37
251 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CUỐN CẨM NANG THỐNG KÊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2012 Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ CN. Nguyễn Huy Lƣơng MỞ ĐẦU Hiện nay mỗi Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) đƣợc bố trí 1 biên chế công chức làm nhiệm vụ Văn phòng - Thống kê tổng hợp, tức là vừa làm nhiệm vụ văn phòng, vừa làm nhiệm vụ thống kê của UBND xã. Do bố trí kiêm nhiệm công việc nhƣ vậy cho nên nhiều công chức Văn phòng - Thống kê chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê, từ đó triển khai thực hiện tác nghiệp thực hành thống kê rất lúng túng, bị động, không theo quy trình, phƣơng pháp thống kê hiện hành; việc mở sổ sách, hệ thống hóa, cung cấp, lƣu trữ số liệu, tài liệu thống kê mỗi xã mỗi khác, không thống nhất. Thực trạng đó đã ảnh hƣởng không tốt cho công tác đánh giá tình hình, lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và báo cáo cấp trên của Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu, chọn lọc, cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã, lãnh đạo cấp xã một tài liệu gồm những nội dung cơ bản thiết yếu, trực tiếp phục vụ cho công tác thống kê ở cấp xã là rất cần thiết. Do vậy mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm cốt lõi của kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở là “Đề xuất cuốn Cẩm nang thống kê xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.5-CS12

ĐỀ TÀI 2.2.5-CS12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2145/8. 2.2.5-CS12.pdfThống kê tổng hợp, tức là vừa làm nhiệm vụ văn phòng, vừa làm nhiệm

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

251

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG

CUỐN CẨM NANG THỐNG KÊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2012

Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

CN. Nguyễn Huy Lƣơng

MỞ ĐẦU

Hiện nay mỗi Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phƣờng, thị trấn (sau đây

gọi chung là xã) đƣợc bố trí 1 biên chế công chức làm nhiệm vụ Văn phòng -

Thống kê tổng hợp, tức là vừa làm nhiệm vụ văn phòng, vừa làm nhiệm vụ

thống kê của UBND xã.

Do bố trí kiêm nhiệm công việc nhƣ vậy cho nên nhiều công chức Văn

phòng - Thống kê chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê, từ đó

triển khai thực hiện tác nghiệp thực hành thống kê rất lúng túng, bị động,

không theo quy trình, phƣơng pháp thống kê hiện hành; việc mở sổ sách, hệ

thống hóa, cung cấp, lƣu trữ số liệu, tài liệu thống kê mỗi xã mỗi khác, không

thống nhất. Thực trạng đó đã ảnh hƣởng không tốt cho công tác đánh giá tình

hình, lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và báo cáo cấp

trên của Đảng ủy, HĐND, UBND xã.

Để góp phần khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu, chọn lọc, cung

cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã, lãnh đạo cấp xã một tài liệu

gồm những nội dung cơ bản thiết yếu, trực tiếp phục vụ cho công tác thống

kê ở cấp xã là rất cần thiết. Do vậy mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm cốt lõi

của kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở là “Đề xuất cuốn Cẩm nang

thống kê xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.5-CS12

252

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CUỐN CẨM NANG

THỐNG KÊ XÃ TỈNH PHÚ THỌ

I. Khái niệm cẩm nang (theo Từ điển tiếng Việt) được hiểu theo các

nghĩa sau: dt. 1. Túi gấm, chứa những lời khuyên bí ẩn, thƣờng dùng trong

truyện cổ: giở cẩm nang mong tìm thấy mƣu mẹo cao kì. 2. Sách ghi tóm

lƣợc những điều quan trọng và thiết yếu về vấn đề nào đó: cẩm nang thuốc,

cẩm nang của ngƣời cách mạng.

- Khái niệm sổ tay (theo Từ điển tiếng Việt) được hiểu theo các nghĩa

sau: dt. 1. Vở nhỏ, bỏ túi, dùng cho việc ghi chép. 2. Sách tóm tắt những điều

cần nhớ (công thức, bảng số, số liệu...) thuộc một ngành khoa học và dùng

làm công cụ tra cứu : Sổ tay toán học sơ cấp; Sổ tay của kỹ sƣ xây dựng.

II. Văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng cuốn cẩm năng thống

kê xã

1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Điều 23: Quy định về nhiệm vụ của Tổ chức cơ sở Đảng (Đảng bộ xã,

phƣờng, thị trấn,…)

2. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

- Điều 29 – 35: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, phƣờng,

thị trấn về kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng, …

- Điều 111 – 118: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã,

phƣờng, thị trấn về kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng, …

3. Luật Thống kê năm 2003

Điều 31. Nhiệm vụ của xã, phƣờng, thị trấn đối với công tác thống kê.

4. Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, ngày 10/01/2011 của Bộ kế hoạch

và Đầu tư về Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.

Theo đó Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã bao gồm 27 chỉ tiêu thống kê

(Phụ lục 1 đính kèm)

253

PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CUỐN CẨM NANG

THỐNG KÊ XÃ TỈNH PHÚ THỌ

I. Nhu cầu thông tin thống kê của cấp ủy, chính quyền cấp xã.

Để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành

phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong phạm

vi xã, đồng thời đáp ứng yêu cầu báo cáo cấp trên, Đảng ủy, HĐND, UBND

cấp xã cần đƣợc đảm bảo thông tin thống kê định kỳ và đột xuất về tất cả các

lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, lao động, việc làm, đất đai,

xây dựng, giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội, v.v...

Vì xã là đơn vị hành chính thấp nhất, cấp cơ sở cho nên muốn có đầy đủ,

kịp thời các thông tin thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, đồng thời đáp

ứng yêu cầu của cấp trên thì việc tổ chức tốt các hoạt động, công tác thống kê

trong phạm vi xã, nhƣ: Thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin thống kê; báo cáo

thống kê; hệ thống hóa các chỉ tiêu thống kê; lƣu trữ số liệu, tài liệu thống

kê;… là hết sức quan trọng. Đây là công tác thƣờng xuyên và yêu cầu phải có

sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp tốt giữa các công chức chuyên môn, ban,

ngành trong xã, đồng thời phải hƣớng dẫn, chỉ đạo các trƣởng khu dân cƣ thực

hiện tốt công tác cập nhật, ghi chép, tổng hợp, định kỳ báo cáo xã một số chỉ

tiêu thống kê cơ bản, nhƣ: đất đai, nhân hộ khẩu, lao động, nhà ở, v.v…

II. Kết quả khảo sát thực tế về sự cần thiết phải xây dựng cuốn Cẩm

nang thống kê xã.

Qua khảo sát các UBND xã, phường, thị trấn ở thành phố Việt Trì và

huyện Đoan Hùng, thu được 49 phiếu, kết quả trả lời về đã sử dụng các

thông tin thường xuyên như sau:

1. Thông tin thống kê về dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn

hóa xã hội: có 47/49 phiếu ( bằng 95,92 %) trả lời là đã sử dụng;

2. Thông tin thống kê về đất đai: có 41/49 phiếu ( bằng 83,67 %) trả lời

là đã sử dụng;

3. Thông tin thống kê về sản xuất nông, lâm, thủy sản và tình hình nông

thôn: có 43/49 phiếu ( bằng 87,76 %) trả lời là đã sử dụng;

4. Thông tin thống kê về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: có

44/49 phiếu ( bằng 89,80 %) trả lời là đã sử dụng;

254

5. Thông tin thống kê về thƣơng mại, vận tải, dịch vụ: có 45/49 phiếu

(bằng 91,84 %) trả lời là đã sử dụng;

6. Thông tin thống kê về nghèo, đói: có 43/49 phiếu (bằng 87,76 %) trả

lời là đã sử dụng;

7. Thông tin thống kê về bảo vệ môi trƣờng: có 38/49 phiếu bằng

77,55%) trả lời là đã sử dụng;

8. Thông tin thống kê về thiên tai, dịch bệnh: có 42/49 phiếu (bằng

85,71%) trả lời là đã sử dụng;

9. Thông tin thống kê về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã: có 39/49 phiếu

(bằng 79,59 %) trả lời là đã sử dụng;

10. Thông tin thống kê về kết quả thực hiện các chƣơng trình mục

tiêu quốc gia trong phạm vi xã: có 39/49 phiếu ( bằng 79,59 %) trả lời là

đã sử dụng.

Đối với câu hỏi “để giúp công chức Văn phòng - Thống kê xã hoàn

thành nhiệm vụ, chức trách được giao hiện nay thì cần phải bồi dưỡng, huấn

luyện những kỹ năng gì?”, thu được kết quả như sau:

- Có 49/49 (bằng 100%) phiếu của lãnh đạo UBND xã trả lời đó là kỹ

năng giao tiếp, điều tra phỏng vấn, thu thập thông tin thống kê;

Có 51/51 phiếu của công chức Văn phòng - Thống kê xã (bằng 100%)

nhất trí trả lời nhƣ vậy.

- Có 48/49 phiếu (bằng 97,96%) của lãnh đạo UBND xã trả lời cần bồi

dƣỡng kỹ năng xử lý, tổng hợp, hệ thống hóa, chuẩn hóa số liệu thống kê cho

công chức Văn phòng - Thống kê xã.

- Có 47/49 phiếu (bằng 95,92%) của lãnh đạo UBND xã trả lời cần bồi

dƣỡng kỹ năng sắp xếp, phân loại, lƣu trữ tài liệu, sổ sách cho công chức Văn

phòng - Thống kê xã.

- Có 49/49 phiếu (bằng 100,00%) của lãnh đạo UBND xã trả lời cần

phải thiết kế hệ thống sổ thống kê dùng cho việc cập nhật, ghi chép các số

liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã cho công chức Văn

phòng - Thống kê xã áp dụng.

255

PHẦN III: ĐỀ XUẤT CUỐN CẨM NANG THỐNG KÊ XÃ

TỈNH PHÚ THỌ

Để góp phần tăng cường, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thu

thập, xử lý, tổng hợp, hệ thống hóa, lưu trữ thông tin thống kê của Ủy ban

nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) đáp ứng yêu cầu

lãnh đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã

hội trong phạm vi xã và yêu cầu báo cáo, điều tra thống kê của cấp trên, Cục

Thống kê tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, biên soạn cuốn “Cẩm nang thống kê xã”

nhằm cung cấp những nội dung quan trọng và thiết yếu để giúp các công

chức thống kê và các cán bộ, công chức có liên quan ở xã hoàn thành chức

trách, nhiệm vụ được giao.

Nội dung cuốn “Cẩm nang thống kê xã” gồm ba phần chính sau:

I. Tổng quan cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu thông tin

thống kê của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn

II. Một số vấn đề nhằm tổ chức triển khai tốt hoạt động thống kê đáp

ứng yêu cầu quản lý, điều hành và báo cáo cấp trên của UBND cấp xã

III. Một số nội dung chuyên môn, kỹ năng cần thiết đối với thống kê xã

Nội dung cuốn “Cẩm nang thống kê xã” đã được chúng tôi nghiên cứu,

sưu tầm, chọn lọc đưa vào những nội dung thực sự thiết yếu, quan trọng đối

với tổ chức hoạt động thống kê thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. Chúng

tôi đã cố gắng biên soạn ấn phẩm này sao cho cô đọng, ngắn gọn, dể hiểu, dễ

vận dụng. Tuy nhiên do năng lực hạn chế nên cuốn cẩm nang này khó tránh

khỏi còn có những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của

các đồng chí, đồng nghiệp và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.

