11
1 VAI TRÒ CA HI NÔNG DÂN VIT NAM TRONG XÂY DNG CÁC CNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIN NÔNG NGHIP, NÔNG THÔN Quyền Đình Hà (1) & Nguyn Minh Khuê (2) (1) Nhóm NCM Qun lý Phát trin nông thôn, [email protected] (2) Nhóm NCM Cu trúc xã hi nông thôn, [email protected] 1. Đặt vấn đề Hội nông dân ra đời, ngay từ những thời khắc đầu tiên đã là tổ chức không thể thiếu nhằm kết nối quần chúng nhân dân tham gia sản xuất, đẩy mạnh các phong trào thi đua tiên tiến, do vậy Hội nông dân đóng vai trò hết sức to lớn với nông dân. Hi nông dân trthành cu ni với các ngân hàng; đồng thi tchc, xây dng, qun lý các ngun qucho hi viên, nông dân vay thc hin các dán sn xut nông nghip, kinh doanh. Ngoài htrvốn làm ăn, phối hp tchc các lp dy ngh, tp hun chuyn giao tiến bkhoa hc - kthut cho cán b, hi viên, nông dân; vận động nông dân nhân rng các mô hình sn xut hiu qugn vi thc hin chuyển đổi cơ cấu cây trng, ng phó vi biến đổi kh hu, khô hạn, nâng cao năng sut, chất lượng cây trng và thu nhập. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, trng tâm là 3 phong trào thi đua lớn: nông dân thi đua sản xut, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và gim nghèo bn vững; nông dân thi đua xây dựng nông thôn mi và phong trào nông dân tham gia đảm bo quc phòng, an ninh gn với đẩy mnh vic "Hc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HChí Minh”. Thông qua các phong trào đã xuất hin nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến vượt khó, say mê tìm tòi, sáng to trong sn xut, ng dng tiến bkhoa hc - kthut, chăm sóc cải to cây trồng, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo... Qua đó từng bước xây dng nn nông nghip xanh, sch. Kinh tế nông thôn phát trin; thu nhập, đời sng cho hi viên, nông dân ngày được nâng cao Hi Nông dân Vit Nam có vai trò quan trng trong xây dng cộng đồng nông thôn và thúc đẩy sphát trin nông nghip, nông thôn. Bi vì: Thnht, Hi Nông dân Vit Nam là tchức để nông dân thông qua đó phát huy quyền làm chca mình. Tchc Hi chính là chthđại din quan trng nht ca giai cp nông dân liên hvi tchức Đảng, chính quyền và cũng là công c quan trng của Đảng và Nhà nước để chuyn ti các chtrương, chnh sách của Đảng và nhà nước đến đông đảo nông dân, tđó tạo sthng nht, đồng thuận để thc hin các mc tiêu chính trmà Đảng và Nhà nước đề ra. Thứ hai, Tổ chức Hội có vai trò nòng cốt trong các phong trào hành động của nông dân, tổ chức, hướng dẫn nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chnh sách của Đảng và Nhà nước ta. Thứ ba, Hội Nông dân việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp, chnh đáng của nông dân. Thông qua việc giám sát, phản biện xã hội và tập hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nông dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhất là khi các chnh sách chưa phù hợp lợi ch của đông đảo nông dân, xâm phạm quyền và lợi ch chnh đáng của nông dân.

1 VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY

Embed Size (px)

Citation preview

1

VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG CÁC CỘNG

ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Quyền Đình Hà (1) & Nguyễn Minh Khuê (2)

(1) Nhóm NCM Quản lý Phát triển nông thôn, [email protected]

(2) Nhóm NCM Cấu trúc xã hội nông thôn, [email protected]

1. Đặt vấn đề

Hội nông dân ra đời, ngay từ những thời khắc đầu tiên đã là tổ chức không thể thiếu nhằm

kết nối quần chúng nhân dân tham gia sản xuất, đẩy mạnh các phong trào thi đua tiên tiến, do vậy

Hội nông dân đóng vai trò hết sức to lớn với nông dân.

