28
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 SỐ 6 - 2015 Sản xuất vụ đông năm 2015: Bắc Giang ưu tiên phát triển nhóm cây có giá trị kinh tế cao S ản xuất vụ đông năm 2015 tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp. Xác định sản xuất vụ đông như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần vào tăng trưởng của toàn ngành trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các địa phương phấn đấu toàn vụ gieo trồng 25.000ha rau màu các loại. Trong đó 5.500ha ngô, 2.000ha lạc, 1.500ha rau an toàn, 1.500ha rau chế biến, 14.500ha còn lại là rau quả thực phẩm. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên mở rộng tối đa diện tích phát triển nhóm cây có giá trị kinh tế cao gắn với liên kết sản xuất và hợp đồng bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020”. Theo đó, đối tượng cây trồng đã được khẳng định có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ thuận lợi mà các địa phương cần ưu tiên phát triển là: Lạc giống, rau quả thực phẩm, ngô nếp, rau chế biến, khoai tây, nấm ăn. Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.129ha rau chế biến được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong đó, 127ha dưa chuột bao tử (tập trung chủ yếu tại huyện Sơn Động, Lạng Giang, Tân Yên…); 69ha dưa chuột Nhật (tập trung chủ yếu tại các huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên...); 58ha cà chua bi (tập trung tại các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên…); 77ha ngô ngọt (tập trung tại các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Tân Yên…); 463ha khoai tây chế biến (tập trung tại các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa…); 139ha ớt (tập trung tại huyện Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên…) và 196ha các loại rau chế biến khác… Phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất các chủng loại nấm như: Nấm sò, nấm rơm, linh chi trong vụ đông xuân năm 2015 - 2016 với sản lượng nấm tươi đạt 3.500 tấn. Bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, gắn với sản xuất và tiêu thụ sản

Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1SỐ 6 - 2015

Sản xuất vụ đông năm 2015:

Bắc Giang ưu tiên phát triển nhóm cây có giá trị kinh tế cao

Sản xuất vụ đông năm 2015 tiếp tục nhận

được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp.

Xác định sản xuất vụ đông như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần vào tăng trưởng của toàn ngành trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các địa phương phấn đấu toàn vụ gieo trồng 25.000ha rau màu các loại. Trong đó 5.500ha ngô, 2.000ha lạc, 1.500ha rau an toàn, 1.500ha rau chế biến, 14.500ha còn lại là rau quả thực phẩm. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên mở rộng tối đa diện tích phát triển nhóm cây có giá trị kinh tế cao gắn với liên kết sản xuất và hợp

đồng bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020”.

Theo đó, đối tượng cây trồng đã được khẳng định có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ thuận lợi mà các địa phương cần ưu tiên phát triển là: Lạc giống, rau quả thực phẩm, ngô nếp, rau chế biến, khoai tây, nấm ăn.

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.129ha rau chế biến được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong đó, 127ha dưa chuột bao tử (tập trung chủ yếu tại huyện Sơn Động, Lạng Giang, Tân Yên…); 69ha

dưa chuột Nhật (tập trung chủ yếu tại các huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên...); 58ha cà chua bi (tập trung tại các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên…); 77ha ngô ngọt (tập trung tại các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Tân Yên…); 463ha khoai tây chế biến (tập trung tại các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa…); 139ha ớt (tập trung tại huyện Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên…) và 196ha các loại rau chế biến khác… Phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất các chủng loại nấm như: Nấm sò, nấm rơm, linh chi trong vụ đông xuân năm 2015 - 2016 với sản lượng nấm tươi đạt 3.500 tấn.

Bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, gắn với sản xuất và tiêu thụ sản

Page 2: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

phẩm thì việc xây dựng mô hình cánh đồng mẫu được tỉnh chú trọng chỉ đạo. Theo đó, vụ đông năm 2015 sẽ có 27 cánh đồng mẫu được xây dựng tại 9 huyện (tăng 14 cánh đồng so với vụ đông năm 2013 và 1 cánh đồng so với cùng kỳ năm 2014) bao gồm: 13 cánh đồng mẫu được xây dựng mới và 14 mô hình của năm 2014 sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2015. Loại cây trồng đưa vào sản xuất là: Củ đậu, dưa chuột, đỗ leo, hành, tỏi, khoai tây, lạc, ngô, dưa các loại, rau cần và cà chua bi.

Chỉ đạo sản xuất vụ đông năm nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn nhấn mạnh: “Không nên nặng về phấn đấu đạt diện tích mà chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế mà cây trồng mang lại; thu hút doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất. Xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân thuê đất, mượn đất để sản xuất quy mô lớn”.

Để sản xuất vụ đông đạt kết quả cao, ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh theo các chương trình, đề án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố lồng ghép chương trình hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp và có cơ chế hỗ trợ thêm cho các địa phương. Chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức về hiệu quả sản xuất các cây trồng vụ đông, nhất là các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện về thực địa sản xuất, quy trình kỹ thuật, cơ cấu giống hợp lý, bảo đảm khung thời vụ và năng suất cây trồng theo kế hoạch./.

HT

Những kết thực hiện

nôngQua hơn 4 năm thực hiện Chương

trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), với sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình xây dựng NTM ở Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp. Hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của người dân được nâng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho khu vực nông thôn.

Một số kết quả cụ thể đạt đượcLà tỉnh nông nghiệp, hơn 70% dân số

là nông dân, đối với Bắc Giang, Chương trình xây dựng NTM như cơn gió mát thổi về nông thôn. Sau hơn 4 năm thực hiện, toàn tỉnh đã huy động được 5.118,5 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM, trong đó người dân đóng góp 336 tỷ đồng, bằng 7,2% tổng vốn đầu tư. Phong trào xây dựng NTM đã khơi dậy tinh thần, ý thức vì cộng đồng của mỗi người dân.

Ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Đã lâu, chưa có phong trào nào được nông dân nhiệt tình hưởng ứng như xây dựng NTM. Hàng nghìn hộ dân tự nguyện hiến 5.650ha

Page 3: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

3SỐ 6 - 2015

quả bước đầu sau hơn 4 năm chương trình xây dựng thôn mới

Hoàng Tiến

đất mở đường, xây dựng kênh mương và các công trình phúc lợi công cộng. Cũng từ phong trào này, người dân đã đóng góp 150 nghìn ngày công, đào đắp 1,5 triệu m3 đất đá, cải tạo, làm mới 1.500km đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm được bê tông cứng hóa; 2.527km kênh mương được xây mới. Đến đầu năm 2015, có 178 xã đạt tiêu chí

về điện, đạt 88,1%. Cùng đó, 2.124 nhà văn hóa được nâng cấp, xây mới, 148 xã xây dựng khu văn hóa thể thao”.

Cũng theo ông Khái, cái được lớn nhất từ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Bắc Giang là giúp cho nông dân có nhận thức, tư duy mới về sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường. Xây dựng

NTM thực sự đã giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Thông qua quy hoạch, Bắc Giang đã xác định được các vùng chuyên canh sản xuất cây, con tập trung có sản lượng hàng hóa lớn gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá

Ảnh: Cán bộ khuyến nông huyện Tân Yên kiểm tra cánh đồng lúa chất lượng cao ở xã Ngọc Thiện

Page 4: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

4 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

trị, tăng thu nhập cho nhân dân như: Vùng vải thiều Lục Ngạn; vùng vải sớm Phúc Hòa, Tân Yên; lúa giống Tân Yên; gạo thơm Yên Dũng; vùng nuôi gà đồi Yên Thế...

Sau hơn 4 năm xây dựng NTM, tỉnh đã có 480 trang trại trồng trọt, chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Để tạo cơ sở cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, toàn tỉnh đã vận động dồn điền đổi thửa được 5.515ha. Các xã xây dựng NTM đều quy hoạch được cánh đồng mẫu có diện tích từ 20 - 50ha, có đường nội đồng, kênh mương kiên cố. Sản xuất nông nghiệp có bước đổi mới, phát triển mạnh. Giá trị thu nhập đạt từ 70 - 80 triệu đồng/ha, tăng

gấp hơn 2 lần so với trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 8%. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, đến nay, Bắc Giang có 33 xã được công nhận đạt 100% tiêu chí NTM. Các xã còn lại đều đạt trung bình 12,3 tiêu chí.

Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, hầu hết các xã đã đạt những kết quả bước đầu. Các chương trình, đề án, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai hiệu quả. Xây dựng được các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định, góp phần tăng thu nhập, nâng

cao đời sống của người dân nông thôn. Các xã đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển xây dựng được các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững.

Có được những kết quả trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được tiến hành thường xuyên, thống nhất. Từ việc xây dựng kế hoạch tới chỉ đạo triển khai cụ thể, sáng tạo, kịp thời và linh động trong thực tiễn điều kiện địa phương. Cùng với việc tham mưu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp với điều kiện vốn có, tỉnh đã có phương án phân bổ vốn hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng

Ảnh: Nhân dân xã An Thượng (Yên Thế) bê tông hóa đường giao thông, xây dựng nông thôn mới

Page 5: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

5SỐ 6 - 2015

NTM, đội ngũ cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, năng lực quản lý điều hành được nâng lên. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và cách làm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.

Từ phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng NTM” đã huy động được sự quan tâm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh… góp phần xã hội hóa việc hỗ trợ kinh phí, vật liệu, xóa nhà tạm vào tham gia Chương trình xây dựng NTM.

Các địa phương đều đã vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; lựa chọn nội dung công việc phù hợp, có tính đột phá, kịp thời ban hành cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Phát huy dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến người dân một cách nghiêm túc từ khâu hiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư; có sự tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, vật chất của người dân; việc người dân trực tiếp

làm và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, chủ trương xây dựng NTM ở địa phương, có sự hòa quyện giữa “ý Đảng và lòng dân”.

Tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực xây dựng NTM

Để đa dạng hóa nguồn lực xây dựng NTM, tỉnh Bắc Giang xác định: “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là yếu tố quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Thực tế từ những xã đã đạt chuẩn NTM như Bích Sơn, Việt Yên cho thấy: Tổng nguồn kinh phí xây dựng NTM trên địa bàn xã trong hơn 3 năm khoảng 74,25 tỷ đồng, trong đó ngân sách xã và nhân dân đóng góp (bằng ngày công, tiền mặt, hiến đất, vật tư...) lên tới 49,8 tỷ đồng (trên 67%). Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa sang cổng ngõ... song tất cả đều trên tinh thần tự nguyện, không được ép buộc người dân.

Thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 của Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Bắc Giang

xác định tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững; tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng...

Bên cạnh đó, sẽ làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để đoàn kết, tập hợp người dân tham gia xây dựng và thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng NTM; tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý để hỗ trợ các xã có khả năng đạt chuẩn năm 2015, đồng thời bố trí một phần kinh phí hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn NTM nhằm giữ vững, nâng cao các tiêu chí đã đạt được.

Với những thành quả bước đầu, hy vọng Chương trình xây dựng NTM ở Bắc Giang sẽ sớm thành công, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nông dân./.

Page 6: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

6 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Cựu chiến binh Hoàng Bá Học trên trận tuyến mới

Chu Ly

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14

tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi tập thể, tổ chức, cá nhân đều có những cách làm hay, cách làm sáng tạo đã có sức lan toả sâu rộng trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nổi bật trong phong trào này là tấm gương những cựu chiến binh (CCB) trên trận tuyến mới, trận tuyến chống đói nghèo. Họ đã khẳng định được phẩm chất của bộ đội cụ Hồ quyết tâm tìm cách làm giàu cho gia đình, cho quê hương. Đó là tấm gương CCB Hoàng Bá Học, Chi hội CCB tổ dân phố Huyền Quang, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại chăn nuôi lợn rừng, ông Học chia sẻ: “Sau khi học xong phổ thông

trung học, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 6/1977 ông lên đường nhập ngũ và chiến đấu tại Sư đoàn 395, thuộc Đặc khu Quảng Ninh. Quá trình công tác trong quân đội, ông được đơn vị cử đi học y sỹ và công tác ở Đội Điều trị 209, Đặc khu Quảng Ninh. Năm 1979, ông trực tiếp tham gia chiến đấu tại mặt trận Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, với những thành tích xuất sắc đạt được trong chiến đấu ông vinh dự được Bộ Quốc phòng, Đặc khu Quảng Ninh trao tặng bằng khen. Năm 1982, ông được phục viên chuyển về Bệnh viện huyện Lục Nam. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, năm 2003 ông xin về nghỉ chế độ. Về địa phương, với phẩm chất của người lính cụ Hồ đã thôi thúc ông tìm cho mình một hướng đi mới, đó là phát triển kinh tế trang trại để làm giàu cho gia đình và xã hội.

Sau khi đi thăm quan

nhiều nơi, ông đã quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng. Hiện nay, việc nuôi lợn rừng không phải là mới, tuy nhiên vấn đề là lựa chọn được con giống tốt cùng với quy trình chăn nuôi thích hợp sẽ cho sản phẩm thịt lợn rừng thương phẩm có chất lượng cao. Với suy nghĩ đó, sau một thời gian dài đi thăm quan và làm quản lý cho trang trại chăn nuôi lợn rừng. Ông đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc chăn nuôi của mình. Tháng 10/2012, ông Học đã rời thành phố, mạnh dạn thuê diện tích đất rộng 3ha tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn rừng. Ban đầu, do thiếu vốn ông vay mượn thêm bạn bè mua được 6 con lợn giống để nuôi. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm số lợn giống chết hết.

Với bản lĩnh của người lính ông Học đã quyết tâm

Page 7: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

7SỐ 6 - 2015

gây dựng lại nhưng không có vốn, ông đã tìm đến một số trại lợn rừng trong và ngoài tỉnh nhờ họ cung ứng giống để chăn nuôi, sau khi xuất bán sẽ hoàn trả cả vốn và lãi, tuy nhiên không được họ chấp thuận... Sau đó được người bạn đồng ngũ giới thiệu, ông đã xuống trang trại chăn nuôi lợn rừng tại tỉnh Hải Dương, khi biết được hoàn cảnh và tâm huyết với việc chăn nuôi lợn rừng họ đã đồng ý bán cho ông 16 con lợn nái, sau khi xuất bán thì mới phải hoàn trả vốn. Sau một năm đàn lợn của ông đã sinh sản được trên 100 lợn con và ông đã gây thêm được 60 con lợn nái.

Thành công bước đầu của CCB Hoàng Bá Học là cả một quá trình nhiều những khó khăn mà tưởng chừng như không qua nổi nếu không có sự giúp đỡ của mọi người... Chính vì vậy, khi những khách hàng đến thăm quan và có nhu cầu phát triển trang trại nuôi lợn rừng, ông đã tận tình giúp đỡ và mong muốn họ sẽ thực hiện thành công. Khác với nhiều chủ trang trại là khi khách hàng có nhu cầu mua giống thì chỉ cần cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi là xong nhưng với ông Học thì tất cả các khách hàng khi mua

giống ngoài việc được ông tư vấn kỹ thuật, họ được trực tiếp ở lại trang trại thực hiện quy trình chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn rừng từ 7 - 10 ngày. Như vậy, khi họ bắt tay vào chăn nuôi thì đã có nhiều kiến thức, hiểu rõ các đặc tính của lợn rừng, tránh được rủi ro về bệnh tật. Điều đặc biệt là các đối tượng hội viên CCB khi mua giống tại gia đình ông đều được giảm 30% giá giống, nếu hội viên nào kinh tế khó khăn còn được hỗ trợ giống, kỹ thuật đến khi xuất bán thì mới trả tiền giống.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, hội viên CCB thôn Núi Thượng, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang cho biết: “Gia đình tôi mua 6 nái lợn rừng sinh sản được ông Học nuôi ăn và hướng dẫn trực tiếp tại trang trại 10 ngày, giảm 30% giá giống, đến nay đàn lợn đã sinh sản được vài chục con, hiện tôi đang mở rộng quy mô chăn nuôi...”

