30
CNĐT: ThS. Phm Khánh Phương Bn hướng dn kthut [Sn xut nước mm sdng bsung enzyme] Page 3 2013 BN HƯỚNG DN KTHUT QUY TRÌNH SN XUT NƯỚC MM BNG PHƯƠNG PHÁP ENZYME Đề tài: “Nghiên cu ng dng phương pháp enzyme vào ci tiến quy trình sn xut nước mm” Chnhim đề tài: ThS. Phm Khánh Phương Cơ quan chtrì đề tài: Trung tâm GDTX và Đào to cán btnh Qung Nin Người biên son: ThS Phm Khánh Phương CN. Vương ThHin I. TNG QUAN VNƯỚC MM VÀ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SN XUT Nước mm là mt sn phm do tht cá ngâm dm trong nước mui mn, phân gii dn tcht protein phc tp đến các polypeptide và dng li giai đon to thành amino acid nhtác dng ca enzym có sn trong tht cá và rut cá làm cho nước mm có mùi vđặc trưng. Đây là sn phm ca nhiu quá trình phc tp gm quá trình đạm hóa, quá trình phân gii đường trong cá thành acid, quá trình phân hy mt phn amino acid dưới tác dng ca vi khun có hi, tiếp tc bphân hy thành nhng hp cht đơn gin như amin, amoniac, cacbonic hydrosunfua… Hin nay trên thế gii có nhiu nước khu vc Châu Á sn xut nước mm, tuy nhiên mi quc gia có quy trình sn xut khác nhau to hương vriêng đặc trưng cho tng quc gia, dân t c. Bng: Tên các loi nước mm và tlphi trn to sn phm các nước khác nhau Nước sn xut Tên gi Điu kin và thi gian lên men Nht Bn ShottsuruUwo – shoyu Tl5 : 1 = Cá : Mui + go lên men và koji (3 : 1) Thi gian lên men : 6 tháng Hàn Quc Jeot – kal Tl4 : 1 = Cá : Mui (6 tháng) Vit Nam Nước mm Tl3: 1 - 3 : 2 = Cá : Mui ( 4 - 12 tháng) Thái Lan Nam – pla Tl5 : 1 = Cá : Mui (5 - 12 tháng) Malaysia Budu Tl5 : 1 - 3 :1 = Cá : Mui + đường + me ( 3 - 12 tháng) Philippine Patis 3 : 1 - 4 : 1 = Cá : Mui (3 - 12 tháng) Bruma Ngapi 5 : 1 = Cá : Mui (3 - 6 tun)

Bản hướng dẫn kỹ thuật [Sản xuất nước mắm sử dụng bổ

Embed Size (px)

Citation preview

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 3

2013

BẢN HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENZYME

Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp enzyme vào cải tiến quy trình sản xuất nước mắm” Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Khánh Phương Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm GDTX và Đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Nin Người biên soạn: ThS Phạm Khánh Phương CN. Vương Thị Hiền

I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MẮM VÀ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Nước mắm là một sản phẩm do thịt cá ngâm dầm trong nước muối mặn,

phân giải dần từ chất protein phức tạp đến các polypeptide và dừng lại ở giai đoạn tạo thành amino acid nhờ tác dụng của enzym có sẵn trong thịt cá và ruột cá làm cho nước mắm có mùi vị đặc trưng.

Đây là sản phẩm của nhiều quá trình phức tạp gồm quá trình đạm hóa, quá trình phân giải đường trong cá thành acid, quá trình phân hủy một phần amino acid dưới tác dụng của vi khuẩn có hại, tiếp tục bị phân hủy thành những hợp chất đơn giản như amin, amoniac, cacbonic hydrosunfua…

Hiện nay trên thế giới có nhiều nước khu vực Châu Á sản xuất nước mắm, tuy nhiên mỗi quốc gia có quy trình sản xuất khác nhau tạo hương vị riêng đặc trưng cho từng quốc gia, dân tộc.

Bảng: Tên các loại nước mắm và tỷ lệ phối trộn tạo sản phẩm ở các nước khác nhau

Nước sản xuất Tên gọi Điều kiện và thời gian lên men

Nhật Bản

ShottsuruUwo – shoyu Tỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối + gạo lên men và koji (3 : 1) Thời gian lên men : 6 tháng

Hàn Quốc Jeot – kal Tỷ lệ 4 : 1 = Cá : Muối (6 tháng)

Việt Nam Nước mắm Tỷ lệ 3: 1 - 3 : 2 = Cá : Muối ( 4 - 12 tháng)

Thái Lan Nam – pla Tỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối (5 - 12 tháng)

Malaysia Budu Tỷ lệ 5 : 1 - 3 :1 = Cá : Muối + đường + me ( 3 - 12 tháng)

Philippine Patis 3 : 1 - 4 : 1 = Cá : Muối (3 - 12 tháng)

Bruma Ngapi 5 : 1 = Cá : Muối (3 - 6 tuần)

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 4

2013

Hình 1: Sơ đồ quy trình chế biến nước mắm cổ truyền hiện nay (theo phương

pháp khuấy đảo) tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cái Rồng

(2- 3 tháng)

Bã chượp sau chiết rút L2

Dịch nước mắm L2

Nước muối

Chiết rút L2

Nguyên liệu (cá tươi, cá ướp lạnh) rửa sạch

Cá + muối (13-15%); Ủ 2 – 3 ngày

Lên men (18-24 tháng)

Chiết rút L1 Nước mắm cốt

Bã chượp sau chiết rút L1

Bã phế thải Phối trộn

Dịch nước mắm L1

Nước mắm thành phẩm

Muối ăn

Nước muối

Chiết rút L3

Khuấy đảo + muối (4-5%); 2 -4 ngày Nước (30-

35%)

Muối ăn Khuấy đảo + muối (4-5%)

Chượp chín

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 5

2013

Hình 2a: Quy trình sản xuất nước mắm cải tiến sử dụng enzyme

Bã phế thải

Nước mắm thành phẩm

Nguyên liệu (cá tươi, cá ướp lạnh)

Chượp đã được phối chế enzyme, muối

Phơi - thuỷ phân (4-6 tháng)

Bã chượp

Nước mắm chiết

Muối ăn (25%)

Nước muối (25%)

Enzyme (0,04%A + 0,06%F)

Nước mắm cốt

Chượp chín

Phối trộn

Bã chượp lên men tự nhiên

Kéo rút

Chiết rút

Chiết rút

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 6

2013

Hình 2b: Quy trình sản xuất nước mắm cải tiến sử dụng enzyme

Nước mắm thành phẩm

Nguyên liệu (cá tươi, cá ướp lạnh)

Chượp đã được phối chế enzyme, muối

Phơi -thuỷ phân (1-2 tháng)

Phối trộn với chượp truyền thống được sản xuất 8 – 9 tháng

Bã chượp

Bã phế thải

Nước mắm chiết

Muối ăn (25%)

Nước muối

Enzyme (0,04%A+0,06%F)

Chiết rút

Chiết rút

Nước mắm cốt

Chượp chín

Phơi - thuỷ phân (3- 4tháng)

Phối trộn

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 7

2013

II. GIAI ĐOẠN 1: LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU

1. Nguyên liệu sản xuất, các nguồn cung cấp nguyên liệu.

Nguyên liệu là bước khởi đầu của quy trình sản xuất nước mắm nhưng lại là yếu tố quyết định lớn đến chất lượng nước mắm thành phẩm.

+ Với quy trình sản xuất truyền thống: Nguyên liệu chính gồm cá + muối

+ Với quy trình sản xuất cải tiến đề xuất: Nguyên liệu chính gồm cá + muối + enzyme.

1.1. Vài trò của cá

- Là nguyên liệu chính không thể thiếu trong sản xuất nước mắm.

