22
T ôi nhn được lnh đi hc Khóa 6/70 Sinh Viên Sĩ Quan TrBThường Xuyên ThĐức. Khong 8 gisáng tôi đến Quân VThTrn góc đường Lê Văn Duyt- Trn Quc Ton. Phía bên kia đường là Khu Cư Xá Ha Xa . Năm chiếc GMC đậu sn. Nhng thanh niên cùng la tui lc tc kéo đến .Tt cđều mc đồ dân smang theo mt túi xách nh. Chúng tôi đã thhun qua các khóa Quân SHc Đường nên min thhun ti quân trường Quang Trung, giai đon mt, mà đi thng vào trường BBinh ThĐức, giai đon hai. Người đến càng lúc càng đông Tôi nhìn quanh qut kiếm bn quen. Mt bàn tay đập nhlên vai,quay li thy Trn Văn Hi K2 (còn gi là Hi Hít) cười hì hì. a mày đi khoá ny h? . Nói chuyn bâng quơ, khong na tiếng sau, thy Lê Cnh Thnh( K1-3) tà tà đến, bng hơi ph. Ông này thì lúc nào cũng "ngâm", đợi phút chót mi ra. Cba nhp bn. Ktkhi ra trường đến nay gn mt năm rưỡi, mi gp li 2 tên này. Khong 10 gi,chúng tôi trình lnh gi nhp ngũ lên sĩ quan phtrách. Mi chiếc GMC do mt sĩ quan kim soát. Nhng git nước mt lăn tròn trên má, nhng chiếc hôn lướt qua vi vã ca nhng người tình, người v; nhng bàn tay xiết cht nhau , nhng vòng tay ôm không mun dt ri . Mt scó bn bè người thân là sĩ quan được nhn gi "Ráng đi mày ! Ri cũng ra trường như tao !". Cba chúng tôi không ai đưa tin . Như vy cũng tin, khi bn rn làm nht chí nam nhi. Hun luyn quân sĐoàn xe bt đầu chuyn bánh, dn đầu là chiếc xe jeep Quân Cnh ca đơn vquân cnh 301 ca trường BBinh ThĐức. Xe chy ngang qua Hàng Xanh, Tân Cng, nhp vào xa l. Cũng nhng chnày, Hàng Xanh, Tân Cng, ChNhThĐức nhưng hôm nay thy xa lvì trong tôi có mt sthay đổi ln lao : Tôi đang và slà người lính thc s! Mùi nhà binh tôi đã nếm qua các khóa Hun Luyn Quân Sti Đại Hc Kiến Trúc Saigon, ti Trung ThNhân BN TIN CA HI ÁI HU ĐẠI HC ĐÀ LT TI ÂU CHÂU S10 (Bmi) Tháng 9 năm 2012 Li nhóm biên son Nguyn Văn Hip Nhóm biên son thành tht cm ơn quý anh chđã gi đến nhng khích lsau khi nhn được Bn Tin s9. Chúng tôi mong mi quý thy cô và quý anh chtiếp tc gi đến chúng tôi nhng nhn xét, nhng ý kiến cũng như nhng phê bình thng thn, xây dng, hu Bn Tin ngày càng phong phú hơn, hoàn ho hơn để có thđáp ng nhu cu ca anh chem ThNhân. Mt ln na nhóm biên son xin gi đến quý Thy Cô và quý anh chli cm tchân thành và mong được tiếp tc đón nhn sng hca quý v. Bài vvà tin tc xin gi v: [email protected] [email protected] Trong snày: ThNhân vi quân trường ThĐức Nguyn Văn Hip đơn (thơ) Ngô Bích Ngc Tháng 7 tri mưa (thơ) Ngô Bích Ngc Khám phá mt địa đim du lch: quôc viên Plitvice Lưu Văn Dân Sinh nht thy Ngô Đình Long Qun MLan Git sương Năng Tĩnh (thơ) Đình Thông Du ngon Lisieux Nguyn Ngc Thương Tin tc đó đây Xem tiếp trang 3 Vi ế t nhân ngày Quân L c 19/6/2012. Mến tng tt cTN đã tng thhun ti Quang Trung, ThĐức, Long Thành và Đồng Đế. Nhp ngũ

BanTinSo10

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BanTinSo10

T ôi nhận được lệnh đi học Khóa 6/70 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ

Bị Thường Xuyên Thủ Đức. Khoảng 8 giờ sáng tôi đến Quân Vụ Thị Trấn góc đường Lê Văn Duyệt-Trần Quốc Toản. Phía bên kia đường là Khu Cư Xá Hỏa Xa . Năm chiếc GMC đậu sẵn. Những thanh niên cùng lứa tuổi lục tục kéo đến .Tất cả đều mặc đồ dân sự và mang theo một túi xách nhỏ. Chúng tôi đã thụ huấn qua các khóa Quân Sự Học Đường nên miễn thụ huấn tại quân trường Quang Trung, giai đoạn một, mà đi thẳng vào trường Bộ Binh Thủ Đức, giai đoạn hai. Người đến càng lúc càng đông Tôi nhìn quanh quất kiếm bạn quen. Một bàn tay đập nhẹ lên vai,quay lại thấy Trần Văn Hải K2 (còn gọi là Hải Hít) cười hì hì. Ủa mày đi khoá nầy hả ? Ừ. Nói chuyện bâng quơ, khoảng nửa tiếng sau, thấy Lê Cảnh Thạnh( K1-3) tà tà đến, bụng hơi phệ. Ông này thì lúc nào cũng "ngâm", đợi phút chót mới ra. Cả ba nhập bọn. Kể từ khi ra trường đến nay gần một năm rưỡi, mới gặp lại 2 tên này. Khoảng 10 giờ,chúng tôi trình lệnh gọi nhập ngũ lên sĩ quan phụ trách. Mỗi chiếc GMC do một sĩ quan kiểm soát. Những giọt nước mắt lăn tròn trên má, những chiếc hôn lướt qua vội vã của những

người tình, người vợ; những bàn tay xiết chặt nhau , những vòng tay ôm không muốn dứt rời . Một số có bạn bè người thân là sĩ quan được nhắn gửi "Ráng đi mày ! Rồi cũng ra trường như tao !". Cả ba chúng tôi không ai đưa tiễn . Như vậy cũng tiện, khỏi bịn rịn làm nhụt chí nam nhi.

Huấn luyện quân sự Đoàn xe bắt đầu chuyển bánh, dẫn đầu là chiếc xe jeep Quân Cảnh của đơn vị quân cảnh 301 của trường Bộ Binh Thủ Đức. Xe chạy ngang qua Hàng Xanh, Tân Cảng, nhập vào xa lộ . Cũng những chỗ này, Hàng Xanh, Tân Cảng, Chợ Nhỏ Thủ Đức nhưng hôm nay thấy xa lạ vì trong tôi có một sự thay đổi lớn lao : Tôi đang và sẽ là người lính thực sự ! Mùi nhà binh tôi đã nếm qua các khóa Huấn Luyện Quân Sự tại Đại Học Kiến Trúc Saigon, tại Trung

Thụ Nhân BẢN TIN CỦA HỘI ÁI HỮU ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TẠI ÂU CHÂU

Số 10 (Bộ mới) Tháng 9 năm 2012

Lời nhóm biên soạn

Nguyễn Văn Hiệp

Nhóm biên soạn thành thật cảm ơn quý anh chị đã gởi đến những khích lệ sau khi nhận được Bản Tin số 9. Chúng tôi mong mỏi quý thầy cô và quý anh chị tiếp tục gởi đến chúng tôi những nhận xét, những ý kiến cũng như những phê bình thẳng thắn, xây dựng, hầu Bản Tin ngày càng phong phú hơn, hoàn hảo hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của anh chị em Thụ Nhân. Một lần nữa nhóm biên soạn xin gửi đến quý Thầy Cô và quý anh chị lời cảm tạ chân thành và mong được tiếp tục đón nhận sự ủng hộ của quý vị. Bài vở và tin tức xin gởi về: [email protected] [email protected]

Trong số này: Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Nguyễn Văn Hiệp Cô đơn (thơ)

Ngô Bích Ngọc Tháng 7 trời mưa (thơ)

Ngô Bích Ngọc Khám phá một địa điểm du lịch: quôc viên Plitvice

Lưu Văn Dân Sinh nhật thầy Ngô Đình Long

Quản Mỹ Lan Giọt sương Năng Tĩnh (thơ)

Lê Đình Thông Du ngoạn Lisieux

Nguyễn Ngọc Thương Tin tức đó đây

Xem tiếp trang 3

Viết nhân ngày Quân Lực 19/6/2012. Mến tặng tất cả TN đã từng thụ huấn tại Quang Trung, Thủ Đức, Long Thành và Đồng Đế.

Nhập ngũ

Page 2: BanTinSo10

2

CÔ ĐƠN

Rưng rưng chiều phai , thu sắc úa

có ai đi nhặt hết lá vàng xin nhóm giùm tôi hồng ánh lửa

lạnh ngòai trời, mong ấm bước chân hoang.

Nước mắt mùa thu rơi trên tượng đá , bởi vô tình nên đá chẳng nghe đau

sao ngưiời nhìn mưa rơi rồi muốn khóc vì cô đơn đang vây chặt lòng sầu !

...ngày cuối năm phố - phường đông vui quá ,

ngơ ngác tìm trong muôn bước chân qua mắt nâu đen : ánh thu buồn diệu - vợi ,

tiếng cười thủy tinh ...vẫn mịt mù xa

một lần gặp nhau , lòng như mở hội chủ nhật chóng tàn đón thứ hai qua

bảy ngày chờ mong , chuỗi sầu tiếp nối bảy ngày dài như thể bảy năm qua .

đông đến , thu tàn , xuân qua , hạ tới

muà chuyển rồi , mà lòng vẫn không lay "...vẫn ánh thu buồn ru ta vào giấc ngủ

mơ găp lại người trong giấc nồng say

rồi sáng mai khi ta bừng mắt dậy chăn lệch , giừơng nghiêng gậm nhấm nỗi buồn

mãi mãi minh ta trong cuộc tình đơn lẽ , bởi yêu người ; ta chọn nỗi cô - đơn

vào công viên : ta muốn thành tượng đá để từng ngày được ngắm bước em qua...

nước mắt có rơi trên môi người đá , em vẫn tưởng rằng : là giọt mưa sa !

chỉ thế mà thôi cuộc tình vô vonọ

nguyện cao xanh xin cầu chúc cho người đường tinh thênh thang - một trời diễm mộng...

ta quay về nhặt nốt lá vàng rơi ! ! !"

đá xanh

tháng 7 Paris , trời không có nắng đám mưa buồn phiền mang tia ấm đi đâu ?

mặt trời ngũ quên hay giận hờn ai đó ! để Paris thành : tháng bảy mùa ngâu !

tháng bảy trời mưa __ vườn xa im vắng ,

thiếu tiếng chim cười sau ngõ nghách ngàn cây. cánh buồm xa còn nằm im chờ gió, mặt nước hồ xám thẫm màu mây .

mưa mùa hè cho vừa ướt tóc,

cho thấm lạnh buồn áo lụa thôi bay... giọt nước mưa hay người vừa chợt khóc

thương con phố buồn hoang vắng chiều nay

hình như Paris đón mùa thu tới ?! trong màu lá xanh như nhuốm sắc vàng

nhìn cánh chim bay lạc bầy sợ hãi , mùa thu ơi ! xin đừng đến ngỡ ngàng

tháng bảy Paris__café hè phố ,

lặng lẽ có người ngồi ngắm mưa qua , từng giọt hắt hiu xuyên qua kẽ lá ,

café ấm nồng __ gợi nhớ tình xa ...

mưa lạnh sông Seine , buốt từng hơi thở , những con thuyền kia chở khách đi đâu ?

dương - liễu đôi bờ nhìn theo bỡ ngỡ Paris dệt thơ trên từng cánh mây sầu

thứ bảy chiều nay , trên sân bay vắng hình như có người vừa từ giã Paris ,

trong mớ hành trang , chút lòng cay đắng thương mãi cuộc tình nay đã xa bay !

ngô bích ngọc paris 07/2012

Page 3: BanTinSo10

3

Tâm Huấn Luyện Quang Trung và nhất là trong khuôn viên Viện Đại Học DaLat sau Tết Mậu Thân 1968. Các ông Võ Bị khóa 22 đảm trách huấn luyện . Phần lớn chương trình là tập cơ bản thao diễn, huấn luyện vũ khí sơ đẳng với súng Carbine M1. Nhớ nhất là bài chiến thuật chống biểu tình. Chúng tôi được hưởng hơi cay, nước mắt nước mũi chảy dàn dụa, mắt cay xè, ho sặc sụa. Khói cay bao trùm Đại Học Xá. Buổi tối cũng cắt phiên gác với trái lựu đạn khói. Một đêm trước giờ gác , chúng tôi tụ tập trong căn nhà tiền chế đối diện với nhà Cha Ngô Duy Linh, Giám Đốc Đại Học Xá , Nguyễn Trung Chánh với cây guitare vừa đàn vừa hát những bản nhạc ngoại quốc. Hay nhất đêm đó là bản Love Me Please Love Me (Michel Polnareff). Chánh học khóa 2, nửa chừng bỏ về Saigon cùng với em gái tên Nga, ca sĩ, thành lập ban nhạc chơi cho phòng trà Nuit d'Orient (Đêm Đông Phương) đối diện xéo với nhà hàng Thanh Thế. Cuối khóa huấn luyện , chúng tôi đi duyệt binh bên kia bờ hồ Xuân Hương. Áo quần ka ki vàng, chân mang ba-ta trắng, đầu đội ca-lô, mang găng tay trắng trong tiếng nhạc hùng tráng , nhịp bước qua khán đài dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng Thống lúc bấy giờ! Sau đó chúng tôi trở lại giảng đường với Thầy Cô, bạn bè, trở lại những con đường lãng đãng sương mù của khu phố Hoà Bình ... Một sự kiện đặc biệt và chưa từng xảy ra cho các trường đại học ở miền Nam là Cha Viện trưởng Nguyễn Văn Lập can thiệp với Bộ Quốc Phòng cho phép các sinh viên hiện đang thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Quang Trung lúc đó được phép trở về trường mẹ dự lễ tốt nghiệp. Nhìn các anh K1, khoảng hai trung đội, quần áo lính đầu húi cua chân

