123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- NGUYỄN THANH NGÂN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐỂ PHÂN LOẠI CÁC TIỂU LƯU VỰC TRONG LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Tin Học Môi Trường GVHD : ThS. Trần Tuấn Tú KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009

Ứng dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý để phân loại các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Đồng Nai

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------

NGUYỄN THANH NGÂN

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐỂ PHÂN LOẠI CÁC TIỂU LƯU VỰC TRONG

LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Chuyên ngành : Tin Học Môi TrườngGVHD : ThS. Trần Tuấn Tú

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRẦN TUẤN TÚ. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ phản biện: ThS. TRẦN THỊ VÂN. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Khóa luận tốt nghiệp này được bảo vệ tại Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG TP.HCM ngày 28 tháng 07 năm 2009.

Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp gồm:(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp)

1. TS. NGUYỄN KỲ PHÙNG (Chủ tịch Hội đồng).2. TS. VŨ VĂN NGHỊ.3. ThS. TRẦN TUẤN TÚ.4. ThS. DƯƠNG THỊ THÚY NGA.5. ThS. TRƯƠNG CÔNG TRƯỜNG.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

-i-

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận

được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ và giúp đỡ hết sức to lớn của gia đình, thầy cô và các bạn cùng

khóa. Tác giả vô cùng cảm kích trước sự hỗ trợ này. Bằng tất cả lòng mình, tác giả xin được gửi

lời tri ân chân thành nhất của mình đến với mọi người thông qua trang đầu của khóa luận này.

- Trước tiên, con xin cám ơn mọi người trong gia đình mình đã luôn sát cánh bên con, sẵn

sàng hỗ trợ, động viên con. Con xin cám ơn ba mẹ, bà ngoại đã luôn yêu thương, dạy dỗ

con, luôn tin tưởng vào những lựa chọn của con, tạo điều kiện tốt nhất để con có thể vững

bước trên đường học vấn. Con cũng xin cám ơn dì năm và dượng năm đã luôn sẵn sàng

động viên, hỗ trợ con, giúp con định hướng được con đường tương lai của mình.

- Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến thầy Trần Tuấn Tú –

Khoa Môi Trường trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM đã luôn tận tình hướng dẫn và

truyền thụ những kiến thức chuyên môn cũng như thực tế trong suốt quá trình làm đề tài

giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.

- Em xin chân thành cám ơn thầy Hà Quang Hải, thầy Nguyễn Kỳ Phùng, cô Dương Thị

Thúy Nga – Khoa Môi Trường trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM và tất cả Quý

Thầy Cô trong suốt 4 năm đại học đã ân cần dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp những kiến thức

cần thiết giúp em vững bước vào đời.

- Em cũng xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Khoa Việt Trường, thầy Trương Công

Trường, thầy Nguyễn Chí Thiện và anh Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân – Khoa Môi Trường

trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt

quá trình học tập.

- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn lớp 05MT đã luôn luôn quan tâm giúp đỡ, tin tưởng, hỗ

trợ tôi, giúp tôi có được nghị lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt bốn năm học

đại học.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2009.

Tác giả

-ii-

TÓM TẮT

Các lưu vực sông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và sử dụng

nguồn tài nguyên nước cũng như những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của con người.

Các quá trình tự nhiên xảy ra trong lưu vực sông tác động một cách trực tiêp đến các hoạt

động sống của con người. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu về các lưu vực sông là hết

sức cần thiết. Trong số các nghiên cứu về lưu vực sông, thì các nghiên cứu chi tiết trong

việc xác định và phân loại các lưu vực sông có liên quan đến các khía cạnh môi trường để

quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên là hết sức cần thiết và cấp bách.

Trong khóa luận này, tác giả sử dụng các công cụ Hệ Thống Thông Tin Địa Lý để

phân loại các tiểu lưu vực cấp 5 tại khu vực nghiên cứu gồm ba lưu vực sông chính: sông

La Ngà, sông Bé, phần thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai. Các tiểu lưu vực cấp 5

này sẽ được phân loại dựa trên các đặc điểm về hình thái và địa hình của chúng. Bên cạnh

việc phân loại các tiểu lưu vực cấp 5, tác giả còn tiến hành xác định nguy cơ xảy ra lũ quét

đối với các nhóm tiểu lưu vực được phân loại.

Kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy các tiểu lưu vực cấp 5 trong khu vực

nghiên cứu được chia thành bảy nhóm. Mỗi nhóm lưu vực ứng với một đặc điểm đặc trưng

về hình thái và địa hình khác nhau. Và chính các đặc điểm đặc trưng này là cơ sở để xác

định nguy cơ lũ quét của các nhóm lưu vực.

-iii-

ABSTRACT

River basins have key role in the development and use water resource as well as

other natural resources for human being. The natural processes take place in the river

basins impact to human life activities. Therefore, the studies on river basins are necessary.

Especially the detailed studies in identification and classification of basins which is

concerned in environment aspects to develop the resource currently are essential and

imperative.

In the research, the GIS tools were used to classify the fifth-order watersheds that

consist of the basins of La Nga River, Be River, the middle and upstream areas of Dong

Nai River. The classification was done based on morphology and topography of the basins.

In addition, the risk of flood of rain (flash flood) that could be occurred in the classified

watersheds was identified.

The results show that the fifth-order watersheds in the study area were arranged

into seven groups. Each group is described by specific characteristics of morphology and

topography. Then these characteristics were applied for determination of risk of flood of

rain (flash flood).

-iv-

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi tên là Nguyễn Thanh Ngân, sinh viên chuyên ngành Tin Học Môi Trường khóa

2005, mã số sinh viên 0517067, tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng Hệ

Thống Thông Tin Địa Lý để phân loại các tiểu lưu vực trong lưu vực sông Đồng Nai” là

công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của Thạc sĩ Trần Tuấn Tú.

Các dữ liệu, hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này được thu

thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, được công bố rộng rãi và đã được

tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Tài Liệu Tham Khảo. Các bản đồ, đồ thị, số liệu

tính toán và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi thực hiện một cách nghiêm

túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2009.

Tác giả

-v-

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i

TÓM TẮT.............................................................................................................................ii

ABSTRACT.........................................................................................................................iii

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ....................................................................................iv

MỤC LỤC.............................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................x

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................xiii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU............................................................................................................1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................1

III. KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................2

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐÊ TÀI..............................................................................2

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI.................................3

VI. DỮ LIỆU SỬ DỤNG...................................................................................................3

VII. PHẦN MỀM SỬ DỤNG............................................................................................4

VIII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN...............................................................4

CHƯƠNG 1..........................................................................................................................6

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................6

1.1.1 Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu......................................................................6

1.1.2 Đặc điểm địa hình của khu vực nghiên cứu...........................................................7

1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu.....................................................8

1.1.4 Đặc điểm các dòng chảy chính của khu vực nghiên cứu.......................................9

1.1.5 Đặc điểm thảm thực vật của khu vực nghiên cứu................................................10

1.1.6 Đặc điểm khí hậu – khí tượng của khu vực nghiên cứu.......................................11

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................12

-vi-

1.2.1 Đặc điểm dân cư của khu vực nghiên cứu...........................................................12

1.2.2 Giáo dục – y tế.....................................................................................................13

1.2.3 Nông nghiệp – Công nghiệp................................................................................14

CHƯƠNG 2........................................................................................................................16

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LƯU VỰC SÔNG.......................16

2.2 ỨNG DỤNG GIS TRONG NGHIÊN CỨU LƯU VỰC SÔNG...............................18

2.2.1 Mô hình DEM và dữ liệu SRTM..........................................................................18

2.2.2 Mô hình D8 phân chia mạng dòng chảy..............................................................20

2.2.3 Tính độ dốc của lưu vực......................................................................................22

2.2.4 Tính hướng sườn của lưu vực..............................................................................23

2.2.5 Tính phân cắt sâu của lưu vực.............................................................................24

2.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT KHÁC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN.........................24

2.3.1 Nắn chỉnh hình học ảnh.......................................................................................24

2.3.2 Lọc ảnh bằng ma trận lẻ......................................................................................25

2.3.3 Kỹ thuật tái phân loại ảnh...................................................................................25

2.3.4 Kỹ thuật tính toán trên dữ liệu raster..................................................................25

2.3.5 Kỹ thuật thống kê dữ liệu raster..........................................................................25

2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG KHÓA LUẬN...............25

CHƯƠNG 3........................................................................................................................27

3.1 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM BA LƯU VỰC SÔNG CHÍNH........................................27

3.1.1 Đặc điểm về hình thái và mạng dòng chảy của ba lưu vực sông chính...............27

3.1.2 Đặc điểm địa hình của ba lưu vực sông chính.....................................................30

3.2 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM TIỂU LƯU VỰC CẤP 5 TRONG KVNC.......................41

3.2.1 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông La Ngà.............................................41

3.2.2 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông Đồng Nai.........................................46

3.2.3 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông Bé.....................................................52

3.3 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM TIỂU LƯU VỰC CẤP 6 TRONG KVNC.......................58

3.3.1 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông La Ngà.............................................58

3.3.2 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông Đồng Nai.........................................61

3.3.3 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông Bé.....................................................64

-vii-

CHƯƠNG 4........................................................................................................................69

4.1 PHÂN LOẠI CÁC LƯU VỰC CẤP 5 TRÊN KVNC...............................................69

4.1.1 Nguyên tắc chọn đối tượng lưu vực cần phân loại..............................................69

4.1.2 Nguyên tắc xác định đặc điểm phân loại.............................................................70

4.1.3 Kết quả phân loại các tiểu lưu vực cấp 5............................................................73

4.2 XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA DẠNG LƯU VỰC VỚI TAI BIẾN LŨ

QUÉT...............................................................................................................................80

4.2.1 Xây dựng bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét tại khu vực nghiên cứu........................80

4.2.2 Xác định mối liên hệ giữa các nhóm lưu vực với nguy cơ xảy ra lũ quét............86

CHƯƠNG 5........................................................................................................................90

5.1 KẾT LUẬN................................................................................................................90

5.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................92

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT......................................................................92

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH......................................................................92

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET..................................................................93

PHỤ LỤC 1.........................................................................................................................95

PHỤ LỤC 2.........................................................................................................................96

PHỤ LỤC 3.........................................................................................................................97

PHỤ LỤC 4.........................................................................................................................98

PHỤ LỤC 5.........................................................................................................................99

PHỤ LỤC 6.......................................................................................................................100

PHỤ LỤC 7.......................................................................................................................101

PHỤ LỤC 8.......................................................................................................................102

PHỤ LỤC 9.......................................................................................................................103

PHỤ LỤC 10.....................................................................................................................104

PHỤ LỤC 11.....................................................................................................................105

-viii-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng số liệu dân cư của khu vực nghiên cứu (2007) [17]....................................12

Bảng 1.2 Số lượng học sinh phổ thông trong khu vực nghiên cứu [17]..............................13

Bảng 1.3 Số cơ sở khám chữa bệnh trong khu vực nghiên cứu [17]...................................14

Bảng 1.4 Bảng số liệu về hoạt động trồng lúa của khu vực nghiên cứu [17]......................14

Bảng 1.5 Bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nghiên cứu [17].........15

Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái các lưu vực chính..................................................................28

Bảng 3.2 Đặc điểm mạng dòng chảy trong các lưu vực chính.............................................29

Bảng 3.3 Đặc điểm độ cao địa hình của các lưu vực chính.................................................31

Bảng 3.4 Đặc điểm độ dốc địa hình của các lưu vực chính.................................................34

Bảng 3.5 Đặc điểm hướng sườn của các lưu vực chính.......................................................37

Bảng 3.6 Đặc điểm phân cắt sâu của các lưu vực chính......................................................40

Bảng 3.7 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà).............................42

Bảng 3.8 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà).................43

Bảng 3.9 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà)..............................45

Bảng 3.10 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai).......................46

Bảng 3.11 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai)...........48

Bảng 3.12 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai).........................50

Bảng 3.13 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)...................................52

Bảng 3.14 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)......................54

Bảng 3.15 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)....................................56

Bảng 3.16 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)...........................58

Bảng 3.17 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)...............59

Bảng 3.18 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)............................60

Bảng 3.19 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai).......................61

Bảng 3.20 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai)...........62

Bảng 3.21 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai).........................64

Bảng 3.22 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)...................................64

Bảng 3.23 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)......................66

Bảng 3.24 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)....................................68

-ix-

Bảng 4.1 Bảng tiêu chuẩn phân loại các tiểu lưu vực cấp 5................................................72

Bảng 4.2 Số lượng các tiểu lưu vực chia theo các nhóm.....................................................73

Bảng 4.3 Mức điểm ứng với yếu tố độ cao địa hình............................................................81

Bảng 4.4 Mức điểm ứng với yếu tố độ dốc địa hình............................................................82

Bảng 4.5 Mức điểm ứng với yếu tố phân cắt sâu.................................................................83

Bảng 4.6 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm I......................................86

Bảng 4.7 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm II.....................................87

Bảng 4.8 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm III....................................87

Bảng 4.9 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm IV....................................87

Bảng 4.10 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm V...................................88

Bảng 4.11 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm VI..................................88

Bảng 4.12 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm VII................................88

Bảng 4.13 Điểm nguy cơ lũ quét theo dạng lưu vực............................................................89

-x-

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đồ thị tần suất độ cao địa hình lưu vực sông La Ngà.......................................32

Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất độ cao địa hình vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai33

Biểu đồ 3.3 Đồ thị tần suất độ cao địa hình lưu vực sông Bé..............................................34

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông La Ngà.................36

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông Đồng Nai.............36

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông Bé........................37

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của lưu vực sông La Ngà.........................38

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai

..............................................................................................................................................39

Biểu đồ 3.9 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của lưu vực sông Bé.................................39

-xi-

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu và ranh giới các lưu vực sông lớn trong vùng..............7

Hình 2.1 Phương pháp xác định bậc Strahler [7].................................................................17

Hình 2.2 Khái quát phương pháp thực hiện của dự án SRTM [19].....................................19

Hình 2.3 Mã số dòng chảy ứng với tám hướng dòng chảy chính [12].................................21

Hình 2.4 Ma trận 3x3 ví dụ trong phép tính độ dốc [15].....................................................22

Hình 2.5 Giá trị hướng sườn ứng với hướng la bàn (compass direction) [7].......................23

Hình 2.6 Khái quát các bước thực hiện phân loại dạng lưu vực (watershed classification) 26

Hình 3.1 Hình dạng các lưu vực chính được xác định bằng phần mềm RiverTools...........28

Hình 3.2 Hệ thống mạng dòng chảy của các lưu vực chính.................................................29

Hình 3.3 Bản đồ độ cao địa hình của khu vực nghiên cứu..................................................31

Hình 3.4 Bản đồ độ dốc địa hình của khu vực nghiên cứu..................................................35

Hình 3.5 Bản đồ hướng sườn của khu vực nghiên cứu........................................................38

Hình 3.6 Bản đồ phân cắt sâu của khu vực nghiên cứu.......................................................40

Hình 3.7 Ranh giới các tiểu lưu vực cấp 5 (sông La Ngà)...................................................42

Hình 3.8 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông La Ngà).................................44

Hình 3.9 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Đồng Nai)........................................46

Hình 3.10 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Đồng Nai)...........................50

Hình 3.11 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Bé)..................................................52

Hình 3.12 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Bé).......................................56

Hình 3.13 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông La Ngà)..........................................59

Hình 3.14 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông La Ngà)...............................61

Hình 3.15 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Đồng Nai)......................................62

Hình 3.16 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Đồng Nai)...........................63

Hình 3.17 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Bé)..................................................66

Hình 3.18 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Bé).......................................67

Hình 4.1 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo bốn nhóm độ cao trung bình................71

Hình 4.2 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo ba nhóm độ dốc trung bình..................72

Hình 4.3 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo hướng dòng chảy chính........................73

Hình 4.4 Bản đồ kết quả phân loại các tiểu lưu vực cấp 5...................................................75

-xii-

Hình 4.5 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm I..................................................................76

Hình 4.6 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm II................................................................77

Hình 4.7 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm III...............................................................77

Hình 4.8 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm IV...............................................................78

Hình 4.9 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm V................................................................79

Hình 4.10 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm VI.............................................................79

Hình 4.11 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm VII...........................................................80

Hình 4.12 Kết quả phân loại độ cao theo mức điểm của KVNC.........................................82

Hình 4.13 Kết quả phân loại độ dốc theo mức điểm của KVNC.........................................83

Hình 4.14 Kết quả phân loại giá trị phân cắt sâu theo mức điểm của KVNC.....................84

Hình 4.15 Bản đồ nguy cơ lũ quét của khu vực nghiên cứu (xây dựng từ yếu tố địa hình) 85

Hình 4.16 Các khu vực đã xảy ra lũ quét ở Việt Nam giai đoạn 1953 – 2005 [18].............86

-xiii-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DEM : Digital Elevation Model - Mô hình số độ cao.

GIS : Geographical Information System - Hệ Thống Thông Tin Địa Lý.

KVNC : Khu vực nghiên cứu.

LV : Lưu vực.

TLV : Tiểu lưu vực.

NASA : U.S. National Aeronautics and Space Administration - Cơ quan Hàng Không

Vũ Trụ Mỹ.

NGA : U.S. National Geospatial-Intelligence Agency - Cơ quan Tình Báo Địa Không

Gian Mỹ.

SRTM : Shuttle Radar Topography Mission – Dự án xây dựng độ cao số cho Trái Đất.

-1-

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đời sống loài người liên quan mật thiết với các lưu vực sông. Trên các lưu

vực sông con người thực hiện các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên (khai

khoáng, khai thác rừng, sử dụng đất...) phục vụ cho nhu cầu kinh tế, xã hội. Những

hoạt động này diễn ra càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên nước vô

cùng quan trong này.

Do sự gia tăng dân số nhanh chóng, con người đã khai thác và sử dụng

nguồn tài nguyên từ các lưu vực một cách bừa bãi. Những hoạt động khai thác

không hợp lý đã tác động trực tiếp đến các lưu vực, làm thay đổi các quá trình tự

nhiên diễn ra bên trong mỗi lưu vực. Kết quả tất yếu của việc này chính là các tai

biến tự nhiên (lũ quét, ngập lụt, xói mòn đất…) diễn ra ngày một nhiều hơn, mạnh

hơn, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn cho con người.

Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam.

Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, những thành phố lớn, những khu công nghiệp

trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ. Có thể nói đây là một trong những trung

tâm kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất

nước. Tuy nhiên việc khai thác lưu vực không hợp lý đã làm các tai biến lũ quét và

xói mòn đất xảy ra rất thường xuyên và với cường độ ngày càng mạnh hơn gây ra

những thiệt hại lớn về người và của cho cư dân sống trong khu vực này.

Như vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về các lưu vực sông, đặc biệt là

nhận diện, phân loại đặc điểm các lưu vực có liên quan đến tai biến môi trường là

vô cùng cần thiết đối với lưu vực sông Đồng Nai. Chính vì lí do đó, sinh viên quyết

định thực hiện đề tài “Ứng dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý để phân loại các tiểu

lưu vực trong lưu vực sông Đồng Nai”.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

-2-

Nghiên cứu tính toán các đặc điểm hình thái lưu vực sông Đồng Nai và

phân loại các tiểu lưu vực cấp 5.

III. KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khu vực nghiên cứu: khu vực nghiên cứu là một phần của hệ thống lưu vực

sông Đồng Nai, được xác định gồm ba lưu vực chính sau:

Lưu vực sông Bé.

Phần thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai (từ nguồn đến cửa thoát tại hồ

Trị An).

Lưu vực sông La Ngà.

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm lưu vực và mạng dòng chảy

của các tiểu lưu vực cấp 5 và cấp 6, từ đó tiến hành phân loại dạng lưu vực

của các tiểu lưu vực sông cấp 5 trên khu vực nghiên cứu.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐÊ TÀI

- Nghiên cứu về đặc điểm các lưu vực sông và lý thuyết về phân loại mạng

dòng chảy:

Tìm hiểu về các phương pháp phân tích mạng dòng chảy và lưu vực sông

được sử dụng trong nghiên cứu lưu vực.

Tìm hiểu về thuật toán D8 (thuật toán phân loại lưu vực chính sử dụng trong

phần mềm RiverTools 2.4) được phát triển bởi O’Callaghan và Mark (1984).

- Xử lý dữ liệu viễn thám SRTM DEM để lập các bản đồ mạng dòng chảy và

cấp lưu vực của khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng quy trình phân loại dạng lưu vực: nghiên cứu các đặc điểm của hệ

thống mạng dòng chảy của khu vực nghiên cứu, từ đó tiến hành phân loại các

dạng lưu vực của khu vực này.

- Thành lập bản đồ lưu vực sông tại khu vực nghiên cứu, xây dựng một bộ dữ

liệu khái quát về hệ thống các lưu vực tại khu vực nghiên cứu.

-3-

- Nghiên cứu xác định mối tương quan giữa các dạng lưu vực với hiện tượng

lũ quét diễn ra tại khu vực nghiên cứu.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

- Phương pháp tổng hợp tài liệu:

Thu thập, tổng hợp, chọn lọc các thông tin về khu vực nghiên cứu từ nhiều

nguồn khác nhau: từ các website chuyên ngành, các công trình nghiên cứu đã

thực hiện, các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.

Thu thập dữ liệu viễn thám và các bản đồ tư liệu đã được xây dựng bởi các

cơ quan, ban ngành có liên quan.

Thu thập, tổng hợp, thống kê các thông tin về hiện tượng lũ quét xảy ra tại

khu vực nghiên cứu để làm cơ sở so sánh.

- Sử dụng các công cụ GIS để thực hiện nội dung nghiên cứu:

Sử dụng các công cụ phân tích không gian (spatial analysis) của GIS: để

phân tích mạng dòng chảy và dạng lưu vực của khu vực nghiên cứu.

Thành lập các bản đồ có liên quan. Hệ thống bản đồ sẽ được chuẩn hóa về hệ

quy chiếu VN2000.

- Phương pháp khảo sát thực địa:

Khảo sát thực địa để chụp ảnh so sánh và kiểm chứng độ phù hợp của kết

quả đã thực hiện.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả còn sử dụng một số

công cụ xử lý số liệu của Excel để tiến hành phân tích, thống kê, xử lý số liệu có

liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu: các chỉ số hình thái lưu vực (chu vi, diện

tích, đường kính lưu vực, chỉ số hình dạng…), các đặc điểm mạng dòng chảy trong

lưu vực (mật độ dòng chảy, hướng dòng chảy, dạng dòng chảy…), các chỉ số thể

hiện địa hình lưu vực (độ cao, độ dốc, hướng sườn, phân cắt sâu…).

VI. DỮ LIỆU SỬ DỤNG

-4-

- Dữ liệu ảnh SRTM DEM (mô hình số độ cao) có độ phân giải 3 arc second

(tương đương 90 m).

- Bản đồ mạng dòng chảy của khu vực nghiên cứu có hệ quy chiếu VN2000, tỉ

lệ 1:250.000.

- Ảnh Google Earth của khu vực nghiên cứu.

VII. PHẦN MỀM SỬ DỤNG

- Phần mềm RiverTools 2.4: sử dụng để phân tách mạng dòng chảy, xác định

ranh giới các lưu vực, xác định bán kính, chu vi, diện tích lưu vực.

- Phần mềm IDRISI Andes: sử dụng trong quá trình tiền xử lý dữ liệu SRTM

DEM (chuyển hệ tọa độ ảnh, nắn chỉnh ảnh, giảm nhiễu cho dữ liệu…), thực

hiện tính toán và thống kê các giá trị độ cao, độ dốc địa hình, hướng sườn,

phân cắt sâu...

- Phần mềm Global Mapper 9.0: sử dụng để chuyển dữ liệu SRTM DEM từ

định dạng GeoTIFF sang định dạng DEM.

- Phần mềm Microsoft Excel: sử dụng để thống kê các chỉ số hình thái lưu

vực (chu vi, diện tích, đường kính lưu vực, mật độ dòng chảy, chỉ số hình

dạng…), các chỉ số địa hình lưu vực (độ cao, độ dốc, hướng sườn, phân cắt

sâu…).

- Phần mềm Surfer 8.0: sử dụng để biểu diễn mô hình DEM của các lưu vực.

- Phần mềm MapINFO 9.0: sử dụng để biểu diễn các kết quả đã thực hiện

được dưới dạng các bản đồ.

VIII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Thống kê, đánh giá được những nét đặc trưng về hình thái và địa hình của hệ

thống mạng dòng chảy và các lưu vực trong khu vực nghiên cứu.

- Lập được một bộ dữ liệu khái quát về các lưu vực tại khu vực nghiên cứu.

- Bước đầu thành lập các tiêu chí phân loại dạng lưu vực.

-5-

- Xác định mối tương quan giữa kết quả phân loại lưu vực với việc diễn ra tai

biến lũ quét tại khu vực nghiên cứu.

- Tạo cơ sở cho việc đề xuất mục đích sử dụng hợp lý cho từng dạng lưu vực.

-6-

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.1 Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu trong đề tài này là một phần của hệ thống lưu vực sông

Sài Gòn – Đồng Nai, vị trí địa lý của khu vực vào khoảng từ 106 034’24’’ đến

108043’41’’ kinh độ Đông và từ 10050’14’’ đến 12022’03’’ vĩ độ Bắc. Khu vực này

thuộc địa giới hành chính của sáu tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận,

Đồng Nai, Lâm Đồng và Đắk Nông.

Toàn bộ khu vực nghiên cứu bao gồm ba lưu vực sông chính sau:

- Lưu vực sông La Ngà: có vị trí địa lý từ 107009’50’’ đến 108009’21’’ kinh độ

Đông và từ 10050’14’’ đến 11046’57’’ vĩ độ Bắc, thuộc địa giới hành chính

ba tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng.

- Phần thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai: có vị trí địa lý từ 106057’51’’

đến 108043’41’’ kinh độ Đông và từ 10057’48’’ đến 12020’14’’ vĩ độ Bắc,

thuộc địa giới hành chính năm tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk

Nông, Bình Thuận.

- Lưu vực sông Bé: có vị trí địa lý từ 106034’24’’ đến 107030’33’’ kinh độ

Đông và từ 1106’30’’ đến 12022’03’’ vĩ độ Bắc, thuộc địa giới hành chính

bốn tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Nông.

-7-

Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu và ranh giới các lưu vực sông lớn trong vùng(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

1.1.2 Đặc điểm địa hình của khu vực nghiên cứu

Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng

sông Cửu Long nên địa hình của khu vực nghiên cứu vừa mang những đặc điểm của

một cao nguyên (bộ phận phía Bắc của khu vực nghiên cứu), lại vừa có những đặc

điểm, sắc thái của một vùng đồng bằng (bộ phận phía Nam của khu vực nghiên

cứu).

Xét tổng thể, toàn bộ khu vực nghiên cứu có địa hình nghiêng dần từ Đông

Bắc xuống Tây Nam với độ cao trung bình của toàn khu vực vào khoảng 500 m

[16]. Đỉnh chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang Nam Trường Sơn

có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần đến Hiếu Liêm (khu vực hồ Trị An) [4].

Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình khu vực càng cao, độ dốc càng lớn, mức

-8-

độ chia cắt địa hình càng mạnh hơn [4]. Khu vực thượng lưu của dòng chính sông

Đồng Nai thành tạo nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng khai thác nguồn thủy năng

rất dồi dào. Địa hình khu vực nghiên cứu mang những nét đặc trưng cơ bản theo

từng vùng địa lý như sau:

- Khu vực từ nguồn của sông Đồng Nai (dãy núi Lâm Viên, Bidoup trên cao

nguyên Lang Biang của Nam Trường Sơn) đến Liên Khương: dài khoảng

110 km có độ cao trung bình 1.200 đến 1.700 m. Độ cao tuyệt đối của vùng

là đỉnh Bidoup cao 2.287 m. Địa hình khu vực này có độ cao và độ dốc khá

lớn, tính phân cắt địa hình mạnh [4].

- Khu vực từ Liên Khương đến Trị An dài hơn 300 km với cao nguyên Di

Linh, Bảo Lộc có độ cao trung bình khoảng 1.000 m và cao nguyên Bù

Đăng, Xuân Lộc có độ cao trung bình dao động trong khoảng từ 200 đến 300

m [4].

1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu

Theo các tài liệu có liên quan, toàn khu vực nghiên cứu có tất cả 13 loại đất,

trong đó có bốn nhóm đất chính sau đây:

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở khu vực hạ lưu sông Bé, hạ lưu sông La

Ngà… Phần lớn đất này nằm trên địa hình có độ dốc nhỏ, bằng phẳng và

đang được khai thác sử dụng để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn

ngày [4].

- Nhóm đất xám: đây là loại đất Sialite Feralite phát triển trên bồi tích cổ, phân

bố chủ yếu ở thềm cao các triền sông đặc biệt là ở các tỉnh Bình Dương,

Bình Phước, Đồng Nai. Loại đất này xốp, thấm nước mạnh, thích hợp với

cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày và cả một số loại cây công nghiệp

dài ngày [4].

- Nhóm đất đỏ: đây là đất feralite phát triển trên đất basalt phân bố chủ yếu ở

Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai. Nhóm đất này thích hợp với cây công

nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái… [4].

-9-

- Nhóm đất núi: loại đất này tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, Bình Phước,

Đồng Nai và các cụm núi sót. Đây là loại đất feralite phát triển trên vùng núi

dốc có lẫn đá, thích hợp trồng rừng và phát triển đồng cỏ tự nhiên [4].

Dựa vào các dữ liệu thống kê, tại khu vực nghiên cứu, nhóm đất Feralite đỏ

vàng là nhóm đất chiếm ưu thế, tiếp đến là đất xám bạc màu và đất phèn [4].

1.1.4 Đặc điểm các dòng chảy chính của khu vực nghiên cứu

Các dòng chảy trong khu vực nghiên cứu chủ yếu chảy theo hướng Đông

Bắc – Tây Nam. Hình dạng chủ yếu của mạng lưới dòng chảy trong khu vực này là

hình thụ trạng (dạng nhánh cây) [4]. Mật độ dòng chảy toàn vùng vào khoảng 0,49

km/km2 [16]. Trong khu vực này có ba con sông lớn, đó là các sông: sông Bé, sông

Đồng Nai (phần thượng lưu và trung lưu) và sông La Ngà.

- Sông La Ngà: sông La Ngà bắt nguồn từ vùng núi cao của khu vực Di Linh

và Bảo Lộc (độ cao trung bình từ 1.300-1.600 m), đây là phụ lưu bên trái của

sông Đồng Nai. Sông La Ngà có chiều dài khoảng 290 km, phần diện tích

lưu vực sông là 4.084 km2, hàng năm sông bổ sung cho dòng chính Đồng

Nai một lượng nước gần 4,8 tỉ m3. Sông La Ngà đổ vào dòng chính tại vị trí

cách thác Trị An 40 km [4].

- Sông Đồng Nai: phần thượng nguồn của sông Đồng Nai chính là hai sông Đa

Nhim và Đa Dung bắt nguồn từ dãy núi Lâm Viên, Bi Đúp trên cao nguyên

Lang Biang của dãy Nam Trường Sơn với độ cao trung bình khoảng 2.000

m. Đến sơn nguyên Đà Lạt, do tính phân cắt địa hình mạnh, nhiều đoạn của

hệ thống sông Đồng Nai bị chặn lại tạo thành các hồ lớn. Đến rìa cao nguyên

thì tạo thành rất nhiều thác ghềnh. Sau khi qua khỏi sơn nguyên Đà Lạt, hai

sông Đa Dung và Đa Nhim hợp lưu tại Liên Khương, đây chính là điểm khởi

đầu của phần trung lưu sông Đồng Nai. Phần trung lưu sông Đồng Nai dài

khoảng 300 km, được tính từ hợp lưu tại Liên Khương đến phía sau thác Trị

An (vùng Tân Uyên, Đồng Nai) [4]. Nhìn chung, phần thượng lưu và trung

lưu sông Đồng Nai có diện tích khá lớn (vào khoảng 10.598 km2) và chảy

-10-

qua miền địa hình núi và cao nguyên với các bậc thềm biến đổi, lòng sông

thường hẹp và có độ dốc lớn [4]. Chính vì đặc trưng đó mà vùng này có tiềm

năng khai thác nguồn thủy năng rất lớn [4].

- Sông Bé: sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phía tây của khu vực Nam Tây

Nguyên sát với biên giới Việt Nam – Cambodia có độ cao trung bình khoảng

từ 850-900 m [4]. Sông Bé chính là phụ lưu bên phải của sông Đồng Nai.

Toàn hệ thống sông Bé được chia thành hai phần rõ rệt: phần thượng nguồn

nằm trên vùng núi, còn phần trung lưu và hạ lưu sông lại chảy qua vùng

trung du. Sông Bé dài khoảng 350 km, còn phần diện tích lưu vực là 7.770

km2, sông cung cấp gần 8 tỉ m3 nước hàng năm cho dòng chính. Qua vùng

trung du, sông Bé đổ vào dòng chính là sông Đồng Nai tại Hiếu Liêm [4].

1.1.5 Đặc điểm thảm thực vật của khu vực nghiên cứu

Rừng tại khu vực nghiên cứu có nhiều chủng loại, phong phú, đây là nơi

cung cấp nguồn lâm sản có giá trị và cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý

hiếm. Trong khu vực, những nơi có diện tích rừng lớn tập trung ở thượng nguồn

sông Đa Nhim, Đa Dung, khu vực Nam Cát Tiên, Cát Lộc thuộc trung lưu sông

Đồng Nai [4]. Toàn vùng có các kiểu rừng chính sau:

- Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa: Kiểu rừng này thường gặp ở vùng

đồi núi thấp và vùng bán bình nguyên gợn sóng. Thành phần thực vật chủ

yếu của kiểu rừng này là: các cây họ Dầu thường xanh (Dipterocarpaceae),

họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ Hòn (Sapindaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Sim

(Murtaceae), họ Đậu (Leguminosae) [4].

- Rừng nửa rụng lá nhiệt đới ẩm gió mùa: Kiểu rừng này phân bố rải rác khắp

các vùng đồi núi thấp, vùng bán bình nguyên gợn sóng, vùng tiếp giáp đồng

bằng mọc xen kẽ với những kiểu rừng kín thường xanh. Thành phần thực vật

chủ yếu của kiểu rừng này là: các loại cây rụng lá họ Dầu

(Dipterocarpaceae), họ Tử Vi (Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ

Xoan (Meliaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bồ

-11-

Hòn (Sapindaceae), họ Dâu Tằm (Meraceae), họ Chùm Ớt (Bignoniaceae),

họ Tếch (Verbenaceae), họ Tung [4].

- Rừng thứ sinh lồ ô, tre nứa và hỗn giao gỗ – lồ ô – tre nứa: đây là loại rừng

được hình thành sau khi rừng nguyên sinh bị phá vỡ hoàn toàn. Loại rừng

này thường xuất hiện ở tiểu vùng lập địa và khu vực đồi núi thấp, dọc theo

sông suối và những nơi có ngập nước định kỳ. Loại rừng này có các loại cây

chủ yếu như: tre gai (Bambusa arundinaceae var Spinosa G.cam), lồ ô

(Bambusa procera). Ngoài ra kiểu rừng này còn xuất hiện một số loại cây bụi

nhỏ [4].

- Rừng trồng: Ngoài các kiểu rừng kể trên, trong khu vực nghiên cứu còn có

kiểu rừng trồng với mục đích lấy gỗ hoặc làm rừng phòng hộ. Một số mô

hình rừng trồng đã thực hiện trong vùng phòng hộ đầu nguồn, trồng kết hợp

những cây gỗ chính (Sao, Dầu, Tếch…) và các loại cây phụ trợ (Keo,

Đậu…) [4].

Bên cạnh các kiểu rừng đã đề cập, khu vực nghiên cứu còn có các loại thảm

che thực vật khác. Đó là những khu vực trồng các loại cây công nghiệp dài ngày

như: cao su, điều… và những khu vực trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,

những khu vực trồng lúa và các loại hoa màu [4].

1.1.6 Đặc điểm khí hậu – khí tượng của khu vực nghiên cứu

Do nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên đặc điểm cơ

bản đầu tiên của khí hậu trên toàn khu vực nghiên cứu là có sự phân hóa theo mùa

rất sâu sắc. Mỗi năm vùng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô [16]. Mùa khô

trùng với thời gian chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (gió mùa mùa đông) vốn

là vùng tín phong ổn định, mùa hè trùng với thời gian chịu ảnh hưởng của gió mùa

Tây Nam (gió mùa mùa hạ) mang lại những khối khí nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm

với những nhiễu động khí quyển thường xuyên [16].

