90
Báo cáo nghiên cứu THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦY SẢN NHẬT BẢN Hà Nội, 2011

Bao Cao Thuy San Nhat

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo nghiên cứu

THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦY SẢN NHẬT BẢN

Hà Nội, 2011

Page 2: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo thuộc bản quyền:

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (VIETRADE)

Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường

20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

ĐT: 84.4.3934 8145/ 3934 7628 (máy lẻ: 70, 71, 72,73)

Fax: 84.4.3936 6218/3934 8142

Email: [email protected]

Website: http://www.vietrade.gov.vn

Page 3: Bao Cao Thuy San Nhat

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................................. - 5 -

1.1 Mục đích và phương pháp ................................................................................................................. - 5 -

1.2 Nhóm sản phẩm nghiên cứu .............................................................................................................. - 5 -

II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI ................................................................... - 7 -

III. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG NHẬT

BẢN ......................................................................................................................................................... - 11 -

3.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam ................................................................ - 11 -

3.1.1 Sản lượng thủy sản nuôi............................................................................................................ - 12 -

3.1.2 Sản lượng thủy sản khai thác .................................................................................................... - 13 -

3.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam ........................................................................................... - 13 -

3.2.1 Thị trường xuất khẩu ................................................................................................................ - 14 -

3.2.2 Mặt hàng xuất khẩu .................................................................................................................. - 15 -

3.3 Đánh giá môi trường cạnh tranh....................................................................................................... - 16 -

3.4 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ............................................................ - 18 -

3.4.1 Tôm .......................................................................................................................................... - 18 -

3.4.2 Mực và bạch tuộc ..................................................................................................................... - 20 -

3.4.3 Cá ngừ ..................................................................................................................................... - 21 -

IV. THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN ........................................................................................... - 23 -

4.1 Đặc điểm thị trường .......................................................................................................................... - 23 -

4.1.1. Thủy sản tươi sống ..................................................................................................................... - 24 -

4.1.2. Thủy sản chế biến ....................................................................................................................... - 25 -

4.2 Xu hướng tiêu thụ ............................................................................................................................. - 27 -

4.3 Nhập khẩu........................................................................................................................................ - 29 -

4.3.1 Cá ngừ ....................................................................................................................................... - 32 -

4.3.2. Tôm và Cua ............................................................................................................................... - 35 -

4.3.3. Bạch tuộc .................................................................................................................................. - 39 -

4.4 Giá và xu hướng giá ......................................................................................................................... - 41 -

4.5 Các kênh phân phối hàng thủy sản tại Nhật Bản ................................................................................. - 49 -

4.5.1 Thủy sản tươi sống ...................................................................................................................... - 49 -

Page 4: Bao Cao Thuy San Nhat

4.5.2 Thủy sản chế biến ....................................................................................................................... - 49 -

4.6 Các quy định liên quan đến việc thâm nhập thị trường Nhật Bản ......................................................... - 50 -

4.6.1 Các luật và quy định liên quan tới nhập khẩu thực phẩm ................................................................ - 50 -

4.6.2 Quy trình nhập khẩu và bán hàng ................................................................................................. - 54 -

4.6.3 Các quy định về nhãn mác hàng hóa ............................................................................................. - 61 -

4.6.4 Hệ thống thuế quan ..................................................................................................................... - 67 -

V. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... - 70 -

PHỤ LỤC................................................................................................................................................. - 72 -

PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HS ......................... - 72 -

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TY NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

NHẬT BẢN ......................................................................................................................................... - 85 -

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH MỘT SỐ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NGÀNH THỦY SẢN TẠI NHẬT BẢN- 88 -

PHỤ LỤC 4: NGUỒN THÔNG TIN THAM KHẢO ................................................................................ - 89 -

Page 5: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 4 -

Danh mục các từ viết tắt

XK: Xuất khẩu

NK: Nhập khẩu

Đvt: Đơn vị tính

KL: Khối lượng

GT: Giá trị

%: Phần trăm

USD: Đô la Mỹ

HS: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

GSP: Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung

DN: Doanh nghiệp

XTTM: Xúc tiến thương mại

JETRO: Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản

MAFF: Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản

MOF: Bộ Tài chính Nhật Bản

ITC: Trung tâm Thương mại Quốc tế

EU: Liên minh Châu Âu

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

LDC: Những nước kém phát triển

Page 6: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 5 -

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mục đích và phương pháp

Báo cáo do Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) – Bộ Công Thương thực hiện

nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mong muốn

đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nội dung của báo cáo tập trung:

Đưa ra nhận định về tiềm năng phát triển thị trường Nhật Bản đối với các nhóm

sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam;

Cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm thị trường, giá cả, kênh phân phối, các quy

định thâm nhập thị trường thủy sản Nhật Bản… đối với nhóm hàng thủy sản xuất khẩu

của Việt Nam;

Khuyến nghị các phương pháp marketing, xúc tiến xuất khẩu đối với doanh nghiệp

để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Nhật Bản.

Ngoài phần Giới thiệu chung, báo cáo có thêm 5 phần nội dung chính. Phần II tóm

tắt tình hình thương mại ngành thủy hải sản trên thế giới. Tiếp theo, phần III sẽ giới thiệu

tổng quan ngành thủy sản Việt Nam và tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản. Phần IV sẽ là

phần chính, cung cấp các thông tin cụ thể về thị trường hàng thủy sản Nhật Bản như:

Tình hình tiêu thụ, đặc điểm thị trường, giá cả, kênh phân phối, các quy định thâm nhập

thị trường (các luật và quy định liên quan tới nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu, các quy định

về nhãn mác hàng hóa, hệ thống thuế…). Phần V sẽ đưa ra kết luận và các khuyến nghị

cho các doanh nghiệp để xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Nhật Bản.

Phương pháp thực hiện báo cáo chủ yếu là thu thập, xử lý các nguồn thông tin

đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế và xúc tiến thương mại Việt Nam và quốc tế và như

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC),

các báo cáo thuộc Dự án Hỗ trợ xúc tiến thương mại & đẩy mạnh xuất khẩu VIE-61/94

của Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam…

Đặc biệt, các kết quả trong báo cáo được đưa ra trên cơ sở sử dụng phần mềm công cụ

nghiên cứu thị trường của cổng thông tin “Bản đồ thương mại – Trade Map” của ITC, có

kết hợp với việc thu thập thông tin từ các chuyên gia và các doanh nghiệp Việt Nam.

1.2 Nhóm sản phẩm nghiên cứu

Nhóm sản phẩm nghiên cứu trong báo cáo bao gồm các mặt hàng thủy sản và thủy

sản chế biến, thuộc các chương 03 và 16 trong hệ thống phân loại HS, nhưng không bao

gồm thủy sản sống. Nhóm sản phẩm nghiên cứu thuộc các sản phẩm với các mã HS như

sau:

Page 7: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 6 -

0302 Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ filê cá (fillets) và thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

0303 Cá đông lạnh, trừ filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

0304 Filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh

hoặc đông lạnh

0305 Cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín

trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên từ cá, thích

hợp dùng làm thức ăn cho người.

0306 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông

lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác chưa bóc mai,

vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông

lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của

động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

0307 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, hoặc

đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; các loại động vật thuỷ sinh

không xương sống, trừ động vật giáp xác hoặc thân mềm, sống, tươi, ướp

lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và

bột viên của động vật thuỷ sinh không xương sống, trừ động vật giáp xác,

thích hợp dùng làm thức ăn cho người

1604 Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng

cá muối chế biến từ trứng cá

1605 Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương

sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản

Nhóm thủy sản và thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản tập trung chủ yếu

vào các sản phẩm chính sau: Tôm, cua, cá ngừ, bạch tuộc, trứng cá...

Để biết chi tiết về mã HS đối với các mặt hàng thủy sản, xin tham khảo Phụ lục 1:

Các mặt hàng thủy sản trong hệ thống phân loại HS”.

Page 8: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 7 -

II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI

Giai đoạn năm 2008-2009 là thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu

dùng giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu giảm sút ở tất cả các quốc gia

trên thế giới. Đóng góp vào kim ngạch nhập khẩu thủy sản thế giới phần lớn chủ yếu là

các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha..., không có sự thay

đổi nhiều về thứ hạng quốc gia nhập khẩu trong bản đồ nhập khẩu thế giới. Năm 2009,

hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều không tránh khỏi mức tăng trưởng nhập khẩu

âm như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Anh... Cũng trong năm này, ngành hàng thủy sản đã phải

đối mặt với sự giảm sút mạnh về khai thác chế biến cũng như nhu cầu tiêu dùng ở Châu

Âu.

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2010-2011 ngành thủy sản thế giới đã thể hiện

một bộ mặt khác, với giá trị nhập khẩu tăng mạnh và hầu hết các quốc gia hàng đầu về

nhập khẩu thủy sản đều có tăng trưởng nhập khẩu dương. Kinh tế thế giới đang dần phục

hồi cũng tạo đà cho ngành thủy sản tăng trưởng mạnh.

Bảng 2.1: NK hàng thủy sản thế giới 2006 – 2010

Đvt: tỷ USD

Nước NK 2006 2007 2008 2009 2010

Thế giới 84,48 92,36 99,62 92,16 102,43

Mỹ 13,88 14,26 14,74 13,67 15,28

Nhật 13,09 12,37 13,54 12,62 13,78

Tây Ban Nha 6,40 7,06 7,11 5,87 6,40

Pháp 4,97 5,27 5,72 5,46 5,81

Ý 4,63 5,14 5,41 4,97 5,24

Đức 3,64 3,96 4,22 4,19 4,31

Trung Quốc 3,18 3,49 3,70 3,64 4,43

Anh 3,50 3,96 4,04 3,36 3,42

Thụy Điển 2,00 2,46 2,70 2,58 3,24

Hàn Quốc 2,47 2,73 2,56 2,44 2,84

Các nước khác 26,73 31,66 35,88 33,37 37,68

Nguồn: Trade Map - Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2011

Page 9: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 8 -

Biểu đồ 2.1: 10 nước NK thủy sản hàng đầu thế giới 2010

Đvt: tỷ USD, %

Giá trị nhập khẩu năm 2010

5.24, 5%

4.31, 4%

4.43, 4%

3.42, 3%

3.24, 3%

2.84, 3%

37.68, 38%

15.28, 15%

13.78, 13%

6.40, 6%

5.81, 6%

Mỹ

Nhật

Tây Ban Nha

Pháp

Ý

Đức

Trung Quốc

Anh

Thụy Điển

Hàn Quốc

Phần còn lại thế giới

Nguồn:Trade Map- Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2011

Về trị giá nhập khẩu, năm 2010 Mỹ là nước có giá trị nhập khẩu đứng đầu, đạt

15,28 tỷ USD, chiếm 15% giá trị nhập khẩu của toàn thế giới. Theo sau Mỹ là Nhật Bản

với giá trị nhập khẩu hơn 13,78 tỷ USD, chiếm khoảng 13%, đứng thứ ba là Tây Ban Nha

với giá trị nhập khẩu đạt 6,40 tỷ USD (chiếm trên 6% giá trị nhập khẩu thế giới). Các

nước giữ vị trí thứ 4 và thứ 5 trong bản đồ nhập khẩu thế giới là Pháp, Ý lần lượt chiếm

gần 6% và 5%. Trung Quốc tuy là thị trường tiêu thụ lớn nhưng chỉ chiếm 4% giá trị

nhập khẩu hàng thủy sản thế giới với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,43 tỷ USD. Các quốc

gia còn lại chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản thế giới, đạt giá trị 37,68 tỷ

USD.

Nhìn chung tình hình nhập khẩu thủy sản thế giới năm 2010 có nhiều cải thiện hơn

với giá trị nhập khẩu tăng hơn 10 tỷ USD so với năm 2009. Trong đó, các nước đứng đầu

nhập khẩu ngành hàng này đều đạt giá trị tăng so với năm 2009.

Page 10: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 9 -

Biểu đồ 2.2: Mức tăng trưởng NK theo giá trị giai đoạn 2009-2010

Đvt: %

12

9 97

5

22

32

26

17

0

5

10

15

20

25

30

Mỹ Nhật Tây Ban

Nha

Pháp Ý Trung

Quốc

Đức Anh Thụy

Điển

Hàn

Quốc

Quốc gia

Mứ

c t

ăn

g t

rưở

ng

Nguồn: Trademap - Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2011

Giai đoạn 2009 -2010 là giai đoạn tất cả các nước đứng đầu về nhập khẩu thế giới

đều đạt mức tăng trưởng dương, cao nhất là Thụy Điển với mức tăng trưởng đạt 26%, sau

đó là Trung Quốc với mức tăng trưởng 22%, các nước như Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha đều

có mức tăng xấp xỉ trên dưới 10%. Trong khi đó, giai đoạn từ 2008 - 2009 hầu hết các

quốc gia có giá trị nhập khẩu hàng đầu thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc

khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng nhập khẩu âm.

Đánh giá thị phần, giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới trong giai đoạn 2009-2010

và 6 tháng 2011, có thể thấy ngành thủy sản thế giới đang dần phục hồi với nhu cầu tiêu

thụ tăng lên.

Bảng 2.2: Giá trị NK thủy sản của 10 nước NK hàng đầu thế giới trong 6 tháng đầu năm

giai đoạn năm 2009 -2011

Đvt: tỷ USD

Nước NK Qúy I/2009 Qúy II/2009 Qúy I/2010 Qúy II/2010 Qúy I/2011 Qúy II/2011

Mỹ 3,12 3,41 3,17 3,58 3,69 4,16

Nhật 2,82 3,25 2,67 3,41 3,28 3,95

Tây Ban Nha 1,19 1,41 1,30 1,45 1,58 1,80

Pháp 1,15 1,32 1,27 1,37 1,44 1,63

Ý 1,03 1,21 1,17 1,25 1,32 1,60

Đức 1,01 0,96 1,11 0,96 1,29 1,19

Trung Quốc 0,74 0,82 1,01 0,98 1,20 1,26

Page 11: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 10 -

Anh 0,72 0,84 0,76 0,84 0,90 1,01

Thụy Điển 0,54 0,59 0,73 0,71 0,90 0,95

Hàn Quốc 0,53 0,60 0,67 0,68 0,87 0,89

Nguồn: Trademap - Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2011

Biểu đồ 2.3: So sánh giá trị NK thủy sản của 10 nước NK hàng đầu thế giới trong 6 tháng

đầu năm giai đoạn 2009 - 2011

Đvt:tỷ USD

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

9.00

Mỹ Nhật Tây

Ban

Nha

Pháp Ý Đức Trung

Quốc

Anh Thụy

Điển

Hàn

Quốc

Nước

Giá

trị

nh

ập

kh

ẩu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nguồn: Trademap - Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2011

Trong 2 quý đầu năm 2011, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn

nhất thế giới đạt gần 8 tỷ USD, Nhật xếp thứ hai đạt trên 7 USD, tiếp đến là Tây Ban Nha

đạt khoảng 3,5 tỷ USD, Pháp và Ý lần lượt xếp ở vị trí 4 và 5. Nhìn chung, trong các

quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn trên thế giới thì khối EU chiếm khá nhiều quốc gia,

có thể kể đến như Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển...

Page 12: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 11 -

III. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TÌNH

HÌNH XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN

Việt Nam với đường bờ biển hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng

hơn 1 triệu km2 và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản của

Việt Nam rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2

triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn.Từ lâu, Việt Nam đã trở thành quốc gia

sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất

khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày

càng được đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc

là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim

ngạch xuất khẩu thủy sản. Tôm đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, mở rộng

diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản

lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên. Mức tăng trưởng trung bình từ năm

2006-2010 là khoảng trên 11%.

Bắt đầu từ năm 2010, nhiều biến động về giá cả trên thị trường quốc tế, và quy

định của EU quá khắt khe đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất

khẩu thủy sản Việt Nam nhưng với sự nỗ lực của các cấp quản lý, sự năng động của các

doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nên từ năm 2010 đến nay ngành thủy sản

Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.

Hiện nay, Việt Nam đã có mặt trên 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị

trường chính là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong tương lai không xa, ngành nuôi trồng

thuỷ sản Việt Nam sẽ giữ vững hiệu quả để phát triển Thủy sản Việt Nam một cách bền

vững, không ngừng ứng dụng các thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản và áp dụng Luật quản lý

nuôi trồng thuỷ sản để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Trung

Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...

3.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam

Trong giai đoạn 2005-2010, tổng sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng và

nhập khẩu tăng đã từ 3,57 triệu tấn năm 2005 đến 4,94 triệu tấn vào năm 2010, đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 7,35%/năm.

Bảng 3.1.1: Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam 2005 – 2010

Mặt hàng 2005 2010 Tăng trưởng

Cá 2,35 triệu tấn 3,6 triệu tấn 8,93%/năm

Tôm 421 nghìn tấn 485 nghìn tấn 2,81%/năm

Page 13: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 12 -

Mực, bạch tuộc 284 nghìn tấn 326 nghìn tấn 2,78%/năm

Thủy hải sản khác 421 nghìn tấn 545 nghìn tấn 5,28%/năm

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3,9% so

với cùng kỳ năm ngoái, gồm 3,07 triệu tấn cá (tăng 3,5%), tôm 0,45 triệu tấn (+3,4%) và

thủy sản khác 0,56 triệu tấn (+6%).

3.1.1 Sản lượng thủy sản nuôi

Sản lượng thủy sản nuôi phát triển nhanh, từ 1,48 triệu tấn năm 2005 lên đến 2,66

triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng 12,49%/năm.

