệt của Đức Thánh Linh. Về những lần thăm viếng này, tác giả nói rằng: "Mỗi trường hợp trình bày sự mở đầu của Đức Thánh Linh cho một tầng lớp dân chúng khác nhau". (trang 247 (242)). Bạn có nghĩ lời giải thích của ông là chính xác không? Hoạn Quan Êthiôbi Tenney 247-248 (242-243) Chức vụ của Philíp đối với hoạn quan Êthiôbi là một minh họa về sự kêu gọi phổ thông và lời mời gọi phổ thông của Tin lành. Ngoài ra, chức vụ của ông đối với người này bày tỏ cho chúng ta đôi điều về công tác truyền giảng cho cá nhân khi so sánh với công tác truyền giảng đại chúng. 13. Chúng ta có thể học gì từ kinh nghiệm này trong công tác truyền giảng

Page 107: Tan uoc ( luot khao)

cho cá nhân và cho đại chúng? .................................................................................................................................................................................................................................................Sự Hoán Cải Của Phao Lô Tenney 248-251 (243-247) Người ta thường cho rằng đối với Cơ Đốc giáo chỉ có công tác của chính Đấng Christ là quan trọng hơn đóng góp của Phao Lô. Khi bạn nghiên cứu đời sống của Saulơ tại Tạtsơ, tôi nghĩ bạn sẽ tin chắc rằng ông đã được ơn Đức Chúa Trời chuẩn bị sẵn cho một vai trò nổi bật trong Hội Thánh qua sự trưởng dưỡng và học vấn của ông trong Do Thái giáo. 14. Hãy xem bạn có thể tìm ra bao nhiêu đặc điểm trong đời sống Phao lô trước khi hoán cải mà Chúa đã chuẩn bị ông cho vai trò lãnh đạo Cơ Đốc. ................................................................................................................................................................................................................................................................................Sự chuẩn bị chủ yếu thứ nhì để Phao lô đảm đương một vai trò lớn lao trong Hội Thánh là sự hoán cải siêu nhiên, triệt để và đầy xúc động của ông để quay về với Đấng Christ. Hãy tìm những đặc điểm này trong sự hoán cải của ông mà bạn cho là quan trọng trong sự chuẩn bị cho chức vụ và sự lãnh đạo Cơ Đốc của ông. 15. Bạn có nghĩ ngày nay từng trãi hoán cải là cần thiết để một người trở nên một Cơ Đốc nhân hay không. Hãy giải thích? .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................16. Những người sẽ trở nên những mục sư Cơ Đốc có cần phải từng trãi những kinh nghiệm thuộc linh tương tự như những kinh nghiệm của Phao lô hay không? Hãy giải thích. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................17. Vì sao sự hoán cải của Phao lô được xem như là một phần trong sự chuyển biến từ một Hội Thánh tập trung vào người Do Thái tại Giêrusalem

Page 108: Tan uoc ( luot khao)

sang một Hội Thánh tập trung vào dân Ngoại Bang trên thế giới nói chung? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Sự Giảng Đạo Của Phierơ Tenney 251-253 (247-249) Sự giảng đạo của Phierơ tại gia đình Cọt Nây mang tính quan trọng vì nhiều nguyên nhân. Hãy tìm các nguyên nhân này trong sách giáo khoa, gạch dưới và ghi nhớ. Chúng góp thêm vào sự chuyển biến từ luật pháp sang tin lành nhiều hơn là chúng ta đã từng thấy trước đây. 18. Trong đoạn cuối trang 253 (249), bạn sẽ thấy một bảng tóm tắt thời kỳ chuyển biến này. Từ bảng tóm tắt, hãy liệt kê sáu điểm "thay đổi" hay sáu "vấn đề mới" mà sự chuyển biến này đem lại cho Hội Thánh. a ....................................................................................................................................b ....................................................................................................................................c ....................................................................................................................................d ....................................................................................................................................e ....................................................................................................................................f ....................................................................................................................................g ....................................................................................................................................

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép mỗi đề mục (bên phải) với lời mô tả thích hợp (bên trái)

Page 109: Tan uoc ( luot khao)

...1. Là một trong những thành phố chủ chốt trong kế hoạch truyền giảng tin lành của Hội Thánh đầu tiên ...2. Người trội hẳn trong khung cảnh đoạn 6 và 7 của sách Công vụ. ...3. Là niên hiệu phỏng chừng của giai đoạn viết sách Công vụ. ...4. Trình bày đời sống và chức vụ của Đấng Christ. ...5. Có quyền được xem là cuốn tiếp theo của các sách Tin lành, và như là phần mở đầu cho các sách thư tín; trình bày sự khai sinh và tăng trưởng của Hội Thánh. ...6. Nổi bật trong khung cảnh của đoạn 1-5 của sách Công vụ. ...7 Nơi mà các tín đồ lần đầu được gọi là Cơ Đốc nhân. ...8 Nổi bật trong khung cảnh đoạn 13 cho đến cuối sách Công vụ. ...9 Là niên hiệu phỏng chừng của chuyến đi đến Rôma của Phao lô. ...10 Kế tiếp công tác của Đấng Christ chắc chắn là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Cơ Đốc giáo. ...11 Đã được Báptêm trong Đức Thánh Linh (Cong Cv 8:17) ...12 Là "yếu tố lạ thường" trong bài giảng của Phierơ tại nhà Cọt Nây. ...13 Là ngày khai sinh Hội Thánh. ...14 Là nơi đầu tiên Hội Thánh phải rao truyền tin lành. ...15 Đã được báp têm trong Đức Thánh Linh tại gia đình Cọt Nây (Cong Cv 10:44-46) ...16 Là một trong những đặc điểm độc đáo mà Hội Thánh đã dạy dỗ từ lúc ban đầu. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 17. Sách Công vụ là quyển thứ mấy trong bộ lịch sử của sách Luca nói về các việc làm và sự dạy dỗ của Chúa Jêsus? a) Quyển thứ nhất b) Quyển thứ nhì c) Quyển thứ ba e) Quyển thứ tư 18 Những nhân vật Cơ Đốc chủ chốt trong sách Công vụ là Phierơ, Banaba, Phao Lô, Philíp a) Giacơ b) Mác c) Giăng d) Êtiên 19. 1:1-9:25 bao trùm một thời kỳ a) Mười năm b) Một năm c) Bảy năm d) Mười lăm năm.

Page 110: Tan uoc ( luot khao)

20. Trong năm năm, Hội Thánh đã trở thành một nhóm người phân biệt, có riêng cho mình những niềm tin, mục đích và a) Tổ chức b) Các vai trò c) Thành viên d) Tất cả các điều trên e) Không có câu nào. 21. 21:17-28:31 bao trùm một thời kỳ a) Ba năm b) Chín năm c) Hai năm d) Năm năm 22. Sự dạy dỗ của các sứ đồ thường có những câu Kinh Thánh trưng dẫn từ Cựu ước để làm chứng cho a) Sự chết b) Sự sống lại c) Sự nhập thể d) Sự thăng thiên 23. Cách thức lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên chủ yếu mang tính a) Quân chủ b) Quan liêu c) Thần quyền d) Dân chủ 24. Sự tản lạc của các tín đồ sau sự qua đời của Êtiên đem lại kết quả là a) Sự làm chứng của các nhà truyền giáo. b) Chấm dứt sự làm chứng công khai. c) Sự sa ngã của nhiều tín đồ d) Cơ Đốc nhân ít bị tuận đạo hơn. 25. Sách Công vụ chắc đã được viết ra tại a) Giêrusalem b) Rôma c) Antiốt d) Lít trơ.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1 a) "Các ngươi sẽ làm chứng về ta". b) "Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép". c) 1) "...tại Giêrusalem". 2) "...Cả xứ Giuđê, xứ Samari"

Page 111: Tan uoc ( luot khao)

c) "... Cho đến cùng trái đất". 2. a Làm chứng và tăng trưởng b Sự ban quyền năng của Đức Thánh Linh c) Làm chứng tại quê hương và cho thế giới. d) Thiết lập nhiều hội thánh tại các thành phố chủ chốt, từ đó Tin lành được truyền bá đến các thành phố nhỏ hơn và các làng. e) Đức Thánh Linh hành động qua các nhà lãnh đạo Hội Thánh. f) Đôi khi ngay lập tức và rất nghiêm khắc (Cong Cv 5:1-11; 13:6-11 g) Hội Thánh bị chính quyền bắt bớ, nhưng Hội Thánh đã không hành động chống đối chính quyền. 3. a, c, d, f và g là những câu đúng. 4. d 5. Không. Nhân sự cũng như hệ thống quản lý đều không được tổ chức chặt chẽ trong Hội Thánh tại Giêrusalem ngay từ buổi đầu và Hội Thánh cũng không có tài sản gì. 6. Cách thức lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên chủ yếu mang tính dân chủ. 7. Họ được chọn để phân phối lương thực hằng ngày.

8. a Phierơ là một người giảng đạo, bài giảng của ông được đặc trưng bởi sự dạn dĩ và quyền phép thuộc linh. b Giăng là một nhà lãnh đạo kém nổi bật hơn Phierơ hay Êtiên trong thời kỳ đầu. c Êtiên là một nhà thân oan trong Hội Thánh đầu tiên, một nhà tranh biện vô song trong các nhà hội ở nước ngoài, một người giảng tin lành và một người phân phát lương thực cho người nghèo. 9. Họ cảm thấy một cách chắc chắn rằng: bổn phận của họ là phải trung tín trong địa vị lãnh đạo của mình, và Giêrusalem vẫn cứ là căn cứ của Hội Thánh.10. Tin lành của Đấng Christ đã được truyền bá bởi sự làm chứng của những người bị tản lạc. 11. Do sự căng thẳng giữa người Do Thái và người Samari (là những người không phải là người Do Thái thuần túy về nếp sống tôn giáo và nòi giống), người Do Thái thường không đi ngang qua xứ Samari. Tuy nhiên, Philíp đã bày tỏ ra rằng Đức Thánh Linh đã dắt đưa ông đem sứ điệp Cơ Đốc đến cho những kẻ khác, chứ không giữ nó riêng cho người Giuđa thôi. 12. Đức Thánh Linh (8:15) 13. cả hai thể loại công tác truyền giảng đều được Đức Thánh Linh ban quyền năng cho. Thiên kiến về chủng tộc và văn hóa cũng đã bị vượt qua trong hai thể loại công tác truyền giảng này. Cả chức vụ cho cá nhân lẫn cho đại chúng đều quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Việc giảng Cựu ước về

Page 112: Tan uoc ( luot khao)

Chúa Jesus hữu hiệu trong cả hai thể loại. 14. Ông đã có một học vấn cao của người Do Thái về Kinh Thánh và ngôn ngữ Hêbơrơ, có kiến thức về tiếng Aram, Hyvăn và có thể là tiếng Latinh, có nghề may trại (hữu dụng trong việc nuôi mình trong cương vị một nhà lãnh đạo Cơ Đốc), có một học vấn cao tột bậc dưới chân Gamaliên và ông là một nhà lãnh đạo của Do Thái giáo trong tư cách một người Pharisi và có lẽ cũng là thành viên của Tòa Công Luận. 15. Có, Chúa Jesus đã dạy rõ ràng về tính cần yếu của sự hoán cải. Như Tenney đã nói, Kinh Thánh "vẫn truyền tin lành hằng sống của Đức Chúa Trời đến cho những linh hồn đói khát của con người tội lỗi" (trang VIII). 16. Có, cần phải được hoán cải, và được Đức Thánh Linh đầy dẫy và dẫn dắt như Phao Lô đã từng trãi. Tuy nhiên, không phải mọi người đều đã có một từng trãi gây xúc động như của Phao Lô, nhưng mỗi người cần phải bảo đảm rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi mình bước vào sự hầu việc Ngài như Phao Lô đã biết vậy. 17. Phao lô trước kia là một người Pharisi sốt sắng, đã quá quen thuộc với Do Thái giáo. Ông hẳn đã chấp nhận Cơ Đốc giáo là một phần của Do Thái giáo. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã tỏ cho ông rằng Tin lành sẽ được rao ra cho dân Ngoại Bang. 18. a Hội Thánh không còn giam mình tại Giêrusalem. Giờ đây, Hội Thánh bao gồm cả xứ Palestine, Samari, Syri và Đamách. b Những thành viên của Hội Thánh không còn giới hạn trong người Do Thái; họ cũng bao gồm cả người Samari, người Êthiôbi và dân Ngoại Bang. c Phương pháp giảng đạo đã được phát triển để nhấn mạnh sự tha tội. d Cần phải có những lời giải thích mới về luật pháp và địa vị của nó trong Tin lành khi người ngoại bang gia nhập vào Hội Thánh. e Cấp lãnh đạo mới đã thúc đẩy sự phát triển công cuộc truyền giáo của Hội Thánh. f Hội Thánh bắt đầu từng trãi sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Hội Thánh Dân Ngoại

Khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu về sự tăng trưởng của Hội Thánh, chúng ta bắt đầu nhận thấy ảnh hưởng của các chủ đề nổi bật trong sứ điệp của các sứ đồ: Đức Chúa Jesus Christ. Sứ điệp của Phierơ nhấn mạnh Quyền tể trị của Chúa Jesus. Chủ đề của Phao Lô là Đấng Christ đã bị đóng đinh: "Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jesus Christ, và Đức Chúa Jesus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá" (ICo1Cr 2:2). Đời sống của họ đã được dâng hiến vào công tác dắt đưa nhiều người bước

Page 113: Tan uoc ( luot khao)

vào mối tương quan cá nhân với Chúa Jesus Christ. Khi Hội Thánh non trẻ, vượt ra khỏi cộng đồng Do Thái để đến với dân Ngoại Bang, các nan đề đã nẩy sinh do nền văn hóa khác nhau. Đã có sự tranh chấp về việc liệu Cơ Đốc nhân ngoại bang có phải vâng giữ luật pháp của người Do Thái hay không. Trong bài này, chúng ta thấy sự tranh chấp này đã được giải quyết cách nào và một nguyên tắc căn bản của Cơ Đốc nhân nổi bật lên: Đấng Christ đến để làm trọn luật pháp chứ không phải để phá hủy luật pháp. Chúng ta không bị ràng buộc bởi luật pháp, nhưng bởi tình yêu thương. Sứ đồ Phao lô không những viếng thăm tín đồ tại các Hội Thánh mới, nhưng cũng đã viết thư cho họ, dạy dỗ họ trong đức tin, khích lệ họ, và nhắc nhở họ sự trông cậy đời đời của đời sống mới trong Đấng Christ. Các vị sứ đồ khác cũng đã viết thơ cho các Hội Thánh và các thơ tín của họ như là thơ Giacơ, cân xứng và bổ sung cho các tác phẩm của Phao lô một cách tốt đẹp. Các lá thư này đã được viết ra để giải quyết các vấn đề cụ thể trong Hội Thánh đầu tiên, nhưng sứ điệp của chúng thì bất diệt: chúng ta được xưng công nghĩa bởi đức tin nơi Chúa Jesus Christ, không bởi việc làm, nhưng sự trung tín trong cách ăn ở hàng ngày của chúng ta là kết quả tự nhiên của sự sống chúng ta trong Đấng Christ. Chuyến Truyền Giáo của Phao Lô. Hội Thánh Tại Antiốt. Công Cuộc Truyền Giáo Cho Dân Ngoại. Giáo Hội Nghị Tại Giêsusalem Văn phẩm Kháng Nghị Thơ Gia Cơ Thơ Gởi Cho Người Galati Chương Trình Của Phao Lô Chuyến Truyền Giáo Thứ Nhì Đến Tiểu Á Chuyến Truyền Giáo Đến Maxêđoan Các Bức Thư Gởi Cho Người Têsalônica Thơ Têsalônica Thứ Nhất Thơ Têsalônica Thứ Nhì Chuyến Truyền Giáo Đến Achai Chuyến Truyền Giáo Đến Asi Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Giải thích tầm quan trọng của Antiốt trong việc truyền bá tin lành. • Mô tả các nan đề đã đưa đến Giáo Hội Nghị Giêrusalem, và các kết quả của Hội Nghị. • Thảo luận về các cuộc hành trình truyền giáo của Phao lô và các kết quả của chúng, kể cả việc truyền bá tin lành sang Âu châu.

Page 114: Tan uoc ( luot khao)

• Hiểu được các giáo lý và các nguyên tắc then chốt được bàn đến trong bài này, và áp dụng chúng vào đời sống và chức vụ của chính bạn. 1. Phần bài đọc cho bài học này hơi dài hơn thường lệ. Vì vậy, trong nửa bài đầu "Chuyến Truyền Giáo của Phao Lô", hãy đọc Cong Cv 11:19-15:35, thơ Giacơ và thơ Galati từ đầu đến cuối để nắm khái quát về mỗi phần đó. Sau đó, đọc Tenney trang 255-272 (251-271) để làm nền tảng cho các sinh hoạt nghiên cứu bài của bạn. 2. Sau đó, trong nửa bài sau "Chương Trình của Phao Lô" đọc hết 15:36-21:16, và thơ I, IITêsalônica để nắm khái quát về mỗi phần. Kế đó, đọc Tenney 277-296 (273-294), trước khi bạn tiếp tục với các bài tập trong tập tài liệu này. 3. Ôn lại danh sách các từ then chốt để xem thử có từ nào bạn chưa biết hay không. Đừng quên tra nghĩa của từ ở phần Từ Vựng cuối sách. 4. Học từng phần như thường lệ, viết câu trả lời của bạn trước rồi mới kiểm tra phần giải đáp. Cơ Đốc luận (thuộc về) Christological Người bói khoa clairvoyant đạo đức luận ethic một cách dứt khoát explicitly thời hoàng kim heyday xưng công bình justification Hỗn Thành Thuyết syncretistic kiên trì tenaciously Chủ nghĩa duy luật pháp legalism theo chủ nghĩa duy luật pháp legalistic

CHUYẾN TRUYỀN GIÁO CỦA PHAO LÔ Tenney 253-273 (251-271) 11:19-15:35 Trong phần này, bạn sẽ biết rằng các tín đồ người Suren và người Chíprơ đã phá bỏ thủ tục chung bởi việc giảng đạo cho người ngoại bang nói tiếng Hylạp ở Antiốt. Việc này đã mở ra một ngưỡng cửa cho công tác giảng tin lành cho người ngoại bang, và chẳng bao lâu đã trở thành thủ tục tiêu chuẩn. Hội Thánh Tại Antiốt Tenney 256-258 (252-254) Người ta có khuynh hướng cho rằng các thành phố này trong thời đại Tân ước là những nơi nhỏ bé, hoang sơ, tầm thường, nhưng trái lại, các thành phố chủ chốt này trong chương trình giảng tin lành hầu hết đều là những thủ phủ nguy nga. Trên thực tế, Antiốt là một thành phố quốc tế, thịnh vượng và tân tiến đứng sau Rôma và Alécxanđơ về quy mô. Trong Bài 4, bạn đã xem Antiốt rất có thể là nơi Mathiơ đã viết sách Tin

Page 115: Tan uoc ( luot khao)

lành Mathiơ, và bạn đã liệt kê sáu đặc điểm của Hội Thánh tại đó. Bây giờ, hãy dành thời gian để xem lại các đặc điểm này, vì chúng khiến cho Hội Thánh Antiốt trở nên nơi quan trọng trong lịch sử thuở ban đầu của Cơ Đốc giáo. 1. Để giúp bạn hiểu về tầm quan trọng chiến lược về địa lý của Antiốt xứ Syri, hãy xác định vị trí của nó trên bản đồ (trang 236 và 237 (giữa trang 238 và 239)) ở bờ Đông Bắc biển Địa Trung Hải. Sau đó, tìm trên trang 61 (61), trong đoạn thứ 3 danh sách các thành phố nằm trên cùng một trục lộ đi Lamã từ Antiốt. a. Viết ra chín thành phố theo thứ tự mà Tenney đã cho .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................b. Khi bạn nghiên cứu bản đồ các hành trình truyền giáo của Phaolô (trang 236-237 (238-239), hãy gạch dưới tên của mỗi một thành phố trong số chín thành phố mà ông đã đến bằng đường bộ. Ông đã đến những nơi nào bằng đường thủy? ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................c. Từ Antiốt xứ Syri, các nhà truyền giáo còn có thể đi đến những nơi nào khác nữa? ....................................................................................................................................................................................................................................................................................Công Cuộc Truyền Giáo Cho Dân Ngoại Tenney 258-261 (254-257) Hội Thánh Antiốt đã nhanh chóng trở thành những căn cứ cho công cuộc truyền giáo cho thế giới ngoại bang. Tại đây, các tín đồ đã trưởng thành về mặt tâm linh và vững mạnh về tài chánh. Hơn nữa, ảnh hưởng của họ trên dân thành Antiốt lớn lao đến nỗi họ đã được gọi là Cơ Đốc nhân lần đầu tiên tại thành phố này. Lộ trình xuất phát từ Antiốt bắt đầu với Chíprơ. Tuy nhiên, một sự thay đổi quan trọng đã xảy ra tại đảo này. Một trong những nhà truyền giáo đã trở thành nổi bật trong tư cách nhà lãnh đạo và ông đã duy trì vai trò lãnh đạo này cho đến khi ông qua đời.

Page 116: Tan uoc ( luot khao)

2. Nhà truyền giáo này là ai? ........................................................................................3. Bạn nghĩ gì về việc Mác không đi đến Tiểu Á với Phaolô? ............................................................................................................................................................................4. Trong sứ điệp tại nhà hội Antiốt xứ Bisiđi, Phao lô đã giới thiệu một yếu tố mới. Khi nghiên cứu về lịch sử Hội Thánh, bạn sẽ khám phá ra rằng "yếu tố mới" này trong thần học của Phao lô lại trở nên "mới" trong thời điểm Cuộc Cải Chánh. a. Yếu tố mới này là gì? ......................................................................................................................................................................................................................................b. Các kết quả của nó là gì? ................................................................................................................................................................................................................................Ngoài Chíprơ và Antiốt xứ Bisiđi lộ trình của chuyến truyền giáo cho dân ngoại bang này còn gồm cả Icôni, Líttrơ và Đẹtbơ. Và tuy sự chống đối nhiều khi dữ dội và quyết liệt, các nhà truyền giáo đã thành lập nhiều Hội Thánh khi họ đến và đã hồi bước trở về Bamphily để rồi quay về Antiốt xứ Syri. 5. Kể tên năm lợi ích quan trọng đã nêu trong đoạn cuối của phần Tenney bàn về chuyến truyền giáo cho Người Ngoại Bang (trang 260 (257)) a ......................................................................................................................................b ......................................................................................................................................c ......................................................................................................................................d ......................................................................................................................................e ......................................................................................................................................

Page 117: Tan uoc ( luot khao)

Giáo Hội Nghị Tại Giêrusalem Tenney 260-263 (257-260) Như sách giáo khoa đã làm sáng tỏ, cuộc tranh luận khiến cho phải tổ chức Giáo hội nghị Giêrusalem không phải là một cuộc cải vã nhất thời. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta phải tập trung vào nguyên nhân, các phát ngôn chính yếu và quyết định của họ qua các bài tập sau. 6. Vì thông tin trong phần này rất quan trọng, bạn hãy trả lời cẩn thận mỗi một câu hỏi sau. Việc này sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin để bạn có thể học một cách dễ dàng. a. Vì sao bắt buộc phải có Giáo Hội Nghị này? ...................................................................................................................................................................................................b. Thắc mắc sâu xa nào có liên quan? ..................................................................................................................................................................................................................c. Vì sao có thắc mắc này? .....................................................................................................................................................................................................................................d. Ai là những phát ngôn nhân chính? .................................................................................................................................................................................................................e. Bạn nghĩ rằng sự truyền đạt của Giáo hội nghị này là một loạt những đề nghị hay là một bộ luật? ..........................................................................................................................................................................................................................................................8. Một nhóm người hay tập thể Hội Thánh có quyền lập ra chính sách cho những người khác hay những Hội Thánh khác hay không? .........................................................................................................................................................................................................9. Bạn nghĩ gì về câu này: "Ấy là Đức Thánh Linh và chúng ta đã ưng rằng chẳng gán gánh nặng nào khác cho anh em ngoài những điều cần dùng, tức là anh em phải kiêng ăn của cúng thần tượng, huyết, thú vật chết ngột và chớ tà dâm; ấy là mọi điều mà anh em khá kiêng giữ lấy vậy" (15:28-29) ...............................................................

Page 118: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

............Văn Phẩm Kháng Nghị Tenney 263-273 (260-271) Giáo hội nghị Giêrusalem đã xem xét thắc mắc này trong tinh thần cầu nguyện. Luật Pháp phải chiếm vị trí nào trong đời sống của Cơ Đốc Nhân người Ngoại Bang? Sau khi tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, họ đã đi đến một quyết định nhất trí. Kế đó, Giáo hội nghị đã gởi đi một bức thông điệp qua những người đại diện riêng, để truyền đạt quyết định của họ cho các Hội Thánh người Ngoại Bang. Nan đề về luật pháp và ân điển rất sâu sắc. Ngoài ra, lúc đó các giáo sư theo chủ nghĩa duy luật pháp vẫn kiên trì hoạt động trong các tân tín hữu người ngoại bang. Vì vậy, các biện pháp bổ sung này gồm có những điều mà sách giáo khoa gọi là "Văn Phẩm Kháng Nghị". Thơ Giacơ và thơ Galati được khảo sát ở đây vì nội dung của chúng có liên hệ mật thiết với các vấn đề luật pháp và ân điển là các vấn đề đã được thảo luận tại Giáo hội nghị Giêrusalem. Thơ Giacơ Tenney 264-267 (261-264) Giacơ, em của Đấng Christ thường được xem là tác giả của thơ Giacơ, là thơ mang tên của ông. Trong thơ này, có bằng chứng vững vàng để chứng tỏ đây là kết luận hợp lý. Bằng chứng này gồm có: 1. Tên ông trong lời chào thăm 2. Lời chào thăm gởi cho mười chi phái 3. Bút pháp 4. Nội dung Niên hiệu 45-50 SC được sách giáo khoa đề nghị cho việc viết thơ Giacơ là niên hiệu có thể chấp nhận được. Hãy nhớ niên hiệu và sự kiện một niên hiệu sớm được chọn là do dựa trên nội dung của sách. Bạn sẽ thấy lập luận này ở cuối trang 264 (năm dòng cuối trang 261). Tiện thể đây thật sự không phải là loại "bằng chứng" cho người ta dựa vào đó để rút ra một kết luận độc đoán. 10. Tenney trình bày điều gì là nền tảng để chấp nhận Giacơ là tác giả (cuối trang 164 (năm dòng cuối trang 261)? .................................................................................................................................................................................................................................11. Lời mô tả về con người, niềm tin, chức vụ của Giacơ phác họa ông như là một người hơi thiên về chủ nghĩa duy luật pháp. Bạn có nghĩ đây là bức chân dung trung thực về Giacơ khi bạn xem xét lời nói của ông tại Giáo hội

Page 119: Tan uoc ( luot khao)

nghị Giêrusalem và đọc thơ Giacơ hay không? Hãy nêu một lý do cho câu trả lời của bạn. ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................12. Mục đích và nội dung của Giacơ so sánh thế nào với tiêu chuẩn của tin lành mà bạn đã nghiên cứu trong sách giáo khoa (trang 153, đoạn thứ ba (trang 146 đoạn cuối)) ..............................................................................................................................................................................................................................................................................Như tôi đã nói trước đây, nếu bạn biết tiêu chuẩn này của tin lành, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giải thích Tân ước cho chính đời sống và chức vụ của bạn. Bây giờ hãy lật lại trang 153 (146) và xem lại đoạn này để so sánh với thư Giacơ. Nếu bạn quen thuộc với điều mà Martin Luther đã suy nghĩ về thư Giacơ và thơ Galati, hãy so sánh sách với cách Tenney giải thích mối liên hệ của hai thơ tín này trên trang 267 (264), sách giáo khoa. Thơ Gởi Cho Người Galati Tenney 267-273 (264-271) Thơ Galati là kết quả của cuộc tranh luận về luật pháp và ân điển, và thư đã được viết ra cũng vào cùng khoảng thời gian với phần tương ứng là thơ Giacơ. Tenney thực hiện một việc tốt lành là hòa giải hai thơ tín này và hai con người vĩ đại là Phaolô và Giaocơ. Sách giáo khoa xem các nguyên tắc của hai thư này mang tính bổ sung cho nhau chứ không phải là mâu thuẫn nhau, và đây là một điểm quan trọng trong sự giải kinh mà bạn phải nhớ. Hãy đọc cẩn thận nhiều lần đoạn đầu trong đoạn này để nắm vững và ghi nhớ được lập trường của Giacơ và Phao lô. Làm sao chúng ta xác định được niên hiệu viết sách Galati dựa trên hai lý thuyết về địa phận thực sự hình thành địa phận Galati mà sách này được gởi đến. Hãy đọc hai lý thuyết này trên sách giáo khoa. Chúng thường được nhắc đến như là Lý Thuyết Bắc Galati và Lý Thuyết Nam Galati. Hãy sử dụng bản đồ trên trang 236 và 237 (giữa trang 238 và 239) sách giáo khoa để nắm kỹ được phạm vi địa lý của mỗi lý thuyết này. Tôi đồng ý với sách giáo khoa về việc chọn Lý Thuyết Nam Galati là lý thuyết khả dĩ nhất chỉ ra nhóm Hội Thánh mà Phao lô đã gởi thơ này cho họ. Nếu bạn nhất trí với lý thuyết này, bạn sẽ chấp nhận niên hiệu 48 hay 49 SC là niên hiệu viết thơ Galati và Antiốt rất có thể là nơi viết thơ này.

Page 120: Tan uoc ( luot khao)

Dầu là đọc sơ qua thơ Galati đi nữa, bạn cũng dễ dàng thấy được rằng mục đích viết sách này của Phaolô là để đề xướng giáo lý xưng công bình bởi đức tin. Giáo lý này cốt ý dùng làm phương pháp kiểm tra cho giáo lý xưng công bình bởi việc làm theo luật pháp mà một nhóm người làm theo Do Thái giáo đã dạy cho các tín đồ người Galati. Khi đọc phần "Nội Dung" và "Bố Cục" bạn sẽ thấy Phaolô khai triển giáo lý này trong thơ của mình tinh tế và kiên trì biết bao. Vì bố cục của Tenney về nội dung rất hay và rất chính xác, nên hầu hết các thầy giảng hoặc các giáo sư đều sẽ thấy thích dùng nó làm một loạt bài nghiên cứu Kinh Thánh cho hội chúng. Bạn nên xem xét việc này với tinh thần cầu nguyện. Mỗi hội chúng đều cần phải có những xu hướng bền bĩ đối với việc đẩy lùi chủ nghĩa duy luật pháp và nhấn mạnh theo định kỳ về sự xưng công bình bởi đức tin. Thơ Êphêsô cũng bao gồm nhiều lẽ thật có liên hệ mà chúng ta cần phải đọc, sống theo, phải rao giảng và dạy dỗ. Trong phần "Đánh Giá", tác giả tiếp cận mối tương quan giữa các chủ đề của thơ Galati và Giacơ một lần nữa. Tuy nhiên, lần này ông tiếp cận từ một góc độ khác. 13. Hãy viết vắn tắt hai thư tín này bổ sung lẫn nhau như thế nào. Bạn có thể dùng lời của sách giáo khoa hoặc của riêng bạn. ..........................................................................................................................................................................................................................Như chương 15 (14) kết luận, bạn có thể tóm tắt đề tài của nó, "Hội Thánh Dân Ngoại và Công Cuộc Truyền Giáo của Phao Lô" bằng những lời sau: 1. Tính phổ thông của Tin Lành được công nhận. 2. Giáo lý xưng công bình bởi đức tin chớ không phải bởi việc làm đã được chấp nhận. 3. Một nếp sống đạo đức sẽ là bông trái của đức tin, là sự trông mong được đẩy mạnh.

CHƯƠNG TRÌNH CỦA PHAO LÔ Tenney 277-296 (273-294) Chương này trong sách giáo khoa bắt đầu bằng chuyến đi về Antiốt của Phao lô và Banaba, là nơi họ đã giảng dạy cùng với nhiều bạn đồng lao trong khoảng thời gian dài đáng kể. Đang khi ở tại Antiốt, Phao lô đề nghị với Banaba một chuyến truyền giáo khác. Chuyến truyền giáo thứ nhất đến miền Tiểu Á mang tính truyền giảng tin lành, nhưng Phao lô đưa ra một chính sách truyền giáo mới cho chuyến truyền giáo thứ nhì này. Theo sách giáo khoa, Phao lô cảm thấy "việc truyền giảng tin lành phải được nối tiếp bằng việc gây dựng, củng cố...các kẻ mới

Page 121: Tan uoc ( luot khao)

tin" (trang 277 (274)). 14. Phao lô đề xuất hai phương pháp nào để thực hiện cho việc gây dựng này? ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................Hãy tìm bằng chứng qua các việc làm được diễn tả bởi hai từ này khi bạn nghiên cứu chuyến truyền giáo thứ nhì đến cùng Tiểu Á. Trước khi bắt đầu chuyến truyền giáo thứ nhì này, Phao Lô và Banaba đã bất đồng ý kiến về việc có nên đem Mác đi theo hay không. Bạn nên nhớ rằng Mác đã không chịu đi tiếp trong chuyến truyền giáo thứ nhất đến vùng Tiểu Á. Khuynh hướng của bạn thiên về Phao Lô hay là Banaba trong cuộc tranh luận này? Bạn có nghĩ cả hai người đều sai? hay cả hai đều đúng? 15. Tenney đứng trên quan điểm nào trong sự bất đồng giữa Phao lô và Banaba? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................Chuyến Truyền Giáo Thứ Nhì Đến Tiểu Á Tenney 278-279 (274-276) Banaba và Mác khởi hành theo lộ trình đến Chíprơ. Phao lô và người bạn đồng hành mới là Sila khởi hành đi ngang qua Syri và Silisi. Hãy xác định những địa điểm này trên bản đồ trang 236 và 237 (giữa trang 238 và 239) sách giáo khoa. Đây là lúc nên dành thời gian để nghiên cứu bản đồ này. Tôi nghĩ rằng nếu bạn lần theo mỗi hành trình truyền giáo của Phao lô, bạn sẽ bị thuyết phục rằng ông đã đi rất nhiều bằng các phương tiện của thời đó. Hành trình đến Rôma của ông lên đến khoảng 2.400 km đường chim bay và 3.200 km đường biển khi ông đi từ Giêrusalem. Trong chuyến truyền giáo thứ nhì đến Tiểu Á, Phao lô gặp Timôthê và đem ông theo đoàn của mình. Hãy học về bối cảnh và nhân cách của Timôthê qua Kinh Thánh và sách giáo khoa càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ Timôthê hơn trong phần còn lại của Tân ước. Khi đem Timôthê theo, Phao lô đã chuốc thêm một nan đề mới. Bạn có ngạc nhiên không khi chính Phao lô người đã viết một thư tín mạnh mẽ cho người Galati để chống lại những kẻ muốn làm theo Do Thái giáo, và là người đã quở trách Phierơ về thái độ cư xử nhất thời theo Do Thái giáo của Phierơ lại chấp thuận cho Timôthê chịu phép cắt bì? Chuyến Truyền Giáo Đến Maxêđoan

Page 122: Tan uoc ( luot khao)

Tenney 279-282 (276-278) Tiếp theo chuyến truyền giáo thứ nhì đến Tiểu Á, bao gồm cả cuộc viếng thăm Galati, Phao lô đã lên đường đến Trôách. Tại đó, ông chờ đợi sự chỉ dẫn để biết ông nên đi hướng nào. Sách giáo khoa chỉ ra hai sự kiện quan trọng đã xảy ra tại Trôách: 1. Đức Thánh Linh kêu gọi Phao lô đến Maxêđoan qua một khải tượng. 2. Luca, tác giả sách này đã gia nhập đoàn của Phao lô trong chiến dịch tại Maxêđoan. Dường như trong mỗi phần, chúng ta đều khám phá một điều gì đó mới hay nổi bật trong lịch sử Hội Thánh. Trong phần này, Phao lô đã lập một quyết định quan trọng là từ Trôách vượt biên Aegean đến Maxêđoan, và như thế, ông đã đem tin lành đến Âu châu. Kết quả là tin lành đã đem lại một ảnh hưởng lớn lao trên nền văn minh Tây phương. Hãy xem một loạt các sự kiện bất thường khởi đầu cho Tin lành tại Âu châu. 1. Đức Thánh Linh đã đóng mọi cánh cửa tại cõi Asi và Tiểu Á đối với Phao lô (vào thời điểm đó) và đây là điểm bất thường. 2. Đức Thánh Linh cảm thúc Phao lô đến Maxêđoan bằng một khải tượng. 3. Buổi giảng tin lành đầu tiên của Phao lô trên đất Âu châu là một buổi nhóm cầu nguyện nhỏ bên bờ sông tại thành Philíp. 4. Rồi Phao lô đã chuyển các buổi giảng tin lành vào nhà một phụ nữ (Lyđi, một tín đồ quê ở Thiatirơ tại cõi Asi). 5. Phao Lô đuổi quỷ ra khỏi một phụ nữ trẻ (một người bói khoa kiếm tiền cho các chủ của mình). 6. Phao Lô và Sila tổ chức buổi nhóm tiếp theo trong nhà ngục thành Philíp vì các người chủ của tớ gái ấy đã buộc tội họ. 7. Người cai ngục và nhà mình đã tin Chúa qua chức vụ của Phao lô và Sila qua việc họ được giải thoát khỏi ngục một cách kỳ diệu. 8. Một Hội Thánh mạnh mẽ đã phát triển tại Philíp. (Bạn sẽ thấy điều này khi nghiên cứu đến thơ Phao lô gởi cho người Philíp). Điều thú vị là theo sách giáo khoa, Luca đã ở tại Philíp trong khi Phao lô đi đến Têsalônica. Vì vậy, Luca được xem như đã góp phần vào sự tăng trưởng của Hội Thánh Philíp trong tư cách người chăn bầy. Có thể ông đã hầu việc Chúa như một nhà truyền giảng tin lành khắp xứ Maxêđoan. Như vậy, chúng ta có Luca trong tư cách là một bác sĩ, một sử gia, một người chăn bầy và một người truyền giảng tin lành! Tại Têsalônica, Phao lô đã giảng tại trong nhà hội Do Thái trong ba tuần và đã cố tạo ra một sự phân chia rõ nét về ý kiến. Nhờ sự giới thiệu mạnh mẽ và ngắn gọn như thế về tin lành, một Hội Thánh Cơ Đốc vững vàng đã phát triển tại Têsalônica. 16. Ông đã giảng điều gì khiến đem lại một đáp ứng thuận lợi lớn lao giữa

Page 123: Tan uoc ( luot khao)

vòng các người Gờréc quy đạo nhưng lại gây cho những người Do Thái khác làm cho ông phải bỏ trốn khỏi thành trong ban đêm? ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Vì vậy, Phao lô và bạn đồng lao của ông đã bỏ đi khỏi Têsalônica để đến Bêrê. Bạn sẽ thấy Bêrê là một hòn đảo cách Têsalônica vài dặm. Sự đón tiếp Phao lô lúc đầu rất chân tình, và ông đã đem nhiều người về với Chúa cho đến khi phái đoàn người Do Thái xen vào. 17. Hãy đọc sách giáo khoa và trả lời các câu sau: a. Phái đoàn này từ đâu đến? ....................................................................................................................................................................................................................................b. Vì sao bạn nghĩ họ muốn đi theo sau Phao lô? ................................................................................................................................................................................................c. Họ làm gì đối với Phao lô? ...............................................................................................................................................................................................................................d. Từ Bêrê, Phao lô đã đi đến đâu? ........................................................................................................................................................................................................................Các Bức Thư Gởi Cho Người Têsalônica Tenney 282-286 (279-283) Chức vụ của Phao lô tại Maxêđoan gặp nhiều sự đối xử thô bạo, nhưng đem lại kết quả lớn lao cho sự nghiệp của Đấng Christ. Như chúng ta thấy, nhiều hội chúng vững mạnh đã phát triển cả ở Philíp lẫn tại Têsalônica, tất cả những hội chúng này về sau đều là người nhận các bức thư của Phao lô. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét hai bức thơ gởi cho người Têsalônica, vì chúng liên quan đến phần bàn luận của chúng ta về Hội Thánh tại Têsalônica. Rồi sau đó, chúng ta có thể dựa trên bối cảnh này để hiểu rõ hơn các thơ tín này. Do sự chống đối của người Do Thái, Phao lô đã đến Bêrê; tuy nhiên, họ lại theo ông đến đó. Kết quả là các tín đồ đã gởi ông đến Athên để tránh khỏi họ. Ít lâu sau, Timôthê đem tin đến cho Phao lô tại Athên về những cơn bắt

Page 124: Tan uoc ( luot khao)

bớ và những thử thách của các tín hữu tại Maxêđoan. Việc này đã thôi thúc Phaolô sai Timôthê trở về Maxêđoan để khích lệ các tín đồ và thu thập những tin tức mới nhất từ nơi họ. Kế đó, Phao lô đi đến Côrinhtô. 18. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nói ĐÚNG về chuyến truyền giáo thứ hai của Phao lô đến vùng Tiểu Á và chuyến truyền giáo của ông đến Maxêđoan. a. Việc cắt bì cho Timôthê cho thấy rằng Phao lô đang bác bỏ nguyên tắc không bắt buộc người ngoại bang vâng giữ Luật pháp. b. Hai sự kiện quan trọng đã xảy ra tại Trôách: 1) Tiếng gọi đi sang Âu châu và 2) Luca gia nhập đoàn truyền giáo. c. Buổi nhóm đầu tiên của Phao lô tại Âu châu đã diễn ra trong một nhà hội tại thành Philíp. d. Chúng ta có thể kết luận rằng Hội Thánh tại Philíp mạnh mẽ là một phần kết quả của sự lãnh đạo hiệu quả của Luca. e. Phao lô đã thi hành chức vụ tại Têsalônica trong ba tuần trước khi ông buộc phải trốn đến Bêrê trong ban đêm. f. Người Do Thái tại Bêrê được đặc trưng bởi sự cởi mở và trung thực khi đáp ứng với sứ điệp tin lành của Phao lô. g. Phao lô bị ép buộc phải rời Bêrê vì cớ bị chống đối; vì thế, ông đem Sila và Timôthê cùng đến Athên. Thơ Têsalônica Thứ Nhất Tenney 282-284 (279-280) Trong lúc ở tại Côrinhtô, Phaolô đã viết thơ ITêsalônica. Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng sách ITêsalônica được viết đầu tiên trong các Thơ Tín của Phao lô. Do chúng ta chấp nhận niên hiệu của sách Galati (trên cơ sở Lý Thuyết Nam Galati), chúng ta sẽ xếp sách ITêsalônica được viết sau sách Galati. Diễn tiến thời gian chúng ta sẽ có ấy là Phao lô ở tại Côrinhtô vào cuối 51 SC, và đầu năm 52 SC. Vì vậy niên hiệu viết thơ ITêsalônica sẽ là cuối năm 51 hoặc đầu năm 52 SC. Chúng ta hãy lấy năm 51 SC. Mục đích viết thơ này là vì công tác chăn bầy. Phao lô không thể đến thăm Hội Thánh và tin tức Timôthê đem về cho thấy tín đồ cần sự khích lệ và khuyên bảo của người chăn bầy. Vì vậy, Phao lô viết để khẳng định với họ về lòng yêu mến của ông, và để khích lệ họ tin cậy Đức Chúa Trời khi đối diện với sự bắt bớ và thử thách. Ông cũng viết để sửa sai một số sai lạc trong giáo lý để củng cố các giáo lý khác, và để khuyến khích sự tăng trưởng trong lối sống đạo đức Cơ Đốc. Bạn sẽ thấy chủ đề chính về giáo lý của Phao lô là sự tái lâm của Đấng Christ (trang 282 (279)) 19. Hãy dùng sách giáo khoa và Kinh Thánh để trả lời các câu hỏi sau liên quan đến sự dạy dỗ của các sứ đồ về sự hiện ra lần thứ hai của Đấng Christ. a. Sứ đồ nào đề cập trước tiên đến sự trở lại của Đấng Christ?

Page 125: Tan uoc ( luot khao)

......................................

...........................................................................................................................

.....................b. Các sứ đồ nào đề cập đến giáo lý sự Hiện Ra Lần Thứ Hai? ...............................................................................................................................................................................c. Các lời tuyên bố của họ về sự Hiện Đến Lần Thứ Nhì giống nhau trên phương diện nào? .........................................................................................................................................................................................................................................................................d. Những lời tuyên bố ấy khác nhau trên phương diện nào? ..................................................................................................................................................................................e. Phao lô nói điều gì về sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ trong thơ I và IITêsalônica? .......................................................................................................................................................................................................................................................Phao lô đã nói nhiều điều trong các thơ này về sự hiện ra của Đấng Christ và về các chủ đề có liên quan. Hãy cố gắng lập bố cục cho giáo lý của Phao lô về sự hiện ra lần thứ hai của Đấng Christ qua các thơ này. Bạn sẽ gặt hái được nhiều ích lợi khi dành thời gian làm điều này. Sau khi học xong khóa này, ngay khi có dịp, bạn cần triển khai bố cục của bạn thành một bảng nghiên cứu đầy đủ giáo lý về sự hiện ra lần thứ nhì của Đấng Christ qua Kinh Thánh. Đây là một giáo lý chính yếu trong Tân ước và chức vụ của bạn phải thường xuyên giảng dạy về giáo lý này cùng các đề tài liên hệ. Để giúp bạn nhận thức về quy mô của giáo lý sự hiện ra lần thứ nhì của Đấng Christ trong Tân ước, hãy xem xét các sự kiện sau: 1. Phép Báp têm bằng nước được đề cập đến 19 lần trong bảy thư tín, và không được đề cập gì đến trong mười bốn thư tín kia. 2. Tiệc thánh (Bữa Tiệc của Chúa) được đề cập chỉ có 5 lần trong toàn bộ Tân ước. Chỉ có một trong số hai mươi mốt thơ tín đề cập đến điều này. 3. Giáo lý sự hiện ra lần thứ nhì của Đấng Christ được đề cập 318 lần trong Tân ước. Được nhắc đến trong mỗi sách của Tân ước, ngoại trừ các thư riêng ngắn là Philêmôn và IIIGiăng. Dầu vậy, tác giả của các thư này thường nhắc đến giáo lý này ở những nơi khác trong các tác phẩm của mình.

Page 126: Tan uoc ( luot khao)

Chúng ta sẽ xem xét nội dung của ITêsalônica kỹ hơn trong khi chúng ta nghiên cứu IITêsalônica. Thơ Têsalônica Thứ Nhì Tenney 284-286 (281-283) Bức thư thứ nhì của Phao lô gởi cho người Têsalônica cũng được viết ra trong thời gian Phao lô ở tại Côrinhtô. Vì chúng ta đã kết luận rằng ITêsalônica đã được viết ra cuối năm 51 SC - và vì mọi người thường cho rằng bức thơ thứ nhì đã được viết ra vài tháng sau - nên niên hiệu tốt nhất cho việc viết thư IITêsalônica là đầu năm 52 SC. Về cơ bản, mục đích viết thư IITêsalônica cũng giống với mục đích viết thư thứ nhất. Chủ đề giáo lý chính cũng là Sự Hiện Ra Lần Thứ Nhì. Trong phần "Đánh Giá", tác giả nêu ra một điểm rất quan trọng liên quan đến nội dung giảng dạy của các sứ đồ. Các học giả Kinh Thánh tự do hơn thường có khuynh hướng chấp nhận sự phát triển tiến hóa lâu dài của giáo lý trong Tân ước. Điều này được căn cứ trên ý kiến sự trưởng thành về mặt thần học của các Hội Thánh và các tác giả. Nó cũng được căn cứ trên việc phát sinh nhiều nan đề khác nhau trong cộng đồng Cơ Đốc. Tenney ủng hộ một quan điểm bảo thủ hơn. Quan điểm này cho rằng giáo lý được ban cho bởi sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, giáo lý không xuất phát từ một nhận thức thuộc linh sâu nhiệm hơn của những người ở trong Hội Thánh, hay cũng không xuất phát từ các nhu cầu phát sinh do các nan đề trong Hội Thánh. Tôi tin quan điểm của ông được biểu thị qua ba bằng chứng trong thơ gởi cho người Têsalônica: 1. Phao lô nói đến những truyền thống (những điều dạy dỗ (IITês 2:15;) là một phần của sự dạy dỗ được diễn đạt cách chính xác, thận trọng, đã được truyền. (Hãy gạch dưới trong sách giáo khoa của bạn ít nhất năm đặc trưng của sự dạy dỗ (truyền thông) này). 2. Hầu như mọi giáo lý của Cơ Đốc giáo đều được giới thiệu trong hai thư tín ngắn gọn này. 3. Hai bức thơ này được viết ra ở một niên hiệu sớm. Vì vậy rõ ràng là: 1) nếu có một phần lời dạy dỗ có thể xác định được; 2) nếu sự dạy dỗ này bao gồm đa số các giáo lý Cơ Đốc; 3) nếu các giáo lý này đã được giới thiệu từ sớm trong lịch sử Hội Thánh, thì sự thật là truyền thống này đã được truyền ra trong một thời điểm xác định (bởi sự soi dẫn của Đức Chúa Trời) và không phải tiến hóa dần cho đến điểm ấy. Nhận định của Tenney cho rằng: "Mọi giáo lý chính trong bảng danh mục đức tin đều được giới thiệu một cách thực tiễn trong hai thư tín ngắn ngủi này", là một nhận định có ý nghĩa nhất. Tôi đề nghị bạn lập bố cục các giáo lý được tóm tắt trong đoạn thứ tư trang 286 (đoạn cuối trang 283) sách giáo

Page 127: Tan uoc ( luot khao)

khoa như là một bài tập để học về nội dung hai thư tín này. Khi được triển khai và nghiên cứu thêm, bố cục này sẽ cung cấp cho bạn một số tài liệu rất hay cho việc giảng dạy. Có thêm một điểm mà bạn nên biết về giáo lý sự hiện ra lần thứ nhì của Chúa qua thơ I và II Têsalônica. Có hai khía cạnh thực tế trong sự hiện ra lần thứ nhì được nêu ra trong hai thư tín này (và trong các phần khác của Tân ước). Bạn cần phải biết điều này và có thể nói được khía cạnh nào được nói đến trong phân đoạn nào. Hai khía cạnh này thường được nhắc đến như là Sự Cất Lên và Sự Hiện Đến. Sự Cất Lên (ITe1Tx 4:13-18) là chữ Parousia, là sự hiện đến của Đấng Christ tại chốn không trung để đem Hội Thánh của Ngài lên khỏi thế gian. Sự Hiện Đến (IITe 2Tx 2:2-12) là chữ apocalypsis (1:7) là sự bày tỏ ra, sự xuất hiện của Đấng Christ đến tại trần gian để thi hành sự đoán xét thế gian gian ác này. Thơ 2:6-7 đề cập đến chân tướng của điều làm ngăn trở là một câu hơi khó hiểu. Những câu này nói đến "Đấng còn ngăn trở" (nói đến sự mầu nhiệm của điều bội nghịch). Một số người cho rằng ảnh hưởng đang ngăn trở sự hiện ra của Antichrist, tức là "người tội ác" trong 2:3 hay "kẻ nghịch cùng luật pháp trong 2:8, là chính quyền (trong tư cách một nguyên tắc hay một chính quyền cụ thể). Một số khác dạy rằng ảnh hưởng ngăn trở này là Đức Thánh Linh. Một số khác cho rằng "Đấng còn ngăn trở" nói đến công tác của Đức Thánh Linh qua Hội Thánh. Theo quan điểm của họ, Đức Thánh Linh ngăn trở sự hiện ra của "kẻ nghịch cùng luật pháp" cho đến khi Hội Thánh được cất lên. Sau đó, ảnh hưởng ngăn trở của Ngài sẽ bị cất đi, Antichrist sẽ hiện ra, và Đấng Christ sẽ tái lâm với sự hiện đến để thi hành sự đoán xét và hoàn thành chương trình cứu chuộc của Ngài. 20. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG liên quan đến mục đích và giáo lý chính yếu trong thơ I, IITêsalônica. a. Mục đích của hai thơ này chủ yếu là như nhau: vì công tác chăn bầy và quan tâm đến sự khuyên bảo, an ủi và lập lại đạo lành. b. Giáo lý chính mà Phao lô đề cập trong hai thơ này là sự hiện ra lần thứ nhì của Đấng Christ. c. Sự bàn luận về "đều làm ngăn trở" cho thấy những vấn đề vây quanh sự hiện ra lần thứ nhì đều khá đơn giản và dễ hiểu. d. Phần bàn luận của sách giáo khoa về những sự kiện trong thời kỳ cuối cùng gợi ra rằng cuối cùng sẽ có sự đối đầu giữa các thế lực Antichrsit và Đấng Christ, và Đấng Christ sẽ đắc thắng. Chuyến Truyền Giáo Đến Achai Tenney 286-293 (284-291)

Page 128: Tan uoc ( luot khao)

Trong phần này, bạn thấy rằng dân thành Athên đã phản ứng với chức vụ của Phao lô khác hơn cách dân chúng tại các nơi khác đã phản ứng với ông trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, Tin lành đã được đáp ứng tại Athên rất giống như cách được đáp ứng tại một số các xã hội nổi danh khác trong suốt lịch sử kể cả một số xã hội thời nay. 21. Hãy nghiên cứu văn hóa của Athên, bài giảng của Phao lô trên đồi Arêôba, và các cách đáp ứng của dân chúng. Sau đó, hãy so sánh chúng với kiến thức của bạn về các nền văn hóa tương tự thời nay, sứ điệp được được giảng ra, và các đáp ứng. a. Chúng giống nhau như thế nào? .......................................................................................................................................................................................................................b. Chúng khác nhau như thế nào? .............................................................................................................................................................................................................................Phao lô đã rời Athên đến Côrinhtô và thấy rằng sự khác biệt về văn hóa còn lớn lao hơn nhiều so với những dặm đường phân cách chúng. 22. Hãy nghiên cứu về văn hóa của Côrinhtô và mô tả những đặc điểm chính trong từng khía cạnh được kể ra sau đây của nền văn hóa này (trang 289-293 (287-291) a. Đặc điểm thương mại .........................................................................................................................................................................................................................................b. Đặc điểm chính trị .............................................................................................................................................................................................................................................c. Đặc điểm chủng tộc và đạo đức .........................................................................................................................................................................................................................d. Đặc điểm kinh tế ...............................................................................................................................................................................................................................................e. Đặc điểm luân lý .....................................................................................................

Page 129: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

.............Chức vụ của Phao lô tại Côrinhtô lúc này dường như không gặt hái được sự tiếp nhận rộng rãi đối với Tin lành. Tuy vậy, từ thơ Côrinhtô mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài kế, chúng ta biết rằng ông đã thành lập được một Hội Thánh có ảnh hưởng mạnh mẽ tại đó. 23. Hãy làm quen với các nhân vật đã hợp tác với Phao lô tại Côrinhtô. Hãy tìm ra họ bởi tên và các việc làm của họ. ............................................................................................................................................................................................................................24. Phao lô công bố một quyết định mới về nhà hội đang khi ở tại Côrinhtô. Quyết định đó là gì? ................................................................................................................................................................................................................................................................Hãy lần theo hành trình của Phao lô từ Côrinhtô đến Antiốt, rồi đến Êphêsô trên bản đồ 236 và 237 (giữa trang 238 và 239) sách giáo khoa. Chuyến truyền giáo đến Asi Tenney 293-296 (291-294) Mục Tiêu 9: Hãy giải thích cách Phao lô giải quyết hai nan đề quan trọng tại Êphêsô. 25. Tại Êphêsô, Phao lô thấy một thành phố có nhiều phẩm chất khiến nó trở thành một thành phố chủ chốt để truyền giảng Tin lành cho vùng Asi. Hãy đánh dấu các phẩm chất này trong sách giáo khoa và liệt kê chúng ra đây, để bạn có thể có một ấn tượng về Êphêsô. a. ....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................c. ....................................................................................................................................Bạn cần phải nhớ chắc rằng chức vụ của Phao lô rất kết quả tại Êphêsô và Hội Thánh, ông đã thành lập một trung tâm Cơ Đốc chính yếu của thế giới tại vùng này trong suốt nhiều thế kỷ. 26. Sách giáo khoa cho chúng ta biết rằng Phao lô đã đương đầu với hai nan đề quan trọng tại Êphêsô. Tôi đề nghị bạn đặt thông tin này vào một bảng có

Page 130: Tan uoc ( luot khao)

bốn cột, dùng các tiêu đề như sau đây. Việc này sẽ giúp bạn học biết các thông tin cơ bản về chức vụ của Phao lô tại Êphêsô. Các Nan Đề của Phao Lô Tại Êphêsô 1) NAN ĐỀ 2) GIẢI PHÁP 3) KẾT QUẢ 4) CÁC NHÂN VẬT LIÊN QUAN a...........................................................................................................................................................................................................................................................................b..........................................................................................................................................................................................................................................................................Có nhiều phân đoạn đặc biệt trong Cong Cv 11:19-21:16, Giacơ, Galati và thơ I, IITêsalônica sẽ làm phong phú dồi dào cho đời sống và chức vụ của bạn. Bạn nên làm quen với nội dung của chúng và có thể xác định địa chỉ của chúng bằng trí nhớ hay bằng quyển Kinh Thánh Phù Dẫn. Các "phân đoạn vàng ngọc" này là: 1) Bài giảng của Phao lô trên đồi Arêôba ................................ Cong Cv 17:22-32 2) Phép Báptêm trong Đức Thánh Linh của những người ......Êphêsô 19:1-6 3) Lời làm chứng của Phao lô về lòng tận tụy và trung thành ........20:17-35 4) Hãy là kẻ làm theo Lời Đức Chúa Trời ......................................Gia Gc 1:22-25 5) Chứng cớ của sự tin đạo thanh sạch ...............................................1:27 6) Cái lưỡi biết kiềm giữ: dấu hiệu của sự trọn vẹn .........................3:2-18 7) Lời cầu nguyện linh nghiệm cho những trường hợp bệnh tật .......5:13-16 8) Sự sống Cơ Đốc là sự hiệp một với Đấng Christ .............................GaGl 2:20 9) Được xưng công bình bởi đức tin, không phải bởi luật pháp .......3:10-13 10) Sự bình đẳng của Cơ Đốc nhân ....................................................3:20 11) Sự cứu rỗi từ địa vị tôi tớ đến địa vị làm con nhờ Đấng Christ .....4:4-7 12) Trái của Thánh Linh ...............................................................5:22-23 13) Quyền lực thật sự của thập tự giá ..................................................6:14 14) Lời hứa về Sự Cất Lên là một sự yên ủi ............................ITe1Tx 4:13-18 15) Khuyên bảo nhau phải tỉnh thức phần thuộc linh .......................5:1-11

Page 131: Tan uoc ( luot khao)

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU GHÉP CẶP. Ghép các đề tài với lời được mô tảa) Galati b) Lý Thuyết Nam Galati c) ITêsalônica d) IITêsalônica e) Trôách f) Giacơ g) Lý Thuyết Bắc Galati. ....1 Được viết ra để ngăn chặn sự luông tuồng trong sự sử dụng quyền tự do về đạo đức. ....2 Được viết ra vào đầu năm 52 SC ....3 Công nhận một niên hiệu sớm cho sách Galati. ....4 Nơi Phao lô đang ở khi nhận được tiếng kêu gọi đi đến Maxêđoan. ....5 Tác phẩm thứ nhì trong các tác phẩm của Phao lô. ....6 Được viết để chứng tỏ rằng sự xưng công bình không thể đến bởi việc vâng giữ một bộ quy tắc đạo đức. CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước câu đúng và chữ S vào trước câu SAI. .....7 Các tín đồ tại Chíprơ đã phá bỏ thủ tục chung bởi việc giảng đạo cho người ngoại bang nói tiếng Hylạp tại Antiốt. .....8 Các thành phố chủ chốt trong chương trình truyền giảng của Hội Thánh đầu tiên thường là các thành phố nhỏ và hoang sơ. .....9 Hội Thánh Antiốt là mẫu của các Hội Thánh Dân Ngoại. ....10 Hội Thánh Giêrusalem là một trung tâm truyền giáo Cơ Đốc mạnh mẽ nhất trong năm thế kỷ đầu tiên. ....11 Giăng Mác đã rút lui khỏi đoàn của Phao lô trong chuyến truyền giáo đầu tiên đến Tiểu Á. ...12 Giăng Mác đã đi chung với Phao lô trong chuyến truyền giáo thứ nhì. ...13 Rõ ràng sứ điệp của Phao lô trong nhà hội bao gồm cả nội dung sự xưng công bình bởi đức tin. ...14 Chuyến truyền giáo đầu tiên đến Tiểu Á làm nổi bật Banaba trong vai trò người lãnh đạo đoàn truyền giáo. ...15 Hội Thánh Antiốt đã tham dự Giáo Hội Nghị Giêrusalem bằng cách gởi các đại biểu đến để thảo luận một số các vấn đề với các vị trưởng lão. ...16 Bài phát biểu của Phierơ ở Giáo hội nghị chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh cho người ngoại bang mà không phân biệt gì cả. ...17 Giacơ nêu lên rằng các Cơ Đốc Nhân người ngoại bang được yêu cầu phải giữ bốn điều răn đầu trong mười điều răn.

Page 132: Tan uoc ( luot khao)

...18 Văn Phẩm Kháng Nghị được viết ra nhằm cố gắng giải quyết vấn đề địa vị của Luật pháp trong đời sống của Cơ Đốc nhân. ...19 Quyền tác giả của thơ Giacơ không thể xác nhận được bởi bằng chứng nội tại. ...20 Thơ Galati chắc là được viết vào năm 48 hay 49 TC. ..21 Phao lô đã viết thư Galati để đề xuất giáo lý sự xưng công bình bởi việc làm như là phương thuốc giải cho giáo lý sự xưng công bình bởi đức tin. TRẢ LỜI NGẮN. Viết ngắn gọn vào khoảng trống 22 ..................................................Ở tại Philíp trong tư cách mục sư, trong khi Phao lô đi tiếp đến Têsalônica. 23 ....................................................chỉ về sự hiện ra của Đấng Christ trên chốn không trung để đón rước Hội Thánh Ngài. 24 ....................................................chỉ về sự xuất hiện của Đấng Christ trên trần gian để đoán xét. 25 ....................................................của Thánh Linh được kể ra trong GaGl 5:22-23.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Trôách, Êphêsô, Laođixê, Côlôse, Antiốt xứ Bisiđi, Icôni, Đẹtbơ, Tạtsơ, Antiốt xứ Syri. b Trôách và Êphêsô. c. Đến các cảng tại vùng biển Địa trung hải bằng thuyền hoặc bằng xe hướng đến Ơphơrát rồi từ đó đi Ấn độ. 2. Phao lô 3. Câu trả lời của bạn. Vì không có thêm thông tin trong sách Công vụ, tôi cho rằng Tenney khôn ngoan gợi ra nhiều cách giải thích khác nhau về quyết định của Mác. 4. a Đó là sự bảo đảm về sự cứu rỗi bởi đức tin, không cần đến việc làm theo Luật pháp. b Nhiều người đã đáp ứng, người Do Thái đã chống đối sứ điệp của ông và Phao Lô đã quyết định đem tin lành cho Dân Ngoại. 5 (Thứ tự nào cũng được) a. Quyền lãnh đạo của Phao lô được xác nhận. b Phao Lô được chấp nhận ngang hàng với các sứ đồ. c Chuẩn bị Mác cho sự hầu việc Chúa trong tương lai. d Mối liên lạc giữa Phao lô và Timôthê được thành lập. e Khởi đầu thần học sự xưng công bình bởi đức tin. 6. a Giáo hội nghị cần phải quyết định Cơ Đốc nhân người ngoại bang có buộc phải tuân giữ các lễ nghi theo luật pháp của Do Thái giáo hay không? b Nếu người ngoại bang đã trở thành Cơ Đốc nhân không còn buộc phải

Page 133: Tan uoc ( luot khao)

vâng giữ các lễ nghi trong tôn giáo trước kia của họ, vì sao họ phải vâng giữ các lễ nghi của người Giuđa? c Những người làm theo Do Thái giáo nghĩ rằng Cơ Đốc nhân người ngoại bang phải tuân theo luật pháp Môise. d) Các phát ngôn nhân chủ yếu là Phierơ và Phao lô. 7. Câu trả lời của bạn. Như Tenney lưu ý, các quy tắc này được đề ra như là một nền tảng của sự thông công hơn là một bản tuyên ngôn về đạo đức luận. Không có một nổ lực nào nhằm đề ra một sắc lệnh bắt buộc người ta phải vâng giữ một bộ luật khắt khe để được cứu rỗi. 8. Đây là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, Giáo Hội Nghị Giêrusalem dường như đã để lại một gương tốt qua việc khôn ngoan truyền đạt một quyết định cởi mở. Giáo hội nghị đã triệu tập lại để xem xét nan đề này. Khi đề ra quyết định, Giáo hội nghị dường như đã làm điều đáng phải làm. 9. Câu trả lời của bạn. Các yêu cầu mà Giáo hội nghị đề ra dường như rất hợp lý đối với những người thật lòng khao khát được tăng trưởng tâm linh. 10. Ông nêu ra rằng sự dạy dỗ của ông tương đồng với sự dạy dỗ của Chúa Jesus và nhấn mạnh về lối sống đạo đức hơn là về bản tánh của Đấng Christ. 11. Thay vì xem xét lời mô tả này là trung thực hay thiếu trung thực, tôi nghĩ nó không đầy đủ. Nhiều người có khuynh hướng duy luật pháp. Điểm quan trọng ấy là Giacơ được Đức Thánh Linh dẫn dắt đã sốt sắng đáp ứng. 12. Tiêu chuẩn của Tin Lành được xác định trên trang 153 (146), không phải là tiêu chuẩn của Luật pháp, nhưng là tiêu chuẩn của Cha trên trời là Đấng Trọn Vẹn. Tiêu chuẩn của Chúa Jesus về sự công bình ấy là biết Ngài, nghe và làm theo Lời Ngài phán (Mat Mt 7:23-24). Khi viết về luật pháp trọn vẹn của sự tự do, Giacơ cũng nhấn mạnh đến việc làm. Khi nhấn mạnh đến việc làm theo những sự dạy dỗ của Chúa Jesus, dầu ông không xác định được các lời dạy dỗ này là đến từ Chúa Jesus. 13. Cả Phao lô và Giacơ đều nhấn mạnh luật pháp của tình yêu thương cũng như nếp sống đạo đức. Giacơ không bất đồng ý kiến sự khẳng quyết của Phao lô rằng niềm tin nơi Chúa Jesus phải thấm nhuần mọi khía cạnh trong đời sống. Bởi vì đức tin không phải chỉ là sự đồng ý của lý trí, nó gồm có cả sự thực hành qua nếp sống. 14. Tổ chức và dạy dỗ. 15. Đây là giải pháp tốt nhất trong nhiều tình huống. 16. Ông giảng rằng Chúa Jesus là Đấng Mêsi đã được báo trước, là Đấng đã chết và đã sống lại từ kẻ chết. 17. a Têsalônica b Có lẽ họ tưởng họ đang làm điều mà Đức Chúa Trời muốn họ làm đúng theo như bối cảnh của họ. c Họ bắt đầu công kích ông.

Page 134: Tan uoc ( luot khao)

d Athên. 18 b, d, e và f là các câu đúng. 19. a Phierơ b Phao lô và Giacơ c Họ đều nhấn mạnh về sự tái lâm của Đấng Christ. d Phao lô nói về sự chờ đợi trong sự trông cậy. Phierơ nói rằng Đấng Christ cứ phải ở trên thiên đàng cho đến kỳ phục hưng trọn vẹn. Phao lô nói rằng Đấng Christ sẽ là Đấng đoán xét thế gian. e ITêsalônica. Sự kiện ấy sẽ không đến với chúng ta thình lình như kẻ trộm; chúng ta phải tỉnh thức và giè giữ. IITêsalônica: Ba sự kiện chính sẽ xảy ra trước khi Chúa đến. 20. a, b và d là các câu đúng. 21. a Chắc bạn đã để ý chúng giống nhau ở chỗ đòi hỏi sự khôn ngoan của trần gian, và khác nhau ở chỗ thờ ơ với tin lành. b Trên một phương diện nào đó, dường như chúng khác nhau về thời điểm. 22 a Thành phố Côrinhtô thu lợi từ sự độc quyền thương mại và hai hải cảng. b Thành phố này là một thuộc địa do Lamã cai trị. c Côrinhtô qui tụ dân chúng từ mọi nơi trên vùng Địa Trung Hải. d Cả người nghèo và người giàu đều sống tại đó. e Các nơi khác xem Côrinhtô là một thành phố của các tiêu chuẩn luân lý bại hoại. 24. Phao lô đã quyết định dời cơ sơ của mình từ nhà hội về nhà của Titiu Giúttu, một người mới tin Chúa. 25. Bạn có thể kể ra thứ tự nào cũng được. Êphêsô: a Là thành phố quan trọng nhất trong vùng Asi của Lamã. b Là giao điểm của các lộ tuyến thương mại và đi lại trên vùng Địa Trung Hải, Sông Cayster và các tuyến đường đi về phía Đông bằng xe ngựa. Vì vậy, về mặt địa lý, Êphêsô là một điểm chiến lược cho việc đi ra rao giảng Tin lành. c Là trung tâm nổi tiếng cho những người thờ nữ thần Đianh. 26. a 1) Sự tiếp tục rao giảng lời dạy dỗ của Giăng Báptít do những người không biết về sự dạy dỗ của Chúa Jesus. 2) Dạy dỗ các tín đồ về báp têm trong Đức Thánh Linh. 3) Hội Thánh Êphêsô là một trung tâm truyền giáo. Hội Thánh Êphêsô là một thành trì trong vùng Tiểu Á. 4) Abôlô, Bêrítsin, Aquila, các môn đồ của Giăng, Phao lô. b 1) Tà thuật 2) Sự giảng dạy và các phép lạ của Phao lô. 3) Chứng tỏ rằng quyền năng của Đấng Christ là lớn hơn quyền lực của tà

Page 135: Tan uoc ( luot khao)

thuật. Cơ Đốc giáo không phải là Hỗn Thành Thuyết. 4) Các thầy phù thủy Do Thái, Phao lô. 23. Bêrítsin và Aquila là những Cơ Đốc nhân người Do Thái, họ đã rời Rôma khi người Do Thái bị trục xuất khỏi thành phố này dưới triều vua Claudius. Timôthê và Sila là các vị lãnh đạo trong sự phát triển tại Hội Thánh Maxêđoan.

Thơ Tín Côrinhtô

Chúng ta mang ơn sứ đồ Phao Lô rất nhiều vì sự đóng góp quan trọng của ông vào việc trước tác Tân ước. Ba trong số các thơ tín của ông tạo thành một phần quan trọng của sự dạy dỗ về giáo lý trong Tân ước. Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát thư I, IICôrinhtô và Rôma. Tuy mỗi bức thư được viết ra để đáp ứng cho mỗi nhu cầu nhất định, nhưng toàn bộ các bức thư này chứa đựng một kho tàng lẽ thật phong phú cho mọi Cơ Đốc Nhân trong mọi thời đại. Các tác phẩm của Phao Lô không đặt nền tảng trên lý thuyết vô căn cứ, trái lại xuất phát từ các từng trãi của chính ông. Vì thật lòng tìm cách làm theo ý muốn Đức Chúa Trời và giữ đời sống mình không phạm tội, nên ông có thể để lại những lời khuyên bảo khôn ngoan cho các tín đồ Côrinhtô khi cần phải giải quyết vấn đề tội lỗi trong Hội Thánh. Vì ông đã kinh nghiệm công tác của Đức Thánh Linh trong đời sống mình, nên ông có thể dạy bảo các tín đồ về các biểu hiện của Đức Thánh Linh trong thân thể Đấng Christ. Vì lòng tận hiến sâu xa của ông đối với Cứu Chúa mình và tình yêu giống như Đấng Christ của ông đối với anh chị em trong Chúa, nên ông đã có thể nói về đề tài tình yêu thương một cách đầy uy quyền. Và do ông đã chịu nhiều đau đớn hoạn nạn trong tư cách người giảng đạo tin lành, nên ông có thể chia xẻ hoạn nạn của nhiều người khác và dạy họ hãy vui mừng trong sự cứu rỗi của mình. Là người giúp việc của Tin Lành, chúng ta có thể học hỏi được nhiều nhờ làm theo tinh thần của hai lá thư mà Phao Lô đã viết cho Hội Thánh. Chúng ta hãy tiếp cận chức vụ của chính mình với cùng một tinh thần yêu thương, vui mừng và thánh khiết mà Phao Lô đã bày tỏ. Vả, rõ thật rằng anh em là bức thư của Đấng Christ bởi chức vụ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt tức là trên lòng anh em... không phải tự chúng tôi có tài năng mà nghĩ việc gì như bởi chính mình chúng tôi, nhưng tài năng của chúng tôi đến bởi Đức Chúa Trời; và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Đức Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống (IICôr

Page 136: Tan uoc ( luot khao)

3:3;, 3-5) Bối Cảnh Các Bức Thư Bị Thất Lạc Thơ ICôrinhtô Thơ IICôrinhtô Chuyến Viếng Thăm Côrinhtô Lần Cuối Chuyến Truyền Giáo Trong Dự Kiến Thơ Rôma Kết Thúc Chuyến Truyền Giáo Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Giải thích bối cảnh và mục đích của thơ gởi cho người Côrinhtô. • Xác định niên hiệu viết thơ này, chủ đề trọng tâm, nội dung căn bản và giá trị của thơ I, IICôrinhtô và thơ Rôma. • Đánh giá tầm quan trọng của chuyến viếng thăm Côrinhtô lần cuối, dự định đi Rôma và đoạn kết của chuyến truyền giáo này. • Hiểu biết đầy đủ hơn về chương trình của Đấng Christ đối với việc gây dựng Hội Thánh Ngài, và đối với sự quan phòng, dẫn dắt, và sự ban quyền năng của Đức Thánh Linh được bày tỏ trong phần nghiên cứu này. 1. Đọc hết I, IICôrinhtô và Rôma để nắm khái quát về sứ điệp của mỗi thơ này. Sau đó, đọc phần bài đọc trang 296-309 (294-308) sách giáo khoa để giúp bạn nhớ các sự kiện của bối cảnh. Trong khi đọc sách giáo khoa, hãy cứ mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn. 2. Học phần khai triển bài học và làm đầy đủ các bài tập. Khi học xong bài, hãy ôn lại các mục tiêu bài học để biết chắc rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu ấy. Hãy nhớ rằng các bài tự trắc nghiệm, các phần đánh giá đơn vị và bài thi cuối khóa đều dựa trên các mục tiêu bài học. 3. Cuối cùng, hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra bài làm của bạn. sự làm con nuôi adoption tín điều casuistic tinh thần trụy lạc libertinism sơ khai pristine tế lễ vãn hồi propitiation sự nên thánh santification Cứu thục học (thuộc về) soteriological

BỐI CẢNH Tenney 296-303 (294-301) Tôi đã ấn định phần bài đọc trong sách giáo khoa và Kinh Thánh để đem cho bạn một kiến thức chung về thơ Côrinhtô, về chuyến viếng thăm Côrinhtô lần cuối của Phao Lô và về dự định đi đến Rôma của ông. Trái lại, phần khai

Page 137: Tan uoc ( luot khao)

triển bài học có ý tập trung vào những đặc điểm quan trọng nhất của bài học. Tuy lượng tư liệu trong sách giáo khoa cho bài này ít hơn tư liệu cho bài trước nhưng lượng tư liệu trong Kinh Thánh lại phong phú hơn nhiều. Hơn nữa, thơ Côrinhtô mang một ý nghĩa rất lớn. Vì lẽ đó, tôi đã ấn định phần bài đọc sách giáo khoa ít hơn để bạn dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu chính các thơ này. Khi nghiên cứu phần "Bối Cảnh" của thơ Côrinhtô, bạn sẽ thấy rất ích lợi nếu quay lại bảng tóm tắt về nền văn hóa Côrinhtô mà bạn đã làm trong Bài 9. Bảng này được rút ra từ các tư liệu trong trang 289-293 (287-291) sách giáo khoa. Nếu bạn xem lại các đặc điểm văn hóa của Côrinhtô, bạn sẽ thấy vì sao Hội Thánh Côrinhtô cần phải nhận các bức thơ này của Phao Lô. Phao Lô không thể đến thăm Hội Thánh Côrinhtô vào lúc cơn khủng hoảng lên đến cao điểm, khi nhiều nan đề của Hội Thánh xảy ra. Tuy nhiên, bản tánh của ông là thích viết thư cho nhiều cá nhân và các Hội Thánh. Những sự kiện này, tức là nhu cầu về lời khuyên của người chăn bầy và sở thích viết thư của ông, đã soi sáng thêm cho nguyên nhân viết các thư tín này. Chúng ta nên nhớ rằng tuy các thơ tín Tân ước được viết ra với các nhu cầu trước mắt, nhưng chúng đã được Đức Thánh Linh chỉ định và phô bày ra để dẫn dắt tín đồ và Hội Thánh trong các thế kỷ tiếp theo của Cơ Đốc giáo. 1. Hãy mô tả ngắn gọn những đóng góp của Phierơ và Abôlô cho Hội Thánh Côrinhtô. Chúng ta ít gặp Abôlô trong phần nghiên cứu Tân ước; tuy nhiên, khi ông xuất hiện, phần đóng góp của ông dường như rất lớn lao. a. Phierơ ...............................................................................................................................................................................................................................................................b. Abôlô ..............................................................................................................................................................................................................................................................c. Sách Công vụ trình bày Abôlô theo loại nhân vật nào? Hãy xem các phần Kinh Thánh sau, Cong Cv 18:24, 28; 19:1; ICo1Cr 1:12, 3:4-6, 22 và 4:6..............................................................................................................................................................

