61
Dự thảo ngày 24/02/2015 BÁO CÁO ĐNH GI TNH HNH THC HIN TH TC HNH CHNH ĐI VI HOT ĐNG XUẤT NHẬP KHẨU Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2015

Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

Dự thảo ngày 24/02/2015

BÁO CÁO

ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG

XUẤT NHẬP KHẨU

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2015

Page 2: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

2

Báo cáo này do nhóm chuyên gia tư vấn về hải quan của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thực hiện. Tài liệu

này là một phần trong chương trình trợ giúp kỹ thuật của Dự án USAID GIG nhằm hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hiện đại hóa hải quan, đơn giản hóa

thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng

cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ. Quan điểm thể hiện trong tài liệu này là quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của USAID, Chính

phủ Hoa Kỳ hoặc Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nội dung trong báo cáo. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

Xin trân trọng cảm ơn!

Page 3: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

3

MUC LUC

MUC LUC ............................................................................................................. 2

TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 5

PHÂN I. CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI (TRADING ACROSS BORDERS) . 6

A. XẾP HANG CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI NĂM 2014 CUA VIÊT NAM THEO BAO CAO CUA NGÂN HANG THẾ GIƠI ....................................... 6

I. TINH HUÔNG GIẢ ĐỊNH LAM CĂN CỨ XAC ĐỊNH CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI ................................................................................................... 7

II. NHẬP KHẨU ................................................................................................. 7

1. Chứng từ nhập khẩu ........................................................................................... 8

2. Thời gian nhập khẩu ........................................................................................... 8

3. Chi phí nhập khẩu............................................................................................... 9

III. XUẤT KHẨU ................................................................................................. 9

1. Chứng từ xuất khẩu .......................................................................................... 10

2. Thời gian xuất khẩu .......................................................................................... 10

3. Chi phí xuất khẩu ............................................................................................. 10

B. CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI THEO KẾT QUẢ KHẢO SAT CUA DƯ AN QUẢN TRỊ NHA NƯƠC NHẰM TĂNG TRƯỞNG TOAN DIÊN (USAID GIG)11

1. Chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa .................................................. 12

2. Thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa .................................................. 12

3. Chi phí tài chính ............................................................................................... 13

4. Kiến nghị chung ............................................................................................... 14

PHÂN II. LĨNH VƯC THU TUC HẢI QUAN ........................................................... 15

1. Thực trạng ....................................................................................................... 16

2. Những kiến nghị với Bộ Tài chính ....................................................................... 17

PHÂN III. VẤN ĐÊ QUẢN LY CHUYÊN NGANH– THƯC TRANG VA KIẾN NGHỊ ĐÔI VƠI TỪNG LĨNH VƯC ........................................................................................ 19

A. VÊ CHINH SACH THƯƠNG MAI .................................................................. 19

I. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Công thương ................................................. 19

II. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) .................. 24

B. LĨNH VƯC CHẤT LƯỢNG, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN HANG HÓA .............. 26

I. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) ............. 27

1. Về Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá ............................................................. 27

2. Về Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 ............................................. 28

3. Về Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 ......................................... 28

4. Về Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hoá ....... 29

II. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương ...................................... 29

1. Về Thông tư 32/2009/TT-BCT Về kiểm tra hàm lượng Formaldehyt trên các sản phẩm dệt may .................................................................................................. 29

2. Về Quyết định 11039/2014/QĐ-BCT ................................................................... 31

Page 4: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

4

III. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) .................................................................................................. 32

1. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm .................................................................... 32

2. Đối với lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá ...................................... 32

IV. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ................. 33

1. Về quản lý chất lượng xe cơ giới nhập khẩu ........................................................ 33

2. Vấn đề thu các khoản phụ phí của các hãng tàu .................................................. 34

3. Vấn đề thực hiện Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT .............................................. 35

V. Các vân đê liên quan đên Bộ Công an........................................................ 35

VI. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Y tê ..................................................... 36

1. Những vấn đề trong lĩnh vực An toàn thực phẩm ................................................ 36

2. Quy trình quản lý .............................................................................................. 37

C. LĨNH VƯC KIỂM DỊCH ............................................................................... 37

1. Về kiểm dịch động vật nói chung ....................................................................... 37

2. Về kiểm dịch thuỷ sản ....................................................................................... 38

3. Về thẩm tra giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate - CC) của EU ... 38

PHÂN IV. KẾT LUẬN .......................................................................................... 39

PHU LUC I - KẾT QUẢ TINH TOAN CHI TIẾT THU TUC, THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ ....

CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI THEO BAO CAO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2015 ..................................................................................................... 40

PHU LUC II - BÁO CÁO PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SAT BẰNG PHIẾU .............. 44

PHU LUC III - XẾP HANG LAI CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI THEO BÁO CAO CUA NGÂN HANG THẾ GIƠI ....................................................................... 55

Page 5: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

5

TỪ VIẾT TẮT

BCA : Bộ Công an

BCT : Bộ Công thương

Bộ GTVT : Bộ Giao thông Vận tải

Bộ KHĐT : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ KHCN : Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ NNPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BTC : Bộ Tài chính

Bộ TTTT : Bộ Thông tin và Truyền thông

CC : Giấy chứng nhận thủy sản khai thác

CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

C/O : Chứng nhận xuất xứ

con’t : công-ten-nơ

DN : Doanh nghiệp

KHĐT : Kế hoạch Đầu tư

NK : Nhập khẩu

QĐ : Quyết định

QLCN : quản lý chuyên ngành

TCKT : Tiêu chuẩn kỹ thuật

TCHQ : Tổng cục Hải quan

USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

USD : Đô-la Mỹ

VNACCS/VCIS : Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System)

VASEP : Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

XK : Xuất khẩu

XNK : Xuất nhập khẩu

WB : Ngân hàng Thế giới

Page 6: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

6

PHÂN I. CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI (TRADING ACROSS BORDERS)

A. XẾP HANG CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI NĂM 2014 CUA VIÊT NAM THEO BAO CAO CUA NGÂN HANG THẾ GIƠI

Ngày 29 tháng 10 năm 2014, Nhóm Ngân hàng thế giới đã phát hành báo cáo thường niên quan trọng Môi trường kinh doanh lần thứ 12, đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia trên toàn thế giới. Báo cáo Môi trường kinh doanh phân tích các quy định áp dụng cho doanh nghiệp thuộc một nền kinh tế trong vòng đời của doanh nghiệp, gồm có các quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thương mại quốc tế, nộp thuế vàgiải quyết tình trạng phá sản. Tổng hợp xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh được đánh giá dựa trên chỉ số của 10 lĩnh vực và bao trùm 189 nền kinh tế. Báo cáo Môi trường Kinh doanh không đánh giá tất cả các lĩnh vực của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tiêu đề của báo cáo năm nay là Môi trường kinh doanh 2015: Xa hơn hiệu quả.

Theo báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 78 trên 189 nước về chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi năm 2015 so với thứ 72 năm 2014 (tính ngược lại theo phương pháp mới). Trong đó, Việt Nam đứng thứ 75 về chỉ số Thương mại qua Biên giới, giảm 01 bậc (thứ 74) so với năm 2014. Điểm DTF - Khoảng cách tới điểm tốt nhất1 cho thương mại xuyên biên giới (0-100) của Việt Nam là 75.56%, tăng 0.19% (tức 75.37%) so với năm 2014. Số liệu được thu thập cho giai đoạn từ 1/6/2013 đến hết ngày 31/5/2014 (gọi tắt là năm 2013/14).

Theo đó, chi tiết thành phần của chỉ số Thương mại qua Biên giới của Việt Nam năm 2014 so với các khối nước Đông Á – Thái Bình Dương và OECD được đánh giá như sau:

Chỉ số Việt Nam Đông A-TBD OECD

Chứng từ xuất khẩu (số lượng) 5 6 4

Thời gian xuất khẩu (số ngày) 21.0 20.2 10.5

Chi phí xuất khẩu (USD/container) 610.0 864.0 1,080.3

Chi phí xuất khẩu (tính đến sự mất giá của USD/ container) 610.0 864.0 1,080.3

Chứng từ nhập khẩu (số lượng) 8 7 4

Thời gian nhập khẩu (số ngày) 21.0 21.6 9.6

Chi phí nhập khẩu (USD/container) 600.0 895.6 1,100.4

Chi phí nhập khẩu (tính đến sự mất giá của USD/ container) 600.0 895.6 1,100.4

1 Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi hiện nay cũng dựa trên khoảng cách tới điểm cao

nhất. Cách đo này cho biết khoảng cách từ mỗi nền kinh tế tới các thông lệ tốt nhất trên thế giới

về quy định kinh doanh. Điểm số cao cho thấy một môi trường kinh doanh hiệu quả và thể chế pháp lý mạnh mẽ hơn.

Page 7: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

7

I. TINH HUÔNG GIẢ ĐỊNH LAM CĂN CỨ XAC ĐỊNH CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI

Cuộc khảo sát về môi trường kinh doanh (Doing Business) đo lường thời gian và chi phí liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu một lô hàng chuẩn bằng đường biển. Thời gian và chi phí cần thiết để hoàn thành mọi thủ tục chính thức về xuất nhập khẩu đã được ghi lại nhưng không bao gồm thời gian và chi phí vận chuyển đường biển. Báo cáo cũng ghi nhận mọi chứng từ cần thiết để doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

Sản phẩm là hàng hóa thương mại, được xuất nhập khẩu theo dạng hàng khô, nguyên công-ten-nơ 20 feet, trọng lượng 10 tấn và có giá trị 20,000 USD. Sản phẩm không độc hại, không cần bảo quản lạnh hoặc sử dụng cho mục đích an ninh. Sản phẩm phải là một trong những mặt hàng xuất/nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Đối tác thương mại: Công ty ABC, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, đang tìm kiếm cơ hội làm ăn với đối tác thương mại (đường biển) nước ngoài lớn nhất của Việt Nam qua cảng chính của mình. Với quốc gia không giáp biển, cảng chính sẽ là cảng thường được sử dụng nhất của một nước láng giềng. Một hợp đồng đã được dự thảo cho mỗi lần vận chuyển, hợp đồng đã được hai bên thống nhất và thực hiện.

Cảng biển và phương thức vận chuyển: Cảng biển thường được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất ở TP Hồ Chí Minh sẽ được cân nhắc. Phương pháp chính để vận chuyển sản phẩm được đóng trong công-ten-nơ (như đề cập ở trên) giữa TP Hồ Chí Minh và cảng được lựa chọn sẽ được cân nhắc.

Công ty: Công ty ABC là một công ty tư nhân, theo hình thức công ty TNHH và không có sở hữu nước ngoài. Công ty hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh. Công ty thường xuyên xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng không được hưởng tiêu chí công nhận đặc biệt nào, ví dụ như quy chế doanh nghiệp ưu tiên. Công ty không hoạt động trong một khu chế xuất hay khu công nghiệp được hưởng ưu đãi xuất/nhập khẩu.

Điêu khoản thanh toán: Đơn vị xuất khẩu chịu trách nhiệm trả thuế hải quan để xuất khẩu và giao hàng tới tầu tại cảng xuất. Đơn vị nhập khẩu chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu và nhận hàng tại cảng nhập. Phương thức thanh toán là thư tín dụng (L/C). Chi phí vận chuyển đường biển không nằm trong phạm vi xem xét của nghiên cứu này, và có thể do bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu chi trả.

Cụ thể, trong trường hợp này, sản phẩm nhập khẩu là Máy móc chạy điện - Nhà xuất khẩu là Trung Quốc, sản phẩm xuất khẩu là Hàng dệt may và quần áo - Nhà nhập khẩu là Hoa Kỳ, cảng biển chính được giả định là ở Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hải Phòng và Phương thức vận chuyển bằng xe tải.

II. NHẬP KHẨU

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của nhóm Ngân hàng Thế giới, chi tiết về thủ tục, thời gian và chi phí nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 được đánh giá như sau:

Thủ tục nhập khẩu Thời gian (ngày) Chi phí (USD )

Chuẩn bị chứng từ 12 130

Thông quan và kiểm tra chuyên ngành 4 95

Page 8: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

8

Thủ tục nhập khẩu Thời gian (ngày) Chi phí (USD )

Xếp dỡ tại cảng và bến bãi 4 175

Vận chuyển và xếp dỡ nội địa 1 200

Tổng số 21 600

1. Chứng từ nhập khẩu

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp 08 tài liệu/chứng từ cho hải quan, đơn vị quản lý cảng biển hay các cơ quan hữu quan khác của Chính phủ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu. Trong đó chứng từ nhập khẩu bao gồm: (i) Vận đơn, (ii) Lệnh giải phóng hàng, (iii) Chứng từ thương mại, (iv) Tờ khai hải quan, (v) Báo cáo giám định/kiểm tra, (vi) Phiếu đóng gói hàng, (vii) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế), (viii) Hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi.

2. Thời gian nhập khẩu

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, thời gian nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014 là 21 ngày. Trong đó, tổng thời gian để chuẩn bị tài liệu, chứng từ nhập khẩu (bao gồm thời gian lấy, điền và nộp mỗi loại tài liệu/chứng từ cần thiết) là 12 ngày bao gồm thời gian lấy vận tải đơn: 1 ngày, lấy lệnh giao hàng: 1 ngày, hóa đơn thương mại: 0.5 ngày, tờ khai nhập khẩu: 1 ngày, báo cáo giám định, kiểm tra: 1 ngày, phiếu đóng gói hàng: 0.5 ngày, giấy chứng nhận TCKT/y tế: 1 ngày và hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi: 1 ngày, và thời gian để có được thư tín dụng nhập khẩu (trị giá 20,000USD) là 5 ngày2. Thời gian xếp dỡ tại cảng và bến bãi là 4 ngày, bao gồm thời gian chờ bên ngoài của tầu trước khi được vào cảng: 2 ngày, thời gian thả neo và dỡ hàng khỏi tầu: 1 ngày, thời gian xếp dỡ tại cảng và bến bãi (ví dụ: di chuyển công-ten-nơ, vào kho, vv...): 2 ngày. Tổng thời gian thông quan và kiểm tra hải quan là 4 ngày là tổng thời gian để cơ quan hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan nhập khẩu và kiểm tra hải quan (tính từ thời điểm mọi chứng từ được nộp cho hải quan cho tới khi tất cả hàng hóa được rời cảng), trong đó thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan nhập khẩu tại cảng biển: 2 ngày, thời gian để cơ quan hữu quan kiểm tra kỹ thuật/y tế tại cảng biển: 4 ngày và thời gian để kiểm tra an ninh tại cảng biển: 1 ngày. Tổng thời gian vận chuyển và xếp dỡ nội địa là 1 ngày bao gồm thời gian sắp xếp vận chuyển trong nội địa và xếp hàng lên

2 Bình luận: Về thời gian, có loại WB đã nhầm lẫn hoặc không phù hợp thực tế Việt Nam:

- Những chứng từ sau đây người nhập khẩu Việt Nam không phải chuẩn bị (mà là những chứng

từ mà người XK nước ngoài phải chuẩn bị để giao cho người NK Việt Nam): hoá đơn thương mại,

phiếu đóng gói. Như vậy, giảm được hai (02) chứng từ và 1 ngày chuẩn bị.

- Những loại thời gian sau đây được tính ở giai đoạn chuẩn bị chứng từ là không phù hợp và bị

trùng với thời gian của giai đoạn thông quan hàng hoá: Lấy vận tải đơn (1 ngày), lấy lệnh giao hàng (1 ngày), lấy hoá đơn xếp dỡ (1 ngày). Trên thực tế, các việc này thuộc giai đoạn thông

quan hàng hoá (trong gói thời gian 4 ngày). Loại bỏ sự trùng lặp này giảm được 3 ngày nữa.

- Loại thời gian không có ở Việt Nam là “thời gian để kiểm tra an ninh tại cảng biển”. Như vậy,

giảm thêm 1 ngày.

Như vậy, số thời gian cần loại ra khỏi gói thời gian 21 ngày là 5 ngày, còn lại 16 ngày. Mức thời gian này phù hợp kết quả khảo sát của GIG (xem Mục B, Phần I và Phụ lục II của Báo cáo này).

Page 9: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

9

xe tải hoặc tàu hỏa tại cảng biển: 1 ngày, thời gian vận chuyển từ cảng biển đến kho ở TP. Hồ Chí Minh: 1 ngày.

3. Chi phí nhập khẩu

Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, chi phí nhập khẩu là 600USD. Trong đó chi phí để chuẩn bị hồ sơ là 130USD bao gồm: Vận đơn: 35USD, Tờ khai nhập khẩu hải quan: 20USD3, Báo cáo giám định/kiểm tra: 15USD, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế: 10USD và chi phí để có được thư tín dụng nhập khẩu (trị giá 20.000USD) là 50USD4. Chi phí xếp dỡ tại cảng và bến bãi là 175USD5 bao gồm Phí xếp dỡ tại bến bãi đối với đơn vị nhập khẩu, Phí bốc hàng lên tầu (nếu do đơn vị nhập khẩu trả), Phí sử dụng bãi tập kết (nếu do đơn vị nhập khẩu trả) và phí khác. Chi phí thông quan và kiểm tra hải quan là 95USD bao gồm Phí môi giới hải quan: 75USD, và Phí giám định/kiểm tra (nếu được áp dụng đối với phần lớn các công-ten-nơ hàng): 20USD. Phí vận chuyển và xếp dỡ trong nội địa là 200USD là chi phí vận chuyển trong nội địa (từ cảng biển tới kho ở TP. Hồ Chí Minh) và xếp dỡ (xếp hàng lên và dỡ hàng xuống).

III. XUẤT KHẨU

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của nhóm Ngân hàng Thế giới, chi tiết về thủ tục, thời gian và chi phí xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 được đánh giá như sau:

Thủ tục xuât khẩu Thời gian (ngày) Chi phí (USD )

Chuẩn bị chứng từ 12 160

Thông quan và kiểm tra chuyên ngành 4 100

Xếp dỡ tại cảng và bến bãi 3 150

Vận chuyển và xếp dỡ nội địa 2 200

3 Bình luận: Chi phí này Báo cáo của WB không chính xác. Theo pháp luật hiện hành và trên thực tế, cơ quan Hải quan không thu phí tờ khai hải quan, mà chỉ thu lệ phí làm thủ tục hải quan với

mức 20.000 VNĐ (chưa đến 1USD).

Bám sát giả định của WB về mặt hàng (mặt hàng nhập khẩu được giả định là máy móc chạy điện)

thì còn một số điểm không chính xác khác như theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết

thi hành Luật Thương mại và Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thì chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các loại mặt hàng trên phải xin giấy phép, chứng

nhận tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng (QLCN chủ yếu đối với hàng tiêu dùng, thực phẩm, thuốc men...).

4 Bình luận: Chi phí để có được Thư tín dụng nhập khẩu – L/C (trị giá 20.000USD theo giả định

của WB) chỉ ở mức 32USD (trị giá L/C: 0.05%*20.000USD = 10USD và phí điện (telex/communication fee): 22USD nên tổng cộng là 32USD), thấp hơn mức 50USD theo tính toán

của WB.

5 Bình luận: Chi phí xếp dỡ tại cảng và bến bãi trên thực tế có thể cao hơn so với khảo sát của

WB, bao gồm Phí xếp dỡ tại bến bãi đối với đơn vị nhập khẩu (THC) là 96 USD/con’t 20’ thường, 140 USD/con’t 20’ lạnh; Phí mất cân bằng vỏ con’t CIC là 55 USD/con’t; Phí vệ sinh là 8 USD/ con’t

20’ thường, 15 USD/con’t 20’ lạnh; Phí sữa chữa con’t, Phí phụ trội – Emergency Banking Service

(EBS). Thống kê trên cho thấy, chi phí cho hãng tàu hiện đang là gánh nặng cho DN XNK hàng hoá.

Page 10: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

10

Tổng số 21 610

1. Chứng từ xuât khẩu

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp 05 tài liệu/chứng từ hải quan, đơn vị quản lý cảng biển hay các cơ quan hữu quan khác của Chính phủ để hoàn tất thủ tục xuất khẩu. Trong đó bao gồm: (i) Vận đơn, (ii) Chứng từ thương mại, (iii) Tờ khai hải quan, (iv) Phiếu đóng gói hàng, và (v) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (giấy phép tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế)6.

2. Thời gian xuât khẩu

Theo Báo cáo Doing Business 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng thời gian thực hiện xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian 2014 là 21 ngày.

Trong đó, tổng thời gian để chuẩn bị chứng từ xuất khẩu (điền, nộp mọi tài liệu/chứng từ xuất khẩu cần thiết) là 5 ngày (bao gồm những tài liệu đã đề cập ở trên). Trường hợp nếu đơn vị môi giới hải quan thực hiện khai báo thay cho donah nghiệp, thì cũng tính cả thời gian đó vào đây, và không tính thời gian để lấy và điền giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, vận đơn được chuẩn bị trong 1 ngày, hóa đơn thương mại: 1 ngày, tờ khai hải quan xuất khẩu: 1 ngày, phiếu đóng gói hàng: 1 ngày và mất 3 ngày để nhận được giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế. Tổng thời gian để có được giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ở Tp. Hồ Chí Minh là 02 ngày7. Tổng thời gian vận chuyển và xếp dỡ nội địa là 02 ngày, trong đó thời gian sắp xếp vận chuyển trong nội địa và xêp hàng lên xe tải hoặc tàu hỏa tại kho là 01 ngày, thời gian vận chuyển từ Tp. HCM tới cảng biển là 01 ngày. Tổng thời gian để hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan xuất khẩu và kiểm tra hải quan là 04 ngày, trong đó, thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan xuất khẩu là 02 ngày, và thời gian đển các cơ quan hữu quan kiểm tra kỹ thuật/y tế là 02 ngày và thời gian để giám định/kiểm tra trước khi xuất cảng là 01 ngày. Tổng thời gian cho tất cả thủ tục tại cảng và bến bãi là 03 ngày, trong đó thời gian xếp dỡ tại cảng và bến bãi (ví dụ: di chuyển công-ten-nơ, thời gian chờ hay bị trễ tại cảng, v.v…) là 01 ngày, thời gian đưa công-ten-nơ lên tàu là 01 ngày, thời gian đóng cảng – đơn vị quản lý cảng hoặc hãng tàu thường yêu cầu công phải được chuyển đến cảng trước 01 ngày. Thời gian để có được thư tín dụng (trị giá 20,000 SD) xuất khẩu là 5 ngày với giả định đơn vị xuất khẩu là một khách hàng thường xuyên của ngân hàng và chấp hành tốt mọi quy định.