- Cung cấp các men và hệ vi sinh vật có sẵn trong ruột cá để thủy phân thịt cá thành nước mắm (từ các protein phức tạp đến protein đơn giản và cuối cùng là các acid amin tự do)

- Tạo nên hương vị và màu đặc trưng riêng cho từng sản phẩm.

1.2. Vai trò của muối

- Là nguyên liệu chính không thể thiếu trong sản xuất nước mắm, tạo vị mặn cần thiết cho nước mắm..

- Ức chế có hiệu quả những vi sinh vật gây thối rữa vốn phát triển mạnh trên cá làm hư hỏng cá, muối giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

1.3. Vài trò của enzyme

- Giúp thúc đẩy nhanh quá trình thủy phân protein cá, rút ngắn thời gian chế biến nước mắm.

- Tăng độ đạm của nước mắm.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu

2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cá dùng làm nước mắm

- Cá dùng để chế biến là loại cá gầy có hàm lượng lipit thấp ( < 0,1%) là tốt nhất, không sử dụng một số loại cá quá béo, có màu đen đậm, đỏ đậm toàn thân như cá thu, cá ngừ,… vì trong thành phần của cơ thịt đỏ có chứa nhiều axitamin histidin, đây là một tiền chất của amin histamin, một amin có khả năng gây ngộ độc cao. Hàm lượng histamin > 20mg/100g thì gây ngộ độc, hàm lượng nhỏ hơn thì gây đau đầu chóng mặt, nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 5oC thì chỉ một lượng ít histamin được hình thành, nhưng nếu trong điều kiện nhiệt độ

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 8

2013

15 – 20oC thì một lượng lớn histamin được tạo thành. Trong quá trình thủy phân protein thịt cá, chuyển protein thành các phần tử nhỏ hơn có một số loài vi sinh vật cũng có khả năng chuyển hóa histidin thành histamin.

- Nên sử dụng các loại cá có kích thước nhỏ vì như vậy sẻ không tốn nhân công cho công đoạn xử lý nguyên liệu, đồng thời kích thước nhỏ diện tích bề mặt cá tiếp xúc muối sẻ tăng lên làm cho quá trình thủy phân diễn ra nhanh chóng.

- Tuyệt đối không dùng các loại cá có chứa độc tố để làm nguyên liệu chế biến nước mắm như cá nóc, ... Trong cá nóc có độc tetrodotocxin, theo nghiên cứu mới nhất của viện Hải Dương Học Nha Trang thì độc tố tetrodotocxin không bị thủy phân trong quá trình chế biến nước mắm và không mất đi khả năng gây đọc tố cho người sử dụng.

- Cá làm mắm phải sạch. không lẫn tạp chất, không được ươn thối, có thể sử dụng cá ướp lạnh.

2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật của muối, nước muối dùng làm nước mắm.

- Muối phải khô, xốp, màu trắng đục.

- Nước muối (dùng để phá bã) phải là nước muối được đun sôi có nồng độ chất khô phù hợp với yêu cầu.

- Phải đảm bảo muối loại 1 và khi mua về phải lưu trữ ít nhất 3 tháng mới đem sử dụng (muối cũ để lâu giúp tránh vị chát cho nước mắm).

Thành phần hóa học của muối.

Loại muối NaCl Nước Chất vô cơ không tan Chất vô cơ tan

Muối cấp 1 92,62 5,11 0,0928 2,2284

Muối cấp 2 89,98 6,45 0,0416 3,4972

Chỉ tiêu cảm quan của muối

TT Chỉ tiêu Loại 1 Loại 2

1 Mùi, vị Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết, không có mùi lạ

Dung dịch muối 5% có vị mặn và lẫn mùi lạ

2 Màu sắc màu trắng màu trắng có ánh xám, ánh vàng hoặc ánh hồng

3 Trạng thái Khô rời, không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường

Khô rời, không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 9

2013

2.3. Lựa chọn Enzyme

- Enzyme có hoạt lực cao và phù hợp với thủy phân protein cá.

- Enzyme có tác dụng tăng thêm hương vị cho nước mắm.

- Enzyme có giá thành rẻ.

- Thời gian bảo quản enzyme

Nước mắm là quá trình thủy phân protein từ thịt cá thành các sản phẩm dạng trung gian như polypeptid, dipeptid, peptid, pepton và cuối cùng là các acid amin dưới tác dụng của enzyme proteaza trong bản thân nguyên liệu cá. Ngày nay ngành công nghệ enzyme phát triển rất mạnh và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, tinh chế và thu enzyme từ các nguồn khác nhau như enzyme từ thực vật, từ nấm, từ động vật và từ vi sinh vật. Mặc du mới nghiên cứu những năm gần đây, nhưng những nghiên cứu về enzyme từ vi sinh vật đã đem lại những thành tựu đáng kể, đóng góp to lớn vào thành công chung của việc nghiên cứu rút ngắn thời gian chế biến nước mắm. Enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật được sử dụng ưu việt hơn các nguồn enzyme khác vì:

- Khi sử dụng enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật sẻ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu enzyme, mặt khác chu trình sinh trưởng của vi sinh vật ngắn vì vậy hiệu suất thu hồi enzyme cao hơn.

- Có thể dễ dàng nhanh chóng điều hòa, định hướng sự tổng hợp enzyme cần thiết trên cơ sở thay đổi môi trường, chọn lọc hoặc gây đột biến ở chủng vi sinh vật.

- Giá thành thấp vì môi trường nuôi cấy rẻ tiền và dễ kiếm, có thể sử dụng phế thải của các nghành công nghiệp khác.

- Độ tinh khiết và độ đồng đều cao, không tạo mùi vị lạ cho sản phẩm, vì vậy chất lượng sản phẩm thu được sẻ cao hơn.

- Hoạt lực của enzyme từ vi sinh vật mạnh do đó hiệu suất thu hồi đạm từ nguyên liệu cao, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời thu được sản phẩm có chất lượng cao.

Sử dụng enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật, trực tiếp đưa vào sản xuất, sử dụng chế phẩm enzyme protease từ nấm mốc Aspergillus oryzae dưới dạng bột khô (enzyme Flavourzyme) và enzyme tách từ VK Bacillus lichenifomis (enzyme Alcalase) dưới dạng lỏng.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 10

2013

* Enzyme Alcalase:

Là một loại enzyme thuỷ phân protein được tách chiết từ Bacillus lichenifomis có trọng lượng phân tử 27300. Chúng có khả năng phân cắt các liên kết peptide nội phân tử (endopeptidase) để chuyển phân tử protein thành các đoạn peptide. Nhiệt độ tối ưu cho Alcalase từ 55oC đến 70oC, pH tối ưu là 6,5- 8,5. Enzyme alcalase có tính chịu muối kém. (Enzyme sẽ hoạt động kém khi hàm lượng muối tương đương 5% khối lượng cá).

* Enzyme Flavourzyme:

Là một phức hợp enzyme thuỷ phân protein được tách chiết từ nấm Aspergillus oryzae, có cả hai hoạt tính phân cắt nội và ngoại phân tử protein (endopeptidase và exopeptidase) để chuyển hoá protein đến tận đơn vị cuối cùng là acid amin. Nhiệt độ tối ưu cho Flavourzyme hoạt động là khoảng xung quanh 50oC, pH tối ưu từ 5,0 -7,0 và có khả năng chịu mặn tốt. (Enzyme sẽ hoạt động kém khi hàm lượng muối tương đương 20% khối lượng cá).

3. Phân loại nguyên liệu

Phân loại là phân chia nguyên liệu thành các loại (hạng) dựa trên những tiêu chuẩn đã định trước. Việc phân loại nguyên liệu rất quan trọng, nó giúp ta xác định được giá của nguyên liệu, lựa chọn được phương pháp chế biến phù hợp, thu được sản phẩm theo nhu cầu của nhà sản xuất.