I. Một số vấn đề nhằm tổ chức triển khai tốt hoạt động thống kê đáp

ứng yêu cầu quản lý, điều hành và báo cáo cấp trên của UBND cấp xã.

1.1. Tổ chức mạng lƣới thống kê trong phạm vi xã.

Để hoạt động thống kê trong phạm vi xã có hiệu lực, hiệu quả, yêu cầu

phải tổ chức mạng lƣới thống kê của xã phải khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với

cơ cấu tổ chức của xã và thống nhất do UBND xã quản lý, chỉ đạo.

Căn cứ cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bố dân cƣ trong phạm vi xã hiện

nay, có thể tổ chức mạng lƣới thống kê cấp xã theo sơ đồ sau:

256

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƢỚI THỐNG KÊ TRONG PHẠM VI XÃ

Ghi chú: Đoạn thẳng có một mũi tên ( ) dùng để chỉ quan hệ cấp

trên với cấp dƣới, đoạn thẳng có hai mũi tên ( ) dùng để chỉ quan hệ

phối hợp.

Theo sơ đồ trên, tổ chức mạng lưới thống kê trong phạm vị xã gồm:

- Chủ tịch UBND xã: Là ngƣời thay mặt UBND xã chịu trách nhiệm chỉ

đạo, quản lý, tổ chức triển khai các hoạt động thống kê đảm bảo phục vụ yêu

cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ủy,

HĐND và UBND xã; đồng thời thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế

độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc, yêu cầu, kế hoạch chƣơng trình công tác

thống kê của cấp trên giao.

- Công chức Văn phòng - Thống kê xã có các nhiệm vụ:

+ Tham mƣu, giúp Chủ tịch UBND xã hƣớng dẫn, kiểm tra, tổ chức

triển khai các hoạt động thống kê nhằm hoàn thành kế hoạch, chƣơng trình

công tác của cấp trên giao cho UBND xã , đồng thời phục vụ yêu cầu quản lý

của xã hàng năm;

+ Trực tiếp thu thập, tổng hợp, lập các báo cáo thống kê trình Chủ tịch

UBND xã duyệt;

+ Tiếp nhận, xử lý các thông tin thống kê do các công chức chuyên môn

khác ở xã cung cấp, các thông tin thống kê do các trƣởng khu dân cƣ thu

thập, báo cáo;

+ Hệ thống hóa, cung cấp, lƣu trữ, bảo quản các số liệu, tài liệu, sổ

thống kê của xã.

CÔNG CHỨC

VP-TK XÃ

CÁC TRƢỞNG

KHU DÂN CƢ

CHỦ TỊCH

UBND XÃ

CÁC CÔNG CHỨC

CM KHÁC Ở XÃ

257

- Các công chức, nhân viên chuyên môn khác ở xã (tài chính, tƣ pháp,

địa chính, văn hóa xã hội, công an, quân sự, dân số - kế hoạch hóa gia

đình,...): Có trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê thuộc trách nhiệm ghi

chép, cập nhật, thu thập, tổng hợp của mình cho công chức Văn phòng -

Thống kê xã. Cụ thể:

+ Công chức Tài chính - Kế toán xã có trách nhiệm cung cấp cho

công chức Văn phòng - Thống kê xã các thông tin về tình hình thu – chi

ngân sách xã.

+ Công chức Tƣ pháp - Hộ tịch xã: Có trách nhiệm cung cấp cho công

chức Văn phòng - Thống kê xã các thông tin về hộ, nhân khẩu, số ngƣời kết

hôn, số ngƣời chết, số trẻ em mới sinh thƣờng trú tại xã.

+ Công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trƣờng xã: Có

trách nhiệm cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các thông tin

về đất đai, sản xuất nông nghiệp, hoạt động xây dựng và môi trƣờng trên địa

bàn xã, nhƣ: Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích từng loại đất (nông nghiệp

(đất trồng cây hàng năm: lúa, ngô, rau xanh,... đất trồng cây lâu năm: cây

công nghiệp, cây ăn quả,... đất lâm nghiệp, đất thủy sản, đất chuyên dùng, đất

chƣa sử dụng, ...)); hệ thống giao thông, một số thông tin cơ bản về hạ tầng

kinh tế, kỹ thuật của xã;...

+ Công chức trƣởng công an xã: Có trách nhiệm cung cấp cho công

chức Văn phòng - Thống kê xã các thông tin về số ngƣời chuyển đến, số

ngƣời chuyển đi, các thông tin về tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội

trong phạm vi xã (số vụ việc, số ngƣời vi phạm pháp luật, mắc tai tệ nạn xã

hội: trộm, cắp, cƣớp giật, tai nạn giao thông, chơi bạc, chơi đề, tàng trữ, vận

chuyển, buôn bán, sử dụng ma túy, mại dâm,...).

+ Công chức Văn hóa – Xã hội: Có trách nhiệm cung cấp cho công chức

Văn phòng - Thống kê xã các thông tin về tình hình văn hóa, xã hội của xã

(nhƣ: Số thôn, bản, khu dân cƣ đạt danh hiệu “Khu dân cƣ văn hóa”, số gia

đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”,

- Các trƣởng khu dân cƣ: Có trách nhiệm ghi chép, cập nhật, thu thập,

điều tra, tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND xã (qua công chức Văn phòng -

Thống kê xã) các thông tin thống kê cơ bản của khu dân cƣ nhƣ: Số hộ, nhân

khẩu, lao động; diện tích đất nông nghiệp, diện tích gieo trồng cây nông

nghiệp; số lƣợng gia súc, gia cầm; số cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp;

258

1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu áp dụng đối với cấp xã

Để quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thành

chức năng, nhiệm vụ và báo cáo cấp trên theo quy định, Đảng ủy, HĐND,

UBND cấp xã có trách nhiệm và cần phải tổ chức thực hiện ghi chép, cập

nhật, điều tra thu thập, tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thống kê chính sau đây:

STT Tên chỉ tiêu Hệ thống

chỉ tiêu

TKQG

Đề tài

bổ

sung

I. Đất đai, dân số, lao động, nhà ở của hộ dân cƣ

1 Diện tích và cơ cấu đất x

2 Dân số x

3 Số lao động đang làm việc do UBND xã quản lý phân

theo ngành kinh tế

x

4 Số lao động đang làm việc do UBND xã quản lý phân

theo trình độ đào tạo

x

5 Số ngƣời có nhu cầu làm việc nhƣng chƣa có việc làm x

6 Số hộ và cơ cấu hộ dân cƣ x

7 Số lƣợng nhà ở do hộ gia đình tự xây, tự có, tự ở x

8 Số trẻ em mới sinh x

9 Số ngƣời chết x

10 Số ngƣời nhập cƣ, xuất cƣ x

11 Số cuộc kết hôn, số vụ ly hôn x

12 Số cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên x

II. Kinh tế

13 Thu, chi ngân sách Nhà nƣớc x

14 Vốn đầu tƣ thực hiện do UBND xã là chủ đầu tƣ và

quản lý

x

15 Số trang trại, lao động trong các trang trại x

16 Diện tích gieo trồng cây hàng năm x

17 Diện tích cây lâu năm x

259

18 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản x

19 Diện tích rừng hiện có x

20 Số lƣợng gia súc, gia cầm x

21 Số lƣợng phƣơng tiện kinh doanh vận tải thuộc sở

hữu cá thể

x

22 Số cơ sở cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông -

lâm - thủy sản

x

23 Số hộ nông, lâm, thủy sản x

24 Số lƣợng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế x

25 Số lƣợng cơ sở hành chính, sự nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế

x

III Xã hội, môi trƣờng

26 Số trƣờng, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh

mầm non; số trẻ em đƣợc ra nhà trẻ

x

27 Số trƣờng, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh phổ

thông tiểu học

x

28 Số nhân lực y tế của trạm y tế x

29 Số trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại

vắc xin

x

30 Số ngƣời nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý x

31 Số ngƣời có HIV, số bệnh nhân AIDS, số ngƣời chết

do AIDS

x

32 Số lƣợng và tỷ lệ hộ dân cƣ, thôn/ấp/bản/tổ dân phố đạt

chuẩn văn hoá

x

33 Số hộ dân cƣ nghèo, thoát nghèo và tái nghèo x

34 Số hộ dân cƣ, nhân khẩu thiếu đói x

35 Số hộ và tỷ lệ hộ dân cƣ dùng nƣớc sạch, Hố xí hợp vệ sinh x

36 Số nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thƣơng

đƣợc xây dựng và bàn giao cho các hộ dân cƣ sử dụng

x

37 Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại x

260

38 Số vụ ngƣợc đãi ngƣời già, phụ nữ và trẻ em trong gia

đình, số vụ đã đƣợc xử lý

x

39 Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại x

40 Số vụ tại nạn giao thông và mức độ thiệt hại x

41 Số vụ cháy rừng x

42 Số vụ, việc làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội (trộm

cắp, trấn lột, cƣớp giật, cờ bạc, chơi lô đề, hiếp dâm,

đánh ngƣời thành thƣơng, giết ngƣời, chống ngƣời thi

hành công vụ,...)

x

IV Cơ sở hạ tầng kỹ thuật x

43 Chiều dài đƣờng giao thông do cấp huyện, cấp xã quản

x

44 Số hồ, đập thủy lợi do xã quản lý, vận hành x

45 Số trạm, số máy bơm nƣớc tƣới, tiêu phục vụ sản xuất,

đời sống

x

46 Chiều dài kênh, mƣơng thủy lợi nội đồng x

47 Chiều dài kênh, mƣơng thoát nƣớc thải sinh hoạt x

48 Số trạm biến áp x

49 Cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa do xã quản lý x

50 Số lƣợng tiêu chí nông thôn mới xã đã đạt đƣợc x

1.3. Phân công ghi chép, cập nhật, thu thập, xử lý, tổng hợp, cung

cấp, báo cáo thống kê trong phạm vi xã

1.3.1. Trách nhiệm ghi chép, cập nhật, thu thập, xử lý, tổng hợp, cung

cấp, báo cáo của các công chức xã

a) Công chức Văn phòng - Thống kê hoặc công chức Thống kê chuyên

trách của xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND xã

+ Hƣớng dẫn các công chức xã có liên quan, các trƣởng thôn, bản, khu

dân cƣ, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp do xã quản lý (trạm y tế, nhà trẻ,

trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở,...) tiến hành ghi

261

chép, cập nhật, thu thập, xử lý, tổng hợp, cung cấp, báo cáo các chỉ tiêu thuộc

phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân theo quy định.

+ Trực tiếp nhận, kiểm tra, so sánh, đối chiêú báo cáo thống kê của các

đơn vị (trạm y tế, nhà trẻ, trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng trung học

cơ sở công lập, tƣ thục, dân lập,...), của các công chức xã, các trƣởng thôn

(bản, khu dân cƣ), tổng hợp trình Chủ tịch UBND xã ký duyệt, gửi báo cáo

cấp trên theo quy định.

