42
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 02 tháng 4 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1409/DB...một hoặc nhiều chức năng trong

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 02 tháng 4 năm 2018

Bộ, ngành

1. Trang thiết bị y tế phải đáp ứng nguyên tắc thiết yếu về tính an toàn

2. Đôn đốc các Bộ, ngành triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao

3. Kiến nghị thay đổi quy định cấp phép ca khúc, thi người đẹp…

4. Sửa đổi quy định điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực tài nguyên môi trường

5. Đưa du lịch ẩm thực thành một loại hình du lịch

6. Cần sớm cải cách tổng thể chính sách bảo hiểm xã hội

7. Top 10 của các cuộc thi người đẹp, người mẫu sẽ được cấp phép thi quốc tế?

8. Chính phủ điện tử và cải cách lương công chức

9. Doanh nghiệp FDI vẫn phàn nàn về thủ tục thuế, hải quan

10. Cấp phép chương trình không cần thỏa thuận quyền tác giả?

Địa phương

11. Đà Nẵng, mọi hy vọng vẫn còn đó

12. Gắn với hiệu quả, không cào bằng

13. Giá dịch vụ y tế tăng, chất lượng khám chữa bệnh có tăng?

14. Khơi nguồn ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp trong thanh niên

1. Trang thiết bị y tế phải đáp ứng nguyên tắc thiết yếu về tính an toàn Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang

thiết bị y tế, Bộ Y tế đã đề xuất quy định về các nguyên tắc thiết yếu

về tính an toàn và tính năng kỹ thuật của trang thiết bị y tế.

Cụ thể, theo dự thảo, trang thiết bị y tế phải đáp ứng các nguyên tắc

thiết yếu về tính an toàn và tính năng kỹ thuật của trang thiết bị y tế như:

Trang thiết bị y tế được thiết kế và sản xuất sao cho khi được sử dụng

trong các điều kiện và cho các mục đích dự kiến, với kiến thức, kinh

nghiệm của người sử dụng, sẽ không gây mất an toàn cho bệnh nhân và

sức khỏe người sử dụng, với điều kiện là bất kỳ rủi ro liên quan đến việc

sử dụng của chúng tạo nên rủi ro chấp nhận được khi cân nhắc với lợi

ích cho bệnh nhân và tương thích với sự bảo vệ sức khỏe và an toàn ở

mức độ cao.

Bên cạnh đó, các giải pháp được thông qua bởi chủ sở hữu trang thiết bị

y tế cho việc thiết kế và sản xuất các trang thiết bị phải phù hợp với

nguyên tắc an toàn, có tính đến trình độ phát triển khoa học kỹ thuật.

Chủ sở hữu trang thiết bị y tế phải kiểm soát rủi ro để các nguy cơ còn

lại được coi là chấp nhận được. Chủ sở hữu trang thiết bị y tế được áp

Ảnh minh họa

dụng các nguyên tắc thứ tự ưu tiên được liệt kê sau đây: 1- Xác định

các mối nguy hiểm đã biết hoặc dự đoán được và ước tính các rủi ro liên

quan phát sinh từ việc sử dụng theo mục đích và sai mục đích; 2- Loại

bỏ rủi ro đến mức có thể thực hiện được một cách hợp lý thông qua việc

thiết kế và sản xuất đảm bảo an toàn, 3- Giảm thiểu đến mức tối đa một

cách hợp lý những rủi ro còn lại bằng cách áp dụng các biện pháp bảo

vệ đầy đủ, bao gồm cả việc cảnh báo, thông báo cho người sử dụng về

bất kỳ rủi ro còn lại.

Trang thiết bị phải đạt được hiệu quả theo dự định của chủ sở hữu trang

thiết bị y tế và được thiết kế, sản xuất và đóng gói sao cho thích hợp với

một hoặc nhiều chức năng trong phạm vi định nghĩa của một trang thiết

bị y tế.

Theo dự thảo, các đặc điểm và tính năng kỹ thuật nêu trên sẽ không

được gây ảnh hưởng bất lợi đến mức mà sức khỏe hoặc sự an toàn của

bệnh nhân hoặc người sử dụng và, nếu có, của người khác bị tổn

thương trong suốt chu kỳ sử dụng của trang thiết bị theo dự kiến của

chủ sở hữu trang thiết bị y tế, khi trang thiết bị phải chịu những tác động

có thể xảy ra trong điều kiện sử dụng bình thường và đã được duy trì

theo hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

Các trang thiết bị phải được thiết kế, sản xuất và đóng gói sao cho đặc

điểm và tính năng kỹ thuật của chúng trong quá trình sử dụng dự kiến sẽ

không bị ảnh hưởng bất lợi từ điều kiện vận chuyển và các điều kiện bảo

quản (ví dụ, biến động của nhiệt độ và độ ẩm) có tính đến các hướng

dẫn và thông tin do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cung cấp. Các lợi ích

phải được vượt trội so với bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn đối

với tính năng kỹ thuật dự kiến.

Mỗi trang thiết bị y tế đòi hỏi phải có bằng chứng lâm sàng, thích hợp

cho việc sử dụng và phân nhóm các trang thiết bị, chứng minh rằng

trang thiết bị phù hợp với các quy định áp dụng của các nguyên tắc thiết

yếu. Cần tiến hành việc đánh giá lâm sàng…

Tuệ Văn

Theo chinhphu.vn

2. Đôn đốc các Bộ, ngành triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao Để bảo đảm tất cả các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ giao phải được thực hiện theo đúng yêu cầu;

siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn

bản 413/TTg-TH yêu cầu các Bộ, cơ quan triển khai ngay nhiệm vụ

Chính phủ giao.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình

xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và

Luật doanh nghiệp, nghiên cứu cắt giảm các ngành nghề đầu tư, kinh

doanh có điều kiện mà không cần thiết quản lý; chịu trách nhiệm theo

dõi, đôn đốc và phối hợp với các Bộ, ngành trong quá trình rà soát, đánh

giá các điều kiện đầu tư kinh doanh; định kỳ hàng Quý báo cáo Chính

phủ về tình hình triển khai, những vướng mắc phát sinh và đề xuất các

giải pháp.

Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định

về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm

tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; khẩn trương nghiên

cứu, rà soát, đổi mới quy trình về thủ tục hải quan cho phù hợp với

những quy định mới về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; tổ chức, đánh

giá lại hoạt động các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã thành

lập để đề xuất phương án triển khai hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công Thương, Tư pháp,

Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và

Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng,

Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên

ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản

phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh theo đúng

chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời rà soát toàn bộ các quy định về kiểm tra chuyên ngành và

điều kiện kinh doanh trong các Luật có liên quan, báo cáo Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ; rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

(Nghị định, Thông tư, Quyết định) về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện

đầu tư, kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo,

không đồng bộ, không hợp lý về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh

doanh gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

nhằm bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục

kiểm tra chuyên ngành điều kiện kinh doanh theo hướng xây dựng 1

Nghị định sửa nhiều Nghị định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và

điều kiện kinh doanh theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ

trong Quý II/2018.

Việc cắt giảm, sửa đổi hoặc bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi

bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào 1

điều kiện; tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác

hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay đổi tên gọi.

Khẩn trương xây dựng phương án, lộ trình cắt giảm, bãi bỏ điều kiện

kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, gây khó

khăn, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và

doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý chuyên ngành khẩn

trương ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành kèm

mã số HS (còn 42 danh mục hàng hóa chưa ban hành) thuộc phạm vi

quản lý, kiểm tra chuyên ngành của Bộ mình; hoàn thành việc ban hành

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục hàng hóa thuộc diện

phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu ở khâu thông quan để thuận

lợi trong việc áp dụng quản lý rủi ro (còn khoảng 34% danh mục hàng

hóa phải KTCN chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).

Văn phòng Chính phủ chủ trì làm việc với các Bộ quản lý chuyên ngành,

đề xuất cụ thể cách thức quản lý, kiểm tra đối với danh mục hàng hóa

chồng chéo, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra của nhiều Bộ, cơ

quan, đơn vị thuộc một Bộ, bảo đảm nguyên tắc một mặt hàng chỉ điều

chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên

ngành và do 1 Bộ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra chuyên

ngành.

Tổ công tác của Thủ tướng tiếp tục đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan,

địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ giao, nhất là trong việc rà soát, cắt giảm hoặc bãi bỏ các điều

kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, chồng

chéo, không đồng bộ và kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết.

Minh Hiển

Theo chinhphu.vn

3. Kiến nghị thay đổi quy định cấp phép ca khúc, thi người đẹp…

Hàng loạt quy định về quản lý nghệ thuật biểu diễn không phù hợp

với thực tiễn, trong đó có những quy định từng gây phản ứng trong

dư luận xã hội như cấp phép ca khúc, thí sinh thi người đẹp, người

mẫu… vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào bản dự

thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định mới về quản lý

lĩnh vực này.

Theo đó, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các

hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn sẽ được quy định

cụ thể nhưng trách nhiệm cũng được xác định rõ hơn và lấy đó làm cơ

sở ban hành quy phạm chế tài để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi

vi phạm.

Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện của chủ thể đầu tư, kinh doanh

ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời

trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu” và “Kinh doanh bản ghi âm, ghi

hình ca múa nhạc, sân khấu” trên cơ sở hướng dẫn quy định của Luật

Đầu tư năm 2014.

Nghệ thuật biểu diễn bị cho là gặp nhiều vấn đề trong quản lý hành chính thời gian qua.

Trong dự thảo xác định: Hiện nay, việc cấp giấy phép biểu diễn cho

nghệ sỹ người Việt Nam định cư ở nước ngoài được căn cứ trên đề nghị

của pháp nhân đủ điều kiện để xác định trách nhiệm pháp lý trong

trường hợp có hành vi vi phạm quy định pháp luật, vì vậy các nghệ sỹ

chỉ tham gia trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật do đơn vị được

cấp phép tổ chức.

Điều này đã dẫn đến việc hoạt động biểu diễn nghệ thuật của nghệ sỹ là

người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện thủ

tục hành chính nhiều lần.

Nghị định sẽ điều chỉnh theo hướng cấp phép trực tiếp cho các nghệ sỹ

là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không phải thông qua các

pháp nhân Việt Nam. Giấy phép có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc và

có thời hạn sử dụng.

Quy định cấp phép cho thí sinh thi người đẹp, người mẫu cũng linh hoạt

hơn. Theo đó, thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế chỉ cần

được đơn vị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước chứng

nhận thuộc danh sách 10 thí sinh xuất sắc nhất.

Nghị định cũng sẽ bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác giả

trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chương trình biểu diễn,

bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Lý do là quyền tác giả đã

được đảm bảo thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật dân sự.

Quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn

nghệ thuật, trình diễn thời trang và giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi

âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu phải có “hợp đồng hoặc văn bản

thỏa thuận với các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm” đã vô hình trung biến

quan hệ thỏa thuận giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và tổ chức,

cá nhân sử dụng tác phẩm thành quan hệ hành chính.

Trong thực tế áp dụng, thủ tục này cũng gây ra nhiều bất lợi cho đơn vị

tổ chức biểu diễn khi tổ chức đại diện quyền tác giả áp đặt các mức giá

không công bằng, thiếu minh bạch giữa các đơn vị khai thác, sử dụng...

Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể các trường hợp tác phẩm không

phải thực hiện thủ tục xin cấp phép phổ biến trên cơ sở: “Các bài hát đã

trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ

trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần

cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác”.

Dự kiến, dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 11-2018.

N.H.

Theo cand.com.vn

4. Sửa đổi quy định điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực tài nguyên môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi một

số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh

doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trư

tư kinh doanh để cắt giảm, đ

doanh, thủ tục hành chính nh

lợi cho doanh nghiệp. Bộ dự kiến có khoảng 46,64% điều kiện đầu t

kinh doanh trong lĩnh vực t

giản hóa thuộc 18 ngành ngh

Luật đầu tư.

Mặt khác, trong những năm qua, Bộ T

hợp với Bộ Kế hoạch v

doanh có điều kiện trong quá tr

Bộ đề xuất bãi bỏ các điều kiện đầu t

nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phụ lục n

Để kịp thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, theo

Bộ Tài nguyên và Môi trư

số điều của các Nghị định li

thuộc phạm vi chức năng quản lý nh

trường.

Dự thảo đề xuất sửa đổi một số điều tại 2 Nghị định t

đai gồm: Nghị định số 43/2014/NĐ

Trong lĩnh vực môi trường, dự thảo đề xuất sửa

Nghị định gồm: Nghị định số

số 18/2015/NĐ-CP, Ngh

số 38/2015/NĐ-CP, Ngh

ài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã rà soát các đi

ể cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu t

ành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thu

ợi cho doanh nghiệp. Bộ dự kiến có khoảng 46,64% điều kiện đầu t

ĩnh vực tài nguyên và môi trường được cắt giảm, đ

ành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phụ lục 4

ặt khác, trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trư

ợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cắt giảm các ngành ngh

ện trong quá trình sửa đổi phụ lục 4 Luật đầu t

ỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không có trong ngành

ề kinh doanh có điều kiện thuộc phụ lục này.

ờng kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, theo

nguyên và Môi trường đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi một

ố điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh

ộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi

ự thảo đề xuất sửa đổi một số điều tại 2 Nghị định thuộc lĩnh vực đất

ồm: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ

ờng, dự thảo đề xuất sửa đổi một số quy định tại 5

ị định gồm: Nghị định số 127/2014/NĐ-CP, Ngh

, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, Ngh

, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP.

Ảnh minh họa

điều kiện đầu

ản hóa các điều kiện đầu tư kinh

ư kinh doanh thuận

ợi cho doanh nghiệp. Bộ dự kiến có khoảng 46,64% điều kiện đầu tư

ợc cắt giảm, đơn

ề kinh doanh có điều kiện thuộc phụ lục 4

ài nguyên và Môi trường đã phối

ành nghề kinh

ửa đổi phụ lục 4 Luật đầu tư, do vậy,

ư kinh doanh không có trong ngành

ờng kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, theo

ờng đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi một

ư kinh doanh

ài nguyên và Môi

ộc lĩnh vực đất

44/2014/NĐ-CP.

ổi một số quy định tại 5

, Nghị định

, Nghị định

Trong lĩnh vực tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, đo đạc và bản

đồ, khí tượng thủy văn, dự thảo đề xuất sửa đổi một số quy định tại 5

Nghị định gồm: Nghị định số 60/2016/NĐ-CP, Nghị định

số 201/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, Nghị định

số 45/2015/NĐ-CP, Nghị định số 38/2016/NĐ-CP.

Tuệ Văn

Theo chinhphu.vn

5. Đưa du lịch ẩm thực thành một loại hình du lịch Ngày 31/3, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Hội Di sản văn

hoá Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát triển ẩm thực

truyền thống Việt Nam”.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP/Phương Liên

Du lịch ẩm thực cần trở thành một loại hình du lịch

Tại Hội thảo, ông Vương Xuân Tình, Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học và

Nhân học Việt Nam cho hay Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực phong

phú, độc đáo và có ý kiến cho rằng, cùng với Trung Hoa và Pháp, ẩm

thực Việt Nam là 1 trong 3 nền ẩm thực được ưa chuộng trên thế giới.

Trong suốt một thời gian dài vừa qua, các nghiên cứu về ẩm thực và

thực hành ẩm thực luôn gắn với phát triển du lịch ở nước ta.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, du lịch ẩm thực Việt Nam kém phát triển so

với nhiều nước trên thế giới, kể từ chiến lược đến hành động và hiệu

quả. Ông Tình cho rằng, để đẩy mạnh du lịch ẩm thực, nếu chỉ có sự

năng động của doanh nghiệp tư nhân, của hệ thống nhà hàng và hiệp

hội là chưa đủ.

Nêu một số gợi ý phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam thời gian tới,

theo ông Tình, cần điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển

du lịch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn 2030, đồng thời chuẩn bị xây

dựng chiến lược kế tiếp. Theo đó, cần đưa du lịch ẩm thực trở thành một

loại hình du lịch ở nước ta.

Phát triển du lịch ẩm thực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, bởi

vậy, ngoài Bộ VHTT&DL, cần có sự tham gia trực tiếp của Bộ

NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và chính quyền

các cấp.

Ngoài ba trung tâm ẩm thực lớn là Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cần chú trọng

giá trị của ẩm thực vùng kết hợp với ẩm thực tộc người và tôn giáo để

xây dựng kế hoạch phát triển du lịch ẩm thực cho thích hợp.

Để khai thác và phát triển du lịch ẩm thực, không chỉ khuôn bó trong vấn

đề món ăn, thức uống, nhà hàng, hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc

ẩm thực, việc sản xuất ẩm thực; các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng

xử liên quan đến ẩm thực.

Cần tập trung nâng cao thương hiệu ẩm thực Việt Nam qua việc xác

định, đầu tư cho những món ăn, đồ uống có giá trị, nổi tiếng, có giá trị.

Cần thiết nâng cao nhận thức xã hội về du lịch ẩm thực, trong đó chú

trọng nghiên cứu, đào tạo và truyền thông. Cần có nhiều công trình

nghiên cứu cơ bản về giá trị ẩm thực Việt Nam; xây dựng bộ môn du lịch

ẩm thực ở một số trường đại học, cao đẳng và viện-trung tâm nghiên

cứu liên quan; xuất bản sách hướng dẫn về du lịch ẩm thực; tổ chức

kênh phát thanh, truyền hình về ẩm thực du lịch Việt Nam.

Ẩm thực trong phát triển du lịch

Theo báo cáo của dự án xây dựng khu bảo tồn ẩm thực truyền thống và

tôn vinh tổ nghề đầu bếp Việt, ẩm thực Việt Nam hấp dẫn khách du lịch,

cả khách quốc tế và khách nội địa. Nhiều món ăn truyền thống Việt Nam

như phở, bún chả, nem… đã được thừa nhận là những món ngon, độc

đáo hàng đầu thế giới và không thể không thưởng thức khi đến Việt

Nam. Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đến ăn phở vào năm 2000

tại TPHCM hoặc Tổng thống Barack Obama đã đến ăn bún chả ở Hà

Nội vào năm 2016 đã làm cho thương hiệu ẩm thực Việt Nam ngày càng

nổi tiếng hơn.

Giáo sư Philip Kotler - chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới đã gợi

ý cho ngành du lịch Việt Nam “Hãy đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của

thế giới” để thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Việt Nam.

Trong quá trình hội nhập, các quốc gia tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa

thế giới, nhưng cũng đứng trước nguy cơ mất đi các giá trị truyền thống,

các gốc tạo ra sự khác biệt và độc đáo của mỗi dân tộc, Trong lĩnh vực

ẩm thực, điều đó rất rõ. Người Việt Nam đang ngày càng quen với các

món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, nhiều món ăn Việt

đang có nguy cơ biến mất hoặc biến dạng, đặc biệt các món truyền

thống và món ăn đồng bào thiểu số. Do vậy, đầu tư để bảo tồn và phát

triển ẩm thực truyền thống đang trở nên một nhu cầu quan trọng của đất

nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Theo Hội Lữ hành ẩm thực thế giới, hiện có khoảng 25% du khách quan

tâm đến ẩm thực du lịch. Còn báo cáo toàn cầu lần thứ hai về du lịch ẩm

thực lại cho rằng, có 87% số tổ chức được điều tra xác định du lịch ẩm

thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến; 82% cho rằng du lịch ẩm

thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch, du lịch ẩm thực là

chất xúc tác cho kinh tế địa phương và nhìn chung ẩm thực là nguyên

nhân thứ 3 chỉ sau yếu tố văn hoá, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết

định đến điểm đến của du khách.

Nhật Nam

Theo chinhphu.vn

6. Cần sớm cải cách tổng thể chính sách bảo hiểm xã hội

Công nhân nữ làm việc trong một xưởng may tại Tổng công ty May 10 (Hà Nội).

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nếu không có sự đột

phá trong cải cách chính sách BHXH tại Việt Nam cũng như sự hỗ trợ

tích cực của ngân sách Nhà nước, thì đến năm 2030 sẽ có hơn 38,7

triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 62% lực lượng lao động trong

độ tuổi chưa tham gia và không được bảo vệ bởi chính sách bảo hiểm

xã hội (BHXH). Việc cải cách chính sách BHXH được xem là yêu cầu

cấp thiết trong giai đoạn tới...

Yêu cầu cải cách

Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay chính sách BHXH tại Việt Nam

đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đánh giá của ILO, hệ thống

chính sách BHXH của Việt Nam đã hình thành khá đồng bộ, bao quát

hầu hết các chế độ BHXH theo thông lệ quốc tế (thực hiện 8 trong số 9

chế độ BHXH và công ước số 102 của ILO). Cụ thể, BHXH bắt buộc và

tự nguyện; đối với cả người có quan hệ lao động và không có quan hệ

lao động; khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Hệ thống chính

sách BHXH, các quan hệ BHXH được thiết kế, điều chỉnh ngày càng phù

hợp với nền kinh tế thị trường; quỹ BHXH trở thành quỹ an sinh lớn

nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những

người và giữa các thế hệ tham gia BHXH; diện bao phủ BHXH ngày

càng được mở rộng; số lượng người hưởng chế độ BHXH không ngừng

tăng lên; tổng số thu - chi BHXH tăng nhanh...