Toàn vùng có một nền nhiệt độ cao và hầu như không có những thay đổi

đáng kể trong năm. Nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt đến 26-270C [16]. Độ

-12-

chênh lệch nhiệt giữa các tháng không lớn với biên độ nhiệt trung bình năm vào

khoảng 4-50C [16]. Tuy nhiên sự dao động nhiệt trong một ngày đêm lại rất mạnh,

mức dao động có thể lớn đến 10-110C, đặc biệt trong các tháng mùa khô, biên độ

nhiệt trung bình ngày đêm có thể lên đến 15-160C [16]. Ngoài ra, do nền địa hình

khá phức tạp, khu vực nghiên cứu cũng hình thành sự phân hóa nhiệt giữa các vùng

khá rõ nét. Nhiệt độ của vùng cũng chịu sự tác động lớn của quy luật đai cao, tức là

ở những khu vực có độ cao địa hình lớn, nhiệt độ thường thấp hơn so với những

khu vực có độ cao địa hình bé.

Chế độ mưa của khu vực nghiên cứu thể hiện khá rõ quy luật của khí hậu

nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa trên toàn khu vực bắt đầu từ nửa cuối tháng 4 và kết

thúc vào nửa đầu tháng 9, kéo dài gần bảy tháng. Lượng mưa trung bình hàng năm

toàn khu vực vào khoảng trên 2.000 mm. Một số vùng có lượng mưa lớn, có thể đạt

đến 2.700-3.000 mm/năm, tập trung ở trung lưu sông Đồng Nai, Bảo Lộc, thượng

nguồn nhánh Dargna [4].

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Đặc điểm dân cư của khu vực nghiên cứu

Theo các số liệu thống kê, tổng số dân của sáu tỉnh nằm trong khu vực

nghiên cứu vào năm 2007 khoảng 6.890.700 người [17]. Mật độ dân số trung bình

tính chung trên cả sáu tỉnh vào khoảng 174 người/km2 [17]. Sự phân bố dân cư trên

toàn vùng nhìn chung có sự mất cân đối. Dân cư trong vùng tập trung chủ yếu ở khu

vực đồng bằng bằng phẳng, thưa thớt ở những khu vực đồi núi cao vùng thượng

nguồn sông Đồng Nai. Ngoài ra, sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn

cũng có sự khác biệt sâu sắc. Số dân thành thị của toàn vùng khoảng 2.075.400

người, chiếm khoảng 30,12% số dân toàn vùng [17]. Xét theo cơ cấu giới tính, số

người nam trong vùng khoảng 3.419.700 người, chiếm 49,63% số dân toàn vùng,

còn số người nữ khoảng 3.471.000 người, chiếm 50,37% số dân toàn vùng [17].

Bảng 1.1 Bảng số liệu dân cư của khu vực nghiên cứu (2007) [17]

-13-

Tên Tỉnh

Dân số trung bình

(nghìn người)

Diện tích

(km2)

Mật độ

dân số

Dân số nam Dân số nữ Dân số thành thị

Số lượng (Nghìn người)

Cơ cấu

Số lượng (Nghìn người)

Cơ cấu

Số lượng (Nghìn người)

Cơ cấu

Đắk Nông 421,6 6.516,9 65 202,2 47,96 219,4 52,04 60,4 14,33Lâm Đồng 1.198,8 9.776,1 123 599,5 50,01 599,3 49,99 450,3 37,56Bình Thuận 1.170,7 7.836,9 149 584,7 49,94 586 50,06 438,9 37,49Bình Phước 823,6 6.883,5 120 419,7 50,96 403,9 49,04 125,7 15,26Bình Dương 1.022,7 2.696,2 379 494 48,30 528,7 51,70 288,2 28,18Đồng Nai 2.253,3 5.903,9 382 1.119,6 49,69 1.133,7 50,31 711,9 31,59

6.890,7 39.613,5 174 3.419,7 49,63 3471 50,37 2.075,4 30,12(Nguồn: Website Tổng Cục Thống Kê, 2009)

1.2.2 Giáo dục – y tế

* Giáo dục:

Trong năm 2007, tổng số học sinh của toàn vùng là 1.409.760 học sinh (tính

đến thời điểm 30/09/2007 – Tổng Cục Thống Kê), trong đó số học sinh ở bậc học

tiểu học là 656.209 học sinh, số học sinh ở bậc học trung học là 513.902 học sinh,

số học sinh ở bậc trung học phổ thông là 239.649 học sinh [17].

Bảng 1.2 Số lượng học sinh phổ thông trong khu vực nghiên cứu [17]

Tên tỉnh Tổng số(học sinh)

Chia ra

Tiểu học (học sinh)

Trung học cơ sở (học

sinh)

Trung học phổ thông(học

sinh)

Đắk Nông 113.525 58.273 38.844 16.408Lâm Đồng 263.828 120.994 96.045 46.789Bình Thuận 252.213 113.571 95.660 42.982Bình Phước 178.075 89.938 60.898 27.239Bình Dương 153.213 73.713 54.235 25.265Đồng Nai 448.906 199.720 168.220 80.966

1.409.760 656.209 513.902 239.649(Nguồn: Website Tổng Cục Thống Kê, 2009)

* Y tế:

-14-

Tổng số cơ sở khám chữa bệnh trong vùng là 817 đơn vị (năm 2007) [17].

Trong đó:

- Bệnh viện: 68 đơn vị [17].

- Phòng khám khu vực: 58 đơn vị [17].

- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: 2 đơn vị [17].

- Trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp: 684 đơn vị [17].

Bảng 1.3 Số cơ sở khám chữa bệnh trong khu vực nghiên cứu [17]

Tên tỉnh Tổng số

Bệnh viện

Phòng khám khu vực

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

Trạm y tế xã, phường, cơ

quan, xí nghiệp

Đắk Nông 71 7 64Lâm Đồng 184 14 22 1 145Bình Thuận 140 13 10 116Bình Phước 114 9 5 99Bình Dương 107 8 8 1 89Đồng Nai 201 17 13 171

817 68 58 2 684(Nguồn: Website Tổng Cục Thống Kê, 2009)

1.2.3 Nông nghiệp – Công nghiệp

* Nông nghiệp:

Trong năm 2007, tổng diện tích trồng lúa của toàn vùng là 243,5 ngàn ha,

với sản lượng lúa bình quân đạt 1024,7 ngàn tấn, tính ra năng suất lúa của toàn

vùng năng 2007 là 42,1 tạ/ha [17].

Bảng 1.4 Bảng số liệu về hoạt động trồng lúa của khu vực nghiên cứu [17]

Tên Tỉnh Diện tích trồng lúa (ngàn ha)

Sản lượng lúa (ngàn tấn)

Năng suất lúa (tạ/ha)

Đắk Nông 11,4 50,3 44,12281Lâm Đồng 32,6 139,8 42,88344Bình Thuận 96,4 434,6 45,08299Bình Phước 13,6 34,2 25,14706

-15-

Bình Dương 13,9 43,3 31,15108Đồng Nai 75,5 322,5 42,71523

243,4 1024,7 42,09942(Nguồn: Website Tổng Cục Thống Kê, 2009)

* Công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá thực tế) của toàn vùng trong năm

2006 là 252.527,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 21% cơ cấu cả nước [17].

Bảng 1.5 Bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nghiên cứu [17]

Tên TỉnhGía trị SXCN

theo giá thực tế (ngàn tỷ)

Cơ cấu SXCN theo giá thực tế (%)

Đắc Nông 924,5 0,076748Lâm Đồng 2.651,5 0,220116Bình Thuận 4.066,7 0,3376Bình Phước 2.368,4 0,196614Bình Dương 100.050,2 8,305729Đồng Nai 142.466,2 11,82692

252.527,5 21CẢ NƯỚC 1.204.592,6 100

(Nguồn: Website Tổng Cục Thống Kê, 2009)

-16-

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LƯU VỰC

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LƯU VỰC SÔNG

Các lưu vực sông có liên quan vô cùng mật thiết đến đời sống của con người.

Chính vì thế, hoạt động nghiên cứu các lưu vực sông đã được con người thực hiện

từ rất lâu đời và bằng nhiều hướng tiếp cận khác nhau.

Trước đây, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu lưu vực chủ yếu bằng

phương pháp điều tra thực tế. Phương pháp này có ưu điểm là kết quả nghiên cứu

có độ chính xác cao, tuy nhiên phương pháp này hạn chế ở chỗ cần nhiều thời gian

để thực hiện. Ngoài ra, phương pháp này chỉ phù hợp khi thực hiện trong một khu

vực nghiên cứu nhỏ nhất định, không thể áp dụng để nghiên cứu trên một khu vực

rộng lớn.

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin đã mở

ra một hướng đi hoàn toàn mới trong nghiên cứu lưu vực: nghiên cứu lưu vực sông

với sự hỗ trợ của Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS).

Năm 1957, sự ra đời của khái niệm cấp Strahler và định luật Horton-Strahler

đã tạo cơ sở cho việc hình thành thuật toán xác định mạng dòng chảy và phân chia

ranh giới lưu vực sông [7]. Cấp Strahler (Strahler order) là một thuộc tính được gán

cho mọi đoạn sông trong một mạng lưới dòng chảy. Một chuỗi các đoạn sông có

cùng cấp Strahler tạo thành một dòng Strahler (Strahler stream). Cấp của dòng

Strahler được xem như một thước đo để đánh giá kích cỡ và sự phức tạp về cấu trúc

của một mạng dòng chảy [12]. Theo định luật Horton-Strahler, giá trị cơ sở của cấp

Strahler là cấp 1, khi 2 dòng Strahler cùng cấp gặp nhau sẽ tạo ra một dòng Strahler

lớn hơn 1 cấp (xem Hình 2.1) [7].

-17-

Hình 2.1 Phương pháp xác định bậc Strahler [7]

(Nguồn: ArcGIS Desktop Tutorial, 2008)

Từ những khái niệm cơ sở ban đầu, các tác giả đã phát triển thành nhiều

thuật toán xác định mạng lưới dòng chảy khác nhau, trong số đó có hai thuật toán

tiêu biểu sau:

- O’Callaghan và Mark (1984) đã xây dựng mô hình mạng dòng chảy D8.

Trong mô hình này, các dòng chảy sẽ có tám hướng chính, đó là các hướng:

Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc [12].

- David Tarboton (2000) đã xây dựng mô hình mạng dòng chảy D-Infinity.

Khác với mô hình D8, mô hình D-Infinity quy định số hướng dòng chảy là

vô hạn [13].

Trên thế giới, hoạt động nghiên cứu lưu vực đã được thực hiện rộng rãi, phục

vụ cho nhiều mục đích khoa học khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến một số nghiên

cứu sau:

- Các tác giả Thomas Kohler và Thomas Breu (2000) đã lập một hệ thống tiêu

chuẩn để phân loại các lưu vực ở hạ nguồn sông Mekong [10].

- Tác giả Andreas Heinimann (2003) thuộc đại học Berne, Thụy Sĩ thực hiện

phân loại lưu vực tại nước Lào và đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý lưu

vực [8].

- Các tác giả Zhou Lin và Takashi Oguchi (2004) thuộc Đại học Tokyo, Nhật

Bản sử dụng hai tiêu chí là mật độ dòng chảy và góc dốc địa hình để xác

-18-

định các dạng tiểu lưu vực đặc trưng của ba vùng có cấu trúc địa chất khác

nhau: vùng Kusatsu-Shirane, vùng Aka-Kuzure và vùng Usu [11].

Tại Việt Nam, hoạt động nghiên cứu lưu vực sông cũng rất được chú trọng,

đã có nhiều đề tài nghiên cứu lưu vực sông có giá trị được thực hiện, tiêu biểu có

thể kể đến:

- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ quản lý thống nhất và

tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai” của tác giả Lâm Minh Triết

và đồng sự (2000) – Viện Môi Trường Và Tài Nguyên, Đại Học Quốc Gia

TP.HCM [4].

- Đề tài “Viễn Thám và GIS: khả năng ứng dụng thành lập bản đồ nguy cơ tai

biến trên lưu vực sông Bé” của tác giả Trần Tuấn Tú (2005) – Khoa Môi

Trường, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM [6].

- Đề tài “Phân tích diễn biến chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông Bé sau khi có

công trình thủy điện Thác Mơ” của tác giả Nguyễn Thị Phương (2008) –

Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường khu vực phía Nam [3].

2.2 ỨNG DỤNG GIS TRONG NGHIÊN CỨU LƯU VỰC SÔNG

2.2.1 Mô hình DEM và dữ liệu SRTM

2.2.1.1 Dữ liệu SRTM

Dữ liệu DEM sử dụng trong khóa luận này là dữ liệu SRTM DEM. Đây là

sản phẩm của dự án quốc tế SRTM (Shuttle Radar Topography Mission) dẫn đầu

bởi hai cơ quan NASA (U.S. National Aeronautics and Space Administration) và

NGA (U.S. National Geospatial-Intelligence Agency) của Mỹ. Dự án này là một nỗ

lực nghiên cứu quốc tế với mục đích thu được dữ liệu DEM trên một phạm vi gần

như toàn cầu từ 560 Nam đến 600 Bắc, tiến tới xây dựng một cơ sở dữ liệu bề mặt

địa hình số có độ phân giải cao của Trái Đất [19].

Dữ liệu SRTM DEM này được cung cấp hoàn toàn miễn phí trên Internet với

hai mức độ phân giải:

-19-

Độ phân giải 1 arc second (khoảng 30 m): dữ liệu DEM của những vùng nằm

trong lãnh thổ nước Mỹ.

Độ phân giải 3 arc second (khoảng 90 m): dữ liệu DEM của những vùng

khác ngoài lãnh thổ nước Mỹ.

Hình 2.2 Khái quát phương pháp thực hiện của dự án SRTM [19]

(Nguồn: Website Wikipedia tiếng Anh, 2009)

Dữ liệu SRTM DEM sử dụng trong khóa luận là phiên bản thứ 4 (version 4)

của dự án SRTM [14], kiểu định dạng ảnh là GeoTIFF, có độ phân giải không gian

là 3 arc second, được cung cấp bởi NASA (URL:http://srtm.csi.cgiar.org).

2.2.1.2 Mô hình DEM

DEM là viết tắt của Digital Elevation Model, đây là một mô hình số biểu

diễn sự biến thiên độ cao liên tục của bề mặt địa hình trên một vùng không gian của

trái đất. Mô hình này được lưu trữ, phân tích và thể hiện trên máy tính bằng hệ

thống GIS [2].

Dữ liệu DEM có thể được lưu trữ và biểu diễn bằng hai loại phương pháp

chủ yếu: phương pháp toán học hay phương pháp hình ảnh. Dữ liệu DEM dùng

trong khóa luận này được biểu diễn bằng phương pháp hình ảnh, được xây dựng

-20-

dựa trên cấu trúc mô hình ma trận độ cao. Trong mô hình ma trận độ cao, mỗi ô

lưới của ma trận sẽ mang một giá trị độ cao trung bình của vùng địa hình mà ô lưới

đại diện.

Độ chính xác của dữ liệu DEM được quyết định chủ yếu bởi ba yếu tố sau

[7]:

Độ phân giải (resolution).

Kiểu dữ liệu lưu trữ (data type).

Việc lấy mẫu thực tế (actual sampling).

Các sai số trong DEM thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng trũng (sink) hay

những vùng đỉnh núi (peak) [7]. Các sai số này cần được xử lý trước khi sử dụng

DEM cho các phân tích tiếp theo.

Mô hình DEM dạng mô hình ma trận độ cao có các ưu điểm và hạn chế sau

đây:

* Ưu điểm [2]:

- Cấu trúc dữ liệu đơn giản.

- Dễ dàng xử lý dữ liệu thông qua tính toán trên raster.

* Hạn chế [2]:

- Cấu trúc dữ liệu thô nên không thể biểu diễn tốt các đặc trưng tới hạn của

địa hình (đỉnh núi, đường gờ, mạng dòng chảy…).

- Thừa dữ liệu khi biểu diễn các dạng địa hình thống nhất, độ chính xác phụ

thuộc vào độ phân giải không gian.

2.2.2 Mô hình D8 phân chia mạng dòng chảy

Một trong những điểm then chốt để nhận ra được đặc tính thủy văn của một

bề mặt chính là khả năng xác định hướng của dòng chảy tại mọi ô lưới trong mô

hình DEM. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng mô hình hướng dòng chảy D8.

Mô hình hướng dòng chảy D8 sử dụng trong phần mềm RiverTools được

phát triển từ mô hình D8 được giới thiệu bởi O’Callaghan và Mark (1984) [12].

-21-

Mô hình D8 sẽ dựa vào dữ liệu độ cao từ DEM để xác định hướng dòng chảy

từ mọi ô lưới trong DEM đến một trong tám ô lưới kế cận nó. Thông tin này được

lưu trữ trong một lưới dữ liệu có cùng số chiều và kích thước với dữ liệu DEM. Mỗi

phần tử trong lưới dữ liệu này chứa một mã số dòng chảy (flow code) – một số đại

diện cho một trong tám hướng dòng chảy chính [12].

Mô hình D8 có tám hướng dòng chảy chính, đó là các hướng: Bắc, Đông

Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc. Trong quá trình xử lý của

mô hình D8, mỗi hướng này sẽ được mã hóa lần lượt thành tám mã số dòng chảy 1,

2, 4, 8, 16, 32, 64, 128 (Xem Hình 2.3) [12].

Hình 2.3 Mã số dòng chảy ứng với tám hướng dòng chảy chính [12]

(Nguồn: ArcGIS Desktop Tutorial, 2008)

Nguyên tắc của việc xác định mạng dòng chảy là tìm ra hướng diễn ra sự

giảm độ cao lớn nhất (maximum drop) của mỗi ô lưới với các ô lưới kế nó. Giá trị

giảm độ cao lớn nhất (maximum drop) được tính bằng Công Thức 2.1 [7]:

Giá trị khoảng cách trong Công Thức 2.1 được xác định là khoảng cách giữa

tâm của hai ô lưới kế cận. Do đó, nếu giả sử kích thước cạnh ô lưới là 1, thì khoảng

cách giữa hai ô lưới trực giao (orthogonal cells) sẽ là 1 và khoảng cách giữa hai ô

lưới chéo nhau (diagonal cells) là . Nếu giá trị giảm độ cao lớn nhất

-22-

của các ô lưới bằng nhau, thì vùng lân cận sẽ được mở rộng cho đến khi giá trị

maximum drop được tìm thấy. Khi giá trị maximum drop được nhận diện, mô hình

D8 sẽ gán cho ô lưới mã số dòng chảy đại diện cho hướng đó [7].