Sau hơn 4 năm đầu tư gây dựng, ông Học đã cung cấp giống lợn rừng cho hàng chục hộ gia đình hội viên CCB chăn nuôi quy mô trang trại với số tiền hỗ trợ hàng trăm triệu đồng. Từ đó, nhiều hội viên CCB đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Cùng với việc hỗ trợ cho

hội viên CCB thì các đối tượng hộ nghèo cũng được ông Học hỗ trợ để chăn nuôi lợn rừng theo quy mô trang trại. Gia đình anh Từ Văn Bẩy, bản Rừng Dài, xã Tam Tiến, huyện Yên Thế cũng được ông hỗ trợ giống, vốn. Những năm trước đây kinh tế gia đình khó khăn, có chút vốn liếng anh đầu tư chăn nuôi gà thương phẩm, tuy nhiên, năm 2012 do giá gà xuống thấp đã dẫn đến thua lỗ không có vốn để đầu tư sản xuất. Biết được mô hình chăn nuôi của CCB Hoàng Bá Học có hiệu quả cao, anh Bẩy xuống tận nơi thăm quan và được ông Học hỗ trợ 6 con lợn nái, tư vấn xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi. Đến nay, trang trại của anh Bẩy đã nhân được 16 lợn nái, hàng năm sinh sản gần 200 con lợn giống, thường xuyên duy trì khoảng 70 con lợn thương phẩm. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình anh cho thu lãi khoảng 250 triệu đồng. Ngoài việc hỗ trợ giống, vốn ông Học còn bao tiêu toàn bộ lợn thương phẩm và lợn giống.

Hiện nay, trang trại lợn rừng của ông Học đã có quy mô 100 con lợn nái, hàng năm sinh sản khoảng 1.600 lợn con, duy trì chăn nuôi

(Xem tiếp trang 20)

Page 8: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

8 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Khoa học kỹ thuật góp phần xây dựng thương hiệu

na dai Lục Nam Thu Thủy

Nhờ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa

học, kỹ thuật vào trồng và chăm sóc, na dai Lục Nam không chỉ cho năng suất cao mà còn có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon. Đây cũng là sản phẩm được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 235179 ngày 11/11/2014, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Được xem là một trong những vựa na chính của huyện Lục Nam, từ lâu người dân xã Huyền Sơn đã gắn bó với cây na, coi đây là cây xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hiệu quả.

Trong câu chuyện phát triển cây na dai ở đất Huyền Sơn không thể không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn xã, người đã nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng thành công quy trình trồng na đối với đất Huyền Sơn. Ông là người tiên phong trong việc cắt tỉa, thụ phấn, lai tạo na dai. Sự thành công trong những

nghiên cứu của ông đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, tạo tiền đề cho vùng sản xuất na hàng hóa ở Huyền Sơn hiện nay.

Chia sẻ về xuất phát của ý tưởng nghiên cứu, ông Thủy cho biết: “Na dai là một đặc sản của huyện Lục Nam. Tuy nhiên, do trình độ canh tác của người nông dân còn lạc hậu, năm 2001, hàng loạt diện tích na của huyện bị chết. Trăn trở tìm hướng khôi phục lại vùng na của huyện nên tôi đã đi nhiều

địa phương trồng na nổi tiếng như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tây Ninh nằm vùng hàng tháng trời để nghiên cứu, tìm tòi với mong muốn tạo dựng một quy trình trồng na phù hợp với thổ nhưỡng địa phương”.

Năm 2007, lần đầu tiên kỹ thuật mới do ông Thủy xây dựng đã được ông và 30 hội viên Hội Làm vườn xã Huyền Sơn áp dụng. Đó là, vào khoảng trung tuần tháng 11, ông đốn toàn bộ cành cao của cây, chỉ để ở độ cao khoảng 1,5 - 1,8m và cắt bớt

Na dai Lục Nam được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số 235179 ngày 11/11/2014

Page 9: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

9SỐ 6 - 2015

cành cho thoáng. Nhờ đó, na chống chịu được mưa gió, quả không bị giập nát do va chạm trên cao; không tốn chất dinh dưỡng để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một (quả gần thân thường to và đẹp); dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn.

Ngoài ra, để cây có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm bón, phục hồi sau khi thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón khoảng 50% phân chuồng và 20% NPK của cả năm, tưới 1 - 2 lần thuốc kích rễ, bón 1 - 2 lần lân, giữ độ ẩm đến hết tháng 12 để cây nghỉ qua đông.

Sau lập xuân khoảng 15 - 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 - 20cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh), đồng thời bón 20% lượng phân chuồng và 20% NPK của năm; tiếp đó phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn. Người trồng na cũng phải áp dụng một số kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ đậu quả, nuôi quả và phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây na như bệnh sáp sên, bọ nhảy, muội đen, sâu đục quả, bệnh vàng lá...

Các kỹ thuật trên giờ đây đã được những người trồng na Lục Nam thực hiện thuần thục. Do đó, năng suất, chất lượng không ngừng tăng. Mặt khác, đây cũng là

kỹ thuật giúp bà con nông dân rải vụ thu hoạch. Nếu như trước đây, cây na cho thu hoạch tập trung trong khoảng gần một tháng thì hiện nay đã kéo dài tới 4 tháng. Việc kéo dài thời gian thu hoạch giúp người nông dân tránh được tình trạng ép cân, ép giá, tạo đầu ra tương đối ổn định cho na Lục Nam.

Những năm gần đây, huyện Lục Nam đã tích cực vận động người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng diện tích na trên đất vườn, đồi phù hợp. Hiện toàn huyện có hơn 1.700ha na, sản lượng ước đạt hơn 12 nghìn tấn quả, doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, cây na được trồng chủ yếu ở các xã Huyền Sơn, Đông Phú và Nghĩa Phương.

So với các loại na ở nơi khác, na dai Lục Nam ngon,

quả to, đều, giữ được mẫu mã lâu hơn nên được các thương lái của nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Lào Cai... đến tận nơi thu mua. Na dai Lục Nam đã khẳng định được chất lượng và chỗ đứng trên thị trường.

Thời gian tới, để có thể giữ vững thương hiệu đã xây dựng, bà con nông dân cần duy trì tốt phương pháp trồng, chăm sóc na an toàn, bảo đảm chất lượng. Cùng với việc mở rộng diện tích trên những chân đất phù hợp, UBND huyện cần chỉ đạo các địa phương tiếp tục trồng na theo quy trình VietGAP. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thương hiệu na dai Lục Nam tiếp tục vươn xa hơn nữa trên thị trường./.

Page 10: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

10 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Lục Ngạn nỗ lực giảm nghèo bền vững

Thanh Hải

Lục Ngạn có diện tích tự nhiên

1.018,5km2 với 30 xã, thị trấn, trong đó có 13 xã nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm qua công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được huyện quan tâm thực hiện. Bằng các chính sách an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, nhiều hộ dân trong huyện đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện, những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm nhanh và bền vững.

Gia đình chị Hoàng Thị Hoa, thôn Dào, xã Kiên Thành trước đây là một trong những hộ nghèo của xã, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Năm 2011, gia đình chị đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội

huyện để mua thêm 2 sào vườn đồi trồng cây ăn quả. Với mong muốn vươn lên thoát nghèo, từ 2 sào vườn sẵn có của gia đình và 2 sào mua thêm, chị đã tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những hộ khác ở địa phương để phát triển cây vải thiều - loại cây đặc trưng của huyện, tận dụng diện tích dưới tán vải thiều chị trồng xen cây chanh đào. Tuy nhiên, ban đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm về loại cây này nên cũng gặp khó khăn. Với sự nỗ lực tìm hiểu, học hỏi, khắc phục khó khăn, sau hơn 2 năm cây chanh đào đã phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Đến năm 2013, gia đình chị Hoa đã chính thức thoát khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương.

Tích cực giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện Lục Ngạn đặt ra đối với

các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Năm 2014, toàn huyện chỉ còn khoảng 10.000 hộ nghèo, chiếm khoảng 24%, giảm 10.000 hộ và giảm 21% so với năm 2010. Trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 4 - 4,5%. Đối với 13 xã nghèo, đặc biệt khó khăn đã nhận được sự quan tâm của nhà nước từ chương trình an sinh xã hội, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân vay vốn của ngân hàng để phát triển kinh tế. Đến nay, đã có các xã: Tân Mộc, Đồng Cốc, Biên Sơn, Phú Nhuận, Kim Sơn có tỷ lệ hộ nghèo giảm. Năm 2014, toàn huyện có 30 hộ dân tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ông Nguyễn Văn Bắc - Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội

Page 11: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

11SỐ 6 - 2015

huyện cho biết: “Đối với 13 xã nghèo, đặc biệt khó khăn của huyện, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, huyện cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, phát huy thế mạnh của vùng cây ăn quả đặc trưng của tỉnh”.