+ Trực tiếp thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu nêu ở mục 2.2, bao gồm các

chỉ tiêu: 15, 24, 25, 39.

+ Trực tiếp ghi chép các sổ thống kê chi tiết, biên soạn các sổ thống kê

tổng hợp của xã.

b) Công chức Tài chính - Kế toán xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập,

xử lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ

tiêu nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 13, 14.

c) Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử

lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu

nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 02, 06, 08, 09, 11.

d) Công chức Văn hóa – Xã hội xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử

lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu

nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 35, 36.

e) Công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị (đối với phƣờng, thị trấn),

công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môi trƣờng (đối với xã)

có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp cho công chức

Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu:

01, 16, 17, 18, 19, 20, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.

f) Công chức trưởng công an xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử

lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu

nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 10, 30, 31, 37, 38, 40, 41, 42.

g) Cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ của xã có trách nhiệm ghi

chép, thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống

kê xã các chỉ tiêu nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 02, 06, 08, 12.

1.3.2. Trách nhiệm ghi chép, cập nhật, tổng hợp báo cáo của trưởng

thôn, trưởng bản, trưởng khu dân cư (sau đây gọi chung là trưởng khu)

262

Trưởng thôn (bản, khu dân cƣ) có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử lý,

tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu nêu

ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 16, 17, 18, 20, 21,

22, 23, 29, 30, 33, 34, 35, 38.

1.3.3. Trách nhiệm ghi chép của các tổ chức, đoàn thể cấp xã

a) Trạm y tế xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử lý, tổng hợp cung

cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ tiêu nêu ở mục 2.2, bao

gồm các chỉ tiêu: 08, 28, 29, 31.

b) Nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở

công lập (dân lập, tƣ thục) trên địa bàn xã có trách nhiệm ghi chép, thu thập,

xử lý, tổng hợp cung cấp cho công chức Văn phòng - Thống kê xã các chỉ

tiêu nêu ở mục 2.2, bao gồm các chỉ tiêu: 26, 27.

c) Các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã: Theo chức năng, nhiệm vụ của

mình, từng đoàn thể ở xã có trách nhiệm tham gia các hoạt động, công tác

thống kê đáp ứng yêu cầu của xã theo phân công, chỉ đạo của Đảng ủy,

UBND xã.

II. Một số nội dung chuyên môn, kỹ năng cần thiết đối với

thống kê xã

2.2. Một số kỹ năng cần thiết đối với công chức thống kê cấp xã

2.2.1. Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, thu thập thông tin

1. Phải nghiên cứu kỹ chủ đề, nội dung cần thu thập thông tin

Một điều sơ đẳng song không phải ai cũng nghĩ đến khi chuẩn bị có một

cuộc phỏng vấn. Có ngƣời cứ thong dong tay đút túi quần, đến nơi thì chĩa

máy ghi âm ghi lại tuốt và về nhà mới giải băng, viết tin. Tốt nhất phải hiểu

rõ vấn đề, tìm kiếm trƣớc thông tin mới nhất cũng nhƣ thông tin background

về chủ đề đó từ kho tƣ liệu của chính tờ báo, các thƣ viện hay liên hệ với các

nguồn khác.

2. Lập sẵn một danh sách các câu hỏi

Phải xác định xem mình muốn biết gì từ ngƣời đƣợc phỏng vấn và sắp

xếp sẵn các câu hỏi một cách logic để không bị hỏi lộn xộn, lung tung. Ngƣời

thông minh có thể sắp sẵn trong đầu nhƣng tốt nhất là cứ viết ra các câu hỏi

một cách vắn tắt và cụ thể. Nếu muốn mang một tài liệu nào đó cho ngƣời

263

đƣợc phỏng vấn xem, hãy nhớ kèm danh sách các câu hỏi liên quan. Nếu

muốn ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời hay nhận xét về một điều gì đó đƣợc viết

ở một tài liệu khác thì luôn nhớ mang theo một bản copy hay viết lại chính

xác về điều đó trong sổ tay của bạn.

3. Phải lập kế hoạch trƣớc

Việc thu xếp cuộc phỏng vấn cũng nên tiến hành chu đáo. Phải giới

thiệu bản thân và mục đích viết bài một cách rõ ràng, cũng nhƣ lý do tại sao

lại muốn phỏng vấn họ: “Tôi đang viết bài về tƣ nhân hóa liên quan đến

nhiều công ty và tôi muốn biết kinh nghiệm của công ty ông?” Hãy hẹn

chính xác giờ, địa điểm, ngày phỏng vấn, và nên gọi lại để xác nhận nếu hẹn

quá xa.

4. Có tác phong chuyên nghiệp

Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn

bằng một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng để ngƣời đƣợc phỏng vấn cảm thấy

thoải, nhƣng nhớ là rất ngắn gọn. Trƣớc hết cần nhắc lại mục đích của cuộc

phỏng vấn: “Nhƣ đã nói qua điện thoại, tôi đang viết bài về...” Hãy ghi lại

chính xác tên, chức danh, tên công ty ngay lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn để

khỏi quên, tốt nhất là xin danh thiếp và kiểm tra với ngƣời đƣợc phỏng vấn

xem có thay đổi gì về chức danh, phòng ban họ đang làm và số điện thoại liên

hệ hay không.

5. Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn

Cố gắng hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhƣng cũng không nên là

nô lệ của chúng. Hãy nghe ngƣời đƣợc phỏng vấn nói, và đặt những câu hỏi

tiếp theo dựa trên những gì mà ngƣời đó đang nói đến. Đừng để ngƣời đƣợc

phỏng vấn đi quá xa chủ đề hay lạc đề nhƣng cũng nên nhã nhặn trong cách

đƣa họ quay lại với chủ đề chính của cuộc phỏng vấn bằng cách nói “Vấn đề

ông đang nêu khá thú vị nhƣng chúng ta có thể quay trở lại vấn đề...”

6. Hãy để ngƣời đƣợc phỏng vấn nói

Đừng đƣa ra ý kiến riêng và đừng hỏi những câu dài dòng. Thậm chí khi

kết thúc cuộc phỏng vấn cũng nên tránh đƣa ra chủ kiến của phóng viên. Nếu

bị buộc phải nhận xét về một điều gì đó, hãy nói với ngƣời đƣợc phỏng vấn là

bạn thấy ý kiến của cả hai phía đều có giá trị. Cần nhớ là luôn đƣa ra câu hỏi

264

một cách trung lập (“Một số ngƣời nói là tình hình tài chính của công ty A

hết sức nguy ngập, ông/bà có đồng ý với ý kiến đó không?”).

7. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản

Khi ngƣời đƣợc phỏng vấn không muốn một số điều mà họ nói đƣợc

trích dẫn vào bài viết, hãy giải thích một cách rõ ràng nhƣng lịch sự về những

nguyên tắc của tờ báo. Tuyệt đối không đề cập đến việc sẽ không trích dẫn

thông tin ngƣời đƣợc phỏng vấn cung cấp, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc phỏng

vấn yêu cầu. Thông thƣờng, tất cả các thông tin sẽ đều đƣợc trích dẫn trong

bài báo.

8. Cần ghi lại những quan sát riêng

Nhớ ghi lại những chi tiết nhƣ vẻ ngoài của văn phòng, ngƣời đƣợc

phỏng vấn đang mặc đồ gì, thái độ khi đó ra sao, v,v... nói tóm lại là bất cứ

điều gì có thể làm sinh động thêm cho bài viết. Hãy ghi lại, đừng bao giờ chỉ

dựa vào trí nhớ của mình.

9. Không đƣợc tự lừa bản thân

Nếu không hiểu một điều gì đó, hãy đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn giải

thích rõ ràng. Chớ làm ra vẻ biết nhiều hơn những điều mình thực sự biết, trừ

khi nghĩ rằng đó là điều lẽ ra phải đọc và tìm hiểu trong lúc chuẩn bị nhƣng

bây giờ mới phát hiện biết mình là thiếu sót. Nếu nghe không kịp điều gì đó,

hãy đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn nhắc lại.

10. Kết thúc cuộc phỏng vấn

Hãy nói với ngƣời đƣợc phỏng vấn là bạn cần lƣớt qua các vấn đề đã hỏi

xem có quên điều gì không. Thậm chí hãy hỏi thẳng ngƣời đƣợc phỏng vấn:

“Có điều gì đó mà ông/bà muốn nói thêm mà tôi chƣa hỏi không?” và nếu có

thể thì đề nghị: “Có ai đó khác mà tôi cần phải nói chuyện với không, hay có

tài liệu gì mà tôi cần phải đọc để làm rõ, hiểu rõ những gì mà chúng ta đang

nói không?” Hãy kiểm tra lại tất cả các số liệu, con số, ngày giờ, hay địa

điểm (các chi tiết nhỏ nhƣng quan trọng). Cũng nên xin phép rằng có thể bạn

sẽ phải gọi điện lại cho họ để hỏi thêm một vài điều.

2.2.2. Kỹ năng sắp xếp hồ sơ, tài liệu một cách khoa học

Công việc tiếp nhận và lƣu trữ hồ sơ từ ngày này đến năm khác sẽ là

một gánh nặng đối với thƣ ký hay bất kỳ ai làm việc văn phòng. Vì thế, phân

loại - sắp xếp – lƣu trữ hồ sơ là một việc làm cần thiết và rất quan trọng.

265

Không phải bất kỳ ai cũng làm tốt nghiệp vụ này cả. Để có cách sắp xếp hồ

sơ khoa học, bạn nên tiến hành theo trình tự sau:

Chọn tủ hồ sơ:

Đừng bao giờ đựng hồ sơ trong cặp hay trong những túi nhỏ. Vì nhƣ vậy

không thể nào quản lý đƣợc số lƣợng lớn hồ sơ. Nên:

+ Dùng tủ hồ sơ nên có nhiều ngăn:

Hãy dùng những cái tủ đứng có nhiều ngăn phía trên và có hộc tủ phía

dƣới. Mỗi ngăn có kích thƣớc phù hợp với từng loại hồ sơ (thông thƣờng là

28cm x 35cm).

+ Dùng tủ hồ sơ treo trên tường:

Trong văn phòng có không gian nhỏ, chúng ta nên dùng tủ hồ sơ treo

trên tƣờng. Loại tủ hồ sơ treo gọn nhẹ có thể giải quyết đƣợc một lƣợng lớn

hồ sơ.

+ Sử dụng những mẩu giấy ghi chú:

Dùng mẩu giấy ghi nội dung của từng loại hồ sơ để dán trên tƣờng thành

của từng kệ riêng biệt. Ví dụ trên mẩu giấy ghi chú là "Báo cáo", nghĩa là kệ

đó chứa hồ sơ về báo cáo.

Phân loại hồ sơ:

Việc phân loại hồ sơ rất quan trọng, nếu phân loại có hệ thống thì sẽ dễ

dàng cho việc kiểm tra, sắp xếp. Nên phân loại theo cách nhƣ sau:

+ Phân loại theo chủ đề:

Trong cùng một loại hồ sơ nên chia nhỏ theo từng chủ đề ví dụ nhƣ: báo

cáo, kế toán, hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị…

+ Phân loại theo cụm:

Trong cùng một loại chủ đề nên chia nhỏ hồ sơ theo từng cụm ví dụ

nhƣ: cụm quý 1, cụm quý 2, cụm quý 3, cụm 4.

