24
12/21/2018 1 LOGO GÓC NHÌN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH HÀ TĨNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ SẮT THẠCH KHÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI Đỗ Khoa Văn - TUV, Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh Tham luận tại Hội thảo "Đánh giá và cân nhắc những vấn đề trước khi thực hiện hoạt động khai thác mỏ sắt Thạch Khê tỉnh Tĩnh" do Trung tâm con người thiên nhiên - LH các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Một số thông tin I Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Tĩnh II Nội dung tham luận: GÓC NHÌN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH TĨNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ SẮT THẠCH KHÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Đỗ Văn đốcSở KH&CN Hà Tĩnh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

12/21/2018

1

LOGO

GÓC NHÌN VÀ QUAN ĐIỂM CỦATỈNH HÀ TĨNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGCỦA MỎ SẮT THẠCH KHÊ VÀ ĐỊNHHƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Đỗ Khoa Văn - TUV, Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh

Tham luận tại Hội thảo "Đánh giá và cân nhắc những

vấn đề trước khi thực hiện hoạt động khai thác mỏ sắt

Thạch Khê tỉnh Hà Tĩnh" do Trung tâm con người và

thiên nhiên - LH các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức

Một số thông tinI

Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà TĩnhII

Nội dung tham luận:

GÓC NHÌN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH HÀ TĨNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA

MỎ SẮT THẠCH KHÊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

12/21/2018

2

I. Một số thông tin

Mỏ sắt Thạch Khê được biết đến là mỏ sắt tự nhiên

lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng 540 triệu tấn, nằm

trên địa bàn 6 xã ven biển thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh

Hà Tĩnh.

- Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch

Khê do Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ

đầu tư. Tổng diện tích sử dụng đất 4821ha, gồm 3898ha

đất liền và 923ha lấn biển. Số dân bị ảnh hưởng trực

tiếp là 4437 hộ (18951 nhân khẩu), trong đó phải di dời

tái định cư là 3952 hộ (16861 nhân khẩu). Thời gian xây

dựng cơ bản trong 3 năm, bắt đầu vào khai thác giai

đoạn 1 với công suất 5 triệu tấn/ năm x 7 năm đến -

145m. Giai đoạn 2, tính từ năm thứ 8 đến kết thúc, công

suất 10 triệu tấn/ năm, đến độ sâu - 550m.

- Công nghệ khai thác: lộ thiên, đào xuống sâu dọc 2

bờ công tác vận tải quặng và đổ thải bằng ô tô lên các

bãi chứa quặng, bãi thải trên đất liền và lấn biển.

- Trữ lượng khai thác: Thiết kế 369 triệu tấn. Diện tích

khai trường đến khi kết thúc là 527 ha, đáy mỏ 6,75ha.

- Thời gian tồn tại của mỏ là 52 năm.

- Từ khi khởi công năm 2008 - 2011, chủ đầu tư đã thử

nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ được 12,7 triệu

m3, đến độ sâu - 34m so với mực nước biển, thu hồi 3000

tấn quặng nguyên khai. Diện tích đã GPMB là 830ha (gồm

741ha khu mỏ và 89ha khu tái định cư).

I. Một số thông tin

12/21/2018

3

Đã ký hợp đồng thuê đất 552ha, di dời 113 hộ. Tổng

chi phí đã đầu tư 1.983.183 triệu đồng. Trong đó đã giải

ngân 1.851.411 triệu đồng (gồm XDCB, mua sắm thiết bị,

GPMB tái định cư, tư vấn quản lý dự án, thuế phí và các

khoản chi khác...)

Do đó có một số vấn đề tồn tại trong quá trình thực

hiện nên Thủ tướng Chính phủ đã tạm dừng hoạt động

của dự án để tái cơ cấu lại DN, vốn đầu tư, hoàn chỉnh

thiết kế dự toán, giải quyết vấn đề GPMB tái định cư

(VB164/TB-VPCP ngày 11/7/2011)

I. Một số thông tin

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhìn lại quá trình thực hiện dự án từ khi có thông

báo 72-TB/TW ngày 09/5/2017 của Bộ Chính trị; tiếp

đó là các thông báo số 119/TB-VPCP ngày 28/5/2007,

TB 153/TB-VPCP ngày 16/8/2007, TB số 164/TB-VPCP

ngày 11/7/2011, QĐ 946/QĐ-TTg ngày 21/6/2011 về

những ý kiến chỉ đạo và quyết định của Thủ tướng

Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ; đối chiếu với

tình hình thực tế, nhất là bài học từ sự cố môi trường

và những hệ lụy từ dự án Formosa, tỉnh Hà Tĩnh đã

xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến các

chuyên gia, nhà khoa học từ đó đi đến quyết định đề

nghị Bộ Chính trị, Chính phủ cho dừng dự án khai

thác Mỏ sắt Thạch Khê.