Tuy nhiên, chính sách BHXH thời gian qua cũng bộc lộ không ít những

hạn chế khi diện bao phủ BHXH vẫn còn thấp, hiện mới có khoảng 29%

lực lượng lao động trong độ tuổi (13,9 triệu người tham gia BHXH, hơn

34 triệu người trong độ tuổi lao động (khoảng 71%) chưa tham gia

BHXH); số người tham gia tự nguyện sau 10 năm triển khai chính sách

này mới chỉ đạt gần 300 nghìn người; quỹ hưu trí và tử tuất khó bảo đảm

cân đối trong dài hạn; chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong các chính sách

BHXH...

Nguyên nhân chính là do hệ thống BHXH hiện nay còn thiết kế đơn tầng,

sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác chưa

đồng bộ, chặt chẽ dẫn tới diện bao phủ còn thấp, nhất là khu vực nông

nghiệp, nông thôn và khu vực không có quan hệ lao động. Chính sách

BHXH tự nguyện cho khu vực phi chính thức mới giới hạn ở hai chế độ

(hưu trí, tử tuất). Các nguyên tắc công bằng, đóng - hưởng, chia sẻ

chưa được quán triệt đầy đủ; thiết kế chính sách hưu trí nhiều điểm

chưa phù hợp. Đặc biệt, chính sách tiền lương hưu chưa tách bạch với

việc thiết kế và thực thi chính sách tiền lương của người đương chức

trong khu vực hành chính, mức lương hưu đang có sự phân hóa khá

mạnh, khoảng cách giàu - nghèo giữa những người nghỉ hưu gia tăng...

Để bảo đảm các mục tiêu về an sinh xã hội, cần có những cải cách trong

thiết kế hệ thống và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, thật sự là trụ

cột của chính sách an sinh, góp phần thực hiện tiến độ và công bằng xã

hội, bảo đảm mọi người lao động đều được tiếp cận và thụ hưởng quyền

an sinh xã hội; tuân thủ nguyên tắc công bằng, bền vững tài chính và

chia sẻ rủi ro của hệ thống BHXH là vấn đề cấp thiết trước mắt cũng

như lâu dài…

Thiết kế chính sách dài hạn

Hiện nay, Đề án Cải cách chính sách BHXH đang được lấy ý kiến và

hoàn thiện và sẽ được Hội nghị T.Ư 7 đưa ra thảo luận vào tháng 5-

2018. Đề án cải cách chính sách BHXH đưa ra mục tiêu đến năm 2021

phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia

BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia

BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động; khoảng 45% số

người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng

và trợ cấp xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân tham

gia BHXH đạt mức 80%. Năm 2025, có khoảng 45% lực lượng lao động

trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân tham gia BHXH tự

nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động; 55% số người sau độ

tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp xã

hội. Đến năm 2030, phấn đấu có khoảng 60% lực lượng lao động trong

độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi

chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng trong

độ tuổi; 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu,

BHXH và trợ cấp BHXH.

Tại buổi tọa đàm khoa học “Cải cách chính sách BHXH và cải cách

chính sách tiền lương” do Hội đồng Lý luận Trung ương vừa tổ chức,

phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho

rằng, Đề án cải cách chính sách BHXH cần được thiết kế chính sách đa

tầng, hướng tới phổ cập toàn dân, tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và

chia sẻ rủi ro. Cụ thể, tầng thứ nhất là tiền trợ cấp của Chính phủ cho

người cao tuổi (đang thực hiện) do BHXH chi trả, đồng thời bổ sung hình

thức cho người thụ hưởng đóng thêm theo nguyên tắc đóng hưởng để

hỗ trợ cho quỹ và nâng cao chất lượng chi trả. Tầng thứ hai là bao phủ

đối tượng có thu nhập thì có đóng BHXH, trong đó Nhà nước hỗ trợ một

phần việc tham gia BHXH cho người nông dân, người nghèo, người thu

nhập thấp để hình thành văn hóa đóng - hưởng. Việt Nam đã thành công

với cách thức này khi hỗ trợ người khó khăn đóng BHYT. Và tầng thứ ba

là thiết kế chính sách hưu trí tự nguyện lưu thông với khối thị trường.

Đồng thời, để bảo đảm nguyên tắc của chính sách và duy trì, phát triển

quỹ, Đề án quy định người lao động tham gia BHXH hơn 10 năm thì mới

bắt đầu được hưởng trợ cấp hưu trí. Nếu người lao động rời khỏi hệ

thống trước thì chỉ được hưởng số tài khoản hiện hữu. Bên cạnh đó,

việc điều chỉnh lương hưu độc lập với điều chỉnh tiền lương công chức,

khi có biến động lớn về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và phù hợp với ngân

sách Nhà nước. Đề án cũng đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu để bảo

đảm tính bền vững của quỹ BHXH, tập trung theo phương án điều chỉnh

tăng tuổi từ 1-1-2021 theo lộ trình với người lao động bình thường trong

điều kiện lao động bình thường tăng thêm mỗi năm 3 tháng cho đến khi

nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Nếu không bàn tới tăng tuổi nghỉ hưu thì

khó bảo đảm quỹ BHXH.

Đánh giá về các mục tiêu của Đề án, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận

Trung ương Nguyễn Văn Thạo cho rằng, những chỉ tiêu trong từng giai

đoạn của đề án cần cân nhắc kỹ, đề ra phải thực hiện được. Hiện trong

chính sách BHXH khó nhất chính là mở rộng BHXH tự nguyện với nông

dân. Chính sách BHXH đã mở rộng với đối tượng lao động phi chính

thức nhưng phi chính thức ở đô thị dễ thực hiện hơn rất nhiều so với phi

chính thức khu vực nông thôn. Do đó, chính sách cần quan tâm hơn nữa

đến giải pháp cũng như cách xử lý khi mở rộng BHXH tự nguyện cho

nông dân - đây là đối tượng rất rộng nhưng cũng rất khó. Mục tiêu của

chúng ta đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham

gia BHXH, trong đó có 5% nông dân tham gia BHXH - Nhà nước hỗ trợ

ra sao và cách làm của các nước thế nào để đạt được. Bên cạnh đó, lao

động trong các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là nguồn lực lao

động, nguồn lực khoa học công nghệ yếu, năng suất lao động thấp cho

nên nguồn tiền lương đóng BHXH bằng 70% sẽ rất khó. Vì thế, cần

tham khảo kinh nghiệm, mô hình của một số nước để học tập và thiết kế

chính sách phù hợp ở nước ta.

Anh Thu

Theo nhandan.com.vn

7. Top 10 của các cuộc thi người đẹp, người mẫu sẽ được cấp phép thi quốc tế? 10 thí sinh xuất sắc nhất tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong

nước sẽ được tham dự các sân chơi người đẹp, người mẫu quốc tế. Đó

là một trong những nội dung được đề cập đến trong tờ trình dự thảo đề

nghị xây dựng Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Dự

thảo được Bộ VHTT&DL dự kiến trình chính phủ trong tháng 11-2018.

Theo nội dung tờ trình được Bộ VHTT&DL xây dựng thì một trong những

chính sách mới được nhiều người quan tâm là việc Top 10 thí sinh tại

các cuộc thi người mẫu, người đẹp trong nước sẽ đủ điều kiện tham dự

các đấu trường người mẫu, người đẹp quốc tế.

Tờ trình nêu rõ, theo quy định hiện hành, điều kiện và thủ tục cấp phép

cho thí sinh Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc

tế chưa phù hợp với thực tiễn đất nước trong bối cảnh phát triển và hội

nhập. Trong thực tiễn hoạt động này, hàng năm có rất nhiều trường hợp

thí sinh không tuân thủ quy định pháp luật ra nước ngoài tham dự các

cuộc thi sắc đẹp quốc tế và sau đó nộp phạt vi phạm hành chính. Do

vậy, việc thực hiện chính sách mới với quy định điều kiện theo hướng

linh hoạt hơn, mở rộng về số lượng thí sinh được tham dự các sân chơi

quốc tế.

Nghị định mới đề cập đến việc không chỉ Top 3 mà Top 10 thí sinh các

cuộc thi người mẫu, người đẹp sẽ đủ điều kiện dự thi quốc tế

Cùng với chính sách này, điều kiện để thí sinh dự thi người đẹp, người

mẫu quốc tế là được đơn vị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu

trong nước chứng nhận thuộc danh sách 10 thí sinh xuất sắc nhất.

Bên cạnh chính sách trên, tờ trình cũng đề cập đến một số nội dung

quan trọng khác như: cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

biểu diễn nghệ thuật trên phạm vi toàn quốc sau khi được cơ quan có

thẩm quyền cấp giấy phép; bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền

tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép…

Đặc biệt, tờ trình cũng đề xuất quy định cụ thể về việc tác phẩm âm

nhạc, sân khấu đã trở nên quen thuộc, được phổ biến trong thực tế và

không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích

quốc gia thì không phải cấp phép phổ biến. Một trong những mục tiêu

của chính sách này là để đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc phổ biến

tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 được thực hiện

thống nhất với quy định tại Luật Xuất bản năm 2012.

Các nội dung của dự thảo Nghị định được cho là chủ yếu quy định thủ

tục hành chính theo hướng sửa đổi, bãi bỏ một số thủ tục bất hợp lý,

không cần thiết, đơn giản hóa một số loại giấy tờ, sửa đổi, bổ sung một

số quy định về điều kiện kinh doanh để đảm bảo tính đồng bộ, thống

nhất.

Theo anninhthudo.vn

8. Chính phủ điện tử và cải cách lương công chức

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam,

nhiều bộ, ngành, địa phương đã chính thức vận hành cổng dịch vụ

công trực tuyến.

Có thể, sẽ cần cả chục năm nữa để Việt Nam có thể vận hành một đồn

cảnh sát tự động như ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất -

UAE). Thế nhưng, các quyết sách về tinh giản bộ máy công quyền cũng

như cải cách tiền lương trong khu vực này không thể không tính đến

cuộc cách mạng 4.0.

Hai mũi tên cho một mục tiêu

Khánh thành vào tháng 9.2017 tại Dubai, đồn cảnh sát chỉ giống như

một máy bán cà phê tự động hay một cây ATM cung cấp các dịch vụ

như trình báo tội phạm, nộp phí phạt giao thông, thông báo mất tài sản

hoặc để lại vật thất lạc được tìm thấy. Quá trình tương tác với cảnh sát

được thực hiện qua màn hình máy tính. Đương nhiên, với loại hình đồn

cảnh sát 4.0 này, tính chủ động của người dân được tận dụng tối đa, vì

thế, nhân lực của ngành cảnh sát sẽ được giảm xuống mức tối thiểu.