mang "bốt đờ sô", khoác áo đen graduation gown mà thấy ngậm ngùi! Buổi lễ được vinh dự đón t iếp Tổng thống VNCH NguyễnVăn Thiệu. Một mẩu đàm thoại được chính một anh K1 trong "đoàn quân" đó thuật lại vì ngồi gần kề. TT Thiệu ngồi hàng đầu, kế bên Cha Viện Trưởng. Phía sau là Tướng Tư Lệnh Vùng 2 (Tr/Tướng Vĩnh Lộc ),Tỉnh Trưởng tỉnh Tuyên Đức (Đại tá Phấn), Thị Trưởng thành phố Dalat (Bà Nguyễn thị Hậu) và các viên chức quân đội và hành chánh cao cấp khác. Khi TT Thiệu nhìn xuống thấy các tân khoa mang giầy "bốt đờ sô' mới ngạc nhiên quay qua Cha Viện Trưởng hỏi : « Thưa Cha , sao các sinh viên mang giày trận.? ». Cha Viện Trưởng trả lời : « Thưa Tổng Thống, vì sau khi tốt nghiệp các sinh viên này bị chi phối bởi Sắc Luật Tổng Động Viên 68 nên phải nhập ngũ. » TT tiếp : « Uổng quá , học hành nhiều năm mà bây giờ.. » Rồi TT (Tổng Tư Lệnh quân đội) ra lệnh cho Sĩ Quan Tùy Viên ghi : « Nhớ cho tất cả các quân nhân này không tác chiến. » Vì vậy, các anh K1, nhập ngũ ngay sau tốt nghiệp, tất cả đều đi ngành. ( Đây là mẩu đối thoại có thật, anh Trần Tái Xuân K1 sẵn sàng lên tiếng xác nhận nếu ai có hoài nghi ). Đoàn xe giảm tốc độ, chuẩn bị vào cổng chào của Trường Bộ Binh. Hai sinh viên sĩ quan đứng trên bệ cao mỗi người một bên cổng chào, mặc quân phục màu vàng, dập chân vào nhau, súng Garant kẹp sát đùi ở thế nghiêm. Xe vào cổng , quẹo phải chạy khoảng năm trăm thước, dừng lại . Bên trái là Vũ Đình Trường mênh mông, nắng cháy da . Cột cờ thủ ngữ cao vút với lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đong đưa theo gió nhẹ. Bên phải là Hội Trường của trường Bộ Binh. Một dàn khóa đàn anh với quân phục xanh ô liu thẳng nếp, tay áo xăn lên cao, đội

nón nhựa đen tuyền với huy hiệu alpha vàng chói, giầy" bốt đờ sô" bóng lưỡng, đang đón chờ. Thấy chúng tôi, đàn anh cười cười. Tôi nhớ lại mấy người bạn đã đi Thủ Đức nói huynh trưởng hắc ám lắm. Tôi đâu thấy gì đâu . Sau khi các sĩ quan bàn giao quân số , bửng xe vừa mở xuống thì các huynh trưởng nhào tới như đàn cọp đói, tiếng la hét của đàn anh bốn phía muốn bứt tung

màng nhĩ! "30 giây xuống xe!". Chúng tôi lýnh quýnh.Tiếng hò hét vang trời. Cho "em", một người xưng em với huynh trưởng." Quân đội không có anh em chỉ có xưng tôi mà thôi !" huynh trưởng nạt lại . Có người nhảy xuống xe, té , quên đồ đạc... không biết có tay nào ị trong quần không ? Tôi nắm tay Hài và Thạnh , trước đó chúng tôi hứa với nhau đi đâu cũng có nhau, nhảy đại xuống. Các huynh trưởng "chặt đầu chặt đuôi" cho đủ quân số của một đại đội . Trước khi được dẫn vào đại đội , chúng tôi phải chạy mười vòng chào Vũ Đình Trường. Mỗi vòng khoảng nửa cây số. Một cảnh tượng tiêu điều xảy ra, người xỉu, người còn sức thì tiếp tục chạy, túi xách, áo quần vương vãi khắp nơi mà các huynh trưởng nào có tha, tiếng hò hét vang trời. Xong màn chạy chào sân, chúng tôi được dẫn chạy vào đại đội 31 ngay sát Vũ Đình Trường. Số chúng tôi là số con rệp. Những đại đội nào có số 1 ở sau như 11, 21, 31, 41, 51...là những "đại đội mẫu" thường được các quan khách đến thăm nên lúc nào cũng

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Xem tiếp trang 10

Nhập trại. “30 giây xuống xe”

Page 4: BanTinSo10

4

N ăm nào cũng vậy, cứ gần đến hè là mọi người tìm kiếm chỗ

để đi nghỉ mát : có lúc muốn về Việt nam, nhưng quê hương xa quá, giá vé máy bay lại mắc, mà suy nghĩ đến tận cùng thì cũng chả còn thắng cảnh nào đáng coi ; thân bằng quyến thuộc còn lại đếm trên đầu ngón tay. Còn lại chăng là bạn bè. Nhưng rồi bạn bè thân cũng một ngày một thưa dần, một phần vì qua đời, phần khác định cư ở xứ người. Tôi không khác gì mọi người bên Pháp, một năm ít nhất ba lần vào xem internet để tìm giá rẻ ở những địa điểm du lịch xa lạ, những nơi chưa từng đi qua. Loại bỏ những nơi xa xôi như Thái lan, hay Á châu nói chung, hoặc Úc châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, chỉ còn lại Âu châu và Phi châu. Mấy năm trước còn đi Ai cập, Tunisie, Maroc, nhưng từ hai năm nay tình hình chính trị xã hội ở các nước này biến động làm cho mình thấy thiếu an ninh. Các thành phố lớn ở Âu châu thì không khác Paris bao nhiêu khiến tôi từ lâu có thành kiến. Đi trong nội địa nước Pháp nhiều khi tốn kém hơn đi các xứ khác. Vậy thì đi đâu bây giờ ? Đi đâu vừa có khí hậu ấm áp vừa được tắm biển, giá rẻ, đủ mọi tiêu chuẩn ? Lướt mắt qua những giá biểu của tất cả các hãng du lịch trên mạng, như Expédia, Sncf.com, Groupon, Partir Pas Cher, Promovacances, Look Voyages, vv.., ta thấy họ đề nghị giống nhau : thời điểm rẻ nhất là tháng năm đến giữa tháng sáu, giá cả khác nhau tuỳ số ngôi sao của các khách sạn. Những nơi như Hy lạp, Thổ nhĩ kỳ, đảo Malte, đảo Crète, đảo Mayorque, tôi đều đã đi qua, chẳng còn gì hứng thú. À, nhưng mà cái gì đây ? Một cái tên

xa lạ, loáng thoáng nghe một vài lần những năm gần đây. Một địa danh thuộc khối cộng sản Đông Âu xưa, một thành viên cũ của xứ Nam tư (Yougoslavie), với cái tên khó đọc : Croatie. Vừa vé máy bay khứ hồi vừa khách sạn, ăn hai bữa, một tuần ở vùng biển, chỉ tốn 280 euros một người. Quá rẻ ? Bán tin bán nghi, tôi đọc kỹ lại tờ quảng cáo. Thì ra khách sạn chỉ có hai sao. Nhưng đây là vùng đồi núi dọc theo bờ biển, hứa hẹn có nhiều thắng cảnh ngoạn mục. Hơn nữa giá cả như vậy chỉ còn 4 chỗ. Thôi thì ba bảy cũng liều. Hai sao ở Âu châu chắc cũng khác hai sao ở Bắc Phi. Hơn nữa máy bay cất cánh từ 5 giờ sáng, chỉ mất 1 tiếng rưỡi là tới nơi, lúc về thì đáp chuyến bay đêm, như vậy cũng lời thêm một ngày hưởng thụ. Một ngạc nhiên kỳ diệu Cộng hoà Croatie là một thành viên của liên bang Nam tư, tuyên bố độc lập từ ngày 25/6/1991, được quốc tế công nhận từ 15/1/1992. Nhưng Nam tư không chấp thuận nên xảy ra chiến tranh cho đến năm 1998. Từ ngày độc lập, Croatie đã đệ đơn gia nhập Âu châu. Ngày Croatie được chính thức gia nhập được dự tính là 1/7/2013. Diện tích nước này là 56 542 km2, hình lưỡi liềm hay móng ngựa, cách Ý đại lợi bằng biển Adriatique. Dân số khoảng 5 triệu, một phần 12 của Pháp, một phần 18 so với Việt nam. Nơi chúng

tôi đến du lịch cách Venise một eo biển. Bãi biển tôi ở là Rabac, cách phi trường Pula khoảng 50 cây số, phải đi qua một hai ngọn đèo, cây cối sầm uất. Đường đèo quanh co, một bên là vách núi, một bên là hố sâu, lưng đèo là mây mù trông giống Đà lạt. Hai đường xe chạy chật hẹp, nhưng trải nhựa êm ả. Ra khỏi đám mây, nhìn xuống phía dưới núi sau rặng cây thông là bờ biển xanh lơ. Khách sạn nằm trên lưng chừng đồi, lẩn trong rừng thông, đi lên đi xuống hơi vất vả đối với ai phải chống gậy, hay đau nhức đầu gối. Biển xanh trong vắt, nhưng bãi biển không phải là cát mà là sỏi đá. Điều làm cho ngạc nhiên, thích thú, không phải vì phong cảnh ở đây hữu tình ; cũng không phải nước biển ấm áp, sạch sẽ không một cọng rác, một lá rong hay đầy dầu nhớt như nhiều nơi tôi đã tắm. Điều đáng ngạc nhiên chỉ xuất hiện hôm chúng tôi đi du ngoạn vùng thác nước Plitvice. Thoạt tiên nghe tới thác nước, tôi nghĩ chắc cũng to như thác Niagara biên giới Mỹ-Gia nã đại, hoặc Prenn hay Gougah bên mình. Nhưng tôi đã lầm. Từ bãi biển Rabac đến Plitvice mất khoảng 3 tiếng xe chạy, hết dãy núi

Lưu Văn Dân

Một trong 92 thác nước tại Plitvice

Page 5: BanTinSo10

5

này đến cánh đồng bằng khác rồi lại tới một vùng núi thứ hai. Gần đến 12 giờ, xe dừng lại cho mọi người ăn trưa. Quán ăn cách địa điểm du ngoạn chừng một cây số. Trên xe, người hướng dẫn viên đã cho biết sơ qua địa lý, lịch sử cũng như tình hình xã hội của Croatie. Riêng về Plitvice thì đây là một quốc viên trong tám quốc viên của nước này ( 3 nằm trên núi và 5 dọc theo bờ biển ). Đặc biệt Plitvice là một quốc viên được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần được bảo vệ từ 1979, 30 năm sau khi được cấu tạo. Theo định nghĩa, quốc viên (parc national) là vùng rộng lớn nuôi dưỡng cầm thú, thảo mộc thiên nhiên và cấm săn bắn hoặc câu cá. Phải công nhận Plitvice là quốc viên đẹp nhất trong tám quốc viên, rộng 296 cây số vuông, gồm 16 hồ lớn, cao thấp khác nhau, nối liền bằng 92 ngọn thác và những giòng nước lũ, suối ngầm. Những hồ này tiếp nối như các bậc thang, thác từ hồ trên đổ xuống hồ dưới. Độ cao của hồ trên cùng là 636 thước trên mặt biển, hồ thấp nhất khoảng 500 thước. Thường thường thác được cấu tạo bằng những dòng sông, nhưng ở đây thác lại do nước trong hồ tràn ra. Có hồ được chắn bằng những lớp đá vôi biến thành những hàng rào thiên nhiên ( barrière de travertin ).

Đi vào quốc viên bằng một đường, đi ra bằng đường khác. Hướng dẫn viên tuyên bố cuộc thăm viếng bắt đầu từ hồ giữa vì không đủ thời gian đi từ trên xuống dưới, cũng như không đủ để đi xem một cái động nào trong vùng. Đoàn du khách tập trung trước

bức địa hình để hình dung tầm vóc và địa thế của 16 cái hồ, cái lớn, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp, chồng chất như những bậc thang. Đi từ hồ giữa tới hồ thấp cũng mất ba tiếng đồng hồ. Đoàn người chuyển động, từ từ bước lên những thân cây nhỏ ghép lại với nhau. Con đường mòn dẫn xuống núi có chỗ làm bằng những thân cây nhỏ, có chỗ lợp đá, có chỗ tráng xi măng, lên xuống gập ghềnh. Thoạt tiên trông giống như khung cảnh thác Prenn nhưng thực ra nó to gấp trăm gấp ngàn lần. Đường đi đôi khi dọc theo suối róc rách, đôi khi bắt cầu lỏng chỏng bên trên, lắm khi vòng theo hồ. Nước hồ trong vắt, nhưng lạ một cái là tuỳ theo ánh sáng hay mực nông sâu mà màu xanh lá cây của nước thay đổi liên hồi : nơi màu lam, nơi màu lục, nơi thì như ngọc bích, nơi như ngọc thạch, mà gần bờ thì trong đến nỗi có thể nhìn thấy cây cỏ, rong rêu bên dưới. Chỗ nào cũng có cá bơi lội, hình như là cá hương (truite). Có người cắc cớ hỏi có xuống tắm được không ? « Dĩ nhiên là không, hướng dẫn viên trả lời, nếu quý vị xuống nước sẽ làm ô nhiễm môi trường. » Nghe qua tưởng anh ta đùa, nhưng sau đó anh giải thích : « Thường khi quý vị đi tắm biển, ai cũng thoa dầu chống nắng, cho nên khi xuống nước các loại kem, dầu sẽ hoà vào nước làm dơ hồ, cá có thể bị ảnh hưởng. » Nhìn đàn cá cứ lội gần bờ, không có vẻ gì sợ người, anh hướng dẫn viên giải thích : « Trên nguyên tắc không được ném thức ăn nuôi cá, nhưng nhiều du khách cứ lén ném bánh mì cho chúng nên chúng quen đi. Ở đây lại cấm câu cá nên nó sinh sôi nảy nở dữ lắm. » Đi hết một cái hồ lại xuống núi, dọc lối đi thác nước đổ xuống thật ngoạn mục. Du khách bấm máy hình lia lịa. Đến một hồ khác tương đối rộng lớn hơn, phải đi tàu ba bốn phút mới tới bên kia bờ. Trên mặt hồ thỉnh thoảng

thấy mấy con vịt trời ( canard colvert ) lặng lẽ bơi. Qua đến bên kia bờ lại xuống dốc, lên dốc, băng qua suối, qua thác ghềnh, lách qua những vách đá, những cành cây. Nước suối, nước thác văng tung toé vào người như nước mưa. Trời bắt đầu vào hè mà không khí mát rượi. Đi bao nhiêu cấy số rồi mà chưa chảy mồ hôi. Loanh quanh trong vùng hồ-thác-suối khoảng hai tiếng đồng hồ, nếu không có bảng chỉ đường, không có hướng dẫn viên, chắc chắn là lạc. Nơi nào cũng nước là nước. Chợt hướng dẫn viên tuyên bố sắp đến ngọn thác cao nhất, 176 thước. Quả trông hùng vĩ thật. Thác vừa rộng vừa cao, len qua đá, qua cây, đổ xuống rào rào. Đến cái hồ lớn sau cùng, lại leo lên tàu. Lần này tàu chạy mất 15 phút. Bãi đậu rất rộng rãi, lại có tiệm nước, tiệm bán đồ thủ công nghệ cho du khách. Tưởng là thăm viếng đến đây là hết, ai ngờ còn phải đi qua một cái thác nữa rồi quanh co trong rừng núi một hồi mới ra tới chỗ xe ca đậu. Trên đường về, có nhiều căn nhà còn loang lỗ vết đạn, dấu tích chiến tranh chưa xoá bỏ hết. Cũng có nhiều nhà đang xây cất dở dang. Thì ra dân chúng Serbe khi xưa ở đây đi lánh nạn, đến lúc chính phủ kêu gọi trở về đồng thời tài trợ để xây cất, họ lục tục kéo về sinh sống. Một địa điểm du lịch như vậy, trong một quốc gia mới mẻ, vắng người, xe cộ ít, gần như không ô nhiễm, giá cả còn rẻ, xin giới thiệu với bạn bè (không thích không ăn tiền). Cần lưu ý là không nên đi vào tháng 9, tháng 10, vì trong mùa hè trời không mưa, tuy nước hồ không cạn (mực nước hồ không suy suyển) nhưng hàng rào đá vôi khiến cho thác nước đổ xuống không nhiều, không ngoạn mục. Vài năm nữa, theo đà phát triển, nếu Croatie trở thành một địa điểm du lịch được mọi người ưa chuộng, không biết nơi này có còn sạch sẽ nữa không?