Hội nông dân trở thành cầu nối với các ngân hàng; đồng thời tổ chức, xây dựng, quản lý các nguồn

quỹ cho hội viên, nông dân vay thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp, kinh doanh. Ngoài hỗ trợ

vốn làm ăn, phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật

cho cán bộ, hội viên, nông dân; vận động nông dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả gắn

với thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng phó với biến đổi khi hậu, khô hạn, nâng cao năng

suất, chất lượng cây trồng và thu nhập. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là 3

phong trào thi đua lớn: nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và

giảm nghèo bền vững; nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới và phong trào nông dân tham gia

đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh”. Thông qua các phong trào đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình

tiên tiến vượt khó, say mê tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất, ứng dung tiến bộ khoa học - kỹ thuật,

chăm sóc cải tạo cây trồng, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo... Qua đó từng bước xây dựng nền nông

nghiệp xanh, sạch. Kinh tế nông thôn phát triển; thu nhập, đời sống cho hội viên, nông dân ngày

được nâng cao

Hội Nông dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong xây dựng cộng đồng nông thôn và thúc

đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì:

Thứ nhất, Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức để nông dân thông qua đó phát huy quyền làm

chủ của mình. Tổ chức Hội chính là chủ thể đại diện quan trọng nhất của giai cấp nông dân liên hệ

với tổ chức Đảng, chính quyền và cũng là công cu quan trọng của Đảng và Nhà nước để chuyền tải

các chủ trương, chinh sách của Đảng và nhà nước đến đông đảo nông dân, từ đó tạo sự thống nhất,

đồng thuận để thực hiện các muc tiêu chính trị mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ hai, Tổ chức Hội có vai trò nòng cốt trong các phong trào hành động của nông dân, tổ

chức, hướng dẫn nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chinh sách của Đảng và Nhà nước

ta.

Thứ ba, Hội Nông dân việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp,

chinh đáng của nông dân. Thông qua việc giám sát, phản biện xã hội và tập hợp ý kiến, kiến nghị

của các tầng lớp nông dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhất là khi các chinh sách

chưa phù hợp lợi ich của đông đảo nông dân, xâm phạm quyền và lợi ich chinh đáng của nông dân.

2

2. Vai trò, nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam Đối với nông dân và phát triển cộng đồng

nông thôn

2.1. Vai trò, nhiệm vụ của Hội nông dân đối với nông dân

Hội nông dân là đại diện cho nguồn lực và khả năng thương lượng cho các nhà sản xuất ở

khu vực nông thôn, thông thường, hệ thống sản xuất của các nhà nông thường nhỏ lẻ, và yếu thế

trong toàn bộ chuỗi giá trị hàng hóa.

Theo nghiên cứu của IFAD- trang trại gia đình nhỏ chiếm 85% tổng số trang trại trên toàn

thế giới và những người sống trên đó chiếm phần lớn là người nghèo ở nông thôn. Để giảm thiểu

những thách thức đi kèm với việc làm việc cô lập - và để tăng lợi nhuận và năng suất - những chủ

hộ nhỏ này thành lập các tổ chức. Khi các hộ sản xuất nhỏ và các nhà sản xuất nông nghiệp nghèo

tài nguyên khác hợp tác với nhau, việc tiếp cận các đầu vào nông nghiệp như hạt giống, vật liệu

thực vật, nước, phân bón và thuốc trừ sâu sẽ trở nên dễ dàng hơn và tổng hợp sản phẩm để tiếp cận

các thị trường lớn hơn. Khi đó, nông dân có thể giảm chi phí và cải thiện khả năng thương lượng

của họ. Và khi nông dân phát triển mạnh, họ có vị trí tốt hơn để cải thiện an ninh lương thực và

thoát khỏi đói nghèo. Những người tham gia khác trong hệ thống thực phẩm cũng được hưởng lợi.

Các tổ chức do các nhà sản xuất quy mô nhỏ điều hành không chỉ đơn giản là những người

thu hưởng từ các hoạt động của Hội nông dân - mà họ là những đối tác chiến lược. Họ không chỉ

cung cấp dịch vu cho các hội viên của mình và thay mặt họ phát biểu, mà còn là những nhân tố

chinh trong đối thoại chính sách và xã hội ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Nhiều tổ chức

quốc tế công nhận vai trò trung tâm này của các tổ chức nông dân trong phát triển nông hộ nhỏ.

Để thực hiện vai trò này, họ cũng cần có sự quan tâm và hỗ trợ cu thể để tăng cường tính

hiệu quả và bền vững thông qua các hoạt động xây dựng năng lực và củng cố các tổ chức để thực

hiện, tập trung vào phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

2.2 Vai trò, nhiệm vụ của Hội nông dân đối với phát triển cộng đồng

Cộng đồng nói chung hay cộng đồng nông thôn nói riêng dưới con mắt của các nhà xã hội

học là một hệ thống xã hội gắn với hình thái kinh tế nông nghiệp, đối lập với một hệ thống xã hội

khác là đô thị gắn với nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn tồn tại và chiếm một vị trí

quan trọng trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng.

Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành viên của cộng đồng) và phát triển con

người vì con người. Điều này có nghĩa là muc tiêu của phát triển là tăng khả năng của con người để

làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển

khả năng con người và cải tiến định chế xã hội chỉ là thay đổi ban đầu. Tăng trưởng kinh tế chỉ là

một trong những khía cạnh của phát triển. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển

của khả năng con người và định chế xã hội chỉ là những thành công có tính thời hạn và không bền

vững (Mai Thanh Cúc và cs., 2019)

Phát triển cộng đồng nhằm trao quyền cho các cá nhân và nhóm người với những kỹ năng

cần thiết để có thể thay đổi trong cộng đồng của họ. Những kỹ năng này thường được tạo ra thông

qua việc hình thành các nhóm xã hội làm việc cho một chương trình nghị sự chung. Các nhà phát

triển cộng đồng phải hiểu cả làm thế nào để làm việc với cá nhân và làm thế nào để ảnh hưởng đến

các vị trí của cộng đồng trong bối cảnh các tổ chức xã hội lớn hơn. Lĩnh vực phát triển cộng đồng

3

liên quan đến việc chuyển đổi các mối quan hệ xã hội, kinh tế, văn hoá và tinh thần để đạt được

những nguyện vọng của con người như sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh vượng hơn, cân bằng nhu cầu

về tính bền vững sinh thái và sự đa dạng văn hoá (Quyền Đình Hà, 2019).

Theo nghiên cứu của Shankariah Chamala and P. M. Shingi, các tổ chức của nông dân có

thể được nhóm lại thành hai loại: một là tổ chức dựa vào cộng đồng và định hướng vào nguồn

lực; còn lại là tổ chức dựa trên hàng hóa và định hướng thị trường.

Các tổ chức nông dân dựa vào cộng đồng, định hướng nguồn lực. Loại hình này có thể là

hợp tác xã hoặc hiệp hội cấp thôn, bản xử lý các đầu vào cần thiết cho các thành viên, chủ sở hữu

tài nguyên, để nâng cao năng suất của doanh nghiệp dựa trên đất, nước hoặc động vật. Các tổ chức

này nói chung là nhỏ, có khu vực địa lý được xác định rõ ràng và chủ yếu quan tâm đến đầu vào.

Tuy nhiên, nhóm khách hàng rất đa dạng về cây trồng và mặt hàng. Có rất nhiều tổ chức sản xuất

nông nghiệp cấp sơ cấp ở các nước đang phát triển, nhưng phần lớn trong số đó đều yếu kém về tài

chinh và hoạt động kém hiệu quả. Nhóm tổ chức này có thể tạo ra thu nhập từ việc bán các đầu vào

và đầu ra. Sau đó, thu nhập có thể được đưa trở lại tổ chức bằng cách chi tiêu cho việc mở rộng, tạo

dữ liệu, lập kế hoạch kinh doanh và quản trị. Điều cần thiết là phải có sự quản lý chuyên nghiệp và

trung thực với sự giám sát liên tuc và các vòng đánh giá định kỳ (Gupta, 1989).

Các tổ chức nông dân định hướng thị trường, dựa trên hàng hóa. Các tổ chức này chuyên

về một loại hàng hóa duy nhất và lựa chọn các sản phẩm giá trị gia tăng có thị trường mở rộng. Họ

được chỉ định là các tổ chức chi phối đầu ra. Không cu thể cho bất kỳ cộng đồng đơn lẻ nào, họ có

thể có được các thành viên từ những người trồng trọt trong khu vực của mặt hàng đó, những người

quan tâm đến việc đầu tư một số vốn cổ phần để có được công nghệ chế biến mới nhất và nhân lực

chuyên nghiệp. Các tổ chức hội nông dân này này nhìn chung không nhỏ và phải hoạt động trong

môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu, cung cấp đầu vào, khuyến nông, tin dung, thu gom sản phẩm,

chế biến và tiếp thị đều được tich hợp để tối đa hóa lợi nhuận từ các khoản đầu tư của các thành

viên đã đầu tư vào doanh nghiệp tập thể.

Như vậy, dù tổ chức dưới hình thức nào, Hội nông dân vẫn là một tổ chức xã hội gắn liền

với khu vực nông thôn, lấy vai trò nòng cốt là các nông dân tham gia và hoạt động sản xuất. Và

nông dân là các thành tố cơ bản cấu thành cộng đồng nông thôn. Để phát triển được cộng đồng

nông thôn, hội nông dân đóng vai trò xung kich dẫn đầu trong các hoạt động phát triển vùng và khu

vực của mình.

3. Vai trò, nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn

Điểm nổi bật nhất về vai trò của Hội nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn

thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008, của Hội nghị Trung ương 7 khóa X, “Về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được thấy rõ:

Thứ nhất, phát huy vai trò phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Thứ hai, làm cầu nối cho các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vu, dạy nghề cho nông dân

phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nông

thôn.

