19
1 NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: 443/BC-QLTD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2021 BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN (Tại 31/12/2020)

BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

1

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Số: 443/BC-QLTD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2021

BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN

VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

(Tại 31/12/2020)

Page 2: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

2

MỤC LỤC

I. THÔNG TIN CHUNG .......................................................................................... 4

II. CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ................................... 4

1. Phạm vi tính tỷ lệ an toàn vốn ................................................................................. 4

a) Nội dung định tính ................................................................................................................. 4

b) Nội dung định lượng .............................................................................................................. 4

2. Cơ cấu vốn tự có ........................................................................................................ 5

a) Nội dung định tính ................................................................................................................. 5

b) Nội dung định lượng .............................................................................................................. 5

3. Tỷ lệ an toàn vốn ....................................................................................................... 5

a) Nội dung định tính ................................................................................................................. 5

b) Nội dung định lượng .............................................................................................................. 6

4. Rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 6

a) Nội dung định tính ................................................................................................................. 6

i) Tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro tín dụng ............................................................................ 6

ii) Danh sách đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập được sử dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn: ...... 8

iii) Danh mục các tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, bù trừ số dư nội bảng và sản

phẩm phái sinh tín dụng đủ điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro tín dụng khi tính tài sản

có rủi ro tín dụng theo Thông tư 41 (phương pháp tiêu chuẩn): ............................................... 8

b) Nội dung định lượng .............................................................................................................. 9

i) Tài sản có rủi ro tín dụng của tổ chức tài chính, chính phủ các nước theo kết quả xếp hạng

tín nhiệm từ các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập: ..................................................... 9

ii) Tài sản rủi ro tín dụng (gồm rủi ro tín dụng đối tác) chia theo phân loại tài sản quy định

tại Thông tư 41. ........................................................................................................................ 11

iii) Tài sản tính theo rủi ro tín dụng theo ngành: ..................................................................... 12

iv) Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng) được giảm thiểu rủi

ro tín dụng (giá trị trước và sau khi giảm thiểu) theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

quy định tại Điều 11 Thông tư 41. ........................................................................................... 13

5. Rủi ro hoạt động...................................................................................................... 13

a) Nội dung định tính ............................................................................................................... 13

i) Tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro hoạt động ....................................................................... 13

ii) Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục ..................................................................................... 15

b) Nội dung định lượng ............................................................................................................ 16

6. Rủi ro thị trường ..................................................................................................... 16

a) Nội dung định tính ............................................................................................................... 16

i) Chính sách quản lý rủi ro thị trường .................................................................................... 16

ii) Chiến lược tự doanh ............................................................................................................ 18

iii) Danh mục thuộc Sổ kinh doanh .......................................................................................... 18

b) Nội dung định lượng ............................................................................................................ 18

Page 3: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu vốn tự có

Bảng 2: Tỷ lệ an toàn vốn

Bảng 3: Tài sản có rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng từ doanh nghiệp xếp hạng

tín nhiệm độc lập

Bảng 4: Tài sản có rủi ro tín dụng đối tác theo kết quả xếp hạng từ doanh nghiệp

xếp hạng tín nhiệm độc lập

Bảng 5: Tài sản có rủi ro tín dụng (gồm RRTD đối tác) theo phân loại tài sản của

Thông tư 41

Bảng 6: Tài sản có rủi ro tín dụng (gồm RRTD đối tác) theo ngành

Bảng 7: Tài sản có rủi ro tín dụng (gồm RRTD đối tác) trước và sau giảm thiểu rủi

ro

Bảng 8: Tài sản có rủi ro tín dụng đối tác phân theo loại giao dịch

Bảng 9: Chỉ số kinh doanh và vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

Bảng 10: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường theo các loại rủi ro

Page 4: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

4

BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

(Kỳ 31/12/2020)

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100150619

- Vốn điều lệ: 40.220.180.400.000 VND

- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội

- Số điện thoại: 024-22205544

- Số fax: 024-22200399

- Website: www.bidv.com.vn

II. CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

1. Phạm vi tính tỷ lệ an toàn vốn

a) Nội dung định tính

Danh sách các công ty con, công ty liên kết, các công ty được loại trừ khi tính

tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất:

STT Tên công ty con, công ty liên kết Được hợp nhất trong báo

cáo tài chính

1 Tổng Công ty CP Bảo hiểm BIDV Không

2 Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (*) Không

(*) Sở hữu gián tiếp qua công ty con

b) Nội dung định lượng

Giá trị khoản đầu tư vào công ty con là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

không được hợp nhất vào vốn khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất:

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên công ty con, công ty liên kết Giá trị đầu tư vào công ty con

1 Tổng Công ty CP Bảo hiểm BIDV 545

2 Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (*)

(*) Sở hữu gián tiếp qua công ty con

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Số: 443/BC-QLTD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2021

Page 5: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

5

2. Cơ cấu vốn tự có

a) Nội dung định tính

Thông tin tóm tắt về thời hạn và điều kiện của các công cụ vốn chủ sở hữu

của BIDV.