...Khám phá một địa điểm du lịch......

Đường đi bộ tại quốc viên Plitvice

Page 6: BanTinSo10

6

N hững gặp gỡ không hề được báo trước lại thường ghi đậm

nét trong tâm tưởng vì những cái dễ thương làm mình nhớ hoài! Tháng 6 tôi đi họp tại Long Beach Nam Cali. Khi khóa họp chấm dứt, vô tình viết một e mail trên Dalist mà các bạn biết tôi đang ở Mỹ nên có nhã ý mời tôi “trở về thăm chốn cũ “ cho dù “mái nhà xưa “ không còn nữa! Tiếc thay không đủ thì giờ để lên Bắc Cali với các bạn nhưng chính vì thế mà tôi lại được tham dự Sinh nhật cuả Giáo Sư Ngô Đình Long được tổ chức tại nhà Anh Thơ (K4). Khi nhận được e mail của Bùi Anh Thơ, tôi tưởng chỉ là một cuộc gặp gỡ vui chơi bình thường của các Thụ Nhân Nam Cali, đâu ngờ đó là dịp các bạn tổ chức sinh nhật của Thầy. Khi vợ chồng bạn Bùi Mạnh Cường (K5) đến đón, lên xe tôi thấy một nồi chè khổng lồ mới biết! Anh Thơ nói lúc đầu định làm pot luck nhưng sau (hình như) anh chị Trịnh Hoàng Giang (?, và những ai nữa nhỉ?) giành bao thầu hết để đãi thầy cô và các bạn. Tuy nhiên vẫn có bạn xung phong góp tay như nồi chè của Cường-Kim Hoàn chẳng hạn. Trên đường đi đến Anh Thơ, Cường và Kim kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện vì cũng đã lâu chúng tôi không gặp nhau. Câu chuyện làm tôi hãi hùng nhất là việc các bạn trong nhóm Nhiếp Ảnh trên đường từ Argentine sang một nước Nam Mỹ mà tôi quên tên … đã bị mất hết máy móc trên máy bay! Mọi người ngồi gần nhau, những sac đầy máy để trên khoang hành lý ngay trên đầu thế mà khi đổi máy bay mới biết là tất cả mọi dụng cụ để săn hình, hứa hẹn những bộ hình tuyệt vời đã bị đánh tráo bằng những chai nước! Không biết khi stewart và hôtesse de l’air mời nước đã cho các bạn

uống thứ nước gì mà mọi người ngủ say sưa không biết trời trăng gì nữa đến nỗi “người lạ “ đã mang những cái sac nặng nề đó khỏi khoang hành lý, mang đi đâu đó lấy hết máy móc và thay vào bằng những chai nước!!! Các bạn ta khi sờ đến sac thì sac vẫn nặng nên ung dung xuống máy bay check in qua đợt kiểm soát mới để đổi máy bay khác; khi ấy mới khám phá ra là mọi thứ đã không cánh mà bay còn nước thì không được mang lên máy bay! Đây là một kinh nghiệm đắt giá mà mọi người chúng ta nên học để phòng ngừa những chuyện tương tự xảy ra cho bản thân mình! Đương nhiên là chuyến đi mất vui và anh em đều xuống tinh thần, vừa mất tiền vừa mất những hình ảnh độc đáo mà các bạn nghĩ có thể săn được! Câu chuyện buồn chấm dứt cũng là lúc đến nơi… Các bạn đông quá tôi nhớ không hết tên dù đã được giới thiệu vì đa số tôi không quen hay chỉ nghe tiếng, ví dụ như Lê Thanh Kim (K6), Tuấn Huế (hình như K11?) là những mạnh thường quân của DUACT. Tiến saxo (K5) thì biết từ lâu rồi, tiếc rằng hôm đó không được nghe tiếng kèn của Tiến! Có mấy cô cùng lớp với các em tôi (tương đương K6, K9) nhận ra tôi vì chị em tôi giống nhau. Gặp lại Quế VK - Hồng Loan KH sau nhiều năm mà cô nàng không hề thay đổi! Hình như thời gian chỉ đứng ngoài cửa chứ không vào đến trong nhà HL. Gặp một vài cô “người đẹp” của trường mình ngày xưa nhưng tôi không quen vì thuộc lớp đàn em. Nói thế chứ lớp đàn anh K1, K2 tại Nam Cali tôi cũng không biết nhiều vì dân Sư Phạm như tôi rất ít (vì hiếm nên quý! Hì hì!), tại Nam Cali tôi chỉ có một người bạn Sư Phạm rất

thân là Phong Nhã mà thôi, không biết còn ai khác không. Chỉ Thụ Nhân Bắc Cali là tôi quen hầu hết.

Như thường lệ, trong bếp, cánh các bà, các cô túm năm tụm ba, vừa phụ Anh Thơ làm bếp, cắt cắt thái thái, chiên chiên xào xào, vừa kể đủ mọi thứ chuyện trên đời vì dù là ở cùng Nam Cali nhưng không phải lúc nào cũng được gặp nhau như thế này nên mọi chuyện tuôn ra như suối, vui hơn Tết! Ngoài sân thì các ông lai rai bia biếc cùng các món nhậu luôn luôn được tiếp tế bởi các phu nhân, sợ chồng mình thiếu đồ nhắm! Thấy rõ ràng là Anh Thơ rất mệt, mệt nhưng mặt mày rạng rỡ vì các bạn đến đông vui. Chạy tới chạy lui chỉ thấy một mình, hỏi ra mới biết ông xã cuả AnhThơ rất tế nhị, mỗi khi có “tiểu đại hội “ tại gia thế này là chàng chạy mất đâu đó để cho vợ được tự do, thoải mái vui đùa với bạn bè. Riêng chúng tôi đã hẹn hò với nhau, đến tận nhà Anh Thơ, thế mà chả có lúc nào ngồi được với nhau mà tâm sự, những lần hẹn sau cũng ba trật ba duộc cho đến ngày tôi trở về Pháp! Đang ồn ào như cái chợ nhỏ, mọi người chợt im lặng khi bóng Thầy Cô xuất hiện trên cổng vào! Thầy Cô đi cùng với thầy Sở và với 2 cô con gái, được đám ngày xưa - chỉ thua có quỷ và ma – tiếp đón rất nồng hậu, xúm xít chung quanh. Khi mọi người trở lại vị trí

Quản Mỹ Lan

Chị Mỹ Lan, thầy cô Long và thầy Sở

Page 7: BanTinSo10

7

cũ (để ăn nhậu tiếp) thì các bạn bắt đầu chọc ghẹo nhau, lôi cả những chuyện cổ tích từ thời còn hàn vi ra tố khổ nhau trước mặt thầy để rồi ai nấy cười ngặt nghẽo. Có bạn thú nhận là ngày xưa cũng manh nha muốn làm rể thầy cô lắm nhưng hai em hồi đó

còn bé quá, các cậu sợ bị ra tòa vì tội dụ dỗ gái vị thành niên nên… chạy! Bây giờ thì tiếc quá! Trông Thầy phương phi khỏe mạnh, minh mẫn không ai bảo năm nay thầy đã 80 tuổi rồi. Trước khi đi Mỹ, tôi đã đăng tải một loạt bài chống lại chương trình thiết lập các nhà máy điện nguyên tử tại VN hiện nay nên có dịp hỏi ý kiến thầy về việc này! Rất may là ý kiến của tôi được thầy “nhất trí”. Giờ cao điểm (chuyên môn kẹt xe!) là khi ngọn nến bập bùng cháy trên chiếc bánh được các bạn trịnh trọng bưng ra sân và mọi người hát bài Happy Birtday (hay hơn cả Marylin Monroe!) chúc mừng thầy. Thế là lại một phen chí chóe tranh nhau chụp hình với thầy cô và với … bánh! Cũng nhân dịp này tôi gặp lại lần thứ hai thầy Nguyễn Văn Sở, người tôi chưa hề gặp bao giờ

cho đến ngày hôm trước! Đúng là trên đời này chúng ta chỉ gặp được nhau khi có duyên với nhau. Đã không có duyên với nhau thì dù tưởng như gần lắm nhưng rốt cuộc rồi cũng chả gặp được nhau! Nhớ lại ngày còn bé khi học bài tôi cứ thắc mắc hoài là không biết các cụ ngày xưa nói đúng không khi bảo “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”. Tôi gặp thầy Sở 2 ngày, 2 lần, trong 2 hoàn cảnh và 2 bối cảnh khác nhau, câu chuyện trao đổi đề cập đến 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, trong 2 môi trường khác nhau, vậy mà 2 thầy trò nói chuyện rất hợp dù tôi chưa hề học thầy 1 chữ! Hay là do 2 chữ Thụ Nhân đã tạo mối dây liên kết giữa anh em, thầy trò! Thế chẳng phải là cái duyên (cuả nhà Phật) đã an bài đâu đó sao? Một điểu khiến tôi cảm kích là tuy là gặp nhau nhân sinh nhật thầy Long nhưng cô Trâm Anh không hề quên DUACT! Cô nhắc nhở anh em phải lo làm một cái gì đó để gây quỹ cho DUACT; cô gọi Lê Thanh Kim, Tuấn Huế đến bên Cô, dặn dò, khuyến khích, đốc thúc … tôi nghĩ chắc chắn là các bạn sẽ phải tổ chức dưới một hình thức nào đó để gây quỹ, nếu không Cô la chết! Những người như cô Trâm Anh, như Lệ Mẫn (sáng lập viên quỹ Hoàng Quốc Trương, linh mục là giáo sư bên Khoa Học)… thật là phước đức vì họ luôn luôn nghĩ đến người khác, đáng quý vô cùng. Đúng là những tâm hồn cao thượng.

Hôm đó rất uổng vì đáng lẽ có một chương trình văn nghệ đặc sắc do Diệu Hương (K10) phụ trách nhưng vì bận nên cô em nhạc sĩ xinh đẹp chỉ đến khi sắp sửa tiễn thầy cô ra về! Hụt lần này có nghĩa là lần sau sẽ không được hụt đấy nhé. Tôi cũng phải về vì Cường bận chuyện gì khác nữa còn tôi thì sáng hôm sau lên máy bay đi Denver thăm ông Cậu nên cũng phải về sớm. Về nhưng tiếc và thắc mắc , không biết các bạn mình còn ở lại chơi đến bao giờ!... Chớ phải mà tôi vẫn còn sinh sống ở Cali? Ngày nay Tou-louse – California xa xôi quá! Nhìn các bạn vui đùa, chợt tôi buồn vì nơi miền Nam nước Pháp này tôi chỉ có một người bạn Việt Nam duy nhất! Nhưng thôi, cái “tiền định “ đã như thế rồi thì chịu, mong còn thấy nhau lần sau… hoặc nhiều lần sau nữa!

CHÚC MỪNG Đươc anh chị Võ Đức Trung K7 báo tin lễ thành hôn của cháu

Võ Đức Quang cùng cô Trịnh Thị Hiền vào ngày 16 tháng 8, 2012, tại Đà Lạt

Thụ nhân Âu châu chúc mừng anh chị Trung và cầu chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc.

CHÚC MỪNG Nhận được báo hỷ của anh Dương Hồng Châu

K10, làm lễ thành hôn cho cháu gái Dương Thúy Uyên và cậu Bryan Robert Broerman

vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 tại Virginia Thụ nhân Âu châu hân hoan chúc mừng anh chị Châu và cầu chúc cô dâu chú rể đẹp duyên cầm sắt

Giọt sương Năng Tĩnh

Giọt sương vất vưởng trên cây :

Ngày nay đọng lại ngất ngây lệ sầu Giọt sương trong vắt nguyện cầu :

Tấc lòng Hội Hữu nhịp cầu Thụ Nhân Trời xanh Năng Tĩnh xoay vần

Sương mai Đại Học tần ngần xót xa.

Paris, ngày 7 tháng 7 năm 2012 Lê Đình Thông

Sinh nhật thầy Long tại nhà chị Anh Thơ

Page 8: BanTinSo10

8

N hận thấy cuộc cắm trại ở lâu đài

Jambville hồi 2011 được nhiều anh chị em Thụ nhân Âu châu hưởng ứng, nên năm nay anh Lưu Văn Dân nảy ra ý định tổ chức một cuộc du ngoạn cuối tuần ở vùng Normandie, cách xa Paris khoảng 200 cây số về phía tây bắc. Thành phố Lisieux là nơi thánh Thérèse sanh đẻ, lớn lên và trở về với Chúa đầu thế kỷ 20. Nơi đây có dòng Carmel nơi thánh Thérèse tu kín khi còn sanh tiền ; có Basilique rất to để mọi người có thể về đây hành hương hằng năm. Lisieux cách Deauville và Cabourg chừng 25km,

Honfleur 35km, không khí ở đây trong lành, mát mẻ, xe cộ không choáng ngộp như Paris. Khi tung tin thăm dò thì ngoài một số anh chị còn đi làm hay bận bịu con cái, hầu hết mọi người hoan hô và sốt sắng ghi tên. Danh sách bao gồm các khoa và khóa Thụ Nhân ( từ K1 đến K11 ). Tìm một nơi có đủ phòng cho tất cả anh chị em tham dự với t iêu chuẩn giống như Jambville, nghĩa là vừa rẻ vừa sạch sẽ, không phải là chuyện dễ, nhưng rồi cũng tìm ra. Đây có thể gọi là lữ quán, nằm

ngay trung tâm Lisieux, to và khang trang hơn Lữ quán Thanh niên Dalat, có phòng cho một người, hai người hoặc ba người, bao ăn bao ở ba bữa, và có phòng lớn để sinh hoạt. Ngày 1 : Sáng mồng 2/6/2012, một số anh em tụ tập trước tiệm Khai Trí quận 13 lúc 9g để mua bánh mì cho bữa ăn trưa, vì dự trù đến Lisieux sau 12g, không kịp bữa ăn của Foyer. Ngoài anh chị Minh Khôi-Bích

Đào (VK), anh Trần Văn Bảng K9, anh chị Nguyễn Khánh Chúc-Mai K1, anh chị Lưu Văn Dân-Marie K1, Nguyễn Tấn Sinh K11, Trần Thị Liên Hương K8, Ngô Thị Bích Ngọc K9, tôi và thằng cháu trai, còn một số các anh chị khác đi riêng không đến tập họp được và nhờ mua giùm phần ăn cho mình. Đó là anh chị Hoàng Chí Minh-Annie K1, Phạm Trọng Khoát-Mỹ Vân K6, vợ chồng Thắng-Nguyễn Thị Thu Oanh K11, và anh chị Long-Huệ, thân hữu. Cả đoàn gặp lại nhau tại

Foyer, nhưng phải chờ phòng xong mới lấy được chìa khoá. Mọi người kéo nhau qua phòng khách để bày biện thức ăn đem theo: anh chị Chúc–Mai và Khôi-Đào bày ra những món làm từ nhà thành ra ngoài bánh mì Khai Trí người nào cũng được thưởng thức những món ăn ngon đặc biệt của các anh chị này, còn Tấn Sinh đem theo nước ngọt vắt

từ năm thứ trái cây để anh chị em thưởng thức. Sinh còn đố là năm thứ trái cây đó là gì. Dĩ nhiên không ai đoán ra hết cả năm. Ăn vừa xong thì có chìa khoá phòng. Sau khi nhận phòng, anh Dân cho anh em 30 phút sửa soạn, rồi tập họp để đi du ngoạn. Hai xe để lại, 20 người ngồi 4 xe để dễ di chuyển. Hôm đó trời nắng ấm, hai bên đường đầy hoa, bốn xe nối đuôi nhau trực chỉ Deauville. Có hẹn nhau trước ở sòng bạc, nên mỗi người tìm chỗ đậu xe gần đó.

