75
Chào xuân Ất Mùi 2015 GIÁ: 19.500 ĐVN

Ất Mùi 2015

  • Upload
    dangthu

  • View
    240

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

GIÁ: 19.500 ĐVN

Page 2: Ất Mùi 2015

2 3

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 3: Ất Mùi 2015

4 5

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

BAN CỐ VẤNVŨ ĐỨC GIANGChủ tịch Vitas

TRẦN QUANG NGHỊChủ tịch HĐQT Vinatex

TỔNG BIÊN TẬPLÊ TIẾN TRƯỜNG

TV HĐQT - TGĐ Vinatex

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐOÀN DOÃN ĐỨC

Phó Ban TT&TT VinatexNGUYỄN VĂN THÔNG

Viện trưởng Viện Dệt May

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPNGUYỄN KHÁNH SƠN

Giám đốc điều hành - TB Tuyên giáo VinatexTRẦN VĂN PHỔ

Phó TGĐ Vinatex - Chủ tịch Hoatho corp PHẠM PHÚ CƯỜNG

TV HĐQT - Phó TGĐ Vinatex - TGĐ NBCNGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TGĐ Garco 10BÙI VĂN TIẾNTGĐ Viettien

THƯ KÝ TOÀ SOẠNKIỀU BÍCH HẬU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMSố 10 Nguyễn Huệ - Q.1 - TP. HCM

NGUYỄN THỊ HỒNGĐiện thoại: 08. 38244044, máy lẻ 131

DĐ: 0989 112 553

Toà soạn25 Bà Triệu, Q.HK - Hà NộiĐiện thoại: (84-4)38256882

Fax: (84-4)38262269Email: [email protected]

Thiết kế mỹ thuậtĐỖ QUẾ NGA

In tại Công ty CP in & TM Quốc DuyGPHĐBC 439/GP-BTTTT-3/2012

Gấm Vóc Non Sông Hào Khí Lạc Hồng

Thư Tổng Biên tậpBạn đọc thân mến!

Xuân Ất Mùi 2015 đã gõ cửa mọi nhà, mang đến nhiều tin vui, trong đó nổi bật là tin về ngành Dệt May Việt Nam. Trong năm qua, Ngành đã lập thành tích xuất khẩu ngoạn mục, đạt 24,5 tỷ Đô la, tăng 19 % so với năm trước (tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua). Điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong Ngành tiếp tục được cải thiện. Thủ tướng Chính phủ đã tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Tập đoàn và 7 DN thành viên; 6 cá nhân tiêu biểu cũng nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều DN được tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen của Bộ Công Thương.

Có được thành quả này là do định hướng đúng đắn của Đảng ủy và HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng sự điều hành quyết liệt của lãnh đạo Tập đoàn đến từng DN và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người lao động trong Ngành. Chúng ta cũng đã nắm bắt được thời cơ, kịp thời và linh hoạt thực hiện các giải pháp căn cơ để vượt qua những gian nan, thử thách của thương trường.

Cùng với những tin vui đó, vào dịp năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam phát hành số đặc biệt chào Xuân Ất Mùi 2015 với hình thức đẹp, nội dung đặc sắc, gồm bài viết của các chuyên gia, nhà quản lý về những bài học và kinh nghiệm quý trong quản trị doanh nghiệp; những dự cảm đầu Xuân, khát vọng trong năm mới của CBCNV và người lao động. Tất cả mọi người đều mong muốn sự phát triển bền vững của đại gia đình Dệt May Việt Nam.

Cũng trong số này, Ban Biên tập dành một phần nội dung giới thiệu những bộ cánh ấm áp của mùa Xuân, các phong tục tập quán vui tết cổ truyền và các vần thơ Xuân, câu đối hết sức dí dỏm, giàu triết lý, như món quà đầy ý nghĩa dành tặng quý bạn đọc.

Nhờ sự quan tâm, gắn bó sâu sắc của các đơn vị thành viên Vinatex, cùng các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Ngành đã hợp tác hỗ trợ thông tin và kinh phí hoạt động, nên trong năm qua, Tạp chí VTGF có thêm động lực phát triển và luôn đồng hành với DN, cổ vũ, động viên và chia sẻ những khó khăn; thực sự là diễn đàn của người lao động trong ngành Dệt May Việt Nam.

Nhân dịp Xuân Ất Mùi, thay mặt Ban cố vấn, Hội đồng Biên tập Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể quý bạn đọc và đội ngũ biên tập viên, phóng viên, CBNV Tạp chí một năm mới: Hạnh Phúc - An Khang - Thịnh Vượng!

Tổng Biên tập LÊ TIẾN TRƯỜNG TV HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Thư Tổng Biên tập

Page 4: Ất Mùi 2015

6 7

Chào xuânẤt Mùi 2015

MỤCLỤC SỐ 322 (1+2-2015)

CHÀO XUÂN ẤT MÙI 2015

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ

CHÙM THƠ - CÂU ĐỐI XUÂN

MUÔN MÀU CUỘC SỐNG

NHÂN VẬT

THỜI TRANG - BỘ SƯU TẬP MỚI

8. Không chờ đợi nữa

10. Nhiều kỳ vọng cho xuất khẩu dệt may

12. 10 sự kiện tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam

16. Tổng Công ty CP Phong Phú: Tiếp tục vươn lên những tầm cao

18. Bước phát triển mới của Hòa Thọ

20. May Việt Tiến - Sải cánh bay xa

24. NBC: Kiên trì con đường đổi mới, sáng tạo

28. May 10: Vững bước tiến

30. Dugarco: Sử dụng đòn bẩy để tăng tốc

34. Dệt Việt Thắng khẳng định vai trò doanh nghiệp hàng đầu

36. Doximex: Khẳng định uy tín, giữ trọn niềm tin

40. Huegatex: Quyết đoán và phát triển

42. Công ty CP Sợi Phú Bài: Từng bước khẳng định thương hiệu

44. Công đoàn Dệt May Việt Nam phát huy truyền thống, tích cực đổi mới

48. Hướng đến đơn vị nghiên cứu dệt may hàng đầu Việt Nam

50. Vinatex Đại hội đồng cổ đông lần đầu: Sức sống mới

96. Cán bộ ngành, địa phương cần kiên định, nhất quán thực hiện các giải phát…

98. Nhớ bác Lưu Trọng Lư

100. Lao xao tiếng chợ

102. Thơ và câu đối Tết Ất Mùi – 2015

104. Năm Mùi sự kiện và nhân vật lịch sử

106. Doanh nhân tuổi Mùi

118. Nồi bánh chưng “đắt giá”

140. Họa my Khánh Linh - Tết năm nào cũng ấm

108. M10 Cleopatre II

110. Sanding Change my life

112. Trẻ trung với trang phục Jean

117. Váy cưới đính pha lê nặng 170kg của NTK người Mỹ

120. Sắc màu gió Đông

124. Làn gió mới

128. Áo chần bông và Huế

130. Cô nàng sành điệu

134. Nét cổ điển trong hơi thở hiện đại

136. Vẻ đẹp Tây Á

54. 10 sự kiện của Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2014

58. Hứng khởi chào Xuân mới 2015

70. Một năm chứng kiến những bước tiến vượt bậc

74. Sức hấp dẫn của cổ phiếu Vinatex

76. VIFF 2014: Tỏa sáng thời trang Việt

78. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành

82. Hội thi nhà thiết kế trẻ Vinatex 2014

83. Nhân lên sức mạnh vượt trội trong chuỗi cung ứng Hợp tác đầu tư

86. Thị trường dệt may 2014 và dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam 2015

90. Dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2015

92. VKFTA: Xung lực mới cho dệt may Việt Nam cất cánh

94. Vinatex và Vovinam vươn tầm thế giới bằng bản sắc văn hóa Việt

95. Thương hiệu Belluni tiếp tục chinh phục người tiêu dùng

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 5: Ất Mùi 2015

8 9

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

KHÔNGCHỜ ĐỢI NỮA!

kéo dài tới 10 năm, 20 năm, nhưng cần được thực hiện liên tục.

TRIỂN KHAI HÀNH ĐỘNGNăm 2015 là năm chuyển

động tích cực của Vinatex. Chúng ta đã có trong tay những điều kiện tốt để sải bước trên con đường dài. Chưa bao giờ nguồn vốn tài chính ưu đãi mà chúng ta có thể tiếp cận lại dồi dào như hiện nay. Cũng như Đảng và Chính Phủ có sự quan tâm sâu sát đến Ngành và đang cải tiến những thủ tục pháp lý giúp cho dệt may thuận lợi như bây giờ. Các địa phương sau cơn khủng hoảng kinh tế, thấy rõ hơn sự phát triển bền vững của dệt may đã sẵn sàng dành quỹ đất cho chúng ta lập dự án. Như vậy, trong năm 2015, là thời điểm mà cơ quan điều hành Vinatex cần nhanh chóng lập nên một kế hoạch hài hòa, để định vị cho phù hợp chuỗi liên kết các DN dệt may 3 miền Bắc-Trung-Nam. Đây là khâu cực kỳ quan trọng tạo nên chuỗi cung ứng dệt may hoàn thiện mang tính khác

biệt của Tập đoàn. Để tạo nên sự khác biệt này, đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo có tính đến sự phù hợp năng lực từng vùng, miền. Và ngay trong chuỗi liên kết, cũng cần đưa ra những ràng buộc mềm giữa các DN với nhau, đưa ra tiêu chí để cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực vươn lên phát triển.

Năm nay cũng là thời gian để chúng ta triển khai mạnh khâu đào tạo, thực hiện rốt ráo chiến lược con người mà Vinatex đã đề ra. Tự tin là một tập đoàn kinh tế mạnh, Vinatex hoàn toàn có khả năng sử dụng những nhân sự tài năng, dám chi trả mức lương tương xứng, và chính đội ngũ nhân sự chất lượng cao này, sẽ là xương sống cho một cơ thể mạnh mẽ, đem lại hiệu quả tổng hợp nhảy vọt. Vinatex coi sự đầu tư cho nhân sự chất lượng là sống còn. Một số đơn vị còn chậm trễ, còn ngại ngần trong việc đầu tư cho nhân sự tài năng cấp cao, nhân sự chất lượng cao, thì cần thay đổi ngay để bắt nhịp với tốc độ phát triển của Vinatex trong giai đoạn mới. Một ví dụ điển hình cho việc dám thuê nhân sự tài năng là ở trong một DN của chúng ta đã dám chi trả từ 5000 - 10.000 USD/tháng cho nhân sự là người nước ngoài. Nhưng chỉ sau một năm, nhân sự này cùng với đội ngũ mà anh ta quản lý, đã mang lại doanh thu tới 23 triệu USD/năm. Đó là sự đầu tư sáng suốt.

Cũng trong năm 2015, lãnh đạo

các DN trực thuộc Vinatex cần đổi mới toàn diện công tác quản trị. Các vị lãnh đạo cần quyết liệt và dám thay đổi chính mình, làm gương để toàn Ban Lãnh đạo DN cập nhật và thực thi giải pháp quản trị hiện đại, chuyên nghiệp. Hạn chế tối đa phiền hà, rườm rà trong các thủ tục, nâng cao chất lượng quản trị. Làm sao để bộ máy quản trị đem lại hiệu năng cao, từng người làm giỏi công việc quản trị của mình.

GIA TĂNG GIÁ TRỊ TẬP ĐOÀNĐối với công tác thị trường và

trong quan điểm kinh doanh, thì giá trị của Vinatex không chỉ ở doanh thu hàng năm, hay tài sản hiện hữu. Mỗi

người Vinatex chúng ta cần có cái nhìn thay đổi về giá trị Tập đoàn. Giá trị ấy còn nằm ở uy tín, thương hiệu, những đóng góp, ảnh hưởng với xã hội, sự chăm sóc cho người lao động, ở văn hóa Vinatex… Trong mỗi khía cạnh ấy, chúng ta biết làm tăng lên, thì giá trị chung của Tập đoàn cũng không ngừng gia tăng. Nhất là chuỗi cung ứng dệt may mà Vinatex đã và đang chuẩn bị tích cực, là một chuỗi khác biệt, dài hơi, mang lại lợi thế riêng cho Vinatex. Vì thế chúng ta cần đặc biệt quan tâm, làm tốt ở mức tối đa và gia tăng giá trị của chuỗi, đóng góp cho giá trị chung của Tập đoàn. Bên cạnh đó, cơ quan điều hành cần xây dựng cơ chế tạo động lực cho NLĐ làm việc ở tần suất cao, chất lượng cao.

Và để Vinatex ngày một phát triển với sức sống trẻ, mỗi người Vinatex cần có khát vọng, xây quyết tâm đóng góp tối đa ở vị trí, năng lực của mình, cho sự vươn lên tầm cao mới của Tập đoàn, cũng là đang góp sức tăng giá trị Tập đoàn. Và không chỉ có vậy, cùng với khát vọng này, chúng ta đang đóng góp tích cực cho xã hội, cho đất nước ta vươn lên sánh vai các cường quốc trên thế giới.

THAY ĐỔI, THỐNG NHẤT TƯ DUY

Một vài năm nay, trước những tín hiệu thuận lợi của thị trường, với các FTA được đàm phán tích cực, đem lại nhiều hy vọng cho Dệt May Việt Nam (DMVN). Ngành DMVN, và nhất là Tập đoàn DMVN đã có chiến lược chuẩn bị kỹ càng để tận dụng thời cơ, đưa DMVN bứt phá, vươn lên tầm cao mới, đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia. Tuy nhiên, tới thời điểm này, cho dù các FTA, mà quan trọng nhất là TPP, vẫn chưa thực thi, thì chúng ta cũng không chờ đợi nữa, mà cần bắt tay triển khai hành động với tiến trình phù hợp. Có như vậy, thì khi thị trường, hoặc “luật chơi” có những thay đổi nhanh chóng, bất ngờ, chúng ta cũng luôn ở thế chủ động, nắm bắt ngay thời cơ để phát triển, mang lại nhiều việc làm hơn nữa cho người dân, và

nguồn ngoại tệ dồi dào cho đất nước. Một điều quan trọng mà đội ngũ Vinatex chúng ta cần ý thức rõ, và thay đổi tư duy, đó là khâu CHUẨN BỊ phải được thực hiện liên tục. Chuẩn bị đón đầu sự thay đổi, chuẩn bị cho sự nâng tầm phát triển… sự chuẩn bị này có thể

TRẦN QUANG NGHỊ Chủ tịch HĐQT Vinatex

Năm 2015, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã chính thức bước vào lộ trình mới, hoạt động theo mô hình tập đoàn cổ phần đa sở hữu. Con đường đã rộng rãi, thông thoáng hơn. Mục tiêu cũng cao hơn gấp bội. Mọi điều kiện trong tầm tay cho sự phát triển của Vinatex chúng ta đã chủ động chuẩn bị kỹ càng. Còn những điều kiện khách quan thì chúng ta không chờ đợi nữa, mà cần bắt tay ngay vào hành động.

Page 6: Ất Mùi 2015

10 11

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

NHIỀU KỲ VỌNGCHO XUẤT KHẨU DỆT MAY

NĂM 2014, NGÀNH

DỆT MAY VIỆT NAM

XUẤT KHẨU TRÊN 24

TỶ USD, TĂNG XẤP XỈ

19% SO VỚI NĂM 2013.

RIÊNG MẶT HÀNG MAY

MẶC ĐẠT TRÊN 21 TỶ

USD, TĂNG 17% SO VỚI

CÙNG KỲ, CÒN LẠI LÀ

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU XƠ,

SỢI, DỆT ĐẠT TRÊN 3 TỶ

USD. ĐÂY ĐƯỢC COI LÀ

CƠ SỞ CƠ BẢN NHẤT

ĐỂ KHẲNG ĐỊNH DỆT

MAY VẪN SẼ TIẾP TỤC

PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

TRONG NĂM 2015 VÀ

NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

SỨC HẤP DẪN CỦA DỆT MAY VIỆT NAM

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu dệt may thế giới không tăng trưởng nhiều: Thị trường Mỹ tuy kinh tế hồi phục nhưng nhập khẩu may mặc chỉ tăng trên 4%, Châu Âu tăng 9%, thậm chí Nhật Bản giảm 1%. Tuy nhiên, xuất khẩu Dệt May Việt Nam (DMVN) sang Mỹ vẫn tăng 12,5%, sang Châu Âu tăng 17% và sang Nhật vẫn duy trì

ở mức tăng 9%. Nhìn chung, thị phần của DMVN tại các thị trường chính đều có sự tăng trưởng tốt, nhất là tại thị trường Mỹ năm nay chỉ có 3 quốc gia có tăng trưởng dương, trong đó có Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh còn lại như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia và Myanmar đều giảm so với năm trước. Đặc biệt, bên cạnh vị trí thứ 2 tại thị trường Mỹ trong nhiều năm, năm 2014 đánh dấu việc Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2, chỉ đứng sau Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản. Điều này cho thấy DMVN không chỉ cạnh tranh tốt mà còn có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách hàng nước ngoài.

Điều này một phần là do những nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán

các Hiệp định thương mại tự do, nhất là những Hiệp định này đều liên quan trực tiếp đến các thị trường chính như Hiệp định TPP (có Mỹ và Nhật Bản), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Tuy các hiệp định này chưa có hiệu lực nhưng sức hút lại rất lớn với đối tác khi họ quyết định chuyển đơn hàng từ những quốc gia không tham gia Hiệp định sang Việt Nam. Đây là một trong những thuận lợi và là tiền đề để DMVN tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2015.

Bên cạnh đó, sự nhìn nhận và đánh giá xứng đáng của Đảng, Chính phủ cũng như người dân về các ngành xuất khẩu chủ lực trong đó có dệt may là nguồn động viên to lớn đối với doanh nghiệp trong nhiệm vụ theo đuổi lộ trình phát triển bền vững của Ngành. Năm nay với trên 24 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dệt may đem lại thặng dư thương mại trong nước ở mức 12 tỷ USD, con số này dùng để trả lương công nhân, mua bán nguyên phụ liệu trong nước, chi trả hoạt động vận tải nội địa… Đặc biệt, số tiền này không chỉ mang lại doanh thu cho ngành dệt may và lợi ích trực tiếp cho công nhân dệt may mà còn có tính chất lan tỏa, kích thích tiêu dùng một số ngành, hàng khác khi thị trường trong nước có sự sụt giảm. Như vậy các ngành xuất khẩu nói chung, dệt may nói riêng không chỉ góp phần cân đối ngoại tệ của nền kinh tế mà còn khiến thị trường trong nước năng động hơn khi tiêu dùng có dấu hiệu chững lại.

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN

Năm 2014 là năm đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh nghiệp nòng cốt của Ngành khi chuyển từ 100% vốn nhà nước sang mô hình hoạt động đa sở hữu. Là Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên hoàn thành CPH và IPO thành công, Vinatex hứa hẹn là doanh nghiệp sẽ có những bước phát triển mới trong những năm tiếp theo. Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi Sợi - Dệt - Nhuộm May và dưới tác động của Quyết định 51/2014/QĐ-TTg về yêu cầu thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp đại chúng sẽ là động lực cho Vinatex không ngừng cải tiến và kiện toàn bộ máy quản trị sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Với chiến lược phát triển rõ ràng và hợp với xu thế mới, Vinatex tiếp tục là đơn vị kết nối, định hướng các doanh nghiệp khác trong Ngành để DMVN tiếp tục phát triển bền vững.

Mặc dù vậy, những dự báo gần đây cho thấy thị trường chung trong nước và thế giới sẽ không có sự khởi sắc rõ nét trong năm 2015. Giá dầu mỏ liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây cho thấy sự bất ổn trong nền kinh tế thế giới, thậm chí sẽ còn khó lường hơn năm 2014. Điều này không gây quá nhiều khó khăn trong phát triển thị trường, nhưng sẽ làm suy giảm năng lực đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới cổ phần hóa. Cụ thể, lượng mua của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ suy giảm trong khi các cá nhân/tổ chức trong nước đủ sức để mua cổ phần của những doanh nghiệp có quy mô lớn không có nhiều. Thách thức này có thể khiến quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp chậm đi, song về cơ bản với sự quyết tâm và chuẩn bị kĩ lưỡng, các doanh

nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng vào quá trình cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp thành công.

Các doanh nghiệp dệt may, trên đà thắng lợi của năm 2014, vẫn đang tiếp tục kỳ vọng vào việc xuất khẩu thành công trong thời gian tới. Nhưng để có được sự thành công đó, cần điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước được ổn định. Cụ thể là Chính phủ duy

trì được ổn định trong tỷ giá, lãi suất và trong chế độ chính sách cho người lao động. Khi có sự thay đổi, bổ sung về mặt chính sách nên có lộ trình và thông báo sớm để doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị phù hợp. Nếu có được những điều kiện thuận lợi, năm 2015 sẽ tiếp tục là một năm phát triển vững vàng, tạo nền tảng quan trọng cho sự bứt phá của xuất khẩu DMVN trong những năm tiếp theo.

LÊ TIẾN TRƯỜNGTổng Giám đốc Vinatex

Page 7: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

1. Xuất khẩu dệt may năm 2014 của Việt Nam đạt 24,5 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013 và là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua. Trong

khi các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU đều đang thắt giảm chi tiêu thì nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các nước này vẫn tăng, cụ thể, Mỹ tăng 12,6%, EU tăng 16,9%, Nhật tăng 8,8%, Hàn quốc tăng 26,6%... Có được kết quả này bên cạnh các giải pháp đúng đắn của doanh nghiệp là những nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhằm tạo ra sức hút để các đơn đặt hàng từ các quốc gia khác chuyển dịch về Việt Nam.

2. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vững vị trí doanh nghiệp nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ USD, doanh thu hơn 50.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có kết quả sản xuất - kinh doanh nổi bật trong năm nay như Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng

Công ty May Nhà Bè-CTCP, Công ty CP-Tổng Công ty May Đồng Nai, Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP, Tổng Công ty May 10-CTCP, Tổng Công ty May Đức Giang-CTCP, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội, Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP, Công ty CP May Phương Đông, Công ty CP May Đáp Cầu, Công ty CP Dệt May Huế...

3. Tháng 9/2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần phát hành ra công chúng lần đầu (IPO). Buổi đấu giá có sự tham gia của 87 nhà đầu tư đăng ký đấu giá 110,5

triệu CP, tương ứng với hơn 90% lượng cổ phần chào bán (121.999.150 CP). Trong đó gồm 54 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 18 cá nhân nước ngoài, 3 tổ chức trong nước và 12 tổ chức nước ngoài. Trước đó, hai nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Vingroup - CTCP và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam cũng đã đăng ký mua lần lượt 50 triệu CP ứng với 10% vốn và 70 triệu CP tương đương 14% vốn. Sau thành công của IPO, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Đại hội Cổ đông vào ngày 8/1/2015 và đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cổ đông thông qua các nội dung về Điều lệ tổ chức và hoạt động Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo loại hình công ty cổ phần; kế hoạch SXKD trong 3 tới (2015-2017); bầu cử và công bố kết quả bầu cử Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của Tập đoàn; chọn công ty kiểm toán năm 2015.

4. Năm 2014 là năm đánh dấu sự chuyển giao thế hệ trong ban lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Sự chuyển giao thế hệ vào đúng thời điểm Tập đoàn chuyển đổi mô hình hoạt động, cũng là lúc có nhiều sắp xếp theo hướng ngày

càng minh bạch hơn và tiếp cận với trình độ quản lý quốc tế. Sau cổ phần hóa thành công, tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên, các cổ đông nhất trí bầu ra 7 Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam gồm:

1. ÔNG TRẦN QUANG NGHỊ2. ÔNG LÊ TIẾN TRƯỜNG3. ÔNG ĐẶNG VŨ HÙNG4. ÔNG PHẠM PHÚ CƯỜNG5. ÔNG LÊ ĐÌNH NGỌC6. ÔNG LÊ KHẮC HIỆP7. ÔNG DON DI LAM

Hội đồng quản trị đã họp và bầu ông Trần Quang Nghị làm Chủ tịch Tập đoàn và bổ nhiệm ông Lê Tiến Trường làm Tổng Giám đốc Tập đoàn với sự tín nhiệm tập trung.

5. Chuẩn bị cho chuỗi cung ứng dệt may (ODM), trong năm 2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhiều dự án đầu tư trọng điểm: Dự án Nhà máy Sợi Vinatex - Hồng Lĩnh đầu tư

mới 1,4 vạn cọc sợi, nâng quy mô nhà máy lên 2,8 vạn cọc, sản lượng tăng thêm 1200 tấn; Dự án Nhà máy sợi Phú Hưng tại Thừa Thiên Huế do Tập đoàn làm chủ đầu tư, quy mô 2,16 vạn cọc sợi, TMĐT 297,2 tỷ đồng, tháng 7/2014 đã đưa vào chạy thử và đạt hiệu quả tốt; Dự án đầu tư 15 máy dệt khăn và Dự án đầu tư Nhà máy Wash Tam Quan (Bình Định) của Tổng Công ty Phong phú; Dự án Nhà máy May Hương Trà - Thừa Thiên Huế quy mô 34 chuyền may, công suất 5,6 triệu sản phẩm quần âu, áo Jacket/năm, TMĐT 157,8 tỷ đồng; Dự án Nhà máy May theo hình thức ODM của Công ty TNHH MTV Dệt 8.3 với quy mô giai đoạn 1 là 7 chuyền may, công suất 1,5 triệu sp quần kaki/năm... Khánh thành giai đoạn 2 Nhà máy May Hà Quảng (Tổng Công ty May 10-CTCP) với công suất tăng lên 3 triệu sản phẩm/năm. Đặc biệt trong năm 2014, Tập đoàn bắt đầu triển khai các dự án thuộc lĩnh vực dệt nhuộm như: Dự án sản xuất vải Yarndyed phía Nam do Tập đoàn làm chủ đầu tư với quy mô 10 triệu mét/năm, TMĐT 403 tỷ đồng; Dự án đầu tư nâng cấp Nhà máy nhuộm Vinafa (TMĐT 182,8 tỷ đồng) và Dự án đầu tư phát triển Dệt Nhuộm tại miền Trung (Đà Nẵng, với TMĐT 455,5 tỷ đồng) của Công ty TNHH MTV Dệt 8/3; và nhiều các dự án khác của Công ty CP Dệt May Huế, TCT Việt Thắng, TCT Dệt May Nam Định...

Năm 2014 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng đối với Ngành và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng cao nhất trong 3 năm qua, tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt của Ngành trong nền kinh tế đất nước. Với nỗ lực của Chính phủ trong việc đàm phán các Hiệp định thương mại tự do hứa hẹn mang đến cho Ngành nhiều cơ hội để bứt phá trong thời gian tới, trở thành mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Là đơn vị nòng cốt của Ngành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã và đang chứng tỏ vai trò dẫn dắt, kết nối của mình với chiến lược định hướng sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm dệt may. Năm qua càng trở nên ý nghĩa hơn khi Vinatex là Tập đoàn nhà nước đầu tiên hoàn thành cổ phần hóa, IPO thành công và tiếp tục hoạt động năng động và chuyên nghiệp hơn.

Trong số Tạp chí Xuân 2015, BBT Tạp chí VTGF lựa chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu đã tạo nên dấu ấn của Ngành và Tập đoàn trong năm 2014. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

12 13

2015Ất MùiChào xuân

Page 8: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

6. Năm 2014 là năm đánh dấu sự trưởng thành không ngừng và khẳng định vai trò đi đầu của nhiều đơn vị giàu truyền thống của Tập đoàn: Tổng Công

ty Phong Phú kỉ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân kỷ niệm 55 năm thành lập, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất; Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội (Hanosimex) kỉ niệm 30 năm thành lập, Công ty con của Hanosimex là Hoàng Thị Loan cũng kỷ niệm 10 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Viện Dệt May kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, Trường Cao đẳng Nghề Long Biên (thuộc Tổng Công ty May 10) kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba… Đây là những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi, vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế và ngành Dệt May Việt Nam.

7. Tập đoàn đã thành lập Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu về cán bộ mới, cán bộ thay thế và cán bộ nguồn. Trung tâm với chương trình giảng dạy được thiết kế riêng cho doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và may nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá

trình nâng cao chất lượng nhân lực. Trung tâm có nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý nguồn nhân lực của Tập đoàn khảo sát nhu cầu cán bộ quản lý và kỹ thuật tại các doanh nghiệp dệt may, đánh giá kỹ năng chuyên môn của cán bộ quản lý các doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo từng thời kỳ. Ngoài ra,Trung tâm tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam về các lĩnh vực hoạt động đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật, công nghệ cho cán bộ quản trị và cán bộ kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp ngành dệt may. Nếu hệ thống 3 trường của Tập đoàn tập trung vào đào tạo số lượng lớn với đối tượng là học sinh, sinh viên phục vụ cho kế hoạch dài hơi của Ngành thì Trung tâm đào tạo sẽ tập trung vào đối tượng là cán bộ quản lý chung toàn nhà máy với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và trung hạn.

10. Tăng năng suất, nâng cao lợi nhuận, chung tay ủng hộ đồng bào biển đảo quê hương là một trong những phong trào thi đua yêu nước có ý nghĩa thiết thực và thu hút được đông đảo CBCNVC của Tập đoàn tham gia. Trong diễn biến phức tạp tại biển Đông tháng 5/2014, doanh nghiệp trong Tập đoàn vẫn ổn định sản xuất, đồng thời phát động phong trào “thi đua yêu nước” để đồng hành và ủng hộ lực lượng chấp pháp, ngư dân Việt Nam yên tâm bám biển. Số tiền hơn 5 tỷ

ủng hộ chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương” không chỉ là món quà ý nghĩa mà còn là hình ảnh đẹp về doanh nghiệp dệt may đã biến hành động thiết thực thành lòng yêu nước chân chính. Với tinh thần làm việc hăng say và lòng yêu nước nồng nàn của trên 120 ngàn người lao động, doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn sẽ tiếp tục đồng hành và là hậu phương vững chắc cho đồng bào nơi biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

9. Với mục đích phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ yêu thích thiết kế thời trang, yêu ngành, yêu nghề, đặc biệt góp phần bổ sung nhân lực vào đội ngũ thiết kế phục vụ cho chuỗi cung ứng dệt may của Tập đoàn, trong năm 2014, Đoàn TNCS HCM

Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội thi “Nhà thiết kế trẻ Vinatex”.Với chủ đề “Tuổi trẻ Vinatex - Thăng hoa và sáng tạo”. Cuộc thi đã thu hút gần 80 đoàn viên thanh niên tham gia. Các bộ sưu tập được đánh giá là có chất lượng tốt, khả năng ứng dụng cao, đặc biệt đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện sự nghiêm túc và tính cầu thị của các thí sinh. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên Tập đoàn cũng tổ chức nhiều chương trình hoạt động thiết thực như phần việc thanh niên, tham gia vào công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động đột phá vào phương thức sản xuất mới ODM và OBM đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may xuất khẩu.

8. Nhiều doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đạt được giải thưởng cao trong Chương trình bầu chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may lần thứ VIII” được tổ chức vào tháng 3/2014. Đặc biệt, Tổng Công ty CP May Việt Tiến tiếp tục là doanh nghiệp tiêu biểu nhất

ngành May, trong khi vị trí này của ngành Dệt thuộc về Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn). Đây là những hình ảnh đẹp về doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước hoạt động kinh doanh sản xuất năng động, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng với những doanh nghiệp khác. Năm 2014 cũng đánh dấu sự lớn mạnh của nhiều thương hiệu của doanh nghiệp thuộc Vinatex, có 5 do-anh nghiệp được vinh danh “Thương hiệu quốc gia 2014” là Tổng Công

ty May Nhà Bè-CTCP (với các thương hiệu Nhà Bè, Mattana, Novelty), Tổng Công ty CP Phong Phú (thương hiệu Phong Phú), Tổng Công ty CP May Việt Tiến (thương hiệu Viettien), Tổng Công ty May 10-CTCP (thương hiệu May 10) và Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (thương hiệu Hòa Thọ, Merriman). Đây là kết quả của sự nỗ lực và giải pháp đúng đắn của các doanh nghiệp dệt may trong công tác phát triển thị trường nội địa, thời trang hóa ngành dệt may Việt Nam.

Chào xuân2015Ất Mùi

14 15

Page 9: Ất Mùi 2015

16 17

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

TỔNG CÔNG TY CP PHONG PHÚ: TIẾP TỤC VƯƠN ĐẾN

NHỮNG TẦM CAO

TRẢI QUA GẦN NỬA THẾ KỶ KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN, ĐẾN NAY PHONG PHÚ LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU CỦA DỆT MAY VIỆT NAM, GỒM 6 NHÀ MÁY THÀNH VIÊN, 5 CHI NHÁNH, 5 CÔNG TY CON, 11 CÔNG TY LIÊN KẾT, VỚI TỔNG TÀI SẢN ĐẠT 4.800 TỈ ĐỒNG, NĂM 2014 DOANH THU ƯỚC ĐẠT TRÊN 7.300 TỈ ĐỒNG, LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN ĐẠT 312 TỈ ĐỒNG, NỘP NGÂN SÁCH HÀNG NĂM TRÊN 200 TỈ ĐỒNG/NĂM, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN LÀ 15% TRÊN NĂM. SẢN PHẨM KHĂN BÔNG CAO CẤP, VẢI JEAN VÀ CHỈ CHO NGÀNH MAY LÀ NHỮNG SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ UY TÍN CỦA PHONG PHÚ Ở THỊ TRƯỜNG

NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU. TRONG ĐỢT VINH DANH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA 2014, PHONG PHÚ LÀ MỘT TRONG SỐ ÍT DOANH NGHIỆP 4 LẦN LIÊN TIẾP ĐẠT DANH HIỆU DANH HIỆU NÀY.

Với đội ngũ gần 10.000 CB.CNV nhiều kinh nghiệm, tâm huyết, gắn bó, cùng mạng lưới hơn 150 khách hàng, đối tác trong và ngoài nước gắn bó lâu năm. Phong Phú đã xây dựng cho mình hệ thống quản trị khoa học, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, tổ chức đoàn thể vững mạnh, tôn trọng và chăm sóc người lao động, luôn luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Thành quả có được hôm nay đã không phụ lòng các thế hệ lãnh đạo và công nhân viên Phong Phú bằng những minh chứng cụ thể:

Sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao, thân thiện môi trường, làm cho cuộc sống thêm phong phú đó là trách nhiệm phụng sự xã hội. Tổng Công ty và nhiều cá nhân của nhiều thế hệ được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều Huy chương và Huân chương cao quý, là đơn vị Anh hùng trong sản xuất kinh doanh góp phần vào việc phát triển nước nhà.

Với công nghệ hiện đại luôn được chú trọng đầu tư đổi mới và một bề dày kinh nghiệm được đúc kết 50 năm qua, Phong Phú tự hào mang đến cho thị trường những sản phẩm dệt may chất lượng cao với mẫu mã đa dạng và dịch vụ tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong lĩnh vực sợi, Phong Phú vừa là đối tác, vừa là nhà cung cấp sợi chỉ may cho tập đoàn hàng đầu thế giới - Tập đoàn Coats. Với thị trường nội địa, sản phẩm sợi Phong Phú đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm vải thông qua sợi bọc thun, multi count, multi twist, slub yarn...

Sản phẩm gia dụng của Phong Phú, đặc biệt là khăn bông và áo choàng tắm đã đi khắp bốn phương từ siêu thị Nhật Bản đến siêu thị châu Âu và Mỹ với chất lượng cao,

PHẠM XUÂN TRÌNHTổng Giám đốc

mẫu mã đẹp, nguyên liệu đặc biệt như bamboo, tơ tằm, đậu nành, xơ cotton, soybean, nontwist… Với nội địa, thương hiệu Mollis làm hài lòng những người khó tính nhất, không chỉ mang lại giá trị sử dụng mà còn là sản phẩm thời trang nơi bãi biển, bể bơi, sân bóng. Áo choàng tắm được hoa hậu các nước lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới tổ chức tại Việt Nam năm 2008.

Sản phẩm vải jean, dệt kim của Phong Phú với những đặc tính vượt trội về màu sắc, kiểu dệt đa dạng, thân thiện môi trường, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao. Vải Phong Phú làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ, tạo diện mạo mới trong chất liệu, thiết kế mang đến cho khách hàng sự tự tin, sang trọng.

Sản phẩm thời trang Phong Phú với những thiết kế năng động, sáng tạo và không ngừng đổi mới, bắt kịp các xu hướng thời trang trên thế giới, phù hợp để dạo phố, thể thao, công sở… Phong Phú luôn tận dụng những yếu tố khác biệt và chú trọng chất lượng cũng như tính năng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Những sản phẩm đa dạng trên như một minh chứng sống động của mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, là kết quả những kết tinh và sáng tạo của bao thế hệ ngày đêm lao động, với những buồn vui, thăng trầm mà Phong Phú mang đến cho đời.

Phong Phú triển khai mạnh mẽ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thông qua các dự án bất động sản và đầu tư tài chính. Các sản phẩm bất động sản của Phong Phú hướng đến giải quyết nhà ở cho CB.CNV Phong Phú, ngành Dệt May Việt Nam và vấn đề nhà ở xã hội. Đồng thời, Phong Phú đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt nhuộm với hệ thống xử lý nước thải hoàn tất, giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đón đầu TPP.

Có được những thành tựu phát triển ấn tượng, năm sau cao hơn năm trước, Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc đã xác định được chiến lược phát triển đúng đắn. Chiến lược đó xuất phát từ tầm nhìn dài hạn, tư duy đổi mới và hành động kiên trì. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trưởng tốt, quyền lợi cho cổ đông được đảm bảo, đời sống cho người lao động không ngừng được cải thiện. Ban Lãnh đạo

Tổng Công ty đã xây dựng được các chiến lược tái cấu trúc, chiến lược định vị và giải bài toán về năng lực. Đó là việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất, chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống chất lượng toàn diện, đặc biệt là chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng quản lý. Chú trọng đầu tư công tác R&D và đổi mới dây chuyền công nghệ, áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO và liên tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Phong Phú luôn đảm bảo tốt điều kiện làm việc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần và tăng thu nhập cho người lao động. Thông qua các chương trình hoạt động như liên hoan mừng Xuân, tương thân tương ái, hội thao truyền thống, khám sức khỏe định kỳ… giúp CBCNV có thêm nguồn sinh khí mới, yên tâm công tác và đóng góp cho Tổng Công ty. Đồng thời, Phong Phú xem việc đóng góp chăm lo cho cộng đồng xã hội là vinh dự và một phần trách nhiệm của doanh nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ, tài trợ, trao học bổng, xây nhà tình nghĩa…

Để có được những kết quả và thành tích ấn tượng đó, toàn thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên Tổng Công ty đã ngày đêm nỗ lực không ngừng, sôi nổi thi đua lao động sáng tạo, âm thầm vun đắp nên những giá trị văn hóa, trí tuệ Phong Phú hướng tới sự phát triển bền vững.

Một niềm tin thắng lợi và tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, Phong Phú lớn mạnh gấp ba, gấp năm lần hiện tại, tin rằng trong vài thập niên tới Phong Phú có thể sánh vai với các tên tuổi khác trong làng dệt may thế giới.

Page 10: Ất Mùi 2015

18 19

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

giai đoạn 1 trong năm 2014 và đã đưa chuyền Veston 5 đi vào hoạt động từ tháng 5/2014. Giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong năm 2015. Dự án mở rộng Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà với tổng số vốn đầu tư 50 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 11/2014. Đầu tư thiết bị theo chiều sâu cho 02 ngành Sợi và May với tổng kinh phí năm 2011 là 26 tỷ đồng, năm 2012 là 16 tỷ đồng, năm 2013 là 17 tỷ đồng, năm 2014 là 23 tỷ đồng.

Tổng Công ty đã vận dụng nhiều hình thức đào tạo như: Cử Cán bộ tham gia tất cả các khóa học do Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức: Lớp thạc sĩ QTKD thực hành, Lớp cán bộ nguồn, Kết hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội đào tạo học viên có trình độ Cao đẳng May Thời trang, thường xuyên mời các giảng viên có uy tín đào tạo về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị, tuyển dụng Kỹ sư Công nghệ May để tiếp tục đào tạo thực hành và quản lý sản xuất. Sau khi được đào tạo hầu hết CBCNV Hòa Thọ đã phát huy tốt kiến thức mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho đơn vị.

Trong công tác cải tiến sản xuất, các năm qua Tổng công ty tiếp tục thực hiện công tác cải tiến hợp lý hóa sản xuất trong các đơn vị nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Từ tháng 11 năm 2013, Tổng Công ty tổ chức triển khai LEAN trong các đơn vị thành viên và các Công ty con. Kết quả đạt được như sau: năng suất tăng 10-15% sau 3 tháng triển khai Lean, chất lượng hàng tái chế giảm. Môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.

Hiện nay Tổng Công ty đang triển khai đồng bộ và duy trì Lean cho tất cả các Nhà máy của cả hai ngành May và Sợi, triển khai Lean giai đoạn 2 tại Nhà máy May I và Veston. Tiếp tục đẩy mạnh việc tăng năng suất cả

hai ngành sợi và may nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp và làm tiền đề cho kế hoạch năm 2015.

NHỮNG KINH NGHIỆM QUÝ Từ một Doanh nghiệp khó khăn

ở những năm 90, Hòa Thọ đã nỗ lực thay đổi để phát triển, đến nay có mức doanh thu năm 2014 ước đạt 2.550 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, lao động ổn định với số lượng hơn 8.300 người, cổ tức dự kiến 20% trên vốn điều lệ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 30%. Có được sự phát triển nhanh và ổn định như vậy, là do Hòa Thọ đã có những bước đi theo chiến lược đúng đắn. Đó có thể coi là tài sản kinh nghiệm quý giá mà Tổng Công ty tích luỹ được trong giai đoạn vừa qua:

Một là: Xây dựng chiến lược phát triển Hòa Thọ giai đoạn 2011-2020, chiến lược này đã được Tập đoàn Dệt May Việt Nam thông qua và Hòa Thọ thực hiện nghiêm túc.

Hai là: Thực hiện công khai minh bạch về tài chính để các cổ đông và người lao động giám sát chặt chẽ tình hình tài chính Doanh nghiệp.

Ba là: Tăng cường công tác đầu tư nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong công tác đầu tư Hòa Thọ luôn thực hiện đồng bộ và hiện đại. Tổng số vốn đầu tư trong 5 năm qua là hơn 610 tỷ đồng.Xác định khoa học kỹ thuật là then chốt, không ngừng cải tiến hợp lý hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm như tổ chức triển khai LEAN trong các Nhà máy May và Sợi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất ngành sợi...

Bốn là: Đẩy mạnh công tác thị trường, coi thị trường quyết định quy mô sản xuất trong đó lấy xuất khẩu và xây dựng thương hiệu là cơ sở phát

triển. Nghiên cứu kỹ các Hiệp định thương mại và các chính sách có liên quan để tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.

Năm là: Xây dựng hệ thống quản trị Doanh nghiệp gồm các quy trình quy phạm và tổ chức thực hiện nghiêm túc nhằm quản trị tốt doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu Hòa Thọ, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm Hòa Thọ đến người tiêu dùng trong nước.

Sáu là: Thường xuyên hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn về đơn hàng, thiết bị để cùng nhau phát triển.

Với những kinh nghiệm quý giá, cùng đà phát triển mạnh, Hoà Thọ sẽ tiếp tục kiên định con đường chiến lược đã đề ra và liên tục đổi mới, cải tiến không ngừng, để sánh bước cùng các DN mạnh trong Ngành, tăng cường xuất khẩu, song song việc phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu sản phẩm may mặc của người tiêu dùng trong nước.

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA HOÀ THỌ

ĐỂ CÓ THỂ LIÊN TỤC TĂNG TRƯỞNG KHÁ THEO TỪNG NĂM, TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HOÀ THỌ ĐÃ SỚM XÂY DỰNG MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BÀI BẢN, VỚI MUC TIÊU TRONG TƯƠNG LAI SẼ TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP ĐA SỞ HỮU, ĐA NGÀNH NGHỀ, LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.

Với chiến lược dài hơi đó, Hoà Thọ đã đặt ra lộ trình hợp lý để luôn bám sát mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn 2010-2015, Hoà Thọ chủ trương phấn đấu các chỉ tiêu tăng hàng năm từ 15-20%. Tăng cường công tác đầu tư vào khâu may, từng bước đầu tư vào khâu sợi và dệt một cách thận trọng để nắm bắt các cơ hội và xu hướng

phát triển mới của DMVN. Bên cạnh đó, Dệt May Hoà Thọ cũng không ngừng cải tiến sản xuất và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

LIÊN TỤC TĂNG TRƯỞNGNăm 2014 là năm thứ tư thực hiện chiến lược phát triển Tổng Công ty

giai đoạn 2011-2020, đánh dấu bước phát triển mới của Doanh nghiệp với hầu hết các chỉ tiêu thực hiện năm 2011, 2012, 2013 và 2014 đều tăng trưởng khá.

Kết quả cụ thể như sau:Doanh thu năm 2010 là 1.298 tỷ đồng, năm 2015 kế hoạch là 2.850

tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm; Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 67 triệu USD, năm 2015 kế hoạch là 132 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt

14,5%/năm; Lợi nhuận năm 2010 là 34,91 tỷ đồng, năm 2015 kế hoạch là 80 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 18%/năm; Nộp ngân sách năm 2010 là 32 tỷ đồng, năm 2015 kế hoạch là 92 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 23%/năm. Thu nhập bình quân người lao động năm 2010 là 2,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch sẽ đạt mức thu nhập 5,93 triệu đồng/tháng, tốc độ tăng trưởng là 17,9%/năm; Từ năm 2010 - đến nay, Tổng Công ty duy trì mức cổ tức 20 %/năm và dự kiến đến 2015 chía cổ tức đến 25%.

Hoà Thọ là đơn vị rất chuẩn xác trong lộ trình đầu tư. Một trong những dự án đầu tư trọng điểm là Nhà máy Veston Hòa Thọ đã đi vào hoạt động, cho ra sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu vào đầu tháng 9 năm 2011. Hiện nay Nhà máy có 4 chuyền may với công suất thiết kế 800.000 bộ/năm, tổng số vốn đầu tư hơn 140 tỉ đồng.

Dự án bổ sung 01 vạn cọc sợi tại Nhà máy Sợi II đã đi vào hoạt động trong tháng 5 năm 2012 với công suất thiết kế là 2.000 tấn sợi Ne30, tổng số vốn đầu tư của dự án là 68 tỉ đồng. Dự án đầu tư mở rộng Công ty May Hòa Thọ - Điện Bàn với quy mô 10 chuyền may, tổng mức đầu tư 33 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2012. Dự án đầu tư Nhà máy May quần tây được thực hiện tại Công ty CP may Hòa Thọ - Phú Ninh (trong đó Hòa Thọ góp 20% vốn điều lệ) với tổng số vốn đầu tư 37 tỷ đồng, công suất 2 triệu SP/năm, đã đi vào hoạt động từ tháng 01/2013. Dự án đầu tư Nhà máy May Veston 2 với tổng số vốn đầu tư 207 tỷ, được triển khai

TRẦN VĂN PHỔ Chủ tịch HĐQT

Page 11: Ất Mùi 2015

20 21

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

MAY VIỆT TIẾN- SẢI CÁNH BAY XA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (VTEC) LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM, LIÊN TỤC TĂNG TRƯỞNG CẢ VỀ QUY MÔ NHÀ XƯỞNG VÀ LAO ĐỘNG. HIỆN NAY TỔNG CÔNG TY ĐANG TẠO VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP ỔN ĐỊNH CHO TRÊN 27.000 LAO ĐỘNG. VTEC CŨNG ĐANG HƯỚNG TỚI TẬP ĐOÀN KINH DOANH ĐA NGÀNH, ĐA SỞ HỮU. TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT TIẾN CÓ THỂ THẤY SỰ THÀNH CÔNG CỦA VTEC LÀ SỰ ĐÚC KẾT TỪ 3 YẾU TỐ: “TÂM, TẦM VÀ THƯƠNG HIỆU”.

BÙI VĂN TIẾN - Tổng Giám đốc

KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO UY TÍN THƯƠNG HIỆU

Quá trình phát triển doanh nghiệp Tổng Công ty May Việt Tiến gắn kết chặt chẽ với quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện tại, Việt Tiến đang có 6 thương hiệu nổi trội được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Với ưu thế về kinh nghiệm thiết kế, sản xuất các sản phẩm thời trang và vị thế dẫn đầu ngành hàng trang phục công sở, Việt Tiến đã kết hợp và khai thác thế mạnh về năng lực thiết kế và bí quyết gia công các sản phẩm cao cấp quốc tế cùng với trình độ công nghệ hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và khu vực để định hướng phát triển thương hiệu phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.

Thương hiệu Việt Tiến đã trở thành sự chuẩn mực của thời trang công sở nam, mang phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉn chu với các sản phẩm như áo sơ-mi, quần tây, quần ka-ki, veston, cravat… được sử dụng ở những môi trường giao tiếp lịch sự như các hội nghị, hội thảo, văn phòng làm việc, tại các cơ quan công sở, gặp gỡ đàm phán với đối tác khách hàng. Bên cạnh những bộ trang phục công sở truyền thống, thương hiệu Việt Tiến còn mang đến những sản phẩm mới trẻ trung, phù hợp phong cách thời trang công sở hiện đại nhưng vẫn giữ được nét lịch lãm, trang nhã. Đối tượng sử dụng chính là nam giới độ tuổi từ 25 đến 55. Hiện tại Việt Tiến là thương hiệu dẫn đầu của ngành hàng thời trang công sở nam. Thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual là thương hiệu thời trang dành cho nam giới sử dụng trong môi trường thư giãn: Làm việc, dạo phố, mua sắm, du lịch… Đây là thương hiệu bổ sung, phong cách tiện dụng, thoải mái của Viettien với dòng sản phẩm sơ-mi, quần ka-ki, quần

Jeans, áo thun, quần thể thao, quần short, jacket, áo len… Viettien Smart Casual là thương hiệu tiên phong trong xu hướng trang phục công sở thoải mái cho nam giới.

Hướng tới phục vụ những đối tượng tiêu dùng sành điệu hơn, Việt Tiến còn đưa đến khách hàng thương hiệu San Sciaro. Đây là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Ý, đẳng cấp quốc tế, dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt sành điệu. Dòng sản phẩm này bao gồm áo sơ-mi, quần Âu, veston, quần ka-ki, áo thun, cravat và phụ trang các loại… góp phần vào sự thành công và kết nối sức mạnh cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Thương hiệu Manhattan là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ, đẳng cấp quốc tế dành cho đối tượng doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt, sành điệu với dòng sản phẩm sơ-mi, quần Âu, Veston… Thương hiệu này được Việt Tiến mua bản quyền của Tập đoàn Perry

Ellis International - Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Ngoài trang phục dành cho phái mạnh, thương hiệu T-up của Việt Tiến là thương hiệu thời trang nữ phong cách lịch sự, hiện đại và tinh tế dành cho phái đẹp. Đối tượng sử dụng là nữ giới độ tuổi từ 24 đến 40, sử dụng đa dạng cho môi trường công sở, dạo phố, mua sắm, dạ hội… với dòng sản phẩm đầm, váy, veston, quần áo thời trang các loại.

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” góp phần mở rộng thị trường trong nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may thông qua đáp ứng yêu cầu đa dạng của tầng lớp tiêu dùng bình dân, Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã giới thiệu với đông đảo khách hàng ở mọi miền đất nước thương hiệu mới Việt Long là Thương hiệu thời trang nam dành cho thị trường bình dân với môi trường sử

dụng là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động thành thị và nông thôn. Dòng sản phẩm cho các đối tượng khách hàng này là các loại sơ-mi, quần âu, quần ka-ki, quần jeans, áo thun… Hiện nay Việt Long trở thành “hàng hiệu”, đi tiên phong trong phân khúc thị trường bình dân. Gần đây sản phẩm Chăn-Drap-Gối cao cấp mang thương hiệu Camellia, được tạo nên từ những nguyên liệu cao cấp 100% cotton và lông vũ, màu sắc phong phú, mẫu mã đa dạng, với những đường nét thiết kế đặc sắc kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại sẽ mang đến cho người tiêu dùng một không gian sống lãng mạn, sinh động, sang trọng, dịu mát trong mùa hè, ấm áp về mùa đông, cùng sự quyến rũ đầy quyền lực của thương hiệu đẳng cấp quốc tế “Cho cảm xúc thăng hoa”.

Bằng những nỗ lực đầu tư chiều sâu phát triển thương hiệu, thương hiệu Việt Tiến ngày càng được khẳng định, uy tín ngày càng lan toả trong nhiều giới tiêu dùng trong và ngoài nước, đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để DN ngày càng củng cố và mở rộng thị trường, thị phần. Tại thời điểm này, tại thị trường nội địa Việt Tiến đã có trên 1.350 cửa hàng, đại lý phân bổ rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Với thị trường xuất khẩu Việt Tiến đang giao dịch với hơn 100 khách hàng thuộc nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a… Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, trong đó Nhật Bản chiếm 32%, EU 24%, Mỹ 20%, ASEAN và các nước khách là 24%. Không dừng lại và bằng lòng với kết quả xuất khẩu đạt được, Việt Tiến đang thực hiện chiến lược

Page 12: Ất Mùi 2015

22 23

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, trước mắt là tăng cường sự có mặt ở thị trường ASEAN và các nước châu Á. Tháng 10-2009 đã mở tổng đại lý tại Vương quốc Cam-pu-chia, đến tháng 4-2010 tiếp tục mở tổng đại lý tại Lào và tiếp theo là các nước Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan và Trung Quốc…

HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, nền kinh tế Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn, song ngay từ đầu các năm ban Lãnh đạo Việt Tiến đã dự báo được tình hình nên đã quyết tâm, đề ra nhiều giải pháp, tận dụng mọi cơ hội để phát triển, từng thành viên của HĐQT đã phát huy cao vai trò trách nhiệm được phân công, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

HĐQT đã chỉ đạo Cơ quan điều hành thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy quản lý phù hợp và năng động hơn nên bộ máy tổ chức hoạt động của Tổng Công ty đã hoạt động ổn định, hiệu quả; đã loại bỏ được những khâu trung gian, tiết giảm được chi phí trong quản lý; từng bước phát huy sức mạnh tổng thể, năng lực của cán bộ chủ chốt đã được nâng lên, hoạt động

sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty có hiệu quả cao. Các nhiệm vụ khác đều bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu. Điểm nổi bật là NSLĐ tăng cao, thu nhập của người lao động cao hơn so với các đơn vị trong Ngành.

Chiến lược đầu tư trong thời gian từ 2013-2017 của Việt Tiến với trọng tâm là dự án Cụm Công nghiệp may mặc Tân Thành Tiến tại tỉnh Bến Tre có quy mô khoảng 20.000 lao động làm sơ sở để tiếp tục phát triển mở rộng Tổng Công ty trong tương lai. Tiếp tục đầu tư chiều sâu bằng những máy móc thiết bị chuyên dùng. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, cung cấp cho các đơn vị thành viên trong hệ thống. Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác thị trường đáp ứng được yêu cầu, am hiểu pháp luật và các điều khoản của các hiệp định Thương mại để tận dụng tối đa những lợi ích được mang lại của các hiệp định TPP, FTA và các hiệp định thương mại khác. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ, công tác quản trị tổ chức sản xuất đáp ứng được nhu cầu của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trong việc chuyển đổi từ phương thức sản xuất gia công sang

sản xuất hàng FOB, ODM, OBM.

Đối với thị trường nội địa, Tổng Công ty xây dựng chiến lược phát triển xuyên suốt, nâng cao vai trò của dòng sản phẩm cốt lõi của Việt Tiến, xây dựng kế hoạch xuất khẩu thương hiệu của Tổng Công ty ra thị trường thế giới. Bên cạnh các thương hiệu đã có, sẽ mở rộng phát triển dòng sản phẩm hàng trẻ em và hàng nữ.Tổng Công ty cũng đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm thiết kế thời trang với tổng diện tích trên 18.000m2, trong đó diện tích thiết kế may mẫu là 3.000m2 kho là 5.400m2 tại huyện Hóc Môn, TP. HCM. Trung tâm thiết kế thời trang được đầu tư quy mô đồng bộ, phục vụ chuyên cho công tác thiết kế và may mẫu các đơn hàng thời trang nhanh.

Trong thời gian tới, Việt Tiến tiếp tục duy trì ổn định, kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Xác định mục tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm trong nhiệm kỳ 2013-2017 của Tổng Công ty hàng năm từ 10% đến 15%, phấn đấu đến năm 2018 tổng doanh thu của Việt Tiến sẽ đạt khoảng 13.000 tỷ đồng (tăng trưởng 02 lần so với năm 2012). Xây dựng phương án, lộ trình đến năm 2018 Việt Tiến thành Tập đoàn, hoạt động đa sở hữu, đa ngành nghề, trong đó sản xuất hàng FOB xuất khẩu và nội địa là chủ yếu. Xây dựng chiến lược kiện toàn, sắp xếp lại mô hình tổ chức của Tổng Công ty, mục tiêu là đưa các hoạt động của Tổng Công ty năng động, sáng tạo, hiệu quả, có thương hiệu mạnh, từng bước xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu của Việt Tiến ra thị trường trong khu vực và quốc tế.

Page 13: Ất Mùi 2015

24 25

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

NBC:KIÊN TRÌ CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO

ĐẾN NAY, CÓ THỂ TỰ HÀO KHẲNG ĐỊNH RẰNG, THÀNH CÔNG LỚN NHẤT CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ - CTCP (NBC) LÀ TẠO ĐƯỢC UY TÍN VỚI KHÁCH HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, ĐỒNG THỜI XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT ĐỘI NGŨ VỮNG MẠNH, ĐOÀN KẾT HƯỚNG ĐẾN NHỮNG MỤC TIÊU CAO HƠN. VỚI NBC, VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÒN GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN HÀNG FOB, ODM VÀ TRONG TƯƠNG LAI LUÔN CÓ THÊM NHIỀU BƯỚC ĐỘT PHÁ HƠN NỮA.

NHỮNG THÀNH QUẢ TỐT ĐẸP

Trong dịp trao giải thưởng của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam cho 53 doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành dệt may (giai đoạn 2010 - 2013), Tổng Công ty May Nhà Bè-CTCP vinh dự xếp thứ 2 trong Top 10 “Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Dệt May Việt Nam”. Đây là phần thưởng dành cho gần 20.000 CBCNV của Tổng Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn

PHẠM PHÚ CƯỜNGTổng Giám đốc

đấu, thi đua lao động sản xuất trong bối cảnh kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp. Cũng trong năm 2013, NBC đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình: LEAN, ERP, LOGISTICS, Tiết kiệm năng lượng, v.v… đồng thời cải tiến nhiều ở các đơn vị từ văn phòng cho đến xí nghiệp; việc sản xuất theo phương thức FOB, ODM cũng được phát triển tốt…

Thị trường trong nước của

NBC ngày càng mở rộng với hơn 400 cửa hàng, đại lý của 03 thương hiệu thời trang Decelso; Mattana; Novelty. Những thương hiệu này luôn được khách hàng tin dùng và đánh giá cao. Thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty những năm qua vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân 20% và tập trung ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đến nay, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Đánh giá những thành quả tốt đẹp mà NBC đã đạt được trong những năm gần đây, Thứ trưởng Bộ

PHẠM PHÚ CƯỜNG - Tổng Giám đốc

Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã nhận định, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp nhiều khó khăn, ngành Dệt May Việt Nam cũng nằm trong vòng quay chung của nền kinh tế với những khó khăn rất đặc thù, nhưng NBC đã luôn đổi mới, sáng tạo để có bước tiến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất kinh doanh, thương hiệu, nguồn nhân lực, phát triển sản xuất tại các địa phương trong nước. Thứ trưởng cũng tin rằng trong những năm tiếp theo NBC sẽ phát triển vượt trội hơn nữa, xứng đáng là lá cờ đầu của ngành Dệt May Việt Nam.

ĐẦU TƯ VÀO GIẢI PHÁP CUNG CẤP TRỌN GÓI DỊCH VỤ MAY MẶC

Là một trong những thương hiệu mạnh của ngành dệt may, đồng nghĩa với việc NBC phải chịu áp lực phát triển thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong các cổ đông. Do đó, đội ngũ lãnh đạo Tổng Công ty xác định, chỉ có không ngừng sáng tạo và đổi mới thì NBC mới phát triển bền vững. Bằng sự nhạy bén và tầm nhìn dài hạn, đầu năm 2014, NBC đã chính thức khai trương Trung tâm

ODM do chuyên gia thiết kế thời trang Paul B.Vicker (người Anh) quản lý điều hành. Trung tâm có 25 nhà thiết kế thời trang có kinh nghiệm của Việt Nam và nước ngoài cùng cộng tác nhằm kết hợp tư duy trí tuệ năng động, sáng tạo của nền văn hóa phương Tây và sự tinh tế, khéo léo của văn hóa phương Đông trong những thiết kế thời trang phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

Sự ra đời của Trung tâm sẽ giúp NBC nâng cao vị thế trên thị trường may mặc toàn cầu, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các xu hướng thời trang trên thế giới ngay từ chất liệu vải. Từ đó cung cấp trọn gói dịch vụ may mặc từ nguyên liệu đầu vào đến thiết kế ra sản phẩm xuất khẩu sản phẩm sang thị trường UK (gồm Anh, Scotland, Wales, Bắc Ireland), sau đó sẽ mở rộng dần thị trường.

Trước đó, trong năm 2013, NBC đã thành lập thêm phòng FOB 2 chuyên khai thác thị trường EU. Với định hướng này, cộng với những thành công trong năm 2013, NBC đã được các cổ đông tin tưởng ủng hộ cho những kế hoạch và giải pháp thực hiện kế hoạch của năm 2014 với số tín nhiệm rất cao. Năm 2013, NBC đã chia lãi cổ tức 25%, NBC sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp về quản trị doanh nghiệp và tăng năng lực xuất khẩu nhằm đem lại giá trị gia tăng, từ đó không ngừng cải thiện thu nhập cho người lao động và nâng dần mức chia cổ tức, phấn đấu đến 2020 mức chia cổ tức là 28-30%.

Page 14: Ất Mùi 2015

26

Chào xuânẤt Mùi 2015

VƯƠN LÊN BẰNG NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Với bề dày kinh nghiệm qua bốn thập kỷ làm nghề dệt may, hơn ai hết, đội ngũ những CBCNV NBC hiểu rằng, cốt lõi của sự phát triển bền vững chính là năng suất, chất lượng. Do đó, bên cạnh việc liên tục sáng tạo, đổi mới thì việc tăng năng suất, chất lượng vẫn được NBC chú trọng đặc biệt.

Nhờ đó mà NBC liên tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao, bình quân 20%/năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn. Gần 20.000 CBCNV trong Tổng Công ty luôn đoàn kết, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Năm 2013, NBC bắt đầu áp dụng LEAN (hệ thống quản lý tinh gọn) tại Khu 3A may veston. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi áp dụng LEAN, năng suất của Khu đã tăng 30%, điều mà trước đây dù áp dụng nhiều biện pháp cũng không đạt được.

Tiếp nối chương trình nâng cao năng suất cho người lao động, NBC đã tổ chức “Hội thi thanh niên thợ giỏi 2014” nhằm thúc đẩy phong trào thi đua rèn luyện tay nghề, tiếp thu kịp thời công nghệ thiết bị mới, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề lớn mạnh

cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng là sân chơi bổ ích cho người thợ và là cơ hội cho công nhân lao động khẳng định tay nghề trong quá trình tự rèn luyện vươn lên làm chủ kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Dệt May.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhưng công tác đảm bảo việc làm, chăm lo cho người lao động luôn được NBC quan tâm, chú trọng. Các hoạt động thi nấu ăn, cắm hoa dành cho lao động nữ, đá bóng mini cho đoàn viên thanh niên, ngày hội gia đình NBC được tổ chức đều hàng năm, tạo không khí đầm ấm thân thiết như trong một đại gia đình. Không chỉ vậy, là một doanh nghiệp lớn, NBC còn chăm chút cho thương hiệu của mình thông qua các hoạt động “Vì cộng đồng”. Ngay trong đầu năm 2014, NBC kết hợp với quĩ học bổng Vừ A Dính tổ chức thăm, tặng 300 suất quà (mỗi suất trị giá 200.000đ) cho người nghèo và các cháu học sinh dân tộc thiểu số ở 03 xã Ya Ly, Ya Tang, Ya Xiêr thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; tiếp tục ủng hộ 200 triệu đồng cho chương trình “Chung bước yêu thương - Trao niềm hy vọng” gây quỹ từ thiện cho người khuyết tật nghèo tại hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng, đồng thời cùng các cá nhân và doanh nghiệp khác tạo quỹ từ thiện nhằm giúp các cháu mồ côi học chữ, học nghề, cải thiện điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế… Đây là một trong những hoạt động tình nguyện của NBC mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Vì cộng đồng” được Ban lãnh

đạo đặc biệt quan tâm và tích cực tham gia trong những năm vừa qua.

Ngoài ra, NBC còn rất tích cực tham gia các chương trình như: nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tình thương, tặng quà cho đồng bào vùng cao, trẻ em nghèo, khó khăn… với mục tiêu hướng tới cộng đồng. Mỗi năm, NBC chi tới hàng tỉ đồng cho công tác từ thiện xã hội, năm 2013 đạt 1,125 tỉ đồng. Năm 2014, NBC đã dành gần 1,3 tỷ đồng cho công tác này, với nỗ lực mỗi năm lại làm từ thiện nhiều hơn năm trước.

CBCNV NBC cũng đã đồng hành cùng Chương trình “Chung bước yêu thương - Trao niềm hy vọng” gây quỹ từ thiện cho người khuyết tật nghèo.

NBC nhiều năm qua còn có chương trình thăm và trao tặng các sản phẩm của NBC cho cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Như vậy, May Nhà Bè sẽ thực hiện nhiều giải pháp để duy trì mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh một cách bền vững, đảm bảo việc làm, đời sống, thu nhập ổn định cho người lao động và đảm bảo lãi cổ tức xứng đáng cho các cổ đông. Luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội “Vì cộng đồng” để xây dựng văn hóa NBC nhân văn và bền vững.

§C: Sè 33 NguyÔn V¨n Trçi, TP Vinh, NghÖ An§T: 038. 3855149/ 3856641 * Fax: 038. 3855422

Email: [email protected] * Web: www.halotexco.com.vn

Lĩnh vực hoạt động:

* Sản xuất, mua bán sản phẩm sợi, dệt, may công nghiệp.* Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, NPL ngành dệt may.* Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch.* Kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực khác.

C«ng ty cæ phÇn

Hoang thi loan textile - garment joint stock company

Page 15: Ất Mùi 2015

28 29

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

MAY 10: VỮNG BƯỚC TIẾN

NĂM NĂM QUA LÀ MỘT THỜI KỲ ĐẦY BIẾN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU, BẤT ỔN CHÍNH TRỊ TẠI BĂC PHI VÀ THẢM HỌA KÉP ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TẠI NHẬT BẢN… CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒI TỆ KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA HÀNG LOẠT CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH KHỔNG LỒ, CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI KHUYNH ĐẢO.

TỪ NHỮNG THÀNH QUẢ GIÀNH ĐƯỢCVới sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo và sự nổ nỗ lực phấn

đấu cao của toàn thể CBCNV, Tổng Công ty đã khai thác triệt để mọi tiềm năng, lợi thế từ thương hiệu, nhà xưởng, thiết bị công nghệ đến nhân lực chất lượng cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị thành viên, tận dụng những lợi thế trong khủng hoảng để đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm với hiệu quả đầu tư cao. Trong đó, đã đầu tư mới các xí nghiệp: Thiệu Đô, Veston Hưng Hà và Công ty 888. Đầu tư chiều sâu khu sơ mi, khu Veston và đầu tư mở rộng Nhà máy may Hà Quảng thành Trung tâm sản xuất sơ mi lớn nhất khu vực miền Trung của Tổng Công ty... Tổng vốn đầu tư 5 năm hơn 700 tỷ đồng.

May 10 đã phát triển mạnh mặt hàng Veston cao cấp; sản lượng dành cho xuất khẩu đạt hơn 1.500.000 sản phẩm/năm, tăng gấp 7,5 lần so với năm 2004; sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường lớn khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Điều đó khẳng định bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của người Việt Nam. Sản phẩm Veston May 10 kết tinh trong đó thời trang Châu Âu với quy trình công nghệ Nhật Bản phù hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đó là mục tiêu mà May 10 hướng đến: Người Việt Nam phải được tôn trọng - thể hiện bằng việc cung cấp những sản phẩm thời trang nhất, chất lượng

tốt nhất với giá cả hợp lý. Do uy tín chất lượng sản phẩm và thương hiệu Veston May 10 không ngừng được nâng cao và có sức tiêu thụ mạnh trên các thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nên số khách hàng ngoại đến hợp tác làm ăn với May 10 ngày một nhiều từ các khách hàng ban đầu như Mitsui Nhật Bản, Việt Anh, Brandtex… đến các khách hàng mới như Oktava- Israel, Itochu - Canda, Fashion Inside và C&A.

Ngoài các dòng sản phẩm mang thương hiệu May 10 đã được khẳng định nhiều chục năm trên thị trường thì 5 năm qua, May 10 cũng đã thành công trong việc đưa ra thị trường dòng sản phẩm cao cấp mang nhãn hiệu Eternity Gzusz. Đến nay, dòng sản phẩm này đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng cao cấp như thương gia, chính khách, văn nghệ sĩ, nhà ngoại giao…, góp phần đưa doanh thu nội địa liên tục tăng.

Nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất, thuận lợi nhất cho cán bộ, công nhân của các xí nghiệp thành viên và mở rộng ngành nghề kinh doanh, từ năm 2010 đến nay, May 10 đã phát triển thành công hệ thống siêu thị M10Mart bên cạnh các công ty, xí nghiêp thành viên. Mặc dù so với các hãng bán lẻ lớn thì siêu thị M10Mart có ít lợi thế nhưng đổi lại, M10Mart đã tận dụng tốt nhất lợi thế của hệ thống bán lẻ bên cạnh xí nghiệp. Siêu thị tập trung khai thác các nguồn hàng phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người lao động về chủng loại mặt hàng, chất lượng, giá cả được cán bộ công nhân và nhân dân vùng lân cận tin cậy nên doanh thu từ khi thành lập đến nay không ngừng tăng. Bên cạnh đó, M10Mart còn có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Tổng Công ty với người tiêu dùng trong nước.

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀNTổng Giám đốc

Năm 2014, Tổng Công ty May 10-CTCP tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một doanh nghiệp lớn và giàu truyền thống nhất ngành may mặc Việt Nam với tổng doanh thu đạt 2.188 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2013. Nộp ngân sách 44,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,3%. Cổ tức chia 18%.

Có được kết quả này trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: Mỗi thành viên của May 10 đã chủ động phát huy nội lực, biến tiềm năng của mình thành kết quả cụ thể, đóng góp vào kết quả chung của toàn doanh nghiệp. May 10 cũng đã thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế trong đó cán bộ quản lý là tấm gương tiêu biểu thực hiện nghiêm túc và coi kỷ luật công ty là điều kiện kiên quyết dẫn đến thành công. Ngoài ra, tạo một môi trường làm việc dân chủ, công khai minh bạch và thân thiện cũng là chất kết dính tạo nên sự đoàn kết và động lực phấn đấu của mỗi thành viên May 10. Tại lễ ký kết giao ước thi đua năm 2015, thay mặt cho 11.000 CBCNV May 10, đại diện các xí nghiệp, phòng, ban đã thể hiện rõ quyết tâm tăng năng suất lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng nhau đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn Tổng Công ty.

ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘĐạt được những thành quả đó là

do Tổng Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng, trong đó tập trung vào các biện pháp chú chủ yếu, Tổng Công ty luôn đặt con người vào vị trí trung tâm. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp. Đó là quan điểm chủ đạo xuyên suốt của lãnh đạo May 10 và có chính sách đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nhân lực - đặc biệt coi trọng công tác tự đào tạo tại các đơn vị và Trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC). Phát huy lợi thế của mô hình trường bên cạnh doanh nghiệp, LBC giữ vai trò nòng cốt trong việc cập nhật thông tin mới cho cán bộ

quản lý và đào tạo công nhân cho các xí nghiệp trong và ngoài Tổng Công ty. Nguồn nhân lực của Tổng Công ty không những tăng về số lượng mà còn nâng cao về chất lượng vì những lao động được tuyển dụng dù ở trình độ nào vẫn phải được đào tạo thêm về kỹ năng thực hành, hệ thống quản lý và truyền thống của Tổng Công ty.

Thường xuyên nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất tinh gọn (Lean) với mục tiêu là tăng năng suất và hiệu quả, tiết giảm chi phí, giảm giờ làm thêm và tăng thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh việc áp dụng sáng kiến cải tiến nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí, năng lượng. Thực hiện việc phân tích kinh tế, phân tích chi phí từng khâu, từng bộ phận để đổi mới quản lý một cách hiệu quả nhất. Thực hiện đồng bộ hệ thống quản lý tích hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO9000-2000, ISO14.000-2000, SA8000) và triển khai áp dụng phần mềm quản lý sản xuất ngành may Sewman, quản lý kinh doanh nội địa Gar-ment S@LE, quản lý sản xuất trên chuyền (GPRO), phân tích thao tác (IEEL).v.v.

Tập trung lo đủ việc làm và cải tiến nâng cao năng suất lao động. Ngoài tiền lương, tiền thưởng năm sau cao hơn năm trước, Tổng Công ty còn thực hiện nghiêm túc các chế độ bảo hiểm theo qui định của Pháp luật. Điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động không ngừng được cải thiện. May 10 có Trường Mầm non đạt chuẩn chăm sóc các cháu là con CBCNV. Phòng Y tế có hàng chục y, bác sĩ với nhiều trang thiết bị hiện đại, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hàng năm đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% CBCNV, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh hiểm nghèo và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đời sống vật chất thì cuộc sống tinh thần cũng rất đa dạng, phong phú; hàng năm đều tổ chức “hội diễn văn nghệ”, “tham quan nghỉ mát” và “hội khỏe” với sự tham gia đông đảo của cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty.

May 10 tự hào có một truyền thống lịch sử vẻ vang và nền tảng văn hoá doanh nghiệp vững chắc. Văn hóa

May 10 đã trở thành sức mạnh tinh thần to lớn - “chất keo kết dính” tạo nên sự đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động của mọi người May 10 vì tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là phát triển Tổng Công ty ngày một vững mạnh. Trong 5 năm qua, Tổng Công ty đã có rất nhiều hoạt động cộng đồng đầy ý nghĩa nhằm không ngừng củng cố và bồi đắp cho văn hóa May 10 ngày càng thêm phong phú, mang đậm phong cách May 10 như việc chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần (bắt đầu từ năm 2010) cùng lễ báo công vào dịp đầu năm bên Lăng Bác Hồ; tặng CBCNV - mỗi người một bộ đĩa CD với nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi May 10 cùng với việc tổ chức các sự kiện lớn: “Ngày hội May 10”, “Phát tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn” và Lễ tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng tài ba của nhân dân lúc qua đời… là những việc làm độc đáo, sáng tạo để lại nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc trong tâm trí của hàng chục ngàn lao động của Tổng Công ty cùng gia đình họ, lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành và trong xã hội. Văn hóa May 10 còn được thể hiện ở sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo (nói đi đôi với làm), thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý, công bằng trong phân phối. Điều đó đã củng cố vững chắc niềm tin giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cán bộ và công nhân. Mọi người đều cảm thấy vinh dự, tự hào và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong công việc chung của Tổng Công ty.

Phát huy những thành quả đã đạt được, Tổng Công ty đặt ra mục tiêu cho năm 2015 là: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.260 tỷ đồng, doanh thu (không VAT) đạt 2.450 tỷ đồng, lợi nhuận 55 tỷ đồng, thu nhập bình quân 6.200.000đ/người/tháng, cổ tức chia ở mức 18%.

Với nền tảng vững chắc là Văn hóa May 10 và khẩu hiệu hành động: “Mỗi thành viên May 10 luôn chủ động, trách nhiệm, bản lĩnh, sáng tạo trong công việc và thương trường”. Chúng ta tin tưởng rằng May 10 sẽ tiếp tục giành nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa trên con đường phát triển.

Page 16: Ất Mùi 2015

SỬ DỤNG ĐÒN BẨY ĐỂ TĂNG TỐCPHẠM TIẾN LÂMTổng Giám đốc

TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG-CTCP (DUGARCO), TIỀN THÂN LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG ĐƯỢC THÀNH LẬP NĂM 1990. TỔNG CÔNG TY LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ LÀ NHÀ SẢN XUẤT, CUNG CẤP HÀNG MAY MẶC UY TÍN CHO NHIỀU KHÁCH HÀNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỚI QUY MÔ 100 TRIỆU SƠ MI QUY ĐỔI/NĂM.

Từ nền tảng vững chắc

Với mô hình hoạt động công ty mẹ-con, Dugarco có 9 công ty thành viên đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình với gần 10.000 công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý chuyên nghiệp làm việc trong 22 nhà máy may, 160 dây chuyền sản xuất hiện đại, Tổng Công ty Đức Giang đã thực sự trở thành một doanh nghiệp lớn của ngành Dệt May Việt Nam. Trong nhiều năm qua Dugarco đã liên tục đầu tư xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ năng lực và kinh nghiệm, một hệ thống quản lý khoa học và một môi trường lao động thân thiện, hài hoà, có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của mọi khách hàng đến từ nhiều nước và khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada...

Tổng Công ty luôn coi việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là trên hết. Từ đó xây dựng cho mình các chuỗi giá trị gia tăng về thiết kế thời trang, cung ứng nguyên phụ liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như các giải pháp đồng bộ về xúc tiến thương mại, công nghệ chất lượng, nhằm tạo ra những sản phẩm thời trang chất lượng cao, cạnh tranh và có sự khác biệt trên thị trường. Chính vì vậy, qua mỗi năm, tốc độ tăng trưởng của Dugarco luôn ở mức cao, tới trên 20%, cụ thể, tổng doanh thu năm 2013 đạt 1.663 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2000 tỷ đồng; KNXK năm 2013 đạt 65,159 triệu USD, năm 2014 đạt khoảng 80 triệu USD.

DUGARCO:DUGARCO:

Dùng đòn bẩy kinh tế, tăng tốc phát triển

Cho dù đạt mức tăng trưởng khá qua mỗi năm, nhưng Tổng Công ty Đức Giang vẫn tiếp tục tái cơ cấu để thực hiện việc chuyên môn hóa sâu hơn, giao quyền chủ động hơn cho các đơn vị trong công tác SX-KD, tuyển dụng cán bộ, tuyển công nhân và áp dụng các đòn bẩy kinh tế. Duy trì các biện pháp nâng cao năng suất

lao động và chất lượng trong toàn hệ thống. Ý thức sử dụng và tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm các chi phí được duy trì thường xuyên, ngày càng được nâng cao. Nhờ đó mà kết quả SX-KD hàng năm của Tổng Công ty Đức Giang đã tăng trưởng từ 20-30%; lợi nhuận tăng 125%; thu nhập bình quân của CBCNV tăng 112%; kinh doanh nội địa tăng trên 130%.Trong công tác thị trường, Dugarco đã làm tốt chức năng phân tích, dự

báo thị trường nhằm ổn định KHSX cho toàn Tổng Công ty. Công tác thị trường, quy hoạch khách hàng được làm sớm và có trọng tâm. Nguồn hàng, nguyên phụ liệu bố trí khá đều và hợp lý trong từng tháng.Điểm sáng trong những năm gần đây là doanh thu may mặc nội địa của Tổng Công ty đặc biệt tăng trưởng mạnh (năm 2012 đạt 200 tỷ đồng, năm 2013 đạt 260 tỷ đồng, năm 2014 đạt khoảng 400 tỷ đồng). Tổng Công ty Đức Giang đã thực hiện những đơn hàng đồng phục lớn cung cấp cho các tổng công ty như: Vận tải, Thuốc lá, Điện lực miền Bắc, Dầu khí, Viện Kiểm sát...

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tổng Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước: Năm 2012, 2013, 2014 đã liên tục mở thêm nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội và các tỉnh như: Cửa hàng 46 Ngô Quyền, 47 Trần Nhân Tông; 30 Tràng Tiền, Thạch Thất HN, Huyện Thuận Thành, Huyện Gia Bình-Bắc Ninh; Phố Quý Cao-TP Thái Bình… Nhờ tập trung mở rộng hệ thống đại lý, hiện Tổng Công ty đã có hơn 100 đại lý trong cả nước.

Để tăng cường việc kinh doanh hàng trong nước trong những năm gần đây Tổng Công ty đã tiếp tục tái cơ cấu thành lập thêm các phòng chức năng: Trung tâm thiết kế, Phòng cung ứng nguyên phụ liệu nhằm tăng cường công tác kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh hàng thời trang trong nước và hàng đồng phục cho các đơn vị. Qua đó việc triển khai từ thiết kế sản phẩm cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm được nâng lên một bước.

Nhằm khuyến khích người tiêu dùng trong nước dùng hàng Việt Nam,

30

Chào xuânẤt Mùi 2015

31

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 17: Ất Mùi 2015

33

Chào xuânẤt Mùi 2015

Tổng Công ty đã có các chương trình nghiên cứu đầu tư các sản phẩm hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Từ việc nghiên cứu cỡ vóc, chất liệu, chọn nguyên phụ liệu… đều hướng tới người tiêu dùng trong nước. Dugarco tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước với các gian hàng trưng bày và tổ chức các chương trình trình diễn thời trang để quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng. Với các hình thức khuyến mại giảm giá theo mùa và chọn các chương trình có điểm nhấn vào các ngày lễ lớn trong năm đã kích thích được một bộ phận lớn người tiêu dùng quan tâm và tiêu thụ sản phẩm của Đức Giang, điều đó được thể hiện qua doanh thu hàng năm đều tăng.

Để kinh doanh nội địa phát triển có chiều sâu, Tổng Công ty đã quan tâm đến việc phát triển các thương hiệu riêng cho dòng sản phẩm tiêu thụ trong nước và đã cho ra đời các dòng sản phẩm thương hiệu như: Paul Douner-Hanoi, Forever Young, DGC-Selection, DUGARCO-Collection. Đặc biệt trong năm 2014 Tổng Công ty Đức Giang đã thành lập Trung tâm thời trang nhằm kinh doanh hàng thời trang và ra mắt các thương hiệu thời trang phục vụ người tiêu dùng trong nước, tháng 7/2014 Tổng Công ty đã ra mắt thương hiệu thời trang HER-ADG- Đẹp mãi cùng thời gian tại 47 Trần Nhân Tông và tháng 10/2014 ra mắt thương hiệu thời trang S.Pearl - Vẻ đẹp quyến rũ và trí tuệ tại 30 Tràng Tiền (HN).

Những giải pháp cho hiệu quả bền vững

Tổng Công ty Đức Giang đã tận dụng tốt mọi nguồn lực tài chính để phục vụ SXKD cho Đức Giang và

các Công ty con: Đảm bảo vốn phục vụ cho việc mua vải trong nước, NPL phục vụ cho SXKD; trong tình hình khó khăn vẫn cho các Công ty con vay vốn ngắn hạn để giảm bớt chi phí vay ở các ngân hàng địa phương lãi suất cao.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng, hàng năm Tổng Công ty Đức Giang đã hợp tác mở lớp đào tạo cho hơn 100 cán bộ kỹ thuật theo học lớp thiết kế, khớp mẫu, giác sơ đồ trên máy; hợp tác với Tập đoàn JUKI đào tạo cho các quản đốc, chuyền trưởng, cụm trưởng về sắp xếp chuyền hợp lý, đào tạo CN cơ điện làm cữ gá, đào tạo giai đoạn hai cho hơn 700 công nhân để nâng cao tay nghề, góp phần tăng năng suất lao động và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Đồng thời mở các khóa đào tạo cho nhân viên tiếp thị bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Tổng Công ty đã được cấp tiếp chứng chỉ của WRAP, chứng chỉ ISO 9001; ISO 14000, đây là điều kiện tốt để có các đơn hàng chất lượng và thân thiện với môi trường. Trong năm qua Tổng Công ty Đức Giang đã thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, Tổng Công ty luôn có mức tăng trưởng cao, chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, chế độ, chính sách được quan tâm, người lao động được hỗ trợ khi giá cả thị trường leo thang. Điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện, thu nhập của CBCNV tiếp tục ổn định và nâng cao.

Tổng Công ty đặt mục tiêu phát

triển theo chiều sâu, bền vững và đạt hiệu quả cao, tăng tỷ trọng hàng nội địa, kinh doanh đa ngành, thiết lập và mở rộng hệ thống phân phối, quan tâm chú trọng đến công tác thiết kế, sáng tác mẫu mốt thời trang, củng cố thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đề cao sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh công tác quản lý sản xuất và tài chính. Nâng cao thu nhập cho CBCNV của Tổng Công ty và các công ty thành viên.

Dugarco đã luôn tổ chức tốt các phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần hăng say trong lao động sản xuất, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh do-anh. Tăng cường các đợt khuyến mại giảm giá, đưa hàng về các vùng nông thôn để phục vụ Người tiêu dùng trong cả nước.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, trên cơ sở kinh doanh đa ngành lĩnh vực. Lấy kinh doanh may mặc làm cốt lõi. Tăng cường việc kinh doanh hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước, đặc biệt phát triển mặt hàng thời trang theo thị hiếu người tiêu dùng. Xây dựng các thương hiệu mới, đẩy mạnh thị phần hàng thời trang trong nước. Mở rộng sản xuất kinh doanh theo xu hướng đưa các nhà máy may về vùng sâu, vùng xa nhằm thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động các địa phương. Tìm kiếm thêm các cơ hội kinh doanh nhằm tạo đà sự phát triển bền vững và lâu dài. Phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh may mặc hàng đầu của Việt Nam.

32

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 18: Ất Mùi 2015

34

Chào xuânẤt Mùi 2015

KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒDOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU

DỆT VIỆT THĂNG

LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM, TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG-CTCP ĐÃ CHỨNG MINH BẢN LĨNH, VỊ TRÍ CỦA MÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG CỦA NGÀNH VÀ TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM. TRONG 5 NĂM QUA, TỔNG CÔNG TY ĐÃ CÓ NHIỀU THÀNH TỰU NỔI BẬT ĐƯỢC GHI NHẬN.

Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm các chỉ tiêu đều tăng, sản lượng tăng từ 3-9%, giá trị

sản xuất tăng 7%, doanh thu tăng 6%, lợi nhuận tăng 8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16% và thu nhập bình quân của người lao động từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù mức tăng trưởng chưa cao nhưng đây là kết quả đáng khích lệ bởi giai đoạn này có khó khăn về thị trường tiêu thụ, đồng thời các dự án mở rộng sản xuất được khởi công năm 2013 và hoàn thành cuối năm 2014 chưa phục vụ được sản xuất, phải đến đầu năm 2015 thì các dự án mới hoạt động chính thức phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng trưởng các chỉ tiêu.

Đầu tư chính là động lực cho sự phát triển, là cơ sở để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, nhất là khi ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết. Hơn nữa với định hướng chuyển đổi mô hình sản xuất sang FOB và ODM của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trong đó Tổng Công ty giữ vị trí quan trọng trong cung ứng sợi và vải cho các doanh nghiệp may mặc trong nước. Vì vậy, đầu tư được đặc biệt coi trọng trong giai đoạn đoạn 2010-2014 với 11 dự án, ước vốn thực hiện 676 tỷ đồng, hầu hết các dự án đã và đang đưa vào sử dụng sản xuất, dự tính làm tăng năng lực sản xuất mỗi năm thêm 5.100 tấn sợi, 36 triệu mét vải so với đầu năm 2010.

NGUYỄN ĐỨC KHIÊMCHỦ TỊCH HĐQT - TGĐ

Việt Thắng luôn tự hào có được một đội ngũ CBCNV có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo đáp ứng được cơ chế thị trường thể hiện qua việc thực hiện các chỉ tiêu SXKD trong 5 năm qua. Nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào về trước kế hoạch sản xuất, phong trào ôn lý thuyết luyện tay nghề để trở thành thợ giỏi… được phát động và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người lao động. Qua đó đã có hàng trăm công nhân về trước kế hoạch năm, hàng trăm lao động tiên tiến, hàng chục chiến sĩ thi đua. Đặc biệt, trong phong trào hội thi thợ giỏi cấp cơ sở, kết quả hội thi đạt thợ giỏi luôn chiếm tỷ lệ 80-90% trên tổng số người dự thi.

Phong trào tiết kiệm cũng được CBCNV hưởng ứng tích cực vì tiết kiệm là một yếu tố quan trọng trong SXKD, nó góp phần hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều năm qua, phong trào đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, chủ yếu tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động và các chi phí quản lý khác. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao trong Tổng Công ty luôn sôi nổi. các hoạt động phong trào đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của doanh nghiệp, là sân chơi lành mạnh cho người lao động sau những ngày lao động mệt nhọc. Đời sống tinh thần của người lao động luôn được chăm lo phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Với truyền thống uống nước nhớ

nguồn, trong năm qua, công tác xã hội từ thiện được CBCNV đóng góp tích cực đã góp phần chăm lo gia đình chính sách như: nhận chăm sóc nuôi dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, nuôi dưỡng thương binh nặng… ngoài ra đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Tổng Công ty còn trợ cấp cho CBCNV có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn, bệnh hiểm nghèo, đóng góp cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.

Trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn 2010-2015 và các dự báo kinh tế, tài chính, thị trường trong những năm tới, Tổng Công ty đã xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2016-2020 phấn đấu hoàn thành mục tiêu: Sản lượng sợi tăng 59% trong 5 năm, vải tăng 19%, may tăng 61%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 63%, doanh thu

tăng 59%, kim ngạch xuất khẩu tăng 56%.

Các giải pháp được Tổng Công ty đưa ra là: Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh trong nội bộ và đầu tư công nghệ sản xuất mới để cạnh tranh được về năng suất, chất lượng, giá cả so với các nước trong khu vực đang phát triển ngành dệt may. Tiếp cận nhiều hơn nữa với thị trường xuất khẩu để tìm nguồn khách hàng đúng với năng lực sản xuất của Công ty. Ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sợi, vải, đặc biệt là vải thành phẩm. Khai thác các dự án đã hoàn thành hiệu quả và tiếp tục đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu khi cơ hội xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về thuế. Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, đáp ứng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016-2020…

Những năm tới vừa là cơ hội vừa là thách thức cho với ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt nói riêng trong khẳng định vị trí và phát triển bứt phá. Lãnh đạo Tổng Công ty tin tưởng rằng Việt Thắng sẽ hoàn thành tốt vai trò là nhà cung ứng sợi và vải hàng đầu Việt Nam, đồng hành cùng các doanh nghiệp may mặc chinh phục thị trường trong và ngoài nước, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngành Dệt May Việt Nam.

Với thành tích nổi bật, Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền, Chủ tịch cnước trao tặng huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996, hạng Ba năm 2000, hạng Nhì năm 2006.

35

Chào xuân2015Ất Mùi

Page 19: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

Đông Xuân tự hào là đơn vị duy nhất của ngành đã thiết lập được một mối quan hệ đối tác chiến lược với Hãng thương mại Công nghiệp San-shin-Katakura đến từ đất nước Nhật Bản - nơi chinh phục cả thế giới bằng chất lượng hàng hóa. Việc hợp tác dài hạn lên đến 30 năm (1989-2019) giữa Đông Xuân và Sanshin-Katakura không những giúp Đông Xuân có một thị trường xuất khẩu ổn định nhưng yêu cầu cao về chất lượng mà còn là cơ hội vàng để Đông Xuân tôi luyện và đào tạo được một đội ngũ những người lao động với chuyên môn cao, tay nghề giỏi có bản lĩnh. Chính những điều đó đã giúp Đông Xuân phát triển một cách bài bản, vững chắc, hiệu quả đến ngày hôm nay và sẽ mở ra một triển vọng tươi sáng trong nhiều năm tới.

Sản phẩm của Đông Xuân bên cạnh hơn 80% xuất khẩu ra nước ngoài - chủ yếu là thị trường Nhật Bản tuy nhiên hơn bao giờ hết, Lãnh đạo Đông

CÔNG TY TNHH MTV DỆT KIM ĐÔNG XUÂN (DOXIMEX) TIỀN THÂN LÀ NHÀ MÁY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN THÀNH LẬP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 1959 TẠI 67 NGÔ THÌ NHẬM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC, NĂM 2014 SO VỚI NĂM 1996 GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TĂNG TRÊN 3,61 LẦN, DOANH THU TĂNG 5,92 LẦN VÀ LỢI NHUẬN TĂNG 22,82 LẦN. NĂM 2014 SO VỚI NĂM 2008 DOANH THU TĂNG 2,4 LẦN, LỢI NHUẬN TĂNG 4,6 LẦ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TĂNG HƠN 2,5 LẦN. NĂM 2014 TỔNG DOANH THU TĂNG HƠN 25% LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ TĂNG 75% VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN TĂNG 12% SÓ VỚI NĂM 2012.

TRƯƠNG THỊ THANH HÀTổng Giám đốc

DOXIMEX:

KHẲNG ĐỊNH UY TÍN, GIỮ TRỌN NIỀM TIN

Xuân nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với người dân Việt Nam và một sứ mệnh đã được xác lập “nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá trị thực sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và góp phần phát triển kinh tế xã hội” Đông Xuân mong muốn đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm “trời trang an toàn cho sức khỏe” chính vì vậy đề án định vị thương hiệu Dệt kim Đông Xuân và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm đã được Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê duyệt thực hiện từ cuối năm 2013, kết thúc dự án thị phần nội địa sẽ đạt 30% tỉ trọng và mục tiêu đến năm 2020 Đông Xuân sẽ trở thành doanh nghiệp SPA và đến năm 2025 mục tiêu sẽ là một trong 5 doanh nghiệp hàng đầu SPA có một nhãn hiệu đồ lót nam cao cấp dẫn đầu thị trường. Thực hiện kế hoạch trên hiện nay sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân đã có bán trong 11 hệ thống siêu thị lớn với 123 điểm bán hàng trên toàn quốc. Doanh thu nội địa năm 2014 tăng hơn 20% so với năm 2010.

Đánh giá cao những thành quả đã đạt được của Đông Xuân, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ trương xây dựng trên diện tích đất Đông Xuân tại Khoái

Châu, Hưng Yên trở thành liên hợp sản xuất sản phẩm Dệt kim phía Bắc với các hạng mục sau: Nhà máy kéo sợi chất lượng cao 30.000 cọc sợi, Nhà máy Dệt kim công suất 3000 tấn/năm, Nhà máy xử lý vải công xuất 3000 tấn/năm, xây dựng thêm nhà máy may công suất 10 triệu sản phẩm/năm và Trung tâm kiểm tra sản phẩm Dệt kim công suất 10 triệu đến 20 triệu sản phẩm/năm. Tại Hà Nội, Đông Xuân tiếp tục đầu tư nâng cao công suất nhà máy xử lý vải từ 1200 tấn/năm lên 1800 tấn/năm

Hoàn thành các mục tiêu trên, Đông Xuân sẽ trở thành hạt nhân phát triển ngành Dệt kim là một trong những cơ sở đủ điều kiện đón đầu thực hiện hiệp định TPP, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Dệt May Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu thúc đẩy tinh thần cán bộ công nhân viên Dệt kim Đông Xuân tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, trí tuệ, năng động, sáng tạo để hoàn thành xứ mệnh đưa cánh Én Đông Xuân sải cánh khắp địa cầu.

36

Chào xuânẤt Mùi 2015

37

Page 20: Ất Mùi 2015

38

Chào xuânẤt Mùi 2015

Chào Xuân Ất Mùi 2015Chào Xuân Ất Mùi 2015

CHÀO XUÂNẤT MÙI 2015

Page 21: Ất Mùi 2015

40 41

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

QUYẾT TÂM NỖ LỰC TẠO ĐỘT PHÁ

Huegatex đã chứng minh một cách giản dị và đầy thuyết phục những nỗ lực vượt qua khó khăn và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với số vốn vừa mới tăng từ 30 lên 50 tỷ đồng, với những quyết sách đúng đắn, linh hoạt và quyết liệt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Huegatex đã đạt được kết quả đáng mừng trong năm 2014.

So với năm 2010, Giá trị sản

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ (HUEGATEX) LÀ THÀNH VIÊN CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM, ĐƯỢC THÀNH LẬP NĂM 1988. CÔNG TY CHUYÊN SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM SỢI, VẢI DỆT KIM, HÀNG MAY MẶC. HIỆN NAY, CÔNG TY CÓ 06 NHÀ MÁY THÀNH VIÊN LÀ NHÀ MÁY SỢI, NHÀ MÁY DỆT NHUỘM, NHÀ MÁY MAY 1, MAY 2, MAY 3, XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN VỚI GẦN 4.000 CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN. CÔNG TY CÓ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÁN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NHÂN LÀNH NGHỀ TẠO RA NHỮNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG SỰ MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG. TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, HUEGATEX PHẢI LIÊN TỤC ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN THỊ TRƯỜNG DO SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ SỰ BẤT ỔN CỦA KINH TẾ TRONG NƯỚC. BẰNG NHỮNG BƯỚC ĐI CHUYÊN BIỆT, QUYẾT ĐOÁN VÀ SỰ ĐOÀN KẾT “TRÊN DƯỚI MỘT LÒNG”, HUEGATEX KHÔNG NHỮNG ĐÃ TRỤ VỮNG MÀ CÒN VƯƠN LÊN, KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY TẠI MIỀN TRUNG.

Huegatex vẫn duy trì được chất lượng ổn định, đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Sản lượng sợi là 12.000 tấn, chất lượng ổn định đã góp phần tăng sản lượng sợi xuất khẩu gần 50%, kim ngạch xuất khẩu gần 16 triệu USD. Sản lượng vải dệt kim đạt 1.100 tấn, chủ yếu phục vụ cho các đơn hàng FOB. Về lĩnh vực may, Huegatex chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc giữ vững các bạn hàng truyền thống, cải tiến công tác quản lý, nâng cao năng suất, đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả. Sản lượng may năm 2014 là 16 triệu sản phẩm. Sản lượng may đạt cao là do Công ty đã hoàn thành công tác đầu tư và đưa nhà máy May mới vào hoạt động. Chất lượng được nâng lên và ký kết với khách hàng được những đơn hàng có giá trị cao.

CHĂM LO TOÀN DIỆN CHO NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP

Sở dĩ Công ty Cổ phần Dệt May Huế đạt được những hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh là do Công ty thực hiện các giải pháp về công tác quản trị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi con người là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

Liên tục hoàn thiện, phát triển và đổi mới là cách thức để Công ty Cổ phần Dệt May Huế hiện thực hóa những ước mơ, khát vọng của mình. Công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo Cao đẳng May - Thiết kế thời trang, đào tạo cán bộ cấp trung, tổ trưởng sản xuất, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Tập

xuất công nghiệp là 1.380 tỷ đồng, tăng 80%. Doanh thu là 1.398 tỷ đồng, tăng 77%. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ nguyên phụ liệu là 82 triệu USD, tăng 2,7 lần. Lợi nhuận đạt 42 tỷ đồng, tăng 2 lần. Lao động: 3.900 người, tăng 44%; Thu nhập bình quân: 5.500.000 đồng/người/tháng, tăng 2,2 lần. Nộp ngân sách: 30,5 tỷ đồng, tăng 3,6 lần. Tiết kiệm được 6 tỷ đồng/năm đạt 100% kế hoạch Tập đoàn giao.

Các sản phẩm thế mạnh của

NGUYỄN BÁ QUANGTổng Giám đốc

HUEGATEX:

QUYẾT ĐOÁN VÀ PHÁT TRIỂNcải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh… Huegatex cũng hoàn thiện dự án với mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, từng bước hiện đại hoá thay thế dần toàn bộ 6 vạn cọc sợi Textima để đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng sợi xuất khẩu. Đầu tư lò hơi mới, máy nhuộm thí nghiệm, máy nhuộm cao áp 400 tấn/ca, máy định hình, đồng thời tìm nguồn vốn ưu đãi để đầu tư duy trì và mở rộng hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy ngành May với quy mô 50 chuyền, áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, nhằm rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để giảm áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh. Triển khai dự án xây dựng nhà ở công nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và xây dựng hình ảnh người công nhân ngành Dệt May Việt Nam.

Sự ổn định và phát triển của Huegatex trong những năm qua đã khẳng định vị thế là một trong những trung tâm Dệt May của khu vực Miền Trung và của cả nước, góp phần xứng đáng trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

không khí phấn khởi, tích cực trong toàn Công ty và các đơn vị thành viên, là giá trị văn hóa định hướng phát triển bền vững Công ty.

Với những thành quả đạt được, Huegatex đã được công nhận là Đơn vị xuất sắc nhiều năm liền của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công Thương, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2012, 2013; Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2013, danh hiệu Doanh nghiệp vì người lao động năm 2014.

TIẾP TỤC ĐẦU TƯ HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Việc tái cấu trúc Công ty tập trung phát triển theo chiều sâu như đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng,

đoàn, các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thuế, hải quan… Dù bằng hình thức tự đào tạo hay đào tạo bên ngoài, mọi thành viên đều được nâng cao trình độ và kỹ năng. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các hội thảo, tham quan nước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức. Thông qua học tập, nghiên cứu đã định hướng hành động, hoàn thiện công việc của mình để tạo sự phát triển bền vững cho Công ty,

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế rất công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thành viên. Đồng thời, Huegatex cũng coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều sáng kiến đã góp phần tăng năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu suất của thiết bị. Nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học được triển khai thành công, qua đó đã cơ cấu các sản phẩm Công ty ngày càng hoàn thiện, tăng thêm giá trị hàng hoá. Các phong trào thi đua ở Huegatex được tổ chức đều đặn hàng năm như phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; phong trào xây dựng văn hoá công sở, tham quan nghỉ mát, phong trào xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, các hội thi văn nghệ thể thao, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, tấm lòng vàng, vì Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu... tất cả đã tạo nên

Page 22: Ất Mùi 2015

42 43

Chào xuânẤt Mùi 2015

CÔNG TY CP SỢI PHÚ BÀI:

TỪNG BƯỚCKHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU

CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ BÀI CHÍNH THỨC THÀNH LẬP NĂM 2003, CHUYÊN SẢN XUẤT KINH DOANH SỢI CÁC LOẠI. VỚI QUY MÔ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU LÀ 30.000 CỌC SỢI NĂM 2002, ĐẾN NĂM 2006 NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY ĐÃ TĂNG LÊN 50.000 CỌC, DÂY CHUYỀN MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CỦA HÃNG TRUTZSCHLER, VOLKMAN - ĐỨC, CỦA HÃNG RIETER, SSM - THỤY SĨ, CỦA HÃNG MURATA, TOYOTA - NHẬT BẢN VÀ CỦA TRUNG QUỐC, HIỆU SUẤT KHAI THÁC THIẾT BỊ DUY TRÌ ĐẠT 95% CÔNG SUẤT THIẾT KẾ, SẢN LƯỢNG BÌNH QUÂN KHOẢNG 900 TẤN/THÁNG. MẶC DÙ RA ĐỜI SAU SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG NGÀNH, NHƯNG SỢI PHÚ BÀI KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN QUA TỪNG NĂM VÀ ĐÃ TỪNG BƯỚC TẠO DỰNG ĐƯỢC VỊ THẾ TRONG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ĐƯỢC KHÁCH HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TIN DÙNG.

Hơn một thập kỷ xây dựng và trưởng thành, có thể nói Công ty đã thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối phát triển cũng như tiếp nhận có hiệu quả các chính sách ưu đãi của Nhà nước và Tập đoàn Dệt May Việt Nam. CBCNV của Công ty nhiệt tình năng động, sáng tạo trong công việc, nhanh nhạy tiếp thu công nghệ mới, cần cù chịu khó vượt qua mọi khó khăn, luôn hoàn thành công việc được giao. Đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhờ có sự quan tâm hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật, việc áp dụng phương pháp điều hành quản lý chặt chẽ về mọi mặt của Ban Tổng Giám đốc Công ty và các cán bộ điều hành quản lý các cấp, nên trong các năm qua sản phẩm sợi và thương hiệu của Công ty đã và đang được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, khẳng định đẳng cấp về thương hiệu Sợi Phú Bài

BÙI NGUYÊN TIẾNTổng Giám đốc

trên thị trường. Công ty luôn đảm bảo duy trì 60-70% sản lượng các mặt hàng sợi để xuất khẩu trực tiếp đến các nước Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nhật Bản, Philippines, Mỹ, ..v.v.

Hiện nay, Công ty CP Sợi Phú Bài là đơn vị dẫn đầu ngành kéo sợi chất lượng cao của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) ở khu vực miền Trung: vừa xuất khẩu, vừa cung ứng các mặt hàng sợi cho các đơn vị trong ngành dệt may Việt Nam. Hơn nữa, Công ty cũng sẵn sàng nắm bắt cơ hội đón đầu Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi các nước thành viên TPP tham gia chuỗi cung ứng bắt đầu từ sợi sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu từ 38% xuống dần đến 0%, tạo đà đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Công ty luôn chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể CBCNV, tạo môi trường làm việc tích cực để mọi người đều yên tâm công tác: Thực hiện chế độ tiền lương và tiền thưởng kịp thời, trích nộp đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN... cho người lao động .Công ty tổ chức đưa đón CBCNV đi làm bằng xe car. Tất cả CBCNV đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp. Chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng ca đêm kèm suất ăn sáng miễn phí khi đi làm ca đêm, chế độ độc hại... đều được duy trì. Hàng năm, những cá nhân xuất sắc, chiến sĩ thi đua được Công ty tổ chức đi tham quan trong nước và nước ngoài. Công ty luôn nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy, quy định về ATMT-VSLĐ-PCCN; quan

tâm cải thiện môi trường trong lao động sản xuất như giảm tiếng ồn, tăng ánh sáng, lọc bụi, bổ sung trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với đặc điểm công việc; chăm sóc cải tạo hệ thống cây xanh có bóng mát; thường xuyên làm vệ sinh đường nội bộ và sân vườn nhằm tạo cảnh quan môi trường thân thiện trong khuôn viên Công ty. Nhà ăn ca khang trang, sạch sẽ, thoáng mát; bữa cơm công nghiệp có đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm tươi sạch, các món ăn được thay đổi thường xuyên đảm bảo ngon miệng. Công ty duy trì khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cho CBCNV và người lao động.

ĐẦU TƯ MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH:

Từ năm 2008 đến nay, thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt May Việt Nam, Công ty CP Sợi Phú Bài đã và đang tham gia góp vốn đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty kéo sợi khác. Ngoài các công ty liên kết (Sợi Phú Nam, Sợi Phú Việt, Sợi Phú Mai, Sợi Phú Bài 2), Công ty tích cực hỗ trợ đào tạo nghề cho CBCNV của các công ty kéo sợi lân cận; quy mô đầu tư ngành sợi tại KCN Phú Bài hiện đạt trên 200.000 cọc sợi, với các mặt hàng sợi chất lượng cao được phân bố hài hòa tại các công ty.

Trong thời gian đến, Công ty có kế hoạch tiếp tục tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty khác tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam theo chỉ đạo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển mở rộng hơn nữa quy mô ngành Sợi-Dệt-May.

TỪNG BƯỚC GẶT HÁI THÀNH QUẢ:

Không ngừng phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu mà Tập đoàn giao, như doanh thu, sản lượng, tỷ suất lợi nhuận. Công ty đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch SXKD hàng năm, cụ thể:

+ Sản lượng, tăng khoảng 7-15%/năm.

+ Kim ngạch xuất khẩu, tăng khoảng 15-20%/năm

+ Thu nhập bình quân của người lao động, tăng khoảng 12-15%/người/năm.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

Với mục tiêu hoàn thiện và phát triển Công ty CP Sợi Phú Bài trở thành một trong những Công ty hàng đầu về ngành kéo sợi của Việt Nam: Phát triển bền vững, hiệu quả, có uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, Sợi Phú Bài đã xác định một số định hướng quan trọng:

- Tăng cường công tác tuyển dụng đào tạo và quản trị nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, am hiểu ngành nghề, mặt hàng và quy trình công nghệ sản xuất, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng xử lý công việc tốt, nhanh nhạy để làm việc trực tiếp với các nhà phân phối lớn không qua trung gian nhằm tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế cao; Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức điều hành quản lý Công ty theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, bảo đảm phát triển thị trường bền vững trên cơ sở giữ

mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, giàu tiềm năng. Tiếp tục khai thác thêm thị trường Nhật, Châu Á và Châu Âu nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng theo chuyên môn hóa cho các đơn vị thành viên của Công ty với phương châm là: “Thương hiệu Việt - Tiêu chuẩn Quốc tế”.

- Tiếp tục tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty khác tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam, thực hiện tốt các dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi mới theo chủ trương của Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành Sợi-Dệt-May.

- Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế: Xanh-sạch-đẹp và thân thiện với môi trường.

Bằng sự nỗ lực hết mình, với tâm huyết và sự nhiệt tình ủng hộ của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, cùng với sự đoàn kết trên dưới một lòng của toàn thể CBCNV, Ban Lãnh đạo Công ty quyết tâm xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh, là địa chỉ tin cậy cung cấp sợi chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu; góp phần thực hiện thành công chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành Dệt May Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Công đoạn máy Sợi Thô F11- Rieter và máy Sợi Con G33- Rieter SPB

Công đoạn máy đánh Ống Murata- SPB

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 23: Ất Mùi 2015

44 45

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG,TÍCH CỰC ĐỔI MỚI

phụ cấp cho công nhân như: Phụ cấp chuyên cần, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền xăng xe...

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (DN) trong Ngành ngày càng được chú trọng và nâng cao. Nhiều đơn vị đã xây nhà ở cho công nhân, điển hình là: Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty May 10-CTCP, Công ty CP May Phương Đông, Công ty CP May Long Mã… Duy trì và đầu tư xây dựng nhà trẻ mẫu giáo hoặc hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền gửi trẻ, tiền nuôi con nhỏ cho NLĐ như ở các công ty: Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty May 10-CTCP, Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP, Công ty May Đáp Cầu, Tổng Công ty Đức Giang-CTCP... Tổ chức ăn sáng miễn phí cho CNV và NLĐ như Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ... Phụ cấp chống nắng nóng trong các tháng hè

từ 200.000 - 500.000đ/người/tháng. Hàng năm các đơn vị đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ, thăm khám chữ trị bệnh nghề nghiệp và ung thư cho công nhân, điển hình có Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân tổ chức khám sức khỏe 6 tháng một lần. Các đơn vị thường xuyên giám sát thực hiện các qui định về bảo hộ lao động, trang bị hệ thống làm mát, đảm bảo điều kiện và làm việc môi trường làm việc tốt cho NLĐ; tổ chức đo kiểm môi trường làm việc, tập huấn kiến thức ATVSLĐ - PCCN. Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được các đơn vị mua và trích nộp đầy đủ.Nhiều đơn vị còn mua bảo hiểm thân thể 24/24 cho NLĐ như: Công ty CP May Nam Định, Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội, Công ty CP May Đáp Cầu.

Tổ chức Hội thảo “Vai trò Công

Công đoàn Dệt May Việt Nam trong năm qua đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và thiết thực với những đổi mới, sáng tạo hơn để Công đoàn ngày càng đóng góp tích cực vào thành quả của cả ngành DMVN.

LỢI ÍCH CỦA NLĐ LUÔN ĐƯỢC BẢO VỆ

Hiện tại, Công đoàn Dệt May Việt Nam quản lý trực tiếp 111 Công đoàn cơ sở (CĐCS) với 111.679 ĐVCĐ, trong đó: 6 CĐCS thuộc doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 92 CĐCS là công ty cổ phần, 11 CĐCS thuộc khối hành chính sự nghiệp và 2 CĐCS vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, thành phố quản lý 4 Công đoàn ngành dệt may địa phương là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Lâm Đồng. Đã ký Quy chế phối hợp với hầu hết các LĐLĐ tỉnh có đông lao động dệt may với hàng trăm CĐCS và hàng trăm ngàn ĐVCĐ. Thu nhập bình quân của người lao động (NLĐ) các đơn vị trực thuộc là 5,65 triệu đồng/người/tháng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013. Thu nhập của NLĐ tại các công đoàn ngành Dệt May địa phương là 3,43 triệu đồng/người/tháng, trong đó CĐ Dệt May Bình Dương là 3,2 triệu, CĐ Dệt May TP. Hồ Chí Minh là 3,6 triệu, CĐ Dệt May Lâm đồng 3.5 triệu và CĐ Dệt May Hà Nội là 3,4 triệu. Ngoài ra, một số DN thuộc các công đoàn ngành địa phương còn quan tâm điều chỉnh tăng thêm một số khoản

NGUYỄN TÙNG VÂNChủ tịch CĐDM Việt Nam

đoàn tham gia xây dựng thang, bảng lương tại doanh nghiệp” nhằm trang bị kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho cán bộ công đoàn để tham gia, phối hợp với chuyên môn khi xây dựng thang bảng lương tại doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.

Tăng cường giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách theo qui định của pháp luật; các nội qui, qui chế của đơn vị, việc giao kết hợp đồng lao động, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. CĐCS mở hòm thư góp ý, bố trí cán bộ tiếp NLĐ vào thứ 5 hoặc thứ 7 hàng tuần; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và giải quyết những khúc mắc trong hoạt động XH-SXKD. Trong năm qua không có tranh chấp lao động, tư tưởng NLĐ ổn định yên tâm công tác.

GÓP PHẦN XỨNG ĐÁNG HOÀN THÀNH CÁC CHỈ TIÊU SXKD

Năm 2014, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần vào thành tích chung của Ngành, của TĐ và DN. Đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Có thể điểm qua một số thành tích tiêu biểu của Công đoàn Dệt May Việt Nam trong năm 2014 như sau:

Triển khai thực hiện và tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo từ CĐCS đến tổ công đoàn, công đoàn bộ phận cũng như việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong tham gia, tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động tại đơn vị. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo Nghị định 30/2013/NĐ-CP của Chính

phủ và “Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT ”. Đến nay có 103/111 đơn vị ký TƯLĐTT Ngành, có nhiều điều khoản cao hơn quy định của Luật và có lợi cho NLĐ. Nhiều đơn vị xây dựng qui chế đối thoại và tổ chức đối thoại 3 tháng/lần, đã tạo sự đồng thuận giữa DN và NLĐ. Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ hài hòa ổn định và tiến bộ trong DN và kế hoạch số 1233/KH-TLĐ ngày 17/7/2008 của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Lấy ý kiến các CĐCS thương lượng, sửa đổi, bổ sung và đã cùng với Hiệp hội Dệt May Việt Nam ký TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam lần 3, áp dụng trong giai đoạn 2014 - 2017 góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, hạn chế đình công bất hợp pháp, mang lại sự ổn định và phát triển bền vững cho DN.

Phối hợp với Tập đoàn chỉ đạo các CĐCS tổ chức hội nghị NLĐ năm 2014, có trên 85% đơn vị tổ chức tốt hội nghị NLĐ. Đã ban hành công văn số 315/TG-CĐDM ngày 15/10/2013 về việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người

lao động. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp, trình độ ngọai ngữ, tin học và các kỹ năng của NLĐ. Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề vào nội dung Nghị quyết hội nghị NLĐ, nội quy, quy chế của DN. Triển khai và tổ chức hội nghị tập huấn công tác An toàn VSLĐ-PCCN tại 3 miền Bắc-Trung-Nam theo Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư TW Đảng, kế hoạch 03/KH-TLĐ ngày 13/01/2014 của Tổng Liên đoàn và Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014 với chủ đề “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”.

Ban hành Quy chế hoạt động, quản lý “Quỹ xã hội từ thiện”. Đến nay quỹ đã thu được 476 triệu đồng. Tại Công đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện trợ cấp gần 450 triệu đồng. Bao gồm: Trợ cấp cho công nhân lao động, trợ cấp xây nhà tình thương, nuôi dưỡng 8 cháu con công nhân mồ côi với mức từ 3,4-3,6 triệu đồng/cháu/năm, trợ cấp CBCNV là thương binh, là con nạn nhân chất độc da cam. Hỗ trợ cho con CBCNV có hoàn cảnh khó

Page 24: Ất Mùi 2015

46 47

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

khăn được đi học và hỗ trợ con CN nghèo học giỏi; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ trong dịp tết Giáp Ngọ 2014 như:Thưởng tháng lương thứ 13, hỗ trợ, tặng quà, thăm hỏi CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ về quê ăn Tết, tổ chức các hoạt động vui chơi và tặng quà cho CNVCLĐ ở lại đón Tết; Trợ cấp cho 673 công nhân lao động và công nhân khuyết tật nhân dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền 206.100.000 đồng.

XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN LỚN MẠNH

Triển khai tốt Chương trình trọng điểm về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tiến bộ trong DN theo chỉ thị 22 của Ban Bí thư. Chỉ đạo các CĐCS thực hiện Chương trình “Nâng cao hiệu quả thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT” của Tổng Liên đoàn, đến nay đã có 103/111 CĐCS tổ chức ký TƯLĐTT Ngành. Đây là hoạt động thu hút được sự quan tâm nhất liên quan đến chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ và chức năng tham gia quản lý của Công đoàn Ngành. Tuyên truyền giáo dục đoàn viên và NLĐ góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng,

pháp luật Nhà nước; giáo dục đoàn viên CNVCLĐ tăng cường ý thức giác ngộ chính trị, có lập trường kiên định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ổn định chính trị tư tưởng, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác do Đảng và chuyên môn đề ra. Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương đã tặng Bằng khen cho Đảng bộ Tập đoàn và 6 tập thể 7 cá nhân.

Tuyên tuyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước của tổ chức Công đoàn và ngành Dệt May đến các công đoàn cơ sở trực thuộc như: Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; “Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động 2014”; “Năm an toàn giao thông”; tuyên truyền ngày thành lập Tập đoàn Dệt May VN, ngày truyền thống của ngành 25/3; “Tháng công nhân”; ngày Gia đình Việt Nam - đặc biệt tuyên truyền mạnh mẽ ngày kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền Pháp Luật lao động để nâng cao nhận thức cho người lao động nhằm góp phần

ổn định lực lượng lao động trong các đơn vị của Ngành. Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, ma túy và tệ nạn xã hội trong CNVCNLĐ. Triển khai Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới ở cơ sở.

Với những thành tích đạt được, đã có 01 CĐCS được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 01 cá nhân được thưởng Huân Chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, 01 CĐCS và 04 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Trong toàn hệ thống đã khen thưởng 383 tập thể và 20.162 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản suất. Có 5 đơn vị đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động” là Tổng Công ty May 10-CTCP, Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, CTCP-Tổng Công ty May Đồng Nai, Công ty CP Dệt May Huế. Khen thưởng lao động sáng tạo 755 sáng kiến với giá trị làm lợi 23.386 tỷ đồng và làm mới 83 công trình trị giá 183.588 tỷ đồng.

Công đoàn Dệt May Việt Nam tiên lượng được những khó khăn, thách thức sắp tới khi Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn cổ phần đa sở hữu, sự hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn có thể bị hạn chế bởi nhiệm vụ đặt ra cho Tập đoàn còn rất nặng nề, còn rất nhiều việc cần phải giải quyết để đảm bảo xây dựng mối quan hệ hài hòa trong DN. Công đoàn Dệt May Việt Nam quyết tâm xây dựng bằng được đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự tâm huyết, có trách nhiệm với NLĐ để họ gắn bó lâu dài với DN góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam.

Page 25: Ất Mùi 2015

48 49

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

HƯỚNG ĐẾN ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU DỆT MAYHÀNG ĐẦU VIỆT NAM

PV: Ông có thể chia sẻ những khó khăn và thuận lợi từ khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí (Nghị định 115/NĐ-CP), Viện Dệt May gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Chúng tôi có thuận lợi là đang sở hữu những cán bộ giàu kinh nghiệm, đoàn kết, có tinh thần cầu thị và luôn kiên định với mục tiêu đưa Viện Dệt May trở thành nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu và thử nghiệm dệt may hàng đầu Việt Nam.

Hiện nay, Viện đã tích lũy nhiều kinh nghiệm dựa trên các nghiên cứu đã được triển khai và có thể cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp khác tại thị trường trong nước. Cụ thể, số lượng khách hàng, chỉ tiêu thử nghiệm và doanh số của Trung tâm thí nghiệm dệt may (TTC) tại Hà Nội và Trung tâm thí nghiệm Dệt may (TIC) tại TP HCM đã những bước nhảy vọt. Nếu năm 2008 các Trung tâm thí nghiệm của Viện chỉ có 2.797 hợp đồng với 5.874 mẫu thử và 22.348 chỉ tiêu thử nghiệm, đạt doanh số 4.930 triệu đồng thì đến năm 2013, các con số này lần lượt là 10.652 hợp đồng, 35.762 mẫu thử và 71.740 chỉ tiêu thử nghiệm, đạt

doanh số 24.270 triệu đồng.

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt là khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115 của Chính phủ. Tuy đã có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đủ năng lực cung cấp các dịch vụ liên quan nhưng trên thực tế, các thiết bị này vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ tất cả yêu cầu của ngành, nhất là trong công đoạn thử nghiệm, nhuộm và hoàn tất, thử nghiệm an toàn và sinh thái.

Trên phạm vi quốc gia và quốc tế, thương hiệu Viện Dệt May vẫn còn ít được biết đến và mối liên kết với các cơ sở đào tạo và dịch vụ trong lĩnh vực dệt may vẫn còn yếu. Bên cạnh đó, do đặc thù có nguồn gốc vốn nhà nước, nên Viện gặp trở ngại và phân biệt khi cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

PV: Vậy đâu là những giải pháp để vượt qua khó khăn đó?

Chúng tôi tập trung xác định điểm mạnh, điểm yếu của Viện, phân tích các đối thủ cạnh tranh để sắp xếp nguồn lực vào các sản phẩm - dịch vụ có lợi thế cạnh tranh cao. Xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông và tiếp thị phù hợp; tái cơ cấu tổ chức, đầu tư bổ sung thiết bị; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ và đẩy mạnh

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thông-Viện trưởng Viện Dệt May với Tạp chí Dệt May Việt Nam về mục tiêu của Viện đến năm 2020. Với những chương trình đã và đang triển khai, Viện Dệt May đang dần trở thành một hình ảnh đẹp về đơn vị nghiên cứu khoa học năng động trong tự chủ kinh phí theo Nghị định 115/NĐ-CP.

VĨNH HỒNG (thực hiện)

hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để trở thành một tổ chức quốc gia về cung cấp dịch vụ dệt may hàng đầu Việt Nam.

Qua đó, Viện đã tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các thiết bị mới, đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghệ và các phương pháp thử nghiệm mới với các đối tác nước ngoài... Các dự án gần đây như: Dự án Hợp tác Việt - Bỉ: Giai đoạn 2001 - 2009; Hợp phần của Dự án Phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ do UNIDO tài trợ năm 2012; Dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2013,… Từ các dự án này Viện Dệt May có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và ký kết nhiều hiệp định hợp tác với các đối tác như FITI, KITECH, DYETEC (Hàn Quốc); Città Studi SpA Biella, ICQ, Next Technology (Italia); Viện Dệt Đài Loan;…

PV: Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng dệt may Sợi-Dệt-Nhuộm-May, ông xác định vai trò của Viện Dệt May trong chuỗi cung ứng này như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh khoa học kĩ thuật ngày một phát triển và rào cản kĩ thuật bảo hộ tại các nước nhập khẩu đang có xu hướng tăng lên?

Trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam, cơ hội phát triển cho ngành Dệt May Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là khi bán sản phẩm dệt may ra thị trường, các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và nhà

cung ứng sản xuất phải đáp ứng các quy định pháp lý của quốc gia nhập khẩu như yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quản lý hóa chất, trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường,... Ngoài ra tại một số thị trường còn phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung như nhãn sinh thái, nhãn xanh, nhãn tiết kiệm tiết kiệm năng lượng...

Với tính cấp thiết như vậy, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm dệt may với các yêu cầu tuân thủ của các quốc gia nhập khẩu và người mua là hoạt động không thể thiếu trong số các dịch vụ của chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu cũng như tại thị trường nội địa. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam có không nhiều các trung tâm thử nghiệm chất lượng sản phẩm dệt may, trong đó có đến 90% là các trung tâm nước ngoài. Do đó, thời gian tới 2 Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Dệt May sẽ được nâng cấp với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng chi phí hợp lý để phục vụ nhu cầu thử nghiệm và tư vấn của các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Viện Dệt May cũng sẽ kết hợp với Ban Kỹ thuật Công nghệ của Tập đoàn tăng cường công tác thông tin đến các doanh nghiệp những quy định mới nhất thông qua các phương tiện như website Tập đoàn, website của Viện, tạp chí, chuyên san của Tập đoàn.

Viện Dệt May cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng trong nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ để ứng dụng các nguyên liệu mới, ứng dụng công nghệ và phát triển các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao;

cung cấp dịch vụ trong quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng dệt may; phổ biến, tư vấn thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật ngành dệt may, góp phần tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng dệt may do Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ trì và định hướng.

PV: Như vậy, nhu cầu thử nghiệm của các doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngành Dệt May Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Ông có thể chia sẻ mục tiêu và phương hướng hoạt động của Viện trong thời gian sắp tới?

Viện Dệt May sẽ tiếp tục thực

hiện chiến lược phát triển khả thi và đầy tham vọng là tới năm 2020 trở thành tổ chức hàng đầu trong nghiên cứu khoa học, tư vấn và cung cấp dịch vụ kỹ thuật dệt may; là trung tâm thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm dệt may được quốc tế thừa nhận; là công cụ của các cơ quan Nhà nước, trực tiếp là Tập đoàn Dệt May trong định hướng công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, quản lý công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm dệt may.

Về giải pháp, bên cạnh đầu tư vào nguồn nhân lực và trang thiết bị hiện đại, Viện sẽ quan tâm hơn nữa đến công tác quảng bá và truyền thông để được nhiều bạn hàng trong và ngoài nước biết đến và tin tưởng hợp tác.

PV: Trân trọng cảm ơn ông và xin chúc Viện Dệt May sẽ tiếp tục thành công trong năm tới, đạt được mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, thử nghiệm và tư vấn hàng dệt may của Việt Nam.

Chuyên gia Vương quốc Bỉ thăm quan phòng thí nghiệm của Viện Dệt May

Page 26: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

Vinatex Đại hội đồng cổ đông lần đầu

Sức Sống Mới

Tận dụng cơ hội, nắm bắt vận mệnh mới để tăng tốc phát triển

Đại hội vinh dự đón các vị Lãnh đạo, khách quý, bao gồm bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Bùi Xuân Khu - Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, cùng các vị Lãnh đạo đại diện Bộ Tài Chính, Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công Đoàn Dệt May Việt Nam… cùng với sự tham dự của 76 cổ đông, (đại diện cho hơn 2218 cổ đông, nhà đầu tư), và các cơ quan báo chí.

Đại hội đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cổ đông thông qua các nội dung về Điều lệ tổ chức và hoạt động Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần; Kế hoạch SXKD trong ba năm tới (từ 2015-2017); Bầu cử và công bố kết quả bầu cử Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của Tập đoàn;

Phương án chọn công ty kiểm toán năm 2015…

Tập đoàn Dệt May Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động đúng vào thời điểm ngành Dệt May Việt Nam đứng trước những cơ hội, vận mệnh mới để phát triển nhảy vọt, khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan vừa kết thúc đàm phán và TPP cũng đang trong giai đoạn đàm phán tích cực. Hơn nữa, khi có sự tham gia của các cổ đông chiến lược, Vinatex được

gia tăng sức mạnh tài chính, công nghệ, thị trường, để tăng cường đầu tư cho chiến lược phát triển chuỗi cung ứng toàn diện dệt may, gia tăng giá trị cho sản phẩm DMVN, đặc biệt là củng cố và phát triển thương hiệu cũng như sản phẩm cốt lõi của Tập đoàn.

Về hoạt động SXKD, trong năm 2014, doanh thu của Vinatex tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 51 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Về cơ bản, các DN của Tập đoàn đã đủ đơn hàng cho 6 tháng đầu năm 2015. Mục tiêu của Vinatex là đạt tăng trưởng doanh thu ít nhất 12%/năm.

NHÓM PV VTGF

Sáng 8/01/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu. Đại hội đã thể hiện một sức sống mới của Tập đoàn, nhanh chóng tận dụng những cơ hội, tiềm năng cộng hưởng từ các nhà đầu tư chiến lược, cùng đội ngũ nhân sự trẻ trung và nhiệt tình, để tăng tốc nhảy vọt chiếm lĩnh tầm cao mới.

1- Ông Trần Quang Nghị2- Ông Lê Tiến Trường3- Ông Đặng Vũ Hùng 4- Ông Phạm Phú Cường5- Ông Lê Đình Ngọc6- Ông Lê Khắc Hiệp7- Ông Don Di LamSau đó Hội đồng quản trị đã họp và thống nhất bầu ông Trần Quang Nghị làm Chủ tịch Tập đoàn, và bổ nhiệm ông Lê Tiến Trường làm Tổng Giám đốc Tập đoàn.

TẠI ĐẠI HỘI, CÁC CỔ ĐÔNG CŨNG NHẤT TRÍ BẦU RA 7 THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAO GỒM:

Để giải phóng sức mạnh, tiềm năng của Tập đoàn

Vấn đề cốt lõi mà Đại hội quan tâm là làm sao để Tập đoàn DMVN phát triển nhanh chóng, tận dụng mọi thời cơ trong tương lai để giải phóng sức mạnh, tiềm năng của Tập đoàn, trở thành Tập đoàn đa quốc gia uy tín, phát triển bền vững, mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm và lợi nhuận. Vì lẽ đó, Đại hội đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá của các vị Lãnh đạo Bộ Công Thương, các vị tiền bối trong Ngành DMVN, các Lãnh đạo đương thời và các cổ đông chiến lược.

Ban Biên tập VTGF chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc những ý kiến này:

“Việc Vinatex thực hiện IPO thành công cũng như giành được sự đồng thuận cao trong Đại hội cổ đông lần đầu chứng tỏ rằng, các cổ đông hướng tới sự đầu tư vào tương lai phát triển lâu dài của Vinatex, không nhìn vào lợi nhuận trước mắt. Sự tăng trưởng mạnh và bền vững của Vinatex trong những năm qua chứng tỏ Tập đoàn không chỉ nắm bắt tốt cơ hội, mà còn có nội lực mạnh. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mở đường thông thoáng giúp cho Vinatex phấn đấu vượt mục tiêu đề ra để có doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cao hơn nữa.”

Bà Hồ Thị Kim Thoa- Thứ trưởng Bộ Công Thương: Ông Bùi Xuân Khu - Nguyên

Thứ trưởng Bộ Công Thương:

“Tập đoàn DMVN có tiềm lực mạnh, có vốn ở những đơn vị làm ăn rất hiệu quả như May 10, Việt Tiến, Phong Phú, Nhà Bè… Với một Hội đồng quản trị giỏi, thì các cổ đông và cơ quan quản lý nên tạo cơ chế thông thoáng, các chính sách Nhà nước được thực thi đồng bộ để HĐQT có thể ra quyết định nhanh gọn, sẽ giúp cho Vinatex thực sự cất cánh trong thời gian nhanh nhất. Bên cạnh đó, các cổ đông chiến lược nên có những đóng góp tích cực từ thế mạnh của

Ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex :

“Vinatex còn có một thế mạnh và tài sản vô hình, đó là trách nhiệm xã hội mà chúng ta gánh vác lâu nay, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước, khi các doanh nghiệp của chúng ta phủ khắp các vùng miền và tạo ra nhiều việc làm, thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương, tạo nên sự thịnh vượng chung cho toàn xã hội. Với mỗi dự án, tuy vốn đầu tư của chúng ta không lớn, chỉ từ vài chục tỷ đồng đã có thể tạo ra hàng trăm việc làm cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, giải quyết một lúc hai bài toán là lao động và kinh tế. ”

mình, thậm chí tranh luận và gợi mở giúp Tập đoàn DMVN thực sự thoát ra khỏi những phương thức cũ của một Tập đoàn Nhà nước, giải phóng sức mạnh để phát triển tốc độ hơn nữa.”

1- Bà Nguyễn Thị Minh Hiền 2- Ông Đỗ Trí Hiếu3- Bà Nguyễn Thị Kim Dung4- Ông Phan Thanh Sơn5- Bà Lê Thị Ánh NgọcBan kiểm soát cũng đã họp và thống nhất bầu bà Nguyễn Thị Minh Hiền làm Trưởng ban.

BAN KIỂM SOÁT GỒM:

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chụp ảnh kỷ niệm với HĐQT và Ban Kiểm soát ra mắt Đại hội

50

Chào xuân2015Ất Mùi

51

Page 27: Ất Mùi 2015

cho Đại hội những ý kiến tốt hơn. Tập đoàn cũng nên sớm thành lập Ban quan hệ Cổ đông để làm tốt công tác tiếp cận với toàn bộ các cổ đông từ lớn tới nhỏ.”

Ông Lê Đình Ngọc - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Maritimebank (MSBS):

“Đại hội cổ đông lần đầu của Vinatex được tổ chức ky lương và chuyên nghiệp. Đặc biệt đại hội này thể hiện sự quan tâm và sát sao từ phía Bộ Công Thương, Ban điều hành và các cổ đông lớn. Đại hội cũng đã trình bày được khá ro net về định hướng chiến lược của Vinatex trong giai đoạn sắp tới. Ngoài ra các cổ đông cũng có những ý kiến đóng góp xác đáng và xây dựng với các nội dung trình bày ở đại hội. Với tư cách là cổ đông chiến lược, chúng tôi cam kết sẽ có những đóng góp tận dụng thế mạnh của các bên, tạo ra các giá trị gia tăng cho Vinatex.Ky vọng lớn vào sự phát triển của Vinatex trong giai đoạn sắp tới chính là lý do các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông chiến lược như chúng tôi quyết định đầu tư. Ngoài các yếu tố bên ngoài thuận lợi như ky vọng sớm ký TPP, hay sự phục hồi kinh tế, thì chúng tôi tin vào mô hình kinh doanh mới mà ban điều hành Vinatex đã xây dựng, theo đó chuyển dịch theo hướng ODM, thay vì chỉ gia công như những năm trước.Tất nhiên hướng đi này rất thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm của toàn bộ HĐQT và ban điều hành mới. Nhưng chúng tôi có lòng tin vào đội ngũ nhân sự tre trung, có tri thức và nhiệt huyết.Với tư cách một nhà đầu tư, chúng tôi tin rằng khoản đầu tư này sẽ sinh lời nhiều lần sau 3 đến 5 năm nữa, khi Vinatex chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán.”

Ông Lê Khắc Hiệp - Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup:

“VINGroup chúng tôi vui mừng được tham gia là cổ đông chiến lược của Vinatex. Chúng tôi ky vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của Vinatex trong giai đoạn tới đây. Trước đây Vinatex là mũi nhọn trong xuất khẩu dệt may, thì nay với sự tham gia của các cổ đông chiến lược, Vinatex sẽ đẩy mạnh hơn nữa thị trường nội địa, phục vụ tốt cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Chúng tôi mong muốn được tham gia tích cực để xây dựng Tập đoàn DMVN ngày càng phát triển, trong đó VINGroup có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng, cụ thể là khâu phân phối và thị trường nội địa. VINGroup sẽ sớm xây dựng chuỗi gồm hàng trăm siêu thị VINmart và thêm hàng chục trung tâm thương mại, nên chúng tôi mong sẽ đón nhận các thương hiệu, gian hàng của các doanh nghiệp trong Vinatex tham gia trong các siêu thị của mình. Như vậy sự liên kết, phối hợp thế mạnh giữa chúng ta sẽ đáp ứng tốt cho như cầu mặc thời trang của người dân Việt.”

Ông Don Di Lam - Chủ tịch Vina Capital:

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển bền vững cũng như những cơ hội lớn trong tương lai của dệt may Việt Nam nên đã chọn đầu tư vào Vinatex. Dệt May còn là một ngành rất quan trọng đối với Việt Nam vì đã và đang góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Tôi mong rằng trong thời gian tới đây, khi TPP được ký kết Vinatex sẽ mở rộng thêm thị trường, phát triển tăng tốc, tạo ra nhiều việc làm hơn nữa cho người dân Việt, góp phần tích cực vào công cuộc đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước.”

Bà Mai Trang, đại diện Dragon Capital:

“Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Vinatex đã diễn ra rất nghiêm túc và chuyên nghiệp. Là một cổ đông, tôi rất vui mừng và mong muốn Vinatex sẽ phát triển nhanh trong tương lai, giữ vững là một Tập đoàn dệt may hàng đầu. Cho những lần Đại hội tiếp theo, Tập đoàn nên cung cấp trước những tài liệu bằng bản điện tử cho cổ đông nghiên cứu, như thế các cổ đông sẽ có đủ thông tin và thời gian suy nghĩ để có thể đóng góp

Chào xuân2015Ất Mùi

52

Page 28: Ất Mùi 2015

54 55

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

10 SỰ KIỆNCỦA HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2014

1. Lần đầu tiên Hiệp hội DMVN (Vitas) được Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Cờ thi đua xuất sắc: Với những nỗ lực không ngừng trong sản xuất, kinh doanh, năm 2014 toàn Ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 24,5 tỷ Đô la Mỹ, tăng khoảng19% so với năm 2013 (là mức tăng lớn

nhất trong 3 năm qua). Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực không ngừng của trên 2,5 triệu lao động ngày đêm miệt mài bên xưởng máy, còn phải kể đến vai trò tích cực của Vitas - cầu nối quan trọng giữa các DN với Chính phủ, kịp thời đề xuất và kiến nghị về cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường. Kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tích cực phối hợp với các cấp, bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động xuất khẩu. Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của Hiệp hội DMVN Thủ tướng Chính phủ đã tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2014.

. Tổ chức thành công Lễ trao giải “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VIII”: Cuộc bình chọn các Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May lần VIII triển khai từ tháng 8/2013 và kết thúc vào tháng 3/2014 với nhiều doanh nghiệp tham gia xét giải. Trong bộ tiêu chí đánh giá lần thứ 8, bên cạnh kết quả kinh doanh, BTC đặc biệt chú trọng tới năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh Dệt May Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ. Sáng 24/3/2014 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp 53 Doanh nghiệp dệt may đạt giải, đại diện các doanh nghiệp dệt may trong cả nước nhân dịp tham dự Lễ trao giải thưởng DN tiêu biểu do Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp tổ chức vào tối 24/3/2014.

3

2. Tham vấn tích cực cho đoàn đàm phán các Hiệp định Tự do Thương mại (FTA, TPP): Nhằm giúp cho đoàn đàm phán hiểu rõ hơn về các thuận lợi, khó khăn của Ngành cũng như

có các đối sách trong đàm phán nhằm mang lại lợi ích, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thực thi, tăng sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Hiệp hội thông qua tổ công tác FTA, TPP của Vitas đã tích cực tham vấn cho các đoàn đàm phán về các hiệp định tự do thương mại như FTA Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh hải quan, Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

4. Có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, DN dệt may nước ngoài nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, nhân lực và thị trường: Cùng với Trung tâm xúc tiến NK từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tích cực triển khai dự án “Hỗ trợ XK trực tiếp sang EU”; phối hợp tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Italia; tổ chức đưa đoàn 15 doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ tham dự Hội chợ Magic Show 2014 diễn ra tại Las Vegas, kết hợp khảo sát thị trường

dệt may Mỹ, tham dự Hội nghị thường niên của AFF (Liên đoàn Thời trang Châu Á) tại Bangkok từ 12-14/03/2014 với chủ đề “Nâng tầm thời trang châu Á”; tham gia đoàn công tác ký kết Biên bản Hợp tác 4 bên (MOU) giữa Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Liên đoàn Dệt May Hàn Quốc (KOFOTI) về hợp tác trong lĩnh vực dệt may hai nước Việt Nam - Hàn Quốc nhân dịp Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp về hơp tác công nghiệp, năng lượng và điện...

6. Ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành lần 3: Ngày 24/3/2014 Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tiến hành ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Ngành lần 3 (2014 - 2017) với sự hưởng ứng tham gia tích cực của các DN trong Ngành nhằm khẳng định thêm tính ưu việt của việc tham gia TƯLĐTT Ngành, giúp các DN duy trì các chính sách có lợi cho NLĐ, tăng uy tín và tăng sức cạnh tranh của DN. Nội dung TƯLĐTT Ngành ký kết lần này có thêm một số điểm mới, như: Tất cả các đơn vị phải tự xây dựng và ban hành thang, bảng lương theo quy định của Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật LĐ năm 2012 về tiền lương và các thông tư hướng dẫn thực hiện.

5. Phối hợp cùng Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức thành công Hội chợ Thời trang Việt Nam VIFF 2014 tại TP.HCM. Hội chợ VIFF năm 2014 tiếp tục giới thiệu đến khách hàng và người tiêu dùng các thương hiệu nổi tiếng

của các DN trong Ngành, đồng thời mang lại cơ hội hợp tác, đầu tư cho các DN dệt may trong nước mở rộng quan hệ, đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng trong nước và khu vực; tiếp cận mạnh mẽ với các khách hàng quốc tế, ngày càng chuyên nghiệp hóa trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; tích cực chuyển hướng sang phương thức sản xuất FOB và từng bước nâng cao tỷ lệ ODM. Khẳng định vị thế thương hiệu Việt, tiếp tục chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện tốt chủ trương của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Page 29: Ất Mùi 2015

57

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

7. Quan tâm đến công tác đào tạo NNL và tập huấn về QTDN cho các hội viên: Phối hợp với CBI tổ chức khóa đào tạo Chu kỳ xu hướng

thời trang ở Châu Âu 3 và Phát triển Sản phẩm; cùng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức chương trình đào tạo Quản trị Chuỗi cung ứng dệt may và Thiết kế mẫu rập; cử đoàn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc dự khóa học 2 tuần về nâng cao kỹ thuật, trình độ quản lý của các doanh nghiệp dệt… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Dệt May Việt Nam.

8. Tham vấn xây dựng pháp luật và phản ảnh giải quyết các vướng mắc của DN: Trong năm 2014, Hiệp hội đã tích cực tham gia vào các Dự thảo nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan, Luật Quản lý Thuế… trên tinh thần tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý. Đặc biệt là cùng các doanh nghiệp và cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn do việc áp dụng hệ thống khai báo hải quan tập trung VNACS/VCISS trong những ngày đầu nhằm giảm thiểu thời gian giải phóng hàng do hệ thống khai báo và các quy định không phù hợp gây ra.

9. Kịp thời nắm bắt tình hình và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh: Trong vụ biểu tình chống Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam, Ban lãnh đạo Hiệp hội đã triển khai nhiều cuộc họp, cử cán bộ tới các doanh nghiệp FDI để nắm tình hình, cùng tham gia bảo vệ nhà máy của DN, giải thích cho công nhân và thông báo kịp thời tới các cơ quan hữu trách. Hiệp hội cũng làm việc, gửi thư tới các Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản phối hợp thông tin tới các

nhà đầu tư để có biện pháp đối phó. Gửi công văn lên các bộ, ngành liên quan cũng như tham gia đóng góp ý kiến tại các cuộc Hội thảo do Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức; ngoài ra còn cùng các hiệp hội khác tổ chức buổi tọa đàm về việc áp dụng phí vận chuyển đối với các DN xuất nhập khẩu và yêu cầu làm rõ nguyên tắc thu phí mà các hãng vận tải đang áp dụng, và đặc biệt đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để vấn đề này được giải quyết triệt để.

10. Tham gia vào Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại cung cấp các thông tin tham vấn cho Tổng cục Hải quan, các cơ quan bộ, ban ngành liên quan đến thương mại quốc tế của Việt Nam, dự kiến bao gồm các tổ chức: VCCI, VITAS, LEFASO, HAWA (Hiệp hội

công nghiệp gỗ và Thủ công TP.HCM), VASEP, LBC (Câu lạc bộ thương nhân lớn), AMCHAM, AUSCHAM (Phòng thương mại Úc), CTCCVN (Hội đồng thương mại Đài Loan tại Việt Nam), EUROCHAM, HKBAV (Hiệp hội DN Hồng Kông), JABH (Hiệp hội DN Nhật Bản TP.HCM), KOCHAM, MBC (Phòng Thương mại Malaisia), SBG (Nhóm DN Singapore tại tp HCM) và nhiều DN như Becamex, Sài Gòn Tân cảng, SONADEZI, AMATA, Long Hau, DHL, Fedex Express, Tintel.

NĂNG LỰC SẢN XUẤT: Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long được thành lập năm 1996, tiền thân là một Xí nghiệp thành viên của Công ty May Hưng Yên. Năm 2001 chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần.Chuyên sản xuất áo bơi, quần âu, jắcket, măng tô xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU, …v.v.Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 40%

Nhà điều hành Công ty Xuân Ất Mùi - 2015Chúc Mừng Năm Mới

HƯNG LONGHUNG LONG GARMENT AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Xưởng may khang trang hiện đại

56

Page 30: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Đón mùa xuân mới 2015, những người làm nghề Dệt May Việt Nam thêm nhiều hứng khởi, bởi thế hệ chúng ta đang làm việc say mê trong giai đoạn chuyển mình

quan trọng của Ngành: Thay đổi vượt bậc để tạo giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm DMVN, hoạt động nhịp nhàng trong chuỗi cung ứng Dệt May toàn cầu, trở thành một trong những quốc gia nổi bật về dệt may xuất khẩu.

NHÓM PV VTGF

Hãy cùng phóng viên VTGF gặp gỡ những người DMVN để chia sẻ ước nguyện, niềm vui và góp thêm lửa để DMVN tỏa sáng.

Page 31: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 32: Ất Mùi 2015

62

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 33: Ất Mùi 2015

64

Chào xuânẤt Mùi 2015

Page 34: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 35: Ất Mùi 2015

68 69

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 36: Ất Mùi 2015

70 71

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

MỘT NĂM CHỨNG KIẾNNHỮNG BƯỚC TIẾN VƯỢT BẬC

Bước vào hoạt động năm 2015 với mô hình mới, Tập đoàn cổ phần, Vinatex sẽ kế thừa những nền tảng sức mạnh được tạo dựng bền bỉ qua hai thập kỷ hình thành vào phát triển, lại được cộng hưởng sức mạnh từ các cổ đông chiến lược về vốn, kinh nghiệm quản trị, thị trường, công nghệ, để tạo bước đột phá, hòa nhập sâu chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tăng uy tín thương hiệu là một Tập đoàn đa quốc gia có nội lực mạnh. Vinatex đã đặt mục tiêu trong năm 2015 sẽ có doanh thu đạt 55 ngàn tỷ đồng, KNXK đạt 3,63 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014.

2015 là một năm thuận lợi cho Tập đoàn, khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan vừa kết thúc đàm phán và TPP cũng đang trong giai đoạn đàm phán tích cực, tạo ra những cơ hội rộng mở để Vinatex hướng tới việc xuất khẩu thành công hơn nữa. Trong những năm qua, Vinatex đã xây dựng một chiến lược đúng đắn, đó là chuyển đổi dần mô hình SX từ CM sang ODM, chủ động hình thành chuỗi cung ứng dệt may, và đã có bước chuẩn bị bài bản các khâu từ sợi-dệt nhuộm hoàn tất-may-phân phối. Năm 2015 là năm chuyển động tích cực để chuỗi cung ứng được hoàn thiện, củng cố chặt chẽ hơn mối liên kết giữa các DN trong Tập đoàn trong chuỗi này. Với quy hoạch từ Tập đoàn, các DN sẽ tạo nên liên kết nhịp nhàng, từ ba miền Bắc-Trung-Nam, không chỉ làm nên dịch vụ hoàn

SỨC VƯƠN ẤN TƯỢNG

Năm 2014 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Ngành DMVN. Con số KNXK của toàn Ngành lên tới 24,5 tỷ USD là con số đẹp, mang lại niềm vui và hy vọng cho những người làm nghề DMVN. Hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, ngành dệt may sẽ là nền tảng tạo sức bật cho nền kinh tế đất nước, mang lại nhiều việc làm, ổn định an sinh xã hội và tạo nên sự thịnh vượng quốc gia.

Trong Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015 của Tập đoàn DMVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải đã nhận định, ngành DMVN, trong đó nòng cốt là Tập đoàn DMVN đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Dệt May Việt Nam trong năm qua tiếp tục giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong vấn đề an sinh xã hội, ổn định chính trị. Tập đoàn DMVN luôn là đơn vị chủ lực, trong năm 2014 đã đạt KNXK tới 3,3 tỷ USD. Bộ Công Thương đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu nổi bật của Tập đoàn trong hoạt động SXKD, đặc biệt trong công tác cổ phần hóa đã được Tập đoàn thực hiện rất chuyên nghiệp, với sự kiện IPO thành công rực rỡ, và Đại hội cổ đông lần đầu diễn ra tốt đẹp. Có thể khẳng định đó là những thành tích vượt trội, thể hiện sức vươn ấn tượng của Vinatex”.

Ngày 9/01/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức Lễ Tổng kết hoạt động SXKD năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015. Năm qua, Tập đoàn vẫn giữ vị trí là đơn vị chủ lực về kết quả XSKD, đã đạt KNXK tới 3,3 tỷ USD.

DOÃN ĐỨC

chỉnh cho khách hàng, mà còn hướng tới một dịch vụ cung ứng mang tính khác biệt, sáng tạo, với giá trị riêng của Tập đoàn.

CHỦ ĐỘNG GIA TĂNG NỘI LỰC VÀ GIÁ TRỊ

Các Hiệp định thương mại tự do được đàm phán tích cực trong năm 2014, bao gồm TPP, FTA với Nga, Belarus, Kazakhstan, Hiệp định thương mại Việt-Hàn dù sao cũng có tác động tích cực đến tâm lý thị trường, nhà đầu tư, khiến cho tốc độ

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng liên tục. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, Việt Nam là một thị trường dệt may xuất khẩu hấp dẫn.

Trong năm qua, Tập đoàn DMVN đầu tư nhiều dự án phát triển theo chiều sâu năng lực sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất vải. Đặc biệt là khâu cung ứng, thiết kế thời trang. Tỷ lệ hàng làm theo phương thức FOB, ODM trong xuất khẩu đã dần thay thế tỷ lệ CM. Điều đó cho thấy DMVN đã có sự tiến bộ vượt bậc và vươn lên chủ động trong hầu hết công đoạn của chuỗi cung ứng dệt may. Chúng ta

đang thực hiện thành công chiến lược hạn chế dần việc gia công và tăng giá trị cho sản phẩm DMVN. Năm 2014, hàm lượng nội địa trong tổng lượng xuất khẩu tăng lên do phần nguyên liệu của ta làm ra đã tăng hơn nhiều. Cụ thể, lượng hàng ODM xuất khẩu của năm 2014 đã tăng 10% so với năm 2013 và dự kiến tiếp tục tăng vượt bậc trong những năm tiếp theo.

Năm 2015 sẽ là một năm mà Tập đoàn DMVN tập trung đầu tư mạnh mẽ cho nguồn nhân lực. Chủ tịch Tập đoàn, ông Trần Quang Nghị khẳng định: “Chúng ta cần quyết liệt hơn nữa với chiến lược đầu tư vào con người. Chính con người làm nên nội lực và giá trị bền vững cho Vinatex. Lấy doanh nghiệp NBC làm ví dụ, khi DN này đã dũng cảm đầu tư vào nhân sự giỏi, dám chi trả mức lương từ 5000-10.000 USD/tháng, và nhờ đó mà có mức lợi nhuận nhảy vọt, uy tín thương hiệu được khẳng định, mở rộng được thị trường và kéo thêm nhiều khách hàng. 2015 cũng là năm mà Tập đoàn và các DN thành viên phải cập nhật nhanh chóng phương pháp quản trị hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường hiệu năng quản lý để tạo nên hiệu quả, lãi suất vượt trội.”

Khẳng định thêm ý chí quyết tâm đầu tư cho nguồn nhân lực, ông Phạm Phú Cường - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Nhà Bè-CTCP (NBC) cho biết, trong hai năm qua, May Nhà Bè chưa mở rộng đầu tư thêm nhà máy, mà tập trung vào đầu tư cho nhân lực chất lượng cao. Hiện NBC đang đào tạo 37 Thạc sỹ, và đào tạo tại chỗ 25 Giám đốc, 25 Trưởng phòng chuyên môn. Giáo trình do nội bộ NBC biên soạn và tất cả các cán bộ của NBC đều tham gia đứng lớp. Học viên buổi sáng học ở lớp, chiều xuống xưởng thực hành, áp dụng luôn kiến thức vào thực tiễn. Mục đích của cách làm mới này là nguồn lực được đào tạo tại chỗ, khi tốt nghiệp được sử dụng ngay vào công việc, đem lại hiệu quả tức thì.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải trao Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ cho Tập đoàn và trao Bằng khen của Thủ tướng cho các cá nhân tiêu biểu

Page 37: Ất Mùi 2015

72

Chào xuânẤt Mùi 2015

Trong năm tới khi NBC mở rộng đầu tư dự án mới, sẽ có ngay nguồn nhân lực chất lượng để dự án đi vào hoạt động. Việc đầu tư nhân sự ban đầu có thể tốn kém, nhưng nhất định sẽ cho mùa quả ngọt.

HÂM NÓNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Bên cạnh những thành tích trong xuất khẩu, hàng Dệt May Việt Nam đã có những bứt phá ở thị trường trong nước. Nhiều thương hiệu thời trang mới ra đời, phục vụ người tiêu dùng trong cả nước. Những sự kiện như Tuần lễ thời trang Việt Nam, Hội chợ thời trang Việt Nam, được tổ chức bài bản hơn, có sự biến đổi về lượng và chất. Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ vui mừng vì lượng xuất khẩu hàng dệt may của ta luôn tăng, mà còn được hưởng thụ những sản phẩm thời trang phong phú, hợp trào lưu mốt thế giới và có chất lượng cao. Với chiến dịch “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau trong các DN thuộc Bộ Công Thương, Vinatex và các DN thành viên đã ký kết được nhiều hợp

đồng cung ứng dịch vụ đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, nguyên liệu… cho các ngành, Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị lớn trong cả nước. Nhờ đó, doanh thu may mặc nội địa của Vinatex tăng khoảng 10% so với năm 2013, ước đạt hơn 22.000 tỷ đồng, chiếm hơn 30% nhu cầu hàng may mặc của toàn thị trường. Những năm trước đó, doanh thu thị trường nội địa cũng tăng trưởng tốt từ mức 15.740 tỷ đồng của năm 2010 lên 20.800 tỷ đồng vào năm 2013.

Sự tăng trưởng về doanh thu nội địa chủ yếu tập trung vào các công ty may mặc lớn liên tục đầu tư các nhà máy mới và tạo ra những sản phẩm mới từ năm ngoái đến nay để thích ứng với nhu cầu thị trường trong tình hình kinh tế chung khó khăn. Theo đó, một số DN lớn thuộc Tập đoàn vốn chỉ may XK nay cũng đầu tư khâu thiết kế và nguyên phụ liệu để sản xuất hàng phục vụ thị trường trong nước. Bên cạnh các thương hiệu đã có uy tín và đứng vững trên thị trường như M10 Series, Eternity GrusZ, Pharaon, Cleopatre (thuộc Tổng Công ty May 10-CTCP); De celso, Mattana, Novelty (May Nhà Bè); Viettien, Vee Sendy,

San Siaro, Mahattan, TT-up, Smart Casual, Vietlong (May Việt Tiến)…, thì Tổng Công ty Đức Giang-CTCP mới đây ra mắt thương hiệu HeraDG, SPearl, Tổng Công ty CP May Việt Tiến cho ra dòng sản phẩm Viettien Kid dành cho trẻ em dưới 11 tuổi, Tổng Công ty CP Phong Phú ra mắt nhãn hiệu Style…

Công tác thị trường cũng được đẩy mạnh với cách làm mới mẻ. Ông Phạm Tiến Lâm, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đức Giang, cho biết, công tác thị trường được đơn vị quan tâm và đẩy mạnh liên tục hàng tuần, hàng tháng. Tổng Công ty luôn tổ chức các đoàn công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước và kết quả thấy rõ. Hiện Đức Giang đang hoàn tất các nội dung đàm phán để ký thỏa thuận hợp tác ngay trong tháng 1/2015 với một số đối tác lớn sẽ sử dụng vải SX tại Việt Nam.

Bên cạnh việc mang tới các sản phẩm chất lượng cao, với vị trí là đơn vị đầu tàu dẫn dắt Ngành dệt may cả nước, Vinatex còn không ngừng mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Năm 2013, tổng số cửa hàng, đại lý trên toàn quốc của các đơn vị thành viên Vinatex đạt 4.125, tăng 4% so với 2012, năm 2014, con số này ước tăng 3,9% đạt tổng số 4.286.

Trong tương lai, nhằm phát triển ngành dệt may bền vững cả ở các thị trường XK và thị trường nội địa, Vinatex sẽ tập trung phát triển mạnh vùng nguyên liệu. Toàn Tập đoàn đang đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên con số 70% vào năm 2015, đồng thời đưa doanh thu thị trường nội địa tăng trưởng 15-20% trong giai đoạn tới.

Với những thành tích nổi bật đó, năm 2014, Tập đoàn DMVN vinh dự được đón nhận cờ Thi đua của Chính phủ. Nhiều đơn vị, cá nhân của Tập đoàn cũng được nhận cờ Thi đua và Bằng khen của Chính Phủ, Cờ Thi đua và Bằng khen của Bộ Công Thương.

Chúc Mừng Năm Mới

CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM

2015

Các DN trong Tập đoàn vinh dự nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ

Page 38: Ất Mùi 2015

74 75

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

SƯC HÂP DÂN CUA CÔ PHIẾU VINATEX

Trong hai thập kỷ xây dựng và phát triển với một chiến lược đúng đắn, hoạt động minh bạch, cùng một thành

tích kinh doanh thuộc hàng tốt nhất trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đợt IPO của Vinatex được đánh giá là thành công khi 110,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 90% số lượng chào bán, đã bán hết trong đợt IPO vừa qua. Sau IPO, Vinatex đã có cơ cấu vốn Nhà nước chiếm 51%, 24% của nhà đầu tư chiến lược, 0,6% người lao động và 24,4% các nhà đầu tư khác.

Sự thành công của đợt IPO Vinatex tạo tiếng vang lớn, khích lệ quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước khác, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu hàng loạt các DN Nhà nước để chuyển đổi mô hình kinh doanh, vực dậy nền kinh tế đang khó khăn sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Sự thành công của IPO Vinatex được đánh giá là tín hiệu xanh, đánh thức thị trường chứng khoán đang trong cơn mệt mỏi, trầm cảm. Thật đáng ngạc nhiên khi Vinatex là một Tập đoàn kinh tế Nhà nước, không sử dụng tài nguyên tiêu hao mà chỉ sử dụng sức lao động, trí tuệ của con người để tạo ra sản phẩm, nhưng đã vươn ra thế giới bằng việc lấy xuất khẩu làm chủ lực. Qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Vinatex

THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HÓA DN NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM, TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) ĐÃ TIẾN HÀNH CHUẨN BỊ KY LƯƠNG CHO SỰ CHUYỂN ĐỔI MANG TÍNH BƯỚC NGOẶT NÀY. SỰ THÀNH CÔNG TRONG ĐỢT IPO CỦA VINATEX TRONG NGÀY 22/9/2014 ĐÃ CHỨNG TO SỨC HẤP DẪN CỦA CỔ PHIẾU VINATEX, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ (NĐT) KỲ VỌNG VÀO TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN.

KH

đã xuất sắc vươn lên, không những không bị suy giảm doanh thu như các doanh nghiệp khác, các ngành khác, mà thậm chí còn có tăng trưởng riêng, tạo nên một kỳ tích chưa có tiền lệ, góp phần đưa Dệt May Việt Nam xếp hạng cao trong Top các nước xuất khẩu hàng dệt may thế giới (Việt Nam hiện lọt Top 5 các nước xuất khẩu dệt may thế giới). Điều đó cho thấy tiềm năng trí tuệ, cũng như sự khéo léo đặc thù của người lao động Việt Nam trong nghề dệt may. Vinatex, doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt ngành Dệt May Việt Nam đã xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển vô cùng đúng đắn, lấy con người làm trọng tâm của sự phát triển, nên đã đầu tư vào việc đào tạo con người, bền bỉ xây dựng một đội ngũ ưu tú qua thời gian dài để làm thay đổi một quan điểm, cái nhìn quan trọng về chất lượng hàng Việt Nam. Quả vậy, với khối 7 viện nghiên cứu, trường đào tạo chuyên cho ngành dệt may, với hướng đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp, hàng năm khối này đã đáp ứng tốt nhu cầu cấp thiết về nhân sự chất lượng của Vinatex

cũng như Ngành DMVN. Nhờ đó mà trong giai đoạn vừa qua, với những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, được bán ra toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam, do bàn tay người thợ của Vinatex cũng như các doanh nghiệp dệt may khác trong Ngành, thì đó là niềm tự hào và tin tưởng mãnh liệt rằng, người Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, môi trường, được thế giới tin dùng. Người Việt có thể làm chủ công nghệ,

phương tiện SX tiên tiến của thế giới để làm ra những sản phẩm cao cấp.

Cũng nhờ ý nghĩa tinh thần lớn đó mà cổ phiếu Vinatex trở nên hot trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đấu giá và trở thành cổ đông của Vinatex sau đợt IPO vừa qua. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó không ít nhà đầu tư là các doanh nghiệp dệt may, sẽ là sức cộng hưởng để Vinatex có thêm nguồn lực nhân sự, tài chính, công nghệ, quản trị và thị trường, để có thể thực hiện cú bứt phá ngoạn mục tiếp theo: Chuyển hình thức sản xuất từ CM sang ODM, tạo giá trị gia tăng cao hơn cho hàng dệt may Việt Nam, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, cung ứng dịch vụ toàn diện cho khách hàng. Và cũng qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinatex cũng như toàn Ngành, đưa toàn Ngành phát triển vượt bậc theo hướng xây dựng chuỗi cung ứng toàn diện Sợi-Dệt-Nhuộm hoàn tất-May.

Page 39: Ất Mùi 2015

76 77

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

của Hội chợ Thời trang 2014 là sự ra đời của những thương hiệu thời trang Việt, có thể kể đến như: HeraDG, S.Pearl (Tổng Công ty Đức Giang-CTCP), Style (Tổng Công ty CP Phong Phú), Viettien Kid (Tổng Công ty CP May Việt Tiến)… Các doanh nghiệp vốn chỉ may xuất khẩu nay cũng đầu tư khâu thiết kế và nguyên phụ liệu để sản xuất hàng phục vụ thị trường trong nước.

Hội chợ thời trang 2014 giúp cho người tiêu dùng Việt có thêm cơ hội tiếp cận với sản phẩm may mặc chất lượng cao, giá cả phù hợp, mẫu mã phù hợp với văn hóa, cách sống của người Việt Nam. “Người tiêu dùng trong nước sẽ biết về Dệt May Việt Nam không chỉ qua con số xuất khẩu ấn tượng mà còn qua chính chất lượng của sản phẩm” đó là chia sẻ của ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), đại diện Ban tổ chức Hội chợ Thời trang Việt Nam 2014. Cũng Theo ông Hoàng Vệ Dũng, năm nay tình hình thị trường chung khó khăn, nhưng doanh thu may mặc nội địa của toàn Ngành dự kiến tăng khoảng 15% so với năm ngoái, tổng lượng tiêu thụ hàng dệt may trong nước năm nay đạt khoảng 3 tỷ USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng) trong đó doanh thu tại thị trường nội địa của các công ty con, công ty thành viên của Vinatex dự kiến đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, chiếm hơn 30% nhu cầu hàng may mặc của toàn thị trường.

Sự góp mặt của các thương hiệu thời trang mới và được yêu thích như De Charme, Aslyn, Beful, Sunfly, Tân Phú, Pavo hay Alysa càng làm

tăng thêm quy mô và thu hút sự quan tâm của những người yêu thích thời trang. Đặc biệt, năm nay còn có các gian hàng trưng bày của các nhà thiết kế trẻ, tạo thêm luồng gió mới, tươi trẻ và sôi nổi cho không gian Hội chợ. Hội chợ Thời trang Việt Nam 2014 là điểm đến hấp dẫn trong dịp Giáng Sinh và đón chào năm mới 2015, thu hút sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày, mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam. Hội chợ cũng Viff 2014 là dịp thúc đẩy sự phát triển ngành thời trang Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp trong xã hội; tăng cường hoạt động xuất khẩu; hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội chợ Thời trang Việt Nam được diễn ra hàng năm là dịp để các doanh nghiệp dệt may, thiết kế thời trang giao lưu, hợp tác, đem lại những giá trị thiết thực cho sản phẩm của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo ông Lê Tiến Trường -

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, bên cạnh điểm sáng là xuất khẩu năm 2014 của ngành Dệt May Việt Nam và nhiều Tuyên bố chung kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định quan trọng trong tháng 12, thị trường nội địa cũng được doanh nghiệp quan tâm, nhiều thương hiệu Việt đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước nhiều tiềm năng với 90 triệu dân. Sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt trên mọi miền đất nước với chủng loại đa dạng với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp từ nông thôn đến thành thị. Đặc biệt Hội chợ Thời trang năm nay có sự góp mặt của các Trường đào tạo thuộc Tập đoàn và khu thiết kế trưng bày các sản phẩm của các nhà thiết kế trẻ với các mẫu mốt mang tính định hướng, đã thể hiện phần nào năng lực thiết kế của Dệt May Việt Nam, trong tương lai sẽ đóng góp vào công cuộc thời trang hóa ngành dệt may, xây dựng những thương hiệu thời trang mạnh cho nước nhà, tham gia vào chuỗi cung ứng hoàn thiện sợi, dệt, nhuộm, may và phân phốí.

BAN TTTT

VIFF 2014:TỎA SÁNG THỜI TRANG VIỆT

Hội chợ Thời trang Việt Nam năm 2014 với chủ đề “Tỏa sáng Thời trang Việt” được tổ chức

tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (148 Giảng Võ, HN) diễn ra từ ngày 19 đến 25/12/2014 là kỳ Hội chợ lần thứ 18 có quy mô lớn nhất toàn quốc với chất lượng ngày càng được nâng cao. Đây cũng là cơ hội để công chúng trải nghiệm các sản phẩm thời trang cho người Việt với sự góp mặt của những doanh nghiệp hàng đầu của Ngành như Nhà Bè, Việt Tiến, Đức Giang, May 10, Hòa Thọ, Phong phú, VIEBA, Dệt May Nam Định, May Hưng Yên, May Việt Thắng, Dệt May Hà Nội,….

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá Hội chợ Thời trang Việt Nam nói chung và Hội chợ Thời trang Việt Nam năm 2014 nói riêng không chỉ có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển ngành thời trang Việt Nam đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp ngày càng tăng trong xã hội và tăng cường hoạt động xuất khẩu mà còn là hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’. Hội chợ là điểm đến hấp dẫn của công chúng trong dịp Giáng Sinh và đón chào năm mới 2015.

Năm 2014 này, Ngành Dệt

May Việt Nam đạt 24,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng trên 19% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong đó tỉ lệ hàng FOB và ODM tăng rõ rệt do sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Có thể nói dệt may năm 2014 vẫn là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu dệt may luôn tăng trưởng ấn tượng qua từng năm nhưng điểm nhấn khác biệt

Page 40: Ất Mùi 2015

78 79

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành

sáng tạo ra những sản phẩm may mặc có thể thương mại hóa với quy mô lớn. Họ cũng cần phải có năng lực đánh giá các báo cáo trong công nghiệp và quan sát văn hóa dân cư để định hình tầm nhìn sáng tạo để tạo ra những sản phẩm thời trang có sức quyến rũ đối với lượng lớn người tiêu dùng… Chỉ khi chúng ta có thiết kế thời trang phục vụ phương thức sản xuất ODM, OBM thì mới giải quyết tận gốc bài toán gia trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu”, ông Hiệp khẳng định.

Nguồn lực marketing và phân phối cũng là một bài toán khó cho các nhà đứng đầu doanh nghiệp khi quyết tâm chuyển đổi phương thức sản xuất. Trong một thời gian dài các doanh nghiệp đã quen với việc không phải lo lắng về “đầu ra” và “đầu vào” của sản phẩm, đến khi bước vào ODM, họ cần người có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp để hoàn thành nhiệm vụ đàm phán, xúc tiến thương mại, chuẩn bị nguồn nguyên liệu… để thuyết phục khách hàng hiểu ý tưởng thiết kế và sẵn sàng mua sản phẩm của mình. Bà Nguyễn Thị Liên - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú - một doanh nghiệp bắt đầu với ODM từ rất sớm cho biết để thực hiện tốt phương thức sản xuất này, dệt may Việt Nam cần phát triển đồng bộ ba khâu: phát triển sản phẩm, marketing và liên kết chuỗi, trong đó trọng tâm nhất là khâu marketing định hướng sản phẩm cho thị trường. Tuy nhiện hiện nay nguồn nhân lực marketing và kinh doanh rất

“NÚT THĂT” LỚN NHẤT TRONG TRIỂN KHAI ODMÔng Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dệt May Thời trang

Hà Nội từng chia sẻ “nút thắt” lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay khi áp dụng phương thức sản xuất ODM là nguồn nhân lực, mà mấu chốt là lực lượng thiết thời trang. “Nhân lực thiết kế thời trang được đào tạo tại Việt Nam hiện nay không nhiều, hầu hết chỉ có khả năng kinh doanh ở quy mô nhỏ bằng cách tự mở 1-2 cửa hàng thời trang cho riêng mình. Trong khi đó, một nhà thiết kế thời trang cho sản xuất ODM cần phải có tầm nhìn về nghệ thuật, một chuyên gia hiểu biết sâu rộng về dệt may và sự nhạy bén trong kinh doanh để

ODM là phương thức sản xuất tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, theo đó lợi nhuận có thể đạt tới 7-8% của doanh thu, trong khi sản xuất theo phương thức gia công thông thường con số này chỉ ở mức 1-3%. Hơn nữa, khi các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, những yêu cầu về xuất xứ cũng buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi để tận dụng các lợi ích do Hiệp định mang lại. Nhận thức được điều này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng các doanh nghiệp thành viên đã có nhiều chương trình hành động để thay đổi dần phương thức sản xuất. Một trong những yêu cầu đặt ra của phương thức này là nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ ở những khâu mà chúng ta chưa mạnh như thiết kế thời trang, phát triển thương hiệu mà còn ở những khâu chúng ta vẫn đang thực hiện như quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thị trường, phân phối, nghiên cứu công nghệ…

khó tuyển được người. Một thực tế hiện nay một sinh viên ra trường để sử dụng được doanh nghiệp phải mất ba năm đào tạo lại, đây là vấn đề khó khăn, rào cản lớn cho doanh nghiệp.

Đây chỉ là hai trong nhiều áp lực về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ODM. Để phương thức này thành công còn đòi hỏi rất nhiều từ những người làm công tác quản trị kinh doanh, xúc tiến thị trường, marketing, nghiên cứu khoa học… Tuy khó nhưng không phải là không làm được.

VINATEX VÀ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Trước những yêu cầu và thách thức đó, trong những năm qua, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã và đang chú trọng vào công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho dài hạn cũng như ngắn hạn.

Riêng trong năm 2014, 4 trường cao đẳng và cao đẳng nghề của Tập đoàn đã có những bước kiện toàn đáng kể trong đào tạo. Nếu như tình hình tuyển sinh nói chung đều gặp khó khăn thì các trường đào tạo của Vinatex vẫn đảm bảo được số lượng học sinh - sinh viên theo học: Trường Cao đẳng CN DMTT Hà Nội với khoảng 9.000 sinh viên, Cao đẳng KTKT Vinatex TPHCM với 6.000 sinh viên, Cao đẳng KTKT Vinatex với 4.400 sinh viên, Cao đẳng Nghề Long Biên (trực thuộc Tổng Công ty May 10-CTCP) với 3600 sinh viên.

Bên cạnh chuyên môn về dệt may, các trường đã bổ sung nhiều môn học mới như quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ, kĩ thuật công nghệ… Nội dung giáo trình đào tạo được cập nhật và hoàn thiện liên tục, kiến thức gắn liền với thực tế, sinh viên không chỉ được được học lý thuyết mà còn được thực tập thường xuyên tại môi trường doanh nghiệp thực tế.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội có một trung tâm sản xuất riêng để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thật sự. Nhà trường còn liên kết với nhiều doanh nghiệp phía Bắc của Tập đoàn để gửi sinh viên và giảng viên đến tham quan và tham gia làm việc cùng để các em có cái nhìn thực tế hơn về công việc cũng như trách nhiệm của bản thân.

Hay như sự khác biệt đồng thời cũng là điểm mạnh của trường Cao đẳng Nghề Long Biên là trường của doanh nghiệp nên được hình thành và hoạt động dựa trên nhu cầu thực chất của doanh nghiệp. Học sinh, sinh viên ra trường không chỉ được trang bị kĩ năng và mà còn cả kinh nghiệm và văn hóa của May10. Với cách đào tạo như vậy, sinh viên ra trường có công việc ngay và bản thân doanh nghiệp cũng không phải đào tạo lại.

Với mục tiêu ngắn hạn, năm 2014 Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo như Kỹ thuật nhuộm vải Dệt kim tại TPHCM, Kỹ năng đàm phán trong quan hệ lao động tại Hà Nội và TPHCM, 2 lớp đào

tạo Tổ trưởng - Chuyền trưởng May, đặc biệt trong tháng 11, Tập đoàn đã cho ra mắt Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp dệt may với 4 lớp đầu tiên về Đào tạo Giám đốc xí nghiệp dệt may thành viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP.HCM.

Thành lập Trung tâm là quyết định đúng đắn của HĐQT Tập đoàn trước nhu cầu lớn về cán bộ quản lý khi Ngành và Tập đoàn đang phát triển rất nhanh, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư đón đầu các Hiệp định thương mại tự do, dần chuyển đổi phương thức sản xuất ODM và bắt đầu hình thành liên kết chuỗi trong nội bộ Tập đoàn.

Với việc coi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, Tập đoàn và các doanh nghiệp kỳ vọng rất lớn vào sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ dệt may trong tương lại. Với tài năng, trí tuệ và văn hóa con người Vinatex, lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng rằng đây sẽ là những nhân tố quyết định để Vinatex và ngành Dệt May Việt Nam phát triển bền vững và đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế đất nước.

NGUYỄN VĨNH HỒNG

Page 41: Ất Mùi 2015

80

Chào xuânẤt Mùi 2015

Chúc MừngNăm Mới

2015

Page 42: Ất Mùi 2015

82 83

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

HỘI THI NHÀ THIẾT KẾ TRẺ VINATEX 2014

Ngành Dệt May Việt Nam đang chuyển dần sang phương thức sản xuất ODM và OBM nhằm mang lại giá trị

gia tăng ngày càng cao cho hàng dệt may xuất khẩu. Để phát huy tài năng trí tuệ của tuổi trẻ Vinatex- những đoàn viên có tài năng, đam mê nghề thiết kế thời trang tại các doanh nghiệp và các trường đào tạo trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Vinatex đã tổ chức Hội thi Nhà thiết kế trẻ Vinatex 2014, tạo sân chơi bổ ích cho các em thể hiện tài năng từ việc xây dựng ý tưởng thiết kế, hình thành mẫu phác thảo đến lựa chọn chất liệu liệu, phụ kiện để hoàn thiện BST của mình.

Sau 3 vòng khảo thí, vượt qua 105 thí sinh đăng ký tham gia, 16 thí sinh xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết, trình diễn BST tại Hội chợ Thời trang Việt Nam năm 2014, tại đây các thí sinh đã thể hiện thành công

sự sáng tạo và bản lĩnh qua từng mẫu thiết kế.

Trưởng Ban giám khảo của Hội thi, bà Phạm Nguyên Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đánh giá chất lượng và tính ứng dụng của các bài dự thi là tương đối tốt. Qua cuộc thi, Ban tổ chức hoàn toàn hài lòng với sự chuyên tâm và chuyên nghiệp của các thí sinh. Các em đã thể hiện rõ năng khiếu, sự am hiểu nghề nghiệp cũng như ứng dụng kỹ thuật hiện đại để tạo ra những bộ trang phục đẹp, ấn tượng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đoàn viên Vũ Thị Thu Trang đến từ Tổng Công ty CP Phong Phú xứng đáng giành giải đặc biệt với BST mang tên “Thuyền của Biển Đông”. Các mẫu thiết kế được lấy cảm hứng từ hình ảnh con thuyền của người xưa chiến đấu vì non sông đất nước mạnh mẽ uy nghiêm với cánh buồm trắng được nhuộm màu vàng của nắng, màu rêu của thời gian. Thông qua BST jeans “Thuyền

của Biển Đông”, Thu Trang mong muốn chuyển tải đến lớp trẻ ngày nay thông điệp phải cùng nhau xây dựng và bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Ngoài ra, BGK còn chọn ra các giải phụ như: Giải chất liệu trao cho thí sinh Trần Thị Thu Hiền (Trường CĐ kinh tế Kỹ thuật Vinatex TP.HCM) với BST “Nét Việt và thí sinh Đinh Thị Thanh Xuân (Tổng Công ty CP Phong Phú) với BST “Ngày mới”; Giải màu sắc được trao cho thí sinh Nguyễn Huyền My (Trường CĐ Công nghiệp Dệt May Thời trang HN) với BST “Thời Phục hưng” và thí sinh Nguyễn Anh Duy (Trường CĐ kinh tế Kỹ thuật Vinatex TP.HCM) với BST “Kết nối”; Giải kỹ thuật được trao cho thí sinh Phạm Ngọc Lệ Quyên (Tổng Công ty CP May Việt Tiến) với BST “WICKER”; Giải sáng tạo được trao cho thí sinh Nguyễn Vũ Thiên Trường (Trường CĐ Công nghiệp Dệt May Thời trang HN) với BST “Măng tre”; Thí sinh Đinh Thị Tú Anh (Tổng Công ty CP May Việt Tiến) giành được Giải triển vọng với BST mang tên “ZEAL”.

Hội thi đã đề lại ấn tượng sâu sắc. Đây là cơ hội cho các đoàn viên trẻ trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm để thể hiện tài năng. Các em xứng đáng với sự mong đợi của lãnh đạo Tập đoàn và phù hợp với chiến lược phát triển theo hướng chuỗi cung ứng toàn diện của Vinatex trong thời gian tới, đóng góp vào sự lớn mạnh của nền thời trang và may mặc nước nhà.

HÀN KIM

Nhân lên sức mạnh vượt trội trong chuỗi cung ứng

Hợp tác đầu tư

Theo báo cáo của Ban Đầu tư Tập đoàn, năm 2015, Vinatex sẽ triển khai 10 dự án sợi, 06 dự án dệt kim, 05 dự án dệt thoi, 2 dự án may sp dệt kim và 9 dự án may dệt thoi. Các dự án này đều nằm trong chuỗi liên kết của Tập đoàn gồm: Chuỗi liên kết Dệt kim Hanosimex-Đông Xuân, Chuỗi liên kết vải dệt thoi Nam Định, Chuỗi liên kết vải dệt thoi tại miền Trung, Chuỗi liên kết dệt kim phía Nam và Chuỗi liên kết Dệt thoi phía Nam. Sự hình thành và điều hướng sản xuất theo chuỗi sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên do phát huy được điểm mạnh, tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các giá trị cốt lõi của từng đơn vị.

Nhiều giải pháp nhằm đầu tư tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, nâng tỷ lệ đầu tư các sản phẩm có giá trị

VH - XQ

Trong tháng 01/2015. Tại Hà Nội và TP.HCM, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức 2 cuộc Hội thảo Kế hoạch Đầu tư giai đoạn 2015-2020 của Vinatex và các đơn vị thành viên. Hội thảo diễn ra dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Quang Nghị và Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường với sự tham gia của các và doanh nghiệp, viện trường trực thuộc Tập đoàn.

gia tăng cao; hình thành và nâng cao chuỗi liên kết nội tại, đảm bảo các dự án không trùng lắp, không cạnh tranh nội bộ; chuẩn hóa, nhân rộng các mô hình đầu tư xây dựng hiệu quả, từ đó rút ra quy mô phù hợp với từng loại mặt hàng như số lượng cọc sợi, công suất dệt, nhuộm, số lượng chuyền may; đào tạo đội ngũ chuyên gia quản trị các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thị trường, tránh những sai lầm trong đầu tư như chọn sai địa điểm, quy mô, công nghệ…

Sau khi thảo luận về xu hướng thị trường, thực trạng doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm, Chủ tịch HĐQT Trần Quang Nghị và Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường đã có kết luận về giải pháp đầu tư giai đoạn tới:

1. Cần phân tích sâu thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp

nên có phân tích chi tiết cơ cấu mặt hàng, thị trường và cấp độ liên kết với các doanh nghiệp khác để có kế hoạch đầu tư phù hợp

2. Khi đánh giá các doanh nghiệp thành viên, Tập đoàn sẽ bổ sung thêm các chỉ tiêu dựa trên khả năng hợp tác, đóng góp của doanh nghiệp cho Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên khác.

3. Minh bạch, rõ ràng và thông minh hơn trong quản trị, tăng cường sự thống nhất trong xúc tiến thương mại và đối ngoại chính sách để đạt được lợi ích lớn hơn.

4. Không ngừng sáng tạo để tạo ra tính khác biệt của chuỗi cung ứng Vinatex, chất lượng và uy tín được bạn hàng thừa nhận, chỉ định.

5. Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu nguồn vốn cụ thể báo cáo về Tập đoàn để có sự hỗ trợ hiệu quả.

6. Có kế hoạch cụ thể về nguồn nhân lực và thị trường đầu ra cho các dự án đầu tư.

7. Riêng về lĩnh vực sợi, doanh nghiệp cần đảm bảo mục tiêu “tiến ra xuất khẩu nhưng vẫn phải quay về phục vụ cho chuỗi cung dệt may trong nước”.

Với những ý kiến chia sẻ tại Hội thảo, chuỗi liên kết do Tập đoàn định hướng và triển khai hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích và sức bật mới cho các doanh nghiệp thành viên, cùng hướng đến mục tiêu chung là nâng cao giá trị giá tăng, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc gia.

Page 43: Ất Mùi 2015

84 85

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

INDUSTRIAL WASTE WATER TREATMENTTRUNG TÂM XỬ LÝ NƯỚC THẢI - KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt NamĐiện thoại: 0321.2246889/2246823 * Fax: 0321.3972641 * Email: [email protected]

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ

HÓA LÝ

XỬ LÝ

SINH HỌC

LỌC T

INH (THAN HOẠT TÍNH)

NƯỚC SAU XỬ LÝ

Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.Được khởi công xây dựng từ tháng 01 năm 2004, đến tháng 12 năm 2005 công trình đã

được hoàn thành và đưa vào sử dụng.Tổng mức đầu tư của dự án là: 87.000.000.000 đồng (tám mươi bẩy tỷ đồng)Công suất thiết kế 10.000m3/ngày đêm và có thể xử lý tới 12.000m3/ngày đêm.Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối có quy mô thuộc loại lớn

nhất trong ngành dệt may ở hai miền Nam, Bắc. Với máy móc thiết bị mới 100%, do các chuyên gia Hà Lan thiết kế, lắp đặt công nghệ hiện đại (State of the Art).

Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (cột B).Nước thải sau khi đã xử lý đã loại bỏ được các chất ô nhiễm như BOD, COD, độ màu, kim

loại nặng, các chất độc khác với cá, các chất khó phân giải vi sinh và các hoá chất có hại đến sức khoẻ con người mà các nhà máy dệt nhuộm sử dụng, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật có thể xẩy ra, cải thiện được môi trường xung quanh khu công nghiệp.

Trung tâm có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và đã được các chuyên gia Hà Lan trực tiếp đào tạo.

Với chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam mạnh dạn đầu tư một Trung tâm xử lý nước thải với quy mô lớn, hiện đại một lần nữa khẳng định việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và cam kết của Tập đoàn cùng các Công ty trong khu công nghiệp với các cơ quan quản lý môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng.

Tập thể CBCNV Trung tâm luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh, thân thiện và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trung tâm là nền tảng cơ sở để tạo dựng hình ảnh đẹp trong Tập đoàn nói riêng và trong các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.

Với phương châm phục vụ khách hàng: Uy tín, chất lượng tuận thủ các quy định của Nhà nước, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Chúc MừngNăm Mới

XuânẤt Mùi2015

Trụ sở chính: 32 Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà NộiTrung tâm đào tạo: 20B Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 04.39333168 - Fax: 04.38257521

Tiền thân là đơn vị thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập tháng 8 năm 1999, là doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng. Trải qua 15 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, Công ty đã xây dựng được thương hiệu VINATEX-LC trước đây và ngày nay là LABCO có uy tín trong các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu lao động và đối tác hợp tác tại nước ngoài.

CCông ty được xếp hạng thứ 7 trong tổng số 170 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Là đơn vị nhiều năm liền hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại Công ty luôn được duy trì và phát triển ổn địn, CBCNV và cổ đông tin tưởng tuyệt đối vào sự điều hành của HĐQT và Cơ quan TGĐ.

TThế mạnh làm nên thương hiệu LABCO khác biệt chính là: Sự chuyên môn hóa trong từng bộ phận, tính trách nhiệm cao cùng những giám sát công việc nghiêm túc, cẩn thận nhằm tạo nên những dịch vụ hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ngoài ra, các bộ phận thường xuyên trao đổi công việc, chia sẻ những khó khăn, sáng kiến xây dựng nên một LABCO năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp hơn trong từng hợp đồng với các đối tác.

QQua 15 năm hoạt động Công ty đã thực hiện đưa được gần 20.000 lượt lao động đi làm việc tại các nước Nhật Bản, Đài loan, Malaysia, các nước Trung Đông và Đông Âu… Công ty đã đóng góp trong chính sách của Chính phủ về việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đào tạo nghề và tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

Theo quyết định số 106/QĐ-TĐDMVN ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam về việc thoái vốn của Tập đoàn tại Công ty. Đến tháng 7 năm 2014 việc thoái vốn đã hoàn tất, hiện nay Công ty hoạt động theo mô hình mới, nhưng Công ty vẫn giữ được uy tín và phát triển giá trị cốt lõi mà thương hiệu VINATEX-LC đã tạo ra cho Công ty.

SựSự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng trong suốt thời gian qua là nguồn động viên to lớn trên bước đường phát triển của VINATEX-LC trước đây và ngày nay là LABCO. “Chúng tôi xin hứa sẽ không ngừng hoàn thiện, phục vụ khách hàng tốt nhất để luôn xứng đáng với niềm tin ấy”.

Với phương châm “Hợp tác để cùng thành công”, và định hướng “Giữ uy tín và chất lượng” LABCO luôn nỗ lực cả về nhân lực, vật lực, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin với khách hàng.

Page 44: Ất Mùi 2015

86 87

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

tăng trưởng chậm lại của dệt may Trung Quốc, tuy quốc gia này vẫn giữ vị thế là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Đối với Ấn Độ, nhà cung cấp lớn thứ 2 thế giới về dệt may, kim ngạch xuất khẩu 2014 của nước này ước đạt 39,16 tỷ USD, giảm nhẹ 2,56% so với cùng kỳ 2013, trong khi trước đó năm 2013 sức tăng trưởng đạt 22,9% so với 2012. Điều này cho thấy năm 2014 không phải là năm “đại thắng” đối với dệt may Ấn Độ. Xuất khẩu của Ấn Độ năm 2014 giảm là do xuất khẩu tới Mỹ, Trung Quốc đều giảm.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Indonexia, Bangladesh và Campuchia đều tăng, đặc biệt, Việt Nam tăng trưởng tốt nhất, tăng 16% so với năm 2013. Xuất khẩu Dệt May vào các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng tốt; so với năm 2013, xuất khẩu vào Mỹ đạt 9,8 tỷ USD, tăng 12,6%; vào EU ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17%; vào Nhật Bản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 9 %, vào Hàn Quốc đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26%. Đồng thời trong năm 2014, dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường khác

như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada…vv, đạt 6,18 tỷ USD, tăng 20,4%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam đang chủ động trong việc mở rộng xuất khẩu, tìm hiểu phát triển ở những thị trường phi truyền thống.

THỊ TRƯỜNG SỢI VÀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2014

Xuất khẩu xơ sợi (trong đó 95% là xuất khẩu sợi) của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 20% cả về trị giá và khối lượng. Tuy nhiên, trong nửa đầu tháng 12/2014, xuất khẩu xơ sợi có dấu hiệu giảm khi cả kim ngạch và khối lượng chỉ bằng 90% cùng kỳ năm 2013. Đơn giá trung bình 2014 giảm nhẹ so với năm trước, ở mức khoảng 2,97 USD/kg. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,

Hàn Quốc, với tỷ trọng kim ngạch lần lượt là 49%, 10%, 8%.

Thị trường sợi xuất khẩu sang Trung Quốc các năm qua sôi động bởi sợi từ Việt Nam có giá khá cạnh tranh so với sợi nội địa Trung Quốc. Trong 3 năm qua, chi phí sản xuất tăng, chính sách thu mua bông vào kho dự trữ từ 2011 của Trung Quốc đã khiến giá bông (chiếm phần lớn chi phí sản xuất sợi) tại Trung Quốc luôn cao hơn giá bông thế giới 40-70%, bông nhập khẩu Trung Quốc ngoài mức hạn ngạch cũng phải chịu thuế 40%. Sản phẩm sợi xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu là sợi 100% cotton chải thô.

Năm 2014, cục diện kinh tế thế giới đón nhận nhiều thay đổi khi cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị cục bộ đã gây bất ổn định tại một số khu vực, làm giảm lòng tin của giới tiêu dùng tại nhiều nước. Trong bức tranh kinh tế chung, Mỹ là điểm sáng trong việc đẩy lùi khủng hoảng trong khi

các quốc gia khác như EU, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Thị trường dệt may thế giới, cũng vì thế đón nhận thay đổi trong tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường chính, và sự cạnh tranh thị phần giữa các quốc gia xuất khẩu dệt may chính.

THỊ TRƯỜNG DỆT MAY 2014& DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 2015

may của Nhật Bản ước đạt 40,59 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2013.

Đối với thị trường Hàn Quốc, tăng trưởng GDP của quốc gia này năm 2014 ước đạt 3,2%. Trong khi đó, lạm phát đã được kiểm soát ở mức 1,2% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì là 3,5% trong quý 4 năm 2014 theo công bố của Cục Thống kê Hàn Quốc. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2014 do người dân đẩy mạnh chi tiêu cho mua sắm vào dịp Giáng sinh và năm mới 2015. Ước cả năm 2014 tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may Hàn Quốc đạt 14,618 tỷ USD, tăng 10,43% so với năm 2013.

XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NĂM 2014

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị trí là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 284,05 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7% so với năm 2013. Trước đó, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của dệt may Trung Quốc đã tăng 11,3% so với năm 2012. Điều này cho thấy xu hướng

NHU CẦU NHẬP KHẨU CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH

Cục diện kinh tế thế giới 2014 cho thấy một số nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Số liệu mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,9% trong Quý III/2014, vượt mức dự đoán tăng trưởng 3,5% mà Văn phòng Phân tích Kinh tế - Bộ Thương Mại Mỹ (BEA) dự đoán trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện ở mức 5,9%, đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 7/2008.

Doanh số bán lẻ các mặt hàng quần áo tại Mỹ tăng khá trong những tháng cuối năm nhờ rơi vào các ngày lễ tết quan trọng, thị trường việc làm được cải thiện và giá dầu giảm. Nhờ đó năm 2014 tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may thị trường Mỹ ước đạt 116,49 tỷ USD, tăng 4,24 % so với 2013. Khối lượng nhập khẩu ước đạt 60,1 tỷ m2 quy đổi tăng 6,37 % so với 2013. Những mặt hàng đơn giá cao hơn, như áo khoác nam nữ; váy nữ đều đạt sức tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy sức chi tiêu mạnh hơn của người tiêu dùng Mỹ đối với mặt hàng dệt may.

Tại EU, ngược với gam mầu sáng sủa của kinh tế Mỹ, tổng quan kinh tế EU vẫn là bức tranh khá ảm đạm, cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục. Theo dự báo tăng trưởng kinh tế mùa Thu của Ủy ban châu Âu (EC), mức tăng trưởng của 18 nước thành viên Eurozone trong năm 2014 chỉ đạt 0,8%, giảm so với mức 1,2% đưa ra trong dự báo trước đó. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu dệt may EU năm 2014 vẫn ước đạt 279,83 tỷ USD, tăng 12,17 % so với 2013. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Châu lục này vẫn tăng khá, một tín hiệu đáng mừng trong thời kì kinh tế khó khăn.

Đối với thị trường Nhật Bản, Kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của việc tăng thuế tiêu thụ trong tháng 4/2014. Theo số liệu từ Văn phòng Nội các của chính phủ Nhật, quý III, kinh tế nước này tăng trưởng âm 1,6%, sau khi đã giảm 7,3% trong quý II trước đó trong bối cảnh các gia đình hạn chế chi tiêu và các doanh nghiệp giảm đầu tư. Về nhập khẩu hàng dệt may, do ảnh hưởng của xu thế chung, tính cả năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu dệt

TRẦN VIỆTTrưởng Ban Thị trường Vinatex

Page 45: Ất Mùi 2015

88 89

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Việt Nam, với thị phần còn khiêm tốn trên thị trường này, vẫn có nhiều tiềm năng khai thác, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại tự do (TMTD) đối với thị trường này. Kỳ vọng khi Hiệp định TMTD giữa Việt Nam-EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng tốt vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì được đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái bình Dương TPP cùng với Nhật Bản. Việc các nhà đầu tư Nhật tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu trong ngành dệt may tại Việt Nam đã tạo cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Sang năm 2015, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.

Đối với thị trường Hàn Quốc, sự kiện chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc đã ký Biên bản thỏa thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do - Hàn Quốc vào tháng 12/2014 là tiền đề cho sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc trong tương lai. Với diễn biến thuận lợi này, sang năm 2015, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Hàn Quốc sẽ vượt mốc 3 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng cao, trên dưới 30% so với năm 2014.

DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 2015

Năm 2014, tình hình kinh tế Mỹ được cải thiện, thị trường bất động sản hồi phục, thị trường việc làm tươi sáng hơn là những tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục tốt. Do đó, có cơ sở dự báo tổng nhập khẩu dệt may thị trường Mỹ năm 2015 tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt, ước đạt 121,1 tỷ USD, tăng 4,24% so với 2014.

Các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt tăng khá trong năm 2014 của Việt Nam sang Mỹ là: Cat 338 (áo dệt kim nam/bé trai chất liệu bông), Cat 340 (Áo dệt thoi nam chất liệu bông), Cat 638 (áo dệt kim nam xơ sợi tổng hợp), Cat 626 (Váy). Đặc biệt trong năm 2014, Cat 635 (áo khoác nữ/bé gái chất liệu xơ sợi tổng hợp) đã lọt vào những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ. Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Đối với thị trường EU, số liệu thương mại năm 2014 đã cho thấy, dù thị trường EU có bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế, nhập khẩu dệt may thị trường EU vẫn đạt tăng trưởng khá.

Thị trường tiêu thụ sợi hiện nay gặp khó khăn bởi giá nguyên vật liệu đầu vào, chủ yếu là bông, xơ nhập khẩu, diễn biến bất thường. Tháng 11 năm 2014, Trung Quốc chính thức tuyên bố từ bỏ chương trình thu mua bông vào kho dự trữ và tích cực thực hiện nhiều chương trình khuyến khích tiêu thụ bông nội địa. Kết hợp với tình hình sản xuất bông Mỹ thuận lợi, giá bông giai đoạn cuối 2014 giảm mạnh. Thị trường bông dự báo còn có thể giảm hơn nữa cho đến cuối năm 2015.

Ngoài ra, thị trường xuất khẩu sợi Việt Nam hiện nay còn gặp phải tác động tiêu cực của thuế chống bán phá giá tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, cạnh tranh gay gắt về giá bán từ các nước khác như Indonesia, Bangladesh, Pakistan.

Giải pháp cho các đơn vị sản xuất sợi hiện nay là chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cấp chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm phục vụ chuỗi cung trong nước và tìm kiếm thêm khách hàng tại các thị trường khác ngoài thị trường truyền thống. Tuy nhiên, khi làm việc với đối tác, khách hàng mới cần cẩn trọng trong đàm phán, giao kết hợp đồng, đặc biệt các điều kiện về thanh toán, giao hàng.

Trụ sở chính: 454 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà NộiĐiện thoại: 04.38621149 - 04.38626298 * Fax: 04.38626645

Email: [email protected] * Website: benhviendetmay.vn

NGUYỄN ĐÌNH DŨNGTổng Giám đốc - Tiến sỹ, Bác sỹ, Thầy thuốc nhân dân

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHÍNH- Tham mưu chho Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Công Thương về chế độ chính sách với người lao động.-- Khấm điều trị các bệnh đa khoa, dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế. Khám chuẩn đoán các bệnh liên quan đến nghề nghiệp mắc phải.- Bảo hiểm y tế cho CBCNV, học sinh và nhân dân.- Phục hồi chức năng sau điều trị, kéo nắn cột sống, bấm huyệt…-- Tham gia hướng dẫn sau Đại học Y, Chuyên khoa I, Thạc sỹ, Đại học.- Nghiên cứu khoa học chuyên ngành.- Đo kiểm tra môi trường lao động, đánh giá tác động môi trường, khám sức khỏe cộng đồng, khảm tuyển lao động đi nước ngoài, khám tuyển dụng, khám sức khỏe lái xe…

- Siêu âm mầu 3 chiều, nội soi, điện tim, điện não, các xét nghiệm sinh hóa bằng các thiết bị y tế hiện đại được nhập từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Ý và CHLB Đức,…- Với đội ngũ thầy thuốc chuyên ngành: Tiến sỹ, Thạc sỹ, Chuyên khoa II, Chuyên khoa I có kinh nghiệm và trách nhiệm.

BỆNH VIỆN LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI CƠ SỞ VÀ PHỤC VỤ KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU.

PHƯƠNG CHÂM PHỤC VỤ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỆT MAY BỆNH VIỆN DỆT MAY:PHƯƠNG CHÂM PHỤC VỤ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỆT MAY BỆNH VIỆN DỆT MAY:

Đến niềm nở, ở ân cần, về chu đáoTâm tín - Tận tụy - Trí tuệ - Thủy chung

Page 46: Ất Mùi 2015

90 91

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2015

KINH TẾ THẾ GIỚI DIỄN BIẾN ĐA CHIỀU

Kinh tế thế giới sẽ được chi phối bởi 4 nhóm quốc gia. Nhóm đầu tiên, do Mỹ dẫn đầu, tiếp tục có những bước tiến trong nâng cao hiệu suất của nền kinh tế. Thị trường lao động sẽ tươi sáng hơn với nhiều công việc được tạo ra đi kèm với việc tiền lương được cải thiện. Những lợi ích từ sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ được phân phối công bằng hơn so với những năm vừa qua nhưng sự phân cách về giàu nghèo, mức độ thu nhập vẫn rất lớn.

Nhóm nước thứ hai, điển hình là Trung Quốc, giữ mức tăng trưởng ổn định và thấp hơn mức trung bình của những năm trước, đồng thời tiếp tục quá trình hoàn thiện cơ cấu của nền kinh tế. Các nước như Trung Quốc sẽ tiếp tục tái định hướng mô hình tăng trưởng để hướng tới sự phát triển bền vững hơn - một nỗ lực có thể đôi khi làm thị trường tài chính toàn cầu chao đảo nhưng không chệch hướng. Các nền kinh tế này sẽ nỗ lực tăng trưởng thị trường nội địa, nâng cao chất lượng các khung pháp lý, khuyến khích lĩnh vực kinh tế tư nhân và mở rộng quy mô của hoạt động quản lý nền kinh tế dựa trên yếu tố thị trường.

Nhóm thứ ba, dẫn dầu là các nước châu Âu, sẽ nỗ lực thoát khỏi tình trạng trì trệ, thực trạng đã gây nên những bất ổn chính trị xã hội tại một số nước và gây khó khăn cho việc ra các quyết sách của khu vực. Sự tăng trưởng èo uột, các nhân tố gây giảm

NĂM 2015 SẼ LÀ NĂM CỦA SỰ KHÁC BIỆT VÀ CHIA RẼ TRÊN BÌNH DIỆN KINH TẾ TOÀN CẦU, TỪ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, CHÍNH SÁCH VÀ THÀNH TÍCH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ. TRONG ĐÓ KINH TẾ VIỆT NAM ĐƯỢC DỰ BÁO SẼ TƯƠI SÁNG HƠN TUY NHIÊNVẪN CÓ NHIỀU ĐẦU VIỆC VÀ NỘI DUNG LỚN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT.

TH

phát và tình trạng nợ công sẽ gây cản trở cho hoạt động đầu tư, có thể dẫn tới những tác động tiêu cực hơn cho nền kinh tế. Ở một số nền kinh tế bị tác động mạnh nhất, tình trạng thất nghiệp, nhất là ở giới trẻ, sẽ vẫn ở mức cao đáng báo động và kéo dài.

Nhóm các nền kinh tế cuối cùng bao gồm các nước có nhiều yếu tố khó dự đoán, điển hình trong nhóm này là Nga. Nước này đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế, khả năng sụp đổ của đồng nội tệ, sự tháo chạy của dòng vốn và thiếu thốn hàng hóa do hoạt động nhập khẩu bị thắt chặt. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cần xử lý khéo léo vấn đề Ukraine, điều chỉnh quan hệ với phương Tây để xây dựng một nền kinh tế bền vững, đa dạng hơn.Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp Moskva phải đối mặt với các vòng trừng phạt mới, đẩy nền kinh tế tới khó khăn hơn nữa và thậm chí có thể gây bất ổn chính trị, dẫn tới những vấn đề trầm trọng hơn không chỉ cho kinh tế Nga mà toàn khu vực.

KINH TẾ VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG CHẬM NHƯNG AN TOÀN

Chắc chắn năm 2015, chỉ tiêu tăng trưởng của cả nước sẽ đạt ít nhất 6,2%. Đây cũng chính là dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), căn cứ trên cơ sở Việt Nam đã ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động tốt của các ngành chế biến chế tạo hướng về xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và sẽ có chuyển biến trên hầu hết các tiêu chí trong nửa đầu năm 2015. Bên cạnh đó, nhiều khả năng hầu hết các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang đàm phán sẽ được hoàn thành trong khoảng 6 tháng đầu năm 2015. Điều

này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Đối với các chỉ tiêu cụ thể, phân tích các điều kiện trong và ngoài nước, những dự báo cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 sẽ tăng hơn 10%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30-32% GDP, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Đáng chú ý, với sự tăng trưởng của vốn đầu tư nước ngoài FDI có thể tăng lượng vốn giải ngân lên đến trên 17 tỷ USD, do nhu cầu nhập máy móc thiết bị tăng, có thể năm 2015, chúng ta sẽ nhập siêu khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu. Nhưng với việc giải ngân số vốn FDI này, tăng trưởng các năm sau của chúng ta sẽ được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ lạm phát theo dự báo cũng vẫn là dưới 5,5%.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với một số thách thức: Nền kinh tế tuy có phục hồi, nhưng tốc độ còn chậm, công việc quan trọng bậc nhất là tái cơ cấu thì còn chậm, nhiều lĩnh vực còn lúng túng, chưa có đường lối rõ ràng. Tổng cầu yếu, sức hấp thụ vốn của cả nền kinh tế còn yếu, năng suất lao động chưa cao, hiệu quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp chủ chốt còn thấp.

Chính vì những lý do đó, cần tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá, kiểm soát tốt lạm phát. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, không tăng chi thường xuyên ngoài lương; bảo đảm bội chi theo kế hoạch. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, khai thác tốt nhất các cam kết quốc tế và thị trường hiện có. Tăng cường huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.Cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, nhất là trong quản lý giá, phân bổ nguồn lực, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và vận hành hiệu quả các loại thị trường.

Năm 2015 đã đến, dù vẫn còn những thách thức và áp lực thì năm mới cũng rất cần một khởi đầu lạc quan và hứng khởi. Đó cũng chính là là tinh thần của những dự báo tốt đẹp và đầy hy vọng này.

Page 47: Ất Mùi 2015

92 93

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

hợp tác kinh tế, dành hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực. Lần đầu tiên, Hàn Quốc mở cửa thị trường cho những sản phẩm nhạy cảm cao như tỏi, gừng, mật ong, tôm, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

Phía Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 2.500 phân khối trở lên, phụ tùng ôtô, điện gia dụng, sản phẩm sắt thép, dây cáp điện. Hàn Quốc tự do hóa 96,48% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam, ngược lại Việt Nam tự do hóa 92,75% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2012.

Xét về số dòng thuế, Hàn Quốc tự do hóa 95,43% số dòng thuế, Việt Nam cam kết với 89,75% số dòng thuế. Bên cạnh các lợi ích xuất khẩu quan trọng, Hiệp định được dự báo tạo điều kiện nâng cao hiệu quả nhập khẩu, nhất là những nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ các ngành

sản xuất, xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày, dép, điện tử, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ c ác nguồn khác... Dự kiến, hai bên sẽ hoàn thành đàm phán các vấn đề kỹ thuật còn lại và hoàn tất các thủ tục cần thiết trong nước để sớm ký kết Hiệp định trong khoảng đầu năm 2015.

DỆT MAY RỘNG ĐƯỜNG SANG HÀN QUỐC

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ sang thị trường Hàn Quốc, khi Hiệp định Thương mại tự do song phương FTA Việt Nam - Hàn Quốc được thông qua. Tuy nhiên, chưa cần chờ đến thời điểm hoàn tất đàm phán và ký kết VKFTA, trong những năm gần đây xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ ở mức 139 triệu USD thì đến nay con số này xấp xỉ mức 1,7 tỷ USD, tăng hơn 12 lần trong 6 năm. Trung bình mỗi năm trị giá hàng dệt may sang thị trường

này tăng trên 20%, thậm chí có những năm tăng đột biến như năm 2009 tăng 74%, năm 2010 tăng 56%, năm 2011 tăng 108,5%. Hiện nay Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành sau Mỹ, Eu và Nhật Bản. Trong năm 2012-2013, khi thị trường Nhật Bản gặp khó khăn tăng trưởng thấp, đã có lúc các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc sớm sẽ là quốc gia nhập khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam với những sản phẩm chính là vải thành phẩm, khăn bông và áo khoác.

Trong khi đó, tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may của Việt Nam từ Hàn Quốc cũng diễn ra khá sôi động, đặc biệt khi chúng ta đang hướng đến sự đa dạng hóa trong nguồn cung ứng, giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc vào một số ít thị trường mang lại. Có thể nói thương mại hai chiều giữa hai quốc gia đang ngày một chặt chẽ và phát triển, mang lại nhiều lợi ích song phương cho cả đôi bên.

Trong bối cảnh đó, VKFTA được ký kết sẽ là xung lực mới cho ngành Dệt May Việt Nam phát triển, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng bậc nhất của Ngành. Đại diện các doanh nghiệp đều cho biết, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc đang có nhiều thuận lợi. Ông Nguyễn Hữu Phải, Tổng Giám đốc Công ty CP May Bắc Giang - doanh nghiệp đã có thâm niên xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chia sẻ: “FTA với Hàn Quốc có hiệu lực, những doanh nghiệp dệt may có năng lực sản xuất tốt, có thâm niên xuất khẩu, sẵn đối tác, sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đặc biệt trong những năm đầu tiên”.

XUNG LỰC MỚI CHODỆT MAY VIỆT NAM CẤT CÁNHVKFTA:

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC

Được chính thức khởi động hồi tháng 8/2012, sau 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, họp

TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC, BIÊN BẢN THOA THUẬN VỀ KẾT THÚC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM-HÀN QUỐC (VKFTA) ĐÃ ĐƯỢC KÝ KẾT TRONG TRUNG TUẦN THÁNG 12/2014. NHƯ VẬY ĐÂY LÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẠT KỶ LỤC VỀ TỐC ĐỘ ĐÀM PHÁN NHANH NHẤT VÀ NẾU CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU NĂM 2015 THÌ ĐÂY SẼ LÀ CƠ HỘI MỚI CHO CÁC NGÀNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐÓ DỆT MAY PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ.

cấp trưởng đoàn đàm phán, hai bên đã cơ bản thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích. Hiệp định bao gồm các nhóm nội dung chính về thương mại hàng hóa (cam kết cắt giảm thuế quan), thương

mại dịch vụ (bao gồm các phụ lục về viễn thông, tài chính...), đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại điện tử, cạnh tranh, thể chế và pháp lý, hợp tác kinh tế.

Phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả nhiệt đới… cũng như hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí... Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất trí tăng cường

Page 48: Ất Mùi 2015

94 95

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

THƯƠNG HIỆU BELLUNITIẾP TỤC CHINH PHỤC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thương hiệu Belluni của Tổng Công ty 28 từ áo sơ mi, quần tây, quần khaki, áo thun, quần short, bộ Veston luôn tạo nên dấu

ấn quan trọng và độc đáo dành riêng cho nam giới là các doanh nhân, giới chức văn phòng, người thành đạt. Sự khác biệt và độc đáo của Belluni được thể hiện từ chất liệu, các đường nét chính của sản phẩm như cổ, vai, tay, nẹp cho đến các chi tiết như cúc nút,... Tất cả các thiết kế được hiện thực hóa trên nền vải 100% cotton nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản, HongKong... với công nghệ hoàn tất đặc biệt chống nhăn, chống nhàu, thân thiện với môi trường. Các bộ sưu tập có màu sắc đa dạng từ những gam màu nền nhã đến mạnh mẽ, hài hòa, lịch sự, nghiêm túc, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thiết kế Belluni vừa mang tính hiện đại, năng động nhưng vẫn mang

nét cổ điển, tạo nên phong cách riêng với giá trị cốt lõi là đẳng cấp chuyên nghiệp từ tư duy đến tác phong và hành động là sự hội tụ giữa sáng tạo, công nghệ, chất liệu.

Tiếp tục theo đuổi dòng thời trang nam thanh lịch, sang trọng cũng như minh chứng cho sự tăng trưởng và phát triển vững vàng của doanh nghiệp, đầu tháng 12/2014 Tổng Công ty 28 khai trương cửa hàng thời trang Belluni thứ 40 tại CoopMart Quang Trung, 304 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp- TP HCM. Với những bước đi mang tính nhân văn, chia sẻ vì cộng đồng của Tổng Công ty 28, Thương hiệu Belluni không chỉ thể hiện khát khao mở rộng thị trường trong lĩnh vực thời trang mà còn là sự quan tâm, mong muốn được phục vụ nhu cầu của khách hàng trong cả nước.

Cửa hàng được thiết kế hiện đại, sản phẩm trưng bày bắt mắt, ngoài những kiểu sản phẩm cao cấp truyền thống, thương hiệu Belluni đã giới thiệu tới người tiêu dùng dòng sản phẩm mới với ý tưởng xuất phát từ bộ trang phục của các nguyên thủ quốc gia, các Lãnh tụ Cuba, Ấn Độ, Indonesia và các đại biểu quốc hội để thể hiện phong cách lịch lãm, sang trọng trong các buổi lễ quan trọng.

Thương hiệu Belluni quyết tâm thực hiện thành công ý tưởng cho dòng sản phẩm mới mang tên “Phong cách của vị Lãnh tụ” và đây là mẫu sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Cũng tại đây, với bộ sưu tập mới Áo AB.34, 35, 36 chất liệu vải hoàn tất chống nhàu kết hợp với chất liệu Linen có thêu hoa văn trên nền vải mang đậm tính mỹ thuật cao có ưu điểm thoáng mát và không nhăn mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là sử dụng công nghệ và kỹ thuật may cao cấp tạo sự sang trọng, độc đáo cho khách hàng.

Chính sự kết hợp giữa ý tưởng thiết kế với chất liệu mới cùng công nghệ sản xuất hiện đại đã góp phần tạo nên thương hiệu Belluni - thương hiệu thời trang của sự lịch lãm, quý phái và bản lĩnh.

CẨM HÀ

VINATEX VÀ VOVINAM VƯƠN TẦM THẾ GIỚI BẰNG BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT

CHUNG VẺ ĐẸP VIỆTKể từ năm 2012 tới nay, Vinatex

đã trở thành nhà tài trợ kim cương cho Liên đoàn Việt Võ Đạo (Vovinam). Theo đó, toàn bộ các giải đấu của Liên đoàn đều được tài trợ bởi Vinatex. Nhất là giải Vovinam khu vực và thế giới, được tổ chức ở Myanmar, Cambodia, Pháp… mà trong mỗi giải đấu, trên các khán đài, backdrop sự kiện, đều có logo của nhà tài trợ kim cương Vinatex.

Như vậy, Vinatex đã gắn bó, đồng hành cùng với Vovinam, tới các vùng miền nơi diễn ra những trận so tài căng thẳng, hấp dẫn với những màn thi đấu, thế võ đẹp mắt. Sở dĩ Vinatex lựa chọn Vovinam để tài trợ trong suốt ba năm qua, với tổng mức tài trợ lên tới 3 tỷ đồng, là vì ý nghĩa đặc biệt của môn võ dân tộc này. Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ do cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc nghiên cứu, sáng tạo và hoàn thành vào

mùa thu năm 1938 tại Hà Nội. Từ đó tới nay Vovinam đã và đang phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam và gần 60 quốc gia trên thế giới. Từ khi Vovinam được võ sư Phạm Quang Long và các môn đệ của mình xây dựng và phục hồi lại trên miền Bắc thì màu áo xanh Vovinam đã phủ khắp các tỉnh thành phía Bắc với hàng trăm nghìn môn sinh đang ngày đêm luyện tập.

Theo ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), hiện nay là Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF) kiêm Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF), ước mơ đưa Vovinam vào sân chơi ASIAD tuy còn nhiều trở ngại, nhưng có thể thành hiện thực. Đưa được Vovinam vào ASIAD là giới thiệu đến ngày Hội thể thao lớn nhất châu lục một nét văn hóa võ thuật độc đáo của Việt Nam, đồng thời thành tích của Đoàn

thể thao Việt Nam cũng có thể cải thiện đáng kể. Đương nhiên chúng ta phải đầu tư cho các môn thể thao Olympic, nhưng để đoạt được HCV thì không là chuyện dễ dàng (chúng ta chỉ có 1 HCV ở ASIAD 17). Nếu đầu tư cho Vovinam với kinh phí không nhiều nhưng hiệu quả cao cũng là vấn đề cần được ngành TDTT quan tâm. Vovinam - Việt Võ Đạo thực sự như một lời giới thiệu trang trọng về cốt cách và tinh thần Việt Nam với bạn bè quốc tế.

KHĂNG KHÍT BÊN NHAU, VƯƠN TẦM THẾ GIỚI

Từ đó đến nay, thương hiệu Vovinam không chỉ gợi nhớ đến môn phái võ ý nghĩa của Việt Nam, mà còn khiến mọi người nhớ tới ngành Dệt May &Thời trang Việt Nam. Sự gắn bó khăng khít giữa hai thương hiệu Võ Việt và Dệt May Thời trang Việt sau nhiều sự kiện được chú ý cả trong nước và ra khu vực, đã thực sự gây ấn tượng khó phai.

Điểm cốt yếu để Vinatex muốn gắn kết với Việt Võ Đạo là tinh thần Vovinam: Bền bỉ, bất khuất, trọng danh dự và quyết liệt vươn lên đỉnh cao bằng năng lực của chính mình. Đó cũng chính là tinh thần mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam, những CBCNV Vinatex luôn hướng tới trong hai thập kỷ qua, để xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, luôn tăng trưởng ngay cả trong thời kỳ kinh tế thế giới khó khăn nhất, thậm chí khủng hoảng sâu. Sự tương đồng trong tinh thần sống của người Việt, khiếncho Vovinam và Vinatex đã gắn kết với nhau, cùng hỗ trợ gắn bó để tôn vinh thương hiệu Việt.

Điểm chung vô cùng quan trọng nữa giữa Vinatex và Vovinam, đó là bản sắc đậm đà văn hóa Việt, và cũng chính hai thương hiệu này đã xuất sắc vươn ra thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu toàn cầu.

Điểm chung vô cùng quan trọng giữa Vinatex và Vovinam, đó là bản sắc văn hóa Việt đậm đà, và cũng chính hai thương hiệu này đã xuất sắc vươn ra thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu toàn cầu. Có thể tự hào rằng, thế giới hiện đại ngày nay biết đến thương hiệu quốc gia Việt Nam nhiều hơn cũng nhờ một phần từ màu cờ sắc áo Vovinam trên võ đài thế giới, và những sản phẩm dệt may thời trang chất lượng cao đính nhãn “made in Vietnam”.

THỦY HƯƠNG

Page 49: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

“Về giải pháp đột phá trong năm 2015, tôi cho rằng, cần tạo ra được niềm tin và động lực cao hơn nữa để DN tích cực và chủ động đầu tư, sáng tạo thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh của mình. Nếu được như vậy, thì hoàn toàn có thể tin tưởng rằng năm 2015 sẽ là năm thành công. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý vấn đề kinh tế xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đây cũng là một bài toán đặt ra”.

“Doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với 4 cái khó là vốn, đất đai, công nghệ và lao động, đến thời điểm này vẫn chưa thể tìm được bài toán giải quyết. Vì vậy, muốn doanh nghiệp đủ khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có sự cải cách về thể chế, thay đổi về chính sách cùng cơ chế phối hợp nhịp nhàng”.

“Bên cạnh những thuận lợi, việc tham gia vào các FTA trong đó có TPP sẽ mang đến áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với các DN Việt Nam đặc biệt từ năm 2015. Nếu các DN không vươn lên để nâng cao về năng lực quản lí, tận dụng lợi thế về quy mô... thì sẽ khó tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”.

“Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra, cùng với những đột phá về mặt thể chế trong năm 2014 sẽ có tác động mạnh mẽ, tạo động lực phát triển mới cho cộng đồng DN trong năm 2015. Bên cạnh đó, tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, giá dầu giảm, các nền kinh tế lớn đang phục hồi… sẽ mang lại triển vọng lớn cho một nước xuất khẩu như Việt Nam”.

“Các doanh nghiệp của Vinatex đầu tư mạnh vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, đến nay đã có dư lượng sợi để xuất khẩu, sản lượng vải dệt kim cũng đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước. Mặt khác, Vinatex cũng xác định đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm và giải pháp đúng đắn. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu tuy nhiên việc tự xây dựng một thương hiệu của riêng mình là rất cần thiết. Việt Nam cần phải tiếp tục tiến lên những bậc cao hơn nữa trong chuỗi giá trị dệt may thế giới”.

chuyên gia và nhà quản lý

Góc nhìn“Các bộ, ngành, địa phương cần kiên định, nhất

quán thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2015. Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết mới để tăng cường hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghị quyết sẽ chỉ rõ những nhiệm vụ, công việc cụ thể của Chính phủ, từng bộ, từng ngành trong việc tiếp tục rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách không phù hợp, gây khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời hết sức chú ý đến việc thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức”.

“Nền kinh tế Việt Nam còn đang tiếp tục quá trình chuyển đổi, về cơ bản quy luật thị trường tốt, nhưng để tạo điều kiện cho các DN phát triển bền vững còn một số việc phải tiếp tục làm mạnh hơn. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ổn định và tập trung bảo đảm tính vững chắc hơn cho nền kinh tế trên cơ sở các cân đối vĩ mô ngày một tốt hơn, môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh hơn. Trong đó tập trung hoàn thiện thể chế thị trường; đẩy mạnh đổi mới DN nhà nước; nâng cao chất lượng nhân lực... là các vấn đề được chú ý”.

“Công nghiệp hỗ trợ là một trong những vấn đề rất lớn của đất nước. Các nước thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều và có nền kinh tế phát triển đều có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Có công nghiệp hỗ trợ phát triển chúng ta mới có thể hấp thu được những công nghệ cũng như chúng ta có thể hấp thu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tạo ra giá trị gia tăng trong chính nội địa của mình. Còn nếu ta không làm được điều này thì dù thu hút đầu tư nước ngoài nhiều thì giá trị gia tăng ở Việt Nam cũng không có và thực chất chúng ta cũng là gia công lắp ráp cho nước ngoài thôi”.

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG:

PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM:

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÙI QUANG VINH:

ÔNG HÀ HUY TUẤN, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA:

ÔNG NGÔ CHUNG KHANH, PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN:

ÔNG VŨ CHI LONG, PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ BỘ TÀI CHÍNH CHO BIẾT:

ÔNG VŨ TIẾN LỘC, CHỦ TỊCH PHÒNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:

ÔNG LÊ TIẾN TRƯỜNG, TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN DMVN (VINATEX):

96

Page 50: Ất Mùi 2015

Anh bạn tôi tài giỏi, kiếm tiền đầy nhà, không mời tôi đi nhà hàng, lại mời về nhà “để biết vợ tôi nấu nướng thế nào” - anh bảo. Mà được ăn ngon trong ánh mắt trìu mến của người thân, của bạn bè, thì thấy ngon lên nhiều lần thật.

Lại nhớ Nguyễn Tuân từng bảo tôi: “Muốn bổ thì ra hiệu thuốc Tây mua thuốc bổ mà uống! Còn ăn, là phải ngon miệng”. Chà, cái ông già tinh quái này, gián tiếp ca ngợi căn bếp - nghề bếp hay đến thế thì thôi!

Quê tôi ở đồng bằng Bắc Bộ, bao đời đun bếp bằng rạ, bằng rơm, bằng lá chuối khô, chỉ giỗ tết mới dùng củi. Mẹ tôi thường nói: “Gạo châu, củi quế”. Chao ôi, bao nhiêu đời coi gạo như ngọc, coi củi như quế - để mà biết thu vén gia đình, xây dựng gia phong cần kiệm!

Nay dù ta đã xuất khẩu lương thực, thì cũng đừng vì thế mà lãng phí, xa hoa.

“Cơm ba bát, áo ba manh - Đói không xanh, rét không chết”- Ông cha ta bao đời đã lập ra cái công - thức - tối - thiểu ấy của sự sống. Nghe mới thương và yêu làm sao! Thiếu quá thì dễ tha hóa, nhưng thừa thãi quá lại dễ suy đồi. Chỉ người quân tử mới biết “Bần tiện bất năng di - Phú quý bất năng dâm”…

Nhưng thôi, tôi đang kể về căn bếp nhà tôi cơ mà.Bếp nhà tôi có chín ông “đồ rau”, tức là chín “ông

táo”, để có thể bắc được ba nồi - một nồi cơm, một nồi thức ăn và một nồi nước vối. Rõ là cứ ba “ông đồ rau” thì bắc được một nồi. Thực ra, là có hai “ông”, một “bà”, thế mà lại gọi tất cả là “ông đồ rau”. Buồn cười thật!

Dùng “đồ rau” tốt hơn dùng kiềng gang, kiềng sắt. Vì kiềng có ba chân nhỏ, bếp “hở”, lửa lùa ra ngoài nhiều, phí rơm, phí rạ. Còn dùng “đồ rau”, lửa chụm đáy nồi nhiều hơn, bếp ấm lâu hơn, tiết kiệm đồ đun hơn.

Cứ khoảng đầu tháng Chạp, cha tôi lại sai anh em tôi đi kiếm đất sét, hay tối thiểu là đất thịt, về để nặn bộ “đồ rau” mới.

Chúng tôi đập vụn đất, trộn giấy bản vào cho sau này “đồ rau” không nứt nẻ, rồi rắc nước vào, tạo dẻo như đất làm gạch. Sau đó chia đều làm chín khối, đập xoa nắn vuốt thành chín “ông đồ rau”. Cứ ba “ông” thì

“ông” ở giữa bị ngón tay ấn vào bụng tạo “rốn” và gọi là “bà”. Để trong bóng râm vài ba tuần, “đồ rau” rắn chắc lại là được.

Vào ngày 23 tháng Chạp - ngày “ông táo chầu trời”, thì chúng tôi đặt bộ “đồ rau” mới vào vị trí, gánh bộ “đồ rau” cũ lên Đường Đình, chỗ có nhiều cá chép, thả các “ông, bà táo” xuống sông. Tất nhiên là trước đó đã thắp hương và làm cơm “tiễn ông táo”. Phải cố sống tốt, để khi cưỡi chép lên thiên đình, các táo quân có được báo cáo tốt về mình; để lại có một năm sau no ấm yên vui.

Chúng tôi thường phải đi học xa, cứ 4 giờ sáng, mẹ tôi lại dậy nấu cơm để chúng tôi ăn sớm mà đi học cho kịp giờ. Ngon nhất là những bữa cơm gạo mới. Cái hình ảnh mẹ tôi, chị tôi bên bếp lửa bập bùng lúc trời còn chưa sáng hay những buổi tối mùa đông, vô cùng ấm áp, thân thương trong lòng tôi, dù mẹ tôi, từ lâu, đã để lại căn bếp của người và ra đi mãi mãi!

Bây giờ tôi ở thành phố, nấu ăn bằng bếp ga, nồi xoong i-nốc luôn luôn sáng lòa.

Vậy mà thỉnh thoảng, hễ có dịp là tôi lại cùng vợ con về quê, để được ăn cơm nấu bằng rơm, rạ trong căn bếp cũ. Cơm nấu và quấn bằng rơm rạ trong những cái nồi đồng điếu hoặc nồi đất, ngon bằng mấy cơm nấu bằng nồi điện Nhật, Thái.

Ôi, căn bếp nhà ta ngày xưa! Cả ta và người đều thuộc về một thế giới đã cũ.

NHỚ BÁC LƯU TRỌNG LƯĐỖ TRUNG LAI

ĐẠI TÁ - HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

BẾP NHÀ TA

Lưu Trọng Lư là một thi sĩ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới những thập niên đầu của thế kỷ 20. Ông có những câu thơ rất hay, rất “kinh điển”, liên quan đến y phục, ví dụ: Mỗi lần nắng mới reo ngoài ngõ - Áo đỏ người đem trước giậu phơi; Miệng cười đen nhánh sau tay áo... (chả là, các cụ ngày xưa thường nhuộm răng đen - đen như hạt na - mới là đẹp). Bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài “Tiếng thu” mà ai cũng biết. Gần Tết, lạ làm sao, tôi không nhớ thơ xuân mà đột nhiên lại nhớ “Tiếng thu”, nhớ tới người thi sĩ đã quá cố ấy? Có lẽ

bởi vì “Tiếng thu” quá hay và vì ông là người đầu tiên đọc và yêu thơ tôi từ mấy chục năm trước, khi ông còn sống. Tôi ngồi viết bài thơ dưới đây để “hoài cảm”. Thế mới biết, sự “hoài cảm” của thi nhân chả tuân theo quy luật nào! Xuân thì lại nhớ thu, mùa thu thì có khi lại nhớ sang mùa hạ. Cũng có thể chỉ là do bộ quần áo mặc trên người.

Cả nhân loại đều yêu căn bếp nhà mình! Ai nấu nướng tinh thông được gọi là “Vua bếp”. “Bếp đỏ lửa” là dấu hiệu no ấm, yên vui của mọi gia đình ở bất cứ vùng nào.

Bếp lạnh rồi, thì con mèo nhà ta cũng chẳng còn tro ấm mà nằm!Nghĩ ngược lịch sử, lửa làm chín thức ăn để con người không còn đồng hạng văn minh cùng muôn thú.Bếp định vị lửa ẩm thực.Bếp quy định giờ ăn - lịch sinh hoạt của người.Bếp thử thách thiên chức, lòng hiếu khách và tài nấu nướng “nội tướng” nhà ta.Bếp là sự tin cậy của đàn ông với đàn bà (và cũng đôi khi ngược lại).Bếp là nơi mẹ dạy con gái, là nơi mẹ chồng thử nàng dâu.Thi nấu ăn chính là thi tài làm bếp.Thi vừa đi vừa nấu là thi bằng bếp cơ động - còn khó hơn nhiều.Bếp - nơi no ấm nhất nhà - là nơi có thể biết lòng người. Chính ông Ét-cốp-phi-e, qua việc làm bếp, đã đọc

được chữ Nhân trên trán Nguyễn Tất Thành và dốc sức truyền cho anh nghề làm bếp.Bếp là nơi các cô cậu học trò nghèo vừa đun vừa học.Ăn đứng đầu “tứ khoái”, thế nên bếp càng dễ được yêu - nó là khâu cuối cùng trước sự ăn.Cô bạn tôi tốt nghiệp đại học bao năm, lại cũng đã lâu năm dính dáng vào chữ nghĩa, một hôm hỏi tôi: “Anh

có biết em thích cái gì nhất không?”. Tôi hỏi: “Là cái gì vậy?”. Cô ta đáp một câu xanh rờn: “Một căn bếp rộng rãi, trắng phau!”. Từ đó, tôi thấy cô ấy giàu nữ tính hơn tôi tưởng.

Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức?Người làm thơ, từ lâuĐã không cần giấy mực!

Em không nghe mùa thuLá vàng, nai vàng đạp?Người làm thơ, từ lâuLời còn, hình bóng khuất!

Em không nghe mùa thuLá thu kêu xào xạc?Người làm thơ, từ lâuLá vàng là thân xác!

Em không nghe mùa thuDù ta tồn hay thácGió thu vẫn qua rừngKêu những chiều diệp lạc.

2014

Chào xuân2015Ất Mùi

98

2015Ất MùiChào xuân

99

Page 51: Ất Mùi 2015

100 101

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Nói xa xôi ra thế, để thấy cái chợ nó gắn bó với chúng ta như thế nào. Nhưng “chợ”, chả phải với ai cũng là “nhất”. Mẹ của Tăng Sâm, lúc con còn đi học, nhà ở gần chợ. Thấy con mình suốt ngày bắt chước người ở chợ bán - mua, cân - đong, than rằng: “Đây không phải chỗ tốt để dạy con ta!” và chuyển sang nơi khác. Sau này, Tăng Sâm chuyên chú học hành, thành ra học giả nổi tiếng. Nếu không có mẹ, có lẽ Tăng Sâm chỉ là “người kẻ chợ”. Ừ, mà ngày xưa, dân “nhà quê” gọi người thành thị là “kẻ chợ” thật! “Kẻ chợ” thì cũng chẳng sao, “phi thương bất phú” (không buôn không giàu), nhưng rõ ràng khó có thể coi đó là môi trường tốt nhất cho việc “dùi mài kinh sử”.

Thừa cái gì thì ra chợ bán, thiếu cái gì thì ra chợ mua, ban đầu là thế. Nhưng nó chỉ “là thế” với dân chúng đơn thuần. Người có khiếu kinh doanh thấy “mua rẻ - bán đắt” lại còn hơn là sản xuất rồi chỉ bán thứ thừa, mua thứ thiếu một cách “chân chỉ hạt bột”. Để có thể “mua rẻ - bán đắt”, thì phải thăm dò thị trường, thị hiếu, phải quảng cáo, phải “buôn chỗ nọ, bán chỗ kia”. Thế là “thương lái” ép giá nông dân để “mua rẻ” rồi “bán đắt”, ta hay đau lòng. Nhưng “kinh tế thị trường”, Nhà nước “điều tiết” không tốt, thì “thương lái” mới “ép giá” người sản xuất được, trách gì họ. Đã bảo, “chợ”, “thị trường” khó là nơi giảng đạo, luyện đức mà lại. Nhưng nếu không có “thương lái”, nhiều khi rất gay go cho xã hội. Nhà nước mua không hết, chế biến - bảo quản không xuể, nông dân không bán được nông sản, thiếu - thừa cục bộ giả tạo; hàng tươi trở thành đồ phế phẩm, là chết cả! Tóm lại, không có chợ, có thị trường, là chết!

CÁC THỂ LOẠI CHỢMà không đâu như ở nước mình,

các “thể loại” chợ lại nhiều đến thế: Siêu thị, chợ lớn, chợ vừa, chợ nhỏ, chợ đầu làng, chợ cuối làng, chợ đầu xóm, chợ cuối xóm, chợ bến, chợ ga, chợ đêm, chợ ngày, chợ cóc, chợ tình, chợ nổi, chợ tạm, chợ đuổi, chợ chiều, chợ sớm, chợ phiên, hội chợ, chợ đường cái... Lại có cả “chợ phao”, “chợ luận

văn” cho học sinh - sinh viên mùa thi cử, “chợ luận án” cho các ông không hoặc ít học, nhưng muốn thành “tiến sĩ”! Thời Pháp thuộc, làng tôi có ông “Hàn mua” - mua chức “Hàn lâm” - để khỏi đi phu phen tạp dịch chứ không có tí quyền gì, thế cũng là “đi chợ” chứ còn gì. Nghe nói ở ta bây giờ, khối ông bà mua được cả chức vị? Chả biết có nên tin không. Nhưng nếu có thế, thì cũng là “đi chợ”! Chợ ấy ghê thật, có mà như không, không mà như có. Thế thì ngang với “Chợ Âm phủ” rồi! Ấy thế mà nghe nói “hiệp hội” các tiến sĩ hiện đại đang (hay sắp) đề nghị mở rộng

Văn Miếu để họ cũng được “cưỡi rùa” như ai. Họ quên rằng, Văn Miếu chưa bao giờ là cái chợ. Và, Văn Miếu đã trở thành một khái niệm văn hiến vĩnh cửu. Mà văn hiến, theo cụ Nguyễn Tuân là cái phải “đào đất lên mới thấy”, chứ không chỉ là văn hóa, cái mà người ta nhớ được; lại càng không phải là văn

minh, cái mà người ta có thể nếm, nghe, sờ, ngửi, nhìn được.

Ấy là cứ nói phòng xa như vậy, chứ đã là tiến sĩ, chắc gì đã có ai cạn nghĩ như vậy. Vả lại, các tiến sĩ thật, đều biết tài năng và cống hiến của họ không bao giờ bị lãng quên, và dân tộc, không xây văn miếu, thì sẽ có những hình thức khác, tôn vinh họ.

Thế là lan man, từ “Hai người đàn bà với một con vịt” đến giờ, đã mất khối thì giờ của các bạn! Thôi, “nói đâu bỏ đó” thì mới ra tính cách nước mình. Giờ ta “bỏ đó” để đi uống rượu mừng xuân đã.

2015Ất MùiChào xuân

Lao xao TIẾNG CHỢ

THẬT KHÓ HÌNH DUNG, MỘT ĐÔ THỊ LẠI VĂNG CHỢ.

HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ VỚI MỘT CON VỊT LÀ THÀNH RA CÁI

CHỢ - ĐƠN GIẢN THẾ THÔI.

ĐÔ - THỊ - CHỢÂm Hán - Việt, “thị” là “chợ”. Đó là nơi bán và mua mọi thứ trên đời. Vì

thế, “thị trường”, dù đã thoát ra khỏi ý nghĩa của một cái chợ cụ thể, vẫn để chỉ không gian buôn bán của một vùng, một quốc gia, thậm chí toàn cầu.

“Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” (Nhất gần chợ, nhì gần sông, ba gần đường) là tiêu chuẩn từ xa xưa của cư dân mọi nước, nhất là cư dân nông nghiệp. “Nông nghiệp”, chắc vì ngày xưa chưa có đường bộ, đường sắt, đường hàng không, thì đường sông là đường giao thông chính để chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn. Sông thì phải có “bến”, “bến” phát âm Hán - Việt đọc là “phố”. Có lẽ chữ “phố thị” đủ để cho ta thấy sự gắn bó giữa “giang” và “thị” vừa nói ở trên, mật thiết đến thế nào - có sông thì có bến, có bến thì có chợ. Nước ta ngày trước có nữ thi sĩ Tương Phố, tức Bến Sông Tương. Mộ của bà ở Đà Lạt, đang bị một công ty du lịch xâm hại!

Đông đúc vì người - hàng, “phố” không chỉ là bến nữa, “phố” biến thành “đô”. Đô thị, vẫn gắn bó với chợ bởi chữ thị, nhưng “đô thị - phố” lại mang nghĩa khác. Dù khác, thì thật khó hình dung, một đô thị lại vắng chợ. Sau này, nhưng cũng xa lắm rồi, những “thị tứ”, “thị trấn”, “thị xã”, chẳng nơi đô hội nào không gắn với chữ “thị”, tức là gắn với chợ. Bây giờ, thành phố đã có “siêu thị”, lại càng chợ! Mà ngay cả thành phố cũng là “thành thị” đấy thôi. Sau này, có các phương tiện giao thông hữu hiệu khác, “phố” không nhất thiết là “bến sông” nữa, nhưng cũng khó mà không có bến xe, bến tàu, cảng hàng không, cảng biển.

TÚ LINH

100 101

Page 52: Ất Mùi 2015

102 103

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Xuân về gấm vóc rạng non sôngHào khí ngàn năm tỏ Lạc HồngDệt, sợi ba miền cùng gắng sứcMay, thêu cả nước vẫn chung lòngĐường xưa đã mở, thêm thêm mởLối mới vừa thông, tiếp tiếp thôngĐã trải một thời gian khó vượtXuân này chắc hẳn đại thành công! Xuân 2015

Em chèo thuyền, Đưa tôi dọc suối. Những đường cong, Lượn theo nhịp em chèo. Mấy chàng trai,Thuyền bên Nhìn đắm đuối. Thuyền đuổi thuyền, Núi cũng vội chạy theo.

Em nhắc tôi: Thuyền qua vòm nhũ đá, Nhớ nghiêng đầu; Kẻo chạm “nhũ” đau! Em nghiêng nón, Mắt cươì tinh nghịch. Tôi nhìn em, Mơ “nhũ” chạm đầu! Suối Tràng An - Hè 2014

XUÂN ĐẠITHÀNH CÔNG

MƠ “NHŨ”CHẠM ĐẦU

TÌNH YÊU BỐN MÙA (Song Tứ Lục Bát )

THƠ VÀ CÂU ĐỐI

Tết Ất Mùi - 2015

NGUYỄN XUÂN DƯƠNGCHỦ TỊCH HĐQT HUGACO

TiễnGiápNgọ,thànhcôngMãđáo

Đường đã

thông, xuất khẩu vươn cao

Vận hội mở, trời

quang mây tạnh

Cầu đangmở,đầutư

đẩymạnh

Nguycơ

lùi,biểnlặngsóngYên

Tiễn Giáp Ngọ, May Thêu thắng

lợi

Đón Ất

Mùi, thắng

lợi Dương

quy

Đón Ất

Mùi, Dệt Sợi

thành công

102 103

Xuân về gõ cửa Đào nở mừng Xuân Trao nhau ánh mắt ngập ngừng Biết là ai có hiểu lòng tôi chăng?

Mùa Hạ vừa sang Những cọng rơm vàng Theo chân em, chạy về làng Để tôi với Hạ ngỡ ngàng trông theo

Trời Thu trong veo Nước cũng trong veo Câu thơ viết vội lên chiều Nhờ Thu lồng tiếng sáo diều gửi em

Đông đã kề bên Gió lạnh ngoài thềm Cơi trầu Mẹ cũng vừa têm Cùng Đông tôi đến rước em sang nhà! Xuân 2015

Page 53: Ất Mùi 2015

104 105

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Tư Giản, người làng Du Lãm (Tiên Sơn, Bắc Ninh), đỗ Hoàng Giáp năm 21 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư Bộ lại dưới triều Tự Đức, ông mất năm 1890 để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ và phong phú.

Ất Mùi - 1835 - Năm sinh Nguyễn Khuyến ở tầng Hoàng Xá (Ý Yên, Nam Định), sau về sống ở quê nội làng Yên Đổ (Bình Lục, Hà Nam), đỗ đầu ba khoá: Thi hương, thi hội, thi đình nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đổ. ông mất năm 1910, đã để lại khoảng 300 bài thơ trong tập (Quế Sơn thi tập).

Ất Mùi - 1835 - Năm sinh Tôn Thất Thuyết dòng dõi Hoàng tộc Làm quan đến Thượng thư Bộ binh đời Tự Đức, có tinh thần quật khởi. Nam 1885 phò vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành phát động phong trào Cần Vương chống Pháp (mất 1913 ở Long Châu).

Đinh Mùi - 1847 - Năm sinh Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái, xã Châu Phong (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đỗ tiến sĩ, làm quan đời Tự Đức. Vì chống cường quyền bị cách chức. Năm 1885 ông phò vua Hàm Nghi làm thủ lĩnh phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp một cách oanh liệt ông cũng là một danh sĩ của đất nước Hồng lam văn hiến (mất năm ất mùi - 1895).

Tân Mùi - 1871 - Năm sinh Hàm Nghi, nhà vua yêu nước. Năm 1885 hạ chiếu Cần Vương, phát động phong trào chống Pháp. Năm 1888 thất bại

bị chính quyền thực dân Pháp đầy đi Châu Phi (ông mất năm 1936) ở Pháp.

Quý Mùi - 1883 - Năm sinh hai nhà văn cận đại nổi tiếng:

- Hoàng Tống Bí người làng Đông Ngọc (Từ Liêm-Hà Nội) đỗ Phó bảng, không làm quan, hoạt động trong tổ chức Đông kinh nghĩa thục, bị bắt giam ở Hoả Lò (mất 1939), ông làm báo Trung Bắc tân văn, viết nhiều kịch bản tuồng đề tài dân tộc yêu nước.

- Phạm Duy Tôn, người làng Phượng Vũ (Thường Tín, Hà Tây) Có trình độ tân học, từng cộng tác với nhiều tờ báo đầu thế kỷ 20, ông là cây bút văn xuôi có nhiều truyện ngắn nổi tiếng thời bấy giờ (mất 1924).

Ất Mùi - 1895 - Năm sinh Trần Tuấn Khải, bút hiệu á Nam, người làng Quan Xán (Mỹ Lộc - Nam Định) là một nhà thơ yêu nước, có nhiều tác phẩm nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, gồm cả thơ và tiểu thuyết, dịch thuật (mất 1983).

Đinh Mùi - 1907 - Thành lập Đông Kinh nghĩa thục. Những người sáng lập và chủ trì là các nhân sĩ yêu nước Lương văn Can, Nguyễn Quyền...

Đinh Mùi - 1907 Là năm sinh hai chiến sĩ Cách mạng nổi tiếng Trường Chinh và Lê Duẩn, từng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ Mùi - 1919 - Có hai sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ:

- Ngày 20/4/1919: Tôn Đức Thắng, thủy thủ hải quân Pháp, tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, ủng hộ nước Nga Xô-viết mới thành lập.

- Ngày 16/6/1919: Nguyễn Tất

Thành chính thức lấy lên là Nguyễn ái Quốc gửi “Yêu sách 8 điểm” của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp).

Tân Mùi - 1931 - Năm này chứng kiến chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp đã gây cho Cách mạng Việt Nam những tổn thất lớn: Ngày 19/4/1931 Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương bị bắt đày đi Côn Đảo, đến 6/4/1931 thì đồng chí hy sinh trong tù.

Ngày 6/6/1931: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng và bị tòa án thực dân Pháp ở đông dương xử tử hình vắng mặt.

Ngày 20/11/1931: Chiến sĩ cách mạng trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp xử bắn ở Sài Gòn lúc mới mười bảy tuổi

Quý Mùi 1943 - Thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua đề Cương Văn hóa Việt Nam.

- Bác Hồ viết Nhật ký trong tù (trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch).

Ất Mùi - 1955 - Sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng, ngày 16/5/1955 tức ngày 25/3 năm Tân Mùi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Năm Ất Mùi 2015 nhiều lễ kỷ niệm trọng đại: 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2015), 85 năm thành lập Đảng CSVN (1930-2015), 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945-2015), 60 năm giải phóng hoàn toàn miền Bắc (1955-2015), 40 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1975-2015)...

Năm MùiSỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Xuân Tân Mùi - 791 - Phùng Hưng (người Đường Lâm - Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương.

Kỷ Mùi - 889- Năm sinh Ngô Quyền, anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập.

Kỷ Mùi - 1019 - Năm sinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Giúp nhà Lý chỉ đạo kháng chiến, hai lần đánh đuổi quân xâm lược Tống ra khỏi bờ cõi (năm 1075 và l077).

Ất Mùi - 1355 - Năm sinh Nguyễn Phi Khánh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 19 tuổi, làm quan dưới thời nhà Hồ, là một danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, còn để lại nhiều áng thơ văn trong tuyển tập văn học Việt Nam - ông là thân sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Đinh Mùi - 1427 - Trận Chi Lăng - Xương Giang (8/10 đến 3/11/1427) trận đánh quyết định của quân lam Sơn diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, vây thành Đông Quan (tức Thăng Long) buộc Tổng binh Vương Thông ra hàng, đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, thừa nhận nền độc lập đất nước Việt Nam.

Đinh Mùi - 1607 - Lê Duy Kỳ, con trưởng vua Lê Kính Tông, sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi. Tháng 6 năm Kỷ Mùi 1619 được lập làm vua ở tuổi 12 tức Lê Thần Tông (mất 1662, thọ 56 tuổi).

Kỷ Mùi - 1679 Năm sinh Phan Khiêm ích, nhà thơ quê xã Nhân Thắng (Gia Lương, Bắc Ninh) đỗ Thám hoa đời Lê Dụ Tôn, làm quan Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, sau thăng đến chức Thái Tể (tể tướng).

Kỷ Mùi - 1739 - Năm sinh Hồ Sĩ Đống ở Thổ đôi trang tức làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), đậu Đình nguyên Hoàng giáp, làm quan dưới thời Lê Hiển Tông đến chức Thượng

thư, tước Dốc quận công, ông là một nhà thơ đồng thời là một nhà sử học, còn hàng trăm bài thơ đi sứ lưu lại trong Dao đinh sứ tập.

Tân Mùi - 1751 - Năm sinh Phạm Huy Ích người xã Thu Hoạch, đỗ tiền sĩ, làm quan thời chúa Trịnh Sâm, sau cùng Ngô thời Nhậm phò tá Quang Trung, ông làm Chánh sứ sang nhà thanh, ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn nổi tiếng, nhất là bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Di.

Kỷ Mùi - 1799 - Năm sinh Nguyễn Thu, người làng Hương Khê (Nông Cống - Thanh Hoá) đỗ cử nhân, làm quan đời vua Tự Đức, là nhà văn và nhà sử học, có tác phẩm nổi tiếng Lê Quý ký sự chép lịch sử thời cuối Lê.

Kỷ Mùi - 1799 - Năm mất công chúa Lê Ngọc Hân, con gái út vua Lê Hiền Tông (sinh 1770), năm 16 tuổi kết duyên với Nguyễn Huệ - Quang Trung trở thành bắc cung hoàng hậu.

Kỷ Mùi - 1799 - Năm sinh Nguyễn Văn Siêu, người làng Kim Lũ (Thanh Trì, Hà Nội), là một nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, đồng thời là một học giả uyên thâm, ông là bạn thân với Cao Bá Quát, hai người nổi tiếng văn chương đương thời, được suy tôn là “thần Siêu thánh Quát” mất 1872.

Quý Mùi - 1823 - Năm sinh Nguyễn

MH (Tổng hợp)

104 105

Page 54: Ất Mùi 2015

duy trì chữ tín.Lạc quan yêu đời, yêu cuộc

sống, là tư chất thường thấy ở người tuổi Mùi, như John Denver, Quý Mùi. Ông là người diễn xướng ca khúc đồng quê trên nước Mỹ, đã làm náo động một thời và thần tượng của nhiều thính giả không chỉ trên nước Mỹ mà cả thế giới. Sự thành công của ông bởi lấy sắc thái đồng quê nồng hậu và phong cách thuần phác ca ngợi quê hương, ca tụng người mẹ, kể về sự phiền muộn nhọc nhằn của nhân sinh.

Vùng dậy trước nghịch cảnh, người đàn bà mạnh số một Hong Kong thập niên 70 thế kỷ 20 tuổi Tân Mùi (1931) là Hồ Tiên, được mệnh danh là “Nữ hoàng ngành báo châu Á”. Năm 1967, cơn bão tài chính trong cổ phiếu đã làm cho bà mất một nửa tài sản, tiếp theo năm 1971-1973, đầu tư vào bất động sản bị thua lỗ tới hơn 2 triệu đôla Hong Kong. Thế nhưng, bà đã vùng dậy thành lập công ty Báo nghiệp Tinh đảo năm 1972, dưới sự điều hành của bà công ty làm ăn hưng thịnh. Năm 1987, bà mở rộng cơ nghiệp có tới 15% cổ phiếu trong mạng lưới của 3 đài phát thanh. Bà còn xây dựng ngành in ấn hiện đại, thu mua một công ty xuất bản, một công ty dược phẩm và một bệnh viện; đồng thời đặt chân vào ngành du lịch và ăn uống.

Tác phong nghiêm khắc. Người Mùi nhu hoà nhưng rất nghiêm khắc trong quản lý mà thành đạt, như Syuitsuro Honda, Đinh Mùi (1907). Tư tưởng của “chủ nghĩa Honda” cơ bản có “3 tôn trọng”: tôn trọng lý thuyết, tôn trọng thời gian, tôn trọng dân chủ. Nhưng bình thường Honda luôn nghiêm khắc với đồng sự và cấp dưới, thậm chí có hành vi thô bạo. Nhờ 3 nguyên tắc quản lý này mà tài sản của hãng từ 1 triệu yên ban đầu lập nghiệp tăng lên 18 tỷ USD năm 1991.

CHỌN ĐỐI TÁC KINH DOANHDoanh nhân Ất Mùi (1955): cả

nam giới và nữ giới đều nên chọn Ất Mùi, Mậu Tuất, Tân Sửu.

Doanh nhân Đinh Mùi (1967): cả nam giới và nữ giới đều nên chọn Mậu Thân, Canh Tuất và Giáp Dần.

Doanh nhân Kỷ Mùi (1979): nam giới nên chọn Canh Ngọ, Quý Hợi, Giáp Tý; nữ giới chọn Canh Thân, Quý Hợi, Giáp Tý.

Doanh nhân Tân Mùi (1931, 1991): nam giới nên chọn Quý Dậu, Ất Hợi, Bính Tý, Kỷ Mão; nữ giới nên chọn Quý Dậu, Ất Hợi, Bính Tý.

Doanh nhân Quý Mùi (1943): nam giới nên chọn Quý Mùi, Ất Mùi, Đinh Hợi, Kỷ Sửu; nữ giới chọn Quý Mùi, Ất Dậu, Đinh Hợi.

Doanh nghiệp sinh tuổi Mùi

là thành lập vào năm Mùi, như Công ty dầu mỏ Enhushell, do công ty vận chuyển và buôn bán Shell của Anh và Công ty dầu mỏ Hoàng gia Hà Lan sáp nhập. Năm 1991 doanh thu đạt 106 tỷ 479 triệu USD, lãi ròng là 6 tỷ 533 triệu USD. Năm 2004 doanh thu đạt 337 tỷ 522 triệu USD, lãi ròng 18 tỷ 188 triệu USD.

Công ty Pepsi Cola, thành lập năm 1919 - Kỷ Mùi, tên cũ là Lofte, năm 1991 có số vốn là 17 tỷ 143 triệu USD, doanh thu đạt 17 tỷ 803 triệu USD, lãi ròng 1 tỷ 90 triệu USD. Năm 2004 doanh thu đạt 29 tỷ 261 triệu USD, lãi ròng 4 tỷ 261 triệu USD.

Công ty cổ phần Siemens thành lập năm 1847 (Đinh Mùi), năm 1991 có số vốn là 37 tỷ 308 triệu USD, doanh thu đạt 6 tỷ 576 triệu USD, Lãi ròng thu được 896 tiệu USD. Năm 2005 doanh thu đạt 75 tỷ 445 triệu euro, lãi ròng 2 tỷ 248 triệu euro.

Công ty CocaCola thành lập năm 1919 (Kỷ Mùi), là công ty sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới. Năm 1991 doanh thu 4 tỷ 36 triệu USD, lãi ròng là 93 triệu USD. Năm 2004 doanh thu đạt 21 tỷ 962 triệu USD, lãi ròng 4 tỷ 847 triệu USD.

Như vậy, có thể thấy các công ty sinh tuổi Mùi thường là những công ty nổi tiếng thế giới và thường làm ăn phát đạt.

DOANH NHÂN tuổi MùiTHEO NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG XƯA, NGƯỜI SINH TUỔI MÙI TUỔI TRẺ TIỀN CỦA BẤT ĐỊNH DỄ BỊ TÁN TÀI, GẦN BỐN MƯƠI TUỔI NHÂN DUYÊN VÀ TÀI LỘC MỚI ỔN ĐỊNH, VƯỢNG PHÁT, LÀ NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ CAO. NGỌC DUNG (st)

Những người sinh năm Mùi (1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991...), bản chất hiền lành, chính trực và dễ cảm thông với nỗi khó khăn của người khác. Đa số họ có năng khiếu nghệ thuật và làm những việc có tính sáng tạo. Trong kinh doanh, họ không quá chặt chẽ, dễ chấp nhận yêu cầu của người đang khó khăn. Họ không thích sự ràng buộc và ít khi nhận xét, phê phán người khác.

Doanh nhân Mùi là người đa sầu đa cảm, khi gặp khó khăn trở ngại, thường phân vân, sợ trách nhiệm, khi cần quyết đoán một điều gì hay trù trừ do dự, nên trong cuộc sống cũng như trong làm ăn thường để mất cơ hội hoặc dịp may lớn. Song người tuổi Mùi lại có thể dùng trí thông minh khéo léo để bổ khuyết nhược điểm nhu nhược của mình, nên cũng có lúc

chuyển sai lầm thành thắng lợi bằng phương pháp tâm lý uyển chuyển, chiến thuật mềm dẻo, làm cho đối tác phải thuận theo ý họ.

Trong quan hệ xã hội và quan hệ làm ăn, doanh nhân Mùi không thích sự thay đổi và xung đột, luôn né tránh những cuộc tranh luận, giữ quan hệ ôn hoà với mọi người. Tính cách họ hợp với tính thẳng thắn của người tuổi Hợi và tính nho nhã của người tuổi Mão. Họ không hợp với tính bảo thủ và quan niệm truyền thống của người tuổi Sửu, tính cặn kẽ của người tuổi Tý, tính cuồng nhiệt của người tuổi Dần, tính lạnh lùng của người tuổi Tỵ.

Theo người phương Đông xưa, người sinh tuổi Mùi tuổi trẻ tiền của bất định dễ bị tán tài, gần bốn mươi

tuổi nhân duyên và tài lộc mới ổn định, vượng phát, là người có trí tuệ cao.

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNGKiên trì một cách sống, giữ

gìn niềm tin: người tuổi Mùi thành đạt phần lớn nghiêm khắc tuân theo một niềm tin nào đó. Đó là trường hợp của nhà doanh nghiệp nổi tiếng người Hong Kong Trịnh Dụ Đồng, Tân Mùi (1931), lập nghiệp từ hai bàn tay trắng mà nên. Ông phát đạt bằng bí quyết “giữ chữ tín, trọng lời hứa, giao tiếp thực lòng, xử sự cẩn trọng, uống nước nhớ nguồn, không vì lợi mà quay mặt lại”. Ông cho rằng, cho dù con người có số phận, nhưng không thể suốt đời đều gặp vận may, do vậy ông chỉ thích làm việc đến nơi đến chốn, không bao giờ dùng thủ đoạn, sáng lập sự nghiệp một cách lâu dài bằng

106

2015Ất MùiChào xuân Chào xuân

2015Ất Mùi

107

Page 55: Ất Mùi 2015

108 109

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 56: Ất Mùi 2015

110 111

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 57: Ất Mùi 2015

112 113

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Page 58: Ất Mùi 2015

114 115

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Cung Chúc Tân Xuân

Ất Mùi 2015

KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG CAO ÐẲNG

Địa chỉ: 586 Kha Vạn Cân, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 08 38.966.927 – 38.970.160 – 37.206.426Website: www.vetc.edu.vn

I. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG:

1. Công nghệ may

2. Thiết kế thời trang

3. Công nghệ sợi, dệt

4. Công nghệ kỹ thuật cơ khí

5. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

6.6. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

7. Công nghệ thông tin

8. Quản trị kinh doanh (gồm 2 chuyên

ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp,

Quản trị Marketing)

9. Kế toán

10. Tiếng Anh

IV. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH:

1. HSSV được hưởng mọi chế độ, chính

sách của trường Công lập theo quy

định của Nhà nước

2.2. HSSV tốt nghiệp được giới thiệu việc

làm (riêng ngành Công nghệ may; Công

nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Cơ khí

may được giới thiệu việc làm 100%)

hoặc tiếp tục liên thông lên đại học.

3. Có ký túc xá cho HSSV ở xa, thư viện

điện tử, wifi,…

II. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP:

1. Công nghệ may và thời trang

2. Thiết kế thời trang

3. Kế toán doanh nghiệp

4. Quản lý doanh nghiệp

5. Tin học ứng dụng

6.6. Điện công nghiệp và dân dụng

III. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ:

1. May thời trang

2. Sửa chữa thiết bị may

3. Quản trị doanh nghiệp

4. Kế toán doanh nghiệp

5. Quản trị mạng máy tính

6.6. Công nghệ thông tin

7. Điện công nghiệp

Page 59: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

Váy cướiĐÍNH PHA LÊ NẶNG 170 KG CỦA NHÀ THIẾT KẾ NGƯỜI MỸ

NGỌC DUNG (ST)

Bộ váy “Fantasy” của Gail Be không dùng một thước vải nào mà được kết từ một triệu hạt cườm, 500.000 viên ngọc

trai thủy tinh và 400.000 viên pha lê Swarovski.

Được chế tác trong hơn ba năm, với sự giúp sức của 22 thợ thủ công chuyên nghiệp, chiếc váy cưới mang tên “Fantasy” ra đời. Nó được kết từ một triệu hạt cườm, 500.000 viên ngọc trai thủy tinh và 400.000 viên pha lê Swarovski cắt kiểu cổ điển, được giữ bằng 11 km dây kim loại. Trước khi nổi tiếng với tác phẩm này, Gail Be được biết đến là một chuyên gia đính cườm từng giành giải thưởng chuyên nghiệp. Năm 1995, cô bị mất hoàn toàn thị lực nên không thể tiếp tục công việc. Nhưng sau đó, nhờ sự phát triển của phẫu thuật ghép giác mạc, cô đã nhìn thấy ánh sáng trở lại và tiếp tục niềm đam mê đính cườm, đá quý của mình. Khách hàng nổi tiếng của Gail Be là Lady Gaga, Nữ ca sĩ từng sử dụng chiếc cài đầu đính cườm mang tên Erotic Ice và thiết kế váy ren của Gail Be khi thực hiện một bộ ảnh.

Terry Hall, Giám đốc thời trang tại salon cưới Kleinfeld nổi tiếng ở New York, nhận định: “Những cô dâu

thời nay, dù phải chi 1.500 USD hay 15.000 USD vào váy cưới, cũng đều muốn hình ảnh của mình trong ngày trọng đại phản ánh tính cách của bản thân. Chiếc váy cưới Fantasy rõ ràng đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các cô dâu, từ kiểu dáng corset, họa tiết trên thân áo cho đến vương miện”.

Nhà thiết kế

Gail Be đến từ

Edina, Minne-

sota (Mỹ) đã tạo

ra chiếc váy cưới

lớn nhất và nặng

nhất thế giới với

trọng lượng lên

tới 380 pound

(khoảng 170 kg).

Công ty Cổ phần Đông Bình (DOBICO) do các cổ đông lớn và nay là Công ty cổ phần - Tổng Công ty May Đồng Nai đồng sáng lập xây dựng năm 2007 ở Trung tâm Thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

DOBIDOBICO chuyên sản xuất các loại áo sơ mi cao cấp, hàng dệt kim và thời trang nữ mang các nhãn hiệu: Arrow, Alexander Julian, Colour, PerryEllis, VanHeusen, Giberto, Lafaye AreHome, Coster…, xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Smatshirt Hồng Kông cho nhiều khách hàng có uy tín: Seidensticker, Prominent, Perry Ellis, VanHeusen, Bodoni…

CCông ty Cổ phần Đông Bình có hệ thống quản lý hiện đại, quản trị doanh nghiệp theo hệ thống quản lý tích hợp ISO 9002, SA 8000.5S và thực hiện bài bản qui trình tổ chức sản xuất khoa học trong từng dây chuyền nên kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động đạt hiệu suất cao.

DOBIDOBICO luôn bảo đảm việc làm thường xuyên cho trên 750 lao động, doanh thu hàng năm đều tăng từ 18-20%. Năm 2011 đạt 36 tỷ đồng, năm 2012 đạt 42 tỷ đồng, năm 2013 đạt 45 tỷ đồng, năm 2014 đạt 65 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hiện nay đạt 5.000.000 đồng/người/tháng, nhiều lao động phấn đấu đạt từ 7-9 triệu đồng/tháng.

HHàng năm DOBICO đều được Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh và Bộ Công Thương tặng Bằng khen, giấy khen khác trên các lĩnh vực ATGT, Văn hóa thể thao, Công đoàn, VSATLĐ.

Năm 2015 DOBICO quyết tâm phấn đấu tăng trưởng trên 20% bằng 2.200 nghìn sản phẩm, đưa tổng doanh thu lên 85 tỷ đồng.

Địa chỉ: Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc NinhĐiện thoại: 0241.3670388 - Fax: 0241.3670328Website: www.dobico.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BÌNH(DOBICO)Chúc Mừng Năm Mới

2015

117

Page 60: Ất Mùi 2015

118

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Nồi bánh chưng“đắt giá”

Mặt ông Nghinh quắt lại, miệng chì chiết: “Tôi đã nói với bà bao nhiêu lần rồi, năm nay thất thu

nên không có Tết với tiếc gì cả, nhịn một cái Tết có chết ai đâu. Mà tôi nói thật, Tết thì hay ho gì, dặt ăn uống với rượu chè”. “Nhưng cuối năm bọn trẻ nhà mình mới có dịp về thăm nhà, chả lẽ không có cái gì cho chúng nó

Trong khi cả làng cả xóm lên lịch đón năm mới: 27 Tết lau bàn thờ, trang hoàng nhà cửa; 28 Tết mổ lợn để kịp làm giò chả; 29 Tết Tết rửa lá, đãi đỗ gói bánh chưng; 30 Tết làm mâm cỗ cúng tổ tiên;... thì nhà bà Nghinh vẫn im ắng. Liếc sang chồng với thái độ dò xét, bà thủng thẳng: “Chả biết năm nay nhà mình có Tết không nhỉ?”

ăn, ít nhất cũng phải làm nồi bánh chưng chứ” - hiếm khi bà Nghinh “quật” lại chồng như thế này, nói gì thì nói, mỗi câu phát ra từ cái miệng ông lâu nay chẳng khác gì mệnh lệnh, tính gia trưởng ăn vào máu rồi.

Thấy vợ phản ứng, ông Nghinh bắt đầu lớn tiếng: “Bà đừng có nhắc đến bọn trẻ nữa, bây giờ bà vẫn còn mơ màng thế à? Tôi nói cho mà biết,

năm nay không có ma nào về đâu, bánh chưng chúng nó cũng không lấy. Cả năm giời chúng nó có thèm về thăm hỏi bố mẹ đâu, mở miệng ra là “con bận”, chả nhẽ Tết nó lại về mừng tuổi bà?”

Câu nói của chồng làm bà Nghinh thấy chạnh lòng, nhưng ông ấy nói cũng phải, con cái phương trưởng hay không thì chúng nó cũng có phận riêng, cuối cùng chỉ còn hai thân già bao bọc nhau thôi. Có điều, làng trên xóm dưới nhộn nhịp đón Tết mà không khí trong nhà lạnh lẽo khiến bà chưa yên tâm. Đằng nào cũng mở miệng rồi thì phải nói cho hết nhẽ: “Thôi được, không bày vẽ làm cỗ thì ít nhất ông cũng phải cho tôi làm nồi bánh chưng để ngày 30 các cụ về xôm tụ còn có cái để thưởng thức bên cạnh mâm ngũ quả chứ”

“Ai chả biết thế nhưng bà tính xem, nhà mình chỉ có tôi với bà mà nấu cả nồi bánh chưng thì xem ra lãng phí không phải lối”. Thấy giọng điệu chồng có vẻ dịu xuống, bà Nghinh được thể lấn tới: “Tôi tính hết rồi, nhà mình làm cái nồi nhỏ, chỉ gói tầm chục cái đề phòng ra Tết bọn trẻ về chẳng nhẽ mình không có quà lót tay cho các cháu. Mới cả, nguyên liệu chuẩn bị cũng không quá tốn kém, gạo 5 cân, đỗ 2 cân rưỡi, thịt cân rưỡi, gói lá dong sợ tốn thì tôi gói lá chuối sẵn có trong vườn”. “Ừ, nhưng vấn đề là đun bánh chưng cả ngày sẽ tốn nhiên liệu”. “Ôi giời, nhiên liệu để tôi lo, đảm bảo không đụng đến bếp gas, bếp điện đâu mà ông sợ”. “Ô hay, thế bánh chưng nó tự chín được chắc” - Thấy chồng vẫn “chày cối”, bà Nghinh đánh liều chốt một câu: “Đã bảo tôi lo được mà lại”

Nồi bánh chưng đã được

MAI MAI

quyết định “số phận”, bà Nghinh cũng thấy nhẹ lòng, bây giờ ra đường có người hỏi bà đón Tết ra sao, bà sẽ tự hào khoe rằng: “Năm nay con cái bận việc trên thành phố không về được, nhưng hai thân già vẫn làm nồi bánh to”.

Không ngờ gần đến ngày làm bánh chưng thì ông Nghinh phải lên thành phố giúp thằng cả giải quyết vấn đề giấy tờ nhà đất, trước khi đi ông không quên dặn vợ: “Bà ở nhà để ý nồi bánh chưng nhé, nếu chưa biết đun nấu thế nào thì gói bánh xong gửi

sang hàng xóm luộc nhờ cũng được”. “Ngày Tết ai lại làm thế, mang tiếng chết, đã bảo tôi tự lo được mà lại”.

Chiều 30 Tết, ông Nghinh về nhà với tâm trạng khá mệt mỏi, nhưng vừa bước vào nhà, ngước lên bàn thờ, thấy 2 chiếc bánh chưng được bày ngay ngắn cùng với mâm ngũ quả, mùi bánh phảng phất trong nhà thơm phức, tự nhiên ông có cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng. Ông chạy xuống bếp tìm vợ, thấy bà đang lúi húi với đống than đỏ rực: “Bà đang làm gì đấy?”

“À, tôi định tận dụng than củi vừa đun bánh chưng để quạt chả”. Thấy thế, ông Nghinh hốt hoảng: “Năm nay nhà mình có chặt cây, chặt cành đâu, bà lấy củi ở đâu ra đun bánh chưng”. “Ơ thế ông không biết nhà mình có sẵn gỗ à, tôi chỉ mất thêm 20 nghìn thuê người bổ, ở đằng kia kìa”. Nhìn theo hướng vợ chỉ, ông Nghinh suýt ngã ngửa vì 2 khúc gỗ gụ mật ông nghiến răng “tậu” về định ra Giêng thuê thợ đẽo tượng Ông Địa - Thần Tài đã “không cánh mà bay”.

QUÀ TẾT“Không phải ngẫu nhiên mà Tết

Ất Mùi được được người ta gọi là cái “Tết nghèo”, bởi chưa năm nào thu nhập sụt giảm nhiều đến vậy. Điều này cũng khiến thị hiếu lựa chọn quà biếu Tết thay đổi. Thay vì chọn lựa những món quà đắt tiền, năm nay quà biếu sếp, họ hàng, giáo viên dịp Tết sẽ có thêm những món quà không “đụng hàng”, như đặc sản quê, đồ handmade...” - Vợ chưa đọc hết bài báo trên mạng, Thứ chen ngang: “Ơ ơ, khoan đã, mẹ nó vừa đọc cái gì cơ? Nghe như tiếng nước ngoài ấy nhỉ”. Vợ Thứ kiên nhẫn giải thích: Handmade tức là đồ làm bằng tay đó”. “À à, tôi hiểu rồi, phương án này cũng hay...”

Đau đầu cả tháng trời mà vợ chồng Thứ chưa biết tìm món quà gì biếu thầy giáo cũ. Năm nào cũng rượu, cũng bánh ngoại nhàm quá, nên năm nay Thứ quyết phải tìm ra món quà vừa ý nghĩa vừa không đụng hàng. Và món quà Thứ cho là ý nghĩa nhất chính là đặc sản quê nhà. Nhờ có mối đặt hàng quen từ Hải Phòng nên năm nay Thứ tính sẽ đặt hải sản tươi ngon để biếu thầy giáo. Quà này vừa chất lại vừa ngon chắc chắn thầy sẽ thích.

Vợ Thứ gật gù:” Ừ, quà thể hiện tấm lòng là chính, nếu bố nó không nghĩ ra hải sản thì em cũng đã tính đến việc

cùng một số bạn bè chung tay mở một quầy bán hàng Tết handmade. Nhớ mọi năm cũng cố tìm đồ độc để biếu Tết thầy, nhưng năm nay nhà có mứt Tết, thịt bò khô tự làm nên mình sẽ chỉ cần mua thêm chai rượu ngon nữa là có túi quà “độc” biếu thầy rồi”.

Em vợ Thứ vừa đến chơi cũng góp chuyện: “Em thấy khái niệm biếu quà dịp Tết bây giờ thay đổi hẳn rồi anh chị ạ. Nếu trước ở công ty cũ mỗi dịp Tết đến là em lại đau đầu chuyện chọn quà nào tặng sếp để choxứng tầm”, thì nay món quà Tết biếu sếp đã đơn giản đi nhiều. Giờ bọn em không đặt nặng vấn đề biếu xén nữa, gần Tết đến chơi nhà sếp, cả phòng sẽ chung nhau mua một món quà và một chai rượu thể hiện tấm lòng là xôm tụ rồi”.

Thứ chau mày: “Dì nó không thể so sánh chuyện biếu quà sếp với việc chúng tôi đi Tết thầy giáo cũ được đâu. Không biết người khác quan niệm thế nào, còn tôi nghĩ, quà biếu tặng dịp Tết mang nét truyền thống văn hóa bởi nó còn gửi gắm trong đó tình cảm và thành ý của người tặng”.

“Đấy là em kể thế thôi chứ có ý so sánh đâu. Em ủng hộ phương án quà Tết cây nhà lá vườn của anh mà. Anh chị cứ thế mà triển nhé”.

Chiều 29 Tết, vợ chồng Thứ vác thùng xốp to tướng, hoan hỉ bắt taxi đến thẳng nhà thầy giáo cũ. Chưa kịp bấm chuông, tiếng nói oang oang từ bên trong làm Thứ giật nảy: “Bắt lấy nó! Nó quẫy ra phòng khách mất rồi, nhanh lên!!!”. Đoán có chuyện chẳng lành, Thứ hốt hoảng đạp cổng xông vào: “Thầy ơi, thầy ơi, có chuyện gì thế ạ?”

Thầy giáo cũ của Thứ tóc tai bơ phờ, một tay cầm chày, một tay cầm thớt hớt hải chạy ra: “Thứ đến đấy hả? Em vào đây giúp thầy một tay được không? Học trò cũ của cô mang đến biếu một con cá tươi nặng chục cân, thầy cô từ chối không được, hậu quả là phải đánh vật với nó từ sáng đến giờ, gớm, nó quẫy khỏe quá...”

Thứ sốt sắng chạy vào bên trong, sau gần 1 tiếng đồng hồ “săn đuổi”, cuối cùng thì con cá cũng bị Thứ cho lên thớt. Nhưng 4 bức tường trắng muốt trong nhà gần như bị... nhuộm đỏ bởi máu và vẩy cá. Thầy giáo xót xa: “Chết rồi, có khi phải thuê thợ về làm vệ sinh và sơn lại tường”. Nhìn sang vợ, thầy quả quyết: “Từ nay tôi ra chỉ thị với cả nhà nhé, Tết không được nhận quà biếu xén gì nữa”.

Thứ len lén vào nhà vệ sinh nhắn tin cho vợ: “Em mang con cá về nhà trước đi”.

THỦY BÍCH

119

Page 61: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Sắc màugió ĐôngHOÀNG THẢO

Vào đông năm nay, nhà thiết kế Zenda đã cho ra mắt bộ sưu tập với mầu sắc sặc sỡ hơn so với năm ngoái, khiến chị em phụ nữ trở lên cá tính và mạnh mẽ hơn.

Những chiếc váy mầu sắc rõ nét, như cam, vàng nghệ, đỏ rực rỡ, xanh nước biển, xanh da trời và những chiếc váy hoa văn to mang lại vẻ đẹp cá tính mà sang trọng cho phái nữ.

120 121

Page 62: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Với bộ sưu tập “Sắc màu gió đông” này, những phụ nữ cá tính và mạnh mẽ có thể kết hợp màu sắc với phụ kiện như túi, vòng cổ, lắc tay, giầy, boot sao cho phù hợp màu sắc váy áo sẽ tăng thêm vẻ đẹp, quý phái của chị em. Bên cạnh đó là những chiếc mũ mĩ miều, vành rộng, tôn thêm vẻ quyến rũ cho phái đẹp.

Ngoài những chiếc váy sắc màu biết nói ra, còn có cả những chiếc quần jeans và áo khoác khỏe khoắn tô điểm thêm cá tính của bạn nữ.

THỜI TRANG - ZENDANGƯỜI MẪU - THẢO HUYỀN, AN PHƯƠNGẢNH - CÔNG TRÌNH

122 123

Page 63: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

L àn gió mớiK.H

Mùa đông này, bên cạnh sự đổ bộ của hàng loạt các kiểu họa tiết mới mẻ, cá tính, còn có những tông màu đơn sắc. Hãng thời trang Elise đã cho ra mắt bạn yêu thời trang các sản phẩm cá tính với những phá cách đầy ngẫu hứng mà vẫn vô cùng thanh lịch, tối giản và thời thượng phù hợp cho bạn khi đi làm, đi chơi hay dự tiệc. Chất liệu may sản phẩm rất chọn lọc, chủ yếu là gấm, đũi, lụa, kaki, dạ Hàn Quốc… mang lại sự tinh tế và cao cấp cho sản phẩm thời trang Elise.

124 125

Page 64: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

126 127

Page 65: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Áo chần bôngvà Huế

KBH

Mùa đông năm nay, các thương hiệu thời trang thế giới cùng theo xu hướng làm đồ chần bông. Trên các sàn diễn, thời trang bông chần lên ngôi, từ váy bông chần, tới vest, áo gilet chần bông...

Tuy nhiên, hơn chục năm nay, một NTK của Việt Nam là Trịnh Bích Thủy đã luôn sử dụng các thiết kế chần bông trong các bộ sưu tập của chị. Áo chần bông của NTK Trịnh Bích Thủy được làm cách điệu nên vừa

mang nét truyền thống mà vẫn hiện đại. Với chị, áo chần bông đã trở thành duyên nghiệp, đem lại phong cách thiết kế độc đáo cho chị. Nhìn vào các thiết kế chần bông ở đâu đó, người sành thời trang có thể biết đó là những sáng tạo của Trịnh Bích Thủy.

Với bộ sưu tập áo chần bông và Huế năm nay của Trịnh Bích Thủy, chị thiết kế các kiểu áo dài tay, tay ngắn và không tay, hoặc tay lỡ, với từng chi tiết

được khắc sâu, làm thủ công hoàn toàn, nhấn kỹ từng họa tiết. Đưa áo chần bông tới Huế, chị muốn gắn áo chần bông thời trang với hình ảnh cổ kính thân thương của Huế.

Có thể nói, những kiểu áo chần bông do chị thiết kế có thể mặc năm này qua năm khác mà không lỗi mốt. Đó là nét lạ quý giá trong các thiết kế mang thương hiệu Trịnh

128 129

Page 66: Ất Mùi 2015

131

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Nổi bật trong tiết trời se lạnh

của mùa lễ hội rộn ràng cuối năm cùng những mẫu Manto, vest, đầm sang trọng nhưng vẫn không hề giảm đi nét nữ tính, khêu gợi, sành điệu, thời trang Trali đã thể hiện đẳng cấp của mình cùng nét tươi tắn của người mẫu Hồng Quế trong bộ sưu tập mới “Love Actually”.

Nét hồn nhiên, trẻ trung của Hồng Quế pha trộn cùng những nét phá cách, tinh tế của các sản phẩm Trali đã làm nên những set đồ thật tuyệt. Nhẹ nhàng nhưng lịch sự, trang nhã nhưng vô cùng nổi bật. Những đường may, cắt cup tinh tế trên những form dáng hiện đại, dù là chất liệu dạ, da hay Tweed vẫn được khai thác triệt để tạo nên những đường cong gợi cảm, bắt mắt, tiện lợi vô cùng trong mùa lễ hội cuối năm này.

130

Page 67: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

Bên cạnh đó Thương hiệu thời trang Trali luôn chứng tỏ mình là một nhà tâm lý am hiểu những tín đồ trung thành nhất nên không ngại tung ra những phụ kiện thích hợp để giúp các chị em trở nên quyến rũ, mềm mại mà vẫn ấm áp trong mùa đông. Từ 10/12 đến 15/12 Trali sẽ tặng 01 quần tất cao cấp mang thương hiệu Trali cho những sản phẩm đầm.

132 133

Page 68: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

NÉT CỔ ĐIỂNTRONG HƠI THỞ HIỆN ĐẠI

Trong cơn gió lạnh của mùa đông, đã thoáng thấy bóng nắng vàng mật, giúp cho những bộ cánh mới của các anh thêm nổi bật. Mùa Tết năm nay, đáp ứng nhu cầu diện tết chơi xuân của nam giới, thương hiệu Novelty đưa ra những mẫu veston lịch lãm, sang trọng với những gam màu tuyệt đẹp.

Thương hiệu thời trang Novelty dành cho giới công sở, luôn đem đến cho người mặc sự tự tin trong giao tiếp, tạo phong thái lịch lãm, sang trọng và dáng vẻ năng động trẻ trung. Novelty ngoài ý nghĩa “mới lạ” còn là thông điệp tân tiến, đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành sản xuất veston tại Việt Nam. Với hơn 400 bước sản xuất trên dây chuyền hiện đại, bên cạnh chất liệu bền đẹp, thân thiện môi trường, sản phẩm Novelty luôn nhằm mục đích chính là tôn vinh vẻ đẹp của người Việt.

MK

Với hệ thống phân phối trải rộng khắp các siêu thị lớn như Coop Mart, Big C, Vinatex Mart…và hơn 100 cửa hàng, đại lý ở các tỉnh phía Bắc cũng như nhiều cửa hàng đối chứng sản phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, Novelty luôn đảm bảo việc đưa hàng chính hãng đến tận tay người tiêu dùng trên toàn quốc.

134 135

Page 69: Ất Mùi 2015

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

ÁVẻ đẹp TâyVới cảm nhận sâu sắc từ những họa tiết vùng Tây

Á, chọn sắc màu nóng trầm, trên chất liệu cotton, NTK trẻ Huỳnh Quyên đã tạo nên bộ sưu tập mốt “Vẻ đẹp Tây Á”.

Bộ sưu tập được xử lý kỹ thuật 3D, tạo nên đường cắt mới mẻ, mê hoặc. Diện trang phục này, bạn gái thể hiện được sức trẻ và vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút bao ánh nhìn.

Thiết kế trang phục: Huỳnh Quyên Model: siêu mẫu Lê Thu An

Trang điểm: Tô Chương TrungPhoto: Thành Phạm

Stylist: SAVYA

137136

Page 70: Ất Mùi 2015

Chào xuânẤt Mùi 2015

138 139

ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHSinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành -

Những người “thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp”

Chúc Mừng Năm Mới

Xuân Ất Mùi 2015

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là Trường đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học (ĐH, CĐ, TCN), với nhiều cơ sở đào tạo và 4 khu KTX trải rộng trên địa bàn thành phố, Nhà trường cung cấp chỗ lưu trú cho khoảng 5.400 sinh viên. Hiện nay, nhà trường có đội ngũ hơn 2.000 cán bộ, giảng viên, CNV, trong đó hơn 62% người có trình độ trên đại học, còn lại là Kỹ sư và Cử nhân, với quy mô hơn 17.000 HSSV. Nhà trường hiện đang đào tạo hơn 50 ngành học thuộc các khối ngành: Sức khỏe, XãXã hội - Nhân văn, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Mỹ thuật ứng dụng. Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, như: Kế toán Tài chính Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, Thiết kế Thời trang, Thiết kế 3D, Quản trị Khách sạn, Công nghệ Thông tin Kinh doanh, Dược…

Trong xu thế xã hội hóa giáo dục, nhiều trường đại học ra đời với những ngành nghề đào tạo giống nhau. Do đó, mỗi trường sẽ có một hướng đi riêng biệt để khẳng định mình. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) chọn cho mình triết lý đào tạo “Thực học, Thực hành, Thực danh, Thực nghiệp” để tôn chỉ mục đích trong việc dạy và học nhằm hướng đến nâng cao giá trị bản thân người học đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

TỪ SỰ QUAN TÂM CỦA NHÀ TRƯỜNG

TTrường ĐH Nguyễn tất Thành là một trong những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng chuẩn đầu ra. Nhà trường luôn tuân thủ các quy định đào tạo và thực hiện nghiêm túc từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng nghề nghiệp. Luôn linh động trong việc liên kết mô hình 4 nhà “Nhà trường - Nhà doanh nghiệp - Nhà quản lý - Nhà khoa học”. Trong đó, liên kết doanh nghiệp được coi là cốt lõi trong quá trình đào tạo, gắn đào tạo với thế giới việc làm, gắn tuyển sinh với tuyển dụng.

TTrường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường tiên phong thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp. Câu lạc bộ là nơi giảng viên và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi và hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực sát với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Gần 100 thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia CLB này. Hàng năm, CLB doanh nghiệp của Trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ việc làm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp. Do đó, 100%100% sinh viên được thực tập trong khi học và hơn 95% có việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn, Nhà trường cũng chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho sinh viên.

Để sinh viên “thực học”, ngoài việc kêu gọi tính tự giác, Nhà trường còn quản lý sinh viên bằng hệ thống máy tính. Trong giờ học, nhân viên thanh tra quản lý sinh viên thường xuyên điểm danh đầu giờ, cuối giờ và giờ ra chơi, nhằm giám sát việc học của sinh viên, tránh cúp tiết, trốn học. Hiện, Trường đang triển khai thí điểm việc điểm danh sinh viên bằng dấu vân tay nhằm tránh các tiêu cực trong sinh viên như trốn học, thi hộ,…. Việc làm này sẽ giúp quản lý chặt chẽ, chính xác hơn.

TTrường có nhiều phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, thực hành và nghiên cứu. Mỗi ngành học đều có phòng thí nghiệm, phòng thực hành riêng. Ngoài ra, Nhà trường còn nối dài xưởng thực hành xuống tới tận doanh nghiệp để sinh viên có thể thực hành ngay trong môi trường thực tế, giúp rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên, nâng cao tính sáng tạo tự chủ trong công việc

ĐẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Ở môi trường đào tạo của ĐH Nguyễn Tất Thành, tất cả sinh viên sẽ được hỗ trợ để trở thành người cán bộ vừa hồng lại vừa chuyên. Với những hành trang lý thuyết và kinh nghiệm thực hành thì các sinh viên khi tốt nghiệp có thể tự tin và tìm cho mình một công việc ổn định.

TThực tế đã chứng minh, trong kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm 2014 Việt Nam đứng nhất toàn đoàn, trong đó có hai thí sinh đến từ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là sinh viên Nguyễn Ngọc Năng đoạt Huy chương Vàng nghề Công nghệ thời trang và sinh viên Đặng Quang Phong đoạt Huy chương Vàng nghề Xây gạch; Thái Thị Ngọc Thảo, cựu sinh viên khoa Điều Dưỡng là SV duy nhất trong hàng ngàn SV các trường ĐH, CĐ vượt qua đợt sát hạch tuyển chọn du học sinh tham gia làm việc và học tập tại Nhật Bản củaBản của Trường International Acady Japanese Language. Trần Trung Hậu, cựu SV khoa Du lịch và Việt Nam học, hiện là Trưởng phòng Sale & Marketing, Công ty Du lịch Thế Kỷ Mới. Trần Thanh Hóa, cựu SV ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, hiện là Trưởng phòng Kinh doanh Dự án Công ty Ford Phú Mỹ, TPHCM.

Đó chỉ là vài gương sinh viên điển hình mà Trường có được thông tin. Còn nhiều em đã ra trường đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các công ty, các tập đoàn lớn khác nữa. Bên cạnh việc dạy và học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn đảm bảo lợi ích của sinh viên thông qua các chính sách, dịch vụ giáo dục của nhà trường. Hàng năm Trường tổ chức các chương trình phúc lợi cho sinh viên, dành khoảng 5 tỷ đồng để làm học bổng tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn và miễn giảm học phí đối với với con em diện chính sách giúp cho các em tiếp tục đến trường.

Hai SV NTTU đoạt Huy chương Vàng trong kỳ thi tay nghề ASEAN 2014

Sinh viên khoa Hóa học - Thực phẩm trong phòng thí nghiệm của NTTU

Page 71: Ất Mùi 2015

140

Chào xuân Chào xuânẤt Mùi Ất Mùi2015 2015

chị cảm thấy hạnh phúc nhất? Vì sao?

Với Linh, tết năm nào cũng ấm áp, hạnh phúc và bình an bên gia đình.

@ Cuộc sống trải qua nhiều đổi thay, nếp nghĩ của mỗi người cũng khác xưa, nhưng gia đình Khánh Linh vẫn giữ thói quen đón Tết truyền thống?

Con người gốc Việt truyền thống sẽ không quên những giá trị đó. Vì tôi đã có con nên muốn con mình cũng sẽ thấm nhuần điều ấy.

@ Cuộc sống quá ngột ngạt, bận rộn cũng là một trong những lý do khiến nhiều người có ý nghĩ “trốn Tết”, Khánh Linh đã bao giờ trốn Tết chưa?

Cứ đầu năm âm Lịch, Hà Nội lại trở nên vắng lặng, trong lành và trầm tịch. Mặc dù rất sợ rét, nhưng 30 mùa đông rồi tôi vẫn yêu và gắn bó với “vị” lạnh của Hà Nội, vì thế tôi vẫn thèm được run rẩy và thèm cảm giác hạnh phúc khi trở về ngôi nhà ấm áp của mình.

@ Nhân dịp năm mới, chị có muốn gửi lời chúc đến gia đình của mình?

Tôi mong bố mẹ luôn khỏe mạnh để sống bên tôi, mong con tôi ngoan và sẽ là cậu bé yêu giá trị truyền thống tết Việt. Mong anh trai viết thêm những bài hát về mùa xuân.

Cảm ơn Khánh Linh! Chúc chị mãi trẻ trung, xinh đẹp, thành công trong hoạt động nghệ thuật và hạnh phúc bên gia đình.

Họa mi Khánh Linh Tết năm nào cũng ấm

Không quá ngạc nhiên khi lần nào có dịp trò chuyện cùng Khánh Linh, người đối diện cũng cảm thấy thật dễ chịu. Nét duyên của chị chính là giọng nói trong veo “không tuổi”. Có lần Linh bảo, chị vẫn thích được gọi là Họa Mi Khánh Linh. Người trong giới nhận xét, nhạc Việt có không ít họa mi nhưng có lẽ, nó đúng với trường hợp của Khánh Linh hơn cả bởi chị sở hữu một giọng hát trong mát như suối nguồn cùng nền tảng của một gia đình có gen âm nhạc.

@ Chào Khánh Linh, ai cũng khen chị ngày càng trẻ trung, xinh đẹp và tươi mới hơn, chị có bí quyết gì thế?

Cảm ơn bạn dã dành những lời khen cho Linh. Thật ra Linh chẳng có bí quyết gì đặc biệt đâu, có lẽ cuộc sống bận rộn và những thu hoạch tích cực của thời gian qua khiến tinh thần rất thoải mái, vì thế mà Linh trẻ hơn và đẹp hơn cũng nên.

@ Nghe nói chị đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống, tết năm nay sẽ là cái tết xum họp của chị với gia đình ở Hà Nội?

Bởi Linh được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bảo Linh xa nơi này cũng khó lắm. Hiện tại Linh vẫn chủ yếu làm việc ở Hà Nội và đi lại giữa hai nơi. Tết năm nay Linh cũng chưa biết có được ăn tết cùng gia đình hay không nữa. Vì lịch công việc luôn nảy sinh bất ngờ lắm.

@ Tết truyền thống của người Hà Nội đẹp như một bức tranh, phong vị cũng thật đặc biệt, chẳng thể so sánh với “vị” tết ở

những nơi khác, chị có nghĩ thế không?

Tết là dịp mà mọi người được mặc áo đẹp và dành cho nhau những ấm áp thăm hỏi và du xuân. Trong tiết trời xuân dịu dàng, Hà nội lãng mạn hơn rất nhiều vào sớm Mùng 1. Mọi thứ trong lành, thuần khiết như một bức tranh thủy mặc. Ở một góc nhỏ nào đó có những người khách kiên nhẫn nhìn theo từng nét bút thư thái của ông đồ viết thư pháp. Đâu đó vẫn có người tất tả, người cầm máy ảnh, máy quay thong dong quan sát và ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của một năm sắp cũ... Đối với Linh, cảm giác được quây quần bên gia đình, bạn bè chính là điều hạnh phúc nhất. Và Tết ở Hà Nội cũng khiến người ta phải chiêm nghiệm và lắng lòng.

@ Mẹ của chị là người Hà Nội gốc, chắc hẳn bà sẽ luôn “thiết kế” những món ăn đậm chất Hà thành để mang niềm vui đến cho cả nhà?

Người Việt vẫn quen gọi “ăn tết” chứ không phải nghỉ tết hay chơi tết... Có lẽ vì ẩm thực là một yếu tố quan trọng của ngày tết cổ truyền. Mâm cỗ

tết của người Hà Nội thể hiện sự tinh tế, đặc sắc riêng của văn hóa ẩm thực nơi đây. Dù là cỗ tết Hà Nội hay bất cứ ở đâu trên cả nước đều không thể thiếu các món truyền thống là dưa hành và bánh chưng xanh. Mẹ Linh là con gái Hà nội gốc nên mọi thứ cổ truyền mẹ đều gìn giữ để dư vị tết còn mãi.

@ Khi Khánh Linh còn là một cô bé, Linh có những kỷ niệm nào đáng nhớ bên mẹ và anh trai vào dịp năm mới? Gia đình thường sắm sửa, trang hoàng như thế nào để năm mới thật ấm áp và nhiều kỷ niệm?

Tết với trẻ con là mùi pháo và sắc đỏ khắp các nẻo đường sau đêm giao thừa, là sớm Mùng 1 thơm mùi hương trầm nơi cửa chùa, là những giấc ngủ vùi yên ấm. Cành đào,câu đối, bánh chưng và những chương trình du xuân không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tất cả những kỷ niệm đó, Linh đã “gói ghém” thật kỹ nên chẳng thể nào quên được. Ký ức lúc nào cũng đẹp hơn, “ngày xưa” bao giờ cũng thơ mộng hơn.

@ Nhớ lại những kỷ niệm đón xuân mới bên gia đình, kỷ niệm nào làm

KIỀU THỦY (thực hiện)

141

Page 72: Ất Mùi 2015
Page 73: Ất Mùi 2015
Page 74: Ất Mùi 2015
Page 75: Ất Mùi 2015