12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VŨ THỊ HOÀI PHƯƠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VŨ THỊ HOÀI PHƯƠNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Page 2: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

HÀ NỘI - 2017

Page 3: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Việt Nam có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành thủy

sản. Ngành thủy sản tại Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp quan trọng vào kim ngạch

xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và có nhiều triển vọng phát triển.

Trong bối cảnh hội nhập, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn như Mỹ, EU,

Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do vấp phải các rào cản kỹ thuật, đòi hỏi phải tìm ra thị

trường mới, có tiềm năng và triển vọng phát triển xuất khẩu thủy sản đáp ứng mục tiêu

xuất khẩu bền vững, đa dạng hóa thị trường, khác biệt hóa về sản phẩm thủy sản xuất

khẩu của Việt Nam.

Australia (Úc) là quốc gia thuộc Châu Đại Dương, thuộc khối APEC – khối được

đánh giá là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của

các nước ASEAN. Tuy có hệ sinh thái phong phú và độc đáo, thuận lợi cho phát triển

ngành nông nghiệp và chăn nuôi nhưng lại không thuận lợi cho phát triển thủy sản. Hằng

năm, quốc gia này phải nhập khẩu khoảng 70% thủy sản từ nước ngoài, chủ yếu từ Châu

Á để đáp ứng nhu cầu trong nước. Dự báo thời gian tới, Úc sẽ là thị trường tiềm năng cho

xuất khẩu thuỷ sản của các nước Châu Á trong đó có Việt Nam bởi: dân số Úc tăng

nhanh, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản lớn. Người Úc lại ưa chuộng các sản phẩm thuỷ sản đến

từ Châu Á trong đó có tôm sú cỡ lớn, cá tra, cá basa từ Việt Nam. Việt Nam hiện tại đứng

vị trí thứ tư trong số các nước cung cấp thủy sản lớn nhất sang Úc sau Thái Lan, New

Zealand và Trung Quốc tuy nhiên mới chỉ chiếm khoảng 12% thị phần nhập khẩu thủy

sản của Úc.

Việt Nam – Úc có quan hệ tốt đẹp về các mặt: cùng tham gia hiệp định Thương

mại tự do ASEAN-AUSTRALIA-NEWZEALAND (AANZFTA); đang trong quá trình

đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác kinh

tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Úc cũng đặt ra nhiều quy định nhập khẩu

nghiêm ngặt, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ,....vấn đề làm

thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc được đặt ra.

Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

thị trường Úc làm nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Page 4: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang thị trường Úc trong giai đoạn 2012-2016 từ đó kiến nghị giải pháp đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Úc đến năm 2020. Giác độ nghiên cứu của

luận văn là vĩ mô, trong đó chủ thể thực hiện các giải pháp là phía Nhà nước.

Trên cơ sở lý luận về xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản, vai trò của xuất khẩu và

xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy

sản của một quốc gia, các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thủy sản của một quốc gia, tác giả

đã đi sâu nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc giai

đoạn 2012-2016, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy

mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đến năm 2020 cũng như kiến

nghị một số điều kiện để thực hiện giải pháp trên.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng trong quá trình thực

hiện luận văn gồm phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Nguồn số liệu sử

dụng tại luận văn là các số liệu trích dẫn, tổng hợp từ các báo cáo về thị trường thủy sản

Úc giai đoạn 2006-2015 của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, báo cáo

tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016 của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu

thủy sản Việt Nam, số liệu từ niên giám thống kê 2016 của Tổng cục Thống kê và số liệu

thống kê từ trang web của Tổng cục Hải quan qua các thời kỳ.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản của một quốc gia

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường

Úcgiai đoạn 2012-2016

Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang thị trường Úc

Page 5: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

Nội dung chủ yếu của các chương như sau:

Chương 1:

Tác giả dẫn chiếu một số cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản của một quốc gia

gồm các khái niệm về xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản; các hình thức xuất khẩu thủy sản

chủ yếu; nội dung và các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng

đến uất khẩu thủy sản của một quốc gia.