CÁC BỨC THƠ BỊ THẤT LẠC Tenney 296-297 (295) Chúng ta tin chắc rằng Phao Lô và các vị lãnh đạo Cơ Đốc khác đã viết rất nhiều thư tín trong thuở ban đầu nhưng không thể áp dụng cho chúng ta

Page 138: Tan uoc ( luot khao)

ngày nay. Việc này phát sinh một nghi vấn quan trọng về một số các bức thư của những người góp phần vào Kinh Thánh Tân ước. Một số đã bị thất lạc, một số được bảo tồn. Một số người thường hay thắc mắc: không biết có phải là một số thư tín đã bị thất lạc đáng ra nên được thêm vào trong Kinh Thánh Tân ước, và có phải đáng ra một số bức đã được đưa vào Kinh Thánh Tân ước trong khi chúng đã bị thất lạc! 2. Bạn có nghĩ rằng tình huống này là một khả năng thực tế hay không? Hãy nêu lý do cho câu trả lời của bạn. ........................................................................................................................................................................................................................................

THƠ ICÔRINHTÔ Tenney 297-301 (295-300) Việc viết thơ ICôrinhtô diễn ra giữa các sự kiện được ghi lại trong câu 20 và 21 của Công vụ 19. Từ bằng chứng nội tại, sách giáo khoa cho thấy rằng rất có thể sách được viết trong mùa thu hay mùa đông gần cuối thời gian Phao Lô ở tại Êphêsô. Niên hiệu năm 55 SC do sách giáo khoa đưa ra là một niên hiệu có thể chấp nhận được để bạn nhớ về niên hiệu viết thư ICôrinhtô. Thơ I và IITêsalônica được xếp vào loại các sách lai thế học, vì chúng liên quan nhiều đến giáo lý về những sự cuối cùng. Galati, I, IICôrinhtô và Rôma được xếp vào loại các sách cứu thục học, vì chúng liên quan chủ yếu đến nhiều phương diện khác nhau trong giáo lý của sự cứu rỗi nhờ thập tự giá của Cứu Chúa Jesus Christ. Nhóm sau cùng này gồm có cả ba quyển trong bức thư gởi cho người Côrinhtô. Thư được viết ra trong thời Phao Lô và trong kinh ngiệm của những người nhận lãnh, nó phơi bày một lời tuyên bố chắc chắn rõ ràng về địa vị của ân điển trong đời sống của tín đồ. Sự chạm trán của Phao Lô với các giáo sư Do Thái giáo, lần đối chất với Phierơ, kinh nghiệm riêng của ông về ân điển, và những sự thôi thúc của Đức Thánh Linh, tất cả đã giúp ông viết ra trong các bức thư này, tiêu chuẩn đã dẫn dắt các Cơ Đốc Nhân qua nhiều thế kỷ: sự tự do đối với luật pháp và sự xưng công bình bởi ân điển, nhờ đức tin. Mục đích viết thư ICôrinhtô sẽ trở nên sáng tỏ khi bạn nghiên cứu nền văn hóa của Côrinhtô. Hội Thánh tại đó bị vây quanh bởi một tình trạng gian dâm của người ngoại đạo đến nỗi người ta đã có thành ngữ "trở thành người Côrinhtô". Chỉ về một tình trạng mà dân chúng đạt tới khi họ trở nên vô luân đến hết khả năng mà họ có thể làm được, và rồi dường như càng bại hoại dần - đắm sâu vào tận cùng của sự gian dâm. Rõ ràng, một nhóm người quay về với Cơ Đốc giáo, từ bối cảnh này hẳn phải cần nhiều sự dạy bảo của người chăn bầy để trưởng thành về mặt đạo đức và tâm linh. Vì vậy, Phao lô

Page 139: Tan uoc ( luot khao)

đã viết vì mục đích dứt khoát và rõ ràng là giúp đỡ họ. Trong phần "Nội Dung" (trang 297-298 (296)) bạn sẽ biết rằng chủ đề trọng tâm này có thể được gọi là "ứng dụng xã hội của giáo lý thập tự giá". Đoạn này kết thúc bằng một nhận định về sự thích ứng của nội dung thơ ICôrinhtô với thời nay. Khi bạn nghiên cứu phần nội dung, hãy tìm các lẽ thật mà bạn cảm thấy chúng đặc biệt thích ứng trong cộng đồng của bạn ngày nay. 3. Tenney nêu lên rằng thơ này khác biệt với mọi bức thư khác của Phao Lô trên hai phương diện. Hai phương diện đó là gì? a. ...................................................................................................................................b. ...................................................................................................................................Sự đa dạng của bút pháp do sách giáo khoa đưa ra chắc chắn làm cho sách này trở nên hấp dẫn phải không? Bố cục nội dung của ICôrinhtô được tập trung vào hai mẫu tin được Phao Lô nhắc đến trong sách, là rất tự nhiên và làm cho việc nghiên cứu thơ này trở nên dễ dàng. Hãy xem phần II và phần III trong bố cục của Tenney trên trang 298 (296-297), và bạn sẽ hiểu ý của tôi. Cũng hãy chú ý rằng Phao Lô đưa ra sự phân chia tự nhiên và dễ dàng cho đề tài "Trả Lời Các Thắc Mắc Trong Thơ" bằng cách lập đi lập lại một từ nhất định ở đầu mỗi phần phân chia. 4. Trong phần "Đánh Giá", Tenney nói rằng rất dễ nhận định được tình trạng tâm linh của Phao Lô qua việc ông đề ra các giải pháp thuộc linh thay vì những sự điều khiển bằng tâm lý. Hãy để thời gian điền vào bảng dưới đây khi bạn tham khảo cột thứ nhất trong phần "Đánh Giá" (trang 299 (297-298)). Hãy điền vào cột hai giải pháp do Phao Lô đề xướng cho các nan đề trong cột 1. Rồi điền vào cột 3 những cách điều khiển hay những đáp ứng mà một người xác thịt có thể đề xướng ra. Đối Đầu Với Các Nan Đề Của Hội Thánh Côrinhtô Bạn thường hay đề xuất loại giải pháp nào cho các nan đề tương tự khi gặp chúng trong chức vụ? Hãy suy nghĩ việc này thật nghiêm túc. Trước đây, chúng ta đã nhận định thơ ICôrinhtô chứa nhiều đề tài đa dạng hơn bất cứ một thư tín nào khác của Phao Lô. Mỗi đoạn dạy một hay nhiều lẽ thật sống động như danh sách các đề tài sau đây: 1. Sự tranh chiến của thập tự giá với sự khôn ngoan của con người ...............ICo1Cr 1:17-31 2. Các lẽ thật thuộc linh được bày tỏ theo cách thuộc linh

Page 140: Tan uoc ( luot khao)

..............................2:1-16 3. Hai loại chức vụ và kết quả của chúng ........................................................3:9-23 4. Sự đoán xét Cơ Đốc Nhân: không phải do con người nhưng do Đấng Christ ..4:1-5 5. Tính tất yếu của việc thi hành kỷ luật các thành viên phạm tội ....................5:1-13 6. Mối liên hệ của Cơ Đốc Nhân với tòa án, luật pháp dân sự ..........................6:1-8 7. Những lời dạy bảo về hôn nhân và các mối quan hệ trong gia đình .............7:1-40 8. Sự tự do của Cơ Đốc Nhân .........................................................................8:1-13 9. Sự cấp dưỡng cho người hầu việc Chúa ......................................................9:7-18 10. Mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và con người và mối tương quan giữa chồng và vợ ...........................................................................................................10:1-15 11. Lương tâm trong mối quan hệ với luật pháp và sự tự do .........................10:23-33 12. Lời dạy bảo về tiệc thánh ......................................................10:16-22, 11:17-34 13. Các ân tứ thuộc linh trong thân thể Đấng Christ ......................................12:1-31 14. Các ân tứ thuộc linh được thực thi bởi động cơ yêu thương ......................13:1-13 15. Các ân tứ thuộc linh: Cách sử dụng và qui định của chúng ......................14:1-40 16. Xác chứng, giải thích sự phục sinh của Đấng Christ; hứa chắc về sự phục sinh của chúng ta ....................................................................................................15:1-58 Khi bạn đọc các phân đoạn Kinh Thánh này, hãy suy nghĩ về lẽ thật mà đoạn Kinh Thánh ấy dạy dỗ. Dựa theo nhận thức của bạn về nhu cầu của nhân loại và chức vụ, bạn có thể hiểu được sách ICôrinhtô một cách thực tế phải không? Hãy nghiên cứu các lẽ thật này càng nhiều càng tốt ngay bây giờ. Ngay khi có dịp thuận tiện, sau khi học xong khóa này, hãy quay lại nghiên cứu chúng sâu rộng hơn. Chúng rất quan trọng cho từng trãi thuộc linh và chức vụ của bạn. Hãy để tôi đưa ra một vài ứng dụng để chứng tỏ bạn biết ý tôi muốn nói gì. Vì mức độ gia tăng hiện tại trên khắp thế giới của tình trạng ly dị, chúng ta

Page 141: Tan uoc ( luot khao)

há không nên xem xét điều Phao Lô đã nói về hôn nhân và các mối quan hệ trong gia đình sao? Vì sự chống nghịch của nhân loại trong lịch sử chống lại quyền làm đầu của Đấng Christ và các thắc mắc hiện tại về mối tương quan vợ chồng, chúng ta há không nên xem xét điều Phao Lô đã nói về mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và loài người, và mối tương quan giữa chồng và vợ trong đoạn 10 sao? Vì tầm quan trọng của Tiệc Thánh đối với sự thờ phượng Cơ Đốc, chúng ta há không nên xem xét càng nhiều càng tốt đến điều Phao Lô đã nói về thánh lễ này của Hội Thánh hay sao? Lời dạy dỗ của Phao Lô về Tiệc Thánh trong đoạn 10 và 11 đầy đủ hơn bất cứ phân đoạn nào khác trong Tân Ước. Vì tầm quan trọng trong lịch sử của các ân tứ thuộc linh giữa Hội Thánh và sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trên khắp thế giới hiện nay, chúng ta há không nên chuẩn bị để chịu dạy dỗ về cách thực thi chính đáng các ân tứ thuộc linh ấy? Ba đoạn Kinh Thánh hòa điệu với nhau của Phao Lô (12, 13 và 14) là giải pháp chi tiết nhất cho đề tài này trong Tân ước. Các ứng dụng này có thể được triển khai rộng ra, nhưng những điều được nêu ra đây cũng đủ để gây ấn tượng cho bạn về sự phong phú và tính thích ứng của các đề tài trong ICôrinhtô. Chúng sẽ khuyến khích bạn cứ xem lại thơ này để được gây dựng đời thuộc linh của chính bạn và để đem ích lợi cho những người được bạn chăm sóc. Trước khi đi qua khỏi phần nghiên cứu thơ ICôrinhtô, bạn cần đọc về các nổ lực của Phao Lô nhằm dẹp yên sự náo loạn tại Côrinhtô. Trước tiên, ông cố gắng sai Abôlô đến, nhưng ông từ chối không đến; vì vậy Phao Lô sai Timôthê đi, nhưng ông không đem lại được kết quả như mong muốn. Cuối cùng, Phao Lô đã đích thân đến Côrinhtô (ít ra sách giáo khoa cũng đưa ra một trường hợp tốt mà ông đã thực hiện), và ông đã bị xúc phạm nặng nề. Dầu vậy, vị sứ đồ đã không từ bỏ ý định. Trái lại, ông quyết định viết một bức thư nữa. 5. Để tóm tắt phần này, hãy đọc các câu dưới đây và dựa trên sách giáo khoa, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Thơ ICôrinhtô thực sự là bức thư thứ nhì mà Phao Lô đã viết cho Hội Thánh Côrinhtô. b. Thơ này chắc đã được viết ra khoảng năm 55 SC, trong khi Phao Lô đang ở Êphêsô. c. Thực sự thì không có một chủ đề chính nào trong thơ ICôrinhtô, vì nó bao trùm nhiều đề tài thật đa dạng. d. Bức thư Phao Lô viết cho người Côrinhtô là để trả lời các thắc mắc mà họ đã hỏi ông. e. Phao Lô dùng các nguyên tắc thuộc linh để giải quyết các nan đề trong

Page 142: Tan uoc ( luot khao)

Hội Thánh. f. Khi Timôthê đem thư của Phao Lô đến cho Hội Thánh Côrinhtô, lập tức có sự phục hưng và các nan đề đã được giải quyết. g. Sau đó, Tít báo cáo cho Phao Lô rằng Hội Thánh Côrinhtô đã từng trãi sự phục hưng và có một thái độ đổi mới.

THƠ II CÔRINHTÔ Tenney 301-303 (300-301) Tít đã đem tin đến cho Phao Lô hay rằng phục hưng đã đến với Hội Thánh Côrinhtô, ông cũng cho biết các tín đồ Côrinhtô đã tỏ thái độ ăn năn và hạ mình như Phao Lô đã kêu gọi trong bức thơ đầu tiên và đã tìm kiếm trong lần ông thăm viếng họ. Vì vậy, khi nghe được tin mừng này, ông đã viết bức thơ IICôrinhtô. Bạn sẽ thấy được mục đích Phao Lô viết IICôrinhtô khi đọc đoạn cuối ngay trước phần IICôrinhtô (trang 301 (300)) sách giáo khoa. Mục đích ấy là để chuẩn bị các tín đồ Côrinhtô cho lần viếng thăm họ kế tiếp bằng cách: 1 Binh vực chính mình trước những sự công kích về bản thân, về đặc điểm về tính tình, về sự dạy dỗ của ông. 2. Yêu cầu họ chuẩn bị một của dâng để ông đem đến cho hội chúng tại Giêrusalem. 6. Những ai tham dự vào các cuộc công kích Phao Lô? ............................................................................................................................................................................................Thơ IICôrinhtô được viết ra vài tháng sau ICôrinhtô. Nếu ICôrinhtô được viết vào mùa thu hay mùa đông năm 55 SC thì thơ IICôrinhtô chắc là được viết vào đầu năm 56 SC tại Maxêđoan. Cả hai thơ I, IICôrinhtô đều được viết ra trong hành trình truyền giáo thứ ba, trong lộ trình được mô tả trong Cong Cv 20:1-5. Khi bạn đọc đoạn ngắn trong mục "Nội Dung" sách giáo khoa, bạn sẽ biết rằng bút pháp và nội dung của thơ này khác xa so với thơ ICôrinhtô. Trong IICôrinhtô, Phao Lô bày tỏ những vấn đề của chính bản thân ông một cách sâu sắc, mà ông không hề đề cập đến trong các tác phẩm khác. Từ bố cục thơ IICôrinhtô trên trang 301 và 302 (301) sách giáo khoa, bạn có thể dễ dàng thấy rằng lời Phao Lô binh vực cho chức vụ mình nổi bật lên trong sách này. Thực ra, đây là một bài giảng luận về chức vụ dài nhất trong Tân ước. Trong đó chứa đựng rất nhiều lời dạy bảo quan trọng cho mọi kẻ giúp việc cho Đấng Christ. Những phần nào trong những lời dạy bảo về chức vụ mang tính dạy dỗ và thôi thúc bạn nhiều nhất? Điều khích lệ tôi rất nhiều ấy là được biết rằng dầu

Page 143: Tan uoc ( luot khao)

Phao Lô đã gặp nhiều sự chống đối, chịu nhiều hoạn nạn thương khó, ông vẫn không để cho bất cứ một điều gì đánh bại ông. Ông luôn đắc thắng nhờ Đấng Christ. Hãy đọc IICo 2Cr 2:14 và 4:7-18, là những gương mẫu về thái độ đắc thắng của Phao Lô. Trong phần "Đánh Giá" chúng ta có thể khảo sát nhiều điều quý giá của thơ IICôrinhtô. Một trong những điều quý giá lớn lao nhất của sách này ấy là cho biết về đời sống của Phao Lô. Tuy sách giáo khoa không nói, nhưng tôi muốn nêu ra rằng thơ này cũng đã đưa ra một nhận thức về sự đầy đủ của ân điển Đức Chúa Trời. Dầu cho các đòi hỏi, những nhu cầu đặt trên đời sống vị sứ đồ có lớn đến đâu đi nữa, ông chứng tỏ cho chúng ta biết rằng ân điển Đức Chúa Trời vẫn đầy đủ cho ông. Há không phải là điều kỳ diệu khi biết rằng chúng ta không thể làm cạn được nguồn cung cấp ân điển của Đức Chúa Trời hay sao? Một giá trị khác nữa của thơ này ấy là cho chúng ta biết "Hội Thánh trong thời đại các sứ đồ đã có những cuộc tranh chấp và những tội lỗi của chính Hội Thánh" (trang 302 (301)). Tenney cho thấy sự dự bị của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh khi ông nói: "Chỉ có một động lực thiên thượng mới có thể ban sức sống cho một nhóm người quá yếu đuối và say đắm sắc dục như Hội Thánh Côrinhtô". (trang 302-303 (301)). 7. Giá trị thứ ba của IICôrinhtô ấy là sự dạy dỗ tích cực của sách. Hãy tìm ba đề tài quý giá được dạy dỗ qua thơ này theo như phần trình bày của sách giáo khoa. ............................................................................................................................................................8. Bây giờ hãy quay về với chính thơ này và chọn ba sự dạy dỗ khác mà bạn cho là rất quan trọng. Hãy cho mỗi sự dạy dỗ một câu trưng dẫn. Ví dụ: Trong văn mạch của sự dạy dỗ trong thơ này về sự phân rẽ khỏi tội lỗi để bước vào sự nên thánh, chúng ta ghi là "...Chúng ta hãy lấy lòng kính sợ Đức Chúa Trời mà cố gắng đạt đến sự trọn vẹn" (IICo 2Cr 6:14-7:1). a. .....................................................................................................................................b ......................................................................................................................................c ....................................................................................................................................

Page 144: Tan uoc ( luot khao)

CHUYẾN VIẾNG THĂM CÔ RINH TÔ LẦN CUỐI Teney 303 (302) Khi nhận được tin mừng từ Hội Thánh Côrinhtô qua Tít, Phao Lô bắt đầu đi đến thăm các tín đồ ở Côrinhtô. Luca đề cập đến lộ trình kéo dài ba tháng này trong xứ Gờréc ở Cong Cv 20:3. Việc này chứng tỏ rằng Luca đã đồng đi với Phao Lô trong thời gian ở tại xứ Achai ba tháng và là bạn đồng hành trung thành nhất của Phao Lô trong những năm lao tù tiếp theo đó. Tenney chứng tỏ việc đọc Kinh Thánh cẩn thận có thể bày tỏ nhiều điều biết bao. Từ cách dùng đổi khác của chữ chúng ta trong 20:5-6, Tenney kết luận rằng Luca, chính tác giả lại trở thành một thành viên cộng tác với Phao Lô.

CHUYẾN TRUYỀN GIÁO TRONG DỰ KIẾN Tenney 303-304 (302-303) Chưa hề có ai cương quyết hướng về mục tiêu hơn là Phao Lô hướng về hành trình dài đăng đẳng tiến đến Rôma (19:21) (ngoại trừ chuyến đi kiên quyết của Chúa Jesus lên Giêrusalem và lên thập tự giá). Bạn sẽ cảm nhận điều này cách mạnh mẽ khi nghiên cứu phần Kết Thúc Chuyến Truyền Giáo (trang 308-309 (307-308). Trong lúc này, chúng ta sẽ nghiên cứu thơ Phao Lô gởi cho người Rôma. Thư này là một phần chủ yếu trong việc ông chuẩn bị cho chuyến truyền giáo đến Rôma.

THƠ RÔ-MA Tenney 304-307 (303-307) Thư này được gởi cho tín đồ tại Rôma ngay trước khi Phao Lô xuống tàu đi Trôách, trong chặng đầu cuộc hành trình mà cuối cùng dẫn đến Rôma. Hãy đọc bằng chứng trong thư mà sách giáo khoa trưng dẫn để ủng hộ cho ý kiến này. 9. Đây là phần tư liệu nền tảng giúp bạn hiểu mục đích của thơ này và mối quan tâm của Phao Lô trong việc đi đến Rôma. Bạn hãy đọc phần này trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau. a. Các bạn hữu của Phao Lô ở Rôma là ai? ................................................................................................................................................................................................................b. Họ từ đâu đến? ......................................................................................................................................................................................................................................................c. Vì sao họ lại ở tại Rôma?

Page 145: Tan uoc ( luot khao)

.............................................................................................

...........................................................................................................................

.............Hãy đọc các giả thuyết khác nhau về ai là những người đã lập thành Hội Thánh tại Rôma, ai là các vị lãnh đạo, thành viên là ai, và về các chủng tộc hay dân tộc lập thành hội chúng ở đây. 10. Sách giáo khoa nhắc đến ít nhất năm nguyên nhân khiến Phao Lô muốn đi đến Rôma. a. Bạn cho rằng nguyên nhân chính là gì? ..............................................................................................................................................................................................................b. Các nguyên nhân khác là gì? ...............................................................................................................................................................................................................................Tôi đồng ý với quan điểm truyền thống do sách giáo khoa đưa ra, ấy là sách Rôma được viết tại Côrinhtô trong thời gian ba tháng Phao Lô ở tại đó. Nếu là vậy, thơ này được viết trong năm 56 SC, rất sát với thời điểm viết thơ IICôrinhtô. Tôi tin mục đích viết thư Rôma của Phao Lô có ít nhất bốn khía cạnh. Nguyên nhân thứ nhất được sách giáo khoa nêu ra, nguyên nhân thứ nhì được ám chỉ. Bốn nguyên nhân ấy là: 1. Để chuẩn bị các tín đồ tại Rôma cho chuyến viếng thăm của ông. 2. Đem đến cho các tín đồ tại Rôma sự dạy dỗ về đạo chân thật để giúp tâm linh họ được trưởng thành. 3. Để viết ra bản tuyên ngôn về niềm tin của chính ông, tín điều của riêng ông. - Trong mỗi một tác phẩm trước đây của ông, ông buộc phải giải quyết nhiều nan đề, nhiều vấn đề và nhiều điều riêng tư, và ông không thể đưa ra một bản tuyên ngôn bao quát đầy đủ được. - Ông hiện đang ở điểm cao nhất trong sự nghiệp của mình. - Ông đã chiến đấu và đã chiến thắng trong nhiều trận chiến về thần học. - Ông đã dẫn dắt Hội Thánh sơ khai vượt qua nhiều khủng hoảng và đã đắc thắng. - Ông đã lâm vào nhiều cuộc tranh chấp nghiêm trọng chống lại đặc điểm tư cách sứ đồ và chức vụ của ông và ông đã hiện rõ ra là người chiến thắng. - Cuối cùng, thời điểm đã chín mùi để ông viết ra một bảng tuyên ngôn tổng hợp về thần học của ông (và của Hội Thánh). 4. Để viết ra bản tuyên ngôn về các nguyên lý Cơ Đốc, được dùng để đem

Page 146: Tan uoc ( luot khao)

lại sự công nhận chính thức của chính quyền Lamã đối với Cơ Đốc giáo. - Không nghi ngờ gì nữa, Phao Lô đã cảm biết mình sẽ có dịp giới thiệu Cơ Đốc giáo cho các nhà chức trách Lamã và nếu ông có thể làm cho Cơ Đốc giáo được công nhận giữa vòng các tôn giáo khác đã được chính thức công nhận, thì việc bắt bớ các Cơ Đốc nhân sẽ trở thành một việc bất hợp pháp. - Tôi cũng tin rằng Phao Lô đã được Đức Thánh Linh làm chứng cho rằng cuối cùng ông sẽ được hoan nghênh trước mặt các quan án Lamã. - Ông sẽ có thể dùng thơ này làm một bản tóm tắt của luật sư trước tòa; nó sẽ trở thành một bố cục hay một bản tóm tắt cho những lời biện hộ của ông. Trong mục "NộiDung", Tenney xác nhận chủ đề trọng tâm của thơ Rôma là "Sự bày tỏ về sự công bình của Đức Chúa Trời cho con người, và ứng dụng cho nhu cầu tâm linh của người ấy" (trang 305 (304)). Đây là một câu nói rất hay về chủ đề chính của thơ Rôma, và bạn nên ghi nhớ chủ đề ấy khi nghiên cứu nội dung của bức thơ quan trọng này. Sách giáo khoa đưa ra một bố cục rất hay cho thơ Rôma. Sách đi sát với nội dung thơ Rôma, rõ ràng và ngắn gọn. Thơ Rôma đầy dẫy những lẽ thật thần học sống động và tích cực đến nỗi tôi không thể liệt kê chúng ra riêng rẽ trong tài liệu này. Đối với khóa học này, bạn chỉ cần nghiên cứu chúng theo bố cục thơ Rôma của Tenney. Hãy đọc những lẽ thật nào bạn thấy thích nhất và những lẽ thật nào bạn thấy lạ nhất trong thơ Rôma. Hãy lập một vài ký hiệu cho mỗi đề tài mà bạn nghiên cứu theo phương pháp này. Mỗi khi có dịp, mong các bạn hãy quay lại và nghiên cứu từng sách của Tân ước. Và đây là điều đáng phải làm vì bạn chỉ đang được giới thiệu về Tân ước qua giáo trình này. Bạn có thể dành cả đời mình để nghiên cứu Kinh Thánh mà vẫn không thể hiểu hết Kinh Thánh. Nhưng dầu bạn nghiên cứu sách Rôma ở mức độ nào đi nữa, thơ này vẫn sẽ luôn luôn gây dựng đời thuộc linh và cảm thúc bạn cũng như những người được bạn chăm sóc. Trong phần "Đánh giá" thơ Rôma, Tenney nhắc đến một giá trị mà hiếm có học giả Kinh Thánh nào đề cập đến. Ông cho thấy sự đóng góp lớn lao của thơ Rôma cho kho tàng thần học ngữ vựng Cơ Đốc qua những từ chuyên môn như sự xưng công bình, kể (sự qui kể), sự làm con nuôi, sự nên thánh (trang 306-307 (305-306)). Các giá trị khác của thơ Rôma có thể được góp nhặt từ trang 306-307 (306-307 sách giáo khoa. Bạn nghĩ gì về giá trị cuối cùng của thơ Rôma được nhắc đến trong trang 307 (307)? Tenney nói: "Thơ Rôma là một mẫu mực tuyệt vời về sự kết hợp giáo lý với mục đích truyền giáo". Nhiều người hầu việc Đấng Christ phải coi chừng khuynh hướng trở thành những nhà thần học "sống trong tháp ngà", cách ly mình khỏi các nan đề trong cuộc sống hằng ngày. Phao Lô cho chúng ta biết cách liên hệ các phương diện thần học với phương diện sống đạo của Cơ Đốc giáo một cách hữu hiệu, bằng cách áp

Page 147: Tan uoc ( luot khao)

dụng chúng vào sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân. 11. Trong thơ Rôma, khi Phao Lô nói rằng không còn có sự phân biệt giữa người Giuđa và người Gờréc, ông đang nói rằng sự cứu rỗi a) Mang tính phổ thông, hay là dành sẵn cho mọi người. b) Được giới hạn cho người Giuđa và người Gờréc. c) Được dành sẵn cho mọi người nào sẵn lòng vâng giữ Luật Pháp. d) Khó ai mà tìm được. 12. Phao Lô đang nói rằng sự công bình phải được tiếp nhận bằng đức tin, bởi vì a) Đức Chúa Trời đã chọn những kẻ mà Ngài muốn cứu. b) Người được cứu không thể sống một đời sống công bình. c) Tội nhân không thể kiếm được sự cứu rỗi cho mình. d) Chỉ có người Giuđa mới kiếm được sự cứu rỗi. 13. Người đã được cứu muốn sống một đời sống công bình bởi vì người ấy. a) Không muốn để cho các Cơ Đốc Nhân khác xét đoán mình. b) Cảm thấy mắc nợ Đấng Christ, là Đấng khiến cho người ấy có thể được cứu. c) Chẳng bao giờ bị cám dỗ làm bất cứ điều gì khác ngoài sự công bình. d) Sẽ xúc phạm đến người Do Thái nếu như người không sống một đời sống công bình.

KẾT THÚC CHUYẾN TRUYỀN GIÁO Tenney 308-309 (307-308) Mục Tiêu 5: Tìm ra những thành tựu trong công tác của Phao Lô. Hãy đọc phần này để biết về lộ trình đi lên Giêrusalem của Phao Lô. Những câu trong đoạn cuối làm thành một bảng tóm tắt những thành tựu trong sự nghiệp của Phao Lô. Tôi sẽ liệt kê ngắn gọn các câu này để bạn dễ học hơn. 1. Chưa đầy một thập kỷ, ông đã giải thoát các tín đồ khỏi ách nô lệ cho chủ nghĩa duy luật pháp. 2. Ông đã thành lập một sợi dây liên kết các Hội Thánh tại các thành phố chủ chốt từ Antiốt xứ Siri cho đến Ilyri. 3. Ông đã tuyển chọn và huấn luyện nhiều người hầu việc Chúa như Luca, Timôthê, Tít, Sila, và Aritạt là những người có khả năng duy trì và phát triển công tác của Đấng Christ. 4. Ông đã góp một phần to lớn vào việc viết ra một nhóm văn phẩm đã được xem như là tiêu chuẩn cho đức tin và nếp sống đạo, và vẫn còn tiếp tục là tiêu chuẩn của Hội Thánh trong suốt các thế kỷ tiếp theo. 5. Qua sự giảng đạo, ông đã thiết lập nền tảng cho nền thần học Cơ Đốc và ngành thân oan Cơ Đốc về sau này. 6. Nhờ các kế hoạch của ông, ông đã thiết lập một khuôn mẫu cho chính

Page 148: Tan uoc ( luot khao)

sách truyền giáo và công tác truyền giáo. Việc này sẽ giúp cho Hội Thánh làm trọn mạng lịnh của Đấng Christ để đem tin lành đến cho muôn dân. 14. Hãy ghép những thành tựu của Phao Lô (bên trái) với thời gian, địa điểm, các nhân vật hoặc các sự kiện (bên phải). ....a Huấn luyện nhiều người hầu việc Chúa để duy trì công tác này. ....b Đem đến cho các tín đồ sự giải thoát khỏi chủ nghĩa duy luật pháp. ....c Lập nền tảng cho nền thần học Cơ Đốc sau này. ....d Thiết lập một khuôn mẫu cho công tác truyền giáo và chính sách truyền giáo. ....e Một nhóm văn phẩm đã được xem như là tiêu chuẩn cho đức tin và nếp sống đạo. .....f Thiết lập một sợi dây liên kết các Hội Thánh. Các bức thư I và II Côrinhtô và Rôma đầy dẫy những phân đoạn để suy gẫm về thần học, đến nỗi khó mà rút gọn danh sách thành ra một vài điểm quan trọng nhất. Tuy nhiên, các phân đoạn "khuôn vàng thước ngọc" sau đây sẽ làm phong phú đời sống và chức vụ của bạn. Bạn nên làm quen với nội dung của chúng và có thể xác định địa chỉ của chúng bằng trí nhớ hay bằng Kinh Thánh Phù Dẫn. 1. Trật tự và ý nghĩa trong buổi Tiệc Thánh ..............................ICo1Cr 11:22-33 2. Sự ban cho và sự thực thi chín ân tứ của Đức Thánh Linh ...............12:4-11 3. Tình yêu thương: động cơ vĩ đại nhất ..............................................13:1-13 4. Sự vinh hiển của các tín đồ đã qua đời và tín đồ còn đang sống trong sự sống lại thứ nhất .......................................................................................15:51-57 5. Chức vụ: có sự đầy đủ của Đấng Christ ...........................................IICo 2Cr 4:1-11 6. Chứ vụ: sự khó nhọc và phần thưởng cuối cùng của nó ................4:8-5:4 7. Chức vụ: Các khâm sai của sự giảng hòa ........................................5:17-21 8. Tiếng kêu gọi vào sự nên thánh và các ích lợi của nó .................6:14- 7:1 9. Sự đầy đủ của ân điển Đức Chúa Trời ............................................2:9-10 10. Quyền năng của tin lành ................................................................RoRm 1:14-17 11. Sự xưng công bình bởi đức tin Rôma ......................................................3:21-2812. Bảy kết quả của sự xưng công bình Rôma ..................................................5:1-1113. Sự giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi được làm hình bóng bởi phép Báp têm Rôma

Page 149: Tan uoc ( luot khao)

........................................................................................................6:1-1314. Luật pháp của Thánh Linh giải cứu từ sự chết đến sự sống Rôma ..............8:1-1315. Lời làm chứng của Đức Thánh Linh về quyền làm con của tín đồ Rôma ...8:14-17 16. Đức Thánh Linh: Trạng sư của chúng ta trong sự than thở về sự cứu chuộc sau cùng và trong sự cầu nguyện thuộc linh Rôma .........................................8:18-2717. Sự dự bị của Đức Chúa Trời cho tín đồ và sự đắc thắng của tín đồ nhờ Đấng Christ Rôma ........................................................................................................8:28-39 18. Các phương pháp để được sự cứu rỗi và để truyền giảng tin lành .....10:8-17 19. Sự kêu gọi Cơ Đốc Nhân bước vào sự phân rẽ và sự biến đổi ..........12:1-2 20. Khái niệm về sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân .....................................12:3-8 21. Những lời chỉ dạy về sự gần đến của sự cứu rỗi sau cùng ..............13:11-14Bài Tự Trắc Nghiệm TRẢ LỜI NGẮN. Dùng lời của bạn trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau. 1. Vì sao các sách I, IICôrinhtô và Rôma được xếp vào loại các sách cứu thục học. ........................................................................................................................................2. Tiêu chuẩn nào dành cho nếp sống Cơ Đốc được giảng luận trong các thơ này? ........................................................................................................................................3. Hãy tóm tắt những gì mà tiêu chuẩn này muốn nói với bạn trong tư cách một Cơ Đốc Nhân. ..................................................................................................................................................................................................................................................................4. Vì sao các tân tín hữu tại Côrinhtô có vẻ như cần phải được dạy dỗ nhiều hơn các tân tín hữu tại các nơi khác? .......................................................................................................................................................................................................................................5. Phao Lô đề xuất loại giải pháp nào cho các nan đề tại Côrinhtô.

Page 150: Tan uoc ( luot khao)

..............................

...........................................................................................................................

.............6. Bạn có tin rằng giải pháp của Phao Lô cho các nan đề thực tiễn này sẽ có thể áp dụng cho các nan đề tương tự của thời nay hay không? Bạn có thể nghĩ ra các ví dụ nào trong từng trải một Cơ Đốc Nhân của chính bạn mà chúng tương tự hay không? Các giải pháp đúng đắn này có được áp dụng cho các nan đề của bạn hay không? 7. Hai mục đích chính khiến Phao Lô viết IICôrinhtô là gì? .......................................................................................................................................................................................8. Phao Lô bày tỏ điều gì trong thơ IICôrinhtô mà chúng ta không tìm thấy trong bất cứ các tác phẩm nào khác? ...........................................................................................................................................................................................................................................9. Lời Phao Lô binh vực cho chính mình và cho các sự dạy dỗ của mình cũng là lời binh vực cho .............................................................................................................................10. Nêu ra ba giá trị của thơ IICôrinhtô a. ......................................................................................................................................b. .....................................................................................................................................c. ....................................................................................................................................CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến các mục đích chính khiến Phao Lô viết thơ Rôma. Hãy viết chữ S nếu là câu SAI. ...11 Ông muốn chuẩn bị các tân tín hữu tại Rôma cho lần viếng thăm sắp đến của ông. ...12 Ông muốn kể với họ về các thử thách và các buổi xử án của ông và yêu cầu họ giúp đỡ. ...13 Ông cần giải quyết các nan đề và các tình trạng cụ thể trong Hội Thánh Rôma.

Page 151: Tan uoc ( luot khao)

...14 Ông ước ao viết ra một bản tuyên ngôn hoàn chỉnh về niềm tin hay thần học của ông. ...15 Ông muốn lập một bản tuyên ngôn về các tín lý Cơ Đốc, thích hợp cho việc giới thiệu với chính quyền Lamã. ...16 Ông muốn đem đến cho người Rôma một sự dạy dỗ về giáo lý chân thật.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Phierơ: chắc chắn Phierơ thỉnh thoảng đã giảng đạo tại Côrinhtô, vì ông có nhiều tín đồ tại đó. b Abôlô: Vì ông là người có học thức, ông đã lôi cuốn được người Giuđa và những người học thức. Ông biết rõ và rất vững tin Kinh Thánh Cựu ước. c. Câu trả lời của bạn. Dường như Abôlô là một người giảng đạo có khả năng và đầy nhiệt huyết, có rất nhiều người tin. Ông cũng là một đầy tớ khiêm cung của Chúa Jesus, ông không tự tìm vinh hiển cho mình. 2. Tôi không nghĩ rằng đây là một khả năng có thể xảy ra. Tôi tin rằng Đức Thánh Linh đã khiến cho các tác phẩm mà Ngài muốn đưa vào trong bộ Kinh Thánh phải được bảo tồn. 3. a Qui mô của các đề tài (bao gồm sự bỏ đạo, tài chánh, lễ nghi của Hội Thánh, và sự sống lại). b Bút pháp (bao gồm sự giải luận, kể chuyện, thơ ca, quở trách, khẩn nài, châm biếm và lý luận). 4. Cột 2 a. Trưởng thành trong đời sống thuộc linh. b. Kỷ luật của Hội Thánh, sự ăn năn, sự phục hồi. c. Phân xử bên trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. d. Lòng quan tâm của kẻ tin muốn cứu kẻ chưa tin. e. Tự chủ hoặc lập gia đình. f. Quyết định được căn cứ trên mối liên hệ của các tín đồ đó với Đức Chúa Trời. g. Sự quản lý của Đức Chúa Trời. Cột 3. a. Bạn không thể mong mọi người đều suy nghĩ giống nhau. b. Mọi người đều đang làm điều này. c. Không phương thoát ra. d. Kinh Thánh không nói điều đó cho tôi. e. Chúng ta đừng xúc phạm người khác. f. Từ chối sẽ gây thiệt hại đến thu nhập của tôi. g. Tôi không việc gì phải cầu xin để có chúng. 5. a, b, d, e và g là các câu đúng.

Page 152: Tan uoc ( luot khao)

6. Những cuộc công kích này do các giáo sư làm theo Do Thái giáo khởi xướng là những kẻ đeo đuổi theo Phao Lô suốt nhiều năm trường. Những cuộc công kích này được tiếp tục khơi dậy do một thiểu số người tự xưng là Cơ Đốc Nhân ở trong hội chúng Côrinhtô. 7. Chức vụ, sự sống sau khi qua đời và sự dâng hiến.8. Câu trả lời của bạn. Lời binh vực chức vụ của Phao Lô chứa đựng sự dạy bảo rất quý báu cho người hầu việc Chúa thời nay. 9. a Họ là các Cơ Đốc Nhân người ngoại bang, kể cả Aquila và Bêrítsin. b. Họ đến từ các nơi trên thế giới. c. Chắc họ đã đến đây vì họ là công dân của đế quốc, và Rôma là thành phố thủ đô. 10. a Bằng chứng cho thấy rằng chính Phao Lô muốn biến Rôma thành một trong những thành phố chủ chốt khác nữa trong chương trình giảng tin lành cho thế giới. b Các Cơ Đốc Nhân tại Rôma cần được dạy dỗ; Phao Lô muốn ngăn ngừa những người làm theo Do Thái giáo gây rối loạn cho Hội Thánh, ông muốn Hội Thánh hỗ trợ cho chuyến đi đến Tây Ban Nha của ông; và ông muốn đến thăm thành phố thủ đô này. 11. a) 12. c) 13. b) 14. a 3) b 2) c 6) d 5) e 7) f 1)

Thời Kỳ Bị Giam Cầm Của Phao Lô

Chúng ta đã theo chân sứ đồ Phao Lô qua hết chặng đầu của hoạt động truyền giáo thiết lập các Hội Thánh và chăm sóc các tân tín hữu trong toàn đế quốc. Ông đã dạn dĩ giảng đạo và biết rằng sự bắt bớ sẽ xảy đến. Vì vậy, khi ông quyết định quay về Giêrusalem chống lại với ước muốn của các bạn đồng lao, ông đã có thể nói rằng "Anh em làm chi mà khóc lóc cho nao lòng tôi? Vì về phần tôi sẵn lòng chẳng những để bị trói thôi, lại cũng sẵn lòng vì Danh Chúa Jesus chịu chết tại thành Giêrusalem nữa." (Cong Cv 21:13). Lần bị giam đầu tiên của Phao Lô không phải là một thời gian không đem lại kết quả. Dầu bị trói trong xiềng xích, ông đã tiếp tục chăm sóc cho các Hội Thánh qua các bức thơ của mình. Bốn bức thơ trong tù - chúng ta sẽ nghiên

Page 153: Tan uoc ( luot khao)

cứu chúng trong bài này - không hề phản ánh thái độ ngã lòng hay tuyệt vọng. Trái lại, chúng là những lời công bố về quyền năng và sự vinh hiển của Đấng Christ. Sự vui mừng và bình an của Phao Lô không căn cứ trên những hoàn cảnh bên ngoài, nhưng trên mối tương quan trong lòng ông với Đấng Christ, và nó vượt trên hoàn cảnh của ông tại trần gian này. Thái độ này được phản ánh trong bốn bức thơ Phao Lô đã viết khi ông đang ở trong tù. Đấng Christ được vinh hiển qua mọi thương khó của Phao Lô, và các nguyên tắc của sự tha thứ, vui mừng, yêu thương vốn là các dấu hiệu của một Cơ Đốc Nhân đã được bày tỏ rất rõ nét. Khi bạn tiếp tục phần nghiên cứu về Tân ước, tôi tin rằng sứ điệp của nó sẽ ngày càng thấm sâu vào lòng bạn. Rồi như Phao Lô, bạn có thể kinh nghiệm sự đắc thắng bởi Đức Chúa Jesus Christ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời mình, dầu là hoàn cảnh tốt hay xấu. Chúng ta luôn có thể tìm được sự yên ủi và sức mạnh trong từng trang của Lời Đức Chúa Trời. Các Sự Kiện Trong Đời Sống Phao Lô và Trong Hội Thánh. Giêrusalem Các Thơ Tín Trong Tù Philêmôn Êphêsô Côlôse Philíp Các Kết Quả Của Sự Bắt Giam Phao Lô Các Phân Đoạn Khuôn Vàng Thước Ngọc Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Giải tích các tình huống khiến Phao Lô đến Rôma, bắt đầu bằng chuyến đi lên thành Giêrusalem. • So sánh các hội chúng trong thời điểm viết các bức thư trước đó của Phao Lô với các hội chúng nhận các bức thơ trong tù của Phao Lô. • Mô tả bối cảnh của mỗi bức thư trong tù và nội dung tổng quát của mỗi bức thư này. • Hiểu và thấy được sự vinh hiển của Đấng Christ được giới thiệu trong thơ Côlôse, thân thể mầu nhiệm của Đấng Christ trong thơ Philíp và tình yêu thương của Đấng Christ trong thơ Philêmôn. 1. Đọc qua cả phần Cong Cv 21:17-28:31, Philíp, Philêmôn, Êphêsô, Côlôse để nắm khái quát sứ điệp mỗi phần. Sau đó, đọc sách giáo khoa trang 312 -329 (309-328) làm nền tảng để nghiên cứu phần khai triển bài học. 2. Học qua trọn cả phần khai triển bài học như thường lệ. Khi bạn học xong bài, hãy xem lại các mục tiêu bài học rồi làm bài tự trắc nghiệm. 3. Ôn lại Bài 8-11 để chuẩn bị làm phần đánh giá tiến bộ đơn vị. Hãy đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên rồi lấy ra phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 3

Page 154: Tan uoc ( luot khao)

và tờ bài làm. Hãy theo các chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi nộp cho giáo viên ICI của bạn. Giáo viên sẽ chấm bài và báo cho bạn kết quả. Cơ Đốc luận Giáo lịnh

CÁC SỰ KIỆN TRONG ĐỜI SỐNG PHAO LÔ VÀ TRONG HỘI THÁNH Tenney 312-329 (309-328) Tenney nói rằng phần sách Công vụ mà bạn đọc cho bài này "có vẻ gần giống như một kết thúc không được như ý" (trang 312 (309)). Hãy xem lại các nguyên nhân khiến ông cảm thấy như vậy, và xem thử bạn có đồng ý không. Tôi dám chắc rằng mọi người đều muốn Luca kể cho chúng ta các kết quả buổi xử án Phao Lô trước mặt Sêsa và Phao Lô đã qua đời khi nào và như thế nào. Tuy nhiên, Luca muốn để cho các vấn đề này không được giải đáp và để chúng liên quan với ông bằng "Các sự kiện dường như không đem lại một tiến bộ nào về giáo lý hay về công tác truyền giáo của Hội Thánh" . Trong một phần tư cuối của sách Công vụ (Tenney trang 312 (309)). Phải thừa nhận rằng Luca đã làm chậm lại nhịp độ một cách đáng kể trong khoảng 21:17-28:31. Sách Công vụ đã chuyển động với một nhịp độ nhanh chóng đến nỗi sự thay đổi nhịp độ trong các đoạn này nổi bật hẳn lên. Dầu vậy, Luca vẫn đi đúng theo mục đích của mình là đưa ra một bản ký thuật chính xác về lịch sử. Phao Lô đã chuyển từ thời kỳ truyền giáo lưu động sôi nổi và viết các thơ tín cách không gò bó sang một thời kỳ thi hành chức vụ của những cuộc hội nghị, việc suy gẫm mang tính tĩnh tại nhiều hơn, và viết các thơ tín mang tính cân nhắc cẩn thận hơn. 1. Trong phần này theo sách giáo khoa, theo ý của Tenney, bạn nghĩ câu nào mô tả nguyên nhân Luca viết Cong Cv 21:17-28:31? a) Ông đã viết một bản ký thuật với thông tin mới nhất về mọi điều ông đã biết nhưng ông không biết kết cuộc của buổi xử án Phao Lô trước mặt Sêsa vào lúc bấy giờ. b) Ông chỉ viết về những gì ông biết thật sự, kết quả là ông chỉ viết những gì mà ông đã trực tiếp chứng kiến. c) Ông chỉ viết những gì mà ông muốn Thêôphilơ viết, vì ông muốn Thêôphilơ thấy rằng Cơ Đốc giáo chịu vâng phục chính quyền Lamã.

GIÊRUSALEM Tenney 313-316 (310-314) Phần sách giáo khoa bàn về Giêrusalem nhấn mạnh đến mức độ sâu sắc và dữ dội của lòng thù ghét đối với tín ngưỡng và chủng tộc, tại đây, những người Giuđa đến từ Asi là những người đang quấy phá Phao Lô từ thành này sang thành khác, từ cõi Asi đến Châu Âu - cuối cùng đã đối đầu với ông.

Page 155: Tan uoc ( luot khao)

Những người Giuđa này cáo gian ông và vây quanh ông, do đó, ông bị viên quản cơ bắt giữ và tạm giam trong pháo đài Antonia. Đội quân này đóng trong pháo đài để dẹp yên những cuộc náo loạn đền thờ. Phao Lô đã tỏ ra can đảm và phơi bày lẽ thật cho kẻ chống đối mình, bằng cách yêu cầu được đứng trên thềm tòa lâu đài và nói chuyện với đám đông. 2 Tìm và viết ra đây điều Phao Lô đã nói khiến đám đông lại tiếp tục bị khích động? ........................................................................................................................................3. Phao Lô bị tạm giam lần đầu tiên nơi thành phố nào trong hai năm? ................................................................................................................................................................4. Sau đó Phao Lô tạm giam tại thành phố nào thêm hai năm nữa? .......................................................................................................................................................................5. Vì sao Phao Lô kêu nài đến Sêsa? .....................................................................................................................................................................................................................Trong bài trước, tôi đã nêu ra quyết tâm đeo đuổi cuộc truyền giáo đến Rôma của Phao Lô. Trên trang 315 (312) sách giáo khoa, bạn sẽ thấy một câu đáng lưu ý sau đây "Bất chấp sự thay đổi trong kế hoạch của Phao Lô do tác động của sự tù đày đem lại, ý thức về định mệnh và đức tin của ông ấy là ý định của Đức Chúa Trời sai ông đến Rôma đã không thay đổi". Sau câu này, bạn sẽ đọc được hai từng trải thuộc linh tái xác quyết cho Phao Lô rằng Đức Chúa Trời đang sai ông đến Rôma. Chúng ta có thể có sự xác quyết rõ ràng như thế về ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của chúng ta ngày nay không? Tôi tin rằng chúng ta có thể có được điều ấy, nếu chúng ta sống và bước đi trong Đức Thánh Linh như Phao Lô đã làm vậy?

CÁC THƠ TÍN TRONG T• Tenney 316-318 (314-316) Bốn Thơ Tín Trong Tù này (Philêmôn, Êphêsô, Côlôse, Philíp) được xếp loại là các sách Cơ Đốc Luận, vì chúng tập trung quanh Đấng Christ. Nếu bạn lật lại trang 315 sách giáo khoa đọc đoạn đầu (đoạn cuối bắt đầu từ trang 311 và kết thúc ở trang 312), bạn sẽ khám phá nhiều đặc điểm của bốn Thơ Tín Trong Tù phân biệt chúng với sáu bức thư trước đó của Phao Lô. Trong đoạn đó, cũng nêu ra bản chất của các hội chúng nhận thơ tín này. Các hội

Page 156: Tan uoc ( luot khao)

chúng này có vẻ khác nhiều so với các hội chúng tại Têsalônica và Côrinhtô phải không? Từ những gì đã biết, bạn nghĩ bạn thích làm mục sư cho hội chúng nào sau đây hơn nếu bạn là một người giảng đạo cơ đốc vào năm 60 S.C: Giêrusalem, Côrinhtô, Têsalônica, Rôma, Philíp, Côlôse, hay Êphêsô? Tôi nghĩ Phao Lô hẳn sẽ thích làm mục sư tại Hội Thánh Philíp hơn. Vì không được tự do để chăm sóc cho các hội chúng này, Phao Lô đã viết tiếp bốn bức thư ngắn nhưng quý giá mà chúng ta đang khảo sát ở đây. Đối với các nguyên nhân do Tenney đưa ra, tôi cho rằng các thơ tín trong tù này được viết từ trong tù ở thành Rôma. Niên hiệu đúng nhất cho việc viết bốn thơ tín này là vào khoảng năm 60 S.C. Tuy thứ tự viết ra chúng không thể xác định rõ ràng, nhưng rất có thể là theo thứ tự này: Philêmôn, Êphêsô, Côlôse và Philíp. 6. Mô tả bốn phương diện qua đó các Thơ Tín Trong Tù khác với các Thơ Tín trước kia của Phao Lô. a. .....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................c. ......................................................................................................................................d. ....................................................................................................................................Philêmôn Tenney 318-319 (316-317) Bức thơ ngắn này, hay là bức thơ ghi chú ngắn ngủi này được viết cho một người trong số các tín đồ của Phao Lô, người này sau đó sống tại Côlôse. Thương gia Cơ Đốc này tên là Philêmôn, ông là thuộc viên của hội chúng Côlôse, là nơi Phao Lô đã viết cho họ thơ Côlôse trong cùng một khoảng thời gian đó. Thơ Philêmôn là một bức thơ riêng tư nhất của Phao Lô đã được bảo tồn và chúng ta nhận được phước hạnh của Đức Chúa Trời vì có được thơ này. Trong phần bàn luận trong mục "Bối Cảnh" trong số các thông tin khác, bạn sẽ tìm được mục đích viết thơ Philêmôn. Phao Lô đã viết thơ này để giải hòa cho hai tín đồ của ông. Một người là Ônêsim, là nô lệ; người kia là Philêmôn, một chủ nô. 7. Bạn có nghĩ rằng Phao Lô và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên nên lãnh đạo một

Page 157: Tan uoc ( luot khao)

chiến dịch chủ động chống lại các tệ nạn xã hội chẳng hạn như là chế độ nô lệ hay không? ............................................................................................................................................................................................................................................................................8. Ngày nay, Hội Thánh có nên tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội hay không? ................................................................................................................................................................................................................................................................9. Các tệ nạn xã hội có thể sửa đổi bởi cách thay đổi cá nhân hay các tập thể hay cả hai hay không? ..............................................................................................................................................................................................................................................................10. Những lời của Phao Lô trong GaGl 3:28 liên quan thế nào với cố gắng của ông nhằm giải hòa cho Ônêsim và Philêmôn? ...........................................................................................................................................................................................................Trong phần "Nội Dung Và Bố Cục" trang 318 (317), bạn sẽ tìm thấy chủ đề của thơ Philêmôn. Tôi sẽ mở đầu chủ đề này như sau Sự tha thứ và sự giải hòa nhờ tình yêu Cơ Đốc... 11. Trong mục "Đánh Giá", Tenney nói rằng : "Trong thơ này, chúng ta tìm thấy tất cả các yếu tố của sự tha thứ" (trang 319 (317)). Sáu yếu tố đã được nêu ra. Hãy nêu ra các yếu tố này. a. Phil Plm 1:11, 18 .........................................................................................................b. 1:10 .............................................................................................................c. 1:10, 18, 19..................................................................................................d. 1:18, 19 ........................................................................................................e. 1:15 ...............................................................................................................f. 1:16...............................................................................................................Tôi mạo muội nói rằng nếu bạn đọc lại thơ Philêmôn với tinh thần cầu nguyện và để sáu yếu tố này trước mắt bạn cùng với suy nghĩ về nhu cầu của những người mà bạn chăm sóc, chắc chắn bạn nhận được một bài giảng hữu ích hoặc một sự nghiên cứu Kinh Thánh hữu ích về đề tài sự tha thứ và sự giải hòa. Hãy thử xem! Chắc chắn bức thơ ngắn ngủi này rất quý báu đối với Philêmôn và Ônêsim.

Page 158: Tan uoc ( luot khao)

Chắc hẳn nó đã đem lại sự tha thứ và sự giải hòa mà Phao Lô đã đề nghị; nếu không phải như vậy, chắc hẳn không ai trong họ dám giữ bức thơ hay đem nó gởi luân lưu giữa các hội chúng. Truyền thống cho rằng Philêmôn đã giải phóng cho Ônêsim và Ônêsim đã trở thành giám mục tại Êphêsô và sau đó đã tuận đạo. 12. Tôi sẽ kể ra một vài điều quý giá mà tôi thấy được trong thơ Philêmôn. Bạn có thể kể thêm những điều nào nổi bật đối với bạn. a. Nó có giá trị về tiểu sử, vì nó bày tỏ lòng yêu thương trìu mến của Phao Lô đối với các Cơ Đốc Nhân non trẻ. Nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ về các nhân vật Philêmôn và Ônêsim. b. Nó mang giá trị về thần học vì nó dạy về các giáo lý sự yêu thương và sự tha thứ. c. Nó mang giá trị truyền giảng vì nó bày tỏ rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu bất cứ ai đến với Ngài qua Chúa Jesus dầu là chủ hay là đầy tớ, người giàu hay người nghèo, người có học hay người vô học, da trắng hay da màu, đàn ông hay đàn bà. d. Nó có giá trị về mặt xã hội, vì nó chứng tỏ Cơ Đốc giáo không công kích các tổ chức xã hội như các tôn giáo khác và các ý thức hệ khác đã làm. Nó cải tổ xã hội bằng cách biến cải các cá nhân, là những người lập nên xã hội. e. ................................................................................................................................f. ...............................................................................................................................Êphêsô Tenney 319-321 (317-323) Để bắt đầu phần nghiên cứu bối cảnh thơ Êphêsô, hãy lật lại phân đoạn cuối trong trang 316 (314) sách giáo khoa. Bạn sẽ thấy trong đó một số học giả đã nghi ngờ quyền tác giả thơ Êphêsô của Phao Lô. Tuy nhiên, có đủ bằng chứng nội tại trong thơ Êphêsô để tôi tin chắc rằng Phao Lô đã viết thơ này. Thơ Êphêsô đã được viết từ Rôma vào khoảng năm 60 S.C. Sự giống nhau về chủ đề và nội dung của thơ Êphêsô với Côlôse gợi ra rằng cả hai thơ này được viết ra gần như một lúc. Sự lập lại nhiều tên gọi trong thơ Philêmôn, Êphêsô và Côlôse cũng chỉ ra rằng chắc có lẽ ba thơ này được viết ra trong cùng một thời gian. Tôi cho rằng thơ Êphêsô được viết giữa khoảng thơ Philêmôn và Côlôse. Tôi tin lý thuyết cho rằng thơ Êphêsô được viết ra để làm một bức giáo lịnh là một lý thuyết hợp lý. Những người đi theo quan điểm này tin rằng Phao Lô muốn truyền cùng một sứ điệp cho nhiều hội chúng ở vùng Asi. Vì vậy,

Page 159: Tan uoc ( luot khao)

ông đã viết thơ này cho một Hội Thánh đầu đàn, Hội Thánh tại Êphêsô. Hội Thánh này phải sao chép thơ này ra làm nhiều bản, và đề vào mỗi bản tên của hội chúng sẽ nhận nó. Có thể bức thơ luân lưu này đã đến với mỗi một hội chúng được Giăng nhắc đến trong Khải huyền đoạn 2 và đoạn 3. Mục đích viết thơ Êphêsô của Phao Lô không giống như hầu hết các thơ khác của Phao Lô, không phải là để giải quyết một nan đề cụ thể, đặc biệt về giáo lý, về luân lý về tâm linh tại một địa phương cụ thể nào. Trái lại, mục đích viết thơ Êphêsô của ông là để bày tỏ mối liên hệ của Đấng Christ với Hội Thánh phổ thông của Ngài. Phao Lô đã gần chấm dứt sự nghiệp của mình; vì vậy vào thời điểm này trong đời, ông đã thành lập nhiều hội chúng địa phương từ Antiốt đến Ilyri. Hơn nữa, ông đã vững tin rằng trong mọi hoàn cảnh, nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh, Đấng Christ đã ở cùng ông, giúp ông trong mỗi bài giảng, trong mỗi cuộc xung đột, trong mỗi cuộc hội nghị, trong mỗi chuyến truyền giáo, trong mỗi thư tín, trong mỗi hoàn cảnh khó nhọc và trong mỗi chiến thắng. Giờ đây, vị sứ đồ trưởng thành này đang nhìn xem tất cả mọi điều này bằng một cái nhìn toàn cảnh. Ông đang nhìn xem sự mầu nhiệm lớn của Hội Thánh phổ thông - Hội Thánh của Đấng Christ, chứ không phải là Hội Thánh của Phao Lô, không phải Hội Thánh của Abôlô, không phải Hội Thánh của Phierơ. Và do đó ông đã viết cho mỗi một hội chúng để bảo cho họ điều ông đã thấy từ đầu đến cuối; song ông chưa có thời gian để bảo cho họ biết trước đây. Ông đã viết để báo cho họ biết rằng Đấng Christ đang xây dựng Hội Thánh Ngài - không phải là Hội Thánh của người Do thái hay của người Ngoại Bang, không phải là Hội Thánh giáo hội Công Giáo hay giáo hội Tin Lành, không phải Hội Thánh người da nâu hay người da trắng - nhưng là Hội Thánh của Ngài, là thân thể của Ngài. Chữ mà Phao Lô dùng trong thơ Êphêsô để mô tả Hội Thánh phổ thông là ekklesia. Nó ra từ hai Hivăn: ek có nghĩa là "ra khỏi" và klesis có nghĩa là "một sự kêu gọi". Vì vậy ekklesia nghĩa là "những người được gọi ra khỏi". Nó có thể được sử dụng như Đấng Christ đã dùng trong Mat Mt 16:18 và như Phao Lô đã dùng trong Eph Ep 1:22; 5:23, 24 ở số nhiều để chỉ về toàn bộ đoàn thể tín đồ Cơ Đốc từ ngày Lễ Ngũ Tuần cho đến kỳ sống lại thứ nhất. Ekklesia có thể được dùng ở số ít để chỉ về "một hội chúng gồm những người được kêu gọi ra khỏi" ở tại một địa phương như trong Cong Cv 20:28; ICo1Cr 12:1-31; GaGl 1:13; ITe1Tx 1:1 và ITi1Tm 3:5. Nó cũng được dùng ở số nhiều để chỉ về một nhóm các hội chúng địa phương tại một địa hạt cụ thể. Đấng Christ đã tiếp tục gây dựng Hội Thánh Ngài suốt nhiều thế kỷ nay. Bất chấp các sai lạc, các nan đề, các cuộc ly giáo, những sự bội đạo, Ngài vẫn đang dùng nhiều phương cách mầu nhiệm đối với chúng ta để gây dựng Hội

Page 160: Tan uoc ( luot khao)

Thánh Ngài. Trong thơ Êphêsô, Phao Lô viết cho Hội Thánh phổ thông và ông nói rằng Đấng Christ "sắp tỏ ra Hội Thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy" (Eph Ep 5:27). Chúng ta có thể cảm nhận Đấng Christ đang gây dựng Hội Thánh Ngài trong thời hiện nay không? Khi tôi viết ra tài liệu Tân Ước Lược Khảo này, tôi đang ở tại một trong những thành phố lớn của Âu châu, với nhiều đồng nghiệp đến từ nhiều đại lục. Họ là các nhà truyền giáo, các nhà sư phạm, là những người giống như tôi ở chỗ biết ơn vì được tham gia vào công việc mà Đấng Christ đang thực hiện trên thế giới ngày nay. Những người bạn này đã đến từ các quốc gia Âu châu, Inđonesia, Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Mỗi người đã thuật lại những lời làm chứng kỳ diệu về cách mà Đấng Christ đang gây dựng Hội Thánh Ngài tại nơi mình đang ở. Tôi mong bạn đang chứng kiến sự tiến bộ trong công việc Chúa qua chức vụ của bạn. Trong mục "Nội Dung" (trang 319-320 (318), bạn sẽ thấy chủ đề chính của thơ Êphêsô là Hội Thánh. Hãy nghiên cứu nội dung trong tinh thần của chủ đề này. Bố cục trong sách giáo khoa của thơ này (trang 320 (319)) là một bố cục thật hay. Nó sẽ giúp bạn nghiên cứu nội dung và sắp xếp nó cho chức vụ giảng dạy của bạn. Thực ra, cả những phần chính lẫn những phần phụ trong bố cục của thơ này đều sẽ đem lại một bài giảng hay một loạt các bài giảng ích lợi và hợp thời cho Hội Thánh. Trong những ngày này, khi Hội Thánh (cùng với nhiều tổ chức danh tiếng lâu đời khác) đang rơi vào sự công kích dữ dội, chúng ta cần phải chia xẻ điều Phao Lô nói ở đây về Hội Thánh, là một hội thường xuyên bị cho là lỗi thời, cổ hủ, không thích hợp và giả hình. Tuy nhiên, bất chấp những lời chế giễu ấy, Hội Thánh mà Phao Lô mô tả sẽ không bao giờ phù hợp với lời mô tả thể ấy. Giá trị của thơ Êphêsô ấy là nó tổng hợp nền thần học của Phao Lô và các đạo lý cùng với khái niệm về Hội Thánh phổ thông trong tư cách thân thể của Đấng Christ. 13. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG a. Thơ Êphêsô đã được gọi là Thơ Tín nói về Hội Thánh. b. Động lực trong sinh hoạt của Hội Thánh chính là thân thể của các tín đồ. c. Thơ Êphêsô dẫn đưa Cơ Đốc Nhân từ chỗ nhận thức về nguồn gốc sự cứu rỗi của mình đến chỗ ứng dụng sự cứu rỗi của mình một cách thực tiễn trong sinh hoạt hằng ngày. d. Ekklesia có nghĩa là "những người được gọi ra khỏi" và chỉ về Hội Thánh phổ thông. e. Ekklesia không thể dùng để chỉ về Hội Thánh phổ thông cũng như những nhóm tín đồ riêng biệt. f. Hầu hết nền thần học và sự dạy dỗ về đạo lý trong thơ Êphêsô cũng đều có

Page 161: Tan uoc ( luot khao)

trong các sách khác của Tân ước. Côlôse Tenney 321-324 (320-323) Mục Tiêu 6: Tìm ra những điểm khác nhau cơ bản giữa thơ Êphêsô và thơ Côlôse, nhấn mạnh về mục đích viết ra mỗi thơ này. Thơ Côlôse được viết từ Rôma vào khoảng 60 S.C. Khi bạn đọc đoạn nằm trong mục "Bối Cảnh" bạn sẽ biết rằng nội dung thơ Côlôse khá giống với thơ Êphêsô, đến mức có thể gọi là "anh em song sinh" với thơ Êphêsô; tuy vậy, nó vẫn có một điểm khác biệt cơ bản. Cả hai thơ đều có chủ đề là Đấng Christ và Hội Thánh; tuy nhiên thơ Êphêsô tập trung vào Hội Thánh và thơ Côlôse tập trung vào Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng trong thơ Êphêsô, chủ đề là Hội Thánh và Đấng Christ; và trong thơ Côlôse chủ đề là Đấng Christ và Hội Thánh. Một điểm khác nhau nữa giữa thơ Êphêsô và thơ Côlôse ấy là thơ Êphêsô được viết cho Hội Thánh phổ thông mà không xem xét một nan đề đặc biệt nào, còn thơ Côlôse được viết cho một hội chúng địa phương để nói về một nan đề cụ thể. Trong thực tế, nan đề này có hai mặt. Tuy hầu hết các thuộc viên Hội Thánh Côlôse là người Ngoại Bang, nhưng họ đã bị một số Cơ Đốc Nhân người Do Thái dẫn dắt vào con đường được gọi là "Tà Giáo của Người Côlôse". Như bạn đã biết qua phần bài đọc sách giáo khoa, tà giáo này là một sự kết hợp kỳ cục giữa thần bí thuyết Đông Phương, triết lý Hylạp và chủ nghĩa duy luật pháp của người Do Thái. Do sự pha trộn này, một nan đề về thần học và nan đề về nếp sống đạo đã phát triển, và Phao Lô đã viết thơ này để sửa sai cho họ. Hai nan đề này có thể được biểu diễn như sau. Khung 11.1 Bạn đã nghiên cứu Do Thái giáo từ đầu tài liệu này. Do đó, bạn có thể dễ dàng hiểu về các nan đề đạo lý đã phát triển khi những người duy luật pháp này cố gắng đặt nền tảng cho quan niệm đạo đức của mình trên việc tuân thủ các lễ nghi và quy định của tôn giáo. Một bản tóm tắt ngắn gọn về Trí Huệ phái sẽ giúp bạn hiểu về nan đề thần học đang phát triển lúc ấy. Thành phần theo Trí huệ phái ở tại Côlôse vào lúc Phao Lô viết thư này vẫn chưa phát triển đầy đủ như ở đầu thế kỷ thứ hai. Về sau này, Trí huệ phái là nhóm chống Do Thái giáo, vì nó triển khai một quan niệm về một Đấng Cứu Thế. Trí huệ phái (Gnosticism) ra từ chữ gnosis trong Hy văn nghĩa là "trí thức" (đặc biệt là tri thức tôn giáo). Những người theo trí huệ phái dạy về một tri thức cứu rỗi căn cứ trên trí thức mà theo họ, được giới hạn cho một số ít người gia nhập đã được tuyển chọn. Trí huệ thuyết dựa trên nhị nguyên thuyết. Do vậy, người theo trí huệ phái tin rằng vật chất là xấu, và Đức Chúa Trời - là Đấng trọn vẹn đã mở rộng khả năng của Ngài bằng một tiến trình

Page 162: Tan uoc ( luot khao)

lưu xuất liên tục, được gọi là các thiên sứ (angels) hay các thời đại (aeons). Với từng đợt lưu xuất liên tục, yếu tố thiên thượng bị giảm dần cho đến cuối cùng mới có thể tiếp xúc được với vật chất, và sự sáng tạo đã xảy ra. Mục đích viết thơ Côlôse của Phao Lô là để sửa sai lại hai sai lầm này. Ông bác bẻ nan đề Trí huệ phái này bằng cách chứng tỏ rằng thay vì một Đức Chúa Trời tiếp xúc với thế giới vật chất này qua những sự lưu xuất của chính mình, Đức Chúa Trời của chúng ta sai Con Ngài bước vào thế giới vật chất này. Đấng Christ đã được đầu thai, Ngài mang lấy thân xác của con người nhưng vẫn giữ lại thần tánh của Ngài. Vì vậy, Phao Lô trả lời cho những người theo Trí huệ phái bằng CoCl 2:9 "Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình". Phao Lô trả lời cho nan đề về những người theo Do Thái giáo cố gắng làm trọn đạo lý bằng cách "làm nhiều điều". Ông nói rằng: "Anh em lại nhờ Ngài mà có được đầy dẫy mọi sự, vì Ngài là đầu của mọi quyền cai trị và mọi thế lực" (2:10). Hãy nghiên cứu nội dung thơ Côlôse với tinh thần mục đích kép này của Phao Lô, và thơ này sẽ càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với bạn. Nếu bạn cứ để bố cục của Tenney trước mặt khi nghiên cứu thơ Côlôse, nó sẽ giúp bạn nắm rõ được sứ điệp của thơ Côlôse. Khi đọc đến phần "Đánh Giá", bạn sẽ có thể tìm ra cả giá trị thần học lẫn giá trị đạo lý của thơ Côlôse. 14. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Chủ đề của thơ Êphêsô là Đấng Christ và Hội Thánh, tập trung sự chú ý vào Hội Thánh. b. Chủ đề thơ Côlôse là Đấng Christ và Hội Thánh, tập trung sự chú ý vào Đấng Christ. c. Phao Lô trả lời cho nan đề Trí huệ phái bằng cách đáp rằng Đức Chúa Trời đã không tiếp xúc với thế giới vật chất này qua những sự lưu xuất của chính Ngài. Trái lại, Ngài đã sai Con Ngài đến, là Đấng đã mang lấy thân xác của con người, nhưng đồng thời vẫn giữ thần tánh của Ngài. d. Để giải đáp cho nan đề về những người theo Do Thái giáo, Phao Lô chỉ cho người Côlôse làm các việc lành để làm trọn đạo lý. e. Thơ Êphêsô được viết để giới thiệu sự dạy dỗ về thần học và đạo lý cho tín hữu tại Hội Thánh này. f. Mục đích viết ra thư Côlôse gồm hai mặt: sửa sai cho một nan đề thần học và một nan đề đạo lý. Phi Líp Tenney 324-328 (323-327) Thơ Philíp chắc chắn là thơ cuối cùng trong số bốn bức thơ trong tù, được viết từ Rôma vào khoảng năm 60 SC.