2.2.3 Tính độ dốc của lưu vực

Tính toán độ dốc (slope) là phép tính giá trị độ dốc tại mọi điểm trên một bề

mặt địa hình. Gía trị độ dốc có thể được biểu diễn bằng độ hay phần trăm [5].

Nguyên tắc cơ bản của việc tính toán độ dốc từ DEM là so sánh giá trị độ cao

của một ô lưới với giá trị với độ cao của các ô lưới kế cận nó (thông thường là với

tám ô lưới kế cận). Việc tính toán độ dốc từ DEM sẽ được thực hiện bằng một ma

trận có kích thước 3x3 [15].

Như vậy, để tính toán giá trị độ dốc của một ô lưới cần phải có giá trị độ cao

của tám ô lưới kế cận nó.

Giả sử ta có một ma trận 3x3 có thứ tự các ô lưới như sau:

Hình 2.4 Ma trận 3x3 ví dụ trong phép tính độ dốc [15]

(Nguồn: Website Đại học bang Oregon, 2009)

Khi đó độ dốc tại ô lưới 5 sẽ được tính theo các Công Thức 2.2, 2.3 và 2.4

[15]:

b = (z3 + 2z6 + z9 - z1 - 2z4 - z7) / 8D (2.2)

c = (z1 + 2z2 + z3 - z7 - 2z8 - z9) / 8D (2.3)

tan (slope(5)) = sqrt (b2 + c2) (2.4)

-23-

Trong đó:

b là độ dốc biểu thị theo phương X (hay gradient theo phương Đông – Tây).

c là độ dốc biểu thị theo phương Y (hay gradient theo phương Bắc – Nam).

D là độ phân giải không gian của dữ liệu (dữ liệu SRTM DEM sử dụng trong

khóa luận có độ phân giải không gian 90 m).

2.2.4 Tính hướng sườn của lưu vực

Hướng sườn (aspect) được xác định là hướng có sự dốc xuống lớn nhất

(steepest downslope) từ một ô lưới đến các ô lưới kế cận nó [7].

Hướng sườn được biểu diễn bằng giá trị độ theo chiều kim đồng hồ (từ 0 0

đến 3600). Giá trị của mỗi ô lưới trong dữ liệu hướng sườn sẽ cho biết hướng bề mặt

dốc (slope face) của ô lưới trên. Những mặt phẳng (hồ nước, mặt biển) không có độ

dốc xuống sẽ được gán giá trị là -1 (xem Hình 2.5) [7].

Hình 2.5 Giá trị hướng sườn ứng với hướng la bàn (compass direction) [7]

(Nguồn: ArcGIS Desktop Tutorial, 2008)

Việc tính toán hướng sườn của một ô lưới cũng được thực hiện trên một ma

trận 3x3. Với một ma trận 3x3 như trong phép tính độ dốc đã nêu ở phần trên, ta sẽ

tính hướng sườn của ô lưới 5 theo các Công Thức 2.5, 2.6 và 2.7 [15]:

b = (z3 + 2z6 + z9 - z1 - 2z4 - z7) / 8D (2.5)

c = (z1 + 2z2 + z3 - z7 - 2z8 - z9) / 8D (2.6)

-24-

tan (aspect(5)) = b / c (2.7)

Trong đó:

b là độ dốc biểu thị theo phương X (hay gradient theo phương Đông – Tây).

c là độ dốc biểu thị theo phương Y (hay gradient theo phương Bắc – Nam).

D là độ phân giải không gian của dữ liệu (dữ liệu SRTM DEM sử dụng trong

khóa luận có độ phân giải không gian 90 m).

2.2.5 Tính phân cắt sâu của lưu vực

Phân cắt sâu biểu diễn chênh lệch độ cao địa hình trong 1 km2. Phân cắt sâu

phản ánh mức độ chia cắt địa hình theo chiều thẳng đứng [6]. Phân cắt sâu lớn

thường dẫn đến sự phát triển các hệ thống khe rãnh xâm thực và các sườn trượt đất,

đổ lở. Phân cắt sâu cũng liên quan mật thiết đến việc xác định hệ thống đứt gãy trẻ

[6]. Đơn vị của giá trị phân cắt sâu là m/km2.

Để tính giá trị phân cắt sâu trên dữ liệu raster, ta sẽ sử dụng phép lọc ma trận

để lọc ra giá trị độ cao lớn nhất và nhỏ nhất trong một khu vực có diện tích tương

đương 1 km2. Sau đó, sử dụng kỹ thuật tính toán trên raster (kỹ thuật trừ raster) để

tính ra giá trị phân cắt sâu của các ô lưới.

2.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT KHÁC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

2.3.1 Nắn chỉnh hình học ảnh

Nắn chỉnh hình học là kỹ thuật được thực hiện để loại bỏ những biến dạng

hình học trên ảnh bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa hệ tọa độ ảnh và hệ tọa độ

địa lý của các điểm khống chế [5].

Trong khóa luận, kỹ thuật nắn chỉnh hình học sẽ được thực hiện để chuyển

dữ liệu SRTM DEM từ hệ quy chiếu Latitude/Longitude sang hệ quy chiếu

VN2000.

-25-

2.3.2 Lọc ảnh bằng ma trận lẻ

Quá trình lọc ảnh sẽ được thực hiện bởi một cửa sổ trượt, với ma trận toán tử

(n×n) là một số lẻ (3×3); (5×5) hay (9×9) [5]. Để tiến hành phép lọc, giá trị của

pixel trung tâm của cửa sổ trượt sẽ được tính từ giá trị của các pixel xung quanh ở

vị trí tương ứng với ảnh gốc.

Kỹ thuật lọc ảnh sẽ được dùng để tính giá trị phân cắt sâu của khu vực

nghiên cứu.

2.3.3 Kỹ thuật tái phân loại ảnh

Kỹ thuật tái phân loại ảnh được thực hiện bằng các gán giá trị mới cho các

khoảng cấp độ xám nhất định, thuộc một nhóm đối tượng nào đó có các tính chất

tương đối đồng nhất nhằm phân biệt các nhóm đó với nhau trong khuôn khổ của dữ

liệu ảnh [5].

Trong phạm vi khóa luận, kỹ thuật tái phân loại sẽ được sử dụng để:

Xác định hướng sườn của khu vực nghiên cứu.

Phân loại độ cao, độ dốc, phân cắt sâu để tạo bản đồ nguy cơ tai biến lũ quét.

2.3.4 Kỹ thuật tính toán trên dữ liệu raster

Kỹ thuật này bao gồm các phép tính thông thường như cộng, trừ, nhân, chia,

các phép tính lũy thừa, logarite… thực hiện trên dữ liệu dạng raster.

Kỹ thuật tính toán trên raster sẽ được sử dụng để cắt ảnh và tạo bản đồ nguy

cơ tai biến lũ quét.

2.3.5 Kỹ thuật thống kê dữ liệu raster

Trong khóa luận, kỹ thuật thống kê thông tin từ dữ liệu raster sẽ được sử

dụng để thống kê các đặc điểm địa hình từ mô hình DEM của khu vực nghiên cứu

(độ cao, độ dốc, hướng sườn, phân cắt sâu).

2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG KHÓA LUẬN

-26-

Trong phạm vi khóa luận, tác giả sẽ sử dụng công cụ GIS để phân chia ranh

giới lưu vực, xác định mạng dòng chảy, các yếu tố hình thái và địa hình của các tiểu

lưu vực nằm trong khu vực nghiên cứu, mà cụ thể là các tiểu lưu vực cấp 5 và 6

trong lưu vực sông La Ngà, lưu vực sông Bé, vùng thượng lưu và trung lưu sông

Đồng Nai.

Từ kết quả phân tích lưu vực đã thực hiện, tác giả sẽ tiến hành phân loại các

dạng tiểu lưu vực trong vùng dựa trên các đặc điểm đặc trưng của chúng (xem Hình

2.6).

Hình 2.6 Khái quát các bước thực hiện phân loại dạng lưu vực (watershed classification)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-27-

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM CÁC LƯU VỰC TRONG KHU VỰC NGHIÊN

CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày hai nội dung chính:

- Kết quả phân tích các đặc điểm hình thái, mạng dòng chảy và địa hình của ba

lưu vực sông chính: lưu vực sông La Ngà, phần thượng lưu và trung lưu sông

Đồng Nai và lưu vực sông Bé.

- Kết quả thống kê thực hiện trên các tiểu lưu vực cấp 5 và cấp 6 thuộc khu

vực nghiên cứu.

3.1 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM BA LƯU VỰC SÔNG CHÍNH

3.1.1 Đặc điểm về hình thái và mạng dòng chảy của ba lưu vực

sông chính

3.1.1.1 Đặc điểm về hình thái lưu vực

Sau khi thực hiện phân chia ranh giới lưu vực từ dữ liệu SRTM DEM bằng

phần mềm RiverTools 2.4, ta có kết quả phân chia ranh giới lưu vực như trong Hình

3.1 sau đây.

-28-

Hình 3.1 Hình dạng các lưu vực chính được xác định bằng phần mềm RiverTools

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Thực hiện tính toán diện tích, đường kính, chu vi và chỉ số hình dạng lưu vực

từ lớp dữ liệu lưu vực vừa tạo thành, ta có kết quả như Bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái các lưu vực chính

LƯU VỰCDIỆN TÍCH LƯU VỰC

(km2)

ĐƯỜNG KÍNH LƯU VỰC (km)

CHU VI LƯU VỰC

(km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG LƯU

VỰCSông La Ngà 4.084,18 128,136 559,349 0,4987Sông Đồng Nai 10.598,78 224,5 1.095,85 0,4586Sông Bé 7.770,648 149,992 587,382 0,588

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong ba lưu vực trên, lưu vực sông Đồng Nai có diện tích và chu vi lớn

nhất, còn lưu vực sông La Ngà là lưu vực có diện tích và chu vi nhỏ nhất.

-29-

Xét trên yếu tố hình dạng lưu vực, ta thấy hai lưu vực sông Đồng Nai và La

Ngà có hình dạng kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn lưu vực sông Bé

lại có xu hướng trải dài theo hướng Bắc – Nam.

3.1.1.2 Đặc điểm mạng dòng chảy

Sau khi sử dụng mô hình D8 để xác định mạng dòng chảy từ dữ liệu SRTM

DEM, ta có kết quả như trong Hình 3.2.

Hình 3.2 Hệ thống mạng dòng chảy của các lưu vực chính

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Thực hiện tính toán tổng chiều dài dòng chảy, mật độ dòng chảy và thống kê

các đặc điểm hướng dòng chảy, dạng mạng dòng chảy, ta có kết quả như Bảng 3.2

sau đây.

Bảng 3.2 Đặc điểm mạng dòng chảy trong các lưu vực chính

LƯU VỰC TỔNG CHIỀU DÀI

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHÍNH

DẠNG MẠNG LƯỚI

MẬT ĐỘ

-30-

DÒNG CHẢY

TRONG LƯU VỰC (km)

DÒNG CHẢY

DÒNG CHẢY

TB (km/km2)

Sông La Ngà 2.019,8Đông Bắc – Tây

NamDạng nhánh cây 0,4945

Sông Đồng Nai 5.164,17Đông Bắc – Tây

NamDạng nhánh cây 0,4872

Sông Bé 3.916,276Đông Bắc – Tây

NamDạng nhánh cây 0,504

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào kết quả thống kê, ta thấy cả ba lưu vực đều có dạng mạng lưới dòng

chảy dạng nhánh cây và đều có hướng dòng chảy chính là hướng Đông Bắc – Tây

Nam. Trong ba lưu vực, lưu vực sông Bé là lưu vực có mật độ dòng chảy lớn nhất

(0,504 km/km2).

3.1.2 Đặc điểm địa hình của ba lưu vực sông chính

3.1.2.1 Đặc điểm độ cao địa hình (độ cao tuyệt đối)

Biểu diễn dữ liệu SRTM DEM của khu vực nghiên cứu bằng phần mềm

MapINFO, ta được kết quả như Hình 3.3 sau đây:

-31-

Hình 3.3 Bản đồ độ cao địa hình của khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Thực hiện kỹ thuật thống kê raster trên lớp dữ liệu độ cao địa hình của khu

vực, ta có kết quả như trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Đặc điểm độ cao địa hình của các lưu vực chính

LƯU VỰCGiá trị độ

cao nhỏ nhất (m)

Giá trị độ cao lớn nhất

(m)

Giá trị độ cao trung bình (m)

Độ lệch chuẩn

Sông La Ngà 53 1.787 457,912 367,958Sông Đồng Nai 13 2.285 720,256 447,232Sông Bé 13 983 230,234 198,693

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhận xét:

Lưu vực sông La Ngà:

-32-

Dựa vào bản đồ thể hiện độ cao (Hình 3.3) và đồ thị tần suất (Biểu Đồ 3.1),

ta thấy độ cao địa hình của lưu vực sông La Ngà tập trung chủ yếu trong hai

khoảng: một khoảng từ 53-200 m, một khoảng từ 200 m đến trên 2000 m.

Khu vực có độ cao địa hình thấp (53-200 m) tập trung chủ yếu ở phần trung

tâm và phần phía Tây Nam của lưu vực, ứng với vùng đồng bằng. Còn khu vực có

độ cao địa hình lớn (200 m đến trên 2000 m) thì lại tập trung ở phần Đông Bắc của

lưu vực. Giữa 2 khu vực này có sự chênh lệch về độ cao khá lớn.

Xét trên tổng thể toàn lưu vực, ta thấy độ cao địa hình của lưu vực sông La

Ngà có xu hướng cao ở Đông Bắc, và giảm dần theo hướng từ Đông Bắc đến Tây

Nam.

Biểu đồ 3.1 Đồ thị tần suất độ cao địa hình lưu vực sông La Ngà

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Lưu vực sông Đồng Nai:

Dựa vào bản đồ thể hiện độ cao (Hình 3.3) và đồ thị kết quả (Biểu Đồ 3.2),

ta thấy độ cao địa hình của vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai chia thành

ba khoảng độ cao rõ rệt: từ 50-250 m, từ 250-800 m, từ 800 m đến trên 2000 m.

Ba khoảng độ cao trên ứng với ba bộ phận địa hình đặc trưng của vùng:

- Vùng có độ cao địa hình thấp (50-250 m): tập trung tại phía Tây Nam của

khu vực, đặc trưng cho địa hình vùng đồng bằng.

-33-

- Vùng có độ cao địa hình trung bình (250-800 m): tập trung tại vùng trung

tâm của khu vực, đặc trưng cho địa hình vùng cao nguyên và chuyển tiếp

đồng bằng – cao nguyên.

- Vùng có độ cao trung bình lớn (800 m đến trên 2000 m): tập trung tại

phía Đông Bắc của khu vực, đặc trưng cho địa hình vùng đồi núi cao.

Cũng như lưu vực sông La Ngà, ta thấy độ cao địa hình của vùng thượng lưu

và trung lưu sông Đồng Nai có xu hướng cao ở Đông Bắc, và giảm dần theo hướng

từ Đông Bắc đến Tây Nam.

Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất độ cao địa hình vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng

Nai

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Lưu vực sông Bé:

Qua đồ thị tần suất (Biểu Đồ 3.3), ta thấy độ cao địa hình của lưu vực sông

Bé cũng chia thành ba khoảng rõ rệt: từ 10-200 m, từ 200-500 m, từ 500 m đến trên

900 m. Trong đó, khoảng độ cao từ 10-200 m chiếm phần lớn diện tích vùng (phía

Nam), tiếp đến là khoảng độ cao từ 200-500 m (khu vực trung tâm lưu vực), còn

khoảng độ cao từ 500-900 m chiếm diện tích khá nhỏ (phía Bắc và Đông Bắc).

Cũng như hai lưu vực La Ngà và Đồng Nai, độ cao lưu vực sông Bé cũng có

xu hướng giảm dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

-34-

Biểu đồ 3.3 Đồ thị tần suất độ cao địa hình lưu vực sông Bé

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

3.1.2.2 Đặc điểm độ dốc địa hình

Tiến hành tính toán và thống kê độ dốc địa hình dựa vào dữ liệu SRTM

DEM của khu vực nghiên cứu, ta có kết quả như trong Hình 3.4 và Bảng 3.4 sau

đây:

Bảng 3.4 Đặc điểm độ dốc địa hình của các lưu vực chính

LƯU VỰCGiá trị độ dốc nhỏ

nhất (deg)

Giá trị độ dốc lớn nhất

(deg)

Giá trị độ dốc trung bình (deg)

Độ lệch chuẩn

Sông La Ngà 0 48,530 6,354 7,424Sông Đồng Nai 0 55,243 8,599 6,902Sông Bé 0 52,873 4,615 4,353

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-35-

Hình 3.4 Bản đồ độ dốc địa hình của khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhận xét:

Lưu vực sông La Ngà:

Độ dốc của lưu vực sông La Ngà chủ yếu tập trung trong khoảng từ 0-5 độ

(61%) (Biểu Đồ 3.4). Các khu vực có độ dốc thấp tập trung chủ yếu tại vùng đồng

bằng gần hồ Trị An. Còn các khu vực có độ dốc cao lại tập trung ở các khu vực

chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và cao nguyên ở trung tâm lưu vực sông La Ngà

và vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và núi cao trên phía Đông Bắc lưu vực sông

La Ngà.

-36-

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông La Ngà

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Lưu vực sông Đồng Nai:

Dựa vào biểu đồ tròn (Biểu Đồ 3.5), ta thấy độ dốc của vùng thượng lưu và

trung lưu sông Đồng Nai chủ yếu tập trung trong ba khoảng từ 0-5 độ (37%), từ 6-

10 độ (27%), từ 11-20 độ (28%). Những nơi có độ dốc thấp tập trung chủ yếu tại

khu vực đồng bằng phía Tây Nam, những nơi có độ dốc cao tập trung tại những

vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng với cao nguyên tại khu vực trung tâm của vùng.