+ Phân loại theo nhóm:

Trong cùng một cụm hồ sơ nên chia nhỏ ra theo từng nhóm ví dụ nhƣ:

nhóm quý 1, nhóm quý 2, nhóm quý 3, nhóm quý 4.

Sắp xếp hồ sơ:

266

Sau khi phân loại hồ sơ xong, chúng ta cần sắp xếp hồ sơ một cách khoa

học. Nên sắp xếp theo cách nhƣ sau:

+ Sắp xếp theo thời gian:

Dựa theo thứ tự thời gian của sự việc xảy ra trong hồ sơ để sắp xếp

trƣớc sau. Cần ghi chú cẩn thận thời điểm để khi tìm kiếm đƣợc dễ dàng.

+ Sắp xếp theo mẫu thứ tự:

Sắp xếp dựa theo thứ tự mẫu tự (A,B,C…) của hồ sơ. Ví dụ mẫu tự T sẽ

xếp theo thứ tự: thiệp mời - thống kê – thƣ từ - tiếp thị. Nhƣ vậy Bạn cần phải

học thuộc lòng Bảng Mẫu tự để biết vị trí của các từ. Bạn cũng cần kiến thức

này cho công việc tra cứu từ điển.

+ Sắp xếp theo tính chất:

Sắp xếp dựa theo tính chất của hồ sơ.

Ví dụ:

- Hồ sơ bình thƣờng - hồ sơ mật - hồ sơ tối mật…

- Hồ sơ chƣa giải quyết - hồ sơ đang giải quyết chƣa dứt điểm - hồ sơ đã

giải quyết xong…

Lập danh mục hồ sơ:

Danh mục hồ sơ là bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị.

Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu

hồ sơ nhanh chóng.

+ Tạo một danh mục cụ thể, chính xác:

Sau khi đã chọn cách sắp xếp, chúng ta tạo danh mục hồ sơ chi tiết. Nên

đƣa vào máy vi tính, tạo cây thƣ mục, với thƣ mục cấp 1 là danh mục hồ sơ,

thƣ mục cấp 2 là chủ đề hồ sơ… Nhƣ vậy, lúc cần tra cứu chúng ta có thể

xem nhanh nhờ cây thƣ mục trên máy vi tính

+ Danh mục hồ sơ phải được cập nhật thường xuyên.

Khi đã đƣa danh mục hồ sơ vào máy vi tính, chúng ta nên lƣu lại cây thƣ

mục cũ trƣớc khi cập nhật. Nhƣ vậy, lúc cần xem xét lại, chúng ta biết đƣợc

từng thời điểm bổ sung hồ sơ mới.

Lƣu trữ hồ sơ:

267

Hồ sơ phải đƣợc lƣu trữ vào một vị trí nhất định để khi cần truy cập sẽ

nhanh chóng. Làm bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào

danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh

chóng.

+ Dùng bút chì đánh số ở góc phải các hồ sơ lưu trữ.

+ Bên ngoài tập lưu trữ có nhãn in hồ sơ từ số… đến số… để dễ

truy tìm.

+ Nên dùng máy quét (scanner) để quét hồ sơ vào máy vi tính ở dạng tập

tin *.jpg, đánh số để lưu trữ hồ sơ.

+ Vào bảng tính Excel để lập số lưu trữ hồ sơ, có chú thích bên cạnh,

dùng chức năng siêu liên kết (Hyperlink) để liên kết với tập tin hình ảnh cần

lƣu. Nhƣ vậy khi cần xem lại hồ sơ chúng ta chỉ cần nhấp vào số lƣu trữ hồ

sơ có đặt chức năng siêu liên kết.

+ Nên lưu tập hồ sơ vào đĩa CD-ROM. Nếu máy vi tính trong văn phòng

có đƣợc một ổ CD-Read and Write thì tốt.

2.3. Một số qui trình, phƣơng pháp thống kê áp dụng tại các xã

2.3.1. Phương pháp khảo sát thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo

định kỳ về dân số, lao động, nhà ở, hộ nghèo

Số liệu dân số theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở

01/4/2009 do Ban chỉ đạo Trung ƣơng công bố thấp hơn khá nhiều so với số

liệu theo báo cáo thống kê dân số thƣờng xuyên năm 2008. Nguyên nhân của

sự chênh lệch đó chủ yếu do công tác theo dõi, quản lý biến động dân số của

các cấp, các ngành liên quan (Thống kê, Dân số, Công an, Tƣ pháp,…) nhất

là của chính quyền cấp cơ sở trong những năm qua còn có nhiều hạn chế,

chƣa có sự phối hợp thƣờng xuyên và chƣa có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn thực

hiện cập nhật, thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo thống kê dân số từ địa

bàn thôn/bản/khu dân cƣ lên xã, phƣờng, thị trấn - huyện, thành, thị và cấp

tỉnh theo một phƣơng pháp khoa học, thống nhất.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin về dân số và một số chỉ tiêu có liên quan

phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch,

chính sách phát triển dân số, phát triển nguồn nhân lực của các cấp, các

ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trên cơ sở kết quả Tổng điều tra dân số

và nhà ở thời điểm 01/4/2009.

268

Thực hiện chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chủ

tịch UBND tỉnh Phú Thọ “Về việc tăng cƣờng công tác thống kê trong các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong một số lĩnh vực Kinh tế - Xã hội trên địa

bàn tỉnh”, Cục Thống kê hƣớng dẫn các huyện/thành/thị (gọi chung là

huyện), xã/phƣờng/thị trấn (gọi chung là xã) phƣơng pháp tổ chức thực hiện

khảo sát, thu thập thông tin, tính toán, tổng hợp báo cáo thống kê dân số, lao

động, hộ nghèo, nhà ở định kỳ 6 tháng, năm nhƣ sau:

2.3.1.1. Các khái niệm và phạm vi tính toán

- Địa bàn dân số: Quy ƣớc mỗi cấp hành chính hoặc khu dân cƣ đều

đƣợc xác định là địa bàn dân số, bao gồm: địa bàn khu dân cƣ, thôn, xóm,

bản, khu phố (sau đây gọi chung là khu dân cƣ), địa bàn xã, phƣờng, thị trấn

(sau đây gọi chung là xã), địa bàn huyện (thành phố, thị xã),... Khái niệm

“Địa bàn” là một khái niệm cơ bản của thống kê dân số, khi xác định các chỉ

tiêu dân số bao giờ cũng phải xác định rõ phạm vi “Dân số thuộc một địa bàn

cụ thể”.

- Thời điểm tính: để tính đƣợc các chỉ tiêu dân số của một địa bàn trong

một thời kỳ nhất định cần chú ý xác định đúng theo năm dƣơng lịch các thời

điểm: thời điểm đầu kỳ, thời điểm giữa kỳ và thời điểm cuối kỳ. Thời điểm

đầu kỳ báo cáo cũng chính là thời điểm cuối kỳ của kỳ trƣớc kỳ báo cáo.

Cụ thể: đối với kỳ báo cáo cả năm, thời điểm đầu kỳ là ngày 1/1 dƣơng lịch,

thời điểm giữa kỳ là ngày 1 – 7, thời điểm cuối kỳ là ngày 1 – 1 năm sau;

Đối với kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm: thời điểm đầu kỳ là ngày 1 – 1,

thời điểm giữa kỳ là ngày 1 – 4, thời điểm cuối kỳ là ngày 1 – 7;

Đối với kỳ báo cáo 6 tháng cuối năm: thời điểm đầu kỳ là ngày 1 – 7,

thời điểm giữa kỳ là ngày 1 – 10 và thời điểm cuối kỳ là ngày 1 – 1 năm sau.

- Thời kỳ tính số người chuyển đi, chuyển đến, số trẻ em mới sinh, số

người chết của địa bàn quy định như sau:

+ 6 tháng đầu năm: tính từ ngày 1/1 – 30/6 dƣơng lịch;

+ 6 tháng cuối năm: tính từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 dƣơng lịch;

+ Cả năm : tính từ ngày 1/1 – 31/12 dƣơng lịch.

269

- Dân số trên địa bàn: Là số nhân khẩu TTTT thƣờng trú (không kể lực

lƣợng A) tại địa bàn, khái niệm này cũng là khái niệm nhân khẩu TTTT trong

Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.

Tổng số nhân khẩu TTTT của địa bàn bao gồm nhân khẩu TTTT tại hộ

và nhân khẩu đặc thù (NKĐT) đóng trên địa bàn, trừ lực lƣợng bộ đội, công

an đang tại ngũ.

Khái niệm nhân khẩu đặc thù: NKĐT bao gồm những ngƣời sống

trong các nhà dƣỡng lão, trại trẻ mồ côi, làng SOS, trại phong, trung tâm,

trƣờng, trại và các cơ sở xã hội khác đóng tập trung trong phạm vi địa giới

hành chính của xã, phƣờng, thị trấn do ngành LĐ TBXH quản lý; các bệnh

nhân ở bệnh viện tâm thần, những ngƣời đang cai nghiện ma túy, học sinh

đang ở tập trung trong các trƣờng thanh, thiếu niên, trƣờng dân tộc nội trú,

vừa học vừa làm; các tu sĩ, nhà tu sống trong các nhà chung, nhà chùa; học

sinh các trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đang

cƣ trú trong ký túc xá; những ngƣời lang thang, cơ nhỡ và những ngƣời sống

bằng nghề trên mặt nƣớc.

- Số trẻ em sinh ra: đƣợc tính là nhân khẩu TTTT theo ngƣời mẹ (ngƣời

mẹ là nhân khẩu TTTT của địa bàn nào, đứa trẻ sinh ra đƣợc tính là nhân

khẩu TTTT của địa bàn đó).

- Số người chết: Trƣớc khi chết ngƣời chết là nhân khẩu TTTT của địa

bàn nào thì tính cho địa bàn đó. Trong quá trình thu thập thông tin về số

ngƣời chết cần chú ý không đƣợc bỏ sót các trƣờng hợp chết sơ sinh.

- Số người chuyển đến: Chỉ tính số ngƣời chuyển đến để trở thành nhân

khẩu TTTT của địa bàn.

- Số người chuyển đi: Chỉ tính số nhân khẩu TTTT chuyển đi và không

còn là nhân khẩu TTTT của địa bàn nữa.

Chú ý: số ngƣời chuyển đến và chuyển đi đƣợc xác định theo phạm vi

của từng địa bàn cụ thể do đó chuyển đi, chuyển đến của một địa bàn phải

phù hợp với phạm vi địa giới của chính địa bàn đó, không đƣợc tổng hợp trực

tiếp số liệu chuyển đến, chuyển đi từ các địa bàn cấp thấp hơn. Cụ thể:

+ Số ngƣời chuyển đi trong kỳ của một địa bàn là số nhân khẩu TTTT

trong kỳ đã đi ra khỏi hẳn địa bàn;

270

+ Số ngƣời chuyển đến trong kỳ của một địa bàn là số nhân khẩu từ bên

ngoài chuyển đến và trở thành NKTTTT của địa bàn.

