7
TỜ THÔNG TIN Tháng Ba 2010 Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc Trang 1 Những nét đặc trưng chủ yếu trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn là gì? Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn đã được sắp xếp theo ba đơn vị học trình có liên hệ lẫn nhau, bao gồm: Ngôn ngữ – trong đó học sinh học và ứng dụng môn Anh văn. Văn chương – trong đó học sinh học cách diễn đạt, nhận thức, đánh giá và sáng tạo những bài văn chương, như văn kể truyện, thi ca, văn xuôi, kịch, phim và những bài văn có nhiều thể loại, dưới dạng văn nói, bản in và điện tử. Khả năng Đọc và Viết – trong đó học sinh sẽ áp dụng kiến thức ngôn ngữ của mình để lắng nghe, đọc, xem, nói, viết và sáng tạo một cách hữu hiệu cho nhiều loại bài văn. Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có nội dung rõ ràng cho việc tiếp thu sớm về đọc và viết, bao gồm kiến thức và nhận biết về âm vị, tương ứng giữa âm và mẫu tự, và sử dụng các hướng dẫn về cú pháp và nghĩa của từ ngữ để làm rõ nghĩa câu văn. Những kỹ năng này sẽ được phát triển trong suốt thời gian đi học ở trường. Việc dạy văn phạm cho tất cả các lớp là một thành tố của mỗi đơn vị học trình. Trong đơn vị Ngôn ngữ, học sinh sẽ học về cách sử dụng văn phạm và hiểu tại sao phải dùng đến văn phạm. Văn phạm cũng được áp dụng trong các đơn vị học trình Văn chương Khả năng Đọc và Viết. Một tập thuật ngữ được sử dụng để bảo đảm việc diễn giải các thuật ngữ văn phạm dùng trong chương trình giảng dạy được thuần nhất. Môn Anh văn trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 tương tự và khác biệt với các chương trình giảng dạy tại các tiểu bang và lãnh thổ như thế nào? Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn được sắp xếp theo ba đơn vị học trình Ngôn ngữ, Văn chương Khả năng Đọc và Viết. Bản dự thảo khác với nhiều tài liệu về chương trình giảng dạy trong nước cũng như quốc tế, trong đó đã được soạn thảo theo các phương thức Nói Lắng nghe, Đọc Viết, tuy nhiên, về nội dung thì cũng tương tự. Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có nội dung đặc thù cho mỗi cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10, trong khi các tài liệu về chương trình giảng dạy ở một số tiểu bang và lãnh thổ hiện nay thì có nội dung dùng chung cho hai cấp lớp. Tương tự như các chương trình giảng dạy môn Anh văn tại hầu hết các tiểu bang và lãnh thổ, bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có một nội dung rõ ràng cho việc tiếp thu sớm về đọc và viết. Phương thức sử dụng trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn là bao gồm việc giảng dạy văn phạm rõ ràng, giúp cho học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách hữu hiệu để nâng cao việc học tập của học sinh. Hiện nay, văn phạm được giảng dạy không đồng nhất ở các tiểu bang và lãnh thổ. Một số tiểu bang không xác định việc giảng dạy văn phạm một cách tường tận và nếu có xác định, thì đôi khi chỉ sử dụng phương pháp văn phạm chức năng mà thôi. Tiểu bang nào có dạy văn phạm thì thường chỉ tập trung vào việc cần đúng văn phạm. Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn công nhận nhu cầu giảng dạy các bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ đang thực hiện. Ở các cấp lớp thuộc bậc tiểu học, văn chương cũng được giảng dạy để bồi đắp sự nhận thức và am hiểu của học sinh về văn chương cũng như về các thủ thuật trong văn chương. Trong khi các bản văn về văn chương hiện nay trong các văn kiện về chương trình giảng dạy ở các tiểu bang và lãnh thổ, thường chỉ tập trung vào các kỹ năng đang phát triển của học sinh về đọc và hiểu cấu trúc và những nét đặc thù của bản văn mà thôi. Tiếp theo trang sau Anh văn (trang 1/2)

Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Trang 1

Những nét đặc trưng chủ yếu trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn là gì?