4

Thứ tư, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập

thể trong nông nghiệp.

Thứ năm, vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình muc tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường với luôn gắn với phương châm “Nhà nước và

nhân dân cùng làm”.

Thứ sáu, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực triển khai các

chương trình, dự án.

4. Đánh giá thực trạng vai trò và hoạt động của Hội nông dân Việt Nam trong xây dựng các

cộng đồng nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay

4.1. Vai trò hỗ trợ xây dựng, thúc đẩy phát triển cộng đồng nông thôn (nông dân)

4.1.1 Vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết trong giai cấp nông dân

Hội Nông dân Việt Nam thực hiện nhiệm vu này bằng việc tập hợp, thu hút đông đảo nông

dân tham gia tổ chức Hội, liên minh chặt chẽ với với giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức Việt

Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, để biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật

của Nhà nước thành những hành động cách mạng cu thể của nông dân. Hiện nay, tổng số hội viên

trong cả nước có 10.192.865, sinh hoạt Hội với 94.209 chi Hội, 154.552 tổ Hội. Tinh đến tháng

10/2020 các cấp Hội xây dựng trên 1.400 chi hội nghề nghiệp, 16.000 tổ hội nghề nghiệp; 64.128 mô

hình kinh tế tập thể, trong đó có 3.811 hợp tác xã và 19.262 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả

(HND, 2021). Trong nhiều năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tich cực vận động và tổ chức cho

cán bộ, hội viên và nông dân hưởng ứng và thực hiện các chủ trương, đường lối, chinh sách phát

triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua việc phát động và tổ chức cho nông dân thực hiện 3

phong trào lớn của Hội: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau

làm giàu và giảm nghèo bền vững; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; “Phong

trào nông dân thi đua bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Các phong trào đã được đông đảo nông dân

tham gia tich cực, có sức lan toả lớn, được các cấp uỷ, chinh quyền đánh giá cao. Những kết quả

đạt được từ các phong trào thi đua của Hội đã góp phần tich cực vào việc hoàn thành các muc tiêu

phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Hội đối với hệ thống

chinh trị và xã hội. Chinh nhờ sự đồng thuận này mà những năm qua, trong điều kiện bị ảnh hưởng

của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương

mại, dịch vu, du lịch của nước ta suy giảm nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định

4.1.2 Hỗ trợ “tăng cường năng lực” cư dân/ nông dân cộng đồng nông thôn

Trên thực tế, lực lượng lao động ở Việt Nam vốn là một lợi thế, nhưng các chương trình, dự

án đào tạo nghề chưa thật sự phù hợp và hiệu quả nên chất lượng lao động vẫn thấp. Năm 2020, lao

động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo là 12,57 triệu người,

chiếm 89,97% tổng số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động (Tổng cuc

Thống kê, 2021). Bên cạnh đó, hiện tượng già hóa dân số nhanh tạo ra áp lực về nguồn lực lao

động trong ngành nông nghiệp gia tăng và gia tăng gánh nặng cho nhóm người trong độ tuổi lao

động. Do đó, thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây

dựng và ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm Dạy nghề và

Hỗ trợ dân thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh; Quyết định thành lập Trường Trung cấp nghề Hội Nông

5

dân Việt Nam (TTDN&HTND) trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm

nông dân Trung ương Hội và 4 cơ sở Dạy nghề khu vực trực thuộc Trường.

Thực hiện hiệu quả tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an

toàn vì sức khỏe cộng đồng gắn với thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến

đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng

và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất, xử lý chất thải trong sinh hoạt ở địa

bàn nông thôn.

4.1.3 Hỗ trợ “tăng cường vai trò làm chủ/tự chủ” cư dân/nông dân cộng đồng nông thôn

Tính tự chủ hay vai trò chủ thể của nông dân của nông dân thể hiện ở các đặc trưng sau: (i)

Nông dân là chủ thể nhận thức, quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước về xây dựng nông thôn mới; (ii) Nông dân là chủ thể thực hiện các chương trình, kế hoạch

phát triển kinh tế nông thôn; iii) Nông dân là chủ thể xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; (iv)

Nông dân là chủ thể mọi hoạt động văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh ở nông thôn; (v) Nông dân là

chủ thể có vai trò quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở (Nguyễn Linh Khiếu

2017). Do đấy, hỗ trợ “tăng cường vai trò làm chủ/ tự chủ” cư dân/ nông dân cộng đồng nông thôn gồm

- Nâng cao nhận thức và bản lĩnh làm chủ cho nông dân;