Thời hạn và điều kiện Công cụ VCSH của BIDV

Tên công cụ Cổ phiếu thường

Thời hạn N/A

Nghĩa vụ thanh toán Thanh toán cổ tức

Cổ tức Theo phê duyệt của ĐHĐCĐ và cơ quan nhà nước có

thẩm quyền

Thời hạn mua lại N/A

Cơ cấu giới hạn N/A

b) Nội dung định lượng

Bảng 1: Cơ cấu vốn tự có

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Số liệu riêng lẻ Số liệu hợp nhất

1 Vốn cấp 1 74.235 75.844

2 Vốn cấp 2 38.481 40.890

3 Các khoản mục giảm trừ khi tính

vốn tự có 7.474 2.215

4 Vốn tự có 105.242 114.519

Vốn tự có được tính theo quy định tại thông tư 41/2016/TT-NHNN, trên cơ

sở BCTC đã kiểm toán thời điểm 31/12/2020 của BIDV.

3. Tỷ lệ an toàn vốn

a) Nội dung định tính

i) Quy trình tính toán

BIDV đã xây dựng chương trình tính toán tỷ lệ an toàn vốn hàng tháng. Bên

cạnh đó, BIDV đã ban hành quy định quản lý tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư

41/2016/TT-NHNN, trong đó quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các

Bên liên quan trong việc nhập, tính toán, rà soát và báo cáo về tỷ lệ an toàn vốn,

cũng như xây dựng phương án bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.

ii) Kế hoạch vốn để đảm bảo duy trì tỷ lệ an toàn vốn

BIDV xác định việc tăng vốn là một trong những kế hoạch trọng tâm để

nâng cao năng lực tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo quy định

của NHNN và thông lệ.

Page 6: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

6

Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông năm 2021 số 203/2021/NĐ-ĐHĐCĐ,

kế hoạch tăng vốn điều lệ từ các cấu phần như sau:

- Phát hành cổ phần để trả cổ tức năm 2019: BIDV dự kiến phát hành cổ

phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2019, số tiền 2.073 tỷ đồng

(tương đương ~5,2%/vốn điều lệ).

- Phát hành cổ phần để trả cổ tức năm 2020: BIDV dự kiến phát hành cổ

phiếu để chi trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%/vốn điều lệ tại 31/12/2020).

- Chào bán thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào

bán riêng lẻ: BIDV dự kiến thực hiện việc chào bán thêm cổ phần cho nhà đầu tư

tài chính trong giai đoạn 2021 – 2022.

Tuy nhiên, việc triển khai các kế hoạch tăng vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào

ý kiến của cơ quan quản lý có thẩm quyền và điều kiện thị trường.

b) Nội dung định lượng

Bảng 2: Tỷ lệ an toàn vốn

Đơn vị: tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Số liệu riêng lẻ Số liệu hợp nhất

1 Tỷ lệ an toàn vốn 8.15% 8.61%

2 Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 5.75% 5.70%

3 Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (gồm

rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng đối tác) 1.185.385 1.220.958

4 Vốn yêu cầu đối với rủi ro hoạt động 7.932 8.229

5 Vốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường 418 485

Ghi chú: Các số liệu trên được tính toán theo phương pháp quy định tại Thông

tư 41, nguồn số liệu BCTC sau kiểm toán thời điểm 31/12/2020.

4. Rủi ro tín dụng

a) Nội dung định tính

i) Tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV bao gồm: (i) Hội

đồng quản trị; (ii) Uỷ Ban Quản lý rủi ro; (iii) Tổng Giám đốc; (iv) Hội đồng rủi ro;

(v) Các Phó Tổng Giám đốc, Trưởng khối; (vi) Các Ban/Bộ phận Quản lý rủi ro;

(vii) Ban Kiểm tra và Giám sát tuân thủ; (viii) Ban Kiểm toán nội bộ; (ix) Các đơn

vị khác có liên quan.

Khẩu vị, chiến lược, hạn mức rủi ro tín dụng

BIDV đã xây dựng hệ thống chính sách, chiến lược, văn bản, công cụ quản

lý rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, yêu

Page 7: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

7

cầu quản trị nội bộ cũng như hướng tới thông lệ quốc tế, bao gồm:

- Khẩu vị rủi ro do HĐQT ban hành cho từng giai đoạn, bao gồm các chỉ tiêu

phản ánh mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của BIDV như tỷ lệ an toàn vốn,

RAROC, ROE,…

- Chiến lược QLRR tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành bao gồm những

điểm cốt lõi về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn như tỷ lệ

nợ xấu mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro,...

- Các hạn mức rủi ro tín dụng theo ngành, sản phẩm, đối tượng khách

hàng,...

- Hệ thống văn bản chế độ trong hoạt động cấp tín dụng là cơ sở cho hoạt

động tín dụng nói chung đồng thời cũng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng, bao gồm:

chính sách cấp tín dụng, chính sách giao dịch bảo đảm, phân cấp thẩm quyền trong

hoạt động tín dụng,...

