54
Báo cáo nghiên cứu THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NHẬT BẢN Hà Nội, 2012

Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Embed Size (px)

DESCRIPTION

BAO CAO VE THI TRUONG CA PHE TRONG NAM 2012

Citation preview

Page 1: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo nghiên cứu

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NHẬT BẢN

Hà Nội, 2012

Page 2: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 1 -

Báo cáo thuộc bản quyền:

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (VIETRADE)

Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường

20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

ĐT: 84.4.3934 8145/ 3934 7628 (máy lẻ: 70, 71, 72,73)

Fax: 84.4.3936 6218/3934 8142

Email: [email protected]

Website: http://www.vietrade.gov.vn

Page 3: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 2 -

Danh mục các từ viết tắt XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu Đvt: Đơn vị tính KL: Khối lượng GT: Giá trị Lb: 0,453 kg %: Phần trăm ¥: Yên Nhật USD: Đô la Mỹ US cent: xu Mỹ HS: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa DN: Doanh nghiệp XTTM: Xúc tiến thương mại ITC: Trung tâm Thương mại Quốc tế ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới JETRO: Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản ICO: Hiệp hội Cà phê Thế giới USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ AJC: Trung tâm ASEAN – Nhật Bản VN: Việt Nam NB: Nhật Bản Global Gap: Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

Page 4: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 3 -

DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1 Các mặt hàng cà phê 8 Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu cà phê của các nước nhập khẩu chính trên

thế giới 9

Bảng 3 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam 14 Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2007-2012 14 Bảng 5 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009-2012 16 Bảng 6 Phân loại cà phê xuất khẩu theo mã HS 17 Bảng 7 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản theo mã HS 18 Bảng 8 Nhóm 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu sang Nhật Bản 19 Bảng 9 Đánh giá tiềm năng xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn

2009-2011 20

Bảng 10 8 nước có tốc độ tăng trưởng XK cà phê cao nhất sang Nhật Bản 20 Bảng 11 Số lượng cà phê (tách) tiêu thụ trung bình theo đầu người, 2008 23 Bảng 12 Số lượng cà phê (tách) tiêu thụ trung bình theo địa điểm, 2008 23 Bảng 13 Thay đổi về doanh số bán hàng theo loại cà phê 24 Bảng 14 Thay đổi doanh số bán hàng cà phê theo mục đích sử dụng và tỷ lệ 26 Bảng 15 Thay đổi về số lượng các cửa hàng cà phê 27 Bảng 16 Thay đổi trong nhập khẩu theo mặt hàng cà phê 28 Bảng 17 Các quốc gia xuất xứ chủ yếu của mặt hàng hạt cà phê tươi 30 Bảng 18 Các quốc gia xuất xứ chủ yếu của mặt hàng cà phê thông thường 31 Bảng 19 Thị phần cà phê nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản 32 Bảng 20 Giá bán lẻ mặt hàng cà phê đã rang trên thị trường Nhật Bản 33 Bảng 21 Giá cả mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới 34 Bảng 22 Các giấy tờ cần thiết để thông quan hàng nhập khẩu 39 Bảng 23 Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê (năm tài chính 2011) 43

Page 5: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 4 -

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1 Những nước nhập khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới 3 quý năm

2012 10

Biểu đồ 2 Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới 3 quý năm 2012

11

Biểu đồ 3 Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cà phê giai đoạn 2010-2011 12 Biểu đồ 4 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt

Nam giai đoạn 2007-2012 14

Biểu đồ 5 Lượng xuất khẩu cà phê các tháng từ năm 2010 đến tháng 5/2012 15 Biểu đồ 6 10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam 2009-2012 16 Biểu đồ 7 Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước 11

tháng/2012 17

Biểu đồ 8 Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của các nước sang thị trường Nhật Bản năm 2011

19

Biểu đồ 9 Tăng trưởng xuất khẩu theo giá trị của các nước xuất khẩu vào Nhật Bản

21

Biểu đồ 10 Thay đổi doanh số bán hàng cà phê theo mục đích sử dụng 26 Biểu đồ 11 Thay đổi trong nhập khẩu cà phê 28 Biểu đồ 12 Xu hướng nhập khẩu từ các nước đối tác hàng đầu 29 Biểu đồ 13 Thị phần nhập khẩu năm 2010 từ các nước (theo giá trị) 29 Biểu đồ 14 Xu hướng nhập khẩu từ các nước đối tác hàng đầu 30 Biểu đồ 15 Thị phần nhập khẩu năm 2010 từ các nước (theo giá trị) 31 Biểu đồ 16 Hệ thống phân phối cà phê 34 Biểu đồ 17 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 38 Biểu đồ 18 Nhãn hữu cơ JAS 42 Biểu đồ 19 Nhãn giúp phân loại rác 42 Biểu đồ 20 Nhãn thành viên của Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật

Bản 43

Page 6: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 5 -

MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................. - 7 -

1.1 Mục đích và phương pháp ................................................................................. - 7 - 1.2 Nhóm sản phẩm nghiên cứu ............................................................................... - 7 -

II. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NGÀNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI ................................... - 9 - 2.1 Khái quát hình hình cà phê thế giới .................................................................... - 9 - 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giới ........................................................... - 9 -

III. TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN ........................................................................................................ - 13 -

3.1. Tổng quan........................................................................................................- 13 - 3.2. Năng lực sản xuất cà phê của Việt Nam ...........................................................- 13 - 3.3 Tình hình và xu hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ....................................- 14 -

3.3.1 Tình hình xuất khẩu ....................................................................................- 14 - 3.3.2 Xu hướng xuất khẩu ....................................................................................- 15 - 3.3.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam .................................................- 15 - 3.3.4. Phân loại mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ..................................- 17 -

3.4 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ................................- 18 - 3.5 Đánh giá môi trường và khả năng cạnh tranh ....................................................- 19 -

3.5.1. Thuận lợi: ..................................................................................................- 21 - 3.5.2. Khó khăn: ..................................................................................................- 22 -

IV. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NHẬT BẢN .................................................................... - 23 - 4.1 Tình hình tiêu thụ .............................................................................................- 23 - 4.2 Tình hình nhập khẩu .........................................................................................- 27 - 4.3 Giá cả ...............................................................................................................- 32 - 4.4 Kênh phân phối ................................................................................................- 34 - 4.5 Các quy định thâm nhập thị trường ...................................................................- 35 - 4.6 Quy định về dán nhãn .......................................................................................- 39 - 4.7 Hệ thống thuế quan ...........................................................................................- 43 -

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ - 46 - PHỤ LỤC ....................................................................................................................... - 48 -

Page 7: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 6 -

LỜI NÓI ĐẦU Cà phê là cây trồng chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa toàn cầu. Trên thế giới, cà phê là sản phẩm đứng thứ 5 về giá trị tiêu thụ so với các loại hàng hóa khác. Theo thống kê, tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng trưởng liên tục trong vòng hơn 40 năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 1,6%. Nhật Bản là quốc gia được biết tới như là một nền văn hóa ẩm thực với nghệ thuật trà đạo đặc sắc nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản ngày nay còn được biết đến như một xã hội cà phê. Hằng năm, Nhật Bản nhập khẩu trung bình khoảng 380.000 tấn cà phê từ hơn 40 quốc gia và trở thành nước nhập khẩu cà phê đứng thứ tư trên thế giới. Cà phê ở Nhật Bản không đơn thuần là sở thích mà nó đã trở thành một hoạt động được xã hội hoá, một phần đặc biệt của nền văn hoá hiện đại Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và rất tiềm năng đối với ngành cà phê Việt Nam. Năm 2011, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 50,709 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 128 triệu USD. Thống kê 11 tháng năm 2012, xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đã tăng vượt so với cả năm 2011 đạt sản lượng 71,597 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 160,5 triệu USD. Nhật Bản giờ đây là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha và Ý. Với mục đích hỗ trợ, cung cấp thông tin về những xu hướng phát triển thị trường, các rào cản, quy định, tiêu chuẩn… của thị trường cà phê Nhật Bản cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương thực hiện “Báo cáo thị trường cà phê Nhật Bản”. Chúng tôi hy vọng, Báo cáo này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc nắm bắt thông tin về thị trường, từ đó có kế hoạch phát triển xuất khẩu hiệu quả vào thị trường rất tiềm năng nhưng đầy “khó tính” này. CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Page 8: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 7 -

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Mục đích và phương pháp Báo cáo do Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) – Bộ Công Thương thực hiện nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của Việt Nam mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nội dung của báo cáo tập trung: - Đưa ra nhận định về tiềm năng phát triển thị trường Nhật Bản đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam; - Cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm thị trường, giá cả, kênh phân phối, các quy định thâm nhập thị trường cà phê Nhật Bản… đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; - Khuyến nghị các phương pháp marketing, xúc tiến xuất khẩu đối với doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản. Ngoài phần Giới thiệu chung, báo cáo có thêm 5 phần nội dung chính. Phần II tóm tắt tình hình thương mại ngành cà phê trên thế giới. Tiếp theo, phần III sẽ giới thiệu tổng quan ngành cà phê Việt Nam và tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản. Phần IV sẽ là phần chính, cung cấp các thông tin cụ thể về thị trường cà phê Nhật Bản như: Tình hình tiêu thụ, xuất nhập khẩu, đặc điểm thị trường, giá cả, kênh phân phối, các quy định thâm nhập thị trường (các luật và quy định liên quan tới nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu, các quy định về nhãn mác hàng hóa, hệ thống thuế…). Phần V sẽ đưa ra kết luận và các khuyến nghị cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản. Phương pháp thực hiện báo cáo chủ yếu là thu thập, xử lý các nguồn thông tin đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế và xúc tiến thương mại Việt Nam và quốc tế như Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO), các báo cáo thuộc Dự án Hỗ trợ xúc tiến thương mại & đẩy mạnh xuất khẩu VIE-61/94 của Cục Xúc tiến thương mại, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Đặc biệt, các kết quả trong báo cáo được đưa ra trên cơ sở sử dụng phần mềm công cụ nghiên cứu thị trường của cổng thông tin “Bản đồ thương mại – Trade Map” của ITC, có kết hợp với việc thu thập thông tin, ý kiến từ các chuyên gia và các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm xúc tiến thương mại. 1.2 Nhóm sản phẩm nghiên cứu Nhóm sản phẩm cà phê (cà phê và bột cà phê) bao gồm các sản phẩm thuộc Chương 09 và Chương 21 trong Hệ thống phân loại HS. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của báo cáo này chỉ nghiên cứu những mặt hàng cà phê, thuộc một số mã HS trong các Chương 09 và 21, không bao gồm đồ uống từ cà phê, được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nhóm sản phẩm nghiên cứu được chia thành 04 loại: Hạt cà phê xanh chưa rang, hạt cà phê đã rang, cà phê hòa tan và chiết xuất cà phê, với các mã HS như sau:

Page 9: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 8 -

Bảng 1: Các mặt hàng cà phê Nhóm sản phẩm Mô tả hàng hóa Mã hàng Hạt cà phê xanh chưa rang

Cà phê, chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó. Hạt cà phê loại này sẽ được rang trong bước chế biến tiếp theo.

0901.11-000 0901.12-000

Hạt cà phê đã rang

Cà phê, đã rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.

0901.21-000 0901.22-000

Cà phê hòa tan Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê. Cà phê dưới dạng bột, dạng hột nhỏ có thể hòa tan và các dạng chất rắn khác được sơ chế bằng cách sấy khô chiết xuất hạt cà phê đã xay.

2101.11-210 2101.12-121

Chiết xuất cà phê Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê. Chiết xuất dạng cô đặc của hạt cà phê, được sử dụng cho mục đích công nghiệp hoặc chế biến, như sản xuất cà phê đóng hộp, kẹo cà phê và các loại bánh kẹo khác

2101.11-100 2101.11-290 2101.12-110 2101.12-122

Để biết chi tiết hơn về mã HS đối với các mặt hàng cà phê, xin tham khảo Phụ lục 1: Các mặt hàng cà phê trong Hệ thống phân loại HS”.