Biểu đồ 3.1.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam

Nguồn: Agroviet

Bảng 3.1.2: Kết quả sản xuất thủy sản tháng 9/2011

Đvt: 1.000 tấn

Năm 2011 Năm 2010 So sánh % năm 2010/2011

Sản phẩm XK 8 tháng Ước tháng 9 Ước 9 tháng 9 tháng Tháng 9 9 tháng Tháng 9

1 2 3 4 5 6 7 = (3/5)*100 8 = (4/6)*100

Tổng sản lượng 3574 562 4136 484 3931 116,1 105,2

Sản lượng khai thác 1729 244 1973 188 1883 129,8 104,8

Khai thác biển 1619 214 1833 158 1744 135,4 105,1

Khai thác nội địa 110 30 140 30 139 100 100,7

Sản lượng nuôi trồng 1845 318 2163 296 2048 107,4 105,6

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Page 14: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 13 -

3.1.2 Sản lượng thủy sản khai thác

Nghề khai thác thủy sản của Việt Nam đã có sự gia tăng mạnh cả về số lượng tàu

thuyền cũng như công suất tàu thuyền đánh bắt. Phương pháp khác thác ngày càng đa

dạng, kỹ thuật đánh bắt có nhiều cải tiến, sản lượng đánh bắt tăng qua các năm. Hệ thống

cảng, bến cá bước đầu được hình thành, đã cải thiện một bước về cơ sở hậu cần dịch vụ

cho nghề khai thác hải sản và cho tiêu thụ sản phẩm. Công tác quản lý tàu cá đã được Bộ

và các cơ quan quản lý chuyên ngành chú trọng.

Sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn 2005-2010 vẫn tiếp tục đà tăng, từ

1,99 triệu tấn lên đến 2,28 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,78%/năm.

Cơ cấu sản lượng các loài thủy sản khai thác năm 2010 gồm: Cá các loại là 1,57

triệu tấn (chiếm 69,1%); tôm là 65,3 nghìn tấn (chiếm 2,9%); sản lượng mực và bạch

tuộc là 325 nghìn tấn (chiếm 14,3%); sản lượng các đối tượng thủy hải sản khác là 313

nghìn tấn (chiếm 13,8%).

Biểu đồ 3.1.2: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam

Nguồn: Agroviet

3.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Biểu đồ 3.2.1: XK thủy sản Việt Nam 2009 – 2011

Nguồn: Agroviet

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so

với năm 2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002. Đây là thắng lợi to

Page 15: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 14 -

lớn của ngành thủy sản Việt Nam, trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế toàn cầu

cũng như ở trong nước, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, dịch

bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.2.1: XK thủy sản theo tháng trong năm 2011

Đvt: KL nghìn tấn, GT triệu USD

2011 2010 Tăng, giảm

Tháng KL GT KL GT KL % GT %

Tháng 1 112,9 434,4 97,5 312,6 15,7 39,0

Tháng 2 64,2 257,8 65,9 227,3 -2,6 13,4

Tháng 3 117,5 459,4 107,0 361,3 9,8 27,2

Tháng 4 109,8 466,0 106,9 377,2 2,7 23,5

Tháng 5 111,7 481,8 110,5 370,3 1,1 30,1

Tháng 6 116,0 517,8 110,0 398,8 5,5 29,8

Tháng 7 116,0 570,3 122,0 465,9 -4,9 22,4

Tháng 8 614,5 123,3 493,9 24,4

Tháng 9 559,1 126,1 499,8 11,9

Tổng 4.360,9 969,3 3.507,0 24,3

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

3.2.1 Thị trường xuất khẩu

Bảng 3.2.2: Cơ cấu thị trường XK thủy sản 2005 – 2010

Đvt: USD

Page 16: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 15 -

Nước/khu vực 2005 2006 2007 2008 2009 2010

EU 436.731.257 723.504.890 908.040.434 1.144.462.178 1.096.316.913 1.181.401.446

Nhật Bản 813.397.592 842.613.668 745.951.011 828.349.718 757.914.986 896.980.119

Hoa Kỳ 633.984.549 664.339.579 720.524.455 744.622.936 713.363.148 971.560.975

Hàn Quốc 162.335.258 210.318.655 273.469.164 300.748.318 307.799.840 386.189.879

ASEAN 123.237.233 150.961.035 178.190.365 192.604.458 205.840.928 215.649.566

Khác 569.314.112 756.552.887 936.489.955 1.298.630.767 1.170.077.440 1.381.943.755

Tổng XK 2.739.000.000 3.348.290.713 3.762.665.385 4.509.418.376 4.251.313.256 5.033.725.739

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

3.2.2 Mặt hàng xuất khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),

năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh so với năm

ngoái. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị dẫn đầu với kim ngạch xuất

khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD so với mức hơn 2 tỷ USD của năm 2010. Về cơ cấu mặt hàng

tôm, xuất khẩu tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 29,3%,

còn lại là các mặt hàng tôm khác.

Cá tra cũng có mức độ tăng trưởng khá cao với giá trị xuất khẩu đạt 1,805 tỷ USD,

tăng 26,5%, và khối lượng xuất khẩu đạt trên 600 ngàn tấn, tăng gần 3% so với năm

2010. Năm 2011, Việt Nam đã có hơn 230 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào hơn 130 thị

trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với

mức hơn 70% của cùng kỳ năm ngoái.

So với năm 2010, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng 29,4% với giá trị đạt 379,4 triệu

USD. Giá xuất khẩu cá ngừ tăng khá mạnh, trong đó tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật

Bản với hơn 100%; các thị trường khác như Canađa, Ixraen, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ... cũng

tăng từ 50 - 80%.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong năm 2011 là mực, bạch

tuộc với giá trị xuất khẩu đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị

trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cũng đã được mở rộng với 76 thị trường so

với con số 66 của năm 2010, trong đó các thị trường NK hàng đầu là Hàn Quốc, EU,

Nhật Bản và ASEAN.

Bên cạnh các mặt hàng tăng trưởng ấn tượng, duy chỉ có mặt hàng nhuyễn thể hai

mảnh vỏ có giá trị xuất khẩu giảm so với năm 2010, với giá trị xuất khẩu cả năm 2011

đạt gần 82 triệu USD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn nguyên liệu (đặc

biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long.

Page 17: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 16 -

3.3 Đánh giá môi trường cạnh tranh

Bảng 3.3.1: Nhóm 10 nước XK thủy sản hàng đầu thế giới

Đvt: nghìn USD

STT Nước XK Giá trị XK Thị phần

20102006 2007 2008 2009 2010

Thế giới 78.614.913 84.655.546 92.432.233 87.627.399 100.349.273

1 Trung Quốc 8.596.787 8.898.504 9.611.916 9.842.495 12.754.120

2 Nauy 5.372.984 6.080.453 6.712.450 6.906.881 8.628.101

3 Thái Lan 5.156.074 5.570.088 6.437.567 6.164.769 6.955.271

4 Việt Nam 3.347.100 3.753.552 4.495.530 4.238.373 4.502.525

5 Hoa Kỳ 4.224.641 4.258.090 4.243.742 3.965.462 4.425.941

6 Canada 3.622.688 3.650.580 3.667.608 3.205.253 3.798.559

7 Tây Ban Nha 2.761.824 3.196.613 3.404.289 3.036.826 3.165.923

8 Chile 3.034.144 3.119.907 3.370.502 2.977.473 2.817.480

9 Hà Lan 2.345.025 2.672.918 2.816.576 2.589.301 2.707.894

10 Đan Mạch 2.838.886 3.007.387 3.177.441 2.631.817 2.689.522

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Biểu đồ 3.3.1: Tốc độ tăng trưởng XK hàng thủy sản của 10 nước XK hàng đầu

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC)

Page 18: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 17 -

Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn, được khuyến khích

phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản

của Việt Nam liên tục tăng trưởng không ngừng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam trong năm 2011 đạt mức 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Trong năm 2012,

mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ là 6,5 tỷ USD, trong đó cá

tra sẽ đem về 1,8 - 2 tỷ USD, tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản

khác sẽ đạt mức 2 tỷ USD. Ngành thủy sản Việt Nam cũng bắt đầu hướng tới mục tiêu

đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu

về xuất khẩu thủy sản trên thế giới đến năm 2020 theo Chiến lược Phát triển XK thủy sản

giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ. Ba mặt hàng thủy sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt

Nam bao gồm: tôm, cá tra và nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Trong vòng năm năm qua, Việt Nam liên tục đứng trong top 10 nước xuất khẩu

thủy sản hàng đầu trên thế giới. Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú,

chi phí lao động và chi phí sản xuất rẻ. Đây là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh

từ các nước láng giềng có lợi thế so sánh tương tự, như Trung Quốc và Thái Lan. Bên

cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển

khác như Nauy, Hoa Kỳ, Canada… Đây là những nước có nguồn tài nguyên thủy hải sản

phong phú, có thế mạnh xuất khẩu một số sản phẩm thủy sản và đã tạo được các thị

trường xuất khẩu vững chắc. Đồng thời những nước này cũng là những nước có ngành

công nghiệp chế biến phát triển, ưu thế trong việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng

chế biến cao.

Đối với mặt hàng tôm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

(VASEP), mặt hàng này của Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt ở thị trường Hoa Kỳ,

đặc biệt là các đối thủ từ các nước Châu Á và Châu Mỹ. Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản

xuất khẩu của Việt Nam cũng liên tục phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá

trên thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu.

Nhìn chung, ngành thủy sản Việt Nam có những lợi thế nhất định để đạt được các

mục tiêu xuất khẩu đã đặt ra. Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết cần phải nâng

cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá cạnh tranh. Đây là hai yếu tố quan trọng để các

sản phẩm thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu, rộng trên thị trường thế giới. Theo Tổng

cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và

có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015. Ưu tiên phát triển các sản phẩm

chiến lược là cá tra, tôm và nhuyễn thể với hình thức mở rộng nuôi công nghiệp, thâm

canh, có năng suất cao, công nghệ sạch theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy

trình thực hành nuôi tốt (GAP).

Page 19: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 18 -

3.4 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bảng 3.4. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

Đvt: tỷ USD

2009 2010 2011

XK thủy sản của Việt Nam 4,25 5,01 6,11

Phần trăm tăng trưởng so với năm trước -5,7% +18% +40,3%

XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật

Bản

0,76 0,89 1,01

Tỷ trọng XK sang Nhật Bản so với tổng

XK thủy sản của VN

17,8% 17,7% 16,5%

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

3.4.1 Tôm

Do dịch bệnh và các chi phí đầu vào tăng mạnh nên giá tôm sú nguyên liệu năm

2011 tăng mạnh. Tôm chân trắng vốn có giá thấp hơn tôm sú, nhưng do nhu cầu năm nay

tăng nên giá cũng tăng mạnh. Tính đến tháng 9, mức tăng giá tôm chân trắng là 12%

trong khi mức tăng giá của tôm sú chỉ là 9%, trong đó tôm sú cỡ 30 con/kg đạt 185.000 –

190.000 đ/kg và tôm chân trắng cỡ 100 con/kg đạt 75.000 – 76.000 đ/kg.

Giá trung bình tôm xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam năm 2011 đạt 9,2 – 9,9

USD/kg, cao hơn khoảng 12-18%, có thời điểm cao hơn 28% so với năm trước. Hầu

hết các loại tôm xuất khẩu đều có giá tăng. Mặt hàng tôm sú và tôm chân trắng thuộc mã

HS03 có mức tăng chậm hơn những mặt hàng đã chế biến (HS16).

Page 20: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 19 -

Biểu đồ 3.4.1: Giá XK tôm của Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Biểu đồ 3.4.2: Giá trung bình XK tôm sang Nhật

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Xuất khẩu tôm vào Nhật 9 tháng đầu năm 2011 đạt 397 triệu USD, giảm 3,9% so

với cùng kỳ năm 2010. So với cả năm 2010, giá trị xuất khẩu bằng 68,3%. Nhật Bản là

thị trường tập trung số lượng DN tham gia xuất khẩu đông nhất trong các thị trường

đơn lẻ: 90 DN. Vì vậy, mức độ rủi ro về chất lượng lớn hơn so với các thị trường, trong

khi Nhật Bản vốn là thị trường khó tính với các quy định về chất lượng thực phẩm NK.

Page 21: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 20 -

Biểu đồ 3.4.3: XK tôm sang Nhật 9 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Tuy thị phần có giảm sút nhưng giá tôm xuất khẩu vẫn tăng ổn định thể hiện nhu

cầu của thị trường vẫn rất tốt, đặc biệt trong những tháng cuối năm, nhiều lễ hội sẽ khiến

nhu cầu tăng cao cùng với đó là giá xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng. Nhật Bản đứng thứ 2 thế

giới về giá trị nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu, chiếm gần 17% và là thị trường

đứng thứ 2 của tôm Việt Nam.

3.4.2 Mực và bạch tuộc

Biểu đồ 3.4.4: Giá XK mực, bạch tuộc của Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Xuất khẩu sang Nhật chiếm 23,2% giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam,

đứng thứ 2 sau Hàn Quốc xét theo thị trường đơn lẻ.

Page 22: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 21 -

Biểu đồ 3.4.5: XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

9 tháng đầu năm, nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam đạt 83,5 triệu USD, tăng

16,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mực chiếm khoảng 75%, bạch tuộc khoảng

25%. Từ tháng 2 đến tháng 5, Nhật giảm đáng kể khối lượng và giá trị nhập khẩu mực,

bạch tuộc do ảnh hưởng của động đất và sóng thần. Từ tháng 6, hoạt động nhập khẩu lại

hồi phục và tăng mạnh (15% -55%).

3.4.3 Cá ngừ

Biểu đồ 3.4.6: Giá XK cá ngừ sang Nhật Bản của Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm đạt 34,74 triệu

USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng mạnh nhất vào tháng 4, sau

đó tăng chậm lại do 2 nguyên nhân: động đất và sóng thần làm ảnh hưởng đến hoạt động

thương mại của Nhật và do nguồn nguyên liệu của Việt Nam hạn chế. Bên cạnh đó, xuất

Page 23: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 22 -

khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng phụ thuộc một phần vào nguyên liệu nhập khẩu từ các

nước, trong đó có chính Nhật Bản.

Biểu đồ 3.4.7: XK cá ngừ sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cá ngừ vằn và cá ngừ

bonito chế biến (HS16), sản phẩm này cũng chỉ chiếm khoảng 3,5% thị phần nhập khẩu

cá ngừ chế biến của Nhật, đứng sau Thái Lan, Inđônêxia và Philippin. Xuất khẩu cá ngừ

nguyên con rất ít trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Nhật, chủ yếu xuất cá ngừ vây vàng và

một lượng không đáng kể cá ngừ mắt to. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giá trị gia tăng khiến

cho giá trung bình xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nhật tăng đáng kể.

Page 24: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 23 -

IV. THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN

4.1 Đặc điểm thị trường

Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế

biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. Tuy nhiên,

với tác động của tỷ lệ sinh giảm và một xã hội cao tuổi, tiêu dùng nội địa cũng như nhập

khẩu thủy sản của Nhật Bản đều có xu hướng giảm.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản về thu nhập

và mức chi tiêu gia đình, sức mua hàng năm đối với hàng thủy sản đã giảm và tỷ trọng của

hàng thủy sản trong tổng số các chi phí cho thực phẩm đã giảm từ 9,5% năm 2006 xuống

còn 8,6% năm 2010. Các yếu tố đóng góp vào sự sụt giảm bao gồm: Chế độ ăn uống theo

xu hướng phương Tây hóa, thời gian ít hơn dành cho việc nấu ăn và giá hàng thủy sản

tương đối cao hơn so với giá các loại thịt. Đối với các loại thủy sản mà người tiêu dùng

mua, thủy sản tươi sống có thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 60%.

Bảng 4.1.1: Sức mua thủy sản hàng năm đối với hộ gia đình Nhật Bản phân theo chủng

loại sản phẩm (2006- 2010)

Đvt: yên Nhật

Thủy sản Thủy sản tươi sống

Ướp muối, khô

Xay, cắt miếng

Các loại thủy sản chế biến

khác

Tỷ trọng % trên tổng chi tiêu về

thực phẩm

2006 74.652 44.493 13.901 7.267 8.991 9,5%

2007 74.645 44.284 13.915 7.384 9.062 9,5%

2008 72.752 42.201 13.804 7.845 8.903 9,3%

2009 70.272 40.751 13.093 7.700 8.728 9,0%

2010 67.055 38.645 12.564 7.370 8.476 8,6%

Nguồn: Tổng điều tra dân số hàng năm của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản

*Đối tượng là các hộ gia đình với 2 hoặc trên 2 thành viên

Page 25: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 24 -

Bảng 4.1.2: Sức mua thủy sản hàng năm đối với hộ gia đình Nhật Bản xếp hạng theo sản

phẩm (2010)

Đvt: yên Nhật

Xếp hạng

Sản phẩm Lượng mua

Tỷ trọng so với tổng chi

tiêu cho thực phẩm

Xếp hạng

Sản phẩm Lượng mua Tỷ trọng so với tổng chi

tiêu cho thực phẩm(%)

1 Cá ngừ (tươi) 4.507 6,7% 6 Cá đã ngâm dầm 2.486 3,7%

2 Cá hồi (tươi) 3.109 4,6% 7 Trứng cá tuyết ướp muối

2.429 3,6%

3 Cá đã được cắt và hấp

2.594 3,9% 8 Cá đã được cắt và hấp, rán

2.124 3,2%

4 Tôm (tươi) 2.569 3,8% 9 Mực (tươi) 1.986 3,0%

5 Cá đuôi vàng (tươi)

2.526 3,8% 10 Cá đóng hộp 1.896 2,8%

Nguồn: Tổng điều tra dân số hàng năm của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản

*Đối tượng là các hộ gia đình với 2 hoặc trên 2 thành viên

4.1.1. Thủy sản tươi sống

Thủy sản tươi sống cho cả thương mại và hộ gia đình sử dụng phổ biến nhất là

mua tươi và nấu tại nhà hoặc tại các nơi của người tiêu dùng. Một trong những lý do tại

sao người tiêu dùng ngại ăn đồ thủy sản tươi sống là vì rất tốn thời gian làm sạch, chuẩn

bị và nấu. Một số lượng các nhà bán lẻ đang tăng lên bao gồm các cửa hàng phục vụ cho

nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách bán cá phi lê vì tốn ít thời gian chuẩn bị và nấu.