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông Đồng Nai

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Lưu vực sông Bé:

Nhìn chung, lưu vực sông Bé có độ dốc thấp hơn hai lưu vực La Ngà và

Đồng Nai, trong đó phần diện tích có độ dốc từ 0-5 độ chiếm đến 66%, tiếp theo là

phần diện tích có độ dốc từ 6-10 độ chiếm 23%, phần diện tích còn lại có độ dốc từ

11-30 độ chủ yếu tập trung ở phía Bắc của vùng (Biểu Đồ 3.6).

-37-

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu độ dốc địa hình lưu vực sông Bé

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

3.1.2.3 Đặc điểm hướng sườn

Tiến hành tính toán và thống kê hướng sườn dựa vào dữ liệu SRTM DEM

của khu vực nghiên cứu, ta có kết quả như trong Hình 3.5 và Bảng 3.5 sau đây.

Bảng 3.5 Đặc điểm hướng sườn của các lưu vực chính

HƯỚNG SƯỜN

(%)

Lưu vực sông La

Ngà

Lưu vực sông Đồng

Nai

Lưu vực sông Bé

Bắc 12,03% 11,22% 11,66%Đông Bắc 10,81% 9,96% 9,17%Đông 12,93% 12,95% 11,82%Đông Nam 12,41% 13,19% 13,52%Nam 12,80% 13,14% 14,00%Tây Nam 12,39% 12,22% 12,30%Tây 14,36% 14,48% 14,19%Tây Bắc 12,26% 12,84% 13,34%

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-38-

Hình 3.5 Bản đồ hướng sườn của khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhận xét:

Lưu vực sông La Ngà:

Dựa vào các số liệu thống kê và biểu đồ kết quả (Biểu Đồ 3.7), ta thấy hướng

sườn chủ yếu của lưu vực sông La Ngà là hướng Tây – Đông.

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của lưu vực sông La Ngà

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-39-

Lưu vực sông Đồng Nai:

Dựa vào các số liệu thống kê và biểu đồ kết quả (Biểu Đồ 3.8), ta thấy hướng

sườn chủ yếu của vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai cũng là hướng Tây

– Đông cũng như lưu vực sông La Ngà.

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của thượng lưu và trung lưu sông

Đồng Nai

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Lưu vực sông Bé:

Dựa vào biểu đồ radar (Biểu Đồ 3.9), ta thấy hướng sườn chủ yếu của lưu

vực sông Bé là Tây Bắc – Đông Nam và Tây – Đông.

Biểu đồ 3.9 Biểu đồ radar thể hiện hướng sườn của lưu vực sông Bé

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

3.1.2.4 Đặc điểm phân cắt sâu địa hình

-40-

Sử dụng phương pháp lọc ma trận và tính toán trên raster, ta tính được giá trị

phân cắt sâu của khu vực nghiên cứu như Hình 3.6 và Bảng 3.6 sau đây:

Hình 3.6 Bản đồ phân cắt sâu của khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 3.6 Đặc điểm phân cắt sâu của các lưu vực chính

LƯU VỰCGiá trị độ dốc nhỏ

nhất (deg)

Giá trị độ dốc lớn nhất

(deg)

Giá trị độ dốc trung bình (deg)

Độ lệch chuẩn

Sông La Ngà 0 48,530 6,354 7,424Sông Đồng Nai 0 55,243 8,599 6,902Sông Bé 0 52,873 4,615 4,353

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhận xét:

Lưu vực sông La Ngà:

Dựa vào bản đô thể hiện giá trị phân cắt sâu (Hình 3.6), ta thấy khu vực có

giá trị phân cắt sâu lớn tập trung chủ yếu tại khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng

bằng với vùng núi và cao nguyên (khu vực trung tâm của lưu vực sông La Ngà), kết

-41-

qủa này phù hợp với kết quả phân tích độ dốc đã thực hiện. Điều đó chứng tỏ, tại

các khu vực chuyển tiếp, mức độ phân cắt địa hình lớn.

Lưu vực sông Đồng Nai:

Dựa vào bản đô thể hiện giá trị phân cắt sâu (Hình 3.6), ta thấy khu vực có

giá trị phân cắt sâu lớn tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm và khu vực phía

Đông Bắc của vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai. Khu vực có giá trị

phân cắt sâu nhỏ tập trung tại khu vực gần hồ Trị An.

Lưu vực sông Bé:

Khu vực có giá trị phân cắt sâu lớn chủ yếu tập trung tại phía Bắc và Đông

Bắc lưu vực sông Bé, chiếm diện tích khá nhỏ so với diện tích toàn vùng. Khu vực

trung tâm vùng có giá trị phân cắt sâu dao động từ 30-80 m/km2. Khu vực phía Nam

của vùng có độ phân cắt sâu tương đối nhỏ (từ 0-20 m/km2).

3.2 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM TIỂU LƯU VỰC CẤP 5 TRONG

KVNC

3.2.1 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông La Ngà

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 5 trên lưu vực sông La Ngà bằng

phần mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn lưu vực sông La Ngà có 19 tiểu lưu vực

cấp 5 (xem Hình 3.7).

-42-

Hình 3.7 Ranh giới các tiểu lưu vực cấp 5 (sông La Ngà)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực

sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.7 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (km2)

ĐƯỜNG KÍNH (km)

CHU VI (km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG

LN5_01 34,8452 12,6343 43,4044 0,46722LN5_02 83,8368 13,3646 54,5321 0,68511LN5_03 43,6639 15,4132 33,0439 0,42872LN5_04 55,4441 12,272 41,4214 0,60676LN5_05 114,006 21,6497 61,8125 0,49319LN5_06 154,654 20,3523 70,1054 0,61104LN5_07 178,096 23,2808 102,93 0,57323LN5_08 273,884 30,9368 111,708 0,53494LN5_09 73,6884 18,3905 57,7824 0,46677LN5_10 269,634 27,2533 97,0179 0,60252LN5_11 89,3307 14,9742 49,9452 0,63119

-43-

LN5_12 125,803 24,0529 70,2139 0,46631LN5_13 163,957 22,6478 79,7079 0,56538LN5_14 180,874 26,5506 81,9368 0,50654LN5_15 89,9975 15,1079 60,1533 0,62793LN5_16 138,4 15,7119 57,6879 0,74875LN5_17 142,743 27,4839 100,191 0,43471LN5_18 91,4085 14,8479 50,3383 0,64391LN5_19 58,7827 12,7207 41,0554 0,60272

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào bảng số liệu (Bảng 3.7), ta thấy mức độ dao động về diện tích của

các tiểu lưu vực cấp 5 tại lưu vực sông La Ngà trong khoảng từ 34,8452 km2

(LN5_01) đến 273,884 km2 (LN5_08). Dựa vào chỉ số hình dạng, ta nhận thấy hình

dạng chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông La Ngà có dạng tròn

(11 tiểu lưu vực), các tiểu lưu vực cấp 5 dạng kéo dài chỉ có tám tiểu lưu vực. Ngoài

ra, ta còn nhận thấy các tiểu lưu vực cấp 5 có diện tích lớn tập trung chủ yếu ở phần

thượng lưu sông La Ngà.

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 trong

lưu vực sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.8 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY

(km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

LN5_01 19,6904 0,56508 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_02 33,4743 0,39928 Tây – Đông Dạng nhánh câyLN5_03 17,8359 0,40848 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyLN5_04 35,2602 0,63596 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_05 44,5838 0,39107 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN5_06 66,3243 0,42886 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_07 80,91 0,45431 Tây – Đông Dạng nhánh câyLN5_08 143,666 0,52455 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyLN5_09 38,8086 0,52666 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_10 132,15 0,49011 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

-44-

LN5_11 45,4313 0,50858 Tây – Đông Dạng nhánh câyLN5_12 51,6919 0,4109 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN5_13 82,7132 0,50448 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN5_14 107,037 0,59178 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN5_15 41,5603 0,46179 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_16 74,254 0,53652 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyLN5_17 73,7138 0,51641 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN5_18 51,6912 0,5655 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN5_19 26,1202 0,44435 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mật độ dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 thuộc lưu vực sông La Ngà dao

động trong khoảng từ 0,39107 km/km2 (LN5_05) đến 0,63596 km/km2 (LN5_04).

Hướng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông La Ngà là

hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn dạng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực này

là dạng nhánh cây (xem Hình 3.8).

Hình 3.8 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông La Ngà)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-45-

* Đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực

sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.9 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

Min Max TB Min Max TB Min Max TBLN5_01 83 252 120,055 0 17,716 1,92 4 126 19,038LN5_02 110 280 129,819 0 25,673 1,632 0 144 16,92LN5_03 110 251 141,656 0 17,973 1,275 0 85 13,391LN5_04 114 1045 250,942 0 38,904 8,374 1 390 96,909LN5_05 138 1571 674,361 0 41,166 17,913 27 475 204,033LN5_06 136 1631 567,096 0 43,508 13,864 0 460 150,431LN5_07 701 1280 849,792 0 33,299 6,94 1 346 69,911LN5_08 758 1461 890,363 0 30,05 6,08 1 250 53,102LN5_09 758 1229 872,582 0 31,179 7,794 14 265 69,215LN5_10 755 1787 1019,19 0 35,646 9,324 4 384 96,28LN5_11 755 1382 885,694 0 34,02 9,483 7 326 88,276LN5_12 399 1513 820,498 0 39,182 14,457 16 348 151,772LN5_13 117 1227 313,299 0 39,7 7,578 1 494 86,361LN5_14 113 680 137,731 0 31,129 1,633 0 343 17,729LN5_15 85 176 115,362 0 17,686 1,414 2 126 13,969LN5_16 85 199 115,037 0 13,68 1,281 2 62 12,366LN5_17 79 783 154,338 0 29,55 1,858 0 312 19,595LN5_18 70 378 151,741 0 14,099 1,953 0 96 19,456LN5_19 70 204 108,4 0 15,697 1,884 2 54 19,199

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong lưu vực sông La Ngà, ta thấy giá trị độ cao trung bình của các tiểu lưu

vực cấp 5 dao động từ 108,4 m (LN5_19) đến 1019,188 m (LN5_10), giá trị độ dốc

trung bình dao động từ 1,275 độ (LN5_03) đến 17,913 độ (LN5_05), giá trị phân

cắt sâu trung bình dao động từ 12,366 m/km2 (LN5_16) đến 204,033 m/km2

(LN5_05). Kết quả thống kê cho ta thấy có sự chênh lệch rõ nét về độ cao địa hình

của các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông La Ngà.

-46-

3.2.2 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông Đồng Nai

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 5 trên khu vực thượng lưu và trung

lưu sông Đồng Nai bằng phần mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn bộ khu vực nói

trên có 38 tiểu lưu vực cấp 5 (xem Hình 3.9).

Hình 3.9 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Đồng Nai)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 5 trong vùng

thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.10 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (km2)

ĐƯỜNG KÍNH (km)

CHU VI (km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG

DN5_01 92,8713 18,9203 60,057 0,50935DN5_02 81,7226 17,9096 50,3361 0,50476DN5_03 65,3416 21,1497 49,8293 0,3822DN5_04 271,42 26,235 89,1623 0,62797DN5_05 81,5899 16,3296 57,076 0,55315DN5_06 93,4819 28,8282 82,2329 0,33539

-47-

DN5_07 47,9807 13,1567 43,3303 0,52649DN5_08 112,33 21,6969 67,1804 0,48848DN5_09 187,711 24,2657 88,4979 0,56461DN5_10 159,308 30,0495 90,0636 0,42003DN5_11 151,208 34,0784 101,861 0,36083DN5_12 342,425 39,024 146,918 0,47419DN5_13 292,636 34,7894 117,164 0,49172DN5_14 66,8588 12,114 41,7874 0,67498DN5_15 130,958 17,7085 68,3813 0,64623DN5_16 70,4107 17,0081 56,6228 0,49336DN5_17 367,774 36,8163 137,176 0,5209DN5_18 207,569 25,7282 88,735 0,55998DN5_19 150,288 20,4242 71,1257 0,60023DN5_20 92,3403 14,203 52,5621 0,67658DN5_21 128,647 21,6409 69,6793 0,52411DN5_22 146,572 30,3763 85,2962 0,39856DN5_23 51,0438 11,1059 38,9286 0,64331DN5_24 75,1723 13,7957 43,2213 0,62847DN5_25 87,6835 14,3316 50,8652 0,65338DN5_26 26,6763 9,05746 30,4539 0,57024DN5_27 168,58 21,756 81,1104 0,59679DN5_28 145,026 22,7724 80,606 0,52883DN5_29 120,575 16,8755 67,4501 0,65069DN5_30 102,797 21,8826 64,9726 0,46333DN5_31 177,76 36,0647 105,775 0,36969DN5_32 231,565 35,8292 105,407 0,42472DN5_33 90,6102 18,1403 56,0074 0,52474DN5_34 139,303 18,177 65,3439 0,64932DN5_35 71,3403 13,3161 45,5446 0,6343DN5_36 79,0694 13,8934 54,8287 0,64002DN5_37 385,794 29,0328 108,293 0,67653DN5_38 71,4306 11,67 41,0302 0,72422

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mức độ dao động về diện tích của các tiểu lưu vực cấp 5 tại lưu vực sông

Đồng Nai trong khoảng từ 26,68 km2 (DN5_26) đến 385,794 km2 (DN5_37). Dựa

vào chỉ số hình dạng, ta nhận thấy hình dạng chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 5

trong lưu vực sông Đồng Nai có dạng tròn (24 tiểu lưu vực), các tiểu lưu vực cấp 5

dạng kéo dài chỉ có 14 tiểu lưu vực.

-48-

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5

trong vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.11 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY

(km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DN5_01 51,235 0,55168 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_02 42,6925 0,52241 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_03 34,2 0,5234 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_04 127,245 0,46881 Tây – Đông Dạng nhánh câyDN5_05 36,0349 0,44166 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_06 52,148 0,55784 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_07 27,2203 0,56732 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_08 53,2769 0,47429 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_09 99,4519 0,52981 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_10 96,4402 0,60537 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_11 95,6662 0,63268 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_12 182,225 0,53216 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_13 169,782 0,58018 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_14 33,9655 0,50802 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_15 66,874 0,51065 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_16 30,1618 0,42837 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_17 171,92 0,46746 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_18 90,8709 0,43779 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_19 72,1356 0,47998 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_20 46,5156 0,50374 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_21 58,3278 0,45339 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_22 68,939 0,47034 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_23 29,0197 0,56853 Tây – Đông Dạng nhánh câyDN5_24 33,2472 0,44228 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_25 39,1184 0,44613 Tây – Đông Dạng nhánh câyDN5_26 16,4875 0,61806 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_27 83,5763 0,49577 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_28 74,8308 0,51598 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_29 57,9186 0,48035 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_30 59,6784 0,58055 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_31 90,4842 0,50902 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

-49-

DN5_32 116,77 0,50426 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_33 36,6737 0,40474 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_34 71,8625 0,51587 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN5_35 33,6946 0,47231 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN5_36 41,787 0,52849 Bắc – Nam Dạng nhánh câyDN5_37 152,151 0,39438 Tây – Đông Dạng nhánh câyDN5_38 34,6669 0,48532 Tây – Đông Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mật độ dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 thuộc lưu vực sông Đồng Nai

dao động trong khoảng từ 0,3944 km/km2 (DN5_37) đến 0,63268 km/km2

(DN5_11). Hướng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông

Đồng Nai là hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn dạng dòng chảy chủ yếu của các tiểu

lưu vực này là dạng nhánh cây (xem Hình 3.10).

Hình 3.10 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Đồng Nai)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 5:

-50-

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 5 trong vùng

thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.12 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Đồng Nai)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

Min Max TB Min Max TB Min Max TBDN5_01 68 363 145,721 0 21,233 4,35 3 104 41,087DN5_02 68 380 179,548 0 25,932 5,393 3 131 51,182DN5_03 53 287 139,727 0 27,136 4,434 3 130 40,173DN5_04 151 415 248,942 0 28,792 6,405 0 170 58,22DN5_05 151 414 271,034 0 27,893 7,009 8 152 62,532DN5_06 151 538 342,822 0 28,779 6,775 6 174 57,262DN5_07 162 573 449,469 0 31,447 6,442 10 235 57,618DN5_08 346 714 549,667 0 26,299 6,254 14 174 55,23DN5_09 339 755 590,645 0 26,84 5,805 8 189 49,18DN5_10 619 911 729,414 0 31,431 6,157 4 152 53,295DN5_11 619 957 782,466 0 23,001 7,1 13 106 58,731DN5_12 591 964 825,156 0 28,886 7,077 6 181 58,573DN5_13 437 1446 786,153 0 55,243 8,506 8 397 76,484DN5_14 1314 1951 1604,94 0 30,135 11,277 29 386 112,885DN5_15 1308 2106 1583,15 0 35,865 10,744 0 332 105,298DN5_16 930 1535 1122,19 0 30,626 10,237 7 275 102,936DN5_17 830 1724 1156,83 0 38,278 8,233 2 306 84,145DN5_18 957 1805 1332,79 0 46,485 11,43 3 427 119,207DN5_19 1137 2099 1507,12 0 45,708 13,897 21 409 135,212DN5_20 1241 2046 1557,55 0 38,385 10,682 17 322 108,117DN5_21 1224 2209 1568,68 0 38,279 11,966 9 328 122,686DN5_22 1040 2285 1506,84 0 41,655 12,122 0 397 130,308DN5_23 999 1394 1109,13 0 33,009 8,096 3 301 86,225DN5_24 923 1388 1047,23 0 33,233 11,674 23 284 109,085DN5_25 923 1346 1011,58 0 34,145 10,597 10 281 100,718DN5_26 910 1120 955,892 0 23,658 6,956 5 151 63,287DN5_27 707 1848 1000,08 0 42,456 9,5 7 384 98,373DN5_28 538 1221 845,743 0 38,136 8,815 14 288 79,161DN5_29 332 1422 733,63 0 44,72 10,675 0 327 106,435DN5_30 151 630 342,323 0 32,943 10,244 14 202 95,888DN5_31 151 825 492,871 0 35,263 10,681 0 323 105,199DN5_32 151 1429 584,052 0 42,013 12,324 0 423 130,187DN5_33 151 770 375,277 0 38,941 12,012 0 303 123,738DN5_34 605 1296 866,229 0 32,815 6,973 10 317 64,109

-51-

DN5_35 605 1054 837,518 0 26,803 7,215 3 232 64,104DN5_36 128 570 205,376 0 36,512 8,125 3 354 82,797DN5_37 158 1501 614,667 0 50,351 16,29 0 528 183,844DN5_38 73 234 126,304 0 22,823 2,226 1 130 23,878

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta thấy giá trị độ cao

trung bình của các tiểu lưu vực cấp 5 dao động từ 126,304 m (DN5_38) đến

1604,937 m (DN5_14), giá trị độ dốc trung bình dao động từ 2,226 độ (DN5_38)

đến 16,29 độ (DN5_37), giá trị phân cắt sâu trung bình dao động từ 23,878 m/km2

(DN5_38) đến 183,844 m/km2 (DN5_37). Mức độ chênh lệch về độ cao giữa các

tiểu lưu vực tại nơi đây là rất lớn.