Page 10: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 9 -

II. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NGÀNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI 2.1 Khái quát hình hình cà phê thế giới Cà phê là mặt hàng nông nghiệp nhiệt đới được trao đổi nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 70 quốc gia sản xuất cà phê, trong đó xuất khẩu của các quốc gia thành viên của Tổ chức Cà phê Quốc tế chiếm hơn 97% xuất khẩu cà phê thế giới. Với nhiều quốc gia, xuất khẩu cà phê không chỉ có đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ mà còn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong thuế thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội. Giai đoạn 2000 – 2010, có 7 quốc gia có tỷ lệ đóng góp trung bình của cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu vượt quá 10%, mặc dù với nhiều quốc gia thì tầm quan trọng của cà phê đang giảm dần theo thời gian khi mà nền kinh tế đang được đa dạng hóa. Điều này có thể được minh chứng bằng thực tế trong giai đoạn 1996 đến 2000, đã có tới 15 quốc gia có tỷ lệ đóng góp trung bình của cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu vượt quá 10%. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự báo tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2012/2013 sẽ đạt mức kỷ lục 148 triệu bao (60kg/ bao), tăng 10 triệu bao so với sản lượng của niên vụ cà phê trước (138 triệu bao). Braxin và Việt Nam là hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Gần ½ sản lượng cà phê arabica của thế giới là do Braxin sản xuất, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới. Niên vụ cà phê 2011-2012, Braxin đạt sản lượng 49,2 triệu bao cà phê chiếm gần 40% sản lượng cà phê thế giới, Việt Nam đứng thứ hai với sản lượng đạt 21 triệu bao. Các khu vực sản xuất cà phê lớn trên thế giới là: Châu Á - Thái Bình Dương (Indonesia, Ấn Độ), Mexico và Trung Mỹ, Nam Mỹ (Braxin, Colombia..) và Châu Phi. Về tình hình xuất nhập khẩu, niên vụ 2008/2009 xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt trên 100 triệu bao, niên vụ 2010-2011 sản lượng xuất khẩu tăng 14 triệu bao lên mức 114 triệu bao, và theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo tổng khối lượng cà phê xuất khẩu thế giới niên vụ 2012-2013 sẽ đạt 115 triệu bao, chủ yếu dựa vào việc tăng sản lượng từ Việt Nam và Braxin. Các nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới là Braxin, Việt Nam, Colombia. Các nước nhập khẩu cà phê lớn của thế giới là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Về tình hình dự trữ và tiêu thụ, trong niên vụ 2008-2009 tổng tiêu thụ cà phê của thế giới đạt 124,6 triệu bao, niên vụ 2009-2010 tiêu thụ cà phê tăng gần 12,5 triệu bao, đạt 137,1 triệu bao. Dự báo niên vụ 2012-2013, tổng tiêu thụ cà phê thế giới sẽ đạt 142 triệu bao, do nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên tại hầu hết các nước nhập khẩu. Ngoài ra, lượng cà phê tồn kho dự trữ sẽ tăng thêm khoảng 3 triệu bao, đạt 27 triệu bao. Châu Âu là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng tiêu thụ niên vụ 2011-2012 đạt 45,4 triệu bao cà phê, thị trường Hoa Kỳ xếp thứ 2 thế giới với sản lượng tiêu thụ đạt gần 30 triệu bao. Braxin và Nhật Bản cũng là những thị trường có sức tiêu thụ cà phê lớn của thế giới. 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giới Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của các nước nhập khẩu chính trên thế giới Đvt: tỷ USD

Nước NK 2007 2008 2009 2010 2011 3 quý 2012

Thế giới 22,22 26,91 24,95 29,02 42,57

Page 11: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 10 -

Hoa Kỳ 3,91

4,56

4,20

5,10

8,30

5,76

Đức 3,16

3,82

3,42

3,97

6,06

4,09

Pháp 1,33

1,62

1,64

1,89

2,66

1,9

Nhật 1,19

1,40

1,28

1,53

2,20

1,46

Ý 1,15

1,45

1,29

1,36

2,05

1,5

Bỉ 0,70

1,30

1,07

1,19

1,75

1,13

Canada 0,78

0,91

0,91

1,11

1,61

1,22

Anh 0,73

0,91

0,89

1,03

1,37

0,96

Tây Ban Nha 0,71 0,93 0,84 0,99 1,36 0,93

Nga 0,60 0,69 0,60 0,77 1,03 0,66

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 10/2012 Biểu đồ 1: Những nước nhập khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới 3 quý năm 2012 Đvt: tỷ USD

Nguồn: Trade Map - Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) Trong 3 quý năm 2012, các nước nhập khẩu cà phê đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản…Trong đó, nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ lớn nhất, đạt giá trị 5,76 tỷ USD. Đức xếp thứ hai với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,09 tỷ USD, bỏ xa nước đứng thứ 3 là Pháp (1,9 tỷ USD). Các nước có kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD có thể kể đến là Nhật, Ý, Bỉ, Canada.

Page 12: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 11 -

Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới 3 quý năm 2012 Đvt: tỷ USD, %

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 11/2012 Đánh giá tỷ trọng nhập khẩu cà phê thế giới trong 3 quý năm 2012, Hoa Kỳ là quốc gia xếp ở vị trí số 1, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,76 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21% thế giới. Đức xếp thứ hai, kim ngạch nhập khẩu đạt 4,09 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 15%. Nhật Bản là quốc gia Châu Á duy nhất nằm trong top 10 các nước nhập khẩu cà phê thế giới chiếm tỷ trọng 5% toàn cầu, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,46 tỷ USD. Một số quốc gia nằm trong top 10 nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới chiếm tỷ trọng nhập khẩu khá lớn là Ý, Bỉ, Canada... với kim ngạch nhập khẩu đạt xấp xỉ trên dưới 1,5 tỷ USD. Các nước còn lại trên thế giới, tổng nhập khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 30% toàn cầu tương ứng kim ngạch nhập khẩu đạt 8,24 tỷ USD. Nhìn chung, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới vẫn đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, ở một số nước khu vực Châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, người dân lại có xu hướng thắt chặt chi tiêu nhất là đối với việc tiêu thụ cà phê hằng ngày. Tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng dần trong giai đoạn 2008-2011. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu cà phê thế giới đạt 26,9 tỷ USD, năm 2010 đạt giá trị 29,02 tỷ USD tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2008 và đến năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đã đạt 42,57 tỷ USD tăng gần 60% so với năm 2008. Trong 3 quý đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu cà phê ở các nước hàng đầu thế giới đạt mức tăng trưởng khá.

Page 13: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 12 -

Biểu đồ 3: Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cà phê giai đoạn 2010-2011 Đvt: %

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 10/2012 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2010-2011 của hầu hết các quốc gia hàng đầu về nhập khẩu cà phê như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật… đều đạt mức khá cao. Hoa Kỳ là quốc gia có tăng trưởng nhập khẩu cao nhất thế giới với tăng trưởng nhập khẩu đạt 63%, xếp sau Hoa Kỳ là Thụy Sĩ với mức tăng trưởng 58%, Đức, Ý cũng có mức tăng trưởng lần lượt là 53% và 51%. Biểu đồ 2.3 cho thấy các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới đều đạt mức tăng trưởng từ 33% đến 68%. Đánh giá chung: Các số liệu thống kê kim ngạch và tăng trưởng nhập khẩu cà phê thế giới trong bảng trên đã cho thấy tình hình thương mại đối với ngành cà phê thế giới là khá tích cực và mặt hàng cà phê thưc sự vẫn có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển cho dù nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và đang trong quá trình phục hồi.

Page 14: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 13 -

III. TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN 3.1. Tổng quan Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Với địa hình được chia ra hai vùng khí hậu, Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối (cà phê robusta) và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp (khoảng 600-800 m) phù hợp với cà phê chè (cà phê arabica). Tại Việt Nam, diện tích cà phê robusta chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo trồng. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê robusta. Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê arabica trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Cà phê là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn hơn 2 tỷ USD của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thu về thấp; còn lượng cà phê arabica có giá trị cao nhưng xuất khẩu vẫn khiêm tốn. Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Nhật Bản…

3.2. Năng lực sản xuất cà phê của Việt Nam Những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng và lượng cà phê xuất khẩu. Tính từ năm 1980, cả nước chỉ có 22,500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ sản xuất có 10,800 ha, sản lượng chỉ đạt 8,400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha) thì 20 năm sau, năm 2000, cả nước đã có 533,000 ha, trong đó diện tích sản xuất có 385,000 ha với sản lượng 720,000 tấn (năng suất 1,87 tấn/ha) và xuất khẩu được 705,300 tấn. Năm 2011, diện tích trồng cà phê cả nước đạt 533,8 hecta, sản lượng đạt 1167,9 nghìn tấn. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả nước. Tuy nhiên sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, phát triển có tính tự phát, phân tán, không có quy hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn, 80% sản lượng là của hộ gia đình, 10% là của chủ trang trại và 10% của các nông trường quốc doanh. Diện tích mỗi hộ trong khoảng từ 3-5ha, mỗi trang trại 30-50ha. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, do sự kích thích về giá, sản xuất vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà nước, đưa sản lượng cà phê Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung lên cao, vượt quá nhu cầu tiêu thụ, tạo nên khủng hoảng thừa, đẩy giá sút giảm liên tục, giảm đến mức thấp kỷ lục. Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới thiên về cà phê arabica, trong khi cây cà phê của ta chủ yếu là cà phê robusta. Từ đó, cho thấy ngành cà phê của ta đang trong tình trạng thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ giống, kỹ thuật thâm canh và chế biến dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành hạ.

Page 15: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 14 -

Bảng 3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam

Năm 2008 2009 2010 2011

Diện tích (héc ta) 525,1 537 548,2 533,8

Sản lượng (nghìn tấn) 996,3 1100,6 1105,7 1167,9 Nguồn: Chinhphu.vn Trong 20 năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam phát triển vượt bậc, sản lượng tăng hàng chục lần. Việt Nam hiện là thành viên trong danh sách xếp hạng những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, xếp thứ hai thế giới sau Braxin về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới. 3.3 Tình hình và xu hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 3.3.1 Tình hình xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính trong 11 tháng năm 2012, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,56 triệu tấn, trị giá đạt 3,34 tỷ USD, tăng 42,1% về lượng và tăng 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Bộ Công Thương ước tính sơ bộ xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong cả năm 2012 đạt 1,734 triệu tấn, trị giá 3,686 tỷ USD, tăng 38,05% về số lượng và tăng 33,9% về trị giá so với năm 2011. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 11 tháng năm 2012

Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 1911 2022 1731 1851 2752 3342

Tăng trưởng (%) 21,8 9 -14,3 6,9 48,7 37,7 Nguồn: chinhphu.vn và tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Đvt: triệu USD, %