Đo lường rủi ro tín dụng

Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro tín dụng trước và trong

quá trình cấp tín dụng, thông qua sử dụng hệ thống XHTD nội bộ kết hợp với phân

tích, đánh giá, thẩm định tín dụng. Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng dựa trên

phương pháp thống kê kết hợp phương pháp chuyên gia và thường xuyên được rà

soát, điều chỉnh định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả cũng như phù hợp với thực tế và

các quy định pháp luật hiện hành. Thông tin xếp hạng cũng được lưu trữ làm giàu

cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng, phục vụ cho công tác xây dựng, kiểm định các

mô hình, hệ thống của BIDV.

Theo lộ trình triển khai Basel II, BIDV đã hoàn thành xây dựng các mô hình

đo lường rủi ro hiện đại theo phương pháp FIRB, gồm có: PD cho KHDN; mô hình

PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình đều được xây dựng theo các

kỹ thuật thống kê hiện đại với sự tư vấn của đối tác giàu kinh nghiệm.

BIDV cũng đã thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng giúp

đưa ra cảnh báo cho các cấp quản lý về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây rủi

ro khác nhau và cho phép ước lượng mức vốn cần có để bù đắp khi có một sự

kiện khủng hoảng/biến cố rủi ro xảy ra.

Theo dõi, giám sát, giảm thiểu rủi ro tín dụng

BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng

định kỳ theo quy định của NHNN. Khách hàng/Khoản vay được xếp hạng tín dụng

trên hệ thống XHTDNB định kỳ, đồng thời các chỉ tiêu cảnh báo sớm được cập

nhật thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ chất lượng tín dụng của khách

hàng bị suy giảm. Quy trình phân loại nợ, xếp hạng tín dụng nội bộ được thiết lập

Page 8: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

8

quy định vai trò trách nhiệm của các đơn vị liên quan như: Ban QLTD, Ban Kế

toán, Trung tâm phê duyệt tín dụng và đầu tư, các bộ phận tại chi nhánh, …

Tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro, giới hạn cấp tín dụng cũng được kiểm

soát và theo dõi định kỳ thông qua hệ thống thông tin báo cáo về rủi ro tín dụng. Hệ

thống báo cáo này còn bao gồm các nội dung về chất lượng tín dụng, danh mục tín

dụng theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực, vị trí địa lý; phân loại nợ và trích

lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; danh mục TSBĐ ...

BIDV áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng gồm: tài sản bảo

đảm, bảo lãnh của bên thứ 3 cũng như các điều khoản hợp đồng. Danh mục tài sản

bảo đảm được nhận rất đa dạng như giấy tờ có giá, bất động sản, máy móc thiết bị,

hàng tồn kho, ... Điều kiện để chấp nhận các tài sản bảo đảm này được quy định cụ

thể trong chính sách của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền

lợi cho ngân hàng.

ii) Danh sách đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập được sử dụng khi tính tỷ lệ

an toàn vốn:

STT Tên đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập

1 Fitch

2 Moody's

3 Standard and Poor's

iii) Danh mục các tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, bù trừ số dư

nội bảng và sản phẩm phái sinh tín dụng đủ điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro

tín dụng khi tính tài sản có rủi ro tín dụng theo Thông tư 41 (phương pháp tiêu

chuẩn):

STT Loại giảm thiểu rủi ro

I Giảm thiểu bằng tài sản bảo đảm

1 Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài phát hành;

2 Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi

giá trị sang vàng 99.99);

3 Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo

lãnh thanh toán;

4 Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.

II Giảm thiểu bằng bảo lãnh của bên thứ 3

1 Bảo lãnh của Chính phủ, ngân hàng trung ương, tổ chức công lập của chính phủ,

chính quyền địa phương;

III Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng

Page 9: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

9

b) Nội dung định lượng

i) Tài sản có rủi ro tín dụng của tổ chức tài chính, chính phủ các nước theo

kết quả xếp hạng tín nhiệm từ các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập:

+ Tài sản có rủi ro tín dụng cho tổ chức tài chính, chính phủ các nước (gồm

các khoản trái phiếu, cho vay, tiền gửi) theo kết quả xếp hạng tín nhiệm từ các

doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập:

Bảng 3: Tài sản có rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng từ doanh nghiệp xếp hạng

tín nhiệm độc lập Đơn vị: tỷ đồng

Doanh

nghiệp xếp

hạng tín

nhiệm độc

lập

Hạng KPD_CBTT

Hệ số

rủi ro

(%)