Về khái niệm xuất khẩu: Theo lý luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán

hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Theo cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo

Quỹ Tiền tệ quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Như vậy, xuất khẩu thủy sản: được hiểu là việc bán sản phẩm thủy sản trong nước ra

nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích

thích đổi mới công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và

nâng cao mức sống cho người dân.

Một số đặc điểm, vai trò quan trọng của ngành thủy sản, xuất khẩu thủy sản đối

với nền kinh tế quốc dân đặc biệt là đối với những nước có trình độ đang phát triển như

Việt Nam cũng được tác giả khái quát tại Chương 1.

Các hình thức xuất khẩu thủy sản chủ yếu: Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa

trước khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập khẩu người ta có thể chia ra thành nhiều loại hình

thức xuất khẩu khác nhau: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp; xuất khẩu ủy thác,

buôn bán đối lưu, xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư, xuất khẩu tại chỗ, gia công

quốc tế, tạm nhập tái xuất.

Nội dung xuất khẩu thủy sản của một quốc gia gồm: Xây dựng chương trình,

chiến lược xuất khẩu thủy sản; Xây dựng và thực hiện các chương trình, hoạt động

xúc tiến xuất khẩu thủy sản; Tiến hành hoạt động xuất khẩu thuỷ sản và xử lý các tình

huống phát sinh trong quá trình xuất khẩu thủy sản.

Các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thủy sản của một quốc gia gồm: Sự gia tăng về

kim ngạch xuất khẩu thủy sản; Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản;

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu; Giá thủy sản xuất khẩu; Chất lượng mặt hàng thủy

sản xuất khẩu; Mẫu mã, hình thức bên ngoài của sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Page 6: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia gồm:

- Các nhân tố thuộc về quốc tế và quốc gia nhập khẩu: vị trí địa lý, điều kiện tự

nhiên, kinh tế, chính trị - pháp luật, khoa học công nghệ, văn hóa, toàn cầu hóa và hội

nhập kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh.

- Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu: Tương tự với các quốc gia nhập khẩu,

các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị - pháp luật, khoa học

công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của quốc gia xuất khẩu.

Chương 2:

Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Úc trong giai đoạn 2012-2016. Trước hết, tác giả chỉ ra một số đặc điểm của thị

trường Úc ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như vị trí địa lý, điều kiện tự

nhiên dân số; đặc điểm kinh tế; đặc điểm chính trị -ngoại giao; đặc điểm văn hóa. Cụ thể:

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số: Úc thuộc Châu Đại Dương. Diện tích

7.741,2 km2 (lớn thứ 6 thế giới); dân số khoảng 24,5 triệu người (đứng thứ 53 thế

giới). Là nước có hệ sinh thái phong phú và độc đáo bậc nhất thế giới, thuận lợi cho

phát triển nông nghiệp và chăn nuôi.

- Đặc điểm kinh tế: Úc có nền kinh tế công, nông nghiệp khá phát triển. Là

quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc tự do thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Úc là

nước dẫn đầu thế giới về hàng nông sản và thực phẩm chất lượng cao.

- Đặc điểm chính trị, ngoại giao: Úc có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ, mưu cầu

phát triển các mối quan hệ với Châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là thông qua

ASEAN và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Úc coi trọng quan hệ với Việt Nam,

coi Việt Nam là đối tác quốc phòng có vị thế quan trọng và ảnh hưởng gia tăng trong

khu vực. Việt Nam và Úc đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng:

AANZFTA (đang có hiệu lực); RCEP; TPP (đang đàm phán)

- Đặc điểm văn hóa: Úc có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

Phần lớn người dân Úc theo đạo thiên chúa giáo. Đa số dân Úc rất biết hưởng thụ cuộc

Page 7: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

sống trong lúc rảnh rỗi.

Đặc biệt, tại Chương 2, tác giả cũng dành thời gian nghiên cứu kỹ tình hình thị

trường thủy sản Úc:

- Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản tại Úc: mặc dù có diện tích khai thác

thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi

trồng, khai thác thuỷ sản Úc sẽ giảm do chi phí nhiên liệu và tiền lương tăng cao (giữ

mức tăng trưởng 0,9%/năm).