12/21/2018

4

Quan điểm, chủ trương đó xuất phát từ những băn

khoăn, lo ngại sau đây:

1. Về công nghệ, kỹ thuật khai thác:

1.1. Cấu trúc địa tầng mỏ phức tạp, lớp mặt đất đến -140

là cát xen sét, tồn tại nhiều nước ngầm; lớp dưới -140 gồm

đá, quặng, xen kẽ có thể hình thành các hang caster chứa

nước. Báo cáo thăm dò tỷ mỷ Mỏ sắt Thạch Khê, Nghệ

Tĩnh - Liên đoàn địa chất 4 đã được Hội đồng xét duyệt trữ

lượng khoáng sản quốc gia phê chuẩn tại Quyết định

153/QĐHĐ ngày 12/4/1985 đã kết luận: Dự tính lượng nước

chảy vào moong khai thác khi mỏ khai thác lộ thiên đến -

400m là: Nước mưa 1.759.550m3/ng và nước dưới đất

1.412.249m3/ng, tương đương gần 3,2 triệu m3/ng (trang

231, 232, tập II);

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

với đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn này dễ gây sạt

trượt khi tiêu thoát nước, dẫn đến nguy cơ sạt lở tầng

khai thác và bờ mỏ trên các tuyến đường vận tải trong

biên giới mỏ, theo đó để có thể mở moong khai thác

được, nhất thiết phải xử lý xây tường chắn để giảm

lượng nước chảy vào mỏ (trang 256- Thuyết minh tập II

Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ sắt Thạch Khê 1985).

Trong khi mức độ nghiên cứu địa chất thủy văn - địa

chất công trình ở độ sâu dưới -145m mỏ sắt Thạch Khê

chưa đủ tin cậy để thiết kế khai thác; chưa khẳng định

được có hay không tồn tại hang caster và giải pháp xử

lý nếu có đối với khai thác giai đoạn 2 (từ mức -145m

đến -550m).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

5

1.2. Tại văn bản số 6253/BTNMT-ĐCKS ngày

16/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có

khuyến cáo “Sau 10 năm thực hiện dự án, đã phát sinh

những vấn đề về kỹ thuật - an toàn, môi trường khi

thực hiện các hạng mục của dự án cần được giải quyết

một cách thấu đáo, khoa học và thận trọng như: vấn đề

ổn định bờ mỏ, sạt lở (bờ moong và bãi thải); về giải

pháp tối ưu để thoát nước mỏ; về hạ tầng mực nước

ngầm và giải pháp ngăn chặn, xử lý xâm ngập mặn; về

xử lý sự cố ngập moong khai thác khi gặp các hang

động caster;...”

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

1.3 Các tính toán và giải pháp về ổn định bờ mỏ

và thoát nước mỏ khi khai thác xuống độ sâu -145m

trong Dự án là chưa chắc chắn và chưa an toàn

trong trường hợp rủi ro. Vấn đề này tại mục f điểm

3.2 mục III Văn bản số 20/BCTĐ ngày 28/03/2016 của

Bộ Công Thương về báo cáo kết quả thẩm định Thiết

kế kỹ thuật dự án đã nêu “Trong quá trình khai thác

xuống sâu, các rủi ro tác động bởi nước ngầm, karst

(carter) có thể xẩy ra các thảm họa bất ngờ gây tụt

bờ công tác”.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

6

1.4. Phương án vận tải trong mỏ sử dụng bằng ô tô

để vận chuyển đất đá bóc và quặng. Theo đánh giá của

Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam việc bóc đất đá

chuyển về nơi đổ thải, vận chuyển quặng về kho chứa

sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường; khi xuống độ

sâu vào lòng mỏ và khi bãi thải cao dần sẽ làm cho

việc vận chuyển ngày càng phức tạp, dễ xảy ra tai nạn,

năng suất thấp; tài liệu dự án, nhất là trong thiết kế kỹ

thuật của dự án chưa thể hiện rõ hệ thống đường giao

thông trong mỏ, kể cả dự phòng cứu nạn và giải tỏa

ách tắc giao thông trong mỏ.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

2. Về năng lực nhà đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án (gồm giai đoạn 1 và 2)

được lập tại thời điểm năm 2014 là 14.517,2 tỷ đồng (giai

đoạn I: 6.777,4 tỷ đồng; giai đoạn I: 7.739,8 tỷ đồng), trong

đó còn nhiều nội dung chưa được tính toán đầy đủ (như

báo cáo tại mục 6) và nếu cập nhật bổ sung các yếu tố

trượt giá thì tổng mức đầu tư của dự án tại thời điểm hiện

nay có thể lớn hơn nhiều.

Theo dự án điều chỉnh, nguồn vốn đầu tư giai đoạn I

gồm 30% vốn góp cổ đông và 70% vốn vay và huy động

khác. Tuy nhiên, kể từ khi triển khai tái cơ cấu đến nay

các cổ đông của TIC chỉ mới góp được 1.809 tỷ đồng, còn

thiếu 224,137 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy tiềm lực tài

chính của các cổ đông không đủ mạnh để đáp ứng một

dự án lớn như Mỏ sắt Thạch Khê.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

7

Hiện tại vốn chủ sở hữu đã giải ngân gần hết vào dự

án, TIC không còn nguồn vốn chủ sở hữu để tiếp tục

đầu tư, trong khi khả năng huy động vốn vay thương

mại chưa chắc chắn, các thỏa thuận tài trợ vốn vay

thương mại thực hiện từ những năm 2014- 2015 hiện

nay đã hết hiệu lực.