Trước cửa foyer, sửa soạn xuất hành

Page 9: BanTinSo10

9

Bãi biển hôm ấy rất đông người. Rảo bước trên bãi cát trắng, ai nấy nhìn người qua lại, đi vài bước lại dừng chân chụp hình. Có một cô đầm thấy đám đông toàn Mít đứng chụp hình cũng nhào vô chụp ké, vui ơi là vui. Hết chụp ở biển rồi chụp trong thành phố. Công viên trước toà thị sảnh thật đẹp, các tiệm quần áo, tiêm bán dầu thơm trang trí rất sang trọng. « Đi dăm ba phút quay về chốn cũ ». Trung tâm Deauville không lớn lắm, thành ra cả bọn kéo nhau lái xe đến Honfleur cách đó chừng mười cây số. Thành phố này cũng cạnh bờ biển nhưng không có bãi tắm, trái lại có nhiều du thuyền đậu bến, dọc

theo bến tàu có rất nhiều tiệm bán và triển lãm tranh. Trời nóng làm các anh chị em khát nước, lại xếp hàng mua nước, mua kem. Tuy mùa hè mặt

trời lặn rất muộn ( 10g đêm ), nhưng vì phải về foyer dùng bữa tối lúc 7 giờ nên anh Dân hối mọi người ra xe. Nhiều người còn luyến tiếc cho rằng đến Honfleur nhiều cái đáng coi hơn Deauville, phải chi đi Honfleur trước rồi ghé Deauville sau thì tốt biết mấy. Thôi thì hẹn dịp khác vậy! Bữa ăn tối ở Foyer dành cho chúng tôi nhiều ngạc nhiên: trước bữa ăn mấy cô nữ tu Việt nam và Phi châu xuất hiện để giới thiệu những bài hát chúc mừng. Quả là bất ngờ! Phần ăn cũng đủ món: súp khai vị, món chính, bánh mì, fromage, yaourt, nước uống và nhất là có mấy chai rượu đỏ. Đi chơi cả ngày nên ai cũng đói, phần ăn lại hậu hỷ, nên mọi người ăn uống thoả thích. Ăn xong, chúng tôi chuyển qua phòng họp, phòng này khá rộng lại có bàn ghế xếp theo hình vuông sẵn sàng. Anh Long từng sinh hoạt với hội trong những dịp hội hè, bày ra đàn guitare và các bản nhạc để cho các ca sĩ « nghiệp dư », những ca sĩ chưa có tên mà đã có tuổi, những ca sĩ chưa lên mà đã xuống chọn lựa. Sinh thì thủ sẵn khẩu cầm và cây guitare thứ hai, thế là có đủ ban nhạc ! Ngoài những bản nhạc thay phiên nhau hát hoặc hát cộng đồng, còn có những câu chuyện dí dỏm, cười bể bụng

mà mọi người thi nhau kể, không khí cởi mở làm ai nấy đều thấy thoải mái. Để giúp cho các đàn anh đàn chị tìm giấc ngủ dễ dàng, Sinh còn có sáng kiến dạy mấy động tác thể dục thật đơn giản mà hữu hiệu. Ngày 2 : Sáng hôm sau ngày 3/6/2012, bữa điểm tâm cũng không thua kém các khách sạn bao nhiêu: nào bánh mì, bơ, mứt, cà phê, nước cam, nước trà,v.v... Sau bữa điểm tâm, chúng tôi tản bộ lên Basilique để ngắm cảnh cũng như chụp hình, rồi vào viếng trong giáo đường; lúc đó hãy còn sớm

nên chưa có lễ. Đi một vòng nhìn thi thể thánh Thérèse trong lồng kiếng, xong ra ngoài băng qua sân để xuống thư viện, có người tò mò hơn, bước xuống hầm mộ dưới giáo đường. Rời nhà thờ, chúng tôi tiếp tục

...Du ngoạn Lisieux

Xem tiếp trang 14

Rảo bộ tại bãi biển Deauville

Các chị TN viếng Honfleur

Basilique Sainte Thérèse

Page 10: BanTinSo10

10

sạch sẽ "tủ thờ ", súng ống phải láng coóng! Giường ngủ, chiếu chăn phải thẳng nếp.Trần Văn Hải cùng chung tiểu đội và trung đội 2 với tôi, nằm trên, tôi nằm dưới, giường sắt hai tầng. Lê Cảnh Thạnh ở trung đội 4. Lại gặp hai ông Trịnh Bình Nam K1 và Văn Công Tỷ K1. Hai ông này khi trình diện ở Quân Vụ Thị Trấn không gặp. Như vậy, chỉ riêng Đại Đội 31 đã có 5 ông Thụ Nhân rồi! Ông Trịnh Bình Nam sau khoảng mười ngày làm Tân Khoá Sinh tại Đại đội 31 vì nhỏ con, sức khỏe yếu nên xin đổi sang đại đội khác, tuy nhiên trước khi được chuyển sang đại đội khác "nhẹ nhàng" hơn, cũng bị phạt chào "từ biệt" đại đội bằng chạy mười vòng xung quanh đại đội với ba lô súng đạn đầy đủ cấp số...Còn Ông Văn Công Tỷ là người đầu tiên của đại đội Tân Khóa Sinh bị huynh trưởng phạt vì tội lè phè, quần không bó ống. Cuộc sống Tân Khoá Sinh Chúng tôi bắt đầu cuộc sống của Tân Khóa Sinh. Một số được chọn đi lãnh quân trang quân dụng. Chúng tôi được dẫn đi ăn trưa tại nhà bàn . Tân Khóa Sinh mỗi khi bước ra doanh trại đại đội là phải chạy. Hai người chạy thì người chạy trước là trưởng toán, đếm nhịp 1,2,3,4 và có nhiệm vụ chào kinh cấp trên. Chạy 3 người thì người trưởng toán chạy bên trái của hàng quân. Xuống nhà bàn bụng đói cồn cào, những tưởng sẽ được ăn ngay nhưng không, các huynh trưởng còn hành hạ thêm một hơi nữa. Đứng thẳng, hai hàng dài, mắt hướng vào tường "trái, phải, quay!" Kéo ghế ra không đều và gây tiếng động « Không đều », bắt làm lại. Cứ thế cho đến khi

nào huynh trưởng bằng lòng thì mới thôi: "Mời các bạn dùng cơm. Các anh có 30 giây để ăn cơm". Chúng tôi đáp lễ , nói to lên nhịp nhàng "Mời huynh trưởng dùng cơm". 30 giây có nghĩa là phải làm cho thật nhanh. Buổi chiều, bốn hạ sĩ quan với ghế xếp, đồ nghề đến đại đội làm lễ xuống tóc. Tóc hớt ngắn còn 2 phân. Nhìn những sợi tóc lả chả rơi xuống đất mà ngậm ngùi "Về đâu mái tóc người thương. Còn đâu mái tóc bềnh bồng ngày xanh". Hớt xong, đi ngang tấm gương lớn hình chữ nhật với hàng chữ " Nhìn quân phục. Biết tư cách" gắn trên tường, bên cạnh văn phòng đại đội, để sửa lại quân phục cho đúng cách. Nhìn mình trong gương thấy da đầu trắng hếu, mặt mày hốc hác. Nhìn dung nhan một lần rồi thôi không dám nhìn lần thứ hai. Buổi tối, đại đội ngồi ngoài sân tập hát do các huynh trưởng tập ."Ngày bao hùng binh tiến lên. Bờ cõi, vang lừng câu quyết chiến. Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành. Quân Việt Nam đi, hồn non nước xây thành. Ði là đi chiến đấu. Ði là đi chiến thắng. Ði là mang mối thù thiên thu. Ði là đi chiến đấu. Ði là đi chiến thắng. Bước lên đây người Việt Nam…" hay bài Lục Quân Việt Nam “Ðường trường xa muôn vó câu bay dập dồn. Ðoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang. Ði đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai. Ðời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…"." Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời...Cố lên! cố lên dù nhọc nhằn . Đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh , một, hai, ba, bốn. Anh em ơi! Chân cứng đá mềm..." Cơn buồn ngủ kéo ập đến. Đại đội lại phải đứng dậy , 20 cái nhảy xổm, 20 cái hít đất. Ngồi xuống tiếp tục hát. Một lúc sau như chiếc xe cũ cà tàng leo lên dốc rồi đứng khựng lại.

Lại tiếp tục hít đất và nhảy xổm.Tiếng hát về sau đứt quãng và trật nhịp tùm lum . Ê a mãi đến 9 giờ tối, giờ giới nghiêm của trường, mới được cho vào phòng ngủ. Vào phòng cởi áo quần, giày vớ, mới chợp mắt được nửa tiếng thình lình nghe tiếng hét "Pháo Kích", cả đại đội chạy túa ra giao thông hào,vừa chạy vừa mặc quần áo mang giày. Chừng 15 phút sau, nghe im vắng, đại đội được lệnh tập họp. Các trung đội trưởng khóa sinh (được luân phiên cắt cử hàng tuần gọi là trung đội trưởng hay đại đội trưởng tuần sự) tập họp điểm danh và báo cáo quân số. Mỗi đêm mà thực tập hai lần Pháo Kích, chỉ có nước phờ người . Vì vậy, về sau cứ để nguyên áo quần giày vớ mà ngủ . Nói về buồn ngủ thì khủng khiếp lắm ! Những buổi học tập Vũ Khí Chiến Thuật tại lớp, cơn buồn ngủ đến bất chợt lúc nào không hay.Cả lớp, cứ độ nửa giờ, phải đứng lên ngồi xuống cả chục lần. Xong rồi lại ngủ tiếp. Đi cũng có thể ngủ được, kiểu mộng du. Một hôm, đại đội thực tập bắn "tám thềm " tại bãi bắn , anh bạn kế bên tôi, nguyên là giáo chức Sư Phạm , người mập , trong lúc chờ lệnh bắn anh đã ngủ khò, còn ngáy nữa chớ! Lệnh tác xạ , súng nổ vang trời anh vẫn" vô tư" ngáy.! Sĩ quan huấn luyện thấy chỗ anh nòng súng không tóe lửa , đến, thấy anh ngủ , đạp vào mông anh làm anh giật mình tỉnh giấc nồng ... Khóa chúng tôi là khóa đông nhất, gần một ngàn người đa số tốt nghiệp đại học , giáo chức, công chức của các Phủ, Bộ hoặc nhân viên của các ngân hàng, hết hạn hoãn dịch . Khi tôi vào quân trường thì đã có 4 khóa đàn anh. Khóa 4/70 Thường Xuyên. Khóa 4 /70 Đặc Biệt. Khóa 5/70 Thường Xuyên và Khóa 5/70 Đặc Biệt..Khóa Đặc Biệt gồm những hạ sĩ quan xuất sắc tại các đơn vị được đề nghị cho đi học lớp sĩ

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Page 11: BanTinSo10

11

quan . Một số hạ sĩ quan của các binh chủng dữ dằn như Nhảy Dù ,Thủy Quân Lục Chiến hoặc Biệt Động Quân vào quân trường ba gai bị các khóa đàn anh "bề hội đồng" tởn luôn ! Huynh trưởng đứng vòng quanh "tội nhân", huynh trưởng thứ nhất phạt xong ra lệnh trình diện huynh trưởng thứ nhì, thứ ba ...cứ thế mà xoay vòng . Ngoài ra, còn có các khóa Hoàn Hảo, gồm những sĩ quan Địa Phương Quân vào thụ huấn để tốt nghiệp khóa căn bản Trung Đội Trưởng Bộ Binh. Với 4 khóa đàn anh trên vai, chúng tôi không dám cọ quậy gì cả, chỉ sợ bị phạt . Trong thời gian này mà có bạn là Siêu Huynh Trường đến thăm và dẫn đi ăn uống là mừng lắm! Thông thường, siêu huynh trưởng (anh cả) thương em út lắm ! Một huynh trưởng (anh kế ,anh thứ) đang phạt đàn em mà thấy anh cả đi đến đối diện là phải chào kính . Anh cả đi ngang, bỏ nhỏ: «Tha đi huynh trưởng » là anh kế phải tha. Nếu không, anh cả đứng chờ cho phạt xong, đợi em út đi khuất đỡ mất mặt, liền kêu anh kế lại trình diện, phạt vì không tuân lệnh. Nếu đằng sau có sĩ quan đứng chờ thì hoạt cảnh rất là vui nhộn ! Phạt theo hệ thống quân giai. Nói về hình phạt thì phong phú và đa dạng, "phát minh" do các khóa để lại và tồn tại từ khóa này đến khóa khác. Một buổi xế trưa ,chúng tôi đang ngồi trong phòng đánh bóng đôi giầy "bốt đờ sô", còn gọi là giầy MAP, bằng "xi ra" với bông gòn thấm nước, đánh bóng tới mức độ có thể soi mặt mình được hoặc nói quá một chút, con ruồi đậu phải trượt chân, chợt nghe tiếng la to "Bụng tôi không phải là cái tủ !" Tiếng la cứ lặp lại sau mỗi năm giây. Lần đầu nghe thấy lạ tai, sau đó mới bụm miệng cười, sợ các huynh trưởng thấy phạt. Mà các ông huynh trưởng này, bộ hết chỗ