- Tổ chức cho hội viên, nông dân giám sát hoạt động của cơ quan Đảng, nhà nước, đại biểu

dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước và thực hiện chức năng phản biện xã hội

- Vận động nông dân tham gia có trách nhiệm các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân

dân góp phần nâng cao sức mạnh của cơ quan quyền lực Nhà nước;

- Tich cực tham gia xây dựng chinh sách liên quan đến nông nghiệp nông dân nông thôn; xây

dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nông; và

- Tham gia các hội/nhóm/tổ chức xã hội

Tóm lại, những biến động của kinh tế-chính trị-xã hội quốc tế hiện nay đã mở ra nhiều cơ

hội cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho sản xuất nông nghiệp và phát triển cộng đồng nông thôn/

nông dân ở Việt Nam như sự bất định của thế giới do rủi ro gia tăng, đặc biệt là dịch bệnh COVID-

19 vẫn diễn biến phức tạp; nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đan xen xu thế toàn cầu

hóa, đa phương hóa và xu thế bảo hộ, chủ nghĩa dân túy; cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh

mẽ. Trong nước, Việt Nam được đánh giá là có môi trường vĩ mô ổn định nhưng nguồn lực đầu tư,

đặc biệt là đầu tư công cho phát triển cộng đồng nông thôn sẽ bị hạn chế trong tương lai. Trong bối

cảnh đó, phương châm “thúc đẩy sức mạnh và nguồn lực từ cộng đồng” theo tinh thần nghị quyết

26-NQ/TW có ý nghĩa sống còn trong việc tiếp tuc phát triển cộng đồng nông thôn. Nhiệm vu hàng

đầu và mang tính chất cơ bản cốt lõi của Hội Nông dân chính là tập hợp và xây dựng khối đại đoàn

kết trong giai cấp nông dân, tăng cường sự nhất trí của giai cấp nông dân với Đảng, cũng như nâng

cao vai trò làm chủ/tự chủ của nông dân. Để thực hiện được những việc trên thì phát triển nông

nghiệp và nông thôn là muc tiêu số hai mà Hội Nông Dân cần hướng tới

4.2 Vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

4.2.1 Hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

6

- Thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và

giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân

- Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thông tin và xây dựng thương hiệu sản phẩm

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp, nhà khoa

học xây dựng kết nối thông tin giá cả vật tư nông nghiệp, hàng hóa nông sản, tình hình dịch, bệnh

cây trồng, vật nuôi; chủ động kiểm soát hàng giả trong lĩnh vực sản phẩm và vật tư nông nghiệp; tổ

chức tập huấn, hướng dẫn cho nông dân sử dung và truy cập mạng Internet để khai thác thông tin

về thị trường, giá cả, cập nhật quy trình sản xuất mới tiên tiến phuc vu sản xuất, kinh doanh ; tổ

chức Lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; cung cấp thông tin cho nông dân trồng lúa, qua

đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, kỹ năng sản xuất cho cán bộ, hội viên, nông dân và

chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Ngoài ra, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố xây

dựng, duy trì, phát triển hệ thống “Cửa hàng Nông sản an toàn” ; chủ động triển khai nhiều chương

trình hỗ trợ nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; tich cực tổ chức, tham gia các

hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ nông dân đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thu sản phẩm.

4.3 Vận động tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ

tầng nông thôn và đô thị hóa

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình, muc tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số

1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình muc tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông

thôn mới”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban

Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW,

ngày 29/7/2011 về Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình, muc tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

4.4 Một số tồn tại, thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm như sau: Một số

địa phương chưa quan tâm bố trí ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, bố trí biên chế sự nghiệp và

tạo điều kiện cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân hoạt động. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông

dân với các sở, ngành ở một số nơi còn chưa đáp ứng đầy đủ theo đúng yêu cầu của Quyết định số

673/QĐ-TTg, chưa rõ công việc phối hợp giữa các bên và kinh phi, cơ chế để Hội Nông dân tỉnh,

thành phố tham gia thực hiện. Việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội và các vấn đề liên quan

đến nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, lúng túng

trong phương pháp, cách làm. Một số nơi công tác hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập

thể còn lúng túng; việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp

tác xã trang trại, gia trại, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thu sản phẩm chưa đáp ứng yêu

cầu. Hoạt động dịch vu, hỗ trợ nông dân ở một số nơi còn yếu, nhất là tiêu thu nông sản hàng hóa

cho nông dân; công tác đào tạo nghề, phối hợp đào tạo nghề cho nông dân hiệu quả chưa cao. Còn

một số nội dung trong Kết luận 61-KL/TW triển khai chậm như: Đề án xây dựng “Mẫu người nông

7

dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”; Đề án “Nâng cao năng lực

truyền thông của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn”. Xây dựng các Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân theo mô hình là đơn vị

sự nghiệp thuộc hội nông dân cấp tỉnh, huyện, trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vu và

dạy nghề cho nông dân chưa được triển khai. Đời sống của cư dân nông thôn tuy đã được cải thiện

nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số;

khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền có xu hướng gia tăng, kết quả xóa đói, giảm nghèo ở

nông thôn chưa bền vững.