Dân giàu lại càng giàu thêm.

Dù đang hân hoan với làn sóng cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam vẫn

chưa thể mơ tới một mô hình tự động hóa như đồn cảnh sát ở Dubai.

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam,

nhiều bộ, ngành, địa phương đã chính thức vận hành cổng dịch vụ công

trực tuyến; tăng cường kết nối dịch vụ công trực tuyến với cơ chế một

cửa quốc gia; nhiều dịch vụ công được thực hiện trực tuyến từ khâu

điền, gửi mẫu đơn đến việc trả lệ phí và nhận kết quả... Đương nhiên,

vẫn còn nhiều nhiệm vụ chưa được hoàn thành, trong đó phải kể đến

vấn đề cấp phép qua mạng, mới chỉ bước đầu được triển khai. Dù vậy,

phải ghi nhận đây là những nỗ lực vượt bậc.

Thế nhưng, chính kết quả này lại chỉ ra một thực tế tréo ngoe. Đồng

hành cùng chặng đường xây dựng chính phủ điện tử, nỗ lực tinh giản

biên chế lại chỉ đạt được một kết quả vô cùng khiêm tốn. Báo cáo của

Đoàn Giám sát của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính

sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai

đoạn 2011-2016 cho thấy, trong 2 năm 2015-2016, tổng số đối tượng đã

tinh giản biên chế là 2.253 người/tổng số 272.952 biên chế, đạt 0,83%,

thấp hơn cả mức tinh giản tự nhiên ước tính 1-1,5%/năm. Đã lặp lại

chuyện rất cũ, vẫn tồn tại hòn đá tảng cản trở nỗ lực tinh giản biên chế.

Một thực trạng khác buộc phải nhìn nhận, số lượng nhân sự trong bộ

máy công quyền không giảm cùng với thành tựu của chính phủ điện tử.

Vì sao lại tồn tại 2 hiện tượng này?

Đặt trong bối cảnh những nỗ lực cải cách tiền lương đang được thực

hiện theo hướng trả lương theo vị trí công việc, rút ngắn khoảng cách

giữa thu nhập của các nhân sự trong bộ máy công quyền với khối tư

nhân theo tinh thần “Cải cách chính sách tiền lương” đang được bàn

thảo, tìm lời đáp cho câu hỏi nêu trên là một việc không nên bỏ qua.

Thứ nhất, để trả lương theo vị trí công việc, việc đầu tiên cần làm là phải

xác định được số lượng công chức, viên chức cần có trong một đơn vị,

tổ chức, đồng thời với đó là chức năng, nhiệm vụ tương ứng với từng vị

trí nhân sự. Việc này đương nhiên phải được thực hiện trên cơ sở xây

dựng và phát triển chính phủ điện tử, khi công nghệ, kỹ thuật được áp

dụng để giảm thiểu các thủ tục hành chính, cũng đồng nghĩa, giảm thiểu

các vị trí nhân sự cần thiết. Sự chưa đồng hành giữa thành tựu chính

phủ điện tử và tinh giản biên chế được đề cập ở trên có thể chỉ là sự

chập chững ban đầu, khi tất cả các khâu trong bộ máy vẫn phải vận

hành để từng bước giúp người dân tương thích với cách thức quản lý

mới của bộ máy hành chính. Trong tương lai xa, điều này chắc chắn sẽ

thay đổi, đồng bộ.

Thứ 2, việc rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa khối hành chính và khối

tư nhân chỉ có thể thực hiện bằng cách nâng cao năng suất lao động

trong khu vực công. Hai mũi tên phải đồng thời bắn trúng hồng tâm là

giảm biên chế và xây dựng một nền hàh chính công thân thiện, hỗ trợ

doanh nghiệp và người dân. Điều này có nghĩa, tinh giản phải được thực

hiện một cách khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc. Đặc biệt, sau

tinh giản, phải có sự tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ mới, để Việt

Nam thật sự có được một nền hành chính chuyên nghiệp.

Những việc cần làm đầu tiên

Theo kế hoạch, sau khi Đề án Cải cách tiền lương được thông qua, từ

năm 2021, Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện cải cách này. Lý tưởng “trả

lương công chức theo năng lực” để người lao động có trình độ cao hơn

thì lương cao hơn, khắc phục bất hợp lý trong chi trả lương theo bằng

cấp. Bỏ can thiệp của Nhà nước vào thang, bảng lương doanh nghiệp,

tiến tới liên thông giữa tiền lương khu vực công và tư.

Cần phải nhắc ở đây rằng, trong năm 2017, Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn ghi nhận, chi phí không chính thức phát

sinh ở mọi công đoạn kinh doanh và có xu hướng giảm không đáng kể

trong nhiều năm liền. Số liệu nghiên cứu từ năm 2009-2011 ghi nhận,

doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần phải trả 0,7-1 đồng tiền

chi phí dạng này. Không thể tiếp tục dung dưỡng tâm lý chạy vào Nhà

nước để thu hồi vốn, vừa nuôi dưỡng tham nhũng, vừa cản trở sự tồn tại

vốn đang rất khó khăn của doanh nghiệp.

Cũng quan trọng không kém, các nhà quản lý buộc phải nhìn thẳng vào

sự cồng kềnh của bộ máy hành chính rất đặc thù hiện nay. Nghĩa là, cần

phải có một cuộc tổng điều tra công chức, làm cơ sở tham chiếu cho

việc định hình bộ máy công quyền trong tương lai. 11 triệu người đang

hưởng lương hoặc các khoản thu nhập tương đương lương là một gánh

nặng đối với cả những nền kinh tế phát triển, chứ không chỉ với đất

nước đang có mức nợ công chạm trần như Việt Nam. Giảm biên chế là

việc chẳng thể đặng đừng và câu hỏi làm thế nào chỉ có thể nảy sinh khi

chúng ta nhìn thẳng vào sự thật.

Câu hỏi cuối cùng đương nhiên là làm thế nào? Giải pháp khả thi nhất

theo đề xuất của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri, Viện Phó phụ

trách Viện Xã hội học và Khoa học Quản lý, khi trao đổi với NCĐT là quy

trách nhiệm cho người đứng đầu. Theo vị chuyên gia này, lãnh đạo đơn

vị phải nắm được số nhân sự hiện có, hiệu quả của từng vị trí và khối

lượng công việc chung của đơn vị công tác, từ đó, đề xuất số nhân sự

hiệu quả nhất cho mô hình tổ chức mới. Tiếp đó, người đứng đầu phải

tham gia vào quá trình tuyển chọn nhân sự mới, đào tạo bồi dưỡng

nhiệm vụ cho họ và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của họ trong

tương lai. Tuy nhiên, nói như ông Tri, rất khó để tìm được người đứng

đầu đủ tâm và tầm nhận những trách nhiệm nêu trên.

Trong viễn cảnh lạc quan nhất, sau khi cuộc thanh lọc biên chế diễn ra

như dự định, việc giải quyết công ăn việc làm cho những công chức,

viên chức dôi dư cũng sẽ không dễ dàng. Nhưng cuộc cải cách nào

cũng phải có đau đớn ít hay nhiều.

Theo nhipcaudautu.vn

9. Doanh nghiệp FDI vẫn phàn nàn về thủ tục thuế, hải quan

Điều tra PCI- FDI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) vừa công bố cho thấy mặc dù ghi nhận những nỗ lực trong

việc cắt giảm những thủ tục đối với DN FDI song thực tế DN FDI

vẫn bị phiền hà, mất thời gian và tốn kém…

Ảnh minh họa từ internet.

Với 2 nhóm quy định pháp luật của Việt Nam gồm các quy định pháp luật

điều chỉnh việc gia nhập thị trường (đăng ký DN và cấp phép đầu tư) và

các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tư sau khi

đã đăng ký và cấp phép thành công, dữ liệu điều tra năm 2016 cho thấy,

nhờ có Luật DN và Luật Đầu tư năm 2014 mà nhóm quy định thứ nhất

đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, gánh nặng quy định ở nhóm

thứ hai vẫn còn là mối quan ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Gia nhập thị trường - Cải thiện đáng kể

Theo nhóm nghiên cứu, xu hướng cải thiện các quy định về gia nhập thị

trường trong những năm qua vẫn đang tiếp diễn. Nghị định 78/2015/NĐ-

CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2015 đã đẩy nhanh việc thành lập cho DN

nước ngoài bằng cách thúc đẩy các thủ tục đăng ký trực tuyến, cắt giảm

các yêu cầu giấy tờ. Nghị định này cũng cấm các cơ quan đăng ký đòi

hỏi thêm các tài liệu không được pháp luật quy định trong hồ sơ đăng ký

và đồng thời quy định giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2014 đã chuyển cách tiếp cận từ “chọn

cho” sang “chọn bỏ” đối với các hoạt động đầu tư. Nói cách khác, trước

khi có luật này, các nhà đầu tư chỉ có thể hoạt động theo danh mục lĩnh

vực được pháp luật quy định cụ thể, thì nay họ có thể tự do tham gia bất

kỳ lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. Đồng thời, số lượng các ngành

nghề kinh doanh có điều kiện và bị cấm cũng được cắt giảm.

“Trong báo cáo PCI năm 2016, chúng tôi có chỉ ra rằng nhờ những thay

đổi này mà các quy định gia nhập thị trường không còn là gánh nặng lớn

đối với các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Xu hướng này tiếp tục được ghi

nhận trong năm 2017. …”- ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế

VCCI, Giám đốc Dự án PCI nhận định.

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ DN FDI chọn thủ tục đăng ký DN là lĩnh

vực phiền hà nhất đã giảm từ 27% năm 2015 xuống còn 24% năm 2016

và chỉ còn 23% trong năm 2017.

Thời gian chờ để hoàn tất thủ tục giấy tờ cần thiết và chính thức đi vào

hoạt động đối với DN FDI ở Việt Nam có xu hướng giảm dần trong

những năm gần đây, sau vài trở ngại trong năm 2015. Để nhận được

giấy phép đầu tư ban đầu, thông thường một DN FDI từng phải mất 58

ngày trong năm 2010, 47 ngày trong năm 2016 và hiện chỉ còn 37 ngày

trong năm 2017. Thời gian cần thiết để nhận được Giấy chứng nhận

đăng ký DN cũng giảm từ 35 ngày năm 2010 xuống 20 ngày năm 2016

và hiện còn 18 ngày năm 2017.

Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với các thủ tục cấp mã số

thuế và thời gian xin điều chỉnh giấy phép đầu tư gần nhất.

Sau khi gia nhập thị trường: Vẫn phiền hà

Năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để

giảm bớt gánh nặng quy định đối với các DN FDI. Tháng 02/2017, Chính

phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện các

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD) và

năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Nghị quyết nêu các mục tiêu cụ thể liên quan đến MTKD, năng lực cạnh

tranh, đổi mới và Chính phủ điện tử. Tháng 5/2017, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh

tra để tránh các cuộc thanh tra chồng chéo và không cần thiết gây cản

trở hoạt động của DN.

Với những biện pháp mới này, gánh nặng quy định sau khi gia nhập thị

trường đã được giảm đáng kể, theo đánh giá của các DN nước ngoài

trong điều tra PCI-FDI. Khi chủ DN phải dành quá nhiều thời gian để tìm

hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) quan liêu thì có thể gây

tổn hại đến năng suất của DN do họ không còn nhiều thời gian cho các

hoạt động sản xuất chính.

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2017, tỷ lệ DN FDI phải dành trên 5%

quỹ thời gian của lãnh đạo cho việc tìm hiểu và thực hiện các TTHC đã

giảm từ 72% xuống còn 66%. Trong khi số lần thanh tra, kiểm tra thông

thường đối với một DN FDI trong năm 2017 vẫn là 2 cuộc, thì tỷ lệ DN

cho biết bị thanh, kiểm tra quá mức – những DN phải tiếp từ 8 đoàn

thanh, kiểm tra trở lên mỗi năm – đã giảm từ 4,6% xuống còn 3,4%.

“Dù vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận, song các biện pháp

chính sách nhằm giảm bớt gánh nặng quy định sau khi gia nhập thị

trường cho các DN đang dần phát huy hiệu quả…”- Ông Đậu Anh Tuấn,

Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI nhận định.

Đáng chú ý, trong các lĩnh vực cụ thể mà DN cho là phiền hà nhất, các

thủ tục thuế (28%) và hải quan (29%) vẫn là những lĩnh vực thủ tục bị

đánh giá là phiền hà và gây tốn kém nhất đối với các nhà đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam. Tiếp đó, lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) từng đứng

thứ hai trong danh mục phiền hà năm 2016, năm nay đã có sự cải thiện

đáng kể.

Thành tựu này được cho là nhờ những nỗ lực cải cách hành chính gần

đây khi BHXH Việt Nam đã cắt giảm còn 32 TTHC và giảm 54% quy

trình, thao tác thực hiện. Theo một điều tra nghiên cứu khác của VCCI

về BHXH năm 2017, các DN nước ngoài đánh giá cao những nỗ lực cải

cách của ngành BHXH trong việc cắt giảm đáng kể gánh nặng hành

chính cho DN.

“Mặc dù ngành tài chính, trong đó có thuế, hải quan đã có nhiều nỗ lực

trong cải cách TTHC nhưng kết quả điều tra này cho thấy dư địa cải

cách của hai ngành này vẫn còn rất lớn!” – Trưởng ban Pháp chế VCI,

Giám đốc Dự án PCI khẳng định.

Ông Herbert Cochran, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương

mại Việt Nam: “Thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến

Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư rủi ro hơn…”

“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong

việc cải cách khuôn khổ pháp lý và hành chính nhằm giảm thiểu TTHC

và tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư. Chúng tôi

cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc hài hoà các

quy định quốc gia với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện các chính sách đổi mới đôi khi tạo

ra những thách thức hoặc tác động tiêu cực đến các DN và ngành nghề

cụ thể cũng như MTKD. Ví dụ như: Việc thường xuyên thay đổi chính

sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư rủi ro hơn đối

với các nhà đầu tư nước ngoài.

Các thay đổi về chính sách pháp lý, đặc biệt là những thay đổi liên quan

đến chính sách thuế như tăng thuế suất hoặc áp dụng các loại thuế mới

sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đối với các dự án đầu tư. Một nhà đầu

tư khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư ở một quốc gia, họ

sẽ xây dựng một kế hoạch kinh doanh dài hạn từ năm đến mười năm để

ước tính lợi nhuận đầu tư thu được.

Những thay đổi về thuế sẽ làm thay đỏi toàn bộ kế hoạch kinh doanh

ban đầu, do chi phí tăng cao, giảm doanh thu và do đó, giảm tỷ suất lợi

nhuận hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Nhà đầu tư có thể do dự trước những quyết định mở rộng đầu tư vào

Việt Nam khi họ đã phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên về

chính sách hay về thuế suất. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những điểm

đến có môi trường pháp lý ổn định. Những quốc gia thường xuyên có

những thay đổi về chính sách pháp lý sẽ là môi trường đầu tư rủi ro cao

cho họ…”.

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Thương mại Hoa

Kỳ tại Hà Nội: “Luật và các quy định cần được thiết kế để đảm bảo

thi hành một cách công bằng và bình đẳng…”

“Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Trump đã góp phần làm

nổi bật những cơ hội tuyệt vời dành cho các DN Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta thường thấy các khoản đầu tư không thực hiện

được do những thách thức trong việc đối phó với tham nhũng cũng như

các điều kiện cấp phép và môi trường pháp lý quá phức tạp, nhiều hạn

chế và không rõ ràng.

Các thành viên của chúng tôi cần những nỗ lực cải cách để tạo ra một

môi trường công bằng hơn và cạnh tranh hơn, nơi các quyết định được

đưa ra nhanh hơn, thủ tục ít phức tạp hơn, các quy tắc được thực hiện

một cách công bằng, và các DN cạnh tranh với nhau trên các giá trị của

họ - bao gồm cả việc tiếp cận đất đai và các cơ hội.

Thực tế, các thành viên của chúng tôi thường gặp phải việc thực thi

chính sách không đồng nhất, không hiệu quả, và đối xử không công

bằng giữa các khu vực. Trong một số trường hợp, các hiện tượng này

còn nảy sinh những hình thức mới. Thực tế này gây khó khăn lớn cho

hoạt động của các thành viên của chúng tôi, bất luận nó là hệ quả của

tham nhũng, chủ nghĩa bảo hộ, việc thu thuế, hay Chính phủ đang chọn

kẻ thắng người thua.

Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là luật và các quy định được thiết kế

để đảm bảo thi hành một cách công bằng và bình đẳng. Những tiến bộ

trong lĩnh vực này sẽ giúp cải thiện sự tin tưởng của người tiêu dùng

trên thị trường. Đây cũng là một vấn đề quan trọng khi xem xét các cách

thu hút đầu tư có chất lượng cao và đẩy mạnh sự phát triển của khu vực

tư nhân. - Linh Linh.

Thanh Thanh

Theo baophapluat.vn

10. Cấp phép chương trình không cần thỏa thuận quyền tác giả? Bộ VH-TT-DL đang có ý định bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng

quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Khát vọng trẻ là chương trình luôn đảm bảo thực thi tác quyền đầy đủ

ẢNH: ĐỘC LẬP

Muốn giảm thủ tục hành chính

Bộ VH-TT-DL vừa công bố dự thảo tờ trình Đề nghị xây dựng Nghị định

quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn để lấy ý kiến góp ý. Trong

đó, Bộ có trình chính sách “bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác

giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép”.

Theo tờ trình này, việc quy định hồ sơ cấp phép có “hợp đồng hoặc văn

bản thỏa thuận với các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả” đã vô hình

trung biến quan hệ thỏa thuận giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và

tổ chức cá nhân sử dụng thành quan hệ hành chính. Cũng theo tờ trình,

thực tế cho thấy thủ tục này gây bất lợi cho đơn vị tổ chức biểu diễn khi

tổ chức đại diện quyền áp đặt các mức giá không công bằng, thiếu minh

bạch giữa các đơn vị khai thác sử dụng. Nó cũng không đảm bảo

nguyên tắc bình quyền giữa các bên trong quá trình thỏa thuận ký kết

hợp đồng.

Chính vì thế, Bộ VH-TT-DL đưa ra giải pháp không quy định “bản sao

hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền

tác giả” trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ

thuật, trình diễn thời trang, phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca

múa nhạc sân khấu... Trong khi đó, dự thảo quy định trong đơn đề nghị

nội dung cam kết của đơn vị đề nghị với cơ quan cấp giấy phép về việc

tuân thủ quy định về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan để làm cơ

sở xây dựng quy định xử phạt hành chính, trong đó có áp dụng biện

pháp tạm đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn của các tổ chức, cá nhân

vi phạm.

Sẽ khó thu tác quyền

Họa sĩ Bùi Trọng Dư không đồng ý với việc bỏ văn bản thỏa thuận sử

dụng tác quyền trong hồ sơ xin cấp phép này. Với biểu diễn, không chỉ là

chuyện bài hát mà còn cả các thiết kế mỹ thuật liên quan. Ông Dư là

người đã bị một nhà sản xuất chương trình truyền hình lấy ảnh chụp tác

phẩm phóng lên làm phông sân khấu. “Nhờ bạn bè mách tôi mới biết tác

phẩm của mình được phóng to làm phông nền cho một chương trình

biểu diễn”, ông Dư nói.

Luật sư Trần Thị Tám, Công ty luật IPCOM, cho rằng các nghệ sĩ lớn có

ông bầu, quản lý chuyên nghiệp lo chuyện tác quyền. Nhưng những

nghệ sĩ ở hạng thấp hơn hoặc dòng indie thì thiệt thòi vô cùng. Tác

phẩm của họ có thể bị xâm phạm bản quyền mà họ không biết cách nào

ngăn chặn.

Trong khi đó, luật sư Phạm Duy Khương, Công ty luật SBLaw, cho rằng

phải xem xét mọi việc trên bối cảnh cụ thể ở VN. “Muốn bỏ giấy phép đó

mà vẫn thu được tiền bản quyền thì phải có các điều kiện đi kèm. Chẳng

hạn, việc thực thi quyền phải mạnh, các chế tài cũng phải rất mạnh, đủ

sức răn đe, chẳng hạn các khoản tiền phạt phải rất lớn. Việc bỏ giấy

chứng nhận này sẽ gây ảnh hưởng tới việc thu tác quyền”, ông Khương

phân tích.

Cũng theo ông Khương: “Việc bỏ giấy tờ này không phải bỏ thủ tục hành

chính. Nếu muốn bỏ thủ tục hành chính thì sao không nghĩ đến cả việc

bỏ cấp phép biểu diễn”.

Nhà quản lý lại tiếp tục làm khó Hương Giang Idol ?