đi chơi hay sao mà cứ luẩn quẩn bên chúng tôi. Hỏi ra mới biết một tên trong trung đội bị huynh trưởng phạt chạy 10 vòng chung quanh đại đội vì "can tội" để một điếu thuốc trong túi áo. Tân Khóa Sinh không được bỏ bất cứ vật gì, dù là một cây tăm, trong

hai túi áo trên và hai túi quần trước. Một hình phạt khác là bắt một Tân Khóa sinh đứng trước cây bã đậu,

cười cho lá rụng hoặc tới ôm thân cây mà hôn. Mặt mày "tươi tỉnh" một chút cũng bị huynh trưởng kêu lại trình diện phạt "Anh sung sướng lắm phải không? » Ngán nhất là khi trình diện huynh trưởng , nói lí nhí thì bị hét : " Đây là trường Bộ Binh Thủ Đức chớ không phải là trường nữ quân nhân, yếu đuối lắm !" Xui mà lúc đó có một huynh trưởng khác đi ngang qua, chõ mõm vào đốc :"Tối đa đi huynh trưởng !" là thằng đàn em mặt méo xẹo. Đại Đội 31 của chúng tôi có một hình phạt nổi tiếng từ "kiếp trước" đó là món Nhất Dương Chỉ! "Nạn nhân" với ba lô súng đạn đầy đủ, chỉ ngón tay trỏ vào nón sắt đặt dưới đất, chạy vòng quanh mười vòng! Tôi đã từng là "nạn nhân", chạy chưa tới 6 vòng là lăn đùng ra ! Theo qui định của trường Bộ Binh, đàn anh chỉ được quyền phạt đàn em tối đa là hai mươi cái nhảy xổm hoặc hai mươi cái hít đất. Có khi đàn anh "hét giá" một trăm cái, đàn em cãi lại, đưa qui định của trường ra, đàn anh, một là thi hành trước khiếu nại sau, hai là , phạt đúng qui định : hai mươi cái hít đất nhưng hít đến cái thứ mười chín, đàn anh " ma giáo " hét " hít đất không đúng cách, bỏ làm lại.". Sợ nhất là khi trình diện huynh trưởng phải hét thật lớn, phải thuộc lòng như cháo câu trình diện : Tân Khóa Sinh (Sinh viên sĩ quan) Nguyễn Văn Hiệp, số

quân sáu sáu một năm sáu hai chín năm, trung đội ba một hai, trình diện huynh trưởng , đợi lệnh !". Nói ngọng, vấp váp hoặc nói nhỏ liền bị phạt đứng trình diện miết cho đến khi ông" kẹ" vừa lòng mới thôi. Cũng theo qui định của trường Bộ Binh, sau sáu giờ chiều , đàn em có quyền không chào đàn anh. Nhưng đàn anh vẫn cứ phạt như thường vì "còn thấy alpha của huynh trưởng là phải chào, thi hành trước khiếu nại sau". Về quân phục tác phong, tội nặng nhất là thắt búc nịt lòi lỗ bom (không giải thích được). Nhưng kinh hoàng nhất là phạt dã chiến, cá nhân hay tập thể: đại đội 30 giây thay đồ trận, đại đội báo cáo quân số, tan hàng. 30 giây thay đồ đi phép, đại đội lại tập hợp, báo cáo quân số, lại tan hàng. 30 giây thay đồ đại lễ... Hoặc bắt chạy đến đại đội bạn xin chữ ký của sĩ quan cán bộ tên ABC nào đó! Phạt dã chiến hoàn toàn do sĩ quan cán bộ phạt hoặc do lệnh của sĩ quan cán bộ truyền cho các huynh trưởng.. Tóm lại không có lỗi cũng bị phạt như thường. Mục đích là tập tuân lệnh, thi hành trước khiếu nại sau và đó chính là sức mạnh của quân đội . Những tuần lễ đầu của thời kỳ Tân Khóa Sinh huấn nhục, khổ cực đến mức tôi thầm ước có thẩm quyền nào cho tôi bò sát đất từ đại đội đến cổng trường Bộ Binh (khoảng 400 thước) rồi thả về dân sự, tôi tình nguyện liền. Một vài tuần đầu của thời gian huấn nhục, chúng tôi ít thấy sĩ quan cán bộ của đại đội. "Sinh mạng" của chúng tôi được "phó thác" hoàn toàn vào tay các sinh viên sĩ quan huynh trưởng. Thông thường, tám tuần huấn nhục, nhưng khóa của tôi kéo dài gần 3 tháng. Khi còn là dân sự, thấy cái alpha chẳng nghĩa lý gì, thậm chí cái lon chuẩn úy hay thiếu úy nữa, nhưng giờ đây ao ước tới ngày được gắn alpha, sẽ được đi phép 48 tiếng, không còn phải

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Page 12: BanTinSo10

12

bước ra đại đội là phải chạy, được thoải mái đi ăn, cà phê cà pháo tại khu sinh hoạt khu gia binh, được đánh bi da hay đi xem chiếu phim ở rạp xi nê Thanh Vân ở Khu Thiết Giáp... Rồi cũng tới giai đoạn tại Vũ Đình Trường, "Quỳ xuống ,các Tân Khóa Sinh !" Sinh Viên Sĩ Quan Khóa đàn anh duy nhất còn lại , Khoá 5/70

Thường Xuyên với bảng tên màu đen chữ đỏ, tiến vào giữa hàng quân, tay lấy cặp lon Alpha được

nhét vào túi quần sau của Tân Khóa Sinh , mở hai cầu vai áo, luồn Alpha vào rồi gài nút cầu vai lại. "Đứng dậy các Sinh Viên Sĩ Quan ! " Điều buồn cười nhất là tại quân trường toàn là nam nhi, nhưng các khu Sinh Hoạt hoặc Khu Gia Binh đều bán nhiều băng vệ sinh của phụ nữ. Lý do là khi được gắn Alpha hoặc khi tốt nghiệp chuẩn úy, phải quỳ một chân xuống trên nền đất sỏi tại Vũ Đình Trường khoảng một tiếng đồng hồ. Lấy băng vệ sinh quấn đầu gối (dĩ nhiên là trong quần ) cho đỡ đau ! Một tháng sau ngày gắn Alpha, khóa đàn anh ra trường. Chúng tôi ở lại với nỗi cô đơn ngút ngàn ! Mọi công việc đều do khóa chúng tôi đảm trách. Học tập, đi bãi, gác tuyến...Mong có khoá đàn em để san xẻ công việc, để thấy gần ngày ra trường và nhất là để phạt cho đã, bù lại việc bị các đàn anh phạt lúc trước ! Giai đoạn Huynh Trưởng Một tháng sau, Khóa 1/71 (bảng tên nền xanh biển, chử đỏ) nhập khóa. Tôi và 4 anh em khác trong đại đội được cử đi làm huynh trưởng/cấp trưởng, nhận và hướng

dẫn khóa mới. Tôi phụ trách đại đội trưởng và 4 anh em khác, trung đội trưởng. Quân phục chỉnh tề, ủi thẳng nếp, găng tay trắng....Buổi sáng lên trình diện Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn mới ( hình như là tiểu đoàn 4, không nhớ). Lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng là phải phạt cho xỉu 90% tại Vũ Đình Trường. Tuân lệnh! Đoàn xe GMC chở lính mới đậu lại gần Vũ Đình Truờng. Lại cảnh xưa, nay tái diễn nhưng những "nạn nhân" không phải là chúng tôi. Quang cảnh tại Vũ Đình Trường bữa trưa hôm đó (có quay phim làm tài liệu) khi đón tiếp khóa đàn em thật "tơi bời hoa lá"." Xác của quân thù" nằm ngổn ngang, ba lô, gà mèn, bi đông, tư trang vương vãi khắp nơi...Xỉu, lấy nước lạnh tạt vào, tỉnh lại chạy tiếp...Đúng chỉ số 90% thì ngừng lại. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng lệnh cho tập họp Tiểu Đoàn, cho "mở hàng" (ở quân trường mà có lệnh mở hàng là thế nào cũng bị phạt) lệnh tịch thâu thẻ bài và lớn tiếng chê bai các tân binh là yếu đuối (mục đích là lên giây cót). Sau đó, tôi dẫn đại đội 41 chạy về sân đại đội...Vào sân đại đội, chúng tôi phân chia thành bốn trung đội. Gziời ạ ! Điểm mặt các Tân Khóa Sinh, tôi nhận ra có 4 ông cùng lớp thời trung học ở Saigon và đặc biệt , một ông K1 CTKD. Thưa, đó là ông Trần Phú Hữu !(hiện ở Nam Cali, tính rất hiền, có người em ruột là Trần Phú Lộc cùng K2 với chúng tôi nhưng đã "ra đi" rất sớm). Nhận ra "phe mình" nhưng tôi rất lạnh lùng, mặt lạnh như tiền " quân đội không có anh em, chỉ có chiến hữu thôi". Và cũng rất điệu nghệ, các ông bạn "khóa đàn em" này cũng rất lạnh lùng không kém (vì không biết tôi sẽ đối xử với các ông như thế nào ). Sinh hoạt của Tân Khoá Sinh mới nhập khóa lại diễn ra đúng bài bản, sao y bản chính. Đặc biệt 5 ông bạn khóa "đàn em" này bị tôi

kêu ra trình diện, nạt và phạt te tua, nhất là ông Hữu (ai biểu ông là đàn anh của tui, bây giờ tui là "đàn anh" của ông đây !) Buổi tối hôm đó khi đại đội đang tập hát, tôi kêu 5 ông ra sau tập họp, trình diện rồi dẫn xuống khu sinh hoạt cho các ông ăn uống no nê, để có sức. Thôi thì, lúc đó, tiếng chửi thề, tiếng xỉ vả, tiếng chửi bới, tiếng mày tao, phun ra ào ạt vào mặt tôi! Chửi nữa đi các "em".Tối hôm đó, tôi ngủ "ké" giường của các ông để tâm sự. Một hôm, sau khi ăn cơm ở nhà bàn xong, tôi đang tập họp đại đội đàn em thì một đại đội đàn em khác xồng xộc chạy xuống. Từ xa tôi đã thấy Vũ Trung Hưng K2 chạy bên trái, hàng đầu. Khi chạy gần đến đại đội tôi, thấy tôi, hắn mừng quá kêu Hiệp, tôi nghiêm sắc mặt, quát lớn: « Anh nào kêu huynh trưởng đó ? » Hắn xếp ve, lýnh quýnh. Tôi cười thầm trong bụng. Một tuần lễ sau, chiều cuối tuần tôi không đi phép, sang đại đội của hắn thăm. Bước vào phòng, nghe tiếng hô "nghiêm ", tất cả đứng bất động, tôi nói "cho các anh nghỉ". Đảo mắt nhìn, thấy hắn tôi tiến đến, hắn giả vờ không thấy, quay mặt đi .Tôi ra lệnh hắn ra ngoài phòng và dẫn đi xuống khu sinh hoạt. Tôi đi trước, hắn theo sau đều bước, lầm lì không nói. Tôi gợi chuyện cũng chẳng trả lời. Một lúc sau hắn mới chõ mõm về phía trước, chửi tôi muốn tắt bếp nào là vô ơn (thỉnh thoảng thiếu tiền mượn hắn), nào là làm trời làm đất... Tôi để cho hắn chửi cho đã đời. Kéo ghế ngồi xong, tôi bảo hắn "mày muốn ăn gì thì ăn, ăn thật no cho có sức để mà chửi tao !" Hắn cười... Một bữa cuối tuần , đại đội tôi bị cúp phép, tôi lang thang ra khu tiếp tân (gần cổng trường) để xem ông đi qua bà đi lại. Dưới một gốc cây bóng mát, tôi thấy ba người, một bác gái lớn tuổi, một thiếu nữ tuổi đôi mươi và một ông khóa đàn em.Tôi đi ngang qua nghe

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Page 13: BanTinSo10

13

tiếng gọi huynh trưởng (trong khu Tiếp Tân đàn em được quyền không chào đàn anh và đàn anh không được quyền phạt đàn em. Muốn phạt, chờ hết giờ thăm, đợi đàn em bước ra khỏi khu tiếp tân mới được phạt ). Tôi dừng lại. Ông đàn em đứng dậy, hai người kia thấy thế cũng đứng lên. Quay về phía gia đình, ông nói: « Má, em, đây là huynh trưởng H... công cán uỷ viên Phủ.. » Ủa, sao mà điều tra lý lịch nhanh thế! Mũi tôi phồng lớn vì biết cô gái kia là em ruột của anh ta. Cô rất đẹp.Tóc dài chấm lưng, da trắng, mặt trái soan, hàng mi đen dài cong vút, môi hồng nở thắm. Tôi thật sự choáng váng."Cú đờ fút" chăng ? Chưa kịp định thần, ông đàn em giơ cùi chõ bị trầy trụa, da đã đóng vảy nhưng còn thâm đen, phán một câu "chết người" :" Má ! huynh trưởng này phạt con nè !" Tôi điếng người. Tôi chối thầm : Tui có phạt ông đâu .Cả một tiểu đoàn tân khóa sinh đâu biết ai là ai. Nếu biết ông có em gái đẹp như thế na, lúc đó chắc tui cõng ông chạy Vũ Đình Trường rồi ! Tôi liếc nhìn cô ta, thấy cô nửa miệng cười, nụ cười tươi thắm để lộ hàm răng trắng đều ! Tần ngần một chút, quê quá , tôi xin kiếu, bước đi mà lòng không nỡ rời !(Ông đàn em ơi! Giá chi ông đừng phán câu "chí tử "đó ,chắc giờ nầy tui là em rể của ông rồi !) Còn có một ông khóa đàn em. Ông này hay vi phạm kỷ luật như lén lút vào chơi bi da (Tân Khóa Sinh không được vào khu giải trí) gặp huynh trưởng không thèm chào...Mặt mày thì vác lên trời kiểu "Mục Hạ Vô Nhân". Điều tra mới biết ông nầy tốt nghiệp Cao Học (không rõ đại học nào, chắc chắn không phải là Cao Học CTKD). Để đó. Một bữa xế chiều, tôi rủ thêm hai "chiến hữu" cùng trung đội, một anh là giáo chức Đại Học Sư Phạm, một anh là Chánh Sự Vụ của một sở thuộc

Bộ...đi rình "con mồi". Thấy anh ta đang chơi bi-da , tôi kêu ra ngoài trình diện. Anh ta lưỡng lự. Hai "chiến hữu" nhảy lại gần, kè ra ngoài. Tôi bắt trình diện, nói rõ qui định của Tân Khóa Sinh, và phạt 20 nhảy xổm, 20 hít đất..Xong, bắt trình diện hai huynh trưởng kia, cứ thế mà xoay vòng,"bề hội đồng"...Xong màn "xử lý" đó, về sau, anh ta im re, không còn kên kên nữa..(Ông nầy hiện nay là Tiến Sĩ, đang định cư ở Bắc Mỹ có tham gia vào các tổ chức chính trị, nhưng hình như không thành công lắm.) Thấm thoát thời gian trôi nhanh đã gần tháng thứ tám. Bình thường giai đoạn 2 ở Thủ Đức là 6 tháng cộng với 3 tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tổng cộng là 9 tháng nhưng khóa chúng tôi kéo dài thêm 2 tháng nữa, vì phải đi duyệt binh tại Saigon nhân ngày Quân Lực 19 tháng 6. Tôi có mặt trong đoàn duyệt binh đó... Bài học chiến thuật cuối cùng "Đại Đội Lui Binh" (đau đớn thay ! đại đội lui binh trở thành toàn thể quân lực VNCH tan hàng ngày 30-4) là sắp mãn khóa ! Sau đó tiểu đoàn đi hành quân dã trại 3 ngày 2 đêm, ôn lại tất cả những bài chiến thuật đã được học. Những bài chiến thuật này tóm gọn trong 2 chiến thuật : phòng thủ và tấn công. Hai ngày trước lễ mãn khóa, chúng tôi trả lại vũ khí, một toán được cử lên Nghĩa Dũng Đài (Nghĩa trang quân Đội Biên Hòa) gác suốt đêm, một toán gác Trung Nghĩa Đài tại trường Bộ Binh... Tân sĩ quan Khai Quân Hiệu! Chiếc xe jeep chở Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh duyệt hàng quân , tiến vào khán đài. Bế Quân Hiệu ! ......