Theo kết quả điều tra của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản, loại cá

được người tiêu dùng mua nhiều nhất là cá ngừ tươi, loại cá phổ biến ở Nhật Bản. Cá ngừ

được dùng thường xuyên trong các món ăn như sashimi hay sushi hơn là nấu chín. Loại

thủy sản phố biến thứ hai là cá hồi tươi, không chỉ cá hồi tự nhiên mà cả cá hồi nuôi được

nhập khẩu từ Chilê và Nauy. Tôm là loại thủy sản được người tiêu dùng Nhật Bản yêu

thích rộng rãi, từ loại tôm tươi tới các loại tôm chế biến và sức mua mỗi hộ gia đình là

khá cao. Ở Nhật Bản, tôm không chỉ được yêu thích bởi hương vị và chất lượng của nó

mà còn bởi màu đỏ khi được nấu chín. Màu đỏ là màu của sự may mắn, tôm là một thành

phần không thể thiếu đối với thực phẩm trong những sự kiện đặc biệt như năm mới và

cưới hỏi. Trong những dịp đặc biệt, mọi người có xu hướng thích tôm cỡ lớn hơn, ví dụ

như tôm hùm và tôm hùm đá (gọi là Ise-ebi). Bạch tuộc cũng có thể dùng tươi, nhưng

chúng thường được luộc. Người Nhật Bản thích thưởng thức món sashimi bạch tuộc tại

nhà (nó được gọi là sashimi ngay cả khi được đun sôi, miễn là được thái lát và thưởng

thức với nước sốt đậu nành). Bạch tuộc cũng được sử dụng như một thành phần để làm

món ăn nhẹ (snack) phổ biến ở Nhật được gọi là “tako-yaki” (miếng bạch tuộc hoặc tako

Page 26: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 25 -

chiên bột). “Tako – yaki” là một món ăn nhẹ, vì vậy phần xúc tu hay chân bạch tuộc được

cắt thành miếng nhỏ 1-2cm, sau đó mới được sử dụng. Người ta nói rằng loại bạch tuộc

da mỏng và ít hơi ẩm sẽ phù hợp hơn cho món “tako-yaki”.

Bảng 4.1.3. Tổng sức mua thủy sản hàng năm của hộ gia đình phân loại theo sản phẩm

(2010)

Sản phẩm Lượng mua (yên Nhật) Tỷ lệ (%)

Cá ngừ 4.507 11,7%

Cá hồi 3.109 8,0%

Tôm 2.569 6,6%

Bạch tuộc 1.059 2,7%

Sò điệp 1.175 3,0%

Các loại hải sản khác 26.226 67,9%

Tổng cộng 38.645 100,0%

Nguồn: Tổng điều tra dân số hàng năm của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản

*Đối tượng là các hộ gia đình có 2 hoặc trên 2 thành viên

4.1.2. Thủy sản chế biến

Các loại thực phẩm chế biến có sử dụng hải sản là nguyên liệu chế biến chính bao

gồm: bột cá, hải sản đóng hộp, giăm bông cá và xúc xích. Trong việc chế biến các loại

thực phẩm từ thủy sản, điều quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự

tăng giá do nhu cầu thủy sản tăng và tài nguyên biển ngày càng suy giảm. Các sản phẩm

cá đạt doanh số bán lớn nhất và hầu hết các sản phẩm được làm từ cá trắng băm nhỏ, rồi

hấp, nướng, chiên, hoặc các hình thức chế biến khác. Hầu hết các sản phẩm chế biến này

là món ăn truyền thống của Nhật Bản và thành phần nguyên liệu cá trắng băm nhỏ chủ

yếu là nhập khẩu. Nhiều nhà sản xuất thức ăn chế biến đã phải nỗ lực để đảm bảo việc

thu mua nguyên liệu chế biến này. Ví dụ, khi giá thịt trắng băm nhỏ từ Alaska dao động,

các nhà chế biến bắt đầu quay sang tìm kiếm các nguồn cung cấp từ Đông Nam Á. Các

doanh nghiệp hoạt động tích cực trong lĩnh vực chế biến hải sản của Nhật Bản bao gồm:

Kibun Foods, Ichimasa Kamboko, và Sugiyo. Với thực tế là hải sản chế biến từ lâu đã là

một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản nên không có gì ngạc nhiên khi mỗi khu

vực địa phương đã phát triển sản phẩm và hương vị riêng của mình, làm cho thị trường

trở nên độc đáo với sự tham gia của nhiều công ty vừa và nhỏ.

Đối với sản phẩm hải sản đóng hộp, các loại cá da xanh đóng hộp (được gọi là

“ao-sakana” như: cá thu (saba), cá mòi (iwashi) và cá ngừ đóng hộp chiếm khoảng trên

90% thị phần trong nhóm hàng này. Doanh số bán hàng của cá da xanh đóng hộp tăng

Page 27: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 26 -

trưởng vì loại cá này có các thành phần rất lớn DHA và EPA có tác dụng làm giảm

cholesterol trong máu. Cá ngừ đóng hộp với giá thấp và có nhiều tác dụng tốt cho sức

khỏe nên đã đạt được sự ổn định trong thị trường. Tuy nhiên, với sự suy giảm gần đây

trong việc đánh bắt và sự tăng giá của nguyên liệu cá ngừ nên các nhà chế biến bắt buộc

phải tăng giá. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có xu hướng yêu cầu các sản phẩm có giá

thấp hơn. Do đó, loại cá ngừ đóng hộp nhập khẩu với chi phí phù hợp và các sản phẩm có

nhãn mác riêng (PL) của chuỗi bán lẻ được bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu

dùng. Các nhà chế biến thủy sản đóng hộp chủ yếu của Nhật Bản gồm: Hagoromo Food,

Maruha Nichiro Food, Suisan Kaisha (Nissui) và Inaba.

Dăm bông và xúc xích cá là những sản phẩm có hình thức tương tự như dăm bông

và xúc xích thịt nhưng được làm bằng thịt cá băm. Loại này rẻ hơn xúc xích được làm từ

thịt động vật, do đó chúng được dùng để thay thế giăm bông và xúc xích thịt. Nhu cầu đối

với giăm bông và xúc xích cá ngày càng tăng do giá thấp cũng sức hấp dẫn của các sản

phẩm này đối với người tiêu dùng do thành phần DHA và caxi có trong cá rất tốt cho sức

khỏe. Các nhà sản xuất các sản phẩm này bao gồm không chỉ là các nhà sản xuất thủy sản

đóng hộp như Nippon Suisan Kaisha và Maruha Nichiro, mà còn có các nhà chế biến thịt

như Marudai Food.

Cá ngừ Bonito từ lâu đã được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản theo nhiều cách

khác nhau. Sản phẩm được chế biến có cá ngừ Bonito, được gọi là “Katsuo-bushi” là

miếng thịt cá ngừ được nấu chín và sấy khô, thường được bán dưới dạng đóng gói và

được gọi là “ Gói Katsuo”. Những công ty như Yamaki, Marutomo và Ninben sản xuất

những sản phẩm Katsuo- bushi. Mặc dù doanh số bán hàng katsuo-bushi đã giảm, nhưng

đó vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản. Do không có loại cá

nào khác có thể thay thế được Katsuo hay Bonito để làm sản phẩm Katsuo-bushi nên thị

trường về sản phẩm này phu thuộc hoàn toàn vào tình hình đánh bắt và xu hướng giá cá

ngừ Bonito.

Sản phẩm cá hồi chế biến bao gồm cá hồi hun khói và cá hồi miếng. Doanh số bán

hàng của cá hồi hun khói đã tăng khi sản phẩm này được làm từ cá hồi Chilê, loại cá rẻ

hơn so với cá hồi Nauy và hiện đang sẵn có trên thị trường. Cá hồi Chilê đã được nuôi

trồng từ những năm 1990. Những nhà sản xuất đứng đầu trong mặt hàng này là công ty

Sanyo Food, chuyên chế biến và bán cá hồi hun khói. Nhà sản xuất lớn thứ hai là San

Francisco Trading Japan, chủ yếu nhập khẩu và bán sản phẩm cá hồi hun khói được sản

xuất ở Chilê. Cá hồi hun khói được sử dụng dưới các dạng khác nhau, như một món ăn

trong nhà hàng, hoặc cho vào bánh sandwich và trộn salad. Cá hồi miếng là sản phẩm từ

thịt cá hồi được nướng hoặc hấp và cắt thành miếng, thường được dùng với cơm. Kể từ

khi cá hồi miếng được chế biến thành món ăn Nhật Bản, rất nhiều sản phẩm này đã sử

dụng nguồn nguyên liệu chế biến trong nước (chủ yếu từ Hokkaido).

Đối với loại thủy sản chiên đông lạnh , các sản phẩm từ tôm, mực, hàu, cá

trắng được sử dụng phổ biến nhất. Vì không có loại thủy sản khác có thể thay thế tôm,

Page 28: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 27 -

mực và hàu, nên các loại sản phẩm này trên thị trường đang phải chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ của các yếu tố như như số lượng đánh bắt và giá cả. Các nước cung cấp nguồn

nguyên liệu tôm chính cho thị trường Nhật Bản là Thái Lan, Việt Nam và Indonexia.

Ngày càng có nhiều nước bắt đầu phát triển loại tôm chân trắng có giá thấp hơn

(Litopenaeus vannamei). Các nhà sản xuất hàng đầu về thủy sản chiên đông lạnh gồm

chủ yếu là các nhà chế biến thực phẩm từ thủy sản như

Nippon Suisan Kaisha, Maruha Nichiro và Kyokuyo, và các nhà chế biến thực phẩm

đông lạnh như TableMark và SK. Trong số các sản phẩm thủy sản chiên đông lạnh, các

sản phẩm cá trắng đông lạnh sử dụng nguyên liệu Pollock Alaska (sukeso tara), cá tuyết

Thái Bình Dương (ma-dara) và hoki hoặc cá whiptail New Zealand. Bởi vì các loại các

khác nhau có thể được sử dụng để chế biến sản phẩm cá trắng chiên đông lạnh, nên loại

sản phẩm này có nguồn nguyên liệu ổn định hơn so với các sản phẩm thủy sản đông lạnh

khác chỉ dùng một nguồn nguyên liệu duy nhất. Điều này góp phần làm doanh số bán các

sản phẩm cá trắng đạt mức cao nhất trong số các sản phẩm thủy sản chiên đông lạnh. Cá

hồi và sò điệp cũng được sử dụng để chế biến các sản phẩm thủy sản chiên đông lạnh.

Bảng 4.1.4. Mức bán thủy sản chế biến tại Nhật Bản

Đvt: tấn

Sản phẩm 2006 2007 2008 2009 2010

Bột cá chế biến 554.000 525.000 504.000 480.500 474.800

Cá da xanh đóng hộp 59.200 60.400 60.600 63.400 61.400

Cá ngừ đóng hộp 53.500 52.300 51.500 51.400 51.300

Các loại thủy sản đóng hộp khác 11.400 10.400 9.800 7.700 8.200

Dăm bông và xúc xích cá 64.800 65.000 70.800 71.500 72.200

Cá ngừ Bonito miếng sấy khô 46.300 44.700 44.000 43.900 42.200

Cá hồi xông khói 5.400 5.300 5.050 4.900 4.750

Cá hồi miếng - - - 4.000 3.980

Các sản phẩm cá trắng đông lạnh/thủy sản chiên đông lạnh 74.100 72.600 63.500 59.200 57.400

Tôm chiên đông lạnh 23.300 22.800 22.300 20.400 20.200

Hàu chiên đông lạnh 14.800 14.700 13.900 13.500 13.100

Mực chiên đông lạnh 9.500 9.300 8.950 7.750 7.550

Thủy sản chiên ướp lạnh 8.900 8.800 8.200 7.500 7.200

Nguồn: Sách Marketing Thực phẩm 2011 số 2 và số 5, Fuji Keizai

4.2 Xu hướng tiêu thụ

Tiêu thụ nội địa về thủy sản tại Nhật Bản luôn ở mức cao nhờ nhu cầu vững mạnh

xuất phát từ truyền thống ẩm thực với các món ăn thủy sản tại nước này. Các món ăn có

Page 29: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 28 -

sử dụng thủy sản tươi sống như sushi và sashimi là những món ăn tiêu biểu của nền ẩm

thực Nhật Bản với cách chế biến đa dạng, bắt mắt và hương vị độc đáo. Tuy nhiên, do

dân số giảm và già hóa, kết hợp với hiện tượng “phương tây hóa” trong ăn uống đã góp

phần làm giảm tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản hiện nay. Mặt khác, một vấn đề đáng quan

tâm là nguồn thủy sản đang dần suy giảm, trong khi nhu cầu thủy sản đang tăng lên vì

trào lưu thích các món ăn thủy sản Nhật Bản tại các quốc gia mới nổi như Trung Quốc.

Không những mức tăng trưởng trong tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản giảm mà sức mua

cũng giảm ở thị trường thủy sản đầy cạnh tranh trên toàn cầu.

Một ví dụ điển hình là mặt hàng cá ngừ. Có một số hội nghị quốc tế đã được tổ

chức để bàn bạc về các quy định trong đánh bắt cá ngừ. Xu hướng toàn cầu như vậy đã

đặt Nhật Bản vào tình thế khó khăn hơn. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thường chiếm

khoảng một nửa lượng tiêu thụ trong nước trong những năm qua. Nhưng tỷ trọng nhập

khẩu thủy sản của Nhật Bản đang giảm dần, nguyên nhân không phải nhờ nguồn cung

trong nước tăng mà do nhu cầu trong nước suy giảm cũng như sức cạnh tranh yếu đi trên

thị trường quốc tế.

Bảng 4.2.1. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản tại thị trường Nhật Bản

Đvt: tấn

Nguồn: MAFF, JETRO

Tại Nhật Bản, nhu cầu các mặt hàng chế biến từ thủy sản như giăm bông và xúc xích

có xu hướng ổn định hơn so với nhu cầu của chính mặt hàng thủy sản. Các nhà sản xuất Nhật

Bản đang tăng cường quảng bá bán các sản phẩm chế biến từ thủy sản qua thông điệp “thủy

sản tốt cho sức khỏe” và tích cực triển khai các hoạt động trong chương trình tiếp thị này.

Trong khi nhu cầu thực phẩm chế biến từ thủy sản vững mạnh thì tiêu thụ cá và các loại thủy

sản khác lại có xu hướng giảm.

Một vấn đề đáng lo ngại khác không chỉ về mức tiêu thụ cá và các loại thủy sản

giảm, mà nhu cầu các thực phẩm chế biến từ cá có thể sẽ không xuất phát từ các nhà tiêu

dùng Nhật Bản trong tương lai. Đó là do nhu cầu ngày càng tăng đối với các món ăn Nhật

Bản tại các nước đang nổi như Trung Quốc cũng như các nước Bắc Mỹ và Châu Âu đang

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Sản lượng trong nước 5.178 5.152 5.131 5.102 5.028

Nhập khẩu 6.055 5.782 5.711 5.162 4.851

Xuất khẩu 631 647 788 815 645

Mức tăng dự trữ 83 86 162 △101 △ 170

Tiêu thụ nội địa 10.519 10.201 9.892 9.550 9.404

Tỷ trọng nhập khẩu so với tiêu thụ 57,6% 56,7% 57,7% 54,1% 51,6%

Page 30: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 29 -

có sự bùng nổ về ẩm thực Nhật Bản. Các sản phẩm chế biến từ thủy sản như bánh cá (tiếng

Nhật gọi là kamaboko) đang ngày càng gia tăng trên thị trường toàn cầu.

4.3 Nhập khẩu

Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu thế giới. Tiêu thụ thủy sản của Nhật

Bản có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do ngành sản xuất thủy sản của

Nhật Bản bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo

ngại hiện tượng nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối với các loại thủy

sản đánh bắt tại Nhật Bản nên trong thời gian tới Nhật Bản có thể sẽ phải tăng nguồn cung từ

nước ngoài.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Nhật Bản, năm 2010, có 104.485 tấn thủy sản

được đánh bắt ở Fukushima chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong tổng sản lượng hơn 5,5 triệu tấn

của Nhật Bản. Tuy nhiên, ngành thủy sản nước này nói chung, với lượng xuất khẩu đạt

200 tỉ yên (khoảng 2,4 tỉ USD) năm 2010, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nhà

hàng và doanh nghiệp nằm trong khu vực bị tàn phá nặng nề. Nhập khẩu thủy sản của

Nhật Bản đang và sẽ tăng đáng kể, tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài.

Theo số liệu của ITC, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 13,78 tỷ USD năm

2010, tăng khoảng 8% so với năm trước và đã lên tới con số 14,70 tỷ USD trong 11 tháng

năm 2011.

Bảng 4.3.1. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Đvt: tỷ USD

Nhà xuất khẩu 2006 2007 2008 2009 2010 11 tháng

2011

NK từ thế giới 13,08 12,36 13,53 12,62 13,78 14,70

Trung Quốc 2,93 2,55 2,19 2,10 2,44 2,57

Thái Lan 0,95 0,97 1,10 1,10 1,26 1,37

Chilê 0,91 0,89 0,95 1,06 1,10 1,33

Nga 0,98 1,01 1,27 1,02 1,17 1,30

Hoa Kỳ 1,25 1,16 1,49 1,21 1,23 1,28

Nauy 0,38 0,44 0,56 0,62 0,75 0,77

Indonesia 0,69 0,68 0,73 0,73 0,76 0,76

Việt Nam 0,78 0,68 0,75 0,70 0,78 0,76

Hàn Quốc 0,49 0,46 0,56 0,61 0,70 0,70

Đài Loan 0,50 0,41 0,46 0,39 0,53 0,49

Page 31: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 30 -

Canada 0,43 0,41 0,44 0,37 0,45 0,41

Ấn Độ 0,30 0,29 0,30 0,25 0,35 0,38

Nguồn: TradeMap- ITC (tháng 12/2011)

Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2010 bao

gồm: Trung Quốc (đứng hàng đầu), tiếp đó là Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chilê. Việt Nam xếp

thứ 6 trong số các đối tác của Nhật Bản. Ngoài ra, còn có các nhà cung cấp như Indonesia,

Nauy, Hàn Quốc, Đài Loan….