Cũng trong dự thảo tờ trình, Bộ VH-TT-DL muốn thông qua quy định

về việc nới rộng diện đi thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài. Theo

đó, tờ trình đưa ra chính sách “thí sinh thuộc danh sách 10 thí sinh

xuất sắc nhất trong cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước được

tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế”. Quy định này đã

mở rộng hơn so với quy định hiện hành chỉ cho phép 3 thí sinh giải

cao nhất đi thi quốc tế.

Tuy nhiên, sự mở rộng này vẫn chưa đủ. Theo dự thảo tờ trình của

Bộ, trường hợp của Hương Giang Idol vẫn “nằm ngoài vòng pháp

luật”. Hiện tại, ở VN chưa có các cuộc thi hoa hậu chuyển giới mà thế

giới lại có. Vì thế, khi Hương Giang đi thi, cô không thể được cấp

phép theo đúng quy định của pháp luật, kể cả khi đã mở rộng đối

tượng.

Về điều này, ông Nguyễn Quang Vinh, Cục trưởng Cục Nghệ thuật

biểu diễn (Bộ VH-TT-DL), cũng công nhận tờ trình đã chưa tính hết

các khả năng thực tế.

Theo thanhnien.vn

11. Đà Nẵng, mọi hy vọng vẫn còn đó

Gần đây, Đà Nẵng như một hiện tượng nổi bật khu vực và cả nước về

hình mẫu một đô thị hiện đại, có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cao. Đà

Nẵng còn có môi trường tư hấp dẫn, là TP đáng sống. Trong một thời

gian ngắn, đô thị này đã hoàn toàn “thay áo mới”. Chỉ hơn 10 năm - từ

2000 - 2013, Đà Nẵng đã xây mới 10 cây cầu qua sông Hàn. Từ một TP

cấp 3 chật hẹp, đã mở rộng đến 21.300ha, tăng gần gấp 4 lần so với

năm 1997. Từ chỗ chỉ có 360 đường phố cũ, nhỏ, thì nay Đà Nẵng đã có

hơn 2.000 con đường hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp

30 lần so với thời điểm 1997... Thế nhưng, hệ lụy của sự phát triển

nóng, đô thị hóa đột ngột đã bắt đầu bộc lộ, đang thành trở lực xấu.

Một góc Đà Nẵng. Ảnh: Hải Sơn

Chậm hơn và dừng lại

Tạm dừng các dự án để thanh tra. Đình chỉ xây dựng để rà soát, điều

chỉnh quy hoạch. Thu hồi đất để trả lại không gian công cộng... Đó là

những khẩu lệnh liên tục được đưa ra từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn

Xuân Phúc và tân Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đối với các dự

án phát triển đô thị, bất động sản du lịch tại Đà Nẵng từ 2 năm nay.

Thanh tra chồng lấn điều tra. Sai phạm nối tiếp lộ diện từ các dự án đất

vàng nội đô, nhà công sản cho đến các đại dự án ven biển, trên núi Sơn

Trà. Hàng chục công trình xây dựng trái phép hoặc vi phạm bị phát hiện,

đình chỉ. Hàng chục cán bộ lãnh đạo cấp cao của TP này bị kỷ luật, bị

cách chức. Tất cả những động thái đó đã khiến một Đà Nẵng năng động

trở thành ngưng trệ, chậm và gần như dừng lại sự phát triển lẫn danh

giá của mình.

Trong khi đó, người dân rầm rộ phản ứng cả trên mạng xã hội lẫn thực

địa. Tụ tập đông người để đòi các nhà đầu tư “trả lại đường xuống biển”;

ngăn chặn “không cho băm nát Sơn Trà làm du lịch”; phản đối đòi “di dời

các nhà máy thép gây ô nhiễm”... và đang nóng nhất là hành động “tấn

công”, lật đổ các bờ rào khu dự án Lancaster Nam O Resort do Cty CP

Trung Thủy đầu tư của người dân làng chài cổ Nam Ô, quận Liên Chiểu.

Những biểu hiện mất trị an, đi ngược lại xu thế phát triển nhưng lại được

lãnh đạo chính quyền đương nhiệm ủng hộ, bởi những đòi hỏi của dân

rất chính đáng.

Đà Nẵng đang rối bởi lãnh đạo các sở ngành, địa phương, cán bộ chủ

chốt các đơn vị liên tục phải bận rộn sao lục hồ sơ, giải trình, khai báo

với cơ quan thanh tra Chính phủ, cơ quan điều tra của Bộ Công an.

Phần khác phải giải quyết tạm các điểm nóng môi trường, phản ứng tại

dự án đô thị, bất động sản để an dân. Đồng thời phải đối mặt với những

vướng mắc về cơ sở pháp lý khi thu hồi dự án, đình chỉ xây dựng, điều

chỉnh quy hoạch hoặc đóng cửa nhà máy. Bởi phần lớn các dự án đều

đã được giao đất, bán đứt đất cho nhà đầu tư hoặc chấp thuận quy

hoạch, kiến trúc cho các dự án từ hơn 10 năm trước. Một bức tranh màu

tối đang bao trùm Đà Nẵng, những sai lầm trong quy hoạch, trong chính

sách “xé rào”, đổi đất lấy hạ tầng, phát triển nóng đã dần bộc lộ rõ.

Song, nghịch lý là vẫn chưa làm rõ được trách nhiệm người đứng đầu

của những chủ trương sai lầm, gây hệ lụy xã hội nặng nề này.

Chiếc bánh đô thị

Một trong những nét thú vị của tính cách con người là xu thế hướng đến

những gì mình không có. Ở xứ lạnh thì thích miền nhiệt đới. Dân xứ

nóng thì ước muốn được trải nghiệm trong tuyết rơi. Các cô da trắng tự

nhiên thì lại lặn lội đến biển nhiệt đới để được cháy nám, trong khi chị

em da vàng thì trùm kín như ninja để có được làn da trắng... Nhưng nếu

chỉ là thị hiếu, là sở thích cá nhân thì không có việc gì bàn cãi. Đáng nói

là “xu thế hướng đến những gì mình không có” lại trở thành một trào lưu,

mục tiêu mà cả địa phương bất chấp tìm đến thì di hại khôn lường.

Với các tỉnh thành miền Trung, trong đó có Đà Nẵng, đã có một thời

“chạy đua” kêu gọi đầu tư, xin dự án trung ương để tất cả đều có cảng

biển nước sâu, có nhà máy xi măng lò đứng, sân bay... để rồi cạnh tranh

manh mún, chết yểu. Những năm gần đây là đồng loạt kêu gọi đầu tư

các dự án resort, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ven biển, mở rộng

phát triển đô thị mới. Để rồi, ào ạt di dời dân, giao đất cho doanh nghiệp,

phá nát sinh cảnh sống, biến đổi nghề nghiệp, tập quán sinh hoạt, thậm

chí hủy họa cả các công trình văn hóa, làng nghề truyền thống, di tích

lịch sử. Bây giờ, những hệ lụy của phát triển nóng bắt đầu đổ vỡ như

thất nghiệp, tệ nạn, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và quá tải các dịch vụ

xã hội. Vì thiếu khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp ven biển mà nhiều

địa danh lịch sử, công trình văn hóa, làng nghề truyền thống của người

dân bị giải tỏa để nhường đất cho dự án. Những tưởng du khách sẽ tăng

cao nhờ xây dựng được nhiều cơ sở lưu trú. Nhưng thực tế, du lịch để

trải nghiệm, để khám phá, tìm hiểu văn hóa mới là xu hướng của cả du

khách quốc tế lẫn người dân trong nước. Quan trọng hơn, giữ được sinh

cảnh truyền thống, bản sắc văn hóa và đảm bảo ổn định đời sống, thu

nhập của người dân mới chính là cách phát triển bền vững.

Phải thừa nhận rằng, những dự án bất động sản, du lịch đã làm thay đổi

nhanh chóng bộ mặt đô thị, tạo ra đột phá kinh tế, nhưng tại Đà Nẵng,

có quá nhiều dự án đụng chạm đến các công trình văn hóa, di tích và

xâm hại nghiêm trọng đến môi trường.

KTS Vũ Quang Hùng, GĐ Sở Xây dựng Đà Nẵng đưa ra một so sánh rất

trực quan, nếu diện tích đô thị là một cái đĩa, mật độ dân số và nhu cầu

hạ tầng là một kilogam bột, thì diện mạo “chiếc bánh đô thị” như thế nào

đều phụ thuộc vào quy hoạch. Nếu làm 1 cái bánh chưng, thì diện tích

chiếc đĩa bị chiếm gần hết. Còn làm đòn bánh tét, thì người dân phải

chấp nhận ở trong các tòa tháp cao tầng. Cao ốc tiết kiệm được diện

tích, điều đó các nước Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã

chứng minh. Nhưng nghịch lý là khi Đà Nẵng càng nhiều nhà cao tầng

thì TP càng chật, tắc nghẽn. Bởi vậy, vấn đề là diện tích trống còn lại

trên chiếc đĩa đô thị đó là để trồng cây xanh, xây trường học, làm giao

thông, mở các dịch vụ công cộng, hay giao cho nhà đầu tư bao chiếm,

kinh doanh.

Cùng quan điểm này, ông Hồ Duy Diệm, một chuyên gia về quy hoạch,

xây dựng cũng cho biết cần phải đảm bảo bán kính phục vụ cho nhân

dân. Tức ngoài việc đủ diện tích bình quân đầu người về cây xanh, giao

thông, tiện ích công cộng theo tiêu chuẩn, thì quy hoạch đô thị cần phải

bố trí đủ các dịch vụ về y tế, giáo dục, thương mại... trong bán kính hẹp

thì mới giải quyết được vấn nạn quá tải đô thị. Nhưng hầu hết các khu

đô thị mới của Đà Nẵng đều năm lần bảy lượt bị điều chỉnh theo hướng

có lợi cho nhà đầu tư. Bóp nhỏ hoặc bỏ hẳn diện tích công cộng, dịch vụ

công nên mới ngột ngạt. Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo, hoặc tiêu cực mà

các nhà đầu tư đã “làm bánh vẽ” tại các dự án để sang nhượng kiếm lời,

hoặc phân lô bán vụn đến từng mét đất.

Không được làm tổn thương TP

Dù xảy ra nhiều biến động như kể trên, nhưng năm 2017, Đà Nẵng vẫn

vượt kế hoạch về chỉ tiêu kinh tế - xã hội cao nhất trong 5 năm qua. Đặc

biệt TP còn góp phần tổ chức thành công sự kiện Tuần lễ cấp cao

APEC. Điều đó cho thấy đô thị này vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để

phát triển.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, năm 2018,

Đà Nẵng lựa chọn chủ đề đẩy mạnh thu hút đầu tư. Ngay từ những ngày

đầu năm, TP đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tìm kiếm các

dự án tiềm năng. Đặc biệt ưu tiên nguồn lực, cơ chế cho doanh nghiệp.