5. Giải pháp đổi mới hoạt động, phát huy vai trò và hoạt động Hội nông dân Việt Nam trong

xây dựng các cộng đồng nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới

Để thực hiện trách nhiệm là “trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc

xây dựng nông thôn mới...”, là “thành viên tich cực của các chương trình về kinh tế- xã hội nông

thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia vào việc hoạch định các

kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn...”, để chủ động tham gia xây dựng cộng đồng nông

thôn gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030, một số

giải pháp được đưa ra như sau:

5.1 Hướng dẫn và tổ chức cho hội viên nông dân xây dựng xã hội nông thôn văn minh, an toàn,

lành mạnh, đặc biệt tập trung vào các nội dung sau

- Xây dựng người nông dân văn minh và gia đình nông dân văn hóa. Các cấp Hội, nhất là

các chi, tổ Hội định hướng xây dựng chuẩn mực nếp sống văn hóa - văn minh cho mỗi hội viên

nông dân, cho mỗi cộng đồng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tuc tập quán của

địa phương; có ý chi tự lực, tự cường, phấn đấu làm giàu cho bản thân và làm cho quê hương giàu

mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

- Vận động, hướng dẫn các cộng đồng nông thôn xây dựng bộ Quy ước, hương ước để tham

gia điều tiết trật tự xã hội ở nông thôn.

- Khôi phuc các hoạt động văn hóa dân gian gắn với tổ chức các phong trào thể duc thể thao

phù hợp với các lứa tuổi ở nông thôn.

- Vận động nông dân tham gia hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng không gian

cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

5.2 Tập trung hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế:

Tăng cường tổ chức vận động và hỗ trợ người nông dân đổi mới việc tổ chức sản xuất, từ

mô hình sản xuất hộ gia đình sang mô hình hợp tác rộng rãi, từ đó, tích cực tham gia xây dựng các

tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực liên kết “sáu nhà” (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa

học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà phân phối), nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập của

hộ nông dân. Quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn hỏi sự tham gia của nhiều ngành khác như

công thương, môi trường và đặc biệt là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thể chế công. Và Hội

Nông dân là đại diện thích hợp để đứng ra giữ vai trò liên kết chủ đạo này. Các cấp hội nông dân

tích cực triển khai Nghị quyết số 32/NQ-QH14 của Quốc hội, Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày

27-4-2018, của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05-7-2018, của Chính

phủ, về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thu sản phẩm

nông nghiệp vì muc đich nâng cao đời sống nhân dân.

8

5.3 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây

dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân

tộc

Phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính

đáng của hội viên, nông dân; tăng cường giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng,

chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Làm tốt công tác tham

mưu và giữ vai trò nòng cốt trong việc nắm bắt dư luận xã hội nông dân, nông thôn; tích cực tham

mưu, phối hợp tổ chức hội nghị để người đứng đầu cấp ủy, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại

với nông dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân để kịp thời giải quyết những vấn đề bức

xúc nảy sinh ở cơ sở; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nông dân và phát

huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tuc thực hiện hiệu quả Quyết định số

81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân

các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của

nông dân; tích cực tham mưu công tác phòng chống tham nhũng, lãng phi; thực hiện bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp, chinh đáng của hội viên, nông dân.

5.4. Củng cố, nâng cao năng lực và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống tổ

chức Hội Nông dân Việt Nam.

5.4.1- Trung ương Hội:

Hình thành cơ chế thống nhất thực hiện các nhiệm vu xây dựng cộng đồng nông thôn văn

minh từ Trung ương đến các chi, tổ Hội. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực vận động

quần chúng, năng lực giải quyết mâu thuẫn xã hội cho cán bộ hội các cấp, nhất là cán bộ cơ sở Hội

và các chi, tổ hội. Tiếp tuc tham mưu để cấp ủy cơ sở thực hiện nghiêm quy định đảng viên ở nông

thôn tham gia các chi tổ hội nông dân theo Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị

(Khóa VIII). Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội

thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở nông

thôn theo Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI). Tiếp tuc đổi mới và phát

huy hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các Trung tâm Hỗ trợ nông dân, là công cu để hướng

dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, liên kết, hợp tác trong sản xuất, bảo

quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thu nông sản. Việc đảm bảo tài chính có vai trò cực kỳ

quan trọng trong việc nâng cao vị thế và phát huy vai trò của Hội Nông dân. Bộ Tài chính có thể

tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia hoạt động tín dung ở nông thôn có lãi. Các hoạt động tín

dung tập trung vào các muc tiêu như khuyến khích nông dân tiết kiệm và gửi tiền vào Hội Nông

Dân; cung cấp tín dung cho nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống; cung cấp tín

dung cho các hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn khác của Hội ... Ngoài ra Hội Nông Dân

thuyết phuc các hội viên gửi khoản tiền cố định để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hoạt động tín

dung. Lãi từ dịch vu tín dung lại được Hội Nông Dân đầu tư trở lại khuyến nông. Vừa tạo ra thị

9

trường thu hút cán bộ kỹ thuật nông nghiệp về làm việc ở nông thôn vừa tạo ra thị trường cho tiến

bộ kỹ thuật, thiết bị cơ giới từ các viện trường đưa vào nông thôn.

5.4.2- Hội Nông dân cấp tỉnh

Để đạt được những muc tiêu lớn đề ra như đã phân tich, Hội Nông Dân cần phát huy tối đa

vai trò của các hội nông dân cơ sở. Rõ ràng, Hội Nông Dân cấp cơ sở cần trở thành tổ chức nắm

bắt sâu sắc và kịp thời thực trạng nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân. Chủ động

nghiên cứu và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về nhiệm vu và cơ chế cu thể để Hội

Nông dân các cấp tham gia xây dựng cộng đồng nông thôn văn minh, nông nghiệp tiên tiến, nông

thôn phát triển. Hội Nông dân các tỉnh có thể đề xuất thể chế phù hợp với các chuẩn mực kinh

doanh, văn hóa địa phương, cũng như trình độ phát triển của ngành; tạo sân chơi bình đẳng cho mọi

thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham gia tiềm năng, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất

nhỏ, là đối tượng thường bị gạt ra ngoài lề trong quá trình phát triển kinh tế thần tốc (Vũ Văn

Hùng, Hồ Hương và Lê Quốc, 2020).

5. Một số Đề xuất, kiến nghị

5.1 Đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng

- Thực hiện những chuyên đề nghiên cứu về giai cấp nông dân, nhằm cung cấp cơ sở lý luận

và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Mở rộng Điều lệ Hội để Hội Nông Dân có thể thực hiện vai trò liên kết “sáu nhà” (nhà

nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà phân phố.

5.2 Đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư các Trung tâm đã được bố trí

vốn để chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các Trung tâm đã được

các tỉnh, thành phố cấp đất để đầu tư xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.

- Bổ sung vốn Điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, trước mắt tạm cấp kinh phí phủ hợp để bổ

sung nguồn cho Quỹ hoạt động, đáp ứng nhu cầu cần thiết của nông dân trong bối cảnh đại dịch

Covid-19.

- Xây dựng cơ chế để Hội Nông dân chủ động linh hoạt trong việc quản lý, sử dung và điều

phối quỹ tín dung của Hội

10

Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung ương (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008. Nghị

quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn.

Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam (2019). Điều lệ Hội nông dân Việt Nam.

Bùi Quang Dũng & Đặng Thị Việt Phương (2011). Một số vấn đề về ruộng đất qua cuộc điều tra

nông dân 2009-2010/ Some land issues in the 2009-2010 peasant survey, Tạp chí Khoa học

xã hội (TP. Hồ Chí Minh) [Review of Social Sciences, Hồ Chí Minh City], 9, 157: 12-23.

Bùi Quang Dũng (2011). Vietnam peasant survey. Brief report, Hà Nội: Vietnam Academy of

Social Sciences.

Đào Thế Anh & Phạm Công Nghiệp (2020). New challenge for food security in Vietnam. Food and

Fertilizer Technology Centre for Asian and Pacific Region report.

Đỗ Thị Thạch (Chủ nhiệm) (2015). Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam hiện nay: Những vấn đề

đặt ra hiện nay và giải pháp hoàn thiện, báo cáo đề tài thuộc Chương trình KHCN phuc vu

xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

Hội nông dân (2021). Báo cáo số liệu kết quả công tác hội và phong trào nông dân giữa nhiệm kỳ

2018-2023.

Hội nông dân Việt Nam (2021). Tổng quan về Hội nông dân Việt Nam. Tại:

http://hoinongdan.org.vn//sitepages/news/49/31585/tong-quan-ve-hoi-nong-dan-viet-nam

(Truy cập ngày 10/7/2021)

IFAD, 2005. Negotiating linkage: Farmers' Organizations, Agricultural Research and Extension

[Xây dựng mối liên kết: Các tổ chức nông dân, Nghiên cứu Nông nghiệp và Khuyến nông].

