32
BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci gây ra. Vì thế bệnh cò có tên là Chlamydiosis Chlamydia psittiaci rất nhỏ, chúng sống trong bào và sinh sản trong tế bào vật chủ mà nó ký sinh. Mầm bệnh không chỉ truyền ngang (xâm nhập vào cơ thể gà và gia cầm qua đường miệng) qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng,…có nhiễm căn bệnh hoặc do gà khỏe hít phải những giọt nước nhỏ từ gà bệnh hắt hơi, vẩy mỏ bắn ra có chứa mầm bệnh, mà nguy hiểm hơn mầm bệnh có thể truyền từ gà mẹ sang con (truyền dọc) qua lòng đỏ trứng làm cho bệnh lan rộng. Mầm bệnh có sức đề kháng không cao với điều kiện ngoại cảnh. Các chất sát trùng thông thường đều có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn. Nguồn gốc của bệnh lúc đầu là vẹt bị bệnh nên bệnh được gọi là bệnh sốt vẹt, sau đó bệnh lây sang người, chim hoang dã và nhiều loài gia cầm, thủy cầm, nhất là gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu. Gia cầm non (gà con, vịt con, ngan con,…) rất mẫn cảm với bệnh. Gia cầm lớn và gia cầm trưởng thành thường bị bệnh ở thể ẩn tính hoặc mang mầm bệnh. Đây chính là nguồn bệnh tiềm tàng, nguy hiểm, bệnh xảy ra bất cứ lúc nào khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chăm sóc nuôi dưỡng kém, gia cầm bị các bệnh nguyên phát khác. 2. TRIỆU CHỨNG Bệnh lây lan nhanh. Sốt cao. Gà khó thở, ỉa chảy phân màu xanh xám hoặc xanh vàng. Viêm sưng mí mắt, có khi gà bị mù do 2 mí mắt bị viêm, dính vào nhau. Nhiều con có triệu chứng thần kinh: liệt hoặc bán liệt chân, cánh nhất là ở vịt và ngan con.

BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci gây ra. Vì thế bệnh

cò có tên là Chlamydiosis

Chlamydia psittiaci rất nhỏ, chúng sống trong bào và sinh sản trong tế bào

vật chủ mà nó ký sinh.

Mầm bệnh không chỉ truyền ngang (xâm nhập vào cơ thể gà và gia cầm qua

đường miệng) qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng,…có nhiễm

căn bệnh hoặc do gà khỏe hít phải những giọt nước nhỏ từ gà bệnh hắt hơi, vẩy mỏ

bắn ra có chứa mầm bệnh, mà nguy hiểm hơn mầm bệnh có thể truyền từ gà mẹ

sang con (truyền dọc) qua lòng đỏ trứng làm cho bệnh lan rộng.

Mầm bệnh có sức đề kháng không cao với điều kiện ngoại cảnh. Các chất sát

trùng thông thường đều có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn.

Nguồn gốc của bệnh lúc đầu là vẹt bị bệnh nên bệnh được gọi là bệnh sốt

vẹt, sau đó bệnh lây sang người, chim hoang dã và nhiều loài gia cầm, thủy cầm,

nhất là gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu.

Gia cầm non (gà con, vịt con, ngan con,…) rất mẫn cảm với bệnh.

Gia cầm lớn và gia cầm trưởng thành thường bị bệnh ở thể ẩn tính hoặc

mang mầm bệnh. Đây chính là nguồn bệnh tiềm tàng, nguy hiểm, bệnh xảy ra bất

cứ lúc nào khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chăm sóc nuôi dưỡng kém, gia cầm bị

các bệnh nguyên phát khác.

2. TRIỆU CHỨNG

Bệnh lây lan nhanh. Sốt cao.

Gà khó thở, ỉa chảy phân màu xanh xám hoặc xanh vàng.

Viêm sưng mí mắt, có khi gà bị mù do 2 mí mắt bị viêm, dính vào nhau.

Nhiều con có triệu chứng thần kinh: liệt hoặc bán liệt chân, cánh nhất là ở

vịt và ngan con.

Page 2: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Gà đẻ bị bệnh: triệu chứng rõ nhất là tỷ lệ đẻ giảm, có trường hợp ngừng đẻ

hoàn toàn trong môt thời gian ngắn

Tỷ lệ chết khoảng 30%.

3. BỆNH TÍCH

Xuất huyết niêm mạc thanh, khí quản. Phổi xung huyết, phù nhẹ từng đám.

Xuất huyết màng bao tim. Xoang bao tim tích nước vàng dễ đông.

Tích dịch rỉ viêm trong xoang ngực bụng, nước vàng dễ đông khi đưa ra

ngoài không khí.

Thành các túi khí bị viêm, rõ nhất là túi khí thành bụng.

Màng treo ruột có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm.

Lách (quả tối) sưng to, có khi rất to.

Gan sưng, trên bề mặt gan bị phủ lớp màng fibrn, gạt lớp màng fibrin thấy

có những điểm hoại tử nhỏ màu trắng hoặc trắng xám

4. PHÒNG TRỊ

Không nuôi chung nhiều loại gai cầm trong một cơ sở chăn nuôi.

Không nuôi gà hoăc gia cầm nhiều lứa tuổi khác nhau cùng thời gian, vì gà

và gia cầm già thường mắc bệnh ở thể ẩn tính hoặc mang mầm bệnh.

Định kỳ trộn một trong các loại kháng sinh vào thức ăn để tiêu diệt mầm

bệnh.

Khi bệnh xảy ra, lựa chọn những kháng sinh trên với liều điều trị theo hướng

dẫn của nhà sản xuất.

Tăng cường sức đề kháng, giải độc gan thận bằng các chế phẩm của các cơ

sở sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng và trị bệnh ORT:

- Dufafloxacin 10% Oral: 1ml/2lit nước liên tục trong 3-5 ngày

- Tylo-dox Plus WSP: 1g/2-4lit nước dùng liên tục trong 3-5 ngày

Page 3: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH THƯƠNG HÀN GÀ

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Căn bệnh gây nên bệnh thương hàn gà là một loại vi khuẩn Gram âm Salmonella

gallinarum pullorum.

Gà mọi loài, giống, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh.