Nguồn: chinhphu.vn

Page 16: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 15 -

Biểu đồ trên cho thấy giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2007-2011 biến động theo dạng đồ thị hình sin có đáy là năm 2009 với giá trị xuất khẩu 1,73 tỷ USD và có đỉnh năm 2007 giá trị xuất khẩu đạt 1,91 tỷ USD và đỉnh năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD. Giai đoạn này, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, biểu hiện thông qua mức tăng trưởng âm 14,3% vào năm 2009. Năm 2010 xuất khẩu phục hồi với mức tăng trưởng đạt 6,9%, và đến năm 2011 xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khá cao 48,7%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong 11 tháng năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đã vượt cả năm 2011 với giá trị trên 3,34 tỷ USD, tương ứng tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2011. Biểu đồ 5: Lượng xuất khẩu cà phê các tháng từ năm 2010 đến tháng 5/2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan 3.3.2 Xu hướng xuất khẩu Xuất khẩu cà phê robusta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thu về rất thấp, còn lượng cà phê chè arabica có giá trị cao nhưng xuất khẩu vẫn khiêm tốn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, sản lượng xuất khẩu cà phê arabica của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới đã tăng lên đáng kể, từ 24 nghìn tấn năm 2009 lên 41 nghìn tấn năm 2010 và đạt 50 nghìn tấn vào năm 2011. Cùng với đó giá xuất khẩu đã tăng lên gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn năm 2009 lên đến 4.261 USD/tấn năm 2011. Sản phẩm cà phê arabica Việt Nam ngày càng được các nhà nhập khẩu trên thế giới đánh giá khá cao về chất lượng, ngay cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Bỉ. Theo dự kiến, niên vụ 2011- 2012, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 55 nghìn tấn. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng cà phê arabica Việt Nam, ngay từ bây giờ ngành cà phê cần phải tính đến các yếu tố về quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu cải tạo giống và nâng cao chất lượng chế biến... Xác định được những tiềm năng của cà phê arabica đối với thị trường thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2020, cả nước sẽ trồng khoảng 40 nghìn ha cà phê arabica, chiếm 8% tổng diện tích trồng cà phê cả nước. 3.3.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Việt Nam xuất khẩu cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ và Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Đức, Tây

Page 17: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 16 -

Ban Nha, Ý, Bỉ… và một số nước ở khu vực Châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines. Bảng 5: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009-2012 Đvt: tỷ USD

TT Nước nhập khẩu 2009 2010 2011

11 tháng/ 2012

1 Hoa Kỳ 0,197 0,250 0,341 0,402

2 Đức 0,202 0,233 0,296 0,393

3 Tây Ban Nha 0,118 0,118 0,136 0,194

4 Ý 0,142 0,115 0,177 0,195

5 Nhật Bản 0,091 0,087 0,128 0,160

6 Bỉ 0,190 0,088 0,210 0,121

7 Trung Quốc 0,025 0,060 0,053 0,120

8 Liên bang Nga 0,022 0,043 0,054 0,073

9 Philippines 0,030 0,043 0,048 0,069

10 Hàn Quốc 0,046 0,053 0,066 0,068

11 Các nước còn lại 0,667 0,761 1,243 1,547

Thế giới 1,730 1,851 2,752 3,342

Nguồn: Tổng cục Hải quan Bảng 5 cho thấy Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng liên tục trong 3 năm, từ mức 197 triệu USD năm 2009 lên tới 341 triệu USD năm 2011 và trong 11 tháng năm 2012, xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch 402 triệu USD. Đức là thị trường xuất khẩu cà phê thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 200 triệu USD. Tính trong 11 tháng năm 2012, giá trị xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 393 triệu USD. Nhật Bản xếp thứ 5 trong số các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam và lớn nhất ở khu vực Châu Á với kim ngạch trong 11 tháng 2012 đạt 160 triệu USD. Biểu đồ 6: 10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam 2009-2012 Đvt: tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 18: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 17 -

Biểu đồ 7: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước 11 tháng/2012 Đvt: tỷ USD, %

Nguồn: Tổng cục Hải quan 3.3.4. Phân loại mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Bảng 6: Phân loại cà phê xuất khẩu theo mã HS Đvt: triệu USD

HS Tên sản phẩm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng XK hàng hóa của VN 48.561,34

62.685,13

57.096,27

72.236,67

97.730,07

XK cà phê 1.927,10

2.132,31

1.762,66

1.899,24

2.928,04

090111 Cà phê, chưa rang, chưa khử chất ca-phê- in

1.912,85

2.108,15

1.714,62

1.838,31

2.832,20

090112 Cà phê, chưa rang, đã khử chất ca-phê- in

1,37

4,44

13,63

12,98

37,52

210111 Cà phê chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc

10,62

18,53

31,33

41,38

31,34

090121 Cà phê chưa khử chất ca-phê- in

1,53

0,98

2,00

0,12

11,98

210112

Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê

0,03

0,02

1,05

6,45

11,64

090122 Cà phê đã khử chất ca-phê- in

0,71

0,19

0,04

0,01

3,36

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) tháng 11/2012. Ghi chú: Số liệu cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo nguồn ITC là số liệu do ITC thu thập từ các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Bảng phân loại dựa trên tổng hợp số liệu của ITC cho thấy, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, đó là loại cà phê chưa rang, chưa khử chất ca-phê- in (mã HS 090111),

Page 19: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 18 -

các sản phẩm cà phê chế biến khác có giá trị xuất khẩu không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2011 chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 3.4 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Châu Á và lớn thứ 5 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới. Ước tính hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 84.000 tấn cà phê, mức tiêu thụ bình quân đầu người vào khoảng 1,7kg. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan chỉ trong 11 tháng năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 160 triệu USD, tăng mạnh so với cả năm 2011 (128,25 triệu USD). Xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009-2011 khá ổn định, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 91 triệu USD, năm 2010 xuất khẩu giảm khoảng 4 triệu USD còn 87,4 triệu USD. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản tăng mạnh, đạt 128,2 triệu USD năm 2011, tăng 46,6% so với năm trước. Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê thô, chưa rang, chưa khử chất ca-phê-in (mã HS 090111). Xuất khẩu cà phê chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 1,5% trên tổng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản. Bảng 7: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản theo mã HS Đvt: triệu USD

Mã HS Tên sản phẩm Giá trị xuất khẩu

2009 2010 2011

Tổng XK của VN sang NB 6.335,602

7.727,660 10.781,45

Cà phê 91,113

87,400 128,25

090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất ca-phê-in

89,645

85,064

090112 Cà phê, chưa rang, đã khử chất ca-phê-in

- -

090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất ca-phê-in

0,673

0,003

090122 Cà phê, đã rang, đã khử chất ca-phê-in

- -

210111 Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc

0,795

2,333

210112

Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê

- -

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)- tháng 11/2012

Page 20: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 19 -

3.5 Đánh giá môi trường và khả năng cạnh tranh Bảng 8: Nhóm 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu sang Nhật Bản Đvt: triệu USD

TT Các nước xuất khẩu

2007 2008 2009 2010 2011

Thế giới 1192,7 1400,1 1279,7 1528,2 2201,2 1 Braxin 353,3 350,3 362,0 435,0 680,3

2 Colombia 227,4 308,8 277,0 373,2 442,5

3 Guatemala 79,4 127,5 111,3 139,4 222,9

4 Indonesia 110,6 141,4 116,1 132,8 196,6

5 Việt Nam 76,9 125,2 98,5 91,7 138,7 6 Cộng hòa Tanzania 17,6 26,6 42,9 42,3 66,5

7 El Salvador 15,0 17,6 24,6 21,8 51,3

8 Honduras 16,1 23,7 18,0 22,1 46,6

9 Ethiopia 76,7 27,4 6,4 39,4 41,1

10 Hoa Kỳ 26,9 29,4 29,6 28,9 35,0

12 Các nước còn lại 192,9 222,3 193,3 201,6 279,7 Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)- tháng 11/2012 Biểu đồ 8: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của các nước sang thị trường Nhật Bản năm 2011 Đvt: triệu USD, %

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)- tháng 11/2012 Biểu đồ trên cho thấy, năm 2011 Braxin là nước xuất khẩu cà phê chiếm thị phần lớn nhất của Nhật Bản, kim ngạch đạt trên 680 triệu USD. Xuất khẩu cà phê của Colombia chiếm khoảng 23% thị phần, kim ngạch đạt trên 442 triệu USD. Đứng thứ 3 là Guatemala với thị phần chiếm khoảng 12%. Việt Nam mặc dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới nhưng xuất khẩu chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng đầu vào Nhật

Page 21: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 20 -

Bản với 7% thị phần. Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn rất khiêm tốn và cách khá xa so với nước xuất khẩu dẫn đầu là Braxin. Để thu hẹp khoảng cách này, chúng ta cần phải chú trọng hơn tới các yêu tố như giá cả, chất lượng… khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Bảng 9: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: triệu USD

Mã HS

Tên sản phẩm Xuất khẩu của VN sang Nhật Bản

Nhập khẩu của Nhật Bản từ thế giới

Chỉ số tiềm năng thương mại

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011

Tổng tất cả các sản phẩm

6.335,6

7.727,7

-

551.984,8

692.620,6

855.380,5

50.760,7

64.509,0

-

Cà phê 91,11 87,40 - 1.279,81 1.528,27 2.201,21

1.188,70 1.440,87

-

090111

Cà phê chưa rang, chưa khử chất ca-phê-in

89,645

85,064

-

1.079,224

1.323,615

1.953,043

989.579

1.238,551

-

090112

Cà phê, chưa rang, đã khử chất ca-phê-in - -

-

3.897

5.392

8.536

3.897

5.392

-

090121

Cà phê đã rang, chưa khử chất ca-phê-in

0,673

0,003

-

66.831

73.863

93.751

1.324

0.117

-

090122 Cà phê, đã rang, đã khử chất ca-phê-in - -

-

2.667

2.938

3.764

0.042

0.005

-

210111

Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc

0,795

2,333

-

125.744

120.337

138.780

30.538

39.049

-

210112

Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê - -

-

1.365

2.070

3.277

1.046

2.070

-

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC)- tháng 11/2012 Tiềm năng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn. Hiện xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn rất khiêm tốn. Theo số liệu của ITC, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1/14 (năm 2009) và khoảng 1/16 (năm 2010) so với tiềm năng nhập khẩu từ Nhật Bản. Bảng 8 (bảng chỉ số tiềm năng thương mại Việt Nam – Nhật Bản) cho thấy Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tìm kiếm mở rộng xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này. Bảng 10: 8 nước có tốc độ tăng trưởng XK cà phê cao nhất sang Nhật Bản Đơn vị: %

TT

Nước xuất khẩu

Tăng trưởng 2007-2008

Tăng trưởng 2008-2009

Tăng trưởng 2009-2010

Tăng trưởng 2010-2011

Việt Nam 11 -17 8 - 1 Honduras 15 -10 32 86

2 Brazil 22 -10 35 52

Page 22: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 21 -

3 Guatemala 11 -9 22 48

4 Colombia 12 -15 20 37 5 Hoa Kỳ 14 -1 19 36

6 Tanzania -12 11 -7 36

7 Indonesia 57 -15 7 33 8 Ethiopia 34 -34 89 21

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)- tháng 11/2012 Năm nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Nhật Bản là: Braxin, Colombia, Guatemala, Indonexia và Việt Nam. Bảng dữ liệu trên cho thấy, các nước xuất khẩu hàng đầu vào Nhật Bản đều có mức tăng trưởng xuất khẩu dương trong giai đoạn 2010-2011. Tăng trưởng mạnh nhất là Honduras và Braxin với mức tăng trưởng lần lượt là 86% và 52%, Guatemala cũng có mức tăng trưởng 48%, Colombia tăng trưởng xuất khẩu đạt 37%. Riêng Việt Nam chưa có số liệu tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2010-2011 nhưng nếu nhìn vào bảng thống kê sẽ thấy tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta rất yếu so với các nước xuất khẩu hàng đầu khác. Cụ thể giai đoan 2009-2010, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt mức 8% trong khi các quốc gia khác đều đạt mức tăng trưởng ở hai con số. Biểu đồ 9: Tăng trưởng xuất khẩu theo giá trị của các nước xuất khẩu vào Nhật Bản Đơn vị:%

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) – tháng 11/2012 3.5.1. Thuận lợi: - Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóa giữa hai nước, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. - Chính phủ đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ phát triển ngành cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê như: + Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê được vay vốn thu mua cà phê theo các quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Page 23: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 22 -

+ Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 13/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2012, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Nghị quyết đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như sau: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập; Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012. + Ngày 21 tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Bộ NN và PTTN Cao Đức Phát đã phê duyệt Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT về việc quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.5.2. Khó khăn: - Hiện nay, chất lượng cà phê Việt nam không đồng đều, do còn tồn tại song song hai bộ tiêu chuẩn, đó là Tiêu chuẩn 4193 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tiêu chuẩn ISO 2000 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Để bảo đảm chất lượng cà phê ổn định hơn, chúng ta cần thống nhất hai bộ tiêu chuẩn này, tránh trường hợp bị nước nhập khẩu đánh giá chất lượng cà phê của VN đồng hạng theo những lô hàng cà phê có tiêu chuẩn thấp. Theo báo cáo ngày 1/9/2009 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) có tới 75% cà phê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity Improbement Program). Điều này ảnh hưởng đến uy tín của cà phê Việt Nam và dễ bị người mua dìm giá. - Khâu sản xuất nguyên liệu thì rất tốt, nhưng khâu chế biến và giá trị gia tăng lại yếu, kém. -Việt Nam đang cần nhiều vốn cho tái canh cây cà phê già cỗi (tỉ lệ cà phê già của VN hiện nay chiếm hơn 30%), thiếu vốn trong thu mua tạm trữ và cho chế biến xuất khẩu. -Về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, Nhật Bản có quy định rất chặt chẽ, vì thế mà các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải bảo đảm về mặt chất lượng, làm sao ổn định được chất lượng thì mới có khả năng xâm nhập. -Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê trong những năm qua đã có tác dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê Việt Nam, đã góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng trong sự phát triển tự phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. -Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản gặp phải sự cạnh tranh đến từ các quốc gia xuất khẩu hàng đầu khác, do hầu hết các quốc gia xuất khẩu đều có mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn chúng ta trong những năm gần đây. Mặt khác, Nhật Bản đang mở rộng tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường Châu Phi thay cho việc nhập từ các thị trường truyền thống. Đây là một thách thức không nhỏ cho xuất khẩu và mở rộng thị phần đối với cà phê Việt Nam – quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu cà phê.