Báo cáo nội bộ IFAD.

Lê Cao Đoàn (2017). Nghiên cứu thực trạng, vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội sau 3 năm xây

dựng nông thôn mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông

thôn mới của các tổ chức chính trị xã hội này. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công

nghệ Đề tài cấp Nhà nước, Chương trình Khoa học và Công nghệ phuc vu xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì.

Mai Bắc Mỹ (2021). Hội Nông dân Việt Nam vận động hội viên, nông dân tiếp tuc đổi mới tư duy

trong phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền

vững. Tạp chí cộng sản online. Tại:

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/821891/hoi-nong-

dan-viet-nam-van-dong-hoi-vien%2C-nong-dan-tiep-tuc-doi-moi-tu-duy-trong-phat-trien-

nong-nghiep-hang-hoa-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-va-giam-ngheo-ben-vung.aspx#

(Truy cập ngày 10/7/2021)

Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Đỗ Thị Nhài & Đỗ Thị Thanh Huyền (2019). Giáo trình Phát

triển cộng đồng. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Moustier Paule, Phan Thi Giac Tam, Dao The Anh, Vu Trong Binh, Nguyen Thi Tan Loc (2010).

The role of farmer organizations in supplying supermarkets with quality food in Vietnam

[Vai trò của tổ chức nông dân trong việc cung cấp thực phẩm chất lượng tại các siêu thị Việt

Nam]. Food Policy 35 (2010) 69–78.

11

Nguyễn Văn Đương (2021). Vị tri, vai trò và cơ cấu tổ chức của Hội nông dân Việt Nam. Tại:

https://luatduonggia.vn/vi-tri-vai-tro-va-co-cau-to-chuc-cua-hoi-nong-dan-viet-nam/ (Truy

cập ngày 10/7/2021)

OECD (2015). Agricultural Policies in Viet Nam, Paris: OECD Food and Agricultural Reviews.

OECD Publishing. Tại: http://www.oecd-ilibrary.org/agriculture-and-food/agricultural-

policies-in-viet-nam-2015_9789264235151-en./ (Truy cập ngày 10/7/2021)

Shankariah Chamala & PM Shingi (1997). Chapter 21 - Establishing and strengthening farmer

organizations. Trong: Burton E. Swanson, Robert P. Bentz, Andrew J. Sofranko (Chủ biên),

Improving agricultural extension: a reference manual. Tại:

http://www.fao.org/3/w5830e/w5830e0n.htm (Truy cập ngày 10/7/2021)

Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định 490/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một

sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

Trần Hữu Quang (2013). Characteristics of social institutions and people in southern region during

the sustainable development process in 2011-2020, final report of the 2011-2013 research

project [Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam bộ trong tiến trình phát

triển bền vững giai đoạn 2011-2020]. Southern Institute of Social Sciences. Thành phố Hồ

Chí Minh.

Trần Minh Đức (2020). State management of the national food security in Vietnam [Quản lý nhà

nước về an ninh lương thực quốc gia tại Việt Nam]. E3S Web of Conferences 175, 08011.

INTERAGROMASH 2020. Tại: https://doi.org/10.1051/e3sconf/202017508011 (Truy cập

ngày 10/7/2021)

Võ Hùng Dũng (2011). Bàn về vai trò của nông nghiệp và chính sách phát triển, Tạp chí Nghiên

cứu Kinh tế , 7, 398: 45-60.

Vũ Tuấn Việt (2019). Vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại:

http://baohagiang.vn/kinh-te/201909/vai-tro-cua-hoi-nong-dan-trong-phat-trien-kinh-te-xa-

hoi-749746/ (Truy cập ngày 10/7/2021)

Vũ Văn Hùng, Hồ Hương & Lê Quốc (2020). Impact of Farmers’ Associations on Household

Income: Evidence from Tea Farms in Vietnam [Ảnh hưởng của Liên hiệp Nông dân tới Thu

nhập của các hộ gia đình: Minh chứng từ các trang trại trồng chè ở Việt Nam]. Economies

2020, 8, 92; doi:10.3390/economies8040092/

WB (2016). Agricultural transformation: Gain less is more – World Bank Report [Chuyển đổi

Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào-Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016].

WB (2020). Vietnam food safety risks management: challenges and opportunities – World Bank

Report. [Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam: Những thách thức và cơ hội.

Báo cáo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2020].

White, B. (2020). IFAD Research Series 48: Rural Youth, Today and Tomorrow. Tại:

https://ssrn.com/abstract=3567742 (Truy cập ngày 10/7/2021)