Với năng lực tài chính hiện tại, TIC không thể đảm

bảo tiến độ đầu tư dự án theo cam kết; nhất là khi vốn

đầu tư của dự án được bổ sung, tính toán lại một cách

đầy đủ theo các yêu cầu phát sinh, nhu cầu vốn đầu tư

sẽ tăng lên nhiều so với phương án tài chính đã được

tính toán trước đây.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

3. Về phương thức vận chuyển quặng

a) Phương án sử dụng ô tô để vận chuyển trong mỏ

Với công suất giai đoạn 1 là 5 triệu tấn/năm; với hệ số bóc 1,7

thì tổng khối lượng (gồm cả đất, đá thải) đạt 8,5 triệu tấn/năm;

nếu vận chuyện tần suất 300 ngày/năm, mỗi xe có trọng lượng

khoảng 40 tấn thì cần 709 chuyến xe trong 01 ngày, như vậy, cứ

02 phút/chuyến; đồng thời trong mỏ tốc độ đạt khoảng 10km/h

sẽ tạo ra lượng xe lưu thông dày đặc. Với dự án giai đoạn 2 đạt

10 triệu tấn/năm thì khối lượng đạt 17 triệu tấn/năm nên phương

án vận chuyển ô tô trong mỏ là không khả thi. Mặt khác, quá

trình khai thác hệ thống đường vận tải trên các tầng khai thác

thường thay đổi; khi khai thác xuống sâu vào lòng đất và khi bãi

thải cao dần sẽ làm cho việc vận chuyển ngày càng phức tạp,

năng suất thấp. Trong khi đó Dự án chưa thể hiện rõ hệ thống

đường giao thông trong mỏ, kể cả dự phòng cứu nạn và giải tỏa

ách tắc giao thông trong mỏ.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

8

b) Phương án vận chuyển quặng sắt bằng đường bộ

Việc vận chuyển quặng từ mỏ về nơi luyện bằng đường

bộ sẽ rất khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và giá

thành quặng. Chỉ tính trong thời gian xây dựng mỏ, tổng

khối lượng khai thác được là 4,4 triệu tấn, nếu vận chuyển

bằng đường bộ vào cảng Vũng Áng với tần suất 300

ngày/năm; mỗi xe trọng tải 40 tấn quay vòng được 04

chuyến/ngày thì cần 123 xe ô tô để vận chuyển, đó là chưa

đề cập việc vận chuyển quặng bằng đường bộ từ Hà Tĩnh

đến tỉnh khác (nơi sử dụng quặng sắt Thạch Khê). Với lưu

lượng lớn như vậy, khả năng chịu tải của đường bộ là khó

có thể đáp ứng, chất lượng đường bộ nhanh xuống cấp

dẫn đến quá tải so với năng lực hạ tầng đường bộ, dễ gây

mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

c) Phương án đầu tư cảng biển để vận chuyển quặng

Vị trí dự kiến xây dựng cảng là vùng biển ngang (xã Thạch

Hải, huyện Thạch Hà) có đặc điểm ven bờ cạn và thoải, chịu

ảnh hưởng gió Đông trực diện, thường xuyên đẩy cát vào bờ

sẽ lấp cạn luồng ra/vào của tàu. Do vậy, phương án xây dựng

cảng tại vùng Dự án này là thiếu tính khả thi. Nếu đầu tư

cảng hiện đại để đáp ứng các yêu cầu trên thì nguồn vốn đầu

tư rất lớn, không thể đảm bảo nguồn lực và hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, tác động ảnh hưởng đến dòng hải lưu, dòng chảy

dọc bờ, hệ môi trường sinh thái, khu du lịch Thiên Cầm, Cửa

Sót khi xây dựng cảng và đê chắn sóng ở vùng biển ngang

chưa được xem xét đề cập.

Đối với nhà đầu tư, việc đầu tư hạ tầng giao thông theo

các phương án trên sẽ nâng giá thành sản phẩm lên rất lớn,

ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

9

4. Về thị trường tiêu thụ quặng sắt

Theo báo cáo của chủ đầu tư, có một số doanh

nghiệp trong nước (Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP

Thương mại Thái Hưng) ký thỏa thuận nguyên tắc mua

bán quặng sắt Thạch Khê với tổng nhu cầu 5,7 triệu

tấn/năm. Tuy nhiên, mới có Tập đoàn Hòa Phát ký thỏa

thuận (ngày 19/01/2017) nguyên tắc mua bán quặng sắt

Thạch Khê dài hạn với khối lượng giai đoạn 2017-2021

là 3 triệu tấn/năm, giai đoạn từ năm 2022-2027 chưa có

cam kết cụ thể.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Theo ý kiến của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật Việt Nam, thực tế các nhà máy luyện thép hiện

nay ở Việt Nam chưa có lò cao xử lý được hàm lượng

quặng sắt chứa kẽm cao như quặng sắt Thạch Khê,

có nghĩa là chưa thể có nhà máy luyện kim nào có thể

sẵn sàng sử dụng toàn bộ quặng sắt Thạch Khê; từ

đó, đặt ra tính khả thi đối với cam kết tiêu thụ quặng

của các đối tác. Mặt khác, phương án tiêu thụ quặng

sắt Thạch Khê trong dài hạn là chưa chắc chắn. Việc

khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê sẽ chịu nhiều

rủi ro trong khâu tiêu thụ.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

10

Vấn đề trên cũng phù hợp với ý kiến của Công ty

FHS tại Văn bản số 1712070/CV-FHS ngày 21/12/2017:

“Hàm lượng kẽm trong quặng sắt này cao hơn 10 lần

so với quặng sắt thông thường, đồng thời cao hơn 4,5

lần so với tiêu chuẩn của Công ty; nguyên tố kẽm trong

quặng sắt dễ ngưng tụ lại trên vách trong Lò cao gây

ảnh hưởng đến việc vận hành, hư hỏng vật liệu chịu

lửa và làm giảm tuổi thọ của Lò cao, nghiêm trọng hơn

nữa sẽ dẫn đến việc rò rỉ gang lỏng gây ra sự cố. Công

ty luôn luôn hi vọng có thể sử dụng một cách hiệu quả

nguồn tài nguyên của địa phương, tuy nhiên với công

nghệ của Công ty hiện tại thì không thể sử dụng loại

quặng sắt này”.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

5. Về hiệu quả kinh tế

- Theo dự án điều chỉnh được phê duyệt năm 2014,

các chỉ số hiệu quả kinh tế (NPV, IRR) được tính toán

khả thi. Tuy nhiên kết quả TIC tính toán hiệu quả kinh tế

dự án khi phê duyệt và sau 2 lần điều chỉnh vẫn chưa

tính hết chi phí liên quan vào tổng mức đầu tư, như: Chi

phí đầu tư nhà máy nước theo cam kết của TIC, chi phí

đầu tư cảng biển, đê chắn sóng (với chiều dài hơn 9km,

đây là hạng mục cần vốn đầu tư lớn, là cấu thành quan

trọng của dự án không thể tách rời thành dự án riêng);

chi đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, khảo sát

thăm dò, mở rộng khu vực bồi thường GPMB… phát

sinh sau khi rà soát ĐTM; chi phí lắp đặt các trạm quan

trắc...

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

11

Nếu cập nhật, tính toán một cách đầy đủ thì vốn đầu

tư sẽ tăng cao; chi phí đầu tư dự án nhiều khả năng sẽ

tăng lên gấp từ 1,5 đến 2 lần so với tổng mức đã phê

duyệt, dẫn đến các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính,

kinh tế sẽ thay đổi theo hướng bất lợi là điều tất yếu;

điều này cũng cho thấy, dữ liệu đầu vào để đánh giá

hiệu quả đầu tư của dự án là chưa hoàn toàn chính

xác, thiếu thuyết phục.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Ngoài ra, quan điểm hiện đại trong khai thác khoáng sản trên

thế giới và Việt Nam là khai thác và sử dụng tổng hợp các tài

nguyên, khoáng sản đi kèm khoáng sản chính. Tuy nhiên, phân

tích Báo cáo đầu tư thì nhận thấy TIC chỉ tập trung vào loại

khoáng sản chính là quặng sắt; chưa nêu đầy đủ tận thu các

loại kim loại quý hiếm có thể đi kèm trong quặng sắt Thạch Khê.

Theo hồ sơ Dự án, trữ lượng mỏ được phê duyệt là 544 triệu

tấn, công nghệ hiện nay chỉ cho phép khai thác được 369,9

triệu tấn. Như vậy, sau khai thác số lượng quặng theo phương

án của TIC thì trong lòng đất vẫn còn lại 174,1 triệu tấn (lớn hơn

tổng trữ lượng và tài nguyên của các mỏ khác trên cả nước gộp

lại), gây tổn thất tài nguyên quá lớn. Vấn đề này, ý kiến của một

số chuyên gia cho rằng, phương thức khai thác trong báo cáo

nghiên cứu khả thi chỉ tập trung khai thác phần quặng giàu, có

điều kiện khai thác thuận lợi, còn quặng khó khai thác thì bỏ lại,

sẽ rất lãng phí tài nguyên.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

12

6. Về các vấn đề rủi ro, nguy cơ đối với dự án

a). Nguy cơ tụt nước ngầm, xâm ngập mặn và sa mạc hóa

- Theo báo Báo cáo địa chất kết quả công tác thăm dò tỉ mỷ

mỏ sắt Thạch Khê - Nghệ Tĩnh năm 1985 (trang 255), đã

đánh giá điều kiện địa chất thủy văn mỏ sắt Thạch Khê như

sau:

+ Quanh mỏ ba phía được bao bọc bằng những khối nước

mặt lớn (phía Đông và Đông Bắc là biển, phía Tây và Tây

Bắc là sông Thạch Đồng, Cửa Sót).