Page 24: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 23 -

IV. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NHẬT BẢN 4.1 Tình hình tiêu thụ Khí hậu của Nhật Bản không thích hợp cho việc trồng các loại cà phê. Do đó, cà phê không được trồng tại Nhật Bản trừ khu vực Okinawa và hầu hết lượng cà phê tiêu thụ trên thị trường này phụ thuộc hoàn toàn vào hàng nhập khẩu. Số lượng tách cà phê thông thường được tiêu dùng trung bình mỗi tuần là 4,51 tách, xếp thứ nhất, tiếp theo là cà phê hòa tan, 3,21 tách/tuần. Người Nhật Bản uống trung bình khoảng 6,52 tách tại nhà và 2,77 tách tại văn phòng. Điều này cho thấy xu hướng tăng tiêu thụ cà phê hòa tan và cà phê thông thường tại nhà và tại văn phòng. Mặc dù ngày nay nhiều người quan tâm đến tác dụng tới sức khỏe của chất polyphenol trong cà phê, nhưng mối quan tâm tới vấn đề này vẫn không đủ lớn, doanh thu bán cà phê nói chung vẫn đang chững lại. Doanh số bán xét theo loại cà phê chịu ảnh hưởng của xu hướng tiêu thụ tại nhà, do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế gần đây và giá cà phê tăng. Các loại cà phê hòa tan và cà phê gói nhỏ, tiện dụng hơn và có giá hợp lý hơn cà phê thông thường, có doanh số bán hàng cao hơn. Cà phê gói nhỏ bao gồm các loại cà phê chứa trong túi nhỏ đủ dùng cho một tách cà phê, bao gồm cả cà phê nguyên chất và cà phê sữa, được dùng dưới hình thức cho thêm nước hoặc sữa. Hiện nay, hai công ty Nestlé Nhật Bản và Ajinomoto General Foods chiếm khoảng 80% thị phần cà phê Nhật Bản. Bảng 11: Số lượng cà phê (tách) tiêu thụ trung bình theo đầu người, 2008 Loại cà phê Số tách cà phê Cà phê đóng chai 2,05 Cà phê dạng lỏng 0,82 Cà phê hòa tan 3,21 Cà phê nhân thông thường 4,51 Tổng cộng 10,60 Nguồn: Hiệp hội cà phê Nhật Bản Được thống kê trên cơ sở dữ liệu người tiêu dùng từ học sinh trung học đến người dân có độ tuổi 79 hoặc nhỏ hơn. Bảng 12: Số lượng cà phê (tách) tiêu thụ trung bình theo địa điểm, 2008 Địa điểm tiêu dùng Số tách cà phê Tại nhà 6,52 Tại quán cà phê, cửa hàng cà phê 0,22 Tại nhà hàng, quán ăn nhanh 0,10 Tại văn phòng, trường học 2,77 Nơi khác 0,91 Tổng cộng 10,60 Nguồn: Hiệp hội cà phê Nhật Bản Được thống kê trên cơ sở dữ liệu người tiêu dùng từ học sinh trung học đến người dân có độ tuổi 79 hoặc nhỏ hơn.

Page 25: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 24 -

Bảng 13: Thay đổi về doanh số bán hàng theo loại cà phê Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 Cà phê nhân thông thường

177.500 178.000 178.400 178.600 177.000

Cà phê hòa tan 45.700 43.000 43.800 44.900 46.100 Cà phê gói nhỏ - - 2.850 3.300 3.050 Nguồn: Sổ tay marketing thực phẩm số 6 – 2011, Fuji Keizai Cà phê hòa tan Cà phê hòa tan là cà phê dưới dạng bột hoặc hột nhỏ được sản xuất bằng cách sấy khô chiết xuất từ hạt cà phê rang và được sử dụng dưới hình thức cho thêm nước nóng hoặc nước lạnh. Nhờ sự tiện dụng của sản phẩm này và giá cả hợp lý, sản phẩm này trở nên thông dụng trên thị trường Nhật Bản và trở thành một loại đồ uống dễ được tiêu thụ. Do bản chất tự nhiên của sản phẩm này quan trọng về vị, các nhãn hiệu tư nhân (PL) với mức giá thấp có thị phần rất nhỏ trên thị trường. Thay vào đó, thị trường này do các nhãn hiệu quốc gia (NB) chiếm lĩnh. Do tình hình cạnh tranh giá cả ngày càng khốc liệt, thị trường Nhật ngày càng có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm cà phê hòa tan trộn lẫn hoặc cà phê hòa tan trộn với đường, sữa… từ trước. Thông thường các sản phẩm này được chứa trong một túi dùng một lần, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian khi sử dụng sản phẩm. Thêm vào đó, có nhiều loại và nhiều hương vị khác nhau, bao gồm cả cà phê với hàm lượng calorie hoặc chất béo thấp và các hương vị như espresso, cà phê sữa và café mocha. Năm 2010, một vấn đề nóng bỏng trong việc cạnh tranh khốc liệt về giá cả các loại cà phê hòa tan là việc giới thiệu dòng sản phẩm cao cấp dưới nhãn hiệu Starbucks. Mặt khác, các sản phẩm cà phê hữu cơ có thể được đặt mua dưới hình thức bán hàng qua thư. Ví dụ, một nhà sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu trên thị trường thường cung cấp bốn loại cà phê hòa tan được sản xuất từ hạt cà phê hữu cơ được trồng ở Ethiopia, Columbia, Brazil và Jamaica dưới thương hiệu Cà phê được trồng hữu cơ (Organically Grown Coffee). Trên thị trường cà phê hòa tan, Nestlé Nhật Bản chiếm thị phần gần 60%, tiếp theo là Ajinomoto General Foods với thị phần gần 30%, tổng cộng chiếm tới 90% thị phần. Các nhãn hiệu lớn được sản xuất bởi Nestlé Nhật Bản gồm có Nescafé Gold Blend và Nescafé Excella và các dòng sản phẩm của Ajinomoto General Foods gồm có Maxim và Blendy. Hai nhà sản xuất này thường cung cấp sản phẩm chứa trong bình hoặc trong túi nhựa hoặc túi giấy dưới dạng có thể cho thêm sản phẩm. Các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu tư nhân (PL) là những sản phẩm mà các công ty bán lẻ hoặc bán buôn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm và sử dụng nhãn hiệu của họ. Các công ty bán buôn không cần thiết phải quảng cáo. Do đó, sản phẩm thường có mức giá rẻ hơn so với các nhãn hiệu thuộc các công ty sản xuất lớn. Các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu quốc gia (NB) là những sản phẩm được phát triển và tiếp thị bởi các công ty sản xuất lớn. Cà phê thông thường (Regular coffee) Regular coffee là loại cà phê bột được chế biến bằng cách xay hạt cà phê đã rang. Cũng như trường hợp cà phê hòa tan, các sản phẩm mang nhãn hiệu quốc gia (NB) chiếm phần lớn thị phần.

Page 26: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 25 -

Xét theo cách thức sử dụng, 60% thị phần là tiêu dùng tại nhà, 20% là tiêu dùng theo hình thức thương mại như tại các quán cà phê và 20% còn lại cho các mục đích công nghiệp hay chế biến, như cà phê đóng chai. Đối với tiêu dùng tại nhà, mức độ phổ biến của hình thức đóng gói cà phê theo từng gói nhỏ dùng cho một tách cà phê (mỗi gói chứa một lượng cà phê bột đủ cho một tách cà phê và túi lọc) và máy pha cà phê hoặc cà phê espresso đã góp phần tăng tiêu dùng regular coffee tại nhà. Cà phê cũng được sử dụng như một món quà tặng trong các dịp lễ như giữa hè và cuối năm. Các sản phẩm regular coffee được sản xuất bởi các nhà sản xuất hàng đầu được bán tại nhiều cửa hàng bao gồm nhãn hiệu cà phê Original Blend với mức giá tương đối thấp, chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là Mocha Blend, Kilimanjaro Blend và Blue Mountain Blend. Các nước xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu (cà phê nhân sống) sang Nhật Bản gồm có Brazil, Colombia, Indonesia, Ethiopia và Việt Nam. Các nước này, ngoại trừ Việt Nam, nổi tiếng là các nước sản xuất cà phê nhân. Vì thế, các loại cà phê thông thường được bán tại các cửa hàng thường được trưng bày theo nước xuất xứ và người tiêu dùng sẽ lựa chọn cà phê từ nước cung cấp mà họ yêu thích. Do cà phê nhân nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cà phê robusta, nên ít được sử dụng để chế biến thành regular coffee mà thay vào đó, cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cà phê hòa tan hoặc cà phê đóng chai. Đối với cà phê nhân nhập khẩu từ Indonesia, hạt cà phê arabica được phân phối dưới dạng regular coffee và hạt cà phê robusta chủ yếu được sử dụng cho ngành chế biến. Hơn nữa, regular coffee loại hữu cơ hoặc loại không có thuốc trừ sâu được bán chủ yếu thông qua kênh bán hàng qua thư hoặc các cửa hàng chuyên đồ hữu cơ dưới hình thức là các sản phẩm cao cấp. Cà phê được sử dụng với mục đích thương mại đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân vì ngày nay người tiêu dùng ít lựa chọn các quán cà phê hay cửa hàng cà phê do điều kiện kinh tế trì trệ. Cà phê được sử dụng cho mục đích công nghiệp chủ yếu được sử dụng làm cà phê đóng chai hay cà phê dạng lỏng. Do doanh số bán hàng của các sản phẩm này không tăng giảm, doanh số bán hàng của các phê dùng cho ngành chế biến nói chung cũng không có nhiều thay đổi. Thị trường regular coffee không tập trung như thị trường cà phê hòa tan. UCC chiếm thị phần cao nhất và Key Coffee đứng thứ hai. Các công ty này chiếm khoảng 30% thị phần.