Page 163: Tan uoc ( luot khao)

Bạn nên đọc kỹ phần tư liệu "Bối Cảnh" để biết về bản chất của hội chúng tại Philíp. Nó sẽ giúp bạn hiểu các tình huống khiến Phao Lô viết thơ cho người Philíp. Không còn nghi ngờ gì nữa, Phao Lô rất yêu mến hội chúng Cơ Đốc đầu tiên tại Âu châu này. Vì vậy, lòng yêu mến lẫn nhau đã phát triển giữa Phao Lô và các tín hữu này, và nó được thể hiện rõ ràng trong suốt bức thơ này. 15. Các đặc điểm nào của hội chúng này có thể giải thích cho sự liên hệ thú vị phát triển giữa Phao Lô và người Philíp? ................................................................................................................................................................................................................................Từ phần nghiên cứu về bối cảnh thơ Philíp, bạn đã biết rằng thơ này cũng giống với thơ Êphêsô, không phải được viết ra để sửa sai bất cứ một sai lầm cụ thể nào về giáo lý hay nếp sống đạo giữa vòng các tín đồ. Trái lại, nó được viết ra như là một bức thư tạ ơn gởi cho một hội chúng "kiểu mẫu" trong số các hội chúng của Phao Lô. Vì vậy, mục đích Phao Lô viết thơ Philíp là để tỏ lòng biết ơn tình thông công Cơ Đốc tuyệt vời (tình anh em hay tình đồng nghiệp), mà Philíp là những người "kiểu mẫu". Từ việc bày tỏ lòng biết ơn người Philíp, Phao Lô nhanh chóng quay về nền tảng của sự biết ơn - Tin Lành ("Tin tức tốt lành"). Tenney thành thạo chứng tỏ rằng cách dùng chữ Tin Lành của Phao Lô trong thơ Philíp là một trong hai đề tài nổi bật trong thơ (trang 326(324-325)). Hãy nghiên cứu kỹ phân đoạn này để thấy cách Phao Lô dùng chữ Tin lành. Đề tài thứ hai được Phao Lô nhấn mạnh trong thơ Philíp là "sự vui mừng". Thực ra, chúng ta có quyền gọi thơ Philíp là "Bức thơ của sự vui mừng". Nếu chúng ta nối hai đề tài này lại với nhau, chúng tạo thành chủ đề chính của Phao Lô trong thơ Philíp - Tin Lành của sự vui mừng. Chúng ta đã nghiên cứu về một số hội thánh mà Phao Lô đã chăm sóc. Bạn nên lập một bản so sánh giữa Hội Thánh Philíp và các Hội Thánh khác. Tôi đề nghị bạn vẽ ra một bảng vào sổ của bạn, điền vào đó các thông tin của mỗi một Hội Thánh: 1. Vị trí của Hội Thánh này. 2. Loại tín đồ. 3. Bối cảnh 4. Những điểm mạnh 5. Những điểm yếu. 6. Sứ điệp của Phao Lô cho Hội Thánh (có Kinh Thánh trưng dẫn). Hãy so sánh Hội Thánh Philíp với các Hội Thánh sau: Giêrusalem, Côrinhtô, Têsalônica, Rôma, Côlôse, và Êphêsô. Khi bạn chuẩn bị nghiên cứu phần bố cục và nội dung của sách này, bạn nên

Page 164: Tan uoc ( luot khao)

khảo sát các tình huống khiến Phao Lô viết ra "Bức thơ của sự vui mừng này". Phi Pl 1:15-16 và 2:20-21 cho thấy Phao Lô đang ở trong tù, luôn bị xiềng với một lính canh, biết mình có ít bạn nhiều thù. Hoàn cảnh của ông không cho phép viết ra một bức thư đầy dẫy sự soi dẫn vô hạn, thần học rõ ràng, đức tin sôi nổi, niềm hy vọng vinh diệu và sự vui mừng hớn hở đến như thế! Thế nhưng đó chính là điều Phao Lô đã làm, vì ông không lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào thành công rõ ràng hay thất bại, vào các xu hướng, vào ý kiến của công chúng, hay vào hoàn cảnh xung quanh mình. Nguồn vui mừng của ông là Tin lành - "Tin tức tốt lành" mà Đấng Christ đã đem đến cho nhân loại tại đồi Gôgôtha. Hãy nghiên cứu phần "Bố Cục" và "Nội Dung" của thơ Philíp với quan điểm mà Phao Lô đã viết ra từ nguồn vui mừng trong tâm hồn ông và không xuất phát từ những hoàn cảnh bên ngoài. Việc này sẽ giúp bạn vừa hiểu được vừa kinh nghiệm được sứ điệp của thơ Philíp trong đời sống và chức vụ của bạn. Khi bạn nghiên cứu phần "Đánh Giá", hãy nghĩ đến giá trị của thơ Philíp đối với chính bạn, cũng như đối với Hội Thánh phổ thông. 16. Hãy giải thích vì sao thơ Philíp được gọi là Tin Lành của sự vui mừng ...............................................................................................................................................................................................................................................................................

CÁC KẾT QUẢ CỦA SỰ BẮT GIAM PHAO LÔ Tenney 329 (328) Chỉ có cõi đời đời mới bày tỏ được các kết quả của sự bắt giam Phao Lô. Chúng ta thì biết được hai kết quả chính. 17. Theo Tenney, hai kết quả của sự bắt giam Phao Lô là gì? a. ....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................Chúng ta không có một lời tuyên bố rõ ràng nào về lời phán quyết dành cho Cơ Đốc giáo, nhưng dường như rõ ràng là với việc hành hình Phao Lô, chính quyền Lamã đang nổ lực đàn áp Cơ Đốc giáo. Tenney nói rằng dầu lời phán quyết Cơ Đốc giáo là religio licita (một nhóm được thừa nhận) hay là religio illicita (một nhóm bị cấm) đi nữa, Cơ Đốc giáo vẫn là kẻ chiến thắng. Bạn cho rằng lời phán quyết nào sẽ làm Cơ Đốc giáo phát triển dễ dàng hơn? Cơ Đốc giáo tại vùng bạn đang ở là religio licita hay là religio illicita?

Page 165: Tan uoc ( luot khao)

CÁC PHÂN ĐOẠN KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC Nhiều phân đoạn đặc biệt trong số các Thơ Tín Trong Tù sẽ làm phong phú cho đời sống và chức vụ của bạn. Bạn nên làm quen với nội dung và có thể xác định địa chỉ của chúng từ trí nhớ hoặc từ cuốn Kinh Thánh phù dẫn. Các "Phân đoạn khôn vàng thước ngọc" này là: 1. Bảy thành phần của địa vị người tín đồ trong ân điển .....................Eph Ep 1:3-14 2. Lời cầu xin được hiểu biết về sự Đấng Christ làm đầu của Hội Thánh ...1:5-23 3. Phương pháp và mục đích của sự cứu rỗi chúng ta ...............................2:1-10 4. Lẽ mầu nhiệm từ các đời trước của Hội Thánh ......................................3:1-21 5. Các ân tứ thuộc về chức vụ do Đấng Christ ban cho Hội Thánh Ngài .4:11-13 6. Mối liên hệ của những người chồng và người vợ được đầy dẫy Đức Thánh Linh ...........................................................................................................5:22-237. Mối liên hệ của bậc làm cha và bậc làm con được đầy dẫy Đức Thánh Linh .................................................................................................................6:148. Chiến trận thuộc linh của tín đồ ..........................................................6:10-189. Đấng Christ, Đấng Tạo Hóa ..........................................................CoCl 1:15-1710. Đấng Christ là Đấng giải hòa cho chúng ta qua thập tự giá ...............1:20-2311. Nếp sống mới của tín đồ trong Đấng Christ ........................................3:1-1712. Đấng Christ là tấm gương cho chúng ta về sự hạ mình và về sự được tôn cao ...........................................................................................................Phi Pl 2:5-1113. Dâng toàn bộ bản ngã để nhận được mọi sự thuộc về Đấng Christ .....3:7-1414. Cầu nguyện trong sự tạ ơn đem lại sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết ...............................................................................................................4:5-715. Phương pháp để cho suy nghĩ và việc làm đem lại sự bình an của Đức Chúa Trời ...............................................................................................................4:8-9

Page 166: Tan uoc ( luot khao)

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước câu ĐÚNG, chữ S vào trước câu SAI. .. .1 Các đoạn cuối của sách Công vụ bày tỏ những suy nghĩ nội tâm và các sự dạy dỗ của Phao Lô nhiều hơn là các đoạn trước đó. ...2 Khi Phao Lô đứng trên thềm tòa lâu đài nói cùng đoàn dân về sự qui đạo của mình, họ đã nổi cơn tức giận. ... 3 Phao Lô bị giam hai năm tại Sêsarê, sau đó ông được thả ra. .. .4 Ngay cả khi ở trong tù, Phao Lô cũng được rất tự do giao tiếp với thế giới bên ngoài. .. .5 Các Thơ Tín Trong Tù bàn về sự dạy dỗ tổng quát nhiều hơn các Thơ Tín trước đó. .. .6 Phao Lô biết rằng cuối cùng mình cũng sẽ đến Rôma nhờ vào khải tượng của ông khi ở tại Giêrusalem. ... 7 Các Thơ Tín Trong Tù được gởi cho một nhóm tín đồ chưa trưởng thành và bị rối loạn. ... 8 Phao Lô thường đề cập đến sự sống lại của Đấng Christ khi ông binh vực mình trước những kẻ cáo tội ông. . ..9 Khi đề cập đến những người tội lỗi, nổ lực chính của Phao Lô là rao giảng Tin lành, vì ông biết rằng nhờ được cứu rỗi, đời sống họ sẽ được biến đổi. ...10 Người ta cho rằng cuối cùng Phao Lô đã được tha ra khỏi tù và ông đã qua đời vì tuổi già. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. 11. Khi quay về Giêrusalem, Phao Lô đã thu xếp cho một số cho một số Cơ Đốc Nhân người Do Thái mắc lời thề của người Naxirê. Ông làm như vậy vì ông. a) Tin rằng lời thề nguyện là một phần quan trọng trong từng trải Cơ Đốc của họ. b) Muốn chấm dứt tiếng đồn rằng ông là người chống lại các tục lệ của người Do Thái. c) Muốn thuyết phục các quan tướng Lamã về niềm tin Do Thái giáo của ông. d) Nghĩ rằng nó sẽ là một dấu hiệu cho các Cơ Đốc Nhân người ngoại bang về sự dâng mình cho Đức Chúa Trời của người Do Thái. 12. Điểm nhấn mạnh chính của thơ Philêmôn liên quan đến. a) Những điều xấu của chế độ nô lệ. b) Nhu cầu cần được tha thứ và giảng hòa. c) Những hoạn nạn của đời sống tù đày.

Page 167: Tan uoc ( luot khao)

d) Mối liên hệ giữa đức tin và việc làm. 13. Chúng ta có bằng chứng gì để cho rằng bức thơ Phao Lô gởi cho Philêmôn đã có hiệu nghiệm? a) Thơ này đã được chủ nhân của nó bảo tồn và chia xẻ cho người khác. b) Phao Lô đã ghi lại các kết quả trong một bức thư khác. c) Sau đó Philêmôn và Ônêsim đã đến thăm Phao Lô tại trong tù. d) Timôthê đã đem tin về sự giảng hòa này đến cho Phao Lô. 14. Một bức giáo lịnh là một bức thơ a) Đã được trả về lại nơi Phao Lô sau khi người nhận nó đã đọc và đã công nhận nó. b) Được mang trao tận tay cho người nhận. c) Được gởi cho một người nhận mà không ai biết cả, vì thường không có lời chào thăm. d) Được sao lại và gởi cho nhiều Hội Thánh mà Phao Lô muốn gởi sứ điệp này đến. 15. Câu nào sau đây KHÔNG mang ý nghĩa của chữ ekklesia. a) Những người được gọi ra khỏi. b) Hội Thánh phổ thông. c) Tiếng gọi cụ thể để bước vào một chức vụ cụ thể. d) Toàn bộ đoàn thể các tín đồ Cơ Đốc. 16. Mục đích của thơ Êphêsô là a) Bày tỏ mối liên hệ của Đấng Christ với Hội Thánh phổ thông của Ngài. b) Giải quyết các nan đề cụ thể về giáo lý đã phát triển tại Hội Thánh Êphêsô. c) Cảnh cáo Hội Thánh về các tiên tri giả sẽ dấy lên. d) Binh vực đức tin Cơ Đốc. 17. a) Thuyết phục các tân tín hữu người Do Thái rằng họ không còn cần phải tuân giữ các tục lệ Do Thái nữa. b) Dạy dỗ về các ân tứ của Thánh Linh. c) Chuẩn bị tinh thần cho Hội Thánh chịu bắt bớ. d) Giải quyết nan đề tà giáo. 18. Những người theo Trí Huệ phái tin rằng sự cứu rỗi đến bởi a) Đức tin b) Tri thức c) Sự phục vụ d) Sự hạ mình 19. Theo sự nghiên cứu của bạn về các Thơ Tín Trong Tù, thứ tự khả dĩ cho việc viết ra các thơ tín đó là a) Philêmôn, Êphêsô, Côlôse, Philíp. b) Êphêsô, Philíp, Côlôse, Philêmôn.

Page 168: Tan uoc ( luot khao)

c) Philíp, Côlôse, Êphêsô, Philêmôn. d) Côlôse, Philêmôn, Philíp, Êphêsô. 20. Hai đề tài Phao Lô nhấn mạnh trong thư Philíp là: a) Luật pháp và ân điển b) Việc làm và Luật pháp. c) Lòng biết ơn và vui mừng. d) Hội Thánh và các ân tứ thuộc linh. ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 3 Trước khi học tiếp Bài 12, hãy xem lại Bài 8-11 rồi làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 3, phần này ở trong tập học viên. Hãy gởi tờ bài làm về cho giáo viên ICI của bạn kèm theo mọi tư liệu được chỉ ra trên bìa tập học viên của bạn.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. c) 2. Ông nói rằng Chúa toan sai ông đi đến cùng dân ngoại ở nơi xa. 3. Sêsarê 4. Rôma 5. Như Tenney nêu ra, có thể Phao Lô đã muốn được ra khỏi tù nhờ quyền thế của Phêtu hơn là cứ ở tù lâu hơn nữa tại Sêsarê. Riêng tôi, tôi nghĩ ông vẫn muốn làm chứng nhân tại Rôma và thành lập một trung tâm truyền giáo tại đó. 6. Thứ tự nào cũng được. a. Các Thơ Tín Trong Tù mang tính thuần nhất và tính giáo huấn nhiều hơn hầu hết các thơ tín trước kia. b. Các Thơ Tín Trong Tù đề cập đến sự dạy dỗ chung nhiều hơn và đề cập ít hơn đến các thắc mắc cụ thể. c) Các thơ tín trong tù được gởi cho một Hội Thánh tăng trưởng, trưởng thành hơn. d) Các Cơ Đốc Nhân đang trở nên tự mãn hơn, và họ cần có sự dạy dỗ sâu nhiệm hơn sự dạy dỗ trong các thơ tín trước. 7. Câu trả lời của bạn. Điểm nhấn mạnh chủ yếu của Phao Lô là truyền giảng tin lành. Khi dân chúng tiếp nhận Đấng Christ, Ngài đem lại những thay đổi cần thiết cho đời sống của họ. Bằng cách này, xã hội có thể được biến đổi từ trong ra ngoài, tức là khi tấm lòng của dân chúng được biến đổi, Phao Lô đã nhấn mạnh đến giải pháp thuộc linh thay vì giải pháp chính trị. 8. Câu trả lời của bạn. Chúng tôi tin rằng các Cơ Đốc Nhân cần phải xem xét đầy đủ các hàm ý thực tiễn của sự cứu rỗi. Ví dụ như: Chúng ta được khuyên bảo phải hành động để sửa lại các nan đề như là cảnh nghèo khó và đói khát (Gia Gc 2:14-17), cũng như phải tham dự vào các phúc lợi thuộc thể và

Page 169: Tan uoc ( luot khao)

thuộc linh của thân thể Đấng Christ (5:13-16). Bỏ lơ các vấn đề này tức là trình bày tin lành mà cố tình bỏ lơ các vấn đề của sự sống, là những vấn đề trên hết trong suy nghĩ và cảm xúc của dân chúng. Hãy nhớ rằng: chúng ta không được cứu bởi đức tin và việc lành, nhưng chúng ta được cứu "bởi đức tin" để làm việc lành". 9. Câu trả lời của bạn. Chúng tôi tin rằng khó mà lập luận cho hầu hết những điều quý giá. Những sự thay đổi làm nền tảng cho xã hội là những sự thay đổi đòi hỏi dân chúng phải được thấm nhuần và được soi sáng. Nơi đâu tín đồ có liên quan, động cơ để thay đổi tại nơi đó cần phải cao hơn vì cớ tấm gương của Chúa chúng ta. Khi các cá nhân được thay đổi, họ có thể tác động đến tập thể, và đến lượt nó có thể hành động như một ảnh hưởng mạnh mẽ để đem lại sự thay đổi trong xã hội. Thực ra điều này thường đang tiến triển tốt tại nhiều nơi trong thế giới hiện nay của chúng ta. 10. Chúng bày tỏ sự hiệp một của hết thảy các tín đồ thật trong Đấng Christ. 11. Theo thứ tự sau a) Sự xúc phạm b) Lòng thương xót c) Sự cầu thay d) Sự thay thế e) Phục hồi lòng yêu mến. f) Cất nhắc đến một mối tương quan mới. 12. e, f, câu trả lời của bạn. 13. a, c, và f là các câu đúng. 14. a, b, c và f là các câu đúng. 15. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm lòng trung thành của họ đối với Phao Lô, và cách họ nhận thức được vai trò của mình là các cộng sự của ông trong tin lành, sự quan tâm không ngừng của họ đối với chức vụ của ông, đối với sự sẵn lòng chia xẻ các nan đề của ông. 16. Nó được gọi như thế là vì bất chấp các hoàn cảnh bên ngoài, vị sứ đồ đã phản ảnh sự vui mừng, sự trông cậy và sự soi dẫn tuôn trào từ sự vui mừng hớn hở của đức tin sâu nhiệm trong tâm hồn ông. Niềm vui này tự bày tỏ qua lòng biết ơn của các tín đồ của Hội Thánh này và qua đáp ứng của họ đối với tin lành. 17. a Sự nghỉ hưu bắt buộc này đem lại nhiều thời gian hơn để cầu nguyện và suy gẫm. Vì vậy, nó giúp Phao Lô có thể viết ra sự bày tỏ vô giá này của các Thơ Tín Trong Tù. b. Việc Phao Lô kêu nài đến Sêsa đã trực tiếp làm cho chính quyền Lamã chú ý đến Cơ Đốc giáo và thôi thúc chính quyền dân sự thông qua tính hợp pháp của Cơ Đốc giáo.

Page 170: Tan uoc ( luot khao)

Thời Kỳ Củng Cố: 60-100 S.C Hội Thánh Trong Cơn Khủng Hoảng

Khi Phao Lô đã gần kỳ qua đời, Hội Thánh đang trải qua nhiều nỗi đau đớn cứ lớn dần. Có sự lộn xộn từ bên trong Hội Thánh và sự bắt bớ từ bên ngoài. Đức Chúa Trời đã dấy lên nhiều người khác trong Hội Thánh để thực hiện các công tác mà các vị sứ đồ ban đầu đã khởi sự. Sự dạy dỗ là điều cần thiết và điều này đã thôi thúc việc viết ra thơ I và II Timôthê và thơ Tít. Các sách này chứa đựng sự dạy dỗ phong phú cho các Mục Sư trẻ của tin lành, cả về mặt hạnh kiểm cá nhân lẫn về mặt giáo lý. Từ đầu, Hội Thánh đã tranh luận về mối tương quan giữa Luật Pháp và Ân điển. Các Cơ Đốc Nhân người Do Thái bị giằng xé giữa ước muốn vâng giữ luật pháp và lời truyền khẩu của dân sự mình, và ước muốn vâng theo những lời dạy dỗ của Đấng Christ vốn cũng mạnh mẽ y như vậy. Chính vì phải giúp cho những tân tín hữu người Do Thái này mà thơ Hêbơrơ đã được viết ra để công bố sự trổi hơn của Đấng Christ so với luật pháp. Khi nghiên cứu thơ này, bạn sẽ được soi dẫn đến một đức tin lớn hơn nơi Đức Chúa Trời, cũng như những người nam, những người nữ mà đức tin họ đã được tác giả minh họa rất cảm động. Nếu bạn nghiên cứu đời sống của những người tin kính này, bạn sẽ thấy rằng họ cũng bị bao vây trong những sự yếu đuối và thất bại. Tuy vậy, họ đã được kể vào hàng các anh hùng đức tin, vì cớ đã tin cậy Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh. Thơ IPhierơ là một thơ tín quan trọng khác nữa mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài này. Nó được viết cho Hội Thánh đang chịu hoạn nạn trong thời kỳ chính quyền Lamã đang ra sức bắt bớ. Vì Phierơ đã từng ở với Chúa Jesus và đã nhìn thấy ân điển mà nhờ đó, Ngài đã mang lấy sự đau đớn, thống khổ và sỉ nhục, nên ông đã biết qua kinh nghiệm cá nhân này, ân điển của Đức Chúa Trời càng dư dật hơn trong mỗi một hoạn nạn thử thách. Vì vậy, toàn bộ các Thơ Tín này dạy nhiều bài học rất lớn, mà bạn sẽ thấy thư tín ấy rất quý giá cho chính mình khi bạn áp dụng chúng vào đời sống và chức vụ của bạn. Hội Thánh Trên Mặt Tổ Chức: Các Thơ Tín Mục Vụ Bối Cảnh Thơ ITimôthê Thơ Tít Thơ IITimôthê Đánh Giá Hội Thánh Chịu Khổ: Thơ IPhierơ Tách Ra Khỏi Do Thái Giáo: Thơ Hêbơrơ

Page 171: Tan uoc ( luot khao)

Các Phân Đoạn Khuôn Vàng Thước Ngọc Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Thảo luận bối cảnh, mục đích, nội dung và các giá trị của từng Thơ Tín Mục Vụ, thơ Hêbơrơ và thơ IPhierơ. • Mô tả các thay đổi đã xảy ra trong Hội Thánh trong các thời kỳ phát triển về mặt tổ chức và thời kỳ chịu khổ. • Giải thích các nhân tố đã khiến Hội Thánh tách ra khỏi Do Thái giáo, và các kết quả đối với Hội Thánh. • Áp dụng các nguyên tắc liên quan đến sự đầy đủ của ân điển trong những lúc chịu khổ và bắt bớ được giới thiệu trong bài này, vào đời sống và chức vụ của bạn. 1. Đọc thơ ITimôthê, Tít, IITimôthê, IPhierơ, Hêbơrơ theo yêu cầu trong phần khai triển bài học. Khi đọc, bạn hãy mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn có trong sách giáo khoa. 2. Học qua phần khai triển bài học và hoàn tất từng bài tập, kể cả phần bài đọc Kinh Thánh được kết hợp với mỗi phần. 4. Tra những từ then chốt mà bạn mở rộng tầm hiểu biết về bài học này. 5. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài và kiểm tra nó với phần giải đáp. biến thoái declension giáo hội học (thuộc về) ecclesiological cổ vũ hortatory các tiền tệ precedents

HỘI THÁNH TRÊN BÌNH DIỆN TỔ CHỨC. CÁC THƠ TÍN MỤC VỤ Tenney 333-343 331-342 Trong các thời kỳ truyền giáo cho Dân Ngoại và thời kỳ bị tù của Phao Lô, Hội Thánh đã tự ổn định như một phong trào độc lập. Nó được đặc trưng bởi sự hết lòng truyền giáo cho thế giới, thâm nhập lẽ thật tin lành vào xã hội cách hòa bình và dạn dĩ theo đuổi những niềm tin quyết của Hội Thánh. Cũng có nhiều tà giáo, nhiều nan đề trong mối quan hệ giữa con người với nhau những bất toàn về mặt đạo đức, và nhiều sự non nớt về mặt thuộc linh đã nổi lên đó đây. Ngoài ra, sự lãnh đạo và văn chương đã phát triển, và chúng giúp phát triển Hội Thánh trong nhiều lãnh vực. Thời kỳ này đã đem lại nhiều thay đổi lớn lao trong Hội Thánh, giúp Hội Thánh cứ tiếp tục năng động và làm tròn sứ mạng của mình. Thơ ITimôthê, Tít, và thơ IITimôthê được gọi là các Thư Tín Mục Vụ vì chúng được viết cho các Mục Sư, để dạy họ về chức vụ giữa hội chúng. Những cuốn "Mục Sự Chỉ Nam" này là những lời dạy bảo hoàn chỉnh nhất cho người hầu việc Chúa trong Tân ước. Nội dung của chúng bao gồm chức vụ, phẩm cách, và bổn phận của những chức dịch Cơ Đốc.

Page 172: Tan uoc ( luot khao)

Do Các thơ tín này liên quan đến chức vụ và nhiều phương diện khác trong sinh hoạt của Hội Thánh phổ thông, nên chúng được xếp vào loại các sách giáo hội học. Bối Cảnh Tenney 333-335 (331-333). Các Thơ Tín Mục Vụ được viết ra trong một giai đoạn chức vụ của Phao Lô, được đặc trưng bởi sự thay đổi đáng kể trong vị sứ đồ và trong Hội Thánh. Trong IITimôthê, Phao Lô đã thấy rõ kỳ qua đời của mình; vì vậy gánh nặng của ông ấy là phải thành lập cấp lãnh đạo để tiếp tục gánh lấy sứ mạng truyền giáo thế giới mà đã đến lúc ông không làm được nữa. Các Thư Tín Mục Vụ là những lời khuyên chủ yếu của Phao Lô trong sự trao quyền lãnh đạo cho các đồng nghiệp trẻ tuổi của ông, trong số đó, Timôthê và Tít được nêu đích danh (trong khi người ta cho rằng vẫn có nhiều người khác nữa). Trong phần nghiên cứu về "Bối Cảnh" của các thơ này, bạn sẽ thấy rằng một số học giả nghi ngờ rằng các thơ tín này không phải do Phao Lô viết. Hãy xác định vị trí và đánh dấu các nguyên nhân cho quan điểm của họ trong sách giáo khoa. Dầu tính xác thực của các Thơ Tín này đã bị thách thức nhiều hơn các bức thơ khác của Phao Lô, nhưng tôi tin rằng bằng chứng lại ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tác giả của Phao Lô. Tenney nêu ra hai lý lẽ ủng hộ Phao Lô là tác giả của các Thơ Tín Mục Vụ: 1) Các Thơ Tín này có mang tên của Phao Lô, và 2) Các dữ kiện tiểu sử trong các thơ tín này tương tự với dữ kiện tiểu sử của Phao Lô trong các thơ khác. Tôi muốn bổ sung thêm lời chứng của Hội Thánh đầu tiên cho quyền tác giả của Phao Lô, và tính kinh điển cùng với sự phù hợp gần gũi của các giáo lý trong các thơ tín này với các giáo lý trong các thơ tín khác của ông, chúng chứng tỏ quyền tác giả của các Thơ Tín Mục Vụ thuộc về Phao Lô. Các dữ kiện và tiểu sử, các phong trào, các mối liên hệ về niên đại trong các Thư Tín Mục Vụ dường như tỏ ra rằng Phao Lô đã được trắng án, trong lần xử án đầu tiên trước mặt Sêsa. Bằng chứng này cũng gợi ý rằng ông đã được trả tự do trong một khoảng thời gian không biết được là bao lâu và trong thời gian đó, ông đã viết các Thư Tín này và đã tham gia vào chức vụ khác. 1. Bằng cách nào mà các dữ kiện về tiểu sử xác nhận lời tuyên bố trên đây? ......................................................................................................................................................2. Bằng cách nào mà thông tin về phong trào trong các Thư Tín Mục Vụ hổ trợ lý thuyết ông được trắng án? ......................................................................................................................................................................................................................................

Page 173: Tan uoc ( luot khao)

3. Về phương diện nào các mối liên hệ về niên đại trong các Thơ Tín Mục Vụ dường như tỏ ra việc Phao Lô được trắng án? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Từ phần nghiên cứu thông tin về bối cảnh của các Thư Tín Mục Vụ, bạn sẽ biết những điều sau: 1. Chắc chắn có một khoảng thời gian nào đó giữa lúc viết mỗi bức thơ này. 2. Các Thơ Tín này giống nhau về từ vựng và bút pháp. 3. Các Thơ Tín này do cùng một người viết ra. 4. Các Thơ Tín này đã được viết ra trong những tình huống chung giống như nhau. Thơ ITimôthê Tenney 335-337 (333-336) Sau khi được thả ra khỏi nhà tù Rôma, rõ ràng là Phao Lô đã tiếp tục chức vụ mình giữa các hội chúng vùng Asi. Tại đó, ông thấy có nhiều nan đề trong các hội chúng, bao gồm: 1. Sự lẫn lộn về giáo lý. 2. Sự biến thái về mặt đạo đức. 3. Sự đắm chìm về mặt thuộc linh. 4. Trong phần có tựa đề "ITimôthê", sách giáo khoa bàn luận đến bốn sự thay đổi đã xảy ra trong Hội Thánh. Tôi sẽ rút gọn mỗi sự thay đổi này thành một câu ngắn và chừa khoảng trắng để bạn viết các đặc điểm mà sách giáo khoa liên kết với mỗi sự thay đổi đó. a. Có sự thay đổi về mặt thuộc linh. .....................................................................................................................................................................................................................b. Có sự thay đổi về mặt tổ chức. ........................................................................................................................................................................................................................c. Có sự thay đổi về thần học. .............................................................................................................................................................................................................................Giả sử Phao Lô được tha bổng vào năm 60 hay 61 S.C, chắc chắn là ông đã viết thơ ITimôthê vào năm 62 S.C. Bức thơ đầu tiên này trong số các Thơ

Page 174: Tan uoc ( luot khao)

Tín Mục Vụ có thể đã được viết từ Maxêđoan. Thơ Tín được viết kế đó và tiếp theo là thơ IITimôthê, lá thơ cuối cùng trong Thơ Tín Mục Vụ. Thực ra, nếu Phao Lô không viết thơ Hêbơrơ, thơ IITimôthê là lá thơ cuối cùng mà Phao Lô viết ra. Trong câu cuối trang 336 (334) sách giáo khoa, và trong phần tựa đề của bố cục, bạn sẽ thấy mục đích viết cả hai thơ I và IITimôthê. Vì Phao Lô luôn nhắc đến chức vụ của Timôthê (và các Mục Sư trẻ không được nêu danh tánh khác nữa), qua cả hai lá thơ này, nên không có lý do gì để dùng một câu Kinh Thánh mà xác định mục đích của ông. Rõ ràng, ông đang viết để dạy bảo và thách thức Timôthê (làm gương cho hết thảy những người giảng đạo trẻ tuổi) vì cớ công tác trọng đại của chức vụ Cơ Đốc. Tôi đề nghị bạn hãy tự lập bố cục nội dung của ITimôthê cho mình, nhờ vào bố cục của Tenney và phần giải thích về nội dung, cùng với Kinh Thánh của bạn và các phần chú giải hữu ích khác. Việc này sẽ giúp bạn học biết về tư liệu và trang bị cho bạn nguồn thông tin vô giá về chức vụ và các đề tài liên quan. Tôi dám nói rằng bạn sẽ sử dụng bố cục của bạn (đó là một cuốn Mục Sư Chỉ Nam thu nhỏ) liên tục trong suốt chức vụ của bạn. 5. Trong đoạn cuối của thơ ITimôthê, Phao Lô xác đinh các yếu tố trong đời sống cá nhân của người hầu việc Chúa bằng bốn từ sau: tránh, tìm, đánh trận, giữ. Với các từ này, ông phác họa một số điều mà một Mục sư trẻ tuổi nên làm và một số điều nên tránh. Hãy dùng lời của bạn để viết ra ba điều trong mỗi loại mà Phao Lô đã đề cập. a. Làm .................................................................................................................................................................................................................................................................b. Tránh .................................................................................................................................................................................................................................................................Thơ Tít Tenney 337-339 (336-338) Phao Lô đã viết cho Tít sau một khoảng thời gian nào đó sau khi viết thơ ITimôthê. Có lẽ ông đã viết tại Maxêđoan, và rất có thể ông đã viết vào năm 62 hay 63 S.C. Khi bạn nghiên cứu phần tư liệu trong mục Bối Cảnh, hãy nhớ các câu hỏi sau. 6. Bối cảnh văn hóa của các tín đồ tại Cơrết là gì? ...................................................................................................................................................................................

Page 175: Tan uoc ( luot khao)

...........

...........................................................................................................................

...........7. Ai là người thành lập hội chúng tại Cơrết? ...............................................................8. Tít đã dự phần với hội chúng tại Cơrết như thế nào? .......................................................................................................................................................................................9. Hai nan đề nào trong hội chúng tại Cơrết đã thôi thúc Phao Lô viết thơ cho Tít? a. ......................................................................................................................................b. ......................................................................................................................................10. Vì sao Phao Lô, vị trạng sư binh vực sự cứu rỗi bởi ân điển, nhờ đức tin lại thúc đẩy các Cơ Đốc Nhân người Cơ rết lại phải nẩy ra các việc lành. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................11 Mục đích viết thư này của Phao Lô cũng giống như mục đích viết thư I và II Timôthê. Hãy phát biểu mục đích ấy bằng lời của chính bạn (Tenney 338 334). .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................Phân đoạn cuối trong phần "Bối Cảnh", sách giáo khoa nêu ra một bản phác họa nhân vật Tít. Nếu bạn biết rõ về Tít, bạn sẽ hiểu bức thơ Phao Lô viết cho Tít dễ dàng hơn. Tenney dường như chứng tỏ Tít có thể là một Mục Sư có kết quả hơn Timôthê. 12. Bạn nghĩ gì về quan điểm của Tenney cho rằng Tít "dường như là một nhân vật mạnh mẽ hơn Timôthê, và có khả năng đương đầu với sự chống đối tốt hơn Timôthê (trang 338 337)? ......................................................................................................................................................................................................................................

Page 176: Tan uoc ( luot khao)

...........13. Bạn nghĩ gì về ý kiến Tenney cho rằng Tít có lẽ là một mục sư có kết quả hơn Timôthê - khi xem xét sự kiện Tít được đề cập đến trong Tân ước ít hơn là Timôthê? ............................................................................................................................................................................................................................................................................Trong phần nghiên cứu nội dung của Tít, bạn nên nhớ những điểm sau: 1. Thơ này được đặc trưng bởi nhiều giáo lý mang thể loại tinh luyện. 2. Các giáo lý trong thư Tít lập thành một bản tóm tắt hợp lý cho thần học Tân ước. 3. Thơ này là một bản tóm tắt hay của giáo lý về Hội Thánh, khi nó xuất hiện trong giai đoạn tổ chức. Tôi dám chắc rằng bạn sẽ bị lôi cuốn cũng như tôi, bởi nhiều giáo lý chính yếu mà Phao Lô đã đưa vào bức thư ngắn ngủi này. Tôi đã thấy rằng cùng với các giáo lý quan trọng khác, ông đề cập đến bốn trong năm đề tài được các Cơ Đốc Nhân tin theo Kinh Thánh xem là "Các giáo lý trọng tâm". Khi xem danh sách các giáo lý được dạy dỗ trong thơ Tít do Tenney đưa ra, bạn nên để ý Phao Lô đã dạy các lẽ thật trọng tâm sau đây về điều mà Đấng Christ đã sắm sẵn cho nhân loại (trang 339 (338). 1. Của lễ chuộc tôi thay nhân loại của Đấng Christ (Tit Tt 2:14) (Tenney số 8). Nhờ đức tin (3:7) (Tenney số 12). 2. Phép báp têm trong Đức Thánh Linh (3:5) (Tenney số 5 và 11). 3. Sự nên thánh (2:12, 14) (Tenney số 13, 14). 4. Sự trở lại của Đấng Christ (2:13) (Tenney số 16). Lẽ thật trọng tâm thứ năm về điều Đấng Christ đã làm cho nhân loại không được giới thiệu trong thơ Tít. Đây là giáo lý về sự chữa lành thiên thượng được Phao Lô dạy trong các sách khác. Bạn nên thường xuyên trình bày các lẽ thật trọng tâm này trong sự dạy dỗ của bạn, nếu bạn và các tín đồ được bạn chăm sóc muốn hưởng được phước hạnh trọn vẹn của Đấng Christ. IITimôthê Tenney 339 - 343 (338 - 342) Trong phần "Bối Cảnh", hãy lần theo lộ trình cuối cùng trong dự kiến của Phao Lô cho đến lúc ông đột nhiên bị bắt và giải về Rôma (xem bản đồ trang 236 và 237, sách giáo khoa (tiếp sau trang 238). 14. Nguyên nhân khả dĩ cho sự bắt giữ Phao Lô lần cuối cùng là gì? .....................................................................................................................................................

Page 177: Tan uoc ( luot khao)

..........15. Vào thời điểm Phao Lô bị bắt lần cuối, Hội Thánh đang tranh chiến cùng tình huống nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................Thơ IITimôthê được viết ra kế tiếp thơ Tít sau một khoảng thời gian không rõ. Thơ này được viết tại Rôma vào khoảng năm 3 hoặc 64 S.C. Chúng ta đã biết được mục đích viết thơ IITimôthê của Phao Lô cũng giống như Thơ ITimôthê và Tít là để dạy bảo và thách thức các người giảng đạo trẻ tuổi cho công tác trọng đại của chức vụ Cơ Đốc. Sự khác biệt chính giữa ba bức thơ này là phần ghi chú cuối cùng trong thơ IITimôthê. Trong thơ này, Phao Lô đưa ra sứ điệp tạm biệt bao gồm lời khuyên bảo cuối cùng và mệnh lệnh cuối cùng của ông cho Timôthê (và qua Timôthê, ông trao nó cho mọi Mục Sư Cơ Đốc). Về cơ bản, nội dung thơ IITimôthê đưa ra các lời giáo huấn rất cá nhân về các mối liên hệ của con người. Nội dung thơ này cũng có cả lời cảnh cáo về sự xuất hiện của sự bội đạo lớn. Tuy bức tranh tiên tri này chủ yếu đã ứng nghiệm trong thời Timôthê, nhưng nó sẽ được ứng nghiệm trọn vẹn nhất trong "ngày sau rốt" (chắc là thời kỳ chúng ta). Phao Lô đã viết ra cùng một lời tiên tri này trong ITi1Tm 4:1-3 và trong IITi 2Tm 3:1-8. Trong lời mô tả các tình trạng mà Hội Thánh có thể lường trước được, Phao Lô liệt kê những tội lỗi đặc trưng cho ngày sau rốt. Phao Lô cũng liệt kê các tội trong RoRm 1:21-32 và ICo1Cr 6:9-10 và GaGl 5:19-21. Nhiều tội được nhắc đến trong mỗi một danh sách ấy. Bạn nên nghiên cứu danh sách trong IITi 2Tm 3:1-8 để hiểu điều mà Timôthê đang đối diện trong chức vụ và điều mà tôi và bạn cũng đang đối diện. Khi học xong giáo trình này rồi, bạn sẽ tìm được các thông tin có ích khi liệt kê vào các cột riêng biệt các tội được nêu ra trong mỗi khúc Kinh Thánh trưng dẫn trên đây và những ai phạm các tội ấy. Bạn nên lưu ý rằng những tội thuộc vào các loại mà Giăng kể là "sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, sự kiêu ngạo của đời" (IGi1Ga 2:16) rất thường xuyên có mặt trong danh sách Phao Lô liệt kê các tội. Thông tin này sẽ hướng dẫn bạn về các loại điều xấu bạn nên tránh trong đời sống và chức vụ của mình. Tenney nói rằng Phao Lô đã đưa ra một loại thuốc giải (biện pháp ngăn ngừa) cho dòng tội ác này. 16. Loại thuốc giải này là gì? ..............................................................................................................................................................................................................................

Page 178: Tan uoc ( luot khao)

Hãy trung tín sử dụng Kinh Thánh trong đời sống và chức vụ của bạn. Kinh Thánh sẽ giữ bạn khỏi điều ác, sẽ giúp bạn gây dựng tín đồ của bạn để họ cũng có thể chống cự và đắc thắng điều ác. Tôi cảm thấy mệnh lệnh cuối cùng này của Phao Lô dành cho tôi nhiều hơn là dành cho Timôthê, và tôi mong chính bạn cũng thấy như thế. Hãy nghiên cứu cẩn thận các lời thách thức kinh điển này đối với chức vụ. Hãy thường xuyên nghiên cứu trở lại và cầu nguyện để bạn có đủ sức làm trọn mục đích của chức vụ mình đến mức tối đa. Lúc đó, bạn sẽ có thể nói những lời Phao Lô đã nói trong IITi 2Tm 4:6-8. Tôi mong bạn không cảm thấy rằng phương pháp của tôi trong tài liệu này quá hướng vào chuyện riêng tư. Sự nghiên cứu Kinh Thánh chân chính không chỉ tập trung vào việc lĩnh hội kiến thức về lịch sử hay về sự kiện mà thôi đâu. Đời sống của người nghiên cứu phải kinh nghiệm các lẽ thật của việc nghiên cứu ấy, nếu đó là một sự nghiên cứu có kết quả. Các mục sư cũng phải đề phòng khuynh hướng là luôn luôn nghiên cứu vì ích lợi của người khác (vì cớ chức vụ) thay vì cho chính mình (vì cớ ích lợi của chính mình). Đánh Giá Trong phần "Đánh giá", Tenney chỉ ra giá trị chính của các Thơ Tín Mục Vụ là chúng giúp chúng ta hiểu được sinh hoạt của Hội Thánh trong quá trình chuyển biến từ một phong trào tiên phong sang một tổ chức có hệ thống. 17. Tenney cũng bàn đến hai khuynh hướng của Hội Thánh trong thời các Thơ Tín Mục Vụ. Hãy tìm và phát biểu lời của chúng bằng lời của riêng bạn. a. .......................................................................................................................................b. .......................................................................................................................................18. Các khuynh hướng của Hội Thánh lúc ấy như thế nào so với Hội Thánh ngày nay? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................19. Có thể nói về Hội Thánh ngày nay rằng sức sống thuộc linh và hạnh kiểm là điều quan trọng hơn nghi thức và giáo thể hay không, và động cơ truyền giáo vẫn còn mạnh mẽ hay không? .........................................................................................................................................................................................................................................

Page 179: Tan uoc ( luot khao)

............

...........................................................................................................................

............HỘI THÁNH CHỊU KHỔ: THƠ I PHIERƠ Tenney 344-354 (343-353) Sau phần nghiên cứu lâu dài và hấp dẫn về các hội chúng dưới quyền lãnh đạo của Phao Lô, giờ đây chúng ta nghiên cứu sang các hội chúng dưới quyền lãnh đạo của Phierơ. Phierơ vị lãnh đạo ban đầu của Cơ Đốc Nhân đã không còn là trung tâm chú ý của chúng ta sau khi nghiên cứu năm đoạn đầu sách Công vụ, là những đoạn ông được nổi bật trong đó. Khi chuyển sang Phierơ và bức thơ đầu của ông, chúng ta bắt gặp một sự thay đổi lớn trong tình hình mà Hội Thánh đang đối diện. Trong các phân đoạn thuộc mục "Bối Cảnh", bạn sẽ xem xét thái độ ban đầu của Hội Thánh đối với chính quyền mà nó đã được công bố trong nhiều tác phẩm, và lối xử sự của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên. 20. Ba nguyên nhân nào khiến có sự yên tĩnh tương đối trong các mối liên hệ chính trị giữa Cơ Đốc Nhân và đế quốc Lamã? (xem các phân đoạn 2, 3 và 4 trang 344-345 (343-344). a. .......................................................................................................................................b. .......................................................................................................................................c. .......................................................................................................................................21. Trong sách giáo khoa, hãy tìm và gạch dưới bốn yếu tố đã đem lại sự thay đổi quyết định trong thái độ của chính quyền Lamã đối với Cơ Đốc Nhân. Hãy tóm tắt vào sổ của bạn. Đừng quên ghi nhớ các yếu tố này, vì sự thay đổi chính sách của người Lamã từ chỗ khoan nhượng đến thù địch tại thời điểm Phao Lô qua đời là một thời điểm lịch sử quan trọng đối với Hội Thánh. Các hội chúng tại vùng Bắc Tiểu Á trông chờ nơi Phierơ câu trả lời đối với cơn bắt bớ, mà rõ ràng là nó đang lan rộng khắp nơi. Để trả lời, Phierơ đã viết lá thơ đầu tiên này. Mục đích viết thơ này đươc thảo luận trong sách giáo khoa (trang 345, đoạn thứ tư; trang 346-347 và 350 (trang 344 đoạn cuối, trang 347 và 349). Trong các đoạn này, Tenney nêu lên rằng Phierơ đã viết để làm vững lòng các tín đồ trong nhiều hội chúng, để họ có thể chịu đựng cơn bắt bớ hầu như không

Page 180: Tan uoc ( luot khao)

một Cơ Đốc Nhân nào có thể tránh khỏi. Tenney gợi ý có hai chủ đề trong IPhierơ: Chủ đề chịu khổ (trang 347 (347) và ân điển của Đức Chúa Trời (trang 350 (349). Tôi đồng ý có hai chủ đề nổi bật này trong thơ IPhierơ, nhưng tôi dành ưu tiên và đặt chủ đề ân điển lên trước. Vì vậy, mục đích chủ đề chính trong thơ IPhierơ sẽ là bày tỏ sự đầy đủ của ân điển Đức Chúa Trời trong sự chịu khổ. Simôn Phierơ, một trong mười hai sứ đồ đầu tiên thường được chấp nhận là tác giả của IPhierơ. Phần "Tác Giả" trong sách giáo khoa (trang 347-350 (348-350) đưa ra bức phác họa chính xác nhân cách của con người vĩ đại này, cả trước lẫn sau khi Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá. Chưa bao giờ có sự thay đổi triệt để nào trong nhân cách hơn là sự thay đổi trong Phierơ. 22. Hãy kể ra vài từ để mô tả Phierơ trước khi có sự thay đổi lớn lao này. .......................................................................................................................................23. Hãy mô tả Phierơ sau sự thay đổi này. ................................................................................................................................................................................................................24. Kinh nghiệm nào hay những kinh nghiệm nào đem lại sự thay đổi kỳ diệu này? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................25. Về ba địa điểm khả dĩ cho nơi viết thơ IPhierơ, hãy nghiên cứu phần bàn luận của sách giáo khoa về các lập luận cho mỗi giả thuyết. Bạn thích kết luận thơ IPhierơ được viết ra tại Babylôn trong lịch sử ở tại Mêsôbôtani, hay là một thành phố tên là Babylôn tại Ai cập hay tại Rôma? .......................................................................................................................................................................................................................................Tuy niên hiệu và nơi viết sách không thể xác định dứt khoát, nhưng dựa trên chứng cớ sẵn có, tôi cho rằng IPhierơ được viết tại Rôma vào khoảng năm 63 S.C. Tenney tìm sự giống nhau chung giữa bút phát, cách diễn đạt và cấu trúc của IPhierơ và một số các Thơ Tín của Phao Lô. Từ điều này và dữ liệu lịch sử khác, ông giả định rằng Phao Lô đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên Phierơ. Tuy đây không phải là một giả định vô lý, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta buộc phải cho rằng Phierơ bị lệ thuộc nặng nề vào Phao Lô. Không nghi ngờ

Page 181: Tan uoc ( luot khao)

gì nữa, rõ ràng là Phao Lô đã tác động đến Phierơ cũng như Giacơ và nhiều người khác, nhưng cũng có khả năng là họ đã tác động đến Phao Lô. Tôi có khuynh hướng cho rằng về mặt thần học, Phierơ đứng giữa Phao Lô và Giacơ. Với giả định này, sự việc Phierơ rời bỏ bàn của dân ngoại để sang bàn ăn của người Do Thái (là sự việc Phao Lô nêu ra trong thơ Galati, và họ đã đối chất với nhau), chắc chắn đã xảy ra vì cớ Phierơ cố gắng làm dịu bớt các quan điểm của Phao Lô và Giacơ. Trong đoạn cuối trang 350 (349), sách giáo khoa đề cập đến giáo lý ân điển được trình bày trong thơ IPhierơ. Tôi tin rằng ân điển của Đức Chúa Trời là điểm trọng tâm của thơ này, đến nỗi nó cung cấp khả năng một bố cục luân phiên và có lẽ là bố cục hay nhất cho thơ này. Từ phân đoạn này trong sách giáo khoa và từ IPhierơ, hãy lập một bố cục quanh đề tài sự đầy đủ của ân điển Đức Chúa Trời trong sự chịu khổ. Đây sẽ là một điều bổ ích cho kinh nghiệm học tập và nó sẽ hữu ích như là một tư liệu giảng dạy vậy. Nội dung của thơ IPhierơ (trang 351-353 (350-352)) bị chi phối bởi các chủ đề ân điển và sự chịu khổ và bởi một chuỗi các mạng lịnh cảm động nhất đã liên kết cả sách lại. Nếu bạn đi theo ba yếu tố này khi nghiên cứu thơ IPhierơ, bạn sẽ có một nhận thức tốt hơn về sứ điệp của thơ này. Trong phần "Đánh Giá", bạn sẽ thấy một giá trị lớn của thơ IPhierơ bày tỏ cho Cơ Đốc Nhân sống cách nào để thể hiện sự cứu rỗi của mình nhờ ân điển trong một thế giới thù địch. Bạn cũng sẽ thấy một nan đề chính: làm sao giải thích được phân đoạn IPhi 1Pr 3:18-22. Tenney giải thích thích đáng ý định của Phierơ trong phân đoạn này. Hãy đọc phần giải thích cho đến khi bạn hiểu rõ ràng sau đó tóm tắt ngắn gọn vào sổ tay, vì bạn có thể sẽ được yêu cầu giải thích phân đoạn này cho những người khác.

TÁCH RA KH‘I DO THÁI GIÁO: THƠ HÊBƠRƠ Tenney 355-34 (355-364). Trong chương này, bạn thấy cuối cùng Cơ Đốc giáo đã tách ra khỏi Do Thái giáo như thế nào. Trong bảy bài học đầu, bạn đã xem xét những đóng góp của Do Thái giáo cho Tân ước và Cơ Đốc giáo. Từ bài 8 cho đến phần này, trong Bài 12, bạn đã nghiên cứu sự biến chuyển của Hội Thánh từ những khởi điểm Do Thái của nó tại Giêrusalem đến một chuỗi mắc xích gồm đa số các hội chúng dân ngoại trải dài từ Antiốt đến Ilyri. Phải thừa nhận rằng sự biến chuyển về thần học cũng lớn lao như sự thay đổi về phạm vi địa lý của Hội Thánh. Trong phần "Bối Cảnh", Tenney đưa ra một giải pháp ưu thế cho các sự kiện mà rốt cuộc đã đưa đến sự phân rẽ dứt khoát giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo. Hãy tìm và gạch dưới hai yếu tố mà Tenney chỉ ra rằng chúng đã góp phần làm cho vết nứt này lan rộng thêm. Sự phân tích quan trọng của ông về

Page 182: Tan uoc ( luot khao)

nan đề sâu xa mà các Cơ Đốc Nhân người Do Thái đang gặp phải này, giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về vấn đề hệ trọng này. Hãy nghiên cứu các phân đoạn mà Tenney bàn về hai mặt của nan đề thông giải Cựu ước. cũng hãy xem nan đề chủ nghĩa yêu nước đối với quốc giáo Do Thái giáo chống lại với lòng trung thành của Đấng Christ, cho đến khi bạn biết rõ nan đề này và hiểu được sự căng thẳng ghê gớm mà các Cơ Đốc Nhân thật người Do Thái phải chịu đựng. Việc này sẽ giúp bạn khỏi hiểu sai rằng họ chỉ là một nhóm người chưa được cứu, mang tinh thần duy luật pháp và chuyên gây rối, là những người không am hiểu gì về sự khải thị Cơ Đốc. Hãy để ý tầm quan trọng của quyết định mà họ buộc phải lập ra và các kết quả sẽ xảy ra do quyết định đó. Hãy viết vào vở điều bạn khám phá được. Sách Hêbơrơ được viết ra trong bối cảnh đó. Mục đích viết thơ Hêbơrơ là để bày tỏ sự ưu việt và tính chung quyết của Cơ Đốc giáo so với Do Thái giáo. Chúng ta không thể xác định rõ được thơ Hêbơrơ gởi cho ai, nhưng hai lý thuyết sau đã được lời truyền khẩu đề xướng lên: 1. Nó được viết cho các Cơ Đốc Nhân người Do Thái ở tại Rôma. 2. Nó được viết cho các Cơ Đốc Nhân người Do Thái ở tại Palestine. Dầu người nhận là Cơ Đốc Nhân người Do Thái sống tại Rôma hay tại Palestine đi nữa, chúng ta vẫn có thể nhận biết qua nội dung của sách này rằng họ có các đặc điểm sau: 1. Họ đã biết về Kinh Thánh Cựu ước và hệ thống dâng sinh tế thời Cựu ước. 2. Họ đã nghe Tin Lành từ những kẻ giảng tin lành đã biết Đấng Christ và đã nhận được sự ban cho của Đức Chúa Trời. 3. Họ đã trở thành các tín đồ không có kết quả. Hiểu được thông tin về người nhận thơ Hêbơrơ, sẽ giúp chúng ta càng hiểu nhiều hơn và càng thông cảm hơn về quyết định gay go mà họ đang đối diện. Vì vậy, mục đích viết thơ Hêbơrơ là để giúp họ trong quyết định của họ. Không có đủ chứng cớ để kết luận ai là tác giả của thơ Hêbơrơ. Bạn nên đọc các giả thiết khác nhau và các lý lẽ cho mỗi giả thuyết có trong sách giáo khoa, và tự quyết định về tác giả thơ này. Dựa vào lối sử dụng HaKb 2:4 trong RoRm 1:17; GaGl 3:11 và HeDt 10:38, ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ đáng kể giữa giáo lý trong Hêbơrơ với giáo lý trong các tác phẩm khác của Phao Lô. Vì vậy, dựa trên quan điểm phổ biến, các giáo phụ làm chứng rằng Phao Lô là tác giả nên tôi thích cho rằng Phao Lô là tác giả của thơ Hêbơrơ. Hơn nữa, lời tiến dẫn của Phierơ trong thơ IIPhi 2Pr 3:15 dường như tỏ ra Phao Lô là tác giả thơ Hêbơrơ. Từ bằng chứng nội tại, dường như thơ Hêbơrơ được viết ra trước khi đền thờ Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70 S.C. Nếu nó do Pyề viết, niên hiệu của nó chắc là năm 64 S.C, ngay trước thơ IITimôthê. Lưu ý rằng niên hiệu này

Page 183: Tan uoc ( luot khao)

sớm hơn niên hiệu "cuối những năm 60" do sách giáo khoa nêu ra. Tenney chú thích chính xác trong phần "Nội Dung" rằng chủ đề trọng tâm là chữ tốt hơn. Ông dùng chữ tốt hơn này để làm chữ chìa khóa cho các phần chính trong bố cục nội dung thơ Hêbơrơ. Hãy mở bố cục này ra trước mặt đang khi bạn nghiên cứu phần "Nội Dung" thư Hêbơrơ và nó sẽ giúp bạn mở rộng sự học hỏi sứ điệp của thơ này. Bạn nên lưu ý về những loạt lời khuyên trong thơ Hêbơrơ, mở đầu bằng chữ "hãy". Hãy xem xét danh sách những lời khuyên lơn này trong sách giáo khoa. Chúng cung cấp thêm nhận thức về bút pháp và nội dung thơ Hêbơrơ. Bạn có nghĩ rằng danh sách những lời khuyên lơn này cung cấp nhiều chủ đề cho một loạt bài giảng hay một loạt bài học Kinh Thánh hay không? Tenney đề cập đến ba câu trích dẫn HaKb 2:4 trong Tân ước. Tôi muốn biểu thị chúng dưới dạng bảng sau đây, vì tôi nghĩ chúng rất có ý nghĩa. Hãy lưu ý từ in nghiêng trong mỗi câu trích dẫn nó là một thành phần trong Habacúc được nhấn mạnh trong sách đã trích câu đó. 2:4 nói rằng "người công bình thì sống bởi đức tin mình". Khi lật đến phần "Đánh Giá", bạn không thể không có ấn tượng về nan đề nghiêm trọng mà thơ Hêbơrơ đã giải quyết và về phương cách lý thú mà thơ này dùng để ra câu giải đáp. Mục đích của nó là bày tỏ tính ưu việt và tính chung quyết của Cơ Đốc giáo so với Do Thái giáo và phần đóng góp của thơ này thật không thể lường được. 26. Nếu bạn muốn thấy được có bao nhiêu giá trị của thơ Hêbơrơ mà bạn có thể kể ra từ phần bàn luận của Tenney và từ kiến thức của bạn về bối cảnh và nội dung của thơ Hêbơrơ, bạn sẽ có một danh sách dài của các giá trị lớn lao. Tôi báo trước rằng hầu hết chúng sẽ đem lại nhiều ích lợi vượt khỏi phạm vi những người nhận thơ ban đầu để đến với Hội Thánh của chúng ta thời nay. Hãy kể ra sáu sự dạy dỗ thuộc linh mang giá trị như thế (xem trang 363-364 (363-364). a. .......................................................................................................................................b. .......................................................................................................................................c. .......................................................................................................................................d. .......................................................................................................................................

Page 184: Tan uoc ( luot khao)

e. .......................................................................................................................................f. .......................................................................................................................................

CÁC PHÂN ĐOẠN KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC Có nhiều phân đoạn đặc biệt trong thơ ITimôthê, Tít, IITimôthê, IPhierơ và Hêbơrơ sẽ làm phong phú cho đời sống và chức vụ của bạn. Bạn nên làm quen với nội dung của chúng và có thể xác định địa chỉ của chúng từ trí nhớ hay từ Kinh Thánh phù dẫn. Các phân đoạn ấy là: 1. Lời ngợi khen của Phao Lô ........................................................ITi1Tm 1:17 2. Các phẩm chất của giám mục và chấp sự ................................3:1-13 3. Sáu đức tính của thanh niên Cơ Đốc ...........................................4:12 4. Nền tảng của sự tinh sạch ....................................................................Tit Tt 1:15 5. Tính phổ thông và kết quả của ân điển ...........................................2:11-14 6. Sự xưng công bình bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời và sự đổi mới của Đức Thánh Linh ........................................................................................3:4-8 7. Lời tiên tri về những thời kỳ tai họa .......................................ITi1Tm 3:1-8 8. Mệnh lệnh của Phao Lô cho các mục sư ..................................IITi 2Tm 4:1-5 9. Lời chứng tạm biệt của Phao Lô ..............................................4:6-8 10. Sự chịu khổ, ân điển và sự cứu rỗi ..................................................IPhi 1Pr 1:3-9 11. Sự ngắn ngủi của đời sống và bền vững đời đời của Lời Đức Chúa Trời .....................................................................................................1:24-25 12. Sự cần thiết phải tăng trưởng tâm linh và hậu quả của sự sa ngã. ....HeDt 6:1-6 13. Đấng Christ, thầy tế lễ thượng phẩm tốt hơn của chúng ta ............9:11-28 14. Sự thờ phượng trong giao ước mới ...........................................10:19-25 15. Bảng "tóm tắt đức tin" của Kinh Thánh .......................................11:1-40

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU GHÉP CẶP. Ghép sách (các) nhân vật, hoặc nơi chốn (phải) với định nghĩa hay lời mô tả thích hợp (trái). .....1.Giới thiệu lời chứng tạm biệt của Phao Lô. .....2 Là một tên thần bí dành cho Rôma.

Page 185: Tan uoc ( luot khao)

.....3 Được viết để bày tỏ sự trổi hơn của Cơ Đốc giáo.

.....4 Bị giằng xé giữa lòng trung thành với dân tộc và lòng trung thành Cơ Đốc. ....5 Trình bày mệnh lệnh của Phao Lô cho các mục sư. ....6 Được Luther cho rằng đã viết thơ Hêbơrơ. ....7 Về cơ bản là những lời giáo huấn rất cá nhân về các mối liên hệ của con người. ....8 Đưa ra các phẩm cách của giám mục và chấp sự. ....9 Là một chủ đề chính trong IPhierơ ...10 Được viết để giúp các Cơ Đốc Nhân bị bắt bớ. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 11. Các Thơ Tín Mục Vụ gồm có: a) ITimôthê, Philíp và IITimôthê. b) I và IITimôthê, I và IITêsalônica c) ITêsalônica, Tít và IITêsalônica. d) ITimôthê, Tít và IITimôtjê. 12. Các Thơ Tín Mục Vụ được xếp vào loại sách a) Giáo hội học b) Lai thế học c) Cơ Đốc luận d) Xã hội học. 13 Phao Lô chắc đã được Sêsa thả ra trong một khoảng thời gian không rõ là bao lâu trong thời gian đó, ông đã viết: a) Thơ Hêbơrơ. b) Các Thơ Tín Trong Tù c) Các Thơ Tín Lưu Hành d) Các Thơ Tín Mục Vụ. 14. Giả định rằng Phao Lô được tha bổng vào năm 60 hay 61 S.C, chắc chắn ông sẽ viết thơ ITimôthê. a) Từ Giêrusalem vào năm 61 S.C b) Từ Rôma vào năm 61 S.C c) Từ Maxêđoan vào năm 62 S.C d) Từ Giêrusalem vào năm 65 S.C 15. Thứ tự chính xác cho việc viết các Thơ Tín Mục Vụ là a) Tít, ITimôthê và IITimôthê b) ITimôthê, Tít, IITimôthê. c) ITimôthê, IITimôthê, Tít. d) IITimôthê, ITimôthê, Tít. 16. Người thành lập hội chúng tại Cơrết là a) Phao Lô

Page 186: Tan uoc ( luot khao)

b) Timôthê c) Đêma d) Tít 17. Câu nào nói KHÔNG đúng về bức thơ gởi cho Tít. a) Không có giáo lý nào trong thư Tít b) Nó được viết ra để dạy dỗ Tít về công tác của chức vụ. c) Thơ Tít thúc giục người Cơ rết làm các việc lành. d) Thơ Tít được viết ra để nói về một nan đề cụ thể. 18. Mục đích viết thơ Tít cũng giống như mục đích viết a) Thơ I và II Têsalônica. b) Thơ I và II Timôthê. c) Thơ ITimôthê và ITêsalônica. d) Hêbơrơ và Galati. 19. Giá trị chủ yếu của các Thơ Tín Mục Vụ ấy là chúng giúp chúng ta hiểu được sinh hoạt của Hội Thánh trong quá trình chuyển biến từ a) Một tổ chức của người Ngoại Bang sang tổ chức của người Do Thái. b) Sự lãnh đạo của Phao Lô sang Phierơ. c) Một phong trào tiên phong sang một tổ chức có hệ thống. d) Sự lãnh đạo của Phierơ sang Phao Lô. 20. Câu nào KHÔNG phải là yếu tố góp phần vào sự thay đổi chính sách của người Lamã từ chỗ khoan nhượng đến chỗ thù địch với Hội Thánh? a) Những lời buộc tội đầy thù hận của Nêrô. b) Sự trò chuyện của Cơ Đốc Nhân về sự đoán xét và sự sụp đổ hầu đến của thế gian. c) Niềm tin nơi một Đức Chúa Trời vô hình. d) Các buổi nhóm họp bí mật của Cơ Đốc Nhân trong các hầm mộ để âm mưu ám sát Sêsa. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG 21. Các Cơ Đốc Nhân ..........................................đang sống tại Rôma hoặc tại Palestine chắc chắn là những người nhận bức thư Hêbơrơ. 22. Sự qua đời của ...............................................đã đánh dấu một thời điểm lịch sử quan trọng đối với Hội Thánh. 23. Sự thay đổi về mặt .................................., sự thay đổi về thần học, sự thay đổi về mặt thuộc linh và sự thay đổi trong sự thờ phượng vào lúc Phao Lô được tha bổng trong lần xử án đầu tiên trước mặt Sêsa đã đặc trưng cho Hội Thánh mà Phao Lô đã thành lập. 24. Thơ Tín gởi cho .................................................lập thành một bảng tóm tắt hợp lý cho thần học Tân ước. 25. ................................................,thơ Galati và Hêbơrơ đều có chứa câu

Page 187: Tan uoc ( luot khao)

trích dẫn từ Habacúc 2:4; "người công bình thì sống bởi ......................................... ".

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Rõ ràng là Phao Lô đã được trả tự do để tiếp tục chức vụ lưu hành của mình. 2. Việc thiếu sự phù hợp giữa các chuyến du hành của Phao Lô được ký thuật trong sách Công vụ và trong các Thơ Tín Mục Vụ chứng tỏ rằng Phao Lô đã tiếp tục lưu hành sau khi ra khỏi tù. 3. Các việc làm và các địa điểm hoạt động của các bạn đồng hành với Phao Lô khác với những việc làm và địa điểm được đề cập trong các thơ tín trong tù. 4. a Buông trôi đức tin, đánh mất lương tâm tốt. b Sự nổi tiếng thay vì hữu ích là mục tiêu của các chức dịch trong Hội Thánh. Các giám mục (chắc cũng gọi là các trưởng lão) và các chấp sự đã được nhắc đến. Các góa phụ chịu trách nhiệm một phần về sự phục vụ xã hội. c. Những nét đặc trưng của các buổi nhóm bao gồm việc giơ tay lên trời để cầu nguyện, việc đặt tay, đọc Kinh Thánh, dạy dỗ và giảng đạo. Phụ nữ phải nhã nhặn và yên lặng. d. bất hòa về các sự khác nhau trong thần học, mối đe dọa của tà giáo cũng gia tăng, sức sống của thần học càng sa sút khi tín đồ tiến đến chỗ cho đó là điều đương nhiên. 5. a Làm: Tìm theo sự công bình, sự tin kính, đức tin, lòng yêu thương, nhịn nhục, nhu mì. Thỏa lòng với sự ban cho của Đức Chúa Trời. Trung tín với lời hứa nguyện của mình. Dạy người khác tin cậy Đức Chúa Trời. b. Tránh. Tìm kiếm của cải, nói tục tỉu, kiêu ngạo, lý lẽ ngu dại, các ao ước ngu dại. 6. Nền văn hóa Hylạp đã bị sát nhập vào Đế Quốc Lamã bởi Pompey vào năm 67 T.C, và về mặt luân lý và đạo đức thì rất băng hoại (Tit Tt 1:12-13). 7. Tít. 8. Khi Phao Lô rời Cơ rết, ông để Tít ở đó để sửa lại các sai lầm và để hoàn tất việc thành lập Hội Thánh. 9. a Luân lý băng hoại. b Một nhóm giáo sư làm theo Do Thái giáo vụ lợi, ngang ngạnh, gây chia rẽ và không tin kính (1:10-16). 10. Có lẽ người Cơ rết đã không hiểu rằng dầu họ không thể dùng việc lành để kiếm được sự cứu rỗi, nhưng sự cứu rỗi bởi đức tin sẽ sinh ra bông trái là nếp sống đạo đức. 11 Câu trả lời của bạn. Tôi đã thấy rằng mục đích ấy là để dạy bảo và thách

Page 188: Tan uoc ( luot khao)

thức Tít làm gương cho mọi thầy giảng trẻ tuổi trong công tác trọng đại của chức vụ Cơ Đốc. 12. Rõ ràng là Phao Lô đã biết Tít đã trưởng thành và đã có kinh nghiệm thành công khi đối đầu với sự chống đối và khi vâng theo lời khuyên của ông. "Hãy lấy mình con làm gương về việc lành cho họ". (2:7) 13. Câu trả lời của bạn, nên để ý rằng Timôthê được nhắc đến nhiều hơn Tít trong Tân ước. Tuy Tenney chắc chắn đã nghĩ đến bằng chứng về hai vị mục sư này trong các Thơ Tín của Phao Lô, nhưng dường như Timôthê đã sẵn lòng phục vụ Hội Thánh với tất cả ưu điểm mà mình có.14. Tenney gợi ý rằng các thợ luyện kim người Do Thái có thể đã âm mưu chống lại Phao Lô do họ bất mãn với sự dạy dỗ của ông về sự cứu rỗi bởi đức tin và việc buôn bán của họ có liên hệ với các đền thờ thần của người ngoại đạo đã sa sút. 15. Tranh cạnh, nản lòng và sự cố tâm gây hại từ trong Do Thái giáo; sự lãnh đạm, tình trạng suy đồi, bại hoại của bái vật giáo; và nhu cầu cần có các mục sư được dạy dỗ đầy đủ để kế tục sự lãnh đạo của Phao Lô. 16. Thuốc giải này là việc hiểu biết Kinh Thánh, vì Kinh Thánh "có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jesus Christ" (IITi 2Tm 3:15). 17. a Các mục sự trẻ tuổi hơn đã đối diện với mối nguy hiểm tà giáo đang gia tăng. b Có sự nhấn mạnh ngày càng nhiều về việc đề ra tín điều (các thể thức giáo lý). 18. Câu trả lời của bạn sẽ phản ánh môi trường của bạn. Câu trả lời của tôi ấy là các mục sư vẫn cần phải trả lời cho các giáo lý sai lầm, và giúp tín đồ mình giữ vững đức tin, sống tin kính và chịu đựng sự khó nhọc. 19. Câu trả lời của bạn. Bằng chứng trên toàn thế giới chứng tỏ rằng tuy Hội Thánh đang tăng trưởng nhanh chóng, nhưng đang có sự gia tăng về nghi thức và các giáo thể là những điều đáng báo động. 20. a Nước Trời mà Chúa Jesus dạy là một nước thuộc linh chứ không phải một nước chính trị. Ngài và các môn đồ ngài không phải là những người vận động chính trị. b Các Cơ Đốc Nhân tình cờ được khoan dung như những người thuộc về Do Thái giáo là một nhóm tôn giáo được nhà nước Lamã bảo vệ khi những yêu sách của Do Thái giáo không mâu thuẫn với yêu sách của nhà nước. c. Sự truyền bá Cơ Đốc giáo trong xã hội Lamã mang tính hòa bình. 21. a Cơ Đốc Nhân được công nhận là một nhóm khác biệt với Do Thái giáo. b Niềm tin của họ nơi Đấng Christ phục sinh và nơi một Đức Chúa Trời vô hình đã bị hiểu sai.

Page 189: Tan uoc ( luot khao)

c Niềm tin của họ nơi sự đoán xét cũng bị hiểu lầm. d Những lời buộc tội của Nêrô làm cho công chúng không thích các quan niệm Cơ Đốc. 22. Ông là người lãnh đạo, là phát ngôn nhân cho các môn đồ, hấp tấp, hay do dự, lanh lẹ, bốc đồng và nhanh nhảu phản ứng. 23. Ông trầm tĩnh đáng tin, trung tín cho đến khi tuận đạo. 24. Sự hối tiếc vì đã bỏ Chúa, sự vui mừng khi được thấy Đấng Christ đã phục sinh, và sự đầy dẫy Đức Thánh Linh đã đem lại sự thay đổi kỳ diệu này. 25. Câu trả lời của bạn. 26. Các câu trả lời có trong trang 363-364 (363-364), theo thứ tự nào cũng được. a. Đấng Christ thầy tế lễ tốt hơn - chăm sóc cho các tín đồ ở dưới ân điển (HeDt 3:17-18; 7:24). b. Đấng Christ - sự khải thị tốt hơn của Đức Chúa Trời - "là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài..." (1:3) c. Đấng Christ - Đấng Trung Bảo của một giao ước tốt hơn - đã chịu chết để giải cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi (9:15). d. Đấng Christ - của tế lễ tốt hơn - "Vì nhờ chỉ dâng một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời" (10:14). e. Đấng Christ - câu giải đáp tốt hơn để hiểu về Cựu ước - giải thích về tầm quan trọng của ngày lễ và các của dâng trong Do Thái giáo. f. Con đường tốt hơn dẫn đến sự sống là nhờ đức tin, bền lòng trong đức tin (11:35-36).