Quỳ xuống, các Sinh Viên Sĩ Quan ! Cả tiểu đoàn quỳ xuống (một chân) đều, rập khuôn. Sinh Viên Thủ Khoa giương cung bắn bốn phương trời...Tiếng loa lớn, phát rõ ràng nhật lệnh của Chỉ Huy Trưởng : "Thừa lệnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà,Tổng Tư Lệnh Quân Đội, tôi long trọng đặt tên khóa là Phạm Hồng Thái !" Tò té tó te tò té.. Các Sĩ Quan tiến vào hàng quân gắn lon Chuẩn Úy cho các sinh viên sĩ quan... Đứng dậy, các tân Sĩ quan ! Mỗi lần đứng trên bục chỉ huy của đại đội, nhìn xuống các anh em cùng đại đội, ngày mai, chúng ta sẽ được ném vào những trận chiến khốc liệt, ai còn ai mất , tôi chợt nhớ đến hai câu thơ (trong một bài thơ mà tôi không nhớ tên và tác giả.) Người thiếu phụ héo hắt, mỏi mòn chờ chồng là chinh nhân đang ngoài mặt trận. Mệt quá, thiếp đi lúc nào không biết. Người em gái thay phiên chị chờ người anh rể sẽ trở về, nhưng than ôi : "Ngựa hồng đã đến bên hiên Chị ơi! trên ngựa chiếc yên vắng người!" Hoặc sau này : "Ngày mai đi nhận xác chồng Say đi để thấy mình không là mình.." ........... " Em không thấy được xác chồng Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong..." (Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng Lê Thị Ý, 1970) Suối lệ nào đủ để rưới xuống cuộc bể dâu này ? Vĩnh biệt Cầu Bến Nọc. Vĩnh biệt Tăng Nhơn Phú. Vĩnh biệt đồi Bác Sĩ Tín. Vĩnh biệt hồ Lệ Thủy.

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

Page 14: BanTinSo10

14

Vĩnh biệt những bãi tập, bãi bắn, giây kinh dị, giây tử thần, các tuyến gác A.B.C.D...nhiều, nhiều lắm những địa danh, những thao trường đổ mồ hôi... Ba tháng sau , 3 chuẩn úy Trần Văn Hải, Lê Cảnh Thạnh, Nguyễn Văn Hiệp và binh ba Phạm Bá Vượng K2 (miễn dịch) đang ngồi nhâm nhi cà phê tại La Pagode. Nhìn sang bên kia

đường, thấy chuẩn úy mới ra lò Trần Phú Hữu băng qua, xô cửa bước vào, tôi kéo chiếc ghế trống kế bên...Chuẩn úy "đàn anh" mới ra lò tiến đến, chỉ vào mặt tôi, xổ tiếng Đan Mạch : « Mẹ...hồi ở Thủ Đức tao không sợ ai bằng sợ mày !" Sinh Viên Sĩ Quan Nguyễn Văn Hiệp Số quân 66/156295

Trung Đội 2 Đại Đội 31 Tiểu Đoàn 3 Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan KBC 4100 Mãi mãi là người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà !

đi thăm viếng chung quanh trung tâm thành phố, dưới dốc phố là tu viện Carmel, nơi thánh Thérèse tu, nơi đây có trưng bày bàn tay của thánh trong một lồng kiếng nhò. Thư viện chứa đầy thơ từ và bia đá tạ ơn của những người đã nhận « phép lạ » giống như trong nhiều nhà thờ khác. Chưa đến giờ cơm trưa, mọi người đi dạo thêm một vòng phố, vì là ngày chúa nhật, tiệm tùng đều đóng cửa, chợ búa không nhóm họp, lang thang quanh công viên, các

anh Bảng, Dân, Khoát, mỗi người kể một chuyện tiếu lâm, cứ đến một gốc cây thì một người kể một chuyện, làm khách đi đường thấy chúng tôi cười nghiêng cười ngửa, chắc tưởng chúng tôi điên.

Về lại foyer, dùng cơm trưa, bữa ăn vẫn thịnh soạn, hơn nữa lại là ngày « Fête des

Mères ». Ban hợp ca vẫn hiện diện tuy có thay đổi một vài người, hát bài « Nhớ Ơn Mẹ » làm chúng tôi bùi ngùi chẩy nước mắt. Ở một đêm, hai ngày, ăn ba bữa, với một giá cả rất khiêm tốn, ai nấy đều hài lòng. Lâu lâu tổ chức đi chơi xa như vầy, nhìn thấy mọi người vui cười hớn hở, quên đi những phiền toái đã xảy ra, thật là ấm lòng. Riêng tôi, từ khi anh Kinh ra đi, tôi cần tìm lại những giây phút êm đềm, đầy tình thương yêu bên cạnh những người bạn chân thật. Sau khi trả phòng, lợi dụng trời tốt chúng tôi kéo nhau tới

một trang trại cách Lisieux khoảng 20 cây số. Trang trại nằm trong một mảnh đất rộng, xung quanh là đồng trống, có cây ăn trái, táo, lê, hồ đào, cerise, quetsche ; lại có ao cá gần cổng ra vào. Chỉ tiếc là mùa này chưa có trái cây nào chín để hái, chưa có hồ đào để lượm. Dạo quanh một vòng, sau đó một vài anh chị em theo Sinh vào phòng khách để tập nhảy, một số khác nằm dài trên canapé để nghỉ trưa.

Khoảng 4g chiều, mọi người lần lượt ra về, trong lòng còn vương vấn hình ảnh của hai ngày du ngoạn tuyệt vời. Nước Pháp còn rất nhiều chỗ để đi chơi, gần cũng có, xa cũng có, nên mọi người đều hẹn nhau tổ chức thêm nữa vào một ngày không xa.

...Thụ Nhân với quân trường Thủ Đức

...Du ngoạn Lisieux

Anh Bảng đang kể chuyện vui

Centre ville của Lisieux

Trang trại Normandie

Page 15: BanTinSo10

15

GIA CHÁNH

Vỏ bánh (20 bánh) − 1 gói bột nếp (400 g) − 400 g nước nóng − 1/4 muỗng cà phê muối

Nhân bánh − 400 g đậu xanh − 300 g thịt ba chỉ xay (có thể thêm tôm xay) − 1 củ hành ta − muối, đường, tiêu.

Châu K8

Cách làm Cách làm vỏ bánh :

Trộn bột nếp với muối, chế nước nóng vào nhồi cho mịn, ủ khoảng nửa tiếng, xong chia thành 20 viên.

Cách làm nhân bánh : − Đậu xanh vo sạch, ngâm nửa tiếng, trộn chút muối, đem hấp chín xong tán nhuyễn (chia đôi, một nửa để làm nhân bánh, một nửa để bọc ngoài bánh)

− Hành ta cắt hạt lựu, phi dầu cho thơm − Cho thịt ba chỉ xay vào xào, sau cho tôm vào xào chín, nêm đường, muối, tiêu cho vừa ăn,

cho nửa phần đậu xanh vào đảo cho đều, chia thành 20 viên − Bột nếp vo tròn, ấn hơi dẹp xong cho viên đậu thịt vào giữa vo tròn − Nước đun sôi lăn tăn cho vào một chút dầu ăn, thả bánh vào luộc, bánh chín sẽ nổi lên,

vớt bánh bỏ qua tô nước lạnh, để nguội. Có thể đem hấp 15 phút. − Lăn bánh vào đĩa đậu xanh đã cà nhuyễn để đậu xanh bám đều. xếp bánh lên đĩa.

Chúc mừng

Nhận được tin vui của anh Lương Quang Thạch K3 và chị Nguyễn Thị Cúc K7 làm đám cưới cho trưởng nam

Stanley Lương cùng cô Anna Diệp vào ngày 02/06/12 tại Saìgòn, Việt nam Thụ nhân Paris hân hoan chúc mừng anh Thạch-chị Cúc và cầu chúc cho hai cháu hạnh phúc suốt đời.

Chúc mừng

Nhận được thiệp mừng của anh Trần Hy Dân K1 làm lễ thành hôn cho thứ nam

Vincent Chan cùng cô Vicki Nguyễn vào ngày 21/7/12 tại Calgary, Canada, Thụ nhân Âu châu chúc mừng anh chị Hy Dân và cầu chúc cô dâu chú rể sắt cầm hòa hơp

Nguyên liệu

Page 16: BanTinSo10

16

PHÂN ƯU Nhận được hung tin :

Thân mẫu anh Đỗ Văn Chương K1

Cụ ĐỖ VĂN LƯƠNG, pháp danh Minh Nhân

Mệnh chung ngày 27/5/2012 tại California

Hưởng thọ 95 tuổi.

Xin thành thật phân ưu cùng anh Chương và tang quyến

Thân Phụ anh Vĩnh Lộc K1

Cụ Ông BỬU PHÚC Pháp danh NGUYÊN CẢNH

Quá vãng ngày 24/4/2012 tại California Hưởng thọ 95 tuổi.

Xin thành thật chia buồn cùng anh Lộc và tang quyến.

Giáo Sư Sơn Điền NGUYỄN VIẾT KHÁNH Quy tiên ngày 12/08/2012 tại California,

Hưởng đại thọ 92 tuổi.

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng anh Nguyễn Viết Dũng K1 và đại tang quyến. Nguyện cầu hương linh giáo sư vãng sanh về

cảnh giới an lành

Thân mẫu anh Võ Duy Thặng K8

Cụ Bà NGUYỄN THỊ ĐẬU Thất lộc ngày 18/06/2012 tại Việt Nam

Hưởng thọ 82 tuổi Xin thành thật chia buồn cùng anh Thặng và tang quyến

Thân mẫu anh Châu Hùng Đông K6

Cụ Bà HUỲNH THỊ VIÊM Mãn phần ngày 6/7/2012 tại Việt Nam

Hưởng thọ 86 tuổi.

Xin chân thành chia buồn cùng anh Đông và tang quyến

Anh HỨA HỮU PHƯỚC K6 Từ trần ngày 29/5/2012 tại NewYork

Hưởng thọ 64 tuổi

Thụ Nhân Âu Châu thành thật chia buồn cùng tang quyến. Nguyện cầu hương linh anh Phước

sớm hưởng an lành nơi cõi phúc.

Chị NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN K1 Chúa gọi về ngày 8/6/2012 tại California

Hưởng thọ 71 tuổi

Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và nguyện cầu chị Lan sớm về nước Chúa

Anh LÊ KIM NGỮ VK Qua đời tháng 25/7/2012 tại Việt Nam

Anh Ngữ là một cựu thành viên của ban kịch Thụ Nhân VĐHDL.

Xin thành thật chia buồn cùng chị Bích Ngọc và tang quyến.

Page 17: BanTinSo10

17

chị em Thụ nhân đến dự tiệc trưa tại tư gia. Thức ăn thức uống ê hề. Không khí thật náo nhiệt trong một căn phòng gần 30 khách khứa.. Truyện vui, tiếng chọc ghẹo làm cho mọi người cười cợt bể bụng, tức hơi. Ngoài những món quà sinh nhật của chính mình, anh chị Tú-Châu còn dành một kinh ngạc khác cho mọi người là tặng quà cho các anh chị sinh đẻ cùng trong tháng 5. Thế là ít nhất cũng có thêm bốn người được nhận quà.

Sau bữa tiệc, anh Phạm Trọng Khoát K6 bày biện máy móc và màn ảnh để thực hiện chưong trình cùng học..cùng hỏi đã được dự trù. Đây không phải là một buổi học như chúng ta thường nghĩ. Đề tài là hiểu biết về tin học. Ai cũng biết ít nhiều về ordinateur, nên anh Khoát không dám vỗ ngực làm thầy, nhưng chỉ muốn chia xẻ một ít kiến thức của mình và kêu gọi các anh chị khác cùng đóng góp hiểu biết. Buổi sinh hoạt trở nên sinh động trong gần hai tiếng đồng hồ. Tuy nhiên thời gian hơi ngắn ngủi so với những điều mọi người muốn biết, muốn tìm hiểu. Do đó, hình thức sinh hoạt bổ ích này sẽ được tái diễn trong một ngày gần đây. Một số anh chị sợ tối về kẹt xe nên xin phép ra về, còn lại hơn phân nửa tiếp tục sắp xếp bàn ghế để dọn cơm ăn tối. Tiếng cười vui nhộn không vì thế mà bớt vui nhộn. Vài ngày sau chị Châu gửi email cho mọi người : Cac ACE thân mên, Buôi hop mat thang 5 vua qua da diên ra rât vui ve lai dâm tinh

TNAC tai nhà Tu-Châu. Tuy gia chu da dan do và moi cac ACE dên voi "bung trông" nhung da sô dêu "tay bông tay bê" dem thêm thuc an. Mac dù vang mat môt vài nguoi, nhu anh Thong, khiên chung ta quên màn chup hinh ky niêm cung nhu màn "bông" chi Thuong, sinh nhât cac ACE (anh Nghi, anh Khoat, Kim Lan, Quôc và Châu) da duoc tô chuc thât vui voi nhung mon quà tuong trung và màn thôi nên. Sau do, anh Khoat, anh Chuc, Sinh, Thang da cho ban bè môt cours can ban vê cach xu dung PC. Dên 18g, môt vài ACE vi bân nên da ra vê. Tiêc thay ! Tuy bung con no cang, chung tôi da an hêt nôi cary cùng thit kho trung gà do Ngoc-Diêp nâu. 3) Dạy nhảy miễn phí Nguyễn Tấn Sinh K11, sau một thời gian dài đau ốm, đã phục hồi lại sinh lực và nhiệt huyết. Nhờ quen biết với nhà hàng L’Orchidée ở phía nam Paris, nơi có Nguyễn Quang Tùng K7 , nghệ danh là Michel Tùng, chơi nhạc, Sinh nảy ra sáng kiến dạy khiêu vũ. Trong một email thăm hỏi, Sinh viết : « Sẵn dịp, để tạo cơ hội gặp gỡ, và phổ biến bộ môn nghệ thuật khiêu vũ và tập dưỡng sinh sức khỏe tốt, tạm thời em có một khóa tập khiêu vũ miễn phí, nếu các anh chị thấy thích và có nhã hứng thì đến nhà hàng l'Orchidée tập dượt do em hướng dẫn những bước căn bản và cấp tốc. Có bích chương đính kèm, và nhờ quý anh chị phổ biến dùm em trong giới thân hữu . Mong hẹn gặp lại quý anh chị » Ngày 20/5, một số anh chị Thụ nhân gồm anh chị Đoàn Trần Nghị-Diệu Hỷ, anh chị Tú-Châu, anh chị Thắng-Oanh, chị Trần Thị Liên Hương và anh Trần Văn Bảng, đã đến hưởng ứng lời mời.