Page 27: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 26 -

Biểu đồ 10: Thay đổi doanh số bán hàng cà phê theo mục đích sử dụng Đvt: triệu Yên

Nguồn: Sổ tay marketing thực phẩm số 6 – 2011, Fuji Keizai Bảng 14: Thay đổi doanh số bán hàng cà phê theo mục đích sử dụng và tỷ lệ Mục đích sử dụng

2006 2007 2008 2009 2010 (ước tính)

Tỷ lệ

Tại nhà 168.800 173.000 177.800 178.800 179.300 62,1% Mục đích thương mại

58.200 57.500 56.000 65.600 54.300 18,8%

Mục đích công nghiệp

64.700 65.200 64.800 55.000 55.000 19,1%

Tổng cộng 291.700 295.700 298.600 299.400 288.600 100,0% Nguồn: Sổ tay marketing thực phẩm số 5 – 2008, Sổ tay marketing thực phẩm số 5 – 2009, Sổ tay marketing thực phẩm số 6 – 2010, Sổ tay marketing thực phẩm số 6 – 2011, Fuji Keizai Quán cà phê, cửa hàng cà phê 94% các quán ăn phục vụ cà phê dưới dạng đi kèm với các dịch vụ khác. Nhiều quán cà phê hoạt động độc lập và một số quán cà phê bán lẻ cà phê rang tại nhà. Số lượng các quán cà phê đã giảm đáng kể do sự thịnh hành của các chuỗi cửa hàng cà phê tự phục vụ như Starbucks Coffee hay Doutor. Các cửa hàng cà phê dạng tự phục vụ có thể phục vụ cà phê với mức giá thấp hơn so với các quán cà phê thông thường, nhờ áp dụng hệ thống tự phục vụ. Những cửa hàng cà phê dạng này đang tăng số lượng các cửa hàng nhờ thu hút được lượng cầu từ các quán cà phê. Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng cà phê có trụ sở tại Seattle như Starbucks Coffee và Tully’s Coffee cũng đã mở các chuỗi cửa hàng tại Nhật Bản, do nhu cầu của khách hàng nữ đối với các loại cà phê dạng espresso như café lattes mặc dù giá cả đắt đỏ. Điều này dẫn đến việc số lượng các chi nhánh tăng lên. Các cửa hàng cà phê “dạng linh hoạt” cung cấp cà phê vào ban ngày và trở thành quán bar vào buổi tối, cung cấp các loại đồ uống có cồn.

Page 28: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 27 -

Bảng 15: Thay đổi về số lượng các cửa hàng cà phê Đvt: cửa hàng Cửa hàng

2006

2007

2008

2009

2010 (ước tính)

Tỷ lệ (ước tính năm 2010)

Quán cà phê 73.100 72.000 71.100 70.200 69.400 94,3% Cửa hàng bán cà phê

3.510 3.630 3.780 3.840 3.930 5,3%

Cửa hàng cà phê “linh hoạt”

200 230 260 260 265 0,4%

Tổng cộng 76.810 75.860 75.140 74.300 73.595 100,0% Nguồn: Sổ tay marketing ngành nhà hàng số 2/2 – 2010, Fuji Keizai Các loại hình khác Đối với khối văn phòng, OCS (Dịch vụ cà phê tại văn phòng) đã trở nên phổ biến sử dụng các máy chế biến cà phê espresso hay các máy bán cà phê tự động. Do doanh số bán cà phê nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty nên chất lượng của cà phê nhân trở thành một yếu tố quan trọng và các công ty đặc biệt quan tâm đến các loại cà phê nhân hữu cơ. 4.2 Tình hình nhập khẩu Nhu cầu cà phê của Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Hầu hết cà phê nhân được nhập khẩu ở dạng chưa chế biến (được gọi là cà phê nhân chưa rang – cà phê nhân sơ chế) sau đó được rang, xay và đóng túi để bán. Nhật Bản cũng nhập cả cà phê nhân đã rang, cà phê hòa tan và chiết suất cà phê nhưng với số lượng nhỏ. Về mặt số lượng, nhập khẩu cà phê nhân sơ chế, cà phê thông thường và cà phê uống liền không thay đổi trong vòng ba năm trở lại đây. Số lượng nhập khẩu cà phê nhân sơ chế phụ thuộc phần lớn vào sự dao động về giá trên thị trường thế giới. Những năm trước, cà phê thông thường được dùng chủ yếu trong các nhà hàng và cà phê uống liền được dùng tại nhà. Nhưng ngày nay do máy pha cà phê tại nhà đã khá phổ biến và vì vậy khách hàng thích dùng những loại cà phê “thứ thiệt” chứ không phải cà phê pha trộn, do đó nhu cầu tiêu thụ cà phê thông thường đang tăng lên. Trong khi nhập khẩu cà phê uống liền có xu hướng ngày càng giảm. Thay đổi về nhập khẩu Trong quá khứ, giá giao dịch đối với cà phê nhân tươi tại nơi xuất xứ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung và nhu cầu cũng như điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, sau sự kiện giá cả hàng hóa tăng đột biến vào năm 2007, trong những năm gần đây giá trị nhập khẩu đã vượt quá những năm trước bất chấp sự sụt giảm trong khối lượng nhập khẩu. Có dấu hiệu cho thấy giá tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố không phải xu hướng tiêu dùng. Hơn nữa, số lượng người tiêu dùng cà phê ở các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Nga đã có sự gia tăng đáng kể và nhanh chóng. Tại quốc gia cung cấp cà phê lớn nhất thế giới là Brazil thì lượng tiêu thụ trong nước cũng gia tăng, tình hình cung ứng càng trở nên eo hẹp. Do vậy, các công ty đang dần coi trọng việc đa dạng hóa các nguồn cung của họ.

Page 29: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 28 -

Biểu đồ 11: Thay đổi trong nhập khẩu cà phê

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Bảng 16: Thay đổi trong nhập khẩu theo mặt hàng cà phê Đvt: tấn, triệu Yên

Mặt hàng

Khối lượng Giá trị 2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Cà phê nhân tươi

422.696 389.818 387.538 390.938 410.530 113.207 117.645 122.284 101.054 116.355

Cà phê thông thường

5.588 5.816 6.652 6.020 6.311 5.605 7.710 8.901 6.484 6.724

Cà phê hòa tan

7.444 7.089 7.850 7.400 7.445 7.828 8.230 8.860 6.982 6.909

Chiết xuất cà phê

11.269 12.139 8.610 8.938 7.844 5.341 6.599 4.928 4.875 3.802

Tổng cộng

446.997 414.862 410.651 413.295 432.130 131.981 140.184 144.973 119.394 133.790

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Thống kê theo khu vực Các nước xuất xứ cà phê nhân tươi nằm trong phạm vi vĩ độ 25 độ bắc và phía nam của đường xích đạo. Trong năm 2010, ba nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu vào Nhật Bản là Brazil (123.073 tấn), Colombia (79.060 tấn) và Indonesia (59.068 tấn), chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu hạt cà phê tươi. Brazil và Colombia chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica, còn Indonesia xuất khẩu cà phê Robusta. Trong số các quốc gia châu Phi, thì Ethiopia - một quốc gia nổi tiếng với ngành sản xuất cà phê, trong năm 2010 cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể vào Nhật Bản, với 10.485 tấn tương ứng giá trị 3.332 triệu Yên. Tanzania, nổi tiếng với loại cà phê Kilimanjaro, năm 2010 cũng xuất khẩu 10.485 tấn (bằng 75% so với năm trước) tương ứng giá trị 3.674 triệu Yên (bằng 93,2% so với năm trước). Giá cà phê nhân đã tăng vọt

Page 30: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 29 -

trong những năm gần đây. Năm 2004, đơn giá cà phê nhân nhập khẩu từ Brazil là 154 Yên/kg nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 266 Yên/kg. Tại các quốc gia khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ngoài việc nguồn cung không đủ đáp ứng cho nhu cầu đang tăng vọt trên thế giới, thì việc cà phê nhân đang trở thành đối tượng của hoạt động đầu cơ trên thị trường tài chính cũng là một yếu tố gây ra sự tăng giá mạnh. Loại cà phê thông thường tiêu thụ tại Nhật Bản chủ yếu được sản xuất từ hạt cà phê tươi nhập khẩu, còn tỷ lệ cà phê thông thường nhập khẩu chỉ chiếm 2% lượng tiêu thụ trong nước. Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng 40% cà phê thông thường sang Nhật, tiếp theo đó là các nước chuyên sản xuất cà phê nhân tươi như Brazil và Colombia. Biểu đồ 12: Xu hướng nhập khẩu từ các nước đối tác hàng đầu

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Biểu đồ 13: Thị phần nhập khẩu năm 2010 từ các nước (theo giá trị)

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản)

Page 31: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 30 -

Bảng 17: Các quốc gia xuất xứ chủ yếu của mặt hàng hạt cà phê tươi Đvt: tấn, triệu Yên

Quốc gia Khối lượng Giá trị

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Brazil 116.507

116.074

96.406 110.214

123.073

31.291 33.645 28.944 27.376 32.678

Colombia 86.725 73.698 84.809 76.911 79.060 26.223 24.842 29.291 23.788 30.847

Indonesia 63.419 51.100 52.030 52.350 59.068 11.141 12.470 13.546 9.831 10.751

Việt Nam 31.325 44.484 55.055 57.865 54.737 4.643 9.010 12.948 9.009 7.807

Guatemala 27.596 24.762 34.826 33.329 34.180 8.728 9.114 12.993 10.277 12.005

Ethiopia 38.753 29.327 8.413 1.114 10.245 10.479 8.950 2.758 452 3.332

Các nước khác

58.371 50.374 55.999 59.156 50.167 20.702 19.614 21.804 20.321 18.935

Tổng 422.696

389.818

387.538

390.938

410.530

113.207

117.645

122.284

101.054

116.355

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Biểu đồ 14: Xu hướng nhập khẩu từ các nước đối tác hàng đầu Tấn

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản)

Page 32: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 31 -

Biểu đồ 15: Thị phần nhập khẩu năm 2010 từ các nước (theo giá trị)

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Bảng 18: Các quốc gia xuất xứ chủ yếu của mặt hàng cà phê thông thường Đvt: tấn, triệu Yên

Quốc gia Khối lượng Giá trị

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Hoa Kỳ 2.502

2.633

2.886

2.848

2.784

2.425

2.575

2.630

2.392

2.163

Brazil 730 451 713 990 527 527 516 719 827 717

Colombia 213 251 551 350 167 167 217 784 403 446

Guatemale 179 207 196 113 175 175 213 208 110 199

Indonesia 160 181 187 125 168 168 194 194 153 179

Vương Quóc Anh

209 369 641 95 405 405 736 1.296

173 333

Italia 454 538 477 77 471 471 552 473 102 102

Hà Lan 519 350 28 1 515 515 382 32 1 17

Các nước khác

621 837 973 1.421

750 750 2.326

2.566

2.323

2.569

Tổng 5.588

5.816

6.652

6.020

5.605

5.605

7.710

8.901

6.484

6.724

Nguồn: Thống kê thương mại (Bộ Tài chính Nhật Bản) Thị phần cà phê nhập khẩu ở Nhật Bản Cà phê nhân tươi là sản phẩm ít được sản xuất tại Nhật Bản. Gần như tất cả nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này đều phải dựa vào nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết hạt cà phê thông thường được sản xuất trong nước bằng nguồn nguyên liệu hạt cà phê tươi nhập khẩu, và thị phần cà phê nhập khẩu trên thị trường là khá nhỏ.