Tiếp tục kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp đã cam kết đầu tư trong

các hoạt động tại Tuần lễ cấp cao APEC và Diễn đàn Đầu tư 2017. Tạo

xung lực mới cho kinh tế xã hội TP trong thời gian tới. Đà Nẵng cũng xác

định rõ việc thay đổi cách tiếp cận nhà đầu tư, chuyển sang thu hút đầu

tư có chọn lọc để phục vụ định hướng phát triển ngành du lịch - dịch vụ,

công nghệ cao - vốn là ngành công nghiệp “không khói” nhằm phát triển

bền vững và đảm bảo môi trường sống cho TP. Đà Nẵng. Ngoài mục

tiêu tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính cạnh tranh

cao, năm 2018, TP. Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

theo hướng rút ngắn khoảng 25% các thủ tục liên quan đến quy trình

đấu thầu có sử dụng đất hay các thủ tục hành chính đối với từng lĩnh

vực cho nhà đầu tư.

Ông Thơ thừa nhận, việc đầu tư quá nhanh, tăng trưởng du lịch cao

đang tạo ra áp lực rất lớn cho hạ tầng đô thị. Thiếu nước sinh hoạt, tắc

nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, xây dựng khi chưa đầy đủ hồ sơ

thủ tục pháp lý, thậm chí trái phép phát sinh nhiều... Nhìn thấy sai thì

phải sửa. Góp ý để cùng nhau đưa Đà Nẵng giữ vững ngôi vị hàng đầu

của khu vực, phát triển thành đô thị môi trường, thân thiện và đáng

sống. Nhất định không ai được làm tổn thương thành phố này - ông Thơ

khẳng định. Hiện Đà Nẵng triển khai đồng loạt nhiều kế hoạch trong đó

đặc biệt là lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tầm

nhìn 2030 gắn với quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông....

Đây là giai đoạn thật sự khó khăn và đầy thách thức của Đà Nẵng,

những du khách, nhà đầu tư vẫn ồ ạt đổ về. Giá bất động sản tăng từng

ngày. Nên mọi hy vọng vẫn còn đó!

Thanh Hải

Theo laodong.vn

12. Gắn với hiệu quả, không cào bằng

Đề án về tăng chi thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức TP Hồ

Chí Minh đã được HĐND thành phố thông qua. Tuy nhiên, nhiều

người vẫn còn băn khoăn về cách thức chi sao cho công bằng, kích

thích hiệu quả làm việc, nếu không sẽ dẫn đến "tác dụng ngược".

Cấp bách phải tăng thu nhập

Quận 1 được xem là quận "giàu" của TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng, tại

buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mới đây, bà Ngô Hải Yến, Chủ

tịch UBND phường Đa Kao, quận 1 cho biết: "Cán bộ cấp phường hiện

đòi hỏi trách nhiệm rất cao, khối lượng công việc lớn nhưng mức thu

nhập rất thấp. Chúng tôi rất mong được cải thiện thu nhập".

Thực tế cho thấy, lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức

hiện chưa phù hợp với giá trị sức lao động bỏ ra, thấp hơn khá nhiều so

với thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực sản

xuất, kinh doanh.

Theo Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh - cơ quan trình Đề án chi thu nhập

tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức - đến nay TP Hồ Chí Minh

đã trải qua hơn 12 năm thực hiện giao quyền tự chủ tài chính, tự chịu

trách nhiệm cho các cơ quan hành chính theo quy định của Chính phủ.

Cơ chế này cho phép sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho

cán bộ, công chức với hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá

1 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.

TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu ban hành hướng dẫn thực hiện chi thu nhập tăng

thêm cho cán bộ, công chức.

Nhưng trên thực tế, hiện số cơ quan hành chính đạt được mức thu nhập

tăng thêm tối đa theo quy định rất thấp. Giai đoạn 2013-2017, thành phố

có 1.831 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính. Trong đó,

chỉ có khoảng 0,4% số đơn vị có mức tăng thu nhập trên 3 lần quỹ lương

cấp bậc, chức vụ theo quy định.

Chính vì vậy, công chức, viên chức thành phố phấn khởi trước việc

HĐND TP Hồ Chí Minh vừa thông qua Nghị quyết về ban hành quy định

chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ

quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự

nghiệp công lập và cán bộ không chuyên trách ở cấp phường, xã, thị

trấn.

Theo đó, hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm được thực hiện theo lộ

trình: Năm 2018 tăng tối đa 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc,

chức vụ (tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm

tăng lương theo lộ trình của Chính phủ); năm 2019 sẽ tăng thu nhập tối

đa 1,2 lần và năm 2020 tăng tối đa 1,8 lần. Thời gian tăng thu nhập tính

từ ngày 1-4-2018 đến 31-12-2020.

Dự kiến trong năm 2018, TP Hồ Chí Minh sẽ dành hơn 2.300 tỷ đồng để

chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây được

xem là cú hích giúp tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính

các cấp và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Phải dựa vào đánh giá của người dân

Dù vậy, vấn đề cách tăng thu nhập thế nào, đối tượng nào được tăng

hay "cào bằng" là những băn khoăn có thật. Trao đổi với phóng viên Báo

Hànộimới, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, nếu cách chi không

công bằng sẽ dẫn đến sự so sánh, không những không kích thích mà

còn trì hoãn, đùn đẩy công việc lẫn nhau.

Muốn không “cào bằng” thì phải đưa ra tiêu chí cơ sở để xem xét đánh

giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc, phải

có thông số chi tiết. "Các thông số phải theo nhóm của từng lĩnh vực,

chứ mỗi nơi một tiêu chí, mỗi nơi chi một kiểu thì không thể làm được",

ông Khuê nhấn mạnh.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TP

Hồ Chí Minh lo lắng: "Không khéo vì chuyện tăng thu nhập mà mất đoàn

kết, làm cho hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng". Còn ông Châu Minh

Tỷ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh băn khoăn, với cách

đánh giá cán bộ, công chức như hiện nay thì cuối cùng ai cũng hoàn

thành tốt nhiệm vụ, việc chi thu nhập tăng thêm lại thành ra bình quân,

"cào bằng"...

Ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết,

việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức phải giải quyết được

mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ

quan nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý của thành phố. Trên thực tế,

không ít đơn vị có cách đánh giá cán bộ, công chức khá sát với thực tế

công việc, tạo được sự đồng thuận của người lao động. "Chúng tôi sẽ

ghi nhận, học tập cách làm của các đơn vị này để hướng dẫn triển khai

diện rộng. Sắp tới, Sở Nội vụ sẽ có hướng dẫn chi tiết về cách thức thực

hiện", ông Lắm khẳng định.

Theo cơ quan chức năng, hai nguyên tắc mà thành phố xác định khi

thực hiện đề án là gắn với hiệu quả công việc và không "cào bằng".

Theo đó, sau một năm tổng kết, cán bộ, công chức được đánh giá là

hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được chi thu nhập tăng thêm. Thủ

trưởng từng sở, ngành, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc đánh giá

cán bộ.

Để làm điều đó, tại hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa

Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh

mới đây, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn

mạnh, cơ sở để đánh giá cán bộ, công chức phải dựa vào sự hài lòng

của người dân, không thể đánh giá chủ quan, cảm tính.

Nguyễn Lê

Theo hanoimoi.com.vn

13. Giá dịch vụ y tế tăng, chất lượng khám chữa bệnh có tăng? Từ năm 2017, giá dịch vụ y tế được áp theo mức mới cho cả đối

tượng có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và chưa có BHYT. Việc tăng giá

viện phí, đồng nghĩa với đầu tư cho y tế sẽ được chú trọng, người

bệnh được lựa chọn các dịch vụ y tế để khám chữa bệnh theo nhu

cầu, giúp người dân được hưởng quyền lợi nhiều hơn.

Nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng dẫn người dân khi đến khám bệnh –

Ảnh: Yên Lan

Giá dịch vụ y tế đồng loạt tăng

Theo Thông tư 02/2017/TT-BYT, từ ngày 1/6/2017, hơn 1.900 dịch vụ y

tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT và một số dịch vụ khám,

chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT chính thức

được áp dụng giá viện phí mới.

Việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này là để đảm bảo công bằng

giữa người tham gia và người chưa tham gia BHYT, khuyến khích việc

toàn dân tham gia BHYT. Bởi trước đó, tháng 11/2015, giá viện phí tại

các bệnh viện cũng đã đồng loạt tăng nhưng chỉ áp dụng cho bệnh nhân

có BHYT.

Riêng tại Phú Yên, ngày 21/9/2017, HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết

24/2017/NQ-HĐND quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không

thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT thay cho Nghị quyết

59/2012/NQ-HĐND ngày 14/9/2012.

Theo nghị quyết này, nhiều dịch vụ y tế tăng giá từ 20-50% so với trước

đây, cá biệt có những dịch vụ tăng giá 2-3 lần so với giá cũ. Mức giá

dịch vụ này áp dụng cho đối tượng là người không có thẻ BHYT hoặc

người có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các

dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ

BHYT...

Với những người chưa tham gia BHYT, theo cách tính mới, chi phí khám

bệnh, kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện hạng II tăng từ 10.000 đồng lên

35.000 đồng; khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe

định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) từ 70.000 đồng lên 120.000

đồng; ngày giường bệnh nội khoa ở các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp,

Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Nhi, Tiêu hóa,

Thận học; Nội tiết; Dị ứng (đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng:

Stevens Jonhson/Lyell) đối với bệnh viện hạng II từ 45.000 đồng lên

178.500 đồng; chụp PET/CT từ 14 triệu đồng lên hơn 20 triệu đồng…

Như vậy hiện nay, với cả người có thẻ BHYT hay không có thẻ BHYT,

mức giá dịch vụ y tế đều tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, người tham gia

BHYT thì có Quỹ BHYT cùng chi trả nên việc tăng giá các dịch vụ có tác

động nhưng không nhiều. Riêng những người chưa có BHYT là nhóm

đối tượng chịu tác động mạnh nhất vì phải thanh toán 100% chi phí và

phải chịu mức phí cao khi sử dụng nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét

nghiệm.

Theo lộ trình từ đây đến năm 2020, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT sẽ còn tăng cao vì hiện

nay, Phú Yên áp giá dịch vụ y tế vẫn còn thiếu một số yếu tố.