3. Chi phí xuât khẩu

Chi phí tài liệu/chứng từ bao gồm phí liên quan trực tiếp đến tài liệu/chứng từ đó, không bao gồm phí môi giới hải quan và phí hành chính để thông quan (những khoản này sẽ

6 Bình luận: Thống kê này của WB có sự nhầm lẫn, bởi, theo pháp luật hiện hành và trên thực tế,

với hàng XK nói chung, người XK Việt Nam không phải nộp vận tải đơn cho các cơ quan nêu trên. Hàng XK nói chung, mặt hàng giả định (dệt may và quần áo) nói riêng, người XK không phải nộp

chứng nhận kiểm tra chuyên ngành. Do đó, có thể giảm được hai (02) chứng từ xuất khẩu theo giả định này của WB.

7 Bình luận vê thời gian XK: WB nhầm lẫn 2 chi tiết :(1) Như đã đề cập ở Bình luận 6 hàng XK không phải chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hay kiểm tra chất lượng. Vậy cần trừ loại thời gian

này (3 ngày) ra khỏi tổng thời gian (21 ngày); (2) Về 5 ngày cho L/C, tuỳ quan điểm mà có tính

hay không tính vào tổng thời gian (xem bản Phân tích chỉ số TAB của GIG): nếu tính thì tổng thời gian XK sẽ là 21 – 3 = 18 ngày; nếu không tính thì thời gian XK sẽ là 21 – 3 – 5 = 13 ngày.

Page 11: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

11

nằm trong phần thông quan). Tổng chi phí xuất khẩu theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015 của Việt Nam là 610USD. Trong đó chi phí để chuẩn bị tài liệu chứng từ xuất khẩu là 85USD, bao gồm 35USD cho vận đơn, 20USD cho tờ khai xuất khẩu, 10USD cho giấy chứng nhận kỹ thuật/y tế8 và 20USD để có được giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Chi phí vận chuyển và xếp dỡ nội địa là 200USD (chi phí vận chuyển trong nội địa từ kho ở Tp. HCM tới cảng biển) và xếp dỡ (xếp hàng lên và dỡ hàng xuống). Tổng chi phí thông quan và kiểm tra hải quan là 100USD, bao gồm 65USD phí môi giới hải quan và 35USD phí giám định, kiểm tra (nếu được áp dụng đối với phần lớn các công-ten-nơ hàng). Chi phí xếp dỡ tại cảng và bến bãi là 150USD, bao gồm phí xếp dỡ tại bến bãi đối với đơn vị xuất khẩu, phí bốc hàng lên tàu (nếu do đơn vị xuất khẩu trả), phí sử dụng bãi tập kết (nếu do đơn vị xuất khẩu trả) và phí khác. Chi phí để có được thư tín dụng xuất khẩu (trị giá 20.000USD) là 75USD.9

Xem thêm phụ lục I để biết thêm chi tiết về phân bổ thời gian, thủ tục, chi phí đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

B. CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI THEO KẾT QUẢ KHẢO SAT CUA DƯ ÁN QUẢN TRỊ NHA NƯƠC NHẰM TĂNG TRƯỞNG TOAN DIÊN (USAID GIG)

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (“Nghị quyêt 19”) yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương nghiên cứu, rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng việc thực hiện các quy định và thủ tục theo các chỉ số thông lệ quốc tế. Trong giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6, trong đó yêu cầu đối với chỉ số Thương mại Qua Biên giới:

“Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu thời gian xuất khẩu và thời gian nhập khẩu bằng mức trung bình của các nước ASEAN-610 (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày).”

Thực hiện Nghị quyết 19, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan phối hợp triển khai nghiên cứu, khảo sát thực tế về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu

8 Bình luận: Như đã nêu ở các bình luận trước, lệ phí làm thủ tục hải quan chỉ là 1USD, không có

quy định về chứng nhận kỹ thuật/y tế đối với hàng XK nên không thể phát sinh loại phí này. Người XK không phải mở L/C nên giảm 75USD. Chi phí xuất khẩu, do đó, giảm được 105USD.

9 Để được thanh toán L/C, người XK phải trả 1 khoản phí 0,2% trị giá L/C (tối đa 200USD, tối thiểu 20USD – mức phí của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội), nên, với L/C trị giá 20.000 USD, mức phí

phải trả là 20 000 x 0,2% = 30 USD (không phải là 75 USD).

10 Thời gian xuất khẩu trung bình của các nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13

ngày, trong đó, Indonesia là 17 và 23 ngày, Thái Lan là 14 và 13 ngày, Philippines là 15 và 14

ngày, Malaysia là 11 và 8 ngày, Brunei là 19 và 15 ngày, Singapore là 5 và 4 ngày, còn Việt Nam thời gian xuất khẩu năm 2013 là 21 ngày và nhập khẩu cũng 21 ngày.

Page 12: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

12

hàng hóa trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014. Khảo sát được thực hiện dưới ba (03) hình thức gồm gặp và phỏng vấn doanh nghiệp, cơ quan có liên quan; tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp và bộ ngành; và khảo sát phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu cho thấy thủ tục quản lý đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành đang là vấn đề lớn trong thủ tục quản lý xuất nhập khẩu hiện nay.

Tổng hợp kết quả khảo sát qua phiếu của Dự án USAID GIG đối với 27 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đại diện cho các loại hình, quy mô, địa bàn cho thấy các chỉ số thành phần của chỉ số Thương mại qua Biên giới của Việt Nam năm 2014 (phân tích chi tiết đề nghị xem Phụ lục II của Báo cáo này) như sau.

1. Chứng từ làm thủ tục xuât nhập khẩu hàng hoa

Hồ sơ, chứng từ thực tế phải nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu nhiều hơn quy định. Hồ sơ mỗi lô hàng xuất nhập khẩu nhiều hơn quy định ít nhất là ba (03) chứng từ (hàng xuất khẩu là giấy giới thiệu, invoice, hoá đơn VAT; đối với hàng nhập khẩu là giấy giới thiệu, giấy chuyển tiền nộp thuế, lệnh giao hàng D/O).

Ngoài Hải quan, hồ sơ doanh nghiệp phải nộp, xuất trình cho cơ quan nhà nước khác để thực hiện các thủ tục hành chính cũng rất nhiều, chưa tận dụng được những chứng từ doanh nghiệp đã nộp và xuất trình cho các cơ quan quản lý nhà nước trước đó.

Hồ sơ, chứng từ doanh nghiệp phải nộp, xuất trình, trừ tờ khai hải quan, còn lại đều là chứng từ giấy, nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp – Thủ tục thủ công. Trong đó nổi lên tình trạng phổ biến là các đơn vị Hải quan và các cơ quan cấp các loại giấy chứng nhận, giấy phép đều yêu cầu doanh nghiệp phải nộp bản sao, bản chụp có chữ ký, con dấu của doanh nghiệp. Yêu cầu này tạo ra một khối lượng công việc sự vụ lớn, làm mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

2. Thời gian làm thủ tục xuât nhập khẩu hàng hoa

Thời gian thông quan (từ khi khai hải quan đến khi hoàn thành mọi thủ tục với tất cả các bên liên quan) cho một lô hàng nhập khẩu là 3 – 4 ngày, cho một lô hàng xuất khẩu là 1 – 2 ngày, trong đó, chủ yếu là thời gian dành cho các công việc về hải quan, các công việc liên quan đến các tổ chức khác chiếm rất ít (thời gian làm thủ tục với hãng tàu, cảng/kho, bãi mỗi nơi thường là 1 – 2 giờ, tổng cộng là 2 - 4 giờ).

Chi phí thời gian nhiều nhất cho một lô hàng nhập khẩu nằm ở 3 khâu: xin giấy phép; chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy; kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra chất lượng…); phân tích hàng hoá để xác định mã số HS. Trong đó: thời gian xin giấy phép cho một lô hàng nhập khẩu phổ biến là từ 7 - 15 ngày; thời gian xin giấy phép xuất khẩu phổ biến là từ 3-7 ngày (hầu hết mặt hàng xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu); thời gian xin chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy phổ biến là 7 – 30 ngày; thời gian kiểm tra chuyên ngành cho một lô hàng nhập khẩu phổ biến là từ 7 - 15 ngày; thời gian phân tích 1 mẫu hàng của Trung tâm Phân tích, Phân loại Hải quan phổ biến là từ 5 - 15 ngày.

Như vậy, tổng số thời gian doanh nghiệp làm thủ tục cho một lô hàng chỉ phải thực hiện 1 trong số các thủ tục trên: đối với lô hàng xuất khẩu, tối thiểu là 4 ngày, tối đa là 9 ngày; đối với lô hàng nhập khẩu, tối thiểu là 10 ngày, tối đa là 19 ngày. Trường hợp lô hàng nhập khẩu phải thực hiện nhiều hơn 1 thủ tục hoặc chỉ phải thực hiện 1 thủ tục nhưng thủ tục phức tạp thì thời gian có thể tới 30 ngày hoặc hơn.

Page 13: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

13

Thực trạng trên đã cho thấy chi phí thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính để xuất khẩu, nhập khẩu được một lô hàng chủ yếu là thời gian thực hiện các thủ tục quản lý chuyên ngành, liên quan tới các lĩnh vực thương mại, chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý hoá chất. Nguyên nhân tồn tại trên: danh mục hàng hoá phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành quá rộng, không rõ ràng; sự trùng lặp về thẩm quyền kiểm tra, về hình thức quản lý, về số lần kiểm tra; tình trạng quản lý thủ công; chưa kết nối, chia sẽ thông tin, kế thừa thủ tục giữa các cơ quan quản lý; sự quan liêu, trì trệ trong phát hiện, sửa đổi các quy định không còn phù hợp; yếu kém trong tổ chức thực hiện, kiểm tra của lãnh đạo các cấp; sự máy móc, vô cảm của công chức thừa hành trong thực hiện các quy định của pháp luật.

Kêt luận vê thời gian: So sánh với Mục tiêu11:

- Đối với các loại hàng hoá không phải chịu quản lý chuyên ngành (theo số liệu đã nêu của Tổng cục Hải quan12 thì chiếm khoảng 66% lô hàng xuất nhập khẩu) và loại hàng hoá chỉ phải thực hiện 1 thủ tục quản lý chuyên ngành thì thời gian hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu đã vượt mục tiêu. Yêu cầu trong thời gian tới là đảm bảo sự bền vững và cải thiện thêm các kết quả hiện tại.

- Đối với loại hàng hoá nhập khẩu phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành (34% tổng số lô hàng nhập khẩu) thì nhìn chung là chưa đạt mục tiêu, cần phải có các giải pháp tích cực.

3. Chi phí tài chính

Tổng chi phí (chính thức, có chứng từ; chưa bao gồm phí xin giấy phép, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, giám định) để nhận được 1 con’t 20’ hàng nhập khẩu phổ biến là 9 -12 triệu đồng. Trong đó, chi phí cho hãng tàu từ 5 – 6 triệu đồng, chiếm khoảng 50% tổng chi phí; cước phí vận chuyển nội địa (từ các cảng TP. HCM về doanh nghiệp ở TP. HCM và Bình Dương, Đồng Nai và từ cảng Hải Phòng về doanh nghiệp ở Hà Nội) phổ biến là từ 3 – 4 triệu đồng/con’t 20, chiếm khoảng 33 % tổng chi phí; tổng 2 loại chi phí này chiếm tới khoảng 83% tổng các chi phí.

Chi phí cho hãng tàu hiện đang là khoản chi phí nặng nhất đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong gần 10 loại phụ phí mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải trả hiện nay, có những khoản phí đa số các doanh nghiệp cho là bất hợp lý và chưa minh bạch, như: phí xếp dỡ THC (96 USD/con’t 20’ thường, 140 USD/con’t 20’lạnh); phí mất cân bằng vỏ con’t CIC (55 USD/con’t); phí vệ sinh (8 USD/ con’t 20’ thường, 15 USD/con’t 20’lạnh); phí sửa chữa con’t…Ngoài ra, năm 2014 còn phát sinh loại “phí tắc nghẽn cảng” do các hãng tàu tự đặt ra khi có hiện tượng tắc nghẽn hàng hoá (nhất thời) tại khu vực Cảng Cát Lái. Tình trạng, ngoài cước phí vận chuyển, các hãng tàu tuỳ tiện đặt ra nhiều loại phụ phí đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Mặc dù vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm, có thẩm quyền chưa có hành động rõ rệt nào để kiểm soát, chấn chỉnh.

11 Mục tiêu tại Nghị quyết 19: Thời gian xuất khẩu, nhập khẩu bằng mức trung bình ASEAN – 6

(thời gian xuất khẩu: 14 ngày; thời gian nhập khẩu: 13 ngày).

12 Về tỷ lệ các lô hàng phải thực hiện từ 1 thủ tục quản lý chuyên ngành) trở lên có các đánh giá

khác nhau: theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì tỷ lệ này là khoảng 34%; theo đánh giá không

chính thức của Hải quan TP. Hồ Chí Minh là khoảng 60%, của Hải quan TP.Hải Phòng là khoảng 40%.

Page 14: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

14

Kêt luận vê chi phí: Vấn đề nổi cộm về chi phí là: chi phí cho hãng tàu quá lớn; chi phí không chính thức nhiều khoản và “không nhỏ” (ý kiến của doanh nghiệp). Về chi tiết kết quả khảo sát, đề nghị xem Phụ lục II của Báo cáo này.

4. Kiên nghị chung

Về thủ tục, hồ sơ, chứng từ: Các Bộ cần điện tử hoá các thủ tục quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở mức cao nhất, kết nối thông tin, thủ tục giữa các Bộ, cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành với hệ thống thông quan điện tử của Tổng cục Hải quan, Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trên cơ sở đó, về cơ bản thực hiện thủ tục phi giấy tờ. Giấy tờ chỉ áp dụng trong một số ít trường hợp không thể điện tử hoá.

Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về thủ tục quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng: rà soát giảm thiểu danh mục, cụ thể hoá tên hàng kèm mã số HS những mặt hàng phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành; đối với mỗi mặt hàng quản lý chuyên ngành phải quy định rõ hình thức quản lý, tiêu chuẩn áp dụng, tổ chức kiểm tra; thực hiện cơ chế quản lý rủi ro; thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng hình thức, mức độ kiểm tra; uỷ quyền kiểm tra, công nhận chứng nhận kiểm tra của những nước, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và của những nhà sản xuất các mặt hàng mang nhãn hiệu nổi tiếng; điện tử hoá các thủ tục, thực hiện thủ tục phi giấy tờ.

Page 15: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

15

PHÂN II. LĨNH VƯC THU TUC HẢI QUAN

Trong năm 2013, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với 09 bộ quản lý chuyên ngành và 02 hiệp hội có liên quan tổ chức thực hiện cuộc đo thời gian giải phóng hàng năm 2013 trên phạm vi toàn quốc theo phương pháp của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Theo công bố lần đầu tiên kết quả đo thời gian giải phóng hàng của hải quan Việt Nam năm 2013, kết quả chung các khoảng thời gian giải phóng hàng của cơ quan hải quan, được tổng hợp từ kết quả của 11 chi cục hải quan tiến hành đo, cụ thể như sau:

Đối với hàng nhập khẩu:

- Thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu cho đến khi hàng đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan (tổng thời gian giải phóng hàng) là 115:00:17 (giờ:phút:giây).

- Trong đó thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là 32:38:55 (chiếm khoảng 28% tổng thời gian hàng đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng có quyết định thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan); 72% còn lại là thời gian tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đối với hàng xuất khẩu:

- Thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan Hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là 11:06:33 (giờ:phút:giây).

Kết quả chung cuộc đo 2013 cũng cho thấy các chủ thể tác động đến kết quả thời gian thông quan/giải phóng hàng được phân bổ như sau:

- Từ khi hàng đến đến khi đăng ký tờ khai (chiêm 58%): thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, hãng tàu, công ty kinh doanh cảng, kho, bến bãi chứa hàng hóa…

- Từ khi đăng ký tờ khai đến khi thông quan/giải phóng hàng (chiêm 28%): thuộc trách nhiệm cơ quan Hải quan, doanh nghiệp, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành (thời gian doanh nghiệp chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra chi tiết hồ sơ), công ty kinh doanh cảng (chờ chuẩn bị hàng để kiểm hóa).

- Từ khi thông quan/giải phóng hàng đến khi hàng ra khỏi cổng cảng (chiêm 14%): thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, công ty kinh doanh cảng, lực lượng giám sát Hải quan, cơ quan quản lý giao thông ngoài cảng/cửa khẩu,…13

Do đó, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa có liên quan đến rất nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, logistics, v.v… Để đạt mục tiêu giảm thời gian thông quan, thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa theo Nghị quyết 19 thì bên cạnh nỗ lực của ngành hải quan thì rất cần nỗ lực, cố gắng của các bộ ngành quản lý nhà nước, các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để giảm thiểu các giấy tờ trong bộ hồ sơ, giảm thời gian, chi phí làm thủ tục có liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu hàng (thủ tục kiểm dịch, thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước, thủ tục logistics, …). Phân tích tại Phần II và III dưới đây sẽ cho thấy rõ tác

13 Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan, Báo cáo Kết quả Cuộc đo Thời gian Giải phóng hàng (TRS) của Hải quan Việt Nam năm 2013, Hà Nội, ngày 19/9/2014.

Page 16: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

16

động của từng chủ thể đến thời gian thông quan/giải phóng hàng cũng như chỉ số Thương mại qua Biên giới.

1. Thực trạng

Thực hiện Nghị quyết 19, Bộ Tài chính nói chung, Tổng cục Hải quan nói riêng là những Bộ, ngành tích cực triển khai, có nhiều giải pháp đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ hành chính. Ba hoạt động nổi bật là:

Thứ nhât, xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Hải quan số 54/2014/QH13 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 23 tháng 6 năm 2014.

Luật này đã có rất nhiều thay đổi quan trọng theo hướng đơn giản hoá, hiện đại hoá thủ tục hải quan. Những cải cách quan trọng về thủ tục hải quan được quy định tại Luật Hải quan 2014 và các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành luật này gồm:

- Quy định áp dụng thủ tục Hải quan điện tử đối với tuyệt đại bộ phận hàng hoá xuất nhập khẩu. Thủ tục này về căn bản là thủ tục phi giấy tờ nên sẽ giảm mạnh về hồ sơ cho doanh nghiệp.

- Áp dụng quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động kiểm tra hải quan, bao gồm kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan.

- Chuyển từ phương thức quản lý hàng hoá sang phương thức quản lý doanh nghiệp kết hợp quản lý hàng hoá. Đây là thay đổi mang tính đột phá trong tư duy quản lý, mở ra khả năng giảm đến mức thấp nhất các lô hàng phải kiểm tra tại khâu thông quan. Theo phương thức này, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng hình thức, mức độ kiểm tra khác nhau, giảm đến mức tối thiểu việc kiểm tra đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, kiểm tra chặt chẽ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt pháp luật.

- Mở rộng áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với những doanh nghiệp đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, điều kiện quy định. Hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên được hưởng các thuận lợi tối đa theo quy định của pháp luật.

- Thay đổi căn bản phương thức giám sát hải quan, theo hướng, trên cơ sở sử dụng phương tiện hiện đại, kết nối thông tin về hàng hoá giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, cơ quan hải quan uỷ quyền doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi thực hiện giám sát hàng hoá ở một số công đoạn, vị trí. Với quy định này, thời gian thông quan hàng hoá sẽ được giảm đáng kể, do hiện nay đây là một thủ tục gây mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Thứ hai, đưa vào áp dụng chính thức hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Đây là hệ thống thủ tục hải quan hiện đại, tự động, phi giấy tờ. Khi được vận hành trôi chảy, thủ tục hải quan sẽ có những thay đổi mang tính cải cách rõ rệt.

Thứ ba, chính thức đưa vào hoạt động Cổng thông tin một cửa quốc gia, bước đầu đã có một bộ (Bộ Công thương) kết nối. Khi vận hành trôi chảy, khâu cấp các loại giấy phép và văn bản có tính chất giấy phép sẽ được điện tử hoá, giảm được một loại giấy tờ cho doanh nghiệp.

Trong khi tiếp tục hoàn chỉnh các hoạt động trên, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã có một số biện pháp xử lý các văn đề phát sinh trước mắt:

Page 17: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

17

- Để đơn giản hoá thủ tục nộp thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2014 quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó, việc kê khai, thu, nộp thuế được thực hiện qua “Cổng thanh toán điện tử hải quan” được kết nối giữa cơ quan Hải quan, cơ quan Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

- Để giảm thiểu các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, Tổng cục hải quan đã ban hành văn bản 10015/TCHQ-GSQL ngày 11 tháng 08 năm 2014 chấn chỉnh việc tuỳ tiện yêu cầu doanh nghiệp nộp những chứng từ ngoài quy định của luật Hải quan 2005, Nghị định 154/2005/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành các văn bản pháp luật trên; chấn chỉnh việc yêu cầu doanh nghiệp in tờ khai hải quan và việc xác nhận tờ khai hải quan không đúng quy định.

- Để xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản 11802/BTC-TCHQ ngày 22 tháng 08 năm 2014, theo đó, đối với những lô hàng có trên 50 dòng hàng thuộc các loại hình xuất nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì doanh nghiệp được khai gộp những mặt hàng có cũng mã HS, cùng thuế suất, cùng xuất xứ trên một dòng hàng. Quy định này nhằm tháo gỡ một trong những vướng mắc lớn nhất khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử VNACCS/VCIS là đối với những lô hàng có trên 50 dòng hàng, doanh nghiệp phải khai trên rất nhiều tờ khai.

Về lý thuyết, với quy định và hướng dẫn tại 3 văn bản trên, các loại chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã đúng với quy định tại Luật Hải quan 2005 và Nghị định 154/2005/NĐ-CP (5 loại chứng từ quy định tại Luật Hải quan hay 8 loại chứng từ theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP đối với hàng nhập khẩu, 4 loại chứng từ đối với hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP). Như vậy, so với thực tế năm 2014, giảm được 4 chứng từ đối với hàng nhập khẩu, 3 chứng từ đối với hàng xuất khẩu. Việc các quy định trên đã được thực hiện trên thực tế ở mức nào thì chưa có phản hồi từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định, hướng dẫn đó đã được đưa vào Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Luật Hải quan số 54/2014/QH13. Theo Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính thì:

- Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành chỉ gồm 1 loại chứng từ là tờ khai hải quan điện tử, giảm 3 chứng từ so với quy định từ 2014 về trước; đối với hàng xuất khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành phải nộp thêm giấy phép và/hoặc Giấy thông báo miễn/giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.

- Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành chỉ gồm 3 loại chứng từ, giảm 3 chứng từ so với quy định từ 2014 về trước; đối với hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành phải nộp từ 4 – 7 loại chứng từ, tuỳ loại hàng.

2. Những kiên nghị với Bộ Tài chính

- Theo dõi việc chỉ đạo của Bộ Tài chính thời gian qua thấy có tình trạng ách tắc ở khâu thực hiện. Nay Luật Hải quan 2014 đã có nhiều quy định mang tính cải cách, nhưng doanh nghiệp có thực sự được hưởng lợi hay không tuỳ thuộc vào khâu tổ chức thực hiện. Đề nghị BTC có chỉ đạo sát sao việc này.

Page 18: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

18

- Hệ thống VNACCS/VCIS đã được chính thức áp dụng, nhưng thủ tục hải quan chưa đơn giản hơn, thời gian thông quan chưa nhanh hơn trước, do có nhiều vấn đề về kỹ thuật. Đề nghị Bộ Tài chính có biện pháp khắc phục.

- Hệ thống quản lý rủi ro vận hành chưa tốt, việc phân luồng còn nhiều sai sót dẫn đến tình trạng luồng vàng, luồng đỏ tăng cao, hải quan cửa khẩu kiểm tra quá mức cần thiết đối với nhiều trường hợp. Đề nghị Bộ Tài chính có biện pháp khắc phục.

- Phân loại doanh nghiệp để quản lý không chỉ là phương thức quản lý khoa học, mà còn là một biện pháp hiệu quả khắc phục các trục trặc trong vận hành cơ chế quản lý rủi ro. Đề nghị Bộ Tài chính mở rộng phương thức quản lý này, giảm dần phương thức quản lý lô hàng.

Page 19: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

19

PHÂN III. VẤN ĐÊ QUẢN LY CHUYÊN NGANH

– THƯC TRANG VA KIẾN NGHỊ ĐÔI VƠI TỪNG LĨNH VƯC

A. VÊ CHINH SACH THƯƠNG MAI

I. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Công thương

1. Vê Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2103 của Chính phủ Quy định chi tiêt thi hành Luật Thương mại

1.1. Thực trạng

Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (“Nghị định 187”), hai danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu và danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của 8 bộ. Điều 8 Nghị định 187 quy định các bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm “thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS để công bố mã số HS của hàng hóa”. Điều 6 Nghị định 187 quy định các bộ quản lý chuyên ngành “phải công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu”. Qua nghiên cứu, khảo sát thấy các vấn đề nổi lên hiện nay là:

a. Về Công bố mã số HS của hàng hoá quản lý chuyên ngành:

Đến nay, đa số các bộ chưa thực hiện được việc này. Hiện tại mới có 3/8 bộ (Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng) ban hành được Danh mục này. Đối với những bộ đã ban hành Danh mục thì Danh mục quá rộng so với phạm vi quản lý của ngành. Có tình trạng này là do:

- Quy định mã HS ở cấp độ 4 chữ số nên diện các mặt hàng bị điều chỉnh rất rộng; quy định cả mã số HS của các mặt hàng “loại khác”, rất không rõ ràng; quy định mã HS mà không loại trừ các mặt hàng, tuy có mã HS đó, nhưng không thuộc phạm vi quản lý của ngành.

- Đưa vào Danh mục những mặt hàng không có hoặc chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục II - Nghị định 187.

b. Về “công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu”:

Hầu hết các Bộ chưa thực hiện việc này. Một số Bộ đã ban hành Danh mục hàng hoá quản lý chuyên ngành, nhưng cũng chưa quy định cách thức quản lý (giấy phép hay cách khác), tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép, chưa chỉ định tổ chức kiểm tra, giám định.

1.2. Kiên nghị giải pháp

Để khắc phục các tồn tại trên, đề nghị Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại các Điều 6 (quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ - Phụ lục II), Điều 7 (quy định về Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng), và Điều 8 (quy định việc Công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS và điều chỉnh danh mục hàng hóa quy định tại các Phụ lục I, Phụ lục II) của Nghị định 187. Cụ thể:

a. Đối với Điều 6 và Điều 7:

Page 20: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

20

- Đề nghị sửa đổi theo hướng giảm thiểu danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành, quy định cụ thể hình thức quản lý chuyên ngành (giấy phép, hợp quy/hợp chuẩn, kiểm tra, giám định chuyên ngành…) đối với từng mặt hàng cụ thể.

- Đề nghị bổ sung quy định không phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu nhập khẩu đối với những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất, chưa trực tiếp sử dụng được, không chỉ áp dụng cho loại hình gia công xuất khẩu, mà cả các loại hình khác như nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất…

- Đề nghị bổ sung các quy định: chấp nhận kết quả kiểm tra của một số nước có tiêu chuẩn quản lý cao (do cơ quan quản lý, tổ chức kiểm tra hoặc nhà sản xuất xác nhận); uỷ quyền kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước; kiểm tra một (01) lần xuất nhập khẩu nhiều lần.

b. Đối với Điều 8:

Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 8 thì các bộ quản lý chuyên ngành thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS để công bố mã số HS của hàng hóa. Do đặc điểm một mã số HS có thể có nhiều mặt hàng, để khắc phục hiện tượng các bộ quản lý chuyên ngành, do không nắm sâu về kỹ thuật phân loại hàng hoá, đưa vào danh mục quản lý chuyên ngành những mặt hàng không thuộc chức năng quản lý nhà nước của mình, đề nghị sửa Khoản 1 Điều 8 Nghị định 187 theo cách quy định tại Khoản 4, Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH1314.

Theo đó, Chính phủ quy định các Danh mục tại Phụ lục Nghị định, các bộ quản lý chuyên ngành quy định chi tiết tên từng mặt hàng cụ thể, hình thức quản lý đối với từng mặt hàng (giấy phép, hợp quy/hợp chuẩn, kiểm định…) thuộc chức năng quản lý nhà nước của mình, Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hoá để xác định mã số cho từng tên hàng.

2. Vê Nghị định 26/2011/NĐ-CP và Thông tư 40/2011/TT-BCT vê thủ tục khai báo hoá chât nhập khẩu

Việc khai báo hoá chất được quy định tại Điều 43 Luật Hoá chất, theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất hoá chất phải khai báo các hoá chất nằm trong danh mục do Chính phủ quy định; Bộ Công thương quy định biểu mẫu khai báo. Quy định trên được Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 18 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 (“Nghị định 108”) và sửa đổi tại các Khoản 1, 2, 11 và 12 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (“Nghị định 26”). Thủ tục khai báo cụ thể được quy định tại Thông tư 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công thương Quy định về khai báo hoá chất (“Thông tư 40”).

1.1. Thực trạng

14 Điều 26 Luật Hải quan: “4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ

Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”

Page 21: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

21

Theo tài liệu do doanh nghiệp cung cấp và khảo sát thực tế việc cấp giấy xác nhận (GXN) của một đơn vị thuộc Cục Hoá chất - Bộ Công Thương cho thấy trung bình mỗi năm đơn vị này cấp tới hơn 50.000 GXN hoá chất nhập khẩu (cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai báo hơn 50.000 lần/năm). Qua khảo sát cho thấy:

- Danh mục hóa chất phải khai báo chưa phù hợp (có mặt hàng không cần thiết quản lý nhưng vẫn nằm trong danh sách phải khai báo – ví dụ, một số mặt hàng thuộc chương 28, 39, hoặc có mặt hàng cần quản lý lại không nằm trong danh mục) và chưa cụ thể (một sản phẩm có thành phần thuộc danh mục hóa chất phải khai báo có bắt buộc/hoặc không phải khai báo) gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Tình trạng này thường xảy ra đối với những sản phẩm hoàn chỉnh trong đó có thành phần là hoá chất nằm trong danh mục phải khai báo (ví dụ: sơn, nước rửa kính, dung dịch tẩy rửa, chất thử, mực in, v.v…)

- Quy định khai báo cho từng lô hàng hóa chất nhập khẩu, kể cả trường hợp hóa chất do doanh nghiệp chế xuất mua của doanh nghiệp nội địa, dẫn đến một lô hoá chất phải kê khai 2 lần (khi doanh nghiệp nội địa nhập khẩu đã khai báo, khi bán cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp chế xuất lại khai báo lần nữa) vừa làm tăng số lần phải làm thủ tục khai báo của doanh nghiệp, vừa làm sai lệch lượng hoá chất thực tế tồn tại ở Việt Nam. Mặt khác, hoá chất nhập khẩu là mặt hàng dùng cho sản xuất của một số ngành hàng (sản xuất phân bón, da giày…) nên mỗi doanh nghiệp thường nhập khẩu ổn định một vài loại hoá chất, việc quy định lần nhập khẩu nào cũng phải làm thủ tục khai báo cần được xem xét lại để giảm thiểu thủ tục cho doanh nghiệp..

- Hồ sơ khai báo (quy định tại Nghị định 26 và Thông tư 40) yêu cầu, ngoài bản khai báo hóa chất, còn phải có hoá đơn thương mại, đối với hóa chất nguy hiểm còn phải nộp Phiếu an toàn hóa chất và đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất. Tại thời điểm khai báo, nếu chưa có hoá đơn thì phải nộp hợp đồng mua bán hóa chất và hóa đơn dự kiến, hoá đơn chính thức có đóng dấu, ký tên của lãnh đạo doanh nghiệp được nộp tại thời điểm đến nhận Giấy xác nhận. Theo quy định trên thì dường như việc nộp hoá đơn thương mại là một yêu cầu nghiêm ngặt khi khai báo hoá chất nhập khẩu. Mục đích nắm thông tin về loại và lượng (không phải là trị giá) hoá chất nhập khẩu đã được doanh nghiệp khai báo và cam kết khai đúng và đủ theo quy định tại Nghị định 26 và Thông tư 40, nên cần xem xét có cần thiết yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hoá đơn thương mại không?

- Thời gian xác nhận khai báo: Theo quy định tại Nghị định 26 và Thông tư 40, thời gian Cục Hoá chất Bộ Công thương hoàn thành việc cấp GXN là 7 ngày làm việc đối với trường hợp khai báo trực tiếp (hồ sơ giấy) và 3 ngày làm việc đối với trường hợp khai qua Internet. Với nội dung rất đơn giản là xác nhận doanh nghiệp đã khai báo hoá chất nhập khẩu, thời gian như vậy là quá dài.

- Hình thức khai báo và cấp GXN: Nghị định 108 quy định Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo hoá chất qua mạng điện tử trước ngày 31 tháng 12 năm 2010. Thông tư 40 cũng quy định 2 hình thức khai báo trực tiếp và qua mạng, nhưng việc cấp GXN vẫn là bằng giấy và nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện. Trên thực tế thì, đến nay, hầu hết doanh nghiệp đều khai hồ sơ bằng giấy, nộp hồ sơ và nhận GXN trực tiếp tại đơn vị cấp GXN của Cục Hoá chất.

- Chế độ báo cáo: Ngoài việc khai báo từng lô hàng nhập khẩu, trước ngày 31 tháng 01 hàng năm doanh nghiệp nhập khẩu hoá chất phải thực hiện chế độ báo cáo về tình

Page 22: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

22

hình nhập khẩu hóa chất năm trước của đơn vị mình (Điều 52 Luật Hoá chất quy định doanh nghiệp chỉ phải báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, nhưng Thông tư 40 lại quy định doanh nghiệp phải báo cáo tất cả hoá chất nhập khẩu nếu áp dụng hình thức khai báo trực tiếp. Với quy định này, trên thực tế là tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp phải làm báo cáo hàng năm).

Nghiên cứu Luật Hoá chất, các Nghị định 108 và 26, Thông tư 40 thấy việc khai báo hoá chất (sản xuất và nhập khẩu) là cần thiết, tuy nhiên, yêu cầu khai báo như hiện tại lại là quá mức cần thiết.

1.2. Giải pháp

Từ những bất cập nêu trên, kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương sửa đổi các quy định hiện hành, theo hướng thay đổi căn bản thủ tục khai báo hoá chất, theo đó: việc khai báo hoá chất nhập khẩu chỉ được thực hiện bằng phương tiện điện tử (quy định này hoàn toàn khả thì, bởi hiện tại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã thực hiện khai báo hải quan hoàn toàn bằng điện tử); bãi bỏ thủ tục cấp GXN khai báo hoá chất nhập khẩu. Các kiến nghị cụ thể như sau:

a. Đề nghị sửa Nghị định 108 và Nghị định 26:

- Sửa đổi Danh mục hóa chất phải khai báo quy định tại Điều 6 và Phụ lục V Nghị định 108, theo đó, loại bỏ một số hoá chất khỏi Danh mục hóa chất phải khai báo (ví dụ: một số nhóm, mặt hàng thuộc các chương 28, 39 Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam).

- Bổ sung vào quy định về “các trường hợp miễn trừ khai báo” tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 26: miễn trừ khai báo đối với các trường hợp hoá chất (trừ tiền chất ma tuý, gây nổ) có trong thành phần sản phẩm hoàn chỉnh khác, hoá chất doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất

- Sửa đổi Khoản 5, Điều 18, Nghị định 108, theo đó, việc khai báo hoá chất được thực hiện bằng phương tiện điện tử, tiến tới bãi bỏ việc khai báo hoá chất riêng, Bộ Công thương nắm thông tin khai báo hoá chất nhập khẩu qua cơ sở dữ liệu tờ khai hải quan của Tổng cục Hải quan. Đồng thời với quy định khai báo điện tử, đề nghị quy định thời gian Bộ Công thương phản hồi khai báo (đối với trường hợp chưa cho phép thông quan sẽ đề cập ở phần dưới) là không quá 3 ngày làm việc.

- Bãi bỏ thủ tục xác nhận đã khai báo hóa chất quy định tại Nghị định 26 (sửa đổi Khoản 3 Điều 18 Nghị định 108).

b. Đề nghị sửa Thông tư 40:

- Bãi bỏ thủ tục cấp GXN hoá chất nhập khẩu quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 40 cho phù hợp với Luật Hoá chất (điều 43 chỉ quy định doanh nghiệp phải khai báo việc sản xuất, nhập khẩu hoá chất, không có quy định Bộ Công thương xác nhận khai báo). Việc bãi bỏ thủ tục cấp GXN hoá chất không ảnh hưởng tới công tác quản lý hoá chất của Bộ Công thương. Khi nhập khẩu hoá chất thuộc danh mục phải khai báo, doanh nghiệp thực hiện khai báo qua mạng tới cơ quan quản lý có trách nhiệm của Bộ Công thương, đồng thời gửi Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Trong điều kiện bình thường, lô hàng được phép nhập khẩu (qua khảo sát thấy tuyệt đại bộ phận các lô hàng hoá chất nhập khẩu thuộc trường hợp này, chưa đến 1% các lô hàng bị cơ quan cấp GXN từ chối cấp), cơ quan quản lý hoá chất không phải phản hồi, cơ quan hải quan tự động cho thông quan. Cơ quan quản lý hoá

Page 23: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

23

chất chỉ phản hồi với nội dung yêu cầu chưa được thông quan để kiểm tra hoặc tiến hành các công tác nghiệp vụ khác trong trường hợp chưa chấp nhận cho nhập khẩu lô hàng (theo kết quả khảo sát đã nêu thì tỷ lệ các trường hợp phải phản hồi này là vô cùng nhỏ, chỉ dưới 1% tổng số các lô hóa chất nhập khẩu).

- Bãi bỏ quy định việc doanh nghiệp phải làm báo cáo hàng năm, vì trái quy định của Luật Hoá chất, các Nghị định 108, Nghị định 26; và doanh nghiệp đã thực hiện khai báo điện tử đối với từng lô hàng nhập khẩu.

- Sửa đổi toàn bộ các quy định về hình thức nộp, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ…cho phù hợp hình thức khai báo điện tử.

3. Vê Thủ tục câp chứng nhận xuât xứ (C/O) cho hàng xuât khẩu

Thủ tục cấp C/O được quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006, các Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006, số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006, số 10/2006/TT-BTM ngày 1/6/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện cấp C/O theo hiệp định thương mại tự do (FTA).

3.1. Thực trạng

Trong Thông tư hướng dẫn về thủ tục yêu cầu có tờ khai xuất khẩu và một số chứng từ khác như hóa đơn, tờ khai nhập khẩu nguyên liệu nếu cần thiết. Trong thực tế, các doanh nghiệp đều phải nộp đủ các giấy tờ dẫn đến hồ sơ xin cấp C/O quá nhiều giấy tờ.15 Trong các chứng từ thuộc hồ sơ xin cấp C/O thì tờ khai hải quan là một trong số những chứng từ tốn nhiều giấy tờ nhất. Đặc biệt khi áp dụng thủ tục Hải quan điện tử, tờ khai Hải quan in ra có đến hàng chục trang giấy. Tờ khai Hải quan hiện nay tích hợp khá nhiều thông tin từ nhiều chứng từ khác (hợp đồng, hoá đơn thương mại…) và có săn trên cơ sở dữ liệu điện tử của Tổng cục Hải quan nhưng chưa được các đơn vị cấp C/O sử dụng.

Việc yêu cầu các giấy tờ trên phải là bản sao y, có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp ở tất cả các trang chứng từ và phải xuất trình bản chính để cơ quan cấp C/O đối chiếu với bản sao tạo ra cho doanh nghiệp một khối lượng lớn công việc ở giai đoạn chuẩn bị chứng từ.

3.2. Giải pháp

15 Khảo sát thực tế tại Phòng Quản lý XNK thuộc Cục Quản lý XNK tại TP.HCM (cơ quan cấp các loại C/O ưu đãi) thấy tại hành lang đang xếp 51 bao tải đầy hồ sơ cấp C/O đang chuẩn bị đưa về kho

lưu trữ. Theo Ông Trưởng phòng này thì đây là số hồ sơ lưu của 2 tuần. Như vậy, trung bình mỗi tháng phát sinh khoảng 100 bao, mỗi năm khoảng 1.200 bao. Cũng theo Ông Trưởng Phòng thì

lượng C/O do Phòng cấp chiếm khoảng 60% lượng C/O toàn Cục cấp, như vậy, mỗi năm lượng hồ

sơ mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan cấp C/O của Bộ Công thương khoảng 2.200 bao tải (nếu tính cả số C/O do các Ban quản lý các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất cấp theo uỷ quyền của Bộ Công

thương, thì số lượng hồ sơ còn nhiều hơn nữa). Số lượng hồ sơ trên cho thấy rõ giấy tờ đang là vấn đề nổi cộm nhất trong thủ tục cấp C/O ưu đãi.

Một khảo sát khác về thủ tục cấp C/O tại Trung tâm chứng nhận chứng từ thương mại thuộc VCCI – đơn vị cấp C/O không ưu đãi, thấy hồ sơ, thủ tục ở đây khá đơn giản, thời gian khá nhanh (đa số

các trường hợp DN lấy kết quả ngay trong ngày). Đặc biệt, VCCI áp dụng việc phân loại DN để áp

dụng các mức độ kiểm tra khác nhau, trong đó đã có 10% số DN được áp dụng hình thức hồ sơ đơn giản, khi cần thiết thì VCCI kiểm tra tại doanh nghiệp.

Page 24: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

24

Kết quả khảo sát thủ tục cấp C/O tại VCCI và sự săn sàng của tờ khai hải quan điện tử mở ra khả năng thay đổi căn bản về thủ tục cấp C/O. Cụ thể, đề nghị sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng:

a. Đơn giản hoá hồ sơ xin cấp C/O

Theo đó, bãi bỏ việc doanh nghiệp phải nộp bản sao tờ khai hải quan. Thông tin về tờ khai hải quan, trên cơ sở kết nối thông tin với Tổng cục Hải quan, cơ quan cấp C/O khai thác từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan. Thực hiện việc này sẽ giảm đáng kể hồ sơ, thủ tục cho doanh nghiệp.

b. Thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng thủ tục ở các mức độ đơn giản khác nhau cho các doanh nghiệp khác nhau.

Theo các đơn vị cấp C/O đã khảo sát cho biết thì từ trước đến nay, rất ít các trường hợp (dưới 1% tổng số trường hợp) xin cấp C/O không đáp ứng đủ điều kiện. Điều này cho thấy tuyệt đại bộ phận các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về lĩnh vực này (nắm vững các quy định, thành thạo về thủ tục). Áp dụng chế độ phân loại doanh nghiệp sẽ đơn giản hoá thủ tục cho phần lớn các doanh nghiệp.

c. Triển khai sớm việc cấp C/O điện tử và qua Cổng thông tin một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan chủ trì.

II. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Thông tin và Truyên thông (TTTT)

1. Vê Thông tư 15/2014/TTTT-TT ngày 17/11/2014 của Bộ TTTT

Ngày 17/11/2014 Bộ TTTT đã ban hành Thông tư 15/2014/TTTT-TT về Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông (“Thông tư 15”). Cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công thương…) đều hiểu theo hướng Thông tư này quy định chi tiết quy định của luật Thương mại và Nghị định 187 trong lĩnh vực TTTT và đều cho rằng Thông tư này có những nội dung không phù hợp các luật, nghị định trên và tinh thần Nghị quyết 19. Cụ thể (nội dung này Dự án USAID GIG đã có văn bản và làm việc, kiến nghị trực tiếp với cơ quan soạn thảo Thông tư này):

- Rất nhiều dòng hàng quy định tại Thông tư nằm ngoài phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ TTTT quy định tại phần V, Phụ lục II, Nghị định 187/2013/NĐ-CP về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành.

- Nhiều dòng hàng tuy thuộc danh mục quản lý chuyên ngành TTTT nhưng Thông tư quy định rộng quá mức, như máy in các loại (theo Nghị định 187 thì Bộ TTTT chỉ quản lý đối với máy in chuyên dụng, không bao gồm máy in văn phòng), các loại ấn phẩm (gồm cả cataloge kèm hàng hoá)…Việc ban hành mã số HS mà không loại trừ các mặt hàng không thuộc chức năng quản lý của Bộ dẫn đến diện hàng phải làm thủ tục quản lý chuyên ngành của Bộ TTTT trở nên rộng hơn phạm vi quy định tại Nghị định 187.

- Ngoài các mặt hàng kèm mã HS cụ thể, Thông tư còn quy định cả các mã HS với tên hàng “loại khác”. Một trong những vướng mắc thường gây bất đồng ý kiến giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, giữa các đơn vị Hải quan khác nhau, giữa cơ quan Hải quan và cơ quan, tổ chức khác chính là các mặt hàng có mã HS “loại khác”, do sự chưa minh bạch của mã số này. Việc đưa mã số này vào danh mục hàng hoá quản lý chuyên ngành rất không thích hợp.

