233
UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VIÊN CHỨC SN GIÁO DỤC NĂM HỌC 2017-2018 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO DỤC 2017 I. PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG I. NỘI DUNG ÔN THI KIẾN THỨC CHUNG. 1. Những nội dung chính của đổi mới GD và ĐT theo đường lối, chủ trương của Đảng 1.1. Quan điểm chỉ đạo (1) Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. (2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. (3) Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; 1

chauduc.baria-vungtau.gov.vnchauduc.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/679100/tai lieu on thi... · Web viewchauduc.baria-vungtau.gov.vn

  • Upload
    lamtruc

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMHỘI ĐỒNG THI TUYỂN

VIÊN CHỨC SN GIÁO DỤC NĂM HỌC 2017-2018

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO DỤC 2017

I. PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG

I. NỘI DUNG ÔN THI KIẾN THỨC CHUNG.

1. Những nội dung chính của đổi mới GD và ĐT theo đường lối, chủ trương của Đảng

1.1. Quan điểm chỉ đạo(1) Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

(2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

(3) Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

(4) Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

(5) Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

(6) Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên

1

giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

(7) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

1.2. Mục tiêu đổi mới+ Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

+ Mục tiêu cụ thể

Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với

2

nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

- Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

1.3. Nhiệm vụ, giải pháp(1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình.

Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.

Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi bộ; các trường đại học có đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục-đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

(2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng

3

tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.

Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật.

Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

(3) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để

4

tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.

Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học.

Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo.

Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình giáo dục cộng đồng.

Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.

(4) Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới.

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành. Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; củng cố và phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư.

Đa dạng hóa các phương thức đào tạo. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.

5

(5) Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo.

Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

(6) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.

Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm.

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

6

Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.

Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu.

(7) Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí.

Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định. Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị.

Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học, ngành đào tạo trọng điểm, trường đại học sư phạm. Thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư.

Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoài công lập. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

7

Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục-đào tạo.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại h óa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học.

Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang. Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí.

(8) Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục.

Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập.

Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới.

(9) Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.

Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo.

Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế.

8

Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

2. Quyền và nghĩa vụ của viên chức (Luật Viên chức 2010)

Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân.

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn.9

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân.

d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Những việc viên chức không được làm

Điều 19. Những việc viên chức không được làm

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Một số nội dung liên quan trong Luật Giáo dục

4.1. Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục

Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non

1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy

10

giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông

1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

4.2. Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo

Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền của nhà giáo

11

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Viên chức hiện hành.

2. Luật Giáo dục 2005.

3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

5. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, các tiêu chuẩn, yêu cầu tiêu chí, lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên (theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT–BGDĐT–BNV, ngày 14/9/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ)

5.1. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp 1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

5.2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.Điều 6. Giáo viên mầm non hạng IV - Mã số: V.07.02.061. Nhiệm vụ

a) Bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách;

b) Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;

12

c) Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;

d) Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

e) Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

b) Thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non;

c) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

d) Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường. 

5.3. Nhiệm vụ của giáo viên MN (Theo Điều lệ trường MN 2015)

Điều 35. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

13

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

5.4. Các hành vi giáo viên không được làm: (Theo Điều lệ trường MN 2015)

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều lệ trường Mầm non hiện hành (văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT; ngày 24 tháng 12 năm 2015).

2. Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT–BGDĐT–BNV, ngày 14/9/2015 của Bộ GD - ĐT và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non.

II.ÔN THI NGHIỆP VỤ, CHUYÊN NGÀNH MẦM NON

1. Thiêt kê bài giảng (soạn giáo án)

1.1. Mục đích, yêu cầu của việc soạn giáo án

Giờ dạy – học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Người học phải được hoạt động. Giờ học không nhồi nhét kiến thức. Muốn vậy, giáo viên (GV) phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu phải là thiết kế hoạt động của thầy và trò trên lớp. Các hoạt động phải được tính toán kỹ, sự hoạch định, trù liệu của GV càng chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy càng cao bấy nhiêu. Như vậy, mục đích của việc soạn giáo án là nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy – học trên lớp; thực hiện tốt mục tiêu bài học.

Một giáo án tốt phải thể hiện được các yêu cầu:

- Thể hiện được đầy đủ nội dung bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp trẻ hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học;

- Giúp người thầy quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn;

14

- Vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm mà trẻ bắt buộc phải biết – từ đó cô sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian…;

- Lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, tính chất của bài học và đối tượng học;

- Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống.

1.2. Các bước thiêt kê một giáo án

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho trẻ những bài học gì).

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở trẻ; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, cô sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp trẻ nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.

15

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của trẻ, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, cô không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu trẻ để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, cô phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của trẻ, được xuất phát từ : những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có; những kiến thức, kỹ năng mà trẻ chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của trẻ. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, cô đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của trẻ với những biểu hiện rất đa dạng.

- Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, cô phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho trẻ.

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của cô và hoạt động học tập của trẻ.

1.3. Cấu trúc giáo án

Tiết thứ:................... Tên bài .............................................................

Ngày soạn:..............Lớp: ..........

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức

2. Kĩ năng

3. Thái độ:

B. Chuẩn bị:

C. Tổ chức các hoạt động học tập:

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động n – 1: Vận dụng, củng cố

Hoạt động n: Hướng dẫn về nhà

16

D. Rút kinh nghiệm

Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy xong

1.4. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung

- Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu trẻ cần đạt về KT, KN, thái độ; + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GVchuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết; + Hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài học.

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động ; + Mục tiêu của hoạt động; + Cách tiến hành hoạt động; + Thời lượng để thực hiện hoạt động; + Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ trẻ cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc trẻ cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

1.5. Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e - learning.

Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e - learning 1) Xác định mục đích, yêu cầu của bài giảng.2) Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide.3) Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu.4) Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử.5) Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng bài giảng điện tử elearning.

6) Soạn bài giảng và đóng gói.

1.6. Các bước thực hiện giờ dạy học (triển khai giáo án khi lên lớp).

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a. Khởi động trước giờ học.

b. Tổ chức dạy và học bài mới.

- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho trẻ.

- Cô tổ chức, hướng dẫn trẻ suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.

c. Luyện tập, củng cố.

17

Cô hướng dẫn trẻ củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

d. Đánh giá

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, cô dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho trẻ tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.

- Cô đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

e. Hướng dẫn trẻ ứng dụng kiến thức đã học sau giờ học (tại lớp hoặc ở nhà)

2. Phương pháp dạy học tích cực

2.1. Cơ sở khoa học để thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục Mầm non

2.1.1. Đặc điểm phát triển của trẻ em

- Hầu hết sự tăng trưởng và phát triển của não trẻ diễn ra trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời

- Đến 6 tuổi bộ não của trẻ đạt được 90% trọng lượng não của người trưởng thành

- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não trẻ, nhưng quan trọng nhất là sự chăm sóc khoa học và giáo dục có chất lượng phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ ở cùng độ tuổi, từng cá nhân.

- Trẻ phát triển nhiều mặt như thể chất, trí tuệ, tâm lý, xã hội …. Các mặt này có liên quan mật thiết với nhau và diễn ra đồng thời.

- Sự phát triển của trẻ diễn ra theo các bước có thể dự đoán trước và nhu cầu hiểu biết của trẻ nói chung tuân theo trình tự nhất định. Tuy Nhiên tốc độ phát triển, cách thức hoạt động và khả năng nhận thức ở mỗi trẻ là không giống nhau…Điều quan trong là GV cần lụa chọn nội dung và sử dụng phương pháp giáo dục hợp lý để đáp ứng nhu cầu phát triển của từng trẻ.

2.1.2. Khả năng nhận thức của trẻ mầm non

- Sự cảm nhận của trẻ bằng trực giác và mang tính tổng thể

- Tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Cuối tuổi mẫu giáo xuất hiện tư duy lôgic.

- Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan.

- Trẻ tích cực tham gia vào sự phát triển của bản thân. Các kĩ năng nhận thức của trẻ được tăng lên cùng với sự tham gia thực hành tích cực của trẻ. Do đó, trẻ cần được tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá, giao tiếp, bắt chước…Chương trình giáo dục mầm non chú trọng vào việc trẻ học nhứ thế nào chứ không phải vào việc trẻ học được cái gì.

18

2.1.3. Hoạt động học tập của trẻ mầm non

- Trẻ mầm non (đặc biệt MG), chơi mà học, học mà chơi. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Chơi là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động của trẻ. Ở trẻ MG, các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng còn ở dạng sơ khai. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phải tạo cơ hội cho trẻ hoạt động thông qua thực hành, giải quyết vấn đề, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện…giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, các kĩ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử…

- Trẻ MG học ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ tiếp thu kiến thức, kĩ năng qua chơi, qua khám phá và tưởng tượng, qua trải nghiệm bằng trực giác từ tổng thể đến chi tiết với sự phối hợp của các giác quan.

- Trẻ MG học dựa vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ học và nhớ tốt hơn khi trẻ có hứng thú, tự tin và được trải nghiệm những tình huống phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

- Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng trong việc học của trẻ. Qua đó trẻ thu lượn được những kinh nghiệm, kiến thức mới, tăng vốn hiểu biết cho bản thân.

- Trẻ MN rất tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi – học tập. Nhưng sự hiểu biết, tôn trọng và khích lệ của GV và những người gần gũi xung quanh là rất cần thiết; đồng thời cần có sự thay đổi linh hoạt và cân bằng giữa các hoạt động do trẻ lựa chọn và GV lên kế hoạch hướng dẫn.

2.1.4. Dạy học ở mầm non

- Đặc điểm của giáo dục mầm non là lấy việc hình thành và phát triển các hệ thống chức năng tâm lý và các năng lực chung của con người làm nền tảng, thông qua việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển 1 cách hài hòa.

- Hoạt động dạy học ở MN được tổ chức theo hướng tiếp cận tích hợp các nội dung học. Các nội dung học không phân chia theo bộ môn, không phân bố cụ thể vào các tiết học mà theo những chủ đề có chứa đụng các tri thức sơ đẳng của đời sống văn hóa – xã hội và tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của trẻ MG hòa lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động.

- Các hoạt động có kế hoạch theo chủ định của giáo viên nhằm giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa dần những tri thức mà trẻ thu nhận được trong cuộc sống hàng ngày và trong những hoạt động do trẻ tự chọn.

- Khi tổ chức hoạt động học tập cho trẻ, giáo viên cần phải làm gì?

+ Cung cấp những thông tin gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ, hướng dẫn, giúp đỡ, gợi mở cho trẻ. GV không làm thay cho trẻ.

19

+ Chuẩn bị môi trường giáo dục, cung cấp các phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề sao cho phù hợp và tăng dần độ phức tạp, có tác dụng kích thích tư duy nhằm lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, học qua thực hành, qua vui chơi; nhờ đó trẻ lĩnh hội được tri thức.

+ Quan sát,đánh giá trẻ dựa trên mục đích yêu cầu đã dặt ra và điều chỉnh, bổ sung những hoạt động mới để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

2.2. Một số vấn đề chung của phương pháp dạy học tích cực

2.2.1. Thê nào là tính tích cực học tập?

Tính tích cực học tập là gì?

Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biêt, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức.

Tính tích cực nhận thức do đâu mà có?

Tính tích cực nhận thức liên quan trước hết với động cơ học tập.

- Động cơ đúng tạo ra hứng thú.

- Hứng thú là tiền đề của tự giác.

Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.

Tính tích cực nhận thức có tác dụng như thê nào?

- Tính tích cực nhận thức sản sinh nếp tư duy độc lập.

- Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo.

- Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

Những dấu hiệu nào biểu hiện tính tích cực nhận thức?

Tính tích cực nhận thức thể hiện ở những dấu hiệu:

- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Bổ sung các câu trả lời của bạn.

- Thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra;

- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ;

- Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới;

- Tập trung chú ý vào vấn đề đang học;

- Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…./

20

Các cấp độ thể hiện tính tích cực nhận thức?

- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của GV, của bạn…

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề, tìm cách giải quyết khác nhau về một vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

Tính tích cực học tập trong giáo dục mầm non được hiểu như thê nào?

- Học tích cực trong GDMN được hiểu là trẻ được tích cực hoạt động với các đồ vật, đồ chơi cùng mối liên hệ với thực tế và con người… trong môi trường gần gũi xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân.

- Học tích cực trong GDMN gồm có 5 thành phần:

+ Các vật liệu được sử dụng theo nhiều cách

+ Trẻ tìm hiểu, thao tác, kết hợp, làm biến đổi các vật liệu một cách tự do

+ Trẻ tự lựa chọn những gì trẻ muốn làm ( sự lựa chọn)

+ Trẻ mô tả những gì trẻ đang làm bằng chính ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ)

+ Người lớn khuyến khích trẻ nêu vấn đề, giải quyết các tình huống.

- Những biểu hiện tích cực của trẻ:

+ Trực tiếp hoạt động với đồ dung, đồ chơi

+ Tự giải quyết các vấn đề hoặc các tình huống đến cùng

2.2.2. Phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực là một thuật ngữ để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Vì vậy, PPDH tích cực không làm giảm sút vai trò của GV trong quá trình dạy học.

* PPDH tích cực trong giáo dục mầm non được hiểu như thê nào?

- PPDH tích cực trong giáo dục mầm non không chỉ có những phương pháp dạy học hiện đại mà còn cần phải kế thừa và phát huy những ưu điểm và tác dụng tích cực của các PPDH truyền thống. Thực tế mỗi PPDH truyền thống như: PP quan sát, làm mẫu, kể chuyện, đàm thoại, trò chuyện, giải thích, nêu vấn đề, thực hành, dùng tình cảm…đều có những ưu điểm riêng và chúng đều có tác dụng như:

21

+ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ

+ Tạo mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với nhau và giữa trẻ với cô giáo

+ Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, phát triển tư duy

+ Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động trong nhóm lớp

+ Rèn luyện PP tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân.

* Đặc trưng của các PPDH tích cực.

+ Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS .

Trong PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học":

- Được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ.

- Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình.

- Được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

+ Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật khiến chúng ta không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà đòi hỏi phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học.

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động: tự học ở nhà sau bài lên lớp; tự học trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Hình thức dạy học phổ biến là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người.

Dạy học hợp tác có tác dụng:

- Làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn.

- Làm mất đi hiện tượng ỷ lại;

- Tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn.

- Phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.

22

+ Kêt hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Trong dạy học, việc đánh giá trẻ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trẻ mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của cô.

+ Dạy học truyền thống, cô giữ độc quyền đánh giá trẻ.

+ Dạy học tích cực, cô phải hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh gia lẫn nhau để tự điều chỉnh cách học.

Sự khác nhau giữa PPDH thụ động với PPDH tích cực

PPDH thụ động PPDH tích cực

- Tập trung vào các hoạt động của cô giáo

- Cô giáo thuyết trình, diễn giải các nội dung kiến thức theo trình tự bài soạn sẵn. Nội dung giáo dục được di chuyển từ trên xuống dưới theo mục đích giáo dục

- Cô nói nhiều và làm thay cho trẻ

- Trẻ lắng nghe 1 cách thụ động

- Giao tiếp từ cô → trẻ

- Trẻ công nhận những nội dung, kiến thức theo diễn giải của cô

- Đánh giá trên cơ sở tái hiện kiến thức theo yêu cầu của cô

- Tập trung vào các hoạt động của trẻ

- Cô giáo tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, xác định chủ đề, lên kế hoạch, lồng ghép hoạt động, phát huy hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Nội dung giáo dục xuất phát từ nhu cầu hứng thú của trẻ

- Trẻ là người khởi xướng các hoạt động chọn góc chơi, thảo luận với bạn, trải nghiệm, tìm kiếm, khám phá, tự làm, tự trình bày ý kiến của mình…

- Trẻ được khuyến khích và tự mình tham gia tích cực vào quá trình hoạt động giáo dục, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm bằng các giác quan.

- Giao tiếp cô↔ trẻ, trẻ ↔trẻ.

- Trẻ chủ động thực hiện các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của cô để hoàn thành nhiệm vụ học tập, huy động vốn kinh nghiệm của trẻ.

- Đánh giá trên cơ sở vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống: Vui chơi, học tập,…

- Đánh giá của cô kết hợp với tự đánh giá của trẻ.

23

- Cô giáo nhận xét, bổ sung câu trả lời của trẻ là chủ yếu. Cô giáo đánh giá là chính

* Để áp dụng tốt PPDH tích cực trong GDMN, giáo viên cần làm như thê nào?

- Để áp dụng tốt PPDH tích cực trong GDMN, giáo viên cần làm:

+ Dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ, khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo cơ hội để trẻ phát triển khả năng tự khám phá, tìm tòi, trải nghiệm… đối tượng nhận thức

+ Tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển, thích ứng, hòa nhập với cuộc sống xung quanh

+ Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động; tạo các tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức

+ Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động và trải nghiệm, tự hoàn thiện. Tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động

+ Phát hiện những biểu hiện tích cực hoạt động của trẻ để tạo tình huống cơ hội và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. Các biểu hiện tích cực hoạt động của trẻ thường được thể hiện như:

=> Trẻ thích hoạt động tìm hiểu, khám phá trải nghiệm bằng sự phối hợp các giác quan: Nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm…

=> Trẻ hay nêu câu hỏi thắc mắc như: Ở đâu? Tại sao? để làm gì?

=> Trẻ tập trung chú ý và kiên trì trong quá trình hoạt động, giải quyết các tình huống đặt ra đến cùng.

- Giáo viên cần lưu ý:

+ Tổ chức môi trường giáo dục và chế độ sinh hoạt hằng ngày sao cho phong phú

+ Xây dựng bầu không khí giao tiếp tích cực

+ Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề, tự diễn đạt những suy nghĩ bằng lời nói…

+ Quan sát, giúp trẻ hành động tốt và có hiệu quả hơn

+ Có kế hoạch hoạt động dựa trên hứng thú và khả năng hiểu biết của trẻ

- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo của trẻ, khi áp dụng PPHD tích cực trong GDMN, GV cần thực hiện 5 nội dung sau:

+ Thông qua việc tổ chức các hoạt động của trẻ

+ Phối hợp hợp lý các PP khi tổ chức các hoạt động của trẻ

24

+ Phối hợp hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm

+ Phối hợp đánh giá thường xuyên của cô giáo và tự đánh giá của trẻ

+ Áp dụng PPDH tích cực trong GDMN cần thiết có các điều kiện thực hiện hợp lý.

2.2.3. Điều kiện và phương tiện hỗ trợ áp dụng PPDH tích cực

+ Các điều kiện:

- GV phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng, phức tạp của mình trong quá trình CS – GD trẻ, đồng thời, phải có trách nhiệm, nhiệt tình, tận tụy với công việc. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV phải rộng và sâu, có kĩ năng ứng xử linh hoạt với các tình huống sư phạm và giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục trẻ.

- Trẻ được tạo điều kiện để dần dần thích ứng với phương pháp tích cực như: tự giác, độc lập suy nghĩ, có trách nhiệm hoàn thành những nhiệm vụ vui chơi – học tập của mình, biết cách và có thói quen tự học mọi nơi, mọi lúc.

- Chương trình, tài liệu hướng dẫn phải tạo điều kiện cho cô và trẻ tổ chức các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo

- Bổ sung trang thiết bị hoạt động vui chơi – học tập cho GV và trẻ để GV và trẻ độc lập hoạt động cá nhân hoặc theo hoạt động theo nhóm.

- Thay đổi cách đánh giá trẻ và GV để phát huy trí thông minh, sáng tạo của trẻ; khuyến khích trẻ vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tế; bộc lộ những cảm xúc, thái độ của trẻ về bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng.

+ Sử dụng hợp lý các đồ dùng trực quan như là phương tiện hỗ trợ có hiệu quả cho GV khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực

- Tận dụng phương tiện sẵn có trong môi trường tự nhiên – xã hội ở địa phương như cây, con, hoa quả… ở vườn cây, bồn hoa, công viên, bể cá, trại chăn nuôi, các công trình văn hóa… gần lớp học nhưng phải đảm bảo yêu cầu về nhận thức, an toàn, thẩm mĩ…

- Phải có những đồ dùng tự tạo như tranh ảnh, mô hình, nhình vễ, sơ đồ, bảng biểu… Có thể làm đồ dùng bằng nhiều cách khác nhau, bằng nhiều loại chất liệu khác nhau, phong phú về thể loại, đẹp về hình thức… Khuyến khích sử dụng lại các sản phẩm do trẻ làm ra trong hoạt động này để phục vụ cho việc giảng dạy học tập trong các hoạt động khác. Không nên cho trẻ sử dụng nhiều các đồ dùng do Gv làm mà nên tạo điều kiện cho trẻ cùng tham gia làm. Đây chính là thể hiện của đổi mới trong việc sử dụng đồ dùng đồ chơi như thế nào cho hiệu quả.

VD: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề giao thông, đẩu tuần, GV cho trẻ thảo luận những kinh nghiệm của trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Tiếp theo GV cùng hướng dẫn trẻ cùng gấp tàu, thuyền; cho trẻ vẽ tranh về biển rồi dán các con thuyển lên tranh; trẻ gấp ô tô hoặc cắt ô tô trên các tạp chí, sách

25

tranh; sau đó, dán tranh về giao thông ở thành thị hoặc ở nông thôn. Những ngày tiếp đó, trẻ tiếp tục khám phá nội dung của chủ đề phương tiện giao thông trên các tranh GV và trẻ cùng làm ra. Điều này sẽ làm cho trẻ hứng thú học hỏi.

Trong quá trình làm ra sản phẩm, trẻ không chỉ phát triển kiến thức giao thông mà cả kĩ năng về các mặt như: vận động, ngôn ngữ, toán, tạo hình…

- Đồ dùng tự nhiên và đồ dùng tự tạo rất phong phú. GV cần lựa chọn đồ dùng phù hợp với nội dung, yêu cầu và khả năng nhận thức của trẻ. Các đồ dùng có thể bổ sung cho nhau để giúp phát huy được tính sáng tạo của trẻ

- GV cần sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng cách để tạo cho trẻ hứng thú nhận thức, tập trung vào đối tượng nhận thức, thu hút trẻ hoạt động tích cực. Khi cho trẻ tri giác đối tượng qua đồ dùng trực quan, Gv cần chú ý đến đặc điểm mang tính tổng thể, các phần chính, phần phụ của đối tượng được quan sát.

- Trong quá trình hướng dẫn nếu có sử dụng đồ dùng trực quan, GV cần huy động tối đa các giác quan của trẻ nhằm giúp trẻ nhận thức đối tượng 1 cách phong phú, chính xác, thu hút trẻ đi sâu tìm tòi, khám phá đối tượng và tính tích cực của trẻ sẽ được phát huy cao.

- Khi trình bày đồ dùng trực quan, GV phải làm mẫu và giải thích ngắn gọn, hợp lí; kết hợp với hệ thống câu hỏi với lời chỉ dẫn có định hướng cụ thể

- Khi sử dụng đồ dùng trực quan, GV cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp của chủ đề hoặc đối tượng cho trẻ làm quen để lựa chọn đồ dùng cho hợp lý. GV cần sử dụng đồ dùng trực quan với số lượng vừa đủ, tránh quá nhiều, gây rối loạn, hoặc làm phân tán sự chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát.

- Trong quá trình hướng dẫn 1 chủ đề, GV cần tránh sử dụng đồ dùng trực quan quá lâu. Khi đã sử dụng đồ dùng trực quan 1 thời gian hợp lý, GV cần chuyển sang các hình thức khác. Bước chuyển đó cần có vật trung gian thay thế mô hình, sơ đồ, kí hiệu.

2.3. Một số phương pháp dạy học tích cực

2.3.1. Phương pháp ứng dụng tâm lý trẻ để tạo môi trường dạy học tích cực

a. Khái niệm

Phương pháp ứng dụng tâm lý trẻ để tạo môi trường dạy học tích cực là giáo viên vận dụng những hiểu biết về tâm lý trẻ em để tổ chức quá trình học tập nhằm kích thích tính tích cực của trẻ.

b. Cách tiên hành

- Nghiên cứu bài học.

- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của tập thể và từng cá nhân trẻ em.

- Thiết kế phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ em.

26

- Thiết kế hoạt động cho từng trẻ cụ thể để phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế của mỗi trẻ.

c. Những yêu cầu sư phạm

- Phải có kiến thức về tâm lý học nói chung về tâm lý trẻ em nói riêng.

- Giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên phải tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ em, thực sự yêu nghề mến trẻ, có tinh thần tích cực đổi mới phương pháp giáo dục.

2.3.2. Phương pháp động não

a. Khái niệm

Động não là phương pháp giúp cho trẻ trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 

b. Cách tiên hành

Có thể tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên (GV) nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khích lệ trẻ phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.

- Tổng hợp ý kiến của trẻ, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không.

c. Những yêu cầu sư phạm

- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong cuộc sống thực tế của trẻ.

- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn.

- Tất cả mọi ý kiến đều cần được GV hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay.

- Cuối giờ thảo luận GV nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả trẻ.

- Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu. Một khi danh sách các câu trả lời đã được hoàn thành, cần phải cho cả lớp dùng danh sách này để xác định xem câu trả lời nào là sai.

27

- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên trẻ đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; trẻ học được cách trình bày ý kiến của mình biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng động nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong  học tập và sinh hoạt.

2.3.3. Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ

a. Khái niệm: Phương pháp dạy học theo nhóm là gì?

- Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà trong nhóm trẻ có thể trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập

- Dạy học theo nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó giáo viên chia trẻ thành các nhóm nhỏ, cùng nhau giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp trẻ tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của trẻ. Qua đó phát triển nhân cách cho trẻ.

b. Bản chất của phương pháp dạy hoạt động nhóm

- Làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng trẻ và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.

- Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.

- Là hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực của trẻ.

- Với hình thức này, trẻ được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV.

- Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà trẻ đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

c. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy hoạt động nhóm

Ưu điểm:

- Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng trẻ quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.

- Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung: Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho trẻ thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.

28

- Tất cả các trẻ trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các trẻ có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm.

Nhược điểm:

- Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho trẻ.

- Nhiều trẻ không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn.

- Trong nhóm có thể có 1 số trẻ tích cực, số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.

- Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian, khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy cô giáo cần kết hợp đánh giá của cô với đánh giá của trẻ.

d. Nội dung dạy trẻ hoạt động nhóm

- Dạy trẻ biết phát biểu ý kiến của mình: Trẻ phải tự nói lên suy nghĩ của mình trong khi làm việc nhóm, đồng thời đưa ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý khi giải quyết vấn đề đó.

- Dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến của bạn: Hướng dẫn cho trẻ cách thức giải quyết vấn đề, không được bác bỏ ý kiến của bạn trong khi làm việc, phải thống nhất cả nhóm để có kết quả cuối cùng.

- Dạy trẻ phân chia công việc: Khi thực hiện làm việc nhóm, dạy trẻ cách phân công công việc cụ thể cho từng bạn, trẻ không có quyền giành việc của bạn nếu không được nhóm phân công.

- Dạy trẻ biết hợp tác với bạn: Trẻ nếu biết nhiều sẽ thường xảy ra trường hợp ôm việc và không muốn bạn cùng làm, dạy trẻ biết hợp tác cho bạn chơi và làm việc cùng để khuyến khích giao lưu cũng như giáo dục trẻ quan tâm đến người khác.

- Dạy trẻ cách diễn đạt ý tưởng của cả nhóm: Khi sản phẩm được thực hiện xong, cả nhóm phải nói lên ý tưởng sản phẩm của mình, điều này bắt buộc trẻ phải thống nhất các bạn trong nhóm đồng ý hoặc không đồng ý trước khi nói với tập thể

e. Yêu cầu thực hiện phương pháp tổ chức hoạt động nhóm

- Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng chơi mà học, học mà chơi trên cơ sở nội dung bài học. Các phương pháp này phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức chỉ đạo của cô giáo.

- Cô giáo cần có sự nhiệt tính, có vốn sống để lựa chọn và kết hợp hài hoà các phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao.

- Lớp học được chia làm 4-6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 trẻ.

29

- Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm.

- Mỗi trẻ trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài bạn có năng động, các bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp.

- Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.

Cách tổ chức: Có 3 bướca) Làm việc chung của cả lớp.( theo sự gợi mở của cô)

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

- Thông báo thời gian làm việc.

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là làm cho trẻ hiểu ý nghĩa một cách sơ đẳng nhất, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.

a) Làm việc theo nhóm:

- Phân công trong nhóm.

- Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

- Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện trẻ thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

c) Thảo luận tổng kết trước lớp:

- Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.

Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho trẻ đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.

2.3.4. Phương pháp học theo góc

a. Học theo góc là gì?

Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó trẻ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học.

30

Học theo góc

- Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể

- Kích thích trẻ tích cực học thông qua hoạt động

- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động

- Mục đích là để trẻ được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.

b. Ưu điểm của học theo góc

- Kích thích trẻ tích cực học tập thông qua hoạt động

- Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở trẻ

- Học sâu & hiệu quả bền vững

- Tương tác mang tính cá nhân cao giữa GV và trẻ

- Hạn chế tình trạng trẻ phải chờ đợi

- Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực

- Nhiều khả năng lựa chọn hơn

- Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn

- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hợp tác cùng học tập

c. Các bước dạy học theo góc

Bước 1 : Lựa chọn nội dung bài học phù hợp

Bước 2 : Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc

Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,…)

Bước 4 : Tổ chức thực hiện học theo góc

Trẻ được lựa chọn góc theo sở thích

Trẻ được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ - 15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu

Bước 5 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt)

d. Tiêu chí học theo góc

31

- Tính phù hợp

+ Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức.

+ Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với trẻ.

- Sự tham gia

+ Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao. Trẻ tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực.

+ Biết áp dụng kiến thức vào thực tế.

- Tương tác và sự đa dạng

+ Tương tác giữa GV và trẻ, trẻ với trẻ được thúc đẩy đúng mức.

+ Tạo cơ hội cho trẻ áp dụng những kinh nghiệm đã có.

- Một số lưu ý

+ Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc

+ Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập mỗi góc

+ Đảm bảo cho trẻ thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc (Học sâu và học thoải mái)

2.3.5. Phương pháp đóng vai

a. Khái niệm

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như :

- Trẻ được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho trẻ.

- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của trẻ .

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

b. Cách tiên hành32

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:

- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn  đề và vở diễn chứng minh.

- GV kết luận

c. Yêu cầu sư phạm

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ trẻ và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

- Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại.

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.

- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.

- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay nghiên cứu các trường hợp điển hình)

a. Khái niệm

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng cátset mà không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản

b. Các bước tiên hành

Các bước nghiên cứu tình huống có nghĩa là :

- Đọc ( hoặc xem hoặc nghe) tình huống thực tế.

- Suy nghĩ về tình huống

- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống

- Thảo luận tình huống thực tế

33

- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế

c. Yêu cầu sư phạm

- Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung vấn đề.

- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vật B? Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải làm gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề? v.v…

- Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống rộng hơn.

2.3.7. Phương pháp trò chơi

a. Mô tả phương pháp

Trò chơi là phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi cho trẻ để giải quyết một hoặc một số nội dung bài học. Phương pháp trò chơi thu hút được nhiều trẻ vào học tập, tạo sự chú ý cho tất cả trẻ, có khả năng gây hứng thú và lây lan hứng thú học tập đến mọi trẻ.

b. Cách tiên hành

+ Nêu yêu cầu, ý nghĩa, tác dụng.

+ Phổ biến luật chơi, cách tính điểm, khen thưởng,…

+ Quán triệt tinh thần, thái độ.

+ Tổ chức, phân công.

+ Tiến hành hoạt động chơi.

+ Công bố kết quả, nhận xét, đánh giá, khen thưởng.

c. Các phương pháp trò chơi

+ Trò chơi ghép hình: lựa chọn các mảnh ghép để hoàn thành một hình nào đó mà việc lựa chọn phải dựa vào sự trả lời các câu hỏi.

+ Trò chơi mở mảnh ghép: Mỗi nhóm hoàn thành một nhiệm vụ tìm hiểu vấn đề nào đó của bài học thì mảnh ghép lựa chọn được mở ra.

+ Trò chơi ô chữ: đển đoán được các chữ trong các ô hàng nganh, các đội chơi phải giải quyết các câu hỏi tương ứng.

+ Trò chơi xanh - đỏ: Mỗi đội được phát hai lá cờ: xanh và đỏ. Các đội chơi lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi đúng - sai để đem về số cờ đỏ nhiều nhất (đúng) và số cờ xanh ít nhất (sai).

34

+ Trò chơi truyền điện: các thành viên trong từng đội chơi phải đảm bảo nhanh nhạy để chuyển tiếp các phương án trả lời cho người của phe mình trong thời gian qui định để đóng góp nhiều nhất vào một nội dung nào đó, hoặc hoàn thành một nội dung nào đó.

+ Trò chơi giải mật mã: các đội xây dựng phương án để tìm ra chỗ sai của một vấn đề và lí giải nó.

2.3.8. Phương pháp sử dụng ky thuật dạy học “bể cá”

“Bể cá” là một phương pháp dùng trong thảo luận nhóm, trong đó:

- Một nhóm trẻ ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau;

- Những trẻ khác trong lớp ngồi xung quanh theo dõi cuộc hội thả;

- Sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì trẻ quan sát đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những trẻ thảo luận;

- Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

2.4. Thiêt kê phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non

2.4.1. Những nguyên tắc thiêt kê phương pháp dạy học

a. Tuân thủ bản chất khái niệm phương pháp dạy học

Mỗi PPDH luôn cấu thành từ 3 thành phần:

1) Phương pháp luận dạy học-tức lí thuyết PPDH.

Mô hình lí thuyết của PPDH, được mô tả, giải thích trong sách báo khoa học. Nó xác định bản chất của PPDH, làm cho PPDH này khác PPDH kia.

Ví dụ: lí thuyết về các mô hình thảo luận, lí thuyết dạy học kiến tạo, lí thuyết dạy học chương trình hóa,…

2) Hệ thống kỹ năng phù hợp để thực hiện phương pháp luận này trong bài học với nội dung học vấn đặc trưng của lĩnh vực học tập đó (bài học khác nhau thì phương pháp luận đó đòi hỏi những kỹ năng khác nhau) Đây là mô hình tâm lí của PPDH.

3) Những kĩ thuật, công cụ, phương tiện,… được sử dụng để thực hiện các kỹ năng và được tổ chức theo phương pháp luận đã chọn.

Sự tổ chức thống nhất của 3 phần này trong tư duy và trong hoạt động vật chất mới tạo nên một PPDH cụ thể. Gộp cả 3 phần lại một cách tùy tiện thì không thành PPDH nào rõ ràng.

b. Đảm bảo thích hợp, hài hòa với thiêt kê tổng thể của bài học

Thiêt kê bài học

Thiết kế bài học gồm: 35

- Thiết kế mục tiêu.

- Thiết kế nội dung.

- Thiết kế các HĐ của trẻ.

- Thiết kế nguồn lực và phương tiện.

- Thiết kế môi trường học tập.

- Thiết kế hoạt động.

Toàn bộ thiết kế bài học cho thấy diện mạo chung của PPDH, bên cạnh mục tiêu, nội dung, phương tiện, các yếu tố và tổ chức môi trường, chứ chưa phản ánh thiết kế chi tiết của PPDH.

Thiêt kê phương pháp dạy học

Có 4 loại hoạt động cơ bản mà người học phải thực hiện để hoàn thành mỗi bài học:

1) Hoạt động phát hiện-tìm tòi

2) Hoạt động xử lí-biến đổi dữ liệu, thông tin và giá trị đã thu được.

3) Hoạt động áp dụng kết quả xử lí-biến đổi và phát triển khái niệm.

4) Hoạt động đánh giá quá trình và kết quả

Việc thiết kế PPDH phải bám sát từng loại hoạt động này, cũng như phương tiện, môi trường của bài học. Tương ứng với một loại hoạt động của người học, có một thiết kế PPDH và một phương án dự phòng. Sự vận hành chung của 4 loại thiết kế PPDH cho mỗi loại hoạt động sẽ tạo nên thiết kế chi tiết PPDH cho toàn bộ bài học.

c. Dựa vào những phương thức học tập và các kiểu phương pháp dạy học chung

Các phương thức học tập tổng quát

1) Học bằng cách bắt chước, sao chép mẫu - đó là cơ chế tự nhiên và phổ biến nhất của học tập.

2) Học bằng làm việc (bằng hành động có chủ định), đó là cách học chủ yếu bằng tay chân, vận động thể chất và tập luyện.

3) Học bằng trải nghiệm các quan hệ chia xẻ kinh nghiệm, đó là cách học chủ yếu bằng rung cảm, xúc cảm, cảm nhận.

4) Học bằng suy nghĩ lí trí, tức là bằng ý thức lí luận, tư duy trừu tượng, suy ngẫm trên cơ sở hoạt động trí tuệ để giải quyết vấn đề.

Các kiểu phương pháp dạy học

Tương ứng với những phương thức học tập, có những kiểu PPDH sau:

- Kiểu PPDH thông báo-thu nhận 36

- Kiểu PPDH làm mẫu-tái tạo

- Kiểu PPDH kiến tạo-tìm tòi

- Kiểu PPDH khuyến khích-tham gia

- Kiểu PPDH tình huống (hay vấn đề)

Cách gọi tên của kiểu PPDH chỉ rõ khuynh hướng và tính chất hành động của GV và người học. Mỗi kiểu PPDH có nhiều kỹ năng, mỗi mô hình lại có vô vàn hình thức vật chất. Khi thiết kế PPDH cần dựa vào quan niệm hoặc lí thuyết khoa học mà mình tin cậy về các phương thức học tập và kiểu PPDH.

d. Dựa vào kinh nghiệm sư phạm và trình độ phát triển kĩ năng dạy học của giáo viên

Kĩ năng dạy học

Những kĩ năng dạy học thiết yếu gồm 3 nhóm:

- Nhóm kĩ năng thiết kế giảng dạy;

- Nhóm kĩ năng tiến hành giảng dạy;

- Nhóm kĩ năng nghiên cứu học tập và nghiên cứu người học.

Yêu cầu khi thiêt kê phương pháp dạy học

- Cân nhắc về chính mình và lớp học của mình để tạo ra bản thiết kế khả quan nhất trong giới hạn khả năng của mình.

- Đảm bảo bản thiết kế không chỉ GV này thực hiện được, mà các đồng nghiệp cũng thực hiện được nếu tuân thủ đúng nội dung thiết kế.

2.4.2. Qui trình thiêt kê phương pháp dạy học

a. Thiêt kê bài học

GV xác định và thiết kế mục tiêu, nội dung học tập, các hoạt động của người học, các nguồn lực và phương tiện, môi trường học tập.

b. Lựa chọn kiểu phương pháp dạy học và thiêt kê phương án kêt hợp các kiểu đã chọn

Dựa vào thiết kế bài học và nhận thức lí luận của mình về các kiểu PPDH, GV lựa chọn các kiểu PPDH và thiết kế trình tự, cách thức kết hợp chúng với nhau trong phạm vi bài học đó và có thể trong cả chuỗi bài học kế tiếp nhau.

Ví dụ: đối với loại hoạt động phát hiện-tìm tòi của người học, có thể chọn kiểu PPDH kiến tạo-tìm tòi kết hợp với kiểu khuyến khích - tham gia. Nếu dự cảm thấy có thể chưa thành công thì GV nên dự phòng phương án khác: kiểu PPDH làm mẫu - tái tạo kết hợp với kiểu kiến tạo - tìm tòi,..

37

c. Xác định những kĩ năng cần thiêt của mỗi mô hình cụ thể thuộc kiểu phương pháp dạy học đã chọn và thiêt kê chúng thành hệ thống:

Mỗi kiểu PPDH có nhiều mô hình khác nhau.

Ví dụ 1: kiểu PPDH khuyến khích - tham gia có những mô hình phổ biến sau:

- Đàm thoại

- Tìm tòi từng phần

- Làm sáng tỏ giá trị

- Thảo luận tham gia

Ví dụ 2: kiểu PPDH thông báo - thu nhận có những mô hình sau:

- Giải thích-minh họa

- Thuyết trình

- Giảng giải

- Trình bày tài liệu

- Đọc-chép

- Kể chuyện..

Ví dụ 3: kiểu PPDH làm mẫu - tái tạo có những mô hình:

- Các trò chơi dạy học

- Thị phạm trực quan

- Trình diễn trực quan

- Luyện tập hệ thống hóa

- Ôn tập theo điểm tựa..

d. Xác định và thiêt kê các phương tiện, công cụ, kĩ thuật phù hợp với những mô hình phương pháp dạy học đã chọn

Đây là quá trình thiết kế hình thức vật chất của PPDH. Chỉ khi nào những bước trên được thực hiện đúng và nghiêm túc, thì đến bước này GV mới ý thức rõ được mình tổ chức các phương tiện, công cụ theo kiểu và mô hình PPDH nào. Khi đó GV mới thực sự là chủ thể tự giác của PPDH và có thể đổi mới PPDH.

3. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong quá trình chăm sóc – giáo dục

3.1. Khái niệm chung về đánh giá sự PT của trẻ

3.1.1. Ðánh giá sự PT của trẻ là gì?

38

Đánh giá sự phát triển của trẻ chính là đánh giá toàn diện nhân cách trẻ, bao gồm cả sự phát triển về thể chất. Chính vì vậy phương pháp đánh giá nhân cách gồm tất cả các phương pháp đo các biến về nhận thức và những biến ảnh hưởng khác như cảm xúc, tính cách, định hướng giá trị, khí chất, hứng thú… Thông qua các phép đo này cho phép xác định đặc điểm của nhân cách.

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.1.2. Mục đích đánh giá

Đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ.

3.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ

Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các HÐ, qua các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả nãng sẵn sàng, chiều hướng PT của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:

- Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài;

- Xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể trong sự PT của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ;

- Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung;

- Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo;

- Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo;

- Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương.

3.2. Nội dung đánh giá

Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm các nội dung :

- Đánh giá sự phát triển thể chất

- Đánh giá sự phát triển nhận thức

- Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ

- Đánh giá sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội

39

- Đánh giá sự phát triển thẩm mĩ

3.3. Phương pháp đánh giá Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá sự phát

triển của trẻ trong trường mầm non: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụ huynh; kiểm tra trực tiếp. Tuy nhiên, quan sát tự nhiên là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất trong trường mầm non.

3.3.1. Quan sát tự nhiên

Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào các hoạt động tự nhiên của trẻ. Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ được ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch. Cụ thể:

- Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (quá trình hoạt động): ý tưởng và cách diễn đạt ý tưởng, cách trẻ khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì trẻ đã biết.

- Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi, trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày: có hợp tác và làm việc theo nhóm không, có lắng nghe người khác không, tham gia hay thụ động trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vị trí nào: là trưởng nhóm, thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc; trẻ biểu đạt sự thỉnh cầu hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi không, có thường gây ra hay biết cách giải quyết những xung đột không; trẻ có biết giải quyết các những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không....).

3.3.2. Trò chuyện với trẻ

- Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua sự giao tiếp bằng lời nói. Trong trò chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định.

- Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phù hợp;

- Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi... cần thiết để tạo ra sự gần gũi, quen thuộc;

- Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói được bằng lời;

- Dùng lời nói ngắn ngọn, đơn giản; ân cần khi trò chuyện với trẻ;động viên, khuyến khích hướng trẻ vào cuộc trò chuyện.

- Khi đưa ra câu hỏi, cần cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, có thể gợi ý;

- Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện....

3.3.3. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

- Dựa trên các sản phẩm hoạt động của trẻ (các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình…), để xem xét, phân tích, đánh giá ý tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng

40

thẩm mỹ của trẻ; sự tiến bộ của trẻ. Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kĩ năng, trạng thái xúc cảm, thái độ của trẻ.

- Việc đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ tạo ra cần lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả của sản phẩm đó mà còn căn cứ vào quá trình trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm (sự tập trung chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thời gian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ, vật liệu để tạo nên sản phẩm, mức độ thể hiện sự khéo léo…).

- Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩm của trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ. Do các sản phẩm của trẻ được thu thập theo thời gian nên giáo viên có thể dựa vào các sản phẩm đó để đánh giá sự tiến bộ của trẻ.

3.3.4. Sử dụng tình huống- Là cách thức thông qua các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh

giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kĩ năng giải quyết vấn đề ... của trẻ (Ví dụ: thái độ đồng tình/không đồng tình của trẻ đối với những hành vi tốt/ không tốt: đỡ bạn khi thấy bạn bị ngã; xả rác bừa bãi. Kĩ năng giải quyết vần đề: có gọi người lớn khi gặp bất trắc không? biết chạy ra khỏi đám cháy? biết nối gậy để khều quả bóng dưới gầm giường? có biết từ chối khi người lạ rủ đi không?...).

- Khi sử dụng các tình huống giả định để thu thập thông tin cần thiết về trẻ, giáo viên cần chú ý:

+ Tình huống phải phù hợp với mục đích đánh giá.

+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên.

+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghi chép lại.

3.3.5. Đánh giá qua tiểu sử cá nhân

Là phương pháp phân tích tiến trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em để đưa ra nhận định nào đó về hiện trạng của trẻ.

3.3.6. Trao đổi với phụ huynh- Nhằm mục đích khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ,

đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hằng ngày, trao đổi trong các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ (Ví dụ: Trẻ ít nói, thiếu hoà đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỉ hoặc do sự bất hòa trầm trọng trong gia đình...).

Giáo viên sẽ phân tích thông tin, xác định nguyên nhân để phối hợp với gia đình tìm biện pháp tác động giúp trẻ tiến bộ.

3.3.7. Sử dụng bài tập (Kiểm tra trực tiêp) - Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện để xác

định xem trẻ đã biết những gì, làm được những việc gì.

- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ.

- Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái.

- Tránh các can thiệp hoặc gây ảnh hưởng khi trẻ thực hiện bài tập

- Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/lĩnh vực.

41

- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ.

Lưu ý: Khi thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ, giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy.

Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là tùy thuộc vào sự quyết định của giáo viên sao cho thích hợp nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn.

3.4. Các hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường: Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; do các cán bộ quản lí giáo dục (Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Ðào tạo và Ban giám hiệu nhà trường) tiến hành với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.4.1. Đối với trẻ nhà trẻ:

a. Đánh giá trẻ hàng ngày

+ Mục đích đánh giá

Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Nội dung đánh giá

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.

- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

+ Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

b. Đánh giá trẻ theo giai đoạn

42

+ Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.

+ Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.

+ Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

- Quan sát.

- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Đánh giá qua bài tập.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

Đánh giá trẻ nhà trẻ vào cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.

3.4.2. Đối với trẻ mẫu giáo:

a. Đánh giá trẻ hằng ngày

+ Mục đích đánh giá

Đánh giá những trạng thái tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi, học tập… của trẻ nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, lựa chọn các điều kiện, biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp.

+ Nội dung đánh giá

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ;

- Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ;

- Kiến thức và kĩ năng của trẻ.

+ Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

- Quan sát.

- Trò chuyện với trẻ.

43

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

- Sử dụng tình huống.

- Đánh giá qua bài tập.

Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là phương pháp quan sát và trao đổi với phụ huynh.

b. Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục/giai đoạn

+ Mục đích

- Xác định (nắm được) mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn;

- Làm căn cứ xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề/giai đoạn tiếp theo.

+ Nội dung đánh giá

- Đánh giá kết quả đạt được của trẻ so với mục tiêu của chủ đề theo các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, hoặc theo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ được xác định của chủ đề giáo dục.

- Đánh giá sự phù hợp của những nội dung, các hoạt động giáo dục của chủ đề với năng lực của trẻ, xác định nguyên nhân để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề tiếp theo.

+ Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

- Quan sát.

- Trò chuyện với trẻ.

- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh.

- Sử dụng tình huống.

- Đánh giá qua bài tập.

Đối với hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ sau khi thực hiện một chủ đề giáo dục có thể sử dụng phương pháp phù hợp với thông tin cần thu thập để phân tích đánh giá.

c. Đánh giá sự phát triển cuối độ tuổi của trẻ

+ Mục đích

44

- Nắm được sự phát triển của trẻ sau một quá trình giáo dục, làm căn cứ đề xuất xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch hoạt động chủ đề, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ: về cơ sở vật chất, về thiết bị, đồ chơi, về nhân lực, thời gian, về chính sách… nhằm tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kĩ năng xã hội, thẩm mĩ ở cuối mỗi độ tuổi dựa vào các mục tiêu giáo dục trẻ được lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

+ Phương pháp đánh giá

- Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.

- Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ sau chủ đề để làm cơ sở đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi.

- Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo cho cha mẹ trẻ cũng như giáo viên phụ trách nơi trẻ sẽ nhập học tiếp theo để cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp. Kết quả này không dùng để xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.

3.5. Hồ sơ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

3.5.1. Đánh giá trẻ hàng ngày

Kết quả đánh giá hằng ngày được ghi vào nhật kí lớp hoặc sổ kế hoạch giáo dục bằng những nhận định chung, những vấn đề nổi bật, đặc biệt thu thập được qua quan sát đối với cá nhân hoặc một nhóm trẻ (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế). Căn cứ vào những gì quan sát và ghi chép được, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để cùng xem xét, xác định nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch và có những biện pháp giáo dục tác động kịp thời khắc phục những tồn tại, phát huy những biểu hiện tích cực của trẻ trong những ngày tiếp theo hoặc lưu ý để tiếp tục theo dõi.

3.5.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối chủ đề tổng hợp theo “Phiếu đánh giá trẻ cuối chủ đề”

* Phiêu đánh giá trẻ cuối chủ đềCác mục tiêu của năm học được đánh số thứ tự liên tiếp (MT1, MT2....MTn)Ví dụ “Mẫu phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ 4 – 5 tuổi (chủ đề sự kì

diệu của nước) TT Họ và tên trẻ MT 1 MT

2MT…

MT…

MT…

MT.. n TỔNG

45

1 Nguyễn Thị Hoa + – +

2 Bùi Văn An – + +

35 Hồ Thị Lan + + +

Tổng đạt 20 30 35

Tỉ lệ % 57,1 85,7 100%

- Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo.

- Đối với mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) trên 70% thì giáo viên điểm ra số trẻ chưa đạt để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.

3.5.3. Phiêu đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo kế hoạch năm học, ngay từ đầu năm học, các giáo viên cùng cán bộ quản lí của nhà trường, cán bộ quản lí ngành học có liên quan lựa chọn từ 30 – 40 mục tiêu để xây dựng thành phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Các mục tiêu được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực phát triển, đáp ứng những định hướng phát triển trẻ của từng địa phương.

(Tham khảo Phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ qua các tài liệu về đánh giá trong giáo dục mầm non)

3.6. Các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo và bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (nội dung tự tìm hiểu)

4. Chương trình giáo dục mầm non

Nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non hiện hành qua hai văn bản:

- Chương trình mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tư số: 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT.

5. Xử lý tình huống sư phạm

- Năm vững kiến thức tâm lý học lứa tuổi trẻ mầm non, giáo dục học mầm non và giao tiếp sư phạm

- Để xử lý tình huống sư phạm tốt đặc biệt cần nắm vững:

5.1. Nguyên tắc giao tiêp sư phạm

a. Tính mô phạm trong giao tiêpSự gương mẫu của giáo viên về mặt giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng. Sự lịch

thiệp, tế nhị của giáo viên là một nhân tố quyết định cho sự thành công của QTSP.

46

b. Tôn trọng đối tượng giao tiêp- Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền: HT, LĐ, Vui chơi... với những đặc điểm TL riêng biệt. Các em có quyền bình đẳng với mọi người trong quan hệ XH.

- Tạo điều kiện để các em bộc lộ hết những nét tính cách, thái độ, nhu cầu, nguyện vọng...

- Không áp đạt bắt buộc các em tuân theo ý của giáo viên.

- Phải gây được ấn tượng tốt với các em ngay từ lần đầu gặp mặt.

- Giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh dù ý kiến đó là đúng hay sai cũng không được cắt ngang, hay tỏ thái độ không hài lòng, để học sinh sợ hãi không dám đối thoại, không bày tỏ hết nguyện vọng của mình.

- Không được xúc phạm đến danh dự, phẩm giá,... của học sinh.

- Biết khích lệ những ưu điểm của học sinh.

c. Có thiện chí trong giao tiêp

- Phải luôn nghĩ tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp.

- Luôn tin tưởng ở đối tượng giao tiếp.

- Luôn động viên, khích lệ tinh thần các em.

- Không vì quyền lợi của bản thân mà gây thiệt hại, xúc phạm đến danh dự, nhân cách học sinh; Không nên ghen tỵ với những thành tích của người khác; Không nên cười chê, chế giễu những thất bại của đối tượng giao tiếp.

d. Đồng cảm trong giao tiêp

- Chủ thể giao tiếp phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí đối tượng giao tiếp để ứng xử phủ hợp với nhu cầu, mong muốn của đối tượng giao tiếp.

- Biết xác điịnh đúng thời gian và không gian giao tiếp.

- Khi giao tiếp không gây sự căng thẳng trong tâm trí đối tượng.

- Sau mỗi lần giao tiếp phải tạo được niềm vui mới, khát vọng muốn được tiếp xúc với giáo viên.

5.2. Ky năng giao tiêp sư phạm

a. Nhóm ky năng định hướng giao tiêp.

Nhóm kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của lời nói, nội dung của cử chỉ, điệu bộ, động tác…mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể và đối tượng giao tiếp. nhóm kỹ năng này bao gồm:

* Ky năng phán đoán dựa trên nét măt, hành vi, cử chỉ, lời nói

47

Nhờ tri giác nhạy bén tinh tế các trạng thái tâm lý qua nét mặt, hành vi, cử chỉ,, ngữ điệu, âm điệu lời nói mà chủ thể giao tiếp phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng.

- Xúc động giọng nói hổn hển, lời nói ngắt quãng.

- Khi vui vẻ, tiếng nói trong trẻo, nhịp nói nhanh.

- Khi buồn, giọng nói trầm, nhịp chậm.

- Khi ra lệnh, giọng cương quyết, sắc gọn.

- Khi sợ hãi, mặt tái nhợt, hành động gò bó.

- Khi xấu hổ mặt đỏ, hành động bối rối.

- Khi tức giận mặt đỏ, tay nắm chặt.

* Ky năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biêt bản chất bên trong của nhân cách.

Sự biểu lộ trạng thái tâm lý của con người thông qua ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ rất phức tạp. Cùng một trạng thái tâm lý đôi khi biểu lộ ra bên ngoài bằng những hành vi, cử chỉ, điệu bộ rất khác nhau. Ngược lại cùng một hành vi, cử chỉ, điệu bộ nhưng lại là sự biểu hiện của nhiều tâm trạng khác nhau.

* Ky năng định hướng trước khi tiêp xúc và định hướng trong khi tiêp xúc với học sinh.

+ Định hướng trước khi giao tiếp (phác thảo chân dung đối tượng giao tiếp)là thói quen cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng giao tiếp nào.

- Khi tiếp xúc với bất kỳ em học sinh nào, giáo viên cũng cần có những thông tin cần thiết về học sinh đó: Tên, học lớp nào, tình hình học tập, đạo đức, em có nhu cầu hay vấn đề gì, bố mẹ em làm gì, sinh sống bằng cách nào, hoàn cảnh gia đình ra sao…Đối với tập thể học sinh hay phụ huynh học sinh cũng cần có các thông tin như vậy.

- Việc phác thảo chân dung tâm lý càng đúng thì việc giao tiếp càng đạt kết quả. Nó giúp cho giáo viên có những phương án ứng xử phù hợp.

+ Định hướng trong quá trình giao tiếp biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, cử chỉ, cách nối năng sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà học sinh phản ứng trong quá trình giao tiếp.

Kỹ năng định hướng giao tiếp rất quan trọng, nó quyết định hành vi và thái độ của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh. Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên phải biết được mình sẽ nói gì với học sinh, và phải đoán trước được học sinh sẽ trả lời mình như thế nào thì việc giao tiếp mới đạt kết quả tốt được.

b. Nhóm ky năng định vị

Kỹ năng định vị thể hiện:

48

- Khả năng xây dựng mô hình nhân cách học sinh gần với hiện thực, tương đối ổn định và giáo viên có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm lý của học sinh.

- Khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể thông cảm, chia sẻ tâm tư, tình cảm; biết tạo ra điều kiện để giải toả rào cản tâm lý, giúp đối tượng chủ động và thoải mái giao tiếp với mình (đồng cảm).

- Khả năng xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp. Biết chọn địa điểm, thời gian bắt đấu, điểm dừng, tiếp tục, kết thúc quá trình giao tiếp có ý nghĩa quan trọng tới kết quả giao tiếp.

c. Nhóm ky năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiêp.

Nhóm kỹ năng này thể hiện khả năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành vi, phản ứng của mình; biết đọc những vận động trên nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, dáng đi, cử động toàn thân, tư thế của học sinh; biết “nhìn thấy” và “nghe thấy” các loại ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ nói của học sinh để xác định đúng nội dung và nhu cầu của các em.

Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng quan sát bằng mắt: Khả năng phát hiện bằng mắt những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc trên nét mặt, đặc biệt là vận động của đôi mắt và các cơ mặt cũng như tư thế toàn thân đối tượng giao tiếp để nhận thấy sự thay đổi của cá nhân đối tượng giao tiếp.

+ Kỹ năng nghe: Biết tập trung chú ý, biết hướng hoạt động của giác quan và ý thức của chủ thể giao tiếp vào việc lắng nghe đối tượng giao tiếp nói gì, để có đủ thông tin.

+ Kỹ năng xử lý thông tin.

+ Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển:

- Biết điều chỉnh, điều khiển bản thân: là có cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, nội dung, nhiệm vụ, mục đích giao tiếp.

- Điều khiển đối tương giao tiếp là hiểu được những đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, nhu cầu, ước muốn của đổi tượng giao tiếp tại thời điểm giao tiếp, đồng thời biết sử dụng các phương tiện giao tiếp hợp lý để khích lệ, động viên, răn đe…họ theo mục đích giáo dục.

d. Nhóm ky năng sử dụng các phương tiện giao tiêp.

* Phương tiện ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ độc thoại: giáo viên phải có kỹ năng làm chủ ngôn ngữ, thể hiện qua:

- Cách diễn đạt.

- Ngữ điệu.

- Giọng nói.

- Cách dùng từ.

49

- Sự nắm vững nội dung bài giảng một cách sâu sắc.

- Biết cách thu hút sự chú ý, tình cảm, hoạt động trí tuệ của học sinh.

+ Ngôn ngữ đối thoại:

- Nội dung của lời nói tác động vào ý thức.

- Ngữ điệu của lời nói tác động mạnh vào tình cảm của con người.

Vì vậy cùng ý và nghĩa như nhau, người thầy có kinh ngiệm bao giờ cũng biết lựa chọn cách diễn đạt cho phù hợp với từng học sinh, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

+ Ngôn ngữ viết:

* Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt...

5.3. Quy trình xử lý tình huống sư phạm

a. Xác định vấn đề

Nhà sư phạm phải xác định được mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống sư phạm, ý thức được phải giải quyết vấn đề gì trong tình huống đó và hướng giải quyết như thế nào.

b. Thu thập thông tin

Xem xét các thông tin và dữ liệu có sẵn, thu thập thêm thông tin mới; sắp xếp, phân tích xử lý dữ liệu thu được.

c. Nêu các giả thiêt

Đây là bước đề ra những giả thiết trên cơ sở vấn đề cần giải quyết đã được ý thức rõ ràng và biểu đạt bằng ngôn ngữ. Ở bước này, óc tưởng tượng sư phạm và khả năng linh hoạt của trí tuệ được phát huy, nhà sư phạm có thể hình dung ra tất cả các cách giải quyết có thể có, kể cả các cách giải quyết được coi là thiếu tính sư phạm. Trong khi hình dung các cách giải quyết đó cách giải quyết hợp lý nhất cùng với các lý do bảo vệ cho cách xử lý này đã lộ ra.

d. Lựa chọn giải pháp

Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất.

e. Đánh giá kêt quả

Dựa trên lập luận đã trình bày ở trên để đề ra những bài học kinh nghiệm bằng các quy tắc, các nguyên tắc giáo dục liên tiếp, nêu lên những nguyên tắc giải quyết khái quát nhất, áp dụng giải quyết các tình huống sư phạm tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Chương trình Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

50

+ Thông tư số: 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT

+ Các tài liệu về lý luận dạy học, lý luận giáo dục.

+ Các tài liệu tâm lý học lứa tuổi trẻ mầm non

+ Các tài liệu về dạy học tích hợp, phương pháp dạy học tích cực trong giáo giáo dục mầm non.

+ Các tài liệu về giao tiếp sư phạm.

+ Các tài liệu về đánh giá trong giáo dục mầm non.