Hiểm Họa Tà Giáo

Khi xem lại các sách Tân ước mà bạn đã nghiên cứu rồi, bạn có thể thấy rằng chúng ta có một cuốn cẩm nang đầy đủ biết dường nào cho lối sống Cơ Đốc của chúng ta. Kinh Thánh không phải là một bộ sưu tập triết lý tri thức trừu tượng. Trái lại, đó là sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính Ngài cho nhân loại, là một sự khải thị được hình thành qua những con người đã viết ra những kinh nghiệm của chính mình với Đức Chúa Trời và với Con Ngài. Qua Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tìm thấy sự hướng dẫn cho mọi khía cạnh trong đời sống chúng ta. Kinh Thánh thực sự là tiêu chuẩn để chúng ta phải sống theo. Tuy nhiên, khi con người bắt đầu đi sai lệch tiêu chuẩn ấy, hay bắt đầu giải thích Kinh Thánh cho phù hợp với mục đích riêng của mình, thì tà giáo cũng xen vào. Một trong những mánh khóe lớn nhất của kẻ thù là đưa các giáo sư giả vào trong Hội Thánh để xuyên tạc Kinh Thánh và do đó, dẫn đưa dân sự Chúa đi sai lạc khỏi lẽ thật. Chẳng hạn như chúng ta đã biết rằng sự cứu rỗi

Page 190: Tan uoc ( luot khao)

của chúng ta ấy là bởi đức tin trong Đấng Christ, chứ không phải bởi việc làm. Chúng ta cũng biết rằng mình không còn ở dưới luật pháp Môise cũng như không phải giữ tinh thần duy luật pháp của nó nữa. Trái lại, chúng ta được tự do trong Đấng Christ. Một số người sẽ thông giải điều này để nói rằng Cơ Đốc Nhân được tự do để làm theo ý mình thích, miễn là họ đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình. Sự thông giải sai lầm này về sự tự do của Cơ Đốc Nhân thường dẫn đến tình trạng gian dâm và là một tình trạng sỉ nhục Nước Đức Chúa Trời. Các sách trong Tân ước mà chúng ta sắp nghiên cứu trong bài này đề cập đến nhiều tà giáo đã len vào trong Hội Thánh Tân ước. Các tà giáo ấy, hoặc các tà giáo tương tự, vẫn đang được kẻ thù dùng để làm suy yếu hiệu quả của Hội Thánh trên thế giới ngày nay. Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta có trách nhiệm thử nghiệm mọi giáo lý dựa trên tiêu chuẩn của Lời Ngài, và chống cự những sự dạy dỗ nào đưa chúng ta ra khỏi đời sống thánh khiết, là điều mà không có nó không ai có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời. Điều này giải thích rõ ràng lời thách thức của Giuđe trong câu 3 của thơ Giuđe: "Tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi". Nguyện chúng ta nhận lấy lời thách thức này và trở thành người "tranh chiến" xứng đáng vì cớ đức tin. Các Thơ Tín Cảnh Cáo Hiểm Họa Tà Giáo Bối Cảnh Thơ IIPhierơ GiuđeCác Thơ Tín Của Giăng Bối Cảnh Thơ IGiăng Thơ IIGiăng Thơ IIIGiăng Các Phân Đoạn Khuôn Vàng Thước Ngọc Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Thảo luận bối cảnh, mục đích, nội dung và giá trị của thơ IIPhierơ, Giuđe và I, II, IIIGiăng. • Mô tả một số các giáo lý giả và các đặc điểm của một số phe nhóm gây rối Hội Thánh trong thời kỳ này. • Hiểu biết nhiều hơn về Lời Đức Chúa Trời là thuốc giải độc cho các giáo lý giả và cho nếp sống sai quấy. 1. Đọc IIPhierơ, Giuđe và I, II, IIIGiăng từ đầu đến cuối để nắm khái quát sứ điệp của mỗi sách. Sau đó, đọc sách giáo khoa trang 365-380 (365-381) để nhớ bối cảnh. Trong khi đọc sách giáo khoa, cứ mở Kinh Thánh và đọc các

Page 191: Tan uoc ( luot khao)

câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa khi bạn đọc đến chúng. 2. Học qua phần khai triển bài học như thường lệ, và hoàn tất từng bài tập. Sau khi học xong phần khai triển bài học, làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra với phần giải đáp. 3. Nếu trước đây bạn chưa làm như vậy, hãy gởi thơ yêu cầu để dự thi cuối khóa. Việc này sẽ giúp giáo viên của bạn thu xếp thời gian thích hợp để bạn làm bài thi cuối khóa. Thần nhập thuyết cerinthianism quá tệ egregious kẻ lầm lạc errorists các tà giáo heresies

CÁC THƠ TÍN CẢNH CÁO Trong phần bài đọc, chúng ta đã thấy những năm cuối thế kỷ thứ nhất được mô tả như là những thời kỳ bị gây rối bởi tà giáo và sự ly khai Hội Thánh. Các tình trạng này đã thôi thúc những người kính sợ Đức Chúa Trời viết ra những bức thư tích cực mạnh mẽ để đem lại sự ổn định cho thân thể Đấng Christ. Trong khi phản ánh sự quan tâm, họ cũng khuyến khích lòng tin quyết, loại niềm tin quyết mà Phao Lô muốn nhắc đến khi ông bảo rằng: "Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jesus Christ" (Phi Pl 1:6). Hiểm Họa Tà Giáo Tenney 365-380 (365-381) Các phần bài đọc Kinh Thánh và sách giáo khoa hẳn đã nêu cho bạn một kiến thức tổng quát về thời kỳ Hội Thánh bị gây rối nặng nề bởi các tà giáo và các phe nhóm. Bài tập này chắc đã giúp bạn thâu thập được sự hiểu biết khái quát về văn phẩm trong thời kỳ này. Ngay từ đầu, Hội Thánh đã bị đe dọa bởi ba hiểm họa mới chớm nở, một trong số đó là hiểm họa bắt bớ. Tuy có nhiều trường hợp bắt bớ cá biệt, khởi đầu với sự chết của Êtiên, nhưng sự bắt bớ đã trở nên mối đe dọa phổ biến như chúng ta đã thấy trong thơ IPhierơ. Hiểm họa thứ nhì quấy nhiễu Hội Thánh từ lúc ban đầu chính là chủ nghĩa duy luật pháp của người Do Thái. Mối đe dọa của tinh thần duy luật pháp này đã được thể hiện rõ trong nhiều văn phẩm Tân ước, và cuối cùng đã lên đến mức trầm trọng. Tại thời điểm này, Hội Thánh đã dứt khoát tách ra khỏi chủ nghĩa duy luật pháp, điều này được tỏ ra trong thư Hêbơrơ. Hiểm họa thứ ba đã đe dọa Hội Thánh ngay từ khi mới thành lập đó là tà giáo. Vào thời kỳ các Thư Tín Mục Vụ, các tà giáo đã trở nên mạnh mẽ. Trong bài này, bạn thấy rằng các tà giáo và những phong trào ly khai trở nên các hiểm họa chủ yếu đối với Hội Thánh, và đã thúc đẩy việc viết ra các thơ

Page 192: Tan uoc ( luot khao)

IIPhierơ, Giuđe và I, II, IIIGiăng. Vì vậy, chiến tuyến đã chuyển hướng. Giờ đây mối quan tâm chính không phải là những mối đe dọa từ bên ngoài (sự bắt bớ và chủ nghĩa duy luật pháp), nhưng là những thách thức từ bên trong (đạo lạ và tinh thần bè phái). Bối Cảnh Tenney 365-366 (365-366) Phần "Bối Cảnh" chỉ ra bản chất phổ biến và nghiêm trọng của các tà giáo và các vụ ly khai mà chúng đã gây rối cho Hội Thánh từ năm 60 S.C trở đi. Các thơ tín IIPhierơ, Giuđe, I, II, IIIGiăng đã được viết ra để giúp các tín đồ đương đầu với các tà giáo và tinh thần ly khai. 1. Theo Tenney, khi nào thì giáo lý lạ sẽ "hiện ra trọn vẹn"? ............................................................................................................................................................................2. Các giáo lý lạ dựa vào điều gì mà bạn phải cảnh giác các tín đồ trong vùng của mình? ............................................................................................................................................................................................................................................................................3. Tenney so sánh sự sai lạc và bản chất con người. Bạn có đồng ý rằng sự so sánh này là hợp lý hay không? Nêu lý do cho câu trả lời của bạn. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. Từ kiến thức của riêng bạn, hãy tìm ra bốn giáo lý lạ chủ yếu đã tiếp tục tồn tại qua nhiều thế kỷ. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Thơ IIPhierơ Tenney 366-370 (366-370) Trong phần bàn luận của mục "Bối Cảnh" thơ IIPhierơ, bạn sẽ thấy rằng ngoại chứng về tác giả của thơ IIPhierơ, IIGiăng và IIIGiăng không có nhiều như đối với các sách khác trong Tân ước. Thật ra, có ít ngoại chứng cho tính xác thực của thơ IIPhierơ hơn bất cứ một sách nào khác. Dầu vậy, hai điểm

Page 193: Tan uoc ( luot khao)

rất vững về ngoại chứng mà sách giáo khoa không đưa ra để xác nhận cho tính xác thực về tác giả thơ IIPhierơ là: 1. Giuđe trích dẫn nhiều phần từ đoạn 2 của IIPhierơ. 2. Giuđe xem IIPhierơ là của "Các sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta" (Giuđe 17-18). 5. Tenney đưa ra nhiều điểm trong bằng chứng nội tại chứng tỏ Phierơ là tác giả của thơ IIPhierơ. Hãy đánh dấu những điểm đó trong sách giáo khoa và phát biểu bốn điểm bằng lời riêng của bạn. .........................................................................................................................................................................................................................................Tenney kết luận rằng "nội chứng này đem lại ít nhất một giả thiết cho tính xác thực" về quyền tác giả. Tôi muốn thêm những bằng chứng nội tại khác vào những điểm Tenney nêu. Chúng thuyết phục tôi rằng Phierơ là tác giả của thơ này. Một điểm ấy là thơ I và IIPhierơ về cơ bản có cùng một sự dạy dỗ; một điểm khác nữa là thơ IIPhierơ dùng đa số những lời giống như những lời ông giảng trong Công vụ. Tuy niên hiệu thơ này không thể xác định dứt khoát được, nhưng dựa vào thông tin hiện hành thì niên hiệu đúng nhất có lẽ là vào khoảng 64 S.C; ít lâu sau thơ IPhierơ, và vào khoảng thời gian mà thơ Hêbơrơ được viết ra. Rất có thể nó được viết ra từ Rôma và gởi cho các hội chúng ở Bắc Tiểu Á, và người nhận cũng là những người nhận thơ IPhierơ. Trong khi thơ IPhierơ được viết ra để khuyến khích các tín đồ tin cậy ân điển Đức Chúa Trời trong cơn bắt bớ thì mục đích của thơ IIPhierơ là sửa lại các sai lầm trong giáo lý. Thư đặc biệt quan tâm đến các sai lạc về sự trở lại của Chúa. Kết quả là nó được xếp vào loại lai thế học (thuộc về bộ môn nghiên cứu những sự trong ngày cuối cùng). Ngoài các sai lạc về sự tái lâm của Chúa, sách giáo khoa cho thấy rằng thơ IIPhierơ còn quan tâm đến các sai lạc khác nữa trong giáo lý và các khuyết điểm mà chúng ta có thể tóm tắt như sau: 1. Sự khước từ sự cứu rỗi trong Đấng Christ và không tôn Ngài làm Chúa mình. 2. Sự ngu dốt về mặt thuộc linh. 3. Sự tự đắc. 4. Các tiêu chuẩn luân lý thấp kém. 6. Thơ IIPhierơ đề ra phương thuốc giải nào cho các sai lạc về giáo lý và các khuyết điểm của cá nhân do tri thức giả ngụy gây ra? ......................................................................................................................................................................................................

Page 194: Tan uoc ( luot khao)

Tenney nhắc nhở về chủ đề của thơ IPhierơ, đó là sự chịu khổ. Sau đó ông đối chiếu nó với thơ IIPhierơ. 7. Chủ đề trọng tâm của thơ IIPhierơ là gì? ..........................................................................................................................................................................................................Bạn sẽ có thể dùng sự trợ giúp của chìa khóa này đối với sứ điệp của thơ IIPhierơ để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về nội dung và bố cục của thơ này. Sách giáo khoa nêu ra giá trị chính của thơ này là những lời dạy dỗ về nguồn gốc của Kinh Thánh. Bạn đã nghiên cứu sự soi dẫn của Kinh Thánh trong Bài 1, nhưng điều quan trọng cần phải nhớ ở đây là một trong những lời tuyên bố rõ ràng nhất về sự soi dẫn và sự giải thích Kinh Thánh được đưa ra trong IIPhi 2Pr 1:15-21. Trong phân đoạn này, Phierơ tuyên bố rõ ràng rằng Kinh Thánh đã được căn cứ trên kiến thức về lịch sử và sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Ngoài giá trị chính này, chúng ta còn có thể kể ra các giá trị khác của thơ IIPhierơ như sau: 1. Nó dạy rằng sự cứu rỗi được bảo đảm bởi sự hiểu biết chân thật. 2. Nó báo trước rằng các giáo sư dạy những điều sai lạc sẽ lộ diện trọn vẹn hơn trong tương lai. 3. Nó bác bẻ điều sai lầm về tương lai bằng cách luận giải sâu rộng về những ngày sau rốt và về sự trở lại của Đấng Christ. 4. Nó nêu thêm dữ liệu tiểu sử của Phierơ. Thơ Giuđe Tenney 370-374 (370-374) Phần bàn luận của Tenney trong mục "Bối Cảnh" đưa bạn vào xem xét ngay những điểm tương đồng giữa Giuđe và IIPhierơ (đặc biệt IIPhierơ). 8. Xác định ba phương diện tương đồng giữa hai sách này được trình bày trong sách giáo khoa. ..............................................................................................................................................................................................................................................................9. Dùng lời của bạn viết lại bốn cách giải thích đề xuất cho mối liên hệ giữa hai thơ này............................................................................................................................................................................................................................................................................. 10. Bạn nghĩ lời giải đáp nào là hợp lý nhất trong bốn câu trả lời khả dĩ cho những điểm tương đồng ấy?

Page 195: Tan uoc ( luot khao)

.................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........11. Mọi câu trả lời này có công nhận Đức Thánh Linh soi dẫn cho Giuđe sử dụng thông tin từ thơ IIPhierơ, từ văn phẩm thứ kinh, từ sự hiểu biết của riêng ông, và từ sự soi dẫn trực tiếp của Đức Thánh Linh để viết thơ tín này hay không? .............................................................................................................................................................................12. Bạn có chấp nhận khả năng soi dẫn trực tiếp của Đức Thánh Linh hay không? (hãy giải thích). ..............................................................................................................................................................................................................................................................Thơ Giuđe đã được viết bởi Giuđe, là em của tác giả thơ Giacơ và là em cùng mẹ khác cha với Chúa Jesus. Chắc Giuđe đã viết thơ này hai hay ba năm sau thơ IIPhierơ và Hêbơrơ. Chúng ta không thể xác định được niên hiệu viết thơ này một cách chắc chắn. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng có sẵn, năm 67 hoặc 68.S.C là niên hiệu có thể chấp nhận được Thơ Giuđe được viết cho toàn bộ các Cơ Đốc Nhân nói chung và cho các Cơ Đốc Nhân người Do Thái nói riêng. Trong phần "Nội Dung" (trang 372 (372-373), bạn thấy rằng mục đích viết thơ này của Giuđe là để khuyên giục các Cơ Đốc Nhân binh vực đạo cách mạnh mẽ. Bằng chữ "đạo", Giuđe muốn nói rằng tập hợp các lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã ban cho các tín đồ một lần đủ cả phải được bảo tồn nguyên vẹn, không bị thay đổi qua năm tháng. Lời Giuđe khuyên giục hãy "mạnh mẽ binh vực đạo" là rất cần thiết để đối phó với các giáo sư giả, là những người đang dạy tà giáo. Họ đem sự tự do của Cơ Đốc Nhân đến một thái cực trái ngược với tinh thần duy luật pháp của các giáo sư Do Thái giáo. Tenney gọi đây là chủ nghĩa bài luật pháp, nghĩa là "chống lại luật pháp Đức Chúa Trời". Nó là một từ kết hợp từ hai chữ trong tiếng Hylạp "anti" nghĩa là "chống lại" hay là "chống đối với", và "nomos" nghĩa là "luật pháp". Giuđe công nhận sự dạy dỗ chống lại luật pháp này là một sai lạc trầm trọng và công bố sự xét đoán của Đức Chúa Trời giáng trên những kẻ đi theo sự dạy dỗ đó. Hãy lưu ý lối nói tượng hình và các minh họa mạnh mẽ về sự đoán xét mà Giuđe đã dùng trong thơ. 13. Tenney đã tóm tắt rõ ràng các sai lạc của những kẻ trụy lạc sống theo tinh thần bài luật pháp này và những phương thuốc giải của Giuđe dành cho họ dưới mỗi sai lạc kể ra đây, hãy xác định thuốc giải của Giuđe. a. Sai lạc: "Con đường dâng sinh tế không có huyết" của Cain"

Page 196: Tan uoc ( luot khao)

Thuốc giải độc: ......................................................................................................b. Sai lạc: Ý tưởng của Balaam cho rằng : Đức Chúa Trời chính là Đấng lo lắng chăm sóc cho những lợi ích vật chất của mình chứ không phải là của Chúa của các vận mệnh mình. Thuốc giải độc: .....................................................................................................c. Sai lạc: "Ngạo mạn về đạo tự sáng chế ra" của Côrê. Thuốc giải độc: .....................................................................................................Bức thơ Giuđe ngắn ngủi này có rất nhiều giá trị đối với Cơ Đốc giáo. Bạn cần phải biết ít nhất là những điểm sau đây: 1. Về lịch sử: Giuđe trưng dẫn lịch sử Do Thái nhiều hơn bất cứ sách nào cùng một khuôn mẫu với nó trong Tân ước. 2. Về đạo đức: Giuđe nhấn mạnh các giá trị luân lý và kêu gọi thực hành đúng theo niềm tin. 3. Về thuộc linh: Giuđe trình bày một chương trình để gây dựng đời thuộc linh và để được an toàn về phần thuộc linh. 4. Về thần học: (Điền thông tin theo yêu cầu vào bài tập sau đây). 5. Về tôn giáo: Giuđe có một trong những lời chúc phước quan trọng của Kinh Thánh. 14. Để thấy được các giá trị thần học của thơ Giuđe, hãy hoàn tất các bài tập sau. a. Vào khoảng thời gian rất sớm là năm 67 hay 68 S.C, đã có một tiêu chuẩn mà các tín hữu phải sống theo. Tiêu chuẩn này là một tập hợp các lẽ thật đã được ban cho để lập thành các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về mặt giáo lý và mặt phẩm hạnh. Điều này nằm trong câu Kinh Thánh nào? .................................................................................................................................................................................................................................................b. Giuđe đưa ra một chương trình gây dựng đời thuộc linh để nhờ đó, các tín đồ có thể được gìn giữ theo tiêu chuẩn đó. Hãy trưng dẫn hai câu Kinh Thánh nêu ra chương trình này? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................c. Giuđe nói cho tín đồ biết cách đối xử với những người đi lệch khỏi tiêu chuẩn này. Hai câu Kinh Thánh nào nói lên cách đối xử với những người đi theo tà giáo?

Page 197: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

........................

...........................................................................................................................

............15. Hãy viết lại lời chúc phước của Giuđe với cả địa chỉ của nó. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................CÁC THƠ TÍN CỦA GIĂNG Tenney 374-380 (375-381) Cũng giống như thơ IIPhierơ và Giuđe, các thơ tín của Giăng được viết ra để đối phó với các tà giáo và tinh thần bè phái, là những hiểm họa lớn nhất của Hội Thánh trong 40 năm cuối thế kỷ đầu tiên. Bối Cảnh Tenney 374-377 (375-378) Bạn đã làm quen với sứ đồ Giăng là tác giả sách Tin lành mang tên ông. Ông được xem là tác giả của ba thư tín ngắn mà chúng ta đang khảo sát đây và sách Khải huyền mà chúng ta sẽ học trong bài tới. Vì ba thơ tín này là những thơ tín cuối cùng được viết ra, và đã xuất hiện trong những năm cuối thế kỷ thứ nhất, nên chúng đã xuất hiện trong thời điểm có mối đe dọa lớn nhất từ tà giáo mà Hội Thánh đã từng đối diện. Mục đích của thơ IGiăng là củng cố tín đồ chống lại tà giáo trên hai điểm. Một là đưa ra cho họ tính chắc chắn của sự cứu rỗi; điểm kia là khẳng quyết nhân tánh của Đấng Christ. Trong cả hai điểm này, thơ IGiăng là phần bổ sung cho sách Tin Lành Giăng. Trong sách Tin lành Giăng, Giăng nhìn xem Đấng Christ từ góc độ thần tính của Ngài, nhưng trong IGiăng, sứ đồ này đã nhìn xem Đấng Christ trong nhân tính của Ngài. Do đó, bức tranh này được hoàn chỉnh - Đấng Christ hoàn toàn là Đức Chúa Trời và hoàn toàn là con người. Trong sách Tin lành, Giăng nói mục đích của mình là viết để giúp độc giả có sự sống đời đời bởi lòng tin rằng Chúa Jesus là Đấng Christ. Trong thơ IGiăng, mục đích được ông nói ra ấy là giúp độc giả "biết" mình đã bước vào trong sự sống rồi. Mục đích của thơ II, IIIGiăng là để làm những bức thơ giới thiệu cho IGiăng. Thơ IGiăng cũng giống như thơ Êphêsô, là bức thơ luân lưu. Trước hết, nó được gởi cho hội chúng tại Êphêsô, sau đó là các hội chúng ở Asi, và cuối cùng là cho hội thánh phổ thông. Thơ IIGiăng được gởi cho một hội chúng trong vùng phụ cận của Êphêsô, và được đính kèm theo một bản sao thơ IGiăng. Bức thơ giới thiệu này truyền đạt lời chào thăm riêng tư và lời

Page 198: Tan uoc ( luot khao)

khuyên bảo. Thơ IIIGiăng được kèm với một bản sao khác của IGiăng và được gởi cho Gaiút, một Mục sư. Bức thư giới thiệu này truyền đạt những lời chào thăm của Giăng và lời khuyên bảo về các vấn đề quản trị Hội Thánh. Mọi người thường cho rằng cả ba thư tín này được viết ra cùng lúc tại Êphêsô. Truyền khẩu cho rằng Giăng đã đến Êphêsô sau cái chết của Bà Mary mẹ Chúa Jesus, vào khoảng năm 55 S.C. Kế đó ông quay về Êphêsô sau khi ở đảo Bátmô và sống tại đó cho đến khi qua đời vào năm ông được một trăm tuổi, tức là 68 năm sau khi Chúa bị đóng đinh (theo Jerome). Việc này sẽ xảy ra trong năm 100 S.C. Tuy Tenney chọn niên hiệu viết các thơ tín này của Giăng là 85 S.C, nhưng nhiều học giả Kinh Thánh khác - là những người chọn niên hiệu trễ hơn - đã chọn trong khoảng từ 85 đến 98 S.C. Theo tôi, niên hiệu đúng nhất là năm 90 S.C. Rõ ràng là các thơ tín của Giăng đã được viết ra để đáp lại tà giáo Trí Huệ Giáo (Gnosticism). Bạn đã được giới thiệu về Trí Huệ Giáo trong Bài 2, và trong Bài 11 một lần nữa, trong đó bàn về về cách Phao Lô đang đối phó với hình thức ban đầu của Trí huệ Giáo như thế nào. Bạn nên quay lại Bài 11 và đọc phần tóm tắt về Trí Huệ Giáo để nhớ lại chúng. Kế đó, hãy nghiên cứu các thể hiện trưởng thành hơn của Trí Huệ Giáo trong hình thức hiện hình thuyết và Thần nhập thuyết, như đã được bàn trong sách giáo khoa. Bạn có thể mô tả mỗi hình thức này trong Trí Huệ Giáo, cùng với các tín lý của chúng về bản tánh của Đấng Christ, và các câu trả lời của Giăng cho mỗi hình thức này. Thơ IGiăng Tenney 377-378 (378-379) Trong IGiăng, chúng ta bắt gặp một lối viết bất thường nhất. Tenney nói: "Trong kế hoạch của nó, thơ IGiăng mang tính chất của một bản giao hưởng hơn là một bức thơ lý luận". Lối viết này đọc thì rất lý thú, nhưng khó phân tích. Bất chấp khó khăn này, sách giáo khoa vẫn đưa ra một bố cục xuất sắc cho thơ IGiăng. Hãy xem lại cẩn thận bố cục này khi bạn nghiên cứu thơ này, và nó sẽ mở rộng sự hiểu biết của bạn. Thơ IIGiăng Tenney 378-379 (379-380) Mục đích của thơ IIGiăng là làm một bức thơ giới thiệu cho IGiăng. Nó cũng truyền đạt những lời chào thăm cá nhân và lời khuyên bảo. Trong khi thơ IGiăng được điều chỉnh phù hợp với kinh nghiệm bản thân, thì thơ IIGiăng lại còn được cá nhân hóa nhiều hơn. Dường như đó là một mẫu mực tốt về một bức thơ riêng gởi từ tay một vị sứ đồ. Do đó, khá khác biệt cả nội dung lẫn về bút pháp so với các thơ tín khác mà chúng ta đang nghiên cứu. Do những khác biệt đó, tính kinh điển của thơ II và IIIGiăng đã từng bị

Page 199: Tan uoc ( luot khao)

tranh cãi kịch liệt. Thật thú vị khi thấy rằng tính xác thực về quyền tác giả của một số thơ tín đã bị nghi ngờ vì cớ một số điểm tương tự giữa chúng (IIPhierơ và Giuđe), trong khi tính xác thực của một số thơ tín khác lại bị nghi ngờ vì cớ chúng khác với các thơ tín khác (Thơ II và III Giăng). Có lẽ vấn đề chính bạn cần phải nhớ về nội dung của thơ IIGiăng ấy là nó giống nhau cơ bản với nội dung của thơ IGiăng. Bằng cách nhấn mạnh nhân tính của Đấng Christ, cả thơ I và IIGiăng đều bổ sung cho sách tin lành Giăng, là sách nhấn mạnh thần tánh của Đấng Christ. Thơ IIIGiăng Tenney 379-380 (380-381) Mục đích của thơ IIIGiăng là làm một bức thơ giới thiệu cho IGiăng. Nó cũng truyền đạt những lời chào thăm cá nhân và lời khuyên dạy cho Mục sư Gaiút, như đã giải thích ở phần trên. Sự quan tâm của IIIGiăng khác với sự quan tâm trong I và IIGiăng. Ở đây, ông nói về vấn đề tiếp đãi các nhà truyền giáo lưu động và loại thái độ nên là thái độ điển hình cho những người được biến cải bởi lẽ thật. 16. Đề tài lời khuyên bảo của Giăng gởi cho Mục sư Gaiút trong IIIGiăng là gì? .......................................................................................................................................17. Thơ IIIGiăng liên quan đến mối quan tâm nào nhiều hơn thơ I và IIGiăng? .......................................................................................................................................Cả Phao Lô và Giăng đều công nhận rằng các Mục sư trẻ cần những lời dạy bảo trong những vấn đề sống đạo cũng như về nội dung trong sứ điệp của họ. Về các thơ tín của Giăng, Tenney nói rằng: "Sự trưởng thành trong suy nghĩ và sự thánh khiết trong nếp sống là các mục tiêu của chúng..." (trang 380 (381)). 18. Để phù hợp với các mục tiêu này, giá trị của các thơ tín này có thể được lập bố cục theo chủ đề Chương Trình Cho Sự Thành Tựu Thuộc Linh. Các giá trị a, b và c dưới đây được bao gồm trong chủ đề này. Hãy đặt những dấu ngoặc vào những dòng trong sách giáo khoa bàn luận về từng giá trị này, rồi viết những mẫu tự giống như mẫu tự xác định giá trị bên cạnh dấu ngoặc thích hợp trên lề trái sách giáo khoa. Sau đó, hãy viết ngắn gọn lời Tenney giải thích về giá trị đó trong khoảng trống của mỗi giá trị. a. Một tiêu chuẩn rõ ràng cho sự thành tựu thuộc linh ..............................................................................................................................................................................

Page 200: Tan uoc ( luot khao)

............b. Các bằng chứng rõ ràng cho sự thành tựu thuộc linh .........................................................................................................................................................................................c. Một tiếng gọi hãy có quyết định rõ ràng cho sự thành tựu thuộc linh ...............................................................................................................................................................CÁC PHÂN ĐOẠN KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC Có nhiều phân đoạn đặc biệt trong IIPhierơ, Giuđe và I, II, IIIGiăng sẽ làm phong phú đời sống và chức vụ bạn. Bạn nên làm quen với nội dung của chúng và có thể xác định địa chỉ của chúng bằng trí nhớ hoặc bằng Kinh Thánh Phù Dẫn. Các phân đoạn đó là: 1. Tăng trưởng trong các đức hạnh Cơ Đốc ............................................IIPhi 2Pr 1:2-11 2. Kinh Thánh được căn cứ trên kiến thức lịch sử và sự khải thị của Đức Chúa Trời ..........................................................................................................1:15-21 3. Thảm kịch của sự sa ngã ..................................................................2:20-22 4. Tính cần thiết trong việc sẵn sàng đón Chúa tái lâm ..........................3:1-14 5. Chương trình cho sự gây dựng đời thuộc linh và sự an toàn thuộc linh .Giu Gd 1:20-256. Các điều kiện của mối tương giao với Đức Chúa Trời .......................IGi1Ga 1:5-9 7. Cơ Đốc Nhân không được yêu mến thế gian ..................................2:15-17 8. Quyền làm con cái Đức Chúa Trời: sự ban cho, kết quả, các triển vọng của nó .........................................................................................................IIGi 2Ga 3:1-3 9. Lời chứng của lòng yêu thương của chúng ta và của Đức Thánh Linh cho sự cứu rỗi chúng ta ..........................................................................................IGi1Ga 3:14-24 10. Sự yêu thương ................................................................................4:7-21 11. Chúng ta có thể được thịnh vượng phần thuộc linh và mạnh khỏe phần xác ............................................................................................................IIGi 2Ga 3:2

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép tác phẩm, niên hiệu, giáo lý, giá trị hay các

Page 201: Tan uoc ( luot khao)

phân đoạn Kinh Thánh phù hợp với phần mô tả thích hợp. a) IIPhierơ b) Sự hiểu biết chân thật c) Giuđe d) Chủ nghĩa bài luật pháp e) Giá trị lịch sử f) Trí huệ giáo g) Giá trị thần học h) 90 S.C i) 64 S.C j) IIPhi 2Pr 1:15-21 k) Giá trị về giáo hội học.....1 Đưa ra một trong những lời tuyên bố rõ ràng nhất về sự hà hơi của Kinh Thánh. ....2 Giá trị của thơ IGiăng được liên kết với sự dạy dỗ của nó về sự trưởng thành trong suy nghĩ và sự thánh khiết trong nếp sống. ....3 Có ít bằng chứng ngoại tại cho tính xác thực của nó hơn bất cứ một sách nào khác trong Tân ước. ....4 Một tà giáo mà Giuđe chống lại. ....5 Có lẽ được viết ra vào khoảng năn 67 hay 68 S.C. ....6 Một tà giáo mà Giăng đã chống lại ....7 Giuđe đưa ra giá trị này nhiều hơn bất cứ một sách nào khác cùng khuôn khổ với nó trong Tân ước. ....8 Niên hiệu viết thơ IIPhierơ. ....9 Được thơ IIPhierơ đề ra như là thuốc giải độc cho các sai lạc về giáo lý và các khuyết điểm của cá nhân. ...10 Niên hiệu viết các thơ tín của Giăng. CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào trước câu ĐÚNG và chữ S vào trước câu SAI. ...11 Hội Thánh đã không bị đe dọa bởi sự bắt bớ, tinh thần duy luật pháp, hay bởi tà giáo mãi cho đến khoảng 85-95 S.C ...12 Vào thời điểm viết các thơ tín IIPhierơ, Giuđe và I, II, IIIGiăng, mối đe dọa chủ yếu xuất phát từ bên trong Hội Thánh. ...13 Thơ IIPhierơ và II, IIIGiăng không có nhiều bằng chứng ngoại tại cho tính xác thực của chúng. ...14 Rất có thể thơ IIPhierơ đã được viết từ Rôma và gởi cho các hội chúng ở Bắc Tiểu Á. ...15 Thơ IIPhierơ được viết ra để khích lệ các Cơ Đốc Nhân hãy tin cậy ân điển Đức Chúa Trời trong khi chịu bắt bớ. ...16 Giuđe và IIPhierơ đoạn 2 có nội dung rất giống nhau.

Page 202: Tan uoc ( luot khao)

...17 Có một tiêu chuẩn "đã được ban cho" để cho các Cơ Đốc Nhân phải sống theo vào khoảng thời gian rất sớm là năm 67 hay 68 S.C. ...18 Giuđe bảo các Cơ Đốc Nhân hãy "thiêu đốt" những kẻ theo tà giáo "bằng lửa" vậy. ...19 Giăng, "Con trai của sấm sét" nói rất ít về tình yêu thương. ...20 Giuđe nhấn mạnh các giá trị đạo đức và kêu gọi hãy sống đúng theo với niềm tin. ĐIỀN VÀO KHOẢNG TRỐNG 21. Thảm kịch của............................................. được giới thiệu trong IIPhi 2Pr 2:20-22 22. IGi1Ga 2:15-17 dạy rằng các Cơ Đốc Nhân không được yêu mến................................23. Sách Tin lành Giăng nhấn mạnh thần tánh của Đấng Christ, trong khi I và IIGiăng nhấn mạnh ...................................................................................của Đấng Christ. 25. Giăng nói rằng: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh được thịnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như được thịnh vượng về phần.......................................................... anh vậy".

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Tenney nói rằng "sự thể hiện của khuynh hướng này có thể vẫn đợi được ứng nghiệm trong kỳ cuối cùng của đời này" (trang 366 (366)). 2. Câu trả lời có thể như sau (mà không xác định cụ thể một nhóm có tổ chức nào). Sự dạy dỗ mà Kinh Thánh không thực sự nói đến. Chẳng hạn như Kinh Thánh dạy rằng về sự cứu rỗi bởi đức tin, nhưng các giáo sư giả khăng khăng cho rằng Kinh Thánh thực sự muốn nói rằng sự cứu rỗi là bởi các việc làm lành. 3. Tôi thấy sự so sánh này là hợp lý. Theo kinh nghiệm của tôi khi quan sát sự nối tiếp nhau của các Hội Thánh, tôi đã nghe các thuộc viên tranh luận với nhau về những sai lạc cơ bản giống y như nhau, gọi chúng bằng những tên khác nhau từ thập kỷ này sang thập kỷ khác. 4. Câu trả lời của bạn có thể bao gồm một số điểm như sau: Chúa Jesus đã không hề sống thực sự trên trần gian. Sự phục sanh của Ngài đã không thực sự xảy ra. Sự tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa Cứu Thế của mình một cách cá nhân là điều không cần thiết. Người ta chỉ cần sống nhân đức là được cứu, Kinh Thánh thực sự không phải là sự khải thị ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống con người. 5. Theo thứ tự nào cũng được: 1) Những điều ám chỉ đến đời sống Phierơ đã phù hợp với điều chúng ta đã biết từ các nguồn khác. 2) Tác giả thơ IIPhierơ nhắc đến Phao Lô như là một người đương thời

Page 203: Tan uoc ( luot khao)

(IIPhi 2Pr 3:15). 3) Phierơ hẳn đã viết những điều có trong thơ này, và 4) không có đủ chứng cớ cho rằng Phierơ không viết thơ IIPhierơ. 6. Sự hiểu biết đúng đắn. 7. Sự hiểu biết. 8. Thứ tự nào cũng được: 1) Dịp tiện; 2) Ngôn từ và 3) Ý tưởng. 9. Theo thứ tự nào cũng được: 1) Độc giả của hai thư tín này đã đối diện với cùng một nan đề; 2) Cả hai thư tín này đều sử dụng một nguồn tư liệu chung; 3) IIPhierơ đã sử dụng nguồn tài liệu từ Giuđe và 4) Giuđe đã được thúc đẩy bởi thơ IIPhierơ để viết ra thư tín của chính ông.10. Câu trả lời của bạn 11. Câu trả lời của bạn. Đức Thánh Linh đã soi dẫn cho Giuđe viết ra thơ này, dầu cho ông có dùng nguồn tư liệu nào đi nữa. 12. Câu trả lời của bạn. 13. Theo thứ tự sau. a. Ghi nhớ những lời của Đấng Christ, như đã được các sứ đồ của Ngài truyền lại. b. Giữ mình "trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện và bằng việc làm mang tính gây dựng (Giu Gd 1:20-21). c. Giải cứu "những kẻ kia ra khỏi những sự sai lạc vây quanh họ, hầu cho sự nghi ngờ của họ cuối cùng không thể đưa họ đến thảm họa" (1:22-23). 14. a Giu Gd 1:3 b. 1:20-21 c. 1:22-23. 15. Giuđe 15 16. Các vấn đề quản trị Hội Thánh. 17. Công việc quản trị Hội Thánh. 18. Theo thứ tự sau a. Có sự sống đời đời đã bày tỏ rõ ràng và trọn vẹn trong Đấng Christ. b. Sống về một bên xứng hợp của ranh giới giữa bốn cặp lưỡng phân: Công bình/ không công bình; lẽ thật / điều giả dối; sự sáng / sự tối; lòng yêu thương / ghét. c. Ăn năn hay khước từ tiêu chuẩn của lẽ thật.

Hội Thánh Trong Niềm Trông Đợi

Chúng ta đã thấy được một số các sách Tân ước như là Mathiơ và Hêbơrơ được liên kết với Kinh Thánh Cựu ước mật thiết biết bao. Chúng ta lại thấy điều này trong sách Khải Huyền khi nó khải thị cho chúng ta đầy đủ hơn những điều mà Êxêchiên và Đaniên cùng các tiên tri Cựu ước khác đã viết ra từ lâu trước khi Đấng Christ nhập thể.

Page 204: Tan uoc ( luot khao)

Thật là phù hợp biết bao khi sách cuối cùng của Tân ước này sẽ cho chúng ta nhìn thoáng qua Trời Mới và Đất Mới mà Đức Chúa Trời đã sắm sửa cho những kẻ trung tín với Ngài! Đối với những kẻ đã từ khước tình yêu của Đức Chúa Trời, sách này trình bày lời mô tả chi tiết và đáng sợ về sự đoán xét và sự hình phạt chung kết. Nhưng đối với những kẻ trong chúng ta, là những kẻ được sinh ra trong gia đình của Ngài, và trung tín hầu việc Ngài, Sách Khải huyền là một lời hứa vinh diệu về sự sống đời đời đầy vui mừng bình an trước mặt Ngài. Chúng ta sẽ không còn sống trong một thế giới bất toàn do tội lỗi; chúng ta sẽ không còn bị kẻ thù và ma quỷ cám dỗ nữa; chúng ta sẽ không còn phải chịu đau đớn, buồn phiền và sầu não. Vì Nước của Đức Chúa Trời sẽ đắc thắng khải hoàn trên mọi sự đó! Tôi lại nghe trên trời có tiếng lớn rằng: Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng và Nước Đức Chúa Trời chúng ta đã đến cùng quyền phép của Đấng Christ Ngài nữa; vì kẻ kiện cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, nay đã bị quăng xuống rồi. Chúng đã thắng nó bởi huyết của Chiên Con và bởi lời làm chứng của mình; chúng chẳng tiếc sự sống mình cho đến chết" (KhKh 12:10-11). Là những kẻ giúp việc tin lành, chúng ta cần phải hiểu sự khải thị này về các sự kiện trong thời kỳ cuối cùng vì cớ hai lý do. Trước hết, đây là lời cảnh cáo cho những kẻ đã chọn con đường tội lỗi và thế gian. Thứ nhì, đây chính là sứ điệp của sự hy vọng và sự trông cậy cho Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ, là những kẻ đã đắc thắng kẻ thù bởi huyết của Chiên Con. Chúng ta hãy trung tín chia xẻ sứ điệp kép này cho những người khác. Hội Thánh Trong Sự Trông Đợi: Sách Khải Huyền Bối Cảnh Những Cách Thông Giải Các Quan Điểm Về Thiên Hy Niên Bố Cục Đánh Giá Các Phân Đoạn Khuôn Vàng Thước Ngọc Khi học xong bài này bạn sẽ có thể: • Mô tả bối cảnh, chủ đề, mục đích và giá trị của sách Khải Huyền. • Nhận biết được bốn cách thông giải sách khải huyền và giải thích những điểm quan trọng của mỗi sách. • Thảo luận thời điểm liên quan với các sự kiện chủ yếu trong sách Khải Huyền. • Có đức tin lớn hơn rằng ý định của Đức Chúa Trời đang được tiến triển bằng những đắc thắng của Đấng Christ trong kỳ cuối cùng đối với các thế lực chống nghịch cùng Cơ Đốc Nhân và đối với Satan theo như đã được bày tỏ trong sách Công vụ.

Page 205: Tan uoc ( luot khao)

1. Đọc sách Khải Huyền từ đầu đến cuối để nắm khái quát sứ điệp của sách. Sau đó, đọc phần bài đọc trong sách giáo khoa, trang 381-395 (383-398). Khi đọc sách giáo khoa, cứ mở Kinh Thánh và đọc các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong sách giáo khoa khi bạn gặp những phần Kinh Thánh trưng dẫn. 2. Xem lại danh sách các từ then chốt để xem lại các từ bạn chưa biết. Một số từ trong bài này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nghiên cứu các sự kiện trong thời kỳ cuối cùng . Bạn sẽ hiểu bài tốt hơn nếu bạn biết các từ đó muốn nói gì. Do đó, hãy dành thời gian kiểm lại ý nghĩa của chúng trong phần từ vựng. 3. Nghiên cứu bài như thường lệ, làm tất cả các bài tập, bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại phần bài làm của bạn. 4. Nếu bạn chưa làm như thế, hãy thu xếp để làm bài thi cuối khóa.

HỘI THÁNH TRONG NIỀM TRÔNG ĐỢI: SÁCH KHẢI HUYỀN Tenney 381-395 (383-398) Phần bài đọc Kinh Thánh và sách giáo khoa được soạn để đưa ra cho bạn một nhận thức tổng quát về sách Khải Huyền. Tuy nhiên, vì văn chương khải thị khó thông giải hơn các thể loại dưới dạng chuyện kể khác trong Tân ước, nên phần khai triển bài học này được dự kiến để giúp bạn xem xét chi tiết những nét đặc trưng quan trọng nhất và khó nhất của sách này. Trong Đơn Vị 1 và 2 của giáo trình này, bạn đã nghiên cứu sự chuẩn bị cho Hội Thánh của Đấng Christ. Kế đó trong đơn vị 3 và 4, bạn đã lần theo tiến trình của Hội Thánh từ buổi khai sinh trở đi qua lịch sử bành trướng và củng cố của nó. Giờ đây, bạn nghiên cứu đến phần chung kết của Hội Thánh. Trong sách Khải Huyền, màn cuối huy hoàng này là sự trông đợi và là lời cầu nguyện của Hội Thánh thật. Chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu về sách này bằng việc để ý đến điều Giăng đã viết trong hai câu cuối. Đấng làm chứng cho những điều ấy phán rằng: "Nầy, ta đến mau chóng", như Giăng đã viết: "Amen, lạy Đức Chúa Jesus, xin hãy đến! Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jesus ở với mọi người" (22:20-21). Bối Cảnh Tenney 381-385 (383-387) Thật rất thích hợp khi sách Khải huyền sẽ là sách cuối cùng trong Kinh Thánh, vì nó hé mở rất nhiều về kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho một thời đại trọn vẹn, vì cớ đó mà hết thảy 65 sách kia là phần chuẩn bị. Do đó, việc nghiên cứu từng sách của bạn sẽ góp phần giúp bạn hiểu về sách cuối cùng này. Sự hiểu biết của bạn về sách Khải huyền sẽ cung cấp đỉnh điểm cho cấu trúc lẽ thật của 65 sách kia.

Page 206: Tan uoc ( luot khao)

Sách Khải huyền được xếp loại là văn chương khải thị, do vậy, nó phải được nghiên cứu với sự hiểu biết về bút pháp của loại văn này. 1. Đọc lại các trang 381-383 (384, đoạn văn đầu), sách giáo khoa về phần văn chương khải thị. Sau đó hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu bổ sung nào KHÔNG PHẢI là một trong năm đặc điểm của văn chương khải thị. Nó được đặc trưng bởi: a) Nỗi tuyệt vọng ghê gớm về hiện tại, và niềm hy vọng mãnh liệt mong Đức Chúa Trời can thiệp vào trong tương lai. b) Lối sử dụng ngôn ngữ biểu tượng, chiêm bao và các khải tượng. c) Sự giới thiệu các thế lực của thiên sứ và ma quỷ như là các sứ giả thi hành ý định của Đức Chúa Trời. d) Sự giải thoát siêu nhiên cho người công bình. e) Lối sử dụng các điềm báo, các dữ kiện của ngành chiêm tinh, các phương tiện của tà thuật. f) Sự gán quyền tác giả một cách sai lầm cho một nhân vật nổi bật trong lịch sử Kinh Thánh. 2. Đặc điểm nào không áp dụng cho sách Khải Huyền? .....................................................................................................................................................................................Bạn nghĩ vì sao Giăng đã nêu tên mình ba lần trong sách Khải huyền trong khi đó ông lại cẩn thận tránh nhắc đến tên mình trong sách Tin lành và ba thơ tín mà ông đã viết ra? Tôi nghĩ Giăng đã nêu tên mình trong sách Khải Huyền để làm cho sách có tính đáng tin vượt trên tính đáng tin của văn chương khải thị bình thường. Sách Đaniên trong Cựu ước là một sách khải thị mà chúng ta cũng tìm thấy điều này trong đó, tức là ông đã đặt tên mình cho sách ông đã viết, để làm cho sách có tính đáng tin mà văn chương khải thị bình thường không có. Độc giả của sách Khải Huyền là các vị Mục sư của bảy Hội Thánh trong vùng Asi. Hãy lật bản đồ trang 348 (346) sách giáo khoa và xác định vị trí của bảy Hội Thánh này. Chúng ta sẽ nghiên cứu thêm về từng Hội Thánh này khi nghiên cứu nội dung của Khải Huyền đoạn 1, 2, 3. Hãy để ý các tình trạng mà chính quyền Lamã đã đặt ra trên các hội chúng này. Khi đọc sách giáo khoa, có lẽ bạn đã có một suy nghĩ nào đó cho niên hiệu mà sách Khải huyền được viết ra. Rõ ràng là chúng ta không thể gán một niên hiệu chính xác, cũng không thể đoán về các hoàn cảnh khi sách này được viết ra. Do đó, một số học giả quả quyết một niên hiệu sớm hơn thì cho rằng sách Khải huyền được viết ra trong khoảng cuối triều đại Nêrô (64-68 S.C), tức là sau trận đại hỏa hoạn ở Rôma khi các Cơ Đốc Nhân bị bắt bớ cách dữ dội. Một số các học giả khác cho rằng niên hiệu viết sách nằm trong

Page 207: Tan uoc ( luot khao)

triều đại Domitian (81-96 S.C) dựa vào bằng chứng ngoại tại. Dựa trên bằng chứng do sách giáo khoa nêu ra và lời chứng hầu như nhất trí của các nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên, tôi thích tin rằng sách Khải huyền được viết vào năm 96 S.C khoảng cuối triều đại Domitian, vị hoàng đến Lamã đã đày Giăng ra đảo Bátmô. Mục đích của tên sách Khải huyền được công bố ngay trong tên sách. Khải huyền (GK: apokalupsis, dịch sang Anh ngữ từ một động từ Hylạp apokalupto nghĩa là "tỏ ra cho biết", "Tiết lộ bí mật", "làm cho bày tỏ ra". Mục đích này cũng được công bố trong 1:1 "sự mặc thị (apokalupsis) của Đức Chúa Jesus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến...". Vì vậy, mục đích của sách Khải huyền là để khải thị Đấng Christ trong mối tương quan với Hội Thánh Ngài, đắc thắng của Ngài trên các thế lực chống nghịch Cơ Đốc Nhân và Satan, và sự mở màn của Ngài trong nước Đức Chúa Trời. Nói vắn tắt hơn, mục đích đó là bày tỏ Đấng Christ trong mối liên quan với các sự kiện trong những ngày sau rốt. Sự khải thị này nhằm mục đích đưa ra sự dẫn dắt và khích lệ cho bảy hội chúng trong thời điểm viết sách này, cũng như các tín hữu trong tương lai. Sứ đồ Giăng, tác giả của sách Tin lành Giăng, thơ I, II, III Giăng cũng được xem là tác giả sách Khải Huyền. Quyền tác giả của Giăng đã được Hội Thánh chấp nhận từ rất sớm, nhưng sau đó đã bị tranh cãi kịch liệt. Tenney đưa ra ba lời giải thích hay cho những khác biệt về ngôn ngữ giữa Khải huyền và các tác phẩm khác của Giăng. Đây là những điểm quan trọng bạn cần biết vì sự khác biệt về ngôn ngữ là nguồn gốc gây nghi ngờ lớn nhất về quyền tác giả của Giăng đối với sách Khải huyền. Những Cách Thông Giải Tenney 385-389 (387-391) Chắc có lẽ sách Khải huyền được giải thích khác nhau nhiều hơn bất cứ một sách nào khác. Hầu hết những cách thông giải đều ra từ một trong bốn trường phái (hay phương pháp) thông giải chính; sách giáo khoa bàn đến các trường phái này cách vắn tắt nhưng đầy đủ. 3. Khi bạn nghiên cứu bốn phương pháp được đề cập trong sách giáo khoa, hãy điền thông tin theo yêu cầu vào bảng CÁC TRƯỜNG PHÁI THÔNG GIẢI SÁCH KHẢI HUYỀN (khung 14.1) Vì sách Khải huyền mang bút pháp của thể loại tiên tri và khải thị, nên có nhiều hướng thông giải chỉ đạo như sau. Những hướng này được rút ra từ mấy câu đầu trong sách này. 1. Hướng khải thị . Như đã nói từ ngữ đầu tiên trong bản văn Hylạp là apokalupsis - nghĩa là "một sự khải thị". Từ chữ này, chúng ta hiểu rằng sách này là một sự tiết lộ, một sự biểu hiện, một sự vén bức màn bí mật - chứ

Page 208: Tan uoc ( luot khao)

không phải là một điều thần bí. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp cận sách này trong niềm tin là Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu sứ điệp của sách. 2. Hướng Cơ Đốc luận . Câu đầu tiên của sách Khải huyền ghi: "Sự mặc thị của Đức Chúa Jesus Christ..." (1:1). Tenney chỉ ra rằng cấu trúc văn phạm cho phép một trong hai lối thông giải: sự khải thị về Chúa Jesus hoặc sự khải thị đến bởi (hay đến từ) Chúa Jesus (trang 390 (392)). Tôi thích cách thứ nhất, nhưng cả hai cách này đều yêu cầu lối giải thích về Cơ Đốc luận của sách này. Dầu cho không có hàng mở đầu này, phần nội dung còn lại của sách tập trung hẳn vào Đấng Christ, và do đó, đòi hỏi một phương pháp thông giải về Cơ Đốc luận. Trong bài 4, chúng ta đã khảo sát tính trung tâm của Đấng Christ trong cả Cựu ước lẫn Tân ước. Hãy quay lại bài này và ôn lại những câu nói về đề tài này. Kế đó, hãy xem lại bảng các lời tiên tri Cựu ước về Đấng Christ được ứng nghiệm trong Tân ước. Nếu Đấng Christ là chìa khóa cho sự thông giải Kinh Thánh nói chung và cho Tân ước nói riêng thì Ngài dứt khoát là chìa khóa để mở các phần tiên tri trong Kinh Thánh. Tất nhiên, sách Khải huyền mang nặng tính tiên tri, và chúng ta phải thông giải nó trong tinh thần tính trung tâm của Đấng Christ. 3. Hướng biểu tượng . 1:1 chỉ ra rằng sự Khải Thị được tỏ ra cho biết, nghĩa là sứ điệp đã được truyền đạt qua các dấu hiệu, các biểu tượng, các con số, các việc làm hình bóng, các hình ảnh, các ẩn dụ. Các phương pháp này truyền đạt sứ điệp qua các hình ảnh hoặc ngôn ngữ tượng hình. Các biểu tượng trong sách Khải huyền đôi khi được giải thích trong văn mạch (xem khung 14.2), đôi khi được rút ra từ Cựu ước và đôi khi được rút ra từ các nguồn ở ngoài đời mà độc giả biết rõ chúng. Một khi đã được định nghĩa, một biểu tượng thường giữ lại ý nghĩa đó trong những lần kế tiếp. Trong số các biểu tượng của sách Khải huyền, những biểu tượng được rút ra từ Cựu ước và mang ý nghĩa theo cách dùng của Cựu ước là: 1. Cây sự sống 2:7; 22:2 2. Mana giấu kín 2:17 3. Cây gậy sắt 2:17 4. Sao Mai 2:28 5. Chìa khóa của Đavít 3:7 6. Các sanh vật 4:7 7. Bốn người cỡi ngựa 6:1 8. Vị thiên sứ mạnh sức 6:1 9. Con thú thứ nhất 13:1-10 10. Con thú thứ nhì 13:11-18 Cần phải có một kiến thức đầy đủ về Cựu ước để hiểu sách Khải huyền. Tuy

Page 209: Tan uoc ( luot khao)

không có một phần trích dẫn đơn nào từ Cựu ước, nhưng 348 phân đoạn trong Khải huyền có sự giống nhau theo nghĩa của chữ với nhiều phân đoạn Cựu ước. Các biểu tượng trong khải huyền được giải thích trong văn mạch là: 4. Hướng lai thế học . 1:19 cho thấy mục đích của sách Khải huyền là để tỏ ra "những sự ngươi đã thấy ( quá khứ ), những việc nay hiện có (hiện tại) và những việc sau sẽ đến (tương lai)". Do đó, từ ngữ này chỉ về mọi điều sẽ xảy ra trong tương lai theo lời tiên tri khi nó đã được viết ra. Quan điểm lai thế học quan tâm đến chung cuộc huy hoàng của toàn bộ chương trình của Đức Chúa Trời. 4 Khải 4.1 là khởi điểm của phần nào trong mục đích của sách Khải huyền? .....................................................................................................................................................Từ 4:1 cho đến cuối sách, sách Khải huyền đề cập đến các sự kiện tiếp nối thời kỳ Hội Thánh được mô tả trong đoạn 2 và 3 và sự cất lên của các thánh đồ trong đoạn 4:1. Các sự kiện trong thời kỳ cuối cùng này thường được xếp vào ngành lai thế học, giáo lý về những sự cuối cùng. 5. Hướng niên đại học . 1:19 chia sách này thành ba hạng thời gian chung chung, và các câu khác đưa ra những đầu mối tương đối cho diễn tiến thời gian. Chúng ta đã thấy rằng lời tiên tri thường được đưa ra trong những nét chính chung chung hơn là trong một diễn tiến được phác họa chi tiết. Do đó, người thông giải phải tuân theo thứ tự các sự kiện theo như tác giả đã đưa ra, trừ phi các kết quả không phù hợp với một kế hoạch thời gian có ý nghĩa mà mình đã rút ra từ việc nghiên cứu toàn bộ phần Kinh Thánh tiên tri. Sách Khải huyền dường như thật sự thiết lập thứ tự thời gian của chính mình trong 1:9. Vì vậy các biến cố chủ yếu của nó dường như đi theo một thứ tự liên tiếp, mà thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi một loạt các phân đoạn chua thêm. Một số các sự trùng lặp, sự kiện song hành, một số các khoảng tạm dừng đã diễn ra, và chúng chỉ có thể được đặt vào trong một diễn tiến thích hợp bởi sự nghiên cứu chương trình của Đức Chúa Trời đối với những sự cuối cùng trong toàn bộ Kinh Thánh với một tinh thần cầu nguyện. 6. Hướng lời tiên tri . Trong 1:1, chúng ta đọc được "...những điều kíp phải xảy đến...". Do bản chất tiên tri của sách Khải thị, ngôn ngữ loài người được sử dụng một cách gắng gượng để truyền đạt các ý kiến mà chưa ai từng trãi. Thêm nữa, lý trí của con người cũng khó mà hiểu được lời tiên tri. Việc này dẫn đến việc một số người thuộc linh hóa hoặc tỷ dụ hóa sự thông giải của mình.

Page 210: Tan uoc ( luot khao)

Để tránh quá khích thuộc linh hóa mặt này hoặc tỉ dụ hóa mặt kia khi chúng ta giải thích lời tiên tri, chúng ta nên tuân theo sáu quy tắc thông giải lời tiên tri sau đây: 1. Hiểu lời tiên tri theo nghĩa đen thay vì theo nghĩa bóng, trừ khi văn mạch và các lời tiên tri có liên quan tỏ ra phải theo nghĩa bóng. 2. Quan sát các sự kiện của lời tiên tri theo đúng các khía cạnh của nó, thay vì theo diễn tiến có hệ thống hoặc diễn tiến cứng nhắc trong nhận thức hiện đại. Lời tiên tri thường có cái nhìn từ xa thay vì cái nhìn gần. Nó thường được đưa ra trong bố cục tổng quát chung chung, và diễn tiến thời gian với các chi tiết phải được tìm ra bởi một sự nghiên cứu cẩn thận toàn bộ phần Kinh Thánh có liên quan. Lời tiên tri thường diễn tiến trong sự bày tỏ của nó và đôi khi trong sự ứng nghiệm của nó. Đa số các lời tiên tri trong Kinh Thánh, chỉ có các sự kiện chính được nêu ra trước tiên thôi. Kế đó, qua sự bày tỏ tiệm tiến (lời tiên tri khác) các chi tiết được bổ sung vào. Cũng có lời tiên tri được ứng nghiệm tiệm tiến qua nhiều thời kỳ. 3. Xem xét trường hợp viết ra, bối cảnh, các hoàn cảnh của tác giả một cách cẩn thận để xác minh ý nghĩa của lời tiên tri. 4. Nghiên cứu cẩn thận lối nói của lời tiên tri để xác định xem nó mang tính biểu tượng, theo nghĩa bóng hay mang tính biểu tượng mang tính thi ca. Cần phải xem xét mức độ sử dụng ngôn ngữ. Kinh Thánh thường chỉ ra cách dùng các biểu tượng. 5. Thông giải ý nghĩa của lời tiên tri kết hợp toàn bộ các câu Kinh Thánh khác. Hãy ghi nhớ IIPhi 2Pr 1:20-21 "Trước hết phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời". 6. Thông giải một phân đoạn theo nghĩa đen, trừ khi có nhiều thành phần trong phân đoạn không thể áp dụng hợp lý cho một nhân vật thực tiễn hay một biến cố thực tiễn đã được đề cập đến. Nếu đòi hỏi một ý nghĩa kép (luật tham khảo kép) - một áp dụng cho nhân vật hay biến cố thực tiễn, một áp dụng cho nhân vật hay biến cố mang nghĩa bóng hoặc ở trong tương lai thì văn mạch hoặc khúc Kinh Thánh khác sẽ đưa ra một vài đầu mối nào đó cho sự thông giải thể ấy. Nói chung lời tiên tri chỉ mang một ý nghĩa duy nhất, và nó là nghĩa đen trừ phi được chỉ ra cách ngược lại. 5. Ghép cặp các hướng thông giải (bên phải) với lời mô tả của nó (bên trái) ....a Quan tâm đến các loại chung chung trong sách Khải huyền về các kỳ hạn theo diễn tiến thời gian. ....b Chỉ về toàn bộ mọi điều sẽ xảy ra trong tương lai theo lời tiên tri khi nó đã được viết ra; quan tâm đến chung cuộc trong chương trình của Đức Chúa Trời.

Page 211: Tan uoc ( luot khao)

....c Đòi hỏi người thông giải nhận thức được rằng tâm điểm của sách này là Chúa của chúng ta. ....d Liên quan đến điều chưa ai được từng trãi. ....e Nói về bản chất của sách Khải huyền như là sự bày tỏ hay sự vén màn bí mật qua sứ điệp của Đức Chúa Trời. ....f Chỉ về sự truyền đạt sứ điệp qua các hình bóng, biểu tượng dấu hiệu, các hình ảnh, các ẩn dụ. 6. Ghép từng quy tắc trong sáu qui tắc thông giải lời tiên tri (bên phải) với phần bổ sung chính xác của nó (bên trái). ...a. Bởi vì Kinh Thánh thường chỉ ra khi các biểu tượng được sử dụng. ....b. Trừ phi văn mạch và các lời tiên tri có liên quan gợi ý rằng chúng được dùng theo nghĩa bóng. ....c. Vì cớ sự nhất quán của Kinh Thánh đòi hỏi rằng lời tiên tri phải được thông giải kết hợp với toàn bộ phần Kinh Thánh khác. ....d. Lời tiên tri của Đức Chúa Trời có một cái nhìn từ xa thay vì cái nhìn gần, không đưa ra một diễn tiến chi tiết, nhưng đưa ra một bố cục chung chung của các sự kiện. ...e. Vì các thành phần này có thể giúp xác minh ý nghĩa của lời tiên tri. ....f. Trừ phi có nhiều yếu tố trong các phân đoạn ấy không thể áp dụng hợp lý cho nhân vật hoặc sự kiện thực tiễn đã được đề cập. Các Quan Điểm Về Thiên Hy Niên Ngoài bốn phương pháp hay trường phái thông giải và các hướng chỉ đạo cho việc thông giải lời tiên tri, còn có ba quan điểm chính về Thiên Hy Niên. Quan điểm đặt trên những gì lập thành Thiên Hy Niên và khi nào nó xảy ra ảnh hưởng lớn lao đến cách thông giải phần lớn phần còn lại của khải huyền. Thiên Hy Niên (Millennium) là một từ ghép trong tiếng Latinh, từ chữ Mille (dịch là "Một ngàn") và từ annus (là "năm"), Millennium là "một ngàn năm". Khi bạn đọc những phần mô tả ba quan điểm về Thiên Hy Niên trong sách giáo khoa (trang 388 (390)), hãy quan sát cẩn thận các hướng chỉ đạo việc thông giải sách Khải huyền góp phần như thế nào cho niềm tin của chúng ta vào thuyết tiền thiên hy niên. Như đã nói trên đây, quy tắc đầu tiên trong sáu quy tắc giải nghĩa lời tiên tri đòi hỏi phải "hiểu lời tiên tri theo nghĩa đen thay vì theo nghĩa bóng, trừ khi văn mạch và các lời tiên tri liên quan tỏ ra phải hiểu theo nghĩa bóng". Quy tắc này đặc biệt góp phần vào niềm tin về thời kỳ một ngàn năm bình an (thiên hy niên) theo nghĩa đen của KhKh 20:1-7. Hãy nghiên cứu biểu đồ trang 389 (391) sách giáo khoa để xem các quan điểm do nhiều trường phái thông giải khác nhau đưa ra. Cũng nghiên cứu bảng Diễn Tiến Thời Gian Của Các Sự Kiện Chính Trong Khải Huyền. Nó sẽ giúp bạn đặt Thiên Hy Niên trong mối tương quan với các sự kiện chính

Page 212: Tan uoc ( luot khao)

khác. Hãy để ý rằng Thiên hy niên một mặt được ràng buộc bởi sự trở lại lần thứ nhì của Đấng Christ, một mặt được ràng buộc bởi cuộc nổi loạn cuối cùng của Satan. 7. Dựa trên phần thảo luận ngắn trong sách giáo khoa và câu hỏi nghiên cứu số 3, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu THẬT SỰ hỗ trợ quan điểm tiền thiên hy niên. a. Quan điểm tiền thiên hy niên hiểu Khải huyền đoạn 20 theo nghĩa đen và không có nguyên nhân thuyết phục nào biện luận cho lối thông giải theo nghĩa bóng. b. Sự tiến triển nhất quán của các sự kiện trong Khải huyền phù hợp với phần còn lại của Kinh Thánh về sự hiện đến của Đấng Christ, sự đoán xét kẻ ác và Trời Mới Đất Mới, là những sự bắt buộc phải có trong phần chung cuộc của chương trình Đức Chúa Trời. c. Vì các sự kiện trong thời kỳ cuối cùng đã được nói tiên tri này đến nay vẫn chưa được ứng nghiệm, nên sự trông đợi trong tương lai của những người theo trường phái tiền thiên hy niên được xác nhận bởi toàn bộ phần Kinh Thánh nói về thời kỳ cáo chung này. d. Những người đưa ra quan điểm của trường phái tiền thiên hy niên tin như vậy, bởi vì họ đưa ra một quan điểm ưu việt hơn về diễn tiến các sự kiện trong thời kỳ sau rốt. Bố Cục Bố Cục Sách Khải Huyền Dựa Trên Những Loạt Con Số Bảy A. Lời mô tả gồm bảy phương diện của Đấng Christ KhKh 1:13-18 1. Đầu Ngài 1:14 2. Mắt Ngài 1:14 3. Chân Ngài 1:15 4. Tiếng Ngài 1:15 5. Tay Ngài 1:16 6. Mắt Ngài 1:16 7. Mặt Ngài 1:16 B. Bảy Hội Thánh 2:1-3:22 1. Êphêsô 2:1-7 2. Simiệcnơ 2:8-17 3. Bẹtgăm 2:12-17 4. Thiatirơ 2:18-29 5. Sạtđe 3:1-6 6. Philađenphi 3:7-13 7. Laođixê 3:14-22 C. Bảy điều kỳ diệu ở Ngai trên trời 4:1-5:14

Page 213: Tan uoc ( luot khao)

1. Đấng ngồi trên ngôi 4:2-3:9-11; 5:1, 7, 13-14 2. Cái mống 4:3 3. Các trưởng lão 4:4, 10, 11 4. Các sanh vật 4:6-9 5. Cuốn sách 5:1-10 6. Chiên Con 5:5-14 7. Sự chúc tụng 5:8-14 D. Cuốn sách có bảy cái ấn 6:1-7; 8:1 1. Ấn thứ nhất - con ngựa bạch 6:1-2 2. Ấn thứ nhì - con ngựa hồng 6:3-4 3. Ấn thứ ba - con ngựa ô 6:5-6 4. Ấn thứ tư - con ngựa vàng vàng 6:7-8 5. Ấn thứ năm - những kẻ tuận đạo 6:9-11 6. Ấn thứ sáu - cơn thạnh nộ của Chiên Con 6:12-17 7. Ấn thứ bảy - thời kỳ yên lặng 8:1 E. Bảy ống loa 8:2-9:11; 11:15-19 1. Ống loa thứ nhất - mưa đá, lửa huyết 8:7 2. Ống loa thứ hai - Núi bằng lửa 8:8-9 3. Ống loa thứ ba - ngải cứu 8:10-11 4. Ống loa thứ tư - mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao bị tác động mạnh 8:12-13 5. Ống loa thứ năm - châu chấu lạ thường 9:1-12 6. Ống loa thứ sáu - đạo quân kỵ hai trăm triệu quân 9:13-21 7. Ống loa thứ bảy - Hai lời công bố trọng đại 11:15-19 F. Bảy sự hiện thân 12:1-13:8 1. Người đàn bà được mặt trời bao bọc 12:1-2 2. Con rồng 12:3-4 3. Một đứa con trai 12:5 4. Thiên sứ trưởng (Michên) 12:7 5. Dân sót 12:17 6. Con thú ra từ biển 13:1-8 7. Con thú ra từ đất 13:11-18 G. Bảy bát tai vạ 15:1-16:21 1. Bát thứ nhất - những cơn đau nhức khốn khổ giáng trên loài người 16:2 2. Bát thứ nhì - Biển biến thành huyết 16:3 3. Bát thứ ba - Sông và suối biến thành huyết 16:4-7 4. Bát thứ tư - con người bị cháy sém bởi sức nóng dữ dội của mặt trời 16:8-9 5. Bát thứ năm - sự tối tăm và sự đau đớn 16:10-11 6. Bát thứ sáu - Sông Ơphơrát khô cạn 16:12

Page 214: Tan uoc ( luot khao)

7. Bát thứ bảy - tiếng lớn, cơn động đất lớn, trận mưa đá lớn 16:17-21 H. Bảy số phận 17:1-20:15 1. Số phận của Babylôn hội thánh 17:1-18 2. Số phận của Babylôn thương mại 18:1-24 3. Số phận của Anti Christ và tiên tri giả 19:20 4. Số phận của các dân tộc phi cơ đốc 19:21 5. Số phận của Gót và Magót 20:8-9 6. Số phận của Satan 20:12 7. Số phận của kẻ ác đã qua đời rồi 20:11-15 I. Bảy điều mới 21:1-22:5 1. Trời Mới 21:1 2. Đất Mới 21:1 3. Thành mới 21:9-23 4. Các dân mới 21:24-27 5. Con sông mới 22:1 6. Cây mới 22:2 7. Ngai mới 22:3-5 8. Nhiều tác giả đề cập đến bảy con số bảy trong sách Khải huyền. Tuy họ có thể lựa ra bảy loạt số bảy chủ yếu, nhưng vẫn còn có những loạt khác. Chẳng hạn như bố cục của chúng ta (trên đây) chỉ ra chín con số bảy nổi bật. Để làm ví dụ cho một loạt con số bảy thêm vào đó nữa, sách Khải huyền còn có bảy phước hạnh. Hãy đọc câu trưng dẫn cho mỗi phước hạnh để xác định ai là người được chúc phước. a. 1:3 ..........................................................................................................................................................................................................................................................b. 14:13 ..........................................................................................................................................................................................................................................................c. 16:15 ..........................................................................................................................................................................................................................................................d. 19:9 ..........................................................................................................................................................................................................................................................e. 20:6

Page 215: Tan uoc ( luot khao)

...................................................................................................................

...........................................................................................................................

............f. 22:7 ..........................................................................................................................................................................................................................................................g. 22:14 ..........................................................................................................................................................................................................................................................Đánh Giá Tenney 393-395 (395-398) Chung Cuộc Quan Trọng Của Lịch Sử Hội Thánh Trong phần Đánh Giá, Tenney nói về Giăng rằng: "Mục đích chính của Giăng không phải là báo trước tất cả các chi tiết trong lịch sử Hội Thánh, nhưng là bày tỏ các xu hướng phổ biến của thời đại hiện nay và sự cáo chung của chúng khi chính Đấng Christ tái lâm" (trang 393 (395)). Chúng tôi đã đưa hai biểu đồ vào tài liệu ở cuối bài này để giúp bạn hiểu các Hội Thánh được nhắc đến trong Khải huyền. Các Thời Kỳ Trong Lịch Sử Hội Thánh Được Minh Họa Bởi Bảy Hội Thánh (khung 14.3) Các Sứ Điệp Cho Bảy Hội Chúng (khung 14.4) Trong sách Khải huyền, các sứ điệp được gởi cho bảy hội chúng mang tính miêu tả các tình trạng thực tiễn đã tồn tại trong thời điểm Giăng viết sách Khải huyền. Bây giờ hãy lật sang bảng Các Sứ Điệp Cho Bảy Hội Chúng và nghiên cứu xem nó mô tả những điểm sau thế nào đối với từng Hội Thánh. 1. Địa điểm của hội chúng. 2. Các đặc điểm của Đấng Christ trong hội chúng. 3. Những ưu điểm của hội chúng. 4. Các khuyết điểm của hội chúng. 5. Lời khuyên cho hội chúng. 6. (Những) lời cảnh cáo cho hội chúng. 7. Lời hứa cho hội chúng. Hãy nghiên cứu cẩn thận những đặc trưng phân biệt của mỗi hội chúng, cũng hãy để ý sự giống nhau của các bức thơ gởi cho các hội chúng này. 9. Hội chúng nào là hội chúng duy nhất không có một ưu điểm nào được nhắc đến? ...........................................................................................................................

Page 216: Tan uoc ( luot khao)

...........10. Tìm ra hai hội chúng không có những khuyết điểm rõ ràng nào được đề cập đến dầu rằng có nói đến các yếu tố gây rắc rối? .............................................................................................................................................................................................................Đối với các sứ điệp gởi cho các hội chúng này, có một luật tham khảo kép: bảy Hội Thánh này đã được chọn để minh họa cho các loại hội chúng đã có mặt trong suốt thời đại Hội Thánh. Bản Chất Tập Trung Vào Đấng Christ Của Sách Khải Huyền Trong phân đoạn thứ nhì của mục "Đánh giá", Tenney nêu ra tính trọng tâm của thân vị Đấng Christ trong sách Khải huyền. Vì chúng ta đã đề cập đến vấn đề này trong phần đầu của bài học, nên một bố cục ngắn gọn sẽ giúp nhấn mạnh bản chất tập trung vào Đấng Christ của sách. 1:19 lập bố cục cho những phần chính của sách Khải huyền. Đây là chìa khóa của chúng ta đối với những phần phân chia theo niên đại, như bạn sẽ thấy trong bố cục sau. Đấng Christ trong Khải huyền (1:19) 1. Đấng Christ trong sự vinh hiển "những sự ngươi đã thấy" Phạm vi: 1:1-20 2. Đấng Christ trong Hội Thánh "Những việc nay hiện có" Phạm vi: 2:1-3:22 3. Đấng Christ trong sự yên ủi "Những việc sau sẽ đến" Phạm vi: 4:1-5:14 4. Đấng Christ trong sự chinh phục "Những việc sau sẽ đến" Phạm vi: 6:1-20:15 5. Đấng Christ trong sự liên tục "Những sự cho đến đời đời" Phạm vi: 21:1-22:21 Sách Khải Huyền có giá trị lớn : 1. Về mặt giáo lý : Trình bày nhiều giáo lý hết sức quan trọng. 2. Về mặt tiên tri : Bày tỏ những sự kiện trọng đại trong thời sau rốt. 3. Về mặt đạo đức : Thúc đẩy nếp sống nên thánh để sẵn sàng cho sự cất Hội Thánh lên. 4. Về mặt thờ phượng : Trình bày Đấng Christ là Chúa vinh hiển và chiến thắng của chúng ta. Bảng Niên Đại Của Các Sự Kiện Có thêm hai biểu đồ nữa được đưa vào cuối bài này. Tôi mong chúng sẽ giúp bạn nhớ được diễn tiến thời gian của các sự kiện chủ yếu này. Diễn Tiến Thời Gian Của Các Phân Đoạn Chua Thêm Trong Sách Khải Huyền (Tuần lễ thứ Bảy Mươi của Đaniên ) Diễn Tiến Thời Gian Của Các Sự Kiện Chủ Yếu Trong Sách Khải Huyền Tôi đã bỏ qua nhiều dữ liệu thường được đưa vào nhiều biểu đồ của sách

Page 217: Tan uoc ( luot khao)

Khải Huyền. Thay vào đó, tôi đã chọn một biểu đồ đơn giản để trình bày các sự kiện chủ yếu. Tenney nhận định: "Cách sắp xếp theo thứ tự thời gian của sách Khải huyền rất dễ gây tranh luận" (trang 393 (396)). Phân đoạn bị tranh luận nhiều nhất là 6:1-20:15. Tuy không thể quyết định độc đoán về diễn tiến của các sự kiện trong sách Khải huyền những hai biểu đồ này trình bày sự hiểu biết của tôi về diễn tiến thời gian ấy. Hãy lưu ý rằng tôi đã minh họa ấn thứ bảy như là việc trùng khớp hay là bao gồm bảy ống loa và bảy bát thạnh nộ. Tôi cũng đã bày tỏ rằng tiếng kèn thứ bảy (trổi lên giữa cơn khổ nạn) trùng khớp hay là bao gồm bảy bát thạnh nộ. Bạn cũng nên biết rằng một số khoảng tạm dừng đã xảy ra giữa một số các con ấn, các tiếng kèn và các bát thạnh nộ. Các khoảng này được quy định bởi các phân đoạn chua thêm. Tuy sáu ấn đầu, sáu ống loa đầu và sáu chén thạnh nộ đầu được biểu diễn bởi cùng một khoảng cách giống nhau trên biểu đồ, nhưng không nhất thiết có nghĩa là chúng có khoảng thời gian dài bằng nhau. 11. Trước khi học tiếp bài này, hãy thực hành các bài tập sau cho đến khi bạn có thể làm một cách chính xác. Hãy vẽ một biểu đồ đơn giản biểu diễn tương quan thời gian của các sự kiện chủ yếu sau đây trong sách Khải huyền. a. Sự cất lên của Hội Thánh. b. Sự hiện ra của Đấng Christ. c. Những sự sống lại. d. Cơn Đại nạn e. Thiên Hy Niên. f. Các sự đoán xét. g. Thời đại trọn vẹn.

CÁC PHÂN ĐOẠN KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC Có nhiều phân đoạn quý báu trong sách Khải huyền sẽ làm phong phú cho đời sống và chức vụ của bạn. Bạn nên làm quen với nội dung của những phân đoạn ấy, và có thể xác định địa chỉ của chúng bằng trí nhớ hoặc bằng một cuốn Kinh Thánh phù dẫn. Các phân đoạn khuôn vàng thước ngọc ấy là: 1. Khải tượng của Giăng về Đấng Christ vinh hiển ..............................1:11-18 2. Hội Thánh thật sẽ được cất lên khỏi các hoạn nạn lớn trong thời kỳ sau rốt ..........................................................................................................3:10-13 3. Ngai của Đức Chúa Trời .....................................................................4:1-

Page 218: Tan uoc ( luot khao)

11 4. Việc mở cuốn sách sự cứu chuộc của chúng ta ...................................5:1-14 5. Đắc thắng Sa tan nhờ Đấng Christ ..................................................12:10-12 6. Trời Mới và Đất Mới .........................................................................21:1-21 7. Đền thờ mới ....................................................................................21:22-27 8. Sông sự sống ......................................................................................22:1-7 9. Lời mời cuối cùng, lời cảnh cáo cuối cùng, lời cầu nguyện cuối cùng và lời hứa cuối cùng. ......................................................................................22:17-21 Để kết thúc bài này, tôi muốn bạn đọc lại câu cuối cùng của Kinh Thánh một lần nữa (22:21).Há không phải là điều kỳ diệu khi biết rằng ân điển là lời hứa cuối cùng trong Kinh Thánh sao?

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU GHÉP CẶP. Hãy đánh số của cụm từ trong danh sách dưới đây vào đúng chỗ của các vòng tròn trong khung 14.5. 1. Đoạn 1 2. Hội Thánh được cất lên. 3. Đoạn 2 và 3 4. Sự hiện ra của Đấng Christ. 5. Đoạn 5 đến 19 6. Bảy năm khổ nạn 7. Đoạn 20 8. Sự sống lại thứ nhất 9. Đoạn 21-22 10. Sự Đoán Xét Tại Ngai Trắng và Lớn. 11. Bảy bát thạnh nộ 12. Sự đoán xét các dân. 13. Bảy cái ấn. 14. Bảy Hội Thánh (bảy hội chúng) 15. Thời đại trọn vẹn 16. Thiên Hy Niên 17. Bảy ống loa 18. Thời kỳ ân điển

Page 219: Tan uoc ( luot khao)

19. Ngai đoán xét của Đấng Christ. 20. Sự sống lại thứ nhì.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

CÁC TRƯỜNG PHÁI THÔNG GIẢI SÁCH KHẢI HUYỀN Trung Tín trong công việc, niềm tin trong cơn bắt bớ, 2:19. Sự hầu việc, lòng nhân đức, đức tin, lòng nhịn nhục, 2:19. Một số ít người không bị ô uế, 3:4 Công việc, có ít nhiều năng lực, giữ đạo và Danh Chúa, 3:8, 10 Không có. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM Bỏ lòng kính mến ban đầu Nhiều thành viên của hội quỷ Satan (kẻ gièm pha) 2:9 Đạo Balam, 2:4. Đạo Nicôlai 2:15 Theo Giêsabên (sự tà dâm, ngoại tình về mặt thuộc linh) 2:20-22. Có tiếng là sống, nhưng là chết, 3:1. Công việc không trọn vẹn, 3:2. Những kẻ thuộc về hội quỷ satan (kẻ gièm pha), 3:9 Hâm hẩm, 3:16; Kiêu ngạo nhưng thiếu thốn, 3:19. LỜI KHUYÊN Hãy nhớ lại, ăn năn, làm lại các công việc ban đầu, 2:5 Đừng sợ, hãy cảnh giác, 2:10 Ăn năn 2:16 Ăn năn, đứng vững, 2:22, 25 Ăn năn, đứng vững, nhớ lại, giữ mình, 3:3 Hãy giữ vững Mua vàng, áo trắng, dầu xức mắt, 3:18 hãy sốt sắng, ăn năn 3:19. NHỮNG LỜI CẢNH CÁO Bị cất đi 2:5 Sự tù đày, thử thách hoạn nạn 2:10 Giao chiến 2:16 Sự chết, sự đoán xét hoặc các công việc, 2:23 Sự xuất hiện thình lình, 3:3 Sự xuất hiện thình lình của Đấng Christ, 3:1 Sự phân cách 3:16 NHỮNG LỜI HỨA Ăn trái cây sự sống, 2:7 Chẳng bị hại về lần chết thứ hai. Ăn mana giấu kín, tên mới, 2:17 Quyền cai trị, ngôi sao mai 2:26-28 Áo trắng, ghi tên vào sách sự sống được nhận danh trước mặt Cha 3:5.

