20
Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 63 BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Mục tiêu Nội dung Hiểu được định nghĩa và cơ chế hoạt động của các trung gian tài chính. Phân biệt được sự khác nhau trong cách thức hoạt động của các trung gian tài chính khác nhau. Thời lượng học 8 tiết. Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các thể chế tài chính trung gian. Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức nâng cao về từng loại hình trung gian tài chính cụ thể, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại.

BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 63

BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

Mục tiêu Nội dung

Hiểu được định nghĩa và cơ chế hoạt động của các trung gian tài chính.

Phân biệt được sự khác nhau trong cách thức hoạt động của các trung gian tài chính khác nhau.

Thời lượng học

8 tiết.

Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các thể chế tài chính trung gian.

Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức nâng cao về từng loại hình trung gian tài chính cụ thể, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại.

Page 2: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

64 v1.0

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống

Sau khi cân nhắc kỹ, ông Quang chưa quyết định tham gia vào thị trường tài chính mà tìm hiểu cách thức tài trợ vốn khác cho hoạt động kinh doanh của mình. Ông Quang lại được tư vấn là nên tham khảo cách thức xin tài trợ dưới dạng mua trả góp từ phía công ty tài chính VinaFin. Tuy nhiên theo thói quen, ông Quang vẫn nghĩ là phương thức vay ngân hàng sẽ là tốt hơn. Nhưng ông không thể nào khẳng định được phương thức vay nào là tốt hơn do không biết ngân hàng và công ty tài chính khác nhau thế nào, ngoài ngân hàng và công ty tài chính ông có thể huy động nguồn tài trợ từ nơi nào khác hay không?

Câu hỏi

Nếu là người tư vấn cho ông Quang, anh chị có thể phân biệt được công ty tài chính và ngân hàng thương mại hay không, các đối tượng này thuộc vào nhóm trung gian tài chính nào và đặc điểm của chúng khác nhau như thế nào. Bên cạnh đó, vẫn còn một nhóm trung gian tài chính nữa chưa được đề cập tới ở ví dụ trên, đó là nhóm trung gian nào và đại diện tiêu biểu

của nó là gì?

Page 3: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 65

4.1. Giới thiệu chung về các trung gian tài chính

4.1.1. Chức năng của các trung gian tài chính Như đã giới thiệu ở bài 2, vốn có thể được dẫn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn thông qua kênh thứ hai, kênh dẫn vốn gián tiếp. Trong kênh dẫn vốn gián tiếp, người đi vay và người cho vay không trực tiếp gặp nhau mà thông qua trung gian tài

chính đứng giữa, truyền dẫn vốn từ người cho vay đến người đi vay. Ví dụ các ngân hàng có thể huy động vốn từ việc nhận tiền gửi từ dân cư và sử dụng số tiền này để cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp hoặc mua trái phiếu công ty trên thị trường tài chính. Kết quả là vốn được chuyển từ dân cư sang các doanh nghiệp với sự trợ giúp của trung gian tài chính.

Kênh dẫn vốn gián tiếp sử dụng trung gian tài chính là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế. Mặc dù thị trường tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng các trung gian tài chính vẫn là nguồn cung cấp vốn chính của các doanh nghiệp. Điều này càng đúng hơn ở các

quốc gia đang phát triển. Tại sao các trung gian tài chính và kênh tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng như vậy trong các thị trường tài chính? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của các trung gian tài chính.

4.1.2. Vai trò của các trung gian tài chính Trung gian tài chính góp phần làm giảm chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc bỏ ra để thực hiện giao dịch tài chính. Chi phí giao dịch là một vấn đề của những người có tiền để cho vay.

Ví dụ, bạn có một số tiền 10 triệu đồng và muốn cho vay số tiền này. Tuy nhiên, để đảm bảo người đi vay trả tiền, bạn phải thuê một luật sư soạn thảo hợp đồng cho vay, trong đó quy định chi tiết lãi suất, số lần thanh toán, thời điểm đáo hạn và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng… Luật sư có thể đòi phí 2 triệu đồng để soạn thảo một hợp đồng. Sau khi tính toán, bạn thấy số tiền lãi bạn có thể thu được (có thể là 1,5 triệu/năm) chưa đủ để bù đắp chi phí giao dịch bạn bỏ ra và do đó bạn không muốn cho vay nữa. Ví dụ này cho thấy những người tiết kiệm với những khoản tiền nhỏ khó có thể cho vay trên thị trường tài chính.

Vậy các trung gian tài chính giúp giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy hoạt động truyền dẫn vốn trong nền kinh tế như thế nào?

Thứ nhất, các trung gian tài chính có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch do quy mô lớn có thể giúp họ tận dụng tính kinh tế theo quy mô (economies of scale), giảm chi phí giao dịch cho mỗi một giao dịch khi quy mô giao dịch tăng lên (tổng chi phí tiến hành giao dịch chỉ tăng không đáng kể khi quy mô giao dịch tăng)

Ví dụ: Một ngân hàng có thể thuê luật sư soạn thảo hợp đồng cho vay chi tiết với mức phí lên đến 10 triệu đồng và sử dụng hợp đồng đó trong nhiều giao dịch, vì vậy làm giảm đáng kể chi phí giao dịch. Giả sử hợp đồng này có thể được sử dụng cho 1000 giao dịch thì chi phí cho mỗi một giao dịch chỉ là 10 nghìn đồng, như vậy có thể giúp nguồn vốn của các nhà đầu tư nhỏ tiếp cận thị trường tài chính.