Người dân khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy An - Ảnh: Thái Hà

Người dân phải được hưởng lợi

Khi giá viện phí tăng, người dân không có BHYT phải chi trả các dịch vụ

y tế với giá cao và sẽ có nhiều động lực để tham gia BHYT. Tuy nhiên,

nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi: “Sau khi tăng giá viện phí, chất lượng

khám chữa bệnh có tăng tương ứng?”. Sự hoài nghi này là có cơ sở, bởi

hiện nay, từ bệnh viện tuyến Trung ương đến tuyến tỉnh, huyện đều

trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép. Và nhiều người còn

băn khoăn bởi, khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa được đầu tư đúng

mức thì liệu chất lượng khám chữa bệnh có tăng cùng viện phí?

Lý giải về vấn đề này, ông Trần Quang Vinh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội

(BHXH) tỉnh, đứng ở góc độ của đơn vị BHXH khẳng định rằng: Chắc

chắn chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh sẽ được nâng chất. Bởi khi

lương cơ bản tăng, phí đóng BHYT quy định cao hơn trước, giá dịch vụ

kỹ thuật, chi phí khám chữa bệnh cao hơn thì việc đầu tư cho y tế cũng

được chú trọng.

Bên cạnh đó, hiện nay không chỉ có bệnh viện công mới khám bệnh

nhân có thẻ BHYT mà ở các phòng khám đa khoa tư nhân như Đức Tín

cũng có nhiều người dân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Thời gian

tới, Bệnh viện Đa khoa quốc tế sau khi được đầu tư xây dựng hoàn

chỉnh, đi vào hoạt động cũng trở thành đối trọng cạnh tranh với các bệnh

viện công.

Cùng với đó, hiện nay, người có thẻ BHYT đã được liên thông tuyến

huyện khám chữa bệnh trong cả nước. Ví dụ người dân ở huyện Đông

Hòa, có thể khám ở Bệnh viện Đa khoa TP Tuy Hòa; người dân huyện

Sông Hinh có thể đến khám Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Hòa hoặc

bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào trên cả nước.

Trước sự chuyển biến đó, các cơ sở y tế nhà nước sẽ phải cạnh tranh

với nhau và cạnh tranh với các cơ sở y tế tư nhân. Vì vậy, để tạo được

niềm tin với người bệnh (khách hàng), đội ngũ những người trong ngành

Y phải có tinh thần làm việc ân cần; y bác sĩ phải giỏi chuyên môn thì

người bệnh mới tìm đến.

Chị Nguyễn Thị Lệ Huyền (xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa) chia sẻ: “Tôi

làm việc tại Tuy Hòa nên đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh. Khi sinh con, tôi vào Bệnh viện Sản - Nhi sớm mấy ngày trước

dự sinh vì mắc bệnh quai bị. Vào viện cả tuần lễ, dù nằm ở khu vực

cách ly nhưng tôi vẫn được các y bác sĩ ở đây chăm sóc tận tình, tinh

thần thái độ vui vẻ, chu đáo.

Tuy nhiên, có một vướng mắc nhỏ là trong khi nhiều bác sĩ rất nhiệt tình

trong khâu khám chữa bệnh thì các nhân viên làm giấy tờ, thủ tục bên

ngoài có thái độ chưa tốt lắm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp mà các

bệnh viện đang nỗ lực xây dựng”.

Để phục vụ tốt hơn cho người bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc,

Giám đốc Sở Y tế cho biết, thời gian qua, ngành Y tế đã phối hợp với

các ngành liên quan chuyển giao kỹ thuật tiến bộ; đẩy mạnh triển khai

chính sách hành động quốc gia về nâng cao chất lượng khám, chữa

bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ; hoàn thiện hệ thống quản lý

thông tin khám, chữa bệnh trực tuyến; xây dựng hệ thống quản lý thanh

toán khám, chữa bệnh BHYT.

Song song với đó, các cơ sở y tế tiếp tục cải cách thủ tục hành chính,

triển khai tốt đường dây nóng nhằm đảm bảo quyền lợi người bệnh.

Thái Hà

Theo baophuyen.vn

14. Khơi nguồn ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp trong thanh niên Đây là chủ đề chương trình tọa đàm về khởi nghiệp do Ban Thường

vụ Thị đoàn Thuận An vừa tổ chức nhằm giúp các cán bộ Đoàn,

đoàn viên thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ hơn về vấn đề khởi nghiệp,

các khái niệm về startup cũng như các chính sách hỗ trợ cho ĐVTN

muốn tham gia khởi nghiệp…

Mở đầu chương trình ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa

học - Công nghệ đã giới thiệu chung về khởi nghiệp, chia sẻ các kiến

thức chung về khởi nghiệp, các giải pháp về khơi nguồn ý tưởng sáng

tạo và khởi nghiệp trong thanh niên. Qua đó giúp ĐVTN nắm những kiến

thức cơ bản nhất về khởi nghiệp. Tại diễn đàn, ông Trương Công Thạch,

Phó phòng Kinh tế TX.Thuận An cũng đã có phần chia sẻ khá chi tiết về

những lĩnh vực kinh doanh đang được cộng đồng xã hội quan tâm hiện

nay. Đó là các mô hình nuôi chim bồ câu, cá dĩa trên địa bàn thị xã, hay

như mô hình kinh doanh thực phẩm sạch, các sản phẩm hand made cho

giới trẻ….

Đoàn viên thanh niên đặt câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại tọa đàm.

Ảnh: N.NHƯ

Có kiến thức chung, có gợi ý mô hình khởi nghiệp, nhưng câu chuyện

tiếp theo đó là nguồn vốn khởi nghiệp cũng là điều mà ĐVTN đặc biệt

quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, ông Đồng Quốc Khải, Giám đốc Ngân

hàng Chính sách xã hội TX.Thuận An đã chia sẻ với các ĐVTN về nguồn

vốn vay tín chấp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ

chức Đoàn Thanh niên. Theo ông Khải, hiện nay có 2 hình thức vay tiền

cho ĐVTN khởi nghiệp, đó là nếu kinh doanh quy mô nhỏ, đối tượng là

những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

thì được vay tối đa là 50 triệu đồng, không cần thế chấp tài sản; còn nếu

kinh doanh với quy mô lớn, nguồn vốn vay tối đa được 1 tỷ đồng, trường

hợp này buộc phải thế chấp tài sản…

Những chia sẻ của từng đại biểu khách mời đã phần nào giúp các ĐVTN

có nhiều kiến thức hữu ích để chuẩn bị hành trang khởi nghiệp. Chưa

dừng lại ở đó, tại chương trình, các ĐVTN còn được gặp gỡ với một

nhân vật “người thật, việc thật”, một tấm gương sáng về khởi nghiệp đó

là anh Huỳnh Thanh Vẹn, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nhật,

một công ty chuyên cung cấp dịch vụ IT cho các công ty của Nhật Bản.

Đặc biệt, anh Vẹn là người đã từng sẵn sàng từ chối làm việc ở 1 công

ty với mức lương 50 triệu đồng/tháng để thành lập công ty riêng của

mình…

Tại buổi tọa đàm, sau khi được nghe những chia sẻ hữu ích về khởi

nghiệp, ĐVTN trên địa bàn TX.Thuận An đã có những ý kiến, trao đổi

trong việc khởi nghiệp hiện nay như: Làm sao đưa ý tưởng startup ra

thực tế để ý tưởng đó “sống sót” trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

hiện nay; những kỹ năng để khởi nghiệp thành công; có nên khởi nghiệp

khi còn là học sinh, sinh viên; cần tạo môi trường, cộng đồng khởi

nghiệp tại Bình Dương…

Giải đáp những thắc mắc của ĐVTN, ông Nguyễn Quốc Cường và ông

Huỳnh Thanh Vẹn đã có những chia sẻ cụ thể. Các đại biểu khách mời

cho rằng, hiện nay một số lý do khiến cho khởi nghiệp chưa thành công,

đó là ý tưởng khởi nghiệp chưa đủ sức thuyết phục, hoặc có thể nhà đầu

tư chưa thấy được ý tưởng. Và nếu chưa thành công, giới trẻ cũng nên

học “văn hóa chấp nhận thất bại”, tiếp tục tìm tòi ý tưởng sáng tạo mới,

đừng vì thất bại 1 lần rồi lại lùi bước. Các đại biểu cũng chia sẻ, hiện

nay, Bình Dương đang hình thành cộng đồng khởi nghiệp. Do đó, muốn

khởi nghiệp thành công trước tiên cần ý tưởng, sau đó là các kỹ năng

như bán hàng, quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, phải nắm rõ các quy

định của pháp luật... bạn Lê Thị Xuân Thương, sinh viên năm nhất

trường Đại học Nông Lâm (TP.Hồ Chí Minh), chia sẻ: “Qua chương trình

tọa đàm này, tôi đã tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích về

khởi nghiệp, qua đó có thêm niềm tin, nghị lực để chuẩn bị cho tương lai

của mình”.

Chị Huỳnh Thị Thu Thủy, Bí thư Thị đoàn Thuận An cho biết: “Trong

Tháng Thanh niên năm 2018, ngoài chương trình tọa đàm này, Thị đoàn

Thuận An cũng đã phát động cuộc thi “Tuổi trẻ Thuận An với ý tưởng

sáng tạo” trong tuổi trẻ trên địa bàn thị xã. Theo đó, cuộc thi được triển

khai và phát động trong từng đối tượng. Đối với ĐVTN công nhân, phát

động các ý tưởng, sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hợp

lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nghiên cứu sáng tạo

mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ mang lại hiệu quả cao. ĐVTN nông thôn thì phát động

các ý tưởng, sáng kiến trong ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ

thuật cho thanh niên nông thôn; xây dựng các mô hình ứng dụng và

chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến phù hợp vào các khâu sản

xuất, chế biến, bảo quản, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu

qủa của nông sản, hàng hóa trên thị trường. ĐVTN công chức, viên

chức phát động các ý tưởng, mô hình cải tiến quy trình xử lý công việc,

xây dựng tác phong làm việc trọng dân và phục vụ dân tốt hơn; đề xuất

các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp mang tính đột phá trong việc chuyên

môn, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phương pháp làm

việc đạt hiệu quả cao; các mô hình và giải pháp trong việc quản lý và xử

lý công việc của đơn vị…

Chương trình tọa đàm “Khơi nguồn ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp

trong thanh niên” đã thu hút hơn 300 ĐVTN đến từ các xã, phường, các

trường THPT trên địa bàn thị xã. Khách mời của chương trình là lãnh

đạo Sở Khoa học - Công nghệ, Phòng Kinh tế TX.Thuận An, Ngân hàng

Chính sách xã hội TX.Thuận An, đại diện doanh nhân trẻ tiêu biểu trong

khởi nghiệp…

NGỌC NHƯ

Theo baobinhduong.vn