Page 220: Tan uoc ( luot khao)

Làm cho những kẻ mạo danh người Giuđa sấp mình trước ngươi, giữ ngươi khỏi giờ thử thách (cất lên trước cơn Đại Nạn) 3:10 một địa vị mới, tên mới 3:12 Đồng ngồi trên ngai của Đấng Christ, 3:21. Khung 14.4 DIỄN TIẾN THỜI GIAN CỦA CÁC SỰ KIỆN CHỦ YẾU TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN ĐẤNG CHRIST LÀ THẦY TẾ LỄ ĐẤNG CHRIST Ở C•NG HỘI THÁNH "Những sự ngươi đã thấy" - 1:19 THỜI KỲ LUẬT PHÁP SỰ SỐNG LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST SỰ THĂNG THIÊN ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM "Những việc nay hiện có" - 1:19 ĐẤNG CHRIST LÀ QUAN ÁN HỘI THÁNH Ở C•NG ĐẤNG CHRIST "Những việc sau sẽ tới" - 1:19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 (6:1-8:1) (8:2-11:9) 15:1-16:21 ĐẶC ĐIỂM VÀ SỐ PHẬN CỦA BABYLÔN (đoạn 17-18) SỐ PHẬN CỦA TIÊN TRI GIẢ VÀ CỦA CON THÚ (đoạn 19) TUẦN LỄ THỨ BẢY MƯƠI CỦA ĐANIÊN (ở giữa) 19:11 HAMAGHÊĐÔN - 19:17 GÓT VÀ MAGÓT ĐẤNG CHRIST LÀ VUA TRỜI MỚI VÀ ĐẤT MỚI C’I ĐỜI ĐỜI Khung 14.5 DIỄN TIẾN THỜI GIAN CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN (Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi Của Đaniên) HỘI THÁNH ĐƯỢC CẤT LÊN (Rapture of the Church) BẢY CÁI ẤN (Seven Seals) A. 15:1 8:1 PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM (parenthesis)

Page 221: Tan uoc ( luot khao)

B. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM C. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM D. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM E. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM F. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM G. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM H. PHÂN ĐOẠN CHUA THÊM KHOẢNG GIỮA CỦA TUẦN LỄ. BẢY TIẾNG KÈN BẢY BÁT THANH NỘ (8:2-11:19) (15:7-16:21) SỰ HIỆN RA CỦA ĐẤNG CHRIST. Khung 14.6 BIỂU ĐỒ NHUẬN CHÁNH DIỄN TIẾN THỜI GIAN CỦA CÁC SỰ KIỆN CHỦ YẾU TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN Tiến sĩ Jesse K.Moon ĐẤNG CHRIST LÀ THẦY TẾ LỄ ĐẤNG CHRIST LÀ QUAN ÁN ĐẤNG CHRIST LÀ VUA ĐẤNG CHRIST Ở C•NG HỘI THÁNH NGAI ĐOÁN XÉT CỦA ĐẤNG CHRIST RoRm 14:10 IICo 2Cr 5:10 SỰ ĐOÁN XÉT CỦA CÁC DÂN Mat Mt 25:31-46 SỰ ĐOÁN XÉT TẠI NGAI TRẮNG VÀ LỚN KhKh 29:11-15 HỘI THÁNH Ở C•NG ĐẤNG CHRIST. NGƯỜI CÔNG BÌNH BƯỚC VÀO C’I PHƯỚC HẠNH TRỌN VẸN. "Những sự ngươi đã thấy" - 1:19. THỜI KỲ LUẬT PHÁP SỰ SỐNG LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST SỰ THĂNG THIÊN ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM Đoạn 1 THỜI KỲ ÂN ĐIỂN (THỜI ĐẠI HỘI THÁNH) Hơn 1900 năm "Những việc nay hiện có" - 1:19 Sự chứng kiến của Giăng.

Page 222: Tan uoc ( luot khao)

BẢY HỘI CHÚNG (Đoạn 2 và 3) HỘI THÁNH ĐƯỢC CẤT LÊN (đoạn 4) SỰ SỐNG LẠI THỨ NHẤT "Những việc sau sẽ đến" - 1:19 BẢY CÁI ẤN BẢY TIẾNG KÈN BẢY BÁT THẠNH NỘ (6:1-8:1) 8:2 11:19 15:1 16:21 (Đoạn 5-19) ĐẶC ĐIỂM VÀ SỐ PHẬN CỦA BABYLÔN (Đoạn 17 và 18) SỐ PHẬN CỦA TIÊN TRI GIẢ VÀ CỦA CON THÚ (Đoạn 19) BẢY NĂM KHỔ NẠN Ít hơn 42 tháng Nhiều hơn 42 tháng TUẦN LỄ THỨ BẢY MƯƠI CỦA ĐANIÊN Ở giữa HAMAGHÊĐÔN SỰ HIỆN RA CỦA ĐẤNG CHRIST 19:11 (Đoạn 20) THIÊN HY NIÊN 1000 năm CUỘC NỔI LOẠN CUỐI C•NG VÀ SỐ PHẬN CỦA SATAN GÓT VÀ MAGÓT 20:7 Tóm tắt cuộc nổi loạn SA TAN BỊ QUĂNG VÀO HỒ LỬA ĐỜI ĐỜI (20:10) SỰ SỐNG LẠI THỨ NHÌ (20:13) SỰ CHẾT + ÂM PHỦ - 20:14 KẺ ÁC BỊ NÉM VÀO HỒ LỬA (20:15) TRỜI MỚI VÀ ĐẤT MỚI (Đoạn 21-22) THỜI ĐẠI TRỌN VẸN ĐỜI ĐỜI CÕI ĐỜI ĐỜI (Niên kỷ của các niên kỷ)

Page 223: Tan uoc ( luot khao)

Kinh Điển và Bản Văn Tân Ước

Có nhiều bộ sách ngày nay là do sự cộng tác của hai hay nhiều tác giả. Nhu cầu đối với những bộ sách như thế thường được thiết lập bởi một nguồn nguyên thủy và tác phẩm này được giao cho các chuyên gia trong lĩnh vực ấy, là những người viết phù hợp theo các yêu cầu cụ thể. Vì vậy, một bộ sưu tập thống nhất các tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau có thể được đem giới thiệu cho thế giới về một đề tài nào đó. Nguồn nguyên thủy của việc viết Kinh Thánh Tân ước chính là Đức Thánh Linh (IITi 2Tm 3:16). Công tác viết Tân ước không diễn ra đồng thời; nó xảy ra trong khoảng thời gian 70 năm sau sự phục sinh của Đấng Christ. Một vấn đề mà các tác giả cùng có chung ấy là hết thảy họ đều đã được Đức Chúa Jesus biến đổi qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Họ có chung một mục tiêu: rao giảng về quyền năng của Đấng Christ cho thế giới lầm lạc và chết mất, hầu cho thế giới ấy có thể được cứu rỗi. Thật thú vị khi xem lại tiến trình mà mỗi sách trong Tân ước được chấp nhận đưa vào bộ kinh điển. Vào cuối thế kỷ thứ nhất, toàn bộ những sách lập nên bộ Tân ước của chúng ta đã được viết ra và đã đến với nơi nhận nguyên thủy của chúng. Thực ra, đa số các sách này đã luân lưu khá rộng rãi giữa các Hội Thánh. Tuy nhiên, không có một bộ Kinh Thánh nào được công nhận để được toàn bộ tín đồ biết đến và sử dụng. Vấn đề càng rắc rối thêm, vì cũng có một bộ sách đáng kể gọi là "các tác phẩm bí mật" của những kẻ theo tà giáo đang lưu hành giữa các Hội Thánh. Để phân biệt một tác phẩm thật sự được soi dẫn với các tác phẩm giả mạo, cần phải áp dụng một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi một sách. Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát tiến trình này và xem xét bộ kinh điển hiện nay đã phát triển và đã chịu thử nghiệm với thời gian như thế nào. Chúng ta cũng xem xét vai trò của Đức Thánh Linh trong việc bảo toàn nó như là một tài liệu hoàn toàn đáng tin cậy, là cuốn chỉ nam tối cao của chúng ta trong đức tin và nếp sống. Chúng ta hãy rao giảng sứ điệp vinh quang của Sách để toàn thế giới có thể biết Đấng Christ và quyền năng biến đổi của Ngài! Kinh Điển Tân Ước Định Nghĩa Lời Chứng Nội Tại Lời Chứng Ngoại Tại Các Kết Luận Bản Văn và Sự Lưu Truyền Tân Ước Sự Lưu Truyền Bản Văn Các Nguồn Bản Văn Các Bản Dịch Hiện Đại

Page 224: Tan uoc ( luot khao)

Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Định nghĩa từ kinh điển và giải thích các giai đoạn mà kinh điển Tân ước được triển khai và tiêu chuẩn được áp dụng để xác định tính kinh điển. • Mô tả Tân ước được lưu truyền qua nhiều thế kỷ như thế nào, kể cả các nan đề đã gặp phải khi lưu truyền bản văn một cách trung thực, và tiến trình đã làm cho Tân ước thành một tài liệu đáng tin cậy nhất để lưu truyền từ thời cổ đại. • Có sự am hiểu hơn về sự soi dẫn sự bảo toàn và sự lưu truyền Tân ước, và truyền đạt sự am hiểu đó cho những người được bạn chăm sóc. 1. Đọc sách giáo khoa, trang 401-423 (401-424) để làm nền tảng cho sự nghiên cứu phần khai triển bài học. 2. Tra danh sách từ then chốt để xem bạn có hiểu được ý nghĩa của các từ này không. Kiểm tra ý nghĩa của các bất cứ từ nào bạn chưa biết rõ trong phần từ vựng cuối tài liệu này. 3. Học hết phần khai triển bài học như thường lệ. Sau đó làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra các câu bạn đã trả lời một cách cẩn thận. Sau đó, hãy bắt đầu ôn bài để chuẩn bị thi cuối khóa. 4. Xem lại bài 12-15 theo những lời chỉ dẫn gợi ý trong tập học viên. Lấy phần đánh giá tiến bộ đơn vị 4 và tờ bài làm ra khỏi tập học viên. Theo các chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi gởi ngay cho giáo viên ICI của bạn, giáo viên đó sẽ kiểm tra bài và báo cho bạn kết quả của bạn 5. Ôn lại giáo trình để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Hãy xem các chỉ dẫn đặc biệt trong tập học viên. Từ ngữ then chốt thuộc về kinh điển canonical Diatessaron năng động dynamic thuộc về giáo hội ecclesiastical thực chất intrinsic mang tính ẩn dụ metaphorically tính tự xác nhận self- authenticating để làm chứng corroborative

KINH ĐIỂN TÂN ƯỚC Tenney 401-411 (401-413) Sách giáo khoa bàn đến kinh điển và bản văn Tân ước trong một phần riêng biệt là Phần Năm. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đưa nó vào trong đơn vị 4 của giáo trình này. Vì chúng ta quá quen thuộc với sự kiện có hai mươi bảy sách của Tân ước trong một bộ, nên chúng ta có thể quên rằng nó là tác phẩm của chín hay

Page 225: Tan uoc ( luot khao)

mười tác giả, họ đã viết từ nhiều địa điểm khác nhau trong suốt nửa thế kỷ. 1. Nan đề trong việc xác định kinh điển Tân ước là gì? .......................................................................................................................................................................................Trong bài này, bạn sẽ biết thêm về 27 sách này đã được chọn và được xếp chung với nhau thành một đơn vị trong kinh điển như thế nào. Định Nghĩa Tenney 401-402 (401-402) Tenney bắt đầu với định nghĩa về từ kinh điển (canon), và rồi xem xét tiến trình kinh điển hóa Tân ước. 2. Câu nào phản ánh chính xác nhất định nghĩa của Tenney về kinh điển (trang 401 (401)? a) Kinh điển chỉ về tiến trình công bố điều gì đó chính thức là đúng đắn, dựa trên quan điểm được soi sáng. b) Kinh điển chỉ về việc lập ra các luật lệ hay các quy tắc dựa trên nhu cầu của tín đồ. c) Kinh điển ra từ một chữ muốn nói đến một cây gậy hay một cái thanh được dùng làm dụng cụ đo lường, nhưng nó có nghĩa là "một tiêu chuẩn" Hãy liên tưởng từ kinh điển với điều gì đó trong lĩnh vực hiểu biết hay kinh nghiệm của bạn, để giúp bạn nhớ được ý nghĩa của nó. Tôi liên hệ từ kinh điển với cây thước thợ mà thợ mộc tại nhiều nơi trên thế giới sử dụng. Cây thước thợ là một mẫu gỗ đã được kiểm nghiệm để có được độ thẳng hoàn hảo (đối với mép thẳng của nó). Đã đáp ứng được tiêu chuẩn này, thì lúc đó nó được dùng để kiểm tra độ thẳng của các mẫu gỗ khác. Do đó, cây thước thợ trở thành tiêu chuẩn. Do đó, kinh điển chỉ về các sách đã được công nhận là được Đức Chúa Trời soi dẫn và vì vậy, trở thành tiêu chuẩn hay qui tắc của chúng ta cho đức tin và nếp sống. Trong trang 402 (402-403), sách giáo khoa bàn đến ba nguyên tắc ảnh hưởng đến việc thành lập kinh điển Tân ước. Hai nguyên tắc đầu rất hữu ích nhưng không phải là nguyên tắc mang tính quyết định. Hãy điền vào các khoảng trống trong phần bàn luận về mỗi nguyên tắc trong sách giáo khoa (trang 402 (402-403)). 3. "Kinh điển Tân ước không thể được xác lập chỉ đơn thuần dựa vào thắc mắc về " ......................................................................................................................................4. "Kinh điển không thể được xác định cách hoàn toàn bởi về các sách này". ...........................................................................................................................

Page 226: Tan uoc ( luot khao)

...........5. "Tiêu chuẩn thật về tính kinh điển là ". ..........................................................................................................................................................................................................6. Bây giờ hãy dùng lời của bạn phát biểu ba nguyên tắc hay là các tiêu chuẩn của tính kinh điển. a. ......................................................................................................................................b. ......................................................................................................................................c. ......................................................................................................................................Lời Chứng Nội Tại Tenney 403-405 (403-405) Tôi khuyên bạn phải học thuộc IITi 2Tm 3:16-17, vì đó là một trong những lời tuyên bố rõ ràng nhất trong Kinh Thánh về sự soi dẫn thiên thượng. Đây là điểm thuận lợi để nghiên cứu "Lời Chứng Nội Tại" của Kinh Thánh qua sách giáo khoa, trang 404-405 (404-405). 7. Trên trang 403 (403) sách giáo khoa giới thiệu ba cách có thể xác nhận sự soi dẫn của Tân ước. Tôi gọi đây là "những phương pháp kiểm nghiệm sự soi dẫn thiên thượng". Tôi đã liệt kê chúng dưới đây (bên phải). Tôi cũng đã rút ra phần tóm tắt từ phần thảo luận của tác giả về mỗi phương pháp (bên trái). Hãy đọc kỹ phần tư liệu trên trang 403-404 (403-404), rồi ghép mỗi phương pháp (bên phải) vào trước khoảng trống trước phần định nghĩa của nó. .....a Toàn bộ văn chương đều có thể ghi lại ý tưởng của con người. Một số văn phẩm có thể tác động rất nhiều đến ý tưởng con người, nhưng các sách Tân ước biến đổi nó. Quyền năng của các sách ấy là bằng chứng tốt cho sự soi dẫn của chúng. bất cứ nơi nào sứ điệp của nó được rao ra và được tiếp nhận, Hội Thánh đã bành trướng và đã đem lại một sự thanh tẩy xã hội về mặt đạo đức. .....b Lời chứng về lịch sử cho sự soi dẫn cho thấy giá trị mà giáo hội Cơ Đốc đã đặt trên các sách này cả về mặt không chính thức lẫn mặt chính thức. .....c Chúng đều có đề tài trung tâm của mình là thân vị và công tác của Chúa Jesus Christ... trong độ chính xác của câu chuyện, trong chiều sâu của lời dạy dỗ và trong sự tập trung vào thân vị Đấng Christ, có sự khác biệt có thể

Page 227: Tan uoc ( luot khao)

nhận rõ được giữa các sách thuộc về kinh điển và các sách không thuộc về kinh điển. Lời Chứng Ngoại Tại Tenney 405-409 (405-410) Khi nghiên cứu đề tài này, bạn khám phá được rằng có hai loại lời chứng ngoại tại cho sự hà hơi thiên thượng của các sách Tân ước. Những nhân chứng không chính thức. Lời chứng không chính thức bao gồm lối sử dụng tình cờ các sách trong Tân ước của các giáo phụ Hội Thánh đầu tiên. Những đoạn trích dẫn của họ chứng thực cả sự hiện hữu lẫn uy quyền của các sách này. 8. Sách giáo khoa trình bày một loạt các nhân chứng không chính thức gây ấn tượng mạnh là những người đã trích dẫn các sách khác nhau trong Tân ước vào các tư liệu có sớm nhất. Để hiểu rõ hơn các nhân chứng này, hãy chọn các dữ liệu trong sách giáo khoa để điền vào cột 3 và 4 trong bảng Các Nhân Chứng Không Chính Thức Cho Tính Kinh Điển,

CÁC NHÂN CHỨNG KHÔNG CHÍNH THỨC CHO TÍNH KINH ĐIỂN 9) Theo Tenney quan niệm chung đã "đồng ý khá triệt để về tính đáng tin cậy và tính xác thực" của các tác phẩm hiện có trong Tân ước vào lúc nào? ........................................................................................................................................10. Vai trò của các giáo hội nghị về vấn đề kinh điển của các tác phẩm hiện có trong Tân ước là vai trò gì? ...............................................................................................................................................................................................................................................11. Quyết định của giáo hội nghị III tại Carthage (397 S.C) và Giáo hội nghị Hippo (419 S.C) về bộ kinh điển Tân ước là quyết định gì? ..............................................................................................................................................................................................Các danh sách chính thức hay những bộ kinh điển. Các bằng chứng chính thức này đã được tìm thấy trong những danh sách hay những bộ kinh điển, mà chúng đã được cố ý biên soạn ra, trong tư cách có thẩm quyền, hoặc trong biên bản các giáo hội nghị đã từng giải quyết các thắc mắc về uy quyền kinh điển của các tác phẩm. 12. Điền vào cột 3 và 4 của bảng Các Danh Sách Chính Thức hay Các Bộ Kinh Điển, khung 15.2

CÁC DANH SÁCH CHÍNH THỨC HAY CÁC BỘ KINH ĐIỂN 3. Bạn thấy được sự khác biệt nào trong khoảng thời gian bao trùm các danh

Page 228: Tan uoc ( luot khao)

sách chính thức hay các bộ kinh điển, so với khoảng thời gian của các nhân chứng không chính thức? ..................................................................................................................................................................................................................................................................Các Kết Luận Tenney 409-411 (411-413) 14. Trong sách giáo khoa, hãy đánh dấu ba giai đoạn phát triển ban đầu của kinh điển sau đó liệt kê chúng ra đây. a. ....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................c. ....................................................................................................................................15. Sáu trong số các sách hiện có trong Tân ước đã thường bị tranh luận hay bị bỏ qua nhiều nhất trước khi bộ kinh điển được xác lập rõ ràng. Các nan đề và các giá trị liên quan trong các cuộc tranh luận sẽ rõ ràng khi bạn điền vào cột 2 và 3 của bảng Các Sách Bị Tranh Luận Về Tính Kinh Điển. Khung 15.3. Trong cột 2, điền vào các lý do khiến mỗi sách bị tranh luận. Trong cột 3, hãy nói vì sao bạn cảm thấy chúng ta cần mỗi sách của sáu sách này trong cuốn Tân ước. Nếu bạn không thể nghĩ ra được một lý do phải giữ mỗi cuốn ấy trong bộ kinh điển của bạn, hãy lật xem lại bài học về mỗi sách ấy, và xem lại các giá trị của mỗi sách ấy.

CÁC SÁCH BỊ TRANH LUẬN VỀ TÍNH KINH ĐIỂN

Trái ngược với thuyết phê bình hiện đại về lịch sử, tôi cho rằng Tân ước rõ ràng là rất độc đáo với các văn phẩm khác để được kể là duy nhất nhờ sự soi dẫn thiên thượng, từng lời và toàn bộ. Tôi mong rằng bạn cũng cảm nhận giống như tôi vậy.

BẢN VĂN VÀ SỰ LƯU TRUYỀN TÂN ƯỚC Tenney 413-423 (415-424) Trong đoạn mở đầu chương 24 (23), tác giả chỉ ra rằng không thể định niên hiệu rõ ràng cho những bộ sưu tập đầu tiên của các tác phẩm Tân ước. 16. Trong thế kỷ nào, Tân ước xuất hiện như một bộ sưu tập được chính

Page 229: Tan uoc ( luot khao)

thức công nhận gồm 27 quyển như hiện nay? ..............................................................................................................................................................................................................................17. Bốn sách tin lành đã được kết hợp thành một bộ sưu tập tách rời với 23 quyển kia vào lúc nào? ......................................................................................................................................................................................................................................................18. Cuốn sách đầu tiên dung hòa các sách Tin Lành đã được soạn và đem đọc giữa công chúng vào khi nào? ..............................................................................................................................................................................................................................................Sự Lưu Truyền Bản Văn Tenney 415-416 (416-417) 19. Tenney nói rằng các sách Tân ước trước tiên đã được sao lại bởi hai nhóm người. Hãy nhận diện họ và cách họ sử dụng Tân ước? a. ....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................20. Xác định thời kỳ để định niên hiệu cho những bất đồng ý kiến chính yếu về bản văn Tân ước? .............................................................................................................................................................................................................................................................21. Những tình trạng nào của thế giới Cơ Đốc trong thời kỳ đó có thể được phản ánh qua các bất đồng này? ..........................................................................................................................................................................................................................................22. Các lỗi lầm đã xen vào các thủ bản Tân ước như thế nào? ...........................................................................................................................................................................23. Tân ước đã được lưu truyền như thế nào từ thế kỷ thứ tư cho đến thế kỷ 20? ............

Page 230: Tan uoc ( luot khao)

...........................................................................................................................

.........Các Nguồn Bản Văn Tenney 416-420 (417-422) 24. Tạ ơn Chúa vì sự đáng tin cậy của Tân ước! Hãy đọc cẩn thận phân đoạn đầu trong đề mục này. Sau đó, hãy nói hai nguyên nhân khiến Tenney tin rằng Tân ước chắc chắn là tài liệu đáng tin cậy nhất lưu truyền từ thời cổ đại. a. ....................................................................................................................................b. ....................................................................................................................................25. Có năm loại nguồn hiện sẵn có để tái thiết bản văn Tân ước. Hãy liệt kê chúng vào bảng sau, Khung 15.4, và đưa vào bảng thông tin theo yêu cầu của từng cột. Khung 15.4 Để kết luận cho phần này, tôi muốn trích một câu trong sách giáo khoa. "Ngày nay có hơn một ngàn bản dịch Tân ước, hoặc nhiều phần của Tân ước, nhưng chúng không ảnh hưởng đến đặc điểm thiết yếu của bản văn, là phần đã được xác lập vững rồi" (trang 418 (420)). Thật được yên tâm vì biết rằng bản văn Tân ước rất đáng tin cậy. Các Bản Dịch Hiện Đại Tenney 420-423 (422-424) Phần giới thiệu về Tân ước của bạn sẽ không đầy đủ nếu bạn không biết về các bản dịch hiện đại trong ngôn ngữ của bạn. Tân ước đã được xuất bản với nhiều bản dịch từ khi Wiclife đã dịch một cuốn Kinh Thánh trong bộ sang Anh Ngữ lần đầu tiên. Bản Tân ước trong năm 1380 và Bản Cựu ước trong năm 1382. Hãy lật đến biểu đồ trang 432 và 433 (431432) sách giáo khoa và nghiên cứu ngắn gọn biểu đồ này. Bạn sẽ có thể dùng nó để tham khảo sau này khi đọc các bản dịch Anh Ngữ khác nhau. Nó đã làm cho tâm linh tôi thỏa mãn sâu xa để soạn những phần nghiên cứu này cho bạn. Tôi cầu nguyện để phần nghiên cứu Tân ước của bạn sẽ trở thành nền tảng cho những giờ nghiên cứu sâu đầy thú vị qua ICI, cũng như cho chính bạn. Tôi cũng cầu nguyện để bạn có thể hưởng được sự sống đầy dẫy và bổ ích, cũng như một chức vụ vì cớ Đấng Christ. Nguyện Ngài phán rằng: "Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều, hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi" (Mat Mt 25:21).

Page 231: Tan uoc ( luot khao)

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Ba nguyên tắc của tính kinh điển là: a) Bút pháp, ngôn ngữ, độc giả. b) Tác giả, niên hiệu viết ra, sứ điệp. c) Tác giả, sự chấp nhận phổ biến, sự soi dẫn. d) Sự soi dẫn, nội dung, các kết quả. 2. Khúc Kinh Thánh nào đưa ra lời tuyên bố rõ ràng nhất về sự soi dẫn thiên thượng? a) IIPhi 2Pr 3:1-14 b) IITi 2Tm 3:16-17 c) IGi1Ga 2:15-17 d) RoRm 1:17 3. Câu nào KHÔNG PHẢI là một trong ba cách mà sách giáo khoa đưa ra để xác nhận sự soi dẫn của Tân ước? a) Hiệu quả lịch sử b) Hiệu quả thần học c) Hiệu quả đạo đức d) Nội dung nội tại. 4. Marcion, Muratori và Athanasius là những tên có liên hệ với a) Các nhân chứng không chính thức cho tính kinh điển. b) Các bản dịch của Tân ước từ tiếng Aram sang tiếng Hylạp. c) Các tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Hylạp. d) Các danh sách chính thức hay các bộ kinh điển. 5. Ignatius, Polycarps và Origen là các tên có liên hệ với: a) Các nhân chứng không chính thức cho tính kinh điển. b) Các bản dịch Tân ước từ tiếng Aram sang tiếng Hylạp. c) Các tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Hylạp. d) Các danh sách chính thức hay các bộ kinh điển. 6. Cuối cùng, 27 sách của Tân ước đã chính thức được công nhận như một tác phẩm trọn bộ vào a) Giữa thế kỷ thứ hai b) Thế kỷ thứ tư. c) Đầu thế kỷ thứ năm d) Cuối thế kỷ thứ năm 7. Ai đã sao lại các sách Tân ước đầu tiên? a) Các quan chức của Đế quốc Lamã. b) Các thầy tế lễ trong đền thờ. c) Phái Essene

Page 232: Tan uoc ( luot khao)

d) Nhiều cá nhân riêng biệt và các thầy thông giáo, ký lục chuyên nghiệp. CÂU GHÉP CẶP. Ghép mỗi sách (bên trái) với lý do vì sao tính kinh điển của nó bị tranh cãi (bên phải) .....8 IIIGiăng .....9 IIPhierơ .....10 Giacơ .....11 IIGiăng .....12 Giuđe .....13 Philêmôn TRẢ LỜI NGẮN. Trả lời ngắn cho mỗi câu hỏi sau: 14. Đưa ra một ví dụ về bằng chứng nội tại cho tính xác thực của các sách Tân ước. ......................................................................................................................................15. Đưa ra một bằng chứng ngoại tại cho tính xác thực của các sách Tân ước. .......................................................................................................................................16. Vì Tân ước đã được chuyển qua tay của nhiều người sao chép và nhiều dịch giả trong suốt nhiều thế kỷ, vậy chúng ta có những bằng chứng nào về tính đáng tin cậy của Tân ước? ...............................................................................................................................................................................................................................................................ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 4 VÀ BÀI THI CUỐI KHÓA. Giờ đây, chúng ta đã kết thúc toàn bộ công tác trong tài liệu này. Hãy xem lại cẩn thận Bài 12-15, và trả lời các câu hỏi trong phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 4. Hãy gởi tờ bài làm cho giáo viên ICI của bạn. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy thu xếp với giáo viên ICI của bạn để dự kỳ thi cuối khóa càng sớm càng tốt. Hãy ôn lại để chuẩn bị thi cuối khóa bằng cách nghiên cứu các mục tiêu của giáo trình, các mục tiêu bài học, các bài tự trắc nghiệm và các phần đánh giá tiến bộ đơn vị. Hãy ôn lại bất cứ phần nội dung bài học nào cần thiết để gợi nhớ lại. Nếu bạn ôn kỹ và có thể đáp ứng các mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng thi đậu kỳ thi cuối khóa.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Nó liên hệ đến việc thiết lập các nguyên tắc hay các tiêu chuẩn làm nền tảng để chấp nhận hay bác bỏ các sách trong bộ sưu tập được biết đến như là Tân ước. 2. c)

Page 233: Tan uoc ( luot khao)

3. Tác giả 4. Sự chấp nhận của Hội Thánh. 5. Sự soi dẫn. 6. a) Tác giả: Bằng chứng một sách được viết ra bởi một tác giả danh tiếng, là bằng chứng củng cố tình hình khiến nó được đưa vào kinh điển. b) Sự chấp nhận một sách trong kinh điển xác nhận thêm bằng chứng là nó đã được đưa vào kinh điển, nhưng tự nó không nhất thiết là bằng chứng quyết định. c) Tiêu chuẩn thật ấy là Kinh Thánh được ban cho bởi sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. 7. a 2) b 3) c 1) 8. 3) a) Khoảng 95 S.C. b) Khoảng 116 S.C c) Khoảng 150 S.C d) Nửa đầu thế kỷ thứ nhì. e) Khoảng 130 S.C. f) Khoảng 100-165 S.C. g) Khoảng 170 S.C. h) Khoảng 200 S.C. i) Khoảng 185-250 S.C. 4) Antiốt xứ Syri. Simiệcnơ trong cõi Asi. Sanh tại Samari, đến Rôma. Lyon xứ Gaul. Carthage. Alexandria. 9. Cuối thế kỷ thứ tư sau công nguyên. 10. Công nhận và đưa ra ý kiến về những sách thuộc về kinh điển hay không thuộc về kinh điển. 11. Các giáo hội nghị này đã đưa 27 sách hiện có trong Tân ước vào bộ kinh điển. 12. 3) a) Khoảng 150 S.C. b) Tạm chấp nhận: 30 năm cuối thế kỷ thứ hai. c) Khoảng 360 S.C. d) Khoảng 367 S.C. 4)

Page 234: Tan uoc ( luot khao)

Pontus trên Biển Đen. Italy. Êdíptô và Lybi. 13. Theo hai bảng này, các nhân chứng không chính thức này đã viết ra 50 năm trước niên hiệu của bộ kinh điển Marcion. Khoảng 117 năm sau, Origen đã làm chứng không chính thức rằng toàn thể Hội Thánh đã chấp nhận toàn bộ thuộc về kinh điển ngoại trừ năm sách. Bức Thơ Ngày Hội của Athanasius (Athanasius's Festal Letter) chính thức đưa vào toàn bộ 27 sách hiện có trong Tân ước. (khoảng 367 S.C). 14. Theo thứ tự sau a. Việc trích dẫn các tác phẩm do nhiều tác giả riêng biệt mà không có sự tranh luận nào về sức mạnh của lời chứng này. b. Sự tham dự của các giáo phụ vào sự tranh luận và định nghĩa các uy quyền mà không yêu cầu đến sự quyết định của Hội Thánh. c. Sự phân biệt của các giáo hội nghị giữa các tác phẩm thứ kinh và các tác phẩm thuộc về kinh điển. 15. Theo thứ tự sau: (Xem Tenney và tài liệu nghiên cứu này để có các câu trả lời luân phiên cho cột 3). a 2) Nội dung quan tâm đến dân Giuđa bị tản lạc hơn là đến các Cơ Đốc Nhân người Hylạp. 3) Các nguyên tắc của sự cứu rỗi bởi đức tin và việc làm bổ sung cho nhau (chứ không mâu thuẫn nhau) như thế nào trong việc thúc đẩy nếp sống đạo đức thực tiễn. b 2) Ngắn gọn không có sự quan tâm chung đầy đủ. 3) Trình bày rằng giáo lý Cơ Đốc đã được tiếp nhận làm tiêu chuẩn rồi. c 2) Sự khác biệt về bút pháp của I và IIPhierơ. 3) Sự dạy dỗ về nguồn gốc của Kinh Thánh. d 2) Nội dung tương đối riêng tư hoặc mang tính bán riêng tư. 3) Bổ sung cho phần nhấn mạnh về thần tính của Đấng Christ trong sách Tin lành Giăng bằng cách nhấn mạnh vào nhân tánh của Ngài. e 2) Nội dung tương đối riêng tư hoặc mang tính bán riêng tư. 3) Sự giáo huấn về các vấn đề thực tiễn trong việc quản trị Hội Thánh. f 2) Nội dung mang bản chất riêng tư. 3) Dạy dỗ về sự tha thứ có ý nghĩa gì. 16. Thế kỷ thứ tư. 17. Giữa thế kỷ thứ hai. 18. Nó được chuẩn bị vào khoảng 170 S.C và được sử dụng cho đến đầu thế kỷ thứ năm. 19. a) Nhiều người riêng rẽ để sử dụng riêng cho chính họ. b) Các thầy thông giáo, các viên ký lục, làm việc chuyên nghiệp để dùng

Page 235: Tan uoc ( luot khao)

trong các tu viện và các nhà thờ. 20. Trước Constantine, vị vua cai trị từ 306-337 S.C 21. Sự lẫn lộn, căng thẳng và sự tàn hại của các cơn bắt bớ. 22. Tenney nói (trang 415-416 (416) rằng: "Có thể là các nô lệ đã được huấn luyện đã sao chép một số lớn bản sao trong cùng một lúc, qua việc đọc cho họ chép", và các lỗi lầm "đã bị những người sao chép sau này duy trì...". Ông nói rằng các viên ký lục có thể đôi khi đã cố gắng sửa lại những gì họ cho là khiếm khuyết trong thủ bản mà họ dùng để sao lại. Sự bất cẩn cũng là một yếu tố. 23. Nó được xuất bản như là một bộ sưu tập các Thơ Tín của Phao Lô hay bộ sưu tập bốn sách Tin lành - hoặc đôi khi là những tác phẩm hoàn chỉnh (các tư liệu hoàn chỉnh).

24. a Các nguồn cung ứng cho việc tái thiết bản văn Tân ước thì lớn hơn nhiều so với các tư liệu khác trong thời cổ đại. b Trong khi mảnh Rylands của sách Giăng có thể có từ khoảng nửa thế kỷ của cuộc đời tác giả - và bản chỉ thảo Chester Beatty có một phần lớn của Tân ước đã có từ khoảng 250 S.C. - thì các bản sao của các tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Hylạp có thể đã mang niên hiệu 1400 năm sau cuộc đời của các tác giả. 25. a 1) Các thủ bản của các bản văn cổ tiếng Hylạp. 2) Hylạp. 3) Chữ viết hoa. 4) Thế kỷ thứ ba và thứ tư. 5) Toàn bộ Tân ước. b 1) Những bản chữ Thau. 2) Hylạp. 3) Chữ viết thau 4) Thế kỷ thứ mười đến mười lăm. 5) Không chỉ định. c 1) Các bản dịch tiếng Latinh và tiếng Syri 2) Tiếng Latinh và tiếng Syri. 3) Không chỉ định. 4) Sớm có từ cuối thế kỷ thứ hai. 5) Toàn bộ Tân ước. d 1) Các tác phẩm của các giáo phụ. 2) Latinh và Hylạp. 3) Không chỉ định. 4) Sáu thế kỷ đầu. 5) Đa số của Tân ước.

Page 236: Tan uoc ( luot khao)

e 1) Các bài giảng huấn hoặc các bộ sưu tập các bài giảng được đọc trong sự thờ phượng theo giáo nghi trong giáo hội. 2) Không chỉ định. 3) Không chỉ định. 4) Thế kỷ thứ chín hoặc trễ hơn. 5) Một số phân đoạn trong các sách tin lành và trong các thơ tín.

Từ Vựng

Sự làm con nuôi (adoption ): Việc làm của Đức Chúa Trời khi nhận một người vào mối tương quan mới với Ngài để làm con và kẻ kế nghiệp với Đấng Christ khi người ấy được cứu. Thuốc giải độc (antidote ): Bất cứ điều gì chống lại hay loại bỏ tác dụng của sự sai lầm, điều ác, chất độc hay bịnh tật. Chủ nghĩa phản luật pháp (antinomianism ): Một niềm tin cho rằng đức tin buông tha CDN khỏi mọi bổn phận của luật pháp đạo đức (bạn có thể làm điều bạn muốn và điều đó không gây ảnh hưởng gì cả) phủ nhận quyền chủ tể của Đấng Christ. Khải thị (apocalyptic ) : Thể loại văn chương thường được viết ra trong những thời kỳ bắt bớ hay bị áp bức như là phương tiện để khích lệ những người đang chịu khổ vì cớ đức tin mình; nội dung bao gồm sự phán xét kẻ ác và sự giải cứu người công bình. Thứ kinh (Apocrypha ): Các tác phẩm của đạo giáo nhưng không mang tính chính thức. Thuộc về thứ kinh (apocryphal ): Không có trong bộ kinh điển Tân ước. Để thân oan (apologetic ) : Được đưa ra để minh oan hay binh vực cho. Nhà Thân Oan (apologist ) : Người binh vực cho một ý kiến hay một niềm tin. Giai cấp quí tộc (aristocracy ): Tầng lớp có địa vị cao trong xã hội cha truyền con nối và được hưởng đặc quyền. Tính tham lam (avaricious ) : Tham tiền để được giàu có. Thuộc về kinh điển (caninical ): Được chấp nhận là thuộc danh sách chính thức của Kinh Thánh tạo nên bộ Kinh Thánh và được công nhận như là kinh điển. Các Sách Tin lành Kinh Điển (canonical Gospels ): Liên quan đến, được thiết lập bởi hoặc giữ theo một bộ kinh điển (kiểu mẫu, tiêu chuẩn); các sách Tin lành này nằm trong bộ Kinh Thánh kinh điển. Đỉnh điểm (capstone ): Một điểm, một hành động hay một kết quả mang tính chung kết hay hoàn hảo.

Page 237: Tan uoc ( luot khao)

Thần nhập thuyết phái (cerinthianism ): Một hình thức cao cấp của Trí huệ phái. Một tín lý cho rằng thần linh của Đấng Christ không thực sự ở trong con người Jesus cho đến khi Ngài chịu báptêm và đã lìa khỏi Ngài trước khi Ngài chết trên thập tự giá, tạo nên một sự mâu thuẫn kỳ lạ trong thân vị của Chúa Jesus; nó làm lu mờ bản tánh của Chúa Jesus đến nỗi người ta sẽ không biết được là con người Jesus hay thần linh Christ đang nói hay đang hành động. Cơ Đốc luận (thuộc về ) (christological ): Thuộc về những giải thích thần học về công tác và thân vị của Đấng Christ. Cơ Đốc luận (Christology ): Bộ môn nghiên cứu về thân vị và các thuộc tánh của Đấng Christ; lý thuyết hay giáo lý liên quan đến Đấng Christ. Người bói khoa (clairvoyant ): Người tuyên bố mình có sự hiểu biết về điều gì không rõ ràng, điều ẩn giấu hay điều gì vượt quá nhận thức luân lý. Tạo nên đỉnh điểm (climactic ): Có liên quan đến một kết quả hay một bước ngoặc chính yếu trong một hành động. Sự cáo chung (consummation ): Sự làm trọn, hoàn thành, kết thúc, chấm dứt. Người theo chủ nghĩa toàn cầu (cosmopolitan ): Người có sự quan tâm, ưu tư và thái độ đối với toàn cầu, trái ngược với một khuynh hướng mang tính địa phương, từng vùng hay mang tính quốc gia, mà không có sự quan tâm hay không có các hoạt động ở qui mô rộng lớn hơn. Cùng chung ranh giới (coterminous ): Có cùng phạm vi hay mức độ về không gian hay thời gian; đồng nhất với. Tính đáng tin (credence ): Được lý trí chấp nhận là thật hay thật đúng. -y nhiệm thư (credentials ): Điều cho phép một người sử dụng một thẩm quyền hay một địa vị nhất định nào đó. Tín điều (credo ): Một niềm tin, hệ thống hay những nguyên lý được tuân giữ vững chắc để hướng dẫn cho hành động. Biến thoái (declension ): Sự chìm đắm vào một tình trạng thấp hơn hay kém hơn. Được thờ lạy như vị thần (deified ): Được tôn thành vị thần, được thờ phượng như một vị thần. Chủ nghĩa mị dân (demagoguery ): Tinh thần, các nguyên tắc, lối cư xử hay các phương pháp của những nhà lãnh đạo quần chúng nào mưu lợi cá nhân bằng những lời tuyên bố quá đáng. Đoạn kết (denouement ) : Sự bày tỏ cuối cùng của một sự kiện làm sáng tỏ bản chất hay kết quả của một câu chuyện. Tản dân (Diaspora ): Người Do Thái sống ngoài xứ Palestine, sự tản lạc của người Do Thái khắp thế giới. Diatessaron : Cuốn sách đầu tiên dung hòa các sách Tin lành (được soạn lại thành một câu chuyện đơn thuần) của Tatian vào thế kỷ thứ hai sau công

Page 238: Tan uoc ( luot khao)

nguyên. Hiện Hình Thuyết (Docetism ): Một tà giáo cho rằng Đấng Christ không phải là một người thực sự trong lịch sử, mà là một hồn ma xuất hiện trong lốt người rồi lại biến mất; một dạng của trí huệ phái. Năng động (dynamic ): Tích cực, đầy sinh lực. Thuộc về giáo hội (ecclesiastical ): Thuộc về Hội Thánh là một tổ chức có thế lực cai trị. Giáo Hội Học (ecclesiological ): Thuộc về bộ môn nghiên cứu giáo lý về Hội Thánh. Quá tệ (egregious ): Xấu xa, hung tợn, trắng trợn, bội bạc một cách rõ ràng. Giáo lịnh (encyclical ) : Một bức thư nhằm để luân lưu chung giữa nhiều Hội Thánh. Trào phúng (epigram ): Nhận định hay phê bình dí dỏm, thông minh sắc sảo và ngắn gọn. Đoạn kết (epilogue ): Phần kết thúc của một tác phẩm văn chương để tóm tắt và bình luận về hành động chính yếu. Tính ngữ (epithel ): Từ ngữ miêu tả được dùng thay cho một cái tên, đặc biệt là một chữ miệt thị và mô tả phẩm cách. Kẻ lầm lạc (errorists ): Những người giữ niềm tin hay quan niệm mâu thuẫn với các giáo lý chính thức của tôn giáo mình. Thuộc về lai thế học (eschatological ): Liên quan tới niềm tin về hay tin nơi sự kết thúc của thế giới hay những sự cuối cùng (như là sự tái lâm của Đấng Christ, sự sống lại, sự phán xét, thời đại mới). Đạo đức luận (ethic ): Tập hợp các giá trị hay các nguyên tắc đạo đức. Tính truyền giảng (evangelistic ): Liên quan đến công tác đem con người đến chỗ vâng phục Đấng Christ. Trường phái duy tương lai (futurist school ): Những nhà giải kinh cho rằng ba đoạn đầu của sách Khải huyền chỉ áp dụng cho thời kỳ mà sách được viết ra, hoặc những người giải thích rằng bảy Hội Thánh cõi Asi đại diện cho bảy kỷ nguyên trong lịch sử Hội Thánh từ thời đại các sứ đồ cho đến khi Đấng Christ tái lâm; những người cho rằng các biến cố từ KhKh 4:1 trở đi thuộc về thời kỳ tương lai gọi là Cơn Đại Nạn. Gia phổ (genealogy ): Dòng dõi của một nhân vật, một gia đình hoặc một nhóm người thuộc dòng dõi trực hệ của một vị tổ phụ. Đấu sĩ (gladiator ): Một người đã được trả tự do, một nô lệ hay một phu tù trong thời đại Lamã cổ đại được thuê để dùng vũ khí đánh nhau với người hay cầm thú mua vui cho dân chúng. Văn Hóa Hylạp (Hellenism ): Sự hấp thụ văn hóa, lối nói, phong cách, tập quá, lý tưởng của Hylạp của những người Lamã hay Do Thái trong cộng đồng Do Thái lưu vong; văn minh Hylạp, đặc biệt là khi bị sửa đổi theo

Page 239: Tan uoc ( luot khao)

những ảnh hưởng đông phương trong thời kỳ hấp thụ văn minh Hylạp. Người Hêlênít (Hellenist ): Người mà tổ tiên không phải là người Hylạp, nhưng sống trong những thời kỳ chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp và tiếp thu ngôn ngữ, phong tục và quan niệm Hylạp. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp (Hellenistic ): Có liên quan với sự truyền bá ảnh hưởng Hylạp sang nơi xa như Ấn độ và Aicập giũa thời kỳ của Alexander đại đế và sự chinh phục của Lamã. Các tà giáo (heresies ): Các niềm tin hay ý kiến trái ngược với các tín lý chính thức của giáo hội hay của một hệ thống tôn giáo. Thời hoàng kim (heyday ): Thời kỳ đẹp nhất; thời kỳ sung sức nhất hoặc thành công nhất. Tôn ti (hierarchy ): Cái được tổ chức thành nhiều trật tự hay nhiều cấp bậc mà trong đó mỗi bậc thì là thuộc cấp của bật trên mình, một loạtt có xếp hạng hay có cấp bậc. Trường phái duy lịch sử (historicist shool ): Những nhà giải kinh cho rằng sách Khải huyền phác họa toàn bộ tiến trình lịch sử của Hội Thánh từ Lễ Ngũ Tuần cho đến sự tái lâm của Đấng Christ. Cổ vũ (hortatory ): Mang tính khuyên bảo, được đặc trưng bởi việc khích lệ hay khuyên lơn. Trường phái duy lý tưởng (idealist shool ): Những nhà giải kinh tập trung vào lẽ thật đạo đức và thuộc linh của sách Khải huyền, vì vậy họ xem sách này chỉ là hình ảnh biểu tượng về trận chiến dai dẳng giữa thiện và ác giữa Cơ Đốc giáo và ngoại giáo. Mè nheo (importunate ): Bền bỉ kêu xin. Sự qui kể (imputation ): Việc làm của Đức Chúa Trời, qua đó Đức Chúa Trời gán sự công bình của Đấng Christ cho kẻ tin Ngài đã trả xong hình phạt của tội lỗi mình để họ được xưng công bình. Được đầu thai (incarnated ): Thần tánh đã hiện thân trong nhân tánh; Đức Chúa Trời được bày tỏ trong thân xác và nhân cách của con người Jesus Christ, là Đấng đã kinh nghiệm nhân tánh trong khi vẫn là Đức Chúa Trời. Sự nhập thể (incarnation ): Sự hiệp một của nhân tánh và thần tánh trong Chúa Jesus Christ, Đấng đã mang lấy một thân thể, nhân cách, bản chất và các kinh nghiệm của con người trong khi vẫn còn là Đức Chúa Trời. (incipient )Phôi thai : còn trong trứng. internecine : Gây ra tàn phá cho cả đôi bên. Nội tại : Thuộc về bản chất căn bản của điều gì đó. Xưng công bình (justification ): Sự chấp nhận những người đáp ứng với Đức Chúa Trời bằng một đức tin hoàn toàn như đã được bày tỏ trong Đức Chúa Jesus Christ; sự đánh giá của Ngài về họ là không phạm tội, là công nghĩa và là được giải hòa với Ngài.

Page 240: Tan uoc ( luot khao)

Chủ nghĩa duy luật pháp (legalism ): Những lối sống, những việc làm, những sự vâng giữ theo, các nguyên tắc hay những đặc trưng của một bộ luật chẳng hạn như luật pháp, hay luật truyền khẩu của Do Thái giáo. Theo chủ nghĩa duy luật pháp (legalistic ): Tình trạng tuân thủ nghiêm nhặt, theo nghĩa đen, hay làm theo cách quá khích đối với các thông lệ, lễ tiết hoặc các nguyên tắc của một bộ luật như bộ Luật pháp hay luật truyền khẩu của Do Thái giáo. Kẻ trụy lạc (libertine ): Người hoàn toàn không kiềm chế về mặt luân lý, nhất là người quen thói du đãng; người có những quan niệm tôn giáo không chính thống hay không theo đúng truyền thống. Tinh thần trụy lạc (libertinism ): Sự bất chấp các hạn chế về luân lý để sống dâm loạn; tình trạng không có các mẫu mực cư xử tiêu chuẩn một cách bất thường. Ngôn ngữ chung (lingua franca ): Bất cứ một trong những ngôn ngữ khác nhau nào được sử dụng làm một ngôn ngữ để giao dịch hay một ngôn ngữ chung của những người có ngôn ngữ khác nhau. Dấu (của Đức Chúa Trời ) (mark of God ): Dấu ấn của Đức Chúa Trời hằng sống trên trán những kẻ được cứu khỏi sự xét đoán bởi ơn che chở của Đức Chúa Trời. Dấu (của con thú ) (mark ofthe beast ): Phù hiệu của kẻ tin theo antichrist ở trên trán hay trên tay mặt (KhKh 13:16-17); dấu hiệu của sự bội đạo; tình trạng thuộc linh khiến con người phải chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời và sự đau đớn đời đời. Mang tính ẩn dụ (metaphorically ): Dùng cách mô tả về một đề tài để thay cho một đề tài khácc, để gợi lên sự giống nhau giữa chúng. Môi trường xã hội (millieu ): Môi trường, khung cảnh, môi trường xung quanh. Thiên Hy Niên (Millennium ): Một ngàn năm bình an, phồn vinh và đầy dẫy sự thánh khiết trong thời kỳ Đấng Christ cai trị trên đất, tiếp theo sự tái lâm của Đấng Christ sau cơn đạn nạn và trong khi đó, satan bị nhốt dưới đáy vực (Khải 20). Kịch câm (mime ): Kịch vui nhộn thời Lamã hay Hylạp cổ, được đặc trưng bởi lối bắt chước hoặc lối hài kịch dâm tục. Toàn tri (omniscient ): Có tri thức trọn vẹn về mọi điều (quá khứ, hiện tại, tương lai) - không đến bởi sự khôn ngoan của con người hay bởi quá trình suy xét nào, nhưng bởi vì nền tảng của thực tế ở trong Ngài (Đức Chúa Trời). Phân đoạn chua thêm (parenthetical ): Liên quan đến đoạn văn đi ra ngoài đề, hay một phân đoạn bổ sung. Thuộc về các giáo phụ (patristic ): Thuộc về hay liên quan đến các giáo phụ

Page 241: Tan uoc ( luot khao)

Hội Thánh hay tác phẩm của họ (đặc biệt là trong sáu thế kỷ đầu tiếp sau Đấng Christ). Khoa sư phạm (pedagogy ): Nghệ thuật, khoa học hay nghiệp vụ của công tác dạy dỗ. Triết lý (philosophy ): Sự cố gắng biểu thị mối quan hệ giữa mọi kiến thức thực hữu về vũ trụ này thành một hình thức có hệ thống và để kết hợp kinh nghiệm của con người với nó; các niềm tin, quan niệm và các thái độ phổ thông của một tập thể hay một cá nhân. Các tiền lệ (precedents ): Những sự dạy dỗ để xác định hay hướng dẫn cho lối sống sau đó. Thiên kiến : ( Thái độ của tinh thần hay khuynh hướng bảo vệ ý kiến mà không có sự nhận thức đầy đủ về vấn đề đó. Đặc quyền : Một quyền hạn đặc biệt hay đặc ân mà kẻ khác không có. Trưởng lão : Người lãnh đạo chính thức hay giám mục của một hội chúng địa phương trong Hội Thánh đầu tiên. Trường phái duy quá khứ : Những nhà giải kinh cho rằng lối dùng biểu tượng trong sách Khải huyền chỉ liên quan tới các biến cố trong thời kỳ trước các sách này mà thôi. Sơ khai : Cực kỳ tinh khiết, chưa bị hư hoại, liên quan đến tình trạng ban đầu. Tầng lớp vô sản : Tầng lớp dân chúng thấp kém nhất trong xã hội Lamã, tầng lớp vô sản, tầng lớp lao động. Tế lễ vãn hồi : Chỉ về sự chết hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá để làm của tế lễ chuộc tội để chuộc tội cho những kẻ ăn năn tin Ngài và nhờ đó được phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Cha. Đặt ra ngoài vòng pháp luật : Lên án tử hình. Sự cất lên : Chỉ về giáo lý, các thành viên của Hội Thánh thật sẽ được Đấng Christ cất lên thình lình khi Ngài trở lại trong chốn không trung. Sự nên thánh : Từng trải của tín hữu Cơ Đốc, bởi đó được buông tha khỏi tội lỗi và được Đức Thánh Linh ban năng lực để nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời trong đời sống mình, và để dự phần trong tình yêu thương Đức Chúa Trời trong tư cách một người được cứu chuộc, là người được Đức Chúa Trời chấp nhận hoàn toàn. Phạm tội ly giáo : Phạm tội phân rẽ khỏi hay đối địch với sự thờ phượng chân thật đối với Đức Chúa Trời. Tính tự xác nhận : Là điều mà tự nó thuyết phục độc giả về sự chân thật và lẽ thật của nó. Cứu thục học (thuộc về ): Liên quan đến giáo lý thần học về sự cứu rỗi nhờ hành động của Đức Chúa Trời. Siêu nhiên : Mang thuộc tánh hay có liên quan đến Đức Chúa Trời, vượt trên

Page 242: Tan uoc ( luot khao)

luật lệ của tự nhiên. Đồng bộ hóa : Xảy ra cùng một lúc, ăn khớp với nhau. Hỗn thành thuyết : Có các đặc điểm của hai niềm tin đối lập nhau nhưng được hòa lẫn vào nhau hay ghép nối với nhau. Cộng quan : Thuộc về hay liên quan tới ba sách tin lành đầu tiên trong Tân ước, cung cấp một quan điểm chung cho một tổng thể, được biểu hiện hay được đặc trưng bởi sự bao quát hay sự gợi ý về quan điểm. Ngấm ngầm : Một cách yên lặng không nói ra, bằng cách bày tỏ bằng hành động thay vì bằng lời nói. Kiên trì : Có khuynh hướng ủng hộ hay gắn bó với, bám chặt vào; kiên quyết. Nguyên lý :Niềm tin hay giáo lý thường được cho là đúng, đặc biệt là trong một tập thể. Vượt trội : Xuất sắc, vượt ra ngoài giới hạn của, cách biệt với. Siêu việt : Hiện hữu ngoài vũ trụ vật chất này. Hóa hình : Ở đây chữ này chỉ về từng trải mà Chúa Jesus được biến hình trên đỉnh núi trước mặt ba môn đồ Ngài (Mat Mt 17:1-8) Chuyển biến : Sự thay đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Cơn khổ nạn : Thời kỳ hoạn nạn, sầu não và khốn khó kinh khiếp chưa từng có sắp xảy ra, nhiều người tin rằng nó sẽ xảy ra giữa sự cất lên và sự tái lâm của Đấng Christ trên trần gian; cũng được gọi là "kỳ tai hại của Giacốp". Tính phổ thông : Phẩm chất hay tình trạng mang tính toàn cầu, áp dụng cho mọi người thay vì chỉ cho một nhóm người được chọn nào đó. Mục Lục

7 Tân Ước Lược Khảo Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam

Chương 1 Bối cảnh Lịch Sử và Công Cuộc Trước Tác Tân Ước Chương 2 Các sách Phúc Âm Cọng Quan Ma-Thi-ơ, Mác và Lu-caChương 3 Sách Phúc Âm Giăng Chương 4 Sách Công Vụ Các Sứ Đồ Chương 5 Các Thư Tín Phao-lô : I và II Tê-sa-lô-ni-caChương 6 Các Thư Tín Phao-lô : I và II Cô-rinh-tô Chương 7 Các Thư Tín Phao-lô : Ga-la-ti và La Mã Chương 8 Các Thư Tín Phao-lô : Cô-lô-se, Phi-lê-môn, Ê-phê-sô và Phi-lip Chương 9 Thư Tín Phao lô: I Ti-mô-thê, Tít và II Ti-mô-thêChương 10 Hội Thánh và sự đau khổ Chương 11 Hội Thánh và Tà Giáo Chương 12 Sách Khải Thị

Page 243: Tan uoc ( luot khao)

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÔNG CUỘC TRƯỚC TÁC TÂN ƯỚC

Thế giới của thời Tân Ước là một thế giới bận rộn náo nhiệt. Mọi đường đều dẫn đến La Mã. Các hoàng đế La Mã cai trị hầu hết những miền có dân cư trên đất. Trong khi đó, tại một thị trấn nhỏ bé xứ Palestine, có một người ra đời sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Đó là Chúa Giê-xu, ở Na-xa-rét. Sau cuộc đời của Ngài trên đất, Hội Thánh đã thành hình, mới đầu chỉ là một nhóm người lẻ loi, dần dần trở thành một khối quần chúng đông đúc. Các sách Tân Ước đã được viết ra để giáo dục các cộng đoàn địa phương, và giúp họ biết về cuộc đời và nhưng lời dạy của Chúa Giê-xu Những điều nói trên không phải đã xảy ra cách bất ngờ. Đó là kết quả của một công cuộc sửa soạn lâu dài - do chính Thượng Đế sắp xếp “Khi kỳ hạn được trọn thì Thượng Đế sai Con Ngài đến ” (GaGl 4:4). Trong những năm tháng trước khi Chúa Giê-xu xuất hiện Thượng Đế đã hành động trong những cuộc đời, trong những biến cố của các dân tộc. Trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho thời kỳ tiền-Cơ-đốc (pre-Christian), có dân tộc Do Thái và tôn giáo của họ, người Hi Lạp và ngôn ngữ của họ, người La Mã và tổ chức xã hội chính trị của họ. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI DO THÁI Được Thượng Đế chọn làm “một nước thầy tế lễ, một dân thánh (XuXh 19:6), dân Y-sơ-ra-ên đã chiếm được một vị thế ưu đãi. Họ được làm sứ giả của Thượng Đế đến các dân tộc xung quanh. Nhưng họ đã thất bại ! Vì họ cứ tiếp tục bất tuân và phạm tội thờ hình tượng, nên cuộc phân xét cuối cùng của Thượng Đế đã giáng xuống họ vào năm 587 T.C., cả dân tộc đã bị Nê-bu-cát-nết-sa bắt đưa qua xứ Ba-by-lôn làm phu tù. Từ trung tâm phu tù này, họ dần dần tản ra khắp thế giới. Biến cố trọng đại này gọi là cuộc Đại Tản Lạc (Great Dispersion), đã để lại những hậu quả trên dân Do Thái. Nhưng trong khi họ đến những nơi đó, nhiều nguời đã tỏ cho người ta biết mình là những kẻ thờ một Thượng Đế chân thật là Đức Giê-hô-va. Tín ngưỡng độc thần và Luật Pháp của Thượng Đế là hai điểm nổi bật của họ giữa thế giới ngoại giáo. Như thế, trong những năm sau này, khi Đấng Cứu Thế ra đời và khi các Sứ Đồ đi ra rao giảng, thì con đường đã được dọn sẵn. Những từ ngữ, ý tưởng họ dùng, ngay cả thông điệp họ truyền, đều không phải là hoàn toàn mới lạ. Không những người ta nghe thông điệp mà còn được đọc cả thông điệp đó nữa. Bộ Cựu Ước tiếng Do Thái (Hebrew) đã được dịch ra tiếng Hi Lạp ở thành phố Alexandria xứ Ai cập từ năm 250-150T. C. Vì tiếng Hi Lạp là một ngôn ngữ phổ thông thời đó, nên bản dịch này, được gọi là bản Bảy mươi (Septuagint) đã cống hiến những giáo huấn Cựu ước cho những ai có thể đọc

Page 244: Tan uoc ( luot khao)

được. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai T.C, các giáo phái hay đảng lớn của người Do Thái đã lần lượt xuất hiện. Khi đọc các sách lịch sử của Tân Ước (từ Ma-thi-ơ đến Công Vụ), chúng ta thường thấy những tên như Pha-ri-si, Sa-đu-sê. Trong hai đoàn thể đó, phái Pha-ri-si lớn hơn, đa số là các học giả và các giáo sư Cựu Ước, còn người Sa-đu-sê là những chính trị gia có thế lực gồm có các vị thượng tế (high priests) và những viên chức cao cấp trong Hội đồng Quản Hạt (Sanhedrin) ở Giê-su-sa-lem (gồm bảy mươi mốt thầy tế lễ) Người Pha-ri-si nổi tiếng là theo chính thống. Họ tin tưởng mạnh mẽ ở tính chất thiêng liêng của Bộ Cựu Ước, dạy những tín lý về sự sống lại và sự phán xét cuối cùng, họ xác nhận sự hiện hữu của thiên sứ và các thần linh. Người Sa-đu-sê không nhận những tín lý đó (Cong Cv 23:6-8). Thế nhưng chính nhóm người Pha-ri-si lại là những kẻ thường bị những lời giảng của Chúa Giê-xu lên án -không phải vị họ mất chính thống nhưng vì họ nhấn mạnh những điều không quan trọng mà lãng bỏ những điều thiết yếu trong Luật Pháp (Mat Mt 23:23, 24) CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI HY LẠP Một ngôn ngữ và một thế giới! Đó là tham vọng của vị vua trẻ Alexander Đại đế, con vua Philip ở Ma xê don (Macedon) trước khi Chúa giáng sinh bốn trăm năm. Tham vọng của ông đã được thực hiện phần lớn vào những năm 334-323 TC. Alexander đã chinh phục cả cựu thế giới như một cơn lốc. Để củng cố chiến thắng của mình, ông đã lập tiếng Hi lạp làm lingua franca , ngôn ngữ chung và văn hóa Hi lạp làm mẫu mực cho tư tưởng và lối sống. Dầu đế quốc của ông bị phân hóa nhanh chóng sau khi ông chết yểu, chủ trương của ông đã có kết quả lâu dài. Những biến cố ở thế kỷ thứ ba có liên quan như thế nào đến sự xuất hiện của Cơ-đốc-giáo và bộ tân ước? Chúng đã cung cấp một phương tiện cho việc truyền bá sứ điệp Cơ-đốc. Các vị Sứ Đồ đã giảng dạy bằng tiếng Hi Lạp, các sách Tân ước đã viết bằng tiếng Hi lạp, ngôn ngữ chung của thế giới thời đó. Các tác giả đã dùng những từ ngữ của thời họ và lồng vào đó những ý nghĩa mới mẻ sâu xa để chuyên chở sứ điệp về cuộc sống tâm linh đến cho độc giả của họ. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGUỜI LA MÃ Đế quốc La Mã nổi tiếng về việc duy trì luật pháp và trật tự. Thế giới của họ kéo dài từ Đia Trung Hải ở phía Tây đến sông Ơ-phơ-rát (Euphates) ở Cận Đông (Near East). Họ cai trị toàn đế quốc cách chặt chẽ bằng cách bổ nhiệm các viên tống trấn địa phương để trông coi các tỉnh, các địa phận. Bởi sự sắp đặt thiên hựu, người La Mã đã sửa soạn thế giới cho sự xuất hiện của Cơ-đốc-giáo bằng nhiều cách. Trước hết, chủ trương duy trì luật pháp và trật tự của người La Mã, được hỗ

Page 245: Tan uoc ( luot khao)

trợ bởi tiềm năng quân sự ưu việt của họ, đã tạo được một thời gian hòa bình dưới triều Hoàng Đế Xê-xa Au-gút-tơ (Augustus). Theo lời sử gia Lu-ca, chính trong thời gian này, bà Ma-ri đã sinh hạ được con trai đầu lòng của mình trong ngôi làng Bết-lê-hem nhỏ bé thuộc tỉnh Giu-đê của La Mã Thứ đến, hệ thống đường sá của La Mã đã giúp cho các khách bộ hành đi lại dễ dàng và an ninh trong toàn đế quốc. Những con đường này đều được lát đá, khai cống rãnh, và có tuần tiểu an ninh. Sứ Đồ Phao-lô đã đi trên những con đường quan trọng như đường Egnatian đi qua A-chai và Ma-xê-đoan và đường Apian đi tới La Mã. Một yếu tố quan trọng khác, tuy có tính cách tiêu cực, đó là sự suy đồi luân lý và tôn giáo; các dân tộc ven Địa trung Hải khao khát trông mong một sự cứu chuộc. Họ đã mất niềm tin nơi các thần thánh cũ. Các tôn giáo của nhà nước thì quá hình thức và cứng ngắt không đáp ứng được nguyện vọng của cá nhân. Các triết học thịnh hành thời đó cũng thiếu sức sống và không hấp dẫn đối với người bình dân. Ở cả Đông lẫn Tây phương đều có những giáo phái’huyền bí’nổi lên, cống hiến sự giải thóat cá nhân, sự giao thông với các thần linh và giữ những nghi lễ bí mật. Trong khung cảnh đó, Cơ-đốc-giáo xuất hiện, công bố sự cứu rỗi, tha tội và bình an. Đặt trọng tâm nơi đời sống, sự chết, và sự sống lại của Đức Giê-xu Chí Tôn, Cơ-đốc-giáo đem lại giải đáp cho nhu cầu tâm linh và sự trống rỗng đạo đức nơi con người. PALESTINE VÀO THẾ KỶ ĐẦU TIÊN Vào những năm hừng đông của kỷ nguyên Cơ-đốc, xứ Palestine ở dưới quyền cai trị của dòng họ triều đại Hê-rốt, Hê-rốt Đại Vương (Herod the Great) được La Mã bổ nhiệm làm vua người Do Thái, cai trị từ năm 37 đến 4 TC. Sự cai trị của ông ta đánh dấu bằng những cuộc âm mưu và đổ máu trong đó có cuộc tàn sát trẻ thơ ghi trong Ma-thi-ơ 2 Trong số các con của Hê-rốt có một người được nhắc đến trong sách Phúc Âm là Hê-rốt Antipas làm tiểu vương vùng Ga-li-lê và Bê-rê từ năm 4 TC đến 39 SC. Chính ông ta đã giết Giăng Báp-tít khi Giăng can gián ông ta về việc cưới Hê-rô-đia sái phép (Mat Mt 14:1-2). Chúa Giê-xu đã gọi ông ta là’con cáo’(LuLc 13:32) và ông ta đã dự phần vào vụ xử án Ngài tại Giê-su-sa-lem (23:7-12) Người kế nghiệp Hê-rốt Antipas là Hê-rốt Agrippa I, con của Aristobulus và cháu nội của Hê-rốt Đại Vương, cai trị Sa-ma-ri, Giu-đê và Ga-li-lê từ năm 37-44 SC. Cong Cv 12:1-25 ghi lại việc ông ta sát hại Gia-cơ, con Xê bê đê và bỏ tù Phi-e-rơ và cái chết khó hiểu của ông ta. Vua cuối cùng của dòng họ Hê-rốt là Hê-rốt Agrippa II (50 -100 S.C) Ông ta xuất hiện trong 25:1-26:31 trong vụ xử Phao-lô trước Phê-tu ở Sê-sa-rê.Trong số những viên quan bảo hộ của La Mã ở Giu-đê vào thế kỷ đầu tiên,

Page 246: Tan uoc ( luot khao)

người mang tai tiếng nhất là Bôn-xơ Phi-lát (26-36 SC). vì ông ta đã dự phần trong vụ xử Chúa Giê-xu và đã kết án Ngài dù ông xác nhận rằng Ngài không có tội (GiGa 18:1-19:42). Sau đó ít lâu, ông ta đã bị Hoàng Đế Tiberus truất quyền vì vụ tấn công người Sa-ma-ri và triều hồi về kinh đô năm 36 SC. Số phận ông ta về sau ra sao không ai biết chắc. Về phía tôn giáo, người Do Thái ở dưới quyền cai trị trực tiếp của vị thượng tế (high priest) và các viên chức ông ta trong Hội đồng Quản hạt (Sanhedran) ở Giê-su-sa-lem. Tân Ước có nhắc tên ba vị thượng tế là Cai-phe, An-ne là ông gia ông ta, và A-na-nia (18:13; Cong Cv 23:2). Đời sống tôn giáo tập trung vào Đền thờ Giê-su-sa-lem. Kiến trúc này được gọi là Đền Thờ Hê-rốt, đang hoàn tất vào thời Chúa Giê-xu (GiGa 2:20). Nó được xây dựng theo kiểu đền thờ Sa-lô-môn và Xô-rô-ba-bên. Đền thờ là biểu tưởng cho hy vọng và khí thế tôn giáo của họ. Dân chúng ở các nơi đến đó để phụng thờ, vào những ngày lễ Do-thái-giáo, đặc biệt là các lễ Vượt Qua, Ngũ Tuần, và Đền Tạm. Ngoài đền thờ, người Do Thái còn có các nhà hội (Synagogue). Đối với những người ở xa Đền thờ, đây là nơi thay thế cho đền thờ. Người Do Thái và người Ngoại bang theo Do-thái-giáo đến đây để học hỏi và cầu nguyện. Tại đây người ta đọc, giảng giải Kinh Thánh và cầu nguyện, chúa Giê-xu và các người tin theo Chúa đầu tiên đều năng lui tới nhà hội. Đối với người Do Thái, Cựu Ước là quyển sách của Thượng Đế , Chỉ có một Thượng Đế và Luật Pháp bày tỏ ý muốn Ngài, cuộc sống ở dưới sự cai quản của Ngài. Dân chúng sống trong bầu không khí mong đợi Thượng Đế can thiệp để giải cứu dân Ngài (LuLc 2:25). Như vậy, khi Chúa Giê-xu ra đời, thế giới đã được sửa soạn sẵn -’khi kỳ hạn được trọn’Tân Ước bổ túc cho Cựu Ước, tiếp tục ghi lại sự mặc khải của Thượng Đế và làm sáng tỏ những chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế cho dân Do Thái, dân ngoại và Hội Thánh thấy. Công Cuộc Trước Tác Tân Ước Tân ước gồm hai mươi bảy sách có thể xếp thành ba nhóm chính dựa vào những đặc điểm văn chương của chúng. Sơ đồ dưới đây trình bày sơ lược các sách, tác giả và thời gian viết.Chia theo thời gian (Chronological Division)Nhiều học giả cho rằng sách Gia-cơ có sớm nhất, viết vào khoảng năm 45 S.C [†]

Có người định thời gian viết thư tín nầy muộn hơn, khoảng 62 SC. Nếu thời gian viết Gia-cơ là sớm thì bức thư nầy viết chỉ có 15 năm sau ngày Chúa chếtNgoài ra, chắc chắn một số thư tín của Phao-lô thuộc hàng những tài liệu đầu tiên của Hội Thánh. Một số người cho rằng sách Ga-la-ti viết vào

Page 247: Tan uoc ( luot khao)

khoảng năm 47/48 SC. Các sách Tê-sa-lô-ni- ca viết vào đầu thời gian truyền giáo của Phao-lô , tại Cô-rinh-tô, lúc Ga-li-ô tại chức (Cong Cv 18:12-17; ITe1Tx 3:1-10), có nghĩa là vào năm 50 hay 51 SC. Những tài liệu đầu tiên này cho ta thấy bản chất của sứ điệp Cơ-đốc và của tín đồ Cơ-đốc. Đặc biệt quan trọng là những phân đoạn như GaGl 1:6: 2-21; 6:11-7; ITe1Tx 1:2-10; 2:13-16; IITe 2Tx 2:1-12; 3:6-15.Trái lại, các sách của Sứ Đồ Giăng là những sách sau chót của Tân Ước. Theo truyền khẩu và nội dung sách cho thấy, các sách của Giăng phản ảnh những nan đề mà Hội Thánh vào cuối thế kỷ đầu tiên phải đối phó. Phần chính các sách của Giăng đề cập đến những phương diện khác nhau của sự cứu rỗi; sách Phúc Âm nói về bản chất của sự cứu rỗi; thư I Giăng nói về sự bảo đảm của sự cứu rỗi; Khải Huyền nói về chung cuộc của sự cứu rỗi Chia theo Văn Thể (Literary Division)Sự sắp xếp các sách Tân Ước theo văn thể phản ảnh thứ tự luận lý trong chương trình của Thượng Đế . Trước hết, các sách Phúc Âm và Công Vụ thiết lập căn bản lịch sử cần thiết để có thể hiểu và đánh giá đúng đắn các sách sau. Đời sống của Chúa Giê-xu và sự hình thành Hội Thánh là nền tảng. Hội Thánh được lập trên “Nền các Sứ Đồ và các tiên tri, chính Chúa Giê-xu là đá đầu góc nhà ”. (Eph Ep 2:20)Ma-thi-ơ - giới thiệu về Chúa Giê-xu Chí Tôn, Vua dân Do Thái. Ở đây ghi lại sự ứng nghiệm của nhiều lời tiên tri trong Cựu ước về sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai (Mes-siah) và nhấn mạnh giáo huấn của Ngài.Mác - mô tả Đức Giê-xu là đầy tớ của Chúa’. Ngài bận rộn lo công việc Cha, như vậy Mác nhấn mạnh hoạt động, nhất là hoạt động cứu chuộc của Chúa Cứu ThếLu-ca - mô tả chân dung của Đức Giê-xu là “Con Nhân loại”(Son of man) người đại diện toàn hảo nhất cho loài người. Cả cuộc đời Ngài dành cho việc “tìm và cứu kẻ bị hư mất ”(LuLc 19:10). Sách nhấn mạnh lòng khoan nhân từ ái của Ngài.