3.2.3 Các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông Bé

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 5 trên lưu vực sông Bé bằng phần

mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn bộ khu vực nói trên có 38 tiểu lưu vực cấp 5

(xem Hình 3.11).

-52-

Hình 3.11 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Bé)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu

vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.13 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (km2)

ĐƯỜNG KÍNH (km)

CHU VI (km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG

SB5_01 67,128 13,2927 51,2164 0,616366SB5_02 103,778 17,0942 65,6926 0,595939SB5_03 214,332 25,3323 94,4968 0,577922SB5_04 53,0144 11,547 41,8963 0,630564SB5_05 62,6767 14,1154 54,8616 0,560868SB5_06 91,4608 15,2703 59,495 0,626282SB5_07 218,463 28,1815 110,151 0,524475

-53-

SB5_08 42,4678 10,2704 40,5876 0,634515SB5_09 791,658 64,041 205,51 0,43935SB5_10 118,69 24,2901 74,77 0,448516SB5_11 112,489 23,6894 70,821 0,447713SB5_12 148,375 30,998 85,9611 0,392959SB5_13 133,093 30,0351 83,1142 0,384104SB5_14 208,85 33,3128 99,8863 0,433816SB5_15 160,366 27,3875 77,8736 0,462385SB5_16 502,165 57,4801 176,894 0,389857SB5_17 182,246 32,7308 102,028 0,412451SB5_18 63,5214 12,2603 43,2246 0,65007SB5_19 137,151 23,1496 70,1544 0,505889SB5_20 90,3389 24,2433 62,3864 0,392053SB5_21 79,8532 21,2636 62,7143 0,420252SB5_22 110,887 18,8453 59,5611 0,558775SB5_23 107,531 24,9337 75,9711 0,415892SB5_24 71,8744 15,1143 51,2437 0,560918SB5_25 70,1911 14,1 44,2771 0,594187SB5_26 70,1197 16,1682 52,5667 0,517913SB5_27 29,4853 9,89284 38,2309 0,548886SB5_28 57,7626 13,0511 40,59 0,58234SB5_29 47,2398 13,4249 41,8972 0,511969SB5_30 117,89 27,0324 92,1798 0,401657SB5_31 147,651 28,2144 97,4705 0,430672SB5_32 38,6935 8,49054 33,4761 0,732629SB5_33 130,216 17,6588 64,9418 0,646207SB5_34 61,1437 12,7505 39,386 0,613267SB5_35 108,262 31,2958 92,2271 0,332469SB5_36 389,049 30,8709 112,569 0,638929SB5_37 48,486 11,0827 40,1182 0,628296SB5_38 136,794 25,6194 95,6998 0,456526

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Qua kết quả thống kê (Bảng 3.13), ta thấy mức độ dao động về diện tích của

các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu vực sông Bé là khá lớn, từ 29,48 km2 (SB5_27) đến

791,66 km2 (SB5_09). Các tiểu lưu vực cấp 5 có diện tích lớn tập trung chủ yếu ở

vùng thượng lưu sông Bé, còn các tiểu lưu vực cấp 5 có diện tích nhỏ tập trung chủ

yếu tại phần trung lưu sông Bé.

Các tiểu lưu vực cấp 5 tại lưu vực sông Bé có hình dạng chủ yếu là dạng kéo

dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

-54-

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5

trong lưu vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.14 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY

(km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

SB5_01 37,0596 0,552074 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_02 43,4698 0,418875 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB5_03 104,511 0,487611 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB5_04 32,5983 0,614896 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_05 28,6019 0,45634 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_06 45,9492 0,502392 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB5_07 123,571 0,565637 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_08 19,3475 0,455581 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_09 398,323 0,50315 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_10 66,1069 0,55697 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_11 56,6087 0,503238 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_12 69,7702 0,470227 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_13 64,5153 0,48474 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_14 97,7169 0,467881 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_15 77,4489 0,482952 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_16 238,352 0,474648 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_17 96,4608 0,52929 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_18 35,6269 0,560864 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_19 63,1723 0,460604 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_20 40,2227 0,445242 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_21 39,4951 0,494597 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_22 57,7404 0,520716 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_23 54,081 0,502933 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_24 29,9989 0,41738 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_25 33,5529 0,478022 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_26 38,0781 0,543044 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_27 18,548 0,629058 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB5_28 26,0542 0,451057 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_29 27,3038 0,577984 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_30 64,646 0,548357 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB5_31 74,6845 0,505817 Bắc – Nam Dạng nhánh cây

-55-

SB5_32 17,6578 0,456351 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB5_33 77,2829 0,593498 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_34 31,9303 0,522218 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_35 53,7555 0,496532 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_36 204,924 0,52673 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB5_37 22,4887 0,463819 Tây – Đông Dạng nhánh câySB5_38 58,3985 0,426908 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào kết quả thống kê (Bảng 3.14), ta thấy được toàn bộ các tiểu lưu vực

cấp 5 trong lưu vực sông Bé đều có mạng dòng chảy dạng nhánh cây. Mật độ dòng

chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 dao động từ 0,417 km/km2 (SB5_24) đến 0,629

km/km2 (SB5_27).

Qua kết quả thống kê hướng dòng chảy chính (Bảng 3.14), ta thấy các tiểu

lưu vực cấp 5 ở vùng thượng lưu sông Bé có hướng dòng chảy là Đông Bắc – Tây

Nam, một số tiểu lưu vực cấp 5 ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Bé lại có hướng

dòng chảy Bắc – Nam theo hình vòng cung rất đặc biệt. Ngoài ra còn có một số tiểu

lưu vực cấp 5 có hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông Nam và Tây – Đông nhưng

số lượng rất ít (xem Hình 3.12).

-56-

Hình 3.12 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 5 (sông Bé)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 5:

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 5 trong lưu

vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.15 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông Bé)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

(m/km2)Min Max TB Min Max TB Min Max TB

SB5_01 31 106 59,092 0 10,394 1,675 2 53 16,046SB5_02 36 99 56,118 0 7,659 1,322 2 31 12,441SB5_03 42 194 80,396 0 17,973 2,359 2 88 23,093SB5_04 42 86 61,758 0 6,924 1,647 1 32 15,17SB5_05 72 230 133,408 0 15,003 3,371 4 72 33,301SB5_06 78 238 120,845 0 13,923 2,296 0 84 23,249

-57-

SB5_07 95 281 137,44 0 18,948 2,154 1 93 19,446SB5_08 95 183 112,051 0 12,243 2,047 2 62 19,803SB5_09 105 967 446,707 0 52,873 9,143 7 287 90,047SB5_10 125 367 246,44 0 21,816 4,396 0 113 41,79SB5_11 309 842 489,871 0 31,951 9,293 12 212 94,294SB5_12 309 959 628,65 0 40,349 10,665 19 254 108,045SB5_13 333 962 598,32 0 36,408 10,253 13 268 106,116SB5_14 333 984 602,949 0 31,847 8,634 5 228 85,486SB5_15 216 457 306,667 0 25,225 4,46 0 116 40,447SB5_16 216 885 448,939 0 27,319 6,777 0 212 65,372SB5_17 216 563 341,087 0 29,625 5,524 4 198 50,145SB5_18 216 337 265,227 0 18,703 4,655 6 89 41,644SB5_19 216 387 284,595 0 18,593 4,862 7 102 42,964SB5_20 216 303 245,849 0 15,571 4,068 0 85 36,874SB5_21 68 254 139,369 0 14,894 4,295 8 88 41,841SB5_22 64 226 118,656 0 13,781 3,556 3 75 33,905SB5_23 56 243 122,3 0 16,095 3,514 3 75 33,584SB5_24 98 261 165,483 0 15,747 4,755 13 78 43,731SB5_25 92 268 154,967 0 14,971 4,646 10 102 43,32SB5_26 88 280 154,09 0 18,639 4,732 12 96 42,59SB5_27 70 176 112,055 0 13,246 3,364 7 65 31,124SB5_28 50 172 92,958 0 13,933 3,437 3 69 32,185SB5_29 44 124 75,836 0 11,167 2,362 4 48 21,808SB5_30 34 115 60,428 0 8,131 1,534 2 32 13,948SB5_31 27 120 64,677 0 11,999 2,011 3 47 18,947SB5_32 86 181 115,017 0 12,762 2,695 2 78 25,94SB5_33 86 327 152,165 0 20,889 4,386 2 136 41,885SB5_34 76 271 113,874 0 18,977 2,693 4 111 25,794SB5_35 34 244 104,643 0 20,265 2,986 5 101 27,491SB5_36 62 411 164,507 0 27,379 4,862 0 169 46,109SB5_37 62 123 84,692 0 10,121 1,957 4 46 17SB5_38 16 119 78,811 0 13,036 2,451 0 57 23,249

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Tại lưu vực sông Bé, ta thấy giá trị độ cao trung bình của các tiểu lưu vực

cấp 5 dao động từ 56,12 m (SB5_02) đến 628,65 m (SB5_12), giá trị độ dốc trung

bình dao động từ 1,322 độ (SB5_02) đến 10,665 độ (SB5_12), giá trị phân cắt sâu

trung bình dao động từ 12,441 m/km2 (SB5_02) đến 108,045 m/km2 (SB5_12). Kết

quả thống kê cho ta thấy có sự chênh lệch về độ cao địa hình của các tiểu lưu vực

-58-

cấp 5 trong lưu vực sông Bé, nhưng sự chênh lệch này không lớn. Điều đó chứng tỏ

mức độ phân cắt địa hình tại lưu vực sông Bé nhỏ hơn lưu vực sông La Ngà và

Đồng Nai.

3.3 THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM TIỂU LƯU VỰC CẤP 6 TRONG

KVNC

3.3.1 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông La Ngà

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 6 trên lưu vực sông La Ngà bằng

phần mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn lưu vực sông La Ngà có sáu tiểu lưu vực

cấp 6 (xem Hình 3.13).

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu

vực sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.16 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (km2)

ĐƯỜNG KÍNH (km)

CHU VI (km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG

LN6_01 129,914 19,6353 70,1089 0,58048LN6_02 273,316 22,8891 88,4572 0,72228LN6_03 401,133 35,6882 133,112 0,5612LN6_04 366,733 30,0159 107,378 0,638LN6_05 325,988 27,2196 105,952 0,66331LN6_06 178,437 20,8969 76,3735 0,63923

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy mức độ dao động về diện tích của các tiểu lưu

vực cấp 6 tại lưu vực sông La Ngà trong khoảng từ 129,914 km2 (LN6_01) đến

401,133 km2 (LN6_03). Dựa vào chỉ số hình dạng, ta nhận thấy hình dạng của cả

sáu tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông La Ngà đều là dạng tròn.

-59-

Hình 3.13 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông La Ngà)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6

trong lưu vực sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.17 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY (km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

LN6_01 56,8822 0,43785 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyLN6_02 114,414 0,41862 Bắc – Nam Dạng nhánh câyLN6_03 208,405 0,51954 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyLN6_04 182,075 0,49648 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyLN6_05 163,873 0,5027 Tây – Đông Dạng nhánh câyLN6_06 90,747 0,50857 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-60-

Mật độ dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 thuộc lưu vực sông La Ngà dao

động trong khoảng từ 0,41862 km/km2 (LN6_02) đến 0,51954 km/km2 (LN6_03).

Hướng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông La Ngà là

hai hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam, còn dạng dòng chảy chủ

yếu của các tiểu lưu vực này là dạng nhánh cây (xem Hình 3.14).

* Đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu

vực sông La Ngà, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.18 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

Min Max TB Min Max TB Min Max TBLN6_01 110 280 133,372 0 25,673 1,478 0 144 15,418LN6_02 129 1631 609,572 0 43,508 15,544 0 475 172,598LN6_03 732 1461 874,485 0 31,179 6,054 1 265 52,642LN6_04 733 1787 982,121 0 35,646 9,255 4 384 93,085LN6_05 83 199 111,496 0 17,686 1,275 0 126 12,413LN6_06 53 378 129,123 0 20,162 2,009 0 113 20,083

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong lưu vực sông La Ngà, ta thấy giá trị độ cao trung bình của các tiểu lưu

vực cấp 6 dao động từ 111,496 m (LN6_05) đến 982,121 m (LN6_04), giá trị độ

dốc trung bình dao động từ 1,275 độ (LN6_05) đến 15,544 độ (LN6_02), giá trị

phân cắt sâu trung bình dao động từ 12,413 m/km2 (LN6_05) đến 172,598 m/km2

(LN6_02).

-61-

Hình 3.14 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông La Ngà)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

3.3.2 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông Đồng Nai

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 6 vùng thượng lưu và trung lưu sông

Đồng Nai bằng phần mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn bộ vùng thượng lưu và

trung lưu sông Đồng Nai có tám tiểu lưu vực cấp 6 (xem Hình 3.15).

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6 trong vùng

thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.19 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (km2)

ĐƯỜNG KÍNH (km)

CHU VI (km)

CHỈ SỐ HÌNH DẠNG

DN6_01 221,516 33,2051 82,7028 0,44823DN6_02 317,3 28,7791 106,147 0,61895DN6_03 1114,18 51,4965 200,707 0,64819DN6_04 1096,95 52,9951 196,184 0,62497

-62-

DN6_05 1410,12 75,9463 265,275 0,49445DN6_06 466,021 35,2795 124,354 0,6119DN6_07 564,017 44,1818 144,181 0,53753DN6_08 959,569 57,3657 243,226 0,53999

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mức độ dao động về diện tích của các tiểu lưu vực cấp 6 tại lưu vực sông

Đồng Nai trong khoảng từ 211,516 km2 (DN6_01) đến 1410,12 km2 (DN6_05).

Nhìn chung các tiểu lưu vực cấp 6 này có dạng chủ yếu là dạng tròn.

Hình 3.15 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Đồng Nai)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6

trong vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.20 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY

(km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

-63-

DN6_01 120,774 0,54522 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN6_02 159,747 0,50346 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN6_03 637,881 0,57251 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câyDN6_04 530,331 0,48346 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN6_05 659,281 0,46753 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN6_06 229,922 0,49337 Tây – Đông Dạng nhánh câyDN6_07 267,472 0,47423 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câyDN6_08 411,934 0,42929 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mật độ dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 thuộc lưu vực sông Đồng Nai

dao động trong khoảng từ 0,42929 km/km2 (DN6_08) đến 0,57251 km/km2

(DN6_03). Hướng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông

Đồng Nai là hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn dạng dòng chảy chủ yếu của các tiểu

lưu vực này là dạng nhánh cây (xem Hình 3.16).

Hình 3.16 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Đồng Nai)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6:

-64-

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6 trong vùng

thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.21 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Đồng Nai)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

Min Max TB Min Max TB Min Max TBDN6_01 57 380 152,535 0 25,932 4,544 2 131 42,998DN6_02 205 755 567,245 0 33,018 6,301 8 257 55,234DN6_03 353 1446 767,746 0 55,243 7,32 4 397 62,905DN6_04 728 2106 1220,25 0 38,445 9,31 0 386 94,242DN6_05 840 2285 1342,07 0 47,661 10,859 0 427 112,13DN6_06 839 1388 981,822 0 34,1448 8,867 4 284 80,704DN6_07 151 1429 438,754 0 42,0126 11,09 0 423 115,93DN6_08 121 1501 569,446 0 50,3513 12,085 0 528 130,137

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong vùng thượng lưu và trung lưu sông Đồng Nai, ta thấy giá trị độ cao

trung bình của các tiểu lưu vực cấp 6 dao động từ 152,535 m (DN6_01) đến

1342,07 m (DN6_05), giá trị độ dốc trung bình dao động từ 4,544 độ (DN6_01) đến

12,085 độ (DN6_08), giá trị phân cắt sâu trung bình dao động từ 42,998 m/km2

(DN6_01) đến 130,137 m/km2 (DN6_08).

3.3.3 Các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông Bé

Tiến hành xác định các tiểu lưu vực cấp 6 trên lưu vực sông Bé bằng phần

mềm RiverTools, ta nhận thấy toàn lưu vực sông Bé có tám tiểu lưu vực cấp 6

(xem Hình 3.17).

* Đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm hình thái của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu

vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.22 Đặc điểm hình thái các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)

TÊN TIỂU LƯU DIỆN TÍCH ĐƯỜNG KÍNH CHU VI CHỈ SỐ

-65-

VỰC (km2) (km) (km) HÌNH DẠNGSB6_01 291,03 29,2863 101,216 0,582512SB6_02 432,292 43,5953 157,545 0,476924SB6_03 265,596 32,7823 101,255 0,497131SB6_04 366,734 35,8348 110,877 0,534405SB6_05 1143,62 75,9908 240,456 0,44502SB6_06 342,398 32,4238 124,834 0,570691SB6_07 610,162 48,9149 175,596 0,504989SB6_08 586,997 45,2677 162,044 0,535216

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào bảng số liệu (Bảng 3.22), ta thấy mức độ dao động về diện tích của

các tiểu lưu vực cấp 6 tại lưu vực sông Bé trong khoảng từ 291,03 km2 (SB6_01)

đến 1143,62 km2 (SB6_05). Dựa vào chỉ số hình dạng, ta nhận thấy các tiểu lưu vực

cấp 6 tại lưu vực sông Bé chủ yếu có dạng kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây

Nam.

-66-

Hình 3.17 Ranh giới của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Bé)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6

trong lưu vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.23 Đặc điểm mạng dòng chảy các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)

TÊN TIỂU LƯU VỰC

TỔNG CHIỀU DÀI DÒNG CHẢY (km)

MẬT ĐỘ DÒNG CHẢY

(km/km2)

HƯỚNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

DẠNG DÒNG CHẢY CHỦ YẾU

SB6_01 148,319 0,509633 Tây Bắc – Đông Nam Dạng nhánh câySB6_02 231,61 0,535772 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB6_03 130,35 0,490784 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB6_04 173,167 0,472186 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB6_05 548,994 0,480049 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB6_06 168,945 0,493418 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh câySB6_07 330,995 0,54247 Bắc – Nam Dạng nhánh câySB6_08 307,52 0,523887 Đông Bắc – Tây Nam Dạng nhánh cây

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Mật độ dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 thuộc lưu vực sông Bé dao

động trong khoảng từ 0,47 km/km2 (SB6_04) đến 0,54 km/km2 (SB6_07). Hướng

dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu vực sông Bé là hướng Đông

Bắc – Tây Nam, còn dạng dòng chảy chủ yếu của các tiểu lưu vực này là dạng

nhánh cây.