2.3.1.2. Các công thức áp dụng tính một số chỉ tiêu thống kê dân số

1) Dân số thời điểm trên địa bàn huyện (TP, TX) hoặc xã (P, TT), …:

Dân

số

cuối

kỳ

=

Dân

số

đầu

kỳ

+

Số trẻ

em sinh

ra trong

kỳ

-

Số

ngƣời

chết

trong kỳ

+

Số ngƣời

chuyển đến

trong kỳ

-

Số ngƣời

chuyển đi

trong kỳ

(1)

Chú ý: đối với địa bàn huyện, từ năm 2009 trở đi nếu cần nghiên cứu cả

lực lƣợng A thì cộng thêm số ngƣời thuộc lực lƣợng A do Cục Thống kê

phân bổ trong biểu 1/SBDS-TĐT09, đồng thời phải có chú giải “Kể cả LLA”.

2) Dân số trung bình thời kỳ báo cáo của một địa bàn:

Dân số trung bình kỳ (6

tháng hoặc năm) báo cáo =

(Dân số đầu kỳ) + (dân số cuối kỳ) (2)

2

3) Tỷ suất sinh trong kỳ (‰):

Tỷ suất sinh

Trong kỳ =

Số trẻ em sinh ra trong kỳ x 1000 (3)

Dân số trung bình trong kỳ

4) Tỷ suất chết trong kỳ (‰):

Tỷ suất chết

Trong kỳ =

Số ngƣời chết trong kỳ x 1000 (4)

Dân số trung bình trong kỳ

5) Tỷ suất tăng tự nhiên dân số (‰):

Tỷ suất tăng tự

nhiên dân số =

Tỷ suất sinh

của dân số -

Tỷ suất chết của

dân số (5)

6) Tốc độ phát triển dân số trên địa bàn:

Tốc độ phát triển dân

số trên địa bàn =

Dân số trung bình kỳ báo cáo (6)

Dân số trung bình của kỳ trƣớc

(hoặc kỳ đƣợc chọn làm gốc)

2.3.1.3. Thu thập, cập nhật thông tin và tổng hợp báo cáo thống kê dân

số định kỳ 6 tháng, cả năm

a) Đối với xã:

271

- Cán bộ Thống kê - Văn phòng có trách nhiệm tham mƣu và giúp chủ

tịch UBND xã hƣớng dẫn các trƣởng khu dân cƣ thuộc các xã, các tổ trƣởng

dân phố thuộc các khu của các phƣờng/thị trấn lập bảng kê phản ánh tình

hình biến động nhân khẩu TTTT của các hộ trong địa bàn theo mẫu số 1/BK-

BĐHNK (Bảng kê biến động hộ, nhân khẩu TTTT của khu dân cƣ). Định kỳ

6 tháng và năm, trƣởng khu, tổ trƣởng tổ dân phố thực hiện tổng hợp, báo cáo

tình hình biến động nhân khẩu TTTT trong phạm vi địa bàn do mình phụ

trách theo quy định sau:

+ Đối với các xã: Trƣởng khu dân cƣ căn cứ vào Bảng kê biến động hộ,

nhân khẩu TTTT của khu để tổng hợp, báo cáo UBND xã (qua cán bộ Thống

kê – Văn phòng của xã) theo mẫu Biểu số: 3/TH-BĐDS-ĐB;

+ Đối với phƣờng, thị trấn: Tổ trƣởng tổ dân phố căn cứ vào Bảng kê

biến động hộ, nhân khẩu TTTT của tổ để tổng hợp, gửi kết quả cho trƣởng

khu về tình hình biến động nhân khẩu TTTT của tổ mình theo mẫu Biểu số:

3/TH-BĐDS-ĐB để trƣởng khu tổng hợp báo cáo UBND phƣờng, thị trấn

(qua cán bộ Thống kê - Văn phòng) theo mẫu Biểu số 3a/ TH-BĐDS-K.

- Định kỳ 6 tháng, năm: cán bộ Thống kê – Văn phòng xã, phƣờng, thị

trấn trực tiếp đến các cơ quan đơn vị, trƣờng học, doanh nghiệp… đóng trên

địa bàn để thu thập thông tin về tình hình biến động nhân khẩu đặc thù, ghi

kết quả vào Mẫu bảng kê số 2/BK-BĐNK-T sau đó tổng hợp ghi kết quả vào

Biểu số 4/BĐDS-X.

- Trên cơ sở báo cáo của trƣởng khu, trƣởng thôn, trƣởng bản và kết

quả khảo sát trực tiếp nắm số lƣợng nhân khẩu đặc thù trong các cơ quan,

đơn vị trƣờng học, doanh nghiệp trên địa bàn; định kỳ 6 tháng, năm cán bộ

Thống kê - Văn phòng chủ động tham mƣu cho Chủ tịch UBND xã,

phƣờng, thị trấn tổ chức cuộc họp với các cán bộ chuyên môn có liên quan

nhƣ: tƣ pháp, dân số - KHHGĐ và công an xã để thống nhất số liệu, tổng

hợp báo cáo theo biểu số 04/BĐDS-X báo cáo phòng Thống kê huyện theo

quy định.

b) Đối với huyện:

- Định kỳ 6 tháng, năm: phòng Thống kê huyện tiếp nhận báo cáo của

các xã, kiểm tra nếu thấy đạt yêu cầu thì đƣa vào tổng hợp chung báo cáo

272

Cục Thống kê theo biểu số 05/BĐDS-H. Nếu phát hiện còn có lỗi sai sót,

nhầm lẫn thì hƣớng dẫn cán bộ Thống kê xã cách khắc phục.

- Sau khi tổng hợp xong báo cáo của các xã, phòng Thống kê trao đổi,

thống nhất số liệu với công an và Trung tâm dân số- KHHGĐ huyện trƣớc

khi báo cáo Cục Thống kê và UBND huyện.

- Khi thấy cần thiết, phòng Thống kê chủ trì tham mƣu, đề xuất với Chủ

tịch UBND huyện cho thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra

thông tin báo cáo của các xã, các khu dân cƣ và tổ dân phố. Thành phần đoàn

kiểm tra liên ngành gồm: cán bộ phòng Thống kê là trƣởng đoàn, các thành

viên khác gồm cán bộ của Trung tâm dân số- KHHGĐ và công an huyện.

2.3.1.4. Tổ chức thực hiện

1) UBND huyện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo điều

kiện để các phòng, ban, ngành có liên quan: Thống kê, Dân số - KHHGĐ,

Công an huyện và các xã, triển khai thực hiện cập nhật, thu thập thông tin,

tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, năm về hộ, nhân khẩu, lao động, hộ nghèo

và nhà ở dân cƣ trong phạm vi huyện gửi Cục Thống kê tỉnh.

2) Phòng Thống kê huyện có trách nhiệm:

- Chủ trì tham mƣu giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc việc thực hiện

thống kê hộ, nhân khẩu, lao động, hộ nghèo và nhà ở dân cƣ trên địa bàn;

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thẩm định báo cáo của các xã, cơ

quan, đơn vị có liên quan trƣớc khi đƣa vào tổng hợp chung, báo cáo UBND

huyện và Cục Thống kê theo quy định;

- Lập dự trù kinh phí chi cho công tác thống kê hộ, nhân khẩu, lao

động, hộ nghèo và nhà ở dân cƣ trên địa bàn hàng năm đề nghị UBND

huyện duyệt cấp.

3) Trung tâm Dân số – KHHGĐ huyện, thành, thị có trách nhiệm

phối hợp với phòng Thống kê trong việc triển khai thống kê hộ, nhân

khẩu, lao động, hộ nghèo và nhà ở dân cƣ trên địa bàn huyện, thành, thị;

theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, định kỳ tổng hợp một số chỉ tiêu về

dân số theo mẫu biểu số 06/TTDS báo cáo UBND huyện, thành, thị (qua

phòng Thống kê).

273

4) Công an huyện theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, định kỳ tổng

hợp cung cấp cho phòng Thống kê các số liệu về: số ngƣời chuyển đi khỏi

huyện, số ngƣời từ ngoài huyện chuyển đến để phòng Thống kê xử lý, tổng

hợp chung, báo cáo theo quy định.

2.3.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp, tính toán một số chỉ tiêu

thống kê chủ yếu phục vụ Đại hội đảng bộ cấp xã.

Thực hiện Công văn số 1812 – CV/TU ngày 12/4/2010 của Tỉnh ủy và

chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục Thống kê hƣớng dẫn UBND xã, phƣờng, thị

trấn (sau đây gọi chung là xã) trong toàn tỉnh thống nhất thu thập, tổng hợp,

tính toán một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu phục vụ đại hội đảng bộ cùng cấp

nhiệm kỳ 2010 – 2015 nhƣ sau.

2.3.2.1. Về mẫu biểu và chỉ tiêu

Tất cả các xã thống nhất áp dụng mẫu biểu số 1/ĐHĐX và biểu số

2/THX gửi kèm theo hƣớng dẫn này. Cách hiểu các phần của biểu số

1/ĐHĐX nhƣ sau:

- Ký hiệu biểu: 1/ĐHĐX;

- Tên của biểu: “Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu áp dụng cho đại hội

đảng bộ cấp xã năm 2010”.

- Phần tân từ gồm 8 cột, đó là:

+ Cột A là cột chủ từ, để ghi tên các chỉ tiêu thống kê;

+ Cột 1: để ghi số liệu phát sinh trong năm 2000 tƣơng ứng với chỉ tiêu

ở cột chủ từ (cột A);

+ Cột 2: để ghi số liệu phát sinh trong năm 2005 tƣơng ứng với chỉ tiêu

ở cột chủ từ (cột A);

+ Cột 3: để ghi số liệu phát sinh trong năm 2009 tƣơng ứng với chỉ tiêu

ở cột chủ từ (cột A);

+ Cột 4: để ghi số liệu ƣớc tính của năm 2010 tƣơng ứng với chỉ tiêu ở

cột chủ từ (cột A);

+ Cột 5: để ghi giá trị chỉ tiêu đã đƣợc đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ

trƣớc (2005-2010) xác định là mục tiêu đến năm 2010;

274

+ Cột 6: để ghi số liệu dự ƣớc có khả năng đạt đƣợc đến năm 2015, làm

căn cứ để đại hội nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra mục tiêu đến 2015;

+ Cột 7: để ghi kết quả so sánh giữa khả năng đạt đƣợc của chỉ tiêu đến

năm 2015 với ƣớc tính năm 2010.

- Phần chủ từ: gồm các chỉ tiêu in sẵn ở cột A của biểu.

Chú ý: để tính toán đƣợc các tỷ lệ để ghi vào biểu số 1/ĐHĐX, cần phải

thu thập, khai thác thông tin (qua tài liệu lƣu trữ có liên quan đƣợc lƣu trữ tại

các bộ phận chuyên môn nhƣ: thống kê, kinh tế, y tế, địa chính, văn hóa, kế

hoạch - tài chính, tƣ pháp,… cấp xã và cấp huyện; hoặc phải tổ chức khảo sát

thực tế) để lập biểu số 2/THX “Biểu tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu phục

vụ đại hội đảng bộ cấp xã năm 2010” kèm theo hƣớng dẫn này.