THÁNH VỤ CỦA CHÚA GIÊ-XU QUA CÁC PHÚC ÂM

PHÚC ÂM THỜI KỲ CHUẨN BỊ

THỜI KỲ THÁNH VỤ CÔNG KHAI

THỜI KỲ CHỊU KHỔ

THỜI KỲ KHẢI HOÀN

Bắt đầu Kết thúc

Ma-thi-ơ

Mác

Mat Mt 1:1-4:16

Mac Mc 1:1-13

Mat Mt 4:17-16:20

Mat Mt 16:21-26:2

Mat Mt 26:3-27:66

Mat Mt 28:1-20

Mac Mc 16:1-20

Page 248: Tan uoc ( luot khao)

Lu-ca

Giăng

LuLc 1:1-4:13

GiGa 1:1-34

Mac Mc 1:14-8:30

LuLc 4:14-9:21

GiGa 1:35-6:71

Mac Mc 8:31- 13:37

LuLc 9:22-21:38

GiGa 7:1-12:50

Mac Mc 14:1-15:47

LuLc 22:1-23:56

GiGa 13:1-19:42

LuLc 24:1-53

LuLc 20:1-21:25

Giăng - trình bày Đức Giê-xu là’Con Thượng Đế ‘ (Son of God) là Đạo vĩnh hằng đến mặc khải Thượng Đế cho loài người. Phúc Âm này nhấn mạnh liên hệ giữa Chúa Chí Tôn với những người xung quanh Ngài - những cuộc tiếp xúc cá nhân làm thay đổi cuộc đời những người được gặp Ngài, và đem lại sự sống đời đời. Công Vụ các Sứ Đồ - tiếp nối Phúc Âm Lu-ca và trình bày công việc Đấng Cứu Thế phục sinh làm qua các Sứ Đồ bởi quyền năng Thánh Linh. Nguồn gốc của Hội Thánh, thân thể của Đấng Cứu Thế, và sự bành trướng ra’đến tận cùng trái đất’là chủ đề của cuốn sách lịch sử đầu tiên này, của Hội Thánh.Rồi đến các thư tín Tân Ước diễn giải về con người và công việc của Chúa Chí Tôn, và áp dụng giáo lý của Ngài vào đời sống của tín hữu. Hầu hết đều viết dưới dạng thư. Ít nhất là có mười ba thư tín do Phao-lô viết ra. Trong hai mươi mốt thư tín, ngoại trừ Hê-bơ-rơ và các thư tín của Giăng, tất cả đều có tên người viết.Chín thư của Phao-lô gởi cho Hội Thánh, bốn gởi cho cá nhân. Hầu hết đều đề cập đến những vấn dề rắc rối đang xảy ra trong Hội Thánh (Thư Ê-phê-sô dường như là một ngoại lệ) Có thư viết bằng giọng văn rất thân mật (như Phi-líp và II Cô-rinh-tô): có thư rất nghiêm chỉnh giống như một luận đề, và những phần chính lại có tính cách như là sắp xếp công việc. Thư Rô-ma là tiêu biểu của loại này. Hơn nữa các thư của Phao-lô nội dung rất đa dạng, và phối hợp quân bình các phần giáo lý và thực hành. Các sách còn lại do nhiều tác giả khác nhau, có thể qui vào hai nhóm chính. Một nhóm đề cập vấn đề chịu khổ (Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và I Giăng) còn lại luận về vấn đề giáo lý giả (I & II Phi-e-rơ, II & III Giăng và Giu đe). Cả hai đều trở thành những vấn đề nghiêm trọng vào cuối thế kỷ đầu.Sự bách hại Hội Thánh trước hết là do những người Do Thái chống đối, sau là chính quyền La Mã (từ năm 64 SC) Chúa Giê-xu đã cảnh giác những người theo Ngài về sự nổi lên của các tiên tri giả, các đấng cứu-thế giả (Mat Mt 24:24) và Phao-lô cũng nói y như vậy cho các trưởng lão của Hội Thánh Ê-phê-sô biết (Cong Cv 20:29:30). Lúc Giăng viết các thư của ông thì phái khả tri (Gnostics) đang quấy nhiễu Hội Thánh, Giăng viết để trả lời những sai lầm này. (phái Khả Tri tự xưng là có được loại kiến thức triết lý tôn giáo

Page 249: Tan uoc ( luot khao)

siêu đẳng)Sau hết là quyển sách tiên tri nổi tiếng của Tân Ước, sách Khải Huyền (hay Mặc Khải). Cũng như sách tiên tri Đa-ni-ên của Cựu Ước, phần lớn sách này đề cập đến sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế trên’dân cư trên đất’. Sách Khải Huyền vẽ ra bức tranh tuyệt đỉnh của sự cứu rỗi. Mục đích của Thượng Đế theo lời Phao-lô là’thâu tóm muôn vật trong Chúa Chí Tôn’đã được thành tự như Giăng chép, Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Chí Tôn của Ngài, Ngài sẽ cai trị đời đời (KhKh 11:15). Như vậy là Tân ước đã đến với chúng ta. “Đời xưa, Thượng Đế đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài:”. (HeDt 1:12)

VĂN CHƯƠNG TÂN ƯỚC

VĂN THỂ TÊN SÁCH NĂM VIẾT PHỎNG ĐỊNH

NGƯỜI VIẾT

SỬ KÝ

(5)

Ma-thi-ơ

Mác

Lu-ca

Giăng

Công Vụ

55-70

50-68

60

85-95

62

Ma-thi-ơ

Mác

Lu-ca

Giăng

Lu-ca

THƯ TÍN

(21)

Rô ma

I Cô-rinh-tô

II Cô-rinh-tô

Ga-la-ti

Ê-phê-sô

Phi-líp

Cô-lô-se

I Tê-sa-lô-ni- ca

II Tê-sa-lô-ni- ca

I Ti-mô-thê **

55/56

55

56

48/49 đến 57/58

60/61

61

61/61

50/51

51

63

Phao-lô

Page 250: Tan uoc ( luot khao)

II Ti-mô-thê **

Tít **

Phi-lê-môn **

67

65

61/61

Hê-bơ-rơ

Gia-cơ

I Phi-e-rơ

II Phi-e-rơ

I Giăng

II Giăng **

III Giăng **

Giu-đe

65-70

45

63-65

65 -67

85-90

85-90

85-90

67/68 đến 80/85

Vô danh

Gia-cơ

Phi-e-rơ

Giăng

Giu-đe

TIÊN TRI

(1)

Khải Huyền 90-95 Giăng

* Dầu các học giả về Kinh Thánh có khác nhau về thời gian viết chính xác, nhưng khoảng thời gian này dựa vào những phép tính gần đúng

** Viết cho cá nhân.

BÀI LÀM 1. Những yếu tố nào đã góp phần chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Giê-xu Chí Tôn và sự thành hình Tân ước? 2. Sự Tản Lạc của dân Do Thái dọn đường cho Cơ-đốc-giáo như thế nào? 3.Ngôn ngữ và văn hóa Hi Lạp liên quan đến Cơ-đốc-giáo như thế nào?4. Đế quốc La Mã đóng góp vào sự xuất hiện và lan rộng của Cơ-đốc-giáo như thế nào? 5. Phân biệt hai nhóm Pha-ri-si và Sa-đu-sê. Nhóm nào được nhắc nhiều trong các Phúc Âm ? 6. Cho biết ba loại văn thể của Tân Ước và những sách nằm trong mỗi loại? 7. So sánh cách Giăng đề cập đến vấn đề cứu rỗi trong sách Phúc Âm , I Giăng và Khải Huyền. 8. Các sách Phúc Âm và Công Vụ đặt nền tảng cho các sách còn lại của Tân Ước như thế nào?

Page 251: Tan uoc ( luot khao)

9. Các thư tín đề cập đến đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu Chí Tôn như thế nào? 10. Sách Khải Huyền trình bày Chúa Giê-xu như thế nào? TRA CỨU THÊM 1. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về Chúa Giê-xu của Tân ước, hãy lập một biểu đồ liệt kê những phương diện khác nhau của bản tính và công tác của Ngài. Ví dụ: CHÂN DUNG CHÚA GIÊ-XU CHRIST Đặc điểm Công việcNgười chịu khổ LuLc 23:34 Chúa Cứu Thế2:11Đấng vô tội, 4:1-44 Giáo sư, Mat Mt 5:1-482. Liệt kê những đức tính của Chúa Giê-xu mà bạn muốn có trong đời bạn3. Tham cứu các sách bình giải và từ điển, tìm những điều cần biết về bối cảnh để hiểu sâu hơn về Tân Ước.TÀI LIỆU THAM KHẢO Alexander, David and Pat, eds. Eerdmans Handbook to the Bible . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1973Bruce, F.F. New Testament History . Garden City. N Y: Doubleday, 1972Geisler, N and Nix, W. From God to Us: How We Got Our Bible . Chicago: Moody Press, 1974Halley, Henry H Halley’s Bible Handbook . Rev. ed Grand Rapids: Zondervan Pub. House, 1976Metzger, B, M. New Testament: Its background, Growth and Content . Nashville: Abingdon 1965Scroggie, W. Graham. A Guide to the Gospels . Old Tappan NJ: Fleming H. Revell Co (Pickering & Inglis 1975)Tenney, Merrill C. New Testament Survey . Rev. ed Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1961Thomas R. and Gundry, S., eds. A Harmony of the Gospels with Explanations and Essays . Chicago: Moody Press 1978.

CÁC SÁCH PHÚC ÂM CỌNG QUAN: MA-THI-Ơ, MÁC, LU-CA (Synoptic Gospels)Ba sách Phúc Âm đầu được gọi là các Phúc Âm Cọng Quan vì chúng có cùng quan điểm về đời sống Chúa Giê-xu. Đời sống Chúa Giê-xu trình bày ở đây bổ túc cho bức tranh về Ngài trong Phúc Âm Giăng.Trong đề mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu theo hai chiều hướng các đặc điểm riêng củamỗi Phúc Âm và các đặc điểm chung của ba Phúc Âm . Nói cách

Page 252: Tan uoc ( luot khao)

khác, những đặc điểm nào khiến sách này khác sách kia, và những đặc điểm nào có chung ở cả ba sách?PHÚC ÂM MA-THI-Ơ Đề nghị đọc: Mat Mt 1:1-7:29 13:1-58 16:1-28 24:1-25:46 28:1-20TÁC GIẢ Theo truyền thuyết của Giáo Hội thì Ma-thi-ơ, một trong những môn đồ đầu tiên của Chúa, viết quyền sách đầu tiên của Tân Ước. Tên ban đầu của ông là Lê-vi, ông làm nghề thu thuế ở Palestime cho đến khi được Chúa Giê-xu gọi đi theo Ngài. (Mat Mt 9:9, 10; Mac Mc 2:14, 15) MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Ma-thi-ơ viết sách Phúc Âm minh cho độc giả Do Thái và trình bày Chúa Giê-xu và Đấng Thiên Sai, Vua dân Do Thái. Ta có thể thấy điều ấy trong những đoạn như gia phả của Chúa (Mat Mt 1:1-17) các thuật sĩ đi tìm Chúa (2:1-12) Ngài vào thành Giê-su-sa-lem (21:5) phán xét các dân tộc (25:31-46) và bảng tội trạng trên đầu thập tự giá (27:37). Ngoài ra sách này cũng nói nhiều về’nước thiên đàng (Kingdom of Heaven) một diễn ngữ chỉ có Ma-thi-ơ dùng. Sách này cũng bắc nhịp cầu giữa Cựu và Tân ước. Nó kết nối những lời tiên tri về Đấng Thiên sai và sự ứng nghiệm lời tiên tri trong Chúa Giê-xu. Ma-thi-ơ thường trích các lời tiên tri và liên kết với những sự việc trong đời sống Chúa Giê-xu. Đặc biệt quan trọng là những đoạn 1:22, 23; 2:15, 17, 18, 23; 4:14, 16; 8:17, 21; 13:35; 21:4, 5; 26:54, 56; 27:9. Ma-thi-ơ hình như muốn nói: Cựu Ước bảo rằng Đấng Thiên Sai’sắp đến’và’Đây Ngài đã đến rồi’ NHỮNG BÀI GIẢNG LUẬN CỦA CHÚA Ma-thi-ơ dành một chổ quan trọng cho những bài giảng luận của Chúa. Bố cục sách cho ta thấy thể thức Ma-thi-ơ dùng là cứ một phần kể chuyện thì có một phần giảng luận tiếp theo. Cả sách gồm có năm phần như vậy: 1. Bài Giảng Trên núi (5:1-7:29)2. Ủy nhiệm Mười Hai Sứ Đồ (10:1-42)3. Các Ngụ Ngôn về Nước Trời (13:1-53)4. Ý nghĩa của sự Cao Trọng và Tha Thứ (18:1-35)5. Bài giảng trên đồi Ô-li-ve (24:1-25:46)Mỗi phần giảng luận đều có liên hệ đến những điều Vua đòi hỏi nơi những người dự phần trong nước của Ngài. BỐ CỤC Năm phần chính đều có câu’Khi Chúa Giê-xu phán xong’ 7:28; 11:1; 13:53; 19:1; 26:1). Năm phần này hiệp với phần nhập đề (1:1-4:11) và hai phần kết luận (26:3-28:15; 28:16-20) làm thành bộ sách trọn vẹnI. Giới thiệu vị Vua 1:1-4:11II. Những đòi hỏi của Vua, 4:12-7:29

Page 253: Tan uoc ( luot khao)

III. Công việc của Vua, 8:1-11:1IV. Chương trình của Vua, 11:2-13:53V. Số phận của Vua, 13:54-19:2VI. Các vấn đề của Vua, 19:3-26:2VII. Sự chết và phục sinh của Vua, 26:1-28:15VIII. Ủy nhiệm cuối cùng của Vua, 28:16-20PHÚC ÂM MÁC Đề nghị đọc Mac Mc 1:1-6:56 10:1-53 13:1-37 TÁC GIẢ Khác với Ma-thi-ơ, Mác không phải là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-xu. Ông quê ở Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 12:12), theo tháp tùng Phi-e-rơ (IPhi 1Pr 5:13) và là anh em họ với Ba-na-ba (CoCl 4:10), ông trở thành cộng sự viên thân cận của Phao-lô và các Sứ Đồ ở Giê-ru-sa-lem. Sự liên hệ của Mác với các Sứ Đồ gần gũi đến độ ông trở thành quen thuộc với cuộc đời của Chúa Giê-xu và với các sinh hoạt của nhóm tín hữu ban đầu. Năm 112 SC, giáo phụ Papias nói Mác là ‘người thông giải Phi-e-rơ’ So sánh bài giảng của Phi-e-rơ trong Cong Cv 10:34-43 với Phúc Âm Mác thì ta thấy bài giảng đó là một dàn bài của câu chuyện chi tiết về đời sống Chúa Giê-xu trong sách Phúc Âm Mác. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Mác viết sách này cho độc giả người La Mã và trình bày Chúa Giê-xu là’Đầy tớ Đức Giê-hô-va’(Theo truyền thuyết, Mác đã viết sách này tại thành La Mã) Chữ Hi Lạp eutheos được dịch thành’Tức thì,’ ‘lập tức’, Liền sau đó, ‘ngay sau đó’ là những từ ngữ mô tả hành động của người làm công tốt, được dùng bốn mươi hai lần trong sách. Điều này có sức thu hút tự nhiên đối với độc giả La Mã bận rộn và có đầu óc thực tế.Theo Mác, công việc quan trọng nhất của Chúa Giê-xu Chí Tôn là sự chết và phục sinh của Ngà. Ba phần tám quyển sách dùng để kể về Tuần lễ khổ nạn (passion week) Mac Mc 11:1-16:8). Đây là đặc điểm rất khác thường đối với một câu chuyện kể về một đời người. Nó cho ta thấy khía cạnh nào trong đời sống của Chúa được các tác giả Phúc Âm quan tâm hơn hết. BỐ CỤC Dưới chủ đề hoạt động của Đấng Chí Tôn, bố cục bao gồm một loại những chuyến du hành truyền đạo của Ngài, Bố cục này nhằm tạo cho người đọc ấn tượng về sự ‘bận rộn liên tục’ của Đầy tớ Đức Giê-hô-vaI. Nhập đề 1:1II. Những biến cố dọn đường 1:2-13III. Hành trình đầu tiên ở Ga-li-lê, 1:14-4:34Các phép lạ và ngụ ngônIV. Hành trình ở vùng Mười Thành (Decapolis), 4:35-5:43

Page 254: Tan uoc ( luot khao)

V. Hành trình thứ hai ở Ga-li-lê, 6:1-29VI. Lui về vùng sa mạc, 6:30-52VII. Hành trình thứ ba ở Ga-li-lê, 6:53-7:23Công bố lần đầu về sự khổ nạn 8:31 VIII. Hành trình ở Miền Bắc, 7:24-9:29 IX. Hành trình thứ tư ở Ga-li-lê 9:30-50Công bố lần thứ hai về sự khổ nạn 9:31X. Hành trình ở Bê-rê(Perea) và Giu-đê, 10:33, 34 Công bố lần thứ ba về sự khổ nạn 10:33, 34XI. Thánh vụ tại Giê-ru-sa-lem 11:1-13:7XII. Khổ nạn và Phục sinh, 14:1-16:20

PHÚC ÂM LU-CA Đề nghị đọc LuLc 1:1-4:44 15:1-22 18:1-43 21:1-38 24:1-53TÁC GIẢ Theo Tân Ước, Lu-ca là một y sĩ (CoCl 4:14), bạn đồng hành của Phao-lô (Phi-lê-môn 24) và là người viết hai bộ sách Lu-ca và Công Vụ. Ông cũng như Mác không phải là Sứ Đồ . Sách của ông viết được cả tín đồ lẫn người ngoại ưa thích vì cách ông thuật lại cuộc đời của một người không tì vết. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Lu-ca viết sách Phúc Âm của mình trước tiên cho các độc giả Hi lạp (đúng hơn là cho độc giả ‘không phải Do Thái’), trình bày Chúa Giê-xu là Con của Loài người (son of man, Nhân Tử), một con người lý tưởng. Từ lâu, người Hi lạp vẫn tìm kiếm một ‘con người toàn hảo’tác phẩm của Lu-ca nhằm cung ứng cho sự tìm kiếm đó. Những đoạn quan trọng là những đoạn nói về sự giáng sinh của Chúa (LuLc 1:26-38; 2:8-20) lời chứng của Thượng Đế về con Ngài (3:21, 22), lời tuyên bố Chúa Giê-xu là Đấng được xức dầu (4:16-24) sứ mạng của Con Người (19:10). Ngoài ra có thể kể thêm những đoạn về sự cầu nguyện của Chúa, những ngụ ngôn của Ngài (nhất là 10:30-37; 15:1-32; 18:9-14), những đặc điểm về nhân tính (nhất là 10:38-42; 19:1-10; 24:13-35) nói về cách cư xử nhân hậu nhưng cương quyết của Chúa đối với người tầm đạo, sự hiện diện của Thánh Linh trong đời sống Chúa Giê-xu Chí Tôn (1:35; 3:22; 4:1; 18:10:21)Một điểm nữa cho thấy phạm vi rộng lớn của sách này, đó là những từ ngữ có liên quan đến nhân loại được nhấn mạnh nhiều lần. Từ đầu đến cuối, Lu-ca cho biết rằng Phúc Âm (tin mừng của Thượng Đế) là dành cho mọi người. (xem 2:10, 14, 31, 32; 3:6; 9:56; 10:33; 17:16; 19:10; 24:47)BỐ CỤC Dựa trên quan niệm Chúa là Con Loài Người, Lu-ca mô tả thánh vụ của Ngài giữa các dân tộc Palestine mở rộng ra đến các vùng xung quanh (24:47;

Page 255: Tan uoc ( luot khao)

Cong Cv 1:8)I. Lời mở đầu: Tuyên bố mục đích, LuLc 1:1-4II. Chuẩn bị của Nhân tử 1:5-4:13III. Thánh vụ của Nhân tử ở Ga-li-lê, 4:14-9:50IV. Thánh vụ của Nhân tử ở Bê-rê, 9:50-18:30V. Thánh vụ của Nhân tử ở Giê-ru-sa-lem, 18:31-21:38VI. Thánh vụ khổ nạn của Nhân tử, 22:1-25:56VII. Thánh vụ phục sinh của Nhân Tử, 24:1-53NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG Tuy mỗi Phúc Âm nhấn mạnh những điểm khác nhau, cả ba đều có những điểm chung, đó là những lời dạy dỗ và các biến cố quan trọng trong đời sống của Chúa Giăng Báp tít tuyên bố về Đấng Cứu Thế (Mat Mt 3:1-17; Mac Mc 1:1-45; LuLc 3:1-38)Chúa nhận lễ Báp-tem (Mat Mt 3:1-17; Mac Mc 1:1-45; LuLc 3:1-38) Chúa chịu cám dỗ (Mat Mt 4:1-25; Mac Mc 1:1-45; LuLc 4:1-44) Những lời dạy dỗ và phép lạ của Đấng Cứu Thế (phần lớn của Phúc Âm) Chúa hóa hình (Mat Mt 17:1-27; Mac Mc 9:1-51; LuLc 9:1-62)Chúa bị xử án, chết và chôn (Mat Mt 26:1-27:66; Mac Mc 14:1-15:47; LuLc 22:1-23:56) Chúa phục sinh (Mat Mt 28:1-20; Mac Mc 16:1-20; LuLc 24:1-53) CÁC NÉT ĐẶC BIỆT KHÁC Ngoài ra, các Phúc Âm này kể chi tiết về sự ra đời và một số biến cố trong đời sống Chúa Giê-xu. Sự ra đời phi thường của Chúa Nhấn mạnh tính cách siêu nhiên về sự ra đời của Ngài, đã được dự ngôn trong Cựu Ước, được thiên sứ loan báo cho Ma-ri và Giô-sép do hành động của Thánh Linh (Mat Mt 1:1-2:23; LuLc 1:1-2:52) Các ngụ ngôn của Chúa Những lời giáo huấn và các phép lạ của Chúa chiếm phần lớn sách Phúc Âm này. Đặc điểm của sự giáo huấn của Chúa là Ngài dùng ngụ ngôn. Ngụ ngôn là một câu chuyện hay tình huống của con người dùng được để soi sáng hay biện hộ cho một nguyên lý thiêng liêng. Có ít nhất ba mươi ngụ ngôn trong ba sách Phúc Âm , chưa kể những câu phương ngôn ngắn cũng có tính cách ngụ ngôn. Đặc biệt nhất là những ngụ ngôn về Nước Trời trong Mat Mt 13:1-58 và sự lạc mất trong LuLc 15:1-22Nước Trời ( the Kingdom) Một trong những lãnh vực quan trọng trong sự dạy dỗ của Chúa là Nước Trời. Hai thành ngữ ‘nước thiên đàng’(kingdom of heaven) và nước Thượng Đế (Kingdom of God) được dùng rất thường, nhưng thành ngữ đầu chỉ có

Page 256: Tan uoc ( luot khao)

Ma-thi-ơ dùng. Nước Thượng Đế, theo nghĩa chung là ‘sự cai trị của Thượng Đế trên tạo vật của Ngài’. Trước hết, đó là một thực tế tâm linh ‘Nước Thượng Đế không đến bằng cách người ta có thể quan sát.... vì nầy, nước Thượng Đế ở trong các người (17:20-21). Nước Thượng Đế ở trong lòng người tin. Nhưng đồng thời nó cũng là một thực tế hữu hình. Con loài người ‘sẽ đến trong vinh quang của Ngài. .. mọi dân tộc hội hiệp trước mặt ngài’(Mat Mt 25:31, 32). Lúc ấy Ngài sẽ xuất hiện cai trị cả đất; đây là một đề tài rất thịnh hành trong các sách tiên tri (xem EsIs 11:1-10; XaDr 13:1-6; MaMl 4:1-3). Khi Giăng Báp Tít và Chúa Giê-xu giảng về nước trời, thì nhấn mạnh khía cạnh tâm linh nhiều hơn. Đến ‘ngày của Chúa’vào cuối thời đại này, khía cạnh hữu hình sẽ được tỏ rõ. Như vậy chương trình của Thượng Đế sẽ được thành tựu, mọi sự sẽ gồm tóm trong Chúa Giê-xu Chí Tôn và Thượng Đế sẽ là tất cả. Các phép lạ Đây là một phần quan trọng trong thánh vụ của Chúa, Các phép lạ vừa là bằng chứng cho chức vụ Thiên Sai của Ngài vừa là cơ hội để giúp cho những người thiếu thốn nhận biết nhu cầu lớn hơn nhu cầu của thân xác, đó là nhu cầu tâm linh. Tính theo tỉ lệ thì Mác ghi nhiều phép lạ hơn Ma-thi-ơ và Lu-ca - ít nhất là hai mươi trường hợp riêng lẻ. Điều đó phù hợp với Mác, Phúc Âm nói về người đầy tớ bận rộn. Lúc khởi dầu Thánh Vụ, khi Chúa chính thức tuyên bố Ngài là người Đầy tớ Được Xức Dầu (the Anoited Servant của Thượng Đế (LuLc 4:16-21) thì ngài nói đến hai mặt của chức vụ Ngài: công bố Phúc Âm và làm phép lạ. Khi tuyên bố như thế Ngài thêm câu ‘Ngày nay lời kinh tiên tri này đã được ứng nghiệm trước tai mắt các người’. Cả lời nói và việc làm của Ngài đều nhằm tỏ bày Thượng Đế cho loài người, Đây là chức năng của Chúa Con (Mat Mt 11:27BÀI LÀM 1. Phúc Âm Cọng Quan là gì?2. Mỗi sách Phúc Âm viết cho ai, với mục đích gì?3. Tóm tắt nội dung mỗi sách.4. Xin cho biết ít nhất là một dữ kiện quan trọng về lai lịch của mỗi tác giả của ba sách Phúc Âm. Trưng dẫn Kinh Thánh cho mỗi dữ kiện trên. 5. Thảo luận về vị trí đặc biệt của sách Ma-thi-ơ trong việc nối liền Cựu và Tân Ước. 6. Kể ra năm phần giảng luận chính của Chúa trong sách Ma-thi-ơ7. Hoạt động của Chúa nổi bật như thế nào trong sách Mác?8. Phúc Âm Lu-ca dùng những sách nào để mô tả chân dung Chúa là Con Loài người?9. Ba sách Phúc Âm có những đặc điểm chung nào? 10. Mỗi sách Phúc Âm có những đặc điểm riêng nào?

Page 257: Tan uoc ( luot khao)

*11. Vạch những hành trình của Chúa lên bản đồ Palestine*12. Tóm tắt những lời tiên tri của Chúa trong bài giảng trên núi Ô-li-ve TRA CỨU THÊM 1. Tự soạn một bố cục của Mỗi sách Phúc Âm đồng Quan2. Lập một biểu đồ ghi những điểm quan trọng của mỗi sách như đề tài, nhân vật, ngụ ngôn, phép lạ, giáo huấn.3. Từ đó, ghi nhận sự chống nghịch Chúa tiến triển ra sao? Bắt đầu ở đâu? Chấm dứt ở đâu? Những loại nguời nào thường hay chống đối Chúa? Về vấn đề gì? 4. Đọc những đoạn sách còn lại không ghi trong đề nghị đọc TÀI LIỆU THAM KHẢO Cole, A. The Gospel According to St. Mark: Tyndale New. Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdman Publishing Co, 1062Hunter A.M. The Parables Then and Now . Philadelphia.Westminster Press, 1972Stewart, J.S. The Lift and Teaching of Jesus Christ Nashville . Abingdon, 1978Tasker, R.V.G. The Gospel According to St. Matthew: Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1962Wilcock M. Savior of the World: The Message of Luke’s Gospel Downers Grove IL: Intervarsity Press 1979

SÁCH PHÚC ÂM GIĂNG

Đề nghị đọc GiGa 1:1-5:47 8:1-9:41 13:1-17:26 20:1-21:25TÁC GIẢ Theo truyền thuyết của Hội Thánh từ đầu thế kỷ thứ hai, sách Phúc Âm thứ tư do Sứ Đồ Giăng, con của Xê bê đê, em của Gia cơ viết, Người ta thường cho ông chính là người môn đệ yêu dấu xuất hiện ẩn danh nhiều lần trong sách này. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Giăng nói rõ mục đích trong GiGa 20:30, 31 nhấn mạnh ba từ ngữ quan trọng: dấu lạ (signs), tin (believe), và sự sống (life). Hiểu được ý nghĩa những từ ngữ này và cách dùng của chúng trong Phúc Âm , độc giả sẽ nắm vững được nội dung Dấu lạ (Signs)Chữ ‘dấu lạ’là từ ngữ Giăng dùng để chỉ những phép lạ của chúa Giê-xu. Ông muốn độc giả chú ý đến ý nghĩa của phép lạ và nhất là phép lạ bày tỏ cho biết. Chúa Giê-xu là ai. Tất cả phép lạ đều nhằm chứng tỏ Chúa Giê-xu là ‘Đấng Chí Tôn’(Christ), Con Thượng Đế ‘

Page 258: Tan uoc ( luot khao)

Trong số nhiều dấu lạ Chúa Giê-xu đã làm, Giăng chọn bảy dấu để chứng minh bản tính của Ngài. Mỗi phép lạ đều nói lên một ý nghĩa đặc biệt. 1. Biến nước ra rượu - Quyền năng của Chúa Giê-xu trên phẩm chất . 2. Chữa lành con viên quan - Quyền năng của Ngài trên khoảng cách . 3. Chữa lành người bại - Quyền năng trên thời gian 4. Cho năm ngàn người ăn - quyền năn trên số lượng 5. Đi trên mặt nước- quyền năng trên luật thiên nhiên 6. Chữa lành người mù - quyền năng trên nổi bất lực của con người . 7. Khiến La xa rơ sống lại - Quyền năng trên sự chết . Năm trong bảy phép lạ trên chỉ có trong Phúc Âm Giăng. Phép lạ đi trên mặt nước có ghi trong cả Ma-thi-ơ và Mác. Phép lạ cho năm ngàn người ăn có trong cả bốn sách. ‘Tin’ Từ ngữ này xuất hiện ít nhất 98 lần. Nó luôn luôn ở thế động từ tin (to believe) không bao giờ ở thể danh từ đức tin (belief). Điều này cho ta ấn tượng của hành động, của cái gì đang xảy ra. Giăng dạy về ý nghĩa của sự tin Chúa bằng thí dụ cụ thể hơn là bằng định nghĩa suông. Từ ngữ’tin’dùng để chỉ cách người ta đáp ứng lại Chúa. Nếu họ tin Ngài, họ phải theo Ngài, nếu họ không tin, họ sẽ chống đối Ngài. Dù thế nào, hễ đã gặp Ngài thì không thể nào đứng trung lập được nữa. Cùng với chữ ‘tín’Giăng còn dùng nhiều tiếng đồng nghĩa như ‘nhận’(1:12), ‘Uống’(4:14), đến (6:35), ‘ăn’(6:51) vào (10:9). Những tiếng nhật dụng này đem áp dụng vào lãnh vực tâm linh đã mang lại ý nghĩa phong phú. Người tin Chúa sẽ thỏa mãn nhu cầu giống như người nhận được một món quà, uống được nguồn nước mát, bước được qua cổng vào trong chuồng chiên an toàn. Nhu cầu được thỏa mãn, được đả khát, được no đủ....‘Sự sống’ Từ ngữ này diễn tả kết quả của sự tin Chúa Giê-xu. Nhận sự sống là trở thành con cái Thượng Đế nhờ sinh vào nhà Ngài. Người tin sẽ được chia xẻ bản tính thiên thượng. Chúa bảo Ni-cô-đem ‘Nếu một người không sinh lại thì không thể thấy được Nước Thượng Đế.’Sự sống này, về phương diện phẩm chất, được mô tả là sự sống vĩnh viễn (3:15), như vậy là tương phản với tình trạng chết tâm linh nghĩa là hư mất (3:16)Ngoài ra, ai nhận được sự sống sẽ thể hiện ân tứ này ra. Thánh Linh, Đấng tác động sự tái tạo, sẽ như sông nước sống tuôn chảy từ trong lòng người đã uống nước sống (7:37-39). Cứ thế sự sống được mang đến cho những người khác, như con suối tưới mát giải đất khô cằn. Như vậy, Giăng đã nói rõ mục đích của ông. Khi viết sách này, ông muốn đem độc giả đến đối diện với Đấng đã dùng lời nói và hành động mình bắt những người đã gặp Ngài phải quyết định sự lựa chọn. Ông mô tả Ngài là

Page 259: Tan uoc ( luot khao)

Đấng Thiêng Liêng (deity) (1:1; 20:28). Nhưng Ngài đã mang lấy hình hài con người (1:14) để Ngài có thể đem sự số ng đến cho nbững người ở trong bóng sự chết (12:23, 24). Chẳng những Ngài đã chết, Ngài còn sống lại (đoạn 20). Là Chúa sống. Ngài đòi hỏi những người theo Ngài phải tận tụy và trung thành. BỐ CỤC I. Nhập đề: Giới thiệu Con Thượng Đế, 1:1-18II. Thánh vụ công khai của Con Thượng Đế, 1:19-12:50A. Đối diện với cá nhân, 1:19-4:54B. Đối diện với đám đông, 5:1-6:71C. Xung đột với đám đông, 7:1-11:53D. Cao điểm của thánh vụ, 11:54-12:50III. Thánh vụ riêng tư của Con Thượng Đế, 13:1-17:26A. Bữa ăn tối cuối cùng: 13:1-30B. Lời giảng luận cuối cùng 13:31-16:33C. Lời cầu nguyện của chức thượng tế, 17:1-26IV. Thánh vụ khổ nạn của Con Thượng Đế , 18:1-20:31A. Bị phản bội và xét xử, 18:1-19:16B. Bị đóng đinh và đem chôn, 19:17-42C. Sống lại, 20:1-31V. Lời kết: Lời kêu gọi cuối cùng của Con Thượng Đế, 21:1-25NHỮNG ĐIỀU DẠY DỖ CỦA CHÚA Sau khi đã biết qua những điều Giăng viết trong sách, chúng ta hãy xét đến những điều dạy dỗ của Chúa Giê-xu. Ngài đã dạy những gì đã truyền đạt những chân lý đó như thế nào? Liên hệ giữa các dấu lạ và sự dạy dỗ của Ngài Mỗi dấu lạ là một cơ hội để Chúa dạy dỗ. Ta có thể thấy điều ấy khi theo dõi cả sách. Trong chương 5, Chúa chữa lành người bại bên ao Bê-tết-đa ở Giê-ru-sa-lem, Sau phép lạ, người Do Thái bắt bẻ Ngài về quyền làm như vậy trong Sa bát (5:16). Do đó Ngài đã tuyên bố Ngài bình đẳng với Thượng Đế về bản tính (nature) (5:17, 18), về quyền năng(power) (5:21) và về thẩm quyền (anthority) (5:26, 27). Để hỗ trợ cho lời tuyên bố đó, Ngài viện dẫn những nhân chứng gồm có Giăng Báp-tít (5:33), công việc Ngài (5:36), Đức Chúa Cha (5:37), Kinh Thánh (5:39), và Môi-se (6:46)Trong chương 6, Chúa Giê-xu đối diện một đoàn dân đông đang đói. Ngài đã dùng phần ăn trưa của một cậu bé phân phát cho năm ngàn người ăn no nê. Ngày hôm sau, đoàn dân lại kéo đến, mong được ăn một bữa ‘Miễn phí’nữa, nhưng Ngài khuyên họ ‘Đừng làm việc vì đồ ăn hay hư nát’(6:27). Rồi Ngài dạy họ về nhu cầu tâm linh và tuyên bố ‘Ta là bánh sự sống’(6:35).

Page 260: Tan uoc ( luot khao)

Tiếp theo là một bài giảng dài đối chiếu sự tương phản giữa ‘xác thịt’và ‘Thần linh’(6:63), Ngài vạch trần chổ hiểu biết kém cỏi của họ về những thực trạng tâm linh. Họ có những động lực bất xứng, đến với Ngài cốt để ăn bánh vật chất; họ không hiểu được ý nghĩa của dấu lạ(6:26) không thể làm việc Thượng Đế . Họ giữ một quan niệm bất xứng về di sản tôn giáo (6:30, 31), đặt Đấng chí tôn ngang hàng với Môi-se. Và họ chứng tỏ có ước muốn bất xứng khi họ muốn ‘bánh này’(6:34), vì khi Ngài giải nghĩa cho họ thế nào là ăn bánh hằng sống, thì họ ‘xì xào’, ‘cái lẽ với nhau’, và cuối cùng nhiều người trong họ bỏ Ngài đi Ngoài hai ví dụ nổi bật trên, dấu lạ trong chương 9 biểu minh cho lời Ngài tuyên bố, ‘Ta là sự sáng của thế gian’(8:12; 9:5) và dấu lạ trong chương 11 làm sáng tỏ lời Ngài tuyên bố, ‘Ta là sự sống lại và sự sống’Bảy điều’Ta là’ Chúa Giê-xu tuyên bố về mình bằng bảy câu ‘Ta là’trong sách này. 1. ‘Ta là bánh sự sống’. (6:35)2. ‘Ta là ánh sáng của thế gian’. (8:12; 9:5)3. ‘Ta là cái cửa’.( 10:7, 9) 4. ‘Ta là người chăn tốt’.( 10:11)5. ‘Ta là sự sống lại và sự sống’.( 11:25)6. ‘Ta là đường đi, chân lý, và sự sống’.( 14:6)7. ‘Ta là cây nho thật’.( 15:1)Ngoài tính cách sống động của hình ảnh, những lời tuyên bố đó còn có tính cách độc đáo. Trước hết, theo nguyên ngữ, câu ‘Ta là’thuộc thể nhấn mạnh trong văn phạm. Ngài là ‘con đường đi duy nhất’, vì không ai có thể đến cùng Thượng Đế nếu không qua Ngài (14:6). Ngài là ‘cây nho thật’, nghĩa là chính gốc, không mô phỏng, bắt chước. Không ăn ‘bánh sự sống’tức là chết, từ chối ‘ánh sáng’là cứ ở trong bóng tối. Song song với những câu trên, Chúa Giê-xu còn nói với người Do Thái. ‘thật vậy, ta nói cùng các người trước khi Áp-ra-ham sinh ra, ta đã hiện hữu’(8:58). Vậy là Ngài nhận cho mình tước hiệu linh thiêng từ Cựu Ước. Vì đây (Đấng Hiện Hữu) là tước hiệu Thượng Đế tỏ bày cho Môi-se biết về Ngài (XuXh 3:14)Hội kiến cá nhân Nhiều người đã tiếp xúc với Chúa và không còn như trước nữa, hoặc là họ tin và theo Ngài, hay là quay lưng chống đối Ngài. Sau đây là một vài ví dụ.1. An-rê (Andrew) - (1:35-42; 6:8-9; 12:20-22) Dù không được nổi tiếng như Si-môn Phi-e-rơ, anh của ông, An-rê cũng có được những phẩm tính đáng quí. Sau khi tin Chúa, ông trở thành một người làm việc trực tiếp với cá nhân. Ông luôn luôn đem một người nào đó đến với Chúa. Trước hết là Si-môn, anh của ông; rồi một cậu bé; rồi những người khách Hi lạp hành

Page 261: Tan uoc ( luot khao)

hương Giê-ru-sa-lem. 2. Si-môn Phi-e-rơ (1:42; 6:68; 13:36-38; 18:15-18, 25-27; 21:15-22). Khi Phi-e-rơ gặp Chúa, ông nhận được lời tiên tri về sự đổi mới qua việc đổi tên. Ông là con người bất định (Si-môn) ông sẽ thành vững vàng (Sê-pha ‘Tảng đá’).Ông sẵn sàng xưng nhận Chúa Giê-xu là ‘Đấng Thánh của Thượng Đế’Vì quá tự tin, ông đã có lần chối Chúa, nhưng ông đã được Ngài dịu dàng phục hồi kêu gọi theo Chúa một cách mới mẻ và được ủy nhiệm để chăn chiên Ngài. 3. Ni-cô-đem (3:7, 50; 19:39-42)Dầu Ni-cô-đem đã học hỏi rất nhiều về Cựu Ước, nhưng ông chưa kinh nghiệm sự tái sinh và không nhận biết chức vụ Thiên Sai của Chúa Giê-xu. Chúa đã tỏ cho ông thấy chính Ngài là sự ứng nghiệm của biểu tượng con rắn đồng trong Cựu Ước. Là Con Thượng Đế , Ngài được sai xuống để làm Chúa Cứu Thế cho những ai tin nhận Ngài. Những hành động của ông về sau chứng tỏ ông đã tìm được niềm tin chân thật. Cũng theo phương hướng trên, những nhân vật sau đây trong sách Giăng cũng đáng cho ta nghiên cứu. 4. Phi-líp (1:43-46)5. Người đàn bà Sa-ma-ri (4:1-42)6. Người mù (9)7. Ma-thê và Ma-ri (11:1-46)8. Thô-ma (11:16; 14:5-7; 20:24-28)9. Phi-lát (18:28-19:17), một gương nổi bật về sự vô tín cùng với Giu-đa Ích-ca-ri-ốt (6:70, 71; 13:21-39; 18:1-5)Bài giảng luận nơi phòng cao Cần chú đặc biệt đến bài giảng văn độc đáo từ chương 13:16 của sách Phúc Âm này. Giám mục B.F. Wescott tính ra có tới 92 phần trăm tài liệu của Phúc Âm Giăng là chỉ riêng Giăng có, chỉ có 8 phần trăm là chung cho cả các Phúc Âm Cộng quan. Phần này nổi bật nhất trong số tài liệu cá biệt của Giăng. Sau khi kết thúc thánh vụ công khai, chúa Giê-xu gặp riêng các môn đồ Ngài và cho họ biết hai điều quan trọng sẽ xảy ra. Trước hết là Ngài sắp ra đi. Ngài sẽ đi xa và họ không thể theo Ngài được. Tuy nhiên, đến cuối cùng Ngài sẽ trở lại để đem họ vào trong nhà Cha. Thứ hai, Thánh Linh sẽ được phái đến thay thế Ngài. Ngài sẽ không để họ cô đơn, nhưng sẽ sai Đấng An ủi khác đến. Thánh Linh sẽ ở trong họ (14:17), dạy họ (14:26) ban quyền năng để họ làm chứng (15:26-27) và hướng dẫn họ và mọi chân lý (16:13)NHẬP ĐỀ VÀ KẾT ĐỀ Cần chú ý phần nhập đề (prologue) (1:1-18) và kết luận (Epilogue) (21:1-25).

Page 262: Tan uoc ( luot khao)

Phần nhập để chứa đựng thông điệp của cả sách Phúc Âm (1) Giăng giới thiệu nhân vật chính của sách ‘lời’hay ‘Đạo’Ngài là Thượng Đế , Đấng Tạo Hóa, Đấng ban phát sự sống, Đấng tỏ ra trong xác thịt, và mặc khải Đức Chúa Cha(2). Giới thiệu những từ ngữ chính trong sách: sự sống, ánh sáng, bóng tối, làm chứng, tin, chân lý.(3). Giới thiệu cốt truyện: xung đột. Để ý đến những từ ngữ diễn tả sự xung đột: ánh sáng đối chọi với bóng tối, nhận Ngài với không nhận Ngài, sinh theo phần xác và sinh theo phần linh, luật pháp với ân huệ và chân lý. Sự xung đột này kéo dài cả quyền sách cho đến tột điểm ở thập tự giá và phục sinh. Phần kết là cao điểm của sách. Nó dạy về kết quả hợp lý của sự tin Chúa. Người nào thật lòng tin, phải bày tỏ đức tin ấy trong sự phục vụ (21:9). Phi-e-rơ học biết rằng tin theo Chúa Giê-xu không phải chỉ bằng lời xưng nhận, mà bằng cả một cuộc đời dâng hiến để phục vụ nữa. BÀI LÀM 1. Cho biết mục đích của Giăng khi viết Phúc Âm 2. Định nghĩa và cho biết tầm quan trọng của ba chữ: dấu lạ, tin và sự sống. 3. Các dấu lạ liên quan đến thế nào sự giảng dạy của Chúa? 4. Những lời tuyên bố ‘Ta là’của Chúa có ý nghĩa đặc biệt gì? 5. Tóm lại những cuộc hội kiến giữa Chúa với An-rê với người mù và với Thô ma.6. Bài giảng văn Nơi Phòng Cao có hai thông điệp quan trọng gì?7. Phần Nhập đề đóng góp gì cho thông điệp của Giăng? 8. Phần kết nhấn mạnh điều gì? 9. Trưng những câu trong Giăng bày tỏ thần tính của Chúa Giê-xu. 10. Liệt kê và tóm tắt những đoạn trong Giăng có nói về Đức Thánh Linh. TRA CỨU THÊM 1. Liệt kê những chức vụ của Chúa Giê-xu trong Giáng và so sánh với Đức Thánh Linh. 2. Dùng biểu đồ lập trong chương hai, mục 2, theo dõi những biến cố trong đời sống Chúa trong Giăng. Những biến cố không ghi trong các Phúc Âm khác có nghĩa gì đối với Giăng.?TÀI LIỆU THAM KHẢO Brown, R..E. The Gospel. According to John: The Anchor Bible . 2vol. Garden City, NY: Doubleday, 1966, 1970Hendricksen, William. A Commentary on the Gospel of John . New Testament Commentary. 2vols. Grand Rapids. Eerdmans Puboishing Co. 1961.Hunter, A.M. Gospel According to John . New York: Cambridge Univ. Press, 1965Morris, L. Gospel of John: New International Commentary on the New

Page 263: Tan uoc ( luot khao)

Testament . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co. 1970.Tenney, Merrill C. John: The Gospel of Belief . Grand Rapids: Eerdmans Puboishing Co. 1948

SÁCH CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ

Đề nghị đọc Cong Cv 1:1-3:26 6:1-9:43 13:1-21:40 27:1-28:31Đây là quyển thứ hai của Lu-ca viết về lịch sử Cơ-đốc-giáo. Nếu không có sách Công Vụ, nhiều chi tiết về sinh hoạt của Hội Thánh sơ khai đã không thể nào biết được. Sách cho ta biết Lu-ca là tác giả và bạn đồng hành của Phao lô, đã chứng kiến nhiều sự việc ghi trong đó. Bằng chứng là những đoạn dùng đại danh tư ‘Chúng tôi’bao gồm cả Lu-ca (Cong Cv 16:10-17; 20:5-21:18; 27:1-28:16). Ngoài những sự việc có Lu-ca là người trong cuộc, ông còn có dịp phỏng vấn nhiều người khác, như Phao-lô về các hành trình truyền giáo, các thủ lãnh ở Giê-ru-sa-lem về Hội Thánh tại đây, Phi-lip về công cuộc truyền đạo tại Sa-ma-riMỤC ĐÍCH Tại sao Lu-ca viết sách này? Những động cơ chính nằm phía sau là gì? Chúng ta hãy xét những điểm sau đây: Động cơ lịch sử Đây là điều dễ thấy. Sách Công Vụ tiếp nối phần trước thuật của Phúc Âm Lu-ca (LuLc 1:1-4; Cong Cv 11:5). Cả hai sách đều gởi cho Thê ô Phi lơ. Câu ‘Sách trước đây’liên kết cả hai với nhau. Một sách thì chú trọng ‘Những điều Chúa Giê-xu đã làm và dạy’, còn một sách thì ghi lại việc ‘Các Sứ Đồ mà Ngài đã chọn’tiếp tục công tác của Ngài. Cũng hãy so sánh LuLc 24:44-53 với Cong Cv 1:6-11. Cả hai khúc này đều nói về sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, các môn đồ làm nhân chứng, và việc Chúa thăng thiên.Như vậy Lu-ca ghi lại cho độc giả lịch sử của 60 hay 65 năm đầu tiên của Cơ-đốc-giáo, mỗi sách ghi chừng 30 năm. Đó là câu chuyện về tin mừng của sự cứu rỗi, bắt đầu nơi máng cỏ ở làng Bết-lê-hem và kéo dài tới kinh đô của đế quốc La Mã. Động cơ giáo lý Cũng như trong sách Phúc Âm , ở đây Lu-ca nhấn mạnh giáo lý về thân vị và công tác của Đức Thánh Linh. Sách này nhắc đến Thánh linh rất nhiều lần. Theo lời ghi lại, trước khi Chúa thăng thiên. Ngài đã hứa với các môn đồ Ngài rằng, “Khi Thánh Linh giáng trên các người, thì các người sẽ nhận lấy quyền phép mà làm chứng về ta. ”. Lời hứa ấy được ứng nghiệm trong sách Công Vụ. Ngài chính là năng lực vận động họ làm chứng và hoạt động

Page 264: Tan uoc ( luot khao)

của Chúa Cơ-đốc. Ngài đầy dẫy họ nhiều lần (2:4; 4:8, 31; 6:5; 7:55; 9:18; 11:24; 13:9). Đức Thánh Linh hành động trong người tin trong những trường hợp cần đến kỷ luật (5:3-4), sự khôn ngoan (6:3), hay hướng dẫn (16:6, 7). Khi Ngài giáng xuống, những nhóm khác biệt kết hợp thành một đoàn thể lớn tức là Hội Thánh (người Do thái, chg.2; người Sa-ma-ri, chg. 8; nguời ngoại bang, chg.8; một số môn đệ của Giăng báp tít, chg19).Động cơ biện giáo Ở một khía cạnh, có thể nói sách Công Vụ là một tác phẩm biện hộ cho Cơ-đốc-giáo. Lu-ca cho thấy vào thế hệ đầu, Hội Thánh không thể bị chính quyền La Mã bức hại nhưng rất thường bị người Do Thái gây khó khăn. Điều đáng ghi là lúc ấy Phao-lô đã chống án lên Hoàng đế La Mã (xê da) để được xét xử công minh, Khi Phao lô, tiếp xúc với các viên chức La Mã, thì họ hoặc để ý hay làm ngơ, chớ không bao giờ hãm hại ông. (xem chg. 13, 16, 18, 19, 21, 22, 24, 25). Khi các Sứ Đồ và Hội Thánh bị hãm hại thì đó là do bàn tay của người Do Thái gây nên. Động cơ tiểu sử Trong số những nhân vật quan trọng xuất hiện trong sách Công Vụ, Lu-ca chú trọng đặc biệt đến Phi-e-rơ và Phao-lô hơn hết. Phi-e-rơ chiếm phần lớn từ chương 1-12;’ Phao-lô từ 13-28Có thể nói là thế hệ đầu tiên của Cơ-đốc-giáo là chuyện về hai người này. Hội Thánh Giê-ru-sa-lem mới thành lập trong những năm đầu do Phi-e-rơ lãnh đạo. Ngay cả những cuộc thăm dò các vùng đất mới như Sa-ma-ri (ch8). Sê-sa-rê (ch.10) dều có thể nói là việc của Phi-e-rơ. Việc truyền giảng Tin Lành ra các vùng đất Dân Ngoại phần lớn do Phao-lô thực hiện. Ông đã thiết lập Hội Thánh ở các tỉnh lớn Ga-la-ti Ma-xê-đoan, A-chai và A-si. Bên cạnh Phi-e-rơ và Phao-lô còn có những nhân vật đáng chú ý khác như Ê-tiên (6, 7), Phi-lip (8), Ba-na-ba (4, 9, 11, 13-15), Giăng Mác (12, 13, 15), Si la (15, 16, 17), Ti-mô-thê (16, 17), A qui la và Bơ rít sin (18), A bô lô (18, 19). Một số trong họ cũng xuất hiện trong các thư tín của Phao-lô và được gọi là những bạn đồng công. Ghi lại hoạt động của những người này, Lu-ca cho biết những ai có công lớn trong việc mở mang phát triển Hội Thánh. BỐ CỤC Câu chìa khóa của sách là: Cong Cv 1:8 có thể dùng làm căn bản cho bố cục. Trong cầu này, Chúa nhấn mạnh hai điểm: người và nơi chốn ‘Các người sẽ làm chứng về ta’đó là những người thực thi sứ mạng truyền giáo ‘Tại thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất’.Đó là địa bàn truyền giáo. Nhưng phần chính của bố cục cho biết những địa điểm chính; những phần mở rộng trong đó cho biết những nhân vật chính.

Page 265: Tan uoc ( luot khao)

I. Nhập đề: Ủy nhiệm trạng cho các Sứ Đồ, 1:1-11 II. Tin Lành tại Giê-ru-sa-lem, Nguyên thủy, 1:12-8:3 A. Thánh vụ của Phi-e-rơ, 1:12-5:42B. Thánh vụ của Ê-tiên, 6:8:3 III. Tin Lành ở Sa-ma-ri và Giu-đê: Chuyển tiếp, 8:4-11:4-18 A. Thánh vụ của Phi-líp, 8:4-40B. Thánh vụ của Sau-lơ bắt đầu, 9:1-31C. Kết thúc vụ Phi-e-rơ, 9:32-11:18IV. Tin Lành ở những vùng đất xa: Bành trướng, 11:19-21:14A. Thánh vụ của Ba-na-ba, 11:19-12:25 B. Thánh vụ của Sứ đồ Phao-lô, 13:1-21:141. Hành trình đầu tiên, 13:1-14:282. Hội nghị Giê-ru-sa-lem, 15:1-353. Hành trình thứ hai, 15:36-18:224. Hành trình thứ ba, 18:23-21:14V. Tin Lành tại Sê-sa-rê và La Mã: Tù ngục, 21:15-28:29A. Phao-lô bị bắt ở Giê-ru-sa-lem, 21:15-23:10B. Phao-lô tù nhân ở Sê-sa-rê, 23:1-26:32C. Phao-lô tù nhân ở La Mã, 27:1-29:9VI. Kết luận: Ủy nhiệm trạng của Sứ Đồ đã được thực hiện, 28:30, 31 TIN LÀNH TẠI GIÊ-RU-SA-LEM Trong phần đầu của sách, Phi-e-rơ giữ vai trò chính trong nhiều trường hợp khác nhau. Ông đóng vai lãnh đạo sau khi Chúa thăng thiên và khởi xướng việc bầu Ma-thi-a thay cho Giu-đa Ich-ca-ri-ốt. Ông đã giảng một bài giảng phi thường trong ngày lễ Ngũ Tuần làm cho ba ngàn người tin Chúa. Ông và Sứ Đồ Giăng đã chữa lành người què tại Cổng đền thờ, và sau đó để biện minh cho hành động mình, ông đã giảng cho Hội đồng Quản Hạt Do Thái. Ông đã lên án A-na-ni-a và Sa-phia-ra trong âm mưu lừa gạt Hội Thánh và chỉ huy việc lựa chọn bảy người trông coi việc cấp phát vật dụng cho những người góa bụa. Một điểm nổi bật trong suốt phần ký thuật này là tinh thần hiệp nhất giữa các Cơ-đốc-đồ. Chú ý những đoạn nói về sự cầu nguyện (1:14), chuẩn bị lễ Ngũ Tuần (2:1), chia xẻ vật dụng và bền lòng làm chứng (2:43-47; 4:23-31) cầu nguyện xin can đảm (4:23-31) và học kinh thánh hàng ngày (5:41-42).Gần cuối phần này, Ê-tiên xuất hiện như một anh hùng bảo vệ đưc tin hiên ngang quả cảm. Tuy ông mất mạng sống và trở thành nhà tuần đạo đầu tiên của Hội Thánh, ảnh hưởng ông vẫn còn lưu lại mãi mãi. Đặc biệt quan trọng là trong số khán giả xử tội Ê-tiên có chàng thanh niên Sau-lơ về sau đã đến với Chúa và trở thành Sứ Đồ Phao-lô. TIN LÀNH TẠI GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI

Page 266: Tan uoc ( luot khao)

Giu-đê và Sa-ma-ri nằm ngay phía Bắc của Giê-ru-sa-lem. Nhà thuyết giảng Phi-líp, một trong bảy người được chọn trong chương 6 đã đến Sa-ma-ri và đem lại kết quả khả quan. Nhiều người tin sứ điệp của ông về Đấng Cứu thế. Khi Hội Thánh Giê-ru-sa-lem hay tin, họ đã cử Phi-e-rơ và Giăng đến xác nhận những người đó trong niềm tin mới (8:15-17). Phi-líp đi xuống miền Nam đến Ga-xa dẫn viên quan quản lý ngân khố Ê-thi-ô-bi đến với Chúa, Phi-e-rơ đi về phía bờ biển, cuối cùng đến nhà Cọt-nây, viên đội trưởng La Mã và hoan hỉ chứng kiến Cọt nây cùng cả nhà ông được cứu rỗi, những tín đồ ngoại bang nàyđã nhận được Thánh Linh, như vậy là được dự phần trong vòng thân hữu của Hội Thánh cùng với người Do Thái (2:1-47) và nguời Sa-ma-riTrong thời gian này, Sau-lơ đã qui đạo. Lu-ca đã dành ba chương kể về biến cố này (9:1-43; 22:1-30; 26:1-32), cho thấy ông đặt nó ở tầm quan trọng đặc biệt. Với biến cố này, người hãm hại Hội Thánh hàng đầu trở thành người bảo vệ và truyền giảng Tin Lành số một trong lịch sử. TIN LÀNH Ở NHỮNG XỨ XA Phần dài nhất trong sách Công Vụ nói về công cuộc truyền giáo của Phao-lô và các bạn đồng công mở rộng ra các phần đất ngoại bang. Lu-ca nhắc lại việc Sau-lơ hãm hại Hội thánh, rồi ông thuật lại sự tiến triển của Tin Lành bắt đầu từ căn cứ địa là Hội Thánh An-ti-ốt ở Sy-ri, An-ti-ốt thành phố đứng đầu hàng thứ ba trong đế quốc (sau Rô ma và Alexandria) trở thành căn cứ cho công tác truyền giáo giữa người ngoại bang. Sau-lơ sau khi được Ba-na-ba đem về đây đã cùng hợp tác để gây dựng phát triển Hội Thánh. Tại đây đã cùng hợp tác để gây dựng phát triển Hội Thánh. Tại đây họ được gọi là Cơ-đốc đồ (11:26). Rồi sau một chuyến đi ngắn giao phẩm vật cứu trợ cho các tín đồ lâm nạn đói ở Giê-ru-sa-lem, hai vị đã được Đức Thánh Linh kêu gọi làm công tác mới rộng lớn hơn, và các hành trình truyền giáo của Phao-lô bắt đầu. CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAO LÔ Hành trình đầu tập trung phần lớn ở tỉnh Ga-la-ti (13:1-15:41). Hành trình thứ hai ở tỉnh Ma-xê-đoan và A-chai (16:1-18:28). Hành trình thứ ba ở tỉnh A-si (19:1-20:37). Ở những nơi này, Phao-lô dành phần lớn thì giờ ở các trung tâm đông dân cư - các thị trấn như An-ti-ốt ở Bi-si-đi, Phi-lip, Tê-sa-lô-ni-ca, Cô-rinh-tô và Ê phê sô. Sau khi được truyền bá ở những nơi đây. Tin Lành lại lan ra vùng xung quanh.( ITe1Tx 1:8).Phao-lô gặp nhiều tình huống và những tầng lớp thính giả khác nhau. Khi thì ở trong nhà hội Do thái (tại An-ti-ốt Bi-si-đi, Tê-sa-lô-ni-ca, A-ten, Cô-rinh-tô và Ê-phê-sô), khi thì trước các nhà cầm quyền thành phố ( như tại A-ten); hoặc trong tù (như tại Phi-lip).Khi giảng cho thính giả Do Thái Phao-lô dùng Cựu Ước làm căn bản cho sứ điệp (như ở An-ti-ốt và Tê-sa-lô-ni-ca); còn

Page 267: Tan uoc ( luot khao)

khi nói với người ngoại giáo hay những người không phải Do Thái, ông thường dùng những hiện tượng thiên nhiên quanh họ để mở đầu (như tại Lít-trơ và A-then). Phương thức của ông là giảng cho người Do Thái trước hết, nếu có họ; rồi mới đến người dân khác. Phao-lô hoạt động ở những nơi này trong vòng mươi năm, thiết lập một loại Hội Thánh dọc theo bờ biển Địa trung Hải. Cuối cùng ông đến Giê-ru-sa-lem, bị vu cáo và bắt tay tại đây, rồi bị bỏ tù ở Sê-sa-rê và sau hết là La Mã. Phần chót của sách Công Vụ ghi lại những ngày Phao-lô bị bắt và ở tù. Ông tự biện hộ trước đám đông Do Thái và các thủ lĩnh của họ ở Giê-ru-sa-lem (22:1-23:35), trước Phê-lít, Phê-tu và Hê-rốt Ac-ríp-ba II ở Sê-sa-rê (24:1-26:32) và cuối cùng bị giải đến La Mã với bao nhiêu khổ sở, kể cả bị chìm tàu. Tại đây, trong một ngôi nhà mướn, dầu bị xiềng vào một lính gác, ông vẫn tiếp tục công tác giảng dạy. Không lạ gì khi có những người nhà của xê-da nghe và tiếp nhận tin mừng của sự cứu chuộc.LIÊN HỆ GIỮA CÔNG VỤ VỚI CÁC PHÚC ÂM VÀ CÁC THƯ TÍN Trước khi kết thúc, ta cần để ý đến tính cách trung tâm của sách Công Vụ. Nó là gạch nối giữa các sách Phúc Âm và các thư tín nên nó liên hệ mật thiết với cả hai.Trước hết, ở một phương diện nào đó, sách này hoàn tất câu chuyện kể trong các sách Phúc Âm . Thánh vụ của Chúa ở trần gian có thánh vụ của các Sứ Đồ tiếp theo. Thứ hai, nó cho thấy lời tiên tri của Chúa về Hội Thánh được ứng nghiệm (Mat Mt 16:18) và dọn đường cho sự luận giải về trong các thư tín. Nó trả lời cho nhiều câu hỏi về hoàn cảnh lúc ban sơ, các lãnh tụ đầu tiên của Hội Thánh và sự phát triển thành một cộng đồng thế giới.Thứ ba, nó cung cấp bối cảnh cho các thư tín Phao lô, kể lại việc thành lập các Hội Thánh nhận thưBối cảnh cho Ga-la-ti - An-ti-ốt, I-cô-ni, Lýt-trơ và Đét-bơ, (Cong Cv 13:14-14:28).Bối cảnh cho thư Phi-líp-Phi-líp, (16:11-40)Bối cảnh cho thư I và II Tê-sa-lô-ni-ca - Tê-sa-lô-ni-ca, (17:1-9) Bối cảnh cho thư I và II Cô-rinh-tô - Cô-rinh-tô, (18:1-16)Bối cảnh cho thư Ê-phê-sô- Ê-phê-sô, (19:1-41; 20:17-35)Đọc những đoạn này trước khi đọc mỗi thư tín, ta sẽ thấy nhiều điều về thành phố, dân chúng và các vấn đề Phao-lô phải đối đầu. Thứ tư, nó soi sáng những nguyên tắc trong sinh hoạt của Hội Thánh. Các vấn đề như tổ chức, kỷ luật, làm chứng, truyền giáo, dạy dỗ, phản chiếu rõ rệt trong sách Công Vụ. Đặc biệt là nó nhấn mạnh công việc của Đức Thánh Linh. Hội Thánh linh ban sơ không những dạy điều này mà còn kinh nghiệm nữa.

Page 268: Tan uoc ( luot khao)

BÀI LÀM 1. Cho biết bốn động có thúc đẩy Lu-ca viết sách Công Vụ. Mỗi động cơ phản ảnh thế nào trong sách?2. Câu chìa khóa của sách Công Vụ là gì? Nó làm thành cái khung cho quyển sách như thế nào?3. Kể vắn tắt việc giảng Tin Lành ở Giê-ru-sa-lem. (1:12-8:3)4. Kể vắn tắt việc giảng Tin Lành ở Sa-ma-ri, (8:4-11:8).5. Mỗi hành trình truyền giáo của Phao-lô tập trung vào những tỉnh nào?

CÁC THƯ TÍN PHAO-LÔ: I VÀ II TÊ-SA-LÔ-NI-CA

Trong lịch sử Hội Thánh, chưa hề có ai vượt nổi Phao-lô về phương diện sống và viết thư. Cuộc đời của ông là một trong những cuộc đời lạ lùng nhất trong lịch sử, người ở mọi thời đại kể từ sau kỷ nguyên Cơ-đốc đều không nhiều thì ít chịu ơn ông. Trước khi xét tới gia tài ông để lại, ta cần biết những nét chính về cuộc đời ông, qua sách Công Vụ và các thơ Phi-líp, Ga-la-ti và Cô-rinh-tô. THÂN THẾ CỦA PHAO LÔ Trước hết, Phao-lô là một người Do Thái. Đây là yếu tố chính giúp ta hiểu cá tính và hoạt động của ông. Ông sinh trong gia đình Do Thái ở Tạt-sơ thuộc tỉnh Si-li-si, nên ông được gọi là Sau-lơ người Tạt-sơ. Ông cho biết ông theo gương cha làm người Pha-ri-si (Cong Cv 23:6), nói tiếng A ram (người Hê-bơ-rơ chính gốc), và học nghề may trại từ nhỏ. Hơn nữa, ông thuộc chi tộc Bên-gia-min (Phi Pl 3:5). Trong lịch sư, người Bên-gia-min là những chiến sĩ và Phao-lô hình như đã thừa hưởng giòng máu đó (GaGl 1:13). Đến tuổi thiếu niên, ông đến Giê-ru-sa-lem học tập với Giáo sư Ga-ma-li-ên, một giáo sư lỗi lạc thuộc phái Hillel. (Cong Cv 22:3) Theo lời ông kể trong Ga-la-ti, ông rất tiến bộ ‘trong đạo Do Thái’vượt xa bạn đồng môn, ‘hết sức sốt sắng về truyền thống của tổ phụ. Lúc Ê-tiên bị giết chết cũng là lúc Phao-lô bắt đầu chiến dịch tiêu diệt Hội Thánh. Chẳng những ông hãm hại người ở Giê-ru-sa-lem , ông còn lãnh thư của viên thượng tế (Cai pha), đi đến các thành phố khác nữa để thi hành công tác. Chính trong một chuyến công tác, ông đã gặp Chúa và qui đạo một cách lạ lùng. Về văn hóa, Sau-lơ là người Hi lạp. Chẳng những ông được trưởng dưỡng ở một trong những trung tâm học thuật Hi lạp, ông còn tỏ ra quen thuộc với nếp suy nghĩ của Hi lạp. Là một học giả, ông biết nhiều phương ngôn của các nhà văn cổ điển cũng như đương thời (Cong Cv 17:28; Tit Tt 1:12). Ông lại có ‘cái nhìn toàn cầu’. Không như con người có đầu óc câu nệ của tỉnh lẻ. Ông có thể nói: ‘Tôi trở nên mọi cách như mọi người, hầu có thể cứu vài

Page 269: Tan uoc ( luot khao)

người bằng mọi cách ’(ICo1Cr 9:22). Như vậy, con người ông rất thích hợp để giảng Tin Lành cho dân Ngoại.Hơn nữa, Sau-lơ cũng là một công dân La Mã. Khi viên sĩ quan quân La Mã hỏi cung ông tại Giê-ru-sa-lem và bảo rằng ông ta đã tốn rất nhiều tiền để được vào công dân La Mã, ông đã hãnh diện trả lời rằng: ‘Con tôi là công dân La Mã từ khi mới ra đời ’(Cong Cv 22:28) Mang quốc tịch La Mã thì được một số quyền lợi như được xét xử đàng hoàng trước khi bị kết án và hình phạt, được kêu nài lên Xê da để được xét xử công minh, (25:11, 12) nếu bị tử hình thì bị chém đầu chớ không bị xử đóng đinh trên thập giá. PHAO-LÔ QUI ĐẠO Việc ấy đã xảy đến với Sau-lơ thình lình, ông không bao giờ ngờ đến. Ông đã bác bỏ niềm tin của người Cơ-đốc cho rằng Giê-xu là Đấng Thiên Sai, Con Thượng Đế . Hơn nữa, ông cũng không tin rằng Ngài đã sống lại như Ê-tiên đã kêu lên ‘Tôi thấy các từng trời mở ra và Đức Nhân Tử đứng bên phải Thượng Đế’’Láo khóet’, đám đông la lên và ném đá Ê-tiên, còn Phao-lô cũng đồng tình với họ. Nhưng khi Sau-lơ gặp Chúa trên quảng đường đi Đa mách, ông đã nhận biết rằng Ê-tiên đúng mà mình sai. Chúa Giê-xu đã sống thật sự, Hơn nữa, Ngài chính là Con Thượng Đế .Khó có thể giải thích cho đúng sự việc xảy ra cho Sau lơ. Nhưng điều chắc chắn là cuộc đời Sau-lơ thay đổi hẳn vì ông đã gặp Chúa và có một quan hệ mới với Ngài (GaGl 2:20; Phi Pl 3:7 IICo 2Cr 5:14-19). Tuy việc xảy ra thình lình, ngắn ngủi, nhưng nó để lại kết quả lâu dài. Biến động đó chắc phải đòi hỏi ông điều chỉnh về tâm lý, tri thức, và có lẽ vì đó mà ông phải lui về Ả rập và Đa mách một thời gian trước khi đi Giê-ru-sa-lem (GaGl 1:16-19. Rồi ông trở về thăm quê hương một thời gian từ tám đến mười năm và chúng ta không biết ông làm những gì lúc đó. Tuy nhiên, Phao-lô cho ta biết rõ rằng chính Chúa Giê-xu đã chỉ định ông làm Sứ Đồ , mặc khác Tin Lành Ngài cho ông, hầu ông có thể’Giảng nó ra trong vòng dân ngoại’(Xem 1:1-20)THÁNH VỤ CỦA PHAO LÔ Khi Ba-na-ba mời ông về hợp tác tại An-ti-ốt xứ Sy-ri, công tác truyền giáo của ông bắt đầu. Trong vòng hai mươi năm sau đó, ông đã thực hiện được một thánh vụ qui mô rộng lớn. Bối cảnh Bắt đầu từ An-ti-ốt (Cong Cv 11:25, 26), ông đã giảng Tin Lành đến các tỉnh Ga-la-ti, Ma-xê-đoan, A chai, A- si, và nhiều khu vực nhỏ nữa. Ông thiết lập, củng cố và tổ chức Hội Thánh ở những nơi này. Cùng với Ba-na-ba, Phi-e-rơ, Gia cơ và các nhà lãnh đạo khác trong Hội Thánh, Phao-lô đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề căn bản của sự cứu rỗi Dân Ngoại, và các vấn đề tương thông giữa người Do Thái và người ngoại

Page 270: Tan uoc ( luot khao)

bang(15:1-35; GaGl 2:1-10). Quan điểm khoáng đại và niềm ước mong cho Tin Lành được truyền ra khắp thế giới của Phao-lô đã thắng thế đối với quan điểm hạn hẹp của các Sứ Đồ tại Giê-ru-sa-lem. Thánh vụ viết thư Phao-lô Có ít nhất mười ba thư trong đó tư từ của Phao-lô được bảo toàn, chắc chắn ông còn viết nhiều thư nữa mà không còn lưu lại (ICo1Cr 5:9 ám chỉ một thư như vậy). Các thư viết của ông rất đa dạng, Tuy nhiên ta có thể sắp các thư vào nhóm chính, mỗi nhóm nhấn mạnh một khía cạnh. Ở đây cũng thử sắp chúng theo niên biểu, tuy nhiên, đó chỉ là phỏng chừng, không có cách gì biết chắc được, và ý kiến các học giả cũng khác biệt nhau rất nhiều. 1. Các thư tín Tận thế học: I và II Tê-sa-lô-ni-ca. Năm viết: khoảng 50-51 S.C. Các thư này nhấn mạnh giáo lý về thời cuối cùng, đặc biệt quan tâm đến sự tái lâm của Chúa và những điều đó đòi hỏi nơi người tin. 2. Các thư tín cứu thục học: I và II Cô-rinh-tô, Ga-la-ti và La Mã. Năm viết: vào khoảng 55-58 S.C các thư này vạch ra nhiều phương diện của sự cứu chuộc. Hai thư Cô-rinh-tô nhấn mạnh sự áp dụng giáo lý cứu chuộc vào đời sống Hội Thánh. Thư La Mã và Ga-la-ti phản ảnh giáo lý xưng công nghĩa và cách biểu minh nó ra trong đời sống người Cơ-đốc. 3. Các thư tín Cơ-đốc học: Cô-lô-se, Phi lê môn, Ê-phê-sô và Phi-líp. Năm viết: Khoảng 60-62. Thường được gọi là Thư Tù, vì theo truyền khẩu và bằng chứng thì các thư đó được viết lúc Phao-lô đang ở tù tại La Mã (Cong Cv 28:30, 31) Những thư này trình bày giáo lý về Chúa Giê-xu Chí Tôn cách minh bạch. Trong đó có những đoạn nêu lên ngôi vị và công tác của Chúa Chí Tôn theo kiểu định nghĩa (CoCl 1:14-22; 2:3, 9-15; Phil Plm 1:15-20; Eph Ep 1:7-12; Phi Pl 2:5-11)4. Các thư tín Giáo Hội-học: I và II Ti-mô-thê, Tít năm viết: Khoảng 63-67, Các thư này đề cập đến giáo lý về Hội Thánh địa phương, cũng gọi là Thư tín Mục vụ. Chúng nói về trách nhiệm của các người lãnh đạo Hội Thánh. Trong đó có những giáo huấn chi tiết về các viên chức, sự quản trị và các hoạt động của Hội Thánh. Chương chót của II Ti-mô-thê có đề cập đến những ngày cuối cùng của đời Phao lô. I TÊ-SA-LÔ-NI-CA Đề nghị đọc I Tê-sa-lô-ni-caTrong chuyến truyền giáo thứ hai, Phao-lô đến Tê-sa-lô-ni-ca, thủ phủ của Tỉnh Ma-xê-đoan (Cong Cv 7:1-19.) Công việc của các nhà truyền giáo (có cả Si la và Ti-mô-thê) hanh thông cho đến khi những người Do Thái ganh tức la ó đả đảo họ, tố cáo họ có những hành vi’Chống nghịch Xê da, bảo rằng có một vua khác, tên là Giê-xu’(17:7). Rồi họ bị đuổi khỏi thành phố. Về sau, khi Phao-lô đến Cô-rinh-tô (18:1-28), ông đã viết cho những tín hữu đang gặp khó khăn tại Tê-sa-lô-ni-ca, họ bị hãm hại sau khi Phao-lô ra đi

Page 271: Tan uoc ( luot khao)

(ITe1Tx 2:14). Thay vì viếng thăm trực tiếp (2:17-18), ông đã viết thư cảm tạ Thượng Đế khi Ti-mô-thê cho ông biết tin các tín hữu ở đây vẫn giữ lòng tin mạnh mẽ (3:6-10).BỐ CỤC I. Lời chào thăm, 1:1II. Lời cảm tạ, 1:2-10III. Bênh vực thánh vụ, 2:1-3:13IV. Vạch rõ nếp sống Cơ-đốc, 4:5:24V. Kết luận , 5:25-28MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Trong hai thư này Phao-lô không nêu chức vụ chính thức của ông mà chỉ xưng tên ông cùng với Sin-van và Ti-mô-thê ở phần mở đầu. Lời ông có vẻ như một bạn thân, một cố vấn tinh thần viết cho người con tinh thần dang bị hoạn nạn, bắt bớ. Thượng Đế có quan tâm không? Để khích lệ họ, Phao-lô nhắc họ rằng chính ông cũng đã bị ngược đãi như vậy khi ông đến thành phố họ (2:1, 2), rằng ông’đã bảo trước cho anh em rằng chúng ta sẽ bị hoạn nạn’. Tất cả mọi điều đó đều nằm trong mục đích của Thượng Đế . Từ khi vị Sứ Đồ ra đi, một số ngươi đã qua đời. Thái độ họ đối với cái chết như thế nào? Ngoại giáo, tức là tôn giáo họ đã từng theo trước kia (1:9), không cho con người bao nhiêu hi vọng về đời sau; trái lại coi đó là nơi tối tăm, sợ hãi. Họ sẽ được thấy lại những người thân của mình không? Bởi thẩm quyền của’lời của Chúa’(4:15), Phao-lô đoan chắc với họ rằng các thánh đã qua đời cũng như còn sống một ngày kia sẽ được tái ngộ, và cùng nhau “được cất lên đám mây và gặp Chúa trên không trung ’(4:17). Đây quả thật là một lời an ủi. Nhưng mặt khác, sự tái lâm của Chúa cũng đòi hỏi phải thức canh (5:6). Đây là phần áp dụng giáo lý cho cuộc sống hàng ngày của người Cơ-đốc. Phao-lô kết thúc mỗi chương bằng vài lời khuyên dạy về sự tái lâm của Chúa. Trong 1:10, tín hữu phải’đợi Con Ngài đến từ trời’. Trong 2:19, 20, ông nhắc độc giả rằng, họ sẽ là’vinh quang và niềm tin’của ông khi Chúa hiện đến. Trong 3:13, vị Sứ Đồ ước mong rằng các tín hữu sẽ được “thánh khiết không chổ trách được trước mắt Thượng Đế là Cha chúng ta, khi Chúa Giê-xu chúng ta hiện ra với các thánh Ngài ’Sau đó là một khúc dài, 4:13-18 ông cho các độc giả biết rằng khi Chúa từ trời hiện đến, các thánh còn sống cũng như đã chết được gặp mặt nhau và vào nơi vĩnh phúc với Ngài. Cuối cùng 5:23 tả vẽ bức tranh người tín đồ được’bảo toàn, không tì vết khi Chúa Giê-xu hiện đến’.II TÊ-SA-LÔ-NI-CA Đề nghị đọc II Tê-sa-lô-ni-caBỐ CỤC I. Lời chào thăm, IITe 2Tx 1:1, 2II. Dự báo về Ngày của Chúa, 1:3-12

Page 272: Tan uoc ( luot khao)

III. Mô tả Ngày của Chúa, 2:1-17IV. Khuyên cầu nguyện và cư xử tốt đẹp vì Ngày của Chúa, 3:1-16V. Kết luận, 3:17-18MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Sau khi ông viết thư thứ nhất, chắc đã có người nào đó làm cho các tín hữu lo âu về liên hệ giữa mình vớ’ngày của Chúa’. Phao-lô đã viết để họ “chớ vội bối rối và kinh hoảng hoặc bởi thần cảm giả mạo, hoặc bởi lời nói hay là bởi bức thư nào tựa như chúng tôi đã gởi mà nói rằng Ngày của Chúa đã kề cận ” (2:2).Tại sao ý nghĩ về Ngày của Chúa khiến họ bất an? Có lẽ vì trong trí họ’ Ngày của Chúa là một ngày hoạn nạn, phán xét, và hủy diệt. Hình ảnh đó tả vẻ nhiều lần trong Cựu Ước (Gio Ge 1:15-2:1; ApOv 1:15, 16; SoXp 1:14-18; XaDr 14:1-8). Đó là một thời kỳ đem kinh hoàng đến cho lòng người. Người Tê-sa-lô-ni-ca đã bắt đầu tự hỏi phải chăng họ sẽ là nạn nhân của ngày phán xét. Đây là một vấn đề phức tạp không thể có một câu giải đáp đơn giản. Không có chổ nào cho biết rõ khoảng cách thời gian giữa các biến cố tận thế. Nói rõ hơn, phải chăng các tín hữu sẽ phải chịu chung số phận với mọi người khi’cơn đại nạn’giáng xuống trên đất? Hay là Chúa sẽ đem họ đi trước khi có cuộc phán xét?Trước hết, Phao-lô cho biết sẽ có một số điều xảy ra trước khi Thượng Đế thi hành sự phán xét trọn vẹn trong ngày tận thế. Sẽ có sự bội đạo (IITe 2Tx 2:3), sẽ co’người tội ác’xuất hiện (2:3) và sau hết, vị ngăn trở sẽ được cất đi (2:6, 7). Đó sẽ là dấu hiệu chắc chắn về ngày tính sổ. Thứ hai, các tín hữu cần phải tỉnh thức, nhận biết tình trạng của mình và củng cố đức tin mình. Như vậy họ sẽ có đủ sức mạnh để đương đầu với mọi khủng hoảng. Thứ ba, cũng là điều sống động hơn hết, Phao-lô bảo đảm với anh em tín hữu rằng Thượng Đế tể trị mọi sự. Ngài đang nắm giữ mọi sự trong tay của Ngài và chuyển hóa chúng cho mục đích của Ngài (ITe1Tx 5:9, 10, 23, 24; IITe 2Tx 1:11, 12; 2:13, 14). Sự tái lâm của Chúa không chỉ đem lại sự phán xét, mà cả phước lành nữa. Các vị tiên tri cũng đã nói đến khía cạnh này đối với Y-sơ-ra-ên (Gio Ge 2:28-32; MiMk 4:1-5; SoXp 3:9-20; MaMl 4:2, 3). Bây giờ Phao-lô mới báo cho độc giả biết rằng họ sẽ được ở với Chúa và chia xẻ sự toàn thắng của Ngài đối với địch thủ.Cũng như trong thư trước, Phao-lô kết thúc bằng một sẽ lời khuyên bảo thực tiễn, nhất là về nhu cầu làm ăn lương thiện trong vòng tín hữu Cơ-đốc. Một vài người trong họ cho rằng Chúa sắp đến rồi nên không chịu làm việc và trở thành gánh nặng cho cộng đồng. Phao-lô đã đưa ra một giải pháp cho vấn đề này là. “Nếu ai không chịu làm việc, thì đừng cho họ ăn ’(IITe 2Tx 3:10). Điều này kết hợp giáo huấn Cơ-đốc với lương tri thông thường. Mọi người

Page 273: Tan uoc ( luot khao)

nên cùng nhau làm việc và cùng nhau trông đợi ngày Chúa hiện ra. BÀI LÀM 1. Ba nền văn hóa nào ảnh hưởng trên đời sống Phao-lô?2. Cho biết chúng ảnh hưởng thế nào đối với Phao-lô và thánh vụ của Ông?3. Sự qui đạo của Phao-lô ảnh hưởng thế nào đối với đời sống và giáo huấn của ông? 4. Cho biết tên bốn loại thư tín của Phao-lô và tên các thư trong mỗi loại. 5. Mỗi loại nhấn mạnh những điểm giáo lý nào? 6. Điều gì xảy ra cho Phao-lô tại Tê-sa-lô-ni-ca trong chuyến truyền giáo thứ hai? 7. Kể ra hai vấn đề chính Phao-lô phải giải quyết trong thư I Tê-sa-lô-ni-ca.8. Mỗi chương của I Tê-sa-lô-ni-ca kết thúc với đề tài gì? 9. Vấn đế giáo lý nào đã xảy ra ảnh hưởng đến nội dung của II Tê-sa-lô-ni-ca? TRA CỨU THÊM 1. Bạn hãy tự soạn bố cục cho hai thư Tê-sa-lô-ni-ca2. Ghi ra những đoạn trong Tê-sa-lô-ni-ca liên quan đến sự tái lâm của Chúa theo thứ tự biến cố. 3. Ghi ra những phẩm tính của đời sống Phao lô, bạn thích phẩm tính nào nhất? 4. Sự qui đạo của Phao-lô có những đặc điểm nào riêng của ông, đặc điểm nào chung cho mọi người? 5. Dùng hai sách này để ghi ra những cách sống và phương tiện sống phù hợp với sự tái lâm của Chúa.TÀI LIỆU THAM KHẢO Bruce, FF Paul and Jesus , Grand Rapids: Baker Book House 1974Paul: Apostle of the Heart Set Free . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1978Hiebert, D.Edmond. Thessalonian Episles . Chicago. Moody Press, 1971Morris, Leon. The First and Second Episles to the Thessalonians: New International Commentary on the New Testament . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1959Ward. R.A. Commentary On First and Second Thessalonians Waco TX. Word, 1974.