Page 4: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

66 v1.0

Thứ hai, do hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, các trung gian tài chính có thể sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn của mình làm giảm chi phí giao dịch. Các tổ chức tài chính là những chuyên gia lành nghề, tinh thông nghề nghiệp, họ sẵn sàng đưa ra những hợp đồng vay nợ ít tốn kém và cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. Ngoài ra, các trung gian tài chính còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ phụ trợ làm cho các khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch hơn, ví dụ như cho khách hàng truy cập trang web để giao dịch, vấn tin tài khoản, chuyển tiền, chi trả hóa đơn…

Các trung gian tài chính hỗ trợ hoạt động chia sẻ và phân tán rủi ro

Các trung gian tài chính giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro thông qua quá trình chia sẻ rủi ro. Các trung gian tài chính tạo và bán các tài sản có rủi ro thấp, phù hợp với khách hàng và sử dụng số vốn huy động được để mua các tài sản có độ rủi ro cao hơn. Chẳng hạn các ngân hàng có thể huy động tiền gửi ngắn hạn từ dân cư và cung cấp các khoản vay dài hạn, nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các trung gian tài chính còn thúc đẩy quá trình chia sẻ rủi ro với việc hỗ trợ các nhà đầu tư phân tán rủi ro. Ví dụ, một nhà đầu tư nhỏ có 10 triệu và muốn đầu tư trên thị trường chứng khoán. Với số tiền nhỏ này, số lượng chứng khoán mà nhà đầu tư có thể mua là rất ít, do đó họ không thể phân tán được rủi ro. Các quỹ đầu tư ra đời để hỗ trợ các nhà đầu tư nhỏ trong vấn đề này. Các quỹ đầu tư huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ và sử dụng số tiền đó để đầu tư trên thị trường tài chính. Với việc đầu tư vào một danh mục tài sản, các quỹ đầu tư này có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch cũng như phân tán hiệu quả rủi ro.

Các trung gian tài chính giúp giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) là việc một bên không biết đầy đủ thông tin về bên kia trong một giao dịch khiến không thể đưa ra được các quyết định chính xác. Ví dụ, người đi vay thường có nhiều thông tin về lợi nhuận dự tính và rủi ro gắn với dự án đầu tư hơn là người cho vay. Sự tồn tại của thông tin bất cân xứng dẫn đến 2 vấn đề: lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard).

Lựa chọn đối nghịch là vấn đề của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra. Nó xảy ra khi những người đi vay không có khả năng trả nợ, đặc biệt là những người tích cực nhất khi đi vay và do vậy có nhiều khả năng nhất để được vay. Do không biết hết thông tin về người đi vay nên người cho vay có thể lựa chọn không chính xác (lựa chọn đối nghịch). Vì vấn đề lựa chọn đối nghịch khiến cho các khoản vay có thể đến không đúng địa chỉ, nên những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù vẫn có những người đi vay tốt trên thị trường, khiến cho cả người vay tốt lẫn người vay xấu đều không thể huy động vốn. Vấn đề lựa chọn đối nghịch được đưa ra đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm, những người đi mua bảo hiểm có rủi ro cao lại thường là những người tích cực đi mua bảo hiểm nhất.

Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin bất cân xứng gây ra sau khi giao dịch đã xảy ra. Chẳng hạn sau khi bạn đã mua bảo hiểm tài sản, bạn có thể không có nhiều động cơ giữ gìn tài sản đó do nghĩ rằng nếu có hư hỏng, mất mát đã được công ty

Page 5: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 67

bảo hiểm bồi thường. Công ty bảo hiểm không có nhiều thông tin về việc bạn sẽ sử dụng tài sản đó như thế nào nên bạn có thể có những hành động đi ngược lại quyền lợi của công ty bảo hiểm. Trên thị trường tài chính, rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi người đi vay sẽ thực hiện một số hoạt động mà người cho vay không mong muốn. Rủi ro đạo đức làm giảm khả năng khoản vay sẽ được hoàn trả, do vậy có thể khiến người cho vay không muốn cho vay. Rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong các công ty cổ phần do sự tách biệt giữa chủ sở hữu vốn - các cổ đông và người quản lý doanh nghiệp - ban giám đốc: người quản lý doanh nghiệp, do sở hữu một phần vốn rất nhỏ, hoặc thậm chí không sở hữu một phần vốn nào của doanh nghiệp, có thể hành động vì lợi ích cá nhân của họ hơn là lợi ích của các cổ đông sở hữu vốn.

Như vậy, các vấn đề do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể cản trở sự hoạt động hiểu quả của thị trường tài chính. Các trung gian tài chính có thể giải quyết đáng kể vấn đề này.

Với sự có mặt của các trung gian tài chính, các nhà đầu tư nhỏ có thể góp vốn cho thị trường tài chính với việc cho một trung gian tài chính tin cậy vay vốn, trung gian này có thể sử dụng khoản tiền này để cho vay hoặc mua chứng khoán. Các trung gian tài chính, ví dụ như các ngân hàng, có thể thu được lợi tức cao hơn các nhà đầu tư nhỏ do họ có kinh nghiệm và kỹ năng, họ có thể phân biệt các người đi vay có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Ngoài ra, các trung gian tài chính cũng có thể thu lợi tức cao hơn do họ có kỹ năng giám sát người đi vay và do đó làm giảm rủi ro đạo đức. Kết quả là các trung gian tài chính có thể trả lãi cho người đi vay và vẫn có thể thu được lợi

nhuận cho mình.

Như vậy, có thể thấy các trung gian tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế bởi họ giúp làm giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy hoạt động chia sẻ và

phân tán rủi ro và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng.

4.2. Các trung gian tài chính Các trung gian tài chính là những tổ chức cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiệu quả hơn so với giao dịch trực tiếp trên thị trường tài chính. Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu các trung gian tài chính quan trọng và cách thức các trung gian tài chính này thực hiện chức năng trung gian. Các trung

gian tài chính có thể được xếp vào 4 loại chính:

Các tổ chức nhận tiền gửi

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

Các công ty tài chính

Các trung gian đầu tư.