Ngoài gà, một số loài gia cầm khác như bồ câu, chim cút, ngan, ngỗng cũng bị

bệnh. Bệnh rất thường gặp ở gà nuôi theo các phương thức khác nhau: nuôi số lượng ít

trong gia đình, gà thả vườn, gà nuôi tập trung số lượng lớn ngay cả với gà nuôi công

nghiệp.

Bệnh không chỉ truyền ngang (gián tiếp) do gà khỏe ăn, uống phải thức ăn, nước

uống bị nhiễm chất thải của gà bệnh có chứa vi khuẩn mà nguy hiểm hơn chúng có thể

truyền dọc từ mẹ sang phôi qua lòng đỏ trứng. Đây là đường truyền lây nguy hiểm, khó

cắt đứt. Vì thế, ở các cơ sở chăn nuôi sản xuất con giống, đàn gà đã bị bệnh thương hàn

thì bệnh cứ tồn tại dai dẳng nếu sử dụng trứng của chúng để ấp sản xuất con giống.

2. TRIỆU CHỨNG

2.1. Bệnh ở gà con

Gà con nở ra thường yếu ớt, trọng lượng nhỏ hơn so với bình thường, ủ rũ, chậm

lớn, ăn kém. Một số con, mặc dù ở tuần tuổi thứ 2 nhưng bụng to, sệ, do cục lòng đỏ

trong xoang bụng chưa tiêu hết.

Gà đi lại chậm chạp, kêu chiếp chiếp luôn mồm do viêm dạ dầy và ruột. Lúc đầu

ỉa phân trắng sền sệt, về sau loãng trắng, sánh, nhớt như cứt cò.

Lông vùng xung quanh hậu môn bẩn, dính bết phân. Một số con, phân khô bịt chặt

hậu môn, không ỉa được nên bụng chướng hơi căng phồng. Sau đó, gà chết.

Gà chết tập trung ở 2 cao điểm:

Page 4: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

1/ Ở những ngày tuổi đầu ngay sau khi nở: do những gà con này bị nhiễm mầm

bệnh từ mẹ truyền sang qua lòng đỏ trứng

2/ Ở cuối tuần tuổi thứ 2 đầu tuần tuổi thứ 3: những gà con này bị lây nhiễm mầm bệnh

trong máy ấp nở do ấp trứng chung của nhiều đàn, trong đó có trứng của đàn bố mẹ bị bệnh.

Gà con ỉa phân trắng dính đít Gà con chết ngay sau khi nở

do mầm bệnh nhiễm từ trứng

2.2. Bệnh ở gà lớn

Bệnh thường tiến triển ở thể mãn tính. Gà bị bệnh thường chậm lớn, lông xù, xơ

xác, mào yếm nhợt nhạt do thiếu máu. Ỉa chảy thường xuyên, phân trắng, loãng, nhớt có

khi có vệt máu do viêm loét niêm mạc ruột.

Gà đẻ, ngoài những triệu chứng như trên, còn có những biểu hiện đặc trưng : Bụng

to, sệ, đi lại khó khan. Đẻ thất thường, cách quãng. Trứng méo mó, dị hình, quả quá to,

quả quá nhỏ như trứng chim cút. Có quả một đầu quá to, một đầu quá nhỏ, nhọn, trông

giống như quả đào, quả lê. Trứng không có vỏ vôi mà chỉ có vỏ mềm. Vỏ trứng sù sì do

lắng đọng canxi. Trên bề mặt vỏ trứng có khi có vệt máu.

Page 5: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Trứng dị hình, không có vỏ vôi Gà con chết ngạt do mầm bệnh

nhiễm từ mẹ sang lòng đỏ

3. BỆNH TÍCH

3.1. Ở gà con

Xác gầy, lông vùng xung quanh hậu môn bẩn, dịnh bết phân và chất độn chuồng.

Những con chết ở tuần tuổi thứ 2 và thứ 3 nhưng cục lòng đỏ trong xoang bụng chưa tiêu

hết còn bằng hạt lạc hoặc bằng đầu ngón tay út. Phía ngoài cục lòng đỏ được bao lại bằng

một lớp dịch nhớt, mùi thối khắm.

Gan, lách sưng to. Trên bề mặt gan, lách có những điểm xuất huyết, hoại tử bằng

đầu mũi kim, đầu đinh ghim.

3.2. Ở gà lớn, gà đẻ

Lách sưng to, xuất huyết, trên bề mặt có những điểm hoại tử vàng xám hoặc trắng

xám, nhỏ ly ty.

Gan sưng, trên bề mặt có những điểm hoại tử nhở ly ty.

Trứng vỡ tích lại trong xoang bụng. Viêm dính thành phúc mạc với các cơ quan

trong xoang bụng. Xoang bụng chứa dịch dỉ viêm màu vàng nhạt.

Nhiều trứng thoái hóa, tím mọng như quả mận chín hoặc dị dạng dài ra như quả

bầu, quả bí, lòng đỏ màu vàng xanh do hủy huyết.

Dịch hoàn của gà trống teo nhỏ, trên bề mặt có những điểm hoại tử nhỏ ly ty.

Page 6: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Tế bào trứng thoái hóa

4. PHÒNG TRỊ BỆNH

Không ấp trứng chung của nhiều đàn không rõ nguồn gốc.

Loại thải những gà bố mẹ nghi bị bệnh.

Tiêu độc, sát trùng trứng, máy ấp, dụng cụ trước khi đưa vào ấp.

Định kỳ tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống và khu vực

xung quang để tiêu diệt mầm bệnh trên các nhân tố trung gian và ở môi trường bên ngoài.

Gà con mua về, nên trộn vào thức ăn một số loại kháng sinh cho gà ăn liên tục 3 -

5 ngày để phòng E. coli và thương hàn

Về nguyên tắc, bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra, nên có thể sử dụng kháng sinh

để điều trị.

Với các cơ sở sản xuất con giống, nếu đã phát hiện có bệnh thì biên pháp tốt nhất

là không sử dụng trứng của chúng để ấp.

Phòng và trị bệnh bằng thuốc:

- Kháng sinh: Dùng Amoxicol với liều 0,11-0,22g/kgP hoặc Colistine 4800

W.S.P 1-2g/10lit nước hoặc Dufafloxacin 10% Oral 1ml/2lit nước

- Thuốc bổ : Dufaminovit Oral với liều 1ml/5lit nước

- Điên giải : Biolyte với liều 1,25-2,5g/lit nước

Page 7: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM

(Pasterellosis Avium)

1. CĂN BÊNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Căn bệnh gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm là loại vi khuẩn Gram âm Pasterella

multocida.