Tài sản

có tính

theo rủi

ro tín

dụng

Riêng lẻ

Tài sản

có tính

theo rủi

ro tín

dụng hợp

nhất

Fitch A KPĐ TCTC nước ngoài 50 41 41

A- KPĐ TCTC nước ngoài 50 1.570 1.570

A+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 417 417

B+ KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 100 10.564 10.564

BB KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 80 720 720

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 40 240 240

BB+ KPĐ TCTC nước ngoài 100 41 41

BBB KPĐ TCTC nước ngoài 50 327 327

BBB- KPĐ TCTC nước ngoài 50 121 121

BBB+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 385 385

Moody A1 KPĐ TCTC nước ngoài 50 5 5

A3 KPĐ TCTC nước ngoài 50 93 93

Aa3 KPĐ TCTC nước ngoài 20 26 26

B1 KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 100 11.523 11.523

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 50 1.549 1.549

B2 KPĐ Chính phủ, CQ địa phương, TC

công lập của Chính phủ 100 390 390

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 100 2.149 2.149

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 50 64 64

B3 KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 50 - 2

Ba3 KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 80 4.162 4.162

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 40 923 923

Baa1 KPĐ TCTC nước ngoài 50 211 211

Baa2 KPĐ TCTC nước ngoài 50 49 49

Page 10: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

10

Doanh

nghiệp xếp

hạng tín

nhiệm độc

lập

Hạng KPD_CBTT

Hệ số

rủi ro

(%)

Tài sản

có tính

theo rủi

ro tín

dụng

Riêng lẻ

Tài sản

có tính

theo rủi

ro tín

dụng hợp

nhất

Baa3 KPĐ TCTC nước ngoài 50 34 34

Caa1 KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 70 322 322

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 150 1.654 1.654

Caa2 KPĐ Chính phủ, CQ địa phương, TC

công lập của Chính phủ 150 5.942 5.942

SP A KPĐ TCTC nước ngoài 50 3.861 3.879

A- KPĐ TCTC nước ngoài 50 2.596 2.611

A+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 3.156 3.156

AA- KPĐ TCTC nước ngoài 20 107 107

BB- KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn từ 3

tháng trở lên 80 5.087 5.087

KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 40 1.080 1.086

BBB- KPĐ Chính phủ, CQ địa phương, TC

công lập của Chính phủ 50 33 33

KPĐ TCTC nước ngoài 50 126 126

BBB+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 229 229

B- KPĐ TCTD trong nước có kỳ hạn dưới 3

tháng 50 - 30

+ Tài sản có rủi ro tín dụng đối tác (phát sinh trong các giao dịch tự doanh,

repo, phái sinh, …) đối với các đối tác là các Tổ chức tài chính có kết quả xếp hạng

bởi các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập:

Bảng 4: Tài sản có rủi ro tín dụng đối tác theo kết quả xếp hạng từ doanh nghiệp xếp

hạng tín nhiệm độc lập

Đơn vị: tỷ đồng

Doanh

nghiệp xếp

hạng tín

nhiệm độc

lập

Thứ

hạng

tín

nhiệm

Khoản phải đòi

Hệ số

rủi ro

(%)

Tài sản có tính theo

rủi ro tín dụng đối

tác

Riêng lẻ Hợp nhất

Fitch A- KPĐ TCTC nước ngoài 50 7 7

BBB KPĐ TCTC nước ngoài 50 17 17

BB KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 40 6 6

B+ KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 50 12 12

BB KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 80 17 17

B+ KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 100 5 5

Moody's Ba3 KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 40 5 5

B1 KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 50 21 24

B1 KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 100 23 23

B2 KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 100 3 3

S&P A+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 143 143

Page 11: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

11

Doanh

nghiệp xếp

hạng tín

nhiệm độc

lập

Thứ

hạng

tín

nhiệm

Khoản phải đòi

Hệ số

rủi ro

(%)

Tài sản có tính theo

rủi ro tín dụng đối

tác

Riêng lẻ Hợp nhất

A KPĐ TCTC nước ngoài 50 6 6

A- KPĐ TCTC nước ngoài 50 19 19

BBB+ KPĐ TCTC nước ngoài 50 3 3

BB KPĐ TCTC nước ngoài 100 6 6

BB- KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 40 13 13

B+ KPĐ TCTC trong nước dưới 3 tháng 50 17 17

BB KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 80 7 7

BB- KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 80 29 29

B+ KPĐ TCTC trong nước từ 3 tháng trở lên 100 4 4

ii) Tài sản rủi ro tín dụng (gồm rủi ro tín dụng đối tác) chia theo phân loại tài sản

quy định tại Thông tư 41.

Bảng 5: Tài sản có RRTD (gồm RRTD đối tác) theo Phân loại tài sản quy định tại TT41

Đơn vị: tỷ đồng

TT Đối tượng

Tài sản có rủi ro – Số liệu

riêng lẻ

Tài sản có rủi ro – Số liệu hợp

nhất

RRTD RRTD

đối tác Tổng RRTD

RRTD

đối tác Tổng

1 Tiền mặt, vàng - -

2 KPĐ Chính phủ VN

(1), VAMC,

DATC 326 326 326 326

3 KPĐ TC tài chính quốc tế - -

4 KPĐ Chính phủ các nước(2)

6.395 6.395 14.138 14.138

5 KPĐ Tổ chức công lập, chính

quyền địa phương 545 545 545 545

6 KPĐ TC tài chính khác(3)

71.396 448 71.844 60.806 457 61.263

7

Cho vay kinh doanh chứng khoán

và TS là công cụ VCSH, mua CP

của DN

1.779 1.779 2.664 2.664

8 Cho vay thế chấp nhà ở 49.487 49.487 50.457 50.457

9 Cho vay đảm bảo bằng BĐS 42.956 42.956 43.528 43.528

10 Danh mục cấp tín dụng bán lẻ 162.888 0,1 162.888 166.400 0,1 166.401

11 KPĐ Doanh nghiệp 769.592 236 769.828 792.255 236 792.491

12 Các khoản phải đòi khác 40.312 40.312 40.736 40.736

13 Nợ xấu 12.225 12.225 12.894 12.894

14 Cho thuê tài chính - 3.082 3.082

15

Khoản phải thu phát sinh từ việc

bán nợ xấu (không bao gồm bán

nợ xấu cho VAMC, DATC).