Page 6: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

68 v1.0

4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi (Depository institutions) Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua nhận tiền gửi từ cá nhân, tổ chức rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay. Hoạt động của các trung gian tài chính liên quan đến hoạt động tạo tiền gửi, một thành phần quan trọng của cung tiền.

Các loại tổ chức nhận tiền gửi bao gồm:

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính có lịch sử lâu đời nhất. Các ngân hàng đầu tiên (như ngân hàng hiện nay) xuất hiện ở Italia từ thế kỷ 13, tại những thành phố của thời kỳ phục hưng, với chức năng chính là giúp thực hiện hoạt động thanh toán và thanh toán bù trừ hỗ trợ cho thương mại hàng hoá và dịch vụ nở rộ ở Italia lúc bấy giờ. Các NHTM huy động vốn chủ yếu dưới dạng: nhận tiền gửi thanh toán (tài khoản vãng lai- check/current deposits), tiền gửi tiết kiệm (savings deposits) và tiền gửi có kỳ hạn (time deposits). Vốn huy động được dùng để cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, vay thế chấp, mua chứng khoán chính phủ… Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và buôn bán ngoại tệ. Đây là nhóm trung gian tài chính lớn nhất và được biết đến nhiều nhất.

Các tổ chức cho vay và tiết kiệm (Saving and Loans Associations or S&Ls - Mỹ, Building Societies - UK) và các Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ.

Các tổ chức này huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm (thường gọi là cổ phần - shares), tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi thanh toán (Ở Mỹ, trước những năm 1970, các tổ chức này không được phép nhận tiền gửi thanh toán). Trong quá khứ, hoạt động của các tổ chức tiết kiệm bị giới hạn và chủ yếu các tổ chức này sử dụng vốn huy động để cho vay thế chấp để mua nhà. Nhưng các giới hạn này ngày càng bị nới lỏng và ranh giới giữa các ngân hàng thương mại và các S&Ls dần dần được xoá bỏ.

Các quỹ tín dụng (Credit Unions).

Quỹ tín dụng là một tổ chức tài chính tập thể được các thành viên thành lập và quản lý. Quỹ tín dụng khác với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác ở chỗ các thành viên có tài khoản ở quỹ tín dụng là chủ của quỹ tín dụng. Các quỹ tín dụng thường là các tổ chức phi lợi nhuận. Chỉ có thành viên của quỹ mới có thể gửi tiền vào quỹ hoặc vay tiền từ quỹ. Do vậy, các quỹ tín dụng thường cam kết giúp đỡ các thành viên cải thiện tình hình tài chính của họ.

4.2.2. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (Contractual Savings Institutions) Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là các trung gian tài chính huy động tiền theo định kỳ trên cơ sở một hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Ví dụ: Các công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu… Các tổ chức này có thể tính toán tương đối chính xác số tiền họ sẽ phải trả trong tương lai, họ không phải lo lắng như các tổ chức nhận tiền gửi

Page 7: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 69

về việc không thể thanh toán, vì thế, tính thanh khoản của tài sản không phải là một vấn đề đáng quan tâm đối với họ như các tổ chức nhận tiền gửi. Do đó, các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng thường đầu tư vốn của họ chủ yếu vào các chứng khoán dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho vay thế chấp…

Các công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm là các trung gian tài chính với chức năng chủ yếu là cung cấp phương tiện để bảo vệ các hộ gia đình, các doanh nghiệp trước những tổn thất về tài chính do những rủi ro nhất định gây ra thông qua việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm theo đó các công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.

Có hai loại công ty bảo hiểm chính là công ty bảo hiểm phi nhân thọ và công ty bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiểm sẽ được nghiên cứu cụ thể ở phần 4.4.

Các quỹ lương hưu

Các quỹ lương hưu là các tổ chức tài chính hoạt động với mục đích cung cấp cho người lao động có được khoản thu nhập ổn định sau khi về hưu thông qua việc cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans). Theo đó, công ty, công đoàn và cán bộ công nhân viên đóng góp theo định kỳ (trừ vào lương hưu hoặc tự nguyện đóng góp) trong thời gian những người này còn đang làm việc đến khi về hưu được nhận tiền hưu trí (trả một lần khi về hưu hoặc trả định kỳ đều đặn cho đến chết). Các quỹ lương hưu dùng tiền đóng góp để đầu tư đạt được mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Do số tiền mà các quỹ phải chi trả hàng năm có thể dự đoán trước với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi vào các công cụ đầu tư dài hạn như trái phiếu và cổ phiếu, các khoản vay thế chấp dài hạn. Ban quản trị của các quỹ lương hưu thường nắm giữ những tài sản có mức sinh lời cao và độ rủi ro thấp nhờ phân tán rủi ro.

4.2.3. Các công ty tài chính (Finance Companies) Công ty tài chính huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu… và sử dụng số tiền thu được để cho cá nhân và doanh nghiệp vay. Chức năng trung gian tín dụng của công ty tài chính thể hiện ở chỗ họ huy động các khoản vốn lớn nhưng thường cho vay các khoản vay nhỏ, điều này khác với các ngân hàng. Ngân hàng thường huy động những khoản vốn nhỏ từ việc nhận tiền gửi và cho vay các khoản vay lớn.

Điểm phân biệt các công ty tài chính với các ngân hàng: Công ty tài chính không được thực hiện dịch vụ thanh toán, nhận tiền gửi từ dân cư. Công ty tài chính chỉ có thể huy động vốn bằng việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trên 1 năm, cổ phiếu, trái phiếu…

Page 8: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

70 v1.0

Công ty tài chính bán hàng (Sale finance company):

Các công ty tài chính bán hàng thường là công ty con của một công ty sản xuất, các công ty này thường cung cấp các khoản vay cho khách hàng mua hàng hóa của công ty mẹ. Ví dụ như công ty tài chính bán hàng General Motors cung cấp tín dụng cho khách hàng mua xe của General Motors. Các công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và được người mua hàng đánh giá cao do họ có thể tiếp cận khoản vốn vay nhanh và thuận lợi hơn, ngay tại điểm mua hàng.

Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company)

Các công ty tài chính tiêu dùng cung cấp các khoản vay tiêu dùng cho khách hàng hoặc để tài trợ các khoản nợ nhỏ. Các công ty tài chính tiêu dùng thường là các công ty tài chính độc lập hoặc là công ty con của một ngân hàng. Các công ty này thường không cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Họ thường cung cấp tín dụng cho những khách hàng không thể vay vốn từ ngân hàng và cho vay với lãi suất cao.

Công ty tài chính kinh doanh (Business finance company)

Các công ty tài chính kinh doanh cung cấp các khoản tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng việc cho vay và chiết khấu các khoản phải thu. Công ty tài chính kinh doanh có thể kể đến các công ty bao thanh toán (factoring), công ty cho thuê tài chính (leasing)…

4.2.4. Các trung gian đầu tư Các trung gian đầu tư là các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Chức năng chủ yếu của các tổ chức là hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư, cũng như giúp các nhà đầu tư có thể đầu tư các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tài chính.

Quỹ đầu tư (Mutual fund/ investment fund)

Các quỹ đầu tư là các trung gian tài chính phát hành các chứng chỉ quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).

Với việc phát hành các chứng chỉ quỹ mệnh giá nhỏ và mua chứng khoán với số lượng lớn, các quỹ đầu tư có thể giảm chi phí giao dịch và nắm giữ một danh mục chứng khoán đa dạng. Các quỹ đầu tư giúp các nhà đầu tư nhỏ giảm chi phí giao dịch khi mua chứng khoán và phân tán rủi ro tốt hơn bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các quỹ đầu tư này có thể do một công ty đầu tư chuyên nghiệp, một công ty môi giới đầu tư hoặc một tổ chức tài chính khác (ngân hàng, các công ty tư vấn đầu tư độc lập…) quản lý.

Mỗi một quỹ có những quy định đầu tư riêng (đầu tư cả cổ phiếu và trái phiếu, chỉ đầu tư cổ phiếu,…)

Page 9: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 71

Có hai loại quỹ đầu tư:

o Quỹ đầu tư mở (Open – end mutual fund): Luôn sẵn sàng phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc hoàn lại vốn cho các cổ phiếu mà cổ đông muốn rút vốn theo giá trị tài sản ròng của chúng (Net present Value - NPV). Tổng số cổ phần của quỹ đầu tư mở thay đổi hàng ngày khi các cổ đông mua hoặc hoàn trả cổ phiếu.

NPV = Giá trị thị trường của các chứng khoán nắm giữ/Số chứng chỉ quỹ lưu hành

o Quỹ đầu tư đóng (Closed – end mutual fund): Phát hành chứng chỉ quỹ. Các cổ phiếu này không được rút vốn ra như trong quỹ đầu tư mở. Cổ phiếu này được mua bán thông qua môi giới như các cổ phiếu thường, do vậy giá của chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn NPV.

Ngân hàng đầu tư (Mỹ), công ty chứng khoán

Các tổ chức này có chức năng giúp đỡ các doanh nghiệp, chính phủ huy động vốn cho hoạt động của họ thông qua phát hành chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư còn hỗ trợ các công ty trong việc sát nhập hoặc mua lại công ty khác và cơ cấu lại các doanh nghiệp đang tồn tại.

Ngân hàng đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành chứng khoán trên các hoạt động sau:

Tư vấn: nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để huy động vốn, nếu phát hành thì phát hành với số lượng bao nhiêu, giá như thế nào, đối với trái phiếu thì nên phát hành với lãi suất bao nhiêu, thời hạn thế nào?

Bảo lãnh phát hành: cam kết mua chứng khoán với một mức giá xác định rồi sau đó đem bán ra thị trường thứ cấp.

Tham gia hoạt động tài chính:

o Đầu tư (Investing )

o Ngân hàng đầu tư (Investment Banking)

o Tạo lập thị trường (Market Making)

o Giao dịch (Trading)

o Quản trị tiền mặt (Cash Management)

o Sáp nhập và thâu tóm (Mergers and Acquisitions)

o Các dịch vụ khác

4.3. Ngân hàng thương mại

4.3.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Thời kỳ hoạt động của các Ngân hàng sơ khai

Hoạt động kinh doanh tiền tệ được bắt đầu với việc nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác tại các đền thờ. Các đền thờ cổ có thể được xem hình thức sơ khai đầu tiên của ngân hàng. Khi gửi tiền, người gửi tiền được nhận một tờ biên lai làm căn cứ xác định quyền sở hữu và trả lệ phí gửi tiền. Những người gửi tiền có thể sử dụng những giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng ra tiền mặt.

Page 10: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

72 v1.0

Những người nắm giữ tiền nhận thấy rằng trong cùng một khoảng thời gian, có một số người đến đổi chứng thư lấy tiền, nhưng cũng có những người khác gửi tiền vào. Sự bổ sung qua lại giữa lưu lượng tiền gửi vào và rút ra làm xuất hiện một lượng tiền nhàn rỗi trong kho. Điều này cho phép những người giữ tiền chỉ cần dự trữ một lượng tiền mặt nhất định so với tổng số tiền gửi, phần còn lại có thể sử dụng để cho vay. Có những bằng chứng cho thấy các đền thờ đã cho các thương gia vay vào thế kỷ 18 trước công nguyên. Người gửi tiền do nhận được tiền lãi từ những khoản cho vay bắt đầu trả lãi cho các khoản tiền gửi để huy động vốn vào ngân hàng. Một số nghiệp vụ quan trọng khác của ngân hàng cũng ra đời và bắt đầu được hoàn thiện như ghi chép sổ sách, thanh toán bù trừ…

Đến thời Trung Cổ Châu Âu, hoạt động ngân hàng không còn tấp nập như trước do Nhà thờ không ủng hộ hoạt động này. Chỉ có những người Do thái, do không chịu ảnh hưởng của Giáo hội, vẫn tiếp tục duy trì hoạt động này.