Gia cầm từ 3 - 4 tuần tuổi trở lên rất cảm nhiễm và bị bệnh. Không chỉ gia cầm mà

nhiều loài chim hoang dã cũng mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường làm lây

lan bệnh cho gia cầm.

Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là khi

thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột ( mưa rào đột ngột, đang mưa kéo dài nhiều ngày rồi

nắng bừng lên hay đang nắng kéo dài nhiều ngày tự nhiên mưa rào ập đến,...) thế nào

cũng có gia cầm chết

Ở những vùng đất ẩm thấp, lầy lội, ao tù, nước đọng thì bệnh tụ huyết trùng hay

xảy ra. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, giới hạn ở một phạm vi hẹp.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống

có nhiễm mầm bệnh

2. TRIỆU CHỨNG

Vì là bệnh ở gia cầm nên khi bệnh xảy ra trong một khu vực, một địa phương thì

không chỉ gà mà nhiều loài gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút,...cũng

bị bệnh và chết.

Tùy theo độc lực của chủng vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể gia cầm mà bệnh

xảy ra ở các thể khác nhau: Quá cấp tính, cấp tính và mạn tính.

2.1. Thể quá cấp

Page 8: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Thường chỉ thấy gia cầm chết mà không thấy gia cầm ốm, chết đột ngột. Gà đang

ăn lăn ra chết. Ban ngày thấy đàn gà hoàn toàn bình thường nhưng đêm thấy gà chết. Có

trường hợp gà trống vừa đạp mái xong, nhảy ra khỏi lưng gà mái, ngã lăn ra chết ngay.

Gà mái vừa nhảy lên ổ chưa kịp đẻ đã chết ngay trên ổ đẻ, hoặc đẻ xong, nhảy

xuống đất, ngã lăn ra, xoay tròn vài ba vòng và chết.

2.2. Thể cấp tính

Cánh sã, ủ rũ cao độ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Mào, yếm tím bầm. Mũi, miệng

chảy dịch nhớt màu vàng, lẫn bọt. Tiêu chảy phân màu socola. Gà chết nhiều trong vòng

3 - 4 ngày. Những con không chết chuyển sang thể mạn tính.

2. 3. Thể mạn tính

Gà ủ rũ, thở khó, khò khè do viêm phổi nặng và mầm bệnh gây bại huyết. Mào,

yếm sưng to, tím bầm. Dần dần hình thành các ổ hoại tử ở đỉnh mào và yếm. Sau vài ba

tuần, các ổ hoại tử trên đỉnh mào rụng đi làm cho mào co dúm lại, nhăn nheo. Yếm sưng,

bên trong hình thành ổ bã đậu to bằng quả mận, quả táo con. Một số con bị viêm sưng

khớp gối và khớp bàn làm cho gà bị què, đi lại khó khăn.

Gà bị bệnh Tụ huyết trùng mãn tính Triệu chứng sưng yếm ở gà bị bệnh

(thể mào, yếm): Sưng yếm, mào THT thể mạn tính

3. BỆNH TÍCH

Page 9: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

3.1. Thể quá cấp tính và cấp tính

Xác chết béo, thịt ướt, tím bầm. Lớp mỡ vành tim có xuất huyết điểm nhỏ ly ty

bằng đầu mũi kim hoặc bằng đầu đinh ghim hoặc những vệt xuất huyết rất mảnh. Xoang

bao tim tích nước vàng, dễ đông.

Gan sưng nhẹ, trên bề mặt, nhất là ở rìa gan có những điểm hoại tử màu trắng

xám, bằng đầu mũi kim hoặc đầu đinh ghim. Có những trường hợp các điểm hoại tử quá

nhiều, dầy đặc trông giống như rắc cám trên bề mặt gan.

Niêm mạc ruột, chủ yếu ở đoạn tá tràng viêm xuất huyết

2.3. Thể mạn tính

Xác gầy. Bệnh tích đặc trưng tập trung ở mào, yếm, khớp, gan và phổi

Trên bề mặt gan, phổi có những điểm hoại tử trắng xám hoặc vàng xám.

Ổ áp xe ở yếm to bằng quả táo, quả mận. Nặn bóp hoặc bổ ổ áp xe ra thấy bên

trong chứa chất giống như bã đậu.

Những cục hoại tử bằng hạt đỗ ở đỉnh mào.

Khớp bàn, khớp gối sưng to. Trong bao khớp chứa dịch thẩm xuất vàng nhạt, dễ

đông.

Xuất huyết lớp mỡ vành tim Điểm hoại tử trắng nhỏ li ti

trên bề mặt gan

Page 10: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

4. PHÒNG BỆNH

4.1. Vệ sinh phòng bênh

Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, đảm bảo chế độ, khẩu phần ăn hợp lý, khai thác,

sử dụng khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho con vật. Định kỳ trộn

kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho gà để phòng bệnh.

Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống

và khu vực xung quanh tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường bên ngoài và trên các nhân tố

trung gian truyền bệnh.

4.2. Phòng bệnh bằng vacxin

Hiện đã có vacxin vô hoạt phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn gia cầm.

5. ĐIỀU TRỊ

Về nguyên tắc, gà bị bệnh tụ huyết trùng thường chết rất nhanh nên khi một vài

con trong đàn nghi bệnh tụ huyết trùng thì nhất thiết phải nhanh chóng điều trị toàn đàn.

Sử dụng thuốc kháng sinh Dufanor 20% Oral cho uống với liều 1ml/4lit nước

uống lien tục trong 3-5 ngày. Hoặc dùng Tilmicin Solution 25% cho uống với liều

30ml/100 lit nước uống liên tục trong 3 ngày

Đồng thời dùng thuốc bổ Dufaminovit Oral cho toàn đàn uống để tăng sức đề

kháng với liều 1ml/5lit nước uống.

Page 11: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH TÍCH NƯỚC XOANG BỤNG Ở GÀ

1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:

Bệnh tích nước xoang bụng thường gặp ở gà siêu thịt 3 - 4 - 5 tuần tuổi (Sau

thời gian úm) hoặc ở gà đẻ thời điểm tỷ lệ đẻ cao nhất

Nguyên nhân:

+ Do rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất, cơ hội để kế phát E. coli hoặc

Salmonella hoặc cả hai loại vi khuẩn trên.