Có 4 cách phân loại cá (phân loại theo độ đạm (protid), theo chất béo (lipid), theo tập tính sinh sống và theo giá trị sử dụng để làm nước mắm). Trong nghề mắm, thường người ta phân loại cá làm 2 loại là cá nổi và cá đáy. Mặt khác người ta còn phân loại cá theo mức độ tươi, ươn để có cách chế biến phù hợp.

* Phân theo loại cá (cá nổi và cá đáy)

- Cá nổi gồm các loại cá như cá nục, cá trích, cá cơm, … Đây là các loại cá sống ở tầng nước trên và tầng nước giữa, chúng thường di chuyển theo từng đàn lớn nên khi đánh bắt thường là được cùng một loại cá. Hơn nữa cá nổi thường rất sạch, nội tạng và mang cá ít bùn đất.

- Cá đáy gòm các loại cá như cá giò, cá mối, cá chai, thờn bơn,… Đây là các loại cá sống ở tầng nước sát đáy, nên khi đánh bắt dễ lẫn các loài khác như sò, ốc, rong rêu… (gọi chung là cá tạp). Loại cá này thường có lớp vảy cứng bên ngoài và bên trong nội tạng và mang cá thường có nhiều bùn đất.

* Phân loại theo mức độ tươi, ươn.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 11

2013

- Cá tươi có vảy cá sáng, cơ thịt cá còn săn, chắc, mùi tanh nhẹ, mắt cá trong, bề mặt ít nhớt.

- Cá bắt đầu ươn thì vảy cá hơi đục dễ bong tróc khỏi thân, cơ thịt cá mềm, mùi tanh, mắt cá hơi đục, bề mặt có nhờn tiết ra tương đối.

- Cá ươn mềm, vỡ bụng, mùi tanh, hôi, mắt cá hoàn toàn đục và có màu đỏ, nhớt cá tiết ra sền sệt và có màu hơi hồng.

- Cá thối thì cá mềm nhũn, lườn cá tướp ra, mùi tanh, nồng, nhớt cá tiết ra sền sệt màu nâu xám, xóc khối cá có hiện tượng sủi bọt. Cá loại này không thể chế biến mắm.

4. Cách bảo quản nguyên liệu và ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm

4.1 Cách bảo quản nguyên liệu.

* Đối với cá: Cá là nguyên liệu thủy sản tươi sống nên quá trình hư hỏng phụ thuộc lớn vào quá trình vận chuyển, điều kiện và phương thức bảo quản.

- Vận chuyển: Nên sử dụng thùng, chậu, xô để vận chuyển (giảm mất nước do cá tiết ra).

- Điều kiện bảo quản và cách quản lý nguyên liệu:

+ Tối ưu nhất là bảo quản bằng nước đá, có thể kết hợp nước đá + muối.

+ Bảo quản bằng muối (5-7% muối ăn)

+ Quản lý nguyên liệu theo nguyên tắc nhập trước xuất trước

Tuyệt đối không sử dụng các phụ gia cấm hoặc hóa chất trong quá trình bảo quản.

* Với muối: để nơi khô ráo, tùy theo tình hình sản xuất, mùa vụ và giá muối để có phương án mua, vận chuyển và bảo quản.

4.2. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm

* Với cá.

Những loài cá khác nhau, thành phần hóa học và cấu trúc cũng khác nhau, nhất là hệ enzym trong cá vì vậy tạo ra loại nước mắm có chất lượng khác nhau.

- Loại cá có kết cấu cơ thịt lỏng lẽo, mềm mại, ít vảy dễ chế biến hơn loại cá cứng, chắc, nhiều vảy.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 12

2013

- Nếu cá có nhiều mỡ thì nước mắm có mùi ôi khét khó chịu, mùi chua (do sự thủy phân chất béo thành acid béo và glycerid) hoặc khét do oxy hóa chất béo.

- Cá nổi cho chất lượng sản phẩm tốt hơn cá đáy. Ví dụ cá sống ở tầng nước mặt và giữa như cá thu, cá cơm, cá nục, cá mòi... cho chất lượng nước mắm tốt nhất vì nó ăn được thức ăn ngon nên dinh dưỡng và thành phần đạm cao. Cá sống ở tầng nước dưới và tầng đáy như cá phèn, cá mối cho nước mắm có chất lượng kém vì thiếu thức ăn (ăn rong, rêu, bùn hoặc thực vật dưới đáy) làm cho thịt cá thiếu dinh dưỡng và bụng cá có bùn đất ảnh hưởng đến màu sắc nước chượp.

- Cá tươi chế biến chất lượng tốt hơn cá ươn.

- Cá càng tươi thì sản phẩm càng ngon và tốt nhất cả về hương vị và định mức thu hồi sản phẩm nhưng giá cá tươi thường đắt nên hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Vì vậy thông thường các nhà sản xuất thường lựa chọn cá bắt đầu ươn vì loại cá này vẫn cho sản phẩm có chất lượng tốt nếu chế biến đúng cách và kịp thời, giá rẻ nên đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

- Cá ươn thì chất lượng sản phẩm kém nhưng cũng có cách xử lý để nâng cao chất lượng của sản phẩm lên nhờ trộn lẫn với lượng cá có chất lượng tốt hơn vì vậy vẫn có thể sử dụng để làm nước mắm với tỷ lệ khoảng 30% so với hai loại trên. Cá ươn thối thì không thể dùng để chế biến vì nước mắm thu được sẽ nặng mùi, màu sẫm, vị đắng và có khi còn gây ngộ độc.

* Với muối

Nếu chưa có thời gian lưu trữ trong kho, dùng muối mới thường cho sản phẩm có vị đắng\ chát. Vị chát của muối là do trong muối có MgCl2, CaCl2. Trong muối thường tồn tại K+, nếu ăn phải lượng ít thì bị đau cuống họng, nếu ăn phải lượng nhiều thì gây đau đầu, nôn mửa.

* Với enzyme: Sử dụng enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật, trực tiếp đưa vào sản xuất, sử dụng chế phẩm enzyme protease từ nấm mốc Aspergillus oryzae dưới dạng bột khô (enzyme Flavourzyme) và enzyme tách từ VK Bacillus lichenifomis (enzyme Alcalase) giúp tăng phản ứng thủy phân protein cá, rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm, hàm lượng đạm thu được cao hơn.

5. Ảnh hưởng của các nhân tố khác đến quá trình sản xuất nước mắm

* pH: Mỗi hệ enzym có pH tối thích khác nhau, vì vậy phải xem loại enzym nào nhiều nhất và đóng vai trò chủ yếu nhất trong quá trình sản xuất nước mắm để tạo pH thích hợp cho enzym đó hoạt động. Qua thực nghiệm cho

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 13

2013

thấy: pH môi trường tự nhiên từ 5,5-6,5 enzym tripsin và pepsin hoạt động được, đồng thời ở pH này có tác dụng ức chế một phần vi khuẩn gây thối. Vì vậy ở môi trường tự nhiên có pH thích hợp cho quá trình sản xuất nước mắm hơn.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng vận tốc phản ứng tăng, đến một nhiệt độ nào đó sẽ không tăng nữa và có thể giảm xuống do nhiệt độ cao làm cho hệ enzym serin-protease mất hoạt tính. Quá trình thủy phân kém.

- Nhiệt độ 30 – 47o C thích hợp cho quá trình chế biến chượp.

- Nhiệt độ 70o C trở lên hầu hết các hệ enzym trong cá mất hoạt tính.

Nâng nhiệt độ của chượp lên bằng cách phơi nắng, nấu hoặc sử dụng tôn nóng để che phân xưởng.

* Lượng muối

Yêu cầu của muối trong sản xuất nước mắm phải là loại muối ăn, càng tinh khiết càng tốt, kết tinh hạt nhỏ có độ rắn cao, màu trắng óng ánh (không vón cục, ẩm ướt, vị đắng chát).

- Nồng độ muối thấp có tác dụng thúc đẩy quá trình thủy phân protein nhanh hơn, chượp mau chín.