Giai đoạn từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XIX

Thế kỷ XIII đánh dấu sự ra đời và phát triển của các ngân hàng ở miền Bắc Italia, do sự phát triển của thương mại quốc tế. Đến năm 1250, chỉ tính riêng Florence đã có 80 ngân hàng. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống. các nghiệp vụ khác của ngân hàng cũng bắt đầu phát triển như chiết khấu thương phiếu, chuyển ngân và bảo lãnh. Các ngân hàng ở Florence còn có chi nhánh ở rất nhiều nơi như ở Barcelona, Seville, Majorca, Paris, Avignon, Nice, Marseilles, London, Bruges, Constantinople, Rhodes, Cyprus and Jerusalem.

Đến TK 17, các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng các chứng thư, kỳ phiếu thay cho vàng. Lúc đầu, các kỳ phiếu ngân hàng chỉ được phát hành khi có một khoản tiền vàng thực sự gửi vào ngân hàng (đảm bảo bằng vàng). Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XVII các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe doạ dự trữ vàng và khả năng chuyển đổi ra tiền mặt của các kỳ phiếu được phát hành.

Do tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lường tiền lưu thông đó. Bên cạnh đó, dân chúng có sự lựa chọn kỳ phiếu của các ngân hàng, khiến cho kỳ phiếu của các ngân hàng lớn chiếm lĩnh thị trường, đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏ ra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ.

Trước tình hình đó, nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và sự thống nhất cho việc phát hành tiền và đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của các ngân hàng. Kết quả của sự can thiệp này là chỉ còn một số ngân hàng lớn được quyền phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh, các ngân hàng khác chỉ được kinh doanh hoạt động tiền tệ và tín dụng, không được phép phát hành tiền, chúng được quyền mở tài khoản và thanh toán bù trừ thông qua ngân hàng phát hành, biến ngân hàng phát hành thanh trung tâm thanh toán.

Dần dần, chỉ có một ngân hàng được quyền phát hành tiền, trở thành NH phát hành. Hệ thống ngân hàng được phân hoá thành hai cấp: ngân hàng phát hành (không có

Page 11: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 73

chức năng lưu thông tiền tệ) và hệ thống ngân hàng trung gian (không có chức năng phát hành nhưng có chức năng kinh doanh tiền tệ).

Giai đoạn từ thế kỷ 20 đến nay: Ngân hàng hiện đại

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại không ngừng phát triển và hoàn thiện. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống - những dịch vụ có lịch sử lâu đời mà sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, được cung ứng theo kiểu “truyền thống”, không có nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại như dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ cho vay…, các ngân hàng thương mại đang mở rộng danh mục dịch vụ, cung cấp ngày một nhiều các dịch vụ mới cho khách hàng. Các dịch vụ hiện đại ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, giúp họ có thể sử dụng mọi dịch vụ tài chính tại một ngân hàng. Và theo như P.Rose, các ngân hàng thương mại ngày nay đã trở thành các “siêu thị tài chính” cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ ngân hàng đến bảo hiểm, chứng khoán dưới cùng một mái nhà1

Hình 4.1. Các dịch vụ cung cấp bởi các ngân hàng đa năng hiện nay

4.3.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại

Trung gian tín dụng

Đây là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thực hiện chức năng này với việc huy động vốn từ những chủ thể tạm thời dư thừa vốn và cho những chủ thể thiếu vốn vay, đóng vai trò như một “cầu nối” giữa những người thừa vốn và những người thiếu vốn.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người gửi tiền, người đi vay và đối với nền kinh tế.

Người gửi tiền thu được lãi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, người gửi tiền còn được cung cấp một số dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Người đi vay được thỏa mãn các nhu cầu về vốn kinh doanh, chi tiêu và thanh toán.

Đối với bản thân ngân hàng, họ sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay, hoặc từ các khoản phí dịch vụ.

1 Peter Rose (1999), Commercial Bank Management, Irwin McGraw Hill.

Dịch vụ tài trợ thương mại

Dịch vụ quỹ đầu tư

Dịch vụ bảo hiểm

Dịch vụ khác

Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ quản trị tiền mặt

Dịch vụ ngân hàng đầu tư/bảo lãnh

chứng khoán

Dịch vụ đầu tư Dịch vụ tín dụng

NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

Dịch vụ môi giới

Page 12: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

74 v1.0

Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá tình tái sản xuất được thực hiện liên tục.

Thanh toán

Chức năng thanh toán được thực hiện trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng thực hiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ thay mặt cho khách hàng (ví dụ phát hành và thanh toán séc, chuyển tiền, thanh toán điện tử)… Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho người gửi tiền do ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.

4.3.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại Trong phần này, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu các nghiệp vụ cơ bản thể hiện trên bảng cân đối kế toán như các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn. Ngoài ra, các ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác không phản ánh trên bảng cân đối kế toán như bảo lãnh, tư vấn…

4.3.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng…

Vốn huy động (Nợ phải trả) - Nghiệp vụ tài sản nợ

Tiền gửi (Deposits): Đây là nguồn vốn huy động lớn nhất và quan trọng nhất của các ngân hàng. Trong trường hợp các ngân hàng phá sản, tiền thu được từ việc bán các tài sản của ngân hàng phải được dùng, trước hết, để trả nợ cho những người gửi tiền, sau đó mới dùng để trả cho các chủ nợ khác và cho cổ đông.