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn đã được sắp xếp theo ba đơn vị học trình có liên hệ lẫn nhau, bao gồm:

• Ngôn ngữ – trong đó học sinh học và ứng dụng môn Anh văn.

• Văn chương – trong đó học sinh học cách diễn đạt, nhận thức, đánh giá và sáng tạo những bài văn chương, như văn kể truyện, thi ca, văn xuôi, kịch, phim và những bài văn có nhiều thể loại, dưới dạng văn nói, bản in và điện tử.

• Khả năng Đọc và Viết – trong đó học sinh sẽ áp dụng kiến thức ngôn ngữ của mình để lắng nghe, đọc, xem, nói, viết và sáng tạo một cách hữu hiệu cho nhiều loại bài văn.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có nội dung rõ ràng cho việc tiếp thu sớm về đọc và viết, bao gồm kiến thức và nhận biết về âm vị, tương ứng giữa âm và mẫu tự, và sử dụng các hướng dẫn về cú pháp và nghĩa của từ ngữ để làm rõ nghĩa câu văn. Những kỹ năng này sẽ được phát triển trong suốt thời gian đi học ở trường.

Việc dạy văn phạm cho tất cả các lớp là một thành tố của mỗi đơn vị học trình. Trong đơn vị Ngôn ngữ, học sinh sẽ học về cách sử dụng văn phạm và hiểu tại sao phải dùng đến văn phạm. Văn phạm cũng được áp dụng trong các đơn vị học trình Văn chương và Khả năng Đọc và Viết. Một tập thuật ngữ được sử dụng để bảo đảm việc diễn giải các thuật ngữ văn phạm dùng trong chương trình giảng dạy được thuần nhất.

Môn Anh văn trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 tương tự và khác biệt với các chương trình giảng dạy tại các tiểu bang và lãnh thổ như thế nào?

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn được sắp xếp theo ba đơn vị học

trình Ngôn ngữ, Văn chương và Khả năng Đọc và Viết. Bản dự thảo khác với nhiều tài liệu về chương trình giảng dạy trong nước cũng như quốc tế, trong đó đã được soạn thảo theo các phương thức Nói và Lắng nghe, Đọc và Viết, tuy nhiên, về nội dung thì cũng tương tự.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có nội dung đặc thù cho mỗi cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10, trong khi các tài liệu về chương trình giảng dạy ở một số tiểu bang và lãnh thổ hiện nay thì có nội dung dùng chung cho hai cấp lớp.

Tương tự như các chương trình giảng dạy môn Anh văn tại hầu hết các tiểu bang và lãnh thổ, bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có một nội dung rõ ràng cho việc tiếp thu sớm về đọc và viết.

Phương thức sử dụng trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn là bao gồm việc giảng dạy văn phạm rõ ràng, giúp cho học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách hữu hiệu để nâng cao việc học tập của học sinh. Hiện nay, văn phạm được giảng dạy không đồng nhất ở các tiểu bang và lãnh thổ. Một số tiểu bang không xác định việc giảng dạy văn phạm một cách tường tận và nếu có xác định, thì đôi khi chỉ sử dụng phương pháp văn phạm chức năng mà thôi. Tiểu bang nào có dạy văn phạm thì thường chỉ tập trung vào việc cần đúng văn phạm.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn công nhận nhu cầu giảng dạy các bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ đang thực hiện.

Ở các cấp lớp thuộc bậc tiểu học, văn chương cũng được giảng dạy để bồi đắp sự nhận thức và am hiểu của học sinh về văn chương cũng như về các thủ thuật trong văn chương. Trong khi các bản văn về văn chương hiện nay trong các văn kiện về chương trình giảng dạy ở các tiểu bang và lãnh thổ, thường chỉ tập trung vào các kỹ năng đang phát triển của học sinh về đọc và hiểu cấu trúc và những nét đặc thù của bản văn mà thôi.