Lục Ngạn là huyện miền núi, phần lớn là người dân tộc thiểu số, những kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo thời gian qua là cả một sự nỗ lực lớn. Những năm tới đây bằng những giải pháp cụ thể, đặc biệt là tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy thế mạnh của địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn khoảng 10%, tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân dân tộc thiểu số, vùng sâu trong huyện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội./.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa góp phần

xây dựng nông thôn mới ở Việt Yên

Thu Hòa

Quang Châu là một trong những xã

trọng điểm phát triển công nghiệp của huyện Việt Yên, với diện tích đất nông nghiệp còn lại rất ít. Tuy nhiên, thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua xã đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa các giống lúa, cây trồng mới vào sản xuất. Do đó, năng suất và sản lượng cây trồng được nâng lên, cải thiện đời sống cho người nông dân và hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

Hiện nay, toàn xã Quang Châu có khoảng hơn 300ha diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là chuyên canh cây lúa. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong vụ mùa năm 2015, huyện Việt Yên triển khai thực hiện mô hình

giống lúa Đông A1 với diện tích là 27ha, trong đó gieo cấy ở thôn Quang Biểu, xã Quang Châu là 22ha, gieo cấy ở thôn Ải Quang, xã Trung Sơn là 5ha. Qua một vụ triển khai thực hiện cho thấy giống lúa Đông A1 sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, lá đòng đứng, đẻ nhánh tập trung, cứng cây, có số rảnh hữu hiệu cao, có chiều dài, số hạt trên bông cao hơn giống lúa Bắc thơm số 7. Đến thời điểm này ước tính năng suất của giống lúa Đông A1 đạt từ 210 - 230kg/sào, cao hơn giống lúa Bắc thơm số 7 khoảng 30kg/sào.

Giống lúa Đông A1 là giống lúa có chất lượng vượt trội, chất lượng cơm ngon nhất trong bộ giống hiện có của Công ty Giống cây trồng Thái Bình. Giống có nhiều đặc điểm hơn hẳn các giống lúa chất lượng hiện nay. Giống lúa có khả

Page 12: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

12 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

năng chịu rét tốt, có dạng hình đẹp, lá đòng thẳng đứng, gọn khóm, đẻ nhánh khá, cứng cây, trỗ bông tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất trung bình đạt 58 - 65 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 7 tạ/ha. Hạt gạo trong, cơm mùi thơm đặc trưng, mềm, đậm, dai, ăn rất ngon và thích hợp gieo cấy trên đất vàn và vàn cao.

Ông Nguyễn Văn Viễn, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Châu cho biết: “Đối với những giống lúa truyền thống tuy năng suất cao nhưng chất lượng, giá thành thấp. Do vậy, năm 2015 chúng tôi mạnh dạn đưa giống lúa mới Đông A1 vào trồng thử nghiệm, nếu thành công Công ty Giống cây trồng Thái Bình sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng của địa phương, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Bên cạnh việc sử dụng các giống lúa mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng một số loại phân bón mới, chất lượng tốt để bón cho cây trồng, giúp giảm công lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bà Đào Thị Hồng, xã Quang Châu cho biết: “Gia đình tôi sử dụng loại phân bón viên nhả chậm của Công ty Nhiên liệu xanh nên cả vụ chỉ phải bón một lần, hạt thóc mẩy, chín vàng hơn so với những ruộng khác, đồng thời năng suất cao hơn so với những ruộng không sử dụng loại phân bón này khoảng 15%”.

Với diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thì việc sử dụng giống lúa chất lượng cao cùng phân bón nhả chậm sẽ giảm được công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới./.

Rau cầncho thu

Nghề trồng rau cần ở Hoàng Lương đã có từ cách đây hơn 20 năm, được

các hộ dân trồng tự phát, nhỏ lẻ, hộ gia đình nhưng đến nay sản phẩm rau cần Hoàng Lương đang hướng tới sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.

Hiện tại, vùng sản xuất rau cần của xã Hoàng Lương có khoảng 139ha, năng suất bình quân đạt khoảng 9 tấn/sào, với giá bán từ 4.000 - 9.000 đồng/kg bình quân mỗi ha cho thu nhập khoảng vài trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ nâng cao giá trị sản xuất, mô hình trồng rau cần còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Rau cần có thời gian thu hoạch ngắn, khoảng 2 tháng sau trồng. Thời gian thu hoạch vụ rau cần khoảng 7 tháng, bắt đầu thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Vào thời điểm này, trên cánh đồng bà con nông dân đang tấp nập thu hoạch rau cần. Anh Hoàng Văn Tú, thôn Thanh Lâm chia sẻ: “Gia đình tôi, trồng gần 3.000m2 rau cần, mỗi năm thu hoạch 4 lứa, trừ chi phí cũng cho thu gần 200 triệu đồng mỗi năm”.

Được biết nghề trồng rau cần xuất hiện ở địa phương từ năm 1990, do một số người dân trong xã lấy giống cần của tỉnh Hải Dương về trồng ở ao, ruộng của gia đình nhà mình. Khi thấy cây rau cần dễ trồng, sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, hơn nữa là cây trồng mới ở địa phương nên tiêu thụ mạnh trên thị trường. Từ đó, nhiều người trong xã đã mở rộng diện tích. Đến nay, trồng rau cần đã trở thành nghề

Page 13: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

13SỐ 6 - 2015

Hoàng Lương nhập cao

Nguyễn Mai

đem lại thu nhập chính cho người dân, trong đó phần lớn diện tích tập trung ở các thôn: Thanh Lương, Ninh Giang, Đại Thắng, Thanh Lâm, Đồng Hoàng và đang mở rộng diện tích ở các thôn khác.

Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất rau cần, từ năm 2011 UBND xã Hoàng Lương đã trích ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm để hỗ trợ người dân về tập huấn kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Đặc biệt, năm 2013 UBND huyện Hiệp Hòa đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ rau cần Hoàng Lương. Triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP quy mô 10ha với 128 hộ tham gia, gồm 248 thửa chia thành 21 lô sản xuất tập trung. Từng bờ ruộng được xây kiên cố, bao xung quanh, thuận lợi cho việc giữ nước liên tục cho rau cần phát triển. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 180.000 đồng giống/sào, 75.000 đồng/sào cho vật tư

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 5 bể xử lý chất thải với định mức 1,5 triệu đồng/bể và tổ chức tập huấn, cấp phát sổ theo dõi hàng ngày và tổ chức cho các hộ thăm quan các mô hình sản xuất rau an toàn trong, ngoài tỉnh.

Năm 2014, sản phẩm rau cần của xã đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 218720, góp phần bảo đảm chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Để sản xuất rau cần tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, huyện Hiệp Hòa đã chủ động mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời chỉ đạo bà con nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, đầu tư hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng, sơ chế phục vụ sản xuất. Năm 2015, xã Hoàng Lương đã xây dựng nhà sơ chế tại vùng sản xuất rau cần theo quy trình VietGAP và dự kiến sẽ hoàn thành trong cuối năm nay, gồm các hạng mục chính: Nhà chứa, bể nước, giá đựng, đường vào khu sơ chế. Tổng kinh phí đầu tư 800 triệu đồng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa và thu nhập cho người nông dân./.

Ảnh: Trồng rau cần đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hiệp Hòa

Page 14: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Cơ giới hóa trong cách làm hiệu quả của

Trong xu thế hội nhập, cùng với nông dân cả

nước, nông dân trong tỉnh, nông dân huyện Lạng Giang cũng đang có sự chuyển mình để vươn lên xây dựng đời sống mới. Trong đó, nổi bật là việc người nông dân đã không ngừng đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào các khâu của quá trình sản xuất, góp phần phát triển kinh tế một cách bền vững.

Những năm qua, cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh đã góp phần giải quyết khâu lao động nặng nhọc, bảo đảm tính thời vụ, tăng năng suất lao động và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Qua thực tế sản xuất cho thấy, áp dụng cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản sẽ nâng cao sức khỏe cá nuôi, chủ động kiểm soát môi trường nước ao nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể là, nếu dùng máy quạt nước, máy phun mưa sẽ tăng được mật độ thả cá khoảng 1 - 1,5 con/m2; hệ số thức ăn giảm từ 1,7 xuống 1,6; tỷ lệ nuôi sống đạt cao hơn từ 5 - 8%;

trọng lượng bình quân khi thu hoạch đạt cao hơn 0,1 kg/con; năng suất nuôi tăng gần 7 tấn/ha và nâng hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 50 triệu đồng/ha. Chính vì vậy, cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất đang được ngành chức năng khuyến khích nông dân tham gia.

Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang đã biết phát huy diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc tập trung vào nuôi trồng thủy sản có áp dụng cơ giới hóa, cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Văn Thủy ở thôn Dạ, xã Thái Đào, với 0,65ha mặt nước chăn nuôi cá các loại mỗi năm cho thu lãi cả trăm triệu đồng.

Anh Thủy cho biết: “Sau những trăn trở về bài toán phát triển kinh tế gia đình, tôi có định hướng chọn nuôi trồng thủy sản. Do đó, năm 2003 tôi kiên trì vận động những hộ dân trong xóm dồn điền đổi thửa được 0,65ha diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc chuyển

sang đào ao nuôi cá. Ban đầu, gia đình thả vài nghìn con cá giống với đủ các loại trôi, mè, trắm, chép, rô phi đơn tính… Do là năm đầu tiên mới bước vào nuôi cá, bản thân thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, vì vậy, cá thu được trọng lượng nhỏ lại bị bệnh chết nhiều, gây thất thoát lớn, năng suất chỉ đạt hơn 1 tấn cá thương phẩm, trị giá khoảng 28 triệu đồng. Năm sau, xã Thái Đào tổ chức đưa những hộ nuôi thủy sản quy mô lớn của địa phương sang thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tại hộ gia đình ông Vũ Văn Mai, là người nuôi thủy sản tiêu biểu ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, với diện tích ao nuôi khoảng 1 mẫu, mỗi vụ ông Mai thu khoảng 135 triệu đồng. Tôi băn khoăn tại sao với diện tích nhỏ hơn nhà mình mà hiệu quả kinh tế ông Mai thu được lại khá cao. Sau đó, tôi được ông Mai chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, cùng việc tận mắt chứng kiến mô hình, tôi rút ra kết luận, muốn nâng cao

Page 15: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

15SỐ 6 - 2015 15SỐ 5 - 2015

nuôi trồng thủy sản - nông dân Lạng Giang

Hương Giang

năng suất, chất lượng thủy sản phải tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, song song với đó cần quan tâm tới công tác phòng bệnh cho cá nuôi”.

Nhờ vậy, những năm sau mô hình nuôi cá của gia đình anh dần có hiệu quả. Trung bình mỗi năm, anh Thủy thu lãi khoảng 87 triệu/8 tháng nuôi và điển hình là vụ cá năm 2014, anh thu lãi 185 triệu đồng khi đã trừ đi mọi chi phí. Với vụ cá năm nay, anh thả khoảng một vạn con giống, trong đó cá rô phi đơn tính là đối tượng nuôi chính và có ghép thêm cá trôi, mè, trắm, chép… Đây là loại cá có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, ít bệnh tật và thời gian chăn nuôi ngắn, được thị trường ưa chuộng, ước sẽ cho thu khoảng trên 200 triệu đồng.

Chia sẻ về bí quyết nuôi cá, anh Thủy cho biết: “Để chăn nuôi có hiệu quả, trước hết phải chọn con giống tốt, mua ở các cở sở đáng tin cậy, công tác chăm sóc và phòng bệnh là rất quan trọng. Mùa hè, thời tiết nắng nóng cần quan tâm đến một

số bệnh thường gặp trên cá, đặc biệt với rô phi đơn tính hay bị bệnh liên cầu khuẩn (bệnh lồi mắt) thì nên dùng thuốc kháng sinh Doxycyline với liều lượng 25 - 30g/100kg cá/ngày hoặc Erythromycine liều lượng 5 - 6g/100kg cá/ngày, dùng liên tục từ 5 - 7 ngày, trộn đều vào cám sau đó cho cá ăn với lượng vừa phải để cá ăn hết, kết hợp với bổ sung Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cá”.

Mặt khác, để có được kết quả cao trong nuôi thủy sản như hiện nay thì yếu tố không thể thiếu là các máy móc cơ giới hóa hỗ trợ nhằm tạo ôxy trong ao nuôi như: Máy quạt nước, máy phun mưa… bởi vì ao nuôi thâm canh lượng cá nuôi lớn. Hiện tại, gia đình anh dùng máy bơm nước có công suất 3 kw/giờ. Khi phát hiện cá nổi đầu bật máy trong khoảng 15 phút là được. Một kinh nghiệm nữa được anh Thủy chia sẻ: “Để phát hiện cá trong ao đang thiếu ôxy thì trước khi đi ngủ lấy đèn pin soi chung quanh rìa ao, nhìn thấy những con tôm bơi lờ

đờ quanh bờ hoặc cá quẫy rào rào giữa ao cần phải bật máy ngay để tạo ra ôxy cho cá thở”.

Chị Vũ Thị Dự, cán bộ Khuyến nông xã Thái Đào nhận xét: “Gia đình anh Nguyễn Văn Thủy là một trong những hộ chăn nuôi thủy sản tiêu biểu của xã có nhiều kinh nghiệm thực tế, mô hình được nhiều người đến tham quan, học tập. Nhờ có sự chăm chỉ học tập, những đúc rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi và sự tư vấn về khoa học kỹ thuật của cán bộ chuyên môn nên gia đình anh đã áp dụng tốt kiến thức khoa học vào nuôi thủy sản, phòng bệnh cho các loại cá hiệu quả”.

Từ thực tế chăn nuôi thủy sản của gia đình anh Nguyễn Văn Thủy cho thấy, nếu người chăn nuôi xác định được mục đích, chịu khó học hỏi, biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là áp dụng tốt cơ giới hóa thì sẽ giảm được chi phí đầu vào, giảm tổn thất và đem lại hiệu quả kinh tế cao./.

Page 16: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Mô hình kinh tế tiêu biểu ở Yên Thế

Nguyễn Tươi

Những năm gần đây từ phong trào thi

đua phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên đồng đất quê hương.

Nhiều năm qua, anh Nguyễn Quang Huy ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế, Bắc Giang luôn là một người thành công trong việc trồng cây Bưởi Diễn trên đất đồi gò, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ hơn 1ha đất đồi trồng chủ yếu là vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp, anh Huy luôn trăn trở với bài toán thoát nghèo, với mong muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2004, được người thân gợi ý, anh đi tham quan một số vườn bưởi Diễn ở tỉnh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương anh mạnh dạn chuyển đổi diện tích vải thiều sang trồng 100 cây bưởi. Nhờ chịu khó nghiên cứu,

học hỏi, sau ba năm, vườn bưởi Diễn sinh trưởng, phát triển tốt, lứa quả đầu tiên anh Huy thu về hơn 50 triệu đồng. Thành công bước đầu đã khích lệ anh tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay vườn bưởi Diễn của anh có hơn 400 cây cho thu quả. Có được kết quả đó là do anh Huy đã không ngừng tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

Chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm để trồng bưởi Diễn đạt năng suất, chất lượng cao, anh Huy cho biết: “Bưởi Diễn dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất. Cùng với vải thiều, na, cam Đường Canh... bưởi Diễn là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ không khai thai thác hết giá trị từ loại cây ăn quả này. Do vậy, để bưởi Diễn đạt năng suất, chất lượng cao đòi hỏi người trồng phải áp dụng kỹ thuật đồng bộ từ khâu chọn giống đến chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Lưu ý, bón phân cân đối và

đầy đủ để cây phát triển bền vững, bổ sung phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng, trung lượng. Nên bón phân NPK tổng hợp vì bón phân đơn dễ bị rửa trôi, nhất là đất đồi vàn.

Phương pháp bón phân cho cây từ 5 - 10 tuổi: Lượng phân bón 30 - 50kg phân chuồng (hoặc 5kg phân hữu cơ vi sinh) + 3 - 5kg NPK (loại 5:10:3)/cây; cây trên 10 tuổi: Lượng phân bón 50kg phân chuồng (hoặc 10kg phân hữu cơ vi sinh) + 5 - 7kg NPK (loại 5:10:3). Thời vụ bón được chia làm 3 đợt trong năm: Lần 1, bón thúc hoa (tháng 2); lần 2, bón thúc quả (tháng 4 - 5); lần 3, bón sau thu hoạch (tháng 11 - 12).

Cách bón: Bón lần 1 và 2, xới đất theo tán cây, rắc phân rồi tưới nước cho phân ngấm vào đất; lần 3 đào rãnh một nửa tán cây sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm rắc phân, lấp đất tưới đủ ẩm để cây phát triển tốt”.