+ Bản thân thân quặng Manhetit và đá vây quanh rất giàu

nước, đặc biệt là đá cacbonnat ở phía Đông gần biển, nơi

phát triển hiện tượng caster, có hệ số dẫn nước cao;

+ Các tầng chứa nước có quan hệ thủy lực với nước mặt

(biển và sông Thạch Đồng).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

+ Trường hợp mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên đến -

400m, thì lượng nước chảy vào mỏ được tính toán là: Nước

mưa 1.759.550m3/ngày đêm và nước dưới đất 1.412.249

m3/ngày đêm.

Như vậy trong điều kiện tự nhiên, nếu mở moong khai

thác lượng nước chảy vào mỏ sẽ rất lớn, đặc biệt là dòng

nước từ biển chảy vào, chính vì vậy để có thể mở moong

khai thác được nhất thiết phải xử lý xây tường chắn để giảm

lượng nước chảy vào mỏ: Đối với tầng đất phủ xây tường

chắn bằng hào sét bao quanh bờ moong đến độ sâu giáp bề

mặt đá gốc; đối với tầng đá gốc, xây tường chắn bằng cách

phun xi măng vào các lỗ khoan sâu hết đới nứt nẻ (-400m)

khoanh ngoài giới hạn bờ moong (trang 256, Báo cáo địa

chất năm 1985 - Liên đoàn địa chất 4).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

13

+ Tuy nhiên, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê năm

2014 chưa đề cập, tính toán đến giải pháp nêu trên.

Theo phương án tháo khô và thoát nước mỏ tại

Chương 9 - Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê năm

2014, đưa ra phương pháp thoát nước là bơm cưỡng

bức bằng các máy bơm thoát nước đặt trong moong

mỏ và các máy bơm tại các giếng khoan hạ mực nước

ngầm được bố trí xung quanh khai trường theo tầng

đợt mở rộng biên giới phía trên của mỏ (Hệ thống

giếng khoan này dự kiến ngăn chặn được khoảng 75-

80% lượng nước ngầm chảy vào mỏ).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhìn chung phương án này cơ bản giúp tháo khô

moong khai thác, việc bố trí các lỗ khoan hạ mực nước

ngầm làm giảm được lượng nước ngầm chảy quan bờ

mỏ, tuy nhiên không giảm được sự vận động của nước

dưới đất và sự xâm thực của nước ngầm khi đáy mỏ

xuống sâu, trong khi nước dưới đất có quan hệ thủy

lực với nước mặt (biển và sông Thạch Đồng) và có tính

ăn mòn bê tông, ăn mòn kim loại gây guy cơ sụt lở hay

sập bờ tầng. Trường hợp thực hiện phương án xây

tường chắn ngăn nước ngầm chảy vào mỏ nêu trên,

kinh phí đầu tư cho Dự án sẽ tăng cao, từ đó phải xác

định lại tính hiệu quả, tính khả thi khi thực hiện dự án.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

14

- Báo cáo địa chất kết quả công tác thăm dò tỉ mỷ mỏ

sắt Thạch Khê - Nghệ Tĩnh năm 1985 là tài liệu khoa học

được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản Quốc gia

phê chuẩn tại Quyết định số 153/QĐHĐ ngày 12/4/1985,

việc tính toán lượng nước ngầm chảy vào mỏ được dựa

trên số liệu của của các lỗ khoan tại mỏ (ở mỏ đã thi công

một khối lượng khoan máy khá lớn: 65.736,43m/263 lỗ

khoan, trong đó giai đoạn thăm dò tỉ mỉ là 24.465m/190 lỗ

khoan) và bằng phương pháp “Giếng lớn” theo công thức

DuyPuy: Lượng nước này bao gồm từ 4 đơn vị chứa

nước: Tầng chứa nước không áp trầm tích đệ tứ trên, tầng

chứa nước có áp trầm tích đệ tứ dưới, phức hệ chứa nước

trầm tích Neogen và đới chứa nước nứt nẻ đá gốc (trang

222, Báo cáo địa chất năm 1985 - Liên đoàn địa chất 4).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy, việc viện dẫn kết quả thăm dò, nghiên cứu

bổ sung về địa chất thủy văn năm 2011 mà không nói

rõ về mức độ thăm dò, nghiên cứu và kết quả thống kê

bơm nước của TIC khi moong mỏ đến mức -34m để

đánh giá lượng nước chảy vào mỏ giảm hơn nhiều so

với kết quả thăm dò năm 1985 là chưa đủ cơ sở khoa

học và độ tin cậy.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

15

- Báo cáo ĐTM của dự án điều chỉnh khai thác và

tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê được Bộ TN&MT phê

duyệt năm 2013, trong báo cáo đề cập khi khai thác

xuống độ sâu -550m sẽ bị tụt nước ngầm và bán kính

của vùng bị hạ thấp mực nước ngầm khoảng 3,5 km

(từ tâm mỏ), phạm vi ảnh hưởng nằm trên địa bàn của

6 xã: Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Hải,

Thạch Lạc và Thạch Trị, mức độ hạ thấp nước ngầm

tăng dần về phía tâm mỏ. Giải pháp đưa ra là xây dựng

nhà máy cấp nước công suất 2.000.000m3 để cấp

nước cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng do tụt nước

ngầm.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy, việc đánh giá về vấn đề tụt nước ngầm trong