Các loại tiền gửi phổ biến:

o Tiền gửi không kỳ hạn (demand deposit, sight deposit) : Là loại tài khoản ngân hàng cho phép người gửi tiền có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất kỳ lúc nào. Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền gửi phát séc, tiền gửi vãng lai (cheque/checking account, current account). Do chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào, nên tài khoản này có lãi suất thấp, hoặc không có lãi suất. Chủ tài khoản sẵn sàng chấp nhận lãi suất thấp để có một tài sản có tính lỏng cao và được hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

o Tiền gửi có kỳ hạn (time deposit) : là những khoản tiền gửi có kỳ hạn nhất định. Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút theo thời hạn đã thoả thuận, nhưng trên thực tế, để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài, các ngân hàng vẫn cho phép rút tiền trước hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc với mức lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và thông thường kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao.

Page 13: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 75

Tiền gửi chiếm đến 70-80% tổng nguồn vốn của các ngân hàng, lớn hơn rất nhiều so với vốn tự có của ngân hàng, điều này đặt các ngân hàng trước nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải luôn sẵn sàng để trả tiền cho người gửi tiền. Áp lực này buộc các ngân hàng phải cẩn trọng khi cho vay, nếu không, ngân hàng có thể sụp đổ trước sức ép của người gửi tiền.

Nguồn vốn đi vay : Trong quá trình hoạt động, ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương (NHTW), các ngân hàng khác hoặc vay trên thị trường tài chính.

o Vay từ NHTW: NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là “người cho vay cuối cùng”, vì vậy, các ngân hàng thương mại có thể được NHTW cho vay vốn khi cần thiết.Nhìn chung, các NHTW cho các ngân hàng thương mại vay chủ yếu dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các tổ chức tín dụng là các ngân hàng vay ngắn hạn dưới các hình thức tái cấp vốn theo các loại sau:

Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng

Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn vay từ NHTW để thanh toán bù trừ, hoặc vay hỗ trợ đặc biệt.

o Vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Các ngân hàng thương mại có thể vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức sau:

Vay từ các NH khác trên tài khoản đặt tại NHTW với mục đích chính là đảm bảo quy định dự trữ bắt buộc của NHTW

Vay từ các ngân hàng khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

o Vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành các chứng khoán: Đây là nguồn vốn mà NHTM có được qua việc phát hành các chứng khoán như hợp đồng mua lại, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi... Với việc phát hành các chứng từ có giá, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động sử dụng.

Vốn ngân hàng - vốn chủ sở hữu (Bank capital)

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng, hay còn gọi là vốn ngân hàng, là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng.

Vốn điều lệ : là vốn ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Tuỳ theo hình thức sở hữu mà vốn điều lệ được hình thành từ các nguồn khác nhau. Đối với các NHTM quốc doanh, số vốn ban đầu do Nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung trong quá trình hoạt động, còn đối với NHTM cổ phần, vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp.

Vốn điều lệ nhiều hay ít phụ thuộc khả năng tài chính của chủ sở hữu và quy mô hoạt động của từng ngân hàng, tuy nhiên không được thấp hơn mức vốn pháp định mà luật pháp quy định cho từng loại ngân hàng.

Page 14: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

76 v1.0

Câu hỏi : Vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động không? Nếu có, lấy từ nguồn nào?

Các quỹ : Để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, trong quá trình hoạt động các NHTM phải trích lập các quỹ, như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển

Câu hỏi: Ngân hàng lấy tiền ở đâu để trích lập các quỹ?

Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ nguồn vốn hoạt động của NHTM nhưng nó có ý nghĩa rất lớn. Đây là một trong những yếu tố đánh giá năng lực tài chính, mức độ chịu đựng rủi ro, điều kiện tiếp cận tín dụng quốc tế. Theo quy định Basel I (1988), các NHTM được yêu cầu phải duy trì một mức vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng tài sản. Hệ số an toàn vốn (CAR), theo quy định của Basel ít nhất phải bằng 8%. Vốn tự có cũng là căn cứ để xác định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Theo luật Việt Nam, ngân hàng chỉ có thể cho vay tối đa một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có; tổng bảo lãnh cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có...

4.3.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - Nghiệp vụ tài sản có của NHTM Nghiệp vụ tài sản có của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng các khoản vốn huy động được.

Nghiệp vụ ngân quỹ

Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn giữ một khoảng tiền mặt dưới các dạng sau:

o Tiền mặt tại quỹ: bao gồm tiền, vàng bạc, đá quý

o Tiền gửi tại NHTW: Tất cả các ngân hàng thương mại đều phải mở tài khoản và gửi một khoản tiền vào NHTW. Khoản tiền này được gọi là dự trữ bắt buộc.

o Các khoản tiền gửi tại NHTW và tiền mặt tại quỹ được gọi chung là dự trữ ngân hàng. Dù nhìn chung dự trữ ngân hàng không trả lãi, các ngân hàng thương mại vẫn phải giữ dự trữ do hai nguyên nhân cơ bản sau: (i) các ngân hàng thương mại phải duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định; (ii) các ngân hàng ngoài ra còn duy trì một tỷ lệ dự trữ vượt mức để có thể đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, đây cũng là nguồn vốn đầu tiên ngân hàng có thể muốn sử dụng trong trường hợp khách hàng muốn đến vay tiền.

o Tiền gửi tại các ngân hàng khác (ngân hàng đại lý): Nhiều ngân hàng còn gửi tiền tại các ngân hàng khác để đổi lấy các dịch vụ thanh toán bù trừ như thanh toán séc, giao dịch ngoại hối... Đây là một phần của hệ thống ngân hàng đại lý

Chứng khoán

Các NHTM mua các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu... nhằm các mục đích sau:

Page 15: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 77

o Tìm kiếm lợi nhuận

o Nâng cao khả năng thanh khoản

o Đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro

Các chứng khoán có thể mang lại thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên theo từng mục đích mà ngân hàng có thể quan tâm đến các loại chứng khoán khác nhau. Ví dụ nếu ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản, có thể nắm giữ các chứng khoán có khả năng sinh lời thấp nhưng có tính thanh khoản cao và ít rủi ro, và ngược lại, nếu ngân hàng quan tâm đến tính sinh lời có thể nắm giữ các chứng khoán có lợi tức cao.