Page 25: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

25

- Thông tư chưa quy định rõ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, cơ quan/tổ chức kiểm tra, giám định.

Sau khi có các phản ứng trái chiều từ nhiều cơ quan, doanh nghiệp, ngày 7/1/2015 Bộ TTTT có công văn số 20/BTTTT-CNTT gửi các cơ quan, các Hiệp hội doanh nghiệp có phản ứng về Thông tư 15. Công văn 20 khẳng định Thông tư 15 không phải để thực hiện Nghị định 187 (mặc dù một trong những căn cứ để ban hành Thông tư này là NĐ187 và đối tượng thực hiện được ghi rõ là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Và công văn này cũng chỉ gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu vướng mắc, không ban hành với tư cách một văn bản hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp, sự hiểu biết khác nhau dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp là khó tranh khỏi ).

Theo công văn 20 thì văn bản quy định quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông vẫn là các Thông tư 48/2006/TT-BVHTT ngày 5/5/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trong lĩnh vực in và xuất bản, Thông tư 14/2011/TT-BTTTT ngày 07 tháng 6 năm 2011 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ đối với hàng hoá thuộc diện quản lý ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với mặt hàng Tem xuất nhập khẩu (mặc dù Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài – một trong những căn cứ ban hành 2 Thông tư này, đã hết hiệu lực).

Riêng việc nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện thực hiện theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện.

Nhìn chung, thủ tục hành chính quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT tương đối đầy đủ, rõ ràng, nhưng vẫn còn những quy định không phù hợp chủ trương cải cách thủ tục hành chính:

- Danh mục hàng hoá bao gồm cả mã HS “loại khác” – một quy định không rõ ràng, minh bạch, khó thực hiện như đã phân tích ở trên.

- Hồ sơ nhiều (6 loại), yêu cầu cả những chứng từ không chứa đựng thông tin kỹ thuật (hoá đơn, hợp đồng thương mại).

- Một nửa số chứng từ trên yêu cầu phải là bản sao chứng thực.

- Thủ tục nộp hồ sơ, trả giấy phép vẫn là thủ công (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính).

Kiến nghị Bộ TTTT:

- Sớm ban hành Thông tư thay thế các Thông tư 48/2006/TT-BVHTT, Thông tư 14/2011/TT-BTTTT vì căn cứ ban hành là Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Các Thông tư mới cần bao gồm đầy đủ các nội dung về thủ tục hành chính: tên hàng kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất của danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam, không bao gồm mã HS “loại khác”; hình thức quản lý, kiểm tra (giấy phép, hợp quy, kiểm tra, giám định…); quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; tổ chức đánh giá sự phù hợp; tổ chức kiểm tra, giám định; hồ sơ (kiến nghị: hồ sơ chỉ ở mức tối thiểu, không bao gồm những chứng từ không chứa đựng nội dung kỹ thuật) và hình thức nộp hồ sơ, trả kết quả (kiến nghị: nộp hồ sơ, trả kết quả qua mạng

Page 26: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

26

internet); thời gian hoàn thành việc cấp phép, kiểm định, kiểm tra, giám định (kiến nghị: thời gian không quá 3 ngày, trừ thời gian đánh giá sự phù hợp đối với một số mặt hàng có thể dài hơn); chi phí.

- Sửa đổi các nội dung của Thông tư 18 không phù hợp tinh thần Nghị quyết 19.

- Bãi bỏ mã HS “loại khác” trong danh mục hàng hoá ban hành kèm Thông tư 18.

B. LĨNH VƯC CHẤT LƯỢNG, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN HANG HÓA

Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá, hầu hết các Bộ trên đã ban hành văn bản hướng dẫn và Danh mục hàng hoá Nhóm 216. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do:

- Hầu hết quy định của các Bộ tại các văn bản đã dẫn đều chưa đầy đủ các nội dung: tên mặt hàng kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết nhất theo danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu; hình thức quản lý (giấy phép/hợp chuẩn, hợp quy/kiểm tra, giám định…); quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; cơ quan, tổ chức kiểm tra, kiểm định, giám định (riêng Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ NNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, tuy chưa đầy đủ, nhưng tương đối đầy đủ, rõ ràng hơn cả). Thực trạng này gây khó khăn cho cả cơ quan Hải quan (không biết có phải kiểm định hay không để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện), doanh nghiệp xuất nhập khẩu (không biết đưa đi kiểm định, kiểm tra, giám định ở đâu) và tổ chức kiểm định (không biết theo chuẩn nào).

- Yêu cầu quản lý, kiểm tra quá mức cần thiết: Nhiều tầng nấc quản lý đối với một lô hàng (cấp giấy phép, kiểm tra đánh giá sự phù hợp, kiểm tra, giám định); việc kiểm tra được thực hiện đối với tất cả lô hàng, không phân biệt là mặt hàng đã được kiểm tra nhiều lần cho kết quả đáp ứng yêu cầu; là hàng sử dụng trực tiếp hay còn phải trải qua chế biến, còn nhiều công đoạn kiểm tra phía sau; không có các mức độ kiểm tra khác nhau trên cơ sở phân loại doanh nghiệp, loại hình xuất nhập khẩu; chưa áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra…, mặc dù tỷ lệ kiểm tra phát hiện các lô hàng không đạt yêu cầu là rất nhỏ (chỉ dưới 1%).

- Sự trùng lặp về các yêu cầu quản lý, kiểm tra: Có mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra của nhiều đơn vị (trong 1 Bộ) hoặc nhiều Bộ khác nhau, nhưng các đơn vị, các Bộ

16 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ KHCN Quy định việc kiểm tra nhà

nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN; QĐ

11039/2014/QĐ-BCT ngày 3/12/2014 công bố Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản

lý của Bộ Công thương; Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5/11/2009 của Bộ Công thương Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra

từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may; Thông tư số 31/2011/TT-

BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ GTVT Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 55/2014/TT-

BGTVT ngày 20/10/2014); các Thông tư của Bộ Y tế : số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/ 2010 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc, số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 Hướng dẫn

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc (Đã sửa đổi, bổ sung tại TT 38/2013/TT-BYT ngày 15/11/2013), số 44/2011/TT-BYT ngày 6/12/2011 ban hành Danh

mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông

tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ NNPTNT Quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

Page 27: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

27

không phối hợp với nhau, không uỷ quyền cho nhau, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục kiểm tra ở từng đơn vị, từng Bộ17. Việc xử lý tình trạng này đã được quy định tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định 13218, nhưng chưa được Bộ KHCN thực hiện.

- Việc cấp phép, chứng nhận của các Bộ hầu hết đều là thủ công.

- Hầu hết các Bộ chưa thực hiện việc “miễn kiểm tra chất lượng” theo quy định tại khoản 4, Điều 2719 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Cụ thể các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của các bộ như sau:

I. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN)

Vấn đề liên quan đến Bộ KHCN là tổ chức thực hiện Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (bao gồm cả vấn đề nhãn hiệu hàng hoá). Vấn đề này liên quan nhiều bộ (Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính), nhưng, theo quy định của pháp luật, Bộ KHCN giữ vai trò chủ trì nên đánh giá, kiến nghị ở đây không chỉ với Bộ KHCN, mà qua Bộ KHCN, với các bộ hữu quan.

1. Vê Luật chât lượng sản phẩm, hàng hoá

Một trong những nguyên nhân dẫn đến một số lượng lớn các lô hàng lẽ ra có thể không cần thiết phải kiểm tra chất lượng tại khâu làm thủ tục nhập khẩu nhưng vẫn phải kiểm tra là do các Bộ chưa tích cực triển khai thực hiện việc “thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp” của nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Mặt khác, bản thân Khoản 2 Điều 26 này cũng hạn chế việc Việt Nam đơn phương (hoặc tự nguyện) chấp nhận những chứng nhận đánh giá, kiểm tra của nước ngoài đáp ứng (thậm chí cao hơn) tiêu chuẩn Việt Nam. Để bổ sung các trường hợp không cần thiết phải kiểm tra chất lượng, đề nghị Bộ KHCN nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 26 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá, theo đó, việc thừa nhận đánh giá sự phù hợp (của cơ quan, tổ chức nước sản xuất/xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam) phục vụ quản lý nhà nước không chỉ trên cơ sở điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế Việt Nam ký kết, mà cả trong trường hợp xét thấy hàng hoá được sản xuất với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, bởi các hãng sản xuất xuyên quốc gia, ở những nước có trình độ khoa học công nghệ cao, hàng hoá mang nhãn hiệu nổi tiếng.

Với quy định này sẽ giảm đáng kể các trường hợp phải kiểm tra (nhưng thực tế là quá mức cần thiết) hiện nay.

17 Ví dụ: mặt hàng chè, cà phê, vừa phải kiểm dịch (thuộc chức năng Cục Kiểm dịch thực vật, Bộ

NNPTNT), vừa phải kiểm tra chất lượng (thuộc chức năng Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Bộ NNPTNT), vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm (thuộc chức năng Bộ Y tế).

18 Điêu 32. 5. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3

Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

19 Điêu 27. Kiểm tra chât lượng sản phẩm, hàng hoá: 4. Việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng

đối với sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp

chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

Page 28: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

28

2. Vê Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá ban hành từ năm 2008. Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 19, đề nghị Bộ KHCN nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây:

- Bổ sung quy định chi tiết Khoản 4 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá về các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Hiện nay, các Bộ mới quy định việc “giảm”, chưa quy định việc “miễn” kiểm tra nên diện kiểm tra còn rất rộng.

- Bổ sung quy định các Bộ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện uỷ quyền cho cơ quan hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra đối với những trường hợp, theo quy định của pháp luật, chỉ phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan.

- Bổ sung quy định khắc phục tình trạng kiểm tra nhiều tầng nấc như đã nêu ở phần thực trạng.

- Sửa đổi các quy định về loại hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch qua mạng, giảm đến mức tối thiểu các chứng từ phải nộp.

3. Vê Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012

Đề nghị Bộ KHCN sửa đổi Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN (“Thông tư 27”).

- So với Thông tư của các Bộ khác, Thông tư 27 đã loại trừ (tại Khoản 2 Điều 2) nhiều đối tượng áp dụng hơn. Tuy nhiên, còn một số đối tượng khác có thể loại trừ được. Đề nghị Bộ KHCN bổ sung vào khoản 2 Điều 2 Thông tư những đối tượng sau đây không nhất thiết phải kiểm tra tại giai đoạn làm thủ tục thông quan, như: nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất, mặt hàng đã được kiểm tra nhiều lần, hàng nhập khẩu từ những nước, khu vực, nhà sản xuất có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, v.v…

- Bổ sung quy định chi tiết tên hàng gắn liền với mã số HS các mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý, kiểm tra chất lượng của Bộ KHCN quy định tại Khoản 4 Điều 69 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Lược bỏ một số tài liệu, chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 6, đặc biệt là bãi bỏ phần lớn các tài liệu quy định tại tiết d Khoản 1 điều này20.

- Xem xét để quy định việc uỷ quyền cơ quan Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra đối với những trường hợp chi phải kiểm tra hồ sơ.

- Ngoài ra, đề nghị Bộ KHCN triển khai thực hiện quy định tại Khoản 521 Điều 32 Nghị định 132 về xử lý các trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan trong

20 Điêu 6. 1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu: d) Các tài liệu khác có liên

quan; Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc

bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn

chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

21 Điêu 32. 5. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các

Page 29: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

29

công tác kiểm tra chất lượng; đôn đốc triển khai việc công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tại các từ Điều 53 đến Điều 57 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 để giảm thiểu các trường hợp hàng hoá phải kiểm ra, giám định tại khâu làm thủ tục nhập khẩu (luật đã có hiệu lực 8 năm, nhưng quy định này hầu như chưa được thực hiện).

4. Vê Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 vê nhãn hàng

hoá

Một trong những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 89/2006/NĐ-CP là quy định tại Điều 17 về việc ghi xuất xứ hàng hoá22. Cách cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hoá của các nước, các nhà sản xuất khác nhau có thể khác nhau. Ngoài hình thức ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc “xuất xứ” (quy định tại Điều 17), còn có rất nhiều hình thức khác, như: mã vạch, dãy số, v.v... Quy định cứng tại Điều 17 đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho việc làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu, bởi người nhập khẩu Việt Nam không thể điều chỉnh được việc này. Vì vậy, đề nghị Bộ KHCN nghiên cứu kiến nghị Chính Phủ bổ sung vào cuối Điều 17 nội dung: “và các hình thức khác thể hiện xuất xứ hàng hoá”.

II. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương

1. Vê Thông tư 32/2009/TT-BCT Vê kiểm tra hàm lượng Formaldehyt trên

các sản phẩm dệt may

Vấn đề hàm lượng Formaldehyt trên các sản phẩm dệt may được quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 5/11/2009 của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may (“Thông tư 32”).

1.1. Thực trạng

Thông tư quy định ba (03) nhóm sản phẩm phải kiểm tra bao gồm Nhóm 1 về sản phẩm dệt, may dùng cho trẻ em; Nhóm 2 về sản phẩm dệt, may tiếp xúc trực tiếp với da; Nhóm 3 về sản phẩm dệt, may không tiếp xúc trực tiếp với da.

Những vấn đề gây nhiều vướng mắc và phức tạp về thủ tục hành chính hiện nay là:

- Tuy Thông tư chỉ quy định 3 nhóm sản phẩm phải kiểm tra, nhưng diện bao phủ quá rộng23. Hầu hết các loại vải, các loại sản phẩm dệt may đều thuộc diện phải kiểm tra, chỉ trừ một số ít trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư. Diện sản

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3

Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

22 Điêu 17. Xuât xứ hàng hoá. Cách ghi xuất xứ hàng hoá được quy định như sau: ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó.

23 - Nhóm 1: Sản phẩm dệt, may dùng cho trẻ em: Tất cả các loại quần áo, tã, mũ, khăn, bít tất, găng tay, băng rốn..v.v.. và vải dùng để sản xuất các loại sản phẩm trên.

- Nhóm 2: Sản phẩm dệt, may tiếp xúc trực tiếp với da: Quần áo lót, mũ, găng tay, bít tất, khăn tay, khăn tắm, khăn choàng đầu, áo sơ mi, váy dài, chân váy, quần các loại, bộ đồ trải

giường..v.v.. và vải dùng để sản xuất các loại sản phẩm trên.

- Nhóm 3: Sản phẩm dệt, may không tiếp xúc trực tiếp với da: Áo vét, áo khoác dài, áo len, rèm cửa, vải bọc đệm, vải lót, vật liệu nhồi..v.v.. và vải dùng để sản xuất các loại sản phẩm trên.

Page 30: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

30

phẩm đã rộng lại càng rộng hơn bởi cách quy định của Thông tư do chỉ quy định tên sản phẩm mà không quy định trường hợp áp dụng. Chính vì vậy, cách hiểu phổ biến là áp dụng trong mọi trường hợp, mọi loại hình nhập khẩu (trừ loại hình gia công xuất khẩu được loại trừ ở Khoản 2, Điều 1), bao gồm cả các trường hợp: nhập khẩu nhỏ lẻ, phi thương mại; đối tượng kiểm tra chỉ là thành phần của một sản phẩm hoàn chỉnh khác, không thuộc đối tượng kiểm tra (ví dụ, phần vải bọc của chiếc ghế…); đối tượng kiểm tra chỉ là sản phẩm khuyến mại nhỏ kèm theo một sản phẩm hoàn chỉnh khác, không thuộc đối tượng kiểm tra24; đối tượng kiểm tra là nguyên liệu sản xuất, chưa phải sản phẩm tiêu dùng trực tiếp; đối tượng kiểm tra là sản phẩm quen thuộc, đã được nhập khẩu, kiểm tra đạt chất lượng nhiều lần, là sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam25, là sản phẩm có xác nhận, chứng nhận (của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có uy tín) đạt chất lượng cao…

- Hồ sơ đăng ký kiểm tra: Theo quy định tại Mẫu 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá - Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông từ thì hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm 10 loại, trong đó 7 loại bắt buộc phải có, gồm: Tờ khai hải quan, Hợp đồng, hoá đơn, vận đơn, C/O, danh mục hàng hoá, ảnh hoặc mô tả hàng hoá.

- Sản phẩm nhập khẩu có đạt hàm lượng formaldehyt quy định hay không được phản ánh bởi kết quả kiểm tra, phân tích trong phòng thí nghiệm nên quy định về hồ sơ như vậy là quá nhiều, không cần thiết, bởi hầu hết các chứng từ đó không chứa đựng những thông tin về thành phần hoá học của sản phẩm.

- Diện sản phẩm phải kiểm tra rất rộng như nêu trên, nhưng tỷ lệ các trường hợp không đạt hàm lượng quy định vô cùng nhỏ (theo phản ánh của doanh nghiệp thì tỷ lệ này chỉ dưới 1%).

1.2. Giải pháp:

Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi Thông tư 32 để khắc phục các vướng mắc, bất cập trên, như sau:

- Bổ sung vào Khoản 2, Điều 1 Thông tư 32 các trường hợp sau đây vào diện không phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt khi nhập khẩu:

o Các trường hợp nhập khẩu nhỏ lẻ, không nhằm mục đích thương mại;

o Đối tượng kiểm tra là thành phần cấu tạo của một sản phẩm hoàn chỉnh khác, không thuộc đối tượng kiểm tra;

o Đối tượng kiểm tra là sản phẩm khuyến mại nhỏ kèm theo một sản phẩm hoàn chỉnh khác, không thuộc đối tượng kiểm tra;

o Đối tượng kiểm tra là nguyên liệu sản xuất, chưa phải sản phẩm tiêu dùng trực tiếp (đối tượng này sẽ thực hiện kiểm tra tại khâu sản xuất);

o Đối tượng kiểm tra là sản phẩm quen thuộc, đã được nhập khẩu, kiểm tra đạt chất lượng nhiều lần;

24 Hải quan TP. Hà Nội cho biết trường hợp của công ty TOYOTA nhập khẩu ô tô có 2 bộ khăn và găng tay, phải thực hiện kiểm tra tại Viện dệt may: mất 1 bộ để làm xét nghiệm và phí kiểm tra

2.600.000 VNĐ

25 Ví dụ: sản phẩm đã có đăng ký tiêu chuẩn châu Âu, có thương hiệu nổi tiếng, đã có đăng ký sở hữu trí tuệ, như: hàng dệt may hiệu LV, Mango…)

Page 31: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

31

o Đối tượng kiểm tra là sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam;

o Đối tượng kiểm tra là sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng;

o Đối tượng kiểm tra là sản phẩm có xác nhận, chứng nhận (của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có uy tín) đạt chất lượng cao.

- Đối với các trường hợp phải kiểm tra: Giảm thiểu căn bản các chứng từ trong bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra quy định tại Mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá ban hành kèm theo Thông tư 32 (hồ sơ gồm nhiều chứng từ không chứa đựng thông tin về thành phần hoá học của hàng hoá, như: hợp đồng thương mại, hoá đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ… . Chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp bản Đăng ký kiểm tra và Tờ khai Hải quan (tờ khai Hải quan đã tích hợp tất cả các thông tin từ các chứng từ khác như hợp đồng, hoá đơn, xuất xứ…).

- Áp dụng việc Đăng ký và trả kết quả kiểm tra qua mạng, tiến tới thực hiện Đăng ký và trả kết quả kiểm tra qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (do Tổng cục Hải quan chủ trì).

2. Vê Quyêt định 11039/2014/QĐ-BCT

Quyết định 11039/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 03 tháng 12 năm 2014 công bố Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương (“Quyêt định 11039”) được ban hành để thực hiện quy định tại các luật gồm Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật An toàn thực phẩm; và Luật Thương mại.

2.1 Thực trạng

Nghiên cứu Quyết định 11039 trên cho thấy một số vấn đề có thể gây vướng mắc khi thực hiện:

- Quyết định 11039 không bãi bỏ văn bản nào trước đó, trong đó có Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2012 ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Vậy Thông tư 08 vẫn còn hiệu lực thi hành. Trường hợp có sự khác nhau giữa 2 văn bản này thì thực hiện theo văn bản nào?

- Thông tư 08 mới có danh mục hàng hoá mà chưa có mã số HS. Tuy Quyết định 11039 đã có cả danh mục hàng hoá và mã số HS nhưng ở cấp độ 4 chữ số (Nhóm hàng) và, ở một vài nơi, còn có cả Nhóm hàng “loại khác” nên phạm vi rất rộng và không rõ ràng.

- Các văn bản trên đều chưa quy định hình thức quản lý (giấy phép, hợp quy/hợp chuẩn, kiểm tra…); chưa chỉ định tổ chức kiểm tra, giám định, chứng nhận, kiểm định đối với từng mặt hàng.

2.2 Giải pháp

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định 11039:

- Đề nghị bổ sung 1 Điều vào Quyết định 11039 với nội dung bãi bỏ các văn bản trước đó của Bộ Công Thương, nhất là Thông tư 08.

Page 32: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

32

- Đề nghị Bộ Công thương sửa lại danh mục và mã số hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 11039 theo hướng quy định chi tiết tới mặt hàng (6 hoặc 8 chữ số tuỳ theo mức độ chi tiết của Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam/Danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu).

- Đề nghị bãi bỏ toàn bộ các Nhóm hàng “loại khác” tại danh mục và mã số hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 11039.

- Đề nghị bổ sung vào Quyết định 11039 các nội dung: Hình thức quản lý (giấy phép, hợp quy/hợp chuẩn, kiểm tra…), chỉ định cơ quan, tổ chức giám định, chứng nhận, kiểm định đối với các mặt hàng trong danh mục theo quy định tại tiết b Khoản 2 (giám định), tiết b Khoản 3 (chứng nhận), tiết b Khoản 4 (kiểm định) Điều 25 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

III. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT)

Các vấn đề liên quan đến Bộ NNPTNT bao gồm việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, kiểm dịch (động vật, thuỷ sản, thực vật), quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

1. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ NNPTNT ban hành Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ NNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Thực hiện Thông tư này, VASEP đã nêu 14 vướng mắc26. Ngoài ra, quy định của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) về việc nguyên liệu hải sản nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu vào thị trường EU phải được khai thác, vận chuyển bởi tàu cá có Code EU được các doanh nghiệp đánh giá đã gây khó khăn cho việc nhập khẩu hải sản nguyên liệu cho sản xuất, và không phù hợp với quy định tại Luật ATTP 55/2010/QH12, Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, các Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT, Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư 28/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT, và quy định của thị trường EU.