báo cáo ĐTM là rất sơ sài, không đề cập đến mức độ,

phạm vi ảnh hưởng do tụt nước ngầm của các giai đoạn

khai thác, chưa nêu được cơ sở khoa học lý giải phạm vi

ảnh hưởng với bán kính là 3,5km, chưa đánh giá được

mức độ thiệt hại do tụt nước ngầm gây ra đối với sản

xuất, cây cối, hoa màu và sinh hoạt của người dân. Việc

xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt tập trung cho

người dân vùng dự án đây chỉ là một giải pháp về phục

vụ nước sinh hoạt, còn các giải pháp khác chưa được đề

cập đến bởi vì theo quy luật thủy động lực học, khi mực

nước ngầm bị tụt thì sự xâm lấn của nước biển (xâm

nhập mặn) sẽ gia tăng, vì vậy phải thực hiện công tác bồi

thường giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân bị ảnh

hưởng trong khu vực khai thác mỏ.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

16

b) Vấn đề hang caster

- Theo kết quả Báo cáo địa chất kết quả công tác thăm dò tỉ

mỷ mỏ sắt Thạch Khê - Nghệ Tĩnh năm 1985 (trang 206) đã phát

hiện hang caster phát triển tại dải đá hoa ở phía Đông như sau:

“Đá hoa phát triển ở phía Đông, chạy theo bờ biển xuống tận

phía Nam và trải rộng ra phía biển. Bằng tài liệu mô tả lõi khoan,

hiện tượng tụt cần khoan, hiện tượng mất nước trầm trọng khi

khoan, tài liệu địa vật lí lỗ khoan (điện trở suất dung dịch, đường

kính lỗ khoan) và kết quả hút nước thí nghiệm chứng tỏ hiện

tượng cac-tơ nứt nẻ phát triển mạnh: 15 lỗ khoan gặp hang cac-

tơ (theo dấu hiệu tụt cần khoan) kích thước hang theo chiều

thẳng đứng thay đổi từ 5,6m (LK 80 tuyến 84) đến 0,8m (LK 72D

tuyến 80), vị trí các hang cac-tơ theo các cấp độ sâu phân bố

như sau: từ -100m đến -200m: 12 lỗ khoan; từ -200m đến -300m:

02 lỗ khoan và từ -300m đến -400m: 01 lỗ khoan.”

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy, hang caster xuất hiện ở độ sâu dưới -100m tại

dải đá hoa ở phía Đông trải rộng ra phía biển và khả năng có

hang cac-tơ thông từ biển vào mỏ cũng như hiện tượng

nước biển chảy vào mỏ là rất cao (do dãy đá hoa không nằm

đồng nhất ở độ sâu -100m trở xuống nên không thể suy luận

trên cơ sở bờ biển tại Thạch Khê có độ dốc thấp, với độ sâu

đến -100m phải xa bờ biển trên 200km mới có hang caster).

- Từ đặc điểm trên, Báo cáo thăm dò tỷ mỷ năm 1985 đã đề

xuất trong giai đoạn tiếp theo cần chính xác hóa hiện tượng

caster nứt nẻ theo diện tích và chiều sâu (trang 232). Theo

khuyến cáo của các nhà khoa học đối với những dự án này

thì hiện tượng caster thường xẩy ra, vì vậy việc nghiên cứu,

đánh giá về hang caster trước khi khai thác là hết sức cần

thiết để đưa ra các cảnh báo và giải pháp khai thác phù hợp

(đặc biệt nơi phát hiện hang caster nằm về phía biển).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

17

Tuy nhiên, TIC chưa nghiên cứu, đo địa vật lý để xác

định việc phân bố các đới nước ngầm, hang caster và đưa

ra các biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn mỏ trong

quá trình khai thác; chưa lập phương án cụ thể về các biện

pháp phòng chống, ứng cứu sự cố trôi trượt, sạt lở nền

tầng, ngập mỏ do mưa lớn, lũ quét, thâm nhập nước ngầm,

nước biển dâng cao do bão (đặc biệt lưu ý khi có sự cố

hang caster liên thông với biển) và các sự cố khác. Theo

báo cáo, kết quả khảo sát địa vật lý để dự báo caster với

độ chính xác tương đối ở độ sâu <-200m, trong báo cáo

thẩm định thiết kế kỹ thuật, Bộ Công Thương yêu cầu

trong quá trình khai thác giai đoạn I (đến -145m), TIC cần

tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu về hang caster

để bổ sung giai pháp thiết kế phù hợp.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Một trong những giải pháp khi gặp caster là sử dụng

đất sét, đá trong mỏ kết hợp bơm phun xi măng để lấp

là không có khả thi vì thực tế trong giai đoạn thử

nghiệm bóc đất tầng phủ đã gặp vấn đề hang caster với

lượng nước lớn và sâu không thể dùng giải pháp bơm

xi măng để lấp như phương án đề xuất.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

