56
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 TổNG BIêN TậP ThS. Trần Phú Minh HỘI ĐỒNG BIêN TậP TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát; ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn; TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang; ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung. PHó TổNG BIêN TậP Vũ Mạnh Tiến THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523) 04. 3224 7219 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn IN ấN Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội. THôNG TIN Sự KIệN 2 Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Nhìn lại và đi tới VĂN HÙNG 4 Đại hội Đại biểu Đảng bộ VDB lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (vòng 2): Đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của VDB NHư QUỳNH - TRầN HảI 6 Đại hội đại biểu Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp THANH TÙNG - TRầN HảI 8 Hoạt động công đoàn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của VDB VĂN PHòNG CôNG đOàN VDB NGHIêN CứU TRAO đổI 12 Tìm hiểu quy định của Nhà nước về định giá tài sản NGUYễN THị NHư HOA 16 Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế NHóM NGHIêN CứU BAN CSPT 21 Giải pháp tăng trưởng tín dụng của VDB hiện nay? LươNG VĂN THàNH & Vũ HồNG TRáNG 26 Bàn về nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại VDB HOàNG MAI HIềN 30 Đề xuất hoàn thiện cơ chế xử lý rủi ro tín dụng Nhà nước tại VDB TS. NGUYễN CảNH HIệP 34 Chính sách tiền tệ - những định hướng triển vọng trong giai đoạn 2016 - 2020 ThS. PHAN THị THANH TâM TIếNG NóI Từ Cơ Sở 38 Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của VDB TRUNG TâM đàO TạO Và NCKH 40 Bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM: Những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ VIêN NGọC QUý TRONG Số NàY Tạp chí ra hàng tháng 43 Thực hiện tốt công tác truyền thông VDB tại khu vực phí Nam đỗ NGọC TàI TRợ Dự áN 46 Khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước An Hiệp THU HồNG 47 10 năm phát triển Đại học Quang Trung MINH NGọC 50 Nhiệt điện Cao Ngạn phát huy hiệu quả vốn tín dụng của Nhà nước MINH NGUYệT VăN HóA - Xã HộI 51 Kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9: Cảm xúc Tháng Tám HOA NGUYễN 52 Công bố Kết quả Cuộc thi viết bài dịp kỷ niệm 10 năm thành lập VDB (2006 - 2016) PV 53 Hà Nội - mùa thu và nỗi nhớ NGọC Hà 54 Mùa phượng luyến lưu Lê NGọC CHâU 54 Chiều êm MạNH HIếU TìM HIểU PHáP LUậT 55 Tình huống pháp lý số 48 M.Q (VPđD) CHUYêN NGữ TIếNG ANH 56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng BảO HIểM TIềN GửI KV Hà NộI 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016) Tạp chí

4 troNG số Này

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 4 troNG số Này

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường;

TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523)

04. 3224 7219Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Thông Tin sự kiện

2 Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9:Nhìn lại và đi tới

VĂN HÙNG

4Đại hội Đại biểu Đảng bộ VDB lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (vòng 2): Đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của VDB

NHư quỳNH - trầN Hải

6 Đại hội đại biểu Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp

tHaNH tÙNG - trầN Hải

8 Hoạt động công đoàn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của VDB

VĂN pHòNG CôNG đoàN VDB

nghiên cứu Trao đổi

12 Tìm hiểu quy định của Nhà nước về định giá tài sảnNGuyễN tHị NHư Hoa

16 Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế

NHóm NGHiêN Cứu BaN Cspt

21 Giải pháp tăng trưởng tín dụng của VDB hiện nay?LươNG VĂN tHàNH & Vũ HồNG tráNG

26 Bàn về nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại VDBHoàNG mai HiềN

30 Đề xuất hoàn thiện cơ chế xử lý rủi ro tín dụng Nhà nước tại VDBts. NGuyễN CảNH Hiệp

34 Chính sách tiền tệ - những định hướng triển vọng trong giai đoạn 2016 - 2020

ths. pHaN tHị tHaNH tâm

Tiếng nói Từ cơ sở

38 Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của VDB

truNG tâm đào tạo Và NCKH

40 Bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM:Những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

ViêN NGọC quý

troNG số Này

Tạp chí ra hàng tháng

43 Thực hiện tốt công tác truyền thông VDB tại khu vực phí Namđỗ NGọC

Tài Trợ dự án

46 Khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước An HiệptHu HồNG

47 10 năm phát triển Đại học Quang TrungmiNH NGọC

50 Nhiệt điện Cao Ngạn phát huy hiệu quả vốn tín dụng củaNhà nước

miNH NGuyệt

văn hóa - xã hội

51 Kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9:Cảm xúc Tháng Tám

Hoa NGuyễN

52 Công bố Kết quả Cuộc thi viết bài dịp kỷ niệm 10 năm thành lập VDB (2006 - 2016)

pV

53 Hà Nội - mùa thu và nỗi nhớNGọC Hà

54 Mùa phượng luyến lưuLê NGọC CHâu

54 Chiều êmmạNH Hiếu

Tìm hiểu pháp luậT

55 Tình huống pháp lý số 48m.q (VpđD)

chuyên ngữ Tiếng anh

56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngBảo Hiểm tiềN Gửi KV Hà Nội

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 2: 4 troNG số Này

kỷ niệm 71 nămcách mạng Tháng Támvà Quốc khánh 2/9

Hơn bảy thập kỷ đã qua, ôn lại lịch sử càng thấy tầm vóc, ý nghĩa lịch sử to

lớn và ảnh hưởng sâu sắc của sự kiện này đối với cuộc sống người dân, với đời sống chính trị thế giới. Cách mạng Tháng Tám đã mang lại độc lập, tự do cho toàn dân tộc; tiếp đó nhà nước, chính quyền được thành lập để điều hành đất nước, cùng dân tộc viết nên trang sử mới. Cách mạng Tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Cuộc cánh mạng đã biến lượng thành chất, ít thành nhiều, nhỏ hoá lớn; biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất, nhờ đó một dân tộc nhỏ bé mới chiến thắng đội quân hùng mạnh của đế quốc lớn.

Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng hiểu thấu hơn chân giá trị lịch sử của sự kiện này. Những người chứng kiến thời khắc đáng nhớ ấy của lịch sử dân tộc cách đây hơn 70 năm đã từng nhắc nhớ, truyền lại cho các thế hệ mai

sau những bài học lịch sử vô giá. Cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên đập tan xích xiềng, đem sức ta mà giải phóng cho ta. Sau cuộc cách mạng chấn động thế giới ấy, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính quyền tuy còn non trẻ, phải đối mặt với sức ép thù trong, giặc ngoài nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Đảng vẫn vững bền tổ chức, lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành các cuộc kháng chiến thần thánh để đưa dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhìn lại lịch sử để thấu triệt thành công và thất bại, đúc kết bài học phải trả bằng máu xương của nhiều thế hệ. Hiểu thấu lịch sử mới tự hào, giữ gìn, kế thừa, phát triển, mới đủ tự tin để sau chiến tranh lại “đem sức ta mà xây dựng cho ta” - đưa dân tộc đi lên bằng phương pháp đổi mới tư duy và hành động sáng tạo. Sự thật, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đi qua nhiều thập kỷ, thành

công, yếu kém, hạn chế, thậm chí sai lầm, khuyết điểm đã lộ diện rất rõ ràng. Hội nhập thế giới với bao thách thức vô cùng lớn. Thời cơ không dễ xuất hiện, hiếm khi xảy ra và trôi qua rất nhanh, nếu không biết chớp lấy kịp thời thật khó có cơ hội để “cách mạng” được chính mình, biến không thành có, chuyển nguy thành an.

Chưa bao giờ thế giới lại liên tiếp diễn ra những vụ việc phức tạp như bây giờ. Có người bảo, lo lắng nhất là sự bất ổn về chính trị - xã hội ở nhiều nước, không chỉ châu Âu mà cả châu Á. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, bạo lực, nhân tai, thiên tai, tội ác… xảy ra không ít, có khi còn dồn dập. Căn nguyên của sự bất ổn “không bình thường” ấy vừa tiềm tàng, vừa bột phát luôn là thách thức vô cùng lớn đối với không chỉ những nước nghèo khó, kinh tế tụt hậu, không theo kịp các nước có nền kinh tế lớn mạnh, chính trị ổn định, mà còn đang đe dọa cả với các quốc

Cách mạng Tháng Tám là dấu mốc lịch sử chói lọi, là sự kiện “long trời lở đất” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam. Không chỉ có vậy, sự kiện này, ngay lập tức tác động to lớn, tích cực với cả khu vực và thế giới - “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

NhìN lại và

đi tới � VĂN HÙNG

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 3: 4 troNG số Này

gia hùng mạnh, đã từng được coi là đất nước có cuộc sống thanh bình, điểm đến lý tưởng của người dân các nước trên thế giới.

Đất nước ta đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, lúc thăng trầm, lúc thịnh, suy. Đảng ta luôn vững tay chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua biết bao ghềnh, thác. Chưa bao giờ tận thấy những khó khăn hiện hữu, đang trở thành áp lực cực lớn đối với những người đảm đương trọng trách lãnh đạo đất nước này. Vẫn biết đã có sự lựa chọn từ người dân, từ cử tri cả nước để có được người hội đủ: đức, tài, trí, dũng tham gia hệ thống chính trị, bộ máy công quyền. Nhưng thời nào chẳng thế, bất cứ ai (kể cả lãnh đạo) đều bị tác động bởi danh lợi, vật chất; có người trụ vững, có người ngả nghiêng, có người thoái hóa dần rồi biến chất… Xã hội thời cơ chế thị trường ắt nảy sinh những mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển những cái xấu. Rất nhiều

phân tích, mổ xẻ nguyên nhân và đưa ra giải pháp lựa chọn đội ngũ lãnh đạo để bộ máy trong sạch, vững mạnh, vận hành trơn tru, hiệu quả. Vẫn còn biết bao điều chúng ta cùng lo toan, trăn trở: kinh tế khó khăn, nạn tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra phức tạp. “Lợi ích nhóm” đang công phá thành trì của người cộng sản. Nó tàn phá thiên nhiên đất nước, hủy hoại môi trường sống, làm rối loạn nhịp sống bình thường của xã hội, vẩn đục bầu không khí xã hội vốn trong lành.

Quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, Chính phủ cùng những việc làm cụ thể thời gian qua đã bước đầu mang lại niềm tin có cơ sở thực tế. Một Đảng biết tự nhận thấy khuyết điểm của mình để sửa chữa và vươn lên là một đảng mạnh. Một Chính phủ liêm chính và hành động vì lợi ích nhân dân là chính phủ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân. Sức mạnh của Cách mạng

Tháng Tám là sự chung sức, chung lòng, đoàn kết toàn dân. Nó nhấn chìm và lật đổ tất cả sự áp bức, xích xiềng, đánh sập thành trì chủ nghĩa thực dân. Những việc mà Đảng, Chính phủ đang quyết tâm thực hiện, chỉ đạo quyết liệt cũng được xem như cuộc cách mạng của đất nước trong quá trình đổi mới. Nó luôn kế thừa kinh nghiệm, bí quyết thành công của các cuộc cách mạng.

Ôn lại các bài học lịch sử để tự tin đi tới tương lai là quy luật tất yếu mà Đảng ta đã vận dụng. Đây được xem là thời điểm thích hợp để Đảng, Chính phủ và toàn dân tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới với quyết tâm chính trị cao hơn và cách làm sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả hơn. Cách mạng Tháng Tám luôn mang lại cho chúng ta niềm tin về tương lai đất nước Việt Nam trên con đường hội nhập và đi lên vững chắc.

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 4: 4 troNG số Này

Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Viết Thanh - Ủy viên BCH Trung ương

Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW. Các đồng chí Ủy viên BCH Đảng ủy Khối DNTW; đại diện các Ban của TW Đảng; Các đồng chí đại diện Bộ Tài chính; các đồng chí nguyên là ủy viên Đảng bộ VDB nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 156 đại biểu đại diện cho 898 đảng viên của VDB.

Đại hội Đảng bộ VDB lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (vòng 1) đã được tổ chức từ ngày 6 - 7/8/2015. Đại hội đã thực hiện các nội dung: Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và xác định mục tiêu, phương

hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2015 - 2020; Thảo luận đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Khối DNTW lần thứ II, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Khối DNTW lần II.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ VDB lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (vòng 2) thực hiện tiếp nội dung còn lại của Đại hội là bầu BCH Đảng Bộ khóa III, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Với tinh thần tập trung, dân chủ, đổi mới, Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ VDB khóa III gồm 23 đồng chí; Đồng chí Phạm Quang Tùng, Chủ tịch HĐQT được bầu làm Bí thư Đảng

bộ VDB nhiệm kỳ 2015 - 2020; các đồng chí Trần Bá Huấn, Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Tổng Giám đốc VDB; Đào Ngọc Thắng, Phó bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015 được bầu giữ chức Phó bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Đại hội cũng đã thông qua báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ VDB lần thứ II (tháng 8/2015) và mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu cho các năm còn lại của nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo đó, Đảng bộ VDB tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững

đại hội đại biểu đảng bộ vdB lần thứ ii, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (vòng 2):

Đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạothực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị của VDB

ngày 01/8/2016, tại Hà nội, Đảng bộ VDb đa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ ii (vòng 2), nhiệm kỳ 2015-2020.

� NHư QuỳNH - TrầN Hải

Ảnh: Trần Hải

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 5: 4 troNG số Này

mạnh; củng cố và xây dựng VDB là Ngân hàng chính sách của Chính phủ phát triển bền vững, hiệu quả, phát huy vai trò công cụ của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường hiệu lực quản lý theo Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ Khối DNTW lần thứ II. Tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tháng 8/2015 thông qua, tập trung vào các nội dung chính sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy VDB và các cấp ủy trực thuộc để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Hai là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn I, triển khai giai đoạn II (2016 - 2020) Chiến lược phát triển của VDB với 3 nội dung cơ bản: (i) Tổ chức lại bộ máy từ Trụ sở chính đến các Sở Giao dịch/Chi nhánh để đáp ứng được yêu

cầu tinh gọn, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị hệ thống; (ii) Trình Chính phủ, các bộ, ngành sớm ban hành, sửa đổi chính sách, cơ chế liên quan đến hoạt động của VDB, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là nguồn vốn hoạt động và tài chính của VDB. (iii) Hoàn thiện hệ thống quy định về quản trị điều hành nội bộ và tổ chức thực hiện để vận hành hoạt động của VDB theo mô hình quản trị mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động, phát triển an toàn, bền vững.

Ba là, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tháng 8/2015 đã đề ra trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hoạt động hiệu quả; khắc phục các tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thực hiện hiệu quả xử lý nợ xấu.

Bốn là, kiện toàn các tổ chức Đảng, tăng cường công tác kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, các đơn vị trong hệ thống; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong thực thi công vụ; thực hiện tốt công tác dân vận và tiếp tục triển

khai thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XI.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Phạm Viết Thanh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW tán thành những nội dung được trình bày tại báo cáo. Đồng chí yêu cầu VDB sớm có các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề còn tồn tại để phát triển hiệu quả. Đồng thời, mong muốn BCH khóa III có đủ năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ VDB trong sạch vững mạnh, phát triển VDB thực sự trở thành công cụ của Chính phủ để phát triển kinh tế vĩ mô. Đồng chí tin tưởng với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, đảng viên VDB sẽ thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi chỉ tiêu, kế hoạch mà Đại hội đề ra.

Phát biểu bế mạc Đại hội, Bí thư Đảng ủy VDB Phạm Quang Tùng kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và người lao động VDB tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

Ảnh: Trần Hải

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 6: 4 troNG số Này

Dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam; đồng chí Phan Phương Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, lãnh đạo các Ban chuyên môn thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam; đại diện các Công đoàn thuộc Khối thi đua Công đoàn; Ban lãnh đạo VDB, thủ trưởng các đơn vị thuộc Hội sở chính, Tổng Công ty Vidifi, Ban Thường vụ, BCH Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2010 - 2015 cùng 216 đại biểu đại diện cho 55 công đoàn cơ sở và 3.683 cán bộ đoàn viên toàn hệ thống VDB.

Đại hội đã thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ 2010 - 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016 - 2021; Báo cáo kiểm điểm BCH nhiệm kỳ 2010 -

2015 và tham luận của đại biểu đại diện cho các tổ chức Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, bên cạnh những thuận lợi, tình hình có nhiều diễn biến rất phức tạp, kinh tế trong nước và thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, nợ công tăng mạnh, những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những khiếm khuyết của nền kinh tế, hạn chế trong lãnh đạo, quản lý... đã ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh, đời sống nhân dân và tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, đời sống cán bộ, viên chức, người lao động và trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của VDB. Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng của hệ thống, Công đoàn VDB và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống đã đoàn kết, cùng

nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của hoạt động Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2010 - 2015 như: Các cấp Công đoàn VDB còn chưa thực sự chủ động; Công tác thi đua, xét khen thưởng cho đoàn viên công đoàn chưa kịp thời, chưa tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua; Các phong trào văn hóa - thể thao chưa được tổ chức thường xuyên; Đời sống, thu nhập của đoàn viên công đoàn giảm sút; Một số phong trào còn diễn ra mang tính hình thức; Hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty Tràng An còn chậm, lúng túng, chưa hiệu quả... Từ đó phân tích, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này; rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ cho Công đoàn VDB trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các phong trào, những kết quả đạt được của tập thể, cá nhân các tổ chức Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ

Đại hội đại biểu Công đoàn VDBnhiệm kỳ 2016 - 2021

Trong 02 ngày 01 và 02/8/2016, tại Hà nội, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đa tổ chức Đại hội đại biểu Công đoàn VDb nhiệm kỳ 2016 - 2021.

� TiN, ảNH: THaNH TÙNG - TrầN Hải

ThÀNh CÔNG TỐT ĐẸP

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 7: 4 troNG số Này

phận thuộc Công đoàn VDB trong nhiệm kỳ vừa qua, đã khơi dậy khí thế, quyết tâm, ý chí, nhiệt huyết của các đoàn viên công đoàn, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên công đoàn đối các nhiệm vụ chính trị của hệ thống VDB. Đồng chí cũng nêu những gợi ý, định hướng chỉ đạo cho phong trào, hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo VDB, đồng chí Phạm Quang Tùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT phát biểu đánh giá và biểu dương những kết quả, các phong trào đã phát động trong nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đồng chí cũng phát động phong trào thi đua trong tập thể cán bộ đoàn viên, kêu gọi phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đoàn kết một lòng, vững vàng vượt qua những khó khăn thử thách, tiến lên một VDB vững mạnh, phát triển. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2016 và trong những năm tiếp theo, đồng chí đã yêu cầu Công đoàn VDB và BCH nhiệm kỳ 2016 - 2021 cần có phương hướng, nội dung hoạt động cụ thể, hướng tới một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính

trị tư tưởng để mọi cán bộ đoàn viên nâng cao nhận thức, tư duy xử lý công việc, đổi mới cách nghĩ, cách làm, tham gia tích cực vào giai đoạn tái cơ cấu VDB tới đây.

Hai là, chủ động quán triệt, học tập các quy chế, quy trình nghiệp vụ, văn hóa doanh nghiệp, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ đoàn viên.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Công đoàn các cấp cần đề xuất lãnh đạo tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng xử lý công việc để mọi cán bộ đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bốn là, thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch trong mọi hoạt động của cơ sở; mạnh dạn đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, tiêu cực nhằm bảo vệ, xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn trong sạch, vững mạnh.

Đại hội đã thông qua đề án nhân sự, tiến hành bầu cử và ra mắt BCH khoá mới nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 24 đồng chí. Đại hội đã thống nhất quyết nghị Báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ 2010 - 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Tại Đại hội, để tuyên dương và ghi nhận những đóng góp của Công đoàn VDB trong thời gian qua, đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã công bố một số quyết định khen thưởng đối với Công đoàn VDB: tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 2 cá nhân, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 22 cá nhân và tặng Cờ thi đua của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho Công đoàn cơ sở Vidifi.

* Ngay sau Đại hội, tại phiên họp thứ nhất, BCH Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bầu Ban Thường vụ gồm 06 đồng chí. Đồng chí Đào Quang Trường, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy VDB, Phó Tổng Giám đốc được bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016-2021; bầu các đồng chí: Dương Văn Tiến, Chánh Văn phòng công đoàn VDB làm Phó Chủ tịch Thường trực; Đàm Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ VDB và Phạm Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Thanh toán VDB làm Phó chủ tịch công đoàn VDB; bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 07 đồng chí, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng và ông Phạm Quang Tùng tặng hoa BCH Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016 - 2021

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 8: 4 troNG số Này

Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng của hệ thống, Công đoàn VDB với 3.683 đoàn viên cùng các tổ

chức đoàn thể khác trong toàn hệ thống đã đoàn kết, cùng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra, với một số kết quả cụ thể:

góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của vdBTrong giai đoạn 2010 - 2015, VDB đã huy động

được tổng số vốn trên 200 nghìn tỷ đồng, trong đó thu hút, huy động khoảng 2 tỷ USD nguồn vốn nước ngoài; tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn bình quân đạt 14,6%/năm. Góp phần thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển với tổng dư nợ tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Hiện VDB đang quản lý hơn 1.200 dự án TDĐT với tổng số vốn theo HĐTD hơn 200 nghìn tỷ đồng, tập trung ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng, y tế, môi trường, an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ. Nhiều dự án trọng điểm Quốc gia hoàn thành đã phát huy hiệu quả đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế như: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Nhà máy đạm Cà Mau, dự án Điện gió Bạc Liêu giai đoạn I, II, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng...

Cho vay tín dụng xuất khẩu đã hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và ổn định sản xuất - kinh doanh, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Doanh số cho vay TDXK đạt gần 50 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp vượt qua suy thoái, duy

trì sản xuất và tập trung đầu tư vào các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu theo chủ trương của Chính phủ.

Thực hiện quản lý vốn ODA cho vay lại theo các chương trình, mục tiêu: giai đoạn 2010-2015 VDB đã thực hiện giải ngân trên 90 nghìn tỷ đồng; quản lý, cho vay trên 460 dự án với dư nợ hơn 145 nghìn tỷ đồng...

Bên cạnh đó, VDB thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư, quản lý cho vay, cấp phát ủy thác một số dự án trọng điểm quốc gia; Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng thương mại; cấp bù lãi suất cho các khoản vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu trong gói kích cầu của Chính phủ góp phần thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế của đất nước.

coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục và nhận thức chính trị

Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động tham gia sinh hoạt công đoàn của VDB hiện có 3.683 người. Phần lớn các đoàn viên được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong công tác. Tỷ lệ đoàn viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 85%; trên 45% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp và cử nhân; đoàn viên sử dụng thành thạo máy vi tính; trên 35% đoàn viên có trình độ ngoại ngữ; Tỷ lệ đoàn viên là đảng viên chiếm gần 50% tổng số cán bộ viên chức.

Ban Chấp hành công đoàn VDB đã chỉ đạo công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, quán triệt các

Hoạt Động Công Đoàn góp pHầnthực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của VDB

Với sự đóng góp trí tuệ và công sức của 3.683 đoàn viên công đoàn trong toàn hệ thống VDb, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy và công đoàn cấp trên, Công đoàn VDb đa không ngừng lớn mạnh, phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với CbVC và người lao động, trở thành người bạn đồng hành trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành.

Công đoàn VDB đón nhận cờ Đơn vị xuất sắc của TLĐLĐVNẢnh: Trần Hải

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 9: 4 troNG số Này

Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch, chương trình hoạt động của Ngành và của Công đoàn. Các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII; tuyên truyền công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; tuyên truyền phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam tới toàn thể đoàn viên công đoàn; thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng...

Công đoàn VDB đã ban hành Chương trình hành động và chỉ đạo các công đoàn cơ sở triển khai tổ chức quán triệt thực hiện nội dung đến từng cán bộ, đoàn viên, giúp cán bộ đoàn viên công đoàn nhận thức sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động đến hoạt động và kế hoạch hoạt động của VDB.

Công đoàn VDB đã chỉ đạo công đoàn cơ sở hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động đã được triển khai sâu, rộng tới các đoàn viên trong hệ thống. Đồng thời triển khai hướng dẫn đoàn viên xây dựng kế hoạch tự rèn luyện tu dưỡng của bản thân theo các tiêu chí “Cần- Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô tư” gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gương mẫu”.