- -

Page 12: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

12

TT Đối tượng

Tài sản có rủi ro – Số liệu

riêng lẻ

Tài sản có rủi ro – Số liệu hợp

nhất

RRTD RRTD

đối tác Tổng RRTD

RRTD

đối tác Tổng

16

Khoản mua lại khoản phải thu của

công ty tài chính, công ty cho thuê

tài chính theo quy định

- -

17 Tài sản khác trên bảng cân đối kế

toán 26.801 26.801 32.433 32.433

Tổng Tài sản có rủi ro tín dụng 1.184.701 684 1.185.385 1.220.265 693 1.220.958

Ghi chú:

- Số liệu không bao gồm các công cụ tài chính đã được loại trừ khi tính vốn tự

có.

(1) Khoản phải đòi Chính phủ VN: bao gồm Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước,

Kho bạc Nhà nước, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các NH chính sách.

(2) Khoản phải đòi Chính phủ các nước: gồm chính phủ, NHTW, các tổ chức

công lập của chính phủ, chính quyền địa phương các nước.

(3) Khoản phải đòi Tổ chức tài chính khác: (bao gồm TCTD); các khoản mua,

đầu tư nợ thứ cấp, chứng khoán nợ khác của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài khác phát hành không bị trừ khỏi Vốn cấp 2 quy định tại Thông tư 41.

iii) Tài sản tính theo rủi ro tín dụng theo ngành:

Bảng 6: Tài sản có rủi ro tín dụng (gồm RRTD đối tác) theo ngành

Đơn vị: tỷ đồng

STT Ngành Tổng TSCRRTD

– riêng lẻ

Tổng

TSCRRTD –

hợp nhất

I Khoản phải đòi chính phủ và tổ chức công lập 7.265 15.009

II Khoản phải đòi Tổ chức tài chính 71.844 61.261

III Khoản phải đòi Tổ chức kinh tế và dân cư 1.078.366 1.110.450

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 47.009 50.707

2 Khai khoáng 13.967 14.517

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 213.272 217.995

4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,

hơi nước và điều hoà không khí 75.241 75.841

5 Xây dựng 121.269 126.420

6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy và xe có động cơ khác 337.875 341.216

7 Vận tải kho bãi 54.891 55.510

8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 33.443 36.236

9 Dịch vụ 101.596 109.188

10 Ngành khác 79.804 82.819

Page 13: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

13

STT Ngành Tổng TSCRRTD

– riêng lẻ

Tổng

TSCRRTD –

hợp nhất

IV Tài sản khác trên bảng cân đối kế toán 27.909 34.238

Tổng (I+II+III+IV) 1.185.385 1.220.958

iv) Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng)

được giảm thiểu rủi ro tín dụng (giá trị trước và sau khi giảm thiểu) theo các biện

pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 11 Thông tư 41.

Bảng 7: Tài sản có rủi ro tín dụng (gồm RRTD đối tác) trước và sau giảm thiểu rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Tổng tài sản

có rủi ro tín

dụng riêng lẻ

Tổng tài sản có rủi

ro tín dụng hợp

nhất

1 Tài sản có tính theo rủi ro tín dụng

trước giảm thiểu RR (*) 1.310.159 1.348.768

2 Tài sản có tính theo rủi ro tín dụng sau

giảm thiểu RR 1.185.385 1.220.958

Ghi chú: (*)TSCRR tín dụng trước giảm thiểu rủi ro là tổng tài sản có rủi ro

tín dụng khi chưa trừ giảm thiểu rủi ro và đã nhân hệ số rủi ro.

Bảng 8: Tài sản có rủi ro tín dụng đối tác phân theo loại giao dịch

Đơn vị: tỷ đồng

STT Loại giao dịch

Tổng

TSCRRTD ĐT

riêng lẻ

Tổng TSCRRTD

ĐT hợp nhất

1 Giao dịch tự doanh 336 336

2 Giao dịch repo và reverse repo 4 13

3 Giao dịch sản phẩm phái sinh để

phòng ngừa rủi ro 5 5

4

Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản

chính với mục đích phục vụ nhu cầu

của khách hàng, đối tác quy định tại

mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư 41

339 339

Tổng tài sản có RRTD đối tác

(= 1+2+3+4) 684 693

5. Rủi ro hoạt động

a) Nội dung định tính

i) Tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro hoạt động

Cơ cấu tổ chức bộ máy QLRRHĐ

BIDV thiết lập và duy trì cơ cấu tổ chức QLRRHĐ tuân thủ nguyên tắc 3

tuyến bảo vệ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy

Page 14: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

14

QLRRHĐ tại BIDV bao gồm: (i) Hội đồng quản trị; (ii) Uỷ Ban Quản lý rủi ro; (iii)

Tổng Giám đốc; (iv) Hội đồng rủi ro/Hội đồng quản lý vốn; (v) Các Phó Tổng

Giám đốc, Trưởng khối; (vi) Bộ phận Kiểm toán nội bộ; (vii) Bộ phận QLRRHĐ,

bộ phận tuân thủ; (viii) Các đơn vị khác có liên quan.