+ Trong thời gian úm: Hàm lượng các khí độc NH3, SO2, H2S,

CO2…cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp , Oxy được đưa đến các cơ quan mô

bào giảm làm cho quá trình tuần hoàn kém, từ đó chức năng giải độc của gan bị

ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế quá trình tiêu hóa, hấp thu bị ảnh hưởng dẫn đến

tình trạng tích nước trong xoang bụng

2. Triệu chứng:

Trong đàn gà lác đác có một số con bụng sệ, căng phồng, gà khó đi lại, lười

vận động. Gà bệnh ăn kém dần, ủ rũ, mệt mỏi. Tỷ lệ gà bệnh trong đàn từ 2 - 10%.

Sau khi đuổi bắt, gà bị bệnh bụng to không chạy được, ngã lăn ra chết ngay.

3. Bệnh tích:

Xoang bụng tích dịch nhớt màu vàng nhạt lẫn sợi Fibrin.

Gan sưng to, mầu thẫm, mềm, dễ vỡ. Thả gan vào chậu nước để yên vài phút

rồi lấy ra thấy mặt gan nhăn nheo, nhỏ lại hơn bình thường. Bề mặt gan phủ lớp

Fibrin trắng đục, rất dầy. Gạt lớp màng fibrin thấy bề mặt gan có những điểm hoại

tử trắng

Tim to, nhão, tích dịch thẩm xuất màu vàng nhạt trong xoang bao tim.

Thận sưng to, nhợt nhạt. Phổi tích nhiều nước, phù nề.

Page 12: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Thành túi khí đục, nhiều sợi fibrin phủ trên bề mặt. Buồng trứng teo, nhiều

tế bào trứng thoái hóa

Viêm cata niêm mạc ruột, thành ruột mỏng, trong ruột chứa đầy thức ăn

không tiêu.

Có trường hợp toàn bộ gan, ruột, dạ dầy được bao lại bằng một lợp Fibrin

dầy. Nước tích trong xoang bụng sánh, nhớt như dầu nhớt

Xoang bụng tích đầy dịch căng phồng

Gan bị bao phủ 1 lớp fibrin dầy đặc

Page 13: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

4. Phòng trị:

4.1. Phòng bệnh:

Với những con đã thấy rõ bụng tích nước thì khó điều trị khỏi, tốt nhất là

loại thải

Đặc biệt quan tâm đến các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng bầu

tiểu khí hậu chuồng úm, trong đó không thể bỏ qua việc khống chế, loại trừ các khí

độc ( H2S, S02, NH3, CO2…)

Thức ăn đảm bảo chất lượng:

+ Cân bằng giữa đạm và chất béo;

+ Cân bằng đạm động vật và đạm thực vật;

+ Cân bằng đạm với vitamin và khoáng.

Định kỳ bổ sung các loại kháng sinh để phòng E. coli và Salmonella

4.2. Điều trị:

Biện pháp tốt nhất là bổ sung khoáng và vitamin, các axit amin không thay

thế

Tăng cường giải độc gan, thận. Trộn những kháng sinh đặc tri Salmonella và

E. coli.

Sử dụng thuốc

- Cho uống Dufaminovit Oral với liều 1ml/5lit nước để bổ sung vitamin

và acid amin cho gia cầm

- Dùng Bioberry Liquid để giải độc gan thận với liều 1ml/1lit nước ( hoặc

1ml/5kg P)

- Dùng kháng sinh Amoxicol với liều 0,11-0,22g/kg P để trị E. Coli ,

Salmonella hoặc Colistine 4800 WSP với liều 1-2g/10 lit nước uống

Page 14: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH HEN DO MYCOPLASMA GÂY RA Ở GIA CẦM

( Chronic Respiratory Disease - CRD )

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HOC

Căn nguyên gây ra bệnh hen ở gia cầm là Mycoplasma - một loại vi sinh vật

trung gian giữa vi rut và vi khuẩn

Mycoplasma có nhiều chủng và biến chủng:

+ Có chủng chỉ gây viêm túi khí và đường hô hấp

+ Có chủng chỉ gây viêm khớp

Vì thế trong thực tế ở đàn gà hay ở đàn gia cầm bị bệnh có thể quan sát thấy

một số con có cả triệu chứng viêm đường hô hấp và viêm khớp

CRD là một bệnh đường hô hấp ở gia cầm với các triệu chứng, bệnh tich đặc

trưng : Viêm túi khí,viêm các xoang vùng mặt (xoang mũi, xoang mắt), viêm thành

các túi hơi và phế quản.

Lây lan: mầm bệnh không những có khả năng truyền ngang từ gà bệnh sang

gà khỏe do hít phải các giọt nước nhỏ có chứa mầm bệnh từ gà bệnh hắt hơi, vẩy

mỏ bắn ra, do hít phải các hạt bụi trong chuồng nuôi có dính mầm bệnh, do ăn

uống thức ăn và nước uống có chứa mầm bệnh mà nguy hiểm hơn chúng có khả

năng truyền dọc từ mẹ sang phôi qua lòng đỏ trứng.

Gà mọi giống, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh: Gà con có thể bị bệnh rất

sớm là do:

+ Mầm bênh từ mẹ truyền sang phôi qua lòng đỏ

+ Hoặc do bị lây trong máy ấp nở hay lây nhiễm trong thời gian úm

Bệnh xảy ra nhiều và nặng nhất ở 2 giai đoạn:

Page 15: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

+ Gà con từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi

+ Gà đẻ đang ở thời kỳ đẻ cao nhất

CRD thường gắn liền với các yếu tố Stress bất lợi như: Mật độ nuôi cao;

Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá nóng hoặc quá lạnh; Chuồng trại kém thông

thoáng, bụi nhiều hoặc độn chuồng quá ẩm, hàm lượng các loại khí độc ( NH3,

H2S, CO2, SO2…) trong chuồng cao

Gà bị CRD rất dễ bị ghép với E. coli (CCRD) nên làm cho thành túi khí

càng dầy hơn, dịch dỉ viêm tích lại trong xoang bụng ngực chèn ép phổi làm cho gà

càng khó thở.

