16
[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 81 1.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội Jean-Michel Wachsberger – Đại học Lille 3, IRD DIAL Gần 60 % dân số thế giới hiện đang sống ở khu vực đô thị, con số này chỉ là 33 % vào giữa thế kỷ 20. Xu hướng dân cư nông thôn chiếm đa số tồn tại trong hàng thế kỷ đã bị đảo ngược, hiện tượng này diễn ra trước hết ở các nước phương Tây và đang tác động tới hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù tỷ lệ đô thị hóa còn thấp (giống như hầu hết các nước Đông Nam Á khác), Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong vòng một thập kỷ, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng từ 26,7 % năm 2004 lên 31,7 % năm 2012. Nếu như đô thị hóa luôn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và mang đến những tác động tích cực, cũng phải thừa nhận là những biến đổi nhanh chóng mà quá trình này mang lại kể cả đối với các hình thái tổ chức xã hội đôi khi lại là nguồn gốc của nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia. Xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng tồn tại ở mức độ nghiêm trọng và hiện tượng phân biệt xã hội đang diễn ra ngay trong các khu vực đô thị, ngay từ cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu về đô thị đã luôn đặt câu hỏi về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. Với rất nhiều nghiên cứu, các chất vấn đặt ra đã và luôn liên quan tới vấn đề cơ bản hơn, sâu sắc hơn về khả năng của các đô thị trong việc «làm xã hội, làm đô thị», điều này được chứng thực từ hàm ý vốn tiêu cực của các thuật ngữ phân cách đô thị, và mới đây hơn là phân tách đô thị, những thuật ngữ này hay được dùng để chỉ các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Bài trình bày này nhằm làm sáng tỏ những gì đang được tranh luận hiện nay dưới góc độ phương pháp luận, giúp chúng ta cùng suy nghĩ về cách thức nhìn nhận các hiện tượng bất bình đẳng và phân biệt không gian-xã hội tại các đô thị hiện nay. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đâu là nguồn gốc của các hiện tượng này và hậu quả của nó là gì đòi hỏi chúng ta trước hết phải xác định được đặc điểm của các hiện tượng đó. Thế nhưng, tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này

1.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân ... · tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này [ ] 82 Tháng 7 nỦm 2015 / Khóa hểc

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 81

1.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân biệt

không gian-xã hộiJean-Michel Wachsberger – Đại học Lille 3, IRD DIAL

Gần 60 % dân số thế giới hiện đang sống ở khu vực đô thị, con số này chỉ là 33 % vào giữa thế kỷ 20. Xu hướng dân cư nông thôn chiếm đa số tồn tại trong hàng thế kỷ đã bị đảo ngược, hiện tượng này diễn ra trước hết ở các nước phương Tây và đang tác động tới hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù tỷ lệ đô thị hóa còn thấp (giống như hầu hết các nước Đông Nam Á khác), Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong vòng một thập kỷ, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng từ 26,7 % năm 2004 lên 31,7 % năm 2012.

Nếu như đô thị hóa luôn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và mang đến những tác động tích cực, cũng phải thừa nhận là những biến đổi nhanh chóng mà quá trình này mang lại kể cả đối với các hình thái tổ chức xã hội đôi khi lại là nguồn gốc của nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia. Xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng tồn tại ở mức độ nghiêm trọng và hiện tượng phân biệt xã hội đang diễn ra

ngay trong các khu vực đô thị, ngay từ cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu về đô thị đã luôn đặt câu hỏi về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. Với rất nhiều nghiên cứu, các chất vấn đặt ra đã và luôn liên quan tới vấn đề cơ bản hơn, sâu sắc hơn về khả năng của các đô thị trong việc «làm xã hội, làm đô thị», điều này được chứng thực từ hàm ý vốn tiêu cực của các thuật ngữ phân cách đô thị, và mới đây hơn là phân tách đô thị, những thuật ngữ này hay được dùng để chỉ các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội.

Bài trình bày này nhằm làm sáng tỏ những gì đang được tranh luận hiện nay dưới góc độ phương pháp luận, giúp chúng ta cùng suy nghĩ về cách thức nhìn nhận các hiện tượng bất bình đẳng và phân biệt không gian-xã hội tại các đô thị hiện nay. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đâu là nguồn gốc của các hiện tượng này và hậu quả của nó là gì đòi hỏi chúng ta trước hết phải xác định được đặc điểm của các hiện tượng đó. Thế nhưng, tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD82

cho thấy việc xác định đặc điểm của các hiện tượng đó thường phụ thuộc vào cái chúng ta quan sát là gì, quan sát ở cấp độ nào, diễn ra trong xã hội nào và thời kỳ quan sát là thời kỳ nào. Vả lại, ta có thể nhặt ra được một số lượng lớn các khái niệm giúp hiểu được các hiện tượng đó (Vasconcelos, 2013). Và tựu chung lại, do các hiện tượng này thường được gắn với những cách hiểu khác nhau nên cũng liên quan đến nhiều thực tiễn khác nhau.

Đây chính là điều chúng tôi muốn chỉ ra thông qua bài trình bày với hai phần này, trong phần một chúng tôi sẽ trình bày về các nỗ lực trong việc tìm giải pháp để biểu diễn và mô hình hóa các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội, còn trong phần hai, chúng tôi sẽ nhắc đến việc đo lường các hiện tượng đó.

1.4.1. Biểu diễn-mô hình hóa

Những nghiên cứu phân tích xã hội học đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 về các hiện tượng phân cách không gian-xã hội đã dẫn tới việc ra đời các mô hình tổ chức và phát triển đô thị. Các mô hình này mô tả thành phố như một hệ thống kết nối các cá nhân với môi trường của mình và tạo ra một cách tự nhiên và cơ học các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Các mô hình này được ra đời ở Mỹ, xuất phát từ kết quả quan sát hiện tượng mở rộng nhanh chóng của các thành phố của Mỹ, trong đó Chicago là trường hợp điển hình. Tuy nhiên, ngoài lô-gic tổ chức và phát triển chung, chúng ta sẽ thấy các mô hình này rất khác nhau kể cả về biểu hiện cũng như trong cách diễn giải những cơ chế dẫn tới sự hình thành của các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Chúng ta cũng sẽ thấy các mô hình này được lập nên để phân tích các đô thị công nghiệp và sự phát triển của các đô thị dịch vụ cần có một mô hình phân tích mới.