Tiếp theo trang sau

Anh văn (trang 1/2)

Page 2: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Trang 2

Những nguồn tham khảo quốc tế nào đã được sử dụng khi triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn?

Úc là một trong những quốc gia có thành quả cao nhất về khả năng đọc trong số các quốc gia đã tham dự Chương trình Thẩm định Học sinh Quốc tế năm 2006 (PISA). Việc triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn đã tham khảo các tài liệu quan trọng từ những chương trình giảng dạy ở các quốc gia khác có thành quả cao nhất, như Phần Lan, Hong Kong, Gia Nã Đại (Ontario và British Colombia), Tân Tây Lan và Ái Nhĩ Lan.

Những tài liệu về chương trình giảng dạy môn Anh văn của các nước khác cũng đã được tham khảo, gồm Anh Quốc, California và Singapore. Bản dự thảo của Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn cũng tương tự như chương trình giảng dạy của những quốc gia này trong việc xác định kỹ năng nhận thức âm vị rõ ràng cho việc đọc và viết sớm, mặc dù những phần mô tả phát âm và chữ viết không đầy đủ chi tiết như trong bản dự thảo của Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10.

Liên quan đến việc dạy văn phạm, bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn cũng phản ảnh được một số nghiên cứu mới nhất và lý thuyết trong lãnh vực này. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước về chương trình giảng dạy đã không đề cập chi tiết đến phần dạy văn phạm, hoặc không đề cập đến gì cả. Tài liệu nào có đề cập đến thì chỉ đề cập phần thuật ngữ tổng quát về sự chính xác văn phạm mà thôi.

Nhiều chương trình giảng dạy ở nước ngoài đã được soạn thảo quanh các phương thức Nói và Lắng nghe, Đọc và Viết. Một số chương trình giảng dạy, như ở Ontario lại có thêm những phương thức khác, thí dụ như, Khả năng Đọc và Viết Phương tiện Truyền thông. Phần Lan kết hợp Văn chương và Ngôn ngữ , Đọc và Viết và có thêm một đơn vị học trình riêng về Tương tác bằng lời nói.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn Anh văn có phần trình bày về mức độ phức tạp đòi hỏi đối với những bản văn ở mỗi hai cấp lớp. Những tài liệu khác về chương trình giảng dạy ở nước ngoài như California có liệt kê danh sách những bản văn được đề nghị thích hợp cho cấp lớp đó.

Những tài liệu tham khảo quốc tế chủ yếu khác bao gồm:

• National Inquiry into Teaching of Literacy Department of Education, Science and Training, Australian Government (2005) (Tìm hiểu Toàn quốc về Việc Giảng dạy Khả năng Đọc và Viết, Bộ Giáo dục, Khoa học và Huấn luyện, Chính phủ Úc - 2005)

• The Report of the National Reading Panel: Teaching Children to Read, National Reading report USA (2000) (Phúc trình của Uỷ Ban về Tập Đọc Toàn quốc: Dạy học sinh tập Đọc, Phúc trình tập Đọc Toàn quốc USA 2000)

• Progress in International Reading Literacy Study (PIRLS) 2006 Assessment Framework and Specifications. International Association for the Evaluation of Educational Achievement (IEA), Amsterdam, the Netherlands. (Tiến triển về Nghiên cứu Khả năng Đọc Quốc tế- PIRS, Khung mẫu và Đặc điểm việc Thẩm định năm 2006, Hiệp hội Quốc tế về Thẩm định Thành quả giáo dục - IEA, Amsterdam, Hoà lan)

• Programme for International Student Assessment (PISA) 2009 Assessment Framework–Key Competencies in Reading, OECD. (Chương trình Thẩm định Học sinh Quốc tế - PISA, Khung mẫu Thẩm định - Những năng lực chủ yếu về Đọc năm 2009, OCED)

Anh văn (trang 2/2)

Page 3: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Trang 1

Những nét đặc trưng chủ yếu trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử là gì?