- Nồng độ muối quá cao có tác dụng ức chế làm mất hoạt tính của enzym, quá trình thủy phân chậm lại, thời gian thủy phân kéo dài (protein bị kết tủa bởi muối trung tính bão hòa).

Để chế biến chượp nhanh cần xác định lượng muối cho vào trong chượp là bao nhiêu và lượng muối này phải thõa mãn 2 điều kiện:

- Không mặn quá để tránh ức chế hoạt động của enzym.

- Không nhạt quá để có đủ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối. Nồng độ muối tối thiểu để ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại là khoảng 15%. Protease trong cá đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thuỷ phân protein. Tuy nhiên, ở nồng độ muối cao làm giảm hoạt tính của protease. Vì thế ở các nước khác nhau có một phương pháp sản xuất nước mắm khác nhau, tỷ lệ muối/ cá cũng khác nhau.

Tại bang California - Mỹ, S. TungKaWachara and J. W. Park năm 2001 đã nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của muối và pH lên hoạt động của enzyme trong nước mắm. Hai ông sử dụng cá đáy để làm mắm ở nồng độ muối 15% và

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 14

2013

25% tại các pH khác nhau (2, 3, 5, 5.5, 6.5, 7.5, and 8.5); hoạt tính của enzyme (cathepsin L, cathepsin B, chymotrypsin, and trypsin), mức độ thuỷ phân, protein tổng số, protein hoà tan và hàm lượng Nitơ amin trong nước mắm được các ông theo dõi, phân tích. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme cathepsin B và trypsin lớn hơn ở nồng độ muối 15%. Đối với chymotrypsin, tại pH 8.5 hoạt tính cao hơn ở nồng độ muối 15%. Hoạt tính của enzyme cathepsin L cũng cao hơn khi nồng đồ muối là 15% so với 25% tại pH 5.5, 6.5 và 8.5. Nồng độ protein hoà tan và Nitơ amin cũng tăng dần khi nồng độ muối giảm và theo thời gian lên men.

Tại Thái Lan, năm 2001, Asbjorn Gildberg & Chaufah Thongthai đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm nồng độ muối và bổ sung vi khuẩn ưa muối (Tetragenococcus halophilus) đến chất lượng và thành phần của nước mắm cá trích. Kết quả cho thấy, cả quá trình thuỷ phân và hoạt tính của vi sinh vật đều đạt cao nhất ở nồng độ muối thấp nhất.

Ở Việt Nam, năm 2006, công trình nghiên cứu của Lê Văn Việt Mẫn và Trần Thị Ánh Tuyết - Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM cũng cho thấy việc áp dụng bổ sung muối và chế phẩm protease nhiều lần vào chượp sẽ làm rút ngắn đáng kể thời gian thuỷ phân protein cá trong chượp, và với nồng độ cao của muối trong chượp (25%) đã làm giảm hoạt tính xúc tác của chế phẩm enzyme protease.

* Diện tích tiếp xúc

Muốn phản ứng xảy ra nhanh phải có sự tiếp xúc tốt giữa enzym và cơ chất. Các enzym trong cá tập trung nhiều ở nội tạng, nên để tăng tốc độ thủy phân người ta tìm cách tăng diện tích tiếp xúc giữa enzym và thịt cá. Có thể dùng các biện pháp:

- Phương pháp xay nhỏ cá:

+ Xay nhỏ cá diện tích tiếp xúc sẽ lớn nhưng protein dễ bị biến tính do tác dụng cơ học.

+ Enzym phân tán nhưng phân tán rất rộng ra môi trường nước làm cho nồng độ enzym loãng ra. Khi chượp chín đem kéo rút sẽ gặp hiện tượng tắt lù.

- Phương pháp đập dập: Cá đập dập sẽ giữ được hình dạng ban đầu, cơ thịt bên trong bị mềm ra, tổ chức cơ thịt lỏng lẻo giúp enzym dễ ngấm vào trong thịt. Cá đập dập xương cá không bị vỡ vụn, khi chượp chín kéo rút dễ dàng.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 15

2013

- Phương pháp cắt khúc: thịt cá vẫn còn chắc nên enzym khó ngấm vào hơn phương pháp đập dập, protein ở mặt ngoài dễ bị biến tính do tiếp xúc với dung dịch có nồng độ muối cao.

Như vậy để tăng diện tích tiếp xúc sử dụng phương pháp đập dập kết hợp với đánh khuấy chượp là tốt nhất.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 16

2013

III. GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN CHƯỢP

Sau khi lựa chọn nguyên liệu cho sản xuất, điều quan trọng nhất trong quá trình chế biến chượp là việc muối cá như thế nào, số lượng bao nhiêu sao cho không quá mặn (ức chế quá trình thủy phân protein thịt cá), không quá nhạt (vi sinh vật gây hư hỏng phát triển mạnh). Mặt khác, bổ sung enzyme vào thời điểm nào, số lượng bao nhiêu để đạt hiệu xuất cao nhất vừa tiết kiệm kinh phí cho sản xuất. Quá trình tiến hành cụ thể như sau:

1. Phương pháp gài nén

Mục đích:

- Tạo điều kiện cho quá trình lên men yếm khí (quá trình chủ yếu tạo hương nước mắm).

- Giúp tạo nên một lớp lọc tự nhiên để sau khi rút thu được nước mắm thành phẩm trong suốt, vừa đỡ tốn công sức vừa giữ được hương của khối chượp lâu dài.

Tiến hành:

+ Trộn muối lần 1: Cá sau khi rửa sạch (nếu mua cá từ thuyền đánh bắt ngoài khơi thì không cần rửa lại) đổ ra sân xi măng hoặc thúng tre sạch, chậu nhựa sạch, cứ 100kg cá xóc đều với 3kg muối, xúc cá đổ vào ang hay chum đã được rửa sạch sẽ, cứ một lớp cá cho một lớp enzyme (enzyme được bổ sung với tỷ lệ 0,06% Alcalase + 0,06% Flavourzyme so với khối lượng cá), cuối cùng phủ 1% muối so với khối lượng cá trong chượp lên trên bề mặt, vỗ nhẹ cho muối chặt, sau khoảng 4 tiếng, bổ sung khoảng 5 % muối và trộn đều sao cho cá được tiếp xúc đều với muối và enzyme, tiếp đó phủ 1 lớp muối (tương đương 3% so với khối lượng cá trong bể chượp) lên trên bề mặt chượp, san muối trên mặt khối chượp cho bằng (còn gọi là mặt muối) rồi trải cót (vỉ) lên trên mặt muối, sau đó xếp các cây gài ém và đặt đá với khối lượng tương đương 25% khối lượng chượp để đảm bảo cá không bị nổi nên, đậy kín như vậy và gài ém trong 2 ngày về mùa hè (3 ngày về mùa đông).

+ Bổ sung muối lần 2: Sau 2- 3 ngày gài ém, mở nắp lù để nước bổi trong khối chượp chảy ra hết rồi hòa với 5% muối và đổ trở lại bể chượp, tiếp tục để trong khoảng 2- 3 ngày; trong thời gian này, chúng ta vừa thực hiện náo đảo, vừa giang phơi để quá trình thủy phân diễn ra nhanh hơn.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 17

2013

- Giang phơi: khi rút nước bổi khỏi bể chượp, đồng thời ta mở hết các tấm đậy nắp để phơi nắng, mục đích tận dụng nhiệt độ của mặt trời làm tăng nhiệt độ cho khối chượp.

- Náo đảo: là thao tác chuyển nước đã rút ra giang phơi đổ trở lại bể.

Đối với bể chượp ngoài trời: Nước bổi rút ra đem phơi nắng 3- 4 giờ sau được chuyển trở lại vào bể chượp, rồi lại mở nước khác trong bể chượp ra tiếp tục giang phơi, tùy thuộc vào ngày nắng nhiều hay ít mà nhà sản xuất có thể rút nước bổi ra, giang phơi rồi đổ vào bể chượp từ 3-4 lần, đến chiều thì đậy nắp bể chượp lại.