Ba mô hình đô thị

Mô hình đô thị đầu tiên và cũng là mô hình nổi tiếng nhất là mô hình vòng tròn đồng tâm do Ernest Burgess đưa ra vào những năm 1920. Đây cũng là mô hình khiến cho khái niệm phân cách không gian-xã hội trở nên phổ biến và trở thành thuật ngữ chung chỉ sự cách ly giữa các nhóm dân cư với đặc điểm xã hội nhân khẩu khác nhau, với đặc thù riêng trong không gian đô thị. Nếu phân tích theo mô hình này, đô thị tổ chức và phát triển tập trung từ trong ra ngoài, xuất phát từ tâm là các trung tâm kinh doanh thương mại (khu vực tâm điểm, vùng lúp hay còn gọi là Central Business district), khu vực này được coi là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội đô thị. Ở khu vực này không có sự tồn tại của các khu dân cư, nhưng lại là nơi cư ngụ tạm thời của những người được gọi là hobos (những người không có nhà ở cố định, di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác để làm việc) và của một vài nghệ sĩ. Ở rìa của khu vực trung tâm này là vùng chuyển tiếp, đây là nơi hình thành nhiều hoạt động kinh doanh thương mại mới và công nghiệp nhẹ, các khu dân cư sống tập trung theo nguồn gốc tôn giáo của những người nhập cư mới đến, và cũng là nơi tập trung các hoạt động buôn bán bất hợp pháp và mại dâm. Không gian đô thị ở đây thường xuống cấp với các khu nhà ổ chuột, môi trường không an toàn. Xa hơn nữa ra phía ngoài là khu vực sinh sống của công nhân làm việc ổn định ở các nhà máy, họ không muốn cư trú ở vùng chuyển tiếp nhưng lại muốn sống gần nơi làm việc, còn xa hơn nữa ở ngoài cùng là khu vực dân cư cao cấp, với các tòa chung cư hoặc nhà riêng của giới nhà giàu. Cuối cùng ở vành ngoài là khu vực những người có việc làm ở trung tâm đi đi về về, đây là khu vực có không gian rộng lớn, là nơi cư trú của những gia đình

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 83

không có đủ tiền để thuê nhà ở khu vực nhà giàu, với một hay nhiều thành viên đi làm ở khu vực trung tâm và trở về nhà vào buổi tối. Trong mô hình này, sự phân biệt không gian-xã hội là hệ quả của việc tập trung cục bộ các hoạt động sản xuất cũng như lựa chọn nơi ở của mỗi cá nhân ở một khu vực nhất định, lựa chọn này không do bản thân họ tự quyết định mà phụ thuộc vào khả năng tài chính, nguồn gốc «dân tộc» và quy mô gia đình. Hiện tượng phân biệt này diễn ra gần như tự nhiên theo cùng nhịp với sự phát triển của đô thị, mỗi một khu vực tạo nên một không gian tổ chức xã hội đặc thù. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là khu vực da đen, «với cuộc sống độc lập và lộn xộn» không tuân theo cách tổ chức vòng tròn đồng tâm như thế này, đó là một khu vực cô lập (black belt) ngay trong lòng khu vực sinh sống của công nhân các nhà máy và khu cư trú của người giàu (Bacqué và Lévy, 2009).

Đến cuối những năm 1930, mô hình này đã bị mô hình của Omer Hoyt thay thế, mô hình thứ hai này mô tả các đô thị không còn được sắp xếp theo sơ đồ vòng tròn đồng tâm nữa mà theo khu vực lan tỏa. Bằng cách lập bản đồ dữ liệu về nhà ở thu thập được theo từng phân khu ở 64 thành phố của Mỹ và quan sát sự biến thiên của bản đồ dữ liệu theo thời gian, Omer Hoyt, một nhà kinh tế thuộc Công ty nhà ở liên bang đã chứng tỏ rằng cấu trúc cư trú của các thành phố phụ thuộc vào sự biến động của giá thuê nhà, và giá thuê nhà cũng luôn tuân theo quy luật phân bố lan tỏa. Theo đó, các khu vực có giá thuê nhà cao thường hình thành từ các khu thương mại bán lẻ, văn phòng, dọc theo các tuyến đường giao thông tốc độ cao, các nguồn nước điều hòa không thuộc hệ thống kênh cấp thoát

nước, theo hướng các khu vực có chất lượng sống cao, nhìn chung tỏa dần từ trung tâm ra các vùng vành đai (Racine, 1971). Các khu vực có giá thuê nhà trung bình thường phát triển quanh vùng ven các khu vực có giá thuê nhà cao, còn các khu vực có giá thuê nhà thấp chiếm các vị trí còn lại trong không gian đô thị. Trong mô hình này, tác giả chỉ tập trung vào không gian cư trú, ta có thể thấy, hành vi của người dân với vị thế xã hội cao nhất sẽ quyết định tới việc hình thành giá thuê nhà và phân bổ các khu vực khác nhau trong không gian đô thị.

Năm 1945, hai nhà địa lý là Chauncy Harris và Edward Ullman đã đưa ra kiểu mô hình thứ ba, được gọi là mô hình đa hạt nhân trong tổ chức lãnh thổ. Phân tích của hai tác giả này cho thấy rằng nếu như các thành phố thường duy trì cách tổ chức ban đầu với mô hình một hạt nhân –một vùng lõi duy nhất (cảng, nhà ga, nhà máy, v.v...), theo đúng những gì được mô tả ở hai mô hình đã trình bày ở trên, thì trong quá trình phát triển, nhiều khu vực hạt nhân mới có thể hình thành, và cũng sẽ quyết định đến cách thức tổ chức không gian ở vùng lân cận xoay quanh hạt nhân đó. Đối với hai tác giả này, sự hình thành của các khu vực hạt nhân mới là kết quả của xu hướng tập hợp các hoạt động cùng loại vào một khu vực, hoặc xu hướng một số các hoạt động khác tự đẩy ra xa trung tâm, hoặc từ những ràng buộc về không gian đối với việc phát triển một số hoạt động (như vận tải đường sắt, xây dựng kho bãi), hoặc từ các đặc điểm môi trường vốn quyết định tới lựa chọn về nhà ở của những người có thu nhập cao. Các yếu tố này kết hợp lại làm hình thành nên cấu trúc đô thị đa hạt nhân (Racine, op. cit.).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD84

Ba mô hình cấu trúc đô thị của MỹS / Ba mô hình c u trúc ô th c a M

Ngu n : http://fr.slideshare.net/ecumene/5-urban-models

Nguồn : http://fr.slideshare.net/ecumene/5-urban-models

2Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 85

Phân tích theo hệ giai thừa

Ba mô hình giới thiệu ở trên có sự khác biệt rất lớn cả về tổ chức không gian-xã hội (vòng tròn đồng tâm, lan tỏa hoặc đa cực-đa hạt nhân) và về cơ chế vận hành tự thân của mỗi mô hình. Sự khác biệt giữa các mô hình này được lý giải từ việc tác giả của mỗi mô hình thuộc về một lĩnh vực nghiên cứu riêng và do vậy, họ không sử dụng cùng một phương pháp nghiên cứu, cũng như không quan sát cùng các yếu tố giống nhau (cá nhân, nhà ở, hoạt động, đặc điểm vật lý thực thể). Tuy vậy, không phải vì thế mà các khác biệt này lại không tương thích với nhau, và thực tế ta có thể coi ba loại hình cấu trúc không gian này là những thành phần độc lập nhưng cùng tạo nên cấu trúc kinh tế-xã hội tổng thể của một đô thị (Ciceri, 1974).