-67-

Hình 3.18 Mạng dòng chảy của các tiểu lưu vực cấp 6 (sông Bé)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Đặc điểm mạng địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6:

Thực hiện thống kê đặc điểm địa hình của các tiểu lưu vực cấp 6 trong lưu

vực sông Bé, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.24 Đặc điểm địa hình các tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông Bé)

IDĐỘ CAO (m) ĐỘ DỐC (deg) PHÂN CẮT SÂU

Min Max TB Min Max TB Min Max TBSB6_01 42 194 74,779 0 17,973 2,16 1 88 20,92SB6_02 73 281 125,065 0 18,948 2,026 0 93 19,039SB6_03 288 958 566,843 0 40,349 10,051 12 254 101,748SB6_04 284 983 590,659 0 36,408 9,182 5 268 92,469SB6_05 216 885 366,372 0 29,625 5,654 0 212 52,87SB6_06 54 280 136,148 0 18,639 4,021 1 102 37,311SB6_07 24 327 105,437 0 20,889 2,912 1 136 27,683

-68-

SB6_08 21 411 135,849 0 27,379 4,127 0 169 38,92(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong lưu vực sông Bé, ta thấy giá trị độ cao trung bình của các tiểu lưu vực

cấp 6 dao động từ 74,779 m (SB6_01) đến 590,659 m (SB6_04), giá trị độ dốc

trung bình dao động từ 2,03 độ (SB6_02) đến 10,051 độ (SB6_03), giá trị phân cắt

sâu trung bình dao động từ 19,04 m/km2 (SB6_02) đến 101,748 m/km2 (SB6_03).

-69-

CHƯƠNG 4

PHÂN LOẠI CÁC TIỂU LƯU VỰC

TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày ba nội dung chính sau:

- Kết quả phân loại các tiểu lưu vực cấp 5 trong khu vực nghiên cứu.

- Kết quả đánh giá nguy cơ xảy ra lũ quét dựa vào các yếu tố địa hình của khu

vực nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa các dạng lưu vực đã phân loại với nguy

cơ xảy ra lũ quét.

4.1 PHÂN LOẠI CÁC LƯU VỰC CẤP 5 TRÊN KVNC

4.1.1 Nguyên tắc chọn đối tượng lưu vực cần phân loại

Trong khóa luận này, tác giả sẽ thực hiện phân loại dạng lưu vực trên đối

tượng là các tiểu lưu vực cấp 5 nằm trong khu vực nghiên cứu. Sở dĩ tác giả chọn

các tiểu lưu vực cấp 5 vì các tiểu lưu vực này thể hiện được những đặc trưng cơ bản

của địa hình và môi trường của khu vực nghiên cứu và phù hợp với độ phân giải của

dữ liệu SRTM DEM sử dụng.

Các tiểu lưu vực có cấp nhỏ hơn 5 không được chọn để phân loại là bởi lý do

sau:

- Các tiểu lưu vực này có diện tích khá nhỏ, lại nằm trên một phạm vi hẹp nên

những đặc điểm của các tiểu lưu vực này khá cục bộ, không thể hiện được

một cách khái quát các đặc trưng địa hình và môi trường vùng.

- Việc phân chia các tiểu lưu vực cấp 1, 2, 3, 4 sẽ gây ra sai số đáng kể, không

đảm bảo kết quả phân loại.

- Ngoài ra, tác giả không thực hiện phân loại các tiểu lưu vực có cấp nhỏ hơn

5 còn vì hạn chế của thời gian thực hiện khóa luận. Các tiểu lưu vực có cấp

nhỏ hơn 5 có số lượng rất lớn, khoảng trên 2.000 tiểu lưu vực. Để có thể tiến

hành phân loại chúng cần có một khoảng thời gian thực hiện dài.

-70-

Bên cạnh đó, các tiểu lưu vực có cấp lớn hơn 5 cũng không được chọn để

phân loại là do:

- Các tiểu lưu vực cấp 6, 7 có diện tích lớn, nằm trên một phạm vi rộng, trải

dài trên nhiều dạng tiểu địa hình của vùng, chịu sự chi phối của rất nhiều yếu

tố môi trường, nên việc xác định đặc trưng của các tiểu lưu vực này là rất

khó.

- Số lượng các tiểu lưu vực có cấp lớn hơn 5 nhỏ (toàn vùng chỉ có 22 tiểu lưu

vực), nên khó xác định được sự liên quan giữa các đặc điểm phân loại với

từng dạng tiểu lưu vực.

4.1.2 Nguyên tắc xác định đặc điểm phân loại

Để phù hợp với mục tiêu phân loại dạng lưu vực, trong khóa luận này, tác

giả sẽ sử dụng hai yếu tố chính (khóa chính) của việc phân loại là độ cao địa hình

trung bình và độ dốc địa hình trung bình của các tiểu lưu vực cấp 5.

Với khóa phân loại là địa hình trung bình, tác giả sẽ chia các tiểu lưu vực cấp

5 trong khu vực nghiên cứu thành bốn nhóm sau (xem Hình 4.1):

- Nhóm có độ cao trung bình từ 50 – 150 m.

- Nhóm có độ cao trung bình từ 150 – 320 m.

- Nhóm có độ cao trung bình từ 320 – 820 m.

- Nhóm có độ cao trung bình từ 820 – 1.610 m.

-71-

Hình 4.1 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo bốn nhóm độ cao trung bình

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Với khóa phân loại là độ dốc trung bình, tác giả sẽ chia các tiểu lưu vực cấp

5 trong khu vực nghiên cứu thành ba nhóm sau (xem Hình 4.2):

- Nhóm có độ dốc trung bình từ 1,2 – 4,5 độ.

- Nhóm có độ dốc trung bình từ 4,5 – 10 độ.

- Nhóm có độ dốc trung bình từ 10 – 18 độ.

-72-

Hình 4.2 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo ba nhóm độ dốc trung bình

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Trong quá trình phân loại, cả hai yếu tố độ cao trung bình và độ dốc trung

bình sẽ cùng được sử dụng để quyết định xem một tiểu lưu vực thuộc dạng nào.

Tiến hành kết hợp hai yếu tố độ cao và độ dốc địa hình, ta sẽ có bảng tiêu chuẩn

phân loại sau (Bảng 4.1):

Bảng 4.1 Bảng tiêu chuẩn phân loại các tiểu lưu vực cấp 5

DẠNG LƯU VỰC ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI

Lưu vực nhóm I Có độ cao địa hình TB từ 50-150 m và độ dốc TB từ 1,2-4,5 độ.

Lưu vực nhóm II Có độ cao địa hình TB từ 150-320 m và độ dốc TB từ 1,2-4,5 độ.

Lưu vực nhóm III Có độ cao địa hình TB từ 150-320 m và độ dốc TB từ 4,5-10 độ.

Lưu vực nhóm IV Có độ cao địa hình TB từ 320-820 m và độ dốc TB từ 4,5-10 độ.

Lưu vực nhóm V Có độ cao địa hình TB từ 320-820 m và độ dốc TB từ 10-18 độ.

-73-

Lưu vực nhóm VI Có độ cao địa hình TB từ 820-1610 m và độ dốc TB từ 4,5-10 độ.

Lưu vực nhóm VII Có độ cao địa hình TB từ 820-1610 m và độ dốc TB từ 10-18 độ.

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dù các yếu tố chỉ số hình dạng lưu vực, hướng dòng chảy và phân cắt sâu

không được sử dụng trong quá trình phân loại, nhưng các yếu tố này cũng đóng vai

trò quan trọng trong việc xác định các đặc điểm của các tiểu lưu vực.

Hình 4.3 Bản đồ các tiểu lưu vực cấp 5 phân theo hướng dòng chảy chính

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

4.1.3 Kết quả phân loại các tiểu lưu vực cấp 5

Dựa vào các nguyên tắc phân loại đã xác định ở phần trên, chúng ta sẽ tiến

hành phân loại các tiểu lưu vực cấp 5 trong khu vực nghiên cứu. Kết quả phân loại

các tiểu lưu vực cấp 5 tại khu vực nghiên cứu như sau (xem Bảng 4.2 và Hình 4.4):

Bảng 4.2 Số lượng các tiểu lưu vực chia theo các nhóm

-74-

NHÓM LƯU VỰC

SỐ LƯỢNG LƯU VỰC TÊN TIỂU LƯU VỰC

I 31

DN5_01, DN5_03, DN5_38, LN5_01, LN5_02, LN5_03, LN5_14, LN5_15, LN5_16, LN5_19, SB5_01, SB5_02, SB5_03, SB5_04, SB5_05, SB5_06, SB5_07, SB5_08, SB5_21, SB5_22, SB5_23, SB5_27, SB5_28, SB5_29, SB5_30, SB5_31, SB5_32, SB5_34, SB5_35, SB5_37, SB5_38.

II 6 LN5_17, LN5_18, SB5_10, SB5_15, SB5_20, SB5_33.

III 12DN5_02, DN5_04, DN5_05, DN5_36, LN5_04, LN5_13, SB5_18, SB5_19, SB5_24, SB5_25, SB5_26, SB5_36.

IV 12DN5_06, DN5_07, DN5_08, DN5_09, DN5_10, DN5_11, DN5_13, SB5_09, SB5_11, SB5_14, SB5_16, SB5_17.

V 10 DN5_29, DN5_30, DN5_31, DN5_32, DN5_33, DN5_37, LN5_05, LN5_06, SB5_12, SB5_13.

VI 13DN5_12, DN5_17, DN5_23, DN5_26, DN5_27, DN5_28, DN5_34, DN5_35, LN5_07, LN5_08, LN5_09, LN5_10, LN5_11.

VII 11DN5_14, DN5_15, DN5_16, DN5_18, DN5_19, DN5_20, DN5_21, DN5_22, DN5_24, DN5_25, LN5_12.

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-75-

Hình 4.4 Bản đồ kết quả phân loại các tiểu lưu vực cấp 5

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm I (31 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực này tập trung chủ yếu ở phần hạ lưu của sông La Ngà, hạ

lưu sông Bé và trung lưu sông Đồng Nai. Nhóm lưu vực này xuất hiện ở vùng đồng

bằng bằng phẳng, có độ dốc và giá trị phân cắt sâu nhỏ. Đây là nhóm lưu vực có số

lượng lớn nhất (31 tiểu lưu vực) trong khu vực nghiên cứu.

Tại phần hạ lưu sông Bé các tiểu lưu vực nhóm I có hình dạng kéo dài là chủ

yếu. Tuy nhiên, tại phần hạ lưu sông La Ngà và trung lưu sông Đồng Nai thì các

tiểu lưu vực này lại có hình dạng chính là hình tròn.

Hướng dòng chảy chính của các tiểu lưu vực nhóm I khá phức tạp. Tại phần

trung lưu sông Bé, trung lưu sông Đồng Nai và hạ lưu sông La Ngà, hướng dòng

chảy chính của các tiểu lưu vực nhóm I là hướng Đông Bắc – Tây Nam. Tại phần

hạ lưu sông Bé, hướng dòng chảy chính của các tiểu lưu vực này lại có dạng rất đặc

biệt, dạng vòng cung theo hướng Bắc – Nam.

-76-

Hình 4.5 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm I

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm II (6 tiểu lưu vực):

Số lượng tiểu lưu vực nhóm II rất ít, chỉ có sáu tiểu lưu vực tập trung tại

trung lưu sông Bé và hạ lưu sông La Ngà. Hình dạng chủ yếu của chúng là dạng kéo

dài, hướng dòng chảy chủ yếu là hai hướng Bắc – Nam và Đông Bắc – Tây Nam.

Nhóm lưu vực này xuất hiện chủ yếu ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng

và cao nguyên.

-77-

Hình 4.6 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm II

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm III (12 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực nhóm III nằm rải rác tại phần trung lưu sông Bé, trung lưu

sông Đồng Nai và trung lưu sông La Ngà. Hình dạng chủ yếu của chúng là dạng

tròn, hướng dòng chảy chủ yếu là hướng Bắc – Nam và Tây – Đông. Ở nhóm lưu

vực này, ta nhận thấy bắt đầu xuất hiện sự phân cắt địa hình lớn.

Hình 4.7 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm III

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm IV (12 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực nhóm IV tập trung chủ yếu tại thượng lưu sông Bé và khu

vực tiếp giáp giữa lưu vực sông Bé và lưu vực sông Đồng Nai. Cả 12 tiểu lưu vực

nhóm IV đều có hình dạng kéo dài. Điểm đặc biệt của các tiểu lưu vực nhóm IV này

là tại phần tiếp giáp giữa thượng lưu sông Bé và lưu vực sông Đồng Nai có sự đối

nhau về hướng dòng chảy: các tiểu lưu vực nhóm IV nằm bên phần thượng lưu sông

Bé có hướng dòng chảy là Đông Bắc – Tây Nam, còn các tiểu lưu vực nhóm IV

nằm bên phần lưu vực sông Đồng Nai lại hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông

Nam. Điều này cho biết tại phần tiếp giáp giữa thượng lưu sông Bé và lưu vực sông

-78-

Đồng Nai có thể có đứt gãy địa chất. Mức độ phân cắt địa hình trong nhóm lưu vực

này khá lớn.

Hình 4.8 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm IV

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm V (10 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực nhóm V tập trung tại ba khu vực chính: phần thượng lưu

sông Bé, trung lưu sông Đồng Nai và sông La Ngà. Đặc điểm nổi bật của các tiểu

lưu vực dạng này là chúng nằm chủ yếu tại vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi

núi nên tất cả các tiểu lưu vực nhóm V có giá trị phân cắt sâu lớn. Hình dạng của

các tiểu lưu vực này có cả dạng dài và dạng tròn.

Hướng dòng chảy chính của các tiểu lưu vực nhóm V chủ yếu là Đông Bắc –

Tây Nam. Tuy nhiên tại lưu vực sông La Ngà, các tiểu lưu vực này lại có hướng

dòng chảy chính là hướng Bắc Nam.

Các tiểu lưu vực nhóm V được xem là một trong những dạng tiểu lưu vực có

nguy cơ rủi ro về môi trường cao do có giá trị phân cắt sâu khá lớn.

-79-

Hình 4.9 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm V

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Nhóm VI (13 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực nhóm VI chỉ có ở trung lưu sông Đồng Nai và thượng lưu

sông La Ngà. Nhìn chung, các lưu vực này đều nằm trên khu vực có độ cao địa hình

lớn. Các tiểu lưu vực này có hai hướng dòng chảy chính, đó là hướng Tây Bắc –

Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hình dạng lưu vực của chúng chủ yếu là dạng

kéo dài.

Các tiểu lưu vực nhóm VI cũng được xem là một trong những dạng tiểu lưu

vực có nguy cơ rủi ro về môi trường cao.

Hình 4.10 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm VI

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-80-

* Nhóm VII (11 tiểu lưu vực):

Các tiểu lưu vực nhóm VII phân bố chủ yếu ở phần thượng nguồn sông

Đồng Nai. Các tiểu lưu vực nhóm này chỉ xuất hiện tại khu vực có đồi núi cao,

hiểm trở, phân cắt địa hình rất mạnh. Đây là dạng lưu vực có độ cao trung bình và

độ dốc trung bình lớn nhất. Các tiểu lưu vực này có hình dạng chủ yếu là dạng kéo

dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, hướng dòng chảy chính cũng là hướng Đông

Bắc – Tây Nam.

Đây chính là dạng lưu vực được đánh giá là có nguy cơ rủi ro về môi trường

cao nhất trong bảy dạng lưu vực được phân loại.

Hình 4.11 Hình dạng một số tiểu lưu vực nhóm VII

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

4.2 XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA DẠNG LƯU VỰC VỚI

TAI BIẾN LŨ QUÉT

4.2.1 Xây dựng bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét tại khu vực nghiên cứu

Lũ quét là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt với lũ

sông là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một

diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông [1]. Lũ quét thường xảy ra ở

vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với thung lũng và sông suối thấp [1].

-81-

Lũ quét được hình thành do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: độ cao lớn, độ dốc

lớn, phân cắt địa hình mạnh, mưa lớn, mặt đệm lưu vực (mật độ lưới sông, đất, lớp

phủ…) và hoạt động của con người trên lưu vực [1]. Trong các nhân tố gây lũ quét

có các yếu tố thay đổi nhanh, có yếu tố thay đổi chậm và có yếu tố hầu như không

thay đổi. Các yếu tố này liên quan với nhau và sự kết hợp ở một mức độ nhất định

sẽ gây ra lũ quét [1].

Trong phạm vi khóa luận này, do hạn chế về dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ

chỉ tiến hành đánh giá nguy cơ tai biến lũ quét dựa trên các yếu tố địa hình. Các yếu

tố địa hình được chọn để đánh giá và xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét là ba yếu tố

sau: độ cao địa hình, độ dốc địa hình và phân cắt sâu.

Bản đồ nguy cơ lũ quét sẽ được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm các

yếu tố liên quan dựa trên kỹ thuật tái phân loại dữ liệu (reclass) [6].

* Bước 1: Chấm điểm yếu tố độ cao địa hình

Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết đến độ cao địa hình của khu vực.