Đối với bể chượp trong nhà: Nước bổi được được phơi từ sáng đến 4-5 giờ chiều thì đổ toàn bộ trở lại bể chượp, song song với đó mở lỗ lù cho nước bổi nguội phía dưới bể chượp chảy ra, nước bổi ấm phía trên sẽ xâm nhập vào khối chượp làm nhiệt độ khối chượp dần tăng lên. Lượng nước bổi mới chảy ra để ngày hôm sau phơi và tiếp tục thực hiện như trên.

+ Bổ sung muối lần 3: Sau khi bổ sung muối lần 2 được 2- 4 ngày (tùy thuộc vào thời tiết mùa hè hay đông), tiến hành rút nước bổi trong khối chượp ra và hòa với khoảng 5% muối rồi đổ trở lại bể chượp, tiếp tục thực hiện thao tác náo đảo và giang phơi hàng ngày như vậy trong thời gian 2 – 3 ngày sau đó ta rút nước bổi, kiểm tra độ mặn (Be) và tiếp tục bổ sung thêm muối sao cho lượng muối đạt 25% khối lượng cá trong bể chượp.

Trong quá trình lên men và thủy phân cá, thường xuyên theo dõi, kiểm tra kỹ thuật và thực hiện thường xuyên 2 thao tác (náo đảo và giang phơi) để quá trình chế biến diễn ra nhanh hơn, sản phẩm thu được có chất lượng tốt hơn. Thường 1-2 tháng đầu, cần náo đảo và giang phơi hàng ngày, sau 2 tháng có thể giảm còn 1-2 lần/tuần cho đến khi chượp chín (sau 4- 8 tháng tùy thuộc vào mùa hè, mùa đông). Xác định thời điểm chượp chín bằng phương pháp hóa học và cảm quan (phương pháp nhiệt hoặc phương pháp chấn động). Khi chượp chín, tiến hành kéo rút nước mắm. Nước mắm thành phẩm thu được có hương vị thơm ngon, đặc mùi mắm, trong, màu sắc vàng đẹp, nếm có vị ngọt hậu ở cuống lưỡi.

2. Phương pháp đánh khuấy

a) Cho muối lần 1 :

Cá sau khi rửa sạch (nếu mua cá từ thuyền đánh bắt ngoài khơi thì không cần rửa lại) đổ ra sân xi măng hoặc thúng tre sạch, cứ 100kg cá xóc đều với 3kg muối, xúc cá đổ vào ang hay chum đã được rửa sạch sẽ, cứ một lớp cá cho một lớp enzyme (tỷ lệ kết hợp 2 loại enzyme 0,06% Alcalase + 0,06% Flavourzyme),

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 18

2013

cuối cùng phủ 1-2% muối so với khối lượng cá trong chượp lên trên bề mặt, vỗ nhẹ cho muối chặt, sau khoảng 4 tiếng, cho tiếp 3% muối vào trộn đều và phủ tiếp 1 lớp muối (tương đương 3-4% so với khối lượng cá trong bể chượp) lên trên bề mặt chượp rồi đậy kín như vậy trong 2 ngày về mùa hè (4 ngày về mùa đông). Trong khoảng thời gian để ủ 2 -4 ngày, cần theo dõi thường xuyên để phát hiện thời điểm “cá đòi muối” để cho muối lần 2 cho kịp thời.

b) Cho muối lần 2 :

2 ngày về mùa hè, 3-4 ngày về mùa đông, khi phát hiện thấy bụng cá vỡ, lườn cá tướp ra, cá dâng lên và bốc mùi chua nhẹ lẫn mùi tanh, thoang thoảng mùi tanh, thoang thoảng mùi thối, cho cào vào đánh khuấy thấy sủi bọt, (đó là hiện tượng cá đòi muối) khi ấy cần phải cho muối kịp thời. Lần này cho thêm 5 % muối, đánh khuấy thật kỹ cho muối tan hết, enzyme bổ sung từ ngoài vào sẽ được trộn đều và tiếp xúc tốt với cá. Trong thời gian từ 2 – 4 ngày (tùy vào thời tiết, mùa vụ), thường xuyên mở nắp chượp để phơi nắng và đánh đảo chượp từ 1 -2 lần/ngày, đến chiều khi gần hết nắng ta đậy nắp chượp lại.

Hằng ngày phơi nắng dùng cào đánh khuấy kỹ, cá ngấm muối nặng và dần chìm xuống. Đợt cho muối này rất quan trọng vì vậy cần phải cho muối đúng lúc. Nếu cho muối quá sớm sẽ làm hạn chế tác dụng của enzym, thịt cá rắn lại, lâu phân giải và làm chậm quá trình chín của chượp. Nếu cho muối muộn quá tác dụng phân giải sẽ chuyển qua tác dụng phân huỷ làm chượp xông mùi hôi thối, ngả màu xám rối đen và bị hỏng.

c) Cho muối lần 3:

Tính từ ngày cho muối lần 2 là 2-5 ngày (tùy thuộc vào mùa vụ), phần lớn cá đã ngấm muối và chìm xuống, còn một số cá mình dày và to vẫn chưa ngấm đủ muối lại nổi lên hoặc lơ lửng gần mặt nước, xông mùi chua nhưng đã bắt đầu có mùi thơm của nước mắm. Khi ấy cần cho thêm 5-8% muối nữa và đánh đều cho muối tan hết vào chượp.

d) Cho muối lần 4:

Sau khi cho muối đợt 3 xong, sau 1 -2 ngày cho nốt lượng muối còn lại cho đủ 25% muối so với khối lượng cá trong dụng cụ chứa. Sau khi cho muối lần cuối cùng, mỗi buổi sáng phải đem phơi nắng và đánh khuấy 1 lần trong suốt tháng đầu (20-30 ngày tùy thuộc vào mùa vụ). Khi cá đã ngấm đủ muối, nát đều và chìm xuống, nước nổi lên màu vàng, trong và bắt đầu có mùi mắm, khi đó chượp đã “đứng mặt đầu”.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 19

2013

- TH1: Khi cá đã “đứng mặt đầu”, giảm việc đánh khuấy, hàng ngày mở nắp phơi nắng và đánh khuấy 2 – 3 lần/1 tuần trong tháng thứ 2, cuối tháng thứ 2, sang tháng thứ 3, thứ 4 thì 1 – 2 tuần đánh khuấy 1 lần hoặc ít hơn. Khi thịt cá đã nát thành bột chìm xuống, nước trong, hương thơm, màu sắc vàng rơm đến vàng đậm cánh dán (tùy thuộc vào cá) tức là chượp đã chín. Xác định thời điểm chượp chín bằng phương pháp nhiệt hoặc phương pháp chấn động. Khi chượp chín (sau 4-8 tháng tùy thuộc vào mùa hè, mùa đông), tiến hành lọc thô thu dịch nước mắm cốt rồi đem ủ và chan qua bã chượp truyền thống (cứ 30 lít dịch nước mắm cốt bổ sung enzyme ủ với 10kg bã chượp truyền thống) để tăng hương vị cho nước mắm.

- TH2: Khi cá đã “đứng mặt đầu”, phối trộn với chượp truyền thống đã lên men trong khoảng 5 -6 tháng (cứ 2-3 chượp bổ sung enzyme phối trộn với 2 chượp truyền thống). Hàng ngày mở nắp phơi nắng và đánh khuấy 2 lần/1 tuần trong suốt tháng thứ 2, sang tháng thứ 3, thứ 4 thì 1 – 2 tuần đánh khuấy 1 lần hoặc ít hơn. Khi thịt cá đã nát thành bột chìm xuống, nước trong, hương thơm, màu sắc vàng rơm đến vàng đậm cánh dán (tùy thuộc vào cá) tức là chượp đã chín. Xác định thời điểm chượp chín bằng phương pháp hóa học và cảm quan (phương pháp nhiệt hoặc phương pháp chấn động). Khi chượp chín (sau 4-7 tháng tùy thuộc vào mùa hè, mùa đông), tiến hành kéo rút nước mắm. Nước mắm thành phẩm thu được có hương vị thơm ngon, đặc mùi mắm, trong, màu sắc vàng đẹp, nếm có vị ngọt hậu ở cuống lưỡi.