III. MÔN TIẾNG ANH TRÌNH ĐỘ A

PHẦN 1: TỪ VỰNG Các chủ đề

1. Gia đình và bạn bè2. Hoạt động hàng ngày3. Thực phẩm4. Sức khỏe5. Thể thao6. Giải trí7. Giáo dục8. Công việc 9. Thời trang10. Nhà cửa

EXERCISE

Choose the best answer

1. Bring me a cup of _____and dessert please.A. tea B. soup C. pork D. butter

2. We practise this sport in winter, and we need some snow: _____A. bowling B. skiing C. swimming D. dancing

3. My cousin likes to _____ boxing to keep fit.A. play B. do C. go D. make

4. My father's brother is my _____.A. aunt B. nephew C. son D. uncle

5. _____ prepares food in a restaurant.A. housewife B. chef C. waiter D. nurse

6. Luccas is 8 years old, He usually _____ at 10 p.m.

51

A. wakes up B. goes to bed C. eats D. plays soccer

7. Jack will go to a _____ museum to see an exhibition on local history.A. museum B. theatre C. casino D. zoo

8. Mathew _____lunch at 2 o'clock.A. takes B. haves C. has D. gets

9. Why don’t you _____ some kind of exercise – you’d probably quite like it.A. put on B. take C. take up D. play

10. Your mother's mother is your _____.A. daughter B. grandmother C. niece D. cousin

11. He runs every day to keep _____.A. fat B. fit C. cool D. upset

12. In winter I wear a _____on my head.A. scarf B. trousers C. blouse D. hat

13. Do you have a medicine for a dry _____?A. cough B. cold C. headache D. skin

14. Put your dirty cup and plate in the _____, please.A. bed B. sink D. table D. armchair

15. Rachel always_____ her hair before going to school.A. takes B. cleans C. brushes D. looks

16. His illness was caused by _____.A. overwork B. health C. fitness D. vegetables

17. Dad’s on the roof trying to repair the _____.A. fence B. mirror D. chimney D. bookcase

18. Thomas usually _____ horse riding on Saturday mornings.A. plays B. does C. goes D. makes

19. A(n) _____ works at home and takes care of the family.A. dentist B. housewife C. secretary D. engineer

20. This attic has a very low _____. Mind your head! A. floor B. wall C. hall D. ceiling

21. A _____ catches people who break the law.A. sailor B. painter C. policeman D. lawyer

22. It's fun to _____ ping pong. It's also called table tennis.A. play B. do C. go D. make

23. My wife likes to wear earrings, bracelets and rings. She really likes _____.A. jewelry B. buttons C. clothes D. suit

52

24. Most people I know go to a _____, a club or a bar to have fun.A. circus B. concert C. pub D. cinema

25. _____football is an example of a team sport where you play with several people. A. golf B. fencing C. sailing D. football

PHẦN 2: NGỮ PHÁP

A. CÁC LOẠI TỪ1. DANH TỪ

1. Danh từ đếm được:

+ dùng được với số đếm

+ có 2 hình thái: số ít và số nhiều

+ dùng được với a/an hay the

Vd: a flower, three flowers

2. Danh từ không đếm được:

+ không dùng được với số đếm

+ không có hình thái số ít, số nhiều

+ không dùng được với a/an

+ có thể dùng được với the

Vd: coffee

EXERCISE

Write C for countable and U for uncountable nouns. For countable nouns, write the plural form of each noun.

1. pencil ___________ 11. church ___________

2. meat ___________ 12. sugar ___________

3. tomato ___________ 13. man ___________

4. bus ___________ 14. chair ___________

5. foot ___________ 15. baby ___________

6. rice ___________ 16. bread ___________

7. wine ___________ 17. tooth ___________

8. child ___________ 18. monkey ___________

9. knife ___________ 19. cheese ___________53

10. honey ___________ 20. grape ___________

2. MẠO TỪ1. Mạo từ không xác định a/an

+ đứng trước một danh từ số ít đếm được

+ nghĩa là “một”

+ dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước

+ a đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết)

+ an đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết)

Vd: a boy, a university

an apple, an hour

2. Mạo từ xác định theĐứng trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí

hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết, những cái duy nhất

Vd: the earth

I live in a house. The house is very nice.

EXERCISE

Put a, an, the or X (no article) in each gap.

1. Is football _______ popular sport in _______ world? 2. I don't like _______ dogs, but I like my brother's dog.3. I'd like _______ glass of orange juice please. 4. A: Can you give me _______ envelope, please?

B: Certainly. Oh! Where’s _______ envelope?5. Where's _______ USB drive I lent you last week?6. Los Angeles has _______ ideal climate.7. I haven't seen him in _______ five years.8. Is your mother working in _______ old office building?9. What do you usually have for _______ breakfast?10. Look at _______ woman over there! She is _______ famous actress.

54

3. Đ I TẠ Ừ

Đại từ nhân xưng làm chủ

ngữ

Đại từ nhân xưng làm tân

ngữ

Tính từ sở hữu

Đại từ sở hữu

Đại từ phản thân

I me my mine myself

we us our ours ourselves

you you your yours yourself /yourselves

they them their theirs themselves

he him his his himself

she her her hers herself

it it its its itself

Vd: He is a student.

I don’t like him.

This is his pen.

Your book is new, but mine is old.

He looked at himself in the mirror.

EXERCISE

Choose the best answer:

1. She's not his friend, she's_______.A. I B. my C. mine D. me

2. His neighborhood is safe, while _______neighborhood isn't.A. they B. them C. their D. theirs

3. The books are heavy. ______ can't carry them.A. She B. Her C. Herself D. Hers

4. Every morning I wash my face and clean my teeth by _____.A. I B. mine C. my D. myself

5. I talked to _______ grandmother for three hours last night.A. he B. him C. his D. himself

6. A: Where are my sunglasses? B: Here _____ are.

55

A. them B. they C. their D. theirs

7. I send ______ a letter every month.A. her B. she C. herself D. hers

8. George cooks fish for ______ every day.A. they B. them C. their D. theirs

9. Jane is a baby. She is too small to eat by _____.A. himself B. herself C. myself D. yourself

10. The teacher explains things to _____ very well.A. we B. us C. our D. ourselves

4. TÍNH TỪ+ dùng để chỉ tính chất, màu sắc, trạng thái..+ dùng để mô tả tính chất hay cung cấp thêm thông tin cho danh từ+ đứng sau động từ TO BE

Vd: Jane is beautiful. + đứng sau một số động từ như: become, get, seem, look, appear, sound, smell, taste, feel, remain, keep, make

Vd: You look tired.+ đứng trước danh từ

Vd: Jack is an intelligent student.

5. TRẠNG TỪ+ là một thành phần bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc cả câu

+ đứng sau động từ thường

Vd: She dances beautifully.+ đứng trước tính từ

Vd: She is extremely rich.+ đứng trước trạng từ khác

Vd: He fulfilled the work completely well.+ đứng đầu câu, bổ nghĩa cho cả câu

Vd: Traditionally, people eat sticky rice cakes at Tet.

EXERCISE

Write down the correct form of the word in brackets (adjective or adverb).

1. Sue is a _____________ girl. She climbed up the ladder _____________. (careful)

56

2. The bus driver was _____________ injured. (serious)3. They learn English _____________. They think English is an ____________

language. (easy)4. Our basketball team played _____________ last Friday. (bad)5. Max is a _____________ singer. He sings _____________. (good) 6. Be _____________ with this glass of milk. It's hot. (careful)7. Robin looks _____________. What's the matter with him? (sad)8. Don't speak so_____________. I can't understand you. (fast)9. I find this novel very _____________. It was _____________ written.

(interesting)10. Credit cards are _____________ accepted nowadays. (wide)

6. ĐỘNG TỪ+ dùng để mô tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật, hoặc sự vật nào đó nào đó+ đứng sau chủ ngữ

Vd: She watched TV last night.+ đứng sau trạng từ chỉ tần suất nếu là động từ thường

Vd: He never plays badminton on Sunday.+ đứng trước trạng từ chỉ tần suất nếu là động từ TO BE

Vd: It is usually cold in winter. V-ing và to-inf

V-ing To-inf

1. Dùng như danh từ Vd: Dancing is his hobby.

1. Dùng chỉ mục đíchVd: I have some letters to write.

2. Sau 1 số động từ: enjoy, avoid, admit, mind, finish, suggest, postpone, deny, keep, imagine, delay consider …

Vd: I enjoy playing football with my friends.

2. Sau 1 số động từ: agree, appear, decide, hope, promise, refuse, plan, expect…

Vd: Did you agree to meet him yesterday?

3. Sau giới từVd: I’m not very good at learning mathematics.

3. Sau 1 số tính từ: happy, sorry, glad, proud…

Vd: I’m happy to receive your letter.

EXERCISE

Complete the sentences with the correct form of the verb in brackets.

1. She doesn't mind (help) ___________ us with the party. 2. I hope (become) ___________ an excellent lawyer one day.

57

3. It isn’t safe for children (play) ___________ on ladders. 4. After (walk) ___________ for a while, we could sit in a terrace and have a snack. 5. She suggested (have) ___________ dinner at her house. 6. I would like (come) ___________ to the party with you. 7. Thanks for (talk) ___________ to James. He really needs his friends now. 8. I enjoyed the play. The (act) ___________ was very good. 9. It’s quite healthy (drink) ___________ coconut juice. 10. There is no point in (have) ___________ a car if you never use it.

7. GIỚI TỪ+ là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu

+ thường đi sau giới từ là tân ngữ, V- ing, cụm danh từ ...

Một số giới từ thường gặp Giới từ chỉ thời gian:

At : vào lúc ( thường đi với giờ )Vd: at three o’clock

On : vào ( thường đi với ngày )Vd: on Tuesday

In : vào ( thường đi với tháng, năm, mùa, thế kỷ )Vd: in July

Before: trước After : sau During : ( trong khoảng) ( đi với danh từ chỉ thời gian )

Giới từ chỉ nơi chốn: At : tại ( dùng cho nơi chốn nhỏ như trường học, sân bay...) In : trong (chỉ ở bên trong ) , ở (nơi chốn lớn thành phố, tỉnh, quốc gia,

châu lục...) On : ở trên nhưng chỉ tiếp xúc bề mặt.

Vd: on the table

Above: ở trên nhưng không tiếp xúcVd: The ceiling fans are above the pupils.

EXERCISE

Fill in the correct prepositions ( on, in, at, for, since, across, above )

1. My brother's birthday is ________ the 5th of November.2. My birthday is ________ May.3. My friend has been living in Canada ________ two years.4. We are going to see my parents ________ the weekend.5. There is a bridge ________ the river.6. Santa is sitting ________ a chair.

58

7. In 1666, a great fire broke out ________ London.8. I don't like walking alone in the streets ________ night.9. I have been waiting for you ________ seven o'clock.10. What are you doing ________ the afternoon?11. We are going ________ holiday next week.12. ________ my wall, there are many picture postcards.13. Who is the person ________ this picture?14. Munich lies 530 meters ________ sea level.15. Santa's big bag is lying ________ the floor.

VIII. LIÊN TỪLà từ dùng để nối hai phần, hai mệnh đề trong một câu.

Một số liên từ thường gặp Liên từ đẳng lập: and, but, for, or, nor, yet, so

Vd: We have to study hard, or we will fail the exam.

Liên từ phụ thuộc: Diễn tả thời gian: while, when, since, before, after, as soon as…

Vd: While his wife was talking on the phone, Martin was cooking dinner.

Diễn tả lý do: since, because, asVd: Because it rained heavily, we didn’t play football.

EXERCISE

Choose the best answer.

1. _____ she was very tired, she helped her brother with his homework.A. Because B. whether C. Although D. so

2. It’s raining hard, _____ we can’t go to the beach.A. or B. but C. so D. though

3. Nam was absent from class yesterday _____ he felt sick.A. so B. because C. although D. but

4. Tom has a computer, _____ he doesn’t use it.A. or B. as C. because D. but

5. I want a new TV _____ the one I have now is broken.A. and B. but C. so D. because

6. _____ he finished his homework he played his guitar and sang.A. although B. after C. so that D. unless

7. Don't forget to check the electricity and gas _____ you leave for your cruise holiday.A. after B. although C. unless D. before

59

8. Last week Jack bought shirts, _____ this week he bought shoes.A. but B. and C. as soon as D. so

9. I have loved reading books _____ I first went to the library.A. when B. since C. because D. so

10. I can't use my cell phone _____ I am learning.A. although B. after C. or D. while

B. CÁC THÌ 1. HIỆN TẠI ĐƠN VÀ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

1. Công thứcHiện tại đơn Hiện tại tiếp diễn

Khẳng định

S + is/am/are + Adj/ Noun.

Vd: She is beautiful.

You are students.

S + V/-s/-es + C.

Vd: Jack and Mary go to school every day.

He plays tennis on Sunday.

S + is/am/are + V-ing + C.

Vd: They are watching TV.

Phủ định

S + is/am/are + not+ Adj/ Noun.

Vd: She is not beautiful.

You are not students.

S + do/does + not + V (inf) + C.

Vd: Jack and Mary don’t go to school every day.

He does not play tennis on Sunday.

S + is/am/are + V-ing + C.

Vd: They are not watching TV.

Nghi vấn

Is/Am/Are + S + Adj/ Noun?

Vd: Is she beautiful?

Are you students?

Do/Does + S + V (inf) + C?

Vd: Do Jack and Mary go to school every

Is/Am/Are + V-ing + C?

Vd: Are they watching TV?

60

day?

Does he play tennis on Sunday?

2. Cách dùng:Hiện tại đơn Hiện tại tiếp diễn

1.  Diễn tả một thói quen Vd: My mother always gets up early

1. Diễn tả một hành động đang xảy ra tại thời điểm nói

Vd: A: What are you watching?

B: I am watching Titanic.

2. Diễn tả 1 sự thật hiển nhiênVd: The earth moves around the sun.

2. Diễn tả một hành động đang xảy ra quanh thời điểm hiện tại

Vd: (At a party)

A: Hi Jack. How are you?

B: Fine. Thank you. And you?

A: I’m fine. Where are you working?

B: I’m working in ABC shop.

3. Diễn tả lịch trình của tàu, xe, máy bay…

Vd: The train leaves at 8 a.m. tomorrow.

3. Diễn tả một hành động đã được lên kế hoạch sẽ thực hiện trong tương lai

Vd: My sister is getting married next month.

3. Dấu hiệu nhận biết:Hiện tại đơn Hiện tại tiếp diễn

every (day, month...)

always / often / normally / usually / sometimes / seldom / rarely / never

now / right now / at this (the) moment

currently

Listen!

Look!

4. Chú ý: Một số động từ không có dạng V-ing- sở hữu: belong, have…

- trạng thái: be, remain…

- tri giác: hear, smell, see,…61

- nhận thức: understand, know, think, realize, remember…

- cảm xúc: like, love, hate, dislike, want, wish…

Vd: They have 3 houses now.

EXERCISES

Put the verbs in the brackets in the simple present or the present continuous tense:

1. "Slow down! You _____________________ (drive) very fast." 2. "Please be quiet! I _____________________ (study) for an exam for

tomorrow." 3. How much _____________________ (you/smoke) every day? 4. We _____________________ (have) a great time on holiday here in Brazil

at present. 5. We can't play tennis - it _____________________ (rain). 6. We usually _____________________ (go) to the beach on holiday. 7. “Can you see John?” – “He _____________________(sit) over there next to

the window.”8. "What _____________________ (you/do)?" "I'm a receptionist. I work in an

office."9. My teacher _____________________ (have) long hair.10. Look! The man _____________________ (climb) up the tree.

2. HIỆN TẠI HOÀN THÀNH1. Công thức

a. Khẳng định:S + have/has + V3/-ed

Vd: He has worked in this company for 4 years.

b. Phủ địnhS+ have/has + not + V3/-ed

Vd: He has not worked in this company for 4 years.

c. Nghi vấnHave/Has + S + V3/-ed…?

Vd: Has he worked in this company for 4 years?

2. Cách dùnga. Diễn tả 1 hành động xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể

xảy ra trong tương lai, nhấn mạnh đến kết quả Vd: I have read this book three times.

62

b. Diễn tả 1 hành động đã xảy ra nhưng không rõ thời gianVd: He has won the race.

3. Dấu hiệu nhận biếta. ever / never / just / already / recentlyb. since / forc. twice / several times

EXERCISESWrite sentences in present perfect simple:

1. Bob/ visit / his grandma______________________________________________________________

2. Tim and Tom / wash / their car______________________________________________________________

3. My parents / be / to a restaurant______________________________________________________________

4. Lucy / not / do / her homework______________________________________________________________

5. We / not / find / the book yet______________________________________________________________

6. She / not / see / The Lord of the Rings______________________________________________________________

7. Mary / not / leave / her phone in a taxi______________________________________________________________

8. She / be / late for the meeting? – No______________________________________________________________

9. You / meet / her family yet? – Yes______________________________________________________________

10. They / work / in this company for 15 years? – No______________________________________________________________

11. How long / she / live / in London? – 10 years______________________________________________________________

12. How much coffee / you / drink / today? – 5 cups of coffee______________________________________________________________

13. What / you / do / these days? – take care of my sick daughter______________________________________________________________

14. Where / your parents / go? – go to London______________________________________________________________

15. Why / it / rain / so much in this winter? – because there / be / changes in climate______________________________________________________________

3. QUÁ KHỨ ĐƠN VÀ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN3.1. Công thức

63

Quá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn

Khẳng định

S + was/were + Adj/ Noun.

Vd: She was beautiful.

You were students.

S + V2/-ed + C.

Vd: Jack and Mary went to school yesterday.

He played tennis last week.

S + was/were + V-ing + C.

Vd: They were watching TV.

Phủ định

S + was/were + not+ Adj/ Noun.

Vd: She was not not beautiful.

You were not students.

S + did + not + V (inf) + C.

Vd: Jack and Mary didn’t go to school yesterday.

He did not play tennis last week.

S + was/were + V-ing + C.

Vd: They were not watching TV.

Nghi vấn

Was/Were + S + Adj/ Noun?

Vd: Was she beautiful?

Were you students?

Did + S + V (inf) + C?

Vd: Did Jack and Mary go to school yesterday?

Does he play tennis last week?

Was/Were + V-ing + C?

Vd: Were they watching TV?

3.2. Cách dùng:Quá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn

1.  Diễn tả 1 hành động đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ, không

1. Diễn tả 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ tại thời điểm xác định:

64

liên quan đến hiện tại. Vd: He played football with his friends yesterday.

Vd: He was watching TV at 9 p.m. yesterday.

2. Diễn tả 1 hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ:Vd: They went to France every year until 1995.

2. Diễn tả 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ thì có 1 hành động khác xen vào:

Vd: When I came yesterday, he was sleeping.

3. Diễn tả 2 hành động đang diễn ra song song trong quá khứ:

Vd: Last night I was doing my homework while my brother was playing games.

3.3. Dấu hiệu nhận biết:Quá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn

- last (week, month, year …)

- yesterday, ago

- in + thời điểm trong quá khứ (in 1998)

- at this (that) time + thời điểm trong quá khứ (at this time yesterday)

- at + thời điểm trong quá khứ (at 3 p.m last Thursday)

EXERCISEFill in the correct form of the verb in Past Continuous or Past Simple.

1. What ______________ (the manager / do) at 7:00 pm yesterday? 2. Tina and Shelly ______________ (walk) to the hotel when it ____________

(start) to rain. 3. When Donny _______________ (enter) the room, everyone _____________

(talk).4. I _____________ (work) in the sales department when I first ____________

(meet) Sofie. 5. My brother ______________ (use) the computer while I ________________

(pack) for my trip.6. ______________ (you / pay) attention when the teacher ________________ (call)

your name? 7. We ______________ (watch) TV when the lighting ____________________

(strike).8. ______________ (the client / walk out) while Troy ____________________

(present) the proposal? (walk / present)9. This morning, while I ___________________ (eat) breakfast, someone

__________________ (knock) on the door. 10. _____________________ (you / write) the report when the electricity

___________________ (go off)?

65

4. QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH4.1. Công thức:

a. Khẳng định:S + had + V-ed / V3

b. Phủ định: S + had + not + V-ed / V3

c. Nghi vấn:Had + S + V-ed / V3?

4.2. Cách dùng:

Diễn tả 1 hành động xảy ra trước một hảnh động khác trong quá khứ, hoặc trước 1 thời điểm trong quá khứ:

Vd: Before you came here, I had met her.

By 11 p.m yesterday, I had done all my homework.

4.3. Các dấu hiêu nhận biết:

a. After + S + quá khứ hoàn thành, S + quá khứ đơn

b. Before + S + quá khứ đơn, S + quá khứ hoàn thành

c. By + thời điểm trong quá khứ

EXERCISEFill in the correct form of the verb in Past Perfect.

1. She told me she _____________________ (study) a lot before the exam.2. The lights went off because we _____________________ (not / pay) the

electricity bill.3. They _____________________ (not /eat), so we went to the restaurant.4. Why _____________________ (he / forget) about the meeting?5. _____________________ (it / be) cold all week?6. When we _____________________ (finish) dinner, we went out.7. She said that she _____________________ (not / visit) the UK before.8. Jack _____________________ (know) about it for a while.9. _____________________ (Jenny / speak) to the CEO before the meeting?10. I _____________________ (not / eat) at that restaurant before today.

5. TƯƠNG LAI ĐƠN VÀ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN5.1. Công thức

66

Tương lai đơn Tương lai tiếp diễn

Khẳng định S + will/shall + V (inf) S + will/shall + be + V-ing

Phủ định S + will/shall + not + V (inf) S + will/shall + not + be + V-ing

Nghi vấn Will / Shall + S + V (inf) ? Will/Shall + S + be + V-ing?

5.2. Cách dùng:

Tương lai đơn Tương lai tiếp diễn

1.  Diễn tả 1 hành động sẽ xảy ra trong tương lai:

Vd: I shall be rich one day.

Tomorrow it will be sunny.

Diễn tả 1 hành động đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong tương lai

Vd: This time next week we shall be sitting at the beach.

2. Diễn tả 1 lời hứa:Vd: I won’t tell anyone about your

secret.

5.3. Dấu hiệu nhận biết:

Tương lai đơn Tương lai tiếp diễn

- tomorrow

- next (week, month, year…)

- in + thời điểm trong tương lai

- at + thời gian + tomorrow / next week (month, year …) (at 5 p.m tomorrow / at 5 p.m next week)

- at present (this time/this moment …) + next + thời gian

EXERCISEPut the verbs in the future simple or future continuous tense

1. Jane _____________________ (travel) around the world.2. My neighbours _____________________ (have) a barbecue party at 6 p.m.

tomorrow.3. Remember, tomorrow at noon Jack  _____________________ (sit) an

examination.4. Why _____________________ (everybody / adore) you?5. We _____________________ (return) as soon as possible.6. _____________________ (it / be) very hot this summer?7. This time next week, _____________________ (you / work)?8. She _____________________ (not / help) you with your homework.9. There is a great show on TV tomorrow between 5-7 p.m. Don't disturb me,

I _____________________ (watch) it then.10. Who _____________________ (she / meet) at 8 o’clock tomorrow?

67

6. TƯƠNG LAI GẦN: BE GOING TO6.1. Công thức:

a. Khẳng định:S + am/is/are + going to + V

b. Phủ định: S + am/is/are + not + going to + V

c. Nghi vấn:Am/Is/Are + S + going to + V?

6.2. Cách dùng:

a. Diễn tả 1 hành động được sắp xếp trước:Vd: Jack is learning to drive. He is going to be a driver.

b. Diễn tả 1 sự việc sắp xảy ra dựa trên tình huống hiện tại:Vd: Look at the black clouds. It is going to rain.

C. SỰ HÒA HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪĐộng từ phải phù hợp với chủ ngữ. Chủ ngữ số ít thì động từ số ít, chủ ngữ số nhiều

thì động từ số nhiều

Vd: My friend is/was/has/does…

My friends are/were/have/do…

Chú ý:1. Khi chủ ngữ và động từ bị chia tách thì động từ vẫn phải phù hợp với chủ ngữ

Vd: The teacher, along with his students, wants to play soccer.

The institute that helps them is financially supported by the government.

2. Khi chủ ngữ là từ chỉ thời gian, khoảng cách, giá cả, trọng lượng… thì động từ số ít

Vd: Ten dollars is too much for a drink.

Twenty miles is too long a way to walk in a day.

3. Chủ ngữ là một cụm từ bắt đầu bằng 1 phân số thì động từ phụ thuộc vào danh từ đi theo sau “of”

Vd: Two-thirds of the land has been sold.

Two-thirds of them are students.

4. Khi chủ ngữ bắt đầu bằng either A or B, neither A nor B, not only A but also B thì động từ phụ thuộc vào B.

68

Vd: Either he or his pupils are going to help us.

Not only they but also John wants to help us.

5. Khi chủ ngữ là 1 danh từ riêng hoặc 1 ngành học, căn bệnh tận cùng bằng s thì động từ là số ít.

Vd: The United States has a population of over 265 million people.

Mathematics is my favorite subject.

6. Khi chủ ngữ có từ every, each, more than one, many a… thì động từ số ít.

Vd: More than one person has applied for that position.

Every girl and boy was upset because of the outcome.

7. Khi chủ ngữ có từ many of, a number of, a couple of, a group of, a few, several, both… thì động từ số nhiều.

Vd: A number of my friends are from China.

EXERCISE

Use the correct form of the verbs in brackets to complete the sentences.

1. Everyone at the supermarket (be) ________ looking for the missing girl. 2. Physics (not interest) ________ me at all. 3. Either my uncle or my grandparents (be) ________ going to buy me a laptop.4. Fifty miles (be) a long distance. 5. It's not the teachers but the director of the school who (decide) ________ on the

course schedule. 6. The books borrowed from the library (be) ________ on my desk. 7. Each of the pictures (have) ________ a star's autograph on it. 8. My mom or dad (be) ________coming to the play. 9. The Philippines (want) ________ to get a larger share of the European market. 10. The mayor as well as his brothers (be) ________ going to prison.

D. SO SÁNHI. SO SÁNH B NGẰ

noun

S + V + as + adj/adv + as + pronoun

S + be/auxiliary verb

Vd: The book is as good as the movie.

Mary doesn’t write her lessons as (so) carefully as she did last year.

69

II. SO SÁNH HƠN1. Tính từ/phó từ ngắn (có 1 vần)

noun

S + V + adj/adv +-er than + pronoun

S + be/auxiliary verb

Vd: Today is hotter than yesterday.

2. Tính từ dài (2 vần trở lên)

noun

S + V + more + adj/ adv + than + pronoun

S + be/auxiliary verb

Vd: Alice is more careful than her brother.

III. SO SÁNH NHẤT 1. Tính từ ngắn

S + be + the + adj/adv+-est + noun

Vd: This street is the longest in this city.

2. Tính từ dài

S + be + the most + adj/adv + noun

Vd: He is the most careless driver I’ve ever met.

EXERCISE

Choose the best answer.

1. The blue car is ______ than the red car.A. more fast B. more faster C. faster D. fast

2. The Mona Lisa is one of the ______ paintings in this museum.A. more beautifuler B. most beautiful

C. beautifuler D. most beauty

3. Some governments are ________ than others.A. most bad B. more worse C. more bad D. worse

70

4. Water is _______ than tequila.A. healthier B. more healthier C. most healthy D. healthiest

5. A desert is ________ than a jungle.A. more drier B. more driest C. drier D. more dry

6. I was ill yesterday but I am ________ today.A. better B. gooder C. weller D. best

7. Some students are more ________ than others.A. cleverer B. successful C. braver D. slower

8. This examination is ________ than the other examination.A. more easy B. difficult C. more difficult D. more easier

9. An elephant's brain is ________ a whale's brain.A. more big than B. bigger than C. the bigger than D. the biggest

10.I do not earn ________ as you do.A. more money B. more

C. as much money D. as more money

E. CÂU ĐIỀU KIỆNI. LOẠI 1

1. Công thức:

If + S + V (simple present), S + will/can/may + V (inf)

2. Cách dùng:

Diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

Vd: If it is sunny, I will go fishing.

II. LOẠI 21. Công thức:

If + S + V (simple past), S + would/could/might + V (inf)

* Be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay số nhiều

2. Cách dùng:

Diễn tả sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai – ước muốn ở hiện tại

Vd: If I were you, I would go abroad.

III. LOẠI 31. Công thức:

71

If + S + had + V3/-ed, S + would/could/might + have + V3/-ed

2. Cách dùng:

Diễn tả sự việc không thể xảy ra ở quá khứ - ước muốn trong quá khứ

Vd: If I had not been absent yesterday, I would have met him.

EXERCISE

Choose the best answer.

1. If I had had enough money, I ________ that radio. A. bought B. would buy

C. would have bought D. had bought

2. If it rains, you ________ wet. A. will get B. would get C. get D. had got

3. She would go to the Job Centre if she ________ a job. A. had wanted B. will want C. wanted D. wants

4. The dog ________ you if it hadn´t been tied up. A. would bite B. will bite

C. would have bitten D. bites

5. It ________ easy to paint pictures if you knew how to.A. would be B. had been C. would have been D. be

6. If I come, I ________ you.A. saw B. would see C. will see D. sees

7. She ________ pleased if you came.A. would be B. would have been

C. would has been D. was

8. If it ________ I would stay at home.A. rains B. rained C. has rained D. had rained

9. You will catch the train if you ________ earlier.A. left B. would leave C. leave D. leaves

10.If he ________ thirsty, he would have drunk some water.A. was B. had been C. would drink D. is

F. CÁC CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP1. so/such…that…

S + V + so + adj/adv + that + S + V

72

Vd: The food was so hot that we couldn’t eat it.

He drove so quickly that no one could catch him up.

S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V

Vd: She is such a beautiful girl that everyone likes her.

This is such difficult homework that it took me much time to finish it.

2. too…to…

S + V + too + adj/adv + (for somebody) + to + V

Vd: The food is too hot for us to eat.

He drove too quickly for anyone to catch him up.

3. enough to

S + V + adj/adv + enough + (for somebody) + to + V

Vd: She is tall enough to reach the picture on the wall.

He runs fast enough to get the first prize.

S + V + enough + noun + (for somebody) + to + V

Vd: I don’t have enough money to buy that car.

4. because / because of

Because + S + V, S + V

Vd: Because the weather was bad, we cancelled our flight.

Because of + noun / noun phrase, S + V

Vd: Because of the bad weather, we cancelled our flight.