Đây chính là kết quả phân tích theo hệ giai thừa được đưa ra vào giữa những năm 1950. Khi thực hiện phân tích phương sai [2] từ sáu biến thống kê (giáo dục, nghề nghiệp, tiền thuê nhà, khả năng sinh con, việc làm của phụ nữ, loại nhà ở và nguồn gốc dân tộc), hai nhà xã hội học đô thị là Bell và Shevky (1955) đưa ra nhận định rằng mối liên hệ giữa các biến này có thể được giải thích trên ba phương diện lớn, độc lập với nhau: trình độ kinh tế, vị

thế gia đình và nguồn gốc dân tộc. Từ nhận định này, hai tác giả Anderson và Egeland (1961) tiếp tục phân tích sự phân bố theo không gian của ba phương diện này ở bốn thành phố của Mỹ để từ đó chứng tỏ rằng trình độ kinh tế biến thiên khác nhau chủ yếu theo từng khu vực, và vị thế gia đình (và vị trí gia đình trong vòng đời) được tổ chức theo vòng tròn đồng tâm, trong khi đó nguồn gốc dân tộc lại đánh dấu các không gian tách bạch ở một số khu vực của đô thị. Ba hình thái tổ chức không gian này xếp chồng lên nhau và tạo ra không gian đô thị. Từ đó, ta hiểu được những yếu tố khiến cho các mô hình đã trình bày ở trên trở nên không tương thích, và ở phần sau, chúng ta cũng sẽ thấy những khó khăn trong việc đo lường các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội. Nếu như nhiều yếu tố - trong đó có một số yếu tố độc lập với các yếu tố khác - cùng có tác động quyết định (nhưng phân tích giai thừa không cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ tác động của các yếu tố đó) tới việc phân bố về mặt không gian của các cá nhân và các hộ gia đình, thì việc lập bản đồ các hiện tượng bất bình đẳng có thể khác với kết quả có được khi chúng ta chỉ tập trung riêng vào một khía cạnh này hay khía cạnh khác.

[2] Phương pháp phân tích toán học giúp rút ra một số biến cơ bản và độc lập từ tập hợp các quan hệ của nhiều biến.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD86

Từ Chicago đến Los Angeles

Các mô hình ở trên được lập khi nghiên cứu các thành phố «công nghiệp». Theo đó, ở các đô thị hữu cơ, các thành phần cấu tạo khác nhau về phương diện xã hội lại đa số kết nối với nhau về chức năng. Thế nhưng, các đô thị hậu công nghiệp lại có sự khác biệt căn bản theo cái nhìn của một số nhà quan sát, hệ quả là thuật ngữ phân tách có xu hướng dần thay thế thuật ngữ phân cách để thể hiện đặc trưng của các hiện tượng bất bình đẳng về không gian xã hội. Thuật ngữ phân cách chủ yếu chỉ tình trạng cách ly trong mối

quan hệ phụ thuộc qua lại của các vùng giới hạn địa lý và cư dân trong mỗi vùng, trong khi thuật ngữ phân tách lại mang nội hàm về không gian, chỉ tình trạng tản mát, thậm chí rời rạc của mạng lưới đô thị, mà biểu hiện của nó là sự thiếu vắng tính liền mạch và chồng lấn về vật lý thực thể giữa các khu vực khác nhau trong đô thị, cũng như tính kết nối rất yếu giữa các khu vực với nhau (hạn chế trao đổi giữa các mảnh đô thị bị tách rời), thuật ngữ này cũng mang nội hàm xã hội, ám chỉ đến xu hướng thu mình lại kể cả về xã hội, văn hóa, chính trị và/hoặc bản sắc của từng

Thành phân cấu tạo cấu trúc kinh tế xã hội của một đô thị

S / Thành ph n c u t o c a c u trúc kinh t xã h i c a m t ô th

Ngu n : Mansuy et Marpsat (1991).

TT.Kinh doanh Ngu n g c dân t c

Lo i h gia ình

M c thu nh p

Khô

ng g

ian

xã h

i

Không gian v t th

Nguồn: Mansuy và Marpsat (1991).

3Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 87

mảnh đô thị bị tách rời với các mảnh khác (Navez-Bouchanine, 2002).

Đối với nhiều tác giả, sự vận động của các đô thị hiện nay đang làm thay đổi sâu sắc tổ chức không gian xã hội của các đô thị theo kiểu Ford, trong đó, đô thị điển hình ngày nay của Mỹ không phải là thành phố Chicago nữa mà thay thế vào đó là Los Angeles (Soja, 2000): mở rộng các vùng vành đai đô thị lan tỏa nhiều hơn là theo kiểu vòng tròn đồng tâm (Mangin, 2001); chuyên biệt và đứt gãy giữa các không gian khác nhau (Dear, 2000); tập trung theo cực về xã hội và không gian xã hội (Sassen, 1991); tư nhân hóa các không

gian công cộng, xuất hiện ranh giới mới giữa các khu vực (Davis, 2006). Các hiện tượng này dẫn ta tới việc phải tương đối hóa giá trị của các mô hình biểu diễn. Các mô hình này nhìn chung vẫn được xây dựng trong những bối cảnh đặc thù và để đáp ứng một số những vấn đề đặc biệt, không mang tính bao quát. Nhìn chung, kiểu mô hình này vẫn hữu dụng trong việc làm sáng tỏ những nhận định về các tiến trình không gian-xã hội đang diễn ra ở một số đô thị, ở một vài thời điểm nào đó, tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của các mô hình đó không mang tính bao quát cả về không gian và thời gian.

Từ Chicago đến Los AngelesS / T Chicago n Los Angeles

Ngu n : Jacquier (2007).

Biên gi i c

Tr c nh ng n m 70 T khi

Khu ng i nghèo « ghettos de pauvres

»

Ngo i thành

Biên gi i m i và nh ng gi i h n

Khu c trú c a ng i giàu

«ghettos de riches»

Khu ph nguy hi m

...

»

Nguồn: Jacquier (2007).

4Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD88

1.4.2. Đo lường-lý giải

Các mô hình biểu diễn giúp làm xuất hiện các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội và cũng đưa gợi ý về những tiến trình dẫn tới sự xuất hiện của các hiện tượng đó. Tuy nhiên, kiểu mô hình này không giúp ta thấy được mức độ của các hiện tượng đó là đến đâu. Để trả lời câu hỏi này, nhiều tác giả đã nghiên cứu để tìm ra được một công cụ đo lường. Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong đo lường các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội. Ta sẽ thấy là vấn đề đo lường làm nảy sinh các vấn đề về biểu diễn các hiện tượng này, các lý do thì hoàn toàn giống nhau: đặc tính đa chiều và đa giai thừa khiến ta không thể áp dụng được một thước đo duy nhất. Trước hết, trong phần này, ta sẽ cùng tư duy về các yếu tố tiên quyết cần có để đo lường. Sau đó, tôi sẽ giới thiệu một số các chỉ số thường dùng để đánh giá hiện tượng phân cách. Cuối cùng, ta sẽ xem xét khả năng có thể hay không thể đo lường được hiện tượng phân tách.

Các yếu tố tiên quyết cho đo lường

Trước khi thực hiện việc đo lường hiện tượng phân cách, cần phải đặt hai câu hỏi: ta muốn quan sát hiện tượng này trên phương diện nào và việc đo lường sẽ được thực hiện theo thang độ nào.

Như đã nói ở trên, có nhiều yếu tố có tác động quyết định tới các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Chẳng hạn, việc dân cư phân bố cư trú theo nguồn gốc «dân tộc» có thể cho ra một cấu trúc không gian khác với việc phân bố theo vị thế gia đình. Do vậy, việc đo lường hiện tượng phân cách theo nguồn gốc dân

tộc có thể sẽ cho ra các kết quả khác với đo lường hiện tượng phân cách về xã hội-nhân khẩu học. Tuy nhiên, các phương diện khác nhau của hiện tượng phân cách không nhất thiết phải độc lập với nhau. Thực tế, đôi khi, ta có thể xây dựng được một chỉ số tổng hợp giúp đo lường tất cả các phương diện có liên hệ qua lại với nhau, hoặc tính toán mức độ phân cách dựa trên phương diện có mức độ kết nối mạnh nhất với các phương diện còn lại. Chẳng hạn, ở Pháp, việc có thu nhập thấp hơn 60 % mức thu nhập bình quân có vẻ có liên quan nhiều tới một số đặc điểm khác, như vị thế là người nhập cư, vị trí trên thị trường lao động việc làm, hoặc thậm chí là loại hộ gia đình, vì vậy, đôi khi các thành phố phải sử dụng các chính sách lựa chọn khu vực để thực hiện các chương trình hành động trên cơ sở duy nhất một yếu tố là thu nhập.

Lựa chọn thang độ đo lường cũng không phải là không có tác động. Một mặt, phải ấn định các giới hạn không gian trong đó ta muốn đo lường (khu phố, thành phố, khu dân cư, tỉnh, khu vực, quốc gia...), và mặt khác, phải xác định mức độ sát nhất với thực tế (nhà, căn hộ, khối nhà, quan hệ hàng xóm, khu phố, phường, v.v...). Các lựa chọn này không liên quan đến kỹ thuật thống kê, và ngay từ đầu cần phải có cái nhìn mang tính xã hội học. Như E. Préteceille (2006) đã nhận định, điều này khiến chúng ta phải quyết định về «tập hợp mà chúng ta cho rằng là tạo ra hoặc phải tạo ra «xã hội», và từ đó mà các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội có thể phá vỡ tính kết dính trong xã hội». Thế nhưng, các lựa chọn này tất nhiên cũng quyết định tới kết quả thu được.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 89

Chẳng hạn, khi nghiên cứu hiện tượng phân cách trong cộng đồng cư dân nhập cư ở Pháp, Mirna Safi (2009) đã chỉ ra rằng thang độ quan sát tổng thể càng giảm, hiện tượng này diễn ra ở mức độ càng nhẹ. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi thủ đô Paris, ta thấy mức độ phân cách sẽ nhỏ đi nếu tính thêm vành đai trong cùng, và sẽ nhỏ nữa nếu tính toàn bộ vùng vành đai ngoài cùng, và vô cùng nhỏ nếu thang độ quan sát là toàn bộ vùng thủ đô Île-de-France. Câu hỏi đặt ra ở đây là ở không gian nào, ở thang độ quan sát nào ta có thể đánh giá một mức độ phân bố cư dân nhập cư nào đó là không đồng đều một cách «bất bình thường», điều này dẫn đến việc phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi khác có liên quan, đó là đâu là lý do và lô-gic của việc người nhập cư «phải» được phân bố đồng đều trên các vùng lãnh thổ (Wachsberger, 2013).

Độ sát của phân tích cũng có ảnh hưởng tới cảm nhận và quan niệm về tình trạng phân cách. Được quan sát trong phạm vi bán kính hàng xóm láng giềng lân cận (trong khoảng 30-40 hộ nằm gần nhau) như trong nghiên cứu của Maurin (2004), hiện tượng phân cách về xã hội nghề nghiệp diễn ra ở mức độ lớn hơn so với kết quả quan sát các khu vực có quy mô lớn hơn, chẳng hạn khu vực tập trung được đánh giá theo dữ liệu thống kê (IRIS) (khoảng 2 000 người) [3], như trong nghiên cứu của Préteceille (2006). Như vậy khi ưu tiên lựa chọn một thang độ quan sát nhất định nào đó, tất nhiên không phải là ưu tiên theo sở thích mà còn tùy thuộc vào những yêu cầu nghiên cứu, thì đều dẫn đến một kết quả và một cái nhìn đặc thù về hiện tượng

phân cách hoặc phân tách xã hội. Chẳng hạn, lựa chọn quan sát ở cấp độ một khu vực láng giềng hẹp đòi hỏi ta phải quan sát và phân tích thành phần xã hội trong các tòa nhà chung cư. Xét về mặt xã hội, các đơn vị này có mức độ đồng nhất cao hơn so với quy mô khu phố nơi có các tòa nhà chung cư đó. Nhưng để quan sát được có hiện tượng phân cách xã hội hay không, cần phải đặt ra một số lượng lớn giả thuyết về nguyên nhân và hệ quả của mức độ đồng nhất cao về mặt xã hội trong các tòa nhà chung cư: đây có phải là biểu hiện của tình trạng bị cách ly hay tự động cách ly của một số tầng lớp hoặc nhóm cư dân? Liệu điều đó có cản trở sự tương tác giữa các nhóm xã hội? Liệu điều đó có ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận của mỗi người tới các loại hàng hóa dịch vụ được cung cấp? Chừng đó câu hỏi không thể có câu trả lời nếu chỉ thực hiện các phân tích thống kê, do đó cần phải sử dụng góc nhìn về xã hội học. Mức độ tinh và sát với thực tế trong quan sát cũng có thể thay đổi quy mô và/hoặc sự phân bổ các chương trình chính sách của nhà nước trong việc xóa bỏ hiện tượng phân cách xã hội. Khi áp dụng chính sách tổ chức đô thị theo hình lưới tại Amiens, tức là phân chia diện tích của thành phố thành các hình ô vuông diện tích 200 x200 m, các chuyên gia về chính sách đô thị mới của Pháp đã làm xuất hiện một hình thái tổ chức địa lý mới của nghèo đói, từ đó đòi hỏi phải giảm rõ rệt phạm vi bán kính áp dụng của các chính sách ưu tiên trong giảm nghèo cho các khu vực có liên quan và tập trung cho một số khu vực nhất định có xuất hiện các hiện tượng nghèo mới.