Biểu đồ 4.3.1. Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nhật Bản giai đoạn 2006-2010

Nguồn: TradeMap- ITC (tháng 12/2011)

Đối với mặt hàng thủy sản, Nhật Bản nhập khẩu ròng với các sản phẩm nhập khẩu

đều chiếm vị trí thứ 1, 2 trên thế giới như: các loại cá đông lạnh (mã HS 0303, xếp thứ 1),

động vật thân mềm (mã HS 0307, xếp thứ 1); động vật giáp xác và các sản phẩm chế biến

từ động vật giáp xác (mã 0306, 1605, xếp thứ 2); Filê cá (mã HS 0304, xếp thứ 2); Cá chế

biến và trứng cá (mã HS 1604, xếp thứ 2)…

Page 32: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 31 -

Bảng 4.3.2. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản – phân theo mã HS

HS Sản phẩm

Trị giá NK 2010

(tỷ USD)

Cán cân thương

mại 2010

(tỷ USD)

Tăng trưởng về trị giá NK 2006-2010

(%)

Tăng trưởng về số lượng NK 2006-2010 (%.)

Tăng trưởng về trị giá NK 2009-2010

(%)

Tăng trưởng

XK hàng năm của thế giới

2006-2010 (%)

Tỷ trọng NK trên thế giới

(%)

Vị trí về NK trên thế giới

Tổng NK của Nhật Bản 692,6 77,2 2

25 3 4,5 5

NK thủy sản của Nhật Bản 13,7 -11,9

0303 Cá đông lạnh 3,7 -3,1 3 -1 9 8 18,8 1

0306 Động vật giáp xác 2,6 -2,6 -1 -6 11 4 15,2 2

0304 Filê cá (fillets) (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

2,4 -2,3 4 -5 9 5 13,3 2

1604 Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá

1,4 -1,2 -2 -4 18 5 11,8 2

0307 Động vật thân mềm 1,3 -1,0 1 -4 9 6 14,7 1

1605 Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản

1,3 -0,8 2 -3 8 1 18,1 2

0302 Cá tươi hoặc ướp lạnh, cả con 0,6 -0,5 -1 -6 -5 8 4,9 7

0305 Cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên từ cá

0,2 -0,2 2 -4 -3 3 4,9 8

Nguồn: TradeMap- ITC (tháng 12/2011)

Page 33: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 32 -

4.3.1 Cá ngừ

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới. Cá ngừ được nhập khẩu vào

Nhật Bản để sử dụng làm món ăn sashimi (một món ăn phổ biến của Nhật gồm những lát cá

tươi cắt mỏng). Nguồn cung cá ngừ cho Nhật Bản đến từ các vùng biển đa dạng trên thế giới.

Do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của Nhật Bản tăng nên nước này vẫn tiếp tục tăng nhập khẩu để

đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản

trong giai đọan 2006-2009 đã tụt dốc. Nhưng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh hồi phục và đạt mức

345.002 tấn trong năm 2010 (đạt 107,7% so với năm 2009) đã giúp kìm hãm đà đi tụt dốc

nhập khẩu cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản nói chung.

Biểu đồ 4.3.1.1. Nhập khẩu cá ngừ vào Nhật Bản

Tấn Triệu Yên Nhật

Nguồn: MOF, JETRO

Về chủng loại sản phẩm nhập khẩu, cá ngừ vây vàng đông lạnh trước kia thường chiếm

tỷ lệ lớn trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản. Tuy nhiên, do thời gian gần đây nhập

khẩu loại cá này giảm nên chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất đã được thay thế bằng cá ngừ

mắt to. Nhìn chung, nhập khẩu cá ngừ nguyên con loại tươi hoặc ướp lạnh đã giảm, trừ năm

2009, và chỉ đạt 34.018 tấn trong năm 2010 (chỉ đạt 84,3% so với năm trước đó).

Số lượng Trị giá

Page 34: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 33 -

Bảng 4.3.1.1: Nhập khẩu cá ngừ vào Nhật Bản phân theo sản phẩm

Đvt: Số lượng= tấn; Trị giá= triệu Yên Nhật

Mặt hàng Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Cá ngừ (Thunnus), tươi hoặc ướp lạnh

44.474 38.067 36.497 40.369 34.018 49.807 43.297 38.200 40.058 32.709

Cá ngừ Albacore hoặc vây dài (Thunnus alalunga)

324 278 292 275 252 214 195 226 180 181

Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)

19.078 16.929 15.628 15.603 16.116 16.219 15.126 13.469 12.597 12.380

Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

15.876 14.565 15.068 15.287 11.578 14.323 13.805 13.674 12.904 9.773

Bluefin tunas (Thunnus thynnus)

7.396 5.108 4.351 5.825 4.021 15.226 11.462 8.215 9.869 6.853

Cá ngừ vây xanh miền Nam (Thunnus maccoyii)

1.801 1.186 1.158 3.378 2.051 3.824 2.708 2.615 4.509 3.522

Cá ngừ đông lạnh (Thunnus)

195.993 166.147 144.733 140.492 155.698 118.432 111.952 103.290 84.781 90.839

Cá ngừ Albacore hoặc vây dài (Thunnus alalunga)

6.242 5.981 7.994 8.487 23.207 2.249 2.060 2.844 2.429 6.497

Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)

90.266 58.695 47.359 44.064 50.073 30.424 21.336 17.481 12.940 15.610

Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

86.276 86.831 77.846 77.060 73.859 61.031 57.569 57.587 52.502 56.033

Bluefin tunas (Thunnus thynnus)

5.355 6.283 4.178 3.991 1.765 11.152 14.533 12.124 9.135 2.572

Cá ngừ vây xanh miền Nam (Thunnus maccoyii)

7.853 8.357 7.357 6.891 6.794 13.576 16.454 13.254 7.776 10.128

Cá ngừ philê và các loại thịt cá (Thunnus)

161.037 161.976 168.316 139.520 155.286 101.623 100.330 121.839 94.418 83.676

Philê cá tươi hoặc ướp đá) 2.207 2.402 2.327

2.628 3.664

2.975

2.827 2.798 2.820

3.947

Phi lê cá đông lạnh 32.945 31.840 30.982

29.724 28.615 55.936 56.950 67.646 55.729

40.892

Các loại thịt cá tươi hoặc ướp lạnh khác

2.910 2.529 2.309

2.081 2.125

3.242

2.785 2.497 2.058

1.909

Các loại thịt cá đông lạnh khác

122.974 125.205 132.698 105.087 120.882 39.471 37.767 48.898 33.810 36.928

Tổng cộng 401.503 366.189 349.545 320.381 345.002 269.862 255.578 263.329 219.257 207.224

Nguồn: MOF, JETRO

Nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường Nhật Bản đến từ Đài Loan với 61.947

tấn trong năm 2010 (tăng 19,2% so với năm trước đó). Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc

và Thái Lan (tính về số lượng).

Page 35: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 34 -

Biểu đồ 4.3.1.2. Các nhà cung cấp cá ngừ hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: Tấn

0

20000

40000

60000

80000

100000

2006 2007 2008 2009 2010

Đài Loan

Trung Quốc

Hàn Quốc

Thái Lan

Argentina

Nguồn: MOF, JETRO

Biểu đồ 4.3.1.3. Tỷ trọng của các nhà cung cấp cá ngừ trên thị thường Nhật Bản 2010

(theo trị giá)

Đài Loan18%

Hàn Quốc 14%

Trung Quốc11%Thái Lan

6%

Argentina

1%

Các nước khác50%

Nguồn: MOF, JETRO

Bảng 4.3.1.2. Những nhà cung cấp cá ngừ hàng đầu vào Nhật Bản

Đvt: số lượng = tấn; Trị giá = triệu yên Nhật

Nhà cung cấp Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Đài Loan 82.249 66.177 55.158 51.957 61.947 48.694 39.405 36.853 31.076 37.193

Trung Quốc 50.338 56.748 61.680 54.643 52.287 26.263 25.372 27.008 24.393 23.350

Hàn Quốc 46.598 39.920 35.041 33.257 35.325 29.314 29.848 29.849 26.752 29.517

Thái Lan 45.771 42.355 36.516 34.195 34.636 12.463 11.933 14.708 10.218 11.455

Argentina 14.057 9.194 8.275 10.299 7.252 3.926 2.635 4.068 3.924 2.560

Các nước khác 162.489 151.795 152.875 136.030 153.555 149.203 146.385 150.843 122.894 103.150

Tổng cộng 401.503 366.189 349.545 320.381 345.002 269.862 255.578 263.329 219.257 207.224

Page 36: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 35 -

Nguồn: MOF, JETRO

4.3.2. Tôm và Cua

Nhu cầu tôm của Nhật Bản vẫn vững mạnh, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp

nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Nhật Bản nhập khẩu tôm các loại bao gồm: tôm sống, tôm tươi,

ướp lạnh, đông lạnh, ướp muối, sấy khô và chế biến. Trong số mặt hàng tôm và cua, tôm

chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất, đạt 97,7%. Trong khi đó, nhập khẩu cua vẫn ảm đạm với

lượng 100.000 tấn kể từ năm 2001, tiếp tục giảm xuống 40.000 tấn năm 2007 và 36.462 tấn

năm 2010 (đạt 90,1% so với năm 2009). Những nhân tố tác động làm giảm nhập khẩu của

Nhật Bản là do quyết định của Nhật Bản về việc ngừng nhập khẩu thủy sản từ Bắc Triều tiên

từ năm 2007 và sụt giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.

Biểu đồ 4.3.2.1. Nhập khẩu tôm và cua của Nhật Bản

Tấn Triệu Yên Nhật

Nguồn: MOF, JETRO

Bảng 4.3.2.1. Nhập khẩu tôm và cua vào Nhật Bản phân theo sản phẩm

Đvt: số lượng = tấn; Trị giá = triệu yên Nhật

Mặt hàng Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Tôm 238.020 214.575 202.305 202.518 210.303 248.013 225.928 197.513 172.007 181.057

Tôm hùm đá 4.971 4.543 3.288 2.840 2.633 13.450 13.726 9.954 5.873 6.604

Tôm hùm (Homarus spp.)

2.149 1.988 1.662 1.377 1.690 5.129 5.728 4.063 2.608 3.168

Tôm và tôm pandan 230.140 207.410 196.763 197.618 205.487 227.884 205.183 182.280 162.570 170.410

Các loại tôm khác 760 633 592 683 492 1.551 1.292 1.216 956 875

Cua 69.567 48.439 49.098 40.459 36.462 61.484 54.974 59.735 39.319 41.274

Số lượng Trị giá

Page 37: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 36 -

Cua Hoàng đế (Paralithodes spp.)

33.264 21.960 19.746 16.283 11.487 31.746 26.890 30.783 18.989 18.645

Cua tuyết đỏ 26.402 20.375 21.729 18.678 19.266 24.240 24.270 24.882 17.241 19.294

Cua bơi (Portunus spp.) 5.403 3.226 4.414 3.337 2.894 2.436 1.638 2.081 1.532 1.262

Cua tóc ngựa 3.975 2.611 2.532 1.770 2.225 2.726 1.954 1.642 1.303 1.826

Các loại cua khác 523 266 677 391 590 336 223 348 254 246

Tổng cộng 307.587 263.014 251.403 242.977 246.765 309.497 280.902 257.249 211.326 222.330

Nguồn: MOF, JETRO

a. Tôm

Các nhà cung cấp tôm cho Nhật Bản đã phải chuyển đổi các trung tâm nuôi trồng

nhiều lần do sự nhiễm bẩn và dịch bệnh tràn lan ở những khu vực nuôi trồng. Hiện Việt Nam

là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Nhật Bản với số lượng nhập khẩu của Nhật lên

tới 40.459 tấn trong năm 2010, tăng 1,4% so với năm trước đó.

Thái Lan là đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản, gần sát ngay Việt Nam với số lượng

xuất sang Nhật Bản đạt 37.655 tấn trong năm 2010, tăng 17,4% so với năm trước. Xuất

khẩu tôm của Thái Lan sang Nhật có xu hướng tăng. Thái Lan đã từng là nước xuất khẩu

tôm lớn nhất sang Nhật Bản cho tới đầu những năm 1990.

Biểu đồ 4.3.2.2. Các nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: Tấn

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2006 2007 2008 2009 2010

Việt Nam

Thái Lan

Indonesia

Ấn Độ

Trung Quốc

Nguồn: MOF, JETRO

Page 38: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 37 -

Biểu đồ 4.3.2.3. Tỷ trọng của các nhà cung cấp tôm trên thị thường Nhật Bản 2010 (theo

trị giá)

Việt Nam 20%

Indonesia17%

Thái Lan14%

Ấn Độ13%

Trung Quốc5%

Các nước khác31%

Nguồn: MOF, JETRO

Bảng 4.3.2.2. Những nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: số lượng = tấn; trị giá = triệu Yên Nhật

Nhà cung cấp Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Việt Nam 51.149 40.044 42.176 39.891 40.459 52.152 42.400 38.532 33.865 35.814

Thái Lan 20.097 26.380 24.957 32.084 37.655 18.204 22.361 20.288 22.541 26.340

Indonesia 43.830 37.545 37.618 34.961 32.129 46.328 41.792 36.948 30.955 30.649

Ấn Độ 29.181 27.404 24.159 24.565 28.617 27.214 26.176 20.638 18.437 23.609

Trung Quốc 23.018 24.130 16.892 15.192 13.947 18.971 17.760 12.713 10.045 9.138

Các nước khác 70.746 59.072 56.502 55.825 57.496 85.144 75.440 68.394 56.164 55.506

Tổng cộng 238.020 214.575 202.305 202.518 210.303 248.013 225.928 197.513 172.007 181.057

Nguồn: MOF, JETRO

b. Cua

Mặc dù xuất khẩu cua của Nga sang Nhật giảm trong những năm gần đây nhưng

Nga vẫn là nhà cung cấp cua lớn nhất cho thị trường Nhật Bản, chiếm gần 60% tổng lượng

nhập cua của nước này. Trong năm 2010, Nhật Bản nhập khẩu 21.904 tấn cua từ Nga.

Page 39: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 38 -

Biểu đồ 4.3.2.4. Các nhà cung cấp cua hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: Tấn

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2006 2007 2008 2009 2010

Nga

Canada

Hoa Kỳ

Nguồn: MOF, JETRO

Biểu đồ 4.3.2.5. Tỷ trọng của các nhà cung cấp cua trên thị thường Nhật Bản 2010 (theo

trị giá)

Nga48%

Hoa Kỳ17%

Canada13%

Hoa Kỳ17%

Trung Quốc 1%

Các nước khác 4%

Nguồn: MOF, JETRO

Page 40: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 39 -

Bảng 4.3.2.3. Những nhà cung cấp cua hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: số lượng = tấn; trị giá = triệu Yên Nhật

Nhà cung cấp Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Nga 48.039 34.947 30.873 25.504 21.904 40.350 37.603 37.579 23.371 23.850

Canada 6.213 5.985 5.841 4.852 5.327 6.738 8.312 7.734 5.133 6.442

Hoa Kỳ 5.534 3.249 5.082 4.415 4.578 8.809 6.309 9.749 6.771 8.278

Trung Quốc 4.572 193 2.553 1.012 1.580 2.662 1.099 1.182 463 575

Bắc Triều Tiên 2.136 0 0 0 0 526 0 0 0 0

Các nước khác 3.073 4.066 4.748 4.675 3.073 2.399 1.651 3.490 3.582 2.128

Tổng cộng 69.567 48.439 49.098 40.459 36.462 61.484 54.974 59.735 39.319 41.274

Nguồn: MOF, JETRO

4.3.3. Bạch tuộc

Hầu hết bạch tuộc nhập khẩu vào Nhật Bản là loại đông lạnh và một số rất ít là bạch

tuộc sống, tươi, đã ướp lạnh hoặc chế biến. Xu hướng chung về nhập khẩu bạch tuộc của

Nhật Bản vẫn không thay đổi. Tuy nhiên. xu hướng thích món ăn Nhật Bản ở các nước

ngoài cũng như việc tạm ngừng đánh bắt cá của nhiều nước đã gây sức ép tới nguồn cung

toàn cầu, dẫn tới nhập khẩu giảm mạnh từ khoảng hơn 100.000 -200.000 tấn trong năm

2.000 xuống tới dưới 50.000 tấn trong những năm gần đây.

Biểu đồ 4.3.3.1. Nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản

Tấn Triệu Yên Nhật

Nguồn: MOF, JETRO

Số lượng Trị giá

Page 41: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 40 -

Bảng 4.3.3.1. Nhập khẩu bạch tuộc vào Nhật Bản phân theo sản phẩm

Đvt: số lượng = tấn; Trị giá = triệu yên Nhật

Mặt hàng Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Bạch tuộc tươi sống hoặc ướp lạnh

12 7 4 3 4 15 11 5 4 3

Bạch tuộc đông lạnh

48.360 46.784 44.707 56.192 44.677 30.313 34.352 34.119 27.818 25.602

Bạch tuộc đã chế biến

1 0 1 * 1 2 0 1 1 2

Tổng 48.373 46.791 44.712 56.196 44.682 30.329 34.363 34.124 27.822 25.607

Ghi chú : “*” con số dưới 1.000 tấn

Nguồn: MOF, JETRO

Mauritania là nước cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho thị trường Nhật Bản, tiếp theo

là Ma-rốc, Trung Quốc. Việt Nam là đối tác thứ 4, chiếm 4,7% tổng trị giá nhập khẩu bạch

tuộc của Nhật Bản trong năm 2010.