5. although / though / even though / despite / in spite of

Although / Though / Even though + S + V, S +V

Vd: Although it rained a lot, we enjoyed our holiday.

In spite of / Despite + noun / noun phrase, S + V

Vd: In spite of the rain, we enjoyed our holiday.

6. unless = if not

Unless + S + V, S + V

Vd: If you do not learn English every day, you will not gain high score in the exam.

= Unless you learn English every day, you will not gain high score in the exam.

73

EXERCISE

Choose the best answer.

1. You may have an accident soon _____ you are driving so carelessly.A. despite B. because C. because of D. unless

2. We can't swim because it is not _____ to swim.A. hot enough B. enough hot C. hot too D. too hot

3. That restaurant has _____ delicious food that you can't stop eating.A. such B. such a C. so D. enough

4. She could not eat anything at the meat restaurant _____she is a vegetarian.A. So B. because C. because of D. although

5. We couldn't find a taxi _____ we walked home.A. so B. because C. although D. such

6. This room is ______ to study. Please switch on the lights.A. enough dark B. dark enough C. too dark enough D. too dark

7. The children slept deeply _____ the noise.A. in spite B. despite

C. although D. A and B are correct.

8. It was _____ last night that I couldn't sleep.A. such a hot B. so a hot C. such hot D. so hot

9. _____ they lower the price, I won’t buy that computer.A. If B. Because C. Unless D. So

10.They had _____ night that they couldn't sleep.A. so a bad B. such a bad C. too bad D. enough bad

11._____his illness, Benny went to school because he had an important exam.A. although B. despite C. because of D. unless

12._____we played well, we couldn't win the game.A. In spite of B. Because C. Although D. If

13._____ you practice your English, you can improve it quickly.A. In spite of B. Because of C. Unless D. If

14.You sing _____ to be a professional!A. good enough B. enough good C. enough well D. well enough

15.He got a punishment from school _____ being rude towards his friends and teachers.A. even though B. because C. despite D. because of

16.She went on working _____ she was tired.74

A. though B. despite

C. although D. A and C are correct.

17.He’ll get lost _____ someone shows him the way.A. unless B. if C. because D. despite

18.There is _____ in the fridge for us to eat during the weekend.A. food enough B. too food C. enough food D. such

19.I can't let you go out with him _____ I know how kind he is.A. because of B. even though C. despite D. thought

20.Maria avoids eating chocolate and chips and she does sports _____ her weight.A. so B. if C. because of D. because

G. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ+ Mệnh đề quan hệ hay còn gọi là mệnh đề tính từ, là một mệnh đề phụ được

dùng để bổ sung ý nghĩa cho một danh từ đứng trước nó.

Vd: The man who lives next door is very handsome.

+ Mệnh đề quan hệ thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, whom, which, that, whose) hoặc trạng từ quan hệ (where, when, why)

Từ Cách dùng Ví dụ

who+ thay thế cho danh từ chỉ người, có chức năng chủ ngữ trong câu

+ theo sau Who phải là một động từ.

The man who met me at the airport gave me the money.

Whom

+ thay thế cho danh từ chỉ người, có chức năng tân ngữ trong câu

+Theo sau Whom phải là một chủ ngữ

The woman whom you saw yesterday is my aunt.

Which

+ thay thế cho danh từ chỉ vật, có chức năng chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu

+ theo sau Which có thể là động từ hoặc chủ ngữ

The pencil which is in your pocket belongs to me.

The car which he bought is very expensive.

That

+ thay thế cho cả người lẫn vật,

+ có bất cứ chức năng nào

+ có thể thay thế cho cả who, whom, which

This is the book that I like best.

I can see the girl and her dog that are running in the park.

Whos + thay thế cho một danh từ chỉ sự sở That is the man whose wallet was

75

Từ Cách dùng Ví dụ

ehữu của người hay vật

+ theo sau Whose phải là một danh từ

stolen.

Where+ thay thế cho một danh từ chỉ nơi chốn

+ theo sau Where là một mệnh đề

I went back to the village where I was born.

When+ thay thế cho danh từ chỉ thời gian. (time, day, year,..)

+ theo sau When là một mệnh đề

I remember the day when I won the game.

Why+ thay thế cho danh từ chỉ lý do hay nguyên nhân

+ theo sau Why là một mệnh đề

She didn’t tell me the reason why she left me.

EXERCISE

Choose the best answer.

1. The man ______ was speaking to us was very tall.A. who B. which C. whose D. whom

2. The woman ______ bought the dress did not speak English.A. which B. who C. whose D. why

3. The people ______ flight was cancelled were upset. A. whose B. which C. whom D. that

4. Do you know anyone ______ speaks Japanese? A. which B. whom C. whose D. that

5. The guy ______ was very friendly. A. that I met B. which I met C. who met D. whose met

6. The man ______ car we bought was from Texas. A. which B. why C. where D. whose

7. I know a restaurant ______ the food is excellent.A. whose B. which C. where D. that

8. That's the cat ______ we saw yesterday. A. that B. which

C. whose D. A and B are correct.

9. Can you see the man ______ is sitting at that table?

76

A. whose B. who C. whom D. which

10. Do you know the name of the artist ______ painted this portrait? A. whose B. which C. that D. whom

11.What's the name of that guy ______ party we went to last week? A. that B. when C. which D. whose

12. Can you name the city ______ Barack Obama was born?A. where B. whose C. which D. who

13. Can you name the country ______ is well known for the tango dance?A. where B. who C. whose D. which

14. The summer ______ I graduated from university was long and hot.A. where B. when C. whose D. which

15. Do you know the reason ______ the shop is closed today?A. where B. when C. why D. which

H. CÂU BỊ ĐỘNG1. Cách dùng: Được sử dụng khi:

+ muốn nhấn mạnh vào sự kiện chứ không phải vào tác nhân thực hiện sự kiện

+ không biết tác nhân thực hiện hành động

2. Cấu trúc:

be + p.p

Thì Thể Cấu trúc Ví dụ

Hiện tại đơnA S + V Elvis eats the chocolate.

P S + am/is/are + p.p (+ by + O) The chocolate is eaten by Elvis.

Hiện tại tiếp diễn

A S + am/is/are + V-ing Elvis is eating the chocolate.

P S + am/is/are + being + p.p (+ by + O)

The chocolate is being eaten by Elvis.

Hiện tại hoàn thành

A S + has/have + V3 Elvis has eaten the chocolate.

P S + has/have + been + p.p (+ by + O)

The chocolate has been eaten by Elvis.

Quá khứ đơn A S + V2 Elvis ate the chocolate.77

Thì Thể Cấu trúc Ví dụ

P S + was/were + p.p (+ by + O) The chocolate was eaten by Elvis.

Quá khứ tiếp diễn

A S + was/were + V-ing Elvis was eating the chocolate.

P S + was/were + being + p.p (+ by + O)

The chocolate was being eaten by Elvis.

Quá khứ hoàn thành

A S + had + V3 Elvis had eaten the chocolate.

P S + had + been + p.p + p.p (+ by + O)

The chocolate had been eaten by Elvis.

Tương lai đơn

A S + will + V (inf) Elvis will eat the chocolate.

P S + will + be + p.p (+ by + O) The chocolate will be eaten by Elvis.

Động từ khiếm khuyết

A S + modal verb + V (inf) I must do this homework.

P S + modal verb + be + p.p (+ by + O)

This homework must be. done.

3. Cách đổi câu chủ động sang bị động

Để chuyển một câu chủ động thành bị động, thực hiện 4 bước sau:

- Bước 1: Xác định chủ từ (S), động từ (V), túc từ (O) của câu chủ động.- Bước 2: Chuyển tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động.- Bước 3: Chuyển động từ của câu chủ động thành be + PP của câu bị động.- Bước 4: Chuyển chủ từ của câu chủ động thành by + tân ngữ của câu bị động.

EXERCISES

Change the following sentences into the passive voice.

1. They recycle some of the solid wastes every day. ______________________________________________________________

2. The hurricane damaged the houses on the shore.______________________________________________________________

3. The milkman will deliver two bottles of milk to your door.78

______________________________________________________________4. She has never told lies in her life.

______________________________________________________________5. Someone stole my watch yesterday.

______________________________________________________________6. They empty the dustbins on Mondays.

______________________________________________________________7. Johnny Ball is training our local football team.

______________________________________________________________8. Anyone can do this activity very easily.

______________________________________________________________9. They haven't released the exam results yet.

______________________________________________________________10.I didn’t find my wallet yesterday.

______________________________________________________________

PHẦN 3: ĐOẠN ĐỐI THOẠI

Choose the best answer.

1. Jane: Are you looking forward to your holiday? - Anne: ___________A. Yes, I’m really excited about it. B. Not to worry

C. We’re going to China. D. Tired.

2. Jack: What time does it finish? - Tom: ___________A. On Thursday B. I’m not sure

C. It takes 15 minutes. D. Next week

3. Ben: Would you like some more dessert? - Thomas: ___________A. Enjoy your meal! B. No thanks, I’m full.

C. It’s delicious! D. Be yourself.

4. Mary: How often do you go hiking? – Daisy: ___________A. Most weekends

B. I go with three friends.

C. We stay for a weekend.

D. I often go hiking with my family.

5. Mary: I’d like to congratulate you on your drawing – Tom: __________. A. Yes, I think so C. It’s very good.

B. Thanks, it’s O.K D. It’s very nice of you to say so

6. Son: I passed the exam, Mom. – Mom: ___________79

A. Well done. B. All right. C. Good luck. D. Thank you.

7. Danny: Would you like to come to dinner next Friday? - Kate: ___________A. I'm afraid, I can't. B. Unfortunately not.

C. Certainly not. D. Yes, I like.

8. Martin: Could you tell me the way to the station, please? - Leo: __________A. Yes, I could. B. Yes.

C. Yes, of course. D. No, I couldn’t.

9. Catherine: May I open the window? - Katy: ___________A. I'd rather you didn't. B. Not at all.

C. No. D. You can’t.

10.Joyce: Happy New Year. – Jack: ___________ A. OK. B. The same to you.

C. Yours too. D. Yes, thanks.

PHẦN 4: ĐỌC HIỂU

1. Read the text and choose the best answer for each gap

Reading text 1

Jim Kendrick

(1)_____day, Jim Kendrick leaves home at five o’clock in the morning and drives to work. That’s not unusual. (2)_____ of people get up early to drive to work. But Jim Kendrick’s work is 320 kilometres away from his home. It (3)_____ him three and a half hours to get from his home in San Antonio, Texas to his job at the port in Houston. In the evening, he does the journey (4) _____, and gets home at nine o’clock (5)_____the evening.

Recently, Jim won a competition – ‘America’s Longest Commute’. He won $10,000, enough to pay for his fuel for one year.

Reporters asked Jim why he drives so far to work. He replied, ‘I have a lovely house in San Antonio. I (6)_____ want to leave it. And I like the drive too. It gives (7) _____energy. I’ll probably do (8) _____ journey for another five or ten years. Then I’ll look for a job nearer home’.

1. A. All B. Every C. Most D. Some2. A. A lot B. Many C. Much D. Lots 3. A. gets B. makes C. takes D. does4. A. again B. still C. enough D. soon5. A. on B. at C. in D. for

80

6. A. won’t B. didn’t C. can’t D. don’t 7. A. mine B. my C. me D. I8. A. this B. those C. these D. their

Reading text 2

My name's Hannah, and I'm twenty years old. I've got a daughter (1) _____ Nicole. She's (2) _____three now. I live in a small flat (3) _____ the city centre. It isn't a nice place to live. It's very noisy and dirty and there is (4) _____ for Nicole to play.

I want to move out of the city and live in the countryside. But it's very expensive to live there. I will need to earn (5) _____ money to buy a house. There aren't (6) _____ flats for sale in the small villages near here. I will need to buy a car (7) _____.

That's why I study at college. I'm studying Business. While I am at college, my mum looks (8) _____ Nicole. My mum really likes spending time with her. In the evening, I work as a cleaner. I clean people's houses. Nicole comes with me. She plays quietly with her toys while I work.

1. A. calls B. called C. names D. name2. A. nearly B. quite C. yet D. rarely3. A. in B. on C. at D. next4. A. where B. anywhere C. somewhere D. nowhere 5. A. any B. this C. enough D. too6. A. much B. lot C. little D. many 7. A. too B. also C. then D. so8. A. for B. after C. at D. up

Reading text 3

The first Elizabeth to be queen (1) _____England lived in the time of William Shakespeare, (2) _____five hundred years ago.

Her father was Henry the (3) _____, a king who was famous (4) _____he had six wives. (Not all (5) _____the same time of course!) Elizabeth's mother was Anne Boleyn, a beautiful and intelligent woman. (6) _____she could not give the king a son, so Henry took another wife.

For many years Elizabeth's life was in danger because (7) _____the political and religious problems of the time. However, she (8) _____queen, and was queen of England for over forty years.

1. A. at B. on C. for D. of2. A. almost B. in C. quite D. since3. A. eight B. eighth C. eighty D. eighteen4. A. why B. for C. despite D. because5. A. at B. during C. with D. in

81

6. A. Although B. Despite C. But D. because7. A. of B. were C. in D. for8. A. made B. became C. did D. took

Reading text 4

(1) _____ you believe in ghosts? Did you ever see one? Somebody once (2) _____ that ghosts are like true love – everyone talks about it, but (3) _____ ever sees it.

Many (4) _____ believe that if somebody dies in a way that is not natural, their spirit remains at the (5) _____ where they died.

It is easy not to believe (6) _____ ghosts in the day. But at (7) _____in the morning, many people change their (8) _____!

1. A. Have B. Do C. Would D. Did2. A. sayed B. told C. said D. asked3. A. someone B. no-one C. anyone D. everyone4. A. persons B. person C. peoples D. people5. A. place B. post C. position D. status6. A. at B. of C. in D. on7. A. 2.30 p.m. B. 24 o'clock C. 2.30 a.m. D. 2.30 8. A. mental B. minds C. opinions D. thinks

Reading text 5

Shillong (1) _____ north east India (2) _____ the world record yesterday for the largest number of people (3) _____ the drums together. People travelled (4) _____ long way, many (5) _____ foot, from villages in the state in order 6) _____ in.

A total of 7,951 people played the drums at (7) _____ same time, over seven hundred more than the old record.

The state now (8) _____ two world records - it is the wettest place in the world as well.

1. A. in B. on C. at D. next2. A. breaks B. breaking C. broke D. broken3. A. play B. plays C. playing D. played4. A. a B. an C. as D. the5. A. by B. with C. in D. on6. A. join B. to join C. joining D. joined7. A. the B. a C. as D. an8. A. hold B. held C. holding D. holds

Reading text 6

82

John Snow (1) _____ born in 1813 in York, England and was the eldest of nine children. When he (2) _____ fourteen, he started working for a surgeon and went on to study medicine.

In 1855, a lot of people started dying in an area of London of the illness cholera and John Snow went there to study what was (3) _____. He discovered that the people who had died were drinking (4) _____ same water.

Before this study, no one (5) _____ how people got the illness. The results of his study (6) _____ important because they (7) _____ how the illness spread and also (8) _____ to start the science of public health.

1. A. is B. was C. had D. were2. A. has B. had C. was D. is3. A. happen B. happens C. happened D. happening4. A. a B. as C. any D. the5. A. knew B. was knowing C. knowing D. know6. A. is B. was C. were D. are7. A. explaining B. explained C. to explain D. explains8. A. help B. helping C. helps D. helped

Reading text 7

Jungle girl found

A girl (1) _____ disappeared (2) _____ she was eight (3) _____ old has been found (4) _____ Cambodia, according to (5) _____ father. Eighteen years after she disappeared, a woman was (6) _____ in a village in the Ratanakkiri province trying to steal food. The woman who was found looks (7) _____ other members of the family.

She can't speak (8) _____ language that has been identified and is very frightened, but her family hope that she will adjust and settle down.

1. A. which B. who C. she D. whom2. A. when B. since C. while D. during3. A. year B. yearly C. age D. years4. A. at B. next C. in D. on5. A. his B. her C. their D. hers6. A. find B. found C. founded D. finding7. A. as B. as if C. similar D. like8. A. any B. no C. the D. some

Reading text 8

Star Wars

83

The plain, brown cloak that Sir Alec Guinness (1) _____ when he played the character Obi-Wan Kenobi (2) _____ the Star Wars films is part (3) _____ a collection of film and television costumes that will be sold. Alec Guiness died (4) _____ 2000.

(5) _____ cloak disappeared thirty years ago and was then used in (6) _____ films. It was even used by people going (7) _____fancy dress parties. Experts think it will (8) _____for £40,000.

1. A. wear B. wears C. wearing D. wore2. A. in B. on C. at D. for3. A. off B. for C. of D. in4. A. on B. in C. for D. at5. A. A B. These C. Those D. The6. A. other B. others C. other's D. another7. A. to B. at C. from D. in8. A. sell B. sold C. sale D. selling

Reading text 9

Jahan Begum was born on a farm in the hills. She lived there with her family (1) _____ thirteen years. The family grew their own food and (2) _____ animals. But then one year it didn’t rain so they decided to move to (3) _____ country.

The journey (4) _____ the mountains was long and difficult. (5) _____ first home in the new country was a tent. Then Jahan’s brothers made a house with wood and stones so the family had somewhere better to live.

Now, (6) _____ day Jahan makes things like hats and socks out of wool. She sells (7) _____ in the market to get money for food. She is happy with her home and her work, but she (8) _____ hopes to return to her farm in the hills one day.

1. A. for B. after C. since D. before2. A. keep B. keeping C. keeps D. kept3. A. any B. another C. that D. other4. A. against B. through C. at D. above5. A. Their B. Its C. His D. Her6. A. some B. each C. this D. these7. A. they B. it C. their D. them8. A. yet B. ever C. still D. never

Reading text 10

What do you know about elephants?

84

There are two kinds of elephant – African elephants and Indian elephants. African elephants, (1) _____ are taller, also have bigger, rounder ears. An African elephant’s ears are almost (2) _____ same size as sheets for a single bed! But elephants don’t only use (3) _____ ears to hear with. They wave them around to make them look much (4) _____ dangerous than they really are.

Elephants stay together in groups called ‘herds’ and can live (5) _____ 80 years. They are very big and they never stop (6) _____. They often eat for 20 hours each day because they have such big bodies. An African elephant is heavier (7) _____ six cars. The only animals that are (8) _____ than elephants are whales.

1. A. what B. which C. who D. whom2. A. any B. as C. a D. the3. A. their B. them C. they D. theirs4. A. more B. many C. most D. least5. A. ago B. at C. since D. for6. A. grows B. growing C. grow D. grew7. A. than B. then C. when D. that8. A. large B. larger C. largest D. as large

2. Read the text and choose the best answer

Reading text 1

John liked chocolates very much, but his mother never gave him any, because they were bad for his teeth, she thought. But John had a very nice grandfather. The old man loved his grandson very much, and sometimes he brought John chocolates when he came to visit him. Then his mother let him eat them, because she wanted to make the old man happy. One evening, a few days before John's seventh birthday, he was saying his prayers in his bedroom before he went to bed. "Please, God" he shouted, "make them give me a big box of chocolates for my birthday on Saturday". His mother was in the kitchen and she heard the small boy shouting and went into his bedroom quickly. "Why are you shouting, John?" she asked her son, "God can hear you when you talk quietly" "I know" answer the clever boy with a smile, "but Grandfather's in the next room, and he can't".

Question 1: Why did his grandfather sometimes give him chocolate?

A. Because his grandfather loved candy.

B. Because John was a good boy.

C. Because it was good for his health.

D. Because his grandfather loved him.

Question 2: Why did his mother let John eat the chocolate he got from his grandfather?

85

A. Because she wanted to please the old man.

B. Because she wanted to make John happy.

C. Because she didn't have to pay for it.

D. Because John liked it a lot.

Question 3: What did he pray to God before his seventh birthday?

A. He asked for good luck.

B. He wanted his grandfather to give him chocolate.

C. He begged God to make him a big box of chocolate.

D. He wished for some money to buy chocolate.

Question 4: Why did he shout when he was praying?

A. So that God can hear him.

B. So that his mother could hear him.

C. So that his grandfather could hear him.

D. Because his grandfather was deaf.

Question 5: Which sentence is not true according to the passage?

A. John was fond of chocolate.

B. He wanted a big box of chocolate for his birthday.

C. His mother was too poor to give him a big box of chocolate.

D. While he was praying that day his grandfather was in the next room.

Reading text 2

I have two teenage children who love shopping for clothes. They go to the mall with their friends every Saturday.

On school days, my son, Stan, likes to wear blue jeans and T-shirts. He only wears a suit on formal occasions like weddings or funerals. He feels comfortable wearing a jacket but not a tie. My daughter, Lily, likes to wear tight pants. She wears a dress or a skirt and blouse for parties or dinners. She doesn't feel comfortable in high heeled shoes and loves wearing casual and sporty clothes. When Lily visited her aunt in Texas, she bought cowboy boots, tight blue jeans and a cowboy hat.

In winter, my children wear coats, hats and gloves on cold days. When they go skiing, they put on toques and mittens. Mittens are warmer than gloves. My son doesn't like

86

rainy days because he has to wear a raincoat and carry an umbrella. My daughter loves to wear the scarf that I bought for her birthday.

In the summer, Lily and Stan usually wear shorts, tanktops and sandals to the beach. Sometimes on weekends, we go walking in the mountains so they wear hiking boots and thick woolen socks to protect their feet and toes.

Last Saturday, my children came home with a bag of clothes each. My son bought two sweaters, and a pair of leather shoes. My daughter bought a black belt to wear with her blue dress, a pair of grey pants and a matching jacket. She also bought a green blouse.

My children have no problem spending money. They think money grows on trees!

Question 1: What does Stan like to wear to school?

A. a suit B. shorts C. jeans and t-shirts D. jacket

Question 2: What does Lily like to wear for parties or dinners?

A. jeans B. a dress

C. boots D. high heeled shoes

Question 3: What do Stan and Lily usually wear to the beach?

A. skirt and blouse B. shirt and tie

C. shorts and tanktops D. shoes

Question 4: What did Stan buy last Saturday?

A. two sweaters B. a pair of running shoes

C. a black belt D. A and B are correct.

Question 5: How often do Stan and Lily go shopping?

A. every day B. every Saturday

C. every Sunday D. every month

Reading text 3

People usually sing because they like music or because they feel happy.

They express their happiness by singing. When a bird sings, however, its song usually mean much more than that the bird is happy. Birds have many reasons for singing. They sing to give information. Their songs are their languages.

The most beautiful songs are sung by male (cock) birds. They sing well they want to attract a female (hen) bird. It is their way of saying that they are looking for a wife.

87

Birds also sing to tell other birds to keep away. To a bird, his tree or even a branch of a tree is his home. He does not want strangers coming near him, so he sings to warn them.

If a bird cannot sing well, he usually has some other means of giving important information. Some birds dance, spread out their tails or made other signs. One bird has a most unusual way of finding a wife. It builds a small garden of shells and flowers.

Question 1: Why do people usually sing?

A. They like birds. B. They feel happy.

C. They want to tell a story. D. They like studying music.

Question 2: What is one of the chief reasons why birds sing?

A. They are happy. B. They are in a good temper.

C. They want to tell something. D. They can sing many songs.

Question 3: Which birds sing the most beautiful songs?

A. Birds in a good temper.

B. Cock birds.

C. Hen birds.

D. Female birds which attract male birds.

Question 4: What warning does a bird sometimes sing?

A. A warning to keep away.

B. A warning to come quickly.

C. A warning about the approach of people.

D. A warning to stop singing.

Question 5: What do most birds usually do if they cannot sing well?

A. Warn other birds to go away.

B. Give their information in another way.

C. Find a wife.

D. Fly high in the sky.

Reading text 4

88

I arrived in London at last. The railway station was big, black and dark. I did not know the way to my hotel, so asked a porter. I spoke English not only very carefully, but clearly as well. The porter, however, could not understand me. I repeated my questions several times and at last he understood. He answered me, but he spoke neither slowly nor clearly "I am but I could not understand him, a foreigner", I said. Then he spoke slowly, but I could not understand him. My teacher never spoke English like that! The porter and I looked at each other and smiled. Then he said something and I understood it. "You'll soon learn English!" he said. I wonder in England, each man speaks different language. The English understand each other, but I don't understand them! Do they speak English?

Question 1: The writer asked the porter

A. how to speak English B. where the railway station was

C. the direction to the hotel D. if he could speak English

Question 2: The porter couldn't understand the writer because

A. the writer didn't speak English very carefully

B. the writer repeated the questions several times.

C. the porter didn't know English.

D. the writer's English was unusual.

Question 3: The writer's teacher of English

A. spoke English differently from English people.

B. never spoke English in class.

C. didn't speak English slowly.

D. didn't work as a porter.

Question 4: In England,

A. people understand one another without speaking English.

B. people speak English, which is not like the one the writer studied at school.

C. people don't speak English at all.

D. Each person speaks a different language.

Question 5: Which of the following statements is not true?

A. The writer expected everyone in England to speak like his teacher.

B. At last the writer understood what the porter said.

89

C. The porter didn't feel angry with the writer.

D. The porter always spoke English slowly and clearly.

Reading text 5

An artist went to a beautiful part of the country for a holiday, and stayed with a farmer. Every day he went out with his paints and his brushes and painted from morning to evening, and then when it got dark, he went back to the farm and had a good dinner before going to bed. At the end of his holiday, he wanted to pay the farmer, but the farmer said: "No, I don't want money, but give me one of your pictures. What is money? In a week it will all be finished, but your painting will still be here". The artist was very pleased and thanked the farmer for saying such kind things about the paintings. The farmer smile and answered: "It is not that. I have a son in London. He wants to become an artist. When he comes here next month I will show him your picture, and then he will not want to be an artist any more, I think".

Question 1: Where did the artist spend his holiday?

A. In a beautiful country B. On a farm

C. With a farmer D. With his paints and brushes

Question 2: What did he do during his holiday?

A. He went back to the farm. B. He made paints and brushes.

C. He painted all day. D. He went out every day.

Question 3: What did the farmer ask the artist for at the end of the holiday?

A. Money B. For his wages C. Many pictures D. A picture

Question 4: Why was the artist very pleased with the farmer's request?

A. Because he thought his pictures were so beautiful.

B. Because he had so many kinds of pictures.

C. Because he would sell one of his pictures.

D. Because the farmer had thanked him.

Question 5: The farmer's son didn't want to become an artist any more

A. because he lived in London.

B. because he bad the artist's picture.

C. after he had seen the artist's picture.90

D. when he came here.

Reading text 6

Hummingbirds are amazing little birds. They are the smallest of all birds and weigh less than even a penny. The Bee Hummingbird, at barely more than two inches long, is the smallest bird in the world!

Unlike most birds, hummingbirds have iridescent feathers. Iridescent feathers glitter and shine in the sun. Hummingbirds are often dazzling combinations of greens and reds or greens and blues. Others are violet, orange, golden, silver or other combinations only Mother Nature could dream up. All hummingbirds have long bills to insert into flowers. Some hummingbirds have special bills to fit in specific flowers. Hummingbirds are the only birds that can fly backwards.

Hummingbirds are also unique among bird species in that they drink nectar from flowers. You can attract hummingbirds to your yard with special feeders that are filled with sugar water. These feeders are usually bright red in color because hummingbirds are attracted to red.

Question 1: Hummingbirds are the only birds that ____________.

A. are green B. will come to bird feeders

C. are small D. can fly backwards

Question 2: Compared to other birds, hummingbirds are _________.

A. heavier B. about the same size

C. lighter D. larger

Question 3: Hummingbirds eat ___________.

A. insects B. flower nectar

C. the story doesn't say D. berries

Question 4: To attract hummingbirds to your yard, put up feeders with ______ in them.

A. seeds B. sugar water C. berries D. flowers

Question 5: What color are most hummingbird feeders?

A. white B. green C. golden D. red

Reading text 7

91

Rainbows are often seen when the sun comes out after or during a rainstorm. Rainbows are caused when sunlight shines through drops of water in the sky at specific angles. When white sunlight enters a raindrop, it exits the raindrop a different color. When light exits lots of different raindrops at different angles, it produces the red, orange, yellow, green, blue, indigo, and violet that you see in a rainbow. Together, these colors are known as the spectrum. These colors can sometimes be seen in waterfalls and fountains as well.

Did you know that there are double rainbows? In a double rainbow, light reflects twice inside water droplets and forms two arcs. In most double rainbows, the colors of the top arc are opposite from those in the bottom arc. In other words, the order of colors starts with purple on top and ends with the red on bottom. In addition, rainbows sometimes appear as white arcs at night. These rainbows are called moonbows and are so rare that very few people will ever see one. Moonbows are caused by moonlight (rather than sunlight) shining through drops of water.

Question 1: Rainbows are often seen _________.

A. after the sun sets at night B. before a rainstorm

C. when it snows D. after a rainstorm

Question 2: Rainbows are produced when ________

A. light exits many raindrops at different angles.

B. the sun comes out after a storm.

C. the spectrum causes a rainstorm.

D. the sun causes a rainstorm.

Question 3: Which of the following IS NOT true?

A. Moonbows are caused by moonlight.

B. Rainbows are usually seen after or during a storm.

C. Double rainbows are two rainbows that are exactly the same.

D. Spectrum colors sometimes appear in fountains and waterfalls.

Question 4: What question is answered in the last paragraph?

A. What colors appear in a rainbow?

B. How do double rainbows form?

C. How long do rainbows last?

D. Why do waterfalls produce rainbow-like spectrums?92

Question 5: What color is a moonbow?

A. green B. the passage doesn't say

C. white D. yellow

Reading text 8

Raisins are dried grapes that have been eaten for thousands of years. Nearly 3,500 years ago, the first raisins were discovered as grapes that were drying in the sun on a vine. In medieval Europe, raisins were used as sweeteners, medicine, and even as a form of money!

In America, raisins were first grown after an 1873 heat wave in California destroyed its valuable grape crop, leaving only dried, wrinkly, but tasty grapes on the vines. Soon, farmers began developing seedless grapes in California that were thin-skinned and sweet. These grapes would be purposely dried in the sun and became the popular dark raisin we eat and enjoy today. Later, a golden variety of raisin was made by treating grapes with a chemical called sulfur dioxide and using special methods to dry them. Today, central California remains the center of the world’s raisin industry, producing nearly 95 percent of the world’s raisins. Its green valleys, sunny climate, and hot temperatures provide the perfect conditions for grapes that are dried into raisins.