CÁC THƯ TÍN PHAO LÔ: I VÀ II CÔ-RINH-TÔ

Trong bảng phân loại các thư của Phao lô, hai thư này được sắp vào loại cứu thục học ( soteriologica), vì phần lớn nói về vấn đề cứu rỗi. Thư này cùng với Ga-la-ti và La Mã hợp thành trung tâm của thư tín Phao lô. Ngay cả

Page 274: Tan uoc ( luot khao)

những nhà phê bình cấp tiến nhất bác bỏ nhiều thư tín khác của Phao-lô cũng công nhận đây là những thư thật của ông. Trong các sách này, ta thấy tư tưởng trung tâm của Phao-lô - niềm tin trong Chúa và sự tận hiến cho Ngài - bàng bạc khắp nơi. Thành ngữ ‘trong Chúa’ mô tả mối tương giao mới giữa cá nhân được tái tạo với Chúa, được ông dùng đi dùng lại nhiều lần. Các thư này thành hình trong chuyến truyền giáo thứ ba (Cong Cv 18:23-21:14). Thư đầu viết từ Ê-phê-sô (ICo1Cr 16:7-9), còn thư thứ nhì có lẽ từ Ma-xê-đoan (Xem IICo 2Cr 2:12, 13; 7:5-7)I CÔ-RINH-TÔ Đề nghị đọc I Cô-rinh-tôBỐI CẢNH Phao-lô đến Cô-rinh-tô lần đầu tiên trong chuyến truyền giáo thứ hai (Cong Cv 18:1-17). Trong khi đợi Si la và Ti-mô-thê từ Ma-xê-đoan đến nhập lại với phái đòan ở Cô-rinh-tô, ông gặp A-qui-la và Bê-rít-sin cũng làm nghề may trại như ông, nên ông ở lại với họ trong lúc tiếp tục rao giảng. Khi các bạn đồng hành đến, báo cáo lại tin tức về tình hình miền Bắc (Tê-sa-lô-ni-ca và Bê-rê), Phao-lô đã tái xác quyết sứ điệp’Giê-xu là Đấng chí Tôn’(tức là Đấng Thiên sai). Điều này gây nên phản ứng giữa người Do Thái, do đó Phao-lô quay qua tập trung thánh vụ hướng về người ngoại bang tại Cô-rinh-tô (18:6). Chẳng bao lâu, có một số người tin Chúa trong đó có cả Cơ-rít-bu là viên quản thủ nhà hội. Phao-lô đã dành ít ra là mười tám tháng tiếp tục một chương trình dạy có hệ thống giữa vòng họ. Biến cố khiến vị sứ đồ phải ra đi là việc ông phải ra mắt trước Ga-li-ô, viên thống đốc tỉnh A-chai trú nhậm tại Cô-rinh-tô. Khi Ga-li-ô nghe những người Do Thái tố cáo trình bày, ông tỏ ra chẳng chút quan tâm. Lý do là những điều đó chỉ liên quan đến luật pháp Do Thái, chẳng dính dáng gì đến Luật La Mã, mà tòa án của ông chẳng phải là chổ để tranh biện tôn giáo. Có thể nói rằng thái độ lơ là của Ga-li-ô là một phước lành, vì nó khiến cho người Do Thái hết đường kiện tụng và để cho Phao-lô được tự do tiếp tục công tác. Khi đến Ê-phê-sô trong chuyến hành trình thứ ba (19:1-41), ông được người nhà Cơ-lô-ê báo tin rằng tình hình ở Cô-rinh-tô không được tốt lắm (ICo1Cr 1:11). Ngoài ra, ông cũng nhận được thư của Hội Thánh Cô-rinh-tô hỏi ông về một số vấn đề (7:1; 8:1; 12:1; 15:12; 16:1). Bức thư này đã được viết ra để đáp ứng tình hình đó. BỐ CỤC I. Lời mở đầu, ICo1Cr 1:1-9 II. Trả lời báo cáo của Cơ-lô-e, 1:10-6:20III. Trả lời thư Hội Thánh Cô-rinh-tô, 7:1-16:9IV.Kết luận 16:10-24MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG

Page 275: Tan uoc ( luot khao)

Quan niệm chính của thư là sự cứu chuộc phải áp dụng cho nếp sống hằng ngày, Người tin cần phải nhớ rằng sự sống mới trong Chúa phải tóat ra thành nếp sống mới, nhờ mối tương quan giữa người tin và Đức Thánh Linh (3:16, 17; 6:11, 19, 20). Nếu nhắc lại đặc tính của Thành Cô-rinh-tô, ta sẽ thấy tầm quan trọng của những lời răn dạy này. Vào thế kỷ đầu tiên, đó là một thành phố gian ác, vô luân, bại hoại, thờ Aphrodite là nữ thần ái tình của Hi lạp theo lối dâm dật. Đền thờ nữ thần này trong đó có hàng ngàn gái điếm tôn giáo, là một hình ảnh đối chọi với’Đền thờ của Đức thánh linh’. Trong phần đầu của thư(ch 1-6), hầu hết Phao-lô đề cập đến thẩm quyền của Hội Thánh. Những tín hữu ở Cô-rinh-tô đã chia rẽ thành những ‘Phe nhóm tôn giáo’. Một số người cho Phao lô, mới là người có thẩm quyền, vì ông là người sáng lập Hội Thánh, và là người chủ trương giáo lý xưng công chính bởi đức tin và sự tự do của người Cơ-đốc thóat khỏi mọi ràng buộc của luật pháp. Người khác thì đứng về phe A bô lô, một giáo sư học rộng đến từ Alexandria, hiểu biết Kinh Thánh rất nhiều Ông đã đi theo Phao-lô đến thăm Cô-rinh-tô (Cong Cv 18:24-19:1). Một số người khác lại cho rằng chỉ có Phi-e-rơ, là môn đệ trực tiếp của Chúa, có lòng yêu Chúa nhiệt thành và quan tâm đến những nguyên tắc luật pháp của Chúa, mới đáng làm lãnh tụ. Cuối cùng có những người đạo mạo nhìn cảnh chia rẽ rồi bảo.’Chúng tôi không theo ai hết, chỉ theo Chúa thôi’. Những người cuối cùng này mới thật là tệ hơn hết, vì họ tự đặt mình lên trên mọi anh em khác và độc quyền giữ Chúa cho mình. Phao-lô trả lời trực tiếp cho những tranh cải đó trong ICo1Cr 3:1-9. Đồng thời ông kêu gọi họ phải có sự sáng suốt tâm linh và nhớ rằng họ chịu trách nhiệm trước mặt Thượng Đế - trong hiện tại cũng như trong ngày phán xét (2:1-16; 3:10-23). Hai vấn đề khác, dâm dục và kiện tụng (6:1-11) được đề cập trong phần này. Phao-lô quở trách Hội Thánh đã không lo giải quyết vấn đề. Ông xử vấn đề đầu rất nghiêm khắc, nhưng là để cuối cùng sẽ được lại người vi phạm (5:3-5). Còn vấn đề thứ hai, theo ông dạy, thì phải xử trong Hội Thanh chớ không đưa ra tòa án ngoại đạo. Kiện tụng, tự nó là’phải tội rồi’(6:7). Mục đích cuối cùng là duy trì sự hợp nhất và tính tuyền của thân thể Chúa. Trong phần thứ hai (ch 7-16) một số vấn đề xuất hiện. Tuy nhiên, nội dung phần lớn liên quan đến vấn đề liên hệ tinh thần hoặc giữa những người tin với nhau(7-10), hay với tình hình thánh vụ trong Hội Thánh(11-14). Khi đề cập đến mối quan hệ vợ chồng, Phao-lô chỉ thị rằng những người nào nghỉ đến việc lập gia đình đều phải giữ sự thánh khiết trong hôn nhân, cả những gia đình chia rẽ và phụ nữ không lập gia đình cũng vậy. Khi phải đối phó với các vấn đề lương tâm, ông vạch ra một số nguyên tắc hướng dẫn. Trước hết, không cho phép điều gì trong đời sống có thể gây vấp phạm cho người khác (8:9, 13). Thứ hai, không làm trở ngại mà phải hỗ trợ

Page 276: Tan uoc ( luot khao)

sự rao giảng Tin Lành (9:12, 22), thứ ba mọi sự đều làm’vì vinh hiển Thượng Đế’(10:31). Chương 11 bàn về thánh vụ của phụ nữ trong Hội Thánh và điều kiện tư cách để dự lễ Tiệc Thánh. Chương 12-14 nói về bản chất và cách sử dụng các ân tứ Thánh Linh. Phải hành sử trong tình thương(13) và làm mọi sự cách đàng hoàng, trật tư (14:40). Sỡ dĩ cần phải như vậy là vì mọi tín hữu đều là chi thể của một Thân (12:13-30). Vì vậy, nếu muốn giữ cho Thân được hợp nhất, muốn cho công việc tiến triển, thì phải sử dụng các ân tứ Thánh linh cho đúng cách. Chỉ có chương 15 là bàn thuần về giáo lý. Đây là đoạn sách cổ điển của Tân Ước về đề tài phục sinh của thân thể. Trước hết ông mô tả sự phục sinh của Chúa Giê-xu Chí tôn(c.1-19). Rồi ứng dụng chân lý quan trọng đó(c. 20-58). Vì Chúa đã ra khỏi mộ, nên khi đến thì giờ Thượng Đế định, mọi người tin cũng sẽ như vậy(c. 22). Phao-lô mô tả thân thể phục sinh là’Một thân thể linh thiêng’(c. 44). Thân thể phục sinh của Chúa cũng là thân thể có thể nhận tháy được. Hi vọng lớn về sự phục sinh của người tin Chúa được mô tả trong câu 50 -58Cuối bức thư, Phao-lô nhắc họ về số quyên góp ông đang nhận cho các thánh đồ thiếu thốn tại Giê-ru-sa-lem . Họ nên dâng hiến đều đặn, tùy lòng tùy sức mỗi người (16:1-2).II CÔ-RINH-TÔ Đề nghị đọc II Cô-rinh-tôMỤC ĐÍCH II. Cô-rinh-tô là một bức thư nói nhiều về bản thân Phao lô, bênh vực thánh vụ của ông(chg. 1-7), chức Sứ Đồ của ông(chg. 10-13). Chương 8 và 9 kêu gọi họ làm trọn thiên chức ban phát của họ và nhắc nhở rằng họ đã chễnh mảng phần nào trong nhiệm vụ quản lý tiền của. BỐ CỤC I. Lời chào thăm, IICo 2Cr 1:1, 2II. Các vấn đề thánh vụ Cơ-đốc, 1:3-7:16III. Các vấn đề dâng hiến của người Cơ-đốc, 8:1-9:15IV. Các vấn đề của người phục vụ Cơ-đốc, 10:11; 3:30V. Kết luận, 13:1-14BỐI CẢNH Sau khi gởi thư đầu cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, Phao-lô đợi phúc đáp ở Ê phê sô. Rồi ông đi về phía bắc đến Trô-ách để gặp Tít, nhưng ông không gặp, nên tiếp tục đi đến Ma-xê-đoan (2:12, 13). Đến khi gặp rồi, ông viết rằng lòng ông được an ủi nhiều, khi nghe phúc trình về ho (7:7). Tuy nhiên, tin tức không phải là hòan toàn thuận lợi. Một số người trong Hội Thánh nổi lên chỉ trích thẩm quyền của một số người trong Hội Thánh nổi lên chỉ trích thẩm quyền của Phao lô. Chắc đó là một nhóm ngươi Do Thái chống đối

Page 277: Tan uoc ( luot khao)

(11:2), họ không đếm xỉa gì đến đức tin của Phao-lô trong Chúa và thánh vụ chân chính của ông (10:2), lại còn khinh bỉ cá nhân ông (10:10). Dầu một số người đã tỏ ra ăn năn (2:1-11) nhưng vẫn còn một nhóm không ăn năn tiếp tục gây áp lực trên ông. Vì vậy, ở đây ông bộc lộ tất cả tâm tình hiếm khi thấy ở nơi khác. ĐẶC ĐIỂM Ngoài những điểm viết về cá nhân ông, Phao-lô còn xác nhận nhiều giáo lý quan trọng trong thư này. Đặc biệt chú ý tới những câu nói về phẩm tính và công việc của Thượng Đế (1:3, 4; 2:14; 4:5, 6; 5:18-21; 6:14-18; 9:7-15), đối chiếu giữa giao ước cũ và giao ước mới (chg.3), tình trạng tương lai (5:1-10), thánh vụ giải hòa (5:14-21), và sự quản lý tiền bạc của người tín đồ(8, 9) BÀI LÀM 1. Kể ra lý do tại sao các thư này thuộc về nhóm tác phẩm trung tâm của Phao-lô.2. Kể vắn tắt những điều xảy ra cho Phao-lô trước khi ông viết I Cô-rinh-tô. 3. Lý do trực tiếp khiến Phao-lô viết I Cô-rinh-tô là gì?4. Quan niệm chính của I Cô-rinh-tô là gì, và thực hiện bằng cách nào? 5. Kể ra ba vấn đề của Hội Thánh Cô-rinh-tô, cách Phao-lô giải quyết, và khả năng áp dụng cho thời nay. 6. Tóm tắt những điều Phao-lô dạy về sự phục sinh trong ch.157. Mục đích chính của Phao-lô khi viết II Cô-rinh-tô là gì? 8. Tóm tắt bối cảnh của II Cô-rinh-tô.9. Ghi ra những giáo lý quan trọng được nhấn mạnh trong II Cô-rinh-tô. TRA CỨU THÊM 1. Chọn những câu có thể dùng làm phương ngôn cho một ngày(Ví dụ chúng ta là đại sứ của Chúa). 2. Soạn một danh sách những câu Kinh thánh về những chân lý căn bản trong hai sách này.3. Sách Phao-lô tự biện hộ trong ICo1Cr 13:1-15:58 có thể áp dụng bao nhiêu cho thời đại này? 4. Hãy ghi ra những vai trò chính của bạn trong gia đình và Hội Thánh (chồng, cha, con, chủ...). Ghi ra những câu trong hai sách này nói những nguyên tắc hướng dẫn cho những vai trò đó. 5. Đọc những đoạn còn lại không ghi trong bản đề nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bruce, F.F First and Second Corinthians: The New Century Bible Commentary . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1980Godet, Frederic L. Commentary on First Corinthians Grand Rapids: Kregel Pub., 1977

Page 278: Tan uoc ( luot khao)

Hughes, Philip, Commentary on the Second Epistle to the Corinthians . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1962 Morris, L. The First Epistle of paul to the Corinthians : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1958Tasker, R.V.G. The Second Epistle of Paul to the Corinthians : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1958

CÁC THƯ TÍN CỦA PHAO-LÔ: GA-LA-TI VÀ LA MÃ

Đề nghị đọc Ga-la-tiGa-la-ti và La Mã nhấn mạnh sự cứu rỗi nói đến trong hai thư Cô-rinh-tô. Ga-la-ti là một bản biện hộ hùng hồn cho giáo lý’người ta được xưng công chính không phải bởi việc làm của luật pháp, nhưng bởi đức tin đến Chúa Giê-xu Chí Tôn’(GaGl 2:16). Không nơi nào Phao-lô chứng minh tính cách chân thực của thẩm quyền Sứ Đồ của ông mạnh mẽ bằng ở đây.BỐI CẢNH Vấn đề năm tháng và nơi chốn viết thư này thật khó định cho chắc chắn. Rất có thể đây là một thứ sớm nhất của Phao lô, viết ra sau chuyến truyền giáo thứ nhất, lúc trở về An-ti-ốt xứ Sy-ri. Như vậy là vào khoảng năm 48/49. Nhưng có học giả như Lightfoot thì cho là trễ hơn. Ngay cả giả thuyết này cũng chỉ giả định một thời gian rất ngắn sau khi thành lập các Hội Thánh ở vùng Ga-la-tiNơi nhận cũng là một vấn đề, vì vào thế kỷ đầu, địa danh Ga-la-ti có thể hiểu hai cách khác nhau. Lãnh thổ ấy nằm ở miền đông Tiểu Á, nơi người Gauls đến định cư vào thế kỷ thứ ba trước Chúa, nên lấy theo tên của họ. Về sau, khi người La Mã kiểm sóat toàn vùng, lãnh thổ được nới rộng, thêm vùng đất phía nam vào khu phía Bắc, và toàn tỉnh mới gọi là Ga-la-ti. Như vậy, khi Phao-lô viết thư, ông viết cho Bắc Ga-la-ti hay Nam Ga-la-ti? Những nhà bình giải xưa cho là miền Bắc, những tảc giả gần đây cho là miền Nam. Dù là Nam hay Bắc thì sứ điệp của Ga-la-ti cũng không hề bị ảnh hưởng.BỐ CỤC Khi khảo sát cấu trúc của sách, ta có thể nhận thấy những luận lý của Phao-lô trong cách luận giải của ông. Sau khi đã bố trí sân khấu cho những điều ông sắp nói (1:1-10, ông lập tức bước ra biện hộ cho lập trường của ông - rằng được Thượng Đế xưng công chính là bởi đức tin, không phải bởi việc làm, rằng Đấng Chí Tôn đã giải thóat chúng ta khỏi sự trói buộc của luật pháp. I. Lời mở đầu, 1:1-10II. Luận cứ về kinh nghiệm bản thân. Tin Lành được mặc khải, 11:1-2:21

Page 279: Tan uoc ( luot khao)

A. Mặc khải trực tiếp của Tin Lành, 1:11-24B. Xác nhận của Sứ Đồ về Tin Lành, 2:1-10C. Ưng dụng Tin Lành cho bản thân, 2:11-21III. Luận cứ về giáo lý: Tin Lành được dự ngôn, 3:1-4:31 A. Đích thân kêu gọi 3:1-5B. Kinh nghiệm của Ap-ra-ham, 3:6-14C. Lời hứa và luật pháp, 3:15-22D. Tính chất của quyền làm con, 3:23-4:7E. Nguy cơ bị xiêu lạc, 4:8-20F. Bài học dùng phúng dụ(chuyện ngụ ý bóng), 4:21-31IV. Luận điểm thực tế. Tin Lành ứng dụng , 5:1-6:10V. Kết luận, 6:11-18MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Ta không thể nào không nhận thấy rằng ở đây không có lời mở đầu thân thiện như thường thấy trong các thư khác. Ông nói ý định của ông rồi đi ngay vào chi tiết biện luận. Phao-lô ngạc nhiên thấy các tín hữu đã sớm dời bỏ lòng trung thành với Chúa Giê-xu Chí Tôn và với ông. Ông lên á’những kẻ xuyên tạc Tin Lành’(1:6, 7), rồi kêu gọi sự nguyền rủa của Thượng Đế trên họ (1:8, 9) Trước hết, chính ông đã nhận Tin Lành từ nơi Chúa (1:11, 12). Những người khác không có truyền bá Tin Lành cho ông, họ chỉ cạnh tranh sứ điệp và thánh vụ với ông mà thôi (1:16-2:10). Bởi đó, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân ông, ông tuyên bố rằng sứ điệp của ông là chân thật.Thứ hai, Tin lành không phải là một điều mới. Cựu Ước đã từng dạy nó rồi (3:8). Ap-ra-ham là một gương lớn về sự xưng công chính bởi đức tin trong Thượng Đế . Áp-ra-ham đã đạt được vị thế đó trước khi ban hành luật pháp. Luật pháp không biện chính cho ông, nó cũng chẳng biện chính cho một người nào được(3:9-14). Phao-lô đi sâu hơn vào nguyên tắc này bằng cách đối chiếu giữa’con cái’(child) và’con trai’(Son) (3:23-4:7) và lấy câu chuyện về hai con trai của Áp-ra-ham để dạy chân lý nàyThứ ba, Tin Lành hành động trong đời sống con người (5:1). Khi đem áp dụng, Tin Lành giải thóat con người khỏi xiềng xích của tội lỗi, giúp họ thắng hơn xác thịt (bản tính cũ) và có khả năng biểu lộ hành động công chính. Tất cả mọi điều đó đều nằm trong cái khung của hành động Đức Thánh Linh trong đời sống người tin. “Nếu chúng ta sống bởi Thánh Linh, chúng ta cũng sẽ bước đi bởi Thánh Linh ’(5:25). Như vậy, trong sách Ga-la-ti, có lẽ là tác phẩm sớm nhất của Phao lô, ông trình bày về tính chất của sự biện chính (xưng công chính). Khi tội nhân lấy đức tin hưởng ứng, họ chẳng những được ở trong vị thế ngay chính trước Thượng Đế, họ còn có thể nhờ năng lực Thánh linh để làm công việc của

Page 280: Tan uoc ( luot khao)

Thượng Đế nữa. LA MÃ Đề nghị đọc La MãTrung tâm của Tin mừng tức là niềm vui lớn. Mà các gả mục đồng đã nghe tại Bết lê hem, là một Chúa Cứu thế, Đấng sẽ cứu chuộc dân Ngài. Chủ đề cứu chuộc được Phao-lô định nghĩa và quảng diễn trong thư gởi cho người La Mã, một luận văn về sự cứu rỗi có thứ tự và chi tiết hơn hết trong cả Tân Ước. BỐI CẢNH Trải qua nhiều năm, vị Sứ Đồ đã ước ao đi thăm các tín hữu tại La Mã (RoRm 15:23), muốn củng cố đức tin họ (1:11). Trong chuyến truyền giáo thứ ba, trước khi lìa Cô-rinh-tô (Cong Cv 21:1-3), ông viết thư này để thay cho cuộc thăm viếng và chắc đã gởi nó qua tay của Phê-bê ở Sen-cơ-rê (16:1, 2). Sau đó ít lâu, ông bị bắt tại Giê-ru-sa-lem (21:27). Như vậy, cuối cùng ông đã đến được La Mã nhưng không phải như một người tự do(28:16). BỐ CỤC Chủ đề của thư là sự cứu chuộc (RoRm 3:24), Phao-lô triển khai năm phương diện của chủ đề ấy. I. Nhập đề, 1:1-17II. Tội lỗi: nhu cầu được cứu chuộc, 1:18-3:20A. Tội lỗi của người Ngoại bang, 1:2:16 B. Tội lỗi của người Do Thái, 2:17-3:8C. Tội lỗi của cả nhân loại, 3:9-20III. Biện chính (xưng công chính): cung ứng bởi sự cứu chuộc, 3:21-5:21IV. Thánh hóa: hiệu quả của sự cứu chuộc , 6:1-8:39A. Liên hiệp với Chúa Giê-xu Chí Tôn, 6:1-21B. Sự xung đột của hai bản tín, 7:1-25C. Chiến thắng của Thánh Linh, 8:1-39V. Dân Do Thái và dân ngoại: phạm vi của sự cứu chuộc, 9:1-11:36 A. Quá khứ của Y- sơ-ra -ên - Thượng Đế phán xét tội lỗi, 9:1-33B. Hiện tại của Y- sơ-ra -ên - Thượng Đế ban sự cứu rỗi, 10:1-21C. Tương lai của Y- sơ-ra -ên -Thượng Đế hứa phục hồi, 11:1-36. VI. Phục vụ: Bông trái của sự cứu chuộc, 12:1-15:13VII. Kết luận và chào thăm., 15:14-16:27MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Những lời mở đầu của Phao-lô vừa có tính cách cá nhân vừa có tính cách thần học (1:1-17). Ông nói về mình rất nhiều. Ông là nô lệ của Chúa, nhưng vẫn là Sứ Đồ(1:1;). Ông được ủy nhiệm đến với dân tộc (1:4). Ông là người cầu nguyện (1:9, 10) một người làm việc hăng say và không hổ thẹn về sứ

Page 281: Tan uoc ( luot khao)

điệp ông truyền giảng (1:16). Ông mô tả Tin Lành đã được dự ngôn trong Cựu Ước, tập trung trong Con Thượng Đế(1:3;), là quyền năng để đem lại sự cứu rỗi cho những người tin (1:16), và bây giờ sự công chính của Thượng Đế cho những người trung thành (1:17). Phần thứ nhất của thư (1:18-3:20) vạch rõ tình trạng tội lỗi của con người và chứng minh nhu cầu phổ quát của sự cứu rỗi. Ông vẽ một bức tranh mô tả những hạng người khác nhau trong xã hôi trong cảnh suy đồi tâm linh và đạo đức. Tâm linh bại hoại dẫn đến đạo đức bại hoại. Con người lìa bỏ Thượng Đế và rơi vào sự thờ hình tượng (1:21-23). Vì vậy’Thượng Đế đã bỏ mặc họ’(1:24-26). Có người lên án đồng loại, nhưng thật ra họ tự lên án mình (2:1-3), vì họ đang làm chính điều họ lên án. Thượng Đế sẽ phán xét mỗi người tùy việc họ làm (2:6). Người ngoại bang không có luật pháp thành văn như người Do Thái, nhưng họ có tiếng nói của lương tâm trong mình (23:14-15). Dầu có tất cả đặc quyền, người Do thái đã không duy trì được nếp sống tâm linh, và danh Thượng Đế bị xúc phạm giữa vòng người ngoại bang vì sự thất bại của người Do Thái (2:24, 25). Phán quyết cuối cùng tuyên bố rằng mọi người đều có tội trước sự công chính của Thượng Đế.’Không có xác thịt nào nhờ vào công đức mà được biện chính (xưng công chính) trước mặt Ngài’(3:20).Rồi đến sự cung ứng của Thượng Đế (3:21-5:21) Giải pháp cho vấn đề là sự biện chính “bởi đức tin đến Giê-xu Chí Tôn cho mọi người tin ’(3:22). Thượng Đế có thể tuyên bố kẻ có tội là công chính mà vẫn giữ được sự công chính của mình là nhờ công tác cứu chuộc của Đức Chúa Giê-xu Chí Tôn (3:24-26). Để minh giải nguyên lý biện chính bởi đức tin, Phao-lô lấy gương Áp-ra-ham và chỉ ra rằng Áp-ra-ham đã được chấp nhận trước khi có định chế cắt bì và luật pháp được ban hành, như vậy là ông được xem là công chính chỉ bởi đức tin mà thôi (4:10-13). Sau khi được biện chính, tội nhân có thể nhận biết một số lợi ích do công việc của chúa Giê-xu đem lại (5:12-21) Tiếp theo là bàn đến hệ quả luận lý của sự cứu chuộc (6:1-8:39). Những hứa hẹn trong mối quan hệ mới với Thượng Đế thật là sâu rộng. Sẽ có một cuộc sống mới (6:11), một hướng đi mới (6:12-14). Dù rằng bản tính cũ vẫn thường xuyên đòi chủ trị (7:24), nhờ Thánh Linh hành động sẽ đem lại chiến thắng(8). Ngài ban quyền năng và cầu thay (8:26). Chắc chắn lời hứa của Chúa là đúng “Ân huệ ta đủ cho người rồi ”(IICo 2Cr 12:9). Sau đó, Phao-lô làm sáng tỏ tính cách phổ quát của sứ điệp (9:1-11:36). Sứ điệp ấy là cho cả người Do Thái lẫn người ngoại bang. Dầu Thượng Đế dân Y- sơ-ra -ên Ngài ra một bên, Ngài không ném bỏ họ đâu (11:1). Ngài là Đấng chủ tể và Ngài hành động để hoàn thành mục đích cứu chuộc của Ngài (9:19-32). Vẫn còn một ngày khôi phục hạnh phúc cho dân Y- sơ-ra -ên (11:25-32). Hiện nay, Tin Lành đến với mọi người và ‘hễ ai kêu cầu danh

Page 282: Tan uoc ( luot khao)

Chúa thì sẽ được cứu ’(10:13).Phần chót của sách mô tả sự cứu chuộc bày tỏ ra bên ngoài (12:1-15:13). Bắt đầu bằng lời kêu gọi dâng hiến trọn vẹn cho Chúa (12:1, 2), Phao-lô tiếp tục trình bày những trách nhiệm và liên hệ khác nhau của người Cơ-đốc. Người tín đồ phải tự xét mình dưới ánh sáng của ân huệ Chúa. Phải hoàn thành trách vụ mình trong Hội Thánh (12:3-8) và giữ mối giao hảo tốt đẹp với các cá nhân khác (12:9-21), với chính quyền (13:1-7), với xã hội (13:8-14) và với những anh em tín hữu có những vấn đề cá nhân khác biệt với mình. Phần kết hầu hết có tính cách cá nhân, nói về hi vọng và chương trình của vị Sứ Đồ , nhất là việc viếng thăm La Mã và một danh sách chào thăm các bạn hữu và các cộng sự viên trong Hội Thánh (15:14-16:27). BÀI LÀM 1. Thư Ga-la-ti bênh vực giáo lý quan trọng nào? 2. Phao-lô đã tuyên bố những gì để tỏ sự chân thật của sứ điệp ông? 3. Phao-lô viết thư La Mã trong cơ hội nào 4. Nhân vật nào trong Cựu ước đã được Phao-lô dùng trong cả Ga-la-ti và La Mã để mình giải sự biện chính bởi đức tin? Nhân vật ấy xuất hiện sớm trong Cựu Ước có ý nghĩa gì đặc biệt không? 5. Theo GaGl 5:1-24 và RoRm 6:1-8:39, người Cơ-đốc sống theo Thánh Linh như thế nào? 6. Thượng Đế biện chính (xưng công chính) cho con người như thế nào? 7. Tham khảo bố cục và những đoạn Kinh Thánh trong sách La Mã, nói vắn tắt về quá khứ, hiện tại và tương lai của Y- sơ-ra -ên. 8. Kể một vài trách nhiệm chính để người Cơ-đốc làm theo ý Thượng Đế .TRA CỨU THÊM 1. Mở rộng chi tiết bố cục hai sách. 2. Dùng từ điển hay sách phù dẫn, đối chiếu các chữ luật pháp với ân điển (ân huệ), đức tin và việc làm trong Kinh Thánh. 3. Thảo luận xem sự tự do của người Cơ-đốc hay bị lạm dụng thế nào, và cách trị liệu. 4. Dùng những câu trong La Mã để lập ra những bước tiến đến sự cứu rỗi. 5. Tìm những tin tức thời sự cho thấy lời tiên tri về người Do Thái đang được ứng nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bruce. F.F The Epistle of Paul to the Romans : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1963Moule.H.C.G Studies in Romans . Grand Rapids: Kregel Pub. 1977Tenney, Merrill C. Galatians : The Charter of Christian Liberty . Rev. ed. Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1960

Page 283: Tan uoc ( luot khao)

CÁC THƯ TÍN CỦA PHAO-LÔ: CÔ-LÔ-SE, PHI-LÊ-MÔN, Ê-PHÊ-SÔ VÀ PHI-LÍP

Ta nên xem sự ở tù của Phao-lô như một điều bất hạnh hay một phước lành? Nếu Phao-lô cứ được tự đo tiếp tục truyền Tin Lành thì có tốt hơn cho mọi người không? Hay, phải chăng Thượng Đế đưa Phao-lô vào hoàn cảnh như thế này? Có thể chẳng ai đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng, nhưng điểm này thì rất rõ: thời gian Phao-lô ở tù tại La Mã (Cong Cv 28:30-31) là một thời gian rất phong phú trong thánh vụ ông. Nó cho ông có cơ hội đi vào các gia đình hoàng tộc (Phi Pl 1:13; 4:22) và viết các ‘Thư tín Trong tù’, những tác phẩm sâu sắc và tán dương Chúa Cơ-đốc nhiều hơn hết trong các sách của ông. Mỗi thư đều có đề cập đến hòan cảnh ông. CoCl 1:24 và 4:18 nói về những ‘đau khổ’ và ‘Trói buộc’của ông. Phil Plm 1:1, 9, 10 nói ông đang ở tù và bị trói buộc. Trong Eph Ep 3:1; 4:1; 6:20, ông nhắc ông đang là một người tù và đang’bị xiềng xích’. Cuối cùng Phi Pl 1:12, 13 kêu gọi hãy nhớ tới xiềng xích của ông và sự hiện diện của đội cảnh vệ. Theo truyền khẩu thì ông ở tù tại thành La Mã. CÔ-LÔ-SE Đề nghị đọc Cô-lô-seĐây là một trong hai thư Phao-lô viết cho Hội Thánh không do ông lập ra. Rất có thể trong thời gian lưu trú lâu dài tại Ê-phê-sô (Cong Cv 19:1-37), một trong những bạn đồng lao của ông đã đem sứ điệp của Chúa đến cho Cô-lô-se. Ông mô tả Ê-pháp-ra, một tín hữu Cô-lô-se phục vụ với ông (CoCl 4:12) là ‘bạn đồng sự yêu dấu, vì chúng tôi mà làm người phục vụ trung thành, cũng đã cho chúng tôi biết về tình yêu của anh em trong Thánh Linh ’(1:7, 8). BỐI CẢNH Cô-lô-se nhỏ hơn và cũng kém quan trọng hơn Ê-phê-sô. Thành phố này nằm trong nội địa, dọc theo sống Lycus, gần Lao-đi-xê và Hi-ê-ra-bô-li (xem 4:13). Năm trên con đường giao thương giữa Đông và Tây, thành phố này chịu ảnh hưởng của nhiều ý thức hệ đối chọi nhau. Hình như ảnh hưởng này phản chiếu trong đoạn Phao-lô mô tả về ngôi vị của Chúa Chí Tôn (xem 1:14-20) và sửa chữa những điều hiểu sai về sự cứu chuộc và nếp sống Cơ-đốc (2:8-3:4). Giáo lý giả dạy ở tại Cô-lô-se thường được gọi là ‘Tà giáo Cô-lô-se’. Nó pha trộn tư tưởng Do thái giáo và Trí huệ giáo, tạo nên một mối đe dọa đối với Tin Lành của Chúa. Giáo lý này tìm cách hạ Cơ-đốc-giáo xuống thành một hệ thống luật lệ và làm lu mờ ngôi vị và công tác của Chúa Cơ-đốc. Phao-lô công kích những sai lầm đó bằng cách trình bày chân lý

Page 284: Tan uoc ( luot khao)

ngược lại. Câu then chốt là 1:18 ‘hầu cho trong mọi sự, Ngài đứng hàng đầu ’BỐ CỤC I. Lời chào thăm, 1:1, 2II. Lời cầu nguyện cảm tạ, 1:3-8III. Lời câu thay, 1:9-14IV. Địa vị tối thượng của Chúa Giê-xu Chí Tôn, 1:15-23 V. Ước nguyện của Phao-lô đối với các thánh đồ, 1:24-2:7VI. Lời khuyên nhủ cho các thánh đồ, 2:8-4:6VII. Đại diện của Phao-lô tới Cô-lô-se, 4:7-9VIII. Lời thăm hỏi, 4:10-17IX. Kết luận, 4:18SO SÁNH VỚI Ê-PHÊ-SÔ Thư này rất giống với Ê-phê-sô và cả hai có thể gọi là cặp song sinh trong Tân Ước. Giống nhau hơn hết là phần trình bày về Chúa Giê-xu Chí Tôn và Thân thể Ngài tức là Hội Thánh. Trong Cô-lô-se, Ngài là ‘Đầu thân thể ’(Eph Ep 1:18) trong Ê-phê-sô, ‘Hội Thánh là thân thể Ngài ’(1:22-23). Phần triển khai của Cô-lô-se chú trọng vào địa vị hàng đầu của Chúa Giê-xu Chí Tôn; còn Ê-phê-sôthì ở bản chất của Hội Thánh. Một điểm giống nhau nữa là phần áp dụng Tin Lành trong sự việc thực tế. Cả hai đều mô tả con người cũ và con người mới cùng với những bằng chứng về chúng (CoCl 3:9, 10; Eph Ep 4:22-24). Cả hai đều có những huấn luyện cho các phần tử trong một gia đình làm tròn trách nhiệm của mình (CoCl 3:18-4:1; Eph Ep 5:22-6:9). MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Những đoạn chính nói về Chúa là 1:15-23 và 2:8-3:4. Trước hết, tác giả mô tả Chúa Giê-xu Chí Tôn là ưu việt trong bốn tương quan khác biệt: Với Thượng Đế (1:15). Với tạo vật (1:16, 17). Với Hội Thánh (1:18) và Với công cuộc cứu chuộc(1:19-23). Phần này nhằm phơi trần bộ mặt của tà giáo mô tả trong chương hai. Trình bày địa vị ưu thắng của Chúa Giê-xu Chí Tôn là để trả lời cho những sai lầm đó. Đó là phương hướng của Phao-lô trong phần tiếp theo. Khi đọc 2:8-3:5, ta có thể hình dung ra những đặc điểm chính của giáo lý giả nầy: (1) Triết học duy lý chối bỏ sự mặc khải (2:8). Câu trả lời là, Chúa Giê-xu Chí Tôn là Thượng Đế đầy đủ và người tín đồ Cơ-đốc được làm nên đầy đủ trong Ngài (2:9). (2)Tôn giáo duy luật đang đe dọa trầm trọng quan niệm tự do trong Chúa Giê-xu Chí Tôn (2:16). Phao-lô nói rằng, Chúa Giê-xu Chí Tôn là cái thực, cái ứng nghiệm của các tiêu biểu, biểu trưng trong lễ nghi tôn giáo (2:17). Trong Ngài, những thứ kia phải vứt bỏ. (3)Khiêm nhường giả hiệu và thờ lạy thiên sứ, dựa vào trí thức bề ngoài (2:18). Chúa Giê-xu Chí Tôn là đầu (2:19). Nếu không để Ngài ở địa vị xứng hợp, sẽ có những

Page 285: Tan uoc ( luot khao)

điều xảy ra làm trở ngại cho cuộc sống tâm linh (2:23). Cuối cùng, Phao-lô trình bày những điều hàm ngụ trong những lời dạy dỗ trên. Nó đòi hỏi một nếp sống mới (3:5-17). Người nào có ‘lời của Chúa Giê-xu ở đầy trong lòng’ sẽ tỏ ra bằng chứng của sự sống mới đó (3:16, 17). Ông nhấn mạnh những mối quan hệ gia đình: Vợ - hãy phục tùng chồng (3:18). Chồng hãy thương yêu vợ (3:19). Con cái -hãy vâng lời cha me (3:20). Cha đừng chọc giận con cái(3:21;). Đầy tớ - hãy vâng phục chủ, đó là phục vụ Chúa (3:22-25). Chủ hãy cư xử công bằng với đầy tớ (4:1). Như vậy, Chúa Giê-xu Chí Tôn chẳng những là tối ưu trong giáo lý mà cũng trong cả những bổn phận hằng ngày nữa.PHI LÊ MÔN Đề nghị đọc Phi-lê-mônBỐI CẢNH Bức thư ngắn ngủi này là một thí dụ điển hình trong cách giao thiệp của Phao lô. Đó là bức thư của một người Cơ-đốc viết cho một người Cơ-đốc khác, nhờ giúp nhau một điều trong mối liên hệ với Chúa và với nhau. Đó là một gương mẫu tuyệt với về lối cư xử khéo léo trong một tình thế khó khăn, tế nhị. Thư này gởi cho Phi-lê-môn cùng với thư Cô-lô-se gởi cho Hội Thánh nhóm họp trong nhà ông. BỐ CỤC I.. Chào thăm, Phil Plm 1:1-3II. Cầu nguyện cho thánh vụ của Phi-lê-môn, 1:4-7III. Thỉnh cầu thu dụng Ô-nê-sim trở lại, 1:8-21IV. Viễn ảnh Phao-lô viếng thăm’ 1:22 V. Kết luận, 1:23-25MỤC ĐÍCH Trong khung cảnh của Cơ-đốc học, Phao-lô minh giải nguyên lý của sự tha thứ và phục hồi trên căn bản thay thế. Ông xin Phi-lê-môn tha cho Ô-nê-sim, một nô lệ đáng bị trừng phạt và nhận anh ấy lại ‘không như còn là tôi tớ nữa, mà như là một anh em yêu dấu ’(16). Chính Phao-lô nài xin và tình nguyện trả hết những mốn nợ Ô-nê-sim còn nợ Phi-lê-môn(18, 19). Như vậy là ông đã chứng minh cho giáo lý qui kết (imputation). Công đức của một người được kể cho một người khác. Ê PHÊ SO Đề nghị đọc Ê-phê-sôBỐI CẢNH Ê-phê-sô trong thế kỷ đầu tiên tự cho mình là thành phố hàng đầu của A-si. Dầu thành phố cổ Bec-găm ở phía Bắc vẫn là thủ phủ của tỉnh. Ê-phê-sô đã nhanh chóng vượt lên. Là một trung tâm thương mại, tri thức và tôn giáo, thành phố này tự hào có một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ: ngôi đền

Page 286: Tan uoc ( luot khao)

nguy nga lấp lánh thờ Diane, nữ thần của Ê-phê-sô (xem Cong Cv 19:23…). Ta có thể nhờ Tân ước biết được nhiều chi tiết về lịch sử của Hội Thánh Ê phê sô.(1) Phao-lô sáng lập và củng cố (19:1-20:28). Sau hai năm làm việc của vị Sứ Đồ, Hội thánh đã có nền tảng đức tin vững chắc. (2) Thư Ê-phê-sô phản ảnh khả năng tinh thần của Hội Thánh này. Phao-lô có thể ‘cho họ ăn thức ăn cứng ’(13-14). Ông cũng cảnh cáo họ về cuộc xung đột với các tà linh (Eph Ep 6:10…), là một đe dọa thường xuyên trong thành phố này. (Cong Cv 19:11-17)(3) Thư gởi cho Ti-mô-thê là người được Phao-lô đặt lại đây để tiếp nối công tác (ITi1Tm 1:3), cho thấy giai đoạn kế tiếp trong lịch sử. Các giáo sư giả đã bắt đầu gây rối người tin và Phao-lô gởi cho họ huấn thị về giáo lý chân chính và cách tổ chức Hội Thánh. (4) Trong KhKh 2:1-7 có nói về Hội Thánh này lần cuối cung trong Tân Ước bằng một câu đáng buồn, họ ‘bỏ tình yêu ban đầu’. Khi Hội Thánh không ăn năn về tình trạng của mình, chân đèn của họ đã bị cất đi, không còn đứng làm nhân chứng tại Ê-phê-sô nữa, như lịch sử đã cho thấy. BỐ CỤC Chủ đề trung tâm: Hội Thánh là Thân thể của Chúa Chí Tôn. Phao-lô trình bày chân lý này từ khi bắt đầu lập Hội Thánh đến khi Hội Thánh làm nhân chứng giữa thế gian và xung đột với các lực lượng gian ác. I. Chào thăm, Eph Ep 1:1, 2II. Hội Thánh trong mục đích Thượng Đế, 1:3-14III. Hội Thánh và quyền năng của Thượng Đế, 1:15-2:10IV. Hội Thánh là nhà của Thượng Đế, 2:11-22V. Hội Thánh là mặc khải của Thượng Đế, 3:1-13VI. Hội Thánh là sự đầy trọn của Thượng Đế, 3:14-21VII. Hội Thánh và tiêu chuẩn của Thượng Đế, 4:1-6:9VIII. Hội Thánh và khí giới của Thượng Đế, 6:10-20IX. Kết luận, 6:21-24MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Bức thư gởi cho các thánh và những kẻ trung tín, hai từ ngữ mô tả người tin. Một chữ nhấn mạnh địa vị của họ trong Chúa Chí Tôn, còn chữ kia nói về đặc tính của họ trước mặt Thượng Đế. Trong phần đầu (1:3-14), Phao-lô mô tả rõ ràng nguồn gốc của Thượng Đế , ông nêu lên những đề tài quan trọng như sự tuyển lựa (1:4), tiền định (1:5, 11), làm con nuôi (1:5), cứu chuộc(1:7), mục đích (1:9, 10), và sự đóng ấn bằng Thánh linh (1:13), cuối cùng là Hội Thánh sẽ thuộc về Thượng Đế hoàn toàn (1:14). Nhờ quyền năng Thượng Đế, Hội Thánh được kêu gọi và thành hình (1:15-2:10) và là một nhà lớn gồm cả người Do Thái lẫn Ngoại bang (2:11-22), cùng chung

Page 287: Tan uoc ( luot khao)

hưởng gia tài phong phú của Thượng Đế (3:1-13). Thượng Đế ngự trong Hội Thánh vốn đã được lập trên nền chắc chắn và bao gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có chổ trong kiến trúc chungĐặc điểm của phần thực hành trong quyển sách là hai quan niệm ‘bước đi’và ‘chiến tranh’. Chữ ‘bước đi’chỉ cách sống của một người, đã xuất hiện hai lần trong phần trước (2:2, 10), nhưng nhiều hơn trong phần sau (4:1, 17; 5:2, 8, 15). Người Cơ-đốc phải ‘bước đi cách xứng đáng’, ‘bước đi không như kẻ vô tín’, ‘bước đi trong sự yêu thương’, ‘bước đi như con caí ánh sáng’và ‘bước đi cách khôn ngoan’ như là chi thể của Thân Thể Chúa. Lời khuyên về các bổn phận gia đình ngắn hơn Cô-lô-se. Trong Ê-phê-sô, Phao lo nhấn mạnh đến liên hệ vợ chồng, dùng hình ảnh quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh làm ví du (5:2). So sánh hai đoạn, chúng ta sẽ thấy đặc điểm chủ yếu mỗi phần.

Eph Ep 6:4 Cha: Đừng chọc giận con cái, nhưng hãy dưỡng dục chúng CoCl 3:21 Cha: Đừng chọc giận con cái, e chúng nản lòng

Phần chót nói về cuộc chiến của người Cơ-đốc (nguyên văn là đấu vật, cận chiến)với những lực lượng thần linh tối tăm (Eph Ep 6:10-20). Ông cung cấp toàn bộ khí giới của Thượng Đế . Nếu họ đem dùng họ sẽ có thể ‘đứng vững địch lại mưu kế của ma quỉ’. Như vậy, dầu người tín đồ biết mình ‘ở các nơi trên trời’, họ vẫn phải sẵn sàng nhận lấy khí giới của Thượng Đế, vâng theo mệnh lệnh Ngài trong cuộc sống và cuộc chiến trên đất.PHI-LÍP Đề nghị đọc Phi-líp.‘Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn: tôi nói lại, hãy vui mừng ’(Phi Pl 4:4). Câu này là đặc điểm của thư Phi-líp. Đức tin mạnh mẽ của Phao-lô trong Chúa Chí Tôn khiến niềm vui tỏa ra dù ở trong nghịch cảnh. BỐI CẢNH Thành phố Phi-líp là địa điểm đầu tiên ở Âu châu được nghe giảng Tin Lành. Phao-lô đến đây bằng thuyền từ Trô-ách, sau khi nhận được thị tượng Ma-xê-đoan (Cong Cv 16:9). Tại thành phố này, vào năm 42 TC, một trận đánh nổi tiếng đã xảy ra giữa Octavian và Anthony với Brutus và Cassius. Sau đó, người thắng trận là Octavian đã ban qui chế thuộc địa La Mã cho thành phố và thành phố dần hồi dập theo khuôn La Mã. Người dân ở đây hãnh diện về quyền công dân của họ (16:20, 21). Con đường giao thương Đông tây nổi tiếng Via Egnatia đi ngang qua thành ph ố này. Khi Phao-lô, Si-la, Ti-mô-thê và Lu-ca đến đây, họ đã giảng cho một nhóm người họp tại bờ sông (16:13), trong số đó có bà Ly đi và gia định về sau trở thành cột trụ cho Hội Thánh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu giông tố nổi lên. Khi

Page 288: Tan uoc ( luot khao)

Phao-lô và Si-la đuổi quỉ cho một người tớ gái, người chủ thấy chẳng còn khai thác cô để kiếm lợi được nữa (19:19) thì vu cáo để hai ông bị bỏ tù. Nhưng trong đêm, một trận động đất đã giải thóat họ, và người cai ngục tin Chúa (16:34) rồi nhờ viện quyền công dân La Mã, họ khỏi bị hình phạt thêm. Nhiều năm sau, lúc Phao-lô viết thư này, ông lại vào tù. Lần này, cũng vì vu cáo, ông bị bắt giải qua La Mã. Những bức thư tỏa ra niềm vui và thường nói về Tin Lành của Chúa. Điều này mình chứng cho lời ông ‘Đối với tôi, sống là Chúa Giê-xu Chí Tôn ’(Phi Pl 1:21)BỐ CỤC Bố cục không rõ ràng lắm, vì trong thư đề cập nhiều vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, chủ đề bàng bạc khắp thư là ‘Tin Lành’và chữ chìa khóa là ‘vui mừng’I. Chào thăm, Phi Pl 1:1, 2II. Cảm tạ và cầu nguyện cho các thánh, 1:3-11III. Phao-lô và hoàn cảnh của ông, 1:12-26IV. Người tin và phẩm hạnh của họ, 1:27-30V. Chúa Chí Tôn và gương hạ mình của Ngài, 2:1-18 VI. Ti-mô-thê và Ep-ba-phô-đích, 2:19-30 VII. Phao-lô nêu gương trưởng thành, 3:1-4:1;VIII. Lời khuyên giục và khen ngợi, 4:2-20IX. Kết luận, 4:21-23MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Qua những đặc điểm chính của thư, ta có thể thấy những lời khuyên nhủ nói về quan niệm hợp nhất trong khiêm nhường (2:1-18) và trưởng thành trong Chúa (3:1-4:1) và một số áp dụng trong 4:2-20. Phần cá nhân thì đề cập đến chính mình Phao-lo (1:12-26; 3:4-14; 4:10-20) và hai bạn đồng sự của ông là Ti-mô-thê và Ê ba phô đích. Phần giáo lý chính bàn về sự nhập thể và tôn cao của Chúa Giê-xu (2:5-11). Trong mọi hoàn cảnh, Chúa đều được tôn cao: trong những đau khổ của Phao-lô (1:12-26), trong cuộc sống cá nhân (2:1-5, trong ước vọng của Phao-lô (3:7-14) và trong nếp thanh bạch của ông (4:10-18). Chúa Giê-xu Chí tôn đã nêu gương sống thế nào để được Thượng Đế chấp nhận. Con đường hạ mình dẫn đến địa vị cao quí. Dầu trong Ngài có những phẩm tính thiên thượng (2:6), Ngài bằng lòng từ bỏ mọi đặc quyền của Ngài để đi trọn con đường thập tự gia (2:7, 8). Bởi vậy, Thượng Đế nâng Ngài lên địa vị tối tôn trên mọi tạo vật và mọi đầu gối phải quì trước mặt Ngài (2:9-11). Đây là Đấng Phao-lô ước ao được biết mỗi ngày và là đấng sẽ ‘biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống thân thể vinh hiển Ngài ’(3:20-21)BÀI LÀM 1. Tại sao các thư Cô-lô-se, Phi lê môn, Ê-phê-sô và Phi-líp được gọi là

Page 289: Tan uoc ( luot khao)

những Thư tù?2. Tà giáo ở Cô-lô-se gọi là gì3. Tại sao người ta gọi Cô-lô-se và Ê-phê-sô là những thư tín song sinh của Tân Ước. 4. Phao-lô đề cập đến những bổn phận gia đình nào trong Cô-lô-se?5. Sách Phi-lê-môn soi sáng giáo lý qui kết (imputation) như thế nào?6. Sơ lược lịch sử Hội Thánh Ê-phê-sônhư kể trong Tân ước.7. Chủ đề trung tâm của sách Ê-phê-sô là gì?8. Kể ra tối thiểu là ba việc xảy ra cho Phao-lô tại Phi-lip trước khi ông viết thư cho họ. 9. Chủ đề thư Phi-lip là gì, nhờ đâu Phao-lô có thể hướng về chủ đề có trong hoàn cảnh của ông? TRA CỨU THÊM 1. Trong mỗi thư trên, hãy tìm những câu chỉ thái độ của Phao-lô khi ông bị tù.2. Dùng những chữ, câu chìa khóa của mỗi thư vẽ chân dung của Chúa Giê-xu Chí Tôn. 3. Tìm những mệnh lệnh, những nguyên tắc hướng dẫn của Kinh thánh áp dụng trực tiếp cho các vai trò của bạn trong đời sống.4. Tóm tắt cách dùng những chữ ‘trong Đấng Chí Tôn’ trong Cô-lô-se và Ê-phê-sô.5. Soạn bố cục của bạn cho mỗi thư.TÀI LIỆU THAM KHẢO Kent, Homer, A., Jr .Ephesians , The Golry of the Church . Winona Lake. In. BMH Books 1971.Martin, R.P. The Epistle of Paul to the Philippians : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co. 1960McDonald, H.D. Commentary on Colossians and Philemon . Waco, TX.Word, 1980Moule, H.C.G Colossian and Philemon Studies . Min neapolis: Klock & Klock, 1981- Studies in Ephesians . Grand Rapids: Kregel Pub, 1977- Studies in Philippians . Grand Rapids: Kregel Pub 1977Sumpson, E.K.and Bruce, F.F. Epistles to the Ephesians and Colosians : New International Commentary on the New Testament. Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co. 1958

THƯ TÍN PHAO-LÔ, I TI-MÔ-THÊ, TÍT VÀ II TI-MÔ-THÊ Nhóm thư tín cuối cùng của Phao-lô được gọi là thư tín Mục vụ vì chúng

Page 290: Tan uoc ( luot khao)

nhấn mạnh trách nhiệm và chức năng của vị mục sư (nghĩa đen là người chăn) của Hội Thánh địa phương. Những thư này viết sau cùng, người ta thường cho là vào cuối đời Phao lô, khoảng năm 63 - 67 TC. Nhất là trong II Ti-mô-thê hình như ông dự tính trước sự cuối cùng của cuộc đời mình (4:6). TÁC GIẢ Các học giả không đồng ý với nhau về ai là tác giả các sách này, tuy nhiên nội dung của chúng giả định rằng đó là các thư của Phao lô. Chúng phản chiếu quảng đời của Phao-lô sau khi ông bị tù trong sách Công Vụ cho đến khi chếtI TI-MÔ-THÊ Đề nghị đọc I Ti-mô-thêBỐI CẢNH Chắc Ti-mô-thê đã qui đạo khi Phao-lô giảng lần đầu tiên tại Ga-la-ti và tên tuỏi ông đã đi vào Kinh thánh từ Cong Cv 16:1. Trong chuyến truyền giáo kế tiếp, Phao-lô gặp Ti-mô-thê có lẽ tại Lýt trơ. Vì Sứ Đồ gọi Ti-mô-thê là ‘con thật của ta trong đức tin ’(ITi1Tm 1:2) và ‘con yêu dấu của ta ’ (IITi 2Tm 1:2). Ti-mô-thê được mẹ dưỡng dục (dù cha ông là người Hi lạp, Cong Cv 16:1, 3), ông biết Cựu Ước từ khi còn thơ ấu (IITi 2Tm 3:14, 15) và sau khi đã qui đạo thì ‘được các anh em ở Lýt-trơ và I-cô-ni làm chứng tốt cho ’ (Cong Cv 16:2). Từ đó, ông tháp tùng Phao-lô rồi được để lại tại Ê-phê-so để chỉnh đốn công việc Hội Thánh, nhất là những khó khăn về giáo lý, và trông coi tổ chức (ITi1Tm 1:3; 3:1-14; 4:6-16). Khi Phao-lô từ La Mã viết cho Ti-mô-thê, ông đã yêu cầu Ti-mô-thê mau đến thăm ông, đem Giăng Mác theo cùng những đồ cá nhân của ông (IITi 2Tm 4:9, 11, 13). Chúng ta không biết Ti-mô-thê có đến trước khi ông chết hay không.Dựa vào thư này và những câu trong thư khác có đề cập đến Ti-mô-thê, ta thấy Ti-mô-thê là người làm việc cần mẫn, trung tín, rất thân thiết với Phao-lô (Phi Pl 2:19-20). Phao-lô giao trách nhiệm lãnh đạo Hội Thánh cho Ti-mô-thê chứng tỏ ông rất tín nhiệm Ti-mô-thê. Cũng có thể đoán rằng tánh Ti-mô-thê nhút nhát, thường cần được Phao-lô khuyến khích, thúc giục (IITi 2Tm 1:6, 7; ITi1Tm 4:12-16). Là ‘người của Thượng Đế’ (ITi1Tm 6:11), Ti-mô-thê được khuyến khích theo gương Chúa là Đấng ‘được Bôn xơ Phi át làm chứng tốt ’(6:13) và ‘giữ lấy những điều đã ủy thác cho con ’(6:20). MỤC ĐÍCH Thư này một mặt nhấn mạnh con người của Ti-mô-thê với những trách nhiệm phải làm tròn để phục vụ Chúa và làm gương cho kẻ khác (1:2-7, 18-20; 4:6-16; 5:1; 6:11-21). Mặt khác, nó nhấn mạnh những trách nhiệm lo dạy dỗ, tổ chức, và quản lý Hội Thánh (chg 2, 3, 5 và 6:1-10). Thật ra không có một đường ranh rõ nét giữa hai lãnh vực này.

Page 291: Tan uoc ( luot khao)

BỐ CỤC 1. Chào thăm, ITi1Tm 1:1, 22. Ủy thác cho Ti-mô-thê, 1:3-203. Lời khuyên về trật tự Hội Thánh: Cầu nguyện và Phụng thờ, 2:1-154. Điều kiện để làm các viên chức trong Hội Thánh: Trưởng lão và Chấp sự, 3:1-13)5. Nói thêm, 3:4-166. Huấn thị về sinh hoạt Hội Thánh, 4:1-6:21a7. Kết luận, 6:21bNHỮNG ĐẶC ĐIỂM CĂN BẢN Thứ nhất, một Hội Thánh lý tưởng phải là một Hội Thánh có nếp sống cầu nguyện đàng hoàng (ch.2). Trước hết là phải đưa ra những vấn đề để cầu nguyện (c.1-4), rồi những chức năng riêng biệt của nam giới và nữ giới trong Hội Thánh (8-15). Ở đây nhấn mạnh thái độ đứng đắn thích hợp trong sự cầu nguyện và phục vụ, hơn là vào bề ngoài. Đàn ông được qui định giữ các chức vụ dạy dỗ và điều hành.Thứ hai, Hội Thánh lý tưởng phải là một Hội Thánh có tổ chức đàng hoàng (3:1-13). Ở đây nêu lên điều kiện để làm trưởng lão, chấp sự và phụ nữ (nữ chấp sự?). Những điều kiện về phẩm tính đạo đức và tâm linh của người muốn làm chức vụ, với những công tác họ phải thi hành. Những tiêu chuẩn của Hội Thánh đầu tiên thật là cao. Thứ ba, một Hội thánh lý tưởng phải được quản trị đàng hoàng (5:1-6:1). Ở đây chú trọng đến vấn đề săn sóc các góa phụ. Nếu họ lớn tuổi và có con thì con lo, còn không thì Hội Thánh lo cho họ. Nếu họ còn trẻ thì ông khuyên nên tái giá và chăm sóc gia đình. Sau đó huấn thị về công việc của truởng lão (5:17-25), các tôi tớ (6:1, 2) và các giáo sư (6:3-10). Mỗi người lo trách nhiệm của mình và phải trả lời trước mặt Chúa. TÍT Đề nghị đọc TítBỐI CẢNH Cũng như Ti-mô-thê, Tít được Phao-lô dẫn đến với Chúa. Vị Sứ Đồ gọi ông là ‘con thật của ta trong đức tin chung ’ (Tit Tt 1:4). Ông là người Hi lạp, có thể là An-ti-ốt xứ Sy-ri. Khi Phao-lô và Ba-na-ba đi từ An-ti-ốt đến Giê-ru-sa-lem để bàn công việc Hội Thánh thì có Tít đi theo (GaGl 2:1-3) và Tít là một trường hợp điển hình về một người ngoại bang trở thành Cơ-đốc đồ mà không cần phải qua lễ cắt bì của Do Thái Giáo. Trường hợp này của Tít là bằng chứng soi sáng cho nguyên tắc mà Phao-lô nói đến trong Tit Tt 2:16. Có điều lạ là tên của Tít không xuất hiện trong sách Công Vụ. Trong số những người cọng sự chính của Phao-lô chỉ có Tít và Lu-ca là không được đề cập đến tên, dù Lu-ca có lồng mình vào trong chư ‘chúng tôi’.

Page 292: Tan uoc ( luot khao)

Trong II Cô-rinh-tô, Tít được xem như một chuyên viên giải quyết công việc. Khi Hội Thánh ở đây có chuyện lộn xôn, Phao-lô đã phái ông đến để giải quyết, và khi trở về, ông đã đem những tin tức khiến Phao-lô được vui mừng an ủi (IICo 2Cr 7:6-10, 13-16). Rồi ông lại được phái tới đó xem việc quyên góp giúp Hội Thánh Giê-ru-sa-lem, và Phao-lô thúc giục Hội Thánh cho Tít thấy ‘bằng chứng về tình yêu thương của anh em’Trong thư Tít chúng ta thấy Tít được Phao-lô để ở lại đảo Cơ rết để ‘sắp đặt trật tự mọi việc, và chỉ định trưởng lão trong mỗi thành phố ’(Tit Tt 1:5). Cũng như Ti-mô-thê, Tít có trách nhiệm tổ chức, quản trị công việc của các Hội Thánh, đồng thời thực hiện một chương trình dạy dỗ cẩn thận. Lần cuối cùng Tít được nhắc đến là trong IITi 2Tm 4:10, nói ông rời La Mã đi Đan-ma-ti, chắc lại để đại diện cho Phao-lô một lần nữa. Chủ đề của thư này là’giáo lý lành mạnh’(Tit Tt 1:9; 2:1, 7, 8). Hiểu đúng chân lý sẽ đưa tới việc lành (1:6; 2:7, 14; 3:1, 8, 14). Việc lành không phải là căn bản của sự cứu rỗi (3:5) mà là bằng chứng của nó (3:8). BỐ CỤC I. Chào thăm, 1:1-4II. Huấn thị của Phao-lô co Tít, 1:5-3:11A. Về Hội Thánh , 1:5-16B. Về cá nhân , 2:1-15C. Về thế gian, 3:1-8D. Về tà giáo 3:9-11III. Việc riêng 3:12-14IV. Kết luận 3:15MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Vấn đề chính ở đảo Cơ rết là do những giáo sư giả gây nên, những người mà Phao-lô mô tả là ‘chẳng chịu vâng phục, hay nói hư không và phỉnh dỗ ’(1:10). Họ dạy những ‘chuyện hoang đường của người Do Thái’ và đưa vào ‘những nghi vấn dại dột, những gia phổ, những tranh chấp cải cọ về luật pháp’(3:9). Ngoài ra còn có nếp sống lơi lỏng đạo đức của người Cơ rết (1:12, 13) và tinh thần lười nhát của vài người trong Hội Thánh (2:2, 3, 10; 3:2). Để phản công những tệ trạng đó, Phao-lô khuyên Tít nên dạy giáo lý lành mạnh, nhấn mạnh rằng Lời Thượng Đế là căn bản cho nếp sống Cơ-đốc (1:3; 2:5, 10). Khi người ta tiếp nhận giáo lý này, họ sẽ tiến tới chổ làm việc lành. Giáo lý về Thượng Đế cũng rõ ràng trong thư này. Có nhiều chổ nói về Đức chúa Cha (1:1, 3, 4; 2:10; 3:4), Đức Chúa Con (1:4; 2:13; 3:6) và Đức Chúa Thánh Linh (3:5)Giáo lý cứu rỗi là trung tâm của 2:11-14 và 3:4-7. Ân huệ của Thượng Đế chẳng những cứu mà còn ban cho người tin niềm tin hi vọng hạnh phúc.

Page 293: Tan uoc ( luot khao)

Người nào được cứu phải tỏ ra thay đổi tâm tính (c.14). Để ý bốn chữ quan trọng mô tả đức tính của Thượng Đế liên quan đến sự cứu rỗi: nhân từ (kindness), yêu thương (love) (3:4), thương xót (mercy) (c.5) và ân huệ (grace) 3:7).Huấn thị về viên chức Hội Thánh ngắn hơn trong Ti-mô-thê. Ở đây chỉ đề cập đến trưởng lão (giám mục) thôi và không nói đến chấp sự. Người lãnh đạo phải có đức tính cao quí, phải gương mẫu và có khả năng làm việc. ‘Trong mọi sự, còn hãy làm gương về việc lành, để làm quí đạo Thượng Đế chúng ta trong mọi sự ’(2:7a, 10b).II TI-MÔ-THÊ Đề nghị đọc IITi-mô-thêBỐI CẢNH Phao-lô viết thư này trong lúc đang đợi hành hình. Theo truyền khẩu, Phao-lô bị giam trong ngục thất Mamertime ở La Mã trong điều kiện khắt khe hơn tình trạng ghi trong Cong Cv 28:30 nhiều. Ông dường như chỉ đợi chết chứ không mong được tha (IITi 2Tm 4:6, đối chiếu với Phi Pl 1:19; Phil Plm 1:22) MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Vậy đây là những lời cuối cùng của Phao-lô trong Tân Ước. Chúng ta hãy nhìn những trang tư tưởng của vị Sứ Đồ vĩ đại khi ông đối diện với cái chết. Lúc ấy chẳng có ai ngoài Lu-ca ở với ông, nhưng ông chỉ lo cho sự an nguy của Ti-mô-thê và công tác mục vụ ở Ê phê sô. Những lời khuyên nhủ rải rác khắp thư đáng được chú ý cẩn thận. ‘Hãy khuấy động ân ban của Thượng Đế trong con ’(IITi 2Tm 1:6), ‘đừng hỗ thẹn. ... nhưng hãy chịu khổ ’(1:8) ‘Giữ lấy mẫu mực của những lời lành mạnh ’(1:13). ‘Hãy giữ lấy điều tốt đã ủy thác cho con ’(1:14). ‘Hãy truyền đạt điều con nghe cho người khác ’(2:2). ‘Con hãy nhắc lại ’(2:14). ‘Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Thượng Đế ’ (2:15). ‘Hãy tránh những sự dâm dục tuổi trẻ ’ (2:22). ‘Hãy đứng vững trong những điều con đã học được ’(3:14). ‘Hãy giảng đạo ’(4:2) ‘Hãy tiết độ. ...hoàn thành thánh vụ ’(4:5). Đây là bức thư khuyên nhủ cá nhân.BỐ CỤC I. Chào thăm, 1:1, 2II. Cảm tạ về Ti-mô-thê 1:13-18III. Khuyên nhủ Ti-mô-thê 2:1-26IV. Cảnh giác Ti-mô-thê, 3:1-17V. Lời dặn dò cuối cùng 4:1-8VI. Huấn thị cá nhân cho Ti-mô-thê, 4:9-21VII. Kết luận 4:22NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH Trong chương 2, Phao-lô dùng nhiều hình bóng để mô tả người tin. Bằng

Page 294: Tan uoc ( luot khao)

cách đó, Phao-lô làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của thánh vụ Cơ-đốc. Là con, Ti-mô-thê phải mạnh mẽ và hoạt động (c.1, 2). Là lính, ông phải chịu khổ và làm vừa lòng cấp trên (c.3, 4). Là lực sĩ, ông phải giữ theo qui luật trận đấu (5). Là nguời làm ruộng, ông phải lao động và sẽ được hưởng trọn hoa lợi (6). Là người làm công, ông phải cần mẫn, sử dụng lời Thượng Đế đúng cách (c.15). Là cái bình, ông phải lấy đó là vinh dự và sẵn sàng cho Chủ dùng (c.21). Là đầy tớ, ông phải nhu thuận và giúp đỡ (c.24, 25)IITi 2Tm 3:14-17, là khúc đặc biệt về tính chất của Kinh Thánh. Kinh Thánh có bản chất thiên thượng, đó là Lời ‘được Thượng Đế cảm ứng’, Lời Ngài có thể (1) soi sáng cho loài người để được cứu rỗi (c.15) và trang bị đầy đủ cho người của Thượng Đế (c.170. Bức thư chấm dứt với những lời nhắn nhủ riêng và yêu cầu Ti-mô-thê đến thăm, nếu được, vào trước mùa đông (4:9, 21). Ở trong tù, ông cần áo ấm và sách để học. Đến cuối đời, Phao-lô vẫn hoạt động minh mẫn “Ta đã đánh trận tốt lành, đã chạy xong cuộc đua, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão miện công chính đang để dành cho ta. Chúa là quan án công chính sẽ ban cho ta trong ngày ấy ’(4:7, 8).BÀI LÀM 1. Tại sao các thư này được gọi là Thư tín Mục vụ? Nêu lý do với các câu Kinh Thánh dẫn chứng trong các thư ấy. 2. Bối cảnh gia đình và đời sống tâm linh của Ti-mô-thê như thế nào trước khi vào thánh vụ với Phao lô?3. Mô tả đặc điểm của Ti-mô-thê trong vai trò người làm công của Chúa4. Phao-lô đã tỏ ra tin cậy Ti-mô-thê như thế nào 5. Theo I Ti-mô-thê Hội Thánh phải có ba đặc điểm nào? 6. Tít đã chứng tỏ tài giải quyết công việc như thế nào?7. Chủ đề của sách Tít là gì? 8. Các giáo sư giả gây nên những rắc rối gì tại Cơ rết?9. Kể ra những điều Phao-lô khuyên nhủ Ti-mô-thê trong II Ti-mô-thê 10. Kể những hình bóng mà Phao-lô dùng để mô tả người tin trong II Ti-mô-thêTRA CỨU THÊM 1. Soạn ra một số cách ngôn Cơ-đốc trong II Ti-mô-thê 2. Điều gì làm bạn cảm xúc nhất về thái độ của Phao-lô trước cái chết?3. Soạn một bảng tiêu chuẩn của người lãnh đạo Hội Thánh dựa vào Thư tín Mục vụ. 4. Dùng từ ngữ hiện đại để mô tả những nguy cơ đe dọa Hội Thánh thời Phao lô, xem như chúng đang đe dọa Hội Thánh bạn5. Tự soạn bố cục của mỗi sáchTÀI LIỆU THAM KHẢO Guthrie, Donald, The Pastoral Epistles : Tyndale New Testament

Page 295: Tan uoc ( luot khao)

Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1957Kent, Homer, A, Jr, The Pastoral Epistles . Winona Lake, In: BmH Books, 1982.