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử đã được sắp xếp theo hai đơn vị học trình có liên hệ lẫn nhau – Kiến thức và sự am hiểu về lịch sử và Những kỹ năng về lịch sử.

Kiến thức và sự am hiểu được mô tả theo từng cấp lớp. Từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 2, học sinh sẽ bắt đầu học môn lịch sử bằng cách nhìn lại câu truyện của chính gia đình mình và di sản của cộng đồng mình. Ở các cấp lớp từ 3 đến 6, trọng tâm được nới rộng từ lịch sử khu vực địa phương đến lịch sử vùng và quốc gia. Học sinh sẽ học hỏi về đời sống tại Úc trước năm 1800, việc xây dựng đất nước Úc châu và các mối quan hệ giữa nước Úc với các quốc gia khác. Hai tài liệu học tập thâm cứu cho mỗi năm trong các cấp này sẽ giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức và sự am hiểu tường tận về các chủ đề đặc biệt.

Trong môn lịch sử ở các cấp lớp từ 7 đến 10, học sinh sẽ học bốn thời kỳ lịch sử. Lớp 7 tập trung vào giai đoạn lịch sử lúc cộng đồng nhân loại còn sơ khai nhất cho đến cuối thời Cổ Đại (khoảng 60 000 năm trước Công nguyên – khoảng 500 năm sau Công nguyên). Lớp 8 sẽ tập trung vào giai đoạn lịch sử từ cuối thời Cổ Đại đến lúc khởi đầu thời Cận Đại (khoảng năm 500 – 1750). Lớp 9 sẽ tập trung vào thời kỳ lịch sử Thế giới Cận Đại và Úc châu từ năm 1750 đến 1901. Lớp 10 sẽ tập trung vào thời kỳ lịch sử của nước Úc và Thế giới Cận Đại từ năm 1901 đến nay.

Chương trình giảng dạy cho mỗi năm học từ lớp 7 đến lớp 10 sẽ có phần tổng quan, được nghiên cứu để giới thiệu một nội dung bao quát và các phạm vi học tập, và bốn tài liệu học tập thâm cứu về các thời kỳ lịch sử. Những tài liệu học tập thâm cứu này sẽ tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi các khía cạnh của lịch sử như đã được trình bày trong phần tổng quan, nhưng với mức độ thâm sâu hơn và trình bày phạm vi để học sinh phát triển các kỹ năng về lịch sử của mình. Một trong những tài liệu học tập thâm cứu ở các lớp từ 7 đến 9 bao gồm việc học tập do chính nhà trường triển khai để giúp

cho việc giảng dạy nội dung của chương trình theo các chiều hướng phản ảnh được nhu cầu và lợi ích của học sinh trong các bối cảnh địa phương.

Các kỹ năng về lịch sử được mô tả cách khoảng hai năm một lần và được sắp xếp trong bốn đơn vị phụ trong suốt các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10, phản ảnh rõ rệt tiến trình tìm hiểu lịch sử. Những đơn vị học trình phụ là nghiên cứu và các câu hỏi về lịch sử; phân tích và sử dụng nguồn; viễn cảnh và diễn đạt; và sự thấu hiểu và truyền thông.

Nét đặc thù chủ yếu của bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử là việc luận giải lịch sử Úc châu trong bối cảnh địa phương và thế giới. Điều này sẽ giúp cho học sinh hiểu biết thấu đáo hơn về tính chất phong phú của lịch sử Úc châu, bao gồm sự trường tồn và tính chất duy nhất của lịch sử và văn hoá Thổ dân và dân đảo Torres Strait, cũng như vị thế và vai trò luôn thay đổi của nước Úc trên thế giới, chẳng hạn như tư thế đặc biệt của chúng ta trong Vùng Á Châu – Thái Bình Dương.