2.3.2.2. Hướng dẫn quy trình, phương pháp rà soát, khảo sát, phân loại

hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thực hiện Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra hộ nghèo năm 2010; Thông tƣ

số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 2 năm 2007 của Bộ lao động -

Thƣơng binh và xã hội, hƣớng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm;

Thông tƣ số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Bộ lao

động - Thƣơng binh và xã hội, hƣớng dẫn quy trình xác định hộ gia đình cận

nghèo hàng năm; Kế hoạch số 2803/KH-UBND ngày 22 Tháng 8 năm 2011

của UBND tỉnh Phú Thọ về rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại hộ nghèo,

hộ cận nghèo hàng năm, giai đoạn 2011 - 2015. Căn cứ kết quả Tổng điều tra

hộ nghèo năm 2010 và tình hình thực tế, Cục Thống kê tỉnh hƣớng dẫn quy

trình, phƣơng pháp thực hiện rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định

hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh hàng năm, giai đoạn từ năm 2011 -

2015 nhƣ sau.

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Mục đích

- Xác định và lập danh sách, tạo lập cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận

nghèo đầy đủ theo từng thôn, bản, khu dân cƣ (gọi chung là khu dân cƣ); Xã,

phƣờng, thị trấn (gọi chung là xã); huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh

(gọi chung là huyện);

275

- Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chính sách của nhà

nƣớc về giảm nghèo hàng năm, đồng thời đề ra kế hoạch, giải pháp cho

năm tiếp theo;

- Thực hiện chính sách an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu

hẹp khoảng cách giàu nghèo, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng đối tƣợng

địa chỉ.

2- Yêu cầu

- Tiến hành rà soát, khảo sát, xác định, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ

cận nghèo phải đảm bảo chính xác, khách quan, khoa học, công khai, minh

bạch, dân chủ và đƣợc tiến hành từ cộng đồng ngƣời dân thƣờng trú ở từng

khu dân cƣ;

- Phải căn cứ quy định về tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo mới nhất do

cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo.

B. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG, ĐƠN VỊ, THỜI ĐIỂM RÀ SOÁT, KHẢO

SÁT; THỜI GIAN THU THẬP THÔNG TIN; THỜI KỲ TÍNH THU NHẬP

1- Phạm vi, đối tƣợng rà soát, khảo sát

Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại toàn

bộ hộ gia đình (bao gồm một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời cùng có một quỹ

thu nhập, chi tiêu chung) thực tế thƣờng trú trên địa bàn tỉnh từ 6 tháng trở

lên, không phân biệt đã đăng ký hay chƣa đăng ký hộ nhân khẩu, trong đó

chú ý rà soát, khảo sát các hộ gia đình sau:

- Toàn bộ hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo của năm trƣớc để xác

định những hộ đã thoát nghèo, những hộ vẫn là hộ nghèo;

- Toàn bộ hộ gia đình thuộc danh sách hộ cận nghèo năm trƣớc để

xác định những hộ gia đình đã thoát cận nghèo, những hộ gia đình vẫn là

hộ cận nghèo;

- Rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại toàn bộ các hộ gia đình hiện có

năm nay nhƣng nằm ngoài danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm trƣớc để

xác định các hộ nghèo, cận nghèo mới phát sinh, trong đó cần lƣu ý khảo sát

các hộ sau:

+ Các hộ đã thoát nghèo, thoát cận nghèo từ các năm trƣớc;

276

+ Các hộ mới tách khỏi hộ cũ ra ăn, ở, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh

riêng (có quỹ thu chi riêng) đang có những khó khăn ban đầu về sản xuất,

kinh doanh, thu nhập và đời sống sinh hoạt;

+ Các hộ gồm những ngƣời già yếu, cô đơn, không nơi nƣơng tựa,

không có lƣơng hƣu hoặc nguồn trợ cấp nào;

+ Các hộ gia đình không thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo

năm trƣớc nhƣng đang có con học tại các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng,

đại học đƣợc vay vốn theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học

sinh, sinh viên;

+ Các hộ gia đình không thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm

trƣớc nhƣng trong 12 tháng qua có những dấu hiệu giảm sút thu nhập nhƣ: bị

ảnh hƣởng của thiên tai, bão lụt; lao động chính bị chết hoặc sức khỏe bị

giảm sút không có khả năng lao động sản xuất bình thƣờng đƣợc; có ngƣời bị

ốm đau, bệnh nặng chữa trị tốn kém kéo dài (ung thƣ, chạy thận nhân tạo,…);

các trƣờng hợp gặp rủi ro không may khác;…

2- Đơn vị, địa bàn rà soát, khảo sát

- Đơn vị rà soát, khảo sát để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm

là hộ gia đình (gồm một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời cùng có một quỹ thu

nhập, chi tiêu chung) thực tế thƣờng trú trên địa bàn tỉnh.

- Địa bàn rà soát, khảo sát: mỗi khu dân cƣ đƣợc xác định là một địa bàn

rà soát, khảo sát.

3- Thời điểm rà soát, khảo sát; thời gian thu thập thông tin; thời kỳ tính

toán thu nhập của hộ gia đình

- Thời điểm rà soát, khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng

năm: Ngày 01 tháng 10 hàng năm.

- Thời gian rà soát, khảo sát:

+ Thời gian rà soát: 10 ngày, từ ngày 01 – 10 tháng 9 hàng năm;

+ Thời gian khảo sát: 10 ngày, từ ngày 01 – 10 tháng 10 hàng năm.

- Thời kỳ tính toán thu nhập của hộ gia đình: Đủ 12 tháng, kể từ ngày 01

tháng 10 năm trƣớc đến ngày 30 tháng 9 năm rà soát. Cụ thể:

+ Thời kỳ thu thập thông tin tính toán thu nhập năm 2011 của hộ gia

đình đƣợc tính từ ngày 01/10/2010 – 30/9/2011;

+ Thời kỳ thu thập thông tin tính toán thu nhập năm 2012 của hộ gia

đình đƣợc tính từ ngày 01/10/2011 – 30/9/2012;

277

+ Thời kỳ thu thập thông tin tính toán thu nhập năm 2013 của hộ gia

đình đƣợc tính từ ngày 01/10/2012 – 30/9/2013;

+ Thời kỳ thu thập thông tin tính toán thu nhập năm 2014 của hộ gia

đình đƣợc tính từ ngày 01/10/2013 – 30/9/2014;

+ Thời kỳ thu thập thông tin tính toán thu nhập năm 2015 của hộ gia

đình đƣợc tính từ ngày 01/10/2014 – 30/9/2015.

C. CÁC BƢỚC TRIỂN KHAI

1- Công tác chuẩn bị

a, Thành lập Ban chỉ đạo rà soát, khảo sát hộ nghèo cấp xã: Ban rà soát,

khảo sát ở khu dân cƣ.

- Tất cả các xã đều phải thành lập Ban chỉ đạo rà soát, khảo sát hộ

nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 – 2015 (sau đây viết gọn là Ban chỉ đạo)

gồm: Chủ tịch UBND xã là trƣởng ban chỉ đạo, cán bộ Thống kê xã là phó

trƣởng ban thƣờng trực Ban chỉ đạo và các thành viên gồm các cán bộ đại

diện các ban, ngành, đoàn thể cấp xã: Thƣơng binh – Xã hội, Tài chính, Văn

hóa, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... Việc thành lập Ban chỉ đạo cấp xã phải

hoàn thành trƣớc ngày 10 tháng 9 năm 2011.

Ban Chỉ đạo xã có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

triển khai, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện rà soát, khảo sát,

bình xét, phân loại hộ của các khu dân cƣ; chọn cử các khảo sát viên đáp ứng

yêu cầu khảo sát của xã; thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của

kết quả thực hiện rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định, công nhận

hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trong phạm vi xã.

Các khảo sát viên của xã phải là ngƣời thƣờng trú tại xã, có trình độ văn

hóa tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ 10/10 hoặc hệ 12/12), có sức khỏe, có

hiểu biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành kinh tế;

có khả năng tiếp thu phƣơng pháp tính toán xác định các nguồn thu, các

khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập, từ đó tính toán

đƣợc thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ gia đình trong 12 tháng qua. Các

Ban chỉ đạo xã nên trƣng dụng, tuyển chọn các đối tƣợng sau đây làm các

khảo sát viên của xã: Các công chức của xã, các giáo viên đang công tác tại

xã, các sinh viên đã tốt nghiệp các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc

các chuyên ngành: Thống kê, kế toán, kinh tế, quản trị kinh doanh,... hiện nay

278

đang chờ tìm việc làm; những ngƣời đã từng làm điều tra viên trong các cuộc

điều tra thống kê trên địa bàn xã,...

- Tất cả các khu dân cƣ đều phải thành lập Ban rà soát, khảo sát, bình

xét, phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây viết gọn là Ban rà

soát hộ nghèo khu dân cƣ) do trƣởng khu là Trƣởng ban và các thành viên

gồm đại diện Ban Chi ủy, đại diện các chi hội đoàn thể quần chúng ở khu dân

cƣ nhƣ: Ban Mặt trận, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến

binh, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Ban Rà soát hộ nghèo khu dân cƣ có nhiệm vụ: Tổ chức và trực tiếp

thực hiện việc rà soát, bình xét, chính thức phân loại, xác định hộ nghèo, hộ

cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong phạm vi khu theo chỉ

đạo, kế hoạch và hƣớng dẫn của Ban chỉ đạo xã; lập danh sách chính thức các

hộ nghèo, cận nghèo hàng năm trong phạm vi khu trình UBND xã công nhận

theo quy định.

b, Công tác triển khai, tập huấn nghiệp vụ rà soát, khảo sát, bình xét

- Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm chủ trì, Sở Lao động – Thƣơng binh

và xã hội có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch của UBND

tỉnh; tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát, khảo sát cho các huyện và các giám

sát viên cấp tỉnh vào nửa đầu tháng 8 hàng năm;

- Chi cục Thống kê cấp huyện có trách nhiệm: Tham mƣu, giúp UBND

huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh trên địa bàn

huyện; chủ trì và phối hợp với Phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội

huyện tổ chức triển khai, tập huấn nghiệp vụ cho đại diện các BCĐ cấp xã,

các giám sát viên cấp huyện, các khảo sát viên cấp xã trƣớc ngày 20 tháng 8

hàng năm;

- Cấp xã có trách nhiệm cụ thể hóa kế hoạch của UBND huyện để xây

dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của từng xã, làm căn cứ để phân

công nhiệm vụ đối với từng thành viên Ban chỉ đạo xã, các khảo sát viên của

xã; tổ chức triển khai, chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra các Ban rà soát khu tiến

hành rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định đầy đủ, chính xác các hộ

nghèo, hộ cận nghèo của khu dân cƣ theo đúng quy định chuẩn hộ nghèo,

chuẩn hộ cận nghèo hiện hành.

c, Tiến hành rà soát, lập danh sách và sơ bộ phân loại hộ

279

- Rà soát lập danh sách, sơ bộ phân loại hộ gia đình: Từ ngày 01 đến

ngày 10 tháng 9 hàng năm, trƣởng khu dân cƣ chủ trì cùng với đại diện Ban

Chi ủy, các đoàn thể quần chúng ở khu dân cƣ có trách nhiệm rà soát, lập

danh sách, sơ bộ phân loại toàn bộ hộ gia đình thực tế thƣờng trú tại địa bàn

khu từ 6 tháng trở lên (không phân biệt hộ đã đăng ký hay chƣa đăng ký hộ

khẩu) theo Mẫu số: 1/BK-HNK (từ cột 1 đến cột 11).