Những khu vực có độ cao lớn thì tiềm năng xảy ra lũ quét càng cao [1]. Mức điểm

nguy cơ lũ quét xét trên yếu tố độ cao địa hình được xác định như trong Bảng 4.3

sau:

Bảng 4.3 Mức điểm ứng với yếu tố độ cao địa hình

STT Giá trị độ cao Điểm1 < 50 m 12 50-100 m 23 100-200 m 34 200-300 m 45 300-400 m 56 400-800 m 67 800-1000 m 78 1000-1500 m 89 1500-2000 m 9

10 >= 2000 m 10(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-82-

Kết quả chấm điểm yếu tố độ cao địa hình được thể hiện qua Hình 4.12 sau đây:

Hình 4.12 Kết quả phân loại độ cao theo mức điểm của KVNC

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Bước 2: Chấm điểm yếu tố độ dốc địa hình

Sự hình thành lũ quét còn được quyết định bởi yếu tố độ dốc địa hình của

khu vực nghiên cứu. Mức điểm nguy cơ lũ quét xét trên yếu tố độ dốc địa hình được

xác định như trong Bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4 Mức điểm ứng với yếu tố độ dốc địa hình

STT Giá trị độ dốc (độ) Điểm

1 < 5 1

2 5-10 2

3 10-15 3

4 15-20 4

5 20-25 5

6 25-30 6

7 30-35 7

8 35-40 8

9 40-45 9

-83-

10 >= 45 10

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Kết quả chấm điểm yếu tố độ dốc địa hình được thể hiện qua Hình 4.13 sau

đây:

Hình 4.13 Kết quả phân loại độ dốc theo mức điểm của KVNC

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Bước 3: Chấm điểm yếu tố phân cắt sâu địa hình

Nguy cơ xảy ra lũ quét còn được xác định bởi một yếu tố quan trọng nữa là

đặc điểm phân cắt sâu của khu vực nghiên cứu. Mức điểm nguy cơ lũ quét xét trên

yếu tố phân cắt sâu địa hình được xác định như trong Bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5 Mức điểm ứng với yếu tố phân cắt sâu

STTGiá trị phân cắt

sâu (m/km2)Điểm

1 < 10 1

2 10-20 2

3 20-40 3

4 40-60 4

-84-

5 60-80 5

6 80-100 6

7 100-200 7

8 200-300 8

9 300-400 9

10 >= 400 10

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Kết quả chấm điểm yếu tố phân cắt sâu địa hình được thể hiện qua Hình 4.14

sau đây:

Hình 4.14 Kết quả phân loại giá trị phân cắt sâu theo mức điểm của KVNC

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

* Bước 4: Tạo bản đồ nguy cơ lũ quét của khu vực nghiên cứu

Sau khi đã có được dữ liệu raster tái phân loại từ các yếu tố độ cao, độ dốc

và phân cắt sâu, ta sử dụng kỹ thuật cộng raster cộng các lớp dữ liệu đã thực hiện lại

với nhau, ta sẽ có được bản đồ nguy cơ lũ quét xét trên các yếu tố địa hình của khu

vực nghiên cứu. Giá trị nguy cơ xảy ra lũ quét có giới hạn từ 0-30, giá trị càng lớn

biểu hiện nguy cơ xảy ra lũ quét càng cao (xem Hình 4.15).

-85-

Dựa vào bản đồ nguy cơ lũ quét thành lập được, ta thấy các khu vực có nguy

cơ xảy ra lũ quét cao chủ yếu tập trung tại: vùng thượng lưu của lưu vực sông Bé,

vùng thượng lưu của lưu vực sông Đồng Nai, vùng thượng lưu của lưu vực sông La

Ngà và những khu vực có địa hình tiếp giáp giữa đồi núi và đồng bằng tập trung tại

trung tâm của khu vực nghiên cứu.

Tiến hành so sánh bản đồ nguy cơ lũ quét vửa xây dựng với bản đồ “Các khu

vực đã xảy ra lũ quét ở Việt Nam giai đoạn 1953 – 2005” do Viện Khoa Học Khí

Tượng Thủy Văn Và Môi Trường thành lập [18], ta thấy những khu vực có nguy cơ

lũ quét cao trùng với những khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét trong giai đoạn

1953-2005 (so sánh Hình 4.15 với Hình 4.16). Điều đó chứng tỏ bản đồ nguy cơ lũ

quét vừa xây dựng được có tính phù hợp với thực tế.

Hình 4.15 Bản đồ nguy cơ lũ quét của khu vực nghiên cứu (xây dựng từ yếu tố địa hình)

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-86-

Hình 4.16 Các khu vực đã xảy ra lũ quét ở Việt Nam giai đoạn 1953 – 2005 [18]

(Nguồn: Website Viện Khoa Học Thủy Văn và Môi Trường, 2009)

4.2.2 Xác định mối liên hệ giữa các nhóm lưu vực với nguy cơ xảy ra lũ

quét

Để xác định mối liên hệ giữa các dạng lưu vực được phân loại với nguy cơ

xảy ra tai biến lũ quét, chúng ta sẽ tính giá trị trung bình biểu hiện nguy cơ lũ quét

của từng dạng lưu vực dựa trên lớp dữ liệu nguy cơ lũ quét đã xây dựng ở trên. Kết

quả tính toán được thể hiện qua các Bảng 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10, 4.11 và 4.12 sau

đây:

Bảng 4.6 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm I

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quét Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_01 7,855 LN5_16 5,545 SB5_07 6,328 SB5_30 4,806DN5_03 7,686 LN5_19 5,858 SB5_08 6,116 SB5_31 5,277DN5_38 6,387 SB5_01 4,827 SB5_21 7,925 SB5_32 6,637LN5_01 6,272 SB5_02 4,492 SB5_22 7,135 SB5_34 6,428LN5_02 6,117 SB5_03 5,802 SB5_23 7,12 SB5_35 6,496LN5_03 5,854 SB5_04 4,954 SB5_27 6,955 SB5_37 5,35LN5_14 5,971 SB5_05 7,26 SB5_28 6,762 SB5_38 5,686

LN5_15 5,764 SB5_06 6,302 SB5_29 5,681Tính chung cho các lưu vực nhóm I: 6,18.

-87-

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 4.7 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm II

Tên Nguy cơ lũ quét

LN5_17 6,192LN5_18 6,447SB5_10 9,083SB5_15 9,558SB5_20 8,719SB5_33 8,08

Tính chung cho các lưu vực nhóm II: 8,01.(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 4.8 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm III

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_02 8,964 SB5_18 9,174DN5_04 10,191 SB5_19 9,432DN5_05 10,745 SB5_24 8,359DN5_36 10,552 SB5_25 8,276LN5_04 10,529 SB5_26 8,19LN5_13 10,737 SB5_36 8,389

Tính chung cho các lưu vực nhóm III: 9,46.(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 4.9 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm IV

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_06 11,103 DN5_13 13,8DN5_07 11,765 SB5_09 12,923DN5_08 12,022 SB5_11 13,878DN5_09 11,622 SB5_14 13,831DN5_10 12,106 SB5_16 11,976DN5_11 12,824 SB5_17 10,441

Tính chung cho các lưu vực nhóm IV: 12,36.(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-88-

Bảng 4.10 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm V

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_29 14,643 DN5_37 16,731DN5_30 13,315 LN5_05 17,603DN5_31 14,335 LN5_06 15,54DN5_32 14,934 SB5_12 14,798DN5_33 13,979 SB5_13 14,647

Tính chung cho các lưu vực nhóm V: 15,05.(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 4.11 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm VI

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_12 13,102 DN5_35 13,311DN5_17 14,942 LN5_07 13,137DN5_23 15,075 LN5_08 12,808DN5_26 13,575 LN5_09 13,606DN5_27 15,025 LN5_10 15,064DN5_28 14,196 LN5_11 14,581

DN5_34 13,274Tính chung cho các lưu vực nhóm VI: 13,98.

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Bảng 4.12 Giá trị nguy cơ lũ quét TB của các tiểu lưu vực nhóm VII

Tên Nguy cơ lũ quét Tên Nguy cơ

lũ quétDN5_14 17,881 DN5_21 17,86DN5_15 17,279 DN5_22 17,892DN5_16 15,983 DN5_24 16,718DN5_18 17,108 DN5_25 15,957DN5_19 18,45 LN5_12 16,899

DN5_20 17,075Tính chung cho các lưu vực nhóm VII: 17,19.

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

-89-

Thống kê giá trị nguy cơ xảy ra lũ quét theo dạng lưu vực, ta có kết quả như

trong Bảng 4.13 sau đây:

Bảng 4.13 Điểm nguy cơ lũ quét theo dạng lưu vực

DẠNG LƯU VỰC Nhóm I Nhóm II

Nhóm III

Nhóm IV

Nhóm V

Nhóm VI

Nhóm VII

ĐIỂM NGUY CƠ LŨ QUÉT 6,18 8,01 9,46 12,36 15,05 13,98 17,19

(Nguồn: Nguyễn Thanh Ngân, 2009)

Dựa vào kết quả thực hiện được, ta thấy có ba nhóm lưu vực có nguy cơ xảy

ra lũ quét cao, đó là các nhóm lưu vực V, VI, VII. Trong số ba nhóm trên, nhóm VII

là nhóm có nguy cơ xảy ra lũ quét lớn nhất (17,19), tiếp theo là nhóm VI (15,05).

Xét theo vị trí, ta thấy các dạng lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét lớn đều

thuộc phần thượng lưu sông (sông Bé, sông La Ngà, sông Đồng Nai) hoặc tại nơi

tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng đồi núi – những vùng có phân bậc địa hình rõ nét,

độ dốc và phân cắt sâu lớn. Điều này phù hợp với điều kiện hình thành lũ quét.

Một đặc điểm đáng chú ý nữa là các dạng lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét

lớn thường có hình dạng kéo dài và diện tích khá nhỏ.

-90-

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện khóa luận, tác giả rút ra được những kết luận sau

đây:

- Khóa luận cho thấy việc nghiên cứu, phân tích và phân loại các tiểu lưu vực

trong lưu vực sông Đồng Nai là hết sức cần thiết để tạo cơ sở cho việc sử

dụng hợp lý các tiểu lưu vực, giảm thiểu tác động của các tai biến môi

trường diễn ra trong khu vực này.

- Việc ứng dụng các công cụ GIS trong nghiên cứu lưu vực mang lại những

hiệu quả rõ rệt. Nó giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận được những thông tin

khái quát về các lưu vực hơn là phương pháp điều tra thực tế truyền thống.

Ngoài ra, với việc kết hợp các công cụ hỗ trợ khác của GIS, quá trình xử lý

thông tin khi thực hiện nghiên cứu lưu vực trở nên dễ dàng hơn.

Tác giả bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu khi thực hiện khóa

luận. Cụ thể, khóa luận đã đạt được những kết quả chính sau:

- Xác định và thống kê được các đặc điểm hình thái, mạng dòng chảy và địa

hình của 95 tiểu lưu vực cấp 5 (LV sông La Ngà: 19, LV sông Đồng Nai: 38,

LV sông Bé: 38) và 22 tiểu lưu vực cấp 6 (LV sông La Ngà: 6, LV sông

Đồng Nai: 8, LV sông Bé: 8) trong khu vực nghiên cứu.

- Phân loại 95 tiểu lưu vực cấp 5 trong khu vực nghiên cứu thành bảy nhóm

chính dựa vào những đặc điểm độ cao và độ dốc địa hình của chúng (Nhóm

I: 31, nhóm II: 6, nhóm III: 12, nhóm IV: 12, nhóm V: 10, nhóm VI: 13,

nhóm VII: 11). Mỗi nhóm lưu vực này có sự liên quan mật thiết đến từng

kiểu địa hình khác nhau của vùng.

- Bước đầu xác định được mối liên hệ giữa các dạng lưu vực đã phân loại

được với nguy cơ xảy ra lũ quét. Cụ thể nếu chia theo nguy cơ xảy ra lũ quét,

ta thấy hai nhóm lưu vực I, II có nguy cơ xảy ra lũ quét ít nhất, các lưu vực

-91-

nhóm III, IV có nguy cơ xảy ra lũ quét trung bình, còn các lưu vực nhóm V,

VI, VII có nguy cơ xảy ra lũ quét cao nhất.

Dù khóa luận bước đầu đã thực hiện được mục tiêu đề ra, nhưng cũng còn

một số hạn chế cần khắc phục như sau:

- Độ phân giải của dữ liệu thấp nên việc xác định các dòng chảy và lưu vực có

cấp nhỏ hơn 5 gây ra những sai số lớn.

- Việc đề ra chỉ tiêu phân loại lưu vực có phần hơi đơn giản, cứng nhắc, không

có tính linh hoạt.

- Việc tính toán nguy cơ xảy ra lũ quét đã không tính đến nhiều yếu tố quan

trọng chẳng hạn như đặc điểm lớp phủ thực vật, đặc điểm khí tượng, đặc

điểm địa chất.

5.2 KIẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện đề tài, tác giả xin được đề xuất một số ý kiến sau:

- Cần thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học quy mô lớn nhằm phân

loại lưu vực tại hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai dựa trên nhiều nhóm yếu

tố cụ thể hơn. Từ đó, đề ra phương án khai thác và quản lý các dạng lưu vực

theo hướng hợp lý nhất để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa bảo vệ được

nguồn tài nguyên nước quý báu.

- Tại những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao, cần có những biện pháp cụ thể

để phòng chống. Ví dụ như trồng rừng đầu nguồn, di dời dân ở những vùng

có nguy cơ lớn.

- Cần thiết lập một hệ thống cảnh báo lũ quét sớm để có kế hoạch sơ tán kịp

thời dân cư, giảm thiệt hại về vật chất và nhân mạng.

-92-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Cao Đăng Dư, 1995. Nghiên cứu nguyên nhân hình thành và các biện pháp

phòng chống lũ quét. Đề tài khoa học cấp nhà nước, Viện Khoa Học Khí Tượng

Thủy Văn Và Môi Trường, Hà Nội.

[2] Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, 2007. Bản đồ học và hệ thông tin địa lý. NXB

Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Thị Phương, 2008. Phân tích diễn biến chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông

Bé sau khi có công trình thủy điện Thác Mơ. Phân viện khí tượng thủy văn và môi

trường khu vực phía Nam, TP.Hồ Chí Minh.

[4] Lâm Minh Triết và đồng sự, 2000. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ

quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai. Đề tài khoa

học cấp nhà nước, Viện Môi Trường Và Tài Nguyên, Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí

Minh, TP.Hồ Chí Minh.

[5] Lê Văn Trung, 2005. Viễn Thám. NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh,

TP.Hồ Chí Minh.

[6] Trần Tuấn Tú, 2005. Viễn Thám và GIS: khả năng ứng dụng thành lập bản đồ

nguy cơ tai biến trên lưu vực sông Bé. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học

Khoa Học Tự Nhiên TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

[7] ArcGIS 9.3, 2008. ArcGIS Desktop Tutorial. ESRI, USA.

[8] Heinimann, A., 2003. GIS based Watershed Classification in Lao P.D.R. First

International Symposium on Southeast Asian Water Environment, held at the Asian

Institute of Technology (AIT), October 13–25, 2003, Bangkok, Thailand.

[9] IDRISI Andes, 2006. IDRISI Manual and IDRISI Tutorial. Clark Labs, Clark

University, USA.

-93-

[10] Kohler, T., Breu, T., 2000. GIS based Watershed Classification in the Lower

Mekong Basin. Centre for Development and Environment, Mekong River

Commission Secretariat, Phnom Penh, Cambodia.

[11] Lin, Z., Oguchi, T., 2004. Drainage density and slope angle in Japanese bare

lands from high-resolution DEMs. Geomorphology, 63, pp. 159-173.

[12] RiverTools 2.4, 2002. RiverTools Tutorial. Rivix LLC, USA.

[13] Tarboton, D., 2004. Terrain Analysis Using Digital Elevation Models in

Hydrology. Utah State University, USA.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET

[14] CGIAR-CSI, “SRTM 90m Digital Elevation Data”, Website CGIAR-CSI,

Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://srtm.csi.cgiar.org/>

[15] Đại học bang Oregon, “GEO 580 Advanced Applications of GIS

in the Geosciences”, Website Đại học bang Oregon, Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://dusk.geo.orst.edu/buffgis/PPT/geo580_spat_analy2.ppt>

[16] Tổng cục Môi trường Việt Nam, “Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai”, Trang

web về quản lý Lưu vực sông Đồng Nai, Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Luuvuc_Song/index_SG-DN.htm>

[17] Tổng cục Thống kê Việt Nam, “Số liệu thống kê”, Website Tổng cục Thống kê

Việt Nam, Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3>

[18] Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường, “Thông tin KHKT”,

Website Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường, Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://www.imh.ac.vn/b_tintuc_sukien/bb_tt_khkt/mlnews.2007-01-

12.5150159543>

[19] Wikipedia, “Shuttle Radar Topography Mission”, Website Wikipedia Tiếng

Anh, Tháng 4 năm 2009.

<URL:http://en.wikipedia.org/wiki/SRTM>

-94-

[20] Wikipedia, “Lưu vực”, Website Wikipedia Tiếng Việt, Tháng 4 năm 2009:

<URL:http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_v%E1%BB%B1c>

-95-

PHỤ LỤC 1

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN VỊ TRÍ CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-96-

PHỤ LỤC 2

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-97-

PHỤ LỤC 3

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN MẠNG LƯỚI DÒNG CHẢY CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-98-

PHỤ LỤC 4

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ DỐC ĐỊA HÌNH CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-99-

PHỤ LỤC 5

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HƯỚNG SƯỜN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-100-

PHỤ LỤC 6

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN PHÂN CẮT SÂU ĐỊA HÌNH CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-101-

PHỤ LỤC 7

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN CÁC TIỂU LƯU VỰC CẤP 5 TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-102-

PHỤ LỤC 8

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN CÁC TIỂU LƯU VỰC CẤP 6 TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hệ quy chiếu VN2000.

-103-

PHỤ LỤC 9

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ PHÂN LOẠI CÁC TIỂU LƯU VỰC CẤP 5

Hệ quy chiếu VN2000.

-104-

PHỤ LỤC 10

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN NGUY CƠ LŨ QUÉT XÉT TRÊN YẾU TỐ ĐỊA HÌNH

Hệ quy chiếu VN2000.

-105-

PHỤ LỤC 11

HÌNH ẢNH TẠI MỘT SỐ VỊ TRÍ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Hình 1: Sông La Ngà chụp từ chân cầu La Ngà

Hình 2: Sông La Ngà chụp từ tượng đài Chiến Thắng La Ngà

-106-

Hình 3: Hồ Trị An chụp từ vị trí dự án nhà công vụ huyện Vĩnh Cửu

Hình 4: Hồ Trị An chụp từ vị trí gần nhà máy thủy điện

-107-

Hình 5: Hồ Trị An chụp tại vị trí cửa xả lũ

Hình 6: Dân cư sống trên sông Đồng Nai (đoạn gần hồ Trị An)

-108-

Hình 7: Cửa xả lũ của nhà máy thủy điện Thác Mơ

Hình 8: Hồ Thác Mơ chụp từ giữa hồ