Vườn bưởi Diễn cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh

Page 17: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

MỘT SỐ MÔ HÌNH

17SỐ 6 - 2015

trưởng tốt, đạt năng suất cao. Chú ý việc tưới nước cho cây, bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 - 80%. Vì vậy, xung quanh vườn, anh Huy lắp đặt hệ thống tưới nước để chủ động điều tiết độ ẩm cho cây và tiết kiệm công lao động. Hàng ngày, anh theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón phân theo chu kỳ; cắt tỉa cành con, cành thừa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Sau khi thu hái, người trồng phải thực hiện làm cỏ cho vườn bưởi, bón phân chuồng và các phân vô cơ. Đặc biệt, muốn trồng

thành công cây bưởi Diễn thì trong thời kỳ chăm sóc phải chú ý đến các loại sâu bệnh thường gặp như: Bệnh nấm, gỉ sắt, thán thư, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp, ruồi vàng, bọ xít... Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm, anh Huy làm bả bẫy ruồi vàng.

Nhờ chăm sóc theo đúng kỹ thuật, nhiều năm qua, bưởi Diễn của gia đình anh Huy đã có thương lái từ Thái Nguyên, Hưng Yên đến đặt mua cả vườn từ trước thời kỳ quả chín (tháng 10 đến tháng 12 âm lịch), với giá bình quân từ 15 - 20 nghìn đồng/quả. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những ngày Tết tăng cao nên mấy năm gần đây

bưởi luôn được giá. Năm 2014, gia đình anh

Huy thu hoạch được hơn 2 vạn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng. Năm nay, dù bị ảnh hưởng của mưa bão vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 nhưng dự kiến lượng bưởi thu được vẫn tương đương năm ngoái. Hiện nay, gia đình anh Huy đang tập trung chăm sóc để chuẩn bị đón mùa quả ngọt.

Có thể nói, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên thay đổi cuộc sống, anh Huy đã làm giàu cho gia đình và góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả cho nông dân./.

Ảnh: Anh Nguyễn Quang Huy (trái) giới thiệu mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình

Page 18: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

18 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Kỹ thuật trồng Cam Đường CanhCam Đường Canh

là một giống quýt, nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen gọi là cam. Cam Đường Canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Cam Đường Canh là loại cây cây sinh trưởng khỏe, cao 3 - 3,5m; ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 11 - 12. Cam Đường Canh là loại quả có giá trị dinh dưỡng,

giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cam Đường Canh được trồng nhiều ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hòa. Để năng suất, chất lượng cam Đường Canh ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao bà con nông dân cần chăm sóc cây thời kỳ có quả như sau:

1. Làm cỏ, xới xáo và vệ sinh vườn

Thường xuyên làm cỏ

xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp với việc ủ gốc và tưới đủ ẩm cho cây.

2. Cắt tỉa hàng nămThời kỳ cây có quả, sau

mỗi lần thu hoạch đều phải đốn tỉa những cành tăm, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh. Công việc đốn tỉa phải được tiến hành thường xuyên nhằm tạo cho cây có sức bật mầm mới, thoáng, không bị sâu bệnh.

3. Bón phân3.1. Lượng bón

Năng suất thu được vụ trước

(kg quả/cây)

Liều lượng

Tương đương urê (g/cây/năm)

Tương đương Super lân

(g/cây/năm)

Tương đương KCl (g/cây/năm)

Phân hữu cơ (kg/cây/năm)

20 650 1.100 380 40

40 1.080 1.520 630 70

60 1.300 1.820 700 70

90 1.740 2.420 1.000 70

120 2.170 3.030 1.250 70

Chú ý: - Vào mùa hè mưa nhiều, có thể giảm bón đạm hoặc không bón phân. Nếu phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao cần rút bớt lượng đạm vô cơ.

Page 19: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

19SỐ 6 - 2015

3.2. Thời kỳ bón

- Bón kali một lần vào đầu tháng 8, 10, 11. Thời kỳ quả chín sinh lý yêu cầu dinh dưỡng và nước tưới phải đủ. Nếu không đáp ứng một số quả bị nứt.

+ Nước phân ngâm: Cá + đậu tương + ngô nghiền ngâm trước 4 - 6 tháng mới được tưới.

+ NPK ngâm trước khi tưới 2 tháng. Liều lượng là 1 nước phân/15 lần nước lã.

- Phân chuồng bón một lần duy nhất sau thu hoạch (cuối tháng 11 đầu tháng 12).

3.3. Phương pháp bónBón theo tán cây, cuốc

rãnh rộng 30cm, sâu 10cm từ mép tán vào trong, phân trộn đều và rắc vào rãnh sau đó lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc cùng với tưới nước.

Chú ý: Mỗi lần bón phân

cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón.

4. Quản lý dịch hạiThực hiện quy trình

phòng trừ tổng hợp được tiến hành theo 4 bước sau:

+ Quản lý và chăm sóc vườn cây khỏe mạnh.

+ Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại trên cây, phát hiện và phòng trừ kịp thời các ổ dịch tránh sự lây lan.

+ Tiến hành tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có chọn lọc.

+ Tiến hành phun thuốc phòng trừ vào những thời điểm thích hợp.

5. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

5.1. Sâu vẽ bùa (Phyllcnistis citrella)

Trên lá, tạo thành các

Thời gian bón

Tỷ lệ các loại phân chính (%)

Ghi chú

N P2O5 K2OBón sau khi thu hoạch quả (cuối tháng 12 đầu

tháng 1)15 100 20 Bón sâu cùng toàn bộ phân

chuồng, hồi phục sức cho cây

Bón vụ xuân, trước, sau khi lộc xuân xuất hiện

(tháng 2 - 3)40 0 25 Tưới trước khi bón, tăng khả

năng ra hoa, đậu quả

Thời kỳ quả lớn mạnh (tháng 4 - 5) 0 40 Cắt cành vượt, thúc cho quả

nhanh lớn, hạn chế rụng quả

Bón trước khi thu hoạch (tháng 9 - 11) 15 0 25 Tăng năng suất, chất lượng quả

lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Phun thuốc phòng 1 - 2 lần khi cây có các đợt lộc non (lúc lộc non dài 1 - 2cm).

Dùng thuốc Polytrin 440EC lượng 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500EC lượng 25 ml/10 lít nước để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.

5.2. Nhện- Nhện đỏ (Panonychus

citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ hút dịch lá làm cho lá bị héo. Trên lá, nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên, nhăn nheo.

- Nhện trắng

Page 20: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

20 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

(Phyllocotura oleivora): Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng. Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu xám trắng ở trên vỏ quả. Nhện trắng làm lá non và búp non chùn lại.

Dùng các loại thuốc Comite 73EC lượng 10 ml/10 lít nước; Ortus 5SC, Dầu khoáng SK, Newsodan 5.3EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, phun ướt cả 2 mặt lá và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại nặng thì phải phun liên tục 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.

5.3. Rệp hại- Thường có 3 loại rệp:

Rệp dính, rệp sáp, rệp vẩy. Gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoăn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

- Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon 10EC, Suparathion 40EC pha với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp sáp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 lít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.

5.4. Bệnh loét (Xanthomonas Campetris)

Bệnh gây hại nặng ở tất cả các thời kỳ trồng cây cam Đường Canh nếu không phòng ngừa tốt. Những năm

mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm bệnh phát triển mạnh thành dịch.

Trị bệnh bằng cách phun Boocdo 1% (15g Sunphat đồng + 20g vôi tôi/20 lít nước) hoặc Kocide 53.8DF.

5.5. Bệnh sẹo (Elsinoe Fawcetti)

Biểu hiện: Lá và quả có những nốt nổi ghồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ.

Phòng trừ: Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh. Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như Kocide 53.8DF, Kasuran 0,2%, Mancozeb 0,2%.

5.6. Bệnh chảy gôm (Phytophthora Sp)

Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20 - 30cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy nhôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette 800WP nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.

Đối với những cây có triệu chứng nhẹ cần phun Aliette 800WP nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây./.

BBT

(Tiếp trang 7)

...lợn thương phẩm từ 350 - 400 con, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông cho thu lãi từ 700 - 800 triệu đồng. Đặc biệt, sau hơn 4 năm cung cấp lợn rừng giống ra thị trường, ông Học đã giúp đỡ 60 trang trại tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên... với quy mô khoảng 600 nái, hàng năm sinh sản khoảng 9.000 con lợn giống. Mặc dù hàng ngày tất bật với công việc của trang trại nhưng công việc sinh hoạt của Hội CCB phường ông vẫn duy trì đều đặn. Các phong trào thi đua do hội phát động ông đều gương mẫu thực hiện. Bên cạnh đó, những hội viên khó khăn ông luôn tận tình giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần với mong muốn duy nhất họ có thể vững vàng trên trận tuyến mới.