Question 1: Which of the following were raisins NOT used as?

A. sweetener B. money C. medicine D. weapons

Question 2: Raisins ________

A. were discovered a long time ago.

B. have never been grown in America.

C. are made by dropping grapes in water.

D. were discovered recently

Question 3: What would be the best title for this passage?

A. A History of Raisins

B. The Discovery of the Golden Raisin

C. Healthy Snacks

D. The Many Different Kinds of Raisins

Question 4: Golden raisins were discovered ________

93

A. the passage doesn't say.

B. after dark raisins.

C. before dark raisins.

D. at the same time as dark raisins

Question 5: Which of the following questions is NOT answered in the passage?

A. How are golden raisins produced?

B. Why are raisins healthy for you?

C. Why did American farmers start producing raisins?

D. When did farmers start growing raisins in America?

Reading text 9

Lobsters are a kind of ocean creature called crustaceans. Crabs and shrimp are crustaceans too. Lobsters, and most other crustaceans, are found throughout the world's oceans, often under rocks or in cracks on the sea floor.

Lobsters have five pairs of legs, three of which are claws. The front claws, sometimes called pincers, are larger than the others. Scientists believe lobsters can live up to 70 years!

People love to eat lobsters! The state of Maine is famous for the lobsters found along its Atlantic coast. Here, lobsters are often served with melted butter, corn on the cob, and French fries. Did you know that lobsters only turn red after they are cooked? In the wild they can be grayish, yellow, green, blue or multi-colored.

Question 1: Lobsters ______

A. aren't usually eaten by people. B. have three pairs of claws.

C. live only in the Atlantic Ocean. D. are related to fish and sharks.

Question 2: What question is answered in the first paragraph?

A. Where are lobsters found?

B. What do people eat with lobsters?

C. What colors are lobsters in the wild?

D. How long can a lobster live?

Question 3: What are pincers?

94

A. Small claws toward the back of the lobster.

B. Large claws at the front of the lobster.

C. Another name for the lobster's shell.

D. The passage doesn't say.

Question 4: Which is not true about lobsters?

A. They're related to shrimp.

B. They're found on the ocean floor.

C. They are red in the wild.

D. They can live to be 70 years old

Question 5: In what paragraph does the author ask a question?

A. 1st B. 2nd

C. 3rd D. There are no questions

Reading text 10

Did you know that spiders are not insects? They are actually called arachnids, a group of animals related to insects that have eight legs and that have venom. There are many different kinds of spiders. They live all over the world and can be found in just about every habitat. Most like dark places, which may include your home, closets, or basement!

Spiders are very interesting. Some spin silk webs to catch and eat prey, while others attack their prey. Some spiders, like tarantulas, are large enough to eat lizards and mice! Many people are afraid of spiders because they bite. Most spiders, however, will only bite if they think they are danger and most are harmless. Spiders are actually helpful to people because many eat insect pests like cockroaches and mosquitoes.

Question 1: Spiders have ____________ legs.

A. the passage doesn't say B. six

C. eight D. four

Question 2: Which is NOT true about spiders?

A. Some spiders attack their prey. B. Spiders like dark places.

C. Spiders are actually helpful to people. D. All spiders are dangerous.

95

Question 3: Spiders are ______

A. tarantulas B. insects

C. all harmful D. related to insects

Question 4: Why are spiders helpful to people?

A. Some eat insect pests. B. They have eight legs.

C. Some eat lizards. D. They live all over the world.

Question 5: Which question is NOT answered in the passage?

A. How long do spiders live?

B. How many legs do spiders have?

C. What do spiders eat?

D. Where would I find a spider?

PHẦN 5: VIẾT CÂU

Rearrange the words to make meaningful sentences

1. it / in / doesn’t / often / rain / the summer / . /______________________________________________________________

2. read / I / always / slowly / books / . /______________________________________________________________

3. usually / my father / by bus / goes / to work / . /______________________________________________________________

4. the beach / at the weekend / always / go to / we / . /______________________________________________________________

5. at the party / we / early / arrived / . /______________________________________________________________

6. to / go / last night / did you / the cinema /?/______________________________________________________________

7. my umbrella / last night / I think / in the restaurant / I left /. /______________________________________________________________

8. father / listening / to / the / radio / my / is / . /______________________________________________________________

9. want / I / don’t / any / butter / . /______________________________________________________________

10.always /dinner / have / do / you / at / half / past / six /?/______________________________________________________________

PHẦN 6: ĐỀ THI THỬ

96

QUESTIONS 1-30

Choose the word or phrase which best completes each sentence

1. That teacher always helps you _________.

A. quick B. quickly C. as quickly D. as quick

2. Would you mind _________ the window? It's rather hot in here.

A. opening B. open C. opened D. to open

3. There _________ a lot of trees on our block.

A. are B. been C. be D. is

4. He _________ television at 8 o’clock every evening.

A. watches B. watching C. watch D. watchs

5. _________ she was very busy, my mother cooked a great meal for us.

A. Despite B. Although C. Because D. If

6. She was going very fast _________ she was in a hurry.

A. unless B. so C. because D. although

7. My sister as well as two of my brothers _________ in Florida.

A. living B. live C. lives D. to live

8. If you _______ a minute, I'll come with you.

A. have waited B. waited C. wait D. waits

9. I _________ my English a lot since the last seminar.

A. improved B. improve

C. have improved D. has improved

10. Harry Potter and the Goblet of Fire _________ by J K Rowling.

A. was wrote B. written C. wrote D. was written

11. My sister is a _________. She works in a hospital and helps doctors.

A. pilot B. farmer C. dentist D. nurse

12. The movie starts at two _________ the afternoon.

A. on B. in C. until D. at

13. My father _________ the car every Saturday.

97

A. don’t clean B. didn’t clean

C. doesn’t clean D. hadn’t clean

14. Can you open _________ door, please?

A. a B. the

C. an D. No article needed.

15. My mother usually prepares meals in the _________.

A. kitchen B. bedroom

C. stairs D. living room

16. _______ do you have an English lesson? – Twice a week.

A. How often B. How long C. When D. How many

17. The oranges are not in the basket. They are _________ the table.

A. between B. next C. on D. in

18. If I went anywhere, it _________ New Zealand.

A. would have been B. were C. will be D. would be

19. This is the _________ shirt in the store.

A. expensivest B. most expensiver

C. more expensive D. most expensive

20. I don't like _________ milk.

A. a B. the

C. an D. No article needed.

21. Jane: Thank you very much! – Jack: _________

A. That’s good! B. Don’t mention it.

C. Nothing impossible! D. Welcome you!

22. Here's Sarah and _________ sister.

A. she B. her

C. hers D. she’s

23. She speaks English very _________.

A. good B. fluent C. bad D. well

98

24. The boy _________ won the two medals is a friend of mine.

A. which B. whom C. who D. whose

25. While she _________dinner, he was washing the dishes.

A. was preparing B. prepared C. had prepared D. prepares

26. Student: May I go out just for a while? – Teacher: _________

A. That’s great! B. Yes, you could!

C. It’s a nice day! D. Go ahead!

27. This is _________beautiful piano that I'm sorry I have to sell it.

A. too B. such C. so D. such a

28. _________ photos when you were on holiday?

A. Have you taken B. Did you take

C. Were you taking D. Do you take

29. Tom is _________ interesting person.

A. an B. a

C. the D. No article needed.

30. The man who I am married to is my _________.

A. husband B. wife C. uncle D. cousin

QUESTIONS 31-35

Read the article about Rosa Bonheur. Choose the best word for each space

Rosa Bonheur

Rosa Bonheur (31) ______ a French painter who was possibly the most famous female artist of the 19th Century. She was born (32) ______ 1822 in Bordeaux, France and was the (33) ______ child in a family of artists. Her father was a well-known painter and her mother, who died when Rosa was eleven, was a piano teacher. When she was 6 Rosa moved to Paris with her brothers and mother. She was very unhappy at school and her father took her out of school and became her art tutor. Rosa (34) ______ some of the great paintings in the Parisian art galleries and became a very popular painter of animals. Her works were shown in French art galleries and her most famous painting is 'The Horse Fair' which is a very large work that measures nearly three meters high by five metres wide. (35) ______ can be seen in the Metropolitan Museum of Art in New York.

99

31.A. were B. was C. are D. be32.A. in B. at C. on D. by33.A. old B. older C. most oldest D. oldest34.A. copy B. copied C. copyed D. copying35.A. They B. He B. It C. She

QUESTIONS 36-40

Read the text and choose the best answer for each statement or question

DO YOU DRINK TOO MUCH COFFEE?

How much coffee is too much? Most doctors say one cup a day is more than enough. However, most people who work in offices drink two or more cups a day. Many drink coffee during breaks, at lunch, and on their way to and from work. On the other hand, most people don’t drink enough water. This is especially a problem for coffee drinkers. When people drink coffee, they don’t drink water. Most doctors agree that everyone should drink at least eight glasses of water a day.

36. What type of reading is this? A. A letter B. A table C. An article D. A memo

37. How much coffee should people drink a day? A. One cup or less B. More than one cup

C. Two or more cups D. At least three cups

38. When do many people drink coffee?A. During breaks B. At lunch

C. On their way to work D. All of them are correct.

39.Not drinking enough water is a problem for ________. A. coffee drinkers B. doctors C. officers D. workers

40. How much water should people drink every day? A. Less than four glasses B. Eight or more glasses

C. One glass for every cup of coffee D. No more than two glasses

QUESTIONS 40-45

Rearrange the words to make meaningful sentences

41. the / please / not / do / on / grass / step /. /

100

_____________________________________________________________42. brother / a / wants / be / my / teacher / to / . /

_____________________________________________________________43. I / exam / hope / pass / will / I / the /. /

_____________________________________________________________44. does / go / when / mother / work / your / to / ? /

_____________________________________________________________45. week / at / last / not / he / home / was / . /

_____________________________________________________________

101

IV. MÔN TIN HỌC TRÌNH ĐỘ A

CHƯƠNG 1. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 71.1. Quản lý thư mục và tệp thông qua Windows ExploreWindows Explore là chương trình dùng để quản lý ổ đĩa, thư mục và tập tin

1.1.1. Mở cửa sổ Windows ExploreCách 1: Nhấn chuột phải vào nút Start chọn Open Windows Explore

Cách 2: Vào Start ProgramsAccessories Windows Explore

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Window + E

1.1.2. Cửa sổ Windows ExplorerVùng làm việc của cửa sổ Windows Explorer gồm 2 phần:

Vùng bên trái: thể hiện một cây thư mục

Vùng bên phải: thể hiện nội dung của thư mục được chọn ở vùng bên trái

1.2. Các thao tác trong cửa sổ Windows Explorer1.2.1. Đánh dấu chọn đối tượng (file hoặc folder)

Chọn 1 đối tượng

- Nhắp vào biểu tượng hoặc tên đối tượng

- Giữ nút trái chuột, rê chuột chọn

Chọn 1 nhóm đối tượng

- Chọn liên tiếp: nhắp vào đối tượng đầu tiên, giữ phím Shift, nhắp vào đối tượng cuối

- Chọn rời rạc: giữ Ctrl, nhấn chuột vào các đối tượng cần chọn

Chọn tất cả đối tượng

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A

- Vào Organize (với windows xp vào Edit) chọn Select All

1.2.2. Tạo thư mục (folder) mới Chọn thư mục gốc (chứa thư mục cần tạo) ở vùng bên trái cửa sổ Windows

Explore rồi thực hiện một trong hai cách sau:

- Cách 1: Nhắp chuột vào New Folder trên thanh menu

- Cách 2: Nhắp chuột phải vào vùng trống ở cửa sổ bên phải chọn New/Folder

1.2.3. Đổi tên tập tin (file) hoặc thư mục (folder)Bước 1: Thực hiện một trong các cách

102

Nhắp 2 lần (tốc độ chậm) vào tên đối tượng

Chọn đối tượng rồi vào File/Rename Nhắp phải vào đối tượng chọn Rename Chọn đối tượng rồi nhấn phím F2

Bước 2: Gõ tên mới rồi nhấn Enter

1.2.4. Xóa file hoặc folderChọn các đối tượng cần xóa rồi thực hiện 1 trong các cách sau:

Nhấn phím Delete

Nhắp phải vào đối tượng chọn Delete

Vào File/Delete

1.2.5. Di chuyển (cut) đối tượng (file, folder)Chọn các đối tượng cần di chuyển:

Cách 1: Nhắp giữ đối tượng đã chọn rồi kéo vào thư mục cần di chuyển tới

Cách 2:

Bước 1: Chọn chức năng Cut (menu Organize (với windows xp vào Edit), nhắp chuột phải)

Bước 2: Chọn thư mục cần di chuyển đối tượng tới, chọn chức Paste để dán đối tượng (menu Organize (với windows xp vào Edit), nhắp chuột phải)

1.2.6. Sao chép (copy) đối tượng (file, folder)Chọn các đối tượng cần sao chép:

Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl, kéo đối tượng đã chọn thả vào thư mục cần chép tới

Cách 2: Bước 1: Click chuột phải vào đối tượng cần copy, chọn Copy

Bước 2: Chọn thư mục cần sao chép đối tượng tới, chọn chức Paste để dán đối tượng (hoặc click phải chuột vào vùng trống trong thư mục cần sao chép, chọn Paste).

1.2.7. Phục hồi các đối tượng đã xóa từ Recycle bin Mở thùng rác (Recycle bin), chọn các đối tượng cần phục hồi rồi thực

hiện:

- Nhắp phải vào đối tượng, chọn Restore

- Hoặc: Nhắp chọn Restore this item trên thanh menu

Nếu muốn phục hồi tất cả các đối tượng thì nhấp vào Restore all items trên thanh menu

1.2.8. Xóa các đối tượng khỏi thùng rác Chọn các đối tượng cần xóa, rồi thực hiện một trong các cách (Nhấn

Delete, nhấn chuột phải chọn Delete, File/Delete) Chọn Yes

103

Nếu muốn xoá tất cả các đối tượng thì nhắp vào Empty the Recycle Bin trên thanh menu.

1.3. Tìm kiêm thư mục và tệpChọn ổ đĩa/thư mục cần tìm kiếm, sau đó nhập từ khóa vào khung tìm kiếm trên Windows Explorer, chương trình chỉ tìm kiếm các tập tin và thư mục con trong thư mục đang mở.

Để thực hiện việc tìm kiếm nâng cao trong toàn bộ máy tính, bạn kích vào menu Start, nhập từ khóa bất kỳ vào hộp Search programs and files sau đó kích vào See more results.

Ngoài ra để gọi cửa sổ tìm kiếm bạn có thể nhập dòng lệnh “search-ms:” vào thanh địa chỉ của các cửa sổ Windows khác hoặc tại hộp thoại Run.

Cửa sổ tìm kiếm xuất hiện

 Người dùng có thể dùng kí tự đại diện “*” khi nhập từ khóa, kí tự này dùng để thay thế một nhóm kí tự mà bạn không nhớ chính xác ví dụ như “*eat.*”.

104

Nhập tên tập tin hoặc thư mục cần

tìm

1.4. Nén và giải nén tập tin vào thư mục bằng phần mềm tiện ích WinrarWinRAR là một chương trình giúp nén và giải nén các tập tin dạng nén, các tập

tin này được nén bằng một kỹ thuật đặc biệt làm cho kích thước nhỏ lại để thuận tiện trong việc lưu trữ hoặc trao đổi trên mạng Internet. Ngoài ra, WinRAR có thể nén cùng lúc nhiều tập tin và thư mục lại thành một tập tin nén duy nhất để giúp cho việc lưu trữ chúng được thuận tiện.

Sau khi cài đặt, chức năng của WinRAR sẽ luôn xuất hiện mỗi khi nhấn nút phải chuột vào bất cứ tập tin hay thư mục nào. Chức năng này giúp tạo nhanh một tập tin nén từ các tập tin hay thư mục đang chọn.

Sau đây là cách sử dụng các chức năng cơ bản của WinRAR:1.4.1. Nén tập tin

Click phả chuột lên tập tin hay thư mục muốn nén ->Xuất hiện một Menu với các chức năng cơ bản của WinRAR:

Add to archive...: Mở chương trình WinRAR để tạo tập tin nén với nhiều lựa chọn khác.

Add to "tên_tập_tin.rar": Tạo nhanh tập tin nén và lấy tên của chính đối tượng được chọn.

Compress and email...: Mở chương trình WinRAR để tạo tập tin nén và sau đó gởi tập tin nén này thông qua Email.

Compress to "tên_tập_tin.rar" and email: Tạo nhanh tập tin nén, lấy tên của chính đối tượng được chọn và sau đó gởi tập tin nén này thông qua Email.

1.4.2. Cách giải nén các tập tin nénNhấn nút phải chuột vào tập tin nén và chọn:

Extract files...: Giải nén vào nơi tùy chọn, sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép chọn.Extract here: Giải nén ngay tại nơi chứa tập tin nén này.Extract to tên_tập_tin\: Tạo một thư mục có tên giống tập tin nén và giải nén vào đó.Nếu tập tin đã được đặt mật khẩu thì sẽ xuất hiện hộp thoại, phải nhập đúng mật khẩu và nhấn Ok để giải nén.

105

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

Câu 1. Cách nào sau đây dùng để tắt máy tính (máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows7) an toàn, đúng cách.

A. Đóng các chương trình ứng dụng, sau đó nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Shut down để tắt máy.

B. Nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Shut down để tắt máy.

C. Nhấn nút Power trên máy tính để tắt máy.

D. Rút nguồn điện.

Câu 2. Cách nào sau đây dùng để khởi động lại máy tính (máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows7,8) an toàn, đúng cách.

A. Đóng các chương trình ứng dụng, sau đó nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Restart để khởi động máy.

B. Nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Restart để khởi động máy.

C. Nhấn nút Reset trên máy tính để khởi động lại máy.

D. Rút nguồn điện.

Câu 3. Cách nào sau đây dùng để thi hành (khởi động) một ứng dụng:

A. Nhấp đúp lên biểu tượng của ứng dụng trên Desktop.

B. Nhấp vào biểu tượng của ứng dụng trên thanh Taskbar

C. Nhấp vào nút Start, chọn ứng dụng cần khởi động được liệt kê trong Start Menu.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4. Cách nào sau đây dùng để mở một tập tin/thư mục trong hệ điều hành Windows?

A. Nhấp đúp lên biểu tượng của tập tin/thư mục.

B. Nhấp phải lên biểu tượng của tập tin/thư mục và chọn Open.

C. Chọn tập tin/thư mục rồi nhấn phím Enter.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Để đổi tên thư mục, tập tin trong hệ điều hành Windows 7, chúng ta thực hiện các thao tác nào sau đây?

A. Chọn đối tượng cần đổi tên, nhấp phải chuột trên đối tượng và chọn lệnh Rename, sau đó nhập tên mới, nhấn phím Enter để kết thúc.

B. Chọn đối tượng cần đổi tên, nhấp trái chuột trên đối tượng và chọn lệnh Rename, sau đó nhập tên mới, nhấn phím Enter để kết thúc.

C. Chọn đối tượng cần đổi tên, nhấp phải chuột trên đối tượng và chọn lệnh Delete.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 6. Để phục hồi lại thư mục, tập tin đã xóa được đưa vào Recycle Bin, chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó nhấp phải lên đối tượng chọn lệnh Restore.

B. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Empty the Recycle Bin.

106

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 7. Để xóa tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó nhấp phải lên đối tượng chọn lệnh Restore.

B. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Empty the Recycle Bin.

C. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Restore all items.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Để sao chép thư mục, tập tin trong hệ điều hành Windows, chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Copy. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

B. Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép, nhấn Ctrl + C. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

C. Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Copy. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Ctrl + V.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Để di chuyển thư mục, tập tin trong hệ điều hành Windows, chúng ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?

A. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Cut. Sau đó chọn nơi cần di chuyển đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

B. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấn Ctrl + X. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

C. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Cut. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Ctrl + V.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 10. Để tạo lối tắt (shortcut) cho thư mục, tập tin trong hệ điều hành Windows, chúng ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?

A. Chọn nơi chứa shortcut, nhấp phải trên vùng trống, chọn lệnh new / Shortcut. Nhập đường dẫn, tên tập tin cần tạo shortcut vào khung type the location of the items, sau đó nhấn nút Next. Nhập tên cho shortcut vào ô Type a name for this shortcut, nhất finish để kết thúc.

B. Chọn nơi chứa shortcut, nhấp phải trên vùng trống, chọn lệnh New->Shortcut. Nhấn nút Browse để xác định trực tiếp tập tin trong cửa sổ Browse for Files ảo Folders để chọn đối tượng cần tạo shortcut, sau đó nhấn nút Next. Nhập tên cho shortcut vào ô Type a name for this shortcut, nhất finish để kết thúc.

107

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11. Để tìm tất cả các tập tin Microsoft Word phiên bản 2007 trở lên chúng ta gõ từ khóa nào trong ô tìm kiếm của hệ điều hành Windows 7.

A. Microsoft word.docx

B. All.docx

C. *.docx

D. &.docx

Câu 12. Nén dữ liệu là gì?

A. Là việc thực hiện thu gọn kích thước các tập tin.

B. Là việc thực hiện tăng kích thước các tập tin.

C. Là việc thực hiện mã hóa tập tin.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13. Để nén tập tin hay thư mục theo định dạng ZIP trong hệ điều hành Windows 7 chúng ta thực hiện như thế nào?

A. Nhấp phải chuột trên vùng chọn, chọn lệnh Send to Compressed (fipped folder). Sau khi quá trình nén kết thúc, một tập tin mới có phần mở rộng ZIP được tạo ra; sau đó đặt tên cho tập tin (nếu muốn).

B. Chọn tập tin, thư mục muốn nén; sau đó nhấp phải trên vùng chọn, chọn lệnh Send to Compressed (fipped folder). Sau khi quá trình nén kết thúc,một tập tin mới có phần mở rộng ZIP được tao ra; sau đó đặt tên cho tập tin (nếu muốn).

C. Chọn tập tin, thư mục muốn nén; sau đó nhấp bải trên vùng chọn, chọn lệnh Axtract All. Trong hộp thoại Extract Compressed Folders nhấp đúp Browse để chọn nơi nén, nhấp nút Extract để bắt đầu nén nén.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 14. WinRAR là tiện ích có chức năng chính là gì?

A. Diệt virus.

B. Nén và giải nén tập tin và thư mục.

C. Phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt

D. Phần mềm đồ họa.

Câu 15. Để mở một chương trình ứng dụng chúng ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?

A. Nhấp đúp vào biểu tượng Shortcut của chương trình trên nền Desktop.

B. Nhấp nút Start rồi nhắp chuột vào chương trình đó.

C. Nhấp đúp vào biểu tượng Shortcut của chương trình trên nền Desktop, nhấn phím Enter.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 16. Để đóng một chương trình ứng dụng chúng ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?

A. Nhắp chuột vào biểu tượng nút Close.

108

B. Nhắp chuột vào menu File, chọn Exit (Close).

C. Dùng tổ hợp phím Alt + F4.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 17. Để sắp xếp các biểu tượng (icon) trên Destop của hệ điều hành Windows 7 chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nhắp chuột phải trên nền Desktop Sort by chọn cách sắp xếp.

B.  Nhắp chuột trái trên nền Desktop Sort by chọn cách sắp xếp.

C. Nhắp chuột phải trên nền Desktop View Small Icon.

D. Nhắp chuột phải trên nền Desktop Refresh.

CHƯƠNG 2. XỬ LÝ VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD 2010

2.1. Sử dụng Microsoft WordBảng 1. Tạo mới văn bảnNhấn chuột vào Tab File, chọn New, nhấn đúp chuột vào mục Blank document. Hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+N

Bảng 2. Mở một văn bản tạo sẵn

Bảng 3. Lưu một văn bản đã soạn thảoLưu tài liệu

Nhấn Tab File, chọn Save hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+S, chọn nơi lưu trong save as, đặt tên file trong File name rồi nhấn save. Ngoài ra chúng ta cũng có thể lưu văn bản dưới dạng chỉ đọc bằng cách chọn PDF (*.pdf) trong save as type.

Mặc định lưu tài liệu dạng Word 2003 trở về trước

109

Phím tắt mở tài liệu có sẵn là Ctrl+O. Bạn cũng có thể vào Tab File, chọn Open.

Muốn Word 2010 mặc định lưu với định dạng của Word 2003, bạn nhấn Tab File, chọn Word Options để mở hộp thoại Word Options. Trong khung bên trái, chọn Save. Tại mục Save files in this format, bạn chọn Word 97-2003 Document (*.doc). Nhấn OK.

2.2. Định dạng văn bản và đoạn văn bản2.2.1. Định dạng đoạn văn bản2.2.1.1. Căn trái, phải, giữa, hoặc căn đều hai bên Bước 1. Chọn đoạn văn bản bạn muốn căn chỉnh.

Bước 2. Trong thẻ Home, nhóm Paragraph, nhấn nút Align Left để căn lề trái, nhấn Align Right để căn phải, nhấn nút Center để căn giữa (giữa 2 lề trái và phải), hay nhấn nút Justify để căn đều hai bên.

2.2.1.2. Thay đôi khoảng cách trong văn bảnCách 1.Bước 1. Chọn đoạn văn bản muốn thay đổi.

Bước 2. Trong thẻ Home, nhóm Paragraph, nhấn nút Line Spacing.

Bước 3. Chọn khoảng cách bạn muốn, chẳng hạn 2.0 line

Cách 2.

Bước 1. Chọn đoạn văn bản muốn thay đổi.

Bước 2. Click chuột phải vào văn bản đã chọn -> chọn Paragraph -> Xuất hiện hộp thoại, tại Tab line spacing, chọn khoảng cách đoạn cần điều chỉnh (Single, 1.5 lines, Double, Multiple …)

Bước 3. Click nút OKThay đổi khoảng cách trước hoặc sau các đoạnCách 1. Bước 1. Chọn đoạn văn bản bạn muốn thay đổi khoảng cách trước hoặc sau nó.

Bước 2. Trong thẻ Page Layout, nhóm Paragraph, bạn nhấn chuột vào mũi tên cạnh mục Before (trước) hoặc After (sau) để thay đổi bằng giá trị bạn muốn.

Cách 2.Bước 1. Chọn đoạn văn bản bạn muốn thay đổi khoảng cách trước hoặc sau nó.

Bước 2. Click chuột phải vào văn bản đã chọn -> chọn Paragraph -> Xuất hiện hộp thoại, tại Tab spacing, chọn khoảng cách cần thay đổi:

Before: Lựa chọn khoảng cách từ đoạn văn đang chọn đến đoạn văn phía trên nó.

After: Lựa chọn khoảng cách từ đoạn văn đang chọn đến đoạn văn phía dưới nó.

2.2.2. Định dạng Column (Cột), Tab, Numbering và Drop Cap2.2.2.1. Định dạng cột

Cách 1: gõ văn bản trước, chia cột sau:

Bước 1: bạn nhập văn bản một cách bình thường, hết đoạn nào thì nhấn Enter để xuống hàng. Sau khi đã gõ hết nội dung văn bản, bạn hãy nhấn Enter để con trỏ xuống hàng tạo một khoảng trắng.

110

Bước 2: tô khối nội dung cần chọn (không tô khối dòng trắng ở trên), tại thẻ Page

Layout, nhóm Page Setup ->Chọn các Columns (One: 1 cột, Two: hai cột …) hoặc có thể click chuột vào More Columns hiển thị hộp thoại như hình dưới, sau đó chọn số cột cần chia -> click vào OK để chấp nhận chia cột.

Cách 2: chia cột trước, gõ văn bản sau (dùng trong trường hợp toàn bộ văn bản được chia theo dạng cột báo).

- Tại thẻ Page Layout, nhóm Page Setup bạn chọn các mẫu cột do Word mặc nhiên ấn định - Nhập văn bản vào.

Ngắt nội dung sang cột kê tiêp

- Đặt con trỏ tại vị trí cần ngắt nội dung sang cột kế tiếp

- Tại thẻ Page Layout, nhóm Page Setup bạn chọn Breaks, chọn Column: để ngắt cột khi bạn muốn sang các cột còn lại.

2.2.2.2. Cài đặt điểm dừng tab (Tab stops)

Để cho việc cài đặt tab được thuận tiện, bạn nên cho hiển thị thước ngang trên đỉnh tài liệu bằng cách nhấn nút View Ruler ở đầu trên thanh cuộn dọc.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể sử dụng một trong các loại tab sau: 111

Tab trái: Đặt vị trí bắt đầu của đoạn text mà từ đó sẽ chạy sang phải khi bạn nhập liệu.

Tab giữa: Đặt vị trí chính giữa đoạn text. Đoạn text sẽ nằm giữa vị trí đặt tab khi bạn nhập liệu.

Tab phải: Nằm ở bên phải cuối đoạn text. Khi bạn nhập liệu, đoạn text sẽ di chuyển sang trái kể từ vị trí đặt tab.

Tab thập phân: Khi đặt tab này, những dấu chấm phân cách phần thập phân sẽ nằm trên cùng một vị trí.

Bar Tab: Loại tab này không định vị trí cho text. Nó sẽ chèn một thanh thẳng đứng tại vị trí đặt tab.

Hiển thị hộp thoại định dạng TabĐể hiển thị hộp thoại định dạng Tab chúng ta có 2 cách:

Cách 1: nhấp đúp chuột tại vị trí đặt tab trên thước ngang

Cách 2:Tại thẻ Home, nhấp mũi tên ở góc nhóm Paragraph chọn Tabs…

Sau khi cài đặt điểm dừng tab xong, bạn có thể nhấn phím Tab để nhảy đến từng điểm dừng trong tài liệu.

2.2.2.3. NumberingSố thứ tự tự động cho phép bạn định dạng và tổ chức văn bản với các số, các bullet (dấu chấm tròn).

112

Default tab stops: Khoảng cách dừng của default tab, thông thường là 0.5”

Tab stop position: gõ tọa độ điểm dừng Tab

Alignment chọn một loại tab là Left – Center – Right – Decimal – Bar (loại tab chỉ có tác dụng tạo một đuờng kẻ dọc ở một tọa độ đã định)

Leader chọn cách thể hiện tab

Các nút lệnh:

2.2.2.4. Drop Cap Tạo một chữ hoa thụt cấp (Dropped Cap)

2.3. Nhúng các đối tượng khác nhau vào văn bản2.3.1. Bảng2.3.1.1. Tạo bảngB1. Chọn tab Insert trên vùng Ribbon.

B2. Chọn vào nút Tables trên nhóm Tables.