Tình cờ ngày hôm ấy các anh chị gặp lại thầy Lâm Thanh Liêm và cô Cúc đi chung với thân hữu, nên cùng nhau vui chơi thoả thích. Anh Nghị tường thuật : « Hôm 20/5 là một ngày vui, tập thể dục nhẹ nhàng, một hình thức vận động thẩm mỹ theo âm nhạc, và rất thích hợp với lớp tuổi chúng ta. Nhà hàng L’Orchidée hơi bất tiện vì xa xôi (nhưng lại gần nhà Yamaha Tú-Kimono Châu) nhưng nghĩ đây cũng có thể là nơi chúng ta lâu lâu họp mặt, một năm một lần chẳng hạn ? Để một phần thay đổi không khí, vừa họp hành, vừa vui chơi với Michel Tùng, vừa ca hát, khiêu vũ thoải mái, mà không phải bận rộn lo lắng chuyện ẩm thực, âm thanh, và nhất là dọn dẹp. Vợ chồng chủ tiệm là anh chị Lê T. Ngô ( nhóm hướng đạo VN) cũng dễ thương và hiếu khách. Hôm đó Nguyễn Tấn Sinh bắt đầu buổi hướng dẫn khiêu vũ và thực tập tại chỗ, rất tiện. Tấn Sinh đã chỉ dẫn tận tình và rõ ràng phần căn bản những bước đi nên sau đó anh chị em đã « ra sàn » được liền, không có khó khăn gì nhiều.» Mỗi khóa khiêu vũ miễn phí của Sinh kéo dài năm tuần, mỗi trưa chúa nhật từ 12g đến 13g, mở cho tất cả mọi người với điều kiện là : - ưa thích khiêu vũ - tập luyện đều đặn mỗi tuần, tối thiểu 5 lần. 4) Tiếp bạn phương xa Từ cuối tháng 5 và suốt tháng 6,

...tin tức đó đây

Joyeux anniversaire anh Tú (6 bó rưỡi)

Đãi anh Ngọc K1—chị Nguyệt

Page 18: BanTinSo10

18

nhiều bạn bè Thụ nhân đến Paris khiến anh chị em trong hội thật bận rộn. Đầu tiên là anh Phạm Văn Ngọc K1 và chị Minh Nguyệt, sau đó là vợ chồng anh Vũ Hữu Sĩ K6., từ Việt nam sang. Gặp lại các bạn này, anh Nguyễn Khánh Chúc K1 mời về nhà thết tiệc. Vài ngày sau anh chị Ngọc-Nguyệt mua vé xe lửa đi thăm viếng Thuỵ sĩ, sáng đi chiều về. Ngày 30/5 anh chị lại có dịp ăn uống với anh chị em Thụ nhân Paris tại một tiệm ăn Việt nam vùng Torcy. Nhân dịp này anh Hoàng Chí Minh K1 đề nghị ngày hôm sau làm hướng dẫn viên đưa anh chị đi thăm viếng thành phố Paris về đêm. Anh Trần Văn Lược K1 từ Houston, Texas, tới Paris ngày 31/5, gọi điện thoại cho anh Lưu Văn Dân K1 để gặp. Vì anh không có nhiều giờ rảnh nên anh Dân đến khách sạn đón và chở anh đến nhà chị Nguyễn Ngọc Thương trò chuyện khoảng hơn một tiếng. Khoảng một tuần sau, vợ chồng anh Lê Đức Thông K6 từ Canada đến thăm anh Phạm Trọng Khoát nên một số anh chị em lại có dịp ăn uống với bốn anh khoá 6 là Khoát, Thông, Sĩ và Thân văn Điển.

Giữa tháng 6, anh Hứa Huệ Sang K4 chở anh Trần Trí K4 và ba anh K10 đến thăm anh Khoát . Nhân dịp này anh Trí gửi biếu anh chị Thụ nhân huy hiệu DUACT do anh điều hành từ mấy năm nay . Ngày 19/6 hai anh Nguyễn Văn

Năm VK và Hoàng Vũ K9 nhận lời mời của các anh chị K9 tại Paris đến nhà hàng L’Orchidée chung vui với khoảng hơn 15 anh chị Thụ nhân. Chị Thuận Linh K5 từ Úc sang, được anh chị Đoàn Trần Nghị CH, chị Nguyễn Ngọc Thương K1 và chị Trần Thị Liên Hương K8 đưa đi thăm thắng cảnh Paris từ sáng đến chiều tối. Ngày hôm sau nghe nói chị Diệu Hỷ, vợ anh Nghị, bị cảm ho, còn chị Thương thì hai bắp chuối cứng đơ, không nhấc chân lên nổi.

Chị Hồng Thị Kim Lan K8 đã đón tiếp rất nhiều bạn bè trong tháng 6. Nào là chị Nguyễn thị Tuyết Mai K8, chị Lê thị Minh K7, chị Solange Tố Nữ K10, chị Hà Ngọc Anh KH, chị Đỗ thị Bích Liên KH, anh chị Nguyễn Đình Thích K8-Trần Thị Quyên K8. Tất cả ở nhà chị Kim Lan, sau đó có hai chị sang từ VN gởi va li lại, để đi sang Anh chơi, lúc trở về Pháp không được phép tái nhập cảnh vì không có visa multiple. Hai chị phải thuê khách sạn, bỏ vé khứ hồi và mua vé khác từ Londres về thẳng Việt nam, để lại nhà chị Lan hai va li lớn, không biết bao giờ mới có dịp trở qua Paris! 5) Lễ giỗ GS Nguyễn Ngọc Huy Lễ giỗ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy năm nay do Ban Chấp Hành Liên Khu Bộ

Châu Âu Tân Đại Việt tổ chức tại thành phố Ivry Sur Seine, cách Paris 13 chừng trên 2 cây số về hướng Nam. Lễ tưởng niệm được khai mạc đúng 11g45 ngày chúa nhật 29/7/2012. Thông thường, lễ giỗ hàng năm đuợc tổ chức trang nghiêm và thân mật trong nội bộ Gia Đình Tân Đại Việt, nhưng năm nay thì lại được tổ chức vào ngày chúa nhật. Tháng 7 là tháng bà con đi nghỉ hè, hơn nữa, buổi lễ được tổ chức tại một địa điểm xa trung tâm Paris…là một điều gây ngạc nhiên cho nhiều người khi thấy khoảng 80 khách hiện diện trong hội trường. Ngoài một số đảng viên Tân Đại Việt đến từ Châu-Âu và các đại diện các hệ phái của Đại Gia Đình Đại Việt tại Pháp, người ta gặp rất nhiều nhân sĩ trong hàng ngũ chống cộng tại Paris đã đến tham dự và phát biểu trong buổi lễ. Giáo sư Trần Thanh Hiệp vừa ở Mỹ về cuối tháng 6, là người đã phát biểu đầu tiên, sau nghi thức chào cờ Quốc gia và giây phút mặc niệm .

6) Tìm về tổ ấm Đầu tháng 7, nhân đi dự buổi dậy nhảy miễn phí của Nguyễn Tấn Sinh, các anh chị Thụ nhân đã gặp anh Nguyễn Thế Vượng K11. Như vậy khoá 11 càng ngày càng về xum họp đông đảo với gia đình Thụ nhân. Sau đây là địa chỉ của anh Vượng : 4 rue de la Tortue Marine 77340 Pontault Combault Đt : 06 64 58 21 02 [email protected]

...tin tức đó đây

Các anh chị: Tú, Thích, Quyên, Châu, Lan, Minh, Ngọc Anh

Tiếp anh Sĩ K6, anh Thông K6

Dùng cơm với anh Năm VK, anh Vũ K9

Thầy Hiệp đang phát biểu

Page 19: BanTinSo10

19

Ngoài ra, anh Công Thế Cường K1 cũng đã thay đổi email : [email protected] Chị Bùi Việt Hương K7 bên Belgique cho biết email của chị là : [email protected] 7) Niên liễm mới thu Sau khi Bản tin số 9 đến tay các anh chị Thụ nhân, nhiều người kiểm soát tên mình trong danh sách đóng niên liễm, rồi tự động gửi ngân phiếu cho chị Thủ quỹ Trần Thị Châu K8. Xin ghi nhận tên của hai chị Châu Thị Ngọc Điệp K7 và Huỳnh Phương Thuý VK vừa đóng niên liễm. Đồng thời, tình cờ ngày 10/6, trong buổi văn nghệ khiêu vũ tại nhà hàng L'Orchidée, chị Châu gặp anh Võ Ngọc Hưng K3. Anh Hưng hướng dẫn một anh bạn thân từ hồi đi học, mà đã 40 năm không gặp, đến chung vui với anh chị Thụ nhân tại nhà hàng. Anh An cũng K3 từ New Jersey đến. Trong dịp này anh An trổ tài thổi

saxo, còn anh Hưng thì cho anh chị Thụ nhân nghe lại giọng ca trầm ấm của anh. Ngoài ra anh Hưng còn gửi lại chị Châu niên liễm và tiền ủng hộ. Hội xin cảm ơn các anh chị. Tin các nơi khác 1) Lên chức ngoại Hồi tháng 3, khi anh Nhan Kim Hoà K1 trở lại Paris, anh có cho biết sẽ đi Cali vào tháng 5, ai ngờ giữa tháng 4 anh lại báo tin sẽ đi gấp vì con gái sắp sửa lâm bồn.

Thật vậy, ngày 23/4 con gái anh đã sanh ra một cháu trai kháu khỉnh, đặt tên là Julien Đỗ Kim Bảo. Bà ngoại Bích lúc này bận cả ngày, chưa kể « đêm nghe cháu khóc vui triền miên ». Còn ông ngoại thì chẳng có gì thay đổi, mỗi tuần xuống Santa Ana một hay hai lần để họp với đám bạn Thụ nhân già. Anh Hoà cho biết kỳ này sẽ ở Cali hơi lâu để giúp cho con ; có lẽ cuối năm 2012 mới về Pháp. Nhưng có người bật mí lý do khiến anh chị Hoà-Bích kéo dài thời gian ở Mỹ là vì cô con gái thứ hai cũng đang có bầu. Như vậy có thể chúc là « đầu năm sanh con trai, cuối năm sanh con gái » cũng được chứ gì ? 2) Thư cảm tạ của La Vang Ngày 5/5 chị Đỗ Thị La Vang K2 viết cho anh Nguyễn Thăng Long K1 một lá thư cảm tạ các bạn hữu trong gia đình Thụ nhân đã giúp đỡ chị trong cơn hoạn nạn như sau : Xin nhờ anh chuyển lời cám ơn của LV đến các bạn sau đây: 1. Nhóm TN Paris 400USD 2. Cảnh + Thoàn 50 USD 3. Nguyễn Bá Tùng Chi 100 USD 4. Lê Thanh Tâm 100USD 5. Bùi Thị Ngọc Nga 20 USD LV xin cám ơn lòng hảo tâm của các bạn. Xin Thiên Chúa và Đức Phật trả công bội hậu cho các bạn. Đỗ Thị La Vang. Ngày 29/5, chị lại gừi một email khác, lần này không có dấu : Huynh truong Thang Long kinh men! Truoc het xin cam on huynh truong TGC ve goi cuu tro ma gia dinh Thu Nhan gianh cho LV. Thang 5 vua roi LV co dip duoc gap va tham Hoang Yen- Tran Tien Tuan o Cali ve mung le 50 nam linh muc cua cha TV Loc. LV co dip noi chuyen voi Hoang

Yen- Tuan ve nhung nam song o Da Lat. Thang vua roi LV da lanh tien loi 400.000 cua 40 trieu goi ngan hang. Xin cam on gia dinh Thu Nhan va huynh truong TGC da lo cho doi song cua em gai gia nua LV. Xin Thien Chua va Duc Phat tra cong boi hau cho TGC va gia dinh Thu Nhan. Than kinh chao va chuc suc khoe. Do Thi La Vang 3) Du thuyền khoá 6 Sau một thời gian tham khảo với một số bạn khoá 6 để chọn ngày đi du thuyền, và so sánh giá cả, thảo luận nội bộ, Ban tổ chức đã thông báo tin tức chi tiết về chuyến du thuyền hội ngộ K6 thế giới năm 2012. Đại khái chuyến đi này khởi hành ngày 16/9 và kết thúc ngày 23/9, từ Los Angeles sang Mễ Tây Cơ, thăm viếng ba thành phố, rồi trở về L.A. Ban tổ chức cũng đã thương lượng với công ty du thuyền để mượn một số phòng trà để trống không xử dụng vào buổi chiều, để họp mặt văn nghệ, karaoke, do ban nhạc 75A phụ trách, trong thời gian du thuyền lênh đênh trên biển. Ban nhạc 75A gồm Đặng Kim Sơn, Trần Tấn Thành, Hàng Trọng, Duy Ngọc, Thu Hiền. Theo Ban tổ chức thì « sau Cruise Splendor K6 Reunion, khó có lần nào đông bằng. Và sau 6 bó, tuổi đời càng lớn, càng khó gặp nhau hơn. » Cho tới đầu tháng 6, số người ghi tên đã lên đến gần 100, có người đến từ Việt nam. 4) Thư của Phạm Văn Ngọc Anh Phạm Văn Ngọc K1, sau khi trở về Việt nam, gửi thư cảm ơn các bạn Thụ nhân như sau : « Khôi , Chúc thân, Vừa về đến nhà là lăn ra ngủ, ngủ li bì từ 11pm đến 2 giờ chiều

...tin tức đó đây

Các anh Tùng K7-An K3 - Hưng K3

Page 20: BanTinSo10

20

hôm sau, đói bụng dậy lục cơm, thèm ăn với nước mắm mà thấy ngon vô cùng .... Số của mình có lẽ gắn liền với cơm và nước mắm, cho nên đi với các bạn khóa 1 mình, tụi nó quen dùng bánh mì với thịt nguội, fromage, chứ mình thì lạy. Bọn mình đi qua Bỉ, Hòa Lan, Đức, Luxembourg mà ngày xưa mình đã dừng bứơc ở những nơi nầy, Nói chung , các nước nầy đẹp hơn ngày xưa, sạch hơn, trừ Hoà Lan, với mình nó vẫn tối tăm như con đường Red light ở Amsterdam. Kể chuyện cho các cậu nghe mà quên gửi lời cám ơn các cậu đã dành cho vợ chồng mình những giờ khắc đẹp ở Pháp. Mình thấy các cậu hạnh phúc quá... Về nhà ở thì mình thích nhà Khôi, vì có một nơi nếu cho mình làm xưởng vẽ để tha hồ vẽ vời... Nhân đây mình cũng khâm phục các cậu đã làm từ thiện ở Myanmar, còn mình thì chưa làm được việc gì cho những người khó khăn hơn mình. Tuy nhiên mình đang nuôi một ý tưởng, và cũng đã gặp 1bạn khóa 1 là Hoàng Trọng Bân, họa sĩ, cùng sửa soạn trong tương lai một hay 2 năm nữa thực hiện triển lãm tranh để bán lấy tiền giúp trẻ nghèo khó. Ước mơ là như vậy , nhưng nếu Trời không cho sức khỏe thì cũng chịu thôi, vẽ cũng không dễ đâu các cậu ạ!! Và các cậu cho mình gởi lời cám ơn các anh Minh, Khoát, Huyện, Điển, Dân về buổi gặp mặt. Thôi chúc sức khỏe các cậu, mong gặp nhau ở SG ăn phở Kim. Nơi mà mỗi lần ăn, mình lại nhớ đến Chúc. Từ hôm về mình đã vào đó ăn sáng 1 tô rất ngon vì đã cách xa nó quá lâu. Phở ở đây ngon hơn phở ở Pháp vì đủ gia vị cần thiết, Hồi đó gia đình mình ở HàNội, mẹ mình đã nuôi các con bằng

cửa hàng phở ở ngõ hàng Cỏ HN đến khi VC cấm bưôn bán. Thân, Ngọc » 5) Phạm Chí Thành định cư ở Mỹ Được anh Nguyễn Gia Thanh báo tin anh Phạm Chí Thành, đồng môn K1, vừa đến định cư ở Houston, Texas, anh Lê Đình Thông vội gửi một bài thơ tứ tuyệt chúc mừng : Đất lành chim Việt đậu cành nam* Châu về hiệp phố tiếng thơ ngâm.