Từ những khó khăn khi mới lập nghiệp với bản lĩnh quyết tâm của người lính năm xưa đã giúp CCB Hoàng Bá Học vượt qua nhiều khó khăn, đạt được thành công, mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Tấm gương sáng của CCB Hoàng Bá Học đáng để chúng ta học tập và noi theo./.

Page 21: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

21SỐ 6 - 2015

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồngThời vụ thích hợp

trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 10). Để trồng chuối tiêu hồng đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2m,

cây cách cây 2,5m, tương đương 60 - 70 cây/sào.

Cây giống:- Giống cây nuôi cấy

mô: Là giống được nhân trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định là sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn.

- Giống được tách từ cây mẹ: Cây có chiều cao từ 70 - 120cm, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được xử lý

kỹ thuật.Chuẩn bị đất trồng:- Chuối tiêu hồng thích

hợp với nhiều loại đất, tốt nhất trên đất phù sa, có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH trong đất khoảng 5 - 7.

- Đào hố: Kích thước 40 x 40 x 40cm, khoảng cách giữa các hố 2 - 2,5m.

Bón phân:- Bón lót (tính cho 1 hố):

Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) 10 - 15kg, phân lân Super 0,3 - 0,5kg, vôi bột 0,3 - 0,5kg.

- Bón thúc: 1kg đạm urê + 1kg kali.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh

gốc. Bón 0,5kg đạm urê + 0,3kg kali, bón cách gốc 30 - 40cm.

+ Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 1,5 - 2 tháng. Bón 0,2kg đạm urê + 0,3kg kali, bón cách gốc 1m.

+ Bón thúc lần 3: Bón lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5 - 2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7 - 10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70 - 80%.

Trồng, chăm sóc:Sau khi bón lót phân cần

phủ đất để tránh cây tiếp xúc với phân lót, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ.

Page 22: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

22 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước giúp cây được lèn chặt gốc. Sau đó, phủ rơm rạ xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây).

Sau trồng 30 - 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước. Vì vậy, cần phải thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây.

Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ sẽ cho năng suất thấp. Có thể tăng hiệu quả sử dụng nước tưới bằng cách che phủ rơm rạ, phủ bạt nilon hoặc tưới nhỏ giọt bằng thiết bị chuyên biệt.

Đánh tỉa chồi, cắt tỉa lá:- Cây chuối có thể sản

sinh 5 - 10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1 - 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.

Phương pháp chung đánh tỉa chồi là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và lại tiếp tục cắt.

Muốn cho chồi không mọc lại nữa cần phải áp dụng các biện pháp: Khoét bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc tách chồi khỏi cây mẹ.

Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng

sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch Formaldehyde 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.

Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc với đánh tỉa chồi. Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác, đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.

Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối. Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.

Ngắt hoa đực và bao buồng:

Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả.

Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.

Buồng chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả

thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.

Buồng chuối cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.

Thu hoạch:Tùy thuộc vào khoảng

cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn.

Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tùy mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3 - 4 tháng.

Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín đạt từ 75 - 80%, biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.

Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: Độ chín đạt 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm./.

BBT

Page 23: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

23SỐ 6 - 2015

Lưu ý khi bón đạm, lân, kaliỞ điều kiện bình thường, cây trồng sử

dụng được 30 - 45% lượng đạm, 40 - 45% lượng lân, 40 - 50% lượng kali. Lượng phân bón mà cây trồng không sử dụng được do bón không đúng kỹ thuật bị bốc hơi, rửa trôi hoặc bị đất giữ chặt. Vì vậy, mỗi loại phân phải có cách bón phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng. Xin đưa ra một số lưu ý khi sử dụng đạm, lân và kali.

+ Đối với phân đạm: Cần bón đạm nhiều cho cây trồng ở giai đoạn đầu để cây phát triển mở rộng diện tích quang hợp (phát triển thân, lá, đẻ nhánh, phân cành tạo tán) là tiền đề để cây cho năng suất cao.

Bón đạm phải căn cứ vào đất đai, lượng mưa hay cây trồng trước (đất có thành phần cơ giới nhẹ phải bón nhiều lần, lượng mưa lớn thì nên giảm lượng đạm bón, cây vụ trước làm giàu đạm cho đất thì vụ sau bón ít đạm…).

Nên bón đạm vào lúc chiều mát, đối với lúa khi bón giữ mực nước nông 5 - 6cm. Bón đạm sâu vào đất hoặc pha tưới cho cây trồng cạn để tránh mất đạm. Ngoài ra, khi trộn đạm với lân nên dùng ngay tránh chảy nước.

+ Bón lân: Vì lân được sản xuất chủ yếu theo 2 cách (dùng axít Sulphuric đặc để khử quặng thành lân (lân Super) nên lân này có PH từ 4 - 4,5 (gây chua đất).

Trong khi đó lân nung chảy lại có tính kiềm (PH = 8 - 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Do đó, cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp.

Cụ thể là đất chua nên bón lân nung chảy, đất hơi chua hoặc trung tính nên bón Super lân. Là yếu tố chậm phân giải nên phân lân phải bón sớm cho cây (bón lót là chủ yếu). Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt

nhất lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.

* Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt.

+ Với phân kali: Bón kali cho cây trồng cần tìm hiểu về nhu cầu của cây đối với loại phân này ở từng thời kỳ sinh trưởng. Từng loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu về kali khác nhau... (thời kỳ phát triển sinh dưỡng cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ, quả).

Mặt khác, nông dân cũng cần biết những loại đất nào giàu kali và ngược lại. Cụ thể là trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha cần bón đủ lượng kali bằng hoặc hơn một chút lượng cây trồng lấy đi.

Khi bón nên chia ra bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi. Không nên bón kali lượng lớn một lúc khi mới bắt đầu gieo trồng. Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần có ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng. Sẽ là sai lầm nếu chỉ bón kali thời kỳ cây ở giai đoạn sinh thực.

Phân kali đều dùng làm phân lót, đặc biệt cần phải lót phân kali trên đất vụ trước trồng cây lấy củ. Khi bón kali nên trộn đều vào đất. Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali. Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác...

Có thể nói đạm, lân, kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất cho mỗi cây trồng. Chúng là nguồn phân bón đa lượng mà cây trồng lấy đi để tạo năng suất, chất lượng cho nông sản sau này. Vì vậy, bón phân đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác./.

BBT

Page 24: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

24 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Một số biện pháp phòng chống rét

cho thủy sản trong mùa lạnh Rét đậm, rét hại dài

ngày làm cho nhiều loài cá, tôm bị chết, làm giảm cả năng suất và sản lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến người nuôi lẫn chỉ tiêu của ngành thủy sản.

Các loài cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn chỉ thích ứng tốt với điều kiện nhiệt đới, thường từ 25 - 300C. Ở nhiệt độ dưới 130C cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, cá sẽ bị chết do rét.

Để hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, xin giới thiệu với bà con một số biện pháp phòng chống rét cho các loài thủy sản.

1. Với đàn cá giống đang lưu giữ

Thả bèo 2/3 ao về phía Bắc để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ cho cá trú đông. Riêng với cá chim

trắng, cá rô phi, ếch Thái Lan do chịu rét kém nên bà con cần quan tâm nhiều hơn. Độ sâu nước ao 1,4 - 1,5m (hoặc 2,5m), đảm bảo kín gió, ở các góc ao thả xuống những bó rơm rạ hoặc các túm bao tải dứa để cá trú đông.

2. Với ếchLàm hang cho ếch trú

ẩn, hang làm bằng đất hoặc

bằng các ống nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0,5 - 0,6m, đường kính 0,15 - 0,16m, bó thành từng bó 5 - 6 ống cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch.

3. Với các loài thủy sản nuôi thương phẩm

Che kín ao bằng bạt

Thả bèo là biện pháp để giữ ấm cho cá khi thời tiết rét đậm

Page 25: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

25SỐ 6 - 2015

nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh vào làm nhiệt độ nước giảm thấp. Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, bể che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Dưới ao bơm nước sâu 1,4 - 1,5m (khi nhiệt độ dưới 130C). Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao về phía Bắc để chắn gió.