HỘI THÁNH VÀ SỰ ĐAU KHỔ: GIA CƠ, HÊ-BƠ-RƠ VÀ I PHI-E-RƠ

BỐI CẢNH Trong thế kỷ đầu, có những thời kỳ, ở một số nơi, Hội Thánh phải chịu nhiều đau khổ, thiệt hại. Những thử thách đó có nhiều lý do khác nhau và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều khiến họ dễ nản lòng, có lúc họ hoang mang tự hỏi những điều đó xảy đến cho đời họ với mục đích gì. Nếu Gia cơ đúng là cuốn sách sớm nhất của Tân Ước thì nó phản ảnh sự thử thách mà Hội Thánh gặp ngay từ lúc mới thành hình (Cong Cv 2:1-47). Sách mô tả những thử thách từ bên ngoài (Gia Gc 1:2) và bên trong (1:13-15) nhắc lại những đau khổ mà các vị tiên tri và Gióp đã phải chịu ngày xưa (5:10-11) và khuyên kẻ chịu khổ hãy cầu nguyện (5:13). Sách này viết cho những tín hữu người Do Thái sống tha hương (1:1), là một luận văn về đức tin chịu đựng được mọi thứ trở ngại. Hê-bơ-rơ cũng viết cho tín hữu người Do Thái, đề cập đến những đau khổ của người tin. Nó được viết sau Gia cơ, giục giã tín hữu cứ vững bước tiến tới trước bao nhiêu áp lực nặng nề (HeDt 12:3...). Không biết nó có được viết tại La Mã hay không, cho ta thấy nó phản ảnh hoàn cảnh rất giống cuối đời trị vì của Nê rông. I Phi-e-rơ liên hệ đến với vấn đề này còn sâu đậm hơn những thư trước. Chữ ‘Chịu khổ’được dùng mười bảy lần, cho Chúa và dân Ngài. Vào khoảng năm 63-65 SC, cơn bách hại của Nê rông đối với Cơ-đốc đồ tại La Mã đã lan rộng, hay ít nhất cũng ảnh hưởng tới các tỉnh (IPhi 1Pr 1:1). Phi-e-rơ giúp cho họ có một quan điểm đứng đắn về đau khổ để đem lại hi vọng cho họ (1:6-9).GIA CƠ Đề nghị đọc Gia cơGia cơ là một quyển sách thực tế nhất trong Tân ước. Người viết bàn về những việc xảy ra hàng ngày, đề cập đến những vấn đề như nói năng, làm ăn buôn bán, kính trọng người khác, bất đồng giữa anh em trong Chúa, quan hệ giữa chủ và người làm và một số vấn đề khác tương tự. Hàng ngày chúng ta phải va chạm đến những vấn đề đó. Bởi vậy, Gia cơ chỉ dạy những phương cách để chẳng những có thể trắc nghiệm đức tin chân giả, mà còn có thể đem áp dụng cho mọi lãnh vực của đời sống. TÁC GIA Người viết xưng danh là ‘Gia cơ tôi tớ của Thượng Đế và của Chúa Giê-xu ’(Gia Gc 1:1). Vì có nhiều người cùng mang tên này, nên ta thử xét qua để

Page 296: Tan uoc ( luot khao)

biết là ai. Gia cơ, con của Xê bê đê và anh của Giăng, là một trong mười hai Sứ Đồ . Nhưng ông này đã bị Hê-rốt Ac ríp pa I chém đầu trước năm 44 (Cong Cv 11:1, 2), như vậy không thể giữ vai trò nào trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem vào thời kỳ này. Gia cơ con của An phê cũng là một môn đệ của Chúa Giê-xu (Mat Mt 10:3), nhưng ngoài chổ này ra, không có phần ký thuật nào nhắc đến tới ông. Cha của Giu-đa Ích ca ri ốt cũng tên Gia cơ (LuLc 6:16). Nhưng nhân vật tiếng tăm nhất vẫn tiếp tục suốt thời kỳ này là người mà Phao-lô gọi là ‘Gia cơ, em của Chúa Giê-xu’(GaGl 1:19). Trong Phúc Âm , ông là một trong số bốn em của Chúa (Mat Mt 13:55) xuất hiện lúc Ngài đang hành đạo, là người vô tín (GiGa 7:5). Tuy nhiên, trong cuộc nhóm họp cầu nguyện tại Giê-ru-sa-lem thì ông là người tin (Cong Cv 1:14; ICo1Cr 15:7) và sau khi Phi-e-rơ đi khỏi Giê-ru-sa-lem, ông lãnh đạo Hội Thánh tại đây (Cong Cv 12:17). Đối chiếu GaGl 2:9 với Cong Cv 15:13-29, ta thấy ông là một trong những ‘cột trụ của Hội Thánh’. Ông xuất hiện lần cuối cùng trong Cong Cv 21:18. Theo truyền khẩu, ông tuận đạo dưới tay người Do thái tại Giê-ru-sa-lem vào năm 62 SC. Theo truyền thuyết, ông chính là người viết thư này. Ông là người rất sùng kính, quan tâm đến việc giữ đạo của những người tự nhận mình là tin Chúa. Ông cũng là người hay cầu nguyện, và muốn cho độc giả của mình cũng thực hành như vậy, (Gia Gc 5:16-18). Quan điểm của ông cũng gần giống như lời dạy của Chúa, nhất là trong’bài giảng trên núi’Ma 5-7). Đức tin là gì? Đó là câu hỏi Gia cơ muốn trả lời Đó chẳng phải là một thắc mắc bác học mà là một vấn đề đi thẳng vào trái tim con người và trung tâm của sinh hoạt hàng ngày. BỐ CỤC 1. Nhập đề, 1:12. Trắc nghiệm đức tin 1:2-273. Bản chất của đức tin, 2:1-3:12.4. Công việc của đức tin, 3:13-4:175. Ưng dụng của đức tin, 4:13-5:20MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Điều đáng chú ý là một bức thư về nỗi đau khổ mà trong những lời mở đầu lại có câu ‘vui mừng trọn vẹn’(1:2). Trong các sách của Phao-lô cũng có những nét tương tự nhấn mạnh đến ‘vui mừng’và ‘cảm tạ’trong mọi cảnh ngộ (Phi-e-rơ cũng vậy trong IPhi 1Pr 1:6)Mục đích chính của thử thách là đem lại sự nhẫn nhục và trọn lành (Gia Gc 1:3, 4). Chữ ‘cám dỗ’ (cũng là ‘thử thách’) ở đây nói về những áp lực bên ngoài trên đời sống người Cơ-đốc. Chúng xảy đến bởi Thượng Đế cho phép để thử thách đức tin của họ, và khi họ thắng rồi thì sẽ được phần thưởng đã hứa (1:12). Cũng có sự cám dỗ nổi lên từ bên trong (1:13-15), do bản chất

Page 297: Tan uoc ( luot khao)

tội lỗi của con người, không phải do Thượng Đế .Đức tin thật phải sinh sản. Bản chất của nó phải vậy. Đã sống thì phải động. Gia cơ bàn đến mặt quan trọng này dưới tiêu đề ‘Đức tin và viêc làm’(2:14-26). Câu then chốt là 2:14, ‘Hỡi anh em, nếu có người bảo mình có đức tin, mà không có việc làm, thì có ích gì chăng? Đức tin đó có cứu được người chăng? ’ Diễn ngữ ‘đức tin đó’ không chỉ về đức tin tổng quát, mà chỉ về thức đức tin không sinh sản. Gia cơ nói rằng nếu đời sống một người cằn cỗi về việc lành, ta có thể cho rằng người ấy không hề có đức tin chân thật nơi Thượng Đế. Người ta thường đem đoạn này đối chiếu với giáo huấn của Phao-lô về đức tin (La 4), nhưng thật ra cả hai bổ túc cho nhau chớ không mâu thuẫn. Trong La Mã, Thượng Đế biết đức tin Áp-ra-ham là chân thật vì Ngài nhìn trong tấm lòng trong Gia cơ, người ta chỉ biết đức tin của Áp-ra-ham khi nhìn thấy bằng chứng là việc làm của ông. Dường như Phao-lô đã đem gộp cả hai yếu tố lại khi ông viết về đức tin hành động qua tình yêu (GaGl 5:6). Gia cơ liên kết đức tin với những thực tế của đời sống như cách dùng cái lưỡi (ch.3), hoạch định việc làm ăn (ch.4), sự cầu nguyện (ch5) v.v…HÊ-BƠ-RƠ Đề nghị đọc Hê-bơ-rơCHỦ ĐỀ Trọng tâm của thư này là kêu gọi người tin hãy’tiến mạnh đến chổ trọn lành (6:1;), đừng trở lại với cuộc sống cũ nữa. Một mặt, tác giả đưa ra nhiều lời cảnh cáo long trọng về những nguy cơ là vô tín, ấu trĩ, và bội đạo. Mặt khác, tác giả nhấn mạnh địa vị siêu việt của Chúa Giê-xu Chí tôn hoăn bất cứ sách nào trong Tân Ước. Ngài vượt trên loài người, thiên sứ, và các nghi lễ. Ngài là mặc khải tối hậu của Thượng Đế (HeDt 1:2) và là trung bảo giữa giao ước cũ và giao ước mới (8:6).TÁC GIẢ Thư không nói tên tác giả, và tất cả những cố gắng thử đưa ra tên người viết đều bất thành. Từ khoảng thế kỷ thứ tư, người ta liên kết Phao-lô với thư này vì nó có những điểm giống như tín Phao lô, như nhắc đến Ti-mô-thê (13:23), xin cầu nguyện (13:18, 19 xem Phi Pl 2:23-24), dùng câu ‘người công chính sẽ sống bởi đức tin ’ (HeDt 10:38, xem RoRm 1:17; GaGl 3:11), và nhấn mạnh vào đề tài đức tin.Tuy nhiên, nhiều người khác không nhận giả thuyết đó vì thấy có nhiều đặc điểm khác. Văn thể và lối vào đề cảu sách hoàn toàn không giống với Phao lô. Thường xuyên trích dẫn bản Bảy Mươi (bản dịch cựu Ước Hi lạp), văn phạm trau chuốt, quan điểm xem luật pháp là ‘cái bóng’(HeDt 10:1) thay vì một ‘sự rủa sả’(GaGl 3:13), rất xa lạ với Phao lô. Nhiều học giả đã đưa ra những tên Ba-na-ba, Lu-ca và A bô lô, nhưng thường lý luận của họ cuối

Page 298: Tan uoc ( luot khao)

cùng chỉ dẫn đến câu nói thời danh của Origen ở Alexandria (thế kỷ thứ ba):‘Ai viết thư này, chỉ có Thượng Đế là biết chắc’Tuy không có tên tác giả, thư này vẫn là một kho tàng chân lý quí báu. Không có sách nào bì kịp với nó về cách trình bảy vinh quang của Chúa Giê-xu Chí Tôn Đấng Cứu thế, vị Thượng tế và Đấng Bất biến (xem HeDt 1:3; 2:17; 4:14-16; 7:25, 10-11-13; 13:18). Lưỡng đề song song của sách là sự cao trọng của Chúa Giê-xu Chí Tôn và cuộc sống đức tin. BỐ CỤC I. Sự cao trọng của Chúa Chí Tôn 1:1-10:18A. Hơn các nhà tiên tri 1:1-3B. Hơn các thiên sứ, 1:4-14; 2:5-18)Lời cảnh cáo thứ nhất: lơ là, 2:1-4C. Hơn Môi se, 3:1-6Lời cảnh cáo thứ hai: vô tín 3:7-19D. Hơn Giô suê, 4:2-10Lời cảnh cáo thứ ba: vô tín, 4:1, 11-13E. Hơn A rôn, 4:14-5:10Lời cảnh cáo thứ tư : ấu trĩ, 5:11-6:20F. Hơn chúc tư tế Lê vi 7:1-28G. Hơn giao ước cũ, 8:1-13H. Hơn các lễ nghi và sinh tế (9:1-10:18)II. Sự cao trọng của đức tin, 10:19-13:21A. Con đường đến gần Thượng Đế , 10:19-25Lời cảnh cáo thứ năm; tội cố ý, 10:26-31B. Con đường sống trong thế gian, 10:32-11:40C. Huấn luyện để làm con cái Thượng Đế , 12:1-13Lời cảnh cáo thứ sáu: bội đạo 12:14-17D. Đặc quyền thiên thượng 12:18-24Lời cảnh cáo thứ bảy: chối từ, 12:25-29.E. Bổn phận giữa loài người. 13:1-21III. Kết luận và chào thăm. 13:22-25MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Toàn bộ mặc khải của Thượng Đế được tóm tắt trong câu mở đầu thư. Thượng Đế phán qua các nhà tiên tri: Cựu Ươc, rồi Ngài phán qua Con Ngài. Tân Ước. Cao điểm của mặc khải ở trong Đức Chúa Con là (1) Đấng Thừa kế, (2)Đấng Tạo Hóa, (3)Đấng Thiêng Liêng, (4) Đấng Bảo Toàn, (5) Đấng Cứu Chuộc (1, 2, 3). Bây giờ Ngài đang ở ‘bên hữu Đấng tôn nghiêm trên cao’làm Thầy thượng tế cho chúng ta (4:14)Ngài cao hơn thiên sứ, vì là Đấng Tạo hóa của họ (1:4-2:18), cao hơn Môi-se và Giô-suê, vì Ngài là chủ và họ là đầy tớ (3:1-4:13), hơn A-rôn và những

Page 299: Tan uoc ( luot khao)

kẻ kế nghiệp ông, vì Ngài là vị Đại Thượng Tế bao trùm tất cả(4:14-7:28). Giao ước mới mà Ngài là Trung Bảo cao hơn Giao ước cũ (8:1-13), sự hy sinh của Ngài cao quí hơn những sinh tế bằng bò đực, dê đực (9:1-10:18).Phần thứ hai của sách () nói về đức tin là một lối sống cao trọng. Chương 11 cho thấy đức tin của các thánh Cựu Ước được thử thách như thế nào. Chương 12 cho biết tại sao đức tin cần được thử thách. Các ‘anh hùng đức tin’cho thấy thế nào là bước đi với Thượng Đế , sống chết với lời hứa của Ngài. Chúa Giê-xu Chí Tôn là gương lớn hơn hết, là ‘tác giả và Đấng hoàn thiện đức tin’(12:2). Chúng ta phải nhìn xem Ngài (12:3), và học biết rằng Thượng Đế cho phép ta gặp thử thách, sửa dạy chúng, là ‘trưởng dưỡng chúng ta, con cái Ngài’để đem chúng ta đến bậc trưởng thành và trọn vẹn. Bên cạnh hai phần chính còn có những lời cảnh cáo, tất cả có thể tóm tắt trong 12:25 ‘Hãy coi chừng đừng từ chối Đấng phán dạy’. Nói chung, càng về sau, lời cảnh cáo càng nghiêm trọng hơn. Lần đầu tiên cảnh cáo về sự thờ ơ (2:1-4). Lần sau cùng cảnh cáo về sự từ chối những gì Thượng Đế đã phán truyền (12:25-29). Có thể nói hai khúc mạnh mẽ nhất là 5:11-6:20 và 10:26-31. Kẻ đã ‘vấp ngã’thì không thể khiến họ ăn năn được nữa; kẻ nào còn cố ý phạm tội sau khi đã biết chân lý thì không còn có sinh tế nào chuộc tội được nữa. Phương thuốc ngừa những nguy cơ đó là những lời khuyên trong sách. Có mười ba lời khuyên tín hữu lớn lên trong đức tin và tiến tới thay vì thụt lùi (4:1, 11, 14, 16; 6:1; 10:22, 23, 24; 12:1 hai lần 28, 13:13, 15)I PHI-E-RƠ Đề nghị đọc I Phi-e-rơBỐI CẢNH Viết cho ‘những người được chọn đang ở tản lạc ’(IPhi 1Pr 1:1), thư này chiếu rọi một tia hy vọng cho những người đang chịu hoạn nạn bắt bớ. Chữ ‘đau khổ’được dùng mười lần để chỉ về số phận tín đồ (2:19, 20; 3:14, 17; 4:1, 13, 15, 19; 5:9, 10). Ngoài ra chữ ‘thử thách’cũng được dùng hai lần trong 1:6 và 4:12. Người Cơ-đốc phải làm gì nghĩ gì trong hoàn cảnh đó? Phi-e-rơ trả lời bằng chữ ‘hi vọng’ (1:3, 13, 21; 3:5, 15) và quả quyết rằng Thượng Đế có chủ đích khi Ngài cho phép những khó khăn xảy đến trên đời sống chúng ta. TÁC GIẢ Tên Phi-e-rơ đã rất quen thuộc với độc giả ngay từ đầu Tân Ước. Ông là ngư phủ ở Bết sai đa, gần Biển Ga-li-lê miền Bắc Palestine (GiGa 1:44), là anh của An-rê, ông được em đưa đến gặp Chúa (1:40-42) và Ngài nói tiên tri rằng con người cũ Si-môn hay chao đảo một ngày kia sẽ trở thành một Phi-e-rơ vững như tảng đá. Ông được kêu gọi bỏ nghề lưới cá để đi lưới cứu người (Mac Mc 1:16-18; LuLc 5:1-11). Ông được chọn làm một trong Mười Hai người theo Chúa để truyền đạo (Mac Mc 3:13-16). Ông cùng với Gia cơ

Page 300: Tan uoc ( luot khao)

và Giăng là nhóm thân cận hơn hết, được theo Chúa trong một số biến cố quan trọng (LuLc 8:54; 9:28; Mat Mt 26:37). Vì quá tự tin ở lòng trung thành với Chúa, ông đã chối Ngài (GiGa 13:36-38; 18:25-27). Nhưng sau đó đã được phục hồi và trở lại phục vụ Ngài. Là một thủ lãnh của Hội Thánh đầu tiên, ông dạn dĩ xuất hiện trong các công tác giảng đạo, bênh vực, chấn chỉnh Hội Thánh. Bây giờ đã già, từng trải bao nhiêu kinh nghiệm, ông thấy Chúa thật đầy đủ, nên viết khuyên tín hữu đang gặp thử thách đau khổ hãy trao hết mọi lo âu cho Ngài vì Ngài quan tâm săn sóc (IPhi 1Pr 5:7). BỐ CỤC I. Chào thăm, 1:1, 2II. Quan điểm và đau khổ, 1:3-2:10III. Áp lực và sự đau khổ, 2:11-4:6IV. Phục vụ và sự đau khổ, 4:7-11V. Làm chứng và sự đau khổ, 4:12-19VI. Thái độ cá nhân và đau khổ, 5:1-11VII. Kết luận, 5:12-14MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Cuộc sống người theo Chúa không phải là một vườn hồng. Thật ra, Phi-e-rơ nói ‘anh em đã được gọi đến điều này. Đấng Chí Tôn đã chịu khổ vì anh để làm gương cho anh em, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài ’(2:21). Vì sao Chúa cho phép những điều đó xảy ra? Đó là để chứng tỏ đức tin chúng ta và để chúng ta được ‘khen ngợi, vinh hiển và tôn trọng khi Chúa Giê-xu Chí tôn hiện ra ’(1:7). Chịu khổ vì điều nghĩa là một vinh hạnh (3:14); Chúa chúng ta đã chịu khổ như vậy (2:21; 4:1). Dự phần trong đau khổ với Chúa thì sẽ được hưởng vui mừng khi Ngài đến (4:13). Chịu khổ ‘theo ý muốn Thượng Đế ’ là cứ làm lành giao thác linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín (4:19). Chúng ta được gọi làm con cái Thượng Đế chia xẻ vinh quang Ngài. Chính Ngài sẽ ‘làm cho anh em toàn hảo, vững lập và mạnh mẽ ’Giữa khung cảnh đó, có tiếng chuông hi vọng. Thượng Đế đã sinh chúng ta’vào niềm hi vọng sống (1:3)’, dành phần gia tài cho chúng ta trên thiên đàng (1:4), và bảo vệ chúng ta trong ngày đó (1:5). Hi vọng chúng ta là ở hồng ân Thượng Đế và ở chính mình Ngài. Ngài đã đem chúng ta vào vinh quang thể ấy. Hi vọng mà chúng ta đang nắm giữ bằng đức tin trở thành thực hữu đến nổi ngươi xung quanh ta đều hỏi thăm (3:15), nhờ đó ta được dịp làm chứng nhân cho Chúa.Phi-e-rơ rất thường dùng mệnh lệnh cách trong động từ. Ông muốn độc giả hiểu rằng sống cho Thượng Đế là một đòi hỏi thật sự. Mệnh lệnh tích cực này nhằm để hướng dẫn chúng ta và tạo lập chúng ta cho ngày Chúa hiện ra. Đây là sự áp dụng lời trong sách Phúc Âm thứ hai ‘Các người phải yêu kính

Page 301: Tan uoc ( luot khao)

Chúa là Thượng Đế ngươi với tất cả tấm lòng, linh hồn, trí óc, và toàn thể sức lực… (và) các người phải yêu người lân cận như chính mình ’ (Mac Mc 12:30, 31). Chúng ta bày tỏ tình yêu bằng cách vâng phục điều răn Ngài (IPhi 1Pr 1:22) BÀI LÀM 1. Sách Gia cơ luận về đề tài gì? 2. Theo Gia cơ, đức tin chúng ta phải ảnh hưởng đến những mặt nào của đời sống? 3. Cho biết một ít về lai lịch (background) của tác giả thư Gia-cơ.4. So sánh giáo lý về đức tin của Gia cơ và của Phao-lô trong La Mã đoạn 4.5. Những điều nào trong Hê-bơ-rơ giống với thư tín Phao lô?6. Hai đề tài song hành của sách Hê-bơ-rơ là gì?7. Chúa Cơ-đốc cao trọng hơn ai trong Hê-bơ-rơ?8. Tóm tắt họat động của Phi-e-rơ trước khi Chúa chịu chết.9. Tóm tắt giáo huấn của Phi-e-rơ về sự đau khổ trong I Phi-e-rơ.TRA CỨU THÊM 1. So sánh đối chiếu cuộc đời của Phi-e-rơ và Giăng2. Ta học được gì qua những lời cảnh cáo trong Hê-bơ-rơ3. Ghi ra những vấn đề trong đời sống tín đồ có thể tìm được giải đáp trong những thư này. Trích dẫn giải đáp. 4. Tóm tắt bản tính và thánh vụ của Chúa Chí tôn chép trong Hê-bơ-rơ.5. Kể ra những đặc tính của một người Cơ-đốc chân thật, ngày nay như đã minh họa trong các thư này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kent, Homer A. Jr. The Epistle to the Hebrews . Grand Rapids: Baker Book House, 1972tibbs, A.M. The First Epistle of Peter : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1959Tasker R.V.G.The General Epistle of James :Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Compa.

HỘI THÁNH VÀ TÀ GIÁO II PHI-E-RƠ, GIU-ĐE, I,II VÀ III GIĂNG

BỐI CẢNH Nhóm cuối cùng gồm năm thư ngắn cùng quan tâm đến những điều dạy dỗ giả trá về giáo lý và luân lý Cơ-đốc. II Phi-e-rơ và Giu-đe cảnh cáo những kẻ khinh thị quyền bính của Chúa và lời Ngài. Họ sẽ nếm mùi phán xét của Thượng Đế như những giáo sư già của Cựu Ước. Ba bức thư Giăng (thật ra là vô danh giống như Hê-bơ-rơ) chống lại những ảnh hưởng tai hại của Trí huệ giáo (Gnosticim) lúc ấy (cuối thế kỷ đầu) đã trở thành giáo lý có hệ

Page 302: Tan uoc ( luot khao)

thống. Giáo phái này tự cho là có tri thức thần bí hơn người để có thể đạt được sự cứu rỗi, họ đã đưa ra những quan điểm lệch lạc về Chúa Giê-xu Chí Tôn và bản chất vạn vật. Giăng gọi đó là ‘tinh thần chống Chúa Chí tôn’II PHI-E-RƠ Đề nghị đọc II Phi-e-rơTÁC GIẢ Hội Thánh ban sơ chậm chấp nhận II Phi-e-rơ vào bộ tuyển kinh (canon), vì có một số khác biệt, như không nói đến người nhận, văn phạm và bút pháp thô sơ, ngoài ra còn có sự trùng hợp giữa chương 2 và thư Giu đe. Nhưng rồi Đại hội đồng Laodicea năm 363 SC và Đại hội đồng Carthage năm 397 SC, cũng đã chính thức nhập sách này vào bộ tuyển kinh. Có nhiều dấu hiệu trong thư cho thấy Phi-e-rơ là tác giả. Người viết tự gọi mình là ‘Si-môn Phi-e-rơ, tôi tớ và Sứ Đồ của Chúa Giê-xu Chí Tôn ’(IIPhi 2Pr 1:1) Ông nhắc lại biến cố Hóa hình (1:16-18, xem Mac Mc 9:2-8). Ôưng dùng chữ của ngư phủ trong IIPhi 2Pr 2:14, 18. Trong 3:1, ông nói thư này là ‘thư thứ hai’ông viết cho những độc giả này. Ngoài ra, ông hiệp chung với độc giả trong việc tiếp nhận đức tin quí báu. CHỦ ĐE Chữ chìa khóa của thư là ‘tri thức’với những xuất hiện mười hai lần bằng nhưng dạng thức khác nhau (1:2, 3, 5, 6, 8, 16, 20; 2:20, 21; 3:17, 18). Trong một bức thư nhằm đánh đổ giáo lý giả, tri thức về chân lý phải giữ phần then chốt. Phi-e-rơ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhớ lại một số điều (1:12, 13; 3:1) và cho thấy nguy cơ quên những chân lý quan trọng (1:9; 3:8). Như vậy, cả bức thư trình bày Lời Thượng Đế là chân thật và là tiêu chuẩn cho nếp sống Cơ-đốc. BỐ CỤC I. Nhập đề, 1:1, 2II.. Tri thức và nếp sống Cơ-đốc, 1:3-11III. Tri thức và lời Thượng Đế, 1:12-21IV. Tri thức và giáo lý giả, 2:1-22V. Tri thức và sự tái lâm của Chúa, 3:1-13VI. Kết luận: Đứng vững và lớn lên, 3:14-18. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Thượng Đế đã dự bị đầy đủ cho cuộc sống tâm linh của người tin (1:3). Như vậy, trách nhiệm của người tin là phải tự tìm đến nguồn cung ứng thiên thượng để khỏi ‘ươn lười và không kết quả trong sự thông biết Chúa Giê-xu Chí Tôn’(1:8). Đó là lời mở đầu của Phi-e-rơ để đi vào phần giải luận chính. Thứ nhất, lời Thượng Đế bởi thánh linh ban cho (1:20, 21) nên chúng ta cần phải chú tâm đến (1:19). Vì nó phát xuất từ thiên thượng nên nó có thẩm quyền. Điều nhấn mạnh ở đây là nguồn gốc chớ không phải ý nghĩa của

Page 303: Tan uoc ( luot khao)

Kinh thánh. Nó không đến ‘bởi ý người’ nhưng ‘bởi Thánh Linh’. Thứ hai, con đường của các giáo sư giả, những kẻ chối bỏ ‘cả Đấng chủ tể đã chuộc họ’chắc hẳn sẽ dẫn đến sự phán xét (2:1) và ‘tình trạng sau này còn tệ hơn trước’(2:20). Những kẻ theo họ cũng không mong gì được khá hơn. Sự phán xét chắc chắn của Thượng Đế trên những tội nhân thời Cựu Ước (2:4, 5, 6, 15) là một lời cảnh cáo nghiêm nghị cho mọi người. Thứ ba, sự tái lâm của Chúa Cứu thế sẽ là lúc Thượng Đế tỏ ra uy danh và mục đích Ngài. ‘Ngày của Chúa’sẽ là ngày Thượng Đế phán xét những kẻ nhạo báng trong thế gian(chg. 3). Theo Phi-e-rơ, những người chối bỏ ngày nay đã quên một điều. ‘rằng trước mặt Chúa một ngày cũng như một ngàn năm, một ngàn năm cũng như một ngày ’(3:8). Chỉ vì Chúa nhẫn nhục, không muốn cho người nào chết mất, nên những kẻ nhạo báng mới tiếp tục con đường giả trá của họ được (3:9). Cuối cùng là một lời kêu gọi độc giả ‘Vậy, hỡi anh em yêu dấu, trong khi chờ đợi các việc đó xảy ra, hãy chuyên cần sống cho thuận hòa, không tì vết trước mặt Ngài.... Nhưng hãy lớn lên trong hồng ân và sự hiểu biết Chúa là Đấng Cứu Thế Giê-xu Chí Tôn ’(3:14-18). GIU ĐE Đề nghị đọc Giu đeMột trong những khác biệt chính giữa Giu-đe và II Phi-e-rơ là Phi-e-rơ cảnh cáo ‘sẽ có những giáo sư giả ’ (IIPhi 2Pr 2:1), còn Giu-đe nói rằng ‘có vài kẻ lén vào ’(c.4) Một người tiên liệu, còn một người thấy tình trạng đang xảy ra. Như vậy, thư này phải viết sau Phi-e-rơ, độ năm 75-85 SC. TÁC GIA Giu-đe là ‘em Gia cơ’và dường như ăn khớp với câu chuyện trong chương 10 về Gia cơ. Một trong những em của Chúa Giê xu và gia cơ có tên là Giu-đe (Mat Mt 13:55). Trong Cong Cv 1:14, họ trở thành tín hữu và ở đây ông viết với tư cách là ‘tôi tớ của chúa Giê-xu Cơ-đốc ’(c1).CHỦ ĐỀ Từ đầu thư, ông đã viết một câu rất đáng chú ý, ‘đức tin đã được trao cho các thánh một lần đủ cả ’(c3). Chữ ‘đức tin’ở đây có nghĩa khác với chữ ‘đức tin’đã được dùng trước kia, nó chỉ toàn bộ giáo lý đã được Hội Thánh công nhận lúc ấy. Đó là Tin Lành mà Thượng Đế ủy thác cho Hội Thánh bảo vệ (xem GaGl 1:6-9; ITi1Tm 1:19; 6:3, 20, 21; IITi 2Tm 1:13, 14). Tuy nhiên, giáo lý không tách rời khỏi đời sống. Giáo lý đúng phải dẫn tới cuộc sống thánh thiện, nếu không là đã đánh mất mục đích thực tế. Điều sai lầm mà Giu-đe đang cố đánh ta là chủ nghĩa tự do phóng túng (c.4) khiến người ta không đặt Chúa đúng chổ trong đời sống cá nhân. BỐ CỤC I. Chào thăm, Giu Gd 1:1-2

Page 304: Tan uoc ( luot khao)

II. Lời khuyên: Bảo vệ đức tin, 1:3-4III. Minh giải: Tẻ tách đức tin, 1:5-16IV. Khuyên nhủ: Tiến bộ trong đức tin, 1:17-23V. Kết luận: Lời ca tụng, 1:24, 25MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Cũng như II Phi-e-rơ, Giu-đe dùng Cuự Ước để soi sáng tình trạng vô đạo và sụ phán xét của Thượng Đế trên những người đó. Sau đây là bảng đối chiếu Các thiên sứ sa ngã (C.6) Các thiên sứ sa ngã (C.4) Sô đôm và Gô mô rơ (C.7) Sô đôm và Gô mô rơ (C.6)

Giu-đe dùng những gương trên vì một số lý do Thứ nhất, ông dùng đó để báo cho độc giả biết những hậu quả nghiêm trọng của sự vô tín. Y-sơ-ra-ên là hình ảnh của vô tín (c.5); các thiên sứ sa ngã là hình ảnh của sự bất tuân (c.6), Sô đôm và Gô mô rơ là hình ảnh của đạo đức bại hoại (c.7)Thứ hai, ông mô tả tâm tính những giáo sư giả. Ca-in là hình ảnh của sự cố ý, Ba-la-am của sự tham lam và Cô-rê của sự xấc xược (c.11)Thứ ba, Giu-đe tiên báo số phận cuối cùng của các giáo sư giả. Ông dùng một lời trích trong Sách Ê-nóc của người Do Thái cho biết điều Thượng Đế sẽ làm cho những ‘tội nhân vô đạo đó’Trước những nguy cơ đó, trách nhiệm cá nhân của người tin là (1) ghi nhớ giáo huấn của các Sứ Đồ (c.17) và (2) giữ mình trong tình yêu Thượng Đế(21). Lời khuyên thứ hai này nối với mấy mệnh đề hiện tại phân từ (a) xây dựng chính mình trên đức tin chí thánh (c.20), (b) cầu nguyện chính Thánh Linh (c.20), (c) tìm kiếm ơn thương xót của Chúa Giê-xu Chí Tôn để được sự sống đời đời (c.21). Còn trách nhiệm đối với kẻ khác là (1) thương xót kẻ này (c.22, 23) và (2) cứu kẻ khác ra khỏi lữa (c.23).I GIĂNG Đề nghị đọc I GiăngBỐI CẢNH Giăng viết để chống lại nhóm Trí huệ (Gnostics), những kẻ bác bỏ nhân tính và thần tính của Chúa. Các thư Giăng, nhất là I Giăng là lợi khí chống lại những loài tà giáo đó, xưa cũng như nay.Thư này liên hệ chặt chẽ với Phúc Âm Giăng (xem chương 4). Cả hai đều nói về Chúa Giê-xu và sự sống đời đời mà Ngài ban cho kẻ tin cậy Ngài (GiGa 20:30, 31; IGi1Ga 5:13). Sách trên tuyên bố về sự cứu rỗi, sách dưới bảo đảm sự cứu rỗi đó. Cả hai đều nói đến ‘Đạo’, ‘Lời’chữ dùng cho Chúa Giê-xu để chỉ Ngài là Đấng mặc khải Thượng Đế . Ngữ vựng của hai sach rất giống nhau, cả hai đều dùng những chữ quan trọng như ‘Ban đầu’(1:1), ‘Chứng nhân’(33 lần trong Giăng, 6 lần trong I Giăng) ‘tin’(98 lần và 9 lần); ‘Sự sống đời đời’(GiGa 3:15; IGi1Ga 1:2); ‘yêu thương’(GiGa 3:16; IGi1Ga

Page 305: Tan uoc ( luot khao)

4:9); ‘ở trong’(GiGa 15:4; IGi1Ga 2:28) và nhiều chữ khác nữa Các sách của Giăng thường phỏng định vào cuối thế kỷ đầu, khoảng giữa 85-95 SC. Lúc ấy ông đã già, nhìn lại quãng đời theo Chúa mà ông suy nghiệm bấy lâu nay, và cả những nan đề đang xảy ra cho Hội Thánh nữa. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Giăng viết để định nghĩa bản tính của Chúa Giê-xu Chí Tôn giữa lúc tà giáo đang xâm nhập Hội Thánh vào cuối thế kỷ đầu. Người ta gọi chung giáo lý này là Trí huệ giáo, một trường phái triết học tôn giáo cho rằng chỉ có tinh thần là tốt, còn vật chất là xấu. Cũng giống như nhiều hệ thống tôn giáo Hi lạp và Đông Phương khác, người Trí huệ tin rằng họ phải tự giải thóat khỏi thế giới vật chất để hoàn toàn nhập hòa với tinh thần. Đối với người Trí huệ, con đường giai thóat là phải đạt đến tri thức cao siêu. Họ tin rằng nhờ học được những bí mật nhiệm mầu của vũ trụ mà con người có thể được giải thóat. Nói về giáo lý Cơ-đốc, lập luận phản bác của tà thuyết này nhằm vào ngôi vị của Chúa Giê-xu Chí Tôn. Hẳn thế, nếu vật chất (trong đó có thân xác con người) là xấu xa, thì Thượng Đế không thể nào ‘tỏ ra trong thân xác’, vì như vậy là Ngài đã bị uế nhiễm. Do đó, Chúa Giê-xu Chí Tôn không có nhân tính thật, các môn đệ chỉ thấy ma, Ngài chỉ có vẻ như thật thôi. Còn nếu Ngài là người thật như nhiều người dạy thì ‘thần linh của Chúa Chí Tôn’ không thật sự kết hiệp với Ngài mà chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn ngủi từ khi Ngài chịu báp têm cho đến khi bị đóng đinh thôi. Lý luận này chối bỏ thần tính của Ngài. Khi ta đã biết qua những lập luận trên, ta sẽ thấy những lời của Giăng trong I Giăng mang ý nghĩa mới. Giăng đánh đổ giáo lý Docetism (do chữ Hy lạp dokeo là hình như) khi ông quả quyết rằng nhân tính của Chúa Giê-xu Chí Tôn là thật (IGi1Ga 1:1-3; 4:1-3). Ông công kích tà thuyết Cerinthianism (do tên người chủ xướng Cerithus) khi ông nhấn mạnh rằng Đức Giê-xu là Đấng Chí Tôn, Con Thượng Đế (1:3, 7; 2:22, 23; 3:23; 4:15; 5:1, 20). Thư này cho đến ngày nay vẫn là câu trả lời tối hậu cho loài tà thuyết trên. Mục đích chính của thư này được Giăng đề cập trong 5:13 ‘Những điều này viết cho anh em, để cho anh em biết rằng mình có sự sống đời đời nhờ tin đến danh Con Thượng Đế ’ Thư ông viết cho ‘các con cái Thượng Đế’ là những người ‘sinh bởi Thượng Đế’. Như vậy, đây là bức thư gia đình và chữ ‘tương giao’được Giăng dùng để mô tả mối quan hệ lý tưởng giữa Thượng Đế và con cái Ngài (xem 1:3, 6, 7) BỐ CỤC I. Nhập đề mối tương giao có thật, IGi1Ga 1:1-4II. Điều kiện cho sự tương giao, 1:5-20III. Tính ưu thắng của sự tương giao, 2:1-17

Page 306: Tan uoc ( luot khao)

IV. Kẻ thù của sự tương giao, 2:18-29V. Lý do cần phải tương giao, 3:1-12VI. Trắc nghiệm sự tương giao, 3:13-24VII. Phân biệt sự tương giao, 4:1-6VIII. Thực hành sự tương giao, 4:7-21IX. Nền tảng của sự tương giao, 5:1-12X. Đặc quyền của sự tương giao, 5:13-21ĐẶC ĐIỂM Trong thư này, Giăng mô tả Thượng Đế là ‘ánh sáng’(1:5) và ‘tình yêu’(4:8). Anh sáng chỉ sự thánh khiết của Ngài (xem Gia Gc 1:17), ông dùng nó để chỉ cho người tin thấy họ cần phải thanh toán bất cứ tội lỗi nào trong đời sống, bất cứ thứ gì cản trở mối tương giao với Đức Chúa Cha. Trong IGi1Ga 1:5-22 ta có một phương thuốc. Huyết của Đấng Cứu Thế là căn bản của sự rửa sạch tội (1:7), xưng ra là điều kiện để được sạch tội (1:9) sự tha thứ của Thượng Đế đi đôi với sự sạch tội (1:9). Những kẻ không nhìn nhận mình có bản chất tội lỗi, là tự lừa dối mình; những kẻ không nhận mình có phạm tội (1:10), là làm cho Thượng Đế ra kẻ nói dối. ‘Tình yêu’dùng để chỉ thái độ của Thượng Đế đối với chúng ta và để mô tả bản tính của Ngài. Chúng ta học biết về tình yêu bằng cách nhìn vào những điều Thượng Đế đã làm cho chúng ta (4:10). Bởi đó, không phải chúng ta chỉ yêu thương Ngài, mà còn phải yêu thương nhau nữa. Nên để ý rằng khi Giăng viết, ông đã dùng những từ ngữ và ý tưởng đối chọi nhau. Đối với ông, sự vật phải đen trắng phân minh. Ta có thể thấy kỹ thuật ấy trong các đoạn như 1:6, 7; 2:4, 5, 9, 10, 17, 22, 23; 3:10, 18; 4:2, 3, 20 và 5:12. Thư ông viết nhằm để giúp chúng ta trắc nghiệm công việc của mình Trong Tân ước, chỉ có Giăng là dùng chữ chống Chúa (antichrist). Nó xuất hiện trong IGi1Ga 2:8, rồi 2:22; 4:3 rồi IIGi 2Ga 1:7. Chữ chống (anti) có nghĩa là ‘kẻ chống lại’, ‘Kẻ thế chổ’. Bản chất của chống Chúa là bác bỏ địa vị chính đáng của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con; chính hắn sẽ giữ địa vị tối thượng trên thế giới. Ngoài ra, tinh thần chống Chúa là chối bỏ sự nhập thể của Chúa Giê-xu Chí Tôn, nghĩa là loại bỏ công tác cứu chuộc của Ngài. ‘Chúng ta biết rằng Con Thượng Đế đã đến giúp chúng ta hiểu biết Đấng chân thật, và chúng ta ở trong Đấng chân thật, cũng như trong Con Ngài ’(IGi1Ga 5:20)II GIĂNG Đề nghị đọc II GiăngMỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Thư này và III Giăng dường như nằm trong những thư từ cá nhân của Giăng. Cả hai đều gởi cho cá nhân và đều đề cập đến một số vấn đề cá nhân. Chữ chìa khóa của thư là ‘chân lý’. Giăng nhấn mạnh nhu cầu phải ‘bước đi

Page 307: Tan uoc ( luot khao)

trong chân lý’vì ‘nhiều kẻ lừa dối đã đi vào trong thế gian’. Người nào chối bỏ giáo lý về Chúa Chí Tôn thì đừng hoan nghênh họ ‘kẻo chúng ta dự phần vào việc ác họ chăng’BỐ CỤC I. Chào thăm, IIGi 2Ga 1:1-3II. Bước đi trong chân lý, 1:4-11A. Điều luật của Đức Chúa Cha, 1:4-6B. Nhắn nhủ những kẻ phỉnh gạt, 1:7-11III. Kết luận, 1:12, 13

III GIĂNG Đề nghị đọc III GiăngMỤC ĐÍCH VÀ NỌI DUNG Người nhận thư này tên là ‘Gai-út thân mến’(c.1). Sau đó không thấy nhắc đến tên ông nữa. như vậy chắc ông là nhân vật quen thuộc trong vòng các tín hữu thuộc các Hội Thánh vùng A-si nơi Giăng phục vụ trong những năm sau cùng của đời mình. Tên Gai-út cũng thường hay xuất hiện trong các thư của Phao lô. Gai-út xứ Cô-rinh-tô trong RoRm 16:23 là chủ nhà tiếp Phao lô, Gai-út xứ Ma-xê-đoan trong Cong Cv 19:29 và Gai-út xứ Đẹt bơ trong 20:4 (RoRm 16:23; Cong Cv 19:29; 20:4)Chữ chìa khóa là ‘hiếu khách’. Bức thư công nhận lòng tử tế của Gai-út, người đã ‘để cửa mở’đón tiếp các anh em phục vụ Chúa cũng như khách lạ (c.5), và khuyến khích ông cứ tiếp tục thiên chức đó (c.6)Với Đi-ô-trép, kẻ gây rối, đã đoạn thông cách ngang ngược những người trong Hội Thánh không chịu ‘thần phục’ông ta, Giăng hứa rằng sẽ có biện pháp kỷ luật khi ông đến (c.9, 10). Nhưng Đê-mê-tri-út thì trái lại, được mọi người trong Hội Thánh khen ngợi (c.12). Lời khen ông, ‘được tiếng tốt cho mọi người và của chân lý nữa’, là tiếng kêu gọi người Cơ-đốc bước đi trong chân lý. BỐ CỤC I. Chào thăm, IIIGi 3Ga 1:1II. Cầu nguyện cho sức khỏe của Gai-út, 1:2-4III. Khen ngợi tinh thần hiếu khách của Gia út, 1:5-8IV. Lên án đường lối của Đi ô trép, 1:9-11V. Khen ngợi tánh tìh của Đê-mê-tri-út, 1:12VI. Kết luận 1:13.BÀI LÀM 1. Năm thư tín cuối cùng của Tân ước cùng nhấn mạnh điểm nào? 2. Tác giả II Phi-e-rơ nhấn mạnh chủ đề của sách như thế nào?3. II Phi-e-rơ dạy gì về Kinh Thánh?

Page 308: Tan uoc ( luot khao)

4. So sánh chổ nói về giáo sư giả trong II Phi-e-rơ và Giu đe. 5. Phi-e-rơ và Giu-đe dùng những thí dụ nào trong Cựu Ước về sự vô đạo?6. So sánh những điểm tương tự trong I Giăng và Phúc Âm Giăng. 7. Tại sao có thể gọi I Giăng là một bức thư gia đình? 8. Giáo lý mang tinh thần chống Chúa (antichrist) thì có những đặc điểm gì?9. Giăng viết II và III Giăng với mục đích gì? TRA CỨU THÊM 1. Tìm trong I Giăng những điểm có thể dùng để trắc nghiệm một người ngày nay có phải là tín đồ chân thật không? 2. So sánh Trí huệ giáo với những lý thuyết chối bỏ nhân tính và thần tính của Chúa ngày nay, và xem I Giăng có những câu trả lời nào cho các lý thuyết đó. 3. Tìm trong II Phi-e-rơ và I Giăng những đặc điểm của một tín đồ Cơ-đốc chân thật và mở rộng dự án 6 trong chương 10.4. Tự soạn bố cục cho mỗi thư. TÀI LIỆU THAM KHẢO Green, M. Second Epistle General of Peter and the General Epistle of Jude : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Pulishing Co., 1968Marshall, I, H. The Epistles of John : New International Commentary on the New Testament . Grand Rapids: Edrdmans Publishing Co., 1978Stott, John R. The Epistles of John : Tyndale New Testament Commentaries . Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1964

SÁCH KHẢI THỊ

ĐỀ NGHỊ ĐỌC KHẢI THỊSách Khải Thị, cũng như sách Đa-ni-ên trong Cựu Ước, thuộc loại sách Khải Huyền (apocalyptic). Từ ngữ này có nghĩa là ‘vén màn’hay ‘mở ra’, như vậy có nghĩa là ‘bày tỏ’hay ‘Khải Thị ’một điều gì trước kia bị ngăn che, giấu kín. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI SÁCH KHẢI HUYỀN Thường viết trong các thời kỳ rối loạn, buồn nản. Ta có thể thấy điều này trong cả hai sách Đa-ni-ên và Khải Thị . Một cách vẽ bức chân dung sống động của thời kỳ lưu đày tại Ba-by-lôn, còn sách kia là thời kỳ khởi đầu những xung khắc giữa đế quốc La Mã và Hội Thánh.Chuyên chở sứ điệp bằng những ký hiệu, biểu tượng giấc mơ, thị tượng. Giăng trình bày sứ điệp trong cái khung của một bố cục chính gồm bốn thị tượng. Hứa rằng cuối cùng thiện sẽ thắng ác.

Page 309: Tan uoc ( luot khao)

Khi nước Thượng Đế xuất hiện, cùng lúc với Chúa trên trời ( ‘Vua các vua, Chúa các chúa’KhKh 19:16) là Đấng Chủ tể vạn vật, thì mọi sự sẽ phục tùng ý Ngài (DaDn 2:44; KhKh 11:15). Mặc dù Khải Thị có vẻ lạ lùng và bất thường đối với một số người, và bởi đó thường hay bị lãng quên. Khải Thị là một quyển sách duy nhất trong Tân Ước hứa ban hạnh phúc cho người ‘đọc và những ai nghe lời tiên tri và giữ những điều viết ra trong sách này ’. (1:3 xem Gios Gs 1:7, 8). Ngoài ra, sách cũng kết thúc bằng một lời cảnh cáo những ai thêm hay bớt nội dung của lời tiên tri (KhKh 22:18, 19). Trên hết, nên nhớ rằng, sách này là ‘sự khải thị của Đức Giê-xu Chí Tôn mà Thượng Đế đã ban cho Ngài để tỏ cho các tôi tớ Ngài ’(1:1). Với những đặc điểm và lời tuyên bố như vậy, quyển sách đáng cho mọi người tin chuyên cần học hỏi. BỐI CẢNH Chỉ cần đọc quyển sách, ta cũng thấy ngay những sự hãm hại và khó khăn đang đe dọa Hội Thánh cả bên ngoài lẫn bên trong. Hội Thánh Ê-phê-sô được khen ngợi vì có lòng trung kiên và biết phân biệt người chính kẻ tà (2:2); Hội Thánh Si miệc-nơ phải chịu hoạn nạn trong mười ngày (2:10); tại Bec-gam có An-ti-ba chịu tuẫn đạo (2:13) ‘hoạn nạn lớn’đang lảng vảng trên Thi-a ti-rơ (2:22). Chúa hứa với Hội Thánh Phi-a-đen-phi sẽ bảo vệ họ trong giờ thử thách (3:10). Thời gian viết sách Khải Thị vào khoảng 90-95 SC. Trong thế kỷ đầu, các Hoàng Đế La Mã từ Augustus đến Domitian thống trị thế giới. Những cơn bách hại từ La Mã trước thời hoàng đế Decius (250 SC) đều có tính cách địa phương. Ở một số nơi, các tín đồ Cơ-đốc đã nếm mùi chống đối của chính quyền từ năm 64 S.C, rồi bị trở lại dưới thời Hoàng Đế Domitian. Việc Giăng bị lưu đày ở đảo Bát mô là một thí dụ về những hoạn nạn nói đến trong sách này. Phải chăng đó là số phận vĩnh viễn của Hội Thánh? Sa tan và quỉ sứ của nó có thể toàn thắng không? Quyển sách đưa ra một lời đáp quả quyết. Con rồng sẽ bị ném từ trời xuống (12:9), các thánh sẽ chiến thắng nó (12:11). Cuối cùng, nó và đồng bọn sẽ bị ném vào hố lửa (19:20; 20:10). Như vậy, Thượng Đế sẽ là tối thượng và Hội Thánh sẽ vững lập như ‘cô dâu trang sức cho chồng mình’(21:2), Đúng như lời Chúa Giê-xu đã phán: ‘Các cửa Âm phủ chẳng thắng được Hội Thánh’CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG GIẢI Các học giả công nhận có bốn phương pháp căn bản Phương pháp Quá khứ ( Preterist method)Phương pháp này quả quyết rằng các biến cố trong Khải Thị thuộc về thế kỷ đầu, như vậy đã xảy ra từ lâu. Trong quyển sách không có gì là tiên tri hay tương lai. Bối cảnh của các thị tượng là cuộc xung đột giữa Hội Thánh và La

Page 310: Tan uoc ( luot khao)

Mã vào thời các Sứ Đồ (cho tới năm 100SC). Quan điểm này nhấn mạnh liên hệ giữa quyển sách và các Hội Thánh được sách nói đến (1:11), nhưng nó có vẻ không thích ứng được với những lời Giăng tuyên bố là dự báo về tương lai (13, 19, 22, 18, 19). Phương pháp lịch sử (Historicist method)Khảo hướng này liên kết những tấn tuồng trong quyển sách với những biến cố trên đất, nó xem sách Khải Thị như một quyển ‘sách tranh’vẽ lại cuộc xung đột giữa Hội Thánh và thế gian (được Sa tan tiếp sức) từ thời các Sứ Đồ cho đến ngày tận thế. Những cuộc khủng hoảng diễn ra trong lịch sử thế giới, những nhà chinh phục đầy tham vọng trong qúa khứ cũng như hiện tại đều được tả vẻ trong này. Cuối cùng đều sẽ đại bại. Nhược điểm chính của phương pháp này là rất khó mà đồng hóa được những biến cố trong sách với những biến cố trong lịch sử. Những bất đồng ý kiến trầm trọng giữa các nhà giải kinh theo quan điểm này khiến người ta hoài nghi giá trị của khảo hương này nếu chỉ dùng nó như một phương pháp độc nhất. Tuy nhiên, nó có nhấn mạnh tính cách cụ thể của sứ điệp đối với lãnh vực lịch sử loài người. Phương pháp tương lai (Futurist method) Phương pháp này xem Khải Thị như một cuốn sách nói về tương lai, mô tả những tấn tuồng của thời đại trước ngày tận thế, ngày thịnh nộ của Thượng Đế và Chúa Cứu thế từ trời hiện đến. Phần mở đầu của sách, những thư gởi cho bảy Hội Thánh (ch.1-3), thì có người cho là chỉ giới hạn cho thế kỷ đầu thôi, nhưng cũng có người cho đó là những nét phác họa biểu tượng cho lịch sử Hội Thánh từ thời các Sứ Đồ cho đến Chúa tái lâm.Nếu xét qua ngôn ngữ tiên tri của sách (4:1) và những quang cảnh bi tráng dự ngôn từ chương 4 trở đi, phương pháp này có vẻ hợp lý hơn các phương pháp trước. Tuy nhiên có một điều nguy hiểm là nó làm cho quyển sách không còn liên hệ gì với độc giả của thế kỷ đầu, và phần nào không thích ứng với độc giả những thời kỳ trước ngày tận thế. Nếu loại trừ được khuynh hướng đó, phương pháp tương lai rất có giá trị. Phương pháp biểu ý (Idealist method)Phương pháp này khác với ba phương pháp trước ở chổ nó không dính dáng gì đến lịch sử, mà chỉ chú trọng đến những thực tại tâm linh. Nó không quan tâm với những hoàn cảnh lịch sử, mà nhấn mạnh cuộc xung đột giữa Thượng Đế và Sa tan, giữa thiện và ác, giữa công chính và tội lỗi, và bảo đảm với độc giả rằng phần thắng cuối cùng sẽ thuộc về lẽ phải. Khảo hướng biểu ý đã nắm khía cạnh tâm linh của quyển sách, nhưng loại bỏ hoàn toàn khung cảnh lịch sử thì khó có thể cho là đi đôi với lời dạy của Kinh thánh và về sự vận hành của Thượng Đế trong lịch sử loài người. Không có một phương pháp giải kinh đơn độc nào trên đây có thể xem là

Page 311: Tan uoc ( luot khao)

thỏa đáng. Trên đây đã cố gắng phân tích những điểm mạnh và yếu của mỗi phương pháp hầu học viên có thể lựa ra những đặc điểm hữu ích trong mỗi phương pháp để dùng trong khi học, nhưng phải luôn luôn nhờ cậy sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh CẤU TRÚC QUYỂN SÁCH KhKh 1:9-3:22 Bát mô Kẻ giống như Nhân Tử Chúa Cứu thế giữa Hội Thánh KhKh 4:1-16-21 Trên trời Ngai và Chiên Con Chúa Chí tôn và Chiên Con Thịnh nợ của Thượng Đế KhKh 17:1-21:8 Đồng vắng Người đàn bà và con thú Chúa Cơ-đốc là Vua các vua và Đấng chiên thắng mọi thù nghịch

BỐ CỤC Xoay quanh bốn thị tượng cùng với nhập đề và kết luận. Nhấn mạnh Chúa là trung tâm của toàn bức tranh. I. Nhập đề, KhKh 1:1-8 II. Thị tượng đầu: Chúa Chí Tôn và bảy Hội Thánh, 1:9-3:22III. Thị tượng thứ hai: Chúa Chí tôn và các cuộc phán xét trái đất, 4:1-16:21A. Ngai trên trời và Chiên Con 4:1-5:14B. Bảy ấn niêm mở ra, 6:1-8:5C. Bảy hồi kèn thổi lên, 8:6-11:9D. Các con thú và cuộc chiến tranh của chúng, 12:1-14:20E. Bảy bát đổ xuống, 15:1-16:21IV. Thị tượng thứ ba. Chúa Chí Tôn và những chiến thắng của Ngài.A. Sự sụp đổ của Ba by lôn lớn, 17:1-18:24B. Niềm vui trên trời, 19:1-10C. Chúa Chí Tôn xuất hiện, 19:11-16D.Đánh bại Con thú, 19:17-21E. Sa tan bị trói, 20:1-3F. Một ngàn năm, 20:4-6G. Cuộc phản loạn cuối cùng và phán xét, 20:7-15H. Trời mới và đất mới, 21:1-3V. Thị tượng thứ tư: Chúa Chí Tôn và Tân Nương của Ngài, 21:9-22:5VI. Kết luận: Lời khuyên giục và chúc phước, 22:6-21(Xin xem bản phụ Bảng Phân Tích Các Thư Gởi Cho Bảy Hội Thánh ở tỉnh A-si và phụ bản Ba Loạt Phán Xét.).Thị tượng đầu có phần nào dễ hiểu hơn những thị tượng sau. Những lời Chúa phán với Giăng (1:9-20) và với Bảy Hội Thánh (ch.2, 3) dùng thứ ngôn ngữ tương đối sáng sủa trong thế kỷ đầu. Ở đây nhấn mạnh quyền tối thượng của Đầu khi Ngài bước đi giữa các giá đèn (Hội Thánh) và cẩm bảy ngôi sao(sứ giả hay những nhà lãnh đạo Hội Thánh) trong tay phải Ngài. Bảy Hội Thánh thuộc tỉnh A-si được lựa ra trong số những Hội Thánh đang tồn tại lúc bấy giờ. Chúa phân tích từng Hội Thánh một và phơi trần tình trạng tâm linh của họ. Chúa dùng một khuôn mẫu chung khi nói với các Hội

Page 312: Tan uoc ( luot khao)

Thánh, chỉ trừ một vài chổ. Các Hội Thánh đều được khen ngợi, chỉ trừ Sạc-đe và Lao-đi-xê. Các Hội Thánh đều bị lên án, chỉ trừ Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi. Nếu nghiên cứu kỹ càng về lịch sử và địa lý của mỗi Hội Thánh, những điều phán dạy cho mỗi Hội Thánh, tìm hiểu những điều khuyên nhủ cho ngày nay, chúng ta sẽ nhận được nhiều điều bổ ích.Thị tượng thứ hai (4:1-16:21) đóng khung cho ba cuộc phán xét trên đất, mỗi cuộc phán xét có bảy phần. Những cuộc phán xét này thật kinh khiếp, dẩu hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, chúng cũng cho độc giả cái ấn tượng kinh hoàng của sự báo trả thiên thượng đối với những tội nhân không chịu ăn năn. Tương quan giữa ba cuộc phán xét này như thế nào? Có phải chúng kế tục nhau chăng? Hay là chúng xảy ra trong cùng một khoảng thời gian nào đó để rồi cùng chấm dứt với nhau(Concurrent)? Hay tất cả đều xảy ra đồng thời (simul- taneously)? Mỗi quan điểm trên đây đều có những nhà giải kinh tiếng tăm chủ trương, cho đến nay chưa có một giải đáp chung quyết nào cả. Có những biến cố phụ xảy ra xung quanh cái sườn chính, ghi trong 7:1-8; 7:9-17; 10:1-11; 11:1-13; 12:1-17; 13:1-18; 14:1-5; 14:6-12; 14:13; 14:14-20. Những biến cố đó phần lớn xảy ra trong cuộc phán xét nhưng tập trung vào người và thiên sứ, cho thấy họ có liên quan đến ngày thịnh nộ của Thượng Đế .Thị tượng thứ ba (17:1-21:8) chú ý đặc biệt đến việc Chúa chiến thắng những kẻ nghịch của Ngài. Trước hết là dâm phụ và Con thú Ba-by-lôn, Con thú và Tiên tri giả cùng với những kẻ theo chúng Sa-tan và những kẻ phản loạn trên đất, và những kẻ không chịu tái tạo. Đó là con đường dọn sẵn cho ‘trời mới đất mới’. Một đoạn quan trọng trong này là 20:4-6, vẽ ra bức tranh một ngàn năm của Chúa, khi Ngài cai trị trái đất, nơi đã chối bỏ Ngài. Các thánh sẽ cai trị với Ngài (xem ICo1Cr 6:2) và sẽ thi hành thiên chức ‘tế lễ’của Thượng Đế và của Chúa Chí Tôn. Trong thị tượng cuối cùng (KhKh 21:9-22:5) ‘Trời mới và đất mới’xuất hiện. Tân Nương trinh khiết của Chúa là một hình ảnh tương phản với dâm phụ Ba by lôn (ch.17). Giăng tả vẻ sự toàn thiện của Giê-ru-sa-lem mới xoay quanh mối tương giao liên tục giữa Thượng Đế và dân Ngài. Vườn Ê đen đẹp đẽ tái hiện với cây sự sống và cái chết bị khai trừ. Những gì bị tội lỗi làm hoen ố thì ở đây được phục hồi và thanh tẩy. Như vậy Thượng Đế sẽ là ‘mọi sự trong mọi sự’. Câu chuyện cứu chuộc đã hoàn tất. BÀI LÀM 1. Dùng Khải Thị để minh chứng ba đặc điểm nổi bật của các tác phẩm Khải Huyền (apocalyptic writings)2. Tại sao mỗi người tin nên chuyên cần học hỏi sách này?3. Giăng trình bày bố cục của sách ông trong các khung nào?

Page 313: Tan uoc ( luot khao)

4. Cho biết bối cảnh khi Giăng viết Khải Thị. 5. Định nghĩa và bình luận sơ lược bốn phương pháp thông giải Khải Thị.6. Ba quan điểm nào về các cuộc phán xét đã gây chia rẽ giữa các học giả Kinh Thánh?7. Những kẻ thù nào của Chúa bị đánh bại trong 17:1-20:15 để dọn đường cho trời mới đất mới? 8. Tóm tắt những phúc lành trong 21:1-22:21.TRA CỨU THÊM 1. So sánh bản tính của Chúa mô tả trong các thư tín với những bản tính mô tả trong các thư gởi bảy Hội Thánh ở đây. 2. Cho biết nhóm chữ’trong Thánh Linh’chia quyển sách ra bốn phần như thế nào? 3. Căn cứ vào Kinh Thánh, cho biết những biến cố cuối cùng trong cuộc phán xét ma quỷ và những kẻ theo nó4. Viết một bài luận chứng một vài trang tóm tắt sứ điệp của Tân Ước và ứng dụng nó vào đời sống bạn.TÀI LIỆU THAM KHẢO Ladd, G.E Commentary on the Book of Revelation of John. Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co, 1971Mounce R, What are We Wating For? Elgin, IL. David C.Cook Publishing Co 1979Ryrue, C.C. Revelation. Chicagon: Moody Press, 1968Tenney, Merrill C. Interpreting Revelation. Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co 1957Walvoord, John. The Revelation of Jesus Christ. Chicago: Moody Press 1966

Các hành trình truyền giáo của Phao-lô

THAM KHAÛO

NÔI ÑEÁN NHAÂN VIEÂN

CAÙC BIEÁN COÁ CHÍNH KEÁT QUAÛ CHÍNH

Page 314: Tan uoc ( luot khao)

I

Cong Cv 13:4-14:28

Xuaát phaùt töø An-ti-oát (Sy-ri)

Seâ-lô-si

Síp rô: Salamuùt

Baphoâ

Bamphili: Beùcga

Gala ti: An-ti-oát

Icoâni

Lít-trô

Ñeùc bô

Trôû veà An-ti-oát

Phao-loâ

Banaba

Giaêng Maùc

Tranh chaáp vôùi EÂ-li-ma taïi Ba-phoâ

Giaûng taïi Nhaø Hoäi An-ti-oát (Pi-si-ñi)

Phao-loâ vaø Ba-na-ba ñöôïc ngöôøi ta thôø laïy taïi Lít-trô

Phao-loâ giaûng roài bò neùm ñaù taïo Lít-trô

Xeùc-gi-uùt qui ñaïo ôû Ba-phoâ

Qui ñaïo vaø roái loaïn ôû An-ti-oát

Hoäi Thaùnh ñöôïc thieát laäp vaø cuûng coá ôû caùc thaønh phoá Ga-la-ti; caùc tröôûng laõo ñöôïc chæ ñònh

Baùo caùo veà chuyeán truyeàn giaùo cho Hoäi Thaùnh ôû An-ti-oát (Sy-ri)

II

Cong Cv 15:36-18:22

Xuaát phaùt töø An-ti-oát (Sy-ri)

Sy-ri vaø Si-li-xi

Ga-la-ti: Ñeïc-bô vaø Lít-trô

Troâ-aùch

Ma-xeâ-ñoan: Phi-líp

Teâ-sa-loâ-ni-ca

Beâ-reâ

A-Chai: A-ten

Coâ-rinh-toâ

A-si: EÂ-pheâ-soâ

Seâ ra seâ

Trôû veà An-ti-oát

Phao-loâ

Si-la

Ti-moâ-theâ

(Lu-ca)

Theâm Ti-moâ-theâ vaøo phaùi ñoaøn ôû Lít-trô Khaûi tröôïng ôû Troâ-aùch, theâm Lu-ca

Giaûng vaø bò tuø ôû Phi-líp

Giaûng vaø bò haõm haïi ôû Teâ-sa-loâ-ni-ca

Giaûng taïi Beâ-reâ

Baøi giaûng ôû Ñoài Mars, Athen

18 thaùng löu taïi Coâ-rinh-toâ daïy ñaïo, bò xöû tröôùc Ga-li-oâ.

Löu taïi EÂ-pheâ-soâ giaûng daïy

Ly-ñi-a vaø vieân ñeà lao Phi-líp qui ñaïo

Hoäi Thaùnh ñöôïc thaønh laäp

Hoäi Thaùnh ñöôïc thaønh laäp Teâ-sa-loâ-ni-ca

Ñi-oâ-ni-si-uùt vaø Ña- ma-ri qui ñaïo ôû A-ten

Hoäi Thaùnh ñöôïc thaønh laäp ôû Coâ-rinh-toâ

III. Xuaát phaùt töø An-ti-oát Phao-loâ Coâng taùc daïy doã EÂ phoâ soâ (2-3 naêm) Hoäi Thaùnh ñöôïc thaønh laäp

Page 315: Tan uoc ( luot khao)

Cong Cv 18:23-21:14

Ga-la-ti vaø Phi-ri -gi

A si: EÂ-pheâ-soâ

Ma-xeâ-ñoan

Hi laïp

Caùc thaønh phoá Ma-xeâ-ñoan

Troâ-aùch

Asi: Mi-leâ

Sy-ri: Ty-rô

Toâ-leâ-mi

Sa-sa-reâ

Gieâ-ru-sa-lem

Si-la

Ti-moâ-theâ

(Lu-ca)

Gai-uùt

A-ri-taïc

Xoâ-ba-teâ

Seâ-cun-ñu

Ty-chi-cô

Troâ-phin

Caùc thôï baïc ôû EÂ-pheâ-soâ gaây roái

Giaûng ôû Troâ-aùch

Ô-tích ñöôïc cöùu soáng

Töø bieät caùc tröôûng laõo EÂ-pheâ-soâ taïi Mi-leâ

Caûnh caùo tröôùc cho Phao-loâ taïi Ty-rô

A-ga-buùt caûnh caùo Phao-loâ taïi Seâ-sa-reâ veà vieäc seõ xaûy ra taïi Gieâ-ru-sa-lem

ôû EÂ-pheâ-soâ , trung taâm truyeàn giaùo ôû A-si

Huaán thò cho caùc tröôûng laõo EÂ-pheâ-soâ veà traùch nhieäm laõnh ñaïo.

BẢNG PHÂN TÍCH CÁC THƯ GỞI CHO BẢY HỘI THÁNH Ở TỈNH A SI

HOÄI THAÙNH EÂ-PHEÂ-SOÂ

KhKh 2:1-7

SI-MIEÄC-NÔ

2:8-11

BAËC-GAÊM

2:12-17

THI-A-TI-RÔ

2:18-29

SAÏC-ÑE

3:1-6

PHI-LA-

ÑEN-PH

3:7-13I

LAO-ÑI-XEÂ

3:14-22

Baûn tính cuûa Chuùa Chí Toân

Chuùa Teå

2:1

Chuùa soáng laïi

2:8

Chuùa chieán ñaáu

2:12, 16

Chuùa phaùn xeùt

2:18

Chuùa toaøn trí

3:1

Chuùa quyeàn naêng

3:7

Chuùa thieân thöôïng

3:14

Khen ngôïi Chaùnh giaùo

2:2

Nhaãn nhuïc

2:9

Trung tín

2:13

Sieâng naêng

2:19

(Khoâng coù) Nhaõn nhuïc

3:10

Khoâng coù

Leân aùn Nguoäi laïnh

2:4

Khoâng coù Giaùo lyù giaû

2:14-15

Baát trung

2:20

Höõu danh voâ thöïc 3:1

Khoâng coù Haâm haåm

3:15, 16)

Khuyeân lôn Nhôù laïi

Aên naên

Tænh thöùc

Cho ñeán cheát

Aên naên

2:16

Aên naên

Giöõ vöõng

Tænh thöùc,

nhôù

Giöõ vöõng

3:11

Mua vaøng, aùo xoáng

Thuoác xöùc maét

Page 316: Tan uoc ( luot khao)

Laøm taïi coâng

Vieäc ban ñaàu

2:5

2:10 2:22, 25 Aên naên

3:2, 3

3:18, 19

Caûnh caùo Caát boû

2:5

Khoâng coù Chieán tranh

2:16

Cheát choùc

2:23

Xaâm nhaäp

3:3

Khoâng coù Phaân caùch

3:16

Giao öôùc vôùi keû thaéng

Aên traùi caây

Söï soáng

2:5

Khoâng bò cheát laàn thöù hai

2:5

Ma na giaáu kín, vieân ñaù traéng

Teân môùi

2:17

Quyeàn cai trò, ngoâi sao mai

2:26-28

Aùo traéng teân ñöôïc giöõ vaø xöng ra

3:5

Ñòa vò môùi,

Teân môùi

3:12

Ñoàng trò vôùi Chuùa

3:21

BA LOẠT PHÁN XÉT

NIÊM ẤN PHÁN XÉT HỒI KÈN PHÁN XÉT BÁT PHÁN XÉT

1 6:1, 2

Người cỡi ngựa bạch

Mang cung

Đội vương niệm

Mục đích: Chinh phục

8:7

Mưa đá, lửa và máu trên đất

Kết quả: 1/3 đất, 1/3 cây cối, mọi cỏ xanh đều chảy.

16:2

Đỗ xuống đất

Kết quả: Ung nhọt độc địa đau đớn trên những kẻ thờ con thú

2 6:3, 4

Người cởi ngựa hồng

Mang thanh gươm lớn

Mục đích: Gây ra đói kém

8:8, 9

Núi lớn bị ném xuống biển

Kết quả: 1/3 biển hóa máu, 1/3 hải sản chết, 1/3 tàu bị đắm

16:3

Đổ xuống biển

Kết quả: Mọi vật sống dưới biển đều chết

3 6:5, 6

Người cởi ngựa ô

Mang cái cân

Mục đích: Gây ra tình trạng đói kém

8:10-11

Ngôi sao cháy rơi xuống đất tên là Ngải Cứu

Kết quả: 1/3 nước hóa đắng, nhiều người chết

16:4-7

Trút xuống sông ngòi, khe suốt

Kết quả: Nước hóa thành máu, báo thù những kẻ sát nhân

Page 317: Tan uoc ( luot khao)

4 6:7-8

Người cởi ngựa tái

Am phủ theo sau tử vong

Mục đích: Giết bằng gươm, đao, đói kém, chết chóc và thú dữ

8:12

Xáo trộn trên thiên không

Kết quả: 1/3 các thiên thể tối tăm ảnh hưởng ngày và đêm

16:8, 9

Xáo trộn trên thiên không

Kết quả: 1/3 các thiên thể tối tăm, ảnh hưởng ngày và đêm

5 6:9-11

Linh hồn những kẻ tuân đạo dưới bàn thờ

Mục đích: Kêu xin báo thù những kẻ giết hại

9:1-11

Ngôi sao (thủ lãnh) sa xuống; mở vực sâu

Châu chấu tủa ra dưới sự lãnh đạo của A-bô-by-lôn

Kết quả: Người ta bị hành hạ trong 5 tháng, không chết được

16:10, 11

Trút xuống mặt trời

Kết quả: Thế giới bị tối tăm, người ta đau đớn, không ăn năn

6 6:12-17

Đất động trời rung

Mục đích: Ngày thịnh nộ của Thượng Đế gíang xuống đất

9:13-22

Bốn thiên sử vùng sông Ơ-phơ-rát được phóng thích, các đạo quân kỵ binh tràn ra

Kết quả: 1/3 loài người giết do ngựa thở ra lửa, khói và diêm sinh

16:12-16

Trút xuống sông Ơ phơ rát

Kết quả: Sông cạn: Các vua Đông phương tiến về trận địa Ac-ma-ghê-đôn

7 8:1-2

Trên trời yên lặng nữa giờ

Mục đích: Chuẩn bị cho bầy hồi kèn

11:15-19

Những tiếng lớn trên trời, 24 trưởng lão ca ngợi T.Đ

Kết quả: Nước Thượng Đế thống quản trên đất

16:17-21

Trút xuống không trung

Kết quả: Tiếng vang tuyên bố’xong rồi’mưa đá hành hại người ta xúc phạm Thượng Đế