Môn lịch sử trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 tương tự và khác biệt với các chương trình giảng dạy tại các tiểu bang và lãnh thổ như thế nào?

Các tài liệu về chương trình giảng dạy môn lịch sử hiện nay tại các tiểu bang và lãnh thổ đã được sử dụng làm tham chiếu trong việc triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử. Ở một số tiểu bang và lãnh thổ, lịch sử không phải là một môn riêng biệt trong học trình ở các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10.

Một trong những điểm tương đồng là sự chuyển đổi trong suốt các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10, từ lịch sử cá nhân và gia đình của học sinh, qua việc học tập lịch sử của địa phương, tiểu bang hoặc lãnh thổ và lịch sử của quốc gia, với phần bao quát về một số khía cạnh lịch sử thế giới được giảng dạy cho các lớp cuối của bậc tiểu học. Việc nhấn mạnh nội dung có một

Tiếp theo trang sau

Lịch sử (trang 1/2)

Page 4: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Trang 2

vài thay đổi so với những chương trình giảng dạy hiện nay tại các tiểu bang và lãnh thổ, đặc biệt là ở những lớp bắt đầu bậc trung học.

Phần mô tả kỹ năng về lịch sử cách khoảng hai năm một lần rất tương hợp với chương trình giảng dạy hiện nay tại các tiểu bang và lãnh thổ. Tuy nhiên phạm vi lựa chọn về bối cảnh lịch sử sẽ thay đổi nhiều ở các tiểu bang và lãnh thổ.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử sẽ khác biệt với các chương trình giảng dạy môn này tại các tiểu bang và lãnh thổ hiện nay về những điểm:

• những phần tổng quan và các tài liệu học tập thâm cứu dùng làm bộ phận sắp xếp

• các kỹ năng về lịch sử, như nghiên cứu, phân tích nguồn, diễn giải và sử dụng bằng chứng, là những kỹ năng đặc biệt để rèn luyện trí óc và được bồi đắp rộng rãi qua tiến trình tìm hiểu lịch sử.

• các tài liệu học tập do nhà trường triển khai sẽ giúp cho việc lựa chọn bối cảnh lịch sử trong một thời kỳ lịch sử cho từng cấp lớp từ 7 đến 9. Điều này có nghĩa là nhà trường và giáo viên có thể lựa chọn những tài liệu học tập đặc biệt, thí dụ như, lịch sử của khu vực địa phương, để đáp ứng được các nhu cầu và lợi ích của học sinh.

Những nguồn tham khảo quốc tế nào đã được sử dụng khi triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử?

Tiến trình triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn lịch sử bao gồm việc duyệt lại các tài liệu về chương trình giảng dạy của các nước trên thế giới, kể cả các nghiên cứu mới nhất về việc giảng dạy môn lịch sử. Bản dự thảo thể hiện lịch sử của quốc gia trong bối cảnh lịch sử khu vực và thế giới, và cũng trình bày lịch sử của vùng và thế giới theo góc nhìn của quốc gia. Điều này được hoàn thành một phần qua việc sử dụng những phần tổng quan và các thí dụ so sánh.

Đơn vị học trình kiến thức và sự am hiểu về lịch sử gồm một loạt các ý niệm kết thành một phương pháp học môn lịch sử hơn là những gì thường thấy trong hầu hết các chương trình giảng dạy môn lịch sử ở các nước trên thế giới. Các ý niệm này được rút tỉa từ những nghiên cứu mới nhất trong các lãnh vực suy nghĩ về lịch sử và giảng dạy lịch sử, bao gồm công tác của các chuyên gia về lịch sử như Peter Seixas, Sam Wineburg, Stephane Levesque, Jannet van Drie và Carla van Boxtel.

Lịch sử (trang 2/2)

Page 5: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

Trang 1

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Những nét đặc trưng chủ yếu trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn toán học là gì?

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn toán được sắp xếp quanh ba đơn vị học trình về nội dung và bốn tuyến phát triển về mức độ thành thạo.