B3. Chọn số lượng dòng và cột cần tạo

2.3.1.2.

Nhập dữ liệu trong một bảngĐặt con trỏ vào ô bạn muốn nhập thông tin. Và bắt đầu nhập

2.3.1.3. Chỉnh sửa cấu trúc bảng và định dạng bảngĐể chỉnh sửa cấu trúc của bảng:

Chọn vào bảng và bạn sẽ thấy có hai tab mới trên vùng Ribbon là: Design và Layout. Hai tab này dùng để thiết kế và bố trí bảng.

113

Bulleted and Numbered

Để thêm một thứ tự tự động vào văn bản có sẵn:

• Lựa chọn văn bản bạn muốn để tạo một thứ tự tự động

• Trong nhóm Paragraph trên tab Home, kích vào nút danh sách Bulleted hoặc Numbered

Microsoft Word có tính năng tạo chữ nhấn mạnh gọi là Drop Cap. Đó là chữ cái đầu câu được phóng to và thả xuống. Kiểu trình bày văn bản này có tính mỹ thuật cao.

Trên tab Design, chúng ta có thể chọn các kiểu (dạng) bảng khác nhau.

2.3.1.4. Định dạng đường viền và nền cho bảngĐịnh dạng đường viền cho bảng

Chọn các kiểu đường viền thích hợp hoặc chọn Borders and Shading để mở hộp thoại định dạng đường viền và tô nền.

Tô nền cho bảng

Phối hợp màu sắc để tạo nền cho Tables. Chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:

- Chọn các ô cần tô màu, sau đó nhấn vào Tables Tools chọn Design.

- Chọn tiếp mục Shading và chọn màu nền cho ô đó.

2.3.2. Chèn các kí tự đặc biệtB1. Chọn tab Insert trên vùng Ribbon

B2. Chọn nút Symbol trên nhóm Symbols

2.3.3. Chèn ClipArt và hình ảnhĐặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn hình minh họa hay hình ảnh

114

Để tạo đường viền cho Tables chúng ta thực hiện các bước sau:

- Tô khối cả bảng và chọn Tables Tools.

- Chọn tiếp Design, nhấn vào nút Border chọn All Borders

B1. Chọn tab Insert trên vùng Ribbon

B2. Chọn nút Clip Art

B3. Hộp thoại xuất hiện, chúng ta tìm hình ảnh muốn chèn vào văn bản.

Kích thước đồ họa (hình ảnh)

Tất cả hình vẽ có thể tăng hay giảm kích thước bằng cách kích vào ảnh và kích vào một góc của ảnh rồi kéo để tăng hay giảm kích thước ảnh cho phù hợp.

2.3.4. Chèn và hiệu chỉnh lưu đồSmart Art là tập hợp các loại đồ họa chúng ta có thể sử dụng để tổ chức thông tin trong tài liệu. Để chèn SmartArt chúng ta thực hiện theo các bước sau:

B1. Chọn tab Insert trên vùng Ribbon

B2. Chọn nút SmartArt

B3. Chọn mẫu SmartArt

1. Chọn mũi tên phía bên trái để chèn văn bản hoặc gõ văn bản trong đồ họa.

Để hiệu chỉnh SmartArt, chọn Tab Design và các nhóm liên quan:

115

2.3.5. Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồBiểu đồ là một dạng thể hiện bằng hình ảnh các số liệu của một bảng tính. Biểu đồ được hình thành bởi trục tung và trục hoành. Trục hoành thể hiện loại dữ liệu dùng để so sánh. Trục tung thể hiện số lượng hay đơn vị đo lường dữ liêu dùng để so sánh

Tại thẻ Insert, nhóm Illustrator, bạn nhấn vào Chart

Xuất hiện cửa sổ chọn kiểu biêu đồ

Chọn một kiểu biểu đồ và nhập hoặc sửa nội dung bảng dữ liệu trực tiếp trên bảng dữ liệu Data Sheet của màn hình Excel.

2.4. In văn bản2.4.1. Tạo tiêu đề trên và dưới (Header and Footer) cho văn bản

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer.

116

2.4.2. Chèn số trang vào văn bảnSố trang sẽ được chèn vào Header hay Footer do chúng ta thiết lập. Để chèn số

trang vào văn bản, chúng ta thực hiện như sau:

B1. Chọn thẻ Insert, tại nhóm Header & Footer, click chuột vào nút Page Number, sau đó chọn Format Page Number -> số bắt đầu cần chèn tại mục Star at ->OK

B2. Click vào thẻ Insert-> Page Number -> Chọn Top of Page (chèn số trang vào phần Header) hoặc Bottom of Page (chèn vào Footer). Word 2010 cung cấp sẵn nhiều mẫu đánh số trang, chúng ta chọn một trong các mẫu này.

2.4.3. Thay đổi dạng số trang  

Number format: Chọn dạng số thứ tự117

Bạn có thể thay đổi dạng số trang theo ý thích của mình mà định dạng chuẩn không có sẵn. Để thực hiện, bạn nhấn đúp vào Header hay Footer, nơi bạn đã đặt số trang. Tại thẻ Design, nhóm Header & Footer, bạn nhấn nút Page Number, chọn tiếp Format Page Numbers.

Include Chapter Number: Số trang sẽ được kèm với số chương

Continue From Previous Section: Số trang nối tiếp với section trước đó

Start at : Số trang được bắt đầu từ sốTrong hộp thoại Page Number, tại mục Number format, bạn hãy chọn một kiểu đánh số mình thích, sau đó nhấn OK.

2.4.4. In văn bản

Định dạng trang in

Chọn loại giấy – Tab Paper

- Paper Size : chọn loại giấy, kích thước tương ứng sẽ hiện ra trong width và height, nếu chọn Custom phải cho số đo kích thước giấy trong width và height

Đặt lề cho trang in – Tab Margins

In tài liệu

118

Tab Page Layout, nhóm Page Setup, chọn mũi tên dưới góc phải để mở hợp thoại Page Setup

Tab File, chọn Print Copies: chọn số bản in Printer : chọn tên máy in tương ứng đã được cài đặt trong Windows. Nếu máy in

đang sử dụng không có tên trong danh sách này (nghĩa là nó chưa được khai báo) thì phải thực hiện các bước sau:

Nhắp Start, chọn Settings và nhắp Printers.

Nhắp đúp vào biểu tượng Add Printer.

Thực hiện các bước cài đặt máy in của chức năng Add Printer Wizard

Pages: in số trang chọn lựa bằng cách gõ các số trang vào, dùng dấu “,” để phân cách các trang rời rạt, dấu gạch nối “-“ để in các trang liên tiếp.

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

Câu 1. Trong phần mềm MS Word 2010, chức năng của tổ hợp phím Ctrl + N là:

A. Tạo văn bản mớiB. Mở văn bản có sẵnC. Lưu văn bảnD. Đóng phần mềm MS Word

Câu 2. Trong phần mềm MS Word 2010 để đóng một tập tin đang mở, đã được lưu; không đóng phần mềm MS Word chúng ta dùng tổ hợp phím:

A. Atl + F4B. Ctrl +F4C. Cả A và B đều đúngD. Cả A và B đều sai

Câu 3. Trong phần mềm MS Word 2010, để đóng một tập tin đang soạn thảo và thoát khỏi phần mềm MS Word chúng ta dùng tổ hợp phím:

A. Atl + F4B. Ctrl +F4C. Cả A và B đều đúngD. Cả A và B đều sai

Câu 4. Trong MS Word 2010, để thiết lập thư mục lưu văn bản mặc định chúng ta chọn

A. File → Options → General → Default file location.B. File → Options → Proofing → Default file location.C. File → Options → Save → Default file location.D. File → Options → Language → Default file location.

Câu 5. Trong MS Word 2010, chức năng của tổ hợp phím Ctrl + O là:

A. Tạo văn bản mớiB. Mở văn bản có sẵnC. Lưu văn bảnD. Đóng phần mềm MS Word

119

Câu 6. Khi sử dụng chương trình Unikey chọn bảng mã là Unicode, nếu Font chữ đang sử dụng trong MS Word 2010 là Time New Roman, để gõ đúng tiếng Việt có dấu thì phải sử dụng kiểu gõ:

A. TelexB. Vni C. Cả hai kiểu gõ Telex và Vni đều đúngD. Không thực hiện được

Câu 7. Khi sử dụng chương trình Unikey chọn bảng mã là Unicode, để hiển thị đúng tiếng Việt khi soạn thảo văn bản trong MS Word cần chọn Font chữ thuộc nhóm:

A. Font Unicode (Time New Roman, Arial. Tahoma…)B. Font VNI (các Font chữ có tên bắt đầu bằng VNI: VNI-Times…)C. Font .Vn (các Font chữ có tên bắt đầu .Vn: .VnTime…).D. Cả A, B, và C đều sai

Câu 8. Trong MS Word 2010, muốn lưu văn bản theo định dạng .doc để có thể mở trên phiên bản Office 2003, khi mở hộp thoại Save trong mục Save as type ta chọn:

A. Word Document (*.docx)B. Word Template (*.dotx)C. Word 97-2003 Document (*.doc)D. Word 97-2003 Template (*.dot)

Câu 9. Trong MS Word 2010, muốn lưu văn bản theo định dạng .pdf, khi mở hộp thoại Save trong mục Save as type ta chọn:

A. Word Document (*.docx)B. Word Template (*.dotx)C. Word 97-2003 Document (*.doc)D. PDF (*.pdf)

Câu 10. Trong MS Word 2010, khi vào Tab View, trong nhóm Window, chức năng của công cụ New Window là:

A. Mở thêm một cửa sổ mới chứa nội dung văn bản hiện hành.B. Sắp xếp các cửa sổ MS Word đang mở.C. Chia cửa sổ đang mở làm 2 phần để xem sự khác nhau trong các đoạn của một

văn bản.D. Hiển thị 2 cửa sổ cạnh nhau để so sánh 2 văn bản.

Câu 11. Trong MS Word 2010, để chọn (đánh dấu) toàn bộ nội dung văn bản ta dùng tổ hợp phím:

A. Windows + AB. Alt + AC. Ctrl + AD. Shift + A

Câu 12. Trong MS Word 2010, để mở hộp thoại tìm kiếm và thay thế chúng ta thực hiện:

120

A. Trên Tab Home, trong nhóm Editing, nhấp chọn công cụ Replace.B. Ấn tổ hợp phím Ctrl + H.C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai.

Câu 13. Trong MS Word 2010, để sao chép một đoạn văn bản chúng ta chọn (bôi đen) đoạn văn bản đó rồi thực hiện:

A. Copy (ấn Ctrl + C, chọn công cụ Copy trong nhóm Clipboard), đưa con trỏ đến đích rồi Paste (ấn Ctrl + V, chọn công cụ Paste trong nhóm Clipboard).

B. Giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột vào đoạn văn bản đã bôi đen giữ nút trái chuột và kéo đến vị trí mới.

C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai.

Câu 14. Trong MS Word 2010, khi chúng ta thực hiện sai một thao tác như xóa nhầm đoạn văn bản, muốn hủy kết quả thao tác vừa làm (undo) chúng ta thực hiện:

A. Chọn biểu tượng (Undo) trên thanh công cụ.B. Ấn tổ hợp phím Ctrl + Z.C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai.

Câu 15. Trong MS Word 2010, muốn tự động viết hoa đầu câu, trong hộp thoại AutoCorrect Options chúng ta đánh dấu chọn ở mục:

A. Capitalize first letter of sentencesB. Capitalize first letter of table cellsC. Capitalize name of daysD. Cả A, B và C đều sai

Câu 16. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + ] dùng để:

A. Định dạng chữ đậmB. Định dạng chữ nghiêngC. Giảm cỡ chữ xuống một đơn vịD. Tăng cỡ chữ lên một đơn vị

Câu 17. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + [ dùng để:

A. Định dạng chữ đậmB. Định dạng chữ nghiêngC. Giảm cỡ chữ xuống một đơn vịD. Tăng cỡ chữ lên một đơn vị

Câu 18. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + B dùng để:

A. Định dạng chữ đậmB. Định dạng chữ nghiêngC. Giảm cỡ chữ xuống một đơn vịD. Tăng cỡ chữ lên một đơn vị

Câu 19. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + I dùng để:

121

A. Định dạng chữ đậmB. Định dạng chữ nghiêngC. Giảm cỡ chữ xuống một đơn vịD. Tăng cỡ chữ lên một đơn vị

Câu 20. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + U dùng để:

A. Định dạng chữ đậmB. Định dạng chữ nghiêngC. Định dạng chữ có gạch chânD. Tăng cỡ chữ lên một đơn vị

Câu 21. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + L dùng để:

A. Căn lề trái đoạn văn bảnB. Căn lề phải đoạn văn bảnC. Căn giữa đoạn văn bảnD. Căn thẳng hai bên đoạn văn bản

Câu 22. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + J dùng để:

A. Căn lề trái đoạn văn bảnB. Căn lề phải đoạn văn bảnC. Căn giữa đoạn văn bảnD. Căn thẳng hai bên đoạn văn bản

Câu 23. Trong MS Word 2010, để định dạng đoạn văn bản thụt vào so với lề trái, trong hộp thoại Paragraph ta thiết lập tại mục:

A. Indentation → LeftB. Indentation → RightC. Spacing → BeforeD. Spacing → After

Câu 24. Trong MS Word 2010, để định dạng khoảng cách của những đoạn văn bản đang chọn với đoạn trước nó, trong hộp thoại Paragraph ta thiết lập tại mục:

A. Indentation → Special → First lineB. Indentation → Special → HangingC. Spacing → BeforeD. Spacing → After

Câu 25. Trong MS Word 2010, để thiết lập điểm dừng Tab ta thực hiện:

A. Chọn loại Tab (biểu tượng đầu thước dọc) rồi nhấp chuột trái tại vị trí cần đặt Tab trên thước ngang.

B. Mở hộp thoại Tab, nhập điểm dừng Tab tại Tab stop position, chọn căn lề tại Alignment, chọn dạng hiển thị tại Leader rồi chọn Set.

C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai.

Câu 26. Trong MS Word 2010, để xóa điểm dừng Tab ta thực hiện:122

A. Nhấp chọn Tab cần xóa trên thước, giữ nút trái chuột và kéo xuống vùng soạn thảo.

B. Mở hộp thoại Tab, chọn Tab cần xóa, chọn Clear.C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai.

Câu 27. Trong MS Word 2010, để chia một ô trong bảng thành nhiều ô ta chọn ô cần chia rồi thực hiện:

A. Vào Table Tool → Layout, chọn Merge cellsB. Vào Table Tool → Layout, chọn Split cellsC. Vào Table Tool → Layout, chọn Split TableD. Cả A, B và C đều sai

Câu 28. Trong MS Word 2010, có sẵn bảng gồm 5 dòng, cần thêm 5 dòng phía trên bảng đã có ta chọn (bôi đen) 5 dòng đã có rồi nhấp chuột phải chọn:

A. Insert → Insert Columns to the LeftB. Insert → Insert Columns to the RightC. Insert → Insert Rows AboveD. Insert → Insert Rows Below

Câu 29. Trong MS Word 2010, có sẵn bảng gồm 3 cột, cần thêm 2 cột phía bên phải bảng đã có ta chọn (bôi đen) 2 cột bên phải bảng đã có rồi nhấp chuột phải chọn:

A. Insert → Insert Columns to the LeftB. Insert → Insert Columns to the RightC. Insert → Insert Rows AboveD. Insert → Insert Rows Below

Câu 30. Trong MS Word 2010, muốn chèn một hình ảnh được lưu trong D: \ HINH ANH vào văn bản chúng ta chọn :

A. Insert → PictureB. Insert → Clip ArtC. Insert → ShapesD. Insert → SmartArt

CHƯƠNG 3. MICROSOFT EXCEL

3.1. Một số khái niệmWorkbook: là một tập tin excel có phần mở rộng là .xlsx mà trên đó bạn làm việc (tính toán, vẽ Biểu đồ, …) và lưu trữ dữ liệu. Mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảngtính).

Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các dòng. Một Worksheet chứa được16,384 cột và 1,048,576 dòng.

3.2. Các thành phần của Workbook

123

Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng các thanh thực đơn truyền thống thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên màn hình gọi là Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data,Reviews, View, Developer, Add-Ins.

Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…

Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, Biểu đồ, ký hiệu, …

Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn. Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range),công cụ kiểm tra theo dõi công

thức, điều khiển việc tính toán của Excel.

Data: Các nút lệnh thao tác đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, sắp xếp, trích lọc các danh sách, phân tíchdữ liệu,…

Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô, cácthiết lập bảo vệ bảng tính.

View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia màn hình,

3.3. Một số hao tác với Excel

3.3.1. Mở và đóng Excel

Mở Excel

Cách 1: Nhấp chuột nút Start ->All Programs ->Microsoft Office ->Microsoft Office Excel 2010.

124

Tên sheet

Thanh công thức

Địa chỉ

Vùng làm việc

Cách 2: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình Desktop để khởi động Excel.

Thoát khỏi Excel

Thao tác:Nhấp chuột vào nút ở góc trên cùng bên phải để thoát khỏi Excel. Hoặc cũng có thể thoátExcel bằng cách nhấn nút File chọn Exit.

3.3.2. Thao tác với vùngNhận dạng ô và vùng (cells, range)

Địa chỉ một ô trong Excel được xác định bởi tiêu đề cột và số thứ tự của dòng. Một vùng trong bảng tính được xác định bằng địa chỉ của ô ở góc trên bên trái của vùng và địa chỉ ô góc dưới bên phải của vùng (có dấu: phân cách).

Ví dụ: Hình bên dưới ô hiện hành có địa chỉ là B11 vì nó có tiêu đề cột là B và số dòng là 11, vùng được bao bởi nét chấm đứt có địa chỉ là H2:H12 vì ô đầu tiên của vùng có địa chỉ là H2 và ô cuối của vùng là H12.

Chọn vùng

Nếu dùng chuột, trước tiên bạn nhấp chuột chọn ô góc trên bên trái của vùng cần chọn, sau đó giữ trái chuột kéo xuống dưới qua phải đến vị trí ô cuối cùng của vùng và thả chuột. Nếu dùng phím thì sau khichọn ô đầu tiên bạn giữ phím Shift trong khi nhấn phím mũi tên sang phải và xuống dưới đến ô cuối của vùng và thả các phím.

Khi muốn chọn cả sheet hiện hành thì nhấn <Ctrl+A>, còn muốn chọn cả workbook (nghĩa là chọn tất cả các sheet) thì nhấp phải chuột lên thanh sheet tab và chọn Select All Sheets.

Sao chép và di chuyển vùng

Để sao chép hay di chuyển trước tiên bạn phải chọn vùng cần sao chép hay di chuyển, sau đó có thể dùng nút lệnh, phím tắt hay dùng chuột để thực hiện:

125

- Dùng Ribbon: Chọn vùng Home, nhóm Clipboard, nhấn nút hay (Copy hay

Cut), đến nơi đích và Home, nhóm Clipboard, nhấn nút (Paste). Bạn có thể gọi các lệnh trên từ thực đơn ngữ cảnh bằng cách nhấp phải chuột.

- Dùng Chuột: Chọn vùng, giữ trái chuột và giữ thêm phím Ctrl nếu là sao chép (không giữ thêm phím Ctrl sẽ là lệnh di chuyển), kéo chuột tới nơi đích cần sao chép hay di chuyển đến và thả chuột.

Dán đặc biệt (Paste Special)

Trong quá trình sao chép đôi khi chúng ta cần dán nội dung đã sao chép hay cắt từ bộ nhớ vào với một số chọn lọc nào đó, khi đó thay vì dùng lệnh Paste bạn hãy sử dụng PasteSpecial… Sau khi chọn vùng, ra lệnh Copy, đến đích cần sao chép đến và nhấp phải chuột, chọn lệnh Paste Special…. hộp thoại Paste Special có một số lựa chọn như bảng sau:

Giải thích hộp thoại Paste Special

Hạng mục Mô tả

All Dán cả giá trị và định dạng của vùng nguồn

Formulas Dán giá trị và công thức, không định dạng

Values Chỉ dán giá trị và kết quả của công thức, không định dạng

Formats Chỉ dán vào định dạng, bỏ qua tất cả giá trị và công thức

CommentsChỉ dán vào chú thích của các ô, bỏ qua tất cả giá trí và công thức

Validation Chỉ dán vào các qui định xác thực dữ liệu cho vùng đích

None Không kèm theo việc tính toán nào trên dữ liệu sắp dán vào

126

Hạng mục Mô tả

AddCộng các giá trị của vùng nguồn vào các ô tương ứng ở vùng đích

SubtractCác ô mang giá trị của vùng đích sẽ trừ đi các ô tương ứng của vùng nguồn.

MultiplyCác ô mang giá trị của vùng đích sẽ nhân với các ô tương ứng của vùng nguồn.

DivideCác ô mang giá trị của vùng đích sẽ chia cho các ô tương ứng của vùng nguồn

Skip blanksKhông dán đè các ô rỗng ở vùng nguồn vào ô có giá trị ở vùng đích

Transpose Dán vào và đảo dòng thành cột hoặc ngược lại

Paste Link Dán vào và tham chiếu ô đích đến ô nguồn

Đặt tên vùng

Việc đặt tên vùng sẽ giúp gợi nhớ và dễhiểu công dụng của nó hơn là các địa chỉ đơn thuần. Để đặt tên trước tiên ta chọn vùng cần đặt tên chọn nhóm Formulas

Defined Names Define Name, hộp thoại New Name hiện ra. Ở đây, bạn hãy nhập tên vùng vào hộp Name chọn Scope, nhập chú thích nếu cần, xong thì nhấn OK.

Muốn mở hộp thoại quản lý các tên đã đặt bạn vào nhóm Formulas Defined Names Name Manager. Từ hộp thoại bạn có thể đặt tên mới, hiệu chỉnh thông tin cho các tên hiện hoặc xóa tên của các vùng không dùng đến,…

3.3.3. Thao tác với dòng, cột và ôThêm chú thích cho ô

Thêm chú thích vào các ô giúp cho việc hiệu chỉnh và hiểu thông tin mà ô đang chứa được rõ ràng hơn. Để thêm chú thích và ô, chọn ô chọn nhóm Review Comments New Comment và hãy nhập chú thích vào. Ngoài ra bạn có thể nhấp phải chuột lên ô cần chú thích và chọn Insert Comment.

127

- Để đọc chú thích chỉ cần rê chuột lên ô có chú thích hoặc vàoReview Comments Next hay Previous.

Xóa chú thích vào chọn ô cần xóa chú thích Review Comments Delete. Hoặc nhấp phải chuột và chọn Delete Comment.

Minh họa cho hiện các chú thích

Chèn, xóa ô, dòng và cột

Chèn ô trống

Bước 1: Chọn các ô mà bạn muốn chèn các ô trống vào đó (muốn chọn các ô không liên tục thì giữ Ctrl trong khi chọn các ô).

Bước 2: Chọn Home chọn nhóm Cells Insert Insert Cells…B3. Chọn lựa chọn phù hợp trong hộp thoại Insert

Chèn dòng

Bước 1: Chọn một hoặc nhiều dòng liên tục hoặc cách khoảng mà bạn muốn chèn số dòng tươngứng phía trên các dòng này.

Bước 2: Chọn Home chọn nhóm Cells Insert Insert Sheet Rows

128

Minh họa chèn các dòng trống lên trên các dòng đang chọn

Chèn cột

Bước 1: Chọn một hoặc nhiều cột liên tục hoặc cách khoảng mà bạn muốn chèn số cột tương ứng phía bên trái các cột này.

Bước 2: Chọn Home chọn nhóm Cells Insert Insert Sheet Columns

Xóa các ô, dòng và cột

Bước 1: Chọn các ô, các dòng hoặc các cột cần xóa

Bước 2: Chọn Home Cells Delete chọn kiểu xóa phù hợp (xem hình)

Thay đổi độ rộng cột và chiều cao dòng

Bước 1: Chọn dòng hoặc cột cần điều chỉnh chiều cao hoặc độ rộng

Bước 2: Chọn Home Cells Format Chọn lệnh phù hợp

Row Height… chọn lệnh này để qui định chiều cao của dòng

AutoFit Row Height chọn lệnh này Excel sẽ tự căn chỉnh chiều cao dòng cho phù hợp với nội dung.

Column Width… chọn lệnh này để qui định độ rộng cột

AutoFit Column Width chọn lệnh này Excel sẽ tự căn chỉnh độ rộng cột cho phù hợp với nội dung.

129

Default Width… chọn lệnh này khi bạn muốn qui định lại độ rộng mặc định cho worksheet hay cả workbook.

Ngoài cách thay đổi chiều cao dòng và độ rộng cột như trên, ta còn có thể dùng chuột để thao tác nhanh hơn. Muốn thay đổi độ rộng cột nào hãy rê chuột đến phía bên phải tiêu

đề cột đó cho xuất hiện ký hiệu và kéo chuột về bên phải để tăng hoặc kéo về bên trái để giảm độ rộng cột. Tương tự, muốn thay đổi chiều cao dòng nào hãy rê chuột đến bên

dưới số thứ tự dòng cho xuất hiện ký hiệu và kéo chuột lên trên để giảm hoặc kéo xuống dưới để tăng chiều cao dòng.

Nối (Merge) và bỏ nối các ô (Split)

Nối nhiều ô thành một ô

Bước 1: Chọn các ô cần nối lại.

Bước 2: Chọn Home Alignment chọn Merge & Center. Để căn chỉnh dữ liệu trong ô dùng các nút căn chỉnh trong nhóm Algnment.

Chuyển một ô đã nối về lại nhiều ô

Sau khi chuyển ô đã nối về lại nhiều ô thì nội dung sẽ hiện tại ô ở góc trên cùng bên trái.

Bước 1: Chọn ô đang bị nối.

Bước 2: Chọn Home Alignment chọn lại Merge & Center hoặc Unmerge Cells đều được.

Các phím tắt di chuyển nhanh trong bảng tính

Nhấn phím Di chuyển

→ hoặc Tab  Sang ô bên phải 

← hoặc Shift + Tab  Sang ô bên trái 

↑  Lên dòng 

↓  Xuống dòng 

Home  Đến ô ở cột A của dòng hiện hành 130

Ctrl + Home  Đến địa chỉ ô A1 trong worksheet 

Ctrl + End  Đến địa chỉ ô có chứa dữ liệu sau cùng trong worksheet 

Alt + Page Up  Di chuyển ô hiện hành qua trái một màn hình 

Alt + Page Down  Di chuyển ô hiện hành qua phải một mành hình 

Page Up  Di chuyển ô hiện hành lên trên một màn hình 

Page Down  Di chuyển ô hiện hành xuống dưới một màn hình 

F5  Mở hộp thoại Go To 

3.3.4. Thao tác với workbook3.3.4.1. Tao mới workbook

Chọn FileNew, một hộp thoại hiện ra cung cấp nhiều lựa chọn để tạo workbook như: workbook trống, workbook theo mẫu dựng sẵn, workbook dựa trên một workbook đã có. Để tạo workbook trống, bạn chọn Blank workbook và nhấp nút Create.

3.3.4.2. Mở workbook có sẵn trên đĩa

Một tập tin có sẵn có thể được mở bằng nhiều cách:

Cách 1: Chọn File chọn tên tập tin trong danh sách Recent Documents, có thể có tối đa 50 tên tập tin được sử dụng gần đây nhất trong danh sách.

Cách 2: Chọn nút File Open, hộp thoại Open hiện ra. Trong hộp thoại Open, chúng ta phải tìm đến nơi lưu trữ tập tin (tại Look In) và chọn tên tập tin cần mở sau đó nhấn nút Open để mở tập tin.

3.3.4.3. Lưu workbook

Một điều cần lưu ý khi làm việc trên máy tính là các bạn phải nhớ thực hiện lệnh lưu lại công việc đã thực hiện thường xuyên. Nhằm an toàn cho dữ liệu, bạn nên bật tính năng Auto Recover, Excel sẽ tự động thực hiện lệnh lưu theo thời gian qui định (mặc định là 10 phút lưu một lần). Để sử dụng tính năng Auto Recover bạn chọn nút File Options Save, sau đó đánh dấu chọn vào Save AutoRecover information every

minutes.

Một số cách lưu workbook:131

Cách 1: Chọn File Save

Cách 2: Nhấp chuột lên nút trên thanh lệnh truy cập nhanh (Quick Access Tollbar).

Cách 3: Dùng tổ hợp phím <Ctrl+S>hoặc <Shift+F12>.

3.3.4.4. Đóng workbook

Một số cách đóng workbook:

Cách 1: Chọn FileClose

Cách 2: Dùng chuột chọn nút ở góc trên bên phải (trên thanh tiêu đề).

Cách 3: Dùng tổ hợp phím <Ctrl+F4>hoặc <Ctrl+W>. Nếu workbook có sự thay đổi nội dung thì Excel sẽ nhắc bạn lưu lại các thay đổi đó.

3.3.4.5. Sắp xêp workbook

Khi mở nhiều workbook cùng lúc và cần tham khảo qua lại, để thuận tiện ta nên sắp xếp lại: Rê chuột nhấn vào nhóm lệnh View chọn nút Arrange All Chọn kiểu bố trí thích hợp.

3.3.5. Thao tác với worksheet

3.3.5.1. Chèn thêm worksheet mới vào workbook

Cách 1: Nhấn vào nút trên thanh sheet tab

Cách 2: Dùng tổ hợp phím <Shift+F11>chèn sheet mới vào trước sheet hiện hành.

Cách 3: Nhấn chọn nhóm Home đến nhóm Cells Insert Insert sheet

Cách 4: Nhấp phải chuột lên thanh sheet tab và chọn Insert…, hộp thoại Insert hiện ra, chọn Worksheet và nhấn nút OK. Sheet mới sẽ chèn vào trước sheet hiện hành.

Đổi tên worksheet

Nhấp phải chuột lên tên sheet cần đổi tên ở thanh sheet tab, chọn Rename, gõ tên mới vào, xong nhấn phím Enter. Tên sheet có thể dài tới 31 ký tự và có thể dùng khoảng trắng, tuy nhiên không được dùng các ký hiệu để đặt tên như: : / \ ? *

3.3.5.2. Xóa worksheet

Muốn xóa work sheet, bạn làm theo các cách sau:132

Cách 1: Chọn sheet muốn xóa chọn nhóm Home chọn nhóm Cells Delete Delete sheet

Cách 2: Nhấp phải chuột lên tên sheet muốn xóa sau đó chọn Delete, xác nhận xóa OK.