Chiến lược QLRRHĐ

BIDV đã ban hành chiến lược QLRRHĐ bảo đảm đáp ứng yêu cầu Thông tư

13, bao gồm: (i) nguyên tắc QLRRHĐ; (ii) nguyên tắc sử dụng hoạt động thuê

ngoài; (iii) nguyên tắc mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất RRHĐ; (iv) nguyên tắc

sử dụng ứng dụng công nghệ; (v) nguyên tắc về kế hoạch duy trì hoạt động liên tục

và (vi) nguyên tắc QLRRHĐ đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường

mới.

Khẩu vị, hạn mức RRHĐ

- Hệ thống chỉ tiêu khẩu vị RRHĐ được xác lập phù hợp với quy định của

NHNN, chiến lược quản lý rủi ro, chiến lược kinh doanh và của BIDV trong từng

thời kỳ. Hệ thống chỉ tiêu khẩu vị RRHĐ được xác lập theo Quy định khẩu vị rủi ro

của BIDV từng thời kỳ.

- Hạn mức RRHĐ bao gồm hạn mức về mức độ tổn thất tài chính và hạn mức

về mức độ tổn thất phi tài chính. Hạn mức RRHĐ được xác lập bảo đảm phù hợp

với khẩu vị RRHĐ, chiến lược QLRRHĐ, tổng tài sản có rủi ro phân bổ cho RRHĐ

và đáp ứng mục tiêu kiểm soát RRHĐ phát sinh.

Quy trinh QLRRHĐ

- Nhận dạng RRHĐ: Nhận dạng RRHĐ và tương tác với các rủi ro khác trong

tất cả các sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công

nghệ thông tin và các hệ thống quản lý khác, nguy cơ gây ra RRHĐ và xác định

nguyên nhân gây ra RRHĐ. Việc nhận dạng RRHĐ được thực hiện đối với 08

nhóm sự kiện RRHĐ.

- Đo lường RRHĐ: Được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ đo lường

RRHĐ để lượng hóa tổn thất RRHĐ đối với 08 nhóm sự kiện theo 06 nhóm hoạt

động kinh doanh, tuân thủ quy định của NHNN và BIDV trong từng thời kỳ.

- Theo dõi RRHĐ: Theo dõi, giám sát RRHĐ và đánh giá kịp thời, cảnh báo

sớm khả năng vi phạm các hạn mức RRHĐ, bảo đảm an toàn hoạt động. Các báo

cáo về theo dõi RRHĐ cần bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ và được gửi đến

các bộ phận, cá nhân có liên quan.

- Kiểm soát RRHĐ: Thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng và

các biện pháp khác được xây dựng theo yêu cầu từng thời kỳ.

Hệ thống công cụ QLRRHĐ

Page 15: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

15

BIDV đang triển khai hệ thống công cụ đo lường RRHĐ bao gồm: (i) Tự đánh

giá kiểm soát RRHĐ; (ii) Chỉ số rủi ro trọng yếu; (iii) Thu thập và phân tích sự kiện

RRHĐ bên ngoài; (iv) Sử dụng các phát hiện của kiểm toán nội bộ và kiểm toán

độc lập.

Ngoài ra, BIDV cũng thực hiện: (i) Quản lý rủi ro hoạt động đối với sản phẩm

mới, hoạt động trong thị trường mới; (ii) Quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng

công nghệ; (iii) Quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài; (iv) Xây

dựng kế hoạch duy trì hoạt động liên tục; (v) Mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất

RRHĐ.

Hệ thống báo cáo về RRHĐ

BIDV đang thực hiện hệ thống báo cáo về RRHĐ bao gồm Báo cáo nội bộ

và Báo cáo gửi NHNN. Các loại báo cáo được thực hiện định kỳ/đột xuất, đáp ứng

yêu cầu của NHNN và quy định nội bộ trong từng thời kỳ.

ii) Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục

BIDV đã ban hành Quy chế duy trì hoạt động liên tục, trong đó các đơn vị

định kỳ hàng năm xây dựng, diễn tập kế hoạch duy trì hoạt động liên tục đối với

các trường hợp: Mất tài liệu, cơ sở dữ liệu quan trọng, Hệ thống công nghệ thông

tin bị sự cố; Các sự kiện bất khả kháng (chiến tranh; thiên tai; cháy nổ…), và chuẩn

bị các nguồn lực cần thiết sẵn sang ứng phó, xử lý khi có sự kiện xảy ra:

Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục bảo đảm đáp ứng các yêu cầu:

- Tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN và các cơ quan chức năng liên

quan.

- Phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của BIDV và từng đơn vị.

- Có hệ thống dự phòng về nhân sự, hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu thông tin.

- Có các biện pháp giảm thiểu tổn thất do ngừng hoạt động.

- Khôi phục được các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn về trạng thái bình

thường theo thời hạn yêu cầu.

- Được thử nghiệm, rà soát định kỳ tối thiểu hàng năm để xác định mức độ

hiệu quả của Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục và chỉnh sửa (nếu cần thiết).

Trong năm 2020, BIDV đã xây dựng, triển khai kế hoạch duy trì hoạt động

liên tục ứng phó với dịch Covid-19 trong toàn hệ thống và ứng phó với thiên tai

khu vực miền Trung, tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, cơ quan chức năng

trên địa bàn và phù hợp với tình hình thực tế, hoạt động của toàn hệ thống bảo đảm

đáp ứng nhu cầu khách hàng, sức khỏe cán bộ công nhân viên ổn định, chưa có

trường hợp cán bộ bị nhiễm Covid-19.

Page 16: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

16

b) Nội dung định lượng

- Chỉ số kinh doanh và các cấu phần của chỉ số kinh doanh: IC, SC, FC &

Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động theo quy định tại Điều 16 Thông tư 41;

- Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.

Bảng 9: Chỉ số kinh doanh và vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số liệu riêng lẻ Số liệu hợp nhất

01/01/2018 –

31/12/2018

01/01/2019 –

31/12/2019

01/01/2020 –

31/12/2020

01/01/2018 –

31/12/2018

01/01/2019 –

31/12/2019

01/01/2020 –

31/12/2020

IC 33.396 34.678 34.250 34.723 35.713 35.527

SC 13.592 15.813 19.390 14.356 16.366 19.992

FC 1.696 2.207 3.612 1.896 2.294 3.716

BI 48.684 52.698 57.252 50.976 54.372 59.235

BI (3 năm gần nhất) 52.878 54.861

Vốn yêu cầu cho RRHĐ

7.932 8.229

Ghi chú:

- IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ Chi

phí lãi và các khoản chi phí tương tự.

- SC: Tổng giá trị của Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Chi phí từ hoạt động dịch

vụ, Thu nhập hoạt động khác, chi phí hoạt động khác.

- FC: Tổng giá trị tuyệt đối Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối,

mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư

- BI: Chỉ số kinh doanh

Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính sau kiểm toán thời điểm 31/12/2020

6. Rủi ro thị trường

a) Nội dung định tính

i) Chính sách quản lý rủi ro thị trường

Nguyên tắc Quản lý rủi ro thị trường (QLRRTT)

Công tác QLRRTT được thực hiện tập trung tại Trụ sở chính, được xây dựng,

triển khai phù hợp với chiến lược kinh doanh của BIDV trong từng thời kỳ và tuân

thủ các quy định của NHNN; bảo đảm nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát

rủi ro, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro thị trường đến hoạt

động kinh doanh của BIDV; đồng thời nhận biết sớm các dấu hiệu căng thẳng, các

biến động bất thường của thị trường tác động tiêu cực đến danh mục và đề xuất

phương án giảm thiểu rủi ro (nếu cần).

Mô hinh tổ chức QLRRTT

Page 17: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

17

Bộ máy QLRRTT tại BIDV được tổ chức theo mô hình 3 vòng kiểm soát với

sự tách bạch giữa các chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ. Cụ

thể, cơ cấu tổ chức tại BIDV bao gồm: (i) Hội đồng quản trị; (ii) Ủy ban Quản lý

rủi ro; (iii) Tổng Giám đốc; (iv) Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản

lý vốn; (v) Các Phó Tổng Giám đốc, Trưởng khối nghiệp vụ; (vi) Các đơn vị

nghiệp vụ liên quan (Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ, các đơn vị khác có hoạt động

phát sinh trạng thái RRTT, Ban Quản lý rủi ro hoạt động và thị trường, Ban Kiểm

toán nội bộ, Ban Kiểm tra và giám sát tuân thủ, Ban Pháp chế, Ban Kế toán, Trung

tâm Dịch vụ khách hàng….và các đơn vị khác có liên quan).

Quy trình QLRRTT

- Nhận dạng rủi ro: phân tích phương án, kế hoạch kinh doanh để xác định

RRTT tiềm ẩn, đánh giá mức độ, nguyên nhân, yếu tố làm phát sinh RRTT và mức

độ tương tác giữa các loại rủi ro.

- Đo lường rủi ro: ước lượng mức độ rủi ro thông qua các công cụ đo lường

rủi ro, bảo đảm độ tin cậy, phù hợp và có thể kiểm tra được.

- Theo dõi, báo cáo rủi ro: theo dõi, giám sát tuân thủ, cảnh báo sớm vi phạm

đối với hệ thống hạn mức rủi ro hàng ngày. Kết quả theo dõi rủi ro phải được báo

cáo đầy đủ, kịp thời và chính xác tới các cấp có thẩm quyền và gửi đến cá nhân, bộ

phận liên quan.