Các đơn vị học trình về nội dung là Số học và đại số, Thống kê và xác suất, và Đo lường và hình học. Nội dung của các đơn vị học trình này sẽ mô tả ‘những gì’ mà học sinh sẽ được giảng dạy.

Các tuyến phát triển về mức độ thành thạo – Thấu hiểu, Thông suốt, Giải quyết vấn đề và Lý luận – mô tả ‘thế nào’ – cách học sinh khám phá hoặc triển khai nội dung qua ‘suy nghĩ’ và ‘làm’ toán. Mức độ thành thạo được kết hợp với các phần mô tả nội dung của mỗi tuyến phát triển. Phương thức này nhằm bảo đảm mức độ thành thạo của học sinh về các kỹ năng toán học trong suốt chương trình giảng dạy và các kỹ năng này dần dần trở nên tinh vi và phức tạp hơn qua học trình của các cấp lớp, và học sinh sẽ phát triển khả năng suy nghĩ và hành động hợp lý của mình, chẳng hạn như khi phân tích, chứng minh, thẩm định, giải thích, kết luận, biện minh và suy luận tổng quát.

Môn toán học trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 tương tự và khác biệt với các chương trình giảng dạy tại các tiểu bang và lãnh thổ như thế nào?

Các tài liệu về chương trình giảng dạy môn toán hiện nay ở các tiểu bang và lãnh thổ cũng được tham khảo khi triển khai chương trình giảng dạy môn toán cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10. Bản dự thảo chương trình giảng dạy môn toán cũng tương hợp một cách tổng quát với các tài liệu này về Số học và đại số và Đo lường và hình học. Chương trình Thẩm định Toàn quốc - Đọc, Viết và Làm Toán (NAPLAN) trong năm 2008 và 2009 cũng được tham khảo khi triển khai nội dung và các tiêu chuẩn về thành quả học tập.

Về sự khác biệt, bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn toán có phần nhấn mạnh

đơn vị thống kê và xác suất nhiều hơn nhằm thừa nhận nhu cầu học sinh có thể diễn giải được các dữ liệu trong thế kỷ 21.

Bản chất của việc đưa những tuyến phát triển về mức độ thành thạo vào chương trình giảng dạy có tương phản với một số tài liệu về chương trình giảng dạy ở các tiểu bang và lãnh thổ, trong đó chỉ có một tuyến phát triển riêng biệt thường được gọi là ‘làm việc một cách toán học’. Tuyến phát triển riêng biệt nhằm bảo đảm những tiến trình toán học có cùng phạm vi, và có liên kết, phù hợp với những ý niệm toán học.

Những nguồn tham khảo quốc tế nào đã được sử dụng khi triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn toán học?

Singapore là một trong những quốc gia có thành quả môn toán cao nhất trong số các quốc gia tham dự Những chiều hướng trong Nghiên cứu Toán học và Khoa học Quốc tế (Trends in International Mathematics and Science Study – TIMSS, 2007). Anh quốc và Hoa kỳ cũng đạt thành quả cao hơn Úc rất nhiều cho lớp 4 và cao hơn một ít cho lớp 8.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn toán, nói chung, cũng tương hợp với những kỳ vọng được mô tả ở Huê kỳ (Hội đồng Giáo chức Toàn quốc về các Tiêu chuẩn Toán học), chương trình giảng dạy toán tại Tân Tây Lan, và các chương trình giảng dạy tại Phần Lan và Vương quốc Liên hiệp Anh. Phúc trình của Hiệp hội Thống kê Hoa kỳ (American Statistical Society), Những hướng dẫn về thẩm định và Giáo dục Thống kê (Guidelines in Assessment and Instruction in Statistical Education – GAISE) cũng đã được sử dụng trong việc triển khai đơn vị học trình thống kê và xác suất.