Chăm lo đời sống của đoàn viên và làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đoàn viên:

Công đoàn VDB đã quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn trong hệ thống động viên cán bộ đoàn viên phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tham gia cùng Lãnh đạo đơn vị trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình. Đặc biệt là tham gia cơ chế có liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của người lao động như: các giải pháp, biện pháp thúc đẩy thực hiện hoàn thành kế hoạch năm; cơ chế khoán chi thường xuyên của đơn vị; phương án phân phối chi trả tiền lương; phương án sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ…

Tham gia giám sát hoạt động của đơn vị trong việc thực hiện chống tham nhũng, lãng phí và các

biểu hiện tiêu cực khác. Phối hợp với Lãnh đạo đồng cấp xây dựng triển khai có kết quả việc tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, việc thực hiện cải cách hành chính; quy chế dân chủ trong hệ thống VDB ngày càng được quan tâm và đạt kết quả tốt. Hội nghị cán bộ viên chức được tổ chức định kỳ hàng năm tại các CĐCS, bảo đảm tính dân chủ, công khai, góp phần mang lại bầu không khí phấn khởi, đoàn kết, động viên cán bộ đoàn viên trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị, xây dựng giải pháp cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, từ thiệnNhiệm kỳ 2010-2015, Công đoàn VDB tiếp tục

phát triển Quỹ chính sách xã hội của Công đoàn VDB gồm: Quỹ trợ cấp khó khăn nội ngành, Quỹ Vì người nghèo; Quỹ quyên góp ủng hộ do VDB hỗ trợ và đoàn viên công đoàn đóng góp để làm công tác chính sách xã hội và từ thiện. BCH Công đoàn đã ban hành Quy định về việc quản lý và sử dụng các Quỹ.

Trong nhiệm kỳ qua, Quỹ trợ cấp khó khăn nội ngành đã thu được 3,2 tỷ đồng, số tiền trên dùng để hỗ trợ cho gia đình các đoàn viên trong những lúc khó khăn, hoạn nạn... Quỹ vì người nghèo thu được 9,3 tỷ đồng do đoàn viên đóng góp và trích một phần từ Quỹ phúc lợi toàn Ngành. Quỹ này đã được sử dụng để hỗ trợ các đối tượng chính sách ngoài hệ thống VDB như: giúp đỡ các hộ nghèo tại 22 xã nghèo trên cả nước; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh nặng; học sinh tại xã nghèo; xây dựng Nhà Đại đoàn kết; đóng góp vào các tổ chức xã hội...

Lễ khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa do Công đoàn VDB trao tặng tại Quảng TrịẢnh: Thắng Nguyễn

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 10: 4 troNG số Này

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, VDB nhận giúp đỡ 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai là Si Ma Cai, Bắc Hà Mường Khương giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững. Bên cạnh việc cho vay đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng số vốn trên 5.800 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Bên cạnh đó, bằng sự đóng góp của đoàn viên trong toàn hệ thống và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, VDB đã hỗ trợ bằng tiền cho 3 huyện nghèo gần 158 tỷ đồng; qua đó đã hỗ trợ giúp 3 huyện xóa 1.658 nhà tạm cho hộ nghèo, xây mới được trên 140 công trình giáo dục, y tế...

Dù trong điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn nhưng các chương trình, phong trào ủng hộ do Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, công tác đền ơn đáp nghĩa, chính sách xã hội đều được công đoàn viên VDB tham gia ủng hộ với tinh thần nhất trí cao.

coi trọng phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng đảng

Các CĐCS đã kịp thời tuyên truyền và vận động các cán bộ viên chức mới vào cơ quan xin gia nhập tổ chức công đoàn. Các công đoàn cơ sở đã tổ chức việc kết nạp đoàn viên theo đúng quy định. Đến nay tổng số đoàn viên công đoàn toàn hệ thống là 3.683 đoàn viên (tăng so với đầu nhiệm kỳ là 185 đoàn viên). Tỷ lệ đoàn viên so với cán bộ viên chức và lao động đạt gần 100%. So với đầu nhiệm kỳ, số lượng cán bộ viên chức tăng không đáng kể (5%) nhưng tỷ lệ Đảng viên tăng trên 16%, cán bộ viên chức có trình trên đại học đã tăng gấp 2 lần.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên ưu tú; đánh giá và theo dõi giúp đỡ quần chúng ưu tú vào Đảng được chú trọng đặc biệt. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 vừa qua, các cơ sở đã bồi dưỡng giới thiệu với Đảng xem xét kết nạp 811 đoàn viên ưu tú vào Đảng, góp phần tăng sức mạnh của Đảng.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Ban chấp hành Công đoàn VDB cũng nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của hoạt động Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2010 - 2015. Từ đó phân tích, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này; rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ cho Công đoàn VDB trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.

nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục đoàn kết, đổi mới, phát triểnCông đoàn VDB xác định giai đoạn 2016 - 2021

trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. VDB đang thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống cả về chính sách tổ chức cán bộ, về tài sản, nguồn vốn… trong

khi cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối tài chính còn nhiều khó khăn, hành lang pháp lý cho hoạt động và cơ chế, chính sách tín dụng nhà nước chưa kịp thời được sửa đổi; đề án chiến lược triển khai còn chậm… do đó, Công đoàn VDB xác định cần tổ chức sâu, rộng các hoạt động công đoàn để phục vụ nhiệm vụ chính trị của VDB, kết hợp chặt chẽ việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với cuộc vận động xây dựng người cán bộ viên chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gương mẫu”.

Bên cạnh đó, Công đoàn VDB chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các cấp công đoàn; thực hiện quy chế dân chủ ở từng cơ quan, đơn vị; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ viên chức; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ đoàn viên; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công tác chính sách xã hội của công đoàn. Tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tích cực tham gia cải cách hành chính, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng VDB “AN TOÀN - HIỆU QUẢ - HỘI NHẬP”.

Trong nhiệm kỳ mới, Công đoàn VDB đã thống nhất thực hiện những chỉ tiêu: 100% đoàn viên hằng năm được học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,

Công trình Đền tưởng niệm - Bến thả hoaBờ bắc sông Thạch Hãn Quảng Trị,

do CBVC hệ thống VDB đóng góp xây dựng

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 11: 4 troNG số Này

Nghị quyết công tác công đoàn. 100% cán bộ viên chức đủ điều kiện được kết nạp vào tổ chức công đoàn; 70% trở lên đoàn viên xuất sắc đạt tiêu chuẩn cuộc vận động xây dựng người cán bộ, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “lao động giỏi”, “lao động sáng tạo”, “ Xây dựng cơ quan văn hóa ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả”; có từ 80% công đoàn cơ sở trở lên đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh; 100% đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức; Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ làm công tác công đoàn; hàng năm bồi dưỡng, giới thiệu ít nhất 50 đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp; Tổ chức phong trào văn nghệ - thể dục thể thao mỗi năm ít nhất 01 lần; Cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho đoàn viên công đoàn.

Tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếuMột là, động viên đoàn viên công đoàn tích cực

thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành và thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng VDB trở thành Ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại.

Hai là, góp phần xây dựng các chủ trương chính sách của Ngành, các văn bản chế độ, chính sách có liên quan đến CBVC. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ đoàn viên.

Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục của công đoàn các cấp; tăng cường học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, ra sức rèn luyện nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ viên chức.

Bốn là, tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua thiết thực góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Năm là, phát triển đoàn viên; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng Đảng.

Sáu là, thực hiện tốt công tác nhân đạo từ thiện, chính sách xã hội; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên công đoàn; đẩy mạnh các hoạt động nữ công, công tác kiểm tra, công tác tài chính của Công đoàn...

Với tinh thần Đoàn kết, Đổi mới, Phát triển, Công đoàn VDB kêu gọi toàn thể cán bộ đoàn viên công đoàn, phát huy truyền thống, nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn VDB nhiệm kỳ 2016-2021.

� VĂN pHòNG CôNG đoàN VDB

Công đoàn VDB tuyên dương và trao thưởng cháuTrần Hồng Quân là con của cán bộ Chi nhánh VDB Thái Bình

giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2014

Đại diện công đoàn VDB tặng quà Tết đồng bàoxã Lũng Cũ, huyện Đồng Văn, Hà Giang

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 12: 4 troNG số Này

Có hai phương thức bảo đảm đó là bảo đảm bằng tài sản hoặc không bằng tài sản. Phạm vi bài viết trao đổi một số vấn đề về định giá

tài sản bảo đảm.Các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phát

triển Việt Nam (VDB) nói riêng tổ chức định giá tài sản để dự đoán số tiền thu được khi phải xử lý từ tài sản, nhằm xác định mức độ rủi ro tín dụng khi cho khách hàng vay vốn hoặc bảo lãnh. Trên cơ sở đó ngân hàng đưa ra các chính sách, điều kiện tín dụng phù hợp với từng khách hàng, dự án/khoản vay tại từng thời điểm khác nhau để hạn chế rủi ro tín dụng như: xác định mức vốn cho vay/mức bảo lãnh, xác định lãi suất và thời hạn cho vay, yêu cầu khách hàng bổ sung/thay thế tài sản, chấp thuận cho khách hàng rút bớt tài sản bảo đảm, hoặc để ngân hàng quyết định có nên xử lý tài sản để thu hồi nợ hay không, v.v…

Thông thường, ngân hàng tiến hành định giá tài sản trong các trường hợp:

+ Khi ký kết hợp đồng bảo đảm, ký kết văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm để làm cơ sở xác định mức cho vay/bảo lãnh.

+ Bên bảo đảm rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm (TSBĐ);

+ Khi TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai đã đầu tư xong;

+ Khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ;+ Khi ngân hàng cho rằng có sự biến động lớn về

số lượng và giá trị tài sản so với lần định giá gần nhất (do tài sản bị mất mát, hư hỏng nghiêm trọng…);

+ Sau khi di chuyển địa điểm lắp đặt đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị gắn liền với bất động sản (nhà xưởng…);

+ Định giá định kỳ hoặc các trường hợp đột xuất khác theo quy định của ngân hàng hoặc theo thoả

tÌM HIỂU QUY ĐỊnH CỦA nHà nƯỚC

VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢNĐể đảm bảo nguyên tắc an toàn tín dụng, các ngân

hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng vay vốn hoặc khách hàng được bảo lanh để vay vốn tại tổ chức tín dụng khác.

� NGuyễN THị NHư HoaChi nhánh VDB Ninh Bình

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 13: 4 troNG số Này

thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.Định giá TSBĐ là một công tác khó và rất quan

trọng trong hoạt động ngân hàng. Một mặt, kết quả định giá phải đảm bảo mục tiêu về quản trị rủi ro của ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo lợi ích chính đáng của bên vay vốn/bên được bảo lãnh.

VDB đã ban hành các quy định về định giá tài sản làm cơ sở để các chi nhánh thực hiện công tác định giá định kỳ hoặc đột xuất TSBĐ.

Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo thêm các quy định cụ thể của Nhà nước về định giá tài sản để có thể thực hiện tốt hơn công tác quan trọng này.

Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến định giá tài sản đó là: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005; Luật Giá 2012; Nghị định số 89/2013/NĐ-CP về thẩm định giá tài sản; Các thông tư số: 158/2014/TT-BTC, 28/2015/TT-BTC, 126/2015/TT-BTC, 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá.

Thông qua việc nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, tác giả xin đề cập đến một số nội dung về định giá tài sản để các độc giả nghiên cứu, vận dụng trong quá trình hoàn thiện các quy định hoặc trực tiếp thực hiện công tác này.

những nguyên tắc đạo đức cần đảm bảo khi định giá tài sản

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 được ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015:

Để đảm bảo chất lượng của kết quả định giá và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khi định giá tài sản, các đơn vị tổ chức định giá và cán bộ định giá cần tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nhất định, đó là: Độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật, công khai, minh bạch.

Độc lập: Đây là nguyên tắc cơ bản của các tổ chức, cá nhân khi định giá. Trong quá trình định giá tài sản, tổ chức/cá nhân định giá phải đảm bảo tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của việc định giá.

Cán bộ định giá không được định giá tài sản cho các đơn vị mà mình có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được định giá.

Chính trực: Cán bộ định giá phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng khi định giá, phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về định giá.

Khách quan: Cán bộ định giá phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên

vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi định giá.

Bảo mật: Tổ chức, cán bộ định giá không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết quả định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng hoặc không được pháp luật cho phép.

Công khai, minh bạch: Mọi tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ thuật của tài sản và thể hiện kết quả thẩm định giá phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng trong báo cáo kết quả định giá; Báo cáo kết quả định giá phải nêu rõ các điều kiện ràng buộc về công việc, phạm vi công việc, điều kiện hạn chế, giả thiết đặt ra của cán bộ định giá.

những nguyên tắc kinh tế chi phối trong quá trình định giá tài sản

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04 được ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014:

Giá trị của tài sản được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố như giá trị sử dụng, sự khan hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán.

Khi tiến hành định giá, cán bộ định giá cần nghiên cứu, vận dụng các nguyên tắc cơ bản dưới đây để phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình hình thành giá trị của tài sản, từ đó đưa ra kết luận về giá trị của tài sản.

Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa có thể cho phép về mặt pháp lý, về kỹ thuật, về tài chính trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp và đem lại giá trị cao nhất cho tài sản.

Một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó.

Nguyên tắc cung - cầu: Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Đồng thời, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản. Các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế - xã hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản khác cũng được phản ánh trong cung - cầu và giá trị tài sản.

Nguyên tắc thay đổi: Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và tác động đến giá trị của nó.

Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay đổi. Do đó, trong định giá tài sản, cán bộ định giá phải nắm được mối quan hệ nhân quả

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 14: 4 troNG số Này

giữa các nhân tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Nguyên tắc thay thế: Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản khác.

Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán được trước. Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người mua thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm.

Nguyên tắc cân bằng: Khi các yếu tố cấu thành của tài sản đạt được sự cân bằng thì tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản, cần phải phân tích về sự cân bằng của các yếu tố cấu thành của tài sản cần định giá.

Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm: Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng mức thu nhập tăng thêm đó sẽ giảm dần.

Nguyên tắc phân phối thu nhập: Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và có thể được phân phối cho từng yếu tố này. Nếu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng thì phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.

Nguyên tắc đóng góp: Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.

Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu. Khi xem xét giá trị của tài sản bộ phận, cán bộ định giá cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với tài sản tổng thể.

Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi cán bộ định giá xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Nguyên tắc phù hợp: Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao nhất. Do đó, cán bộ định giá phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với môi

trường hay không khi cán bộ định giá xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Nguyên tắc cạnh tranh: Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đồng thời, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Khi tiến hành định giá, cán bộ định giá cần xem xét, đánh giá tác động của yếu tố cạnh tranh đến thu nhập của tài sản, đặc biệt khi sử dụng cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị của tài sản.

Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai: Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.

Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị.

Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua.

các cách tiếp cận và phương pháp định giáCho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá

Việt Nam đưa ra 3 cách tiếp cận với 5 phương pháp mà cách chúng ta có thể vận dụng trong quá trình định giá tài sản, đó là:

* Cách tiếp cận từ thị trường: là cách thức xác định giá trị của tài sản định giá thông qua việc so sánh tài sản định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.

Phương pháp so sánh: là phương pháp định giá, xác định giá trị của tài sản định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Phương pháp so sánh thường được áp dụng để thẩm định giá các tài sản thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường.

Thẩm định viên căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của tài sản so sánh với tài sản thẩm định giá để điều chỉnh (tăng, giảm) mức giá của tài sản so sánh, từ đó xác định mức giá chỉ dẫn của tài sản so sánh.

* Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản định giá và hao mòn của tài sản định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp: Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập; Có dự định tạo ra một tài sản mới

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 15: 4 troNG số Này

hoặc khi thẩm định giá công trình mới được xây dựng hoặc tài sản mới được chế tạo; Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác.

Có 02 phương pháp định giá thuộc cách tiếp cận từ chi phí là: phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp định giá xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản =

Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của

nhà sản xuất/nhà đầu tư)-

Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp định giá xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản định giá.

Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra tài sản thay thế, tương tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn. Thông thường, tài sản thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của tài sản thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài

sản

=

Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà

đầu tư)

-

Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài

sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)

* Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

Cách tiếp cận thu nhập gồm hai phương pháp chính: Phương pháp vốn hóa trực tiếp và Phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp định giá xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ tài sản là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của tài sản hoặc vĩnh viễn.

Công thức:

V =I

R

Trong đó:V: Giá trị tài sản thẩm định giáI: Thu nhập hoạt động thuầnR: Tỷ suất vốn hóaPhương pháp dòng tiền chiết khấu  là phương

pháp định giá xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ tài sản biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định), ví dụ như trường hợp một doanh nghiệp vừa bắt đầu hoạt động hoặc một công trình mới bắt đầu xây dựng.

Công thức:- Trường hợp dòng tiền không đều:

n

V = CFo + ∑ CFt +Vn

(1+r)t (1+r)nr - 1

- Trường hợp dòng tiền đều:

n

V = CFo + CF ∑ 1+

Vn

(1+r)t (1+r)n t - 1

Trong đó:V: Giá trị thị trường của tài sảnCFt: Dòng tiền năm thứ tCF: Dòng tiền phát sinh đều đặn hàng nămCFO: Dòng tiền phát sinh tại thời điểm bắt đầu

giai đoạn dự báo dòng tiền. Vn: Giá trị tài sản cuối kỳ dự báon: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lair: Tỷ suất chiết khấut: Năm dự báoTrên đây là trao đổi về một số điểm quan trọng

trong quy định của Nhà nước về định giá tài sản. Hy vọng bài viết sẽ là điểm gợi mở để các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong quá trình thực hiện công tác này.

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 16: 4 troNG số Này

Thứ nhất, tài trợ các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ, danh mục mặt hàng vay vốn TDXK của Nhà nước hiện hành bao gồm 4 nhóm mặt hàng là (i) nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (gồm: chè, hạt tiêu, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, đường, thịt gia súc, gia cầm, cà phê, thủy sản), (ii) nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các loại nguyên liệu khác, hàng gốm, sứ mỹ nghệ, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu), (iii) sản phẩm công nghiệp (gồm: cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ, động cơ điện, động cơ diezen, máy biến thế điện các loại, sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng, sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước, tàu biển, bóng đèn) và (iv) phần mềm tin học.

Trong số các mặt hàng vay vốn TDXK nói trên, phần lớn trước đây đều là những sản phẩm có lợi thế của Việt Nam và được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Tuy

nhiên, trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn hẹp và Chính phủ có chủ trương thu hẹp phạm vi tài trợ TDXK như hiện nay(1), thì danh mục mặt hàng vay vốn TDXK nên được xem xét để điều chỉnh theo hướng tập trung vào một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và mặt hàng có giá trị gia tăng cao như đề án tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu các ngành đã đặt ra.

Với định hướng đó, danh mục mặt hàng vay vốn TDXK sau khi điều chỉnh chỉ nên bao gồm các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản được chế biến sâu và các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ và chất xám cao (như phần cứng và phần mềm máy tính, nội dung số, linh kiện điện tử…). Việc điều chỉnh danh mục mặt hàng vay

vốn như trên là phù hợp với định hướng phát triển các ngành hàng xuất khẩu được đặt ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam mà trong đó, đã xác định chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; phát triển sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, tăng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 lên 62,9% vào năm 2020. Đồng thời, việc điều chỉnh này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển cơ quan thực thi chính sách TDXK của Nhà nước mà theo đó, hoạt động TDXK được định hướng tập trung vào những ngành hàng quan

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC tRong gIAI Đoạn tÁI CƠ CẤU KInH tẾ HIỆn nAY

Kỳ 2: giải pháp đổi mới chính sách tDXK của nhà nước

� NHóm NGHiêN CứuBan Chính sách phát triển, VDB

Để khắc phục những hạn chế trong hoạt động cho vay vốn TDXK của nhà nước, góp phần mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả tài trợ của nguồn vốn này đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới chính sách TDXK của nhà nước như sau:

Ảnh: Internet

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 17: 4 troNG số Này

trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ hai, tài trợ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu theo chuỗi giá trị.

Như đã trình bày ở phần trước của bài viết, nguồn vốn TDXK của Nhà nước những năm qua chỉ tập trung tài trợ cho hoạt động xuất khẩu trên cơ sở HĐXK được ký kết; còn các khâu khác trong quá trình tạo ra sản phẩm xuất khẩu (nuôi trồng, sản xuất, cung ứng nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác, đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng chế biến sản phẩm xuất khẩu…) phải sử dụng các nguồn vốn khác. Việc xác định đối tượng tài trợ như trên có hạn chế là không hỗ trợ được nhiều về nhu cầu vốn cho hoạt động tạo ra sản phẩm xuất khẩu; mặt khác không thúc đẩy được sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sự ổn định của hoạt động sản xuất - xuất khẩu hàng hoá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Trong xu thế các ngành sản xuất đang được cơ cấu lại theo hướng chuyển mạnh từ thực hiện các khâu riêng lẻ sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thì đối tượng tài trợ vốn TDXK của Nhà nước cũng cần được xem xét điều chỉnh để phù hợp với mô hình sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Theo đó, ngoài việc tài trợ cho các đối tượng là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện HĐXK như hiện nay, nguồn vốn TDXK của Nhà nước cần mở rộng sang tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu theo chuỗi giá trị. Việc tài trợ vốn TDXK của Nhà nước có thể áp dụng đối với doanh nghiệp đầu mối của chuỗi hoặc các doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp đầu mối để cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm theo chuỗi khép kín.

Với việc xác định đối tượng tài trợ như trên, các doanh nghiệp vay vốn không những có thể sử dụng nguồn vốn TDXK của Nhà nước để xuất khẩu sản phẩm theo HĐXK đã được ký kết, mà còn có thể sử dụng nguồn vốn này vào việc sản xuất, nuôi trồng, chế biến, thu mua, cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc đầu tư vào việc tạo mới, mở rộng hoặc hiện đại hoá nhà xưởng, máy móc thiết bị hoặc quy trình công nghệ, quy trình quản lý nhằm nâng cao năng lực sản xuất hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu…

Thứ ba, đa dạng hoá hình thức tài trợ vốn TDXK.

Từ lần ban hành đầu tiên với khá nhiều hình thức tài trợ được áp dụng, qua nhiều lần điều chỉnh chính sách TDXK của Nhà nước, các hình thức này bị thu hẹp dần và hiện nay chỉ còn lại hình thức cho vay theo HĐXK với thời hạn ngắn là chủ yếu(2); còn lại các hình thức tài trợ khác đã từng áp dụng trước đây (cho vay đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện HĐXK…) lần lượt bị bãi bỏ.

Việc thu hẹp hình thức tài trợ như trên một mặt không tạo được sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (vì chỉ được vay vốn sau khi đã ký được HĐXK), mặt khác không có tác dụng hỗ trợ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp xuất khẩu (vì không được sử dụng vốn TDXK vào việc đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá sản phẩm trên thị trường nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ).

Để khắc phục tình trạng này, cùng với việc chuyển mạnh sang tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất hàng xuất khẩu như đề xuất ở phần trên của bài viết, Chính phủ cần xem xét đa

dạng hoá các hình thức tài trợ vốn TDXK của Nhà nước theo hướng mở rộng áp dụng một số hình thức cấp tín dụng khác ngoài cho vay, đồng thời cho phép cấp tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng vay vốn. Theo đó, việc tài trợ vốn TDXK của Nhà nước có thể thực hiện dưới một số hình thức:

- Các hình thức cho vay: cho vay vốn lưu động để sản xuất hàng xuất khẩu; cho vay vốn lưu động để kinh doanh các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; cho vay các chi phí để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; cho vay vốn cố định để đầu tư dự án, bao gồm cả dự án đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu và dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các ngành hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu (nếu dự án đó không thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước(3)).

- Các hình thức bảo lãnh: bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn cố định tại tổ chức tín dụng để đầu tư dự án; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện HĐXK; bảo lãnh tiền ứng trước để thực hiện HĐXK; bảo lãnh trả chậm mua nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.

- Các hình thức tài trợ khác: chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu của các HĐXK đã thực hiện bằng vốn tự có hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng; bao thanh toán có truy đòi đối với các khoản phải thu phát sinh từ các HĐXK vay vốn TDXK.

Đồng thời, đối với các hình thức cho vay vốn lưu động, việc thẩm định và quyết định thời hạn và mức vốn cho vay nên căn cứ nhiều vào đặc điểm chu kỳ luân chuyển vốn, doanh thu xuất khẩu đã thực hiện trong các năm trước và doanh thu xuất khẩu dự kiến năm kế hoạch của doanh nghiệp vay vốn, thay vì căn cứ chủ yếu

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 18: 4 troNG số Này

vào giá trị và thời hạn thanh toán của HĐXK như hiện nay.

Việc bổ sung các hình thức tài trợ như trên một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của doanh nghiệp xuất khẩu, mặt khác cũng phù hợp Chiến lược phát triển cơ quan thực thi chính sách TDXK đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà theo đó, cơ quan này phải đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách TDXK của Nhà nước.