Cho vay

Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NH. Cho vay (cấp tín dụng) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người đi vay) trong một thời gian nhất định. Hết thời gian này, người sử dụng sẽ hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Một số phương thức cho vay

o Cho vay có tài sản đảm bảo:

Cho vay cầm cố

Cho vay thế chấp

Cho vay trả góp

Cho vay có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

o Cho vay thấu chi: Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản vãng lai, tới một hạn mức nhất định trong thời hạn quy định.

o Cho vay từng lần

o Cho vay theo hạn mức tín dụng (credit line): Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, trong một thời hạn nhất định. Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được sử dụng.

o Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

o Cho vay bổ sung vốn lưu động (working capital loans): nhằm tài trợ thêm vốn lưu động cho hoạt động SXKD của ngân hàng. Khi vay tiền, người đi vay dùng chính thu nhập thu được từ việc sử dụng vốn vay để trả nợ ngân hàng

o Cho vay chiết khấu

o Cho vay theo dự án đầu tư

o Cho vay hợp vốn: Hai hay nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào một dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.

o Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính và cho thuê vận hành

Góp vốn đầu tư dài hạn

Góp vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các khoản đầu tư dài hạn khác

Page 16: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

78 v1.0

Tài sản cố định

Khác với các doanh nghiệp thông thường, tài sản cố định của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Những loại tài sản cố định của ngân hàng bao gồm trụ sở làm việc, trang thiết bị...

4.3.4. Hoạt động cơ bản của NHTM Các NHTM huy động các tài sản nợ và dùng số tiền này để sử dụng vào các tài sản có với những đặc tính khác. Ví dụ, NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm từ một người và dùng tiền này cho người khác vay trả góp. Quá trình này được gọi là quá trình “chuyển biến tài sản” (asset transformation). NHTM đã chuyển tài khoản tiết kiệm (tài sản có của người gửi tiền) thành một khoản vay trả góp (tài sản có của ngân hàng). Một đặc điểm nữa của quá trình chuyển biến tài sản này là NHTM “vay ngắn và cho vay dài”, vì NHTM thường cho vay các khoản vay dài hạn và tài trợ cho chúng bởi những khoản tiền gửi ngắn hạn.

Quá trình chuyển biến tài sản và cung cấp các dịch vụ NH cũng giống như bất kỳ quá trình sản xuất nào của doanh nghiệp. Nếu một NH có thể cung cấp các dịch vụ tốt, được ưa thích với chi phí thấp, và thu được nhiều thu nhập từ tài sản của mình, NH đó thu được lợi nhuận, và ngược lại.

Bên cạnh hoạt động chuyển biến tài sản, các ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt động ngoại bản để thu phí, ví dụ như bảo lãnh, tư vấn, thanh toán.... Các khoản thu phí này càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.4. Công ty bảo hiểm

4.4.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm Định nghĩa: Bảo hiểm là một sản phẩm tài chính bảo vệ các nhà đầu tư trước những kết quả không mong muốn. Bảo hiểm là một hợp đồng, theo đó một bên (người cung cấp bảo hiểm) cam kết sẽ bồi thường cho bên kia (người được bảo hiểm) trước những thiệt hại, tổn thất của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã quy định trong hợp đồng gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và đã nộp phí bảo hiểm.

Các khái niệm cần chú ý

Người bảo hiểm (Insurer): là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Thông thường người bảo hiểm chính là các công ty bảo hiểm

Người được bảo hiểm (Insured): Là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và người được bảo hiểm bồi thường.

Lợi ích bảo hiểm (Insurable interest): Một người được xem là có lợi ích bảo hiểm đối với một đối tượng nào đó nếu sự mất mát hoặc thiệt hại đối với đối tượng đó sẽ khiến cho người đó gặp phải những tổn thất về tài chính hoặc các tổn thất khác. Một yêu cầu cơ bản đối với bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào là người mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm (Subject – matter insured): là tài sản, lợi ích mang ra bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm có thể là tài sản, con người hoặc trách nhiệm đối với bên thứ ba.

Page 17: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 79

Rủi ro được bảo hiểm (Insurable risk): là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra.

Giá trị bảo hiểm: là giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm: là số tiền tính cho từng loại tài sản được bảo hiểm mà trong giới hạn đó, người bảo hiểm phải tiến hành bồi thường tổn thất khi tai nạn bảo hiểm xảy ra.

Phí bảo hiểm (premium): là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp cho người bảo hiểm về các đối tượng bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm: là mức phí bảo hiểm tính trên một đơn vị của số tiền bảo hiểm cho một thời kỳ bảo hiểm nhất định (thường là một năm)

Vai trò của bảo hiểm

Bảo hiểm đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, cụ thể là:

Bảo hiểm bảo vệ cho người sản xuất và dân cư tránh khỏi những tác động, tổn thất ngoài ý muốn. Bảo hiểm đã làm cho các chủ thể kinh tế an tâm trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống đời thường, giảm bớt những nỗi lo ray rứt hàng ngày về những hiểm họa, những rủi ro bất ngờ. Đây là một yếu tố có tính quyết định rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Phân phối lại các khoản vốn trong xã hội một cách có hiệu quả. Bảo hiểm đã phân phối lại vốn của nhiều người để bù đắp cho một số ít người khi có thiệt hại xảy ra.