[3] IRIS là các khu vực có khoảng 2 000 dân. Đây là cách phân chia lãnh thổ mà Viện thống kế và nghiên cứu kinh tế quốc gia INSEE sử dụng để thực hiện đợt tổng điều tra năm 1999.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD90

Quy hoạch theo hình lưới và chính sách đô thị tại AmiensB n / Quy ho ch theo hình l i và chính sách ô th t i Amiens

Ghi chú : nh ng i m màu vàng (1) xác nh nh ng khu v c t p trung ông ng i nghèo Ngu n : http://www.ville.gouv.fr/IMG/pdf/reforme-geographique-prioritaire-130729-bd-2.pdf

(1) (1)

(1) (1)

(1)

(1)

Ghi chú: những điểm màu vàng (1) xác định những khu vực tập trung đông người nghèo.Nguồn: http://www.ville.gouv.fr/IMG/pdf/reforme-geographique-prioritaire-130729-bd-2.pdf.

Các chỉ số

Sau khi đã lựa chọn phạm vi và thang độ phân tích, cần phải xây dựng các chỉ số thống kê phù hợp để có thể quan sát được hiện tượng phân cách hoặc phân tách về mặt không gian ở phạm vi khu vực đã lựa chọn. Ở đây, nhà nghiên cứu có nhiều phương án lựa chọn. Chẳng hạn có thể dựa theo nghiên cứu của Massey và Denton (1988) để sử dụng năm loại chỉ số đo lường hiện tượng phân cách về không gian: chỉ số bình đẳng (evenness), chỉ số tiếp xúc (exposure), chỉ số tập trung (concentration), chỉ số tập hợp thành nhóm về không gian (clustering) và chỉ số trung tâm hóa (centralization). Thế nhưng, mặc dù chỉ thể hiện một phần các khía cạnh khác nhau của hiện tượng phân cách, các chỉ số này cũng phản ánh một cái nhìn, hoặc hiển hiện

hoặc ngầm ẩn, về bản chất của hiện tượng phân cách, về tiến trình dẫn tới xuất hiện hiện tượng này và thậm chí cả về những hệ quả mà nó gây ra. Đây chính là nội dung chúng tôi muốn nhắc tới ở đây thông qua việc giới thiệu cụ thể một số các chỉ số, các chỉ số đó đã được sử dụng như thế nào và những tranh luận xoay quanh việc áp dụng các chỉ số đó.

Trong số năm loại chỉ số trên, chỉ số bình đẳng là chỉ số đầu tiên được phát triển để đo lường hiện tượng phân cách và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến (Rhein, 1994). Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ đồng đều hoặc không đồng đều trong phân bố dân cư ở các khu vực khác nhau, trong mối tương quan với tỷ lệ phân bố của dân số nói chung (chỉ số phân cách) hoặc với một nhóm dân cư tham chiếu (chỉ số bất tương đồng). Được

4Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 91

xây dựng theo nguyên tắc thống kê trên cơ sở áp dụng đường cong theo lý thuyết của Lorentz, chỉ số này có thể coi là «trung tính» so với lý thuyết nghiên cứu xã hội học. Chẳng hạn, chỉ số phân cách (hay chỉ số bất tương đồng) do Duncan và Duncan (1955) đề xuất giúp đo lường khoảng cách chênh lệch trong phân bố một nhóm dân cư nhất định ở các khu vực khác nhau so với sự phân bố của dân số nói chung (hoặc của một nhóm dân cư tham chiếu): nếu khoảng cách chênh lệch bằng 0, tỷ lệ phân bố đều nhau hoàn toàn; nếu khoảng cách chênh lệch bằng 1, mức độ phân cách là tối đa [4].

Tuy nhiên, ta cũng cần phải đặt câu hỏi về ý nghĩa xã hội học của tình trạng phân bố đồng đều của các nhóm dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, cũng như tới tác dụng của chỉ số này trong phân tích xã hội học. Chỉ số bất tương đồng ngầm chứa giả thiết rằng khi sự phân bố của một nhóm dân cư đặc thù tương đồng với sự phân bố của một nhóm dân cư tham chiếu, ta có thể coi đó là một tình huống xã hội «bình thường» và bất cứ một khoảng cách chênh lệch nào so với mức độ phân bố đồng đều này cũng đều là thể hiện của một vấn đề xã hội nào đó, còn nếu không ít nhất cũng là biểu hiện của một hiện tượng xã hội cần chú ý quan tâm. Như vậy, việc sử dụng chỉ số này chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội học nếu như nhà nghiên cứu giải thích được tại sao một nhóm dân số nhất định (người nhập cư, công nhân, người theo đạo Hồi, v.v.) phải được phân bổ đồng đều ở một khu vực nhất định thì mới được coi là « bình thường », và từ đó phải đưa ra được giả

thuyết về các yếu tố dẫn tới tình trạng phân bố không đồng đều của các nhóm dân cư đó.

Các chỉ số tiếp xúc giúp đo lường xác suất một thành viên trong một nhóm dân cư nhất định có sự chia sẻ nơi ở của mình với một thành viên của một nhóm dân cư khác (chỉ số tương tác) hoặc một thành viên trong nhóm của mình (chỉ số co cụm). Cũng giống như các chỉ số bình đẳng, chỉ số tiếp xúc cũng dao động từ 0 (mức độ tương tác hoặc co cụm bằng 0) đến 1 (mức độ tương tác hoặc co cụm tối đa). Các chỉ số này dựa trên ý tưởng theo đó, việc chia sẻ một không gian cư trú sẽ tạo thuận lợi cho tương tác xã hội, và theo hướng này hay hướng khác, các tương tác xã hội đó sẽ tác động tới khả năng hội nhập hoặc hòa nhập của các cá nhân cũng như tới khả năng xảy ra hay không xảy ra xung đột về xã hội hoặc về sắc tộc. Tuy nhiên, các tương tác xã hội này chỉ thuần túy mang tính chất xác suất. Trong thực tiễn, chúng ta đều biết là sự gần gũi về mặt không gian không phải lúc nào cũng làm tăng mức độ trao đổi giữa các thành viên (Chamboredon, Lemaire, 1970; Oberti, 2007). Ngoài ra, các trao đổi giữa các nhóm hoàn toàn có khả năng diễn ra ngoài khu vực cư trú, và chỉ số tiếp xúc không giúp chúng ta đo lường được những tương tác này [5].