Thứ tư, đổi mới cơ chế xác định và áp dụng lãi suất cho vay vốn TDXK.

Lãi suất cho vay từng được coi là một yếu tố làm nên sự hấp dẫn của nguồn vốn TDXK của Nhà nước, bởi nhiều năm liền lãi suất này được duy trì ở mức thấp hơn đáng kể so với lãi suất cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, cùng với việc Việt Nam ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về chống trợ cấp xuất khẩu, sự ưu đãi của Nhà nước thông qua lãi suất cho vay xuất khẩu cũng được bãi bỏ. Hệ quả là từ năm 2006 đến nay, lãi suất TDXK luôn được Bộ Tài chính quy định theo mặt bằng lãi suất thị trường. Thậm chí nhiều thời điểm lãi suất thị trường giảm nhưng lãi suất TDXK chậm được điều chỉnh nên cao hơn lãi suất của các NHTM, do đó không khuyến khích được doanh nghiệp vay vốn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng lãi suất TDXK theo nguyên tắc thị trường là việc làm tất yếu bởi điều đó một mặt phù hợp với các cam kết quốc tế về chống trợ cấp xuất khẩu, mặt khác phù hợp với Chiến lược Tài chính của Việt Nam mà trong đó, việc đổi mới phương thức phát triển tín dụng Nhà nước theo nguyên tắc thương mại đã được xác định là một trong các giải pháp tái cơ cấu nền tài chính quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững.

Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nói trên mà vẫn không làm nguồn vốn TDXK kém hấp dẫn hơn so với vốn vay của các NHTM, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh các quy định về lãi suất TDXK theo hướng:

- Lãi suất TDXK được xác định theo diễn biến của thị trường tiền tệ và không được Ngân sách Nhà nước cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay (nếu có).

- Giao cơ quan thực thi chính sách TDXK trực tiếp công bố, hoặc giao Bộ Tài chính công bố lãi suất TDXK nhưng quy định kỳ hạn tối thiểu Bộ này phải công bố lãi suất để bảo đảm lãi suất TDXK theo kịp diễn biến của thị trường (chẳng hạn, ít nhất mỗi tháng công bố một lần).

- Thực hiện việc phân biệt đối xử khách hàng thông qua lãi suất TDXK phù hợp với khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của khoản vay, thay vì áp dụng đồng nhất một mức lãi suất cho mọi món vay tại cùng thời điểm như hiện nay.

- Áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất TDXK linh hoạt theo diễn biến thị trường thay vì cơ chế cố định lãi suất trong suốt thời hạn vay vốn như hiện nay, đặc biệt là đối với những khoản vay vốn trung và dài hạn, để phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng cho cơ quan thực thi chính sách TDXK.

Thứ năm, mở rộng thẩm quyền xử lý rủi ro (XLRR) của cơ quan thực thi chính sách TDXK.

Tài trợ xuất khẩu là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro xuất phát từ những rủi ro vốn có của hoạt động thương mại quốc tế (biến động về tỷ giá hối đoái, sự mất ổn định chính trị, rào cản về kỹ thuật của nước nhập khẩu, tranh chấp thương mại quốc tế...). Trong khi đó, chính sách về XLRR trong hoạt động TDXK của Nhà nước thời gian qua vẫn còn nhiều

hạn chế mà theo đó, phần lớn các biện pháp XLRR là do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định; còn thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDXK chủ yếu là quyết định việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ và gia hạn nợ(4).

Với thẩm quyền bị giới hạn như trên, việc XLRR của cơ quan thực thi chính sách TDXK thời gian qua gặp không ít vướng mắc bởi các biện pháp mà cơ quan này được áp dụng (điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ và gia hạn nợ) nhiều khi không có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn khắc phục khó khăn về tài chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo nguồn thu trả nợ cho Nhà nước. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp XLRR triệt để hơn (khoanh nợ, xoá nợ lãi, xoá nợ gốc) đòi hỏi nhiều hồ sơ, thủ tục và phải trải qua quá trình xét duyệt của nhiều cơ quan nên không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của việc XLRR.

Để bảo đảm rủi ro tín dụng được xử lý một cách chủ động, kịp thời và hỗ trợ có hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn TDXK của Nhà nước, Chính phủ nên xem xét mở rộng hơn nữa thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDXK trong việc sử dụng các biện pháp XLRR phù hợp với mức độ rủi ro phát sinh và nguồn lực tài chính của cơ quan này. Theo đó, có thể xem xét bổ sung quyền quyết định XLRR của cơ quan thực thi chính sách TDXK đối với một số trường hợp trên nguyên tắc phù hợp với quy mô quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) và không làm tăng số phí quản lý mà ngân sách nhà nước phải cấp, chẳng hạn:

- Gia hạn nợ vượt thời hạn cho vay tối đa theo quy định về TDXK để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất.

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 19: 4 troNG số Này

- Khoanh nợ và xoá lãi vay nếu không làm tăng phí quản lý phải cấp từ ngân sách nhà nước.

- Xoá nợ gốc trong phạm vi số dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã trích cho khoản nợ cần xoá.

- Bán nợ trong trường hợp giá bán không thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ và trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ nhưng phần chênh lệch còn thiếu nằm trong phạm vi số dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã trích cho khoản nợ cần bán…

Ngoài ra, đối với các trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro khách quan bất khả kháng nhưng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả, thì Chính phủ nên cho phép cơ quan thực thi chính sách TDXK xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất - xuất khẩu, tạo nguồn thu để trả nợ cho Nhà nước.

Việc quy định thẩm quyền như trên một mặt đưa cơ chế XLRR vốn TDXK của Nhà nước tiến gần hơn tới thông lệ chung về quản trị ngân hàng và khắc phục được những tồn tại trong công tác XLRR vốn TDXK thời gian qua, mặt khác cũng phù hợp với định hướng hoạt động được đặt ra tại Chiến lược phát triển của cơ quan thực thi chính sách TDXK mà theo đó, Chính phủ sẽ tăng cường phân cấp cho cơ quan này trong việc XLRR. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện giải pháp nói trên, thì chính sách DPRR trong hoạt động TDXK cũng cần có những điều chỉnh phù hợp như phần sau của bài viết sẽ trình bày.

Thứ sáu, trích lập dự phòng phù hợp với mức độ rủi ro và năng lực tài chính của cơ quan thực thi chính sách TDXK.

DPRR là một cơ sở quan trọng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của tổ chức cho vay trong việc

thực hiện các biện pháp XLRR, đặc biệt là xoá nợ. Yêu cầu của việc DPRR là phải phù hợp với tính chất của khoản nợ để có thể bù đắp được tổn thất của mỗi khoản nợ gây ra nhưng không làm tăng chi phí dự phòng một cách không cần thiết.

Tuy nhiên, chính sách về DPRR trong cho vay vốn TDXK của Nhà nước từ trước đến nay chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu này, thể hiện ở việc quy định tỷ lệ dự phòng rất thấp so với dư nợ và không phân biệt các khoản nợ có mức độ rủi ro khác nhau(5). Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho việc XLRR vốn TDXK của Nhà nước thời gian qua gặp nhiều vướng mắc do không đủ nguồn lực để thực hiện biện pháp triệt để đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Mặt khác, do chi phí DPRR được lấy từ phí quản lý mà Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho cơ quan thực thi chính sách TDXK nên việc sử dụng quỹ DPRR của cơ quan này để xoá nợ thường mất nhiều thời gian bởi đó thực chất là khoản chi tiêu Ngân sách Nhà nước, phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền quyết định.

Để giải quyết được vấn đề này, Chính phủ nên xem xét thay đổi chính sách DPRR trong hoạt động TDXK của Nhà nước theo hướng:

- Chuyển dần nguồn trích lập DPRR từ phí quản lý do Ngân sách Nhà nước cấp hiện nay sang lấy từ lãi cho vay, phí bảo lãnh và từ chênh lệch thu - chi của cơ quan thực thi chính sách TDXK.

- Thực hiện việc phân biệt mức trích lập DPRR đối với mỗi khoản nợ phù hợp với kết quả phân loại nợ và kết quả đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay của khoản nợ đó.

- Nâng dần mức trích lập DPRR để tiệm cận với mức áp dụng cho các tổ chức tín dụng (bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể)(6).

Việc điều chỉnh chính sách DPRR như trên có ý nghĩa từng bước tăng cường nguồn lực tài chính để XLRR vốn TDXK mà không làm tăng gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, mặt khác tạo điều kiện để mở rộng thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDXK trong việc XLRR bằng biện pháp xoá nợ nhằm đẩy nhanh tiến độ và phát huy tác dụng của biện pháp XLRR này.

Thứ bảy, thực hiện các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho chính sách TDXK.

Một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của chính sách TDXK của Nhà nước là sự đảm bảo về quy mô và tính ổn định của nguồn vốn với chi phí huy động hợp lý để đáp ứng các nhu cầu cấp tín dụng đa dạng về thời hạn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì việc tạo lập nguồn vốn của cơ quan thực thi chính sách TDXK của Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong việc huy động các nguồn vốn có chi phí thấp.

Với các thay đổi về đối tượng và hình thức tài trợ tín dụng được đề xuất ở phần trên của bài viết, chắc chắn nhu cầu về vốn cho chính sách TDXK của Nhà nước thời gian tới sẽ tăng lên tương ứng với sự mở rộng về quy mô tài trợ vốn TDXK cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, yêu cầu về việc giảm thiểu chi phí huy động vốn cũng được đặt ra cao hơn nhằm đáp ứng đòi hỏi về giảm lãi suất cho vay để khuyến khích doanh nghiệp cũng như đòi hỏi về tăng chênh lệch thu - chi của cơ quan thực thi chính sách TDXK để bổ sung quỹ DPRR.

Để thoả mãn được yêu cầu đó, Nhà nước cần ưu tiên cho cơ quan thực thi chính sách TDXK huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp dành cho hỗ trợ xuất khẩu (kể cả các nguồn vốn có thời hạn ngắn), đồng thời tạo điều kiện để

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 20: 4 troNG số Này

cơ quan này phát hành trái phiếu và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn đa dạng để phục vụ hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài ra, trong trường hợp cơ quan thực thi chính sách TDXK tìm kiếm được các nguồn vốn có giá rẻ từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan này huy động vốn từ các tổ chức đó, đồng thời xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ khi bên cung ứng vốn có yêu cầu.

một số vấn đề đặt ra đối với cơ quan thực thi chính sách Tdxk

Giống như bất kỳ một chính sách nào khác, những đề xuất đổi mới chính sách TDXK của Nhà nước được trình bày trong bài viết sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng như mong muốn nếu được tổ chức triển khai bởi một chủ thể có năng lực đủ mạnh. Do đó, để đảm bảo nguồn vốn TDXK của Nhà nước có thể hỗ trợ tốt đối với hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế, thì cơ quan thực thi chính sách này phải không ngừng đầu tư để nâng cao năng lực của mình về

mọi mặt, mà trong đó quan trọng nhất là năng lực cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và năng lực quản trị rủi ro.

Bên cạnh các sản phẩm tín dụng theo quy định của Chính phủ, cơ quan thực thi chính sách TDXK của Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào việc cung cấp các dịch vụ thanh toán (bao gồm cả thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế). Việc làm này có tác dụng một mặt nâng cao tính tiện ích của nguồn vốn TDXK phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp vay vốn, mặt khác hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị rủi ro của cơ quan thực thi chính sách TDXK thông qua việc giám sát và quản lý dòng tiền của khách hàng. Ngoài ra, việc mở rộng cung ứng dịch vụ thanh toán cũng tạo điều kiện để cơ quan này tiết kiệm chi phí huy động vốn thông qua việc tận dụng nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng, từ đó tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay.

Cùng với đó, cơ quan thực thi chính sách TDXK của Nhà nước cũng cần chú trọng xây dựng và

vận hành các chính sách, quy trình về quản trị rủi ro (bao gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản) nhằm kiểm soát và duy trì ở mức thấp các rủi ro phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng vốn, góp phần giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động.

Nếu thực hiện thành công các giải pháp nói trên, thì năng lực của cơ quan thực thi chính sách TDXK sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Điều đó không chỉ góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược phát triển cơ quan này theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, mà còn là cơ sở vững chắc để chính sách TDXK của Nhà nước được triển khai một cách hiệu quả. Đây chính là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích theo đúng định hướng tái cơ cấu và chiến lược phát triển của các ngành kinh tế đã đề cập ở phần đầu của bài viết.

CHú THíCH(1) Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo tại cuộc họp ngày

08/12/2014 về xây dựng Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.

(2) Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, thời hạn cho vay xuất khẩu tối đa là 12 tháng; riêng đối với mặt hàng tàu biển xuất khẩu, thời hạn cho vay tối đa là 24 tháng.

(3) Theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, danh mục này hiện nay chỉ bao gồm sản phẩm của một số ngành (dệt may, da - giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao).

(4) Quy định về XLRR vốn TDXK của Nhà nước có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau:

- Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg: Đối với các dự án vay vốn, bảo lãnh tín dụng trung và dài hạn, Tổng Giám đốc DAF quyết định gia hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định miễn, giảm lãi tiền vay; Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ. Đối với các khoản vay vốn ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK, Tổng Giám đốc DAF quyết định gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ, xoá nợ.

- Theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP: Tổng Giám đốc VDB quyết định điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, gia hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ, xoá nợ lãi; Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ gốc.

- Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP: Tổng Giám đốc VDB quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ; Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ.

(5) Tỷ lệ trích DPRR vốn TDXK của Nhà nước được áp dụng qua các thời kỳ như sau:

- Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg: trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hàng năm đối với cho vay các dự án đầu tư trung và dài hạn; trích 10% nợ quá hạn dưới 181 ngày, 20% nợ quá hạn từ 181 đến dưới 361 ngày, 30% nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên đối với cho vay vốn ngắn hạn; trích 10% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày, 20% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày, 30% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên đối với bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK.

- Theo Quyết định số 59/2005/QĐ-TTg: trích 0,2% dư nợ bình quân TDXK hàng năm.

- Theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg: trích 0,5% dư nợ bình quân TDXK hàng năm.

(6) Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng phải trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trích dự phòng cụ thể theo tỷ lệ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 tính trên phần chênh lệch giữa số dư nợ gốc của khoản nợ và giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm tương ứng.

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 21: 4 troNG số Này

Về cơ sở lý luận, có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng nói

chung và của VDB nói riêng: (i) Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách điều hành tài chính - tín dụng, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, thể chế cải cách thủ tục hành chính... (ii) Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Ý tưởng đầu tư, năng lực quản trị, năng lực tài chính, tâm lý khách hàng... (iii) Các yếu tố thuộc về VDB: Định hướng phát triển tín dụng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ, cơ chế chính sách và điều kiện cho vay (đối tượng vay vốn, hồ sơ vay, điều kiện về tài chính...), nguồn vốn, lãi suất cho vay, quy trình nghiệp vụ...

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu vào các yếu tố xuất phát từ phía VDB ảnh hưởng đến việc tăng trưởng tín dụng. Đây là yếu tố then chốt, cần tháo gỡ để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại VDB trong thời gian tới.

nhận diện ”điểm nghẽn” trong tăng trưởng tín dụng vdB

Thứ nhất, những chính sách điều hành tín dụng của VDB từ thời kỳ Chính phủ thắt chặt tín dụng (năm 2011) đến nay chưa được gỡ bỏ.

Để chống chọi với khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, năm 2011

Chính phủ đã đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng, giảm chi tiêu Ngân sách Nhà nước... theo đó VDB cũng đưa ra một loạt chính sách điều hành nhằm hạn chế tín dụng Nhà nước, cụ thể:

- Công tác thẩm định, quyết định cho vay: Không còn phân cấp cho Chi nhánh quyết định cho vay như trước đây việc quyết định cho vay tập trung tại Hội sở chính (HSC), các hàng rào kỹ thuật được dựng lên như: VDB cho chủ trương đồng ý mới tiếp nhận hồ sơ; thêm 1 bước hồ sơ và thẩm định sơ bộ; khống chế quy mô, tổng mức đầu tư của dự án và doanh số xuất khẩu (đối với tín dụng xuất khẩu) mới được tiếp nhận, công tác cảnh báo trước khi thông báo cho vay tiếp tục duy trì và kéo dài ở mức khắt khe hơn...

- Việc ký Hợp đồng tín dụng, giải ngân: Mặc dù Ban Pháp chế đã có hướng dẫn bộ mẫu Hợp đồng nhưng tất cả các Hợp đồng trước khi ký phải gửi Hội sở chính rà soát, cho ý kiến (thời gian rà soát thường kéo dài đến 10 ngày, có thể còn lâu hơn). Điều hành nguồn vốn phục vụ giải ngân còn chậm, nhiều thời điểm không bố trí đủ vốn cho nhu cầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng và kế hoạch đã thông báo, thủ tục chuyển vốn phức tạp (Chi nhánh xin nguồn giải ngân, phải thực hiện gửi báo cáo cho vay thu nợ toàn Chi

nhánh và phải qua các Ban nghiệp vụ rà soát và cho ý kiến trước khi chuyển nguồn, quá trình xử lý đôi khi còn mang tính chủ quan, chưa căn cứ trên các quy định cụ thể hoặc nguyên nhân khách quan để thuyết phục khách hàng.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay: Hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nội bộ thường xuyên, trong đó có kiểm tra sâu đến chứng từ tại doanh nhiệp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình sử dụng vốn vay doanh nghiệp phải báo cáo quá nhiều gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Chính những yếu tố này nhiều doanh nghiệp không dám tiếp cận vốn tín dụng nhà nước (TDNN).

- Thời gian xử lý xét duyệt hồ sơ cho vay đối với tín dụng xuất khẩu: Giải ngân, chuyển nguồn vốn chậm và kéo dài có khi tới hàng tuần, làm mất cơ hội thu mua và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

- Hội sở chính chưa nghiêm khắc thực hiện chế tài trách nhiệm công vụ, chậm tiến độ công việc: Chưa có sự nhận thức đồng đều, nhất quán trong xử lý công việc giữa Lãnh đạo VDB, các Ban và cán bộ HSC. Một bộ phận cán bộ xử lý công việc chưa hết trách nhiệm, né tránh do tâm lý sợ chịu trách nhiệm, một số văn bản Chi nhánh xin ý kiến được trả lời lưỡng ý,

Giải pháp tăng trưởng tín dụng của VDB hiện nay?

� LươNG VĂN THàNH & Vũ HồNG TráNGChi nhánh VDB Kon Tum

Tăng trưởng tín dụng luôn là yếu tố sống còn đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của VDb sau thời gian dài tăng trưởng chậm. Tăng trưởng, ngoài việc để cải thiện cán cân thu chi, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên, còn thể hiện được vai trò, vị thế của VDb trong việc cung cấp vốn tín dụng nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xa hội.

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 22: 4 troNG số Này

không phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh nên khó triển khai thực hiện.

Thứ hai, cơ chế chính sách chung của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng của VDB còn vướng mắc; bản chất ưu đãi mờ nhạt dần, trách nhiệm sử dụng vốn Nhà nước lại cao, doanh nghiệp không còn mặn mà với vay vốn VDB.

Hồ sơ thủ tục phục vụ cho việc thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân vốn vay, xử lý rủi ro... còn phức tạp như cấp vốn Ngân sách Nhà nước.

Cơ chế lãi suất cho vay chưa linh hoạt, không còn thể hiện tính ưu đãi, nhiều thời điểm còn cao so với lãi suất thị trường. Ở thời điểm hiện tại lãi suất tín dụng đầu tư đang duy trì là 8,55%/năm trong khi đó lãi suất trung dài hạn của các ngân hàng thương mại (NHTM) đang phổ biến ở mức trên dưới 7,5%/năm.

Chính sách và giải pháp xử lý nợ xấu chưa căn cơ, việc xử lý rủi

ro còn chậm, đối tượng xử lý bị hạn chế làm cho khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Chưa triển khai chính sách cho vay vốn lưu động đối với các khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư có nhu cầu vay vốn lưu động tại VDB gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải quan hệ nhiều ngân hàng, phức tạp cho VDB trong quá trình theo dõi, quản lý dòng tiền dự án để trả nợ.

Chính sách đối với khách hàng: Chưa phân loại và có những chính sách ưu đãi với những đối tượng khách nhau; chưa có chính sách chăm sóc, ưu đãi thiết thực để giữ chân các khách hàng uy tín, có năng lực dẫn đến một số khách hàng trả nợ trước hạn và chuyển sang ngân hàng thương mại vay vốn.

Thứ ba, chưa có sự đồng thuận trong nhận thức, niềm tin của CBVC bị giảm sút, tâm lý sợ trách nhiệm khá phổ biến.

Chưa có sự đồng thuận trong nhận thức xử lý công việc từ Lãnh đạo đến cán bộ xử lý, giải quyết công việc còn tâm lý e ngại sợ trách nhiệm sau nhiều vụ việc bị hình sự hóa xảy ra đối với VDB. Xử lý công việc mang nặng tính hành chính, cảm tính, chưa có sự chủ động, phục vụ khách hàng, một bộ phận chưa an tâm làm việc.

Có nơi thừa, có nơi thiếu cán bộ (thừa ở các bộ phận ít việc, nhưng lại thiếu cán bộ ở những bộ phận khó khăn, phức tạp, thiếu cán bộ có tinh thần trách nhiệm, cán bộ giỏi, có kinh nghiệm).

Cơ chế đãi ngộ, tiền lương chưa thật sự khuyến khích và tạo động lực đối với cán bộ làm công tác thẩm định quyết định cho vay và giải ngân vốn vay. Khi rủi ro tín dụng xảy ra trách nhiệm của cán bộ VDB thường cao hơn so với các ngân hàng thương mại vì quản lý vốn Nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế đãi ngộ, tiền lương người

Phòng Tìa chính kế toán - SGDIẢnh: HC

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 23: 4 troNG số Này

lao động lại thấp so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thanh toán còn hạn chế..

Hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ cho nghiệp vụ còn yếu kém; công tác quảng bá hoạt động của VDB thời gian qua chưa hiệu quả, công tác thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động xuất khẩu để kiểm soát dòng tiền tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro đến nay vẫn chưa triển khai...

Vị thế và hình ảnh của VDB đang bị xuống thấp, nhiều doanh nghiệp, kể cả cấp chính quyền còn mơ hồ về sự tồn tại của VDB, còn có sự nhầm lẫn với các ngân hàng khác.

một số đề xuất, kiến nghị tăng trưởng tín dụng vdB trong giai đoạn hiện nay.

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn 2 tái cơ cấu lại hoạt động VDB theo Chiến lược phát triển. Song song với xử lý nợ xấu, việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là vấn đề cấp bách mang tính tồn vong của hệ thống. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng không phải thực hiện bằng mọi giá, tăng trưởng đi đôi với an toàn, bền vững, lâu dài, tránh phát triển ồ ạt, kiểm soát không chặt chẽ, nợ xấu tăng cao gây hệ lụy về sau, khi đó cái đích thực sự của việc tăng trưởng tín dụng bị phá vỡ.

Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, khơi thông nguồn vốn, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của VDB theo hướng đầy đủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Phải có cơ chế chính sách tách bạch cho hoạt động tín dụng thông thường hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Ngân sách Nhà nước. Từ đó VDB mới có thể xây dựng Quy trình

nghiệp vụ thẩm định, cho vay, thu nợ quản trị rủi ro, xử lý nợ cụ thể cho 2 loại hình này để giảm bớt thủ tục hồ sơ. Hạn chế việc VDB kiểm soát hoặc làm thay cơ quan quản lý Nhà nước đối với các nội dung liên quan đến dự án đầu tư và xây dựng. Chúng ta thực hiện quản lý vốn tín dụng đầu tư chứ không phải thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư thuộc chức năng quản lý Nhà nước.

VDB là tổ chức tài chính hoạt động ngân hàng vì vậy cần cho phép triển khai đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng khi có đủ điều kiện, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng, đây là cơ sở để VDB có các công cụ quản trị hiệu quả và an toàn hơn khi cho vay, đồng thời rút ngắn thủ tục và thời gian cho công tác giải ngân, trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

Xây dựng cơ chế lãi suất, mức lãi suất thay đổi kịp thời với diễn biến của thị trường tiền tệ, tiến tới có thể xin chủ trương của Chính phủ cho thí điểm áp dụng các mức lãi suất khác nhau với từng đối tượng khách hàng.

Hoàn thiện cơ chế xử lý nợ xấu, xử lý rủi ro kịp thời cho khách hàng, khi khách hàng gặp khó khăn, rủi ro tạo niềm tin vào sự đồng hành của ngân hàng.