Đề nghị Bộ NNPTNT xem xét kiến nghị của doanh nghiệp, sửa đổi các vướng mắc trên.

2. Đối với lĩnh vực quản lý chât lượng sản phẩm, hàng hoá

Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 Quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu. Trong số

26 Các vướng mắc khi thực hiện Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT: Về đánh lỗi theo Bảng chỉ tiêu

đánh giá nhà máy và xếp hạng cơ sở chế biến; Về tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra; Về quy định thu phí và lệ phí; Về thực hiện tách bạch giữa “QL Nhà nước” và “dịch vụ theo yêu cầu doanh nghiệp”; Về các

Quy định trong Danh sách Ưu tiên; Về xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo; Về mức giới hạn

trong đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát vệ sinh; Vướng mắc phát sinh TTHC từ hướng dẫn của các Trung tâm NAFIQAD Vùng; Khó khăn khi quy định “Kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra

không báo trước”; Vướng mắc với khách nước ngoài và cơ quan thẩm quyền nước ngoài về Mẫu Giấy CN ATTP; Việc kiểm soát các chất Oxytetracyline, Trifluraline, Polyphosphate trong sản phẩm

thuỷ sản; Khó khăn do việc không báo trước mã số lô hàng lấy mẫu theo kế hoạch; Khó khăn đối với phần lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu do quy định về lô hàng sản xuất trong 24h; Khó

khăn do quy định về Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có: “Danh sách chủ cơ sở &

người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và PTNT cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP”.

Page 33: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

33

các văn bản của các Bộ về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì đây là một Thông tư tương đối đầy đủ, rõ ràng về nội dung (quy định rõ các trường hợp loại trừ, cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hồ sơ và hình thức nộp, thời gian hoàn thành), thủ tục đơn giản hơn cả.

Những vấn đề kiến nghị sửa đổi, bổ sung: - Cụ thể hoá danh mục hàng hoá kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất của danh mục hàng

hoá xuất nhập khẩu Việt Nam. - Sửa đổi Khoản 1 Điều 6, theo đó, trong bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra, đề nghị giảm thiểu

một số chứng từ không chứa đựng thông tin về chất lượng lô hàng, như: hợp đồng, hoá đơn, vận đơn, C/O.

- Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 về hình thức nộp hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra theo hướng chủ yếu bằng phương thức điện tử, qua cổng thông tin một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan chủ trì.

- Bổ sung các trường hợp loại trừ: thuốc đã được kiểm tra nhiều lần, áp dụng cho nhà nhập khẩu khác; nhãn hiệu nổi tiếng…; thừa nhận kết quả kiểm tra của những tổ chức kiểm tra nước ngoài, qua theo dõi thấy có thể tin tưởng; công nhận lẫn nhau với những nước, khu vực đáp ứng yêu cầu quản lý Việt Nam.

IV. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)

1. Vê quản lý chât lượng xe cơ giới nhập khẩu

Thực hiện Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định 132, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014, nhưng các nội dung về hồ sơ, nộp hồ sơ, thời hạn không thay đổi) và Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy. Xét về các nội dung hồ sơ, thủ tục, thời gian hai Thông tư này quy định tương tự như nhau nên khi ở đây dẫn chiếu những vấn đề của Thông tư 31/55 đồng thời cũng là của Thông tư 44.

Nghiên cứu Thông tư 31/55 và theo phản ánh của doanh nghiệp (Ford) thấy có những tồn tại điển hình của thủ tục hành chính, theo yêu cầu của Nghị quyết 19 cần xem xét sửa đổi:

- Hồ sơ (Điều 6) quá nhiều giấy tờ, gồm cả những chứng từ, tài liệu không chứa các thông tin về kỹ thuật: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy chứng nhận số lượng.

- Yêu cầu đều là bản sao chụp phải có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kể cả tài liệu kỹ thuật.

- Nộp hồ sơ, nhận kết quả trực tiếp (Khoản 1 và 2 Điều 10).

- Nhiều hình thức, mức độ kiểm tra – Điều 7, có mức rất đơn giản như “Kiểm tra xác nhận kiểu loại xe”, nhưng thời hạn đều là 10 ngày – Khoản 3 Điều 10 (thực tế, theo doanh nghiệp, là 30 – 60 ngày). Một việc đơn giản là kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, theo quy định, cũng phải 1 ngày.

Page 34: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

34

- Cùng 1 kiểu loại xe đã được kiểm tra, đã được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận, nhưng lần nhập khẩu nào, doanh nghiệp nhập khẩu nào cũng phải làm đầy đủ thủ tục kiểm tra (thực tế là trong một thời gian nhất định, không có nhiều kiểu loại xe mới).

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 31/55:

- Sửa đổi căn bản chế độ kiểm tra, theo đó, một kiểu loại xe chỉ kiểm tra một trường hợp, kết quả được áp dụng cho mọi trường hợp khác, của mọi doanh nghiệp khác. Bãi bỏ chế độ mỗi lô hàng đều phải kiểm tra như hiện nay. Thủ tục còn lại (đối với những loại xe đã được kiểm tra) chỉ là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận chất lượng.

- Bổ sung quy định để thực hiện việc “miễn kiểm tra chất lượng” theo quy định tại Khoản 4, Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Sửa đổi Điều 6, theo đó bãi bỏ các chứng từ không chứa đựng thông tin về kỹ thuật: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy chứng nhận số lượng. Không yêu cầu doanh nghiệp xác nhận đối với bản sao tài liệu kỹ thuật.

- Sửa đổi Khoản 1 và 2 Điều 10, theo đó, quy định nhiều hình thức đăng ký, cấp giấy chứng nhận (qua mạng, qua đường bưu điện, trực tiếp), tiến tới thực hiện đăng ký kiểm tra, cấp chứng nhận qua mạng.

- Sửa đổi Khoản 3 Điều 10, theo đó, Quy định thời hạn hoàn thành việc kiểm tra khác nhau đối với các mức độ kiểm tra khác nhau.

- Bổ sung quy định về thực hiện việc “Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp” theo quy định tại Điều 26 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Việc sửa đổi đồng bộ theo các kiến nghị trên sẽ làm giảm mạnh mẽ số lượng các trường hợp phải kiểm tra, thủ tục kiểm tra, chi phí tài chính và thời gian cho cả cơ quan đăng kiểm và doanh nghiệp.

2. Vân đê thu các khoản phụ phí của các hãng tàu

Trong giai doanh kinh doanh khó khăn hiện nay, việc các hãng tàu thu nhiều loại phụ phí lên hàng hóa nhập khẩu đang trở thành gánh nặng chi chí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.Theo kết quả khảo sát qua phiếu của Dự án USAID GIG đối với 27 doanh nghiệp thì khoản chi phí cho hãng tàu chiếm khoảng 50% chi phí cho việc nhận hàng từ cảng về đến kho của doanh nghiệp và 52,6% tổng chi phí cho hàng xuất khẩu. Các chi phí trả cho hãng tàu gồm:

- Phí xếp dỡ THC: 96USD/con’t 20’

- Phí mất cân bằng vỏ Con’t CIC: 55USD/con’t

- Phí vệ sinh Con’t: 8USD/con’t

- Phí sửa chữa Con’t: 10 đến 20USD/con’t phụ thuộc mức độ hư hỏng.

- Phụ phí xăng dầu: 80USD/Con’t

- Phụ phí chiến tranh

- Phí tắc nghẽn tại cảng.

- Phí chứng từ: 25USD/ Lệnh giao hàng

Page 35: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

35

- Phí hủy hóa đơn: 10 – 15USD/1 lần hủy

Ngoài các khoản phí trên, chủ hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu còn phải đóng thêm các khoản phí như phí thủ tục, phí hóa đơn, v.v... Đặc biệt có những khoản phí lẽ ra đơn vị kinh doanh cảng thu như phí xếp dỡ (THC), nhưng các hãng tàu vẫn thu với mức cao như trên và chỉ trả lại cho đơn vị kinh doanh cảng từ 30 đến 40% số phí đã thu.

Đề nghị Bộ GTVT có biện pháp kiểm soát việc quy định mức phụ phí của các hãng tàu, ngăn ngừa việc quy dịnh một cách tuỳ tiện, không kiểm soát được như hiện nay.

3. Vân đê thực hiện Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT

Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2014.

Theo Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 55/2014 thì việc đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại cơ sở sản xuất xe cơ giới sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn. Cụ thể, trước khi cấp giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 cơ quan quản lý chất lượng: yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới. Và miễn thực hiện đánh giá COP trong trường hợp: linh kiện nhập khẩu sản xuất tại cơ sở sản xuất nước ngoài có tài liệu thể hiện kết quả đánh giá COP (còn hiệu lực) theo quy định ECE, EC tại cơ sở sản xuất linh kiện được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.

Quy định này chưa mang tính khả thi do các doanh nghiệp lắp rắp ô tô mua linh kiện qua đơn vị thương mại nên không rõ cơ sở và lãnh thổ sản xuất linh kiện. Và nếu xác định được thì họ có đồng ý cho Cơ quan quản lý chất lượng của Việt nam sang cơ sở để kiểm tra hay không? Đây là quy định mới nhưng thời gian có hiệu lực của Thông tư lại quá ngắn. Các doanh nghiệp đề nghị xem xét lại quy định này và kéo dài thời gian có hiệu lực để doanh nghiệp còn triển khai với khách hàng.

V. Các vân đê liên quan đên Bộ Công an

Bộ Tài Chính – Tổng Cục Hải Quan đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử từ tháng 4/2014, nhưng nhiều Bộ ngành quy định các thủ tục hành chính có liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu vẫn yêu cầu nộp hoặc xuất trình tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa bằng giấy gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể:

Bộ Công An ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA Quy định về đăng ký xe. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2014. Tại điểm e khoản 3 Điều 10 của Thông tư có quy định: Khi đăng ký xe, giấy tờ xe phải có chứng từ nguồn gốc xe – Đối với xe cải tạo phải có:

- Giấy chứng nhận đăng ký xe (đối với xe đã đăng ký) hoặc chứng từ nguồn gốc nhập khẩu (xe đã qua sử dụng) quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.

- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo của Bộ Giao thông vận tải hoặc của Bộ Công an (đối với xe của lực lượng Công an nhân dân).

Trường hợp xe chỉ thay thế tổng thành máy, thân máy (Block) hoặc tổng thành khung thì chứng từ nguồn gốc phải có thêm tờ khai hàng xuất, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan

Page 36: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

36

điện tử kèm theo bản kê khai chi tiết của tổng thành máy, tổng thành khung (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ).

Do thực hiện thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số nên khi in ra tờ khai không có chữ ký, dấu của doanh nghiệp, không có chữ ký xác nhận của cơ quan Hải quan nên không có đơn vị nào thực hiện công chứng và chứng thực hợp lệ.

Đề nghị Bộ Công an xem xét sửa lại quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA theo hướng: khi đăng ký xe đối với xe cải tạo, trường hợp xe chỉ thay thế tổng thành máy, thân máy (Block) hoặc tổng thành khung thì chứng từ nguồn gốc phải có thêm tờ khai hàng xuất, nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử kèm theo bản kê khai chi tiết của tổng thành máy, tổng thành khung (bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp nhập khẩu).

VI. Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm Bộ Y tê

Các vấn đề liên quan đến Bộ Y tế bao gồm việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Những tồn tại chung gồm: Phạm vi hàng hoá phải làm thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành Y tế quá rộng; danh mục hàng hoá chưa đủ rõ ràng do chưa kèm mã số HS; chưa quy định đầy đủ quy chuẩn áp dụng; chưa quy định hình thức quản lý, kiểm tra; chưa chỉ định tổ chức kiểm tra đối với từng mặt hàng; chưa áp dụng quy định của pháp luật về miễn kiểm tra đối với những trường hợp có thể miễn (mới áp dụng việc giảm kiểm tra); chưa thực hiện quy định của pháp luật về thừa nhận lẫn nhau, công nhận các chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng của các nước, các nhà sản xuất tiên tiến; chưa phối hợp với Bộ NNPTNT xử lý các trường hợp mặt hàng chịu quản lý chuyên ngành của 2 bộ.

Những vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực:

1. Những vân đê trong lĩnh vực An toàn thực phẩm

Bộ y tế ban hành Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Thông tư có hiệu lực ngày 25/12/2012. Thông tư quy định trình tự, hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói săn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hiện nay, theo doanh nghiệp sản xuất thủy sản có phản ánh khi nhập khẩu màng co về để bao gói sản phẩm; nếu màng co nhập khẩu từ một nhà sản xuất, có cùng xuất xử nhưng với các kích cỡ khác nhau đều phải làm thủ tục công bố hợp quy làm mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian giảm chi phí cho doanh nghiệp, đề nghị Bộ y tế xem xét sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 11 hoặc bổ sung một mục mới trong Thông tư 19, hướng dẫn thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi nội dung trong bản thông tin chi tiết về kích cỡ vật liệu bao gói được tiếp tục sử dụng số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm đã được cấp trước đó mà không cần làm bất cứ một thủ tục nào.

(Khoản 7 Điều 11 Thông tư 19 có quy định: Trường hợp chỉ thay đổi các nội dung trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đối với hình thức nhãn, quy cách bao gói, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, nội dung ghi nhãn không bắt buộc, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân hay nơi sản xuất, tên tổ chức, cá nhân (trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thì tổ chức, cá nhân được phép nộp công văn đề nghị bổ sung kèm theo

Page 37: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

37

xác nhận về các nội dung đã thay đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm để được tiếp tục sử dụng số Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận đã được cấp hay cấp lại - không có vật liệu bao gói và phải làm công văn gửi Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế).

2. Quy trình quản lý

Quy trình quản lý, sự phân công phối hợp giữa Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế và Viện vệ sinh dịch tễ công cộng địa phương trong kiểm tra chất lượng phụ gia thực phẩm nhập khẩu cho sản xuất chưa hợp lý, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục, mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng và ATTP. Để thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp phải làm thủ tục với 2 cơ quan của Bộ Y tế ở trung ương và địa phương, rất phức tạp và tốn kém thời gian, chi phí của doanh nghiệp27. Đề nghị sửa Quyết định 23/2007/QĐ-BYT quy định rõ thời gian lấy mẫu, trả kết quả.

C. LĨNH VƯC KIỂM DỊCH

1. Vê kiểm dịch động vật noi chung

Tại thời điểm năm 2014, việc kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 29/4/2004, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, Thông tư số 06/2010/TT–BNNPTNT ngày 02/02/2010 Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (“Thông tư 06”).

Nghiên cứu các văn bản trên thấy có những bất cập sau:

- Động vật và sản phẩm động vật có những đặc điểm khác nhau, yêu cầu quản lý, kiểm tra khác nhau. Việc quy định thủ tục kiểm tra chung cho cả động vật và sản phẩm động vật là chưa phù hợp, là quá mức cần thiết đối với sản phẩm động vật.

- Những vướng mắc trong kiểm dịch động vật không nhiều, các vướng mắc chủ yếu là đối với kiểm dịch sản phẩm động vât.

- Danh mục sản phẩm động vật phải kiểm dịch quá rộng, không phân biệt hàng hoá được hoàn toàn làm bằng sản phẩm động vật với hàng hoá có 1 phần làm bằng sản phẩm động vật; không phân biệt sản phẩm dùng trực tiếp và nguyên liệu để sản xuất; một sản phẩm đã được kiểm dịch đạt yêu cầu vẫn phải kiểm tra các lần xuất nhập khẩu sau (qua khảo sát thấy tỷ lệ các trường hợp không đạt yêu cầu quy định là rất nhỏ, dưới 1%); các cơ quan kiểm dịch chưa áp dụng quy định của pháp luật về thừa

27 Phản ánh của VASEP: Ách tắc ở chỗ: mất thời gian chờ Cục ATVSTP để có Công văn gửi Viện

Vệ sinh y tế công cộng (Giấy phép), doanh nghiệp phải liên lạc nhiều lần và phải chờ xem xét đến hơn 1 tuần mới có được công văn. Khi có công văn của Cục ATVSTP gửi cho Viện rồi, doanh nghiệp

lại phải chờ Viện cử người đi lấy mẫu, người được cử cũng không đi ngay mà luôn có lý do để

chậm trễ và doanh nghiệp vẫn phải chờ hoặc phải có động thái khác thì mới nhanh được. Hậu quả, hàng nhập khẩu phải nằm chờ ngoài cảng, không chỉ phát sinh chi phí lưu kho bãi cho doanh

nghiệp, mà còn mất nhiều thời gian và cơ hội trong việc ký được hợp đồng hay không. Chưa kể phải bố trí xe đưa đón, đợi kết quả phân tích và cấp giấy chứng nhận, chi phí cho việc kiểm tra,

phân tích mẫu. Hậu quả, hàng nhập khẩu phải nằm chờ ngoài cảng, phát sinh chi phí lưu kho bãi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp không có nguyên liệu để sản xuất, nhất là trong trường hợp

khách hàng cần nhanh kết quả làm thử để ký hợp đồng. Nếu thời gian này kéo dài, doanh nghiệp

sẽ mất cơ hội và không ký được hợp đồng.

Page 38: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

38

nhận, công nhận lẫn nhau, uỷ quyền kiểm tra tromg trường hợp mặt hàng chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị chức năng khác nhau...

- Nhiều tầng nấc quản lý, kiểm tra (hợp chuẩn/hợp quy, giấy phép, kiểm tra, giám định), liên quan đến các đơn vị có thẩm quyền khác nhau thuộc Bộ NNPTNT và Bộ khác (do bị điều chỉnh bởi các nguồn luật khác nhau, như kiểm dịch, chất lượng hàng hoá, ATTP).

- Thủ tục, giấy tờ nhiều, cách thức nộp, trả kết quả căn bản vẫn là thủ công, trực tiếp.

2. Vê kiểm dịch thuỷ sản

Bộ NNPTNT đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn, trong đó Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT có một số nội dung gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, như: thủ tục đăng ký kiểm dịch (xin giấy phép kiểm dịch) đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu là hàng mẫu; về kiểm soát chất phóng xạ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ Nhật Bản; về cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (H/C) cho lô hàng nhập khẩu; về xác định Form H/C do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

Đề nghị Bộ NNPTNT xem xét kiến nghị sửa đổi các bất cập trong các văn bản nói trên và Thông tư 06 nói riêng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

3. Vê thẩm tra giây chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate - CC) của EU

Thủ tục rất rườm rà, chậm chạp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản do hàng phải lưu kho ở cảng nước ngoài, chờ trả lời kết quả thẩm tra từ phía Việt Nam28. Đề nghị Bộ NNPTNT sớm có chỉ đạo khắc phục tình trạng này, quy định rõ qui trình xử lý việc thẩm tra CC của EU, quy định thời gian xử lý từng khâu, có cơ chế phối hợp và trách nhiệm rõ ràng.

28 VASEP phản ánh: Hiện nay, việc thẩm tra CC của EU ngày càng quyết liệt, tần suất kiểm tra

ngày càng cao. Tuy nhiên, mỗi lần EU yêu cầu Cục NAFIQAD giải trình các vấn đề liên quan đến CC thì thật là nhiêu khê và mất quá nhiều thời gian trong khi việc thẩm tra CC của phía EU chỉ có giới

hạn trong thời gian là 15 ngày là phải có phản hồi cho họ. Cụ thể: Cơ quan thẩm quyền EU gửi

letter đến Cục NAFIQAD yêu cầu giải trình, Cục gửi email/công văn về Nafiqad vùng yêu cầu cung cấp thông tin, Nafiqad vùng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, sau đó Nafiqad vùng gửi về

Cục. Khi thông tin đến Cục Nafiqad thì nằm chờ để Cục xem xét, doanh nghiệp lại phải mất thời gian chờ đợi và hàng phải lưu tại cảng đến ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đóng vài trăm Euro

cho mỗi cont nằm chờ thông quan. Doanh nghiệp thì ngồi trên đống lửa, liên hệ với Cục Nafiqad thì

lúc nào cũng trả lời “đang xử lý”….

Vấn đề ở đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến CC doanh nghiệp đều có cung cấp cho Nafiqad

khi làm hồ sơ đăng ký kiểm hàng, đó là cơ sở để Cục Nafiqad cấp Statement cho doanh nghiệp. Thế nhưng đụng đến thông tin nào thì Nafiqad cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại, gây mất

nhiều thời gian vì 1 thông tin cung cấp phải đi từ doanh nghiệp đến NAFI vùng rồi mới ra đến Cục, trong khi nếu Nafiqad đã có thông tin trong hồ sơ kiểm hàng thì có thể chỉ cần check lại với doanh

nghiệp một chút là có thể trả lời phía EU rồi. doanh nghiệp đã phải gửi lại lần nữa mà thời gian

xem xét vẫn bị kéo dài thêm. Việc này đã đã gây ra tổn thất cho doanh nghiệp (1 lô hàng EU hỏi gần 20 ngày Cục vẫn chưa có văn bản trả lời phía EU để thông quan lô hàng).

Page 39: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

39

PHÂN IV. KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ dánh giá về việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên theo đánh giá của WB thì trong thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa thì thời gian doanh nghiệp chuẩn bị chứng từ là 12 ngày, chiếm 57% (12/21). Để rút ngắn thời gian, giảm chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, đề nghị chính phủ chỉ đạo các Bộ:

1. Rà soát lại các danh mục hàng hóa thuộc đối tượng quản lý, tránh chồng chéo giữa các Bộ. Phân công rõ đầu mối quản lý đối với những mặt hàng thuộc nhiều Bộ quản lý.

2. Đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu cần quản lý phải xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý rõ ràng, công khai.

3. Xây dựng quy trình kiểm tra, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu. Công bố rõ thời gian thực hiện và chi phí. Có biện pháp xử lý đối với những trường hợp làm sai quy định.

4. Cần xây dựng cơ chế chung về thu thập, xử lý, sử dụng dữ liệu của hàng hóa xuất nhập khẩu để sử dụng chung. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc cung cấp dữ liệu cho cơ quan quản lý.

5. Tập trung trang bị máy móc thiết bị, phòng lab, cho các đơn vị nhằm đảm bảo điều kiện làm việc.

6. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục mở L/C, Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân viên trong việc chuẩn bị tài liệu, chứng từ khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Page 40: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

40

PHU LUC I Kêt Quả Tính Toán Chi tiêt Thủ tục, Thời gian và Chi phí

Chỉ số Thương mại qua Biên giới theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2015

1. Giả định:

Sản phẩm ● Hàng hóa là một sản phẩm thương mại, được xuất/nhập khẩu theo dạng hàng khô, nguyên công-ten-nơ 20ft, trọng lượng 10 tấn và có giá trị 20,000 USD.