- Tình hình tiêu thụ: Là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới

với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người liên tục tăng. Người Úc yêu thích các sản

phẩm nội địa Úc, ưa chuộng cá nước mặn hơn cá nước ngọt; thích tôm đông lạnh nhập

khẩu đặc biệt là tôm sú cỡ lớn từ Thái Lan và Việt Nam.

- Chính sách nhập khẩu thủy sản của Úc: Úc sử dụng biểu thuế chung đối với

các mặt hàng nhập khẩu từ các nước phát triển hơn (Nhật, Anh,…); dành một số ưu đãi

cho các nước đang phát triển có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi và các nước thành viên

Diễn đàn khu vực đảo Thái Bình Dương, các nước đã ký hiệp định thương mại song

phương như Canada, Newzealand, Thái Lan, các nước Asean. Xuất khẩu thủy sản sang

Úc khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng có thể nhập khẩu mà không cần giấy phép

nhập khẩu. Tuy nhiên đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là

vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn sinh học.

- Kênh nhập khẩu và phân phối: Các kênh nhập khẩu của Úc là những nhà

chuyên nhập khẩu hoặc các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mua hàng thông qua các đại lý

của họ ở nước ngoài. Ngoài ra, hệ thống các tập đoàn bán lẻ lớn chiếm vị trí quan

trọng.

Xuất phát từ nguồn số liệu tham khảo và các phương pháp nghiên cứu đã trình

bày tại Chương 1, tác giả đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang thị trường Úc giai đoạn 2012-2016 theo các chỉ tiêu: kim ngạch xuất khẩu; tốc độ

tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; mẫu mã, chất lượng

mặt hàng thủy sản xuất khẩu và hình thức xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc.

- Kim ngạch xuất khẩu: Giai đoạn 2012-2016, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của

Page 8: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

Úc luôn có xu hướng lớn hơn kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tăng qua các năm tuy

nhiên thị phần còn nhỏ, đứng thứ tư sau Thái Lan, Trung Quốc, Newzealand.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: Giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng

trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ổn định, đều đạt trên 13%. Tuy nhiên, năm

2015, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh. Năm 2016, tốc độ tăng

trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc có tăng nhưng mức tăng

không đáng kể (đạt 4,2%).

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

+ Mặt hàng tôm: Giai đoạn 2012-2016, tôm xuất khẩu sang Úc tăng về kim ngạch

xuất khẩu. Tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu có xu hướng tăng; mới chỉ đưa được

tôm đã luộc chín hoặc tôm tẩm bột, gia vị mà chưa thể xuất khẩu tôm tươi nguyên con vào

Úc. So với các nước cùng xuất khẩu tôm sang Úc, giá tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Úc

giai đoạn 2011-2015 khá tương đồng với các nước đối thủ.

+ Mặt hàng cá tra: Cá tra và cá da trơn là mặt hàng cá thịt trắng chiếm ưu thế khi

xuất khẩu sang Úc, chiếm tỷ trọng từ 96-98% giá trị cá thịt trắng nhập khẩu của Úc, chủ

yếu cung cấp dưới dạng đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Úc có xu hướng

giảm trong giai đoạn 2012-2016. Giai đoạn 2012-2015, giá cá tra trung bình nhập khẩu từ

Việt Nam tại Úc cao hơn giá cá rô phi nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan.

+ Nhuyễn thể: Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về khối lượng và thứ 6 về giá trị xuất

khẩu mực, bạch tuộc trong số các đối tác của Úc; đứng ở vị trí thứ 8 trong số các nước

xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ nhiều nhất sang Úc nhưng xuất khẩu nhuyễn thể hai

mảnh vỏ hiện chỉ chiếm 1,3% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

+ Mặt hàng Cua, ghẹ: Việt Nam là nước xuất khẩu cua, ghẹ sang Úc ở vị trí thứ 4

sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia. Giai đoạn 2012-2016, thị phần cua, ghẹ của Việt

Nam tại Úc tăng mạnh tuy nhiên không phải do chất lượng cua, ghẹ của Việt Nam cao

hơn các nước khác mà do giá cua, ghẹ xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá của các đối

thủ cạnh tranh.