Page 33: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 32 -

Bảng 19: Thị phần cà phê nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản Đvt: tấn

Cà phê hòa tan

Thống kê 2004 2005 2006 2007 2008

Sản xuất trong nước Khối lượng nhập khẩu Khối lượng xuất khẩu

35.794 7.633 1.779

35.189 7.778 1.193

36.668 7.444 756

34.239 7.089 1.708

37.127 7.850 3.777

Tiêu dùng trong nước 41.648 41.774 43.356 39.620 41.200

Thị phần nhập khẩu 18,3% 18,6% 17,2% 17,9% 19,1%

Cà phê thông thường

Thống kê 2004 2005 2006 2007 2008

Sản xuất trong nước Khối lượng nhập khẩu Khối lượng xuất khẩu

236.000 4.150 311

240.500 4.776 311

257.020 5.588 426

269.275 5.816 364

254.019 6.652 486

Tiêu dùng trong nước 239.839 244.965 262.182 274.727 260.185

Thị phần nhập khẩu 1,7% 1,9% 2,1% 2,1% 2,6%

Nguồn: Số liệu về sản xuất nội địa của cà phê hòa tan - Số liệu thống kê xuất nhập khẩu; Phòng Xúc tiến công nghiệp thực phẩm; Bộ Nông lâm nghiệp và thủy sản Số liệu về sản xuất nội địa cà phê nhân thông thường – Số liệu ước tính của Nikkan Keizai Tsushin (trừ mặt hàng cà phê dùng cho mục đích công nghiệp) Bối cảnh của việc thay đổi khối lượng nhập khẩu và các xu hướng khác Xu hướng nhập khẩu mặt hàng cà phê đang tăng, và Nhật Bản là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ ba thế giới (theo nghiên cứu của Tổ chức Cà phê Thế giới- ICO về khối lượng nhập khẩu tính đến tháng 9 năm 2010). Tuy nhiên, chi phí cho nguyên liệu đang tăng lên vào năm 2011 do sự phát triển của các quốc gia mởi nổi và dòng tiền đầu cơ vào thị trường. Vì vậy, các công ty đang nỗ lực đối phó với việc giá nguyên liệu đầu vào tăng. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong nước sau này. Do ngành sản xuất các sản phẩm dùng cho mục đích công nghiệp và chế biến vẫn còn trì trệ, nên cần phải tìm được những khu vực mới cho việc sản xuất sản phẩm dùng trong thương mại hoặc phải xây dựng một thương hiệu mới. Tuy nhiên, chi phí sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong những năm tiếp theo. 4.3 Giá cả Theo thông tin từ nguồn Hiệp hội Cà phê Thế giới, trong ba năm gần đây, giá bán lẻ trung bình mặt hàng cà phê đã rang nói chung trên thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm. Bảng dưới đây sẽ cho thấy số liệu thống kê của giá bán lẻ mặt hàng cà phê đã rang trên thị trường Nhật Bản.

Page 34: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 33 -

Bảng 20: Giá bán lẻ mặt hàng cà phê đã rang trên thị trường Nhật Bản Đvt: US cent/lb Năm Giá bán lẻ Năm Giá bán lẻ 2000 1.291,97 2006 816,15 2001 860,16 2007 809,17 2002 812,52 2008 832,30 2003 818,55 2009 607,23 2004 875,00 2010 638,76 2005 822,49 2011 735,21 Nguồn: ICO, 2012 Đối với các giao dịch cà phê trên thị trường thế giới, giá cả mặt hàng cà phê chịu ảnh hưởng từ giá của các sàn giao dịch lớn như London hay New York. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể tham khảo bảng thống kê giá cà phê trên thị trường thế giới của Hiệp hội Cà phê Thế giới. Bảng 21: Giá cả mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới Đvt: US cent/lb

Năm Giá dự báo Cà phê arabica Colombia

Các loại cà phê arabica khác

Cà phê arabica Brazil

Cà phê robusta

Sàn London

Sàn New York

2004 62,15 81,44 80,47 68,97 35,99 32,85 79,53 2005 89,36 115,73 114,86 102,29 50,55 46,80 111,38 2006 95,75 116,80 114,40 103,92 67,55 59,77 112,30 2007 107,68 125,57 123,55 111,79 86,60 78,56 121,83 2008 124,25 144,32 139,78 126,59 105,22 97,17 136,46 2009 115,67 177,39 143,81 115,30 74,56 67,69 128,40 2010 147,24 225,52 195,99 153,72 78,74 71,98 165,20 2011 210,39 283,84 271,07 247,62 109,21 101,23 256,36 6/2012 145,31 184,67 168,69 156,17 105,70 94,75 159,93

Nguồn: ICO, 9/2012

Page 35: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 34 -

4.4 Kênh phân phối Hệ thống phân phối cà phê được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 16: Hệ thống phân phối cà phê

Nguồn: Fuji Keizai Thông qua các nhà nhập khẩu, hạt cà phê tươi được phân phối cho các nhà sản xuất trong nước, các nhà buôn, các công ty rang xay cà phê vv... Một số nhà sản xuất lớn thậm chí còn có hợp đồng với các trang trại trồng cà phê. Loại cà phê thông thường tiêu thụ trong các gia đình được phân phối từ các nhà sản xuất cà phê tới các nhà bán buôn thực phẩm. Các nhà buôn sau đó lại cung cấp đến các cửa hàng bán lẻ và từ đó đến tay người tiêu dùng. Nguồn cà phê cung cấp cho các quán cà phê và chuỗi các cửa hàng chủ yếu thông qua các nhà buôn hạt cà phê tươi. Tuy

Nhà sản xuất hạt cà phê tươi

Các nhà nhập khẩu

Các nhà máy sản xuất cà

phê hòa tan

Các nhà máy sản xuất cà

phê thường

Các nhà bán buôn

Nhà bán buôn cấp 1 Các nhà máy chế biến

thực phẩm, nước giải

khát

Nhà bán buôn cấp 2

Các nhà hàng Các nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

Page 36: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 35 -

nhiên, đôi khi nguồn cà phê đến từ các công ty nhập khẩu và các nhà sản xuất cà phê thân quen. Gần đây, xu hướng kinh doanh cà phê thương mại công bằng đang phát triển. Đây là hình thức đang được các chuỗi nhà hàng, cửa hàng cà phê, cửa hàng bán lẻ bắt đầu áp dụng. Họ đến thăm trực tiếp các nhà sản xuất hạt cà phê và tiến hành các nghiên cứu về môi trường đất nông nghiệp và tình hình canh tác. Các chuỗi nhà hàng mua hạt cà phê trực tiếp từ nhà sản xuất và bán cà phê thương mại công bằng thông qua hình thức bán hàng qua thư. Cà phê hòa tan được phân phối từ các nhà sản xuất cà phê hòa tan tới các cửa hàng bán lẻ, thông qua các nhà bán buôn. 4.5 Các quy định thâm nhập thị trường Việc nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản cần tuân thủ theo các quy định sau: Luật bảo vệ thực vật, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và Luật hải quan. Luật bảo vệ thực vật Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi, và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật. Quy trình này bao gồm việc quét qua máy kiểm tra sâu bệnh và các loài thực vật có hại, theo Luật bảo vệ thực vật. Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm dịch địa phương. Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, và chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Để tuân thủ theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội về “Các tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia” theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu… (có quy định với cả thức ăn và phụ gia thức ăn động vật), các loại cà phê cần tuân thủ theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật này nhằm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại và thành phần các chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác. Quy định cấm nhập khẩu có thể được áp dụng đối với thực phẩm nếu chất phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm tại Nhật Bản, hoặc khi số lượng vượt quá mức độ cho phép, hoặc khi lượng độc tố nấm… trên mức cho phép. Theo đó, các sản phẩm cà phê sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nếu mức độ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các cơ quan có liên quan sẽ đưa ra hướng dẫn. Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm 2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát. Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực. Trên nguyên tắc, hiện nay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốc trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan. Sản phẩm hạt cà phê xanh chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này. Nếu sản phẩm bị phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ được thực hiện

Page 37: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 36 -

thường xuyên hơn. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà nhập khẩu chịu. Kể từ tháng 3 năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuất tại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ-BHC (lindane), DDT, thuốc trừ sâu chứa clo (heptachlor) hoặc clođan và các sản phẩm được sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côn trùng trên diện rộng carbaryl. Luật Hải quan Theo quy định của Luật Hải quan, việc nhập khẩu những loại hàng hóa mà nhãn mác không trung thực về xuất xứ của các thành phần… sẽ bị cấm. Các quy định và yêu cầu có liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng cà phê Không có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bán các mặt hàng cà phê. Dưới đây là tóm tắt các quy định có liên quan: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc bán các sản phẩm có chứa các chất gây hại hoặc có độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm. Việc bán các sản phẩm cà phê chứa trong container hoặc bao gói cần tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các điều khoản có liên quan đến nhãn an toàn như ghi rõ phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, thành phần của sản phẩm và nguồn gốc, các thông tin về thay đổi gen… Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu… đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh của sản phẩm. Sản phẩm cà phê chế biến cần tuân thủ theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, và cần quan tâm đến quy trình quản lý an toàn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, thành phần của sản phẩm, container và bao gói sản phẩm. Luật về các giao dịch thương mại Luật về các giao dịch thương mại quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm cà phê theo hình thức này như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, marketing thông qua các kênh truyền thông… cần tuân thủ theo các điều khoản của Luật này. Luật về đẩy mạnh việc thu gom rác thải được phân loại và tái chế container và bao gói sản phẩm Theo Luật về đẩy mạnh thu gom rác thải được phân loại và tái chế container và bao gói sản phẩm, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói với các chất liệu chịu sự kiểm soát của Luật (như hộp và bao gói giấy, container và bao gói làm từ nhựa) sẽ phải áp dụng quy trình tái chế. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (theo một mức độ nhất định) sẽ được miễn tuân thủ theo quy định của Luật này. Các thủ tục liên quan đến nhập khẩu và bán hàng Kiểm dịch thực vật

Page 38: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 37 -

Luật bảo vệ thực vật quy định việc nhập khẩu hạt cà phê xanh chỉ được thực hiện tại một số cảng biển và cảng hàng không có khả năng thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật hiệu quả nhằm ngăn ngừa bệnh dịch và sâu bệnh khi nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, cần phải lựa chọn cảng biển hoặc cảng hàng không cẩn thận trước khi xuất khẩu cà phê từ nước xuất xứ. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trạm kiểm dịch đều thực hiện được các biện pháp bảo vệ thực vật. Để điền đơn xin kiểm dịch với Cơ quan kiểm dịch nông sản, lâm sản và ngư sản, công ty làm thủ tục nhập khẩu cần nộp đủ các giấy tờ theo quy định (Biểu đồ 2) ngay sau khi hàng đến cảng. Trong trường hợp phát hiện nhiễm dịch bệnh hoặc sâu bệnh sau khi kiểm dịch, các biện pháp như huỷ hàng hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành. Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty làm thủ tục thông quan sẽ phải nộp các giấy tờ theo quy định (Biểu đồ 2) khi điền vào đơn xin kiểm dịch nộp cho các cơ quan có trách nhiệm kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu tại các trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội. Việc kiểm dịch sẽ được thực hiện khi các cơ quan này quyết định rằng việc kiểm tra các tiêu chuẩn và các vấn đề an toàn bước đầu là cần thiết. Nếu kết quả của việc kiểm dịch bước đầu cho thấy không có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Công ty làm thủ tục thông quan sẽ nộp giấy chứng nhận này cùng với các giấy tờ khác và đơn xin nhập khẩu cho các cơ quan hải quan. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, các biện pháp được thực hiện sẽ bao gồm huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển (Biểu đồ 2). Thủ tục hải quan Theo quy định của Luật hải quan, nhà nhập khẩu sẽ phải tự thực hiện khai báo hải quan hoặc uỷ quyền cho các công ty trung gian đủ tiêu chuẩn thực hiện (ví dụ các công ty làm dịch vụ thông quan). Để được cho phép thông quan các kiện hàng được nhập khẩu vào Nhật, công ty làm thủ tục nhập khẩu cần khai báo với văn phòng hải quan tại khu vực ngoại quan mà hàng hoá được lưu kho. Đối với những hàng hoá cần kiểm tra hải quan, trước hết hàng hoá cần phải được kiểm dịch, và sau khi trả thuế quan nhập khẩu, thuế tiêu dùng địa phương và quốc gia, trên nguyên tắc hàng hoá sẽ được phép nhập khẩu.