Sắp xếp thứ tự các worksheet

Có nhiều cách thực hiện sắp xếp worksheet như:

Cách 1: Nhấp trái chuột lên tên sheet cần sắp xếp và giữ chuột kéo đến vị trí mới và thả chuột.

Cách 2: Khi có quá nhiều sheet thì dùng cách này, nhấp phải chuột lên tên sheet cần sắp xếp, chọn Move or Copy…. hộp thoại Move or Copy hiện ra. Hãy nhấp chọn lên tên sheet trong danh sách mà bạn muốn di chuyển sheet đến trước nó, sau đó nhấn OK.

1. Sao chép worksheet

Nhấp phải chuột lên sheet, chọn Move or Copy…chọn vị trí đặt bản sao trong vùng Before sheet đánh dấu chọn vào hộp Creat a copy nhấn nút OK. Ngoài ra để sao chép nhanh bạn nhấn giữ phím Ctrl rồi dùng chuột chọn lên tên sheet cần sao chép giữ trái chuột rê đến vị trí đặt bản sao trên thanh sheet tab thả trái chuột.

2. Ẩn/ Hiện worksheetMuốn ẩn sheet bạn chỉ cần nhấp phải chuột lên tên sheet muốn ẩn và chọn Hide thế

là sheet đã được ẩn. Khi muốn cho hiện trở lại một sheet, bạn nhấp phải chuột lên thanh Sheet tab và chọn Unhide… sau đó chọn tên sheet cần cho hiện và nhấn nút OK.

3.4. Làm việc với dữ liệu trong Excel

3.4.1. Nhập liệu, hiệu chỉnhCác ô trong bảng tính có thể chứa các con số, các chuỗi văn bản hay các biểu thức toán học. Ngoài ra bảng tính còn có thể chứa các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, … các đối tượng này không chứa trong ô mà nổi trên bề mặt bảng tính.

Nhập liệu

133

Nhập số, chuỗi, thời gian, ngày tháng năm

Bước 1: Trên worksheet, chọn ô cần nhập liệu

Bước 2: Nhập vào con số, chuỗi văn bản, ngày tháng hay thời gian,… mà bạn cần

Bước 3: Nhập xong nhấn Enter (ô hiện hành chuyển xuống dưới) hoặc Tab (ô hiện hành chuyển qua phải) để kết thúc.

Lưu ý:

Nếu nhập các con số vào mà Excel hiển thị ##### là do chiều rộng cột không đủ bạn bản tăng thêm chiều rộng cột.

Mặc định Excel sẽ dùng dấu chấm (.) để phân cách phần số nguyên và phần số thập phân.

Khi nhập các con số mà các con số này không cần tính toán thì bạn nên định dạng ô là Text trước khi nhập (Home nhóm Number chọn Text từ danh sách).

Ngày và thời gian nhập vào ô thì nó dùng định dạng ngày mặc định trong Control Panel Regional and Language Options.

Hiệu chỉnh nội dung

Xóa nội dung các ô

Bước 1: Chọn một hoặc nhiều ô cần xóa

Bước 2: Nhấn Delete trên bàn phím (xóa cách này thì chỉ xóa nội dung các định dạng

của ô vẫn còn). Ngoài ra để xóa bạn có thể vào Home nhóm Editing Clear ( ) và chọn các lệnh:

a. Clear All: Xóa tất cả nội dung và định dạng

b. Clear Formats: Chỉ xóa phần định dạng của ô

c. Clear Contents: Chỉ xóa nội dung, còn định dạng

d. Clear Comments: Chỉ xóa các chú thích của ô nếu có

Lưu ý các lệnh trên không xóa được định dạng của bảng (table)

Hiệu chỉnh nội dung các ô

Muốn hiệu chỉnh nội dung sẵn có của ô bạn làm các cách sau:

Cách 1: Nhấp chuột hai lần lên ô cần hiệu chỉnh, sửa đổi hoặc nhập vào nội dung mới.

Cách 2: Chọn ô cần hiệu chỉnh và nhấn F2 để vào chế độ hiệu chỉnh và làm tương tự như trên

Cách 3: Chọn ô cần hiệu chỉnh, sau đó nhấp chuột vào thanh công thức (Formula)

134

3.4.2. Định dạng3.4.2.1. Định dạng chungCác nút định dạng thông dụng của Excel được bố trí rất thuận lợi truy cập trong nhóm Home của thanh Ribbon.

Định dạng văn bản và số

Khi cần các định dạng phức tạp hơn mà trên thanh Ribbon không có nút lệnh thì bạn truy cập vào hộp thoại Format Cells: Chọn Home nhóm Cells Format Format Cells…

Giải thích hộp thoại Format Cells

Định dạng Mô tả

Tab Number

GeneralExcel mặc định dùng kiểu này để định dạng giá trị, khi số dài hơn 12 số thì định dạngchuyển sang dạng Scientific

NumberDùng để định dạng các con số, bạn có thể chọn dấu phân cách thập phân và qui địnhsố con số sau dấu thập phân, đồng thời có thể chọn kiểu hiển thị số âm.

Currency Dùng để định dạng các đơn vị tiền tệ cho các giá trị, ta có thể chọn

135

dấu phân cách thậpphân và định số con số sau dấu thập phân, đồng thời có thể chọn kiểu hiển thị số âm.

AccountingDùng để định dạng các đơn vị tiền tệ trong kế toán, nó đặt ký hiệu tiền tệ và giá trị ởhai cột khác nhau.

DateDùng để định dạng các giá trị ngày và thời gian tùy theo chọn lựa tại phần Type vàLocale (location). Các Type có dấu (*) là định dạng lấy từ hệ thống (Control Panel).

TimeDùng để định dạng các giá trị ngày và thời gian tùy theo chọn lựa tại phần Type và Locale (location). Các Type có dấu (*) là định dạng lấy từ hệ thống (Control Panel).

PercentageĐịnh dạng này lấy giá trị trong ô nhân với 100 và thêm dấu % vào sau kết quả, bạn cóthể chọn dấu phân cách thập phân và qui định số con số sau dấu thập phân.

FractionĐịnh dạng này hiển thị con số dưới dạng phân số tùy theo Type bạn chọn.

Scientific

Hiển thị con số dưới dạng khoa học <Con số E+n>. Ví dụ, số 12345678901 địnhdạng theo Scientific là 1.23E+10, nghĩa là 1.23 x 1010. Bạn có thể chọn dấu phân cáchthập phân và qui định số con số sau dấu thập phân.

Text Định dạng nội dung ô giống như những gì nhập vào kể cả các con số.

SpecialĐịnh dạng các con số dạng mã bưu chính (ZIP Code), số điện thoại, số bảo hiểm …

CustomDùng để hiệu chỉnh các mã định dạng đang áp dụng hay tạo mới các định dạng do bạn áp dụng.

3.4.2.2. Sử dụng Wrap TextKhi bạn muốn đoạn văn bản dài trong ô có nhiều dòng thì bạn dùng chức năng wrap text hoặc dùng <Alt+Enter>để xuống dòng tại vị trí mong muốn.

Bước 1: Chọn ô cần định dạng Wrap text, ví dụ ô A1

Bước 2: Chọn Home Alignment chọn Wrap Text ( ). Nếu dòng không tự động mở rộng là do ô bị thiết lập chiều cao cố định, bạn vào Home Cells Format tại Cells Size chọn AutoFit Row Height

3.4.2.3. Xoay chữ (Orientation)Bước 1: Chọn các ô cần xoay chữ A1:D1

Bước 2: Chọn Home nhóm Alignment Orientation Angle Counterclockwise

3.4.2.4. Định dạng khung (border)136

Bước 1: Chọn danh sách cần kẻ khung

Bước 2: Chọn Homenhóm Cells Format Chọn Format Cells

Bước 3: Vào TabBorder, chọn màu, dạng đường kẻ

Bước 4: Nhấn OK hoàn tất

3.4.2.5. Hiệu ứng tô nền ô (Fill effect)

Bước 1: Chọn vùng cần tô màu nền .

Bước 2: Chọn Home nhóm Cells Format Chọn Format Cells

Bước 3: Vào TabFill Chọn Fill Effects…

Bước 4: Chọn các màu cần phối hợp: Color 1 (ví dụ là màu vàng Yellow) và Color 2 (Blue)

Bước 5: Chọn Shading styles là Vertical và chọn kiểu thứ 3

Bước 6: Nhấn OK hai lần để hoàn tất.

3.5. Biểu thức và hàm trong Excel

3.5.1. Giới thiệu công thức và hàm:Công thức giúp bảng tính hữu ích hơn rất nhiều, nếu không có các công thức thì

bảng tính cũng giống như trình soạn thảo văn bản. Chúng ta dùng công thức để tính toán từ các dữ liệu lưu trữ trên bảng tính, khi dữ liệu thay đổi các công thức này sẽ tự động cập nhật các thay đổi và tính ra kết quả mới giúp chúng ta đỡ tốn công sức tính lại nhiều lần. Vậy công thức có các thành phần gì?

137

Công thức trong Excel được nhận dạng là do nó bắt đầu là dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm.

Ví dụ:

Kiểu dữ liệu

Tại một hay nhiều ô của bảng tính ta có thể nhập dữ liệu với các kiểu sau:

1. Kiểu chuỗi ký tự (Text)

2. Kiểu số (Number)

3. Kiểu ngày/giờ (Date/time)

4. Kiểu logic (True/false)

Các toán tử trong công thức:

a. Toán tử số học

+ :Phép cộng

- :Phép trừ

* :Phép nhân

/ :Phép chia

% :Phép tính phần trăm

^ :Phép luỹ thừa

Vd: =5^2 25

b. Toán tử so sánh

= :Dấu bằng

> :Dấu lớn hơn

< :Dấu bé hơn

>= :Dấu lớn hơn hoặc bằng

<= :Dấu bé hơn hoặc bằng

<> :Dấu khác

& :Toán tử kết nối chuỗi

Vd: “I” & “Help” & “You” I Help You

Thứ tự ưu tiên của các toán tử

Toán tử Mô tả Ưu tiên

: (hai chấm) (1 khoảng trắng) , (dấu phẩy) Toán tử tham chiếu 1

– Số âm (ví dụ –1) 2

% Phần trăm 3

^ Lũy thừa 4

* và / Nhân và chia 5

138

+ và – Cộng và trừ 6

& Nối chuỗi 7

= <><= >= <> So sánh 1.

3.5.2. Giới thiệu hàm (Function)

Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.

Ví dụ:

=Rand(): hàm không có đối số

=If(A1>=5,”Đạt”,”Rớt”): hàm 3 đối số

=PMT(10%,4,1000,,1): hàm nhiều đối số và đối số tùy chọn

Nhập công thức và hàm

Nhập công thức trong Excel rất đơn giản, muốn nhập công thức vào ô nào bạn chỉ việc nhập dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm. Bạn có thể nhìn vào thanh Formula để thấy được trọn công thức. Một điều hết sức lưu ý khi làm việc trên bảng tính là tránh nhập trực tiếp các con số, giá trị vào công thức mà bạn nên dùng đến tham chiếu.

Ví dụ:

Minh họa dùng tham chiếu trong hàm

Chèn tên hàm vào công thức

Một trong những cách dễ dàng nhất để sử dụng hàm trong Excel là sử dụng thư viện hàm. Khi bạn muốn sử dụng hàm nào chỉ việc vào thanh Ribbon chọn nhóm FormulasFunction Library -> chọn nhóm hàm -> chọn hàm cần sử dụng. Ngoài ra

bạn có thể nhấn vào nút  để gọi hộp thoại Insert Function một cách nhanh chóng và khi cần tìm hiểu về hàm này bạn chỉ cần nhấn vào Help on this function.

139

Hộp thoại Insert Function

Tham chiếu trong công thức

Các tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi. Có 3 loại tham chiếu sau:

I. Tham chiếu địa chỉ tương đối: Các dòng và cột tham chiếu sẽ thay đổi khi chúng ta sao chép hoặc di dời công thức đến vị trí khác một lượng tương ứng với số dòng và số cột mà ta di dời. Ví dụ A5:B7, C4

II. Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối: Các dòng và cột tham chiếu không thay đổi khi ta di dời hay sao chép công thức. Ví dụ $A$5:$B$7, $C$4

III. Tham chiếu hỗn hợp: Phối hợp tham chiếu địa chỉ tương đối và tuyệt đối. Ví dụ A$5 nghĩa là cột A tương đối và dòng 5 tuyệt đối.

Lưu ý: Dấu $ trước thứ tự cột là cố định cột và trước thứ tự dòng là cố định dòng. Nhấn phím F4 nhiều lần để (tuyệt đối) cố định/ bỏ cố định dòng hoặc cột.

Nhấn phím F4 nhiều lần để (tuyệt đối) cố định/ bỏ cố định dòng hoặc cột.

Ví dụ: Tính thành tiền bằng Số lượng nhân Giá. Đổi sang giá trị Thành tiền sang VND. Tính tổng các cột Thành tiền và cột VND.

140

Minh họa địa chỉ tương đối và tuyệt đối

Bước 1. Tại ô D2 nhập vào =B2*C2 và Enter. Sau đó quét chọn cả vùng D2:D14 và gõ <Ctrl+D>. Vào các ô D3, D4... D14 ta thấy công thức các dòng tự động được thay đổi tương ứng với khoảng cách so với ô D2. Trường hợp này chúng ta dùng địa chỉ tương đối của B2*C2 là vì chúng ta muốn khi sao chép công thức xuống phía dưới thì địa chỉ các ô tính toán sẽ tự động thay đổi theo.

Bước 2. Tại ô E2 nhập vào =D2*B$17 và Enter, sau đó chép công thức xuống các ô E3:E14. Chúng ta cần cố định dòng 17 trong địa chỉ tỷ giá B17 vì ta muốn khi sao công thức xuống thì các công thức sao chép vẫn tham chiếu đến ô B17 để tính toán.

Bước 3. Tại ô D15 nhập vào =Sum(D2:D14) và chép sang ô E15.

Lưu ý:

3. Tham chiếu đến địa chỉ ở worksheet khác nhưng cùng workbook thì có dạng

4. Tên_sheet!Địa_chỉ_ô. Ví dụ:

=A2*Sheet2!A2

=A2*’Thong so’!B4

Khi tên sheet có chứa khoảng trắng thì để trong cặp nháy đơn ‘ ’

5. Tham chiếu đến địa chỉ trong workbook khác thì có dạng

[Tên_Workbook]Tên_sheet!Địa_chỉ_ô.

Ví dụ:

=A2*[Bai2.xlsx]Sheet3!A4

=A2*’[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4             

Khi tên Sheet hay Workbook có chứa khoản trắng để trong cặp nháy đơn ‘ ’

=A2*’C:\Tai lieu\[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4

Khi tham chiếu đến workbook khác mà workbook này không mở141

Các lỗi thông dụng (Formulas errors)

Các lỗi thông dụng

Lỗi Giải thích

#DIV/0! Trong công thức có chứa phép chia cho 0 (zero) hoặc chia ô rỗng

#NAME? Do đánh sai tên hàm hay tham chiếu hoặc đánh thiếu dấu nháy

#N/A Công thức tham chiếu đến ô mà có dùng hàm NA để kiểm tra sự tồn tại của dữ liệu hoặc hàm không có kết quả

#NULL! Hàm sử dụng dữ liệu giao nhau của 2 vùng mà 2 vùng này không có phần chung nên phần giao rỗng

#NUM! Vấn đề đối với giá trị, ví dụ như dùng nhầm số âm trong khi đúng phải là số dương

#REF! Tham chiếu bị lỗi, thường là do ô tham chiếu trong hàm bị xóa

#VALUE! Công thức tính toán có chứa kiểu dữ liệu không đúng.

3.5.8. Các hàm trong excelHàm Ngày/Tháng/Năm:3.5.8.1. Hàm Lấy Ngày: (Day)

Cú pháp: =Day(chuỗi tháng ngày năm)Công dụng: Hàm trả về giá trị ngày của chuỗi tháng ngày năm.

Ex: =day(“12/24/2003”) 243.5.8.2. Hàm Lấy Tháng: (Month):

Cú pháp: =Month(chuỗi tháng ngày năm)Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm

Ex: =month(“12/24/2003”) 123.5.8.3. Hàm Lấy Năm: (Year)

Cú pháp: =Year(chuỗi tháng ngày năm)Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm

Ex: =year(“12/24/2003”) 20033.5.8.4. Hàm Lấy ngày tháng năm: (Date):

Cú pháp: =Date(năm, tháng, ngày)Công dụng: Hàm trả về kiểu ngày tháng năm

Ex: =date(2003,12,24) 24/12/2003 hoặc 12/24/20033.5.8.4. Hàm Lấy ngày giờ hiện tại: (Now)3.3. Cú pháp: =Now()3.4. Công dụng: Hàm trả về ngày giờ hiện tại (ngày giờ hệ thống)

142

Các hàm về số:3.5.8.5. Hàm lấy phần nguyên: (INT)3.5. Cú pháp: =INT(n)3.6. Công dụng: Hàm INT cho kết quả là phần nguyên của số n.

Ví dụ: =INT(3.1416) sẽ cho kết quả là: 3.=INT(123.456) sẽ cho kết quả là: 123.

3.5.8.6. Hàm chia lấy dư: (MOD)3.7. Cú pháp: =MOD(m,n)3.8. Công dụng: Hàm MOD cho kết quả là số dư của m chia cho n. Nếu n=0, MOD

returns the #DIV/0! error value.Ví dụ: =MOD(9,2) sẽ cho kết quả là: 1.

3.5.8.7. Hàm làm tròn số: (ROUND)4. Cú pháp: =ROUND(n,m)5. Công dụng: Hàm ROUND làm tròn số n đến m số.6. Nếu m>0 hàm làm tròn với m số lẻ.

Ví dụ: =ROUND(3.1416,2)sẽ cho kết quả là: 3.147. Nếu m<0 hàm sẽ làm tròn qua phần nguyên.

Ví dụ: =ROUND(1234567, -2) sẽ cho kết quả là: 1234600.3.5.8.8. Hàm lấy cực đại: (MAX)7.3. Cú pháp: =MAX(n1,n2,…,nm).7.4. Công dụng: Hàm MAX cho kết quả là số nguyên lớn nhất trong m số.

Ví dụ: =MAX(A5:B8,C9:G11,G13)=MAX(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 27.

3.5.8.9. Hàm lấy cực tiểu: (MIN)7.5. Cú pháp: =MIN(n1,n2,…,nm)7.6. Công dụng: Hàm MIN cho kết quả là số nhỏ nhất trong m số.

Ví dụ: =MIN(A5:B8,C9:G11,G13)=MIN(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 3.

3.5.8.10. Hàm tính tổng: (SUM)7.7. Cú pháp: =SUM(n1,n2,…,nm)7.8. Công dụng: Hàm SUM cho kết quả là tổng các số n1,n2,…,nm.

Ví dụ: =SUM(A5:B8,C9:G11,G13)=SUM(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 60.

A B C D

1 Họ tên Giới tínhSố năm thâm niên

Tiền thâm niên

2 Nguyễn Khánh Hưng Nam 3.5 17,500,000

143

3 Trần Xuần Vũ Nam 2.5 12,500,000

4 Đoàn Thanh Thúy Nữ 3.5 17,500,000

5 Nguyễn Văn Hòa Nam 3.5 17,500,000

6 Nguyễn Ngọc Thảo Vân Nữ 1.5 7,500,000

=SUMIFS(D2:D6, C2:C6,”>2”,B2:B6,”Nam”)

3.5.8.11. Hàm Tính trung bình: (AVERAGE)7.9. Cú pháp: =AVERAGE(n1,n2,…,nm )7.10. Công dụng: Hàm AVERAGE trả về một số là trung bình cộng của các số n1,n2,

…,nm .Ví dụ: =AVERAGE(A5:B8,C9:G11,G13).

=AVERAGE(12,4,3,27,14)sẽ cho kết quả là: 12.3.5.8.12. Hàm đêm số: (COUNT)7.11. Cú pháp: =COUNT (Vùng dữ liệu)7.12. Công dụng: Hàm COUNT cho kết quả là tổng số các ô có giá trị trong Vùng dữ

liệu.Ví dụ: =COUNT(“B”,2,4,1,6) sẽ cho kết quả là: 4.

3.5.8.13. Hàm đêm chuỗi: (COUNTA) (đếm các ô không rỗng)7.13. Cú pháp: =COUNTA(Vùng dữ liệu)7.14. Công dụng: Hàm COUNTA cho kết quả là tổng số các ô không rỗngtrong Vùng

dữ liệu.Riêng hàm Count chỉ đếm số, để đếm được chuỗi thì phải sử dụng hàm Counta

3.5.8.14. Hàm đêm có điều kiện: (COUNTIF, COUNTIFS)7.15. Cú pháp: =COUNTIF(vùng dữ liệu, điều kiện)7.16. Công dụng: Hàm đếm vùng dữ liệu mà thỏa 1 điều kiện.Ví dụ: =Countif(A1:D5,18) : Đếm vùng dữ liệu từ A1 đến D5 mà thỏa điều kiện =18. =Countif(A1:D5,”>=18”) : Đếm vùng dữ liệu từ A1 đến D5 mà thỏa điều kiện >=18.7.17. Hàm COUNTIFS() đếm tổng số ô thỏa 1 hay nhiều điều kiện cho trước7.18. Cú pháp: =COUNTIFS(vùng dữ liệu 1, điều kiện 1, vùng dữ liệu 2, điều kiện

2…)Ví dụ: Đếm số số học sinh nữ (C2:C6) và có điểm (E2:E6) từ từ 5 điểm trở lên

=COUNTIFS(C2:C6, “X”,E2:E6, “>=5”)  Chú ý: (Hàm đếm là đếm những ô không rỗng).

Nhóm hàm Logic:144

Hàm Logic là loại hàm chỉ trả về kết quả là một trong hai giá trị TRUE hoặc FALSE.

3.5.8.15. Hàm và: (AND)7.19. Cú pháp: =AND(Điều kiện 1, Điều kiện 2,…, Điều kiện n)7.20. Công dụng: Hàm AND chỉ cho giá trị TRUE khi và chỉ khi tất cả các điềukiện từ

1 đến n cùng thoả tức là đều TRUE. Ngược lại một trong các điều kiện không thoả hoặc tất cả các điều kiện đều không thoả, hàm AND cho ra giá trị FALSE.

Ví dụ: =AND(5>3, 9<10) cho ra kết quả TRUE.=AND(5>3, 9>10) cho ra kết quả FALSE.

3.5.8.16. Hàm hoặc: (OR)7.21. Cú pháp: =OR(Điều kiện 1, Điều kiện 2,…, Điều kiện n)7.22. Công dụng: Hàm OR chỉ cho giá trị FALSE khi và chỉ khi tất cả các điều kiện từ

1 đến n cùng không thoả. Ngược lại một trong các điều kiện thoả hoặc tất cả các điều kiện đều thoả, hàm OR cho ra giá trị TRUE.

Ví dụ: =OR(5>3, 9<10) cho ra kết quả TRUE.=OR(5<3, 9>10) cho ra kết quả FALSE.

3.5.8.17. Hàm Phủ định: (NOT)7.23. Cú pháp: =NOT(Biểu thức Logic)7.24. Công dụng: Hàm NOT cho kết quả TRUE khi biểu thức Logic cho kết quả là

FALSE, và cho kết quả FALSE khi biểu thức Logic cho kết quả là TRUE.Ví dụ: =NOT(5>2) kết quả là: FALSE.

=NOT(9>10) kết quả là: TRUE.3.5.8.18. Hàm điều kiện: (IF)

8. Cú pháp: =IF(điều kiện logic, biểu thức 1, biểu thức 2).9. Công dụng: Hàm IF sẽ thực hiện biểu thức 1 nếu điều kiện logic là đúng.

Ngược lại nếu điều kiện logic là sai thì hàm IF sẽ thực hiện biểu thức 2.Ví dụ: =IF(5>2, “sai”, ”dung”) cho kết quả là “sai”.

10. Lưu ý: Hàm IF chỉ được phép và chỉ có 3 đối số.

Ví dụ: Dựa vào điểm xếp hạng biết rằng:Nếu điểm thi >= 8.5 thì xếp hạng giỏi.Nếu 5 <= điểm thi < 8.5 thì xếp hạng đạt.Nếu điểm thi < 5 thì xếp hạng hỏng.(Giả sử cột điểm thi ở ô E2)= IF(E2 >= 8.5, “gioi”, IF(E2 >= 5, “dat”, “hong”))

Ta thấy trong công thức trên có hai hàm IF lồng vào nhau, hàm IF bên trong chính là biểu thức sai của hàm IF bên ngoài.

Nhóm hàm về chuỗi:3.5.8.19. Hàm lấy ký tự bên trái: (LEFT)10.3. Cú pháp: =Left(chuỗi, n)

145

10.4. Công dụng: Hàm Left trích ra n ký tự kể từ vị trí bên trái của “Chuỗi”, Chuỗi có thể là một địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.

Ví dụ: = Left(“Da Lat”, 5) sẽ cho kết quả là: “Da La”.3.5.8.20. Hàm lấy ký tự bên phải: (RIGHT)10.5. Cú pháp: =Right(chuỗi, n)10.6. Công dụng: Hàm Right trích ra n ký tự kể từ vị trí bên phải của “Chuỗi”. Chuỗi

có thể là địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.Ví dụ: =Right(“Da Lat”, 3) se cho kết qủa là: “Lat”.

3.5.8.21. Hàm lấy ký tự từ giữa: (MID)10.7. Cú pháp: =Mid(chuỗi, m, n)10.8. Công dụng: Hàm Mid trích ra n ký tự kể từ vị trí m của “Chuỗi”, nếu m lớn hơn

độ dài chuỗi thì hàm Mid cho kết quả là một chuỗi rỗng. Chuỗi có thể là một địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.

Ví dụ: = Mid(“Da Lat Buon”, 4, 3) sẽ cho kết quả là: “Lat”.

3.6. Sắp xếp dữ liệu

Sort (sắp xêp) là tính năng cho phép chúng ta thao tác dữ liệu trong một bảng tính được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn.

Để thực hiện một sắp xếp theo chiều tăng dần hay giảm dần trên một cột:

3. Chọn dấu các ô muốn được sắp xếp4. Kích nút Sort & Filter trên tab Home5. Kích nút Sort Ascending (A-Z) hay Sort Descending (Z-A)

Tùy chỉnh sắp xêp

Để sắp xếp nhiều hơn một cột:

6. Kích nút Sort & Filter trên tab Home7. Chọn cột chúng ta muốn sắp xếp đầu tiên8. Kích Add Level9. Chọn cột tiếp theo bạn muốn sắp xếp10. Kích OK

146

3.7. Biểu đồ trong Excel

3.7.8. Giới thiệu biểu đồBiểu đồ giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị sẽ thay đổi tương ứng theo. Excel có 2 loại đồ thị đó là đồ thị nằm trong WorkSheet (còn gọi là Embedded chart) và ChartSheet. Để chuyển đổi qua lại giữa 2 loại đồ thị này ta làm như sau: Chọn đồ thị Chart Tools Design Location Move Chart chọn Object in + Tên Sheet (đồ thị nằm trong Worksheet) hay chọn New sheet + Nhập tên ChartSheet vào.

Chọn ChartSheet hay Embedded chart

3.7.9. Vẽ Biểu đồ

147

Bảng số liệu nghiên cứu

Các bước vẽ đồ thị:

Bước 1: Chọn vùng dữ liệu A3:D9, chọn luôn các nhãn của các cột.

Bước 2. Chọn kiểu đồ thị từ Ribbon Insert Charts. Mỗi nhóm đồ thị bao gồm nhiều kiểu khác nhau, ví dụ chúng ta chọn nhóm Column Clustered Column.

3.7.10.Các thao tác trên Biểu đồNhận biết các thành phần trên đồ thị

Các thành phần thông dụng

1. Chart Title 7. Horizontal Axis

2. Chart Area 8. Data Table

3. Plot Area 9. Horizontal Axis itle

4. Data Label 10. Vertical Gridlines

5. Legend 11. Vertical Axis

6.Horizontal Gridlines 12.Vertical Axis Title

Các thao tác với đồ thị

Hiệu chỉnh tiêu đề đồ thị, chú thích, tiêu đề trục hoành và trục tung,…

5. Để thêm tiêu đề chính cho đồ thị vào: Chart Tools Layout Labels Chart Title lựa chọn kiểu từ danh sách

6. Để thêm tiêu đề cho trục hoành (hay trục tung) vào Chart Tools Layout Labels Axis Titles lựa chọn kiểu từ danh sách

7. Để thêm chú thích vào Chart Tools Layout Labels Legend lựa chọn kiểu từ danh sách

148

8. Để thêm nhãn dữ liệu vào Chart Tools Layout Labels Data Labels lựa chọn kiểu từ danh sách

9. Để thêm bảng dữ liệu vào Chart Tools Layout Labels Data Table lựa chọn kiểu từ danh sách.

Ngoài ra chúng ta có thể chèn các Text Box vào đồ thị Chart Tools Layout Insert Text Box.