Liên quan đến chương trình giảng dạy môn toán tại Singapore, bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc có nội dung giới thiệu môn toán chậm hơn cho những năm học sinh mới bắt đầu đi học và ở bậc tiểu học để bảo đảm học sinh có cơ hội phát triển khả năng am hiểu thấu đáo của mình và tiếp tục học lên cấp cao hơn. Khoảng lớp 10, mức độ khó sẽ tương tự như mức độ được mô tả trong các tài liệu của Singapore.

Toán học

Page 6: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

Trang 1

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

Những nét đặc trưng chủ yếu trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn khoa học là gì?

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn khoa học đã được sắp xếp quanh ba đơn vị học trình có liên hệ lẫn nhau – Am hiểu khoa học, Các kỹ năng tìm hiểu khoa học và Khoa học là một nỗ lực của con người.

Bản dự thảo được nghiên cứu để:

• chuẩn bị cho học sinh biết áp dụng khoa học vào đời sống và làm một công dân tích cực để học sinh có thể sinh hoạt hữu hiệu trong một xã hội có nền khoa học và kỹ thuật tân tiến

• cung cấp nền tảng cho việc học tập hướng đến việc học môn khoa học ở các cấp lớp cuối của bậc trung học, các khoá học về khoa học và kỹ thuật tại đại học và các lớp huấn luyện kỹ thuật và giáo dục chuyên nghiệp.

Một vấn đề về việc giáo dục môn khoa học tại Úc là học sinh của chúng ta chưa đạt nhiều thành quả trong những kỳ thi quốc tế, tuy nhiên học sinh có tham gia và thích môn khoa học. Bản dự thảo chương trình giảng dạy môn khoa học đặt trọng tâm vào sự liên hệ cá nhân và thực tế giữa môn khoa học và học sinh cũng như mối quan tâm đến các vấn đề khoa học hiện thời. Điều này giúp cho giáo viên có cơ sở để giảng dạy môn khoa học theo hướng nhằm lôi cuốn học sinh tham gia trong những phương cách có ý nghĩa và chuẩn bị cho học sinh biết sử dụng khoa học trong đời sống hằng ngày.

Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn khoa học:

• nhấn mạnh mô thức giảng dạy và học tập có tìm hiểu và tham gia tích cực

• xác định kiến thức khoa học then chốt, sự am hiểu và các kỹ năng nhưng tránh chương trình giảng dạy quá tải và dành thì giờ cho học sinh phát triển sự am hiểu tường tận về các ý niệm quan trọng

• bao gồm nội dung với trọng tâm nhắm vào các vấn đề hiện tại và tương lai có liên quan đến đời sống của học sinh tại Úc, thí dụ như, vấn đề duy trì môi trường sinh thái, nước tại Úc, sức khoẻ, các ứng dụng về di truyền, năng lượng tái sinh, sự hâm nóng toàn cầu, khí hậu thay đổi, cải tiến công nghệ và kỹ thuật

• giúp cho việc học tập về các phạm vi địa phương trong đó học sinh có thể hiểu rõ hơn những điều đã học.

Môn khoa học trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 tương tự và khác biệt với các chương trình giảng dạy tại các tiểu bang và lãnh thổ như thế nào?

Các tài liệu về chương trình giảng dạy hiện nay ở các tiểu bang và lãnh thổ của nước Úc đã được tham khảo trong khi triển khai chương trình giảng dạy môn khoa học cho các cấp lớp từ Mẫu giáo đến lớp 10, và được ghi nhận sau đây:

• phạm vi và sự phối hợp diễn tiến của bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc về môn khoa học, nói chung, tương hợp với những chương trình giảng dạy hiện tại về các kỹ năng tìm hiểu khoa học và sự am hiểu khoa học

• một đơn vị học trình trong Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc được gọi là khoa học là nỗ lực của con người là một sự phát triển tương đối mới so với các chương trình giảng dạy môn khoa học tại các tiểu bang và lãnh thổ cho các lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 6/7 và đối với một số chương trình giảng dạy khác thì từ lớp 7/8 đến lớp 10