Căn cứ để phân loại sơ bộ là dựa trên các dấu hiệu làm tăng hoặc giảm

thu nhập của từng hộ, tình trạng nhà ở, ƣớc tính thu nhập bình quân của từng

hộ trong 12 tháng qua và chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện hành. Trong quá

trình rà soát và sơ bộ phân loại hộ, các khu dân cƣ có thể nhận dạng nhanh

các hộ có khả năng thoát nghèo/cận nghèo bằng cách áp dụng Mẫu phiếu A1

– RSN, A2 - RSN hoặc nhận dạng nhanh các hộ có khả năng là hộ nghèo

hoặc cận nghèo mới phát sinh bằng cách áp dụng Mẫu phiếu B – RSN.

Chuẩn nghèo làm căn cứ để áp dụng phân loại xác định hộ nghèo và cận

nghèo thời điểm ngày 01 tháng 10 hàng năm (từ 2011 – 2015) là chuẩn đƣợc

ban hành theo Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ

tƣớng Chính phủ Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng

cho giai đoạn 2011 – 2015 với tiêu chí chính là thu nhập bình quân 1 ngƣời/1

tháng, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1: Chuẩn hộ nghèo, cận nghèo

(Theo QĐ số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ)

Khu vực Chuẩn hộ nghèo Chuẩn hộ cận nghèo

Khu vực nông thôn

(gồm các xã)

Hộ có thu nhập bình quân

từ 400.000

đồng/ngƣời/tháng trở

xuống (từ 4.800.000

đồng/ngƣời/năm trở

xuống)

Hộ có thu nhập bình quân

từ 401.000 đồng đến

520.000 đồng/ngƣời/tháng.

Khu vực thành thị

(gồm các phƣờng, thị

trấn)

Hộ có thu nhập bình quân

từ 500.000

đồng/ngƣời/tháng trở

xuống (từ 6.000.000

đồng/ngƣời/năm trở

xuống)

Hộ có thu nhập bình quân

từ 501.000 đồng đến

650.000 đồng/ngƣời/tháng.

Ghi chú: Khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo/cận nghèo

mới thì thống nhất áp dụng theo chuẩn mới.

280

Sau khi hoàn thành việc sơ bộ phân loại các hộ gia đình trong khu dân

cƣ, trƣởng khu tiến hành tổng hợp kết quả theo mẫu biểu số: 01/THSB báo

cáo UBND xã (qua cán bộ thống kê xã) trƣớc ngày 20 tháng 9 năm rà soát.

Cán bộ thống kê xã có trách nhiệm nhận, kiểm tra, tổng hợp báo cáo của

các khu theo mẫu biểu số: 2/THSB gửi Chi cục Thống kê huyện trƣớc ngày

25 tháng 9 năm rà soát.

Chi cục Thống kê huyện có trách nhiệm nhận, kiểm tra, tổng hợp báo

cáo của các xã theo mẫu biểu số: 3/THSB gửi Cục Thống kê tỉnh trƣớc ngày

30 tháng 9 năm rà soát.

Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, tổng hợp báo cáo của

các huyện theo mẫu số: 4/THSB gửi báo cáo cấp trên theo quy định.

- Tổ chức họp dân để thông báo kết quả rà soát và sơ bộ phân loại hộ

của trưởng khu, đại diện Ban Chi ủy và đại diện các chi hội đoàn thể quần

chúng ở khu dân cư: Trƣởng khu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp đại diện

tất cả các hộ trên địa bàn khu để thông báo kết quả rà soát và sơ bộ phân loại

hộ (Danh sách hộ đƣợc trƣởng khu, đại diện Ban Chi ủy và các chi hội đoàn

thể quần chúng ở khu dân cƣ rà soát, sơ bộ phân loại và lập theo Mẫu số:

1/BK-HNK).

Trong cuộc họp thông báo kết quả phân loại sơ bộ, trƣởng khu có trách

nhiệm ghi đầy đủ và chính xác các ý kiến đồng ý (ĐY) hoặc không đồng ý

(KĐY) của từng hộ gia đình vào cột 12, bảng kê số: 1/BK-HNK. Kết thúc

cuộc họp, trƣởng khu chọn ra các trƣờng hợp "không đồng ý" với kết quả rà

soát, phân loại sơ bộ của tập thể cán bộ lãnh đạo khu để lập thành danh sách

riêng các hộ cần phải khảo sát xác định thu nhập trong 12 tháng qua, theo

Mẫu số 2/DS-HKS.

Việc tổ chức họp dân thông báo kết quả sơ bộ phân loại và lập danh sách

các hộ cần khảo sát thu nhập phải hoàn thành và báo cáo UBND cấp xã (qua

cán bộ thống kê xã) trƣớc ngày 20 tháng 9 năm rà soát.

- Lập kế hoạch khảo sát của Ban chỉ đạo xã: Căn cứ số lƣợng hộ cần

phải khảo sát do các trƣởng khu báo cáo, cán bộ thống kê xã lập kế hoạch

(gồm các nội dung: thời gian tiến hành khảo sát, phân công khảo sát viên, in

ấn, nhân bản các mẫu Phiếu C/KSTN, Phiếu D – ĐĐH, phân công thành viên

Ban chỉ đạo xã phụ trách giám sát quá trình khảo sát tại các khu dân cƣ,...)

trình Chủ tịch UBND xã để tổ chức thực hiện.

281

2- Tiến hành khảo sát các hộ cần phải khảo sát xác định thu nhập

- Khảo sát tại địa bàn: Từ ngày 01 – 10 tháng 10 năm rà soát, theo kế

hoạch và phân công của Chủ tịch UBND xã, các khảo sát viên phải hoàn

thành khảo sát (trực tiếp đến hộ, phỏng vấn đại diện hộ theo mẫu phiếu quy

định) các hộ gia đình cần khảo sát để thu thập thông tin, tính toán thu nhập

bình quân của các hộ này trong 12 tháng qua. Trƣởng khu và thành viên Ban

chỉ đạo xã trực tiếp phụ trách địa bàn có trách nhiệm giám sát quá trình khảo

sát của khảo sát viên.

Ngay sau khi hoàn thành, khảo sát viên phải thông báo cho trƣởng

khu biết kết quả khảo sát để trƣởng khu có căn cứ phân loại, lập các danh

sách hộ phục vụ cuộc họp khu dân cƣ để bình xét, chính thức phân loại hộ

năm rà soát.

- Kiểm tra các phiếu khảo sát đã hoàn thành: Trƣớc ngày 15 tháng 10

năm rà soát, cán bộ thống kê xã phải hoàn thành việc kiểm tra các phiếu khảo

sát do các khảo sát viên bàn giao. Nếu phát hiện thấy phiếu nào có sự nhầm

lẫn, tính sai thu nhập bình quân 12 tháng qua của hộ thì phải khẩn trƣơng

thông báo cho trƣởng khu biết kết quả tính đúng của hộ tƣơng ứng với phiếu

đó để trƣởng khu hiệu chỉnh danh sách có liên quan trƣớc khi họp dân tiến

hành bình xét, chính thức phân loại các hộ trong khu.

3- Công tác bình xét, chính thức phân loại hộ và tổng hợp nhanh ở

khu

- Lập danh sách phục vụ việc bình xét, chính thức phân loại các hộ gia

đình tại khu dân cư: Căn cứ kết quả cuộc họp thông báo sơ bộ danh sách

phân loại hộ và kết quả khảo sát xác định thu nhập đối với các hộ cần phải

khảo sát, trƣởng khu lập thành 4 danh sách (để trống không ghi cột kết quả

biểu quyết) để chuẩn bị tổ chức họp dân tiến hành bình xét, chính thức phân

loại hộ năm nay của toàn khu:

+ Danh sách A: Gồm các hộ mới thoát nghèo (năm trƣớc là hộ nghèo,

đến nay đã thoát nghèo);

+ Danh sách B: Gồm các hộ nghèo mới phát sinh (năm trƣớc không có

tên trong danh sách hộ nghèo, năm nay thuộc diện hộ nghèo);

+ Danh sách C: Gồm các hộ nghèo từ năm trƣớc, đến nay vẫn chƣa thoát

nghèo (có thu nhập bình quân chƣa vƣợt quá chuẩn nghèo hiện hành);

282

+ Danh sách D: Gồm các hộ hiện nay là hộ cận nghèo (kể cả các hộ cận

nghèo từ các năm trƣớc chuyển và các hộ cận nghèo mới phát sinh.

- Tổ chức họp dân: Sau khi hoàn thành lập 4 danh sách (A, B, C và D),

trƣởng khu chủ trì tổ chức cuộc họp khu dân cƣ để bình xét, chính thức phân

loại hộ gia đình gồm các đại biểu đại diện: Ban chỉ đạo rà soát khảo sát cấp

xã, Ban chi ủy và các đoàn thể ở khu dân cƣ; toàn bộ các hộ có tên trong các

danh sách A, B, C, D và đại diện các hộ còn lại của khu dân cƣ. Tỷ lệ đại

diện các hộ tham dự cuộc họp bình xét phải đạt trên 50 % tổng số hộ gia đình

của khu dân cƣ.

Việc bình xét các hộ phải theo nguyên tắc công khai, dân chủ, khách

quan, công tâm; phải lấy ý kiến bằng biểu quyết giơ tay và chỉ khi đƣợc trên

50% đại diện các hộ dự họp nhất trí biểu quyết thì mới chính thức phân loại

một hộ nào đó là hộ nghèo/cận nghèo/thoát nghèo hoặc không phải là hộ

nghèo/hộ cận nghèo. Thƣ ký cuộc họp phải ghi biên bản cuộc họp bình xét,

chính thức phân loại hộ theo mẫu Phụ lục 1. Biên bản đƣợc lập thành 02 bản

(01 bản lƣu tại khu dân cƣ, 01 bản gửi, báo cáo UBND cấp xã qua cán bộ

thống kê xã có kèm theo toàn bộ các danh sách A, B, C, D). Đồng thời trƣởng

khu cũng phải ghi kết quả phân loại chính thức vào cột 13 của Mẫu số: 1/BK

– HNK các hộ: nghèo (ký hiệu: N), cận nghèo (ký hiệu: CN), thoát nghèo (ký

hiệu: TN) và không nghèo (ký hiệu: KN).

Ngay sau khi kết thúc cuộc họp bình xét, chính thức phân loại hộ,

trƣởng khu phải phỏng vấn ghi các đặc điểm của các hộ nghèo/cận nghèo

mới; các hộ tái nghèo, tái cận nghèo; của các hộ nghèo/cận nghèo cũ nếu các

hộ nghèo/cận nghèo cũ có những thay đổi về nhân khẩu, nhà ở tính đến thời

điểm rà soát theo mẫu Phiếu D – ĐĐH.