● Sản phẩm không được độc hại, cần bảo quản lạnh – hoặc được sử dụng cho mục đích quân sự.

● Sản phẩm phải là một trong những mặt hàng xuât/nhập khẩu hàng đầu của đât nước bạn.

Đối tác thương mại

● Công ty ABC, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, đang tìm kiếm cơ hội làm ăn với đối tác thương mại (đường biển) nước ngoài lớn nhất của Việt Nam qua cảng chính của mình. Với quốc gia không giáp biển, cảng chính sẽ là cảng thường được sử dụng nhất của một nước láng giềng.

● Một hợp đồng đã được dự thảo cho mỗi lần vận chuyển, hợp đồng đã được hai bên thống nhất và thực hiện.

Cảng biển và phương thức vận chuyển

● Cảng biển thường được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất ở TP Hồ Chí Minh sẽ được cân nhắc.

● Phương pháp chính để vận chuyển sản phẩm được đóng trong công-ten-nơ (như đề cập ở trên) giữa TP Hồ Chí Minh và cảng được lựa chọn sẽ được cân nhắc.

Công ty ABC ● Công ty ABC là một công ty tư nhân, theo hình thức công ty TNHH và không có sở hữu nước ngoài.

● Công ty hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. ● Công ty thường xuyên xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng không

được hưởng tiêu chí công nhận đặc biệt nào, ví dụ như quy chế doanh nghiệp ưu tiên

● Công ty không hoạt động trong một khu chế xuất hay khu công nghiệp được hưởng ưu đãi xuất/nhập khẩu

Điêu khoản thanh toán

● Đơn vị xuất khẩu chịu trách nhiệm trả thuế hải quan để xuất khẩu và giao hàng tới tầu tại cảng xuất. Đơn vị nhập khẩu chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu và nhận hàng tại cảng nhập.

● Phương thức thanh toán là thư tín dụng (L/C) ● Chi phí vận chuyển đường biển không nằm trong phạm vi xem

xét của nghiên cứu này, và có thể do bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu chi trả.

2. Kêt quả 2.1. Nhập khẩu

A. Danh sách tài liệu/chứng từ nhập khẩu (số lượng) 8

(1) Vận đơn 1

(2) Lệnh xuất hàng 1

(3) Hóa đơn thương mại 1

(4) Tờ khai nhập khẩu hải quan 1

(5) Báo cáo giám định/kiểm tra 1

(6) Phiếu đóng gói hàng 1

Page 41: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

41

(7) Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 1

(8) Hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi 1

Tổng số 8

B. Thời gian cần thiêt để hoàn thành thủ tục nhập khẩu (ngày) 21

(I) Chuẩn bị giây tờ (ngày) 12

Vận đơn 1

Lệnh xuất hàng 1

Hóa đơn thương mại 0.5

Tờ khai nhập khẩu hải quan 1

Báo cáo giám định/kiểm tra 1

Phiếu đóng gói hàng 0.5

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 1

Hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi 1

TỔNG thời gian để chuẩn bị chứng từ nhập khẩu 7

Thư tín dụng NHẬP KHẨU 5

(II) Xêp dỡ tại cảng và bên bãi 4

1. Thời gian chờ bên ngoài của tầu trước khi được vào cảng 2

2. Thời gian thả neo và dỡ hàng khỏi tầu 1

3. Xếp dỡ tại cảng và bến bãi (ví dụ: di chuyển công-ten-nơ, vào kho, vv...)

2

4. TỔNG thời gian cho tât cả công việc trên 4

(III) Thông quan và kiểm tra hải quan 4

1. TỔNG thời gian để Hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan nhập khẩu và kiểm tra hải quan (tính từ thời điểm mọi chứng từ được nộp cho Hải quan cho tới khi tất cả hàng hóa được rời cảng).

4

2. Thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan nhập khẩu tại cảng biển

2

3. Thời gian để cơ quan hữu quan kiểm tra kỹ thuật/y tế tại cảng biển 4

4. Thời gian để kiểm tra an ninh tại cảng biển 1

(IV) Vận chuyển và xêp dỡ trong nội địa 1

1. Sắp xếp vận chuyển trong nội địa và xếp hàng lên xe tải hoặc tàu hỏa tại cảng biển

1

2. Vận chuyển từ cảng biển đến kho ở TP Hồ Chí Minh 1

5. TỔNG thời gian cho tât cả công việc trên (Nêu nước anh/chị không giáp biển, thì tính cả thời gian làm thủ tục tại các đồn biên giới trên đât liên vào đây)

1

C. Chi phí cần thiêt để hoàn thành thủ tục nhập khẩu (USD/container) 600

(I) Chuẩn bị tài liệu/chứng từ (USD) 130

Vận đơn 35

Lệnh xuất hàng 0

Hóa đơn thương mại 0

Tờ khai nhập khẩu hải quan 20

Báo cáo giám định/kiểm tra 15

Phiếu đóng gói hàng 0

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 10

Page 42: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

42

Hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi 0

Thư tín dụng NHẬP KHẨU 50

(II) Xêp dỡ tại cảng và bên bãi 175

6. Phí xếp dỡ tại bến bãi đối với đơn vị nhập khẩu

7. Phí bốc hàng lên tầu (nếu do đơn vị nhập khẩu trả)

8. Phí sử dụng bãi tập kết (nếu do đơn vị nhập khẩu trả)

9. Khác (đề nghị nêu rõ)

10. TỔNG giá trị của các loại phí trên 175

(III) Thông quan và kiểm tra hải quan 95

9. Phí hành chính để thông quan

10. Phí môi giới hải quan 75

11. Phí giám định/kiểm tra (nếu được áp dụng đối với phần lớn các công-ten-nơ hàng)

20

13. Khác (đề nghị nêu rõ)

14. TỔNG giá trị của các loại phí trên 95

(IV) Vận chuyển và xêp dỡ trong nội địa 200

7.aChi phí vận chuyển trong nội địa (từ cảng biển tới kho ở TP Hồ Chí Minh) và xêp dỡ (xếp hàng lên và dỡ hàng xuống).

200

2.2. Xuât khẩu

A. Danh sách tài liệu/chứng từ xuât khẩu 5

Vận đơn 1

Hóa đơn thương mại 1

Tờ khai xuất khẩu hải quan 1

Phiếu đóng gói hàng 1

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 1

Tổng số 5

B. Thời gian cần thiêt để hoàn thành thủ tục xuât khẩu (ngày) 21

(I) Chuẩn bị giây tờ (ngày) 12

Vận đơn 1

Hóa đơn thương mại 1

Tờ khai xuất khẩu hải quan 1

Phiếu đóng gói hàng 1

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 3

TỔNG thời gian để chuẩn bị chứng từ xuât khẩu 5

TÔNG thời gian để co được giây chứng nhận nguồn gốc xuât xứ 2

Thư tín dụng XUẤT KHẨU 5

(II) Vận chuyển và xêp dỡ trong nội địa 2

1. Sắp xếp vận chuyển trong nội địa và xếp hàng lên xe tải hoặc tàu hỏa tại kho

1

2. Vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh tới cảng biển trong nghiên cứu tình huống trên

1

5. TỔNG thời gian cho tât cả công việc trên (Nêu nước anh/chị không giáp biển, thì tính cả thời gian làm thủ tục tại các đồn biên giới trên đât liên vào đây)

2

(III) Thông quan và kiểm tra hải quan 4

1. TỔNG thời gian để Hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan xuât khẩu và kiểm tra hải quan (tính từ

4

Page 43: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

43

thời điểm mọi chứng từ được nộp cho Hải quan cho tới khi tất cả hàng hóa được rời cảng).

2. Thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan xuất khẩu tại đất nước của anh/chị

2

3. Thời gian để cơ quan hữu quan kiểm tra kỹ thuật/y tế tại đất nước của anh chị

2

4. Thời gian để kiểm tra an ninh tại đất nước của anh/chị

5. Thời gian để giám định/kiểm tra trước khi xuất cảng 1

(IV) Xêp dỡ tại cảng và bên bãi 3

1. Thời gian xếp dỡ tại cảng và bến bãi (ví dụ: di chuyển công-ten-nơ, thời gian chờ hay bị trễ tại cảng, vv…)

1

2. Thời gian đưa công-ten-nơ lên tầu 1

3. TỔNG thời gian cho tât cả thủ tục tại cảng và bên bãi (không chi bao gồm các công việc trên)

3

4. Thời gian đóng cảng – đơn vi quản lý cảng hoặc hãng tầu thường yêu cầu công-ten-nơ phải được chuyển đến cảng trước bao lâu? (ví dụ: 2 ngày, 24 tiếng, vv…)

1

C. Chi phí cần thiêt để hoàn thành thủ tục xuât khẩu (USD/container)

610

(I) Chuẩn bị tài liệu/chứng từ (USD) 160

Vận đơn 35

Hóa đơn thương mại 0

Tờ khai xuất khẩu hải quan 20

Phiếu đóng gói hàng 0

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế 10

TÔNG chi phí để co được giây chứng nhận nguồn gốc xuât xứ 20

Thư tín dụng XUẤT KHẨU 75

(II) Vận chuyển và xêp dỡ trong nội địa 200

7.aChi phí vận chuyển trong nội địa (từ kho ở TP Hồ Chí Minh tới cảng biển) và xêp dỡ (xếp hàng lên và dỡ hàng xuống).

200

(III) Thông quan và kiểm tra hải quan 100

9. Phí hành chính để thông quan

10. Phí môi giới hải quan 65

11. Phí giám định/kiểm tra (nếu được áp dụng đối với phần lớn các công-ten-nơ hàng)

35

12. Nếu nước anh/chị không giáp biển, đề nghị nêu rõ các loại phí hải quan, phí môi giới hoặc bất kỳ loại phí chính thức nào khác phải trả tại cảng xuất do cơ quan hữu quan của nước quá cảnh quy định (nếu có).

Không

13. Khác (đề nghị nêu rõ)

14. TỔNG giá trị của các loại phí trên 100

(IV) Xêp dỡ tại cảng và bên bãi 150

6. Phí xếp dỡ tại bến bãi đối với đơn vị xuất khẩu

7. Phí bốc hàng lên tầu (nếu do đơn vị xuất khẩu trả)

8. Phí sử dụng bãi tập kết (nếu do đơn vị xuất khẩu trả)

9. Khác (đề nghị nêu rõ)

10. TỔNG giá trị của các loại phí trên 150

Page 44: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

44

PHU LUC II - BAO CAO PHÂN TICH KẾT QUẢ KHẢO SAT BẰNG PHIẾU

Để có cơ sở đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trong quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK), đồng thời với các hình thức khảo sát khác (hội nghị, hội thảo; khảo sát trực tiếp tại các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh logistics; cơ quan quản lý nhà nước; Hải quan cửa khẩu; các tổ chức kiểm định, giám định hàng hoá xuất nhập khẩu...), Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện – GIG đã thực hiện việc khảo sát bằng PHIẾU KHẢO SAT THU TUC XUẤT NHẬP KHẨU đối với một bộ phận các doanh nghiệp (DN). Việc lựa chọn DN khảo sát đã được tính toán để số lượng DN được khảo không nhiều, nhưng tính đại diện cao.

Thời gian khảo sát: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014.

Tổng số DN được khảo sát: 31.

Tổng số DN co phản hồi: 27 (87% tổng số DN được khảo sát). Phân loại thành phần DN có phản hồi:

- DN sản xuất và XNK: 21 (1 DN sản xuất, XNK khẩu lâm sản; 2 DN sản xuất, XNK thuỷ sản; 1 DN sản xuất, XNK da giày; 17 DN sản xuất, XNK hàng công nghiệp)

- DN kinh doanh thương mại: 5.

- DN đại lý hải quan: 1.

- DN đầu tư nước ngoài: 12 (10 DN Nhật Bản, 1 DN Hoa Kỳ, 1 DN châu Âu).

- DN ở khu vực phía Nam (làm thủ tục ở Hải quan TP. Hồ Chí MInh và Bình Dương): 15.

- DN ở khu vực phía Bắc (làm thủ tục tại Hải quan các TP. Hải Phòng, Hà Nội và Hải quan Bắc Ninh): 12.

Trong số các DN có phản hồi, có 1 DN không ghi tên, địa chỉ; 1 DN chỉ ghi địa chỉ, không ghi tên; 7 DN không cung cấp thông tin về chi phí.

Tổng hợp các thông tin do các DN phản hồi như sau:

I. VÊ HỒ SƠ, CHỨNG TỪ

1. Vê chứng từ NK phải nộp, xuât trình cho cơ quan HQ khi làm thủ tục NK hàng hoá:

- 25 DN cung cấp, 2 DN không cung cấp thông tin về hồ sơ NK.

- 17/25 (68%) DN cho biết số lượng chứng từ phải nộp, xuất trình là từ 12 loại , cá biệt có 1 DN cho biết phải nộp, xuất trình tới 18 loại giấy tờ.

- 24/25 (96%) các DN cho biết phải nộp nhiều hơn 5 loại chứng từ quy định tại điều 22 Luật Hải quan hay 8 loại chứng từ như quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan – NĐ 154 (1DN = 4% cho biết phải nộp 4 chứng từ; 1 DN cho biết phải nộp, xuất trình 8 loại chứng từ, nhưng chỉ 6 chứng từ theo quy định tại các văn bản trên, còn 2 chứng từ khác là nằm ngoài quy định).

Trong số các chứng từ phải nộp, xuất trình trên:

- 18/25 DN (72%) cho biết có 8 chứng từ mà hầu hết các lô hàng phải nộp, gồm: (1)Tờ khai HQ; (2) Invoice; (3) Hợp đồng thương mại; (4) Vận tải đơn B/L; (5) Packing List; (6) Lệnh giao hàng D/O; (7) Giấy Giới thiệu); (8) Giấy chuyển tiền nộp thuế.

Page 45: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

45

- 24/25 (96%) các DN cho biết phải nộp 3 chứng từ ngoài quy định (Giấy giới thiệu, Giấy chuyển tiền nộp thuế, Lệnh giao hàng D/O), trong đó, 17/25 (68%) các DN cho biết phải nộp Lệnh giao hàng D/O (các DN không phải nộp D/O chủ yếu làm thủ tục HQ tại đơn vị HQ nội địa).

2. Vê chứng từ XK phải nộp, xuât trình cho cơ quan HQ khi làm thủ tục XK hàng hoá

- 15 DN cung cấp, 12 DN không cung cấp hoặc không phát sinh thông tin về hồ sơ XK.

- 12/15 (80%) DN cho biết số lượng chứng từ phải nộp, xuất trình là từ 6- 8 loại , có 3 DN (20%) cho biết chỉ phải nộp, xuất trình 4 loại giấy tờ.

- 15/15 (100%) các DN cho biết phải nộp nhiều hơn 3 loại chứng từ như quy định tại NĐ 154/2005/NĐ-CP (2 DN cho biết phải nộp, xuất trình 4 loại chứng từ, nhưng chỉ có 2 chứng từ theo quy định, còn 2 chứng từ khác là nằm ngoài quy định – Hoá đơn VAT và Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu).

Trong số các chứng từ phải nộp, xuất trình trên:

- 13/15 (86,7%) DN cho biết có 6 chứng từ mà hầu hết các lô hàng phải nộp, gồm: (1)Tờ khai HQ; (2) Invoice; (3) Hợp đồng thương mại; (4) Hoá đơn VAT; (5) Packing List; (6) Giấy Giới thiệu. 1/15 (6,7%) DN cho biết phải nộp 5 chứng từ (không phải nộp hoá đơn VAT). 1/15 (6,7%) DN cho biết phai nộp 5 chứng từ (không phải nộp Giấy giới thiệu)

- 15/15 (100%) các DN cho biết phải nộp chứng từ ngoài quy định tại Luật Hải quan (điều 22) và NĐ 154 (Giấy giới thiệu, Invoice, hoá đơn VAT), trong đó: 14/15 (93,3%) DN cho biết phải nộp Giấy giới thiệu, Invoice; 10/15 (66,7%) DN cho biết phải nộp hoá đơn VAT.

3. Vê chứng từ phải nộp, xuât trình cho cơ quan HQ khi làm thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công, tờ khai NK nguyên liệu để sản xuât hàng XK:

Có 8 DN có phát sinh loại công việc này, trong đó có 5 DN cung cấp thông tin về hồ sơ thanh khoản, phổ biến từ 11 – 18 loại chứng từ.

II. VÊ THỜI GIAN

1. Thời gian làm thủ tục Nhập khẩu hàng hoá (từ khi đăng ký tờ khai HQ đên khi nhận xong hàng hoá):

26/27 DN tham gia trả lời, kết quả như sau:

- 8/26 (30,7%)các DN cho biết thời gian này là 1 -2 ngày (gồm các DN ưu tiên, DN làm thủ tục tại HQ khu công nghiệp) ;

- 12/26 (46,1%) các DN cho biết thời gian này là 3 – 4 ngày;

- 3/26 (11,5%) các DN cho biết thời gian này là 5 ngày;

- 3/26 (11,5%) các DN cho biết thời gian này là từ 7 – 15 ngày (gồm các DN kinh doanh thương mại, DN nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu phải kiểm dịch, kiểm tra chuyên ngành).

Các số liệu trên cho thấy, ngoài các DN có đặc thù riêng (DNƯT, DN nhập khẩu mặt hàng phải chịu nhiều sự kiểm tra chuyên ngành), còn với các trường hợp khác (đa số), thời gian làm thủ tục cho một lô hàng NK trung bình là từ 3 – 4 ngày.

Page 46: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

46

2. Thời gian làm thủ tục Xuât khẩu hàng hoá (từ khi đăng ký tờ khai HQ đên khi hoàn thành mọi thủ tục XK):

Có 19/27 DN cung cấp thông tin này, trả lời như sau:

- 12/19 (63,1%) các DN cho biết thời gian này là 1 – 2 ngày;

- 5/19 (26,3%) các DN cho biết thời gian này là 3 ngày;

- 2/19 (10,5%) các DN cho biết thời gian này là 5 - 7 ngày.

Các số liệu trên cho thấy, trong phần lớn các trường hợp, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng NK trung bình là từ 1 – 2 ngày.

3. Thời gian làm thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công, tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuât hàng XK:

Có 8 DN có phát sinh hoạt động thanh khoản, trong đó:

- 6/8 DN cung cấp thông tin về thời gian thanh khoản (từ khi nộp đủ hồ sơ cho cơ quan HQ đến khi hoàn thành việc thanh khoản): có 3 DN (50%) cho biết thời gian này là 30 ngày (1 DN làm thủ tục tại HQ TP. HCM, 1 DN làm thủ tục tại HQ TP. Hải Phòng, 1 DN làm thủ tục tại HQ Bình Dương); 1 DN (16,7%) làm thủ tục tại HQ Hà Nội cho biết thời gian này là 15 ngày; 1 DN (16,7%) làm thủ tục tại HQ Bình Dương cho biết thời gian này là 10 ngày; 1 DN (16,7%) làm thủ tục tại HQ Cà Mau cho biết thời gian này là 6 ngày.

Các số liệu trên cho thấy, với đa số các trường hợp, thời gian làm thủ tục Thanh khoản hợp đồng gia công, tờ khai Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng XK trung bình là từ 15 - 30 ngày.

- 5/8 (62,5%) DN cho biết việc thanh khoản thực hiện bằng hồ sơ giấy;

- 3/8 (37,5%) DN cho biết việc thanh khoản thực hiện bằng điện tử, sau đó in ra hồ sơ giấy để HQ xác nhận.

Theo các thông tin trên thì về cơ bản, việc thanh khoản vẫn thực hiện bằng hồ sơ giấy.

4. Thời gian xin Giây phép Nhập khẩu: Co 17/27 DN co phát sinh hoạt động này, trả lời như sau:

- 3/17 DN (17,6%) cho biết thời gian này là 2 – 5 ngày;

- 12/17 DN (70,6%) cho biết thời gian này từ 7 - 15 ngày;

- 2/17 DN (11,8%) cho biết thời gian này là 30 ngày.

Các số liệu trên cho thấy, thời gian xin giấy phép cho một lô hàng NK phổ biến là từ 7 - 15 ngày.

Thời gian xin Giấy phép XK: Có 9/27 DN phát sinh việc xin Giấy phép xuất khẩu: 1/9 DN cho biết thời gian này là 1 ngày; 6/9 (66,7%) DN cho biết thời gian này là 3-7 ngày; 2/9 (22,2%) DN cho biết thời gian này là 30 ngày. Như vậy, thời gian cấp Giấy phép XK phổ biến là từ 3-7.

5. Thời gian xin chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy: Co 14/27 DN co phát sinh hoạt động này, trả lời như sau:

- 6/14 (42,8%) DN cho biết thời gian này là DN cho biết thời gian này là 3 – 7 ngày;

- 8/14 (57,2%) DN cho biết thời gian này là từ 14 – 30 ngày.

Như vậy, thời gian xin chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy trong khoảng từ 7-30 ngày

Page 47: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

47

6. Thời gian kiểm tra chuyên ngành:

Có 18/27 DN có phát sinh hoạt động này, trả lời như sau:

- 4/18 (22,2%) DN cho biết thời gian này là 1 - 3 ngày;

- 5/18 (27,8%) DN cho biết thời gian này là 4 - 7 ngày;

- 8/18 (44,4%) DN cho biết thời gian này là 7 - 15 ngày;

- 1/18 (5,6%) DN cho biết thời gian này là trên 15 - 30 ngày.

Các số liệu trên cho thấy, thời gian kiểm tra chuyên ngành cho một lô hàng NK phổ biến là từ 7 - 15 ngày.

7. Thời gian Phân tích hàng hoá để xác định mã số HS của Trung tâm Phân tích, phân loại Hải quan:

Có 14/27 DN có phát sinh hoạt động này, trả lời như sau:

- 2/14 (14,3%) DN cho biết thời gian này là 1 – dưới 5 ngày;

- 7/14 (50%) DN cho biết thời gian này là 5 - 15 ngày;

- 5/14 (35,7%) DN cho biết thời gian này là trên 30 ngày, có trường hợp tới 90 - 210 ngày.

Các số liệu trên cho thấy, thời gian phân tích 1 mẫu hàng của Trung tâm Phân tích, phân loại Hải quan phổ biến là từ 5 - 15 ngày, gần 1/4 các trường hợp phải tới hàng trăm ngày.