Xây dựng Quy chế, Quy trình nghiệp vụ, hệ thống Quản trị rủi ro của VDB đảm bảo chặt chẽ, an toàn tín dụng nhưng phải phù hợp và có thể triển khai được trong thực tế, không là rào cản cho doanh nghiệp và cán bộ nghiệp vụ trong quá trình thực thi. Đặc biệt chú trọng đến tính pháp lý khi xảy ra tranh chấp giữa bên đi vay và bên cho vay, trách nhiệm của bên vay, bên bảo đảm, nhằm giảm thiểu các vụ án hình sự liên quan đến cán bộ ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Hai là, đổi mới tư duy tín dụng Nhà nước, phải tạo được sự thống

nhất về nhận thức để đồng thuận về hành động; phát huy bản chất ưu đãi và khuyến khích, tín dụng Nhà nước phải trở thành một kênh tín dụng hấp dẫn.

Một trong những khó khăn của chúng ta hiện nay là sự thống nhất về nhận thức chưa cao, do đó khi triển khai thực hiện chưa phát huy được sức mạnh của toàn hệ thống. Bốn vấn đề cần tạo được sự thống nhất trong nhận thức là:

Về mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận, hướng tới cân bằng thu - chi. Nhưng không ít quan điểm cho rằng VDB là ngân hàng chính sách, không nên đặt mục tiêu tự cân đối thu chi và sự thật để cân đối thu - chi cũng không thể duy trì lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động làm mất đi bản chất của tín dụng Nhà nước là khuyến khích hỗ trợ.

Hoạt động tín dụng của VDB được Ngân sách Nhà nước cấp bù, VDB càng tăng trưởng thì Ngân sách Nhà nước cấp bù càng nhiều. Vậy tư duy về tăng trưởng tín dụng của VDB như thế nào là hợp lý đối với từng giai đoạn đáp ứng với yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.

Về lãi suất: Bản chất tín dụng Nhà nước là tín dụng ưu đãi trong đó ngoài ưu đãi về thời gian còn có ưu đãi về lãi suất. Theo chúng tôi giai đoạn hiện nay không thể không tính đến ưu đãi về lãi suất để tạo tính hấp dẫn. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, VDB và Ngân sách Nhà nước nên thống nhất nguyên tắc duy trì lãi suất với mức tối thiểu bình quân bằng lãi suất huy động có xem xét đến yếu tố thị trường để giảm cấp bù ngân sách.

Về hướng tới cân bằng thu chi: Thực hiện thêm các loại hình tín dụng cho vay ngắn hạn (cho vay thỏa thuận), dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác (kể cả khai thác nghiệp vụ cho vay qua đêm - đây là lợi thế mà VDB chưa làm)… để

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 24: 4 troNG số Này

hỗ trợ nguồn thu đối với tín dụng đầu tư. Việc cân đối thu chi phải tính đến kế hoạch 5-10 năm nữa.

Ba là, cải cách về cơ chế điều hành và phương pháp điều hành; gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật thắt chặt tín dụng trước đây, tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa tối đa thủ tục giải quyết công việc, nhất là thời gian, thủ tục trong khâu thẩm định, giải ngân.

Trong công tác điều hành hệ thống, phải đảm bảo phát huy tính năng động cơ sở, gắn chặt giữa quyền lợi và trách nhiệm đối với cơ sở. Thực tế hiện nay tại Chi nhánh không được quyết định cho vay và giải ngân, tất cả đều do Hội sở chính quyết định, trong khi thời gian xử lý quyết định cho vay, giải ngân Hội sở chính rất lâu, thời gian kéo dài.

Cần thay đổi cách thức xử lý công việc tại Hội sở chính theo hướng một Ban có thể phụ trách nhiều việc chứ không thể để một việc nhiều Ban phụ trách, tham gia như hiện nay. Có quy định và kiểm soát chặt chẽ thời gian giải quyết công vụ của CBVC. Khi không xử lý được phải phúc đáp cho khách hàng giải thích nguyên nhân thỏa đáng.

Phân định rõ công việc giữa Hội sở chính và Chi nhánh theo hướng, Hội sở chính phải thực sự là người hoạch định cơ chế chính sách, định hướng chiến lược hoạt động, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, cảnh báo, hạn chế giải quyết vụ việc; các chi nhánh trực tiếp tác nghiệp, tổ chức thực hiện.

Rút ngắn thời gian xem xét quyết định cho vay, giải ngân bằng cách sớm rà soát gỡ bỏ các rào cản (ban hành từ giai đoạn thắt chặt tín dụng đến nay). Cụ thể:

+ Giai đoạn thẩm định, quyết định cho vay: Mạnh dạn phân cấp cho Chi nhánh quyết định cho vay trên cơ sở uy tín, năng lực của từng Chi nhánh với quy mô dự án, khoản vay phù hợp.

+ Xem xét bỏ bước thẩm định sơ bộ gửi hồ sơ báo cáo VDB, cho chủ trương tiếp nhận hồ sơ để giảm bớt thời gian xử lý. Để hạn chế rủi ro cho vay vào lĩnh vực đầu tư đang gặp khó khăn và hạn chế các Chi nhánh tiếp nhận dự án quá nhỏ, từ kinh nghiệm thực tế các dự án/khoản vay mà VDB đã và đang quản lý VDB có thể đưa ra định hướng, khuyến cáo cho các Chi nhánh trong từng thời kỳ.

+ Giai đoạn ký hợp đồng tín dụng, giải ngân: VDB đã có bộ mẫu hợp đồng, vì vậy xem xét bỏ bước rà soát hợp đồng trước khi ký. Việc kiểm tra, cảnh báo có thể thực hiện sau khi Chi nhánh ký hợp đồng gửi về Hội sở chính và trước khi giải ngân.

+ Giảm thời gian xử lý giải ngân, chuyển vốn: Có thể xem xét phân cấp giao hạn mức quyết định giải ngân cho Giám đốc Chi nhánh, có chính sách phân loại khách hàng để xét duyệt vay nhanh, không nên lạm dụng yêu cầu trước khi chuyển nguồn vốn giải ngân phải báo cáo lại toàn bộ hoạt động cho vay thu nợ của Chi nhánh làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.

+ Trong quá trình quản lý sử dụng vốn vay: Nâng cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh, có chế tài cụ thể đối với cán bộ kiểm tra khi không phát hiện ra các sai sót để các Đoàn kiểm tra khác phát hiện, nhằm giảm bớt các Đoàn kiểm tra của Hội sở chính làm tăng chi phí hoạt động của VDB, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nhiệp, giảm bớt các báo cáo của khách hàng đối với VDB.

Bốn là, từng bước tự chủ, ổn định về nguồn vốn, triển khai nghiệp vụ vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, tham gia vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng giải quyết tình trạng thừa thiếu vốn tạm thời.

Đa dạng các kênh huy động vốn, chú ý sử dụng vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, tham gia vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng, cùng với đó là đổi mới điều hành nguồn vốn. Tận dụng nguồn vốn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, khai thác quan hệ cho vay, đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Chúng ta không thể đá bóng một mình một sân, hạn chế tình trạng các chính sách tín dụng chịu sự chi phối do bị động nguồn vốn, khi thiếu vốn thì thắt chặt, rào cản, khi thừa vốn thì đẩy ra bằng mọi giá.

Làm tốt công tác kế hoạch hóa, cân đối các nguồn vốn để bố trí giải ngân cho khách hàng kịp thời theo hợp đồng tín dụng trong mọi tình huống.

Năm là, phát huy tư duy lấy khách hàng làm đối tượng phục vụ, thiết lập môi trường tín dụng an toàn đối với doanh nghiệp, giữ chân khách hàng tốt.

Tích cực tìm kiếm phát triển dự án mới và có cơ chế giữ chân các dự án tốt, nguồn thu ổn định. Lãnh đạo Hội sở chính tăng cường mối quan hệ với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn để tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án lớn. Mặt khác không hạn chế về quy mô đầu tư đối với việc tiếp cận dự án cấp cơ sở. Có thể đề xuất cho vay thêm đối tượng cho vay như cho vay phát triển kinh tế trang trại, cho vay khởi nghiệp.

VDB đề xuất bổ sung chính sách cho vay vốn lưu động đối với các khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư có nhu cầu vay vốn lưu động nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng quản lý về một đầu mối, thuận tiện cho VDB trong quá trình theo dõi, quản lý dòng tiền dự án để trả nợ.

Xây dựng và phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp với đối từng đối tượng khách hàng.

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 25: 4 troNG số Này

Sáu là, tiếp tục thực hiện triệt để, có hiệu quả Đề án xử lý nợ xấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xử lý nợ xấu là việc trước mắt, vừa nền tảng lâu dài, là cơ sở tiền đề cho sự phát triển tín dụng giai đoạn sau.

Xử lý nợ, xử lý rủi ro là nghiệp vụ thông thường, không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng; không vì phải xử lý nợ xấu mà gác lại hoặc chậm triển khai các mục tiêu khác.

Tăng cường quản trị rủi ro ở tất cả các khâu trong quá trình xét duyệt và cho vay, bên cạnh đó tạo cơ chế chủ động xử lý nếu có rủi ro xảy ra. Trước hết phải có cơ chế phân loại nợ gắn với trích dự phòng rủi ro để tạo nguồn chủ động xử lý. Tuy nhiên, do đặc thù của VDB việc trích dự phòng liên quan đến Ngân sách Nhà nước nên đề xuất mức trích tạo nguồn và thẩm quyền xử lý cho phù hợp, kịp thời. Có như vậy CBVC của hệ thống mới yên tâm và tự tin với hoạt động tín dụng.

Từng bước phân tích để bảo đảm tính độc lập tương đối của hoạt động xử lý nợ xấu với hoạt động cấp tín dụng. Tiến tới chuyên trách, chuyên nghiệp hóa bộ phận xử lý rủi ro.

Bảy là, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác tín dụng gắn với đổi mới tư duy người làm tín dụng - ngân hàng.

Sắp sếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự từ Hội sở chính xuống các Chi nhánh, giảm những đầu mối không cần thiết, lựa chọn những cán bộ có trình độ lý luận, thực tiễn vào Hội đồng quản trị và Ban điều hành, lãnh đạo Chi nhánh, thậm chí có thể thi tuyển rộng rãi một số chức danh nhằm tạo ra một tư duy mới, một sức sống mới đối với thế hệ Lãnh đạo mới của Ngành.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBVC chức nhằm trách tụt hậu về kiến thức và trang bị kiến

thức mới. Chú trọng đào tạo cán bộ nắm vững nghiệp vụ để hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng đúng, trúng và nhanh ngay từ khâu đầu, giảm thiểu các sai sót, phát sinh thêm thủ tục về sau.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thay đổi tư duy nhận thức phải chủ động tìm đến khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn trong họat động.

Bố trí, bổ nhiệm cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp nắm chắc nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao tại những vị trí khó khăn phức tạp, hạn chế tình trạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm người đứng đầu: Tiền phong, gương mẫu đi đầu trong mọi việc: từ đạo đức lối sống, luôn là tấm gương của đơn vị. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải truyền được nhiệt huyết cho cấp dưới, không hoang mang nhụt chí khi gặp khó khăn.

Đảm bảo tính tuân thủ, làm việc không được tùy tiện theo cảm tính, phát huy tính sáng tạo tập thể, khen chê kịp thời, có cơ chế động viên khuyến khích bằng vật chất. Điều hành công việc rõ ràng mạch lạc, gắn trách nhiệm với quyền lợi đối với từng CBVC. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ không để xảy ra mất đoàn kết tại cơ quan.

Có cơ chế đãi ngộ, tiền lương phù hợp với các vị trí chịu nhiều áp lực, rủi ro, tương xứng với kết quả công việc để vừa mang tính chất là công cụ tài chính của Chính phủ, đồng thời tạo động lực cho cán bộ làm việc, an tâm công tác.

Tám là, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, tăng cường quảng bá có hiệu quả hoạt động của VDB.

Từng bước cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ: Mạnh

dạn đầu tư ngân hàng lõi - Corebanking, chính phần mềm này giúp chúng ta rất nhiều về quản lý nghiệp vụ ngân hàng khi vận hành và kết nối với hệ thống các ngân hàng.

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ cho nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để đáp ứng được công tác điều hành và hoạt động nghiệp vụ đảm bảo nhanh, chính xác, giảm bớt thủ tục báo cáo thủ công. Tiến tới cho phép xử lý một số nghiệp vụ nhanh thông qua phần mềm nhằm giảm bớt thời gian xử lý, giảm chi phí giấy tờ.

Triển khai hệ thống thanh toán quốc tế, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian chi phí chuyển tiền giữa ngân hàng thanh toán và VDB, đồng thời giúp VDB quản lý, theo dõi dòng tiền của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Cung cấp đầy đủ và liên tục thông tin về hoạt động của VDB đặc biệt chính sách tín dụng của Nhà nước như: Đối tượng vay vốn, các điều kiện vay vốn trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trung ương và địa phương, các Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội nghị khách hàng tại địa phương... Trên Website http://vdb.gov.vn của VDB có thể xây dựng riêng một chuyên mục dành cho khách hàng (tìm hiểu các thông tin về đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, lãi suất vay vốn...)

Chủ động làm việc với khách hàng có năng lực, uy tín đã và đang có quan hệ tín dụng với VDB để tìm hiểu, xúc tiến việc cho vay phát triển dự án mới... Khi tiếp xúc với khách hàng phải truyền tải được những ưu đãi của nguồn vốn tín dụng Nhà nước như: thời hạn vay, điều kiện tài sản bảo đảm, ổn định lãi suất trong suốt thời gian vay...

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 26: 4 troNG số Này

sự cần thiết triển khai nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại vdB

Tại VDB, khách hàng thuộc đối tượng vay vốn sẽ được tài trợ vốn trung dài hạn để đầu tư dự án hoặc vốn ngắn hạn để thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD) mặt hàng xuất khẩu thuộc đối tượng. Với chức năng là tổ chức tài chính của Chính phủ, số lượng nghiệp vụ được triển khai tại VDB còn khá hạn chế, giới hạn bởi nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các dự án, mặt hàng thuộc Danh mục theo các quyết định của Chính phủ.

Thiết nghĩ, giới hạn phạm vi hỗ trợ tài chính của Nhà nước nêu trên chỉ phù hợp trong giai đoạn hơn mười năm trước đây, khi chính sách tài trợ vốn của tổ chức tín dụng còn thắt chặt, quản lý hành chính tập trung. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi sẽ có ưu thế hơn trong việc huy động vốn đầu tư, sản xuất so với các doanh nghiệp thông thường khác, nhờ đó mà mở rộng

quy mô hoạt động, góp phần đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đang hướng đến. Hiện nay, số lượng các NHTM ngày càng nhiều, cùng với cơ chế cho vay thông thoáng, dễ dàng và các dịch vụ ngân hàng tiện ích vượt trội thì tính chất ưu đãi của nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại VDB gần như không còn rõ nét. Việc VDB chỉ cho vay nguồn vốn dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà không cho vay vốn lưu động để hoạt động đến nay đã bộc lộ những bất hợp lý:

Thứ nhất, khi đầu tư dự án, chủ đầu tư tập trung mọi nguồn lực tài chính cho dự án (nhất là các dự án lớn) nên thời gian đầu đi vào hoạt động, chủ đầu tư thường bị thiếu hụt vốn sản xuất, rất khó vay được vốn của các NHTM do không có tài sản bảo đảm, đơn vị chưa thực hiện sản xuất kinh doanh nên chưa tạo được uy tín đối với các NHTM. Đây sẽ là giai đoạn khó khăn nhất của chủ đầu tư, rất cần các nhà tài trợ cấp vốn để vận hành dự án.

Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát và các chế tài sau giải ngân không chặt chẽ và rất khó khăn nên rủi ro tín dụng đối với các dự án đầu tư tín dụng Nhà nước rất khó lường và khó xử lý. Do các chế tài xử lý vốn tín dụng Nhà nước chỉ là giải pháp hạn chế, xử lý những sự việc đã xảy ra như: chuyển nợ quá hạn, tạm thời không giải ngân... Còn các giải pháp tháo gỡ, xử lý tài sản không có hiệu quả cao khi chủ đầu tư chây ỳ hoặc sản xuất kinh doanh có khó khăn.

Thứ ba, các NHTM vừa cho vay dài hạn vừa cho vay ngắn hạn, có hệ thống thanh toán toàn diện nên tạo được mối liên kết chặt chẽ với khách hàng, dễ dàng kiểm soát toàn bộ hoạt động của đơn vị, đồng thời, có thể tư vấn, chủ động hỗ trợ và giúp khách hàng quản lý tài chính tốt hơn. Trong khi đó, sau giải ngân và khi dự án đi vào hoạt động, mối quan hệ giữa VDB và đơn vị khá lỏng lẻo. Việc trả nợ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của chủ đầu tư cũng như sự phối hợp của các NHTM. Hơn nữa,

Bàn VỀ ngHIỆp VỤ CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG TẠI VDB

� HoàNG mai HiềN Chi nhánh VDB Ninh Bình

Cho vay vốn lưu động là một nghiệp vụ phổ biến tại các ngân hàng thương mại (nHTM), được triển khai từ rất lâu, song song với nghiệp vụ cho vay vốn trung dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày của khách hàng, giống như nguồn nhiên liệu giúp cho động cơ của cỗ máy vận hành theo đúng chức năng, vai trò của nó.

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 27: 4 troNG số Này

khách hàng vay vốn lại có tâm lý ưu tiên trả nợ cho các NHTM hơn so với trả nợ vốn vay dài hạn cho VDB do việc phụ thuộc nguồn vốn vay lưu động tại các NHTM.

Để giải quyết phần nào những bất hợp lý trên, VDB cần hỗ trợ đồng bộ về vốn cho dự án, phải quản lý được luồng tiền, tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư, phải có trách nhiệm tham gia cùng chủ đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động cũng như tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc triển khai được nghiệp vụ cho vay vốn lưu động sẽ giải tỏa nhu cầu bức thiết về vốn cho các dự án nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Đây sẽ là hướng mở rộng hoạt động của hệ thống VDB, tạo tiền đề rất cơ bản cho việc phát triển các dịch vụ với khách hàng, tạo sự gắn kết hữu cơ cần thiết giữa khách hàng và VDB cả trước và sau khi đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, việc cho vay vốn lưu động sẽ góp phần tự bù đắp

một phần chi phí hoạt động của VDB, nâng cao thu nhập cho cán bộ và giảm gánh nặng cho NSNN.

Từ những lý do trên, để nâng cao hiệu quả đầu tư của vốn tín dụng Nhà nước, giúp chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý và điều hành dự án, đồng thời nâng cao vai trò của VDB trong việc quản lý vốn tín dụng Nhà nước, sự cần thiết phải tài trợ cả vốn dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp là yêu cầu khách quan và thực tiễn. Và định hướng này đã được xác định rõ tại mục a, khoản 3, Điều 1 Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thuận lợi, khó khăn đối với cho vay vốn lưu động tại vdB

Về thuận lợi: Đã được Chính phủ đồng thuận về chủ trương, tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai các điều kiện vật chất thực hiện nghiệp vụ. Nắm bắt yêu cầu thực tiễn, VDB đã triển khai thí điểm nghiệp vụ cho vay vốn lưu

động giai đoạn 2007 - 2010, đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Khách hàng vay vốn tiềm năng là chủ đầu tư các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, đang có mối quan hệ với VDB, do đó, VDB đã nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định. Đồng thời, VDB có thể lựa chọn đối tượng để quyết định cho vay cũng như mức vốn và điều kiện cho vay. Đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, có thể nắm vững những nguyên tắc tín dụng và triển khai được nghiệp vụ cho vay vốn lưu động.

Về khó khăn: Quy trình cho vay quản lý: do là nghiệp vụ mới nên việc ban hành quy trình cho vay còn nhiều lúng túng, đôi khi chặt chẽ quá dẫn đến khó triển khai trong thực tế; đôi khi lại khá lỏng lẻo dẫn đến bị khách hàng chiếm dụng vốn.

Huy động vốn: VDB khó huy động vốn do không triển khai thanh toán rộng khắp cả nước, giao dịch hạn chế không tận dụng được số dư tiền gửi không kỳ hạn như các TCTD, không huy động của người dân. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu giải ngân thường xuyên của khách hàng sẽ rất khó khăn.

Hệ thống thanh toán hạn chế, không giao dịch với cá nhân nên chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt.

Đối tượng khách hàng vay vốn ít, trong đó, hầu hết đã được vay vốn tại các NHTM, đồng nghĩa với việc mọi TSBĐ đã được sử dụng để vay vốn. Do đó, VDB cần có điều kiện ưu đãi hoặc chất lượng phục vụ tốt thì mới cạnh tranh, lôi kéo được khách hàng quay lại vay vốn lưu động tại VDB.

Là tổ chức tài trợ vốn sau so với các NHTM, VDB có thể phải chấp nhận tình trạng cùng với nhiều NHTM cấp vốn cho 1 DN

Ảnh:

Inte

rnet

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 28: 4 troNG số Này

cho cùng 1 chu kỳ SXKD. Bài toán quản lý khách hàng càng trở nên phức tạp.

Khách hàng vay vốn báo cáo thông tin giữa kỳ thường chậm, độ tin cậy tương đối nên sẽ khó khăn cho yêu cầu quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của VDB đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc quản lý thông thoáng của NHTM do đã nắm được doanh thu chuyển về tài khoản tiền gửi của khách hàng tạo tâm lý e ngại đối với khách hàng khi VDB thực hiện quản lý chặt chẽ dòng tiền. Khó khăn này đòi hỏi VDB phải lựa chọn khách hàng có uy tín, thái độ hợp tác tốt với khách hàng để cho vay.

Có thể nói, những thuận lợi nói trên mở ra khả năng VDB có thể triển khai tốt nghiệp vụ cho vay vốn lưu động. Nhưng những thách thức, khó khăn ngày càng nhiều đòi hỏi VDB phải nỗ lực vượt qua.

đề xuất một số nội dung cơ bản về cho vay vốn lưu động tại vdB

3.1 Đối tượng vay vốn:Khách hàng đang có quan hệ

vay vốn tại VDB (bao gồm vay vốn TDĐT, ODA, TDXK) có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất thì được VDB xem xét cho vay vốn.

Khách hàng vay vốn TDXK có doanh thu xuất khẩu <100% doanh thu thì có thể được vay vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nội tiêu.

Các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu thuộc danh mục hỗ trợ do năng lực về xuất khẩu trực tiếp của đơn vị còn thấp, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn hạn chế, việc tìm kiếm các khách hàng ngoại còn gặp nhiều khó khăn.... nên các đơn vị này chỉ sản xuất và bán lại trong nước (có hoá đơn) cho các đơn vị khác để xuất khẩu. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hoá để xuất khẩu (các mặt

hàng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng xuất khẩu) là người thực sự cần vốn lại không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước mà phải vay vốn lưu động tại các NHTM. Để hỗ trợ vốn cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu này đề nghị VDB xem xét nghiên cứu cho vay đến đối tượng này.

3.2 Nguyên tắc cho vay:Việc thực hiện cho vay vốn lưu

động không làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, ODA của Nhà nước.

Việc cho vay vốn lưu động phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả; VDB hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm về việc cho vay và thu hồi nợ vay; đảm bảo an toàn vốn, tự bù đắp chi phí.

Lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt trên toàn bộ dư nợ vay theo thông báo của NHPT từng thời kỳ; lãi quá hạn được tính bằng 150% tính trên nợ gốc quá hạn.

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

Thực hiện đầy đủ các quy định của VDB về bảo đảm tiền vay.

Khách hàng thực hiện báo cáo trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh định kỳ cho VDB và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của VDB trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3.3 Điều kiện cho vay:Doanh nghiệp có dự án vay

vốn tín dụng đầu tư, ODA, khoản vay TDXK (trường hợp doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm một phần) hiện còn dư nợ tại VDB, hoặc DN sản xuất mặt hàng xuất khẩu thuộc Danh mục hỗ trợ.

Phương án sản xuất kinh doanh phải được VDB thẩm định, có hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ vay cho VDB.

Khách hàng có uy tín với VDB; có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ

nợ gốc và lãi vốn vay lưu động cho VDB.

Trường hợp những dự án vay vốn tín dụng đầu tư đã đưa vào sản xuất nhưng đơn vị còn khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dự án có nợ quá hạn và lãi treo do thiếu vốn lưu động sản xuất, tình hình tài chính kém thì vẫn có thể xem xét cho vay với điều kiện sau khi được vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, đơn vị đảm bảo trả được nợ vay ngắn hạn (gồm nợ gốc và lãi) và tạo nguồn ổn định để hàng kỳ trả được một phần nợ dài hạn cho VDB.

Có tài sản bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của VDB.