Trƣởng khu phải tổ chức việc họp dân để bình xét, chính thức phân

loại các hộ tại khu dân cƣ, đảm bảo hoàn thành và gửi biên bản (kèm theo

các danh sách A, B, C, D) cho Ban chỉ đạo xã trƣớc ngày 25 tháng 10

năm rà soát.

- Tổng hợp nhanh: Ngay sau khi kết thúc cuộc họp chính thức bình xét,

phân loại hộ, trƣởng khu căn cứ Mẫu số: 1/BK – HNK để tổng hợp nhanh

Biểu số: 1/THN đảm bảo hoàn thành và gửi báo cáo Ban chỉ đạo xã (qua cán

bộ thống kê xã) trƣớc ngày 30 tháng 10 năm rà soát cùng với biên bản (Phụ

lục 1) cuộc họp bình xét, chính thức phân loại hộ của khu dân cƣ.

4- Thẩm định phê duyệt, tổng hợp kết quả bình xét, phân loại hộ

283

- Lập các danh sách hộ của chung toàn xã: Trƣớc ngày 30 tháng 10 năm

rà soát, cán bộ thống kê và cán bộ Thƣơng binh – Xã hội của xã căn cứ các

biên bản (Phụ lục 1) họp bình xét, chính thức phân loại hộ của các khu dân cƣ

để lập các danh sách chung của toàn xã thời điểm ngày 01 tháng 10 năm rà

soát, gồm:

+ Danh sách 1- Danh sách các hộ đã thoát nghèo;

+ Danh sách 2- Danh sách các hộ nghèo mới;

+ Danh sách 3- Danh sách các hộ nghèo chuyển từ năm trƣớc sang;

+ Danh sách 4- Danh sách các hộ cận nghèo.

(Mỗi danh sách nhân thành 03 bản: 1 bản lƣu tại xã, 2 bản gửi Chi cục

Thống kê (1 bản lƣu tại chi cục, 1 bản gửi Cục Thống kê tỉnh))

- Tổng hợp kết quả bình xét, phân loại hộ của chung toàn xã:

+ Cấp xã: Trƣớc ngày 05 tháng 11 năm rà soát, căn cứ các danh sách hộ

của chung toàn xã, các biểu tổng hợp nhanh của các khu báo cáo (Biểu số:

1/THN), cán bộ thống kê xã thực hiện tổng hợp kết quả bình xét, phân loại hộ

của toàn xã theo mẫu Biểu số: 2/THN, trình chủ tịch UBND xã ký duyệt, gửi

báo cáo chi cục Thống kê huyện (kèm theo 04 danh sách chung, các phiếu

khảo sát thu nhập của hộ của toàn xã).

+ Cấp huyện: Trƣớc ngày 15 tháng 11 năm rà soát, Chi cục Thống kê

cấp huyện căn cứ hồ sơ do các xã báo cáo (gồm: Biểu số: 2/THN, các phiếu

khảo sát C - KSTN, các danh sách 1, 2, 3, 4), tiến hành kiểm tra, thẩm định,

nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt kết quả rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại hộ

nghèo của từng xã; tổng hợp theo mẫu biểu số: 3/THN, gửi (kèm theo toàn bộ

các phiếu khảo sát thu nhập của toàn huyện, các danh sách hộ của cấp xã) báo

cáo Cục Thống kê tỉnh.

Nếu phát hiện thấy hồ sơ của xã nào có sự sai sót, nhầm lẫn, Chi cục

Thống kê cấp huyện phải hƣớng dẫn xã cách khắc phục và quy định rõ thời

hạn phải hoàn thành. UBND xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc báo

cáo chậm kết quả rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định hộ nghèo của

xã mình.

5- Công bố, lƣu trữ, cung cấp dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo

a- Công tác lƣu giữ tài liệu, dữ liệu, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo

hàng năm đƣợc thực hiện theo quy định sau:

284

+ Trƣởng khu dân cƣ: Chịu trách nhiệm lƣu giữ, bảo quản lâu dài các

biên bản họp bình xét, chính thức phân loại hộ; Mẫu số 1/BK – HNK hàng

năm; Biểu số: 1/THN.

+ Cán bộ thống kê xã: Chịu trách nhiệm lƣu giữ, bảo quản lâu dài các

loại tài liệu sau: Biểu số: 2/THN, sổ quản lý hộ nghèo, các biên bản họp bình

xét, phân loại hộ của các khu dân cƣ; các vật, thiết bị có chứa thông tin về hộ

nghèo, cận nghèo do cấp trên cung cấp (đĩa CD,...).

+ Chi cục Thống kê huyện: Chịu trách nhiệm lƣu giữ, bảo quản lâu dài

các tài liệu sau: Biểu số: 3/THN, các tài liệu báo cáo của cấp xã và các vật,

thiết bị chứa thông tin, cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, cận nghèo của toàn huyện

(đĩa CD,...).

+ Cục Thống kê tỉnh: Chịu trách nhiệm lƣu giữ, bảo quản lâu dài theo

quy định các tài liệu, dữ liệu: Biểu số: 4/THN, các tài liệu, Phiếu: C – KSTN,

Phiếu D – ĐĐH do cấp huyện báo cáo, bàn giao; cơ sở dữ liệu về hộ nghèo,

hộ cận nghèo của toàn tỉnh hàng năm.

b- Công tác nhập tin: Thực hiện và hoàn thành nhập tin tập trung toàn bộ

các phiếu khảo sát và các tài liệu liên quan để tạo lập cơ sở dữ liệu hộ nghèo,

hộ cận nghèo của toàn tỉnh, của từng huyện tại Cục Thống kê tỉnh đảm bảo

xong trƣớc ngày 10 tháng 12 năm rà soát.

c- Công bố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo: Sau khi hoàn thành việc nhập tin,

tổng hợp kết quả rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại hộ. Trƣớc ngày 15

tháng 12 năm rà soát, Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm tính toán, báo cáo

UBND tỉnh để công bố chính thức tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh

và từng huyện.

d- Sản xuất đĩa CD-ROM chứa thông tin về hộ nghèo/cận nghèo:

Trƣớc ngày 20 tháng 12 năm rà soát, Cục Thống kê tỉnh hoàn thành việc

sản xuất các đĩa CD-ROM chứa các thông tin về hộ nghèo/cận nghèo để

cung cấp cho các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị theo quy định để thống

nhất quản lý, sử dụng.

e- Cung cấp dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo: Trƣớc ngày 25 tháng 12 năm

rà soát, Cục Thống kê tỉnh hoàn thành cung cấp dữ liệu, tài liệu về hộ

nghèo/cận nghèo cho Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, các Chi cục

Thống kê cấp huyện, các UBND cấp xã để quản lý, sử dụng, thực hiện các

chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo theo quy định hiện hành.

285

Các loại tài liệu, trách nhiệm lập, báo cáo, bàn giao, lƣu giữ giữa các cấp

đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2: Trách nhiệm lập và lƣu giữ các tài liệu trong việc rà soát, khảo

sát hộ nghèo hàng năm từ 2011 - 2015

STT Tên tài liệu Khu dân

cƣ XXãã//PP//TTTT HHuuyyệệnn TTỉỉnnhh

1 Mẫu số: 1/BK-HNK (Bảng

kê)

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

2 Phiếu A1-RSN , Phiếu A2-

RSN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

3 Phiếu B-RSN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

4 Phiếu khảo sát C-KSTN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

5 Phụ lục 1: Biên bản họp

khu kèm theo các danh

sách: A, B, C và D.

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

x

6 Phiếu D–ĐĐH: Đặc điểm hộ

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

7 Các danh sách: 1, 2, 3, 4.

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

x

8 Biểu tổng hợp số: 1/THN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

9 Biểu tổng hợp số: 2/THN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

x

10 Biểu tổng hợp số: 3/THN

286

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

x

11 Biểu tổng hợp số: 4/THN

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

12 Sổ quản lý hộ nghèo

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

13 Cơ sở dữ liệu

- Trách nhiệm lập

- Trách nhiệm lƣu giữ

x

x

x

D. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm:

- Chủ trì tham mƣu, giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn quy

trình nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát các huyện, thành, thị trong việc thực hiện

rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, tổng hợp, tính toán, công bố tỷ lệ hộ

nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh và từng huyện, thành, thị hàng năm

theo kế hoạch này;

- Cung cấp kịp thời cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm

cho Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội;

- Lập dự trù kinh phí chi cho công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt

động rà soát, khảo sát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh hàng

năm gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sở Lao động thƣơng binh và xã hội có trách nhiệm phối hợp với Cục

Thống kê tỉnh trong quá trình triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động rà soát,

điều tra phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm của các huyện,

thành, thị đồng thời thực hiện báo cáo kết quả rà soát, điều tra đối với bộ Lao

động thƣơng binh và xã hội theo qui định.

3. UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Thống

kê, Phòng Lao động -Thƣơng binh và xã hội phối hợp chỉ đạo, hƣớng dẫn,

kiểm tra, giám sát các UBND xã, phƣờng, thị trấn trong quá trình triển khai

rà soát, khảo sát, bình xét, phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng

năm theo kế hoạch này và hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thống

kê tỉnh.

287

4. UBND xã, phƣờng, thị trấn quyết định thành lập Ban chỉ đạo cùng

cấp, thành lập các Ban rà soát hộ nghèo ở khu dân cƣ để tổ chức triển khai và

chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, chính xác của kết quả rà soát, khảo sát, bình

xét, chính thức phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trong phạm vi xã,

phƣờng, thị trấn hàng năm, giai đoạn từ năm 2011 - 2015./.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Đề tài cơ bản đã hoàn thành mục tiêu và nội dung nghiên cứu, kết quả

nghiên cứu đề tài là cơ sở phục vụ công tác thống kê xã áp dụng trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ;

2. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên cơ sở đó đề

xuất cuốn Cẩm nang thống kê xã áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm:

(1) 50 chỉ tiêu thống kê, trong đó Ban Chủ nhiệm đề tài đề xuất mới 23

chỉ tiêu (chiếm 46%) tổng số chỉ tiêu đề cập tại cuốn cẩm nang Thống kê xã.

Các chỉ tiêu thống kê xã đƣợc phân tổ theo các lĩnh vực nhƣ: (i) Đất đai, dân

số, lao động, nhà ở của hộ dân cƣ (12 chỉ tiêu); (ii) Kinh tế (13 chỉ tiêu); (iii)

Xã hội, môi trƣờng (17 chỉ tiêu); (iv) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (8 chỉ tiêu);

(2) Phân công ghi chép, cập nhật, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin

thống kê trong phạm vi xã;

(3) Một số nội dung chuyên môn, kỹ năng cần thiết đối với thống kê xã,

trong đó đặc biệt đƣa ra một số kỹ năng cần thiết đối với công chức thống kê

cấp xã và hƣớng dẫn tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện một số chỉ tiêu

thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu cấp xã hàng năm giai đoạn 2010-2015.

Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, BCN Đề tài kiến nghị áp dụng

cuốn Cẩm nang thống kê xã phƣờng trên 272 xã, phƣờng thuộc tỉnh Phú Thọ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê năm 2003.

2. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Tổ chức năm 2003.

3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

4. Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT về Ban

hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã ngày 10/01/2011.