- Làm sọt tránh rét: Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào các sọt tre, cắm cọc đưa sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét cá, lươn… chui vào sọt tránh rét. Thường xuyên bơm nước giữ ở mức 1,4 - 1,5m (khi nhiệt độ dưới 130C) cũng có tác dụng chống rét.

Xung quanh ao, bể nuôi cũng phải che kín bằng bạt nilon, lá dừa… Mặt ao, bể nuôi thả bèo tây chiếm 2/3 diện tích về phía hướng gió. Dùng lá dừa khô tạo thành những ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch vào tránh rét.

- Chế độ chăm sóc: Cần có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi thì phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng

cao hoặc bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng bệnh tật cũng như khả năng chịu rét cho các loài cá.

Lưu ý: Hàng năm, khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, hoặc từ mùa thu sang mùa đông, cá dễ bị bệnh. Cần phải cho ăn thuốc phòng bệnh, loại thuốc Tiên Đắc I, với lượng 10g thuốc trộn với thức ăn là cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2 - 3 ngày liền, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa xuân. Ngoài cho ăn thuốc phòng bệnh, trong các tháng 2, tháng 3 cần dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5 - 7

kg/sào, nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắp ao với lượng 8 - 10kg/sào. Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột và Sulfat đồng cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá phát triển đầu vụ xuân. Tất cả các biện pháp trên chủ yếu để phòng bệnh cho cá là chính. Nếu bệnh xuất hiện trên cá thì phải cách ly sớm những con cá bị bệnh để chữa trị, tránh lây lan ra đàn cá trong ao./.

BBT

Bổ sung lượng thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá

Page 26: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

26 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Nhà khoa học

Gần 35 năm công tác là từng ấy thời gian ông gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đồng bằng đến miền núi, vùng cao; từ Bắc đến Nam, những nơi khó khăn cần sự giúp đỡ đều có dấu chân ông. Nhà khoa học chúng tôi muốn nói tới là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Minh, quê ở thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, hiện là Phó Viện trưởng Viện Thú y Quốc gia.

Sinh năm 1957, giữa cái thời chiến tranh khốc liệt, là con thứ 3 trong một gia đình nghèo có 4 chị em nhưng luôn siêng năng, chăm chỉ không chỉ với việc gia đình mà cả trong học tập. Dù phải đi bộ cả chục km đến trường nhưng ông vẫn kiên trì theo học và học rất giỏi, đồng thời tích cực trong mọi hoạt động đoàn thể.

Tốt nghiệp phổ thông

trung học, địa phương giữ ông lại để phát triển cán bộ trẻ có năng lực nhưng ông muốn tiếp tục học cao lên. Ông đã chọn theo con đường nghiên cứu khoa học nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp III (nay là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên).

Năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học, với thành tích học tập xuất sắc ông được trường giữ lại làm giảng viên. Trong giai đoạn từ năm 1980 - 2005, ông lần lượt đảm nhiệm các vị trí quan trọng như: Trưởng Bộ môn Chăn nuôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm kiêm Trưởng Phòng Bảo vệ quân sự, Phó Trưởng khoa Sau đại học…

Tiếp tục với con đường nghiên cứu và học tập không ngừng nghỉ, năm 1994 - 1996, ông đã hoàn thành chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Chăn nuôi động vật với kết quả xuất

sắc và vinh dự là một trong mười đại diện tiêu biểu của toàn quốc được nhận học bổng của Hoàng gia Thái Lan. Trong quá trình này, ông bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu về khuyến nông và truyền thông tại Thái Lan, mở ra bước đột phá về việc truyền tải, trang bị kiến thức cho nông dân theo phương pháp mới.

Năm 2002, ông được công nhận là tiến sỹ với đề tài khoa học: “Nghiên cứu dê lai Bách Thảo và dê cỏ”, đây là đề tài có tính ứng dụng cao, mở ra nhiều triển vọng mới cho người dân nông thôn - miền núi trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả. Đến nay, đề tài được triển khai rộng trong toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng đàn dê và tăng giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

Năm 2005, Tiến sỹ Nguyễn Đình Minh được cử về công tác tại Ban Tổ chức

Tiến sĩ Nguyễn Đình Minh

Page 27: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

27SỐ 6 - 2015

của người chăn nuôiNguyễn Phương

Trung ương Đảng. Nhưng cuộc đời ông như có duyên nợ với ngành khoa học, với nông nghiệp, nông dân, nông thôn khi năm 2009, ông được bổ nhiệm là Phó Viện trưởng Viện Thú y Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện là đơn vị đầu ngành có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế và tư

vấn, dịch vụ về thú y... nơi đây tập hợp đội ngũ những nhà khoa học tiêu biểu, tâm huyết với nền nông nghiệp.

Là người luôn nung nấu việc nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất của nông dân ngay từ khi còn là sinh viên, sau khi ra trường và nhận công tác, ông cùng các đồng nghiệp đã tích cực đem những kiến thức, thành tựu khoa học ứng dụng kịp

thời trong thực tiễn sản xuất như việc tìm ra nguyên nhân và dập tắt nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi ở mọi miền đất nước.

Với mảnh đất quê hương, đặc biệt với ngành nông nghiệp của tỉnh, ông luôn trăn trở trước những khó khăn của bà con nông dân, ông đã phối hợp với ngành nông nghiệp tham mưu, đóng góp nhiều ý

Ảnh: Mô hình chăn nuôi dê lai Bách Thảo ở xã Chiên Sơn, huyện Sơn Động

Page 28: Bắc Giangthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/c53/chuyen san so 6-2015.pdf · dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

28 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

kiến cho lãnh đạo tỉnh về định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững. Tham gia nhiều đợt dập dịch trên đàn lợn ở huyện Yên Dũng, huyện Hiệp Hòa... đồng thời chia sẻ với bà con kỹ thuật, kinh nghiệm và cách phòng dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Không dừng lại ở đó, ông còn là người đã đưa giống dê lai Bách Thảo về huyện Lục Ngạn, Sơn Động theo hướng chăn nuôi bán công nghiệp, phù hợp với địa hình đồi núi của địa phương. Hiện tại, ông đang có dự định giúp đỡ nông dân Bắc Giang chăn nuôi bò thịt, tận dụng quỹ đất nông nghiệp để trồng cỏ và tạo nguồn thức ăn thô.

Không ngừng nghỉ trên con đường nghiên cứu với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp, ông và các cộng sự đang tập trung nghiên cứu về chăn nuôi bò sữa để nâng cao giá trị đất sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sữa bò ngày càng cao của thị trường.

Trong chăn nuôi, ông quan niệm: “Quy trình chăn nuôi phải bảo đảm đồng nhất trong tất cả các khâu, đồng thời có hệ thống pháp luật quản lý chặt chẽ. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng một

sản phẩm kém chất lượng là có thể mất niềm tin, ảnh hưởng đến thương hiệu và khả năng tiêu thụ nông sản”.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Đặc biệt mới đây, việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức.

“Gia nhập TPP, ngành chăn nuôi của chúng ta đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, như chăn nuôi lợn hiện nay vẫn là ngành chăn nuôi chủ lực, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, manh mún. Chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình với khoảng 7 triệu hộ. Trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 10 con lợn, chưa kể giá thành sản xuất bao giờ cũng cao hơn giá bán sản phẩm từ 3 - 4 nghìn đồng/kg thịt hơi. Dịch bệnh thì phát sinh nhiều. Đây là nguyên nhân khiến người chăn nuôi liên tục thua lỗ, thậm chí treo chuồng. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều yếu kém: Yếu kém về trình độ sản xuất, về chất lượng sản phẩm và đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là những yêu cầu, thách thức khi chúng ta

hội nhập TPP. Do vậy, Việt Nam sẽ phải chú ý đặc biệt trong ngành chăn nuôi, việc đào tạo những người chăn nuôi có kiến thức vững chắc, nhằm nâng cao hàm lượng khoa học trong từng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với các nông sản ngoại nhập trên thị trường là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, vấn đề thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là một trong những rào cản mà nông dân phải đối diện khi bước chân vào TPP. Việc xây dựng và giữ vững những thương hiệu nông sản đã đạt được là vấn đề quan trọng để ngành nông nghiệp Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung phát triển bền vững” - ông chia sẻ.

Phổ biến đến bà con nông dân nhiều kiến thức khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, bắt kịp đà hội nhập với nền nông nghiệp của thế giới là mong muốn của Tiến sỹ Nguyễn Đình Minh. Chúc cho ông sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp khoa học nước nhà./.