Chỉ số tập trung là nhóm chỉ số thứ ba đo lường hiện tượng phân cách xã hội, các chỉ số này cũng lại dựa trên một lô-gic khác biệt. Thực tế, chỉ số tập trung chỉ đo lường mức độ tập hợp theo nhóm của một nhóm dân cư nhất định ở một số khu vực nhất định. Trọng tâm của chỉ số này không được đặt vào xác suất tương tác mà chỉ đặt vào mức độ chia sẻ

[4] Để biết công thức toán học của các chỉ số, xin xem thêm Wachsberger 2012.[5] Ví dụ các tương tác có thể xảy ra tại nơi làm việc, các khu buôn bán. Vả lại, các tương tác này cũng có thể xảy ra với

các cá nhân sinh sống ở một khu vực lân cận (Cherkerboard problem), điều này khiến cho việc xác định các phân đơn địa lý sử dụng cho tính toán các chỉ số trở nên khó khăn (Morril, 1991).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD92

một khu vực lãnh thổ nhất định, không đưa ra bất cứ một giả thuyết nào kể cả về nguyên nhân lẫn tác động của hiện tượng tập hợp theo nhóm đó. Như vậy, mặc dù giá trị của chỉ số tập trung và chỉ số tiếp xúc không độc lập với nhau (mức độ tập trung cao sẽ đi cùng mới mức độ co cụm cao), có thể thấy, các chỉ số tiếp xúc sẽ giúp quan sát tốt hơn và như vậy khách quan hơn. Tuy nhiên, bản thân các chỉ số này cũng dựa trên một cái nhìn đặc thù về hiện tượng phân cách, theo đó, hiện tượng này có gắn với vấn đề tồn tại của các khu ghetto là các khu đô thị nghèo đông dân. Các chỉ số này đo lường tỷ lệ dân cư được coi là sống ở các khu vực hoặc bán kính trong đó, mật độ dân cao hơn mật độ chung của dân số (khu phố hoặc khu vực có mật độ người nghèo, người nước ngoài, công nhân, v.v... cao). Các chỉ số này cũng tập trung nhiều hơn cho các khu phố hoặc khu vực có mật độ tập trung cao một số đối tượng dân cư nhất định và bỏ qua các cá nhân cũng thuộc nhóm dân cư có liên quan đó nhưng sống rải rác ở các khu phố hoặc khu vực khác. Các chỉ số này cũng cần phải xác định một cách võ đoán một ngưỡng tập trung nhất định. Trong nghiên cứu về hiện tượng hình thành các khu ghetto ở Mỹ, Jargowsky (1997) đã tính toán tỷ lệ tập trung người nghèo trên cơ sở số người nghèo (là những người sống dưới ngưỡng nghèo) sinh sống trong một khu vực có tỷ lệ nghèo lên tới 40 %.

Các chỉ số cuối cùng được sử dụng để đo lường hiện tượng phân cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây là các chỉ số tập hợp nhóm, chỉ số này không chỉ đo lường mức độ tập trung các thành viên của một nhóm dân cư nhất định ở các khu vực mà còn xem xét khoảng cách địa lý giữa các khu phố bị phân cách. Như vậy, các chỉ số này thể hiện mức độ cô lập của một nhóm dân cư nhất định

trong phạm vi bán kính quan sát. Tập trung và tập hợp theo nhóm do đó cho chúng ta những thông tin khác nhau. Quả thực, một nhóm dân cư có thể có mức tập trung rất cao (đa số các thành viên sinh sống trong một vài khu vực địa lý nơi nhóm dân cư đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số nói chung của khu vực) nhưng lại có mức tập hợp theo nhóm rất thấp nếu như các khu vực cách xa nhau về mặt địa lý. Đây là nhận định được rút ra rất rõ ràng từ phân tích của Safi (2009) về sự phân bố của người nhập cư ở các khu vực thuộc vùng thủ đô Paris. Theo phân tích này, cộng đồng người châu Á là các cộng đồng có mức tập trung cao ở một số khu vực riêng biệt nhưng lại cách xa nhau về địa lý, trong khi đó, cộng đồng người nhập cư gốc Phi lại thường có mức tập hợp theo nhóm rất cao trong các khu vực nghèo, gần nhau về mặt địa lý và thường bị kỳ thị phân biệt. Việc xem xét có tồn tại hay không hiện tượng tập hợp theo nhóm của các khu vực cư trú cho chúng ta một số hướng diễn giải về các cơ chế dẫn tới tình trạng tập trung dân cư ở các khu vực chịu sự phân cách. Đối với cộng đồng người nhập cư gốc Á chẳng hạn, điều này có thể «phản ánh một chiến lược hình thành mạng lưới xã hội trong một số khu vực hơn là cơ chế bị gạt ra ngoài lề ở một khu vực địa lý có hoàn cảnh không thuận lợi».

Vì các chỉ số ở trên được xây dựng theo các lô-gic khác nhau nên mỗi chỉ số sẽ mang đến một cái nhìn đặc thù về quy mô của hiện tượng phân cách. Nếu phân tích sâu hơn nữa, ta cũng có thể coi các chỉ số đó không mang tính không gian xét trên một góc độ nhất định vì các chỉ số này không tính đến khoảng cách không gian của các đơn vị cũng như thành phần cấu tạo nên từng đơn vị được quan sát. Như vậy, các chỉ số này ngầm coi rằng ranh giới giữa các khu vực là hoàn toàn kín, và các

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 93

nhóm dân cư khác nhau ở các đơn vị quan sát khác nhau không được coi là có tương tác. Các chỉ số này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tóm tắt về hiện tượng phân cách ở tổng thể không gian đô thị nhưng lại không chỉ rõ khu vực nào chịu sự phân cách lớn nhất. Để giải đáp cho những ý kiến này, một số tác giả đã đề xuất nhiều công thức tính toán đối với các chỉ số đó, để từ đó tính toán được phương

diện không gian, có tính đến đặc điểm trong phân bổ về mặt địa lý của các đơn vị quan sát (số lượng hàng xóm, phạm vi ranh giới giữa các khu vực, khoảng cách với hàng xóm), và xác định vị trí bằng cách đo lường mức độ đa dạng trong mỗi đơn vị phân chia theo ranh giới hoặc độ đa dạng trong các đơn vị này với các đơn vị hàng xóm [6].