Khách hàng phải cam kết tuân thủ việc báo cáo trung thực cho VDB và chịu sự kiểm soát về hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả việc kiểm tra chứng từ, sổ sách gốc tại DN, hoặc qua phầm mềm kế toán... Nếu liên tiếp 3 lần VDB phát hiện và lập biên bản về việc khách hàng khai báo thông tin không trung thực, khách hàng sẽ bị dừng giải ngân và thu hồi nợ trước hạn.

Khách hàng phải cam kết và thực hiện báo cáo tài khoản tiền gửi tại tất cả các TCTD tại bất kỳ thời điểm nào VDB yêu cầu (gồm sổ cái và sổ chi tiết, sao kê chi tiết tiền gửi) phục vụ cho việc kiểm tra luồng tiền bán hàng của khách hàng. Đề nghị khách hàng chuyển tiền về tài khoản tiền gửi tại VDB. Nếu doanh thu được chuyển về TKTG của NHTM (do tính chất tiện ích) thì khách hàng phải chuyển trả nợ đúng hạn và đầy đủ. CBTD sẽ kiểm tra thường xuyên qua báo cáo tài khoản tiền gửi.

3.4 Xử lý rủi ro:VDB có thể xem xét áp dụng

các biện pháp XLRR: điều chỉnh mức trả nợ, gia hạn nợ.

Điều chỉnh mức trả nợ: trường hợp khách hàng có khó khăn tạm thời, VDB có thể xem xét điều

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 29: 4 troNG số Này

chỉnh mức trả nợ mà không kéo dài tổng thời gian vay vốn trên cơ sở đề xuất của khách hàng.

Gia hạn nợ: trường hợp đến hạn trả mà khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, có thể xem xét kéo dài thêm thời hạn, chưa chuyển nợ quá hạn ngay và chưa tính lãi quá hạn: một kỳ hạn có thể được xem xét kéo dài nhiều lần nhưng tổng thời gian kéo dài không vượt quá 50% thời hạn trả nợ ban đầu. VD: thời hạn trả nợ là 4 tháng thì có thể được kéo dài tối đa 6 tháng. Quá 6 tháng khách hàng không trả được nợ thì bắt đầu tính lãi quá hạn.

Thẩm quyền quyết định: Giám đốc chi nhánh.

Hồ sơ xử lý rủi ro: Giấy đề nghị điều chỉnh mức trả nợ của khách hàng; Chứng từ chứng minh nguyên nhân khách hàng gặp khó khăn; Phương án trả nợ của khách hàng: thời hạn? nguồn trả nợ? cam kết?

Sau khi chi nhánh chấp thuận áp dụng biện pháp XLRR, chi nhánh và khách hàng ký HĐTD sửa đổi bổ sung, sao gửi cho VDB 01 bản để báo cáo.

Các biện pháp khác như: xử lý TSBĐ, khoanh nợ, xóa lãi có thể được xem xét áp dụng, thuộc thẩm quyền quyết định của Ban lãnh đạo Hội sở chính.

3.5. Phân loại nợ vay, trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro.

Nghiệp vụ cho vay vốn lưu động triển khai tại VDB được hiểu như nghiệp vụ cho vay ngắn hạn thông thường tại NHTM, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng Nhà nước. Do đó, cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho hệ thống ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (hiện nay là Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 ban hành quy

định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD). Các nhà hoạch định VDB cần nghiên cứu thêm các văn bản quy định về đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn chi nhánh thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả.

3.6. Nguồn vốn cho vay:Nguồn vốn cho vay luôn phải

được đảm bảo thông suốt, kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Do đó, các kênh huy động vốn sau đây luôn phải vận hành và phối hợp tốt:

Chi nhánh chủ động huy động vốn theo mặt bằng lãi suất của NHTM, theo cơ chế điều hành lãi suất của NHNN (để giảm áp lực huy động vốn cho HSC).

Nguồn vốn nhàn rỗi khác chi nhánh có thể tự khai thác.

HSC huy động và cho chi nhánh vay lại với lãi suất phù hợp với chi phí HSC huy động (thấp hơn, bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động vốn trên địa bàn).

HSC xem xét khả năng huy động vốn trung hạn, ngắn hạn của nước ngoài theo chương trình mục tiêu của nhà tài trợ, hoặc

trong thời gian chưa sử dụng để cho vay dài hạn có thể tạm thời cân đối nguồn để cho vay ngắn hạn...

3.7. Các nội dung khác:Các nội dung thông thường

khác như: phương thức, thời hạn cho vay, mức vốn, bảo đảm tiền vay, thẩm định, phân cấp cho vay, hồ sơ vay vốn các bước giải ngân, quản lý khách hàng/khoản vay, phân phối thu nhập... thực hiện như nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại các NHTM và gần giống nghiệp vụ cho vay vốn TDXK tại VDB.

Tóm lại, nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại VDB cần sớm được các nhà hoạch định VDB nghiên cứu và triển khai cho các chi nhánh thực hiện. Cho dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng nghiệp vụ này nếu thực hiện tốt sẽ là chiếc chìa khóa chuyển đổi hệ thống VDB sang một bước tiến mới, khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn tốt hơn, giảm bớt phần nào khó khăn tài chính, VDB nhờ đó nâng cao được chất lượng của các nghiệp vụ tín dụng Nhà nước đang được Chính phủ giao thực hiện.

Ảnh: Internet

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 30: 4 troNG số Này

Đi kèm với những quy định về cơ chế tài trợ vốn (đối tượng, thời hạn, mức vốn, lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, nguồn

vốn cho vay, chi phí quản lý…), chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước còn bao gồm các quy định liên quan đến việc XLRR phát sinh trong quá trình sử dụng vốn. Qua các thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế và yêu cầu của việc phân cấp quản lý mà Nhà nước có sự điều chỉnh đối với các quy định về biện pháp XLRR và thẩm quyền quyết định của các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển (DAF), hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Bộ Tài chính (BTC) và Thủ tướng Chính phủ (TTgCP). Quy định về việc sử dụng các biện pháp XLRR trong hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước qua các thời kỳ được mô tả trên Bảng 1.

Từ các biện pháp XLRR được mô tả ở bảng trên, có thể thấy rằng trong từng giai đoạn khác nhau, Nhà nước đã có những quy định không giống nhau về biện pháp XLRR vốn TDĐT và TDXK cũng như thẩm quyền quyết định sử dụng các biện pháp này. Song nhìn chung trong hầu hết các thời kỳ, thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK của

Nhà nước (DAF và VDB) trong việc XLRR là rất hạn chế. Theo đó, ngoại trừ việc được quyết định xoá nợ lãi (còn được gọi là miễn, giảm lãi tiền vay) đối với các dự án vay vốn TDĐT quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và các khoản cho vay và bảo lãnh TDXK ngắn hạn quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, thẩm quyền XLRR của DAF và VDB chủ yếu chỉ được giới hạn ở việc gia hạn nợ (bao gồm cả việc điều chỉnh thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn). Còn lại phần lớn các biện pháp xử lý đối với các dự án, khoản vay gặp rủi ro (khoanh nợ, xoá nợ gốc, xoá nợ lãi, bán nợ) đều thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Tài chính.

Điều đáng nói thêm là, mặc dù được quyết định việc gia hạn nợ đối với các dự án, khoản vay gặp rủi ro như trên, song thẩm quyền gia hạn nợ của DAF và VDB cũng được quy định khá hạn chế. Cụ thể:

Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì được xem xét gia hạn nợ, song không quy định thời hạn gia hạn nợ tối đa.

Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và Nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn gia hạn nợ TDĐT tối đa bằng 1/3 thời hạn trả nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Nghị định số 151/2006/NĐ-CP quy định tổng thời gian gia hạn nợ TDĐT và TDXK không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay đã ký trong hợp đồng tín dụng đầu tiên

ĐỀ XUẤt Hoàn tHIỆnCƠ CHẾ XỬ LÝ RỦI Ro TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TẠI VDB

Bảng 1. Biện pháp xlrr vốn TdđT và Tdxk của nhà nước

Văn bản pháp lý Nghiệp vụ tín dụngThẩm quyền quyết định biện pháp XLRR

Gia hạn nợ

Khoanh nợ

Xoá nợ lãi

Xoá nợ gốc

Bán nợ

Nghị định số 43/1999/NĐ-CP TDĐT DAF TTgCP DAF TTgCP -

Quyết định số 133/2001/QĐ-TTgTDXK trung và dài hạn DAF TTgCP BTC TTgCP -

TDXK ngắn hạn DAF BTC DAF BTC -Nghị định số 106/2004/NĐ-CP TDĐT DAF TTgCP TTgCP TTgCP -Nghị định số 151/2006/NĐ-CP TDĐT và TDXK VDB BTC BTC TTgCP -Nghị định số 75/2011/NĐ-CP TDĐT và TDXK VDB BTC TTgCP TTgCP TTgCP

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Nghị định, Quyết định liên quan)

� TS. NGuyễN CảNH Hiệp

Ở Việt nam, chính sách TDĐT và TDXK của nhà nước đa được ban hành và đưa vào áp dụng từ cách đây khá lâu(1). Mục đích của các chính sách này là nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển và xuất khẩu của nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng theo cơ chế ưu đai đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng quan trọng được nhà nước khuyến khích.

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 31: 4 troNG số Này

và tổng thời hạn vay vốn không vượt thời hạn vay vốn tối đa theo quy định của Nghị định này.

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định VDB xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các dự án vay vốn TDĐT và TDXK, nhưng không quy định rõ thời gian gia hạn nợ tối đa và tổng thời hạn cho vay tối đa sau khi gia hạn nợ.

Nghị định số 54/2013/NĐ-CP và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định VDB được gia hạn thời gian cho vay vốn TDĐT lên tối đa là 15 năm (tổng thời gian vay vốn tối đa 15 năm) và gia hạn thời gian cho vay vốn TDXK lên tối đa 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng), song các nghị định này chỉ áp dụng đối với một số dự án, mặt hàng(2) với điều kiện doanh nghiệp vay vốn bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012, không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

Qua xem xét các quy định nói trên của Chính phủ, có thể thấy rằng mặc dù thời gian gia hạn nợ tối đa đối với các khoản vay có sự thay đổi qua từng lần điều chỉnh chính sách TDĐT và TDXK, song nhìn chung Chính phủ thường khống chế chỉ tiêu này tối đa bằng

1/3 thời hạn trả nợ hoặc thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng, còn tổng thời hạn cho vay sau khi gia hạn nợ không được vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ.

Với thẩm quyền bị giới hạn như trên, việc XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước thời gian qua gặp không ít vướng mắc bởi các biện pháp mà VDB được áp dụng nhiều khi không giải quyết triệt để rủi ro phát sinh hoặc không có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn khắc phục khó khăn về tài chính, do đó nhiều doanh nghiệp và dự án sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vẫn không khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nguồn thu trả nợ cho Nhà nước. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp XLRR triệt để hơn (khoanh nợ, xoá nợ lãi, xoá nợ gốc) đòi hỏi nhiều hồ sơ, thủ tục và phải trải qua quá trình xét duyệt của nhiều cơ quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) nên không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của việc XLRR.

Những bất cập nói trên lại liên quan mật thiết đến chính sách dự phòng rủi ro (DPRR) trong hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước

mà theo đó, quỹ DPRR được trích lập với tỷ lệ rất thấp và thường không phân biệt các khoản nợ có mức độ rủi ro khác nhau. Cụ thể mức trích lập DPRR đối với nghiệp vụ TDĐT và TDXK được quy định qua các thời kỳ như sau:

Theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: DAF được trích DPRR bằng 2% số thu lãi cho vay hàng năm đối với hoạt động cho vay đầu tư và trích DPRR bằng 5% tổng số vốn TDĐT đối với hoạt động bảo lãnh TDĐT.

Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: DAF được trích DPRR bằng 2% số thu lãi cho vay hàng năm đối với hoạt động cho vay TDXK trung và dài hạn; trích DPRR bằng 10% số dư nợ quá hạn dưới 181 ngày, 20% số dư nợ quá hạn từ 181 đến dưới 361 ngày, 30% số dư nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên đối với hoạt động cho vay TDXK ngắn hạn; trích 10% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày, 20% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày, 30% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên đối với hoạt động bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Ảnh:

Inte

rnet

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 32: 4 troNG số Này

Theo Quyết định số 59/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: DAF được trích DPRR tối đa bằng 0,2% dư nợ bình quân cho vay và bảo lãnh hàng năm.

Theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: VDB được trích DPRR tối đa bằng 0,5% dư nợ bình quân cho vay và bảo lãnh hàng năm.

So với mức DPRR áp dụng đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng qua các thời kỳ (theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có thể thấy tỷ lệ dự phòng trong hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước được quy định quá thấp. Với mức trích lập thấp như trên, cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước không thể có đủ nguồn lực tài chính để xử lý được những rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay hoặc bảo lãnh. Mặt khác, do chi phí DPRR được lấy từ phí quản lý mà Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho cơ quan này nên việc sử dụng quỹ DPRR để xoá nợ thường mất nhiều thời

gian bởi đó thực chất là khoản chi tiêu ngân sách nhà nước, phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền quyết định.

đề xuất hoàn thiện cơ chế xlrr vốn TdđT và Tdxk của nhà nước

Để bảo đảm rủi ro tín dụng được xử lý một cách chủ động, kịp thời và hỗ trợ có hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước, Chính phủ cần xem xét mở rộng hơn nữa thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK trong việc sử dụng các biện pháp XLRR phù hợp với mức độ rủi ro phát sinh và nguồn lực tài chính của cơ quan này. Theo đó, có thể xem xét bổ sung quyền quyết định XLRR vốn TDĐT và TDXK của VDB đối với một số trường hợp trên nguyên tắc phù hợp với quy mô quỹ DPRR và không làm tăng số phí quản lý mà Ngân sách Nhà nước phải cấp cho VDB hàng năm, chẳng hạn:

Gia hạn nợ vượt thời hạn cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ về TDĐT và TDXK để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn có đủ thời gian phục hồi sản xuất;

Khoanh nợ và xoá lãi vay nếu không làm tăng phí quản lý phải cấp từ Ngân sách Nhà nước cho VDB;

Xoá nợ gốc trong phạm vi số dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã trích cho khoản nợ cần xoá;

Bán nợ trong trường hợp giá bán không thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ và trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ nhưng phần chênh lệch còn thiếu nằm trong phạm vi số dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã trích cho khoản nợ cần bán…

Ngoài ra, đối với các trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro khách quan bất khả kháng nhưng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả, thì Chính phủ nên cho phép VDB được quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ và xem xét tiếp tục cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất - xuất khẩu, tạo nguồn thu để trả nợ cho Nhà nước.

Việc quy định thẩm quyền như trên có tác dụng đưa cơ chế XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước tiến gần hơn tới thông lệ chung

Ảnh: Ma Linh

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 33: 4 troNG số Này

chỉnh so với hiện nay. Với quy định hiện hành của Nhà nước tại Quy chế quản lý tài chính tại VDB (ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), thì chi phí DPRR đối với hoạt động TDĐT và TDXK được lấy từ phí quản lý mà Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho VDB, nên việc tăng mức trích lập DPRR từ phí quản lý sẽ làm tăng gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước hoặc sẽ làm giảm kinh phí có thể sử dụng cho các hoạt động nghiệp vụ khác của VDB. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Nhà nước còn eo hẹp và VDB không thể cắt giảm các chi phí cần thiết phục vụ hoạt động nghiệp vụ của mình, thì việc thay đổi chính sách DPRR đối với hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước cần đảm bảo đáp ứng được yêu cầu vừa không làm tăng gánh nặng cấp bù từ Ngân sách Nhà nước, vừa không làm giảm nguồn chi cho các hoạt động nghiệp vụ của VDB.

Với yêu cầu được đặt ra như trên, Chính phủ cần xem xét thay đổi quy định về nguồn trích lập và mức trích lập DPRR trong các hoạt động này theo hướng như sau:

Ngoài số phí dự phòng được trích từ phí quản lý mà Ngân sách Nhà nước cấp cho VDB hàng năm, cần cho phép mở rộng nguồn trích DPRR sang lấy từ phần phí

về quản trị ngân hàng và khắc phục được những tồn tại trong công tác XLRR vốn TDĐT và TDXK thời gian qua. Mặt khác, quy định này cũng phù hợp với định hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động được đặt ra tại Chiến lược phát triển VDB mà theo đó, Chính phủ sẽ tăng cường phân cấp cho VDB trong việc XLRR tín dụng.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện giải pháp nói trên, thì chính sách DPRR trong hoạt động TDĐT và TDXK của VDB cũng cần có sự điều

DPRR được kết cấu trong lãi suất cho vay và từ chênh lệch thu - chi của VDB(3).

Thực hiện việc phân biệt mức trích lập DPRR đối với mỗi khoản nợ TDĐT và TDXK phù hợp với kết quả phân loại nợ của VDB hàng năm.

Nâng dần mức trích lập DPRR trong hoạt động TDĐT và TDXK của VDB để tiệm cận với mức áp dụng cho các tổ chức tín dụng (bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể)(4).

Việc điều chỉnh chính sách DPRR như trên có ý nghĩa từng bước tăng cường nguồn lực tài chính để XLRR vốn TDĐT và TDXK của VDB mà không làm tăng gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, chính sách dự phòng đó cũng phù hợp với định hướng tăng mức trích lập DPRR tín dụng đã được đặt ra tại Chiến lược phát triển VDB, đồng thời tạo cơ sở quan trọng để mở rộng thẩm quyền của VDB trong việc XLRR bằng biện pháp xoá nợ nhằm đẩy nhanh tiến độ và phát huy tác dụng của biện pháp này trong việc xử lý dứt điểm các khoản nợ TDĐT và TDXK gặp rủi ro cũng như lành mạnh hoá tình hình tài chính của cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước.

CHú THíCH

(1) Chính sách TDĐT được đưa vào vận hành từ năm 2000 theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ, còn chính sách TDXK được đưa vào vận hành năm 2001 theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Các dự án, mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của các Nghị định này bao gồm: dự án nhóm A, nhóm B trong lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép, cung cấp nước sạch, môi trường; các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản.

(3) Theo quy định hiện hành tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg, chênh lệch thu - chi của VDB được phân phối như sau:

- Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển.- Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, tối đa bằng 3 tháng lương

thực hiện.- Số còn lại được trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ(4) Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, các tổ chức tín

dụng phải trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ

từ nhóm 1 đến nhóm 4, trích dự phòng cụ thể theo tỷ lệ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 tính trên phần chênh lệch giữa số dư nợ gốc của khoản nợ và giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm tương ứng.

Tài Liệu THAM KHảo:

- Dự thảo Nghị định của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước (thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011)

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020

- Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 34: 4 troNG số Này

Những kết quả đạt được cho thấy, chính sách tiền tệ đã đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát giảm

dần, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua; GDP năm 2015 tăng 6,68%, mức cao nhất trong 8 năm qua. Hệ thống ngân hàng được bảo đảm an toàn và phát triển bền vững. Bài viết phân tích một số những chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 và từ đó đưa ra những giải pháp để điều hành chính sách tiền tệ năm 2016.

Trước năm 2011, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng được hoàn thiện. Điều hành chính sách tiền tệ được từng bước đổi mới trong việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ, việc quản lý, vận hành cơ chế cung ứng tiền, điều tiết tiền tệ thông qua việc lựa chọn sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ hướng vào việc ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chuyển dần từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ đã được thiết lập và đang dần hoàn thiện theo thông lệ quốc tế.

Công tác huy động vốn của hệ thống ngân hàng không ngừng được đẩy mạnh, đáp ứng nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển đất nước. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng trưởng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

chính sách tiền tệ việt nam trong giai đoạn 2011- 2015

Triển khai đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ 2011- 2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối Nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường tiền tệ bị phá vỡ.

Trước tình thế khó khăn, NHNN đã từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất. Cụ thể, NHNN đã thực hiện công bố định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân; tiến hành điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất, kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị trường. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Biểu đồ 1: diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn từ năm 2011 - 11/2015

Nguồn: NHNN

CHÍnH SÁCH tIỀn tỆ - những định hướng và triển vọngtrong giai đoạn 2016 - 2020

� ThS. pHaN THị THaNH Tâmđại học KTCN Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2011-2015, ngân hàng nhà nước Việt nam (nHnn) đa thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 35: 4 troNG số Này

Thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT, trong đó thực hiện hạn mức tín dụng cùng với việc hạ thấp mặt bằng lãi suất thực sự đã mang lại những hiệu ứng tích cực đến kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:

Chính sách tín dụng được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Phân tích các nguyên nhân gây ra lạm phát từ năm 2011 trở về trước, có thể thấy ngoài những nguyên nhân sâu xa từ những bất cập của nền kinh tế như năng suất lao động thấp, chất lượng đầu tư kém hiệu quả; giá cả thế giới và yếu tố kỳ vọng lạm phát… thì yếu tố từ tăng trưởng tiền tệ cao, tín dụng tăng cao trong nhiều năm qua cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát.

Biểu đồ 2: lạm phát giai đoạn 2011 - 9/2013

Nguồn GSO

Vì vậy, NHNN đã quyết tâm thực hiện hiệu quả việc kiểm soát hoạt động cung tiền, đặc biệt là hoạt động tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo sự thông suốt của thị trường hướng tới thực hiện các mục tiêu kinh tế. Đồng thời, tín dụng tăng cao cũng là một

trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu thanh khoản của thị trường và là yếu tố tiềm ẩn cho sự bất ổn của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng cho thấy, mặc dù các sản phẩm dịch vụ khác đã phát triển tương đối đa dạng, song doanh thu hoạt động của các ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, do vậy, để có lợi nhuận, không ít các NHTM, nhất là NHTM nhỏ mới thành lập đã đẩy mạnh cho vay vượt cả năng lực tài chính và khả năng quản trị…

Từ đó cho thấy, việc thực hiện biện pháp hạn mức tín dụng của NHNN là rất cần thiết và phù hợp trong bối cảnh đó. Đây là một công cụ tiền tệ trực tiếp, có tác động mạnh đến việc hạn chế tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như hướng các NHTM lựa chọn những dự án hiệu quả để đầu tư.

NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần khơi thông dòng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và một số chương trình kinh tế trọng điểm, phù hợp với tính đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là những mắt xích kinh tế quan trọng, từng bước tạo ra sự phát triển đồng bộ và cân đối trong nền kinh tế quốc dân.

Song song với đó, ngành ngân hàng quyết liệt thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm lành mạnh hóa hoạt động và tài chính của các NHTM, thiết lập lại sự an toàn của hệ thống ngân hàng, thiết lập lại kỷ cương, trật tự và nguyên tắc thị trường trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, trước khi tiến hành tái

Ảnh: Ma Linh

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 36: 4 troNG số Này

cấu trúc hệ thống ngân hàng, lạm phát đang ở mức rất cao, khoảng 20%, lãi suất cho vay lên tới 26%, lãi suất liên NH có thời điểm lên tới 35%. Hệ thống NHTM rơi vào nguy cơ mất thanh khoản, không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ. Trong các năm 2011-2012, các NHTM đua nhau tăng lãi suất, doanh nghiệp và người dân hằng ngày chỉ lo đi rút tiền gửi từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác. Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn, khiến cho đường cong chuẩn về lãi suất của hệ thống NHTM sụp đổ. Hầu hết các NHTM đều rơi vào tình trạng vô kỷ luật khi lao vào cuộc chạy đua lãi suất.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song NHNN buộc phải vừa tiến hành tái cấu trúc vừa phải đảm bảo, củng cố thanh khoản để lấy lại niềm tin của người gửi tiền, đồng thời xử lý ngay lập tức các Ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các NHTM nhằm chấn chỉnh quản trị rủi ro, chấn chỉnh kỷ cương - kỷ luật trên thị trường tài chính.

Điều hành tỷ giá ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm soát, kiềm chế lạm phát

Hàng năm, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá giao động trong khoảng 1%-3% mỗi năm (mức điều chỉnh không quá 1% trong các tháng cuối năm 2011, không quá 2%-3% trong năm 2012 và 2013, không quá 1%-2% trong năm 2014, không quá 2% trong năm 2015) nhằm tăng cường tính minh bạch, định hướng thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tần suất điều chỉnh tỷ giá cũng giảm dần so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,3%/năm vào giữa tháng 2/2011, mỗi năm tiếp theo tăng nhẹ qua các năm (1%-2%/năm), ngoại trừ năm 2015 sau sự kiện phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

diễn biến tỷ giá và dollar - index từ 1/2011 - 5/2015

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng

Thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định, giá vàng trong nước không còn bị tác động bởi các nhân tố như sự biến động của giá vàng thế giới và sự biến động tăng của tỷ giá USD/VND. Trong năm 2015, tại nhiều thời điểm thị trường thế giới biến động đột biến nhưng thị trường vàng trong nước vẫn cơ bản ổn định, cung - cầu trên thị trường tương đối cân bằng. Thị trường tự điều tiết theo quy luật cung cầu, NHNN không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp, bình ổn thị trường vàng miếng, tình trạng vàng hóa tiếp tục được ngăn chặn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả này tiếp tục khẳng định các giải pháp đúng hướng của NHNN và củng cố các kết quả đạt được về thị trường vàng đã được tổ chức, sắp xếp lại một cách căn bản theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.

một số định hướng triển vọng cho giai đoạn 2016-2020Năm 2016 là năm bản lề bước vào thực hiện kế

hoạch 5 năm 2016 - 2020, nên nhiệm vụ tiên quyết đặt ra cho cả hệ thống chính trị là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, tạo dựng đà phát triển tốt.

Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước, Quốc hội, Chính phủ đã xác định mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 là kiểm soát lạm phát dưới 5%, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%. Đây là nhiệm vụ không dễ thực hiện trong bối cảnh kinh

Ảnh:

Thế

Hoà

ng

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 37: 4 troNG số Này

tế thế giới dự kiến tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp hơn.

Điều kiện, tình hình thị trường tài chính quốc tế có những thay đổi mang tính căn bản với việc Mỹ bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ dự kiến sẽ kéo dài 2-3 năm, mục tiêu đạt đỉnh trên 3%/năm vào cuối năm 2018, Trung Quốc thực thi chính sách đồng Nhân dân tệ yếu để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời đẩy nhanh tự do hóa tỷ giá sau khi Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, đòi hỏi các NHTW phải có sự thay đổi chiến lược, cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn để đảm bảo giảm thiểu tác động của các cú sốc từ bên ngoài. Kinh tế trong nước dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2015, nhiều thời cơ mang lại từ Hiệp định TPP và các FTAs, nhưng những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính quốc tế, việc điều chỉnh tăng giá do Nhà nước quản lý bước vào lộ trình mới và có thể được điều chỉnh tăng mạnh sẽ có những tác động không thuận lợi đến điều hành CSTT, tỷ giá, lãi suất của NHNN.

Trên cơ sở đánh giá, dự báo về kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, những thách thức đang và sẽ phải đối mặt và bám sát Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, trong giai đoạn 2016 - 2020, NHNN sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống, đây là điểm vô cùng quan trọng đã mang lại thành công trong điều hành CSTT những năm vừa qua. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, NHNN xác định các trọng tâm lớn trong điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng giai đoan 2016 - 2020 là:

Một là, theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, tăng cường công tác phân tích, thống kê, dự báo để kịp thời tham mưu, chủ động đề xuất các giải pháp điều hành phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước. Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mô khác theo đúng tinh thần tại Quy chế phối hợp về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giữa NHNN với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Hai là, chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT theo phương châm nâng cao vị thế đồng Việt Nam; thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Tập trung vào điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Triển khai thực hiện cách thức điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt hơn nhằm thích ứng

với diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Ba là, toàn hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp về tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý, gắn với chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tập trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; thực hiện các giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt.

Bốn là, tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa, theo dõi sát diễn biến thị trường, vốn khả dụng của các TCTD, kế hoạch phát hành, giải ngân trái phiếu Chính phủ để chủ động, kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện vĩ mô tổng thể của Chính phủ.

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng, chính sách tiền tệ chỉ là một trong số các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính trong nền kinh tế, chịu tác động bởi nhiều chính sách. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng, đòi hỏi tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trong việc thực hiện mục tiêu vĩ mô tổng thể của Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp của các cơ quan truyền thông để định hướng tâm lý thị trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng có, ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành CSTT nói riêng.

Tài Liệu THAM KHảo

- Báo cáo thường niên của NHNN: 2011, 2012, 2013, 2014, 2015- GS.TS Trần Thọ Đạt, Chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những

tác động tới nền kinh tê, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2016 - Website của Ngân hàng Nhà nước, của Tổng cục Thống kê, trading

economy, Bloomber, Fx Street.com- PGS. TS Nguyễn Thu Giang; Giáo trình Kinh tế vĩ mô; NXB Giáo dục;

năm 2004- Gregory Mankin; Kinh tế vĩ mô; NXB Thống kê (sách dịch) năm 2002.- Paul A.Samuelson William D.Nordhaus; Kinh tế học; Viện quan hệ

quốc tế dịch; năm 1985.- David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch; Kinh tế học; NXB

Giáo dục (sách dịch); năm 1992.

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 38: 4 troNG số Này

Hoạt động NCKH của VDB trong 10 năm qua từ khi VDB được thành lập, với

những bước đi ban đầu nhưng đã khá thành công trong việc hình thành được phong trào nghiên cứu, đặc biệt là tại các đơn vị thuộc Hội sở chính và một số chi nhánh VDB có truyền thống học tập, NCKH. Tính đến nay, đã có 36 đề tài NCKH được xét duyệt, giao thực hiện (trong đó có 2 bộ giáo trình được coi như 2 đề tài) và đã có 30 đề tài đã được nghiệm thu. Hoạt động NCKH không chỉ thể hiện thông qua việc tổ chức nghiên cứu, thực hiện các đề tài, bên cạnh đó còn là hàng loạt các bài viết có giá trị về các hoạt động nghiệp vụ của Ngành thường xuyên được đăng trên Tạp chí, Website của Ngành. Đặc biệt là đã có hằng trăm bài nghiên cứu, bài viết tham gia các cuộc thi kỷ niệm 5 năm, 10 năm thành lập Ngành cũng như cuộc vận động “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước” do

Đảng ủy Khối doanh nghiệp TW và Đảng ủy VDB phát động.

Nội dung nghiên cứu của các đề tài, các bài viết tương đối toàn diện, về tất cả các lĩnh vực hoạt động của VDB, từ các hoạt động mang tính chất phục vụ, hỗ trợ cho tới các hoạt động nghiệp vụ chính của hệ thống đều là đối tượng NCKH. Do tính toàn diện, bao quát của nội dung cũng như phạm vi nghiên cứu gắn liền với các lĩnh vực nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của VDB nên các vấn đề nghiên cứu đã góp phần xây dựng, bổ sung và củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho các quyết định, cơ chế, chính sách quản lý và nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống VDB.

Bên cạnh những hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn về các vấn đề cần nghiên cứu, đặc biệt nhiều đề tài, bài viết NCKH đã góp phần xây dựng được một số quy định mới trong quản lý, điều hành hay hướng dẫn tác nghiệp các hoạt động nghiệp vụ của VDB.

Một số sản phẩm nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn làm cơ sở tham khảo và ứng dụng trong công việc hoặc đưa ra các giải pháp góp phần để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các hoạt động nghiệp vụ của VDB. Thông qua đó, hoạt động NCKH đã góp phần không nhỏ giúp tăng hiệu suất làm việc của CBVC nói riêng và hiệu quả hoạt động của VDB nói chung.

Là một hoạt động trí tuệ, công tác NCKH đòi hỏi các cá nhân tham gia phải am hiểu và vận dụng nhiều phương pháp, kỹ năng để phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Nhờ đó, cán bộ viên chức VDB tham gia NCKH sẽ hoàn thiện được vốn hiểu biết cũng như các kỹ năng, phương pháp trong hoạt động NCKH nói riêng và trong công việc nói chung. NCKH là công cụ hữu hiệu giúp VDB đào tạo nâng cao và chuyên sâu cho các chuyên gia về nghiệp vụ của VDB, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌCGÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VDB

� TruNG Tâm đào Tạo Và NCKH

Có thể nói, với vai trò là công cụ hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học (nCKH) của VDb đa đóng góp vai trò đáng kể nâng cao chất lượng hoạt động của VDb.

Hội đồng chấm thi bài viết 10 năm VDB

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 39: 4 troNG số Này

Kết quả nghiên cứu của các đề tài, bài viết NCKH luôn được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (Tạp chí, Website...) của VDB, đã tạo cơ hội tốt cho CBVC trong toàn hệ thống tiếp cận được nhiều kiến thức mới, kiến thức chuyên sâu, khai thác được kết quả nghiên cứu và qua đó, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ cũng như hiệu quả của công tác NCKH được nhân rộng thêm.

Có thể nói qua 10 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của Ngành, công tác NCKH của VDB đã có nhiều bước phát triển cả về số lượng, chất lượng nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Với chức năng là công cụ hỗ trợ, công tác NCKH những năm qua đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống VDB.

Bên cạnh những thành tựu, những mặt đã đạt được, công tác NCKH cũng như hoạt động quản lý NCKH thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế. Cũng như hoạt động NCKH nói chung, điểm hạn chế lớn nhất trong công tác

NCKH tại VDB trong thời gian qua là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn hoạt động của VDB. Nguyên nhân của hạn chế này không chỉ xuất phát từ mục tiêu, hàm lượng thực tiễn trong các vấn đề nghiên cứu mà còn nằm ở công tác phổ biến, nhân rộng kết quả nghiên cứu trong hoạt động của toàn hệ thống. Đây thực sự là vấn đề rất cần quan tâm trong công tác quản lý NCKH của VDB hiện nay. Bên cạnh đó, kinh phí cấp cho công tác NCKH của VDB luôn nằm trong tình trạng bị hạn chế. Đối với đề tài NCKH cấp Ngành, kể cả trong những lĩnh vực quan trọng, cấp thiết, cũng chỉ dừng lại ở con số hơn 100 triệu đồng/đề tài. Thực tế cho thấy, sự hạn chế về kinh phí đang thực sự ảnh hưởng đến chất lượng và đóng góp của công tác NCKH tại VDB. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng cũng như xử lý vi phạm trong hoạt động NCKH tại VDB cũng chưa thực sự được chú trọng, chưa tạo được động lực khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia hoạt động NCKH.

Hiện nay, các quy định về quản lý hoạt động NCKH được VDB ban hành trong thời gian qua đã lỗi thời so với các quy định hiện hành của Nhà nước. Để tháo gỡ khó khăn về cơ chế quản lý, tạo động lực thúc đẩy công tác NCKH tại VDB, Trung tâm Đào tạo và NCKH đã dự thảo Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của VDB, cập nhật các quy định mới, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong hệ thống VDB. Quy định sẽ được Hội đồng quản trị VDB phê duyệt trong thời gian tới.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang chuyển mình bước sang một giai đoạn phát triển mới, theo đó cơ chế quản lý, điều hành cũng như hoạt động nghiệp vụ sẽ có nhiều thay đổi. Cùng với sự đổi mới và phát triển của ngành, hy vọng rằng, trong thời gian tới, hoạt động NCKH của VDB sẽ có nhiều chuyển biến đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của toàn hệ thống.

Tổng Giám đốc VDB chụp ảnh với các thành viên Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2011 - 2014

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 40: 4 troNG số Này

Ngay trong năm 2009, SGDI đã thực hiện hướng dẫn hồ sơ, thẩm định, ký

hợp đồng bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh cho DN vay vốn NHTM 54 dự án, khoản vay với giá trị bảo lãnh hơn 858,9 tỷ đồng. Đến đầu năm 2010 số chứng thư còn hiệu lực là 34 chứng thư với giá trị hơn 775,8 tỷ đồng, tiếp tục phát hành thêm 24 chứng thư bảo lãnh với giá trị hơn 525,8 tỷ đồng. Cuối năm 2010 thanh lý 34 chứng thư giá trị 355,6 tỷ đồng.

Năm 2011, sau hai năm triển khai nhiệm vụ Bảo lãnh đã giúp cho nhiều DN vừa và nhỏ tiếp cận được với vay vốn của NHTM để đầu tư dự án và đầu tư hoạt động sản xuất góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên,

qua hai năm thực hiện công tác bảo lãnh đã bắt đầu xuất hiện những bất cập, những tồn tại trong việc phối hợp thực hiện giữa VDB và NHTM, việc quản lý vốn, quản lý dòng tiền, quản lý tài sản đối với vốn vay được bảo lãnh. Thực tế đã xuất xuất hiện các trường hợp DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ không trả được nợ vay. Năm 2011, SGDI phát hành thêm 03 chứng thư với giá trị là 80,7 tỷ đồng, nhưng cũng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ NHTM 02 phương án với số tiền 27 tỷ đồng. Cuối năm 2011 VDB chỉ đạo tạm dừng, không tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh chờ hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh mới.

Số chứng thư còn hiệu lực đến đầu năm 2012 là 20 chứng thư giá trị 936,4 tỷ đồng. Trong năm 2012, SGDI đã dừng việc bảo lãnh không phát hành chứng thư mới, tập trung quản lý các chứng thư còn hiệu lực rà soát hồ sơ, kiểm tra tài sản bảo đảm, đôn đốc DN trả nợ. Kết quả năm 2012 thanh lý được 02 chứng thư, phải nhận nợ bắt buộc, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ NHTM thêm 02 chứng thư với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Số chứng thư còn hiệu lực là 16 chứng thư với giá trị hơn 846, 6 tỷ đồng.

Để đẩy mạnh công tác Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế mới kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 về việc bảo lãnh cho DN nhỏ và vừa vay vốn tại các NHTM (QĐ 03). Tuy vậy do nhiều nguyên nhân công tác bảo lãnh vẫn chưa được tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó có nguyên nhân các Bộ, ngành liên quan chậm ban hành thông tư hướng dẫn và còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, chưa thống nhất giữa các Bộ, ngành.

Ngày 22/4/2014 Bộ Tài chính mới có Thông tư số 47/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung của QĐ 03. Ngày 09/10/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 29/2014/TT-NHNN hướng dẫn các NHTM phối hợp với VDB trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho DN nhỏ và vừa vay vốn theo quy

Bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM:

Những vướng mắccần sớm được tháo gỡ

Sở giao dịch i - VDb (SgDi) là đơn vị triển khai sớm nghiệp vụ bảo lanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng thương mại (nHTM) theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

� ViêN NGọC QuýSở Giao dịch i, VBD

Cơ sở sản xuất nhãn mác bao bì thực phẩmẢnh: Internet

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 41: 4 troNG số Này

định tại Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo QĐ 03. Thông tư này áp dụng đối với NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (Bên cho vay), các DN là đối tượng được VDB bảo lãnh vay vốn thuộc DN nhỏ và vừa (trừ DN siêu nhỏ).

Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc giải ngân, kiểm tra vốn vay của khách hàng; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; chuyển giao tài sản đảm bảo; phân loại và trích lập dự phòng rủi ro... Tuy đã có thông tư hướng dẫn nhưng nội dung còn nhiều điểm chưa thống nhất khó thực hiện, vì vậy VDB chưa thể hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh cho các đơn vị trực thuộc thực hiện quy chế mới.

Kết quả đến nay số chứng thư còn hiệu lực là 10 chứng thư với dư nợ là 438,7 tỷ đồng, trong đó 7 khoản vay đã quá hạn, 3 dự án sản xuất kinh doanh thua lỗ, chủ đầu tư không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng, NHTM đã phải cơ cấu nợ nhiều lần, 5 dự án khoản vay phải nhận nợ bắt buộc, VDB phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 56, 973 tỷ đồng.

khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh

1. Về cơ chế chính sách: Quy định còn nhiều điểm bất cập, theo quy định tại các Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 thì VDB là người thẩm định và ra thông báo chấp thuận bảo lãnh, trong khi đó NHTM là người giải ngân. Cơ chế giải ngân của NHTM khác với cơ chế giải ngân VDB, vì vậy việc đòi hỏi NHTM cung cấp hồ sơ giải ngân để chứng minh cho việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã có sự không đồng nhất giữa hai ngân hàng.

Theo quy định tại điểm 3, Điều 3 Thông tư số 12/2009/TT-NHNN ngày 28/5/2009 của NHNN về việc hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh của VDB theo Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn tại NHTM, quy định “NHTM có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay và hoàn trả nợ vốn vay của DN nhằm đảm bảo DN sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Trường hợp DN gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh và có văn bản đề nghị NHTM điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì các NHTM căn cứ điều kiện thực tế, căn cứ quy định pháp luật hiện hành thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo an toàn hiệu quả vốn vay và phù hợp với thời hạn bảo lãnh của VDB đối với khoản vay”. Tuy nhiên, NHTM thường dựa vào cơ chế thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VDB mà không chủ động giám sát khoản vay hoặc giám sát không chặt chẽ, không kiểm tra kỹ chứng từ giải ngân và dòng tiền vào phương án/dự án dẫn đến DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

2. Đối với doanh nghiệp: DN được bảo lãnh vay vốn thường là các DN có khả năng tài chính hạn chế, không đủ tài sản thế chấp để tiếp cận vốn vay, trong thời gian qua, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng lớn đến tình hình SXKD của các doanh nghiệp, chi phí đầu vào tăng cao, không ổn định, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng làm tăng giá thành sản phẩm, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, SXKD bị ngừng trệ làm cho các DN không có nguồn vốn cân đối để trả nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

DN sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay sai mục đích, làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vốn vay được bảo lãnh. DN ngừng hoạt động, thiếu phối hợp với VDB và NHTM trong việc cung cấp các thông tin theo yêu cầu, không còn tài sản khác để thế chấp nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ bảo lãnh trong việc phối hợp với NHTM giám sát, đôn đốc, xử lý thu hồi nợ.

3. Đối với NHTM: NHTM thường giải ngân vốn vay cho đơn vị thụ hưởng theo Hợp đồng, không thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của DN. Hồ sơ giải ngân không đảm bảo về mặt pháp lý (hồ sơ giải ngân không có Biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận hàng hóa, không có Hóa đơn…, giải ngân vốn vay không phù hợp với điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng kinh tế…), không kiểm tra thực tế kho hàng hoặc tài sản hình thành sau đầu tư… Khi DN không trả được nợ thì đề nghị VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Đối với các phương án/dự án VDB đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, NHTM chưa phối hợp kịp thời trong việc cung cấp số liệu (số tiền thu nợ, số nợ lãi phát sinh…) và các thông tin khác liên quan đến xử lý nợ vay theo đề nghị của VDB.

Một số NHTM cho rằng trường hợp DN sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ là thuộc trách nhiệm của VDB đứng ra bảo lãnh cho DN vay vốn.

Theo ý kiến của một số NHTM do có chứng thư bảo lãnh của VDB nên NHTM không thể xử lý rủi ro đối với phương án/dự án, mặc dù VDB đã có văn bản từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời gian dài.

4. Đối với VDB: Chưa có nhiều kinh nghiệm để thẩm định tính khả

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 42: 4 troNG số Này

thi của các yếu tố đầu vào, đầu ra thực hiện phương án, năng lực của Chủ đầu tư, vốn chủ sở hữu tham gia, chưa dự báo được các rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản vay.

Do VDB là Bên bảo lãnh nên việc áp dụng kịp thời các giải pháp tín dụng khi DN gặp khó khăn tạm thời phụ thuộc vào quyết định của NHTM. Thực tế việc xử lý của các NHTM rất chậm hoặc không thực hiện được.

Việc VDB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do chủ đầu tư sử dụng vốn không đúng mục đích nhưng NHTM không chấp nhận dẫn đến tài sản bảo đảm quản lý khó khăn.

Các phương án SGDI đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tình hình SXKD rất khó khăn, lãi suất nhận nợ bắt buộc cao, DN thiếu vốn lưu động, sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, không có nguồn thu để trả nợ.

5. Đối với các cơ quan pháp luật: Còn chưa có sự nhìn nhận

đúng về nghiệp vụ bảo lãnh DN vay vốn tại NHTM. Thực tế xét xử một số vụ NHTM khởi kiện doanh nghiệp, VDB với trách nhiệm là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Tòa án thường căn cứ vào Luật Dân sự (Điều khoản 290, 305, 361, 363) cho rằng việc bảo lãnh của VDB là vô điều kiện, không xét đến các quy định tại Quy chế bảo lãnh của Chính phủ, không xem xét trách nhiệm của DN, NHTM mặc dù VDB đã có tài liệu chứng minh NHTM chưa giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay dẫn đến DN sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay sai mục đích. Thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên thường kéo dài.

một số đề xuất kiến nghị để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh cho DN vừa và nhỏ vay vốn NHTM là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm tạo điều kiện để DN được vay vốn phát triển

SXKD, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân công tác bảo lãnh trong thời gian qua chưa được triển khai rộng rãi, gặp nhiều rủi ro.

Để tiếp tục thực hiện công tác bảo lãnh có hiệu quả cần xem xét một số nội dung sau đây:

Một là: Cơ chế chính sách quy định cần rõ ràng, thống nhất hơn giữa các bộ ngành, các bên tham gia vào chính sách bảo lãnh. Hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh là khá phức tạp, có nhiều bên tham gia (VDB, NHTM, DN), mỗi bên lại có cơ chế hoạt động riêng nên rất dễ xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Vì vậy các quy định để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho DN vay vốn phải chặt chẽ và đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng nên quy định rõ ràng, cụ thể trong chứng thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh, khi các bên vi phạm các điều khoản đã được thống nhất trong hợp đồng, chứng thư thì hạn chế được sự tranh chấp.

Đề nghị tiếp tục sửa đổi QĐ 03 theo hướng: Bảo lãnh cho DN vừa và nhỏ của VDB là bảo lãnh vô điều kiện. NHTM là đơn vị thẩm định dự án, thẩm định chủ đầu tư để cho vay. VDB thẩm định dự án và thẩm định chủ đầu tư để phát hành chứng thư bảo lãnh. Khi rủi ro xảy ra, cả hai ngân hàng cùng chịu rủi ro theo tỷ lệ nhất định. NHTM có trách nhiệm giám sát giải ngân theo quy định của NHNN, quản lý và xử lý tài sản hình thành từ vốn vay.

Hai là: Nâng cao công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ. Việc thẩm định dự án để quyết định chấp thuận bảo lãnh hay không là rất quan trọng đối đòi hỏi cán bộ làm công tác bảo lãnh phải có kinh nghiệm trong quá trình thẩm định dự án, thẩm định chủ đầu tư, có kỹ năng phân tích để lựa chọn được dự án tốt, tránh phải trả nợ thay.

Ba là: Xây dựng kho dữ liệu thông tin về DN vay vốn các ngân

hàng, về ngành và về sản phẩm nhằm phục vụ cho việc tra cứu thông tin, phân tích thông tin để đưa ra đánh giá và tính khả thi của dự án. Kịp thời nắm bắt thông tin từ DN về uy tín, năng lực tài chính, năng lực điều hành, tình hình công nợ…

Bốn là: Các DN cần bảo lãnh để vay vốn NHTM thường là DN không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm rất nhỏ, DN không có điều kiện để áp dụng cách quản lý tiên tiến. Vì vậy, quá trình thẩm định dự án phải được chú trọng ngay từ khâu đầu, phản ánh trung thực hoạt động của DN và tính toán hiệu quả của dự án từ đó quyết định chấp thuận bảo lãnh hay không. Đặc biệt, phải phân định rõ ràng quá trình giám sát vốn vay thuộc về trách nhiệm bên nào và cách thức giám sát giải ngân. Tránh tình trạng để DN lợi dụng sử dụng vốn sai mục đích, dòng tiền cho vay không chảy vào dự án dẫn đến dự án không hoàn thành, không trả nợ được vốn vay.

Năm là: VDB làm việc với các NHTM kịp thời có giải pháp tín dụng khi DN gặp khó khăn tạm thời.

VDB trình cấp có thẩm quyền có cơ chế xử lý rủi ro đối với số tiền VDB đã trả nợ thay theo phán quyết của Tòa án nhưng chưa phù hợp với Quy chế bảo lãnh của Thủ tướng Chính phủ. Giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc để giảm bớt khó khăn cho DN, đặc biệt là lãi suất quá hạn đối với các khoản nhận nợ bắt buộc hiện nay quá cao ngoài khả năng trả nợ của DN (có khoản vay lãi suất quá hạn đang tính trên 30%/năm )

Có cơ chế xử lý dứt điểm các khoản vay VDB đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do DN sử dụng vốn vay sai mục đích. Đề nghị NHTM khoanh nợ không tính lãi phát sinh kể từ ngày VDB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phương án/dự án.

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 43: 4 troNG số Này

Công tác tuyên truyền trong nội bộ VDB, thực hiện nhiệm vụ đầu mối thông

tin (quy định tại Quyết định số 50/QĐ-NHPT ngày 16/2/2012 về việc Quy định về tổ chức, quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử của VDB - (QĐ 50), Văn phòng đại diện VDB tại Tp. Hồ Chí Minh (VPĐD) phối hợp với Tạp chí Hỗ trợ phát triển (Tạp chí HTPT) thực hiện công tác truyên truyền tại khu vực phía Nam (được quy định tại Quyết định 204/QĐ-NHTP về quy chế tổ chức và hoạt động của VPĐD - (QĐ 204)). Trong nhiều năm qua, VPĐD đã tham gia phản ánh, viết tin bài đăng trên các ấn phẩm của Tạp chí HTPT với các nội dung chủ yếu: hoạt động nghiệp vụ, đoàn thể của VDB; các dự án tại Tp. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam; đóng ý kiến đề xuất về cơ chế, chính sách của VDB... Trong đó, tập trung nhiều bài viết trao đổi, góp ý về nghiệp vụ trong các lĩnh vực bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM, thực hiện bảo đảm tiền vay, tín dụng xuất khẩu...