18

c) Về đổ thải trên đất liền; cát bay, cát chảy và sạt lở bãi

thải

Dự án lớn, có nhiều loại và nhiều nguồn chất thải, trong

đó có cả các chất thải nguy hại. Dự án khai thác mỏ lộ thiên

với khối lượng đất, đá bóc phủ đổ ra môi trường xung

quanh là rất lớn (651,4 triệu m3); chiều cao bãi thải phía

Nam và phía Bắc lớn (+99m và +85m, tương ứng dung tích

chứa là 268,21 triệu m3 và 135,428 triệu m3), vị trí nằm sát

biển, nguy cơ sạt lở, trôi cát cao vào mùa mưa bão, cát bay

vào mùa gió Lào khô nóng, ảnh hưởng trực tiếp tới môi

trường sống, môi trường sản xuất của cả khu vực. Thực tế

cho thấy, bãi thải ở xã Thạch Bàn giai đoạn bóc đất tầng

phủ chỉ mới hơn 11 triệu m3 nhưng đã xẩy ra hiện tượng

cát bay, cát chủy và sạt lở bãi thải rất nghiêm trọng. Do vậy

phương án này là không khả thi với khối lượng đổ thải lớn.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

d) Về tác động ảnh hưởng của việc xây dựng bãi thải

ngoài biển

Do mỏ nằm sát biển trong vùng tiềm ẩn rất nhiều

dạng thiên tai (bão, lũ, nước dâng trong bão và khả

năng sóng thần) nên việc xây dựng đê, kè đập chắn

chân bãi thải lấn biển là giải pháp bắt buộc. Để xây

dựng cần khối lượng rất lớn đá hộc và các nguyên vật

liệu xây dựng khác (2,7 triệu m3 đá theo thiết kế trong

dự án đầu tư). Với tổng khối lượng 171 triệu m3 chất

thải (đất, đá, cát) trong phạm vi dọc bờ biển khoảng

5,2km và lấn rộng ra biển khoảng 1,6km, chiều dài đê

chắn cát là 9,183km sẽ gây nguy cơ rất cao về vấn đề

môi trường, sinh thái, dòng chảy ven bờ biển.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

19

Tuy nhiên, Báo cáo ĐTM chưa nêu rõ phương án thi công

xây dựng và chưa đánh giá được hết mức độ phạm vi ảnh

hưởng, tác động tiêu cực của việc xây đê, kè lấn biển đến

môi trường xung quanh; nếu đầu tư tuyến đê chắn sóng đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật tương tự như đê chắn sóng của Công

ty Formosa cần khoảng 8.500 tỷ đồng. Nếu xây dựng đê lấn

biển sẽ làm ảnh hưởng đến dòng hải lưu, dòng chảy dọc bờ,

hệ môi trường sinh thái biển, khu du lịch Thiên Cầm, Cửa

Sót, hệ sinh thái 137 km dọc ven biển Hà Tĩnh...

Ngoài ra, chưa có đánh giá tác động ảnh hưởng đến vùng

nuôi trồng, đánh bắt hải sản khu vực bãi ngang, khu du lịch

ven biển (Thiên Cầm, Thạch Bằng, Thạch Hà) và tác động

môi trường, tụt nước ngầm, sụt lở đất (do khai thác đến độ

sâu trên 500m) đến các huyện lân cận.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

e) Về vấn đề đổ nước thải mỏ ra biển gây nhiễm môi

trường

Báo cáo ĐTM xác định có nhiều độc tố; nước thải mỏ khối

lượng lớn được bơm từ moong mỏ, đổ vào hồ chứa diện tích

2ha để lắng tự nhiên, theo kênh dẫn đổ thẳng ra sông Thạch

Đồng, biển Thạch Hải. Trong quặng sắt Thạch Khê, ngoài kim

loại chính được thu hồi, trong nước thải mỏ còn có lưu

huỳnh, các kim loại nặng (Fe, Pb, Cr, Mn) và các nguyên tố vi

lượng khác, trong đó có hàm lượng Zn trung bình là 0,071%.

Nước thải mỏ không qua xử lý được đổ trực tiếp ra biển với

khối lượng vô cùng lớn, chưa thể khẳng định được tác động

tích lũy của các kim loại nặng, độc hại đi kèm quặng sắt trong

cả đời dự án 50 năm có thể gây ra thảm họa môi trường biển

hay không; đây là vấn đề đặc biệt hệtrọng sau bài học về sự

cố môi trường biển miền Trung năm 2016 vừa qua.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

20

Việc Bộ Công Thương đề cập kết quả quan trắc định kỳ

nước thải trong thời gian bóc đất tầng phủ để làm cơ sở

chứng minh là chưa thuyết phục (nước thải của mỏ trong giai

đoạn khai thác xuống sâu sẽ thay đổi nhiều so với thời gian

bóc đất tầng phủ).