Đo lường hiện tượng phân tách

Các chỉ số trình bày trên đây được xây dựng để đo lường hiện tượng phân cách. Nhưng chúng ta cũng đã thấy trong các xã hội hậu công nghiệp có vẻ xuất hiện các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội có đặc điểm gần với hiện tượng phân tách hơn là hiện tượng phân cách. Để đo lường chính xác hiện tượng này, cần phải xây dựng các chỉ số riêng. Tuy

nhiên, trong khi mong muốn đo lường được hiện tượng phân cách của các nhà nghiên cứu đã dẫn đến sự ra đời của vô số các chỉ số đo lường thì các nhà xã hội học và các nhà địa lý hiện nay vẫn chưa thật tập trung trong việc tìm ra các chỉ số đo lường cho đối tượng phân tích của họ là hiện tượng phân tách.

Hãy cùng điểm lại một số dấu mốc trong quá trình xây dựng chỉ số đo lường cho hiện tượng

Chỉ số bất tương đồng của vùng Île-de-FranceB n / Ch s b t t ng ng c a vùng Île-de-France

Ghi chú : m c màu s c chuy n t màu tr ng th hi n s b t t ng ng mang tính tiêu c c cao (s xu t hi n r t ít) t i màu en th hi n s b t t ng ng mang tính tích c c cao (s xu t hi n dày c).

Ngu n : Safi (2009).

S b t t ng ng c a ng i Th Nh K t i vùng Île-de-France n m 1999

S b t t ng ng c a ng i Tây Âu t i vùng Île-de-France n m 1999

Ghi chú: mức độ màu sắc chuyển từ màu trắng thể hiện sự bất tương đồng mang tính tiêu cực cao (sự xuất hiện rất ít) tới màu đen thể hiện sự bất tương đồng mang tính tích cực cao (sự xuất hiện dày đặc). Nguồn: Safi (2009).

5Bản đồ

[6] Để biết công thức tính toán, xin xem thêm Gaschet và Le Gallo, 2009.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD94

này. Các chỉ số được xây dựng phải đảm bảo đo lường trực tiếp các khía cạnh khác nhau giúp phân biệt rõ hiện tượng phân tách và hiện tượng phân cách: tính không liên tục về không gian và độ kết nối yếu giữa các khu vực bán kính đô thị. Hai tiêu chí phân biệt này mặc dù có liên quan đến nhau nhưng không thể gộp vào trong cùng một thước đo. Bản thân hai tiêu chí này lại cũng mang đặc điểm đa chiều, điều này khiến cho việc xây dựng một chỉ số tổng hợp càng trở nên khó khăn hơn. Như vậy, đề cập đến hiện tượng phân tách theo hướng đo lường đòi hỏi ta phải ưu tiên lựa chọn góc độ tiếp cận, tức là phải xác định một vấn đề đặc thù. Ở đây, tôi xin chỉ nêu một số minh họa cho nhận định này để kết thúc cho bài trình bày.

Khi phân tích một trong hai tiêu chí là tính không liên tục về không gian lãnh thổ thuần túy ở góc độ địa lý, chúng ta có thể sử dụng công cụ là sự chênh lệch về mật độ giữa các khu phố để xây dựng chỉ số phân tán tương đối, chẳng hạn như hệ số dung sai của mật độ. Khi giá trị chênh lệch cao, tức là có sự đan xen của các «lỗ hổng» trong không gian đô thị và các khu vực có mật độ dân số quá tải, điều đó có nghĩa là tình trạng phân tách diễn ra ở mức độ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này không thể hiện được vị trí khác nhau của khu vực này so với khu vực khác (liệu các khu vực có mật độ cao và mật độ thấp như vậy có thực sự đan xen, hay tập hợp theo cụm, các khu vực này tập hợp theo cụm ở trung tâm, các khu vực khác tập hợp theo cụm ở các vùng vành đai?). Chỉ số này cũng không thể hiện được bản chất của các không gian có mật độ thấp và do vậy không đưa ra được các nguyên nhân lý giải cho sự chênh lệch về mật độ giữa các khu vực. Các đơn vị không gian có mật độ dân cư thấp liệu có phải là khu vực cư trú dành riêng cho một số đối tượng được

ưu tiên, các công viên dành cho tất cả mọi người, các khu công nghiệp hay thương mại, các khu vực đất trống không có công trình xây dựng do đặc điểm địa chất? Ngoài ra, chỉ số này cũng chỉ phản ánh được một khía cạnh của tính không liên tục về không gian lãnh thổ, vì ta biết đặc điểm của tính không liên tục về không gian lãnh thổ được xác định qua sự tồn tại của các bức tường ngăn, hoặc ranh giới khó vượt qua. Mức độ phân tán thấp về mật độ của các khu vực như vậy không đồng nghĩa với việc có hiện tượng phân tách mạnh.

Ta cũng có thể cho rằng hiện tượng phân tách chỉ thực sự tồn tại nếu các đơn vị không gian không kết nối hoặc kết nối với nhau lỏng lẻo. Như vậy khi đo lường, ta phải chỉ ra được những khiếm khuyết về kết nối giữa các đơn vị trong không gian đô thị. Những rào cản đó, chẳng hạn như đường cao tốc không được phép chạy ngang qua, các bức tường, hàng rào thường dễ nhìn thấy trên bản đồ đường giao thông. Qua đó, ta có thể lựa chọn xây dựng một chỉ số đo lường hiện tượng phân tách đô thị, theo những nghiên cứu đã được thực hiện trong ngành sinh học địa lý (Romano, 2012), chỉ số này sẽ thể hiện mức độ rào cản đô thị của các yếu tố liệt kê ở trên. Tuy nhiên, để chỉ số này có thể được sử dụng nhiều hơn, một mặt cần phải lập danh sách các loại rào cản có thể có (đường sắt, đường cao tốc, sông, tường, rào, v.v.) và mặt khác phải phân chia một hệ số rào cản cho từng loại rào cản (ví dụ đường sắt không phải lúc nào cũng không thể vượt qua nếu như không có rào chắn hai bên, hoặc một con đường với bốn làn đường không phải lúc nào cũng không thể đi băng ngang nếu như mật độ giao thông không quá dày đặc, v.v.). Đây là một việc khó vì thực tế ở mỗi đô thị là rất khác nhau.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 95

Như vậy, ta có thể thiên sang xây dựng một chỉ số dựa trên thời gian trung bình mà một cá nhân có mặt trong khu phố hoặc khu vực của mình. Nếu đa số người dân ở mỗi khu vực đô thị dành phần lớn thời gian của mình để có mặt ở khu vực đó thì ta có thể thấy hiển nhiên sẽ có trình trạng khép kín giữa các không gian với nhau. Tuy nhiên, còn một điểm nữa phải lưu ý là sự giao lưu giữa các khu phố không chỉ đơn thuần là di chuyển của các cá nhân từ khu phố này sang khu phố khác. Chẳng hạn, liệu ta có thể nói rằng có hiện tượng phân tách xã hội nếu như các phân khu trong không gian đô thị kết nối với nhau về mặt kinh tế (thông qua trao đổi hàng hóa), trong khi các hoạt động này không đòi hỏi cư dân giữa hai khu vực phải di chuyển hay đi lại quá nhiều? Liệu ta có thể nhắc đến hiện tượng phân tách hay không khi mà do thiếu sự tiếp xúc về mặt thực thể vật lý, các cá nhân ở các khu vực khác nhau liên lạc với nhau bằng các phương tiện phi vật chất (điện thoại, vô tuyến, radio, mạng Internet)? Ngược lại, mức độ đi lại di chuyển nhiều cũng không hẳn không tương thích với xu hướng phân tách xã hội, nếu như lộ trình và các phương tiện đi lại của mỗi cá nhân không giống nhau, như trường hợp của các đô thị lớn của Brazil.