+ Mặt hàng cá ngừ: Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong số các nước cung cấp cá

ngừ đóng hộp lớn nhất cho Úc. Tuy nhiên, thị phần cá ngừ đóng hộp của Việt Nam còn

Page 9: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

rất khiêm tốn, chiếm 0,2% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Úc. Cá ngừ

đóng hộp chiếm ưu thế (khoảng 98%).

- Mẫu mã, chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Úc: Giai đoạn

2012-2016, chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đã phần nào đáp ứng được

yêu cầu của thị trường này. Các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng lệnh giữ hàng

phần lớn thường do sơ suất trong khâu ký hiệu, bao bì, nhãn mác.

- Hình thức xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc: Giai đoạn

2012-2016, xuất khẩu thủy sản sang Úc chủ yếu theo hình thức xuất khẩu gián tiếp;

thông qua các kênh nhập khẩu.

Qua tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc

giai đoạn 2012-2016, tác giả thấy rằng, giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành các cơ chế,

chính sách tạo điều kiện phát triển đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đi các

thị trường trong đó có Úc; Công khai các cơ chế, chính sách liên quan đến xuất khẩu thủy

sản; Thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản; Vai của Nhà nước trong xử lý sự

cố phát sinh liên quan đến xuất khẩu thủy sản sang Úc được thể hiện và có kết quả nhất

định. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc giai đoạn này đã đạt một số kết

quả nhất định: Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng qua các năm 2012-2016; Đa dạng

về chủng loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu; Xuất khẩu thủy sản sang Úc đã có sự quan

tâm và hỗ trợ nhất định của Chính phủ, các Hiệp hội, ngành hàng, thương vụ Việt Nam

tại Úc.

Tuy nhiên, giai đoạn này, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc

cũng còn một số hạn chế, bất cập: Giá trị xuất khẩu thủy sản chưa tương xứng với tiềm

năng; Giá trị hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng chưa cao; Giá trung bình một số

mặt hàng còn cao so với các đối thủ cạnh tranh.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên được xác định là do Việt Nam chưa

đáp ứng đầy đủ về mặt hình thức, chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Úc; Chưa

đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu; Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào

đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản đã có nhưng còn hạn chế; Cơ chế, chính sách đã

được ban hành nhưng chưa đồng bộ, còn bất cập; Hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn chưa

Page 10: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

đáp ứng được yêu cầu; Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao; Ảnh hưởng

từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.

Trong khi đó Úc lại là thị trường đòi hỏi kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm thủy

sản nhập khẩu. Mặt khác, một phần cũng do thách thức từ Hiệp định thương mại tự do

với Úc.

Chương 3:

Dựa trên các quan điểm và định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Úc, căn cứ triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc, tác

giả đã đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Úc đến năm 2020 như:

- Giải pháp về đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản đáp ứng yêu cầu nhập khẩu

của Úc gồm:

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với thủy sản xuất khẩu quốc tế và tiêu chuẩn

xuất khẩu thủy sản sang Úc, có cơ chế giám sát và cập nhật kịp thời phù hợp với những

thay đổi của quốc tế và Úc. Các tiêu chuẩn thủy sản xuất khẩu sang Úc nên được thẩm

định bởi cơ quan kiểm định của Úc.

+ Xây dựng và công khai danh mục hóa chất, kháng sinh, thuốc chữa bệnh cho

thuỷ sản bị cấm, được sử dụng tại thị trường Úc để doanh nghiệp, người dân có thể nắm

bắt được.

+ Tăng cường tuyên truyền, đào tạo, nâng cao ý thức nuôi trồng thủy sản sạch,

không sử dụng chất tăng trưởng. Xây dựng chuỗi liên kết dọc, ngang giữa các cơ quan

quản lý nhà nước với các cá nhân, tổ chức liên quan đến nuôi trồng, khai thác, chế biến,

xuất khẩu thuỷ sản.