- Kiểm soát rủi ro: thực hiện giám sát các trạng thái rủi ro theo khẩu vị rủi ro,

hạn mức rủi ro thị trường tương ứng; đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm

thiểu rủi ro. Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá độc lập

đối với công tác QLRRTT theo quy định.

Hệ thống công cụ, hạn mức, báo cáo QLRRTT

Hệ thống công cụ QLRRTT bao gồm: Trạng thái rủi ro, Lãi/lỗ thực tế và dự

kiến, Độ nhạy, Giá trị chịu rủi ro (VaR), Kiểm tra hồi tố (Backtest), Kiểm tra sức

chịu đựng (stresstest), Vốn yêu cầu cho RRTT. Việc xác định vốn yêu cầu theo

phương pháp chuẩn hóa của Basel II đã được BIDV chủ động nghiên cứu và triển

khai từ năm 2012; đến nay, phương pháp tính đã phù hợp với Thông tư số

41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN.

Hệ thống hạn mức kiểm soát bao gồm: (i) Hạn mức xác lập theo từng danh

mục/sản phẩm đối với rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối (hạn mức trạng thái, dừng lỗ,

VaR, độ nhạy, hạn mức cho giao dịch viên; (ii) Các giới hạn RRTT khác (về loại

sản phẩm, loại tiền tệ, kỳ hạn, địa bàn, thời gian giao dịch, giới hạn hiện thực hóa

lãi...);

Hệ thống báo cáo QLRRTT được thực hiện định kỳ/đột xuất, đáp ứng yêu

cầu của NHNN, cũng như yêu cầu quản trị nội bộ.

Page 18: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

18

ii) Chiến lược tự doanh

Mục tiêu hoạt động tự doanh

Sử dụng hiệu quả nguồn lực của BIDV thực hiện hoạt động tự doanh ngoại

hối và trái phiếu, đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường quốc tế, đa dạng các

phân khúc thị trường, sản phẩm KDV&TT để khai thác và mang lại hiệu quả cho

BIDV, hướng đến tạo lập thị trường trong hoạt động tự doanh vốn và tiền tệ trong

nước.

Phương hướng hoạt động tự doanh các sản phẩm

BIDV xây dựng chiến lược kinh doanh hàng năm, đồng thời đề xuất các hạn

mức, kiểm soát rủi ro thị trường và phân cấp hạn mức tương ứng xuống các cấp để

đảm bảo phù hợp với các điều kiện thị trường. Các hạn mức được đánh giá định kỳ

hàng năm bởi đơn vị tự doanh và các bộ phận kiểm soát độc lập.

Nguyên tắc triển khai hoạt động tự doanh

- Xác định bản chất của sản phẩm tự doanh, phân tích ưu/ nhược điểm/thách

thức/cơ hội của việc triển khai; nhận dạng các rủi ro trọng yếu có thể phát sinh.

- Xây dựng cách thức kiểm soát định tính, giới hạn, hạn mức định lượng, các

công cụ kiểm soát rủi ro trong hoạt động tự doanh, phù hợp và tuân thủ các quy

định quản lý rủi ro của BIDV trong từng thời kỳ.

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp với tính chất, đặc điểm

của từng giao dịch/sản phẩm, các loại rủi ro được nhận dạng và danh mục trạng thái

chịu rủi ro, bảo đảm tuân thủ các hạn mức quản lý rủi ro được phân giao và phù

hợp với chiến lược/phương án kinh doanh đề xuất.

iii) Danh mục thuộc Sổ kinh doanh

- Danh mục phát sinh rủi ro lãi suất Sổ Kinh doanh bao gồm: (i) Kinh doanh

trái phiếu, (ii) Kinh doanh ngoại hối, (iii) Hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo

IRS/CCS phục vụ khách hàng tại BIDV và các công ty con.

- Danh mục phát sinh rủi ro ngoại hối Sổ Kinh doanh bao gồm: (i) Rủi ro

ngoại hối phát sinh tại BIDV và các công ty con; (ii) Các khoản bảo lãnh và các

nghĩa vụ tương tự theo quy định của Thông tư 41.

- Danh mục phát sinh rủi ro cổ phiếu Sổ kinh doanh bao gồm: Rủi ro cổ

phiếu Sổ kinh doanh phát sinh tại các công ty con.

- Danh mục phát sinh rủi ro quyền chọn bao gồm: Rủi ro quyền chọn phát

sinh tại BIDV và các công ty con.

b) Nội dung định lượng

Số liệu về vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường kỳ 31/12/2020 cụ thể như sau:

Page 19: BÁO CÁO CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN

19

Bảng 10: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường theo các loại rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng

STT Vốn yêu cầu theo các loại rủi ro Số liệu riêng lẻ Số liệu hợp nhất

1 Rủi ro lãi suất 418 458

2 Rủi ro giá cổ phiếu - 27

3 Rủi ro giá hàng hóa - -

4 Rủi ro ngoại hối (bao gồm vàng) - -

5 Rủi ro giao dịch quyền chọn - -

Tổng vốn yêu cầu cho RRTT 418 485