• trong bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc không có các đơn vị học trình phụ dùng làm bộ phận sắp xếp (như ‘đời sống và lối sống’, ‘địa cầu và không gian’, ‘năng lượng và sự thay đổi’ cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 6; hoặc như ‘các khoa sinh học’, ‘địa cầu và các khoa môi sinh’ cho các lớp 7/8 đến lớp 10) và bản dự thảo hoàn toàn khác biệt với hầu hết các chương trình giảng dạy hiện hữu. Điều này

Tiếp theo trang sau

Khoa học (trang 1/2)

Page 7: Anh văn (trang 1/2) - docs.acara.edu.au · bản văn có nhiều thể loại và dưới dạng điện tử cũng tương tự như tất cả các tiểu bang và lãnh thổ

Trang 2

T Ờ T H Ô N G T I N

Tháng Ba 2010

Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc

đã được nghiên cứu nhằm tránh tình trạng phức tạp thêm về cơ cấu của chương trình giảng dạy, tuy nhiên mọi người đều có thể xem chương trình giảng dạy trực tuyến và, nếu cần, vẫn có thể sử dụng các đơn vị học trình dùng làm bộ phận sắp xếp.

• các đơn vị học trình Các mối liên lạc ban đầu hiện hữu và dự trù đang được giảng dạy tại nhiều trường tiểu học tại Úc và các đơn vị này cũng tương hợp với nội dung của bản dự thảo Chương trình giảng dạy trên toàn nước Úc về môn khoa học.

Những nguồn tham khảo quốc tế nào đã được sử dụng khi triển khai bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn khoa học?

Nước Úc là một trong những quốc gia có thành quả cao nhất về kiến thức khoa học trong số những quốc gia đã tham dự Chương trình Thẩm định Học sinh Quốc tế năm 2006 (PISA). Bản dự thảo Chương trình giảng dạy chuẩn trên toàn nước Úc cho các cấp lớp từ Mẫu giáo bốn tuổi đến lớp 10 về môn khoa học có tham khảo các tài liệu quan trọng về chương trình giảng dạy ở các quốc gia có thành quả cao nhất trên thế giới, gồm Vương quốc Liên Hiệp Anh, Tân Tây Lan, Singapore, Phần Lan và Ontario, cũng như các nghiên cứu quan trọng trên thế giới về việc giảng dạy môn khoa học.

Những tài liệu quốc tế khác đã được tham khảo chủ yếu bao gồm:

• National Science Education Standards (National Research Council, USA, 1996) (Các tiêu chuẩn Giảng dạy môn Khoa học Toàn quốc - Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, USA, 1996)

• Benchmarks for Science Literacy (American Association for the Advancement of Science, Project 2061, USA, 1993) (Tiêu chuẩn về Kiến thức Khoa học - Hiệp hội Huê kỳ về Tiến bộ Khoa học, Đề án 2061, USA, 1993)

• 21st Century Skills Map for Science (Partnership for 21st Century Skills and National Science Teachers Association, USA, 2009) (Bản đồ Kỹ năng về Khoa học ở Thế kỷ 21 - Hợp tác Kỹ năng Thế kỷ 21 và Hiệp hội Giáo chức môn Khoa học Quốc gia, USA, 2009)

• Independent Review of the Primary Curriculum (Rose, UK, 2009) (Tái duyệt độc lập Chương trình Giảng dạy Bậc Tiểu học- Rose, UK, 2009)

• Australian School Science Education National Action Plan 2008 – 2012 (Goodrum and Rennie, 2007) (Kế hoạch Quốc gia Hành động năm 2008 -2012 về Giảng dạy môn Khoa học tại trường Úc - Goodrum và Rennie, 2007)

• Re-imagining Science Education: Engaging students in science for Australia’s future (Tytler, 2007). ( Mô tả lại việc giảng dạy môn khoa học: Giúp học sinh tham gia vào khoa học cho tương lai nước Úc - Tytler, 2007)

Khoa học (trang 2/2)