Thời gian làm các thủ tục (4, 5, 6, 7) nêu trên có thể trước khi khai hải quan hoặc sau khai hải quan, tuỳ từng trường hợp. Và tuỳ từng mặt hàng, có lô hàng không phải thực hiện thủ tục nào, có lô hàng phải thực hiện nhiều thủ tục trong các thủ tục trên.

8. Thời gian làm thủ tục với hãng tàu:

- Đối với hàng NK: Có 22/27 DN tham gia trả lời câu hỏi, trong đó: 15/22 (68,1%) DN cho biết thời gian này là 1 – 2 giờ; 7/22 (31,8%) DN cho biết thời gian này là từ 3 giờ trở lên.

- Đối với hàng XK: Có 15/27 DN tham gia trả lời câu hỏi, trong đó: 11/15 (73,3%) DN cho biết thời gian này là 1 – 2 giờ; 4/15 (26,7%) DN cho biết thời gian này là từ 3 giờ trở lên.

9. Thời gian làm thủ tục với cảng, kho, bãi:

- Đối với hàng NK: Có 22/27 DN tham gia trả lời câu hỏi, trong đó: 15/22 (68,2%) DN cho biết thời gian này là 1 – 2 giờ; 7/22 (38,8%) DN cho biết thời gian này là từ 3 giờ trở lên.

- Đối với hàng XK: Có 16/27 DN tham gia trả lời câu hỏi, trong đó: 13/16 (81,3%) DN cho biết thời gian này là 1 – 2 giờ; 3/16 (18,7%) DN cho biết thời gian này là từ 3 giờ trở lên.

Như vậy: Tổng số thời gian DN làm thủ tục cho một lô hàng chỉ phải thực hiện 1 trong số các thủ tục trên: đối với lô hàng XK, tối thiểu là 4 ngày, tối đa là 9 ngày; đối với lô lô hàng NK, tối thiểu là 10 ngày, tối đa là 19 ngày. Trường hợp lô hàng phải thực hiện nhiều hơn 1 thủ tục thì thời gian có thể tới 30 ngày hoặc hơn.

III. VÊ CHI PHI (CHINH THỨC, CÓ CHỨNG TỪ)

1. Chi phí để nhận được một lô hàng NK

Page 48: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

48

Chi phí để nhận được một lô hàng NK gồm nhiều khoản, nộp cho các DN dịch vụ XNK (hãng tàu, kho bãi, vận chuyển nội địa) và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (không bao gồm phí xin giấy phép, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, phân tích hàng hoá) với Tổng chi phí như sau:

- Có 18/27 DN cung cấp thông tin về chi phí, trong đó: 11/18 (61,1%) DN cho biết tổng chi phí để nhận được 1 con’t 20’ hàng NK là 9 -12 triệu đồng (trong đó 2 DN cho biết chi phí từ 16 – 19 triệu); 7/18 DN (38,9%) cho biết tổng chi phí để nhận được 1 con’t 20’ hàng NK là 5,5 - 8 triệu đồng (các DN này chủ yếu nhận hàng tại các ICD hoặc cơ sở của DN ở gần cảng nên chi phí cho vận chuyển nội địa ít).

- Trong số 18 DN trên, có 15 DN cung cấp thông tin về chi phí cho hãng tàu, trong đó: 11/15 (73,3%) DN cho biết tổng chi phí cho hãng tàu từ 5 – 6 triệu đồng; 4/13 (26,7%) DN cho biết tổng chi phí cho hãng tàu từ 3 – 4 triệu đồng.

- Chi phí vận chuyển nội địa: có 16/18 DN cung cấp thông tin về chi phí vận chuyển nội địa, theo đó: cước phí vận chuyển từ các cảng TP. HCM về DN ở TP HCM và Bình Dương, Đồng Nai và từ cảng Hải Phòng về DN ở Hà Nội phổ biến là từ 3 – 4 triệu đồng/con’t 20’ (cá biệt, có trường hợp lên tới 10 triệu); cước phí vận chuyển từ cảng về TP.HCM , từ Cảng Hải Phòng về TP. Hải Phòng hoặc Hải Dương phổ biến là từ 2 – dưới 3 triệu đồng.

Các số liệu trên cho thấy, hầu hết (10/12 triệu đồng = 83,3%) các chi phí để nhận hàng NK là chi phí cho hãng tàu và cước phí vận chuyển nội địa, trong đó, chi phí cho hãng tàu chiếm 50% (6/12 triệu đồng), chi phí vận tải nội địa chiếm 33,3%.

Chi phí (chính thức) cho làm thủ tục xin giấy phép, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, có DN cho biết các khoản chi không chính thức khi làm các thủ tục này là “không nhỏ”.

2. Chi phí để hoàn thành thủ tục một lô hàng XK như sau:

- Có 11/27 DN cung cấp thông tin về chi phí, trong đó: 7/11 (63,7%) DN cho biết tổng chi phí cho 1 con’t 20’ hàng XK là 8 -10 triệu đồng; 4/11 DN (36,3%) cho biết tổng chi phí cho 1 con’t 20’ hàng XK là 5 - 6 triệu đồng (các DN này chủ yếu giao hàng tại các ICD hoặc cơ sở của DN ở gần cảng nên chi phí cho vận chuyển nội địa ít).

- Trong số 11 DN trên, có 8 DN cung cấp thông tin về chi phí cho hãng tàu, trong đó: 7/8 (87,5%) DN cho biết tổng chi phí cho hãng tàu từ 3,5 – 6 triệu đồng; 1/8 (12,5%) DN cho biết tổng chi phí cho hãng tàu dưới 3 triệu đồng.

- Chi phí vận chuyển nội địa: có 10 DN cung cấp thông tin về chi phí vận chuyển này, theo đó: 9/10 (90%) DN cho biết cước phí vận chuyển từ TP. HCM và Bình Dương, Đồng Nai tới các cảng TP. HCM và từ DN ở Hà Nội tới cảng Hải Phòng là từ 3 – 4 triệu đồng/con’t 20’; 1/10 (10%) DN cho biết cước phí vận chuyển từ DN ở Hải Dương tới cảng Hải Phòng là 2,4 triệu đồng.

Các số liệu trên cho thấy, hầu hết (9,5/10 triệu đồng = 95%) các chi phí để XK một lô hàng là chi phí cho hãng tàu và cước phí vận chuyển nội địa, trong đó, chi phí cho hãng tàu chiếm khoảng 52,6% (5/9,5 triệu đồng), chi phí vận tải nội địa chiếm 47,4%.

NHẬN XÉT CHUNG

1. Số lượng DN tham gia khảo sát tuy không nhiều, nhưng là những DN được lựa chọn có chủ đích, nên:

Page 49: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

49

- Tương đối đủ các loại hình: sản xuất và XNK; XNK thuần tuý; DN sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp (công nghiệp cơ khí, công nghệ cao, công nghiệp nhẹ…), nông nghiệp, dịch vụ XNK.

- Đủ quy mô: từ mức trung bình trở lên trong mỗi lĩnh vực, từ DN SMEs đến công ty đa quốc gia.

- Là những DN có hoạt động XNK thường xuyên, không phải là XNK mang tính cơ hội.

2. Các DN tham gia khảo sát với sự nhiệt tình và trách nhiệm rất cao (thể hiện ở việc tính toán tỷ mỉ các số liệu cung cấp, nội dung nào chưa chắc chắn thì không cung cấp, bổ sung thêm những nội dung mẫu phiếu để ở dạng mở, những nội dung mà DN được biết nhưng chưa gặp phải trên thực tế được ghi chú rõ …).

3. Nội dung thông tin về từng vấn đề là khá tập trung (như đã phản ánh ở từng điểm ở phần I, II, III trên).

Các nhận xét trên cho phép đánh giá: số lượng DN được khảo sát không nhiều nhưng có tính đại diện, độ chính xác, độ tin cậy cao.

Kêt quả khảo sát phản ánh rât rõ một số vân đê:

1. Hồ sơ, chứng từ thực tế phải nộp, xuất trình cho cơ quan HQ khi làm thủ tục HQ cho hàng hoá XNK nhiều hơn quy định: Hồ sơ mỗi lô hàng XNK nhiều hơn quy định ít nhất là 3 chứng từ: Đối với hàng XK là Giấy Giới thiệu, Invoice, hoá đơn VAT; đối với hàng NK là Giấy Giới thiệu, Giấy chuyển tiền nộp thuế, Lệnh giao hàng D/O. Riêng hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công, tờ khai NK nguyên liệu sản xuất hàng XK là quá nhiều (11 – 18 loại).

Liên quan đến hồ sơ, chứng từ là vấn đề bản sao, bản chụp: Tình trạng phổ biến là các đơn vị Hải quan và các cơ quan cấp các loại giấy chứng nhận, giấy phép, kiểm tra, giám định đều yêu cầu DN phải nộp bản sao, bản chụp có chữ ký, con dấu của DN. Yêu cầu này tạo ra một khối lượng công việc và chi phí lớn cho DN (Công ty Điện tử Samsung Bắc Ninh cho biết riêng tiền giấy, mực dùng cho việc sao, chụp hồ sơ thanh khoản tờ khai NK nguyên liệu, linh kiện mỗi lần (quý) lên tới 60 – 70 triệu đồng).

2. Thời gian làm thủ tục thông quan (từ khi khai HQ đến khi hoàn thành mọi thủ tục với tất cả các bên liên quan) cho một lô hàng NK là 3 – 4 ngày, cho một lô hàng XK là 1 – 2 ngày, trong đó, chủ yếu là thời gian dành cho các công việc về hải quan, các công việc liên quan đến các tổ chức khác chiếm rất ít (thời gian làm thủ tục với hãng tàu, cảng/kho, bãi mỗi nơi thường là 1 – 2 giờ, tổng cộng là 2 - 4 giờ).

Chi phí thời gian nhiều nhất cho một lô hàng NK, XK nằm ở 3 khâu: Xin Giấy phép; chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy; kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra chất lượng…), phân tích hàng hoá để xác định mã số. Trong đó, khó lượng định nhất là thời gian cơ quan Hải quan phân tích hàng hoá để xác định mã số, có trường hợp kéo dài tới hơn 200 ngày.

3. Chi phí tài chính nổi bật lên là các khoản chi phí cho hãng tàu (chiểm 50% tổng chi phí cho một lô hàng NK, 52,6% tổng chi phí cho một lô hàng XK), gồm:

- Phí xếp dỡ THC: 96 USD/con’t 20’ thường, 140 USD/con’t 20’lạnh.

- Phí mất cân bằng vỏ con’t CIC: 55 USD/con’t.

- Phí vệ sinh: 8 USD/ con’t 20’ thường, 15 USD/con’t 20’lạnh.

- Phí sữa chữa con’t.

Page 50: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

50

- Thống kê trên cho thấy, chi phí cho hãng tàu hiện đang là gánh nặng cho DN XNK hàng hoá. Trong các loại phí trên, có những khoản phí đa số các DN cho là bất hợp lý và chưa minh bạch:

- Phí THC: Về bản chất, đây là khoản phí mà hãng tàu thu của DN XNK hàng hoá để trả cho chi phí xếp dỡ hàng hoá của tổ chức kinh doanh cảng, kho, bãi. Nhưng trên thực tế, các tổ chức kinh doanh cảng cho biết họ chỉ được hãng tàu trả cho một phần trong số tiền hãng tàu thu từ DN kinh doanh XNK: Lãnh đạo cảng Cát Lái cho biết mức phí THC các hãng tàu trả công ty cảng khoảng 60% mức phí hãng tàu thu của DN XNK, lãnh đạo công ty cảng Hải Phòng cho biết tỷ lệ này ở Cảng Hải Phòng là khoảng 50%. Như vậy là có sự không minh bạch trong việc thu khoản phí này.

- Phí mất cân đối về vỏ con’t - CIC: Các DN XNK cho rằng đây là khoản phí không hợp lý và không minh bạch. Việc để mất cân đối về vỏ con’t ở các cảng (trên toàn thế giới) dẫn đến phải điều động vỏ con’t từ cảng này sang cảng khác là do tính toán của hãng tàu, việc bắt chủ hàng XNK tại Việt Nam phải gánh chịu chi phí điều động vỏ con’t, vốn không liên quan trực tiếp đến lô hàng XNK của DN, là không hợp lý.

Trừ hãng tàu, không ai có thể kiểm chứng tình trạng mất cân đối vỏ con’t, việc quy định mức phí hoàn toàn là ý chí chủ quan của hãng tàu. Mặt khác, tình trạng mất cân đối vỏ con’t ở mỗi thời điểm là khác nhau (do tính chất thời vụ của hàng hoá XNK ở từng nước). Vì vậy, việc ấn định mức phí là không minh bạch.

- Phí sửa chữa con’t: Đây cũng là một khoản phí mà DN XNK cho là vô căn cứ. Khi nhận hàng, hầu như không DN nào thực hiện việc kiểm tra tình trạng vỏ con’t để cùng hãng tàu lập biên bản ghi nhận. Nhưng khi nhận lại vỏ, nếu có bất kỳ hỏng hóc, méo bẹp nào, hãng tàu đều quy là trách nhiệm của DN XNK, buộc họ phải chịu chi phí sửa chữa.

- Ngoài ra, năm 2014 còn phát sinh loại “phí tắc nghẽn cảng” do các hãng tàu tự đặt ra khi có hiện tượng tắc nghẽn hàng hoá (nhất thời) tại khu vực Cảng Cát Lái. Xung quanh loại phí này, có một số vấn đề không minh bạch:

o Mức phí hãng tàu thu rất cao, không rõ tính toán trên cơ sở nào.

o Nơi có tắc nghẽn (Cát Lái) thu, nhưng nơi không có tắc nghẽn (Cảng Tân Thuận, TP. HCM) cũng thu.

o Thời điểm có tắc nghẽn thu, nhưng thời điểm không còn tắc nghẽn vẫn thu.

o Đây dường như là loại phí mà hãng tàu chỉ thu ở Việt Nam.

Các DN XNK cho rằng hiện nay có tình trạng các hãng tàu, ngoài cước phí vận chuyển, tuỳ tiện đặt ra nhiều loại phụ phí đã gây thiệt hại cho DN XNK, làm giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Mặc dù vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm, có thẩm quyền chưa có hành động rõ rệt nào để kiểm soát, chấn chỉnh.

Page 51: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SAT QUA PHIẾU (Đối với hàng Xuât khẩu)

STT Tên công ty/Loại hình (F: forwarder;

T: Thương mại)

Số lượng chứng từ Xuât khẩu

Thời gian làm thủ tục XK (ngày)

Thời gian xin Giây phép XK (ngày)

Chi phí Xuât khẩu (triệu đồng)

Tổng số Chứng từ phổ biên*

Tổng Hãng tàu

Cước nội địa

01 Royal Cargo HCM (F) 7 6 3 30 10,5 6,0 4,0

02 1 Cty ở Bình Dương 7 6 2 - 3 2 - 3 5,5 3,5

03 Sumitomo KCN Bắc Thăng Long

8 6 1,0 2 - 3 9,3 3,5 3,0

04 1 Cty HCM 6 5 1 7

05 Fujikura Fiber VSIP 8 6 1,5 2 - 3 9,3 3,5 3,0

06 MIPEC Hà Nội (T)

07 FICO HCM (T) 6 5 2,5 9-19 5 - 15 3,0

08 FOSTER Bình Dương 7 6 2 30

09 Unilever Việt Nam 7 6 7 8,0 2,5 3,5

10 KimThanhLong HCM-T

11 Điên máy Việt Úc (T)

12 Kokuyo HP 3

13 Yamaha Motor VN 6 6 2 1 6,0 4,5

14 Ford VN

15 Hoàng Khôi HCM 7 5 1 7

16 Tsukuba VN - HN 7 6 3 7

17 Cao su VN - HCM 1/2 6,0 5,0

18 Thủy sản An Giang 4 3 2

19 Brother Việt Nam 6 5 1 3,2 2,6

20 Ô tô Ngôi sao VN - BD

21 Likan Vina - HN 1 - 2

22 Cty Chân Thật - HCM

23 Cty Giày Thái Bình BD 2 8,5 5,0 2,5

Page 52: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU

52

24 Thuỷ sản Minh Phú

25 Cty A.I.S Bắc Ninh(phụ tùng) 5 5 5

26 Cty Maxturn Apparel 4 4 1 11,3 5,0 4,2

27 Cty SIC

Ghi chú: * Những chứng từ Xuất khẩu phổ biến là những chứng từ mà hầu hết các lô hàng Xuất khẩu khẩu đều phải nộp, gồm 6 loại: (1) Tờ khai HQ; (2) Invoice; (3) Hợp đồng thương mại; (4) Hoá đơn VAT; (5) Giấy Giới thiệu; (6) Packing List.

Page 53: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU

53

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SAT QUA PHIẾU (Đối với hàng Nhập khẩu)

STT Tên công ty/Loại hình

(F: forwarder; T: Thương mại)

Số lượng chứng từ

Nhập khẩu

Th/gian

làm thủ tục NK

(ngày)

Th/gian

xin Giây phép NK

(ngày)

T/ gian phân tích

h.hoá (ngày

)

T/gian

Kiểm tra

c.lượng

(ngày)

Thanh khoản HĐGC,

TK NK SXXK

Chi phí Nhập khẩu (triệu đồng)

Tổng số

Phổ biên

*

Số Ch/từ

Thời gian

(ngày)

Tổng Hãng tàu

Cước nội địa

01 Royal Cargo HCM (F) 12 8 3 30 30 15 12,2 6,0 4,0

02 1 Cty ở Bình Dương 12 8 1,5 3 - 7 20-180 2 6,0 – 8,0

4,0 – 6,0

03 Sumitomo KCN Bắc T.Long

12 8 2 5 - 7 3 12,2 6,0 3,0

04 1 Cty HCM 12 8 3 7 7

05 Fujikura Fiber VSIP 12 8 2 5 - 7 12,2 6,0 3,0

06 MIPEC Hà Nội (T) 13 8 3 1 - 7 7 - 15 3-15 15-22 5,0 4.5

07 FICO HCM (T) 12 8 5 15 2 - 10

08 FOSTER Bình Dương 8 8 2 30 90 -210

3 - 7 12 30 - 40 5 - 8,5 3 – 6,0

09 Unilever Việt Nam 12 8 11 7 60 10 12 30 10,0 4,0 3.5

10 KimThanhLong HCM-T 9 7 3 4 6,0 3,0 2.5

11 Điên máy Việt Úc (T) 12 8 2 - 3 15 - 30

12,0 7,0 5,0

12 Kokuyo HP 13 8 3 2 30 8,7 5,0 1,7

13 Yamaha Motor VN 9 7 3 2 1 1 18 15 5,5 4,5

14 Ford VN 12 8 2 – 5 10

15 Hoàng Khôi HCM 12 7 2 15

16 Tsukuba VN - HN 9 6 5 7 15 7 11

Page 54: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU

54

17 Cao su VN - HCM

18 Thủy sản An Giang 12 8 7 - 15 10

19 Brother Việt Nam 18 8 1 3-5 15 5,7 2,6

20 Ô tô Ngôi sao VN - BD 10 8 1 11 3 7 6,2 2,4

21 Likan Vina - HN 10 7 3 - 5 10 - 90

22 Cty Chân Thật - HCM 11 7 4 - 7 7 - 14 5 - 14 7 - 14 10,0 4,0 2,5

23 Cty Giày Thái Bình BD 12 8 3,5 7 15 10 13,5 5,0 2,5

24 Thuỷ sản Minh Phú 7 - 10 15 6

25 Cty A.I.S Bắc Ninh(phụ tùng)

12 8 2 - 3 2 - 3 5 6,4 (chưa tính)

4,9

26 Cty Maxturn Apparel B.Ninh

4 4 2 Quy định

7 11,5 5,0 4,2

27 Cty SIC (XNK in) Hà Nội 10 8 4 5 7 16,0 5,0 10,0

Ghi chú: *

- Những chứng từ Nhập khẩu phổ biến là những chứng từ mà hầu hết các lô hàng Nhập khẩu đều phải nộp, gồm 8 loại:

(1)Tờ khai HQ; (2) Invoice; (3) Hợp đồng thương mại; (4) Vận tải đơn B/L; (5) Giấy Giới thiệu; (6) Lệnh giao hàng D/O; (7)

Packing List; (8) Giấy chuyển tiền.

- Những chứng từ khác, tuỳ loại hàng, gồm 6 loại: (1) Giấy phép; (2) Chứng nhận Hợp chuẩn/hợp qui; (3) Chứng nhận xuất

xứ C/O; (4) Đăng ký kiểm tra chất lượng/Kiểm dịch; (5) Công văn xin đưa hàng về bảo quản; (6) Văn bản cam kết.

Page 55: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

55

PHU LUC III – XẾP HANG LAI CHỈ SÔ THƯƠNG MAI QUA BIÊN GIƠI THEO BAO

CAO CUA NGÂN HANG THẾ GIƠI

Phân tích dưới đây sẽ cho thấy rõ việc tính toán lại chỉ số Thương mại qua Biên giới theo (i)

pháp luật hiện hành và thực tế tại Việt Nam, (ii) theo kết quả khảo sát của Dự án GIG và

(iii) theo văn bản Luật hải quan mới năm 2014 (và dự thảo các văn bản hướng dẫn luật Hải

quan bao gồm nghị định và các thông tư). Từ kết quả phân tích lại, chúng tôi đưa ra bảng

xếp hạng lại chỉ số TAB của Việt Nam như dưới đây (theo Doing Business reform simulator

2015):29

Bảng tổng hợp Phân tích lại chỉ số Thương mại qua Biên giới (TAB) như sau:

Nguồn thông

tin

Xuât khẩu Nhập khẩu Xêp hạng

Chứng

từ (số

lượng)

Thời

gian

(ngày)

Chi phí

(USD/c

on’t)

Chứng

từ (số

lượng)

Thời

gian

(ngày)

Chi phí

(USD/c

on’t)

Ease of

trading

across

borders

(DTF)

Ease of

Trading

RANK

Báo cáo TAB

của WB 5 21 610 8 21 600 75.56 75

Phân tích lại

Báo cáo TAB

của WB

3 13 536 7 16 566 85.15 30

Theo kết quả

khảo sát GIG 6* 5 476 8* 10 571 82.45 40

Văn bản Luật

HQ 2014 2 5 476 5 9 571 93.97 3

Chú thích: (*) Các chứng từ hải nộp đối với hầu hết các lô hàng XNK.