Trong quá trình muối cá, chượp xấu, chượp tốt, chín nhanh hay chín chậm, ngoài ảnh hưởng của phẩm chất cá ra còn tùy thuộc vào sự chăm sóc, đánh khuấy của công nhân, vào thời tiết, mùa vụ và cách muối cá… Cá cho muối đúng liều lượng, đúng kỳ hạn, chăm sóc đánh khuấy hàng ngày, phơi nắng được nhiều chượp sẽ tốt và nhanh chín. Ngược lại, muối cho chưa đúng liều lượng, không đúng kỳ hạn, ít đánh khuấy thì chượp lâu chín và dễ bị hư thối. Thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình chín của chượp. Về mùa đông chượp lâu chín, thường từ 6 – 8 tháng. Về mùa hè chượp nhanh chín, từ 4 – 5 tháng. Bởi thế trong quá trình chế biến, chượp cần phải được chăm sóc, đánh khuấy, theo dõi thường xuyên.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 20

2013

Hình 3: Quy trình bổ sung muối

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 21

2013

IV. GIAI ĐOẠN 3: LỌC, RÚT NƯỚC MẮM

1 Giai đoạn chuẩn bị:

Trước khi rút nước mắm cần kiểm tra xem chượp chín chưa, có hai cách:

- Kiểm tra bằng phương pháp hóa học: các tiêu chuẩn của chượp chín:

Độ tan đo bằng pH từ 5,8 – 6,2 hay tính theo lượng H2SO4 là trên 3g/L.

Đạm amin từ 50 – 70% so với đạm toàn phần.

Đạm toàn phần càng cao càng tốt (nhưng phải trên 18g/L).

Lượng muối trên 250g/L.

- Kiểm tra bằng cảm quan: khi chượp chín, tỏa hương thơm, không còn mùi tanh, nước mắm chiết ra từ chượp có màu vàng óng, trong suốt, không có váng mỏng óng ánh đóng trên mặt, không có bọt lâu tan trước lỗ lù khi kéo rút, không có ruối nhặng lại gần, có mùi thơm của mắm, hít sâu không thấy mùi tanh của cá, thùng đựng nước mắm không có hiện tượng bợn trắng đóng thành vòng. Sau đó, xác định lại một lần nữa bằng phương pháp nhiệt hoặc phương pháp chấn động.

+ Phương pháp nhiệt: Dùng ly thuỷ tinh trắng trong rót vào khoảng 50ml nước mắm định thử, đem ra phơi nắng, nếu nắng gắt phơi 2giờ đồng hồ, nắng dịu thì 3 – 4 giờ hoặc cho vào tủ ấm 50oC trong 1 giờ. Nếu nước mắm ổn định về màu sắc, mùi vị, có muối đóng trên mặt và kết tinh dưới đáy là đạt yêu cầu.

+ Phương pháp chấn động: Dùng 2 ống nghiệm hoặc 2 chai nước ngọt cùng cỡ, cùng màu, đổ nước mắm định thử vào 2/3 chai. Một chai để làm mẫu đối chứng, một chai khác đậy nắp lại, rồi xóc (lắc) thật mạnh, khoảng 30 lần, mở nút ra chờ 20 phút sau cho tan hết bọt, ổn định trạng thái và màu sắc so với ống hoặc chai mẫu. Nếu nước mắm trong chai chuyển sang mầu xanh hay đen, có mùi ôi khét, bọt không tan hết… tức là nước mắm chưa chín, ngược lại không thấy gì thay đổi so với chai mẫu thì nước mắm đã chín.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 22

2013

Bảng: Đánh giá chất lượng và độ chín ngấu của chượp bằng cảm quan.

Chỉ tiêu cảm quan

Chượp sống Chượp chín tốt Chượp chín không tốt

Thịt cá Còn kết cấu chặt, cơ thịt còn trương, chượp nổi trên mặt nước và có bọt sủi trên bề mặt

Tách khỏi xương sống dễ dàng, chìm dưới nước

Hình dáng không còn nguyên vẹn

Nước Đục Nổi lên trên cá Nhợt nhạt

Màu sắc Tùy theo từng loại cá màu sắc khác nhau, thịt cá nhợt nhạt

Nước vàng rơm hay vàng nâu, thịt đỏ hồng

Nước nhợt nhạt, thịt hồng xám hoặc trắng

Mùi hương Có mùi tanh của cá Thơm mùi nước mắm Thoang thoảng mùi nước mắm có lẫn mùi xác

Vị Xẳng, gắt, tanh Ngọt đạm, mặn Mặn chát

Trạng thái Nước, cái lẫn lộn, cá chưa dập nát nhiều

Nước mắm nổi lên trên, thịt tách khỏi xương sống dễ dàng

Nhợt nhạt, cá nát ngấu

2 Giai đoạn lọc, kéo rút nước mắm:

TH1. Với chượp làm theo phương pháp gài nén:

+ Kéo rút nước mắm cốt

Sau khi xác định được chượp chín, ta tiến hành kéo rút nước mắm cốt (loại nước mắm được lọc lần đầu tiên từ lượng nước trong cá tiết ra)

- Rửa sạch, phơi khô dụng cụ chứa thành phẩm.

- Dùng những cây tăm tre nhét vào đầu lỗ lù làm cho nước mắm chảy ra với tốc độ chậm (nhỏ từng giọt). Ban đầu nước mắm chưa trong, ta chuyển đổ trở lại bể chượp. Sau 2 -3 ngày, nước mắm trong suốt, ta chuyển toàn bộ nước bổi đã chín tại các bể giang phơi vào bể chượp và kéo rút đến khi nào hết lượng nước bổi trong bể chượp thì thôi.

- Sửa lại mặt chượp: sau khi lấy nước mắm cốt. Mặt chượp đã khô, ta tháo cây gỗ, thanh tren, vỉ cót ra rửa và giặt cho sạch và phơi khô rồi đem vào gài nén lại khối chượp đã rút nước cốt. Lúc này thùng chượp được gọi là thùng bã nền.

+ Kéo rút nước mắm L1

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 23

2013

Người ta bố trí thành hệ thống kéo rút liên hoàn, thông thường từ 5-6 thùng, theo sơ đồ sau:

N/m chiết 1, N/m chiết 2 Nước mắm L1

Thùng giá là thúng chượp chín có phẩm chất tốt nhất và mỗi ngày thu được 1 lượng nước mắm nhất định. Ta cho nước mắm chiết 1, nước mắm chiết 2 (từ quá trình sản xuất nước mắm đối với cá nổi theo phương pháp khuấy đảo) hoặc trường hợp không có nước mắm chiết 1, nước mắm chiết 2 và đã có nước phá bã thì ta cấp nước phá bã thì ta cấp nước phá bã vào thùng long 5, hoặc trong trường hợp không có nước chiết 1, nước mắm chiết 2 của phương pháp khuấy đảo và chưa có nước phá bã (bắt đầu sản xuất) thì ta cấp nước muối chín sạch vào thùng long 5.

Sau một thời gian, chất lượng của thùng giá giảm, ta thêm một thùng chượp tốt làm thùng giá, thùng giá ban đầu lại trở thành thùng long 1, thùng long 1 ban đầu trở thành thùng long 2, …thùng long 5 lúc này chuyển ra phá bã. Tiếp tục kéo rút như vậy cho đến khi hết lượng chượp chín.