Thông qua các bài viết về các hoạt động của VDB tại nhiều địa phương khu vực phía Nam đã cho thấy vai trò của nguồn vốn ưu đãi Nhà nước, hiệu quả của các dự án với việc đầu tư phát triển vùng và giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Cụ thể: Tuyên truyền về sử dụng vốn vay tín dụng xuất khẩu của VDB trong phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là sản xuất cá tra ở miền Tây Nam Bộ; phản ánh thông qua lấy ý kiến các cơ quan chức năng về vai trò nguồn “vốn mồi” ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án tại vùng, miền khó khăn; tuyên truyền về tình hình sử dụng vốn ODA các dự án lớn như: Nhiệt điện Ô Môn I, Nâng cấp chỉnh trang đô thị, Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, giảm thất thoát nước sạch tại các thành phố lớn...; hiệu quả dự án phát triển năng lượng tái tạo (điện gió tại Bạc Liêu) trong chiến lược phát triển an ninh năng lượng của Quốc gia...

Bên cạnh đó, VPĐD cũng có nhiều ý kiến đóng góp thông qua các bài viết nghiên cứu, trao đổi liên quan đến cơ chế, chính sách

của VDB như: kiến nghị về công tác tài chính, kế toán; về xem xét hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nhằm tăng trưởng TDĐT; giải pháp về đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông tin đối nội, đối ngoại của VDB; loạt bài viết đề xuất đổi mới bộ mẫu hợp đồng phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động của VDB trong giai đoạn mới... Các bài viết về gương người tốt, việc tốt tại các đơn vị trong trong hệ thống VDB có tác dụng động viên, giáo dục thiết thực, giúp mỗi CVBC nhận thức được vai trò, vị trí công tác và cố gắng cùng toàn Ngành vượt qua những giai đoạn khó khăn, nỗ lực đóng góp nhiều nhất cho tập thể.

Với hơn 47 bài viết trao đổi, nghiên cứu nghiệp vụ về các quan điểm áp dụng pháp luật sao cho thống nhất trong chuyên mục “Giải đáp tình huống pháp lý” trên Tạp chí HTPT do VPĐD xây dựng và đảm trách hơn 4 năm qua đã đảm bảo tính pháp lý đúng đắn trong các tình huống và đưa ra cách thức giải quyết phù hợp

Thực hiện tốt công tác truyền thông VDB tại khu vực phía Nam

� đỗ NGọC

Thời gian qua, công tác truyền thông - báo chí tại khu vực phía nam bước đầu có những kết quả nhất định, đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của VDb.

Ảnh: Internet

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 44: 4 troNG số Này

nhất với quy định của pháp luật góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho các CBVC; hỗ trợ các đơn vị trong hệ thống nghiên cứu, tham khảo và vận dụng giải quyết những vướng mắc pháp lý một cách phù hợp, hiệu quả.

Từ việc xác định công tác tuyên truyền - báo chí là nhiệm vụ quan trọng, hoạt động truyền thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực phía Nam nên công tác này nhiều năm nay của VPĐD có sự thay đổi, mở rộng việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm sử dụng hiệu quả hiệu ứng truyền thông để phản ánh trung thực, khách quan hoạt động của VDB, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của VDB theo hướng tích cực.

Đã phối hợp với Báo Người lao động đăng tải nhiều thông tin về hoạt động nghiệp vụ của VDB như cơ chế khuyến khích vốn vay cho ngành thủy sản, lãi suất ưu đãi theo từng thời điểm...; khi vụ việc tại Đắk Lắk - Đắk Nông được Đài truyền hình Việt Nam phản ánh chưa đầy đủ, khiến dư luận xôn xao, chủ động phối hợp với Báo Công an Tp. Hồ Chí Minh viết và đăng thông tin cụ thể về diễn biến vụ việc đồng thời qua bài viết khẳng định vai trò nguồn vốn chủ đạo của VDB đối với sự phát triển của đất nước bằng những dự án hiệu quả; phối hợp với Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện các bài viết và đăng tin, bài về điện gió Bạc Liêu, về hiệu quả nguồn vốn và tính thiết thực của dự án vay vốn ODA giảm thất thoát nước sạch tại Tp. Hồ Chí Minh...

Bằng việc tăng cường quan hệ với các cơ quan truyền thông báo chí ở khu vực phía Nam thông qua các buổi giao lưu, họp mặt nhân các ngày lễ quan trọng của đất nước, của VDB và của Ngành

báo chí đã góp phần tạo được mối quan hệ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau. Qua đó, phần nào giúp cho các cơ quan truyền thông có sự hiểu biết một cách chính xác, đa chiều hơn về các hoạt động nghiệp vụ của VDB.

làm gì để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền?

Trước việc đổi mới mô hình hoạt động và các cơ chế chính sách phù hợp của VDB theo Quyết định 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB, bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng thì VDB cũng cần chú trọng việc xây dựng, phát triển hình ảnh, thương hiệu trước tình hình mới với những bước đi phù hợp và đúng hướng. Cụ thể:

Về công tác tuyên truyền - báo chí trong nội bộ VDB:

Việc phối hợp giữa Tạp chí HTPT và các đơn vị trong công tác tuyên truyền - báo chí nội bộ trong VDB cần sớm có quy chế phối hợp cụ thể để tăng cường thiết lập và phân định rõ trách nhiệm thực thi công vụ.

Xin đề xuất các nội dung chủ yếu của cơ chế phối hợp như sau:

Nguyên tắc phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền: Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời giữa Tạp chí HTPT trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền; tránh sự chồng chéo hoặc bỏ ngỏ, lạm quyền hoặc thiếu trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến công tác tuyên truyền tại khu vực phía Nam và các vùng khác. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và đề cao trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hiện nay, cán bộ đầu mối của các đơn vị trong hệ thống VDB hoạt động theo quy định tại QĐ

50 của VDB về công tác thông tin truyền thông, thường là cán bộ kiêm nhiệm tại các Phòng Tổng hợp nên thực thi nhiệm vụ còn khá nhiều bất cập, trong khi công tác tuyên truyền báo chí là một nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ đặc thù riêng.

Theo QĐ 204, VPĐD là đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện của VDB tại Tp. Hồ Chí Minh, địa bàn có rất nhiều cơ quan truyền thông báo chí có uy tín, các hoạt động nghiệp vụ của VDB tại khu vực phía Nam rất nhiều với các dự án lớn đòi hỏi VPĐD cần quan hệ và xử lý truyền thông linh hoạt, kịp thời. Từ thực tế đó, yêu cầu đặt ra là bộ phận tuyên truyền báo chí tại VPĐD cần có đủ nhân sự đảm trách nhiệm vụ (từ 2 cán bộ chuyên trách). Các cán bộ này thực hiện những nhiệm vụ: phối hợp thường xuyên với Tạp chí HTPT; duy trì, phát triển quan hệ với các cơ quan truyền thông báo chí để phát triển thương hiệu VDB; xử lý kịp thời các vấn đề truyền thông đặt ra. Yêu cầu đối với các cán bộ phải có trình độ Đại học trở lên đối với chuyên ngành báo chí và đặc biệt có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong lĩnh vực này, có quan hệ tốt với các cơ quan báo chí, xử lý các vấn đề truyền thông doanh nghiệp.

Để tạo thuận lợi cho các bộ trong tác nghiệp, Tạp chí HTPT cần đề xuất Tổng Biên tập Tạp chí HTPT có cơ chế phù hợp để trình cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ phóng viên cho cán bộ làm công tác báo chí tại VPĐD như các phóng viên chuyên trách của Tạp chí HTPT.

Các cán bộ làm công tác tuyên truyền - báo chí, đầu mối thông tin tại các đơn vị cần chủ động thực hiện các việc: (i) Phối hợp cùng cán bộ Tạp chí HTPT thu thập tài liệu, thông tin phục vụ cho kế hoạch tuyên truyền từng quý và

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 45: 4 troNG số Này

chủ động liên hệ với các bộ phận liên quan thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra. (ii) Thường kỳ gửi bài, tin, ảnh phản ánh các hoạt động của VDB, các sự kiện lớn của các cơ quan, Bộ, ngành tổ chức tại khu vực, có liên quan tới VDB để đăng tải trên Tạp chí HTPT, Website của VDB (gọi chung là các ấn phẩm của VDB). (iii) Cán bộ làm công tác tuyên truyền - báo chí tại đơn vị được chủ động liên hệ với các chi nhánh VDB, các doanh nghiệp là khách hàng có quan hệ tín dụng với VDB tại khu vực phía Nam để thực hiện công tác tuyên truyền cho VDB theo kế hoạch, chương trình công tác (định kỳ hàng quý, năm) của đơn vị đã được lãnh đạo phê duyệt. (iv) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền đối ngoại chi tiết theo từng quý của năm… từ đó có căn cứ phối hợp cùng các đơn vị truyền thông trong công tác tuyên truyền, xử lý truyền thông về VDB tại khu vực phía Nam.

Về công tác tuyên truyền - báo chí đối ngoại (bên ngoài VDB): Thực tế, thời gian qua việc tuyên truyền hoạt động của VDB. Việc thông tin đối ngoại, thông tin trên diện rộng toàn xã hội (báo chí) và đến các tổ chức quốc tế có quan hệ với VDB chỉ diễn ra trong từng thời điểm cụ thể, phục vụ cho những chương trình tuyên truyền đột xuất, chưa duy trì thường xuyên và chú trọng đúng mức. Trong khi đó, hoạt động tuyên truyền đối ngoại lại là khâu quan trọng trong công tác báo chí nói chung, nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay.

Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh chung là rất cấp thiết. Sự nhận diện thương hiệu trong cộng đồng mang tính quyết định đối với các chiến lược phát triển hiện nay của Ngân hàng nhằm định hướng thông tin, đảm bảo tính

khách quan, trung thực và toàn diện đối với người tiếp nhận. Đồng thời, cách chủ động đưa thông tin đến với các cơ quan truyền thông sẽ góp phần hạn chế những thông tin không đầy đủ, dễ dẫn đến cách hiểu chưa đúng về VDB.

Một số giải phápĐể thực hiện tốt công tác

tuyên truyền - báo chí đối ngoại đúng hướng với kinh phí phù hợp và hiệu quả, với tư cách là bên đã nhiều lần tham gia trực tiếp xử lý truyền thông, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất lãnh đạo VDB một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại của VDB nói chung, như sau:

Một là, cần kết nối đầy đủ, toàn diện với giới báo chí bằng các phương pháp tiếp cận tốt và kết nối đúng đối tượng; tăng cường thiết lập mối quan hệ với báo chí; hiểu về đặc thù của báo chí tại Việt Nam và sơ đồ tổ chức của hệ thống báo chí - truyền thông để có cách tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thông tin khi cần thiết, đồng thời tương tác thương hiệu hiệu quả với báo chí.

Hai là, các cán bộ đầu mối thông tin chủ động phối hợp cùng Tạp chí HTPT đề xuất với lãnh đạo VDB xây dựng, triển khai kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về truyền thông nhất quán theo lộ trình 1 - 3 năm theo định hướng phát triển chung của VDB. Lồng ghép quảng cáo, nhận diện thương hiệu VDB bằng cách tham gia các Hội thảo, diễn đàn, hội chợ về hoạt động tài chính, đầu tư, ngân hàng. Thực hiện việc quản lý thương hiệu: đảm bảo tính thống nhất, nhất quán và dễ nhận dạng thương hiệu VDB, như cách sử dụng thống nhất tên viết tắt của VDB trên các phương tiện truyền thông, ví dụ: VDB thay cho cách dùng NHPT… Bên cạnh đó, giám sát thực hiện, duy trì thường xuyên thông tin tốt, hình ảnh quảng cáo

(chủ yếu thông qua những khách hàng tốt) của VDB trong các hoạt động mang tính cộng đồng của khách hàng.

Ba là, Tổng Biên tập Tạp chí HTPT với vai trò là người phát ngôn của VDB nên có kế hoạch chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí định kỳ (quý, nửa năm…).

Bốn là, các cán bộ đầu mối thông tin thường xuyên duy trì liên kết với các cơ quan báo chí có số lượng độc giả cao và có vai trò định hướng dư luận để nắm bắt những thông tin mà cơ quan đó có về VDB để có báo cáo kịp thời và tham mưu với các cấp lãnh đạo để có hướng xử lý phù hợp; sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, đảm bảo chính xác, tránh việc phản ánh trên dư luận một chiều (thông tin báo chí có mà chưa có sự trao đổi lại với VDB) dẫn đến những hệ lụy không tốt trong dư luận và ảnh hưởng đến hoạt động của VDB.

Năm là, các đơn vị cần được lãnh đạo VDB cho cơ chế và quyền chủ động xây dựng kế hoạch, kinh phí để thực hiện hoạt động tuyên truyền đối ngoại hàng năm. Phối hợp cùng Tạp chí HTPT tổ chức các cuộc họp báo quy mô nhỏ và vừa tại khu vực giúp lãnh đạo VDB tiếp cận và gặp gỡ báo chí thông tin về các hoạt động dư luận quan tâm, hoặc có thông tin chưa đầy đủ về một vấn đề nào đó của VDB… để các cơ quan báo chí nắm bắt kịp thời và chính xác nghiệp vụ và nhiệm vụ mục tiêu cụ thể trong từng thời điểm của VDB.

Sáu là, phối hợp các Chi nhánh trong việc tổ chức các đoàn công tác (có thể tổ chức 1 - 2 lần trong năm) gồm các cơ quan truyền thông đến tuyên truyền tại các dự án có vay vốn tại VDB hoạt động hiệu quả... để nâng cao hình ảnh, vai trò của VDB trong xã hội.

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 46: 4 troNG số Này

Dự án Nhà máy nước An Hiệp giai đoạn 1 có tổng công xuất 15.000m3/ngày

đêm tại khu công nghiệp An Hiệp. Nguồn vốn đầu tư là 277,8 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh khu vực Sông Tiền gần 65% tương đương 177,4 tỷ đồng, được ký kết cho vay tháng 4/2013; Thời hạn cho vay là 15 năm, lãi suất cho vay là 5%/năm.

Trong khuôn khổ hợp tác của Chính phủ nước Cộng Hòa Pháp với Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ ODA cho chương trình đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre được Chương trình lựa chọn tài trợ vốn để đầu tư xây dựng. Đây là dự án quan trọng trong chuỗi các dự án đầu tư của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bến Tre với mục tiêu cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho khu vực đô thị của huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre và 02 khu công nghiệp An Hiệp và Giao Long.

Dự án có các hạng mục chính gồm: Nhà máy xử lý An Hiệp, cụm công trình thu, trạm bơm nước thô Cái Cỏ cung cấp nước ngọt thô 47.000m3/ngày đêm cho nhà máy nước An Hiệp và nhà máy nước Sơn Đông vào mùa khô, đường ống gang dẻo dài hàng chục Km. Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp miền Nam và Công ty Haskoning DHV Nederland B.V thi công. 

Ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: công trình nhà máy nước An Hiệp là một trong những dự án quan

trọng, có quy mô khá lớn, được đầu tư từ nguồn vốn ODA của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp trong Chương trình đầu tư cấp nước đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Công trình này được xây dựng với mục đích góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của người dân vào mùa khô

Việc hoàn thành, đưa vào sử dụng Nhà máy nước An Hiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho người dân trong khu vực. Qua đó, đảm bảo được mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng cấp nước tại tỉnh Bến Tre, nhằm nâng cao cuộc sống người dân, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư. Đồng thời khắc phục tình

trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt vào mùa khô của người dân các huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và thành phố Bến Tre.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Công ty Cổ phần cấp thoát nước bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để quản lý, vận hành nhà máy, đồng thời thường xuyên tổ chức lấy mẫu nước để kiểm nghiệm, đảm bảo nguồn nước cung cấp được ổn định về lưu lượng và chất lượng; có kế hoạch quản lý, điều hành hoạt động của nhà máy ổn định, đảm bảo hoạt động đạt công suất tối đa, cung cấp nước liên tục cho người dân.

� THu HồNG

khánh Thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước An Hiệp (Bến Tre) giai đoạn 1

Sau gần 2 năm thi công, ngày 30/7/2016, tại xa An Hiệp huyện Châu Thành, tỉnh bến Tre, Công ty cổ phần Cấp thoát nước bến Tre tổ chức khánh thành đưa vào vận hành nhà máy nước An Hiệp giai đoạn 1.

Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy nước An Hiệpảnh: internet

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 47: 4 troNG số Này

Trường mang tên Quang Trung là để ghi nhớ công lao của vị anh hùng dân

tộc, người đã có công thống nhất và bảo vệ đất nước, có nhiều ý tưởng về giáo dục và trọng dụng nhân tài với quan điểm nổi tiếng: “Kiến quốc dĩ học vi tiên, cầu trị nhân tài vi cấp” (Xây dựng đất nước lấy dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình, tuyển nhân tài làm gấp - Chiếu khuyến học).

Được thành lập theo sáng kiến của một số nhà giáo, nhà khoa học nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Trường đại học Quang Trung là trường đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành và nhiều cấp bậc học, gồm: trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, liên thông đại học và trong tương lai sẽ đào tạo sau đại học. Mục tiêu của Nhà trường là giữ vững, phát huy và xây dựng vị thế Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phát triển trường Đại học Quang Trung trở thành trường đại học đa cấp học, đa ngành. Đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và tỉnh Bình Định nói riêng, góp phần phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực cung cấp trực tiếp cho các khu công nghiệp tại miền Trung như: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên cùng hàng chục khu công nghiệp khác, các dự án du lịch và các khu vực lân cận; vì thế Trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo tỉ lệ 60% lý thuyết, 40% thực hành và tự học. Bên cạnh đào tạo nhân lực Nhà trường chú trọng việc học sinh, sinh viên trong Trường phải tham gia nghiên cứu khoa học với niềm tin vững chắc đó là mỗi học sinh, sinh viên đều có một tiềm năng và nhà trường có nhiệm vụ phải khơi dậy những tiềm năng ấy cho sinh viên bằng hoạt động nghiên cứu khoa học.

Với chương trình đào tạo như vậy các em sẽ có hành trang tốt, nhanh chóng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp và có khả năng tự phát triển thích ứng với nhu cầu nhân lực trong nền kinh tế thị trường.

Trong 10 năm xây dựng và phát triển (2006 -2016), Trường Đại học Quang Trung đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường đã thành lập đội ngũ cố vấn gồm 14 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong nước và quốc tế có nhiều kinh nghiệm tham gia làm cố vấn xây dựng và phát triển Nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 158 người với 3 giáo sư, phó giáo sư, 9 tiến sỹ, 89 thạc sỹ và 25 giảng viên thỉnh giảng đến từ các các trường đại học có uy tín trong nước.

Với chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, từ những năm đầu chỉ đào tạo 4 chuyên ngành, đến nay Trường đã đào tạo được 10 chuyên ngành. Hiện Nhà trường có 17 khoa, phòng, ban, trung tâm trực thuộc. Trong 10 năm qua, Nhà trường đã tuyển được 10.586 sinh viên và đã có 8.986 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Có trên 65% sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên môn được đào tạo tại tỉnh Bình

10 NăM pHáT TrIểN đại học Quang Trung

ngày 17/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 62/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Quang Trung trên quê hương của Hoàng đế Quang Trung (nguyễn Huệ) tại thành phố Quy nhơn, tỉnh bình Định.

Ảnh: Thúy MaiẢnh: Minh Ngọc

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 48: 4 troNG số Này

Định, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Hiện Nhà trường đang đào tạo gần 2.000 sinh viên.

Từ tâm nguyện Trường sẽ là nơi quy tụ của mọi tấm lòng tâm huyết với sự nghiệp trồng người, là cơ sở đào tạo nhân lực đáng tin cậy để phục vụ cho quê hương, đất nước thân yêu; mười năm qua, Trường Đại học Quang Trung đã và đang có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà nói chung và tỉnh Bình Định, cũng như khu vực miền Trung nói riêng.

Đóng góp vào sự phát triển chung của Trường trong những năm qua, phải kể đến nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), dành cho chương trình xã

hội hóa giáo dục theo chủ trương của Chính phủ. Những năm đầu mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Trường còn hạn chế, lạc hậu; Trường phải tạm thời hoạt động trong khuôn viên chật hẹp của Trường Cao đẳng sư phạm Bình Định. Do vậy Nhà trường đã được VDB chi nhánh Bình Định cho vay 52 tỷ đồng (trong tổng mức đầu tư hơn 132 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho việc xây dựng mới Trường tại đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.

Thực tế, nguồn vốn tín dụng Nhà nước giúp xây lên ngôi trường mới có quy mô diện tích gần 10 ha, với khoảng trên 20 hạng mục công trình, gồm: Nhà hiệu bộ, khu

giảng đường, trung tâm ngoại ngữ, tin học, ký túc xá sinh viên, thư viện, trung tâm thí nghiệm thực hành, hội trường (1.000 chỗ ngồi), nhà ăn (500 chỗ ngồi), nhà thi đấu đa năng, nhà để xe, sân bóng đá, sân tennis, bể bơi, nhà nghỉ giảng viên, xưởng dạy nghề thực hành...

Hiện Trường đã có 2 cơ sở khang trang, với tổng diện tích trên 12 ha với tổng diện tích sàn giảng đường cho sinh viên 20.000m2, 2 khu giảng đường của trường có 82 phòng học, được trang bị máy đèn chiếu, âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng 10 phòng thực hành hóa sinh, vật lý kỹ thuật, sinh học, thí nghiệm xây dựng, tin học, nghe nhìn...

� miNH NGọC

Ảnh: Minh Ngọc

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 49: 4 troNG số Này

Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn được thành lập năm 2003 theo Quyết của Bộ

trưởng Bộ Công nghiệp. Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Công ty có nhiệm vụ quản lý Dự án Nhiệt điện Cao Ngạn và tiếp nhận, vận hành, kinh doanh sản xuất điện.

Là những người thợ mỏ được lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) tin tưởng giao nhiệm vụ chuyển sang vận hành nhà máy điện, cán bộ, công nhân ở đây đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, sự kiên nhẫn học hỏi và niềm say mê sáng tạo, công nhân viên chức Công ty đã từng bước trưởng thành cả trong lĩnh vực chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Đến nay, đội ngũ lao động của Công ty với hơn 300 người được đào tạo sâu về quản lý, vận hành, sửa chữa nhà máy nhiệt điện ở các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế, trong đó 47% công nhân viên chức có trình độ thạc sĩ, kỹ sư và trên 42% người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp nghề. Nguồn nhân lực này không chỉ giúp cho việc vận hành an toàn, có hiệu quả Nhà máy mà còn cung cấp cho ngành điện nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia cao cấp.

Xác định được tầm quan trọng của năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH như hiện nay,

ngoài việc sản xuất điện năng, thì vấn đề bảo vệ môi trường cần được đặt song song. Chính vì thế, Công ty đã được đầu tư công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB để sản xuất điện với công suất 115 MW (tương đương 700 triệu kWh/năm).

Năm 2007 đã ghi một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, Công ty đã chính thức bước vào sản xuất kinh doanh với công nghệ mới. Ngay trong năm vận hành thương mại đầu tiên, Công ty đã đạt 115%  kế hoạch năm, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Kể từ đó đến nay, Công ty luôn vận hành sản xuất  đạt và vượt công suất thiết kế, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương.

Với các khẩu hiệu “An toàn -

Hiện đại - Sạch đẹp” và “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, tất cả công nhân viên chức, lao động của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn luôn đồng tâm xây dựng môi trường làm việc an toàn tới mức tuyệt đối. Trong khuôn viên còn có một vườn cây được gọi vui là “thượng uyển”. Sau một ngày làm việc, cán bộ, công nhân viên thường chọn nơi đây để đàm đạo, hàn huyên… Những hình ảnh đó cũng đủ giúp người ta nghĩ ngay đến một nơi làm việc lý tưởng, đầy sức sống.

Từ khi đi vào sản xuất, rất nhiều năm Nhiệt điện Cao Ngạn là một trong những điểm sáng tiêu biểu của Tổng Công ty Điện lực cũng như tỉnh Thái Nguyên về công tác an toàn và bảo vệ môi trường. Các phong trào đã thực sự trở thành động lực, thu hút được người lao động hăng hái tham gia. Không chỉ đáp ứng những tiêu chí

Nhiệt điện Cao Ngạn pháT huy hiệu Quả vốn Tín dụng của nhà nước

nhà máy nhiệt điện Cao ngạn được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái nguyên có công suất 115 MW (tương đương 700 triệu kWh/năm), áp dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn là công nghệ mới, tiên tiến của thế giới.