2. TRIỆU CHỨNG:

2.1. Ở gà con:

Nếu mầm bệnh truyền qua lòng đỏ trứng sang phôi thì gà nở ra 2-3 ngày sau

đã có triệu chứng ho hen, lắc đầu, vẩy mỏ, thở khó, khò khè, thở dốc. Gà trong đàn

chết nhanh và nhiều

Nếu bệnh xuất hiện ở gà sau 3 tuần tuổi:

Bệnh tiến triển từ từ, hắt hơi, vẩy mỏ, thở khò khè, tiếng thở lạo sạo, há

mồm ra để thở. Gà chảy nước mũi lúc đầu trong, loãng về sau đục và đặc dần đóng

thành cục ở khóe mũi. Dử mắt đặc đọng lại ở khóe mắt, gà bị mù. Dịch viêm tích

lại trong các xoang vùng măt, mặt gà sưng phù, biến dạng trông giống như mặt

chim cú mèo. Gà đi ỉa chảy phân trắng xanh hoặc xanh. Một số con đi lại khó khăn

do viêm khớp

2.2. Triệu chứng bệnh ở gà lớn và gà đẻ:

Thường xuất hiện khi có các yếu tố Stress, bệnh kéo dài hàng tháng. Gà ủ

rũ, lông xù xơ xác, yếm nhợt nhạt. Gà ia chảy phân xanh hoặc xanh trắng. Tỷ lệ đẻ

giảm 20 - 30%, nhiều trứng méo mó, vỏ sù sì. Tỷ lệ trứng không có phôi cao. Tỷ lệ

Page 16: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

chết phôi cao, tỷ lệ ấp nở kém. Gà con nở ra đưa xuống nuôi thì chỉ 2-3 ngày sau

đã bùng phát CRD

Gà khó thở, vươn cổ, Sưng phù mắt

há miệng ra để thở gà bị mù

3. BỆNH TÍCH:

Bề mặt niêm mạc khí phế quản phù nề, phủ dịch nhầy, trong. Thành túi khí

đục, phủ dịch nhầy, đục. Xác chết gầy, lông vùng xung quanh hậu môn bẩn , bết

phân. Thành túi khí dầy, bề mặt phủ lớp dịch đục, bẩn. Trong lòng túi khí chứa

chất giống như bã đậu, khô, bở dễ bóc . Trong các xoang vùng mặt tích dịch dỉ

viêm

Túi khí đục, Gan, ruột bị phủ 1 lớp màng fibrin

chất chứa bên trong giống như bã đậu

Page 17: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Thành túi hơi dày, đục, bên trong chứa chất giống như bã đậu

4. ĐIỀU TRỊ

Bệnh thường tiến triển ở thể mạn tính nên liệu trình điều trị phải kéo dài

Trong khi điều trị nhất thiết phải quan tâm đến bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi,

khống chế và loại trừ các yếu tố stress. Kết hợp điều trị các bệnh nguyên phát.

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho con vật.

Dùng Tylo-dox Plus W.S.P với liều 1g/2lit nước trong 3-5 ngày kết hợp

với Bioberry Liquid với liều 1ml/1lit nước để giải độc gan thận

5. Phòng bệnh

Vì là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở nhiều loài gia cầm nên trong một trang trại,

một gia trại không nuôi nhiều loài gia cầm cùng lúc

Tiêu độc, sát trùng trứng, máy ấp và dụng cụ sử dụng trong quá trình

Định kỳ tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống và khu vực xung

quanh

Thường xuyên giữ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi trong sạnh, thông thoáng,

hạn chế các loại khí độc

Với các đàn gà sản xuất con giống cần được tiêm phòng vacxin. Các loại

vacxin hiện đã và đang được sử dụng:

Page 18: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

1) Nobivac - Mg của Hà Lan, tiêm dưới da 0,5ml/con, lúc gà 2 -3 tuần tuổi.

Có thể tiêm nhắc lại sau 3 - 4 tuần

2) Nobivac - M6 của Hà Lan. Vacxin vô hoạt, tiêm bắp hay dưới da cho gà

lúc 18 - 20 tuần tuổi, 0,5ml/con. Có thể tiêm nhắc lại sau 2 - 3 tuần.

3) Gallimune của Pháp. Vacxin nhược độc, tiêm dưới da0,5ml/con, lúc gà 3 -

5 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại lúc gà 100 ngày tuổi

4) TALOVAC 104 của Đức. Vacxin nhược độc. Tiêm dưới da 0,5ml?con lúc

gà 6 - 8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại luac sgà 16 - 20 tuần tuổi

5) Vacxin chủng F hoặc chủng TS - 11 của Mỹ có thể tiêm cho gà con và gà

đẻ.

Page 19: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH DO E. COLI Ở GIA CẦM

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH

- Bệnh do E coli gây ra ở gia cầm rất hay gặp, vì:

+ E coli có rất nhiều chủng, chúng có ở khắp nơi ngoài môi trường

+ E coli có mặt rất sớm trong cơ thể gia súc, gia cầm và các loài vật nuôi.

Các chủng E coli gồm 2 nhóm:

1- Nhóm có lợi

2- Nhóm có hại. Trong cơ thể vật nuôi, 2 nhóm cùng chung sống, tồn tại ở

trạng thái cân bằng với nhau và với cơ thể vật nuôi

- Các chủng thuộc nhóm có lợi tham gia vào quá trình phân giải thức ăn, giúp cơ

thể vạt nuôi trong quá trình trao đổi chất

- Các chủng E coli thuộc nhóm có hại, bình thường không gây bệnh

nhung khi có các yếu tố Stress bất lợi phá vỡ trạng thái cân bằng giữa nhóm E coli

có lợi và nhóm E. coli có hại thì các chủng E coli có hại nhanh chóng nhân lên về

số lượng và tiêt chất độc ngăn chặn không cho các chủng nhóm E coli có lợi phát

triển. Sau đó E. coli có hại xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu

- Ở trong máu, E coli không sống được lâu, chúng bị chết và giải phóng nội độc tố

gây tổn thương nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể. Đặc biệt là E. coli rất thường kết

hợp với Mycoplasma để gây thành bệnh CCRD

- E coli luôn luôn cộng phát hoặc kế phát với các bệnh Gumboro, CRD, Cầu trùng,

Thương hàn bạch lỵ, Sổ mũi truyền nhiễm...