Page 39: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 38 -

Biểu đồ 17: Quy trình nhập khẩu hàng hoá Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Các giấy tờ cần thiết Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu được tóm tắt trong Biểu đồ dưới đây, được phân chia theo các cơ quan thu giấy tờ.

Không được

chấp nhận

Được chấp

nhận

Thực hiện kiểm dịch

Tư vấn về thủ tục

Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Hàng đến cảng

Thông báo nhập khẩu

Kiểm dịch sản phẩm Cần kiểm dịch

Kiểm dịch bắt

buộc, kiểm tra

hành chính

Không cần kiểm dịch

Cần tư vấn trước với cơ quan kiểm dịch có

trách nhiệm giám sát hàng nhập khẩu

Nộp giấy tờ cần thiết theo cách truyền thống

hoặc nộp trực tuyến

Hàng hóa sẽ bị trả lại

hoặc xử lý nếu có dấu

hiệu nhiễm khuẩn

Xuất giấy biên nhận nhập khẩu thực phẩm

Thực hiện thông quan

Phân phối tại thị trường nội địa

Hủy hàng hoặc trả lại công ty vận chuyển

Page 40: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 39 -

Bảng 22: Các giấy tờ cần thiết để thông quan hàng nhập khẩu Nơi nộp hồ sơ

Các giấy tờ cần thiết

Hạt cà phê xanh

Sản phẩm chế biến

Văn phòng thông tin kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (Kiểm dịch thực vật theo Luật bảo vệ thực vật)

Đơn xin kiểm dịch hàng nhập khẩu o Các giấy chứng nhận an toàn vệ sinh do cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp

o -

Các cơ quan có trách nhiệm giám sát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm)

Đơn thông báo nhập khẩu thực phẩm o o Bảng liệt kê nguyên liệu/ thành phần thực phẩm

- o

Biểu đồ quy trình sản xuất - o Bảng phân tích kết quả do các viên kiểm dịch được chỉ định phát hành (nếu đã nhập khẩu)

- o

Văn phòng hải quan địa phương (Thông quan theo Luật hải quan)

Tờ khai nhập khẩu o o Hóa đơn o o Bảng kê chi tiết o o Vận đơn đường biển (B/L) hoặc vận đơn hàng không

o o

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội; Bộ Tài chính Đối với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh (chứng nhận kiểm dịch), công ty làm thủ tục hải quan về lý thuyết cần phải nộp bản gốc, cho thấy sản phẩm không có mầm bệnh hoặc không nhiễm khuẩn vật nuôi, do cơ quan kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu ban hành phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật. Mặc dù công ước quốc tế quy định rằng giấy chứng nhận an toàn vệ sinh nộp cho cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu phải là bản gốc, tuy nhiên, hai trường hợp sau đây vẫn có hiệu lực tại Nhật Bản, trong trường hợp bản gốc bị thất lạc hoặc nộp bản gốc chậm: Bản sao nguyên gốc được ban hành đồng thời cùng bản gốc; và Bản sao được xác nhận sao y bản chính do cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu chứng thực. 4.6 Quy định về dán nhãn Quy định pháp lý Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng cà phê trên thị trường Nhật Bản, nhãn hàng hoá phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định sau đây: 1) Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản 2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 3) Luật đo lường 4) Luật bảo vệ sức khoẻ 5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên 6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

Page 41: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 40 -

7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng sáng chế). Khi bán các sản phẩm cà phê như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản: 1) tên sản phẩm, 2) nước xuất xứ, 3) hàm lượng và 4) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. Khi bán các sản phẩm cà phê đã được xử lý bằng nhiệt (thực phẩm chế biến), nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) ngày hết hạn sử dụng, 5) cách thức bảo quản, 6) nước xuất xứ và 7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. Tên sản phẩm Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phần thực phẩm Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Phụ gia thực phẩm Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất chống mối mọt. Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm. Trọng lượng thành phần thực phẩm Khi nhập khẩu và bán các loại cà phê (thực phẩm chế biến), nhà nhập khẩu cần ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường và chỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép. Hạn sử dụng Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử

Page 42: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 41 -

dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng. Cách thức bảo quản sản phẩm Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với sản phẩm cà phê, do có thể bảo quản với nhiệt độ trong phòng, nên các thông tin về cách thức bảo quản sản phẩn không nhất thiết phải ghi trên nhãn mác. Nước xuất xứ Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến, được quy định bởi Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ (có thể phải cung cấp tên của vùng biển) trên nhãn thực phẩm nhập khẩu. Nhà nhập khẩu Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phải được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn. Thông tin dinh dưỡng Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ trên nhãn sản phẩm cà phê (thực phẩm chế biến) phù hợp với các tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Y tế quy định. Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấu thành phần (ví dụ, các loại axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm (ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo). Nếu nhãn chỉ có thông tin chung như “vitamin” thay vì ghi rõ tên các chất dinh dưỡng cụ thể, cần ghi rõ thành phần thực phẩm. Các thành phần thực phẩm cần được ghi theo thứ tự và đơn vị như sau: a) Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo) b) Protein (g hoặc gram) c) Chất béo (g hoặc gram) d) Hy-đrát các-bon (g hoặc gram) e) Natri f) Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn Bộ Y tế Nhật Bản cũng quy định tiêu chuẩn dán nhãn đối với các thành phần dinh dưỡng và thông tin cần được làm nổi bật. Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận. Nhãn hữu cơ Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản định nghĩa các sản phẩm nông sản hữu cơ và thực phẩm nông sản chế biến hữu cơ có bao gồm cả các sản phẩm cà phê hữu cơ được đóng dấu hữu cơ JAS. Chỉ những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây và được đóng dấu hữu cơ JAS mới được dán nhãn “cà phê hữu cơ” bằng tiếng Nhật.

Page 43: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 42 -

Các sản phẩm nông sản hữu cơ được sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu phải được phân loại theo một trong các cách dưới đây và dán nhãn hữu cơ JAS, mới được phép dán nhãn sản phẩm hữu cơ. a) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm hữu cơ được sản xuất bởi các nhà sản xuất nước ngoài được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS trong và ngoài Nhật Bản b) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm của các nhà nhập khẩu được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS tại Nhật Bản (có hạn chế đối với các sản phẩm nông sản hữu cơ và nông sản chế biến hữu cơ). Đối với hình thức b, giấy chứng nhận phải được cấp bởi chính phủ của nước có hệ thống phân loại được xác định là có mức độ tương đương với Các tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JAS) hoặc cần kèm theo bản sao. Từ tháng 3 năm 2011, các nước dưới đây được xác định là có hệ thống phân loại các sản phẩm nông sản hữu cơ tương đương với Nhật Bản theo Điều 15-2 Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản: 27 nước EU, Australia, Hoa Kỳ, Achentina, New Zealand và Thụy Sỹ. Biểu đồ 18: Nhãn hữu cơ JAS

Bao bì và đóng gói Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên yêu cầu dán nhãn nhằm phục vụ việc phân loại rác container và bao gói. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các điều kiện dưới đây phải dán nhãn để phân loại rác theo quy định của luật. - Khi có các chỉ dẫn hành chính đối với nguyên liệu và cấu trúc của container và bao gói và sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu. - Khi container và bao gói của sản phẩm nhập khẩu được in, dán nhãn hoặc chạm khắc bằng tiếng Nhật. Khi hai loại container và bao gói dưới đây được sử dụng cho các sản phẩm ngũ cốc, một trong hai loại nhãn hoặc cả hai loại nhãn dưới đây phải được dán trên ít nhất một mặt của container và bao gói theo định dạng đã được quy định. Biểu đồ 19: Nhãn giúp phân loại rác

Container và bao gói bằng nhựa

Container và bao gói bằng giấy

Mô tả sản phẩm

Page 44: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 43 -

Mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật bảo vệ sức khỏe, Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và các luật và quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật thương hiệu). Các luật này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm. Dán nhãn tự nguyện Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản đã quy định các quy tắc thương mại công bằng đối với việc dán nhãn cà phê nhân thông thường và cà phê hòa tan và cho phép sử dụng nhãn mác trong Biểu đồ đưới đây trên các sản phẩm của các công ty thành viên đã được xác nhận có nhãn mác phù hợp. Ủy ban cũng đưa ra hướng dẫn về việc xác định thời hạn “sử dụng tốt nhất” đối với cà phê nhân thông thường và cà phê hòa tan, nhóm các sản phẩm cà phê theo loại hình và container và tóm tắt các quy tắc về việc xác định thời hạn sử dụng. Biểu đồ 20: Nhãn thành viên của Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản

Liên hệ: Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản Điện thoại: +81-3-5649 8366 4.7 Hệ thống thuế quan Thuế suất nhập khẩu Thuế suất nhập khẩu cà phê được liệt kê trong bảng dưới đây. Để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi dành cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu cần nộp Giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu A) theo Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) do các cơ quan hải quan phát hành hoặc các cơ quan có liên quan tại nước xuất khẩu phát hành cho các cơ quan hải quan Nhật Bản trước khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu (không cần thiết nếu tổng giá trị nộp thuế của sản phẩm không quá 200.000 Yên). Nhà xuất khẩu có thể kiểm tra lại các thông tin chi tiết với Cục thuế và hải quan trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản. Nếu nhà nhập khẩu muốn kiểm tra trước hệ thống phân loại thuế quan hoặc các mức thuế suất, có thể sử dụng hệ thống chỉ dẫn, theo đó các cá nhân có thể gửi yêu cầu và nhận câu trả lời trực tiếp, qua thư hoặc qua email. Bảng 23: Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê (năm tài chính 2011)

Mã HS

Mô tả

Thuế suất Thông thường

Tạm thời

WTO GSP LDC

0901

11 12

-000 -000

Cà phê, chưa rang, chưa lọc chất cafein Cà phê, chưa rang, đã lọc chất cafein

Miễn thuế Miễn thuế 20%

(Miễn thuế) (Miễn thuế) 12%

10%

Miễn thuế

Page 45: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 44 -

21 22 90

-000 -000 -100 -200

Cà phê, đã rang, chưa lọc chất cafein Cà phê đã rang, đã lọc chất cafein

20% Miễn thuế 20%

12% (Miễn thuế) 12%

10%

Miễn thuế

2101 11 12

-100 -210 -290 -110 -121 -122

Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê: Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc 1. Có chứa đường 2. Loại khác: - Cà phê hòa tan - Loại khác Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê 1. Chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc - Có chứa đường - Loại khác: + Cà phê hòa tan + Loại khác 2. Chế phẩm có thành phần cơ bản từ cà phê - không ít hơn 30% sữa tự nhiên tính theo thành phần trọng lượng, đo trọng lượng chất khô

24,0% 12,3% 16,0% 24,0% 12,3% 16,0% 35% + 799¥/kg

(24,0%) 8,8% 15,0% (24,0%) 8,8% 15,0%

15,0% Miễn thuế 15,0% Miễn thuế

Miễn thuế Miễn thuế Miễn thuế Miễn thuế Miễn thuế

Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Chú ý: 1) Thuế suất khẩn cấp đặc biệt có thể được áp dụng trên các mặt hàng nếu khối lượng nhập khẩu tăng cao hơn một tỷ lệ nhất định hoặc giá nhập khẩu giảm dưới một tỷ lệ nhất định

Page 46: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 45 -

2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt chỉ được áp dụng với các nước kém phát triển 3) Thông thường, thứ tự ưu tiên áp dụng thuế suất nhập khẩu là thuế ưu đãi, WTO, thuế tạm thời và thuế thông thường. Tuy nhiên, thuế suất ưu đãi chỉ được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện trong luật và đáp ứng các quy định. Thuế suất WTO được áp dụng khi mức thuế này thấp hơn thuế tạm thời hoặc thuế thông thường. Có thể tham khảo “Biểu thuế quan Nhật Bản” (do Cục thuế và hải quan, Bộ Tài chính Nhật Bản ban hành) để có thông tin cụ thể về các thức áp dụng biểu thuế. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng tại Nhật Bản = (Trị giá CIF + thuế nhập khẩu) x 5%