Biểu đồ 4.3.3.2. Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: Tấn

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

2006 2007 2008 2009 2010

Mauritania

Ma rốc

Trung Quốc

Việt Nam

Canary Islands

Nguồn: MOF, JETRO

Page 42: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 41 -

Biểu đồ 4.3.3.3. Tỷ trọng của các nhà cung cấp bạch tuộc trên thị thường Nhật Bản 2010

(theo trị giá)

Mauritania40%

Ma rốc 25%

Trung Quốc 21%

Việt Nam5%

Các nước khác 9%

Nguồn: MOF, JETRO

Bảng 4.3.3.2. Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho Nhật Bản

Đvt: số lượng = tấn; trị giá = triệu Yên Nhật

Nhà cung cấp Số lượng Trị giá

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Mauritania 16.588 13.960 12.627 26.505 16.224 11.347 11.913 11.380 13.269 10.202

Ma rốc 8.688 10.311 10.876 13.767 10.775 5.968 8.348 9.330 6.866 6.528

Trung Quốc 8.196 7.179 6.667 5.535 9.425 5.980 5.766 5.025 3.413 5.392

Việt Nam 5.510 4.800 5.485 3.742 3.416 1.865 1.755 2.196 1.448 1.216

Canary Islands 2.605 395 187 48 75 1.621 285 186 21 35

Các nước khác 6.786 10.146 8.870 6.599 4.766 3.548 6.296 6.008 2.805 2.234

Tổng cộng 48.373 46.791 44.712 56.196 44.682 30.329 34.363 34.124 27.822 25.607

Nguồn: MOF, JETRO

4.4 Giá và xu hướng giá

Giá cả và nhu cầu thủy sản toàn cầu đang tăng.

Nhu cầu đối với sản phẩm cá và thủy sản đã tăng ở các nước phương Tây và Trung

Quốc khi người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm có lợi sức khỏe. Cùng với trữ

lượng cá trên toàn cầu đang suy giảm, đã làm tăng tăng nhu cầu dẫn đến giá cá toàn cầu tăng

lên. Do sự gia tăng trong cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trong ngành cá và thủy sản của Nhật Bản

đang bị thu nhỏ lại. Theo một quan chức công ty thủy sản Nippon Suisan Kaisha của Nhật

Bản: "Thời kỳ thuận lợi đã chấm dứt khi thị trường thủy sản ở Nhật Bản là thị trường của

người mua".

Page 43: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 42 -

Khối Liên minh châu Âu (EU) rõ ràng đang trở thành người mua thủy sản tích cực của

Nhật Bản, bởi từ năm 2005-2009, đồng Euro được hỗ trợ cao hơn so với đồng yên được đánh

giá là tăng nhanh 35%. Các công ty Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các

nguồn cung các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu, trong một số trường hợp các công ty nước

ngoài đang trả giá cao hơn các công ty Nhật Bản (ví dụ đối với các sản phẩm cá hồi, cá ngừ và

cá tuyết).

Người tiêu dùng và người mua ở Nhật Bản khá ý thức với giá và với giá cả ngày càng

tăng, những yếu tố này đang thay đổi tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản và cá ở Nhật

Bản. Ví dụ, ở Nhật Bản mức tiêu thụ surimi (thịt cá xay nhuyễn) đã giảm xuống còn 52%

trong tổng tiêu thụ toàn cầu so với mức 65% của năm năm trước đây, do sự phổ biến của

surimi ở các nước phương Tây. Kể từ khi các nhà bán lẻ trong nước không chấp nhận tăng giá

đối với kamaboko (một loại bánh cá của Nhật), các nhà nhập khẩu surimi Nhật Bản thường

xuyên bị ép giá bởi các công ty nước ngoài.

Nhiều nhà hàng và các nhà bán lẻ cá đang đối phó với giá tăng bằng cách sửa đổi thực

đơn của họ hoặc bán cá trong khẩu phần nhỏ hơn. Ví dụ, thanh sushi Mutenkura ở Itami, tỉnh

Hyogo, đã tăng cung cấp các món ăn sushi của họ chiếm 30% trong thực đơn, do đó làm giảm

tác động của giá cá tăng. Công ty Ito-Yokado, một siêu thị lớn ở Nhật Bản, đã giảm số lượng

sashimi bán trong gói để cắt giảm đơn giá xuống 13%, nhưng vẫn duy trì cùng một mức

giá. Nếu cá quá đắt, các nhà bán lẻ thủy sản sẽ rút cá đắt tiền hơn từ dịch vụ của họ. Nhiều nhà

hàng sushi đã ngừng cung cấp cá hồi một khi nó trở nên đắt đỏ hơn so với các món khác như

Toro (cá ngừ béo).

Theo bảng thống kê giá bán lẻ mới nhất của Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản tháng

12/2011:

Đối với mặt hàng thủy sản chủ lực của Nhật Bản như cá ngừ bán tại trung tâm Tokyo,

giá trung bình trong các năm từ 2008-2010 xoay quanh 400 Yên/100gr. Trong đó giá bán lẻ cá

ngừ năm 2010 là thấp nhất 392 Yên/100gr. Ở thị trường thủy sản Osaka, mức giá bán lẻ cá

ngừ năm 2010 chỉ đạt 342 Yên/100gr. Giá cả của hầu hết các mặt hàng cá khác bán trên các thị

trường thủy sản trung tâm Tokyo và Osaka như các hồi thái lát, cá hồi muối, cá thu, cá chim…

đều giảm dần theo năm từ 2008-2010.

Trong ba năm từ 2008 đến 2010, các mặt hàng thủy sản khác được bán trên hai thị

trường thủy sản trung tâm là Tokyo và Osaka với mức giá biến động như sau: Mực ống được

bán lẻ với mức giá dao động từ 81-95Yên/100gr, bạch tuộc có giá bán từ 208-287 Yên/100gr,

trai có giá 117-141Yên/100gr, hàu có giá bán lẻ từ 275-314Yên/100gr, sò và trứng cá tuyết

muối. Mặt hàng tôm hùm nhập khẩu được bán lẻ ở thị trường với mức giá từ 197-256

Yên/100gr.

Page 44: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 43 -

Riêng năm 2011, với ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử

Nhật Bản vào tháng 3/2011 đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng trực

tiếp đến ngành thủy sản Nhật Bản do những lo ngại về ô nhiễm phóng xạ sau vụ nổ lò phản

ứng hạt nhân ở Nhật Bản do động đất sóng thần gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và tiêu

thụ ở thị trường Nhật Bản.

Tham khảo bảng giá dưới để biết được những biến động về giá bán lẻ thủy sản trong 3

năm 2008-2010 và 10 tháng năm 2011.

Page 45: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 44 -

BẢNG 4.4. GIÁ BÁN LẺ THỦY SẢN TẠI NHẬT BẢN – Tháng 12/2011

Đơn vị: Yen/100g

Năm/tháng

Cá ngừ

(dùng làm

“Sashimi”)

Cá hồi (thái lát) Cá hồi muối

(thái miếng) Cá thu (thái lát)

Cá đuôi vàng (thái

lát) Cá chim

Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka

2008 405 411 232 206 175 192 122 124 270 253 185 261

2009 394 404 217 214 165 182 113 115 250 243 180 253

2010 392 342 221 210 158 142 111 108 240 254 181 175

2010/2009 99.5 84.7 101.8 98.1 95.8 78.0 98.2 93.9 96.0 104.5 100.6 69.2

2010 10 391 338 226 217 151 140 103 98 238 249 180 164

11 392 333 210 209 154 155 112 115 228 253 169 181

12 394 320 231 216 150 144 105 104 226 243 175 200

2011 1 404 333 220 233 153 147 128 126 238 244 183 203

2 399 313 228 214 152 146 121 111 243 262 176 145

3 396 329 225 209 155 141 137 128 241 262 188 138

Page 46: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 45 -

4 414 338 236 224 162 142 127 117 226 252 158 144

5 404 340 237 225 152 150 112 106 229 251 165 163

6 396 305 229 223 154 147 105 111 222 251 166 181

7 404 329 234 225 159 146 112 105 231 255 182 183

8 392 336 233 222 162 148 102 108 234 252 194 181

9 390 339 232 215 166 148 113 113 221 251 209 185

10 391 343 238 209 159 148 110 111 221 233 199 190

2011.10/2010.10 100.0 101.5 105.3 96.3 105.3 105.7 106.8 113.3 92.9 93.6 110.6 115.9

2011.10/2011.9 100.3 101.2 102.6 97.2 95.8 100.0 97.3 98.2 100.0 92.8 95.2 102.7

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu giá bán lẻ hàng tháng - Bộ Ngoại thương và Truyền thông - T12.2011

Đơn vị: Yên/100g

Năm/tháng

Cá mè- biển đỏ

(dùng làm “Sashimi”)

Mực ống Bạch tuộc Cá mòi Cá thu nhỏ Trai cổ ngắn

Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka

Page 47: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 46 -

2008 608 443 95 83 287 254 114 90 116 160 124 141

2009 578 403 87 84 252 248 105 87 111 157 123 140

2010 565 444 87 81 241 208 95 88 110 108 117 128

2010/2009 97.8 110.2 100.0 96.4 95.6 83.9 90.5 101.1 99.1 68.8 95.1 91.4

2010 1

0 577 443 80 81 243 217 99 88 94 117 119 128

1

1 575 460 80 75 242 207 88 93 113 100 119 130

1

2 573 457 73 69 244 212 88 83 97 92 116 121

2011 1 579 455 79 66 246 216 99 90 118 121 119 127

2 571 442 74 60 247 207 103 70 101 103 114 132

3 579 431 88 64 248 216 111 82 122 106 119 132

4 558 463 101 86 245 229 100 75 98 111 112 118

5 541 479 116 116 254 227 105 71 97 103 111 118

6 562 480 106 103 250 213 86 59 107 100 113 114

7 557 451 97 86 253 227 81 67 120 118 113 128

8 556 446 78 83 255 237 84 62 108 102 116 134

Page 48: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 47 -

9 564 443 90 79 269 254 84 75 114 101 116 131

1

0 562 477 84 84 280 273 76 71 101 106 112 112

2011.10/2010.10 97.4 107.7 105.0 103.7 115.2 125.8 76.8 80.7 107.4 90.6 94.1 87.5

2011.10/2011.9 99.6 107.7 93.3 106.3 104.1 107.5 90.5 94.7 88.6 105.0 96.6 85.5

Nguồn: MAFF

Năm/Tháng

Rong biển sấy khô

(10 miếng)

Cá mỏ dài Tôm hùm (Nhập

khẩu) Hàu Sò Cá trứng tuyết muối

Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka Tokyo Osaka

2008 449 336 78 87 256 235 314 288 206 199 554 549

2009 454 344 73 85 241 197 295 275 201 193 508 511

2010 440 381 76 75 236 209 292 299 192 176 445 459

2010/2009 … … 104.1 88.2 97.9

106.1 99.0 108.7 95.5 91.2 87.6 89.8

2010 10 439 373 76 69 239 210 320 334 198 176 427 463

11 432 385 75 70 229 200 303 295 197 180 426 460

Page 49: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 48 -

12 436 373 72 73 234 233 297 301 207 171 423 455

2011 1 424 385 74 76 236 211 304 297 202 174 430 455

2 428 373 70 75 239 200 283 285 205 165 433 446

3 429 371 70 76 233 195 273 246 208 196 430 444

4 423 379 73 78 237 188 ... ... 200 195 421 430

5 414 369 72 72 245 191 ... ... 216 187 422 430

6 423 371 68 77 239 177 ... ... 219 201 415 425

7 421 384 138 138 243 183 ... ... 233 210 435 430

8 421 375 150 132 241 201 ... ... 232 203 440 428

9 421 367 102 90 248 227 … … 236 207 454 420

10 420 370 75 74 243 194 324 350 232 224 435 423

2011.10/2010.10 95.7 99.2 98.7

107.2 101.7 92.4 101.3 104.8 117.2 127.3 101.9 91.4

2011.10/2011.9 99.8 100.8 73.5 82.2 98.0 85.5 nc nc 98.3 108.2 95.8 100.7

Page 50: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 49 -

4.5 Các kênh phân phối hàng thủy sản tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, hầu hết mặt hàng thủy sản, cả trong nước và nhập khẩu được tiêu thụ bởi hai kênh

chính.

Kênh thứ nhất là hải sản tươi sống được các đại lý bán buôn chuyển tới các cửa hàng bán lẻ,

chẳng hạn như các điểm bán hàng đại chúng, sau đó đến người tiêu dùng.

Kênh thứ hai, hải sản tươi sống được bán trực tiếp cho các nhà phân phối bán lẻ hoặc các nhà

sản xuất thực phẩm chế biến mà không thông qua các đại lý bán buôn. Ngày càng có nhiều trường hợp

hàng thủy sản được phân phối trực tiếp tới những nhà tiêu dùng có quy mô lớn như các nhà sản xuất

thực phẩm chế biến mà không thông qua kênh bán buôn.

4.5.1 Thủy sản tươi sống

Kênh phân phối đối với thủy sản tươi sống trước kia thường được quy định theo luật pháp là từ

nơi sản xuất tới các hộ bán buôn, từ các hộ bán buôn đến các hộ bán buôn trung gian và sau đó đến các

nhà bán lẻ. Tuy nhiên, với việc sửa đổi những quy định này năm 2005, các nhà sản xuất có thể bán trực

tiếp mặt hàng thủy sản đến các cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng và đến người tiêu dùng mà không cần

thông qua đại lý bán buôn và đại lý bán buôn trung gian.

Với sự thay đổi này, tỷ lệ phần trăm hàng thủy sản được xử lý thông qua thị trường bán buôn

trong các lĩnh vực tiêu dùng đang giảm hàng năm, mức giảm 60% trong năm 2007 theo báo cáo về thị

trường bán buôn của Bộ Nông, Lâm và Thủy sản Nhật Bản.

Tuy nhiên, do có rất nhiều loại thủy sản khác nhau về chủng loại và kích cỡ, nên trước tiên hàng

thủy sản thường được phân theo chủng loại và kích cỡ tại thị trường địa phương, sau đó vận chuyển đến

thị trường bán buôn trung tâm như thị trường bán buôn trung tâm thành phố Tokyo (còn được gọi là thị

trường Tsukiji), thị trường bán buôn trung tâm Nagoya, và thị trường bán buôn trung tâm thành phố

Osaka. Tại các thị trường bán buôn trung tâm, thủy sản được các đại lý bán buôn và đại lý bán buôn

trung gian mua đấu giá, sau đó được chuyển đến các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng. Ngày càng có

nhiều lượng khách hàng lớn cũng như các chuỗi dịch vụ thực phẩm và các công ty chế biến thực phẩm

mua một trực tiếp một khối lượng thủy sản đáng kể từ nhà sản xuất hoặc mua phần thủy sản còn lại trên

thị trường để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường và cắt giảm chi phí.

4.5.2 Thủy sản chế biến

Đối với thủy sản chế biến nhập khẩu, hàng thường được giao tới các nhà máy sản xuất chế biến

thực phẩm, cửa hàng bán lẻ và chuỗi dịch vụ thực phẩm, và các đại lý bán buôn hàng công nghiệp thực

phẩm ở Nhật Bản thông qua các nhà nhập khẩu cũng như các công ty nhập khẩu.

Page 51: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 50 -

Đối với thực phẩm đông lạnh, có những trường hợp sản phẩm đã được chế biến và đóng gói

trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản. Gần đây, ngày càng nhiều số lượng các sản phẩm thủy sản chế biến

như ướp muối, sấy khô được các nhà sản xuất phân phối trực tiếp cho những người tiêu dùng.

Bảng 4.5: Các kênh phân phối đối với mặt hàng thủy sản và sản phẩm chế biến

Nguồn: JETRO

4.6 Các quy định liên quan đến việc thâm nhập thị trường Nhật Bản

4.6.1 Các luật và quy định liên quan tới nhập khẩu thực phẩm

Các quy định về nhập khẩu thực phẩm vào thị trường Nhật Bản

Việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật Bản cần

tuân theo các luật sau đây: 1) Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối, 2) Luật về an toàn vệ

sinh thực phẩm và 3) Luật hải quan.

1) Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối

Việc nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chịu những hạn chế nhất định, được liệt

kê dưới đây:

Các nhà sản xuất nước ngoài

Các nhà nhập khẩu Các nhà sản xuất trong nước

Thị trường bán buôn ở

khu vực sản xuất

Thị trường bán buôn ở

khu vực tiêu thụ (Các

nhà bán buôn, các nhà

Các nhà máy sản xuất chế

biến thực phẩm

Các nhà hàng

Người tiêu dùng

Các nhà

bán lẻ

Các cửa hàng tiện lợi

Các cửa hàng bán đồ

thủy sản nói chung Các cửa hàng

bán lẻ

Page 52: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 51 -

- Hạn ngạch nhập khẩu

- Phê duyệt nhập khẩu

- Xác nhận nhập khẩu (xác nhận trước/ xác nhận tại điểm làm thủ tục thông quan)

a) Hạn ngạch nhập khẩu

Việc nhập khẩu những mặt hàng thủy sản dưới đây cần tuân thủ theo hạn ngạch nhập khẩu

theo quy định của Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối. Nhà nhập khẩu các loại thủy sản

này cần có giấy chứng nhận hạn ngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ

Thương mại.

- Cá trích (tiếng Nhật: nishin), cá tuyết (tiếng Nhật: tara), cá đuôi vàng, cá thu, cá ngừ,

horse mackerel, cá thu đao, sò điệp, mắt sò điệp, mực... (tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê

hoặc khô).