Page 20: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH CCRD

( Complicated Chronic Respiratory Disease)

CCRD: 4 chữ viết tắt của bệnh cộng phát (ghép) của CRD với E. coli: Complicated

Chronic Respiratory Disease

Trong cơ thể gà bình thường có rất nhiều chủng E.coli sinh sống, chúng

được xếp vào 2 nhóm :

- Nhóm có lợi

- Nhóm có hại

Hai nhóm E.coli trên tồn tại thường xuyên ở trạng thái cân bằng

Khi có các yếu tố Stress ( Quá nóng, quá lạnh, không thông thoáng, hàm lượng các

khí độc NH3, H2S, CO2…trong bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi quá cao, bụi trong

chuồng nhiều,…) thì:

+ Hen gà ( CRD) nổ ra.

=> Trạng thái cân bằng của 2 nhóm E. coli bị phá vỡ => E.coli có hại sẽ tăng lên

về số lượng cũng như độc lực rồi tràn vào các cơ quan, tổ chức khác nhau của cơ

thể và gây bệnh

Vì thế trong thực tế chăn nuôi, CRD ghép với E. coli rất hay gặp

Triệu chứng:

* Các triệu chứng của bệnh Hen (CRD) vẫn luôn luôn xuất hiện rất rõ và điển hình:

+ Gà há mồm thở

+ Tiếng thở khò khè nghe rất rõ từ xa trước khi vào cửa chuồng

+ Hắt hơi, vẩy mỏ, quẹt mỏ xuống nền chuồng và tường

Page 21: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

+ Chảy nước mắt, nước mũi

+ Viêm, sưng phù mí mắt

+ Viêm thành các xoang vùng mặt => Sưng phù đầu, mặt ( Mặt phị ra trông

giống như mặt chim cú mèo)

+ Mào, yếm tái nhợt

* Khi Hen (CRD) ghép E.coli:

+ Bệnh lây lan nhanh hơn trong đàn

+ Gà sốt cao nên uống nhiều nước

+ Ỉa chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh

+ Thở khó trầm trọng, luôn kèm theo tiếng rít, có thể chết ngạt

+ Gà đang đẻ: Tỷ lệ đẻ giảm 20- 40%

Bệnh tích:

Khi gà bị CRD ghép E. coli - CCRD:

+ Thành túi khí dầy lên rất rõ

+ Xuất huyết niêm mạc khí quản

+ Dịch rỉ viêm tích trong các xoang vùng mặt

+ Trong bụng chứa nhiều dịch nhớt, dễ đông

+ Fibrin như bã đậu bao phủ trên:

. Màng phổi

. Màng tim

+ Toàn bộ gan, ruột, dạ dày được bao lại bởi màng Fibrin trắng đục, dầy

Page 22: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

+ Dịch dỉ viêm trắng nhớt tích trong xoang bụng

+ Gà đẻ: Ngoài biểu hiện như trên, còn thấy xuất huyết buồng trứng và ống dẫn

trứng => mất khả năng tạo vỏ => vỏ mềm, dễ vỡ

Page 23: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ

VÀ BỆNH GIẢM ĐẺ Ở GÀ DO ADENOVIRUS

1. HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ

1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gà

Sức đẻ trứng của gà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố ảnh

hưởng đến sức đẻ trứng ở một mức độ nhất định. Các yếu tố đó là:

1- Các yếu tố di truyền cá thể, bao gồm: Giống gà; Tuổi thành thục sinh duc; Cường độ

đẻ trứng; Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ sinh học.

2- Tuổi gà (Thông thường sản lượng trứng của gà đẻ năm thứ 2 giảm 15 - 20% so với

năm thứ nhất).

3- Thức ăn, dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng.

Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng cùa gà. Muốn

sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phẩn thức ăn đầy đủ

và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của từng đối tượng nuôi ( Đẻ trứng thương

phẩm hay đẻ trứng ấp sản xuất con giống). Quan trọng nhất là cân bằng các chất đạm,

chất béo, các chất khoáng và vitamin. Chính vì thế trong quá trình chăn nuôi cần thường

xuyên bổ sung các sản phẩm chứa Vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng để nâng cao

năng suất và chất lượng trứng.

4- Điều kiện ngọai cảnh, đặc biệt là bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi, bao gồm nhiệt độ;

ẩm độ; chế độ chiếu sáng (thời gian và cường độ chiếu sáng); độ thông thoáng; hàm

lượng các khí độc,...Đây là những yếu tố tác động thường xuyên đến sức khỏe và sức đẻ

trứng của gà.

Ngoài các yếu tố nêu trên, trong quá trình chăn nuôi gà đẻ, không phân biệt gà đẻ

trứng thương phẩm hay gà nuôi sản xuất con giống, khi đàn gà bị bệnh dù là bệnh truyền

Page 24: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

nhiễm, bệnh ký sinh trùng hay bệnh không truyền nhiễm nào đó cũng đều ảnh hưởng ít

hoặc nhiều đến tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng.

5- Một số bệnh truyền nhiễm gây tình trạng giảm đẻ

Rất nhiều bệnh truyền nhiễm, mầm bệnh tác động trực tiếp vào buồng trứng, vào

tế bào trứng hoặc vào tử cung hay ống dẫn trứng hoặc bệnh xảy ra trước và sau khi đẻ

một vài tuần đều gây giảm đẻ nghiêm trọng. Đó là :

1- Bệnh giảm đẻ do Adenovirus

2- Viêm phế quản truyền nhiễm

3- Bệnh Niu - cát - xơn

4- Bệnh Marek

5- Bệnh thương hàn - Bạch lỵ

6- Bệnh do Mycoplasma ở gia cầm (CRD)

Nhóm Adenovirus gây ra nhiều bệnh ở gà. Đó là :

- Bệnh viêm não tủy truyền nhiễm

- Bệnh viêm ruột xuất huyết ở gà tây

- Bệnh viêm gan virus ở gà

- Bệnh Viêm gan và tích nước bao tim ( Angana) ở gà

- Bệnh giảm đẻ ở gà

2. BỆNH GIẢM ĐẺ Ở GÀ

2.1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh giảm đẻ ở gà là một bệnh mới do một loại Adenovirus, dòng B4 chủng 127

gây ra.