Kết luận

Các mô hình đô thị cùng các chỉ số thống kê có đóng góp lớn vào những tranh luận khoa học về các hình thái và tiến trình không gian xã hội trong phát triển đô thị. Việc xây dựng các mô hình và các chỉ số này cần phải xác định rất chính xác hiện tượng mà ta phải nghiên cứu, và như vậy đòi hỏi phải làm rõ

được các khái niệm. Về kết quả có thể mang lại, các mô hình và chỉ số thống kê này đã góp phần bảo vệ cho quan điểm của các tác giả và khiến những người có quan điểm trái chiều phải thực hiện những phân tích sâu hơn để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Tuy nhiên, lợi ích của các mô hình và chỉ số giới thiệu trong bài trình bày này không nên che giấu một điều là việc xây dựng và đọc chúng luôn phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng trước đó để xác định hiện tượng cần quan sát, hình dung các nguyên nhân và hậu quả có thể có. Theo hướng đó, các chỉ số thống kê không khác biệt so với các yếu tố khác trong lập luận khoa học của các ngành khoa học xã hội và như vậy cũng không có giá trị cao hơn. Đó không phải là các bằng chứng tuyệt đối mà chỉ là một bước riêng trong tư duy. Như vậy, khi nhiều chỉ số mang đến một câu trả lời khác, điều đó không nhất thiết có nghĩa là trong các chỉ số đó có chỉ số sai, mà là mỗi chỉ số đó gắn với các khái niệm được định nghĩa không cùng một cách, và chúng mang đến câu trả lời cho những câu hỏi đặc thù: đó là một trạng thái hay một tiến trình? Đó có phải là một hiện tượng tự nhiên hay là kết quả của một hành vi chiến lược? Nó được tổ chức hay tự phát, mù mờ? Nó được chủ động lựa chọn hay bị động? Nó thường xuyên hay chỉ là tạm thời? Mỗi cách đặt câu hỏi và xác định hiện tượng phân cách hay phân tách đều dẫn tới việc xây dựng được một thước đo riêng biệt và mang đến một câu trả lời đặc thù. Khó khăn trong việc đo lường chính xác hiện tượng phân cách hay phân tách như vậy chủ yếu là vấn đề mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn là vấn đề thống kê.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD96

Tài liệu tham khảo

ANDERSON, T.R. et J.S. EGELAND (1961), «Spatial Aspects of Social Area Analysis», American sociological Review, vol. 26, pp. 392-98.

BACQUE, M.-H. et J.-P. LEVY (2009), «  Ségrégation », in J.-M Stébé, H. Marchal, Traité sur la ville, PUF, pp. 303-352.

BELL, W. et E. SHEVKY (1955), Social Area Analysis, Stanford University Press.

CHAMBOREDON, J.-C. et M. LEMAIRE (1970), « Proximité spatiale et distance sociale. Les grands ensembles et leur peuplement », Revue française de sociologie, 11, p. 3-33.

CICERI, M.-F. (1974), Méthodes d’analyse multivariée dans la géographie anglo-saxonne. Evaluation des techniques et des applications, Thèse de doctorat de 3ème cycle, Université de Paris 1 Panthéon-Sorbonne.

DAVIS, M. (2006), Au-delà de Blade runner : Los Angeles et l’imagination du désastre, Paris, Allia.

Dear, M. J. (2000), The Postmodern Urban Condition, Oxford, Blackwell Publishers.

DUNCAN, O.D. et B. DUNCAN (1955), « A Methodological Analysis of Segregation Indexes », American Sociological Review, 41, p. 210-217.

GASCHET, F. et J. LE GALLO (2009), « La dimension spatiale de la ségrégation », in Gaschet F., Lacour C., Métropolisation et ségrégation, Presses Universitaires de Bordeaux, pp. 45-61.

JACQUIER, C. (2007), « Comment construire des projets solidaires de territoires ? », Communication à la 4e journée du cycle de qualification des acteurs, Rouen.

JARGOWSKY, P. (1997), Poverty and Place. Ghettos, Barrios and the American City, Russel Sage Foundation, New-York.

MANSUY, M. et M. MARPSAT (1991), « Les quartiers des grandes villes : contrastes sociaux en milieu urbain », Economie et statistique, n° 245, pp. 33-47.

MASSEY, D.S. et N.A. DENTON (1988), « The Dimensions of Residential Segregation », Social forces, 67 (2), p. 281-315.

MAURIN, E. (2004), Le ghetto français. Enquête sur le séparatisme social, Paris, Edition du Seuil.

MONGIN, C. (2001), « D’Angelinopolis à Postmetropolis, ou l’exception devenant paradigme : un modèle pour la ville mondiale ? », Mappemonde n°61, pp. 1-8.

MORRIL, R. L. (1991), « On the Measure of Spatial Segregation », Geography Research Forum, 11, p. 25-36.

NAVEZ-BOUCHANINE, F. (2002), La fragmentation en question : des villes entre fragmentation spatiale et fragmentation sociale ?, Paris, L’Harmattan.

OBERTI M., 2007, L’école dans la ville : ségrégation, mixité, carte scolaire, Paris, Presses de Sciences Po.

PRETECEILLE, E. (2006), « La ségrégation sociale a-t-elle augmenté ? La métropole parisienne entre polarisation et mixité », Sociétés contemporaines, 62, p. 69-93.

RACINE, J.-B. (1971), « Le modèle urbain américain. Les mots et les choses », Annales de Géographie, n°440, pp. 397-427.

RHEIN, C. (1994), «La ségrégation et ses mesures », in Brun J., Rhein C. (dir.), La ségrégation dans la ville. Concepts et mesures, Paris, L’Harmattan, p. 51-62.

ROMANO, B. (2002), « Evaluation of Urban Fragmentation in the Ecosystems », International conference on mountain environment and development, Chengdu, China, 15-19 octobre, http://dau.ing.univaq.it/planeco/staff/romano/pdf_pubblicazioni/China_2002.pdf