Có bốn cách thức phân bổ hạn ngạch bao gồm phân bổ hạn ngạch dành cho các công ty

thương mại (cấp hạn ngạch dựa trên hoạt động trước đó), phân bổ hạn ngạch dành cho các công ty

kinh doanh thủy sản, hạn ngạch tiêu dùng và phân bổ hạn ngạch trên cơ sở hoạt động lần đầu. Các

công ty nhập khẩu mới bắt đầu hoạt động, về lý thuyết, cần xin phân bổ hạn ngạch hoạt động lần

đầu (việc phân bổ hạn ngạch có thể được thực hiện theo hình thức bốc thăm), nếu không họ có thể

nhận được phân bổ hạn ngạch cấp lại từ các công ty đã được cấp hạn ngạch.

b) Phê duyệt nhập khẩu

Để nhập khẩu các loại thủy sản dưới đây, công ty nhập khẩu cần nhận được bản phê duyệt

nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp từ trước:

- Cá ngừ vây xanh (bluefin) (những loại được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biển Địa Trung

Hải và các loại thủy sản tươi sống hoặc thủy sản ướp lạnh).

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (các loại tươi sống hoặc ướp lạnh, trừ những loại được nhập

khẩu từ Ôxtrâylia, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc hoặc Đài Loan).

- Cá ngừ mắt to và cá ngừ mắt to đã qua sơ chế (những loại được nhập khẩu từ Bolivia/

Georgia) và các loại cá, các loại giáp xác và các loại không xương sống và các loại thực phẩm sơ

chế từ các loại cá này, cũng như các loại thực phẩm làm từ động vật có sử dụng cá, các loài giáp

xác và các loại động vật thân mềm.

c) Xác nhận nhập khẩu cấp trước

Để nhập khẩu các loại thủy sản dưới đây, cần xin xác nhận nhập khẩu từ Bộ Thương mại

trước khi nhập khẩu hàng hoá:

Page 53: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 52 -

- Cá ngừ vây xanh đông lạnh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, và cá kiếm

- Cá ngừ (trừ các loại như cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền Nam

và cá ngừ mắt to) và cá maclin (trừ cá kiếm) được nhập khẩu bằng đường biển (cá tươi sống, ướp

lạnh và đông lạnh).

d) Xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan

Khi nhập khẩu các loại thủy sản dưới đây, các loại giấy tờ cần thiết phải nộp bao gồm: giấy

chứng nhận thống kê, giấy chứng nhận đánh bắt và giấy chứng nhận tái xuất khẩu để được các cơ

quan hải quan cấp xác nhận nhập khẩu

- Cá ngừ vây xanh (tươi sống/ ướp lạnh)

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (tươi sống/ ướp lạnh)

- Cá kiếm (tươi sống/ ướp lạnh)

2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Để phù hợp với Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về "Tiêu

chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" được ban hành theo Luật an toàn vệ sinh thực

phẩm và các tiêu chuẩn đối với dư lượng thuốc trừ sâu... (bao gồm cả phụ gia thức ăn động vật và

dược phẩm dành cho động vật), thủy sản và các loại thực phẩm chế biến cần tuân thủ theo các quy

định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp được tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi

tiết về thành phần thực phẩm, và kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ

sâu, độc tố nấm... Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được áp dụng trong trường hợp một loại

phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trường

hợp mức độ quá mức độ cho phép hoặc khi độc tố nấm vượt quá mức độ cho phép. Theo đó, thủy

sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại điểm sản xuất trước khi nhập khẩu. Nếu

mức độ vượt quá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hướng dẫn cụ thể.

Các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu được thực hiện thông qua hệ thống phủ nhận tới

năm 2006. Theo đó, các loại thuốc trừ sâu sẽ không chịu sự kiểm soát nếu không có quy định gì

dành cho chất đó. Tuy nhiên, luật sửa đổi đã áp dụng hệ thống xác thực, do đó, hiện nay việc phân

phối các sản phẩm trên lý thuyết bị cấm nếu sản phẩm đó có chứa một chất cụ thể nào đó, thậm

chí ngay cả khi không có luật quy định. Hệ thống danh sách xác thực được áp dụng với tất cả các

mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả thủy sản nuôi hoặc thủy sản tự nhiên.

Từ năm 2011, các mặt hàng thủy sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế

(kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng

thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt hàng thực phẩm

Page 54: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 53 -

chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Thêm

vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam

(kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans...) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.

Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối với fenitrothion

and 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất nitrofurans và

chloramphenicol không được phép có trong thực phẩm.

3) Luật hải quan

Theo Luật hải quan, việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn mác giả mạo xuất xứ thành phần

thực phẩm bị cấm hoàn toàn.

Các quy định về kinh doanh mặt hàng thủy sản

Nhật Bản không có các luật cụ thể áp dụng cho việc bán các mặt hàng thủy sản và thực

phẩm chế biến. Các quy định liên quan đến kinh doanh được tóm tắt dưới đây.

1) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kinh doanh các sản phẩm có chứa chất gây hại

hoặc độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm hoàn toàn. Việc kinh doanh thủy sản và các

loại thực phẩm chế biến đựng trong container và bao gói phải tuân theo quy định về dán nhãn bắt

buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều khoản liên quan đến nhãn an toàn như các

chỉ dẫn về phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, các thành phần thực phẩm và nguồn gốc,

các thông tin về biến đổi gen...

2) Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm

Các sản phẩm thủy sản (bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, ngoại trừ các sản phẩm chưa qua

chế biến) phải tuân theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến

việc quản lý an toàn vệ sinh của các thành phần thực phẩm, bao gói có liên quan đến các vấn đề

như ngộ độc thực phẩm.

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất... đối với các

thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến sản phẩm lỗi (nhà nhập khẩu cũng được quy

định trách nhiệm ở đây). Luật này dựa trên một chính sách nhằm khiến cho nhà nhập khẩu có

trách nhiệm đối với các thiệt hại vì rất khó có thể giúp những nạn nhân là người tiêu dùng truy

cứu trách nhiệm của nhà sản xuất ở nước ngoài. Việc đòi bồi thường thiệt hại từ các nhà sản xuất

nước ngoài do nhà nhập khẩu thực hiện, tách biệt hoàn toàn với Luật về trách nhiệm đối với sản

phẩm.

Page 55: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 54 -

3) Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt

Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua

trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm thủy sản và

thực phẩm chế biến theo các hình thức như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, bán hàng qua

các phương tiện truyền thông... phải tuân theo các điều khoản của Luật về các giao dịch thương

mại đặc biệt.

4) Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao gói

Theo Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao gói, nhà

nhập khẩu... bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói được quy định bởi luật này

(container và bao gói bằng giấy và nhựa...) sẽ phải có trách nhiệm tái chế. Tuy nhiên, đối với các

doanh nghiệp quy mô nhỏ dưới một mức độ nào đó được miễn trách nhiệm thực hiện các điều

khoản của Luật này.

4.6.2 Quy trình nhập khẩu và bán hàng

Thủ tục cấp phép nhập khẩu và bán hàng

Kiểm soát nhập khẩu

a) Hạn ngạch nhập khẩu

Các thông tin cần thiết về hạn ngạch nhập khẩu được công khai trên trang web của Bộ

Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, bao gồm cả các thông tin về xin cấp hạn ngạch, số lượng

hạn ngạch được phân bổ, ngày xin cấp, nước xuất xứ được cấp hạn ngạch (những nước có tên

trong danh sách không được phép nhập khẩu). Theo đó, nhà nhập khẩu sẽ nắm được thông tin khi

nào cần xin cấp hạn ngạch.

Quy trình cụ thể được thể hiện trong Biểu đồ dưới đây. Việc xin cấp hạn ngạch cần được

thực hiện trước, nộp giấy tờ cho Bộ Thương mại (thông qua Văn phòng các sản phẩm thuỷ thủy

sản, Phòng kiểm soát thương mại, Uỷ ban hợp tác kinh tế và thương mại). Sau khi đã nhận được

đơn có đóng dấu chính thức, nhà nhập khẩu mới được tiến hành các thủ tục nhập khẩu.

Page 56: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 55 -

Biểu đồ 4.6.2.1. Quy trình xin cấp hạn ngạch nhập khẩu

Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

b) Chứng nhận nhập khẩu

Quy trình cụ thể được thể hiện trong Biểu đồ phía dưới. Việc xin cấp xác nhận nhập khẩu

cần được thực hiện trước, nộp giấy tờ cho Bộ Thương mại (thông qua Phòng kiểm soát thương

mại, Uỷ ban hợp tác kinh tế và thương mại). Sau khi đã nhận được đơn có đóng dấu chính thức,

nhà nhập khẩu mới được tiến hành các thủ tục nhập khẩu.

Biểu đồ 4.6.2.2. Quy trình xin cấp chứng nhận nhập khẩu

Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Nộp hai bản sao đơn xin cấp phê duyệt nhập khẩu/ hạn ngạch nhập

khẩu tại bàn tiếp tân kèm theo các giấy tờ cần thiết

Sàng lọc hồ sơ

Phân bổ hạn ngạch dựa trên các tiêu chuẩn liên quan

Đóng dấu vào đơn xin phê duyệt nhập khẩu/ đơn xin cấp hạn ngạch

nhập khẩu (giấy chứng nhận phê duyệt nhập khẩu)

(Thời hạn hạn ngạch nhập khẩu có hiệu lực: 4 tháng)

Nộp hai bản sao đơn xin cấp xác nhận nhập khẩu/ hạn ngạch nhập khẩu cùng

với các giấy tờ cần thiết cho bộ phận chính sách kiểm soát thương mại,

Phòng kiểm soát thương mại, Ủy ban hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh

tế, Thương mại và Công nghiệp

(nếu được xác nhận sau khi sàng lọc hồ sơ) Đóng dấu vào đơn xin cấp xác nhận nhập khẩu/ đơn xin cấp hạn ngạch nhập

khẩu (giấy xác nhận)

Nộp các giấy tờ được trả lại để xin cấp phép nhập khẩu

Page 57: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 56 -

c) Xác nhận nhập khẩu

Để nhập khẩu cá ngừ bằng đường biển (trừ cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây

xanh miền Nam và cá ngừ mắt to), cần nộp các giấy tờ dưới đây (thông tin cụ thể trong các phần ở

dưới) để có xác nhận nhập khẩu. Sau khi nhận được thông báo xác nhận của Bộ trưởng Bộ

Thương mại, nhà nhập khẩu mới được thực hiện các quy trình nhập khẩu.

Để nhập khẩu cá ngừ tươi hoặc cá ngừ vây xanh ướp lạnh, cá ngừ vây xanh miền Nam và

cá kiếm trừ các loại được đề cập ở trên, cần nộp giấy chứng nhận cho các cơ quan hải quan để xin

cấp xác nhận nhập khẩu.

Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Luật kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm, cần nộp các giấy tờ cần thiết (tham khảo

các phần dưới đây) khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập

khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội. Việc kiểm dịch được thực

hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an toàn

thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu. Nếu, theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không

phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ

được nhận chứng nhận đăng ký. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với

các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không

phù hợp nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được

thực hiện (Biểu đồ phía dưới).

Hải quan

Theo Luật kinh doanh hải quan, nhà nhập khẩu cần tự khai báo nhập khẩu hoặc uỷ quyền

cho các công ty có thẩm quyền như các công ty chuyên làm các thủ tục hải quan (bao gồm cả các

trung gian chuyên thực hiện các dịch vụ thông quan) thực hiện.

Để hàng hoá từ một nước khác được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, cần khai báo hàng

nhập khẩu với cơ quan hải quan tương ứng tại kho ngoại quan nơi hàng hoá được lưu kho. Đối với

những hàng hoá cần kiểm dịch, sẽ phải thực hiện kiểm dịch trước. Sau khi đã thanh toán các loại

thuế và phí nhập khẩu, các loại thuế tiêu dùng của quốc gia và địa phương, trên lý thuyết hàng hoá

sẽ được cấp phép nhập khẩu.

Page 58: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 57 -

Biểu đồ 4.6.2.3. Quy trình nhập khẩu

Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản

Không được

chấp nhận

Được chấp

nhận

Thực hiện kiểm dịch

Tư vấn về thủ tục

Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Hàng đến cảng

Thông báo nhập khẩu

Kiểm dịch sản phẩm Cần kiểm dịch

Kiểm dịch bắt

buộc, kiểm tra

hành chính

Không cần kiểm dịch

Cần tư vấn trước với cơ quan kiểm dịch có trách

nhiệm giám sát hàng nhập khẩu

Nộp giấy tờ cần thiết theo cách truyền thống hoặc

nộp trực tuyến

Hàng hóa sẽ bị trả lại

hoặc xử lý nếu có dấu

hiệu nhiễm khuẩn

Xuất giấy biên nhận nhập khẩu thực phẩm

Thực hiện thông quan

Phân phối tại thị trường nội địa

Hủy hàng hoặc trả lại công ty vận chuyển

Page 59: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 58 -

* Việc kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo thông báo, do các trạm kiểm

dịch MHLW thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Các giấy tờ cần thiết

Các giấy tờ cần thiết để được phép nhập khẩu được tổng hợp dưới đây theo danh sách các

cơ quan thu các giấy tờ đó.

Biểu đồ 4.6.2.4. Các giấy tờ cần thiết để thông quan hàng nhập khẩu

Nộp cho Các giấy tờ cần thiết Thủy sản Thực phẩm chế biến

Hạn ngạch nhập khẩu *1

Văn phòng các sản phẩm nông và thủy sản, Ban chính sách kiểm soát thương mại, Phòng kiểm soát thương mại, Cục hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Đơn xin phê duyệt/ hạn ngạch nhập khẩu

-

Phê duyệt nhập khẩu *2

Văn phòng các sản phẩm nông và thủy sản, Ban chính sách kiểm soát thương mại, Phòng kiểm soát thương mại, Cục hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Bảng liệt kê nguyên liệu/ thành phần thực phẩm

-

Thỏa thuận nhập khẩu -

Xác nhận nhập khẩu do Cơ quan thủy sản Nhật Ban ban hành

-

Xác nhận nhập khẩu (trước khi thông quan) *3

Văn phòng các sản phẩm nông và thủy sản, Ban chính sách kiểm soát thương mại, Phòng kiểm soát thương mại, Cục hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Đơn xin xác nhận nhập khẩu -

Xác nhận nhập khẩu (khi làm thủ tục thông quan) *4

Văn phòng các sản phẩm nông và thủy sản, Ban chính sách kiểm soát thương mại, Phòng kiểm soát thương mại, Cục hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Giấy chứng nhận thống kê cá ngừ vây xanh *5

-

Giấy chứng nhận thống kê cá ngừ vây xanh miền Nam *5

-

Các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập Đơn thông báo về v iệc nhập - o

Page 60: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 59 -

khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội

khẩu thực phẩm

Bảng nguyên liệu/ thành phần thực phẩm

- o

Sơ đồ quy trình sản xuất - o

Bảng kết quả phân tích do cơ quan kiểm dịch được chỉ định ban hành (nếu đã từng nhập khẩu thực phẩm)

- o

Các văn phòng hải quan địa phương (Thông quan theo Luật hải quan)

Tờ khai nhập khẩu o o

Hóa đơn o o

Phiếu đóng gói o o

Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không

o o

Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội; Bộ Tài chính

*1: Đối với việc nhập khẩu hàng hóa không được tự do hóa

*2: Đối với việc nhập khẩu các hàng hóa sau: (1) cá hồi và thực phẩm sơ chế; (2) cá, loài giáp xác, động

vật thân mềm và tảo biển; (3) thực phẩm có nước xuất xứ hoặc nước đăng ký trong số các nước Iraq,

Belize, Honduras, Ghi-nê xích đạo; (4) động vật, thực vật và thực phẩm chế biến được liệt kê trong Phụ

lục II và III, Hiệp định thương mại quốc tế các loài động thực vật có khả năng tuyệt chủng (CITES)

*3: Đối với việc nhập khẩu cá ngừ, cá maclin…

*4: Đối với việc nhập khẩu cá ngừ vây xanh tươi hoặc ướp lạnh hoặc cá ngừ vây xanh miền nam

*5: Tài liệu bao gồm các thông tin chi tiết về bất kỳ giao dịch thương mại nào như chứng từ kinh doanh cá

ngừ vây xanh hoặc cá ngừ vây xanh miền nam, về lý thuyết, cần có xác nhận của cơ quan quản lý tàu đánh

cá đã bắt được cá ngừ hoặc tổ chức công nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản của nước xuất khẩu.