+ Kéo rút nước mắm L2

Cũng tương tự như trên nhưng lúc này, lượng nước cung cấp cho thùng long 5 ban đầu là nước nấu phá bã, sau khi dùng hết nước nấu phã bã sử dụng nước muối chín sạch.

Sau khi kéo rút hết nước mắm qua 3 lần rút, ta tiến hành pha đấu nước mắm để thu được nước mắm có nồng độ đạm theo yêu cầu.

TH2. Với chượp làm theo phương pháp khuấy đảo:

Chuẩn bị rổ lọc, vải lọc, xô nhựa, thau nhựa đã khô và sạch. Vải lọc được trải phủ khắp mặt trong rổ lọc và đặt rổ lọc trong xô nhựa hoặc trên dàn đỡ phía dưới hứng bằng thau nhựa.

+ Rút nước mắm cốt:

- Lọc thô: Tạo lỗ lù bằng những bó tre, xếp để tạo thành những khoảng trống bên dưới, sau đó đặt một phên (lớp vỉ tre), tiếp đó rải 1 lượt bao sác rắn, tiếp đó múc chượp đổ vào. Mục đích là tách nước khỏi bã, chưa cần độ trong.

Long 5 Long 4 Long 3 Long 2 Long 1 Thùng giá

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 24

2013

- Lọc trong: cho khoảng 1 -2 kg bã chượp, sau đó cho nước mắm đã lọc thô ở bước trên vào, khua đều, nước mắm ban đầu chảy ra còn đục sau mới trong dần. Ta đổ nước mắm còn đục ngược lên rổ (5 -6 lần) cho đến khi nào thấy nước mắm chảy ra trong thì bắt đầu lấy thành phẩm, lọc như vậy đến khi hết nước mắm trong rổ thì thôi.

Giặt vải lọc trong 1 thùng nước muối, sau đó giặt lại bằng nước lã, phơi khô để sử dụng cho lần sau.

Chú ý: Trường hợp không cho bã chượp thì tất cả các vải lọc trước khi tiến hành lọc phải phết 1 lớp sơn cá (thịt cá nhuyễn của chượp chín) để đảm bảo độ trong cho nước mắm.

+ Bã 1 và lọc lần 1

-Bã còn lại trên vải lọc sau khi lọc nước mắm cốt gọi là bã 1

- Bã 1 khi trút từ vải lọc ra được chứa trong dụng cụ chứa có sẵn nước muối chín, sạch, có nồng độ bão hòa 24-25oBe, tỷ lệ nước muối/bã = 1/2,5

- Đánh khuấy cho bã tan đều trong nước muối. Giang phơi và đánh đảo bã 1 và nước muối từ 10 – 15 ngày để các chất dinh dưỡng từ bã 1 hòa tan vào trong nước rồi tiến hành lọc bằng rổ lọc để thu hồi dịch đạm còn sót.

- Kiểm tra dịch nước mắm chiết ra rồi tiến hành lọc bằng rổ lọc giống như trên. Nước mắm thu được lúc này gọi là nước mắm chiết 1, bã thu được gọi là bã 2.

+ Bã 2 và lọc lần 2.

Bã 1 khi trút từ vải lọc ra được chứa trong dụng cụ chứa có sẵn nước muối chín, sạch, có nồng độ bão hòa 24-26oBe, tỷ lệ nước muối/bã = ½.

Giang phơi và đánh đảo bã 1 và nước muối từ 10 – 15 ngày rồi tiến hành lọc như các bước trên. Nước trong thu được sau lọc gọi là nước mắm chiết 2, phần bã còn lại gọi là bã bỏ.

Bã bỏ thường được tận dụng đem bán tươi hoặc phơi khô để làm thức ăn gia súc hay tưới ruộng, vườn.

Sau khi thu được các loại nước mắm qua các lần rút, ta tiến hành pha đấu nước mắm để đạt nước mắm có độ đạm tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Chú ý: sau mỗi lần náo rút, ta dùng cuốc sạch để xới đảo bã chượp ở trong thùng làm cho lớp bã khỏi chặt, lù không tắt và lượng đạm rút ra được kiệt hơn.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 25

2013

3. Giai đoạn nâng cao độ đạm của nước mắm

Nước mắm sau lọc, chiết rút, đo hàm lượng nito tổng, tiến hành nắng bằng thiết bị, hệ thống phơi cô đạm để tăng lượng nito tổng trong nước mắm. Tùy theo mục đích sử dụng mà ta phơi trong thời gian ngắn hay dài ngày (từ 2- 4 ngày). Sau mỗi ngày phơi, thu mẫu và kiểm tra đạm tổng, đến hàm lượng đạm mong muốn thì thu lại, sau kéo rút nước mắm thu được qua bã chượp để bổ sung hương mắm đã bị thất thoát trong quá trình phơi cô đạm.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 26

2013

V. GIAI ĐOẠN 4: ĐÓNG CHAI, BẢO QUẢN NƯỚC MẮM VÀ NGUYÊN LIỆU

Bảo quản thực phẩm nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Trong chế biến nước mắm, có một số phương pháp bảo quản nước mắm và nguyên liệu như sau:

* Bảo quản ở nhiệt độ thấp

Làm lạnh: Vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm sinh sản chậm hơn ở nhiệt độ thấp, do đó việc làm lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Chúng ta thường sử dụng phương pháp này để bảo quản cá nguyên liệu

Đông lạnh: Vi sinh vật phát triển chậm ở nhiệt độ , 0oC. Nhiệt độ -18oC vi sinh vật không phát triển nhưng vẫn tồn tại, vì chúng cần nước để phát triển nhưng bị cất ở dạng đông lạnh nên nước dưới dạng đá, do vậy thực phẩm có thể giữ được trong thời gian dài.

* Bảo quản bằng hóa chất

Một số hóa chất gây độc hại, làm bất hoạt vi sinh vật có thể được thêm vào thực phẩm với một lượng rất nhỏ để kéo dài thời gian sử dụng. Những hóa chất này có thể gây độc cho người ở liều lượng lớn hơn, vì vậy cần có những quy định về sử phụ gia thực phẩm. Những nguyên tắc khi sử dụng phụ gia thực phẩm:

- Sử dụng hóa chất càng ít càng tốt

- Không vượt quá giới hạn cho phép

- Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định

- Đảm bảo hóa chất được trộn đều trong sản phẩm

- Bảo quản hóa chất trong điều kiện vệ sinh

- Chỉ sử dụng những loại hóa chất dành cho thực phẩm. Hóa chất công nghiệp là không tinh khiết.

- Chỉ sử dụng những hóa chất được cho phép

Natri (kali) benzoat: có dạng bột màu trắng và tác động có hiệu quả đến nấm men hơn là nấm mốc. Nồng độ giới hạn sử dụng là 1000 ppm (0,1%) và nhìn chung đây là chất bảo quản tốt. Nồng độ sử dụng đối với nước mắm là 0,03-0,07%.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 27

2013

Natri (kali) sorbet: là chất bột màu trắng và có tác dụng ức chế hoạt động của nấm men, nấm mốc và vi khuẩn. Chúng tác dụng hiệu quả trên dải pH rộng. Nồng độ sử dụng trong nước mắm là 0,03-0,08%.

* Bảo quản bằng sự phối trộn thêm các thành phần trong nguyên liệu

Muối: Là cách có thể sử dụng để chế biến nước mắm. Ở nồng độ muối cao, các tế bào vi khuẩn bị co và khô lại. Vi sinh vật chỉ có thể phát triển rất chậm trên những thực phẩm mặn. Ở nồng độ lớn hơn 16%, vi sinh vật không thể phát triển được.

* Đóng chai

Sau khi pha đấu nước mắm để đạt được nước mắm thành phẩm có độ đạm theo yêu cầu, tiến hành đóng chai. Tùy theo nhu cầu sản xuất có thể đóng chai với kích cỡ khác nhau, từ 0,5 đến 1 lít. Tốt nhất là nước mắm nên được đóng trong chai thủy tinh, chai nhựa PET. Quá trình chiết nước mắm vào chai đến giai đoạn đóng gói bao bì phải được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ.

+ Chu trình kiểm soát quá trình chế biến NGUYÊN LIỆU VÀO CHẾ BIẾN SẢN PHẨM RA

Đo lường Điều chỉnh

So sánh

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 28

2013

VI. NHỮNG HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG CỦA CHƯỢP TRONG SẢN XUẤT

1. Chượp chua

- Hiện tượng: chượp bốc mùi chua, màu xám đượm mùi tanh hôi khó chịu.

- Nguyên nhân

+ Chua vì mặn đầu: do lượng muối lúc đầu quá nhiều, lượng muối này ngấm vào lớp thịt cá phía bên ngoài, bên trong và nội tạng chưa kịp ngấm muối làm cho thịt cá bị nhạt muối, xảy ra quá trình phân giải sinh ra nhiều acid bay hơi phức tạp như: glycogen, glucose bị phân giải yếm khí tạo ra acid lactic.Các chất này phân giải hiếu khí tạo acid acetic, acid butyric. Ngoài ra các chất béo bị thủy phân tạo glycerin và acid béo hoặc chất đạm khử amin thành acid béo.

+ Chua vì nhạt đầu: cá nhạt muối không đủ sức kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật, phân giải tạo nhiều acid bay hơi phức tạp làm phát sinh mùi chua, tanh thối nhanh chóng chuyển sang hư thối.

- Cách phòng chữa

+ Cần phải cho muối đều và đủ.

+ Náo đảo, phơi nắng và kéo rút qua bã chượp tốt.

+ Dùng rượu chuyển các acid sang dạng ester có mùi thơm hoặc trung hòa bằng NaHCO3.

+ Dùng thính để hấp phụ mùi.

+ Chua vì mặn đầu tiến hành cho thêm nước lã vào trong chượp và tiến hành chế biến chượp tiếp theo.

2. Chượp đen

- Hiện tượng: nước bị xám đen, cá nhợt nhạt và ở mức độ cao hơn nữa là cá bị đen.

- Nguyên nhân

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 29

2013

+ Do cá có bùn đất tạp chất không những ở mang, nhớt bên ngoài mà ngay ở nội tạng của cá.

+ Do các sắc tố có trong da, thịt và nội tạng của cá như: Lutein, astaxanthin, taraxantin và những dẫn xuất khác như: sepiamelanin có trong mực.

+ Do sự phân hủy của các chất khác.

+ Do trộn muối không đều gây ngưng tụ nhóm amin và nhóm aldehyde.

+ Sự oxy hóa các chất béo chưa bão hòa.

Những chất gây đen phần lớn có chứa S, khi phân hủy có thể hình thành H2S, CH3-HS cho màu đen, những chất này tác dụng với ion kim loại cũng cho màu đen.

- Cách phòng chữa

Tùy theo nguyên nhân có cách phòng chữa khác nhau.

+ Xử lý nguyên liệu ban đầu cho tốt.

+ Cần chọn lựa nguyên liệu ban đầu cho kỹ, tránh nhiểm bẩn.

+ Cho một ít thính rang kỹ và bã chượp tốt vào trong bã chượp bị đen, tiến hành đánh khuấy và tăng cường phơi nắng.

+ Dùng chất chống oxy hóa KMnO4, KClO3, H2O2 để oxy hóa các chất đen.

+ Khi chượp trở mùi kịp thời cho muối vào để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

+ Đun sôi nước bổi, màu đen sẽ bị phá hủy do bay hơi, vi sinh vật bị tiêu diệt.

3. Chượp thối

- Hiện tượng: chượp thối bao giờ cũng đen và có mùi hôi thối nhưng chượp đen chưa chắc đã thối.

- Nguyên nhân:

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 30

2013

Chủ yếu do muối quá nhạt hoặc sau khi cá đòi muối ta không kịp thời cho muối vào. Khi đó các vi sinh vật hoạt động phân hủy các chất có đạm chủ yếu là các acid amin thành các sản vật cấp thấp làm cho chượp bị thối.

Vd:

- Cách phòng chữa

+ Cần xử lý nguyên liệu cho tốt để tránh nước mưa vào.

+ Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, không để chượp ở nơi ẩm thấp, bẩn thỉu.

+ Cần áp dụng đúng kỹ thuật chế biến, đồng thời cần nắm vững hiện tượng cá đòi muối để cho muối đủ, đúng và kịp thời.

Nếu chượp bị thối rồi rất khó chữa.

+ Có thể trộn với chượp khác và đem nấu.

+ Chượp bị nước mưa nhiểu vào thì có thể múc riêng phần đó ra cho muối vào, tăng cường phơi nắng náo đảo.

4. Nước mắm thối và cách phòng chữa

- Hiện tượng: nước mắm thối nổi lên những bọt nhỏ và dần dần nước bị đục, cá màu nâu xám đến xanh và xông lên mùi hôi thối.

- Nguyên nhân:

+ Chượp chưa chín chỉ mới phân giải đến sản vật trung gian dễ bị đóng vón, keo tụ mà ta đem kéo rút.

+ Do nước mắm lọc không trong (còn lại xác cũ).

+ Do nước hâm bị nhạt muối hay quá nóng tạo nhiệt độ và môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển.

+ Do bể thùng lọc hoặc dụng cụ chứa không sạch sẽ có khi lẫn cả xác chượp sống.

+ Do nước mắm bị nước mưa hay nước lã đổ vào.

- Cách phòng chữa:

+ Cần tránh những nguyên nhân trên.

+ Cách chữa duy nhất hiện nay là dùng nhiệt độ làm bay hơi mùi hôi thối.

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 31

2013

VII. CÁC TIÊU CHUẨN CHO SẢN PHẨM

Bảng 1: Yêu cầu cảm quan của nước mắm (theo TCVN 5107 : 2003)

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

Đặc biệt Thượng hạng Hạng 1 Hạng 2

1. Màu sắc Từ nâu cánh gián đến nâu vàng

2. Độ trong Trong, không vẩn đục

3. Mùi Thơm đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ

4. Vị Ngọt đậm của đạm, có hậu vị rõ

Ngọt của đạm, có hậu vị rõ

Ngọt của đạm, ít có hậu vị

Ngọt của đạm, không mặn chát

5. Tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường Không được có

Bảng 2: Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm

Bảng 3: Chỉ tiêu vi sinh vật của nước mắm

TT Tên chỉ tiêu Mức tối đa cho phép

1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml 105

2 Coliforms, số khuẩn lạc trong 1 ml 102

3 E. Coli, số khuẩn lạc trong 1 ml 0

4 Cl. Perfringens, số khuẩn lạc trong 1 ml 10

5 S.aureus, số khuẩn lạc trong 1 ml 0

6 Tổng số bào tử nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml 10

Tên chỉ tiêu Mức chất lượng

Đặc biệt Thượng hạng

Hạng 1 Hạng 2

1. Hàm lượng Nito toàn phần (g/l), không nhỏ hơn

30 25 15 10

2. Hàm lượng Nito acid amin, tính bằng % so với nito toàn phần, không nhỏ hơn

55 50 40 35

3. Hàm lượng Nito ammoniac. Tính bằng % so với nito toàn phần, không lớn hơn

20 25 30 35

4. Hàm lượng acid, tính bằng g/l theo acid acetic, không nhỏ hơn

8,0 6,5 4,0 3,0

5. Hàm lượng muối, tính bằng g/l, trong khoảng

240-280 260-295

CNĐT: ThS. Phạm Khánh Phương Bản hướng dẫn kỹ thuật

[Sản xuất nước mắm sử dụng bổ sung enzyme] Page 32

2013