- Giải pháp về đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu gồm:

+ Hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các“doanh nghiệp trong và

ngoài nước đầu tư vào công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có”ứng dụng công nghệ

cao; Xây dựng chương trình hành động cụ thể”với từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu

sang Úc.

+ Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến và doanh

nghiệp xuất khẩu.

Page 11: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

+ Khuyến khích, đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học về chế biến sản phẩm

thủy sản mới, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm tối đa tỷ trọng hàng sơ

chế, hàng có giá trị gia tăng thấp, trước hết tập trung vào nguyên liệu sẵn có như tôm, cá

tra, cá ngừ, các sản phẩm nhuyễn thể.

- Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào đánh bắt,

nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu, từng bước nâng cao giá trị xuất khẩu gồm:

Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho ngư dân và các doanh nghiệp trong khai thác, nuôi

trồng, chế biến, bảo quản thuỷ sản theo hướng hiện đại hoá; Đầu tư phát triển chế biến

xuất khẩu theo chiều sâu, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đáp

ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của”Úc về an

toàn thực phẩm, kiểm dịch thực phẩm. Khuyến khích khích đầu tư công nghệ mới, áp

dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới có giá trị gia

tăng cao như thực phẩm chức năng, dược phẩm có nguồn gốc từ thủy sản.

- Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý cho xuất khẩu thủy sản: Lắng nghe

và tháo gỡ khó khăn trong việc thực thi chính sách thuế, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, xuất

nhập khẩu và các chính sách khác liên quan đã ban hành. Nghiên cứu, ban hành thêm một

số“chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài cho phát triển cơ sở cung cấp giống và nuôi trồng

thuỷ sản.”

- Giải pháp về xúc tiến xuất khẩu thủy sản:

+ Xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với chiến lược

phát triển thị trường xuất khẩu,”có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng“giữa các cơ quan

quản lý Nhà nước”theo hướng“Nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ,”là

đầu mối kết nối còn các hiệp hội, tổ chức xúc tiến“và doanh nghiệp là chủ thể”thực hiện

trực tiếp các hoạt động, chương trình xúc tiến.

+ Tổ chức, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước. Đổi mới và tăng cường hình

thức xúc tiến xuất khẩu. Phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân

phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị thay thế việc xuất khẩu qua trung gian nhằm

nâng cao hiệu quả xuất khẩu.”

+ Xây dựng các thương hiệu quốc gia,“thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh

nghiệp đối với các sản phẩm”thủy sản“có uy tín, đáp ứng”nhu cầu,“thị hiếu và lòng tin

Page 12: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ÚC

của người tiêu dùng thế giới”nói chung và người tiêu dùng Úc nói riêng.

+ Nâng cao vai trò, sự phối hợp, liên kết của các hiệp hội, tổ chức xúc tiến trong

cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam và Úc. Phát triển và củng cố các cơ quan đại diện

xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam tại Úc nhằm cung cấp thông tin hai

chiều cho các cá nhân, tổ chức của Việt Nam và Úc.

+ Xây dựng trung tâm nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường xuất khẩu nội địa

cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, tiêu dùng, cơ quan quản lý, viện nghiên

cứu, doanh nghiệp để định hướng sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm”theo thị

trường Úc.

+ Tăng cường nâng cao kiến thức cho ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm

quốc tế.

Để thực hiện được những giải pháp trên, tác giả đã kiến nghị một số điều kiện thực

hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc như:

- Đối với Nhà nước: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực

thủy sản; Đầu tư vào công nghiệp chế biến; Đàm phán với Chính phủ Úc về các vấn đề

liên quan đến các quy định nhập khẩu thủy sản của Úc.

- Đối với các hiệp hội, tổ chức xúc tiến xuất khẩu: Cập nhật đầy đủ, kịp thời hơn

nữa các thông tin về thị trường thủy sản Úc; Củng cố vai trò của hệ thống cơ quan đại

diện Việt Nam tại Úc.

- Đối với doanh nghiệp: Chủ động nghiên cứu thị trường Úc, chính sách pháp luật của Úc;

Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu chứ không phải sản lượng và giá cả thấp;Tích cực

tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Úc