Page 47: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 46 -

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nhật Bản nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam. Năm 2011, thị trường Nhật Bản chiếm tới 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009 – 2011 khá ổn định. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 91 triệu USD, năm 2010 xuất khẩu giảm khoảng 4 triệu USD còn 87,4 triệu USD. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 128,2 triệu USD tăng 46,6% so với năm trước. Việt Nam mặc dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới nhưng xuất khẩu chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng đầu vào Nhật Bản. Nếu so sánh với nước cung cấp cà phê hàng đầu cho thị trường Nhật Bản là Braxin, Việt Nam còn một khoảng cách khá xa. Do đó, chúng ta cần phải tính tới các yêu tố như giá cả, chất lượng.. khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn. Hiện xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản còn rất khiêm tốn, năm 2009 xuất khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản đạt giá trị 91 triệu USD chỉ bằng 1/14 so với tiềm năng nhập khẩu của thị trường này. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 87,4 triệu USD cũng chỉ tương đương với 1/16 lần tiềm năng nhập khẩu. Như vậy, thị trường cà phê Nhật Bản vẫn là sân chơi xuất khẩu rất lớn để chúng ta có thể tìm kiếm và mở rộng. Thị trường Nhật Bản, từ trước đến nay vẫn được coi là thị trường khó tính, có các quy định rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản hiện nay đánh giá rất cao nguồn gốc thực phẩm. Những từ “Anzen” và “Anshin” (tiếng Nhật, có nghĩa là “an toàn”) trên các nhãn hiệu sản phẩm thường được người tiêu dùng chú ý. Hiện nay, Nhật Bản ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi vào thị trường Nhật Bản không thể thiếu 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: Sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp. Do vậy, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần lưu ý đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Người Nhật nói chung và DN Nhật Bản nói riêng coi trọng đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và việc giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu tốt bởi người Nhật chú ý tới những nhà sản xuất có uy tín đầu tiên. Một lưu ý quan trọng đối với thị trường Nhật Bản là doanh nghiệp nên tạo dựng được mối quan hệ với một nhà phân phối độc quyền, không nên cố gắng tìm kiếm nhiều đối tác thương mại vì đối với người Nhật “uy tín” là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Page 48: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 47 -

Doanh nghiệp cần làm gì? - Chủ động tìm kiếm, nắm bắt thông tin, nghiên cứu xu hướng, các rào cản của thị trường Nhật Bản trước khi thực hiện hoạt động xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả, tránh rủi ro và những chi phí, tổn hại không đáng có, đồng thời có thể cải thiện được năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường Nhật Bản; - Thực hành áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư phát triển công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực vật… theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản; - Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm; phối hợp cùng các tổ chức, hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng cà phê Việt Nam; - Liên hệ thường xuyên và tranh thủ các nguồn thông tin, sự hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước như Bộ Công Thương - Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở/Trung tâm Xúc tiến thương mại của các địa phương, Hiệp hội cà phê ca cao…; Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) và các tổ chức nước ngoài như: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam… - Chủ động, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại liên quan tới ngành hàng cà phê do các tổ chức xúc tiến thương mại thực hiện như: các khóa đào tạo marketing, đào tạo chuyên ngành, các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế, các chương trình khảo sát nghiên cứu thị trường ngoài nước, các chương trình giao thương với các khách hàng Nhật Bản…

Page 49: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 48 -

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HS

Chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị Mã hàng Mô tả hàng hoá 0901 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ

quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.

- Cà phê, chưa rang: 0901 11 - - Chưa khử chất ca-phê- in: 0901 11 10 - - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB 0901 11 90 - - - Loại khác 0901 12 - - Đã khử chất ca-phê-in: 0901 12 10 - - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB 0901 12 90 - - - Loại khác - Cà phê, đã rang: 0901 21 - - Chưa khử chất ca-phê- in: 0901 21 10 - - - Chưa xay 0901 21 20 - - - Đã xay 0901 22 - - Đã khử chất ca-phê- in: 0901 21 10 - - - Chưa xay 0901 21 20 - - - Đã xay 0901 90 - - Loại khác: 0901 90 10 - - - Vỏ quả và vỏ lụa cà phê 0901 90 20 - - - Các chất thay thế có chứa cà phê

Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác Mã hàng Mô tả hàng hoá 2101 Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc, từ cà phê, chè hoặc chè

Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê, chè, chè Paragoay; rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và các chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của chúng.

- Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê:

2101 11 - - Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc: 2101 11 10 - - - Cà phê tan 2101 11 90 - - - Loại khác 2101 12 - - Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh

chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê: 2101 12 10 - - - Hỗn hợp dạng bột nhão có thành phần cơ bản từ cà phê rang, có

chứa chất béo thực vật 2101 12 90 - - - Loại khác 2101 20 - - Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc, từ chè hoặc chè

Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản từ chè hoặc chè Paragoay:

Page 50: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 49 -

2101 21 10 - - - Các chế phẩm chè kể cả hỗn hợp của chè, sữa bột và đường 2101 21 90 - - - Loại khác 2101 30 00 - - - Rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và chất

chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ các sản phẩm trên

Page 51: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 50 -

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TY NHẬP KHẨU CÀ PHÊ NHẬT BẢN

Tên công ty Số lượng nhân viên

Thành phố Website

Ataka Trading Co., Ltd.

Chuo-Ku http://www.specialtycoffee.jp

Kato Coffee Inc. 11-20 Nagoya http://www.katocoffee.com/

Kyowa's Coffee Co., Ltd. 51-100 Kumiyama-cho http://www.kyowas.co.jp

Matsuya Coffee Honten, K.K. 21-50 Nagoya http://www.matsuya-coffee.com

Nitto Coffee K.K. 51-100 Chuo-Ku http://www.morinocoffee.com/

Shintoa Corporation

101-250 Chiyoda-Ku http://www.shintoa.co.jp

Pokka Corp. 501-1000 Nagoya

http://www.pokka.co.jp/english/company/g

Marubeni Foods Corp.

101-250 Chuo-Ku http://www.marubeni-foods.co.jp/index.ht

Key Coffee Inc. 1001-5000 Minato-Ku http://www.keycoffee.co.jp/index.html

Marubeni Foods Corp. 101-250 Chuo-Ku http://www.marubeni-foods.co.jp/index.ht

Art Coffee Co., Ltd. 101-250 Ota-Ku http://www.artcoffee.co.jp/

Key Coffee Inc. 1001-5000 Minato-Ku http://www.keycoffee.co.jp/index.html

Kunitaro Co., Ltd. 51-100 Tokorozawa http://www.kunitaro.co.jp

Marubeni Foods Corp. 101-250 Chuo-Ku http://www.marubeni-foods.co.jp/index.ht

Ucc Ueshima Coffee Co., Ltd. 501-1000 Kobe http://www.ucc.co.jp/eng/index.html

Unimat-Caravan Co., Ltd. 101-250 Minato-Ku http://www.caravan-cfe.co.jp

Charis Seijo Co., Ltd. 21-50 Setagaya-ku http://www.charis-herb.com

Italia Shoji Co., Ltd. 11-20 Yokohama http://www.italia-shoji.co.jp

Nisshin Trading Co., Ltd. 21-50 Minato-Ku http://www.nisshin-tusho.co.jp/

Nomura Trading Co., Ltd. 251-500 Minato-Ku http://www.nomuratrading.co.jp/

Tairiku Trading Co., Ltd. 51-100 Chuo-Ku http://www.tairiku-trading.co.jp

Tango Trading Co., Ltd. 1-10 Shibuya-Ku

Camanchaca, Co., Ltd. Chuo-Ku http://www.camanchaca.jp/

Confex Co., Ltd. 251-500 Shibuya-Ku http://www.confex.co.jp/

Ermioni Japan Co., Ltd. 1-10 Kobe http://www.ermioni-japan.com

Frontier Foods Co., Ltd. 1-10 Chiyoda-Ku http://www.frontierfoods.co.jp/index.htm

Hanwa Co., Ltd. 1001-5000 Osaka http://www.hanwa.co.jp/hanwa_e/index.htm

Inabata & Co., Ltd. 501-1000 Chuo-Ku http://www.inabata.co.jp

Kibun Trading Inc. 21-50 Minato-Ku http://www.kibun-ti.co.jp

Page 52: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 51 -

Nomura Trading Co., Ltd. 251-500 Minato-Ku http://www.nomuratrading.co.jp/

Tango Trading Co., Ltd. 1-10 Shibuya-Ku

Charis Seijo Co., Ltd. 21-50 Setagaya-ku http://www.charis-herb.com

Page 53: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Báo cáo Thị trường cà phê Nhật Bản

- 52 -

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH MỘT SỐ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM LIÊN QUAN TỚI NGÀNH CÀ PHÊ TẠI NHẬT BẢN

Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống quốc tế lần thứ 38 (Foodex Japan 2013) Thời gian: 05- 08/3/2013 Sản phẩm trưng bày: Thực phẩm và đồ uống Địa điểm: Trung tâm triển lãm Makuhari Messe thuộc tỉnh Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo Tần suất tổ chức: hàng năm Quy mô triển lãm: Hội chợ dự kiến thu hút khoảng 2.300 doanh nghiệp và 75.000 chuyên gia thương mại đến từ trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông tin tham khảo: http://www3.jma.or.jp/foodex/en/

Hội chợ rượu và thực phẩm đồ uống quốc tế tại Tokyo (Wine & Gourmet Japan Tokyo) Thời gian: 03 – 05/04/2013 Sản phẩm trưng bày: rượu, thực phẩm đồ uống Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tokyo Đơn vị tổ chức: Koelnmesse Pte. Ltd. Tel: +81 (0)3 5530111 Fax: +81 (0)3 5530222 Email: [email protected] Website: www.wineandgourmetjapan.com

Page 54: Bao Cao Thi Truong CA Phe Nhat Ban

Cục Xúc tiến thương mại

- 53 -

PHỤ LỤC 4: NGUỒN THÔNG TIN THAM KHẢO Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam http://www.vifoca.org.vn Tổng công ty Cà phê Việt Nam http://vinacafe.com.vn Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn Nguồn tin Chính phủ Việt Nam http://www.chinhphu.vn Tổng cục Hải quan Việt Nam www.cus.gov.vn Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) www.trademap.org Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn http://www.agroviet.gov.vn/Pages/home.aspx Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) http://www.ico.org/ Báo cáo về thị trường cà phê thế giới http://usda01.library.cornell.edu/usda/current/tropprod/tropprod-06-22-2012.pdf Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương www.vietrade.gov.vn Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương(VITIC) http://www.vinanet.com.vn Trung tâm Khuyến nông quốc gia http://www.khuyennongvn.gov.vn Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp http://www.agritrade.com.vn Hiệp hội Khoa học quốc tế về cà phê (ASIC) http://www.asic-cafe.org Hiệp hội Nghiên cứu chuyên ngành về cà phê của Âu Châu (SCAE) http://www.scae.com Hiệp hội Nghiên cứu chuyên ngành về cà phê của Châu Mỹ (SCAA) http://www.scaa.org/ http://www.roastersguild.org/ http://www.coffeeinstitute.org/ Hiệp hội cà phê quốc gia Hoa Kỳ http://www.ncausa.org http://www.coffeescience.org Hiệp hội Cà phê chuyên ngành cà phê Brazil (BSCA) http://www.bsca.com.br Hiệp hội Cà phê quốc gia của trung Mỹ (ANACAFE) http://www.anacafe.org Trung tâm Thông tin khoa học về cà phê http://www.cosic.org Tin tức về cà phê http://www.coffeereview.com Hiệp hội Starbucks, USA http://www.starbucks.com Các bản tin thị trường cà phê trong nước và thế giới theo tháng, quý và năm, Tạp chí sản xuất và thị trường Website khác có liên quan http://coffeeplus.vn/portal/ http://lehoicaphe.vn http://caphesieusach.com http://giacaphe.com http://www.vnx.com.vn