Các cơ quan quản lý chức năng

Biểu đồ 4.6.2.5. Địa chỉ liên hệ của các cơ quan chức năng

Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối

Ban chính sách kiểm soát thương mại, Phòng kiểm soát thương

mại, Cục hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, Thương

mại và Công nghiệp

ĐT: +81-3-3501-1511

http://www.meti.go.jp

Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Page 61: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 60 -

Ban kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng an

toàn vệ sinh thực phẩm, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm và

dược phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội

ĐT: +81-3-5253-1111

http://www.mof.go.jp

Luật thuế quan và hải quan

Cục thuế quan và hải quan, Bộ Tài chính Nhật Bản ĐT: +81-3-3581-4111

http://www.maff.go.jp

Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông và ngư nghiệp

Ban dán nhãn và tiêu chuẩn, Cục các vấn đề tiêu dùng và

an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp

và ngư nghiệp

ĐT: +81-3-3502-8111

http://www.meti.go.jp

Luật đo lường

Ban đo lường và cơ sở hạ tầng trí tuệ, Cục Môi trường và

chính sách khoa học công nghiệp và công nghệ

ĐT: +81-3-3501-1511

http://www.meti.go.jp

Luật bảo vệ sức khỏe

Phòng thực phẩm và dán nhãn, Cục các vấn đề tiêu dùng ĐT: +81-3-3507-8800

http://www.caa.go.jp

Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

Phòng mô tả, Cục các vấn đề tiêu dùng ĐT: +81-3-3507-8800

http://www.caa.go.jp

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm

Phòng an toàn tiêu dùng, Cục các vấn đề tiêu dùng ĐT: +81-3-3507-8800

http://www.caa.go.jp

Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt

Page 62: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 61 -

Văn phòng tư vấn tiêu dùng, Bộ Kinh tế, Thương mại và

Công nghiệp

Phòng an toàn tiêu dùng, Cục các vấn đề tiêu dùng

ĐT: +81-3-3501-1511

http://www.meti.go.jp

ĐT: +81-3-3507-8800

http://www.caa.go.jp

Luật khuyến khích phân loại rác và tái sử dụng container và bao gói/ Luật khuyến khích sử dụng

hiệu quả các nguồn tài nguyên

Phòng khuyến khích tái sử dụng, Cục môi trường và chính

sách khoa học công nghiệp và công nghệ

Văn phòng khuyến khích tái sử dụng, Vụ tái sử dụng và

quản lý rác thải, Bộ Môi trường

Phòng chính sách công nghiệp thực phẩm, Cục chính sách

thực phẩm chung, Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư

nghiệp

ĐT: +81-3-3501-1511

http://www.meti.go.jp

ĐT: +81-3-3581-3351

http://www.env.go.jp

ĐT: +81-3-3581-4111

http://www.maff.go.jp

Luật chống cạnh tranh không lành mạnh/ Luật thương hiệu

Văn phòng chính sách quyền sở hữu trí tuệ, Cục chính

sách công nghiệp và kinh tế, Bộ Kinh tế, Thương mại và

Công nghiệp

Phòng các vấn đề chung, Văn phòng sáng chế Nhật Bản,

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

ĐT: +81-3-3501-1511

http://www.meti.go.jp

ĐT: +81-3-3581-1101

http://www.jpo.go.jp

Nguồn: JETRO

4.6.3 Các quy định về nhãn mác hàng hóa

Các quy định pháp lý về dán nhãn

Nhãn hàng hoá thủy sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ

theo các luật và quy định sau đây:

1) Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản

Page 63: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 62 -

2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

3) Luật đo lường

4) Luật bảo vệ sức khoẻ

5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng

sáng chế).

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thủy sản như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập khẩu

phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn

mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản: 1) tên sản

phẩm, 2) nước xuất xứ, 3) hàm lượng và 4) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thủy sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các

thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các quy định

tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật an toàn vệ sinh thực

phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) ngày hết hạn sử dụng, 5) cách thức bảo

quản, 6) nước xuất xứ và 7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Tên sản phẩm

Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác

nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thành phần thực phẩm

Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm

lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông

lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm

Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có

hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy

hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/

chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất chống mối mọt.

Page 64: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 63 -

Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các chất phụ

gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm

và phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử

dụng đối với từng loại thực phẩm. Các quy định và tiêu chuẩn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh

thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầu hàm lượng nitrat natri, đặc biệt trong trứng

cá hồi và trứng cá hồi ướp muối phải dưới 0,005 g/kg.

Ngộ độc thực phẩm

Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dung liên quan đến vấn đề ngộ độc

thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu đồ 9-7 cần

được dán nhãn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc dán nhãn thành phần thực phẩm

là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua và khuyến khích thực hiện với các sản

phẩm có chứa trứng cá hồi. Nếu các thành phần thực phẩm này đã được liệt kê trong danh sách

thành phần chính, không cần thiết phải thực hiện thêm các hoạt động khác. Nếu tên của các thành

phần trên nhãn sản phẩm không chỉ rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các

thành phần thực phẩm.

Biểu đồ 4.6.3.1. Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn đề dán nhãn tránh ngộ độc

thực phẩm

Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội

Trọng lượng thành phần thực phẩm

Khi nhập khẩu và bán các loại thủy sản và thực phẩm chế biến, nhà nhập khẩu cần ghi rõ

trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường và chỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên

nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản

phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép.

Các nguyên liệu cụ thể cần

dán nhãn tránh ngộ độc thực

phẩm

Trứng, sữa, bột mỳ, tôm, cua, mì làm từ kiều mạch,

lạc

Bearded clam, mực, trứng cá hồi, cam, quả kiwi, thịt

bò, quả óc chó, cá hồi, cá thu, đậu nành, thịt gà,

chuối, thịt lợn, nấm matsutake, quả đào, mứt, táo,

thạch gelatin

Các nguyên liệu cụ thể

khuyến khích dán nhãn tránh

ngộ độc thực phẩm

Page 65: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 64 -

Hạn sử dụng

Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên

nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ

sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử

dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất

lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt

nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng

năm ngày tương ứng.

Cách thức bảo quản sản phẩm

Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn

“sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các

sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán

nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn

hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”… Tuy

nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ trong phòng, không cần thiết phải dán

nhãn cách thức bảo quản sản phẩm.

Nước xuất xứ

Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến, được quy định bởi Luật

tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ (có

thể phải cung cấp tên của vùng biển) trên nhãn thực phẩm nhập khẩu. Luật này cũng quy định

thông tin về nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn các sản phẩm thủy sản và thực phẩm chế

biến được liệt kê trong Biểu đồ 9.8. Tất cả các loại thực phẩm chế biến khác không nhất thiết phải

dán nhãn nước xuất xứ. Những thông tin này cần được dán nhãn dưới hình thức để trong ngoặc ()

theo danh sách thành phần thực phẩm hoặc chỉ rõ nước xuất xứ trong một cột thông tin riêng biệt.

Bảng 4.6.3.2. Các sản phẩm thủy sản và thực phẩm chế biến cần dán nhãn nước xuất xứ

Tiêu chuẩn dán

nhãn

Thực phẩm chế biến áp dụng tiêu chuẩn dán nhãn

Ví dụ

Các tiêu chuẩn dán nhãn đối với thực

Cá ướp muối, tảo biển Trứng cá trích ướp muối, tảo nâu ướp muối

Cá đã sơ chế, tảo biển (trừ những loại đã được chế biến hoặc sơ chế và thực phẩm đông lạnh)

Cá ngừ ngâm dầu nành, tảo mozuku ngâm dấm

Page 66: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 65 -

phẩm chế biến

Cá hấp, tảo biển Bạch tuộc hấp

Cá nướng mặt ngoài Cá ngừ bonito nướng qua

Hỗn hợp các sản phẩm nông sản tươi sống, thịt động vật và các sản phẩm thủy sản

Suất nabe (suất ăn gồm các sản phẩm thủy sản và rau)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

Chất lượng

Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản yêu cầu có thông tin trên nhãn

mác với các trường hợp sau:

- “Rã đông” (“Defrosted”) đối với các sản phẩm đông lạnh cần rã đông

- “Sản phẩm nuôi” (“Farmed”) đối với các loại thủy sản nuôi

Nhà nhập khẩu

Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phải được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu

chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với

các sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu, tên và địa chỉ của

nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn.

Thông tin dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ trên nhãn thủy sản và

thực phẩm chế biến phù hợp với các tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Y tế quy

định. Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấu thành phần (ví dụ, các loại

axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm (ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo).

Nếu nhãn chỉ có thông tin chung như “vitamin” thay vì ghi rõ tên các chất dinh dưỡng cụ thể, cần

ghi rõ thành phần thực phẩm.

Các thành phần thực phẩm cần được ghi theo thứ tự và đơn vị như sau:

a) Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo)

b) Protein (g hoặc gram)

c) Chất béo (g hoặc gram)

d) Hy-đrát các-bon (g hoặc gram)

e) Natri

f) Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn

Page 67: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 66 -

Bộ Y tế Nhật Bản cũng quy định tiêu chuẩn dán nhãn đối với các thành phần dinh dưỡng

và thông tin cần được làm nổi bật. Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản

phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận.

Bao bì và đóng gói

Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên yêu cầu dán nhãn nhằm phục vụ

việc phân loại rác container và bao gói. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các điều kiện dưới đây

phải dán nhãn để phân loại rác theo quy định của luật.

- Khi có các chỉ dẫn hành chính đối với nguyên liệu và cấu trúc của container và bao gói và

sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu.

- Khi container và bao gói của sản phẩm nhập khẩu được in, dán nhãn hoặc chạm khắc

bằng tiếng Nhật.

Khi hai loại container và bao gói dưới đây được sử dụng cho các sản phẩm ngũ cốc, một

trong hai loại nhãn hoặc cả hai loại nhãn dưới đây (Biểu đồ dưới đây) phải được dán trên một mặt

hoặc hơn một mặt của container và bao gói theo định dạng đã được quy định.

Biểu đồ 4.6.3.3. Nhãn giúp phân loại rác

Container và bao gói bằng nhựa

Container và bao gói bằng giấy

Mô tả sản phẩm

Mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật bảo vệ sức khỏe, Luật chống lại

việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và các luật và quy định liên quan đến quyền sở

hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật thương hiệu). Các luật này được

áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm.

Dán nhãn tự nguyện

Hội nghị thương mại công bằng quốc gia Karashi Mentaiko đã công nhận việc dán nhãn

thương mại công bằng (Fair Trade Mark) đối với các sản phẩm được chứng nhận có bao gói phù

hợp và quy định dán nhãn phù hợp với Bộ luật cạnh tranh công bằng về dán nhãn thực phẩm

Karashi Mentaiko.

Page 68: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 67 -

Biểu đồ 4.6.3.3. Nhãn thương mại công bằng đã được Hội nghị thương mại công bằng quốc

gia Karashi Mentaiko công nhận

Tham khảo Bộ luật cạnh tranh công bằng về dán nhãn twhcj phẩm Karashi Mentaiko:

http://www.jfftc.org/cgi-bin/data/bunsyo/A-8.pdf.

Liên hệ: Hội nghị thương mại công bằng quốc gia Karashi Mentaiko

ĐT: +81-92-403-0191 http://www.mentaiko-ftc.org/index.html

Hội nghị thương mại công bằng quốc gia về thực phẩm đóng hộp đã công nhận việc dán

nhãn thương mại công bằng (Fair Trade Mark) đối với các sản phẩm được chứng nhận có bao gói

phù hợp và quy định dán nhãn phù hợp với Bộ luật cạnh tranh công bằng về dán nhãn thực phẩm

đóng hộp, đồng thời cũng miêu tả các tiêu chuẩn vi phạm nhằm tránh việc dán nhãn bất hợp

pháp…

http://www.jfftc.org/cgi-bin/data/bunsyo/A-11.pdf

Liên hệ: Hội nghị thương mại công bằng quốc gia về thực phẩm đóng hộp ĐT: +81-3-3213-4751

(thuộc Hiệp hội các công ty đóng hộp Nhật Bản).

4.6.4 Hệ thống thuế quan

Thuế suất nhập khẩu, thuế tiêu dùng và các loại thuế liên quan

Thuế suất nhập khẩu áp dụng đối với thủy sản và thực phẩm chế biến được liệt kê dưới

đây. Để áp dụng thuế suất ưu đãi đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi,

nhà nhập khẩu cần nộp chứng nhận xuất xứ GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống

ưu đãi có hiệu lực chung) do các cơ quan hải quan ban hành hoặc do cơ quan ban hành của nước

xuất khẩu ban hành cho Hải quan Nhật Bản trước khi làm thủ tục thông quan (không cần thiết nếu

tổng giá trị đánh thuế của sản phẩm không quá 200.000 Yên). Doanh nghiệp xuất khẩu có thể

kiểm tra các thông tin chi tiết với Cục hải quan và thuế quan thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản.

Nếu nhà nhập khẩu muốn kiểm tra hệ thống phân loại thuế quan hoặc thuế suất trước, có

thể sử dụng hệ thống chỉ dẫn theo đó các doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi và nhận lại câu trả lời

trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua email.

Page 69: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 68 -

Bảng 4.6.4. 1 Thuế suất áp dụng cho thủy sản và thực phẩm chế biến (Năm tài chính 2011)

[Cá ngừ]

Mã HS Mô tả sản phẩm Thuế suất

Thông

thường

Tạm

thời

WTO GSP LDC

03.02

31

32

33

34

35

36

39

-000

-000

-000

-000

-000

-000

-000

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

03.03

41

42

43

44

45

46

49

-000

-000

-000

-000

-000

-000

-000

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

5,0%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

3,5%

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

03.04

19

-191

-192

Page 70: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 69 -

29

99

-199

-991

-992

-999

-910

-920

-991

-994

-999

3,5%

3,5%

Nguồn: MOF

Thông tin chi tiết về các mức thuế tại Nhật Bản, xin tham khảo trang web của Bộ Tài chính Nhật

Bản: www.mof.gov.jp.

Page 71: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 70 -

V. KẾT LUẬN

Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ. Kinh tế thế

giới đang phục hồi là dấu hiệu tốt, tạo đà tăng trưởng trở lại về nhu cầu thủy sản trên thế giới,

trong đó có Nhật Bản. Bước sang giai đoạn 2010-2011 ngành thủy sản thế giới đã thể hiện một bộ

mặt khác, với giá trị nhập khẩu tăng mạnh và hầu hết các quốc gia hàng đầu về nhập khẩu thủy

sản đều có tăng trưởng nhập khẩu dương.

Mặt khác, do ngành sản xuất thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và

sóng thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo ngại hiện tượng nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt

nhân Fukushima đối với các loại thủy sản đánh bắt tại Nhật Bản nên trong thời gian tới Nhật Bản

có thể sẽ phải tăng nguồn cung từ nước ngoài. Đây là một cơ hội cho các nhà cung cấp thủy sản,

trong đó có Việt Nam.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn đối với hàng thủy sản của Việt Nam. Kim ngạch nhập

khẩu thủy sản của Nhật Bản luôn chiếm khoảng 16-18% so với tổng xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu các sản phẩm tôm, mực và bạch tuộc, cá ngừ...,

đặc biệt Việt Nam luôn chiếm vị trí hàng đầu trong các nước xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Việt

Nam có những lợi thế cạnh tranh như nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, chi phí lao động và

chi phí sản xuất rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ các nước láng giềng có lợi

thế so sánh tương tự, như Trung Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với

sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển khác như Nauy, Hoa Kỳ, Canada… Do vậy, để có

thể giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần

phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá cạnh tranh. Đây là hai yếu tố quan trọng để

các sản phẩm thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu, rộng trên thị trường thế giới, trong đó có

Nhật Bản.

Các vấn đề và lời khuyên khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

Người tiêu dùng Nhật Bản vốn rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Do vậy,

các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản hãy tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn cần đáp

ứng. Trước khi xuất hàng sang nước này, các doanh nghiệp nên gửi mẫu qua cho họ kiểm tra chất

lượng trước, đừng vội vàng gửi hàng qua khi hàng chưa kiểm định. Khi xuất khẩu sản phẩm thủy

sản chế biến sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng các sản phẩm phải đạt

theo các tiêu chuẩn của Luật vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, đối với thủy sản nuôi, cũng cần đảm

bảo rằng không có các loại kháng sinh tổng hợp bị cấm ở Nhật Bản, được sử dụng và đáp ứng

các tiêu chuẩn về dư lượng tạp chất.

Page 72: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 71 -

Đối với các nhà sản xuất chế biến thực phẩm Nhật Bản, việc đảm bảo nguồn cung ổn

định nguyên liệu thủy sản là thách thức lớn của họ, vì vậy đây là lĩnh vực kinh doanh với tiềm

năng phát triển rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam khi đã làm ăn với đối tác Nhật Bản cần đảm

bảo nguồn cung ổn định, lâu dài theo yêu cầu của đối tác Nhật Bản. Người Nhật không muốn kinh

doanh kiểu chộp giật, nhưng để có được quan hệ làm ăn lâu dài trước hết phải xây dựng được sự

tin cậy lẫn nhau. Vì vậy giá cả phải được duy trì ở một mức nhất định trong một thời gian nhất

định. Đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất hiện trong catalog của các nhà sản xuất và các nhà bán

sỉ lớn, hoặc khi đã đưa sản phẩm đó vào kế hoạch tiếp thị khách hàng thì cần phải cung cấp và

duy trì cùng một mức giá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên làm

việc với các công ty nhập khẩu có chuyên môn trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới

mặt hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản chế biến để có hiệu quả trong việc xử lý tất cả các giấy

tờ nhập khẩu cần thiết, cũng như liên hệ với các khách hàng tiềm năng.

Trước khi sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thông tin khách hàng

để rút ngắn thời gian trao đổi, đi vào trọng tâm. Nếu tham dự hội chợ tại Nhật Bản thì nên gửi thư

mời cho đối tác trước và bố trí thời gian tiếp đón họ. Nếu đến nơi mới gọi điện mời, họ sẽ không

đến và đánh giá không hay về mức độ tin cậy của doanh nghiệp…

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến tập quán kinh doanh của người Nhật.

Các doanh nghiệp Nhật Bản rất trọng chữ “tín” nên họ tìm hiểu bạn hàng rất kỹ rồi mới quyết

định làm ăn. Thời gian đầu họ đặt hàng rất ít, nhưng nếu tạo được lòng tin, đơn hàng sẽ đến một

cách ổn định trong những lần tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, còn thiếu thông tin về thị trường, kinh nghiệm làm ăn với Nhật cũng như chưa

hiểu thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật.

Một điều cần lưu ý là catalog và tài liệu về sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu nên được

chuẩn bị tối thiểu là bằng tiếng Anh (tài liệu giới thiệu công ty, ảnh và catalog mô tả chi tiết sản

phẩm bạn muốn bán) để đưa trước cho đối tác ở Nhật. Nếu bạn có thể cung cấp được tài liệu bằng

tiếng Nhật thì càng tốt. Nên có 2 bản tài liệu tiếng Anh và tiếng Nhật đi kèm.

