18
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 11 tháng 4 năm 2017) TIN NÓNG .................................................................................................................................1 Gỡ vướng trong triển khai Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ thủy sản ..................................1 Thừa Thiên - Huế: Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt ........................................................2 Cơ hội và thách thức khi tái cơ cấu ngành tôm ở Cà Mau ......................................................3 Dừng nhập thức ăn chăn nuôi 'ngậm' kháng sinh ....................................................................8 Đau đầu với quy định cá, tôm phải có...muối i -ốt ...................................................................9 Giá mua tôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015 ............................................................ 10 EU cảnh báo có độc tố trên cá hồng nhập từ Việt Nam ........................................................ 11 Tàu vỏ sát bị tố đâm chìm tàu cá Quảng Nam: Lên án hành vi bỏ mặc ngư dân ................... 12 Quảng Ngãi: Bắt được cá lạ hình thù kỳ quái nặng 600 kg ................................................... 13 Nuôi cá nơi xả thải không phải giải pháp căn .............................................................. 14 TÍNH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁ TRA: Vực dậy bằng cách nào? ....................................... 15 Cứ khan hiếm tôm lại tái diễn tình trạng bơm tạp chất ......................................................... 17 TIN NÓNG Gỡ vướng trong triển khai Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ thủy sản Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu đúng, hướng dẫn ngay việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm theo nghị định, không để tàu cá được đóng mới, nâng cấp theo nghị định không ra khơi được vì vướng mắc về bảo hiểm. Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện ký kết mới các hợp đồng tín dụng và giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký theo đúng quy định pháp luật hiện hành. (Công Thương, 10/4, ĐT) đầu trang

B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 11 tháng 4 năm 2017)

TIN NÓNG .................................................................................................................................1

Gỡ vướng trong triển khai Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ thủy sản ..................................1

Thừa Thiên - Huế: Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt ........................................................2

Cơ hội và thách thức khi tái cơ cấu ngành tôm ở Cà Mau ......................................................3

Dừng nhập thức ăn chăn nuôi 'ngậm' kháng sinh ....................................................................8

Đau đầu với quy định cá, tôm phải có...muối i-ốt ...................................................................9

Giá mua tôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015 ............................................................ 10

EU cảnh báo có độc tố trên cá hồng nhập từ Việt Nam ........................................................ 11

Tàu vỏ sát bị tố đâm chìm tàu cá Quảng Nam: Lên án hành vi bỏ mặc ngư dân ................... 12

Quảng Ngãi: Bắt được cá lạ hình thù kỳ quái nặng 600 kg ................................................... 13

Nuôi cá nơi xả thải không phải là giải pháp căn cơ .............................................................. 14

TÍNH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁ TRA: Vực dậy bằng cách nào? ....................................... 15

Cứ khan hiếm tôm lại tái diễn tình trạng bơm tạp chất ......................................................... 17

TIN NÓNG

Gỡ vướng trong triển khai Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ thủy sản

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong triển

khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát

triển thủy sản. Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu đúng, hướng dẫn ngay việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm theo nghị định, không để tàu cá được đóng mới, nâng cấp theo nghị định không ra khơi được vì vướng mắc về bảo hiểm.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện ký kết mới các hợp đồng tín dụng và giải

ngân các hợp đồng tín dụng đã ký theo đúng quy định pháp luật hiện hành. (Công Thương, 10/4, ĐT) đầu trang

Page 2: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

2

Thừa Thiên - Huế: Ô nhiễm trầm trọng vì nuôi tôm ồ ạt

Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị phá, việc quy hoạch nuôi tôm tràn lan khiến môi trường biển

bị tác động nặng nề

Ông Lương Quang Thạnh (83 tuổi; trú thôn 1, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết rừng

phòng hộ ven biển là lá chắn bảo vệ làng mạc nhưng hiện hàng chục hecta rừng ở đây đã được chuyển đổi hoặc bị

chặt hạ trái phép, san ủi làm hồ nuôi tôm. Trong khi đó, việc nuôi tôm không đồng bộ với đầu tư hạ tầng xử lý nên

đã gây ra hệ lụy cho môi trường bởi chất thải từ hồ tôm xả thẳng ra biển.

Biển bị đe dọa

Có mặt tại vùng nuôi tôm tập trung thuộc các thôn 1, 2 và 3 của xã Vinh Mỹ, dù chưa bước vào vụ nuôi cao điểm

nhưng chúng tôi ghi nhận khu nuôi tôm tập trung này có khoảng 100 hồ, nước thải theo các con mương nhỏ chảy

vào kênh Trung Quân ở địa phận thôn 3 rồi đổ thẳng ra biển. Đi dọc theo con kênh dẫn ra biển dài hơn 1 km, mùi

hôi nồng nặc. Trên bề mặt, chất thải tù đọng thành những vũng nước đen ngòm. Dọc con kênh dẫn nước thải hồ

tôm ra biển, tình trạng xói lở nghiêm trọng, nhiều cây phi lao bị tróc rễ, ngã đổ.

Con kênh dẫn nước thải hồ tôm ô nhiễm nặng nề

Người dân cho biết việc phát triển nuôi tôm ồ ạt ở đây dường như đã mất kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường trầm

trọng. Không chỉ vậy, những hộ nuôi tôm tự phát ngoài phá vỡ quy hoạch còn có nguy cơ “uy hiếp” mồ mả của

người dân ở địa phương. “Theo cam kết của chính quyền địa phương và các hộ có mồ mả bị ảnh hưởng, khoảng

cách từ hộ nuôi tôm đến các khu lăng mộ phải trên 50 m nhưng thực tế có nơi hồ nuôi tôm chỉ cách mồ mả 13-14

Page 3: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

3

m. Nếu xảy ra sự cố vỡ hồ, ai sẽ chịu trách nhiệm? Bà con kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết” -

anh Lại Công Cường (ngụ thôn 2) bức xúc.

Chờ xin ý kiến

Theo ông Phan Như Ý, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, tại khu vực này có 27 ha nuôi tôm trên cát nhưng chỉ có

19,5 ha đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt chuyển đổi rừng, đưa vào quy hoạch nuôi từ năm 2016.

Trong 7 ha còn lại nằm ngoài quy hoạch phát triển tôm thẻ chân trắng thì 4,3 ha ở thôn 1 do 11 hộ dân chặt phá,

lấn chiếm từ rừng phòng hộ từ tháng 4-2015, chính quyền địa phương đã đình chỉ việc đào ao, nuôi tôm tại đây;

gần 3 ha còn lại là diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ theo chủ trương của UBND huyện Phú Lộc sang nuôi

trồng thủy sản từ năm 2011.

Ông Ý thừa nhận diện tích lấn chiếm được thống kê chỉ tính ở phần dùng để nuôi tôm chứ chưa kiểm tra, xác định

ở khu vực đầu tư hạ tầng. “UBND huyện Phú Lộc và các cơ quan cấp tỉnh đã có nhiều đoàn về kiểm tra, xử lý.

Huyện cũng ra quyết định xử phạt 26 hộ với số tiền trên 144 triệu đồng vì chặt phá rừng và tiến hành làm hồ khi

chưa hoàn thiện thủ tục. Riêng về diện tích 4,3 ha dân tự lấn chiếm, chúng tôi đã đình chỉ không cho nuôi, buộc các

hộ dân trồng lại rừng” - ông Ý phân trần.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ở khu vực 4,3 ha dân tự chặt phá rừng, các hồ tôm vẫn còn nguyên vẹn, chưa

san ủi trả lại mặt bằng, việc trồng cây cũng không hiệu quả. Người dân cũng phản ánh lợi dụng quy hoạch, nhiều

đối tượng chặt hạ rừng phòng hộ ngoài diện tích cho phép nhưng chính quyền chỉ phát hiện khi dân tố cáo. “Lúc đó

sự việc đã rồi, hồ nuôi đã được làm xong, cây cối không còn một gốc. Chính quyền xử lý sai phạm rất du di, đã hơn

2 năm mà chẳng có cây nào mọc lên” - ông Lương Quang Thạnh bức xúc.

Về vấn đề này, ông Ý nói đang xin ý kiến huyện phương án có nên tái lập lại mặt bằng để trồng cây hay chỉ trồng

cây theo hiện trạng. Cấp trên yêu cầu làm theo phương án nào thì xã sẽ làm theo phương án đó. Ngoài ra, xã Vinh

Mỹ đang tiến hành lồng ghép, hỗ trợ người dân nuôi tôm trên cát theo quyết định của UBND tỉnh để đầu tư hệ

thống xử lý nước thải nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên tôm.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa chỉ đạo các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và

Môi trường cùng UBND huyện Phú Lộc kiểm tra, xử lý dứt điểm nạn lấn chiếm đất rừng phòng

hộ để nuôi tôm tại xã Vinh Mỹ. (Người Lao Động 11/4, Quang Nhật) đầu trang

Cơ hội và thách thức khi tái cơ cấu ngành tôm ở Cà Mau

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 301.509 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn,

lợ là 278.642 ha với nhiều loại hình nuôi, như siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng quy hoạch phát triển Cà Mau

thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời phấn đấu đến

năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và

phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đối với địa phương

càng trở nên cấp bách. Bởi, bên cạnh những thuận lợi mang tính đặc thù thì vẫn còn hàng loạt những khó khăn

Page 4: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

4

đang tồn tại, cản trở địa phương thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Từ những triển vọng

Mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Cà Mau

những năm qua đã khẳng định tính hiệu quả.

Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ

biển trên 254km với trên 80 cửa biển lớn. Vì thế, phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước mặn lợ với

chất lượng khá tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm nước lợ.

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 301.509 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ là 278.642ha với

nhiều loại hình nuôi như siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp…

Ngoài ra, hiện Cà Mau có 32 nhà máy chế biến thuỷ sản, trong đó có 31 nhà máy chế biến tôm, công suất thiết kế

trên 250.000 tấn thành phẩm/năm. Cùng với đó là một hệ thống dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi tôm phát triển khá

mạnh. Lực lượng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá đông đảo và nguồn lao động trong lĩnh vực

nuôi tôm dồi dào, hiện có trên 300.000 lao động.

Một triển vọng khác nữa chính là yếu tố thị trường. Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tới sẽ có

nhiều cơ hội thuận lợi cho các nước có điều kiện tự nhiên nuôi tôm phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung trong

việc mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tôm trên toàn thế giới.

Theo các nghiên cứu, dân số thế giới được dự báo đến năm 2020 đạt 7,76 tỷ người và nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi sẽ

đạt trên 80 gram/người/năm, bình quân tăng 6,91%/năm (nghiên cứu của FAO, 2016). Vì vậy, tổng nhu cầu tôm

nuôi trên thế giới khoảng 6,55 triệu tấn. Nếu khu vực nuôi tôm trọng điểm của thế giới không bị tác động lớn bởi

dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu thì nguồn cung chỉ đạt khoảng 4,44 triệu tấn vào năm 2018

Page 5: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

5

(GOAL, 2016) và khoảng 4,49 triệu tấn vào năm 2020, bình quân tăng 4,14%/năm (FAO, 2016).

Như vậy, nhu cầu tôm nuôi trên thế giới có tỷ lệ gia tăng nhanh hơn nguồn cung và lượng tôm nuôi thiếu hụt

khoảng 2,06 triệu tấn so với nhu cầu của thế giới vào năm 2020. Ngược lại, nếu các khu vực sản xuất tôm nguyên

liệu bị tác động mạnh bởi ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thì nguồn cung tôm nuôi sẽ bị thiếu hụt càng trầm trọng

hơn.

Đồng thời, dự báo đến năm 2020, ba thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Nhật và EU thì thị trường

Mỹ sẽ có tổng nhu cầu tiêu thụ tôm đạt khoảng 652.700 tấn, tăng bình quân 1,88%/năm; thị trường Nhật Bản sẽ có

nhu cầu tiêu thụ 490.900 tấn; và thị trường EU có nhu cầu tiêu thụ tôm khoảng 889.800 tấn, bình quân tăng trưởng

0,66%/năm (FAO, 2016). Trong khi đó, tổng lượng cung tôm chế biến xuất khẩu của 9 quốc gia và khu vực hàng

đầu thế giới trong đó có Việt Nam chỉ mới cơ bản đáp ứng nhu cầu của 3 thị trường Mỹ, Nhật và EU.

Đối với thị trường trong nước, theo nghiên cứu của các chuyên gia, kết hợp với các dự báo của VASEP (2017) và

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011) về mức tiêu thụ thuỷ sản của người Việt Nam đến 2020 thì tỷ lệ

tăng trưởng tiêu thụ nội địa bình quân tăng 5%/năm. Vì vậy, tổng nhu cầu tiêu thụ tôm nước lợ nội địa đến năm

2020 là khoảng hơn 187.000 tấn.

Từ các yếu tố trên, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau

khẳng định, địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ với con tôm sú và tôm thẻ theo

nhiều hình thức, từ tôm - lúa đến tôm - rừng theo hình thức quảng canh. Đồng thời, nâng cao hơn là nuôi thâm

canh, hình thành nhiều vùng nuôi siêu thâm canh với quy mô lớn, khả năng ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra

một lượng lớn, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu ngày càng được mở rộng.

Đến những thách thức to lớn

Page 6: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

6

Tôm sau khi thu hoạch được giữ sống để tăng giá trị kinh tế.

Tuy triển vọng là vậy, nhưng theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trong thời gian qua, nghề nuôi tôm Cà Mau

phát triển chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; dịch

bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại không nhỏ cho người dân; môi trường nuôi tôm ngày càng

xấu.

Bên cạnh đó, đất đai bị ô nhiễm, bạc màu; tổ chức sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm ngành hàng tôm còn hạn chế, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm

ra chưa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất;

trình độ nắm bắt kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các quy

trình kỹ thuật.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng quy hoạch, phát triển Cà Mau thành vựa

tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đề án xác định, đến sau năm 2020, kim ngạch xuất khẩu

thủy sản phải đạt 2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại. Đến năm 2030, đạt sản lượng tôm nuôi phải đạt

trên 412.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng hoàn thành dự thảo Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả

và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Thế nhưng, tại các

phiên góp ý hoàn thành dự thảo, nhiều đại biểu tỏ ra rất băn khoăn đến tính khả thi của đề án. Theo đó, trong giai

đoạn 2010 – 2015, sản lượng tôm tăng trưởng trung bình chỉ đạt 4,12% năm. Để kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt

2 tỷ USD vào sau năm 2020, tỉnh phải sản xuất ra 280.000 tấn tôm, sản lượng tôm tăng trung bình tới 17,85%/năm,

tăng gấp 4 lần so với giai đoạn trước đây.

Page 7: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

7

Để thực hiện được vấn đề tăng năng suất, sản lượng trong thời gian ngắn, tỉnh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp quy hoạch, đầu tư hạ tầng để phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh từ 175ha ở thời điểm này lên 1.000

ha vào năm 2020. Chuyển 170.000 ha nuôi tôm quảng canh lên quảng canh cải tiến, đưa năng suất tôm nuôi từ

550 kg/ha/năm lên 700 kg/ha/năm. Đồng thời, tăng diện tích nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp) thêm 3.000 ha.

Đến năm 2030, tăng gấp đôi diện tích nuôi siêu thâm canh, sản lượng tăng lên 50.000 tấn/năm; diện tích thâm canh

và bán thâm canh tăng nhẹ nhưng sản lượng nâng cao lên 130.000 tấn/năm, cùng với các hình thức nuôi khác,

đưa tổng sản lượng lên 415.000 tấn/năm. Đây là sản lượng rất lớn, trong khi hiện tại tỉnh Cà Mau còn phụ thuộc

vào nguồn thức ăn dành cho tôm phải nhập từ các tỉnh khác. Bên cạnh đó là chất lượng con giống chưa được kiểm

soát; môi trường nguồn nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng từ nghề nuôi, xả thải chưa qua xử lý từ các nhà

máy sản xuất tại các khu công nghiệp…

Chưa kể, nhiều thách thức đối với thị trường trong thời gian tới mà ngành tôm Việt Nam cần phải vượt qua như:

Rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại và các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu; giá thành

sản xuất nguyên liệu nguồn nguyên liệu chế biến còn cao; thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu...

Một vấn đề khác chính là việc hỗ trợ nhân dân tiếp cận vốn tín dụng. Theo dự kiến, nguồn vốn sẽ lên đến 850 tỷ

đồng (ước tính 50 triệu đồng/ha); thực tế hiện nay hầu hết các hộ dân tôm đã vay vốn tín chấp hết định mức theo

qui định, không đủ điều kiện để ngân hàng tiếp tục cho vay.

Thực tế, theo chia sẻ của ông Trần Văn Suôl, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì

hiện nay, vốn vay của đơn vị cho nghề nuôi này đang gặp khó trong thu hồi 300/500 tỷ đồng đã cho vay, đặc biệt là

đối với nuôi tôm công nghiệp.

Ông Trần Quốc Khởi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, ngân hàng sẵn sàng đầu tư cho lĩnh vực nông

nghiệp, nhất là cho nuôi tôm. Tuy nhiên, cần phải có phương án sản xuất hiệu quả, đặc biệt sản xuất phải theo

chuỗi giá trị, trên cơ sở có chế tài quy định chặt chẽ. Bốn yếu tố chính cho nền sản xuất hiệu quả và bên vững,

gồm: Đất, lao động, khoa học - kỹ thuật, vốn cần có sự đảm bảo song hành.

Nói về đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển nghề nuôi tôm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

Tiến Hải cho rằng đây là việc làm cần thiết và cấp bách, vì Cà Mau vốn có truyền thống, nhiều kinh nghiệm và điều

kiện rất thuận lợi trong nuôi tôm, luôn đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đồng

thời, để phát triển ngành tôm thì phải gắn liền với thực tiễn, phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng.

Trong các chỉ tiêu, để kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2 tỷ USD vào sau năm 2020 thì phải đầu tư xây dựng hạ

tầng, áp dụng công nghệ cao, phát triển cho bằng được 1.000ha mặt nước nuôi tôm siêu thâm canh đến năm 2020.

Những vùng không đủ điều kiện nuôi tôm siêu thâm canh thì chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến để ít rủi ro, ít

ảnh hưởng đến môi trường nhằm phát triển bền vững.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa

rất lớn đối với nền kinh tế của tỉnh. Trong quy hoạch các ngành hàng chủ lực, con tôm và các sản phẩm của con

Page 8: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

8

tôm là ngành hàng chủ lực, sau đó đến con cua, con cá đồng, mật ong, rồi đến cây chuối và cây gỗ với mục tiêu

không chỉ nuôi trồng rồi bán thô mà phải gắn với chế biến xuất khẩu. (Tin Tức 10/4, Huỳnh Anh) đầu trang

Dừng nhập thức ăn chăn nuôi 'ngậm' kháng sinh

Việc nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng sẽ bị

dừng theo lộ trình trong năm 2017, tiến tới ngừng nhập từ đầu năm 2018.

Đó là yêu cầu Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa gửi đến các đơn vị nhập khẩu để tránh nguy

cơ mất an toàn thực phẩm, gây “nhờn thuốc”.

Theo đó, Cục Chăn nuôi đề nghị các doanh nghiệp dừng nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn

nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng ngoài quy định tại Thông tư 06, năm 2016 của

Bộ NN&PTNT (chỉ cho phép 15 kháng sinh) kể từ ngày 1/5/2017.

Đồng thời, các đơn vị này có trách nhiệm giám sát để đảm bảo không còn bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào ngoài quy định Thông tư số 06 do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị

trường sau ngày 30/6/2017.

Theo lộ trình trên, doanh nghiệp sẽ ngừng nhập tất cả các sản phẩm chứ kháng sinh kích thích

sinh trưởng kể từ ngày 1/10/2017 và đảm bảo không còn loại sản phẩm trên do đơn vị nhập

khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường kể từ 1/1/2018.

Ngoài ra, Cục Chăn nuôi cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó; kế hoạch tiêu thụ số

lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu, khi đăng ký kiểm tra xác nhận

chất lượng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kể từ ngày 10/4/2017.

Theo Cục Chăn nuôi, việc đưa ra các giải pháp trên nhằm thực hiện lộ trình hạn chế, tiến đến

không sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm kể từ

ngày 1/1/2018 theo quy định định tại Thông tư 06.

Lâu nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gây tồn dư trong

thực phẩm, nhất là lo ngại “nhờn thuốc” trong điều trị bệnh, rất đáng lo ngại.

Đến nay, việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng nhiều nước trên thế giới

đã cấm, như châu Âu cấm từ năm 2006 (vẫn dùng kháng sinh phòng và trị bệnh, theo đơn do

bác sĩ thú y). Tương tự, ở Nhật cũng bỏ từ năm 2009, Hàn Quốc năm 2010, Thái Lan từ tháng

7/2015…

Ngoài ra, có hiện hiện tượng người chăn nuôi dùng kháng sinh không đúng thời gian cách ly

trước khi giết mổ, thậm chí còn sử dụng kháng sinh ngoài danh mục, cấm sử dụng vào thứ ăn

chăn nuôi, khiến việc quản lý còn phức tạp, khó khăn hơn.

Trong khi đó, theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, năm 2016, qua thanh tra 15 công ty nhập khẩu

nguyên liệu kháng sinh (chiếm khoảng 70% kháng sinh được nhập) mục đích thương mại và

Page 9: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

9

sản xuất thuốc thú y cho thấy, 5 công ty có vi phạm bán sai đối tượng (chủ yếu mục đích

thương mại).

Khoảng 16% số nguyên liệu kháng sinh do các công ty nhập khẩu bị bán sai đối tượng, sai mục đích. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các công ty thương mại, tỷ lệ vi phạm là 22%.

Qua thanh tra cho thấy, các công ty được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp phép kinh doanh

nguyên liệu kháng sinh, mua kháng sinh của các công ty nhập khẩu, bán trái phép cho các đối

tượng sử dụng trực tiếp, đặc biệt là bán cho người nuôi trồng thủy sản. (Tiền Phong 10/4, Phạm

Anh) đầu trang

Đau đầu với quy định cá, tôm phải có...muối i-ốt

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết vừa gửi công văn tới Bộ Y tế kiến

nghị bãi bỏ quy định các doanh nghiệp sử dụng muối trong chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải sử dụng muối có tăng cường i-ốt.

Theo Nghị định 09/2016 của Chính Phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chỉ yêu cầu bắt buộc bổ sung i-ốt vào muối ăn trực tiếp và muối sử dụng trong chế biến thực phẩm và kiểm soát việc bổ sung i-ốt tại các cơ sở sản xuất muối sử dụng cho hai mục đích trên.

Theo Nghị định này không yêu cầu phải sử dụng muối có chứa i-ốt tại các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng i-ốt trong thành phẩm thực phẩm.

Tuy nhiên, Bộ Y tế lại văn bản số 1216/2017 khẳng định rằng: “Các doanh nghiệp sử dụng muối trong chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải sử dụng muối có tăng cường i-ốt”.

Theo VASEP, nội dung hướng dẫn kể trên của Bộ Y tế hoàn toàn chưa đúng với tinh thần của Nghị định 09 cũng như kết luận tại cuộc đối thoại về Nghị định này do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì trong tháng 3-2017.

Hơn nữa, quy định này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp trong thực tế sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm hiện nay của Việt Nam. Bởi một số sản phẩm thực phẩm nếu có thêm i-ốt trong thành phần sẽ gây biến màu, biến mùi, mất khả năng chống ôxy hóa…

Đặc biệt, sản phẩm không đảm bảo được chất lượng như công bố của nhà chế biến hoặc theo tiêu chuẩn thành phẩm (do I-ốt có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt…).

Page 10: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

10

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết dùng muối có thêm i -ốt trong thành phần sẽ gây biến màu,

biến mùi, mất khả năng chống ôxy hóa… ế biến hoặc theo tiêu chuẩn thành phẩm.

VASEP cho biết rất nhiều sản phẩm thực phẩm đã có sẵn i-ốt trong thành phần sản phẩm do nguyên liệu tự nhiên của sản phẩm đó đã có sẵn i-ốt, đặc biệt là thủy hải sản, không cần sử dụng muối có i-ốt để tránh gia tăng thêm chi phí sản xuất và tạo ra hàm lượng i-ốt cao trong thành phẩm.

Nghị định 09 sẽ gây thêm rào cản không cần thiết ở góc độ thương mại, do các sản phẩm trên toàn cầu khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải thay đổi nguyên liệu nếu trong thành phần thực phẩm đó có chứa

muối.

Các doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn và quan ngại khi lại phải làm các thủ tục cần thiết nào đó để tránh bị xử phạt khi yêu cầu rằng sản xuất cho tiêu dùng trong nước bắt buộc phải dùng muối có tăng

cường i-ốt. (Pháp Luật TP.HCM 10/4, Quang Huy) đầu trang

Giá mua tôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015 Thị trường tôm Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2017 tiếp tục có sự gia tăng về giá nguyên liệu và lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2016. Tính trung bình trong ba tháng đầu năm 2017(1), giá tôm thẻ nguyên liệu 100

con/ki lô gam đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016 đạt mức 112.500-113.000 đồng/ki lô gam. Nguồn cung tôm thấp là nguyên nhân chính kéo giá đi lên.

Không chỉ nguồn cung tôm tại Việt Nam ở mức thấp mà trong bốn tháng đầu hàng năm, nguồn cung của các nước sản xuất tôm cũng đều ở mức thấp, thể hiện ở việc:

Mưa lụt ở Ecuador đã ảnh hưởng tới sản lượng và xuất khẩu tôm của nước này trong tháng 2-2017. Nhu cầu tăng mạnh và sản lượng giảm trong tháng 2 khiến giá tôm Ecuador tăng nhẹ so với tháng đầu năm 2017.

Vụ tôm mới tại bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) sẽ bắt đầu thu hoạch vào giữa tháng 3-2017. Trong khi đó, việc thu hoạch tôm ở Orissa và Kolkata được dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 4-2017.

Tình hình thiếu tôm nguyên liệu tại Thái Lan khó có thể được cải thiện trước cuối tháng 4-2017. Tôm kích cỡ lớn phải đến tháng 5 và tháng 6-2017 mới bắt đầu thu hoạch và mùa thu hoạch cao điểm diễn ra trong tháng 6 và tháng 7-2017.

Theo dự báo, sản lượng tôm của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 600.000 tấn vào năm 2017. Ngoài ra, vị thế thống trị hoạt động xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đang dần mất do việc ô nhiễm nguồn đất và nước đang làm giảm nguồn

cung nội địa và khả năng xuất khẩu của nước này.

Do mưa lớn có thể xảy ra trong suốt nửa đầu năm 2017, ngành thủy sản Indonesia dự báo sản lượng thủy sản của nước này có thể giảm khoảng 5-10%.

Page 11: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

11

Trang O Globo cho biết, tại Oziana (Brazil), một loại virus đang khiến tôm chết ở các trang trại và đã làm giảm 20% sản lượng tôm trong vụ nuôi năm 2016. Tình hình thiếu hụt tôm có thể trở nên trầm trọng hơn vào vụ cuối, kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5-2017.

Những phát hiện mới được thu thập từ phía Bắc vùng Vịnh Moreton (Úc) đã cho thấy virus gây bệnh đốm trắng ở tôm

đang lây lan rộng hơn. Phòng Nông nghiệp và Thủy sản của bang Queensland cho biết bệnh đốm trắng đang lan rộng sang khu vực gần bán đảo Redcliffe và vịnh Deception.

Nhập khẩu giảm

Nguồn cung tại các nước Ấn Độ, Ecuador ở mức thấp trong quí 1-2017 nên nhập khẩu tôm của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2017 cũng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tôm của Việt Nam từ Ấn Độ trong hai tháng đầu năm 2017 chiếm tỷ trọng 73,1% về trị giá tuy nhiên đã giảm 6,62% so với cùng kỳ năm 2016. Trong hai tháng đầu năm 2017, Việt Nam không nhập khẩu tôm từ Ecuador.

Xuất khẩu cũng giảm

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm từ 1-1 đến 14-3-2017 đạt 38.400 tấn, trị giá 459,32 triệu đô la

Mỹ, giảm 7,77% về lượng và 0,62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Trong tốp 4 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thì xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc giảm mạnh lần lượg là 27,26% và 24,9% về lượng so với cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc tăng 12,83% và 17,76% về lượng.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của

Việt Nam và vẫn tăng trưởng trong quí 1-2017. Tuy nhiên, từ 1-4-2017, Hàn Quốc sẽ áp dụng việc kiểm dịch gắt gao đối với năm loại bệnh trên mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu. Theo quy định mới của Hàn Quốc, các mặt hàng tôm ướp lạnh, tôm đông lạnh (trừ tôm đã qua chế biến xử lý nhiệt) và các loại thủy sản sống khai thác tự nhiên xuất khẩu sang

nước này trước khi thông quan sẽ bắt buộc phải thực hiện lấy mẫu kiểm dịch với tần suất giám sát 10% tổng số lô hàng

nhập khẩu. Như vậy, việc xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn hơn trong khâu kiểm soát an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu tôm ở mức thấp trong hai tháng đầu năm do nghỉ lễ và nhu cầu thấp ở các nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, lượng xuất khẩu tôm thường tăng trở lại vào tháng 3 hàng năm và duy trì mức tăng trưởng chậm từ tháng 3 đến tháng 7. Như vậy, với dự báo mức tăng trưởng chậm về xuất khẩu trong khi nguồn cung vẫn thấp trong vòng hai tháng tới thì giá tôm có thể dao động với biên độ hẹp quanh mức đầu tháng

3. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 10/4, Vũ Thùy Ninh) đầu trang

EU cảnh báo có độc tố trên cá hồng nhập từ Việt Nam

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho biết, Tổng vụ Sức khỏe và

An toàn thực phẩm của EU vừa cảnh báo 2 lô cá hồng nhập từ Việt Nam nghi nhiễm độc tố Ciguatera.

Theo đó, Nafiqad đề nghị các DN và các đơn vị chuyên môn của Cục này rà soát chương trình quản lý chất lượng,

nhận diện và đưa vào kiểm soát loại độc tố trên các loại cá hồng, cá mú, cá cam, cá nhồng, cá mó…

Nafiqad cho biết, EU đã thông tin về một trường hợp tiêu thụ sản phẩm có triệu chứng bị ngộ độc chất trên như

nôn, rối loạn cảm giác nhiệt. Một số tờ báo của Đức cũng đưa thông tin cảnh báo về các lô hàng phile cá hồng từ

Việt Nam.

Page 12: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

12

Nafiqad dẫn theo tài liệu của Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (USFDA) cho biết, Ciguatera được xếp vào

mối nguy tự nhiên, gắn với một số loại cá sống tại các rạn san hô ăn các tảo độc sinh ra độc tố (Ciguatoxin) và một

số loại cá lớn ăn các loại cá trên: cá nhồng, cá cam, cá mú, cá hồng…Ciguatera không mùi, có vị rất khó nhận biết

qua giác quan thông thường, khá bền với nhiệt, nên không bị phân hủy trong quá trình nấu nướng. (Tiền Phong

10/4, Nam Khánh) đầu trang

Tàu vỏ sát bị tố đâm chìm tàu cá Quảng Nam: Lên án hành vi bỏ mặc ngư dân

Gần một tuần đánh bắt hải sản trên biển, khuya 8.4, tàu QNa 09191 cùng 4 ngư dân trú huyện

Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) quay thuyền vào bờ. Thế nhưng khi cách cảng Tiên Sa (TP. Đà

Nẵng) gần 1km thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt đâm chìm. Theo lời kể của các ngư dân, sau khi

đâm chìm tàu cá, tàu vỏ sắt này liền rời đi, bỏ mặc các ngư dân chới với giữa biển.

Thoát chết kỳ diệu

Ông Nguyễn Hữu Mười (SN 1967, trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, thuyền trưởng chủ tàu QNa

09191) cùng các ngư dân sau khi được đưa vào bờ vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Ông kể, thời

điểm xảy ra sự cố trên vào khoảng từ 20h30 - 21h khuya cùng ngày, khi tàu cá của ông Mười đang

quay vào bờ thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt đâm mạnh vào phía bên phải hông tàu. “Sự việc quá

nhanh. Sau khi bị đâm ngang hông, phần mũi tàu của chúng tôi chìm xuống nước”. Ngay sau khi tàu

bị đâm, ông Mười nhanh chóng hô hoán thuyền viên thoát thân trước khi tàu cá chìm hẳn. Thông báo

cho các thuyền viên xong, ông Mười nhanh chóng với lấy điện thoại gọi cho tàu QNa 091324 do ông

Nguyễn Thanh Vấn (cùng trú xã Tam Tiến) gần đó tới ứng cứu.

“Tàu chìm rất nhanh nên 4 anh em trên tàu phải nhảy xuống biển. Ít phút sau, tàu QNa 091324 có

mặt để đưa 3 thuyền viên lên. Riêng thuyền viên Phan Thanh Phụng (57 tuổi) tự bơi vào bờ” - ông

Mười nhớ lại.

Thuyền viên Võ Văn Tuấn (61 tuổi) cho biết, thời điểm tàu vỏ sắt đâm, ở dưới biển nhưng ông Tuấn

thấy trên boong tàu có người ra đứng hét lên gì đó nhưng lời của người này bị tiếng máy át đi.

“Chúng tôi rất bức xúc khi anh em ai cũng đang cầu cứu dưới biển nhưng tàu vỏ sắt này bỏ mặc

không ứng cứu” - ông Tuấn cho biết.

Theo lời ông Nguyễn Thanh Vấn - chủ tàu QNa 091324, khuya cùng ngày, tàu cá của ông vừa vào

bờ thì ông nhận được điện thoại của ngư dân Mười. Qua những tiếng thất thanh kêu cứu trong điện

thoại, ông Vấn vội đánh lái, đưa tàu ra vị trí 4 ngư dân đồng hương gặp nạn để giúp đỡ.

“Thời điểm đó, tôi nghe anh Mười nói thất thanh “tàu sắp chìm, ra cứu anh em với”! nên chúng tôi

liền tăng hết tốc độ ra khu vực anh em bị nạn. 10 phút sau, chúng tôi đến nơi và vớt được 3 ngư dân

là anh Mười, anh Tuấn và thuyền viên Đỗ Minh Sơn lên. Riêng ngư dân Phan Thanh Phụng không

tìm thấy. Ít phút sau, các ca nô của biên phòng cũng có mặt để tìm kiếm người gặp nạn” - ông Vấn

kể.

Page 13: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

13

Nhiều giờ đồng hồ quần thảo tìm kiếm nhưng không thấy, tàu ông Vấn và ca nô biên phòng đưa 3

ngư dân vào bờ. Vào đến bờ gần cảng Tiên Sa, mọi người đều mừng rỡ khi thấy ông Phụng đang co

ro, cuốn chăn bên bếp lửa. Thật kỳ diệu vì bản thân ông Phụng đã tự bơi gần 1 hải lý vào tới bờ an

toàn.

Lên án hành vi bỏ mặc ngư dân

Theo thượng tá Nguyễn Thành Đính - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Đà

Nẵng, nhận được tin báo của ngư dân, ngay trong đêm lực lượng biên phòng huy động 2 ca nô ra

khu vực ngư dân gặp nạn để cứu hộ. Tại đây, lực lượng biên phòng cùng với 1 tàu cá vớt được 3

ngư dân đưa vào Trạm biên phòng Tiên Sa chữa trị và lấy lời khai.

“Chúng tôi đang phối hợp với lực lượng chức năng truy tìm con tàu vỏ sắt mà các ngư dân tố bị tàu

đâm chìm. Trong ngày 9.4, chúng tôi đang kiểm tra toàn bộ phương tiện gồm tàu hàng, tàu chở cát,

tàu hút cát nắm thông tin tàu nào xuất phát tối ngày 8.4 hay không. “Vụ việc may mắn không có thiệt

hại về người nên chưa thể nói được gì. Hiện chúng tôi chưa thể khẳng định rằng tàu vỏ sắt đâm

chìm tàu cá hay ngược lại” - thượng tá Đính cho biết.

Sáng 9.4, trao đổi qua điện thoại, ông Ngô Tấn - Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam - cho biết,

hiện ông vẫn chưa tiếp nhận thông tin về trường hợp tàu cá ngư dân tỉnh Quảng Nam bị chìm trên

biển. Tuy nhiên, ông Tấn cho hay, dù chưa biết có phải tàu vỏ sắt đâm chìm tàu cá của ngư dân hay

không nhưng hành vi bỏ mặc ngư dân giữa biển là rất đáng lên án.

“Nếu có sự việc tàu cá Quảng Nam bị đâm chìm thì tôi yêu cầu cơ quan chức năng cần sớm vào

cuộc điều tra làm rõ. Cơ quan chức năng cần sớm truy tìm chiếc tàu vỏ sắt để làm rõ có hay không

hành vi bỏ mặc ngư dân trên biển. Trường hợp nếu đúng như ngư dân phản ánh về việc bị đâm

chìm thì họ phải bồi thường thiệt hại cho ngư dân” - ông Tấn nhấn mạnh. (Lao Động 11/4, Hữu Long)

Quảng Ngãi: Bắt được cá lạ hình thù kỳ quái nặng 600 kg

Chiều 10/4, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã chở vào bờ một chú cá có hình thù lạ, trọng lượng khoảng 600 kg.

Page 14: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

14

Anh Nguyễn Thanh Phong bên con cá lạ nặng

hơn nửa tấn.

Tàu cá mang số Quảng Ngãi 95179 do ngư dân Nguyễn Thanh Phong, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh

Quảng Ngãi vào bờ mang theo một chú cá lạ, bề ngoài giống cá chim. Cá có chiều dài 3,2 mét, chiều ngang 2,4 m.

Các ngư dân địa phương cho biết, đây là loại cá hiếm gặp và có bề ngoài giống cá chim linh. Nhưng cá chim linh chỉ

có trọng lượng tối đa 5 kg.

Theo những ngư dân sống lâu năm tại địa phương, đây là loại cá Bà Bằng và cách đây 40 năm ngư dân địa phương

từng đánh bắt được 1 con như vậy.

Theo tín ngưỡng dân gian, con cá này sẽ không mang bán và sẽ được ngư dân chôn cất theo tín

ngưỡng thờ cúng cá ông. (Tiền Phong 11/4, Hà Anh) đầu trang

Nuôi cá nơi xả thải không phải là giải pháp căn cơ Ngày 10-4, bà Lê Kim Ngọc, chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang, cho biết sẽ tổ chức nuôi cá điêu

hồng trong lồng bè trên sông Hậu, ở khu vực xả thải của nhà máy giấy Lee & Man (thị trấn Mái Dầm, huyện

Châu Thành).

“Dự kiến vào tháng 5 tới sẽ thả cá, nhằm đánh giá nước thải từ nhà máy giấy. Ngành nông nghiệp sẽ đầu tư cho hộ

dân con giống, hỗ trợ một phần chi phí, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát quá trình nuôi”, bà Ngọc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh ý kiến nuôi cá để đánh giá nguồn nước thải có ô nhiễm hay không là thiếu cơ sở

khoa học, bà Ngọc cho biết khi triển khai mô hình nuôi cá sẽ phối hợp với viện, trường để đánh giá chất lượng

nguồn nước, đồng thời quan trắc định kỳ chất lượng nước. Căn cứ các chỉ tiêu mà mô hình nuôi cá đưa ra và qua

kiểm nghiệm dư lượng các chất trong cá sẽ có nhận định cụ thể.

Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho

rằng: "Lấy chuyện cá sống được hay không để làm thước đo chất lượng nước thải thì luật pháp không quy định.

Làm gì đi nữa cũng phải tuân thủ pháp luật chứ không thể thay thế bằng cách nuôi cá mà cá sống là coi như chất

lượng nước đạt thì không phải. Phải theo quy định pháp luật về các chỉ tiêu, phương pháp giám sát cũng như nước

thải ra phải đáp ứng các yêu cầu mà Luật bảo vệ môi trường đã nêu".

Còn luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) khẳng định luật pháp về bảo vệ môi trường không có

điều chỉnh việc "nuôi cá để giám sát nước thải" như Hậu Giang sắp làm. "Đây là cách làm trấn an dư luận lúc này

thôi", luật sư Đức nói.

“Mục tiêu của mô hình nuôi cá là khu vực đó sẽ nuôi được thủy sản hay không và những chất thải từ nguồn xả thải

nhà máy giấy Lee & Man có nhiễm vào cá nuôi không”- bà Ngọc nói. Chỉ việc nuôi cá thì không thể đánh giá toàn

Page 15: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

15

bộ các chỉ tiêu xả thải của nhà máy giấy Lee & Man mà chỉ đánh giá được một khía cạnh, chỉ tiêu liên quan đến

nuôi thủy sản mà thôi.

Một chuyên gia về nuôi trồng thủy sản tại TP Cần Thơ thì cho rằng vấn đề nằm ở chỗ cơ quan chức năng phải có

khảo sát một số chất kim loại nặng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nguồn lợi thủy sản, chất độc tồn tại trong thịt cá sống ở

khu vực sông Hậu và sông rạch lân cận thế nào để có giải pháp phù hợp. (Tuổi Trẻ 10/4, Lê Dân – Chí Quốc) đầu

trang

TÍNH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁ TRA: Vực dậy bằng cách nào?

Cần gấp rút quy hoạch lại diện tích nuôi cá tra gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu

ra ổn định cho cá tra. Bên cạnh đó chấn chỉnh lại doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp mạnh

để đủ sức vực dậy ngành công nghiệp cá tra đang trì trệ

“Tôi buồn nhất là sản phẩm cá tra Việt Nam “một mình một chợ” trên thị trường thế giới nhưng nông dân và doanh

nghiệp (DN) cứ mãi lao đao, nợ nần, thua lỗ. Phải thay đổi cách làm để chúng ta không “chết trên ao cá” như thời

gian qua” - ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), bày

tỏ.

Chấn chỉnh ngay doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL đã giảm mạnh trong thời gian qua. Sau giai đoạn

khó khăn, nhiều nông dân cũng không còn vốn liếng để mở ao nuôi lại. Do đó, trước hấp lực tăng giá cá tra xuất

khẩu, họ sẽ đi vay vốn, tìm mọi cách để làm lại và nếu cứ làm tự phát như trước thì rủi ro khó tránh khỏi. “Nhà

nước cần có chính sách cơ cấu lại ngành hàng xuất khẩu chủ lực này theo hướng quy hoạch sản xuất gắn với

nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định thị trường xuất khẩu”.

Giá cá tăng nhưng do nguồn cá trong dân giảm dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu để chế

biến xuất khẩu

Page 16: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

16

Ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) kiêm Thường trực

Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) - cho biết nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc nhiều đại gia trong ngành

thủy sản lần lượt “cuốn gói” ra đi là do không biết cách xây dựng thương hiệu, năng lực yếu, thiếu trách nhiệm với

nông dân. “Có tình trạng DN không đủ vốn đầu tư vùng nguyên liệu nên dụ nông dân thả nuôi ồ ạt, đến khi thu

hoạch thì ép giá hoặc thu mua theo phương thức trả sau rồi chiếm dụng vốn, quỵt nợ” - ông Bình nhấn mạnh.

Cũng theo ông Bình, còn có nguyên nhân là các DN thường thu gom cá của quá nhiều người bán trong khi nhà

máy chế biến thừa công suất. Từ đó nảy sinh tình trạng DN giẫm đạp lên nhau để tồn tại trong bối cảnh thị trường

xuất khẩu không được tốt dẫn đến thua lỗ kéo dài. Đã từng xảy ra nhiều trường hợp DN phải bỏ đi trốn nợ vì vay

tiền ngân hàng để đầu tư ngoài ngành nhưng không đem lại hiệu quả.

Đại diện VN Pangasius cho rằng chấn chỉnh DN là việc quan trọng cần làm ngay để vực dậy ngành nuôi cá tra. Chỉ

có xây dựng DN mạnh mới đủ sức gắn kết sản xuất với tiêu thụ, tìm lối ra ổn định cho con cá tra.

Thay đổi tư duy, nhận thức

Theo ông Nguyên, sản phẩm cá tra phi lê được tiêu thụ khắp thế giới nhưng lại chưa có thương hiệu đích thực.

Chúng ta vẫn kinh doanh theo kiểu “xách hàng qua tận nhà người ta để rao bán”. “Mình phải làm sao để cho người

ta tìm đến đặt hàng mới được. Muốn làm được điều này thì các sản phẩm của mình phải có thương hiệu, đồng

nhất về chất lượng. Sản xuất phải có đầu mối, đầu ra theo đơn đặt hàng chứ không thể để tình trạng mạnh ai nấy

làm hoài như vậy được” - ông Nguyên bày tỏ.

Cần quy hoạch lại diện tích nuôi cá tra

ThS Vương Học Vinh - nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh An Giang, nguyên Trưởng Bộ môn Thủy sản Trường ĐH An Giang - là người đầu tiên cho

Page 17: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

17

sinh sản thành công cá tra giống vào năm 1996. Ông Vinh thừa nhận sau hơn 20 năm phát triển với tốc độ cực

nhanh, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu đã góp phần quan trọng cho nền kinh tế nước nhà, giải quyết việc

làm cho hơn 40.000 lao động. Sản phẩm xuất khẩu mang về cho quốc gia mỗi năm từ 1,7-1,8 tỉ USD. Tuy nhiên,

những năm gần đây, nghề nuôi và xuất khẩu cá tra gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nút thắt cần tháo gỡ

để ngành phát triển chính là củng cố chất lượng; từ chất lượng con giống đến miếng phi lê xuất khẩu, chất lượng

của viên thức ăn, thuốc trị bệnh lẫn môi trường nước.

“Con giống suy thoái dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao trong quá trình nuôi thương phẩm, nguyên liệu xuất khẩu chưa thực

sự bảo đảm vì hàng dễ bị trả về nước do dính kháng sinh ngay từ khi cá tra còn “bú sữa”. Hàng bị trả về thì DN tìm

mọi cách bán đổ bán tháo để thu hồi vốn. Một khi đã thua lỗ thì DN tung nhiều chiêu trò nhằm ép giá người nuôi cá

nên cuối cùng, tất cả đều phá sản hoặc nợ đầm đìa. Đó là thực tế đang tồn tại trong nghề nuôi và chế biến cá tra

xuất khẩu ở ĐBSCL, buộc chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức” - ông Vinh phân tích.

Ông Lê Chí Bình cho rằng cần có “nhạc trưởng để chấn chỉnh DN, lập lại trật tự cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực

này. Cái khó nhất hiện nay là vai trò “nhạc trưởng” của VN Pangasius vẫn còn mờ nhạt do chưa được trao quyền.

Báo động cá tra giống suy thoái

Theo ông Vương Học Vinh, sau khi ông nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp sinh sản cá tra nhân

tạo, nhiều người trở nên giàu có nhanh chóng vì sở hữu đàn cá tra bố mẹ. Với 1 con cá tra mẹ sinh sản từ 3 triệu

đến 4 triệu cá bột/vụ/năm, giá bán 50 đồng/con cá bột thì chủ cá cầm chắc lãi từ 45-60 triệu đồng. Nếu quy ra vàng

vào thời điểm đó cũng được hơn chục lượng. Thế nhưng, những đàn cá bố mẹ này bị khai thác quá mức, thường

xuyên bị chích thuốc kích thích để sinh sản. Điều này dẫn đến nguy cơ con cá giống bị suy thoái, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến chất lượng nuôi.

Tại họp báo quý I/2017 về tình hình kinh tế - xã hội ĐBSCL tổ chức vào đầu tháng 4 ở TP Cần

Thơ, ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ, Phó Chủ tịch VN Pangasius - cho rằng

triển vọng xuất khẩu 2 tỉ USD của ngành cá tra đang bị thách thức bởi giống cá tra suy thoái khi

các nghiên cứu cho thấy kích cỡ, trọng lượng con cá tra hiện nay nhỏ và nhẹ cân hơn so với 7-8

năm trước. “Vấn đề giống trở thành vấn đề sống còn trong 5-7 năm tới” - ông Dũng cảnh báo.

(Người Lao Động 11/4, Thốt Nốt) đầu trang

Cứ khan hiếm tôm lại tái diễn tình trạng bơm tạp chất

Hành vi bơm tạp chất vào tôm dù đang được kiểm soát rất quyết liệt nhưng cứ vào lúc khan

hiếm tôm nguyên liệu, giá cả tôm tăng cao là tình trạng này lại tái diễn.

Trong tháng 4 và tháng 5, các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công an mở đợt thanh kiểm tra và phạt nặng các cơ sở vi phạm phát hiện bơm tạp chất vào tôm.

Theo Đề án “kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất” vừa được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến hết năm 2017, các cơ sở nuôi tôm tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ.100% cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm, không thu mua tôm tạp chất.

Page 18: B ẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn tin... ·  · 2017-04-11năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất

18

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và vệ sinh thực phẩm cho phép phạt đến 7 lần giá trị hàng hóa nếu đối tượng vi phạm là doanh nghiệp và 3 lần giá trị hàng hóa nếu đối tượng vi phạm là cá nhân.

Bộ NN&PTNT đang rà soát và đề xuất các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về tạp chất. Chính phủ cũng đã giao các bộ liên quan rà soát để có thể áp dụng xử lý hình sự với hành vi này.

“Đấu tranh liên tục với các hành vi bơm tạp chất vào tôm đã có lúc thực hiện rất quyết liệt, triệt để. Tuy nhiên, vào lúc khan hiếm nguyên liệu tình trạng này lại tái diễn trở lại. Vừa qua, lực lượng liên ngành đã phát hiện và xử lý 1 trường hợp hơn 50 triệu đồng, nhưng việc phát hiện và xử lý nghiêm túc các vi phạm cần phải tăng cường thời gian tới”, ông Tiệp cho biết.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản cũng cho biết, về xử lý vi phạm

hành chính đã có những quy định cụ thể, còn về xử lý hình sự các hành vi vi phạm này, Bộ

NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công an triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. (Đài

Tiếng Nói Việt Nam/ Dân Việt 10/4) đầu trang ./.