A. PHÂN TICH LAI CHỈ SÔ TAB THEO DB CUA WB

Trong Báo cáo Môi trường kinh doanh Việt Nam 2015, WB giả định mặt hàng nhập khẩu là

“máy móc chạy điện”, mặt hàng xuất khẩu là “hàng dệt may, quần áo”. Nếu bám theo giả

định này thì có nhiều tính toán về chứng từ, thời gian, chi phí của WB không phù hợp với

các mặt hàng này. Khi phân tích chúng tôi bỏ qua giả định này để tránh làm méo mó thực

trạng.

I. XUẤT KHẨU

1. Chứng từ

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp 05 tài liệu/chứng từ hải quan, đơn vị quản lý cảng biển hay các cơ quan hữu quan khác của Chính phủ để hoàn tất thủ tục xuất khẩu, gồm: (i) Vận đơn, (ii) Chứng từ thương mại, (iii) Tờ khai hải quan, (iv) Phiếu đóng gói hàng, và (v) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (giấy phép tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế).

29 http://www.doingbusiness.org/reforms/reform-simulator

Page 56: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

56

Bình luận: Trong các chứng từ trên, có 2 loại WB nêu không chính xác: Theo pháp luật hiện hành và trên thực tế, người XK Việt Nam không phải nộp vận tải đơn và giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (do tuyệt đại bộ phận hàng hoá XK không thuộc diện phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành). Chúng tôi tạm tính lại số chứng từ xuất khẩu là 03 tài liệu.

Tuy nhiên, xét về tổng số chứng từ phải nộp thì số liệu WB đưa ra (5 chứng từ) là phù hợp (do có một số chứng từ khác WB không nêu, nhưng có trong thực tế) nên chúng tôi sử dụng số liệu này để phân tích.

2. Thời gian

Báo cáo TAB WB chia tổng thời gian 21 ngày thành 6 nhóm:

1.1. Thời gian để chuẩn bị chứng từ xuât khẩu: 5 ngày, bao gồm:

1.1.1. Chuẩn bị vận đơn: 1 ngày;

1.1.2. Chuẩn bị hóa đơn thương mại: 1 ngày;

1.1.3. Chuẩn bị tờ khai hải quan xuất khẩu: 1 ngày;

1.1.4. Chuẩn bị phiếu đóng gói hàng: 1 ngày;

1.1.5. Thời gian nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế: 3 ngày

(Tổng thời gian cho các công việc này là 7 ngày, làm vượt thời gian để chuẩn bị chứng từ

xuất khẩu ở trên là 5 ngày nên giả định là những công việc này được làm đồng thời.)

1.2. Thời gian xin giây chứng nhận nguồn gốc xuât xứ: 02 ngày;

1.3. Thời gian vận chuyển và xêp dỡ nội địa: 02 ngày:

1.3.1. Thời gian sắp xếp vận chuyển trong nội địa và xếp hàng lên xe tải hoặc tàu hỏa tại

kho: 01 ngày;

1.3.2. Thời gian vận chuyển từ Tp. HCM tới cảng biển: 01 ngày.

1.4. Thời gian để hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan

xuât khẩu và kiểm tra hải quan: 04 ngày:

1.4.1. Thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan: 02 ngày;

1.4.2. Thời gian kiểm tra kỹ thuật/y tế: 02 ngày

1.4.3. Thời gian để giám định/kiểm tra trước khi xuất cảng: 01 ngày.

(Tổng thời gian cho các công việc này là 5 ngày, làm vượt thời gian để hải quan và các cơ quan hữu quan khác thực hiện thông quan xuất khẩu và kiểm tra hải quan ở trên là 4 ngày nên giả định là những công việc này được làm đồng thời.)

1.5. Tổng thời gian cho tât cả thủ tục tại cảng và bên bãi: 03 ngày.

1.6. Thời gian để co được thư tín dụng xuât khẩu: 05 ngày.

Bình luận:

1) Trong các loại thời gian trên, chúng tôi tạm chấp nhận các loại thời gian sau đây, do

chưa khảo sát được hoặc thấy có phần hợp lý (sau khi đã điều chỉnh lại cho hợp logic

như đã nêu trên): 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4, 1.2, 1.3, 1.4.1, 1.5, tổng số là 13 ngày.

2) Những loại thời gian sau chưa chính xác: Tuyệt đại bộ phận hàng hàng xuất khẩu

không phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra y tế nên không có loại thời gian 1.1.5 (1

ngày) và 1.4.2 (2 ngày). Như vậy cần loại 03 ngày này khỏi tổng thời gian xuất khẩu.

3) Về thời gian L/C

Người xuất khẩu không phải mở L/C, nhưng theo UPC 600, ngân hàng có tối đa 5 ngày

để kiểm tra chứng từ, chấp nhận thanh toán cho người XK. Giả định các ngân hàng

thương mại Việt Nam tận dụng tối đa thời gian này thì cũng có 2 cách tính chi phí thời

gian:

Page 57: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

57

- Cách 1: chấp nhận các loại thời gian trong báo cáo TAB của WB đã tính (gồm cả thời gian 5 ngày chờ được thanh toán) thì tổng số thời gian cho hoàn tất mọi công việc XK một lô hàng là 21 – 3 = 18 ngày.

Cách tính này có bất hợp lý là thời gian chờ được thanh toán hoàn toàn nằm ngoài và tách rời khỏi thời gian làm thủ tục XK lô hàng (sau khi hàng hoá đã hoàn thành mọi thủ tục XK, đã được giao cho người vận chuyển theo chỉ định của người mua nước ngoài. Tính cả loại thời gian này sẽ dẫn tới phải tính cả các loại thời gian khác phát sinh trước khi khai hải quan và sau khi hàng hoá đã được thông quan (ví dụ thời gian chờ ngày tàu đến hoặc chờ ghép công-ten-nơ tại kho CFS…, là những loại thời gian không thuộc trách nhiệm người XK).

- Cách 2: Không tính loại thời gian này vào tổng thời gian XK, theo đó, tổng thời gian XK là 21 – 3 – 5 = 13 ngày.

Cách tính này hợp lý hơn, loại bỏ bất hợp lý của cách 1. Quan điểm của tư vấn GIG là tính theo cách 2 này.

3. Chi phí

Tổng chi phí xuất khẩu theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015 của Việt Nam là 610USD.

Bình luận: Chi tiết về loại chi phí, mức phí từng loại có một vài điểm không phù hợp (như lệ phí làm thủ tục hải quan chỉ là 20.000 VNĐ – tương đương 1USD, WB tính 20USD; hàng XK không phải kiểm tra chuyên ngành nên không phát sinh 10USD phí này. Người XK không phải mở L/C tuy nhiên để được thanh toán, người xuất khẩu phải trả một khoản phí 0.2% trị giá L/C (tối thiểu 20USD, tối đa 200USD theo mức phí của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Như vậy, L/C cho lô hàng trị giá 20.000USD thì mức phí phải trả là 0.2% x 20.000USD = 30USD, tức là cần giảm 75 – 30 = 45USD trong khoản chi phí này. Sau khi loại bỏ các phí không thực tế này, chi phí xuất khẩu tạm tính lại là 536USD (610USD – 19USD – 10USD – 45USD = 536USD).

II. NHẬP KHẨU

1. Chứng từ

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp 08 tài liệu/chứng từ cho hải quan, đơn vị quản lý cảng biển hay các cơ quan hữu quan khác của Chính phủ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu, gồm: (i) Vận đơn, (ii) Lệnh giải phóng hàng, (iii) Chứng từ thương mại, (iv) Tờ khai hải quan, (v) Báo cáo giám định/kiểm tra, (vi) Phiếu đóng gói hàng, (vii) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế), (viii) Hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi.

Bình luận: Trong các chứng từ nêu trên, có loại Doanh nghiệp không phải nộp cho bất cứ cơ quan nào (hoá đơn xếp dỡ). Do đó, số lượng tài liệu/chứng từ nhập khẩu giảm xuống còn 07 chứng từ.

2. Thời gian

Báo cáo TAB WB chia tổng thời gian 21 ngày thành 4 nhóm:

2.1 Thời gian chuẩn bị hồ sơ: 12 ngày, gồm các công việc:

2.1.1. Lấy vận đơn: 1 ngày;

2.1.2. Lấy lệnh giao hàng: 1 ngày;

2.1.3. Lập hóa đơn thương mại: 0.5 ngày;

2.1.4. Làm tờ khai nhập khẩu: 1 ngày;

2.1.5. Báo cáo giám định, kiểm tra (tạm hiểu là đăng ký kiểm tra chuyên ngành): 1 ngày;

2.1.6. Làm phiếu đóng gói hàng: 0.5 ngày;

Page 58: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

58

2.1.7. Xin giấy chứng nhận TCKT/y tế (tạm hiểu là nộp hồ sơ xin giấy phép hoặc đề nghị

đánh giá sự phù hợp): 1 ngày;

2.1.8. Lấy hóa đơn xếp dỡ tại bến bãi: 1 ngày;

2.1.9. Mở thư tín dụng nhập khẩu: 5 ngày.

2.2 Thời gian xêp dỡ tại cảng và bên bãi: 4 ngày, bao gồm:

2.2.1. Thời gian chờ bên ngoài của tầu trước khi được vào cảng: 2 ngày;

2.2.2. Thời gian thả neo và dỡ hàng khỏi tầu: 1 ngày;

2.2.3. Thời gian xếp dỡ tại cảng và bến bãi: 2 ngày

(Tổng thời gian cho các công việc này là 5 ngày, làm vượt thời gian để hải quan và các cơ

quan hữu quan khác thực hiện thông quan xuất khẩu và kiểm tra hải quan ở trên là 4 ngày

nên giả định là những công việc này được làm đồng thời.)

2.3 Tổng thời gian thông quan và kiểm tra hải quan: 4 ngày, gồm:

2.3.1 Thời gian để hoàn tất khai báo/kiểm soát hải quan nhập khẩu tại cảng biển: 2 ngày

2.3.2 Thời gian để cơ quan hữu quan kiểm tra kỹ thuật/y tế: 4 ngày (tài liệu ghi là 4 ngày,

khi cộng lại thì vượt quá tổng thời gian thông quan và kiểm tra hải quan nên giả định

các công việc được thực hiện song song tại mục 2.3 này);

2.3.3 Thời gian để kiểm tra an ninh tại cảng biển: 1 ngày.

(Tổng thời gian cho các công việc này là 7 ngày, làm vượt thời gian để hải quan và các cơ

quan hữu quan khác thực hiện thông quan xuất khẩu và kiểm tra hải quan ở trên là 4 ngày

nên giả định là những công việc này được làm đồng thời.)

2.4 Tổng thời gian vận chuyển và xêp dỡ nội địa: 1 ngày

(Tài liệu ghi gồm 2 loại việc, mỗi việc 1 ngày, khi cộng lại thì vượt quá tổng thời gian vận

chuyển và xếp dỡ nội địa ở trên là 1 ngày nên giả định là những công việc này được làm

đồng thời.)

Bình luận:

1) Trong các loại thời gian trên, chúng tôi tạm chấp nhận các loại thời gian sau đây, do

chưa khảo sát được: 2.1.5, 2.1.7, 2.1.9, 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3; hoặc thấy có phần hợp lý

(sau khi đã điều chỉnh lại cho hợp logic như đã nêu trên): 2.1.4, 2.3.1, 2.3.2, 2.4, tổng

thời gian là 16 ngày.

2) Những loại thời gian sau chưa chính xác:

- Những chứng từ sau đây người nhập khẩu Việt Nam không phải chuẩn bị (mà là

những chứng từ mà người XK nước ngoài phải chuẩn bị để giao cho người NK Việt

Nam): 2.1.3 - Lập hoá đơn thương mại, 2.1.6 - Làm phiếu đóng gói. Như vậy, giảm

được 2 chứng từ và 1 ngày chuẩn bị.

- Loại thời gian không có ở Việt Nam là 2.3.3 “thời gian để kiểm tra an ninh tại cảng

biển”. Như vậy, giảm thêm 1 ngày.

3) Những loại thời gian sau đây nên được tính ở giai đoạn chuẩn bị chứng từ để tránh

trùng với thời gian của giai đoạn thông quan hàng hoá: 2.1.1 - lấy vận tải đơn (1

ngày), 2.1.2 - lấy lệnh giao hàng (1 ngày), 2.1.8 - lấy hoá đơn xếp dỡ (1 ngày). Bởi

các việc này được thực hiện tại cảng nên thuộc giai đoạn thông quan hàng hoá (trong

gói thời gian 4 ngày). Loại bỏ 3 loại thời gian trùng lặp này giảm được 3 ngày nữa.

Như vậy, số thời gian làm thủ tục nhập khẩu cần loại ra khỏi gói thời gian 21 ngày là 5 ngày, còn lại thời gian làm thủ tục NK hàng hoá là 16 ngày.

3. Chi phí

Theo báo cáo môi trường kinh doanh của WB, chi phí nhập khẩu là 600USD, bao gồm:

3.1. Phí lấy B/L: 35USD

Page 59: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

59

3.2. Phí tờ khai NK hải quan: 20USD

3.3. Phí báo cáo giám định/kiểm tra: 15USD

3.4. Phí giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật/y tế: 10USD

3.5. Phí mở L/C (trị giá 20.000USD): 50USD

3.6. Chi phí xếp dỡ tại cảng và bến bãi: 175USD

3.7. Phí môi giới hải quan: 75USD

3.8. Phí giám định/kiểm tra: 20USD

3.9. Phí vận chuyển và xếp dỡ trong nội địa: 200USD

Bình luận: Trong các loại chi phí trên, có một số loại không thực tế, như lệ phí làm thủ tục hải quan (tại mục 3.2) chỉ là 1USD, không phải là 20USD; phí giám định, kiểm tra được tính 2 lần (tại mục 3.3 là 15USD và 3.8 là 20USD) cần loại ra. Như vậy, sau khi loại bỏ các loại phí không thực tế trên, tổng chi phí nhập khẩu là 566USD (600USD - 19USD - 15USD = 566USD).

B. PHÂN TICH CHỈ SÔ TAB THEO KẾT QUẢ KHẢO SAT CUA GIG

I. XUẤT KHẨU

1. Chứng từ

Kết quả khảo sát của GIG cho thấy số lượng chứng từ DN phải nộp khi làm thủ tục XK đối

với hầu hết các lô hàng là 6 loại. Về số lượng chứng từ thì tương tự như Báo cáo của WB (5

loại), nhưng chủng loại thì có nhiều (50%) khác biệt.

2. Thời gian

Theo kết quả khảo sát của GIG thì thời gian làm thủ tục thông quan cho 1 lô hàng XK tại cảng là 1 – 2 ngày; thời gian DN làm thủ tục cho một lô hàng XK phải thực hiện 1 trong số các thủ tục xin giấy phép, chứng nhận hợp chuẩn, kiểm tra chuyên ngành, phân tích xác định mã số HS cho hàng hoá tối thiểu là 3 ngày (xin giấy phép), tối đa là 7 ngày (xin giấy phép). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, hầu hết hàng XK không thuộc diện quản lý bằng giấy phép, không phải kiểm tra chuyên ngành, không có thuế XK (nên không có yêu cầu xác định mã HS). Như vậy, đối với hầu hết hàng XK, sẽ không có chi phí thời gian cho các công việc này.

Cộng thêm vào thời gian thông quan tại cảng một số loại thời gian theo tính toán tại TAB của WB: 1 ngày chuẩn bị và khai báo hải quan, 1 ngày nhận vỏ công-ten-nơ, 1 ngày xếp hàng lên xe tải và vận chuyển tới cảng, tổng thời gian hoàn thành mọi thủ tục cho 1 lô hàng XK cho đến khi giao cho hãng tàu tại cảng tối thiểu là 4 ngày, tối đa là 5 ngày.

3. Chi phí

Theo kết quả khảo sát của GIG thì tổng chi phí để hoàn thành thủ tục XK một lô hàng (nơi

xếp hàng: Hà Nội/TP. HCM/Bình Dương/Đồng Nai; cảng XK: cảng TP. HCM/Hải Phòng) là 8

– 10 triệu đồng, tương đương 381 – 476 USD (tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ).

II. NHẬP KHẨU

1. Chứng từ

Kết quả khảo sát của GIG cho thấy số lượng chứng từ DN phải nộp khi làm thủ tục NK đối với hầu hết các lô hàng là 8 loại. Về số lượng chứng từ thì tương tự như Báo cáo của WB (8 loại), nhưng chủng loại thì có 2 loại (Giấy Giới thiệu, Giấy chuyển tiền nộp thuế) khác WB.

2. Vê thời gian

Theo kết quả khảo sát của GIG thì thời gian DN làm thủ tục thông quan tại cảng cho một lô

hàng NK là từ 3 – 4 ngày; thời gian xin và nhận được giấy phép là 7 – 15 ngày; thời gian

làm thủ tục chứng nhận hợp chuẩn là 7 – 30 ngày; thời gian kiểm tra chuyên ngành là 7 –

Page 60: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

60

15 ngày; thời gian phân tích xác định mã số HS là 5 – 15 ngày. Trong tổng thời gian thực

hiện mỗi thủ tục trên, DN cần 1 ngày dành cho việc chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Trong số các thủ tục quản lý chuyên ngành trên thì chỉ có thủ tục kiểm tra chuyên ngành (7

– 15 ngày) và phân tích xác định mã HS (5 – 15 ngày) là thực hiện sau khi khai hải quan,

tức là phải tính đầy đủ vào thời gian làm thủ tục thông quan hàng hoá. Các thủ tục khác

như xin giấy phép NK, chứng nhận hợp chuẩn thường phải thực hiện trước khi khai hải quan

nên chỉ có thể tính vào thời gian chuẩn bị tài liệu, chứng từ (như phân tích trên là 1 ngày).

Như vậy, thời gian hoàn thành thủ tục NK 1 lô hàng như sau:

- Đối với lô hàng NK không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành (theo Tổng cục Hải

quan thì 66% các lô hàng NK không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành): tối

thiểu là 4 ngày (1 ngày chuẩn bị và khai hải quan, 3 ngày làm thủ tục thông quan tại

cảng), tối đa là 5 ngày (1 ngày chuẩn bị và khai hải quan, 4 ngày hoàn thành các thủ

tục tại cảng để hàng hóa được thông quan).

- Đối với lô hàng phải thực hiện 1 trong 2 thủ tục kiểm tra chuyên ngành hoặc phân tích

xác định mã HS (theo Tổng cục Hải quan thì 34% các lô hàng NK thuộc diện quản lý,

kiểm tra chuyên ngành): tối thiểu là 9 ngày (1 ngày chuẩn bị và khai hải quan; 5 ngày

kiểm tra chuyên ngành/phân tích xác định mã HS, bao gồm 1 ngày chuẩn bị và nộp hồ

sơ; 3 ngày làm thủ tục thông quan tại cảng), tối đa là 20 ngày (1 ngày chuẩn bị và khai

hải quan; 15 ngày kiểm tra chuyên ngành/phân tích xác định mã HS, bao gồm 1 ngày

chuẩn bị và nộp hồ sơ; 4 ngày hoàn thành các thủ tục tại cảng để hàng hóa được thông

quan), nên trung bình là 14,5 ngày.

- Đối với lô hàng phải thực hiện nhiều thủ tục quản lý chuyên ngành thì thời gian dài hơn,

nhưng các trường hợp này không nhiều nên không xét đến tại phân tích này.

Tóm tắt kết quả khảo sát về tổng thời gian hoàn thành mọi thủ tục nhập khẩu một lô hàng

như sau: đối với lô hàng không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành là 5 ngày, đối với

lô hàng thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành là 14,5 ngày. Như vậy thời gian trung

bình để hoàn thành mọi thủ tục nhập khẩu một lô hàng là 9,75 ngày (tính tròn là 10 ngày).

3. Vê chi phí

Theo kết quả khảo sát của GIG thì tổng chi phí để hoàn thành thủ tục NK một lô hàng (cảng

NK: cảng TP. HCM/Hải Phòng; nơi dỡ hàng: Hà Nội/TP. HCM/Bình Dương/Đồng Nai;) là 10

– 12 triệu đồng, tương đương 476 – 571 USD (tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ).

C. PHÂN TÍCH CHỈ SÔ TAB THEO QUY ĐỊNH CUA LUẬT HẢI QUAN 2014

1. Chứng từ

Theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản của Chính Phủ, Bộ Tài chính quy định chi tiết luật này thì:

- Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành chỉ gồm 1 loại chứng từ là tờ khai hải quan điện tử; đối với hàng xuất khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành phải nộp thêm 1 chứng từ là giấy phép và/hoặc Giấy thông báo miễn/giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.

- Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu không thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành chỉ gồm 3 loại chứng từ; đối với hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành phải nộp từ 4 – 7 loại chứng từ, tuỳ loại hàng thuộc diện phải làm 1 hay nhiều thủ tục chuyên ngành. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan đã dẫn ở phần II trên thì có 34% tổng số các lô hàng NK thuộc diện quản lý chuyên ngành và đa phần trong số đó chỉ phải làm 1 trong các thủ tục quản lý chuyên ngành. Như vậy, có thể tạm tính số lượng chứng từ làm thủ tục cho 1 lô hàng NK thuộc diện quản lý chuyên ngành là 5 loại.

Page 61: Bao cao Thu tuc Thanh lap Doanh nghiep

BÁO CAO ĐANH GIA TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HANH CHINH ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG XUẤT

NHẬP KHẨU

61

Các chứng từ giảm được so với trước nay chủ yếu là các chứng từ thuộc lĩnh vực quản lý của Hải quan, chứng từ thuộc các lĩnh vực quản lý chuyên ngành chưa có cơ sở đánh giá có giảm hay không trong 2015.

2. Thời gian

Với các thay đổi quan trọng theo hướng đơn giản hoá, hiện đại hoá thủ tục hải quan quy định tại Luật Hải quan và các văn bản dưới luật này, thời gian thông quan hàng hoá có khả năng giảm, nhưng không nhiều, do thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể và đồng loạt. Dự báo thời gian thông quan đối với hàng XK vẫn giữ mức 2014 (do yếu tố tác động mới – giảm một số chứng từ, chưa đủ tạo sự thay đổi đáng kể), đối với hàng NK, nếu không có những thay đổi mạnh mẽ từ về thủ tục quản lý chuyên ngành thì chỉ giảm được khoảng 1 ngày. Như vậy, thời gian làm thủ tục đối với lô hàng XK sẽ là 5 ngày, đối với lô hàng NK sẽ là 9 ngày trong năm 2015.

3. Chi phí

Chưa có cơ sở để cho rằng chi phí sẽ giảm, tuy hồ sơ hải quan có giảm.