Việc xử lý nước thải đảm bảo an toàn trước khi đổ ra biển

sẽ làm tăng chi phí đầu tư. Nếu tính riêng chi phí tuyến đê

chắn bãi thải lấn biển, tuyến đê chắn bãi thải trên đất liền, hệ

thống băng tải vận chuyển cát tới bãi thải lấn biển, 6 hồ xử lý

nước thải thì phải chi phí thêm khoảng 2.700 tỷ đồng (sau sự

cố môi trường biển, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp

Formosa Hà Tĩnh đã phải đầu tư thêm hơn 346 triệu USD để

xây dựng 7 hạng mục công trình cải thiện môi trường).

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

f) Về tác động của biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt và công bố

phân vùng bão và xác định nguy cơ bão và nước dâng do

bão khu vực biển Việt Nam trong đó có xác định vùng biển

Hà Tĩnh có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão cấp 15 và cấp

16 nước dâng trong bão có thể lên đến 4,5m, trường hợp có

triều cường thì nước dâng 5,7m đến 6,2 m (tại khu vực

Thạch Khê năm 1990 đã xảy ra bão có cột sóng lên tới từ 3-

5m. Trận mưa lũ vào tháng 10/2010 ở Hà Tĩnh đã gây sự cố

bùn chảy khu vực bãi thải làm ảnh hưởng đến diện tích đất

nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, theo tại liệu nghiên

cứu động đất của trung ương thì khu vực Thạch Khê thuộc

vùng có hoạt động động đất mạnh đến cấp 8 và từng xẩy ra

động đất cấp 6 độ richter, do đó trong quá trình khai thác

nếu có động đất thì sẽ hết sức nguy hiểm.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

21

Trong trường hợp triển khai dự án, khi kết thúc khai

thác, moong mỏ được cải tạo thành hồ chứa nước có

diện tích lớn, độ sâu lớn (-500m) với dung tích chứa lên

tới hàng trăm triệu m3 nước sẽ tạo áp lực lên bờ và đáy

mỏ, nguy cơ xẩy ra động đất kích thích là rất cao.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Từ góc nhìn khá toàn diện ở trên,

khẳng định rằng quan điểm dừng

dự án của Hà Tĩnh là có cơ sở khoa

học và thực tiễn.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

22

Mặt tích cực của việc dừng dự án:

- Môi trường sinh thái, môi trường sống của dân cư

vùng ảnh hưởng sẽ được hoàn trả nguyên trạng; khôi

phục, ổn định đời sống nhân dân vùng ảnh hưởng; đặc

biệt, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

hội trên địa bàn tỉnh, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng

cho phát triển bền vững, nhất là sau sự cố môi trường

xẩy ra trong thời gian vừa qua;

- Tạo điều kiện để phát triển du lịch dịch vụ Khu du

lịch biển Thạch Hải nói riêng và dọc dải ven biển Hà Tĩnh

nói chung; khôi phục sản xuất nông nghiệp, các làng

nghề và nuôi trồng đánh bắt thủy sản;

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

- Cái được lớn nhất là về lâu dài, phát triển kinh tế -

xã hội sẽ bền vững, tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn

đảm bảo được vấn đề môi trường, nhất là môi trường

dọc dải ven biển; sẽ không phải lo đối phó các vấn đề

rủi ro, hệ lụy về môi trường, thảm họa thiên tai có thể

đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, môi trường đầu tư,

môi trường biển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

như đã từng xẩy ra.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

23

- Đối với phần vốn đã đầu tư của dự án có một phần

đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bồi thường GPMB, đào tạo

nghề, nộp ngân sách; khoản đầu tư này người dân

trong vùng bị ảnh hưởng của dự án và nhà nước được

hưởng lợi, có thể xem đây như là khoản bù đắp của

doanh nghiệp và nhà nước cho người dân địa phương

đã chịu nhiều thiệt thòi do việc dừng dự án gần 10 năm

qua; ngoài ra, phần vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết

bị doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng cho các dự án

khác hoặc thanh lý thu hồi một phần vốn đã đầu tư,

giảm bớt thiệt hại. Nhà nước có thể hỗ trợ một phần

thiết hại cho doanh nghiệp hoặc thoái một phần vốn

chủ sở hữu của mình chuyển cho doanh nghiệp.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

Quan điểm tiến bộ ngày nay là bảo vệ môi trường

ngang bằng với phát triển kinh tế, không đánh đổi môi

trường bằng mọi giá; ổn định để phát triển, trong đó

phải xem xét lợi ích toàn cục, nguyện vọng và lợi ích

chính đáng của nhân dân trong vùng dự án. Từ góc

nhìn và quan điểm đã nêu ở trên, tỉnh Hà Tĩnh đã kiến

nghị dừng hẳn dự án này. Kính mong các nhà khoa

học ủng hộ. Các Bộ liên quan cũng có văn bản trình

Chính phủ, cơ bản đồng tình quan điểm của Hà Tĩnh.

Hy vọng Bộ Chính trị và Chính phủ có quyết định sớm

và dứt khoát về việc này trong thời gian tới ./.

II. Góc nhìn và quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh.

12/21/2018

24

LOGOTham luận tại Hội thảo "Đánh giá và cân nhắc những

vấn đề trước khi thực hiện hoạt động khai thác mỏ sắt

Thạch Khê tỉnh Hà Tĩnh" do Trung tâm con người và

thiên nhiên - LH các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức