58
Bản tin THỊ TRƯỜ NG NÔN G, L ÂM,THỦY SẢN BỘ CÔNG THƯƠNG Số ra ngày 29/11/2019

Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

Bản tin

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

BỘ CÔNG THƯƠNG

Số ra ngày 29/11/2019

Page 2: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

2 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công ThươngTel : 024.22205440;Emai l :l inhntm@moit .gov.vn;huyenngt@moit .gov.vn;

- Trung tâm Thông t in Công nghiệp và Thương mại ,Bộ Công ThươngTel : 024.22192875;Emai l : tuoanhbta@gmai l .com;Mọi ý k iến đóng góp x in l iên hệ số đ iện thoại và emai l t rên

Giấy phép xuất bản số: 46/GP-XBBT ngày 20/8/2019

MỤC LỤC

BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH CHUNG

THỊ TRƯỜNG CAO SU

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

THỊ TRƯỜNG CHÈ

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

2

4

13

20

26

33

40

49

56

Page 3: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 3

TÌNH HÌNH CHUNG

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

◊ Cao su: Giá cao su trên thịtrườngthếgiớitháng11/2019tăngdo thị trường lo ngại nguồn cunggiảmdodịchbệnhvàkỳvọngnhucầutừthịtrườngTrungQuốctăng.

◊ Cà phê: Giá cà phê trên thịtrường thế giới tháng 11/2019 tăngsovớitháng10/2019.

◊ Hạt điều:Nguồn cungđang tănglêntrongbốicảnhBra-xin,In-đô-nê-xi-a,Mô-dăm-bích,Ta-dan-ni-avàKê-ni-ađangvàovụthuhoạchrộhạtđiều.

◊ Chè: 9 tháng năm 2019, sảnlượng chè của Kê-ni-a giảm8,5% sovớicùngkỳnăm2018dothờitiếtbấtlợi.Tháng10/2019,sảnlượngchècủaXri Lan-ca giảm30% so với cùng kỳnăm 2018, trong khi xuất khẩutăng10,7%.

◊ Sắn và sản phẩm từ sắn:TháiLangiảmgiásànxuấtkhẩusắnlátvàgiátinhbộtsắnnộiđịa;giásắnnguyênliệuổnđịnh.BộThươngmạiThái Lanđã thôngqua chương trìnhhỗtrợgiásắn.

◊ Thủy sản: Mê-hi-cô phát triểnchươngtrìnhtruyxuấtnguồngốctômnuôi.NhucầutiêuthụcácsảnphẩmcángừkhôngđónghộptạiHoaKỳtăng.Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tháng10/2019 tăng trở lại sau khi giảmtrongtháng9/2019.

◊ Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuấtkhẩu đồ nội thất bằng gỗ củaTrungQuốctrong9thángnăm2019giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Page 4: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

4 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

◊ Caosu:Giácaosutrongnướctăngtheoxuhướnggiáthếgiới.Tháng10/2019,xuấtkhẩunhiềuchủngloạicao su chủ lực của Việt Nam tăngmạnhsovớicùngkỳnăm2018.ThịphầncaosuViệtNamtrongtổngnhậpkhẩucủaHoaKỳgiảm.

◊ Cà phê: Tháng 11/2019, giácà phê Robusta trong nước tăngtheo giá thế giới. Xuất khẩu càphê tháng 11/2019 tăng mạnh sovới tháng 10/2019. Thị phần cà phêViệtNam trong tổng nhập khẩu củaHànQuốcgiảm.

◊ Hạtđiều:Giáxuấtkhẩuhạtđiềubìnhquântháng11/2019tăngthángthứ 4 liên tiếp. Thị phần hạt điềuViệtNam trong tổngnhậpkhẩu củaHoaKỳtăng.

◊ Chè: Thị phần chè Việt NamtrongtổngnhậpkhẩucủaHoaKỳgiảm.Ướctính,xuấtkhẩuchècủaViệtNam

trong11thángnăm2019tăng5,8%vềlượngvàtăng8,6%vềtrịgiásovớicùngkỳnăm2018.

◊ Sắn và sản phẩm từ sắn:Tháng 11/2019, giá sắn nguyênliệutrongnướctăngnhẹsovớicuốitháng10/2019.ThịphầntinhbộtsắnViệtNam trong tổngnhậpkhẩu củaTrungQuốctăngmạnhsovớicùngkỳnăm2018.

◊ Thủy sản: Giá cá tra nguyênliệutạiAnGiangvàthủysảnnguyênliệu tại Cà Mau tuần kết thúc ngày28/11/2019ổnđịnhsovớituầntrướcđó. Xuất khẩu cá tra và tôm tháng10/2019tăngtrưởngkhảquan.

◊ Gỗ và sảnphẩmgỗ: Thị phầnđồnội thấtbằnggỗViệtNam trongtổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng.Trong11thángnăm2019,xuấtkhẩugỗvàsảnphẩmgỗcủaViệtNamướctínhđạt9,45tỷUSD,tăng17,2%sovớicùngkỳnăm2018.

Page 5: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

4 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

Giá cao su trên thị trường thế giới tháng 11/2019 tăng do thị trường lo ngại nguồn cung giảm và kỳ vọng nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng.

Giá cao su trong nước tăng theo xu hướng giá thế giới.

Tháng 10/2019, xuất khẩu nhiều chủng loại cao su chủ lực của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm.

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Tháng 11/2019, giá cao su trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng tăng so với tháng 10/2019, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo

(TOCOM), ngày 28/11/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 01/2020 giao dịch ở mức 170,9 Yên/kg (tương đương 1,56 USD/kg), tăng 4,7% so với cuối tháng 10/2019.

Diễn biến giá cao su giao kỳ hạn tháng 01/2020 tại sàn Tocom trong tháng 11/2019 (ĐVT: Yên/kg)

Nguồn: Tocom.or.jp

+ Tại sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE), ngày 28/11/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 01/2020 tăng 5,1% so với cuối tháng

10/2019, giao dịch ở mức 12.535 NDT/tấn (tương đương 1,78 USD/kg).

Page 6: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 5

Diễn biến giá cao su giao kỳ hạn tháng 01/2020 tại sàn SHFE trong tháng 11/2019 (ĐVT: NDT/tấn)

Nguồn: shfe.com.cn

+ Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 ngày 28/11/2019 chào bán ở mức 44,9 Baht/kg (tương đương 1,49 USD/kg), tăng 4,4% so với cuối tháng 10/2019.

Diễn biến giá cao su RSS3 tại Thái Lan trong tháng 11/2019 (ĐVT: Baht/kg)

Nguồn: thainr.com

Tháng 11/2019, giá cao su tăng do: (i) Thị trường lo ngại nguồn cung cao su giảm do dịch bệnh trên cây cao su; Theo Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), sản lượng cao su của các nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới bao gồm Thái Lan,

In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a dự báo giảm 800.000 tấn trong năm 2019, do ảnh hưởng bởi bệnh nấm. (ii) Thị trường hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ cao su.

Page 7: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

6 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

- Thái Lan: Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005) của Thái Lan đạt 3,92 triệu tấn, trị giá 168,46 tỷ Baht (tương đương 5,57 tỷ USD), giảm 11,1% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Thái Lan.

Cao su tự nhiên (mã HS 4001) là chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan trong 10 tháng năm 2019, đạt 2,64 triệu tấn, trị giá 109,71 tỷ Baht (tương đương 3,63 tỷ USD), giảm 9,8% về lượng và giảm 11,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Hoa Kỳ là 3 thị

trường xuất khẩu cao su tự nhiên chủ yếu của Thái Lan.

Trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 1,01 triệu tấn, trị giá 42,23 tỷ Baht (tương đương 1,39 tỷ USD), giảm 18,4% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 10 tháng năm 2019 có nhiều biến động khi tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Ấn Độ giảm, tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Thái Lan

(Tỷ trọng tính theo lượng)10 tháng năm 2018 10 tháng năm 2019

Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái LanTrong 10 tháng năm 2019, xuất

khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Thái Lan đạt 1,14 triệu tấn, trị giá 51,85 tỷ Baht (tương đương 1,72 tỷ USD), giảm 11,7% về lượng và giảm 18,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 85,7% lượng cao

su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan, đạt 978,85 nghìn tấn, trị giá 43,2 tỷ Baht (tương đương 1,43 tỷ USD), giảm 15,6% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

(Tỷ giá: 1 Baht = 0,03310 USD).

Page 8: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 7 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚCTháng 11/2019, giá mủ cao su nguyên

liệu tại tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng. Ngày 30/11/2019, giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy trên địa bàn

tỉnh Đắc Lắk đạt lần lượt 246 Đ/độ TSC và 251 Đ/độ TSC, tăng 16 Đ/độ TSC và 21 Đ/độ TSC so với cuối tháng 10/2019.

Diễn biến giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong tháng 11/2019 (ĐVT: Đ/độ TSC)

Nguồn: socongthuong.daklak.gov.vn

Page 9: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

8 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đã 4 lần điều chỉnh tăng giá thu mua mủ cao su trong tháng 11/2019.

Giá thu mua mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh tháng 11/2019

Chủng loại ĐVTNgày

31/10/2019Ngày

06/11/2019Ngày

14/11/2019Ngày

21/11/2019Ngày

25/11/2019

Mủ cao su nướctạivườn

Đ/độTSC

254 256 261 266 271

Mủ cao su nướctạinhàmáy

Đ/độTSC

259 261 266 271 276

Mủ chén, dâykhô

đ/kg11.200 11.300 11.500 11.800 12.000

Mủchénướt đ/kg 7.800 7.800 8.000 8.200 8.300

Mủ chén, dâyvừa

đ/kg9.900 10.000 10.200 10.400 10.600

Mủtạp đ/kg 11.200 11.300 11.500 11.800 12.000

Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cao su của cả nước đã tăng từ 800.000 ha với sản lượng đạt hơn 789.000 tấn trong năm 2011, lên 965.000 ha với sản lượng 1,1 triệu tấn trong năm 2018, vượt

quy hoạch khoảng 165.000 ha. Năm 2020, định hướng phát triển ngành là tăng tỷ lệ tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa đạt từ 20%-30%, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đạt trên 2 tỷ USD.

Page 10: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 9 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 11/2019 đạt 200 nghìn tấn, trị giá 260 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với tháng 10/2019, tăng 11,3% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018, lên 1.300 USD/tấn. Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu

hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp đạt 669,16 nghìn tấn, trị giá 907,25 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 51,3% tổng lượng cao su xuất khẩu.

Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su SVR 20 tăng 151,8% so với cùng kỳ năm 2018; SVR CV40 tăng 66,9%; RSS1 tăng 47,6%; Latex tăng 30,9%; SVR 3L tăng 17,8%... Xuất khẩu cao su tái sinh giảm 37,4%; cao su Skim block giảm 65,2%, CSR 10 giảm 81,5%...

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Chủng loại

Tháng 10/2019So với tháng 10/2018 (%)

10 tháng năm 2019

So với 10 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

LượngTrị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

LượngTrị giá

Caosutổnghợp120.790 158.814 17,1 17,0 669.160 907.255 5,8 5,0

SVR10 9.132 12.205 -63,6 -61,9 160.656 222.241 1,2 4,2

Latex 19.307 17.887 46,7 48,6 120.668 117.435 30,9 28,2

SVR3L 21.701 30.297 10,4 12,3 170.580 246.948 17,8 15,5

RSS3 9.203 13.060 47,3 48,3 66.504 98.345 -5,1 -6,9

SVRCV60 7.288 10.580 -1,9 -1,5 59.682 89.985 -5,3 -8,7

SVR20 1.105 1.511 -40,8 -38,2 17.244 23.692 151,8 148

RSS1 1.034 1.512 47,3 47,1 10.718 16.738 47,6 48,6

SVRCV50 1.175 1.728 -6,4 -5,7 13.385 20.425 -7,3 -10,8

Caosutáisinh 320 184 -53,8 -43,2 2.845 1.723 -37,4 -28,2

Caosuhỗnhợp 590 1.050 -34,9 -35,8 9.476 16.883 -4,1 2,8

SVR5 202 305 -9,0 -8,5 1.932 2.937 17 14,5

SVRCV40 40 62 202 306 66,9 62,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 11: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

10 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Về giá xuất khẩu: Trong 10 tháng năm 2019, giá xuất khẩu nhiều chủng loại cao su giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su SVR CV50 có giá xuất khẩu bình

quân giảm mạnh nhất, giảm 3,8%; cao su SVR CV60 giảm 3,6%; SVR CV40 giảm 2,9%; SVR 5 giảm 2,1%; giá cao su Latex giảm 2,1%...

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CAO SU CỦA HOA KỲ TRONG 9 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Chủng loại

Tháng 10/2019

(USD/tấn)

So với tháng

9/2019 (%)

So với tháng

10/2018 (%)

10 tháng năm 2019

(USD/tấn)

So với 10 tháng

năm 2018 (%)

Caosutổnghợp 1.315 -0,8 0,0 1.356 -0,8

SVR10 1.336 0,5 4,6 1.383 3,0

Latex 926 -1,5 1,3 973 -2,1

SVR3L 1.396 -1,7 1,7 1.448 -1,9

RSS3 1.419 -0,6 0,7 1.479 -1,9

SVRCV60 1.452 0,9 0,4 1.508 -3,6

SVR20 1.367 3,6 4,4 1.374 -1,5

RSS1 1.462 -2,9 -0,1 1.562 0,7

SVRCV50 1.471 0,6 0,8 1.526 -3,8

Caosutáisinh 574 -4,2 22,9 606 14,7

Caosuhỗnhợp 1.780 -26,7 -1,4 1.782 7,2

SVR5 1.511 2,6 0,6 1.520 -2,1

SVRCV40 1.542 0,0 0 1.515 -2,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 2,84 tỷ USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ca-na-da là 3 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hoa Kỳ.

Trong 9 tháng năm 2019, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu cao su từ các thị trường: Thái Lan tăng 18,9%; Đức tăng 9,9%; Ma-lai-xi-a tăng 39,2%; Đài Loan tăng 42,3%; Pháp tăng 17,8%...; Trong khi giảm nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a giảm 3,3%; Bờ Biển Ngà giảm 5%; Hàn Quốc giảm 3,5%; Việt Nam giảm 3,4%...

Page 12: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 11 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2019 đạt 23,48 nghìn tấn, trị giá 31,22 triệu USD, giảm 3,4% về lượng và giảm 11,6% về trị

giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 1,6%, giảm so với mức 1,7% của cùng kỳ năm 2018.

15 thị trường chính cung cấp cao su cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

Thị trường

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng tính theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá9 tháng

năm 20189 tháng

năm 2019

Tổng 1.514.510 2.845.130 3,4 0,4 100 100

In-đô-nê-xi-a 446.163 672.735 -3,3 -6,9 31,5 29,5

Thái Lan 198.239 343.737 18,9 14,5 11,4 13,1

Ca-na-da 154.924 349.794 7,4 8,7 9,9 10,2

Hàn Quốc 76.881 156.698 -3,5 -8,6 5,4 5,1

Đức 76.819 193.398 9,9 7,5 4,8 5,1

Nhật Bản 72.138 207.267 2,7 6,1 4,8 4,8

Nga 61.522 115.442 -1,2 1,9 4,3 4,1

Mê-hi-cô 57.022 122.066 -4,1 -14,5 4,1 3,8

Pháp 48.241 114.769 17,8 14,3 2,8 3,2

Bờ Biển Ngà 40.877 61.214 -5,0 -8,6 2,9 2,7

Li-bê-ri-a 34.393 48.376 12,0 8,9 2,1 2,3

Đài Loan 33.473 77.742 42,3 33,3 1,6 2,2

Ma-lai-xi-a 28.417 45.359 39,2 39,8 1,4 1,9

Việt Nam 23.481 31.223 -3,4 -11,6 1,7 1,6

Cộng hòa Séc 19.020 29.168 29,2 -0,6 1,0 1,3

Thị trường khác

142.900 276.141 -6,4 -13,2 10,4 9,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 13: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

12 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Về chủng loại nhập khẩu:

Trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Hoa Kỳ đạt 771,41 nghìn tấn, trị giá 1,16 tỷ USD, tăng 2% về lượng, nhưng giảm 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Li-bê-ri-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam là các thị trường cung cấp cao

su tự nhiên chủ yếu cho Hoa Kỳ...

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tự nhiên cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 có nhiều thay đổi khi thị phần cao su của In-đô-nê-xi-a, Bờ Biển Ngà và Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm, thị phần của Thái Lan và Ma-lai-xi-a tăng.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên (mã HS 4001) cho Hoa Kỳ (Tỷ trọng tính theo lượng)

9 tháng năm 2018 9 tháng năm 2019

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Hoa Kỳ đạt 542,34 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản là 3 thị trường cung cấp cao su tổng hợp lớn nhất cho Hoa Kỳ.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 cũng có biến động khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Nga, Mê-hi-cô trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm, thị phần của Đức, Nhật Bản tăng. Trong khi cao su tổng hợp Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ chiếm một lượng nhỏ.

Page 14: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 13 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Diễn biến giá cà phê Robusta giao kỳ hạn trong tháng 11/2019

(ĐVT: USD/tấn)

Giá cà phê trên thị trường thế giới tháng 11/2019 tăng so với tháng 10/2019.

Tháng 11/2019, giá cà phê Robusta trong nước tăng theo giá thế giới.

Xuất khẩu cà phê tháng 11/2019 tăng mạnh so với tháng 10/2019.

Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI

Tháng 11/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng so với tháng 10/2019 do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho giảm và nhu cầu tăng.

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 28/11/2019, giá cà phê Robusta giao kỳ

hạn tháng 1/2020 tăng 3,1% so với ngày 20/11/2019 và tăng 8,2% so với ngày 30/10/2019, lên mức 1.381 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2,9% so với ngày 20/11/2019 và tăng 8,2% so với ngày 30/10/2019, lên mức 1.402 USD/tấn.

1.200

1.300

1.400

1.500

1/10

3/10

7/10

9/10

11/1

0

15/1

0

17/1

0

19/1

0

22/1

0

24/1

0

28/1

0

30/1

0

2/11

5/11

7/11

9/11

12/1

1

14/1

1

18/1

1

20/1

1

25/1

1

27/1

1

Kỳ hạn Tháng 01/2020Kỳ hạn Tháng 03/2020

Nguồn: Sàn giao dịch London

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/11/2019, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 14,2% so với ngày 20/11/2019 và tăng 18,5% so với ngày 30/10/2019, lên mức 117,3 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 3/2020 tăng 11,6% so với ngày 20/11/2019 và tăng 15,6% so với ngày

30/10/2019, lên mức 118,45 Uscent/lb.

+ Trên sàn giao dịch BFM của Bra-xin, ngày 28/11/2019 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 8,3% so với ngày 20/11/2019 và tăng 6,1% so với ngày 30/10/2019, lên mức 136,5 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 5/2020 giao dịch ở mức 139

Page 15: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN14 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

Uscent/lb, tăng 8,8% so với ngày 20/11/2019 và tăng 4,7% so với ngày 30/10/2019.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.506 USD/tấn, trừ lùi 125 USD/tấn, tăng 2,8% so với ngày 20/11/2019 và tăng 7,5% so với ngày 30/10/2019.

Giá cà phê tháng 11/2019 tăng do thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung khi xuất khẩu cà phê của Bra-xin giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi nhu cầu có xu hướng tăng và tồn kho giảm.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 của Bra-xin chỉ đạt khoảng 58 triệu bao, giảm 10,5% so với niên vụ 2017/18. Trong khi Viện Địa lý và Thống kê Bra-xin cũng điều chỉnh giảm sản lượng mùa vụ vừa qua với mức giảm hơn 16,5% so với niên vụ trước.

Trong báo cáo Thương mại tháng 10/2019, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO)

đánh giá, nguồn cung cà phê toàn cầu đang chuyển từ dư thừa sang thiếu hụt nhẹ. Nhu cầu tiêu thụ cà phê được dự báo nhiều khả năng sẽ tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi lối sống phương Tây của những người trẻ tuổi tạo nên văn hóa cà phê trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo dữ liệu của USDA, tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đã tăng hơn 9 lần trong thập kỷ qua, lên 189.300 tấn trong niên vụ 2018/19.

Tính đến ngày 25/11/2019, lượng cà phê Robusta được chứng nhận tồn kho tại sàn London giảm 15.500 bao so với tuần trước đó, xuống còn 2.594.667 bao. Ngày 26/11/2019, lượng cà phê Arabica chế biến ướt được chứng nhận tồn kho tại sàn New York tăng 2.310 bao, lên mức 2.148.922 bao, với 87,4% tương đương 1.877.615 bao tại Châu Âu và 12,6% còn lại tương đương 271.307 bao tại Hoa Kỳ. Hiện đang có 53.923 bao chờ được cấp chứng nhận, giảm 7.641 bao so với ngày 25/11/2019.

Page 16: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 15 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRONG NƯỚC: GIÁ TĂNG

Tháng 11/2019, giá cà phê Robusta trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 28/11/2019, giá cà phê Robusta tăng từ 0,9 - 1,8% so với ngày 20/11/2019, và tăng từ 3,8 - 4,8% so với ngày 30/10/2019.

Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/11/2019, giá cà phê Robusta loại R1 tăng 1,2% so với ngày 20/11/2019 và tăng 3,3% so với ngày 30/10/2019, lên mức 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 28/11/2019

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)Đơn giá

(đồng/kg)So với ngày

20/11/2019 (%)So với ngày

30/10/2019 (%)

Tỉnh Lâm Đồng

Bảo Lộc (Robusta) 32.700 1,2 4,1

Di Linh (Robusta) 32.800 1,9 4,8

Lâm Hà (Robusta) 32.700 1,6 4,5

Tỉnh Đắk Lắk

Cư M’gar (Robusta) 33.300 1,8 4,4

Ea H’leo (Robusta) 33.200 1,8 4,7

Buôn Hồ (Robusta) 33.200 1,8 4,7

Tỉnh Gia Lai

Pleiku 33.100 1,5

la Grai (Robusta) 33.000 0,9 4,1

Tỉnh Đắk Nông

Gia Nghĩa (Robusta) 33.100 1,8 4,7

Đắk R’lấp 33.000 1,2

Tỉnh Kon Tum

Đắk Hà (Robusta) 33.200 1,8 3,8

TP. Hồ Chí Minh

R1 34.300 1,2 3,3

Nguồn: Tintaynguyen.com

Page 17: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN16 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 11/2019 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với tháng 10/2019, so với tháng 11/2018 giảm 13,9% về lượng và giảm 20,4% về trị giá. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá 2,538 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11/2019 ước tính ở mức 1.725 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 10/2019 và giảm 7,6% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.723 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2019, xuất khẩu cà phê Robusta, Arabica, và Excelsa giảm cả về

lượng và trị giá so với tháng 10/2018.

Tính chung 10 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê chế biến tăng 2,0% về lượng, nhưng giảm 0,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2018, đạt 32,2 nghìn tấn, trị giá 162,5 triệu USD. Xuất khẩu cà phê chế biến sang các thị trường tăng, gồm Nga tăng 58,2%, Trung Quốc tăng 108,7%, Ba Lan tăng 14,1%, Ấn Độ tăng 28,4%, Tây Ban Nha tăng 828%, Ý tăng 16,9%.

Xuất khẩu cà phê Robusta trong 10 tháng năm 2019 giảm 5,1% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2018, đạt 1,282 triệu tấn, trị giá 1,938 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, An-giê-ri, Thái Lan, Ấn Độ... tăng; xuất khẩu cà phê sang Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Anh, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc giảm.

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THÁNG 11/2019 TĂNG SO VỚI THÁNG 10/2019

Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Chủng loại

Tháng 10 năm 2019

So với tháng 10 năm 2018

(%)

10 tháng năm 2019So với 10 tháng năm 2018 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

LượngTrị giá

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá XKBQ (USD/tấn)

LượngTrị giá

Giá XKBQ

Robusta 73.539109.321 -39,1 -44,4 1.282.3051.938.729 1.512 -5,1 -17,1 -12,6

Cà phêchếbiến

3.551

16.359-10,0 1,0 32.218 162.499 5.044 2,0 -0,2 -2,1

Arabica 1.195 2.136 -38,3 -40,7 53.983 107.116 1.984 -20,3 -29,7 -11,8

Cà phêExcelsa

58 103 -94,4 -93,8 5.144 8.294 1.612 -14,5 -24,8 -12,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 18: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 17 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt 139,2 nghìn tấn, trị giá 553,53 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.

Trong 10 tháng năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa

rang, chưa khử caffein (HS 090111), chiếm 64,4% tổng kim ngạch, đạt 374,65 triệu USD, giảm 4,6% so với 10 tháng năm 2018; nhập khẩu cà phê đã rang, chưa khử caffein (HS 090121) và chủng loại cà phê rang, khử caffein (HS 090122) tăng lần lượt 21,6% và 43% so với cùng kỳ năm 2018.

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CÀ PHÊ HÀN QUỐC 10 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Chủng loại cà phê nhập khẩu của Hàn Quốc

Mã HS10 tháng năm

2019 (nghìn USD)10 tháng năm 2018

(nghìn USD)So sánh

(%)Tỷ trọng/Tổng KNNK (%)

10 tháng 2019 10 tháng 2018090111 357.592 374.650 -4,6 64,6 70,3

090121 179.374 147.452 21,6 32,4 27,6

090122 9.474 6.627 43,0 1,7 1,2

090112 7.086 4.533 56,3 1,3 0,9

090190 4 31 -87,1 0,0 0,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITCGiá nhập khẩu bình quân cà phê của

Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt mức 3.976 USD/tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc từ một số nguồn cung đạt mức cao như: Hoa Kỳ đạt 10.842 USD/tấn; Kê-ni-a đạt 4.942 USD/tấn; Ê-ti-pi-a đạt 4.180 USD/tấn; Goa-tê-ma-la đạt 4.065 USD/tấn.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2019 ở mức 1.736 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu trung bình từ các nguồn cung khác. Giá cà phê Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam thấp là do Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cà phê thô, chưa qua chế biến.

Page 19: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN18 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

5 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2019 (Mã HS 0901)

Thị trường10 tháng năm 2019

So với 10 tháng năm 2018 (%)

Lượng(tấn)

Trị giá(nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn)

Lượng Trị giáGiá

NKBQ

Bra-xin 27.584 68.760 2.493 8,8 -4,3 -12,1

ViệtNam 25.131 43.635 1.736 -0,7 -11,1 -10,5

Cô-lôm-bi-a 24.314 77.937 3.205 8,9 3,8 -4,6

Ê-ti-ô-pi-a 10.330 43.177 4.180 17,8 9,5 -7,0

Hon-đu-rat 8.434 22.521 2.670 0,5 -4,6 -5,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC

10 tháng năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc với lượng đạt 27,6 nghìn tấn, trị giá 68,76 triệu USD, tăng 8,8% về lượng, nhưng giảm 4,3% về trị giá so với 10 tháng năm 2018. Thị phần cà phê của Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 19,1% trong 10 tháng năm 2018, lên 19,8% trong 10 tháng năm 2019.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2019,

đạt 25,13 nghìn tấn, trị giá 43,6 triệu USD, giảm 0,7% về lượng và giảm 11,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2018. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 19% trong 10 tháng năm 2018, còn 18,1% trong 10 tháng năm 2019.

Trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Ê-ti-ô-pi-a và Hoa Kỳ tăng 17,8% và 20% về lượng so với cùng kỳ năm 2018, đạt lần lượt 10,3 nghìn tấn và 7,5 nghìn tấn.

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Hàn Quốc trong 10 tháng (Tỷ trọng tính theo lượng)

Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC

Page 20: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 19 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới, Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 11 trên thế giới, khoảng 2,3 kg/người/năm, bằng 1/2 lượng tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ (4,5 kg/người/năm). Trung bình mỗi năm, mỗi người dân Hàn Quốc uống khoảng 377 cốc cà phê, tức là một ngày 1 người dân Hàn Quốc sẽ uống ít nhất 1 cốc cà phê. Do đó, đây là thị trường xuất khẩu cà phê nhiều tiềm năng đối với Việt Nam.

Thị hiếu tiêu dùng cà phê của người dân Hàn Quốc là cà phê pha và cà phê hòa tan. Cà phê sữa với hương thơm béo, vị ngọt hài hòa là lựa chọn của hầu hết các đối tượng từ học sinh, sinh viên cho đến công nhân viên chức, doanh nhân và các tầng lớp khác.

Hàn Quốc là một quốc gia có mật độ cửa hàng cà phê cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê, có khoảng 26,5 tỷ ly cà phê được bán ra hàng năm tại Hàn Quốc; 88.500 cửa hàng cà phê (tương ứng với việc cứ 600 người dân Hàn Quốc thì sẽ có một cửa hàng). Ước tính, tổng giá trị thị trường cà phê tại Hàn Quốc đạt 11.000 tỷ won/năm (tương đương 10,8 tỷ USD). Hầu như các thương hiệu chuỗi cà phê lớn đều có mặt tại thị trường này. Nổi tiếng nhất trong đó là Ediya với hơn 2.000 cửa hàng, cạnh tranh với hơn 1.100 cửa hàng Starbucks và hàng nghìn chuỗi cửa hàng nhỏ khác hoạt động với thương hiệu độc lập. Thói quen tiêu dùng cà phê của người dân Hàn Quốc là ưu tiên lựa chọn những thương hiệu mà họ biết đến. Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao

như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud.

Hiện tại có đến 40% khách hàng Hàn Quốc ưa chuộng loại cà phê Americano, nhưng nhiều cửa hàng cà phê đang cố gắng thử các sản phẩm mới như cà phê pha máy, cà phê bột uống liền để tiện hơn khi mang theo. Ngoài ra, người Hàn Quốc cũng thích cà phê uống liền tại gia đình và công sở do tính tiện dụng. Có đến 95% cà phê bán trên thị trường là cà phê hòa tan uống liền, với đa dạng thương hiệu sản phẩm cà phê.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Hàn Quốc hầu như chưa biết đến các thương hiệu cà phê Việt Nam. Hiện Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein từ Việt Nam, còn chủng loại cà phê chế biến chiếm tỷ trọng rất thấp. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam thiếu thương hiệu, nên chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến, mà phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nước ngoài hoặc gia công chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Hiện chỉ một số ít bộ phận người dân Hàn Quốc biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7 của Việt Nam. Điều này cho thấy, chưa có nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam xây dựng được thương hiệu tại thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài tại thị trường này rất gay gắt. Do đó, cần thiết đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá và tuyên truyền sản phẩm cà phê đã qua chế biến của Việt Nam tới người dân Hàn Quốc. Đồng thời, cải tiến bao bì hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ của người dân Hàn Quốc.

Page 21: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN20 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Mô-dăm-bích, Ta-dan-ni-a và Kê-ni-a đang vào vụ thu hoạch rộ hạt điều.

Giá xuất khẩu hạt điều bình quân tháng 11/2019 tăng tháng thứ 4 liên tiếp.

Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU THẾ GIỚI

Tháng 11/2019, giá hạt điều trên thị trường thế giới không có nhiều biến động sau khi tăng mạnh trong 2 tháng trước đó do nguồn cung ổn định, nhu cầu ở mức thấp. Tháng 11 hàng năm là thời điểm thu hoạch rộ hạt điều của Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Mô-dăm-bích, Ta-dan-ni-a và Kê-ni-a với tổng sản lượng đạt khoảng 300 - 400 nghìn tấn, đủ để cung cấp cho thị trường cho đến vụ mùa mới của Việt Nam. Nhu cầu hạt điều thô ở mức thấp do các nhà chế biến tại châu Âu và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho mùa lễ hội (Lễ tạ ơn và Giáng Sinh), phải một

thời gian nữa mới trở lại thị trường.

Tại cảng Delhi của Ấn Độ, giá hạt điều xuất khẩu tháng 11/2019 ổn định so với tháng 10/2019. Theo Hiệp hội Hạt điều thế giới, ngày 28/11/2019 giá hạt điều chủng loại W180 và W210 xuất khẩu ổn định ở mức 1.095 Rs/kg (15,32 USD/kg) và 982,5 Rs/kg (13,74 USD/kg); hạt điều loại W240 và W320 ổn định ở mức 805 Rs/kg (11,26 USD/kg) và 685 Rs/kg (9,58 USD/kg); giá hạt điều nhân vỡ 2 mảnh ổn định ở mức 610 Rs/kg (8,53 USD/kg).

Page 22: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 21 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU TRONG NƯỚC

Giá hạt điều thô trên thị trường thế giới tăng trong tháng 9 và tháng 10/2019 do nhu cầu nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam cao. Hiện Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu các loại hạt có khả năng cạnh tranh với hạt điều từ Hoa Kỳ, nên người Ấn Độ chuyển sang dùng hạt điều nhân nhiều hơn. Chính vì vậy, các nhà chế biến Ấn Độ đã giảm xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều nhân. Tuy nhiên, Hiệp hội Hạt điều Việt Nam (Vinacas) cảnh báo các doanh nghiệp trong nước thận trọng khi nhập khẩu hạt điều thô do giá hạt điều thô hiện đang ở mức cao so với giá hạt điều nhân xuất khẩu.

Hiện nay, rất nhiều công ty chế biến hạt điều Việt Nam đã hết hạt điều thô để sản xuất. Một số công ty đã mua đủ hàng cho sản xuất tới vụ mới, nhưng cũng có một số công ty đang thiếu lượng nguyên

liệu từ 1 - 3 tháng. Vì thiếu nguyên liệu, nên giá hạt điều thô nội địa hiện ở mức cao hơn giá hạt điều nhân ký hợp đồng xuất khẩu.

Theo Vinacas, giá hạt điều thô có biến động lớn hơn so với hạt điều nhân. Thông thường, hạt điều thô tăng giá thì nhanh và nhiều nhưng giảm chậm. Thời gian gần đây, giá hạt điều thô đang biến động theo chiều hướng tăng với biên độ lớn hơn nhiều so với điều nhân. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý để tránh thua lỗ khi quyết định mua hạt điều thô.

Vinacas dự báo, từ nay đến đầu vụ mới năm 2020, giá hạt điều thô sẽ cơ bản ổn định, mức tăng giảm chỉ biến động nhẹ. Giá hạt điều thô mới đầu vụ năm 2020 được chào bán vào tháng 2 và tháng 3/2020 sẽ ổn định hơn và có khả năng giảm dần từ tháng 5 - tháng 6/2020 rồi lặp lại chu kỳ như năm 2019.

Page 23: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN22 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN HẠT ĐIỀU THÁNG 11/2019 TĂNG THÁNG THỨ TƯ LIÊN TIẾP

Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều tháng 11/2019 đạt 40 nghìn tấn, trị giá 285 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 6,5% về trị giá so với tháng 10/2019, nhưng tăng 14,6% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu hạt điều đạt 412 nghìn tấn, trị giá 2,985 tỷ USD, tăng 21,5% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với 11 tháng năm 2018. Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 11/2019 ở mức 7.125 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 10/2019, nhưng giảm 10,2% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 7.241 USD/tấn, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2019, xuất khẩu hạt điều đạt trên 44 nghìn tấn, trị giá 304,68 triệu USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với tháng 9/2019, tăng 31,2% về lượng và tăng 7,3% về trị giá so với tháng 10/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu hạt điều đạt 372,3 nghìn tấn, trị giá 2,70 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng, nhưng giảm 4,0% về trị giá so với 10 tháng năm 2018. Tháng 10/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ở mức 6.923 USD/tấn, tăng 0,7% so với tháng 9/2019, nhưng giảm 18,2% so với tháng 10/2018. Lũy kế 10 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ở mức 7.253 USD/tấn, giảm 21,5% so với 10 tháng năm 2018.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt điều năm 2018 - 2019

0

20

40

60

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/18 T11 T12

T1/19 T2 T3

T4/19 T5 T6

T7/19 T8 T9

T10/19

0,0

2,04,0

6,0

8,010,0

12,0

Lượng (nghìn tấn) Giá XKBQ (USD/kg)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTháng 10/2019, xuất khẩu hạt điều

sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Úc, Thái Lan, Ý... tăng so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu sang Anh, Nga... giảm.

Trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ tăng 8,0% về lượng, nhưng giảm 18,1% về trị giá so với cùng

kỳ năm 2018, đạt 122.595 tấn, trị giá 865,52 triệu USD. Trong khi xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Đức tăng lần lượt 58,2% và 49,4% về lượng, và tăng 36,3% và 17,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 58.145 tấn và 14.488 tấn, trị giá 447,28 triệu USD và 109,22 triệu USD.

Page 24: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 23 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

10 thị trường xuất khẩu hạt điều trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Thị trườngTháng 10/2019

So với tháng 10/2018 (%)

10 tháng năm 2019So với 10 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giáLượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hoa Kỳ 13.517 88.765 40,7 5,9 122.595 865.522 8,0 -18,1Trung Quốc 8.422 63.707 28,0 19,2 58.145 447.282 58,2 36,3Hà Lan 5.370 39.077 33,0 11,0 36.615 275.133 3,7 -20,3Đức 1.719 12.247 51,9 24,6 14.488 109.225 49,4 17,5Anh 1.502 9.270 -2,1 -23,9 13.595 92.234 10,6 -15,9Úc 1.828 12.288 38,9 13,1 13.446 96.067 31,1 4,3Ca-na-đa 1.195 8.466 14,7 -17,0 10.926 82.531 13,7 -13,2Thái Lan 927 6.502 31,1 7,5 8.043 57.728 13,9 -10,4Ý 691 3.556 33,1 12,6 6.552 37.062 2,8 -20,2Nga 522 3.721 -14,8 -23,9 6.042 43.974 16,6 -6,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Chủng loại xuất khẩu:

Tháng 10/2019, xuất khẩu hạt điều W320 tăng 18,6% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với tháng 10/2018, đạt 21 nghìn tấn, trị giá 152,19 triệu USD; hạt điều loại W240 đạt 5,9 nghìn tấn, trị giá 46,94 triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 15,8% về trị giá; xuất khẩu hạt điều chủng loại W180 tăng 221,6% về lượng và tăng 187,5% về trị giá so với tháng 10/2018, đạt 574 tấn, trị giá 5,10 triệu USD.

10 tháng năm 2019, hạt điều W320 vẫn là chủng loại xuất khẩu chủ lực, chiếm 43,9% tổng lượng hạt điều xuất khẩu của cả nước, đạt 163,4 nghìn tấn, trị giá 1,228 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hạt điều W320 sang Trung Quốc, Đức, Úc, Ca-na-đa, Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga... tăng; xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Hà Lan, Ý... giảm.

Page 25: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN24 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU HOA KỲ 9 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều W320 trong 10 tháng năm 2019 đạt 7.519 USD/tấn. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt điều loại W320 sang Thụy Điển đạt 10.862 USD/tấn; Hồng Kông đạt 9.088 USD/tấn; Bỉ đạt 8.143 USD/tấn; Pháp đạt 8.648 USD/tấn; Nhật Bản đạt 8.033 USD/tấn; Hàn Quốc đạt

8.074 USD/tấn; Hoa Kỳ đạt 7.320 USD/tấn; Hà Lan đạt 7.652 USD/tấn và Trung Quốc đạt 7.538 USD/tấn.

Cơ cấu chủng loại hạt điều xuất khẩu trong 10 tháng năm 2019 có nhiều biến động khi tỷ trọng hạt điều W320, WS/WB, LP... giảm, tỷ trọng hạt điều W240 tăng.

Cơ cấu chủng loại hạt điều xuất khẩu trong 10 tháng

(Tỷ trọng tính theo lượng)

Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu hạt điều của nước này trong 9 tháng năm 2019 đạt 114.545 tấn, trị giá trên 889 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với 9 tháng năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 đạt mức

7.761 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt điều từ Thái Lan đạt 10.815 USD/tấn, Bờ Biển Ngà đạt 8.453 USD/tấn, Ấn Độ đạt 8.182 USD/tấn, Bra-xin đạt 8.033 USD/tấn, Ni-giê-ri-a đạt 7.972 USD/tấn, Việt Nam đạt 7.687 USD/tấn.

Page 26: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 25 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

10 nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ 9 tháng năm 2019

(Mã HS: 080131, 080132)

Thị trường9 tháng năm 2019

So với 9 tháng năm 2018 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn)

LượngTrị giá

Giá NKBQ

9 tháng 2019

9 tháng 2018

Việt Nam 97.553 749.929 7.687 -2,3 -22,0 -20,2 85,2 84,9

Bra-xin 4.583 36.813 8.033 14,2 -8,8 -20,1 4,0 3,4

Ấn Độ 3.368 27.555 8.182 -36,3 -48,6 -19,2 2,9 4,5

In-đô-nê-xi-a 2.785 22.062 7.921 95,2 49,5 -23,4 2,4 1,2

Bờ Biển Ngà 1.709 14.450 8.453 26,6 5,7 -16,5 1,5 1,1

Mô-dăm-bích 1.275 9.437 7.402 -17,0 -36,3 -23,2 1,1 1,3

Thái Lan 1.029 11.132 10.815 9,7 0,4 -8,4 0,9 0,8

Bê-nanh 779 6.031 7.741 -44,0 -54,9 -19,5 0,7 1,2

Ni-giê-ri-a 561 4.475 7.972 20,7 -0,7 -17,7 0,5 0,4

Ga-na 318 2.339 7.354 -40,0 -53,4 -22,2 0,3 0,5

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Trong 9 tháng năm 2019, Hoa Kỳ giảm nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam,

Ấn Độ, Mô-dăm-bích, Bê-nanh, nhưng tăng nhập khẩu từ Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Bờ Biển Ngà, Thái Lan và Ni-giê-ri-a. Cụ thể:

Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019, đạt 97.553 tấn, trị giá 749,9 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và giảm 22% về trị giá so với 9 tháng năm 2018. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 84,9% trong 9 tháng năm

2018, lên 85,2% trong 9 tháng năm 2019.

9 tháng năm 2019, nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ từ Ấn Độ giảm 36,3% về lượng và giảm 48,6% về trị giá so với 9 tháng năm 2018, đạt 3.368 tấn, trị giá 27,55 triệu USD. Thị phần hạt điều của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 4,5% trong 9 tháng năm 2019, xuống còn 2,9% trong 9 tháng năm 2019.

Nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ từ Bra-xin trong 9 tháng năm 2019 tăng 14,2% về lượng, đạt 4.583 tấn, nhưng giảm 8,8% về trị giá, đạt 36,81 triệu USD. Thị phần hạt điều của Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 3,4% trong 9 tháng năm 2018, lên 4,0% trong 9 tháng năm 2019.

Page 27: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

26 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Kê-ni-a: Theo Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm Kê-ni-a (AFA), sản lượng chè của Kê-ni-a tháng 9/2019 đạt 35,53 nghìn tấn, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng chè của Kê-ni-a giảm do thời tiết khô hạn tại các khu vực trồng chè của nước này. Lũy kế 9 tháng năm 2019, sản lượng chè của Kê-ni-a đạt 316,8 nghìn tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiêu thụ chè nội địa của Kê-ni-a trong tháng 9/2019 đạt 3,25 nghìn tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 9 tháng năm 2019, tiêu thụ chè nội địa của Kê-ni-a đạt 31,23 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu chè của Kê-ni-a trong tháng 9/2019 đạt 37,25 nghìn tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018. Pa-ki-xtan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Kê-ni-a trong tháng 9/2019, đạt 12,85 nghìn tấn, chiếm 35% tổng lượng chè xuất khẩu của Kê-ni-a; Ai Cập đạt 7,98 nghìn tấn, Anh đạt 3,51 nghìn tấn, Nga đạt 1,69 nghìn tấn, Các TVQ Ả Rập Thống nhất đạt 1,56 nghìn tấn,

Xu-đăng đạt 1,45 nghìn tấn, Y-ê-men đạt 1,13 nghìn tấn, Ca-dắc-xtan đạt 0,85 nghìn tấn, Áp-ga-ni-xtan đạt 0,67 nghìn tấn, I-ran đạt 0,61 nghìn tấn.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè của Kê-ni-a đạt 374,55 nghìn tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

9 tháng năm 2019, sản lượng chè của Kê-ni-a giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2018 do thời tiết bất lợi.

Tháng 10/2019, sản lượng chè của Xri Lan-ca giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu tăng 10,7%.

Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm.Ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019

tăng 5,8% về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

THỊ TRƯỜNG CHÈ

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Page 28: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 27 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM

Xri Lan-ca: Theo Hiệp hội xuất khẩu chè Xri Lan- ca, sản lượng chè của nước này tháng 10/2019 đạt 20,8 nghìn tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 10 tháng năm 2019, sản lượng chè của Xri Lan-ca đạt 253,7 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản lượng chè CTC trong tháng 10/2019 đạt 1,9 nghìn tấn, tăng 22,2% so với tháng 9/2019, nhưng giảm 32,1% với cùng kỳ năm 2018. Trong 10 tháng năm 2019 sản lượng chè CTC của Xri Lan-ca đạt 19,2 nghìn tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018.

Về xuất khẩu: Tháng 10/2019, xuất khẩu chè của Xri Lan-ca đạt 25,8 nghìn tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 10 tháng năm 2019, xuất khẩu chè của Xri Lan-ca đạt 246,9 nghìn tấn, trị giá 203,1 tỷ Rs (tương đương với 1,11 tỷ USD), tăng 4,8% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu chè bình quân của Xri Lan-ca trong 10 tháng năm 2019 đạt 822,69 Rs/kg-FOB (tương đương 4,52 USD/kg-FOB), tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Ghi chú: 1 USD = 181,69 Rs.

Theo ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 11/2019 đạt 14 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 0,9% về lượng và giảm 9% về trị giá so với tháng 10/2019, tăng 17,8% về lượng và giảm 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè bình quân trong tháng 11/2019 ước đạt 1.571,4 USD/tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu chè đạt 122 nghìn tấn, trị giá 211 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 8,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè bình quân 11 tháng năm 2019 đạt 1.731,2 USD/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 10/2019 đạt 14,1 nghìn tấn, trị giá 24,18 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với tháng 10/2018. Giá xuất khẩu chè bình quân trong tháng 10/2019 đạt 1.712,5 USD/tấn, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 10 tháng năm 2019, xuất khẩu chè đạt 108,1 nghìn tấn, trị giá 189,4 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè trong 10 tháng năm 2019 trung bình ở mức 1.751,9 USD/tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 29: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

28 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Xuất khẩu chè của Việt Nam theo tháng giai đoạn năm 2018 - 2019 (ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quanTrong 10 tháng năm 2019, Pa-ki-xtan

là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, đạt 36,7 nghìn tấn, trị giá 73,7 triệu USD, tăng 32,1% về lượng và tăng 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè sang thị trường Pa-ki-xtan trong 10 tháng năm 2019 trung bình ở mức 2.004,2 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan trong 10 tháng năm 2019 đạt 15,7 nghìn tấn, trị giá 24,7 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường Đài Loan ở mức 1.567,8 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu chè sang Trung Quốc giảm mạnh về lượng, nhưng giá xuất khẩu bình quân tăng rất mạnh, nên trị giá xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 21,9 triệu USD.

Đáng chú ý, xuất khẩu chè sang thị trường Nga tháng 10/2019 tăng mạnh trở lại, sau nhiều tháng giảm liên tiếp, đưa lượng chè xuất khẩu sang Nga 10 tháng năm 2019 lên mức 12,4 nghìn tấn, trị giá 18,5 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá chè xuất khẩu bình quân sang Nga ở mức 1.487,3 USD/tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.

10 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2019

Thị trường10 tháng năm 2019 So với 10 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 10 tháng

(%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Đơn

giáNăm 2019

Năm 2018

Tổng 108.155 189.479 1.751,9 4,2 8,6 4,2 100,0 100,0Pa-ki-xtan 36.791 73.736 2.004,2 32,1 20,3 -9,0 34,0 26,8Đài Loan 15.786 24.750 1.567,8 0,2 1,4 1,1 14,6 15,2Trung Quốc 7.052 21.996 3.119,1 -26,2 47,1 99,2 6,5 9,2

Page 30: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 29 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường10 tháng năm 2019 So với 10 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 10 tháng

(%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Đơn

giáNăm 2019

Năm 2018

Nga 12.454 18.523 1.487,3 3,1 0,7 -2,3 11,5 11,6In-đô-nê-xi-a 7.660 7.442 971,6 2,7 -0,4 -3,1 7,1 7,2Hoa Kỳ 4.808 5.991 1.246,0 -7,3 -1,1 6,7 4,4 5,0I-rắc 3.290 4.882 1.483,9 -12,8 -13,7 -1,0 3,0 3,6Ả Rập Xê út 1.641 4.188 2.552,3 -0,5 -1,7 -1,2 1,5 1,6Ma-lai-xi-a 3.336 2.588 775,6 -0,4 -0,3 0,2 3,1 3,2Phi-líp-pin 862 2.237 2.594,6 68,7 71,3 1,6 0,8 0,5Thị trường khác 14.475 23.147 1.599,1 -12,8 -17,4 -5,4 13,4 16,0

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quanVề chủng loại: Chè xanh là chủng loại chè xuất khẩu

lớn nhất trong 10 tháng năm 2019, đạt 44,2 nghìn tấn, trị giá 92,7 triệu USD, giảm 4,8% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè xanh bình quân 10 tháng năm 2019 ở mức 2.094,6 USD/tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018. Pa-ki-xtan, Trung Quốc, Đài Loan là 3 thị trường xuất khẩu chè xanh lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, Pa-ki-xtan là thị trường xuất khẩu chè xanh lớn nhất, chiếm 64,5% tổng lượng xuất khẩu.

Xuất khẩu chè đen trong 10 tháng năm 2019 đạt 43,4 nghìn tấn, trị giá 59,5 triệu USD, giảm 15,9% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu chè đen trong 10 tháng năm 2019 ở mức 1.370,3 USD/tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018. Nga là thị trường xuất khẩu chè đen lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2019 với tỷ trọng chiếm 22,5%. Các thị trường xuất khẩu chè đen lớn tiếp theo gồm: Đài Loan, In-đô-nê-xi-a, Pa-ki-xtan, Hoa Kỳ…

Chủng loại chè xuất khẩu chính trong 10 tháng năm 2019

Chủng loại10 tháng năm 2019 So với 10 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 10 tháng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Đơn

giáNăm 2019

Năm 2018

Tổng 108.155 189.479 1.751,9 4,2 8,6 4,2 100,0 100,0Chè xanh 44.274 92.736 2.094,6 -4,8 3,8 9,0 40,9 44,8Chè đen 43.481 59.581 1.370,3 -15,9 -16,4 -0,6 40,2 49,8Chè ướp hoa 1.534 2.618 1.706,5 -22,3 -29,7 -9,5 1,4 1,9Chè ô long 382 1.302 3.408,8 10,8 -35,9 -42,1 0,4 0,3Loại khác 18.484 33.242 1.798,5 474,6 313,1 -28,1 17,1 3,1

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Page 31: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

30 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÈ HOA KỲ TRONG 9 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu chè của Hoa Kỳ đạt 90,4 nghìn tấn, trị giá 355,1 triệu USD, giảm 0,8% về lượng, nhưng tăng 2,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá nhập khẩu chè của Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 trung bình ở mức 3.925,4 USD/tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2018, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ ba thế giới, đạt 487,3 triệu USD, chiếm 6,6% tổng trị giá nhập khẩu chè toàn cầu. Thống kê cho thấy, thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp, đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường này trong thời gian tới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là thị trường khó tính, có tiêu chuẩn cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường Hoa Kỳ, doanh

nghiệp cần tăng đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị ngành chè, đặc biệt là nâng cao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhập khẩu chè của Hoa Kỳ theo tháng giai đoạn năm 2018 - 2019(ĐVT: Nghìn tấn)

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 32: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 31 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Về thị trường: Ắc-hen-ti-na là thị trường cung cấp chè lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019, đạt 33,7 nghìn tấn, trị giá 46,3 triệu USD, giảm 10,5% về lượng và giảm 11,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Nhập khẩu chè của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đạt 12,6 nghìn tấn, trị giá 57,2 triệu USD, giảm 2,7% về lượng và giảm 15,6% về trị giá; Ấn Độ đạt 8,9 nghìn tấn, trị giá 36,5 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và tăng 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đây là ba thị trường cung cấp chè chính cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019, nhưng thị phần chè của ba thị trường này

trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi giảm nhập khẩu chè từ 3 thị trường cung cấp lớn nhất, Hoa Kỳ lại tăng nhập khẩu từ thị trường Xri Lan-ca, Ma-la-uy, In-đô-nê-xi-a và Đài Loan.

Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 6 cho Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019, đạt 4,2 nghìn tấn, trị giá 5,4 triệu USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 giảm 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Hoa Kỳ nhập khẩu chè từ 10 thị trường chính trong 9 tháng năm 2019

Thị trường9 tháng năm 2019

So với 9 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 9 tháng

(%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giáGiá TB

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 90.462 355.102 3.925,4 -0,8 2,0 2,9 100,0 100,0

Ác-hen-ti-na 33.769 46.318 1.371,6 -10,5 -11,8 -1,5 37,3 41,4

Trung Quốc 12.672 57.247 4.517,5 -2,7 -15,6 -13,2 14,0 14,3

Ấn Độ 8.996 36.550 4.063,1 -2,5 5,8 8,5 9,9 10,1

Xri Lan-ca 5.482 34.694 6.328,4 24,6 14,8 -7,8 6,1 4,8

Ma-la-uy 5.351 13.630 2.547,4 11,8 9,4 -2,2 5,9 5,2

Việt Nam 4.242 5.401 1.273,3 -17,7 -13,8 4,8 4,7 5,7

In-đô-nê-xi-a 3.736 8.633 2.310,6 70,3 84,3 8,2 4,1 2,4

Dim-ba-bu-ê 1.838 3.263 1.775,5 -9,0 -14,2 -5,8 2,0 2,2

Kê-ni-a 1.786 5.075 2.841,0 0,4 -15,9 -16,2 2,0 2,0

Đài Loan 1.772 12.610 7.116,5 25,0 22,1 -2,3 2,0 1,6

Thị trường khác 10.818 131.680 12.172,2 14,1 10,3 -3,3 12,0 10,4

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 33: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

32 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu chè đen của Hoa Kỳ đạt 75,5 nghìn tấn, trị giá 227,3 triệu USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá nhập khẩu bình quân ở mức 3.010,0 USD/tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Ắc-hen-ti-na vẫn là thị trường cung cấp chè đen lớn nhất cho Hoa Kỳ, dù nhập khẩu từ thị trường này giảm. Việt Nam là thị trường cung cấp chè đen lớn thứ 6 cho Hoa Kỳ, đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD, giảm 4,9% về lượng, nhưng tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu chè xanh của Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2019 đạt 13,4 nghìn tấn, trị giá 121,9 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng

0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá nhập khẩu trung bình ở mức 9.082,4 USD/tấn, giảm 1,0% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc là thị trường cung cấp chè xanh lớn nhất cho Hoa Kỳ, nhưng thị phần trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm 6,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong 9 tháng năm 2019, Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu chè xanh từ In-đô-nê-xi-a.

Trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu chè xanh của Hoa Kỳ từ Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần chè xanh Việt Nam trong tổng nhập khẩu của nước này giảm từ 9,4% trong 9 tháng năm 2018, xuống còn 3,9% trong 9 tháng năm 2019.

Mặt hàng chè chính Hoa Kỳ nhập khẩu trong 9 tháng năm 2019

Mặt hàng/Thị trường cung

cấp

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 9 tháng

(%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá GiáTBNăm 2019

Năm 2018

Chè đen 75.545 227.393 3.010,0 -1,7 2,4 4,2 100,0 100,0Ác-hen-ti-na 32.657 43.215 1.323,3 -11,3 -13,0 -1,9 43,2 47,9Ấn Độ 8.441 33.180 3.930,8 -4,9 3,9 9,2 11,2 11,5Trung Quốc 6.750 22.983 3.404,8 6,4 -22,6 -27,3 8,9 8,3Ma-la-uy 5.351 13.630 2.547,4 11,8 9,4 -2,2 7,1 6,2Xri Lan-ca 5.000 28.750 5.749,8 26,5 21,2 -4,2 6,6 5,1Việt Nam 3.722 4.575 1.228,9 -4,9 0,1 5,3 4,9 5,1Thị trường khác 13.624 81.061 5.950,0 11,8 15,9 3,6 18,0 15,8Chè xanh 13.428 121.961 9.082,4 1,4 0,4 -1,0 100,0 100,0Trung Quốc 5.922 34.264 5.785,9 -11,4 -10,1 1,4 44,1 50,5In-đô-nê-xi-a 1.313 3.997 3.042,7 420,9 323,2 -18,7 9,8 1,9Nhật Bản 1.296 45.197 34.875,3 3,8 5,9 2,0 9,7 9,4Đài Loan 806 5.902 7.321,4 17,9 17,0 -0,7 6,0 5,2Ấn Độ 555 3.370 6.076,7 57,8 28,9 -18,3 4,1 2,7Việt Nam 520 827 1.591,1 -58,1 -51,2 16,6 3,9 9,4Thị trường khác 3.017 28.405 9.416,4 8,4 -6,5 -13,8 22,5 21,0

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ(Ghi chú: Mã HS: 090210, 090220, 090230, 090240)

Page 34: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 33 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thái Lan giảm giá sàn xuất khẩu sắn lát và giá tinh bột sắn nội địa; giá sắn nguyên liệu ổn định. Bộ Thương mại Thái Lan đã thông qua chương trình hỗ trợ giá sắn.

Tháng 11/2019, giá sắn nguyên liệu trong nước tăng nhẹ so với cuối tháng 10/2019.

Thị phần tinh bột sắn Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Thái Lan: Trong tháng 11/2019, Hiệp hội Thương mại sắn Thái Lan giảm giá sàn xuất khẩu sắn lát thêm 5 USD/tấn FOB so với cuối tháng 10/2019, xuống còn 225-230 USD/tấn FOB Băng Cốc; Ngày 19/11/2019, Hiệp hội Tinh bột sắn Thái Lan thông báo giảm giá chào xuất khẩu tinh bột sắn thêm 10 USD/tấn FOB, nhưng ngày 26/11/2019 giá đã tăng trở lại mức giá trước khi giảm, ở mức 455 USD/tấn FOB Băng Cốc. Giá tinh bột sắn nội địa tháng 11/2019 giảm thêm 0,3 Baht/kg so với cuối tháng 10/2019, xuống còn 13,0 Baht/kg; giá sắn nguyên liệu tại thị trường nội địa ổn định ở mức 2,1-2,4 Baht/kg.

Bộ Thương mại Thái Lan đã thông qua dự thảo cho chương trình hỗ trợ giá sắn với tổng ngân sách là 9,4 tỷ Baht và dự kiến sẽ có khoảng 500.000 nông dân được hưởng lợi từ chương trình này. Theo đó, mức giá hỗ trợ sẽ là 2,5 Baht/kg (sắn củ tươi). Dự án sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020 và sẽ bắt đầu thanh toán từ ngày 01/12/2019. Sắn, gạo, cao su, cọ và ngô là 5 sản phẩm nông nghiệp được

Thái Lan đưa vào chương trình hỗ trợ giá nhằm đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, 10 tháng năm 2019, xuất khẩu sắn lát (mã HS 07141011) của Thái Lan đạt 2,25 triệu tấn, trị giá 15,23 tỷ Baht (tương đương 504,38 triệu USD), giảm 36% về lượng và giảm 39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,7% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của Thái Lan trong kỳ với 2,24 triệu tấn, trị giá 15,18 tỷ Baht (tương đương 502,49 triệu USD), giảm 36,2% về lượng và giảm 39,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. (Tỷ giá ngày 22/11/2019: 1 Baht = 0,03310 USD).

10 tháng năm 2019, xuất khẩu tinh bột sắn (mã HS 11081400) của Thái Lan đạt 2,38 triệu tấn, trị giá 32,56 tỷ Baht (tương đương 1,08 tỷ USD), tăng 2% về lượng, nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng tinh bột sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm

Page 35: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

34 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

tỷ trọng lớn nhất, chiếm 54,4% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Thái Lan trong kỳ, với 1,29 triệu tấn, trị giá 17,29 tỷ Baht (tương đương 572,25 triệu USD), tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; tiếp đến là In-đô-nê-xi-a đứng vị trí thứ 2 chiếm 11,8% và thị trường Đài Loan đứng ở vị trí thứ 3 chiếm 9,2% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của

Thái Lan trong 10 tháng năm 2019.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng năm 2019 có sự biến động khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Hoa Kỳ giảm.

Tháng 11/2019, giá sắn nguyên liệu trong nước tăng nhẹ so với cuối tháng 10/2019. Tại Tây Ninh, hiện giá sắn thu mua tại nhà máy dao động quanh mức 2.650 - 2.780 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với cuối tháng 10/2019. Tại Kon Tum, giá sắn thu mua tại nhà máy dao động quanh mức 1.950 - 2.100 đồng/kg.

Hiện tại, đã vào chính vụ sản xuất 2019 - 2020, nguồn cung sắn nguyên liệu tăng mạnh, các nhà máy lớn đang tăng cường chạy hết công suất, đảm bảo thu mua hết nguyên liệu trong vùng. Mặc dù nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn chưa tăng mạnh như cùng kỳ các năm trước, nhưng do nguồn cung tinh bột sắn không dồi dào, nên dự kiến giá sẽ không giảm sâu hơn.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Giá sắn củ tươi thu mua nội địa và giá sắn lát xuất khẩu của Việt Nam

STT Nội dungĐơn vị

tính

Giá ngày

27/9/2019

Giá ngày

18/10/2019

Giá ngày

8/11/2019

Giá ngày

28/11/2019

1 Sắn nguyên liệu (trữ bột 30%):

Tây Ninh (sắn Căm-pu-

chia và nội địa)Đồng/kg 2.550 - 2.700 2.650 - 2.750 2.600 - 2.750 2.650 - 2.780

Kon Tum Đồng/kg 2.250 - 2.450 1.950 - 2.050 1.950 - 2.050 1.950 - 2.100

Miền Bắc (mua xô) Đồng/kg 1.700 - 1.850 1.600 - 1.750 1.600 - 1.750 1.600 - 1.750

2 Sắn lát:

FOB Quy Nhơn USD/tấn 255 250-255 255 240

Sắn lát khô Quy Nhơn Đồng/kg 5.350 - 5.450 5.350 - 5.450 5.350 - 5.450 5.250 - 5.350

3 Tinh bột sắn:

FOB cảng TP. Hồ Chí Minh USD/tấn 430 - 440 430 - 440 430 - 440 430 - 435

DAF Lạng Sơn CNY/tấn 2.950 – 3.240 3.070 - 3.170 3.070 - 3.150 2.950 - 3.100

FOB Băng Cốc, Thái Lan USD/tấn 455 455 455 445

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Page 36: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 35 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN CỦA VIỆT NAM

Theo ước tính, tháng 11/2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 230 nghìn tấn, trị giá 88 triệu USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với tháng 10/2019; tăng 6,3% về lượng, nhưng giảm 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 383 USD/tấn. Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,13 triệu tấn, trị giá 834 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 5,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính riêng mặt hàng sắn, xuất khẩu tháng 11/2019 ước đạt 26 nghìn tấn, trị giá 6,6 triệu USD, tăng 130,3% về lượng và tăng 118,9% về trị giá so với tháng 10/2019; nhưng giảm 15,9% về lượng và giảm 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân tăng 6,3% so với cùng kỳ

năm 2018, lên mức 250 USD/tấn. Tính đến hết tháng 11/2019 xuất khẩu sắn đạt 306 nghìn tấn, trị giá 68 triệu USD, giảm 54,1% về lượng và giảm 53,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,91 triệu tấn, trị giá 745,71 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 4,9% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 390,6 USD/tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam theo tháng giai đoạn 2017 - 2019 (ĐVT: Nghìn tấn)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 37: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

36 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Nhìn chung 10 tháng năm 2019, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm 2018, trừ xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2019, đạt 1,68 triệu

tấn, trị giá 659,98 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu trung bình ở mức 392,3 USD/tấn, tăng 1,1%. Trong 10 tháng năm 2019, 88,1% lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Thị trường

Tháng 10/2019So với tháng 10/2018 (%)

10 tháng năm 2019So với 10

tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giáLượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 176.001 71.154 -3,4 -17,7 1.909.200 745.714 -4,9 -4,9

Trung Quốc 161.430 65.136 0,5 -14,7 1.682.148 659.981 -4,2 -3,1

Hàn Quốc 3.240 1.041 -34,8 -30,9 86.181 25.275 5,3 5,7

Phi-líp-pin 1.584 606 -40,9 -56,1 22.739 9.621 -11,5 -19,8

Ma-lai-xi-a 2.896 1.205 -15 -32 23.077 10.006 -17,2 -26,2

Đài Loan 3.596 1.525 61,5 33 25.380 11.243 5,3 -4,9

Nhật Bản 408 175 6.664 1.697 -67,2 -66,3

Pa-ki-xtan 68 49 28,3 26,4 1.777 797 -82,7 -84,5

Thị trường khác 2.779 1.419 104 66 61.234 27.094 -4,9 -16,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Về chủng loại xuất khẩu:

10 tháng năm 2019, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 1,62 triệu tấn, trị giá 683,09 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu trung bình đạt 420,1 USD/tấn, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, 91,8% lượng tinh bột sắn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đạt 1,49 triệu tấn, trị giá 624,94 triệu USD, tăng 21,8% về

lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sắn lát khô trong 10 tháng năm 2019 đạt 244,83 nghìn tấn, trị giá 58,93 triệu USD, giảm 61,5% về lượng và giảm 59,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu trung bình đạt 240,7 USD/tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc và Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu sắn lát khô chủ yếu của

Page 38: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 37 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 62,1% và Hàn Quốc chiếm 33,2% tổng lượng sắt lát khô xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2019.

Chủng loại sắn xuất khẩu trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Tên hàng

Tháng 10/2019So với tháng 10/2018 (%)

10 tháng năm 2019So với 10

tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giáLượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tinh bột sắn 162.146 67.189 2,1 -16,5 1.625.999 683.089 17,8 4,7

Sắn lát khô 11.213 2.775 -47,7 -47,1 244.833 58.929 -61,5 -59,6

Củ sắn tươi đã qua chế biến

216 232 94,6 140,4 1.427 1.705 68,3 94,5

Củ sắn tươi 0 40.270 3.125 22,6 53,7

Loại khác 2.372 954 397,3 553,3 5.523 2.240 135,5 205,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Hiện đang vào giai đoạn cao điểm của mùa sản xuất và tiêu thụ thực phẩm tại Trung Quốc, nhưng xuất khẩu tinh bột sắn vẫn trầm lắng tạo áp lực lên giá xuất khẩu do: (i) Nguồn cung tinh bột ngô tại

Trung Quốc dồi dào; (ii) Nguồn cung tinh bột sắn vụ mới tại Việt Nam và Thái Lan tăng.

Dự báo, giá xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm nhẹ hoặc ổn định trong tháng cuối năm 2019.

Page 39: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

38 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU SẮN LÁT VÀ TINH BỘT SẮN CỦA TRUNG QUỐC TRONG 10 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2019, nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn (Mã HS 071410, 110814) của Trung Quốc đạt 4,44 triệu tấn, trị giá 1,42 tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và giảm 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào là các thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn chính cho Trung Quốc.

Trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Trung Quốc giảm do nhập khẩu từ Thái Lan giảm 29,9%; Việt Nam giảm 4,4%; Đài Loan giảm 1,6%... Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tăng nhập khẩu

sắn lát và tinh bột sắn từ Căm-pu-chia tăng 69,2%; Lào tăng 2.151%...

Nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2019 đạt 777,44 nghìn tấn, trị giá 281,46 triệu USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 16,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân đạt 362 USD/tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 13,8% trong 10 tháng năm 2018, lên 17,5% trong 10 tháng năm 2019.

5 thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn chính cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 (mã HS: 071410, 110814)

Thị trường10 tháng năm 2019

So với 10 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng tính theo lượng (%)

Lượng (tấn)Trị giá

(nghìn USD)Lượng Trị giá

10 tháng năm 2018

10 tháng năm 2019

Tổng 4.441.963 1.421.018 -24,8 -19,4 100 100

Thái Lan 3.530.239 1.098.370 -29,9 -26,7 85,3 79,5

Việt Nam 777.436 281.460 -4,4 16,1 13,8 17,5

Căm-pu-chia 87.163 28.095 69,2 28,6 0,9 2,0

Lào 46.907 12.904 2.151 1.367 0,0 1,1

Đài Loan 115 140 -1,6 -7,5 0,0 0,0

Thị trường khác 104 49 5,6 65,8 0,0 0,0

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 40: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 39 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:

Trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu sắn lát (mã HS 071410) của Trung Quốc đạt 2,48 triệu tấn, trị giá 566,64 triệu USD, giảm 41,7% về lượng và giảm 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào là 4 thị trường chính cung cấp sắn lát chủ yếu cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019.

Thị phần sắn lát Việt Nam trong nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc chiếm 7,4% trong 10 tháng năm 2019, đạt 183,05 nghìn tấn, trị giá 34,41 triệu USD, giảm 65,2% về lượng và giảm 69,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần sắn lát Thái Lan chiếm 89,3%, đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 512,07 triệu USD, giảm 40,6% về lượng và giảm 42,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tinh bột sắn: 10 tháng năm 2019, nhập khẩu tinh bột sắn (mã HS 110814) của Trung Quốc đạt 1,96 triệu tấn, trị giá 854,38 triệu USD, tăng 19,1% về lượng và tăng 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 10 tháng năm 2019, cơ cấu thị trường cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc có nhiều thay đổi khi thị phần của Thái Lan giảm, thị phần của Việt Nam tăng mạnh.

Trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 594,39 nghìn tấn, trị giá 247,05 triệu USD, tăng 107,4% về lượng và tăng 92,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 586,3 triệu USD, tăng 0,7% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Cơ cấu thị trường cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc (ĐVT: Tỷ trọng tính theo lượng)

10 tháng năm 2018 10 tháng năm 2019

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 41: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

40 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mê-hi-cô: Ủy ban Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản Mê-hi-cô (Conapesca) hợp tác với Cơ quan Dịch vụ Quốc gia về sức khỏe, an toàn và chất lượng thực phẩm nông nghiệp Mê-hi-cô (Senasica) để phát triển chương trình truy xuất nguồn gốc tôm nuôi tại nước này nhằm nâng cao năng lực sản xuất, thương mại và tiêu thụ mặt

hàng tôm.

Hệ thống SITMA có chức năng cung cấp thông tin được cập nhật cho người nuôi, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các trại nuôi tôm trên cả nước, và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp tôm Mê-hi-cô trên thị trường quốc tế. Dự kiến, SITMA sẽ được áp dụng chính thức vào quý 1 năm

Mê-hi-cô phát triển chương trình truy xuất nguồn gốc tôm nuôi.

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ không đóng hộp tại Hoa Kỳ tăng.

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tháng 10/2019 tăng trở lại sau khi giảm trong tháng 9/2019.

Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo dỡ bỏ việc đình chỉ tạm thời nhập khẩu tôm từ một số công ty thủy sản lớn nhất của Ê-cu-a-đo.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang và thủy sản nguyên liệu tại Cà Mau tuần kết thúc ngày 28/11/2019 ổn định so với tuần trước đó.

Xuất khẩu cá tra và tôm tháng 10/2019 tăng trưởng khả quan.

Ca-na-đa giảm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng.

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI

Page 42: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 41 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

2020, sau khi cơ quan quản lý hệ thống và các nhà sản xuất chấp thuận tham gia hệ thống này thống nhất trong việc triển khai.

SITMA đảm bảo giám sát sản phẩm từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng tại nhà hàng, hoặc tại hộ gia đình bằng các phương tiện dán nhãn thông tin đi kèm mã QR. Các hãng nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp cận hệ thống để lấy thông tin về đối thủ cạnh tranh, hiểu được đặc điểm của sản phẩm và hành trình của sản phẩm đến khi đưa ra thị trường. Thông tin này sẽ được xác thực bởi Conapesca và Senasica, 2 cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu lên hệ thống máy tính.

Để đảm bảo chắc chắn hơn về khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm tại thời gian xuất bán, SITMA sẽ có một đường link trực tiếp tới Cục Quản lý vùng quốc tế và quốc gia về nông nghiệp lành mạnh của Mê-hi-cô, cho phép giám sát tôm từ điểm nuôi tới thị trường nhập khẩu như châu Âu hoặc châu Á.

Hoa Kỳ: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ không đóng hộp tại Hoa Kỳ tăng đều đặn trong vài năm qua. Cụ thể, trong 3 năm qua, Hoa Kỳ đã vượt Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu cá ngừ tươi qua đường hàng không hàng đầu thế giới. Năm 2018, nhập khẩu cá ngừ không đóng hộp – cá ngừ tươi, đông lạnh và philê cá ngừ của Hoa Kỳ đạt 60.000 tấn. Cá ngừ tươi, đông lạnh và philê chiếm 23% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Hoa Kỳ trong năm 2018.

Cá ngừ tươi và đông lạnh chủ

yếu được sử dụng làm sashimi, bên cạnh dó các món ăn không phải sashimi cũng được người Hoa Kỳ ăn nhiều hơn trong những năm gần đây. Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với cá ngừ dạng philê hay cắt miếng ở mức cao. Thị trường tiêu thụ nhóm sản phẩm này đã tăng gần 10.000 tấn chỉ trong 4 năm vừa qua.

Nhập khẩu cá ngừ nguyên con đông lạnh của Mỹ tăng trong khi cá ngừ nguyên con tươi vẫn duy trì sự ổn định trong nhiều năm nay.

Sự khác biệt về giá giữa các sản phẩm cá ngừ đóng hộp và cá ngừ tươi, cũng như sự tăng trưởng trong phân khúc cuối cho thấy người tiêu dùng Hoa Kỳ sẵn sàng chi trả cho việc tiêu thụ cá ngừ có chất lượng tốt hơn và khác biệt hơn.

Ê-cu-a-đo: Theo thống kê của Phòng Nuôi trồng Thuỷ sản quốc gia Ê-cu-a-đo (Camara Nacional de Acuacultura), tháng 10/2019 xuất khẩu tôm của nước này đạt 52,9 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 7% về trị giá so với tháng 9/2019. Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tăng trở lại cả về lượng và giá sau khi giảm trong tháng 9/2019. Giá tôm trung bình tại cổng trại của Ê-cu-a-đo từ đầu tháng 10/2019 đã tăng 0,5 USD/kg so với tháng

Page 43: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

42 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

9/2019, trong đó giá tôm cỡ lớn (cỡ 30, 40 và 50) tăng mạnh nhất do nhu cầu nhập khẩu cho dịp năm mới của Trung Quốc cao. Giá tôm xuất khẩu trung bình cũng tăng từ

mức 5,59 USD/kg trong tháng 9/2019, lên 5,77 USD/kg trong tháng 10/2019, nhưng vẫn giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo theo tháng giai đoạn năm 2018-2019

0

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Tấn

2

2,5

3

3,5

4

4,5

5

5,5

6

6,5

7USD/kg

Lượng 2018 Lượng 2019 Giá TB 2018 Giá TB 2019

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thuỷ sản quốc gia Ê-cu-a-đo

Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi giảm trong tháng 9/2019. Tháng 9/2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc giảm nhẹ do ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Trung Quốc đối với 5 công ty xuất khẩu tôm lớn của Ê-cu-a-đo. Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc đạt 34,4 nghìn tấn, trị giá 199 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 17% về trị giá so với tháng

9/2019. Trung Quốc ngày càng trở thành thị trường xuất khẩu tôm quan trọng của Ê-cu-a-đo. Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chiếm 65% tổng lượng tôm xuất khẩu của Ê-cu-a-đo.

Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc tăng mạnh bù đắp cho lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU giảm lần lượt 3% và 14% so với tháng 9/2019, xuống còn 5.700 tấn và 10.000 tấn.

Thị trường xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tháng 10 năm 2019

Thị trườngTháng 10/2019 So với tháng 9/2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

Giá XKTB (USD/kg)

Lượng Trị giá Giá XKTB

Trung Quốc 34.446 199 5,77 13 17 3Hoa Kỳ 5.674 30 5,37 -3 -2 0Tây Ban Nha 4.014 22 5,55 -27 -26 3Pháp 2.614 16 6,19 10 8 0

Page 44: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 43 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trườngTháng 10/2019 So với tháng 9/2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

Giá XKTB (USD/kg)

Lượng Trị giá Giá XKTB

Ý 1.931 11 5,92 0 14 10Nga 1.078 6 5,11 7 10 2Cô-lôm-bi-a 358 2 5,73 -11 3 -6Hàn Quốc 328 2 5,42 0 -11 10Anh 301 2 8,17 -25 -18 16Thị trường khác 2.212 15 6,57 -5 4 7Tổng 52.955 304 5,77 4 7 3

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thuỷ sản quốc gia Ê-cu-a-đo

Tính chung 10 tháng năm 2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo đạt 524,46 nghìn tấn, trị giá 3,01 tỷ USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nếu tiến độ xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo duy trì như tháng 10/2019 trong 2 tháng cuối năm, lượng tôm xuất khẩu của nước này cả năm 2019 có khả năng đạt

620.000 tấn.

Trong 2 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc sẽ tiếp tục khả quan do Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo dỡ bỏ việc đình chỉ tạm thời nhập khẩu tôm từ một số công ty thủy sản lớn nhất của Ê-cu-a-đo.

Thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu của Ê-cu-a-đo trong 10 tháng năm 2019

Thị trường10 tháng năm 2019 So với 10 tháng năm 2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu USD)

Giá TB (USD/kg)

Lượng Trị giá Giá TB

Tổng 524.457 3.011 5,74 26 13 -10

Trung Quốc 274.943 1,557 5,66 292 252 -10

Hoa Kỳ 65.426 375 5,73 8 -5 -12

Việt Nam 59.292 329 5,54 -66 -69 -9

Tây Ban Nha 31.960 179 5,61 3 -8 -11

Pháp 24.561 153 6,23 6 -2 -7

Ý 20.819 121 5,83 -1 -11 -10

Nga 9.101 46 5,08 126 109 -8

Hàn Quốc 8.095 49 6,01 15 1 -12

Cô-lôm-bi-a 3.377 20 5,9 19 6 -10

Anh 3.334 26 7,75 19 14 -4

Thị trường khác 23.549 156 6,62 -3 -20 -18

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thuỷ sản quốc gia Ê-cu-a-đo

Page 45: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

44 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Trong tuần đến ngày 28/11/2019, giá thủy sản nguyên liệu tại thị trường trong nước ổn định so với tuần trước đó. Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang ổn định

ở mức 19.000 đ/kg – 20.500 đ/kg; giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau ổn định ở mức 170.000 đ/kg – 280.000 đ/kg.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tuần đến ngày 28/11/2019

Mặt hàngTrọng lượng

Dạng sản

phẩmĐơn giá (đ/kg)

So sánh giá với tuần

trước

(USD/kg)

So sánh giá với cùng kỳ năm trước

(USD/kg)

Cá Tra thịt trắng 0,7-

0,9kg/con

Tươi 19.500-20.500 = (-)11.100-14.000

Cá Tra thịt trắng>1kg/con

Tươi 19.000-19.800 = (-) 14.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Giá thủy sản nguyên liệu tại Cà Mau tuần đến ngày 28/11/2019

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩmĐơn giá tuần

trước (đ/kg)

Đơn giá tuần báo

cáo (đ/kg)

Tôm sú (sống) 20 con/kg (sống sinh thái) 280.000 280.000

Tôm sú (chết) 20 con/kg Nguyên liệu 246.000 246.000

Tôm sú (sống) 30 con/kg (sống sinh thái) 230.000 230.000

Tôm sú (chết) 30 con/kg Nguyên liệu 200.000 200.000

Tôm sú (sống) 40 con/kg (sống sinh thái) 190.000 190.000

Tôm sú (chết) 40 con/kg Nguyên liệu 170.000 170.000

Tôm đất (sống) Loại I (sống) 110.000 110.000

Tôm đất (chết) Loại I Nguyên liệu 90.000 90.000

Tôm Bạc Loại I Nguyên liệu 70.000 70.000

Tôm Thẻ chân trắng 70 con/kg Mua tại ao đầm 99.000 99.000

Tôm Thẻ chân trắng 100 con/kg Mua tại ao đầm 76.000 76.000

Mực tua (sống) (sống) 130.000 130.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Page 46: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 45 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Theo ước tính, tháng 11/2019 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 200 nghìn tấn, trị giá 780 triệu USD, tăng 13,3% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ

năm 2018. Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 1,92 triệu tấn, trị giá 7,86 tỷ USD, tăng 3,7% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 - 2019

0

50

100

150

200

250

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nghìn tấn

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

Lượng 2018 Lượng 2019 Kim ngạch 2018 Kim ngạch 2019

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 10/2019 đạt 220,7 nghìn tấn, trị giá 836 triệu USD, tăng 10,5% về lượng, nhưng giảm 4,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 10 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 7,1 tỷ USD, tăng 2,78% về lượng, nhưng giảm 2,52% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 10/2019 và 10 tháng năm 2019 giảm chủ yếu do giá cá tra và

tôm xuất khẩu giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 10/2019, xuất khẩu tôm, cá tra, cá khô, nghêu đã phục hồi trở lại do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tăng. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2019, trị giá xuất khẩu tôm và cá tra vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2018 khi hoạt động khai thác cá ngừ đã theo các quy chuẩn IUU.

Page 47: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

46 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Mặt hàng

Tháng 10/2019So với tháng 10/2018 (%)

10 tháng năm 2019So với 10 tháng năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giáLượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 220.692 835.840 10,5 -4,4 1.719.054 7.066.839 2,8 -2,5

Cá tra, basa

87.559 179.880 4,9 -20,1 707.341 1.636.037 -2,8 -10,4

Tôm các loại

45.403 341.527 21,2 0,1 317.888 2.748.218 1,6 -6,9

Cá đông lạnh

25.273 88.015 20,6 7,8 202.313 768.714 13,5 13

Chả cá 17.442 34.567 -8,1 -10,7 138.216 278.504 4,8 6,3

Cá ngừ các loại

14.878 62.807 3,4 -5 125.561 607.832 12,6 12,9

Cá khô 9.454 26.335 94,7 68,1 54.956 182.989 -2 13,4

Bạch tuộc các loại

4.597 27.264 -8,3 -22,4 36.836 240.590 0,7 -2,9

Nghêu các loại

3.882 7.164 32,6 34,8 31.794 59.276 13,4 14,5

Mực các loại

3.541 22.717 -23,3 -28 36.886 232.626 -19,3 -18,9

Cá đóng hộp

2.137 8.415 41,7 122,2 24.163 68.046 130,9 175

Ruốc 1.742 1.960 -25,4 -28,4 9.266 11.247 -3,5 -11,2

Ghẹ các loại

696 6.717 29,5 -27,3 4.637 52.913 -8,9 -15

Cua các loại

569 9.709 26 31,3 4.441 61.886 59,9 52,8

Mặt hàng khác

3.520 18.763 55,3 77,2 24.756 117.962 54 14,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 48: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 47 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TÔM CỦA CA-NA-ĐA TRONG 9 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo Cơ quan thống kê Quốc gia Ca-na-đa, trong 9 tháng năm 2019, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh và tôm chế biến (mã HS 030617; 160521; 160529) của nước này đạt 37.259 tấn, trị giá 436,6 triệu CAD (tương đương 327,49 triệu USD), giảm 1,7% về lượng và giảm 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 9 tháng năm 2019, Ca-na-đa có xu hướng giảm nhập khẩu tôm từ thị trường Ấn Độ và Thái Lan, tăng nhập khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ. Thị phần tôm Việt Nam và Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng, thị phần của Ấn Độ, Thái Lan giảm.

Thị trường cung cấp tôm chủ yếu cho Ca-na-đa 9 tháng năm 2019

Thị trường

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn CAD)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá9 tháng

năm 20199 tháng

năm 2018

Tổng 37.259 436.657 327.493 -1,7 -4,8 100,0 100,0

Ấn Độ 9.982 113.384 85.038 -11,0 -11,9 26,8 29,6

Việt Nam 9.537 132.338 99.254 6,9 -0,7 25,6 23,5

Trung Quốc 7.920 76.612 57.459 8,0 4,3 21,3 19,3

Thái Lan 4.039 50.195 37.647 -19,3 -16,7 10,8 13,2

Ê-cu-a-đo 1.784 14.178 10.633 17,3 8,1 4,8 4,0

In-đô-nê-xi-a 1.700 21.300 15.975 32,4 15,7 4,6 3,4

Hoa Kỳ 739 7.695 5.771 -19,7 -20,6 2,0 2,4

Pê-ru 534 7.843 5.882 23,9 30,8 1,4 1,1

Ắc-hen-ti-na 266 4.173 3.130 -57,5 -48,4 0,7 1,7

Phi-lip-pin 103 458 343 -10,0 -42,4 0,3 0,3

Thị trường khác 656 8.481 6.361 24,6 24,3 1,8 1,4

Nguồn: Statistics Ca-na-đa (Tỷ giá: 1 CAD = 0,75 USD)

Page 49: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

48 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Trong 9 tháng năm 2019, Ca-na-đa có xu hướng giảm nhập khẩu tôm đông lạnh, tăng nhập khẩu tôm chế biến. Theo đó, nhập khẩu tôm đông lạnh mã HS 030617 của Ca-na-đa trong 9 tháng năm 2019 đạt 25,68 nghìn tấn, trị giá 301,78 triệu USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu tôm chế biến mã HS 160529 tăng mạnh nhất, tăng 20,5% về lượng và tăng 23,1% về trị

giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 9 tháng năm 2019, thị phần tất cả các chủng loại tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa đều tăng so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: Tôm đông lạnh mã HS 030617 tăng từ 19,8% trong 9 tháng năm 2018, lên 22% trong 9 tháng năm 2019; tôm đông lạnh mã HS 160521 tăng từ 32,5%, lên 33%; tôm đông lạnh mã HS 160529 tăng từ 33,5%, lên 37,1%.

Chủng loại tôm nhập khẩu theo mã HS của Ca-na-đa trong 9 tháng năm 2019

Mã HS

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm 2018 (%)

Thị phần của Việt Nam theo lượng

(%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn CAD)

Trị giá (nghìn USD)

Giá trung bình

(USD/kg)Lượng

Trị giá

9 tháng năm 2019

9 tháng năm 2018

030617 25.684 301.781 226.336 8,8 -4,4 -6,4 22,0 19,8

160521 9.788 116.468 87.351 8,9 2,6 -3,9 33,0 32,5

160529 1.787 18.407 13.805 7,7 20,5 23,1 37,1 33,5

Nguồn: Statistics Ca-na-đa

Page 50: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 49 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng.

Trong 11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 9,45 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2018.

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ THẾ GIỚI

Trung Quốc: Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2019 đạt 4,7 triệu tấn, trị giá 14,8 tỷ USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng

kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 3.158 USD/tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc qua các tháng giai đoạn năm 2018 - 2019 (ĐVT: Tỷ USD)

Page 51: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

50 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Trung Quốc xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu tới một số thị trường chính trong 9 tháng năm 2019 như: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản…Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, trong 9 tháng năm 2019 đạt 1,7 triệu USD, trị giá 5,47 tỷ USD, giảm 18,8% về lượng và giảm 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đơn giá xuất khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt 3.142,8 USD/tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 5,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang giảm mạnh về lượng và trị giá. Với mức

thuế mới ở mức 25% được áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng gỗ của Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ, giá các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ và giảm tính cạnh tranh. Đây là cơ hội cho các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khác trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.

Trong khi tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang Hoa Kỳ giảm mạnh, Trung Quốc tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khác trong 9 tháng năm 2019 như: Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ca-na-đa…Tuy nhiên, mức tăng sang các thị trường khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không bù đắp được mức giảm mạnh từ thị trường Hoa Kỳ.

10 thị trường xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2019

Thị trường

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 9 tháng (%)

Lượng (Nghìn Tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Đơn giá (USD/tấn)

LượngTrị giá

Đơn giá

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 4.701 14.847 3.158,0 -6,7 -11,0 -4,6 100,0 100,0Hoa Kỳ 1.742 5.475 3.142,8 -18,8 -23,8 -6,1 37,1 42,6Anh 289 932 3.221,2 10,8 3,9 -6,2 6,2 5,2Úc 268 743 2.769,8 -3,7 -5,0 -1,4 5,7 5,5Nhật Bản 253 943 3.727,0 3,4 0,8 -2,5 5,4 4,9Hàn Quốc 165 587 3.560,2 2,3 -6,9 -9,0 3,5 3,2Ca-na-đa 160 524 3.265,6 -0,5 -3,2 -2,7 3,4 3,2Đức 148 398 2.684,1 4,5 5,4 0,9 3,2 2,8Hồng Kông 143 491 3.437,6 -13,2 -24,5 -13,0 3,0 3,3Pháp 140 414 2.967,8 -1,0 -5,0 -4,0 3,0 2,8Ả Rập Xê út 116 355 3.054,0 24,9 28,3 2,8 2,5 1,8Thị trường khác 1.276 3.984 3.122,0 2,5 0,3 -2,1 27,1 24,7

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 52: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 51 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) là mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc xuất khẩu trong 9 tháng năm 2019, đạt 1,7 triệu tấn và 4,9 tỷ USD, giảm 4% về lượng và giảm 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này đạt 2.790,6 USD/tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018. Mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu sang một số thị trường như: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hồng Kông…Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tới 32,9% tổng lượng xuất khẩu, giảm 5,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161+ 940169) Trung Quốc xuất khẩu trong 9 tháng năm 2019 đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 11,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng ghế khung gỗ ở mức cao đạt 4.269,8 USD/

tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 9 tháng năm 2019 Trung Quốc còn xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ khác như: Đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng.

Mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Trung Quốc xuất khẩu 9 tháng năm 2019

Mặt hàng

9 tháng năm 2019So với 9 tháng năm

2018 (%)

Tỷ trọng theo lượng 9 tháng (%)

Lượng (Nghìn Tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Đơn giá (USD/tấn)

LượngTrị giá

Đơn giá

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 4.701 14.847 3.158,0 -6,7 -11,0 -4,6 100,0 100,0940360 1.771 4.943 2.790,6 -4,9 -6,0 -1,2 37,7 37,0

940161 + 940169 1.417 6.050 4.269,8 -8,2 -11,6 -3,7 30,1 30,7

940350 735 1.971 2.682,9 -2,7 -15,7 -13,3 15,6 15,0

940340 435 1.148 2.641,2 -11,8 -14,9 -3,5 9,2 9,8

940330 344 734 2.137,5 -10,1 -17,3 -8,0 7,3 7,6

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 53: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

52 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Theo ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11/2019 đạt 900 triệu USD, giảm 13,2 % so với tháng trước, tăng 7,1% so với tháng 11/2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 700 triệu USD, giảm 6,4% so với tháng trước, tăng 14,7% so với tháng 11/2018. Trong 11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 9,45 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2018; Xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,8 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019 bước vào tháng cuối năm, nhưng tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn rất mạnh. Trong đó, đáng chú ý, là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, đây là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Trong 10 tháng năm 2019, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng chiếm tới 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ có giá trị gia tăng cao, điều này tạo nên cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu gỗ.

+ Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, đáng chú ý là trị giá xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ đạt 1,57 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ

tăng trưởng mạnh nhất. Nhu cầu lớn từ thị trường Mỹ là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng cao trong xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam.

+ Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục được thúc đẩy nhờ những thuận lợi có được và nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất nhà bếp trên toàn cầu tăng. Theo Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), dự báo, trong giai đoạn năm 2018 - 2023 thương mại đồ nội thất nhà bếp đạt 8,1 tỷ USD và số lượng đơn vị tăng gần 2,5% mỗi năm. Trong đó, thương mại đồ nội thất nhà bếp chủ yếu tăng trưởng từ các thị trường như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Các TVQ Ả rập Thống nhất, Ai Cập, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.

Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, còn một số mặt hàng khác trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 10 tháng năm 2019 như: Dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; cửa gỗ; đồ gỗ mỹ nghệ…

Page 54: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 53 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU ĐỒ NỘI THẤT BẰNG GỖ CA-NA-ĐA TRONG 9 THÁNG NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 10 và 10 tháng năm 2019

Thị trường

Tháng 10/2019 (Nghìn USD)

So với tháng

10/2018 (%)

10 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 10 tháng

năm 2018 (%)

Tỷ trọng 10 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 22,7 8.555.243 18,5 100,0 100,0Đồ nội thất bằng gỗ 681.015 27,2 5.542.725 23,8 64,8 62,0Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn

210.616 22,0 1.729.487 20,7 20,2 19,8

Đồ nội thất phòng ngủ 187.781 9,2 1.596.400 12,2 18,7 19,7Ghế khung gỗ 205.669 54,0 1.571.861 40,0 18,4 15,5Đồ nội thất văn phòng 37.694 25,9 333.022 29,9 3,9 3,5Đồ nội thất nhà bếp 39.254 43,2 311.954 29,0 3,6 3,3Dăm gỗ 157.832 24,8 1.261.634 14,2 14,7 15,3Gỗ, ván và ván sàn 113.193 14,6 1.070.335 13,6 12,5 13,0Cửa gỗ 3.339 12,8 28.054 38,8 0,3 0,3Đồ gỗ mỹ nghệ 1.746 -6,2 18.175 16,9 0,2 0,2Khung gương 519 -81,0 12.117 -37,1 0,1 0,3Loại khác 79.655 3,4 622.203 -3,2 7,3 8,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu từ Cơ quan thống kê Ca-na-đa, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ca-na-đa trong tháng 9/2019 đạt 173,2 triệu USD, tăng 3,2% so với tháng

9/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ca-na-đa đạt 1,59 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.

Ca-na-đa nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ theo tháng giai đoạn năm 2018 - 2019 (ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: Cơ quan Thống kê Ca-na-đa

Page 55: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

54 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường nhập khẩu:Ca-na-đa nhập khẩu đồ nội thất

bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU và Việt Nam, trị giá nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm tới 87,6% tổng nhập khẩu. Trong đó, Ca-na-đa giảm nhập khẩu từ Hoa Kỳ và EU, nhưng tăng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các thị trường cung cấp chính cho Ca-na-đa. Tỷ trọng nhập khẩu từ

Việt Nam vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của Ca-na-đa. Như vậy, vẫn còn cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Ca-na-đa trong thời gian tới. Đáng chú ý, thực thi Hiệp định CPTPP, với lộ trình giảm thuế theo cam kết khá nhanh của Ca-na-đa (từ 17 - 18% xuống 0% trong vòng 3 năm), đồ gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng khá từ năm 2019 và các năm tới.

10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Ca-na-đa trong tháng 9 và 9 tháng năm 2019

Thị trườngTháng 9/2019 (Nghìn USD)

So với tháng

9/2018(%)

9 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 9 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng 9 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 173.214 3,2 1.596.582 -0,1 100,0Trung Quốc 62.612 3,6 568.549 0,6 35,6 35,3

Hoa Kỳ 38.520 1,2 351.746 -9,3 22,0 24,3

Việt Nam 21.472 9,5 204.202 7,0 12,8 11,9

Ý 9.993 27,3 92.150 9,2 5,8 5,3

Ba Lan 7.080 -12,8 73.527 -6,1 4,6 4,9

Ma-lai-xi-a 6.068 9,0 56.395 13,3 3,5 3,1

Mê-hi-cô 4.361 12,9 31.551 -3,1 2,0 2,0

Đức 3.431 -7,0 27.890 6,3 1,7 1,6

In-đô-nê-xi-a 2.005 18,0 23.433 10,4 1,5 1,3

Bra-xin 2.030 -31,1 22.103 25,7 1,4 1,1

Thị trường khác

15.642 -2,1 145.036 0,0 9,1 9,1

Nguồn: Cơ quan Thống kê Ca-na-đa

Page 56: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 55 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mặt hàng nhập khẩuGhế khung gỗ (mã HS 940161 và

940169), đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) và đồ nội thất phòng ngủ là ba mặt hàng chính Ca-na-đa nhập khẩu nhiều nhất trong 9 tháng năm 2019. Tỷ trọng nhập khẩu ba mặt hàng này chiếm tới 86,7% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ca-na-đa.

Trong đó dẫn đầu về trị giá là ghế khung gỗ, đạt 618,7 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2018, với tỷ trọng chiếm tới 38,8% tổng trị giá nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng ghế khung gỗ lớn nhất cho Ca-na-đa, với tỷ trọng chiếm tới 51,1% tổng trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Ca-na-đa. Việt Nam là thị trường cung cấp ghế khung gỗ lớn thứ ba cho Ca-na-đa sau Hoa Kỳ, đạt 57,5 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiếp theo là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) với trị giá đạt 473 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018. Những thị trường cung cấp chính mặt

hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cho Ca-na-đa như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Ý, Ba Lan.

Đồ nội thất phòng ngủ Ca-na-đa nhập khẩu trong 9 tháng năm 2019 với trị giá 292,2 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018, là mặt hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của Ca-na-đa tăng thêm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ cho Ca-na-đa, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 72,9 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 25% tổng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ. Tiếp theo là các thị trường khác như: Trung Quốc, Ba Lan, Hoa Kỳ…

Ngoài các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Ca-na-đa nhập khẩu chính, trong 9 tháng năm 2019 Ca-na-đa còn nhập khẩu một số mặt hàng khác như: Đồ nội thất văn phòng và đồ nội thất nhà bếp.

Chủng loại đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu của Ca-na-đa trong tháng 9 và 9 tháng năm 2019

Mặt hàngTháng 9/2019

(Nghìn USD)

So với tháng 9/2018

(%)

9 tháng năm 2019 (Nghìn

USD)

So với 9 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trọng 9 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 173.214 3,2 1.596.582 -0,1 100,0 100,0940161 + 940169 68.229 8,2 618.753 -0,1 38,8 38,7

940360 48.849 -6,0 473.071 -3,0 29,6 30,5

940350 31.907 -1,2 292.222 4,6 18,3 17,5

940330 11.639 8,4 113.380 2,6 7,1 6,9

940340 12.590 29,1 99.155 -2,5 6,2 6,4Nguồn: Cơ quan Thống kê Ca-na-đa

Page 57: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

56 | SỐ RA NGÀY 29/11/2019 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

BỘ NÔNG NGHIỆP ÚC ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC CẤM BÁN LẺ CÁC SẢN PHẨM CAFFEIN NGUYÊN CHẤT VÀ

SẢN PHẨM CÓ HÀM LƯỢNG CAFFEIN CÔ ĐẶC CAONgày 6 tháng 11 năm 2019, Bộ Nông

nghiệp Úc đã đề xuất kế hoạch cấm bán lẻ đối với các sản phẩm caffein nguyên chất và sản phẩm có hàm lượng caffein cô đặc cao.

Mục đích đề xuất này nhằm khuyến cáo các nhà nhập khẩu về việc cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm của Úc và New Zealand (FSANZ) đã tham vấn cộng đồng về đề xuất khẩn cấp đối với việc cấm bán lẻ các sản phẩm caffein nguyên chất và sản phẩm có hàm lượng caffein cô đặc cao tại Úc và New Zealand. Nếu lệnh cấm được thực hiện sẽ ảnh hưởng tới việc nhập khẩu những sản phẩm thực phẩm này.

Cụ thể, ngày 01 tháng 11 năm 2019, FSANZ đã tham vấn cộng đồng đối với nội dung này. Sau khi nhận được đề xuất, Bộ Nông nghiệp Úc đã ngay lập tức lấy ý kiến từ FSANZ về rủi ro an toàn thực phẩm của các sản phẩm nói trên hiện đang được nhập khẩu vào Úc.

Nếu FSANZ tuyên bố rằng các sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ từ mức trung bình tới mức cao đối với sức khỏe cộng

đồng, Bộ Nông nghiệp Úc sẽ tìm cách phân loại các thực phẩm này là thực phẩm hiểm họa theo Lệnh kiểm soát thực phẩm nhập khẩu 2019 (Imported Food Control Order 2019). Từ đó cơ quan chức năng có thể xác định mục tiêu và ngăn chặn hiệu quả khi các sản phẩm này làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu thông qua Chương trình kiểm

tra thực phẩm nhập khẩu.Khuyến nghị của FSANZ (số P1054)

được đưa ra sau khi cơ quan này thực hiện đánh giá vào tháng 8 năm 2019. Báo cáo chỉ ra sự dễ dàng trong việc bán lẻ các sản phẩm caffeine nguyên chất mang lại hiểm họa cao đối với người tiêu dùng, và việc bán lẻ các sản phẩm này nên bị cấm.

Tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nông

Page 58: Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · 2019-12-02 · bẢn tin thỊ trƯỜng nÔng, lÂm, thỦy sẢn tÌnh hÌnh chung thỊ trƯỜng cao su thỊ trƯỜng

SỐ RA NGÀY 29/11/2019 | 57 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

nghiệp Úc đã đồng ý với tất cả 5 khuyến nghị được FSANZ đề xuất. Một trong các khuyến nghị này là việc chuẩn bị một đề xuất khẩn cấp để sửa đổi bộ quy tắc về cấm bán lẻ các sản phẩm cafein nguyên chất và sản phẩm có hàm lượng caffein cô đặc cao. Đề xuất này có thời gian tham vấn cộng đồng là 10 ngày (thời gian kết thúc là ngày 14/11/2019).

Mục 16 của Đạo luật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992 cho phép Bộ trưởng quy định phân loại thực phẩm nào bắt buộc phải được kiểm tra hoặc kiểm tra và phân tích theo Chương trình kiểm tra thực

phẩm nhập khẩu. Đặc biệt, chương trình kiểm tra này cho phép Bộ trưởng quy định phân loại thực phẩm là “thực phẩm hiểm họa” nếu FSANZ khuyến cáo thực phẩm đó có nguy cơ tiềm ẩn từ mức trung bình đến cao đối với sức khỏe cộng đồng. Những thực phẩm được phân loại là “thực phẩm hiểm họa” được quy định tại Lệnh kiểm soát thực phẩm nhập khẩu 2019.

Thông tin chi tiết đề nghị xem tại địa chỉ dưới đây:

https://www.agriculture.gov.au/import/goods/food/notices/ifn19-19

ÚC YÊU CẦU GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI TỎI TƯƠI

Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra thông báo kể từ tháng 9 năm 2019, tất cả các nhà nhập khẩu tỏi tươi dành cho người tiêu dùng phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ trước khi hàng đến Úc.

Để có giấy phép này, các nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tới Bộ

Nông nghiệp Úc.Toàn bộ hàng nhập khẩu vào Úc cần phải

tuân thủ các điều kiện nhập khẩu được đưa ra trong cơ sở dữ liệu về An toàn sinh học (BICON) và các điều kiện khác được liệt kê trong giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc.

Kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019, nếu tỏi tươi nhập khẩu vào Úc không có giấy phép sẽ bị tái xuất hoặc tiêu hủy.

Thông tin chi tiết được Bộ Nông nghiệp Úc thông báo trên trang thông tin điện tử chính thức tại đường dẫn dưới đây:

http://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/130-2019

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường. Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.