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢOCâu 1. Trong MS Excel 2010, để mở một bảng tính mới chúng ta thực hiện:

A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

B. File → New → Blank workbook → Create.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2. Trong MS Excel 2010, muốn sắp xếp nhiều bảng tính trên một màn hình theo chiều dọc chúng ta vào View → Arrange All rồi chọn:

A. Tiled.

B. Horizontal.

C. Vertical.

D. Cascade.

Câu 3. Trong MS Excel 2010, muốn sắp xếp nhiều bảng tính trên một màn hình theo chiều ngang chúng ta vào View → Arrange All rồi chọn:

A. Tiled

B. Horizontal.

C. Vertical.

D. Cascade.

Câu 4. Trong MS Excel 2010, mỗi ô có địa chỉ ô gồm:

A. Tên hàng trước, tên cột sau

B. Tên cột trước, tên hàng sau

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5. Trong MS Excel 2010, địa chỉ tương đối là:

A. Địa chỉ thay đổi khi sao chép công thức.

B. Địa chỉ không thay đổi khi sao chép công thức.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 6. Trong MS Excel 2010, địa chỉ A1 là:

A. Địa chỉ tương đối.

B. Địa chỉ tuyệt đối.

149

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7. Trong MS Excel 2010, địa chỉ $A$1 là:

A. Địa chỉ tương đối.

B. Địa chỉ tuyệt đối.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai

Câu 8. Trong MS Excel 2010, khi đang gõ địa chỉ tương đối của ô, nếu muốn chuyển thành địa chỉ tuyệt đối ta nhấn phím:

A. F1.

B. F2.

C. F3.

D. F4

Câu 9. Trong MS Excel 2010, để đánh dấu chọn nhiều ô không liền kề chúng ta thực hiện:

A. Nhấn giữ phím Ctrl rồi nhấp chuột chọn ô cần đánh dấu.

B. Nhấn giữ phím Shift rồi nhấp chuột chọn ô cần đánh dấu.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai

Câu 10. Trong MS Excel 2010, để đánh dấu chọn nhiều ô liền kề chúng ta thực hiện:

A. Nhấp chuột vào ô đầu tiên, giữ nút trái chuột kéo sang phải và xuống dưới đến ô cuối cùng.

B. Nhấp chuột vào ô đầu tiên, nhấn giữ phím Shift đồng thời nhấp chuột vào ô cuối cùng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11. Trong MS Excel 2010, khi nhập dữ liệu kiểu ngày tháng, nếu nhập đúng dữ liệu sẽ được:

A. Căn trái.

B. Căn phải.

C. Căn giữa.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 12. Trong MS Excel 2010, muốn đánh số thứ tự tự động chúng ta thực hiện:

A. Nhập số 1 ở ô đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột đến góc dưới bên phải ô, khi có biểu tượng dấu cộng nhỏ màu đen thì giữ nút trái chuột và kéo xuống.

B. Gõ số 1 ở ô đầu tiên, số 2 ở ô thứ 2, bôi đen 2 ô này, rê chuột đến góc dưới bên phải ô thứ 2, khi có biểu tượng dấu cộng nhỏ màu đen thì giữ nút trái chuột và kéo xuống .

150

C. Gõ số 1 ở ô đầu tiên, vào Home → Fill → Series, chọn Column, tại Stop value gõ vào giá trị cuối của số thứ tự cần đánh.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13. Trong MS Excel 2010, muốn xóa một cột chúng ta thực hiện:

A. Chọn (bôi đen) cột cần xóa, nhấp chuột phải chọn Delete.

B. Chọn (bôi đen) cột cần xóa, nhấn phím Delete.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 14. Một công thức Trong Microsoft Excel 2010 sẽ bao gồm:

A. Biểu thức gồm tối thiểu hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

B. Hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

C. Dấu = rồi đến biểu thức gồm tối thiểu hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 15. Trong Microsoft Excel 2010, kết quả trả về của công thức =Round(123.16895, 2) là:

A. 100

B. 123.17

C. 123.16

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 16. Để tính trung bình cộng các giá trị của: A4, A5, A6. Trong Microsoft Excel 2010 ta nhập công thức:

A. =Average(A4 : A6)

B. =Sum(A4,A5,A6)/3

C. =(A4 + A5 + A6)/3

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 17. Cho bảng tính sau, hãy cho biết kết quả của công thức =COUNT(A2:A6):

A. 0.

B. Báo lỗi #VALUE!.

C. Không hiện gì cả.

D. 6.

151

Câu 18. Kết quả của công thức = Count("a”,4,5) Trong Microsoft Excel 2010 là:

A. 3. B. 2. C. 1. D. 9.

Câu 19. Cho bảng tính sau, để tính tổng điểm tại cột Tổng điểm, chúng ta gõ công thức nào sau đây tại ô F2?

A. SUM(C2:E2)

B. =SUM(C2 :E2)

C. =C2+D2+E2

D. Cả B và C đề đúng.

Câu 20. Cho bảng tính sau, để tính điểm trung bình của các thí sinh, chúng ta gõ công thức nào sau đây tại ô F5?

A. = AVERAGE(F2:F5)

B. =AVERAGE(F2:F4)

C. AVERAGE(F2:F4)

D. AVERAGE(F2:F5)

152

CHƯƠNG 4. MICROSOFT POWERPOINT4.1. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint

4.1.1. Tạo bài thuyêt trìnhBước 1: Vào ngăn File

Bước 2: Chọn lệnh New, hộp Available Templates and Themes xuất hiện bên phải.

Bước 3: Chọn Blank presentation (Nêu muốn tạo bài thuyêt trình rỗng). Chọn Sample templates (Nêu muốn tạo bài thuyêt trình từ mẫu có sẵn)Bước 4: Nhấn nút Create để tạo mới.4.1.2. Lưu bài thuyêt trìnhLưu bài thuyêt trìnhBước 1: Vào ngăn File

Bước 2: Chọn lệnh Save, hộp Save As xuất hiện

Bước 3: Nhập tên tập tin bài thuyết trình tại hộp File name.

Bước 4: Chọn loại định dạng tập tin tại Save as type.

Bước 5: Tại hộp Save in, bạn hãy tìm đến thư mục cần lưu tập tin

Bước 6: Nhấn nút Save để lưu

4.1.3. Mở và đóng bài thuyêt trìnhMở lại bài thuyết trình đang lưu trên đĩa: Vào ngăn File chọn Recent hoặc chọn Open

Đóng bài thuyết trình: Vào ngăn File và chọn Close.

4.1.4. Các thao tác với slideCó nhiều kiểu bố trí các placeholder trên slide mà PowerPoint xây dựng sẵn được

gọi là các layout. Tùy theo nội dung cần xây dựng cho slide mà ta chọn kiểu layout phù hợp.

Chèn slide mới: Vào ngăn Home chọn chức năng New slide

Sao chép slide: Nhấp phải chuột lên một trong số các slide đang chọn, rồi chọn Duplicate Slide từ danh sách lệnh

Xóa slide: Chọn slide trong ngăn Slides muốn xóa, rồi nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa slide hoặc nhấp phải chuột lên slide và chọn Delete Slide

153

4.2. Đưa các đối tượng đồ họa vào trang trình chiêu

Chúng ta cần thêm các hộp văn bản để nhập thêm thông tin hoặc vẽ thêm các biểu tượng vào slide.

+ Chèn Shape (vẽ các biểu tưởng): Vào ngăn Insert, nhóm Illustrations, chọn Shape, chọn biểu tượng cần vẽ.

+ Chèn Texbox (văn bản): Vào ngăn Insert, nhóm Text, chọn nútTextbox và vẽ một hộp văn bản trên slide.

+ Chèn WordArt (Chữ nghệ thuật): Vào ngăn Insert, nhóm Text, chọn nút WordArt, chọn màu sắc cho WordArt

+ Chèn SmartArt: vào ngăn Insert, tại nhóm Images chọn Smart Art.

4.3. Nhúng âm thanh và video vào bài trình chiếu

4.3.1. Nhúng âm thanh vào bài trình chiêu

Microsoft PowerPoint cho phép bạn chèn rất nhiều định dạng nhạc khác nhau vào slide, thông thường chúng ta chèn định dạng.mp3 hay .wma vào slide vì chúng cho chất lượng tốt và có kích thước tập tin nhỏ.

Để nhúng âm thanh ta thực hiện: Vào ngăn Insert, nhóm Media, chọn Audio

Với tính năng Trim Audio, chúng ta có thể cắt bỏ bớt các đoạn âm thanh không cần thiết và chỉ chừa lại một phần của tập tin âm thanh. Bạn chọn vào biểu tượng hình loa trên slide và vào ngăn Audio Tools, nhóm Editing, chọn lệnh Trim Audio.

Thiết lập đoạn âm thanh cần lấy tại Start Time và End Time và nhấn nút OKsau khi hoàn tất.

154

Các placeholder

Ngăn Slides

Hình 1. Thiết lập đoạn âm thanh cần sử dụng

4.3.2. Nhúng video vào trình chiêuPowerPoint 2010 tương thích với rất nhiều định dạng video phổ biến hiện nay.Trong đó, chúng ta nên sử dụng hai định dạng .flv và .wma vì chúng cho chất lượng hình ảnh chấp nhận được, ít phát sinh lỗi khi chèn và có kích thước tập tin nhỏ.

Định dạng tập tin video dùng cho PowerPoint 2010

a. Các định dạng âm thanh PowerPoint hỗ trợ như: .flv (Flash Video – đây là lựa chọn video tốt nhất khi chèn vào PowerPoint 2010), .asf (Advanced Streaming Format), .avi (Audio Video Interleave), .mpg hay .mpeg (Moving Picture Experts Group), .wmv (Windows Media Video).

b. Đôi khi phần mở rộng của tập tin video giống với danh sách ở trên nhưng không thể chèn vào PowerPoint được do codec sử dụng trong tập tin không phù hợp. Cách tốt nhất là nên sử dụng codec của Microsoft khi chuyển đổi các định dạng video để đảm bảo tính tương thích.

Để nhúng đoạn phim ta thực hiện: Vào ngăn Insert, nhóm Media, chọn Video, tìm đến thư mục chứa video, chọn video và nhấn nút Insert để chèn vào slide hoặc nhấn nút xổ xuống tại nút Insert và chọn Link to file để chỉ liên kết với video mà không nhúng vào bài thuyết trình.

4.3.3. Làm việc với SlideMasterSlide master là slide nằm vị trí đầu tiên trong các slide master, nó chứa thông tin

về theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích thước và vị trí của các placeholder trên slide.

Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master là chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bài thuyết trình rất nhanh chóng. Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiện trên tất cả các slide thì nên thêm chúng trong slide master để tránh phải nhập các thông tin trùng lặp ở các slide.

Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bài thuyết trình nên chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ màn hình Slide Master.

155

Hình 2. Cửa sổ Slide Master

Để chuyển sang cửa sổ Slide Master, bạn vào ngăn View, nhóm Master Views và chọn Slide Master.

Hình 3. Chọn chế độ màn hình Slide Master

Chèn và xóa slide masterMột bài thuyết trình có tối thiểu một slide master, do vậy bạn có thể tạo thêm các slide master khác. Với nhiều slide master trong bài thuyết trình, chúng ta có thể áp dụng mỗi slide master cho mỗi chương hoặc phần trong bài thuyết trình của mình sau này.

Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Vào ngăn View, nhóm Master Views, chọn Slide Master để trở lại cửa sổ Slide Master.

Bước 2: Vào ngăn Slide Master, đến nhóm EditMaster, chọn Insert Slide Master. Một Slide Master mặc định được chèn vào ngay sau slide master hiện có.

Bước 3: Có rất nhiều kiểu slide layout được chèn, bạn có thể xóa bớt các kiểu không sử dụng bằng cách chọn slide layout và nhấn Delete trên bàn phím để xóa.

Bước 4: Để xóa slide master và các slide layout vừa tạo thì bạn chọn slide master và nhấn phím Delete trên.

4.4. Trình chiêu và in bài thuyêt trình4.4.1. Trình chiêu bài thuyêt trìnhVào ngăn Slide Show chọn nhóm Start Slide Show chọn lệnh:

156

Slide Master

Slide layout

Hình 4. Chọn lệnh để trình chiếu Slide Show

From Beginning:trình chiếu báo cáo bắt đầu từ slide đầu tiên trong bài thuyết trình. From Current Slide:trình chiếu báo cáo bắt đầu từ slide hiện hành trong bài thuyết

trình. Broadcast Slide Show: trình chiếu bài thuyết trình thông qua mạng internet cho

người xem từ xa, sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Custom Slide Show: trình chiếu bài thuyết trình từ một Custom Show trong bài. Bạn

chọn tên của Custom Show để trình chiếu.

4.4.2. In trong PowerPoint4.4.3. Tạo tiêu đề đầu và cuối trang cho bài trình chiêu

Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Mở tập tin ppt.

Bước 2: Vào ngăn Insert, nhóm Text, chọn lệnh Header & Footer, hộp thoại Header and Footer xuất hiện.

Hình 5. Chọn lệnh Header & Footer

Bước 3: Chọn ngăn Slide trong hộp thoại Header and Footer và làm theo như sau:

Date and time: thiết lập thời gian sẽ xuất hiện trên slide

Slide number: Bạn đánh dấu chọn vào ô này để cho hiện số thứ tự của slide.

Footer: Hãy nhập vào tên của bạn

Don’t show on title slide: bạn hãy chọn tùy chọn này để không áp dụng Header & Footer trên các slide tựa đề (title slide).

4.4.4. In các slideĐể in các slide trong PowerPoint 2010 chúng ta thực hiện như sau:

Chọn File / Print, xuất hiện hộp thoại, nhấn Enter hoặc click chuột vào Print để in. Tuy nhiên nếu để mặc định, và nhấn Enter (hoặc click chuột và Print) thì máy sẽ in đen trắng mỗi slide trên một trang.

Để thiết lập các chế độ in nhiều slide trên một trang, in hai mặt, hoặc các tùy chỉnh khác, chúng ta click chuột vào Printer Properties -> xuất hiện hộp thoại (tùy vào từng loại máy in khác nhau mà hộp thoại xuất hiện khác nhau), click chuột vào tab Effects, chúng ta thiết lập cỡ giấy và chiều in giấy. Click chuột vào tab finishing, xuất

157

hiện hộp thoại. Tại đây chúng ta có thể thiết lập số slide trên 1 trang, thứ tự slide, sau đó click chuột vào nút OK.

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

Câu 1. Trong PowerPoint 2010 khi dùng chế độ hiển thị Slide Show View thì:

A. Được sử dụng để trình chiếu bài trình diễn lúc báo cáo trước khách dự hội thảo.

B. Để xem trước và diễn tập bài trình diễn trước khi trình chiếu.

C. Bài trình diễn sẽ chiếu ở chế độ toàn màn hình với các hiệu ứng hoạt hình và các phép biến đổi sinh động.

D. Câu A, B và C đều đúng.

Câu 2. Để tạo một slide giống hệt như slide hiện hành mà không phải thiết kế lại, thực hiện.

A. Chọn Home -> Duplicate -> New Slide.

B. Chọn Home -> New Slide -> Duplicate Selected Slides.

C. Chọn Home -> Duplicate Slide.

D. Không thực hiện được.

Câu 3. Trong Microsoft PowerPoint 2010 để thiết kế một slide chủ chứa các định dạng chung của toàn bộ các slide trong bài trình diễn, thực hiện:

A. Chọn Insert -> Master Slide.

B. Chọn Insert -> Slide Master .

C. Chọn View -> Master -> Slide Master

D. Chọn View -> Slide Master.

Câu 4. Để đưa nội dung “Bài trình chiếu” vào cuối mỗi slide làm tiêu đề chân trang, người thiết kế phải:

A. Chọn View -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply to All.

B. Chọn View -> chọn Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply.

C. Chọn Insert -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “ Cao đẳng Sư phạm” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply to All.

D. Chọn Insert -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply.

Câu 5. Trong chương trình MS PowerPoint, chức năng Design -> Themes dùng để làm gì?

A. Định dạng giao diện của slide.

B. Định dạng hiệu ứng lật trang.

158

C. Định dạng hiệu ứng cho các đối tượng trên slide.

D. Thiết lập các lựa chọn trình chiếu.

Câu 6. Trong chương trình MS PowerPoint để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện ta nhấn tổ hợp phím:

A. Ctrl + X.

B. Ctrl + Z.

C. Ctrl + C.

D. Ctrl + V.

Câu 7. Trong Powerpoint 2010 muốn chèn một ký hiệu vào Slide ta dùng lệnh nào sau đây:

A. Chọn Insert -> Diagram.

B. Chọn Insert -> Component.

C. Chọn Insert ->Comment.

D. Chọn Insert -> Symbol.

Câu 8. Trong Powerpoint 2010 muốn thêm các Header và Footer vào các slide ta thực hiện:

A. Chọn Insert -> Header & Footer.

B. Chọn View -> Header & Footer.

C. Chọn View-> Notes Page.

D. Chọn Design -> Header & Footer.

Câu 9. Trong Powerpoint 2010 muốn đánh số cho từng Slide, ta dùng lệnh nào sau đây:

A. Insert -> Bullets and Numbering.

B. Insert -> Slide Number.

C. Format -> Bullets and Numbering.

D. Format -> Slide Number.

Câu 10. Trong Microsoft PowerPoint 2010 để trình chiếu bài trình diễn từ slide hiện hành, thực hiện?

A. Chọn Slide Show -> Custom Show.

B. Chọn Slide Show -> View Show.

C. Chọn View -> Slide Show.

D. Chọn Slide Show -> From Current Slide.

Câu 11. Trong Microsoft PowerPoint 2010 thực hiện thao tác: chọn Animations -> Add Animation là để:

A. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng trong slide.

B. Tạo hiệu ứng chuyển trang cho các slide trong bài trình diễn.

C. Tạo thêm hiệu ứng động cho đối tượng trong slide.

159

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 12. Trong Microsoft PowerPoint 2010 để mở chức năng in, có thể sử dụng tổ hợp phím?

A. CTRL+P.

B. CTRL+I.

C. CTRL+N.

D. CRTL+K.

160

ĐỀ THI MẪU MÔN TIN HỌC TRÌNH ĐỘ A THỜI GIAN LÀM BÀI 30 PHÚT

Câu 1. Cách nào sau đây dùng để tắt máy tính (máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows7) an toàn, đúng cách.

A. Đóng các chương trình ứng dụng, sau đó nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Shut down để tắt máy.

B. Nhấp chuột trái vào nút Start -> Shut down ->chọn Shut down để tắt máy.

C. Nhấn nút Power trên máy tính để tắt máy.

D. Rút nguồn điện.

Câu 2. Cách nào sau đây dùng để mở một tập tin/thư mục trong hệ điều hành Windows?

A. Nhấp đúp lên biểu tượng của tập tin/thư mục.

B. Nhấp phải lên biểu tượng của tập tin/thư mục và chọn Open.

C. Chọn tập tin/thư mục rồi nhấn phím Enter.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3. Để phục hồi lại thư mục, tập tin đã xóa được đưa vào Recycle Bin, chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó nhấp phải lên đối tượng chọn lệnh Restore.

B. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Empty the Recycle Bin.

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 4. Để xóa tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, chúng ta thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó nhấp phải lên đối tượng chọn lệnh Restore.

B. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Empty the Recycle Bin.

C. Nhấp đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Destop, chọn các đối tượng muốn phục hồi, sau đó chọn lệnh Restore all items.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Để di chuyển thư mục, tập tin trong hệ điều hành Windows, chúng ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?

A. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Cut. Sau đó chọn nơi cần di chuyển đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

B. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấn Ctrl + X. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Paste.

161

C. Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển, nhấp phải trên đối tượng và chọn lệnh Cut. Sau đó chọn nơi cần sao chép đến, nhấp phải trên vùng trống và chọn lệnh Ctrl + V.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 6. Để tìm tất cả các tập tin Microsoft Word phiên bản 2007 trở lên chúng ta gõ từ khóa nào trong ô tìm kiếm của hệ điều hành Windows 7.

A. Microsoft word.docx

B. All.docx

C. *.docx

D. &.docx

Câu 7. WinRAR là tiện ích có chức năng chính là gì?

A. Diệt virus.

B. Nén và giải nén tập tin và thư mục.

C. Phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt

D. Phần mềm đồ họa.

Câu 8. Trong MS Word 2010, để chọn (đánh dấu) toàn bộ nội dung văn bản ta dùng tổ hợp phím:

A. Windows + A

B. Alt + A

C. Ctrl + A

D. Shift + A

Câu 9. Trong MS Word 2010, tổ hợp phím Ctrl + J dùng để:

A. Căn lề trái đoạn văn bản

B. Căn lề phải đoạn văn bản

C. Căn giữa đoạn văn bản

D. Căn thẳng hai bên đoạn văn bản

Câu 10. Trong MS Word 2010, để định dạng đoạn văn bản thụt vào so với lề trái, trong hộp thoại Paragraph ta thiết lập tại mục:

A. Indentation → Left

B. Indentation → Right

C. Spacing → Before

D. Spacing → After

Câu 11. Trong MS Word 2010, để định dạng khoảng cách của những đoạn văn bản đang chọn với đoạn trước nó, trong hộp thoại Paragraph ta thiết lập tại mục:

A. Indentation → Special → First line

B. Indentation → Special → Hanging

C. Spacing → Before

D. Spacing → After

162

Câu 12. Trong MS Word 2010, để thiết lập điểm dừng Tab ta thực hiện:

A. Chọn loại Tab (biểu tượng đầu thước dọc) rồi nhấp chuột trái tại vị trí cần đặt Tab trên thước ngang.

B. Mở hộp thoại Tab, nhập điểm dừng Tab tại Tab stop position, chọn căn lề tại Alignment, chọn dạng hiển thị tại Leader rồi chọn Set.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 13. Trong MS Word 2010, để xóa điểm dừng Tab ta thực hiện:

A. Nhấp chọn Tab cần xóa trên thước, giữ nút trái chuột và kéo xuống vùng soạn thảo.

B. Mở hộp thoại Tab, chọn Tab cần xóa, chọn Clear.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 13. Trong MS Word 2010, để chia một ô trong bảng thành nhiều ô ta chọn ô cần chia rồi thực hiện:

A. Vào Table Tool → Layout, chọn Merge cells

B. Vào Table Tool → Layout, chọn Split cells

C. Vào Table Tool → Layout, chọn Split Table

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 14. Trong MS Word 2010, có sẵn bảng gồm 5 dòng, cần thêm 5 dòng phía trên bảng đã có ta chọn (bôi đen) 5 dòng đã có rồi nhấp chuột phải chọn:

A. Insert → Insert Columns to the Left

B. Insert → Insert Columns to the Right

C. Insert → Insert Rows Above

D. Insert → Insert Rows Below

Câu 15. Trong MS Word 2010, có sẵn bảng gồm 3 cột, cần thêm 2 cột phía bên phải bảng đã có ta chọn (bôi đen) 2 cột bên phải bảng đã có rồi nhấp chuột phải chọn:

A. Insert → Insert Columns to the Left

B. Insert → Insert Columns to the Right

C. Insert → Insert Rows Above

D. Insert → Insert Rows Below

Câu 16. Trong MS Excel 2010, khi nhập dữ liệu kiểu ngày tháng, nếu nhập đúng dữ liệu sẽ được:

A. Căn trái.

B. Căn phải.

C. Căn giữa.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 17. Trong MS Excel 2010, muốn đánh số thứ tự tự động chúng ta thực hiện:

163

A. Nhập số 1 ở ô đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột đến góc dưới bên phải ô, khi có biểu tượng dấu cộng nhỏ màu đen thì giữ nút trái chuột và kéo xuống.

B. Gõ số 1 ở ô đầu tiên, số 2 ở ô thứ 2, bôi đen 2 ô này, rê chuột đến góc dưới bên phải ô thứ 2, khi có biểu tượng dấu cộng nhỏ màu đen thì giữ nút trái chuột và kéo xuống .

C. Gõ số 1 ở ô đầu tiên, vào Home → Fill → Series, chọn Column, tại Stop value gõ vào giá trị cuối của số thứ tự cần đánh.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 18. Trong MS Excel 2010, muốn xóa một cột chúng ta thực hiện:

A. Chọn (bôi đen) cột cần xóa, nhấp chuột phải chọn Delete.

B. Chọn (bôi đen) cột cần xóa, nhấn phím Delete.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 19. Một công thức trong Microsoft Excel 2010 sẽ bao gồm:

A. Biểu thức gồm tối thiểu hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

B. Hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

C. Dấu = rồi đến biểu thức gồm tối thiểu hai toán hạng được liên kết bằng một toán tử.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 20. Trong Microsoft Excel 2010, kết quả trả về của công thức =Round (123.16895, 2) là:

A. 100

B. 123.17

C. 123.16

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 21. Để tính trung bình cộng các giá trị của: A4, A5, A6. Trong Microsoft Excel 2010 ta nhập công thức:

A. =Average(A4 : A6)

B. =Sum(A4,A5,A6)/3

C. =(A4 + A5 + A6)/3

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 22. Kết quả của công thức = Count("a”,4,5) Trong Microsoft Excel 2010 là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 9.

Câu 23. Cho bảng tính sau, để tính tổng điểm tại cột Tổng điểm, chúng ta gõ công thức nào sau đây tại ô F2?

164

A. SUM(C2:E2)B. =SUM(C2 :E2)C. =C2+D2+E2D. Cả B và C đề đúng.

Câu 24. Cho bảng tính sau, để tính điểm trung bình của các thí sinh, chúng ta gõ công thức nào sau đây tại ô F5?

A. = AVERAGE(F2:F5)B. =AVERAGE(F2:F4)C. AVERAGE(F2:F4)D. AVERAGE(F2:F5)

Câu 25. Trong Microsoft PowerPoint 2010 để thiết kế một slide chủ chứa các định dạng chung của toàn bộ các slide trong bài trình diễn, thực hiện:

A. Chọn Insert -> Master Slide.

B. Chọn Insert -> Slide Master .

C. Chọn View -> Master -> Slide Master

D. Chọn View -> Slide Master.

Câu 26. Để đưa nội dung “Bài trình chiếu” vào cuối mỗi slide làm tiêu đề chân trang, người thiết kế phải:

A. Chọn View -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply to All.

B. Chọn View -> chọn Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply.

C. Chọn Insert -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “ Cao đẳng Sư phạm” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply to All.

D. Chọn Insert -> Header and Footer-> Chọn thẻ Slide, nhập “Bài trình chiếu” vào hộp thoại FOOTER và nhấn Apply.

165

Câu 27. Trong chương trình MS PowerPoint, chức năng Design -> Themes dùng để làm gì?

A. Định dạng giao diện của slide.

B. Định dạng hiệu ứng lật trang.

C. Định dạng hiệu ứng cho các đối tượng trên slide.

D. Thiết lập các lựa chọn trình chiếu.

Câu 28. Trong Powerpoint 2010 muốn chèn một ký hiệu vào Slide ta dùng lệnh nào sau đây:

A. Chọn Insert -> Diagram.

B. Chọn Insert -> Component.

C. Chọn Insert ->Comment.

D. Chọn Insert -> Symbol.

Câu 29. Trong Powerpoint 2010 muốn đánh số cho từng Slide, ta dùng lệnh nào sau đây:

A. Insert -> Bullets and Numbering.

B. Insert -> Slide Number.

C. Format -> Bullets and Numbering.

D. Format -> Slide Number.

Câu 30. Trong Microsoft PowerPoint 2010 để trình chiếu bài trình diễn từ slide hiện hành, thực hiện?

A. Chọn Slide Show -> Custom Show.

B. Chọn Slide Show -> View Show.

C. Chọn View -> Slide Show.D. Chọn Slide Show -> From Current Slide.

166

DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN THI VỊ TRÍ GIÁO VIÊN MẦM NON(Kèm theo Thông báo số /TB-HĐTT ngày /10/2017 của Hội đồng thi tuyển

VCSN giáo dục huyện Châu Đức năm 2017)

Số TT Nội dung và tài liệu

A MÔN: KIẾN THỨC CHUNG

I NỘI DUNG:

1 Những quy định về viên chức

2 Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, các tiêu chuẩn, yêu cầu tiêu chí, lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên; nhiệm vụ của tổ chuyên môn; các hành vi giáo viên không được làm.

4 Những nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo theo đường lối chủ trương của Đảng.

II TÀI LIỆU:

1 Luật Viên chức số 58/2010/QH12, tập trung các chương I, II, III;

2 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, 44/2009/QH12, tập trung các chương II (Hệ thống giáo dục quốc dân), chương IV (Nhà giáo)

3 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

4 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường mầm non;

5Thông tư liên tịch số 20/2015-TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của bộ GD-ĐT và bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

B MÔN: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

I NỘI DUNG:

1 Mục đích, yêu cầu của việc soạn giáo án; cấu trúc, nội dung của giáo án.

2 Đánh giá trong giáo dục mầm non

3 Các phương pháp dạy học tích cực

4 Chương trình giáo dục mầm non

1

Số TT Nội dung và tài liệu

5 Vận dụng kiến thức Tâm lý học, Giáo dục học để giải quyết một tình huống sư phạm cụ thể.

II TÀI LIỆU:

1 Các tài liệu về đánh giá trong giáo dục mầm non.

2 Các tài liệu về dạy học tích hợp, phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.

3 Chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

4 Các tài liệu tâm lý học, giáo dục học và giao tiếp sư phạm.

C.MÔN TIẾNG ANH+ Hình thức thi: Trắc nghiệm, viết

+ Thời gian: 60 phút

+ Nội dung ôn tập:

Phần 1: Từ vựng Các chủ đề: Gia đình và bạn bè; Hoạt động hàng ngày; Thực phẩm; Sức

khỏe; Thể thao; Giải trí; Giáo dục; Công việc; Thời trang; Nhà cửa.Phần 2: Ngữ phápCác chủ điểm ngữ pháp: Các loại từ; Các thì (hiện tại, quá khứ, tương lai);

sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ; So sánh; Câu điều kiện loại 1, 2 và 3; Các cấu trúc (so/such…that, too…to, enough to, because/because of, although/though/even though/despite/in spite of, unless); Mệnh đề quan hệ; Câu bị động.

Phần 3: Đoạn đối thoạiCác đoạn đối thoại trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi, chúc mừng,

mời ai đó làm gì, nhờ giúp đỡ,…Phần 4: Đọc hiểuCác bài đọc về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các

truyện ngắn đơn giản.Phần 5: Viết câu.

2

D. MÔN TIN HỌC+ Hình thức thi: Trắc nghiệm+ Thời gian làm bài: 30 phút+ Nội dung:1. Hệ điều hành windows 71.1.Làm việc với hệ điều hành1.2.Quản lý thư mục và tệp1.3.Một số phần mềm tiện ích1.4.Sử dụng phần mềm gõ tiếng Việt Unikey 2. Microsoft word 20102.1.Sử dụng phần mềm Microsoft Word 20102.2.Định dạng văn bản2.3.Nhúng (embed) và hiệu chỉnh các đối tượng khác nhau vào văn bản2.4.Kết xuất và phân phối văn bản3. Microsoft excel 20103.1.Giới thiệu Microsoft Excel3.2.Làm việc với dữ liệu trong Excel3.3.Biểu thức và hàm3.4.Sắp xếp dữ liệu trong Excel3.5.Đồ thị trong Excel3.6.Định dạng trang và in bảng tính4. Microsoft powerpoint 20104.1.Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint4.2.Làm việc với bài thuyết trình4.3.Tạo và định dạng văn bản trong bài thuyết trình4.4.Nhúng các đối tượng đồ họa, film, âm thanh vào trang trình chiếu4.5.Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ chức vào trong trang trình chiếu4.6.Trình chiếu và in bài thuyết trình

3