Mừng Phạm Chí Thành đến nước Mỹ Thỏa chí bình sinh chí Thụ Nhân.

* Texas, tiểu bang nam Hoa kỳ Ngày hôm sau anh Châu Tuấn Xuyên K1 ở Austin, Texas, họa ngay một bài khác : Ông Thanh loan báo khắp Thụ Nhân

Chí Thành định cư tại Hiu -Tân Đồng môn hoan hỉ như mở hội

Chúc mừng chí lớn gặp Long -Vân .

Chúc anh Thành có một đời sống mới an bình và nhiều may mắn. 6) Giúp đỡ Đoàn Tấn Nhung Đầu tháng 6, chị Phạm Thị Sáng K1 từ San Jose, Cali, báo động trên diễn đàn 1-2, chuyện anh Đoàn Tấn Nhung mà anh em thường gọi khi xưa là Nhung Khờ, gặp khó khăn trong lúc điều trị bệnh suyễn khá nặng tại Sài gòn. Anh Trần Văn Lưu và anh Trần Văn Chang, đồng bệnh tương lân nên cùng chị Sáng kêu gọi đồng môn giúp đỡ. Từ Việt Nam, anh Nguyễn Thăng Long K1 bí danh Từ Giữ Chùa lại một phen xung phong gánh vác công việc tương trợ. Bên Mỹ anh Nguyễn Đình Cận phụ trách nhận tiền đô để gửi về cho anh Long. Ngày 18/6 số tiền nhận được từ các anh chị ở Mỹ và Việt nam tạm đủ để mua bình dưỡng khí và thuốc men. Hiện nay anh Nhung đã được xuất viện.

7) Lên chức nội Vừa qua anh Bùi Quang Trung K1 báo tin vui: con dâu Lydia của anh ( vợ của cháu Jerry ) đã hạ sanh ngày 31/7 hai cháu song sinh Brandon & Chase tại Hoag Hospital, Newport Beach, CA. Vui như vậy có lẽ phải chúc mừng hai lần: Chúc mừng...Chúc mừng!! Hay là dùng danh từ mạt chược: anh đã ù double mủn ( một mủn ăn 6 phán, còn double mủn dĩ nhiên được gấp đôi ). 8) Kỷ niệm 40 năm K9 Khoá 9 năm nay làm lễ kỷ niệm 40 năm nhập khoá tại Dalat. từ 14/7 đến 16/7/12. Xin mời đọc bài tường thuật của Bảo Bườn:

“Hi all, Vậy là xong. Sau 3 ngày 2 đêm gặp gỡ, dàn đúm, la lô với nhau, bạn bè K9 chia tay lúc 14g ngày 16-7-2012. Những ngày gặp nhau, thời tiết Dalat thật đẹp thế mà lúc chia tay, trời bỗng sụt sùi kéo dài cả buổi chiều. Trời cũng động lòng. Nước mắt chia tay. Chiều ngày 14, sau bữa cơm tối, phe ta chia thành nhiều phe, túm nào theo túm đó, về lại KS là mệt nhoài. 2g sáng ngày 15-5, Trần Bình Dũng từ SG lên đến KS, ngạc nhiên chưa ? 5g, Lê Lương cũng vừa đến. Ngạc nhiên tiếp. 8g sáng, sau khi ăn sáng, cả đoàn đến Domaine de Marie để trao quà cho các em khiếm thính, số tiền chẵn 10 triệu do các bạn k9 đóng góp cho qũy "con mẹ nó" từ năm ngoái.

Kỷ niệm 40 năm ngày vào đại học—K9

Page 21: BanTinSo10

21

Rồi lên trường cũ, lang thang trong khuôn viên, rộn ràng với bao nhiêu tiếng cười giỡn, như trẻ lại. Như 40 năm về trước. Một số bạn đề nghị xem lại Cty Rừng Hoa. Trên đường vào Thung Lũng Vàng, ghé quán cơm dọc đường ăn trưa. 13g, nhận phòng ở TLV. Lại thêm 1 bất ngờ, 2 bạn Thanh Loan và Chung Thành đến tham dự, lại chào hỏi ý ới. Tiếp tục chén chú chén anh cho đến... cơm chiều. 18g30 bắt đầu chương trình lễ hội cồng chiêng, phe ta nhiệt tình múa may quay cuồng, không biết là vì men rượu hay là vì các cô dân tộc duyên dáng . Nhất là 2 ôn Bình Dũng với Q. Hưng như ...điên như dại. Ngẩn ngơ ! 21g, tục tục kéo về KS, mần tiếp 3 hột. Cuộc vui ngắn thôi, nghe đâu đến 2g sáng đã nghỉ, nghe đâu là vì tui yếu quá, 1g đi ngủ trước. Tối đó Minh Châu say sưa ca hát với cây đàn của Thế Hưng. Cụ MChau nhà mình hát là phải nhắm mắt. Hỏi. Thì trả lời. Nhắm mắt mới nhớ lời bài ca. ( !??!!). Sáng. Chia tay TLV, ghé quán bún bò Công gần trường đại học, mỗi người mần 1 miếng dằn bụng 1 ít rồi cùng nhau ra cà phê Bích câu ở hồ XH, cà phê, tán chuyện, chờ...cơm trưa. Buổi cơm trưa chia tay trong bùi ngùi luyến tiếc, hẹn gặp lần sau. 12g30 về nhà cụ Đính chờ xe đi S và đi Nha trang đến đón. Xe chưa đến, trời bỗng đổ mưa, sắp chia tay. Hướng tới. Trong lần gặp nhau lần này, tất cả đồng ý là 2 năm họp mặt chính thức 1 lần. Những năm lẻ sẽ tổ chức ở SG với tính cách là 1 bữa cơm gặp gỡ như nhiều năm về trước mình đã làm, năm chẵn sẽ làm "hoành tráng", như năm 2014, sẽ tổ chức chính ở Cần Thơ.

Qua đây, tui cám ơn 2 bạn Thế Hưng và Như Ý đã nhiệt tình hỗ trợ rất nhiếu để lần họp mặt này thành công. Tui cũng mong các bạn tham gia vừa rồi thông cảm cho những thiếu sót trong tổ chức, vì tình đồng môn mà "đại xá" cho. Mời mọi người theo dõi phóng sự bằng hình kém theo. http://groups.yahoo.com/group/C T K D - K 9 / a t t a c h m e n t s /folder/1241538510/item/list Chúc mọi người vui khỏe. Thân. BB” 9) Tân BCH bắc Cali Ngày 11/8 anh Nguyễn Đình Cận K1 công bố thành phần của tân Ban Chấp hành, nhiệm kỳ 2012-2014 như sau: Chủ tịch: Nguyễn Đình Cận K1 Phó Chủ tịch: Tô Minh Toàn K6 Thủ quỹ: Bùi Thị Lài K7 Cố vấn: Phạm Thị Sáng K1 Nguyễn Văn Hoành CH4 Trước đây ít lâu, anh Cận cho biết có nhiều dự án sinh hoạt vui chơi do anh và nhiều bạn bè nghĩ ra để phục vụ anh chị em Thụ nhân trong hai năm sắp tới. Thụ nhân Âu châu xin có lời chúc mừng tân Ban Chấp hành thành công trong công việc vác ngà voi. 10) CẢM ƠN-MERCI-THANKYOU Từ xứ kangourou, chị Đặng Kim Ngọc aka ThuyenNgoc gởi đến Paris lời cảm tạ hết sức thân thiết: “Qúi Anh-Chị Trần Nghị, Anh-Chị Minh Khôi, Anh Đình Thông, Anh-Chị Khánh Chúc, Anh Văn Bảng, Ngọc Thương, Văn Dân - Marie, Trọng Khóat-Mỹ Vân, Chí Minh-Annie, Thế Cường, Châu-Tú, Liên Hương, Bích Ngọc, Tấn Sinh và các em Thụ Nhân thân thương (không nhớ hết tên mong các Anh-Chi-Em thông cảm vì Trí Nhớ dạo này hay đi chơi mà thường quên đường về ). Về đến Úc mà đầu óc vẫn còn ở Paris, Rennes, Lourdes... Nhắm

mắt...chỉ thấy " Một Khung Trời Tình Thương Thụ Nhân" thật đậm đà, thật ấm cúng... Rất cảm ơn chân tình Thụ Nhân của qúi Anh-Chị-Em Thụ Nhân ở Pháp, đặc biệt cảm ơn Ngọc Thương đã "cưu mang" chị hai kangaroo suốt cả tuần, cảm ơn Dân-Marie và Trọng Khoát-Mỹ Vân đã không quản ngại đón đi đưa về trong đêm khuya, dưới trời mưa.., Chí Minh-Annie với những chầu phở đặc biệt, Công Thế Cường và BS Thiện với những món ăn đậm tình quê hương, với những bài hát Ân Tình Ấm Cúng của "Ngày Đó Chúng Mình.", Anh-Chị Minh Khôi đã cho ACE thưởng thức nhũng món ăn của Hoàng Gia Lào thật ngon, đãi từ sáng đến chiều, với chương trình Karaoke rất độc đáo dưới sự điều động của hai MC LVDân và LDThông. Cảm ơn Anh LDThông vì bạn bè mà tạm rời gia đình đôi ngày trong lúc nghỉ hè....Cảm ơn chân tình Thụ Nhân của các Em Thụ Nhân đã dành cho các Thụ Nhân đàn Anh Đàn Chị...

MỘT LẦN NỮA XIN HOAN HÔ "TÌNH THỤ NHÂN BẤT DIỆT" ..... XIN CHO TÔI LẬP LẠI HAI CÂU THƠ CỦA TUI TRONG KỶ YẾU THỤ NHÂN 1-2 ĐẦU TAY DO NGUYỄN TƯỜNG CẨM THỰC HIỆN CŨNG VÌ TÌNH THỤ NHÂN...: "THỤ NHÂN CHUNG SỨC, CHUNG TÌNH, XÂY TRÒN KỶ NIỆM CHÚNG MÌNH NGÀY XƯA ". Nhớ nhiều trong kinh nguyện hàng ngày.

Kangaroo DKNgọc”

Tại nhà anh Cường K1

Page 22: BanTinSo10

22

Tin Âu châu 1) 7 ngày tiếp chị Ngọc Chị Đặng Kim Ngọc K1 từ Syd-ney, Úc đại lợi, sang Pháp tham dự lễ tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy do đảng Tân Đại Việt Liên Khu Bộ Âu châu, tổ chức ngày 29/7. Trước khi đến Paris, chị ghé Mar-seille để rủ vợ chồng Dương Tấn Hải đi hành hương ở Lourdes. Ngày 26/7 chị Ngọc đến tá túc nhà Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần và gặp một số bạn bè từ Bỉ, Hoà lan qua Paris dự lễ giỗ. Ngày 29/7, sau buổi lễ, chị chuyển xe về nhà chị Nguyễn Ngọc Thương với dự định ở chơi một tuần. Tối hôm đó, chị đã cùng anh chị Thụ nhân, gồm vợ chồng Lưu Văn Dân K1, Lê Đình Thông K1, chị Nguyễn Ngọc Thương K1, anh chị Hoàng Chí Minh-Annie K1, anh Phạm Trọng Khoát K6, kéo nhau đi ăn couscous. Đây là đặc sản của người Á rập, rất thịnh hành ở Paris, nhưng bên Úc lại không có.

Ngày 30/7, chị Thương nấu phở

đãi buổi trưa, nhưng anh Dân bận việc, anh Thông phải trở về La Rochelle nghỉ hè tiếp với gia đình, anh Minh không thức sớm được. Chỉ còn một mình Khoát đến đại diện ăn hết chầu phở. Ngày 1/8, đến phiên vợ chồng Minh-Annie mời hai chị Thương - Ngọc cùng anh chị Dân-Marie đi thưởng thức món ăn Huế tại quận 13. Mì Quảng và bún bò Huế ở đây gợi nhớ những quán ăn tại Dalat khi xưa. Ngày 3/8, anh Công Thế Cường K1 đột nhiên phá lệ, lên tiếng mời anh em TN cùng chị Ngọc đến ăn barbecue vào buổi tối. Anh Cường là thợ lặn chuyên nghiệp, lâu lâu đổi địa chỉ, lâu lâu đổi email. Anh xuất hịện lần này, ai nấy đều kinh ngạc. Chị Thủ quỹ

Trần Thị Châu muốn lợi dụng cơ hội này để xin anh đóng niên liễm, nhưng kẹt một cái là ngày hôm sau lại đúng vào ngày anh Nguyễn Minh Khôi VK dự tính đãi món Lào tại nhà. Thành ra chị đành phải cáo lỗi. Cũng vì lý do này, có nhiều anh chị không đến dự tiệc với anh Cường được. Tuy nhiên cũng có sự hiện diện của anh chị Minh-Annie, Dân-Marie, chị Ngọc, chị Thương, anh Khoát, chị Chu Nguyệt Nga K3 cùng chồng là anh Trịnh Văn Đăng, vợ chồng Nguyễn Quang Tùng (K7)-Hằng. Ngày 4/8, tuy hôm trước thức đến 2 giờ sáng nhưng anh chị Dân-Marie cũng cố gắng đến nhà anh

chị Khôi-Đào ( trễ nửa tiếng), nhưng cũng còn sớm hơn anh Lê Đình Thông một lần nữa từ La Rochelle trở về Paris để đón mừng chị Ngọc. Anh chị Minh-Annie hôm ấy không đi xe hơi mà lại đi xe lửa RER, lúc xuống xe hỏi đường đi, gặp mấy người Tây không biết đường, chỉ hướng ngược lại làm trễ hơn một tiếng. Bữa tiệc quả thật là vui. Món ăn Lào thật lạ miệng, chị Bích Đào thật khéo nêm nếm. Nghe nói hai cô con gái còn về tiếp với bố mẹ nấu nướng cho chú bác ăn. Các cô đã lớn, đã thành thân, mà còn về nấu cho bố mẹ ăn hàng tuần, thật là chí hiếu. Nhân dịp sang Pháp kỳ này, chị Ngọc hẳn đã hưởng trọn vẹn một tuần tình nghĩa Thụ nhân. Tức cảnh sinh tình, anh Lê Đình Thông tuôn ra 4 câu thơ: Bài tứ tuyệt mừng gặp lại chị Đặng Kim Ngọc khóa 1:

Thụ Nhân thất thập hi tương ngộ (樹 人 七 十 稀 相 晤)

Bạn là nắng ấm tình tri ngộ Châu về hiệp phố lúc chiều tà Kỷ niệm năm xưa cùng thổ lộ

Chị Ngọc nào chịu thua. Chị trả lời bằng 4 câu khác:

Bẩy mươi tuổi đầu vẫn rong chơi, Tìm lại hương xưa khắp nẻo đời, Chan chứa tình thân nơi bè bạn, Ấm lòng lữ khách lúc chia bôi.

Than chuc cac ACE mot dem an lanh va day mong dep. dkngoc 2) Ăn…Học Ngày 19/5, nhân ngày sinh nhật cùa chồng là anh Tú, chị Trần thị Châu K8 có nhã ý mời một số anh

TIN TỨC ĐÓ ĐÂY

Xem tiếp trang 17

Couscous

Trong sân nhà anh chị Dân

Tại nhà anh chị Châu Tú