Các công ty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian thu hút một nguồn vốn đáng kể từ các cá nhân, doanh nghiệp (qua phí bảo hiểm) để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Với nguồn vốn dồi dào, khi chưa sử dụng cho các mục tiêu đã định, các công ty bảo hiểm có thể dùng vốn ấy đem cho vay hoặc đầu tư để thu lợi nhuận.

Nguyên tắc bảo hiểm

Quy luật số đông: Bảo hiểm hoạt động trên quy luật số đông. Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ nhiều người mua bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để bồi thường cho một số người mua bảo hiểm gặp tổn thất. Như vậy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người ra cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó muốn được tiến hành phải có nhiều người tham gia, hay nói cách khác, bảo hiểm chỉ có thể hoạt động được dựa trên quy luật số đông.

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith): Theo nguyên tắc này, các bên trong mối quan hệ bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực.

Nguyên tắc bồi thường (Indemnity): Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.

Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable Interest): Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường.

Nguyên tắc thế quyền (Subrogation): Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba

Page 18: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

80 v1.0

có trách nhiệm bồi thường cho mình. Để thực hiện nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ... cần thiết cho người bảo hiểm.

4.4.2. Các công ty bảo hiểm Có hai loại công ty bảo hiểm phổ biến là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Công ty bảo hiểm nhân thọ

Công ty bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm những rủi ro, tổn thất liên quan đến con người như sức khỏe, tử vong… Vì các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể dự báo tương đối chính xác xác suất tử vong của dân số, công ty bảo hiểm có thể dự đoán được số tiền sẽ phải thanh toán cho những người mua bảo hiểm trong tương lai. Vì vậy, các công ty này thường sử dụng số tiền tạm thời nhàn rỗi để nắm giữ các loại tài sản dài hạn, có tính thanh khoản thấp.

Có hai loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính:

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời: Hợp đồng bảo hiểm này thu một khoản phí bảo hiểm cố định trong suốt thời hạn bảo hiểm. Trong những năm đầu, các khoản phí thu được vượt quá chi phí bảo hiểm do xác suất tử vong thấp. Vì vậy, đối với loại hợp đồng bảo hiểm này, giá trị tiền mặt tăng nhanh trong những năm đầu và sau đó giảm dần do phí bảo hiểm cố định giảm xuống thấp hơn chi phí bỏ ra để bảo hiểm tử vong do xác suất tử vong tăng lên. Những người mua bảo hiểm có thể vay công ty bảo hiểm dựa trên giá trị tiền mặt của hợp đồng hoặc nhận được giá trị tiền mặt này với việc hủy bỏ hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kỳ hạn: Khác với hợp đồng bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm nhân thọ kỳ hạn tính phí dựa trên số tiền cần thiết để bảo hiểm rủi ro tử vong trong thời gian bảo hiểm. Do vậy, phí bảo hiểm sẽ tăng lên khi xác suất tử vong tăng lên. Loại hợp đồng này không có giá trị tiền mặt và chỉ dùng với mục đích bảo hiểm, không có mục đích tiết kiệm như hợp đồng bảo hiểm trọn đời.

Công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Công ty bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp bảo hiểm đổi với tài sản và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

Về khía cạnh đầu tư, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khó có thể dự báo chính xác số tiền phải trả cho những người mua bảo hiểm như những công ty bảo hiểm nhân thọ. Do vậy, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thường nắm giữ những tài sản có tính lỏng cao.

Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm rất nhiều loại rủi ro. Nếu một tổn thất nào đó có lớn, nhiều công ty bảo hiểm có thể cùng cung cấp một hợp đồng bảo hiểm (đồng bảo hiểm). Ngoài ra các công ty bảo hiểm cũng có thể giảm rủi ro cho mình bằng cách tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm là việc các công ty bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho một công ty bảo hiểm khác.

Page 19: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

v1.0 81

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Kênh dẫn vốn gián tiếp là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế do ưu thế của trung gian tài chính trong việc giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ hoạt động chia sẻ và phân tán rủi ro và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng.

Các trung gian tài chính có thể được xếp vào bốn nhóm chính: các tổ chức nhận tiền gửi, các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, các công ty tài chính và các trung gian đầu tư.

Với hai chức năng chính là trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng nhất trong hệ thống tài chính.

Ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng của mình thông qua hai nghiệp vụ cơ bản là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn.

Công ty bảo hiểm là một loại hình trung gian tài chính có chức năng bảo vệ các nhà đầu tư trước những kết quả không mong muốn. Có hai loại công ty bảo hiểm phổ biến là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Công ty bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm những rủi ro, tổn thất liên quan đến con người, còn công ty bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm những rủi ro tổn thất đối với tài sản hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba

Page 20: BÀI 4: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN101/Giao trinh/06-FIN101-Bai... · Bài 4: Trung gian tài chính v1.0 65 4.1. Giới

Bài 4: Trung gian tài chính

82 v1.0

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Định chế tài chính nào là lớn nhất trong hệ thống tài chính?

2. Tiền gửi của người dân được coi là tài sản nợ hay tài sản có của NHTM?

3. Quỹ đầu tư có được phép phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn không?

4. Công ty chứng khoán chỉ làm việc môi giới cho khách hàng hay còn tự mình đầu tư kiếm lợi

trên thị trường, điều này có làm thiệt hại cho nhà đầu tư không?

5. Tại sao lại có bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi người mua bảo hiểm là người có lỗi?

6. Tại sao bảo hiểm nhân thọ vẫn trả lại tiền cho người mua bảo hiểm cả khi người mua bảo hiểm không hề gặp rủi ro?