Mầm bệnh không chỉ truyền ngang do thức ăn, nước uống, do mấy ấp, dụng cụ ấp

nở, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, mà nguy hiểm hơn

Page 25: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Adenovirus còn có thể truyền dọc từ mẹ sang phôi nên làm cho bênh lây lan ra trong một

phạm vi rất rộng.

Bệnh chỉ xảy ra ở gà đẻ trứng thương phẩm và đẻ trứng sản xuất con giống ở bất

cứ thời điểm nào trong quá trình đẻ nhưng rất thường thấy ở giai đoạn 26 – 36 tuần.

Bệnh giảm đẻ ờ không có tính chất mùa vụ, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố

stress bất lợi.

Các dòng gà trứng, giống gà trứng nuôi ở các phương thức chăn nuôi khác nhau

đều có thể bị bệnh.

2.2. TRIỆU CHỨNG

Đàn gà đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đẻ bình thường nhưng đột nhiên

giảm từ 10- 30% năng suất trứng. Tình trạng giảm đẻ này kéo dài liên tục nhiều tháng

liền (thường là 8 – 10 tuần), mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp can thiệp. Có đàn tắt đẻ

hoàn toàn (dễ nhầm với Viêm phế quản truyền nhiễm).

Khoảng 10% số trứng đẻ ra không bình thường, dị dạng: Vỏ mỏng, không có vỏ

vôi, hoặc vỏ sần sùi, nhăn nheo, màu loang lổ chỗ trắng, chỗ nâu, chỗ xám khác hẳn với

màu vỏ trứng đặc trưng của từng giống.

Nếu là trứng của những đàn gà sản xuất con giống thì tỷ lệ trứng không phôi, tỷ lệ

phôi bị chết rất cao, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ gà con loại 1 thấp.

Một số gà thiếu máu, mào yếm nhợt nhạt. Gà không chết hoặc chết không đáng kể.

2.3. BỆNH TÍCH

Bệnh tích đặc trưng là thoái hóa buồng trứng: Ống dẫn trứng teo; trứng non không

phát triển. Tử cung bị viêm.

2.4. PHÒNG BỆNH

4.1. Phòng bệnh bằng vacxin

Page 26: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Biện pháp tốt nhất là sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà trước khi gà đẻ bói ( lúc

gà 18 đến 20 tuần tuổi = 4,5 – 5 tháng tuổi ). Lựa chọn một trong các loại vacxin đang có

trên thị trường để phòng bệnh:

+ Nobivac. Reo + IBD + ND – Hà Lan: Phòng Giảm đẻ, Gumboro và Newcastle

+ Nobivac IB + ND + EDS – Hà Lan: Phòng bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm,

Newcastle, Giảm đẻ

+ Talovac 305 – TAD – Đức: Phòng bệnh Gumboro, Giảm đẻ, Newcastle

+ Talovac 403 TAD – Đức: Phòng Giảm đẻ, Newcastle, Gumboro, Hội chứng còi cọc

+ Talovac 404 – TAD- Đức: Phòng bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm, Newcastle,

Gumboro, Giảm đẻ

+ Cevac ND + IB + IBD + EDSK Blen – Canađa: Phòng bệnh Newcastle, Viêm phế

quản truyền nhiễm, Gumboro, Giảm đẻ

+ Cevac ND - IBD – EDSK của Canada phòng 3 bệnh Niu cat xơn, Gumboro, Giảm đẻ

+ OVO4 của Pháp phòng 4 bệnh Niu cat xơn, Viêm phế quản truyền nhiễm, Gumboro và

Giảm đẻ

4.2 . Sử dụng thuốc để nâng cao tỷ lệ đẻ cho đàn gia cầm:

- Dùng Betafac egg với liều 454g/200-400kg thức ăn bổ sung trong suốt thời gian gia

cầm đẻ

- Dùng ADEK 126 Powder với liều 1,5g/1lit nước cho uống hoặc Dufavit AD3E

100/20/20 Oral cho uống với liều 1ml/1lit nước uống

Page 27: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM Ở GÀ

( Coryza Infectiosa Avium - CI )

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Gram âm Haemophilus

paragallinarum gây ra.

Gà mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm và bị bệnh nhưng thường xảy ra ở gà dò, rất

hay gặp ở gà đẻ.

Sổ mũi truyền nhiễm là bênh đường hô hấp nên triệu chứng, bệnh tich đặc trưng là

viêm niêm mạc các xoang vùng mặt, viêm mũi, tuyến nước mắt (tuyến lệ) và ống dẫn

nước mắt. Dịch dỉ viêm tích lại trong các xoang vùng mặt làm cho mặt gà sưng phù

(Bệnh sưng phù đầu gà)

Bệnh lây lan chủ yếu do gà khỏe hít phải những giọt nước từ gà bệnh hắt hơi, vẩy

mỏ bắn ra, có chứa mầm bệnh hoặc do ăn uống phải thức ăn, nước uống có nhiễm mầm

bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh

Bệnh xảy ra rải rác ở các tháng trong năm nhưng thường thấy xuất hiện nhiều vào

cuối thu, mùa đông và xuân hè

Các yếu tố bất lợi (Stress) và tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo, nhất là

hàm lượng khí độc cao ( H2S, NH3, SO2, CO2,...), bụi nhiều, không thông thoáng luôn là

điều kiện thuân lợi cho bệnh phát sinh và lây lan.

2. TRIỆU CHỨNG

Bệnh thường tiển triển ở 2 thể cấp và mãn tính.

Lúc đầu trong đàn chỉ thấy một vài con ủ rũ, ăn kém, lười vận động, chảy nước

mắt, nước mũi, viêm mí mắt và kết mạc mắt. Về sau nước mắt, nước mũi chảy nhiều,

trong, loãng, dần dần đục và đặc lại như mủ, mùi hôi thối, bịt kín lỗ mũi.

Page 28: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Gà khó thở nên phải hắt hơi, vẩy mỏ để bắn dịch bịt ở khóe mũi ra cho dễ thở.

Dịch dỉ viêm tích lại ngày càng nhiều nên gà phái há miệng ra để thở.

Hơi thở hôi thối do dịch viêm trong các xoang chuyển thành mủ.

Dịch dỉ viêm tích lại trong các xoang vùng đầu làm cho đầu gà sưng phù.