Ảnh: MN

49Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 50: 4 troNG số Này

xanh - sạch - đẹp, trong 9 năm qua Nhiệt điện Cao Ngạn luôn được đánh giá là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Ông Lê Xuân Trường, Phó Giám đốc Công ty cho biết, do Nhà máy được xây dựng ngay gần khu tập trung đông dân cư, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 2 km nên việc đảm bảo an toàn trong vận hành cũng như đảm bảo môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Cùng với việc đầu tư đồng bộ, tu sửa, nâng cấp thường xuyên hệ thống lọc bụi, Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đã kết hợp với các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp xây dựng hoàn thành việc nghiên cứu, sử dụng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện để làm đường giao thông, phối liệu trong xây dựng và sản xuất gạch không nung nhằm giải quyết triệt để nguồn tro xỉ gây tác động tới môi trường.

Vì thế, trong chiến lược phát triển bền vững của mình, Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn luôn ưu tiên nghiên cứu phương án đầu tư sản xuất các sản phẩm vật liệu không nung từ tro xỉ, nhằm biến chất thải rắn của Nhà máy thành sản phẩm hữu ích, bảo vệ môi trường tốt hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, với mục tiêu sẽ xử lý hơn 200.000 tấn tro xỉ mỗi năm thành các loại sản phẩm vật liệu không nung, dựa trên sự hợp tác, liên kết liên doanh chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác.

Nhìn lại chặng đường phát triển của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty có quyền tự hào về những thành tựu đã gặt hái được và những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự tự hào đó sẽ chắp thêm niềm tin để thế hệ cán bộ, công nhân Công ty hôm nay, tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác,

xác định rõ nhiệm vụ của mình trong tương lai là tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, sản xuất điện ổn định phục vụ đất nước.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập, tái cơ cấu nền kinh tế, hiện Công ty vừa bám sát thị trường có những giải pháp mềm dẻo linh hoạt cho sản xuất, kinh doanh vừa tiến hành thực hiện chuẩn hoá các chức danh, quy trình quy phạm để thực hiện cổ phần hoá. Việc chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty sẽ tạo cơ hội mới vượt qua những thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục phát triển trở thành lá cờ đầu trong hệ thống các đơn vị cung cấp năng lượng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

� miNH NGuyệT

Dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao ngạn - Chủ đầu tư: ban Quản lý dự án nhà máy nhà máy nhiệt điện Cao ngạn - Số vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển 120 tỷ đồng.- ngày 20/7/2007, bàn giao tổ máy số 2 và toàn bộ nhà máy.

Ảnh: MN

50 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 51: 4 troNG số Này

Tháng 8/1945, mùa thu cũng là mùa cách mạng. Mùa thu Tháng Tám xiềng gông gãy,

ngày sông núi Việt Nam bay lên, ngày “Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh; Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời” (Chế Lan Viên). Từ thành quả của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Từ đó, trên trường quốc tế hai tiếng Việt Nam vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào.

Mùa thu cách mạng ấy đã làm nên bao đổi thay kỳ diệu. Trước Cách mạng tháng 8/1945, mùa thu là mùa buồn, mùa chia ly, mất mát, phai phôi. Sau Cách mạng mùa thu, độc lập tự do về, cho con người cảm xúc mới, tươi vui, tràn đầy sinh khí: “Mùa thu nay

khác rồi; Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi; Gió thổi rừng tre phấp phới; Trời thu thay áo mới; Trong biếc nói cười thiết tha...”(Nguyễn Đình Thi). Cũng từ mùa thu lịch sử ấy, tháng 8 mùa thu nhưng lại rất mùa xuân, xuân vì làm mới chế độ, mới con người, xôn xao, tươi sáng: “Xuân nước Việt khởi một ngày Tháng Tám; Triều nhân dân lên với sóng Hồng Hà; Lụt cờ đỏ nổi giữa ngày u ám; Trời sao vàng mọc lúc nước bao la” (Xuân Diệu).

Hơn bảy mươi năm đã qua, bài học lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám vẫn như còn tươi mới. Muôn người như một, triệu trái tim, một tấm lòng, đoàn kết sẽ làm nên chiến thắng; Nắm vững thời cơ; Thêm bạn bớt thù; Và, lòng dân là sức mạnh không gì địch nổi... Những bài học ấy không chỉ soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam đã qua, mà còn vẹn nguyên giá trị cho đến hôm

nay và mãi mãi sau này.Hơn bảy mươi năm qua, tinh

thần Cách mạng Tháng Tám đã hòa cùng dòng chảy lịch sử, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đưa dân tộc ta, đất nước ta từ không có tên trên bản đồ thế giới trở thành một nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Nước Việt Nam từ nghèo nàn lạc hậu, đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, từng bước hội nhập với quốc tế và tiếp bước trên con đường đổi mới, “xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đúng như lời một nhạc sĩ đã viết:“Tháng Tám mùa thu sức sống tuyệt vời... Lịch sử đã cho niềm tự hào biết mấy, từ đỉnh cao này ta vươn tới quang vinh”.

� Hoa NGuyễN

kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Đối với mỗi người Việt nam chúng ta, kể từ mùa thu lịch sử 1945, dấu ấn mỗi độ thu về luôn là những cảm xúc gắn liền với kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Cảm xúcTháng Tám

Mít-tinh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945)

Ảnh: Internet

51Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 52: 4 troNG số Này

Ngày 17/8/2016, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ký Quyết định số 307/QĐ-NHPT trao giải thưởng Cuộc thi viết bài nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập VDB.

Theo đó, Ban tổ chức đã trao 03 giải tập thể gồm: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì và 01 giải Ba; trao 14 giải cá nhân bao gồm: 01 giải Nhì, 03 giải Ba và 10 giải Khuyến khích; Cụ thể:

Công bố Kết quả Cuộc thi viết bài dịp kỷ niệm 10 năm thành lập VDB (2006 - 2016)

giải Tập Thể:

Số TT ĐơN Vị ĐạT Giải

1 Chi nhánh NHPT Ninh Bình Giải Nhất

2 Chi nhánh NHPT KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị Giải Nhì

3 Ban Kiểm tra Nội bộ Giải Ba

giải cá nhân

Số TT Chủ Đề họ Và TêN, ĐơN Vị ĐạT Giải

1 Phần mềm “Chương trình ứng dụng sổ tay nghiệp vụ VDB”Lê Văn Tạo,

Chi nhánh NHPT KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị

Giải Nhì

2 Xây dựng quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay vốn tín dụng đầu tư theo nguyên tắc Basel II

Đặng Thị Hương Thảo,Chi nhánh NHPT Ninh Bình

Giải Ba

3 Phân tích, mô tả yêu cầu công việc: Giải pháp thiết yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguyễn Long Vân, Lê Ngọc HuyềnBan Tổ chức cán bộ

Giải Ba

4 Thiết kế chương trình thẩm định tính hiệu quả về tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án

Phan Quốc Hải, Chi nhánh NHPT KV

Thừa Thiên Huế - Quảng TrịGiải Ba

5 Nâng cao hiệu quả tìm kếm khách hàng nhằm mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Chi đoànChi nhánh NHPT Nghệ An

Giải KK

6 Hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của VDB: thách thức và giải pháp

Nguyễn Cảnh HiệpBan Chính sách phát triển

Giải KK

7 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro trong hệ thống VDB

Nguyễn Gia ThếBan Kiểm tra Nội bộ

Giải KK

8 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại VDB

Nguyễn Khắc Bình, Ban HTSĐT&QLVUT

Giải KK

9 Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của bộ máy kiểm tra trong hệ thống VDB

Ban Kiểm tra nội bộ Giải KK

10 Một số đề nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ hệ thống VDB trong giai đoạn mới

Đặng Thị Bích Loan, Chi nhánh NHPT KV Quảng Nam - Đà Nẵng

Giải KK

11 Bàn về hướng triển khai nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại VDBHoàng Mai Hiền,

Chi nhánh NHPT Ninh BìnhGiải KK

12 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Sơn La

Nguyễn Thị Việt Hà,Chi nhánh NHPT Sơn La

Giải KK

13 Làm thể nào để thực hiện thành công hoạt động nghiên cứu KH&CN ở VDB

Nguyễn Thị Thanh Nhã,Trung tâm Đào tao & NCKH

Giải KK

14 Hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ mới của VDBPhòng Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ,

Trung tâm ĐT& NCKHGiải KK

� pV

52 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 53: 4 troNG số Này

Một mùa thu nữa lại về. Mùa thu là món quà mà tạo hóa ban tặng cho

Hà Nội. Thu ở đâu cũng có nhưng ở mảnh đất ngàn năm này là rõ nét nhất và cứ đẹp đến nao lòng. Gió nhè nhẹ thổi cuốn theo mùi hương của hoa sữa, những chiếc lá xoay xoay rơi tựa nốt nhạc trong cung đàn. Bầu trời xanh thăm thẳm, những vạt nắng trải nhẹ trên từng con đường, góc phố, cành cây. Một cảm giác rạo rực không thể diễn tả thành lời.

Tôi không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng những năm tháng gắn bó với nơi đây tôi luôn đắm mình trong lòng Hà Nội, đã nhiều mùa thu đi qua tôi với những cảm xúc vui buồn. Cuộc sống đã không còn là màu hồng như trong những nghĩ suy ngày tôi còn mười tám nhưng thu thì vẫn mãi là tri kỉ, thu kéo xúc cảm trong tôi trở về vẹn nguyên như chưa từng trải qua sóng gió cuộc đời.

Tôi không thể quên cái ngày bố đưa tôi ra Hà Nội nhập học, cũng đúng mùa thu. Một chuyến đi mệt nhọc vì phải qua 2 chặng, chặng đầu đi ô tô từ Lai Châu ra Lào Cai, chặng 2 tiếp tục đi từ Lào Cai xuống Hà Nội bằng tàu hỏa.

Chuyến đi dài không có gì đáng nhớ, nhưng lại là dấu mốc mà tôi không bao giờ quên nổi. Ấy là khi tàu vào ga, tiếng cô phát thanh viên đường sắt ấm áp vang lên trong tiếng rèn rẹt của chiếc loa cũ kỹ và tiếng xình xịch của các toa tàu: “Quý khách đã đặt chân đến thủ đô Hà Nội... “, sau đó là giọng chị Hồng Nhung trong trẻo, du dương cất lên “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói xanh rêu...”. Lòng tôi trào lên một nỗi xúc động mơ hồ rất khó tả. Nó như tiếng hoan ca rạo rực của một cô gái mới lớn bị tiếng sét ái tình hoang đường nào đó đánh phải. Chỉ nghe bài hát đó thôi là yêu Hà Nội mất rồi.

Những năm học Đại học, đạp xe từ phòng trọ ở Pháo Đài Láng về Trường Nhân văn, đường Nguyễn Trãi đúng là “thênh thang nồng nàn kỷ niệm”. Yêu đến mê mệt những gốc xà cừ xù xì dọc đường đi, những gánh hàng hoa bừng sáng lung linh nhịp nhịp theo bước chân của các cô hàng rong trên phố những sớm mùa thu. Yêu cả cái sân KTX Mễ Trì trắng mong manh sắc hoa sữa ngọt ngào. Yêu cả những chiều thứ bảy nằm trên

giường tầng KTX cùng đứa bạn thân thủ thỉ bao điều…

Nhớ những ngày thu cùng bạn rảo bước quanh hồ Gươm. Mùa thu, mặt hồ Gươm xanh biếc soi cả bầu trời xanh. Hàng cây cũng xanh, vài ngọn cây loà xoà đón nắng ửng vàng. Những cành lộc vừng trổ hoa, e ấp và run rẩy. Mới chiều tối còn thấp thoáng mà sáng ra đã rụng đỏ rực gốc cây, mặt hồ. Hoa lộc vừng Hồ Gươm cũng là một phần của thu Hà Nội. Và nắng lấp lánh như dát bạc mặt hồ trên những gợn sóng lăn tăn, bồng bềnh trôi những bông hoa bé xíu.

Đêm thu dường như sâu lắng hơn, tĩnh lặng hơn. Những con phố không còn ồn ào náo nhiệt như những ngày hè. Thoảng đâu đó mùi hoàng lan, mùi hoa sữa - bất chợt vọng trong tâm tưởng một tiếng đàn. Gió lại thổi qua, lao xao tiếng lá. Có thể cảm thấy như hương mùa thu đậu trên vai áo, lùa vào trong tóc, len lỏi, vấn vương… Trong cảm xúc cùng mùa thu ấy, người ta khát khao được chia sẻ, yêu thương; khát khao kiếm tìm hạnh phúc. Chẳng ngoa khi nói mùa thu Hà Nội - mùa của tình yêu và nỗi nhớ.

“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi may”

đất nước - Nguyễn đình Thi

Hà Nội -mùa thu & nỗi nhớ

53Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 54: 4 troNG số Này

Mùa phư ợng luyến lưu

Có mùa phượng đỏ luyến lưuSợi mưa vướng nắng, ve ru tiếng lòng

Sông Tiền sóng lặng mây trongPhù sa trĩu nặng mênh mông nghĩa tình.

Ùa về kỷ niệm đậm inThời xuân trọn gởi hành trình gió sương

Sự nghiệp “Phát triển” vấn vươngGập ghềnh, khúc khuỷu chặng đường vươn xa.

Hai mươi lẻ một mùa hoaMai, đào hòa sắc thướt tha, nồng nàn

Nhớ mùa hạn mặn xốn xangMưa bụi dịu mát, rộn ràng niềm vui...

Xuồng mai xa chốn ngược xuôiRẽ vào rạch nhỏ thơm mùi chân quê

Dừa xanh rợp mát lối về Nếp quê bình dị say mê, nhẹ lòng.

Vân mây nhẹ gánh tang bồngÊm đềm soi bóng in dòng sóng tre

Du dương vũ khúc nắng hèThong dong buông nhịp câu vè, lời ru !

� Lê NGọC CHâu

Chiều êmNắng tắt chiều buông khắp nẻo quêĐàn trâu thong thả bước chân vềBên đồng vụ gặt thơm mùi lúaTrĩu hạt, nặng bông mùa thỏa thuê

Sông Đáy chiều nay nước lặng trôiNhư ru bình yên cả đất trờiRu thuyền, ru sóng, ru chèo láiRu cả tình em lẫn tình tôi

Vi vu trong gió cánh diều nghiêngCõng hết tâm tư, hết muộn phiềnThả vào mây trời cho gió cuốnĐể lại trong chiều những dịu êm.

� mạNH Hiếu Chi nhánh VDB Ninh Bình

Thấm thoát đã 11 năm học hành và mưu sinh ở Hà Nội, cuộc sống chưa bao giờ là thiên đường với tôi. Tôi có đủ một bộ sưu tập những hỉ nộ ái ố ở nơi đây. Vật vã với áo cơm hàng ngày, những mộng mơ lãng mạn trôi dần đi, nhưng tình yêu và kỉ niệm với Hà Nội, với mùa thu nơi đây thì vẫn không bao giờ vơi bớt. Mỗi ngày, khi đi ngang ngã tư đèn đỏ, lần nào mà vô tình nghe chiếc loa phóng thanh mắc ở cột đèn xanh đèn đỏ vang lên tiếng nhạc

du dương say lòng “Hà Nội mùa thu...” là tim tôi như ngừng lại. Nó tựa như gặp lại mối tình đầu tiên thơ dại, như việc trí óc lướt qua tầng tầng lớp lớp ký ức, kỷ niệm của buổi ban đầu lưu luyến ấy. Thiết tha và yêu mến vô cùng. Với Hà Nội, lúc nào tôi cũng tìm thấy chỗ cho riêng mình. Và lúc nào mình cũng thấy hạnh phúc trong tình yêu đơn phương ấy.

Thu Hà Nội đến và đi nhanh lắm - thoảng như một cơn gió! Có khi người ta chưa cảm nhận được

mùa thu, chưa thấy được mùa thu thì thu đã qua đi, nhanh đến ngỡ ngàng. Mùa thu đẹp và ngắn ngủi, để lại bao bâng khuâng nuối tiếc. Và nỗi nhớ mùa thu đến cồn cào. Dẫu thế nào đi nữa thì Hà Nội và mùa thu cứ hoà vào nhau, tan trong nhau để bao con tim ngơ ngẩn. Và yêu, và nhớ, muốn ôm lấy mùa thu, muốn níu mùa thu ở lại… Tự dưng bối rối ở trong lòng.

� NGọC Hà

54 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 55: 4 troNG số Này

Ý kiến giải đáp tình huống:1. Như chúng ta biết, niêm

phong là một trong những thủ tục hành chính, thường được thực hiện trong hoạt động tố tụng, trong kiểm kê tài sản, kể cả trong xử lý tài sản v.v... nhằm bảo đảm tính nguyên trạng của vật tài thời điểm niêm phong, ngăn ngừa việc chuyển dịch, trao đổi, mất mát, giúp cho việc xử lý vụ việc đạt được kết quả tốt nhất.

Luật pháp hiện hành có quy định rất rõ về thẩm quyền, thủ tục của việc niêm phong ở tất cả các tình huống, lĩnh vực. Ở đây ta chỉ đề cập tới chuyện niêm phong tài sản có liên quan lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể là niêm phong tài sản đảm bảo để xử lý, thu hồi nợ vay khi bên vay rơi vào tình trạng phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật và hợp đồng bảo đảm tài sản.

Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp xảy ra tại Công ty T nói trên thì cách hành xử của Chi nhánh C là chưa ổn. Bởi lẽ đối tượng

được niêm phong là hàng hóa mà không phải là tài sản thế chấp tại Chi nhánh C, lại chưa được kiểm kê xác định thực tế, chưa kể là tài sản phải được thường xuyên bảo quản trong kho lạnh..., nếu do niêm phong mà xảy ra hư hỏng tài sản hoặc các sự cố đáng tiếc khác, chắc chắn những ai tham gia vào việc niêm phong ấy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản. Do đó, chúng ta luôn cần phải tỉnh táo để xử lý các tình huống phức tạp, sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, đừng lo xa quá, có khi ôm họa vào thân.

2. Khi Bên nhận thế chấp (người xử lý tài sản) yêu cầu (thông báo) Bên thế chấp hoặc Bên thứ 3 giữ tài sản thế chấp giao lại tài sản đó để xử lý và thực tế là đã có lập biên bản ký kết giao nhận thì liền ngay sau đó, bên nhận thế chấp được niêm phong tài sản trước sự chứng kiến của các bên liên quan để chờ xử lý hoặc bán đấu giá thu hồi nợ

vay với mục đích ý nghĩa như đề cập ở trên. Nhưng cũng cần lưu ý thêm, với tài sản đã niêm phong thì khi mở niêm phong cũng cần tiến hành thủ tục tương tự như khi niêm phong, tuyệt đối không được tự ý mở vì có thể gặp rắc rối khi có tranh chấp, thất thoát tài sản. Nếu khi mở niêm phong vì lý do nào đó mà không có đầy đủ các bên tham gia thì cũng cần ghi rõ lý do và có sự chứng kiến của người đại diện, cơ quan có thẩm quyền. Như vậy sẽ yên tâm hơn, chặt chẽ hơn.

3. Theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 163/2006, thì khi thu giữ tài sản để xử lý, nếu có dấu hiệu chống đối, cản trở thì người xử lý tài sản có thể yêu cầu UBND cấp xã hoặc cơ quan công an hỗ trợ. Nếu vẫn không đạt được mục đích, thì chỉ còn một cách duy nhất là khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền, để Tòa án phán quyết và giải quyết tranh chấp, xung đột giữa các bên.

� mQ (VpđD)

Bên nhận thế chấp có được niêm phong, thu giữ tải sản để xử lý?Tình huống:Dây chuyền nhà máy thiết bị, nhà kho của Công ty T được thế chấp

cho Chi nhánh C để bảo đảm khoản vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Đầu năm 2016, Giám đốc Công ty T bị khởi tố về hành vi lừa đảo. Lúc đó trong kho Công ty có chứa một số hàng hóa (nguyên liệu cá) không thuộc tài sản thế chấp và cũng chưa biết của ai.

Do lo ngại tài sản trong kho nói trên bị thất thoát hoặc xảy ra tranh chấp, cán bộ Chi nhánh tiến hành niêm phong kho hàng, có sự chứng kiến của bảo vệ Công ty.

hỏi:1. Chi nhánh C có được phép làm như vậy không? Tại sao?2. Khi nào thì Bên nhận thế chấp được niêm phong, thu giữ tài sản để

xử lý?3. Khi thu giữ bị cản trở thì cần làm gì?

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ (SỐ 48)

Ảnh: Internet

55Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí

Page 56: 4 troNG số Này

Economic inTEgraTionEconomic integration is an

economic arrangement between different regions marked by the reduction or elimination of trade barriers and the coordination of monetary and fiscal policies. The aim of economic integration is to reduce costs for both consumers and producers, as well as to increase trade between the countries taking part in the agreement.

hội nhập kinh TếHội nhập kinh tế là một hiệp

ước kinh tế giữa các khu vực khác nhau được đánh dấu bằng việc giảm hay loại bỏ các rào cản thương mại và phối hợp các chính sách tiền tệ, tài khóa. Mục đích của hội nhập kinh tế là giảm chi phí cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất, cũng như gia tăng thương mại giữa các quốc gia tham gia vào hiệp ước.

TradE liBEralizaTionTrade liberalization is

the removal or reduction of restrictions or barriers on the free exchange of goods between nations. This includes the removal or reduction of tariff obstacles, such as duties and surcharges, and nontariff obstacles, such as licensing rules, quotas and other requirements. The easing or eradication of these restrictions is often referred to as promoting “free trade.”

Tự do hóa Thương mạiTự do hóa thương mại là việc

loại bỏ hay giảm thiểu các hạn chế

hoặc các rào cản trong việc tự do trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Nó bao gồm việc dỡ bỏ hay giảm thiểu các rào cản thuế quan như thuế hải quan, các khoản phụ phí; các rào cản phi thuế như các quy định về giấy phép, hạn ngạch và các quy định khác. Việc nới lỏng hay dỡ bỏ các hạn chế thường được biết đến như sự xúc tiến “tự do thương mại”.

currEncy unionWhen two or more groups

(usually countries) share a common currency or decide to peg their exchange rates in order to keep the value of their currency at a certain level. One of the main goals of forming a currency union is to synchronize and manage each country’s monetary policy.

liên minh Tiền TệKhi hai hay nhiều nhóm

(thường là các quốc gia) cùng sử dụng một đồng tiền chung hay quyết định neo tỷ giá hối đoái để giữ cho giá trị tiền tệ của các quốc gia trong liên minh ở một giá trị nhất định. Một trong những mục đích chính của việc thiết lập liên minh tiền tệ là đồng bộ hóa và quản lý chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia thành viên.

hoT monEyHot money is money that

flows regularly between financial markets as investors attempt to ensure they get the highest short-term interest rates possible. Hot money will flow from low interest rate yielding countries into higher interest rates

countries by investors looking to make the highest return. These financial transfers could affect the exchange rate if the sum is high enough and can therefore impact the balance of payments.

dòng Tiền nóngDòng tiền nóng là dòng tiền

chuyển dịch một cách đều đặn giữa các thị trường tài chính khi mà nhà đầu tư muốn đảm bảo họ nhận được lãi suất ngắn hạn cao nhất có thể. Dòng tiền nóng sẽ dịch chuyển từ các quốc gia có mức sinh lời từ lãi suất thấp sang quốc gia có mức sinh lời cao hơn. Sự chuyển dịch tài chính này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái nếu tổng lượng tiền dịch chuyển đủ lớn, từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.

capiTal conTrolCapital control is any measure

taken by a government, central bank or other regulatory body to limit the flow of foreign capital in and out of the domestic economy. This includes taxes, tariffs, outright legislation and volume restrictions, as well as market-based forces. Capital controls can affect many asset classes such as equities, bonds and foreign exchange trades.

kiểm soáT vốnKiểm soát vốn là bất kỳ các

biện pháp nào được thực thi bởi chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý để hạn chế dòng chu chuyển vốn nước ngoài ra vào nền kinh tế nội địa. Các biện pháp này bao gồm thuế quan, các quy định có hiệu lực ngay lập tức và các biện pháp hạn chế khối lượng, cũng như sử dụng các tác nhân thị trường. Kiểm soát vốn có thể tác động đến nhiều loại tài sản như vốn cổ phần, trái phiếu và ngoại hối.

Nguồn: http://www.investopedia.com

Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng Ảnh: Internet

56 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 118 (8/2016)Tạp chí