Page 73: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 72 -

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HS

Chương 3

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

Mã hàng Mô tả hàng hoá

0302 Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ filê cá (fillets) và thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

- Cá hồi, trừ gan và bọc trứng cá:

0302 11 00 - - Họ cá hồi (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki,

Oncorhynchus aquabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và

Oncorhynchus chrysogaster)

0302 12 00 - - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha,

Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch,

Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo

salar) và cá hồi sông Đa - nuýp (Hucho hucho)

0302 19 00 - - Loại khác

- Cá dẹt (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Soleidae, Scophthalmidae và

Citharidae), trừ gan và bọc trứng cá:

0302 21 00 - - Cá bơn lưỡi ngựa (Halibut) (Reinhardtius hippoglossoides, Hippoglossus

hippoglossus, hippoglossus stenolepis)

0302 22 00 - - Cá bơn sao (Pleuronectes platessa)

0302 23 00 - - Cá bơn sole (Solea spp)

0302 29 00 - - Loại khác

- Cá ngừ (thuộc giống Thunus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ bụng có sọc (Euthynnus

(Katsuwonus) pelamis), trừ gan và bọc trứng cá:

Page 74: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 73 -

0302 31 00 - - Cá ngừ trắng hoặc vây dài (Thunnus alalunga)

0302 32 00 - - Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)

0302 33 00 - - Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ bụng có sọc

0302 34 00 - - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

0302 35 00 - - Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)

0302 36 00 - - Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii)

0302 39 00 - - Loại khác

0302 40 00 - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii), trừ gan và bọc trứng cá

0302 50 00 - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocopphalus), trừ gan và bọc

trứng cá

- Cá khác, trừ gan và bọc trứng cá:

0302 61 00 - - Cá Sác-đin (Sardina pilchardus, Sardinops spp.), cá Sác-đin nhiệt đới (Sardinella

spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Spattus sprattus)

0302 62 00 - - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)

0302 63 00 - - Cá tuyết đen (Pollachius virens)

0302 64 00 - - Cá thu (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus)

0302 65 00 - - Cá nhám góc và cá mập khác

0302 66 00 - - Cá chình (Anguilla spp.)

0302 69 - - Loại khác:

0302 69 10 - - - Cá biển

Page 75: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 74 -

0302 69 20 - - - Cá nước ngọt

0302 70 00 - Gan và bọc trứng cá

0303 Cá đông lạnh, trừ filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

- Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha,

Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch,

Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), trừ gan và bọc trứng cá:

0303 11 00 - - Cá hồi đỏ (Oncorhynchus nerka)

0303 19 00 - - Loại khác

- Cá hồi khác, trừ gan và bọc trứng cá:

0303 21 00 - - Cá hồi (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus

aquabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus

chrysogaster)

0303 22 00 - - Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đanuyp (Hucho Hucho)

0303 29 00 - - Loại khác:

- Cá dẹt (Pleuronectidae, Bothidae, Cynoglossidae, Solaidae, Scoph thalmidae và

Citharidae), trừ gan và bọc trứng cá:

0303 31 00 - - Cá bơn lưỡi ngựa (Halibut) (Reinhardtius hippoglossoides, Hippoglossus

hippoglossus, Hippoglossus stenolepis)

0303 32 00 - - Cá bơn sao (Pleuronectes platessa)

0303 33 00 - - Cá bơn sole (Solea spp.)

0303 39 00 - - Loại khác

- Cá ngừ (thuộc giống Thunnus), cá ngừ vằn hoặc cá ngừ bụng có sọc (Euthynnus

Page 76: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 75 -

(Katsuwonus) pelamis), trừ gan và bọc trứng cá:

0303 41 00 - - Cá ngừ trắng hoặc vây dài (Thunnus allalunga)

0303 42 00 - - Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)

0303 43 00 - - Cá ngừ vằn hoặc bụng có sọc

0303 44 00 - - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

0303 45 00 - - Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)

0303 46 00 - - Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus maccoyii)

0303 49 00 - - Loại khác

0303 50 00 - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii), trừ gan và bọc trứng cá

0303 60 00 - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus), trừ gan và bọc

trứng cá

- Cá khác, trừ gan và bọc trứng cá:

0303 71 00 - - Cá Sác-đin (Sardina pilchardus, Sardinops spp), cá Sac-đin nhiệt đới (Sardin-ella

spp.), cá trích kê hoặc cá trích cơm (Sprattus sprattus)

0303 72 00 - - Cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus)

0303 73 00 - - Cá tuyết đen (Pollachius virens)

0303 74 00 - - Cá thu (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus)

0303 75 00 - - Cá nhám góc và cá mập khác

0303 76 00 - - Cá chình (Anguilla spp.)

0303 77 00 - - Cá sói biển (Dicentrarchus labrax, Dicentrarchus punctatus)

Page 77: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 76 -

0303 78 00 - - Cá Meluc (một loại cá tuyết) (Merluccius spp. Urophycis spp.)

0303 79 - - Loại khác:

0303 79 10 - - - Cá biển

0303 79 20 - - - Cá nước ngọt

0303 80 - Gan và bọc trứng cá:

0303 80 10 - - Gan

0303 80 20 - - Bọc trứng cá

0304 Filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh

hoặc đông lạnh

0304 10 00 - Tươi hoặc ướp lạnh

0304 20 00 - Filê cá (fillets) đông lạnh

0304 90 00 - Loại khác

0305 Cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín

trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên từ cá, thích

hợp dùng làm thức ăn cho người.

0305 10 00 - Bột mịn, bột thô và bột viên từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

0305 20 00 - Gan và bọc trứng cá, sấy khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối

0305 30 00 - Filê cá (fillets), sấy khô, muối hoặc ngâm trong nước muối, nhưng không hun khói

- Cá hun khói, kể cả filê cá (fillets):

Page 78: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 77 -

0305 41 00 - - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha,

Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch,

Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo

salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho Hucho)

0305 42 00 - - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

0305 49 00 - - Loại khác

- Cá khô, muối hoặc không muối, nhưng không hun khói:

0305 51 00 - - Cá tuyết (Gadus morhua, gadus ogac, Gadus macrocephal us)

0305 59 - - Loại khác:

0305 59 10 - - - Vây cá mập

0305 59 90 - - - Loại khác

- Cá muối, không sấy khô hoặc không hun khói và cá ngâm nước muối:

0305 61 00 - - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

0305 62 00 - - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

0305 63 00 - - Cá trổng (Engrulis spp.)

0305 69 00 - - Loại khác

0306 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh,

sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã

hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, sấy

khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của động vật

giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

- Đông lạnh:

Page 79: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 78 -

0306 11 00 - - Tôm hùm đá và các loài tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus

spp.)

0306 12 00 - - Tôm hùm (Homarus. spp)

0306 13 00 - - Tôm Shrimps và tôm Pan-đan (prawns)

0306 14 00 - - Cua

0306 19 00 - - Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp

dùng làm thức ăn cho người

- Không đông lạnh:

0306 21 - - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus

spp.):

0306 21 10 - - - Để làm giống

0306 21 20 - - - Loại khác, sống

0306 21 30 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0306 21 90 - - - Loại khác

0306 22 - - Tôm hùm (Homarus spp):

0306 22 10 - - - Để làm giống

0306 22 20 - - - Loại khác, sống

0306 22 30 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0306 22 40 - - - Khô

0306 22 90 - - - Loại khác

0306 23 - - Tôm Shrimps và tôm Pan-đan (prawns):

Page 80: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 79 -

0306 23 10 - - - Để làm giống

0306 23 20 - - - Loại khác, sống

0306 23 30 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0306 23 40 - - - Khô

0306 23 90 - - - Loại khác

0306 24 - - Cua:

0306 24 10 - - - Sống

0306 24 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0306 24 90 - - - Loại khác

0306 29 - - Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp

dùng làm thức ăn cho người:

0306 29 10 - - - Sống

0306 29 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0306 29 90 - - - Loại khác

0307 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, hoặc đông

lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; các loại động vật thuỷ sinh không

xương sống, trừ động vật giáp xác hoặc thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông

lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của

động vật thuỷ sinh không xương sống, trừ động vật giáp xác, thích hợp dùng

làm thức ăn cho người

0307 10 - Hàu:

0307 10 10 - - Sống

Page 81: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 80 -

0307 10 20 - - Tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

0307 10 30 - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

- Điệp, kể cả điệp nữ hoàng thuộc giống Pecten, Chlamys hoặc Placopecten:

0307 21 - - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

0307 21 10 - - - Sống

0307 21 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0307 29 - - Loại khác:

0307 29 10 - - - Đông lạnh

0307 29 20 - - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

- Vẹm (Mytilus spp, Perna spp):

0307 31 - - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

0307 31 10 - - - Sống

0307 31 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0307 39 - - Loại khác:

0307 39 10 - - - Đông lạnh

0307 39 20 - - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

- Mực nang (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp.) và mực ống

(Ommastrephes spp., Loligo spp., Nototodarus spp, Sepioteu-this spp.):

0307 41 - - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

0307 41 10 - - - Sống

Page 82: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 81 -

0307 41 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0307 49 - - Loại khác:

0307 49 10 - - - Đông lạnh

0307 49 20 - - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

- Bạch tuộc (Octopus spp.):

0307 51 - - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

0307 51 10 - - - Sống

0307 51 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

0307 59 - - Loại khác:

0307 59 10 - - - Đông lạnh

0307 59 20 - - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

0307 60 - ốc, trừ ốc biển:

0307 60 10 - - Sống

0307 60 20 - - Tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

0307 60 30 - - Khô, muối hoặc ngâm nước muối

- Loại khác, kể cả bột mịn,bột thô và bột viên của động vật thuỷ sinh không xương

sống, trừ động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:

0307 91 - - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

0307 91 10 - - - Sống

0307 91 20 - - - Tươi hoặc ướp lạnh

Page 83: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 82 -

0307 99 - - Loại khác:

0307 99 10 - - - Đông lạnh

0307 99 20 - - - Hải sâm beche-de-mer (trepang), khô, muối hoặc ngâm nước muối

0307 99 90 - - - Loại khác

Chương 16

Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không

xương sống khác

Mã hàng Mô tả hàng hoá

1604 Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm

thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá

- Cá nguyên con hoặc cá miếng, nhưng chưa xay nhỏ:

1604 11 - - Từ cá hồi:

1604 11 10 - - - Đóng hộp

1604 11 90 - - - Loại khác

1604 12 - - Từ cá trích:

1604 12 10 - - - Đóng hộp

1604 12 90 - - - Loại khác

1604 13 - - Từ cá sacdin, cá trích cơm (sprats) hoặc cá trích kê (brisling):

- - - Từ cá Sác đin:

1604 13 11 - - - - Đóng hộp

Page 84: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 83 -

1604 13 19 - - - - Loại khác

- - - Loại khác:

1604 13 91 - - - - Đóng hộp

1604 13 99 - - - - Loại khác

1604 14 - - Từ các loại cá ngừ, cá ngừ vằn, cá ngừ Sarda spp:

1604 14 10 - - - Đóng hộp

1604 14 90 - - - Loại khác

1604 15 - - Từ cá thu:

1604 15 10 - - - Đóng hộp

1604 15 90 - - - Loại khác

1604 16 - - Từ cá trổng:

1604 16 10 - - - Đóng hộp

1604 16 90 - - - Loại khác

1604 19 - - Từ cá khác:

1604 19 10 - - - Đóng hộp

1604 19 90 - - - Loại khác

1604 20 - Cá đã được chế biến hoặc bảo quản cách khác:

1604 20 10 - - Vây cá mập, đã chế biến và sử dụng được ngay

1604 20 20 - - Xúc xích cá

Page 85: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 84 -

- - Loại khác:

1604 20 91 - - - Đóng hộp

1604 20 99 - - - Loại khác

1604 30 - Trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối:

1604 30 10 - - Đóng hộp

1604 30 90 - - Loại khác

1605 Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh

không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản

1605 10 00 - Cua

1605 20 - Tôm Shrimp và tôm pandan (prawns):

1605 20 10 - - Bột nhão tôm Shrimp

1605 20 90 - - Loại khác

1605 30 00 - Tôm hùm

1605 40 00 - Động vật giáp xác khác

1605 90 - Loại khác:

1605 90 10 - - Bào ngư

1605 90 90 - - Loại khác

Page 86: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 85 -

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TY NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH CHẾ

BIẾN THỦY SẢN NHẬT BẢN

1. Công ty TNHH Nippon Suisan Kaisha, Ltd.

Địa chỉ: Nippon Bldg., 2-6-2, Otemachi, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8686 Japan

Ngành nghề chính: Sản xuất hàng thủy sản đóng hộp và thực phẩm chế biến

Email: [email protected] <[email protected]>

Website: http://www.nissui.co.jp

2. Công ty Maruha Nichiro Foods, Inc.

Địa chỉ: 1-1-2, Otemachi, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8609, Japan

Tel: +81-3-3216-0893 Fax: +81-3-3216-0527

Ngành nghề kinh doanh: Chế biến thực phẩm đông lạnh và gia vị

Email: biosection maruha-nichiro.co.jp

Website: http://www.food.maruha-nichiro.co.jp

3. Công ty TNHH Marudai Food Company Ltd.

Địa chỉ: 21-3, Midori-cho Takatsuki-shi, Osaka-fu 569-8577 Japan

Điện thoại: 81/726/61-2518 Fax: 81-72-4644374

Ngành nghề chính: Sản xuất thực phẩm đóng hộp và chế biến thực phẩm

Website: http://www.marudai.jp

4. Tập đoàn Hagoromo Foods Corporation

Địa chỉ: 151 Shimazaki cho Shimuzu-ku Shizuoka-shi Japan

Ngành nghề: Sản xuất chế biến thực phẩm đóng hộp

Website: http://www.hagoromofoods.co.jp

5. Công ty TNHH KYOKUYO CO., LTD.

Địa chỉ: Sumitomo Seimei Sanno Bldg., 3-5, 3-chome, Akasaka, Minato-ku, Tokyo 107-0052

Điện thoại: 81 (3)5545-0701 Fax: 81 (3)5545-0751

Ngành nghề: Mua bán thủy sản, chế biến thực phẩm

Page 87: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 86 -

Website: http://www.kyokuyo.co.jp

6. Công ty TNHH Ichimasa Kamaboko Co., Ltd.

Địa chỉ: 7-77 Tsushimaya Higashi-ward Niigata city

Điện thoại: +81- 025-270-7111

Ngành nghề: Sản xuất và chế biến thủy sản

Website: http://www.ichimasa.co.jp/

7. Công ty TNHH SUGIYO CO., LTD.

Địa chỉ: 27-1 Fuchu-machi, Nanao, Ishikawa 926-8603, Japan

Điện thoại: +81-767-53-0180 Fax: +81-767-52-2572

Ngành nghề: Sản xuất kinh doanh thủy sản chế biến

Email: [email protected]

Website: http://www.sugiyo.co.jp/

8. Công ty TNHH Kanedai Co., Ltd

Địa chỉ: 2-105-1 Kawaguchi-cho, Kesennuma-shi, Miyagi 988-0033 Japan

Điện thoại: 81-226-23-1721 Fax: 81-226-23-5371

Ngành nghề: Kinh doanh chế biến thủy sản

Website: http://www.kanedai-kesennuma.co.jp

9. Công ty Liên doanh Kibun Foods Inc.

Địa chỉ: 2-1-7 Kaigan, Minato-ku, Tokyo 105-8626 Japan

Điện thoại: 81-3-6891-2678 Fax: 81-3-6891-2636

Email: [email protected]

Website: http://www.kibun.co.jp

10. Công ty Yamayo Co.,Ltd.

Địa chỉ: 4-10-24 Koyo, Hachinohe-shi, Aomori 031-8577 JAPAN

Điện thoại: 81-178-24-3211 Fax: 81-178-24-1783

Ngành nghề : Sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản

Page 88: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 87 -

Email: [email protected]

Website: http://www.yamayo.info/

11. Công ty TNHH Morimatsu Suisan Reito Co.,Ltd

Địa chỉ: 5-2-20 Tenpozan-cho, Imabari-shi, Ehime 794-0032 Japan

Điện thoại: 81-898-33-1774 Fax: 81-898-31-6527

Ngành nghề: Sản xuất kinh doanh thủy sản

Email: [email protected]

Website: http://www.rumijapan.co.jp/en/

Page 89: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 88 -

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH MỘT SỐ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NGÀNH THỦY SẢN TẠI

NHẬT BẢN

1. FOODEX: Hội chợ triển lãm ngành hàng thực phầm

http://www3.jma.or.jp/foodex/ja

ĐT: +81-3-3434-3453

2. Supermarket Trade Show: Hội chợ triển lãm dành cho các siêu thị

http://www.smts.jp

ĐT: +81-3-5209-1056

3. Japan International Seafood & Technology Expo: Triển lãm hàng thủy sản và thực

phẩm chế biến

http://www.exhibitiontech.com/seafood

ĐT: +81-3-5775-2855

Page 90: Bao Cao Thuy San Nhat

Báo cáo Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản

- 89 -

PHỤ LỤC 4: NGUỒN THÔNG TIN THAM KHẢO

- Trang web của Cục XTTM: www.vietrade.gov.vn

- Báo cáo ngành hàng của Dự án XTTM và đẩy mạnh xuất khẩu (VIE 61-94) do ITC và Cục

XTTM đồng thực hiện

- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

- Tạp chí Thủy sản Việt Nam http://www.thuysanvietnam.com.vn

- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

www.agroviet.gov.vn

- Cổng thông tin thương mại (Trade Map) của Tổ chức Thương mại Thế giới (ITC):

www.trademap.org

- Guidebook for Export to Japan (Food Articlles) 2011 – JETRO

- Trang web của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản: www.jetro.gov.jp

- Trang web của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF): www.maff.gov.jp

- Trang web của Bộ Tài chính Nhật Bản: www.mof.gov.jp