Gà bị thối mắt, trên mi mắt dần dần hình thành những u thịt bằng hạt tấm, hạt gạo

hoặc to hơn bằng hạt đỗ xanh

Đàn gà đẻ bị bệnh: tỷ lệ đẻ giảm 15 - 20%. Gà chết rải rác, tỷ lệ chết 5 - 20%

Mặt sưng phù, mí mắt tích dịch,

không mở mắt được

3. BỆNH TÍCH:

Bệnh tích tập trung ở đường hô hấp trên: viêm niêm mạc thành xoang mũi, xoang

dưới mắt. Viêm mí mắt và kết mạc mắt hoặc viêm tạo mủ thối trong các xoang mũi,

xoang trán, xoang dưới mắt. Có khi hình thành mủ trắng giống như bã đậu tích lại trong

các xoang vùng mặt.

Các u thịt bằng hạt tấm, hạt gạo hoặc to hơn trên mí mắt

Page 29: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Mặt sưng phù, mí mắt hình thành các u thịt

4. PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN:

4.1. Với gà thịt:

*Medivac Coryza B:

- Lần 1: Cho uống hoặc nhỏ mũi lúc gà 7 ngày tuổi

- Lần 2 sau lần 1 từ 2-3 tuần

4.2. Với gà đẻ, sử dụng một trong các các vacxin :

*Haemovac: Vacxin vô hoạt có bổ trợ, tiêm dưới da hoặc bắp

- Lần 1: Lúc gà 21- 28 ngày tuổi 0,3 ml/con

- Lần 2: Lúc gà 42- 60 ngày tuổi 0,3ml/con

- Lần 3: 3 tuần trước khi đẻ (150-165 ngày tuổi) 0,3ml/con

*Medivac Coryza B:

- Lần1: Cho uống hoặc nhỏ mũi lúc gà 7 ngày tuổi

- Lần 2: Tiêm bắp hoặc dưới da lúc gà 6-8 tuần tuổi

- Lần 3: Tiêm bắp hoặc dưới da lúc gà 16-18 tuần tuổi

Page 30: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Chú ý: Với gà đẻ có thể dùng riêng vacxin phòng bệnh sổ mũi truyền nhiễm lần 3

lúc gà 16 - 18 tuần tuổi hoặc tốt nhất nên dùng vacxin đa giá trong đó có vacxin phòng

bệnh sổ mũi truyền nhiễm : Talovac 403, OVO4, ND+IB+CI+EDS

5. ĐIỀU TRỊ: Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để trị bệnh:

- Amoxicol với liều 0,11-0,22g/kg P liên tục trong 3-5 ngày

- Tylo-dox Plus W.S.P với liều 1g/2-4 lit nước liên tục trong 3-5 ngày

Page 31: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở GÀ

( Necrotic Enteritis – NE)

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Căn bệnh gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà là một loại vi khuẩn Gram dương

Clostridium perfringens. Cl. Perfringens là vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột của

gà nhưng bình thường không gây bệnh. Bệnh chỉ xảy ra khi có các yếu tố bất lơi làm thay

đổi môi trường sống trong đường ruột của gà, như:

+ Bệnh cầu trùng, giun sán

+ Rối loạn tiêu hóa do gà quá đói, quá khát

+ Thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn ôi thiu hay nấm mốc

+ Mật độ nuôi quá cao

+ Chuồng trại ẩm ướt, hàm lượng khí độc NH3, H2S, CO2 cao…

Gà các lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng thường thấy ở gà từ sau 3 tuần tuổi. Tỷ

lệ chết 4 - 8%.

2. TRIỆU CHỨNG

Chỉ trong những trường hợp gà đang bị bệnh cầu trùng hoặc giun sán, thương hàn-

bạch lỵ, E.coli hoặc mầm bệnh Cl. perfringens từ ngoài vào cơ thể thì bệnh thường tiến

triển ở thể cấp hoặc quá cấp tính, gà chết nhanh.

Thường thì bệnh xảy ra lác đác, một số gà đột nhiên thâm tím mào, yếm và các

vùng da không lông. Sau đó xuất hiện các cơn động kinh hoặc co cứng rồi chết sau vài ba

giờ.

3. BỆNH TÍCH

Bệnh tích đặc trưng tập trung ở đường ruột, gan, lách, thận.

Niêm mạc ruột có nhiều đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt, thành mảng.

Page 32: BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ - amavet.com.vn · BỆNH ORNITOSIS Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Bệnh Ornitosis là bệnh do vi khuẩn Chlamydia psittaci

Nhiều trường hợp thấy trên niêm mạc ruột có các đám viêm hoại tử tạo thành các

vết loét, ổ loét, đám loét và trên bề mặt có phủ màng giả màu vàng ngà.

Gan không sưng nhưng tím bầm, trên bề mặt có những điểm hoại tử lấm tấm màu

vàng. Thận, lách sưng to, biến màu.

4. PHÒNG TRỊ

Định kỳ tẩy trừ giun sán cho gà

Điều trị đồng thời bệnh tiên phát và Bệnh viêm ruột hoại tử

Thí dụ: Nếu bệnh cầu trùng xảy ra trước thì phải điều trị cầu trùng đồng thời sử

dụng một trong các loại kháng sinh sau đây để điều trị bệnh viêm ruột hoại tử :

Ampicillin, Amoxillin, Penicillin, Doxycyclin. Trong quá trình điều trị nhất thiết phải sử

dụng vitamin K để cầm máu, vitamin C để làm vững thành mạch và cho gà uống các chế

phẩm bổ gan, thận.

Mầm bệnh tác động gây viêm loét, hoại tử niêm mạc ruột nên tiêu hóa, hấp thu

kém vì thế cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho ăn thức ăn dễ tiêu để cung cấp năng lượng

giúp gà hồi phục nhanh.

Sử dụng sản phẩm Dufacoc 200 Plus W.S.P với liều 1g/4lit nước để phòng

bệnh cầu trùng, điều trị với liều 1g/2 lit nước uống

Dùng Amoxicol với liều 0,11-0,22g/kg P hoặc dùng Tylo-dox Plus W.S.P với

liều 1g/2-4 lit nước

Dùng Dufaminovit Oral với liều 1ml/5lit nước để tăng cường sức đề kháng